[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Sự khác biệt khiến Nga điều gấp Ka-52M đến Syria
(Vũ khí) - Chính sự khác biệt trong trang bị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Ka-52M so với Ka-52 Alligator khiến phiên bản tối tân này được Nga điều đến Syria.

Thông tin về đợt tăng cường khả năng tấn công tầm thấp của Quân đội Nga tại Syria bằng trực thăng Ka-52M được đích thân Tổng giám đốc Công ty trực thăng Nga Andrei Boginsky cho biết:

"Phiên bản Ka-52M cũng sẽ được Nga đưa đến chiến trường Syria để vừa tăng cường sức mạnh cho lực lượng Không quân Nga và hoàn thiện khả năng chiến đấu, thời gian đưa đến Syria có thể là vào cuối tháng 2/2020".

Su khac biet khien Nga dieu gap Ka-52M den Syria
Bộ 3 trực thăng tấn công hàng đầu của Nga.

Lời giải thích về nguyên nhân Ka-52M xuất hiện tại Syria đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, chính sự khác biệt trong hệ thống điện tử, vũ khí cùng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Ka-52M với Ka-52 Alligator khiến trực thăng này được trọng dụng.

Cụ thể, Ka-52M do Nga chế tạo sẽ được trang bị tên lửa hành trình có tầm phóng 100 km, có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất.

Hiện nay, trong các loại tên lửa phóng từ trực thăng trên thế giới thì tầm bắn của tên lửa này được cho là xa nhất, thông thường tên lửa phóng từ trực thăng chỉ có phạm vi tấn công dưới 20km.

Cùng với vũ khí tầm xa, Ka-52M còn được trang bị tổ hợp ngắm bắn quang điện tử mới OES-52. Hệ thống OES-52 được "mô phỏng" theo cảm biến nhắm mục tiêu Safran Strix trang bị cho trực thăng tấn công Eurocopter EC665 Tiger của châu Âu.

Thiết bị này được đánh giá cao hơn nhiều so với GOES-451. Nhiệm vụ của hệ thống này thực hiện các chức năng tương tự như GOES-451, nó có 5 cảm biến: camera ảnh nhiệt, camera TV, thiết bị đo xa laser, chiếu chùm tia laser cho tên lửa chống tăng, cũng như theo dõi tia laser.

Ưu điểm khác của OES-51 là nó nặng 177 kg so với 220 kg của GOES-451. Bên cạnh đó, radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) V006 Rezets thế hệ mới cũng được tích hợp cho trực thăng vũ trang hiện đại hóa Ka-52M.

Theo những thông tin được công bố, radar Rezets có thể phát hiện nhóm xe tăng từ 45 km, một cây cầu đường sắt cách xa 100 km hoặc tàu khu trục từ 150 km.


Ở chế độ không đối không, nó có thể phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản xa radar 3 m2 từ khoảng cách lên tới 50 km và máy bay trực thăng bay lượn từ 20 km.


Với khả năng đặc biệt của Ka-52M, trực thăng Nga có thể dễ dàng phát động tấn công vào mục tiêu phiến quân nhưng vẫn giữ được khoảng cách an toàn.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Không quân Nga đánh chính xác vào đoàn tank thiết giáp Thổ

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Dassault Aviation: FCAS mạnh lơn hẳn F-35 và Su-57
(Vũ khí) - Theo Tập đoàn Dassault Aviation, đến năm 2026, máy bay FCAS sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên, đây sẽ là dòng chiến đấu cơ mạnh hơn cả F-35 và Su-57.

Tuyên bố trên được nhà sản xuất Dassault Aviation của Pháp đưa ra khi nói về thời điểm máy bay chiến đấu trong tương lai (FCAS) chính thức cất cánh.

"Với thế mạnh tàng hình cùng dàn vũ khí tối tân của tiêm kích thế hệ 6, máy bay FCAS đủ sức đánh bại hầu hết chiến đấu cơ trên thế giới hiện nay và là khắc tinh đối với Su-57 Nga và mạnh h[n cả F-35 Mỹ phát triển", nhà sản xuất tuyên bố.

Dassault Aviation: FCAS manh lon han F-35 va Su-57
Hình ảnh máy bay FCAS.

Để đánh bại được tiêm kích hạng nặng Su-57 và mạnh hơn F-35, máy bay FCAS sở hữu những khả năng không thể với những chiến đấu cơ này.

Đặc biệt ở khả năng không chiến tầm xa, radar của Su-57 phát hiện được mục tiêu bay từ cự ly 400 km, nhưng đó phải là vật thể cỡ máy bay ném bom B-52 với diện tích phản xạ radar (RCS) 100 m2.

Tầm trinh sát của Su-57 sẽ giảm đi rất nhiều nếu đối tượng là một chiếc tiêm kích có kích thước gọn gàng như FCAS, đặc biệt chiến đấu cơ này lại sở hữu tính năng tàng hình cực đỉnh.

Mặt khác, công nghệ quét mảng pha điện tử thụ động có đặc tính kỹ thuật không cao, ưu điểm là có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách rất xa của Su-57 nhưng lại không thực sự chính xác.

Loại tên lửa tầm bắn xa nhất của Su-57 là KS-172 tiêu diệt được mục tiêu từ cách xa 300 km (Nga chưa phát triển xong tên lửa mới cho Su-57), nhưng đó chỉ là những máy bay lớn có tính năng thao diễn kém như B-52 hoặc AWACS.

Còn khi chạm trán tiêm kích đối phương, Su-57 vẫn phải trông chờ vào tên lửa R-77. Đối với tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn, Not Escape Zone - NEZ (Vùng không thể trốn thoát) là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa.

Trong thế đối đầu, tên lửa R-77 có NEZ vào khoảng 30 - 40 km. Trong khi đó dù phải dùng lại tên lửa của tiêm kích thế hệ 4+ Meteor nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của FCAS bởi vũ khí này được đánh giá là tên lửa không đối không tầm xa tiên tiến nhất thế giới là Meteor.


"Sát thủ diệt chim sắt" này có tầm bắn tối đa 185 km (so với 150 km của R-77) và đặc biệt chỉ số NEZ cực kỳ ấn tượng - trên 100 km, gấp 3 lần R-77. Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho FCAS lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-57, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35.


Dù còn rất nhiều thông tin về tiêm kích FCAS chưa được tiết lộ nhưng chỉ với những gì được công khai, việc châu Âu tin rằng chiến đấu cơ này đủ sức đánh bại tiêm kích tàng hình Su-57 Nga là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, mọi chuyện có thể sẽ thay đổi khi những vũ khí chính của Su-57 được Nga hoàn thiện.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hơn thập niên nữa Mỹ mới có đối thủ của Borei-A
(Vũ khí) - Nhận định trên được tạp chí National Interest của Mỹ đưa ra khi Nga công bố kế hoạch mua thêm 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân Borei-A.

Theo TASS, Bộ Quốc phòng Nga đã sẵn sàng ký vào bản hợp đồng mua thêm 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược Project 955A (Borei-A).

"Quyết định đã được đưa ra tại diễn đàn Army 2020 về việc đóng thêm hai tàu ngầm mang tên lửa Borei-A. Theo các điều khoản của hợp đồng, cả hai tàu sẽ được đóng tại Nhà máy đóng tàu Sevmash (một phần của Nhà máy đóng tàu United Tổng công ty) vào năm 2021.

Chúng sẽ được xây dựng theo chương trình vũ khí nhà nước hiện có đến năm 2027. Đây sẽ là chiếc Borei-A thứ 9 và thứ 10 được trang bị cho Hải quân Nga", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Hon thap nien nua My moi co doi thu cua Borei-A
Tàu ngầm hạt nhân Nga.
Nói về kế hoạch của Nga, tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, đến năm 2031, Hải quân Mỹ mới có thể được tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Columbia đầu tiên - lớp tàu ngầm có thể được coi là đối thủ của Borei-A.


Thông tin này được báo Mỹ nói đến trong bài viết nói về sức mạnh 5 tàu ngầm hạt nhân siêu hiện đại có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng 30 phút.

Trong số đó có 3 tàu ngầm thuộc về Nga. Trong đó có tàu ngầm lớp Ohio, tàu ngầm thế hệ mới lớp Columbia của Hải quân Mỹ. Cùng với đó là các tàu ngầm lớp Yasen-M, tàu ngầm Borei-A của Hải quân Nga và tàu ngầm Dự án 941 Shark của Nga.

Nhưng theo tiết lộ của báo Mỹ, ít nhất phải đến năm 2031 chiếc tàu ngầm Columbia đầu tiên của Mỹ mới có thể đi vào hoạt động.

Mốc thời gian nói trên cũng đồng nghĩa với với việc phải sau 11 năm nữa, những tàu ngầm hạt nhân Yasen-M và Borei-A của Nga mới có đối thủ từ Mỹ. Bởi đến thời điểm hiện tại, Hải quân Nga đã đưa tàu Borei-A vào hoạt động.

Theo một số thông tin được tiết lộ, tàu ngầm Borei-A được sản xuất với những công nghệ và vật liệu tối tân khiến nó gần đạt đến mức độ vô hình.

Thiết kế tàu ngầm bao gồm hàng chục máy bơm tạo nên trái tim và huyết mạch của cỗ máy chiến tranh dưới nước. Chúng giúp lưu thông chất lỏng trong lò phản ứng hạt nhân, nạp đầy nước cho ngư lôi trước khi tấn công, và cũng chịu trách nhiệm cho phép tàu ngầm chìm hoặc nổi trên mặt nước.

Borei-A được làm bằng thép từ tính rất nhỏ và được phủ bằng cao su cho phép tàu ngầm tàng hình hoàn toàn trước radar của đối phương. Đặc biệt, trên tàu ngầm được trang bị hệ thống ăng-ten hình cầu cho phép phát hiện tàu chiến của địch ở khoảng cách rất lớn.

Nguồn tin này cho biết, hai chiếc tàu Borei-A mua thêm sẽ được ưu tiên trang bị cho Hạm đội Phương Bắc và một chiếc tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Trong khi đánh giá rất cao tàu ngầm Borei-A, Mỹ khẳng định, tàu ngầm thế hệ mới được định danh là Columbia nước này đang phát triển đủ sức đấu tay đôi với tàu ngầm của Nga, Phó chủ nhiệm lực lượng Hải quân Mỹ, ông Bill Moran tuyên bố.


Để thực hiện kế hoạch của mình, Mỹ đang xây dựng 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới thuộc lớp Columbia, chúng sẽ thay thế cho loại tàu ngầm Ohio hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nước này.

Toàn bộ kế hoạch dự án tạo ra tàu ngầm mới này là 15 năm và kinh phí để thực hiện nó được Bộ Quốc phòng cung cấp khoảng 125 tỷ USD. Loại tàu ngầm mới này sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các tàu ngầm thế hệ trước của Mỹ.

Tàu ngầm Columbia sẽ được trang bị hệ thống truyền động động cơ điện, cho phép tàu ngầm vô hình trước radar đối phương. Hơn nữa loại tàu ngầm này còn được trang bị 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident D5 với đầu đạn hạt nhân.


Việc ưu tiên phát triển nhanh loại tàu ngầm mới cho thấy, lãnh đạo Hải quân Mỹ đã nhận ra sự yếu kém của lực lượng tàu ngầm nước này và tàu Columbia sẽ đưa Hải quân Mỹ trở lại để tiếp tục cạnh tranh với Nga ngay trong chương trình Borei-A hay Yasen-M.

Nhưng đến khi Mỹ chính đưa vào trang bị dòng tàu ngầm tối tân Columbia, có thể Nga đã kịp nâng cấp cho Borei-A bằng những vũ khí và khí tài tối tân hơn nữa khiến mục tiêu của Mỹ khó có đạt được.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiền chi cho một chiến dịch Không quân Mỹ nhiều cỡ nào?
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết về chi phí cho các chiến dịch tác chiến của không quân Mỹ qua bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Ryabov Kirill.
Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 21/2/2020.

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Các máy bay tiêm kích F-35. Cơ số tác chiến (bom, tên lửa..) của chúng có thể có giá nhiều triệu đô la. Ảnh: US Air Force
Trong thời gian gần đây, Không quân chiến đấu Mỹ tham gia một số chiến dịch tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Các máy bay và máy bay lên thẳng của Không quân chiến đấu Mỹ thường xuyên thực hiện các lần xuất kích tác chiến để tiêu diệt mục tiêu này hay mục tiêu khác bằng nhiều loại vũ khí hàng không (tức bom, tên lửa phóng từ máy bay- viết tắt- VKHK-ND). Ngoài ra, Không quân chiến đấu Mỹ cũng tiến hành nhiều chuyến bay huấn luyện sử dụng VKHK.

Trong khi các VKHK hiện đại không hề đơn giản (trong sử dụng-ND) và rẻ tiền chút nào, vì vậy, hoạt động tác chiến của Không quân chiến đấu Mỹ “ngốn” của Lầu Năm Góc khá nhiều tiên.

Chi phí tác chiến

Vào thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ đang tham gia hai (2) chiến dịch tác chiến tại các khu vực khác nhau. Trong các năm 2014-2015 Lầu Năm Góc triển khai các chiến dịch tại Trung Đông và Afghanistan.

Nội dung quan trọng của các chiến dịch này là phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khác nhau của đối phương. Công cụ (phương tiện) chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ trên là các máy bay và máy bay lên thẳng chiến đấu, các loại VKHK hiện đại nhất.

Hoạt động của lực lượng không quân của Không quân, Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ trên các chiến trường khác nhau đều có đặc điểm chung là cường độ cao và sử dụng rất nhiều VKHK.

Lầu Năm Góc liên tục cập nhật và công bố các số liệu thống kê tổng thể về các chiến dịch và nhờ vậy mà chúng ta có được một bức tranh chi tiết và tương đối nhiều thông tin về hoạt động của các lực lượng này.

Từ đầu năm 2014 đến hết tháng 1/2020, trong khuôn khổ chiến dịch “Freedom's Sentinel”, các máy bay Mỹ đã thực hiện hơn 46.000 lượt xuất kích tác chiến. Hơn 6.900 chuyến xuất kích cúa máy bay và máy bay lên thẳng trong số đó (46.000) có sử dụng VKHK.

Tổng cộng, đã sử dụng 24.100 đơn vị (tính) VKHK. Các hoạt động tại Iraq và Syria là có cường độ cao nhất. Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện hơn 71.600 lượt xuất kích tác chiến, trong đó có 24.300 lượt có sử dụng VKHK. Tổng số lượng VKHK đã sử dụng– hơn 83.800 đơn vị (tính).

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Các tên lửa “không đối không” AIM-120 AMRAAM. Ảnh: US Navy

Tổng cộng, trong hơn sáu năm, các lực lượng không quân Mỹ đã thực hiện hơn 117.000 lần xuất kích tác chiến và sử dụng gần 108.000 đơn vị (tính) VKHK. Trong số này (VKHK) có các tên lửa có điều khiển và bom các loại khác nhau, vũ khí không điều khiển và các đạn pháo cho pháo trên máy bay.

Mặc dù vậy, ngay cả trong trường hợp khi tính đến các loại đạn pháo tương đối rẻ và được sử dụng ồ ạt, các số liệu thống kê hiện có cũng nói lên rất nhiều điều.

Chi phí tăng mạnh

Cường độ các lượt xuất kích và sử dụng VKHK của tất cả các binh chủng không quân Mỹ (của Không quân, của Hải quân và của Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ) thay đổi theo từng năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng ổn định dần. Chúng ta hãy xem xét một số kết quả cụ thể trong những năm gần đây và tháng đầu tiên của năm nay (2020).

Năm 2018, hầu hết các hoạt động tác chiến được thực hiện trong khuôn khổ Chiến dịch “Inherent Resolve”. Đã thực hiện 16.056 lần xuất kích cho máy bay, trong đó có 1.591 lần có sử dụng VKHK.

Tổng lượng đạn dược tất cả các loại đã sử dụng là hơn 8.700 đơn vị (tính). Trong khuôn khổ Chiến dịch “Freedom's Sentinel” cũng trong năm đó, đã thực hiện gần 8.200 lần xuất kích (hơn 960 lần trong số đó có sử dụng vũ khí) và đã sử dụng 7.632 đơn vị vũ khí.

Tổng cộng, 24.252 lần xuất kích và hơn 16.300 đơn vị VKHK đã sử dụng trong năm đó.

Năm 2019, cường độ hoạt động của Không quân Mỹ tại Syria giảm đáng kể - chỉ còn 13.700 lần xuất kích, trong đó có 976 lần sử dụng tổng cộng 4.729 đơn vị vũ khí. Tại Afghanistan, không có thay đổi đáng kể nào.

Số lượng các lần xuất kích tăng lên đến 8.773, tuy nhiên, số lần sử dụng vũ khí chỉ hơn 2.400 lần - với tổng VKHK đã sử dụng là 7.423 đơn vị (tính). Và như vậy, tổng số lần xuất kích trên cả hai chiến trường gần như không thay đổi và mức tiêu thụ VKHK đã giảm xuống chỉ còn 12.100 đơn vị (tính).

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Khoang hàng (chứa vũ khí) của máy bay tiêm kích F-22: đã có vài triệu đô la treo trên các móc treo bên trong. Ảnh: Wikimedia Commons
Trong tháng đầu tiên của năm 2020, các máy bay Mỹ đã thực hiện hơn 1.000 chuyến bay trên không phận Syria và sử dụng vũ khí 8 lần. Đã sử dụng 68 đơn vị VKHK các loại Trong cùng khoảng thời gian đó, các máy bay Mỹ cũng đã thực hiện 633 chuyến bay tại Afganistan và sử dụng vũ khí 129 lần với 415 đơn vị VKHK.

Cường độ hoạt động tác chiến như vậy nhìn chung là phù hợp với xu hướng chung . Nếu chúng không thay đổi, thì năm 2020 này, các chỉ số tổng thể sẽ không khác biệt nhiều so với các giai đoạn trước đây.

Tổ chức mua vũ khí

Để bổ sung VKHK, Các lực lượng vũ trang Mỹ phải mua các sản phẩm mới tất cả các lớp. Do Mỹ hiện đang thực hiện chính sách sử dụng nhiều các hệ thống vũ khí chính xác cao có điều khiển, nên các đợt mua sắm bổ sung và thay thế vũ khí như vậy tốn nhiều tiền và chiếm một phần đáng kể trong trong ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Việc mua sắm VKHK và các “vật tư tiêu hao” khác cho Không quân chiến đấu Mỹ được nhiều bộ ngành khác nhau cùng thực hiện. Cụ thể, Bộ Không quân Mỹ mua sắm để đảm bảo cho nhu cầu của Không quân.

Không quân hải quân và Không quân Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ- do Bộ Hải quân chịu trách nhiệm chung. Lục quân Mỹ tự mua sắm VKHK cho Không quân lục quân.

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Mô hình tên lửa AGM-114. Mỗi chi tiết bên trong tên lửa trị giá hàng ngàn đô la. Ảnh: Wikimedia Commons
Giá mua một sản phẩm cùng loại có thể khác nhau trong các hợp đồng khác nhau. Giá của một quả tên lửa hoặc một quả bom phụ thuộc vào biến thể, số lượng mua, thời gian giao hàng, vv.

Ví dụ, nếu mua sắm trong khuôn khổ ngân sách quốc phòng và đặt hàng theo các điều khoản của Overseas Contingency Operations - giá mua có thể dao động đáng kể.

Mấy ngày trước đây, Tờ The War Zone công bố một số thông tin rất đáng quan tâm về giá VKHK do Mỹ sản xuất. Những dữ liệu này được dẫn từ bản Dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ cho năm tài chính 2021.

Sau vài tháng nữa, dự án trên sẽ được tất cả các cơ quan hữu quan xem xét và thông qua để thực hiện.

Quy ra tiền

Trong năm tới, Lầu năm góc có kế hoạch mua một số tên lửa “không đối không” có điều khiển. Cụ thể là hai kiểu tên lửa với một số biến thể. Đó là các tên lửa AIM-120D AMRAAM.

Không quân Mỹ sẽ mua những tên lửa như vậy với giá 1.095.000 đôla mỗi quả. Giá cho Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ là 995.000 đôla mỗi quả.

Cũng có kế hoạch mua tên lửa AIM-9X Sidewinder một số biến thể. Đã chốt được mức giá trung bình của sản phẩm các biến thể AIM-9X-2 Block II và AIM-9X-3 Block II +.

Bộ Hải quân Mỹ sẽ trả 430.800 đô la cho mỗi quả tên lửa, còn Bộ Không quân- mỗi quả sẽ phải chi 472.000 đô la.


Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Tên lửa “không đối đất” AGM-158 JASSM đang bay. Ảnh: US Air Force
Sẽ tiếp tục mua tên lửa “không đối đất” AGM-114 Hellfire. Không quân Mỹ dự định đặt hàng một số biến thể tên lửa trên với giá trung bình là 70.000 đôla/ quả. Lục quân cũng có kế hoạch đặt mua vũ khí này với mức giá trung bình là 76.000 đôla / quả.

Hải quân Mỹ có vẻ mạnh tay hơn trong đàm phán – trong hợp đồng mới của Hải quân Mỹ có ghi giá một quả tên lửa kiểu trên giảm xuống chỉ còn 45.000 đôla.

Thông tin về Kế hoạch mua sắm tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM cũng rất đáng chú ý. Không quân Mỹ dự định mua kiểu tên lửa này với giá 3,96 triệu đôla mỗi quả.

Nhưng Hải quân hy vọng sẽ tiết kiệm được một khoản rất đáng kể bằng cách “ép giá” xuống chỉ còn 3,518 triệu đôla/ một tên lửa.

Lầu Năm Góc cũng sẽ dành các khoản tiền rất đáng kể để mua bom có điều khiển. Không quân và Hải quân Mỹ đã có kế hoạch mua để bổ sung cho kho bom GBU-39 / B SDB II.

Mỗi “sản phẩm” kiểu này sẽ ngốn của ngân sách Không quân 195.000 đô la, của Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ- gần 221.000 đôla. Việc hiện đại hóa bom trên theo dự án JDAM sẽ có giá lần lượt là 21.000 hoặc 22.200 đô la/quả cho Không quân và Hải quân.

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM và phương tiện mang nó - máy bay tiêm kích F / A-18E / F. Ảnh : US Navy

Số lượng các loại sản phẩm này và cùng với đó, tổng giá trị tất cả các hợp đồng chưa được công bố. Tuy nhiên, chúng ta có thể phán đoán- mỗi hợp đồng mua sắm mới trong khuôn khổ năm tài chính 2021 sẽ có giá ít nhất hàng chục triệu đô la.

Ngoài ra, trong ngân sách quốc phòng (Mỹ) cũng có các chương mục đảm bảo kinh phí cho công tác bảo trì các VKHK đã mua trước đó và đang được bảo quan trong các kho vũ khí.

Chiến tranh không rẻ chút nào

Vì những lý do rất dễ hiểu, Lầu Năm Góc sẽ không công bố các số liệu thống kê chính xác và chi tiết về chủng loại, tỷ lệ và số lượng VKHK đã được sử sử dụng.

Tuy nhiên, những dữ liệu tiếp cận được cho phép hình dung một bức tranh toàn cảnh khá thú vị. Thậm chí cả những ước tính chỉ gần đúng thôi cũng giúp chúng ta hình dung những khoản tiền đã được chi để tiêu diệt các kiểu mục tiêu khác nhau.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm nay (2020), Không quân chiến đấu Mỹ đã thực hiện gần 1.650 lần xuất kích và đã “tiêu tốn” hơn 480 đơn vị (tính) VKHK.

Tùy vào chủng loại loại và số lượng đạn dược, số tiền chi cho số vũ khí đó phải hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu đô la. Nếu tính đến việc những công việc như vậy của Không quân Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm, thì có thể ước lượng tổng số tiền vào khoảng bao nhiêu.

Nhưng dù tốn kém như vậy, nước Mỹ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng chi. Ngân sách quốc phòng trong năm tài chính 2020 lên tới 738 tỷ USD và một phần đáng kể trong số đó sẽ được dùng để mua trang thiết bị kỹ thuật quân sự và vũ khí cho Không quân chiến đấu Mỹ (của cả bốn quân chủng-ND).

Cụ thể- 3,7 tỷ đô la đã được phân bổ để mua các “sản phẩm” cho Không quân lục quân, gần 20 tỷ đô la cho (quân chủng) Không quân và 18,5 tỷ sẽ được chi cho Không quân hải quân.

Trong các bản dự chi này có cả các khoản để mua VKHK, và cả khoản ngân sách để mua các loại vũ khí khác. Những khoản kinh phí được phân bổ nói trên cho phép Lầu Năm Góc mua sắm tất cả các “sản phẩm” cần thiết với số lượng mà họ cho là phù hợp.

Vì vậy, Không quân chiến đấu Mỹ sẽ có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động tác chiến theo cường độ như trước đây.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Houthi công bố kho tên lửa 'sát thủ' với máy bay Saudi
(Vũ khí) - Ngày 23/2, lực lượng Houthi tại Yemen lần đầu tiên cho công bố hình ảnh kho tên lửa đối không khổng lồ do nhóm này tự phát triển.

Số tên lửa khổng lồ này được công bố trong một buổi triển lãm do nhóm này tự tổ chức với sự tham gia của các quan chức cấp cao như Chủ tịch Hội đồng Chính trị Tối cao của lực lượng Houthi, Mahdi al-Mashat và chỉ huy quân đội của Houhti, Thiếu tướng Mohamed al-Atifi.

"Những tên lửa chúng tôi đang có sẽ làm cục diện trận chiến với những kẻ xâm lược bởi khả năng tác chiến cực ấn tượng của chúng", chủ tịch al-Mashat tuyên bố.

Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi
Houthi công bố loạt tên lửa mới.
Trong triển lãm lần này, dòng tên lửa đối không Thaqib-1, Thaqib-2 và Thaqib-3 lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng. Cùng với đó là hệ thống tên lửa đất đối không SA-6 được nâng cấp sâu cũng được công bố.

Theo giới thiệu của al-Mashat, Thaqib-1 là dòng tên lửa do các kỹ sư của Houthi tự nghiên cứu phát triển dựa trên nguyên mẫu R-73E do Liên xô sản xuất. Khác với nguyên bản được phóng từ chiến đấu cơ, Thaqib-1 đã có nhiều thay đổi để phóng từ bệ phóng mặt đất.


Đạn tên lửa này được thiết kế để tìm kiếm mục tiêu bằng tầm nhiệt nên không cần sự can thiệp nào từ lực lượng phóng mặt đất sau khi quả đạn được phóng đi. Tầm bắn của Thaqib-1 khoảng trên 30km và nó có thể bắn hạ bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi tác chiến.

Dòng tên lửa mới thứ 2 được giới thiệu là Thaqib-2. Dù là tên lửa được Houthi phát triển mới nhưng tên lửa này cũng được phát triển theo nguyên mẫu có từ thời Liên xô đó là R-27T tầm trung.

Cũng giống như R-73E, R-27T được điều khiển bằng cách phát hồng ngoại với tính năng lửa bắn và quên đi. Tầm bắn ban đầu của tên lửa có thể lên tới 70 km. Tuy nhiên, phạm vi của Thaqib-2 được Houthi đặt ở mức khiêm tốn hơn.

Dòng tên lửa mới thứ 3 là Thaqib-3 cũng là sản phẩm được sửa đổi từ tên lửa không đối không nhưng nguyên mẫu này tối tân hơn nhiều do Nga sản xuất đó là RVV-AE.

Không giống như R-73E và R-27T, RVV-AE được dẫn đường bằng cách rọi radar chủ động. Tên lửa cũng được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với cập nhật thông tin dọc đường bay khi tấn công mục tiêu.

Mặc dù RVV-AE rất mạnh nhưng do được thiết kế để phóng từ trên không nên việc phòng tên lửa này từ mặt đất trở nên rất khó khăn. Nhưng điều này vẫn hoàn toàn có thể nhờ vào công cụ tìm kiếm radar doppler-monopulse đa chức năng tiên tiến trên tên lửa.

RVV-AE được thiết kế để tấn công những mục tiêu ngoài tầm nhìn, với tầm bắn 80 - 100 km. Tuy nhiên, biến thể được Houthi công bố chỉ có tầm bắn trên 20 km.

Dù là lần đầu tiên được công bố với định danh Thaqib-1, Thaqib-2 và Thaqib-3 nhưng trong thực tế những tên lửa này đã tham gia nhiều cuộc tấn công vào máy bay Saudi Arabia, Mỹ và chúng đang trở thành cơn ác mộng với lực lượng liên minh Arap do Saudi đứng đầu.

Hôm 14/2, một chiếc cường kích Tornado của Không quân Hoàng gia Saudi Arabia bị Houthi bắn rơi bằng một quả tên lửa Thaqib-2 khi đang thực hiện hoạt động không kích tại Yemen.

Đây là chiến công mới nhất kể từ cuối năm 2019 đến nay Houthi đạt được trong cuộc chiến chống lại liên minh Arap. Trong năm 2019, Houthi đã bắn hạ được 7 chiến đấu cơ các loại, 9 máy bay trinh sát không người lái cùng 53 máy bay tấn công không người lái.

Theo tuyên bố của lực lượng này, trong 7 chiếc chiến đấu cơ bị bắn hạ phần lớn thuộc về Không quân Saudi Arabia và có cả một chiếc F-15 Mỹ. Điều đặc biệt tất cả những "nạn nhân" nói trên đều do Thaqib-1, Thaqib-2 và Thaqib-3 bắn hạ.


Một số hình ảnh loạt tên lửa mới của Houthi

Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi
Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi

Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi
Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi
Houthi cong bo kho ten lua 'sat thu' voi may bay Saudi

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Siêu tàu ngầm Mỹ bị lột vỏ khi hoạt động gần Nga
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa gây bất ngờ khi công bố hình ảnh về tình trạng thê thảm của tàu ngầm hạt nhân USS Colorado vừa trở về từ Bắc Cực.

USS Colorado là chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị hồi cuối năm 2017. USS Colorado được hoàn thành với khoản kinh phí ước tính lên tới 2,6 tỷ USD.
Dù rất mới nhưng nhín vào bức ảnh được Hải quân Mỹ công bố người ta khó có thể nhận ra chiếc tàu này bởi lớp vỏ ngói cách âm bao phủ hai bên thân tàu bị lột ra khá nhiều.
1582679083025.png
Phần vỏ của USS Colorado bị lột khỏi thân lộ rõ cả phần bị gỉ.
Ngoài ra, lớp ngói cách âm của USS Colorado bị tróc cũng đã để lộ ra những vết gỉ loang lổ ở thân tàu. Điều này cho thấy, dường như ngói cách âm bề mặt của con tàu đã bị tróc từ lâu, làm cho thân tàu bị gỉ do sự ăn mòn của nước biển.

Để giảm thiểu độ ồn, nâng cao tính năng tàng hình, trên bề mặt thân của các tàu ngầm hiện đại đều được bao phủ một lớp ngói cách âm. Vật liệu này cũng cách ly vỏ tàu với nước biển, giúp vỏ tàu tránh được sự ăn mòn của nước biển.
Ngói cách âm thường được làm bằng cao su tổng hợp, trong khi độ mặn của nước biển rất cao, tính ăn mòn của ngói cách âm bằng vật liệu cao su lại rất mạnh. Vì vậy, sau một thời gian phục vụ, các tàu ngầm sẽ xuất hiện hiện tượng ngói cách âm bị phá hủy và tróc, cần phải tiến hành bảo trì kịp thời.
Rất dễ thấy, một số ngói cách âm trên bề mặt tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Colorado không phải mới bị tróc mà là kết quả của sự tích tụ trong thời gian rất dài.
Hải quân Mỹ không đưa ra lời giải thích nào cho tình trạng thê thảm của chiếc tàu ngầm thế hệ mới này nhưng họ tiết lộ, đây là hậu quả từ chuyến đi biển dài ngày tại Bắc Cực - đây cũng là khu vực đang được Hải quân Nga tăng cường hoạt động với những chiếc tàu ngầm tối tân hàng đầu của mình.
Căn cứ vào thông tin này, giới chuyên gia cho rằng việc lớp vỏ của USS Colorado bị lột nham nhở chỉ có thể được giải thích bằng cách do con tàu này thực hiện những bài diễn tập đội nổi lên mặt băng bất ngờ từ lớp băng dày tại Bắc Cực để phát động tấn công.
Trong quá trình diễn tập khi phải va chạm mạnh với lớp băng dày, phần vỏ trên thân tàu đã bị lột. Tình trạng tương tự cũng từng xảy ra với chiếc USS Mississippi cũng thuộc lớp Virginia.
Theo thiết kế, những tàu ngầm Virginia của Mỹ có thể húc thủng được lớp băng dày tối đa 800mm khi nổi. Trong khi đó, những tàu ngầm hạt nhân của Nga đang hoạt động tại khu vực này có thể dễ dàng xuyên thủng lớp băng dày tới 1,2m.
Để làm được điều này, các nhà phát triển Nga đã dùng loại vật liệu siêu bên làm khung thân khiến nó được đánh giá có độ bền gấp nhiều lần tàu Mỹ.
Mặc dù vậy, tờ National Interest vẫn cho rằng USS Colorado là chiếc tàu ngầm được thiết kế cho nhiệm vụ đối trọng với Nga và nó hoàn toàn có thể thực hiện điều đó.
Đại tá hải quân Mike Stevens, giám đốc chương trình đóng tàu ngầm Mỹ cho biết: "USS Colorado được bàn giao khiến Hải quân Mỹ được tăng cường đáng kể sức mạnh ngầm. USS Colorado là tàu ngầm lớp Virginia mạnh nhất, được trang bị những công nghệ và tính năng tối tân".

Trong số những thay đổi mới của USS Colorado phải kể đến đó là lớp phủ cách âm mới, một số cải tiến cơ cấu dẫn động, bộ máy và bộ định vị thủy âm mới. Với bộ định vị sóng âm mới này trên tàu ngầm sẽ làm tăng khả năng phát hiện các tàu của địch.
Ngoài ra, USS Colorado còn được lắp động cơ đã được cải tiến. Vị giám đốc này cho biết thêm, có khoảng 20% bộ phận của chiếc tàu ngầm này được thiết kế lại, chủ yếu đối với phần đầu tàu – những thay đổi để phù hợp cho nhiệm vụ đối trọng với tàu ngầm Yasen của Nga.

Phần đầu tàu của USS Colorado ngoài 12 ống bắn tên lửa Tomahawk độc lập, thay thế bằng 2 ống bắn VPT cỡ lớn, 2 ống bắn này không chỉ có thể lắp tên lửa Tomahawk, còn có thể lắp nhiều loại vũ khí khác, bộ cảm biến và tàu lặn.
Đây là loạt thay đổi của USS Colorado so với những chiếc tàu cùng lớp khiến Hải quân Mỹ tin rằng nó đủ mạnh để đánh bại được tàu ngầm Nga nếu xảy ra xung đột.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Những quái vật nguyên tử của Đô đốc Sergei Gorshkov
(Bình luận quân sự) - Những quái vật nguyên tử Liên Xô/Nga được phát triển dưới thời Đô đốc Sergei Gorshkov làm Mỹ và NATO lo lắng nhất.
Đã 110 năm đã trôi qua kể từ ngày sinh đô đốc Sergei Gorshkov (26 tháng 2, 1910). Vị tướng huyền thoại này là tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, trong 29 năm (1956-1985), ông đã biến Hải quân Liên Xô thành một hạm đội đại dương thực sự. Những tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng, tàu ngầm nguyên tử được chế tạo trong thời gian này với vũ khí hạt nhân mạnh mẽ và có độ bền cao, còn được sử dụng trong nhiều thập kỷ tới.
Một bài viết của hãng thông tấn Nga Sputnik đã nêu bật những công lao của vị Đô đốc Liên Xô và mô tả cách thức xây dựng “thành phần biển” trong bộ ba hạt nhân của Liên Xô và lý do tại sao các ý tưởng của Đô đốc Gorshkov hiện vẫn còn mang tính thực tiễn.
Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Nắm đấm hạt nhân đầu tiên dưới nước
Sau khi đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh hải quân Liên Xô, Đô đốc Sergei Gorshkov thực hiện chương trình phát triển hạm đội tàu ngầm, với mục tiêu là gia tăng đáng kể khả năng tấn công của Hải quân và củng cố vị thế đất nước trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ trên các đại dương rộng lớn.
Năm 1959, tàu ngầm hạt nhân “Dự án 658” (Project 658) lớp Proyekta (NATO gọi là lớp Hotel) được đưa vào sử dụng, có thể lặn xuống độ sâu 300 mét, tốc độ lên tới 26 hải lý (48 km/h) khi bơi ngầm dưới nước, thời gian hải hành liên tục đạt tới 50 ngày.
Trong năm 1963, một trong những tàu ngầm loại này là tàu K178 đã thực hiện chuyến đi ngầm xuyên vùng cực kéo dài 16 ngày, đi qua quãng đường 4500 dặm từ Murmansk tới vùng Viễn Đông.
Trong chuyến đi này, thủy thủ đoàn đã thành công việc tìm kiếm từ dưới lớp băng dày những khu vực mà tàu có thể nổi lên, thực hành phóng tên lửa đạn đạo, nghiên cứu địa hình đáy biển Bắc Băng Dương, thử nghiệm khả năng liên lạc vô tuyến và thiết bị dẫn đường ở vĩ độ cao.

Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Tàu ngầm hạt nhân K-178 của dự án 658
Trong một thời gian dài, các tàu ngầm Dự án 658/658M là đối trọng với các tàu ngầm hạt nhân Mỹ và là thành tố quan trọng của bộ ba hạt nhân Liên Xô, liên tục thực hiện các chuyến hải hành tuần tra đến tận bờ biển Hoa Kỳ.
16 xúc tu của “Con mực” Kalmar
Vào giữa những năm 1970, hạm đội được trang bị ba tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thuộc Dự án 667BDR “Kalmar”, với lượng giãn nước 13.700 tấn, tốc độ 24 hải lý/giờ (44 km/h), có khả năng lặn sâu 320 mét.
Mỗi chiếc “Kalmar” (nghĩa là “Con mực”) mang theo 16 tên lửa đạn đạo R-29R Vysota sức mạnh 600 kiloton, có thể tấn công hiệu quả một khu vực rộng lớn hoặc các mục tiêu nhỏ được bảo vệ tốt.
Tàu ngầm được trang bị thiết bị sonar hiện đại, liên lạc và dẫn đường không gian, hoạt động yên tĩnh và tiện nghi thoải mái hơn nhiều cho thủy thủ đoàn.
Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Tàu ngầm hạt nhân K-433 dự án 667BDR Kalmar (Con mực)
Hầu hết các tàu ngầm “Kalmar” chế tạo dưới thời Liên Xô đã phục vụ quá thời hạn, tuy nhiên, một số chiếc trải qua quá trình hiện đại hóa, vẫn đang tiếp tục hoạt động và thực hiện thành công nhiệm vụ chiến đấu cho đến khi chúng được thay thế hoàn toàn bằng dự án tàu ngầm hạt nhân mới nhất Project 955, lớp “Borey” theo thiết kế hoàn toàn mới của Nga.
“Akula” đối trọng với “Ohio”
Để đáp trả lại chương trình tàu ngầm chiến lược (SSBN) lớp “Ohio” Mỹ, trang bị 24 tên lửa liên lục địa Trident với 8 đầu đạn mỗi chiếc, Liên Xô đã phát triển tên lửa đạn đạo R-39 Rif (NATO: SS-N-20 Sturgeon) mới với 10 đầu đạn độc lập và chế tạo một tàu ngầm mới lớn nhất trong lịch sử.
Tàu ngầm “Dự án 941” lớp Akula (mã NATO là Typhoon) là tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử, được chế tạo theo một thiết kế hoàn toàn mới. Cấu tạo của tàu ngầm lớp Akula là một bước cách mạng trong công nghệ đóng tàu ngầm. Chiếc tàu này thực tế giống như hai chiếc tàu ngầm đặt chồng vào nhau, kết hợp trong một thân tàu.
Chiến Akula đầu tiên có lượng giãn nước 48.000 tấn, trang bị 20 tên lửa R-39 được chuyển giao cho hạm đội Hải quân Liên Xô vào năm 1981.
Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc dự án 941, lớp Akula (Cá mập)
Hiện nay, Hải quân Nga chỉ còn một tàu ngầm dự án này, mang tên “Dmitry Donskoy” (mang số hiệu (TK-208) - được chuyển đổi để thử nghiệm và phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mang tên “Cái chùy” RSM-56 Bulava (NATO: SS-NX-30).
Pháo đài hạt nhân nổi siêu mạnh
Mặc dù chú trọng phát triển năng lực tấn công hạt nhân dưới đáy biển nhưng Tư lệnh hải quân Liên Xô Sergei Gorshkov không hề coi nhẹ tầm quan trọng của hạm đội tàu mặt nước.
Vị trí đặc biệt quan trọng trong lực lượng Hải quân Liên Xô được trao cho các tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng thuộc “Dự án 1144”, lớp Orlan (NATO gọi là lớp Kirov), có khả năng hoạt động độc lập ở vùng biển xa.

Với lượng choán nước hơn 25.000 tấn, chiều dài 250 mét, thủy thủ đoàn khoảng 800 người, đây là chiếc tàu mặt nước lớn nhất thế giới không thuộc loại tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ trực thăng.
Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Tuần dương hạm nguyên tử Project 1144, lớp Orlan tàu mặt nước lớn nhất thế giới
Tất cả các vị trí quan trọng của tàu tuần dương lớp Orlan được bao phủ bằng vỏ giáp dày. Mục đích chính của tàu là có thể hoàn toàn độc lập tác chiến trong thời gian dài, có đủ khả năng tiêu diệt đội hình tàu sân bay đối phương, và do đó, nó được trang bị vũ khí đến tận răng.
Tàu nổi tiếng nhất trong dự án là “Piotr Đại đế”, mang theo 12 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO: SS-N-19 Shipwreck) có tầm bắn 550 - 625 km; hệ thống phòng không mạnh mẽ (96 quả tên lửa phòng không S-300 có tầm bắn 150 km, hiện được nâng cấp lên S-400 với 96 quả tên lửa tầm bắn 400 km).

Tàu tuần dương thứ hai của dự án này là “Đô đốc Nakhimov” hiện đang được sửa chữa và hiện đại hóa sâu sắc, sẽ hoàn thành vào năm 2021. Theo một số báo cáo, tàu tuần dương sẽ được trang bị lại đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, kể cả tên lửa siêu thanh mới nhất “Zircon”.
Kế hoạch chưa hoàn thành
Sinh thời, Đô đốc Gorshkov mơ ước về một hạm đội biển xa có thể giúp Hải quân Liên Xô tạo được đối trọng với các nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ, nhiệm vụ này có thể được đội tàu chiến hạt nhân độc lập, vũ trang tốt thực hiện.
Nhung quai vat nguyen tu cua Do doc Sergei Gorshkov
Mô hình tàu sân bay nguyên tử “Dự án 1143.7” lớp Ulyanovsk
“Chủ lực” của hạm đội tàu mặt nước trong tương lai được Liên Xô giao cho tàu sân bay nguyên tử “Dự án 1143.7” lớp Ulyanovsk, được cho là sẽ thay thế các tàu dự án “Orlan” và tàu chống ngầm hạt nhân.
Nhưng kế hoạch của vị đô đốc vĩ đại này đã không được thực hiện do chi phí quá cao và quan trọng nhất là sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, khiến “người thừa kế” là nước Nga sau này lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Elon Musk:Kỷ nguyên máy bay chiến đấu đã qua, F-35 vô dụng

Người sáng lập SpaceX, giám đốc điều hành Tesla cho rằng chiếc F-35 tối tân của Mỹ sẽ không có cơ hội chống lại một UAV.
Trong một dòng tweet đăng tải trênTwitter vào ngày 28/2 , tỷ phú Elon Musk, người sáng lập SpaceX và là giám đốc điều hành Tesla khẳng định, chiếc máy bay chiến đấu F-35 tối tân của hãng Lockheed Martin, hệ thống vũ khí đắt đỏ nhất của Lầu Năm Góc, sẽ không có cơ hội chống lại một chiếc máy bay không người lái điều khiển từ xa (UAV).

"Đối thủ cạnh tranh của F-35 sẽ là một máy bay chiến đấu không người lái được điều khiển từ xa bởi con người, mà sự cơ động của nó được tăng cường bởi khả năng tự hành", ông Musk viết trên Twitter.

Nhận xét trên được đưa ra sau khi Lee Hudson, biên tập viên của Tuần báo Hàng không dẫn lời ông Musk phát biểu trong một hội nghị gần đây của Không quân Hoa Kỳ (USAF) rằng kỷ nguyên của máy bay chiến đấu đã qua.

Elon Musk:Ky nguyen may bay chien dau da qua, F-35 vo dung
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: Sputnik
Trên trang Twitter của mình, Hudson đặt câu hỏi rằng, liệu những tuyên bố của Musk có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ lại chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 để thay thế F/A-18 E/F Super Hornet?

Trước đó, theo Defense News, khi được hỏi tại hội nghị của USAF rằng liệu ông có bất kỳ ý tưởng sáng tạo nào về việc cách mạng hóa cách chiến đấu trên không hay không, Elon Musk đã nhắc nhở những tiếng xì xào và tiếng cười khi cho rằng việc nói về thời đại của máy bay chiến đấu là vô nghĩa.

Theo Musk, tương lai của chiến tranh sẽ thuộc về những máy bay chiến đấu không người lái – dù hiện tại chúng chỉ như những món đồ chơi – chứ không phải những máy bay chiến đấu truyền thống đắt đỏ.

"Chiến tranh không người lái chính là tương lai. Nó không phải là vì tôi muốn tương lai như vậy – đây là việc tương lai sẽ như vậy", ông chủ Telsa nhận định và cảnh báo ôvề việc nước Mỹ đang có nguy cơ tụt lại sau các quốc gia khác nếu không ưu tiên cho sự sáng tạo.

"Đây không phải là một nguy cơ của quá khứ, mà là một nguy cơ ngay trong hiện tại. Tôi không nghi ngờ rằng nếu nước Mỹ không tìm kiếm sự sáng tạo trong không gian, họ sẽ đứng thứ hai trong không gian vũ trụ".

Máy bay chiến đấu F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, được cho là máy bay chiến đấu đắt nhất trong lịch sử, với ngân sách dành cho chương trình vượt quá 1 nghìn tỷ USD.

Mặc dù vậy, chiếc máy bay này vẫn tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt vấn đề có thể khiến tính mạng của các phi công gặp nguy hiểm.

Các tài liệu thu được từ Defense News chỉ ra rằng, một số phi công F-35 đã gặp tình trạng áp suất trong khoang lái tăng cao khiến họ bị đau xoang mũi và nhức tai, trong khi máy bay bị biến dạng ở vận tốc lớn hơn Mach 1.2 cũng như gặp vấn đề hoạt động ở vùng thời tiết lạnh giá.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Sự thật Pantsir-S1 Syria bị Thổ phá hủy
(Vũ khí) - Các chuyên gia cho biết hình ảnh ghi lại thời khắc phá hủy hệ thống phòng không Pantsir-S của Syria hóa ra chỉ là tác phẩm giả mạo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Đại tướng Hulusi Akar mới đây đã cho biết, sau cuộc tấn công trả đũa quyết liệt của không quân nước này, hơn 200 mục tiêu của Quân đội chính phủ Syria (SAA) đã bị phá hủy.

"Kết quả của đòn trả đũa là 5 máy bay trực thăng, 23 xe tăng, 23 súng và pháo, cùng hệ thống phòng không Buk-M2E (SA-17), Pantsir-S1 (SA-22), 309 thiết bị quân sự đã bị vô hiệu hóa.

Cuộc tấn công này được thực hiện mặc dù thực tế là chúng tôi đã đạt được thỏa thuận trước đó với các quan chức Nga", ông Hulusi Akar nói rõ.


Không lâu sau đó các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải hình ảnh được cho là ghi lại khoảnh khắc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Syria bị máy bay không người lái tấn công và hủy diệt.

Mặc dù vậy, rất nhanh chóng hình ảnh này đã bị chỉ ra là hoàn toàn giả mạo.

Su that Pantsir-S1 Syria bi Tho pha huy
1583120404684.png
Hình ảnh tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy là giả mạo

Theo các chuyên gia quân sự, hình ảnh được chú thích là hệ thống phòng không Pantsir-S1 bị phá hủy không thuộc về Quân đội Syria. Đoạn video được thực hiện trong cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào một trong những căn cứ quân sự của Quân đội Quốc gia Libya - LNA.

Điều này được xác nhận gián tiếp bởi một số đặc điểm bên ngoài của tổ hợp Pantsir-S1 bị phá hủy, khi nó sử dụng khung gầm xe tải việt dã MAN SX45, đặc trưng của Quân đội Các tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE đang chiến đấu trong đội hình LNA.

Đại diện Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chưa bình luận về thông tin về sự giả mạo trên, tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng thực tế là thông tin về việc này đã xuất hiện vài ngày trước, nhưng không có bằng chứng nào từ Syria hoặc Nga, điều cũng dẫn đến nhận định là Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã cung cấp dữ liệu sai lệch.


"Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 có khả năng phát hiện các mục tiêu như máy bay không người lái từ xa nhiều km. Nếu vị trí triển khai Pantsir-S1 thực sự bị tấn công, Quân đội Syria sẽ bắn hạ tất cả các máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ một cách dễ dàng như đã được chứng minh với UAV Anka-S", chuyên gia phân tích của Avia.pro cho biết.


Mặc dù vậy, cũng phải nhìn nhận rằng không phải lúc nào Pantsir-S1 cũng hiệu quả trong việc chống lại máy bay không người lái, bằng chứng là thước phim chiếc Harop của Israel đã phá hủy hệ thống tương tự bất chấp có tới 2 tên lửa 57E6 được phóng lên.

Mỹ, Thổ, Israel toàn đánh vào mô hình, pts và fake news chứ lâu nay làm gì có tiêu diệt được lực lượng Syri, Iran, Nga nào =))
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Sau 10 năm nữa, Hải quân Nga chỉ còn 12 tàu ngầm
(Bình luận quân sự) - Người Mỹ dự báo là Hạm đội tàu ngầm Nga sẽ chỉ còn là con hổ trên giấy.
Xin lại tiếp loạt bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên qia quân sự Nga, nguyên kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov.
Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa”ngày 1/3/2-2020
Sau đây là nội dung bài viết:
Sau 10 nam nua, Hai quan Nga chi con 12 tau ngam
Trên ảnh: tàu ngầm tên lửa chiến lược của Hạm đội Phương Bắc Hải quân LB Nga “Yuri Dolgoruky “(soái hạm Dự án 955 “Borey”) trước khi phóng loạt tên lửa đạn đạo “Bulava” từ Biển Trắng vào mục tiêu giả định trên trường bắn “Kura”bán đảo Kamchatka Viễn Đông Nga (Ảnh: Cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS)
Mới đây, Tờ báo mạng chuyên ngành quân sự nổi tiếng của Mỹ “The National Interest” (NI) khi bàn luận về sự gia tăng cường độ hoạt động của Hạm đội tàu ngầm Nga, đã cố tìm cách đánh chìm nó. Dĩ nhiên, bằng ngôn từ.
Trong bài báo có tiêu đề “Cảnh báo! Các tàu ngầm Nga đang lang thang ngoài khơi nước Mỹ", tác giả đã dẫn tuyên bố của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Châu Âu Các Lực lượng Vũ trang Mỹ, Tướng Không quân Tod Walters về việc trong năm 2019, cường độ hoạt động của các tàu ngầm Nga đã tăng gấp đôi.
Có nghĩa là bây giờ không phải chỉ có 4-5 tàu ngầm Nga tuần tiễu tác chiến trên các đại dương như trước đây, mà là tới 10 tàu ngầm.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ ngay rằng trên thực tế thì sự gia tăng cường đột ngột cường độ hoạt động mà vị tướng Mỹ vừa mô tả ở trên không hề liên quan gì đến việc thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu tác chiến.
Trên thực tế có 8 tàu ngầm đã tham gia tập trận, còn 2 chiếc nữa – tiến hành các thử nghiệm. Nhưng dù sao thì cuộc tập trận tàu ngầm kéo dài tới gần hai tháng này của Nga cũng đã khiến Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cảm thấy rất bất an.
Bất chấp những tuyên bố của người Nga về những nhiệm vụ thuần túy mang tính chất phòng thủ mà cuộc tập trận này thực hiện, NI vẫn khăng khăng nhấn mạnh rằng – sự hung hăng của người Nga đã thể hiện quá rõ ràng.
Vẫn theo NI thì người Nga tiến ra các đại dương chỉ nhằm mục đích duy nhất là thục luyện cách tiến đến càng sát lục địa Bắc Mỹ càng tốt để tiến hành các đòn tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.
Và để tăng tính thuyết phục cho nhận định trên, NI cũng dẫn các nguồn từ Cơ quan Tình báo Na Uy vốn lâu nay rất nổi tiếng trong “lĩnh vực” sục sạo tìm kiếm tàu ngầm Nga ngoài khơi Na Uy.

Do những hoạt động “nhộn nhịp” chưa từng thấy của Hạm đội tàu ngầm Nga trong suốt 25 năm qua, vào năm 2018, người Mỹ quyết định cho tái thành lập Hạm đội Hai của Hải quân Mỹ. (Nói cho chính xác thì quyết định này đã có từ trước khi Hải quân Nga tiến hành cuộc tập trận nói trên).
Tư lệnh Hạm đội hai, Phó đô đốc Andrew Lewis tuyên bố rằng bờ biển phía đông Mỹ trong bối cảnh tàu ngầm Nga hoạt động mạnh như vậy khó còn có thể là nơi trú ẩn an toàn cho các tàu chiến Mỹ.
Ngay sau khi rời căn cứ ở Norfolk, các tàu chiến Mỹ sẽ gặp nguy hiểm. Và càng xa bờ biển Mỹ, tàu chiến Mỹ càng khó thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu được giao.
Và đó là phát biểu của một thủy thủ cực kỳ dày dạn kinh nghiệm, có trong tay mình tới 6 tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển, 21 tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, 8 tàu ngầm chiến lược, 15 tàu ngầm tấn công đa năng và 13 tàu tuần tiễu.
Đó là còn chưa tính tới một số lượng rất đáng nể các máy bay chống ngầm “Poseidon” mới nhất.
Vậy nhưng tờ NI vẫn áp dụng các định luật số học để tiên đoán về một cái kết sẽ đến rất sớm với Hạm đội tàu ngầm Nga. Và như sau:
Hiện tại, Nga có 62 tàu ngầm thuộc tất cả các lớp. (Trên thực tế, Nga có 68 tàu ngầm, các chuyên gia của NI lấy các số liệu được dẫn trên Wikipedia).
11 trong số đó là các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo, 26 tàu ngầm hạt nhân đa năng mang tên lửa có cánh (hành trình). Và 22 tàu ngầm động cơ điện- diesel. Tổng cộng là 59.
Trong số này không tính các tàu ngầm chuyên dụng vì chúng không được thiết kế để tham gia các hoạt động tác chiến- có 9 tàu như vậy- 8 tàu hạt nhân và một tàu điện- diesel nổi tiếng mang tên “Sarov” vừa mới tham gia thử nghiệm thiết bị ngầm không người lái chiến lược “Poseidon”.
Tiếp theo, trong bài báo trên NI cũng có nói rõ thêm rằng đại bộ phận những tàu ngầm Nga nói trên được đóng vào những năm 80-90. Nhưng phải “phản biện” ngay là chuyện này không quá quan trọng vào thời điểm hiện tại.
Bởi vì tất cả các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược của Mỹ lớp “Ohio" (có 10 chiếc) cũng được đóng trong các năm từ 1984 đến 1997. Vâng, còn những tàu ngầm lớp “Colombia” sắp thay thế cho “Ohio” cũng phải đến đầu những năm 30 tới mới được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ.
Chính vì vậy, lẽ ra tờ báo Mỹ nói trên nên tránh không nên đề cập đến thành tố tàu ngầm chiến lược. Vì ở lĩnh vực này giữa chúng ta (Nga) và Mỹ có sự cân bằng tương đối.
Hơn nữa, các tàu ngầm mới của Nga lớp “Borey” thuộc thế hệ bốn, trong khi đó thì “Ohio”- thế hệ ba. Ngoài ra,các tàu lớp "Borey" đang được đóng theo đúng tiến độ- Hải quân Nga mỗi năm nhận một chiếc lớp “Borey”..
Chính vì vậy mà vào những năm 30, sự suy tàn mà NI tiên đoán cho cả Hạm đội tàu ngầm Nga sẽ không liên quan gì đến thành tố chiến lược của nó. Bởi vì lực lượng tàu ngầm chiến lược Nga luôn nhận được sự ưu tiên cao nhất trong ngành đóng tàu Nga.
Tuy vậy, NI vẫn tin chắc rằng: đến cuối những năm 20, cùng lắm là vào đầu những năm 30, Hải quân Nga sẽ chỉ còn nhiều nhất 12 tàu ngầm. Số còn lại hoặc là hoàn toàn bị loại khỏi vòng chiến, hoặc là sẽ lạc hậu tới mức mà nếu giữ chúng lại trong trang bị sẽ là một việc làm vô nghĩa.
Tất nhiên, NI cũng có thòng thêm một câu là Nga có thể phần nào đó cải thiện được tình hình, mặc dù trong hoàn cảnh hiện tại, khi mà nước Nga bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ tứ bề, sẽ vô cùng khó có thể làm được điều đó.
Nếu như những người thợ đóng tàu Nga đến đầu thập kỷ tới đóng được tất cả các tàu đúng theo các kế hoạch đang có, thì tổng cộng Hải quân Nga cũng chỉ có 28 chiếc tàu ngầm. Có nghĩa là số lượng tàu ngầm của Nga lúc đó sẽ giảm hơn một nửa so với hiện nay.
Biết làm sao giờ- một khi NI chỉ đưa ra kết luận mà không đưa ra bằng chứng, đưa ra kết quả nhưng không chịu làm tính, chúng ta sẽ buộc phải làm một số phép tính số học vậy.
Hãy bắt đầu từ những chiếc tàu ngầm điện- diesel. Hiện nay, trong trang bị đang có 14 chiếc tàu ngầm Dự án 877 “Paltus” và các biến thể của nó. Những tàu ngầm dự án này được đưa vào trang bị Hải quân từ năm 1988 đến năm 1994.
Tất nhiên, chúng không còn “trẻ”, nhưng cũng thật khó để hình dung là hơn một nửa trong số đó sẽ bị loại biên trước những năm 30. Tuy vậy, cứ cho là khoảng 7 chiếc sẽ vẫn còn được khai thác.
Các tàu ngầm Dự án 636.3 “Varshavianka”- có thể nói đây là những tàu ngầm hoàn toàn mới. Có 7 chiếc như vậy. Tàu đầu tiên trong số đó được trang bị cho Hạm đội Biển Đen năm 2013.
Chiếc thứ bảy vừa mới được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 11 năm ngoái. Có nghĩa là tất cả chúng sẽ phục vụ chí ít là hơn 10 năm nữa
Cần cộng thêm vào đây một chiếc tàu ngầm chịu nhiều đau khổ thuộc Dự án 677 “Lada” với tiến trình khai thác thử nghiệm bị hoãn đi hoãn lại. Mặc dù vậy, chắc chắn nó sẽ được hoàn thiện đến đầu đến đũa và đưa vào trực chiến.
Tổng cộng, đến đầu những năm 30, trái ngược hoàn toàn với dự báo của NI, chúng ta sẽ có tới 15 tàu ngầm điện- diesel đứng trong hàng ngũ. Và còn thêm 3 chiếc “Varshavianka” nữa sẽ được đóng xong trong 2 năm tới. Đã có kế hoạch đóng bổ sung 2 chiếc tàu ngầm lớp này nữa.
Thành thử sẽ có 15 (20) – con số trong ngoặc đơn là chỉ số lượng tàu ngầm sẽ có, nếu như các kế hoạch đóng tàu được thực hiện đúng thời hạn.
Bức tranh về tàu ngầm hạt nhân đa năng mang tên lửa có cánh có nhiều màu sắc hơn.

Một tàu ngầm Dự án 955 "Yasen" thế hệ bốn mới được khai thác từ năm 2014. Tuyệt đối không có vấn đề gì với tàu này.
8 tàu Dự án 949A “Antey”. Những chiếc tàu ngầm đầu tiên được bàn giao cho Hải quân vào cuối những năm 80. Chiếc “Antei” mới nhất bắt đầu trực chiến từ năm 1996. 6 tàu trong 8 tàu đó đã qua sửa chữa và hiện đại hóa. 2 chiếc còn lại sẽ được hiện đại hóa xong trước năm 2022. Vì vậy, tất cả những chiếc tàu ngầm này sẽ còn phục vụ lâu dài.
2 tàu ngầm Dự án 671RTMK của Dự án "Shuka" được đưa vào trang bị đầu những năm 90, cả hai đều đã được hiện đại hóa.
2 tàu Dự án 945 "Barracuda", theo kế hoạch, sẽ được nâng cấp thành tàu thế hệ bốn. Cũng đã có kế hoạch làm điều tương tự với 2 tàu khác thuộc Dự án 945A “Condor” . Quyết không thể nghi ngờ gì về tính đúng đắn của quyết định này, bới vì chúng là những tàu ngầm có lớp vỏ bằng titan và sở hữu những tính năng tuyệt vời.
12 chiếc tàu Dự án 971 "Shuka-B". Sự khác biệt chủ yếu của chúng so với các tàu dự án “Barracuda” và “Condor” là thân tàu bằng thép chứ không phải bẳng titan. Do đó, chúng cũng được đối xử với cùng một thái độ- sửa chữa và hiện đại hóa nhằm tăng đáng kể khả năng tác chiến.
Nếu đánh giá thành phần này từ quan điểm hiệu quả, thì ứng cử viên số một cho việc loại biên là 2 chiếc tàu thế hệ hai "Shuka". Số còn lại sẽ còn tiếp tục trực chiến trong một thời gian khá dài nữa. Vâng, cũng có khả năng phải thanh lý tới 5-6 tàu ngầm do hư hỏng hoặc quá tuổi thọ. Có nghĩa là vẫn sẽ còn 18 chiếc.
Nếu tính tới những chiếc tàu ngầm lớp này đã được lên kế hoạch đóng, cũng như những chiếc “Yasen” đang được đóng. Chúng ta sẽ có kết quả như sau- 18 (26).
Còn bây giờ thì về các tàu ngầm tuần dương chiến lược.

Chiếc tàu ngầm duy nhất còn lại từ Dự án 667BDD “Kalmar” khét tiếng một thời, dĩ nhiên, sẽ không sống sót quá 10 năm nữa. Ít nhất thì cũng bởi vì phương pháp phóng tên lửa đã quá lạc hậu.
Tình hình với 6 tàu ngầm Dự án “Delphin” 667BDRM thì khả quan hơn. Vì chúng được trang bị các tên lửa “Sinheva” khá hiện đại. Tuy nhiên, những tàu ngầm này cũng thuộc thế hệ hai và đến năm 2030, chúng cần phải được thay thế bằng các tàu ngầm lớp “Borey”.
Một chiếc tàu ngầm Dự án 941 “Akula”,- được chế tạo để đáp trả sự xuất hiện của tàu ngầm “Ohio” của Mỹ. Đây là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới. Nó đã được cải hoán để sử dụng tên lửa “Bulava” và đã được thử nghiệm thành công với “Bulava”.
Cách đây không lâu, có 2 chiếc “Akula” nữa bị kết án phải thanh lý, và quyết định này đã bị các thủy thủ Nga coi là một tội ác chống lại chính Hải quân Nga.
3 tàu ngầm thế hệ bốn Dự án 955 "Borey". Ở đây không có thắc mắc nào. Dự kiến đến năm 2027 sẽ đóng thêm 7 tàu ngầm tuần dương nữa thuộc Dự án hiện đại hóa 955A.
Và như vậy, chúng ta có 4 (11).
Cộng tất cả lại, trong trường hợp tình hình phát triển theo hướng tiêu cực nhất, thì trong biên chế của Hải quân Nga sẽ có 37 tàu ngầm trực chiến. Con số này, tất nhiên, lớn hơn con số dự báo của NI - 12 hoặc 28 nếu hoàn thành mọi kế hoạch đóng tàu. Dù có như vậy thì số lượng tàu ngầm Nga cũng sẽ giảm ở mức rất đáng kể
Nếu mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch- thì chúng ta sẽ có tới 57 tàu ngầm. Bây giờ hiện có 59. Sự khác biệt sẽ là không đáng kể.
Nhưng một kịch bản tích cực như vậy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu như không còn các vụ hỏa hoạn trên những tàu đang được sửa chữa, các cần cẩu không còn đổ sụp chọc thủng boong tàu, các ụ nổi không bị chìm, các nhà máy đóng tàu không lần lữa lùi hạn bàn giao tàu hết lần này đến lần khác, không còn cảnh thời gian thực tế đóng tàu vượt quá thời gian dự kiến tới 2-3 lần.
Nếu như dưới thời Chủ nghĩa Xã hội, người ta thường nói rằng cán bộ quyết định tất cả, thì dưới thời này, mọi thứ được quyết định không chỉ bởi một mình cán bộ, mà còn bởi cả hoàn cảnh kinh tế nữa.https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/sau-10-nam-nua-hai-quan-nga-chi-con-12-tau-ngam-3397858/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao tốc độ các tàu chiến cỡ lớn không bao giờ quá 30 hải lý/giờ ?

Cần phải khẳng định là để tàu chiến đi nhanh hơn 30 hải lý một giờ không phải là việc 'bất khả thi', tuy nhiên về mặt kỹ thuật... không ai muốn làm điều này.

Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh rằng di chuyển trên biển khác hoàn toàn so với di chuyển trên bộ hoặc trên mặt sông, hồ. Tốc độ 30 hải lý/giờ tương đương với khoảng 55 km/h hiện tại là tốc độ rất phổ biến với gần như mọi loại tàu chiến của mọi quốc gia trên thế giới.

Lý do đầu tiên để mọi tàu chiến sử dụng tốc độ 30 hải lý/giờ này đơn giản là do vấn đề kỹ thuật. Trên thế giới hiện nay phần lớn các tàu chiến đều đã được đóng từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước và vào thời điểm đó, kỹ thuật đóng tàu bị giới hạn.

Giới hạn này khiến cho các bộ phận trên tàu sẽ rung, lắc dữ dội nếu như tốc độ vượt quá 30 hải lý/giờ. Quá trình rung lắc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của thân tàu.

Thứ hai, do lực cản của nước là rất lớn, chưa kể đến việc khi di chuyển trên biển, các tàu chiến sẽ thường xuyên phải leo sóng, đâm sóng nên nếu chạy ở công suất quá lớn, động cơ của tàu sẽ cũng bị giảm tuổi thọ.

Việc động cơ bị giảm tuổi thọ sẽ kéo theo một loạt các vấn đề về hậu cần, trong đó có cả việc phải bảo dưỡng, bảo trì tàu thường xuyên khiến nó ít có khả năng thường trực trên biển.





Thứ ba là về vấn đề nhiên liệu, khi động cơ trên tàu chạy với công suất quá lớn, tiêu thụ nhiều nhiên liệu sẽ là vấn đề hiển nhiên.

Việc tiếp tế trên biển khó hơn nhiều so với việc tiếp tế trên không hoặc trên đất liền, điều này khiến cho các tàu chiến khi ngốn quá nhiều nhiên liệu sẽ gián tiếp bị giảm khoảng cách hành trình tối đa, giảm khả năng hành quân.

Tiếp đến là vấn đề đồng bộ hóa, một hạm đội luôn có những tàu chiến với tốc độ nhanh nhất - như khu trục hạm, nhưng sẽ luôn phải hành quân ở tốc độ tối đa của tàu có tốc độ chậm nhất - như tàu sân bay.

Đơn giản là vì việc giữ đội hình, các tàu khu trục sẽ luôn phải bám sát theo các tàu sân bay và nếu như không thể đẩy tốc độ tối đa của tàu sân bay lên cao hơn 30 hải lý/giờ thì việc tàu khu trục đạt được tốc độ cao cũng là vô nghĩa vì vẫn sẽ cần phải bám sát lẫn nhau.

Chưa kể đến việc, dù các tàu chiến có đi nhanh tới đâu, nó vẫn không thể nhanh bằng tên lửa chống hạm hay thậm chí là ngư lôi của đối phương.

Chính những lý do kể trên đã khiến mọi tàu chiến trên thế giới hiện nay đều chỉ có tốc độ tối đa trên lý thuyết vào khoảng 30 hải lý/giờ. Một vài loại tàu đặc biệt có tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên khi hành quân với hạm đội, chúng vẫn không thể "mát máy" tăng tốc rời đội hình được.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Không quân hiện đại của Trung Quốc: Công lao của Kremlin
(Lực lượng vũ trang) - Không quân Trung Quốc đang từng bước tiến lên hiện đại, đó là nhờ mối quan hệ chiến lược giữa Moscow với nước này.

Hiện nay, không quân Trung Quốc đang gặt hái thành quả từ mối quan hệ chiến lược giữa Moscow và Bắc Kinh. Điều này được tạp chí nổi tiếng của Mỹ của The National Interest cho biết.
Khong quan hien dai cua Trung Quoc: Cong lao cua Kremlin
Không quân Trung Quốc đang ngày càng trở nên hiện đại.
“Từ năm 1990, Moscow đã chuyển cho Bắc Kinh khoảng 500 máy bay, bao gồm máy bay vận tải quân sự, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp nhiên liệu, máy bay tấn công và máy bay đánh chặn”, ông Lyle Goldstein, chuyên gia của tạp chí Mỹ nói.
Theo ông, hiện nay hàng không hiện đại của Trung Quốc thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ. Thực tế là Bắc Kinh Hàng không có máy bay dự trữ hoặc bảo quản niêm cất, đã đi từ một nước có hàng không lỗi thời đến một nước có lực lượng hiện đại. Kết hợp với các tên lửa mạnh mẽ của Trung Quốc khiến không quân nước này rất nguy hiểm và có thể đe dọa mọi kẻ thù.

Hợp tác quân sự Nga-Trung đã nhiều lần làm thay đổi mạnh mẽ cán cân lực lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong những năm 1990, Moscow đã bán cho Bắc Kinh bốn tàu khu trục tiên tiến và 12 tàu ngầm diesel cực kỳ mạnh mẽ với tất cả các vũ khí thích hợp. Điều này có được là nhờ mối quan hệ tồn tại giữa hai nước trong những năm 1950, khi hàng trăm tàu chiến được chuyển từ Nga sang Trung Quốc. Và các mối quan hệ này tiếp tục làm tiền đề để thay đổi ngành hàng không Trung Quốc.
Trung Quốc không nhận được máy bay hạng nặng từ Nga, tuy nhiên phiên bản H-6 của Trung Quốc có được là nhờ bản sao được cấp phép của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô.
“Nếu có một ai nghi ngờ rằng, Liên Xô đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của hàng không Trung Quốc hiện đại, thì nên đến thăm các bảo tàng quân sự của Trung Quốc”, tạp chí The National Interest viết.
Ông Lyle Goldstein cho biết rằng, ngay cả khi Trung Quốc tự hào nói về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, người ta cũng không nên quên về di sản khổng lồ máy bay Nga để lại. Ví dụ, máy bay chiến đấu Su-27UBK của Nga đến Trung Quốc vào ngày 30/5/1992, đã trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng chính cho không quân Trung Quốc.
Năm 1988 Trung Quốc đã tạo ra một phiên bản J-11, được phía Nga cấp phép sao chép của nước này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc đã buộc phải nhập một trạm radar, động cơ và vũ khí của Nga.
Việc mua một chiếc Su-30MK2 hai chỗ ngồi của Nga, được bàn giao cho hải quân Trung Quốc năm 2004, cho thấy Trung Quốc tiếp tục quan tâm đến máy bay chiến đấu của Nga. Vào cuối năm 2014, một hợp đồng đã được ký kết nhằm cung cấp 24 máy bay chiến đấu Su-35S.
Ông Lyle Goldstein nhắc lại rằng, hầu hết các máy bay Trung Quốc là bản sao của công nghệ Nga. Ví dụ, các máy bay chiến đấu J-5, J-6, J-7, J-11, J-13, J-15, J-16 là bản sao của MiG-17, MiG-19, MiG-21, Su-27SK, Su-30, Su-33 và Su-30MK2 tương ứng.

Trung Quốc và Nga có quan hệ công nghiệp quốc phòng chặt chẽ. Trong nhiều thập kỷ, Nga đã bán cho Trung Quốc rất nhiều thiết bị và phương tiện.
Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng Nga không nhận được lợi ích từ việc xuất khẩu thiết bị của mình sang Trung Quốc. Moscow với số tiền nhận được không chỉ có thể khôi phục nền kinh tế rơi vào tình trạng suy tàn sau khi Liên Xô sụp đổ, mà còn phát triển các máy bay chiến đấu mới, cũng được bán cho Trung Quốc sau đó.

Theo tạp chí này, sự hiện đại của không quân Trung Quốc không chỉ thách thức Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà còn các khu vực khác trên thế giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga tiếp tục bóc phốt 'chiến công láo' phá hủy S-300 Syria của Thổ

Bộ Quốc phòng Nga cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã "phát minh" ra chiến công bằng cách giả mạo thông tin phá hủy hệ thống phòng không S-300 của Syria.


Hôm 2/3, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sử dụng máy bay không người lái của mình để tấn công Syria, dẫn đến việc phá hủy một hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất đang phục vụ trong biên chế Quân đội chính phủ Syria.
Giới quan sát cho rằng chúng ta đang nói về một hệ thống phòng không được trang bị radar tầm xa đặc biệt đã bị tiêu diệt, với đặc trưng của khí tài thì nhiều khả năng đây là một tổ hợp S-300.

Theo cộng đồng Telegram, thông tin cho biết rằng hệ thống phòng không do Nga sản xuất đã bị phá hủy ở tỉnh Aleppo, trong khi các nguồn tin nói rằng bệ phóng và radar nằm cách nhau rất xa, điều này gián tiếp xác nhận thông tin rằng tổ hợp bị phá hủy có thể chính là S-300.
Mặc dù vậy cho đến nay, các hệ thống phòng không S-300 của Quân đội Syria chỉ được bố trí nằm ở các tỉnh Latakia và Hama, cách rất ra khu vực chiến sự, do đó có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, chủ yếu liên quan đến việc lý do nào mà phải đưa S-300 ra sát vùng chiến sự.


Nga noi su that 'chien cong' pha huy S-300 Syria cua Tho
Thông tin S-300 Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy là sai sự thật
Tuy nhiên theo phía Nga, dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo về việc phá hủy hệ thống phòng không S-300 ở phía Tây Aleppo là không đáng tin cậy và hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể, tại khu vực này không có hệ thống phòng không Syria sử dụng radar tầm xa riêng biệt.


"Theo các nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ, trước mối đe dọa từ lực lượng phòng không Syria, một máy bay không người lái vũ trang của họ đã phá hủy đài radar với khả năng phát hiện tầm xa nghi là S-300. Mặc dù vậy thông tin này hoàn toàn không tương ứng với thực tế, nhất là khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào".
"Thông tin cho biết hệ thống phòng không S-300 đã bị phá hủy ở Syria là giả mạo, tương tự như chiến công tiêu diệt tổ hợp Pantsir-S trước đó (đây thực chất là tổ hợp Pantsir-S1 bị phá hủy tại Libya vài tháng trước)".

"Rõ ràng, với những chiến thắng tưởng tượng như vậy, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng để che đậy thiệt hại là chỉ trong 48 giờ qua, họ đã mất khoảng 10 nhân viên quân sự, 4 xe tăng, 5 xe bọc thép và 10 máy bay không người lái ở Syria, điều này cho thấy sự thất bại trong hoạt động quân sự của Tổng thống Erdogan", báo chí Nga nhận định.


Thổ, Mỹ, Israel, IS, FSA giống nhau đều bịa đặt chiến công, thành tích ko có thực bằng mọi cách, như là tự làm mô hình tự phá, cắt ghép video, dùng đồ họa kĩ xảo điện ảnh để fake, hoặc chỉ cần đăng lên báo giật tít phá hủy pansir, s300 là đủ....giống y ngày xưa Mỹ nói VN bắn trước ở vịnh bắc bộ hay iraq có vũ khí hủy diệt là lọ muối
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ mua súng Đức đủ sức xuyên giáp Ratnik
(Vũ khí) - Mỹ vừa quyết định mua thêm khẩu M27 (một biến thể của HK-416) do Đức sản xuất trang bị cho lực lượng Thủy quân lục chiến của mình.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ quyết định trang bị 50.814 khẩu súng trường M27 (một biến thể của HK-416) sản phẩm của hãng chế tạo Đức Heckler & Koch. Việc mua M27 không được thực hiện qua đấu thầu, mà là quyết định căn cứ trên yêu cầu của Chính phủ Mỹ về dòng súng trường mới.

My mua sung Duc du suc xuyen giap Ratnik
Khẩu M27.
Theo những thông tin được công khai, khẩu HK-416 được sản xuất trên cơ sở súng carbin M4. Sự khác biệt chính của HK-416 so với sản phẩm của Mỹ là cơ cấu trích khí: HK-416 sử dụng cơ cấu trích khí kiểu piston ngắn tương tự như trên súng trường G36 của Đức.

Với thiết kế này, súng có thể hoạt động tốt trong môi trường bụi bặm hoặc bị vào nước. Cơ cấu module hóa của HK-416 cũng giúp thay thế, nâng cấp và sửa chữa dễ dàng hơn. Heckler & Koch phát triển HK-416 như một sản phẩm đa dụng với các phiên bản: Súng trường, súng carbin và biến thể dân sự (bỏ chế độ bắn loạt liên thanh).

Trước khi Mỹ quyết định chọn M27, Pháp đã lựa chọn HK-416 thay thế cho súng trường FAMAS và Đức cũng đang cân nhắc việc sử dụng sản phẩm mới của Heckler & Koch thay thế cho súng trường G36 đang có trong trang bị.

Được biết, trước khi chọn khẩu M27, Mỹ đã cân nhắc chọn súng FN SCAR do Bỉ sản xuất để thay thế cho súng M-4 Carbine hiện nay. Nguyên nhân của gói trang bị mới này được Mỹ công khai nhằm tìm kiếm khẩu súng đủ mạnh để có thể bắn xuyên giáp Ratnik Nga.

Bởi dựa vào nguồn tin tình báo Mỹ thu thập được cho biết, trong quá trình Nga thử nghiệm Ratnik, bộ giáp này có thể chịu được những phát bắn của đạn 7,62x54mm từ súng trường bắn tỉa Dragunov SVD và 3 phát đạn 7,62x39 mm của súng trường tấn công AK-103 ở khoảng cách 10m.

Với kết quả này cho thấy, xuyên qua Ratnik là điều không tưởng với những khẩu M-4 Carbine dùng đạn 5,56mm hiện có của Mỹ. Và đây chính là lý do khiến Bộ Quốc phòng Mỹ lên kế hoạch thay thế toàn bộ súng M-4 bằng loại súng mạnh mẽ và tin cậy hơn.

Theo tiêu chuẩn của Mỹ, súng phải được thiết kế có chế độ bán tự động và tự động, báng gấp, có thanh ray để lắp kính ngắm và laser. Trọng lượng của súng không được vượt quá 5kg khi không lắp kính ngắm để binh sĩ linh hoạt hơn khi tác chiến và tất nhiên, ứng viên phải đủ mạnh để xuyên qua giáp Ratnik.

Được biết, hiện chỉ có khẩu M27 có thể đáp ứng tất cả tiêu chuẩn của Mỹ đề ra.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia bóc mẽ truyền thông Trung Quốc chê phòng không Syria
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga quen thuộc Ilia Polonski. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 5/3/2020.


Chuyen gia boc me truyen thong Trung Quoc che phong khong Syria


Giới truyền thông Trung Quốc đang dè bỉu hệ thống phòng không Syria được trang bị các phương tiện (vũ khí) phòng không do Liên Xô và sau là Nga sản xuất. Liên quan đến vấn đề này, trong đầu xuất hiện một câu hỏi hết sức tự nhiên: vậy chính bản thân Trung Quốc đang sử dụng những vũ khí phòng không của ai?

Chương trình hiện đại hóa Các Lực lượng Vũ trang Trung Quốc quả là đã đem lại một số kết quả. Hiện giờ, Trung Quốc đang sở hữu một trong những hệ thống phòng không và phòng chống tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới.

Tất nhiên, hệ thống phòng không Trung Quốc thua kém xa hệ thống phòng không Nga và Mỹ, nhưng nó có ưu thế hơn hẳn so với hệ thống phòng không của đại đa số các quốc gia khác trên thế giới.

Thành phần chủ yếu tạo nên sức mạnh chiến đấu của Lực lượng (Bộ đội) tên lửa phòng không trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc là các tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô, Nga và Trung Quốc sản xuất.

Thứ nhất- đó là các tổ hợp S-300PMU-1 và S-300PMU-2 được Nga bán cho Trung Quốc trong những năm 1990 - 2000. Thứ hai, đó là những tổ hợp S-400 cũng của Nga mới được bàn giao cách đây không lâu.

Nhưng số lượng S-400 bán cho Trung Quốc ít hơn nhiều so với các tổ hợp S-300PMU bán cho nước này trước đó. Và thứ ba, mới là những tổ hợp tên lửa phòng không “made in China”.

Hiện nay Trung Quốc đang dần thay các tổ hợp S-300PMU bằng những tổ hợp tên lửa phòng không do chính nước này sản xuất. Cụ thể, ở ngoại ô Thượng Hải, một tiểu đoàn được trang bị tên lửa phòng không S-300PMU đã được thế chỗ bằng tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-9A.

Theo Cơ quan tình báo Mỹ thì đến năm 2018, trong biên chế của Bộ đội Phòng không PLA có 16 tiểu đoàn được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 và HQ-9A.

Cự ly bắn tối đa của tổ hợp tên lửa phòng không Trung Quốc sản xuất nói trên là 200 km, độ cao đánh chặn- từ 500 mét đến 30 km, cự ly đánh chặn tên lửa đạn đạo - 30 km. Một hệ thống tên lửa phòng không như vậy được triển khai xong trong 6 phút.

Có một chi tiết khá thú vị là mặc dù tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc “sao chép” gần như nguyên bản tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU Nga, nhưng nó lại không phải là một biến thể của S-300PMU.

Cụ thể, các chuyên gia quân sự Mỹ nhiều lần nhấn mạnh rằng radar đa năng HT-233 của HQ-9 có một số điểm “rất đồng “ với radar AN / MPQ-53 sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” của Mỹ.

Chuyen gia boc me truyen thong Trung Quoc che phong khong Syria


Rõ ràng, căn cứ vào những gì đã biết, người Trung Quốc, theo đúng tinh thần các phương pháp truyền thống của mình, đã thực sự “tiếp thu” những gì tốt nhất cả từ các tổ hợp Liên Xô và Nga, và cả từ các loại vũ khí tên lửa phòng không của Mỹ.

Các đại diện của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) luôn khẳng định rằng biến thể tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9C / B không hề thua kém tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2 của Nga về những tính năng cơ bản.

Nhưng dù vậy, giới truyền thông Trung Quốc cũng phải đánh giá rất tích cực tổ hợp tên lửa phòng không mới S-500 của Nga. Cụ thể, Tạp chí Sina Trung Quốc mới cho đăng tải một bài viết bày tỏ sự thán phục tổ hợp tên lửa phòng không S-500 của Nga với nhận định như sau:

“Hiệu quả tác chiến đấu của toàn bộ tổ hợp (S-500) sẽ cao hơn gấp nhiều lần hiệu quả tác chiến của bất kỳ một tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nào khác trên thế giới. Nếu so sánh, tất cả các tổ hợp tên lửa phòng không trước đây cũng đều kém S-500”.

Ngoài tổ hợp HQ-9, trong trang bị của PLA còn có các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16A, và như thường lệ, HQ-16A cũng ứng dụng nhiều “kinh nghiệm” từ thiết kế- chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không trang bị cho Lục quân “Buk” của Nga.

Tổng cộng, trong biên chế của PLA có ít nhất 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không như vậy. Còn kiểu tổ hợp phòng không tương tự như “Pantsir” Nga nhưng phiên bản Trung Quốc – đó chính là FK-1000.

Chuyen gia boc me truyen thong Trung Quoc che phong khong Syria


Không thể hình dung một hệ thống phòng không mà lại không có các trạm radar: Tại Trung Quốc, Bộ đội Kỹ thuật Vô tuyến cũng nằm trong thành phần của quân chủng Không quân và được trang bị các radar YLC-2 và YLC-18.

Những radar YLC-2- thành phần chủ chốt của Bộ đội Vô tuyến Kỹ thuật PLA, đã được hiện đại hóa vào đầu những năm 2000 và được lắp bộ xử lý tín hiệu số mới nên có thể phát hiện các mục tiêu trên không của đối phương, kể cả các vật thể tàng hình, ở cự ly đến 200 km.

Ngoài các trạm radar, PLA còn có khoảng 20 máy bay AWACS (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không).

Nhiệm vụ trọng tâm của Hệ thống phòng không Trung Quốc là bảo vệ các thành phố lớn nhất của đất nước - Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân, các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở tỉnh Hà Bắc và ở lư vực đồng bằng các sông Dương Tử và Châu Giang.

Trước đây, trong những năm 50-70, vì chỉ có một hệ thống phòng không yếu kém nên Trung Quốc cực kỳ dễ bị tổn thương trước các đòn tấn công từ phía Bắc. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc đó là đảm bảo đánh trả được các đòn tấn công có thể có từ hướng Liên Xô.

Sau khi Liên Xô sụp đổ và cục diện chính trị toàn cầu thay đổi, Mỹ trở thành đối thủ tiềm năng số một của Trung Quốc, thành thử, các hướng phòng thủ chính cũng thay đổi – từ giờ thì các cuộc tấn công có thể sẽ xuất phát từ các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và từ các tàu chiến trên Thái Bình Dương.

Một khu vực nữa được xác định là có tầm quan trọng chiến lược- đó là các khu vực gần eo biển Đài Loan.

Điểm mạnh không thể nghi ngờ của Hệ thống phòng không Trung Quốc- đó là nó liên tục được hiện đại hóa.

Trung Quốc đầu tư nhiều tiền của vào việc hoàn thiện các phương tiện phòng không mới hiện có và thiết kế- chế tạo các tổ hợp phòng không mới vì hiểu quá rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của chúng trong các điều kiện hiện đại.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Nếu ngày mai chiến tranh: Sức mạnh Quân đội Thổ
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu bài viết (số liệu có thể khác với những nguồn khác-ND) và các nhận định về sức mạnh của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Nội dung thể hiện qua bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Aleksandr Syganok để bạn đọc tham khảo. Bài đăng trên báo “Tài liệu quân sự” (Nga) ngày 6/3/2020. Sau đây là nội dung:

“Thổ Nhĩ Kỳ luôn đã và vẫn là một trong những thành tố quan trong bậc nhất của toàn bộ cấu trúc địa chính trị khu vực Trung Đông, và thậm chí là của toàn bộ vùng biển Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, các nhà quan sát lại không thống nhất được với nhau về việc quân đội của ai tại khu vực sẽ mạnh hơn nếu đối đầu trực tiếp nhau– Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hay Quân đội Israel.

Tuy nhiên, về cơ bản, họ nhất trí với nhau rằng một cuộc đụng độ như vậy sẽ có nhiều điểm tương đồng với một cuộc giao tranh giữa một con chó sói với một con linh cẩu – tuy ít có khả năng xảy ra, nhưng sẽ rất đẫm máu, nếu nó xảy ra.

Nhưng trong trường hợp nào thì sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đủ vĩ đại để, nếu tạm gạt Quân đội Israel sang một bên, chúng ta phải thừa nhận rằng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là quân đội mạnh nhất trong khu vực.

Tại sao ông Erdogan lại tự tin đến vậy

Chính vì (mạnh như) thế cho nên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Receip Tayyip Erdogan mới “bình tĩnh tự tin” đòi Tổng thống Nga Vladimir Putin phải tránh sang một bên để Quân đội của ông “một chọi một” (ăn thua đủ) với chế độ Bashar al-Assad tại Syria.

Bởi vì dù được trang bị thừa mứa các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự chất lượng cao nếu xét theo chuẩn Trung Đông và có các binh sỹ được huấn luyện rất tốt và dày dạn kinh nghiệm trận mạc, Quân đội Ả Rập Syria (SAA) vẫn rất khó đứng vững trong một cuộc đối đầu trực tiếp với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Và thật ra, đã không thể trụ được – chuyện này đã xảy ra ở khu vực ngoại ô Sarakib. Và một số chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ cứng rắn hiện nay đã rất đúng khi tuyên bố rằng: “Nếu như không có người Nga và không có Không quân của họ, thì ....”

Nhưng bây giờ chúng ta hãy đề cập đến những vấn đề cụ thể. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại mạnh đến mức nào, và Lạy Chúa, chuyện gì sẽ xảy ra nếu không phải người Syria, mà là chính chúng ta (Nga) buộc phải đánh nhau với Quân đội đó?

Đầu tiên- về quân số. Theo các số liệu thường được dẫn – quân số dao động trong khoảng từ 350.000 đến 360.000 người, và theo các chuyên gia quân sự, thì quân số tầm như vậy thậm chí là chỉ ở mức dưới bình thường đối với một quốc gia có hơn 80 triệu dân.

Có nghĩa là, nếu cứ theo cách tính toán cổ điển, lực lượng dự bị động viên của Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) Thổ Nhĩ Kỳ- vào khoảng 8 triệu người. Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ được gọi đi làm nghĩa vụ quân sự từ năm tròn 20 tuổi, thời gian nghĩa vụ trong quân đội – từ 6 tháng đến 12 tháng.

Và như vậy, nếu tính các quân nhân dự bị hạng một (có nghĩa là những người vùa hoàn thành nghĩa vụ quân sự và đang còn trong thời gian dự bị một năm tính từ lúc ra quân), Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra trận tới hơn700.000 quân.

Cụ thể, tính đến hết năm 2019, số lượng quân nhân dự bị như vậy (hạng một) là vào khoảng 380.000 người. Từ đây có thể dễ dàng tính ra- nếu huy động đến quân nhân dự bị hạng hai (đến 41 tuổi), thì CLLVT Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có ít nhất 4 triệu tay súng. Trong khi vẫn còn linh dự bị hạng ba- đến 60 tuổi.

Quân số Lục quân – 260.000, Hải quân- 45.000, Không quân- 50.000 người.

Ngoài lực lượng trên, Erdogan còn có sau lưng một tổ hợp công nghiệp quân sự rất phát triển và được bơm tiền khá hậu hĩnh.

Cụ thể, theo các số liệu mới nhất trong Bảng xếp hạng rất có uy tín và cũng rất khách quan là Global Firepower, Thổ Nhĩ Kỳ với chỉ số là 0,2098 (giá trị càng thấp càng tốt) đứng ở vị trí thứ 11 trong số 138 quân đội trên thế giới có tên trong bảng xếp hạng.


Neu ngay mai chien tranh: Suc manh Quan doi Tho
Ảnh chụp Bảng xếp hạng của Global Firepower

Cùng với đó, ngân sách quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là 19 tỷ đô la, và với GDP hơn 700 tỷ đô la- thì đó không phải là một cái gánh quá nặng – chỉ chiếm 2,6% GDP. Hơi giảm một chút so với tỷ lệ của năm trước đó. Thực ra, rất nhiều chuyên gia quân sự tin chắc rằng người Thổ không tiết lộ hết tất cả các khoản chi tiêu quốc phòng của mình.

Nhờ vậy (ngân sách như vậy) mà Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ vừa có thể đảm bảo tốt công tác bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và hiện đại hóa tất cả các chủng loại vũ khí mà nước này mua từ nước ngoài (ngoại trừ các tổ hợp S-400 của chúng ta (Nga) , ý chỉ muốn nói là đến thời điểm hiện tại thôi) và vừa có thể tự sản xuất vũ khí. Cụ thể, Thổ Nhĩ kỳ đã triển khai sản xuất, lắp ráp và hiện đại hóa máy bay F-16 của Mỹ trên lãnh thổ nước mình.

Chúng ta sẽ không bàn thêm gì về các máy bay không người lái với chất lượng xuất sắc và tiềm lực tác chiến gây ngạc nhiên của chúng – lại do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất.

Lục quân cũng đã tiếp nhận một số loại xe chiến đấu bọc thép nội địa. Nhưng phải nói cho đúng là người Thổ cũng có “tham khảo chút ít” công nghệ sản xuất xe tăng “Leopard” của người Đức khi tự chế tạo xe tăng mang tên “Altai” nhưng “made in Turkey”.

Ngành công nghiệp đóng tàu có thể đóng và sửa chữa tàu với tổng lượng giãn nước khoảng 50.000 tấn mỗi năm.

Trên thực tế người Thổ đã làm chủ gần như hoàn toàn công nghệ sản xuất các hệ thống thông tin liên lạc, radar, các hệ thống dẫn đường, các phương tiện tác chiến điện tử. Nhựng,- tất cả đều sản xuất theo giấy phép.

Các quân chủng

Lục quân có 4 tập đoàn quân, 9 quân đoàn, 3 sư đoàn bộ binh cơ giới và 2 sư đoàn bộ binh, 39 lữ đoàn độc lập. Có 2 trung đoàn đặc nhiệm. Trong biên chế của Lục quân còn có 3 trung đoàn máy bay lên thẳng (với thành phần chủ yếu là AH-1 Cobra), các phi đội máy bay với tổng số 400 máy bay.

Trong trang bị của Quân chủng này có hơn 3.500 xe tăng, hơn 3.000 hệ thống pháo, hơn 10.000 khẩu cối và 350 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt, 5.000 xe chiến đầu bọc thép.


Neu ngay mai chien tranh: Suc manh Quan doi Tho

Về xe tăng- tuy vậy, đại đa số các xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ (tới 2.400 chiếc) – là các xe tăng đã lạc hậu – M48 và M60 của Mỹ. Tuy nhiên, chúng cũng được bổ sung một lực lượng mới, tuy cũng các phiên bản cũ, chỉ có điều là do Đức sản xuất,- đó là “Leopard-1” (400 chiếc) và các “Leopard-2 / 2A4 (hơn 300 chiếc) khá hiện đại. Hơn nữa, Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang ráo riết thay thế các xe tăng đã cũ bằng các xe tăng mới hiện đại.

Tuy nhiên, như cuộc chiến ở Syria đã cho thấy tận mắt, các “Leopards-2” của Thổ Nhĩ Kỳ rất chịu khó cháy vì những phương tiện chống tăng, nói cho thật chính xác, không phải là hiện đại nhất.

Trong trang bị của Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng có các tên lửa chiến dich- chiến thuật – đó là các tên lửa ATACMS của Mỹ (72 quả), và tên lửa J-600T tự sản xuất (hơn 100 quả).

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được công nhận là rất mạnh với thành phần tác chiến 21 phi đội và 11 phi đội máy bay đảm bảo – gồm máy bay vận tải, huấn luyện và tiếp nhiên liệu. Các phi đội Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đóng quân tại 34 sân bay.

Các máy bay khá hiện đại. Đến gần một nửa trong số đó là các máy bay tiêm kích thế hệ bốn F-16C và máy bay huấn luyện F-16D (lần lượt là 160 và 40 chiếc), phần còn lại – là các F-4 và F-5 – nhưng chúng đã được hiện đại hóa. Chính người Thổ Nhĩ Kỳ đã có ý định thay thế chúng bằng các máy bay tiêm kích thế hệ năm F-35A, như đã biết.

Neu ngay mai chien tranh: Suc manh Quan doi Tho

Trong trang bị của Không quân cũng có các máy bay lên thẳng đa năng Bell Helicopter Textron UH-1H và các máy bay lên thẳng vận tải Eurocopter AS.532UL.

Nhưng ngược lại, theo các chuyên gia của Tờ báo mạng rất uy tín Militaryarms.ru, hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ lại khá lạc hậu, mặc dù có “quân số” rất đông đảo.

Và cuối cùng, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng được coi là một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trong khu vực. Không có chiếc tàu lớn nào, nhưng có một số lượng các khinh hạm lớn đến mức khiến người ta phải tôn trọng- tới16 chiếc - và 9 tàu hộ tống.

Ngoài ra, còn có 13 (cộng một nữa) tàu ngầm điện- diesel, lại cũng đến từ nước Đức. Trong số đó, có 8 chiếc hiện đại, có nghĩa là có độ ồn thấp, chất lượng cao, và đáng tin cậy. 6 chiếc sẽ được thay thế bằng các tàu siêu hiện đại vẫn do nước Đức sản xuất.

Một số tàu ngầm này được trang bị tên lửa chống hạm.

Neu ngay mai chien tranh: Suc manh Quan doi Tho

Có trong biên chế các hải đội tàu tên lửa cỡ nhỏ và một hải đội tàu rải mìn, hơn 70 tàu bảo đảm, lực lượng không quân hải quân mạnh với các máy bay và máy bay lên thẳng chống ngầm, các máy bay tuần tiễu và máy bay trinh sát. Tổng cộng, các chuyên gia khẳng định là Hải quân Thổ có sức mạnh hỏa lực gấp một lần rưỡi Hạm đội Biển Đen của chúng ta.

Người Thổ Nhĩ Kỳ cũng có hai biệt đội đặc nhiệm hải quân- hải đội người nhái chống biệt kích và hải đội người nhái- biệt kích, một lữ đoàn lính thủy đánh bộ.

Đánh giá chung

Nhưng vũ khí, như đã biết, không phải là tất cả. Một nhân tố vô cùng quan trọng nữa – đó là trình độ huấn luyện tác chiến, kinh nghiệm, tinh thần chiến đấu của Quân đội.

Và với tất cả những vấn đề này, mọi chuyên gia đều thừa nhận là người Thổ đang làm rất tốt: kỷ luật nghiêm và công tác chỉ huy thông suốt theo chiều thẳng đứng, lại được đảm bảo bằng các phương tiện thông tin liên lạc và điều khiển hiện đại nhất, trình độ huấn luyện đào tạo của đội ngũ cán bộ chi huy và nhân viên kỹ thuật cao, công tác huấn luyện chiến đấu và tập huấn, tập trận được tiến hành thường xuyên.

Và cuối cùng, kinh nghiệm chiến đấu dày dạn tích lũy được qua các chiến dịch với người Kurd cả trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ và cả trên lãnh thổ Iraq và Syria. Và trrong bối cảnh khi mà CLLVT Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật quân sự hạng nặng- và với ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh- Quân đội này (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ không phải là một hạt dẻ dễ cắn đối với bất kỳ ai.

Ngoài tất cả những gì đã nói, sẽ rất không thừa nếu bổ sung hai yếu tố quan trọng nữa. Trước hết- đó là các máy bay không người lái- máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho rất nhiều chuyên gia nhiều nước khác nhau phải kinh ngạc cả về chất lượng, cả về số lượng, cả về kỹ năng sử dụng chúng “một cách tài tình” của người Thổ.

Vâng, trong đó có cả các chuyên gia quân sự của chúng ta (Nga). Và thứ hai- Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có trong tay một lực lượng tuy không đòi hỏi nhiều, nhưng lại có động cơ chiến đấu – đó là các chiến binh Syria và nói chung là những chiến binh Hồi giáo cực đoan đủ các màu sắc, - họ luôn được những người Thổ Nhĩ Kỳ “ưu tiên” cho đi trước trong các chiến dịch tấn công cả ở Syria và Libya.

Neu ngay mai chien tranh: Suc manh Quan doi Tho
Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ "Bayraktar" là một hiện tượng bất ngờ trên chiến trường. Ảnh: Petro Poroshenko / Globallookpress

Và đó là truyền thống của Đế chế Ottoman. Chúng ta hãy cùng nhớ lại: người Tatar Crimea, người Nogais, người Cherkes v.v .

Và trong các thế kỷ XVI-XVIII, và trong các thế kỷ XIX và XX, Thổ Nhĩ Kỳ đã luôn khôn khéo chiêu mộ được những chiến binh “chết thay cho mình”, thuyết phục được họ, vũ trang cho họ và đưa họ vào trận chiến vì lợi ích của người Thổ (chứ không phải vì lợi ích của chính những người đó).

Và đây cũng là một lực lượng dự bị quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ, không thể không tính đến.



Không quân Thổ Nhĩ Kỳ: vấn đề lượng và chất
(Bình luận quân sự) - Xin gửi đến bạn đọc một số thông tin về không quân đang được quan tâm nhất hiện nay qua bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Ryabov Kirill.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 3/3/2020:

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Chuẩn bị cho máy bay xuất kích tại căn cứ không quân sân bay Incirlik, năm 2019.
Một vòng xoáy căng thẳng nữa tại Trung Đông đang diễn ra với sự can dự rất tích cực của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân chủng này của Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảm tiến hành các hoạt động trinh sát, không kích các mục tiêu trên mặt đất và thực hiện một số nhiệm vụ khác. Chúng ta hãy xem xét cơ cấu, lực lượng và tiềm lực của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Các căn cứ và các đơn vị

Theo các số liệu công khai, hiện nay tổng quân số Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là 50.000 người, kể cả các nhân viên dân sự. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ khai thác 15 căn cứ không quân phân bố đều khắp trên lãnh thổ nước này.

Nhờ vậy nên có thể dễ dàng huy động bất kỳ đơn vị nào để hoạt động trên toàn bộ không phận Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực phụ cận. Cụ thể, có thể đảm bảo cho các chiến dịch cường độ cao và các hoạt động ở phần phía Bắc Syria.


Trong cơ cấu tổ chức của Không quân có một số bộ tư lệnh chịu trách nhiệm về các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Dưới quyền của Bộ Tư lệnh tác chiến có gần 30 phi đội có các chức năng khác nhau, trong đó có một số phi đội hiện đang không hoạt động (các phi đội khung).

Bộ Tư lệnh Tác chiến chịu trách nhiệm chỉ huy Không quân chiến thuật, lực lượng máy bay không người lái (UAV) và lực lượng phòng không. Bộ Tư lệnh huấn luyện tác chiến quản ly hoạt động của 6 phi đội và một số cơ sở đào tạo. Bộ Tư lệnh vận tải- quản lý khoảng 10 đơn vị và cơ quan.

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Máy bay tiêm kích F-16C tham gia bay biểu diễn
Không quân tiêm kích- ném bom trực chiến hiện có 9 phi đội được trang bị nhiều loại máy bay và trang bị kỹ thuật khác nhau. Có 2 phi đội trinh sát chiến thuật; mới thành lập 1 phi đội AWACS (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không) .

Các nhiệm vụ hỗ trợ- đảm bảo do 1 phi đội máy bay tiếp dầu và một phi đội máy bay tìm kiếm- cứu nạn đảm nhiệm. Lực lượng Phòng không (trong quân chủng không quân) có 8-10 tiểu đoàn, chưa tính tới các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 mới nhất.

Sức mạnh vật chất

Thành phần nòng cốt của (binh chủng) Không chiến thuật của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là các máy bay tiêm kích- ném bom F-16C / D một số biến thể. Tổng cộng, Không quân chiến thuật có hơn 240 máy bay F-16C / D, nhưng chỉ có 158 chiếc được bàn giao cho các đơn vị chiến đấu.

Số còn lại được biên chế cho các phi đội huấn luyện. Kiểu máy bay chiến đấu thứ hai là F-4E với 48 chiếc.

Thổ Nhĩ Kỳ không còn kiểu máy bay tiêm kích nào khác. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch để mua một số lượng đáng kể các máy bay tiêm kích F-35 hiện đại, nhưng đã bị đổ vỡ vì những lý do chính trị.

Chịu trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động của Không quân chiến đấu là 4 máy bay AWACS Boeing 737 AEW & C, 7 máy bay tiếp dầu Boeing KC-135R và 1 máy bay Transall C-160 trang bị các phương tiện tác chiến điện tử.

Các nhiệm vụ trinh sát trên đất liền và trên biển do 2 máy bay tuần tiễu CASA CN-235 chịu trách nhiệm. Hiện đã đặt hàng mua 4 máy bay Bombardier Global 6000 phiên bản trinh sát.

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
F-16 tham gia tập trận chung NАТО
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng máy bay vận tải quân sự tương đối mạnh. Thành phần chủ yếu là 41 chiếc máy bay CN-235. Ngoài ra, còn có 16 máy bay Lockheed C-130B / E.

Đang tiếp tục mua máy bay vận tải Airbus A 40M. Trong số 10 máy bay được đặt hàng, Không quân Thổ đã nhận được 9. Trong trang bị của Lực lượng máy bay lên thẳng thuộc Không quân vận tải có các máy bay Bell UH-1H (57 chiếc) và Eurocopter AS332 (21 chiếc).

Trong tương lai gần, sẽ tiếp nhận 6 máy bay lên thẳng T-70 Sikorsky sản xuất theo giấy phép của Mỹ.

Trong các đơn vị của Bộ Tư lệnh huấn luyện có rất nhiều kiểu máy bay khác nhau. Các mẫu phổ biến nhất là máy bay chiến đấu F-16C / D với số lượng 87 chiếc. Vẫn đang còn khai thác 68 chiếc máy bay Northrop T-38 Talon và 23 chiếc Canadair NF-5A / B.

Còn có các máy bay KAI KT-1 và SIAI-Marchetti SF.260 với lần lượt là 40 và 35 chiếc. Đã có kế hoạch hiện đại hóa lực lượng máy bay huấn luyện. Cụ thể là đã đặt mua các TAI Hürkuş do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất và các máy bay PAC MFI-17 Mushshak của Pakistan.

Tập đoàn TAI (Thổ Nhĩ Kỳ) đã bàn giao cho Không quân nước này chiếc máy bay tự sản xuất đầu tiên của lô hàng này.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đặc biệt đến hướng nghiên cứu chế tạo UAV. Trong trang bị hiện đang có các UAV trinh sát và các UAV tấn công. Đại đa số các UAV đang có là các UAV trinh sát.

Đó là các UAV (trinh sát) Bayraktar Mini (khoảng 140 chiếc), Vestel Karayel và Malazgirt (chưa đến 10 chiếc mỗi kiểu) do Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất, và các UAV IAI Heron của Israel (khoảng 10 chiếc).

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Các máy bay tiêm kích F-4E v ẫn “tại ngũ”
Trong thành phần Lực lượng UAV tấn công có khoảng 100 chiếc Bayraktar TB2 và khoảng 15-16 chiếc TAI Anka. Các đơn vị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ được trang bị tiếp các UAV hai kiểu trên.

Chúng đang được Không quân Thổ sử dụng nhiều trên không phận các điểm nóng và vì vậy nên cũng chịu nhiều tổn thất. Chiếc UAV tấn công bị bắn hạ gần nhất chỉ mới vài ngày trước đây.

Các phương tiện phòng không khác nhau cũng thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Không quân. Kiểu tổ hợp phòng không phổ biến nhất là tổ hợp “Rapier 2000” do Anh sản xuất – có tồng cộng 515 tổ hợp phóng biên chế cho 86 đại đội. Trong trang bị vẫn còn các tổ hợp MIM-23 Hawk XXI - 16 đã khá lạc hậu.

Đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành công tác bàn giao các hệ thống S-400 mua của Nga với 4 (cơ số) đại đội. Hiện vẫn còn hàng trăm hệ thống pháo phòng không trực chiến, trong đó có các hệ thống đã được hiện đại hóa và thay thế một số bộ phận.

Từ năm 2012, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu khai thác thiết bị vũ trụ (vệ tinh) Göktürk-2. Vệ tinh này có nhiệm vụ trinh sát quang học trên một số dải tần. Vào năm 2016, “cụm”” vệ tinh được bổ sung thiết bị thứ hai - Göktürk-1.

Nó cũng giải quyết các nhiệm vụ như người tiền nhiệm (tức Göktürk-2), nhưng có điểm khác là có các tính năng hoàn thiện hơn.

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Máy bay AWACS Boeing 737 AEW&C
Triển vọng phát triển

Giới lãnh đạo chính trị- quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đã có kế hoạch phát triển Không quân nước này, nhưng tiến trình này có thể phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể, một trong các chương trình phát triển Không quân chiến đấu đã buộc phải tạm dừng (F-35) , và khả năng thực hiện một số chương trình khác cũng đang bị đặt dấu hỏi.

Thổ Nhĩ Kỳ từng đặt nhiều kỳ vọng vào hợp đồng mua máy bay tiêm kích F-35 của Mỹ. Đã đặt mua 30 chiếc; các kế hoạch tổng thể dự kiến mua tới 120 chiếc.

Một số phi đội đã được huấn luyện chuyển loại để sử dụng F-35- nhưng giờ thì những phi đội này đang không hoạt động vì không có máy bay cùng loại để khai thác. Trong khi Mỹ vẫn tiếp tục kiên quyết từ chối bán các máy bay F-35 do những khúc mắc quanh một hợp đồng quốc tế khác (tức mua S-400-ND).

Ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cố gắng đầu tư để tự chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ năm.

Tập đoàn TAI tuy đã được giao trách nhiệm thực hiện Dự án TF-X, nhưng lại chưa có những kinh nghiệm cần thiết. Hiện giờ thì tuy dự án mới vừa được khởi động nhưng TAI đã cam kết là chuyến bay đầu tiên của mẫu thử nghiệm máy bay tiêm kích thế hệ năm sẽ được thực hiện vào các năm 2023-25.

Cũng theo cam kết của TAI, đến đầu những năm 30, các máy bay tiêm kích thế hệ năm Thổ Nhĩ Kỳ tự sản xuất sẽ được đưa vào trang bị hàng loạt cho các đơn vị Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Máy bay tiếp dầu KC-135R
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cho đặt hàng thiết kế vệ tinh trinh sát radar Göktürk-3 và dự án đã được triển khai từ mấy năm nay. Nhưng thời hạn phóng vệ tinh trên lên quỹ đạo đã bị trì hoãn nhiều lần. Nếu vệ tinh Göktürk-3 được đưa vào khai thác, tiềm lực của cụm vệ tinh ít ỏi hiện có sẽ được tăng cường đáng kể.

Các kết luận chung

Vào thời điểm hiện tại, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ là một quân chủng rất đặc thù, có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Với thực trạng hiện tại, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết các nhiệm vụ được giao và tiến hành các hoạt động tác chiến dưới hình thức này hay hình thức khác, tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế rất đáng kể.

Nếu so với không quân các nước khác trong khu vực, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều máy bay hơn và hiện đại hơn. Có Không quân chiến thuật mạnh với hơn 300 máy bay và các đơn vị đảm bảo khác.

Nhưng vấn đề là ở chỗ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị chủ yếu là các máy bay và phương tiện kỹ thuật quân sự đã cũ và dù đã được hiện đại hóa một số lần, nhưng vẫn có các tính năng thua kém rất đáng kể so với các mẫu máy bay hiện đại “xịn”.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ dù rất cố gắng để có những phương tiện kỹ thuật mới, nhưng đang gặp khó khăn. Vấn đề lớn nhất là đã không (chưa) thể mua được máy bay F-35 do những bất đồng với Mỹ.

Khong quan Tho Nhi Ky: van de luong va chat
Maket vệ tinh trinh sát Göktürk-2
Tình hình đối với Không quân đảm bảo có khác hơn. Đã ký và đang thực hiện một số hợp đồng cung cấp các phương tiện kỹ thuật mới (máy bay) các mẫu khác nhau. Mặc dù vậy, tỷ lệ các mẫu cũ trong trang bị vẫn còn rất cao. Để làm thay đổi tỷ lệ giữa cũ và mới, sẽ cần tương đối nhiều thời gian và các khoản kinh phí đáng kể.

Tình hình trong lĩnh vực UAV có lạc quan hơn. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang sản xuất và khai thác một số UAV các lớp cơ bản và nhờ vậy mà đã bù đắp được phần nào đó sự tụt hậu của lực lượng máy bay có người lái. Tuy nhiên, sử dụng nhiều UAV trong các khu vực chiến sự cũng dẫn đến nhiều tổn thất.

Như các sự kiện của những năm gần đây cho thấy, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong nhiều điều kiện khác nhau.

Tuy nhiên, những lợi thế của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ so với không quân các nước xung quanh không mang tính quyết định. Các hoạt động tác chiến thường đi kèm với tổn thất khá lớn và không phải lúc nào cũng hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra.

Tuy vậy, giới lãnh đạo quân sự và chính trị Thổ Nhĩ Kỳ coi những tổn thất như vậy là có thể chấp nhận được và có cơ sở nếu như đạt được các mục tiêu của họ. Cách tiếp cận này đúng đến mức nào- thời gian sẽ trả lời.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
S-350 Vityaz có tính năng gì khiến S-400 'phải ngước nhìn'?
(Bình luận quân sự) - Hệ thống phòng không S-350 Vityaz có khả năng đánh chặn tầm xa các mục triêu bay ở độ cao cực thấp, vượt trội so với S-300 Favorit và S-400 Triumf.
Công nghệ xuất khẩu được trọng dụng ở quê nhà

Lực lượng Vũ trang Nga bắt đầu nhận vào trang bị hệ thống tên lửa phòng không mới S-350 Vityaz. Nhờ khả năng chiến đấu độc đáo, đó sẽ là sự bổ sung đáng kể cho hệ thống S-400 và trong tương lai sẽ thay thế các hệ thống S-300V hiện đang phục vụ.

Nhà sản xuất S-350 Vityaz là công ty Almaz-Antey đã chuyển giao chính thức hệ thống tên lửa phòng không S-350 đầu tiên cho Bộ Quốc phòng Liên bang Nga vào cuối năm 2019.

Tháng 02 năm nay, sư đoàn Vityaz đầu tiên gia nhập Lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS) và được đưa vào trung tâm huấn luyện của Học viện quân sự Hàng không-Vũ trụ mang tên G.K.Zhukov ở thành phố Gatchina (vùng Leningrad), dùng để huấn luyện quân nhân các đơn vị phòng không tất cả các quân khu của Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350 Vityaz. (tên của các hiệp sỹ chiến binh chuyên nghiệp cổ đại của Nga) là hệ thống phòng không thế hệ mới, là phiên bản sửa đổi và thiết kế lại phiên bản xuất khẩu tổ hợp phòng không KM-SAM (Cheongung), do Almaz-Antey thực hiện theo đặt hàng của Hàn Quốc.

Sự hợp tác này cho phép các nhà thiết kế Nga phát triển, thử nghiệm và làm chủ một số công nghệ mới nhất.

Khái niệm về mô hình tổ hợp S-350 được giới thiệu vào năm 1999, nhưng mãi đến năm 2007 mới bắt đầu được phát triển và nguyên mẫu đầu tiên có kích cỡ giống ngoài đời xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ MAKS vào năm 2013.

S-350 Vityaz co tinh nang gi khien S-400 'phai nguoc nhin'?
Nga đã chính thức đưa vào sử dụng tên lửa phòng không S-350 Vityaz
Các thử nghiệm cấp nhà nước của hệ thống S-350 đã được hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 2019. Lần đầu tiên, tổ hợp này được trình bày trước công chúng tại Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Quốc tế “Army-2019” (tháng 6/2019) tại công viên “Người yêu nước” (Patriot), ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga. Và đến tháng 12/2019, nó đã được biên chế chính thức.

Trong quân đội Nga, S-350 Vityaz được xem như bản thay thế cho S-300. Tổ hợp này có khả năng đánh chặn tất cả phương tiện tấn công trên không hiện tại và tương lai, bao gồm cả mục tiêu khó nhận biết (tàng hình) và tên lửa hành trình.

Chức năng chính của S-350

Vityaz là hệ thống phòng không cơ động tầm thấp và tầm trung cao. Mục tiêu chính của S-350 là đẩy lùi cuộc tấn công lớn của tên lửa hành trình, máy bay tấn công không người lái, tên lửa đạn đạo tầm ngắn, cũng như các phương tiện bay có người lái ở khoảng cách tương đối lớn nhưng độ cao thấp.

Mỗi bệ phóng S-350 mang theo 12 tên lửa, nhiều gấp ba lần so với S-300 Favorit và S-400 Triumf. Vityaz có khả năng khai hỏa đồng thời vào 24 mục tiêu ở độ cao từ 5 mét đến 30 km, ở cự ly 1,5 đến 120 km và có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 120 km.

Hai loại tên lửa có thể được sử dụng với Vityaz là tên lửa 9M96E với đầu radar tự dẫn chủ động hoặc tên lửa tầm ngắn 9M100 với đầu tự dẫn hồng ngoại.

Một số hệ thống S-350 thu gọn được biên chế trong sư đoàn tên lửa phòng không, với số lượng 144 tên lửa có thể bảo vệ công trình hoặc khu vực chiến lược quan trọng trước một cuộc tấn công ồ ạt từ trên không. Thời gian triển khai một tổ hợp S-350 tại vị trí chiến đấu hoặc thu hồi thiết bị và rời khỏi đó là không quá 5 phút.

S-350 Vityaz co tinh nang gi khien S-400 'phai nguoc nhin'?
S-350E Vityaz là phiên bản sửa đổi và thiết kế lại phiên bản xuất khẩu tổ hợp phòng không KM-SAM (Cheongung)
Theo kế hoạch, các tổ hợp sẽ được tích hợp vào một mạng thống nhất với các hệ thống phòng không khác.

Toàn bộ các thành phần của tổ hợp S-350E Vityaz đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng chạy mọi địa hình BAZ. Mỗi tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm các yếu tố cấu thành sau:

- Một xe chỉ huy cơ động

- Một trạm điều khiển bắn, có trang bị 2 hoặc 3 trạm radar mảng pha hiện đại (quan sát khu vực và nhìn vòng) để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; radar có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu.

- Ba xe phóng tên lửa, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96.

- Các xe tiếp đạn (tối đa 5 xe).

Giới chức lãnh đạo Công ty Almaz-Antey còn khẳng định, S-350E Vityaz có thể vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ. Hiện mới chỉ có S-400 là có tính năng cao hơn nó.

S-350 có phiên bản phòng không hạm

Cùng với hệ thống phòng không cơ động trên mặt đất S-350, công ty Almaz-Antey đã phát triển tổ hợp tên lửa phòng không hạm thê hệ mới “Poliment-Redut”, sử dụng tối đa nền tảng của Vityaz về các thành phần, hệ thống, thiết kế bệ phóng và đạn dược.

Tổ hợp sử dụng trên các tàu mặt nước thuộc các lớp tàu khu trục và tàu hộ vệ hạng trung có khả năng tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình, chống hạm đối phương ở khoảng cách tới 150 km.

S-350 Vityaz co tinh nang gi khien S-400 'phai nguoc nhin'?
Phóng thử tổ hợp phòng không hạm “Poliment-Redut” trên chiến hạm Soobrazitelny
Hiện tại, tổ hợp “Poliment-Redut” đã được lắp đặt trên các tàu thế hệ mới của Hải quân Nga, gồm tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” (dự án 22350) và tàu hộ tống “Soobrazitelny” (dự án 20380).

Từ trước đến nay Nga chỉ có hệ thống phòng không hạm tầm xa S-300F (tầm phóng 150km, trang bị trên 5-6 tàu) và tên lửa tầm trung (tầm phóng 50km) đã phát triển từ lâu. Do đó, lực lượng tàu Nga có khả năng phòng không hạm tầm xa là rất ít, đồng thời khuyết một khoảng năng lực phòng không hạm trong phạm vi khoảng cách từ 50-150km.

Việc phát triển thành công Poliment-Redut trên cơ sở S-350 Vityaz đã giúp Nga có khả năng chế tạo hàng loạt tàu hộ vệ và khu trục có lượng giãn nước tầm 4000 tấn nhưng sở hữu đầy đủ khả năng tấn công chống hạm/đối đất và phòng không hạm đội, sánh ngang các khu trục hạm hạng nặng và tuần dương hạm của Mỹ, Anh, Pháp…, có lượng giãn nước gấp 2-3 lần, giá thành đắ hơn 5-6 lần chiến hạm của Nga.

S-350 có tính năng gì vượt trội S-300 và S-400?

Vityaz không phải để thay thế Buk, không dành cho cho Lục quân, mà dành cho lực lượng tên lửa phòng không của Quân chủng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS). S-350 Vityaz được thiết kế để chống lại các cuộc không tập tấn công mật độ cao và ở độ cao thấp.

Hiện nay, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga chủ yếu có hai loại tên lửa phòng không tầm xa là S-400 Triumph và S-300PM với nhiều phiên bản khác nhau. Cả hai hệ thống này đều hoạt động ở tầm xa, điều này không phải lúc nào cũng hợp lý khi bảo vệ các công trình đặc biệt quan trọng.

Theo chuyên gia quân sự Nga Mikhail Khodaryonok, tính năng quan trọng nhất của tổ hợp S-350 là khả năng phản ứng nhanh và hiệu suất đánh chặn các mục tiêu cực thấp cao hơn rất nhiều so với các hệ thống phòng không tầm xa kể trên và giá thành lại rẻ hơn rất nhiều.

S-350 Vityaz co tinh nang gi khien S-400 'phai nguoc nhin'?
S-350 có tính năng đánh chặn tầm thấp tốt hơn S-300 và S-400
Ông giải thích, dù hệ thống tên lửa tầm xa mạnh đến đâu, nhưng tầm phát hiện mục tiêu bay ở độ cao cực thấp không quá 25-30 km, mà đây lại là điểm mạnh của S-350 Vityaz. Không phải ngẫu nhiên mà Lực lượng phòng không Liên Xô trước đây trang bị ba hệ thống khác nhau: S200 (tầm xa), S-75 (tầm trung) và S-125 (tầm ngắn).

Các công trình đặc biệt quan trọng của đất nước sẽ được bảo vệ bằng các tổ hợp hoạt động ở các dải tần số khác nhau, tầm cao diệt mục tiêu và phạm vi bao phủ khác nhau. Do đó, việc S-350 Vityaz được biên chế sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh của hệ thống phòng không thống nhất của quốc gia.

Đã được thử nghiệm thực chiến

Một vấn đề quan trọng khác là hệ thống S-350 đã được thử nghiệm thực chiến ở Syria, giúp nó hoàn thiện các chức năng hệ thống trước khi được biên chế.

Tháng 9/2017, tờ báo Rusvesna của Nga đăng tải thông tin từ một nguồn tin quân sự hôm 21/9/2017 tiết lộ là hệ thống S-350 thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng hàng không-Vũ trụ Nga ở Syria đã được chuyển sang Syria và triển khai ở khu vực Masyaf thuộc tỉnh Hama.

Nguồn tin rò rỉ cho biết, hệ thống S-350 đã đến cảng Tartus của Syria vào đầu tháng 9 và sau đó được triển khai tại khu vực Masyaf. Rusvesna cũng cung cấp một bức ảnh xác nhận việc triển khai hệ thống S-350 tích hợp trong mạng lưới phòng không đa năng mà Nga đã tích hợp trên toàn lãnh thổ Syria.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Tướng Mỹ: Iron Dome không tương thích trong quân đội Mỹ
(Vũ khí) - Tuyên bố trên được Tướng Murray thuộc quân đội Mỹ đưa ra khi nói về những hệ thống Iron Dome Lầu Năm Góc mua của Israel hồi năm ngoái.

Tướng Murray hiện là chỉ huy của Bộ Tư lệnh Tương lai Quân đội Mỹ cho rằng, hệ thống phòng thủ Iron Dome do Israel sản xuất hoàn toàn không tương thích với mạng lưới phòng thủ của Mỹ.

"Để tránh lãng phí với những hệ thống Iron Dome đã được mua về, nhiều khả năng những hệ thống này sẽ được sử dụng cho việc huấn luyện kỹ năng bắn đạn thật cho các kíp trắc thủ của Mỹ", tướng Murray cho biết.

Tuong My: Iron Dome khong tuong thich trong quan doi My
Hệ thống Iron Dome.
Dù bây giờ Mỹ mới nói việc không tương thích của Iron Dome nhưng ngay từ đầu năm 2019, giới quân sự Mỹ đã bắt tay vào phát triển vũ khí của riêng mình trên nguyên mẫu Iron Dome và được định danh là SkyHunter.

Theo Breaking Defense, SkyHunter là "một hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất bao gồm một tên lửa dẫn đường với các bộ cảm biến quang điện tử và cánh lái có thể điều chỉnh để theo dõi và tiêu diệt các tên lửa, rocket, pháo và đạn cối của đối phương đang bay đến.

SkyHunter sẽ thuộc mạng lưới chỉ huy phòng không-phòng thủ tên lửa tích hợp (IBCS). Nguyên tắc hoạt động của tổ hợp vũ khí phòng thủ tên lửa mới của Mỹ đang được xây dựng dựa trên cơ sở của tổ hợp Iron Dome nhưng được cải tiến để phù hợp với Mỹ".

Không đưa ra lý do cụ thể về sự không tương thích của Iron Dome tại Mỹ nhưng vị tướng Mỹ thêm một lần thừa nhận, việc mua Iron Dome là bắt buộc bởi tại thời điểm quyết định mua, Mỹ không có lựa chọn nào tốt hơn.

Chỉ với thông tin này cũng đủ cho thấy Mỹ không hài lòng với vũ khí này. Từ khi Iron Dome đi vào hoạt động và được quảng bá có thể đánh chặn đến trên 90%, Iron Dome vẫn chưa gặt hái được thành công trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt là sau màn thể hiện tệ hại khi vũ khí này đối đầu với những cuộc tấn công bằng rocket từ Gaza vừa qua. Thành tích kém cỏi đã được chính Lực lượng quốc phòng Israel (IDF) thừa nhận.

Hồi đầu tháng 5/2019, hai nhóm vũ trang là Hamas và Jihad đã phóng tổng cộng 690 quả rocket từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Những cuộc tấn công khiến 4 người Israel thiệt mạng và gần 200 người khác bị thương.

Trong tổng số 690 quả rocket dội vào Israel, chỉ có 240 quả bị đánh chặn bởi Iron Dome được ghi nhận. Thành tích này đã được mang ra so sánh với hệ thống Pantsir-S1 của Nga tại Hmeymim.

Cụ thể, trong khi vũ khí Nga đã đánh chặn thành công gần như 100% đạn phản lực và rocket tấn công vào Hmeymim thì Iron Dome chỉ chặn được 240 quả trong tổng số gần 700 quả đạn từ Gaza. Với thành tích này, nếu Mỹ dùng Iron Dome để phòng thủ thực tế, rất có thể Mỹ sẽ lĩnh hậu quả nặng nề.

Còn nếu mua Iron Dome với mục đích giúp Israel kích thích bán hàng điều này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Kể từ khi chính thức đưa vào trang bị tại Israel gần 10 năm qua, dù Iron Dome đã dành được sự quan tâm của nhiều khách hàng nhưng chưa có bất kỳ bản hợp đồng chính thức nào được ghi nhận.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,422
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: Su-25 rất mạnh chỉ A-10 mới địch được
(Vũ khí) - Tờ National Interest vừa có bài viết đánh giá cao sức mạnh của Su-25 và khẳng định chỉ có A-10 của Mỹ mới địch nổi máy bay này của Nga.

Nhận định trên được tạp chí hàng đầu của Mỹ đưa ra sau khi Nga công bố đoạn video ghi lại hình ảnh cường kích Su-25 phô diễn khả năng tấn công trong cuộc diễn tập ở vùng Stavropol.

Theo báo Mỹ, mặc dù Su-25 không phải là dòng máy bay hiện đại hàng đầu thế giới, nhưng nó chắc chắn sẽ vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong thời gian tới. Su-25 được coi là sự lựa chọn hợp lý nhờ chi phí hoạt động thấp và khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ rất hiệu quả của nó.

Bao My: Su-25 rat manh chi A-10 moi dich duoc
Su-25 Nga khai hoả.
Hiện nay dòng máy bay của Mỹ tương đương với Su-25 là A-10 Thunderbolt II. Tuy nhiên, trong khi Nga đang nâng cấp máy bay Su-25 lên chuẩn SM để tiếp tục sử dụng, thì tương lai máy bay A-10 đã được định đoạt khi nó chỉ còn được sử dụng tới năm 2022.

Vậy cán cân sức mạnh của Su-25 so với A-10 huyền thoại của Mỹ thế nào mà giành được nhiều lợi khen ngợi đến vậy? Ngay từ khi ra đời, khối NATO luôn coi Su-25 là một kho vũ khí di động trên bầu trời khi được trang bị 1 khẩu pháo 30mm nòng kép AO-17A với 250 viên đạn.

Dưới hai cánh và thân chính là 10 mấu cứng gắn vũ khí, thiết bị với tổng khối lượng 4,4 tấn.

Chủng loại bom đạn mà Su-25 sử dụng rất phong phú, từ tên lửa đối không R-60, R-27R, R-77, R-73, bom thông minh cỡ 670 kg, rocket cỡ từ 57mm S-5, 80mm S-8, đến loại rocket thông minh S-24 240mm và S-25 330mm, pháo hàng không, bom chùm cỡ 500 kg, bom thông thường, tên lửa đối đất như Kh-23, Kh-25 và Kh-29, tên lửa chống tăng Vikhr-M, tên lửa đối hạm Kh-35, tên lửa diệt radar Kh-58U và Kh-31P.

Thiết bị Klyon-PS đo xa và chỉ định mục tiêu bằng laser ở mũi máy bay giúp dẫn đường cho tên lửa không đối đất, bom thông minh và các loại vũ khí dẫn đường bằng laser. Khi cần dẫn đường từ cự ly xa hơn, Su-25 sẽ mang theo thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser gắn dưới cánh.

Để đáp ứng khả năng cơ động trên chiến trường, Su-25 sử dụng hai động cơ Soyuz/Tumansky R-195 sức đẩy 4.300 kg giúp máy bay có thể đạt vận tốc tối đa 950 km/h, tầm hoạt động 2.500 km, trần bay 7.000m.

Bao My: Su-25 rat manh chi A-10 moi dich duoc
Cường kích A-10 của Mỹ.
Sự ra đời của ra đời cường kích Su-25 nhằm tạo nên đối trọng với A-10 Thunderbolt II. Về chức năng, Su-25 tương tự với loại máy bay cường kích A-10 Warthog nổi tiếng của không quân Mỹ.

A-10 là mẫu máy bay chuyên dùng để hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.

Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm. Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó.

Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái. Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn. Có được khả năng này nhờ buồng lái của A-10 được bọc 1 lớp titan dày gần 4cm giúp bảo vệ phi công khỏi hỏa lực phòng không bắn từ mặt đất.

Cường kích A-10 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric TF34 cho phép đạt tốc độ cận âm. A-10 có khả năng mang tới 7 tấn vũ khí.

Máy bay này được trang bị pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm Gatling có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 3.500 viên/phút). Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng – thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp.

Ngoài súng Gatling 30mm, A-10 có 11 giá treo trên cánh và thân mang được tên lửa, bom. Cơ số đạn 30mm dự trữ là 1.174 viên. Với sức mạnh này, cả Su-25 và A-10 đều xứng đáng là những cường kích ưu tú nhất hiện nay dù đã có thời gian hoạt động khá lâu.

Tuy nhiên, A-10 vẫn thực sự gây ấn tượng bởi khả năng lì lợm trên chiến trường và tải trọng vũ khí nó mang theo.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top