Trung Quốc công bố quy mô hạm đội vào cuối năm 2021
(Lực lượng vũ trang) - Một hình ảnh đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cho thấy thành phần ước tính của Hải quân Trung Quốc (PLAN) vào cuối năm 2021.
Sự tăng trưởng theo kế hoạch của hạm đội Trung Quốc là rất ấn tượng. Vào cuối thời kỳ này, số lượng mặt nước hiện đại, từ tàu hộ tống cho đến tàu sân bay sẽ là 174 chiếc.
Cần lưu ý rằng danh sách này không bao gồm hàng chục tàu của các dự án trước đó và các tàu thuộc lớp phụ trợ. Sự chú ý đổ dồn vào tốc độ đóng mới và bước nhảy vọt về công nghệ chất lượng cao mà các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đạt được, chắc chắn là điều đáng được tôn trọng.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự phương Tây, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, hải quân Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sức mạnh, vượt qua Hải quân Nga và đang “nối gót” Hải quân Mỹ.
|
Quy mô hạm đội Hải quân Trung Quốc vào cuối năm 2021 là rất lớn |
ADVERTISING
X
Đến cuối năm 2021, Bắc Kinh có kế hoạch hoàn thành tàu sân bay thứ ba. Bên cạnh hai tàu hiện có, chiếc Liêu Ninh (Type 001) và Sơn Đông (Type 001A/002), một tàu sân bay phi hạt nhân nữa sẽ được bổ sung Type 003). Việc thi công nó đã được tiến hành từ năm 2018 tại một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải. Con tàu được cho là có máy phóng điện từ.
Một tàu sân bay trực thăng khác cũng sẽ xuất hiện (Type 075). Nó là sự giao thoa giữa thiết kế Mistral của Pháp và kiểu Mỹ. Hiện Trung Quốc có hai tàu như vậy. Tổng cộng 8 đơn vị được lên kế hoạch đóng mới.
Việc sản xuất tàu đổ bộ vận tải (Type 071) cho PLAN đã bị ngừng lại. Trung Quốc có đủ 8 chiếc sẵn có, một loạt trong số đó được chế tạo và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006 - 2020. Hiện một tàu như vậy đang được sản xuất cho Thái Lan.
Năm 2021, thêm 7 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn (Type 055) sẽ xuất hiện trong Hải quân Trung Quốc. Tất cả chúng đều đã được khởi đóng và đang ở các mức độ sẵn sàng khác nhau. Đối với NATO, các tàu này được chỉ định là tuần dương hạm lớp Renhai.
Số lượng tàu khu trục lớp Côn Minh trong biên chế (Type 052D) sẽ tăng lên 37 chiếc. Các tàu khu trục lớp Lan Châu (Type 052C, 6 chiếc trong biên chế) sẽ không còn được đóng cho hạm đội Trung Quốc. PLAN cũng đã có đủ khinh hạm lớp Jiankai (Type 054) - 32 chiếc. Hiện chúng chỉ còn được sản xuất cho Hải quân Pakistan.
Hàn - Nhật đóng tàu ngầm nhanh như máy in: Răn đe ai?
(Vũ khí) - Các tàu ngầm động cơ AIP đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong lực lượng hải quân nhiều mước trên thế giới...
Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia quân sự Nga Alexandr Ivanin đăng trên tuần báo chuyên ngành “Bình luận quân sự độc lập” ngày 4/12/2020 mới đây để cùng tham khảo.
|
Các tàu ngầm động cơ AIP đang giữ vai trò ngày càng quan trọng trong lực lượng hải quân nhiều mước trên thế giới. Ảnh: www.navy.mil.kr |
Ngày 10/11 vừa qua, Xưởng đóng tàu của công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) Nam Triều Tiên đã cho hạ thủy chiếc tàu ngầm phi hạt nhân thứ hai mang tên Ahn Moo đóng theo Chương trình KSS III.
Đây là chiếc tàu đánh dấu bước chuyển sang giai đoạn đóng hàng loạt tàu ngầm thế hệ mới. Sự kiện này đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến khá nhiều, nhưng những chiếc tàu ngầm phi hạt nhân này vẫn rất đáng để chúng ta tìm hiểu thêm một cách kỹ càng hơn.
Tốc độ đóng tàu nhanh như máy in
Hải quân Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) đang phát triển với tốc độ nhanh. Hiện nay, Hải quân nước này đang cạnh tranh với Hải quân Nhật Bản để giành vị trí thứ ba trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Hải quân Mỹ và Hải quân Trung Quốc.
Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc còn rất non trẻ. Mãi đến năm 1993, chiếc tàu ngầm điện- diesel hoàn chỉnh đầu tiên lớp Jang Bogo đóng tại nhà máy đóng tàu Howaldtswerke Deutsche Werft của Đức theo dự án 209/1200 mới được đưa vào trang bị cho Hải quân nước này.
Trước đó, vào năm 1985, Công ty Korea Takoma Shipyard Hàn Quốc đã bàn giao cho Hải quân một chiếc tàu ngầm cỡ siêu nhỏ mang tên Dolgorae. Sau đó nữa, công ty này còn đóng thêm 2 tàu ngầm mini cùng lớp với Dolgorae.
Đến thời điểm hiện tại, những tàu ngầm kể trên đã bị loại biên, một trong số đã trở thành hiện vật trong bảo tàng - công viên tàu chiến Seoul trên sông Hàn.
Những tàu ngầm “Mini” được chế tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty Ý Cosmos nói trên có lượng choán nước khi lặn là 175 tấn, dài 25 m và tốc độ tối đa khi lặn là 16 hải lý / giờ. Kíp thủy thủ đoàn có 14 người, vũ khí- 2 quả ngư lôi 406 ly.
Các tàu ngầm mini được sử dụng để tiến hành các chiến dịch biệt kích và vận chuyển lính trinh sát đến khu vực hậu phương của đối phương.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Hàn Quốc được đặt theo tên một vị chỉ huy hải quân thời Trung cổ là Hanja mang biệt danh Chan Bogo ("Hoàng tử biển"). Ông là người nổi tiếng trong các hoạt động chống quân cướp biển Nhật Bản.
Sau tàu ngầm này, các tàu ngầm của Hàn Quốc tiếp theo đều được đặt những cái tên theo tinh thần "kháng Nhật": đó là tên những nhà cầm quân và các chiến binh nổi tiếng trong các trận chiến với Samurai Nhật, hoặc những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống sự thống trị của Thực dân Nhật Bản.
Hai chiếc tàu ngầm điện- diesel đầu tiên lớp Jang Bogo theo chương trình KSS I được đóng tại Đức- 7 chiếc tiếp theo được đóng tại các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc. Cùng với đó, dự án của Đức này cũng được điều chỉnh. Chiều dài tàu tăng từ 56 m lên 61 m, lượng choán nước khi lặn – tăng từ 1.200 tấn lên 1.400 tấn.
Những tàu ngầm trên có thể đạt tốc độ tối đa dưới nước 21,5 hải lý/h, cự ly hoạt động - 11.000 dặm (20.000 km), thời gian hoạt động độc lập- 50 ngày.
Vũ khí trên tàu có: 14 quả ngư lôi hạng nặng K731 Baek Sang Eo ("Cá mập trắng") 533 ly với cự ly phóng lên tới 30 km và tốc độ 35 hải lý / giờ, được phóng qua tám ống phóng ngư lôi ở mũi tàu.
Khác với các tàu ngầm cùng loại mà Đức cung cấp cho nhiều nước khác trên thế giới, tàu ngầm Hàn Quốc (gốc Đức) có thể tấn công cả các mục tiêu mặt nước bằng tên lửa chống hạm “SubHarpoon” của Mỹ.
Hiện nay, chúng đang được tái trang bị bằng các tên lửa chống hạm tầm thấp tốc độ cận âm SSM-710K mang đầu tác chiến nặng 250 kg với tầm bắn 180-200 km do Hàn Quốc tự thiết kế- sản xuất.
Những tên lửa này có thể tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển và ven bờ (phiên bản diệt mục tiêu ven bờ- SSM-750K). Các tàu này cũng được trang bị hệ thống chống ngư lôi TACM (Torpedo Acoustic Counter Measures).
Đã có dự án trang bị cho tàu ngầm kiểu Jang Bogo các hệ thống động lực không dùng không khí (Air-independent propulsion-AIP) với các máy phát điện hóa giúp tăng đáng kể cự ly di chuyển dưới nước. Tuy vậy, dự án này vẫn chưa được triển khai.
Nhóm 9 chiếc tàu ngầm thứ hai của Hàn Quốc thuộc chương trình KSS II – kiểu Sohn Won-yil (tức dự án 214 của Đức) với lượng choán nước khi lặn là 1.860 tấn - được đóng hoàn chỉnh tại các nhà máy đóng tàu của Công ty Hyundai Heavy Industries (HHI) và DSME đều của Hàn Quốc.
Dự kiến- chiếc tàu cuối cùng của loạt tàu ngầm này là tàu Shin Dol-seok sẽ được bàn giao ngay trong tháng 12 này. Một phần đáng kể các bộ phận và vũ khí trên tàu đã được “nội địa hóa”- tức được các xí nghiệp trong nước sản xuất.
Những chiếc tàu với biên chế kíp thủy thủ 27 người trang bị AIP này có thể không cần phải nổi lên mặt nước trong suốt 3 tuần, độ sâu làm việc tối đa- 250 m, độ sâu lặn tối đa - 400 m, cự ly hoạt động (tối đa) 12.000 dặm (19. 300 km), thời gian hoạt động độc lập - 12 tuần.
ADVERTISING
X
Chúng có thể di chuyển liên tục dưới nước bằng AIP 1.248 dặm ở tốc độ 4 dặm/h. Cơ số vũ khí cũng tương tự như trên các tàu kiểu Jang Bogo.
Được trang bị hệ thống bảo vệ chống ngư lôi. Ngoài ra, những tàu ngầm này còn có thể mang các tên lửa hành trình “Haeseong III” có khả năng tấn công các mục tiêu ven biển trong bán kính tới 1.000 km.
Chiếc tàu ngầm gần mức lý tưởng
Những tàu ngầm phi hạt nhân chương trình KSS II đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện đại khắt khe nhất đối với các tàu ngầm thuộc phân lớp này. Nhưng người Hàn Quốc vẫn cảm thấy chưa đủ.
Họ bắt đầu triển khai thiết kế tàu ngầm theo chương trình KSS III. Hàn Quốc đã dành khá nhiều thời gian và nguồn lực tài chính cho chương trình này.
Hợp đồng đóng 2 chiếc đầu tiên của loạt tàu ngầm trị giá 1,56 tỷ USD (giá thành mỗi chiếc- gần 800 triệu USD) đã được ký với công ty DSME vào tháng 12/2012. Nhưng Seoul cho rằng khoản chi này tuy lớn nhưng rất xứng đáng: Hàn Quốc đã có một chiếc ngầm gần ở mức lý tưởng.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên Dosan Ahn Changho thuộc sery Batch I được hạ thủy vào năm 2018, hiện đang được thử nghiệm và theo kế hoạch sẽ được bàn giao cho Hải quân Hàn Quốc trong năm sau.
Chiếc tàu ngầm thứ hai mang tên Ahn Moo dự kiến sẽ bắt đầu trực chiến trong năm 2022. Những tàu ngầm phi hạt nhân sử dụng AIP này có lượng giãn nước toàn phần 3.750 tấn, chiều dài 83,5 m và chiều rộng 9,6 m.
Tốc độ tối đa khi lặn - 20 hải lý/ giờ, cự ly hoạt động – 10.000 dặm, kíp thủy thủ- 50 người. Tàu được trang bị các hệ thống điều khiển tác chiến tự động và các cảm biến điện tử hiện đại nhất.
Những tàu này có trường âm cực thấp. Hệ thống AIP với máy phát điện- hóa khi làm việc gần như không tạo ra tiếng ồn.
Vì vậy, những tuyên bố mà chúng ta có thể đọc được thường xuyên trên các phương tiện truyền thông của chúng ta (Nga) cho rằng các tàu ngầm điện- diesel Nga dự án 877/636 là những tàu ngầm “im lặng” nhất trên thế giới không thể được coi là hoàn toàn chính xác.
Các tàu ngầm của Xô Viết kiểu "Paltus" (thường bị gọi nhầm là "Varshavianka") xuất hiện vào đầu những năm 1980. Khi đó người Mỹ đã gọi chúng là "các hố đen trong đại dương" vì độ ồn cực thấp.
Nhưng từ đó đến nay rất nhiều thời gian trôi qua và đã có những "hố đen" hoàn hảo hơn nhiều xuất hiện. Đó là các tàu ngầm phi hạt nhân Đức kiểu 212A (trang bị cho Hải quân Đức và Hải quân Ý) và kiểu 214 (trang bị cho Hải quân Hy Lạp, Hải quân Hàn Quốc và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ).
Đó còn là các tàu ngầm của Đức lớp Dolphin có trong trang bị của Hải quân Israel và tàu ngầm lớp 218SG cho Hải quân Singapore. Đó cũng còn là những tàu ngầm Thụy Điển như Gotland và Blekinge, những chiếc tàu ngầm Nhật Bản và Hàn Quốc thế hệ mới nhất.
Các tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho khác với các tàu ngầm phi hạt nhân khác và các tàu ngầm điện- diesel ở thành phần vũ khí của chúng.
Ngoài các thiết bị phóng ngư lôi, chúng có sáu tổ hợp phóng thẳng đứng Chonryong (hai hàng, mỗi hàng ba ống phóng) để phóng tên lửa hành trình (có cánh) với tầm bắn tới 1.500 km tiêu diệt các mục tiêu ven biển.
Theo nhiều nguồn tin, các bệ phóng như vậy cũng có thể được sử dụng để phóng các tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu trên đất liền ở bán kính tới 500 km.
Sự kết hợp của vũ khí ngư lôi và tên lửa chống hạm mạnh với các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, động cơ AIP cho phép tàu có thể tuần tiễu ngầm dưới nước trong một thời gian dài, hệ thống điều khiển tác chiến hiện đại sử dụng yếu tố trí tuệ nhân tạo giúp đưa tàu ngầm Dosan Ahn Changho Nam Triều Tiên vào tốp đầu trong số các tàu ngầm phi hạt nhân hiện có trên thế giới.
Hiện nay Nhà máy đóng tàu HHI đang đóng con tàu thứ ba của tiểu dự án Batch I trong khuôn khổ Chương trình KSS III. Dự kiến nó sẽ được đưa vào trang bị trong năm 2023.
Cùng thời gian đó, nhà máy này sẽ chuẩn bị để khởi công đóng 3 chiếc tàu tiểu dự án Batch II. Chiều dài của những tàu mới này sẽ tăng thêm khoảng 6 m, và lượng choán nước khi lặn của chúng sẽ tới 4.000 tấn.
Trên các tàu thuộc tiểu dự án này, số lượng bệ phóng thẳng đứng phóng tên lửa hành trình (có cánh) và tên lửa đạn đạo sẽ tăng lên 10 (hai hàng, mỗi hàng 5 bệ phóng). Thay cho hệ thống AIP và ắc quy axit-chì, chúng sẽ được trang bị ắc quy lithium-ion (LIB) có dung lượng điện lớn.
Những ắc quy này sẽ có công suất lớn hơn ắc quy kiểu truyền thống trên tàu Jang Bogo từ bốn đến năm lần và sẽ mạnh gấp đôi ắc quy của tàu ngầm Sohn Won-yil.
Ba tàu ngầm tiểu dự án Batch III thuộc chương trình KSS III chắc chắn sẽ còn hiện đại hơn. Nhưng có rất ít thông tin về chúng.
Lại dùng ắc quy
Tuy vậy, những người đầu tiên làm chủ công nghệ LIB không phải là người Hàn Quốc, mà chính là đối thủ của họ - người Nhật. Hiện tại trong trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển (Hải quân) Nhật Bản có 20 tàu ngầm: 9 tàu ngầm điện- diesel lớp Oyashio và 11 tàu ngầm phi hạt nhân lớp Soryu ("Rồng xanh").
Tất cả các tàu ngầm phi hạt nhân Nhật Bản thuộc sery này đều mang các tên thuộc về "giống rồng". Trong số đó, có chiếc số 12 Toryu (“Rồng chiến”), đang được hoàn thiện, dự kiến đưa vào trang bị trong tháng 3 năm 2021 tới.
Trước khi những tàu ngầm Hàn Quốc thuộc chương trình KSS III xuất hiện, "những con rồng" Nhật được coi là tàu ngầm phi hạt nhân tốt nhất thế giới. Lượng choán nước khi lặn của chúng là 4.200 tấn, chiều dài 84 m, tốc độ tối đa dưới nước là 20 hải lý / giờ, độ sâu làm việc là 275 m, độ sâu lặn tối đa- theo một số nguồn tin, tới 900 m.
Các tàu sử dụng hệ thống AIP kiểu động cơ Stirling này có thể di chuyển được 6.100 dặm (11.297 km) với tốc độ 6,5 hải lý/giờ mà không cần nổi lên mặt nước. Chúng có khả năng cơ động cao nhờ các bánh lái ngang và bánh lái hình chữ X ở phía sau.
Có thể phóng 30 quả ngư lôi và các tên lửa chống hạm SubHarpoon qua sáu ống phóng lôi cỡ 533 ly. Các tàu ngầm này cũng có khả năng rải mìn. Có hai thiết bị ba nòng để phóng các mục tiêu giả, làm lạc hướng di chuyển của ngư lôi đối phương.
Có hệ thống chỉ huy và điều khiển tự động phát triển từ hệ thống chỉ huy và điều khiển tác chiến tự động của các tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Kíp thủy thủ trên tàu có 65 người.
Vào tháng 10 năm 2018, tàu ngầm "rồng" thứ 11 Oryu ("Rồng-Phượng Hoàng") đã được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu của Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries ở Kobe. Trên thực tế nó đã trở thành tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới.
Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới được trang bị ắc quy LIB, tạo ra khả năng có thể bỏ không sử dụng không chỉ ắc quy axit-chì, mà cả hệ thống AIP. Dự án đã phải điều chỉnh khá nhiều để duy trì độ cân bằng và độ ổn định của tàu, ắc quy lithium-ion nhẹ hơn đáng kể so với axit-chì.
Trên thực tế, toàn bộ hệ thống điện của các tàu ngầm đã phải làm lại, trong đó có cả việc phải lắp máy phát điện diesel công suất mạnh hơn để sạc ắc quy. Ống thở (thông khí) cũng phải thiết kế lại để tăng khả năng cung cấp không khí và thải khí thải, vì tốc độ sạc điện tăng lên.
Các ắc quy mới này giúp tàu ngầm có thể tăng tốc độ hành trình lên 20 hải lý/ giờ trong thời gian dài,- điều này đặc biệt quan trọng khi cần cơ động đến vị trí tấn công và khi cơ động thoát sự truy đuổi của đối phương.
Những chiếc tàu “Oryu” và “Toryu” đắt hơn những chiếc tàu lớp trước đó. Nếu tàu ngầm lớp Soryu có giá 454 triệu USD thì việc chi phí chế tạo mỗi chiếc “Oryu” lên tới 566 triệu USD, nhưng theo các chuyên gia nước ngoài, khoản chi phí tăng thêm xứng đáng với chất lượng mới.
Và vào ngày 14/10 mới đây, Xưởng đóng tàu của Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries ở Kobe cho hạ thủy tiếp tàu ngầm Taigei ("Cá voi lớn") – chiếc tàu đầu tiên kiểu 29SS cho Hải quân Nhật Bản. Khi mới thiết kế, dự định sẽ sử dụng LIB.
Nhìn bề ngoài, nó không khác nhiều so với tàu ngầm lớp Soryu. Lượng choán nước của tàu ngầm tăng lên 4.300 tấn, chiều dài 84 m và rộng 9,1 m, tốc độ tối đa dưới nước là như nhau – cùng 20 hải lý / giờ. Thành phần của vũ khí cũng không thay đổi.
Thay đổi quan trọng nhất- ở bên trong tàu. Sử dụng các phương tiện trinh sát và liên lạc vô tuyến điện tử mới, hệ thống thông tin và điều khiển tác chiến mới. Một trạm thủy âm bằng các mảng sợi quang được sử dụng giúp tăng khả năng phát hiện và bám các mục tiêu dưới nước.
Sử dụng ống thở mới, đảm bảo hoạt động của động cơ diesel dưới nước khi sạc pin. Được trang bị hệ thống bảo vệ chống ngư lôi. Điều kiện làm việc trên tàu cho các thủy thủ được cải thiện đáng kể. Có tính tới cả phương án có các nữ thủy thủ làm việc trên tàu.
Hải quân Nhật Bản đã có kế hoạch trang bị 7 tàu ngầm phi hạt nhân dự án 29SS. Ngoài Taigei, hai tàu ngầm kiểu mới cũng đang được đóng. Cũng tương tự như các tàu mang tên "rồng", chắc chắn những tàu này cũng sẽ có các tên "cá voi".
Chúng đang mài răng để chống lại ai? Và dưới đây là cách mà một trong những độc giả của tờ báo Tokyo Sankei Shimbun phản hồi trước thông tin hạ thủy “Cá voi trắng”:
“Tin rất vui! Nào, bây giờ thì Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc hãy dè chừng ! " Các tàu ngầm lớp Soryu đã được triển khai trực chiến thường xuyên gần Vịnh Avacha để "đánh bắt" các tàu ngầm hạt nhân Nga. Ở đó cũng sẽ có thêm tàu ngầm lớp “Taigei”.
Nhưng dù sao, theo quan điểm của chúng tôi, các tàu ngầm phi hạt nhân Nhật Bản vẫn kém hơn so với các tàu ngầm chương trình KSS III của Hàn Quốc, đặc biệt là về trang bị vũ khí.
Các nhà cầm quân người Nhật thừa hiểu điều này. Không phải ngẫu nhiên mà Tokyo đang tìm cách thuyết phục Washington để có được tên lửa hành trình Tomahawk tầm xa. Mỹ đến giờ vẫn từ chối, lấy cớ là phải tuân thủ chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa. Nhưng như đã biết, tâm trạng của người Mỹ rất hay thay đổi .
Và thêm nữa, Nhật Bản, một đất nước của những công nghệ tiên tiến, hoàn toàn có khả năng tự chế tạo những loại vũ khí mà mình cần.