[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Vũ khí Ấn Độ khó nói 'thoát Nga'
(Vũ khí) - Ấn Độ vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung vũ khí của Nga, đồng thời thể hiện tham vọng tự chủ sản xuất và ra giá để Nga giúp đỡ.

Nga linh hoạt thích ứng
Cơ quan Hợp tác Quân sự và Công nghệ Liên bang Nga mới đây tiết lộ rằng Ấn Độ sẽ mua 400 xe tăng T-90S và một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga.
Đây được coi là bước đột phá vì kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga sang Ấn Độ giảm tới 47% trong năm 2019. Điều này có được nhờ chiến lược mới của Nga để thích ứng tình hình.
Trang bình luận Á-Âu của Ấn Độ cho rằng nhu cầu về công nghệ nước ngoài đã làm thay đổi mối quan hệ của New Delhi với các nước xuất khẩu vũ khí.
Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi muốn thúc đẩy xu hướng nội địa hóa nền sản xuất quốc phòng và thiết lập sự liên doanh với các nhà chế tạo quốc phòng nước ngoài thông qua sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”.
Vu khi An Do kho noi 'thoat Nga'
Xe tăng T-90
Cùng với những thay đổi trong giao thương vũ khí với Nga, Ấn Độ thúc đẩy xu hướng nội địa hóa nhằm thu thút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho lĩnh vực sản xuất quốc phòng.

Thay vì xin cấp phép để sản xuất vũ khí, trong đó nhà nhập khẩu phải mua lại quyền sản xuất toàn bộ hoặc một phần hệ thống vũ khí, sức ép hiện nay đang tập trung vào vấn đề chuyển giao công nghệ.
Điều này liên quan tới việc đánh giá các chi phí toàn diện của hệ thống vũ khí, từ khâu huấn luyện sử dụng cho đến các bộ phận phần mềm và phụ tùng thay thế trước khi thương vụ nào đó được thực hiện. Bước tiếp theo có thể sẽ là triển khai kế hoạch đánh giá tiền khả thi với một nước hay một doanh nghiệp nước ngoài.
Theo giới phân tích Ấn Độ, Nga đã nhanh nhạy với sự thay đổi ở “một trong những thị trường quốc phòng lớn nhất toàn cầu”. Chính vì thế, Moscow đang mở đường cho các hoạt động liên doanh, các chương trình hợp tác Nghiên cứu và phát triển (R&D), thậm chí là để xuất sản xuất các loại vũ khí tối tân ngay tại Ấn Độ.
Trong suốt thập niên 70 của thế kỷ trước, hoạt động mua bán vũ khí giữa Ấn Độ và Liên Xô được thực hiện thông qua phương thức “hàng đổi hàng”. Nhưng khi Liên Xô tan rã, Ấn Độ đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế.
Trong giai đoạn 1990-2000, Ấn Độ vẫn chưa mặn mà với vũ khí Mỹ vì các điều khoản khắt khe đối với người sử dụng cuối, trong khi quân đội Ấn Độ đã quen với các loại vũ khí thời Liên Xô.
Vu khi An Do kho noi 'thoat Nga'
Mỹ tiếp tục đe dọa trừng phạt các nước mua vũ khí Nga, trong đó có Ấn Độ
Trong khi chờ đợi, Ấn Độ đã tiến hành phát triển các nền tảng hải quân và các vũ khí tiên tiến khác thông qua những tổ chức nghiên cứu quốc phòng của mình. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Mỹ sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ năm 1998 đã cản trở bước tiến của nước này hướng tới mục tiêu tạo ra những sản phẩm mới.
Tình trạng nhập khẩu đình trệ từ Nga suốt thập kỷ qua cùng với sự thiếu vắng hoạt động chuyển giao công nghệ buộc Nga và Ấn Độ phải tìm ra những hướng lựa chọn khả thi mới nhằm duy trì hoạt động buôn bán vũ khí giữa hai nước.
Phương án là hai nước cùng thực hiện dự án liên doanh như sản xuất tên lửa BrahMos (tên lửa hành trình tầm trung có thể được phóng từ trên không, trên biển và từ mặt đất), cấp phép sản xuất các loại máy bay như Su-30MKI, hỗ trợ cho nhu cầu bảo trì và các yêu cầu dịch vụ khác.
“Thoát Nga” không dễ
Theo giới phân tích Ấn Độ, các giải pháp trên đã cho thấy những thay đổi trong quan hệ quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ trong giai đoạn từ sau năm 2010, trong đó thay đổi quan trọng nhất là tính chất thương mại và chủ động hơn. Ví dụ điển hình là việc Ấn Độ đàm phán mua tàu chiến Đô đốc Gorshkov, đã được Ấn Độ đổi tên thành Vikramaditya.
Đáng chú ý là việc Ấn Độ mời Nga tiến hành chế tạo các hệ thống vũ khí tại Ấn Độ trong khuôn khổ sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ”. Ví dụ như dự án liên doanh giữa Nga với hãng Reliance Defence của Ấn Độ sản xuất 200 trực thăng hạng nhẹ Kamov Ka-226 đã được đề xuất vào năm 2018.
Vu khi An Do kho noi 'thoat Nga'
Tàu sân bay Vikramaditya được Ấn Độ mua lại của Nga
Theo tờ phân tích Á-Âu, kỷ nguyên mới trong giao thương vũ khí Nga-Ấn đã mở ra thương vụ Nga bán các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Nga theo Luật CAATSA.
Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, trang Á-Âu cảnh báo rằng S-400 cũng chỉ là một khía cạnh trong sự đa dạng hóa nguồn cung vũ khí và trang thiết bị quốc phòng của Ấn Độ.

Trang phân tích này cho rằng Ấn Độ đang cần các hệ thống vũ khí với công nghệ tân tiến hơn và để đáp ứng mục đích đó, nước này đang sắp xếp những điều khoản thương mại mới với “người bạn lâu năm Nga”. Sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” nhắm tới mục đích lớn hơn là thu hút sự chuyển giao công nghệ đầy đủ và đầu tư xây dựng nền sản xuất vũ khí riêng của Ấn Độ.
Những phân tích trên cho thấy Ấn Độ rất tham vọng hướng tới tự chủ sản xuất vũ khí nhưng thực lực lại không cho phép. Để làm được điều này, Ấn Độ cần Nga giúp đỡ nhưng tiến trình hợp tác song phương trên thực tế gặp nhiều trắc trở hơn những tuyên bố. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ những hạn chế của Nga mà chủ yếu do năng lực yếu kém của phía Ấn Độ.
Trở lại với loại vũ khí chủ lực xe tăng T-90 để thấy rõ điều này. Ấn Độ đã ký thỏa thuận đầu tiên nhằm cung cấp 124 xe tăng hoàn thiện và 186 tổ hợp xe tăng để lắp ráp trong nước trong năm 2001. Năm 2007, Ấn Độ ký hợp đồng với Nga để mua thêm 347 xe tăng và tổ hợp xe tăng. Năm 2019, New Delhi và Moscow đã thương lượng thỏa thuận sản xuất được cấp phép đối với 464 xe tăng với chi phí khoảng 3,12 tỷ USD.
Vu khi An Do kho noi 'thoat Nga'
Vũ khí Nga vẫn là xương sống của quân đội Ấn Độ

Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ vẫn phải thương lượng nhiều hợp đồng khác nhau do doanh nghiệp chế tạo xe tăng hạng nặng của Ấn Độ (Heavy Vehicles Factory) không có đủ năng lực sản xuất.
Việc sản xuất trong nước yếu kém đã làm đội giá xe tăng T-90 thành phẩm lên gấp 3 lần so với giá xe mua nguyên chiếc. Ấn Độ vẫn phải nhập khẩu một số phụ tùng từ Nga hoặc chuyển một số bộ phận quan trọng sang Nga để đại tu.
Theo số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hồi tháng 3 vừa qua, Ấn Độ tiếp tục là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia. Ấn Độ chiếm 9,2% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2015-2019, trong khi Saudi Arabia chiếm 12%.
Ấn Độ có thể thực hiện chiến sách “đa dạng hóa” nguồn cung khi nhập khẩu một số loại vũ khí từ các nước phương Tây như Mỹ, Pháp, thậm chí cả Israel nhưng luôn dành ưu tiên cho vũ khí Nga đối với các lực lượng quan trọng nhất.
Moscow vẫn là đối tác chưa thể thay thế của New Delhi trong lĩnh vực quốc phòng. Vũ khí Nga tiếp tục đóng vai trò “xương sống” của lực lượng vũ trang Ấn Độ trong cả 3 quân chủng hải-lục-không quân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Sức mạnh đáng sợ của chiến đấu cơ Pháp
(Hồ sơ)


“MirageF-1”
“MirageF-1”
Tại sao “Mirage F-1” lại được “đối xử “trang trọng và được quan tâm như vậy. Xin giới thiệu với bạn đọc một số chi tiết khá thú vị về loại máy bay này và một số loại khác cùng do Hãng “Dassalt Aviation” (Pháp) chế tạo.




1. Không cần quảng cáo vẫn đắt hàng


Người ta có thể tranh cãi về khả năng tác chiến của Quân đội Pháp nhưng khó có ai có thể nghi ngờ về chất lượng của vũ khí Pháp, nhất là các máy bay chiến đấu của Hãng “Dassault Aviation”.




Trong khi các nhà sản xuất máy bay chiến đấu, kể cả Liên Xô lẫn Mỹ phải tìm mọi cách để tiếp thị sản phẩm, sử dụng cả đòn bẩy và sức ép chính trị, cung cấp trước các khoản tín dụng tuy biết chắc là không bao giờ có thể đòi lại được để bán các máy bay của mình - thì các máy bay Pháp không cần quảng cáo lẫn các gian trưng bày nhưng vẫn rất đắt hàng.

Lý do - trong nửa sau của thế kỷ XX, chưa có loại máy bay nào qua mặt được “Mirage”, “Mystere” và “Uragan” do Hãng “Dassalt Aviation” nếu xét về số lượng các cuộc chiến, trận không chiến mà loại máy bay này tham gia và giành phần thắng.

2. Bán cho ai cũng được, miễn trả đủ tiền

Đối với người Pháp (hay nói đúng hơn, công nghiệp quốc phòng Pháp và trong trường hợp ta đang nói tới ở đây là Hãng “Dassault Aviation”, lợi nhuận còn quan trọng hơn các toan tính chính trị. Pháp sẵn sàng cung cấp vũ khí cho bất kỳ ai, chỉ với mỗi một điều kiện duy nhất là nước đó chịu trả tiền.

Cả những nước thân Xô Viết như Libya, thân Mỹ như Úc, trung lập như Thụy Sỹ hoặc không quá thân ai như Brazil. (xét từ góc độ này thì chăc chắn “Mistral” cũng sẽ được chuyển giao cho Nga, bất chấp sức ép của Mỹ vì ngoài “Mistral” Pháp và Nga còn có nhiều hợp đồng hợp tác quân sự đôi bên cùng có lợi khác).


3. Người quảng cáo tích cực nhất cho “Mirage” là các phi công Israel

Chính các phi công Tel- Avip là những chuyên gia quảng cáo thượng thặng cho máy bay chiến đấu Pháp.

Ngày 05/6/1967, chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, các “Mirage” của Pháp (dĩ nhiên, do phi công Israel điều khiển) đã phá hủy 19 sân bay, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 chiếc máy bay của Arập.

Một vài chiếc máy bay Ai cập vừa kịp cất cánh đã lại bị hất lại ngay xuống mặt đất - “Dassault Mystere IV”, “Mirage III SJ” và MD-450 “Uragan” chiếm ưu thế tuyệt đối trên không và không để cho Không quân Arập bất kỳ một cơ hội nào.


Ảnh từ máy bay trinh sát “Mirage”  – những gì còn sót lại của 5 chiếc MiG-21 trên sân bay Arập. Hình cuối phía dưới bên phải là bóng của “Mirage”.
Ảnh từ máy bay trinh sát “Mirage” – những gì còn sót lại của 5 chiếc MiG-21 trên sân bay Arập. Hình cuối phía dưới bên phải là bóng của “Mirage”.
Nhân vật chính trong “bản anh hùng ca” này, dĩ nhiên là “Mirage” huyền thoại. Loại máy bay tiêm kích có cánh hình tam giác này đã trở thành biểu tượng sự phục hưng của Nước Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.




Các phi công chiến đấu Xô Viết từng không chiến với “Mirage” khuyên các đồng đội sử dụng chiến thuật sau: “tấn công chớp nhoáng từ vị trí có lợi và ngay lập tức tận dụng khả năng tăng tốc tốt hơn của MiG-21 để thoát ly.

Còn nếu không làm được như thế thì: “nhà sản xuất (MiG) không chịu trách nhiệm”. “Mirage III CJ” tuy hơi kém MiG về khả năng cơ động nhưng có 2 khẩu pháo cỡ 30 mm DEFA cực mạnh (MiG- 21 chỉ có một khẩu 23 mm GSh-23).

Hơn nữa, các phi công Israel có chiến thuật hiệu quả, tích lũy nhiều kinh nghiệm chiến đấu và được huấn luyện tốt (và còn một số yếu tố khác nữa như Israel đã tìm ra điểm yếu của MiG- 21 như người viết đã trình bày trong một bài trước đó).

Một dẫn chứng cho “nếu không làm được như thế”: Ngày 30/7/1970, trong trận không chiến nổi tiếng trên bầu trời sa mạc Sinai, “Mirage” của Israel đã bắn hạ 5 chiếc MiG do chính phi công Xô Viết điều khiển, phía Israel không mất một chiếc “Mirage” nào.


Mirage IIICJ của biên đội 101 Không quân Israel với 13 ngôi sao đánh dấu   13 trận không chiến thẳng lợi
Mirage IIICJ của biên đội 101 Không quân Israel với 13 ngôi sao đánh dấu 13 trận không chiến thẳng lợi
4. Thử so sánh “ Mirage” với “Fantom” (Mỹ) và “MiG” (Liên Xô)




Nhiều chuyên gia quân sự nhận xét: các kỹ sư và nhà khoa học của “Dassault Aviation” đã thiết kế được loại máy bay tiêm kích thế hệ 2 hoàn thiện nhất.

Người Mỹ vội tính đến các trận không chiến ở cự ly lớn, tập trung vào thiết kế các loại tên lửa “không đối không” nhưng trình độ công nghệ những năm 60 chưa đủ để thực hiện ý tưởng này.

Những máy bay “Fantom” cồng kềnh gặp nhiều khó khăn trong các cuộc không chiến tầm gần và thường trở thành con mồi cho các máy bay MiG nhỏ hơn nhưng cơ động hơn. Cách tiếp cận của các nhà thiết kế Xô Viết trong chê tạo máy bay tiêm kích thế hệ 2 cũng không thật sự hợp lý: MiG không có vũ khí đủ mạnh nếu so với “Mirage”.

Máy bay tiêm kích Pháp được trang bị hệ thống tên lửa hiệu quả và radar Tompson –CTF “Syrano” với cự ly hoạt động 50 km (radar RP-22 Sapfir của Nga-30 km – nhưng cự ly phát hiện thực tế của cả 2 loại trên đều ít hơn 2 lần).

Ngoài việc phát hiện các mục tiêu trên không “Syrano” còn có chế độ phát hiện các chướng ngại vật vượt quá độ cao bay đã cho và phát hiện các mục tiêu tương phản sóng vô tuyến trên mặt đất. Nói một cách ngắn gọn, “Mirage” kết hợp được ưu điểm của các “MiG” lẫn” Fantom”.


Dasalt Mirage IIS của Không quân Thụy Sỹ
Dasalt Mirage IIS của Không quân Thụy Sỹ
5. Chức năng linh hoạt




“Mirage” không chỉ đánh chặn các mục tiêu trên không. Trong trường hợp cần thiết, chỉ cần 5 thợ máy trong vòng nửa giờ có thể biến “Mirage” thành máy bay cường kích hoặc ném bom, chỉ cần lắp thêm pháo dưới thân máy bay, thêm thùng xăng phụ 340 lít (bỏ thiết bị tăng tốc tên lửa), lắp bom …

Nếu khách hàng nước ngoài có nhu cầu, “Mirage” có thể được trang bị hệ thống tiếp dầu trên không.

6. Giá cả vừa phải, chiều ý khách hàng

Một nhân tố không kém phần quan trọng làm “Mirage III” đắt hàng. “Mirage” rẻ hơn 2 lần so với “Fantom” (chỉ khoảng 1 triệu đôla so với 2,4 triệu đô la – thời giá năm 1965). Không những thế, “Mirage” còn dễ khai thác, sử dụng (vì thế mà thời gian đào tạo phi công ngắn hơn), không quá đòi hỏi chất lượng của các đường băng sân bay.

Đối với không quân một số nước đang phát triển, Pháp còn chế tạo “riêng” phiên bản rút gọn của “Mirage III” là “Mirage- 5” (thay radar “Syrano” bằng radar “Aida” đơn giản hơn, nhiên liệu mang theo tăng 32%, thời gian bảo dưỡng kỹ thuật được rút ngắn - chỉ cần 15 giờ/người/cho một giờ bay …

Loại máy bay này rẻ hơn, dễ khai thác sử dụng hơn, hợp với túi tiền của “khách nghèo” nhưng là phương tiện tác chiến cực kỳ hiệu quả trong các cuộc xung đột khu vực – khách mua “Mirage-5” là các nước như Zair, Colombia, Gabon, Libya, Venezuela, Pakistan …. (Trên thực tế, “Mirage-5” không chỉ dành riêng cho các nước thế giới thứ 3.

Nước quan tâm đầu tiên đến loại máy bay này là Israel. Vào những năm 60, 70, Israel cần một loại máy bay không quá phức tạp để tác chiến ban ngày trong điều kiện trời luôn quang mây ở Palestine.

Sau khi bị cấm vận vũ khí năm 1968, các điệp viên “Mossad” đã đánh cắp được tài liệu kỹ thuật của “Mirage-5” và bắt đầu sản xuất không phép loại máy bay này với tên gọi là “Nesher”.

Cuối năm 1979, các máy bay “Nesher” được đại tu và bán cho Argentina- với tên gọi là “Dagger”. Chính “Nesher” và “Dagger” là loại máy bay đã tham chiến tại quần đảo Falklands với Hạm đội Anh ).


“Dagger” -  thực ra là  Mirage-5 của Không Quân Argnetina.
“Dagger” - thực ra là Mirage-5 của Không Quân Argnetina.
Chiếc “Mirage –III A” đầu tiên cất cánh ngày 12/5/1958. Việc sản xuất hàng loạt kéo dài 29 năm – từ 1969 đến 1989. Các biến thể khác nhau của loại máy bay này có trong trang bị của 20 nước. Việc lắp ráp theo giấy phép được thực hiện ở Úc và Thụy Sỹ, còn không phép tại Israel (IAI Nesher và IAI Kfir).





7. Sát thủ tàu chiến

Sẽ là thiếu sót nếu như không kể đến một loại máy bay khác cũng do “Dassalt Aviation” chế tạo và đã được thử thách qua tác chiến trong cuộc xung đột tại quần đảo Falklands năm 1982.


“Nạn nhân” của  “Dassault-Breguet Super Étendard” và “Exocet”
“Nạn nhân” của “Dassault-Breguet Super Étendard” và “Exocet”
Đó là “Dassault-Breguet Super Étendard”. Khi xảy ra xung đột, Argentina chỉ có 5 chiếc “Dassault-Breguet Super Étendard” còn hoạt động và 5 tên lửa chống tàu “Exocet” (cũng của Pháp). 5 lần phóng, 3 lần trúng mục tiêu và 2 “chiến lợi phẩm” là tàu khu trục “Sheffield” và “Atlantic Coveyor” của Anh.




Cũng không khó để hình dung kịch bản tiếp theo nếu như 14 chiếc “Dassault-Breguet Super Étendard” cùng 24 tên lửa AM.39 “Exoset” mà Argentina đã đặt mua trước đó kịp về tham gia tác chiến. Theo một số chuyên gia, có lẽ trong trường hợp đó, nhiều tàu của Hạm đội Anh đã nằm ngay ngắn dưới đáy biển.

Chỉ biết rằng, sau vụ này các đơn đặt hàng mua “ Exocet” được gửi tới tấp về Pháp.


“Dassault-Breguet Super Étendard” của Hải quân Argentina
“Dassault-Breguet Super Étendard” của Hải quân Argentina
Nói thêm về “Dassault-Breguet Super Étendard”. Đây là máy bay mang tên lửa chống hạm của không quân chiến thuật đầu tiên trên thế giới có nhiều tính năng tác chiến vượt trội.





Nhưng không hiểu sao chúng lại không được nhiều khách hàng ưu chuộng và chỉ có trong trang bị của Không quân Pháp và Không quân Argentina, - nêu không tính đến 5 chiếc mà SaddamHutsen (Iraq) thuê vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Lần cuối loại máy bay này tham chiến là vào năm 2011, trong chiến dịch Libya.

8. Về “Mirage F-1”


So với “Mirage –III” thì “Mirage F-1” được hoàn thiện hơn rất nhiều. Chúng ta không quá đi sâu vào các tính năng kỹ- chiến thuật của máy bay, chỉ nhấn mạnh đây là loại máy bay được trang bị động cơ mới Atar-09C, phiên bản radar hiện đại “Syrano” (IV, IVM hoặc IVMR) với nhiều chức năng mới và cự ly phát hiện mục tiêu tăng đáng kể.




“Mirage F-1” cũng được lắp đặt hệ thống trang bị tác chiến điện tử mới và vũ khí chính xác cao mới, cự ly tác chiến tăng gấp hai lần. Thời gian trực chiến trên không tăng 3 lần.

“Mirage F-1” đã được đưa vào trang bị cho không quân 14 nước. Đến cuối thế kỷ XX, loại máy bay tiêm kích đa năng này đã dần được thay thế bằng “Mirage- 2000” hiện đại hơn, nhưng nó vẫn còn nằm trong trang bị của không quân 5 nước, nay Pháp đưa “Mirage F-1” ra khỏi trang bị nhưng có lẽ con số các nước sở hữu loại máy bay này sẽ tăng thêm (lý do như đã trình bày ở trên).


Một trong những chiến tích “hoành tráng” của “Mirage” là vụ đụng độ tại vịnh Pecxich: ngày 17/5/1987 một chiếc “Mirage” của Không quân Iraq đã tấn công chiếc tàu chiến “USS Stark” của Mỹ (ảnh).




Có 37 thủy thủ Mỹ thiệt mạng, thiệt hại của tàu lên đến 142 triệu đô la. Riêng “Mirage” đã thoát được sự truy kích các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ và hạ cánh an toàn.

Ghi nhận không chiến hiện đại



Mirage 2000 của Hy lạp vào năm 1995 từng bắn hạ 1 máy bay F16D của Thổ

9. “Dassault Aviation” trong thế kỷ XXI
Người Pháp không vội vã chế tạo loại máy bay tiêm kích thế hệ năm. Họ lẳng lặng hoàn thiện các máy bay tiêm kích đa năng “Rafale” – và đây là kết quả của chính sách trên – Pháp đã thắng cuộc đấu thầu thế kỷ, bán cho Ân Độ 126 chiếc “Rafale”. (Tại cuộc đấu thầu MMRCA có sự tham gia của tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon và F/A-18E/F Super Hornet, JAS 39 Gripen của Thụy Điển, MiG-35 của Nga và Typhoon).


Không ai dám đoan chắn “Rafale” là loại máy bay tiêm kích tốt nhất trên thế giới, kể cả các chuyên gia quân sự- họ đã tranh luận xung quanh vấn đề này nhiều năm.




Nhưng chắc chắn một điều: máy bay tiêm kích- ném bom “Rafale” của Pháp là một trong những loại máy bay thế hệ 4 + (có thể đặt bao nhiêu dấu + cũng được) có công nghệ hiện đại nhất được sản xuất hàng loạt và Ấn Độ đã tính toán kỹ khi mua “Rafale”.

“Rafale” cũng đã kịp tham chiến: ở các khu vực vùng núi Afganistan, ném bom Libya, ở khu vực rừng rậm Châu Phi (chiến dịch “Serval, Mali, 2013).

Có một chi tiết đáng chú ý: một năm trước đây trên mạng Internet xuất hiện đoạn băng video về cuộc chiến giả định giữa “Rafale” và F-22 “Raptor”. Tỷ số 4-1 nghiêng về “Rafale”.


Biến thể “Rafale M” trên tàu sân bay
Biến thể “Rafale M” trên tàu sân bay
Nguồn tổng hợp
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Tác chiến điện tử Nga hạ gục tên lửa Delilah Israel?
(Bí mật quân sự) - Tên lửa chống radar siêu chính xác của Israel trong cuộc tấn công mới nhất vào Syria theo báo cáo đã bay chệch mục tiêu hơn một km.

Các biện pháp đối kháng điện tử của Nga được triển khai ở Syria có thể gây ra một sai lầm rất nghiêm trọng đối với tên lửa chống radar có độ chính xác cao Delilah của Israel - vũ khí này đã chệch khỏi mục tiêu cần tiêu diệt hơn một km, gây ra sự chế giễu từ các thành viên nhóm vũ trang Hezbollah, họ đã gọi Quân đội Israel là "kẻ thua cuộc" và " đề nghị "thử vận may lần sau".
Trong bức ảnh được các tay súng Hezbolla đăng tải, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tên lửa chống radar của Israel đã rơi cách mục tiêu của nó hơn một km. Đây là địa điểm này cách không xa thủ đô Damascus của Syria.

Tac chien dien tu Nga ha guc ten lua Delilah Israel?
Thông điệp của Hezbollah đó là "Hãy thử vận may một lần nữa" khi tên lửa Israel chệch xa mục tiêu
Giới quan sát cho rằng thực tế này chỉ có thể được tạo ra bởi sự can thiệp điện tử mạnh mẽ, mà nhân tiện, đã được quan sát thấy vào ngày trước tại thủ đô Syria. Không có xác nhận chính thức về dữ liệu này, tuy nhiên có ý kiến cho rằng tên lửa của Israel quá thiếu chính xác là do chịu tác động từ hệ thống chế áp điện tử (EW) của Nga.
Cho đến thời điểm hiện tại, phía Israel vẫn chưa bình luận về cuộc tấn công ban đêm hoặc sự thiếu chính xác của tên lửa Delilah, tuy nhiên các chuyên gia không loại trừ rằng Tel Aviv có thể lặp lại cuộc tấn công, bởi vì có nhận định cho rằng nhiệm vụ của cuộc không kích đã không được hoàn thành.
Tac chien dien tu Nga ha guc ten lua Delilah Israel?
Hệ thống tác chiến điện tử Nga có thể là lý do khiến tên lửa Delilah đi chệch hướng?
Bên cạnh đó, phía Nga cũng không bình luận về cuộc tấn công đêm của Israel vào Syria, tuy nhiên do thông tin không được cung cấp đầy đủ cho báo chí, các chuyên gia tin rằng trên thực tế Israel đã cảnh báo Quân đội Nga về cuộc tấn công theo kế hoạch, và do đó hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã được kích hoạt.

Ý kiến nữa lại cho rằng các hệ thống EW Nga chỉ có tác động đối với những loại tên lửa sử dụng radar để xác định địa hình hay có kết nối với hệ thống định vị toàn cầu GPS mà thôi, còn đối với các loại tên lửa như Delilah có trang bị đầu dò camera kỹ thuật số và cảm biến radar thụ động (chỉ thu chứ không phát) thì các tổ hợp tác chiến điện tử Nga không có tác dụng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Quân đội Ukraine: lực lượng quân sự Liên Xô “thu nhỏ“


Kienthuc.net.vn) - Quân đội Ukraine hiện đại có thể xem như lực lượng quân sự "thu nhỏ" Liên Xô khi cũng như Nga được thừa hưởng kho vũ khí "khủng" của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng một số lượng lớn các trang bị khí tài hiện đại từ Liên Xô. Bên cạnh đó, rất nhiều phòng thiết kế, nhà máy sản xuất vũ khí lớn của Liên Xô nằm trong lãnh thổ Ukraine. Họ còn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Cụ thể khi Liên Xô tan rã, Ukraine nắm giữ 220 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong đó có 130 ICBM R-38 (NATO gọi là SS-18 Satan, tầm bắn 16.000km), 46 ICBM RT-23(NATO gọi là SS-24, tầm bắn 10.000km), 25 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 19 chiếc Tu-160, 1.080 tên lửa hành trình tầm xa cùng 1.900 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa và toàn bộ số vũ khí nói trên đã được chuyển cho Nga để phá hủy. Ngoài việc thừa hưởng vũ khí, Ukraine còn thừa hưởng nhiều công nghệ quan trọng để phát triển công nghiêp quốc phòng cho riêng mình.


Lục quân
Lục quân Ukraine có quân số khoảng 144.000 người, lực lượng tăng thiết giáp của họ được đánh giá rất mạnh chỉ đứng sau Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Trang bị bao gồm: 10 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do họ sản xuất; 76 T-64 BM Bulat; 2.281 chiếc T-64; 172 chiếc T-55AGM; 271 chiếc T-80UD; 1.302 chiếc T-72.
Xe chiến đấu bộ binh các loại khoảng 6.431 chiếc, 1.647 khẩu pháo các loại trong đó có các loại đáng chú ý như pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Akatsiya, 2S1 Gvozdika. 626 dàn pháo phản lực bắn loạt trong đó đáng chú ý nhất là 100 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch mạnh hàng đầu thế giới.
Lực lượng tên lửa Ukraine còn có trong biên chế số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka đạt tầm bắn 180km.
Phòng không
Lực lượng phòng không mặt đất của Ukraine cũng rất mạnh, họ có trong biên chế hầu hết các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất trước đây như: S-300V, S-200, 9K330 Tor, 9K37 Buk, Buk-M1/2, 9K35 Strela-10, hệ thống phòng không tích hợp pháo – tên lửa Tunguska M1, pháo phòng không ZSU-23-4, tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.
Hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
Bên cạnh số lượng lớn tên lửa phòng không, Ukraine còn có hệ thống radar cảnh giới rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga được đánh giá là hệ thống phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Hệ thống Kolchuga do các kỹ sư Ukraine độc lập phát triển, sản phẩm này là một minh chứng cho tiềm năng to lớn của Kiev trong phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.
Không quân

Không quân Ukraine có quân số khoảng 43.100 người, trang bị 247 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó có 36 tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, 80 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29, 36 máy bay cường kích Su-24M, 23 máy bay trinh sát Su-24MR, 46 máy bay cường kích tầm gần Su-25 cùng một số máy bay vận tải các loại.
Tiêm kích mạnh nhất Không quân Ukraine Su-27.
Bên cạnh các máy bay chiến đấu thừa hưởng được từ Liên Xô, Ukraine cũng đã bắt đầu phát triển các máy bay cho riêng mình. Phòng thiết kế Antonov đã phát triển thành công máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung An-70, hiện tại đã có 2 chiếc được đưa vào trang bị.

Hải quân
Hải quân Ukraine có biên chế khoảng 15.470 người, trang bị của hải quân nước này khá yếu, phần lớn các tàu chiến có trong trang bị đều thừa hưởng từ Liên Xô. Tổng cộng có khoảng 27 tàu chiến các loại đang hoạt động.
Soái hạm - tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất Ukraine U130 Hetman Sahaydachniy.
Trong đó, loại tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ vệ lớp Krivak. Các tàu chiến của họ chủ yếu là các tàu loại nhỏ và không có tàu tên lửa nào. Mặt khác, biển Đen giống như một cái “ao làng” và mối đe dọa đối với họ từ đây không cao nên hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên của Kiev. Bên cạnh đó, tại đây Bên cạnh đó, tại đây đã có căn cứ chính của Hạm đội biển Đen Nga bao trùm toàn bộ khu vực và Địa Trung Hải nên Ukraine không phải lo lắng nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ bực mình với tên lửa Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Nếu Trung Quốc tấn công từ một căn cứ lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu.
Ưu thế áp đảo…gần nhà

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay đã muốn cùng Trung Quốc và Nga tìm kiếm các thỏa thuận mới nhằm hạn chế các tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM) và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không ít lần thẳng thừng từ chối tham gia các cuộc đàm phán giới hạn các loại tên lửa này.

Theo giới phân tích, lý do là Trung Quốc đang có lợi thế áp đảo về các hệ thống năng lực và TBM mang đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực cho các hệ thống ICBM mang đầu đạn hạt nhân mới và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược mới.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Trung Quốc luôn phô trương lực lượng tên lửa trong các cuộc duyệt binh
Trung Quốc thường phủ nhận rằng họ đang theo đuổi việc thành lập một lực lượng hạt nhân chiến lược quy mô lớn. Tờ The Diplomat bình luận rằng những tuyên bố như vậy, kết hợp với sự thiếu minh bạch về hạt nhân của Trung Quốc, đang phản ánh lịch sử “dối trá chiến lược”. Cũng theo The Diplomat, chính thành tựu vượt trội của Trung Quốc trong các hệ thống TMB mang đầu đạn nhân, khoảng 1.800- 2.000 hệ thống, đã trở thành động lực khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga năm 1987.


Lực lượng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) hiện sở hữu tên lửa đối đất và đối hạm Đông Phong 26 (DF-26) có khả năng tấn công chính xác với tầm bắn 4.000 km, tên lửa Đông Phong 17 (DF-17) với tầm bắn 2.000 km - hệ thống tên lửa tầm trung đầu tiên trên thế giới được gắn thiết bị siêu thanh (HGV), qua đó có thể chọc thủng các hệ thống radar cũng như tên lửa đánh chặn của đối phương với khả năng di chuyển tốc độ cao.


Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Robert P. Ashley hồi tháng 5/2019 từng đánh giá thấp việc Trung Quốc có thể “tăng gấp đôi quy mô kho dự trữ hạt nhân”, qua đó có thể đạt tới khoảng 600 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, khi xét đến sự đa dạng của các ICBM mới đã được Trung Quốc phát triển hoặc đang phát triển, đây là khả năng hoàn toàn có thể.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc
PLARF được cho là đang có 3 lữ đoàn được trang bị 6 hệ thống ICBM DF-5 sử dụng nhiên liệu lỏng đặt dưới hầm phóng, trong đó có 2 lữ đoàn được trang bị hệ thống DF-5B mang 3 đầu đạn. Trong khi đó, DF-5C mang 10 đầu đạn đang trong quá trình phát triển nhưng có thể thành công dựa trên phiên bản DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang 10 đầu đạn. Một phiên bản di động của DF-41 có thể đã được trang bị cho nhiều lữ đoàn và một phiên bản chạy trên đường ray cũng đang được phát triển.

Hải quân PLA (PLAN) được cho là đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 mới và có khả năng mang nhiều đầu đạn. Hiện có dự đoán cho rằng vào giữa năm 2020, máy bay ném bom chiến lược Xian H-20 sẽ hoàn thành “bộ ba chiến lược” của PLA.

Người Mỹ hoang mang

Theo giới phân tích, trong khi Trung Quốc tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo và hạt nhân thì Mỹ gặp một số vấn đề về chương trình phòng thủ, gây ra một khoảng cách năng lực chiến lược. The Diplomat cho rằng Mỹ cần phải đầu tư ngay vào các năng lực tên lửa để đối phó các mối đe dọa hiện hữu từ Trung Quốc.

Năm 2019, Chương trình phát triển Phương tiện đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo mới (RKV), thay thế cho Chương trình Phương tiện đánh chặn ngoài khí quyển (EKV), đã bị hủy bỏ do ngân sách bị cắt giảm, ít cơ hội thử nghiệm và phát triển. Thay vào đó, Lầu Năm Góc đã cam kết phát triển Chương trình Thiết bị đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) để đối phó các mối đe dọa ICBM, nhưng phải tới ít nhất vào năm 2026, hệ thống phòng thủ tên lửa này mới được phiên chế, và một số chuyên gia cho rằng có thể khoảng 12 năm nữa mới được đưa vào vận hành.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc
Theo đánh giá, các tên lửa tầm trung và xuyên lục địa mới đang được phát triển cho Lục quân đội và Hải quân Mỹ, các tên lửa siêu thanh được phóng từ trên không, các tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật, và Dự án Pháo tầm xa chiến lược 1.000 dặm (LRSC) là cần thiết để giành được sự cân bằng trên chiến trường với Trung Quốc.

Tháng 1/2019, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm tới vùng cao nguyên Tây Bắc để phòng vệ trước mối đe dọa từ hệ thống tên lửa của Mỹ. Theo phân tích ảnh chụp vệ tinh của DigitalGlobe đầu năm 2019, tạp chí quốc phòng Jane’s cho biết lực lượng tên lửa của PLARF cũng triển khai hơn 10 bệ phóng cho tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 tại vùng Nội Mông. Loại tên lửa này về lý thuyết có thể tấn công tàu chiến của Hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.



Tuy nhiên, DF-26 cũng dễ là đối tượng của hệ thống phòng thủ tân tiến nhất mà Mỹ phát triển. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Hải quân Mỹ SM-6 về cơ bản đủ sức nhắm trúng DF-26 trong 2 giai đoạn, cụ thể là ngay sau khi tên lửa này vừa được bắn- thời gian tên lửa tăng độ cao và tốc độ, hoặc khi DF-26 ở giai đoạn cuối gần hướng đến mục tiêu.


My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Hiện có nhiều tranh cãi về mối đe dọa thực sự của tên lửa Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ
SM-6 có tầm bắn vài trăm dặm. Do đó, nếu Trung Quốc tấn công tàu chiến Mỹ từ một căn cứ tại lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa này trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu. Nhưng việc đánh chặn trong giai đoạn cuối khó hơn nhiều so với việc can thiệp ở những giây đầu tiên khi tên lửa khai hỏa.

Cho tới nay, hy vọng của Mỹ vẫn đặt vào phân tích cho rằng khả năng của DF-26 bị “thổi phồng”. Trang National Interest từng bày tỏ hoài nghi loại tên lửa này có thể không đạt được tầm bắn 3.200 km. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng: “Độ chính xác của DF-26 vẫn là điều chưa ai dám chắc, và nhiều người cho rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng 150-450m”.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Bom dẫn đường Mỹ tấn công lệch mục tiêu 5,5km
(Vũ khí) - Thông tin bất ngờ nằm trong tuyên bố vừa được Không quân Mỹ đưa ra khi tiết lộ về tình huống tấn công nhầm đáng tiếc của F-16 tại Nhật Bản.
Vụ việc xảy ra vào ngày 6/11/2019 nhưng đến này mới được tiết lộ. Cụ thể, khi chiếc tiêm kích F-16CM cất cánh trong quá trình huấn luyện bắn đạn thật và ném bom vào một địa điểm cách căn cứ không quân Misawa 24 km.

Khi bay đến địa điểm đã định, phi công khai hỏa quả bom laser dẫn đường GBU-12. Nhưng sự cố hy hữu đã xảy ra quả bom đã hướng tới địa điểm khác cách nơi huấn luyện 5,5 km.

Bom dan duong My tan cong lech muc tieu 5,5km
Một quả GBU-12 tấn công vào khu dân cư.

Được biết, khu vực quả bom rơi xuống thộc quyền sở hữu tư nhân. May mắn không có người bị thương và thiệt hại tài sản trong vụ việc.

GBU-12 được xếp vào loại bom thông minh bởi vì nó có thể tìm diệt mục thiêu theo quỹ đạo do chùm tia laser dẫn đường xác định một cách chính xác mục tiêu.

Chùm tia laser này còn có thể đồng thời cung cấp vị trí mục tiêu cho cả 2 chiến đấu cơ ném bom F-16. GBU-12 Paveway II thực chất là bộ công cụ gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân quả bom thông thường Mk 82 loại 227kg.

Với phương án này cho phép giảm đáng kể giá thành hơn là việc chế tạo quả bom thông minh hoàn toàn, đơn giá một quả khoảng 19.000 USD.

Hiện nay, bom GBU-12 sử dụng 4 hệ thống dẫn đường giống như GBU-22 Paveway III. Bom GBU-12 Paveway II nặng 227kg, dài 3,33m, đường kính 273mm, đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87kg chất nổ Tritonal.

Dù được Mỹ đánh giá rất cao nhưng trong lịch sử chiến hoạt động huấn luyện và chiến đấu, GBU-12 đã gây ra những vụ không kích nhầm tai tiếng.

Trong cuộc không kích khủng bố IS hôm 3/1/2019 vào Euphrates, Syria, chiến đấu cơ của liên quân do Mỹ đứng đầu sử dụng GBU-12 đã khiến hàng chục dân thường thương vong.


Ngoài Syria, hàng loạt những vụ không kích nhầm tương tự xảy ra ở Iraq, Afghanistan... tất cả nạn nhân đều được xác định là dân thường.


Nguyên nhân khiến GBU-12 tấn công nhầm vào dân thường đến nay vẫn không rõ ràng bởi Mỹ thường chọn cách im lặng sau mỗi vụ xảy ra.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Đòn hiểm của Nga loại Ukraine khỏi thị trường vũ khí
(Vũ khí) - Sau khi lâm vào tình trạng khủng hoảng với Nga, vũ khí do Ukraine sản xuất trở nên rất thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau khi trở thành quốc gia độc lập, tổ hợp công nghiệp quân sự của Ukraine trong hơn 2 thập kỷ vẫn gắn kết chặt chẽ với Liên bang Nga và Moskva là khách hàng chính của các thiết bị và linh kiện quân sự nguồn gốc từ Kiev.
Chỉ trong nhiệm kỳ Tổng thống Viktor Yushchenko, Ukraine mới bắt đầu các dự án của riêng mình mà không liên quan đến Nga. Khi đó một khoản tiền lớn đã được phân bổ cho việc phát triển tên lửa chiến thuật Sapsan, cuối cùng dẫn đến phiên bản Grom-2 cho Saudi Arabia.
Nhưng khi Tổng thống Viktor Yanukovych lên nắm quyền thì mọi thứ đã trở lại bình thường. Tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine một lần nữa kiếm được tiền từ Nga.



Việc xuất khẩu vũ khí và công nghệ có thể mang lại số tiền lớn cho ngân sách Ukraine nhưng lại vướng phải nhiều khó khăn. Các dự án hiếm hoi như hợp đồng cung cấp xe tăng T-84 Oplot cho Thái Lan hoặc bán MiG-29 nâng cấp cho Azerbaijan đã gây ra sự phản đối công khai từ Moskva.
Ngay cả sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Kiev và Moskva đã chấm dứt.
Don hiem cua Nga loai Ukraine khoi thi truong vu khi
Vũ khí Ukraine sản xuất ra hiện chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa
Theo chuyên gia quân sự Mikhail Zhirokhov, Moskva sử dụng nhiều bước đi khác nhau để tách Kiev trên thị trường vũ khí thế giới. Lấy ví dụ, ông đề cập đến một hợp đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine để cung cấp 2 hệ thống phòng không S-125. Thương vụ trị giá 30 triệu USD này đã được Ukroboronprom công bố vào cuối năm 2019.
Đồng thời người Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua các tổ hợp S-125 được hiện đại hóa bởi công ty tư nhân Aerotechnika-ML. Nhưng vào tháng 1/2020, phía Ankara thông báo rằng cần phải ký lại hợp đồng vì Ukroboronprom muốn thay đổi nhà cung cấp là Techimpex.
Ngoài ra một người trung gian xuất hiện trong giao dịch với tư cách của một công ty Tofig Nagiyev nào đó. Theo ông Zirokhov, người này có hộ chiếu của một công dân Liên bang Nga. Trong hình thức trên, giao dịch có vẻ đáng ngờ đối với phía Thổ Nhĩ Kỳ và họ đã từ chối ký thỏa thuận.
Tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine quen với sự phụ thuộc vào Nga đang trải qua thời kỳ khó khăn. Tất nhiên tiềm năng của Kiev vẫn rất lớn và họ có thể hồi sinh thậm chí đưa nó lên một cấp độ mới.

Nhưng theo chuyên gia Zhirokhov, sự thờ ơ của Tổng thống Zelensky đối với số phận của khu liên hợp công nghiệp - quân sự trong nước đã khiến cho mọi việc càng thêm khó khăn.

Hiện tại tình hình xuất khẩu vũ khí của Ukraine có vẻ còn tồi tệ hơn so với thời kỳ phụ thuộc vào Liên bang Nga. Bây giờ các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine hoặc phá sản hoặc trong trạng thái hoạt động cầm chừng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Hiện trạng không quân chiến lược Mỹ
(Vũ khí) - Hoa Kỳ hiện có 150 máy bay chiến lược còn hoạt động, một phần đáng kể trong số đó không thể giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu.

Hien trang khong quan chien luoc My
Vào đầu thập niên 80 và 90, không quân chiến lược của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ có hơn 400 máy bay thuộc tất cả các dạng. Sau đó, vì những lý do khác nhau, số lượng đội máy bay hoạt động đã giảm, và hiện chỉ có khoảng 150 chiếc vẫn còn hoạt động.
Lầu Năm Góc đang thực hiện một số biện pháp để nâng cấp và tăng cường hàng không chiến lược, nhưng có lẽ các biện pháp đó là không đầy đủ và không đáp ứng được các thách thức hiện tại.
Quá khứ và hiện tại


Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển của hàng không chiến lược Mỹ đã phải đối mặt với một số vấn đề nhất định. Vào cuối những năm 80, thành phần chính của đội máy bay là Boeing B-52H Stratofortress.
Và sau đó được bổ sung thêm tròn 100 máy bay ném bom Rockwell B-1B Lancer. Vài năm sau, Không quân đã đặt sản xuất một loạt máy bay tàng hình Northrop Grumman B-2A Spirit với số lượng 20 chiếc.
“Chiến tranh Lạnh” kết thúc, phần vì phải cắt giảm kinh phí; phần vì cần thiết nghiên cứu phát triển kỹ thuật và do các yếu tố khác nên đầu những năm 1990, Mỹ đã bắt đầu giảm dần số lượng máy bay ném bom tầm xa.
Trước hết, số lượng máy bay đã bị thu hẹp lại do B-52H đã lỗi thời và ngừng hoạt động; những máy bay được giữ lại đã trải qua quá trình hiện đại hóa và vẫn còn phục vụ được.
Trong nửa đầu của những năm 2000, trong đội bay có 93 máy bay ném bom B-1B vẫn còn hoạt động, một phần ba trong số đó đã được lên kế hoạch gửi đi lưu trữ.
Nguồn tài chính có được do thanh lý những máy bay cũ được đề xuất dùng vào việc bảo trì những chiếc còn lại. Ít lâu sau, một số máy bay này đã trở lại hoạt động, kết quả là đã có 67 chiếc được vận hành trong các đơn vị. Sau đó, số lượng B-1B lại giảm.

Hiện tại, theo các nguồn tin công khai, trong Không quân Mỹ đang sử dụng 74 máy bay ném bom B-52H. Số lượng B-1B mới hơn cho đến nay đã giảm xuống còn 59 chiếc. Loại mới nhất và có số lượng ít nhất là B-2A - chỉ có 19 chiếc. Như vậy, tổng số máy bay hàng không chiến lược của Mỹ chỉ có hơn 150 chiếc.
Được biết, không phải toàn bộ đội ngũ máy bay trên còn phù hợp với việc sử dụng và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Một phần của thiết bị đang được bảo trì, sửa chữa hoặc cần phải sửa chữa.
Vì vậy, năm ngoái đã có báo cáo rằng chỉ có 6 chiếc B-1B ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Phần còn lại cần sửa chữa và phục hồi. Tuy nhiên, đối với các loại máy bay ném bom tầm xa khác, tình hình tốt hơn nhiều.
Hien trang khong quan chien luoc My
B-52H
Kế hoạch hoành tráng trong tương lai
Lầu năm góc có tính đến các vấn đề của không quân chiến lược và đã có những biện pháp nhất định. Đã có đề xuất mua thiết bị hoàn toàn mới, nâng cấp các mẫu hiện có và thanh lý những loại không còn phù hợp để tiếp tục hoạt động.
Theo kế hoạch hiện có thì tình hình trong không quân chiến lược sẽ bắt đầu thay đổi đáng kể sau vài năm nữa. Tuy nhiên, theo một số đánh giá thì các biện pháp như vậy có thể không đủ để giải quyết tất cả các vấn đề hiện tại.
Vào cuối tháng 2, Phó tổng tham mưu trưởng Không quân, Trung tướng David Naom đã công bố kế hoạch mới cho việc phát triển máy bay ném bom. Về trung hạn, kế hoạch chỉ để B-52H nằm trong đội máy bay hiện có.
Một lần nữa, B-52H lại tiếp tục được đề nghị nâng cấp bằng cách cài đặt thiết bị mới. Vấn đề tái tạo cũng đang được thảo luận một lần nữa để tăng tính kinh tế và các đặc điểm khác.
Yêu cầu cho dự án hiện đại hóa sẽ có trong năm nay. Theo kết quả của chương trình cải tiến mới, 78 máy bay sẽ được đưa vào sử dụng; B-52H sẽ giữ lại vị trí máy bay ném bom tầm xa lớn nhất nước Mỹ.
Các cấp chỉ huy cho rằng tuổi thọ của các thiết bị đó sẽ tăng trở lại và một số máy bay sẽ tồn tại cho đến những năm 60 - cho đến khi tròn 100 năm tuổi.
Đội máy bay B-1B sẽ giảm dần. Dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm 2021 dự kiến sẽ loại bỏ 17 máy bay loại này - có thể là những chiếc đang trong tình trạng tồi tệ nhất và không thể phục hồi.
Trong những năm tiếp theo, sẽ có những đợt tinh giảm mới và muộn nhất là đầu những năm 30, tất cả các máy bay B-1B sẽ phải rời khỏi đội ngũ.
Máy bay ném bom B-2A sẽ vẫn hoạt động cho đến đầu thập kỷ tới, nhưng việc hiện đại hóa theo chương trình DMS-M sẽ bị loại bỏ. Đến thời điểm đó, Không quân có kế hoạch tiếp nhận những chiếc máy bay sản xuất đầu tiên loại Raider B-21 mới của Northrop Grumman.
Sự xuất hiện của chúng sẽ cho phép loại bỏ dần những chiếc B-2A đã lỗi thời. Việc sử dụng B-2A dự kiến sẽ không gặp phải các vấn đề như với B-1B.
Tới năm 2025, loại máy bay ném bom B-21 tầm xa mới sẽ được đưa vào sử dụng. Đến cuối thập kỷ này, các phi đội đầu tiên trên những máy bay này sẽ đạt được trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Trong tương lai, số lượng B-21 sẽ tăng lên; song song với đó, Không quân Mỹ sẽ lên kế hoạch để loại ra các mẫu đã lỗi thời. Hiện vẫn chưa rõ con số chính xác được lên kế hoạch đặt mua B-21. Năm ngoái, ước tính lên tới 140-150 chiếc, nhưng sau đó, một con số khác đã được đề cập.
Hien trang khong quan chien luoc My
Các biện pháp không đầy đủ
Tình trạng không quân chiến lược hiện nay khiến Không quân Hoa Kỳ mong muốn có nhiều thứ tốt hơn. Một phần của thiết bị không đáp ứng nhu cầu của quân đội, và vấn đề này thường xuyên được nêu ra ở các cấp khác nhau.
Và người ta cũng đưa ra nhiều phương án để giải quyết. Tuy nhiên, không phải tất cả các đề xuất và chương trình mới đều nhận được sự hỗ trợ vô điều kiện. Trong đó cũng có những lời chỉ trích.
Vào ngày 12 tháng 3, Defense News đã cho đăng một bài báo của Tướng John Michael Law, cựu tham mưu trưởng Không quân. Viên tướng này đã tập trung chú ý đến các cuộc xung đột cục bộ thời gian gần đây và các cuộc chiến giả định trong tương lai.
Ông ta lưu ý rằng trong mọi trường hợp, máy bay ném bom tầm xa có tầm quan trọng rất lớn. Số lượng phương tiện hiện tại của họ không đủ để thực hiện hiệu quả tất cả các nhiệm vụ được đặt ra.

Michael Law nhắc lại rằng trong chiến dịch Enduring Freedom (2001-2014), không quân tầm xa chỉ có số lần cất cánh là 20% và chỉ có 76% số bom đạn được sử dụng (tính theo trọng lượng).
Ngoài ra, một số nhiệm vụ, chẳng hạn như tấn công vào các mục tiêu từ xa, sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ có máy bay ném bom chiến lược mới có đủ khả năng thực hiện.
Do đó, mặc dù có nhiều thay đổi trong những thập kỷ gần đây, không quân chiến lược vẫn là thành phần quan trọng nhất của không quân với các nhiệm vụ và khả năng đặc biệt.
Để phát triển không quân chiến lược, cần phải thực hiện mọi nỗ lực, nhưng các kế hoạch hiện tại không thể đáp ứng đầy đủ tình hình. M. Law chỉ ra rằng trong 10 năm tới sẽ xuất hiện sự thiếu hụt máy bay ném bom và nhu cầu cho năm tài chính 2021 cũng sẽ không thể cải thiện được tình hình.
Cần phải tăng chi tiêu cho việc phát triển không quân tầm xa - nhưng Quốc hội Mỹ lại phân bổ tiền cho các hướng khác.
Hien trang khong quan chien luoc My
Từ ba loại sẽ rút xuống còn hai

Hiện tại, có một tình huống rất thú vị trong không quân chiến lược Hoa Kỳ. Trong đội ngũ có hơn 150 máy bay thuộc 3 chủng loại và ở các độ tuổi khác nhau. Những máy bay “già dặn” nhất bắt đầu phục vụ vào đầu những năm 60, còn những chiếc mới nhất là vào năm 2000.
Không phải tất cả các máy bay đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu và có thể cất cánh thực thi nhiệm vụ. Theo các ước tính khác nhau, chưa đến 100 chiếc có thể hoạt động thực sự.
Hiện tại, có một loại máy bay ném bom mới đang được phát triển. Trong tương lai xa, chúng sẽ phải thay thế hai loại thiết bị cùng một lúc.
Theo kết quả của những sự kiện này, Không quân Mỹ sẽ chỉ sử dụng B-52H cũ, nhưng phải trải qua một quá trình hiện đại hóa tiếp theo, và B-21 – loại mới nhất. Tùy thuộc vào khối lượng đặt mua, B-21 có thể trở thành bộ phận chính của đội ngũ máy bay ném bom.
Tuy nhiên, việc thực hiện tất cả các kế hoạch hiện tại đòi hỏi rất nhiều thời gian. Những chiếc B-21 đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2025-27, sau đó mới tới sự xuất hiện một nhóm máy bay khá lớn tiếp theo.
Việc hiện đại hóa B-52H cũng cần có thời gian, cũng như việc loại bỏ B-1B lỗi thời khỏi Không quân hoặc từ bỏ B-2A (đang trong dự kiến). Do đó, trong những năm tới, các quy trình nhằm phát triển không quân chiến lược sẽ được xem xét, nhưng những thay đổi mạnh mẽ hiện đang bị trì hoãn.
Trong những năm qua, ở nhiều cấp độ khác nhau, nhu cầu phát triển không quân tầm xa đã được nhắc đến, nhưng cho đến nay chưa thể nói về những thành công thực sự.
Chỉ có một trăm rưỡi máy bay còn hoạt động, một phần đáng kể trong số đó không thể giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu. Lầu năm góc đang thực hiện các biện pháp, nhưng không phải tất cả các biện pháp đều đầy đủ và kịp thời, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35 lại lỗi nghiêm trọng, Mỹ lập luận kiểu ‘chổng ngược’
(Bình luận quân sự) - Theo giới chuyên gia, Mỹ nên bớt 1 trong 2 tiêu chí tàng hình và siêu âm của chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II của Lockheed Martin.

Lập luận kiểu “chổng ngược” của Mỹ

Lỗ hổng mới phát hiện này khiến những chiếc máy bay Mỹ tiên tiến nhất không thể bay với tốc độ siêu âm, vì nguy cơ máy bay bị phá hủy ngay trên không trung. Thế nhưng, Lầu Năm Góc hiện vẫn chưa áp dụng các biện pháp quyết liệt giới hạn việc tăng tốc độ F-35.

Vấn đề đã được biết đến vào năm ngoái là phiên bản F-35B (hạ cánh thẳng đứng và cất cánh trên đường băng ngắn) và F-35C (phiên bản tàu sân bay) không thể bay ổn định ở chế độ siêu âm. Nhưng thời điểm đó, người ta chỉ biết được rằng, nếu bay quá lâu ở tốc độ siêu âm, máy bay sẽ mất đi lớp sơn phủ tàng hình đắt tiền.

Nhưng hiện nay, lỗi này bị đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều. Các chuyên gia dự đoán, sự quá tải phát sinh khi tăng tốc vượt ra ngoài phạm vi cho phép, không còn đơn thuần làm bay mất lớp sơn tàng hình mà nghiêm trọng hơn, nó có thể phá hủy vỏ ngoài và các bộ phận khác của khung máy bay.

Khiếm khuyết này cực kỳ nghiêm trọng, đòi hỏi các khoản đầu tư tài chính lớn trong việc phát triển và thử nghiệm vật liệu mới ốp bên ngoài thân máy bay và có thể cả toàn bộ khung sườn máy bay. Ngoài việc khiến chiếc máy bay trở nên béo hơn, nặng nề hơn, khắc phục lỗi này sẽ rất tốn kém, bởi máy bay đã đi vào sản xuất hàng loạt được hàng trăm chiếc.

F-35 lai loi nghiem trong, My lap luan kieu ‘chong nguoc’
F-35 đã đi vào sản xuất hàng loạt vẫn phát hiện cực kỳ nhiều lỗi

Không muốn mất tiền, các tướng lĩnh quân đội, sau khi tính toán chi phí, đã thay đổi chiến thuật sử dụng loại máy bay này, giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao đến mức tối thiểu. Điều này có nghĩa máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ mất đi một trong những lợi thế chính là khả năng đánh chặn siêu âm đối với các mục tiêu trên không.

Lầu Năm Góc cho rằng, chế độ bay siêu âm không quá quan trọng với một tiêm kích-ném bom như F-35, ví dụ như phi công về hưu Brian Clark, nhà phân tích từ Viện nghiên cứu chiến lược Hudson tin rằng, việc giới hạn thời gian bay ở tốc độ cao, sẽ trở thành một lợi thế chiến thuật.

Theo ông này, khi bay quá nhanh máy bay sẽ mất đi khả năng tàng hình. Và khi giảm tốc độ, F-35 lại giữ được khả năng tiêu diệt đối thủ trước khi bị phát hiện. Ngoài ra, trong điều kiện giới hạn tốc độ, phạm vi bay sẽ tăng đáng kể, bởi nhiên liệu tiêu thụ sẽ ít hơn.

Nhưng cũng có những ý kiến khác của giới chuyên gia quân sự phản đối những ý kiến kiểu “chổng ngược” này.

Theo họ, nếu lập luận như vậy, Hoa Kỳ nên giảm bớt những tiêu chuẩn trong khái niệm về chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II của Lockheed Martin, giảm bớt 1 trong 2 tiêu chí nhất thiết phải có của nó: Nếu muốn giữ tiêu chuẩn tàng hình thì nên bỏ tiêu chuẩn bay siêu âm không cần đốt sau, và ngược lại.

F-35 lai loi nghiem trong, My lap luan kieu ‘chong nguoc’
F-35B/C của Hải quân Hoa Kỳ bị giới hạn thời gian bay tốc độ cao

F-35 không còn lợi thế chiến thuật gì

Các chuyên gia của Tạp chí “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) tin rằng, sự hạn chế tốc độ gây ra mối nguy hiểm chết người cho các phi công F-35 trong cận chiến, nhưng nếu không hạn chế thì các nhóm tấn công bằng máy bay tàng hình của Mỹ sẽ trở nên vô dụng, đặc biệt là đối với các Nhóm tấn công viễn chinh của Hải quân Mỹ.

Khả năng duy trì chuyến bay ổn định ở tốc độ siêu âm là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của máy bay chiến đấu hiện đại, đặc biệt là chiến đấu cơ thế hệ 5.

Nếu không có đặc tính này, F-35 không thể đánh chặn hiệu quả các mục tiêu trên không, dễ dàng bị tiêm kích đánh chặn tốc độ cao hoặc hệ thống phòng không của địch tiêu diệt. Nhưng nếu F-35 bay siêu âm, hệ quả mà nó mang lại còn nghiêm trọng hơn.

Đối với phiên bản F-35B trên các tàu đổ bộ tấn công và F-35C trên hàng không mẫu hạm, vấn đề khó khăn hơn do thực tế là sau những chuyến bay dài, sẽ không thể sửa chữa hư hỏng của khung sườn sau khi bay siêu âm, bởi các tàu đang lênh đênh trên biển.

Máy bay sẽ bị buộc đứng yên trong hầm chứa cho đến khi tàu sân bay và tàu đổ bộ trở về căn cứ. Trong trường hợp này, hiệu quả chiến đấu của các nhóm tàu đổ bộ tấn công và nhóm tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã bị mất đi.

F-35 lai loi nghiem trong, My lap luan kieu ‘chong nguoc’
Chỉ sau 1 chuyến bay siêu âm thời gian dài, F-35B/C trên các tàu sân bay, tàu đổ bộ của hải quân Mỹ sẽ trở nên vô dụng

Cùng bàn về vấn đề này, phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov nói rằng, nếu trong trận không chiến, toàn bộ cơ số đạn dược bị sử dụng hết, giá trị của máy bay như một phương tiện chiến đấu chỉ là con số không.

Trong trường hợp này, nhiệm vụ chính của phi công là nhanh chóng đào tẩu khỏi khu vực, thoát khỏi sự truy đuổi của tiêm kích địch và hạ cánh an toàn tại sân bay mặt đất hoặc trên các tàu chiến của hải quân. Nếu bay chế độ siêu âm, việc đó sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Ngoài ra, nếu thực hiện nhiệm vụ ném bom các khu vực nằm sâu trong lãnh thổ đối phương, khả năng bay với vận tốc siêu âm cho phép phi công nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ và nhanh chóng vượt qua vùng hoạt động của những quả tên lửa phòng không có vận tốc siêu thanh của đối thủ.

Sai lầm không thể khắc phục

Chuyên gia Nga Vladimir Popov không loại trừ khả năng người Mỹ đã mắc sai lầm lớn khi thiết kế F-35, cố gắng làm cho máy bay đơn giản, hiệu quả hơn so với F-22 Raptor phức tạp và nặng nề.

Ngoài việc vì lợi ích của tàng hình và giảm trọng lượng, các nhà thiết kế phải hy sinh sức mạnh; có thể là thời gian kiểm tra “khả năng bền vững” bị rút ngắn, do đó không phát hiện ra các khiếm khuyết tiềm ẩn. Kết quả là chiếc máy bay “chưa hoàn thiện”, nhiều chế độ chưa được hoạt động hoặc thử nghiệm nghiêm túc đã được đưa vào sản xuất hàng loạt.

F-35 lai loi nghiem trong, My lap luan kieu ‘chong nguoc’
Khắc phục lỗi của F-35 đã sản xuất hàng loạt sẽ cực kỳ tốn kém

Còn Giáo sư Học viện Khoa học Quân sự Nga, nhà chính trị học Sergei Sudakov nói rằng, người Mỹ đảm bảo F-35 là máy bay hiện đại nhất, định vị đó là “thế hệ thứ 5” đầy tự tin nhưng trên thực tế, đây là một cỗ máy cực kỳ thô sơ, không hoàn chỉnh, không có gì đáng ca ngợi về bước đột phá trong ngành hàng không quân sự.

Tuy nhiên, bằng cách tống tiền và đe dọa, Hoa Kỳ buộc các đối tác phải mua F-35. Hàng trăm chiếc máy bay chiến đấu đã được ép bán cho các đồng minh cần bảo kê như Ba Lan, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc…; hoặc những nước vốn không có ý tưởng đánh ai hoặc có nguy cơ bị ai xâm lược như Na Uy, Hà Lan, Australia, Đan Mạch…

Theo ông Sudakov, thực tế phũ phàng đã xua tan một huyền thoại khác về việc F-35 sẽ trở thành “sát thủ” đối với hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. Thật vậy, để có thể thoát khỏi tên lửa của S-400 Triumf, máy bay này chắc chắn cần đến tốc độ siêu âm đáng tin cậy.

Theo chuyên gia Nga, đã đến lúc người Mỹ cần thu hồi tất cả F-35 khỏi thị trường để không bị vướng vào cáo buộc lừa dối. Các đặc điểm được công bố của F-35 không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nhưng Washington hiểu rõ việc thu hồi Lightning II sẽ kéo theo phản ứng dây chuyền đối với các loại vũ khí khác của Mỹ đã được bán ra.

Trong khi đó, chương trình F-35 được coi là một trong những dự án đắt nhất trong lịch sử chế tạo máy bay. Khoảng 1,3 nghìn tỷ dollars đã được chi ra, nhưng đây có lẽ vẫn chưa phải là con số cuối cùng. Nếu Lightning II bị thu hồi, số tiền khổng lồ này không thể được thu lại.



https://www.reddit.com/r/CredibleDefense/comments/c0c7nl
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiết lộ về 'Hắc điểu' SR-71, trinh sát cơ nhanh nhất thế giới sau nửa thế kỷ

Trong Chiến tranh Lạnh, chiếc máy bay mang biệt danh "Hắc điểu" có thể bay cao và nhanh hơn bất kỳ phi cơ nào khác, và 55 năm sau chuyến bay đầu tiên, nó vẫn giữ kỷ lục đó.
Chiếc Lockheed SR-71, được bí mật thiết kế vào cuối những năm 1950, có thể bay tới gần rìa vũ trụ và nhanh hơn một quả tên lửa. Cho đến ngày nay, nó vẫn giữ kỷ lục về độ cao trong một chuyến bay ngang và tốc độ nhanh nhất cho loại máy bay không dùng động cơ tên lửa.

SR-71 là một thành viên của gia đình máy bay do thám được chế tạo để mạo hiểm xâm nhập không phận kẻ địch mà không bị bắn hạ hay bị phát hiện, trong một kỷ nguyên chưa có vệ tinh lẫn máy bay không người lái.

Lớp vỏ màu đen tuyền, được thiết kế để tản nhiệt và mang lại biệt danh "Blackbird" (Hắc điểu), kết hợp với những đường nét mượt mà của thân máy bay dài, khiến chiếc SR-71 trông không giống bất cứ thứ gì từng xuất hiện trước đó – một thiết kế không mất đi chút nào vẻ đẹp ấn tượng theo thời gian.
“Nó vẫn giống như thứ gì đó từ tương lai, dù đã được thiết kế từ thập niên 1950”, Peter Merlin, nhà lịch sử học hàng không, tác giả của cuốn “Thiết kế và phát triển Hắc điểu”, nói.
“Do thân máy bay uốn cong, cùng với những đường cong, vặn xoắn ở cánh, nó mang vẻ đẹp hữu cơ hơn là cơ học. Hầu hết máy bay thông thường trông giống như ai đó chế tạo ra, còn loại máy bay này trông tựa như tự nó phát triển lên như vậy”.
"Điệp viên CIA"
Tháng 5/1960, một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ trên không phận Liên Xô khi đang chụp ảnh. Ban đầu, Chính phủ Mỹ cho biết đây là máy bay nghiên cứu thời tiết đi lạc, nhưng sự vụ đã bị lộ tẩy sau khi Liên Xô công bố những bức ảnh về phi công bị bắt và thiết bị theo dõi của máy bay.
Vụ việc lập tức gây ra hậu quả ngoại giao giữa Chiến tranh Lạnh và củng cố nhu cầu về một loại máy bay trinh sát mới có thể bay nhanh hơn, cao hơn và an toàn trước hỏa lực phòng không. "CIA muốn một chiếc máy bay có thể bay trên 90.000 feet ở tốc độ cao và vô hình trước radar, vì điều đó là khả thi", ông Merlin nói.
Nhiệm vụ thiết kế một cỗ máy đầy tham vọng như vậy được giao cho Clarence "Kelly" Johnson, một trong những nhà thiết kế máy bay vĩ đại nhất thế giới, cùng bộ phận kỹ sư bí mật của ông tại Lockheed, được gọi là Skunk Works. "Mọi thứ phải được phát minh mới hết. Tất cả", ông Johnson, người đã qua đời năm 1990 (cùng năm phi đội Hắc điểu nghỉ hưu), nhớ lại.
Chiếc máy bay thế hệ đầu tiên trong gia đình “Hắc điểu”, được gọi là A-12, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 30/4/1962. Tổng cộng, 13 chiếc A-12 đã được sản xuất và đây là một chương trình đặc biệt bí mật do CIA vận hành.
Sau hàng chục năm, những chiếc “Hắc điểu” vẫn giữ nhiều kỷ lục hàng không. Năm 1990, nó bay một chuyến tờ Bờ Tây sang Bờ Đông Mỹ, với chặng Los Angeles – Washington D.C trong vòng 67 phút.

Tiết lộ về Hắc điểu SR-71, trinh sát cơ nhanh nhất thế giới sau nửa thế kỷ  - Ảnh 2.

Buồng lái kép của chiếc "Hắc điểu" Lockheed SR-71. Ảnh: Getty Images
Lớp vỏ titan
Do máy bay được thiết kế để bay nhanh trên 2.000 dặm/giờ, ma sát với không khí xung quanh sẽ làm nóng thân "Hắc điểu" đến mức làm tan chảy khung máy bay thông thường. Do đó chiếc máy bay được làm bằng titan, kim loại có thể chịu được nhiệt độ cao mà nhẹ hơn thép.
Nhưng sử dụng titan lại gây ra những vấn đề khác. Đầu tiên, nhà sản xuất phải có một bộ công cụ hoàn toàn mới – cũng được làm bằng titan, bởi vì những công cụ bằng thép thông thường sẽ phá vỡ lớp titan giòn khi tiếp xúc.
Thứ đến, việc tìm ra nguồn cung cấp kim loại này cũng khó khăn. “Liên Xô khi đó là nhà cung cấp titan lớn nhất thế giới. Chính phủ Mỹ đã phải mua rất nhiều vật liệu đó, có lẽ là thông qua những công ty ảo”, ông Merlin cho hay.
Ban đầu, chiếc máy bay hoàn toàn không sơn, khoe lớp vỏ titan màu bạc. Đến năm 1964 chúng mới lần đầu tiên được sơn đen sau khi các nhà phát triển nhận ra rằng sơn đen giúp hấp thụ và tỏa nhiệt hiệu quả, hạ nhiệt độ của toàn bộ khung máy bay. Từ đó biệt danh “Hắc điểu” ra đời.
Gia đình nhiều thành viên
A-12 sau đó nhanh chóng được phát triển thành một biến thể có thiết kế như một máy bay đánh chặn - một loại máy bay chiến đấu - thay vì máy bay do thám.
Thiết kế này bổ sung các tên lửa không đối không và buồng lái thứ hai, cho một thành viên phi hành đoàn khác có nhiệm vụ vận hành các thiết bị radar cần thiết. Chiếc máy bay mới này, trông giống hệt A-12 ngoại trừ phần mũi, được gọi là YF-12.
Trong khi A-12 vẫn là bí mật hàng đầu, sự tồn tại của YF-12 từng được Tổng thống Lyndon Johnson tiết lộ vào năm 1964, và 3 trong số chúng được Không quân Mỹ chế tạo, vận hành.
Một biến thể thứ ba được sản xuất trong khoảng thời gian này, được gọi là M-21, có một trụ tháp trên lưng để gắn và phóng một trong những máy bay không người lái đầu tiên. Hai chiếc đã được chế tạo, nhưng chương trình bị dừng lại vào năm 1966 sau khi một máy bay không người lái va chạm với máy bay mẹ, khiến một phi công tử nạn.
Sản phẩm phái sinh cuối cùng của A-12, với buồng lái đôi và dung tích nhiên liệu lớn hơn, được gọi là SR-71 – dùng cho các sứ mạng "trinh sát chiến lược" - lần đầu tiên cất cánh vào ngày 22/12/1964.
Đây là phiên bản tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tình báo cho Không quân Mỹ trong suốt hơn 30 năm, và tổng cộng 32 chiếc đã được chế tạo, nâng tổng số thành viên gia đình "Hắc điểu" lên 50 chiếc.
Tiết lộ về Hắc điểu SR-71, trinh sát cơ nhanh nhất thế giới sau nửa thế kỷ  - Ảnh 3.

Một chiếc Hắc điểu SR-71 trong chuyến bay thử nghiệm của NASA. Ảnh: NASA
Tàng hình trước khi... tàng hình
Thân của SR-71 làm từ titan và một số vật liệu composite đầu tiên từng được sử dụng trong máy bay, khiến nó khó bị radar địch phát hiện. "Về cơ bản nó đã tàng hình thậm chí trước cả khi từ ‘tàng hình’ được sử dụng", ông Merlin cho biết.
Bay ở độ cao lớn hơn khả năng tiếp cận của hỏa lực phòng không, nhanh hơn tên lửa và hầu như không nhìn thấy được bằng radar, chiếc SR-71 Blackbird có thể đi vào không phận đối phương mà không gây ra sự chú ý nào. "Ý tưởng là vào thời điểm kẻ thù phát hiện ra và bắn tên lửa thì nó đã trên đường thoát ra ngoài", chuyên gia Merlin giải thích.
Kết quả là, chưa từng có chiếc "Hắc điểu" nào bị hỏa lực địch bắn hạ. Tuy nhiên, độ tin cậy của loại máy bay này lại là một vấn đề. 12 trong số 32 chiếc đã bị mất do tai nạn.
Đó cũng là một chiếc máy bay rất phức tạp để vận hành và bay. Các phi công phải mặc trang phục đặc biệt, do các điều kiện khắc nghiệt ở độ cao lớn. Ông Merlin cho hay:
"Về cơ bản, họ mặc một bộ đồ vũ trụ, giống như những thứ mà sau này bạn sẽ thấy các phi hành đoàn tàu con thoi mặc". "Buồng lái cũng rất nóng khi bay ở tốc độ cao, đến nỗi các phi công thường hâm nóng bữa ăn trong các sứ mạng kéo dài bằng cách áp thức ăn vào kính".
Không có chú "Hắc điểu" nào từng bay trên không phận Liên Xô, do Chính phủ Mỹ đã ngừng hoàn toàn các sứ mạng như vậy sau sự cố năm 1960. Tuy vậy chúng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh, với nhiều nhiệm vụ tại các điểm nóng như Trung Đông, Triều Tiên…
Năm 1976, SR-71 vẫn giữ nguyên các kỷ lục: bay ở độ cao bền vững 85.069 feet, đạt tốc độ tối đa 2.193,2 dặm/giờ, tương đương Mach 3.3. Chương trình đã bị dừng lại vào năm 1990 – sau thời gian hồi sinh ngắn ngủi vào giữa thập niên 1990 - khi các công nghệ như vệ tinh do thám và UAV đã trở nên khả thi hơn, cung cấp quyền truy cập tức thời vào các dữ liệu giám sát.
"Hắc điểu" SR-71 được NASA cho bay lần cuối vào năm 1999. Những chiếc máy bay còn "sống sót" đều được đưa vào các viện bảo tàng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Tăng chiến đấu chủ lực T-72AMT Ukraine lộ điểm yếu chí tử
(Vũ khí) - Báo chí Nga cho rằng các xe tăng chiến đấu chủ lực T-72AMT do Ukraine nâng cấp không mạnh như họ vẫn quảng cáo.
Ukraine đã giới thiệu biến thể xe tăng chiến đấu chủ lực T-72AMT do họ tự tiến hành nâng cấp với lời quảng cáo là sở hữu nhiều tính năng kỹ chiến thuật không thua kém gì so với T-72B3 của Nga nhằm hướng đến thị trường Đông Âu.

Xe tăng T-72AMT được lắp đặt động cơ diesel tăng áp 6TD-2 công suất lên tới 1.200 mã lực, mạnh hơn cả loại V92S2F 1.130 mã lực của T-72B3M; bổ sung giáp lồng phía thân sau cũng như tháp pháo, tăng cường giáp phản ứng nổ Kontakt 1 ở mặt trước; tích hợp kính ngắm TKN-ZUM cho súng máy 12,7 mm; kính ngắm 1K-13-49 và TNK-72 cho pháo thủ cùng trưởng xe...


Ngoài ra xe tăng còn nhận được hệ thống thông tin liên lạc hiện đại do công ty Aselsan của Thổ Nhĩ Kỳ và Lybid K2 của Ukraine phối hợp sản xuất, đi kèm theo đó là thiết bị định vị vệ tinh hiện đại, khả năng kiểm soát không gian của T-72AMT cũng được cải thiện rõ rệt với camera quan sát phía sau.

Tang chien dau chu luc T-72AMT Ukraine lo diem yeu chi tu
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72AMT do Ukraine nâng cấp


Mặc dù vậy, báo chí Nga sau khi tìm hiểu kỹ tính năng của phương tiện tác chiến này đã cho rằng thực tế xe tăng Ukraine chỉ được tối ưu hóa cho điều kiện tác chiến ban ngày, vì nó vẫn sử dụng kính ngắm 1K-13-49 cũ từ thời Liên Xô. Đây là khí tài được thông qua vào giữa những năm 80, hiện được gắn trên T-55M, T-62M và T-72B.

Vào ban ngày, nó phục vụ cho các tên lửa dẫn đường tới tầm bắn 4.000 m và điều này chỉ có thể được thực hiện khi xe đứng yên tại chỗ do độ ổn định không cao. Vào ban đêm, khí tài này chỉ có thể hỗ trợ cho việc bắn súng máy đồng trục. Tên lửa phóng bằng kênh nhìn đêm là điều không thể. Tất nhiên vẫn có thể dẫn bắn bằng cách chiếu sáng thông qua đèn hồng ngoại nhưng điều này tiềm ẩn rủi ro rất cao.

Tang chien dau chu luc T-72AMT Ukraine lo diem yeu chi tu
Xe tăng T-72AMT của Ukraine có khả năng đánh đêm rất hạn chế
Trong trường hợp bình thường, phạm vi nhận dạng mục tiêu ở chế độ thụ động của kính ngắm 1K-13-49 chỉ là 500 m, còn nếu tăng cường thông qua đèn hồng ngoại được lắp đặt bên cạnh pháo thì sẽ lợi bất cập hại bởi vì xe tăng có thể dễ dàng bị đối phương phát hiện từ cự ly 1.200 m.


Được biết trong các phiên bản hiện đại hóa của xe tăng T-72AMT, có thể tăng phạm vi quan sát thụ động lên 1.100 m, nhưng số lượng xe được hiện đại hóa như vậy là rất nhỏ và phần lớn những cỗ chiến xa này khó lòng sống sót nếu phải đánh đêm trên chiến trường hiện đại.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Việt Nam bắn thử tên lửa chống tăng tự nâng cấp
(Quốc phòng Việt Nam) - Hiện đại hóa các tên lửa chống tăng B-72 (9M14 Malyutka - AT-3 Sagger) trong biên chế giúp Quân đội Việt Nam có một vũ khí uy lực với giá thành rẻ.
Thông tin về việc Việt Nam nghiên cứu cải tiến một loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) trong biên chế lần đầu tiên được Báo Quân đội nhân dân tiết lộ vào năm 2017.

Cụ thể, loại ATGM thế hệ cũ đã được cải tiến theo hướng mang đầu đạn kép bao gồm: Thay đầu đạn cũ bằng đầu đạn tandem và thuốc phóng mới, giữ nguyên thân tên lửa cũng như các phần còn lại.

Sau cải tiến, tên lửa có khả năng xuyên thép đồng nhất dày 750 - 800 mm sau khi đã phá lớp giáp phản ứng nổ (ERA), sử dụng chế độ điều khiển trực tiếp bằng tay và chế độ bán tự động.




VDO.AI


Vận tốc của tên lửa nâng cấp lên tới 135 m/s và đủ sức diệt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới ở cự ly từ 500 m đến 3.000 m.

Căn cứ vào các đặc tính về tầm bắn, tốc độ, chế độ điều khiển thì có thể nhận ra loại ATGM này chính là 9M14 Malyutka (AT-3 Sagger).

Sau đó tới năm 2019, trong một phóng sự đăng trên trang Quân đội nhân dân online về triển lãm thành tựu của Tổng cục Kỹ thuật thì loại tên lửa chống tăng này đã được chính thức giới thiệu.

Căn cứ vào mặt cắt dọc, dễ dàng nhận thấy đây đúng là một biến thể của 9M14 Malyutka, tuy nhiên quả đạn có phần mũi được kéo dài để chứa liều nổ kép nhằm phá giáp phản ứng nổ, đặc điểm này rất giống với biến thể Malyutka-2M nổi tiếng.

Bên cạnh quả đạn, cơ cấu ngắm cũng như điều khiển tên lửa cũng khác rất nhiều so với thiết bị nguyên bản, công nghệ ứng dụng được nhận định là digital hiện đại thay vì analogue lạc hậu, mang lại tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.

Viet Nam ban thu ten lua chong tang tu nang cap
Bắn thử nghiệm tên lửa chống tăng CTVN-18, có thể thấy rất rõ kết cấu mang hai lượng nổ của quả đạn
Trong phóng sự mới nhất do Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải đã cung cấp thông tin mới nhất về quá trình thử nghiệm vũ khí này. Đây là một công trình tiêu biểu của Viện Tên lửa.

Được biết Viện Tên lửa là đơn vị đầu ngành với nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng, sửa chữa tên lửa chống tăng B-72 (9M14 Malyutka) từ những năm 1980. Cho đến nay, Viện Tên lửa đã làm chủ được mọi quy trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tên lửa chống tăng, tiến tới sản xuất đài điều khiển tên lửa B-72.


Hiện đài điều khiển nội địa đã được sản xuất loạt nhỏ và đưa vào trang bị ở một số đơn vị. Viện cũng đã chế tạo thành công tên lửa chống tăng nội địa CTVN-18 dựa trên B-72 với đầu nổ cải tiến, tăng khả năng xuyên giáp và đánh bại giáp phản ứng nổ.


Trong đợt bắn thử tại trường bắn, cả 8 quả CTVN-18 đều bắn trúng mục tiêu với độ chụm tốt, đây là tiền đề để chúng ta hiện đại hóa toàn bộ số tên lửa chống tăng B-72 cũ lên chuẩn CTVN-18 và tiến tới tự chế tạo những loại ATGM tối tân hơn có khả năng dẫn đường bán tự động bám chùm laser.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Hé lộ nguyên nhân tên lửa Iskander khiến Mỹ cuống cuồng: Nước cờ hiểm của Tổng thống Putin

Hiện nay, Quân đội Nga đặc biệt chú trọng tới việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, muốn biến chúng trở thành lực lượng răn đe, khiến Mỹ và phương Tây phải "dè chừng"
Trong các cuộc họp cấp cao và diễn đàn quốc tế, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga luôn tuân thủ thực hiện các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược mới với Mỹ. Song thực tế, Moscow vẫn âm thầm phát triển các lực lượng hạt nhân.
Điều này được lý giải vì các nước thành viên liên minh quân sự NATO (đứng đầu là Mỹ) liên tục triển khai các vũ khí hạt nhân tại châu Âu, sẽ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga.
Trang mạng phân tích Strator có trụ sở tại Mỹ mới đây đăng tải báo cáo phân tích, Nga đang nỗ lực phát triển tiềm lực sức mạnh hạt nhân, nhất là các vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Theo đó, Strator dự báo đến năm 2026, Nga sẽ có trong tay lực lượng hạt nhân khoảng 8.000 đầu đạn, trong đó gồm nhiều loại đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, hàng nghìn đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ thấp và rất thấp.
Những đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ này sẽ được bố trí trên tên lửa hành trình tầm trung và tầm ngắn kiểu mới như tên lửa hành trình như 9M729 Novator và Kalibr. Đáng chú ý, hiện Nga rất chú trọng phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật, muốn biến chúng trở thành lực lượng răn đe, khiến Mỹ và phương Tây phải "dè chừng".
Hé lộ nguyên nhân tên lửa Iskander khiến Mỹ cuống cuồng: Nước cờ hiểm của Tổng thống Putin - Ảnh 2.
Việc Nga đưa vào trang bị tên lửa hành trình 9M729 Novator là nguyên nhân chính khiến Mỹ quyết tâm rút khỏi hiệp ước INF. Ảnh: RT.
Sức mạnh đáng kinh ngạc của lực lượng hạt nhân chiến thuật Nga
Bộ Quốc phòng Nga định nghĩa, vũ khí hạt nhân chiến thuật là hệ thống phóng đạn hạt nhân với uy lực tương đối thấp và tầm bắn ngắn cùng với hệ thống vũ khí, bao gồm hệ thống chỉ huy kiểm soát thông tin tương ứng, chủ yếu dùng cho các mục tiêu quan trọng trong các chiến dịch tấn công kẻ địch hoặc đi sâu về chiến thuật.
Trong điều kiện bình thường, đương lượng nổ của đầu đạn hạt nhân trong vũ khí hạt nhân chiến thuật ở khoảng vài chục tấn đến vài trăm nghìn tấn thuốc nổ TNT (trinitrotoluen), với tầm bắn khoảng vài chục đến vài trăm km.
Tuy sức sát thương không bằng vũ khí hạt nhân chiến lược, song có ưu thế vận dụng mức độ tấn công chuẩn xác cao, loại hình vũ khí đa dạng và hiệu quả sát thương "có thể kiểm soát".
Vì vậy, Nga cho rằng, cơ chế ngăn chặn hạt nhân kép được tạo ra bởi lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng hạt nhân phi chiến lược (lực lượng hạt nhân chiến thuật) có thể nâng cao hệ số an toàn quân sự của Nga và gia tăng khả năng ngăn chặn xâm lược giai đoạn đầu.
Đồng thời, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong hoạt động quân sự có thể xóa bỏ ưu thế của kẻ địch trong phương hướng "chiến dịch đơn lẻ", vừa không đến mức vượt quá giới hạn sử dụng lực lượng hạt nhân chiến lược, do vậy coi lực lượng hạt nhân chiến lược là vũ khí ngăn chặn hạt nhân trên cấp độ "chiến dịch".
Về phân loại, Nga xếp vũ khí hạt nhân có khoảng cách tác chiến dưới 500 km là vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong gần 30 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, xuất phát từ thực lực quốc gia và sức mạnh quân sự có dấu hiệu suy yếu, Nga đã nâng cao mức độ phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, trong "Học thuyết quân sự" năm 1993, Nga từ bỏ cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân, coi vũ khí hạt nhân là biện pháp răn đe tấn công vũ khí thông thường, tấn công hạt nhân đối với phương Tây.
Hé lộ nguyên nhân tên lửa Iskander khiến Mỹ cuống cuồng: Nước cờ hiểm của Tổng thống Putin - Ảnh 3.
9K720 Iskander, vũ khí răn đe hạt nhân chiến thuật đáng sợ nhất của Nga. Ảnh: The National Interest.
Trong đó, lực lượng hạt nhân chiến thuật có ưu thế vận dụng linh hoạt hơn so với lực lượng hạt nhân chiến lược. Hiện Nga sở hữu hơn 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật do Lục quân, Không quân, Hải quân và các lực lượng phòng vệ khác quản lý.
Trong lực lượng Lục quân, bố trí nhiều loại tên lửa đạn đạo chiến thuật như OTR-21 Tochka, 9K720 Iskander với khoảng 170 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Trong đó, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander là hệ thống vũ khí đạn đạo chiến thuật cơ động trên bộ, hiện cái được trang bị là số hiệu tên lửa đạn đạo, trong tương lai còn có số hiệu tên lửa hành trình, dự kiến sẽ đưa vào biên chế ít nhất 10 Lữ đoàn tên lửa loại này.
Trong lực lượng Không quân, bố trí 730 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, chủ yếu lắp trên tên lửa hành trình Raduga Kh-22 và được vận chuyển phóng đi bằng các máy bay ném bom tầm trung Tu-22M3 "Backfire", tiêm kích bom Su-24M "Fencer" và Su-34 "Fullback".
Trong lực lượng Hải quân, bố trí hơn 730 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, chủ yếu lắp trên tên lửa hành trình, vũ khí chống tàu ngầm, tên lửa phòng không, ngư lôi và bom phá tàu ngầm, bệ phóng điển hình là tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen; có thể phóng tên lửa chống ngầm và tên lửa hành trình có lắp dầu đạn hạt nhân, dự kiến sẽ trang bị 8-10 đầu đạn.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga còn sở hữu 430 đầu đạn hạt nhân chiến thuật được bố trí trong lực lượng phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo, phòng thủ bờ biển.
Cân bằng sức mạnh với Mỹ
Theo giới phân tích quốc tế, mục đích của việc Nga tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật vừa để ứng phó với sự bao vây quân sự của NATO tại châu Âu (khiến thu hẹp không gian ảnh hưởng của Nga); vừa tạo dựng môi trường chiến lược có lợi cục bộ.
Thứ nhất, tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật là biện pháp "cân bằng" để Nga ứng phó với sự bao vây quân sự bằng vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của NATO.
Theo một số nguồn tin, Mỹ đang sở hữu khoảng 760 vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong đó bố trí tại 6 căn cứ Không quân ở 5 nước châu Âu (Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ), khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật B61-3/4.
Hé lộ nguyên nhân tên lửa Iskander khiến Mỹ cuống cuồng: Nước cờ hiểm của Tổng thống Putin - Ảnh 4.
Việc NATO liên tục mở rộng vùng an ninh về phía đông là một trong những nguyên nhân buộc Nga phải tăng cường lực lượng hạt nhân chiến thuật. Ảnh: China Daily.
Trang tin quân sự Rosinform của Nga từng đăng bài viết cho biết lập trường của nước này trong vấn đề tăng cường vũ khí hạt nhân chiến thuật là vì Mỹ, một mặt duy trì vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các khu vực trên, mặt khác còn thiết lập hệ thống chống tên lửa đạn đạo Lục quân và Hải quân hiện đại.
Hành động này chứng tỏ Mỹ không từ bỏ tham vọng gia tăng hiện diện quân sự ở tuyến đầu, tiến sát biên giới với Nga.
Do vậy, việc Nga bố trí lữ đoàn tên lửa Iskander ở khu vực quân sự phía Tây và khu vực quân sự phía Nam và cả ở bán đảo Crime chính là biện pháp ngăn chặn từ xa, nhằm ứng phó với vòng "bao vây", kiềm tỏa từ hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ/NATO liên tục mở rộng trong suốt thời gian qua.
Thứ hai, tăng cường bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng là phương thức quan trọng để Nga chủ động phát huy vai trò răn đe chiến lược trong các vấn đề quốc tế.
Mặc dù về mặt triển khai, sử dụng lực lượng quân sự và vũ khí thông thường, Nga và phương Tây tồn tại khoảng cách không nhỏ, điều này ở chừng mực nào đó đã ảnh hưởng đến quyền phát ngôn của Nga trên vũ đài quốc tế.
Nhưng vai trò then chốt của Nga trong các vấn đề quốc tế quan trọng thể hiện ở sự hiện diện của vũ khí hạt nhân chiến thuật lại bù đắp và cải thiện rất lớn thiếu sót này, điều này được thể hiện rõ nét trong sự kiện Crimea.
Chính phủ Mỹ tính toán, Nga có thể dự trữ cao nhất tới 10.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời sử dụng lý luận quân sự mới về vũ khí hạt nhân làm trụ cột cho Qquân đội Nga thời kỳ đầu chiến tranh.
Cuộc chạy đua vũ trang mới?
Xét về mặt cơ bản, nhân tố quan trọng khiến vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga phát triển mạnh là do không chịu sự ràng buộc của Hiệp ước kiểm soát quân sự.
Căn cứ "Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược" (New START) được Mỹ và Nga ký kết vào tháng 4/2010, đến năm 2020, các phương tiện vận tải chiến lược mà Mỹ, Nga bố trí trong chiến đấu thực tế không được vượt quá con số 700, không được vượt qua 1.550 đầu đạn hạt nhân.
Hé lộ nguyên nhân tên lửa Iskander khiến Mỹ cuống cuồng: Nước cờ hiểm của Tổng thống Putin - Ảnh 5.
So với Nga, Mỹ thiếu trầm trọng các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật, cả về chất lượng lẫn số lượng. Ảnh: Sputnik.
Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân chiến thuật lại không nằm trong phạm vi hạn chế của Hiệp ước, khiến chúng phát triển thành một lực lượng có thể làm phương Tây khiếp sợ.
Hiện Nga có 5 loại vũ khí hạt nhân lớn cấu thành mối đe dọa đối với phương Tây, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa "Yars", tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp "Borei" mang theo tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm "Bulava", tàu ngầm hạt nhân loại tấn công thuộc Đề án 885 và vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Các nhà quan sát nhận định, kho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trở thành sức mạnh mang tính chiến lược răn đe đối với Mỹ.
Trước tình hình trên, Mỹ tích cực tìm kiếm biện pháp để bù đắp khoảng cách về số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Mục đích của hành động này là ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong xung đột ở Đông Âu. Bên cạnh đó, báo cáo cũng xác định rõ phải đảm bảo "ưu thế hạt nhân mang tính áp đảo" đối với Nga.
Đặc biệt, trong "Chiến lược an ninh quốc gia " được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành ngày 18/12/2017, đã xếp việc "tăng cường và mở rộng kho vũ khí hạt nhân" vào chính sách an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để kho vũ khí hạt nhân Mỹ trở lại đứng "top đầu thế giới".
Đáng chú nhất là Mỹ đang dần rút khỏi các thỏa thuận hạt nhân quan trọng như Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) với Iran hay Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Nga; thậm chí để ngỏ khả năng gia hạn New START, đã ký kết với Nga năm 2010 và chuẩn bị hết hạn vào năm 2021
Những dẫn chứng trên chứng tỏ Mỹ có thể triển khai một cuộc chạy đua vũ trang mới, tương đối quyết liệt với Nga trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều cần lưu ý là việc chạy đua vũ trang hạt nhân mang tính chất này, không khác biệt nhiều về mặt bản chất với việc chạy đua vũ trang hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.
Có thể thấy, trong lịch sử quan hệ Mỹ - Liên Xô trước đây, cũng như Nga-Mỹ hiện nay, vấn đề vũ khí hạt nhân luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, được ví như chiếc "hàn thử biểu" của mối quan hệ song phương.
Chiến tranh Lạnh đã kết thúc gần 30 năm, vũ khí hạt nhân tưởng chừng đã chấm dứt vai trò lịch sử; Nga, Mỹ ký nhiều thỏa thuận liên quan đến việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược và hợp tác trong việc giám sát thực hiện các thỏa thuận này.
Tuy nhiên, căng thẳng hạt nhân leo thang khi quan hệ Nga-Mỹ đổi chiều, ngày càng xấu đi do tác động của các vấn đề Ukraina và Syria; khiến viễn cảnh một cuộc chạy đua vũ trang mới, nhất là trong vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể nổ ra trên thực địa trong tương lai nếu cặp quan hệ này không có các động thái cải thiện cụ thể hơn trong thời gian tới./.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Bỏ MiG-35 Nga, Ấn Độ tưởng bở với Rafale Pháp, ai ngờ như "bị lừa": Thêm cú đấm bồi đau đớn

Bỏ qua tiêm kích MiG-35 Nga, Ấn Độ tưởng ngon ăn với chiến đấu cơ Rafale của Pháp, ai ngờ như "bị lừa", nay họ lại bị thêm một cú đánh bồi. Đúng là "họa vô đơn chí"!


Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở khu vực biên giới phía Tây với "đối thủ truyền kiế"p Pakistan, chương trình hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ lại vừa nhận thêm liên tiếp mấy cú đánh cực mạnh, nhiều hợp đồng vũ khí bị trì hoãn do thiếu ngân sách.
Không những thế, Ấn Độ còn rơi vào tình cảnh "họa vô đơn chí" khi các nguồn tin quốc phòng xác nhận rằng hầu hết các hợp đồng mua sắm vũ khí sẽ không được thực hiện đúng hẹn do quá trình sản xuất bị ngừng trệ bởi nhiều quốc gia phải phong tỏa vì đại dịch Covid-19 bùng nổ.
Kế hoạch thanh toán cho hợp đồng mua máy bay tiêm kích Rafale từ Pháp vốn buộc phải hoàn thành trước tháng 7 năm nay, tuy nhiên đã phải đình lại, các nguồn tin quốc phòng cho biết.
Trước đó, sau nhiều năm đàm phán dai dẳng, năm 2016 Ấn Độ đã ký một hợp đồng trị giá tới 8,7 tỷ USD với Pháp để mua 36 tiêm kích Rafale với điều kiện trọn gói suốt vòng đời.
Bỏ MiG-35 Nga, Ấn Độ tưởng bở với Rafale Pháp, ai ngờ như bị lừa: Thêm cú đấm bồi đau đớn - Ảnh 1.

Tiêm kích Rafale do Pháp chế tạo. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tình trạng đại dịch bùng phát khiến Ấn Độ phải ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế, cấm bay dân dụng và giữ khoảng cách xã hội, đã tác động mạnh tới kế hoạch huấn luyện chuyển loại của phi công Không quân Ấn Độ .
TIN LIÊN QUAN
Lệnh phòng tỏa dường như cũng ảnh hưởng tới mọi yêu cầu thiết yếu, bao gồm cả việc vận chuyển các thiết bị hậu cần kỹ thuật tới các căn cứ sân bay quân sự nằm gần biên giới với Pakistan mà theo kế hoạch sẽ phải được bàn giao cho Ấn Độ trước cuối tháng 9 năm nay.
Hôm thứ Bảy vừa qua, Chính phủ Pháp đã tuyên bố họ muốn kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp, và lệnh cách ly xã hội sẽ được thực thi còn dài để đối phó với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 trên khắp quốc gia này.
Bên cạnh lô 4 chiếc tiêm kích Rafale đầu tiên đã tới tay Ấn Độ, việc chuyển giao 14 chiếc còn lại theo kế hoạch phải hoàn tất trước tháng 2/2021.
Trực thăng đa dụng, pháo xe kéo, hệ thống phòng không cũng "dính chưởng"
Bên cạnh tiêm kích Rafale, Quân đội Ấn Độ cũng đang hứng chịu hậu quả nặng nề khi hàng loạt vũ khí tối cần thiết như trực thăng tấn công AH-64 Apache, trực thăng vận tải đa dụng Chinook 47F (I), pháo xe kéo M-777 vốn phải sớm được triển khai để bảo vệ biên giới với Trung Quốc cũng bị chệch tiến độ.
Trong năm nay, theo kế hoạch, sẽ phải có ít nhất 5 trực thăng tấn công Apache được đưa vào sử dụng và chúng được bố trí ở dọc biên giới phía Tây, nơi căng thẳng đang ngày một gia tăng.
Pháo xe kéo hạng nhẹ M-777 cũng bị trì hoãn do phong tỏa và hiện chưa biết đến bao giờ các lô còn lại mới được bàn giao. Ấn Độ đã đặt mua 145 khẩu pháo loại này từ Mỹ theo hợp đồng trị giá 750 triệu USD ký tháng 11/2016.
Công việc sản xuất 50 khẩu pháo tự hành K-9 155mm cảa Hàn Quốc trên khung gầm xe thiết giáp bánh xích cùng chung số phận, bị đình lại do đại dịch bùng nổ.
"Các hợp đồng đã ký có thể hủy bỏ, nhưng những hợp đồng mới sẽ phải qua các nhà sản xuất nội địa... Việc bàn giao của các hợp đồng vũ khí đã ký có thể phải tiếp tục trì hoãn lâu hơn", nguồn tin quốc phòng Ấn Độ xác nhận.
Bỏ MiG-35 Nga, Ấn Độ tưởng bở với Rafale Pháp, ai ngờ như bị lừa: Thêm cú đấm bồi đau đớn - Ảnh 3.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache của Ấn Độ bị sự cố.
Trong lúc này thì tình hình tại biên giới lại hết sức căng thẳng khi Ấn Độ và Pakistan liên tục đấu pháo dữ dội ở Kashmir bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại các khu vực tranh chấp lãnh thổ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra trong nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid-19.
Quân đội Ấn Độ cáo buộc Pakistan đã tấn công các mục tiêu dân dự bằng pháo hạng nặng ở Kashmir; Islamabad thì phủ nhận và phản công bằng cách cáo buộc New Delhi đã vi phạm lệnh ngừng bắn tới hơn 300 lần, chỉ tính riêng trong tháng 4 vừa qua.
Thà hoãn mua vũ khí còn hơn
Amit Cowshish, cố vấn tài chính của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã chia sẻ rằng việc trì hoãn bàn giao vũ khí là một lỗ hổng lớn trong kế hoạch tăng cường năng lực quốc phòng .
Ông phân tích: "Theo quan điểm của tôi đây không phải là một sự thụt lùi nghiêm trọng bởi các hợp đồng chưa bị hủy bỏ. Ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là ứng phó với đại dịch, thậm chí có thể khiến phải điều chỉnh các chương trình hiện đại hóa quân đội trong ngắn hạn".
Đồng thời, việc trì hoãn bàn giao các vũ khí trang bị sẽ giúp chính phủ có thêm nguồn lực để đối phó với đại dịch do giảm gánh nặng ngân sách quốc phòng tới 20-30% so với mức dự chi 62,4 tỷ USD năm nay.
"Việc trì hoãn bàn giao sẽ giúp tiết kiệm tiền, kéo dài thanh toán trong năm nay cho phép chính phủ phân bổ nguồn tài chính vào những việc cần thiết và cấp bách hơn", ông Cowshish kết luận.
Bỏ qua tiêm kích MiG-35 Nga, sai lầm lớn nhất của Ấn Độ?
Bỏ qua các yếu tố khách quan khiến tiêm kích Rafale mà Ấn Độ mua từ Pháp chậm bàn giao và đưa vào sử dụng thì có nhiều chuyên gia nhận định New Delhi đã "bị lừa". Họ phải mua một chiếc tiêm kích thế hệ 4 với giá siêu đắt, thậm chí còn đắt hơn cả tiêm kích tàng hình thế hệ 5 như F-35 của Mỹ hay Su-57 của Nga.
Bỏ MiG-35 Nga, Ấn Độ tưởng bở với Rafale Pháp, ai ngờ như bị lừa: Thêm cú đấm bồi đau đớn - Ảnh 4.

Tiêm kích MiG-35 do Nga chế tạo.
Trở lại gói thầu phát triển tiêm kích đa năng tầm trung MRCA, để cạnh tranh, Nga đã chào hàng tiêm kích MiG-35 với rất nhiều ưu đãi khủng, tuy vậy, Ấn Độ đã chê ỏng chê eo để đặt mua tiêm kích Rafale của hãng Dassault, Pháp.
Cuối cùng họ đã nhận quả đắng không khác gì "bị lừa" khi sẵn sàng chi ra tới hơn 10 tỷ USD cho hợp đồng khủng này, nhưng Dassault chỉ sẵn sàng chuyển giao sản phẩm lắp ráp nguyên chiếc và từ chối cấp chứng nhận chất lượng cho sản phẩm tiêm kích Rafale lắp ráp tại Ấn Độ.
Bất đồng giữa hai bên đã khiến hợp đồng đổ vỡ sau khi Ấn Độ chỉ đồng ý mua 36 máy bay Rafale nguyên chiếc từ Pháp. Và bây giờ như chúng ta đã thấy, không được chuyển giao công nghệ, giá mua nguyên chiếc lại siêu đắt, nay còn thêm cú knock-out bởi đại dịch Covid-19 nữa càng khiến Ấn Độ phải hối hận.
Vẫn biết MiG-35 không phải là quá ưu việt bởi nó vẫn có những hạn chế nhất định, nhưng rõ ràng so với Pháp thì Nga là đối tác tin cậy hơn rất nhiều.
Nếu ngay từ đầu Ấn Độ chọn MiG-35 ngay từ khi mở thầu năm 2008 thì tới giờ này có lẽ họ đã có trong tay nhiều chiếc tiêm kích xuất xưởng nội địa chứ không chỉ phụ thuộc vào Pháp như hiện nay.
Khi đó, với 7,7 tỷ USD Ấn Độ có thể mua đủ 126 chiếc MiG kèm theo công nghệ để sản xuất trong nước, thay vì 10 tỷ USD cho 36 chiếc Rafale của Pháp và phải chờ đợi rất lâu mới được giao hàng.
"Tiền mất, tật mang", Ấn Độ chỉ còn biết than trời mà thôi!

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Venezuela dùng radar JY-27 Trung Quốc 'bắt sống' F-22 Raptor Mỹ?
(Bí mật quân sự) - Lực lượng phòng không Venezuela cho biết, họ đã nhận dạng thành công và buộc một tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ phải rút lui.


Theo nguồn tin từ trang Sohu, Quân đội Venezuela cho biết đã gửi lời cảnh báo tới Không quân Mỹ đó là sẵn sàng phóng tên lửa tiêu diệt mà không cần đưa ra thông báo cho bất kỳ máy bay nào, kể cả đó là F-22 tiên tiến, nếu chúng cố gắng vi phạm biên giới nước này hoặc có hành động khiêu khích hung hăng gần không phận của Venezuela.
Nguồn gốc của tuyên bố trên bắt đầu từ sự kiện một tiêm kích tàng hình F-22 Raptor bị phát hiện khi nó đang tiếp cận biên giới Venezuela. Phi công điều khiển chiếc chiến đấu cơ đã nhận được cảnh báo về việc bị radar chiếu xạ, khiến máy bay của Không lực Hoa Kỳ phải chạy trốn khỏi khu vực, do đó nó đã thoát khỏi việc bị bắn hạ.

Venezuela dung radar JY-27 Trung Quoc 'bat song' F-22 Raptor My?
Radar cảnh báo sớm của Trung Quốc đã giúp Venezuela nhận biết tiêm kích tàng hình Mỹ?
Bình luận về sự kiện trên, trang Sohu của Trung Quốc cho rằng: "Trong thời điểm hiện tại, tình hình căng thẳng chính trị tại Venezuela tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp"


"Không chỉ đơn thuần do yếu tố nội bộ mà còn có cả nguyên nhân bắt nguồn từ việc các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đang cố tình gây áp lực với Caracas, bằng cách đưa ra một tín hiệu quân sự thông qua việc cho F-22 Raptor áp sát, nhưng chiếc chiến đấu cơ thế hệ năm này đã bị trục xuất".
"Theo thông tin do truyền thông địa phương cung cấp, sở dĩ họ phát hiện được tiêm kích tàng hình F-22 là nhờ vào radar cảnh báo sớm JY-27 do Trung Quốc chế tạo đang phục vụ trong lực lượng phòng không Venezuela. Sự xuất hiện của khí tài này bù đắp một cách hiệu quả cho việc thiếu một hệ thống cảnh báo sớm".
"Nhờ có radar của Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể phải từ bỏ hành động tiếp theo nhằm chống lại nhà nước Venezuela trong tương lai gần. Hiện tại, cuộc xung đột trong nước vẫn là vấn đề cấp bách nhất", báo cáo của tờ Sohu nêu rõ.
Mặc dù chưa biết chính xác sự kiện xảy ra, các chuyên gia đã chú ý đến việc lực lượng phòng không Venezuela bắt đầu chuyển sang sử dụng radar Trung Quốc một cách tích cực, điều này cũng được quan sát ở Syria.

Nhưng ở chiều ngược lại, có không ít ý kiến lại nhận định rằng thông tin trên do phía Trung Quốc đưa ra giống như một lời quảng cáo cho vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự của mình, chưa đủ căn cứ để tin tưởng.https://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/venezuela-dung-radar-jy-27-trung-quoc-bat-song-f-22-raptor-my-3401955/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên đạn đạo phóng từ Su-22 Iran khiến Mỹ gặp nguy hiểm
(Vũ khí) - Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) vừa thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất Fajr-4 - vũ khí có thể khiến Mỹ gặp nguy hiểm.

Vụ thử nghiệm do máy bay Su-22 thực hiện. Theo hình ảnh được công bố, máy bay Iran có màn khai hỏa không thua kém gì chiến đấu cơ thế hệ mới khi nó có thể đồng thời phóng tên lửa và cắt bom BDU-33 tấn công mục tiêu mặt đất.

Tuy nhiên, điều đặc biệt trong cuộc thử nghiệm nằm ở tên lửa Fajr-4 chứ không phải màn khai hỏa của Su-22. Trong trang bị của IRGC, Fajr-4 chỉ được biết đến là dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Ten dan dao phong tu Su-22 Iran khien My gap nguy hiem
Máy bay Iran đồng thời cắt bom và phóng Fajr-4.
Fajr-4 có đường kính lên tới 333mm. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, cho tầm bắn vào gần 100km (khi phóng từ mặt đất). Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nặng 175 kg.




VDO.AI


Nguyên bản Fajr-4 không được dẫn hướng, nhưng sau đó Iran đã cho ra đời bản nâng cấp có khả năng hiệu chỉnh đường bay thông qua hệ thống định vị toàn cầu.


Việc Fajr-4 được phóng từ Su-22 cho thấy, công nghiệp quốc phòng Iran đã hoán cải thành công tên lửa đất đối đất này thành phiên bản phóng từ trên không.

Phương thức dẫn đường của tên lửa Fajr-4 giúp máy bay mang phóng không được tích hợp radar dẫn bắn như Su-22 vẫn đủ khả năng mang theo loại đạn tấn công lợi hại này.

Hiện không rõ tầm bắn cụ thể của phiên bản mới Fajr-4 nhưng giới chuyên gia cho rằng, khi được phóng từ trên không, tên lửa này có thể diệt được những mục tiêu ở xa gần 200km.

Như vậy, chiến đấu cơ Iran với tên lửa Fajr-4 đủ sức để đặt nhiều căn cứ của Mỹ tại Iraq, Syria và cả mục tiêu của Israel vào vòng nguy hiểm.

Như vậy, Iran đã có thêm công cụ tấn công khiến Mỹ phải lo lắng bởi theo tuyên bố của Tướng Kenneth McKenzie, hiện là Tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM), hiện nay trong kho vũ khí của Iran có từ 2.500 đến 3.000 tên lửa đạn đạo.

Sự nguy hiểm từ tên lửa đạn đạo của Iran đã được biết đến khi hai căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq hứng chịu cuộc tấn công của hàng chục tên lửa đạn đạo do Tehran phóng đi nhằm trả thù cho Tướng Soleimani thiệt mạng do Mỹ không kích.

Không những vậy, Thiếu tướng Amir Hajizadeh thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran còn khẳng định rằng, với kho tên lửa hiện có, Tehran có thể đặt mọi căn cứ của Mỹ trong khu vực vào tầm bắn.

Trung Đông vốn được coi là điểm nóng của thế giới. Hiện tại, Mỹ đang duy trì sự hiện diện quân sự tại Bahrain, Qatar, Kuwait, UAE, Oman, Saudi Arabia, Iraq và Syria.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng duy trì căn cứ không quân quan trọng Incirlik với vai trò kiểm chế và đảm bảo khả năng răn đe chiến lược nhằm vào Liên Xô trước đây và nước Nga cùng Iran hiện nay.

Ngoài ra, Mỹ cũng có sự hiện diện quân sự tại Afghanistan. Phần lớn những căn cứ này đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Iran. Và một khi xung đột xảy ra, ngăn chặn những vũ khí này được coi là nhiệm vụ khó của phòng thủ Mỹ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Sự thực tiêm kích F-4E Iran truy kích F/A-18 Mỹ
(Bí mật quân sự) - Phi hành đoàn của máy bay chiến đấu F-4E Iran được cho là đã đánh chặn và hoàn thành một cuộc tấn công vào tiêm kích F/A-18 của Mỹ.

Một đoạn video xuất hiện trên mạng internet mới đây đã thu hút được sự quan tâm lớn khi ghi lại cảnh "đánh chặn" của máy bay chiến đấu F-4E Phantom II thuộc Không quân Iran đối với tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ.
Thông tin trên được nhà quan sát Military Observer chia sẻ trên cộng đồng người dùng Telegram, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện trên vẫn chưa được biết, nhưng thực tế là các máy bay chiến đấu của Không quân Iran không hoạt động cách xa biên giới, rõ ràng là về phía khu vực Vịnh Ba Tư.

"Trong một cuộc tập trận, phi công lái chiếc F-4E Phantom II cũ đã cố gắng duy trì áp lực lên một chiếc F/A-18E Super Hornet hiện đại hơn, bất chấp sự chênh lệch về tính năng là khá lớn. Thời gian và địa điểm chưa được xác định", báo cáo cho biết.
Su thuc tiem kich F-4E Iran truy kich F/A-18 My
Hình ảnh được cho là tiêm kích F-4E Phantom II của Không quân Iran truy kích chiếc F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ


Nếu thông tin trên là chính xác và chúng ta đang nói cụ thể về máy bay chiến đấu F-4E Phantom II của Không quân Iran thì theo các chuyên gia, phi công Iran thực sự có thể chiến thắng trong trận chiến trên không đầy chênh lệch này.
Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng trong thực tế, chúng ta có thể đang nói về máy bay chiến đấu của một quốc gia thành viên NATO chứ không phải Iran, và trận không chiến nói trên chỉ là một cuộc thử nghiệm chống lại kẻ thù có điều kiện.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn chú ý đến chi tiết chiếc máy bay chiến đấu được chú thích là của Iran được thể hiện trên các khung hình video, họ chú ý đến mũ bảo hiểm của phi công, đây là loại tương tự như mũ bay mà phi công Hải quân Hoa Kỳ thường sử dụng, và trong trang bị của đơn vị này cũng có một số tiêm kích F-4E Phantom II.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Lý do Mỹ mua tên lửa chống hạm Nga
Mỹ không phát triển được mục tiêu mô phỏng tên lửa chống hạm siêu thanh Nga, buộc Lầu Năm Góc phải đặt mua mẫu Kh-31 do Moskva chế tạo.
Hải quân Mỹ hồi thập niên 1990 từng theo đuổi hàng loạt dự án phát triển mục tiêu bay có tốc độ cao và tính năng tương đồng tên lửa diệt hạm Nga, nhằm tìm cách khắc chế và huấn luyện binh sĩ trong điều kiện sát thực tế nhất có thể. Dù vậy, các dự án lần lượt thất bại, khiến Lầu Năm Góc phải đặt mua mục tiêu bay MA-31 được Nga phát triển từ nền tảng tên lửa siêu thanh chiến thuật Kh-31.
Tên lửa Kh-31 được viện thiết kế Zvezda-Strela của Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời tên lửa diệt radar có thể đối phó với những vũ khí tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng không Patriot và hệ thống lá chắn Aegis.
Tên lửa Kh-31 trưng bày cạnh tiêm kích Su-30KN trưng bày năm 1991. Ảnh: Ausairpower.

Tên lửa Kh-31 trưng bày cạnh tiêm kích Su-30KN năm 1991. Ảnh: Ausairpower.
Nguyên mẫu Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế sau đó 6 năm. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P, tiếp đó là biến thể chống hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A.
Cả hai phiên bản được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã. Nga sau đó liên tục cải tiến và cho ra đời các mẫu Kh-31 mới để sử dụng trong nước và xuất khẩu, trang bị cho nhiều mẫu chiến đấu cơ như Su-27SM, Su-30, Su-35S, MiG-29M và MiG-35.
Mọi biến thể Kh-31 đều dùng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu thanh trên toàn hành trình.
Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km, trong khi Kh-31A bay sát mặt biển, có tốc độ tối đa 3.300 km/h và tầm bắn 100 km. Các phiên bản hiện đại hóa có thể đánh trúng đích từ khoảng cách 160-250 km.
Dòng Kh-31 được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối với các khẩu đội Patriot và tàu chiến Mỹ, buộc Washington tìm phương án đối phó.
Hải quân Mỹ cuối thập niên 1970 khởi động dự án Mục tiêu Siêu thanh Độ cao nhỏ (SLAT) để kiểm tra năng lực tác chiến của lá chắn Aegis, sau khi gặp thất bại và phải hủy các chương trình ZBGM-90A và ZBQM-111A. Giải pháp tình thế là hoán cải các tên lửa phòng không RIM-8 Talos thành mục tiêu bay MQM-8G Vandal, nhưng chúng có tính năng kém xa yêu cầu và không mô phỏng được mối đe dọa từ tên lửa chống hạm siêu thanh Liên Xô.
Tập đoàn Martin Marietta được giao hợp đồng phát triển SLAT vào năm 1984 và cho ra đời nguyên mẫu YAQM-127A sử dụng động cơ ramjet. Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm đã gặp hàng loạt vấn đề, chỉ có một lần thành công trong 6 đợt bắn thử giai đoạn 1987-1989. Hai đợt kiểm tra bổ sung vào tháng 11/1990 và tháng 5/1991 đều thất bại, khiến quốc hội Mỹ ra lệnh hủy chương trình.
Liên Xô tan rã đã tạo ra cơ hội hiếm có cho Mỹ, khi Lầu Năm Góc có thể mua hàng loạt thiết kế và vũ khí hoàn chỉnh từ Nga, Ukraine và Cộng đồng Các quốc gia Độc lập (SNG).
Kỹ thuật viên Mỹ lắp mục tiêu bay MA-31 lên tiêm kích F-4. Ảnh: Drive.

Kỹ thuật viên Mỹ lắp mục tiêu bay MA-31 lên tiêm kích F-4. Ảnh: Drive.
Năm 1995, tập đoàn McDonnell Douglas được hải quân Mỹ giao hợp đồng mua và chỉnh sửa tên lửa chống hạm Kh-31A để so sánh với yêu cầu của dự án Mục tiêu Bám biển Siêu thanh (SSST). Tập đoàn này đã bắt tay với Zvezda-Strela để phát triển mục tiêu bay mang định danh MA-31.
McDonnell Douglas mua thân và động cơ tên lửa Kh-31, vốn bị tháo bỏ đầu nổ và hệ thống dẫn bắn, sau đó lắp thiết bị để biến nó thành mục tiêu bay. Phiên bản MA-31 hoàn chỉnh được trang bị hệ thống Phi công Tự động Điều khiển từ xa (URAP), bộ phát tín hiệu, trang thiết bị đo tham số bay và bộ phận tự hủy ở mũi.
Các mục tiêu bay MA-31 có tính năng kỹ chiến thuật giống hệt tên lửa Kh-31 trong biên chế Nga, có thể bay theo quỹ đạo chống hạm hoặc diệt radar theo yêu cầu. Chúng đủ sức thực hiện các động tác cơ động phức tạp trong khi vẫn duy trì tốc độ siêu thanh ở sát mặt biển.
Boeing sáp nhập McDonnell Douglas vào năm 1997 và duy trì chương trình MA-31. Loại mục tiêu này đánh bại mẫu Sea Snake được Mỹ phát triển năm 1999, giúp Boeing giành hợp đồng chế tạo tổng cộng 34 quả đạn MA-31. Trong giai đoạn 1996-2003, tập đoàn này tiến hành 13 vụ phóng đạn MA-31 từ tiêm kích F-4 Phantom II. Ba quả gặp sự cố do hệ thống cấp điện hoặc URAP.
Tuy nhiên, thời đại của MA-31 cũng không kéo dài. Hải quân Mỹ muốn sở hữu thêm những mục tiêu bay siêu thanh có tầm bắn và độ chính xác cao hơn MA-31. Họ yêu cầu tập đoàn Orbital Sciences chế tạo mẫu tên lửa GQM-163A Coyote.
Nguyên mẫu Coyote đầu tiên bay thử năm 2004, cùng thời điểm Boeing ra mắt thiết kế MA-31PG, trong đó hệ thống URAP được thay bằng bộ dẫn đường vệ tinh tương tự bom JDAM. Boeing cũng nghiên cứu tổ hợp cho phép tiêm kích đa năng F-16 sử dụng đạn MA-31, tăng khả năng mô phỏng mối đe dọa cũng như mở rộng thị trường.
Chiếc F-16 mang mục tiêu bay MA-31 dưới cánh trong đợt thử nghiệm năm 2005. Ảnh: Drive.

Chiếc F-16 mang mục tiêu bay MA-31 dưới cánh trong đợt thử nghiệm năm 2005. Ảnh: Drive.
Nỗ lực này không thành công khi Tổng thống Nga Vladimir Putin áp lệnh hạn chế xuất khẩu vũ khí vào năm 2001, khiến quá trình bàn giao thiết bị cho Boeing bị chậm tiến độ. Tổng thống George W. Bush rút Mỹ khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) cuối năm đó càng khiến quan hệ Moskva - Washington nguội lạnh. Đến năm 2005, Boeing chỉ chế tạo được 18 trong tổng số 34 quả đạn MA-31 theo hợp đồng.
Thành công của dự án GQM-163A đặt dấu chấm hết cho dòng MA-31. Hải quân Mỹ sử dụng hết mục tiêu bay MA-31 đã được bàn giao và kết thúc dự án vào năm 2007.
"Quan hệ song phương ngày càng xấu đi khiến Mỹ khó lòng mua thêm khí tài Nga trong tương lai gần. Dù vậy, dự án MA-31 vẫn cho thấy giai đoạn lịch sử thú vị khi hải quân Mỹ gặp khó khăn trong chế tạo mục tiêu mô phỏng vũ khí của đối thủ tiềm tàng và cuối cùng lại tìm đến chính nguồn gốc của mối đe dọa đó", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Anh quan tâm 'cặp mắt đỏ' của T-90 Việt Nam
(Quốc phòng Việt Nam) - Tạp chí Jane's của Anh tỏ ra rất quan tâm tới hình ảnh xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK vừa được Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng tải.
Theo Jane's, đoạn video được phát sóng trực tuyến vào ngày 12 tháng 5 trên Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) cho thấy một vài xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90S/SK của Quân đội Nhân dân Việt Nam do Nga chế tạo đã được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Shtora-1.

Tính năng đặc biệt thứ hai trên chiếc MBT được trình diễn tại căn cứ quân sự cùng với một số xe tăng khác và một phương tiện cứu kéo bọc thép BREM-1M là súng máy hạng nặng (HMG) Kord cỡ nòng 12,7 mm lắp đặt trên nóc tháp pháo được điều khiển bắn từ trong xe, thay vì khẩu DShK vận hành thủ công.


Phóng sự của QPVN được đưa ra sau khi Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) nói với Tạp chí Jane's vào tháng 3 năm 2019 rằng Moskva đã hoàn thành việc giao tổng cộng 64 chiếc T-90S/SK MBT cho Việt Nam theo hợp đồng đã ký năm 2016.


Đợt giao hàng đầu tiên diễn ra vào tháng 12 năm 2018, trong khi lô thứ hai đến Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2019, nguồn tin cho biết vào thời điểm đó những chiếc MBT này đã được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 và một hệ thống đối phó tên lửa gắn trên tháp pháo.

Bao Anh quan tam 'cap mat do' cua T-90 Viet Nam
"Cặp mắt đỏ" - Đèn nhiễu OTShU-1-7 của xe tăng T-90S/SK trong trạng thái bật

Đây chính là hệ thống phòng vệ "mềm" Shtora-1, bao gồm các cảm biến nhận diện bị laser chiếu xạ, các ống phóng đạn khói ngụy trang và đặc biệt là "cặp mắt đỏ" - đèn nhiễu OTShU-1-7. Trong tấm ảnh trên có thể nhận thấy rất rõ khí tài này đang ở trạng thái bật.


Các phương tiện bọc thép tối tân T-90S/SK này sẽ giữ vai trò chủ lực trong đội hình kết hợp cùng với những chiếc T-54M do Việt Nam tự nâng cấp theo công nghệ Israel.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,436
Động cơ
138,330 Mã lực
Hệ thống Auto-GCAS có mạnh như Mỹ tuyên bố?
(Vũ khí) - Với thiết kế tối tân, hệ thống Auto-GCAS có thể cứu mạng phi công và mang lại sự an toàn cho máy bay khi phát sinh sự cố.
Theo Lockheed Martin, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 đến nay, Hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động (Auto-GCAS) đã cứu sống được 10 phi công và 9 chiếc chiến đấu cơ F-16.

Hệ thống Auto-GCAS được phát triển bởi Lockheed Martin Skunk Works, Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân và Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA).

He thong Auto-GCAS co manh nhu My tuyen bo?
Tiêm kích F-16.

Hiện hệ thống Auto-GCAS được trang bị cho loạt F-16, căn cứ vào kết quả hoạt động này, Auto-GCAS sắp tới sẽ được tích hợp trên chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22, F-35 và máy bay F/A-18.



Vụ cứu sống máy bay của Auto-GCAS gần đây nhất là vụ việc xảy ra hồi năm 2016 với chiếc F-16. Khi một học viên phi công quốc tế lái chiếc F-16 của Không quân Vệ binh quốc gia bang Arizona cất cánh từ căn cứ Edwards, huấn luyện viên bay chiếc F-16 bên cạnh.

Sau khi làm một vòng lộn nhào ở 1 góc 50 độ khiến lực gia tốc hướng tâm (G-force) tăng lên đến 8,3G, phi công không thể kéo cần lái cho máy bay vọt lên được vì bị choáng và ngất đi.

Khi đó chiếc F-16 vẫn lao vùn vụt xuống mặt đất, từ độ cao khoảng 5.000m xuống 3.500m chỉ trong 22 giây, phi công bất động vì ngất, mặc huấn luyện viên kêu trong bộ đàm "bay lên, bay lên".

Rất may trong tình huống đó khi máy bay xuống tới độ cao 2.500m, hệ thống Auto-GCAS liền khởi động, sau khi so sánh hướng bay của máy bay và dữ liệu địa hình mặt đất, đã nhận ra tình huống nguy hiểm là có thể đâm xuống đất.

Ngay lập tức, Auto-GCAS đã tự động điều khiển cho máy bay lượn vòng bay lên, lúc đó độ cao của máy bay so với mặt đất khoảng 1.200 m.

Khi máy bay vọt lên lại thì phi công cũng vừa hồi tỉnh liền nắm lấy cần lái điều khiển máy bay, lực G quay lại mức 5 bình thường. Tính từ lúc phi công bị choáng đến lúc máy bay lấy lại điều khiển là mất vài chục giây. Đây là điểm mấu chốt, nếu thời gian xử lý lớn hơn giới hạn này thì không thể cứu.

Thiếu tá huấn luyện viên Luke O’Sullivan cũng công nhận rằng Auto-GCAS quả là một hệ thống đáng tin cậy.


Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trang Defence-blog có được, kể từ năm 2014 (thời điểm Auto-GCAS chính thức hoạt động), đã có ít nhất 3 vụ tai nạn của F-16 xảy ra với nguyên nhân được xác định do lỗi hệ thống điều khiển và phi công điều khiển gặp vấn đề về sức khỏe nhưng không thấy Auto-GCAS kích hoạt.


Vì vậy, để chứng minh hệ thống Auto-GCAS tin cậy như những gì được giới thiệu cần phải có thêm thời gian để kiểm chứng.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top