[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Vũ khí giúp Mỹ lấp lỗ hổng phòng không
(Vũ khí) - Để lấp vào lỗ hổng phòng không khi phải đối phó với tên lửa hành trình và UAV, Mỹ đã quyết định phát triển hệ thống MAD-FIRES.

Theo tờ Business Insider của Mỹ, hệ thống phòng không của quân đội Mỹ chỉ có những cái tên là AN/TWQ-1 Avenger, MIM-104 Patriot, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Stinger.
Con số này được đưa ra sau khi lần lượt những hệ thống MIM-23 Hawk, MIM-72 Chaparral và M163 VADS đều bị cho loại biên trong giai đoạn từ 1991-1998 khiến khả năng đối phó với những mối nguy hiểm từ tên lửa hành trình và UAV trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
1609813964033.png
Hệ thống Patriot của Mỹ.
Hồi tháng 1/2020, Iran phóng nhiều tên lửa hành trình vào hai căn cứ tại Iraq nơi có binh sĩ Mỹ đồn trú. Những tên lửa của Iran không hề bị bắn hạ hoặc đánh chặn. Vụ việc này chỉ là một trong nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái diễn ra tại Trung Đông trong thời gian qua.

Cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái đều là những vũ khí có thể hoạt động ở tầm thấp và được sử dụng với số lượng lớn. Bên cạnh đó, chúng cũng có tốc độ rất nhanh khiến chiến đấu cơ gặp khó khăn khi đánh chặn.
"Trong vòng hầu hết thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tập trung vào việc triển khai vũ khí để chặn các tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, những đối thủ lớn là Nga và Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa hành trình mới - những vũ khí có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thóng phòng thủ rất mong manh của Mỹ", Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Mỹ cho biết trong một bản báo cáo.
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson cũng lo ngại khi cho rằng: "Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy".

Mặc dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ "những tài sản quan trọng" của mình.
ADVERTISING
1609813938377.png






X
Những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân.
"Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga.
Hiện nay đó là không chắc rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ có đủ kinh nghiệm và kinh phí để phát triển hệ thống của hệ thống đáng tin cậy để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trong các cơ sở quân sự của Mỹ trong tương lai", vị lãnh đạo này thừa nhận.

Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ bởi hiện nay dù đầu từ rất nhiều cho phòng thủ đạn đạo nhưng lá chắn phòng thủ Mỹ hiện được xác định chỉ có thể đánh chặn được những mục tiêu bay với tốc độ tối đa Mach 3,5 trở xuống.
Trong khi diễn biến thực tế cho thấy, Nga đã thử nghiệm thành công một số loại tên lửa siêu thanh có tốc độ Mach 10 hoặc nhanh hơn và Trung Quốc cũng tuyên bố đã có những cuộc thử nghiệm tương tự.
Bà Lori Robinson thừa nhận, phòng thủ Mỹ hiện đang ở trong tình trạng đánh chặn đạn đạo bay với mục tiêu siêu thanh chưa hoàn thiện trong khi đối phó với với tên lửa hành trình mới chưa thể. Rõ ràng đây là lỗ hổng lớn trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của Mỹ và nó có thể khiến nước này phải trả giá nếu xảy ra xung đột.

Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ sau khi Nga hé lộ việc mình đang hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng đối với loại tên lửa hành trình thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm.
Hồi cuối năm 2018, những cuộc thử nghiệm cuối cùng về loại tên lửa mới nhất này do Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia - một chi nhánh của Công ty Tên lửa Chiến thuật của Nga phát triển, đã được thực hiện.
Ông Alexander Leonov, người đứng đầu NPO Mashinostroyenia cho biết loại tên lửa mới này được thiết kế cho cả 3 phiên bản trên không, trên bộ và trên biển. Hiện vẫn chưa rõ về tên, chỉ số cũng như bất kỳ đặc điểm kỹ, chiến thuật hay công nghệ nào của loại tên lửa mới này.
Nhằm cải thiện khả năng đối phó với sự nguy hiểm ngày càng tăng đến từ tên lửa hành trình, Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà thầu Raytheon đã hợp tác phát triển một hệ thống đánh chặn mới nhằm tìm cách vô hiệu đòn tấn công từ loại vũ khí này.
Vũ khí mới được định danh là MAD-FIRES được thiết kế để đối phó với những mối đe dọa gồm tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, chiến đấu cơ, máy bay không người lái cùng nhiều mục tiêu tấn công đường không khác.
Cùng với tuyên bố phát triển vũ khí mới, Mỹ đã cho công bố video mô phỏng đánh chặn loạt tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc. Hiện chưa có thông tin về hệ thống phòng thủ này cũng như kế hoạch trang bị.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
5 vũ khí mới sắp được trang bị cho binh lính Mỹ
(Vũ khí) - Đây là những khí tài hiện đại sẽ được trang bị cho quân đội Mỹ để nâng cao khả năng đối phó với cuộc chiến tương lai.

Bài viết được đăng tải bởi trang Military (MC) Mỹ số cuối năm cập nhật.
1. Hệ thống tăng cường hình ảnh tích hợp (IVAS).
Vào tháng 10/2020, quân đội Mỹ đã hoàn thành thí nghiệm có tên STP (third soldier touch point) điểm tiếp xúc binh sĩ thứ ba, để đánh giá phiên bản IVAS siêu bền đầu tiên.
Đây thực chất là kính bảo hộ do Microsoft thiết kế nhằm cung cấp màn hình hiển thị trực tiếp, công cụ nhận thức tình huống cho lính bộ binh, giúp họ điều hướng, giao tiếp và theo dõi các thành viên khác trong đơn vị cả ngày lẫn đêm.
IVAS còn được thiết kế để nâng cao khả năng thiện xạ của quân đội với một công cụ được gọi là Thu thập mục tiêu nhanh (Rapid Target Acquisition). Theo trang web về vũ khí tầm nhiệt đặc biệt gắn trên vũ khí của người lính và chiếu ống ngắm thì trường nhìn của của người đeo kính là dùng tín hiệu Bluetooth.
Các binh sĩ thuộc Sư đoàn Dù 82 tham gia STP cho biết họ đã học được cách điều chỉnh để bắn bằng IVAS, nhờ kính này mà họ dễ dàng bắn trúng mục tiêu ở xa tới 300 mét.
Theo giới phân tích quân sự, quân đội Mỹ đã ký kết với Microsoft một hợp đồng trị giá 480 triệu USD để mua một số thiết bị, trong đó có kính thực tế ảo tăng cường (AR) HoloLens 2.
HoloLens 2 được sản xuất cho riêng cái tên IVAS, giúp thông tin và hình ảnh được hiển thị ngay trong tầm mắt của người lính, nhưng vẫn cho phép quan sát thế giới xung quanh một cách dễ dàng.

Nó có thể hiển thị hình ảnh 3D, thông tin vị trí và những thông tin khác, IVAS hoàn chỉnh sẽ còn có cả chức năng hiển thị hình ảnh tầm nhiệt. Nếu mọi việc suôn sẻ, IVAS dự kiến sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2021.
2. Vũ khí tiểu đội thế hệ tiếp theo (NGSW)
Lục quân Mỹ đang trong giai đoạn cuối đánh giá các nguyên mẫu súng trường tự động hay vũ khí tiểu đội thế hệ tiếp theo (NGSW), dùng đạn 6,8mm mới, dự kiến sẽ thay cho súng 5,56mm M4A1 carbine và vũ khí tự động tiểu đội trung liên M249 của bộ binh và các đơn vị cận chiến khác trong quý IV/2022.
Textron Systems, General Dynamics Ordnance and Tactical Systems Inc., và Sig Sauer là những hãng cung cấp các nguyên mẫu và đạn dược. Thiết kế của mỗi hãng này mang tính đặc thù duy nhất và dùng phiên bản đạn 6,8mm khác nhau.
Lục quân có kế hoạch chọn một công ty duy nhất để sản xuất cả súng lẫn đạn dược trong quý đầu 2022 và bắt đầu trang bị thử nghiệm cho một lữ đoàn bộ binh vào quý I/2023.
1609814004341.png
Súng phóng lựu của Quân đội Mỹ.
3. Súng phóng lựu chính xác
Các quan chức thuộc Bộ quốc Mỹ mới đây thông báo cho hay, Lầu Năm Góc đang có ý định loại bỏ các loại súng phóng lựu cầm tay để mở đường cho việc phát triển dòng súng phóng lựu sử dụng đạn thông minh mới PGS (Precision Grenadier System) để có thể tiêu diệt kẻ thù ẩn.
Hiện tại, hai lính bộ binh trong mỗi đội được trang bị một khẩu súng lục M4A1 với súng phóng lựu M320 40mm để tấn công các mục tiêu phản công, nhưng thế hệ PGS sẽ hiện đại hơn, chính xác hơn.

Trong thập kỷ qua, Lục quân đã cố gắng triển khai Hệ thống đánh trúng mục tiêu XM25 Counter-Defilade - một loại vũ khí vác vai bán tự động, dùng đạn nổ trên không 25mm. XM25 đã khuấy động sự phấn khích trong cộng đồng bộ binh nhưng hệ thống phức tạp này đã bộc lộ những bất lợi mà trước đây ít ai ngờ tới.
Để thay thế, quân đội hiện đang tiến hành thực hiện dự án mới có tên Cấu hình Đạn và Vũ khí Trung đội (PAAC) dự kiến hoàn thành vào năm 2024, sử dụng vũ khí chính xác để tiêu diệt kẻ thù ẩn nấp, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng sau năm 2028.
Đây là hệ thống vũ khí cầm tay riêng biệt, được tích hợp máy tính đạn đạo để tăng độ chính xác, nhưng vẫn phải sử dụng được các loại đạn phóng lựu truyền thống (cỡ 30 và 40mm).
Với cỡ nòng tiêu chuẩn 30mm, trọng lượng của mỗi đơn vị PGS vào khoảng 6,5kg và có tầm bắn hiệu dụng khoảng 1.000m. PGS tiêu diệt mục tiêu bằng đạn bắn theo quỹ đạo cầu vồng hoặc trực xạ với khả năng sát thương mảnh văng hoặc nổ lõm tùy theo loại đạn được sử dụng.
Với các loại đạn nổ định tầm, PGS còn có thể mở rộng mục tiêu tấn công là phương tiện thiết giáp hạng nhẹ hoặc các tổ hợp máy bay không người lái tầm thấp. PGS đáp ứng khả năng tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết, dự kiến sẽ thay thế cho các dòng súng phóng lựu cầm tay M203 / M320 hiện có của Quân đội Mỹ.
4. Súng máy thế hệ mới
Đầu tháng 11/2020 các quan chức vũ khí quân đội Mỹ thông báo cho hay quân đội muốn thay thế khẩu M240 7,62mm đáng kính và khẩu M2 “Ma Deuce” cỡ nòng .50 bằng súng máy thế hệ mới. Mọi thứ được thực hiện sau khi dự án PAAC hoàn thành.

Theo tiết lộ của Thủy quân lục chiến thì súng máy thế hệ tiếp theo gồm nhiều vũ khí hạng như súng máy .338 Norma Magnum mà Biệt động Hoa Kỳ (SOCOM) hiện cũng đang quan tâm, phát triển để thay khẩu M240 hiện đang được Thủy quân lục chiến sử dụng.
Đây là súng máy hạng nhẹ mới LWMMG (Lightweight Medium Machine Gun) cỡ .338 (8,6 mm), hay súng máy 8,6 mm tầm bắn 1,7 km. LWMMG có trọng lượng và kích thước chỉ tương đương súng máy cỡ 7,62 mm, nhưng lại có uy lực và tầm bắn gần như của súng máy hạng nặng 12,7 mm.
Súng máy LWMMG có trọng lượng 10,9 kg, tổng chiều dài 1.245 mm và có nòng thay nhanh dài 610 mm.
LWMMG được thiết kế dùng đạn .338 Norma Magnum (8,6 mm) và có tầm bắn ngắm 1,7 km, gần gấp đôi tầm bắn hiệu quả của súng máy bắn đạn 7,62 mm NATO.Từ cự ly 1.000 m, LWMMG có thể bắn xuyên áo giáp tiêu chuẩn bảo vệ cấp 3.
Súng dùng băng đạn dây, tốc độ bắn 500 phát/phút. Súng máy được trang bị giá 2 chân, song cũng có thể dùng giá súng 3 chân М192. LWMMG được trang bị nòng tháo lắp nhanh và các bộ gá Picatinny để lắp máy ngắm quang học, thiết bị laser chỉ thị mục tiêu và trang bị khác.
Súng máy này dùng để trang bị cho bộ binh, cũng như để lắp cho xe thiết giáp, trực thăng, tàu xuồng. Hệ thống giảm giật Short Recoil Impulse Averaging recoil mitigation system do General Dynamics phát triển cho phép hạn chế lực giật hậu chỉ như của súng máy 7,62 mm. Nhờ có lực giật hậu nhỏ như vậy, LWMMG có độ chụm xạ kích cao khi bắn tự động.
5. Súng máy triệt âm


Phòng thí nghiệm Chiến đấu Cơ động tại Fort Benning, Georgia mới đây đã thử nghiệm bắn đạn thật cho súng máy triệt âm M240 của Maxim Defense trong khuôn khổ cuộc tập trận Thử nghiệm Chiến binh Viễn chinh (AEWE) 2021 hồi tháng 10-2020 vừa qua.
Các quan chức của Benning cho biết đây là năm đầu tiên một khẩu súng máy có trang bị triệt âm được đưa ra thử nghiệm khiến dư luận quan tâm. Các khẩu súng cơ khác trong các cuộc thử nghiệm trước đây đã không thể chịu được sức nóng và tiếng gầm của khẩu M240 7,62mm.
Nay được thay bằng bộ triệt âm mới bền, giá cả phải chăng có thể làm giảm âm thanh của khẩu M240, khiến kẻ thù khó xác định và dễ hạ gục đối phương từ xa.
Khi AEWE kết thúc vào đầu tháng 3, các quan chức của Battle Lab sẽ biên soạn một báo cáo chi tiết về hiệu suất của thiết bị được thử nghiệm.
Theo các quan chức Benning, quá trình thử nghiệm tiếp tục diễn ra tốt đẹp, Battle Lab có thể khuyến nghị, thiết bị triệt âm Maxim nên tiến hành thử nghiệm thêm để tạo ra những loại vũ khí y chang trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao" dùng trong cuộc chiến công nghệ cao trong tương lai.
Bộ triệt tiêu không giới hạn mới của súng máy M240, súng hạng trung có đai do Maxim Defense chế tạo. Bộ triệt điều khiển khí đẩy từ lỗ khoan qua bộ triệt và ra phía trước làm giảm khí thổi, âm thanh và độ giật. Chúng có độ chính xác tốt hơn và khả năng che giấu lâu hơn.
Mặc dù vẫn đang được hoàn thiện, những lợi thế của bộ triệt âm vũ khí trong các hoạt động ban ngày là hiển nhiên. Nếu các chớp lửa được quản lý thành công, dự kiến hệ thống triệt âm thanh và chớp lửa sẽ nhanh chóng được phân phối rộng rãi trong các lực lượng của quân đội Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Cách một tàu tuần dương Liên Xô kết thúc chiến tranh Arab
(Vũ khí) - Tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Kirov - con tàu dẫn đầu của Đề án 1144 Orlan đã được đưa vào hoạt động cách đây 40 năm.

Sự xuất hiện đơn thuần của nó ở phía đông Địa Trung Hải vào năm 1983 đã buộc các tàu Hải quân Mỹ phải rời khỏi bờ biển Lebanon, chấm dứt hỗ trợ hỏa lực cho chiến dịch trên bộ của Israel. Kết quả là một cuộc chiến khác ở Trung Đông đã kết thúc trong cuộc đàm phán hòa bình.
Chim săn mồi
Đến những năm 70, tàu ngầm hạt nhân đã học cách sử dụng tên lửa đạn đạo và trở thành vũ khí chiến lược. Để chống lại chúng, Liên Xô đã chế tạo các tàu chống ngầm có kích thước và sức mạnh lớn hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, Bộ chỉ huy Hải quân đã quyết định kết hợp khả năng chống tàu ngầm và lực lượng tấn công của tàu tuần dương tên lửa. Để tung lực lượng này đến bất kỳ đâu trên thế giới, họ quyết định trang bị cho con tàu mới một lò phản ứng hạt nhân.
Các chỉ huy hải quân Liên Xô đã vô cùng ấn tượng trước màn "đi vòng quanh thế giới" của ba tàu Mỹ: tàu sân bay Enterprise, tàu tuần dương Long Beach và tàu khu trục nhỏ Bainbridge, chúng đã đi qua hành tinh trong 65 ngày.

Dự án được đặt tên là "Orlan", nó là một trong những loài chim săn mồi giỏi nhất trên thế giới và cũng được in trên quốc huy của Hoa Kỳ. Người thiết kế chính là Boris Kupensky.
Ngay lập tức, một vấn đề nghiêm trọng nảy sinh: sức mạnh của các lò phản ứng hạt nhân cho tàu ngầm và tàu phá băng không đủ cho một tàu chiến khổng lồ, và lượng giãn nước 8.000 tấn do quân đội thành lập đã không cho phép cung cấp hai lò phản ứng. Nó đã được gỡ bỏ bởi Tư lệnh Hải quân Sergei Gorshkov.
ADVERTISING
1609814029428.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:10






X
"Sergei Georgievich đi vòng quanh những mô hình mà chúng tôi mang đến, dùng ngón tay đo thứ gì đó và nói: "Con tàu này là dành cho tôi." Và ông ấy chỉ vào lò phản ứng một - Georgy Kudrov, nhà thiết kế hàng đầu của Cục thiết kế phương Bắc cho các động cơ điện hạt nhân cho biết".

Vào lúc đó, phòng thiết kế đang đồng thời thiết kế 7 con tàu khác nhau, áp lực đối với họ rất khủng khiếp, 100 kỹ sư đóng tàu từ các phòng thiết kế khác đã được cử đến để giúp đỡ. Họ được đặt trong hội trường: các buổi hòa nhạc và cuộc họp bị hủy bỏ, những chiếc ghế được lấy ra và thay vào đó là những bản vẽ.

1609814052569.png
1609814064977.png
Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Liên Xô
Một dàn tên lửa mạnh mẽ


Sức mạnh nổi bật của tàu tuần dương là tên lửa hành trình siêu thanh P-700 "Granit": rất nhanh (Mach 2,5), tầm xa và tinh vi. Tên lửa chống hạm "Granit" thường tấn công bởi một đàn, trao đổi thông tin khi đang bay.

Sau khi phóng, tên lửa chính bay thấp trên mặt nước và một lên cao. Nó tìm kiếm hạm đội được lên kế hoạch tiêu diệt và chuyển hướng sự chú ý của lực lượng phòng không sang bản thân. Nếu tên lửa "trên" bị bắn hạ, một tên lửa khác sẽ thế chỗ. Tiếp cận tàu địch, tên lửa chống hạm phân bố mục tiêu cho nhau và tấn công chúng từ các hướng khác nhau.

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân của Dự án Atlant được trang bị Granit. Để bắt đầu từ dưới nước, các ống phóng P-700 chứa đầy nước biển. Để không làm thay đổi bệ phóng, các tên lửa "phóng dưới nước" cũng được lắp đặt trên Kirov.

Bơm nước vào ống phóng dài 11 mét mất vài giây. Việc bắn hạ một tên lửa Granite đang bay là cực kỳ khó - ngay cả khi gặp hỏa lực phòng không, sản phẩm nặng 7 tấn vẫn tiếp tục bay về phía mục tiêu theo quán tính. Ở NATO, tên lửa này được đặt tên là Shipwreck (Xác tàu đắm).


Hệ thống phòng không Kirov cũng mang tính cách mạng - lần đầu tiên phiên bản hải quân của tổ hợp phòng không tầm xa S-300 được lắp đặt trên tàu. Các bệ phóng tên lửa phòng không kiểu tang trống được lắp ở mũi và đuôi tàu dài 252 mét.

"Chúng tôi có thể bắn đồng thời 12 mục tiêu từ mọi hướng. Và có một phương thức tinh vi như vậy là "bắn từ xung quanh góc", - nhà thiết kế chính của hệ thống tên lửa phòng không "Pháo đài" Arkady Yezhov cho biết. Đối với những năm 1970, điều này nghe có vẻ tuyệt vời".

Kết quả là một tàu tuần dương có khả năng bảo vệ đội hình hạm đội khỏi các cuộc tập kích trên không, tấn công các mục tiêu trên mặt nước, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm, cung xnhw hỗ trợ binh lính trên bộ bằng hỏa lực.

"Kirov" đây

"Thật là tự hào về vũ khí của chúng tôi! Chỉ huy đầu tiên của Kirov - ông Alexander Kovalchuk cho biết chiếc tàu tuần dương có thể đã đặt một tên lửa vào mục tiêu từ Biển Trắng trên đất liền. Để tạo ra chiếc tàu tuần dương này, 5 nhà thiết kế của Cục Thiết kế Phương Bắc đã nhận được Giải thưởng Nhà nước cùng một lúc, và sau khi hạ thủy chiếc tàu dẫn đầu, thêm 4 chiếc khác thuộc lớp Orlan được đặt đóng tại Nhà máy Đóng tàu Baltic".

Một trong số chúng, tàu Peter Đại đế hiện là soái hạm của Hạm đội Phương Bắc. "Đô đốc Nakhimov" đang được hiện đại hóa. "Đô đốc Lazarev" bị ngừng hoạt động vì nhiều khó khăn. Con tàu dẫn đầu của loạt được đổi tên thành "Đô đốc Ushakov" vào năm 1992, hiện đã được rút khỏi hạm đội và chờ thanh lý. Thời điểm tốt nhất của nó đến vào đầu những năm 1980, khi chỉ xuất hiện ở Địa Trung Hải, Kirov đã kết thúc chiến tranh ở Lebanon.

"Ngay khi chúng tôi tiếp cận ở cự ly 600 km, các cuộc tấn công bằng pháo binh và không kích bị chặn lại, tàu Mỹ bỏ về khu vực đảo. Ông Kovalchuk cho biết: Việc máy bay trực thăng của chúng tôi cất cánh liên tục khiến cho các tàu sân bay và tàu chiến lớn của Hải quân Mỹ đã không tiếp cận bờ biển Lebanon gần 500 km".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Mỹ không theo đuổi tàu ngầm titan như Liên Xô?
(Vũ khí) - Theo các chuyên gia quân sự, có rất nhiều lý do khiến Mỹ không theo đuổi dự án sử dụng titan chế tạo thân tàu ngầm giống Liên Xô.

Ở cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp đóng tàu của Liên Xô đã đầu tư đáng kể vào việc chế tạo thân tàu ngầm bằng hợp kim titan - nhưng Mỹ - đối thủ chính của Nga lại không thực hiện điều này.
1609814110508.png
Dự án 705 Lira- một trong những dự án chế tạo tàu ngầm đắt đỏ nhất của Liên Xô. Ảnh: Pinterest.

Những kỷ lục chưa từng bị phá vỡ
Dự án 705 Lira, theo cách gọi của NATO là Alfa, là một trong những dự án chế tạo tàu ngầm tối tân nhất của Liên Xô vào những năm 1960. Hoạt động nhờ một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng, tàu ngầm Alfa đã tạo ra những kỷ lục về hiệu suất hoạt động mà không một tàu ngầm nào đủ sức phá vỡ cho đến tận ngày hôm nay.
Lira là một trong những tàu ngầm chạy nhanh nhất thế giới từng được chế tạo, chỉ đứng sau tàu ngầm lớp Papa. Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Alfa có thể di chuyển với tốc độ 70 đến 80km/h, lặn tới độ sâu kỷ lục, hơn 670m, vượt xa so với tàu ngầm quân sự đương đại của NATO.

Sự đổi mới này có được, một phần nhờ vào cuộc cách mạng sử dụng titan để chế tạo thân tàu. Về thiết kế, tàu ngầm hạt nhân Alfa có kích thước tương đối khiêm tốn với chiều dài 81,4 m, rộng 9,5 m và cao 7,6 m, lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi chìm là 3.200 tấn.
Với đặc tính nhẹ và bền, titan mang lại nhiều lợi thế cho tàu ngầm hơn so với kết cấu làm từ thép tiêu chuẩn. Như những gì tàu ngầm lớp Alfa và Papa đã chứng minh, đặc tính nhẹ của titan có thể giúp các con tàu đạt tốc độ nhanh kỷ lục. Ngoài ra, kim loại này cũng có khả năng chống ăn mòn và không có từ tính, khiến tàu ngầm khó bị phát hiện bằng máy dò từ tính dị thường (MAD) được sử dụng trên các tàu hải quân.
Những đặc tính ưu việt của Alfa đã khiến quân đội Mỹ cảnh giác cao độ. Mỹ lo ngại rằng, kho ngư lôi chống tàu ngầm hiện có của hải quân nước này ở thời điểm đó sẽ không thể đối phó hiệu quả với Alfa vì tàu ngầm này di chuyển quá nhanh và có thể lặn ở độ sâu lớn.

Thế nhưng Washington không cố gắng sao chép những tiến bộ của Liên Xô trong chế tạo tàu ngầm. Thay vì đó, họ đầu tư vào những loại vũ khí chống tàu ngầm (ASW) tốc độ cao, chẳng hạn như ngư lôi Mark 48 – được cho là có khả năng tấn công tàu ngầm lớp Alfa.
Lý do Mỹ không theo đuổi dự án tàu ngầm titan

Theo các chuyên gia quân sự, có rất nhiều lý do khiến Hải quân Mỹ không theo đuổi dự án sử dụng titan chế tạo thân tàu ngầm giống Liên Xô. Trước hết, titan là một kim loại cực hiếm và đắt đỏ, quá trình xử lý cũng phức tạp hơn nhiều so với sắt, thép. Các tấm titan rất khó uốn cong để tạo thành hình dạng nhất định, đặc biệt là với hình dạng của tàu ngầm quân sự.
Để có thể chế tác thành công, titan phải được xử lý trong các buồng chứa khí argon bởi những thợ kim loại lành nghề và họ cần phải có bình oxy. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong quá trình chế tác cũng dẫn đến những khiếm khuyết về thiết kế, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của tàu ngầm.
Hơn nữa, cũng không có chuỗi cung ứng sẵn có để có thể đưa vào loại tàu ngầm này vào sản xuất đại trà và cũng rất khó để tính đến phương án tiết kiệm chi phí. Riêng dự án chế tạo tàu ngầm lớp Papa đã chiếm 1% GDP của Liên Xô trong năm 1968, chưa kể chi phí bảo trì và nhiều chi phí khác.
Đối với quân đội Mỹ, việc phát triển các biện pháp đối phó, chẳng hạn như chế tạo ngư lôi chống tàu ngầm bằng titan sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều và đạt hiệu quả hơn so với việc sao chép nguyên mẫu tàu ngầm đắt đỏ của Liên Xô. Hải quân Mỹ cũng cho rằng, các lò phản ứng bằng kim loại lỏng sẽ khó bảo trì hơn và do vậy, nguy hiểm hơn so với lò phản ứng kiểu nước áp lực – vốn được sử dụng rộng rãi cho tàu ngầm.
Có rất ít ý kiến cho rằng việc chế tạo tàu ngầm bằng hợp kim titan của Liên Xô sẽ tạo ra một bước đột phá lớn. Tuy mang trong mình những tính năng cao, nhưng chi phí quá đắt đỏ cùng những vấn đề kỹ thuật đã khiến chúng sớm được thay thế bằng tàu ngầm hạt nhân hiện đại lớp Yasen.

Ngư lôi mini Mỹ đánh chìm mọi chiến hạm?
(Vũ khí) - Theo Popular Mechanics, dù chỉ dài hơn 2m và nặng khoảng 100kg nhưng ngư lôi hạng nhẹ (VLWT) của Mỹ có thể đánh chìm mọi chiến hạm.

Loại ngư lôi mới được định danh là VLWT do nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman phát triển theo hợp đồng với Hải quân Mỹ để trang bị cho cả chiến hạm lẫn tàu ngầm.
Ngu loi mini My danh chim moi chien ham?
Ngư lôi mini thế hệ mới VLWT của Mỹ.
Theo những thông tin ban đầu, loại ngư lôi hạng nhẹ nay nhẹ hơn nhiều Mk 48 và cả Mk 54. Ngư lôi VLWT chỉ nặng 99,8kg và chiều dài 2,15m.
Con số này khiêm tốn hơn hẳn so với ngư lôi hạng nặng Mk 48 khi vũ khí này nặng 1.678kg và dài tới 5,8m. Trong khi đó Mk 54 nặng khoảng 275kg và dài 2,72m.

Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn nhưng do được áp dụng công nghệ cao nên vũ khí này hoàn toàn đủ sức mạnh đánh chìm cả những con tàu hàng ngàn tấn.
VLWT có thể đạt vận tốc cao nhất gần 30 hải lý/h và đánh trúng mục tiêu cách 10km. Trong vòng 5 năm tới, Lực lượng Hải quân của Mỹ sẽ nhận được khoảng 250 loại ngư lôi mới này.

Ngư lôi mới sẽ được trang bị trên tất cả các tàu ngầm của Hải quân Mỹ, bao gồm các tàu ngầm lớp Ohio có trang bị tên lửa đạn đạo, tàu ngầm Seawolf, Los Angeles và Virginia.

Có thể thấy rằng sự kỳ vọng của người Mỹ với ngư lôi mới là rất lớn nhưng VLWT có làm được điều như Mỹ kỳ vọng hay không lại là chuyện khác bởi tầm bắn của chúng rất ngắn (khoảng 10km) so với ngư lôi của đối thủ lên tới hàng chục km.
Vì vậy, muốn khai hỏa, tàu Mỹ phải tiến sâu vào vùng tác chiến của tàu đối phương, phải đối mặt với quá nhiều nguy hiểm và có thể bị đánh chìm khi chưa kịp khai hỏa.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Abram bị tiêu diệt gần hết tại Iraq, bị thay máu bằng T-90 và Iraq dùng pantsir s1 bảo vệ vùng xanh thay thế cho CIWS Phalanx
vũ khí Mỹ đang thể hiện kém cỏi ngay tại sân đồng minh

1610335459174.png
1610335462846.png
1610335465956.png
1610335469721.png



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ thừa nhận F-35 gặp vấn đề nghiêm trọng

Ngày 12/1, hãng Bloomberg tiết lộ nội dung báo cáo sắp công bố của Trưởng ban Kiểm tra Vận hành và Đánh giá hoạt động thuộc Lầu Năm Góc Robert Behler, trong đó cho biết chiến đấu cơ F-35 vẫn tồn tại lượng lớn vấn đề về kỹ thuật.

Nguồn tin này cho biết, chương trình F-35 hiện còn ít nhất 871 lỗi, chỉ giảm hai lỗi so với đầu năm ngoái và 941 lỗi hồi năm 2018. Những lỗi phần cứng và phần mềm chưa được khắc phục này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và bảo dưỡng của dòng F-35.

Hiện Phát ngôn viên Văn phòng F-35 thuộc Lầu Năm Góc Laura Seal từ chối bình luận cho tới khi báo cáo của Behler được công bố.

Nhưng đây chưa phải là tất cả những vấn đề chương trình F-35 gặp phải. Hiện nay, dự án F-35 cũng đang đối mặt tình trạng thiếu 10 tỷ USD ngân sách trong giai đoạn 2021-2025.

1610601500293.png


F35 tai nạn qua các năm

Chính quyền Tổng thống Donald Trump thông qua ngân sách 78 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, mua sắm, vận hành, bảo dưỡng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho dòng F-35 trong 5 năm tới, trong khi Lầu Năm Góc ước tính sẽ cần đến 88 tỷ USD.

Chương trình F-35 được khởi động từ năm 2001, thời điểm Lockheed Martin được chọn làm nhà thầu cho chương trình Tiêm kích Tiến công Liên quân (JSF). Mỹ đã xuất xưởng và bàn giao tổng cộng 600 tiêm kích F-35 trong số 3.200 chiếc dự kiến được chế tạo.

Mặc dù số lượng lớn tiêm kích đã được bàn giao và đưa vào vận hành nhưng chúng vẫn liên tục bị phát hiện có những lỗi mới. Đây được coi là một phần nguyên nhân khiến Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và duy trì lực lượng Ellen Lord hôm 2/1 hủy "Cột mốc C".


Đây thời điểm ra quyết định tăng tốc hết công suất với dây chuyền sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35 dự kiến diễn ra vào tháng 3 năm nay.

Nếu được thông qua, quyết định cho phép sản xuất hết công suất được coi là "con dấu chứng nhận" của Lầu Năm Góc rằng tiêm kích F-35 đã được thử nghiệm đầy đủ, có hiệu quả với những mối đe dọa nguy hiểm nhất, có thể đáp ứng mục tiêu bảo dưỡng và dây chuyền chế tạo vận hành hiệu quả.

Đây có thể là nguyên nhân khiến tạp chí National Interest (Mỹ) dẫn nguồn tin quân sự nước này thừa nhận F-35 đuối sức trước Su-57 của Nga trong một cuộc đối đầu. Sức mạnh vượt trội nhất của Su-57 trước F-35 là sự cơ động và khả năng tàng hình cực mạnh.

Ngoài ra, tiêm kích tàng hình Nga còn được trang bị hệ thống hỏa lực không đối không và không đối đất cực mạnh, trong đó bao gồm tên lửa không đối không R77 và hai quả bom chống hạm 1.500 kg. Đặc biệt, Sukhoi Su-57 còn được trang bị khẩu pháo 30 mm GSh-30-1, có thể bắn 1.800 viên đạn/phút.

Báo Mỹ cho rằng, chính sự yếu kém của F-35 khiến Mỹ phải lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ 6 F/A-XX nhằm đối trọng với Su-57 thuộc thế hệ 5. "Tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khắc chế các dòng máy bay chiến đấu Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc", chuyên gia hàng không quân sự Mỹ, Dave Majumdar nói.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia gợi ý cách giải quyết hàng không mẫu hạm Mỹ
(Vũ khí) - TSKH quân sự Konstantin Sivkov đề xuất cách đối phó với hàng không mẫu hạm Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột.
Sputnik vừa dẫn lời Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga về chính sách thông tin, TSKH quân sự Konstantin Sivkov nhận định, hoạt động ngày càng tăng của Hoa Kỳ, các nước NATO và các đồng minh của họ dọc theo biên giới Nga cho thấy rằng họ đang chuẩn bị cho chiến tranh với Nga.

Theo vị chuyên gia, các nước NATO và đồng minh của họ vượt trội hơn Nga về nhân lực và tài nguyên. Do đó, trong trường hợp xảy ra xung đột, các lực lượng vũ trang Nga, bao gồm cả Hải quân, sẽ phải giải quyết các nhiệm vụ phòng thủ.

Giờ đây, theo chuyên gia này, điều quan trọng nhất đối với hạm đội là tập hợp các nhiệm vụ nhằm bảo vệ vùng biển của các đại dương và vùng biển tiếp giáp với bờ biển.

Tàu hộ vệ Đô đốc Gorshkov của Hải quân Nga phóng tên lửa Zircon hồi tháng 10/2020. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.

"Xét cho cùng, đây là tình hình hiện nay đối với Hải quân của chúng ta, vì hạm đội Mỹ có ưu thế đáng kể. Và nếu xu hướng hiện có về tốc độ xây dựng biên chế tàu, trang bị vũ khí và trang bị quân sự tiếp tục, trong tương lai gần, hạm đội Trung Quốc sẽ giành được ưu thế đáng kể so với chúng ta", vị chuyên gia cảnh báo.




TSKH quân sự Konstantin Sivkov chỉ ra rằng, thành công của hạm đội yếu nhất là có thể nếu nó dựa vào hệ thống vị trí phòng thủ mạnh mẽ ở các khu vực đảo và vùng hẹp. Giờ đây, theo ông, tình hình trên biển gần giống với tình hình đã phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Ông Sivkov nhắc lại rằng hiện nay xuất hiện các hệ thống tên lửa bờ biển, ví dụ như Kalibr và Oniks, tầm bắn của chúng tương đương với tầm sử dụng chiến đấu của máy bay trên tàu sân bay và là khoảng 300 km. Ông Sivkov cũng nhắc lại về tên lửa siêu vượt âm Zircon, tầm bắn của nó lên tới hàng nghìn km.


Chuyên gia lưu ý, các máy bay dựa trên tàu sân bay của Mỹ có thể tấn công các nhóm máy bay lớn ở cự ly không quá 700 km, do đó, để tấn công các mục tiêu quan trọng ở sâu trong nước Nga, nó phải tiếp cận bờ biển Nga ở khoảng cách 450-500 km. Như vậy, tàu sân bay sẽ nằm trong tầm ngắm của các hệ thống tên lửa bờ biển tầm xa.

Ngoài ra, chuyên gia cũng nhớ lại các loại mìn băng thông rộng - chúng có thể được cài đặt ở các khu vực nước sâu. Nếu những loại vũ khí này được sử dụng ở độ sâu lên đến 5.000 mét, điều này sẽ có thể thiết lập "mối đe dọa từ mìn" ở những nơi mà tàu sân bay nước ngoài có thể hoạt động.

Năm ngoái, khi đề cập đến nhóm tác chiến tàu sân bay mới lớp Ford của Hải quân Mỹ, ông Konstantin Sivkov cũng tự tin tuyên bố rằng hệ thống vũ khí tên lửa siêu thanh Nga triển khai hiện nay đủ để đối phó với nhóm này. Thậm chí, tên lửa Nga có thể hỗ trợ quân đội can thiệp mạnh mẽ vào các hành động quân sự của Mỹ. Ông Sivkov chỉ ra, Nga có thể áp dụng chiến thuật phối hợp giữa Hải quân với Không quân là có thể tiêu diệt được tàu sân bay Mỹ.


Chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân Nga chỉ cần 1-2 tàu chiến hạng nặng trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Zircon mới sẽ đủ để kiềm chế cả hạm đội của Mỹ. Tên lửa Zircon có tầm bắn 1.000 km và tốc độ Mach 10 sẽ thay đổi mô hình sức mạnh hàng hải trên toàn cầu.

Và trong khi cả hạm đội Mỹ đang phải chật vật tìm cách đối phó với tên lửa Zircon thì các máy bay MiG-31 và máy bay ném bom chiến lược Tu-160M của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga được trang bị siêu tên lửa Kinzhal sẽ nhằm vào tàu sân bay.

Chuyên gia Nga nhấn mạnh, chỉ cần 2 quả tên lửa Kinzhal là đủ để tiêu diệt một tàu sân bay lớp Ford.

UAV Orion Nga bắt đầu loại bỏ Bayraktar TB2 khỏi thị trường?
(Vũ khí) - Máy bay không người lái trinh sát- vũ trang Orion của Nga được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu tốt.

Mặc dù thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ đã có màn quảng cáo rất tốt cho máy bay không người lái tấn công - trinh sát Bayraktar TB2 của mình, nhưng có thông tin cho rằng một số quốc gia đang cân nhắc mua UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển sự chú ý sang sản phẩm mới nhất của Nga.

Đối thủ của Bayraktar TB2 đến từ Nga không phải loại nào khác mà chính là UAV Orion - phương tiện tác chiến này theo thông báo đã thể hiện được năng lực của mình ở Syria, khi tấn công tiêu diệt thành công các mục tiêu của phiến quân và không bị radar của đối phương phát hiện.


Theo ấn phẩm của Mỹ "The Drive", mặc dù thiết kế máy bay không người lái tấn công của Nga giống với chiếc MQ-1 Predator đã lỗi thời của Mỹ, nhưng UAV Orion vẫn có tiềm năng nhất định và nó hoàn toàn có thể sánh ngang với chiếc Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, về tiềm năng xuất khẩu, triển vọng đối với UAV Orion của Nga có thể cao hơn nhiều, mặc dù tờ báo Mỹ chưa giải thích rõ nhận xét của mình căn cứ vào những yếu tố nào.


Một điều nữa cần lưu ý rằng phân khúc của chúng cũng khác nhau, trong khi Bayraktar TB2 là loại hạng nhẹ thì Orion lại là UAV hạng nặng có chi phí cao hơn rất nhiều.


Máy bay không người lái tấn công - trinh sát Orion của Nga

Một số nguồn tin cho hay, đến nay có ít nhất 4 quốc gia quan tâm đến việc mua UAV tấn công Orion của Nga, hơn nữa chúng ta có thể nói về việc bán 30 - 40 phi cơ loại này trong tương lai, điều đó cho thấy sự phát triển của Nga có thể cạnh tranh tốt với các nhà sản xuất máy bay không người lái khác, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Israel....

Orion Nga khiến đoàn xe dầu lậu thành ngọn đuốc
(Tin tức 24h) - Lực lượng phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Aleppo chịu thiệt hại nặng nề khi dính đòn không kích từ UAV khi đang vận chuyển dầu lậu.

Vụ tấn công xảy ra vào rạng sáng 10/1 khi hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn của các tay súng phiến quân đang tiến hành vận chuyển dầu ra khỏi Syria. Vụ việc diễn ra gần làng Tarhin, phá hủy hầu hết xe chở dầu và gây ra đám cháy lớn ở đó.

Đây là vụ không kích lớn thứ nhằm vào đoàn xe chở dàu lậu của phiến quân do Thổ hậu thuẫn kể từ cuối năm 2020 đến nay với thủ phạm được xác định là chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) Orion của Nga thực hiện.

Orion Nga khien doan xe dau lau thanh ngon duoc
Đoàn xe chở dầu lậu bị trúng đạn.
Hiện không biết chính xác bao nhiêu tay súng phiến quân thiệt mạng trong những đợt tấn công này nhưng theo nguồn tin quân sự Nga, con số không ít hơn 20 tên bởi tại thời điểm diễn ra vụ tấn công, lực lượng phiến quân đang tập trung khá đông chuẩn bị cho vận chuyển dầu lậu.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhiều lần tuyên bố, các đường dây buôn lậu dầu lửa của lực lượng phiến quân từ Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu ưu tiên bị Nga không kích trong thời gian tới.


"Chúng ta đang nói về hoạt động cung cấp dầu với quy mô thương mại từ các vùng đất ở Syria bị khủng bố chiếm đóng. Dầu chảy vào từ những khu vực này và không phải từ nơi nào khác. Chúng tôi đã thấy hết mọi chuyện từ trên cao, về việc những chiếc xe đó đang đi đâu.

Chúng tôi giả định rằng giới lãnh đạo chính trị cấp cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ có thể không biết gì về chuyện này (hoạt động buôn lậu dầu). Rất khó tin, nhưng về lý thuyết là có thể," ông Putin nói.

Cũng theo ông, điều này không có nghĩa Ankara sẽ thoát trách nhiệm khi không ngăn chặn nạn buôn lậu dầu. Thổ Nhĩ Kỳ cần phải lần ra và ngăn chặn vấn đề buôn lậu dầu.

Ông Putin tuyên bố việc buôn bán dầu với IS đã vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế và tiền thu được từ "vàng đen" đang khiến người vô tội phải trả giá bằng mạng sống.

"Có một nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ cấm việc mua dầu trực tiếp từ khủng bố, vì các thùng dầu mà chúng bán không chỉ chứa dầu mà còn cả máu của người dân. Bởi từ tiền kiếm được, khủng bố sẽ mua vũ khí, đạn dược và tiến hành các hoạt động đẫm máu", ông nói.


Nga công bố đòn đánh cực chính xác của Orion tại Syria
(Vũ khí) - Sau nhiều thông tin về chiếc UCAV bí ẩn của Nga tham chiến tại Syria, cuối cùng vũ khí này đã lộ diện với những pha tấn công chính xác.

Đoạn video được truyền thông Nga công bố dài hơn 6 phút đã ghi lại hình ảnh hàng loạt vụ tấn công vào mục tiêu phiến quân tại Syria do máy bay tấn công không người lái (UCAV) Orion của Nga thực hiện.

"Vũ khí được Orion sử dụng trong những cuộc tấn công này đều là tên lửa dẫn đường có khả năng tấn công mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối", nguồn tin này cho biết.

1611283777259.png
Mục tiêu bị Orion đánh trúng.
Danh tính những loại vũ khí hiện vẫn được Nga bảo mật. Nhưng chỉ với những hình ảnh được công bố cũng cho thấy, Orion sở hữu khả năng tấn công không nhiều UCAV khác có thể thực hiện được.

Trước khi những hình ảnh này được công khai, Orion được cho cũng đã thực hiện nhiều cuộc tấn công vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib khiến chúng thiệt hại nặng.


Nói về sức mạnh của máy bay không người lái này, Kronshtadt - nhà sản xuất Orion cho biết: "Orion với cấu hình tấn công được thiết kế cho cả nhiệm vụ trinh sát có thể mang tới 4 tên lửa.

Dòng UCAV này đã hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm trong điều kiện thực chiến. Hiện nay Orion đã chính thức được trang bị cho Quân đội Nga với số lượng nhỏ để đánh giá trước khi trrang bị loạt".

Bề ngoài của máy bay có nét tương đồng với UCAV МQ-9 Reaper của Mỹ. Orion là một trong những UCAV lớn nhất do Nga sản xuất, có sải cánh dài 16m, thân dài 8m.


Máy bay có thể bay cao tới 7,5km trong 24 giờ liên tục, tốc độ hành trình 200km/h, trọng lượng cất cánh tối đa 1 tấn và trọng tải tối đa trên 200kg, phạm vi hoạt động 300km.

Một hệ thống UAV Orion hoàn chỉnh bao gồm 4-6 máy bay, trạm kiểm soát mặt đất, hệ thống cất cánh và hạ cánh tự động, và các trang thiết bị liên lạc.

Với khả năng mang trên 200kg vũ khí, UCAV Orion có khả năng mang được tối đa 4 quả bom thông minh (50kg/quả) hoặc 4 quả tên lửa tầm nhiệt có trọng lượng tương tự, trong khi các tính năng do thám, trinh sát vẫn được giữ nguyên.


Hồi tháng 4/2019, truyền thông Nga đã đăng tải 1 video ghi lại cảnh một UCAV được cho là Orion tấn công tiến hành cuộc không kích tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (một chi nhánh al-Qaeda tại Syria). Vụ tấn công diễn ra ở thị trấn Zaka, phía bắc Hama, Syria.

Với những thông tin này, nếu Orion tái xuất và thực hiện đòn tấn công vào phiến quân tại Idlib cũng không khiến người ta quá bất ngờ.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Pantsir-S1 Nga bảo vệ căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq
(Vũ khí) - Hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S1 do Nga sản xuất đang được sử dụng để bảo vệ "vùng xanh" tại Baghdad.
Hệ thống pháo và tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga có thể được sử dụng để bảo vệ căn cứ quân sự Mỹ và khu vực các đại sứ quán trong "vùng xanh" của Baghdad khỏi những đợt tấn công bằng tên lửa từ các lực lượng vũ trang thân Iran.

Theo nhiều dữ liệu vừa được công bố, một trong những tổ hợp phòng không Nga Pantsir-S1 mà Quân đội Iraq mua đã được đặt trong khuôn viên của cơ sở quân sự Mỹ.

Đánh giá thực tế rằng những cuộc tấn công gần đây vào đại sứ quán Mỹ và căn cứ quân sự Mỹ ở Baghdad đã bị đẩy lùi bởi tổ hợp C-RAM, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S nhiều khả năng không được sử dụng để đánh bại các mục tiêu trên không

Tuy nhiên vũ khí này có thể đóng vai trò như một công cụ phát hiện mục tiêu, vì phạm vi tác chiến hiện tại của tổ hợp C-RAM nhỏ hơn đáng kể, chưa kể hiệu quả đánh trúng mục tiêu bị đánh giá là thấp hơn nhiều.

1611282546679.png
Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Iraq
Theo một số ước tính, nếu Pantsir-S1 được người Mỹ sử dụng, nó chỉ nhằm mục đích phát hiện các vụ phóng tên lửa nhằm cảnh báo hệ thống phòng thủ của họ sớm phản ứng để đẩy lùi một cuộc tấn công.


Không có tuyên bố chính thức nào về thông tin này, tuy nhiên, Lầu Năm Góc biết rằng hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Nga đã đẩy lùi thành công nhiều cuộc tấn công vào căn cứ không quân Hmeimim, và do đó, Quân đội Mỹ có thể sử dụng vũ khí mà Iraq mua được để bảo vệ một khu vực nhỏ hay vùng trời.


Cần lưu ý rằng trước đó hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã được triển khai để bảo vệ căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq, và do đó thông tin về vấn đề này rõ ràng là tương ứng với thực tế.

Ngoài ra cần nhắc đến thông tin khác là mới đây Israel đã cung cấp cho Mỹ 2 khẩu đội hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome phiên bản mới nhất, vũ khí này dự kiến cũng sẽ được Washington triển khai nhằm bảo vệ các căn cứ của mình trên đất Iraq.

Binh sĩ Mỹ biết trước tình huống trên chiến trường
(Vũ khí) - Theo Defense News, năm 2021, Quân đội Mỹ sẽ được trang bị nhiều vũ khí, khí tài tối tân, trong đó có thiết bị thực tế ảo tăng cường tích hợp (IVAR).

Quyết định trang bị IVAR cho binh sĩ được Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra sau khi thiết bị này hoàn thành hàng loạt cuộc thử nghiệm tương tự môi trường thực chiến với nhiều địa hình khác nhau.

Với IVAR, binh sĩ Mỹ có khả năng tăng cường khả năng nhận biết tính huống chiến trường so với trang bị truyền thống. Cuộc thử nghiệm IVAR gần đây nhất diễn ra hồi cuối năm 2020 tại Sư đoàn dù số 82 ở Fort Picket, bang Virginia.

1611282614506.png
Binh sĩ Mỹ thử nghiệm với IVAR.
Theo những thông tin được công khai, IVAR là sự kết hợp giữa kính thực tế ảo HoloLens và hàng loạt cảm biến giúp hỗ trợ quan sát và mô phỏng tình huống chiến trường cho người lính. Đây là sản phẩm của hãng Microsoft.

IVAR đang nhận được sự đánh giá rất cao về độ bền và tương thích với các tình huống chiến đấu thường gặp của binh sĩ trên chiến trường. Về bản chất, đây là hệ thống thu nhận hình ảnh, thông tin chiến trường và hiển thị cho người lính với các gợi ý cụ thể.

Chuyên gia Microsoft đã thành công trong việc hướng dẫn người lính phản ứng cần thiết trong môi trường, địa hình lạ, cũng như giúp kết nối các binh sĩ trong một hệ thống điều khiển hợp nhất để tăng hiệu quả tác chiến.


Cùng với khả năng hỗ trợ nhìn đêm và ảnh nhiệt, IVAR còn được tích hợp khả năng nhận diện địch-ta và dịch các ký tự người lính nhìn thấy sang tiếng Anh để tăng khả năng nhận biết tình huống chiến đấu.

Bản đồ được tích hợp theo góc nhìn của người lính trên chiến trường, các vị trí nghi vấn sẽ được người lính đánh dấu để huy động hỏa lực hoặc cảnh báo cho các người lính khác trong đơn vị.

Chưa dừng lại ở đó, thiết bị này còn hỗ trợ ngắm bắn cho người lính. Trong các bài thử nghiệm, IVAR đã giúp người lính bắn chính xác mục tiêu ở khoảng cách tới 300m kể cả với lính mới chưa được đào tạo chuyên nghiệp.

Khi chính thức được trang bị, IVAR sẽ tạo ra sự vượt trội của binh sĩ Mỹ trên bất kỳ chiến trường nào họ xuất hiện.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Ấn Độ thử thành công vũ khí đánh chặn MRSAM
(Vũ khí) - Hãng Israel Aerospace Industries (IAI) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của chính phủ Ấn Độ (DRDO) vừa thử thành công hệ thống đánh chặn MRSAM.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện hồi cuối tháng 12/2020 nhưng đến nay thông tin và hình ảnh vụ thử mới được cống bố. "Ngay từ phát bắn đầu tiên, đạn tên lửa của MRSAM đã chứng minh được độ tin cậy khi đánh trúng mục tiêu giả định", IAI ra tuyên bố cho biết.

Hệ thống MRSAM bắn đạn thật.
Hệ thống MRSAM lần đầu được được Ấn Độ công khai trong lễ duyệt binh thường niên kỷ niệm Ngày Cộng hòa hồi đầu năm 2019. Vũ khí này là sản phẩm hợp tác theo nội dung trong bản hợp đồng được Ấn Độ và Israel ký kết hồi đầu năm 2015.

Trong bản hợp đồng được Ấn Độ nhắc đến đó là khi chính thức đi vào trang bị, MRSAM sẽ thay thế một số hệ thống phòng không do Nga sản xuất.

Theo IAI tiết lộ, phiên bản trên mặt đất của MRSAM sẽ là một phần mở rộng trong dự án đang được thực hiện MRSAM của lực lượng không quân, trong đó công việc trang bị đã bắt đầu từ năm 2017 sau nhiều năm phát triển.


Nhu cầu trước mắt của Quân đội Ấn Độ là trang bị một trung đoàn (18 hệ thống) MRSAM với chi phí khoảng 1,5 tỷ USD. Nhưng tổng giá trị số hệ thống tên lửa mà họ cần được ước tính lên tới hơn 6 tỷ USD.

Thỏa thuận hợp tác phát triển phiên bản mặt đất của MRSAM, sẽ có tầm bắn lên tới gần 100km. Các cuộc thảo luận về việc phát triển phiên bản mặt đất của MRSAM đã được hai bên thúc đẩy trong mấy năm liền, sau khi dự án của không quân Ấn Độ bị chậm trễ.


Hệ thống MRSAM cơ động sẽ được phát triển chung giữa DRDO và IAI của Israel. hệ thống này vẫn chưa được hoàn thành. Hệ thống MRSAM sẽ được sản xuất tại công ty nhà nước Bharat Dynamic Ltd và hai công ty tư nhân Tata Power SED và Larsen & Toubro của Ấn Độ.

Một quan chức Quân đội Ấn Độ nói rằng, họ cần có một hệ thống tên lửa phòng không mới để thay thế các hệ thống tên lửa Kvadrat và OSA-AKM mua từ Liên Xô/Nga từ thập kỷ 70 và 80.


Máy bay không người lái Israel: Tại sao luôn đi đầu?
Israel rất xứng đáng được công nhận là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo các tổ hợp bay không người lái (UAV) phục vụ mục đích quân sự.

Các công ty Israel liên tục giới thiệu các mẫu UAV mới nhiều lớp khác nhau và hiện thực hóa thành công một số ý tưởng thiết kế độc đáo.

Trong trang bị của Quân đội Phòng vệ Israel (IDF) hiện đã có hàng trăm UAV các kiểu khác sau, một loạt mẫu đã được xuất khẩu và đảm bảo cho quốc gia này vị trí số một trên thị trường UAV thế giới.

Các xu hướng phát triển

Những công trình nghiên cứu thiết kế UAV của Israel được triển khai vào đầu những năm 70, đã kéo dài nửa thế kỷ và chắc chắn sẽ không bao giờ dừng lại. Thời kỳ đầu, Israel chỉ thiết kế các thiết bị bay không người lái trinh sát hạng nhẹ và các mục tiêu điều khiển bằng sóng vô tuyến phục vụ huấn luyện.

Sau đó, Israel làm chủ các hướng nghiên cứu và các ý tưởng thiết kế khác nữa, cả những ý tưởng của nước ngoài và cả những công trình nghiên cứu trong nước. Kết quả là, cho đến thời điểm hiện tại, Israel đã chế tạo UAV tất cả các lớp.

1611282791040.png
Phóng UAV Elbit Skylark III. Ảnh: Elbit Systems
Có nhiều công ty Israel với các chuyên ngành khác nhau làm việc trong lĩnh vực chế tạo UAV. Tuy nhiên, chỉ có một số công ty lớn nhất mới tham gia các dự án lớn và sản xuất hàng loạt sản phẩm.

Nhà sản xuất chủ yếu các phương tiện kỹ thuật này là Israel Aerospace Industries (IAI). Đứng ở vị trí thứ hai là Elbit Systems. Các cơ quan, công ty Israel khác hiện vẫn chưa thành công lắm cả trong lĩnh vực kỹ thuật (nghiên cứu- chế tạo), cả trong lĩnh vực thương mại (lợi nhuận).

Các công ty Israel gần như đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của Quân đội Phòng vệ Israel (IDF) về UAV. Các hợp đồng mua UAV từ nước ngoài chỉ ở mức tối thiểu và chỉ ở một vài lớp UAV chuyên biệt.


Đồng thời, hiện Israel đang áp dụng các biện pháp nhằm thay thế các tổ hợp nhập khẩu từ nước ngoài và tự chế tạo những sản phẩm tương tự, và trong nhiều trường hợp đã rất thành công.

May bay khong nguoi lai Israel: Tai sao luon di dau?
Phóng UAV cảm tử Harop. Ảnh: IAI
Các sản phẩm của các công ty Israel đã tạo lập được vị thế vững chắc trên thị trường thế giới. Kinh nghiệm phong phú cùng với chất lượng sản phẩm cao, thường có các tính năng kỹ- chiến thuật vượt xa tính năng của các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh đã giúp các công ty Israel thường xuyên thắng thầu và nhận các đơn đặt hàng từ nước ngoài.

Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các công ty Israel có thể cung cấp các tổ hợp thành phẩm hoặc các bộ linh kiện để khách hàng tự lắp ráp trong nước hoặc cung cấp giấy phép sản xuất.

Cho đến nay, đã hơn 50 quốc gia trên thế giới mua UAV của Israel. Trong những năm gần đây, Israel đã chiếm lĩnh khoảng 40% thị trường máy bay không người lái thế giới.

Trang bị cho IDF

IDF được trang bị hàng trăm UAV thuộc các lớp khác nhau; tổng số lượng chính xác và số UAV mỗi lớp không được tiết lộ vì lý do bảo mật. Một trong những lực lượng sử dụng nhiều UAV nhất là Lục quân Israel.

Các đơn vị, phân đội Lục quân IDF sở hữu một số lượng lớn UAV nhiều lớp khác nhau. Một phần lớn trong số đó là các UAV trinh sát hạng siêu nhẹ và hạng nhẹ.

Ngoài ra, Lục quân cũng được trang bị nhiều UAV được gọi là đạn bay chờ (UAV trinh sát- tấn công có khả năng trinh sát và tiêu diệt mục tiêu bằng khối tác chiến của chính nó- tức các UAV cảm tử (tự sát).

1611282813482.png
Các sản phẩm (UAV) dòng Hero. Đồ họa: UVision
Các UAV thuộc các lớp khác nhau được tất cả các quân binh chủng IDF sử dụng. Các phân đội bộ binh cơ giới và xe tăng sử dụng UAV để trinh sát trận địa đối phương; các phân đội đặc nhiệm cũng sử dụng UAV với mục đích tương tự.


Bộ binh và đặc nhiệm sử dụng UAV cảm tử trong trường hợp cần thiết. Các đơn vị pháo binh sử dụng UAV để làm phương tiện phát hiện mục tiêu và hiệu chỉnh hỏa lực.

Lục quân Israel sử dụng nhiều UAV dòng Bird-Eye của IAI. Dòng UAV này có bốn sản phẩm với trọng lượng cất cánh từ 1,3 kg đến 8,5 kg,- chúng có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát ở cự ly đến 10 km tính từ người điều khiển.

Trong những năm gần đây, một số mẫu nhỏ gọn hơn, như IAI Ghost, v.v. đã được đưa vào trang bị. Các UAV hạng nhẹ và hạng trung của IAI là Skylark II / III vẫn còn trong trang bị.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính Israel đã xây dựng và lần đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng hiện đại chế tạo các loại đạn bay chờ (UAV cảm tử). Và nhờ vậy Lục quân IDF đã được trang bị một số tổ hợp thuộc lớp này.

Đầu tiên là là IAI Harpy. Đây là một máy bay không người lái nặng 135 kg với đầu tác chiến nặng 32 kg, có khả năng bay được 500 km. UAV Harop mới hơn có trọng lượng nhẹ hơn và mang đầu đạn nặng 23 kg, nhưng có tầm bay tới 1.000 km.

May bay khong nguoi lai Israel: Tai sao luon di dau?
UAV hạng trung Elbit Hermes 450. Ảnh: Elbit Systems
Công ty Uvision đã thiết kế 7 kiểu đạn bay chờ hạng nhẹ dòng Hero. Về các tính năng kỹ- chiến thuật, chúng kém hơn so với Harpy và Harop có kích cỡ lớn hơn, nhưng chính điều này lại giúp sử dụng các UAV trong chiến đấu một cách linh hoạt hơn.

Cụ thể, sản phẩm Hero 30 chỉ nặng 3 kg, mang theo đầu đạn nặng 500 g và bay với cự ly lên tới 40 km.

UAV lớn nhất của dòng này, Hero 900, có thể hoạt động liên tục trên không đến 7 giờ, mang đầu đạn nặng 20 kg và có khả năng bay tuần tiễu trong một khu vực có bán kính 250 km tính từ người điều khiển. Một số sản phẩm của dòng Hero đã được đưa vào khai thác thử nghiệm.

Trang bị cho Không quân


Lục quân Israel không có các UAV hạng trung và hạng nặng. Những hệ thống phức tạp hơn trong đảm bảo và khai thác này chỉ được trang bị cho Không quân.

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, hiện Không quân Israel có ít nhất 3-5 phi đội UAV trinh sát- tấn công với nhiều kiểu UAV khác nhau. Ngoài ra, Không quân cũng được trang bị các UAV cảm tử.

May bay khong nguoi lai Israel: Tai sao luon di dau?
UAV hạng nặng Hermes 900. Ảnh: Elbit Systems
Dòng UAV hạng nặng và hạng trung Hermes chủ yếu là của Công ty Elbit Systems. Máy bay không người lái Hermes 90/450/900 có trọng lượng cất cánh từ 115 đến 1.100 kg và có khả năng mang tải trọng hữu ích 25-350 kg.

Có khả năng bay trong một thời gian dài, tuy nhiên bán kính tác chiến hạn chế do các tính năng của hệ thống thông tin liên lạc. Các UAV với ba kiểu này được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ trinh sát quang học và điện tử, chuyển tiếp tín hiệu, v.v. UAV Hermes 900 lớn nhất có thể mang theo một số kiểu vũ khí có điều khiển.

Hiện đã có một số UAV hạng nặng IAI Heron được đưa vào trang bị. Thiết bị này nặng 1,15 tấn và có tải trọng hữu ích 250 kg. Nhờ có lượng nhiên liệu lớn và và động cơ rất tiết kiệm nhiên liệu nên nó có thể bay liên tục tới 50-52 giờ. Trang thiết bị trên UAV này chủ yếu là các thiết bị quang học hoặc vô tuyến điện tử.

May bay khong nguoi lai Israel: Tai sao luon di dau?
UAV hạng nặng IAI Heron. Ảnh: IAI
UAV lớn nhất và nặng nhất đang có trong trang bị của Không quân IDF là UAV IAI Eitan / Heron TP. Đây là UAV có sải cánh lên tới 26 m, trọng lượng cất cánh 5,4 tấn, trong đó tải trọng hữu ích lên tới 1-2 tấn.

Eitan có tốc độ bay tối đa hơn 400 km / h và có thể hoạt động trên không liên tục trong hơn 30 giờ. Theo nhiều nguồn tin, một UAV như vậy có khả năng giải quyết cả các nhiệm vụ trinh sát và tấn công. Hơn nữa, loại phương tiện kỹ thuật này đã được sử dụng trong các chiến dịch quân sự thực tế.

Tại sao Israel dẫn đầu



Trong rất nhiều năm, Israel được coi là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái.

Điều này đã được khẳng định qua cả việc sử dụng rộng rãi các thiết bị như vậy trong quân đội của chính Israel, và cả qua số lượng rất lớn các đơn đặt hàng của nước ngoài. Không khó để chỉ ra rằng có một số yếu tố chính quyết định thành công này của Israel.

May bay khong nguoi lai Israel: Tai sao luon di dau?
Eitan- UAV trinh sát- tấn công hạng nặng nhất của Israel. Ảnh: IAI
Trước hết- đólà triển khai công tác nghiên cứu- thiết kế từ rất sớm. Vào thời điểm khi mà một số quốc gia khác mới chỉ đang xem xét khả năng thiết kế UAV, ngành công nghiệp Israel đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh IDF đã rất nhanh chóng đánh giá được tiềm năng và triển vọng của hướng máy bay không người lái và đảm bảo cho ngành công nghiệp Israel những sự hỗ trợ cần thiết.

Nhờ vậy, tiến độ thực hiện các dự án đã được đẩy nhanh, và việc tiếp nhận đưa ngay vào trang bị các mẫu mới giúp tích lũy thêm kinh nghiệm.

Thứ hai- sự phát triển một cách hệ thống và liên tục của toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói chung và một số chuyên ngành hẹp nói riêng đã tạo được một nguồn lực dự trữ lớn cho việc phát triển các UAV triển vọng với các tính năng ngày hoàn thiện hơn.

Lúc đầu, chỉ có IDF sử dụng UAV Israel sản xuất, nhưng sau đó các công ty Israel đã tìm cách thâm nhập được vào thị trường quốc tế, và tại đó những mẫu UAV thành công của họ đã được khách hàng tin tưởng.

Cho đến thời điểm hiện tại, Israel đã trở thành một trong những nhà sản xuất và khai thác các phương tiện bay không người lái quân sự lớn nhất thế giới. Hơn nữa, quốc gia này cũng đã đạt được nhiều thành công trên thị trường quốc tế.

Những sự kiện trong những năm gần đây và các diễn biến hiện tại cho thấy Israel vẫn sẽ tiếp tục giữ được vị thế này của mình trong tương lai.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ hồi sinh chương trình X-24B cho nhiệm vụ mới
(Vũ khí) - Truyền thông Mỹ vừa đăng tải hình ảnh về vật thể bay bí ẩn tại Vùng 51 được xác định là nguyên mẫu X-24B đang được hồi sinh cho nhiệm vụ mới.
X-24B - tiền thân của đội tàu con thoi do Mỹ chế tạo, có khả năng thực hiện các chuyến bay quay trở lại Trái đất từ vũ trụ và hạ cánh xuống vị trí đã được lập trình chính xác như một chiếc máy bay thông thường.

Trong lịch sử phát triển ngành khoa học vũ trụ Mỹ, X-24B được xem là tiền thân của đội tàu con thoi do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thiết kế và sản xuất.

1611282936289.png
Hình ảnh X-24B xuất hiện tại Vùng 51.

Chiếc X-24B chính thức được đưa tới Trung tâm Nghiên cứu chuyến bay Dryden của NASA tại bang California hồi tháng 1/1973. Ngoài ra X-24B cũng là chiếc máy bay cuối cùng thực hiện sứ mệnh nằm trong chương trình Vật thể bay Dryden của Mỹ.

Ngày 1/8/1973, X-24B đã thực hiện chuyến bay đầu tiên dưới sự điều khiển của phi công John Manke. Trong loạt chuyến bay cuối cùng, X-24B đã 2 lần hạ cánh chính xác ngay trên đường băng bê tông tại Căn cứ Không quân Edwards bang California.



Sự kiện này đã chứng minh việc chế tạo những thế hệ máy bay có khả năng quay trở lại Trái đất từ vũ trụ hoàn toàn khả thi. Chính Manke và Maj, Mike Love - một phi công thuộc căn cứ Không quân Edwards đã điều khiển 2 chuyến bay đáng nhớ trên, đồng thời xây dựng dự án phát triển chương trình tàu con thoi của Mỹ sau này.

Chuyến bay cuối cùng của X-24B diễn ra vào ngày 23/9/1975 do phi công Bill Dana thực hiện. Đây được xem là chuyến bay cuối cùng của thế hệ máy bay sử dụng động cơ tên lửa từ trung tâm Dryden. Phi công Dana cũng là người thực hiện sứ mệnh cuối cùng của chiếc X-15 vào năm 1968.

Tốc độ cao nhất của X-24B đạt được là 1.873km/h (Mach l,76) do phi công Love xác lập. Trong khi đó, phi công Manke là người xác lập kỷ lục bay cao nhất của X-24B, cách mặt đất gần 23km.


Những thông tin thu thập từ quá trình phát triển và thử nghiệm máy bay X-24B đã giúp các kỹ sư NASA chế tạo thành công đội tàu con thoi. Hiện tại, X-24B đang được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Wright-Patterson AFB, bang Ohio, Mỹ và đội tàu con thoi cũng đã nghỉ hưu từ năm 2011.

Tuy nhiên, điều khá bất ngờ theo hình ảnh được truyền thông Mỹ công bố là tại khu nhà chứa ở Vùng 51, một nguyên mẫu tương tự X-24B với một số cải tiến đã xuất hiện.


Theo đánh giá của cựu phi công Gabriel Zeifman đồng thời là chuyên gia quân sự Mỹ, việc nguyên mẫu X-24B xuất hiện tại khu vực quân sự tuyệt mật này cho thấy Mỹ đang hồi sinh chương trình máy bay không gian này phục vụ cho nhiệm vụ mới.

Vị chuyên gia này cho rằng, căn cứ vào một số thay đổi so với nguyên mẫu ban đầu cho thấy, X-24B có kích cỡ lớn hơn nguyên mẫu ban đầu và được thiết kế để có thể bay với vận tốc cực đại Mach 5 thay vì Mach l,76 và hoạt động ở độ cao lớn hơn nhiều.

Để làm được điều đó, nhà phát triển Mỹ phải gia cố khung thân, phần vỏ máy bay phải được sản xuất bằng loại vật liệu đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ lớn khi bay trong bầu khí quyền với tốc độ siêu thanh.

Việc nguyên mẫu mới xuất hiện cho thấy Mỹ đã làm chủ được những công nghệ này. Nhưng hiện không rõ máy bay này đã thực hiện chuyến bay nào hay chưa.


Quân đội Mỹ sẽ nhận được gì vào năm 2021?
(Lực lượng vũ trang) - Với ngân sách quốc phòng 740,5 tỷ USD, trong năm tới quân đội Mỹ sẽ nhận được hàng loạt tên lửa, máy bay, tàu chiến và các vũ khí mới khác.
Ngân sách quốc phòng năm 2021 của Mỹ vào khoảng 740,5 tỷ USD, trong đó ngân sách cơ sở của Lầu Năm Góc là 635,5 tỷ USD, 69 tỷ USD sẽ giành cho các hoạt động khẩn cấp ở nước ngoài và 26,6 USD tỷ cho các chương trình an ninh quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Với ngân sách này năm 2021 quân đội Mỹ sẽ nhận được những gì?

1611283035527.png
Năm 2021 quân đội Mỹ sẽ nhận được thêm một loạt các vũ khí mới khác.

Lực lượng hạt nhân chiến lược

Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) sẽ tiếp tục hiện đại hóa các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, bao gồm phát triển đầu đạn W93, đồng thời hiện đại hóa các loại vũ khí hạt nhân khác. NNSA cũng sẽ tiếp tục duy trì lực lượng tên lửa liên lục địa để ngăn chặn các cuộc tấn công chiến lược quy mô lớn và có thể thử nghiệm bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào.

Các lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ được phân bổ 29 tỷ USD vào năm 2021. Ngân sách này sẽ được tập trung vào việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, máy bay ném bom chiến lược sử dụng công nghệ tàng hình, tên lửa hành trình tầm xa chiến lược với đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Columbia.

Với nguồn ngân sách này chi tiêu năm 2021 của lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ đã tăng 18% so với năm 2020.

Lực lượng bộ binh Mỹ


Trong lĩnh vực chiến tranh trên đất liền, ngân sách 2021 của Mỹ cho phép nước này phát triển các hệ thống hỏa lực chính xác tầm xa, các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp, bao gồm tên lửa tấn công chính xác, tên lửa siêu thanh và vũ khí laser năng lượng cao.

Trong ngân sách năm 2021, quân đội Mỹ dự kiến chi 3,219 tỷ USD cho việc mua máy bay (trực thăng, UAV, các thiết bị liên quan) cho lực lượng mặt đất Hoa Kỳ, 3,451 tỷ USD để mua tên lửa dẫn đường (M-SHORAD, tên lửa MSE, Hellfire, Javelin, Patriot, ATACMS…), 3,840 tỷ USD để mua phương tiện chiến đấu bọc thép (phiên bản nâng cấp Stryker, Bradley, M109, xe tăng M1 Abrams…) và các vũ khí khác cho lực lượng mặt đất, khoảng 2,869 tỷ USD để mua đạn dược.

Trong năm tới, quân đội sẽ bổ sung 47 triệu USD cho việc nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái (C-UAS). Ngân sách cũng bao gồm việc chế tạo 60 trực thăng UH-60L/M/V Blackhawk, 50 trực thăng AH-64E Apache và 6 trực thăng MH-47G Ghinook.

Không quân Mỹ

Vào năm 2021, 93 máy bay tiêm kích F-35 sẽ được mua với số tiền 9,1 tỷ USD, trong đó có 6 chiếc dự kiến bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cuối cùng Ankara bị loại khỏi chương trình F-35.


Hiện tại, máy bay chiến đấu F-35 được xuất khẩu cho Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, Italy, Hà Lan, Na Uy, Anh, Đan Mạch và Ba Lan. Hiện Phần Lan, Singapore, Hy Lạp và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang tích cực đàm phán với Mỹ để được mua loại máy bay này.

Trong số 500 máy bay F-35 được sản xuất có 354 máy bay thuộc phiên bản F-35A, 108 máy bay thuộc phiên bản F-35В và 38 máy bay thuộc phiên bản F-35C. Trong số đó có 353 chiếc được chuyển giao cho quân đội Mỹ và 147 chiếc đã được chuyển cho các khách hàng nước ngoài.

Vào năm 2021, ngân sách cho việc mua MQ-9 Reaper UAV sẽ được tăng thêm 108 triệu USD và thêm 16 thiết bị đồng bộ bổ sung. Năm tới, không quân Mỹ sẽ nhận thêm 7 chiếc C-130J để tiếp tục hiện đại hóa phi đội máy bay vận tải quân sự của mình.

Hải quân Mỹ

Năm 2021, hải quân Mỹ sẽ nhận được 9 tàu chiến, bao gồm một tàu ngầm lớp Virginia, một tàu viễn chinh và một tàu đổ bộ. Các tàu ngầm lớp Virginia là tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ thứ tư của hải quân Mỹ. Các tàu ngầm lớp này được thiết kế để chống lại các tàu ngầm tiềm năng của đối phương ở độ sâu lớn và thực hiện các hoạt động ven biển. Ngoài vũ khí trang bị tiêu chuẩn, tàu ngầm còn được trang bị phương tiện đặc biệt như phương tiện không người lái dưới nước, tàu ngầm mini…


Trong ngân sách năm 2021 quân đội Mỹ đã phân bổ 4,620 tỷ USD cho việc mua các tàu ngầm hạt nhân loại này. Vào năm 2021, 500 triệu USD sẽ được phân bổ để đóng tàu đổ bộ đa năng USS Saipan (LHA 9) lớp America. Lượng choán nước của tàu này khoảng 45.700 tấn. Thủy thủ đoàn gồm 1089 người, trong đó có 65 sĩ quan.

Tàu cũng có thể chở tới 1.687 binh sĩ thủy quân lục chiến và có thể hoạt động như một tàu sân bay cho các máy bay chiến đấu F-35B Joint Strike Fighter, máy bay MV-22 Ospreys và trực thăng vận tải hạng nặng Sikorsky CH-53 Sea Stallions hoạt động.

Năm 2021, hải quân Mỹ cũng sẽ nhận thêm 8 máy bay P-8 Poseidon để tiếp tục hiện đại hóa vũ khí chống ngầm của mình. Ngoài ra, ngân sách năm 2021 cung cho phép hải quân Mỹ ký hợp đồng mua thêm hai tàu ngầm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Columbia, ba tàu tấn công đổ bộ lớp San Antonio và một tàu tấn công đổ bộ lớp America.

Về việc mua các máy bay chiến đấu và trực thăng cho hải quân Mỹ dự kiến như sau: F/A-18E/F Hornet - 1,725 tỷ USD, Joint Strike Fighter CV - 2,371 tỷ USD, Joint Strike Fighter CV AP - 330 triệu USD, JSF STOVL - 1,075 tỷ USD, V -22 (hạng trung) - 1,121 tỷ USD, E-2D ADV Hawkeye - 611 triệu USD, MQ-4 Triton - 244 triệu USD... Tổng cộng khoảng 18,545 tỷ USD được phân bổ cho việc mua sắm máy bay và trực thăng cho lực lượng hải quân nước này. Ngoài ra, ngành đóng tàu quân sự cũng sẽ được cấp khoảng 23,409 tỷ USD.

Chống lại các mối đe dọa an ninh quốc gia


Trong năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục phải đối mặt với nhiều mối đe dọa phức tạp, bao gồm cả các tổ chức khủng bố trên thế giới. Để chống lại những mối đe dọa này, ngân sách năm 2021 mở rộng và tăng cường nhiệm vụ hỗ trợ khả năng chống khủng bố của các đối tác quốc tế để nước này có thể tập trung nhiều hơn vào các ưu tiên trong Chiến lược Quốc phòng của mình.

Trong ngân sách năm 2021, Hoa Kỳ cũng quyết định cấp kinh phí trong việc hỗ trợ chính phủ Afghanistan và phân bổ 4 tỷ USD để hỗ trợ lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan.

Ngân sách quốc phòng năm 2021 tiếp tục hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq, các phe phái Syria và các đối tác chống khủng bố khác của Mỹ. Trong ngân sách này cũgg quy định cấm sử dụng để cung cấp vũ khí hoặc bất kỳ hình thức hỗ trợ nào cho Al-Qaeda, khung bố Nhà nước Hồi giáo (IS), nhóm khủng bố Al-Shabaab, Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và các tổ chức khác.

Binh sĩ Mỹ khai hỏa sát đối phương không bị phát hiện?
(Vũ khí) - Theo Popular Mechanics, với trang bị đặc biệt, binh sĩ Mỹ có thể thực hiện đòn tấn công ở cự ly gần mà không bị đối phương phát hiện.
Thủy quân lục chiến Mỹ thông báo bắt đầu được trang bị hàng nghìn bộ giảm thanh cho các đơn vị bộ binh, trinh sát và biệt kích. Các ống giảm thanh này tương thích với súng carbine M4 và M4A1, súng trường M27 và súng bắn tỉa M38.

Ống giảm thanh thế hệ mới dài 20-30 cm, được gắn vào đầu nòng súng. Chúng có các vách ngăn bên trong, làm chậm luồng khí do thuốc súng cháy sinh ra, giúp giảm tiếng nổ và chớp lửa đầu nòng khi khai hỏa.

Binh si My khai hoa sat doi phuong khong bi phat hien?
Mỹ thử súng với hệ thống triệt tiêu chớp lửa.
Thiết bị này được đánh giá giúp các trận đánh bớt hỗn loạn, khi tiếng súng khiến việc giao tiếp giữa binh sĩ trở nên khó khăn. Tiếng nổ của súng M4 vào khoảng 140-165 dB, còn súng trường M27 và súng bắn tỉa M38 khoảng 165 dB.

Khi được tích hợp ống giảm thanh, tiếng nổ của các loại súng này được hạn chế xuống mức khoảng 132 dB. Theo cách tính của thang decibel, súng được lắp giảm thanh phát ra tiếng ồn nhỏ hơn 1.000 lần so với vũ khí không được lắp.

Súng bắn êm hơn cho phép các binh sĩ dễ nghe lệnh từ chỉ huy trên chiến trường. Việc giảm chớp lửa đầu nòng trong đêm còn giúp hạn chế tình trạng mất phương hướng, bớt gây ảnh hưởng tới thiết bị nhìn đêm và đảm bảo bí mật cho đơn vị.


Điều này giúp các đơn vị có thể đáp ứng mệnh lệnh và báo cáo thông tin quan trọng nhanh hơn, hoạt động hiệu quả và bí mật hơn về đêm.

Cùng với việc trang bị hệ thống giảm thanh mới, Chương trình vũ khí hạng nhẹ liên quân chủng Mỹ (JSSAP) do một số tập đoàn vũ khí Mỹ phối hợp với Quân đội Mỹ cùng thực hiện.

Mục đích của chương trình nhằm phát triển mẫu súng trường tấn công mới gần như có khả năng tàng hình, giúp các binh sĩ khó bị đối phương phát hiện khi chiến đấu trên chiến trường.

Yêu cầu của chương trình JSSAP, các kỹ sư Mỹ phải tìm cách giảm thiểu tiếng nổ và triệt tiêu chớp lửa đầu nòng, được tạo ra bởi lượng thuốc súng chưa cháy hết trong quá trình đẩy đầu đạn thoát khỏi nòng, vốn là hai yếu tố khiến đối phương dễ xác định vị trí của binh sĩ và tung đòn đáp trả.


Binh si My khai hoa sat doi phuong khong bi phat hien?
Việc tạo ra vệt sáng khi khai hỏa khiến xạ thủ gần như không thể ẩn mình trước đối thủ.
Độ lớn và hình dạng của chớp lửa đầu nòng phụ thuộc vào loại đạn được sử dụng cũng như các đặc điểm riêng của súng và những thiết bị gắn kèm như hệ thống giảm giật hoặc nòng giảm thanh.

Để khắc phục hạn chế này, các nhà phát triển Mỹ đang phát triển hệ thống loại bỏ oxy trong nòng súng nhằm hạn chế chớp lửa đầu nòng ngay từ phát bắn đầu tiên mà không làm giảm độ chính xác và tầm xa của viên đạn.

Khi đi vào trang bị, loại súng này sẽ có tác dụng giúp binh sĩ Mỹ áp sát đối phương hơn mà không bị phát hiện, do tiếng nổ đầu nòng được triệt tiêu. Ban đầu, hệ thống này sẽ được ưu tiên cho các lực lượng tác chiến ở các chiến trường như Afghanistan, Iraq và Syria.


Để tăng khả năng ra đòn bất ngờ và không bị phát hiện, những binh sĩ mang loại súng "tàng hình" này cũng được trang bị bộ quân phục may bằng vật liệu đặc biệt giáp hộ gần như không bị phát hiện.

Hiện Lầu Năm Góc đã quyết định chi 317 triệu USD để phát triển loại vải công nghệ cao có khả năng thay đổi màu sắc, theo dõi sức khoẻ của người mặc nó hay dự trữ năng lượng.

Đặc biệt, loại trang phục này còn giống như một con tắc kè hoa có khả năng biến đổi nhiều màu sắc khác nhau. Nhờ đó sẽ giúp che giấu sự hiện điện của những binh sĩ Mỹ trên chiến trường.

Với trang phục ngụy trang này, Quân đội Mỹ hy vọng các binh lính của họ có thể làm việc được trong mọi địa hình, mọi môi trường khác nhau từ sa mạc đến rừng rậm và cả trong mọi nhiệt độ nhưng vẫn đảm bảo tính bí mật.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
NATO bất an khi số lượng oanh tạc cơ Tu-160 tăng vọt
(Vũ khí) - Số lượng máy bay ném bom chiến lược siêu thanh mang tên lửa hành trình Tu-160, biệt danh "Thiên nga trắng" của Nga sẽ tăng vọt trong thời gian tới.
Theo thông báo, số lượng các máy bay ném bom loại này trong biên chế Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga sẽ tăng tới hơn 50% chỉ trong vòng 7 năm tới. Thông tin nói trên được đề cập bởi, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - Trung tướng Alexei Krivoruchko đã thông báo điều này với tờ Zvezda, khi nói về thời điểm xuất hiện của các loại vũ khí mới trong quân đội Nga.

Cần lưu ý rằng tính đến cuối năm 2020, đã có 16 chiếc oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh Tu-160 với nhiều biến thể cải tiến khác nhau đóng tại căn cứ không quân Engels-2.

Những phi cơ trên đang phục vụ trong thành phần sư đoàn máy bay ném bom hạng nặng Donbass, thuộc Tập đoàn quân cận vệ số 22. Ước tính chi phí của một chiếc Tu-160M2 phiên bản mới nhất là 16 tỷ Ruble, theo thời giá năm 2018.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga còn cho biết thành phần trên không của lực lượng răn đe hạt nhân cần được tăng lên. Ông nói rõ các hợp đồng chính phủ đã được ký kết và công việc đang khẩn trương tiến hành để tạo ra những oanh tạc cơ chiến lược mới.


Quân đội Nga kỳ vọng số phương tiện tác chiến ưu việt nói trên sẽ bắt đầu được bàn giao để đưa vào thành phần trực chiến ngay trong năm 2021. Ông Krivoruchko giải thích việc bổ sung đội hình cho các “chiến lược gia” này cũng sẽ được thực hiện trong khuôn khổ chương trình mua sắm vũ khí trang bị mới của nhà nước Nga giai đoạn 2024 - 2033.

"Việc thực hiện các dự án chế tạo sẽ cho phép tăng số lượng oanh tạc cơ Tu-160 lên hơn 50% trong 7 năm tới", ông Krivoruchko cho biết và nói thêm, công việc hiện đại hóa sâu các máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt Tu-95MS cũng sẽ được tiếp tục.

Bên cạnh việc hiện đại hóa Tu-95MS lên chuẩn Tu-95MSM, không quân tầm xa Nga sẽ còn nhận được những chiếc Tu-22M3M, bao gồm cả sản xuất mới lẫn nâng cấp từ các khung thân cũ.


Khi đó bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga sẽ có sự thay đổi về chất, được so sánh như “bình cũ nhưng rượu mới”, đây là sự bổ sung cần thiết trong khi chờ đợi chiếc PAK DA sẵn sàng.


1611283210432.png
Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160 của Nga
Ngoài việc nâng cấp cũng như chế tạo mới máy bay ném bom chiến lược, để nâng cao sức mạnh tấn công cho chúng thì dĩ nhiên yêu cầu tạo ra vũ khí thế hệ mới là đòi hỏi mang tính cấp thiết.




Không ngoài dự đoán khi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo: "Công việc đang được tiến hành để tạo ra tên lửa hành trình phóng từ trên không tầm xa đầy hứa hẹn cũng như tên lửa siêu thanh" hoàn toàn mới.

Ông Krivoruchko lưu ý rằng quyết định tiếp tục sản xuất Tu-160 trong phiên bản cải tiến Tu-160M (từ những khung thân dự trữ) và Tu-160M2 (sản xuất mới hoàn toàn) được đưa ra vào năm 2015.

Bộ Quốc phòng Nga dự kiến việc sản xuất hàng loạt Tu-160M/M2 sẽ bắt đầu vào năm 2023 và sẵn sàng đặt mua tới 50 chiếc. Số lượng này có thể thay đổi tùy thuộc vào tiến độ hoàn thiện chiếc PAK DA.

Việc sức mạnh tấn công từ trên không của Nga có sự gia tăng đáng kể theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự sẽ khiến cho NATO phải theo dõi chặt chẽ trong tâm trạng rất bất an.

Phi công F-35 Mỹ bị cấm bay gần hơn 600km tới S-400?
(Vũ khí) - Một hãng thông tấn của Bulgaria vừa công bố thông tin về lệnh cấm các phi công F-35 Mỹ bay gần S-400 của Nga trong khoảng cách dưới 600 km.
Tiêm kích tàng hình F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ bị đánh giá hóa ra rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga, đến mức phi công lái chiếc máy bay chiến đấu này bị cấm bay gần khu vực triển khai của S-400 ít hơn 600 km.

Thông tin về vấn đề này được các phương tiện truyền thông phương Tây công bố, nhấn mạnh rằng S-400 có tính năng rất đáng gờm, có thể đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.

“Có một tính năng quan trọng của hệ thống phòng thủ Nga rất ấn tượng: ngoài khả năng phát hiện và nhắm mục tiêu là máy bay ném bom ở phạm vi 580 km, hệ thống này còn hoạt động hiệu quả ở phạm vi tương tự đối với máy bay chiến đấu tàng hình".

S-400 của Nga có radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E2. Đặc điểm của radar là có thể bắt đồng thời 100 mục tiêu, kể cả nếu tổ hợp nằm ở địa hình đồi núi. Loại radar này phát hiện tuyệt đối mọi loại máy bay trên không, không có ngoại lệ, kể cả máy bay chiến đấu tàng hình. Tổ hợp radar S-400 phát hiện mục tiêu ở độ cao tối đa 100 km ở mọi hướng”, báo Bulgaria Military đưa tin.


1611283304627.png
Hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf được coi là khắc tinh của tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II
Trong số những điều khác, ấn phẩm phương Tây gây chú ý đến việc Quân đội Mỹ bị cấm bay trong vùng phát hiện của hệ thống phòng không Nga, liên quan đến việc các chuyến bay của F-35 rất hạn chế.




“Như vậy Nga sẽ có công nghệ không chỉ gây sát thương lớn cho đối phương mà còn kiểm soát sự phát triển tốt nhất của Mỹ trong những năm gần đây - tiêm kích tàng hình F-35 - một loại máy bay đa chức năng, nhưng nó không còn hoạt động ở nơi có S-400 nữa. Có một lý do cho điều này chính là S-400”, ấn phẩm nhấn mạnh.


Cần lưu ý rằng cho đến nay, các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ thực tế không xuất hiện trên lãnh thổ Syria, điều này có thể chính xác là do một dấu hiệu như vậy.

Tuy vậy cần nhắc lại rằng Bộ Quốc phòng Mỹ và Nga không bình luận về những gì được tờ Bulgaria Military đăng tải, và thực chất F-35I của Israel vẫn được ghi nhận đã tiến hành nhiều phi vụ ném bom bên trong lãnh thổ Syria.

Mỹ học cách đối phó với Mi-24 Nga
(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa tiến hành buổi huấn luyện với Mi-24 Hind để học cách đối phó với dòng trực thăng này của Nga.
Những chiếc Mi-24 được Mỹ sử dụng trong cuộc diễn tập nằm trong hợp đồng được Không quân Mỹ ký kết với một bên bí ẩn hồi đầu năm 2019.

Trong Không quân Mỹ, Mi-24 thường được sử dụng để huấn luyện mặt đất, hỗ trợ trên không và thông tin để từ đó tìm cách đối phó với dòng trực thăng này trong quân đội Nga.

1611283345387.png
Trực thăng Mi-24 tại Mỹ.

Được biết, trực thăng Mi-24 đã được bán cho khoảng 65 nước và đã tham dự nhiều cuộc chiến. Trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), Iraq sử dụng Mi-24 chống lại những chiếc AH-1J SeaCobra (do Mỹ viện trợ trước cuộc Cách mạng Iran) của Iran.

Một chiếc Hind thậm chí đã bắn rơi 1 chiếc máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-4D Phantom của Iran vào ngày 26/10/1982.


Trong suốt cuộc chiến, Iraq tuyên bố Mi-24 của họ đã bắn hạ 10 chiếc AH-1 Cobra và 33 máy bay trực thăng các loại khác của Iran, chẳng hạn như Bell UH-1 Hueys, trong khi Iraq bị tổn thất 6 chiếc Mi-24.

Giới quân sự Nga cho rằng, dù Mỹ đang có trong tay Mi-24 và đã thực hiện nhiều cuộc huấn luyện với dòng trực thăng này nhưng điều đó không giúp Mỹ có thể hiểu và đối phó được Mi-24 của Nga.

Theo nguồn tin này, những chiếc Mi-24 của Mỹ vốn là những phiên bản đầu tiên được sản xuất dưới thời Liên xô, trong khi đó Mi-24 trong Không quân Nga đã được nâng cấp nhiều lần với những thiết bị mới nhất hiện nay.


Theo nhà thiết kế chính của nhà máy Rostvertol, ông Alexander Lototsky, trong quá trình hiện đại hóa Mi-24P, Nga đã sử dụng một số cấu kiện của trực thăng Mi-35.

Đó là tổ hợp chỉ dẫn và điều hướng điện tử, cũng như thiết bị điều khiển hệ thống hủy diệt từ trên không, kể cả tổ hợp quan sát – tính toán mục tiêu, hoàn toàn sử đụng kỹ thuật số thay thế công nghệ analog trên các phiên bản Mi-24 trước, thuận tiện cho công việc điều khiển của phi công và xạ thủ.


Trang bị vũ khí của Mi-24 cũng thay đổi. Chiếc trực thăng này được lắp đặt pháo mũi đồng trục 23 mm NPPU-23, các móc treo cánh có thể mang được các thùng chứa UPK-23-250 với pháo 23 mm, tương tự như pháo mũi.

Ngoài ra, trực thăng còn có thể được lắp thêm tên lửa không điều khiển (rocket) là hai block B8V20 (mỗi chiếc 20 quả rocket C8 không điều khiển), hoặc block C13, bom FAB từ 50 đến 500 kg, cũng như tên lửa dẫn đường Ataka bằng radio hoặc tia laser.

Trong tương lai, trực thăng có thể được trang bị tên lửa không đối không Strelets (phiên bản sửa đổi từ Igla MANPADS), cũng như hệ thống phòng thủ nằm trên giá đỡ cánh phía sau.

Với những trang bị mới trên Mi-24 Nga thì việc Mỹ huấn luyện và học cách đối phó với dòng trực thăng này của Nga bằng những phiên bản thời Xô Viết không mang nhiều ý nghĩa trong thực tế chiến đấu.

Alligator với một đòn diệt cả đại đội M1 Abrams
Trực thăng vũ trang Ka-52 Alligator của Nga đã nhận vũ khí có khả năng tiêu diệt cả đại đội xe tăng M1 Abrams của Mỹ trong đợt tấn công duy nhất.
Trang Avia-pro cho biết, trực thăng chiến đấu Ka-52 Alligator của Nga đã được trang bị tên lửa dẫn đường Hermes có khả năng tiêu diệt hầu hết mọi phương tiện bọc thép hiện có ở tầm bắn lên đến 100 km, nhờ sự hiện diện của đầu đạn có sức công phá tương đương 30 kg thuốc nổ TNT, với độ sai lệch khi nhắm bắn mục tiêu từ khoảng cách tối đa chỉ là 0,5 mét.

Một phương tiện chiến đấu như Ka-52 có khả năng mang tới 8 tên lửa Hermes, khiến nó có thể tiêu diệt gần như toàn bộ đại đội xe tăng M1 Abrams của Mỹ chỉ trong một đợt tấn công. Đặc điểm nổi bật của tên lửa Nga là tốc độ của chúng đạt tới Mach 3, khiến việc đánh chặn gần như không thể.

Về khả năng của các tổ hợp Hermes trên mặt đất còn rộng hơn nhiều, một hệ thống như vậy có khả năng tấn công 24 mục tiêu khác nhau nếu được chỉ thị đối tượng bắn từ nguồn khác như trinh sát pháo binh hay máy bay không người lái...


Moskva tuyên bố hiện nhiều đối tác quân sự quan trọng của họ, bao gồm Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ... đang cực kỳ quan tâm đến việc mua tên lửa Hermes, vì đây là phương tiện hiệu quả cao để chống lại các mục tiêu mặt đất, mặc dù có thông tin cho rằng vũ khí này cũng có khả năng đánh trúng mục tiêu trên biển và trên không.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ có thể bị trực thăng Ka-52 Alligator tiêu diệt dễ dàng nếu nằm trong tầm bắn
Hermes là tên lửa đa năng thế hệ mới nhất của Nga, có thể sử dụng để chống lại xe tăng, xe thiết giáp, máy bay, thậm chí cả tàu thuyền cỡ nhỏ. Hermes có chế độ "Top attack", tức là từ bên trên tấn công đột nóc vào nơi xe tăng được bọc giáp mỏng nhất.


Cơ chế hoạt động của Hermes như sau: radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Sau đó tên lửa được phóng đi với tốc độ 1.300 m/s, bay đến khu vực đã định rồi tự tìm kiếm đối tượng tấn công ở đó.

Khi xác định chính xác tọa độ của mục tiêu và véc tơ chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống, không để đối phương có cơ hội trốn thoát.


Uy lực của phần chiến đấu với trọng lượng 30 kg TNT, cộng thêm động năng của tên lửa Hermes làm nó tương đương một quả bom nặng 250 kg trút xuống đầu đối phương.

Radar kết hợp hệ thống trinh sát quang điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa cùng thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes cả ngày lẫn đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút “khóa”, sau đó nhấn nút “phóng và quên”.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Xe tăng hạng nhẹ Nga đủ sức đánh bại Abrams?
(Vũ khí) - Đến năm 2023, Nga sẽ chính thức được trang bị Sprut-SDM1 - dòng tăng hạng nhẹ đủ sức đánh bại cả những cỗ tăng hạng nặng.
Theo Bộ chỉ huy Lực lượng Dù Nga: "Các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước Sprut-SDM1 mới nhất sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022. Năm 2023, phương tiện này sẽ được đưa vào trang bị cho binh chủng đổ bộ đường không".

1611283478717.png
Nga thử nghiệm Sprut-SDM1.

Nguồn tin cho biết thêm, do được trang bị vũ khí mạnh, có khả năng sử dụng tên lửa dẫn đường, hệ thống điều khiển vũ khí mới, thiết bị theo dõi mục tiêu, nên hỏa lực của Sprut-SDM1 ngang bằng với các xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất hiện nay.

"Với sức mạnh tấn công cùng khả năng cơ động vượt trội, xe tăng Sprut-SDM1 hoàn toàn đủ sức đánh bại những cỗ tăng chủ lực như Abrams và Merkava hoặc bất kỳ cỗ tăng hạng nặng nào trên thế giới", Bộ chỉ huy Nga khẳng định.

Tăng Sprut-SDM1 hay còn được gọi là xe tăng lội nước hoặc pháo tự hành chống tăng có trọng lượng chỉ 18 tấn nhưng lại được trang bị 01 pháo nòng trơn 2A75 125mm với cơ số 40 viên đạn, giúp cho sức mạnh của nó có thể sánh ngang với những xe tăng chiến đấu chủ lực.

ADVERTISING


X
Được biết, tăng chủ lực Abrams của Mỹ và Merkava của Israel đều được trang bị khẩu pháo chính có cỡ nòng 120mm.

Đặc điểm nổi bật của Sprut-SDM1 là khả năng lội nước nhờ 2 chân vịt ở phía đuôi mà không cần trang bị thêm các thiết bị bổ sung, giúp xe có thể đạt tốc độ di chuyển 8 - 10km/giờ khi ở dưới nước - tính năng không một cỗ tăng hạng nặng nào có được.

Nhiệm vụ chính của Sprut-SDM1 chính là một phương tiện bọc giáp có khả năng cơ động, đột kích cao trên mọi địa hình, sử dụng hỏa lực mạnh (pháo tăng, tên lửa dẫn đường chống tăng bắn từ nòng pháo) để tiêu diệt xe tăng của đối phương.

Ngoài pháo 125mm và tên lửa dẫn đường chống tăng, Sprut-SD còn được trang bị 01 súng máy đồng trục PKTM 7,62mm (cơ số 2.000 viên đạn).

Tính năng làm nên sự khác biệt của Sprut-SDM1 với Abrams và Merkava là phương tiện này có thể vừa bơi vừa bắn như khi ở trên cạn. Sau đó nhanh chóng đổ bộ từ dưới nước lên bờ tiếp tục cơ động và thực hiện nhiệm vụ tấn công.

Hai bên sườn phía trước tháp pháo của Sprut-SDM1 có thiết kế vát góc để giảm thiểu ảnh hưởng của đạn pháo, tên lửa đối phương. Phía sau tháp pháo được gắn thêm 6 ống phóng lựu đạn khói giúp tăng khả năng tồn tại trên chiến trường.

Đối phương nên lo ngại 480 tên lửa của 'Đô đốc Nakhimov'
(Vũ khí) - Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov sau nâng cấp sẽ có dàn hỏa lực cực kỳ hùng hậu với tổng cộng 480 tên lửa tấn công và phòng thủ các loại.
Theo báo chí Nga, sự quan tâm của các "đối tác" phương Tây đối với các tuần dương hạm hạt nhân thuộc Dự án Orlan (lớp Kirov) đã trở nên rõ ràng hơn sau khi xuất hiện thông tin chi tiết về việc hiện đại hóa chiếc Đô đốc Nakhimov thuộc biên chế Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, con tàu đã được đưa vào tình trạng dự trữ, nhưng cách đây 8 năm thì chiến chiến hạm được lên kế hoạch nâng cấp để tái sử dụng. Gần đây Sevmash đã đưa tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov ra khỏi nhà xưởng và bắt đầu giai đoạn hai của công việc nâng cấp. Dự kiến vào năm 2021 nó sẽ đi thử nghiệm trên biển cấp nhà máy, và đến cuối năm 2022, con tàu sẽ trở lại hạm đội.

Như vậy chỉ còn rất ít thời gian để chờ đợi và sự lo lắng của phương Tây là điều dễ hiểu, bởi quá trình đại tu sửa chữa lớn và hiện đại hóa kéo dài từ năm 2013 sắp kết thúc, chiến chiến hạm sau khi quay lại thành phần tác chiến thực sự có khả năng thay đổi cán cân quyền lực khi mang theo 240 tên lửa tấn công và 240 tên lửa phòng thủ các loại.

Tuần dương hạm hạt nhân Đô đốc Nakhimov của Hải quân Nga sắp hoàn thành quá trình hiện đại hóa
ADVERTISING


X
Sức mạnh của tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov cực kỳ ấn tượng. Con tàu sẽ mang theo tổ hợp phòng không 9K96 Redut (còn gọi là Polyment-Redut) với số lượng 176 bệ phóng, và tổ hợp phòng không 42S6 Morpheus tầm ngắn (64 quả)..

Tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov còn nhận được bệ phóng đa năng UKSK 3S14 với 240 ống phòng, tương thích nhiều loại tên lửa tấn công, bao gồm Kalibr, Oniks và cả tên lửa siêu thanh Zircon đầy triển vọng.

Bên cạnh đó, con tàu còn nhận được tổ hợp chống ngầm cỡ nhỏ "Packet-NK" (4 cụm 4 ống phóng), được thiết kế để tiêu diệt ngư lôi và tàu ngầm của đối phương trong cự ly ngắn, cũng như hệ thống vũ khí chống ngầm dựa trên tên lửa 91RE1 Kalibr. Đô đốc Nakhimov còn có 1 bệ pháo hạm A-190 "Universal" cỡ nòng 100 mm và 4 pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30 mm.

Trang thiết bị điện tử của tàu cũng có sự thay đổi đáng kể. Đô đốc Nakhimov sẽ nhận được radar Puma-02 SUAO, radar phát hiện và nhắm mục tiêu 3 tọa độ Furke, radar cảnh giới 3D Fregat-M-2EM. Ngoài ra mỗi hệ thống phòng không sẽ được trang bị loại radar dẫn bắn của riêng mình.

Theo các chuyên gia quân sự Nga, việc đánh bại một con tàu cực lớn với lượng giãn nước đầy tải 24.000 tấn, chạy ở tốc độ tối đa 32 hải lý/h là rất khó khăn và hải quân các quốc gia NATO rõ ràng có lý do để lo ngại.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Màn thể hiện nổi bật của T-90 tại Syria trước đối thủ
Việc sử dụng xe tăng T-90 lần đầu tiên trong cuộc xung đột Syria đã cho thấy những ưu và nhược điểm của chúng trước những đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù thực tế là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 bắt đầu được sản xuất từ năm 1992 và quá trình phát triển của nó diễn ra từ thời Liên Xô, nhưng phương tiện thiết giáp này của Nga mới chỉ trải qua thực chiến lần đầu tiên ở Syria.

Tuy vậy quá trình trên đã tiết lộ tiềm năng của dòng MBT này và có thể gọi nó là một trong những phương tiện chiến đấu bọc thép tốt nhất thế giới.

Xe tăng T-90 lần đầu tiên xuất hiện trong trận chiến gần thành phố Aleppo, chúng đã có sự thể hiện bản thân một cách xuất sắc, hầu hết vũ khí chống tăng của phiến quân đều không thể phá hủy nó, chiếc MBT chỉ bị thiệt hại nhẹ và vẫn tiếp tục cuộc chiến.

Bắt đầu từ năm 2016, các xe tăng của Lực lượng vũ trang Nga bắt đầu đến Syria, chúng cũng được sử dụng tích cực để giải phóng Cộng hòa Ả Rập khỏi những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo - IS.

Chính nhờ sự hiện diện của xe tăng T-90 trong biên chế, Quân đội Syria mới có thể nhanh chóng giành lại các vùng lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng, đây chắc chắn là một minh chứng xuất sắc cho sức mạnh của phương tiện chiến đấu này.

Trong cuộc xung đột gần đây giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, xe tăng T-90 cũng đã thể hiện hiệu quả cao. Đặc biệt hơn, T-90 đã đối phó thành công với xe tăng Leopard 2A4 hạng nặng, liên quan đến việc này, Damascus bày tỏ mong muốn có được nhiều hơn nữa T- 90.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 đã thể hiện rất tốt trong lần đầu thực chiến tại Syria
Trước một đối thủ cạnh tranh khác của T-90 do Nga sản xuất là xe tăng Mỹ M1 Abrams, theo một số báo cáo, tổn thất của chiếc xe tăng này ở Syria và Iraq - chỉ riêng trong cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo hóa ra nhiều hơn gần 30% so với T-90.

Chính việc sử dụng thành công xe tăng T-90 đã buộc Iraq phải ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp thêm nhiều phương tiện chiến đấu này cho quân đội của mình, và trong khuôn khổ lễ duyệt binh kỷ niệm 100 năm lực lượng vũ trang nước này, chiến xa Nga đã thực sự gây ấn tượng mạnh.

Một trong những hạn chế của xe tăng T-90 là lớp giáp tương đối yếu ở bên hông, nhất là khi các loại vũ khí chống tăng hiện đại được sử dụng để chống lại chúng. Tuy nhiên với sự bổ sung giáp phản ứng nổ Relikt, nhiều khả năng giờ đây T-90 đã sẵn sàng hơn hẳn cho các trận chiến toàn diện với kẻ thù.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ biến Ohio thành kho tên lửa lớn nhất thế giới
(Vũ khí) - Theo Hải quân Mỹ, sau khi hoàn thành nâng cấp và hoán cải, tàu ngầm hạt nhân Ohio mang theo số lượng tên lửa hành trình khủng khiếp.
Chiếc đầu tiên trong tổng số 4 chiếc lớp Ohio được Mỹ nâng cấp là USS Ohio (SSGN-726). Trước thời điểm năm 2002, USS Ohio trang bị 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident (tầm bắn 7.400km). Từ năm 2003, con tàu được cải tạo lại mang tên lửa hành trình và trở thành tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Tàu ngầm Ohio.
Ngoài USS Ohio, còn có ba tàu khác cùng lớp được cải tạo thành tàu ngầm hạt nhân tấn công gồm: USS Michigan (SSGN-727), USS Florida (SSGN-728) và USS Georgia (SSGN-729). Các tàu này đều là những chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio có lượng giãn nước toàn tải lên đến 18.450 tấn, dài 170m.

Sau cải tạo, mỗi ống phóng tên lửa đạn đạo tàu ngầm hạt nhân USS Ohio được thiết kế chứa module bệ phóng lắp đến 7 quả tên lửa hành trình Tomahawk. Như vậy, với 22 ống phóng tên lửa (lược bỏ hai ống so với nguyên bản), tổng cộng USS Ohio mang tới 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk.


Như vậy, chỉ với 4 chiếc tàu ngầm Ohio đã có thể mang theo tới 616 quả tên lửa hành trình tầm xa - số lượng tên lửa nhiều hơn bất kỳ tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn nào trên thê giới.

Số lượng tên lửa tàu ngầm Mỹ mang theo cho thấy nhiều hơn gấp đôi tàu ngầm Antey của Nga (mang theo 72 tên lửa hành trình Kalibr-PL sau nâng cấp).

Tên lửa hành trình Tomahawk đạt tầm bắn đến 1.700km, tốc độ bay cận âm 890km/h, trang bị hàng loạt công nghệ dẫn đường tối tân nhất thế giới như định vị GPS, INS; hệ thống định dạng mặt đất TERCOM; hệ thống định dạng khu vực theo hình ảnh số DSMAC và radar chủ động.

Trong khi đó, dù có số lượng tên lửa mang theo ít hơn nhưng Kalibr trên tàu ngầm Nga được cho là có thể tấn công chính xác với bán kính lệch mục tiêu chỉ hơn 10m trong khi đó con số này của Tomahawk gần 100m.

Cùng với tàu ngầm Antey, tàu ngầm Kilo cũng được Hải quân Nga trang bị Kalibr-PL. Tuy nhiên, mỗi tàu ngầm Kilo chỉ có thể phóng tối đa 4 quả tên lửa hành trình nhưng nó có lợi thế rất lớn khi có thể tác chiến tại những vùng biển nông, len lỏi vào gần đối phương để khai hỏa.

Các hệ thống Kalibr-PL đều được trang bị 2 loại tên lửa có tính năng rất mạnh là tên lửa hành trình tấn công mặt đất cận âm 3M-14 (tàu ngầm) và 3M-14T (tàu nổi), có tầm phóng từ 1500-2500 km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ so sánh T-14 Armata Nga với T-84 Oplot Ukraine
Chuyên gia quân sự Mỹ Charlie Gao đã quyết định so sánh xe tăng T-14 Armata mới nhất của Nga với đối thủ T-84BM Oplot đến từ Ukraine. Theo nhà báo Mỹ, cả hai loại chiến xa này này đều có nhiều điểm chung, dù ưu thế chắc chắn nghiêng về phía MBT của Nga.

Theo ông Charlie Gao, Quân đội Ukraine đã có thể hiện đại hóa phiên bản "chết người" của xe tăng T-80 từ thời Liên Xô và mặc dù không có quá nhiều thay đổi cơ bản đối với cả hai loại, nhưng theo chuyên gia Mỹ, xe tăng Ukraine hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các phương tiện chiến đấu khác của Nga, ví dụ như phiên bản hiện đại hóa của T-90.

Về xe tăng T-14 Armata, Charlie Gao nhấn mạnh rằng sự phát triển của Nga là hoàn toàn độc đáo và vượt qua các xe tăng từng được phát triển tại Liên Xô về hầu hết các thông số được trình bày, vượt qua cả T-84BM Oplot của Ukraine.


T-84BM Oplot và T-14 Armata là hai loại xe tăng tốt nhất hiện do Ukraine và Nga chế tạo
“Đánh giá so sánh gần đúng về phẩm chất chiến đấu của Oplot so với các đối thủ đến từ Nga có thể được nghiên cứu dựa trên kết quả công bố từ những cuộc thử nghiệm xe tăng tại Malaysia những năm 2000".


"Biến thể cơ bản của xe tăng T-84BM được chế tạo ở mức tương đương với T-90S của Nga. Kính ngắm ảnh nhiệt toàn cảnh của chỉ huy độc lập giúp Oplot nhận biết tình huống tốt hơn một chút so với T-72B3, T-90A hay thậm chí T-80BVM của Nga đã tương đối lỗi thời".

"Các xe tăng cuối cùng của Liên bang Nga, chẳng hạn như T-90M, hoặc phiên bản T-72B3M đã vượt qua T-84BM Oplot-M về hiệu suất, và T-14 Armata thì rõ ràng tốt hơn đáng kể với sức mạnh vũ khí và tốc độ tốt hơn", ấn bản tin tức New Inform trích dẫn.

Tuy nhiên các nhà phân tích độc lập chú ý đến thực tế rằng dựa trên những lời đánh giá của chuyên gia Charlie Gao, sự phát triển của Ukraine có thể vượt qua cả M1 Abrams của Mỹ, và đây đã là một đòn giáng nghiêm trọng vào danh tiếng của vũ khí Mỹ trên thị trường thế giới.

Súng ngắn PE-10 bắn chính xác như súng bắn tỉa
(Vũ khí) - Quân đội Nga đã phát triển thành công khẩu dúng ngắn thế hệ mới PE-10 có thể tấn công mục tiêu chính xác như súng bắn tỉa.
Thông tin về khẩu súng mới được nhà phân tích quân sự Dmitry Safonov nói với trang Russia Beyond. "Một số khẩu súng trước đây không phù hợp cho quân đội vì chỉ sau một lần chạy việt dã, bơi lội hoặc tắm bùn, nó trở thành vô dụng.

Quân đội cần vũ khí có độ tin cậy cấp độ Kalashnikov để chịu được nhiệt độ từ -40 đến + 40 độ C và hoạt động trong điều kiện nhiệt đới, thậm chí là sa mạc".

Khẩu PE-10 của Nga.
Chính vì vậy, khẩu PE-10 đã ra đời với tất cả các thành phần và cơ chế hoạt động rất tinh tế. Ví dụ, cò súng cũng nhạy như những khẩu súng bắn tỉa có độ chính xác cao nhất. "Súng ngắn, với lực kéo không quá 1,5 kgf. Điều đó làm tăng tốc độ bắn, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tin cậy trong điều kiện chiến đấu", chuyên gia Safonov nói.

Nhà thiết kế của PE-10 là Yevgeniy Yefimov, vốn là một xạ thủ thi đấu gạo cội. Hai chữ PE là viết tắt chữ cái đầu tên của ông. Khẩu Yefimov được sản xuất bởi công ty Souz TM, mới thành lập năm 2016. Theo nhà sản xuất, nó được thiết kế phục vụ các cuộc thi bắn súng thực tế.


PE-10 là khẩu súng lục đầu tiên của Nga được thiết kế cho loại đạn .40 Smith & Wesson mạnh mẽ của Mỹ (kích thước 10x21 mm) - một giải pháp khá phi tiêu chuẩn cho vũ khí Nga. Hơn nữa, về độ chính xác, PE-10 sánh ngang với vũ khí bắn tỉa.

Khi bắn chỉnh tay ở cự ly 10m, các viên đạn tiếp đất cách nhau 3cm. Các nhà sáng chế cũng tuyên bố rằng ngay cả một tay thiện xạ được đào tạo kém cũng có thể bắn trúng mục tiêu 4x3cm ở khoảng cách 50m.

Ngoài ra, vũ khí này còn có một khóa an toàn giống bàn đạp được vận hành bằng ngón tay cái của tay không bắn, dùng để giữ vũ khí. Chế độ bảo hành kỹ thuật của súng lục Efimov kéo dài tới khoảng 50.000 phát bắn. Con số này cao hơn nhiều lần so với súng trường quân đội Yarygin.

Cùng với khẩu PE-10, Viện cơ khí chính xác trung ương (TsNIITOCHMASH, thuộc thành phần của tập đoàn Rostec) đã chế tạo loại súng lục nhỏ gọn tự nạp đạn mới Poloz cho Bộ Nội vụ và các nhân viên của Rosgvardia.

Khẩu Poloz được thiết kế để diệt mục tiêu hiệu quả ở khoảng cách đến 50 mét. Qua các cuộc thử nghiệm cho thấy, khẩu Poloz vẫn hoạt động tốt ở ngưỡng nhiệt độ từ -50 độ C cho +50 độ C và có thể xuyên thủng mọi loại áo giáp.

Súng lục sử dụng băng đạn cỡ 9x19 mm của cơ quan liên bang (PFO) và băng đạn 9x19 với đạn lõi thép. Dung lượng băng đạn - 15 hoặc 18 viên.

"Thiết kế module cho phép thay thế tay cầm mà không cần thay thế các bộ phận chính và sử dụng hộp chứa đạn có dung lượng khác nhau. Nó thuận tiện, đáng tin cậy và đơn giản khi sử dụng, điều này cực kỳ quan trọng đối với nhân viên của các cơ quan phản ứng nhanh", Rostec tiết lộ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích thế hệ 6 Nhật Bản... giống Tu-128?
(Vũ khí) - Truyền thông Nga đang cáo buộc rằng máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Nhật Bản đã sao chép thiết kế tiêm kích đánh chặn Tu-128 từ thời Liên Xô.
Bất chấp việc Nhật Bản đạt được tương đối ít tiến bộ trong việc phát triển máy bay quân sự, quốc gia này vẫn quyết định hướng tới việc tạo ra một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của riêng mình.

Theo các chuyên gia quân sự và nhà phân tích, hình ảnh chiếc máy bay chiến đấu Nhật Bản khá gợi nhớ đến tiêm kích đánh chặn hạng nặng Tu-128 của Liên Xô, từng phục vụ trong biên chế Không quân Liên Xô khoảng 30 năm và được coi là một phương tiện chiến đấu rất hứa hẹn.

1611284022456.png
Đồ họa tiêm kích thế hệ thứ sáu của Không quân Nhật Bản



X
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố trên trang web chính thức của mình một bản đồ họa có ghi chú thông tin về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mới nhất, họ cho rằng đây hoàn toàn là thành quả nghiên cứu của riêng mình.

Chính vì lý do này mà các nhà báo của trang Avia-pro đã tập trung chú ý đến sự tương đồngvề thiết kế của máy bay chiến đấu Nhật Bản với bề ngoài của của tiêm kích đánh chặn Tu-128, được phát triển vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước và chỉ được rút khỏi biên chế vào năm 1990.

1611284004033.png
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Tu-128 từ thời Liên Xô
Trong các bức ảnh được giới thiệu, theo Avia-pro, có thể so sánh thiết kế của cả hai máy bay chiến đấu và mặc dù có sự khác biệt giữa các phương tiện nói trên, nhưng sự tương đồng giữa chúng lớn hơn nhiều.

Ngoài ra dựa trên các thông số được trình bày, hóa ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Nhật Bản gần như khớp chính xác với Tu-128 của Liên Xô, điều này càng làm dấy lên nghi ngờ rằng tiêm kích Liên Xô đã được lấy làm cơ sở.

Mặt khác, vẫn chưa rõ tại sao Nhật Bản gọi loại phi cơ đang được phát triển là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, vì theo phân loại thì yếu tố đầu tiên là phải không có người lái, hoặc nó phải có phiên bản không người lái ngang bằng với máy bay có người lái, trong khi tiêm kích của Đất nước Mặt trời mọc vẫn yêu cầu phi công điều khiển hoàn toàn
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Thay đổi mới nhất trên tàu hộ vệ Pohang 18 Việt Nam
Hình ảnh mới nhất về tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 18 lớp Pohang của Hải quân Việt Nam đã cho thấy sự khác biệt về vũ khí trang bị.
Như đã biết, Tàu 18 là chiếc Pohang đầu tiên được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam, tuy nhiên khác với Tàu 20, cấu hình vũ khí của nó đã bị cắt giảm khi chỉ còn 1 pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm, 1 pháo 40 mm nòng đôi Dardo và 1 ụ pháo bắn nhanh Sea Vulcan cỡ 20 mm.

Sau khi Tàu 20 được thử nghiệm gắn các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E thì đã có nhiều dự đoán cho rằng Tàu 18 cũng sẽ sớm tích hợp khí tài này.

Thay doi moi nhat tren tau ho ve Pohang 18 Viet Nam
Bệ phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm 3M24 Uran-E đã được tích hợp trên Tàu 18

Vào thời điểm tháng 11/2019 đã xuất hiện hình ảnh Tàu 18 sau khi trải qua quá trình hiện đại hóa, có thể dễ dàng nhìn thấy các ống phóng KT-184 đã được lắp đặt trên tàu tại vị trí tương tự như đối với Tàu 20.

Tuy vậy theo đánh giá thì các ống phóng này được gắn kết mới chỉ là bước đầu tiên đó là thử nghiệm cân bằng cho tàu, tương lai sẽ yêu cầu bổ sung radar điều khiển hỏa lực và quan trọng nhất là tích hợp tên lửa Kh-35 Uran-E vào hệ thống quản lý chiến đấu.

1611284122137.png
Hình ảnh mới nhất của Tàu 18, các ống phóng KT-184 đã được tháo bỏ
Sau khoảng thời gian hơn 1 năm, trong phóng sự mới nhất do Kênh Truyền hình Hải quân phát sóng thì Tàu 18 lại xuất hiện với diện mạo mới, đó là các ống phóng KT-184 phía sau đã được tháo bỏ, con tàu trở lại với chức năng ban đầu là tuần tra và chống ngầm.

Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao Tàu 18 lại bỏ ống phóng KT-184 đi, cũng như cấu hình tương tự có còn áp dụng trên Tàu 20 hay không, nhưng cần nhấn mạnh rằng tích hợp tên lửa và radar có nguồn gốc Nga lên chiến hạm do Hàn Quốc sản xuất với hệ thống quản lý chung "khác hệ" là điều chẳng hề đơn giản.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Công nghệ số khiến Lực lượng RVSN Nga nguy hiểm hơn
(Vũ khí) - Theo Sputnik, trong năm 2020, Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN) đã hoàn toàn chuyển sang công nghệ kỹ thuật số để truyền thông tin.
Cục thông tin và truyền thông đại chúng của Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo: "Động lực của việc cung cấp mẫu thiết bị liên lạc mới cho quân đội giúp lực lượng tên lửa chiến lược có thể chuyển đổi hoàn toàn sang các công nghệ kỹ thuật số hiện đại để truyền thông tin vào cuối năm 2020.

Trong 4 năm qua, các hệ thống kỹ thuật số mới để truyền thông tin cho các khu vực vị trí của các sư đoàn tên lửa đã được đưa vào trang bị cho Lực lượng tên lửa chiến lược".

1611284186429.png
Vũ khí của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Nguồn tin cho biết thêm, trong các đơn vị quân đội đã trang bị cho các sở chỉ huy của Lực lượng tên lửa chiến lược và bao gồm cả sư đoàn tên lửa thiết bị viễn thông kỹ thuật số, điều này sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả của việc sử dụng vũ khí của quân đội.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga có nhiệm vụ răn đe và tấn công đáp trả hạt nhân vào đối phương nếu bị tấn công. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, RVSN đã trở thành bộ phận không thể thay thế trong lực lượng vũ trang Nga.

Để đảm bảo răn đe hạt nhân và tấn công đáp trả trong mọi tình huống, lực lượng này hiện đang vận hành khoảng 300 tên lửa liên lục địa (ICBM) khác nhau gồm các loại từ hầm phóng cố định đến loại triển khai trên xe phóng di động.

Cựu phát ngôn viên của RVSN, Đại tá Igor Yegorov cho biết, Lực lượng Tên lửa chiến lược của Nga sẽ thực hiện hơn 200 cuộc tập trận ở nhiều cấp độ trong năm 2021, bao gồm các cuộc diễn tập chiến thuật và chiến thuật đặc biệt với sự tham gia của các sư đoàn và trung đoàn tên lửa, cũng như các cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu với các đội hình tên lửa.

Trong năm 2019, RVSN đã thực hiện 16 vụ phóng thử ICBM, trong đó bao gồm việc thử nghiệm các tên lửa tiên tiến đồng thời kiểm tra khả năng sẵn sàng của các hệ thống tên lửa đã được phiên chế cho lực lượng này. Năm 2018, RVSN thực hiện 8 vụ phóng tên lửa, trong đó vụ thử nghiệm tên lửa mới nhất Sarmat, RS-24, Topol... Và trong năm 2020 vừa qua, con số này ấn tượng hơn.

Hầu hết những vụ thử này được thực hiện tại bãi thử Kapustin Yar. Đầu đạn tên lửa này đã phá hủy mục tiêu giả định tại bãi thử Sary Shagan ở Kazakhstan với độ chính xác cực cao.

Cùng với tuyên bố của ông Yegorov, vị chỉ huy cấp cao thuộc Lực lượng RVSN, Sergey Karakayev cho biết, trong thời gian tới, tên lửa Sarmat sẽ cùng với Rubezh và Bulava là bộ 3 tên lửa chiến lược của Nga chuyên để đối phó Mỹ và phương Tây.

Vị chỉ huy này cho biết, khi ICBM Sarmat được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.

Việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.

Ngoài Sarmat, Lực lượng RVSN còn có tên lửa RS-26 Rubezh và R-30 Bulava. Với bộ 3 tên lửa này, một khi Nga phát động tấn công đối thủ của Nga sẽ không có cách nào để chống đỡ được, vị chỉ huy này cho biết.

Phòng không Nga khiến tiêm kích tàng hình Mỹ gặp nguy
(Vũ khí) - Quân đội Nga chuẩn bị tiếp nhận hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không tối tân, điều này đã khiến giới chức quân sự Mỹ cực kỳ lo lắng.

Lực lượng phòng không Nga đang lên lịch trình đưa vào trang bị hệ thống tầm xa S-500 Prometheus thế hệ mới và tiến hành thay thế quy mô lớn S-300PS bằng S-350 Vityaz. Điều này khiến chuyên gia Dave Majumdar - biên tập viên tạp chí National Interest nhận xét rằng tên lửa đánh chặn mới nhất của Nga có thể gây ra nguy hiểm cực lớn đối với tiêm kích tàng hình Mỹ.
Tác giả phân tích, S-500 Prometheus sẽ chiếm vị trí cao nhất trong mạng lưới phòng không hợp nhất của Nga, nó có thể bắn hạ các mục tiêu ở độ cao khoảng 200 km ở khoảng cách 600 km. Trung đoàn S-500 đầu tiên sẽ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Moskva cũng như miền Trung nước Nga.
Dựa trên thông tin đã được công bố, S-500 có khả năng phát hiện và tiêu diệt đồng thời 10 đầu đạn tên lửa siêu thanh bay với tốc độ lên tới 7 km/s, thông qua các tên lửa đánh chặn lắp đầu dò radar chủ động.

"S-500 có tính cơ động, hệ thống này được trang bị mạng lưới radar cung cấp khả năng phát hiện cũng như bám bắt mục tiêu từ cự ly lớn. Tiêu biểu là radar điều khiển hỏa lực 91N6A (M), radar cảnh giới 96L6-TsP đã được sửa đổi, cũng như các radar chống tên lửa đa chế độ 76T6 và 77T6", chuyên gia Majumdar viết.

1611284607818.png
Tổ hợp tên lửa phòng không S-350 Vityaz của Nga sẽ đảm nhận vai trò thay thế S-300PS lạc hậu
Trong khi chờ đợi S-500 hoàn thiện, Quân đội Nga đã bắt đầu nhận được hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa cơ động tầm trung - xa S-350 Vityaz để thay thế cho các tổ hợp S-300PS cũ. Vũ khí mới sẽ bổ sung cho Buk-M3, S-300VM4, S-400 và S-500.

Hệ thống Vityaz sử dụng tên lửa 9M96, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km và độ cao 30 km, nó có thể bắn hạ tới 16 mục tiêu cùng lúc. Thành phần mỗi tổ hợp S-350 bao gồm 2 xe điều khiển, 2 xe radar cảnh giới kiêm chiếu xạ và 8 bệ phóng.

Người Nga dự định đưa tất cả các hệ thống phòng không mới vào một mạng lưới tích hợp duy nhất, từ đó tạo ra "bức màn sắt" không thể xuyên thủng. Mặc dù thực tế là tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga đã phải hứng chịu nhiều thiệt hại sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng Moskva vẫn có thể tạo ra nhiều vũ khí rất hiện đại có năng lực tác chiến vượt trội.

"Một số ví dụ về các hệ thống phòng không mới này đó là chúng tinh vi đến mức nhiều tướng lĩnh Mỹ lo ngại rằng ngay cả máy bay tàng hình như F-22, F-35 và B-2 cũng sẽ gặp nguy hiểm cực lớn khi đối mặt chúng", chuyên gia Dave Majumdar tóm tắt.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu tàng hình Iran bay trên mặt nước tấn công đối thủ
(Vũ khí) - Tờ Popular Mechanics của Mỹ cho biết, giới quân sự phương Tây đã rất bất ngờ khi Iran đang âm thầm phát triển tàu tên lửa tàng hình tốc độ cao.
Chiếc tàu tên lửa Iran đang phát triển có thiết kế hai thân rất giống với tàu tên lửa cao tốc của Triều Tiên từng nhiều lần phóng tên lửa chống hạm trong các cuộc diễn tập.

Theo mô tả của báo Mỹ, con tàu có thể lướt trên bề mặt như tàu đệm khí để phóng tên lửa tấn công mục tiêu và nhanh chóng tránh khỏi tầm tấn công đáp trả từ hỏa lực đối phương.

1611284237832.png
Thiết kế của tàu Iran có nhiều nét tương đồng với tàu tên lửa Triều Tiên.

Để làm được điều đó, tàu được thiết kế 2 thân song song với váy cao su ở phía trước và phía sau, cùng với đó là một túi khí lớn bên dưới. Với thiết kế này, tàu có thể di chuyển với tốc độ siêu nhanh trên bề mặt biển.

Các chuyên gia Mỹ tính toán, con tàu có thể di chuyển hơn 100km/h. Với tốc độ cực nhanh đạt được sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho Iran khi tác chiến trên biển với các tàu chiến cỡ lớn của đối thủ.

Tàu dài khoảng 50m, rộng 14m. Con tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 15 người, nhưng nó có thể đáp ứng tất cả mọi nhiệm vụ chiến đấu nhờ hệ thống chỉ huy tác chiến tự động.


Khi chính thức đi vào trang bị, Hải quân Iran sẽ sở hữu phương tiện tấn công hàng đầu thế giới bởi cùng với tốc độ cực nhanh, lớp tàu này còn được ứng dụng công nghệ tàng hình và kho vũ khí tấn công có thể đánh chìm bất kỳ chiến hạm cỡ lớn nào.

Hệ thống hỏa lực trên tàu gồm khẩu pháo Gatling 14,5mm. Đây là bản sao của hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 của Liên Xô tương tự như Phalanx trên tàu chiến của Hải quân Mỹ.

Vũ khí chính khiến đối thủ của Iran e ngại nhất trên lớp tàu này chính là 4 tên lửa hành trình chống hạm Qadir được gắn song song bên bên thượng tầng của tàu.

Dù chưa rõ thời điểm Iran chính thức trang bị lớp tàu chiến này nhưng theo báo Mỹ, con tàu sẽ là bất ngờ lớn Iran dành cho đối thủ. Đây rõ ràng là tiến bộ vượt bậc của Iran.

Nền công nghiệp quốc phòng Iran đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã tự lực sản xuất được rất nhiều trang bị quân dụng quan trọng, có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các loại tên lửa tấn công mặt đất, tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm.

Hiện Iran đang triển khai ồ ạt 3 dự án đóng tàu là các tàu khu trục lớp Jamaran, tàu hộ vệ lớp Sahand và lớp Sina. Đặc điểm chung của chúng là đều được trang bị tên lửa chống hạm Qadir.

Ngay từ năm 2010, Iran đã phát triển thành công lớp tàu khu trục tên lửa Jamaran (thực tế là tàu hộ vệ) do các chuyên gia nước này tự thiết kế, chế tạo, chiếc đầu tiên Jamaran 01 (số hiệu 76) được biên chế ngày 21/02/2010.

Tàu hộ vệ lớp Jamaran có lượng giãn nước 1420 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56km/h), thủy thủ đoàn 120-140 người. Trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm thấp, ngư lôi, pháo và các hệ thống radar và thiết bị điện tử tiên tiến.

Trên tàu còn trang bị 1 máy bay trực thăng trinh sát chống ngầm. Đặc biệt là trong đó có cả loại tên lửa đối hạm C-802 (sắp tới sẽ được thay thế bằng Qadir tự sản xuất) của Trung Quốc.

Hải quân Iran cũng đã hạ thủy tàu hộ vệ lớp Sahand vào ngày 08/09/2012, tại cảng Abbas. Ngay sau đó, Tehran tuyên bố nghiên cứu, chế tạo tàu hộ vệ cỡ lớn Sina-7, áp dụng nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến của nước này và hệ thống vũ khí, trang bị rất hiện đại.

Tàu hộ vệ lớp Sina có lượng giãn nước lớn nhất lên đến trên 2000 tấn. Tàu hộ vệ lớp này có thể được trang bị tên lửa Qadir do Iran tự chế tạo, có tính năng tương tự, thậm chí còn mạnh hơn cả nguyên bản.

Vũ khí siêu thanh cho phép Nga chống lại mọi kẻ thù
(Lực lượng vũ trang) - Khả năng quân sự của Nga được tăng lên đáng kể nhờ sự hiện diện của vũ khí siêu thanh, cho phép nước này chống lại mọi kẻ thù.

Năm 2020 quân sự quốc phòng của Nga đạt được những thành tựu vĩ đại. Trong năm qua, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới đưa vào trang bị dòng tên lửa siêu thanh không thể đánh chặn. Hiện tại, các hệ thống siêu thanh của Nga có thể thực hiện một cuộc tấn công các kẻ thù tiềm năng ở trên bộ và trên biển, trên không và ngoài không gian một cách nhanh chóng và chính xác.
1611284287247.png
Vũ khí siêu thanh của Nga.

Trên đất liền Nga có các tên lửa đạn đạo 9M723 Iskander, trên biển có tên lửa siêu thanh mới nhất 3M22 Zircon, trên không có tổ hợp tên lửa X-47M2 Kinzhal và cuối cùng hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard có thể tiêu diệt các mục tiêu ngoài không gian với tốc độ lên tới 28 Mach.
Tại một cuộc họp mở rộng của Bộ Quốc phòng vào cuối tháng 12/2020, ông Putin tuyên bố rằng, năm 2020 là một năm khó khăn đối với tất cả chúng ta. Các mối đe dọa tiềm tàng, các hành động quân sự nhằm phá hoại sự ổn định toàn cầu nhưng Bộ Quốc phòng cùng với các đơn vị trong quân đội đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.



X
Ông Putin lưu ý rằng, tình hình quân sự - chính trị trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường. Vẫn còn nhiều nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình ở Caucasus, Trung Đông, Châu Phi và các khu vực khác trên thế giới. Hoạt động quân sự của khối NATO vẫn tiếp diễn, các thỏa thuận về hạn chế vũ khí có nguy cơ bị phá bỏ. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã rút khỏi các hiệp ước về phòng thủ tên lửa, tên lửa tầm trung và tầm ngắn, bầu trời mở và hiện tại cũng chưa rõ họ có rút khỏi hiệp ước về vũ khí tấn công chiến lược hay không. Hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.

Và để chống lại các mối đe dọa này, Nga hơn lúc nào hết phải phát triển các hệ thống tên lửa và vũ khí quân sự của mình. Đầu tiên là hệ thống tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal. Loại vũ khí này cho phép Nga thực hiện các cuộc tấn công chiến lược trong các cuộc xung đột quy mô lớn, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương. Chính nhờ sự hiện diện của loại vũ khí này khả năng răn đe phi hạt nhân của Nga đã tăng lên đáng kể, cho phép nước này ngăn chặn mọi hành động xâm phạm của đối phương.

Thứ hai là tổ hợp tên lửa đạn đạo 9M723. Đây là loại tên lửa cấp chiến dịch - chiến thuật tiên tiến nhất hiện đang được trang bị trong quân đội Nga. Tên lửa Iskander có chiều dài 7,2 m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95 m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380 kg, có thể bay trên độ cao 50 km. Mỗi xe chở phóng có 2 quả đạn và dự trữ 2 quả. Trong vòng 1 phút xe này có thể hoàn tất phóng cả 2 tên lửa.

Iskander có 2 phiên bản, loại chuyên dùng cho xuất khẩu là Iskander-E, loại sử dụng trong quân đội Nga là Iskander-M. Phiên bản xuất khẩu có tầm phóng tối đa 280 km, tối thiểu 50 km; phiên bản dùng trong nước có khả năng tấn công tầm xa 480 km.

Thứ ba là tên lửa hành trình siêu thanh Zircon. Đây là loại tên lửa hành trình siêu thanh đầu tiên trên thế giới có khả năng bay trong thời gian dài với khả năng cơ động trong các lớp dày đặc của khí quyển, sử dụng lực đẩy của động cơ riêng trong suốt hành trình, tốc độ của nó đạt khoảng 9 lần tốc độ âm thanh và phạm vi bắn tối đa lên đến 1.000 km. Tên lửa này có thể tấn công cả mục tiêu trên biển và trên mặt đất với hiệu quả rất cao.

Và cuối cùng là hệ thống tên lửa Avangard. Nó có thể tăng tốc tới hơn 28 tốc độ âm thanh, tiếp cận mục tiêu dưới dạng một quả cầu lửa với nhiệt độ 1.600 - 2.000 độ C. Phần thân của Avangard được làm bằng vật liệu composite có khả năng chống nóng khí động học và chống chiếu xạ laser. Theo một số nguồn tin, sức mạnh điện tích hạt nhân của một đơn vị chiến đấu Avangard là từ 800 kiloton đến 2 megatons, mạnh gấp khoảng 130 lần so với một quả bom hạt nhân được Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima vào năm 1945.

Mỹ tăng tốc phát triển ICBM mạnh nhất thế giới
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ vừa quyết định đẩy nhanh tiến độ phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới với tính năng hàng đầu hiện nay.

Theo người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Charles Richard, Bộ Quốc phòng nước này cần phải được phép thúc đẩy việc thay thế những tên lửa ICBM Minuteman hiện tại bằng chương trình mới hơn và tối tân hơn.
"Bạn không thể kéo dài thời gian phục vụ của Minuteman. Nó đã già cỗi và gần hết thời gian phục vụ. Sẽ không hiệu quả nếu tiếp tục bơn tiền để nâng cấp, bởi điều đó không giúp Mỹ có thể cạnh tranh được với đối thủ, đặc biệt là Nga với tên lửa Sarmat đã sẵn sàng trang bị", vị tướng này cho biết.
My tang toc phat trien ICBM manh nhat the gioi
Tên lửa ICBM Mỹ.
Đây chính là lý do khiến chính quyền mới của Mỹ vừa đưa ra cam kết sẽ đẩy nhanh Dự án ICBM mới có tên gọi Hệ thống Răn đe Chiến lược Mặt đất (GBSD - Ground based strategic deterrent). Tuổi thọ của tên lửa này được ước tính là 50 năm, sẽ được trang bị cho quân đội vào cuối thập kỷ này và sẽ phục vụ cho đến năm 2080.
Vị lãnh đạo này tiết lộ, kích thước tổng thể của ICBM mới tương đương với Minuteman III, bởi vì các chuyên gia không lên kế hoạch điều chỉnh đáng kể các bệ phóng trong các hầm phóng silo. Do đó, nơi bố trí các tên lửa ICBM mới cũng không thay đổi.
Hiện nay, Minuteman III được triển khai tại ba căn cứ của Không quân Hoa Kỳ - Warren (Wyoming), Malmstrom (Montana) và Minot (Bắc Dakota). Trên mỗi căn cứ có 150 quả tên lửa.

Dù nhiều thông tin của GBSD được bảo mật nhưng giới quân sự Nga cho rằng rất có thể Mỹ sẽ học Nga trong việc phát triển tên lửa thay thế ICBM hiện có. Theo nguồn tin này, Minuteman là trụ cột trong sức mạnh răn đe hạt nhân trên đất liền của Mỹ. Nhưng toàn bộ số ICBM của Mỹ đều được triển khai từ các silo phóng cố định trong lòng đất.

Điều này khiến khả năng giữ bí mật vị trí phóng tương đối hạn chế. Vì vậy, để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng tên lửa hạt nhân, Mỹ cần cơ động hóa chúng tương tự các ICBM di động của Nga. Các tên lửa đặt trên xe phóng cơ động hoặc trên đường sắt sẽ ít tốn kém hơn so với các tên lửa đặt trên tàu ngầm.

Các tên lửa di chuyển liên tục cũng làm giảm nguy bị tấn công hạt nhân vì vị trí phóng liên tục thay đổi, đảm bảo yếu tố bí mật. Việc đặt các tên lửa lên xe phóng cơ động chắc chắn không phải là vấn đề quá khó khăn đối với Mỹ, vì ngay cả Triều Tiên cũng có thể thực hiện điều này.

Hiện nay Nga đang duy trì hai loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ silo cố định và cơ động trên mặt đất. Điển hình là tên lửa R-36 Satan phóng từ silo và loại cơ động RT-2PM2 Topol-M. Gần đây, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã đưa vào hoạt động loại ICBM di động RS-24 Yars mới có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.

Các ICBM di động đem lại cho Nga khả năng đáp trả nếu xảy ra tấn công hạt nhân nhắm vào các silo cố định của họ, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật trong triển khai lực lượng và che giấu vị trí phóng. Vì vậy, rất có thể cùng với phiên bản triển khai tại silo cố định, tên lửa GBSD của Mỹ cũng sẽ có phiên bản di động tương tự ICBM Nga.

Được biết ngay từ khi có kế hoạch phát triển GBSD, Mỹ đã đặt ra tiêu chí dòng tên lửa ICBM mới này phải mạnh hơn tất cả các tên lửa cùng phân khúc của Nga, kể cả Sarmat. Nhưng tham vọng của Mỹ khó thành khi phân tích những thông số ấn tượng dòng tên lửa thế hệ mới của Nga.

Chuyên gia phân tích quân sự của The National Interest - Michael Peck đã đưa ra những so sánh loại tên lửa Sarmat với loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, hiện nay Nga đang là quốc gia hàng đầu trong việc phát triển tạo ra các loại vũ khí thế hệ mới. Nếu Mỹ không hành động trong những năm tới Nga sẽ đe dọa nghiệm trọng đến vị trí đứng đầu của Mỹ cũng như lợi ích của Mỹ.

Loại tên lửa đạn đạo mới của Nga có sức công phá rất khủng khiếp, chúng có khối lượng khoảng 100 tấn và trở thành loại tên lửa lớn nhất trong lịch sử thế giới. Hiện nay Mỹ đang sử dụng loại tên lửa ICBM Minuteman III với khối lượng khoảng 39 tấn. Rõ ràng ICBM Minuteman III kém hơn hoàn toàn thậm chí không đáng để so sánh.

Chắc chắn Mỹ không muốn Nga chiếm ưu thế trong lĩnh vực này. Vì vậy họ đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới để thay thế Minuteman III và chúng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với Sarmat. Các thông tin về tên lửa hiện nay chưa được tiết lộ. Nhưng theo ước tính sơ bộ để hoàn thành dự án này Lầu Năm Góc sẽ phải bỏ ra ít nhất là 85 tỷ USD.

Kích thước của tên lửa, tất nhiên quan trọng nhưng không quyết định các tính năng của Sarmat. Vì vậy, giới quân sự Mỹ tin rằng dù kích thước của GBSD chỉ tương đương Minuteman nhưng sức mạnh của nó sẽ thuộc tốp đầu thế giới
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,236
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ nâng cấp vẫn khó cứu được F-16IQ Iraq
(Vũ khí) - Một đội bay gồm 4 chiếc tiêm kích F-16IQ Viper của Không quân Iraq (IqAF) vừa thực hiện chuyến bay biểu diễn đầu tiên sau khi được nâng cấp.

Chuyến bay biểu diễn được thực hiện hôm 6/1 nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Quân đội Iraq được tổ chức tại Baghdad với sự tham dự của Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Iraq, Thủ tướng Mustafa al-Kazemi.
Tham gia lễ kỹ niệm ngoài đội bay F-16IQ còn trực thăng, lực lượng kỵ binh cùng một số lực lượng và phương tiện vũ khí khác.
1611284367513.png
F-16IQ thực hiện bài bay khó.
Theo IqAF, trước khi chính thức xuất hiện trong sự kiện hôm 6/1, một số chiếc F-16IQ Viper đã thực hiện một số cuộc không kích phiến quân sau khi nằm kho từ năm 2017 do không được bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa đúng cách.
Việc F-16IQ Iraq hoạt động trở lại là kết quả của vài tháng tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa do các chuyên gia Mỹ tiến hành. Công việc này đã bị phía Mỹ ngừng lại từ nhiều tháng trước khiến phi đội F-16 Iraq dù còn khá mới nhưng không thể cất cánh.
IqAF đã nhiều lần yêu được bảo dưỡng nhưng đều không thành, đây chính là nguyên nhân khiến Không quân Iraq đã công bố kế hoạch mua tiêm kích MiG-29 từ Nga để thay thế.
Hồi giữa năm 2020, Bộ Quốc phòng Iraq thông báo đang đàm phán với đối tác Nga về việc mua các máy bay MiG-29 để thay thế các máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất hiện đã ngừng hoạt động.
ADVERTISING


X
Việc F-16IQ ngừng hoạt động không chỉ là vấn đề chi phí mà do sự vắng mặt của các nhân viên chuyên trách Mỹ, quân nhân và nhà thầu của các công ty dân sự đã vội vã rút khỏi nhiều căn cứ khác nhau ở Iraq, bao gồm cả Balad, nơi F-16IQ được triển khai sau vụ tấn công tên lửa của Iran xảy ra để trả đũa vụ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani.

Khả năng mua máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga đã được các nhà lãnh đạo quân đội Iraq nghiêm túc xem xét. Một tin đồn cũng đang được lan truyền trong nhiều tháng qua, đó là Iraq cũng đang xem xét việc mua các hệ thống phòng không tầm xa S-300 hoặc S-400 của Nga.

Giới quân sự Nga cho rằng, rất có thể trong trường hợp Iraq mua máy bay chiến đấu và tên lửa của Nga trong tương lai, quốc gia này phải đối phó với mối đe dọa trừng phạt từ Mỹ.

Hồi đầu năm 2020, Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq đã đề xuất và hối thúc Chính phủ đàm phán mua S-400 của Nga nhằm đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí.

Theo Ủy ban này, lãnh đạo đất nước Iraq không thể chỉ dựa vào viện trợ phương Tây. Ngoài ra, việc mua bán cũng phức tạp bởi nhiều yếu tố, trong đó có quá trình hình thành nội các Iraq chưa hoàn thiện.

Badr al-Ziyadi, thành viên Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq cho biết, chủ đề mua S-400 đã được nêu ra với các thành viên của Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang (AF) nước này. Và việc quyết định mua S-400 sẽ được Thủ tướng xem xét, khi nội các chính phủ ổn định.

"Có nhiều công ty và doanh nhân đang cố gắng ngăn cản Iraq ký hợp đồng mua vũ khí ở các nước phát triển. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Iraq vẫn sẽ thảo luận về các thỏa thuận vũ khí không chỉ với Nga, mà còn với Trung Quốc và Ukraine", ông al-Ziyadi tiết lộ.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã công khai cảnh báo chính quyền Iraq về hậu quả của việc mở rộng hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga và khả năng đạt được thỏa thuận về S-400. Ngược lại, phía Nga lập luận rằng họ không sợ nguy cơ áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ để đáp trả việc có thể bán S-400 cho Baghdad.

"Người Mỹ đang đe dọa trừng phạt bất cứ ai có ý định phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật. Đây là sự phản ánh chính sách mà Washington theo đuổi nhằm thực hiện mục tiêu thống trị, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh kinh tế cung cấp cho các đối tác trên thị trường quốc tế những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ về thông số, giá cả.

Chúng tôi không sợ những lệnh trừng phạt này, chúng tôi sẵn sàng đối đầu với chúng", ông Sergey Ryabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga, cho biết.

Dù không rõ tiến độ các cuộc đàm phán mua MiG-29 và S-400 giữa Iraq và Nga đến giai đoạn nào nhưng ngay khi thông tin này được công khai, các chuyên gia Mỹ đã lập tức nối lại quá trình bảo trì giúp những chiếc F-16 cất cánh trở lại.

Theo giới chuyên gia, rất có thể số lượng F-16IQ được Mỹ nâng cấp có thể chỉ đếm trên đầu ngón tay nên IqAF mới nghiêm túc tính đến việc mua chiến đấu cơ và vũ khí Nga. Nếu kế hoạch được thực hiện, nhiều khả năng những chiếc F-16IQ còn lại sẽ bị Iraq cho lưu kho.

Loại khí tài tối tân cả Mỹ, Đức, Nga cùng trang bị
(Vũ khí) - Hãng Rotinor GmbH của Đức tiết lộ, ngoài quân đội Đức, hiện lực lương đặc nhiệm Hải quân Nga và Mỹ cũng đang trang bị tàu lặn Seabob Black Shadow 730.

Theo nguồn tin này, hợp đồng giữa Nga và Đức được ký kết từ hồi năm 2016. Toàn bộ số tàu lặn Seabob Black Shadow 730 đã được bàn giao và lực lượng Nga đã từng sử dụng trong một số cuộc diễn tập đổ bộ bờ biển Syria.
Seabob Black Shadow 730 (SBS 730) có tốc độ tối đa lên đến 11,4 km/h. Đặc biệt là người điều khiển có thể tùy chỉnh tốc độ với 10 mức điện năng khác nhau, phù hợp với yêu cầu di chuyển hoặc mức tiết kiệm năng lượng.
1611284405885.png
Tàu lặn SBS 730.
Tàu sử dụng hệ thống động cơ điện E-jet, với động cơ đẩy phản lực thẳng với mô-men xoắn hiệu suất cao. Hệ thống động cơ E-jet cho hiệu quả cao, bảo trì tối thiểu và đáng tin cậy, không hề bị suy giảm hiệu suất trong các cuộc thử nghiệm độ bền liên tục trong hàng chục giờ hoạt động đầy tải dưới đáy biển.
Người sử dụng có thể điều khiển tàu tới khu vực tác chiến cách xa khoảng 30km (phạm vi hành trình khoảng gần 70km). Tàu có thể di chuyển lập lờ trên mặt biển hoặc lặn dưới nước, với độ lặn sâu tối đa là 60 mét.
ADVERTISING
SBS 730 có một màn hình hiển thị ở phần giữa thân, chỗ tiếp giáp giữa phần dưới phẳng và phần đầu gồ lên, 2 cần lái đặt ở 2 bên mạn. Về cảm biến gắn vào SBS 730 bao gồm một hệ thống sonar, cảm biến áp điện, la bàn dưới nước và màn hình hiển thị các chế độ, sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Theo tiết lộ của nhà sản xuất, trên thế giới hiện chỉ có Hải quân Đức, Nga và Mỹ dang vận hành SBS 730. Tại Nga, loại tàu lặn này được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm hải quân với hai phiên bản dùng cho 2 hoặc 4 người nhái.

1611284412216.png


Động cơ phản lực mạnh mẽ bền vững của SBS 730 có thể vận chuyển 2 người nhái hải quân đồng thời trên một khoảng cách dài. Người phía trước nằm ở phần thân sau và nắm cần điều khiển để tàu di chuyển, người phía sau ôm lấy người phía trước cùng lướt đi.

Trong các nhiệm vụ ở khoảng cách ngắn, tàu còn mang được các thiết bị bổ trợ cho phép kéo thêm 2 người nhái nữa bằng dây T-bar, được thiết kế đặc biệt. Với hệ thống động lực điện E-jet, Seabob Black Shadow 730 di chuyển hoàn toàn im lặng và không phát ra tiếng động, khí thải; trong cả điều kiện di chuyển trên mặt nước hoặc lặn ngầm dưới đáy biển. Do đó, nó rất được các lực lượng đặc nhiệm ưa chuộng.

SBS 730 có khả năng di chuyển cả ngày lẫn đêm, có thể được triển khai ở tất cả các vùng biển, khả năng lặn xuống đến độ sâu 60m làm cho nó lý tưởng thích hợp cho tất cả các loại nhiệm vụ đặc biệt dưới nước mà các thiết bị do thám của hải quân như sonar, cảm biến… rất khó để phát hiện.

SBS 730 có thể được sử dụng trong các điệp vụ xâm nhập bí mật vào bờ biển đối phương hay được các tàu mẹ đóng giả tàu cá, tàu buôn thả xuống bí mật tiếp cận các tàu mặt nước hoặc tàu ngầm đối phương để sử dụng các thiết bị do thám hay đánh chìm.

Ngoài ra, SBS 730 còn có thể được lực lượng đặc nhiệm hải quân sử dụng trong các nhiệm vụ đấu trộm các thiết bị nghe lén hoặc phá hoại cáp thông tin, cáp viễn thông, phát hiện các thiết bị cảm biến săn ngầm của đối phương hoặc rải thiết bị của mình.

Với những tính năng tiên tiến và khả năng đa nhiệm của SBS 730, quả thực nhà sản xuất Đức đã cung cấp cho hải quân Nga một thiết bị tác chiến đặc nhiệm vô cùng hiệu quả và nguy hiểm cho đối thủ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top