[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Xuất hiện hình ảnh Mỹ nâng cấp xong Pershing II

Truyền thông Mỹ vừa đăng tải loạt hình ảnh quân đội nước này hoàn thành nâng cấp tên lửa Pershing II - vũ khí từng bị đóng băng theo Hiệp ước INF.
Những tên lửa này đã hoàn thành gói nâng cấp sau khi các chuyên gia Mỹ bắt đầu thực hiện công việc này gần 9 tháng trước đó. Tuy nhiên hiện không rõ Pershing II đã được nâng cấp những gì so với nguyên bản trước khi tên lửa này dừng hoạt động theo quy định của Hiệp ước INF.

1605002658592.png


Pershing II sau nâng cấp.
Quân đội Mỹ hiện chưa có tuyên bố chính thức với thông tin và hình ảnh mới về Pershing II. Nhưng tạp chí quốc phòng hàng đầu của Mỹ là Defese News đã tiết lộ thông tin bất ngờ hơn rằng, rất có thể phiên bản mới của Pershing II sẽ được Mỹ triển khai tại Ukraine.
Theo nguồn tin này, hiện tại căng thẳng giữa Nga và Ukraine chẳng những chưa có dấu hiệu suy giảm mà thậm chí còn trầm trọng thêm, ngoài bán đảo Crimea, Kiev luôn cáo buộc Moskva can thiệp vào tình hình miền Đông cũng như độc chiếm eo biển Kerch.
Trong giới quân sự Ukraine đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nước này nên khôi phục lại vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Nga. Tuy nhiên khả năng này còn xa vời cũng như tiềm lực tài chính chưa thực sự thuận lợi.
Với những vấn đề còn tồn tại trên, báo Mỹ cho rằng rất có thể Ukraine sẽ cho phép Mỹ triển khai tên lửa tầm trung để đổi lại sự đảm bảo về anh ninh cũng như kinh tế.
Trong khi đó, tờ The National Interest của Mỹ đưa ra nhận định khá bất ngờ rằng, việc Mỹ hồi sinh tên lửa tầm trung Pershing II không phải vì Nga mà muốn gây sức ép để Trung Quốc giảm số tên lửa tầm trung.
Tạp chí Mỹ dẫn nguồn tin quân sự nước này bày tỏ sự lo lắng về vấn đề kho vũ khí tên lửa chết người của Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng. Mỹ cần phải triển khai bố trí những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu tại Châu Á.
Giới quân sự Mỹ cho rằng, lẽ ra ngay khi phát hiện "Nga vi phạm INF", nước này phải ngay lập tức xem xét lại, liệu thỏa thuận được kí kết vì an ninh toàn cầu này nếu tiếp tục tồn tại sẽ có những giá trị gì, có nên hủy bỏ nó không?
Vấn đề này được đặt ra khi cuối năm 2017, Mỹ cáo buộc đã phát hiện Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước này.
Nhưng các chuyên gia quân sự Mỹ cũng thừa nhận rằng, việc bãi bỏ INF tuy cho phép Mỹ có thể bố trí vũ khí tầm trung đến Châu Á và châu Âu, nhưng nó cũng đem đến rủi ro rất lớn về chính trị, quân sự và ngân sách, trong khi đó, những lợi ích mà nó mang lại thì thật sự rất mơ hồ.
Nghiên cứu viên của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA) Evan Montgomery cho rằng, Mỹ cần phải triển khai những vũ khí tầm trung ở tuyến đầu Châu Á, đặc biệt là gần Trung Quốc.
Tên lửa trên đất liền có khả năng tồn tại và hoạt động ổn định, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện khi Washington có các khoản đầu tư thích đáng, nhằm khắc phục được những nhược điểm cố hữu khi quân đội Mỹ được triển khai trong tầm phóng của tên lửa Trung Quốc.
Như Montgomery đã chỉ ra, mối đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc có thể sẽ khiến Nhật Bản và Philippines mở cửa lớn cho Mỹ ở các khu vực hẻo lánh như Kyushu và đảo Luzon. Điều này nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng lại kéo theo những mối nguy hiểm chính trị khi bố trí lực lượng tên lửa Mỹ ở căn cứ tuyến đầu.
Mặc dù Tokyo đã trở nên cứng rắn hơn khi đối mặt với thực lực quân sự đang ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh, nhưng ở trong nước vẫn có rất nhiều ý kiến phản đối các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Nhật Bản. Trong chính giới Philippines dù có đa dạng hơn trong ngoại giao nhưng cơ bản cũng có tình trạng tương tự.
Cũng theo bài báo, trong cuộc cạnh tranh lâu dài giữa Washington và Bắc Kinh, Mỹ chi tới 4,3 tỷ USD để mua sắm 234 quả tên lửa đạn đạo tầm trung Pershing II trong trong "Kế hoạch Pershing II" nhằm gây sức ép khiến Trung Quốc giảm kho tên lửa tầm trung, tuy nhiên mọi việc không đơn giản như Mỹ tính.
Montgomery cho rằng, việc triển khai tên lửa của Washington có thể lặp lại những kinh nghiệm của "Hiệp ước INF" và buộc Bắc Kinh phải tham gia đàm phán, hạn chế lực lượng tên lửa của mình. Trung Quốc không có kinh nghiệm trong ký kết các hiệp định kiểm soát vũ khí như trước đây Liên Xô và Mỹ đã áp dụng để đạt thành Hiệp định về cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung tại châu Âu.
Đặc biệt, Bắc Kinh cũng không hề tỏ ra mong muốn đạt thành hiệp định này, vì thỏa thuận như vậy sẽ khiến lực lượng tấn công chủ yếu của Trung Quốc bị hạn chế về mặt số lượng. Ngoài ra, Bắc Kinh cho rằng mình đang phải đối mặt với một môi trường an ninh hoàn toàn khác so với Liên Xô trước đây.
Mối đe dọa lớn nhất của Liên Xô lúc đó là Mỹ. Còn Trung Quốc đang phải đối mặt với thế giới ngày càng đa cực hóa, với hàng loạt các đối thủ và mối đe dọa tiềm ẩn ngoài Mỹ, hơn nữa còn rất gần Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật Bản và Nga.
Vì vậy, đối với nước này, vũ khí tầm trung vô cùng thích hợp để đối phó với mối đe dọa tầm trung.
Do đó, dù Mỹ có đổ tiền cho tên lửa Pershing II nhằm gây sức ép trong việc thuyết phục Trung Quốc hạn chế số lượng hoặc tiêu hủy số tên lửa này của mình sẽ khó khăn hơn nhiều so với thuyết phục Liên Xô trước đây.
Một số hình ảnh về Pershing II sau nâng cấp





 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Đâu có tấn công, đó có phòng thủ: Chống UAV sát thủ

Cách đây không lâu, chúng tôi giới thiệu bài “Nagorno-Karabakh: Cuộc chiến đầu tiên của kỷ nguyên UAV tấn công” (DVO, 17/10/2020).
Lần này, xin giới thiệu bài viết theo hướng ngược lại- về các phương tiện đối phó với UAV trên thế giới của chuyên gia quân sự Nga AlekhAlexeev. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 7/9/2020 (tức trước khi cuộc chiến Nagorno- Karabakh bùng nổ).

1605002792590.png

Một người lính Pháp chĩa DroneGun vào một máy bay không người lái đặt trên x eô tô trong Lễ duyệt binh mừng Ngày chiếm pháo đài Bastille
Tốc độ sản xuất các máy bay không người lái (UAV) hiện nay nhanh đến mức buộc các chính phủ và ngành công nghiệp các nước phải khẩn trương thiết kế những hệ thống đối phó một cách hiệu quả với những mối đe dọa không người điều khiển này.

UAV, hay còn gọi một cách phổ biến hơn là Drone, đang được nhiều quốc gia và cơ cấu vũ trang các nước sử dụng với số lượng ngày càng lớn và tần suất ngày càng cao.

Sự đa dạng của các mẫu UAV hiện có sẽ khiến bạn đọc phải kinh ngạc, từ những chiếc UAV bốn cánh quạt có trọng lượng dưới 2 kg cho đến những UAV có trần bay cao, thời gian bay dài và có kích thước lớn như kích thước của một chiếc máy bay chở khách, nhiều kiểu trong số UAV đó có thể mang vũ khí.

Sự đa dạng của các hệ thống (tổ hợp) chống máy bay không người lái cũng không kém phần ấn tượng: từ những thiết bị cầm tay đến các tổ hợp tên lửa phòng không, và căn cứ vào nguyên lý hoạt động, chúng được chia thành ba nhóm: (1) các tổ hợp laser, (2) các tổ hợp điện tử và (3) các tổ hợp động học. Trên thị trường thế giới hiện đã có ít nhất 250 kiểu tổ hợp phương tiện chống UAV, đang có 36 quốc gia gấp rút nghiên cứu thiết kế chế tạo mới những tổ hợp như vậy.

Nhà sản xuất hàng đầu thế giới ở phân khúc này là công ty Úc DroneShield Ltd. Thiết bị chống UAV nhỏ, gọn và nhẹ DroneGun MkIII của công ty này có chức năng chống lại nhiều kiểu UAV kích thước nhỏ. “Súng” DroneGun MkIII chỉ nặng 1,95 kg, nên có thể vận hành bằng một tay.

Kích thước của thiết bị dưới dạng súng ngắn / súng carbine là 63 x 40 x 20 cm, - DroneGun MkIII có thể chặn và ép hạ cánh UAV ở cự ly lên đến 500 mét mà không cần phá hủy UAV- một ưu thế rất quan trọng của DroneGun MkIII trong trường hợp UAV mang chất nổ hoặc muốn giữ UAV ở trạng thái nguyên vẹn để nghiên cứu thêm về chúng.

Súng ngắn chống UAV nói trên có thể buộc máy bay không người lái hạ cánh có kiểm soát ngay lập tức hoặc buộc nó bay trở về điểm xuất phát, - và như vậy,có thể phát hiện người điều khiển UAV. Ngoài ra, khi kích hoạt chế độ gây nhiễu, DroneGun MkIII sẽ làm gián đoạn tất cả công đoạn truyền hình ảnh video trực tiếp từ UAV đến màn hình thiết bị điều khiển từ xa, vì vậy người điều khiển UAV không thể thu thập được các số liệu trinh sát.

DroneGun có khả năng làm gián đoạn cùng lúc nhiều kênh vô tuyến điện tử ở các tần số khác nhau, kể cả các tần số 433 MHz, 915 MHz, 2,4 GHz và 5,8 GHz, đồng thời có thể tích hợp với hệ thống con gây nhiễu ở chế độ tùy chọn chế áp hoạt động của các hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu, kể cả GLONASS và GPS.

Thiết bị cầm tay kiểu súng trường nên rất dễ sử dụng, có thể vận hành bằng một tay và chỉ cần một thời gian ngắn để huấn luyện những kỹ thuật tối thiểu cho người sử dụng.

Một trong những khách đặt hàng hệ thống này là Pháp. Trong lễ kỷ niệm Ngày Bastille ở Paris ngày 14/ 7/2019, các binh sỹ Pháp được trang bị DroneGun tactical đã được biên chế vào các phân đội an ninh để bảo vệ những người tham gia Lễ diễu binh trên đại lộ Champs Elysees, cũng như cho những khán giả dự khán Lễ Duyệt binh.

1605002798437.png
Ý tưởng mới thiết kế trạm cơ động Skymaste để đối phó với UAV của Công ty Rheinmetall kết hợp trong một xe (ảnh) cả chức năng giám sát và trinh sát với hiệu quả chiến thuật, khả năng sống sót và khả năng cơ động cao.
Vào tháng 4 năm 2020, Công ty DroneShield lại đã cho “ra lò” một phiên bản mới của thiết bị xách tay phát hiện UAV có tên là RfPatrol nhỏ hơn, nhẹ hơn và tiên tiến hơn so với phiên bản trướcđó.

1605002776973.png
X
Bộ thu thụ động của thiết bị nàyphát hiện các kênh liên lạc giữa UAV và người điều khiển, kể cả các tín hiệu lệnh, các phép đo xa, cácdữ liệu vềvị trí và hình ảnh video. Trong hệ thống RfPatrol MkII có tích hợp hai chế độ "có thể bị nhìn thấy" và chế độ "tàng hình", - chế độ “tàng hình có thể trở nên đặc biệt hữu dụng cho các lực lượng đặc nhiệm khi họ không muốn làm lộ vị trí của mình.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng đang ráo riết triển khai thiết kế các hệ thống chống UAV cơ động hiện đại dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được qua các chiến dịch quân sự tại Syria. Trong cuộc tập trận quy mô lớn “Vostok- 2018” vừa qua, binh sỹ các đơn vị lính dù của Nga đã sử dụng một thiết bị xách tay có hình dạng như một khẩu súng trường để chống lại các UAV.

Đó là thiết bị gây nhiễu di động REX-1 do xí nghiệp ZALA Aero Group của Tập đoàn “Kalashnikov” thiết kế với chức năng chế áp kênh điều khiển giữa máy bay không người lái và người điều khiển, cũng như chế áp tín hiệu vệ tinh (GPS / GLONASS) và do đó vô hiệu hóa các mối đe dọa từ UAV.

1605002813135.png
Một binh sỹ Nga sử dụng hệ thống chống máy bay không người lái REX-1 do ZALA Aero Group sản xuất trong cuộc tập trận “Vostok 2018”
Các thông số kỹ thuật cho thấy rằng REX-1 làm việc trên các tần số 2,4 GHz và 5,8 GHz, tức những tần số thường được sừ dụng cho các thiết bị không dây và điện thoại di động, cũng như cho các hệ thống vệ tinh như “BeiDou”, “Galileo”, GLONASS và GPS.

Việc triệt tiêu tín hiệu từ những hệ thống như vậy có thể được thực hiện trong bán kính cách REX-1khoảng 2 km, còn các tuyến liên lạc khác bị chặn trong khu vực phía trước REX-1 ở góc hơn 30 độ và ở cự ly đến 500 mét.

Các số liệu về mức tiêu thụ pin và điện năng cho thấy nó có thể hoạt động liên tục trong 3 giờ liền và nếu để ở chế độ chờ - tới 36 tháng, sau đó pin cần phải được sạc lại. Với trọng lượng được công bố là 4,5 kg và kích thước như của một khẩu súng trường thông thường. Kiểu thiết bị dễ sử dụng này được trang bị cho các lực lượng cơ động hạng nhẹ và giúp đối phó (vô hiệu hóa) các UAV hiệu quả hơn so với các loại vũ khí truyền thống.

Một số công ty công nghiệp quốc phòng Châu Âu đang giới thiệu một sốgiải pháp chống UAV. Ví dụ, Hãng Indra đã thiết kế một hệ thống ARMS tích hợp trong nó các công nghệ hiện đại thực hiện chức năng vô hiệu hóa các UAV.

Cụ thể, hệ thống này có thể thực hiện cả chức năng phát hiện radar, phân tích tần số vô tuyến, định hướng vô tuyến, phát hiện mục tiêu bằng thiết bị quang- điện tử, phân tích và phân loại, chế áp kênh tần số vô tuyến, gây nhiễu hoặc mô phỏng hệ thống vệ tinh dẫn đường; tất cả những thiết bị thực hiện các chức năng trên được lắp trong khối kiểm soát và điều khiển C4ARMS. Hệ thống sơ cấp thực hiện nhiệm vụ phát hiện đầu tiên và cảnh báo bằng radar độ phân giải cao có khả năng phát hiện các UAV nhỏ ở cự ly lớn.

Trong thành phần của ARMScòn có một hệ thống optocoupler giúp nó hiểu được liệu mối đe dọa đó có thực hay không và xác định vị trí chính xác của mối đe dọa trong không gian.

Ngay sau khi mối đe dọa được xác nhận và vị trí của nó được xác định, thiết bị sẽ kích hoạt hệ thống con gây nhiễu để làm gián đoạn kênh điều khiển máy bay không người lái. Để bảo vệ các khu vực rộng lớn, một số ARMS có thể được lập trình để kết nối với nhau khi làm việc.ARMS cũng có thể được tích hợp vào hệ thống phòng không chung.

1605002819731.png
Tổ hợp ARMS của Hãng Indra được thiết kế để vô hiệu hóa mối đe dọa từ UAV bằng cách sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại
Tổ hợp ARMS của HãngIndra được thiết kế để vô hiệu hóa mối đe dọa từ UAV bằng cách sử dụng kết hợp các công nghệ hiện đại

Côngty Rheinmetall từ cách đây khá lâu đã tập trung sự quan tâm vào nhữn gmối đe dọa do máy bay cỡn hỏ gây ra. Theo ý tưởng thiết kế hệ thống chống máy bay không người lái mới Skymaster Mobile của công ty này, thì trên một phương tiện cơ động cần sử dụng kết hợp cả các phương tiện trinh sát và giám sát hiện đại có hiệu quả chiến thuật, khả năng sống sót và khả năng cơ động cao

Skymaster Mobile được sử dụng trong khoảng không gian bị kiểm soát chặt. Hệ thống này có thể phát hiện, phân loại và nếu cần thiết, đánh chặn và bắt hạ cánh các máy bay cỡ rất nhỏ.

Mô-đun trên nóc xe có gắn radar phát hiện ba tọa độ tiên tiến với ăng-ten mảng pha chủ động góc quan sát 360 ° và thiết bị giám sát quang điện tử. Nhờ vậy mà người điều khiển ngồi dưới lớp vỏ thép bảo vệ vẫn có thể nhận dạng được những vật thể bị radar phát hiện.

Nếu cần thiết, có thể bổ sung thêm các cảm biến phát hiện, ví dụ, một thiết bị định hướng thụ động các nguồn bức xạ và một hệ thống để phát hiện và đo cự ly lidar (bộ định vị lazer), cũng như một số cảm biến và kênh dữ liệu khác. Trong trường hợp một vật thể được xác định là mối đe dọa, sỹ quan điều khiển có các phương tiện trong tay để xử lý nó.

Đó là một số UAV đánh chặn khác nhau và các thiết bị phát nhiễu định hướng. Người vận hành hệ thống Skymaster tích hợp có thể tận dụng khả năng tổng hợp dữ liệu và tự động tạo ra các tình huống trên không trong một khoảng không gian hạn chế của nó.

Hệ thống cũng trao đổi dữ liệu với các mạng kiểm soát không lưu của các cơ quan địa phương. Ngoài ra, nó có thể được tích hợp vào hệ thống điều khiển bay của các máy bay không người lái cỡ lớn hơn.

Mô-đun có thể được lắp đặt trên các phương tiện vận tải khác nhau, và nhờ vậy có thể đảm bảo cho kíp điều khiển làm việc trong một không gian được bảo vệ. Trong trường hợp cần thiết, các thiết bị của hệ thống có thể được tháo ra khỏi phương tiện vận chuyển và lắp đặt trên mặt đất. Ngoài ra, Hãng này cũng đã có các kế hoạch bố trí hệ thống trên một phương tiện trên mặt đất nhưng được điều khiển từ xa.

Còn Công ty Thales- công ty này đã đề xuất một giải pháp chống UAV của đối phương hoặc những phương tiện bay xâm phạm trái phép không phận dọc theo đường biên giới, các sân bay và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Điểm cốt lõi trong ý tưởng này là giải pháp đối phó với mối đe dọa từ các UAV Hạng 1 có trọng lượng dưới 25 kg, trong đó có cả các UAV siêu nhỏ và nhỏ có thể nặng dưới 2 kg và có diện tích phản xạ radar hiệu dụng dưới 0,01 m2.

Những UAV này thường bay ở độ cao thấp, bay chậm và lẫn vào các phản xạ nhiễu loạn từ bề mặt trái đất. Tổ hợp chống UAV do công ty này chế tạo có thể tích hợp vào một hệ thống phòng không mặt đất.

Ngoài ra, còn có tiềm năng tích hợp tốt với các thiết bị động học khác nhau ngay trong tổ hợp để vô hiệu hóa UAV, kể cả sử dụng tên lửa LMM (Lightweight Multirole Missile- Tên lửa đa năng hạng nhẹ) và một pháo phòng không Rapid Fire 40 ly bắn đạn nổ mảnh.

Công ty này cũng đang nghiên cứu một giải pháp sử dụng năng lượng định hướng để vô hiệu hóa các UAV. Ngoài ra, Thales còn tham gia một dự án quốc gia chống UAV mang tên Angelas của Pháp.

Hiện Trung tâm Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Quốc gia Pháp cũng đã triển khai mộtchương trình nghiên cứu với sự tham gia của một số công ty và tổ chức Pháp.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ mua thêm mắt thần của S-300

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký thêm hợp đồng với Công ty Iskra của Ukraine về thương vụ 36D6M1-1 3D - hệ thống radar được trang bị cho S-300.

Theo thiết kế trưởng Dmitro Semenov của Công ty Iskra (một phần của Tập đoàn nhà nước UkrOboronProm): "Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong việc bán những hệ thống radar tối tân cho phía Mỹ. Tất cả những gì được cung cấp đều khiến khách hàng hài lòng và đây là lý do thương vụ tiếp theo đã được ký kết".

Mặc dù vậy, vị thiết kế trưởng này không cho biết có bao nhiêu hệ thống 36D6M1-1 3D nằm trong thương vụ mới với Mỹ. Trước đó, Trung tâm Chỉ huy hợp đồng quân đội Mỹ ở Orlando, Florida đã nhận được hệ thống 36D6M1-1 3D đầu tiên từ Ukraine.

1605002944530.png

Hệ thống radar của S-300.
Hiện không có thông tin chính thức nào về mục đích Mỹ mua những tổ hợp radar tối tân này nhưng theo nhận định của một số chuyên gia, sau thương vụ này, nhiều thông tin của Ukraine, khách hàng và cả Nga khi vận hành S-300 đều bị lộ trước Mỹ bởi đây là hệ thống radar được trang bị rộng rãi cho hệ thống phòng không S-300.

1605002912015.png
X
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, 36D6M1-1 3D được thiết kế để sử dụng như một phần của hệ thống phòng không tích hợp (có thể cung cấp tham số cho tên lửa S-300).

Hệ thống làm nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Ưu điểm của đài 36D6M1-1 3D là có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu bị động rất cao.

Mục tiêu được xử lý qua thiết bị xử lý dữ liệu thô cho phép loại bỏ các mục tiêu giả trong môi trường lộn xộn. Tiếp đến bộ vi xử lý kỹ thuật số sẽ cho phép phát hiện mục tiêu một cách chính xác với đầy đủ 3 tham số. Radar có thể xử lý 120 mục tiêu cùng lúc, trong đó có 30-60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động.

Với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2, 36D6M1-1 3D có thể phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km.

Và với mục tiêu RCS 1m2, 36D6M1-1 phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km; mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm vi phát hiện từ 147-175km.

Tuy nhiên, nếu Mỹ mua 36D6M1-1 3D chỉ để tìm cách khắc chế S-300 thì đây là động thái khó hiểu của Mỹ bởi hệ thống này đang dần bị Nga thay thế bằng S-400 và sắp tới là S-500 tối tân hơn rất nhiều.

Và đây được coi là thương vụ mua sắm vũ khí Ukraine khó hiểu nữa của Mỹ sau khi nước này móc hầu bao mua 2 chiếc xe tăng T-84 Oplot cũng của Ukraine hồi năm 2017.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
'Trăm chiếc F-35 không mang lại lợi thế cho NATO'

Nhận định Tạp chí Forbes đưa ra khi nói về vai trò của tiêm kích F-35 của các thành viên NATO trong cuộc chiến với Nga.

Theo nội dung bài viết, quân đội châu Âu đang tăng cường khả năng phòng thủ và sử dụng các máy bay tàng hình F-35 mới. Nhưng Forbes cho rằng, việc mua những chiếc máy bay chiến đấu như vậy là một chuyện, còn việc để duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với trang bị vũ khí, huấn luyện phi công cho chúng là một chuyện khác.

Hiện nay, các nước NATO ở châu Âu có khoảng 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay cường kích. Nhưng chỉ 100 máy bay trong số đó là những sửa đổi mới nhất của F-35. Phần lớn những chiếc còn lại thuộc thế hệ thứ tư.

1605003060838.png

Hệ thống S-400 và F-35.
Chúng có các cảm biến và vũ khí hiện đại, nhưng chúng lại sa sút về khả năng chống lại radar. Vì vậy, ngay cả những hệ thống tốt nhất trong số đó cũng dễ bị tấn công bởi các hệ thống S-300 và S-400 của Nga, những hệ thống phòng không này có thể bắn hạ máy bay địch cách xa hàng trăm km.

Tạp chí Mỹ cho rằng: "Nếu xảy ra xung đột với Nga, khả năng NATO phóng lực lượng vào không gian không thể tiếp cận để phá hủy các hệ thống phòng không. Do đó, việc hạn chế khả năng chiếm đóng lãnh thổ của liên minh và mở đường cho các hoạt động liên quan của NATO sẽ bị đặt dấu hỏi ngay từ đầu".

Mặc dù vậy, những chiếc F-35 có thể bay sát các hệ thống phòng thủ của Nga và tiêu diệt chúng. Và việc mua sắm máy bay thế hệ thứ 5 hiện tại và trong tương lai có thể thay đổi cơ bản hoạt động không quân của NATO, qua đó tăng cường sự tham gia của các quốc gia châu Âu vào sứ mệnh của liên minh.

1605003042089.png
X
Theo nguồn tin này, các quốc gia châu Âu sẽ mua hơn 400 chiếc F-35 vào năm 2030. Nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có mua được đủ đạn dược dẫn đường chính xác và có thể huấn luyện phi công đúng cách hay không. Hiện vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc máy bay sẽ có thể cất cánh vào một thời điểm nhất định.

Các phi công có một vấn đề, họ cần huấn luyện các kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm cả việc phá hủy hệ thống phòng không của đối phương. Điều này có thể được thực hiện, trong các cuộc tập trận diễn ra nhiều lần trong năm.

Nhưng theo quy định của các cuộc tập trận đó, ban tổ chức chỉ có thể chia sẻ dữ liệu chiến thuật với những người tham gia đến từ Anh.

F-35 có giá khoảng 100 triệu USD/chiếc, nhưng chúng không đáng tin cậy. Ví du, Hà Lan sẽ mua 43 chiếc, tuy nhiên chỉ 4 chiếc được triển khai, vì số còn lại sẽ được bảo dưỡng hoặc trong đang thời gian huấn luyện.

"Chính vì vậy, với 400 chiến đấu cơ có vẻ là nhiều, nhưng trên thực tế số sẵn sàng chiến đấu lại ít hơn nhiều và chúng không đủ cho một cuộc chiến với Nga", báo Mỹ kết luận.

Cùng với đó, tạp chí khác của Mỹ là National Interest cũng thừa nhận rằng với khả năng vượt trội với sản phẩm cùng loại của phương Tây, S-400 của Nga thừa sức diệt gọn cả tiêm kích F-22/35 của Mỹ.

Theo tạp chí Mỹ, ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km.

Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra. Báo Mỹ viết rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao chỉ 5 mét so với mặt đất.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn cả những tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ như F-22 và F-35.

Vì vậy, National Interest nhấn mạnh rằng S-400 tạo điều kiện cho Nga đạt lợi thế so với Mỹ và phương Tây khi sở hữu dàn chiến đấu cơ không quá nhiều.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ dùng MQ-9 Sea để dò tìm tàu ngầm Nga
(Vũ khí) - MQ-9 Sea Guardian là biến thể trinh sát hàng hải và chống ngầm được hoán cải từ máy bay không người lái tấn công MQ-9 Reaper nổi tiếng do Mỹ sản xuất.

Theo thông báo, do sự tốn kém và thời gian hoạt động thấp cũng như nguy cơ đối với phi hành đoàn, Quân đội Mỹ dự định từ bỏ việc sử dụng máy bay chống ngầm có người lái để theo dõi hoạt động của tàu ngầm Nga ở một số khu vực nhất định trên đại dương.

Thay thế một phần phi đội P-8A Poseidon sẽ là phiên bản hải quân của máy bay không người lái MQ-9 Reaper với tên gọi mới là Sea Guardian, phương tiện tác chiến này có thể đã được thử nghiệm trên tàu ngầm Nga chỉ vài tháng trước.

1605003093352.png
X
Một trong những lý do chính cho việc sử dụng MQ-9 Sea Guardian UAV là tín hiệu phản xạ radar của nó thấp hơn đáng kể cũng như chi phí bảo trì thấp hơn, ngoài ra chiếc máy bay không người lái này còn có thể tuần tra liên tục với thời gian vượt trội.

Được biết trong một video đã xuất hiện trước đó cho thấy hoạt động của máy bay không người lái MQ-9 Sea Guardian mô phỏng chống lại tàu ngầm Nga, điều này khẳng định nó đã sẵn sàng làm nhiệm vụ.

1605003110952.png

Máy bay không người lái tuần tra - chống ngầm MQ-9 Sea Guardian của Mỹ
Trên thực tế, máy bay không người lái MQ-9 Sea Guardian đã thiết lập lại các thiết bị đặc biệt có khả năng theo dõi chuyển động của tàu ngầm thông qua tín hiệu chồng chéo, giúp xác định chính xác vị trí tàu ngầm với độ chính xác vài trăm mét để lập vùng theo dõi kỹ hơn, từ đó nhận diện "sát thủ dưới biển sâu".

Thay vì tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, UAV MQ-9 Sea Guardian dự kiến sẽ mang theo ngư lôi cỡ nhỏ đường kính khoảng 324 mm để phù hợp với trọng lượng tác chiến tối đa mà nó có thể mang theo.

Đáng chú ý là một vài tháng trước đó, máy bay không người lái MQ-9 thuộc loại không xác định đã được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Syria và Crimea.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tu-160 có khả năng tấn công tương đương tên lửa ICBM

Lực lượng Không quân tầm xa Nga vừa công bố sức mạnh tấn công khủng khiếp của bộ 3 máy bay tầm xa Tu-160, Tu-95MS và Tu-22M3
Sức mạnh được công bố kèm theo ảnh chụp chính diện máy bay với dàn vũ khí tấn công tầm xa. Theo chuyên gia Thomas Newdick của tờ The Drive, rất hiếm khi Nga công bố hình ảnh kiểu này với lực lượng oanh tạc cơ chiến lược, nhất là khi xuất hiện cùng tên lửa hành trình tàng hình hiện đại nhất của Moscow.

1605172897615.png
Số lượng tên lửa trang bị cho Tu-160.

Mở đầu là oanh tạc cơ Tu-160 cùng hai hàng tên lửa hành trình tầm bắn siêu xa. Mỗi phi cơ mang được tối đa 24 quả đạn các loại. Gần máy bay nhất là 12 tên lửa hành trình cận âm Kh-55SM. Tên lửa có khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực nhỏ và cơ động liên tục để tránh bị phát hiện cũng như bắn hạ.

Các cánh lái của tên lửa được gập vào thân để tiết kiệm không gian, cho phép chúng nằm gọn trong khoang vũ khí của Tu-160. Tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 2.500 km, mang được thêm hai thùng nhiên liệu phụ dọc thân để tăng tầm bắn lên gần 3.000 km.

Những quả đạn được công bố được cho là phiên bản Kh-55SM mang đầu đạn hạt nhân với sức mạnh tương đương 200.000 tấn thuốc nổ TNT, do chúng không có cánh ổn định phía trước như biến thể mang đầu đạn thông thường.

Một số tên lửa Kh-55SM đã được Nga hoán cải thành phiên bản Kh-555 phi hạt nhân, trang bị nhiều công nghệ giúp tăng khả năng xuyên phá lưới phòng không và độ chính xác cao gấp 5 lần mẫu nguyên bản.

1605172855270.png
X
Hàng phía trước là các tên lửa hành trình tàng hình Kh-101/102, bản nâng cấp sâu từ dòng Kh-55 và đóng vai trò là "át chủ bài" của không quân chiến lược Nga hiện nay.

Kh-101/102 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với đầu dò quang - điện tử, cũng như cập nhật vị trí và đường bay qua vệ tinh. Kíp lái oanh tạc cơ có thể thay đổi mục tiêu và đường bay quả đạn sau khi phóng. Tên lửa đạt tầm bắn tới 5.000 km (có nguồn nói tầm bắn lên tới gần 10.000km), có khả năng đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn 5m.

Tên lửa được trang bị một động cơ turbine phản lực, cho phép chúng bay hành trình với vận tốc 700 km/h, sau đó lao tới mục tiêu với tốc độ tối đa 970 km/h. Diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101/102 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới mặt đất.

Mỗi quả Kh-101 được trang bị đầu đạn nặng 400 kg, bao gồm các loại nổ mạnh (HE), xuyên phá hoặc nổ chùm, trong khi Kh-102 sử dụng đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 250.000 tấn thuốc nổ TNT.

"Với tầm bay trên 12.000km cùng với đòn đánh tầm xa của Kh-101/102, oanh tạc cơ Tu-160 của Không quân Nga sở hữu đòn đánh nguy hiểm tương đương với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mạnh nhất hiện nay", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Cùng với Tu-160, Nga cũng lần lượt công bố sức mạnh của oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS với dàn tên lửa hành trình Kh-55SM và Kh-101/102. Trong khi đó máy bay tầm xa siêu âm Tu-22M3 được trưng bày cùng dàn bom không điều khiển có khối lượng 500-3.000 kg.

Tu-160 co kha nang tan cong tuong duong ten lua ICBM
Sức mạnh Tu-95MS.

Trong lần giới thiệu này, Nga đã không công bố tên lửa siêu thanh Kh-22, vũ khí có nhiệm vụ hủy diệt nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ dựa vào tốc độ lớn, mang được đầu nổ thông thường nặng 1.000 kg hoặc đầu đạn hạt nhân mạnh tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Kh-22 là vũ khí chính của oanh tạc cơ Tu-22M3 với tầm bắn tới 600 km, nhưng có nhiều nhược điểm, nhất là khả năng kháng nhiễu kém.

1605172890581.png
Số bom đạn Tu-22M3 có thể mang theo.

Hiện nay Nga đang loại bỏ Kh-22 và chuyển sang biên chế mẫu Kh-32 hiện đại hóa được trang bị radar và hệ thống dẫn đường quán tính mới, tăng cường khả năng kháng nhiễu, mang được nhiều nhiên liệu và sử dụng động cơ mạnh hơn, cho phép tăng tầm bắn đến gần 900km.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tải trọng vận tải cơ Il-76 nâng cấp tăng thêm tới 25%
(Vũ khí) - Khả năng chuyên chở của máy bay vận tải quân sự hạng nặng thế hệ mới Il-76MD-90A (Il-476) của Nga đã tăng từ 48 lên thành 60 tấn.

Thông tin này được đăng tải trên trang web của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất - UAC, trong đó tham chiếu đến cuộc phỏng vấn với nhà thiết kế chính của Il-76 và Il-78 - ông Andrei Yurasov trên kênh truyền hình Zvezda.

Ngoài khả năng chuyên chở tăng 25%, phạm vi hoạt động của máy bay cũng tăng 18% và mức tiêu thụ nhiên liệu giảm 12 - 15%. Theo ông Yurasov, các chỉ số như vậy đạt được nhờ vào việc hiện đại hóa hầu hết các hệ thống trên máy bay.

1605172925394.png
X
"Cánh và càng đáp được gia cố giúp tăng khả năng chuyên chở và hiệu quả khai thác của máy bay. Trong lần sửa đổi trước đó của Il-76, các tấm cánh được làm từ hai phần trong khi bộ phận này của Il-76MD-90A cấu tạo chỉ gồm một mảnh chiều dài 25 mét. Điều đó làm giảm trọng lượng của cánh và tăng sức nâng, cũng như đơn giản hóa công nghệ chế tạo", nhà thiết kế chính của máy bay cho biết.

1605172941154.png

Máy bay vận tải thế hệ mới Il-76MD-90A của Nga xuất xưởng
Ngoài ra, máy bay vận tải hiện đại hóa còn nhận được động cơ PS-90A-76 nội địa mạnh mẽ hơn, giúp máy bay tăng khả năng cất - hạ cánh và bay, cũng như tăng khả năng chuyên chở và phạm vi hoạt động. Động cơ mới tiết kiệm hơn do tiêu thụ ít nhiên liệu, đáp ứng các yêu cầu môi trường hiện đại về tiếng ồn cũng như khí thải.

Khung gầm Il-76MD-90A mới được thiết kế với độ an toàn cao và mang lại trọng lượng cất cánh 210 tấn, bao gồm 60 tấn hàng hóa. Máy bay vận tải của Nga có thể hoạt động trên các đường băng bê tông và không trải nhựa, bao gồm cả những sân bay dã chiến. Bên cạnh đó nhờ thiết kế đặc biệt, máy bay có thể hoạt động ở nhiệt độ cực thấp hoặc cực cao.

Il-76MD-90A cho phép giải quyết hầu hết các nhiệm vụ của hàng không vận tải quân sự ở trình độ kỹ thuật mới về chất lượng. Máy bay được sản xuất hoàn toàn từ các linh kiện của Nga, tránh phụ thuộc nguồn cung cấp từ nước ngoài nhằm tăng tính độc lập.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Phiên bản mới của Harop từng xuất hiện tại Nagorno-Karabakh
(Vũ khí) - Trong những cuộc chiến tại Nagorno-Karabakh vừa qua, một phiên bản mới của UAV tấn công cảm tử Harop đã được sử dụng.

Theo hãng AMN, trong giai đoạn 2007 - 2018, Azerbaijan đã mua hàng loạt vũ khí tối tân từ Israel, trong đó có máy bay không người lái (UAV) Orbiter-1K, Orbiter-2M, Orbiter-3, Hermes 450, Hermes 900, Harop...

Hầu hết những vũ khị này đã xuất hiện trong xung đột Nagorno-Karabakh vừa qua. Điều đặc biệt là ngoài những vũ khí nguyên bản từ Israel, người ta còn phát hiện Harop được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

1605173001089.png
Harop được sử dụng trong xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Thông tin này được đưa ra sau khi một số chiếc Harop bị bắn hạ có dòng chữ Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện thông tin chưa được phía Ankara xác nhận nhưng chỉ với những thông tin trên, AMN cho rằng đây là một dị bản của Harop.

Máy bay Harop có chiều dài 2,5m, sải cánh rộng 3m, bán kính hoạt động 1.000km, thời gian hoạt động 6 giờ, có khả năng mang theo một đầu đạn nổ cực mạnh nặng tới 23kg. Harop được tích hợp nhiều công nghệ tối tân mới.

1605172961606.png
X
UAV có thể bay liên tục trên không trong khoảng thời gian là 6 giờ tại khu vực khả nghi cho tới khi mục tiêu bộc lộ hoặc nhiên liệu bị cạn. Do là loại máy bay không có người lái nên Harop không có khoang lái nên giảm được tiết diện phản xạ radar, đồng thời thu nhỏ được kích thước để nâng cao tính năng tàng hình của máy bay.

Bên cạnh đó, khả năng tấn công bất ngờ của Harop tăng lên đáng kể, khả năng sống còn cũng được cải thiện rõ nét. Khi phát hiện mục tiêu, Harop sẽ tấn công bằng phương thức bổ nhào tốc độ cao, đâm thẳng vào mục tiêu với độ chính xác gần như là 100%, lợi dụng đầu đạn nổ mạnh nặng 23kg nên sức phá hủy mục tiêu cao.

Harop có khả năng thực hiện tấn công vào mục tiêu từ bất kỳ hướng nào, từ bất cứ góc nào, chúng chủ yếu được dùng để phát hiện và phá hủy trạm radar, đồng thời cũng có thể tấn công vào thiết bị phóng tên lửa, xe cộ trên mặt đất và các công trình có giá trị kinh tế cao, hoặc là mục tiêu nhạy cảm có thể tái định vị, giá trị kinh tế cao của đối phương.

Ngoài tác chiến thông thường, Harop có thể tiến hành trinh sát và tiến công đúng lúc đối với những mục tiêu khả nghi và sẽ không gặp phải vấn đề về lộ bí mật công nghệ khi đưa vào sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Hiện không rõ phiên bản mới của Harop có được trang bị những tính năng như nguyên bản hay không nhưng một số nguồn tin cho rằng nó có thời gian hoạt động trên không tới gần 7 giờ - lâu hơn nguyên bản.

Được biết, ngày 10/11, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng công bố thỏa thuận hòa bình đạt được.

Xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh leo thang từ ngày 27/9, sau khi Azerbaijan tuyên bố các hành động khiêu khích từ phía Armenia và tiến hành tấn công quy mô lớn. Kể từ đó tới nay, các bên đã đồng ý ngừng bắn 3 lần, nhưng đều bị phá vỡ do các cáo buộc vi phạm từ mỗi bên.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đạn lập trình giúp Mỹ thay đổi cục diện chiến trường
(Vũ khí) - Theo Defense News, Quân đội Mỹ đang phát triển súng phóng lựu sử dụng đạn lập trình chính xác mới với tên gọi Precision Grenadier System (PGS).
Hệ thống PGS là vũ khí di động, nhỏ gọn, có khả năng tích hợp vào các hệ thống vũ khí hiện có. Chúng đáp ứng khả năng tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết. PGS dự kiến sẽ thay thế cho các dòng súng phóng lựu cầm tay M203 và M320 hiện có của Mỹ.

1605173105553.png

Súng phóng lựu của Mỹ.
Lục quân Mỹ cho biết, PGS sẽ là hệ thống vũ khí cầm tay riêng biệt, được tích hợp máy tính để tăng độ chính xác, nhưng vẫn phải sử dụng được các loại đạn phóng lựu truyền thống (cỡ 30 và 40mm). Với cỡ nòng tiêu chuẩn 30mm, trọng lượng của mỗi đơn vị PGS vào khoảng 6,5kg và có tầm bắn hiệu dụng khoảng 1.000m.

PGS tiêu diệt mục tiêu bằng đạn bắn theo quỹ đạo cầu vồng hoặc trực xạ với khả năng sát thương mảnh văng hoặc nổ lõm tùy theo loại đạn được sử dụng. Với các loại đạn nổ định tầm, PGS còn có thể mở rộng mục tiêu tấn công là phương tiện thiết giáp hạng nhẹ hoặc các tổ hợp máy bay không người lái tầm thấp.

Thay vì nhắm bắn trực tiếp như các loại súng thông thường, người lính chỉ xác định khoảng mục tiêu gần nơi kẻ thù ẩn nấp, và bóp cò để những mảnh đạn tiêu diệt đôi phương.

1605173030179.png
X
Với PGS, để xác định khoảng cách tới mục tiêu, xạ thủ chiếu máy đo khoảng cách gắn trên súng đến bất cứ vị trí nào được xác định là có kẻ thù đang ẩn nấp. Nếu đối phương nấp trong công sự, thì xạ thủ có thể ngắm vào mục tiêu bất kỳ gần đó, như thân cây… Nhìn qua ống ngắm, xạ thủ sẽ ước lượng được khoảng cách từ vật ngắm đến mục tiêu.

Bằng thao tác ấn mớm cò súng, xạ thủ có thể cộng trừ khoảng cách mà máy đo xác định được. Khi viên đạn được bắn đi, máy tính mini gắn bên trong nó tự động đếm số vòng xoay của viên đạn để xác định quãng đường đã bay.

Thời điểm bắt đầu đếm là khi đạn vừa rời nòng với tốc độ là 210m/giây. Sau một quãng đường bay nhất định, tiếp cận sát mục tiêu, máy tính sẽ phát tín hiệu để ngòi nổ khai hỏa.

Đây chính là lý do tại sao PGS còn được biết đến dưới cái tên "hệ thống súng cá nhân bán tự động bắn đạn nổ trên không". Toàn bộ quá trình này diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 4 giây.

Tuy nhiên, cơ chế đếm vòng xoay của đầu nổ vẫn còn là điều tuyệt mật. Đặc biệt, việc chỉ cần cải tiến đạn của PGS đã có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ, thay vì sử dụng thuốc nổ mạnh để hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn kẻ địch, người ta tính đến khả năng biến những viên đạn đó thành công cụ gây ù tai, lóa mắt, hay dùng khí gas… nhằm khống chế đối phương.

Đó chính là hướng đi mới của đạn thông minh khi nó được sử dụng trong các tình huống giải cứu con tin, khống chế đối tượng, mà vẫn đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Cùng với PGS, hiện các nhà phát triển Mỹ cũng đang tìm cách chế tạo ra một loại đạn tương tự có kích cỡ lớn hơn, khoảng 40mm. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu ứng dụng công nghệ sản xuất đạn súng PGS cho đạn pháo, sử dụng trong các đơn vị Hải quân.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ khoe AUSV tấn công bầy đàn trên biển
(Vũ khí) - Các công ty Ares Shipyard và Meteksan Defense của Thổ Nhĩ Kỳ vừa chính thức công bố nguyên mẫu AUSV có thể thực hiện chiến thuật tấn công bầy đàn trên biển.

Phương tiện không người lái nói trên được định danh là ULAQ đã được phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ như một phần trong chương trình phát triển phương tiện tấn công kiểu bầy đàn trên biển bằng phương tiện tấn công không người lái (AUSV).

ULAQ thực hiện nhiệm vụ hộ tống.
Phương tiện AUSV được biết đến với tên gọi ULAQ, có tầm hoạt động 400km và có thể di chuyển với tốc độ 65km/h. Tàu được trang bị công nghệ tàng hình, thiết bị quan sát đêm và hệ thống thông tin tin lạc mã hóa cho phép tàu được vận hành bằng trung tâm điều khiển di động hoặc cố định trên bờ.

Nhiệm vụ của ULAQ sẽ bao gồm trinh sát tình báo, độc lập tác chiến hoặc tác chiến theo số đông trên mặt nước, chiến tranh phi đối xứng, hộ tống và bảo vệ cơ sở hạ tầng ven biển.

Để thực hiện nhiệm vụ tấn công, ULAQ được trang bị tổng cộng 6 tên lửa các loại, trrong đó có 4 đạn chống tăng hạng nặng L-UMTAS.

1605173155229.png
X
Nguyên bản L-UMTAS là dòng tên lửa chống tăng không đối đất được phát triển bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, nhà sản xuất nước này đã hoán cải để biến L-UMTAS thành tên lửa lưỡng tính để tác chiến tốt trên biển.

Để công phá mục tiêu, Thổ Nhĩ Kỳ trang bị cho loại tên lửa này đầu đạn phá mảnh cực mạnh để tiêu diệt cứ điểm phòng ngự đối phương. Để tiêu diệt chiến hạm cỡ nhỏ, diệt tăng thiết giáp chúng được lắp đầu đạn xuyên giáp.

L-UMTAS sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường phức tạp cho độ chính xác rất cao. Mục tiêu được khóa bắn và nạp dữ liệu vào tên lửa trước khi khai hỏa.

Khi phóng từ trực thăng, L-UMTAS có thể diệt mục tiêu cách xa tới gần 12.000m. Khi tấn công từ ULAQ, L-UMTAS có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 10.000m.

"Chúng tôi vui mừng khôn tả và tự hào thông báo về việc ra mắt chương trình tấn công không người lái trên biển sau nhiều năm đầu tư và nghiên cứu ký thuật chuyên sâu theo ước mơ của chúng tôi.

Chiếc ULAQ có khả năng chiến đấu thực sự sẽ hoàn thiện vào tháng 12/2020. Khi chính thức được trang bị, chúng tôi sẽ sở hữu phương tiện tấn công đủ sức gây bất ngờ và thiệt hại nặng cho đối thủ", Giám đốc điều hành của Ares Shipyard, ông Utku Alanc cho biết.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nguyên soái Shaposhnikov' Nga so với tàu Arleigh Burke Mỹ

Hiện đại hóa tàu chống ngầm cỡ lớn đã tăng khả năng chiến đấu của nó, nhưng muốn nhiều hơn thế...
Tạp chí The National Interest của Mỹ mới hướng sự chú ý của độc giả đến khinh hạm “Nguyên soái Shaposhnikov” Nga với nhận định cho rằng con tàu này đã "được trang bị vũ khí đến tận răng". Lý do dẫn đến sự quan tâm này- “Nguyên soái Shaposhnhikov” vừa mới được hiện đại hóa xong.

Một sery gồm 12 tàu chống ngầm cỡ lớn cấp một thuộc dự án 1155, mã số "Fregat", đã được đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô trong những năm 80. Những tàu này được chia đôi cho các Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.

Đến thời điểm hiện tại, 8 tàu vẫn đang “đứng trong hàng ngũ”. Đồng thời, đã triển khai dự án hiện đại hóa lần lượt những tàu này để nâng cấp chúng lên lớp khinh hạm.

Chiều dài của tàu -164 m, rộng- 19 m, mớn nước 7,8 m, lượng choán nước 7.620 tấn. Tốc độ tối đa - 30 hải lý / giờ. Cự ly hoạt động – 6.350 dặm. Thời gian hoạt động độc lập trên biển - 30 ngày. Thủy thủ đoàn- 275 người.

Con tàu được thiết kế để đáp ứng tối đa nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương. Để làm điều đó, đã lắp đặt tổ hợp thủy âm mới nhất khi đó"Polynom". Ban đầu, các công trình sư dự định giới hạn lượng giãn nước của "Fregat" dưới ngưỡng 4.000 tấn.

Tuy nhiên, do phải lắp dưới sống tàu tổ hợp thủy âm “Polynom" nặng nhiều tấn có độ nhạy cao và khả năng quan sát vòng tròn, buộc phải tăng đáng kế trọng lượng của các tàu dự án 1155.

Để sục sạo phát hiện tàu ngầm của đối phương, những tàu này được trang bị 2 máy bay lên thẳng chống ngầm Ka-27PL có thể để trong các khoang chứa dưới mặt boong.

Để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu được trang bị máy phóng bom phản lực và một tổ hợp phóng tên lửa chống ngầm.

Thế nhưng để thực hiện nhiệm vụ tự bảo vệ, thì như người ta thường nói, các công trình sư thiết kế tàu đã quá tiết kiệm.

Tàu chỉ được trang bị 2 tổ hợp pháo 100 ly, 2 pháo 45ly. Một pháo phòng không sáu nòng cỡ nòng 30 ly. Một tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn "Kinzhal" (xin đừng nhầm với tên lửa siêu thanh “Kinzhal”-ND).

Năm 1983, sau khi phân tích những kinh nghiệm tích lũy được khi khai thác hai tàu đầu tiên của dự án- "Udalyi" và "Phó đô đốc Kulakov" - Tư lệnh Hải quân Liên Xô khi đó đã đề xuất hiện đại hóa các tàu dự án 1155 theo hướng tăng cường vũ khí phòng không, pháo và trang bị thêm tên lửa chống hạm.

Kết quả là vào năm 1990, xuất hiện chiếc tàu chống ngầm cỡ lớn duy nhất dự án 1155.1 "Đô đốc Chabanenko".

Trên tàu có thêm tổ hợp tên lửa chống hạm siêu âm "Moskit", cỡ nòng pháo chính được tăng lên 130 ly, và thay cho súng máy 6 nòng cỡ 30 ly là tổ hợp tên lửa và pháo phòng không "Kortik".

Do (Nga) chưa nhìn thấy bất kỳ khả năng đóng các tàu khu trục hoạt động trên các đại dương nào trong tương lai gần, nên (Nga) đã quyết định sử dụng tàu chống ngầm cỡ lớn dự án 1155 làm phương tiện mang các loại vũ khí hiện đại, vì thế nên phải hiện đại hóa tàu chống ngầm.

1605173257572.png

X
Chi phí hiện đại hóa ước tính vào khoảng 1−2 tỷ rúp (130 đến 260 triệu đôla vào thời điểm hiện tại-ND). Đây là khoản tiền không nhỏ chút nào. Nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn nếu so với việc đóng mới những con tàu hạng nhất hoạt động trên các đại dương.

Và vấn đề ở đây (đóng mới), không chỉ là cần rất nhiều tiền mà quá trình này còn có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Trên thực tế, đấy là những gì mà chúng ta thấy được khi (Nga) đóng các tàu hộ tống.

Tàu chống ngầm cỡ lớn "Nguyên soái Shaposhnikov" được đặt “ki” tại Xí nghiệp đóng tàu Baltic mang tên "Yantar" ở Kaliningrad ngày 25/ 5/1983. Hạ thủy ngày 27/12/1984. Được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương ngày 30/12/1985. Một tốc độ phải nói là kỷ lục.

Bắt đầu tham gia các hoạt động tác chiến năm 1988 tại Vịnh Ba Tư, - tàu này đã hộ tống 41 tàu trong 19 đoàn vận tải trong thời gian 7 tháng. Năm 1990, nó tham gia chiến dịch sơ tán công dân Liên Xô khỏi Ethiopia.

Vào cuối năm 1990, “Nguyên soái Shaposhnikov” thực hiện nhiệm vụ trinh sát và theo dõi các lực lượng đa quốc gia tham gia Chiến dịch “Bão táp sa mạc” trên Vịnh Ba Tư.

Tàu đã 3 lần tham gia tuần tra chống cướp biển trên Ấn Độ Dương. Giải phóng tàu chở dầu "Trường Đại học tổng hợp Matxcova” Nga khỏi tay bọn cướp biển Somalia. Gương cờ Hải quân Nga ở các cảng Châu Á và Châu Phi ....

Năm 2016,”Nguyên soái Shaposhnhiov” được đưa đi sửa chữa và hiện đại hóa tại Nhà máy “Dalzavod” thành phố Vladivostok.

Ngày 10/7/2020, sau khi hoàn thành hiện đại hóa, "Nguyên soái Shaposhnikov" ra khơi thực hiện các thử nghiệm trên Biển Nhật Bản. Dự tính tàu này sẽ “trở lại hàng ngũ” vào cuối năm nay.

Nhưng từ giờ trở đi nó không còn là tàu chống ngầm cỡ lớn nữa, mà đã là một khinh hạm trang bị vũ khí tên lửa có điều khiển. Vâng, hoặc là theo bảng phân loại và thuật ngữ của NATO, thì đây là một tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển.

Hiện nó đã có 8 bệ phóng tên lửa chống hạm “Uran” với 8 quả tên lửa Kh-35 trong các container vận chuyển- phóng.

Để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất, có 16 quả tên lửa “Kalibr” đặt trong các bệ phóng đa năng.

Ngoài ra, những bệ phóng đa năng này còn có thể được sử dụng để phóng tên lửa có cánh (hành trình) siêu âm “Oniks” và cả tên lửa hành trình siêu thanh “Zircon”.

Tổ hợp pháo được thay thế bằng một phiên bản tổ hợp pháo tàng hình nhưng vẫn cùng cỡ nòng 100 ly.

Các phương tiện phòng không cơ bản vẫn như cũ. Tuy nhiên, có thêm một tổ hợp tác chiến điện tử.

Lắp đặt các tổ hợp điện tử hiện đại hơn - radar, thông tin liên lạc, dẫn đường, điều khiển vũ khí.

Vẫn giữ lại 2 máy bay lên thẳng chống ngầm.

Tất cả những gì vừa liệt kê đều tuyệt vời, đều làm tăng khả năng tác chiến đấu của tàu.

Tuy nhiên, nếu đem ra so sánh nó với tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển Mỹ lớp "Arleigh Burke", thì tại sao tạp chí Mỹ nói trên lại nhiệt tình hăng hái khen “Nguyên soái Shaposhnhikov” là "được trang bị vũ khí đến tận răng"- hoàn toàn không thể hiểu được.

'Nguyen soai Shaposhnikov' Nga so voi tau Arleigh Burke My
Tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển Mỹ lớp “Aleigh Burke”
Hai con tàu này có lượng giãn nước và kích thước hình học xấp xỉ nhau. Và số lượng thành viên thủy thủ đoàn cũng không khác nhau nhiều lắm- của chúng ta (“Nguyên soái Shaposhnhikov” Nga) là 275 và của họ “(Aleigh Burke” Mỹ) là 337.

Và tốc độ cũng không khác nhau nhiều. Cả cự ly hoạt động cũng vậy. Nhưng điều đầu tiên đập vào mắt chúng ta- sự khác biệt quá lớn về các phương tiện vũ khí phòng không.

Trên "Marshal Shaposhnikov"- có 64 quả tên lửa có điều khiển của tổ hợp tầm ngắn "Dao găm" với cự ly đánh chặn 12 km, độ cao - 6 km. Tốc độ tối đa của mục tiêu bị đánh chặn - khoảng 2 M.

Tàu Mỹ mang theo 24 quả tên lửa RIM-7 cũng không phải là cái gì đó quá xuất sắc, cũng chỉ đánh chặn được các mục tiêu ở khu vực gần.

Thế nhưng người Mỹ còn có 74 quả tên lửa SM-3,- những phiên bản “đàn em” của dòng tên lửa này có độ cao bắn lên tới 500 km và tầm bắn lên đến 700 km. Còn với những phiên bản “đàn anh”- các con số này lần lượt là 1.500 km và 2.500 km.

Các tên lửa và hệ thống dẫn đường động cho phép chúng đánh chặn được cả tên lửa đạn đạo tầm trung.

Nhưng ưu điểm rất lớn của hệ thống phòng không hải quân Mỹ là hệ thống “Aegis” thực hiện chức năng phòng thủ tập thể, có nghĩa là các tàu của một cụm tàu, lấy ví dụ, một cụm tàu tấn công chẳng hạn, sẽ phân phối các mục tiêu với nhau và cùng tấn công những mục tiêu đó.

Số lượng tên lửa cũng không thể đem ra so sánh. Nói cho thật đúng thì số lượng tên lửa chống hạm “Harpoon” trên tàu Mỹ cũng tương đương với số lượng tên lửa chống hạm Kh-35 trên tàu Nga. Chỉ không hiểu một điều tại sao người Mỹ đến bây giờ vẫn giữ lại “Harpoon”, vì chúng đã lạc hậu từ lâu.

Nhưng đây, để chống lại 16 quả "Kalibr", hay "Oniks", hoặc "Zircon" sắp có của chúng ta, trên tàu Mỹ có tới 56 quả "Tomahawk”. Nhiều hơn gần gấp bốn lần.

Và nữa, số lượng tàu chống ngầm cỡ lớn Dự án 1155 dự kiến sẽ được hiện đại hóa để trở thành khinh hạm mang tên lửa có điều khiển và số lượng các tàu khu trục lớp “Arlie Burke”- chúng ta không dám đem ra so sánh.

Chính vì vậy, đành phải cho rằng tờ “The National Interest” Mỹ đã đùa hơi quá khi viết rằng “Nguyên soái Shaposhnhikov" Nga “được trang bị vũ khí tới tận răng".

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hồ sơ: tên lửa không đối không tần ngắn Ruhrstahl X-4, tên lửa không đối không đầu tiên trên thế giới

Thông số kỹ thuật:
Động cơ: rocket nhiên liệu lỏng BMW 109-448, lực đẩy 30 -140 kg trong thời gian 17 giây.
Chiều dài: 2.010 mm; Đường kính: 220 mm; Sải cánh: 726 mm.
Trọng lượng phóng: 60 kg; Vận tốc: 325 m/s; Trọng lượng đầu đạn: 20 kg.
Tầm bắn: 1,5 - 3,5 km; Ngòi nổ: cận đích.
1605263847941.png

Hệ thống điều khiển: Điều khiển bằng tay theo đường ngắm thẳng (MCLOS) FuG 510/238 "Düsseldorf/Detmold".
Công việc phát triển tên lửa X-4 bắt đầu vào tháng 6/1943, do Tiến sĩ Max Kramer của công ty Ruhrstahl dẫn đầu. Ý tưởng là chế tạo một loại vũ khí có thể tấn công đội hình máy bay ném bom của quân Đồng Minh từ xa do lúc này lựuc lượng ném bom đồng minh đang ngày càng đánh phá ác liệt hơn còn phía không quân đức quốc xã dù cố gắn chống trả nhưng họ cũng gánh chịu nhiều tổn thất về phi công và máy bay.
Tên lửa X-4 sử dụng động cơ đẩy rocket BMW 109-448, vận tốc tối đa lên đến hơn 1.150 km/h - ngang ngửa tốc độ của rocket Werfer-Granate 21 và rocket có cánh R4M. Tầm bay hành trình của X-4 khoảng 1,5 - 4 km, ngoài tầm bắn của các loại súng máy bảo vệ máy bay ném bom (chỉ trong1.000 m đổ lại).
1605263836079.png

Tên lửa đốt một hỗn hợp tự cháy bao gồm S-Stoff (axit nitric với 5% sắt III clorua) và R-Stoff (hỗn hợp amine hữu cơ với 50% dimethylaminobenzene và 50% trietylamine, gọi là Tonka 250) làm nhiên liệu đẩy, động cơ cung cấp lực đẩy lên đến 140 kg khi khởi động và giảm xuống 30 kg trong hành trình bay ước chừng 17 giây.
Đây là loại nhiên liệu rất độc hại và có tính chất ăn mòn cực mạnh, nên việc chuẩn bị nạp cho tên lửa rất nguy hiểm. Người Đức đã lên kế hoạch nhằm thay thế loại động cơ khác sử dụng nhiên liệu rắn càng sớm càng tốt.
1605263889326.png

Trong hành trình, tên lửa sẽ quay 60 vòng/phút để ổn định đường bay, giúp nó tự ổn định lại trước các tác động từ ngoại lực. Tín hiệu điều khiển sẽ được gửi qua hai dây dẫn đặt bên trong khoang bố trí trên đầu 2 cánh lái. Chiều dài của dây dẫn lên tới 5,5 km.
Lần thử nghiệm đầu tiên của X-4 được tiến hành ngày 11/8/1944, sử dụng máy bay Focke-Wulf Fw 190 mang tên lửa và tiếp theo là Junkers Ju 88 rồi tới Messerschmitt Me 262.
1605263841280.png

Để hỗ trợ cho thao tác lái đạn, 2 pháo sáng được bố trí hai bên thân tên lửa, giúp phi công quan sát rõ ràng hơn.
Đầu đạn của X-4 là loại nổ mảnh nặng 20 kg với các mảnh kim loại bên trong, bán kính sát thương là 8 m. Theo đánh giá, trắc thủ có thể lái tên lửa bay tới sát mục tiêu, nhưng để đâm trúng máy bay địch là cực khó.
Vì lý do này mà X-4 được trang bị ngòi nổ cận đích có tên Kranich, hệ thống cảm biến sẽ ghi nhận âm thanh 200 Hz của động cơ B-17 trong khi bay để kích hoạt phát nổ cách 7 m.
Quá trình sản xuất X-4 bắt đầu từ đầu năm 1945, tuy nhiên lại bị cản trở bởi những cuộc ném bom của quân Đồng Minh, đặc biệt là việc họ đã phá hủy nhà máy sản xuất động cơ của BMW ở Stargard cộng với việc loại tiêm kích chuyên dụng mang tên lửa là TA-183 không kịp sản xuất dẫn tới việc mặc dù có tới 1.000 tên lửa X-4 sẵn sàng tham chiến nhưng do thiếu động cơ và máy bay phù hợp nên chúng chẳng bao giờ được chuyển giao cho Luftwaffe. Người ĐỨC cũng phát triển 1 biết thể không điều khiển là R4M và 1 biến thể chốg tăng mang tên R7 trang bị 1 đầu nổ lõm 2.5kg
1605263868710.png
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Trung Quốc khoe tên lửa chống radar giống AGM-88 HARM của Mỹ
(Vũ khí) - Một đoạn video quay cảnh máy bay chiến đấu Trung Quốc cất cánh với tên lửa chống radar thế hệ mới đã được một blogger địa phương đăng tải trên Facebook.

Blogger này đã đăng lên mạng xã hội một đoạn video ngắn về việc tuyển dụng phi công cho lực lượng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trong đó có cảnh tiêm kích J-11BS cất cánh với lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến, dưới cánh có hai tên lửa được gắn cố định.

Chuyên gia Andreas Rupprecht đã đăng một ảnh chụp màn hình phóng to video lên Twitter và cho rằng đây là tên lửa chống radar thế hệ mới của Trung Quốc, đã đi vào phục vụ gần đây.

Rupprecht viết: “Đây là lần đầu tiên một chiếc máy bay PLA J-11BS được hiển thị với các dấu hiệu nhận dạng tinh vi, nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tên lửa mới và chưa được biết đến mà nó mang dưới cánh.

1605398089044.png
X
Vũ khí này rất giống với tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 HARM của Mỹ và một bản sửa đổi của CM-102 của Trung Quốc, được phát triển trên cơ sở tên lửa chống radar Kh-31P của Liên Xô.

Một số nhà quan sát nhận thấy sự tương đồng của nó với tổ hợp Rudram-1 của Ấn Độ được thử nghiệm vào tháng 10 năm nay. Chất lượng hình ảnh kém đã khiến các chuyên gia không thể tiến hành một nghiên cứu chi tiết hơn.

“Mặc dù không có thông tin về đặc điểm của nó, nhưng có thể dự đoán rằng đây là một loại tên lửa chống radar điển hình, có chức năng nhắm mục tiêu vào bức xạ tần số vô tuyến từ các hệ thống radar đất đối không thù địch. Thông thường vũ khí này yêu cầu tốc độ cao để đảm bảo rằng mục tiêu bị bắn trúng trước khi tắt radar", tờ The Drive viết.

1605398109911.png

Tiêm kích J-11BS của Trung Quốc mang tên lửa chống radar thế hệ mới
Trung Quốc bắt đầu phát triển tên lửa chống radar vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, khi Nga chuyển giao cho họ tài liệu về việc chế tạo phiên bản tổ hợp Kh-31 của Liên Xô.

Hệ thống mới trong video có thể dành cho máy bay chiến đấu đa năng J-16 của Trung Quốc - một bước phát triển tiếp theo của J-11. Người ta cho rằng một số phiên bản được trang bị hệ thống tác chiến điện tử sẽ là phương tiện hàng đầu để chế áp phòng không đối phương.

Theo tác giả bài báo, điều quan trọng đối với Trung Quốc là phải có tên lửa chống radar hiện đại của riêng mình, vì các đối thủ tiềm tàng của nước này bao gồm Ấn Độ - quốc gia sở hữu hệ thống S-400 của Nga, cũng như Đài Loan - nơi chính quyền Mỹ đã phê duyệt việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 đều rất đáng gờm.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga đã có "câu trả lời" cho tàu ngầm Mỹ
(Vũ khí) - Hệ thống tên lửa chống ngầm mới nhất của Nga đã được thông qua cấp nhà nước và sẽ sớm được đưa vào biên chế cho Hải quân.

Theo thông tin mới nhất: Hệ thống tên lửa chống ngầm mới của Nga, trang bị cho tàu chiến (PLRK), có tên gọi “Otvet” (Tiếng Nga nghĩa là "Đáp trả") đã vượt qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước và dự kiến sẽ được Hải quân Nga tiếp nhận vào tháng 12 năm 2020 - tháng 1 năm 2021.

Nghĩa là, nó đã sẵn sàng cho mục đích sử dụng chính là tiêu diệt tàu ngầm của bất kỳ kẻ thù tiềm tàng nào, trong đó có các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ mang tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình thuộc loại “Ohio”.

Theo hệ thống mã hóa của NATO, tên lửa của Nga thuộc dòng “Calibre-NK”, sử dụng trong hệ thống tên lửa săn ngầm “Otvet”, được đặt tên là SS-N-27 Sizzler, dịch từ tiếng Anh là "Quán ăn nhanh".

Mục đích của tổ hợp chống tàu ngầm Nga là sẽ đi vào hoạt động với các tàu có trang bị bệ phóng đa năng 3C-14 được sử dụng cho các tên lửa hành trình chống hạm “Onyx”, “Calibre” và “Zircon”.

Chúng bao gồm các tàu tên lửa cỡ nhỏ (MRK) thuộc dự án 11661K (“Tatarstan” và “Dagestan”), “Buyan-M” của dự án 21631 (8 chiếc đang hoạt động, 4 chiếc nữa đang được đóng), MRK thuộc dự án “Karakurt” (2 chiếc đang hoạt động và 14 chiếc sắp hoàn thành).

Danh sách này cũng bao gồm các tàu hộ tống lớn hơn thuộc Dự án 20380 thuộc loại Cận vệ (6 chiếc đang hoạt động, 4 chiếc đang đóng), Dự án 20385 thuộc loại “Gremyashchy” (2 chiếc đang chuẩn bị chuyển giao cho hạm đội) và Dự án 20386 thuộc loại “Mercury” (một chiếc đang đóng).

Cũng có thể nhắc tới các khinh hạm thuộc dự án 11356R "Burevestnik" (đó là các tàu mang tên các đô đốc "Grigorovich”, “Essen”, “Makarov”), các khinh hạm hạng 1 của dự án 22350 “Đô đốc Gorshkov” (2 chiếc đang hoạt động, 6 chiếc đang đóng).

Tàu chống ngầm cỡ lớn (BOD) "Marshal Shaposhnikov", cũng như tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng (TARK) "Đô đốc Nakhimov" được tái trang bị bệ phóng 3S-14.

1605398257591.png

Nhìn chung, có quá đủ các phương tiện hải quân để sử dụng hệ thống tên lửa săn ngầm “Otvet”, và nếu như các tàu ngầm có trang bị bệ phóng đa năng được bổ sung vào đội ngũ các tàu mặt nước, thì sẽ còn nhiều hơn nữa.

Ở đây cần nói thêm rằng các tên lửa chống ngầm mới có khả năng được áp dụng trên các tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020, chúng cũng đã được thử nghiệm trên các tàu ngầm của Hạm đội Phương Bắc.

Khác với tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”, hiện đang được thử nghiệm trên tàu mặt nước, mặc dù chúng đã được lên kế hoạch lắp đặt, kể cả trên tàu ngầm. Chỉ cần có "hầm phóng" thì bất kỳ tên lửa nào cũng có thể lắp đặt vào đó.

Mục tiêu của tên lửa chống ngầm chính là các tàu ngầm của đối phương. Nhưng trước tiên cần phải truy tìm chúng đã. Đây là nhiệm vụ đối với trạm sonar của các tàu mang tên lửa, cũng như các tàu mặt nước và tàu ngầm khác hoạt động cùng trong một nhóm, cũng như các trực thăng và máy bay chống tàu ngầm.

Quá trình chuẩn bị trước khi phóng tên lửa hành trình chống tàu ngầm 91RE1 (“Calibre” - "Tavern") diễn ra trong 10 giây. Trong khoảng thời gian đó, hệ thống điều khiển hỏa lực đa năng trên tàu sẽ tính toán đường bay và chỉ định mục tiêu cho hệ thống điều khiển tên lửa trên tàu. Mỗi loạt có thể bắn tối đa 4 tên lửa, nếu như phát hiện có một số mục tiêu ở cùng một chỗ.

Tên lửa đến điểm có mục tiêu, với vị trí ước tính của tàu ngầm, ở khoảng cách từ 5 đến 50 km. Nếu đi bằng tàu hỏa, phải mất khoảng một giờ đồng hồ, còn “Calibre” trên quỹ đạo đạn đạo với tốc độ Mach 2,5 sẽ tới mục tiêu trong 1-2 phút.

Nó được nhắm vào mục tiêu, điều chỉnh quỹ đạo ổn định và khi đến điểm đã định sẽ sử dụng hệ thống điều khiển quán tính trên tàu và ... thả xuống nước một quả ngư lôi bằng dù.

Có nghĩa là, tên lửa chỉ là phương tiện nhanh chóng và chính xác để mang đầu đạn, là ngư lôi cỡ nhỏ MPT-1UM "Calibre". Nó nhận được lệnh và hướng chuyển động để đuổi theo và xé nát tàu ngầm của đối phương.

Loại ngư lôi này khá nổi tiếng và thuộc thế hệ thứ ba (được tạo ra từ năm 1978 và được sửa đổi lên cấp MPT-1UME), nó được sử dụng trong hệ thống tên lửa chống ngầm RPK-9 “Medvedka” với tên lửa mang 87R.

Tổ hợp này là một phần của vũ khí trang bị cho các khinh hạm Dự án 22350, bao gồm cả tàu “Đô đốc Gorshkov”, hiện đang tham gia thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”.


1605398277430.png


Vì vậy, ngư lôi “Calibre” lặn xuống độ sâu (lên đến 800 mét), và nếu không nằm ngay trên đầu tàu ngầm, nó sẽ bắt đầu tìm kiếm tích cực với sự trợ giúp của đầu định vị sonar, có thể “nhìn thấy” đối thủ trong vòng 2 km dưới nước.

Ngay cả khi chỉ định mục tiêu có sai số từ 300-500 mét, ngư lôi vẫn phát hiện ra mục tiêu và đuổi kịp với nó với tốc độ 45 dặm một giờ (72,5 km / h), ngay cả khi tàu ngầm đối phương đang trong tình trạng im lặng và tắt động cơ.

Việc triển khai rộng rãi "Otvet" trên các tàu mặt nước và có kế hoạch sử dụng cho tất cả các hạm đội Nga - các hạm đội Phương Bắc, hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội Biển Đen, hạm đội Baltic và hạm đội Caspi, sẽ chống lại tàu ngầm của đối phương một cách hiệu quả.

Và nếu như trước đây, không phải tất cả các tàu đều được trang bị hệ thống chống tàu ngầm khiến chúng bất lực trước các mối đe dọa dưới nước, thì từ khi có "Otvet", các tàu ngầm của đối phương sẽ ngại tiếp cận ngay cả với các tàu tên lửa nhỏ.

Các cuộc thử nghiệm tên lửa chống tàu ngầm "Otvet" được thực hiện từ trên boong của khinh hạm "Đô đốc Kasatonov". Có thông tin cho rằng việc chuẩn bị tài liệu kỹ thuật hiện đang được tiến hành và tổ hợp sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

“Căn cứ vào các cuộc thử nghiệm mới nhất của tổ hợp chống tàu ngầm “Otvet’, có thể thấy rằng chúng đang được thực hiện thành công và sắp hoàn thành”, Trung tướng Alexander Gorkov, cựu Chủ tịch Ủy ban vũ khí kỹ thuật quân sự cho biết.

Nguyên tắc tiến hành thử nghiệm các thiết bị quân sự là tiêu chuẩn cho tất cả các loại vũ khí, kể cả vũ khí chống tàu ngầm. Có thể thấy tổ hợp “Otvet” đã vượt qua tất cả các giai đoạn này và giờ đây, không có bất kỳ rào cản nào đối với việc đưa nó vào phục vụ cho Hải quân Nga.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga trang bị tàu hộ vệ mới cực mạnh

(Vũ khí) - Theo TASS, chiến hạm Gremyashchiy đã sẵn sàng đưa vào trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương...

Theo tuyên bố của Giám đốc điều hành Nhà máy đóng tàu Severnaya (thuộc Tập đoàn đóng tàu thống nhất), ông Igor Orlov, khu trục hạm Gremyashchiy thuộc Dự án 20385 sẽ được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương vào ngày 25/12.
"Hiện các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với Gremyashchiy đã đi vào giai đoạn cuối. Việc giao hàng sẽ thực hiện đúng theo hợp đồng vào cuối tháng 12", ông Igor Orlov cho biết.
Khi chính thức được trang bị, Gremyashchiy sẽ là chiến hạm có sức công thủ toàn diện bởi những loại vũ khí được trang bị bao gồm: Tên lửa Kalibr-NK, hệ thống đánh chặn Redut, hệ thống chống ngầm Paket, tên lửa diệt hạm...
Vị giám đốc này cho biết thêm, sau chiến hạm Gremyashchiy, Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ được trang bị thêm tàu tên lửa, tàu ngầm Varshavyanka chạy điện - diesel và những tàu chiến đang tiến hành nâng cấp với hệ thống điện tử và vũ khí mới.
Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga hiện được trang bị dàn tàu chiến vô cùng hùng hậu gồm 50 chiến hạm nổi và 23 tàu ngầm các loại. Soái hạm của hạm đội là tuần dương hạm Varyag. Tàu được trang bị các hệ thống vũ khí cực mạnh và đầy uy lực, bao gồm cả tên lửa chống hạm tầm xa P-500 Bazalt, hệ thống S-300F...
Ngôi sao khác trong hạm đội là tàu khu trục Bystry thuộc lớp Sovremennyy. Mặc dù ra đời từ thập niên 80, nhưng Bystry vẫn được xếp vào những lớp tàu khu trục mạnh nhất thế giới, với hệ thống vũ khí trang bị đa dạng và bảo đảm cả thế công lẫn thủ, chẳng hạn như tên lửa hành trình P270 Moskit với tầm bắn xa tới 120km, tên lửa phòng không 3S90 Uragan, pháo hạm và ngư lôi 533mm.
1605398430251.png

X
Trong biên chế hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương Nga hiện nay có hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borey là tàu Vladimir Monomakh và tàu Aleksandr Nevskiy. Đây là lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược loại mới mang tên lửa đạn đạo Bulava.
Cùng với kế hoạch hiện đại hóa sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược với Nga.
Người đứng đầu nước Nga bảy tỏ tin tưởng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ quan trọng của thế giới, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực này.
Đặc biệt, người đứng đầu chính phủ Nga còn tin tưởng rằng, cùng với hợp tác về kinh tế, dịch vụ hàng hóa, một số nước trong khu vực còn là đối tác tốt với Nga trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Đánh giá về chiến lược phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Nga, ông Hồ Zheng Wei, chuyên gia Trung Quốc ở nước ngoài tin tưởng quyết định sáng tạo của chính quyền Nga sẽ mang lại kết quả.
"Theo tôi, chính sách mới của Nga ở vùng Viễn Đông sẽ kích thích dòng vốn đầu tư vào khu vực này, tăng cường an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ - đối thủ cũng đang tăng ảnh hưởng trong khu vực", vị chuyên gia này nói.
Ngay trước khi Nga công khai kế hoạch của mình tại Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift thuộc Hải quân Mỹ cho biết ông muốn Hạm đội 3 của Mỹ mở rộng hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương khi tác chiến chặt chẽ hơn với Hạm đội 7 hiện đóng tại Nhật Bản.
Bước đi này nhằm tập trung vào các khu vực bất ổn nhất. Trong hai bài phát biểu gần đây mà giới truyền thông ít chú ý, Đô đốc Scott Swift đã đặt vấn đề về nhu cầu cho một đường biên giới hành chính chạy dọc đường đổi ngày quốc tế để phân ranh giới các hoạt động cho Hạm đội Bảy tại Tây TBD còn Hạm đội Ba ở mạn phía Đông.
"Bất kỳ sự thay đổi nào cũng không có nghĩa là thay đổi trụ sở hay cầu cảng (của các hạm đội), mà điều này sẽ cho phép hai hạm đội hoạt động cùng nhau ở những khu vực bất ổn nhất", ông Swift phát biểu hồi đầu tháng 9 tại trụ sở của Hạm đội Bảy ở Yokosuka, Nhật Bản.
Các nhà quan sát cho rằng việc kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai hạm đội của Mỹ không nằm trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á từ thời Tổng thống Barack Obama, mà theo đó, 60% kho tàng của hải quân Mỹ sẽ triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2021.
Nhưng những bình luận này của ông Swift lại được đưa ra trong bối cảnh Nga và cả Trung Quốc đang ngày có nhiều tham vọng về chủ quyền tại nhiều vùng biển ở Thái Bình Dương, điều này cho thấy việc Hải quân Mỹ muốn mở rộng hoạt động tại kuhh vực này không nằm ngoài mục đích kiềm tỏa Nga và đối thủ Trung Quốc.
Chính vì vậy, xuyên suốt chiến lược chuyển trục của Mỹ, việc quan trọng nhất mà nước Mỹ cần làm, đó là phong tỏa và kiềm chế sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc và sự ảnh hưởng của Nga ngày càng tăng trong khu vực

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga nói lý do tập đánh chặn từ tầng bình lưu
(Vũ khí) - Theo phi công Vladimir Popov, việc tiêm kích Nga thường xuyên tập đánh chặn ở tầng bình lưu nhằm tăng khả năng đối phó với B-52H cùng đội bay hộ tống.
Tuyên bố được phi công Vladimir Popov đưa ra khi Không quân Nga đăng tải đoạn video ghi lại cảnh tiêm kích Su-35 thực hiện cuộc diễn tập hỗn hợp với độ cao từ tầng bình lưu đến rất thấp.
Cuộc diễn tập diễn ra trên bầu trời Karelia, tham gia cuộc diễn tập gồm các phi công thuộc Trung đoàn hàng không chiến đấu thuộc Lực lượng không quân vũ trụ tại Leningrad và lực lượng phòng không của Quân khu phía Tây.
Máy bay Nga tập đánh chặn ở độ cao lớn.
Tiêm kích Nga thực hành đánh chặn và hạ gục các phương tiện có người lái và không người lái, né tránh cuộc tấn công từ máy bay địch mô phỏng, cũng như phối hợp tác chiến với các đơn vị kỹ thuật vô tuyến điện và tên lửa phòng không.
Phát biểu sau cuộc diễn tập, phi công danh dự Nga, Thiếu tướng Hàng không Vladimir Popov cho biết về những khó khăn và mục đích chiến đấu cơ Nga thường diễn tập ở tầng bình lưu.
Tầng bình lưu là một lớp của bầu khí quyển Trái Đất, ở độ cao từ 10.000 - 50.000m. Bay vào tầng bình lưu là một nhiệm vụ khó khăn bởi các máy bay cần rất nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, ở độ cao lớn, máy móc và cơ thể người sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách, bao gồm nhiệt độ thấp ở mức -70 độ C bên ngoài.
"Do không khí loãng nên việc điều khiển máy bay chính xác trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với bên dưới. Khi bạn bay theo nhóm, chỉ cần bạn tăng ga một chút, bạn sẽ bắt kịp ngay với người dẫn đầu. Nhưng nếu tính toán thiếu chính xác, va chạm là điều rất dễ xảy ra.
Chuyện còn khó khăn hơn rất nhiều khi thực hiện huấn luyện trên tầng bình lưu vào ban đêm. Khi đó bạn không thể nhìn thấy đường chân trời, chỉ có thể nhìn được một vài ngôi sao hiếm hoi trên bầu trời, ánh sáng từ thành phố dưới mặt đất hoặc vệt sáng do tên lửa tấn công phóng đi. Còn lại tất cả đều là một màu", Vladimir Popov nói.
Dù rất khó khăn và nguy hiểm nhưng đây là nhiệm vụ được Không quân Nga đặt lên hàng đầu để đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc tấn công từ bên ngoài nhằm vào Nga.
"Theo kịch bản MiG-31, Su-34 và Su-35 thường thực hiện khi tập đánh chặn ở độ cao lớn là đối phó với lực lượng hàng không chiến lược của đối thủ. Thông thường, B-52H và đội bay hộ tống của Mỹ chỉ hoạt động tốt ở trần bay 12km.
Muốn chiếm ưu thế tuyệt đối khi đối phó với đội bay như vậy, chiến đấu cơ Nga cần leo cao tới tầng bình lưu thực hiện tấn công dội xuống. Với đòn đánh kiểu này, cơ hội chống đỡ hoặc tồn tại của đối phương là gần như bằng không", phi công danh dự Nga nói.
Theo số liệu ông Vladimir Popov cho biết, chỉ tính từ tháng 6/2020 đến nay, tiêm kích Nga đã phải cất cánh ngăn chặn B-52H, máy bay trinh sát RC-135, máy bay trinh sát săn ngầm P-8A... của Mỹ tiến sát không phận Nga trên Biển Baltic tới 9 lần.
Trong khi đó, những chuyến bay của Không quân Mỹ cũng thường xuyên tiến sát không phận Nga tại Biển Bắc, Biển Đen và gần căn cứ Nga tại Syria. Vì vậy, việc diễn tập đánh chặn ở độ cao lớn là rất cần thiết và luôn được Không quân Nga ưu tiên.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đức giảm phụ thuộc Mỹ khi tăng sức mạnh Không quân
(Vũ khí) - Tập đoàn Airbus thông báo đã ký hợp đồng cung cấp 38 máy bay tiêm kích Typhoon cho Không quân Đức.
Thương vụ trị giá gần 5,5 tỷ euro (khoảng 6,5 tỷ USD). Airbus sẽ bàn giao số máy bay tiêm kích mới này cho quân đội Đức trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2030.
Trong khi đó, Chính phủ Đức cho biết thương vụ là một phần trong kế hoạch dài hạn của Bộ Quốc phòng Đức nhằm tăng cường sức mạnh Không quân với các máy bay tiêm kích Typhoon và F-18.
1605398669629.png

Tiêm kích Typhoon của Không quân Đức.
Theo kế hoạch mua sắm, Đức sẽ mua 93 máy bay tiêm kích Eurofighter của Airbus để thay thế phi đội máy bay chiến đấu Tornado thế hệ cũ, vốn đã được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân Đức từ năm 1983.
Cũng trong kế hoạch hiện đại hóa Không quân, Đức cũng đang hợp tác với Pháp để phát triển tiêm kích thế hệ mới để thay thế phi đội F-18 và Tornado hiện nay.

Hiện chưa có cấu hình cụ thể nhưng thế hệ chiến đấu cơ mới có cả phiên bản có người lái và không người lái. Căn cứ vào ý tưởng phát triển, chiến đấu cơ mới giống với Typhoon được trang bị 2 động cơ và tối ưu hóa khả năng chiến đấu không đối không.
Về trang bị vũ khí, máy bay này vẫn sẽ được trang bị tên lửa đối không tầm xa Meteor. Đây là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất của MBDA hiện nay. Tên lửa được MBDA phát triển để có thể tương thích với mọi loại máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn NATO.
Meteor được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mối đe dọa trên không trong thế kỷ 21, với tầm bắn siêu xa lên tới 300km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cho tới các biện pháp áp chế điện tử của đối phương.
Tên lửa không đối không tầm xa Meteor là sự bổ sung tuyệt vời cho phi đội chiến đấu cơ thế hệ mới, khi nó sở hữu các tính năng vượt trội so với những dòng tên lửa không đối không hiện đang được phương Tây trang bị.
Những máy bay đầu tiên được sản xuất theo chương trình này sẽ cất cánh vào năm 2040. Khi được trang bị chính thức, máy bay mới sẽ thay thế cho phi đội F-18 do Mỹ sản xuất.
Để giảm phụ thuộc vào Mỹ, hồi năm 2019, Bộ Quốc phòng Đức ra tuyên bố cho biết, Không quân nước này không cần F-35 và sẽ không mua dòng tiêm kích do Mỹ sản xuất như kế hoạch ban đầu.

Đức sẽ không mua tiêm kích F-35 dù giá thành đã được Mỹ giảm đáng kể so với giai đoạn đầu được xuất khẩu. "Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này.
Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon và đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới", Bộ Quốc phòng Đức cho biết.
Trang The Aviationist cho rằng, ngay từ năm 2018, giới quân sự Đức đã tìm cách từ bỏ kế hoạch mua F-35 khi vị lãnh đạo của Không quân nước này là Ralf Brauksiepe khẳng định, Typhoon và phát triển máy bay mới là lựa chọn hàng đầu để thay thế Tornado nội địa, các máy bay Mỹ như F-15, F/A-18E/F và F-35 chỉ là giải pháp thứ cấp.
Và cuối cùng việc mua mới tiêm kích Mỹ đã bị Đức hủy bỏ để ưu tiên cho chiến đấu cơ tự phát triển.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ thử UCAV mang gần 7 tấn vũ khí
(Vũ khí) - Theo Business Insider, Không quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm chiếc QF-16 với đầy đủ khả năng chiến đấu như chiến đấu cơ hạng nặng.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành nhằm tìm kiếm giải pháp bổ sung cho tương lai. Trong thử nghiệm, chiếc QF-16 có thể tự tính toán phương án tấn công mặt đất hiệu quả nhất.

Kịch bản cuộc thử nghiệm được đánh giá là sát với tình huống thực hiện bởi khi đang thực hiện chiến đấu đối đất, máy bay đối phương đe dọa, nó có thể cơ động vòng tránh và bắn trả.

Tiêm kích hộ tống thử nghiệm QF-16.
Thử nghiệm này được cho là khá đường đột nhưng không khiến người ta bất ngờ bởi ngay từ khi được bàn giao cho Không quân Mỹ, Tập đoàn Boeing đã đưa ra đề xuất đưa QF-16 trở thành một thiết bị tác chiến không người lái như mọi UAV tấn công khác.

Phương án này nhằm tận dụng ưu thế về tốc độ và khả năng hành trình liên tục, tải trọng bom đạn và khả năng tấn công đa dạng của một chiến đấu cơ thế hệ 4.


Với hệ thống giá treo vũ khí còn nguyên vẹn, phiên bản QF-16 có khả năng mang tên lửa hoặc bom như khi chúng còn là tiêm kích F-16 với tổng trọng lượng vũ khí mang theo gần 7 tấn. Với số vũ khí này biến chiếc QF-16 thành dòng UAV tấn công mang nhiều vũ khí bậc nhất thế giới hiện nay.

Được biết, hiện Boeing đã hoán cải thành công và bàn giao cho Không quân Mỹ phi đội gồm 15 chiếc chiến máy bay không người lái QF-16 với mục tiêu ban đầu làm mục tiêu bay để chiến đấu cơ Mỹ tập bắn.

"Phi đội UAV QF-16 sẽ góp phần tạo nên các bài huấn luyện chiến đấu và thử nghiệm mới cho máy bay chiến đấu Mỹ, đặc biệt là tiêm kích F-35", đại diện của Tập đoàn Boeing nói.

Boeing xúc tiến kế hoạch chuyển đổi phi cơ F-16 đã nghỉ hưu trở thành phi cơ không người lái từ năm 2010 theo chương trình Mục tiêu bay kích cỡ thực (Full Scale Aerial Target - FSAT) của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Để thực hiện chương trình này, Lầu Năm Góc phải chi ít nhất 70 triệu USD để phát triển những phần mềm điều khiển tiên tiến nhất để biến mẫu chiến đấu cơ phổ thông nhất trên thế giới trở thành máy bay không người lái dạng bia bay.

QF-16 có thể bay theo chế độ lập trình hoặc hoạt động như một thiết bị bay điều khiển từ xa nhưng vẫn giữ nguyên tính năng bay ở chế độ có người lái và khả năng chiến đấu của F-16. Nó có thể bay tự động với vận tốc Mach 2 và thực hiện các màn nhào lộn như một chiếc F-16 có phi công điều khiển.

Phần mềm điều khiển của Boeing cho phép QF-16 có thể bay ở chế độ "không người lái" dưới sự kiểm soát của hệ thống điều khiển mặt đất là DRGCS hoặc được điều khiển bằng GRDCS (Drone Formation Control System - Hệ thống Điều khiển Đội hình Máy bay không người lái).


Với những công nghệ được trang bị, Không quân Mỹ tin rằng QF-16 sẽ trở thành chiếc UAV chiến đấu không hề thua kém bất cứ chiến đấu cơ có người lái thế hệ 4 nào hiện nay.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Màn phô diễn sức mạnh của quân đội Algeria.
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Algeria vừa công bố đoạn video phô diễn sức mạnh với phần lớn là vũ khí gốc Nga, đặc biệt là phiên bản xuất khẩu mạnh nhất của Iskander.
Đoạn video dài hơn 20 phút lần lượt phô diễn hệ thống pháo nhiệt áp TOS-1A, tăng T-90, pháo phản lực BM-21 Grad, tên lửa Igla, hệ thống S-300PMU-2, trực thăng Mi-24, Mi-28NE, tiêm kích Su-30, tàu ngầm Kilo, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander... điều đặc biệt là tất cả số vũ khí này đều do Nga sản xuất.

Bộ Quốc phòng Algeria thông báo, đây là lần đầu tiên hệ thống Iskander chính thức xuất hiện (ở phút thứ 2 của video) và cũng là lần đầu thực hiện cuộc diễn tập tấn công mục tiêu kẻ thù giả định.

Màn phô diễn sức mạnh của quân đội Algeria.
Nguồn tin cho biết, đây là phiên bản xuất khẩu mạnh nhất của Iskander có tầm bắn gần 300km đã được Nga xuất khẩu cho Algeria. Tuy nhiên, thông tin về số lượng cụ thể và thời điểm thực hiện hợp đồng không được Algeria tiết lộ.

Ngoài những vũ khí kể trên đã bán cho khách hàng châu Phi này, khi trả lời câu hỏi của tờ Vedomosti, ông Sergey Smirnov, Giám đốc nhà máy chế tạo máy bay Novosibirsk cho biết, Nga đã tái khởi động đàm phán hợp đồng cung cấp các máy bay Su-32 (phiên bản xuất khẩu của Su-34) cho Algeria.

Ông Sergey Smirnov cho biết thêm, quá trình đàm phán này không phải gần đây mới bắt đầu mà đã diễn ra từ 8 năm trước nhưng sau đó không có thêm bất kỳ tiến triển nào. Hiện tại, phái đoàn Algeria đã đến làm việc với Tập đoàn Rosoboronexport về vấn đề cung cấp các máy bay này.


Tuy nhiên, ông Sergey Smirnov đã không tiết lộ Algeria mua bao nhiêu chiếc Su-32 nhưng theo trang mạng Secretdifa3 của Algeria, nước này sẽ mua của Nga khoảng 2-4 phi đội.

Như vậy, nếu quá trình đàm phán giữa Nga và Algeria thành công thì quốc gia châu Phi này là khách hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu loại chiến đấu cơ này của Nga sau hệ thống S-300PMU-2 cũng đã được Moscow ưu tiên xuất khẩu cho Algeria đầu tiên.

Theo nhận định từ trang mạng Secretdifa3 của Algeria, trong thời gian tới đây, nước này có thể còn được tiếp nhận loạt vũ khí khủng từ Nga do những bản hợp đồng được hai bên "âm thầm" ký kết hơn hồi năm 2013 và đầu 2014.

Theo nguồn tin này, Algeria đã mua hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động Tor. Các tổ hợp Tor có nhiệm vụ bảo vệ các trận địa S-300PMU-2 chống vũ khí có độ chính xác cao, cũng như các mục tiêu quốc gia trọng yếu.

Trong lĩnh vực Không quân, Algeria mua 3 phi đội trực thăng Mi-28 mới và có thể là cả máy bay huấn luyện chiến đấu tiên Yak-130. Toàn bộ số trang thiết bị không quân này sẽ được huy động đế đánh các nhóm khủng bố ở phía Nam quốc gia này.

Lục quân Algeria có thể mua thêm 180 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại T-90SM. Thêm vào đó việc mua xe chiến đấu yểm trợ xe tăng BMPT cũng đang được xem xét.

Ngoài ra, Hải quân Algeria quan tâm đến việc mua thêm tàu ngầm và tàu hộ vệ Project 20380. Về tàu ngầm thì khó đưa ra điều gì rõ rệt vì tàu ngầm Đức đang có ưu thế trên thị trường. Còn tàu hộ tống Project 20380 đang có trong biên chế của Hải quân Nga được coi là tốt nhất trong các tàu chiến cùng loại.

Để bảo vệ bờ biển, Algeria cũng đang cân nhắc mua các tổ hợp tên lửa chống tàu triển khai trên bờ K-300P Bastion-P. Nếu như vậy, Algeria sẽ trở thành một thế lực địa chính trị đáng gờm, bởi vì nước này có thể hoàn toàn ngăn chặn eo biển Gibraltar và khống chế phần phía Tây Địa Trung hải.


Về mặt lịch sử Algeria liên quan chặt chẽ với Pháp, và hiện tại họ là các đồng minh kinh tế và phần nào đó đồng minh về chính trị. Tuy vậy, Algeria ưu tiên mua một phần lớn vũ khí của Nga.

Giải thích về quyết định mua sắm của mình, Algeria thẳng thắn rằng vũ khí của Nga rẻ hơn của Pháp, ở mức độ các mẫu tốt nhất thế giới và không kèm theo điều kiện chính trị.

Hiện nay, Algeria trở thành một trong những khách hàng chủ yếu mua vũ khí Nga. Trong khi Trung Quốc giảm mạnh việc mua vũ khí, Ấn Độ cũng không hề tăng lượng mua thì Algeria đã trở thành các khách hàng lớn của Nga tại Lục địa đen.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top