Mỹ thừa nhận thêm một máy bay tàng hình F-117 bị phòng không Serbia bắn trúng
Cho đến nay, câu chuyện về chiếc máy bay tàng hình F-117 mang mật danh “Vega 31” bị tên lửa S-125 bắn hạ đã trở nên nổi tiếng, nhiều chi tiết về vụ bắn rơi được cả Mỹ và Serbia xác nhận. Nhưng kể từ khi cuộc chiến năm 1999 kết thúc, vẫn có tin đồn rằng thêm một chiếc F-117 khác đã bị bắn trúng nhưng may mắn về được căn cứ. Gần đây, tin đồn này đã được trung tá Charlie “Tuna” Hainline, một cựu phi công F-117 tham chiến ở Nam Tư xác nhận và hé lộ thêm nhiều thông tin.
Hainline vốn là phi công cường kích A-10 trước khi anh ta chuyển loại sang máy bay tàng hình F-117 trước khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra. Năm 1993, Hainline được bay duy nhất một phi vụ trên F-117 trong chiến dịch lập vùng cấm bay của Mỹ. Nhiệm vụ của anh ta là chế áp một số hế thống phòng không Iraq.
Mặc dù gặp phải tên lửa và đạn pháo bắn lên nhưng F-117 vẫn hoàn thành mục tiêu và trở về an toàn. Quân đội Iraq do không thể khóa được chiếc máy bay tàng hình nên thường nổ súng bừa bãi với hi vọng một quả đạn sẽ tìm đến được mục tiêu.
Lần thứ hai Hainline tham gia chiến đấu với F-117 là trong chiến tranh Nam Tư năm 1999. Ông được biên chế vào phi đoàn 9 “Hiệp sỹ bay” và triển khai tới sân bay Spangdahlem ở Đức. Từ đây, máy bay F-117 cất cánh để thực hiện nhiệm vụ không kích kéo dài khoảng 5-6 tiếng, trong đó 1-2 tiếng dùng để tiếp nhiên liệu trên không và 30-45p để bay tới mục tiêu và thả bom. Trên đường về, F-117 sẽ phải tiếp nhiên liệu thêm một lần nữa.
Được trang bị hai quả bom dẫn đường bằng laser, F-117 thường sẽ ném hết bom vào một mục tiêu. Các mục tiêu này bao gồm hệ thống chỉ huy, thông tin, cầu đường, nhà máy…
Sau sự kiện chiếc F-117 “Vega 31” bị phòng không Serbia bắn rơi, các máy bay tàng hình vẫn thực hiện nhiệm vụ. Trong một lần không kích đêm, Hainline bay cùng với một chiếc F-117 khác, cả hai bay song song và giãn cách 16 km.
Trên đường đi, họ gặp phải một số đạn pháo và tên lửa phòng không bắn lên, ngoài S-125 còn có nhiều loại tên lửa khác cũng tham chiến. Thông thường F-117 sẽ được sự yểm trợ từ máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven và EA-6B Prowler. Bay phía trước dọn đường sẽ là các máy bay F-16CJ của phi đội Chồn hoang làm nhiệm vụ chế áp phòng không.
Máy bay F-16CJ của phi đội Chồn hoang
Do phải đảm bảo khả năng tàng hình nên bản thân F-117 thiếu đi các hệ thống chế áp điện tử. Ngay cả hệ thống cảnh báo bị radar khóa cũng hoạt động kém do ăng ten của nó bị rút vào bên trong máy bay. Vì vậy nên Nighthawk phải dựa vào màn nhiễu của máy bay tác chiến điện tử và sự dọn đường của Chồn hoang. Trong cái đêm mà chiếc “Vega 31” bị bắn rơi, máy bay EA-6B đã không tham chiến để gây nhiễu hệ thống phòng không Serbia.
Một biên đội F-117
Sau khi tiếp cận gần mục tiêu, Hainline sẵn sàng để thả cả hai quả bom vào một cột ăng ten của Serbia. Chỉ còn 30-40 giây trước thời điểm thả bom, chiếc F-16CJ báo một quả đạn SAM vừa được phóng lên.
Hainline biết rằng mình đang ở phía tây của trận địa SAM:
– Tôi nhìn sang bên phải về hướng Belgrade và thấy một cột lửa bốc lên, nhìn như tên lửa Saturm V vậy. Tôi không nhìn thấy chiếc F-117 số 2 đâu nhưng tôi biết anh ta vẫn ở gần đây. Và rồi thêm một quả đạn nữa được phóng lên. Bạn có thể thấy từng chi tiết từ khi nó phóng cho đến khi một quả cầu lửa lao đến.
Tuy nhiên Hainline không được phép tránh né bởi chỉ cần tự ý nghiêng máy bay sẽ làm diện tích phản xạ radar tăng lên và khiến ông ta trở nên dễ bị bắn trúng hơn. Không quân Mỹ huấn luyện phi công F-117 khi bị tên lửa phóng đến phải tiếp tục để máy bay ở chế độ tự lái và giữ nguyên đường bay.
– Tôi tiếp tục bay về phía mục tiêu thì quả tên lửa vọt qua và nổ tung, tôi không rõ là đồng đội mình có bị trúng đạn hay không – Hainline hồi tưởng.
Chiếc F-117 thả hai quả bom và đánh trúng và cột ăng ten, sau đó thoát ly và hướng về khu vực tiếp dầu trên không theo kế hoạch. Tuy nhiên Hainline không còn thấy chiếc F-117 bên cạnh đâu nữa. Hainline đành thuyết phục chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 giữ nguyên vị trí và chờ đợi vì ông hi vọng đồng đội mình không bị bắn rơi.
Máy bay F-117 tiếp dầu trên không
Một lúc sau, nhân viên điều khiển cần tiếp dầu của chiếc KC-135 phát hiện ra chiếc F-117 còn lại lù lù xuất hiện từ trong bóng tối, nó không bật đèn hiệu. Hainline mô tả chiếc máy bay của đồng đội đã không còn lành lặn vì trúng đạn tên lửa phòng không, nó chỉ còn một động cơ là hoạt động được.
Sau khi yêu cầu máy bay tiếp dầu bay chậm lại để chiếc F-117 bắt kịp, cả ba máy bay cuối cùng cũng nạp nhiên liệu xong và đường ai nấy đi. Hainline tiếp tục bay cạnh đồng đội để bảo vệ cho đến khi họ về tới sân bay Spangdahlem. Vì hành động dũng cảm này mà Hainline đã được Không quân Mỹ trao tặng huân chương Chữ thập bay.
Viên phi công với biệt danh Tuna – Cá hồi không tiết lộ thêm thông tin gì khác nhưng nhấn mạnh rằng dù các hệ thống như S-125 đã cũ nhưng vẫn vô cùng nguy hiểm với cả những máy bay như F-117. Bởi F-22, F-117 hay F-35 chỉ là các máy bay “có độ phản xạ radar thấp” chứ không phải “hoàn toàn tàng hình”.
Một tổ hợp tên lửa phòng không S-125
Trong chiến dịch không kích Nam Tư, Không quân Mỹ thậm chí còn điều F-117 bay né các trận địa S-300 của phòng không Serbia để tránh bị bắn hạ do đây là các tổ hợp còn hiện đại hơn cả S-125.
Theo người Nam Tư, thực tế họ bắn trúng tới 3 máy bay F-177
comcom24.net
Phi công Mỹ: Không chỉ một chiếc F-117 trúng đạn
(Hồ sơ) - Cựu Trung tá Không quân Mỹ Charlie Tuna Hainline vừa tiết lộ mới về việc chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk bị phòng không Nam Tư đánh trúng.
Tiết lộ của vị cựu phi công Mỹ được đưa ra trong chương trình phát thanh trực tuyến The Afterburn (Mỹ) hồi cuối tháng 11/2020, chiếc F-117 Nighthawk bị bắn hạ ngày 27/3/1999 không phải là lần duy nhất tiêm kích tàng hình này bị tên lửa Nam Tư đánh trúng.
Phi công Hainline cho biết ông và một đồng đội đã lái hai chiếc F-117 khi bị tấn công trong một "trận mưa đạn" từ phía quân đội Nam Tư. Nhưng chiếc máy bay của đồng đội ông chỉ bị hư hại và quay về điểm tập kết một cách thần kỳ.
|
Phần còn lại của chiếc F-117 Nighthawk bị bắn hạ. |
Chuyên gia của tờ Drive giải thích rằng các máy bay tàng hình không có khả năng né radar địch 100%. Cùng với đó, các máy bay này cần sự hỗ trợ của các thiết bị gây nhiễu. Vì vậy không loại trừ khả năng máy bay bị radar Nam Tư phát hiện.
Nguồn tin này cho biết, vụ tấn công có thể diễn ra ngày 30/4/1999 - sau 3 ngày chiếc F-117 đầu tiên bị bắn hạ.
Ông Hainline cho biết thêm, ông và đồng đội đã cất cánh từ căn cứ không quân Spangdahlem (Đức) và đang hoạt động ở phía tây TP Budapest (thủ đô của Hungary - nước láng giềng của Nam Tư). Người đồng đội này bay cách ông Hainline khoảng 16 km, gần hơn về phía thủ đô Belgrade của Nam Tư.
"Tôi đã nhìn sang phía bên phải của mình, về phía Belgrade và thấy một tên lửa khổng lồ vút lên. Nó trông giống như một thứ gì đó kiểu Saturn V (loại tên lửa đẩy nhiều tầng được Mỹ sử dụng trong các sứ mệnh khám phá Mặt Trăng).
Tôi biết rằng người đồng đội của tôi đang ở đâu đó trong khu vực ấy. Sau đó, tôi thấy một đợt bắn khác, lần này là một vệt sáng lớn và thậm chí, từ vị trí xa như vậy, bạn có thể nhìn thấy nhiều chi tiết. Ngọn lửa từ đuôi tên lửa và khói lao tới và sau đó, chỉ (còn thấy) quả cầu lửa này hướng về phía bạn", ông Hainline kể lại.
May mắn là chiếc máy bay của ông Hainline không bị bắn trúng. Nhưng ngay lúc đó, ông Hainline không dám chắc liệu người đồng đội của mình có bị trúng tên lửa hay không. Ông Hainline đã lái máy bay về điểm tập kết đúng giờ để chờ tiếp nhiên liệu.
Một lúc lâu sau đó, chiếc F-117 của người đồng đội xuất hiện một cách kỳ diệu. Tuy nhiên, máy bay không còn trong trạng thái tốt nhất, đèn đã bị hỏng và không còn có thể nhận nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker một cách thuận lợi.
Sau nhiều cố gắng, chiếc máy bay F-117 gặp sự cố đã có thể nạp đủ nhiên liệu và hai người phi công cũng về tới Spanghahlem an toàn.
Phi công Mỹ cho biết thêm, nhờ việc giúp đỡ người đồng đội của mình về căn cứ an toàn, ông đã nhận được Huân chương Chữ thập Không vụ Xuất sắc (Distinguished Flying Cross) vì "hành động anh hùng hoặc thành tích phi thường khi tham gia một nhiệm vụ trên không".
Chiếc F-117 Nighthawk đầu tiên bị bắn hạ bằng tổ hợp phòng không cũ ký S-125 Pechora. Quả tên lửa 5V27D đầu tiên, vốn được sản xuất ở nhà máy Kirov nhân dịp Đại hội lần thứ 20 ************* Liên Xô năm 1976, đã xé toang cánh máy bay và quả thứ hai đã bắn trung khung thân chiếc F-117.
Viên phi công Dale Zelko bật ghế phóng, rơi xuống và lẩn trốn trong một khu rừng rồi sau đó được trực thăng của đặc nhiệm Mỹ cứu thoát. Khẩu đội trưởng Dragan Matich của khẩu đội tên lửa R-125 của Nam Tư bắn rơi chiếc F-117 kể lại:
"Ngày 24/3, chúng tôi rời đơn vị chiến đấu để tới bố trí tại vùng ngoại ô Belgrad. Ba ngày trôi qua tương đối êm ả. Chúng tôi công tác và sinh hoạt bình thường. Nhiệm vụ chủ yếu là không để lọt vào radar của các máy bay dẫn đường và phát hiện radar hộ tống các máy bay của NATO.
Chiều ngày 27/3, toàn bộ đơn vị chúng tôi trực chiến. Các đồng đội ở bộ phận quan trắc thông báo phát hiện nhiễu mạnh và nguồn gây nhiễu đang di chuyển về phía chúng tôi. Năm phút sau, bộ phận trinh sát vô tuyến cho biết mục tiêu đang tiến gần về phía khẩu đội chúng tôi.
Tôi nhìn qua màn hình và thấy mục tiêu, tín hiệu rất rõ ràng. Tôi báo cáo mục tiêu đã được xác nhận và chúng tôi sẵn sàng tiêu diệt. Đúng 17 giây sau khi lện bắn được phát đi, chiếc máy bay đã bị tên lửa của chúng tôi bắn hạ".
Dragan Matich kể tiếp: "Di chuyển càng nhanh thì cơ hội sống sót của khẩu đội càng cao. Trong 3 tháng Mỹ xâm lược, chúng tôi đã thay đổi vị trí 24 lần. Theo dõi chúng tôi là các máy bay phát hiện radar và dẫn đường cũng như các vệ tinh của Mỹ.
Chỉ cần 20 giây bộc lộ dưới radar của kẻ thù, coi như bạn đã chết. Những quả tên lửa Tomahawk hoặc bom có sức công phá lớn sẽ ngay lập tức bay đến. Chúng tôi lặng lẽ bắn và lặng lẽ di chuyển khỏi vị trí".
Ngoài ra, Matich cho biết khẩu đội của ông còn tiêu diệt các máy bay tiêm kích F-16 và cả máy bay tàng hình B-2. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này của Mỹ sau đó đã được kéo về các căn cứ nên không có bằng chứng.
Trên thực tế, ngay cả chiếc F-117 bị bắn rơi cũng được người Mỹ thông báo là bị lạc và sau đó đã quay trở về. Tuy nhiên, người Serbia đã bác bỏ điều này. Bằng chứng là cabin của chiếc F-117 này đang được trưng bày trong bảo tàng không quân ở Belgrad.
Cựu Trung tá Không quân Mỹ Charlie Tuna Hainline vừa tiết lộ mới về việc chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk bị phòng không Nam Tư đánh trúng.
baodatviet.vn
Sĩ quan Mỹ thừa nhận thêm F-117 bị S-125 Serbia bắn trúng
(Bí mật quân sự) - Trong cuộc chiến năm 1999, phòng không Seriba tuyên bố họ đã bắn trúng 2 chiếc máy bay tàng hình F-117A Night Hawk, nhưng khi đó Mỹ chỉ công nhận có 1.
Tuy nhiên mới đây, ấn phẩm thông tin của Mỹ "The Drive" cho biết rằng các hệ thống tên lửa phòng không của Serbia, cụ thể chúng ta đang nói về một tổ hợp được chế tạo từ thời Liên Xô (tên chính xác của nó không được tiết lộ), đã có thể hạ gục một máy bay Mỹ trong một nỗ lực xâm phạm vùng trời được bản vệ.
Chiếc máy bay đã bị thiệt hại "khá nặng", nhưng vẫn có thể tiếp tục chuyến bay của mình, mặc dù nhiệm vụ của nó đã bị gián đoạn, điều này cho thấy rằng vụ nổ của một tên lửa phòng không đã xảy ra ở một khoảng cách tương đối gần.
|
Cựu phi công Mỹ thừa nhận đã có thêm một chiếc máy bay tàng hình F-117A Night Hawk bị tên lửa phòng không Serbia bắn trúng |
“Trong tập mới nhất của podcast, The Afterburn, Trung tá Không quân đã nghỉ hưu Charlie Tuna Heinlein, một cựu phi công F-117 xác nhận những gì đã được đồn đại trong nhiều năm rằng một chiếc máy bay tàng hình thứ hai đã bị người Serbia bắn hạ nhưng đã kịp trở về căn cứ".
"Trong khi lưu ý rằng phần lớn sự cố của Lực lượng Đồng minh vẫn được phân loại, ông ta cung cấp một số chi tiết thú vị về những gì dường như là một sự kiện chưa được xác nhận trước đó".
"Viên phi công thừa nhận rằng một chiếc F-117 khác đã bị hư hại bởi lực lượng phòng không của Serbia đây là thông tin rất đáng chú ý. Heinlein nhấn mạnh các tổ hợp SAM từ thời Liên Xô là một vấn đề thực sự đối với máy bay chiến đấu Mỹ trong bất kỳ tình huống chiến đấu nào".
"Ngay cả những hệ thống tương đối cũ, chẳng hạn như SA-3 cũng là một mối đe dọa thực sự, bằng chứng là thành tích của chúng trong cuộc tấn công được NATO phát động nhằm vào Serbia năm 1999".
Mặc dù đã cũ nhưng hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora vẫn được một số quốc gia tích cực vận hành, đặc biệt trong cuộc xung đột ở Karabakh, Azerbaijan đã có thể đánh chặn thành công một số tên lửa chiến thuật bắn từ lãnh thổ Armenia và NKR.
Điều đáng chú ý nữa là theo một số báo cáo, công tác chuẩn bị cho việc sử dụng máy bay F-117 Night Hawk nâng cấp đang được tiến hành, chưa rõ nó đã trở nên "tàng hình" hơn trước các tổ hợp SAM cũ hay chưa?
Trong cuộc chiến năm 1999, phòng không Seriba tuyên bố họ đã bắn trúng 2 chiếc máy bay tàng hình F-117A Night Hawk, nhưng khi đó Mỹ chỉ công nhận có 1.
baodatviet.vn