[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận tên lửa mới
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng kỷ lục lên tới 65 tỷ rúp để sản xuất tên lửa R-77-1 nhằm trang bị cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Bộ Quốc phòng đã đặt hàng các tên lửa R-77-1 mới nhất cho máy bay chiến đấu của Nga với giá trị 65 tỷ rúp. Hợp đồng kỷ lục này sẽ cho phép Nga trang bị loại tên lửa mới cho tất cả các loại máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Các chuyên gia cho biết, đầu tự dẫn chủ động mang lại cho R-77-1 một lợi thế lớn so với các nguyên mẫu trước đó và về đặc tính nó không hề thua kém so với các phiên bản của nước ngoài.
1611286376206.png
Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ được trang bị tên lửa R-77-1.
Hiện tại hợp đồng này đã và đang được tiến hành. Các tên lửa không đối không tầm trung R-77-1 có khả năng sử dụng các loại radar hàng không mạnh mẽ của Su-35 và Su-57. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn mới với các chế độ làm việc bổ sung, hệ thống liên lạc kỹ thuật số đa năng và phần mềm bảo đảm. Điều này sẽ cho phép tên lửa xác định mục tiêu một cách chính xác, ngay cả khi có nhiễu.


Đây là hợp đồng mua tên lửa dẫn đường chính xác lớn nhất của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Trước đó, một loạt tên lửa dẫn đường chính xác đã được mua vào năm 2015 với giá trị lên tới 13 tỷ rúp.

Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ đã đặt bao nhiêu tên lửa, nhưng căn cứ vào số tiền 65 tỷ rúp có thể lực lượng này sẽ mua khoảng vài nghìn tên lửa. Chúng sẽ được trang bị trên các máy bay chiến đấu mới nhất và các máy thuộc thế hệ 4 ++ đã trải qua quá trình hiện đại hóa như MiG-31BM, cũng như trên máy bay ném bom Su-34.


Phi công thử nghiệm danh dự, Anh hùng nước Nga Igor Malikov cho biết rằng, với tên lửa mới, tọa độ của mục tiêu được truyền tới phần mềm. Sau khi phóng, tên lửa độc lập tiếp cận mục tiêu được lập trình và khoảng 30 km trước khi tới mục tiêu, tên lửa tự bật radar của mình, nó tự xác định sẽ tấn công từ hướng nào. Do đó, loại tên lửa này làm tăng đáng kể hiệu quả của máy bay chiến đấu Nga.

Loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 110 km. Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình, kể cả những loại được chế tạo bằng công nghệ tàng hình.


Phiên bản đầu tiên của R-77 được phát triển vào cuối những năm 1980 nhằm chống lại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, loại tên lửa này đã không được sản xuất. Sau đó, R-77 được sản xuất ở Nga với sự hợp tác của các doanh nghiệp Ukraine.

Tuy nhiên, vào năm 2014 Ukraine đã cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga, khiến nước này phải đâu đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế các thành phần tên lửa. Các công ty Nga nhanh chóng sản xuất các thành phần tên lửa do phía Ukraine cung cấp và phiên bản R-77-1 là một tên lửa mới của Nga với tất cả các thành phần của tên lửa đều do Nga sản xuất.

Harrier được kéo dài sự sống nhờ F-35
(Vũ khí) - Thủy quân lục chiến Mỹ quyết định tăng thời gian phục vụ của máy bay hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier đến năm 2028.

Theo Air Recognition, giới lãnh đạo Thủy quân Lục chiến Mỹ vừa đưa ra quyết định kéo dài thời gian phục vụ của phi đội máy bay tấn công AV-8B Harrier thêm gần 10 năm nữa.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì phi đội chiến đấu cơ thế hệ 4 cùng với thế hệ 5 trong thành phần chiến đấu trên những tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn.
1611286407119.png
Máy bay AV-8B Harrier.
Chính vì vậy, AV-8B sẽ được kéo dài thời gian hoạt động và là đồng đội của F-35B trong gần 10 năm tới", một vị lãnh đạo của Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết.


Thông tin này được cho là khá bất ngờ bởi trước đó, Bộ Quốc phòng và cả thủy quân lục chiến Mỹ từng nhiều lần công bố kế hoạch loại biên dòng máy bay có thể cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng này.
Đặc biệt, theo Defence-blog, AV-8B Harrier được xem có tỷ lệ tai nạn cao nhất của trong các máy bay chiến đấu hiện nay. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đã mất đi 1/3 trong số 397 máy bay AV-8B do tai nạn trong 32 năm.

Tỉ lệ tai nạn gấp 3 lần so với tiêm kích hạm F/A-18C và đứng top đầu thế giới. Chính vì vậy, Mỹ đã lên kế hoạch thay thế toàn bộ những chiếc AV-8B Harrier bằng tiêm kích F-35B.
Nhưng do việc phát triển máy bay thế hệ thứ năm F-35B gặp hàng loạt vấn đề nên người Mỹ tiếp tục kéo dài thời gian phục vụ cho AV-8B Harrier. Không chỉ vậy, với những chiếc F-35B đã đi vào trang bị thì khả năng hoạt động cũng không khá hơn.

Tình trạng thật của toàn bộ phi đội tiêm kích F-35 được Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc đưa ra khi dựa vào loạt kết quả nghiên cứu về cả 3 phiên bản F-35A/B/C.
Cụ thể, mức độ sẵn sàng chiến đấu của F-35A và F-35B đạt 18%, trong khi đó chỉ số này với F-35C còn thấp hơn nhiều lần.
Dựa vào kết quả này, DOT&E khẳng định, hiện tại tiêm kích F-35 không thể tham gia vào một cuộc chiến với cường độ cao mà chúng chỉ có thể thực hiện một vài vụ không kích lẻ tẻ kiểu như tấn công vào lực lượng khủng bố hoặc phiến quân tại một số chiến trường Trung Đông.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Tại sao Mỹ-Israel không dám tấn công cơ sở hạt nhân Iran?
(Bình luận quân sự) - Iran ngăn chặn nguy cơ tấn công vào các cơ sở hạt nhân bằng cách cho Mỹ và Israel thấy cái giả phải trả là quá đắt.

Báo cáo Quan điểm của Trung tâm BESA số 1.878, ngày 11 tháng 1 năm 2020 có bài viết của Tiến sĩ Albert Wolf với tiêu đề: “Tại sao không ai tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran?”; trong đó, ông đã phân tích những yếu tố liên quan và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Vụ sát hại Mohsen Fakrizadeh, "cha đẻ của chương trình hạt nhân của Iran", là một vụ khác trong một chuỗi dài các nỗ lực nhằm vào chương trình hạt nhân quân sự của Iran; phá vỡ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Tehran. Các cuộc tấn công này kéo dài trong nhiều thập kỷ, bao gồm vụ giết hại các nhà khoa học hạt nhân Iran, các cuộc tấn công mạng vào chương trình hạt nhân Iran và các vụ nổ bí ẩn tại các địa điểm hạt nhân của chế độ.
Tuy nhiên, không ai, kể cả Mỹ và đặc biệt là Israel, tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran một cách thông thường, bất chấp mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu từ việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân gây ra, đối với lợi ích quốc gia của Mỹ và an ninh quốc tế. Tại sao lại không?
Iran áp dụng chiến lược răn đe trừng phạt thay cho phòng thủ
Iran đã thành công trong việc ngăn chặn Mỹ và tất cả những đồng minh của Mỹ bị đe dọa bởi các chương trình vũ khí hạt nhân của họ, bằng cách trừng phạt họ thông qua mạng lưới quân sự ủy nhiệm của mình. Tehran có thể dựa vào mạng lưới vũ trang người Shiite rộng khắp của mình để tăng cường khả năng răn đe, trong trường hợp bất kỳ ai muốn tấn công các địa điểm hạt nhân của họ.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Security Studies năm 2018, chuyên gia Jan Ludvik lập luận rằng, chỉ những quốc gia được trang bị vũ khí thông thường cực tốt mới có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào các chương trình hạt nhân của họ. Nhưng điều này không thực sự đúng.

Các quốc gia yếu hơn thông thường có thể ngăn chặn các cuộc tấn công vào các chương trình hạt nhân của họ, thông qua mối quan hệ của họ với các tổ chức ủy nhiệm.

Trong trường hợp của Iran, các tổ chức vũ trang được họ hậu thuẫn (từ Hezbollah ở Lebanon; đến các dân quân Shiite ở Iraq và Syria; đến Hamas và Islamic Jihad ở Palestine, gần đây là Taliban ở Afghanistan) giúp chính quyền Tehran răn đe chính xác bằng hình phạt (thay vì ngăn chặn bằng từ chối).

Để duy trì các mối quan hệ này, Iran đã mất nhiều thời gian và công sức để chống lại cuộc tấn công từ các quốc gia đang bị đe dọa bởi chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

1611286484443.png
1611286498864.png
Các cơ sở hạt nhân và tên lửa Iran được xây dựng kiên cố và bí mật, dưới sự bảo vệ rất chặt chẽ
Các học giả thường tập trung vào việc răn đe bằng cách phòng thủ và hoàn toàn quên mất việc răn đe bằng tấn công.


Răn đe bằng cách phòng thủ là ngăn cản quốc gia khác giành được các mục tiêu của mình trên chiến trường. Tuy nhiên, các quốc gia tương đối yếu như Iran dựa vào tấn công để nâng cao cái giá phải trả của đối thủ cho chiến thắng, với hy vọng khiến đối thủ bỏ cuộc.

Nếu Israel tấn công một hoặc nhiều cơ sở hạt nhân được biết đến của Iran, có khả năng Tehran sẽ trả đũa thông qua các nhóm như Hezbollah và Hamas. Một số cuộc chiến đã phát hiện ra rằng Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột như vậy. Nếu Mỹ tấn công các cơ sở của Iran, Israel và có thể là các đồng minh của Mỹ ở Vịnh Ba Tư cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc giao tranh.

Nếu Israel tấn công một hoặc nhiều cơ sở hạt nhân (công khai) của Iran, có khả năng Tehran sẽ trả đũa thông qua các nhóm như Hezbollah và Hamas. Một số cuộc chiến vừa qua đã cho người ta thấy rằng, Hoa Kỳ cũng rất dễ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột như vậy. Nếu Mỹ tấn công các cơ sở của Iran, Israel và các đồng minh của Mỹ ở Vịnh Ba Tư cũng rất có thể sẽ bị lôi kéo vào cuộc giao tranh khốc liệt.

Ba lựa chọn của Mỹ

Mỹ có ba lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể chuẩn bị tinh thần để sống với một Iran có vũ khí hạt nhân. Trước mắt, Washington có thể trì hoãn điều không thể tránh khỏi bằng cách phá hoại nỗ lực của Tehran trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân với tên lửa đạn đạo thông qua các phương tiện như tấn công mạng.


Thứ hai, Mỹ có thể quyết định một lập trường diều hâu hơn chống lại Iran. Lầu Năm Góc có thể sẽ đánh gia đúng thực lực của mình về khả năng ngăn chặn các hành động khủng bố tiềm ẩn và quyết định rằng, cái giá phải trả của việc tấn công Iran là đáng phải bỏ ra, khi so sánh với chi phí dài hạn của cuộc sống với một Iran hạt nhân (chẳng hạn như các công nghệ hạt nhân rò rỉ ở Trung Đông hoặc một tai nạn hạt nhân tiềm ẩn do một bộ máy quan liêu gây ra).

Lựa chọn này là phương án cuối cùng được lựa chọn bởi cái giá phải trả là quá đắt bởi Iran sở hữu tới hàng chục nghìn tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn trải đều trong các hầm ngầm trong lãnh thổ mà không ai xác định chắc chắn được địa điểm.

Một cuộc tấn công phủ đầu tiêu diệt gọn các cơ sở hạt nhân và tên lửa của Iran luôn được xây dựng sâu trong lòng đất ở dưới các dãy núi hay bờ biển là điều không thể thực hiện được.

Thứ ba, Mỹ có thể tập trung vào các đối thủ cạnh tranh quyền lực lớn của mình, bắt đầu với Trung Quốc và cố gắng thúc đẩy một cái kết giữa họ và Iran tương tự như cách mà chính quyền Nixon đã áp dụng với chính quyền Sadat của Ai Cập và Liên Xô vào đầu những năm 1970.



Theo con đường này, Iran sẽ đồng ý chấm dứt các thỏa thuận với Trung Quốc và tách khỏi Bắc Kinh để đổi lấy quyền tiếp cận nền kinh tế quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Iran sẽ từ bỏ các thành phần quân sự của chương trình hạt nhân để đổi lấy các cuộc thanh tra kín và cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ, trong khi Washington sẽ hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Đông.

Theo sự đánh giá của các chuyên gia, trước tiên, chính quyền Biden sẽ tiếp cận Tehran bằng phương án thứ ba với cam kết trở lại với JCPOA (tức Kế hoạch Hành động chung Toàn diện, hay còn gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015), để Iran chấp thuận quay trở lại vị trí ban đầu.

Nếu phương án này không thể thực thi thì sự áp dụng phương án 1 hay 2 là tùy thuộc vào sự đánh giá của Washington và Tel Avip về sự nguy hiểm nếu Iran quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Iran chọc giận Mỹ khi dùng bản sao RQ-170 tập trận
(Vũ khí) - Hãng RT của Nga vừa công bố đoạn video ghi lại hình ảnh Iran phóng mưa tên lửa diệt mục tiêu kẻ thù trong tập trận Payambar-e Azam 15.

Vụ phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo là màn mở đầu của cuộc tập trận Payambar-e Azam 15 (Nhà tiên tri vĩ đại 15) của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong những ngày tới đây.
Cuộc tập trận có sự hiện diện của nhiều vị tướng hàng đầu của quân đội như Tham mưu trưởng hợp thành Thiếu Tướng Hossein Salami và Tư lệnh Không quân Chuẩn tướng Amir-Ali Hajizadeh.
Iran choc gian My khi dung ban sao RQ-170 tap tran
Iran đồng loạt phóng tên lửa.
Trong màn mở đầu, Iran đã chứng khả năng tấn công phối hợp đáng kinh ngạc của mình khi đồng thời khai hỏa hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm ngắn tấn công chính xác mục tiêu, đồng thời phi đội máy bay tấn công không người lái (UCAV) Saeqehs (bản sao của chiếc RQ-170 Mỹ) cũng liên tiếp không kích chính xác mục tiêu giả định trên mặt đất.

Hồi cuối năm 2018, dòng UCAV này của Iran cũng đã đồng loạt tấn công vào điểm tập trung quân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở phía đông sông Euphrates, tỉnh Deir Ezzor - miền đông Syria. Vụ tấn công được cho là một cuộc diễn tập cho việc sử dụng UCAV tấn vào các mục tiêu của Hoa Kỳ, Israel hoặc Ả Rập và phong tỏa eo biển huyết mạch vận chuyển dầu Hormuz.

1611286703488.png
Saeqehs tham gia tấn công mục tiêu.
Saeghes tấn công mục tiêu của IS với những quả bom liệng Sadid-345 thu nhỏ, có hệ thống dẫn đường chính xác. Với hành động này, Tehran đã chứng tỏ họ có đủ khả năng phóng tên lửa và máy bay tấn công không người lái từ căn cứ tại Iran vào các mục tiêu của Mỹ tại Syria, cũng như trong lãnh thổ Israel.


Đây là cuộc cách mạng công nghệ của Iran trên nền tảng chiếc RQ-170 Sentinel, biến chiếc máy bay không người lái tối tân của Lockheed Martin trở thành vũ khí nguy hiểm nhất chống lại chính Mỹ.

Với khả năng đã được kiểm nghiệm trong thực chiến, Saeghes đã trở thành vũ khí chủ lực trong việc phá thế bao vây, trừng phạt của Washington đối với Tehran, đặc biệt là trong nhiệm vụ phong tỏa eo biển huyết mạch Hormuz, hiện thực hóa lời đe dọa "nếu Mỹ chặn xuất khẩu dầu thô của Iran trở về mức 0, cũng không ai được phép xuất khẩu một giọt dầu mỏ nào".

Ngoài ra, loại UCAV tấn công bí ẩn này cũng trở thành mối đe dọa thường trực đối với các mục tiêu trên lãnh thổ Israel, cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria, Iraq và các nước Ả rập xung quanh như Jordan, Qatar, Saudi Arabia, UAE… Điều này không những làm tăng mối đe dọa cho Israel mà còn gây ra thách thức khó khăn cho chính lực lượng quân sự của Mỹ trong khu vực Trung Đông.

Những động thái tập trận liên tục, tuyên truyền rầm rộ, phô trương sức mạnh của Iran được thực hiện giữa tình hình căng thẳng Iran – Mỹ leo thang. Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục áp thêm nhiều lệnh trừng phạt với Tehran.


Mới nhất là lệnh trừng phạt đối với một số tổ chức của Iran bao gồm Tổ chức Công nghiệp Hàng hải (MIO), Tổ chức Công nghiệp Hàng không vũ trụ (AIO) và Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran (IAIO) vì gián tiếp hỗ trợ vật chất cho các hoạt động cung cấp, mua bán và chuyển giao vũ khí đến và đi từ Iran.

Mỹ cho rằng, những động thái phổ biến vũ khí thông thường tại Iran đặt ra những mối đe doạ an ninh khu vực và quốc tế, làm trầm trọng thêm xung đột ở Syria, Lebanon, Iraq, Yemen và các khu vực khác.

Avenger Mỹ diệt được trăm quả đạn S-400?
(Vũ khí) - Nhà sản xuất General Atomics cho biết đang phối hợp với quân đội Mỹ thử nghiệm Avenger-dòng UCAV có thể diệt được S-400 ngay khi chưa phóng.

"Một số cuộc thử nghiệm của Avenger đã thực hiện và thành công ngoài mong đợi khi máy bay có thể tấn công rất chính xác trong khi vẫn đảm bảo khả năng trinh sát tốt trên chiến trường, kể cả bị gây nhiễu mạnh", General Atomics cho biết trong một tuyên bố.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Mỹ, để tăng hiệu quả chiến đấu trên chiến trường, máy bay tấn công không người lái (UCAV) Avenger được trang bị động cơ turbofan, cấu hình thiết kế của UAV được ứng dụng công nghệ tàng hình, có các tính năng đặc trưng như khoang vũ khí trong thân, ống xả hình chữ S giảm nhiệt và radar.
1611286746718.png
Máy bay Avenger.
Avenger được trang các loại vũ khí tương tự như MQ-9, lắp đăt radar khẩu độ tổng hợp Lynx, hệ thống kính ngắm quang điện tử EOTS tương tự như hệ thống trang bị cho máy bay chiến đấu F-35 Lightning II, được gọi là Hệ thống trinh sát ngắm bắn mục tiêu khó phát hiện (ALERT)

Dự kiến đến trong quý II năm 2021, nguyên mẫu UAV Avenger sẽ hoàn thành các cuộc thử nghiệm với tất cả vũ khí được trang bị. Loạt vũ khí của Avenger bao gồm cả laser để có thể thực hiện các nhiệm vụ cao cấp hơn, trở thành một thành phần quan trọng trong tác chiến đường không hiện đại chống lại đối thủ tiềm năng có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại như Nga.
ADVERTISING
Với những gì được trang bị, Không quân Mỹ tin rằng một khi phiên bản Avenger có vũ khí đi vào trang bị, việc vô hiệu đòn đánh chặn từ hệ thống phòng không tối tấn của Nga như S-300/400 không phải là vấn đề.

Và để minh chứng cho sức mạnh vũ khí laser UAV tối tân này sắp được trang bị, nhà sản xuất còn tung ra một đoạn clip mô phóng cảnh tấn công của Avenger khiến mọi nỗ lực đáp trả của S-300/400 thành vô dụng.


Trong tình huống chiến tranh giả định, máy bay Avenger Mỹ đã được trang bị vũ khí laser (các Predator C Avenger hiện tại chưa được trang bị vũ khí laser), bom bán kính nhỏ SDB được dẫn đường bằng vệ tinh và hệ thống cảm biến điện tử hiện đại

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga được giao nhiệm vụ bảo vệ một căn cứ trên cao nguyên. Sau khi phát hiện thấy mục tiêu đang được hệ thống S-400 bảo vệ nhờ hệ thống cảm biến điện tử, kẻ báo thù Avenger đã thực hiện thả bom SDB để tiêu diệt mục tiêu của Nga.


Đến lúc này, radar của hệ thống phòng không S-400 của Nga mới phát hiện Avenger xâm nhập không phận và đội chỉ huy bắt đầu điều khiển phóng tên lửa để tiêu diệt UCAV của Mỹ. Bom thông minh do UAV Avenger thả xuống đã tiêu diệt mục tiêu do S-400 bảo vệ. Cùng lúc đó, tên lửa của hệ thống S-400 mới bắt đầu rời khỏi bệ phóng.

Phát hiện bị tên lửa S-400 tấn công, Avenger đã kích hoạt hệ thống vũ khí laser. Vũ khí laser của Avenger đã kích nổ tên lửa của Nga trước khi bay tới mục tiêu. Sau đó, Avenger tiếp tục di chuyển và xác định vị trí radar của hệ thống tên lửa phòng không S-400 và phá hủy chúng như chốn không người.

Về lý thuyết, Avenger có thể thực hiện những vụ tấn công tương tự nhưng theo giới chuyên gia, để hoàn thành nhiệm vụ tấn công S-400 ngay tại bệ phóng không phải nói là có thể làm được. Bởi S-400 có thể phát hiện mục tiêu tàng hình như Avenger cách 150km, trong khi đó tất cả vũ khí của máy bay này có tầm tấn công hiệu quả ngắn hơn nhiều.

Vì vậy, nếu muốn tấn công, Avenger phải tiếp cận vào vùng tác xạ của S-400. Điều đó khiến máy bay Mỹ có thể gặp nguy hiểm trước khi kịp phóng tên lửa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Hệ thống cảnh báo sớm Iran đón lõng đường bay Israel

Lực lượng Iran ở Syria vừa có quyết định triển khai khí tài đầy bất ngờ để đối phó với hướng không kích mợi từ Israel.

Các nguồn tin tình báo Mỹ và Israel phát hiện lực lượng Iran tại Syria đã triển khai hệ thống trinh sát cảnh báo sớm các cuộc tấn công đường không tại Syria, khu vực sát với biên giới Jordan.
Những khí tài đặc biệt này được chuyển từ quận Sajjnah ở thành phố Daraa, nơi nó được lắp đặt ban đầu, đến một căn cứ ở thị trấn Khrab al-Shahm, thị trấn nằm gần đường biên giới với Jordan.
Trong khi đó một hệ thống thứ 2 cũng đã được lắp đặt tại một thung lũng nằm giữa Khrab al-Shahm và khu vực al-Thu'ailah.
He thong canh bao som Iran don long duong bay Israel
Hệ thống radar của Iran.

Lực lượng Iran lên kế hoạch sử dụng những hệ thống này để khai thác thông tin liên lạc, tình báo của Mỹ ở Jordan và do thám động thái của Israel.

Hiện chưa rõ những hệ thống cảnh báo sớm Iran triển khai gần biên giới Jordan là gì nhưng theo chuyên gia của Southfront, khí tài này có thể phát hiện những mục tiêu đường không từ khoảng cách hàng trăm km giúp Tehran có đủ thời gian để triển khai biện pháp đối phó.

Như vậy với cách triển khai mới này, Iran có thể đón lõng tuyến đường không kích mới Tel Aviv dùng để thực hiện các cuộc không kích vào mục tiêu của Iran tại Syria.

Cuộc không kích mới nhất do Israel thực hiện nhằm vào Iran theo tuyến đường này được hiện hôm 13/1: "Chiến đấu cơ Israel đã đồng loạt tấn công vào nhiều vị trí khác nhau tại Deir ez-Zor và Al-Bukemala", hãng thông tấn SANA của Syria cho biết.


Để thực hiện cuộc tấn công táo bạo này, chiến đấu cơ Israel đã không tiếp cận không phận Syria từ phía Lebanon hay từ hướng Địa Trung Hải như thường thấy mà máy bay của Tel Aviv đã chọn cách bay qua không phận Jordan vào Iraq và tiếp cận thành phố al-Bukamal của Syria để thực hiện.

Dù phải vượt qua quãng đường khá dài để đến gần biên giới Syria và cuộc không kích diễn ra trong điều kiện đêm tối nhưng toàn bộ phòng không Syria, kể cả hệ thống S-300 vẫn không có bất kỳ phản ứng nào.

Trong khi đó, lực lượng cảnh báo sớm của Iran ở phía gần với biên giới Iraq và Jordan trước đây gần như không có. Đây chính là nguyên nhân khiến cuộc không kích của Israel hôm 13/1 đã gây thiệt hại lớn cho cả Iran và Syria.

Theo Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria (SOHR), các cuộc không kích của Israel hôm 13/1 đã khiến hơn 50 người thiệt mạng, phá hủy một số công trình kiên cố và nhiều vũ khí.


Đây là đợt không kích thứ hai của Israel vào Syria trong vòng chưa đầy một tuần kể từ đầu năm 2021. Trước đó, các cuộc không kích ngày 7/1 nhằm vào các vị trí ở miền Nam Syria và ngoại ô phía Nam thủ đô Damascus đã làm thiệt mạng 3 chiến binh ủng hộ Iran.

Israel thường xuyên thực hiện các cuộc không kích ở Syria, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến Iran. Theo số liệu do SOHR công bố đầu tháng này, trong năm 2020, Israel đã tiến hành 39 vụ tấn công vào các cơ sở quân sự Syria, khiến 217 người thiệt mạng.

Gần đây nhất, ngày 30/12/2020, tên lửa của Israel cũng đã rơi trúng một căn cứ quân sự tại khu vực ngoại ô Zabadani phía Tây Damascus khiến 1 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương.

Hầu hết những vụ không kích này được được thực hiện từ hướng Địa Trung Hải hoặc qua không phận Lebanon. Nhưng trong một số cuộc không kích gần đây, máy bay Israel đã chuyển hướng khi bay qua Jordan vào Iraq và tiếp cận thành phố Al-Bukamal của Syria để tấn công.

Nhưng với sự hiện diện của những hệ thống cảnh báo sớm được Iran dựng lên, Israel sẽ gặp trở ngại rất lớn nếu muốn tiếp tục tấn công lực lượng Iran theo hướng này.

Mỹ sắp có hệ thống đối phó “vũ khí siêu thanh” Nga?
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài tổng hợp với tiêu đề trên của báo “Bình luận quân sự” đăng trên báo này và một số báo chuyên ngành quân sự Nga khác ngày 17/1/2021.

Ảnh trong bài là của “Bình luận quân sự”. Sau đây là nội dung bài báo:
My sap co he thong doi pho “vu khi sieu thanh” Nga?
“Ngày 16/02/2021, Tờ báo điện tử Mỹ C4ISRNET đưa tin: Quân đội Mỹ hiện đang cần gấp các phương tiện phát hiện vũ khí siêu thanh Nga (xin được hiểu tốc độ “siêu thanh” là tốc độ bằng và lớn hơn 5M).
Những hệ thống "phát hiện vũ khí siêu thanh Nga" đầu tiên của Mỹ sẽ phải sớm xuất hiện ngay trong vài năm tới, và sau đó chúng sẽ ngay lập tức được đưa đi tiến hành các thử nghiệm.
Cơ quan Phòng thủ chống Tên lửa Mỹ (Missile Defense Agency- MDA ) vừa ký một hợp đồng với công ty Mỹ L3Harris Technologies về việc thiết kế và chế tạo thiết bị vũ trụ (vệ tinh) có khả năng phát hiện các tên lửa siêu thanh và các khối tác chiến bay siêu thanh bay trong trong bầu khí quyển.

Thiết bị vũ trụ này cần phải được chế tạo xong trước cuối tháng 7/2023.

Vào tháng 12/2018, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách công tác nghiên cứu và thiết kế (vũ khí) Michael Griffin đã tuyên bố rằng các hệ thống phòng thủ chống lại “vũ khí siêu thanh” cần phải có cả một tổ hợp hoàn chỉnh đa phương tiện.

Cụ thể: (1) Cần phải thiết lập được một trường sóng radar hoàn chỉnh và chính xác, (2) cần phải có các hệ thống giám sát cần thiết bố trí trên vũ trụ và (3) cần phải có những tên lửa đánh chặn đã được hiện đại hóa.


Ông Michael Griffin cũng nhấn mạnh rằng cụm vệ tinh quỹ đạo hiện đang hoạt động của Mỹ không đủ khả năng phát hiện và bám các vật thể đang bay với tốc độ siêu thanh.

Việc thiết kế vệ tinh nói trên (theo hợp đồng giữa MDA với L3Harris Technologies như đã nói) được tiến hành trong khuôn khổ dự án Hypersonic and Ballistic Tracking Space Sensor (Cảm biến vũ trụ theo dõi vũ khí siêu thanh và tên lửa đạn đạo- HBTSS).

Vào năm 2019, các công ty L3Harris Technologies, Northrop Grumman, Leidos và Raytheon đã được nhận các hợp đồng thiết kế nguyên mẫu của thiết bị (vệ tinh) này. Nhưng không có bất cứ thông tin chi tiết nào về thiết bị vũ trụ triển vọng này được tiết lộ.

Chỉ biết rằng HBTSS sẽ là một cụm gồm mấy chục vệ tinh có thể tự trao đổi thông tin với nhau. Chúng sẽ được bố trí ở quỹ đạo thấp hơn so với quỹ đạo của các thiết bị vũ trụ phát hiện phóng tên lửa đạn đạo xuyên luc địa (ICBM).


Vào tháng 5/2020, Cơ quan Các thiết kế vũ trụ của (quân chủng) Bộ đội Vũ trụ Mỹ đã công bố các yêu cầu (kỹ thuật) đối với những vệ tinh có chức năng phát hiện và bám các vật thể tốc độ siêu thanh.

Vào tháng 10/2020, Cơ quan này đã ký hợp đồng cũng với L3Harris Technologies để chế tạo 4 thiết bị vũ trụ (vệ tinh) như vậy trong số 8 thiết bị đã được lên kế hoạch.

Việc thiết kế các vệ tinh mới được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Wide Field Of View WFOV . Những vệ tinh WFOV này sẽ trang bị các hệ thống phát hiện hồng ngoại.

Chúng có chức năng phát hiện sớm và sau đó truyền các dữ liệu tới các thiết bị vũ trụ (vệ tinh) của cụm HBTSS, - và khi đó, cụm HBTSS sẽ chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu, nhận dạng chính xác mục tiêu và lập các dữ liệu chỉ mục tiêu.

Theo kế hoạch, thiết bị vũ trụ đầu tiên của dự án WFOV này sẽ phải được chuẩn bị xong ngay trước tháng 9/2022 tới.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga dùng bom chính xác đánh thẳng vào sào huyệt phiến quân
(Vũ khí) - Không quân Nga vừa tổ chức cuộc không kích quy mô lớn vào loạt mục tiêu của phiến quân tại khu vực phía Tây Syria hôm 21/1.

Cuộc không kích được thực hiện bới gần 10 chiến đấu cơ các loại khác nhau nhằm vào nhiều mục tiêu của các nhóm Hay'at Tahrir Al-Sham (HTS) và Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP).
Trong đó có các mục tiêu tại thị trấn then chốt Kabani, nằm trên đỉnh vùng Jabal Al-Akrad của Latakia, nhìn ra Đồng bằng Al-Ghaab.
Nga không kích phiến quân.
Theo hình ảnh được công bố, có thể thấy các cuộc không kích của Nga đã đánh vào thành trì trên núi của lực lượng phiến quân thánh chiến ở vùng nông thôn phía đông bắc của tỉnh Latakia.
Cuộc không kích này đánh dấu lần thứ hai trong năm nay, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga nhắm vào Kabani, Al-Sirmaniyeh và Latakia.

Được biết, hầu hết tất cả các mục tiêu bị không kích đều được Nga xác định là xuất phát điểm các cuộc tấn công phiến quân thực hiện nhằm vào căn cứ Hmeymim của Nga và một số mục tiêu của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) trong thời gian qua.
ADVERTISING
Không rõ mức độ thiệt hại của các tay súng thánh chiến nhưng AMN cho biết, vũ khí được máy bay Nga sử dụng đều là bom dẫn đường KAB-500S-E có độ chính xác cực cao.

Loại bom này được thiết kế với những đầu đạn dẫn đường chính xác hoạt động theo nguyên tắc "ném và quên" có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác tuyệt vời trong bất kỳ thời gian trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết.

Điều đặc biệt là KAB-500S-E tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống vệ tinh dẫn đường, đây là điều mà không mấy quốc gia thực hiện được.


Trong thời gian tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria, trong một số trường hợp Nga đã thử nghiệm và sử dụng loại bom nổ hàng không này để phá hủy các mục tiêu quan trọng, chẳng hạn như các tòa nhà, nơi tập hợp thủ lĩnh các băng đảng.

Bom KAB-500S-E có thể tiêu diệt mục tiêu với toạ độ đã biết trước hoặc được các máy bay mang chúng cung cấp khi chuẩn bị thả bom. Ngòi nổ được cấu tạo tiếp xúc với 3 loại giữ chậm.

Ở chiến trường Syria, bom KAB-500S thường được trang bị và thực hiện bằng máy bay ném bom Su-34, ngoài ra có thể trang bị loại vũ khí này cho Su-30SM, Su-35. Loại bom này có thể được thực hiện ở độ cao lớn, và có sức công phá rất mạnh, các máy bay mang chúng có thể đạt tốc độ 1100 km/h.


Trong cuộc thử nghiêm chiến đấu thực tế độ chính xác nhắm vào mục tiêu sai lệch không nhiều so với công bố trước đó. Đại diện của Bộ Quốc phòng Nga cho biêt, kết quả thử nghiệm có độ sai lệch so với mục tiêu không quá 5m.

Theo kế hoạch, tại Syria sắp tới loại bom mới nhất KAB-250S sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga. Nó được được trang bị các công nghệ mới nhất và có thể đạt được độ chính xác cao hơn nữa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
MQ-9B có săn nổi tàu ngầm Nga?
(Vũ khí) - Với trang bị đặc biệt tối tân của MQ-9B SeaGuardian, Hải quân Mỹ tin rằng UCAV mới này đủ sức khiến mọi tàu ngầm Nga lộ diện.

Theo USNI News, Hải quân Mỹ đang thử nghiệm một máy bay tấn công không người lái (UCAV) săn tàu ngầm mới ngoài khơi bờ biển California. Loại máy bay mới được định danh là MQ-9B SeaGuardian do General Atomics Aeronautical Systems phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ với mục đích chuyên săn tìm và đối phó với tàu ngầm Nga.
1611287750501.png
Máy bay MQ-9B SeaGuardian.
Cuộc thử nghiệm là một phần của dự án nghiên cứu và phát triển kết hợp với Bộ Tư lệnh Hệ thống Phòng không Hải quân. Nếu kết quả thử nghiệm chứng minh hiệu quả như thiết kế, MQ-9B sẽ giảm đáng kể chi phí săn tàu ngầm như sử dụng máy bay trực thăng hạng nặng hay máy bay P-8A Poseidon.
Trong thử nghiệm, chiếc UCAV này thả 10 phao thủy âm các loại để ghi nhận điều kiện môi trường biển, sau đó phát hiện và bám bắt mục tiêu mô phỏng tàu ngầm Mk-39 EMATT trong suốt 3 tiếng.
"Dữ liệu từ các phao thủy âm cho phép chúng tôi thu thập thông tin từ xa và bám bắt mục tiêu trong thời gian thực. Thử nghiệm thành công đã mở đường phát triển thêm nhiều năng lực chống tàu ngầm cho nền tảng MQ-9.

Chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Hải quân Mỹ nhằm tìm kiếm những lựa chọn mới cho những chiến dịch dưới lòng biển", chủ tịch General Atomics David Alexander cho biết sau cuộc thử nghiệm.
ADVERTISING
Sea Guardian là máy bay tuần thám biển được Mỹ phát triển từ dòng MQ-9 Reaper với tầm hoạt động hàng nghìn km và bay được 35 giờ liên tục.

Nó được trang bị radar hàng hải đa chức năng SeaVue, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trinh sát và do thám tầm xa. Mỗi chiếc cũng có thể mang tên lửa dẫn đường Hellfire và bom thông minh với tổng khối lượng gần 1,5 tấn.


Những hệ thống phao thủy âm trên MQ-9B được triển khai khi làm nhiệm vụ có thể phát hiện được những tàu ngầm tối tân như của Nga ở khoảng cách gần 100km và ở độ sâu tới 400m.

Về lý thuyết, MQ-9B có đủ năng lực khiến mọi tàu ngầm Nga bị lộ diện ở khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, giữa phát hiện và tiêu diệt được hay không lại là chuyện khác.

Bởi hiện tại, Hải quân Mỹ rất hạn chế về vũ khí diệt ngầm. Phiên bản mới nhất của ngư lôi MK-48 cũng chỉ có thể diệt được mục tiêu ở cách không quá 30km, sâu trên 200m.


Trong khi đó, độ sâu tối đa của tàu ngầm Kilo Nga có thể lặn tới trên 300m, với tàu ngầm hạt nhân khoảng 500m. Cùng với đó, ngư lôi và vũ khí diệt ngầm của nga có tầm bắn lớn hơn nhiều.

Nếu muốn tiêu tiệu diệt được tàu ngầm Nga, các phương mang ngư lôi của Mỹ (với sự hỗ trợ từ MQ-9B) sẽ phải tiến vào vùng tác chiến của tàu ngầm Nga và tự đặt mình vào vùng nguy hiểm.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Phi công Mỹ bị sốc khi chạm trán tiêm kích MiG
(Vũ khí) - Một cựu phi công Mỹ thuộc Phi đội 4477 vừa có những chia sẻ 'đứng tim' sau mỗi lần chạm trán chiến đấu cơ MiG dù chỉ trong huấn luyện.

Năm 1977, như một phần của chương trình có tên Constant Peg, Đại tá Gail Peck và Tướng Hoyt S. Vandenberg Jr. đã thành lập Phi đội Kiểm tra và Đánh giá số 4477, còn được gọi là Đại bàng đỏ (Red Eagles).
Trang bị của Phi đội 4477 phần lớn là những chiến đấu cơ từ MiG-17, MiG-21, MiG-23 được Không quân Mỹ thua mua từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới, kể cả từ những quốc gia được coi là đồng minh của Liên Xô.
Phi cong My bi soc khi cham tran tiem kich MiG
Mỹ huấn luyện với tiêm kích Su-27.
Mục đích thành lập Phi đội 4477 nhằm giúp các phi công Mỹ phải được "huấn luyện thực tế", tức là thực hành không chiến với máy bay thực của kẻ thù tiềm tàng. Việc huấn luyện với MiG của Phi đội 4477 được áp dụng cho các phi công của Lực lượng Không quân, Không quân Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Các máy bay của phi đội này đã tham gia thử nghiệm hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm 1970 và 1980 và tham gia tích cực vào các cuộc tập trận. Các trận không chiến diễn ra theo một số mô hình đã định - một chọi một, hai chọi hai, hoặc hai máy bay Mỹ chống lại một máy bay Liên Xô.

Những máy bay MiG cũng được dùng để huấn luyện tấn công giả định vào máy bay B-52 và máy bay vận tải C-130 Hercules, trong khi những chiếc C-130 đang đổ bộ quân và hàng hóa.
ADVERTISING


X
Để những cuộc diễn tập kiểu đối kháng gần giống với thực chiến, máy bay của Phi đội 4477 được trang trí bằng các ngôi sao màu đỏ, mặc dù không phải với viền màu trắng như trong Không quân Liên Xô mà là màu vàng. Nhiều phi công đào tạo của Mỹ, khi đối mặt với kẻ thù tiềm tàng trong không chiến khi huấn luyện đã bị sốc.

"Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một chiếc MiG-17, tôi dừng bay!" Một viên Thiếu tá nhớ lại: "Thay vì vút máy bay thẳng đứng và tăng tốc độ, tôi cố gắng quay cùng nó. Nó bám riết tôi như kẹo cao su trên giày của tôi; tôi không thể thoát khỏi.


Sau đó tôi trở về nhà và nghĩ, "Chúa ơi. Thật tệ. Tôi cảm thấy mình như một kẻ ngốc. Điều đó rất bình thường, và người ta nói với chúng tôi rằng nó đã xảy ra với tất cả mọi phi công".

Ngày nay, Không quân Mỹ đã sở hữu nguyên mẫu chiến đấu cơ do Liên Xô sản xuất tối tân hơn nhiều như Su-27 cũng được sử dụng cùng mục đích. Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), Ukraine đã bí mật cung cấp hai tiêm kích Su-27 mang số hiệu 31 và 32 cho công ty tư nhân của Mỹ với mục tiêu là "nghiên cứu kỹ thuật hàng không".

Với sự giúp sức của Ukraine, người Mỹ đã "tiêu hóa gần sạch" tính năng kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích hàng đầu nước Nga này. Đặc biệt, người Mỹ có thể dùng Su-27 để chiến đấu đối kháng huấn luyện các phi công hoạt động tác chiến ở châu Âu.


Một chiếc Su-27 thực sự vẫn sẽ mô phỏng tốt hơn là các máy bay F/A-18 hay F-15 đóng giả máy bay Nga để phi công Không quân – Hải quân Mỹ tác chiến, một phi công Mỹ thừa nhận.

Mặc dù đã nghiên cứu khá kỹ tiêm kích Su-27 nhưng trong nhiều màn đối đầu thực sự khi diễn tập, người Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi tại sao Su-27 có thể làm được điều mà tiêm kích Mỹ không thể.

Chẳng hạn, hầu hết chiến đấu cơ Mỹ không có khả năng thực hiện thao tác bay "rắn hổ mang Pugachev". Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.

Và cũng chính vì lý do không thể vận hành hết được 100% tính năng của Su-27, phi công Mỹ đã phải nhờ cậy pih công Ukraine hướng dẫn trong khuôn khổ cuộc diễn tập hàng không Clear Sky hồi năm 2018.

Nhưng trong khi chưa thu được kết quả gì thì chiếc Su-27UB do phi công công Mỹ lái và phi công Ukraine ngồi ghế sau đã đâm đầu xuống đất khiến cả 2 thiệt mạng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Quân đội Ukraine phải nhận loạt vũ khí chất lượng tồi tệ
(Vũ khí) - Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine bị nhận xét chỉ còn là cái bóng mờ của quá khứ khi chẳng thể cung cấp vũ khí đủ chất lượng cho quân đội mình.

Truyền thông Ukraine cho biết, một vụ bê bối đã nổ ra liên quan tới việc cung cấp các khẩu pháo 2A46M cỡ 125 mm từ thời Liên Xô cho các xe tăng mới. Mặc dù theo tài liệu, những chiến xa sản xuất ở Kharkov lẽ ra phải được trang bị pháo nòng trơn KBA-3.
Những khẩu pháo cho xe tăng hiện đại của Ukraine phải được cung cấp bởi một nhà máy ở Kharkov theo hợp đồng ký năm 2015. Tuy nhiên các nòng pháo từ thời Liên Xô với nguồn gốc chưa xác định đã được bàn thay vì pháo mới KBA-3.
"Công việc đã được tiến hành để loại bỏ rỉ sét và ngả màu trên nòng pháo cũ. Sau đó những thiết bị quân sự này được bảo quản và đóng gói", báo chí Ukraine trích dẫn phát biểu từ người đứng đầu một trong những cơ sở sản xuất.
Quan doi Ukraine phai nhan loat vu khi chat luong toi te
Nhà sản xuất đã “tráo đổi” các khẩu pháo cũ 2A46M thay vì KBA-3
Theo kết quả điều tra, các khẩu pháo đã được gửi đến Kharkov với tổng giá trị 27,51 triệu Hryvnia, trong khi chi phí của chúng chỉ là 12,59 triệu Hryvnia, đây được xem là một vụ tham nhũng trong ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Bên cạnh đó cần lưu ý rằng pháo tăng 125 mm 2A46M được phát triển ở Yekaterinburg và được đưa vào trang bị từ năm 1980, khẩu pháo này có thể sử dụng để phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.

Năm 1998, việc sản xuất một loại vũ khí tương tự của Liên Xô gọi là KBA-3 đã được đưa ra ở Ukraine, khẩu pháo này hiện được lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BM Bulat và T-84 Oplot.

Trong khi bê bối cũ chưa qua, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) lại phát giác việc bàn giao cho quân đội nước này một lô đạn pháo chất lượng kém đến mức không thể sử dụng được vì sẽ gây nguy hại cho các binh sĩ.


Quan doi Ukraine phai nhan loat vu khi chat luong toi te
Lô đạn pháo 152 mm vừa được bàn giao cho Quân đội Ukraine có chất lượng quá thấp
Theo đại diện SBU, Bộ Quốc phòng Ukraine đã ký hợp đồng với một công ty thương mại giấu tên tại Kiev để sản xuất và cung cấp đạn pháo cỡ lớn cho quân đội nước này.

Căn cứ theo điều khoản hợp đồng, đại diện khách hàng là Bộ Quốc phòng đã trả cho công ty sản xuất nói trên số tiền 50 triệu UAH. Tuy vậy chất lượng đạn làm theo đơn đặt hàng nhà nước không phù hợp để sử dụng.

Như đã được dịch vụ báo chí của SBU đăng tải trên trang web chính thức của mình, việc sản xuất đạn pháo được tổ chức theo phương pháp thủ công trong những nhà xưởng không phù hợp.


Lô đạn pháo bàn giao cho Bộ Quốc phòng Ukraine không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và không được Lực lượng vũ trang Ukraine thông qua. Toàn bộ lô hàng đã bị thu giữ và một vụ án hình sự được khởi xướng.

Công việc thu giữ toàn bộ số quả đạn pháo không đạt tiêu chuẩn được thực hiện trên khu vực Vùng Sumy của Ukraine, nơi công ty tổ chức sản xuất.

Thông điệp không nêu rõ công ty đã bàn giao loại đạn pháo cỡ nào, nhưng vào năm 2019, Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo kết thúc hợp đồng với một "nhà cung cấp trong nước" có "mức giá thấp nhất". Tên của công ty nhận đơn đặt hàng không được tiết lộ.

Những diễn biến nêu trên và cả các bê bối tìm thấy trong vũ khí xuất khẩu thực sự là lời báo động đối với nền công nghiệp quốc phòng vốn rất hùng mạnh của Ukraine.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Ấn Độ cần gấp 33 máy bay tiêm kích Nga
(Vũ khí) - Nhà sản xuất “Raphael” Pháp đã cho New Delhi ăn quả đắng...

Xin giới thiệu bài viết mới với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” (Nga) ngày 19/01/2021.
An Do can gap 33 may bay tiem kich Nga
Máy bay tiêm kích đa năng MiG-29 (Ảnh: Dmitry Efremov / TASS)
Tờ Times of India dẫn nguồn thạo tin của mình từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết là Bộ Quốc phòng nước này đã xác nhận sẽ mua 33 máy bay tiêm kích từ Nga.
Công văn đề nghị (Nga) bán 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI sẽ sớm được gửi tới “Rosoboronexport” (Cơ quan nhà nước Nga chịu trách nhiệm trong lĩnh vực xuất / nhập khẩu các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến quốc phòng và lưỡng dụng-ND) trong mấy ngày tới.
Thêm nữa, thời gian chờ giao hàng không phải là vài năm như thường lệ- tức khoảng thời gian cần để các xí nghiệp hàng không quốc phòng Nga sản xuất các máy bay theo đơn đặt hàng này.
Hầu hết các máy bay tiêm kích phía Ấn Độ yêu cầu đều đã được sản xuất và hiện đang trong tình trạng niêm cất, bảo quản. Có nghĩa là- những tài sản có tính thanh khoản không cao. Tổng giá trị hợp đồng chắc chắn vượt quá một tỷ đô la.
Thế mà cách đây không quá lâu, New Delhi còn tỏ ra cực kỳ kén cá chọn canh khi đề cập đến các phương tiện kỹ thuật hàng không (máy bay) Nga. Sau mấy năm không làm gì, họ đã rút khỏi dự án hợp tác (với Nga) về chế tạo và sản xuất phiên bản hiện đại hóa (cho riêng Ấn Độ) máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57.
Khi đó, phía Ấn Độ viện lý do là chiếc máy bay tiêm kích này (Su-57) không thể xếp vào lớp máy bay thế hệ 5 được do động cơ tồi, khả năng “tàng hình” quá kém trước các radar của đối phương và các hệ thống vô tuyến điện tử hàng không không đâu vào đâu.
MiG-35 của Nga cũng bị (Ấn Độ) loại khỏi cuộc đấu thầu mua một số lượng lớn máy bay tiêm kích. Và vào năm 2016, một hợp đồng đã được ký kết để mua 36 máy bay tiêm kích hạng nặng “Rafale” của Pháp.
Và với một mức giá trên trời. Mỗi một chiếc máy bay “Rafale” Pháp ngốn của ngân sách Ấn Độ 218 triệu euro. Cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 4 máy bay tiêm kích như trên được bàn giao .
Theo điều khoản đã thống nhất thì hợp đồng sẽ được hoàn tất vào năm 2023, nhưng rõ ràng là với tốc độ chuyển giao như hiện tại, may ra vào giữa thập kỷ này mới thanh lý được hợp đồng.

An Do can gap 33 may bay tiem kich Nga
Rafale: Ảnh: Dassault Aviation
(Ấn Độ) phải chi những khoản tiền lớn khủng khiếp như vậy chủ yếu là để công ty Dassault Aviation của Pháp lắp đặt dây chuyền sản xuất những chiếc máy bay này ở Ấn Độ, và như vậy- đồng nghĩa với việc sẽ chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ.
Nhưng vừa một tuần trước đây, (phía Pháp) đã rất bất ngờ và tráo đũa đưa tuyên bố rằng điều kiện này (chuyển giao cồng nghệ) chỉ được đáp ứng nếu New Delhi mua đúng 100 máy bay (“Rafale”)!
Trong khoảng thời gian Ấn Độ “phát động” và đang chơi trò chơi- kinh doanh với một đối tác cuối cùng cũng lộ ra là tống tiền trên, thì tình hình với nước láng giềng - Trung Quốc- còn không đáng quan ngại lắm.
Nhưng vào mùa xuân năm ngoái, mọi thứ đã đột ngột thay đổi. Chỉ trong vòng 4 tháng đã xảy ra 4 cuộc đụng độ giữa Bộ đội biên phòng Ấn Độ và Lính biên phòng Trung Quốc tại khu vực lãnh thổ tranh chấp ở Thung lũng Gavlan trên dãy Himalaya.

Cuộc đụng độ mới nhất, với sự tham gia của 250 lính mỗi bên, đã biến thành một vụ thảm sát đẫm máu thực sự với 20 lính Ấn Độ và 43 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Và con số người thiệt mạng lớn như vậy xảy ra trong bối cảnh khi mà hai bên đều đã tuân thủ đúng theo tinh thần và lời văn của hiệp ước mà họ đã ký năm 1962- có nghĩa là không sử dụng “hỏa khí”, mà chỉ đánh nhau bằng gậy gộc và đá thôi . Như những chiến binh hang động.

Hoàn toàn dễ hiểu là chỉ đó sau một thời gian ngắn, Trung Quốc bắt đầu cho điều các phương tiện kỹ thuật quân sự đến khu vực biên giới này. Ấn Độ cũng cần phải khẩn cấp tiến hành các biện pháp tương tự.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, để khích lệ tinh thần chiến đấu và niềm tin vào sức mạnh của quốc gia trong mỗi người dân, đã nhận xét về tình huống xảy ra như sau: "Đất nước (Ấn Độ) sở hữu những khả năng (mạnh) đến mức không một kẻ nào dám đụng đến dù chỉ một tấc đất của chúng ta".

Nhưng cần phải nói rằng ông đã đánh giá hơi quá cao khả năng của Ấn Độ trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mà cụ thể là tại khu vực miền núi tranh chấp này, nơi mà lực lượng tấn công chủ yếu chỉ có thể là không quân.


Không quân Trung Quốc, cả tính theo tiêu chí số lượng và cả chất lượng, rõ ràng là mạnh hơn Không quân Ấn Độ. Không quân CHND Trung Hoa đang khai thác 1.150 máy bay tiêm kích, máy bay tiêm kích-ném bom và máy bay cường kích hiện đại.

Ngoài ra, còn có 520 máy bay là “hàng nhái” từ kiểu máy bay tiêm kích Liên Xô MiG-21 đã bị loại khỏi trang bị của Không quân Nga từ cách đây rất lâu.

Ấn Độ có 533 máy bay trong trang bị của Không quân chiến trường (Không quân chiến thuật), trong số đó có cả 150 chiếc MiG-21. Nói cho thật đúng thì phần lớn những chiếc "21" của Ấn Độ này đều đã thuộc lớp máy bay tiêm kích thế hệ 4.

Phiên bản MIG-21UPG Bison được chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ. Máy bay đã có buồng lái bằng kính, màn hình- hiển thị gắn dưới mũ bay phi công, cự ly hoạt động tăng rất đáng kể.

Đã lắp một radar mới với cự ly phát hiện mục tiêu lớn hơn và có khả năng phát hiện không chỉ các mục tiêu trên không mà còn cả các mục tiêu dưới mặt đất.

Còn nếu như nói về chất lượng, thì ở đây Ấn Độ cũng kém hơn Trung Quốc. Vào thời điểm hiện tại Ấn Độ có 255 máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++ Su-30MKI và 60 chiếc MiG-29, và những chiếc MiG-29 này, cũng giống như với trường hợp MiG-21, đã được hiện đại hóa thành một số biến thể và chỉ Không quân Ấn Độ mới có.

Với giao dịch mua bán máy bay sắp tới, câu chuyện sẽ là như thế này. 21 chiếc MiG-29 phá niêm cất sẽ được hiện đại hóa lên cấp MIG-29UPG.

Còn 12 chiếc Su-30MKI sẽ được lắp ráp từ các linh kiện của Nga tại nhà máy đầu tàu của ngành công nghiệp máy bay Ấn Độ - Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited.


Tất nhiên, việc mua thêm 33 máy bay mới của Nga sẽ rất hữu ích trong bối cảnh tình hình ở biên giới với Trung Quốc đang trở nên ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, nó sẽ không giải quyết được một cách triệt để sự tụt hậu trong “phân khúc” không quân của Các Lực lượng Vũ trang Ấn Độ (so với PLA).

Nhưng Ấn Độ lại đang có triển vọng xử lý một cách tối ưu giai đoạn hai của cuộc đấu thầu mua 114 máy bay tiêm kích.

Vào tháng 5 tới, chính phủ nước này phải đưa ra quyết định về việc ai đã thắng thầu, và ai sẽ là người bổ sung cho lực lượng không quân của nước những máy bay mới hiệu quả nhất với các khả năng tác chiến cao.

Các ứng cử viên chờ giành chiến thắng trong “cuộc chiến” này đang là: tiêm kích“Rafale” Pháp, tiêm kích “Typhoon” Châu Âu, tiêm kích hạng nhẹ “Gripen” Thụy Điển và hai “người Mỹ” - máy bay tiêm kích- cường kích F / A-18 và F-21, - tức biến thể cho Ấn Độ từ kiểu máy bay tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 sản xuất hàng loạt nhiều nhất F- 16. Và cả máy bay tiêm kích MiG-35 của Nga.

Tất nhiên, chúng ta (Nga) tuyệt đối không có quyền đưa ra lời khuyên nào cho các bạn Ấn Độ. Tuy vậy, vẫn rất mong muốn là cuối cùng thì người Ấn cũng hiểu ra rằng người Pháp sẽ không chuyển giao công nghệ cho họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cho dù họ (người Ấn Độ) có mua một trăm chiếc "Rafale" với một số tiền khổng lồ, thậm chí cứ cho là mua tới cả một nghìn chiếc đi nữa. Với người Mỹ, câu chuyện cũng sẽ y hệt như vậy.

Và, có lẽ, với cả các nhà sản xuất “Typhoon” cũng thế. Với người Thụy Điển (tức “Grippen” ), thì có hy vọng. Tuy nhiên, các máy baytiêm kích của họ, mặc dù rất xuất sắc , nhưng lại quá nhẹ - cả về bán kính tác chiến và cả tải trọng tác chiến.

Ngoài ra, người Ấn Độ còn có ý định lấp đầy thị phần máy bay tiêm kích hạng nhẹ bằng máy bay do chính mình sản xuất.



1611289951215.png
Saab JAS 39 "Gripen" Thụy Điển
Và, tôi nghĩ rằng, chiếc máy bay tối ưu nhất cho Không quân Ấn Độ- đó là máy bay tiêm kích hạng trung Nga MiG-35.

Thứ nhất, nó thuộc thế hệ 4 ++, có một số tính năng đáp ứng được các tiêu chí của máy bay thế hệ 5.

Thứ hai, nó có một bộ "cơ bắp" rất rắn chắc, có nghĩa là, có một tải trọng tác chiến rất “nghiêm túc”, và nó có thể hoạt động ở một khoảng cách khá xa tính từ căn cứ đóng quân (tức bán kính tác chiến lớn-ND).

Thứ ba, Nga chưa bao giờ nuốt lời hứa của mình về việc chuyển giao công nghệ của một loại vũ khí này hay vũ khí khác cho khách hàng.

Thứ tư, và điều này cũng hết sức quan trọng, sẽ không phải bỏ ra một số tiền quá lớn cho máy bay tiêm kích Nga. Giá của MiG-35 là vào khoảng 45 triệu USD. Con số này ít hơn rất đáng kể so với các nhà tham gia khác của gói thầu, trừ “Gripen” Thụy Điển.

Nếu tính tới cả chi phí đào tạo phi công, các cơ số dụng cụ sửa chữa, phụ tùng thay thế và vũ khí, thì phải trả cho một chiếc MiG-35 khoảng 60-65 triệu đô la, một con số không quá lớn.

Nhưng tất nhiên, ngay cả có tăng cường thêm một số lượng máy bay như vậy cho không quân tiêm kích, Không quân Ấn Độ vẫn sẽ chưa thể ngang ngửa với Không quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất không nên quên rằng Ấn Độ còn có một đối thủ "truyền kiếp”, một quốc gia mà họ thường xuyên đối mặt trên bầu trời. Đó là Pakistan. Và Pakistan, như đã biết, lại là đối tác quân sự-kỹ thuật của Trung Quốc.

Chính vì vậy, 114 chiếc MiG-35 sẽ rất hữu ích để tăng cường khả năng phòng thủ trên hướng Tây (hướng Pakistan-ND).
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ đề phòng trực thăng bị tấn công tại Trung Đông
(Vũ khí) - Lực lượng Mỹ tại Trung Đông trang bị cho toàn bộ trực thăng đang hoạt động tại đây hệ thống đối kháng điện tử giúp đối phó tên lửa vác vai.

Theo Popular Mechanics, hệ thống tác chiến điện tử (EW) thế hệ mới LAIRCM do nhà thầu Northrop Grumman phát triển theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ đã bắt đầu được trang bị thí điểm trên một số dòng trực thăng quân sự đang hoạt động tại Trung Đông nhằm đối phó với đòn đánh từ tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) của phiến quân.
1611289997029.png
Trực thăng Mỹ.
Theo kế hoạch trang bị, trực thăng AH-64E Apache và UH-60M Black Hawk của Mỹ hoạt động tại Syria và Iraq sẽ được ưu tiên lắp đặt Hệ thống LAIRCM AN/AAQ-24.
Khi hoạt động, tổ hợp này có thể phát hiện các loại tên lửa đang nhắm tới trực thăng, cảnh báo tổ lái và phát chùm tia laser năng lượng cao để vô hiệu hóa đầu dò, tương đương với việc "chọc mù" quả đạn tấn công.




X
Nguyên nhân khiến 2 dòng trực thăng này được ưu tiên trang bị bởi chúng thường phải hoạt động ở độ cao thấp gần mặt đất, khiến chúng nằm trong tầm bắn của hầu hết các hệ thống tên lửa MANPADS hiện nay.

Trong thực tế, các lực lượng nổi dậy đã nhiều lần bắn hạ trực thăng của quân đội chính phủ Syria bằng MANPADS, còn các tay súng khủng bố cũng từng sử dụng loại vũ khí này để nhắm bắn máy bay Mỹ và đồng minh.


Hệ thống LAIRCM được phát triển từ hệ thống tương tự của Hải quân Mỹ, được bổ sung gói nâng cấp Cảnh báo mối đe dọa tiên tiến. Một tổ hợp LAIRCM gồm nhiều cảm biến phát hiện tên lửa tầm nhiệt và Thiết bị phát laser bảo vệ (GLTA).


Khi nhận thấy mối đe dọa, cảm biến sẽ gửi thông tin tới máy tính điều khiển, giúp cảnh báo tổ lái và tự động kích hoạt GLTA, chĩa nó về phía mục tiêu để gây nhiễu đầu dò.

Sau khi LAIRCM được trang bị đủ cho phi đội AH-64E và UH-60M Black Hawk, Lục quân Mỹ dự kiến gắn hệ thống này lên các trực thăng vận tải như CH-47 Chinook, nhằm giảm thiểu khả năng chúng bị bắn hạ khi hoạt động tại Syria.

Trước khi quyết định trang bị LAIRCM được đưa ra, đã có ít nhất 2 chiếc trực thăng Apache của Mỹ bị rơi chưa rõ nguyên nhân khi hoạt động tại Đông Bắc Syria kể từ cuối năm 2020 đến nay.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Nga phân tích thực lực Quân đội Trung Quốc
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga Ryabob Kirill cung cấp một số thông tin về Quân đội Trung Quốc trong mấy thập kỷ vừa qua.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự và một số báo Nga khác đúng ngày 19/01/2021.Bài khá dài, mong bạn đọc thông cảm.
1611290061925.png
Đội hình duyệt binh của các tổ hợp tên lửa “Dongfeng-26” (“Đông Phong-26”). Sự phát triển của lực lượng tên lửa PLA là nổi bật nhất. Ảnh Globalsecurity.org
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là một trong những lực lượng vũ trang có quy mô lớn nhất, phát triển với tốc độ nhanh nhất và mạnh nhất trên thế giới.
PLA có một số lợi thế quan trọng so với các quân đội khác - nhưng không phải là không có những điểm yếu. Để giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra, nhiều biện pháp khác nhau đang được PLA áp dụng, còn hiệu quả của những biện pháp này đến đâu- sẽ được thể hiện đầy đủ trong tương lai.
Các chỉ số và kế hoạch
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc giành sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển và xây dựng quân đội của mình và những nỗ lực đó đã đem lại một số kết quả.
Vào thời điểm hiện tại, PLA được coi là một trong những quân đội mạnh nhất thế giới. Cụ thể, trong bảng xếp hạng về tiềm lực quân sự của Global Firepower, trong nhiều năm liền Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3, chỉ sau Mỹ và Nga.
Cách đây mấy năm, Bắc Kinh đã triển khai một chương trình hiện đại hóa PLA quy mô lớn và dài hạn tác động trực tiếp đến tất cả các khía cạnh chủ yếu của việc xây dựng quân đội.
Mọi nội dung công việc trong khuôn khổ chương trình này sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến đầu những năm 30 và được kỳ vọng là sẽ giúp làm gia tăng đáng kể khả năng chiến đấu của PLA.
Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Xe tăng chủ lực "Type 96B"- một trong những xe chiến đấu chủ lực nòng cốt của Lục quân PLA. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin, Vitalykuzmin.net
Trong tương lai, Bắc Kinh dự kiến sẽ khởi động một chương trình mới tương tự với tầm nhìn cho vài thập kỷ. Đến giữa thế kỷ XXI, mục tiêu đặt ra là PLA phải đứng ở những vị trí dẫn đầu thế giới.
Cụ thể, ngay từ bay giờ, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói về sự cần thiết phải đảm bảo được sự cân bằng (của PLA) với Các Lực lượng Vũ trang Mỹ - trong mọi lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực phức tạp và tiên tiến nhất.
Các điểm mạnh
Lợi thế truyền thống chủ yếu của PLA từ trước đến nay vẫn là lợi thế quân số. Tổng quân số PLA luôn ở mức 2-2,2 triệu người. Nguồn lực dự bị, về lý thuyết, có thể huy động được hơn 600 triệu người.

Như vậy, xét theo tiêu chí nguồn nhân lực, Trung Quốc không có đối thủ. Chỉ Ấn Độ mới có thể cạnh tranh với Trung Quốc theo tiêu chí này, nhưng các chỉ số tương tự (quân số) của Quân đội Ấn Độ thấp hơn so với PLA.
Lực lượng Hạt nhân Chiến lược góp phần quyết định vào việc đảm bảo an ninh quốc gia. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng được bộ ba hạt nhân với một loạt các tổ hợp tên lửa và tổ hợp hàng không (máy bay) thuộc các lớp khác nhau.
Với những vũ khí như vậy, PLA có thể kiểm soát một phần lớn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các khu vực xa hơn. Trong khu vực chịu trách nhiệm của Lực lượng hạt nhân chiến lược PLA có cả các mục tiêu quan trọng của đối phương tiềm năng – tức Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Xe tăng "hạng nhẹ" "Type 15" được thiết kế để hoạt động ở các khu vực rừng núi. Ảnh Bmpd.livejournal.com
Lục quân PLA có quy mô lớn và khá hiện đại. Trong trang bị Lục quân có hơn 3.200 xe tăng và khoảng 35.000 xe bọc thép các lớp khác nhau. Tổng số pháo và pháo phản lực ít nhất là 5.500 đơn vị (tính).
Như đã biết, hiệu quả chiến đấu cao hay không không chỉ do quân số, mà còn là vấn đề mức độ trang bị vũ khí- phương tiện kỹ thuật quân sự của bộ đội.
Trung Quốc đang ráo riết chế tạo các mẫu vũ khí hiện đại có các tính năng kỹ-chiến thuật gần đạt ngưỡng các tính năng kỹ- chiến thuật của các mẫu tương tự được sản xuất tại các nước phát triển hàng đầu để đưa vào trang bị cho Lục quân.

Ngoài ra, nước này cũng tự chế tạo các mẫu chuyên dụng để sử dụng trong các điều kiện đặc biệt.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hải quân PLA đã đứng đầu thế giới tính theo tiêu chí số lượng tàu chiến. Trong trang bị của Hải quân PLA có khoảng 350 tàu, trong đó có trên 130-140 tàu nổi các lớp chính.

Trung Quốc đang trong quá trình tự làm chủ công nghệ đóng tàu sân bay, còn các tàu thuộc các lớp khác thì đang được đóng với số lượng khá lớn và với thời gian rút ngắn.

Nhờ vậy, PLA có thể tăng cường sự hiện diện của Hải quân trên các vùng biển gần và xây dựng các kế hoạch hoạt động ở các vùng biển xa.

Không quân PLA cũng có những ưu thế liên quan đến số lượng. Không quân PLA có hơn 3.200 máy bay các loại. Khoảng gần một nửa số trong số đó là các máy bay của Không quân chiến thuật.


Không quân Trung Quốc đang được tiếp tục trang bị các mẫu máy bay hiện đại tự thiết kế và mua của nước ngoài; đã bắt đầu bàn giao các máy bay tiêm kích thế hệ 5 mới nhất.

Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Tàu ngầm chiến lược mang tên lửa dự án 094. Ảnh News.usni.org
Nhiệm vụ tái trang bị và hiện đại hóa CLLVT được một nền công nghiệp quốc phòng phát triển của Trung Quốc đảm bảo.

Trong những thập kỷ qua, nhờ những nỗ lực bản thân và sự giúp đỡ của một số quốc gia hữu hảo, Trung Quốc đã có thể xây dựng được một tổ hợp công nghiệp - quốc phòng mạnh, hoạt động trên tất cả các hướng (sản xuất vũ khí) chính.

Đồng thời, Trung Quốc cũng đã giảm bớt được sự phụ thuộc vào các mặt hàng (quân sự) nhập khẩu và tăng thị phần của mình trên thị trường vũ khí quốc tế.

Các vấn đề và các giải pháp khắc phục

Cho dù đã có sự phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, Lực lượng Kiềm chế Hạt nhân Chiến lược của PLA vẫn còn tụt hậu xa so với lực lượng hạt nhân của các nước phát triển khác cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tuy đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chế tạo các tổ hợp tên lửa mặt đất, nhưng các thành tố khác còn lại của bộ ba hạt nhân chưa thể “tự hào” về những thành công tương tự.

Cụ thể, trong trang bị của thành tố hải quân trong (bộ ba) Lực lượng Hạt nhân Chiến lược cho đến nay mới chỉ có 6 tàu ngầm “Type 094” mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Lực lượng nòng cốt của thành tố không quân vẫn chủ yếu là các máy bay ném bom dòng H-6. Bất chấp việc đã nhiều lần được hiện đại hóa, kiểu máy bay này đã lạc hậu từ lâu và không thể tham gia đầy đủ vào việc thực hiện nhiệm vụ răn đe hạt nhân.

Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Tàu hộ vệ “Hengshui" dự án "054A" - đại diện tiêu biểu cho ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc hiện đại. Ảnh: US Navy
Để khắc phục tình trạng này, nhiều biện pháp đang được Trung Quốc triển khai. Đã bắt đầu thực hiện dự án đóng các tàu ngầm hiện đại “Type 096” có khả năng mang ICBM.

Ngoài ra, cũng đang thiết kế kiểu máy bay ném bom chiến lược mới về nguyên tắc H-20 với một số tính năng kỹ chiến thuật mới quan trọng.


Song song với những nội dung công việc trên, đang tiếp tục phát triển thành tố mặt đất của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược, - hiện đang đưa vào trang bị các tổ hợp mới nhiều lớp khác nhau.

Khó khăn chủ yếu của Lục quân PLA là “lượng không thể biến thành chất”. Quân số đông dẫn đến phát sinh nhiều hạn chế đối với việc hiện đại hóa và tái trang bị cho bộ đội.

Cụ thể, vì những lý do như vậy nên một số lượng rất lớn xe tăng và mẫu xe khác đã lạc hậu từ rất lâu nhưng đến giờ vẫn còn nằm trong trang bị. Số lượng và chủng loại quá nhiều sẽ làm rối loạn quá trình quy chuẩn hóa và làm, tăng đáng kể chi phí bảo dưỡng- duy trì tình trạng kỹ thuật cho phương tiện của các đơn vị.

Theo những dữ liệu đã biết, Trung Quốc hiện vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để nào để giải quyết vấn đề này.

PLA đặt hàng mua các phương tiện vật chất- kỹ thuật mới để thay thế những phương tiện đã lạc hậu, tuy nhiên, giải pháp thay thế mẫu cũ bằng mẫu mới theo nguyên tắc “một đổi một” là không khả thi do giá các mẫu vũ khí- khí tài) mới, hiện đại quá cao.

Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Máy bay ném bom H-6K, biến thể mới nhất của một kiểu máy bay đã quá lạc hậu . Ảnh Wikimedia Commons.
Trong chương trình hiện đại hóa PLA đang được thực hiện, giới lãnh đạo Trung Quốc dành sự ưu tiên đặc biệt cho phát triển Hải quân. Hải quân đang được nhận tất cả những nguồn lực cần thiết để nhanh chóng khắc phục rất nhiều nhược điểm và để nhận được những kết quả kỷ lục.

Đồng thời, những kỷ lục như vậy cũng rất “đặc sắc Trung Hoa”. Số lượng tàu tăng nhanh, nhưng những tàu đóng mới chủ yếu lại là các tàu cỡ nhỏ và công nghệ không quá phức tạp.

Cụ thể, đã đưa vào trang bị hơn 60 tàu hộ vệ “Type 056 (A)”- nhưng những tàu này chỉ có lượng giãn nước 1.500 tấn và mang theo một số lượng vũ khí rất hạn chế.

Các tàu cỡ lớn hơn và mạnh hơn, như khinh hạm “Type 054A” hoặc khu trục “Type 052D”, được đóng với số lượng ít hơn rất nhiều. Tuy vậy, tiến độ đóng và đưa vào khai thác các tàu như hiện nay là phù hợp với những tính toán của Bộ Tư lệnh PLA và tình hình, rất nhiều khả năng, sẽ không sớm thay đổi.

Không quân PLA cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự như Lục quân. Dù có quy mô rất lớn và quân số đông, quân chủng này không thể tự hào là đã có những mẫu (máy bay, phương tiện kỹ thật) hiện đại, tiên tiến.



Ngoài ra, trong trang bị bị đang có nhiều kiểu máy bay cùng một lớp với những khác biệt rất lớn cả về tính năng kỹ- chiến thuật lẫn các đặc điểm khai thác- bảo dưỡng kỹ thuật.



Bao Nga phan tich thuc luc Quan doi Trung Quoc
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20. Ảnh Wikimedia Commons



Tuy vậy, các biện pháp khắc phục cần thiết đang được thực hiện. Cụ thể, đang thiết kế và chế tạo các máy bay tiêm kích thế hệ "4+" và "5", chế tạo các máy bay ném bom, máy bay vận tải mới và một số mẫu máy bay phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Trong tương lai, những biện pháp này có thể có những tác động đáng kể đến tiềm lực của Không quân PLA. Nhưng đồng thời, cũng phải thấy rằng các mẫu máy bay mới sẽ không giúp Không quân PLA thoát khỏi sự “đa đạng thái quá” về chủng loại và duy trì được số lượng máy bay ở mức cần thiết.

Trước thềm tương lai

Những kết quả phát triển của PLA trong các thập kỷ gần đây là khá rõ ràng. Trung Quốc đã xây dựng được không chỉ là một quân đội lớn mà còn là một quân đội mạnh với tất cả các cơ cấu và khả năng cần thiết.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng trong tình trạng hiện tại, Quân đội Trung Quốc đang đối mặt với những vấn đề phức tạp hiển hiện trong nhiều lĩnh vực- và những vấn đề này đang hạn chế tiềm năng phát triển của PLA.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đang tích cực đấu tranh với những hạn chế này và đã thu được một số kết quả tích cực, mặc dù không phải mọi thứ đều có thể được khắc phục triệt để và đúng lúc.

PLA hiện đại có khả năng thực hiện nhiệm vụ răn đe chiến lược, đánh trả các cuộc tấn công xâm lược của nước ngoài hoặc giành giật các lợi ích bằng sức mạnh quân sự. Trong tương lai, Bắc Kinh lên kế hoạch tăng cường tiềm lực, để đạt được thế cân bằng với các quốc gia hàng đầu.

Liệu Quân đội Trung Quốc có thể hoàn thành các kế hoạch này đúng hạn hay không- không một ai biết. Tuy vậy, có thể thấy rõ ràng một điều là Trung Quốc sẽ giành mọi nỗ lực để thực hiện những mục tiêu này, và danh sách những ưu thế và nhược điểm của PLA cũng sẽ dần thay đổi.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ ngừng sử dụng toàn bộ chiến hạm Freedom
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ đã quyết định ngừng sử dụng toàn bộ chiến hạm Freedom LCS do lớp tàu chiến tàng hình này liên tiếp phát sinh sự cố.

Quyết định được Hải quân Mỹ đưa ra sau khi phát hiện thêm loạt lỗi về thiết kế của cả lớp tàu, trong đó có hệ thống truyền động, động cơ, hệ thống mạng yếu kém dễ bị xâm nhập... và hệ thống hỏa lực không đủ mạnh để tác chiến.
Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiều lỗi trong số này đã được phát hiện từ nhiều năm trước đó nhưng đến nay vẫn chưa thể khắc phục.
1611290126945.png
Chiến hạm Freedom.
"Toàn bộ chiến hạm Freedom trong Hải quân Mỹ đã bị ngừng hoạt động cho đến khi tất cả mọi khiếm khuyết trên dòng chiến hạm này được khắc phục", Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Trước khi quyết định cho toàn bộ tàu Freedom ngừng hoạt động, Mỹ cũng từng hé lộ kế hoạch loại biên sớm loạt tàu chiến đấu ven biển này.


Theo kế hoạch, sẽ có 4 chiếc đầu tiên của Mỹ bị loại khỏi biên chế ngay lập tức và đưa vào niêm cất. Ngay sau đó, những chiếc còn lại sẽ tiếp tục về cảng và chịu chung số phận.

Theo đánh giá của tờ báo Mỹ Task & Purpose, lớp tàu chiến này là "đống rác biết bơi" của Mỹ. Sau khi lãng phí mất 16 năm và hàng tỷ USD, Hải quân Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng, chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ LCS dường như đã biến thành một "thất bại tuyệt đối" - bài báo cho biết.


Các tàu LCS hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm. Do đó, các tàu này mà chỉ đơn thuần là tuần tiễu và chống… buôn lậu, chống cướp biển.

Ban đầu tàu LCS được Hải quân Mỹ phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven biển, ngăn chặn đối phương tiếp cận bờ biển. Chiến hạm LCS đầu tiên được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào ngày 8/11/2008 là USS Freedom (LCS-1).

Theo quy định của hải quân Mỹ, các chiến hạm lớp Freedom được quy định đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5…), còn tác tàu tác chiến ven bờ lớp Independence được đánh số chẵn (LCS-2, LCS-4, LCS-6…).


Sau khi các khinh hạm 4.000 tấn lớp Oliver Hazard Perry được cho nghỉ hưu toàn bộ, Hải quân Mỹ vẫn đang loay hoay trong việc tìm ra một lớp tàu chiến mới để hỗ trợ tàu khu trục Arleigh Burke và tàu tuần dương Ticonderoga trong biên đội tác chiến hỗn hợp.

Họ từng kỳ vọng rằng tàu chiến ven bờ LCS sẽ có thể đảm nhiệm vai trò trên, tuy nhiên do được thiết kế với mục đích khác đó là len lỏi vào sát bờ biển của đối phương tung đòn tập kích nên LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài đại dương, trong khi cũng chẳng có vũ khí nào hiệu dụng để tấn công vào bờ biển đối phương.

Khái niệm "Tàu tác chiến ven biển" của Mỹ không bó hẹp trong phạm vi bờ biển nước Mỹ mà là bờ biển thế giới.

Do đó, mặc dù tàu tác chiến ven biển được Mỹ xếp vào loại loại tàu có kích thước tương đối nhỏ, nhưng nhỏ là so với Mỹ chứ chúng đã được xếp vào hàng chiến hạm tầm trung của các nước khác. Và chương trình LCS bị coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ.

UAV Trung Quốc hết thời trong Hải quân Mỹ
(Vũ khí) - 18/1, Tổng thống Trump hôm đã ký lệnh loại bỏ các máy bay không người lái (UVA) do Trung Quốc sản xuất khỏi các hạm đội.

Sắc lệnh của ông Trump đã chỉ đạo tất cả cơ quan Mỹ vạch ra những rủi ro an ninh do những chiếc UAV hiện tại đang hoạt động trong các lực lượng của Mỹ do các công ty Trung Quốc hoặc các nước khác được coi là đối thủ có thể gây ra.
Hồi tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm SZ DJI Technology Co (Trung Quốc), nhà sản xuất UAV lớn nhất thế giới, vào danh sách đen kinh tế của Chính phủ Mỹ, cùng hàng chục công ty Trung Quốc khác.
Dù yêu cầu tất cả các cơ quan phải rà soát về nguy cơ từ UAV Trung Quốc nhưng ông Trump chỉ yêu cầu loại bỏ UAV do Trung Quốc sản xuất trong Hải quân Mỹ.

1611290201672.png
UAV Mỹ.
Đây là quyết định khá bất ngờ của ông chủ Nhà Trắng bởi hồi cuối năm 2020, Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt của Mỹ đã mua 57 chiếc UAV từ công ty Da-Jiang Innovations (DJI) có trụ sở tại Thâm Quyến.

Số UAV Trung Quốc được sử dụng cho việc đào tạo các phi công nhằm tìm ra tiềm năng về các mối đe dọa mà các thiết bị này gây ra cho nước Mỹ và học cách vô hiệu hóa chúng.

Thương vụ mua UAV Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ khiến dư luận nghi ngờ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã từng cảnh báo về các UAV Trung Quốc, chúng có thể lấy dữ liệu địa lý của Mỹ, thu thập các thông tin về nhân khẩu học...


Bộ Quốc phòng Mỹ trước đó đã ra lệnh cấm các đơn vị Quân đội Mỹ sử dụng UAV do Trung Quốc chế tạo vì lý do an ninh, một số đơn vị của Mỹ vẫn tiếp tục mua UAV của Trung Quốc. Tuy nhiên những UAV này được Quân đội Mỹ sử dụng làm mục tiêu để tiêu diệt trong các bài huấn luyện.

Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, Trung tá Không quân Mike Andrews cho biết, mỗi lần Không quân và Hải quân Mỹ mua sắm UAV Trung Quốc đều sử dụng quyền miễn thuế đặc biệt được Văn phòng bảo vệ và mua sắm vũ khí Lầu Năm Góc phê chuẩn.


Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord cho biết, việc Lầu Năm Góc phê chuẩn quyền miễn thuế đặc biệt này nhằm sử dụng UAV Trung Quốc trong điều kiện khống chế cấp cao, để thử nghiệm năng lực chống UAV của Quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, bà Ellen Lord cũng nhấn mạnh, "chúng tôi không trao quyền sử dụng UAV do Trung Quốc chế tạo trên thực địa, chỉ có thể sử dụng những UAV này làm thành mục tiêu hoặc bia tiêu diệt".

Hồi tháng 9/2019, truyền thông Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra và phát hiện, Không quân và Hải quân Mỹ đã chi hàng trăm nghìn USD để mua sắm UAV Trung Quốc cho một số lực lượng tác chiến bí mật, trong đó bao gồm cả đội đặc nhiệm SEAL và Liên đội chiến thuật đặc biệt.

Từ cuối năm 2017 trở lại đây, UAV Trung Quốc trở thành trọng điểm điều tra của Chính phủ, do Cục di dân và Hải quan Mỹ phụ trách, bao gồm cả các UAV dân sự, do những UAV này được tích hợp máy ảnh độ nét cao, công nghệ đo vẽ bản đồ và máy quét hồng ngoại, trọng điểm điều tra là các UAV của hãng DaJiang Trung Quốc.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Xe ACV Mỹ phát sinh sự cố sau mỗi 39 giờ chạy
(Vũ khí) - Được coi là cuộc cách mạng trong dòng xe lội nước và thay thế cho AAV-7 thế hệ cũ nhưng chính ACV 1.1 lại đang phát sinh sự cố khi thử nghiệm.

Theo bản báo của Văn phòng phụ trách thử nghiệm và đánh giá khí tài quân sự (OT&E) của Lầu Năm Góc, xe lội nước ACV 1.1 có thể hoạt động tốt với tốc độ tối đa theo thiết kế chúng đang gặp nhiều vấn đề chưa thể khắc phục.
Vấn đề lớn nhất hiện nay ACV gặp phải là khả năng sống sót và tự bảo vệ mình trên chiến trường nếu gặp phải hỏa lực tấn công từ đối phương. Nhưng điểm yếu cụ thế trong khả năng tự bảo vệ không được tiết lộ.
1611290269793.png
Mỹ thử nghiệm xe ACV.
Vấn đề nghiêm trọng thứ 2 của ACV theo báo cáo của OT&E là hệ thống động cơ và bộ chuyển động. Xe chỉ có thể chạy tốt trong khoảng thời gian dưới 39 giờ. Quá thời gian đó, ACV sẽ bị chết máy hoặc phát sinh hỏng hóc liên quan đến động cơ.
Trong khi đó, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ cho phép những hệ thống này phát sinh sự cố kỹ thuật nhỏ (nhưng không gây chết máy) sau mỗi 69 giờ hoạt động. Như vậy, cỗ xe này có thể chết máy khi đang làm nhiệm vụ trên chiến trường. Điều này có thể khiến bản thân chiếc xe và những binh sĩ bên trong gặp nguy hiểm.

Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc cho rằng, vấn đề về kỹ thuật có thể khiến quá trình trang bị ACV bị tác động tiêu cực. Bởi sự cố đã bị phát hiện từ lâu nhưng nhà sản xuất BAE Systems vẫn chưa thể khắc phục.
ADVERTISING


X
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, ACV 1.1 là xe lưỡng cư bánh lốp cấu hình 8x8 - có thể hoạt động cả trên bộ lẫn dưới nước. Xe có thiết kế dạng module, dễ nâng cấp, sử dụng các cấu kiện thiết bị có thể thay thế dễ dàng trong điều kiện chiến trường, và có tính tương thích cao với các dòng xe khác.

Xe được trang bị các hệ thống chiến đấu tự động, có những cảm biến và thiết bị liên lạc đã được nâng cấp. Xe có thể mang pháo tự động có cỡ nòng 30mm. Xe được bọc giáp toàn bộ xe, nặng khoảng hơn 20 tấn, hoạt động bằng một động cơ turbodiesel công suất 700bhp.

Dòng xe lội nước này có ghế ngồi cho 13 lính thuỷ với đầy đủ trang bị vũ khí cá nhân – không tính kíp lái – và có thể chở khoảng 7.200kg trang thiết bị. Xe kín, chỉ kíp lái xe có thể quan sát qua cửa sổ và ra – vào xe qua cửa nóc phía trên khoang lái, còn lính thuỷ ra vào bằng cửa lớn dày và có khoá chốt kín ở đuôi xe.


Xe có hệ thống bơm đẩy nước để di chuyển với tốc độ khoảng 9,2km/h trên biển và chạy trên bộ với tốc độ tối đa lên tới hơn 100km/h. ACV 1.1 được thiết kế với hệ thống cung cấp không khí cho động cơ và cho lính thuỷ.

Xe có khả năng chịu sóng tốt, có thể đi trên biển thời gian dài, vượt các bãi biển có địa hình phức tạp như bãi đá, rặng san hô…, chịu đạn tốt, có thể chiến đấu ban đêm.

Với những thiết kế tối ưu kể trên, cỗ máy đổ bộ mới ACV 1.1 phù hợp với yêu cầu cho hiện tại và cả tương lai của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, dù đã thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm thành công nhưng không rõ vì nguyên nhân gì khiến dòng xe này vẫn chưa được đưa vào trang bị.


Được biết, sau vụ xe AAV bị chìm khiến 9 binh sĩ Mỹ thiệt mạng hồi năm 2020, Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ đẩy nhanh kế hoạch thay thế AAV bằng dòng xe tối tân hơn. Hiện nay, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sử dụng xe bọc thép lội nước AAV-7A1 đã phục vụ trên 45 năm và đã trải qua nhiều lần nâng cấp.

Theo thiết kế, AAV-7 có tốc độ tối đa trên đường đất 72 km/h, tốc độ lội nước 13,5 km/h và phạm vi hoạt động 480 km. Cỗ máy AAV-7 có thể mang tới 25 lính thủy đánh bộ hoặc 45 tấn thiết bị.

Hệ thống vũ khí chính trang bị trên xe thiết giáp lội nước AAV-7 gồm 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng phóng lựu MK19 40 mm. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của dòng xe đổ bộ này là hệ thống giáp quá mỏng.

Do đó, AAV-7 rất dễ bị tổn thương một khi bị tấn công. Ngoài ra, một nhược điểm tồn tại từ lâu chưa thể khắc phục có thể đe dọa đến sự an toàn của cỗ xe và toàn bộ binh sĩ bên trong là rò rỉ nước.

Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ bắt tay váo phát triển xe lội nước thế hệ mới ACV 1.1 - dòng xe có thể hoạt động tốt khi có sóng cao trên 6m.

Dù rất hoàn hảo theo công bố của nhà sản xuất nhưng đến nay ACV vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm mà chưa thể trang bị và một phần nguyên nhân khiến việc chậm trễ này đã được nói đến trong bản báo cáo của OT&E.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Bộ trưởng Anh: Loại bỏ xe tăng là sai lầm lớn
(Vũ khí) - Tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Anh đưa ra khi nói về ý tưởng loại bỏ hoàn toàn lực lượng xe tăng trong quân đội và tham gia Chương trình MGCS.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Wallace: "Ý tưởng cho rằng xe tăng sẽ không còn chỗ trong quân đội dù được nâng cấp và hiện đại hóa là sai lầm lớn.
Có nhiều lý do khác nhau khiến quân đội Anh đang dần cho các đơn vị tăng Challenger II (CR-2) nghỉ hưu, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nước này loại bỏ xe tăng khỏi trang bị trong quân đội".
Bo truong Anh: Loai bo xe tang la sai lam lon
Xe tăng Challenger II.
Được biết, Anh là quốc gia đầu tiên thiết kế, chế tạo và trang bị xe tăng nhằm hỗ trợ các lực lượng tấn công trên bộ. Trong suốt Thế chiến II và Chiến tranh Lạnh, Anh tiếp tục là cường quốc xe tăng, nhưng hiện nay, nước này chỉ duy trì 227 xe CR-2.
CR-2 từng được đánh giá là dòng xe tăng thuộc tốp đầu thế giới nhưng do không nhận được những nâng cấp tương tự như những người cùng thời. Những chiếc CR-2 trang bị cho quân đội Anh từ năm 1998.

So với những dòng tăng hiện đại, chúng thiếu các tính năng mạng kỹ thuật số, hệ thống ngắm nhiệt cập nhật, tích hợp máy bay không người lái và hệ thống bảo vệ tích cực...
ADVERTISING


X
Chưa dừng lại ở đó, không giống như xe tăng của hầu hết các quốc gia khác, pháo chính CR-2 có rãnh để truyền lực quay ổn định cho đạn xe tăng.

Dù hữu ích theo cách riêng của mình, nhưng việc sử dụng nòng pháo có rãnh (thay vì trơn) khiến Anh không thể tận dụng được những tiến bộ trong công nghệ vỏ xe tăng.

Lực lượng tăng thiết giáp Anh đang phải đối điện với bài toán nâng cấp CR-2 hoặc chế tạo những chiếc hoàn toàn mới. Nâng cấp CR-2 rõ ràng là lựa chọn rẻ hơn, nhưng việc nhồi tất cả các tiện ích mới vào một chiếc xe tăng chật chội không được thiết kế để mang chúng là một quá trình không hề dễ dàng.


Từ những thông tin trên, trang Popular Mechanics cho rằng, những nguyên nhân khiến Anh đang dần loại biên CR-2 mà Bộ trưởng Wallace không nói ra chính là sự lạc hậu của những cỗ tăng này so với thế giới.

Vì vậy, đồng thời với việc cho CR-2 nghỉ hưu, Anh cũng đang tìm giải pháp thay thế và việc tham gia vào Chương trình MGCS (Leopard 3) do Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann, Rheinmetall của Đức và Nexter của Pháp cùng thực hiện đã được Anh tính đến.

Hiện thông tin về MGCS chưa được công bố nhưng theo một số hình ảnh do truyền thông Đức đăng tải cho thấy, cỗ tăng này gây ấn tượng bởi thiết kế đặc biệt và kích thước khổng lồ của nó.


Dù mới chỉ là những hình ảnh đồ họa mô phỏng nhưng chừng đó cũng đủ khiến nhiều người đặc biệt quan tâm. Theo những thông tin ban đầu, siêu tăng MGCS sở hữu sức mạnh cực đỉnh với pháo chính có cỡ nòng 140mm, camera gắn ở đầu nóng pháo.

Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống bảo vệ điện-quang chủ động. Các khối lựu đạn khói được phân bố trên nắp ụ pháo. Không những vậy, nhà sản xuất còn trang bị thêm loại súng máy được điều khiển bởi các module.

Cùng với trang bị cực đỉnh là trọng lượng không giống ai của chiến tăng này. Theo nhận định của một số chuyên gia, MGCS sẽ nặng không dưới 90 tấn. Để giúp siêu nặng này vận hành, nhà sản xuất trang bị cho nó loại động cơ với lực đẩy hơn 3000 mã lực.

Nhưng dù hội tụ những công nghệ đỉnh cao nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, chiến tăng này khó có thể phát huy thế mạnh trong điều kiện thực chiến do trọng lượng quá nặng của chúng.

Bởi sẽ không một loại cầu cống nào có thể chịu được sức nặng của nó khi di chuyển, thậm chí nó sẽ tự sa lầy khi chiến đấu.

Nếu thông tin về MGCS chính xác điều đó đồng nghĩa với việc Anh sẽ nhận được những cỗ tăng dù rất mạnh nhưng khó phát huy được hiệu quả trên chiến trước bởi kích thước khổng lồ và khi phải đối đầu những vũ khí chống tăng tiên tiến.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Israel đưa Iron Dome lên chiến hạm phòng Iran tấn công
(Vũ khí) - Để đề phòng bị lực lượng Iran và Houthi tấn công, Israel quyết định trang bị cho tất cả những chiến hạm lớp Sa'ar 5 bản đặc biệt của Iron Dome.

Hình ảnh chiến hạm Sa'ar 5 được trang bị hệ thống đánh chặn Iron Dome vừa được công bố bởi truyền thông Mỹ. Theo đó, mỗi chiếc tàu đều được trang bị hai hệ thống phóng Iron Dome ở đúng vị trí đỗ trực thăng phía sau.
Được biết, việc đưa Iron Dome lên hạm đã từng được Hải quân Israel thực hiện trước đây nhưng khi đó mỗi tàu chỉ có một hệ thống phóng.
1611290418828.png
Iron Dome xuất hiện trên chiến hạm Israel.
"Để đối phó với sự nguy hiểm đến từ vũ khí diệt hạm của Iran và Houthi có thể mang lại, chúng tôi đã quyết định tăng cường gấp đôi số tên lửa đánh chặn cho Sa'ar 5", Chuẩn tướng Hải quân Israel Zvika Haimovitch nói.

Trước khi tích hợp hệ thống Iron Dome lên hạm, vũ khí này đã tạo được niềm tin đối với giới chức quân sự nước này khi đã đánh chặn được gần 90% trong tổng số hàng nghìn quả tên lửa và rocket được phóng từ Dải Gaza sang lãnh thổ Israel.

Đây chính là nguyên nhân khiến Hải quân Israel cùng nhà sản xuất Rafale nước này phối hợp để đưa vũ khí này lên hạm với định danh là C-Dome. Theo thiết kế, hệ thống này có thể bảo vệ các tàu tuần tra xa bờ (OPV), các tàu hộ tống nhỏ và các tàu chiến nhỏ khác chống lại các cuộc tấn công dồn dập từ một loạt các "mối đe dọa có hiệu suất cao hiện tại và trong tương lai".


Theo dữ liệu của Rafael vừa được công bố, C-Dome sẽ sử dụng cùng loại tên lửa của Iron Dome có khả năng cơ động cao vốn đã thực hiện thành công hơn 1.200 vụ đánh chặn kể từ khi được triển khai lần đầu vào năm 2011.

Nhưng không giống như các khẩu đội tên lửa Iron Dome trên đất liền, C-Dome không cần đến radar hoặc hệ thống chỉ huy và kiểm soát riêng, mà thay vào đó, tập đoàn đã thiết kế hệ thống tên lửa được hỗ trợ bởi chính hệ thống quản lý chiến đấu và radar điều khiển hỏa lực trên tàu.

Ngoài ra, C-Dome còn được thiết kế để tấn công đồng thời nhiều mục tiêu từ các hướng khác nhau tại các khu vực duyên hải hoặc vùng biển xa bờ, với phạm vi bảo vệ 360 độ. Các tên lửa đánh chặn cực kỳ linh hoạt, tốc độ cơ động cao giúp chúng có thể đánh chặn ngay cả những mục tiêu có khả năng cơ động nhất.


Theo nhà sản xuất, hệ thống C-Dome được thiết kế nhỏ gọn nên có thể triển khai trên các tàu chiến cỡ nhỏ, như các tàu hộ tống hạng nhẹ và các tàu tuần tra xa bờ. Đặc biệt, với thiết kế kiểu module nên hệ thống có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống chiến đấu hiện tại và tương lai.

Được phát triển dựa trên hệ thống đánh chặn Iron Dome đã được thử lửa, nên C-Dome có nhiều ưu điểm như: hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, đầu đạn hiện đại có thể bảo vệ được một khu vực rộng lớn, cả ở khu vực ven biển và xa bờ…

Chính vì vậy, trong tương lai, C-Dome sẽ trở thành hệ thống đánh chặn chủ lực đáng tin cậy của Hải quân Israel.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: B-21 Raider sinh ra để đối phó Nga
(Vũ khí) - Theo tạp chí Popular Mechanics, việc Mỹ phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới B-21 Raider nhằm mục đích đối phó với cường quốc hạt nhân Nga.

Máy bay B-21 Raider do nhà thầu Northrop Grumman chế tạo theo đơn đặt hàng của Không quân Mỹ. Tại Mỹ, B-21 được gọi là sát thủ của hệ thống tên lửa phòng không Nga S-400 Triumph và có thể trở thành máy bay đỉnh nhất trên thế giới.
Theo báo Mỹ, hiện nay nhà sản xuất nước này đang chế tạo hai chiếc máy bay ném bom B-21. Máy bay này sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào giữa năm 2022. "Vào cuối thập niên này, B-21 Raider sẽ thay thế các loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer, B-2 Spirit", báo Mỹ viết.

1611566289456.png




















Tiêm kích F-35 hộ tống B-2 Spirit.



Việc phát triển B-21 Raider là do "căng thẳng với các cường quốc hạt nhân, những nước như Nga và Trung Quốc". Theo báo Mỹ, thiết kế của máy bay, được thực hiện theo sơ đồ "cánh bay" khí động học, cho phép nó xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương mà vẫn không bị radar đối phương phát hiện.

ADVERTISING
1611566276957.png






X
Cùng với đó, kho vũ khí B-21 có thể mang theo cũng rất ấn tượng với vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, chẳng hạn như bom thông minh có điều khiển Joint Directed Attack Munition (JDAM) AGM-158 và tên lửa AGM-158 Joint Air to Surface Standoff Missile (JASSM), cũng như bom hạt nhân B83 và B61-12.
Ngoài ra, loại máy bay đó cũng có thể được trang bị thủy lôi, máy bay không người lái và vũ khí siêu thanh. Tất cả tạo nên sức mạnh giúp Không quân Mỹ có thể xuyên thủng hàng rào phòng thủ Nga một cách dễ dàng nếu xảy ra xung đột.

Dựa trên hình ảnh mới, có thể thấy rõ các cửa hút khí gần như bằng phẳng và phần lớp vỏ động cơ với lớp phủ tinh xảo. Đây là đặc điểm cho phép giảm sự hiện diện tín hiệu của máy bay trên màn hình radar, và được xem là khía cạnh mang đến sự thay đổi đột phá cho thiết kế oanh tạc cơ.
Bên cạnh đó, gờ trước của cánh B-21 có phần gẫy đột ngột hơn và thiếu các cạnh dốc hơn, giúp tích hợp gờ trước của cánh với phần thân, đặc điểm xuất hiện ở B-2 Spirit. B-21 cũng thiếu hẳn phần mũi khoằm giống B-2.

Tất cả những sự thay đổi trên được cho mang đến lợi thế về tàng hình. Thiết bị hạ cánh chính của dòng máy bay ném bom mới chỉ có 2 bánh, thay vì 4 bánh như B-2.
Điều này cho thấy trọng lượng và kích thước tổng quan của Raider sẽ nhỏ hơn Spirit. Vì vậy, tín hiệu phản xạ radar của B-21 càng ít hơn B-2.
Với khả phát hiện mục tiêu tàng hình không quá 150km của S-400, giới quân sự Mỹ có lý do để tin rằng B-21 không khó để vượt qua hệ thống phòng không Nga và dùng vũ khí tầm xa phá hủy ngay từ bệ phóng trên mặt đất.

Mỹ nối lại thử nghiệm Gremlins sau khi thu hồi thất bại
(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa nối lại các cuộc thử nghiệm từ máy bay vận tải quân sự với máy bay không người lái (UAV) X-61A Gremlins.

Theo Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA), các cuộc thử nghiệm với Gremlins được thực hiện hôm 20/1. "Thử nghiệm đã thành công ngoài mong đợi khi tất cả những máy bay được triển khai đều giữ được liên lạc rất tốt và đều thu hồi thành công.
Thử nghiệm thành công là bước tiến lớn trong chương trình X-61A Gremlins bởi cuộc thử nghiệm sẽ là cột mốc để đánh giá và giúp đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện chương trình", DARPA cho biết.

My noi lai thu nghiem Gremlins sau khi thu hoi that bai
Mỹ thử nghiệm X-61A Gremlins.
Đây là lần đầu tiên Mỹ thử Gremlins trong năm 2021, đồng thời cũng là lần đầu những chuyến bay thử được nối lại sau thất bại hồi cuối năm 2020. "C-130 đã phóng thành công những X-61A Gremlins nhưng sau đó đã không kết nối và điều khiển được chúng như ý muốn khiến việc thu hồi đã bị thất bại", DARPA cho biết trong một thông báo.

Mặc dù việc thu hồi thất bại nhưng DARPA vẫn khẳng định: "Chúng tôi đã gần đi đến thành công bởi một số mục tiêu đề ra đã được hoàn thành và những cuộc thử nghiệm trong thời gian tới sẽ tiếp tục được thực hiện".

ADVERTISING
1611566446907.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 2:33






X
Tim Keeter, giám đốc Dynetics Gremlins cho biết, trong thời gian tới, nguyên mẫu Gremlins sẽ tham gia thử nghiệm với nhiều chuyến bay và thu hồi với tổng thời gian hoạt động trên không hơn 100 phút.

Đây là định hướng phát triển tổ hợp UAV giá rẻ, có thể thu hồi và tái sử dụng sau khi thả từ máy bay vận tải quân sự. Hay nói chính xác hơn, Mỹ muốn biến C-130 thành máy bay có khả năng hoạt động tương tự như hàng không mẫu hạm trên biển, thực hiện thả và thu hồi các máy bay không người lái cỡ nhỏ.


Những UAV nhỏ, có thể rất hữu ích cho một số các ứng dụng, đặc biệt là trong quân sự. Chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát các lực lượng mặt đất, có thể mang bom và cung ứng chiến trường.

Khi cần thiết, chúng cũng có thể trở thành một tên lửa tự hành, mặc dù phần lớn chúng không được sử dụng như vậy bởi khả năng tái sử dụng rất linh hoạt. Trong thực tế, Gremlins sẽ một loại UAV vừa giống tên lửa - loại vũ khí chỉ sử dụng một lần, vừa giống máy bay không người lái mà trên đó được tích hợp công nghệ phóng và thu hồi.

Mục đích cuối cùng của chương trình Gremlins là tạo ra một khả năng mới để cho phép các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, hoặc máy bay vận tải thả ra các Gremlins cánh cố định ở một khoảng cách an toàn so với đối phương để thực hiện các nhiệm vụ của chúng.


Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, các Gremlins sẽ được thu hồi bằng một chiếc C-130 và trở về căn cứ để chuẩn bị cho một chu trình thực hiện nhiệm vụ quay vòng trong 24 giờ.

Trong trường hợp lý tưởng, mỗi Gremlins sẽ có vòng đời 20 lần triển khai và sẽ hoạt động như một phương tiện trung gian giữa máy bay có người lái và tên lửa.

DARPA hy vọng rằng chương trình Gremlins sẽ là nền tảng công nghệ cho phép các máy bay chiến đấu tương lai có thể triển khai các nền tảng không người lái rẻ tiền mà có thể được thả và sau thu hồi lại từ máy bay khác.

Chương trình Gremlins không nhằm mục đích thay thế vai trò các máy bay chiến đấu đa năng hiện tại, nhưng nó cung cấp một giải pháp công nghệ đơn giản hơn, chi phí thấp hơn và đặc biệt hơn là có thể làm thay đổi cục diện chiến trường bằng hình thức tác chiến đặc biệt của mình.

Nga thử hệ thống EW định hướng chính xác cao
(Bí mật quân sự) - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã thử nghiệm thành công một vũ khí tác chiến điện tử định hướng thế hệ mới có độ chính xác đặc biệt cao.

Bộ Quốc phòng Nga vừa qua đã báo cáo về việc thử nghiệm thành công tổ hợp hiệu ứng vô tuyến điện tử độc đáo thế hệ mới nhất, sự tồn tại của hệ thống tương tự trước đây chưa từng được biết đến trong kho vũ khí trang bị của Quân đội Nga.
Theo dữ liệu được công bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, chúng ta đang nói về các loại vũ khí định hướng chính xác cao, đủ khả năng vô hiệu hóa radar, hệ thống dẫn đường và thậm chí cả tên lửa của đối phương.

ADVERTISING
1611566480723.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:05






X
“Người vận hành hệ thống tác chiến điện tử (EW) đã theo dõi tọa độ của các nguồn bức xạ, xác định phương thức gây nhiễu sóng vô tuyến điện tử trên máy thu của họ".

"Sau khi nhận được dữ liệu khách quan về vị trí của mục tiêu huấn luyện, các chuyên gia tác chiến điện tử của Quân khu Trung tâm đã triệt tiêu các kênh chuyển tiếp vô tuyến và liên lạc vệ tinh, cũng như tần số vô tuyến của các nhóm phá hoại và hàng không chiến thuật, bằng cách áp dụng cuộc tấn công điện tử chọn lọc, điểm tại những tọa độ của nguồn bức xạ".


"Việc tiến hành hoạt động tấn công điện tử và chế áp điện tử diễn ra đối với cả mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu lớn theo nhóm", Bộ Quốc phòng Nga thông báo.


Nga thu he thong EW dinh huong chinh xac cao
Chưa có thông tin cụ thể về tổ hợp tác chiến điện tử định hướng chính xác thế hệ mới của Nga

Với thực tế là các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể tấn công chính xác cao, triển khai rộng khắp trên lãnh thổ đất nước, vũ khí trên này có thể dễ dàng được sử dụng để tiêu diệt máy bay và tên lửa đạn đạo của đối phương, đặc biệt là với tầm tác động khá xa của chúng.

Mỹ dùng Iron Dome thay nhiệm vụ của Patriot ở Trung Đông
(Vũ khí) - Theo Times of Israel, Mỹ quyết định triển khai hệ thống Iron Dome đến các căn cứ ở trung Đông thay thế nhiệm vụ của Patriot để bảo vệ lực lượng Mỹ.

Quyết định triển khai được thông qua sau khi Thỏa thuận hòa bình giữa Israel và UAE (Thỏa thuận Abraham) đã được ký kết và Mỹ cũng đã ký hai hợp đồng vũ khí lớn với hai quốc gia trong khu vực là UAE và Saudi Arabia.
Iron Dome là hệ thống phòng thủ được Tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems của Israel phát triển theo thỏa thuận ký kết giữa hai nước vào tháng 8/2019.
My dung Iron Dome thay nhiem vu cua Patriot o Trung Dong
Hệ thống Iron Dome của Mỹ.
"Việc Iron Dome nhận nhiệm vụ thay thế Patriot tại Vùng vịnh xuất phát từ nguyên nhân những hệ thống đánh chặn do Mỹ sản xuất không thể hiện được độ tin cậy trong thời gian qua", một đại diện của Mỹ tại Trung Đông cho biết.
Theo kế hoạch triển khai được Mỹ công bố, sau Vùng Vịnh, những hệ thống Iron Dome có thể sẽ được Mỹ triển khai tại nhiều quốc gia ở Trung Đông, châu Âu và Viễn Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz tuyên bố: "Tôi chắc chắn hệ thống sẽ giúp Quân đội Mỹ bảo vệ an toàn cho các binh lính và đối phó hiệu quả với những mối đe dọa bằng tên lửa đạn đạo và mối đe dọa từ trên không".
ADVERTISING
1611566647884.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:36






X
Do tính chất nhạy cảm của vấn đề đối với Mỹ nên các quan chức Israel từ chối tiết lộ danh sách các quốc gia sẽ được triển khai Iron Dome.

Mặc dù vậy, "đằng sau những cánh cửa đóng kín", Israel vẫn đồng ý cho Mỹ bố trí các tổ hợp tên lửa này nhằm bảo vệ lực lượng khỏi các cuộc tấn công của Iran và các tổ chức ủy nhiệm có quan hệ mật thiết với Tehran.


Một trong những căn cứ nước ngoài đầu tiên được Mỹ triển khai Iron Dome chính là Al-Tanf, Syria. Theo báo Israel, kế hoạch này của Mỹ không khác nào đang thách thức Nga và nó cho thấy chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Biden đang đảo ngược chính sách giảm lực lượng tại Syria được người tiền nhiệm Trump đưa ra.

Cùng với kế hoạch triển khai Iron Dome, nguồn tin này còn cho biết những đoàn xe siêu nặng của Mỹ chở theo vũ khí vừa nối đuôi nhau đến bờ Đông Euphrates của Syria. Cùng với đó, vũ khí cũng đã được Mỹ triển khai tới các thành phố Hasakah, Raqqa và Aleppo.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cũng cho biết, liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu vừa bất ngờ điều động nhiều xe quân sự chở theo thiết bị hậu cần đến căn cứ As-Susah ở phía Đông sông Euphrates. Động thái của Mỹ được đánh già là nhằm mục đích tăng cường năng lực chiến đấu chống lại sự hiện diện của IS trong khu vực.

Lý do về sự tăng cường quân sự của Mỹ tại As-Susah đã khá rõ ràng tuy nhiên theo nguồn tin quân sự Iran, việc Mỹ tăng cường hiện diện phía Đông sông Euphrates có thể do người Mỹ lo căn cứ tại Al-Tanf bị 'đóng băng' trong vòng vây của Nga và quân chính phủ Syria.


Cũng không loại trừ việc Mỹ điều động binh lực đến As-Susah có liên quan đến tài nguyên tại khu vực này. Được biết, bờ Đông sông Euphrates tại Deir Ezzor là vùng đất giàu tài nguyên bậc nhất của Syria. Tăng cường hiện diện tại khu vực này, Mỹ sẽ có nguồn tài chính ổn định để duy trì nhà nước mà họ muốn thành lập.

Đối với Mỹ mà nói, độc chiếm dầu mỏ ở Deir Ezzor là mục tiêu cuối cùng tại miền Đông Syria. Trên cơ sở đó, Mỹ có thể mở một đường cung cấp dầu mỏ từ Vùng Vịnh tới châu Âu và thu lợi từ đây.

Giới phân tích nhận định, chiến thuật mà Washington áp dụng mấy thập kỷ gần đây tại Trung Đông đã đem về cho Mỹ hàng nghìn tỷ USD. Mỹ thường can thiệp vào các khu vực đang xảy ra tranh chấp, lập căn cứ quân sự và cơ sở đồn trú, bảo vệ những vùng đắc địa, giàu tài nguyên dưới danh nghĩa chống khủng bố và lá cờ dân chủ.

Còn những khu vực khác, Mỹ sẽ bỏ mặc, thậm chí "đổ thêm dầu vào lửa" bằng cách bơm tiền cho cái gọi là "đối lập ôn hòa" để "duy trì sự bất ổn", từ đó tiện bề kiếm chác từ các mỏ dầu và buôn vũ khí tại Trung Đông.

Và có thể trường hợp như trên cũng sẽ được Mỹ áp dụng với Al-Tanf. Cũng giống như những gì mà Mỹ thực hiện tại Afghanistan và Iraq, nhiều khả năng Deir Ezzor sẽ trở thành hũ vàng của Mỹ tại Syria. Và đây có thể chính là nguyên nhân khiến Mỹ đang đảo ngược chính sách thời ông Trump tại Syria.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga hoàn thành tên lửa siêu thanh diệt mục tiêu tầm xa
(Vũ khí) - Máy bay chiến đấu của Không quân Nga sẽ sớm nhận được tên lửa không đối không tầm cực xa để chống lại các mục tiêu siêu thanh.

Trong khi Quân đội Mỹ đang cố gắng tạo ra vũ khí siêu thanh một cách vô vọng, các chuyên gia Nga đang hoàn thiện việc phát triển tên lửa không đối không tầm siêu xa mới nhất được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo và đường không siêu vượt âm. Tên lửa mới sẽ xuất hiện trong trang bị của máy bay chiến đấu PAK DP, chuyến bay đầu tiên có thể diễn ra sớm nhất vào năm 2023.
Được biết tên lửa tầm cực xa được thiết kế đặc biệt cho máy bay chiến đấu PAK DP, đây sẽ là chiếc MiG-41 mới nhất, trong khi hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa đa chức năng sẽ cho phép chống lại các mục tiêu siêu thanh, và rất có thể bản thân tên lửa cũng sẽ siêu thanh.
ADVERTISING
1611566679509.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Theo truyền thông Nga, chúng ta đang nói về các phiên bản hiện đại hóa của tên lửa R-37M - Loại vũ khí này còn được gọi là RVV-BD hay "Sản phẩm 620" - được phát triển bởi Cục Thiết kế Chế tạo Máy Nhà nước Vympel, được đặt theo tên của II Toropov (một thành viên của Tập đoàn Vũ khí - Tên lửa chiến thuật).


Nga hoan thanh ten lua sieu thanh diet muc tieu tam xa
Tiêm kích đánh chặn tương lai của Nga sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa siêu thanh
Theo thông báo, tên lửa có tầm bắn tối đa ở bán cầu trước lên tới 200 km. Độ cao đánh trúng mục tiêu từ 15 mét đến 25 km. Trọng lượng phóng của tên lửa R-37M vào khoảng 510 kg. Đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao nặng 60 kg. Chiều dài của tên lửa là 4,06 mét.


Tên lửa có động cơ đẩy chất rắn chế độ kép và hệ thống dẫn đường kết hợp quán tính thông qua hiệu chỉnh vô tuyến và radar chủ động với chức năng di chuyển trong giai đoạn cuối của chuyến bay. Điều này cho phép phi công khai hỏa theo nguyên tắc "phóng và quên".

Hiện tại tiêm kích Su-35S có khả năng mang theo 4 tên lửa R-37M. Giới truyền thông cũng cho rằng vũ khí mới này sẽ được đưa vào trang bị cho các máy bay chiến đấu MiG-31BM, nó có thể mang 6 tên lửa trên các giá treo của mình. Hiện chưa rõ chiếc MiG-41 tương lai có thể tích hợp bao nhiêu quả đạn loại này.


Mặc dù có tầm bắn xa nhưng độ chính xác của tên lửa R-37M chưa thể kiểm nghiệm, cần lưu ý rằng trong thực chiến chưa có tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn nào tiêu diệt thành công máy bay chiến đấu ở cự ly tới 45 km, nhưng rất có thể phiên bản hiện đại hóa của nó sẽ có công nghệ cho phép thực hiện điều không tưởng.

Vũ khí Mỹ chặn đòn bầy đàn của UAV
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ đang phát triển loạt chương trình vũ khí công nghệ cao để đối phó với sự nguy hiểm từ máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ.

Theo Defense News, Lầu Năm Góc vừa ban hành chiến lược chống UAV cỡ nhỏ và đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển và ứng dụng thiết bị chống UAV.
Lãnh đạo chương trình Quân đội tương lai của Mỹ, Tướng John M. Murray cho biết, chiến trường trong tương lai xuất hiện nhiều thông tin phức tạp và thay đổi liên tục đòi hỏi sự phân tích và phán đoán nhanh chóng.
Vu khi My chan don bay dan cua UAV
Hệ thống Athena.
Do vậy, Quân đội Mỹ đã quyết định tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hệ thống vũ khí chống UAV của mình. Trên phương diện vũ khí laser, hệ thống vũ khí Athena 30 kilowatt do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển.
Thế hệ vũ khí này sử dụng hiệu ứng kính phóng đại để tăng cường công suất tia laser nhắm vào mục tiêu và nhanh chóng đốt cháy chúng.

Nhà sản xuất cho biết, Athena được thiết kế đủ linh hoạt để có thể tấn công mục tiêu ở bất cứ hướng nào có thể xoay dọc để tấn công mục tiêu ở bất kỳ hướng nào và thích hợp để trang bị cho cả Không - Hải quân và lực lượng mặt đất.
ADVERTISING
1611566701867.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:14






X
Ngay trước khi có loạt thử nghiệm ấn tượng với vũ khí laser Athena 30 kilowatt, Mỹ đã chứng minh đi trước thời đại khi cho vũ khí năng lượng cao trên xe chiến đấu Stryker diệt cả trăm quả đạn cối trong một cuộc thử nghiệm.

Hệ thống vũ khí mới trên xe Stryker sử dụng radar theo dõi riêng, đề phòng trường hợp radar trên xe Stryker bị vô hiệu hóa khi chiến đấu. Ngoài ra, hệ thống nói trên cũng được trang bị thêm một hệ thống gây nhiễu điện từ, nhằm áp chế các máy bay trinh sát của đối phương.


Giám đốc hoạch định chiến lược Tim Reese, ông Reese cho biết: "Năng lượng từ vũ khí laser sẽ phá hủy và làm tan chảy các thành phần khác nhau của mục tiêu".

Mặc dù vậy, nguồn tin này không cho biết vũ khí laser nào sẽ được tích hợp trên xe chiến đấu Stryker, tuy nhiên theo một số nguồn tin quân sự Mỹ, Tập đoàn Boeing là nhà thầu được lựa chọn với sản phẩm HEL MD.

Vũ khí này đã được thử nghiệm nhiều lần trong điều kiện có sương mù và gió mạnh vẫn có thể dẫn tia laser vào mục tiêu và bắn rơi UAV và hàng trăm quả đạn cối. HEL MD đã tiêu diệt hoặc bắn trúng 150 mục tiêu.

Để phát hiện và bám mục tiêu, HEL MD sử dụng 1 kính viễn vọng và 1 camera hồng ngoại góc rộng. Nhân viên vận hành ngồi trong xe và điều khiển hệ thống tác chiến bằng một máy tính xách tay và thiết bị điều khiển Microsoft Xbox. Hệ thống hoàn toàn cơ động, có thể chạy không chỉ trên đường mà cả địa hình chia cắt.


Và để ngắm bắn trong sương mù, HEL MD sử dụng tia laser tham chiếu cho phép xác định các điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến tia laser chiến đấu như thế nào. Sau đó, hệ thống thay đổi độ hội tụ của tia laser chính để nó không bị biến dạng.

Các kỹ sư của Boeing dự định tăng công suất của mẫu HEL MD tiếp theo lên đến hàng chục kW. Điều đó sẽ cho phép đưa hệ thống lên một trình độ hoàn toàn khác. Hệ thống đó sẽ tác chiến hiệu quả chống tên lửa và đạn pháo của đối phương, cũng như chống các UAV với kích thước khác nhau

Mỹ quyết định trang bị tên lửa siêu thanh khi chưa có
(Vũ khí) - Theo trang USNI News, Hải quân Mỹ sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho loạt chiến hạm có trong trang bị của lực lượng này.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng cùng Hải quân Mỹ lên kế hoạch triển khai tên lửa siêu vượt âm trên các tàu ngầm lớp Virginia mới, tiếp đến là khu trục hạm lớp Zumwalt và cuối cùng là trang bị cho khu trục hạm Aegis.
Ông O’Brien, cố vấn của chương trình cho biết: "Chương trình Tấn công Tức thời bằng Vũ khí thông thường (CPS) của hải quân sẽ trang bị tên lửa siêu vượt âm để ngăn chặn mục tiêu đe dọa ở khoảng cách xa hơn".
My quyet dinh trang bi ten lua sieu thanh khi chua co
Chiến hạm Mỹ.
Mỹ hiện đang vận hành 19 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, 11 chiến hạm đang được đóng và 6 chiếc khác đã được đặt hàng. Cùng với đó còn có 3 chiến hạm lớp Zumwalt, trong đó hai chiếc đang hoạt động, cùng 68 chiến hạm mang tên lửa dẫn đường trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

ADVERTISING
1611566716111.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 2:33






X
Một số hãng đóng tàu Mỹ đang chế tạo thêm loạt chiến hạm Aegis và đã nhận đặt hàng ba chiếc khác. Hải quân Mỹ đã thảo luận việc đại tu một số khu trục hạm lớp Arleigh Burke đời cũ, gồm những chiếc được chế tạo từ đầu những năm 1990, để các tàu này có thể mang tên lửa siêu vượt âm.

Những hệ thống phóng trên những chiến hạm lớp Arleigh Burke đời cũ không đủ rộng để chứa tên lửa siêu vượt âm có đường kính lớn hơn. Kế hoạch nâng cấp chiến hạm cũ để mang tên lửa siêu vượt âm được kỳ vọng sẽ tăng đáng kể năng lực tác chiến của hạm đội mặt nước thuộc Hải quân Mỹ.


Để thực hiện kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ phải chi khoản tiền đáng kể để thay thế các bệ phóng cũ, đồng thời khiến các nhà máy tàu liên tục bận rộn trong nhiều năm. Một giải pháp khác được cân nhắc là phát triển tên lửa siêu vượt âm kích thước nhỏ hơn.

Nếu kế hoạch triển khai tên lửa siêu thanh cho chiến hạm Arleigh Burke được thực hiện, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu những tàu chiến có khả năng công thủ toàn diện hàng đầu hiện nay.

Hồi giữa năm 2019, lực lượng này đã thử thành công phiên bản mới của hệ thống SeaRAM - vũ khí được cho là đủ sức đánh chặn cả tên lửa siêu thanh.


Các tên lửa của SeaRAM có trọng lượng khoảng 73.5kg và được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 11.3kg với chiều dài gần 2.8m có thể bay với tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh.

Tầm bắn hiệu quả của chúng lên tới 9km và có thể được dẫn đường bằng nhiều chế độ khác nhau. Hệ thống có thể đối phó được những mục tiêu máy bay không người lái mang vũ khí, tên lửa hành trình, tên lửa hành trình siêu thanh...

Mặc dù vậy, cố vấn Robert O’Brien không tiết lộ thời điểm bắt đầu tích hợp và hoàn thành gói trang tên lửa siêu thanh cho những chiến hạm Arleigh Burke của mình. Điều gây ngạc nhiên hơn nữa là dù kế hoạch trang bị đã được hé lộ nhưng đến nay, Mỹ chưa có bất kỳ chương tên lửa siêu thanh trên hạm nào đang được thực hiện.

Mỹ dùng SM-3 Block IIA đối phó với ICBM Iran
(Vũ khí) - Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) Mỹ, với hệ thống tên lửa đánh chặn mới SM-3 Block IIA, Mỹ có thể đánh chặn đòn tấn công từ ICBM Iran.

Tuyên bố được MDA đưa ra sau khi cơ quan này đã thử nghiệm thành công SM-3 Block IIA từ chiến hạm Aegis khi đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hồi cuối năm 2020.
Cuộc thử nghiệm diễn ra theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ. Các nhà lập pháp cho rằng, cần phải xem xét đến cuối năm 2021 Mỹ có thể sử dụng SM-3 Block IIA để đánh chặn tên lửa ICBM hay không.
My dung SM-3 Block IIA doi pho voi ICBM Iran
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA.
Đây là điều cần thiết để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Triều Tiên, Iran và một số đối thủ khác.
Theo National Interest, Triều Tiên hiện đã tạm ngừng thử nghiệm tên lửa ICBM nhưng Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ các loại tên lửa tầm xa, trong đó có Hwasong-16.

ADVERTISING
1611566728343.png

Video Player is loading.
Play
Remaining Time -:-
XEM THÊM
Mute
Loaded: 0%



Play


X
Cùng với tên lửa Hwasong-16, hiện tại Triều Tiên đã có khoảng 5 loại tên lửa có tầm bắn liên lục địa trong kho vũ khí của mình và một trong số đó có thể trang bị vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Mỹ.

Chính vì vậy, cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA thành công được coi là một bước ngoặt quan trong đối với các nhà lập pháp Mỹ.


Một mối đe dọa khác được Quốc hội Mỹ nêu tên là Iran, quốc gia này đã hợp tác cùng với Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Hồi giữa năm 2020, Iran đã phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của mình bằng một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn.

Hiện tại, Iran được cho là không có tên lửa ICBM nhưng Tehran đã tạo ra loại tên lửa có tầm bắn tối đa 2000 km. Phía Iran cũng tuyên bố rằng, nếu các nước vi phạm thỏa thuận với Tehran, nước này sẽ dễ dàng đơn phương hủy bỏ thỏa thuận và tiến hành phát triển vũ khí hạt nhân.

Tehran sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung lớn nhất ở Trung Đông. Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, mong muốn của Iran về chống lại các mối đe dọa từ Mỹ có thể thúc đẩy nước này phát triển tên lửa ICBM và phát triển các chương trình không gian của mình.


Tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế để chống lại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Nhưng việc thử nghiệm loại tên lửa này đánh chặn thành công ICBM cho phép Mỹ nâng cao khả năng tác chiến của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Điểm làm nên sự đặc biệt của dòng tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA là chúng có thể được trang bị trên khu trục hạm Aegis hoặc bệ phóng cố định trên đất liền trong hệ thống phòng thủ Aegis Ashore.

Đạn tên lửa SM-3 Block IIA dài 6,55 m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Nó được xây dựng dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa có tầm bắn 2.500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500 km.

Hồi tháng 12/2019, nhà thầu Raytheon ký hợp đồng với MDA về việc phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA trị giá 1 tỷ USD. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đồng ý bán 73 tên lửa này cho Nhật Bản với trị giá 3,295 tỷ USD.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ quét nhầm radar S-300 trong suốt 2 năm thay vì S-400?
(Bí mật quân sự) - Quân đội Mỹ đã tiến hành trinh sát tần số radar của hệ thống phòng không S-400 trong vài năm gần đây, nhưng đây hóa ra đối tượng là tổ hợp khác.

Truyền thông Nga cho biết, những nỗ lực của Quân đội Mỹ nhằm thu được tần số của radar của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf của nước này bố trí ở Crimea và Syria là hoàn toàn vô ích, bất chấp thời gian và tiền bạc.
Theo thông báo, hóa ra các máy bay trinh sát điện tử của Mỹ đã có tần số để đánh chặn, tuy nhiên tham số này hoàn toàn không thuộc các radar của tổ hợp S-400 - đây là tần số của những radar phòng không tầm ngắn và tầm trung khác.
ADVERTISING
1611566761891.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:03






X
Một nhà phân tích của trang Avia-pro cho rằng khi máy bay quân sự nước ngoài tiếp cận, Nga không đưa tổ hợp S-400 Triumf sang chế độ tìm kiếm chủ động mà đảm nhiệm vai trò này là các hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung bố trí bên cạnh.


My quet nham radar S-300 trong suot 2 nam thay vi S-400?
Máy bay trinh sát điện tử RC-135U Rivet Joint của Mỹ đảm nhiệm vai trò khai thác tần số của S-400
“Các tổ hợp S-400 được triển khai ở Syria và Crimea được bao phủ bởi nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung. Chính radar của những tổ hợp kiểu này đã được các 'đồng nghiệp' Mỹ quét được và tin rằng Quân đội Nga đã chuyển radar hệ thống phòng không S-400 Triumf của mình sang chế độ chủ động".


"Có thể với thực tế trên khiến người Mỹ khẳng định rằng hệ thống phòng không S-400 có phạm vi tiêu diệt mục tiêu lên tới 250 km, họ thực chất chỉ bắt được tần số vô tuyến của các tổ hợp S-300 được kết nối với nhau”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo trang Avia-pro, rõ ràng vì lý do nói trên mà Quân đội Mỹ không thể đạt được thành công trong việc ngăn chặn các hệ thống tên lửa phòng không của Nga.


Mặc dù vậy, giới phân tích quốc tế đang tỏ ra nghi ngờ những nhận định trên bởi vì tần số và cường độ các đài radar là rất khác nhau và khó mà bị nhầm lẫn trong thời gian dài và bản thân Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa cung cấp thông tin gì về vấn đề trên.

Kỷ nguyên siêu hạm của Hải quân Mỹ kết thúc bởi USV?
(Bình luận quân sự) - Mỹ đang thay đổi chiến lược hải quân, thay thế các chiến hạm cỡ lớn bằng tàu mặt nước và tàu ngầm không người lái.

Một số công ty lớn của Mỹ đang tích cực phát triển các loại thiết bị không người lái trên mặt nước và dưới nước, chủ yếu là USV (Unmanned Surface Vehicle – USV) tấn công. Việc “đặt cược” vào USV cho thấy Mỹ đang thay đổi chiến lược hải quân. Hãng thông tấn Nga Sputnik đã có bài viết về các loại vũ khí mà Hải quân Hoa Kỳ sẽ sử dụng thay cho tàu khu trục tên lửa và tàu ngầm hạt nhân.
Theo kế hoạch dài hạn của Lầu Năm Góc đến năm 2045, Hải quân nước này sẽ nhận khoảng 145 tàu mặt nước và tàu ngầm không người lái. Hơn nữa, Hải quân Hoa Kỳ sẽ thay đổi các lớp tàu được ưu tiên. Sẽ có ít tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa hơn, chúng sẽ được thay thế bằng "bầy sói" gồm các khinh hạm cỡ nhỏ và USV cỡ lớn.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ gần đây đã cắt giảm tài trợ cho chương trình hạm đội không người lái. Lầu Năm Góc sẽ không nhận được khoản tài trợ cho đến khi có kết quả thử nghiệm thành công đầu tiên. Xét theo logic, Quốc hội Mỹ không muốn tiếp tục chi những khoản tiền lớn cho các dự án Hải quân đầy tham vọng chưa có kết quả rõ ràng, vì họ không mấy tin tưởng vào nó.
Ví dụ, tàu sân bay Gerald Ford đã gây khó chịu vì không đáng tin cậy và thường xuyên hỏng hóc. Và các siêu khu trục hạm tối tân lớp DDG-1000 Zumwalt có giá hàng tỷ USD cũng chưa hoàn thiện, kết quả là Mỹ ban đầu dự tính đóng 32 chiếc tàu thuộc lớp Zumwalt nhưng cuối cùng giảm xuống còn chỉ 3 chiếc.
Mỹ sẽ chế tạo đội tàu hoàn toàn tự động
Mặc dù bị cắt giảm ngân sách cho những dự án mới nhưng Hải quân Hoa Kỳ cũng đã phát triển thành công tàu không người lái. Trong vài năm nay, Hải quân đã thử nghiệm Sea Hunter, loại tàu săn ngầm không người lái được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi tàu ngầm của đối phương.

Tàu có động cơ diesel, dài 40 mét với lượng choán nước 145 tấn. Tốc độ tàu lên đến 30 hải lý/giờ, dự trữ hải trình độc lập 2 tháng.
Tàu săn ngầm không người lái được trang bị sonar, radar và các cảm biến, sẽ thực hiện nhiệm vụ trong vùng ven biển Hoa Kỳ. Sea Hunter có thể tuần tra khu vực theo chương trình lập sẵn và có thể điều chỉnh hành trình một cách độc lập tùy theo tình hình.
1611566840381.png
Hải quân Mỹ đang thay thế các chiến hạm cỡ lớn bằng đội tàu không người lái
Kể từ năm 2019, Mỹ thử nghiệm tàu ngầm không người lái Echo Voyager. Con tàu có chiều dài hơn 15 mét với khả năng kéo dài thân tàu thêm 10 mét, đường kính thân đoạn lớn nhất 2,5 mét, trọng tải 50 tấn, có tầm hoạt động hơn 6.500 dặm, dự trữ hải trình độc lập khoảng vài tháng.
ADVERTISING
1611566816103.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:06






X
Tàu ngầm được thiết kế để thiết lập bãi mìn hàng hải và cung cấp thiết bị trinh sát đến khu vực nhất định.

Một trong những dự án đầy hứa hẹn của Lầu Năm Góc là Phương tiện Mặt nước không người lái cỡ lớn (Large Unmanned Surface Vehicle – LUSV) trị giá gần 580 triệu USD.

Đây là một con tàu có chiều dài từ 60 đến 90m và lượng choán nước từ 1.000 đến 2.000 tấn. Các tàu này có cấu trúc modul và có thể mang các loại vũ khí tên lửa khá đa dạng, gồm tên lửa chống ngầm, chống hạm và đất đối hải.


Mỹ cũng dự kiến chế tạo tàu USV hạng trung có lượng choán nước khoảng 500 tấn để trinh sát và tác chiến điện tử.

Theo giới lãnh đạo Lầu Năm Góc, các tàu không người lái với giá tương đối rẻ sẽ giúp lấp đầy sự thiếu hụt của các tàu chiến thông thường vì hết niên hạn sử dụng và sẽ giúp phát triển hạm đội.

Trong tương lai, các tàu này sẽ trở thành một thành phần quan trọng trong các cuộc chiến tranh đoạt quyền kiểm soát trên biển.

Chưa ai dám cho USV tự động khai hỏa

Theo ông Viktor Murakhovsky, thành viên Hội đồng chuyên gia của Ủy ban công nghiệp - quân sự Nga, các loại thiết bị không người lái là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong quá trình phát triển lực lượng vũ trang, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân.


Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Murakhovsky nói: “Phát triển các loại thiết bị chiến đấu không người lái trên không, trên biển, trên mặt đất là một xu hướng đang ngày càng phổ biến trên thế giới”.

Ví dụ, các thiết bị không người lái có thể được sử dụng để trinh sát ở các vị trí tuyến đầu. Kích thước nhỏ khiến chúng khó bị phát hiện và tiêu diệt. Ở trên biển, một quốc gia sở hữu các tàu ngầm và tàu mặt nước không người lái sẽ mở ra cơ hội lớn để kiểm soát đại dương.

Ky nguyen sieu ham cua Hai quan My ket thuc boi USV?
Tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter của Hải quân Mỹ
Theo chuyên gia Murakhovsky, USV có thể giải quyết thành công vấn đề bom mìn - một trong những rủi ro nguy hiểm nhất. Kể cả khi phương tiện không người lái bị mất, ví dụ, khi dò và phá thủy lôi, thiệt hại do điều này sẽ không quá nghiêm trọng so với việc mất tàu quét mìn cùng thủy thủ đoàn.

Ngoài ra, thiết bị không người lái của hải quân sẽ đảm nhận nhiều chức năng phụ trợ, từ khảo sát đáy biển đến hỗ trợ hậu cần cho lực lượng tác chiến của hạm đội. Rõ ràng, sẽ có cả drone tấn công, mặc dù ở thời điểm hiện tại điều này gây ra nhiều vấn đề.

Viktor Murakhovsky nói, chưa thể giao cho trí tuệ nhân tạo quyền đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí. Mọi người đều cho rằng, hiện nay các phương tiện không người lái cần phải được điều khiển từ xa, từ đài chỉ huy trên tàu có người lái và nên trao đổi dữ liệu giữa chúng.



Cho đến nay, tất cả các chuyên gia, kể cả người Mỹ, chưa thể đảm bảo duy trì quyền kiểm soát các phương tiện không người lái trong một vụ va chạm với đối phương được trang bị tốt các thiết bị tác chiến điện tử.

Nói cách khác, hiện nay lựa chọn tốt nhất cho hệ thống tác chiến không người lái của hải quân là một nền tảng mang vũ khí, nhưng nó phải được điều khiển từ xa, giống như drone có thể thực hiện các chuyến bay một cách tự động, tuy nhiên, con người phải quyết định nó sẽ khai hỏa ở đâu và vào thời điểm nào.

Hiện nay, hầu hết tất cả các cường quốc quân sự hàng đầu đang phát triển các loại tàu chiến không người lái và Hải quân Nga cũng bắt đầu sử dụng thiết bị không người lái trong công tác rà phá bom mìn và phụ trợ (theo dõi các tuyến hàng hải, đáy biển, tìm kiếm các tàu bị hư hỏng và chìm).

Một trong những phát triển mới nhất là phương tiện lặn không người lái hoàn toàn tự động Vityaz-D. Vào tháng 5 năm 2020, Vityaz-D trở thành phương tiện không người lái đầu tiên trên thế giới lặn tới độ sâu hơn 10 km, thực hiện chuyến thám hiểm ở độ sâu lớn như vậy và tự động nổi lên mặt nước.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
"Bộ não" của hệ thống A-135 đã nhanh gấp 10.000 lần
(Vũ khí) - Quân đội Nga đã hoàn thành nâng cấp radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo Don-2N, khí tài này được coi là “bộ não” của tổ hợp phòng thủ A-135 Amur.

Theo báo chí Nga, radar đa chức năng Don-2N - phần tử trung tâm và phức tạp nhất của hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 Amur đã được hiện đại hóa và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thử nghiệm. Nhờ ứng dụng công nghệ mới, hiệu suất của hệ thống máy tính đã tăng lên 4 bậc, trong khi kích thước của nó lại giảm đi 4 lần.
"Việc hiện đại hóa các bộ phận thu và phát của radar Don-2N sắp hoàn thành, quá trình lắp đặt và điều chỉnh thiết bị mới vẫn tiếp tục. Quá trình chế tạo, lắp đặt trung tâm chỉ huy và điều khiển hiện đại đã xong", Tư lệnh đơn vị phòng thủ chống tên lửa - Thiếu tướng Sergei Grabchuk cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Krasnaya Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga.
Bộ não chỉ huy của radar Don-2N làm việc trên hệ thống máy tính mới là Elbrus-90S với khả năng thực hiện khoảng 100 tỷ phép tính mỗi giây. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, máy tính Elbrus-2 trước đây có kích thước khổng lồ, chiếm toàn bộ một tầng trong tòa nhà radar cyclopean chỉ có thể thực hiện không quá 12,5 triệu phép tính mỗi giây.

ADVERTISING
1611566869662.png

Video Player is loading.
Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:15






X
"Diện tích chiếm dụng của thiết bị đã giảm 4 lần, tiêu thụ điện năng giảm 40 lần. Nhờ giảm đáng kể số lượng khối và số ô, độ tin cậy cũng như khả năng bảo trì của tổ hợp sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra thời gian khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy tính Elbrus-90S cũng được giảm xuống", ông Grabchuk nói thêm.

1611566883937.png
Radar cảnh báo sớm tên lửa Don-2N của Nga đã được hiện đại hóa
Nhiệm vụ chính của Don-2N là phát hiện, theo dõi, lựa chọn và tính toán quỹ đạo của mục tiêu đạn đạo, cũng như nhắm tên lửa đánh chặn vào chúng. Các mảng ăng ten phân kỳ trên những cạnh của kim tự tháp bị cắt ngắn, bao quanh trạm, quét vùng trời và không gian gần 4.000 km theo phương vị và 40.000 km chiều cao. Chúng có thể phân biệt các vật có kích thước bằng một quả bóng tennis.


Bên cạnh radar, các tên lửa đánh chặn cũng đã được hiện đại hóa. Nhờ sự trợ giúp cũng như điều khiển của trung tâm máy tính và chỉ huy, hai loại tên lửa sẽ được sử dụng.


Đầu tiên là tên lửa đánh chặn tầm ngắn 53T6M nâng cấp, có tầm bắn 20 - 100 km sẽ đi vào hoạt động, nó sẽ được bổ sung tổ hợp cơ động A-235 Nudol với tầm bắn xa hơn và có thể bao gồm khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên quỹ đạo.

Nhờ tốc độ xử lý tăng vọt của đài radar Don-2N, trong tương lai không loại trừ loại tên lửa đánh chặn này sẽ được tích hợp công nghệ va chạm động năng có độ chính xác cực cao.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,239
Động cơ
138,330 Mã lực
Biển: Yếu tố quyết định vận mệnh của Israel
(Bình luận quân sự) - Sự kiện Israel tiếp nhận các tàu tên lửa lớp Sa'ar 6 của Đức đã cho thấy nước này đang ngày càng coi trọng tầm quan trọng của biên giới biển.

Hải quân Israel tiếp nhận tàu tên lửa đầu tiên lớp Sa'ar 6
Việc cập cảng chiếc đầu tiên trong số 4 tàu tên lửa lớp Sa'ar 6 do Đức sản xuất tại Căn cứ Hải quân Haifa đánh dấu sự xuất hiện của một phương tiện chiến đấu trên biển tiên tiến, mang lại cho Israel những khả năng mới để bảo vệ nguồn năng lượng ngoài khơi quan trọng của mình các nguồn lực chống lại một loạt các loại vũ khí dẫn đường chính xác của kẻ thù.
Ông Yaakov Lappin – một phóng viên các vấn đề chiến lược và quân sự, cộng tác viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat mới đây đã có bài luận sâu sắc về chiến lược mới của Hải quân Israel nhằm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển đang ngày càng trở nên quan trọng của đất nước.
INS Magen, một tàu chiến lớp Sa'ar 6 do Đức sản xuất, đã đến Căn cứ Hải quân Haifa trên bờ Địa Trung Hải vào đầu tháng 12 năm 2020. Chiếc thứ hai là INS Oz cũng sẽ về Israel vào tháng 7 năm nay, còn hai chiếc cuối cùng là INS Atzmaut và INS Nitzhahon dự kiến sẽ đến vào tháng 9 và tháng 11.
Các con tàu được chế tạo bởi công ty đóng tàu Đức Thyssenkrupp và việc thiết kế các nền tảng trên tàu được tiến hành với sự hợp tác chặt chẽ của các kỹ sư của Hải quân Israel. Mỗi chiếc tàu tiêu tốn 400 triệu dollars, được chính phủ Đức chi trả một phần ba chi phí.
Các hệ thống chiến đấu trên chiếc tàu tên lửa của Israel sẽ được lắp đặt sau khi các tàu chiến đến Israel. 95% trong số các hệ thống đó sẽ do Israel sản xuất và nhiều hệ thống trong số đó sẽ hoàn toàn mới, được thiết kế để đáp ứng yêu cầu đối phó với các mối đe dọa hiện nay.
Sự xuất hiện của tàu INS Magen tại Căn cứ Hải quân Haifa đã đánh dấu sự chuyển đổi của Hải quân Israel sang một học thuyết tác chiến mới phù hợp hơn so với học thuyết chiến đấu tiền nhiệm, trước mối đe dọa đang phát triển mạnh trong khu vực.

Theo chiến lược mới, Hải quân sẽ đóng một vai trò lớn hơn đáng kể trong việc nhanh chóng phát hiện và tấn công các mục tiêu của đối phương ở trên bờ.
Do đó, dự án Sa'ar 6 thể hiện một bước tiến nhảy vọt trong khả năng phòng thủ hải quân của Israel và một khái niệm chiến lược hải quân mới được phát triển phù hợp với bối cảnh mối đe dọa của thế kỷ 21, đặc biệt là ở phía Đông Địa Trung Hải và phía bắc Biển Đỏ.
Mối đe dọa và lực lượng ủy nhiệm
ADVERTISING
1611566911366.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement: 8:09






X
Kho vũ khí đạn của lực lượng dân quân người Shiite thân Iran ở Lebanon là Hezbollah, được cho là còn lớn hơn của hầu hết quân đội các nước NATO, đã trở thành mối đe dọa truyền thống chính đối với an ninh của Israel.

1611566946158.png
Hải quân Israel đang sở hữu những chiến hạm rất hiện đại
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, “đội quân khủng bố” do Iran hậu thuẫn ước tính có khoảng 130.000 quả đạn, bao gồm cả tên lửa hành trình bờ đối hạm siêu âm Yakhont, được cho là đã nhận được từ kho vũ khí của chính quyền Assad [Syria] trong những năm gần đây.

Hezbollah được cho là cũng đang cố gắng phát triển khả năng tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo, với sự hỗ trợ của Iran.


Trong khi đó, các nhóm vũ trang Hamas và Islamic Jihad ở dải Gaza - Palestine đang xây dựng khả năng tên lửa đạn đạo của riêng họ.

Các đối thủ ở Lebanon và Gaza cũng có những phi đội máy bay không người lái tự sát có thể thách thức các lực lượng bảo vệ các giàn khoan ngoài khơi xa bờ biển Israel.

Về phần mình, Lực lượng đặc nhiệm al-Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạnh Hồi giáo Iran (IRGC) có thể triển khai các khả năng tấn công trực tiếp của mình trên bờ biển Syria. Ngoài ra, Iran được cho là đã chuyển các lô tên lửa hành trình tới Syria.

Trong khi đó, lực lượng dân quân Houthi ở Yemen mặc dù nằm cách khá xa Israel nhưng cũng đã sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình có tầm phóng khoảng 2000km, đủ khả năng bắn qua Biển Đỏ tới vùng lãnh thổ phía nam Israel.

Nói tóm lại, chiến trường truyền thống và các đặc tính của nó đang thay đổi nhanh chóng và các mối đe dọa từ các tàu cỡ nhỏ tốc độ cao lắp tên lửa hay rocket đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy trong quá khứ. Đồng thời, sự phụ thuộc của Israel vào biển hiện đang lớn hơn bao giờ hết và sẽ còn mở rộng hơn nữa trong những năm tới.

Tầm quan trọng của biển đối với Israel


Israel có các giàn khoan ngoài khơi Tamar nằm ở phía tây Gaza trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của đất nước, trong khi các mỏ Leviathan nằm ngoài khơi bờ biển Haifa; còn các mỏ khí Karish và Tanin nằm ở phía bắc của Leviathan trên Biển Địa Trung Hải.

Các giàn khoan cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ ngoài khơi vào bờ biển, nơi chúng được chuyển đổi thành điện năng trong các nhà máy điện. Khoảng 70% tiêu thụ điện của Israel hiện dựa vào khí đốt tự nhiên và việc chuyển đổi từ than sang khí đốt về cơ bản là không thể đảo ngược, do những thay đổi về cơ sở hạ tầng.

1611566938109.png
Biển có vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của Israel
Khoảng một nửa lượng nước ngọt của Israel đến từ Biển Địa Trung Hải thông qua năm nhà máy khử muối, với hai nhà máy khác dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Phần lớn hàng nhập khẩu của Israel cũng đến qua đường biển. Chúng bao gồm 90% lúa mì của đất nước (tương ứng với 300.000 xe mỗi năm) và một loạt các nguyên liệu thô nhập khẩu, không thể vận chuyển bằng đường hàng không, mà phải vận chuyển bằng tuyến đường biển an toàn.

Vận tải container cho một tỷ lệ nhập khẩu tối ưu mà các máy bay chở hàng không thể cạnh tranh được, vì một tàu chở hàng có thể chở nhiều hàng hơn bất kỳ máy bay chở hàng nào. Do đó, các tuyến đường biển và hải cảng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động hàng ngày của Israel hơn là hàng hóa đường hàng không.



Ngay cả trong chiến dịch không vận cực lớn trong Chiến tranh Yom Kippur (tháng 10/1973) với hàng chục chiếc máy bay vận tải liên tiếp chở thiết bị quân sự khẩn cấp và bom tới Israel, những nguồn cung cấp đó chỉ chiếm không quá 10% lượng hàng hóa nhập khẩu của Israel trong cuộc xung đột năm 1973. Trong cuộc chiến đó, hầu hết các nguồn cung cấp đến qua đường biển.

Ngày nay, công suất của cảng Haifa xử lý khoảng 53% lượng hàng nhập khẩu, của Ashdod là 43% và của Eilat là khoảng 4%. Tuy nhỏ nhưng cảng Eilat rất quan trọng vì nó đóng vai trò một cửa cung cấp hậu cần, hàng hóa thiết yếu ở phía nam, từ hướng Biển Đỏ.

Thủ tướng đầu tiên của Israel là David Ben-Gurion đã từng lưu ý rằng, nếu không có quyền kiểm soát hàng hải, Nhà nước Israel sẽ bị bao vây, cô lập. Quan điểm của ông càng phù hợp hơn với bối cảnh ngày này. Biển vẫn là biên giới dài nhất của Israel và là nguồn cung cấp điện chính, cấp nước và các phương tiện đưa hàng hóa vào nước này.

Khi vùng kinh tế biển của Israel - một khu vực rộng gấp đôi Israel tính bằng km vuông - trở nên quan trọng về mặt chiến lược, các nhà hoạch định hải quân bắt đầu vạch ra những chiến lược mới để bảo vệ nó.

Vào năm 2013, chính quyền Tel Avip đã giao trọng trách cho lực lượng Hải quân nhiệm vụ bảo vệ vùng biển xa bờ của đất nước và công việc lập kế hoạch đã bắt đầu một cách nghiêm túc. Vậy Hải quân Israel sẽ sẽ thay đổi chiến lược hải quân mới như thế nào? Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top