- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,142
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Tiêm kích MiG-29MU2 Ukraine được Ba Lan khen ngợi và kêu gọi học hỏi: Có gì đặc biệt?
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa MiG-29 của Kiev.
Tại Ukraine, mẫu tiêm kích MiG-29MU2 đang được thử nghiệm. Kiev đang cố gắng hiện đại hóa và biến nó thành một mẫu máy bay đa nhiệm. Truyền thông Ba Lan đã đưa ra những đánh giá của họ đối với phiên bản này.
Theo đó, MiG-29MU2 là phiên bản hiện đại hóa của mẫu MiG-29MU1 đang được vận hành bởi lữ đoàn không quân chiến thuật số 40, đóng quân cách Kiev 20km.
Công tác hiện đại hóa mẫu máy bay này được tiến hành tại Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv từ tháng 1/2020 và sau đó các cuộc thử nghiệm được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều chuyên gia trong Không quân Ukraine.
MiG-29 được chế tạo tại Liên Xô trong những năm 1970-1980 và tới năm 1983, chúng được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô. Trong hơn 30 năm hoạt động, MiG-29 đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh và xung đột thời hậu Xô Viết, tại Đông Âu, châu Á và châu Phi.
Trong đó có Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Chiến tranh Transnistria 1991-1992, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Ethiopia-Eritrea 1998-2000, chiến tranh Nam Ossestia năm 2008 và gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Syria kéo dài từ năm 2011.
Kể từ năm 2001, Ukraine đã cân nhắc kế hoạch hiện đại hóa MiG-29 và giao phó nhiệm vụ này cho Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv. Tới năm 2009, phiên bản MiG-29MU1 được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, Ukraine không đủ tài chính để nâng cấp toàn bộ các máy bay MiG-29 lên chuẩn mới do chi phí hiện đại hóa cao - ít nhất 2 triệu USD mỗi chiếc.
Hình ảnh tiêm kích MiG-29MU2 của Ukraine trang bị tên lửa Kh-29. Ảnh: Topwar
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nâng cấp là lắp đặt thiết bị mới, trong đó có hệ thống ngắm bắn (cho phép máy bay sử dụng radar nâng cấp để phát hiện các mục tiêu trên không và trên bộ) và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới.
Phiên bản mới sẽ được trang bị tên lửa Kh-29 và bom KAB-500KR. Ngoài ra, MiG-29MU2 sẽ có khả năng triển khai tên lửa dẫn đường bằng laser. Trước đó, hồi tháng 3/2019, bom KAB-500KR và tên lửa Kh-29T đã được thử nghiệm trên nguyên mẫu máy bay.
Ngày 30/3/2020, những hình ảnh đầu tiên về MiG-29MU2 trang bị tên lửa Kh-29 dưới cánh đã được chia sẻ trên internet. Trong tháng 4 này, các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành, tập trung vào hệ thống vũ khí.
Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine hy vọng MiG-29, sau khi được hiện đại hóa, sẽ có thể phục vụ tác chiến thêm 8-12 năm. Trong thời gian này, Kiev kỳ vọng sẽ tìm thêm được nguồn tài chính để trang bị các loại máy bay hiện đại hơn.
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa này của Kiev.
"Đây là một kế hoạch nghiêm túc nhằm bảo vệ đất nước và trên hết là duy trì năng lực của ngành công nghiệp trong việc hỗ trợ lực lượng vũ trang. Nếu không đảm bảo được điều này thì trong trường hợp Nga tấn công, Ukraine sẽ hoàn toàn bất lực" - Truyền thông Ba Lan nhận định.
Một số nhà bình luận khuyên các nhà lãnh đạo Ba Lan hãy học theo Ukraine. Nếu chương trình nâng cấp của Kiev thành công, Ba Lan có thể ứng dụng cho các máy bay MiG đang có trong biên chế của họ.
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa MiG-29 của Kiev.
Tại Ukraine, mẫu tiêm kích MiG-29MU2 đang được thử nghiệm. Kiev đang cố gắng hiện đại hóa và biến nó thành một mẫu máy bay đa nhiệm. Truyền thông Ba Lan đã đưa ra những đánh giá của họ đối với phiên bản này.
Theo đó, MiG-29MU2 là phiên bản hiện đại hóa của mẫu MiG-29MU1 đang được vận hành bởi lữ đoàn không quân chiến thuật số 40, đóng quân cách Kiev 20km.
Công tác hiện đại hóa mẫu máy bay này được tiến hành tại Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv từ tháng 1/2020 và sau đó các cuộc thử nghiệm được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều chuyên gia trong Không quân Ukraine.
MiG-29 được chế tạo tại Liên Xô trong những năm 1970-1980 và tới năm 1983, chúng được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô. Trong hơn 30 năm hoạt động, MiG-29 đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh và xung đột thời hậu Xô Viết, tại Đông Âu, châu Á và châu Phi.
Trong đó có Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Chiến tranh Transnistria 1991-1992, chiến tranh Nam Tư, chiến tranh Ethiopia-Eritrea 1998-2000, chiến tranh Nam Ossestia năm 2008 và gần đây nhất là cuộc nội chiến tại Syria kéo dài từ năm 2011.
Kể từ năm 2001, Ukraine đã cân nhắc kế hoạch hiện đại hóa MiG-29 và giao phó nhiệm vụ này cho Nhà máy sửa chữa máy bay Lviv. Tới năm 2009, phiên bản MiG-29MU1 được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, Ukraine không đủ tài chính để nâng cấp toàn bộ các máy bay MiG-29 lên chuẩn mới do chi phí hiện đại hóa cao - ít nhất 2 triệu USD mỗi chiếc.
Hình ảnh tiêm kích MiG-29MU2 của Ukraine trang bị tên lửa Kh-29. Ảnh: Topwar
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình nâng cấp là lắp đặt thiết bị mới, trong đó có hệ thống ngắm bắn (cho phép máy bay sử dụng radar nâng cấp để phát hiện các mục tiêu trên không và trên bộ) và hệ thống kiểm soát hỏa lực mới.
Phiên bản mới sẽ được trang bị tên lửa Kh-29 và bom KAB-500KR. Ngoài ra, MiG-29MU2 sẽ có khả năng triển khai tên lửa dẫn đường bằng laser. Trước đó, hồi tháng 3/2019, bom KAB-500KR và tên lửa Kh-29T đã được thử nghiệm trên nguyên mẫu máy bay.
Ngày 30/3/2020, những hình ảnh đầu tiên về MiG-29MU2 trang bị tên lửa Kh-29 dưới cánh đã được chia sẻ trên internet. Trong tháng 4 này, các cuộc thử nghiệm sẽ tiếp tục được tiến hành, tập trung vào hệ thống vũ khí.
Bộ Tư lệnh Không quân Ukraine hy vọng MiG-29, sau khi được hiện đại hóa, sẽ có thể phục vụ tác chiến thêm 8-12 năm. Trong thời gian này, Kiev kỳ vọng sẽ tìm thêm được nguồn tài chính để trang bị các loại máy bay hiện đại hơn.
- Mỹ cách chức thuyền trưởng tàu sân bay Roosevelt vì tâm thư liên quan tới COVID-19
- Chuyên gia: Nếu làm theo cách này ở Iraq, Mỹ sẽ "đánh dập mật" dân quân thân Iran?
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa này của Kiev.
"Đây là một kế hoạch nghiêm túc nhằm bảo vệ đất nước và trên hết là duy trì năng lực của ngành công nghiệp trong việc hỗ trợ lực lượng vũ trang. Nếu không đảm bảo được điều này thì trong trường hợp Nga tấn công, Ukraine sẽ hoàn toàn bất lực" - Truyền thông Ba Lan nhận định.
Một số nhà bình luận khuyên các nhà lãnh đạo Ba Lan hãy học theo Ukraine. Nếu chương trình nâng cấp của Kiev thành công, Ba Lan có thể ứng dụng cho các máy bay MiG đang có trong biên chế của họ.
Tiêm kích MiG-29MU2 Ukraine được Ba Lan khen ngợi và kêu gọi học hỏi: Có gì đặc biệt?
Ba Lan, quốc gia láng giềng của Ukraine, đã đánh giá cao chương trình hiện đại hóa MiG-29 của Kiev.
soha.vn