[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Pantsir-S1 bắn rụng Mirage F1 tại libya


sau F4, Mig 23 đến Mirage F1 thành nạn nhân máy bay tiêm kích của Pan

so với ~ hệ thống SPAAG (self-propelled anti-aircraft gun pháo phòng không tự hành) khác thì Pan số 1, so với các loại PGZ-95, Type 87 SPAAG, Flakpanzer Gepard, M163, KORKUT, K30 Biho thì nó xuất khẩu nhiều nhất, thành tích chiến đấu tốt, tất nhiên ko tránh khỏi tốn thất lẻ tẻ nhưng ko ảnh hưởng tới danh tiếng của nó, vì chiến đấu tất nhiên có tổn thất, bù lại số lượng thiết bị bay bị nó bắn hạ hiện nay rất lớn, đứng đầu nhóm SPAAA/G

Hiện có khoảng 11 quốc gia sử dụng, gồm Oman, UAE, Jodarn, Iraq đồng minh Mỹ
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Không lọt thế hệ 5: Nga 'níu cánh' tiêm kích TQ, Su-57

Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Viktor Sokirko về các máy bay tiêm kích thế hệ 5 Trung Quốc. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 16/4/2020.
Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
Trên ảnh: máy bay tiêm kích đa năng Nga thế hệ năm Su-57 (Ảnh: Xergey Bobylev / TASS)
Các máy bay tiêm kích thế hệ năm- đó đã là một linh vật, một báu vật được thần thánh hóa của những quốc gia có đủ năng lực chế tạo những “máy bay- phép thần” như vậy.
Và, dĩ nhiên, nước nào cũng ra sức ngợi ca kiểu máy bay thần của mình và soi mói tìm bằng được những nhược điểm trên máy bay cùng loại của đối thủ cạnh tranh để chê bai.
Theo chân Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng đã tham gia Câu lạc bộ hàng không “thế hệ năm” với các máy bay tiêm kích của mình là Su-57 (Nga) và J-20 (Trung Quốc).
Với Mỹ, kiểu máy bay được coi là máy bay chuẩn trong lớp này là F-22 “Raptor” đã “tạo nguồn cảm hứng” để thiết kế F-35 “Lightning”, Nga thì vẫn trung thành với truyền thống tận dụng tối đa những kinh nghiệm đã có trước đây, khai thác triệt để những ưu thế của dòng máy bay tiêm kích “Su”, còn với Trung Quốc- Trung Quốc đã không còn là Trung Quốc nữa nếu họ không sản xuất “hàng nhái Trung Hoa”.
Về hình dạng khí động học bên ngoài và các tính năng kỹ thuật, “Thành Đô” J-20 (theo phân loại của Trung Quốc thì J-20 thuộc thế hệ máy bay tiêm kích thứ tư, còn theo phân loại Phương Tây- thế hệ năm) làm chúng ta liên tưởng ngay đến các máy bay tiêm kích thế hệ năm của Mỹ, cũng như nguyên mẫu MiG-1.44 của Liên Xô-Nga,- "người Trung Quốc" (J-20) cực kỳ giống với mẫu MiG-1.44 thử nghiệm Liên Xô-Nga.
Mặc dù vậy, kiểu máy bay tiêm kích Trung Quốc này cũng tỏ ra là không đến nỗi nào.

Ở đây, tất nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng dù J-20 có một số ưu điểm, trong đó có cả kiểu tên lửa “không đối không” PL-21 đa năng khá tốt, nó vẫn có một nhược điểm rất cơ bản.
(Đó là) Những máy bay tiêm kích này được trang bị các động cơ AL-31F do Nga sản xuất và tuy AL-31F có độ tin cậy hơn động cơ WS-10V của Trung Quốc rất nhiều, chúng vẫn chưa đạt được các tiêu chí động cơ thế hệ năm.
Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
Chengdu (Thành Đô) J-20
Trên thực tế, quả đúng là các động cơ AL-31F vốn được chế tạo cho máy bay tiêm kích Su-27 của Nga đang cản đường tiến đến thế hệ năm cả của Su-57 (trong khi các động cơ này lại rất hiệu quả đối với máy bay tiêm kích Su-35 nhẹ hơn thuộc thế hệ 4 +++).
Nga đang tích cực thử nghiệm kiểu động cơ mới được biết đến dưới cái tên “Sản phẩm 30” có lực đẩy lớn hơn động cơ AL-31F, trong khi vẫn giữ được mức tiêu thụ nhiên liệu rất tiết kiệm- 670 gram nhiên liệu cho một kg lực (kgf) mỗi giờ ở chế độ bay hành trình.
Để so sánh, động cơ Pratt & Whitney F119 trang bị cho F-22 Mỹ có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn hơn nhiều- 1,943 kg nhiên liệu cho một kg lực mỗi giờ.
Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
F-22
Người Trung Quốc hiện giờ rất để mắt tới kiểu động cơ mới này của Nga và cho rằng chính nó đã quyết định những tính năng tốc độ cao mới cho Su-57, nhưng dù vậy thì họ vẫn đang rất kỳ vọng vào tiềm lực sản xuất của chính mình- đó là động cơ Xian WS-15.
Hóa ra là, việc sao chép động cơ lại khó hơn nhiều so với sao chép hệ thống trang thiết bị điện tử, đặc biệt nếu biết rằng từ trước đến nay Trung Quốc luôn mua động cơ của Liên Xô trước đây, và sau này này là của Nga.
Dù biết rất rõ những "điểm yếu" này của máy bay tiêm kích thế hệ năm của mình hơn ai hết, Trung Quốc vẫn thường xuyên “bốc thơm” hết lời J-20 bằng cách nhấn mạnh những tính năng “lỗi lạc” của nó.
Theo Tờ Sohu, nó (J-20) không hề thua kém các máy bay khác thuộc thế hệ này, nếu tính sức mạnh vũ khí và chất lượng của hệ thống radar trên máy bay- J-20 có thể sánh ngang ngửa với máy bay tiêm kích F-22 của người Mỹ.
Người Trung Quốc cũng tự khen khả năng tàng hình của máy bay tiêm kích hạng nặng này, thậm chí còn khẳng định rằng nếu xét theo tiêu chí ứng dụng công nghệ “Stealth” (tàng hình), J-20 còn vượt trội so với máy bay tương tự của Mỹ (máy bay Su-57 của Nga chỉ được người Trung Quốc chấm điểm 3 trừ (trong thang điểm 5 của Nga, 3- là trung bình yếu-ND).
Máy bay tiêm kích J-20 hiện đã được đưa vào trang bị cho Không quân PLA và đang tích cực bay (như đã biết thì có ít nhất có 6 chiếc đang được thử nghiệm).
Những chiếc máy bay tiêm kích này liên tục bay trên các vùng biển phía Đông-Nam Trung Quốc và trên khu vực các hòn đảo tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa và quần đảo Điếu Ngư.
Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao những ưu thế của chiếc máy bay này của họ. Tờ Sohu (Trung Quốc) viết: “Ngày nay, J-20 có cấu hình khí động học độc đáo. Nó khác cơ bản so với F-22 và F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga.
Máy bay Mỹ tuy có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng lại có vấn đề với khả năng cơ động, và do đó chúng không phù hợp với các trận cận chiến. Còn Su-57 Nga thì hoàn toàn ngược lại- nó có các phẩm chất khí động học xuất sắc, nhưng lại kém về công nghệ tàng hình” .
Việc Trung Quốc đã hoàn thành một bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao đã được biết đến từ lâu và không có gì là lạ nếu nói rằng Bắc Kinh ưu tiên phát triển các công nghệ hiện đại.
Mỗi một thiết kế mới của Trung Quốc thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Đơn giản là vì nếu Quân đội Trung Quốc càng mạnh, thì càng khó gây sức ép lên đất nước này xét từ góc độ lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều tính năng kỹ thuật của J-20 vẫn được giữ bí mật. Chỉ có các số liệu về kích thước, trọng lượng, cự ly bay và trần bay thực tế cùng một số thông tin không đầy đủ về vũ khí.
Trung Quốc tự hào nhấn mạnh rằng toàn bộ phần thân máy bay tiêm kích này được lắp ráp tại Trung Quốc, trừ động cơ. Và động cơ sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc có thể phải đối mặt khi triển khai sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích thế hệ năm,- cho đến giờ họ vẫn chưa tự sản xuất được động cơ thích hợp.
Động cơ WS-10A của Trung Quốc hiện tại thuộc thế hệ bốn và có độ ổn định thấp, không chỉ thế, nó còn có tuổi thọ rất ngắn. Còn động cơ AL-31FN đã nói ở trên- kiểu động cơ trước đây được Nga bán cho Trung Quốc để nước này lắp cho các máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10 thì lại không đủ mạnh để trang bị cho J-20.
Tuy vậy, Trung Quốc cũng không đứng yên trong lĩnh vực phát triển vũ khí hàng không. Bắc Kinh đã bắt tay vào thiết kế kiểu máy bay tiêm kích tiếp theo. Dự án này được đặt tên là JJ và đến thời điểm này, một mẫu thử nghiệm JJ đã được giới thiệu (mặc dù mới trong diện hẹp).
Và, như tờ “Global Times” đưa tin thì chiếc máy bay này sẽ có khả năng tàng hình, một số lượng lớn vật liệu trong kết cấu máy bay sẽ là vật liệu composite. Ít nhất thì cũng có thông tin là nhóm các công trình sư thiết kế JJ đã được trao một giải thưởng nào đấy. Có nghĩa là, nhiều khả năng nó (JJ) sẽ là một máy bay tàng hình tốc độ siêu âm.

Tuy nhiên, vấn đề với động cơ phản lực mạnh đế trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại Trung Quốc vẫn là vấn đề chủ yếu (đau đầu) nhất. Hiện vẫn còn một chiếc máy bay tiêm kích sắp có và "hết sức tiên tiến" nữa- một kiểu máy bay dự định sẽ được biên chế cho các tàu sân bay là J-31 cũng đang không có động cơ thích hợp.
Và, như các chuyên gia Trung Quốc nhận định, vấn đề (khó khăn này) có thể được giải quyết (nếu giải quyết được) không sớm hơn 2 năm nữa. Nhưng những vị chuyên gia Thiên triều nói trên lại không nói rõ cách thức giải quyết vấn đề này như thế nào- bằng động cơ của Nga hay là bằng động cơ do Trung Quốc tự sản xuất.
Còn ở Nga, các động cơ thế hệ thứ năm, trong đó có “Sản phẩm 30” tuyệt mật đã được thử nghiệm thành công, kể cả thử nghiệm trên các máy bay tiêm kích Su-57.
Theo những gì chúng ta được biết, động cơ máy bay mới trên là một động cơ phản lực có buồng đốt sau và có nhiều điểm giống với các mẫu trước đó thuộc dòng AL-31 và AL-41, tuy nhiên, tất cả các chi tiết, bộ phận của động cơ đều được thiết kế lại từ đầu và sử dụng những công nghệ hiện đại nhất.
Kết quả là tất cả các tính năng chủ yếu đều được cải thiện cho phép nó đạt các tiêu chí của động cơ thế hệ năm.
Liệu động cơ mới của Nga có được bán cho Trung Quốc hay không- hiện không ai biết. Nhưng về nguyên tắc- phải trang bị cho các máy bay tiêm kích của mình trước đã.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Trung Quốc,Mỹ 'lạnh gáy' trước hạm đội tàu ngầm Hải quân Nga

(Vũ khí) - Mặc dù không còn chú trọng đóng mới tàu mặt nước cỡ lớn, nhưng sức mạnh của Hải quân Nga cực kỳ đáng gờm nhờ lực lượng tàu ngầm hạt nhân.

Quân đội Nga được các chuyên gia quân sự thế giới công nhận là một trong những lực lượng quân sự đáng gờm nhất hành tinh, tuy nhiên nhiều người lại cho rằng chính quyền nước này vì không coi trọng đã dẫn đến tình trạng yếu kém của hải quân trong suốt thời gian qua.

Nhưng theo một số phương tiện truyền thông tại Trung Quốc, đừng quên một phần quan trọng như vậy trong lực lượng chiến lược của Hải quân Liên bang Nga đó là hạm đội tàu ngầm cực kỳ đáng sợ.

Theo trang Sohu, Nga đã từ bỏ việc chế tạo tàu mặt nước cỡ lớn, trong khi chính quyền phân bổ ngân sách đáng kể để sản xuất tàu ngầm hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đang gấp rút chế tạo hàng chục tàu ngầm mới, trong đó nổi bật là tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Akula và Borey. Hiện tại, kế hoạch phát triển tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ năm có tên Husky (Laika) đang được đưa ra.

Trung Quoc 'lanh gay' truoc ham doi tau ngam Hai quan Nga
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Nga vẫn được đánh giá là có sức mạnh hàng đầu thế giới
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây và cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn, cùng với giá xuất khẩu nguyên liệu thấp đang thúc đẩy chính quyền Nga tối ưu hóa chi phí, kể cả trong ngành công nghiệp quân sự.

Trong khi Hoa Kỳ đang phát triển một hạm đội mặt nước mạnh và chi rất nhiều tiền cho nó thì Liên bang Nga lại tập trung vào phát triển lực lượng tàu ngầm. Việc làm trên nối tiếp truyền thống của Liên Xô, đó là Hải quân Liên Xô đặc biệt dựa vào tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm tấn công diesel-điện.

Các tàu ngầm Nga đang hoạt động hiệu quả ở những khu vực khác nhau trên khắp hành tinh, tạo thành mối đe dọa thực sự đối với các hàng không mẫu hạm Mỹ và tên lửa đạn đạo liên lục địa trên tàu có khả năng bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, nếu cần thiết.

Tàu ngầm hạt nhân Nga cũng tỏ ra đầy hiệu quả ở khu vực Bắc Cực, nơi mà việc hoạt động của tàu chiến mặt nước là rất khó khăn, một tàu ngầm chiến lược nổi lên ở đây và phóng tên lửa sẽ khiến đối phương không thể ngăn cản nổi.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Ấn Độ: Vừa thêm Apache sã cánh, tiết lộ về tình trạng không quân Ấn

Không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ sân bay Pathankot, gần biên giới Pakistan, chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache của Không quân Ấn Độ đã sã cánh do gặp sự cố nghiêm trọng.

Từ vụ trực thăng tấn công AH-64 Apache mới nhận đã sã cánh...

Giới hữu trách Ấn Độ vừa ra thông báo xác nhận một chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache (phiên bản AH-64E (I) Apache Guardian) của Không quân nước này đã phải hạ cánh khẩn cấp khi đang tổ chức bay huấn luyện chiến đấu tại một căn cứ sân bay gần biên giới với Pakistan.

Được biết, đại bản doanh của những chiến trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian mà Không quân Ấn Độ vừa nhận từ Mỹ năm ngoái là sân bay Pathankot, chỉ cách biên giới Pakistan chừng 145km. Căn cứ không quân Pathankot là sân bay thuộc tuyến phòng thủ số 1 ở tiền tiêu để tham chiến nếu bị quốc gia hàng xóm tấn công từ phía Tây.

Theo thông tin cập nhật thì mặc dù máy bay hỏng nặng nhưng cả 2 phi công trên chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache này đã cố gắng hạ cánh xuống một khu ruộng ở quận Hoshiarpur thuộc bang Punjab. Báo cáo ban đầu cho biết cả 2 phi công đều an toàn.

Nguồn tin từ Không quân Ấn Độ cho biết sau khi cất cánh từ căn cứ sân bay Pathankot, lỗi kỹ thuật đã xảy ra khiến phi công phải hạ cánh khẩn cấp bãi ngoài để cứu máy bay.

photo-1


Hiện trường nơi chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache của Không quân Ấn Độ phải hạ cánh khẩn cấp.
Thông báo chính thức của Không quân Ấn Độ cho biết: "Chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache cất cánh từ căn cứ sân bay Pathankot. Khoảng 1 giờ sau đó, máy bay phát sinh sự cố kỹ thuật nghiêm trọng và buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một khu vực ở phía Tây Indora, bang Punjab.

TIN LIÊN QUAN

Tổ bay đã hành động đúng điều lệnh và khéo léo hạ cánh bắt buộc bãi ngoài, bảo toàn thành công chiếc trực thăng này. Cả 2 phi công đều an toàn và máy bay hầu như không bị hư hại gì. Máy bay sẽ bay trở lại sau khi các lỗi kỹ thuật và kiểm tra cần thiết được khắc phục xong".

Không quân Ấn Độ đã triển khai huấn luyện chiến đấu đối với các máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache từ năm 2019 nhằm củng cố khả năng phòng ngự tại khu vực biên giới với Pakistan.

Bốn chiếc trực thăng tấn công Boeing AH-64E Apache Guardian đầu tiên đã được điều tới đây (Pathankot) hồi tháng 8/2019, trong khi số còn lại sẽ lần lượt được chuyển tới.

Trước đó, vào ngày 28/09/2015, Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 1,15 tỷ USD đặt mua các máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache do hãng Boeing (Mỹ) chế tạo.

Theo điều khoản hợp đồng, đợt giao hàng đầu tiên phải thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7/2019 và tháng 9/2019, các đợt tiếp theo sẽ lần lượt được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 và tháng 3/2020.

Như vậy là những chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache này thuộc loại mới tinh, vừa bóc tem được chưa đầy 6 tháng nhưng đã gặp sự cố kỹ thuật khiến Không quân Ấn Độ phải báo động đỏ.

... tới nỗi kinh hãi với những "quan tài bay", kể cả Su-30MKI

Việc Không quân Ấn Độ liên tiếp gặp tai nạn (nhiều vụ chết người), mất hàng loạt máy bay chiến đấu và trực thăng hàng loạt không khiến giới quan sát quân sự quốc tế bất ngờ bởi đây là chuyện "thường xuyên như cơm bữa".

Điều mà họ quan tâm chính là tại sao Không quân của một quốc gia có tiềm lực về quân sự và kinh tế hàng đầu khu vực Nam Á và trên thế giới lại để việc này xảy ra thường xuyên đến vậy, mất máy bay đã đành, đằng này họ còn đánh mất những tài sản quý giá đó là nhiều phi công, trong đó có phi công giỏi, giáo viên bay.

Thực lực của Không quân Ấn Độ bị suy giảm nghiêm trọng vì những vụ tai nạn như thế. Không chỉ máy bay chiến đấu cũ rơi, đến ngay cả những máy bay chiến đấu tiên tiến như Su-30MKI, MiG-29K hay Mirage-2000 cũng gặp nạn nhiều không đếm xuể. Vậy nguyên nhân thực sự của những sự cố liên tiếp và dồn dập này là do đâu?

Phi công KQ Ấn Độ kinh hãi quan tài bay, lộ lý do khủng khiếp: Vừa thêm Apache sã cánh - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ gặp tai nạn.
Thứ nhất, lỗi kỹ thuật và thiếu phụ tùng. Nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh căn bệnh kinh niên là thiếu hụt phụ tùng thay thế thì việc không tuân thủ đúng quy trình bảo dưỡng máy bay quân sự do các nhà sản xuất khuyến cáo là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn.

Bảo dưỡng sơ sài khiến các lỗi ẩn tì của vũ khí trang bị không được phát hiện và khắc phục kịp thời

Thứ hai, huấn luyện yếu kém. Ấn Độ từ lâu đã không mua máy bay huấn luyện phản lực mới. Các phi công mới chuyển loại thẳng từ máy bay huấn luyện cánh quạt lên máy bay chiến đấu siêu âm. Chính điều này đã góp phần gây ra những thảm họa.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại được cho là đến từ việc Không quân Ấn Độ huấn luyện phi công chiến đấu theo những tiêu chuẩn phương Tây trên máy bay Nga - những loại không được thiết kế để dùng nhiều trong thời bình.

Thứ ba, cường độ sử dụng cao, tai nạn là tất yếu, kể cả là đối với máy bay mới, hiện đại như tiêm kích Su-30MKI hay MiG-29K. Tính tới năm 2017, đã có tổng cộng 7 chiếc Su-30MKI bị rơi

Được biết, Không quân Ấn Độ là một trong số ít lực lượng không quân thế giới luôn phải đối mặt với những xung đột thậm chí là phải đối phó cùng lúc với 2 cuộc chiến tiềm tàng, buộc họ phải bay huấn luyện quanh năm để duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.

Phi công KQ Ấn Độ kinh hãi quan tài bay, lộ lý do khủng khiếp: Vừa thêm Apache sã cánh - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Chính vì tần suất hoạt động cao, liên tục đã gây ra những vấn đề đối với máy bay, phi công và nhân viên kỹ thuật, tiểm ẩn tai nạn cao. Nhưng quan trọng là cách mà Không quân Ấn Độ huấn luyện sẵn sàng cho chiến tranh.

Trên thực tế, một cựu chỉ huy không quân cấp cao đã chỉ ra rằng Không quân Ấn Độ thà mất phi công trong khi huấn luyện còn hơn là mất trong khi chiến tranh.

Thứ tư, thời tiết bất lợi. Khí hậu nhiệt đới ở Ấn Độ là kẻ thù của bất cứ loại máy bay nào. Không khí nóng có thể khiến động cơ không phát huy hết công suất, cánh sẽ có lực nâng thấp hơn so với các máy bay tương tự hoạt động ở châu Âu.

Mặt trời thiêu đốt đường băng cũng được cho là nguyên nhân ảnh hưởng tới an toàn khi hạ cánh. Những yếu tố này buộc phi công Không quân Ấn Độ dù kinh hãi nhưng vẫn phải chung sống, chịu đựng, không cách nào khác.

Thứ năm, va phải chim. Đây cũng là một nguyên nhân lớn gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Ấn Độ. Không quân nước này ước tính có khoảng 10% số vụ tai nạn liên quan tới máy bay va phải chim, nhất là khi hầu hết các căn cứ sân bay lại nằm gần các khu dân cư đông đúc, nơi mà chim chóc có mật độ rất lớn.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Diệt hơn 50 UAV tối tân của Thổ Nhĩ Kỳ, phòng không LNA vừa lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu

Có lẽ chưa ở đâu trên thế giới, trong bất cứ cuộc xung đột nào lại có số lượng UAV bị bắn hạ nhiều đến vậy trong thời gian ngắn. Phòng không LNA đã lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu.
1587262826619.png


Chuẩn tướng Khaled Al Mahjoub, thuộc Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy cho biết, các lực lượng Không quân LNA với chủ công là các tổ hợp tên lửa phòng không đã xuất sắc đánh bại đợt tấn công của các tay súng từ Cộng Hòa Chad.

"Lực lượng Anh em Hồi giáo sau khi nhận một thất bại trắng mặt hiện đang tìm cách đưa thêm nhiều chiến binh đánh thuê tới để đối đầu với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và mở một cầu không vận để đưa lính đánh thuê Syria ra chiến trường", tướng Al-Mahjoub tuyên bố trên truyền hình.

Ông chỉ ra rằng "đã có những nỗ lực để đưa thêm phương tiện cơ giới và máy bay từ Thổ Nhĩ Kỳ tới để bù đắp những thiệt hại nặng nề gây ra bởi lực lượng LNA do tướng Haftar chỉ huy. Có tới hơn 50 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ".

Diệt hơn 50 UAV tối tân của Thổ Nhĩ Kỳ, phòng không LNA vừa lập kỳ tích vô tiền khoáng hậu - Ảnh 1.

UAV Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp bị LNA bắn hạ ở Libya
Ông nói tiếp: "Các thành phố Sorman và Sabratha đã đứng lên để chống lại những tay súng này, họ đã đẩy lùi các đợt tấn công".

Trước đó, vào đầu tuần này, người phát ngôn của lực lượng LNA, ông Ahmed Al-Mismari đã tuyên bố rằng Quân đội Quốc gia Libya đang tham gia một cuộc chiến toàn diện chống lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể thấy, việc UAV hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp bị bắn hạ sẽ khiến giới tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ hết sức đau đầu bởi họ chưa có phương cách để tránh tổn thất chứ chưa nói đến việc tìm diệt những tổ hợp phòng không của LNA.

Với số lượng ít ỏi các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo và được cung cấp bởi Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), lực lượng của tướng Haftar đã lập một kỳ tích mới.

Cách đây ít hôm, thống kê cho thấy 16 trong tổng số 24 chiếc UAV bị LNA bắn hạ từ tháng 11/2019 tới tháng 3/2020 là thành tích của Pantsir-S1. Có lẽ chưa bao giờ và chưa ở đâu trên thế giới, trong bất cứ cuộc xung đột nào lại có số lượng UAV bị bắn hạ nhiều đến vậy trong một thời gian ngắn.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
TQ săn lùng "trái tim" cho phi đội Z-10
Những nước được Bắc Kinh tìm đến để nhờ cậy giúp đỡ đều nghi ngại rằng, "như những gì thường làm trong quá khứ, TQ thực chất chỉ muốn ăn cắp công nghệ mà không phải trả tiền".


Vỡ mộng vì tưởng bở
Trung Quốc, trong 8 năm qua, mới chỉ sản xuất 118 chiếc trực thăng tấn công Z-10. Mẫu máy bay này là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm thiết kế một mẫu trực thăng tấn công theo phong cách phương Tây.
Sở dĩ tốc độ sản xuất thấp như vậy là do Trung Quốc gặp phải một số vấn đề, và họ muốn khắc phục được chúng trước khi đi vào sản xuất hàng loạt. Cho tới hiện tại, một số trục trặc đã được khắc phục bằng cách nâng cấp hoặc thay tính năng mới.
Ví dụ, trong gói nâng cấp gần đây, ống xả động cơ được chỉnh hướng lên phía trên các cánh quạt thay vì ra phía sau. Việc đưa khí thải nóng lên các cánh quạt giúp làm giảm nhiệt hồng ngoại , ngăn máy bay bị các tên lửa đầu dò tầm nhiệt phát hiện.
Trung Quốc còn lắp đặt cho Z-10 một loạt hệ thống phòng thủ điện tử và kiểm soát hỏa lực ấn tượng. Việc này một phần nhằm bù đắp cho động cơ kém mạnh mẽ mà Z-10 đã trang bị trong một thời gian dài.
Với động cơ kém mạnh mẽ, Z-10 kém cơ động hơn. Trung Quốc đã phải tháo bỏ một số tấm giáp và giảm trọng tải vũ khí để khôi phục khả năng cơ động cho máy bay. Song, ngay cả khi như thế, Z-10 vẫn có thể mang tới 16 tên lửa ADK10, còn được biết tới là tên lửa "Hellfire" bản Trung.
TQ săn lùng trái tim cho phi đội Z-10: Vỡ mộng vì tưởng bở, điêu đứng vì danh ăn cắp khắp nơi - Ảnh 1.

Động cơ WZ16 do Trung Quốc và Pháp hợp tác phát triển. Ảnh: safran-helicopter
Nâng cấp được mong đợi nhất đối với Z-10 là trang bị động cơ trực thăng mới. Theo trang mạng Strategy Page, khi Z-10 chuẩn bị được đưa vào sản xuất hàng loạt, Trung Quốc tưởng rằng họ có sẵn một loại động cơ mạnh mẽ.
Đó là mẫu động cơ WZ16 mà Bắc Kinh vốn hợp tác phát triển với một công ty động cơ trực thăng của Pháp để lắp đặt trên các trực thăng thương mại của Trung Quốc. Thỏa thuận hợp tác phát triển nêu rõ động cơ WZ16 sẽ không được sử dụng cho các trực thăng quân sự. Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể thuyết phục được Pháp thay đổi nhưng thất bại.
WZ16 chắc chắn sẽ mang lại cho Z-10 động cơ mạnh mẽ hơn mẫu PT6C-67C (một thiết kế của Mỹ, sản xuất tại Canada) được trang bị trên các nguyên mẫu của trực thăng này.
Ban đầu, Trung Quốc chỉ định sử dụng động cơ PT6C-67C cho trực thăng dân sự, nhưng vào năm 2003, các nhà phát triển Z-10 nhận ra rằng, Trung Quốc vào thời điểm ấy chưa có mẫu động cơ nào ngang ngửa PT6C-67C và trong một thập kỷ tiếp theo cũng chưa chắc đã có được.
WZ9, một mẫu động cơ nội địa kém mạnh mẽ hơn của Trung Quốc, đã sẵn sàng khi quá trình sản xuất hàng loạt trực thăng Z-10 bắt đầu vào năm 2010.
Trong một thập kỷ tiếp theo đó, các công ty động cơ Trung Quốc vẫn đang miệt mài tìm cách để thiết kế và chế tạo ra một loại động cơ có sức mạnh tương tự như PT6C-67C nhưng không bị giới hạn về cách thức sử dụng.
Quân đội Trung Quốc không hoàn toàn hài lòng với Z-10, chủ yếu bởi vì vấn đề động cơ. Quá trình sản xuất hàng loạt đã bị trì hoãn vài năm cho tới khi Trung Quốc có thể thiết kế và chế tạo một mẫu động cơ phù hợp.
Muối mặt, điêu đứng vì danh "ăn cắp" khắp nơi
Chương trình phát triển Z-10 được Trung Quốc xúc tiến trong những năm 1990 nhằm tạo ra một mẫu trực thăng tấn công theo phong cách phương Tây. Trung Quốc đã tìm đến các hãng sản xuất trực thăng tấn công ở Nam Phi và Italy để nhờ hỗ trợ kỹ thuật.
Tuy nhiên, Nam Phi đã từ chối họ vào năm 2001 do Trung Quốc dường như có ý định mua một chiếc trực thăng tấn công Rooivalk.
Nam Phi nhận ra rằng, như những gì thường làm trong quá khứ, Trung Quốc thực chất chỉ muốn "ăn cắp" công nghệ trên Rooivalk mà không phải trả tiền. Họ đã phát hiện ra bằng chứng về việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ tên lửa, thiết bị điện tử, cũng như các hệ thống pháo của Nam Phi. Italia cũng từ chối Trung Quốc với lý do tương tự như Nam Phi.
TQ săn lùng trái tim cho phi đội Z-10: Vỡ mộng vì tưởng bở, điêu đứng vì danh ăn cắp khắp nơi - Ảnh 2.

Trực thăng Rooivalk do công ty Denel Aviation của Nam Phi phát triển.
Công ty Pratt & Whitney ở Canada đã bị chính phủ Mỹ đưa ra tòa, do Trung Quốc dường như có ý định trang bị động cơ PT6C-67C cho các trực thăng Z-10. Do đó, Canada đã không bán thêm động cơ cho Trung Quốc nữa. Điều này có nghĩa Z-10 sẽ phải đi vào sản xuất hàng loạt với động cơ nội địa WZ9 của Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn đang tìm cách phát triển mẫu động cơ thay thế phù hợp cho PT6C-67C. Động cơ WZ16 hợp tác với Pháp vẫn được Trung Quốc xem là phù hợp nhất cho các trực thăng quân sự.
Cho tới nay, Pháp vẫn từ chối đề nghị của Trung Quốc. Bắc Kinh đưa ra lý lẽ rằng WZ16 là dự án hợp tác phát triển, và người Pháp sẽ được đền bù xứng đáng, họ sẽ nhận được nhiều tiền hơn nếu đồng ý cho sử dụng WZ16 trên các trực thăng Z-10.
Người Pháp vốn đã gặp phải một số vấn đề trước đây do Trung Quốc tìm cách ăn cắp công nghệ, nhưng Bắc Kinh không chịu từ bỏ ý định.
Họ đồng ý trả cho Pháp bất cứ thứ kỳ mà nước này muốn, chỉ cần không phải tuân thủ quy định "không sử dụng trong lĩnh vực quân sự", đặc biệt là đối với những động cơ không phải hàng nhập khẩu, mà thuộc diện được chế tạo tại Trung Quốc.
Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa tìm được khách hàng xuất khẩu nào cho Z-10.
3 chiếc Z-10 từng được gửi tới Pakistan để thẩm định, đánh giá nhưng có vẻ Pakistan không mấy ấn tượng với mẫu trực thăng này của Trung Quốc. Thay vào đó, họ quyết định chế tạo một phiên bản của trực thăng A129 theo giấy phép của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế nhưng, thỏa thuận đó gần đây đang gặp phải một số vấn đề về xuất khẩu công nghệ nên Pakistan đang một lần nữa cân nhắc lại mẫu Z-10 của Trung Quốc.
Ngay cả trong tình cảnh hiện tại, quân đội Trung Quốc dường như vẫn xem Z-10 là một phương thức hữu dụng để tích lũy kinh nghiệm vận hành trực thăng tấn công. 118 chiếc Z-10 dành cho quân đội Trung Quốc đã được sử dụng trong nhiều đơn vị chiến đấu.
Trong lúc các hãng chế tạo động cơ trực thăng đang tìm cách cải tiến sản phẩm của họ thì Trung Quốc có khả năng sẽ chế tạo một mẫu trực thăng tương tự AH-64 của Mỹ. Đây hiện là mẫu trực thăng phổ biến nhất trên thế giới với 2.000 chiếc đã được chế tạo, và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Trung Quốc một tháng nhận 3 thất bại lớn về hàng không vũ trụ, vì sao?

Từ xưa đến nay ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc luôn nổi tiếng bởi sự ổn định, nhưng từ khi bước vào năm 2020, đã phải chịu 3 thất bại lớn liên tiếp chỉ trong vòng chưa đầy 30 ngày, điều này đã gây nên sự chú ý của quốc tế.
Vào ngày 16/3, tên lửa mang tên Trường Chinh - 7A (CZ-7A) được cải tiến từ loại CZ-7 của Trung Quốc đã phóng thất bại tại bãi phóng Văn Xương ngay trong lần phóng đầu tiên.

Sau đó 24 ngày, tối 9/4, tên lửa mang Trường Chinh - 3B (CZ-3B) chở theo vệ tinh thông tin PALAPA-N1 của Indonesia cũng đã không thể bay vào quỹ đạo thành công, nó đã bị nổ chỉ 50 giây sau khi rời bệ phóng ở bãi phóng Tây Xương, cả tên lửa lẫn vệ tinh đều bị phá hủy và rơi xuống đất, trở thành vụ phóng vệ tinh thất bại thứ hai trong năm nay.

Ngoài ra, vào ngày 24/3, vệ tinh Venesat - 1 của Venezuela bất ngờ thất bại, bị vô hiệu trong không gian.

Vệ tinh này được Trung Quốc phát triển và được tên lửa mang CZ-3B đưa vào quỹ đạo hồi năm 2008 với tuổi thọ dự kiến là 15 năm. Tuy nhiên nó đã bị chệch khỏi quỹ đạo và ngừng hoạt động 3 năm trước khi đáo hạn vào năm 2023.

Hai lần phóng vệ tinh không thành công và một vệ tinh không đạt được tuổi thọ như dự kiến chỉ trong vòng 1 tháng, khiến ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc đột nhiên bị mây đen bao phủ.

CZ-7 là thế hệ mới nhất của loại tên lửa mang sử dụng nhiên liệu lỏng được phát triển bởi Dự án phóng tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc; tiền thân của nó là tên lửa mang CZ-2F. Dự án chế tạo CZ-7 được khởi động vào tháng 1/2011, đã thực hiện cuộc phóng đầu tiên vào ngày 25/6/2016 và lần này là lần thứ hai.

Trung Quốc một tháng nhận 3 thất bại lớn về hàng không vũ trụ, vì sao? - Ảnh 1.

Tên lửa CZ-3B bị nổ cùng vệ tinh PALAPA-N1 của Indonesia hôm 9/4 (Ảnh Đa Chiều).
Mặc dù tên lửa phóng lần này cũng là CZ-7, nhưng nó là tên lửa cải tiến CZ-7A, có hệ thống động cơ bên trong đã được thay thế hoàn toàn và là chuyến bay đầu tiên của loại tên lửa mới.Loại tên lửa này sử dụng cấu hình "hai tầng rưỡi".

TIN LIÊN QUAN
Tổng chiều dài của phần thân tên lửa là 53,1 mét, đường kính tầng lõi là 3,35 mét với bốn ống phóng trợ lực có đường kính 2,25 mét được bó lại. Khả năng mang tải lên quỹ đạo gần Trái đất của nó không dưới 14 tấn, khả năng mang lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời đạt 5,5 tấn.

Theo lịch trình, đến năm 2021, khi các công nghệ của tên lửa CZ-7 trở nên thành thục và ổn định, nó sẽ dần thay thế các serie CZ-2, CZ-3 và CZ-4 hiện tại của Trung Quốc để thực hiện khoảng 80% nhiệm vụ phóng không gian của Trung Quốc.

Hiện chưa rõ liệu lần phóng loại tên lửa mới nhất của Trung Quốc thất bại có ảnh hưởng đến các kế hoạch phóng khác trong năm nay hay không.

Tuy nhiên, sự thất bại của vụ phóng tên lửa CZ-3B chắc chắn sẽ khiến các quốc gia khác đặt câu hỏi về khả năng phóng vật thể lên không gian của Trung Quốc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mở rộng các sản phẩm không gian của Trung Quốc ra thị trường nước ngoài.


Trung Quốc một tháng nhận 3 thất bại lớn về hàng không vũ trụ, vì sao? - Ảnh 3.

Vệ tinh Venesat-1 của Indonesia bị chệch khỏi quỹ đạo và ngừng hoạt động hôm 24/3 trước 3 năm so với kế hoạch (Ảnh: cgwic.com)

So với thế hệ CZ-7 mới nhất, loại tên lửa CZ-3B công nghệ thành thục hơn, nhưng lần phóng mới nhất bị thất bại, khiến quốc tế quan tâm hơn. Là tên lửa chính của Trung Quốc cho các vụ phóng vệ tinh thương mại, CZ-3B đã thực hiện tổng cộng 67 lần phóng trong quá khứ, chỉ có 2 lần thất bại là lần phóng đầu tiên và lần này.


Tuy cũng có hai lần khác không hoàn toàn thành công, nhưng vệ tinh vẫn có thể đặt được vào quỹ đạo như dự kiến.

Vì vậy, tỷ lệ thành công của tên lửa CZ-3B vẫn rất cao, lên tới 94%, đứng đầu thế giới. Thất bại này cũng không cho thấy bất kỳ vấn đề lớn nào với loại tên lửa này.

Một số chuyên gia Đài Loan cho rằng thất bại của các vụ phóng tên lửa Trung Quốc này có liên quan đến sự xấu đi của quan hệ Trung - Mỹ.

Vì sự phát triển của tên lửa Trung Quốc phụ thuộc vào chip của Mỹ, sau khi bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính phủ của Tổng thống Donald Trump đã tăng cường kiểm soát việc xuất khẩu chip, khiến ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc bị ảnh hưởng trực tiếp.

Một số nhân sĩ thông thạo tình hình với giới hàng không vũ trụ Trung Quốc cũng suy đoán rằng các sự cố phóng có thể đã bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó bởi dịch bệnh.

Do dịch bệnh COVID-19, ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc vừa mới tiếp tục công việc được ít ngày. Có thể do một số linh kiện hoặc công nghệ then chốt xuất hiện sự sai lệch dẫn đến tên lửa đẩy đã hoạt động không đủ lực đẩy khiến vụ phóng thất bại.


Trung Quốc một tháng nhận 3 thất bại lớn về hàng không vũ trụ, vì sao? - Ảnh 4.

Tên lửa mang CZ-3B hiện là loại tên lửa chủ lực thành công nhất của Trung Quốc trong việc phóng các vật thể lên vào vũ trụ (Ảnh: Sina)

Điều đáng chú ý là vào năm 2018, một sự kiện nhảy việc đã xảy ra tại Viện hàng không vũ trụ số 6 (còn gọi là Viện 6) ở Tây An. Trương Tiểu Bình, một nhà thiết kế động cơ tên lửa, muốn thay đổi công việc, ban đầu được Viện 6 phê duyệt.


Sau đó, Viện 6 phát hiện ra rằng việc từ chức của Trương Tiểu Bình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án đổ bộ lên Mặt Trăng của Trung Quốc. Trước tình hình như vậy, Viện 6 đã gửi công văn yêu cầu cơ quan cấp trên sử dụng mệnh lệnh hành chính yêu cầu Trương Tiểu Bình quay trở lại vị trí cũ làm việc.

Viện 6 có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, chủ yếu chịu trách nhiệm phát triển các động cơ tên lửa mang CZ-7 và CZ-3B. Hai lần phóng thất bại này tình cờ đều là hai loại tên lửa này.

Điều này chắc chắn khiến mọi người tự hỏi liệu việc chảy máu nhân tài cao cấp có gây ra tác động nhất định đến sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ của Trung Quốc hay không?

Được biết nhiệm vụ phóng không gian năm 2020 của Trung Quốc rất nặng nề, dự kiến tổng số lần phóng sẽ lên tới hơn 40, trong đó có việc phóng thử nghiệm tàu vũ trụ có người lái kiểu mới Hằng Nga 5 và tàu vũ trụ thăm dò Sao Hỏa.


 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
MiG-29 hộ tống Su-22, "đối đầu" với 4 F-16 NATO: Phi công Mỹ tiết lộ cảm giác săn đuổi

Những chuyến cuối cùng của chúng tôi là thực hiện các bài bay không chiến, trong đó 4 MiG-29 hộ tống 4 Su-22 của Ba Lan, bay ở độ cao thấp tới mục tiêu có 4 F-16 của NATO bảo vệ.
Guy Razer, phi công của Không quân Mỹ, đã từng tham gia vào chương trình Tactical Leadership Program của NATO chuyên tổ chức khóa huấn luyện những phi công chiến đấu của khối. Ba Lan ra nhập NATO vào năm 1999 và được trang bị nhiều chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo.

Vào giữa năm 2001, Razer đã có mặt tại căn cứ không quân cách không xa thủ đô Warsaw, Ba Lan.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là huấn luyện chiến thuật không chiến kiểu phương Tây. Chúng tôi cũng chịu trách nhiệm về khả năng phối hợp của họ với chúng tôi trong tương lai nếu cần phải sử dụng các tiêm kích của họ", viên phi công Mỹ hồi tưởng.

MiG-29 hộ tống Su-22, đối đầu với 4 F-16 NATO: Phi công Mỹ tiết lộ cảm giác săn đuổi - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ba Lan
Phi công người Mỹ nhớ nhất là tinh thần đồng đội mà họ đã có được với các phi công Ba Lan trong thời gian ngắn. Razer đã viết về chuyến công tác của mình và những ấn tượng:

"Những người Ba Lan rất vui khi được huấn luyện với chúng tôi và muốn biết về chúng tôi càng nhiều càng tốt, nhất là trong các vấn đề an ninh quốc gia.

Những chuyến bay cuối cùng của chúng tôi là thực hiện các bài tập mà trong đó 4 chiếc MiG-29 hộ tống 4 chiếc Su-22 của Ba Lan, bay ở độ cao thấp tới mục tiêu, nơi đang được 4 chiếc tiêm kích F-16 của NATO bảo vệ. Tôi ngồi ở buồng sau của chiếc MiG-29 đi đầu (ghế dành cho phi công phụ).

So với tiêm kích F-15E trang bị động cơ Pratt & Whitney mà tôi đã quá quen thuộc, MiG-29 có khả năng bay lượn tốt hơn nhiều khi cần, nhưng ngốn nhiên liệu nhiều hơn. Sau đó tôi ngồi vào ghế điều khiển.


MiG-29 hộ tống Su-22, đối đầu với 4 F-16 NATO: Phi công Mỹ tiết lộ cảm giác săn đuổi - Ảnh 2.

Tiêm kích MiG-29 huấn luyện không chiến cùng F-16 NATO.
Chiếc tiêm kích đã gây cho tôi ấn tượng tốt bởi sự bay lượn cơ động của nó. Tuy nhiên, khiếm khuyết đáng kể nhất là khả năng nắm bắt toàn cảnh tình hình trên không so với các tiêm kích của NATO kém hơn nhiều.

TIN LIÊN QUAN
Các phi công Mỹ tác chiến nhiều vào sự linh hoạt và sáng tạo trên không trung. Trong khi đó, chiến thuật của Liên Xô dựa vào sự chỉ huy từ mặt đất, khi chiếc tiêm kích di chuyển tới mục tiêu.

Mặc dù các phi công Mỹ luôn luôn được giám sát từ mặt đất, nhưng họ không bị kiểm soát như những phi công Liên Xô. Chúng tôi cần phải dạy họ quên đi chiến thuật này, và hành động độc lập.

Tôi cũng đã thử bay trên chiếc Su-22 của Liên Xô. Chiếc tiêm kích mạnh mẽ, nhưng không có gì phức tạp. Những phi công Su cũng dựa vào các sĩ quan điều khiển từ mặt đất trong quá trình bay và cũng như trong việc lựa chọn vũ khí để tấn công mục tiêu.

Trong khuôn khổ hội thao năm 2001, các máy bay MiG của Ba Lan đã được trang bị hệ thống định vị GPS. Đây hoàn toàn là một ý tưởng mới đối với những phi công Ba Lan. Họ rất ngạc nhiên bởi khả năng nhìn thấy một bức tranh chiến trận rộng mở hơn".


19 năm trôi qua, Ba Lan vẫn tiếp tục sử dụng 30 chiếc MiG-29 của Liên Xô, cùng với F-16 và Su-22 đã cũ. Lần đầu tiên MiG-29 cất cánh vào năm 1977.

Đây là một trong những tiêm kích có số lượng nhiều nhất thế giới. Đến năm 2018, gần 820 chiếc với nhiều biến thể khác nhau của MiG-29 tiếp tục đứng trong biên chế không quân các nước và chiếm 6% tổng số tiêm kích trên toàn thế giới.


 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Cuộc chiến ảo trên Biển Đông: Tàu Trung Quốc "đứng yên chờ chết", tàu Mỹ bắn mãi vẫn không thể đánh chìm

Tàu khu trục Trung Quốc đã bị hư hại và ngập nước khá nặng, gần như không có khả năng phản đòn. Thế nhưng, chiến hạm Mỹ hết nã pháo lại bắn tên lửa, vẫn không thể đánh chìm tàu TQ.


Tạp chí National Interest đăng bài viết "Tại sao Trung Quốc yêu thích các tàu tác chiến cận bờ (LCS) của Hải quân Mỹ?".
Theo bài viết, Hải quân Mỹ trong giai đoạn cuối 2019 - đầu 2020 dự kiến sẽ chọn ra một nhà máy đóng tàu phụ trách chế tạo các khinh hạm mang tên lửa dẫn đường mới cho họ.
20 khinh hạm vũ trang hạng nặng sẽ thay thế gần một nửa trong tổng số 50 tàu tác chiến cận bờ (LCS) mà Hải quân Mỹ đã dự định mua trước khi nhận ra rằng những chiếc tàu này, với trang bị hạng nhẹ, không thể sống sót trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn.
Trong năm 2013, nhà báo quốc phòng Kyle Mizokami đã đưa con tàu cao tốc với lượng giãn nước 3.000 tấn này ra "thử nghiệm". Trong game chiến tranh "Command: Modern Naval/Air Operations", ông Mizokami đã chơi mô phỏng cuộc đối đầu giữa LCS và một đội tàu Trung Quốc.
"Kết quả không tốt chút nào - một bài học đau thương về việc cần phải thận trọng với cách chúng ta trang bị cho quân đội Mỹ" - ông Mizokami viết.
Cuộc chiến không cân sức
Cuộc chiến mô phỏng lấy bối cảnh ở bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông. Trong cuộc chiến này, lực lượng Trung Quốc, gồm tàu khu trục Changde và tàu hộ tống Qinzhou, đã phục kích và đánh chìm một cặp khinh hạm của Philippines.
Hai tàu LCS, gồm tàu Fort Worth và Freedom, là những chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ có mặt tại nơi xảy ra cuộc giao tranh. Tàu khu trục Halsey của họ mới đang trên đường đến đó.
"Đây là một ván cược bởi các tàu LCS không được bảo vệ tốt trước tên lửa chống hạm, chúng chỉ được trang bị pháo 57mm và các ống phóng tên lửa Rolling Airframe" - nhà báo Mizokami viết.
"Tôi tin rằng tàu Qinzhou đã cạn tên lửa. Trong khi tàu Changde có thể vẫn còn nguyên số tên lửa mang theo nhưng nó lại đang bị hư hại nghiêm trọng sau cuộc trao đổi hỏa lực với tàu Emilio Jacinto của Philippines" - ông Mizokami cho hay.
Cuộc chiến ảo trên Biển Đông: Tàu Trung Quốc đứng yên chờ chết, tàu Mỹ bắn mãi vẫn không thể đánh chìm - Ảnh 1.

Tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS-3) trong một đợt tuần tra Biển Đông. Ảnh: CNN
Trong bài viết của mình, Mizokami kể tiếp diễn biến cuộc chiến:
Di chuyển với tốc độ hơn 40 hải lý, tàu Fort Worth và Freedom bắt đầu thu hẹp khoảng cách với hai tàu Trung Quốc. Tàu Qinzhou và Changde bắt đầu ngoặt lại để đối mặt với Fort Worth. Có vẻ chúng muốn chiến đấu.
Cả hai tàu LCS nhận được lệnh tấn công đối thủ ngay khi chúng tiến đến khoảng cách đủ gần để khai hỏa tên lửa Griffin. Cả hai tàu có tổng cộng 30 tên lửa loại này.
Cuộc chiến ảo trên Biển Đông: Tàu Trung Quốc đứng yên chờ chết, tàu Mỹ bắn mãi vẫn không thể đánh chìm - Ảnh 2.

Các quả đạn pháo 57mm được đưa lên tàu USS Fort Worth (LCS-3). Ảnh: CNN
Ở cự ly 4 dặm, tàu Fort Worth bắt đầu tấn công tàu Qinzhou bằng pháo 57mm. Chiếc tàu của Trung Quốc lập tức đáp trả bằng pháo 76mm, khiến tàu Fort Worth hư hại nhẹ. Thật không may, ống phóng tên lửa phòng vệ Rolling Airframe của tàu Fort Worth đã bị phá hủy quá sớm, khiến nó không thể kích hoạt cơ chế phòng thủ tên lửa.
Tiếp đó, các ống phóng tên lửa Griffin trên tàu không hoạt động, điều đó có nghĩa Fort Worth giờ đây chỉ còn lại vũ khí duy nhất là một khẩu pháo 57mm. Nhưng chỉ trong phút chốc, khẩu pháo này cũng bị phá hủy.
Tàu Fort Worth hư hại nặng, một đám cháy bùng lên và nước bắt đầu tràn vào tàu. Đây là lúc phải tháo chạy. Fort Worth quay đầu chạy về phía nam với tốc độ tối đa, nhưng nó tiếp tục trúng đạn liên hồi từ khẩu pháo 76mm của tàu Qinzhou. Con tàu liên tiếp ghi nhận các báo cáo về thiệt hại.
Fort Worth đã đứng trước ngưỡng cửa diệt vong.
Như thể điều đó vẫn chưa đủ tồi tệ, tàu khu trục Halsey của Hải quân Mỹ phát hiện 2 tên lửa chống hạm được phóng về phía nam, ở khoảng giữa nó cùng tàu Fort Worth và ngay tại khu vực lân cận bãi cạn Scarborough. Phải chăng chúng được phóng từ một chiếc tàu ngầm?
Dù là gì thì chúng đang bay với tốc độ 520 hải lý. Hai tên lửa bí ẩn này đang lao về phía tàu For Worth. Không ổn chút nào! Halsey cố gắng can thiệp bằng cách phóng một loạt gồm 4 tên lửa đánh chặn SM-6 bay với tốc độ 2.400 hải lý. Liệu chúng có thể đẩy lùi mối đe dọa kịp thời?
Bất ngờ, mọi chuyện không còn quan trọng nữa. Tàu Fort Worth đột ngột lật úp.
Cái kết đau thương cho 2 tàu LCS của Mỹ
Trong lúc này, tàu Freedom đã tiến gần tới tàu Changde của Trung Quốc. Ở cự ly 5.7 dặm, Freedom báo cáo rằng tàu Changde đã bị hư hại nhẹ và ngập nước khá nặng. Nhân cơ hội này, Freedom khai hỏa pháo 57mm, nhanh chóng ăn điểm vài phát bắn. Pháo hạm của tàu Changde có lẽ đã bị hư hại, bởi nó không khai hỏa đáp trả.
Tuy nhiên, vũ khí của LCS lại quá nhẹ, không thể đánh chìm được tàu khu trục Trung Quốc.
Changde trúng nhiều phát bắn nhưng không chìm bởi đạn pháo 57mm có kích cỡ nhỏ. Freedom lao về phía trước với tốc độ hơn 40 hải lý, tiếp tục nã pháo.
Tôi đang đợi tên lửa Griffin được phóng đi. Điều gì khiến nó mất quá lâu như vậy?
Cuộc chiến ảo trên Biển Đông: Tàu Trung Quốc đứng yên chờ chết, tàu Mỹ bắn mãi vẫn không thể đánh chìm - Ảnh 3.

Tên lửa Griffin khai hỏa trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: Wiki
Ở cự ly 3 dặm, cuối cùng tên lửa Griffin cũng được bắn đi. Cú bắn rất đúng lúc bởi pháo 57mm đã bị kẹt đạn. Một vài quả Griffin gặp trục trặc nhưng hầu hết đều trúng vào tàu Changde.
Có điều, chúng vẫn không gây ra được bất cứ thiệt hại đáng kể nào cho tàu Trung Quốc. Đầu đạn của tên lửa Griffin chỉ nặng bằng hai chiếc laptop cộng lại. Tên lửa chống tàu có kích cỡ lớn nhất trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ là Harpoon, với đầu đạn nặng gần 200kg. Tuy nhiên, hiện không có bất cứ tên lửa Harpoon nào trong vòng vài trăm dặm quanh đây.
Cho tới khi những tên lửa cuối cùng trên tàu Freedom được bắn đi, tàu Changde của Trung Quốc mới chìm dần.
Tuy nhiên lúc này, tàu hộ tống Type 056 Quinzhou đã tiến đến gần bãi cạn và tấn công tàu Freedom bằng pháo 76mm. Do tầm bắn hạn chế của pháo 57mm, Freedom đã không thể bắn trả...
Quinzhou và Freedom giờ đây đang rơi vào một cuộc đấu pháo, và chỉ có duy nhất một tàu có cơ hội rời đi. Freedom có pháo bắn nhanh hơn và kiểm soát hỏa lực tốt hơn, nhưng đạn pháo của tàu Quinzhou lại có kích cỡ lớn hơn.
Cuối cùng, tàu Freedom bốc cháy...
Và đó là cái kết của trò chơi năm ấy.
Theo National Interest, Hải quân Mỹ chắc chắn đã tự mình thử nghiệm các tình huống tương tự và thu được những kết quả không mấy khác biệt, bởi một năm sau khi nhà báo Mizokami viết về cuộc chiến mô phỏng phá hủy 2 tàu LCS, Hải quân Mỹ đã kiên quyết cắt giảm chương trình này để trang bị những khinh hạm được vũ trang mạnh mẽ hơn.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Tàu ngầm tấn công Virgnia của hải quân Mỹ không tàng hình như quảng cáo?
Anh Minh | 15/04/2020 01:48 PM

0

Tàu ngầm tấn công Virgnia của hải quân Mỹ không tàng hình như quảng cáo?



Tàu ngầm lớp Virginia của hải quân Mỹ


Một cựu nhân viên của Huntington Ingalls Industries (HII), công ty đóng tàu có trụ sở tại Virginia đóng tất cả các tàu ngầm cho Hải quân Mỹ, đã kiện công ty này ra tòa án liên bang, tuyên bố rằng công ty đã nói dối về các vấn đề với lớp phủ bên ngoài của lớp tấn công lớp Virginia.

Ari Lawrence, cựu kỹ sư của HII, tuyên bố rằng ông đã bị sa thải vì nêu lên mối lo ngại của mình về lớp vỏ tiêu âm của tàu ngầm, phủ trên lớp vỏ kim loại và giúp hấp thụ sóng âm, do đó giảm thiểu tín hiệu thủy âm (sonar) của tàu.
Tàu ngầm lớp Virginia ít nhất từ năm 2006 đã gặp vấn đề với lớp phủ. Các bức ảnh chính thức cho thấy các tàu ngầm vào và rời cảng với những vết bong đáng chú ý trên lớp phủ của chúng, nghĩa là các khối vật liệu hấp thụ âm thanh đã bị bong ra.
Lawrence tuyên bố HII đã làm sai lệch thử nghiệm, kết quả kiểm tra và chứng nhận liên quan đến lớp phủ.
Công ty sẽ chống lại các cáo buộc, Jennifer Boykin, chủ tịch Newport News Shipbuilding, chi nhánh của HII, nói với tờ Hampton Roads Daily Press. Bà nói với rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã xem xét các yêu sách của Lawrence và từ chối tham gia vụ kiện.
Mất vật liệu hấp thụ âm thanh là một vấn đề phổ biến đối với các tàu ngầm lặn sâu, theo tin của Forbes. Các tàu ngầm được làm từ thép cực kỳ chắc chắn, nhưng khi chúng lặn sâu, áp lực nước làm cho thân tàu bị uốn cong và biến dạng.
Điều này khiến các chất kết dính phía dưới lớp phủ chịu tác động rất lớn. Thêm vào đó là các cuộc tuần tra dài, nước mặn, rỉ sét và thay đổi nhiệt độ liên quan - một trong những môi trường hoạt động khắc nghiệt nhất trên trái đất. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một chiếc tàu ngầm bong lớp vỏ và có vết gỉ, nó có thể cho bạn biết nhiều hơn về cách tàu đang được sử dụng so với các tiêu chuẩn bảo trì của chủ sở hữu.
Một số tàu ngầm của Anh gặp vấn đề tương tự. Hải quân Nga thường chậm thay thế lớp vỏ đã bong ra. Một số tàu ngầm của Nga, như tàu tấn công lớp Sierra, có vỏ bằng titan, dường như làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Các tàu lớp Sierra đã hoạt động trong nhiều năm với các vết bong tróc được vá lại. Những miếng vá này đáng tin cậy đến mức chúng có thể được sử dụng để xác định từng chiếc tàu ngầm.
Nhưng hãy dành một chút thời gian cho các tàu ngầm của hải quân Iran. Khi Iran nhập khẩu tàu ngầm lớp Kilo từ Nga vào những năm 1990, chúng đã đi kèm với lớp phủ triệt tiêu âm thanh.
Iran chủ trương tự túc và việc này đã dẫn đến chuyện các tàu ngầm được bảo trì trong nước và gặp khó với việc thay thế lớp vỏ cao su. Các tàu Kilo của Iran nhiều lần được nhìn thấy di chuyển trên biển mà không còn lớp vỏ, bề mặt thân tàu lồi lõm. Điều này thực sự có thể làm tăng phản xạ tín hiệu thủy âm của tàu.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại "tịt ngòi": Bất ngờ lớn vừa hé lộ
Bình Nguyên | 15/04/2020 11:44 AM

5

Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại tịt ngòi: Bất ngờ lớn vừa hé lộ



Ảnh minh họa.


Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo "đại khai sát giới", diệt hàng chục UAV hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya nhưng ở chiến trường Syria lại hoàn toàn khác.

Kỳ tích chưa từng có ở Libya, Pantsir-S1 lập công xuất sắc...
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo đã chứng minh hiệu quả chiến đấu cao ở chiến trường khốc liệt Syria.
Nhờ những chiến tích tuyệt vời không thể phủ nhận, đặc biệt là việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Khmeimim, căn cứ sân bay đầu não của Không quân và các lực lượng viễn chinh quân đội Nga tại Syria, Pantsir-S1 tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, một số hợp đồng đã được ký kết.
Nhiều quốc gia Trung Đông và quốc gia thân Mỹ khác rất thèm muốn sở hữu thứ vũ khí Nga được coi là khắc tinh của máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tất cả các mục tiêu bay tầm thấp, nhưng họ đành "nuốt nước bọt" bởi Washington ép buộc không được "bắt tay với Moscow" nếu không muốn bị trừng phạt.
Gần đây nhất, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo lại liên tiếp lập công ở Lybia, một chiến trường hoàn toàn mới. Chỉ trong vòng 5 tháng, từ tháng 11/2019 tới tháng 3/2020, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã bắn hạ tới 16 chiếc máy bay không người lái hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuỗi thành tích vẫn chưa dừng lại, từ cuối qua tới hiện tại, chỉ trong vòng vài ngày, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya do tướng Haftar chỉ huy đã bắn hạ tới 5 chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, đa phần trong đó được cho là bị kết liễu bởi tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại tịt ngòi: Bất ngờ lớn vừa hé lộ - Ảnh 2.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 ở Libya
... nhưng với QĐ Syria lại "tịt ngòi": Bất ngờ lớn vừa hé lộ
Phòng không Nga tại Khmeimim với chủ công là các tổ hợp Pantsir-S1 và Tor-M2 đã nối dài chuỗi bất khả chiến bại, bảo vệ an toàn căn cứ đầu não trong mọi tình huống.
Nhưng với phòng không Syria thì lại khác, sau trận đọ sức thành công với đòn tập kích ồ ạt bằng tên lửa hành trình của Mỹ tháng 4/2018, hiệu suất chiến đấu của các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của họ có thành tích hết sức chồi sụt trước những cuộc tấn công của Israel và gần đây nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.
TIN LIÊN QUAN
Thật vậy, tại Idlib trước khi thỏa thuận Moscow được ký kết ngày 05/03/2020 thì phòng không Syria chiến đấu kém, để UAV Thổ Nhĩ Kỳ mặc sức lộng hành, đánh thiệt hại nặng các đơn vị lục quân. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng xe tăng của Quân đội Syria đã bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ "xơi" mất tới 103 chiếc.
Vậy tại sao cũng là Pantsir-S1 do Nga chế tạo, dù cấu hình có khác nhau đôi chút mà Pantsir-S1 ở Libya (do UAE cung cấp) và ở Syria thành tích chiến đấu lại khác nhau như vậy, phải chăng trình độ của các kíp chiến đấu phòng không Syria đang ngày càng đi xuống? Không, hoàn toàn không phải như thế.
Hình thái ở hai chiến trường khác nhau rất lớn, ở Libya các UAV Thổ Nhĩ Kỳ bị Pantsir-S1 áp sát và tiêu diệt hàng loạt, nhiều chiếc vừa cất cánh lên khỏi sân bay là đã "ăn" ngay tên lửa ở độ cao thấp, rơi mà còn nguyên vũ khí.
Pantsir-S1 lập kỳ tích ở Libya nhưng với QĐ Syria lại tịt ngòi: Bất ngờ lớn vừa hé lộ - Ảnh 4.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria.
Trong khi đó ở Syria, là hình thái cài răng lược bởi các điểm chốt của Thổ Nhĩ Kỳ ở sâu trong vùng Idlib, nên Pantsir-S1 không đi sát bảo vệ được quân nhà vì còn phải dè chừng bị pháo bắn đạn dẫn đường của Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
Mỗi cứ điểm của Thổ Nhĩ Kỳ thường được trang bị pháo, tạo vùng an toàn khoảng 15-20km, nên Pantsir-S1 của phòng không Syria không thể vào gần được bởi nều vào gần, chúng có thể bị Thổ Nhĩ Kỳ dùng UAV hoặc trinh sát chỉ điểm kết hợp đạn dẫn đường sẽ gây cho Pantisr-S1 Syria nhiều thiệt hại.
Chính vì không áp sát chiến tuyến được nên nếu chỉ có Pantsir-S1 xung trận thì phòng không Syria đã để lộ ra những vùng lõm, không thể khóa chặt được toàn bộ bầu trời, lợi dụng điều này UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã mặc sức tung hoành.
Để lấp những vùng lõm này, phòng không Syria đã phải đưa thêm các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 vào tham chiến, nhưng lúc đó đã là gần tới thời điểm ký kết thỏa thuận Moscow. Dẫu vậy, bộ đôi Pantsir-S1 và Buk-M2 đã giành lại thế chủ động, có ngày bắn hạ tới 7 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn Libya, Thổ Nhĩ Kỳ không có pháo binh đánh trực diện nhằm tiêu diệt đối thủ khó chịu là Pantsir-S1, vì thế các tổ hợp phòng không sát thủ do Nga chế tạo này có thể yên tâm chọn bất kỳ chỗ nào tốt mà thiết lập trận địa phục kích UAV Thổ Nhĩ Kỳ.
Như vậy có thể thấy, thành tích tiêu diệt UAV Thổ Nhĩ Kỳ của Pantsir-S1 trong tay phòng không Syria tuy kém hơn so với ở Libya nhưng không hẳn là do trình độ tác chiến của các kíp trắc thủ Syria đi xuống mà do họ bị những điều kiện khách quan khống chế nên khó có thể phát huy được uy lực của một trong những tổ hợp phòng không tầm thấp hiệu quả nhất thế giới.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Bài dài nhiều kỳ

Những cường quốc công nghiệp đã giúp đỡ CNQP Trung Quốc kỳ 1


Chiến tranh thế giới thứ 2 cơ hội cho Trung QuốcChiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trật tự thế giới hình thành 2 cực Mỹ-Xô, Nhật Bản quốc gia lớn nhất châu Á về sức mạnh kinh tế, quân sự đã đầu hàng và trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ. Liên Xô cần một đồng minh lớn tại châu Á để duy trì thế cân bằng.Cách mạng Trung Quốc thành công, ************* Trung Quốc lên nắm quyền điều đó mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội về mọi mặt mà các quốc gia thân Liên Xô khác trong khu vực châu Á không có được. Cả Liên Xô, Mỹ đều muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh để tranh dành ảnh hưởng tại châu Á. Trong khi Liên Xô giúp đỡ ************* Trung Quốc và Mao Trạch Đông, Mỹ giúp đỡ Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, thành công của ************* Trung Quốc đưa nước này lại gần với Liên Xô.Ồ ạt đặt nền móng cho CNQP Trung Quốc hiện đạiNhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự cho Trung Quốc
1587565174214.png

Năm 1956, Mig-17 đã được chuyển đến lắp ráp tại Trung Quốc, giấy phép sản xuất tại Trung Quốc được cung cấp vào năm 1957 để sản xuất tại nhà máy Thẩm Dương với tên gọi J-5. Đến tiêm kích Mig-21 cũng được cấp giấy phép sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi Chengdu J-7, những sự trợ giúp này của Liên Xô đã tạo nên nền tảng vững chắc cho công nghiệp hàng không Trung Quốc đến tận hôm nay.Về công nghiệp đóng tàu, trong những năm 1950, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc 4 tàu khu trục nhỏ lớp Riga ở dạng tháo rời trong kế hoạch đóng mới tàu khu trục này theo giấy phép tại Trung Quốc với tên gọi Type-01 lớp Thành Đô và Type-07 lớp An Sơn.4 bộ thiết bị của tàu khu trục nhỏ lớp Riga đã được chia đều cho nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và nhà máy đóng tàu Hồ Đông ở Thượng Hải để hình thành nên công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Hiện nay hai nhà máy này là nơi cung cấp chính các tàu chiến cho Hải quân Trung Quốc.
1587564901239.png

Về công nghệ tên lửa, cũng trong những năm 1950 theo Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ giữa 2 nước Trung - Xô, phía Liên Xô bắt đầu tiến hành đào tạo cán bộ, cung cấp tài liệu, thiết bị và giấy phép sản xuất để phát triển tên lửa đạn đạo tại Trung Quốc.
Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc hai nguyên mẫu tên lửa đạn đạo R-1 (SS-1), R-2 (SS-2) và R-11F. Sản phẩm đầu tiên của sự hợp tác chuyển giao công nghệ này là tên lửa đạn đạo DF-1, người anh em sinh đôi của tên lửa đạn đạo SS-2.Liên Xô tiếp tục là người tạo nền tảng cho nghệ tên lửa Trung Quốc để họ phát triển thành gia đình tên lửa Đông Phong biến Trung Quốc thành quốc gia có kho tên lửa đạn đạo phong phú nhất thế giới từ tầm ngắn, tầm trung đến liên lục địa.Về công nghiệp sản xuất xe tăng, Liên Xô đã đồng ý giúp đỡ Trung Quốc xây dựng một cơ sở sản xuất xe tăng để sản xuất xe tăng T-54. Ban đầu, những chiếc T-54 được lắp ráp bằng phụ tùng sản xuất tại Liên Xô về sau thay thế dần bằng các linh kiện do Trung Quốc sản xuất.Trên cơ sở đó Trung Quốc đã phát triển thành Type-59. Thực ra Type-59 là một biến thể sản xuất tại Trung Quốc của T-55 với nhiều khác biệt. Cơ sở láp ráp xe tăng đầu tiên này đã phát triển thành Tổng công ty công nghiệp Bắc Trung Quốc Norinco ngày nay và đây là nơi cung cấp nhiều trang thiết bị vũ khí quan trọng cho quân đội Trung Quốc.Về công nghệ hạt nhân, ban đầu Liên Xô không thực sự tha thiết với đề nghị giúp đỡ phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình bất ổn tại Ba Lan, Hungary những năm 1950-1960 buộc Liên Xô phải nhượng bộ để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc về mặt chính trị.
1587565133149.png

1587564959330.png

Ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.Sự giúp đỡ từ Liên Xô coi như đã hình thành nên bộ khung của CNQP Trung Quốc. Thật hiếm có quốc gia nào có thể giúp đỡ Trung Quốc một cách tận tình như Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ chuyển giao công nghệ, Liên Xô còn giúp đỡ đào tạo, chỉ trong năm 1958 hơn 14.000 nhà khoa học, 38.000 nghiên cứu sinh được gửi sang Liên Xô học tập trong tất cả các lĩnh vực. Đến năm 1959 có hơn 11.000 chuyên gia Liên Xô làm việc tại Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau."Tham thì thâm"
1587565207226.png

Dù Liên Xô đã giúp đỡ Trung Quốc gần như trong mọi lĩnh vực, nhưng tham vọng của họ là quá lớn, họ gần như không bằng lòng với những gì đang có. Bên cạnh đó, quan điểm chính trị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới bắt đầu có những biểu hiện khác xa nhau.Căng thẳng giữa hai bên ban đầu chỉ là các cuộc tranh luận của ************* đôi bên, tuy nhiên dần căng thẳng giữa hai bên bắt đầu diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Hai nhà lãnh đạo đôi bên bắt đầu công khai chỉ trích nhau.Một trong những sự cố góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ hai bên là việc Liên Xô phát hiện các học viên Trung Quốc tại Học viên công nghệ Moscow đánh cắp tài liệu tối mật liên quan đến công nghệ tên lửa đạn đạo.Hết kiên nhẫn với Bắc Kinh, năm 1961, Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev cho rút gần như toàn bộ chuyên gia đang làm việc tại Trung Quốc về nước, những dự án hợp tác đặc biệt là các dự án hợp tác quân sự bị chấm dứt, các tài liệu kỹ thuật liên quan bị thu hồi.Đỉnh điểm căng thẳng Trung-Xô là xung đột biên giới năm 1969. Sự cố này khiến quan hệ ngoại giao đôi bên bị cắt đứt cho đến năm 1989 khi Tổng thống Gorbachev đến thăm Bắc Kinh. Nếu không có sự cố xung đột với Liên Xô, CNQP Trung Quốc có thể đã phát triển hơn nữa. Hậu quả của sự cố này khiến nền CNQP Trung Quốc gần như giậm chân tại chổ trong gần 20 năm.(còn nữa)

Nguồn tổng hợp
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Những cường quốc công nghiệp đã giúp đỡ CNQP Trung Quốc kỳ 2

Thách thức và cơ hội>> Sự đổ vỡ mối quan hệ với Liên Xô trong những năm cuối 1960 khiến nền CNQP non trẻ của Trung Quốc lâm vào ngõ cụt. Các dự án hợp tác quốc phòng giữa hai bên bị hủy bỏ hoàn toàn, các tài liệu kỹ thuật đã chuyển giao hoặc chuẩn bị chuyển giao bị thu hồi, CNQP Trung Quốc mất phương hướng.Nguy cơ tụt hậu về công nghệ là quá rõ ràng, giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy rằng cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài thay thế cho Liên Xô.

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, có một vị trí rất quan trọng ở châu Á, Trung Quốc không mấy khó khăn để tìm kiếm sự trợ giúp thay cho Liên Xô.Từ lâu Mỹ đã muốn đặt ảnh hưởng của mình đối với Trung Quốc, sự đổ vỡ mối quan hệ chiến lược Trung-Xô là cơ hội tốt cho Mỹ để tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc tạo nên thế trận liên minh chống Liên Xô.Cả Mỹ và Trung Quốc đều nhìn thấy nhiều triển vọng trong việc tăng cường mối quan hệ giữa hai bên, Trung Quốc muốn thoát khỏi cái bóng của Liên Xô, còn Mỹ muốn có sự ủng hộ của Bắc Kinh về mặt chính trị tạo nên liên minh chống Liên Xô từ phía Đông.Tháng 7/1971, Ngoại trưởng Henry Kissinger bí mật ghé thăm Bắc Kinh nhằm mở đường cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Đầu năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc đặt viên gạch đầu tiên cho mối tuần “trăng mật” đầu tiên giữa hai nước.Không chỉ củng cố quan hệ với Mỹ, Trung Quốc còn tranh thủ tăng cường quan hệ với các quốc gia Tây u đặc biệt là Israel, Pháp, Thụy Sĩ và tất nhiên tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí là một mục tiêu rất quan trọng.
1587565750908.png
1587565741530.png


Kết quả chẳng đáng là bao

Ngay khi quan hệ ngoại giao giữa Trung - Mỹ được thiết lập, quan hệ quân sự cũng nhanh chóng được triển khai. Với Trung Quốc đây là cơ hội “ngàn năm có một” để khai thác “mỏ vàng” công nghệ quân sự hiện đại của Mỹ.Tuy nhiên, trái với sự vồ vập của Liên Xô, Mỹ tỏ ra rất thận trọng trong việc hợp tác quốc phòng với Trung Quốc, họ thực hiện theo kiểu “ném đá dò đường”. Các dự án hợp tác quốc phòng giữa hai nước được thực hiện từng bước và Washington luôn xem xét động thái từ phía Bắc Kinh để đi đến quyết định tiếp theo.Năm 1985, Mỹ chuyển giao cho Trung Quốc 24 chiếc trực thăng đa năng S-70C Black Hawk. Đến năm 1986, Mỹ giúp Trung Quốc hiện đại hóa tiêm kích J-8II với hệ thống điện tử phương Tây. Đỉnh cao của mối quan hệ “trăng mật” Trung -Mỹ là dự án hợp tác phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Jaguar (Báo Đốm). (>> chi tiết)
1587565457836.png


Thực sự, xe tăng Jaguar không phải là một thiết kế mới. Đây là một chiếc “xe tăng đa quốc gia”, thân xe lấy từ Type-59 của Trung Quốc (sao chép từ T-55 của Liên Xô), tháp pháo M68 Anh, hệ thống điện tử Mỹ.Trung Quốc cũng chẳng có được gì nhiều qua sự hợp tác này. Sau năm 1989, Mỹ "đóng băng" hoàn toàn mối quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra Mỹ còn thiết lập lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc. Dự án xe tăng Jaguar nhanh chóng rơi vào quên lãng. "Đứa con chung" Trung-Mỹ nhanh chóng bị “chết yểu” theo.
1587565713111.png

Trong thời gian quan hệ tốt đẹp với Mỹ, Trung Quốc đã tranh thủ để mua một số hệ thống vũ khí hiện đại từ phương Tây. Trong giai đoạn 1978-1979, Tập đoàn Thomson-CSF chuyển giao cho Trung Quốc một số hệ thống tên lửa đất đối không cơ động Crotale để đánh giá. Phía Pháp đã hy vọng sẽ nhận được đơn hàng số lượng lớn từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã sao chép nguyên bản và phát triển thành HQ-7, khi Pháp nhận ra mình “bị hớ” thì đã quá muộn. Một số nguồn tin khác lại cho rằng, Pháp đã chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa đất đối không Crotale cho Trung Quốc theo một thỏa thuận ngầm không được công bố.
1587565497089.png

Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc đã mua một số pháo phòng không kéo xe hiện đại Oerlikon GDF của Thụy Sỹ và sau đó sao chép thành Type-90 và gần đây nhất họ đã “nội địa” hóa thiết kế sao chép này bằng hệ thống pháo phòng không tự hành PGZ-07.Trong gần 20 năm, trong quan hệ Trung-Mỹ, Trung Quốc không tiếp mua được nhiều các vũ khí và công nghệ hiện đại từ phương Tây, nhất là từ phía Mỹ. Sự thận trọng và cảnh giác của Washington phần nào làm chậm sự phát triển của CNQP Trung Quốc đặc biệt là lệnh cấm vận vũ khí áp dụng đối với Bắc Kinh sau năm 1989.Tuy nhiên, khi không thể “đường đường chính chính” mua vũ khí và công nghệ quốc phòng từ các nước phương Tây, Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp “đi đêm” với các quốc gia được Mỹ bán cho vũ khí để tiếp cận công nghệ.Những báo cáo gần đây đã tiết lộ những bí mật “động trời” về những vụ “đi đêm” giữa Trung Quốc với Israel.(còn nữa)

Nguồn tổng hợp
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Những cường quốc công nghiệp đã giúp đỡ CNQP Trung Quốc kỳ 3

Nối lại duyên xưa Việc cầu viện sự trợ giúp về vũ khí và công nghệ quốc phòng từ các nước phương Tây không mang lại kết quả như mong muốn. Ngoài mặt, các nước phương Tây muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhưng đằng sau họ luôn nhìn Bắc Kinh với con mắt dò xét.Phương Tây nhận thấy tham vọng to lớn của Bắc Kinh và điều đó khiến họ phải dè chừng. Trong bối cảnh công nghiệp quốc phòng Trung Quốc tụt hậu quá xa so với phương Tây, thần may mắn lại một lần nữa gõ cửa Trung Quốc.Liên Xô tan rã, lịch sử sang trang mới cho quan hệ ngoại giao giữa đôi bên, căng thẳng nhường chỗ cho những cơ hội hợp tác mới. Nước Nga mới còn yếu về kinh kế và không đủ mạnh để thách thức Mỹ, những ảnh hưởng mà Liên Xô để lại cũng sụp đổ theo sau sự tan rã của khối xã hội chủ nghĩa Đông u. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc bắt đầu khởi sắc, ngân sách dành cho quốc phòng cũng dồi dào hơn.Trung Quốc khát vũ khí hiện đại, Nga khát tiền để khôi phục đất nước sau khi Liên Xô sụp
1587566219793.png

Lợi ích cho đôi bên là quá rõ ràng và không có lý do gì để cả Nga và Trung Quốc từ chối cơ hội béo bở này. Trong công cuộc “nối lại duyên xưa”, hợp tác về quân sự được xem là vấn đề quan trọng nhất. Ngày 09/11/1993, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Pavel Grachev và người đồng cấp phía Trung Quốc Chí Hào Tiến đã ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng 5 năm.Đến ngày 12/07/1994, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước ký tiếp thỏa thuận an ninh biên giới nhằm tránh các sự cố quân sự nguy hiểm. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác Trung - Nga có sự khác biệt với thời Trung - Xô, không còn cảnh “thầy dạy trò” mà đơn giản là một cuộc mua bán.

Cuộc mua sắm quy mô lớn của "khách hàng đầu tiên"

Khởi đầu, các hợp đồng mua sắm quy mô lớn đưa Trung Quốc trở thành khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga với kim ngạch chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí. Mở đầu cuộc đại mua sắm này là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn tên lửa đối không tầm xa S-300PMU trị giá 220 triệu USD ký kết vào năm 1991, chuyển giao năm 1993. Sau hợp đồng này, Trung Quốc trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa đối không hiện đại bậc nhất thế giới.Đến năm 1994, Trung Quốc lại ký hợp đồng mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 trị giá 400 triệu USD. Năm 2001, Bắc Kinh mua thêm 2 tiểu đoàn S-300PMU1 nữa trị giá 400 triệu USD. Năm 2002, Trung Quốc mua 2 hệ thống S-300F biến thể trang bị trên tàu chiến trị giá 200 triệu USD để trang bị cho tàu khu trục Type-051C.Năm 2003, ký hợp đồng trị giá 980 triệu USD để mua 4 tiểu đoàn S-300PMU2. Đến cuối năm 2008 Trung Quốc có tổng cộng 160 xe phóng S-300 các loại, trong đó có 32 xe phóng S-300PMU, 64 xe phóng S-300PMU1, 64 xe phóng S-300PMU2, số tên lửa đã chuyển giao hơn 1000 quả. Giai đoạn 1996-2000, Trung Quốc đặt mua tổng cộng 29 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp TOR trị giá 700 triệu USD
1587565989604.png

Năm 1991, Trung Quốc đặt hàng 76 chiếc Su-27 bao gồm 36 chiếc Su-27SK và 40 chiếc Su-27UBK. Ở đây, Trung Quốc lại giữ vị trí "khách hàng đầu tiên". Năm 1994, Trung Quốc ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm lớp Kilo 877 EKM, và năm 1996, là "khách hàng đầu tiên" của tàu ngầm Kilo 636 với số lượng 2 chiếc. Năm 2002, Bắc Kinh tiếp tục ký hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD để mua 8 tàu ngầm Kilo 636. Năm 1996 trong một nỗ lực nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng tàu chiến mặt nước Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 2 tàu khu trục hạng nặng lớp Sovremenny Project 956 trị giá 800 triệu USD, đến năm 2002 nước này lại mua thêm 2 chiếc nữa thuộc dự án nâng cấp 956 EM và số tiền mà Trung Quốc phải trả cho 2 tàu này lên đến 1,5 tỷ USD.
1587566020051.png


Chắc hẳn không nhiều người biết rằng Z-10 - trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc hiện nay vốn do Nga thiết kế, trực tiếp là đơn vị 'khai sinh' ra trực thăng Ka-52 danh tiếng đã 'đẻ' ra Z-10 cho Bắc Kinh. Mặc dù do CAIC sản xuất, tuy nhiên có một điều không phải ai cũng biết, trực thăng tấn công Z-10 vốn là thiết kế của Nga. Mà đơn vị trực tiếp thực hiện là Cục thiết kế Kamov – “cha đẻ” của dòng trực thăng tấn công hạng nặng cực kỳ độc đáo Kamov Ka-52 hay các dòng trực thăng săn ngầm danh tiếng Ka-27/28. Một thỏa thuận bí mật tạo ra “đề án 941” đã được Kamov ký với Trung Quốc từ đầu những năm 1990. Theo các tài liệu được giải mã, Kamov đã làm việc với Viện nghiên cứu 602 thiết lập thông số kỹ thuật cơ bản, như trọng lượng, tốc độ, tải trọng... Sau đó toàn bộ tài liệu được chuyển cho Trung Quốc tiến hành chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm tại quốc gia này. Cũng phải thán phục người Trung Quốc rằng phần lớn công việc còn lại bao gồm việc chế tạo chiếc máy bay đi kèm với trang bị trong nó như động cơ, hệ thống điện tử, vũ khí từ thứ to nhất cái tới đinh ốc đều được làm tại Trung Quốc.
1587568874975.png
1587568887746.png

Cái bẫy giăng sẵn

Những hợp đồng mua sắm khổng lồ từ Trung Quốc khiến Nga gần như lóa mắt, chỉ số tin tưởng dành cho Bắc Kinh tăng theo giá trị của các hợp đồng. Tuy nhiên, Nga đã rơi vào “cái bẫy” mà Bắc Kinh đã giăng sẵn, đó là âm mưu kéo dây chuyền sản xuất về trong nước.Sau khi nhận lô Su-27 đầu tiên, Không quân Trung Quốc đã rất “kết” loại tiêm kích này nhất. Đây chính là mẫu tiêm kích đủ khả năng để cạnh tranh với các tiêm kích F-15, F-14 của phương Tây. Năm 1995, đoàn cán bộ quân sự cấp cao Trung Quốc do Đô đốc Lưu Hoa Thanh, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ủy viên Ủy ban quân sự Trung Ương đến thăm Nga để đàm phán việc mua giấy phép sản xuất Su-27 tại Trung Quốc với tên gọi J-11. Đơn hàng lên đến 200 chiếc, giá trị hợp đồng chuyển giao lên đến 2,5 tỷ USD. Quả là một con số mà Nga không thể từ chối. Đến năm 1999, Trung Quốc “bồi” thêm cho Nga hợp đồng 76 chiếc Su-30MKK, và năm 2003 tiếp tục đặt mua thêm 24 chiếc tiêm kích Su-30MK2, một động thái củng cố lòng tin với Moscow.
1587566090379.png

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành được gần 100 chiếc, 4 năm kinh nghiệm tìm hiểu, lắp ráp và sao chép Su-27 thành J-11B, Trung Quốc phá hợp đồng. Nga chịu một vố đau điếng. Thực sự Nga không phải quá ngây ngô mà không nhận thấy mưu đồ của Trung Quốc nhưng quả thật Moscow không có nhiều sự lựa chọn. Giá trị thương mại quốc phòng từ Trung Quốc quá lớn. Nếu không có sự mua sắm ồ ạt của Trung Quốc rất nhiều nhà máy quốc phòng của Nga có thể phải phá sản vì không có đơn hàng.Dù giá trị hợp đồng quân sự hai bên bắt đầu giảm dần từ năm 2005 nhưng Nga vẫn tiếp tục kỳ vọng thị trường Trung Quốc, khi không bán được sản phẩm hoàn thành thì bán linh kiện. Nhưng sự kỳ vọng này tiếp tục giảm dần, số lượng đặt mua linh kiện của Trung Quốc giảm dần theo sự tiến triển của nền công nghiệp quốc phòng nước này(còn nữa)
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Những cường quốc công nghiệp đã giúp đỡ CNQP Trung Quốc kỳ 4

Miếng bánh béo bở không thể bỏ quaSố vũ khí mua được từ Nga củng đủ giúp cho Quân đội Trung Quốc trở thành thế lực hàng đầu tại khu vực, nhưng tham vọng của Trung Quốc là rất lớn. Họ muốn vượt Nga để cạnh tranh với Mỹ.Dù Trung Quốc đã mua được một số lượng lớn vũ khí hiện đại từ Nga nhưng suy cho cùng ở một số lĩnh vực vũ khí Nga vẫn có một khoảng cách nhất định so với phương Tây, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ điện tử.Cùng với đó, lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc sau năm 1989 đã cản trở nước này mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây. Khi không thể “đường đường chính chính” mua vũ khí và công nghệ từ phương Tây họ lựa chọn phương án “đi đêm” với một số khách hàng của Mỹ để khai thác công nghệ hiện đại.Israel, Pháp, Đức là 3 quốc gia hàng đầu trong đích ngắm của Bắc Kinh. Báo cáo của Ủy ban an ninh Mỹ-Trung gần đây cho biết: “Israel đã trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Nga về cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc. Đặc biệt, Israel đã trở thành nguồn cung các cô
1587566490487.png

Do áp lực từ Washington áp đặt lên Tel Aviv, Bắc Kinh đã không kịp nhận hai công nghệ quan trọng nhất là động cơ và radar. Kết quả là đến nay J-10 phải sử dụng động cơ của Nga và một loại radar ít năng lực. Tuy vậy, bất chấp những cảnh báo từ Washington, Israel vẫn tiếp tục “đi đêm” với Trung Quốc.Năm 1988, Trung Quốc đã được Israel bí mật chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa không đối không Python-3 để sản xuất tên lửa PL-8. Larry Wortzel, tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh cho biết: “Israel đã chuyển giao tên lửa và công nghệ sản xuất Python-3 cho Trung Quốc mà không thông báo cho Mỹ. Đây là một tên lửa tốt, việc chuyển giao này là đáng báo động”.
1587566523482.png

Năm 1992, Israel bị cáo buộc "phản bội" Mỹ khi chuyển giao công nghệ dẫn đường của tên lửa không đối không tầm xa PAC-2 Patriot. Với sự chuyển giao này Trung Quốc đã kết hợp hệ thống cơ khí của hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga để sản xuất thành hệ thống HQ-9, đứa con lai “Nga-Mỹ” này đang dần trở thành trụ cột cho năng lực phòng không của Trung Quốc.Tần suất những vụ “đi đêm” giữa Trung Quốc và Israel tăng lên theo tiến trình hiện đại hóa quân đội nước này. Israel đã cung cấp các công nghệ quan trọng để Trung Quốc nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực cho các tàu khu trục nhỏ đã lạc hậu của nước này.Công nghệ radar, thiết bị quang học, hệ thống viễn thông, máy bay không người lái, hệ thống mô phỏng huấn luyện đã được Israel bí mật trợ giúp Trung Quốc.
1587567227344.png

Nguồn tin tình báo Mỹ xác nhận, Israel đã trở thành quốc gia cung cấp các công nghệ cao và phức tạp hơn cả Nga, đối tác truyền thống của Trung Quốc.Cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã cố gắng tiếp cận Israel để mua hệ thống cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AEW&C EL/M-2075 Phalcon. Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đánh giá EL/M-2075 là hệ thống AEW&C tiên tiến nhất thế giới giai đoạn 1999-2008.Năm 2000, dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Israel “ngậm ngùi” hủy bỏ thương vụ đình đám trị giá 1 tỷ USD. Nếu không có sự ngăn chặn kịp thời từ phía Mỹ thật khó mà tưởng tượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào. Sau vụ “vớ hụt” radar điều khiển hỏa lực cho tiêm kích ELM-2021, công nghệ radar Trung Quốc tụt hậu khá xa so với phương Tây.
1587566672811.png
1587566703891.png


Thương vụ khiến Mỹ dựng tóc gáy

Năm 1994, Israel đã bán cho Trung Quốc loại UAV cảm tử Harpy được thiết kế để tấn công các hệ thống radar với tầm bắn lên đến 500km trị giá 55 triệu USD. Washington chưa hết “nóng mặt” với thương vụ này thì đến năm 2004 loại UAV này lại được đưa sang Israel để tiến hành nâng cấp.Lần này không thể làm ngơ cho đồng minh chiến lược liên tục “qua mặt” chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm cho Bắc Kinh, Washington đã ép Israel hủy bỏ hợp đồng nâng cấp. Số UAV này sau đó được trả lại cho Trung Quốc.Phát biểu với Reuters sau vụ việc này, Chính phủ Mỹ nói rằng “đó là một sự chuyển giao kinh hoàng, bởi đây là một vũ khí quan trọng. Nếu ở trong tay Trung Quốc, các UAV này có thể làm giảm hiệu quả chiến đấu các tàu tuần dương Aegis”.
1587566618753.png

Sau vụ khủng bố 11/9/2001, quan hệ quân sự Trung - Israel được Mỹ đặc biệt chú ý. Phản ứng từ phía Washington trở nên giận giữ hơn, năm 2005, Mỹ quyết định loại Israel ra khỏi danh sách các đối tác tham gia vào hợp tác an ninh trong chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF. Thậm chí, một số thành viên trong Quốc hội Mỹ đã đề xuất hũy bỏ viện trợ quân sự hàng năm cho Israel. Nếu điều này được thực hiện, Israel sẽ mất khoản viện trợ hàng năm trị giá 3 tỷ USD. Tel Aviv không thể để mất đi sự hậu thuẫn của Washington về mặt chính trị, quân sự. Một trong những động thái cụ thể để xoa dịu cái sự phẫn nộ của Washington, Israel cho phép Mỹ giám sát các hoạt động xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Tel Aviv cũng gửi một bức thư xin lỗi đến Washington vì đã ”lỡ dại" bán vũ khí và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc.Kể từ đó, Israel chủ động rút khỏi 7 dự án quan trọng đang hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là dự án nâng cấp hệ thống quản lý thông tin chiến thuật chiến trường C4I. Dù quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Israel trở nên nồng sau một thời gian nhưng khả năng xảy ra những vụ “đi đêm kinh hoàng” giữa đôi bên khó lòng lặp lại. Tuy nhiên nhiêu đó cũng đủ để TQ phát triển nền CNQP tiến bộ ngang bằng với phương tây và Nga(còn nữa)
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Những cường quốc công nghiệp đã giúp đỡ CNQP Trung Quốc kỳ 5

Hải quân Đức có thể đã chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ mới tàu ngầm phi hạt nhân Type 214 mà không cần sự chấp thuận từ chính phủ. Công nghệ này cho phép các tàu ngầm Trung Quốc "vượt mặt" Nga, Mỹ.

“Với công nghệ mới, tàu ngầm Trung Quốc có thể chạy tuần tra dưới nước với tốc độ 2-6 hải lý/h trong hơn 3 tuần với hệ thống pin nhiên liệu. Nếu nó sử dụng ống thông khí, nó có thể chạy tốc độ 6 hải lý/h trong 12 tuần, vượt 12.000 dặm”, nguồn tin trên báo cho biết.

Theo phán đoán của tờ Qianzhan, công nghệ mới mà Đức chuyển giao cho Trung Quốc chỉ có thể là hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) trên tàu ngầm Type 214. “Hệ thống AIP trên tàu ngầm Type 214 tốt hơn nhiều so với hệ thống tương tự của Trung Quốc. Với AIP Type 214, Trung Quốc có thể sử dụng tàu ngầm thông thường để làm những gì trước đây được thực hiện bởi tàu ngầm hạt nhân đắt tiền”, Qianzhan viết.

Nguồn tin cho biết thêm, nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ AIP Type 214 để cải tiến hệ thống động lực trên tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 lớp Nguyên do nước này tự phát triển, có tham khảo tàu ngầm Kilo của Nga, theo báo Kienthuc.

1587567665407.png


Không thể thiếu Ukraine

Theo thông tin được tờ Duowei News cho biết, Ukraine là khách hàng lớn nhất của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và sẽ trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của nước này. Ukaine đã xuất khẩu hơn 30 loại công nghệ quốc phòng tới Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay và các loại tàu lớn, máy bay huấn luyện siêu âm, công nghệ xe tăng và tên lửa không đối không. Nhờ những công nghệ này mà nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc tiến rất nhanh trong 10-20 năm trở lại đây.
1587567834430.png

Ngoài tàu sân bay Liên Ninh – vốn là tàu sân bay Varyag được đóng dưới dưới thời Liên Xô (sau thuộc sở hữu Ukarine, bán cho Trung Quốc với giá siêu rẻ), Trung Quốc cũng hợp tác với Ukraine để sản xuất động cơ DN/DA-80 cho tàu khu trục của Trung Quốc, động cơ diesel 6TD-2E dành cho xe tăng Al-Khalid được Trung Quốc phát triển cho Pakistan và động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện tiên tiến L-15 và công nghệ tên lửa dẫn đường.

Tiếp đến là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay - Zubr. Trước hết, Trung Quốc rất hao tâm tốn sức để đặt vấn đề với Nga mua loại tàu này, tuy nhiên, đều thất bại. Ukraine một lần nữa đóng vai đấng cứu tinh khi nhà máy Morie ở Feodosya (Ukraine), trước đây lại là nơi chế tạo loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới này.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã chơi trội khi thanh toán toàn bộ khoản nợ của công ty này. Đồng thời đặt lên bàn đàm phán 350 triệu USD để mua về 4 tàu đổ bộ đệm khí “sao chép hoàn toàn từ Project 12322 Zubr của Nga với cái tên Project 958 Bizon. Điều đáng chú ý, trong 4 chiếc tàu, 2 chiếc sẽ được đóng tại Ukraine, còn 2 chiếc sẽ được Trung Quốc đóng với sự giúp đỡ, giám sát của kỹ sư Ukraine.

Ngoài ra, đã có những thông tin mập mờ việc Ukraine có thể sẽ trợ giúp Trung Quốc phát triển công nghệ máy phóng áp dụng trên tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc.

Theo những đánh giá hết sức khiêm tốn, trong vòng hơn 20 năm thu nạp công nghệ và nhân sự, Trung Quốc đã "đón" không dưới 3 nghìn dự án về kỹ thuật với các cấp độ phức tạp khác nhau.

Lĩnh vực công nghiệp-quân sự Trung Quốc không có một lĩnh vực nào phát triển đột phá mà lại không sử dụng kỹ thuật lưỡng dụng của Liên Xô được các đối tác Ukraine bán với mức giá rẻ mạt. Một trong những bản hợp đồng kiểu này chính là chiếc tàu sân bay "Varyag" được bán cho Trung Quốc với giá 25 triệu USD.

Thoả thuận của chính phủ Ukraine và Trung Quốc quy định chiếc tàu không thể chạy này dự kiến sẽ được biến thành sòng bài và neo đậu tại Macau. Tuy nhiên, ngay sau khi chiếc tàu sân bay được bàn giao, nó được đưa tới nhà máy tại thành phố Đại Liên.

Vào năm 2011, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc đã thừa nhận rằng chiếc tàu sân bay này được sử dụng làm nền tảng để Trung Quốc đóng các tàu sân bay nội địa và để các phi công tập luyện.

1587568363590.png


Bên cạnh những khí tài hải quân, các chuyên gia Trung Quốc đã tiếp nhận từ phía Ukraine công nghệ sản xuất động cơ diesel siêu bền 6TD dành cho xe tăng. Động cơ của xe tăng T-80UD đã được các chuyên gia Trung Quốc điều chỉnh phục vụ mục đích của mình khi liên kết với các đồng nghiệp phía Pakistan chế tạo chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Al Khalid.
1587568678353.png

1587568587911.png


Ukraine được cho là đã cung cấp tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 (Liên Xô chế tạo) giúp Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình tầm siêu xa DH-10. DH-10 là kết quả của sao chép công nghệ tên lửa hành trình không đối đất Kh-55 do Nga chế tạo. Theo các nguồn tin, Ukraine được cho là từng xuất khẩu ít nhất 18 quả tên lửa hành trình Kh-55 (NATO định danh là AS-15 Kent) tới Trung Quốc và Iran lần lượt vào các năm 1999, 2001. Không rõ việc nghiên cứu DH-10 tiến hành từ năm nào, nhưng nguồn tin cho biết là vào năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử nghiệm lần cuối cùng tại căn cứ phía Tây Bắc. Sau đó bắt đầu sản xuất với số lượng hạn chế, tới năm 2008 chính thức trang bị cho quân đội Trung Quốc.

1587569487211.png


Động cơ tuabin khí dùng cho tàu chiến UGT do Ukaine sản xuất có các mức công suất khác nhau. Trong đó, nổi bật là động cơ tuabin khí thế hệ thứ tư UGT-25000 được đánh giá vượt trội về sức mạnh. Đặc biệt loại động cơ tuabin khí DA80 đang lắp trên tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc

1587569754178.png



1587569745406.png


"Cơn hấp hối" nói trên của ngành CNQP Ukraine đã tạo điều kiện cho Trung Quốc bí mật tiếp cận công nghệ sản xuất vũ khí. Các doanh nghiệp quân đội Trung Quốc (đa phần núp bóng dân sự) không bỏ lỡ cơ hội mua bí mật về động cơ máy bay Liên Xô từ Ukraine.

Công nghệ và các "tài sản trí tuệ" của Công ty Motor Sich, doanh nghiệp sản xuất thiết bị hàng không hàng đầu của Ukraine đã được Trung Quốc "để mắt" từ lâu.

Theo Tạp chí Jane, Công ty Hàng không Vũ trụ Trung Quốc Skyrizon có trụ sở tại Bắc Kinh tiếp tục tham gia đấu thầu hơn 50% cổ phần của Motor Sich vào ngày 15/7/2019. Chủ sở hữu lớn nhất của Motor Sich là nhà thiết kế Vyacheslav Boguslaev cũng đã sẵn sàng bán cổ phần.

Motor Sich là nơi chế tạo ra động cơ cho máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225. Sở hữu Motor Sich sẽ cho phép Trung Quốc nhanh chóng xâm nhập vào câu lạc bộ các quốc gia sản xuất máy bay hàng đầu thế giới.

1587569817933.png


Motor Sich trở nên quan trọng với quân đội Trung Quốc vì hiện nay họ đang khai thác 1.200 động cơ máy bay với 13 kiểu loại do các công ty Ukraine sản xuất (chủ yếu là Motor Sich).

Có thể kể đến các máy bay vận tải hạng nặng Y-20, máy bay ném bom chiến lược H-6K và nhiều loại máy bay khác được lắp đặt một số lượng lớn động cơ WS-18 ( tên phiên bản nội địa Ukraine là D-30KP2).

1587569876853.png

1587569849816.png


Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 của Trung Quốc được lắp đặt động cơ WS-18.

Và một lần nữa lại phải "cảm ơn" các chuyên gia Ukraine về việc cung cấp các công nghệ độc đáo của Liên Xô. Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Nga, ông Vasily Kashin, danh sách những công nghệ của Liên Xô bị Ukraine bán rẻ có thể sẽ còn kéo dài tới bất định.

"Ukraine bán cả một biển công nghệ đặc biệt theo đúng nghĩa đen của nó. Công nghệ thiết kế một vài loại máy bay vận tải, khoảng hơn một tá mẫu vũ khí tên lửa chiến thuật, các động cơ và nhiều chi tiết khác dành cho các tên lửa đẩy vũ trụ, một vài kỹ thuật radar", ông Kashin lý giải.

Gần như tất cả những thành tựu của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc - từ các động cơ dành cho xe tăng cho tới một vài mẫu vũ khí, có xuất xứ từ Liên Xô Ukraine và Phương Tây, Israel trong 1 giai đoạn nhất định

Hết
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
May bay nem bom chien luoc My mo phong tan cong Kamchatka
Máy bay chiến đấu Su-27 của Nga bay phía trên khu trục hạm USS Donald Cook


1 lần nữa hệ thống Aegis lại ko phát hiện được nhóm máy bay Nga đang bay thấp áp sát tàu khu trục, phương pháp bay thấp tránh radar vẫn hữu dụng dù công nghệ radar có thay đổi chóng mặt, thì điểm mù đường chân trời vẫn còn

Super Entand bay thấp tấn công tàu Anh bằng Exocet 1982

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Tàu ngầm Mỹ diệt mọi chiến hạm cách 10km
(Vũ khí) - Theo USNI News, Hải quân Mỹ đã chính thức được trang bị tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân USS Vermont (SSN-792) lớp Virginia IV.

Chiếc tàu được đưa vào trang bị trong buổi lễ không được tổ chức quy mô như những nghi thức dành cho loạt tàu trước đó do Mỹ đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19.

"Tàu USS Vermont là một trong số những tàu ngầm hiện đại nhất trên thế giới về công nghệ và cả vũ khí sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công ngầm cho chúng tôi", một vị đại diện của Hải quân Mỹ phát biểu tại lễ tiếp nhận.

Tau ngam My diet moi chien ham cach 10km
Tàu ngầm USS Vermont (SSN-792).
Theo vị quan chức này, con tàu sở hữu những công nghệ vượt trội so với những tàu ngầm tấn công mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Trên tàu ngầm hạt nhân USS Vermont Block IV Virginia, khoảng 20% bộ phận được thiết kế lại, chủ yếu đối với phần đầu tàu.

Ở phần đầu, ngoài 12 ống bắn tên lửa hành trình Tomahawk độc lập, thay thế bằng 2 ống bắn VPT cỡ lớn, 2 ống bắn này không chỉ có thể lắp tên lửa Tomahawk, còn có thể lắp nhiều loại vũ khí khác, bộ cảm biến và tàu lặn.

Những cải tiến này làm giảm giá thành mua sắm tàu ngầm, đồng thời duy trì năng lực tác chiến xuất sắc của tàu ngầm trước đối thủ là những tàu ngầm Nga. Mục đích chế tạo tàu ngầm hạt nhân phiên bản mới này của Hải quân Mỹ là đồng thời thống trị biển gần và cận biển sâu, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau.

USS Vermont được biết đến là loại tàu ngầm tấn công nhanh, nhưng đó chỉ là biệt danh mà người ta đặt cho nó. Trên thực tế USS Vermont chỉ đạt tốc độ dưới 25 hải lý/h, biệt danh này có được là nhờ tốc độ nó triển khai các nhiệm vụ mà nó được giao trên toàn thế giới.

Tàu có thể lặn sâu tối đa hơn 240m. Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Nó chỉ bị giới hạn về nguồn cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ cho các thủy thủ trên tàu.

Tàu ngầm USS Vermont được trang bị các hệ thống kính tiềm vọng tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ. Về hệ thống hỏa lực, tàu được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm.

Dù có khả năng được trang bị vũ khí hạt nhân nhưng nó chỉ được trang bị các loại vũ khí răn đe thông thường. Ngoài nhiệm vụ tấn công, tàu ngầm được biên chế thêm các lực lượng biệt kích hoạt động cho các nhiệm vụ trên bờ.

Có khả năng hoạt động gần như tàng hình dưới lòng biển, khả năng chạy liên tục, hỏa lực và module cảm biến xuất sắc làm cho tàu ngầm hạt nhân USS Vermont có thể hoàn thành 5 trong số 6 năng lực cốt lõi chiến lược trên biển: quyền kiểm soát biển, điều động lực lượng, triển khai tuyến đầu, bảo đảm an toàn hàng hải và răn đe.

Dù giới quân sự Mỹ rất tự tin vào sức mạnh của tàu ngầm USS Vermont nhưng điều khiến con tàu này khó thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ như kỳ vọng là bởi chúng không được trang bị tên lửa chống hạm.

Nhiệm vụ diệt hạm đối phương phải dựa hết vào ngư lôi MK-48 với tầm tác chiến không quá 10km. Với tầm tấn công này, khi muốn diệt chiến hạm tàu ngầm Mỹ phải chấp nhận nguy hiểm tiến gần tàu đối phương. Như vậy, rất có thể USS Vermont bị tấn công trước khi vẫn chưa kịp khai hỏa.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
FGM-148 Javelin Mỹ không có cơ hội tấn công T-90A
(Vũ khí) - Nhà sản xuất vừa công bố những thông tin chi tiết về sức mạnh của FGM-148 Javelin cho thấy, rất khó để tên lửa này có thể tấn công được T-90A Nga.
Cụ thể, hãng sản xuất Lockheed Martin và Raytheon tiết lộ, FGM-148 Javelin thiết kế tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương. Tổ hợp gồm 2 thành phần chính: khối điều khiển CLU và đạn tên lửa.

Trong chiến đấu, chỉ cần 2 người để triển khai hệ thống gồm một người bắn và một người vác đạn. Đạn tên lửa nặng 11,8kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm đặt trong ống phóng để bảo vệ khỏi sự hư hỏng từ môi trường.

FGM-148 Javelin My khong co co hoi tan cong T-90A
Tên lửa Javelin.

Nó được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).

Tên lửa dùng cơ cấu phóng "mềm", dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu.

Với cơ cấu phóng này, luồng phản lực khi quả đạn rời bệ phóng rất nhỏ, đảm bảo an toàn hơn cho xạ thủ và người xung quanh. Tên lửa đạt tầm bắn hiệu quả 75m tới 2.500m, tầm bắn tối đa gần 5.000m.

Điểm nhấn của tên lửa Javelin ở hệ thống dẫn đường, đây là đạn tên lửa chống tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ đầu tự dẫn ảnh nhiệt. Với công nghệ này, sau khi ấn nút phóng, đạn tên lửa tự động bay tới mục tiêu mà không cần xạ thủ theo sát như thế hệ tên lửa chống tăng 1,2.

Với công nghệ sử dụng đầu tự dẫn lắp trên quả đạn, xạ thủ sau khi ấn nút phóng kịp rút lui ẩn nấp ở vị trí an toàn tránh địch phản kích. Còn khối điều khiển CLU nặng 6,4kg được tích hợp thiết bị để tìm kiếm, phát hiện và khóa mục tiêu. Khối điều khiển này được dùng đi dùng lại nhiều lần.

Trong chiến đấu, xạ thủ sẽ sử dụng hệ thống ngắm hồng ngoại trên khối điều khiển CLU để tìm kiếm, xác định mục tiêu sau đó chuyển sang hệ thống hồng ngoại độc lập của tên lửa để thiết lập khóa mục tiêu.

Đặc biệt, xạ thủ có thể chọn 2 cách bắn gồm: bắn thẳng trực diện mục tiêu hoặc bắn bổ bổ nhào 45 độ tấn công nóc xe tăng – xe bọc thép (đấy là nơi bọc giáp mỏng nhất trên xe tăng).

Ngoài ra, việc triển khai tên lửa khá dễ dàng chỉ có khối điều khiển và đạn tên lửa. Sau khi bắn, xạ thủ chỉ cần giữ lại khối điều khiển.

Trong khi đó, một số hệ thống chống tăng của Nga còn bao gồm cả giá đỡ ba chân, khối điều khiển, khối thiết bị ngắm nên việc triển khai, thu hồi mất nhiều thời gian hơn.

Điều đặc biệt theo tiết lộ của nhà sản xuất là tổ hợp này có thể khai hỏa với tốc độ tối đa là 3 quả chỉ trong 2 phút.

Căn cứ vào những thông tin chi tiết về Javelin, giới chuyên gia cho rằng sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể để tên lửa này tấn công được tăng T-90A bởi những đặc điểm thiết kế của bản thân tên lửa Mỹ và xe tăng Nga.

FGM-148 Javelin My khong co co hoi tan cong T-90A
Xe tăng T-90A của Nga.

Cụ thể, T-90A được trang bị bộ đèn gây nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1. Đây là một tổ hợp phòng vệ mềm, có khả năng đánh bại tất cả các loại tên lửa chống tăng có điều khiển.

Kết cấu tổ hợp gồm các cảm biến laser xung quanh tháp pháo để thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn.

Khi phát hiện đe dọa, máy tính trung tâm sẽ điều khiển các ống phóng đạn khói ngụy trang để làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM giúp xe rút lui.

Cuối cùng là 2 mắt đỏ OTShU-1-7 để làm giả bước sóng của đèn tín hiệu lắp ở đuôi tên lửa, khiến hệ thống điều khiển bắn bị nhầm lẫn, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai khiến tên lửa hoặc lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời.

Chưa dừng lại ở đó, chiến tăng T-90A còn sở hữu khả năng có 1 không 2 trên thế giới là tự động đáp trả đúng vào vị trí vừa khai hỏa chỉ sau vài giây khiến kíp chiến đấu địch chưa kịp rút.

Trong khi đó, tốc độ bắn tối đa của Javelin là 3 quả trong 2 phút. Và trong trường hợp quả đầu tiên bị vô hiệu, cơ hội để kíp chiến đấu bắn tiếp quả thứ 2 là gần như không còn.

Ngoài ra, chính tính năng tối tân lại là nhược điểm của dòng tên lửa do Mỹ sản xuất. Cụ thể, trên chiến trường, nếu có 3 xe hoặc cả đội hình tăng cơ động, vũ khí chỉ có thể diệt chính xác được 1 chiếc.

Lý giải cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu một chiếc bị bắn và bốc cháy sẽ tạo ra nguồn nhiệt lớn làm những quả đạn sau có thể bị thu hút và thay vì bắn vào mục tiêu tiếp theo, nó sẽ ngắm lại mục tiêu cũ.

Đây chính những lý do khiến giới chuyên gia cho rằng, việc dùng Javelin diệt cỗ tăng tối tân như T-90A là nhiệm vụ rất khó nếu không muốn nói kíp chiến đấu có thể phải trả giá bằng sinh mạng trước khi kịp khai hỏa.


Trong thực tế mặc dù Javelin đã có mặt tại Ukraine, Syria nhưng chưa có 1 bằng chứng nào cho thấy nó thực sự bắn hạ được xe tăng, có thể do ảnh hưởng môi trường nên đầu dò ảnh nhiệt, kính ngắm quang học javelin ko thực sự làm việc như quảng cáo
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,497
Động cơ
138,306 Mã lực
Nga đưa ăng Armata sang Syria "thử lửa" và bài học xương máu từ M1 abram Mỹ

m1 abram từng
được xem là siêu tank mạnh nhất khi nó ra đời, giai đoạn đó ko 1 xe tank lx nào đủ cạnh tranh cho tới khi T80 ra đời

View attachment 4559392 Mặc dù đã được quân đội Mỹ đưa vào biên chế từ những năm 80 - nghĩa là nhiều năm trước khi nổ ra Chiến tranh vùng Vịnh 1990-91 tuy nhiên ngay khi đặt chân tới Kuwait, các xe tăng M1 Abrams của Mỹ đã gặp phải hàng loạt vấn đề nghiêm trọng.
Cụ thể, xe tăng M1 Abrams của Mỹ sau hàng tháng trời chiến đấu, hành quân trong môi trường lắm cát, lắm bụi bặm của Trung Đông đã gặp sự cố nghiêm trọng với hệ thống động cơ.
Sự cố này đến từ... cát. Theo điều tra của quân đội Mỹ, cát sa mạc với hình dạng nhẵn, tròn có khả năng chui qua tấm lọc gió của động cơ xe tăng và làm hư hỏng nặng động cơ.

Ngoài ra, các sự cố của xe tăng Abramscòn xảy ra do trong điều kiện hành quân chiến đấu, không có quá nhiều cơ hội cho những xe tăng này được bảo dưỡng đúng theo quy trình phức tạp mà quân đội Mỹ hay sử dụng trước đó trong điều kiện thời bình
View attachment 4559411 Ngoài ra, công tác hậu cần và bảo dưỡng cũng được tăng cường, hệ thống tấm lọc gió cũng cần được cải thiện để có thể chặn được cát sa mạc, tránh việc cát sa mạc chui vào động cơ bằng mọi giá.
View attachment 4559467
Theo thống kê M1 ko bị thiệt hại bởi hoả lực từ tank ỉaq 1991-2003, tuy có 1 số nguồn tin cho biết ít nhất 1 M1 bị T72 iraq loại khỏi vòng chiến 2003, có gần 30 m1 bị thiệt hại do rpg các loại (rpg 7-29) , súng at spg, hoặc pháo cỡ lớn 57mm, ghi nhận vài trường hợp bắn nhầm khiến m1 bị loại bỏ bởi đạn 25mm, sau khi chiếm iraq 2003 số m1 do quân mỹ hoạt động bị thiệt hại tăng lên hon 140, cho tới khi m1 mỹ rút hết 2011, tuy nhiên có ghi nhận hơn 500 M1 phải chuyển về Mỹ để sữa chữa trong quá trình chiến đấu
hiện con số m1a1 iraq bị thiệt hại rất lớn, iraq đã thay bằng T90
View attachment 4559484
nguồn tổng hợp







View attachment 4559485
qua thống kê cho thấy với những vũ khí cũ, chiến thuật du kích hợp lý, đánh vào những chỗ hiểm, vì m1 quá nặng gần 70 tấn, ko thể bao bọc full giáp chohbam sẽ khiến tank nặng thêm khó di chuyển, hao nhiên liệu hạn chế phạm vi, du kích khủng bố giai đoạn 2004-2010 chọc thủng được ngững chỗ hiểm mà ko cần atgm at5/14 như hiện nay
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top