[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiết lộ khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol
(Vũ khí) - Hệ thống phòng thủ Nudol của Nga có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa và các vệ tinh bay thấp, sẽ thay thể hiệu quả cho A-135.
Một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất ở Hoa Kỳ liên quan đến lực lượng vũ trang Nga là vũ khí chống vệ tinh, trong đó có hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol.

Tiet lo kha nang cua he thong phong thu ten lua Nudol
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol của Nga.
Lần cuối cùng thông tin về hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Hoa Kỳ nhắc đến vào ngày 15/4/2020. Quân đội Mỹ không thông báo bất kỳ thông tin cụ thể nào về việc các cuộc thử nghiệm của Nga và các tên lửa có tiêu diệt mục tiêu hay không.


Họ chỉ tuyên bố rằng, hệ thống của Nga có khả năng phá hủy các vệ tinh ở quỹ đạo thấp và các cuộc thử nghiệm mới nhất có thể liên quan đến các cuộc thử nghiệm vệ tinh COSMOS 2542 và COSMOS 2543 vào tháng 2/2020. Các vệ tinh này đang di chuyển gần một vệ tinh của Hoa Kỳ và nước này cho rằng, các vệ tinh này có thể là vũ khí không gian.

Dựa trên việc phân tích tất cả các thông tin có sẵn về hệ thống này, có thể thấy Nga đang thử nghiệm các thành phần cơ động của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới sau khi được hiện đại hóa Nudol. Lần thử nghiệm gần đây nhất là lần thứ tám liên tiếp thử nghiệm hệ thống này, trước đó hệ thống đã được thử nghiệm vào tháng 12/2018 (có dữ liệu về hai vụ thử nghiệm vào năm 2019, tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận) và các thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 8/2014.


Hệ thống 14TS033 Nudol bao gồm bệ phóng 14P222 trên khung gầm xe do Nhà máy Minsk sản xuất, một trung tâm chỉ huy và máy tính 14P078 và một trạm radar tĩnh 14P031. Cũng có thể có thêm một trạm dẫn đường bằng radar di động. Việc phát triển tên lửa đánh chặn 14A042 được thực hiện bởi công ty Novator - một phần của tập đoàn Almaz-Antey.

Hệ thống này có thể được trang bị nhiều loại tên lửa cùng một lúc, bao gồm 51T6 tầm bắn lên tới 1.500 km, 58R6 diệt được mục tiêu ở tầm xa 1.000 km và độ cao 120 km, 53T6M- biến thể của tên lửa 53T6, vốn mang đầu đạn hạt nhân công suất 10kt và đạt tốc độ tới Mach 17, đánh chặn đối phương ở khoảng cách 350 km và độ cao 40 - 50 km. Với khả năng này, tên lửa sẽ có thể đối phó không chỉ với tên lửa liên lục địa mà còn với các vật thể trong không gian gần.

Ngoài ra, hệ thống này sẽ được trang bị một loại tên lửa mới, hiện chưa rõ đặc tính của tên lửa mới, nhưng có thể nó không thua kém các tên lửa đánh chặn tầm xa 51T6 đã ngừng hoạt động của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-135. Trong trường hợp này, Nudol sẽ có khả năng bắn trúng mục tiêu ở độ cao 500 km, điều này khá phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa và phá hủy vệ tinh trong quỹ đạo thấp.

Trước đây, hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-135 sử dụng đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu, tuy nhiên, tên lửa phòng không tầm gần PRS-1M và tên lửa phòng không 14A042 mới không còn được sử dụng để đánh chặn các tên lửa. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol sẽ sử dụng phương pháp đánh chặn động năng, như các hệ thống phòng thủ chống tên lửa GMD và THAAD của Mỹ.



Việc không đánh chặn bằng đầu đạn hạt nhân cho phép tăng khả năng tính toán và cơ sở mới bảo đảm độ chính xác cao hơn trong việc dẫn đường tên lửa.

Tóm lại, hệ thống phỏng thủ chống tên lửa Nudol cùng với tên lửa PRS-1M, trạm radar 14TS031 mới với mảng ăng-ten tích hợp kỹ thuật số, tổ hợp chỉ huy và máy tính 14P078 mới là cơ sở của hệ thống phòng thủ tên lửa A-235, dùng để thay thế A-135 hiện tại.


Khả năng mới của hệ thống này cho phép nó bảo vệ thủ đô của Nga trước một cuộc tấn công hạt nhân từ các quốc gia có kho vũ khí hạt nhân nhỏ (ví dụ như Triều Tiên hoặc các quốc gia khác trong tương lai sẽ có thể nắm giữ các công nghệ hạt nhân). Ngoài ra, hệ thống Nudol thực sự có khả năng tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo thấp và trong trường hợp xảy ra các cuộc chiến toàn diện có thể tiêu diệt các vệ tinh của đối phương trong vòng bán kính 500 km.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
13 sản phẩm mới xuất hiện ở Army-2020
(Vũ khí) - 13 sản phẩm mới nhất đã xuất hiện ở diễn đàn quân sự Army-2020 bao gồm súng máy hạng nhẹ RPL-20, UAV Thunder, hệ thống tên lửa Hermes…

Từ ngày 23 đến ngày 29/8 tại Kubinka và Alabino gần Moscow đã diễn ra diễn đàn quốc tế thường niên Army-2020, đây là dịp để Bộ Quốc phòng và các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga ra mắt các thiết bị quân sự hiện đại nhất của mình.

1599122885111.png
Diễn đàn Army-2020 diễn ra từ ngày 23 đến ngày 29/8/2020 tại Nga.
Năm nay, hơn 1.500 công ty quân sự đã trưng bày các sản phẩm của mình tại triển lãm Army-2020 và giới thiệu với công chúng khoảng 28.000 sản phẩm mới nhất của họ. Riêng tập đoàn nhà nước Rostec đã ra mắt hơn 1.100 mẫu vũ khí, thiết bị quân sự và dân sự, trong đó có 70 mẫu mới chưa từng xuất hiện trước đây.

Theo các chuyên gia, trong cuộc triển lãm thú vị nhất là hệ thống chống máy bay không người lái, xe bọc thép cải tiến, hệ thống liên lạc và điều khiển, trong đó có 13 loại vũ khí trang bị mới nhận được sự quan tâm của các chuyên gia.

Súng máy hạng nhẹ RPL-20
1599122635202.png


Loại súng này được Kalashnikov phát triển theo lệnh của Bộ Quốc phòng Nga và đã được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào ngày 27/8. RPL-20 là phiên bản nâng cấp dựa trên súng máy RPK-16 và cho phép tăng khả năng hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh.

Phương tiện không người lái Vityaz-D

1599122652508.png


Phương tiện không người lái Vityaz-D do Phòng thiết kế trung tâm Rubin MT phát triển đã trở thành phương tiện không người lái đầu tiên trên thế giới có thể chạm tới điểm sâu nhất của đại dương. Sự kiện này diễn ra vào ngày 8/5/2020. Với sự trợ giúp của hệ thống điều khiển Vityaz-D có thể độc lập tránh chướng ngại vật trên đường đi, bao gồm cả việc thoát khỏi một không gian hạn chế bằng cách sử dụng các yếu tố trí tuệ nhân tạo trong hệ thống điều khiển.

Mẫu xe đầu kéo đa năng MGTT-LB và MGSH-LBU
1599122699932.png


Sản phẩm này do công ty Remdizel chế tạo theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng Nga. Xe đầu kéo mới là sản phẩm được phát triển dựa trên dòng xe bánh xích quân sự đa năng MT-LB huyền thoại, được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đang phục vụ tại 40 quốc gia.

Theo tuyên bố của các kỹ sư Remdizel, sau khi hiện đại hóa không có điểm tương tự nào của MT và các cải tiến đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả trong chiến đấu. Đặc biệt, xe đầu kéo mới sử dụng một động cơ mới cùng với dây xích cho phép tăng trọng lượng tải và tính cơ động.

Hệ thống dù Stayer

Stayer dành cho lực lượng đổ bộ ở độ cao lên tới 8000 mét, do công ty Tekhnodinamika phát triển. Hệ thống này được trang bị hệ thống treo, cho phép treo các thùng đựng hoặc treo các thiết bị khác ở phía trước.

Phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57E

1599122719844.png
Phiên bản xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57E.

Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm của Nga do Phòng thiết kế Sukhoi phát triển. Máy bay chiến đấu được trang bị một tổ hợp điện tử hàng không tích hợp với mức độ tự động hóa điều khiển cao và các hệ thống tiên tiến khác. Năm nay, dự kiến sẽ bắt đầu giao hàng loạt Su-57 cho quân đội. Tại triển lãm, một mẫu máy bay Su-57E đã được trưng bày nhằm phục vụ cho việc xuất khẩu. Chi tiết về các tính năng kỹ thuật của máy bay chưa được tiết lộ.

Xe lội nước Drozd
1599122836022.png

Được thiết kế và xây dựng bởi Công ty Chế tạo máy Baltic. Thân xe được làm bằng vật liệu composite. Chiếc xe này dùng để tuần tra và trinh sát, có khả năng đạt tốc độ lên tới 100 km/h trên cạn và 70 km/h trên mặt nước.

Máy bay không người lái Thunder

1599122983874.png


Việc phát triển máy bay không người lái tấn công tốc độ cao Thunder đang ở giai đoạn đầu, nhưng tập đoàn công nghiệp Kronstadt đã quyết định trưng bày dự án đầy hứa hẹn của mình tại triển lãm Army-2020.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Thunder sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với UAV hạng nặng Okhotnik. Sải cánh của UAV khoảng 10 mét, chiều dài 13,8 mét, chiều cao 3,8 mét. Trọng lượng cất cánh khoảng 7 tấn, tải trọng chiến đấu khoảng 2 tấn. Các đặc điểm khác của máy bay không người lái vẫn chưa được tiết lộ.

Nhiệm vụ chính của Thunder là tấn công tiêu diệt địch, trinh sát, phát hiện và vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương, đánh bại các mục tiêu trên mặt đất và trên biển bằng vũ khí dẫn đường chính xác.

Hệ thống tên lửa với độ chính xác cao Hermes
1599123027207.png


Hệ thống tên lửa Hermes mới có tầm bắn lên tới 100 km, sử dụng loại tên lửa dẫn đường “bắn và quên”. Được phát triển tại Cục thiết kế Shipunova.

Hệ thống Hermes có tên lửa đẩy nhiều tầng dài 3,5 m, đường kính 21 cm, nặng 130 kg, mang đầu đạn 28 kg, sức xuyên phá 1.000 mm, với bộ tăng lực công suất cao, được thiết kế để tấn công các mục tiêu đơn lẻ và theo nhóm, bao gồm xe tăng, máy móc thiết bị cơ khí bọc thép, công sự các loại, mục tiêu bề mặt và phương tiện bay tốc độ thấp.

Hệ thống mặt đất gồm một xe chiến đấu, xe chỉ huy, xe tải vận chuyển, tên lửa điều khiển và các máy bay trinh sát.

Hệ thống tên lửa phòng không Antey-4000



1599123071337.png
Hệ thống tên lửa phòng không Antey-4000 của Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không Antey-4000 là phiên bản xuất khẩu của hệ thống S-300V4, được biên chế cho lực lượng phòng không Nga. Việc hiện đại hóa tổ hợp đã được hoàn thành vào năm 2016, nhưng Antey-4000 mới xuất hiện lần đầu tiên tại triển lãm Army-2020.


Vũ khí của tổ hợp bao gồm hai tên lửa hạng nhẹ, có tầm tiêu diệt mục tiêu bay ở khoảng cách lên tới 140 km và tên lửa hạng nặng có tốc độ siêu thanh lên tới 7,5 Mach, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400 km.

Xe chiến đấu Tiger
1599123100720.png


Chiếc xe này sẽ được trang bị cho các lực lượng đặc biệt. Xe Tiger được chế tạo dựa trên cơ sở xe bọc thép đặc chủng SBM VPK-233136, có thùng hở.

Xe được trang bị động cơ turbine diesel mạnh mẽ với hộp số tự động và được trang bị giá đỡ để lắp súng máy Kord cỡ lớn 12,7 mm và hai súng máy Pecheneg 7,62 mm hoặc PKM , cũng như hai hệ thống tên lửa phòng không di động.

Xe thiết giáp BTR-82AT

1599123131607.png


Đây là loại xe được tăng cường bộ lồng giáp kiểu chấn song và hệ thống quan sát mới trang bị kính ngắm ảnh nhiệt và đường ngắm độc lập.


Khả năng chỉ huy điều khiển của phiên bản mới này được tăng cường nhờ thiết bị vô tuyến kỹ thuật số hiện đại R-168-25U và hệ thống định vị Trona-A1 được lắp đặt trong xe, có thể hoạt động phối hợp với vệ tinh cũng như hoạt động ở chế độ độc lập nhờ con quay hồi chuyển lazer. Đặc biệt, BTR-82AT là phương tiện chiến đấu đầu tiên của Nga được thiết kế điều hòa không khí đi kèm.

BMP Manul
1599123187359.png


Manul là kết hợp các phiên bản sửa đổi mới nhất của BMP-3 và Boomerang. BMP Manul được trang bị module chiến đấu không người lái với pháo tự động 30 mm, súng máy 7,62 mm và tên lửa chống tăng Kornet. Vị trí khoang động cơ đặt ở phía trước, khoang chở quân có sức chứa 8 người nằm ở phía sau và binh lính thoát ly qua một đoạn đường gấp.

BMP Manul có thể đạt tốc độ tối đa trên cao tốc 70 km/h, trên đường đất - 55 km/h và 9,5 km/h khi bơi thông qua hai động cơ phản lực nước bố trí phía sau xe, hiện chưa rõ tầm hoạt động của Manul nhưng theo ước tính sẽ vào khoảng 500 km.

Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Tornado-S
1599123215234.png


Loại tổ hợp pháo mới này có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc thông qua loại đạn dẫn đường chính xác mới.

Xe mang phóng tự hành MZKT-79306 của Tornado-S được trang bị thiết bị thu tín hiệu định vị toàn cầu GLONASS và hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như dẫn đường tự động tối tân. Ngoài ra, bản thân tổ hợp có thể nhận và xử lý thông tin từ các phương tiện trinh sát hay máy bay không người lái.

Tầm bắn theo tuyên bố của Tornado-S là 120 km. Phạm vi bay của loại đạn mới chưa được tiết lộ, nhưng trước đó nhà phát triển hứa hẹn sẽ đạt 200 km.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Su-57 không bị lộ như F-22 khi đậu tại căn cứ
(Vũ khí) - Theo Izvestia, tiêm kích Su-57 Nga sẽ tàng hình ngay cả khi đậu tại căn cứ nhờ chiếc áo đặc biệt.
Chiếc áo đặc biệt này thực chất là tấm bọc bảo vệ khỏi thời tiết xấu và che chắn tránh các phương tiện do thám khi máy bay đậu tại căn cứ.

Mỗi máy bay sẽ được trang bị hơn một chục áo như vậy - dành riêng cho bánh, thân dưới, thân giữa và thân sau máy bay, cánh, buồng lái, vòi phun, cánh đuôi, cửa hút không khí và các bộ phận kết cấu khác.

1599124259321.png
Tiêm kích tàng hình Su-57.

Bộ áo mới cũng sẽ bảo vệ các thiết bị điện tử nằm bên ngoài máy bay khỏi các yếu tố thời tiết bất lợi. Trong cấu tạo của máy bay chiến đấu tối tân, ăng ten, thiết bị cảm biến, hệ thống radar quang điện tử được đặt trên cánh và thân máy bay.

Ngoài ra, tiêm kích Su-57 còn sử dụng thiết bị được gọi là công nghệ vỏ bọc thông minh: các dải ăng ten hoạt động theo từng giai đoạn khác nhau được phân bổ đều "trên toàn thân" máy bay.


Không giống như các cụm radar trước đây, có ăng-ten được gắn ở mũi máy bay, "vỏ bọc thông minh" cung cấp tầm nhìn 360 độ bao quát hàng trăm km, và không chỉ ở bán cầu phía trước máy bay.

Các vỏ bọc làm bằng vật liệu đặc biệt cũng sẽ che giấu máy bay khi đỗ ngoài trời ở sân bay chứ không phải trong nhà để máy bay hay nhà có mái che - lớp vỏ bọc này sẽ khiến hình dạng máy bay không lộ rõ trên ảnh chụp, các phương tiện do thám điện tử cũng sẽ bị vô hiệu hóa.

Trung tướng Valery Gorbenko, nguyên chỉ huy Tập đoàn không quân và phòng thủ tên lửa số 4 Nga cho biết: "Kẻ địch sẽ không biết được tất cả những thông tin như máy bay đóng căn cứ ở đâu, có bao nhiêu chiếc, triển khai ở đâu và đến từ đâu".

Theo Tướng Nga, với chiếc áo công nghệ mới này, Su-57 sẽ không bị bộc lộ trước radar đối phương như trường hợp của F-22 hồi năm 2016.

Cụ thể, tại sự kiện hàng không Royal International Air Tattoo, trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh đã không hề khó khăn gì khi chụp được chiếc ảnh F-22 đang đậu tại sân bay Fairford vào ban đêm.

1599124276575.png


Ngay khi bức ảnh được đăng tải đã khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, máy bay tàng hình dù có tàng hình được trước radar thì cũng không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt.

Thực tế là F-22 cũng như các máy bay khác luôn phát ra nhiệt, điều này khiến nó dễ bị phát hiện bởi các máy bay nhỏ, máy bay không có công nghệ tàng hình nhưng trang bị cảm biến dò tìm và định vị hồng ngoại (IRST) cùng máy tính tốc độ cao để phân tích xử lý thông tin.

Vì vậy, chuyện chiếc F-22 lộ diện trước camera hồng ngoại của chiếc trực thăng cảnh sát chuyên dùng chống tội phạm không phản ánh được khả năng tàng hình mạnh hay yếu của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.


Mặc dù vậy, các nhà phát triển Nga khẳng định, tình huống tương tự sẽ không thể xảy ra với Su-57 khi chiếc máy bay tàng hình này của Nga chính thức được trang bị chiếc áo choàng với công nghệ đặc biệt.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Hermes Nga vượt trội Spike-NLOS Israel và Javelin Mỹ
(Vũ khí) - Tổ hợp tên lửa đa năng tầm xa Hermes vừa được Nga giới thiệu tại Triển lãm quân sự Army-2020 đã thu hút sự quan tâm sâu sắc từ phương Tây.
Nhà báo người Mỹ Peter Suciu trong một bài phân tích cho tạp chí National Interest đã nhận xét rằng: "Tổ hợp tên lửa chống tăng đầy hứa hẹn Hermes mà Nga vừa giới thiệu trong khuôn khổ Diễn đàn Quân sự - Kỹ thuật Quốc tế Army-2020 có thể trở thành 'kẻ hủy diệt' xe tăng phương Tây".

Theo tác giả, tổ hợp Hermes được trang bị tên lửa siêu thanh có tốc độ tối đa vượt quá Mach 4, đảm bảo xác suất gần như 100% trong việc tiêu diệt bất kỳ xe tăng nào của liên minh quân sự NATO. Ông Suciu nhận xét vũ khí mới có khả năng chiếm một vị trí đặc biệt giữa đạn chính xác cao và hệ thống phòng không.



"Trong thần thoại Hy Lạp, Hermes đóng vai trò sứ giả của các vị thần. Hệ thống vũ khí dẫn đường Hermes mới được Nga công bố gần đây có thể chứa đựng một thông điệp rất mạnh mẽ, vì tên lửa siêu thanh tầm xa trên sẽ tiêu diệt xe tăng phương Tây với xác suất đảm bảo gần như 100%", chuyên gia Suciu nhận định.

Hermes Nga vuot troi Spike-NLOS Israel va Javelin My
Các ống phóng tên lửa Hermes có thể tích hợp trên nhiều phương tiện mang phóng khác nhau
Cần lưu ý rằng Hermes có một module chiến đấu nhỏ gọn với bệ phóng cho 6 tên lửa và nó có thể bắn cả loạt vào 6 mục tiêu khác nhau ở khoảng cách lên đến 100 km. Mỗi tên lửa mang một đầu đạn nổ mạnh chứa 20 kg TNT. Tổ hợp này có thể được sử dụng để chống lại cả xe bọc thép lẫn mục tiêu cố định như nhà kho, trung tâm liên lạc...

Ưu điểm đặc biệt của vũ khí mới là có thể lắp đặt trên mọi nền tảng, cơ chế dẫn đường "bắn và quên" cho phép bạn hướng tên lửa tới mục tiêu bằng máy bay không người lái hoặc phương tiện khác.



Theo tác giả bài báo, tổ hợp tên lửa Hermes của Nga có thể trở thành bước đột phá trong lĩnh vực vũ khí chống tăng: "Nó có thể thay đổi luật chơi trong đấu trường nền tảng chống tăng và chắc chắn thách thức tên lửa Spike-NLOS của Israel cũng như khiến FGM-148 Javelin của Mỹ hoàn toàn lỗi thời".

Tuy vậy bên cạnh đó cũng có nhận xét cho rằng Hermes chưa phải là vũ khí "phóng và quên" đúng nghĩa, bởi sau khi phóng đi nó vẫn cần được trinh sát pháo binh hoặc máy bay không người lái chỉ thị lại mục tiêu trong giai đoạn công kích, do vậy Nga vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện vũ khí này.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Lầu Năm Góc đánh giá sai vũ khí hạt nhân Trung Quốc?
(Vũ khí) - Mỹ dự báo kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi nhưng giới phân tích cho rằng, con số đó sắp tiệm cận số lượng của Nga-Mỹ.

Lầu Năm Góc công bố số liệu hạt nhân Trung Quốc

Trong thập niên tới Trung Quốc ít nhất sẽ tăng gấp đôi quy mô kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của mình và tiệm cận số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga-Mỹ. Dự báo này đã được Lầu Năm Góc đưa ra trong báo cáo thường niên trình Quốc hội Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

"Trong thập niên tới, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, hiện ước tính khoảng 200 đơn vị, dự kiến sẽ tăng ít nhất gấp đôi khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân" - CNN đưa tin, trích dẫn văn bản báo cáo.

Tài liệu cũng dự báo rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai trên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc và có khả năng đe dọa Hoa Kỳ sẽ tăng lên đến 200 đơn vị trong 5 năm tới.


Lầu Năm Góc cũng ghi nhận những thành công to lớn của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trên một số lĩnh vực trọng yếu, trong đó báo cáo lưu ý một số lĩnh vực Trung Quốc không những đuổi kịp mà còn vượt trước Mỹ.


Nga và Mỹ hiện đang đàm phán về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) chuẩn bị hết hiệu lực vào năm 2021.

Washington đang cố gắng lôi kéo Bắc Kinh tham gia thỏa thuận đổi mới nên đã mời họ cùng thảo luận về vấn đề này. Về phần mình, Trung Quốc trả lời rằng họ có thể thực hiện bước đi này nếu Hoa Kỳ cũng giảm kho vũ khí hạt nhân của mình xuống mức như của Trung Quốc.

Theo giới chức lãnh đạo Bắc Kinh, quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ ước chừng gấp 20 lần của Trung Quốc, với khoảng từ 5.800-6.000 đầu đạn.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đang chuẩn bị đầu tư thêm 500 tỷ USD trong 10 năm tới và 1,2 nghìn tỷ USD trong 30 năm tới để nâng cao số lượng và chất lượng kho vưc khí hạt nhân. Do đó, càng tạo ra sự cách biệt lớn hơn đối với Trung Quốc, nên nước này không thể tham gia START-3 một cách vô lý như vậy được.

Được biết, Trung Quốc tính toán quy mô kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và của họ theo số liệu giống như báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, các cơ cấu tình báo tư nhân đã đưa ra những đánh giá riêng của mình và dự báo của họ khác xa so với những đánh giá của CIA và Lầu Năm Góc.

Lau Nam Goc danh gia sai vu khi hat nhan Trung Quoc?
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (DF-41) của Trung Quốc
Các cơ cấu tư nhân đánh giá khác biệt



Đơn cử ví dụ, Phó chủ tịch công ty phân tích Vision Centric Inc, ông James Hove cho biết đến năm 2025, Trung Quốc có thể đuổi kịp Nga và Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân. Theo tính toán của chuyên gia, trong vòng 5 năm tới CHND Trung Hoa sẽ có tối thiểu 1.382 và tối đa là 2.058 đầu đạn hạt nhân.

Hove nhắc lại rằng, theo số liệu chính thức đã không có thay đổi gì trong 30 năm nay, Trung Quốc có 180-260 đơn vị vũ khí hạt nhân. Đây là con số khá bất thường vì không thể tin rằng, Bắc Kinh đã “án binh bất động” trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân trong suốt 30 năm qua.

Hơn nữa, Đặc phái viên Hoa Kỳ Marshall Billingsley vào tháng 8 vừa qua đã tuyên bố rằng, chỉ tính riêng trong năm 2019, Trung Quốc đã phóng thử tới 200 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), trong khi nước này hiện có vài nghìn ICBM từ DF-5 đến DF-31A, DF-41…, con số này quá là vô lý nếu so với số lượng chỉ hơn 200 đầu đạn hạt nhân.


Nếu không có số lượng đầu đạn hạt nhân tương xứng, các ICBM dù có đầu đạn thông thường nặng hàng tấn cũng chẳng có tác dụng răn đe được ai.

Trong khi đó, theo thông tin không chính thức của các cơ cấu tình báo tư nhân và các viện nghiên cứu quốc tế, số lượng đầu đạn trong kho vũ khí của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lớn gấp 6-10 lần con số được công khai. Theo đó, số lượng đầu đạn của Trung Quốc hiện nay đang dao động từ 1.500 đến hơn 3.000 đơn vị, đến năm 2035, con số này có thể lên tới 5.000 đầu đạn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Nhật ký được hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn đầu tiên
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề trên cung cấp những thông tin mới và đáng quan tâm về công nghiệp quốc phòng Nhật Bản.
Bài viết của Tòa soạn báo “Bình luận quân sự” (Nga). Bài đăng trên báo này ngày 2/9/2020.

Nhat ky duoc hop dong xuat khau vu khi lon dau tien


Theo thông tin từ trang mạng Defensenews.com, Nhật Bản đã có được hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn đầu tiên.


Tokyo đã ký một thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Philippines về việc cung cấp cho nước này các radar phòng không.

Công ty Mitsubishi Electric của Nhật Bản đã ký một hợp đồng lớn với Bộ Quốc phòng Philippines,- và đây là hợp đồng cung cấp thiết bị quân sự đầu tiên kể từ khi Nhật Bản quyết định dỡ bỏ những hạn chế mà nước này tự ràng buộc mình trong việc cung cấp các sản phẩm quân sự thành phẩm cho nước ngoài vào năm 2014.

Nhưng dù trên thực tế các hạn chế trên đã được dỡ bỏ và Nhật Bản đã có nhiiều nỗ lực chào hàng các sản phẩm quân sự của mình trên thị trường vũ khí thế giới, nhưng trong suốt hơn 5 qua các công ty Nhật Bản vẫn chưa thắng được một cuộc đấu thầu vũ khí – khí tài nào.

Nhưng từ bây giờ- đã có thành công ban đầu- Nhật Bản đã ký được một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Philippines về việc cung cấp cho nước này 3 radar cố định giám sát trên không tầm xa và một radar giám sát trên không cơ động.

Trong bản tin của Defensenews.com nói trên không nói rõ Tập đoàn Mitsubishi Electric sẽ cung cấp loại radar nào, nhưng trước đó đã có thông tin rằng những trạm radar cố định là phiên bản cải tiến của radar mảng pha quét điện tử chủ động Mitsubishi Electric J / FPS-3, còn radar cơ động- đó là radar J / TPS-P14.

Một số chuyên gia khẳng định rằng cả hai mẫu radar này đều là radar mạng pha chủ động.



Theo các điều khoản của hợp đồng nói trên thì ngoài các radar, sẽ còn có cả nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp trang- thiết bị và một số dịch vụ đi kèm khác.

Thời gian bắt đầu giao hàng theo kế hoạch- vào năm 2022, tổng giá trị hợp đồng là 103,5 triệu USD.


Philippines dự định sử dụng các radar của Nhật Bản để kiểm soát vùng trời phía nam Biển Đông, không phận trên các đảo phía nam của quần đảo Philippines và khu vực có tầm quan trọng chiến lược Benham.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiết lộ khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa Nudol
(Vũ khí) - Hệ thống phòng thủ Nudol của Nga có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa và các vệ tinh bay thấp, sẽ thay thể hiệu quả cho A-135.
Một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất ở Hoa Kỳ liên quan đến lực lượng vũ trang Nga là vũ khí chống vệ tinh, trong đó có hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol.

Tiet lo kha nang cua he thong phong thu ten lua Nudol
Hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol của Nga.
Lần cuối cùng thông tin về hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol được Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Hoa Kỳ nhắc đến vào ngày 15/4/2020. Quân đội Mỹ không thông báo bất kỳ thông tin cụ thể nào về việc các cuộc thử nghiệm của Nga và các tên lửa có tiêu diệt mục tiêu hay không.


Họ chỉ tuyên bố rằng, hệ thống của Nga có khả năng phá hủy các vệ tinh ở quỹ đạo thấp và các cuộc thử nghiệm mới nhất có thể liên quan đến các cuộc thử nghiệm vệ tinh COSMOS 2542 và COSMOS 2543 vào tháng 2/2020. Các vệ tinh này đang di chuyển gần một vệ tinh của Hoa Kỳ và nước này cho rằng, các vệ tinh này có thể là vũ khí không gian.

Dựa trên việc phân tích tất cả các thông tin có sẵn về hệ thống này, có thể thấy Nga đang thử nghiệm các thành phần cơ động của hệ thống phòng thủ chống tên lửa mới sau khi được hiện đại hóa Nudol. Lần thử nghiệm gần đây nhất là lần thứ tám liên tiếp thử nghiệm hệ thống này, trước đó hệ thống đã được thử nghiệm vào tháng 12/2018 (có dữ liệu về hai vụ thử nghiệm vào năm 2019, tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận) và các thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào tháng 8/2014.

Hệ thống 14TS033 Nudol bao gồm bệ phóng 14P222 trên khung gầm xe do Nhà máy Minsk sản xuất, một trung tâm chỉ huy và máy tính 14P078 và một trạm radar tĩnh 14P031. Cũng có thể có thêm một trạm dẫn đường bằng radar di động. Việc phát triển tên lửa đánh chặn 14A042 được thực hiện bởi công ty Novator - một phần của tập đoàn Almaz-Antey.

Hệ thống này có thể được trang bị nhiều loại tên lửa cùng một lúc, bao gồm 51T6 tầm bắn lên tới 1.500 km, 58R6 diệt được mục tiêu ở tầm xa 1.000 km và độ cao 120 km, 53T6M- biến thể của tên lửa 53T6, vốn mang đầu đạn hạt nhân công suất 10kt và đạt tốc độ tới Mach 17, đánh chặn đối phương ở khoảng cách 350 km và độ cao 40 - 50 km. Với khả năng này, tên lửa sẽ có thể đối phó không chỉ với tên lửa liên lục địa mà còn với các vật thể trong không gian gần.

Ngoài ra, hệ thống này sẽ được trang bị một loại tên lửa mới, hiện chưa rõ đặc tính của tên lửa mới, nhưng có thể nó không thua kém các tên lửa đánh chặn tầm xa 51T6 đã ngừng hoạt động của hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-135. Trong trường hợp này, Nudol sẽ có khả năng bắn trúng mục tiêu ở độ cao 500 km, điều này khá phù hợp với nhiệm vụ đánh chặn đầu đạn tên lửa đạn đạo liên lục địa và phá hủy vệ tinh trong quỹ đạo thấp.

Trước đây, hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-135 sử dụng đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt mục tiêu, tuy nhiên, tên lửa phòng không tầm gần PRS-1M và tên lửa phòng không 14A042 mới không còn được sử dụng để đánh chặn các tên lửa. Hệ thống phòng thủ chống tên lửa Nudol sẽ sử dụng phương pháp đánh chặn động năng, như các hệ thống phòng thủ chống tên lửa GMD và THAAD của Mỹ.



Việc không đánh chặn bằng đầu đạn hạt nhân cho phép tăng khả năng tính toán và cơ sở mới bảo đảm độ chính xác cao hơn trong việc dẫn đường tên lửa.

Tóm lại, hệ thống phỏng thủ chống tên lửa Nudol cùng với tên lửa PRS-1M, trạm radar 14TS031 mới với mảng ăng-ten tích hợp kỹ thuật số, tổ hợp chỉ huy và máy tính 14P078 mới là cơ sở của hệ thống phòng thủ tên lửa A-235, dùng để thay thế A-135 hiện tại.


Khả năng mới của hệ thống này cho phép nó bảo vệ thủ đô của Nga trước một cuộc tấn công hạt nhân từ các quốc gia có kho vũ khí hạt nhân nhỏ (ví dụ như Triều Tiên hoặc các quốc gia khác trong tương lai sẽ có thể nắm giữ các công nghệ hạt nhân). Ngoài ra, hệ thống Nudol thực sự có khả năng tiêu diệt các vệ tinh ở quỹ đạo thấp và trong trường hợp xảy ra các cuộc chiến toàn diện có thể tiêu diệt các vệ tinh của đối phương trong vòng bán kính 500 km.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Những sát thủ diệt tăng phóng từ trên không

Sự kết hợp giữa trực thăng Ka-52 cùng tên lửa 9K121 Vikhr có tầm bắn 12 km xuyên giáp 1.000 mm thực sự là cơn ác mộng đối với xe tăng.

HOT là một tên lửa chống tăng
HOT là tên lửa chống tăng dẫn đường bán tự động bằng dây dẫn được sản xuất bởi Euromissile (nay thuộc tập đoàn MBDA). Tên lửa được đưa vào sử dụng trong quân đội ĐứcPháp từ năm 1978. HOT có thể phóng từ bệ phóng trên xe thiết giáp hoặc từ trực thăng. Pháp trang bị tên lửa HOT cho trực thăng đa năng SA-342M Gazelle với 4 tên lửa. Đức trang bị trên trực thăng Bo-105 PAH-1 với 6 tên lửa. Gần đây, tên lửa HOT được bổ sung trang bị cho trực thăng tấn công Tiger với 8 tên lửa. HOT có chiều dài 1.300 mm, đường kính 150 mm, trọng lượng phóng 24,5 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 4.300 mét, khả năng xuyên giáp từ 800-1.250 mm tùy biến thể. Ảnh: Army-technology
Pars-3 LR thuộc loại tên lửa chống tăng
Pars-3 LR thuộc loại tên lửa "bắn - quên" và là sản phẩm của tập đoàn MBDA, châu Âu. Pars-3 LR là tên lửa chống tăng thế hệ 3 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cũng như trên không. Tên lửa Pars-3 LR được đưa vào hoạt động cùng trực thăng tấn công Tiger trong quân đội Đức từ năm 2012. Pars-3 LR được đóng gói trong một hộp phóng lớn chứa 4 đạn. Mỗi trực thăng Tiger có thể mang theo hai hộp phóng với 8 đạn tên lửa. Pars-3 LR được dẫn hướng tự động bằng cảm biến hồng ngoại hoặc cảm biến hình ảnh kỹ thuật số. Tên lửa Pars-3 có chiều dài 1.600 mm, đường kính 159 mm, trọng lượng phóng 49 kg, tầm bắn 7 km, khả năng xuyên giáp 1.000 mm sau giáp phản ứng nổ. Ảnh: Chivethebrigade
Sát thủ diệt tăng 9M120 Ataka
Sát thủ diệt tăng 9M120 Ataka (NATO định danh AT-9 Spiral-2) được sản xuất bởi Phòng thiết kế máy móc KBM, Nga. AT-9 được đưa vào trang bị từ năm 1985. Tên lửa có thể phóng từ giá phóng trên xe thiết giáp hoặc từ trực thăng. 9M120 là tên lửa chống tăng chủ lực của trực thăng tấn công Mi-28 và Mi-35. AT-9 được dẫn hướng bán tự động bằng sóng radio với khả năng kháng nhiễu khá cao. 9M120 có chiều dài 1.830 mm, đường kính 130 mm, trọng lượng phóng 49,5 kg. AT-9 có tầm bắn từ 400-6.000 mét mang theo đầu đạn liều đúp nặng 7,4 kg với khả năng xuyên giáp từ 800-950 mm sau giáp phản ứng nổ. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa chống tăng Brimstone đã khiến lực lượng tăng thiết giáp
Tên lửa chống tăng Brimstone đã khiến lực lượng tăng thiết giáp quân đội Libya không còn đất sống. Chỉ trong ngày 26/03/2011, các tên lửa Brimstone phóng đi từ máy bay cường kích Tornado của Không quân Hoàng gia Anh đã tiêu diệt 5 xe bọc thép của quân đội Gaddafi. Brimstone thuộc loại tên lửa "bắn - quên" được dẫn hướng tự động bằng radar bước sóng milimet. Cơ chế dẫn đường của tên lửa đảm bảo độ chính xác ngay cả với những mục tiêu di chuyển. Brimstone có chiều dài 1.800 mét, đường kính 178 mm, trọng lượng 48,5 kg, tầm bắn từ 20-60 km tùy biến thể. Hiện tại, Brimstone là tên lửa chống tăng chủ lực của cường kích Tornado GR4. Nó cũng được lên kế hoạch để trang bị cho tiêm kích EF-2000 Typhoon. Ảnh: Wikipedia
Nimrod là một tên lửa chống tăng hạng nặng
Nimrod là tên lửa chống tăng hạng nặng. Nó được thiết kế để phóng từ máy bay cánh cố định, trực thăng hoặc xe thiết giáp. Ngoài nhiệm vụ chính là chống tăng tên lửa còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khác. Nimrod được dẫn hướng bằng laser bán tự động cả ngày lẫn đêm với tầm bắn khoảng 26 km. Tên lửa được lưu trữ trong ống phóng kiêm bảo quản có tổng trọng lượng 150 kg. Hiện tại, Nimrod đang được trang bị trên biến thể sửa đổi từ trực thăng vận tải CH-53 trong quân đội Israel. Ảnh: Wikipedia
AGM-114 Hellfire
AGM-114 Hellfire được đưa vào trang bị từ năm 1984 và là tên lửa chống tăng chủ lực của trực thăng tấn công AH-64D Apache. Mỗi chiếc AH-64D có thể mang theo đến 16 tên lửa Hellfire. AGM-114 được dẫn hướng bán tự động bằng laser ngoại trừ biến thể AGM-114L được dẫn hướng bằng radar bước sóng milimet. Tên lửa Hellfire có chiều dài 1.630 mm, đường kính 178 mm, trọng lượng phóng 49 kg, tầm bắn từ 800-8.000 mét. AGM-114 được sử dụng một cách rộng rãi trong các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh trong thời gian qua. Hellfire cùng với trực thăng tấn công Apache đã phá hủy lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq năm 2003. Ảnh: Wikipedia
9K121 Vikhr
9K121 Vikhr (NATO định danh AT-16 Scallion) được chế tạo bởi Phòng thiết kế máy móc công cụ KBP Tula. Nó ra đời để đánh bại những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất. 9K121 được dẫn hướng bám chùm laser bán tự động với độ chính xác rất cao. AT-16 có chiều dài 2.800 mm, đường kính 130 mm, trọng lượng phóng 45 kg. Tên lửa có tầm bắn từ 8-12 km mang theo đầu đạn liều đúp nặng 8-12 kg với khả năng xuyên giáp lên đến 1.000 mm sau khi phá giáp phản ứng nổ. AT-16 là tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga hiện nay. Ảnh: Armyphotos

7 sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới

Với tầm bắn 5.500-10.000 mét, đầu đạn liều đúp của 9M113 Kornet có khả năng xuyên giáp 1.200 mm. Giới chuyên gia đánh giá chúng là sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới.

BGM-71 TOW
BGM-71 TOW là một tên lửa chống tăng có điều khiển bắt đầu phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1970. Nó thuộc loại tên lửa chống tăng thế hệ 2 được dẫn đường bằng dây dẫn. Người bắn xác định mục tiêu và khóa bằng hệ thống kính ngắm quang học. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, một cảm biến quang học liên tục theo dõi đường bay của tên lửa, người điều khiển sẽ điều chỉnh quỹ đạo bay thông qua hai dây dẫn. TOW tham chiến lần đầu tiên tại chiến trường Việt Nam. Tên lửa có chiều dài 1,17 mét, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 21,5 kg. Với tầm bắn khoảng 4.200 mét, nó có thể phóng từ giá 3 chân hoặc các xe thiết giáp. Ảnh: Wikipedia
9K111 Fagot
9K111 Fagot (NATO định danh là AT-4 Spigot) thuộc loại tên lửa chống tăng có điều khiển dẫn đường bán tự động bằng dây dẫn. Quân đội Liên Xô bắt đầu sử dụng chúng từ năm 1970. Hệ thống 9K11 Fagot bao gồm giá phóng 9P135 (có thể gập), hộp dẫn hướng 9S415 và kính ngắm quang học 9SH119. Chúng có chiều dài 1.030 mm, đường kính 120 mm, trọng lượng phóng 22,5 kg. Với tầm bắn tối đa 2.500 mét, tên lửa có khả năng xuyên giáp 400 mm đồng nhất. Ảnh: Wikipedia
MILAN là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2
MILAN là tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ 2 do tập đoàn MBDA tại châu Âu sản xuất và phục vụ quân đội từ năm 1972. Sở hữu hệ thống dẫn hướng bán tự động bằng dây dẫn, chúng có chiều dài 1.200 mm, đường kính 115 mm, trọng lượng 7,1 kg. Với tầm bắn tối đa 3.000 mét, chúng có đầu đạn liều đúp, có khả năng phá các loại giáp trên xe tăng của Liên Xô. Ảnh: Imgur
9K115 Metis
9K115-2 Metis M (NATO định danh AT-13 Saxhorn-2) là một tên lửa chống tăng dành cho bộ binh cơ động quân đội Nga. Thành phần hệ thống bao gồm: đạn tên lửa 9M113F, giá phóng 9P151, kính ngắm ảnh nhiệt 1PBN86-VI. Chúng có chiều dài 980 mm, đường kính 130 mm, khối lượng 13,8 kg. Với tầm bắn 800-2.000 mét, đầu đạn liều đúp của chúng có thể xuyên giáp có độ dày đến 950 mm sau phản ứng nổ. Ảnh: Wikipedia
Spike là một tên lửa chống tăng thế hệ thứ 4 được sản xuất bởi
Spike là tên lửa chống tăng thế hệ thứ 4 của Israel. Chúng thuộc loại "bắn-quên", nghĩa là người bắn sẽ khóa mục tiêu trước khi phóng và tên lửa sẽ tự điều khiển để đến mục tiêu. Spike sở hữu một thiết bị tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại. Một số biến thể được dẫn hướng theo cơ chế "phóng-quan sát-cập nhật", cho phép người điều khiển lựa chọn mục tiêu nguy hiểm hơn. Chúng có chiều dài tổng thể 1.672 mm, đường kính 170 mm, trọng lượng phóng từ 34 tới 70 kg tùy biến thể. Với tầm bắn từ 800-25.000 mét tùy biến thể, chúng khả năng xuyên giáp đồng nhất có độ dày lên đến 1.000 mm. Ảnh: Slovenskavojska
FGM-148 Javelin
FGM-148 Javelin là tên lửa chống tăng "bắn-quên" mà quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1996. Tên lửa Javelin được thiết kế theo kiểu vác vai một người bắn. Xạ thủ sử dụng hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại sau đó sẽ khóa vào đầu tự dẫn hồng ngoại của tên lửa. Javelin có kiểu tấn công "đột nóc" rất độc đáo, cho phép nó tiêu diệt những xe tăng hiện đại nhất vì giáp ở khu vực nóc tháp pháo thường khá mỏng. Với chiều dài tổng thể 1.200 mm, đường kính ống phóng 142 mm, trọng lượng phóng 22,3 kg, Javelin có tầm bắn tối đa 4.750 mét. Chúng mang theo đầu đạn liều đúp 8,4 kg. Ảnh: Wikipedia
9M133 Kornet
9M133 Kornet (NATO định danh AT-14 Spriggan) là một tên lửa chống tăng bám chùm laser bán tự động cực kỳ hiện đại của Nga. Lực lượng chống tăng bộ binh cơ giới Nga bắt đầu sử dụng chúng từ năm 1994. Thành phần hệ thống của chúng bao gồm: đạn tên lửa 9M133, giá phóng 9P163-1, kính ngắm ảnh nhiệt 1PN79-1. Chúng có chiều dài tổng thể 1.200 mm, đường kính 152 mm, trọng lượng phóng 29 kg. Với tầm bắn 5.500-10.000 mét, đầu đạn liều đúp của Kornet có khả năng xuyên giáp 1.200 mm. Giới chuyên gia đánh giá chúng là sát thủ diệt tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Chúng thừa sức đánh bại những xe tăng mang lớp giáp tốt nhất. Ảnh: Wikipedia
Điểm mặt tên lửa chống tăng trong quân đội Trung Quốc


Từ những năm 1990, PLA bắt đầu được đầu tư mạnh để hiện đại hóa và một trong những lĩnh vực của lục quân được ưu tiên là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM), một phương tiện vừa rẻ vừa hiệu quả chống lại các đơn vị xe bọc thép, xe tăng tiên tiến của đối phương.
Mặc dù PLA biên chế chính thức hệ thống chống tăng HJ-8 tiên tiến nhất của Trung Quốc, hệ thống này đã có mặt trong quân đội nước này từ 1985 với số lượng nhỏ, tuy nhiên năng lực chống lại các xe tăng tiên tiến như M1 của Mỹ hay T-80 của Liên Xô còn là dấu hỏi.

1599394824225.png


Hệ thống HJ-8 tuy thế đã tỏ ra khá hiệu quả trong tay các lực lượng ở Nam Tư trong những năm 1990, tuy nhiên PLA cần tới một loại ATGM hiện đại hơn nhằm có đủ năng lực đối đầu với các xe tăng hiện đại của phương Tây. Loại tên lửa mới phải có tính năng tương đương với các loại tên lửa chống tăng của Mỹ và Nga như Javelin, Kornet hay loại Spike của Israel, dẫn bắn bằng laser.

1599394852012.png


Và hệ thống HJ-9 ra đời. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng đầu tiên được thiết kế cho PLA sau Chiến tranh lạnh. Chúng được biên chế vào PLA từ năm 1999. Loại tên lửa này dẫn bắn bằng laser để cải thiện tính chính xác, gia tăng tốc độ bắn so với người tiền nhiệm HJ-8. Tên lửa mới sử dụng hai động cơ thay vì một, giúp tăng tầm bắn thêm 2,5km, lên 5,5km.

HJ-9 nhẹ và dễ dàng tái triển khai. Các nhà sản xuất nói tên lửa này có thể xuyên qua lớp giáp 1200mm, có thể dùng tấn công xe tăng hoặc các mục tiêu không bọc giáp như boongke. Một phiên bản nâng cấp của HJ-9 là HJ-9A trang bị thiết bị dò tìm sóng milimet, cho phép tên lửa có khả năng “bắn rồi quên”, tức không cần khâu dẫn bắn của xạ thủ. Phiên bản HJ-9B lại nâng cấp tiếp thiết bị dò tìm sóng milimet.

1599394780535.png
1599394794294.png


Tên lửa chống tăng HJ-10 và HJ-12
Sau HJ-9, dòng tên lửa chống tăng HJ-10 được phát triển với chức năng tương tự nhưng có hệ thống chống máy bay trực thăng. Tên lửa này dựa trên công nghệ dẫn bắn bằng dây, nhưng các phiên bản sau sử dụng laser hoặc thiết bị dò tìm sóng milimet tương tự như HJ-9. Tuy nhiên HJ-10 không được chế tạo để thay thế HJ-9 hay HJ-8, mà là một phiên bản biến thể sử dụng công nghệ tương tự.
Tên lửa chống tăng mới nhất của Trung Quốc hiện nay là HJ-12 (tức là trước nó là HJ-11), hệ thống do công ty NORINCO của Trung Quốc phát triển.
HJ-12 có cơ chế phóng tiên tiến, có thể được bắn đi từ trong tòa nhà, là vũ khí phòng thủ rất hữu hiệu. Cơ chế bắn và quên, năng lực khóa mục tiêu cho phép xạ thủ ngay lập tức tìm chỗ ẩn nấp sau khi bắn để đề phòng đối phương phản công và cũng có thêm thời gian để nạp tiếp quả đạn thứ hai.

Tổng hợp theo ZING, Tienphong
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga gây ngỡ ngàng với khả năng điều khiển hàng ngàn UAV
(Vũ khí) - Nga đã gây bất ngờ với khả năng điều khiển máy bay không người lái (UAV) với con số hơn 2.000 chiếc trên bầu trời St.Petersburg tạo nên bữa tiệc ánh sáng.

Buổi biểu diễn được thực hiện với sự tham gia của hơn 2.000 chiếc UAV dân sự cỡ nhỏ đã tạo thành hình cánh chim hòa bình, con số 75 và Huân chương chiến thắng để kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế chiến thứ Hai.

Bữa tiệc ánh sáng lung linh kỳ ảo kéo dài trong hơn 10 phút. Ban tổ chức sự kiện khẳng định buổi biểu diễn này sẽ phá kỷ lục thế giới và chứng minh khả năng điều khiển thiết bị bay không người lái cực đỉnh của Nga.

1599624982984.png
Nga phô diễn khả năng điều khiển hàng ngàn chiếc UAV tạo hình.

Dù chỉ là buổi biểu diễn của những UAV dân sự nhưng theo giới chuyên gia, một khi kỹ năng điều khiển này được sử dụng trong quân sự, Nga có thể thay đổi cục diện chiến trường bằng màn tấn công bầy đàn không thể đối phó.

Vấn đề khiến phương Tây đặc biệt quan tâm khi một vị đại diện của quân đội Nga mới đây tiết lộ họ đã chế tạo hàng loạt UAV cỡ nhỏ được trang bị vũ khí sát thương để tấn công đối phương theo đội hình lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc.


Nga dự tính biên chế mẫu UAV này cho mọi binh chủng trong quân đội, trong đó lực lượng đặc nhiệm sẽ được trang bị đầu tiên. Chúng tôi cũng đang phát triển bom cỡ nhỏ dành riêng cho chúng.

Những UAV này của Nga có thể mang theo khoảng một kg thuốc nổ, đủ khả năng tạo ra sát thương nếu được thả đúng mục tiêu. Chưng bằng lòng với thành quả, các nhà thiết kế Nga đang tiếp tục nghiên cứu và cải tiến để tăng mức tải trọng của UAV lên đến 20 kg.

Phi đội UAV này có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền, trên biển, trên không, thậm chí cả lực lượng bộ binh đối phương. Các chỉ huy quân sự Nga cho rằng chỉ cần một số lượng nhỏ UAV vượt qua hệ thống phòng không đối phương để đánh trúng mục tiêu là chiến thuật này đã thành công.


"Nếu được vận hành theo kiểu bầy đàn, các hệ thống trinh sát và phòng không địch không có đủ thời gian bắt bám và tiêu diệt mọi mục tiêu. Nếu ít nhất một UAV vượt qua được, hiệu quả tác chiến của nó có thể bù đắp chi phí cho cả bầy UAV còn lại", vị đại diện của quân đội Nga tuyên bố.

Giới chuyên gia cho rằng, chiến thuật sử dụng UAV bầy đàn của Nga được coi là có nhiều hứa hẹn và trong tương lai sẽ mở ra cơ hội thực tế không giới hạn cho quân đội trên chiến trường, cho phép tiến hành trinh sát có hiệu quả và tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng cơ sở vật chất ít tốn kém nhất và quan trọng hơn là không tổn thất về người.

Các cuộc chiến trong tương lai ngày càng được thể hiện dưới dạng cuộc chiến của máy móc. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa ra các câu hỏi: hàng đàn máy bay không người lái trên thực tế sẽ gần như không thể bị phá hủy hoàn toàn, và tất cả quá trình điều khiển các thiết bị như vậy có thể hiểu là chỉ cần thay thế phần mềm.

Điều này sẽ làm cho đàn máy bay không người lái trở thành đa năng, có thể dễ dàng điều chỉnh chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường. Nga hiện đang đầu tư mạnh theo hướng này.

Và sự đầu tư này đã được hiện thực hóa bằng sự ra mắt của chương trình Flock-93 hồi năm 2019. Trong hệ thống Flock-93 của Nga, dàn thiết bị không người lái sẽ được điều khiển bởi một UAV đầu đàn. Những UAV còn lại trong đàn sẽ duy trì kết nối trực quan thường xuyên với UAV đầu đàn thông qua việc sử dụng các camera IR của chúng.

Trong trường hợp UAV đầu đàn bị loại khỏi vòng chiến đấu vì nhiều lý do, kể cả việc bị hỏa lực của đối phương tiêu diệt, thì một UAV khác sẽ tự động thay thế, bắt đầu điều khiển cả đàn.

Đồng thời, số lượng UAV tích hợp vào hệ thống có thể tăng lên không giới hạn. Ví dụ, có thể tạo ra một đàn từ một nhóm nhỏ, trong đó UAV đầu đàn điều khiển 2-3 UAV số 2, và tiếp theo đó, các UAV số 2 có thể trở thành thủ lĩnh cho các tốp UAV khác.


Ưu điểm của hệ thống Flock-93 là chi phí tương đối thấp. Mục đích chính của dàn UAV Flock-93 là tấn công vào các mục tiêu theo nhóm và mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất cũng như các mục tiêu trên không trong điều kiện chống hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.


Để đối phó với đàn máy bay không người lái - những mục tiêu nhỏ, bay thấp với tốc độ thấp, đối phương phải có những phương tiện chiến đấu rất hiệu quả, song, trong điều kiện chiến đấu thực tế những phương tiện này là rất hiếm.

Các chuyên gia Mỹ nhận định rằng Nga hiện vẫn chưa thể đưa dự án dàn UAV vào hoạt động. Nhưng sự xuất hiện hệ thống có thể điều khiển hiệu quả hàng chục máy bay không người lái nhỏ là một dự án thú vị, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Bữa tiệc ánh sáng từ hàng ngàn chiếc UAV trên bầu trời St.Petersburg


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Không cần linh kiện Mỹ, Iran vẫn khiến F-14 mạnh hơn
(Vũ khí) - Dù Mỹ không bán linh kiện và nghiền nát tất cả những chiếc F-14 Tomcat nhưng Iran vẫn có cách khiến tiêm kích này mạnh hơn sau nâng cấp.
Quân đội Mỹ đã hoàn thành loại biên toàn bộ tiêm kích F-14 Tomcat hồi năm 2006 và thay thế bằng những chiến đấu cơ thế hệ mới mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, những linh kiện và bộ phận từ những máy bay này vẫn còn nguyên giá trị sử dụng với những quốc gia đang vận hành F-14.

Tại thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định nghiền nát tất cả số chiến đấu cơ đó để chúng không lọt vào tay đối thủ Iran. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, Cộng hòa Hồi giáo Iran vẫn đang sở hữu số lượng lớn phi công Tomcat lành nghề nhất thế giới.

Khong can linh kien My, Iran van khien F-14 manh hon
Mỹ phá hủy F-14 sau khi loại biên.


Số máy bay này được Tehran mua từ Mỹ dưới thời trị vì của vị vua cuối cùng của Iran, Mohammad Shah Reza Pahlavi (trị vì 1941-1979). Cùng với F-14, Iran cũng mua 714 quả tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix, có tầm bắn gần 200km.

Dù Mỹ đã chặn thành công việc đưa linh kiện của F-14 vào Iran nhưng Tehran vẫn có cách nâng cấp khiến những chiến đấu cơ này mạnh hơn cả nguyên bản và có thể chiến đấu ngang với máy bay thế hệ mới của Mỹ.

Theo AMN, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hoàn thành gói nâng cấp toàn bộ phi đội F-14 hồi đầu năm 2019. Gói nâng cấp mạnh được dành cho hệ thống điện tử để có thể tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại.

Bên cạnh việc tự nghiên cứu sản xuất trong nước các phụ tùng thiết yếu, F-14 của Iran còn được hiện đại hóa bằng thiết bị điện tử hàng không thế hệ mới của Trung Quốc. Đặc biệt sự sáng tạo tài tình của các kỹ sư đã cho phép chiếc tiêm kích Mỹ này sử dụng các loại vũ khí do Nga sản xuất.

1599625092784.png
Tiêm kích F-14 của Iran.

Việc những chiếc F-14 của Iran sử dụng được cả vũ khí hệ Nga và hệ Mỹ thực sự là một kỳ tích, đáng để cho nhiều quốc gia khác phải học hỏi.



F-14 là một trong số ít những chiếc tiêm kích đánh chặn được thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe. Tiêm kích được trang bị hai động cơ GE F110-GE-400 cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 74 tấn.

Vận tốc tối đa chiếc tiêm kích này có thể đạt được vào khoảng Mach 2,34. Bán kính chiến đấu của F-14 đạt khoảng 926 km, tầm bay tối đa 2.960 km và trần bay đạt 15.200 mét.


Những chiến đấu cơ F-14 của Không quân Iran đã bắn hạ rất nhiều máy bay chiến đấu của Iraq trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), chứng tỏ vị thế chiếm lĩnh bầu trời của Không lực Iran thời kỳ đó.



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tốp ba tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới
(Vũ khí) - Chúng tôi mới giới thiệu bài “Tốp ba máy bay tiêm kích bay cao nhất hiện nay” của chuyên gia quân sự Nga Ilia Polonski (DVO,3/9/2020).
Nay lại xin được giới thiệu một bảng xếp hạng khác của ông- nhưng lần này theo chiều ngược lại- ba (kiểu) tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới. Bài viết với tiêu đề đăng trên ‘Bình luận quân sự” (Nga) ngày 29/8/2020.

Top ba tau ngam lan sau nhat the gioi
Khả năng lặn sâu - đó là một trong những tính năng mang tính quyết định của các tàu ngầm. Những tàu ngầm có thể xuống độ sâu tối đa luôn có lợi thế rất lớn khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Như nhiều người đã biết, kỷ lục thế giới về độ lặn sâu trong số các tàu ngầm thuộc về tàu ngầm hạt nhân K-278 "Komsomolets" của Liên Xô - vào ngày 4/8/1985, chiếc tàu ngầm hạt nhân này đã lặn xuống độ sâu tới 1.027 mét.

Nhưng thật đáng buồn là vào năm 1989, tàu ngầm hạt nhân "Komsomolets" đã bị chìm ở biển Na Uy, 42 thủy thủ thiệt mạng và chỉ có 27 người được cứu sống.

Sau đây là bảng xếp hạng ba tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới (từ dưới lên):


3. Borey

Các tàu ngầm Dự án 955 "Borey" là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ 4. Các tàu Borey bắt đầu được biên chế cho Hải quân Nga từ năm 2013.


Trong năm 2013 đó, tàu ngầm K-535 “Yuri Dolgoruky” hạ thủy từ năm 2008 đã chính thức trực chiến.

Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Nga có trong trang bị 4 tàu ngầm lớp “Borey”– đó là K-535 “Yuri Dolgoruky”, K-550 “Alexander Nevsky”, K-551 "Vladimir Monomakh" và K-549 "Hoàng tử Vladimir".

Còn 6 tàu nữa thuộc dự án này đang được đóng. Những tàu đang được đóng này dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trong những năm 2020 để tăng cường sức mạnh tác chiến của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Hải quân Nga.

Top ba tau ngam lan sau nhat the gioi
Độ sâu lặn trung bình của tàu ngầm hạt nhân lớp “Borey” vào khoảng 480 mét. Tất nhiên, con số này còn cách rất xa kỷ lục của tàu ngầm “Komsomolets”, nhưng những tàu ngầm Nga mới này đang vượt rất xa nhiều tàu ngầm của Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc tính theo tiêu chí lặn sâu.

2. Virginia

Các tàu ngầm lớp “Virginia” là các tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ bốn có trong trang bị của Hải quân Hoa Kỳ.

Công tác thiết kế những tàu ngầm này được triển khai từ cuối những năm 1980, nhưng mãi đến năm 2004 chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này là SSN-774 “Virginia” mới được đưa vào biên chế cho Hải quân Mỹ.

Dự kiến trong tương lai gần Hải quân Mỹ sẽ có ít nhất 30 tàu ngầm lớp “Virginia”. Bộ Hải quân Mỹ hy vọng rằng những tàu ngầm này sẽ thay thế hoàn toàn các tàu ngầm lớp “Los Angeles” được sản xuất trong 20 năm- từ 1976 đến 1996.


Top ba tau ngam lan sau nhat the gioi

Độ sâu lặn tối đa của tàu ngầm lớp “Virginia” là 488 mét, nhưng một số chuyên gia đã đưa ra các con số khác - 500 mét và thậm chí tới 600 mét.

Trong mọi trường hợp, những tàu ngầm Mỹ lớp này có khả năng hoạt động ở độ sâu rất lớn và nhờ vậy mà chúng luôn là những đối thủ rất nguy hiểm và “xảo quyệt”.

1. Yasen

Các tàu ngầm Nga thuộc Dự án 885 "Yasen" (885M "Yasen-M") hoàn toàn xứng đáng được xếp ở vị trí thứ nhất.


Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này là K-560 “Severodvinsk” chính thức biên chế cho Hạm đội Phương Bắc Hải quân Nga vào năm 2014 dù đã được hạ thủy từ trước đó 4 năm.

Hiện còn có các tàu ngầm K-561 "Kazan" và K-573 "Novosibirsk" tuy đã được hạ thủy nhưng vẫn chưa được đưa vào trang bị. Dự kiến, “Kazan” sẽ bắt đầu trực chiến vào cuối năm nay, còn “Novosibirsk”- vào năm 2021 tới.

Hiện tại, có 6 tàu ngầm lớp “Yasen” nữa đang được đóng là K-571 “Krasnoyarsk”, K-564 “Arkhangelsk”, “Perm”, “Ulyanovsk”, “Voronezh”, “Vladivostok”. Chúng sẽ gia nhập Hạm đội tàu ngầm Hải quân Nga trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2028.

Độ sâu lặn tối đa của tàu ngầm lớp “Yasen” là 600 mét: động cơ hạt nhân mới được sử dụng trên tàu ngầm này đã giúp nó bỏ lại phía sau rất xa tất cả các đối thủ cạnh tranh của “Yasen” về độ sâu lặn trong số các tàu ngầm của những nước là đối thủ tiềm tàng của Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ thẳng tay loại biên hàng trăm chiếc Apache
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ vừa thông báo chính thức loai biên hàng trăm chiếc trực thăng tấn công AH-64D Apache cũ để nhường chỗ cho loại máy bay mới.
Theo Bộ Tư lệnh Hợp đồng Lục quân - Redstone Arsenal (ACC-RSA), hiện cơ quan này đang tìm kiếm nhà thầu để tháo rời hàng trăm chiếc AH-64D sau khi số trực thăng này nhận quyết định loại biên từ Bộ Quốc phòng.

"Yêu cầu từ quân đội, tiến độ tháo rời mỗi tháng phải đạt khoảng 7 chiếc AH-64D Apache. Tuy nhiên, không phải tất cả linh kiện và phụ tùng tháo rời đều bị loại bỏ. Những bộ phận nào còn tốt sẽ được tận dụng để tái sử dụng trên những chiếc Apache còn mới hơn", thông báo của ACC-RSA cho biết.

My thang tay loai bien hang tram chiec Apache
Trực thăng tấn công Apache.

Để lấp vào chỗ trống những chiếc Apache loại biên để lại, Bộ Quốc phòng Mỹ đang khẩn trương đánh giá một vài ứng cử viên để có phương án tốt nhất thay thế. Dù phương án cuối cùng chưa được đưa ra nhưng theo nguồn tin của trang Aviationist, máy bay SB-1 Defiant đang được đánh giá là có tiềm năng nhất.

SB-1 Defiant hội tụ đủ những yêu cầu của Quân đội Mỹ về dòng máy bay thay thế Apache: Tấn công mạnh, tốc độ cao, đa năng (vừa tấn công vừa đảm nhiệm vận chuyển binh sĩ).


"Sự kết hợp giữa cánh quạt đồng trục và cánh quạt đẩy ở đuôi máy bay giúp nó có thể thoát ly nhanh hơn khỏi khu vực nguy hiểm để giảm khả năng bị thương vong hoặc bắn hạ. Hệ thống lái linh hoạt của trực thăng mới là một cuộc cách mạng so với các dòng trực thăng truyền thống hiện có của Mỹ", Giám đốc Chương trình phát triển máy bay trinh sát tấn công của Quân đội Mỹ, Tim Malia nói.

Chương trình SB-1 Defiant ra đời nhằm thực hiện nhiệm vụ của cả trực thăng tấn công AH-64 Apache và trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk trong Không quân Mỹ hiện nay.

Quá trình phát triển máy bay mới với cánh quạt đồng trục thế hệ mới SB-1 hay chương trình Future Vertical Lift dựa trên công nghệ đã được thực nghiệm trên nguyên mẫu trực thăng siêu tốc X-2. SB-1 Defiant có thể đạt tốc bay tối đa lên tới trên 462km/h.

Máy bay này được thiết kế để phù hợp cho cả nhiệm vụ vận tải chiến trường hoặc trực thăng tấn công. Việc hoán cải trang bị của SB-1 rất đơn giản và có thể thực hiện ngay trên chiến trường nhờ thiết kế module.



Thế mạnh của trực thăng này không chỉ dừng lại ở đó bởi với cánh quạt đồng trục, cho phép SB-1 bay ở độ cao lớn, vùng núi cao, nơi không khí loãng, mà ít dòng trực thăng có thể hoạt động được.

Nhờ có thiết kế đặc biệt cho phép SB-1 có khả năng xoay sở ở phạm vi hẹp, tác chiến tốt trong môi trường đô thị phức tạp. Cơ cấu cánh quạt tối ưu giúp SB-1 hoạt động ít phát ồn hơn so với các dòng trực thăng thế hệ cũ.


Điều đặc biệt theo Không quân Mỹ, sự ra đời của SB-1 đã phá thế độc tôn về thiết kế cánh quạt đồng trục trên trực thăng dòng Ka của Nga và giúp trực thăng Mỹ có thêm nhiều lợi thế trong cuộc đua phát triển dòng trực thăng tốc độ cao trên thế giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Anh loại bỏ xe tăng?
(Vũ khí) - Trang Popular Mechanics cho rằng, việc Anh cân nhắc loại bỏ toàn xe tăng theo chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang có thể được coi là cuộc cách mạng.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Anh công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ số xe tăng Challenger 2 khỏi trang bị do chi phí quá cao dành cho việc hiện đại hóa khi những cỗ tăng này.

Lý giải cho kế hoạch này, Anh cho rằng lực lượng xe tăng nước này đã trở nên lỗi thời so với các đối thủ và chúng bị cho là không đủ mạnh và tin cậy để đối phó được với những dòng vũ khí chống tăng thế hệ mới hiện nay.

Vi sao Anh loai bo xe tang?
Tăng Challenger 2 của Anh.
Một khi kế hoạch này chính thức được thông qua, Anh sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới loại bỏ toàn bộ xe tăng khỏi trang bị. Và kế hoạch này đang gây nhiều trang cãi ngay chính trong giới quân sự.


Theo các chuyên gia của Popular Mechanics, cách đây đã hơn 20 năm đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng thời đại của xe tăng đã kết thúc và phương tiện làm chủ chiến trường trong chiến tranh hiện đại là những "xe tăng bay", đó là trực thăng vũ trang và cường kích tầm thấp.

Quân đội Mỹ là bên đưa ra học thuyết trên và họ rất tích cực xây dựng lực lượng vũ trang của mình theo hướng đi này, xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của họ hầu như chỉ có nhiệm vụ duy nhất là dọn dẹp chiến trường.

Còn vai trò bẻ gãy sức kháng cự của đối phương, tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hay cụm công trình phòng thủ được giao cho máy bay nhờ khả năng linh hoạt, uy lực lớn và ưu thế tuyệt đối khi tiêu diệt chiến xa đối phương.

Phương thức tác chiến này luôn được Mỹ trung thành sử dụng cho tới ngày nay, chiến thuật cực kỳ đơn điệu nhưng hầu như chẳng thể đối phó, nhất là khi Không quân Mỹ luôn đảm bảo làm chủ bầu trời trước bất cứ đối thủ nào.

Nguồn tin này cho rằng, với kế hoạch loại biên toàn bộ lực lượng xe tăng của mình, rất có thể Anh đang học Mỹ và thay đổi chiến thuật tác chiến để giành ưu thế trước đối thủ trong chiến tranh hiện đại.

Để làm được điều đó, Anh phải đầu tư nhiều cho những vũ khí mang tính cách mạng để khắc chế lực lượng xe tăng đối phương đồng thời có thể thay đổi cục diện trên chiến trường.

Và có thể đây là lý do khiến Anh đang hợp tác cùng Mỹ đang thực hiện chương trình vũ khí có thể diệt cả trận địa tăng của đối phương trên chiến trường.

Theo hình ảnh mô phỏng về cách tấn công vũ khí mới này được công bố, loại vũ khí mới sẽ được thả từ các máy bay vận tải hạng nặng, các tổ hợp vũ khí được thả từ không trung, hạ cánh dưới sự trợ giúp của dù xuống mặt đất.


Những vũ khí này có thể tự hành, tự nguỵ trang, ẩn nấp và mật phục tấn công phương tiện thiết giáp của đối phương bằng các quả đạn dạng pháo.


Về nguyên lý, chúng có thể được coi là những cỗ pháo tự hành bắn đạn xuyên giáp chống tăng với tốc độ bắn cực nhanh, chỉ cần một số lượng không nhiều cỡ vài tá pháo tự hành loại này có thể tạo một màn hỏa lực dày đặc, đủ sức bẻ gãy những mũi thép tấn công bằng xe tăng của đối phương.

Sau khi được thả từ máy bay và tiếp đất, hệ thống dù sẽ được thu gọn, cất giấu dưới gầm bệ pháo, sau đó các tấm phủ ngụy trang tiệp màu với địa hình khu vực tác chiến sẽ bao kín, biến cỗ pháo trở nên vô hình, các phương tiện trinh sát của đối phương khó mà phát hiện được.

Ngoài ra, chúng có hệ thống truyền động bánh xích để di chuyển ở những cự ly gần. Chỉ thị mục tiêu cho chúng chính là các máy bay trinh sát không người lái, khi xe tăng hoặc các phương tiện chiến đấu của đối phương tiến vào cự ly thích hợp, các tổ hợp pháo này sẽ đồng loạt khai hỏa với tốc độ cực nhanh, tới hành chục phát/phút.


Việc bất ngờ rơi vào trận địa như vậy, khó có loại phương tiện nào có thể sống sót, dù là những dòng tăng được bảo vệ tốt nhất hiện nay và với số lượng lớn đến đâu.

Nếu thành công, Anh và Mỹ có thể tạo nên một cuộc cách mạng trên chiến trường khi không cần dùng đến xe tăng nhưng vẫn có thể diệt gọn mọi gần như mọi mục tiêu trên chiến trường.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ đang tìm cách đối phó Su-57 Nga
(Vũ khí) - Mỹ vừa gây bất ngờ khi để lộ hình ảnh tiêm kích F-35 sơn màu Su-57 Nga với mục đích huấn luyện và tìm cách khắc chế.

Hình ảnh được công bố bởi cựu phi công Sean Hampton của Không quân Mỹ. Từ hình ảnh được công bố có thể dễ dàng nhận thấy chiếc F-35 mang hình hài của Su-57. Và điều gây bất ngờ hơn cả là Mỹ còn dùng máy bay tàng hình này ngụy trang thành Su-27 - tất cả đều thuộc Không quân Nga
1599819865738.png

Tất cả những máy bay này đều đóng vai trò là quân xanh trong các buổi diễn tập và huấn luyện của Không quân Mỹ được thực hiện tại căn cứ không quân Nellis ở Nevada.

Việc Mỹ tìm cách khắc chế máy bay tàng hình Su-57 là điều khá bất ngờ bởi trước đó Không quân Mỹ từng nhiều lần cho rằng, trái với những lời quảng cáo, Su-57 của Nga là nỗi thất vọng và không đáng được xếp vào thế hệ 5.
Lý do dẫn đến nhận định trên là: Nếu không có quyết định chấm dứt dự án tiêm kích thử nghiệm tiên tiến MiG-1.44 do thiếu kinh phí, Không quân Nga sẽ có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm từ lâu chứ không phải chỉ là một số nguyên mẫu của Su-57 như hiện nay.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có máy bay chiến đấu Su-57 hoàn chỉnh nào phục vụ trong lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga. Những máy bay chúng ta vẫn gọi là Su-57 thực chất chỉ là mẫu thử T-50 và đây có thể được xem là sự thất bại của người Nga.
Bất ngờ lớn nhất trong loạt ảnh được công bố là bức F-35 đóng giả Su-27. Đây là điều khá lạ bởi hiện tại Mỹ đang có ít nhất 2 chiếc máy bay loại này mua từ Ukraine và đã "tiêu hóa" gần hết mọi tính năng của Su-27 nhưng vẫn cần F-35 đóng giả.

Được biết, tất cả chiến đấu cơ đóng giả Nga đều thuộc trang bị của Phi đoàn 401 này (VMFT-401). "Nhiệm vụ của chúng tôi là đóng vai quân xanh để phi công của Không quân Mỹ nhắm bắn.

Chúng tôi mô phỏng chiến thuật của đối phương để bảo đảm rằng các phi đội của chúng ta có thể tinh chỉnh riêng chiến thuật không chiến của họ. Nói theo ngôn ngữ thông thường, chúng tôi thực tập bắn vào nhau", Trung tá Jayson Tiger, chỉ huy VMFT-401 nói.

Lực lượng phi công lão luyện của VMFT-401 đã nghiên cứu tỉ mỉ những chiến thuật đối phương sử dụng, từ đó áp dụng vào việc huấn luyện để phi công của Mỹ có thể ứng phó một khi giáp mặt không chiến thực sự.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-dang-tim-cach-doi-pho-su-57-nga-3418784/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Siêu tên lửa TQ kém chính xác

Theo dữ liệu báo cáo do Mỹ công bố TQ bắn 4 tên lửa vào hôm 25-26 tháng 8

Tên lửa thứ 1: YJ18 không có báo cáo sau khi bắn mục tiêu
Tên lửa thứ 2: DF21D mất kiểm soát và mất tích.
Tên lửa thứ 3: DF21D rơi xuống khu vực dân cư trong lục địa (chưa bay được ra biển).
Tên lửa thứ 4: DF26B không đánh trúng tàu mục tiêu
Trước đó bắn tập DF16 5-8 cũng ko trúng mục tiêu
C6528FCA-F1B8-4723-A7EC-D458B209ABF5.png
4955B75C-FAF5-4E11-BBC5-4D86F11D89BF.png
390C3A93-43E3-47A5-9594-D9E3CC736E74.jpeg
FA11C117-C7B9-4063-8719-98B646FAD4A6.jpeg
18934AAD-D4BC-48D2-B47F-B3EC932E6681.jpeg
490AEA55-ADFA-4D30-A2CD-8146F62AC0D3.jpeg
9386C215-0673-4072-9EDE-D00A222EAD83.jpeg
D22C3758-EE8C-4263-82A1-FD0999853EC2.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Nhiệm vụ mới của PrSM không có trên Iskander-M
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ lần đầu tiết lộ nhiệm vụ mới của dòng tên lửa tấn công chính xác tầm xa PrSM, vũ khí được coi là đối trọng với Iskander-M

Theo tờ National Interest, nhiệm vụ mới của PrSM là tính năng chống hạm tầm xa và có thể diệt được tàu cỡ lớn hơn đáng kể so với những tên lửa chống hạm chuyên dụng.

Quân đội Mỹ tiết lộ, PrSM sẽ có thể nhắm bắn và tiêu diệt tàu thuyền của đối phương đang di chuyển ở khoảng cách 500km. Tính năng mới đang được hoàn thiện và chính thức được trang bị vào năm 2025.

Đến khi đó, Mỹ sở hữu dòng tên lửa chiến thuật được đánh giá là đối thủ với Iskander-M của Nga nhưng vượt trội nhờ được tích hợp thêm nhiệm vụ diệt hạm.

1600165560944.png
Hệ thống PrSM.


"Về cơ bản PrSM mang theo được rất nhiều cảm biến vì thế chúng tôi có thể kết nối với mạng lưới phòng không. Chúng tôi có thể phát hiện và tấn công nhiều mục tiêu ở tầm xa hơn", Chuẩn tướng John Rafferty, Giám đốc dự án Vũ khí tấn công chính xác tầm xa cho biết.

Cùng với thời điểm nhận phiên bản đa nhiệm, Mỹ vừa công bố kế hoạch mua hơn ngàn đạn PrSM. Kế hoạch mua sắm vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố nằm trong năm tài khóa 2021.

Cụ thể, Mỹ đã quyết định chi trên 1 tỷ USD để mua về 1.018 đạn tên lửa thuộc chương trình tên lửa tấn công chính xác tầm xa PrSM.

"Số tên lửa này sẽ được trang bị cho những đơn vị tiền tuyến gần với lãnh thổ đối phương để sẵn sàng đáp trả nếu cần thiết", nguồn tin quân sự Mỹ tuyên bố.

Trong kịch bản thực chiến tiềm năng ở châu Âu, tên lửa PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga. Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc.

Thiếu tướng John Rafferty thuộc lực lượng tấn công mặt đất Mỹ cho biết, việc trang bị vũ khí mới đang được xúc tiến nhằm mục đích dần thay thế cho hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS.

Tên lửa mới có kích thước nhỏ hơn so với ATACMS. Đặc điểm này cho phép bố trí số lượng đạn lớn hơn tại các trạm tên lửa.


Thông tin từ vị tướng Mỹ cũng nhấn mạnh PrSM có khả năng "tấn công vào sâu nội địa lãnh thổ đối thủ" nếu được đặt đúng vị trí.


Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn kỳ vọng PrSM hoàn thiện phiên bản mặt đất sẽ có thêm các bản nâng cấp cho phép hoạt động như các tên lửa chống hạm thông minh.

Hệ thống vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 500km. Đặc biệt đây sẽ là vũ khí Mỹ coi là đủ mạnh để làm đối trọng với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga.


Một trong những đặc điểm nổi trội của tên lửa mới là nó cho phép các đơn vị bộ binh có thể tấn công từ khoảng cách an toàn.

Vũ khí này sẽ mang được cả đầu đạn thông thường và một loại đầu đạn mới và được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu hiện đại hơn các tên lửa trước đây, cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhiem-vu-moi-cua-prsm-khong-co-tren-iskander-m-3419013/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
S-300 Hy Lạp tiệm cận S-400 sau khi Nga nâng cấp
(Vũ khí) - Theo trang DefenceNet.gr của Hy Lạp, nước này đang đàm phán với Nga để nâng cấp toàn bộ hệ thống S-300PMU-1 lên chuẩn mới với sức mạnh vượt trội.
Phiên bản cực mạnh

Nguồn tin tiết lộ, phiê bản S-300 Hy Lạp nhận được sau nâng cấp sẽ là S-300PMU-2 với nhiêu thay đổi và trang bị mới. "S-300PMU-2 mang lại hiệu suất chiến đấu tiệm cận với hệ thống S-400 Nga xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hệ thống này bao gồm trạm chỉ huy và điều khiển 54K6E2, radar bẫy 30N6E2 Tomb Stone và một phiên bản mới cho radar tìm kiếm tầm xa là NIIP 64N6E2 Big Bird", báo Hy Lạp cho biết.

1600165664265.png
Hệ thống S-300.
Quyết định cuối cùng về gói nâng cấp chưa được đưa ra nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và quốc gia thành viên NATO này đang tiến triển rất tốt. Theo chuyên gia của DefenceNet.gr, hợp đồng chính thức có thể được ký kết trước khi kết thúc năm 2020.


Được biết, trước khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức sở hữu những hệ thống S-400 đầu tiên mua từ Nga thì Hy Lạp là thành viên NATO đầu tiên sở hữu hệ thống phòng thuộc dòng S do Nga sản xuất.

Mặc dù vậy, việc khám phá hết bí mật hệ thống này vẫn được cho là vấn đề không thể với Mỹ. Theo chuyên gia quân sự Belarus, Valery Gonchar, trong quá khứ, Mỹ từng thu thập kinh nghiệm đối phó với S-300 thông qua các cuộc tập trận với Hy Lạp ngay cả khi S-300 đang được kích hoạt.

Tuy nhiên, những gì thu được chưa làm Mỹ thỏa mãn. Bởi dù có trong tay những bảo vật nhưng chúng không giúp ích gì cho Mỹ khi muốn vô hiệu S-300 bởi những thành phần của S-300 Lầu Năm Góc được tiếp cận đã được mã hóa và bảo mật rất cao.


Sau nâng cấp, phiên bản S-300PMU-2 của Hy Lạp sẽ được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h.

Hệ thống được đánh giá là có khả năng không những bắn hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn được tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung, tên lửa hành trình và cả mục tiêu tàng hình.

Theo một số nguồn tin, tính năng đặc biệt của phiên bản S-300PMU-2 Nga naag cấp cho Hy Lạp là chúng có thể đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

Vì vậy chúng sẽ tạo thành một mạng lưới phòng thủ thống nhất nhiều tâng giúp đối phó hiệu quả với những cuộc tấn công đường không từ bên ngoài. Đây là tính năng mà S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ dù tối tân hơn những cũng không có.

S-300PMU-2 đối trọng với Thổ

Sẽ không có gì đáng bàn kế chương trình thảo luận nâng cấp S-300 giữa Hy Lạp và Nga nếu không diễn ra đúng thời điểm hai quốc gia thành viên NATO là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang bên bờ vực xảy ra xung đột.

Đặc biệt, cùng với kế hoạch tăng cường sức mạnh phòng thủ, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng đã công bố chương trình mua sắm quốc phòng trong bài phát biểu về chính sách kinh tế hàng năm của ông.


"Thủ tướng đặc biệt tập trung vào ba nội dung: Chương trình vũ khí, tăng cường nguồn nhân lực cho các lực lượng vũ trang và tổ chức lại ngành công nghiệp quốc phòng nhằm góp phần phát triển công nghệ và kích thích việc làm", phát ngôn viên chính phủ Stelios Petsas nói.


Các quan chức Hy Lạp đều cho rằng, nguyên nhân khiến họ phải tăng chi tiêu quốc phòng là căng thẳng gia tăng với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Địa Trung Hải.

Athens và Paris hiện đang trong giai đoạn đàm phán về một thỏa thuận mua khoảng 18 máy bay chiến đấu Rafale. Gói thầu này cũng sẽ bao gồm việc mua tên lửa dẫn đường và bảo dưỡng máy bay chiến đấu Mirage của Hy Lạp.

Athens cũng đang cố gắng đa dạng hóa kho vũ khí của mình khi nước này đang đàm phán với các nước khác về việc cung cấp thiết bị quân sự như Đức, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan.


Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa Ankara và Athens cho thấy, các thành viên NATO không còn quan trọng đối với cả hai nước.

Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang giữa hai quốc gia Địa Trung Hải này, rất có thể một số quốc gia thuộc NATO sẽ ủng hộ Hy Lạp và một số quốc gia khác sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng dù cả 2 bên đang tăng cường khả năng quân sự của mình nhưng khả năng xảy ra xung đột giữa Hy Lạp và Thổ không cao.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
EMALS giúp Hải quân Mỹ hoàn thành mọi sứ mệnh
(Vũ khí) - Để tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ, Hải quân Mỹ đang hiện đại hóa lực lượng, trong có có tàu sân bay với những công nghệ mang tính cách mạng.
Theo Hải quân Mỹ, hiện nay tàu sân bay lớp Nimitz đang chuẩn bị được thay thế bằng những hàng không mẫu hạm tối tân hơn thuộc lớp Ford. Một trong những thay đổi mang tính cách mạng giữa tàu lớp Ford so với lớp Nimitz chính là Hệ thống máy phóng điện từ (EMALS).

Đô đốc Phil Davidson, Tư lệnh các lực lượng Hạm đội Mỹ cho biết: "Tàu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào lịch sử với việc tiêm kích thuộc Không đoàn Thử nghiệm và Đánh giá số 23 cất và hạ cánh thành công bằng những hệ thống hỗ trợ tối tân trên hạm".

1600165706980.png
Hệ thống máy phóng điện từ trên tàu sân bay Mỹ.
Thử nghiệm thành công này đã loại bỏ những nghi ngại trước đây về tính hiệu quả của hệ thống cáp hãm đà và EMALS tối tân nhất thế giới này trên tàu sân bay. Trong thử nghiệm, tiêm kích F/A-18F đã nhiều lần cất và hạ cánh thành công trên tàu USS Gerald R. Ford mà không xảy ra bất kỳ sự cố nào.


"Chính EMALS chứ không phải bất kỳ hệ thống nào khác trên tàu sân bay lớp Ford tạo nên khác biệt với tất cả những tàu khác trên thế giới. Hệ thống này sẽ giúp Hải quân Mỹ tăng độ tin cậy và khả năng hoàn thành nhiệm vụ", Đô đốc Mỹ nói.

Nhưng điều đặc biệt là ngay trước khi Hải quân Mỹ hết lời ca ngợi EMALS, truyền thống Mỹ dẫn lời Tổng thống Trump cho biết, hệ thống EMALS với những lời mỹ miều về công nghệ số được lắp đặt trên tàu sân bay thế hệ mới lớp Ford thực tế là không làm việc.

"Tôi nghe tên gọi về chúng rất mỹ miều là chuẩn kỹ thuật số. Công nghệ đó là gì? Tôi không phải là Albert Einstein để hiểu được chúng với vai trò như một hệ thống công nghệ mới cần thiết trên tàu sân bay. Khi tôi hỏi: Bạn cần hệ thống như nào trên tàu sân bay?

1600165717949.png

Câu trả lời thường là: "Chúng tôi cần hệ thống chuẩn số hóa, thưa ngài! Tôi có thể khẳng định là sẽ không có hệ thống nào như vậy vì bất kỳ hệ thống số hóa nào tiêu tốn hàng trăm triệu USD tiền ngân quỹ thì nó đều không cần thiết. Trong những chiếc Ford tiếp theo, tôi sẽ yêu cầu quay trở lại sử dụng hệ thống máy phóng hơi nước", Tổng thống Trump giận dữ khi nói về EMALS.

Tính tới đầu năm 2017, tổng chi phí phát triển hệ thống EMALS đã vượt qua con số 2,3 tỷ USD - số tiền này mua được gần 40 chiếc Su-30 Nga theo mức giá năm 2015. Và giá tiền đi đôi với hiệu quả bởi theo Hải quân Mỹ, hệ thống EMALS hoạt động rất tốt chứ không như một số chuyên gia nghi ngại.

Hải quân Mỹ cho biết, hệ thống máy phóng điện từ EMALS là một trong những công nghệ tân tiến nhất được áp dụng trên các hàng không mẫu hạm Mỹ hiện nay. Công nghệ này làm thay đổi hoàn toàn phương thức phóng tiêm kích hạm bằng các máy phóng hơi nước cổ điển.

EMALS bao gồm các bộ phận cấu thành như máy phát điện, bộ lưu trữ năng lượng, hệ thống chuyển đổi điện - từ trường, một động cơ điện công suất 100.000 mã lực. EMALS được thiết kế nhỏ gọn nhưng lại có sức mạnh hơn hẳn hệ thống phóng hơi nước cũ, nó mang lại các ưu điểm như:

Giảm khối lượng công việc, giảm nhiệt độ do ma sát, tăng cường tốc độ khởi động máy bay, giảm trọng lượng boong tàu, giảm khối lượng lắp đặt.


Ngoài ra, nó có thể phóng được nhiều loại máy bay trên tàu sân bay, từ chiến đấu cho đến chỉ huy - cảnh báo sớm, tác chiến điện tử… Máy phóng sử dụng hệ thống động lực điện từ có tính năng ưu việt, dễ dàng kiểm soát chính xác lượng điện phát ra.


EMALS có thể dễ dàng phóng luân phiên hoặc xem kẽ các loại máy bay không người lái và có người lái với trọng lượng cất cánh từ vài tấn đến vài chục tấn mà chỉ cần thay đổi một vài tham số điều khiển.

Đặc biệt, hệ thống này sẽ giúp máy bay chiến đấu được phóng từ một mặt boong bằng phẳng với tốc độ nhanh hơn, mang theo nhiều bom đạn hơn, nâng cao khả năng tác chiến tổng quan, đặc biệt là khả năng chiếm lĩnh không phận cực nhanh. Đây đều là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong tác chiến tương lai.

Tính ưu việt của máy phóng điện từ còn được thể hiện ở điểm, nó có khả năng phóng liên tục mà không cần phải tái nạp năng lượng. Điều này rất quan trọng bởi bảo đảm được tần suất và số lượt chiếc máy bay xuất kích ngày càng gia tăng trong tác chiến hiện đại, là mục tiêu then chốt của mọi tàu sân bay.


Hiệu quả của máy phóng điện từ có thể được thấy qua quá trình thử nghiệm của tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Trong trạng thái hoạt động với cường độ tác chiến ở mức cao nhất, EMALS giúp tàu có thể duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất kích 220 lần chiếc tiêm kích hạm, tác chiến liên tục trong 5 - 7 ngày.

Hoạt động với cường độ tác chiến mức độ trung bình, mỗi ngày tàu sân bay này có thể huy động 180 lượt máy bay, tấn công 1.500 mục tiêu trong thời gian 1 tháng liền. Đây là điều không tưởng đối với những hàng không mẫu hạm lớn nhất trên thế giới hiện nay, kể cả các tàu thuộc lớp Nimitz của Mỹ với hệ thống máy phóng hơi nước.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Iraq tích cực phục hồi xe tăng T-72M1 từ "nghĩa địa"
(Vũ khí) - Quân đội Iraq đang đẩy mạnh việc khôi phục và nâng cấp những xe tăng T-72M1 từ “nghĩa địa”, gần đây một số chiến xa đã được gửi đến các đơn vị.
Khi nhắc đến những “nghĩa địa xe tăng” nổi tiếng trên thế giới thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ tới nhà máy sửa chữa Kharkov tại Ukraine hay kho lưu trữ lớn của Quân đội Mỹ tại Sierra Army Depot thuộc bang Nevada. Những nơi này có tới hàng ngàn chiến xa đang chờ xử lý.

Do vậy thật đáng ngạc nhiên khi được biết tại khu vực Taji - nơi đóng quân của Sư đoàn thiết giáp số 9 tinh nhuệ của Quân đội Iraq cũng có một "nghĩa trang quân sự" với quy mô khá lớn.

1600165783273.png
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 của Iraq trong tình trạng ngừng hoạt động

Theo một số báo cáo, các phương tiện chiến đấu bị loại biên đã được đưa về đây ngay từ thời kỳ những năm 1980 - 1990. Thực tế là sau chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, các biện pháp trừng phạt cứng rắn đã được áp dụng đối với Baghdad, bao gồm cả lệnh cấm cung cấp phụ tùng thay thế, khiến nhiều xe tăng không thể hoạt động.


Sau cuộc chiến năm 2003, người Mỹ bắt đầu đưa đến đây các xe tăng, xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành bị hư hỏng, được thu thập từ mọi khu vực của đất nước Trung Đông này.

"Tại đây bạn có thể thấy các mẫu xe tăng, thiết giáp của Liên Xô, các nước thuộc khối Warsaw trước đây, Nam Tư, Trung Quốc, Pháp và Brazil... cũng như chiến lợi phẩm từ cuộc chiến với Iran - đó là chiến xa do Mỹ, Anh và Triều Tiên sản xuất", báo cáo cho biết.

Hiện tại những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1M Abrams bị tạm ngưng hoạt động cũng vận hành trong khu liên hợp nói trên, nhưng được cất giữ riêng trong khu vực này.

1600165766975.png
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 vừa được Iraq phục hồi thành công


Trong thời gian gần đây, Quân đội Iraq với nỗ lực của mình đã khôi phục đi kèm hiện đại hóa được một số lượng chiến xa đáng kể để đưa trở lại thành phần tác chiến, trong đó chủ yếu là loại T-72M1 - phiên bản xuất khẩu rộng rãi nhất của dòng MBT này.

Theo ý kiến đánh giá từ các chuyên gia quân sự thì xe tăng T-72M1 do Iraq phục hồi và nâng cấp thua xa T-90S/SK mua từ Nga. Ví dụ, chúng không có thiết bị ngắm đêm hiện đại, cũng như hệ thống bảo vệ chủ động.


Hiện tại kho vũ khí có thể thu hồi của Iraq đang cạn kiệt nghiêm trọng. Mặc dù có một số dự trữ nhất định, chẳng hạn như xe tăng T-62 đã ngừng sử dụng sau năm 2003. Nhưng theo đánh giá, chúng có thể được quay trở lại biên chế một lần nữa tương tự như trường hợp T-72M1.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Hệ thống Bal tạo lá chắn bất khả xâm phạm tại Crimea
(Vũ khí) - Nga đang triển khai xung quanh bán đảo Crimea những tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal với tên lửa hành trình chống hạm Kh-35U cực kỳ lợi hại.
Truyền thông Nga mới đây cho biết, tổ hợp phòng thủ bờ biển Bal đã phóng tên lửa Kh-35U và đánh trúng mục tiêu mặt nước cách xa 260 km trong cuộc tập trận của Quân khu phía Đông.

Sự kiện trên thoạt nhìn tưởng không có gì nổi bật, nhưng thực chất nó lại mang tầm quan trọng lớn đối với Nga, đó là từ bây giờ, bất kỳ hoạt động đổ bộ nào của một kẻ thù tiềm năng sẽ biến thành "nhiệm vụ bất khả thi".

Như đã biết, chiều dài đường biên giới trên biển của Nga lên tới hơn 38.000 km, cho nên Moskva cần có các giải pháp riêng để bảo vệ. Ngoài hạm đội, những tổ hợp tên lửa bờ cũng tham gia vào quá trình này.


Ngay từ năm 1966, đường bờ biển của Nga được bao phủ bởi tổ hợp chống hạm di động Redut. Tuy nhiên hệ thống được trang bị tên lửa hành trình P-35B trọng lượng lớn và cồng kềnh này hóa ra lại quá mạnh khi chống lại mục tiêu nhỏ hơn tàu sân bay.

Do đó ngày nay Redut hoạt động như một phương tiện răn đe chống lại tàu tuần dương và tàu sân bay. Đổi lại, Bal nhận nhiệm vụ tiêu diệt những mục tiêu nhỏ hơn như tàu khu trục, khinh hạm hay tàu đổ bộ cỡ nhỏ và trung bình.

1600165846715.png
Các xe mang phóng tự hành của khẩu đội Bal triển khai đội hình tác chiến
Thành phần tác chiến của một hệ thống Bal bao gồm 2 xe chỉ huy, 4 xe nạp đạn, cùng với 4 xe mang phóng tự hành được trang bị 8 tên lửa. Hệ thống có thể hoạt động độc lập hoặc theo chỉ thị bên ngoài.

Nếu cần, khẩu đội có thể bắn loạt 32 tên lửa với độ trễ hai giây cho mỗi lần phóng. Điều này được đảm bảo để ngăn chặn cuộc tấn công của cả một biên đội tàu đổ bộ. Trong trường hợp này, xác suất bắn trúng tàu địch trong phạm vi 120 km là 92%.

Vụ bắn đạn thật vừa qua đã chứng tỏ khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả của tổ hợp Bal ở khoảng cách lên tới 260 km, gần như phá vỡ hoàn toàn sơ đồ chiến thuật các chiến dịch đổ bộ của NATO, khi trước đây họ cho rằng chiều rộng khu vực phòng thủ ven biển của Nga là 100 km.



Ngoài ra nhờ khả năng cơ động, một lữ đoàn Bal sẽ có khả năng bao phủ tới 1.200 km đường bờ biển, điều này làm phức tạp thêm rất nhiều nỗ lực đánh chiếm của đối phương.

Cuối năm 2019, Quân đội Nga có trong thành phần tác chiến 7 lữ đoàn trang bị tổ hợp tên lửa Bal. Một trong số đó được triển khai ở khu vực cầu Kerch, tạo ra lá chắn thép bảo vệ Crimea.


Hiện tại phiên bản xuất khẩu của Bal với tên định danh Bal-E cùng với biến thể đơn giản hóa của nó là Rubezh-M đang được Nga tích cực chào bán trên thị trường vũ khí thế giới và nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng tiềm năng.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top