[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Nga đánh trúng điểm yếu nhất xe tăng cách 100km
(Vũ khí) - Tại Triển lãm Army-2020, Cục Thiết kế Dụng cụ KBP (thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec) Nga lần đầu giới thiệu tên lửa thế hệ mới Hermes.




Trong khuôn khổ Triển lãm Army-2020 tới đây, Cục Thiết kế Dụng cụ KBP sẽ giới thiệu hệ thống tên lửa dẫn đường chính xác cao Hermes với tầm bắn xa tới 100 km.
Trước khi được công bố chính thức, nhà sản xuất đã bổ sung thêm các đặc tính của hệ thống vũ khí chống tăng và pháo binh vào Hermes.
Ten lua Nga danh trung diem yeu nhat xe tang cach 100km
Hermes rất đáng sợ khi được tích hợp lên trực thăng.

Đạn tên lửa của Hermes là loại phá mảnh, nhưng tên lửa không tấn công vỗ mặt mà đánh bổ nhào vào nóc xe tăng nơi có vỏ giáp mỏng nhất. Với mục tiêu kiên cố mặt đất đạn tên lửa có thể tính toán để đánh vào chỗ gây thiệt hại lớn nhất.
Hermes hoạt động như sau: Radar của hệ thống được trang bị sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Phóng tên lửa với tốc độ hơn gấp 3 lần tốc độ âm thanh bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó.
Nói cách khác, Hermes là dòng tên lửa được thiết kế theo kiểu phóng và quên. Nên sau khi khai hỏa, kíp trắc thủ hoặc máy bay mang phóng không cần can thiệp và có thể di chuyển đi nơi khác, phần việc còn lại do tên lửa tự hoàn thành.
Khi xác định được tọa độ của mục tiêu, tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát. Uy lực của phần chiến đấu phá mảnh có đương lượng nổ 30 kg TNT.
Với phần chiến đấu và tốc độ bay nhanh như vậy, không một cỗ tăng nào có thể sống sót khi bị tên lửa Hermes tấn công. Hiện nay, hệ thống Hermes có một số biến thể:


Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho Lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích và các trực thăng Mi-35/17 và Kа-52; ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch - đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.
Mỗi cường kích và trực thăng mạng được đến 8 tên lửa. Biến thể mặt đất Hermes mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển (Hermes-S) tương tự biến thể mặt đất.
Theo KBP, chỉ cần một quả tên lửa có thể đánh đắm một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...) khiến con tàu bị loại khỏi vòng chiến đấu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ dựng gấp cột thu lôi che chắn cho F-35
(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa công bố hình ảnh dựng hàng loạt cột thu lôi kiểu dã chiến để che chắn cho phi đội tiêm kích tàng hình F-35.




Theo hình ảnh được trang Drive công bố cho thấy, Phi đội F-35A đang nhận được sự bảo vệ của cột thu lôi thuộc trang bị của Vệ binh Quốc gia bang Vermont, Mỹ.
Những chiếc máy bay này thuộc Phi đoàn tiêm kích số 134 tham gia đợt diễn tập Northern Lightning, trong đó cho thấy biên đội 5 chiếc F-35 nằm giữa ba cột thu lôi cỡ lớn trên đường băng.
My dung gap cot thu loi che chan cho F-35
Năm chiếc F-35 đang được 3 cột thu lôi che chắn.

Chuyên gia của Drive cho rằng, nhiều khả năng đây là loại cột thu lôi PLP-38-MOB từng được Thủy quân lục chiến Mỹ đặt mua để bảo vệ tiêm kích F-35B hồi năm 2018.
Điều này cho thấy nhà sản xuất Mỹ vẫn chưa khắc phục được nhược điểm sợ sét trên dòng chiến đấu cơ tàng hình này. Vì vậy nguy cơ bị cháy nổ trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
"Hệ thống điều hòa khí trơ (OBIGGS) giúp thùng nhiên liệu của máy bay không phát nổ khi bị sét đánh trúng đã không thể hoạt động như thiết kế", nguồn tin của Drive cho biết.
Trong những lần kiểm tra gần đây cho thấy, những sự cố khiến OBIGGS không hoạt động như kỳ vọng được phát hiện trên 14 trong số 24 chiếc F-35 được kiểm tra. Đây là tỷ lệ gặp rủi ro quá cao khiến cả chương trình F-35 gặp nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho máy bay và phi công điều khiển, nhà sản xuất khuyến cáo máy bay chỉ nên cất cánh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hoặc chiến đấu khi không có mưa giông hoặc sấm sét.
My dung gap cot thu loi che chan cho F-35
Cột thu lôi PLP-38-MOB.


Hiện nay các tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ hiện phần lớn đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) và của Vệ binh Quốc gia Mỹ chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2018, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.

Không rõ nhà sản xuất Mỹ đã thay đổi những gì nhưng sau quá trình thay thế, F-35 vẫn phải đậu dưới sự che chắn của cột thu lôi dã chiến và máy bay được khuyến cáo chỉ nên hoạt động trong điều kiện thời tiết đẹp.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Nga liên tiếp bắn hạ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ
(Vũ khí) - Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 và tên lửa vác vai Verba đã bắn hạ trực thăng cùng với máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq và Syria.




Hãng tin Al Masdar News cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo đã tiêu diệt một trực thăng tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ trên không phận Iraq khi nó đang thực hiện cuộc không kích bất hợp pháp nhằm vào khu định cư của người Kurd ở miền Bắc nước này.
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chiến đấu nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm phạm không phận Iraq, và ngay sau khi không phản ứng trước các cảnh báo từ Quân đội Iraq, một trong những tổ hợp Pantsir-S1 được triển khai ở khu vực này đã khai hỏa, kết quả là máy bay đã bị bắn hạ.
Ten lua Nga lien tiep ban ha may bay Tho Nhi Ky
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Iraq bắn hạ một trực thăng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện tại có thông tin cho rằng tất cả những người trên chiếc trực thăng bị bắn rơi đều thiệt mạng, nhưng Quân đội Iraq chưa đưa ra bình luận nào về sự kiện nói trên.
Nhưng cần lưu ý rằng trước đó Iraq đã công khai cảnh báo Ankara về việc sẵn sàng sử dụng hệ thống phòng không để tấn công trong trường hợp có sự vi phạm biên giới quốc gia, nhất là khi Baghdad không cho phép nước ngoài tiến hành hoạt động quân sự trên lãnh thổ của mình.

Đại diện của người Kurd lại lưu ý rằng chiếc trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ bởi các tay súng của họ, nhưng không có tuyên bố chính thức hoặc bằng chứng nào về việc làm này.
Cần nói thêm nữa đó là nguồn tin thông báo việc trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi bởi tổ hợp Pantsir-S1, nhưng chưa cho biết máy bay bị phá hủy bởi tên lửa hay pháo cao tốc. Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho tới lúc này cũng không đưa ra bình luận gì về vụ mất máy bay trực thăng vũ trang.
Ten lua Nga lien tiep ban ha may bay Tho Nhi Ky
Máy bay không người lái bí ẩn nghi của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tên lửa vác vai Verba bắn hạ
Trong khi đó theo trang Avia-pro, vào ngày 16/8, các quân nhân Nga (theo nguồn khác là binh sĩ Quân đội chính phủ Syria - SAA) với sự hỗ trợ của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) Verba đã phá hủy một máy bay không người lái (UAV).

Được biết chiếc UAV nói trên đã bị biến dạng nghiêm trọng đến mức không thể xác định chủng loại, nhưng cần lưu ý rằng máy bay không người lái này không giống với các UAV đã sử dụng trước đây, nhưng đa phần ý kiến đều cho rằng nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ.

“Vào ngày 16/8, một máy bay không người lái chưa xác định xuất hiện gần khu định cư của Amud ở Syria đã vi phạm không phận do Quân đội Nga bảo vệ và bị hệ thống tên lửa Verba bắn hạ".
"Hệ thống MANPADS này được triển khai tại đây sau khi một UAV Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện cuộc không kích vào Quân đội Nga ở Derbassia. Moskva dự kiến triển khai những tổ hợp Verba trên khắp lãnh thổ Syria do quân chính phủ kiểm soát, đặc biệt là khu vực có xấp xỉ diện tích Idlib, nơi hoạt động mạnh nhất của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ", Avia-pro nói rõ.

Nếu thông tin trên chính xác thì việc sử dụng các tổ hợp MANPADS Verba ở Syria là lần đầu tiên được ghi nhận, và rõ ràng điều này đã chứng minh hiệu quả cao của vũ khí nói trên.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Brazil bàn giao pháo phản lực bắn loạt cho Indonesia

QĐND Online – Chuyến tàu chở các hệ thống pháo phản lực bắn loạt (MLRS) Astros II Mk-6 và đạn rocket từ Brazil đã cập cảng Tanjung Priok ở Jakarta, Indonesia.

Nga phát triển phiên bản mới của pháo phản lực nhiệt áp
Quân đội Czech trang bị pháo tự hành mới của Pháp
Pháo binh Mỹ trang bị đạn pháo tăng tầm mới XM1155


Lục quân Indonesia biên chế dòng vũ khí này với 2 sư đoàn pháo binh chủ lực từ năm 2012. Trong thời gian trên, hệ thống MLRS Astros II Mk-6 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu trực chiến của quân đội xứ vạn đảo.
Trước tình hình tác chiến mới, Lục quân Indonesia quyết định thành lập sư đoàn MLRS Astros II Mk-6 thứ 3 vào năm 2018 và đặt mua 27 hệ thống vũ khí này từ nhà thầu quốc phòng Avibras của Brazil.

Brazil bàn giao pháo phản lực bắn loạt cho Indonesia
Một số hệ thống MLRS Astros II Mk-6 tại cảng Tanjung Priok của Indonesia. Ảnh: Def Post.
Công tác bàn giao muộn hơn so với kế hoạch bởi tình hình virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Indonesia trước kia và Brazil trong những tháng qua.
Được phát triển từ đầu những năm 1960 nhưng dòng MLRS Astros II vẫn liên tục được nâng cấp và cải tiến. Xe chiến đấu có trọng lượng 24 tấn, chiều dài 9,9m, chiều rộng 2,8m và chiều cao 3,2m, kíp xe 4 người.
Riêng biến thể MLRS Astros II Mk-6 thiết kế riêng cho Indonesia sử dụng khung gầm ô tô Tatra 6x6 với cabin bọc giáp cho xe chiến đấu thay vì xe Tectran VBT-2028 như ở bản tiêu chuẩn.

Brazil bàn giao pháo phản lực bắn loạt cho Indonesia
Xe chiến đấu của hệ thống MLRS Astros II Mk-6. Ảnh: Def Post.
Nếu so sánh với các mẫu MLRS khác như BM-21 Grad của Nga hay M142 HIMARS của Mỹ, dòng MLRS Astros II không quá nổi bật nhưng nó có một lợi thế mà các mẫu MLRS khác trong không có đó là khả năng triển khai nhiều dòng đạn rocket khác nhau cho từng loại nhiệm vụ nhất định.
Dù dòng MLRS Astros II có thể bắn 4 loại đạn rocket là SS-30 cỡ 127mm (tầm bắn 30km), SS-40 180mm (35km), SS-60 300mm (60km) và SS-80 300mm (85-90km), nhưng quân đội Indonesia đã chọn loại đạn tiêu chuẩn SS-80 mang đầu đạn chùm. Trên bệ phóng của xe chiến đấu bố trí 4 ống phóng.

Brazil bàn giao pháo phản lực bắn loạt cho Indonesia
Xe radar-chỉ huy thuộc hệ thống MLRS Astros II Mk-6. Ảnh: Def Post.
Bên cạnh đó, các thành phần của hệ thống MLRS Astros II còn có xe trinh sát và xe radar-chỉ huy cho phép các đơn vị phối hợp với nhau hiệu quả hơn, nhất là khi khí tài này được trang bị đạn rocket dẫn đường.
Tới nay, khu vực Đông Nam Á chỉ có hai nước trang bị dòng MLRS Astros II là Indonesia và Malaysia. Đây cũng được xem là vũ khí pháo binh mạnh nhất của hai quốc gia này khi họ không sở hữu các loại tên lửa tấn công chiến thuật.
PHẠM HUY (theo Army Recognition)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Serbia giới thiệu xe tăng nâng cấp M-84 AC1

QĐND Online - Trang tin quân sự Defense News đăng tải, trong chuyến thị sát tới nhà máy tại Čačak của đoàn lãnh đạo quốc phòng Serbia mới đây, nhiều hình ảnh về dòng xe tăng tấn công chủ lực (MBT) nâng cấp M-84 AC1 đã được tiết lộ và giới thiệu.

Phiên bản nâng cấp của xe tăng M-84 AC1 được Viện Kỹ thuật quân sự Belgrade phát triển và hoàn thiện. Mô hình của xe tăng M-84 AC1 trước đó từng được giới thiệu tại triển lãm quân sự Partner tổ chức tại Thủ đô Belgrade.
Căn cứ vào những hình ảnh về xe tăng M-84 AC1 được công bố, Serbia đã nâng cấp và tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của dòng xe tăng này. Cụ thể, khả năng bảo vệ của xe tăng M-84 AC1 được tăng cường bằng hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ thứ 3 ERO-19 do Serbia tự phát triển. Hệ thống quan sát của trưởng xe và xạ thủ cũng được tách rời để tăng cường khả năng nhận diện tình huống chiến trường và chiến thuật tác chiến ‘Thợ săn” của xe tăng hiện đại.

1597828581113.png
Phiên bản M-84 AC1 có nhiều nét tương đồng về hình dáng với xe tăng T-90 của Nga.


Thay vì hệ thống giáp hộp nặng nề, M-84 AC1 vẫn sử dụng các module giáp phản ứng nổ


Không chỉ tăng cường bảo vệ tháp pháo, các điểm yếu trên thân xe cũng được bọc giáp để chống lại các loại vũ khí chống tăng vác vai.






Không chỉ nâng cấp về phần cứng, xe tăng M-84 AC1 còn được nâng cấp phần mềm với hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu KIS M84, hệ thống gây nhiễu quang-điện tử SOFTKIL và hệ thống trao đổi thông tin của hãng chế tạo Pháp Thales. Cùng với đó, bệ súng máy 12,7mm cũng được nâng cấp điều khiển từ xa để giảm nguy cơ thương vong có kíp lái. Những thông tin liên quan tới động cơ và pháo chính của phiên bản M-84 AC1 không được công bố.

Vấn đề hiện tại của Serbia là nguồn ngân sách quốc phòng rất hạn hẹp đã cản trở nhiều chương trình nâng cấp và đưa vào trang bị các loại vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, với sản phẩm nội địa hóa như xe tăng M-84 AC1 có thể là một ngoại lệ. Trong phát biểu đầu tháng 6-2020, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Serbia khẳng định, xe tăng nâng cấp M-84 AC1 sẽ được đưa vào trang bị ngay trong cuối năm 2020.
Quân đội Serbia hiện sở hữu khoảng 232 xe tăng M-84, phần lớn chúng được sản xuất dưới thời Liên bang Nam Tư cũ. Trong hơn một thập kỷ qua, Serbia từng có nhiều kế hoạch nâng cấp xe tăng M-84, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, chúng đều không trở thành hiện thực.
TUẤN SƠN (theo Defense News)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa không-đối-đất AGM-114 HellFire
(Vũ khí) - Một trong những tên lửa trong kho vũ khí Hoa Kỳ gây ồn ào nhất là tên lửa không-đối-đất AGM-114 với biệt danh là Lửa Địa Ngục hay HellFire.




AGM là từ viết ngắn của air-ground-missile hay không-đối-đất. AGM-114 Hellfire (Lửa Địa Ngục) là tên lửa không-đối-đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser được quân đội Hoa Kỳ triển khai cho nhiều chiến trường, chủ yếu là chống tăng và các cơ sở với khả năng phòng thủ của địch quân nhưng cũng thích hợp cho việc tiêu diệt các mục tiêu “quan trọng”. Tên lửa này được hướng dẫn bằng laze chấm mục tiêu và khi triển khai sẽ tự động bám mục tiêu. Đầu tên lửa có một camera thâu hình và gởi toàn bộ thông tin và dữ liệu để chứng minh sự chính xác và hoàn tất của việc tiêu diệt mục tiêu đã định.
1598007658356.png

Trên thực tế thì tên lửa AGM-114 chỉ được trang bị cho các máy bay cánh thẳng, trực thăng, vô tuyến cơ (hay nôm na là máy bay không người lái), những loại phi cơ với vận tốc cực đại dưới 900km/giờ. Ngoài ra AGM-114 còn được trang bị trên các tàu truy kích, tàu pháo mẫu TP-400TT do Việt Nam chế tạo, xuồng hỏa lực cao tốc, tàu tuần tiểu hay trên bệ phóng đặt trên mặt đất.


Các biến thể của tên lửa AGM-114 gồm các mẫu sau: B / K / K2 / K2A / M / N / N-5 / P / P + / R. Những biến thể này bao gồm đầu đạn cho mẫu B / K / K2 / K2A để sử dụng chống lại các mục tiêu bọc thép và mẫu đầu đạn phân mảnh M / N để sử dụng chống lại các cấu trúc đô thị. Đáng chú ý nhất là:

- AGM-114L Hellfire: -- chiều dài: 1,78m, -- đường kính (thân): 178mm, -- loại mục tiêu: mọi mục tiêu, -- tầm sát hại: 400m – 9.000m, -- hệ thống chỉ đạo: sóng rađa dò đường, -- đầu nổ: 9kg đa năng, -- cân nặng: 50kg, -- vận tốc: 1.601km/giờ (Mach 1.3).


- AGM-114R Hellfire II (Hellfire Romeo): -- chiều dài: 1,6m, -- đường kính (thân): 180mm, -- loại mục tiêu: mọi mục tiêu, -- tầm sát hại: 400m – 11.000m, -- hệ thống chỉ đạo: sóng rađa dò đường, -- đầu nổ: đa năng, -- cân nặng: 50kg, -- vận tốc: 1.601km/giờ (Mach 1.3).

- AGM-114R9X: ngắn gọn với tên gọi Hellfire R9X là biến thể Hellfire sử dụng đầu đạn động học với 6 cánh hình lưỡi kiếm bật ra sau khi khai hỏa, với công nghệ laze bám mục tiêu cơ động tạo cho tên lửa mức chính xác cực cao nhằm giảm thiệt hại tài sản thế chấp khi nhắm vào các cá nhân cụ thể. Mức chính xác của Hellfire R9X được biết đến như là tên lửa “bắn tỉa”, có thể đạt đến hủy diệt duy chỉ một chiếc xe trong một đoàn xe đang di chuyển với vận tốc 95km/giờ.

Ten lua khong-doi-dat AGM-114 HellFire
Các đầu nổ mới cho tên lửa HellFire như loại nổ chụp từ độ cao 100m hay các đầu đạn bi chẻ chống biển người hoặc đầu nổ bung ra các đầu nổ nhỏ hơn đang được nghiên cứu cho các chiến trường hay mục tiêu đặc thù.

Hiện nay các Bộ Quốc Phòng các nước châu Á có tên lửa không-đối-đất AGM-114 trong biên chế của họ gồm: Ấn độ, Đài Loan, Hàn quốc, Nam Dương, Nhật Bản, Singapore và Úc. Tên lửa này có giá khởi điểm từ 200 ngàn Mỹ Kim cho một đơn vị chưa tính thiết bị và phụ tùng kèm theo.



Thu mua và chuyển giao tên lửa không-đối-đất AGM-114 chỉ khả thi qua cơ chế FMS: thương vụ được tiến hành giữa đơn vị xử dụng của chính quyền sở tại và cơ quan đương nhiệm của Hoa Kỳ có mặt trong nước sở tại hay Đại sứ quán Hoa Kỳ. Trong cơ chế thu mua này thì cơ quan đương nhiệm của Hoa Kỳ có mặt trong nước sở tại sẽ phụ trách mọi thủ tục xét duyệt xuất khẩu. Khi thu mua theo cơ chế FMS thì đơn vị hay cơ quan thu mua của nước sở tại sẽ phải thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng chứ không thể thanh toán theo tiến độ. Mọi quan tâm và chi tiết, xin quý vị liên lạc với tập đoàn EDES Group tại cuộc hội thảo quốc phòng Vietnam International Defence Expo 2020.

Executive Decision Export Services Group hay EDES Group, là tập đoàn kinh doanh và thương mãi quốc tế được hình thành dưới luật pháp của liên bang Hoa Kỳ và tuân thủ các quy định ITAR với mục đích môi giới và tư vấn không có phí về thu mua và xuất khẩu cho các cơ chế DCS, FMS, EDA và chuyển giao công nghệ Hoa Kỳ và phương Tây đang được dùng bởi các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn của ngành an ninh, cảnh sát và quốc phòng. Vào năm 2009, công ty EDES Group đã thành công sau một thời gian lâu dài vận động chính trị hành lang cho việc tháo gở lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự đặc biệt là mẫu UH-1 và các biến thể, cho Việt Nam.

Hiện nay công ty EDES Group là đại diện cho nhiều công ty và tập đoàn Hoa Kỳ về vũ khí, máy bay quân sự, tàu quân sự lớp khinh hạm mẫu FFG (X), tất cả đạn NATO, khí tài, trang thiết bị công cụ an ninh và quốc phòng cho thị trường Việt Nam.


Hiện nay tập đoàn EDES Group là đại diện cho nhiều công ty và tập đoàn Hoa Kỳ về vũ khí, máy bay quân sự, khí tài, trang thiết bị công cụ an ninh và quốc phòng cho thị trường Việt Nam, sẽ có mặt vào Vietnam International Defence Expo 2020 tại sân bay Gia Lâm vào thượng tuần tháng 12 năm 2020.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích thế hệ 6 Mỹ thay nhiệm vụ của F-35
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa quyết định đẩy nhanh tiến độ phát triển tiêm kích thế hệ 6 F/A-XX để thay thế cho nhiệm vụ của một số máy bay hiện có.




Các nhà lãnh đạo của Bộ Quốc phòng và Hải quân Mỹ đã quyết định chương trình máy bay F/A-XX hoàn thành sớm hơn kế hoạch ban đầu là năm 2030.
Chương trình F/A-XX được lựa chọn để phát triển hồi tháng 6/2019 sau khi giành chiến thắng trước đối thủ máy bay chiếm ưu thế trên không thế hệ mới (NGAD).
Sau khi hoàn thành thử nghiệm và đi vào trang bị, tiêm kích thế hệ 6 sẽ thay thế cho nhiệm vụ của F/A-18, F-15 và F-16 - những máy bay vốn nằm trong danh sách để máy bay tàng hình F-35 thay thế. Nhưng không rõ vì nguyên nhân gì nhiệm vụ này đã được chuyển cho F/A-XX.
1598007756877.png
Tiêm kích F/A-XX.

Theo Northrop Grumman - nhà phát triển F/A-XX, chiến đấu cơ thế hệ mới này được thiết kế với kiểu rất đặc biệt khi không cánh đuôi, được trang bị pháo laser, có thể cắt đôi cả các phương tiện bay (máy bay) đối thủ và nhiều công nghệ tối tân khác.
Các nhà phân tích đã phỏng đoán rằng khi các nhà phát triển máy bay F/A-XX của Mỹ thiết kế tiêm kích thế hệ 6, nhiều khả năng họ sẽ tìm ra một loạt các công nghệ mới chẳng hạn như kết nối cảm biến tối ưu, khả năng bay siêu nhanh và cấu hình điện tử lớp da thông minh.

Kết nối tối ưu nghĩa là tích hợp lượng lớn thông tin liên lạc và công nghệ cảm biến như khả năng kết nối các vệ tinh và máy bay khác theo thời gian thực để cung cấp các thông tin quan trọng trên chiến trường.
Máy bay mới cũng sẽ có khả năng khai hỏa các vũ khí có tốc độ bay siêu thanh. Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ cũng nhiều khả năng sẽ sử dụng vũ khí laser và có khả năng phát động tấn công điện tử hoặc tấn công xung điện từ.
Công nghệ hành trình siêu âm cũng sẽ giúp tiêm kích thế hệ mới bay với tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng buồng đốt phụ, các chuyên gia giải thích.
Lớp da thông minh trên bề mặt máy bay là sự bố trí các công nghệ hoặc các thiết bị cảm biến nhất định trên thân máy bay và tích hợp chúng vào cả bên trong máy bay, sử dụng các thuật toán máy tính thế hệ mới để sắp xếp và hiển thị thông tin cho phi công.
Điều này sẽ giúp giảm lực cản, tăng tốc độ và tính cơ động trong khi tăng cường khả năng công nghệ cho các thiết bị cảm biến. Có khả năng tiêm kích thế hệ 6 mới sẽ sử dụng công nghệ tàng hình tối tân của tương lai giúp nó vượt qua được các hệ thống phòng không mới tinh vi hơn.
Các hệ thống phòng không của những đối thủ tiềm tàng đang ngày càng có năng lực xử lý nhanh hơn, kết nối mạng với nhau tốt hơn, kỹ thuật số hơn, có thể phát hiện các tần số phạm vi rộng hơn và đủ khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở khoảng cách xa hơn.

Giới quân sự Mỹ khẳng định rằng việc những công nghệ tối tân này hội tụ tạo thành dòng chiến đấu cơ đi trước tất cả các đối thủ nhiều năm.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Soleimani đặt căn cứ Mỹ trong tầm ngắm
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Iran vừa chính thức công bố 2 dòng tên lửa mới có tầm bắn 1.000-1.400km được đặt theo tên tướng Qassem Soleimani bị Mỹ sát hại.




Theo RT, bất chấp yêu cầu của Mỹ với Iran về việc dừng các chương trình tên lửa, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Amir Hatami cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 20/8 rằng, Tehran đã đưa vào hoạt động một tên lửa đạn đạo đất đối đất có tầm bắn là 1.400 km và một tên lửa hành trình mới có tầm bắn 1.000km.
"Tên lửa đạn đạo mang tên liệt sĩ Qassem Soleimani có tầm bắn 1.400 km, trong khi tên lửa hành trình đặt theo tên liệt sĩ Abu Mahdi có thể đánh trúng mục tiêu ở cách hơn 1.000 km", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami nói.
Bộ trưởng Hatami không cho biết thêm chi tiết về hai mẫu tên lửa mới, chỉ tiết lộ chúng được Tehran tự phát triển và chế tạo.
Ten lua Soleimani dat can cu My trong tam ngam
Tên lửa đạn đạo Soleimani.
Công nghiệp quốc phòng Iran tập trung phát triển nhiều loại tên lửa tiến công nhằm bù đắp thiếu hụt về không quân so với Mỹ và đồng minh. Đây được coi là thành phần không thể thay thế trong chiến lược quốc phòng của Tehran, giúp lấp khoảng trống của tiêm kích và oanh tạc cơ chiến lược.

Tehran đang sở hữu những tên lửa đạn đạo với tầm bắn trên 2.000 km, cùng tên lửa hành trình Soumar có thể đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 2.500 km.
Nước này từng nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo tiêu diệt mục tiêu phiến quân IS tại Syria năm 2017 và 2018, cũng như tiến hành đợt tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào căn cứ Mỹ ở Iraq ngày 8/1 để đáp trả vụ hạ sát tướng Soleimani.
Với tầm bắn hiện tại, gần như toàn bộ căn cứ của Mỹ tại Trung Đông đều nằm trong vùng tác chiến của kho tên lửa Iran. Hiện tại, Mỹ đang duy trì sự hiện diện quân sự tại Bahrain, Qatar, Kuwait, UAE, Oman và Saudi Arabia.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng duy trì căn cứ không quân quan trọng Incirlik với vai trò kiểm chế và đảm bảo khả năng răn đe chiến lược nhằm vào Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Ngoài ra, Mỹ cũng có sự hiện diện quân sự tại Afghanistan.
Điều này đã được chứng minh qua vụ tấn công trả đũa Mỹ sát hại tướng Soleimani. Dù không ghi nhận bất kỳ binh sĩ Mỹ nào thiệt mạng, nhưng vụ tấn công chính là lời cảnh báo của Iran rằng, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, tất cả các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông sẽ không còn được an toàn.
Mới đây, chuyên gia quân sự Abdollah Ebadi thuộc hãng thông tấn Iran FARS đã nêu đích danh 8 căn cứ quân sự Mỹ tại Cận Đông nằm trong khả năng tấn công của Iran. Ngoài các căn căn cứ quân sự trên, các đơn vị quân sự Mỹ thường trực tại Iraq và Afghanistan cũng nằm trong tầm ngắm.
Không chỉ sử dụng các đòn tấn công trực tiếp, Iran có thể phát động các đợt tấn công do các đơn vị Hồi giáo thân hữu có mặt tại khắp khu vực Cận Đông nhằm vào lực lượng quân sự Mỹ. Điều này chính là cơn ác mộng đối với các nhà hoạch định chiến lược ở Lầu Năm Góc.
Cùng với đó, phía Iran còn tuyên bố rằng, với kho tên lửa hiện có của mình, Tehran thừa sức tấn công vào bất kỳ căn cứ nào của Mỹ nếu xảy ra xung đột. Hiện trong kho tên lủa Iran đang sở hữu Qiam-1, tên lửa Shahab và nhiều loại tên lửa khác nhưng Sejjil-1 và Sejjil-2 mới là đáng sợ nhất. Sejjil-1 là tên lửa đạn đạo tầm trung hai tầng, Iran lần đầu tiên thử nghiệm vào năm 2008.
Không giống như tên lửa Shahab, tên lửa Sejjil-1 sử dụng nhiên liệu rắn, giảm đáng kể thời gian khởi động, đồng thời tăng cường tính cơ động của nó. Theo nguồn tin tình báo Mỹ, tên lửa Sejjil có tầm hoạt động khoảng 2.000 đến 2.500 km.
Ở phạm vi tấn công này, tên lửa Sejjil-1 có thể mang một đầu đạn nặng tới 750 kg tấn công vào lãnh thổ Israel và thậm chí cả các khu vực Đông Nam châu Âu và đương nhiên có thể với tới mọi căn cứ của Mỹ trong khu vực. Người ta tin rằng, với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, một ngày nào đó nó có thể mang một đầu đạn hạt nhân.

Sejjil-2 lần đầu tiên được thử nghiệm trong năm 2009 và có khả năng vẫn đang được phát triển hoàn thiện. Theo Global Security, Sejjil-2 có khả năng tăng tầm bắn lên 2.510 km với đầu đạn 750kg hoặc giữ nguyên tầm bắn 2.000 km với một đầu đạn nặng tới 1 tấn.

Sự tiến bộ lớn nhất của Sejjil-2 là tính chính xác, điều mà tên lửa đạn đạo Iran thường thiếu. Các quan chức quốc phòng Iran đã nói rằng, so với Sejjil-1, Sejjil-2 được trang bị một hệ thống định vị mới cũng như các cảm biến chính xác và tinh vi hơn nhiều.
Ngoài ra, hàng nghìn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có tầm phóng 700-1000km của Iran cũng có thể khiến lực lượng Mỹ ở Iraq, Syria, Saudi Arabia, UAE, Qatar, Oman… và một phần lãnh thổ Israel gặp nguy hiểm.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Trung Quốc trình làng loại bom mới
(Vũ khí) - Trung Quốc trình làng loại bom Tianlei 500 trong bối cảnh căng thẳng với khu vực và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng.




Truyền thông Trung Quốc cho biết rằng, quân đội nước này đã trình làng một loại vũ khí mới đầy hứa hẹn.
Loại vũ khí này do tập đoàn Norinco (China North Industries Corporation) nghiên cứu và phát triển, tờ báo The Guardian cho biết.

Trung Quoc trinh lang loai bom moi
Bom dẫn đường có điều khiển chiến thuật Tianlei 500 của Trung Quốc.

Vũ khí mới của Trung Quốc là một quả bom dẫn đường có điều khiển chiến thuật Tianlei 500, quả bom nặng 500 kg. Quả bom này có thể mang theo 240 đầu đạn con.
Phạm vi bay tối đa của Tianlei 500 là hơn 60 km. Việc điếu khiển quả bom này được thực hiện tự động bằng cách sử dụng hệ thống định vị toàn cầu BeiDou. Độ lệch tiêu diệt mục tiêu là khoảng 30 m và khu vực sát thương của bom là 6.000 mét vuông.


Theo báo cáo, Tianlei 500 có thể mang theo 6 loại đạn khác nhau. Các tính năng khác chưa được tiết lộ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga giới thiệu súng máy trang bị cho lực lượng đặc biệt
(Vũ khí) - Tại Triển lãm Army-2020, hãng Kalashnikov giới thiệu nhiều vũ khí mới, trong đó có khẩu súng máy hạng nhẹ có thể thay đổi nòng tùy theo yêu cầu tác chiến.




Theo Giám đốc điều hành của Kalashnikov, Dmitry Tarasov, khẩu súng máy hạng nhẹ này được phát triển theo nguyên mẫu súng RPK-16 theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga.
"Sau quá trình vận hành thử nghiệm súng máy RPK-16, kể cả sử dụng trong thực chiến, súng đã đáp ứng tốt yêu cầu của từng nhiệm vụ dù trong vai trò là súng máy hay súng trường khi chúng đã được thay đổi nòng.
Hiện khẩu súng đã nằm trong khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng của nhà nước Nga", vị giám đốc Kalashnikov cho biết.

Nga gioi thieu sung may trang bi cho luc luong dac biet
Khẩu RPK-16 của Nga.
Khẩu RPK-16 là một phiên bản được hiện đại hoá từ súng máy yểm trợ hoả lực RPK-74 và được các chuyên gia quân sự đánh giá cao bởi gây được ấn tượng mạnh trên thị trường vũ khí.
Chúng đặc trưng cho các tính năng của các loại súng trường CKC và AKM. Khả năng thay đổi nòng súng dễ dàng cho phép súng máy hạng nhẹ RPK-16 nhanh chóng chuyển sang được súng trường tấn công.
Dự án về súng trung liên được phát triển từ rất sớm nhưng do hạn chế về khoa học kỹ thuật không cho phép tạo ra loại vũ khí RPK-16 độc đáo như hiện nay.
Giới chuyên gia cho rằng, trong cuộc chiến hiện đại mỗi loại vũ khí với một tính năng là chưa đủ. Loại vũ khí đa năng có thể sử dụng với mục đích khác nhau trong trường hợp khác nhau sẽ mang đến những lợi thế nhất định.
Vì vậy, việc sử dụng một khẩu súng máy hạng nhẹ và có thể nhanh chóng chuyển sang như một khẩu súng trường theo điều kiện chiến đấu sẽ thực sự cần thiết.
Với những tính năng kỹ thuật như kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ của dòng súng máy này cho phép RPK-16 có thể được sử dụng có hiệu quả trong cuộc chiến ở đô thị.


Súng có hộp tiếp đạn chứa được khá nhiều 96 viên, nặng 6 kg khi nạp đầy đạn bởi vậy sẽ tiết kiệm được thời gian thay đạn, đây là một trong những lợi thế của loại súng này. RPK-16 sử dụng loại đạn 5,45 mm và các loại đạn trước đó như 7N6, 7N10, 7T3 và 7T3M.
RPK-16 được sử dụng trong các cuộc chiến thần tốc hoặc các hoạt động biệt kích, bởi vì ngoài nhiệm vụ giữ vị trí nhất định cho mình trong chiến đấu còn kìm chế hoả lực của đối phương.
Trong trường hợp đột phá vòng ngoài loại súng này có thể thay đổi nòng súng đáp ứng được yêu cầu trong cận chiến. Loại súng này chủ yếu được trang bị cho các đơn vị đặc biệt.

Ngoài ra, chúng cũng sẽ thay thế cho phần lớn các vũ khí yểm trợ hoả lực cũ như RPK và RPK-74. Nhờ các đặc tính kỹ thuật này loại súng máy RPK-16 vượt qua những đối thủ cạnh tranh và lọt vào tốp những vũ khí bộ binh hiệu quả nhất hiện nay.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Ấn tự chế vũ khí: Tự chủ quốc phòng
(Bình luận quân sự) - Ấn Độ muốn độc lập hơn trong việc sản xuất vũ khí hay xuất phát từ yêu cầu tự chủ về trang bị quốc phòng của một cường quốc?




Ấn Độ đẩy mạnh sản xuất vũ khí
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajanath Singh thông báo một danh mục cấm nhập khẩu vũ khí và các sản phẩm khác vào Ấn Độ với tổng cộng 101 mặt hàng.
Một số tờ báo và trang tin quân sự đưa tin rằng, một số chuyên gia đã liên hệ quyết định này với việc tình hình trầm trọng thêm ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trong khu vực Galvan.
Nhiều nhà phân tích liên kết quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ với vụ đụng độ gần đây ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc trên dãy Himalaya. Lần đầu tiên trong 45 năm qua, người dân đã thiệt mạng ở đó trong các cuộc đụng độ giữa quân đội hai nước.
Các chuyên gia của tờ Straitstimes phiên bản Singapore cho rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ không thể trở lại trạng thái bình thường trước đây sau những vụ đụng độ biên giới này. Và nó chắc chắn là nguyên nhân quan trọng khiến Ấn Độ muốn tự phát triển vũ khí, trang bị.
Theo đó, không thể không nhớ lại lịch sử làm chủ vũ khí nguyên tử của Ấn Độ. Các nhà khoa học Ấn Độ đã nghiên cứu vấn đề hạt nhân từ những năm 1940, nhưng chính quyền New Dehli chỉ cho phép thử nghiệm vũ khí nguyên tử sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962.

An tu che vu khi: Tu chu quoc phong
Ấn Độ có khả năng chế tạo tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo
Năm 1966, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã viết trong một bức thư gửi Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson rằng "chương trình hạt nhân của Trung Quốc dẫn tới việc Ấn Độ bắt buộc thực hiện các vụ thử hạt nhân".
Cộng đồng thế giới hiển nhiên là rất quan tâm đến việc đảm bảo rằng các vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ giữa hai gã khổng lồ sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ được giải quyết một cách hòa bình và nhanh nhất có thể.
Trong bối cảnh thực sự của sự thù địch hoặc bị thổi phồng lên, quân đội của cả hai nước sẽ yêu cầu chính phủ của họ xuất tiền bổ sung để phát triển và sản xuất các loại vũ khí mới. Đồng thời, họ sẽ nói về sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình.
Tuy nhiên, xung đột với Trung Quốc không nhất thiết dẫn tới việc Ấn Độ đẩy mạnh tự sản xuất vũ khí, mà họ vẫn có thể gia tăng mua sắm từ nước ngoài để cấp tốc nâng cao sức mạnh quân đội. Mâu thuẫn với Bắc Kinh không phải là lí do chính, vậy nguyên nhân thực sự khiến New Dehli quyết định mạnh tay cấm nhập khẩu là gì?
An tu che vu khi: Tu chu quoc phong
Tên lửa phòng không tầm trung Akash do Ấn Độ tự chế tạo
Ấn Độ trên con đường thành cường quốc quân sự
Theo giới phân tích, xung đột với Trung Quốc chỉ là một phần lí do khiến Ấn Độ phải tự chủ về sản xuất vũ khí. Ngoài điều đó, việc cấm nhập khẩu còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là: Ấn Độ muốn tự chủ, tự cường về quốc phòng
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới quyết định này là do Ấn Độ muốn phát triển một nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh để có thể tự chủ về vũ khí, trang bị; đây là xu thế tất yếu của một quốc gia trên con đường trở thành một cường quốc quân sự.
Họ đã từng mua xe tăng T-90 của Nga rồi tự sản xuất xe tăng Arjun; từ hợp tác phát triển tên lửa siêu âm BrahMos đến tự chế tên lửa siêu thanh; mua sắm đủ loại tên lửa phòng không Nga rồi chế tạo thành công tên lửa phòng không Akash; mua máy bay chiến đấu Su-30MKI, MiG-29 sau đó tự phát triển chiến đấu cơ Tejas; thuê tàu ngầm hạt nhân Nga rồi tự đóng tàu ngầm hạt nhân Arihant; chế tạo thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân…
An tu che vu khi: Tu chu quoc phong
Xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa Arjun Mk2 của Lục quân Ấn Độ
Đây không phải là điều ngẫu nhiên đạt được, mà con đường của Ấn Độ đã đi là sự nhất quán thực hiện chủ trương “mua sắm kèm theo điều kiện chuyển giao công nghệ” để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của đất nước theo hướng tự chủ, tự cường.

Thứ hai là: Các doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã có năng lực sản xuất rất lớn.

Điều đặc biệt đáng lưu ý là trong danh sách do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đưa ra, đã có 1/4 số mặt hàng mà Ấn Độ đã sản xuất được hoặc có thể nhanh chóng triển khai sản xuất, một số mặt hàng khác cũng có tiềm năng tự chế tạo rất lớn.
Ở đây không chỉ nói đến các loại vũ khí nhẹ như súng trường tấn công Kalashnikov, mà còn có cả xe tăng chiến đấu hạng nặng, tên lửa đất đối không tầm trung, tên lửa tấn công siêu thanh; thậm chí ngành công nghiệp Ấn Độ cũng có khả năng sản xuất cả máy bay chiến đấu, trực thăng; chế tạo tàu khu trục, tàu sân bay và thậm chí là cả tàu ngầm hạt nhân.
Với năng lực chế tạo vũ khí, trang bị ngày càng lớn mạnh, bao hàm tiềm năng xuất khẩu lớn; thật lãng phí tiềm năng và tiền bạc khi Ấn Độ cứ tiếp tục nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài.
An tu che vu khi: Tu chu quoc phong
Chiến đấu cơ hạng nhẹ HAL Tejas do Ấn Độ tự chế tạo

Thứ ba là: Tạo nhiều việc làm trong thời buổi COVID-19
Hiện nay, Ấn Độ là nước mua vũ khí lớn thứ hai trên thế giới sau Saudi Arabia. Gần một nửa ngân sách quân sự của đất nước này được chi cho việc mua sắm trang bị, vũ khí. Đối tác chính của Ấn Độ trong lĩnh vực này là Nga, nhưng New Dehli cũng mua vũ khí từ Hoa Kỳ và Israel.
Với các hợp đồng từ vài tỷ đến hàng chục tỷ dollars, các doanh nghiệp Ấn Độ nhiệt tình đón nhận tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này, bởi nó đồng nghĩa với việc họ có thêm đơn đặt hàng mới cho sản xuất, thêm nhiều việc làm cho công nhân.
Ngoài ra, chính phủ đã cam kết cấp các khoản vay cho các nhà sản xuất vũ khí trong bối cảnh việc làm ở các ngành nghề và lĩnh vực khác đang giảm mạnh khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh ở nước này.
Như vậy, có thể nói rằng, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển theo hướng tự chủ, tự cường về công nghiệp quốc phòng. Trong thời gian tới, một mặt họ vẫn mua sắm một số trang bị thiết yếu còn thiếu, nhưng mặt khác sẽ đẩy mạnh tự chế tạo các vũ khí mà mình đã làm chủ công nghệ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Hy Lạp: Tàu ngầm Thổ bị Hy Lạp "tóm sống" trong 1 phút, run rẩy trải qua đêm ác mộng
Vy Lam - Theo Tổ quốc, 21/08/2020 11:50
Báo Hy Lạp: Tàu ngầm Thổ bị Hy Lạp tóm sống trong 1 phút, run rẩy trải qua đêm ác mộng

Một tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Greek City Times

Theo tờ Greek City Times, chắc mẩm mình sẽ không bị phát hiện và đồng thời thử được phản ứng của HQ Hy Lạp, chiếc tàu ngầm của Thổ không ngờ tới cơn ác mộng mà nó sắp phải đối mặt.

Hành trình ký ức của những thương hiệu quen thuộc với người Việt sau hơn hai thập kỷ
kenh14.vn Tài trợ

Greek City Times: Tàu ngầm Thổ áp sát bờ biển Hy Lạp
Theo tờ Greek City Times, so với tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ, các tàu ngầm của Hy Lạp có một ưu thế vượt trội "không thể phủ nhận". Đó là điều mà viên thiếu tá hải quân của Thổ Nhĩ Kỳ - chỉ huy tàu ngầm Type 209 mang công nghệ đời cũ do Đức chế tạo – đã phát hiện ra.
Vào đêm 19/8 vừa qua, tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch thực hiện một hành trình "bất hợp pháp" gần Evia – hòn đảo nối với lục địa Hy Lạp chỉ với một cây cầu. Đặc biệt, tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ muốn di chuyển giữa hai vùng Andros và Kafireas để thử phản ứng của Hy Lạp.
Tờ Greek City Times mô tả: "Ngày 19/8 là một ngày tràn ngập những hành động khiêu khích của Thổ Nhĩ Kỳ ở đông nam biển Aegean.
Vài giờ trước đó, khinh hạm Kemal Reis của Thổ Nhĩ Kỳ, vì muốn khiêu khích lực lượng Hy Lạp đang làm nhiệm vụ giám sát hoạt động tàu nghiên cứu Oruç Reis [của Thổ], nên đã cố tình đâm vào khinh hạm Limnos của Hy Lạp. Ngặt nỗi, chính con tàu của Thổ lại bị hư hại nghiêm trọng".
Báo Hy Lạp: Tàu ngầm Thổ bị Hy Lạp tóm sống trong 1 phút, run rẩy trải qua đêm ác mộng - Ảnh 1.

Các tàu ngầm Type 209 của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Pinterest
Chỉ huy tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ toàn bộ lực lượng hải quân Hy Lạp sẽ tập trung tại khu vực mà Ankara đã tuyên bố một cách phi pháp rằng nước này sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu địa chấn và giám sát xem liệu tàu Oruç Reis có đặt được dây cáp trên thềm lục địa của Hy Lạp hay không.
Do đó, chiếc tàu ngầm của Thổ lên kế hoạch áp sát bờ biển Hy Lạp, chắc mẩm rằng mình sẽ không bị phát hiện và đồng thời thử được phản ứng của Hải quân Hy Lạp.
"Đêm ác mộng" với tàu ngầm của Thổ
Ngay khi màn đêm buông xuống, tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ liên tục lặn xuống ngoài khơi Andros. Theo một sĩ quan hải quân cấp cao của Hy Lạp, phía Thổ cho rằng họ sẽ khiến giới chức quân sự Hy Lạp phải ngỡ ngàng.
Thế nhưng, phía Thổ không ngờ rằng, mặc dù tàu ngầm của họ đã lặn xuống độ sâu 120m nhưng lực lượng chống ngầm Hy Lạp đã gần như ngay lập tức phát hiện ra nó. Chỉ trong vỏn vẹn 1 phút, tàu ngầm "tàng hình", cùng các trực thăng chống ngầm Sikorski SH-70 của Hy Lạp đã lần ra vị trí của tàu ngầm Thổ. Họ bắt đầu buộc nó phải lộ diện.
"Chắc không ai muốn ở trong vị trí của chỉ huy tàu ngầm Thổ lúc này, bởi gần như suốt cả đêm, trực thăng và tàu ngầm của Hy Lạp đều liên tiếp ‘tấn công’ tàu ngầm Thổ bằng tần số sonar lớn" – Greek City Times viết.
Khi trực thăng Sikorski càng áp sát mặt biển thì âm thanh của tần số sonar lại càng lớn hơn. Điều quan trọng là, chiếc tàu ngầm của Thổ không hề biết âm thanh này từ đâu phát ra. Họ biết đó là tần số sonar, nhưng ai đang "tấn công" và "tấn công từ hướng nào"?, họ hoàn toàn không đoán biết được gì cả.


Theo Greek City Times, có một sự thật cần phải thừa nhận, đó là tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ không phát hiện ra các trực thăng Sikorski, mà còn không nhận thức được sự hiện diện của tàu ngầm tàng hình Type 214 "Papanikolis" của Hy Lạp.
Trong số 11 tàu ngầm của Hy Lạp, có 4 chiếc tàu ngầm tiên tiến Type 214 "Papanikolis" do Đức sản xuất. Bên cạnh đó, còn có một chiếc thứ 5, gọi là "Ocean", được nâng cấp và có khả năng hoạt động tương tự như 4 chiếc Type 214 còn lại.
Báo Hy Lạp: Tàu ngầm Thổ bị Hy Lạp tóm sống trong 1 phút, run rẩy trải qua đêm ác mộng - Ảnh 2.

Tàu ngầm Type 214 của Hy Lạp
Có thể thấy, tàu ngầm Type 214 của Hy Lạp và Type 209 của Thổ đều do Đức sản xuất. Nhưng tàu ngầm của Hy Lạp vượt trội ở điểm nào?
Tờ Greek City Times cho biết, Type 214 có thể hoạt động ở độ sâu lên tới 400m, nó rất êm ái và có hệ thống đẩy sử dụng oxy lỏng, tức là nó không cần ngoi lên mặt nước để tái nạp pin. Và tất nhiên, các tàu Type 214 được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, giúp chúng chiếm ưu thế áp đảo ử biển Aegean.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ có tổng cộng 12 tàu ngầm nhưng thuộc công nghệ cũ. Ankara đã đặt mua 6 tàu ngầm Type 214 từ Đức nhưng chưa được chuyển giao.
Cũng theo Greek City Times, các trực thăng Sikorski của Hy Lạp, và thậm chí loại cũ hơn là AB-212, không chỉ có hệ thống sonar và phát hiện tàu ngầm, mà còn được trang bị ngư lôi.
"Đây là điều mà viên chỉ huy tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận thấy rõ. Con tàu đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi lãnh hải Hy Lạp ngay khi có thể"- Greek City Times viết.https://m.soha.vn/bao-hy-lap-tau-ngam-tho-bi-hy-lap-tom-song-trong-1-phut-run-ray-trai-qua-dem-ac-mong-20200821110219513.htm
Căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng sau khi Ankara triển khai tàu thăm dò Oruc Reis cùng ít nhất 6 chiến hạm mang tên lửa hộ tống tiến hành hoạt động thăm dò tại vùng biển giữa đảo Crete và Cyprus, khu vực tranh chấp với Hy Lạp. Athens cho rằng hoạt động thăm dò của tàu Oruc Reis là bất hợp pháp.
Cách đây không lâu, Quân đội Hy Lạp đã chuyển sang trạng thái báo động cao, toàn bộ sĩ quan hải quân và không quân đang đi nghỉ được lệnh về đơn vị trực chiến. Athens tuyên bố các hòn đảo của mình, dù nhỏ đến đâu, đều có thềm lục địa riêng.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng điều này có thể khiến biển Aegean biến thành "một cái ao làng của Hy Lạp", khẳng định "hoàn toàn không chấp nhận" điều này với tư cách là một cường quốc khu vực và không từ bỏ bất cứ lợi ích về dầu khí nào.
Thậm chí, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dọa sẽ trả đũa nếu bất cứ ai tấn công tàu nghiên cứu địa chất Oruc Reis của nước này đang thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp tại Địa Trung Hải.
Về diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc giằng co giữa tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng săn ngầm Hy Lạp, hiện Ankara chưa đưa bình luận nào.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
S-400 Nga tóm sống F-35 của Anh gần biên giới Syria
Báo chí Nga vừa đăng tải thông tin về việc hệ thống phòng không S-400 bố trí tại căn cứ không quân Hmeimim lại tiếp tục phát hiện F-35 của Anh.




Theo thông tin từ trang Avia-pro, hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf được Quân đội Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở miền Tây Syria đã phát hiện được các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Không lực Hoàng gia Anh đang bay tới căn cứ Akrotiri ở Đảo Síp.
Cụ thể, tổ hợp S-400 được bố trí bên trong căn cứ không quân Hmeimim của Nga chỉ nằm cách sân bay quân sự Akrotiri của Không lực Hoàng gia - nơi máy bay chiến đấu tàng hình F-35 hạ cánh chỉ vỏn vẹn 280 km.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng có tính đến thực tế là khi tiêm kích tàng hình Anh bay ở độ cao vài km, radar của S-400 đã phát hiện ra tốp F-35 từ cự ly khoảng 30 - 40 km trước khi chúng tiếp cận căn cứ không quân của Quân đội Anh, tức là phạm vi bị nhận biết vào khoảng trên 300 km.

Với khả năng theo dõi thụ động mục tiêu khí động học, những phi công lái máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Anh có thể hoàn toàn không biết rằng họ đang phải chịu sự giám sát từ radar cảnh giới của tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn nhiều là thực tế từ khoảng cách xa như vậy, S-400 vẫn có đủ điều kiện để tiến hành vụ phóng tên lửa mô phỏng, điều này cho thấy rằng Triumf từ lâu đã được thử nghiệm đầy đủ trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, và chính vì lý do này mà Quân đội Nga tuyên bố rằng đây là tổ hợp phòng thủ tiên tiến nhất trên thế giới, trang Avia-pro nói rõ.
S-400 Nga tom song F-35 cua Anh gan bien gioi Syria
Tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Nga lại một lần nữa nhận diện thành công tiêm kích tàng hình F-35 của Anh
Cần nhắc lại rằng đây đã là lần thứ hai tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Không lực Hoàng gia Anh hiển thị rõ trên màn hình radar của S-400 Triumf, nhưng đáng ngạc nhiên là phía London lại không tỏ ra quá lo lắng trước thực tế trên.


Điều này không gây ngạc nhiên cho giới phân tích, bởi trong các chuyến bay luyện tập F-35 đều che giấu diện tích phản xạ radar (RCS) thực thông qua khí tài Luneberg Lens, khiến nó chỉ số RCS chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4 thông thường.
Ngoài ra trong tình huống thực chiến, khó có khả năng F-35 bay ở độ cao vào km như tình huống vừa qua mà nó sẽ bay bám địa hình và lợi dụng địa vật tương tự như F-35I Adir của Israel thực hiện, khi đó phát hiện nó lại là vấn đề khác.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Antey-4000 Nga đã sẵn sàng bảo vệ bộ đội nước ngoài
(Vũ khí) - Phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa phòng không lục quân S-300V4 đang “tỏa sáng” ở Alabino ngoại ô Matxcova.

Lại xin giới thiệu tiếp ngay một bài với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov về những sự kiện nổi bật nhất tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế “Army-2020” mới khai mạc tại Matxcova.
Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” chiều 24/8/2020.

Antey-4000 Nga da san sang bao ve bo doi nuoc ngoai
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)
Tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế “Army-2020” vừa mới khai mạc tại Matxcova, theo một truyền thống đã có từ lâu, Tập đoàn “Almaz-Antey” lại đã cho giới thiệu một mẫu “hàng độc” mới nổi bật đủ khả năng thu hút sự chú ý đặc biệt của những khách hàng săn mua các phương tiện kỹ thuật quân sự, kể cả khách Nga lẫn khách quốc tế .
Sản phẩm “hàng độc” đưa ra trình diễn lần này là hệ thống tên lửa phòng không "Antey-4000".
Đây thực sự là một bước đột phá rất đáng nể trong cuộc chiến chống lại cả các mục tiêu khí động học lẫn các mục tiêu đạn đạo- và bước đột phá lần này được dành cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của “Rosoboronexport” (Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga) vì “Antey-4000” chính là phiên bản xuất khẩu của hệ thống tên lửa phòng không lục quân S-300V4.
Hệ thống này cơ động. Nhưng khác với hệ thống tên lửa phòng không S-400, nó không lắp trên khung gầm xe bánh lốp mà là trên khung gầm xe bánh xích.
Bởi vì tổ hợp này không được sử dụng để phòng thủ kiểu trận địa- tức là bảo vệ một khu vực lãnh thổ rất cụ thể cùng những mục tiêu được phân công nằm trên khu vực lãnh thổ đó. Cả S-300V4 và “Antey-4000” đều được thiết kế để bảo vệ các đơn vị binh chủng hợp thành.
Có nghĩa chúng di chuyển cùng với các xe tăng và xe bọc thép chở quân trên những khu vực không có đường xá và bảo vệ các đơn vị và các phân đội trước các đòn tần công bằng không quân và tên lửa.
“Người tiền nhiệm” của hệ thống này là hệ thống tên lửa phòng không “Antey-2500” . Nhưng "Antey-4000" vượt trội đáng kể so với “Antey-2500” về tầm bắn, tốc độ của các mục tiêu bị đánh chặn, và cả khả năng cơ động của các tên lửa đánh chặn.
Các tính năng của các phương tiện phát hiện, theo dõi và chỉ mục tiêu cũng đã được cải thiện rất nhiều, không chỉ về cự ly hoạt động, mà còn cả trong việc “ giải quyết” những mục tiêu “tàng hình”.
Các radar của hệ thống mới này có khả năng phát hiện được những mục tiêu có diện tích phản xạ radar hiệu dụng (RCS) chỉ 0,02 m2. "Antey-4000" có khả năng phát hiện bất kỳ vật thể bay "tàng hình" nào của nước ngoài.
Hệ thống có hai kiểu tên lửa. Với tên lửa hạng nhẹ - 9M83ME – cự ly đánh chặn các mục tiêu khí động học nếu so với "Antey-2500"- đã tăng từ 130 km lên 150 km.
Với tên lửa hạng nặng - 9M82MDE - từ 350 km lên 380 km. Độ cao tiêu diệt các mục tiêu khí động của tên lửa 9M82MDE "vọt" từ 30 km lên 33 km.
Đại diện Cơ quan báo chí của tập đoàn “Almaz-Antey” tự hào tuyên bố: “Khả năng tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo đã được tăng đáng kể.
Tốc độ tối đa của những đầu tác chiến trên các tên lửa đạn đạo (mà “Antey-4000) có thể bắn hạ được tăng từ 4.500 lên 4.800 m / s.
Cự ly tiêu diệt các tên lửa chiến dịch- chiến thuật đã tăng từ 30 km lên 45 km và độ cao tiêu diệt- từ 25 lên 27 km.
Tất cả những tính năng kỹ thuật vừa liệt kê ở trên của hệ thống phòng không “Antey-4000” là ‘độc nhất vô nhị” đối với các hệ thống phòng không tầm siêu xa và đảm bảo cho “Antey-4000” vị thế dẫn đầu vững chắc trong số những đối thủ cạnh tranh tiềm năng”.
Dòng (tên lửa phòng không) "Antey" trang bị cho lục quân có khởi nguồn vào cuối những năm 70. Hệ thống đầu tiên của dòng này là S-300 V. Công tác thiết kế S-300V kéo dài gần 10 năm.
Thời kỳ đầu, S-300V dự định sẽ chỉ sử dụng một kiểu tên lửa- tên lửa hạng nhẹ. Nhưng do khi đó người Mỹ triển khai bố trí tên lửa đạn đạo tầm trung “Pershing” tại Châu Âu, nên rất một tên lửa phòng không hạng nặng có khả năng chống lại những tên lửa (“Persing) phá vỡ sự cân bằng hạt nhân này.
Tên lửa hạng nặng mới được đưa vào trang bị cho biến thể tiếp theo của hệ thống – đó là S-300V1.
Antey-4000 Nga da san sang bao ve bo doi nuoc ngoai
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V1.
Cho đến thời điểm hiện tại, tốc độ của tên lửa 9M82MDE đã đạt một số kỷ lục tính theo tiêu chí siêu thanh,- những kỷ lục này hiện chưa có bất kỷ một tên lửa phòng không nào khác trên thế giới có thể với tới được – tới 2600 m / s, tức 7,6 M. Tên lửa hạng nhẹ cũng siêu thanh, tốc độ tối đa đạt 1700 m / s, tức 5 M ...
Tên lửa hai tầng hạng nặng được thiết kế để ngay cả ở cuối đường bay, tức là ở phần cuối tầm bắn 380 km, nó vẫn đạt tốc độ tối đa là 7,6 M.
Sở dĩ có được tốc độ ở pha cuối như vậy là do: sau khi động cơ tầng một của tên lửa hết nhiên liệu, động cơ tầng hai vẫn chưa được khởi động ngay lập tức.
Độ dài khoảng thời gian từ khi tầng một dừng hoạt động đến khi động cơ tầng hai khởi động được máy tính của tên lửa xác định từ trước đó sao cho tên lửa đạt được tốc độ tối đa khi tiếp cận mục tiêu cần đánh chặn.
Với hai kiểu tên lửa như vậy, “Antey-4000” có khả năng bắn hạ bất kỳ một mục tiêu khí động học nào - từ máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay ném bom chiến lược đến tên lửa hành trình (có cánh) bay thấp với RCS ở mức tối thiểu.
Còn đối với các mục tiêu đạn đạo, thì để đảm bảo chắc chắn bắn hạ một tên lửa đạn đạo tầm trung, cần phóng hai hoặc ba quả tên lửa đánh chặn.
Với các tên lửa chiến dịch -chiến thuật với tầm bắn không vượt quá 400-500 km, hệ thống này sẽ “xử lý gọn ghẽ” mà không gặp bất cứ một vấn đề gì với chỉ một hoặc cùng lắm là hai lần phóng tên lửa.
Trên thực tế, như đã biết, chính các tên lửa chiến dịch- chiến thuật mới là kẻ thù chủ yếu của các đơn vị bộ binh khi hành quân, khi tập kết và khi triển khai đội hình tác chiến.
Hệ thống "Antey-4000" có các xe chiến đấu bánh xích như sau:
- sở (xe) chỉ huy 9S457M;
- rađar quan sát “Obzor-3M” 9S15M2 dải tần cm, cự ly phát hiện mục tiêu tối đa - hơn 400 km;
- radar "Imbir" 9S19M2;
- đài dẫn đường tên lửa đa kênh 9S32M;
- bệ phóng 9A83M với hai tên lửa hạng nặng;
- bệ phóng 9A82M với bốn tên lửa hạng nhẹ;
- xe vận chuyển- nạp đạn 9A85M;
- xe vận chuyển – nạp đạn 9A84M.
Ngoài ra, còn có các xe bảo dưỡng kỹ thuật và ửa chữa- xe chở phụ tùng và linh kiện, bộ phận thay thế.
Hệ thống phòng không / phòng thủ chống tên lửa lục quân đã có quá trình tích cực “tiến hóa” trong suốt 30 năm qua. Tiếp sau S-300V, lần lượt là các hệ thống S-300V1, S-300V2, S-300V3, S-300VM đã được đưa vào trang bị.
Và, cuối cùng, sau các cuộc thử nghiệm kéo dài từ năm 2011 đến 2015, các hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho các đơn vị.
Tất cả dữ liệu về hệ thống mới nhất này không được tiết lộ. Nhưng có nhiều số liệu đã biết về các tính năng kỹ – chiến thuật của S-300V1. Tất nhiên, chúng thấp hơn rất, rất đáng kể so với những tính năng kỹ- chiến thuật của S-300V4.
Xác suất đánh chặn thành công mục tiêu bằng một tên lửa hạng nhẹ (của S-300V1) như sau:
• tên lửa đạn đạo chiến thuật - 0,5-0,65;
• máy bay tiêm kích - 0,7-0,9.
Các chỉ số về xác suất đánh chặn mục tiêu bằng một tên lửa hạng nặng:
• đầu tác chiến của tên lửa đạn đạo tầm trung “Pershing” - 0,4-0,6;
• tên lửa đạn đạo phóng từ trên không - 0,5–0,7.
S-300V4 có bốn kênh dẫn đường tên lửa đến mục tiêu. Có nghĩa là có thể bắn 4 mục tiêu cùng lúc hoặc phóng 4 quả tên lửa để đánh chặn một mục tiêu. Và như vậy, nhiệm vụ chống lại các mục tiêu “khó chịu”, trong đó có cả tên lửa đạn đạo tầm trung, chắc chắn sẽ được hoàn thành.
Đầu tự dẫn của cả hai kiểu tên lửa phòng không- đầu tự dẫn radar. Đầu tác chiến nặng 150 kg có ngòi nổ không tiếp xúc và như vậy cho phép các mảnh đạn cả nặng lẫn nhẹ bắn hạ mọi kiểu thiết bị bay, kể cả đầu tác chiến của tên lửa đạn đạo.
Cơ quan thiết kế dòng tên lửa phòng không lục quân 300V này là Viện Khoa học- Nghiên cứu Cơ điện Matxcova (NIEMI) thuộc Tập đoàn “Almaz-Antey”.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Phi công Mỹ kinh ngạc trước sự thông minh của AI
(Vũ khí) - Phi công lái F-16 vừa chia sẽ những tình huống trong trận không chiến giả định với trí tuệ nhân tạo (AI).

Tờ Daily Telegraph cho biết, AI đã đánh bại phi công F-16 trong 5 trận không chiến ảo, trong khuôn khổ cuộc đối đầu do Cơ quan Nghiên cứu dự án Quốc phòng tiềm năng (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức.
Cuộc thi có sự tham gia của 8 đội với nhiều chương trình trí tuệ nhân tạo khác nhau, được phát trên YouTube và đội Heron Systems đã giành chiến thắng.
Phi cong My kinh ngac truoc su thong minh cua AI
Tiêm kích F-16 Mỹ.
Trong trận chung kết, đỉnh điểm là cuộc đối đầu giữa Heron và một phi công người Mỹ tên là Banger, AI đã chiến thắng trong mọi vòng đấu, chiếc máy bay mà nó điều khiển đạt tốc độ 800 km/h và quá tải lên đến 9g.
Giám đốc chương trình DARPA Dan Jaworsek cho biết cuộc đấu này không có nghĩa là một chiến thắng rõ ràng cho các cỗ máy. "Phi công chúng ta không bao giờ tin tưởng bất kỳ loại mô phỏng và mô hình nào.
Tôi nghĩ rằng khi kết thúc chương trình này, chúng tôi đã có cơ hội để xem AI đã trưởng thành đến đâu", giám đốc cuẩ DARPA cho biết.
Trong khi đó, viên phi công F-16 trực tiếp tham gia "trận không chiến" cho biết, hệ thống AI tham gia trận chiến lần này rất hung hãn, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất mà ông từng gặp từ trước tới nay.
AI không chỉ giỏi né đạn mà còn bắn hạ máy bay có người lái trong mọi lần giao chiến. "Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó.
Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", phi công Mỹ cho biết.
Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của AI nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Hệ thống có thể chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ.
Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.
"Trở về nhà, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nhưng nó mang đến thách thức thực sự", phi công lái F-16 cho biết thêm.
Được biết ngoài hệ thống AI do Heron Systems phát triển, hiện một số nhà thầu khác của Mỹ cũng đang phát triển AI để tham gia cuộc đua được chọn ứng dụng trong Quân đội Mỹ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Chức năng bí ẩn của tên lửa siêu thanh “Zircon”
(Vũ khí) - Đã có khá nhiều bài viết của các chuyên gia về những mẫu vũ khí siêu thanh mới của Nga, trong đó có tên lửa “Zircon”.

Để tham khảo thêm một cách nhìn, xin giới thiệu những nhận định của chuyên gia quân sự, Giám đốc Bảo tàng Phòng không Bộ Quốc phòng LB Nga Iuri Knutov về những kết quả thực tế và “ngôi vị” của các cường quốc Nga- Mỹ- Trung Quốc trong cuộc chạy đua thiết kế- chế tạo vũ khí siêu thanh cũng như về chức năng chính của tên lửa “Zircom” Nga.
Bài đăng trên “Bình luận quân sự” và một số báo Nga khác ngày 20/8/2020:

Chuc nang bi an cua ten lua sieu thanh “Zircon”
Bước đột phá của Nga trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh khiến các đối thủ của Nga cáu tiết nhưng lại được các đối tác của Nga khâm phục.
Tờ “Tân Hoa xã” của Trung Quốc vừa mới cho đăng một bài báo bàn về “Zircon” Nga ngay sau khi tên lửa này vừa hoàn thành thành công các lần thử nghiệm.
Theo các tác giả của bài báo nói trên thì vào thời điểm hiện tại Nga đang là quốc gia dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh.
Thế giới bắt đầu nói nhiều đến vũ khí siêu thanh Nga từ tháng 3/2018, sau những tuyên bố của Tổng thống Nga Putin về việc nước này đã có kiểu vũ khí này.
Khi đó (3/2018), V.Putin đã lần đầu tiên đề cập đến những thiết kế (vũ khí) mới nhất của Nga – đó là khối tác chiến cơ động siêu thanh “Avangard” và tổ hợp tên lửa phóng từ máy bay “Kinzhal” (“Dao găm”) trang bị tên lửa siêu thanh. Còn cho đến trước thời điểm đó, những thiết kế trên được giữ bí mật tuyệt đối.
Rất nhiều người đã không tin. Nhưng ngay sau đó, các tổ hợp “Avangard” với khối tác chiến cơ động đã được đưa vào trực chiến.
Chúng thực sự “bất khả với tới” đối với các hệ thống tên lửa đánh chặn hiện có, vì những hệ thống phòng thủ chống tên lửa (đánh chặn) này được thiết kế chỉ để đánh chặn những tên lửa và khối tác chiến bay theo quỹ đạo đạn đạo.
Với khả năng cơ động và với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh (Mach 20), những khối tác chiến bán đạn đạo phóng từ trên không này vô hiệu hóa mọi thuật toán của hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Các tổ hợp "Dao găm" cùng các phương tiện mang chúng là máy bay MiG-31B cũng đã tham gia trực chiến tại một số đơn vị đóng quân ở miền Nam nước Nga.
Và không chỉ có thế. Tên lửa “Dao găm” phóng từ phương tiện mang nói trên (MiG-31B) bay với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh.
Còn bây giờ- bây giờ thì Nga lại mới có một kiểu tên lửa siêu thanh mới trang bị cho hải quân. “Tân Hoa xã” viết rằng các lần thử nghiệm kiểu tên lửa này gần đây đều đã thành công.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các tính năng thực tế như tốc độ bay và độ chính xác đều đúng như các tính toán thiết kế. Các lần phóng thử nghiệm được thực hiện từ khinh hạm mới nhất của Nga- khinh hạm mang tên "Đô đốc Gorshkov".
Tác giả bài báo đã chỉ ra một trong những ưu điểm của "át chủ bài" siêu thanh Nga. Theo ông thì ưu điểm đó chính là "Lá chắn- Tàng hình Plasma". Lớp Plasma được tạo ra từ phía bên ngoài thân tên lửa và hấp thụ các sóng radar thay vì phản xạ chúng.
Có nghĩa là các radar phòng không rất khó nhìn thấy một mục tiêu như vậy. Và nếu tính tới một thực tế là tên lửa Nga này bay với tốc độ Mach 9, trên thực tế- nó thực sự là “không thể đánh chặn”.
Chúng tôi (các phóng viên “Bình luận quân sự”) đã đề nghị thành viên của Tổ chức toàn Nga "Sĩ quan Nga", Giám đốc Bảo tàng Bộ đội Phòng không Nga Yuri Knutov nhận xét về những ưu thế của các vũ khí mới của Nga. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Chuc nang bi an cua ten lua sieu thanh “Zircon”
— Có đúng là Nga thực sự vượt xa Mỹ về công nghệ siêu thanh?
Yuri Knutov: — Nào, các vị hãy cùng thử nhìn xem. Người Mỹ đang cố gắng chế tạo một cái gì đó tương tự như tên lửa "Kinzhal" đang có trong trang bị của chúng ta (Nga). Trong năm nay (2020), Mỹ đã chính thức công bố về những lần phóng thử nghiệm tên lửa lớp “không đối đất” siêu thanh của mình.
Ở một mức độ nào đó, đây là một phiên bản tương tự như "Dao găm" Nga. Một trong những lần phóng thử nghiệm đó thất bại- tên lửa mất điều khiển và tự hủy. Lần phóng thứ hai có vẻ như đã thành công. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu.
Nhưng đây vẫn mới chỉ là những lần phóng thử nghiệm. Trong trường hợp kết thúc thành công các cuộc thử nghiệm, tên lửa (siêu thanh) phóng từ trên không của Mỹ mới có thể được đưa vào trang bị trong năm tới.
Trong khi đó thì "Dao găm" với tầm bắn một nghìn km của chúng ta đã được đưa vào trực chiến thử nghiệm được khoảng hai năm nay. Có nghĩa là, trong lớp tên lửa siêu thanh tầm trung, chúng ta đi trước người Mỹ ít nhất ba năm.
Trong trường hợp với “Avangard”, khoảng cách thậm chí còn xa hơn, theo tôi- vào khoảng 5-7 năm.
Còn nếu như chúng ta nói về kiểu tên lửa trang bị cho hải quân là “Zircon”, thì Mỹ sẽ đưa những tên lửa tương tự như vậy vào biên chế vào khoảng năm 2023. Nhưng chưa ai dám chắc 100% là đến thời hạn đó họ sẽ thành công. Trong trường hợp với tên lửa siêu thanh phóng từ biển – Mỹ chậm hơn Nga 3-4 năm.
Nếu như xét một cách tổng thể, chúng ta (Nga) đã đi trước Mỹ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh ít nhất là 5 năm. Hơn nữa, lĩnh vực mà Mỹ tụt hậu xa nhất so với Nga- đó là chế tạo các khối tác chiến cơ động siêu thanh lắp cho các tên lửa xuyên lục địa.
Xin nhắc lại là "Avangard" của chúng ta trên các tên lửa RS-18 hiện đang tham gia trực chiến.
— Khó khăn kỹ thuật chủ yếu khi thực hiện các chuyến bay có điều khiển ở tốc độ siêu thanh là gì?
Yuri Knutov: — Một khối tác chiến như vậy di chuyển trong đám mây plasma, như một quả cầu lửa vậy. Sóng điện từ không truyền qua được lớp plasma, cả từ bên ngoài vào hay từ bên trong ra.
Làm cách nào để có thể điều khiển một thiết bị như vậy nếu như không có cách nào để truyền hoặc tiếp nhận các lệnh vô tuyến cần thiết? Chúng ta (Nga) đã tìm ra các giải pháp cần thiết cho phép điều khiển được khối tác chiến đó. Đây là một bí ẩn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả đối với Mỹ và Trung Quốc.
— Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc đua chế tạo vũ khí siêu thanh?
Yuri Knutov: — Người Trung Quốc nói rằng họ đã chế tạo được các khối siêu thanh. Họ đã cho “trình làng” các tên lửa tại một cuộc duyệt binh. Nhưng chưa từng một ai được chứng kiến tận mắt các khối siêu thanh thực đang bay của Trung Quốc.
Các vị có nhớ là khi V.Putin tuyên bố có vũ khí mới, chúng ta đã cho chiếu kèm theo một đoạn “phim hoạt hình” minh họa không. Tất cả mọi người (trên thế giới) khi đó đều cười nhạo.
Nhưng không lâu sau đó họ đã không còn cười được nữa. Bởi vì chúng ta đã trình diễn vũ khí mới trên thực tế bằng cách cho phóng cả “Kinzhal” lẫn “Avangard”. Thêm nữa, lại nhằm vào đúng cái khoảng thời gian, khi mà các vệ tinh của Mỹ đang "bay treo" ngay trên các trường bắn của chúng ta.
Người Mỹ dĩ nhiên đã “chụp ảnh” được tất tần tật mọi thứ, và sau đó thì họ đã không còn đưa ra bất kỳ một câu hỏi nào liên quan đến việc có đúng là Nga đã có những vũ khí như vậy hay là không, tốc độ và độ chính xác của chúng là bao nhiêu...
Với Trung Quốc- chưa một ai được nhìn thấy các lần phóng của Trung Quốc. Do đó rất khó để nói liệu họ đã có vũ khí siêu thanh hay mới chỉ đang ở giai đoạn tiến hành các công trình khoa học- kỹ thuật theo hướng này.
— Ưu điểm của “Zircon” phóng từ biển là gì?
Yuri Knutov: — Nếu chúng ta nói về chính "Zircon", thì nó sẽ có cự ly bắn khoảng một nghìn km. Tốc độ siêu thanh- khoảng Mach 7. Mỹ hiện không có hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào có khả năng đánh chặn được “Zircon”.
Tuy nhiên, người Mỹ đang thiết kế một phiên bản mới của tổ hợp tên lửa đánh chặn Aegis ("Aegis" – tấm khiên nổi tiếng của Thần Zeus” trong chuyện thần thoại Hy Lap),- phiên bản này được cho là sau một thời gian nhất định nữa sẽ có thể hạ được “Zircon”.
Nhưng còn chúng ta, chúng ta cũng sẽ không đứng yên. Chúng ta sẽ chế tạo những mẫu vũ khí siêu thanh hoàn thiện hơn.
Tên lửa "Zircon" có thể tiêu diệt cả các mục tiêu trên biển và cả các mục tiêu trên mặt đất. Chúng ta sẽ trang bị những tên lửa này cho các tàu ngầm đa năng “Yasen-M” – những tàu ngầm này, lấy ví dụ, có thể “lảng vảng” đâu đó cách bờ biển nước Mỹ khoảng 500 km và luôn giữ các căn cứ của Hoa Kỳ trong tầm ngắm.
Chúng ta cũng sẽ có thể trang bị những tên lửa này cho các tàu tuần dương và các khinh hạm. Và không thể đối phó được với những tên lửa này. Vì vậy, chúng ta sẽ có cơ hội đạt được một sự cân bằng thực sự “nghiêm túc” với người Mỹ.
Trong trường hợp Mỹ rút khỏi Hiệp ước START-3, chúng ta sẽ có thể duy trì sự cân bằng tên lửa- hạt nhân với Hoa Kỳ và đảm bảo tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa tuy với một số lượng không lớn tên lửa nhưng vẫn gây ra những tổn thất không thể chịu đựng nổi cho nước Mỹ.
Có nghĩa là chúng ta sẽ không để bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang làm khánh kiệt đất nước.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Kalashnikov ra mắt SKKSH-586 và RPL-20 tại Triển lãm Army-2020
(Vũ khí) - Nhà sản xuất súng bộ binh Kalashnikov Concern nổi tiếng của Nga trong thời gian gần đây đã có sự đa dạng hóa sản phẩm rất đáng chú ý.

Kalashnikov Concern là cơ sở sản xuất vũ khí nổi tiếng của Nga với trọng tâm là các loại súng bộ binh họ AK-47. Tuy nhiên trong thời gian gần đây họ đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thể hiện qua việc giới thiệu máy bay không người lái hay xuồng tuần tra cao tốc, tuy nhiên doanh nghiệp này chưa dừng lại ở đây.
Tại Triển lãm quân sự quốc tế Army-2020, Tập đoàn Kalashnikov Concern đã công bố khung gầm quân sự đặc biệt thế hệ mới nhất có tên SKKSH-586, được phát triển làm cơ sở vận tải cho các hệ thống tên lửa phòng không.
Theo giới thiệu, nhà máy chế tạo máy Mytishchi - công ty con của Kalashnikov, đã thiết kế và sản xuất khung gầm kiểu mới để mang các hệ thống phòng không như Tor hoặc Buk.
Kalashnikov ra mat SKKSH-586 va RPL-20 tai Trien lam Army-2020
Khung gầm SKKSH-586 do Tập đoàn Kalashnikov Concern chế tạo
Khung thân SKKSH-586 cấu tạo bằng nhôm nhẹ, tác dụng giúp bảo vệ tốt các khí tài đặc biệt và đạn mà không cần phụ kiện đi kèm, cho phép sử dụng hiệu quả hơn khối lượng hữu ích và giảm trọng lượng cuối cùng của xe. Với khả năng việt dã cao, SKKSH-586 có khả năng bơi qua chướng ngại vật nước bằng cách sử dụng hai thiết bị đẩy phản lực bố trí sau đuôi.
SKKSH-586 được trang bị hộp số tự động, hệ thống điều khiển và thông tin tiên tiến, nguồn điện chính và dự phòng, cũng như hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa không khí và giám sát video, nó có khả năng phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cùng với việc bố trí trên khung gầm thiết bị và đầu đạn thuộc hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2K, các nghiên cứu đang được thực hiện để sử dụng SKKSH-586 làm khung xe cơ sở cho tổ hợp phòng không tầm trung tự hành Buk, Pantsir, cũng như nhiều hệ thống tên lửa khác.
Kalashnikov ra mat SKKSH-586 va RPL-20 tai Trien lam Army-2020
Nguyên mẫu thử nghiệm của súng máy hạng nhẹ RPL-20
Bên cạnh sản phẩn mới, Kalashnikov Concern còn thu hút sự chú ý tại Triển lãm Army-2020 khi trưng bày khẩu súng máy hạng nhẹ RPL-20 đang được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga.
Nhà sản xuất cho biết, súng máy hạng nhẹ RPL-20 được tạo ra trên cơ sở khẩu RPK-16 với việc đưa ra một số thay đổi nhất định dựa trên kết quả hoạt động quân sự thử nghiệm. Hiện tại, chỉ có một khẩu súng nguyên mẫu được tạo ra và đang trong quá trình kiểm tra tại nhà máy.
"Trong quá trình thử nghiệm quân sự, một lô súng máy RPK-16 (bao gồm cả những khẩu đã sử dụng trong chiến đấu) đã được Bộ Quốc phòng yêu cầu tiến hành những sửa đổi đối với loại vũ khí này".
"Công việc chế tạo RPK-16 được thực hiện trên cơ sở sáng kiến, nhưng hiện tại chúng tôi đang tạo ra một khẩu súng máy hạng nhẹ mới nằm trong khuôn khổ yêu cầu quốc phòng của nhà nước", người đứng đầu Kalashnikov Concern - ông Dmitry Tarasov cho biết.
Các chuyên gia của Kalashnikov báo cáo rằng RPL-20 được tạo ra cho cỡ đạn 5,45 x 39 mm, súng máy được cung cấp đạn thông qua dây đai cũng được phát triển bởi Kalashnikov Concern với dung lượng 100 viên.
Khẩu RPL-20 có khả năng thay nòng, báng súng có thể gấp và điều chỉnh độ dài. Trọng lượng tùy theo chiều dài của nòng: với nòng ngắn - 5,2 kg, với nòng dài - 5,5 kg. Súng được trang bị một thanh ray Picatinny để gắn ống ngắm và các thiết bị khác. Tất cả các loại ống ngắm quang học và ống ngắm chuẩn trực đều có thể lắp trên súng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga hoàn thành nâng cấp bộ ba hạt nhân trên không
(Vũ khí) - Hoạt động thử nghiệm đối với máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM được nâng cấp sâu đã bắt đầu, một phi cơ nguyên mẫu đã thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Điều này được thông báo bởi dịch vụ báo chí của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC). Theo báo cáo, việc bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm của Tu-95MSM đã được Tổng giám đốc UAC - ông Yuri Slyusar thông báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước khi Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự quốc tế Army-2020 khai mạc.
"Trong khi kiểm tra triển lãm công nghệ hàng không mới nhất tại sân bay Kubinka, ông Yuri Slyusar đã nói với Bộ trưởng Sergei Shoigu về việc bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm đối với máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược hiện đại hóa sâu Tu-95MSM", dịch vụ báo chí của UAC cho biết.
Như vậy với động thái mới nhất, Nga đã hoàn thiện nâng cấp bộ ba tấn công hạt nhân từ trên không, trước đó các oanh tạc cơ siêu thanh Tu-160M2 và Tu-22M3M đã hoàn thành thử nghiệm và bước vào sản xuất hàng loạt. Mặc dù chậm chân hơn nhưng công việc với Tu-95MSM dự kiến sẽ không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Nga hoan thanh nang cap bo ba hat nhan tren khong
Máy bay ném bom chiến lược hiện đại hóa sâu Tu-95MSM đã cất cánh
Được biết chuyến bay đầu tiên của Tu-95MSM đã diễn ra một ngày trước đó, chiếc phi cơ cất cánh từ sân bay TANTK.G.M.Beriev tại Taganrog. Máy bay được điều khiển bởi phi hành đoàn dưới sự chỉ đạo của phi công thử nghiệm Andrey Voropaev.
Chuyến bay diễn ra ở chế độ bình thường tại độ cao 9.000 m, kéo dài 2 giờ 33 phút, các hệ thống và thiết bị hoạt động mà không có bất kỳ trục trặc nào.
Việc hoàn thành công việc chế tạo oanh tạc cơ mang tên lửa chiến lược hiện đại hóa sâu Tu-95MSM đã được báo cáo vào tháng 3 năm nay. Thông báo cho biết, Công ty Tupolev cùng với Beriev đã chế tạo hoàn thiện chiếc Tu-95MSM nâng cấp đầu tiên và bắt đầu thử nghiệm các hệ thống cập nhật.
Sau đó giới truyền thông biết rằng máy bay sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào cuối tháng 8 năm nay.
Như đã đưa tin trước đó, là một phần của quá trình hiện đại hóa Tu-95MSM, chiếc oanh tạc cơ đã nhận được radar mới, hệ thống hiển thị thông tin tối tân, tổ hợp quốc phòng hiện đại hóa, động cơ NK-12MPM nâng cấp với việc lắp đặt cánh quạt AV-60T loại mới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu ngầm Nga phá 1,5m băng để phóng tên lửa
(Vũ khí) - Tuyên bố được Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự MGIMO, Tiến sĩ Khoa học Alexey Podberezkin đưa ra khi nói về khả năng đặc biệt của tàu ngầm Nga.

Chuyên gia Podberezkin nói: "Để phóng tên lửa, điều cần thiết là tàu ngầm dần dần nổi lên, phá vỡ lớp băng phía trên, sau đó mới phóng tên lửa. Chúng ta đã vượt qua các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa sau khi nổi lên. Chưa có ai từng thực hiện điều này ngoại trừ chúng ta. Trong việc này Nga đã đi trước cả thế giới".
Tau ngam Nga pha 1,5m bang de phong ten lua
Tàu ngầm hạt nhân Nga.
Hiện nay công nghệ phóng tên lửa từ vị trí chìm dưới nước chỉ có trên các tàu ngầm Nga. "Vấn đề ở chỗ, tàu ngầm có thể ở vị trí dưới mặt băng trong một thời gian dài, chúng ta đang nói về khoảng thời gian lâu đáng kể - lên đến 90 ngày.
Ngoài ra, tàu phải có các tính năng theo thiết kế để phá băng nổi lên, và lớp băng có thể dày tới một mét rưỡi. Băng được phá vỡ, các bệ phóng nổi lên, và ngay khi lỗ thủng xuất hiện (toàn bộ tàu không cần nổi), tên lửa đã được phóng đi.
Trước tiên chất nổ được kích hoạt, và chỉ sau đó các động cơ hành trình mới được bật lên, tàu ngầm Mỹ không thể làm được điều này. Họ thậm chí nhiều lần đã thành công, nhưng trong điều kiện thoải mái chứ không phải tương tự kiểu thực chiến", Alexey Podberezkin nói.
Theo Sputnik, tuyên bố của vị chuyên gia Nga đưa ra sau khi tạp chí Mỹ Forbes đăng bài thán phục phương pháp phóng tên lửa mới từ dưới lớp băng do các tàu ngầm Nga thực hiện.
Báo Mỹ lưu ý việc bố trí các tàu ngầm ở Bắc Băng Dương giúp có thể phóng tên lửa ICBM theo quỹ đạo tối ưu. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt hạn chế: lớp băng dày gây khó khăn cho việc này do trước tiên cần phải phá vỡ mặt băng.
Trước đây, người ta chỉ sử dụng hai phương pháp: hoặc thủy thủ đoàn tìm kiếm một lỗ băng, nảy sinh vấn đề trong điều kiện cần nhanh chóng thực hiện mệnh lệnh, hoặc tàu ngầm nổi lên và phá băng bằng thân tàu, nhưng có thể làm hư hỏng kết cấu. Việc nổi lên cũng khiến cho đối thủ tiềm năng có thể phát hiện ra.
Tạp chí Forbes viết: "Các thủy thủ Nga đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời: đầu tiên phóng một tên lửa với đầu đạn sức công phá lớn đục một lỗ trên băng để ICBM có thể đi qua".
Dù nói về khả năng phóng tên lửa tại Bắc Cực nhưng vị chuyên gia Nga đã không đả động gì đến loại tên lửa bắn xuyên băng như báo Mỹ nói mà thay vào đó lần đầu tiên ông tiết lộ khả năng phá lớp băng dày lên tới 1,5m để khai hỏa của tàu ngầm hạt nhân Nga.
Ở thời điểm hiện tại, Nga có lợi thế hơn Mỹ bởi tàu ngầm Nga có kết cấu thân tàu rất chắc chắn có thể xuyên thủng lớp bằng dày một cách dễ dàng. Theo kế hoạch trang bị vũ khí mới được công bố, trước khi kết thúc năm 2020, Hải quân Nga sẽ chính thức trang bị tên lửa siêu thanh cho tàu ngầm Knyaz Vladimir.
Đây là lớp tàu ngầm thuộc thế hệ 4 của Hải quân Nga sở hữu sức mạnh tấn công khủng khiếp. Mỗi chiếc tàu này có thể mang theo 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava với đầu đạn phân tách, có khả năng tăng đến 10 khối hạt nhân và vũ khí siêu thanh.
Khi không mang SLBM, một chiếc tàu ngầm có thể phóng đi tới 200 tên lửa siêu thanh Zircon. Ngoài ra, tàu còn có 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng hệ thống tên lửa chống ngầm tiên tiến RPK-2 Viyuga. Được biết, sau Zircon, Kinzhal sẽ là dòng tên lửa siêu thanh thứ 2 Nga trang bị cho các đơn vị tại Bắc Cực.
Đây là những tên lửa với khả năng rất độc đáo. Trong khu vực Bắc Cực, Mỹ với tư cách là thành viên của NATO, thậm chí không có cơ hội để ngăn chặn một quả tên lửa siêu thanh của Nga với tốc độ trên 10.000km/h và có quỹ đạo bay không thể tính.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,640
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga công bố hệ thống phòng thủ lai giữa S-300VM và Antey-4000
(Vũ khí) - Tập đoàn vũ khí nhà nước Almaz-Antey Nga đã chính thức công bố hệ thống phòng thủ đạn đạo thế hệ mới tại Triển lãm Army 2020 tại khu triển lãm Patriot.

Trang Defence-blog dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất Nga cho biết, hệ thống phòng thủ mới được định danh là Abakan được thiết kế có tính cơ động cao đặt trên khung xe việt dã bánh lốp BAZ.
1598327935711.png
Hệ thống Abakan.

Khu gầm xe BAZ cũng đã được phiên bản S-400 trước đây sử dụng. Xe có thể leo dốc tối đa 57%, đi trên mặt phẳng nghiêng 38%, lội nước sâu 1,4 m và và băng qua hào rộng 1,5m.
Theo hình ảnh được công bố, xe mang phóng của Abakan được tích hợp 2 ống phóng dạng container cỡ lớn. Các ống này được nâng lên theo phương thẳng đứng để tác chiến và đưa theo phương ngang để di chuyển.
Tích hợp cùng trên xe BAZ là thiết bị phóng 51P6E2, radar tích hợp được gắn ở phía trước trên giá đỡ kiểu kéo, giúp nó có phạm vi bao phủ 360º. Với cấu hình của Abakan không khó để nhận ra vũ khí này chính là bản lai ghép giữa hệ thống Antey-2500 với Antey-4000.
Vì vậy giới chuyên gia cho rằng, đạn tên lửa của Abakan sẽ là 9M82M và 9M83M mới có tầm bắn xa, khả năng cơ động linh hoạt, luôn bám sát mục tiêu nên hiệu quả tiêu diệt mục tiêu với tất cả các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến thuật-chiến dịch.
Tên lửa 9M82M được sử dụng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và các mục tiêu khí động lực. Tên lửa loại này có khả năng điều chỉnh quỹ đạo bay trong suốt quá trình bay.
Còn tên lửa 9M83M chỉ có thể tiêu diệt tên lửa chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và tầm thấp cũng như các mục tiêu khí động lực.
Chính vì vậy, giới chuyên gia đánh giá Abakan có sức chiến đấu tương đương so với Antey-2500, trong khi lại nhỉnh hơn ở khả năng cơ động trên chiến trường.
Cũng tại Triển lãm Army 2020, Almaz-Antey cũng lần đầu giới thiệu hệ thống phòng thủ Antey-4000 - vũ khí được thiết kế đánh chặn mục tiêu ở tầm cao nằm trong lưới lửa phòng thủ đa tầng của Nga hoặc bất kỳ khách hàng nào trang bị.
Ưu thế của Antey-4000 so với những hệ thống khác nằm ở tính cơ động cao do các thành phần đều đặt trên khung gầm xe bánh xích việt dã, được trang bị đa dạng các loại đạn đánh chặn cho các cự ly khác nhau, tiêu diệt được cả mục tiêu máy bay lẫn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Những hệ thống phòng thủ này là lựa chọn mới cho những khách hàng muốn mua các sản phẩn của Almaz-Antey.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top