- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,142
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Nhật quyết đấu với Nga và Mỹ về vũ khí siêu thanh
(Bình luận quân sự) - Chúng tôi mới giới thiệu bài viết “Chương trình vũ khí siêu thanh Mỹ: Khởi động và... triển vọng” (DVO, 20/3/2020).
Tiếp theo, xin giới thiệu chương trình vũ khí siêu thanh của Nhật Bản qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Ilia Legat. Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 20/3/2020. Các ảnh trong bài là của tác giả.
Hai bước tiến về phía trước
Vào lúc này, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại một loại vũ khí mới - nguy hiểm và rất đáng sợ nếu xét từ góc độ chiến thuật- đáng sợ hơn bất cứ một loại vũ khí nào khác trong lịch sử.
Một số chuyên gia cho rằng loại vũ khí mới này sẽ không thể làm thay đổi thế giới và sẽ không trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự, vì về thực chất nó chỉ là phiên bản cải tiến của tên lửa có cánh (hành trình) và các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch- chiến thuật hiện có.
Nếu tính tới một thực tế là nhiều kiểu tên lửa hiện đại sử dụng công nghệ tàng hình làm đối phương rất khó đánh chặn, thì ở một chừng mực nào đó, quan điểm này là có cơ sở.
Tuy nhiên, không nên quên rằng một vũ khí siêu thanh hoàn chỉnh mang lại cho chủ nhân sở hữu nó hai con át chủ bài (ưu thế) cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất- đó là cực kỳ khó đánh chặn nó, và thứ hai- thời gian để phản ứng trước mối đe dọa cực kỳ ít. Không phải đối phương nào cũng có khả năng nhanh chóng định hướng, phân loại và áp dụng các biện pháp thích hợp để đối phó với khối tác chiến đang tiếp cận mục tiêu với tốc độ 12.000km/h.
Xin nhắc lại rằng tốc độ trên (12.000km/h), theo tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko, chính là tốc độ của các “sản phẩm” của Nga như tên lửa “Zircon” (mặc dù theo những số liệu về tính năng của “Zircon” đã được kiểm chứng thì tốc độ của tên lửa này hiện nay- 8 M).
Còn với người Mỹ, mọi việc thú vị hơn nhiều. Ngân sách quân sự của Mỹ lớn hơn nhiều lần so với Trung Quốc và lớn hơn khoảng mười lần so với ngân sách quân sự Nga.
Khoản ngân sách lớn như vậy cho phép người Mỹ triển khai nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh trên nhiều hướng khác nhau, cả vũ khí siêu thanh phóng từ trên không, từ mặt đất hay là từ trên biển.
Tình hình hiện nay của Mỹ trong lĩnh vực này là như sau. Trong tương lai gần, Không quân Mỹ sẽ tiếp nhận đưa vào trang bị tên lửa phóng từ trên không (máy bay) AGM-183A ARRW mang khối tác chiến cơ động siêu thanh – từ cách đây tương đối lâu Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt dự án chế tạo tên lửa phóng từ trên không HCSW (Hypersonic Conventional Strike Weapon- vũ khí tấn công quy ước siêu thanh- HCSW).
Còn Lục quân Mỹ sẽ sớm tiếp nhận tổ hợp mặt đất của vũ khí siêu thanh tầm xa (Long Range Hypersonic Weapon –LRHW) gồm một bệ phóng kép cùng các tên lửa đạn đạo mang đầu tác chiến siêu thanh Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB).
Hải quân Mỹ cũng sẽ được trang bị tổ hợp tương tự- trong số các phương tiện trên biển mang vũ khí siêu thanh đầu tiên sẽ là tàu ngầm đa năng lớp “Virginia”. (Tin mới nhất:Ngày 19/3/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức họp báo cho biết là Hải quân và Lục quân nước này vừa phối hợp thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh C-HGB tại Trường bắn tên lửa trên đảo Kauai, Quần đào Hawai-ND).
Giấc mơ lãnh đạo khu vực
Người Nhật sẽ tương đối vất vả khi cạnh tranh với những người khổng lồ như Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản không có một tổ hợp công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh như Mỹ và Liên Xô, nên có nhiều thứ họ phải ‘bắt đầu từ đầu”. Còn về phía Trung Quốc, do những khả năng kinh tế, nước này có thể chi nhiều tiền hơn so với Đất nước Mặt Trời mọc để phát triển vũ khí siêu thanh.
Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với Trung Quốc và do Mỹ đang ngày càng thiên về hướng ưu tiên giải quyết các vấn đề của chính mình (chủ yếu là các vấn đề nội bộ), nên người Nhật không thể tự cho phép mình thư giãn.
Tiếp theo sau các máy bay tiêm kích thế hệ năm / thế hệ sáu (Nhật Bản không còn ưu tiên phát triển các máy bay ATD-X (máy bay tiêm kích thế hệ năm Nhật tự sản xuất ATD-X - Mitsubishi ATD-X”) rất tiết kiệm, nước này bắt đầu quan tâm hơn đến việc chế tạo các máy bay tiêm kích thế hệ năm “đắt đỏ” như Châu Âu), Nhật Bản giờ đã chính thức tham gia cuộc đua chế tạo vũ khí siêu thanh cho dù đây là một con đường có vẻ khó khăn và nhiều chông gai.
Vào ngày 14/3 mới đây, blog bmpd giới thiệu một văn kiện của Cục mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Bộ Quốc phòng Nhật Bản mang tên “Tầm nhìn công tác nghiên cứu- khoa học, thiết kế- thử nghiệm (R & D) trong lĩnh vực hiện thực hóa chiến lược xây dựng Các Lực lượng Phòng vệ tích hợp đa chiều”. Trong văn bản này, người Nhật đã công bố một số thông tin tổng quát về các tổ hợp vũ khí siêu thanh đang được nghiên cứu thiết kế tại nước này.
Нyper Velocity Gliding Projectiles
Có hai (kiểu) tổ hợp vũ khí siêu thanh. Tổ hợp đầu tiên- đó là hệ thống với khối tác chiến bay siêu thanh Hyper Velocity Gliding Projectiles (HVGP), còn tổ hợp thứ hai- tên lửa hành trình siêu thanh Hypersonic Cruising Missile (HCM).
HVGP sẽ là một tổ hợp cơ động trên mặt đất với tên lửa nhiên liệu rắn mang khối tác chiến bay siêu thanh có thể tiêu diệt các tàu nổi trên biển và các mục tiêu trên mặt đất.
Phiên bản đầu tiên của hệ thống này (HVGP) sẽ có tầm bắn khoảng 500 km, nhỏ hơn nhiều so với các cự ly bắn đã được công bố của các hệ thống Nga và Mỹ. Xin nhắc lại, theo các chuyên gia thì tầm bắn của LRHW Mỹ như đã nói ở trên sẽ có thể tới 6.000 km với tốc độ khối tác chiến> 5M.
Còn tên lửa "Dao găm" (“Kinzhal”) của Nga (không phải chuyên gia nào cũng công nhận “Dao găm” Nga thuộc lớp vũ khí siêu thanh), tùy thuộc vào phương tiện mang, có tầm bắn từ 2.000 đến 3.000 km.
Tuy nhiên, phải nói rõ rằng đến thời điểm hiện tại mới có duy nhất một phương tiện mang “Kinzhal” là MiG-31K, tất các những phương tiện mang khác được nói tới vẫn đang còn nằm trên giấy.
Trong tương lai, người Nhật muốn tăng tầm bắn của tổ hợp trên bằng cách tập trung ưu tiên nghiên cứu áp dụng “những quỹ đạo bay phức tạp hơn”. Chúng ta cũng biết rằng phiên bản chống hạm của HVGP chủ yếu là nhằmvào các tàu sân bay Trung Quốc.
Hypersonic Cruising Missile (Tên lửa hành trình siêu thanh)
Trong trường hợp với tổ hợp thứ hai của Nhật Bản là Hypersonic Cruising Missile (HCM), - thì đó là tên lửa hành trình động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet). Để hiểu một cách tổng quát về vấn đề này, chúng ta có thể liên hệ với tên lửa thử nghiệm Mỹ X-51AWaveride (hoặc tên khác là HCSW) như đã nói ở trên.
Nhiều chuyên gia cho rằng tùy thuộc vào phiên bản, tên lửa Nhật bản có thể tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển, và như vậy là đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nếu tính tới tiềm lực ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản không tiết lộ các tham số kỹ thuật chi tiết của HCM. Tuy nhiên, đại đa số chuyên gia nhận định rằng tầm bắn của tên lửa này chắc chắn phải lớn hơn HVGP.
Hệ thống dẫn đường được chọn cho tên lửa HCM là hệ thống dẫn đường vệ tinh quán tính kết hợp với tự dẫn radar chủ động hoặc hình ảnh nhiệt- giải pháp tương tự cũng được sử dụng cho các tên lửa Hyper Velocity Gliding Projectiles (HVGP) .
Và còn nữa- cả hai tên lửa sẽ được trang bị đầu đạn xuyên nổ kép chống hạm và MEFP đa năng (MEFP- Мultiple explosively formed penetrator) để có thể tiêu diệt cả các mục tiêu mặt đất lẫn các mục tiêu trên biển là các tàu nổi.
Chúng ta cũng được biết thêm là Nhật Bản có kế hoạch đưa lên quỹ đạo một cụm vệ tinh gồm bảy chiếc - những vệ tinh này sẽ liên tục cung cấp dữ liệu giúp phát hiện các mối đe dọa và dẫn đường cho vũ khí siêu thanh tấn công loại bỏ các mối đe dọa đó một cách hiệ quả quả nhất.
Tiền và vũ khí
Nhật Bản dự định chi một số tiền tương đối lớn, ngay cả nếu so với ngân sách khổng lồ của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho chương trình vũ khí siêu thanh. Cụ thể, trong các năm tài chính 2018 và 2019, khoản ngân sách đã chi cho công tác nghiên cứu- khoa học và thiết kế- thử nghiệm (R & D) về HVG là 170 triệu đô la (khoảng 18,5 tỷ yên Nhật Bản).
Trong năm tài chính 2020, khoản ngân sách chi cho nội dung này là 230 triệu đô la. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ nhận phiên bản đầu tiên của tổ hợp – phiên bản tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất vào năm tài chính 2026. Còn đối với tên lửa có cánh (Hypersonic Cruising Missile),- dự kiến kiểu tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2030.
Và sau đó, trong những năm 30, giới lãnh đạo quân sự Nhật Bản muốn có được các phiên bản cải tiến của HCM và HVGP, và tất nhiên, sẽ có các kinh phí bổ sung.
Xét tổng thể, có thể dự đoán rằng Nhật Bản sẽ trở thành nước thứ ba sau Nga và Mỹ sở hữu vũ khí siêu thanh theo đúng cách hiểu hiện đại của thuật ngữ này. Tuy nhiên, trước mắt Đất nước Mặt Trời Mọc sẽ là một cuộc cạnh tranh công nghệ tương đối khó khăn và với kết cục khó dự đoán với Trung Quốc.
(Bình luận quân sự) - Chúng tôi mới giới thiệu bài viết “Chương trình vũ khí siêu thanh Mỹ: Khởi động và... triển vọng” (DVO, 20/3/2020).
Tiếp theo, xin giới thiệu chương trình vũ khí siêu thanh của Nhật Bản qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Ilia Legat. Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 20/3/2020. Các ảnh trong bài là của tác giả.
Hai bước tiến về phía trước
Một số chuyên gia cho rằng loại vũ khí mới này sẽ không thể làm thay đổi thế giới và sẽ không trở thành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự, vì về thực chất nó chỉ là phiên bản cải tiến của tên lửa có cánh (hành trình) và các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến dịch- chiến thuật hiện có.
Nếu tính tới một thực tế là nhiều kiểu tên lửa hiện đại sử dụng công nghệ tàng hình làm đối phương rất khó đánh chặn, thì ở một chừng mực nào đó, quan điểm này là có cơ sở.
Tuy nhiên, không nên quên rằng một vũ khí siêu thanh hoàn chỉnh mang lại cho chủ nhân sở hữu nó hai con át chủ bài (ưu thế) cực kỳ quan trọng.
Thứ nhất- đó là cực kỳ khó đánh chặn nó, và thứ hai- thời gian để phản ứng trước mối đe dọa cực kỳ ít. Không phải đối phương nào cũng có khả năng nhanh chóng định hướng, phân loại và áp dụng các biện pháp thích hợp để đối phó với khối tác chiến đang tiếp cận mục tiêu với tốc độ 12.000km/h.
Xin nhắc lại rằng tốc độ trên (12.000km/h), theo tuyên bố của Thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko, chính là tốc độ của các “sản phẩm” của Nga như tên lửa “Zircon” (mặc dù theo những số liệu về tính năng của “Zircon” đã được kiểm chứng thì tốc độ của tên lửa này hiện nay- 8 M).
Còn với người Mỹ, mọi việc thú vị hơn nhiều. Ngân sách quân sự của Mỹ lớn hơn nhiều lần so với Trung Quốc và lớn hơn khoảng mười lần so với ngân sách quân sự Nga.
Khoản ngân sách lớn như vậy cho phép người Mỹ triển khai nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh trên nhiều hướng khác nhau, cả vũ khí siêu thanh phóng từ trên không, từ mặt đất hay là từ trên biển.
Tình hình hiện nay của Mỹ trong lĩnh vực này là như sau. Trong tương lai gần, Không quân Mỹ sẽ tiếp nhận đưa vào trang bị tên lửa phóng từ trên không (máy bay) AGM-183A ARRW mang khối tác chiến cơ động siêu thanh – từ cách đây tương đối lâu Mỹ đã chính thức tuyên bố chấm dứt dự án chế tạo tên lửa phóng từ trên không HCSW (Hypersonic Conventional Strike Weapon- vũ khí tấn công quy ước siêu thanh- HCSW).
Hải quân Mỹ cũng sẽ được trang bị tổ hợp tương tự- trong số các phương tiện trên biển mang vũ khí siêu thanh đầu tiên sẽ là tàu ngầm đa năng lớp “Virginia”. (Tin mới nhất:Ngày 19/3/2020, Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức họp báo cho biết là Hải quân và Lục quân nước này vừa phối hợp thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh C-HGB tại Trường bắn tên lửa trên đảo Kauai, Quần đào Hawai-ND).
Giấc mơ lãnh đạo khu vực
Người Nhật sẽ tương đối vất vả khi cạnh tranh với những người khổng lồ như Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản không có một tổ hợp công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh như Mỹ và Liên Xô, nên có nhiều thứ họ phải ‘bắt đầu từ đầu”. Còn về phía Trung Quốc, do những khả năng kinh tế, nước này có thể chi nhiều tiền hơn so với Đất nước Mặt Trời mọc để phát triển vũ khí siêu thanh.
Tuy nhiên, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với Trung Quốc và do Mỹ đang ngày càng thiên về hướng ưu tiên giải quyết các vấn đề của chính mình (chủ yếu là các vấn đề nội bộ), nên người Nhật không thể tự cho phép mình thư giãn.
Tiếp theo sau các máy bay tiêm kích thế hệ năm / thế hệ sáu (Nhật Bản không còn ưu tiên phát triển các máy bay ATD-X (máy bay tiêm kích thế hệ năm Nhật tự sản xuất ATD-X - Mitsubishi ATD-X”) rất tiết kiệm, nước này bắt đầu quan tâm hơn đến việc chế tạo các máy bay tiêm kích thế hệ năm “đắt đỏ” như Châu Âu), Nhật Bản giờ đã chính thức tham gia cuộc đua chế tạo vũ khí siêu thanh cho dù đây là một con đường có vẻ khó khăn và nhiều chông gai.
Vào ngày 14/3 mới đây, blog bmpd giới thiệu một văn kiện của Cục mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Bộ Quốc phòng Nhật Bản mang tên “Tầm nhìn công tác nghiên cứu- khoa học, thiết kế- thử nghiệm (R & D) trong lĩnh vực hiện thực hóa chiến lược xây dựng Các Lực lượng Phòng vệ tích hợp đa chiều”. Trong văn bản này, người Nhật đã công bố một số thông tin tổng quát về các tổ hợp vũ khí siêu thanh đang được nghiên cứu thiết kế tại nước này.
Нyper Velocity Gliding Projectiles
Có hai (kiểu) tổ hợp vũ khí siêu thanh. Tổ hợp đầu tiên- đó là hệ thống với khối tác chiến bay siêu thanh Hyper Velocity Gliding Projectiles (HVGP), còn tổ hợp thứ hai- tên lửa hành trình siêu thanh Hypersonic Cruising Missile (HCM).
HVGP sẽ là một tổ hợp cơ động trên mặt đất với tên lửa nhiên liệu rắn mang khối tác chiến bay siêu thanh có thể tiêu diệt các tàu nổi trên biển và các mục tiêu trên mặt đất.
Phiên bản đầu tiên của hệ thống này (HVGP) sẽ có tầm bắn khoảng 500 km, nhỏ hơn nhiều so với các cự ly bắn đã được công bố của các hệ thống Nga và Mỹ. Xin nhắc lại, theo các chuyên gia thì tầm bắn của LRHW Mỹ như đã nói ở trên sẽ có thể tới 6.000 km với tốc độ khối tác chiến> 5M.
Còn tên lửa "Dao găm" (“Kinzhal”) của Nga (không phải chuyên gia nào cũng công nhận “Dao găm” Nga thuộc lớp vũ khí siêu thanh), tùy thuộc vào phương tiện mang, có tầm bắn từ 2.000 đến 3.000 km.
Tuy nhiên, phải nói rõ rằng đến thời điểm hiện tại mới có duy nhất một phương tiện mang “Kinzhal” là MiG-31K, tất các những phương tiện mang khác được nói tới vẫn đang còn nằm trên giấy.
Trong tương lai, người Nhật muốn tăng tầm bắn của tổ hợp trên bằng cách tập trung ưu tiên nghiên cứu áp dụng “những quỹ đạo bay phức tạp hơn”. Chúng ta cũng biết rằng phiên bản chống hạm của HVGP chủ yếu là nhằmvào các tàu sân bay Trung Quốc.
Hypersonic Cruising Missile (Tên lửa hành trình siêu thanh)
Trong trường hợp với tổ hợp thứ hai của Nhật Bản là Hypersonic Cruising Missile (HCM), - thì đó là tên lửa hành trình động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet). Để hiểu một cách tổng quát về vấn đề này, chúng ta có thể liên hệ với tên lửa thử nghiệm Mỹ X-51AWaveride (hoặc tên khác là HCSW) như đã nói ở trên.
Nhiều chuyên gia cho rằng tùy thuộc vào phiên bản, tên lửa Nhật bản có thể tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu trên biển, và như vậy là đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nếu tính tới tiềm lực ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.
Hệ thống dẫn đường được chọn cho tên lửa HCM là hệ thống dẫn đường vệ tinh quán tính kết hợp với tự dẫn radar chủ động hoặc hình ảnh nhiệt- giải pháp tương tự cũng được sử dụng cho các tên lửa Hyper Velocity Gliding Projectiles (HVGP) .
Và còn nữa- cả hai tên lửa sẽ được trang bị đầu đạn xuyên nổ kép chống hạm và MEFP đa năng (MEFP- Мultiple explosively formed penetrator) để có thể tiêu diệt cả các mục tiêu mặt đất lẫn các mục tiêu trên biển là các tàu nổi.
Chúng ta cũng được biết thêm là Nhật Bản có kế hoạch đưa lên quỹ đạo một cụm vệ tinh gồm bảy chiếc - những vệ tinh này sẽ liên tục cung cấp dữ liệu giúp phát hiện các mối đe dọa và dẫn đường cho vũ khí siêu thanh tấn công loại bỏ các mối đe dọa đó một cách hiệ quả quả nhất.
Tiền và vũ khí
Nhật Bản dự định chi một số tiền tương đối lớn, ngay cả nếu so với ngân sách khổng lồ của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho chương trình vũ khí siêu thanh. Cụ thể, trong các năm tài chính 2018 và 2019, khoản ngân sách đã chi cho công tác nghiên cứu- khoa học và thiết kế- thử nghiệm (R & D) về HVG là 170 triệu đô la (khoảng 18,5 tỷ yên Nhật Bản).
Trong năm tài chính 2020, khoản ngân sách chi cho nội dung này là 230 triệu đô la. Theo kế hoạch, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ nhận phiên bản đầu tiên của tổ hợp – phiên bản tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất vào năm tài chính 2026. Còn đối với tên lửa có cánh (Hypersonic Cruising Missile),- dự kiến kiểu tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2030.
Và sau đó, trong những năm 30, giới lãnh đạo quân sự Nhật Bản muốn có được các phiên bản cải tiến của HCM và HVGP, và tất nhiên, sẽ có các kinh phí bổ sung.
Vũ khí siêu thanh Đất nước Mặt Trời mọc: Nhật quyết đấu với Nga và Mỹ về vũ khí siêu thanh
Xin giới thiệu chương trình vũ khí siêu thanh của Nhật Bản qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Ilia Legat. Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 20/3/2020.
baodatviet.vn