[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích F-35 còn gần 900 lỗi kỹ thuật
Văn phòng Chương trình F-35 thừa nhận tiêm kích này còn ít nhất 873 lỗi, trong đó có vấn đề mới được phát hiện trong hệ thống pháo 25 mm.
Trong báo cáo đánh giá dự án hàng năm được công bố hôm qua, Văn phòng Chương trình F-35 (JPO) thuộc Lầu Năm Góc thừa nhận chưa có phương án khắc phục hàng trăm lỗi kỹ thuật trên siêu tiêm kích đắt nhất lịch sử Mỹ.
Robert Behler, giám đốc chương trình thử nghiệm và đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết không lỗi nào trong số này gây ảnh hưởng tới tính năng bay của F-35. Tuy nhiên, 13 vấn đề trong đó thuộc Nhóm 1, đòi hỏi nhà sản xuất khắc phục càng sớm càng tốt để bảo đảm an toàn và năng lực chiến đấu cho mẫu tiêm kích này.


Tiêm kích F-35A bắn thử pháo 25 mm năm 2015. Video: Lockheed Martin.
JPO cũng phát hiện vấn đề mới với hệ thống pháo GAU-22/A cỡ nòng 25 mm trên phiên bản F-35A cho không quân Mỹ và khách hàng nước ngoài. "Độ chính xác với mục tiêu mặt đất của GAU-22/A là không thể chấp nhận và các bệ gắn pháo đang bị nứt", cơ quan này cho biết trong thông cáo.
Con số lỗi kỹ thuật hiện nay đã giảm so với 917 vấn đề, trong đó có 15 lỗi Nhóm 1, được phát hiện hồi tháng 9/2018, thời điểm dòng F-35 bắt đầu thử nghiệm thực chiến. Quá trình này dự kiến kéo dài thêm một năm so với kế hoạch và không thể hoàn tất trước tháng 10 năm nay.
Dù nhiều phi đội F-35 đã được Mỹ đưa vào biên chế, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển khi nhiều máy bay xuất xưởng gặp các vấn đề kỹ thuật. "Văn phòng chương trình đã tìm cách khắc phục các nhược điểm nhưng nhiều vấn đề mới vẫn tiếp tục xuất hiện, khiến tổng số lỗi kỹ thuật chỉ giảm không đáng kể", JPO cho hay.
Tiêm kích F-35A bay huấn luyện tại bang Utah hôm 10/1. Ảnh: USAF.
Tiêm kích F-35A bay huấn luyện tại bang Utah hôm 10/1. Ảnh: USAF.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Lộ cấu hình nâng cấp cực mạnh của khu trục hạm Udaloy
(Vũ khí) - Sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa, khu trục hạm săn ngầm lớp Udaloy của Hải quân Nga sẽ trở thành tàu chiến đa năng cực kỳ lợi hại.
Khu trục hạm săn ngầm Udaloy của hải quân Nga được đóng vào thời kỳ Liên bang Xô Viết, lớp chiến hạm này có chiều dài 163 m, chiều rộng 19,3 m, lượng giãn nước 7.570 tấn (đầy tải), tốc độ tối đa 35 hải lý/h, tầm hoạt động 19.400 km.

Với vai trò chính là tìm kiếm, phát hiện, săn lùng, tiêu diệt tất cả các loại tàu ngầm, khu trục hạm Udaloy được trang bị hệ thống tên lửa RPK-3 Metel (NATO định danh là SS-N-14 Silex) tầm bắn tối đa 50 km, nó mang đầu đạn là một quả ngư lôi hạng nhẹ.

Bên cạnh tên lửa chống ngầm tầm xa RPK-3 Metel, trong cự ly 10 km trở lại, khu trục hạm lớp Udaloy được bổ sung thêm hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000 và ngư lôi cỡ 533 mm.

Hệ thống phòng thủ của tàu gồm tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal (tầm bắn 12.000 m, độ cao diệt mục tiêu 10 - 6.000 m); hệ thống pháo - tên lửa Kashtan (tầm bắn 500 - 8.000 m); pháo phòng không cao tốc AK-630.


Lo cau hinh nang cap cuc manh cua khu truc ham Udaloy
Đồ họa về đề xuất nâng cấp hỏa lực cho khu trục hạm Udaloy
Mặc dù có kích thước lớn nhưng hỏa lực chống hạm tầm xa của tàu khu trục Udaloy bị đánh giá không tương xứng, chính vì vậy Hải quân Nga đang tiến hành nâng cấp hàng loạt cho lớp chiến hạm này.

Cấu hình vũ khí từng được kỳ vọng qua một bản đồ họa đó là con tàu sẽ mang hỗn hợp tên lửa chống hạm siêu âm Kalibr và cận âm Uran, chúng được lắp đặt tại vị trí tháp pháo 100 mm thứ hai và dàn tên lửa chống ngầm Rastrub-B.

Bên cạnh đó tàu còn được nâng cấp thiết bị định vị thủy âm, hệ thống điện tử, thông tin liên lạc cũng như vũ khí phòng không, dự kiến sẽ là loại Shtil-1 hoặc Redut.

Lo cau hinh nang cap cuc manh cua khu truc ham Udaloy
Mô hình phương án nâng cấp chính thức cho khu trục hạm lớp Udaloy
Tuy nhiên mới đây Nga đã chính thức công bố cấu hình vũ khí chính xác của khu trục hạm lớp Udaloy sau khi hoàn thành quá trình hiện đại hóa, có khá nhiều sự khác biệt so với phương án ban đầu.

Con tàu sẽ được tích hợp bệ phóng UKSK của tên lửa hành trình chống hạm - đối đất Kalibr vào vị trí tháp pháo AK-100 cỡ 100 mm thứ hai, bên cạnh đó là các ống phóng thẳng đứng (VLS) của tên lửa phòng không Kinzhal nâng cấp.

Lo cau hinh nang cap cuc manh cua khu truc ham Udaloy
Cụm bệ phóng thẳng đứng bố trí phía trước mũi tàu

Ngoài các ống phóng phía mũi tàu, còn có một cụm VLS khác của tên lửa Kinzhal được bố trí giữa thân, ngoài ra cụm bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533 mm vẫn được giữ lại.

Lo cau hinh nang cap cuc manh cua khu truc ham Udaloy
Cụm vũ khí bố trí phần chính giữa thân khu trục hạm Udaloy nâng cấp

Cuối cùng, khu trục hạm lớp Udaloy nâng cấp còn được bổ sung thêm 2 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27. Mỗi chiếc mang được 1 ngư lôi hạng nhẹ và 36 phao định vị thủy âm để hỗ trợ cho hệ thống sonar gắn liền thân có tầm trinh sát 50 km.

Với hỏa lực như trên, khu trục hạm Udaloy sẽ trở thành tàu chiến đa năng cực kỳ lợi hại, giữ vai trò chủ lực của lực lượng tác chiến viễn dương Hải quân Nga thêm một thời gian dài nữa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Tướng Mỹ không tin khả năng đánh chặn của Patriot
(Vũ khí) - Theo Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mark Milley, việc Patriot tăng cường triển khai Patriot đến Iraq cũng không khiến căn cứ Mỹ an toàn hơn.

Tuyên bố được ông Milley đưa ra sau khi Lầu Năm Góc công bố kế hoạch tăng cường triển khai hệ thống phòng thủ Patriot đến Iraq nhằm đối phó với những cuộc tấn công tương tự của Iran có thể xảy ra trong tương lai.

Hiện Bộ Quốc phòng Mỹ đang làm việc với chính phủ Iraq để triển khai các tên lửa Patriot tới Iraq nhưng thừa nhận vẫn cần sự chấp nhận của Baghdad.

Tuong My khong tin kha nang danh chan cua Patriot
Hệ thống Patriot.
Lầu Năm Góc cũng khẳng định cần có "sự cho phép của chính quyền sở tại" để di chuyển các tổ hợp Patriot tới Iraq. Đây là tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đưa ra trong cuộc họp báo hôm 30/1.


"Chúng tôi cần sự cho phép của chính phủ Iraq", ông Esper thừa nhận thời gian triển khai các tên lửa Patriot có thể lâu hơn so với dự kiến.

Nhưng dù hệ thống Patriot có hiện diện ở Iraq hay không cũng không thì chính người Mỹ đang tỏ ra thiếu tin tưởng vào khả năng đánh chặn của vũ khí này.

"Ngay cả khi các tổ hợp Patriot được tăng cường tới Iraq trước thời điểm Iran cho phóng loạt tên lửa nhằm vào hai căn cứ của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu là Erbil và al-Asad vào ngày 8/1 cũng không chắc chắn những tổ hợp Patriot có ngăn chặn được tên lửa Iran tấn công", tướng Mark Milley thừa nhận.

Không chỉ Mỹ thiếu tin tưởng vào Patriot, hồi cuối năm 2018, Saudi Arabia cũng đã ký hợp đồng mua tổ hợp phòng thủ mới Iron Dome của Israel để thay thế nhiệm vụ của Patriot mua từ Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình hiện nay xuất phát từ sự kiện đầu năm. Tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại Patriot của Mỹ được coi là vũ khí chiến lược của Saudi Arabia trong việc chống lại các cuộc tấn công của Yemen vào lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên, ngày 26/3/2018 trước các cuộc tấn công của Yemen, tổ hợp này đã phóng ra 3 tên lửa, một trong số này gần như rơi ngay sau khi bay không xa khỏi bệ phóng. Tên lửa rơi vào một khu dân cư và phát nổ khiến nhiều dân thường phải hứng chịu thảm cảnh này.

Thực tế này khiến mức độ tin tưởng của Saudi đối với vũ khí trang bị Mỹ giảm dần và đến lúc này họ buộc phải tìm một loại vũ khí mới nhằm chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là từ Yemen trong bối cảnh tình hình khu vực này ngày càng căng thẳng.


Và đầu tiên nước này nghĩ tới đó là vũ khí Nga, cụ thể loại vũ khí mà họ muốn chính là tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đại của Nga. Những khả năng của tổ hợp này ít nhiều đã được chứng minh trong quá trình tham chiến ở chiến trường Syria.

Tuy nhiên do là một đồng minh của Mỹ và những mâu thuẫn chính trị khác nên khả năng mua vũ khí của Nga sẽ rất khó.


Vì vậy phương án mua Iron Dome của Israel đã được thay thế. Hiện những thông tin cụ thể của hợp đồng như số tiền, số lượng vũ khí cũng như thời điểm chuyển giao vẫn được bảo mật.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Đô đốc Nga: NI không có kiến thức về quân sự
(Vũ khí) - Nhận định được Đô đốc Vyacheslav Popov, cựu chỉ huy Hạm đội phương Bắc đưa ra khi nói về bài viết những tàu ngầm "hủy diệt thế giới trong 30 phút".

Bài viết nói trên do tạp chí quốc phòng National Interest (NI) của Mỹ đã liệt kê 5 tàu ngầm có khả năng tiêu diệt cả thế giới trong 30 phút.

Ba trong số tàu được nêu trên là tàu của Nga (dự án 955 Borey, 667BDRM Delfin và 885M Yasen-M), hai tàu còn lại thuộc Hải quân Mỹ là tàu ngầm lớp Ohio và Columbia).

Do doc Nga: NI khong co kien thuc ve quan su
Tàu ngầm Yasen của Hải quân Nga.

Theo ông Popov: "Những bài báo tương tự mang màu sắc chính trị và không liên quan gì đến phân tích quân sự chuyên nghiệp.

Trong bản danh sách này lẽ ra chỉ có tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo như Borei. Tàu ngầm Yasen có trang bị tên lửa hành trình Kalibr, không liên quan gì ở đây".

Đô đốc giải thích rằng khả năng chiến đấu của đầu đạn tên lửa đạn đạo, trước hết xét về đặc điểm trọng lượng của điện tích hạt nhân, lớn hơn nhiều so với tên lửa hành trình, vì thế xét về mặt giả định thì đúng là thì tên lửa đạn đạo có thể "tiêu diệt thế giới".

Ngoài ra, vị cựu đô đốc Nga lưu ý rằng danh sách NI chưa đầy đủ, vì trong bản danh sách này không có tàu ngầm hạt nhân của các cường quốc hạt nhân khác như Anh, Pháp hoặc Trung Quốc.

Điều đặc biệt là ngay sau bài viết của NI, cựu Phó chủ nhiệm Hải quân Hoa Kỳ, ông Bill Moran cũng đã có những so sánh về cán cân sức mạnh giữa tàu ngầm Yasen-M với Columbia và khẳng định lợi thế thuộc về tàu ngầm Mỹ.

Loại tàu ngầm mới Columbia sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các tàu ngầm thế hệ trước của Mỹ. Tàu sẽ được trang bị hệ thống truyền động động cơ điện, cho phép tàu ngầm vô hình trước radar đối phương.

Hơn nữa loại tàu ngầm này còn được gọi với tên khác "tàu ngầm của thế kỷ 21" bởi thời gian phục vụ tối đa trong lực lượng Hải quân Mỹ khoảng 42 năm, chúng sẽ được trang bị 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident D5 với đầu đạn hạt nhân.


Với trang bị này, ông Bill Moran tin rằng Columbia thực sự là đối thủ với tàu ngầm Yasen-M của Nga hiện nay.

Việc ưu tiên phát triển tàu ngầm Columbia cho thấy, lãnh đạo Hải quân Mỹ đã nhận ra sự yếu kém của lực lượng tàu ngầm nước này và dự án Columbia hy vọng sẽ đưa Hải quân Mỹ trở lại để tiếp tục cạnh tranh với Hải quân Nga.


Bởi hiện nay, lực lượng Hải quân Nga đang sở hữu những tàu ngầm tối tân hàng đầu thế giới như Yasen-M hay Borei-A.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Siêu pháo Gatling của F-35 không thể bắn trúng mục tiêu
(Vũ khí) - Thừa nhận nói trên được đưa ra trong bản báo cáo của Lầu Năm Góc về hàng trăm lỗi nghiêm trọng trên tiêm kích tàng hình F-35 mới bị phát hiện.

Lầu Năm Góc đã phát hiện ra khoảng 800 lỗ hổng về kỹ thuật khác nhau, trong đó có hàng chục lỗi ảnh trực tiếp đến an toàn của phi công và khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay.
Giám đốc bộ phận đánh giá và thử nghiệm tác chiến Lầu Năm Góc, Robert Behler đã chỉ ra một danh sách dài các lỗi, trong đó có 13 lỗi được đánh nhãn "phải sửa", có nghĩa là việc khắc phục là cần thiết vì lỗi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn hoặc khả năng chiến đấu của máy bay.
Sieu phao Gatling cua F-35 khong the ban trung muc tieu
Tiêm kích F-35 thử nghiệm khẩu Gatling 25mm.
"Mặc dù các quan chức chương trình F-35 vẫn đang sửa lỗi nhưng những vẫn có những phát hiện mới về lỗi", báo cáo viết, cho biết thêm là vẫn có nhiều lỗi lớn chưa được tìm ra.

Số lượng lỗi kỹ thuật được phát hiện tính tới tháng 11/2019 là 873, thấp hơn so với con số 917 ở báo cáo trước. Tuy nhiên, con số hơn 800 lỗi vẫn đặt ra câu hỏi về sự tin cậy của F-35 trong thực chiến.
Các vấn đề nghiêm trọng được liệt kê trong báo cáo như việc khẩu pháo nòng 25 mm trên F-35 không thể bắn thẳng hay các điểm dễ tổn thương liên quan tới an ninh mạng vẫn chưa được sửa chữa…
Theo số liệu thống kê đến cuối tháng 9/2019, đã có 500 chiếc F-35 được bàn giao cho các khách hàng trên toàn cầu và toàn bộ các tiêm kích tàng hình này đều cần chỉnh sửa để khắc phục các lỗi.
Như vậy, với phần lỗi nghiêm trọng thuộc về pháo Gatling 25mm được công bố đủ cho thấy, F-35 gần như không thể cận chiến. Đây là kết quả không thể chấp nhận được bởi số tiền quá lớn chi cho loại vũ khí này.
Cụ thể, Lầu Năm Góc phải chi ra số tiền lên tới gần 2 triệu USD cho mỗi khẩu Gatling 25mm nhưng kết quả lại không tương xứng.
Biện minh cho sự yếu kém của F-35 trong cận chiến, Không quân Mỹ cho rằng, dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 được ra đời không dành cho những tình huống chiến đấu tầm gần. Vì vậy, sự thiếu chính xác trong cận chiến hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Lời thanh minh đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, nếu không giành cho cận chiến thì việc tích hợp Gatling 25mm và tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X cho F-35 không khác gì chuyện đốt tiền ngân sách.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã quyết định thay động cơ mới cho F135 Growth Option 1 cho F-35 với mục đích tăng cường khả năng linh hoạt khí cận chiến.

Hãng sản xuất Pratt and Whitney cho biết, thế hệ động cơ mới được xây dựng dựa trên nguyên bản động cơ F135, với công nghệ tổng hợp từ các chương trình vũ khí của Hải quân và Không quân Mỹ.
Động cơ F135 Growth Option 1 tăng lực đẩy mạnh hơn 10% và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu đi 6%. Nhà sản xuất lý giải, lực đẩy lớn hơn sẽ giúp tiêm kích F-35 cận chiến tốn hơn, đồng thời phản ứng nhanh hơn đối với các mối đe dọa.

Nhưng dù đã trang bị động cơ mới, pháo bắn nhanh Gatling 25mm và tên lửa không đối không AIM-9X, người Mỹ vẫn không thể yên tâm giao nhiệm vụ chiến đấu cho F-35.
Đây chính là nguyên nhân F-35 luôn thực hiện nhiệm vụ với sự yểm trợ của tiêm kích F-15 hoặc F-16.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Đòn giáng vào năng lực liên lạc chiến trường của Mỹ

Vụ máy bay E-11A rơi ở tỉnh Ghazni khiến Mỹ mất một trong 4 khí tài liên lạc đặc biệt và quan trọng hàng đầu tại Trung Đông.

Máy bay E-11A số hiệu 11-9358 của không quân Mỹ gặp nạn ở tỉnh Ghazni, phía tây Afghanistan hôm 27/1, khiến hai thành viên tổ bay thiệt mạng. Nhóm phiến quân Taliban ở Afghanistan tuyên bố đã bắn rơi chiếc máy bay, nhưng Lầu Năm Góc bác bỏ.

Dù nguyên nhân máy bay gặp nạn là gì, đây vẫn là một đòn giáng nặng nề với khả năng liên lạc trên chiến trường của quân đội Mỹ, bởi trước sự cố, họ chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc E-11A, loại máy bay được mệnh danh là "nút kết nối thông tin chiến trường" (BACN).

"Tai nạn ở tỉnh Ghazni cho thấy tầm quan trọng của phi đội E-11A khi chỉ còn ba chiếc trong biên chế. Đây là định nghĩa hoàn hảo về khí tài có giá trị cao nhưng rất khan hiếm. Ngoài những chiếc E-11A, khí tài duy nhất có khả năng làm nhiệm vụ BACN là ba máy bay không người lái EQ-4B", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1. Ảnh: AP.
Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1. Ảnh: AP.
Sự thiếu hụt lực lượng sau tai nạn có thể buộc không quân Mỹ tăng tần suất hoạt động của ba chiếc E-11A còn lại, gây khó khăn cho công tác bảo đảm kỹ thuật. Nguyên nhân sự cố cũng chưa được xác định, khiến phi đội BACN đối mặt với nguy cơ rơi bất cứ lúc nào.

E-11A được quân đội Mỹ phát triển từ máy bay chở doanh nhân tầm xa Bombardier Global 6000. Chỉ có 4 chiếc được xuất xưởng, tất cả đều biên chế cho Phi đoàn tác chiến điện tử viễn chinh số 430 và chỉ hoạt động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.

"Toàn bộ phi công E-11A đều tình nguyện làm nhiệm vụ", phóng viên Chad Garland của tờ Stars and Stripes viết trên Twitter, thêm rằng số lượng máy bay E-11A trong biên chế ít đến mức Lầu Năm Góc không có phi cơ để huấn luyện trên lãnh thổ Mỹ.

"Lần đầu tiên họ được lái chiếc E-11A là khi triển khai chiến đấu tại Kandahar. Quá trình huấn luyện diễn ra hệ thống mô phỏng suốt một tháng, giúp phi công làm quen với máy bay và dễ dàng kiểm soát nó trong thực tế. Họ cũng phải trải qua một tuần tập huấn ở thực địa", đại úy Jacob Breth, phi công Phi đoàn số 430, cho biết.

Quân đội Mỹ sử dụng nhiều đường truyền dữ liệu (datalink) để chia sẻ thông tin tác chiến giữa các khí tài, nhưng nhiều thiết bị trong số đó không tương thích với nhau. Tiêm kích F-15 của không quân có thể chia sẻ dữ liệu mục tiêu với chiến đấu cơ F/A-18E/F hải quân nhờ đường truyền Link-16, nhưng phi đội F/A-18 lại không thể chuyển tiếp thông tin cho oanh tạc cơ B-52 hoặc B-1B không quân.

Sự thiếu tương thích giữa các hệ thống là trở ngại nghiêm trọng trên chiến trường, vốn đòi hỏi các máy bay từ nhiều lực lượng khác nhau phải yểm trợ cho binh sĩ đa quốc gia. Những chiến dịch hiệp đồng phức tạp cũng đòi hỏi chiến đấu cơ phải nhanh chóng chia sẻ thông tin mục tiêu qua datalink để đối phó với hệ thống phòng không dày đặc của đối phương.


Phi đội E-11A hoạt động tại Afghanistan năm 2018. Video: USAF.
BACN được coi là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ "hòa mạng" làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc. Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua BACN mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.

"BACN được ví như wifi trên trời, nhiệm vụ của chúng đặc biệt quan trọng. Những chiếc E-11A đóng vai trò cửa ngõ kết nối thông tin, cho phép khí tài sử dụng thiết bị vô tuyến khác nhau có thể liên lạc và chia sẻ dữ liệu trên chiến trường", Breth cho biết thêm.

Các máy bay BACN được Mỹ phát triển ngay sau chiến dịch hiệp đồng thảm họa giữa đặc nhiệm hải quân (SEAL), thủy quân lục chiến và lục quân mang tên Red Wings tại Afghanistan vào năm 2005.

Trong chiến dịch này, địa hình núi cao của Afghanistan và việc thiếu cơ sở hạ tầng liên lạc khiến lính đặc nhiệm SEAL không thể liên lạc được với trung tâm chỉ huy tác chiến khi tập kích phiến quân Taliban. Họ phải leo lên điểm cao để liên lạc bằng bộ đàm vô tuyến và điện thoại vệ tinh và bị lộ vị trí. Taliban triển khai nhiều đợt tấn công làm tổng cộng 19 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng.

E-11A BACN bay thử chuyến đầu vào tháng 11/2005 và đưa vào biên chế không quân Mỹ từ năm 2009. Chúng luôn được triển khai tại Afghanistan để thực hiện nhiệm vụ và chỉ trở về Mỹ khi cần bảo dưỡng.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Sau 11 năm nữa, Borei-A mới có đối thủ từ Mỹ
(Vũ khí) - Theo National Interest, đến năm 2031, Hải quân Mỹ mới có thể được tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Columbia đầu tiên.
Thông tin này được báo Mỹ nói đến trong bài viết nói về sức mạnh 5 tàu ngầm hạt nhân siêu hiện đại có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng 30 phút.

Trong số đó có 3 tàu ngầm thuộc về Nga. Đứng đầu danh sách là tàu ngầm lớp Ohio Hải quân Mỹ đang được trang bị, vị trí tiếp theo thuộc về tàu ngầm thế hệ mới lớp Columbia cũng của Mỹ.

Đứng ở những vị trí còn lại lần lượt là các tàu ngầm lớp Yasen-M, tàu ngầm Borei-A của Hải quân Nga và tàu ngầm Dự án 941 Shark. Nhưng theo tiết lộ của báo Mỹ, ít nhất phải đến năm 2031 chiếc tàu ngầm Columbia đầu tiên của Mỹ mới có thể đi vào hoạt động.

Sau 11 nam nua, Borei-A moi co doi thu tu My
Tàu ngầm Ohio của Mỹ sẽ được thay thế bằng tàu Columbia.

Mốc thời gian nói trên cũng đồng nghĩa với với việc phải sau 11 năm nữa, những tàu ngầm hạt nhân Yasen-M và Borei-A của Nga mới có đối thủ từ Mỹ. Bởi đến thời điểm hiện tại, Hải quân Nga đã đưa tàu Borei-A vào hoạt động.

Theo một số thông tin được Sputnik tiết lộ, tàu ngầm Borei-A được sản xuất với những công nghệ và vật liệu tối tân khiến nó gần đạt đến mức độ vô hình.

Thiết kế tàu ngầm bao gồm hàng chục máy bơm tạo nên trái tim và huyết mạch của cỗ máy chiến tranh dưới nước. Chúng giúp lưu thông chất lỏng trong lò phản ứng hạt nhân, nạp đầy nước cho ngư lôi trước khi tấn công, và cũng chịu trách nhiệm cho phép tàu ngầm chìm hoặc nổi trên mặt nước.

Borei-A được làm bằng thép từ tính rất nhỏ và được phủ bằng cao su cho phép tàu ngầm tàng hình hoàn toàn trước radar của đối phương. Đặc biệt, trên tàu ngầm được trang bị hệ thống ăng-ten hình cầu cho phép phát hiện tàu chiến của địch ở khoảng cách rất lớn.

Trong khi đánh giá rất cao tàu ngầm Borei-A, Mỹ khẳng định, tàu ngầm thế hệ mới được định danh là Columbia nước này đang phát triển đủ sức đấu tay đôi với tàu ngầm của Nga, Phó chủ nhiệm lực lượng Hải quân Mỹ, ông Bill Moran tuyên bố.

Để thực hiện kế hoạch của mình, Mỹ đang xây dựng 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới thuộc lớp Columbia, chúng sẽ thay thế cho loại tàu ngầm Ohio hiện đang phục vụ trong lực lượng Hải quân nước này.

Toàn bộ kế hoạch dự án tạo ra tàu ngầm mới này là 15 năm và kinh phí để thực hiện nó được Bộ Quốc phòng cung cấp khoảng 125 tỷ USD. Loại tàu ngầm mới này sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các tàu ngầm thế hệ trước của Mỹ.


Tàu ngầm Columbia sẽ được trang bị hệ thống truyền động động cơ điện, cho phép tàu ngầm vô hình trước radar đối phương. Hơn nữa loại tàu ngầm này còn được trang bị 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident D5 với đầu đạn hạt nhân.

Việc ưu tiên phát triển nhanh loại tàu ngầm mới cho thấy, lãnh đạo Hải quân Mỹ đã nhận ra sự yếu kém của lực lượng tàu ngầm nước này và tàu Columbia sẽ đưa Hải quân Mỹ trở lại để tiếp tục cạnh tranh với Nga ngay trong chương trình Borei-A hay Yasen-M.

Tuy nhiên, đến khi Mỹ chính đưa vào trang bị dòng tàu ngầm tối tân Columbia, có thể Nga đã kịp nâng cấp cho Borei-A bằng những vũ khí và khí tài tối tân hơn nữa khiến mục tiêu của Mỹ khó có thể thực hiện được.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
CIA đã lấy cắp MI-24 của Liên Xô như thế nào?
(Hồ sơ) - Mi-24 vượt trội hơn hẳn so với “Cobra” và AH-64 “Apache” của Mỹ

CIA da lay cap MI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Tranh minh họa Mi-24 trên tạp chí “Soviet Military Power”, tuyên truyền về sức mạnh của "mối đe dọa Đỏ" đối với quân đội Mỹ.
Năm 1967, Hoa Kỳ đã giới thiệu máy bay trực thăng tấn công đầu tiên trên thế giới - Bell AH-1 "Cobra". 5 năm sau, Mi-24 đã được tiếp nhận để phục vụ cho Không quân Liên Xô, và có nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với “Cobra” của Mỹ. Điều này đã ám ảnh giới chức quân sự Mỹ, và họ đã bắt đầu một cuộc săn lùng tích cực để có được thông tin về loại máy bay mới này của Liên Xô.

Dịp may hiếm có

Mi-24 lần đầu tiên được sử dụng trong Chiến tranh Ogaden (1977-1978), nhưng lần ra mắt thực sự lớn xảy ra là mãi sau này - trong Chiến tranh Afghanistan. Ở đó, người Mỹ, trong khi theo dõi sát sao về cuộc xung đột, lần đầu tiên đã nhận ra khả năng của Mi-24.

Đặc biệt là khả năng bay thoải mái trong điều kiện không khí loãng ở vùng núi và trong khu vực có nhiều bụi (nhờ động cơ TV3-117V với các thiết bị chống bụi) và khả năng “đánh lừa” tên lửa MANPADS của Mỹ (nhờ trạm gây nhiễu điện - quang “Lipa”). Và thế là Mỹ bắt đầu cuộc săn lùng một chiếc trực thăng Mi-24?

Thành công đã may mắn đến với người Mỹ từ một tình huống không ngờ tới. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1985, 2 chiếc Mi-24D thuộc Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Dân chủ Afghanistan đã hạ cánh xuống sân bay Miranshah (Pakistan).


CIA da lay cap MI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Một trong những "Cá sấu" Mi-24 đã hạ cánh xuống Pakistan
Mặc dù, Afghanistan đã đưa ra một tuyên bố ngô nghê rằng các phi công của họ do “lạc đường”, nên đã đáp xuống một quốc gia thuộc phe đối lập, nhưng đó chỉ là câu chuyện nực cười.

Các máy bay trực thăng đã sớm quay trở lại, nhưng các chuyên gia Mỹ làm nhiệm vụ “thường trực” đã kịp tìm ra một số điểm quan trọng của máy bay này. Đặc biệt là thiết bị cản xả khí, giúp làm mát khí thải của động cơ và làm giảm khả năng hiển thị của máy bay trong phạm vi tia hồng ngoại đã được họ nghiên cứu.

Kể từ đó, cuộc săn lùng Mi-24 đã mang một ý nghĩa khác - rõ ràng là Mi-24 vượt trội hơn so với “Cobra” và AH-64 “Apache” đang được Mỹ nghiên cứu, chế tạo.

Đổi một nửa vương quốc lấy 1 máy bay trực thăng

Nỗ lực để có một chiếc Mi-24 đã được tiếp cận trên quy mô toàn nước Mỹ: Biên tập viên của tạp chí “Soldier of Fortune” đã treo thưởng một triệu đô la cho ai trao được cho Mỹ bất cứ một model nào của Mi-24. Các tờ rơi tương tự thậm chí còn nằm rải rác ở những nơi có trực thăng Liên Xô ở Châu Phi. Nhưng không có ai muốn làm việc đó nên các quan chức quân sự Mỹ buộc phải tự tìm cách thực hiện.

CIA da lay cap MI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Tờ rơi "Nếu đánh cắp được siêu máy bay trực thăng Liên Xô này, bạn sẽ nhận được một triệu đô la"
Năm 1987, cuộc xung đột Chadian-Libya nổ ra, trở thành một sự kiện của Chiến tranh Lạnh. Phía Libya được các chuyên gia quân sự Liên Xô hỗ trợ tích cực bằng việc giúp đỡ về vũ khí cũng như tư vấn về quân sự. Cụ thể, Libya đã có trực thăng Mi-25 (phiên bản xuất khẩu của Mi-24D), và một trong số máy bay đó đã bị bỏ lại sau khi quân Libya rút lui khỏi Wadi Duma.

Mặc dù người Mỹ đã tạo ra trực thăng “Apache”, có sử dụng đến những kiến thức mà họ nắm được về Mi-24, nhưng dù sao vẫn cần có một sự nghiên cứu chi tiết về máy bay này. Quan tâm đặc biệt của họ là việc triển khai một máy bay trực thăng tấn công với khả năng tiến hành đổ bộ mà “Apache” không có.

Sau các cuộc đàm phán giữa người Mỹ và phía Pháp, quân đội Chadian đã nhượng bộ, nhường chiến lợi phẩm của họ cho những vị khách, nhưng vẫn còn một vấn đề họ lo ngại là Liên Xô có thể hiểu sai về sự can thiệp quá rõ ràng như vậy.

Điều đó đòi hỏi các kỹ năng tinh tế của trung đoàn độc lập 160 thuộc lực lượng đặc biệt “Night Stalkers” của Không quân Hoa Kỳ mà thực chất là nỗ lực của CIA.

Chiến dịch Núi hy vọng

Sau khi thỏa thuận được với "phe mình" của cuộc xung đột, Mỹ đã tiến hành chiến dịch “Mount Hope”, mục đích là đánh cắp chiếc trực thăng. Trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch, Mỹ dự định dùng máy bay trực thăng vận tải MH-47 “Chinook” để cẩu Mi-24

Tại căn cứ không quân Chinooki ở New Mexico, máy bay MH-47 đã thử nghiệm bằng cách cẩu các thùng chứa nước có khối lượng tương đương với khối lượng của máy bay Mi-24. Trong khi đó, Pháp nhận trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho trực thăng.


Vào rạng sáng ngày 10 tháng 6 năm 1988, một chiếc máy bay vận tải C-5 Galaxy đã đưa 2 chiếc “Chinook” đến căn cứ tiền phương, và đợi đến khi trời tối, 2 chiếc máy bay này khởi hành đến Wadi Duma.

CIA da lay cap MI-24 cua Lien Xo nhu the nao?
Một chiếc “Chinook” của trung đội “E” thuộc trung đoàn không quân SOAR 160 đang cẩu theo chiếc Mi-24 chiến lợi phẩm trên bầu trời bắc Chad.
2 chiếc trực thăng bay ở độ cao tối thiểu để không bị chú ý. Chiếc máy bay Mi-24 được gắn trên một chiếc nôi bên ngoài, sau đó, dưới sự yểm trợ của Không quân Pháp, máy bay trực thăng Liên Xô bắt đầu hành trình đến Hoa Kỳ.

Chuyến bay dài gần 800 km đã diễn ra với hai lần tiếp nhiên liệu từ máy bay chở dầu C-130F tại các điểm tiếp nhiên liệu và vũ khí tiền phương (FARP). Trong một lần tiếp nhiên liệu, một cơn bão cát đã nổi lên, suýt nữa thì dẫn đến tai nạn.


Tuy nhiên, chiếc trực thăng đã được chuyển giao thành công đến căn cứ tiền phương ở N'Djamena và một ngày sau đó, chiếc Mi-24 của Liên Xô được chuyển đến Hoa Kỳ, nơi nó được nghiên cứu kỹ lưỡng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ ngậm ngùi nhìn Kinzhal, Avangard Nga tung hoành
(Vũ khí) - Trong khi Nga đã biên chế tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal và đầu đạn siêu thanh HGV Avangard, thì Mỹ chưa có loại vũ khí siêu thanh nào.

Trang Breaking Defense thông báo rằng, người hiện đang nắm giữ chức vụ quyền lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ là ông Thomas Modley đã so sánh sự tụt hậu sau Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh với việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957.

Được biết, vị tướng lĩnh Mỹ thể hiện điều này trong bản ghi cá nhân của mình, khi nói về vấn đề Mỹ đang huy động nguồn lực cho các sáng chế vũ khí siêu thanh và đánh chặn vũ khí siêu thanh.

“Nhìn lại quá khứ, chúng tôi [giới lãnh đạo Lầu Năm Góc] hiểu rằng, những đột phá công nghệ lớn, như tạo ra vũ khí siêu thanh, có thể gây mất ổn định cho bối cảnh an ninh toàn cầu và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với đất nước chúng ta” - Modley nhận định.

My ngam ngui nhin Kinzhal, Avangard Nga tung hoanh
Mỹ đang nỗ lực đuổi theo chương trình vũ khí siêu thanh của Nga
Theo lời ông, trong tương lai Hoa Kỳ cần huy động mọi nguồn lực để có thể sở hữu và sử dụng tiềm năng của loại vũ khí này đến mức tối đa. “Khi nói đến vũ khí siêu thanh, chúng ta cần công bố mệnh lệnh chung “Tiến hoàn toàn về phía trước!” - ông nhấn mạnh.

Vào cuối tháng 1, Hoa Kỳ tuyên bố bắt đầu phát triển các phương tiện đánh chặn vũ khí siêu thanh. Trước đó, Washington cũng đã tăng gấp đôi kinh phí tài trợ cho những sáng chế này để rút ngắn khoảng cách thua kém so với Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Việc Nga đã biên chế và đang phát triển hàng loạt vũ khí siêu thanh lần đầu tiên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang vào ngày 1 tháng 3 năm 2018.

My ngam ngui nhin Kinzhal, Avangard Nga tung hoanh
Nga đã trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal cho tiêm kích MiG-31
Trong Thông điệp Liên bang 2018, ông đã nói về các loại vũ khí chiến lược mới nhất, trong đó có các tổ hợp tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (biệt danh “Dao găm” - “Dagger”), đầu đạn siêu thanh Objekt 4202 HGV Avangard, tên lửa hành trình hạt nhân 9M730 Burevestnik (NATO: SSC-X-9 Skyfall), cũng như ngư lôi (thực chất là một loại tàu ngầm không người lái) với động cơ điện hạt nhân “Poseidon”.

Một số thứ vũ khí mới này đã gia nhập hệ trang bị của lực lượng vũ trang Nga như tên lửa siêu thanh “Kinzhal” trang bị trên máy bay tiêm kích MiG-31, máy bay ném bom Tu-22M3; các hệ thống tên lửa “Avangard” đã được đưa vào trực chiến ở tỉnh Orenburg. Tên lửa hành trình hạt nhân 9M730 Burevestnik và ngư lôi “Poseidon” cũng sắp được biên chế.

Do những bước tiến thần tốc của Nga, Mỹ đã ngay lập tức phải tăng tốc các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh và phương tiện đánh chặn vũ khí siêu thanh, mà bước đầu tiên là tăng cường ngân sách.

My ngam ngui nhin Kinzhal, Avangard Nga tung hoanh
Đầu đạn siêu thanh HGV Avangard được chế tạo trong Objekt 4202
Mới hôm 25/01, các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper cho biết, Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc chế tạo vũ khí tấn công siêu thanh, đồng thời cũng giành một khoản ngân sách phát triển vũ khí phòng thủ trước vũ khí siêu thanh.

Theo đó, Văn phòng Dự án nghiên cứu triển vọng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DARPA) đã ký hợp đồng với Tập đoàn Công nghệ Quân sự Northrop Grumman để phát triển các công nghệ chế tạo phương tiện ngăn chặn vũ khí siêu thanh.

Trong thông cáo báo chí của Lầu Năm Góc nêu rõ, bản hợp đồng này bao gồm các hạng mục: Thiết kế, phát triển và trình bày công nghệ cần thiết để tạo ra các phương tiện tiên tiến nhằm ngăn chặn nguy cơ đe dọa siêu thanh trong bầu khí quyển phía tầng trên.

Thông cáo báo chí cũng tiết lộ giá trị hợp đồng lên tới khoảng 13 triệu dollars. Việc đưa ra những ý tưởng ban đầu dự kiến phải được hoàn thành chậm nhất vào tháng 1 năm 2021.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35 bật chế độ quái thú: Vô nghĩa với Nga, Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - F-35 “chế độ quái thú” không thể đe dọa những quốc gia có những chiến đấu cơ hiện đại và hệ thống phòng không siêu mạnh như Nga, Trung Quốc.

F-35 thể hiện khả năng tấn công đồng loạt 5 mục tiêu

Đoạn video bị rò rỉ đầu năm 2019 về một cuộc thử nghiệm hồi tháng 11 năm 2018, mô tả một chiếc F-35A Lightning II có khả năng diệt đồng loạt 5 mục tiêu trong đó có những mục tiêu ở chế độ di động

Theo hình ảnh và video được công bố vào tháng 2/2019, tiêm kích F-35A đã đồng thời khai hỏa 5 quả bom thông minh Paveway IV và đánh trúng 5 mục tiêu trên mặt đất; trong đó có ít nhất là một mục tiêu là xe chiến đấu hạng nhẹ đang di chuyển với tốc độ khoảng 60km/h.

Theo chuyên gia quốc phòng Ian D’Costa phân tích trên trang The Aviationist, sự kiện này của F-35 nằm trong khuôn khổ qua trình thử nghiệm NTTR (Nellis Test and Training Range), F-35A với “Chế độ quái thú” (Beast Mode) đã ném năm quả bom Paveway IV dẫn đường cho bom đánh trúng cả năm mục tiêu bằng hệ thống GEOT (Good Effect On Target).

Bom Paveway IV do chi nhánh hãng Raytheon tại Anh phát triển nặng 228 kg, được trang bị thiết bị dẫn đường hỗn hợp GPS/INS và laser, khiến nó trở thành một loại bom thông minh được coi là tiên tiến nhất trên thế giới, có khả năng tấn công vô cùng chính xác.

Trước khi diễn ra vụ thử nghiệm này, Mỹ và Anh hiện đang hợp tác nâng cấp bom thông minh Paveway IV. Việc nâng cấp chúng bao gồm thiết kế lượng nổ thấp (nhằm hạn chế những thiệt hại phát sinh không mong muốn), thiết kế phần mũi xuyên phá (tấn công các hầm ngầm).

F-35 bat che do quai thu: Vo nghia voi Nga, Trung Quoc
Máy bay tàng hình F-35 có thể mang theo từ 10-16 vũ khí nếu hoạt động ở “chế độ quái thú” (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, phía Mỹ sẽ đóng góp việc phát triển khả năng chống chiễu và nâng cấp công nghệ tìm kiếm bằng laser cho loại bom này. Và rất có thể, vụ thử nghiệm hồi cuối năm 2018 này nhằm kiểm tra khả năng chiến đấu Paveway IV sau nâng cấp.

Theo giới chức lãnh đạo Lầu Năm Góc, Mỹ vẫn đang là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực phát triển máy bay tiêm kích tàng hình và bom thông minh.

F-35 được coi là một trong hai chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 mạnh nhất thế giới đi vào biên chế (cùng F-22 cũng của Mỹ); trong khi các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 khác của Nga và Trung Quốc vẫn còn trong giai đoạn phát triển hoặc mới bắt đầu biên chế, thì F-22 và F-35 đã đi vào trực chiến.

Với tính năng tàng hình siêu việt, cùng với những loại vũ khí cực mạnh trang bị, chúng đã và đang trở thành mối bận tâm cho Trung Quốc và Nga. Việc kết hợp giữa hai vũ khí này đem đến cho Mỹ khả năng chiếm ưu thế trên không so với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, những chiếc F-35 tàng hình có khả năng tấn công đồng loạt 5 mục tiêu di động này có thực sự khiến những quốc gia có khả năng phòng không mạnh mẽ như Nga hay Trung Quốc hoặc thấp hơn một chút như Iran và Triều Tiên phải bận tâm hay không?

F-35 bat che do quai thu: Vo nghia voi Nga, Trung Quoc
Một chiếc F-35 mang 2 tên lửa không đối không và 4 quả bom dẫn đường ở chế độ Beast Mode
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này với những phân tích của chuyên gia quân sự Mark Episkopos trong một bài viết trên tạp chí “Lợi ích Quốc gia” (The National Interest – NI).

F-35 tấn công đồng loạt trên 5 mục tiêu trong trường hợp nào?

Theo chuyên gia Mark Episkopos, F-35 Lightning II có nhiều tùy biến lắp đặt vũ khí để phù hợp với nhiều tình huống chiến thuật và điều kiện tác chiến tàng hình hay không cần tàng hình.

Cấu hình tàng hình của máy bay bao gồm bốn tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM cho các nhiệm vụ tranh đoạt quyền kiểm soát không phận, hoặc hỗn hợp bốn tên lửa và bom thông minh AIM-120/GBU-31 JDAM đối với các nhiệm vụ không đối đất, tất cả được nạp vào kho vũ khí bên trong bụng của F-35.

Đúng như tên gọi của nó, cấu hình tàng hình được thiết kế với các loại tên lửa và bom đạn được chứa trong bụng máy bay để giảm thiểu tiết diện phản xạ radar của máy bay, trong điều kiện các hệ thống phòng không mạnh mẽ của đối phương hoạt động hết công suất.

Khi các hệ thống phòng không thù địch bị tiêu diệt nhiều hơn, cuộc xung đột bước vào giai đoạn thứ ba của chiến tranh, cho phép những chiếc F-35 có thể thực hiện “Chế độ quái thú”, tự do triển khai vũ khí gắn ở các mấu treo bên ngoài với bộc lộ radar lớn hơn, do đó số lượng vũ khí của nó có ít nhất từ 5 quả trở lên.

F-35 bat che do quai thu: Vo nghia voi Nga, Trung Quoc
F-35 có thể mang 10 vũ khí đối không/đối đất trong chế độ Beast Mode
Như vậy, vụ F-35 thử nghiệm tấn công đồng loạt 5 mục tiêu rõ ràng là nó đã thực hiện “Chế độ quái thú” và phải treo bom ở các mấu treo bên ngoài.

“Chế độ quái thú” cho phép F-35 Lightning II có thể mang tối đa mười bốn tên lửa AIM-120 AMRAAM và hai tên lửa nhỏ hơn như AIM-9X Sidewinder cho các nhiệm vụ tranh đoạt quyền kiểm soát trên không; còn đối với các nhiệm vụ tấn công mặt đất, nó có thể mang bốn tên lửa không đối không AIM-120/AIM-9X cùng với sáu quả bom cỡ lớn GBU-31; hoặc toàn bộ là bom tấn công mặt đất.

Số lượng khổng lồ vũ khí này được đặt trong cả các khoang lưu trữ bên trong và các mấu treo bên ngoài chính là trường hợp mà F-35 Lightning II vừa thử nghiệm, cũng như được nhận thấy trong một số trường hợp thử nghiệm của các quốc gia đồng minh của Mỹ.

Vào tháng 8 năm 2018, cũng đã rò rỉ hình ảnh một chiếc F-35 của Hà Lan bay trong “chế độ quái thú”, nó được trang bị bốn quả bom GBU-31 và hai quả tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder ở mấu treo bên ngoài.

Tuy nhiên, hình ảnh một chiếc F-35 với toàn bộ mười sáu tên lửa không đối không hoặc hỗn hợp mười quả bom và tên lửa (số lượng tối đa vũ khí mà nó có thể mang được) vẫn chưa được nhìn thấy trên thực tế.

F-35 bat che do quai thu: Vo nghia voi Nga, Trung Quoc
Máy bay F-35A Lightning II của Không quân Hà Lan bay với chế độ Beast Mode ở California-Mỹ
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc F-35 có thể tấn công đồng loạt 5 mục tiêu cũng không có gì là quá đặc biệt, các loại chiến đấu cơ hiện đại của Nga hay Trung Quốc cũng có thể làm được và những quốc gia này cũng không hề sợ F-35 ở chế độ này.

Nga và Trung Quốc là những nước có hệ thống phòng không quốc gia tích hợp nhiều tổ hợp khác nhau, có thể đối phó với máy bay tàng hình. Việc Mỹ có thể đánh bại hoàn toàn hệ thống phòng không của các nước này để F-35 mặc sức thực hiện chế độ quái thú là điều rất khó xảy ra.

Hơn nữa, với chế độ phi tàng hình tấn công mặt đất, F-35 dường như không phải là đối tượng thích hợp nhất cho những phi vụ kiểu nảy, nó là sự lãng phí tài nguyên đối với một chiến đấu cơ tàng hình như F-35.

Nếu đối phương đã không còn khả năng đáp trả, có lẽ những máy bay ném bom chuyên dụng sẽ là phương tiện tấn công hữu dụng hơn.

Do đó, việc F-35 có thể tấn công đồng loạt 5 mục tiêu có lẽ chỉ mang ý nghĩa tinh thần đối với Mỹ và đồng minh, nó cũng không có nhiều ảnh hưỡng thực tiễn đối với Nga hay Trung Quốc, mà nó có thể chỉ gây sức ép thực tế được với những quốc gia có lực lượng máy bay tiêm kích đánh chặn cũ kỹ và các tổ hợp phòng không không mạnh như Iran hay Triều Tiên mà thôi.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Phương tiện tác chiến điện tử tốt nhất:Nga vượt Mỹ từ lâu
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Ilia Polonski giới thiệu tổng quan một số phương tiện tác chiến điện tử (TCĐT) Nga, Mỹ, Trung Quốc.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự “(Nga) ngày 3/2/2020.
Phuong tien tac chien dien tu tot nhat:Nga vuot My tu lau

Thật khó để hình dung các hoạt động tác chiến hiện đại mà lại không có các phương tiện tác chiến điện tử tham gia.
Đến thời điểm hiện tại , Nga vẫn tự tin giữ vị trí số một trong danh sách các quốc gia có các phương tiện TCĐT tốt nhất thế giới. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận vị thế hàng đầu trong lĩnh vực TCĐT của Nga.
"Krasukha"
Hiện nay, các phương tiện TCĐT đang có trong trang bị của tất cả các quân binh chủng thuộc Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) LB Nga. Năm 2012, các đơn vị Quân đội Nga tiếp nhận và đưa vào khai thác các tổ hợp TCĐT “Krasukha-2”, và không lâu sau đó, các tổ hợp “Krasukha-4”.
Những khả năng của các tổ hợp này cho phép đối phó rất hiệu quả với tất cả các hệ thống radar hiện đại và các kênh sóng vô tuyến điều khiển máy bay không người lái (UAV) của đối phương.
Chưa hết, bán kính hoạt động của các trạm (“Krasukha”) cực kỳ ấn tượng: cụ thể, “Krasukha-4” phủ một khu vực lãnh thổ bán kính tới 300 km.
Việc Nga sử dụng tổ hợp “Krasukha-4” tại Syria để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim của mình đã khiến vị tướng Mỹ đã nghỉ hưu Don Bacon,- người vốn được coi là một trong những chuyên gia tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, cũng buộc phải thừa nhận là người Mỹ bị tụt hậu so với người Nga trong lĩnh vực TCĐT.

Theo Tướng Don Bacon thì các tổ hợp TCĐT mới nhất (của Nga) đã không cho CLLVT Mỹ cơ hội sử dụng các hệ thống của mình chống lại lực lượng phòng không Nga.
Sự hiện diện của các tổ hợp TCĐT Nga như "Krasukha-4" đã buộc giới lãnh đạo Mỹ phải đẩy nhanh tiến trình thông qua quyết định thiết kế các UAV mới nhất để đối phó.
Mỹ hiện đã chi tới 6 tỷ đô la cho nhiệm vụ này nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể tìm ra cách đối phó hiệu quả với các phương tiện TCĐT của Nga.
Phuong tien tac chien dien tu tot nhat:Nga vuot My tu lau

Một chuyên gia vũ khí hàng đầu khác cũng của Mỹ là Alan Schaffer cũng phải thừa nhận ưu thế vượt trội của các phương tiện TCĐT Nga.
Ông này cho rằng bí mật tạo nên tính hiệu quả của chiến tranh điện tử Nga là, không giống như Mỹ và NATO, ngành công nghiệp quốc phòng Nga chưa bao giờ ngừng thiết kế các phương tiện TCĐT mới.
Và Nga từ lâu đã vượt Mỹ trong lĩnh vực thiết kế- chế tạo các hệ thống TCĐT.
“Divnomorye” và “Samarkand”
Năm 2018, Quân đội Nga bắt đầu đưa vào trực chiến tổ hợp TCĐT mới nhất “Divnomorye”.
Tổ hợp TCĐT này do Viện Nghiên cứu khoa học toàn Nga mang tên “Gradient” tại thành phố Rostov trên Sông Đông thiết kế, và cũng như “Krasukha”, tổ hợp này (“Divnomorye”) có cự ly (bán kính) hoạt động vài trăm km và bảo vệ các sở chỉ huy và các mục tiêu quân sự bằng "chiếc ô che" (phủ sóng) của mình.
Hơn nữa, thời gian để triển khai “Divnomorye”- chỉ cần vài phút. Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, “Divnomorye” sẽ thay thế các tổ hợp TCĐT “Krasukha”, “Krasukha-2” và “Krasukha-4” tại các đơn vị Quân đội Nga.
Phuong tien tac chien dien tu tot nhat:Nga vuot My tu lau

Về “Samarkand”- gần như không có thông tin nào về tổ hợp TCĐT mới nhất ngoài thông tin nó đã được triển khai trên hướng chiến lược Phía Tây và tại các căn cứ của Hạm đội Biển Bắc Hải quân Nga.
Murmansk-BN”
Năm 2014, CLLVT Nga đã tiếp nhất một tổ hợp TCĐT rất hiện đại khác – tổ hợp “Murmansk-BN”.
Tổ hợp này được sử dụng để tiến hành trinh sát vô tuyến, chặn và chế áp các tín hiệu của đối phương ở cự ly tới 500 km và đã được đưa vào trang bị cho các đơn vị bảo vệ bờ của Hải quân Nga.
Năm 2014, tổ hợp được đưa vào trang bị cho Hạm đội Biển Bắc, năm 2017 – Hạm đội Biển Đen và vào cuối năm 2018- cho Hạm đội Baltic.
Phuong tien tac chien dien tu tot nhat:Nga vuot My tu lau


Cả hệ thống này được lắp đặt gắn trên 7 xe ô tô KamAZ, được triển khai trong 72 giờ và lắp trên 4 giá đỡ đặc biệt có thể điều chỉnh thay đổi độ cao lên tới 32 mét.
Các phương tiện TCĐT Mỹ
Sự tụt hậu rất đáng kể so với Nga về công nghệ và phương tiện TCĐT đã được chính các chuyên gia Mỹ thừa nhận như vừa nói ở trên.
Nguyên do- vì Mỹ đã không có những thiết kế phương tiện TCĐT mới trong những năm 1990 – những năm 2000. Vì vậy, Quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng các hệ thống gây nhiễu tín hiệu AN / ULQ-19 (V).
Những hệ thống này được thiết kế trong những năm 1980 và hiện vẫn đang trực chiến tại một số đơn vị thuộc Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ.

Trong biên chế của Lục quân Mỹ không có các hệ thống TCĐT mặt đất lớn, sự quan tâm chủ yếu của giới lãnh đạo quân sự Mỹ được dành cho việc phát triển các hệ thống TCĐT đường không, đặc biệt là các hệ thống EA-18 Growler hoặc Compass Call EC-130H của Không quân Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng máy bay mới F-35 của Mỹ có thể không chỉ thực hiện chức năng máy bay tiêm kích, mà còn cả chức năng của một máy bay TCĐT.
Trung Quốc đuổi kịp và vượt Mỹ?
Có cực kỳ ít thông tin về các hệ thống TCĐT đang có trong trang bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Nhưng chắc chắn một điều là giới lãnh đạo PLA xác định TCĐT là một trong những hướng quan trọng nhất, nhiều triển vọng nhất, - giành ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển các công nghệ và phương tiện TCĐT, đồng thời tích cực “học tập” kinh nghiệm của Nga.
Cách đây không lâu, Trung Quốc đã cho sáp nhập Bộ đội TCĐT, Bộ đội Vũ trụ và Bộ đội chiến tranh mạng và đặt tên cho lực lượng (quân chủng) mới này là Lực lượng hỗ trợ chiến lược.
Báo chí Trung Quốc đánh giá rất cao sức mạnh của các phương tiện TCĐT Nga, và cũng như người Mỹ, Trung Quốc thừa nhận Nga chiếm vị trí số một trong số các quốc gia sở hữu các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Chạy đua với 'Аvangard' Putin: Lockheed Martin-từ nói đến làm
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài viết mới nhất của chuyên gia quân sự, kỹ sư Vladimir Tuchkov với tiêu đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 01/02/2020.

Chay dua voi 'Аvangard' Putin: Lockheed Martin-tu noi den lam
Trên ảnh: Khối tác chiến có cánh "Avangard" đang bay (Ảnh: Cơ quan báo chí BQP LB Nga)
Hãng thông tấn “Bloomberg” Mỹvừa mới đưa tin nóng về những thành công thực sự của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh (xin vẫn sử dụng thuật ngữ “vũ khí siêu thanh” tức vũ khí có tốc đố độ >5M-ND). Ông Mike White, trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ chuyên phụ trách mảng Công nghệ siêu thanh (Hypersonic) vừa tuyên bố là trong năm nay Mỹ sẽ tiến hành ít nhất 4 lần thử nghiệm nguyên mẫu các tên lửa siêu thanh được chế tạo theo các trường phái kỹ thuật khác nhau.
Theo dự kiến, những nguyên mẫu của vũ khí thực sẽ đạt tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, có nghĩa là có tốc độ ở ngưỡng sàn trong dải tốc độ siêu thanh (tức tốc độ siêu thanh thấp nhất-ND).
Mỹ đang quyết chí đuổi kịp Nga và Trung Quốc vì hai quốc gia này đã bỏ xa Mỹ trong phân khúc các phương tiện kỹ thuật quân sự tốc độ siêu thanh. Có thể dễ dàng nhận thấy “quyết tâm” này nếu tính tới khoản ngân sách bổ sung ngoài kế hoạch cực kỳ lớn cho nội dung này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Espermới tuyên bố rằng - vào năm 2020 Lầu Năm Góc sẽ chi thêm cho các chương trình chế tạo vũ khí siêu thanh thêm 5 tỷ USD nữa ngoài kế hoạch ngân sách 5 năm đã được phê duyệt trước đó.
Và ngài ark Esper đã giải thích về sự hào phóng bất thường này như sau: “công nghệ siêu thanh là nhân tố then chốt quyết định cho “một cuộc đối đầu vĩ đại” (giữa Mỹ) với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn nhấn mạnh: “Chúng tôi (Mỹ) đã tăng rất đáng kể số lần thử nghiệm bay và thử nghiệm trên mặt đất để đẩy nhanh tiến trình chế tạo các loại vũ khí siêu thanh các kiểu khác nhau để đạt mục tiêu là bàn giao những kiểu vũ khí này cho Các Lực lượng Vũ trang Mỹ sớm hơn vài năm so với các kế hoạch trước đây”.
Quan điểm trên của người đứng đầu Lầu Năm Góc đã được Cục trưởng Cục Nghiên cứu và Thiết kế Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Lewisnhắc lại trong một tuyên bố gần đây nhất của ông (nguyên văn):“Chúng ta (Mỹ) cần phải bay (thử nghiệm bay) thường xuyên hơn.

Cùng với đó, cũng cần phải luôn sẵn sàng chấp nhận một thực tế là trong quá trình thử nghiệm có thể có những trục trặc kỹ thuật khó tránh khỏi. Thất bại- đó là một kinh nghiệm bổ ích, nhờ nó (thất bại) mà chúng ta sẽ học được cách tránh lặp lại sai lầm và sẽ vững bước tiến về phía trước”.
Có thể nói rằng việcchế tạo vũ khí siêu thanh tại Hoa Kỳ đã trở thành một dự án mang tầm quốc gia, với sự tham gia của hàng chục công ty quy mô lớn nhỏ khác nhau- những công ty này hợp tác với nhau tạo thành một mạng kết nối- từ “Boeing”, “Lockheed Martin”, Raytheon, DARPA (Cục các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến) của Lầu Năm Góc cho đến tận các nhà chuyên sản xuất thiết bị kiểu như bàn thử nghiệm.
Ngay cả giới sinh viên cũng được huy động tham gia vào “sự nghiệp chung”. Chính quyền Mỹ mới cho thành lập một tập đoàn được Lầu Năm Góc cung cấp kinh phí hoạt động- trong giai đoạn đầu này đã có các thành viênlà bốn trường đại học lớn: Đại học Tổng hợp Notre Dame, Đại học Tổng hợp Purdue, Đại học Tổng hợp Texas A & M, Đại học Tổng hợp Minnesota. Trong năm 2020 này, tập đoàn được phân bổ khoản kinh phí hoạt động đầu tiên tới 100 triệu đô la.
Hãng "Bloomberg" cũng dẫn tiếp lời của ông Mike White rằng năm 2020 sẽ là một năm bước ngoặt trong chương trình phát triển vũ khí siêu thanh.
Nếu như trước đó, các công việc không vượt ra khỏi khuôn khổ các dự án thiết kế và thử nghiệm trên mặt đất các thành tố cấu thành, thì từ giờ trở đi sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm bay những nguyên mẫu dự định sẽ trang bị ho các quân chủng khác nhau thuộc Các Lực lượng Vũ trang Mỹ, cụ thể - cho Lục quân Mỹ (Bộ binh), Không quân và Hải quân. Các nhà tổng thầu trên tất cả các hướng nghiên cứu thiết kế này là “Lockheed Martin” và “Raytheon”.
Phải nói rằng các khoản chi tài chính cho các chương trình siêu thanh được tăng mạnh phần lớn là nhờ vào công lao hoạt động "khai sáng" của các quan chức cao cấp Lầu Năm Góc trong các hành lang của cơ quan lập pháp Mỹ. Cụ thể, năm 2018, các nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã rất “xúc động” trước bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Michael Griffinvới nội dung chính là nhận định chorằng số lần Trung Quốctiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh nhiều hơn Mỹ tới 20 lần.
Nhưng còn một nhận định khác còn gây ấn tượng mạnh hơn nữa cho các nghị sỹ Mỹ: Nga đã lắp các khối tác chiến hạt nhân siêu thanh cơ động (tức “Avangard”-ND) cho 19 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Thực ra thì Ngài Griffin đã nói hơi quá–Nga mới triển khai lắp các khối tác chiến siêu thanh cơ động “Avangard” cho các ICBM UR-100N (УР-100Н) vào năm ngoái (2019).
Mỹ tuy vẫn chưa có vũ khí siêu thanh, nhưng những bộ óc quân sự Mỹ siêu việt nhất đã nghĩ đến việc triển khai chúng ở đâu và sử dụng chúng để chống lại ai.
Bộ trưởng Bộ Lục quân Mỹ Ryan McCarthy tin chắc rằng vũ khí siêu thanh tầm xa phải được triển khai trong thành phần biên chế của Bộ Tư lệnh khu vực lãnh thổ Thái Bình Dương mới được thành lập với chức năng chủ yếu là: tiến hành các chiến dịch điện tử, các chiến dịch mạng, các chiến dịch thông tin và các chiến dịch tên lửa chống lại Trung Quốc. Tất cả đều đúng, bởi vì cứ theo học thuyết quân sự Mỹ thì cách phòng thủ hiệu quả nhất – đó là tấn công xâm lược.
Cần phải nói rằng ông Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy đang nói về một loại vũ khí rất cụ thể, được chế tạo trong khuôn khổ dự án LRHW (Vũ khí siêu thanh tầm xa - Long Range Hypersonic Weapon). Nó (LRHW) được chế tạo trước hết là để trang bị cho Lục quân, sau đó sẽ được cải tiến để trang bị cho Hải quân, và sau nữa- cho Không quân (Mỹ).
Về LRHW, có tương đối nhiều thông tin- vì Cục phát triển tăng tốc và các công nghệ quan trọng mới được thành lập của Mỹ vừa mới giới thiệu các sơ đồ về nó tại các hội nghị công khai cùng một số lời giải thích kèm theo.
Tổ hợp LRHW sẽ là một tổ hợp cơ động, lắp trên khung gầm bệ phóng của tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” đã cải tiến. Trên bệ phóng là hai container phóng - vận chuyển chứa tên lửa.Bêntrong container phóng- vậnchuyểnlàtên lửa tầm trung nhiên liệu rắn - AUR (All-Up-Round). Tên lửa được lắp khối tác chiến bay siêu thanh không động cơ C-HGB (Common Hypersonic Glide Body).
Sau khi được phóng, tên lửa mang glider (khối tác chiến không động cơ) tăng tốc lên khoảng 8 M, và sau khi khối tác chiến tách khỏi tên lửa, nó (khối tác chiến) bắt đầu tự bay- khi bay có thể cơ động hoặc phanh giảm tốc độ trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, trong pha cuối của chuyến bay, C-HGB cần phải duy trì được tốc độ siêu thanh, tuy có thấp hơn tốc độ ban đầu một chút.
Các tính năng kỹ- chiến thuật chi tiết của LRHW không được tiết lộ. Nhưng theo một số đánh giá khác nhau thì tốc độ của khối tác chiến có thể đạt 8-10 M, và tầm bay vào khoảng 4.000 -5.000 km.
Theo các kế hoạch của Lục quân Mỹ, các thử nghiệm bay LRHW sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2021. Và kết thúc thử nghiệm- vào đầu năm 2023. Sau đó, sẽ thành lập đại đội LRHW đầu tiên với biên chế 4 tổ hợp phóng với 8 tên lửa.

Như chúng ta thấy, cứ theo trên giấy thì mọi thứ gần như đã sẵn sàng. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng trùng với lý thuyết. Vấn đề là ở chỗ người Mỹ đã từng thử nghiệm một loại vũ khí tương tự - AHW (Advanced Hypersonic Weapon ). Đã phóng thử hai lần- trong các năm 2011 và 2014.
Lần thử nghiệm đầu tiên đã thành công một phần,- khối tác chiến đạt tốc độ bay 8 M và bay được 3.700 km. Tuy nhiên, lần thử nghiệm này chỉ kiểm tra khả năng giữ ổn định khi bay- chứ không kiểm tra được khả năng cơ động và khả năng được dẫn đường đến mục tiêu. Lần thử nghiệm thứ hai đã thất bại, khối tác chiến “bay sai đường” và buộc phải cho lệnh tự hủy trên không. Sau đó, chương trình AHW đã bị hủy bỏ.
Hiện Không quân Mỹ đang tự thực hiện chương trình chế tạo vũ khí siêu thanh. Thêm nữa, vũ khí siêu thanh với tốc độ không tưởng. Công tác thiết kế tên lửa aeroballistic (tên lửa đạn đạo phóng từ trên không) theo chương trình AGM-183A đã bắt đầu vào mùa thu năm 2018, và theo kế hoạch thì sẽ “ca khúc khải hoàn’ vào cuối năm 2021.
Cho dù đến thời điểm hiện tại, máy bay ném bom chiến lược B-52 mới chỉ xuất kích đúng một lần theo chương trình, nhưng không phải là đưa tên lửa (AGM-183A) thật lên phóng thử nghiệm trên không,mà chỉ mới là đưa maket của nó để kiểm tra các tính năng khí động học khi đang bay ở tốc độ cận âm.

Chay dua voi 'Аvangard' Putin: Lockheed Martin-tu noi den lam
Về mắt ý tưởng, tên lửa AGM-183A cũng tương tự như LRHW –đó sẽ là một tên lửa nhiên liệu rắn tăng tốc đưa khối tác chiến TBG (Strateg Boost Glide) lên tốc độ siêu thanh (lần này lên tới 20 M), sau đó thì TBG tách ra khỏi tên lửa, vừa cơ động, vừa lao tới mục tiêu. Về tầm bắn của AGM-183A- không vượt quá 1.000 km.
Hải quân Mỹ cũng đang hiện thực hóa một chương trình hải quân riêng – đó là CPS (Conventional Prompt Strike). Nguyên lý hoạt động của loại vũ khí này cũng như vậy- tên lửa tăng tốc đẩykhối tác chiến đạt đến tốc độ siêu thanh và khôi tác chiến sau đóvừa cơ động khi bay vừa lao tới mục tiêu.
Dự kiến Hải quân Mỹ sẽ trang bị một phần kiểu tên lửa này không chỉ cho các tàu ngầm đa năng lớp “Virginia”, mà còn cả cho các tàu ngầm chiến lược lớp “Ohio”. Và do việc phóng tên lửa từ tàu ngầm đang lặn- đólà một nhiệm vụ kỹ thuật rất phức tạp, nên dự kiến chương trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2024.
Những kế hoạch siêu lạc quan này (của Mỹ) liệu có hiện thực hóa được hay không ? Thời gian sẽ trả lời.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
UAV tích hợp radar, súng máy: Khắc tinh của khủng bố
(Vũ khí) - UAV được phát triển để phát hiện vật liệu nổ ở khu vực rộng lớn hoặc khu vực không thể tiếp cận và có thể hoạt động độc lập.

Trước sự nguy hiểm của thiết bị nổ tự chế (IED) tại các điểm nóng trên thế giới, mới đây công ty SteelRock Technologies (SRT) có trụ sở tại London hợp tác với Công ty Các hệ thống bảo vệ Richmond (RDS) phát triển hệ thống UAV với tên gọi SR1 Protector, có khả năng vô hiệu hóa nhiều loại IED và mìn từ trên không và từ mặt đất.
SR1 Protector được trang bị một camera quang điện tử ảnh nhiệt và thiết bị vô hiệu hóa - súng không giật 40mm với hệ thống điều khiển hỏa lực.
Drone cơ sở SR1 là hệ thống UAV X8 KDE Direct, có tốc độ tối đa 100 km/h, cự li tối đa truyền dữ liệu 150km, có thể lưu lại trên không với tải trọng 50kg trong 2 giờ.
Trong một loạt các thử nghiệm tại South Wales, hệ thống Protector đã vô hiệu hóa thành công IED trên mặt đất và trên không.

UAV tich hop radar, sung may: Khac tinh cua khung bo
UAV Stinger được trang bị súng Ultramax U100 Мк.8 cỡ 5,56mm.
Một hệ thống vô hiệu hóa IED tương tự đang được công ty ST Engineering (Singapore) phát triển dưới dạng tổ hợp Stinger (Stinger Intelligent Network Gun Equipped Robotics).
UAV do ST Engineering sản xuất được trang bị súng máy Ultramax U100 Mk.8 cỡ nòng 5,56mm nhẹ nhất thế giới có khối lượng 6,8kg. Điều này cho phép UAV bắn ở chế độ tự động ở cự li lên tới 300m với độ chính xác khá cao, có thể mang 100 viên đạn polymer cỡ 5,56mm.
Công ty Duke Robotics (Mỹ) cũng đã phát triển một hệ thống robot vũ khí hoàn chỉnh được tích hợp trên thiết bị bay không người lái TIKAD, đã được quân đội Israel đặt mua.
TIKAD có thể mang tải 9kg, gồm súng carbine M4, súng bắn tỉa bán tự động SR25 hoặc súng phóng lựu 40mm. Mặc dù được tạo ra như một hệ thống vũ khí không người lái để chống lại các nhóm khủng bố và giảm rủi ro cho các lực lượng mặt đất, nó có thể được sử dụng để vô hiệu hóa IED, mìn.
Đáng chú ý, Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã phát triển thành công hệ thống Radar khẩu độ Tổng hợp đa kênh P3M-SAR. Nó có khả năng phát hiện các vật thể bị chôn lấp ở độ sâu tới 20cm từ khoảng cách vài mét.
P3M-SAR có hai chế độ hoạt động chính: Thứ nhất là chế độ phát hiện, dựa trên đường bay trực tiếp dọc theo khu vực khảo sát bằng cách sử dụng ăng ten lưới tĩnh và đa kênh được gắn trên UAV; Thứ hai là chế độ nhận dạng và quét chụp cắt lớp với quỹ đạo tròn hoặc xoắn ốc trên một khu vực nhất định.
Trong khi đó, công ty MKD có trụ sở tại Hà Lan đang phát triển một loạt giải pháp sử dụng các công nghệ đột phá cho phép rà phá bom mìn nhanh hơn, an toàn hơn và dễ dàng hơn cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi vật liệu nổ.
MKD đã thiết kế một số UAV nhiều cánh quạt có thể cất hạ cánh thẳng đứng nhỏ và rẻ tiền để chụp ảnh trên không và lập bản đồ.

UAV được thiết kế với chức năng đơn giản giúp đơn giản hóa việc bảo trì và sửa chữa. Chúng được in trên máy in 3D giúp việc sản xuất trở nên dễ dàng hơn.
Các khu vực nguy hiểm được xác định bằng cách xem video từ camera có độ phân giải và độ phóng đại cao. Tiếp theo, trên bản đồ kỹ thuật số 3D được tạo bằng chế độ ánh xạ ngoại tuyến, người ta xác định các diểm đáng ngờ có chất nổ.

Hệ thống UAV rất phù hợp để phát hiện vật liệu nổ ở khu vực rộng lớn hoặc khu vực không thể tiếp cận và có thể hoạt động độc lập. Chúng có thể kiểm tra và phát hiện chất nổ bằng nhiều từ kế sử dụng cảm biến laser khác nhau khi bay ở độ cao khoảng 1-3m.
Gần đây, ngày càng phổ biến các UAV được gắn các radar có radar khẩu độ tổng hợp (SAR) với độ chính xác cao có thể phát hiện các vật thể đáng ngờ bị chôn lấp, ví dụ như các vật thể nổ, mìn chống người, chất nổ chưa nhồi nạp, cũng như các IED.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
5 mẫu tàu ngầm có thể hủy diệt thế giới trong 30 phút
Nga và Mỹ đang biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược có khả năng mang đủ lượng đầu đạn để hủy diệt cả thế giới.
Tàu ngầm chiến lược là một trong những vũ khí răn đe uy lực nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Điều này thúc đẩy Nga và Mỹ phát triển nhiều loại tàu ngầm được trang bị kho vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt thế giới chỉ trong nửa giờ.
Mỹ bắt đầu chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio để răn đe Liên Xô từ cuối thập niên 1970. Tổng cộng có 18 trong 24 tàu được đóng trong giai đoạn 1976-1997, mỗi chiếc có giá trị tương đương gần 3 tỷ USD hiện nay.
Tàu ngầm USS Alaska thuộc lớp Ohio về cảng hồi đầu năm 2019. Ảnh: US Navy.
Tàu ngầm USS Alaska thuộc lớp Ohio về cảng hồi đầu năm 2019. Ảnh: US Navy.
Với lượng giãn nước 18.750 tấn khi lặn và chiều dài 175 m, lớp Ohio là mẫu tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Mỗi tàu có thể mang 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) UGM-133 Trident II D5 có tầm bắn 11.300 km. Mỗi tên lửa mang được tối đa 12 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 5,7 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Mỗi tàu ngầm hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 ống phóng, nhiều hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.
Các tàu trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai ống phóng không chứa tên lửa được chuyển đổi thành cửa mở đặc biệt, cho phép triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân. Chúng cũng được dùng để phóng tàu lặn không người lái (UUV), tàu ngầm chở đặc nhiệm, phao định vị thủy âm và các loại cảm biến dưới nước khác.
Báo cáo Đánh giá chung về Tình trạng Hạt nhân (NPR) được Lầu Năm Góc công bố năm 2010 cho thấy hải quân Mỹ luôn duy trì 12 tàu Ohio tuần tra trên biển, trong khi hai chiếc được đưa vào cảng bảo dưỡng định kỳ.
Lớp Ohio sở hữu nhiều tính năng uy lực nhưng đang dần trở nên lỗi thời, những chiếc đầu tiên sắp hết niên hạn hoạt động. Điều đó buộc hải quân Mỹ phát triển siêu tàu ngầm lớp Columbia để thay thế.
Tàu ngầm lớp Columbia dài 170 m và có lượng giãn nước gần 21.000 tấn, được thiết kế với tính năng tàng hình và nhiều công nghệ hiện đại của thế kỷ 21. Lò phản ứng thế hệ mới của lớp Columbia cho phép tàu hoạt động với tần suất cao hơn và không cần nạp nhiên liệu trong thời gian dài hơn.
Mỗi tàu ngầm lớp Columbia được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Trident D5, ít hơn 8 quả so với lớp Ohio. Mỹ dự định đóng mới 12 tàu ngầm lớp Columbia với tổng chi phí gần 350 tỷ USD, chiếc đầu tiên sẽ được khởi đóng vào năm 2021, đưa vào biên chế năm 2031 và hoạt động trong tối thiểu 42 năm.
Tuy nhiên, Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) hồi cuối năm 2017 cảnh báo dự án này có thể đi vào vết xe đổ của siêu tiêm kích F-35 và tàu sân bay lớp Ford do ứng dụng quá nhiều công nghệ mới và chưa được kiểm chứng, khiến thời gian phát triển và chi phí chế tạo vượt xa dự kiến.
Nga cũng không chịu thua kém khi liên tục ra mắt các mẫu tàu ngầm mới, đồng thời nâng cấp những chiếc có từ thời Liên Xô để bảo đảm năng lực răn đe đối thủ.
Tàu ngầm hạt nhân Đề án 955 Borei được Viện Thiết kế Rubin nghiên cứu, phát triển và bàn giao cho quân đội Nga chiếc đầu tiên năm 2013. Tàu dài 170 m, rộng 13,5 m và có lượng giãn nước 24.000 tấn, tốc độ tối đa khi lặn đạt 56 km/h và tầm hoạt động không giới hạn.
Tàu ngầm Yury Dolgorukiy thuộc Đề án 955. Ảnh: Oleg Kuleshov.
Tàu ngầm Yury Dolgorukiy thuộc Đề án 955 Borei. Ảnh: Oleg Kuleshov.
Vũ khí chính của lớp Borei là 16 tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava với tầm bắn trên 9.000 km. Mỗi tên lửa Bulava có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân với sức mạnh tương đương 1,5 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa có kích thước nhỏ gọn, sở hữu tốc độ bay và khả năng cơ động cao, vượt qua được nhiều lá chắn tên lửa đạn đạo tối tân hiện nay.
Sau ba chiếc sử dụng thiết kế nguyên bản, Nga bắt đầu đóng biến thể 995A Borei-A từ năm 2012 với những cải tiến đáng kể về hệ thống thông tin liên lạc, giảm độ ồn và tăng diện tích khoang sinh hoạt cho thủy thủ đoàn. Bộ Quốc phòng Nga dự kiến biên chế ít nhất 8 tàu ngầm lớp Borei, gồm ba chiếc nguyên bản và 5 tàu Borei-A.
Xương sống của hạm đội tàu ngầm chiến lược Nga hiện nay vẫn là 6 tàu ngầm Đề án 666BDRM Delfin được chế tạo trong giai đoạn 1981-1992. Mỗi tàu dài khoảng 166 m và có lượng giãn nước hơn 18.000 tấn.
Vũ khí chính của lớp Delfin là 16 tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva. Mỗi quả có thể mang tối đa 8 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 2 triệu tấn TNT. Tên lửa đạt tầm bắn 8.300 km khi mang tải tối đa, hoặc 11.550 km nếu giảm số lượng đầu đạn.
Mẫu tàu ngầm này có thể lặn sâu tới 400 m và phóng hết cơ số tên lửa ở độ sâu 55 m trong khi di chuyển, cho phép nó ẩn mình và tung đòn tấn công bất ngờ khiến đối phương khó đối phó.
Ngoài hai mẫu tàu ngầm chiến lược trên, hải quân Nga còn sở hữu vũ khí rất lợi hại là tàu ngầm tấn công đa năng Đề án 855 Yasen. Theo chuyên gia quân sự Dave Majumdar, Yasen không phải tàu ngầm hạt nhân chiến lược truyền thống, nhưng tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr với 40 quả đạn 3M-14K đạt tầm bắn trên 2.500 km của nó đủ sức đe dọa lãnh thổ Mỹ.
Tàu ngầm Kazan thuộc lớp Yasen-M ra biển cuối năm 2018. Ảnh: Oleg Kuleshov.
Tàu ngầm Kazan thuộc lớp Yasen-M ra biển cuối năm 2018. Ảnh: Oleg Kuleshov.
Các tàu ngầm thuộc lớp Yasen và bản nâng cấp toàn diện Yasen-M có lượng giãn nước 13.800 tấn, có thể hoạt động ở độ sâu 520 m, tốc độ khi lặn 57 km/h, thủy thủ đoàn 64 người và có thể hoạt động trong 100 ngày liên tục.
Nga đã hạ thủy 3 chiếc, trong đó chiếc đầu tiên mang tên Severodvinsk thuộc Đề án 855 nguyên bản, các tàu còn lại đều ứng dụng thiết kế trong Đề án 855M "Yasen-M". Chúng có tốc độ cao và độ ồn rất thấp, có thể dễ dàng tiếp cận khu vực bờ biển phía đông nước Mỹ và tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong nội địa nước này.
Không chỉ các chuyên gia Nga, giới phân tích phương Tây và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ cũng cho rằng tàu ngầm lớp Yasen và Yasen-M là đối thủ đáng gờm nhất của hải quân Mỹ. Chuẩn đô đốc Dave Johnson, cựu sĩ quan tại Bộ tư lệnh Các hệ thống Hải quân Mỹ (NAVSEA), cho biết ông ấn tượng với tàu ngầm Nga đến mức đã cho dựng mô hình tàu Severodvinsk bên ngoài văn phòng của mình.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến hạm Aegis Mỹ ra biển tập bơi sau tai nạn

Đây là chuyến đi biển đầu tiên sau khi con tàu hoàn thành khôi phục sau tai nạn kinh hoàng hồi năm 2017 ở Tây Thái Bình Dương khiến nhiều thủy thủ thương vong.

Trong chuyến đi biển đầu tiên, chiến hạm USS Fitzgerald (DDG 62) sẽ tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm để đánh giá hầu hết các hệ thống trên tàu.

Chien ham Aegis My ra bien tap boi sau tai nan
Phần thân vỏ được vá của tàu USS Fitzgerald (DDG 62).

Hệ thống được đặc biệt chú ý trong đợt thử nghiệm là hệ thống điều hướng, hệ thống điều khiển, hệ thống điện, hệ thống chiến đấu, cũng như các thiết bị liên lạc và cả động cơ đẩy...


Để có thể trở lại biển, con tàu đã được vá phần thân vỏ, phần thượng tầng, hệ thống phóng đa năng MK-41 trên tàu đã được thay mới. Đặc biệt, hệ thống radar AN/SPY-1 - trái tim của hệ thống Aegis cũng đã được thay mới hoàn toàn.

1580865089805.png


Cùng với đó hầu hết những trang thiết bị ở phần giữa con tàu cũng đã được thay thế do vụ đâm va kinh hoàng trước đó đã phá hủy gần như toàn bộ. Dù Hải quân Mỹ không tiết lộ mức chi phí dành cho quá trình sửa chữa con tàu nhưng theo USNI News, số tiền không dưới 327 triệu USD.

Vụ tai nạn nghiêm trọng giữa tàu USS Fitzgerald và tàu hàng Philippines xảy ra vào rạng sáng 17/6/2017 tại vùng biển Nhật Bản. Vụ việc đã khiến mạn phải chiếc tàu bao gồm radar của hệ thống chiến đấu Aegis bị bẹp dúm và mất khả năng hoạt động.

Ngoài ra, vụ va chạm còn khiến ít nhất 3 người bị thương và 7 thủy thủ thiệt mạng. Tuy nhiên, vận xui tiếp tục đeo bám con tàu này khi trong quá trình đưa USS Fitzgerald lên tàu chuyên dụng Transshelf để mang về Mỹ sửa chữa, chiến hạm này đã bị chính tàu vận tải đâm thủng thêm hai lỗ khác.

Nguyên nhân của vụ đâm va mới là Fitzgerald đã va chạm với cấu kiện thép trên tàu chuyên chở Transshelf vốn dùng để nâng tải trọng của tàu khi cố định trên tàu vận tải.


Sự cố mới gây ra 2 lỗ thủng ở thân tàu. Quá trình đưa tàu Fitzgerald trở về Mỹ đã bị chậm lại vài ngày để đội ngũ kỹ thuật viên gia cố tạm thời 2 lỗ thủng ở thân tàu. Theo kết quả điều tra, chính sự bất cẩn của thuỷ thủ đoàn USS Fitzgerald đã gây ra tai nạn đầu tiên.

Các thủy thủ không biết tàu hàng Philippines đang đến gần, không thực hiện hành động cần thiết để ngăn chặn va chạm. Toàn bộ thủy thủ đoàn trên con tàu này đã bị kỷ luật với những mức độ khác nhau.


Mất 2 năm để sữa chữa con tàu bị đụng nhẹ, vậy mất bao nhiêu để sữa chữa con tàu ăn 1 quả tên lửa chống tàu =))

1580865112681.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35 bị nứt thân vì bắn pháo 25mm
(Vũ khí) - Trong quá trình diễn tập và thử nghiệm, tiêm kích tàng hình F-35 đã bị nứt thân vì khai hỏa pháo 25mm tiêu diệt mục tiêu tầm gần.

Thông tin được Robert Behler, Giám đốc Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc cho biết, hiện nay Mỹ hạn chế sử dụng toàn bộ Lô 9 (giao năm 2017) và những chiếc F-35 mới được đưa vào trang bị (cả 3 phiên bản) sau khi phát hiện loạt vết nứt trên thân vì khai hỏa khẩu pháo bắn nhanh 25mm.

Những vết nứt bị phát hiện nằm dưới lớp phủ tàng hình gần ngày miệng khẩu pháo GAU-22 25mm và kéo dài về phía sau. Lỗi nứt thân nằm trong 13 lỗi được đánh nhãn "phải sửa", có nghĩa là việc khắc phục là cần thiết vì lỗi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn hoặc khả năng chiến đấu của máy bay.

F-35 bi nut than vi ban phao 25mm
Tiêm kích F-35 khai hỏa khẩu pháo 25mm.
Số lượng lỗi kỹ thuật được phát hiện tính tới tháng 11/2019 là 873, thấp hơn so với con số 917 ở báo cáo trước. Tuy nhiên, con số hơn 800 lỗi vẫn đặt ra câu hỏi về sự tin cậy của F-35 trong thực chiến, đặc biệt với hệ thống pháo 25mm.


Thực tế này cho thấy một thực tế rằng, tiêm kích F-35 gần như không thể cận chiến. Đây là kết quả không thể chấp nhận được bởi số tiền quá lớn chi cho loại vũ khí này với khoảng 2 triệu USD/khẩu.

GAU-22 có tốc độ bắn lên đến 55 phát/s, đạn rời nòng có vận tốc hơn 1 km/s. Vũ khí này được giấu phía trong phi cơ, đảm bảo F-35 giữ được khả năng tàng hình cho đến khi nó được kích hoạt.

Dù bắn với tốc độ kinh hoàng nhưng GAU-22 trên F-35 đang là một chủ đề gây tranh cãi. Một số người lên tiếng chỉ trích do nó chỉ nạp được 181 viên đạn 20 mm, ít hơn so với súng GAU-8/A Avenger của chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt với băng đạn 1.174 viên 30 mm.

Vấn đề khẩu GAU-22 có thể thua kém vũ khí tương tự trên máy bay thế hệ cũ A-10 được các chuyên gia Mỹ lý giải do nhiệm vụ của mỗi máy bay khác nhau nên đã có sự khác biệt.

Cụ thể, do A-10 được thiết kế đảm nhận nhiệm vụ chuyên tấn công mặt đất nên cơ số đạn pháo của chiến đấu cơ này sẽ rất lớn. Trong khi đó, F-35 đảm nhận nhiệm vụ là tiêm kích đa năng và đây chính là nguyên nhân khiến cơ số đạn của F-35 khá khiêm tốn.

Trong khi hiệu quả của khẩu GAU-22 vẫn là chủ đề gây tranh cãi thì bản thân tiêm kích F-35 lại xuất hiện loạt vết nứt trên thân được xác định do khẩu pháo bắn nhanh này gây ra.

Dù bị liệt vào danh sách những lỗi phải sửa nhưng hiện cả quân đội Mỹ và nhà thầu Lockheed Martin vẫn chưa có cách giải quyết nào có thể chấm dứt lỗi trên ngoại trừ việc hạn chế hoạt động nhằm tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ chỉ nguyên nhân F-22 được rút khỏi Qatar
(Vũ khí) - Phi đội tiêm kích tàng hình F-22 tại Qatar đã được Không quân Mỹ rút toàn bộ về nước sau thời gian ngắn triển khai.

Thông tin về quá trình rút F-22 về nước được Không quân Mỹ cho biết trong một thông báo: "Toàn bộ tiêm kích F-22 tại căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar đã quay trở về căn cứ".

Trong thời gian ở Qatar, phi đội F-22 đã hoàn thành loạt nhiệm vụ bảo vệ lực lượng và lợi ích của Mỹ trong khu vực trách nhiệm của Tư lệnh Trung ương Mỹ tại Trung Đông.

Lý do rút F-22 về nước đã khá rõ ràng nhưng theo chuyên gia Dario Leone trên tờ National Interest, nguyên nhân Mỹ phải rút F-22 tại Trung Đông về nước sau lại khá bất ngờ.

Bao My chi nguyen nhan F-22 duoc rut khoi Qatar
Tiêm kích F-22.

Chỉ sau khi thực hiện một vài chuyến bay trên không phận Syria và bay gần Iran, lớp phủ tàng hình bên ngoài của F-22 bong tróc hoặc mất dần tính năng khiến những chiếc máy bay này lộ rõ hơn trên màn hình radar.

Đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của sự cố trên được Không quân Mỹ đặt ra, trong đó có sự tác động của môi trường khắc nghiệt tại Trung Đông làm cho lớp phủ hấp thụ radar bị cong vênh và bị bong ra.

Ngoài ra, một yếu tố bị coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này chính là dung dịch được dùng để bảo vệ lớp phủ tàng hình đã có tác động tiêu cực đến vật liệu hấp thụ sóng radar khi hoạt động tại Trung Đông.

Không những vậy, chiếc F-22 của Mỹ tồn tại một số nhược điểm chết người khác, trong đó phải kể đến khả năng mù trong vùng sóng hồng ngoại. Những đối thủ chính của F-22 đã có đầy đủ cảm biến dò tìm và theo dõi trong vùng sóng hồng ngoại có nghĩa là cho phép phát hiện mục tiêu nhờ tín hiệu nhiệt.

Đặc biệt, tiêm kích F-22 cũng không có trạm radar phụ, điều này có nghĩa là sau khi khởi động tên lửa không thể cập nhật những dữ liệu mới. Do thiếu trạm radar này nên khi máy bay thay đổi góc quay có thể mất khả năng định vị mục tiêu.

Chương trình F-22 bắt đầu từ những năm 1981. Ban đầu khái niệm thiết kế của F-22 là chiếm ưu thế trên không nên mọi hệ thống điện tử, vũ khí trên máy bay đều tập trung cho nhiệm vụ này nhưng nó không đủ mạnh.

Chính vì nhiệm vụ đối không mà dòng tiêm kích thế hệ 5 này không được tập trung cho nhiệm vụ tấn công đối đất hay đối hải. Khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hạn chế của F-22 đã khiến nó trở nên vô dụng trong suốt hơn 10 năm đưa vào biên chế và trong suốt 5 năm triển khai tại Trung Đông.

Gần đây, Lockheed Martin đã tiến hành gói nâng cấp Increment 3.1 trong đó bao gồm bổ sung chức năng mở khẩu độ tổng hợp cho radar để lập bản đồ mặt đất. Và cải thiện hệ thống điện tử để dẫn đường cho bom thông minh JDAM và bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39.


Ngoài ra, F-22 còn được tích hợp hệ thống radar Khẩu độ Tổng hợp (SAR) dùng tín hiệu điện từ để phân phối hình ảnh hoặc sơ đồ có độ phân giải thấp trở nên sắc nét, cho phép xác định mục tiêu tốt hơn rất nhiều so với trước đây.

Nhưng trong hầu hết những lần thử nghiệm, những hệ thống này đã hoạt động thiếu tin cậy. Do đó, Mỹ hầu như không dùng F-22 cho nhiệm vụ tấn công mặt đất và rất ít dùng trong các cuộc chiến mà Mỹ tham gia.


Chuyên gia Dario Leone cho rằng rất có thể đây mới chính là những nguyên nhân khiến Mỹ quyết định rút toàn bộ F-22 khỏi Trung Đông và thay bằng những tiêm kích F-15 thuộc thế hệ cũ nhưng đã chứng minh hơn hẳn F-22 trong nhiều tình huống.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ xác nhận trang bị W76-2 cho Trident đấu với Nga
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức xác nhận Hải quân nước này đã trang bị đầu đạn hạt nhân mới W76-2 cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident.

Đầu đạn W76-2 hiên đã được trang bi chính thức cho tên lửa đạn đạo Trident trên một số tàu ngầm hạt nhân đang làm nhiệm vụ trên biển.

"Ngay từ cuối năm 2019, tàu ngầm hạt nhân USS Tennessee thuộc lớp Ohio của Hải quân Mỹ đã trang bị một số tên lửa Trident IID5 mang đầu đạn hạt nhân W76-2 tham gia hoạt động sẵn sàng chiến đấu", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

My xac nhan trang bi W76-2 cho Trident dau voi Nga
Mỹ phóng tên lửa Trident IID5.
Cùng với đó, Cơ quan An ninh Hạt nhân quốc gia, cho biết đầu đạn hạt nhân mới W76-2 đã bắt đầu chế tạo loạt tại nhà máy Pantex ở thị trấn Panhandle, bang Texas. Đầu đạn mới là một phiên bản của W76-1, được trang bị trên tên lửa đạn đạo Trident IID5 trên tàu ngầm Mỹ.


Nguyên bản W76-1 là vũ khí chiến lược có đương lượng nổ rất lớn. Theo Hans Kristensen, giám đốc dự án thông tin hạt nhân toàn cầu, đầu đạn W76-1 có đương lượng nổ khoảng 100 kiloton, trong khi quả bom hạt nhân mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, có đương lượng nổ 15 kiloton.

Bộ Năng lượng Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về đầu đạn W76-2, nhưng nó được cho là có đương lượng nổ khoảng 5-7 kiloton, Kristensen nhận định. Công suất nổ nhỏ hơn có thể được tạo ra bằng cách loại bỏ hoặc vô hiệu hóa giai đoạn nổ thứ cấp của đầu đạn W76-1.

Các đầu đạn hạt nhân công suất lớn thường được thiết kế với 2 ngòi nổ chính và thứ cấp. Ngòi nổ chính là quả bom nguyên tử nhỏ, nó được kích nổ để tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân thứ cấp, giúp tăng công suất vụ nổ lên gấp hàng chục lần.

Việc loại bỏ giai đoạn nổ thứ cấp sẽ tạo ra vũ khí hạt nhân có công suất thấp hơn. Hồi năm 2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất việc phát triển vũ khí hạt nhân nhỏ hơn, có thể phóng từ tàu ngầm. Đầu đạn hạt nhân mới nhỏ hơn sẽ giúp cân bằng với lực lượng hạt nhân chiến thuật của Nga.

Báo cáo tuyên bố nó sẽ giúp đảm bảo rằng đối thủ tiềm năng nhận thấy không có lợi thế nào trong việc leo thang hạt nhân. Tuy nhiên, ông Kristensen lo ngại đầu đạn mới có thể khiến nguy cơ chiến tranh hạt nhân xảy ra.

Đầu đạn W76-2 sẽ được phóng cùng với tên lửa đạn đạo Trident II. Mỹ là quốc gia duy nhất từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu, cho dù công suất thấp, việc sử dụng nó một lần nữa nếu có sẽ là khởi đầu cho cuộc chiến hạt nhân tổng lực.

Cơ quan An ninh hạt nhân cũng thừa nhận, một số lượng nhỏ đầu đạn hạt nhân mới đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ hồi tháng 10/2019.

Việc Mỹ trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật cho Trident được cho là nhằm tạo thế đối trọng trước sự thay đổi của Nga từ đầu đạn hạt nhân chiến lược sang chiến thuật với kích thước thu gọn hơn rất nhiều.


Những đầu đạn chiến thuật thế hệ mới hiện nay được Nga tập trung phát triển với mục đích có thể trang bị cho tên lửa đạn đạo Iskander-M, tên lửa 9M729, tên lửa tầm xa phóng từ trên không X-101...

Điều đặc biệt là ngoài khả năng mang đầu đạn chiến thuật, những vũ khí này vẫn mang được đầu đạn thông thường với sức công phá lớn.

Ngoài ra, giới quân sự Mỹ còn có thông tin cho rằng Nga có thể cho khôi phục lại đoàn tàu hạt nhân với hệ thống tên lửa RT-23 UTTKh nặng tới 104,5 tấn, tổng chiều dài 23,3m, đường kính thân 2,4m.

Mỗi quả tên lửa loại này có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ dẫn hướng độc lập (MIRV) có thể tấn công những mục tiêu riêng rẽ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Đầu đạn hạt nhân 5kt không có nghĩa lý gì với Nga?
(Vũ khí) - Giới chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ triển khai đầu đạn hạt nhân công suất nhỏ trên tàu ngầm chỉ dùng để tấn công các nước không có vũ khí hạt nhân.

Mục đích chính là các quốc gia không vũ khí hạt nhân

Hoa Kỳ triển khai vũ khí mới trên các tàu ngầm chiến lược, các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ 5 kiloton. Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, các đầu đạn như vậy được tạo ra "để kiềm chế Nga".

Tàu chiến đầu tiên mang tên lửa với đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là tàu ngầm hạt nhân Tennessee lớp Ohio. Hải quân Hoa Kỳ hiện có 18 tàu ngầm cùng loại thuộc lớp này, trong số đó 14 tàu mang 24 tên lửa Trident mỗi tàu. Bây giờ, một hoặc hai tên lửa mang đầu đạn W76-2 sẽ được triển khai trên tàu ngầm.

Đầu đạn hạt nhân W76-2 với sức công phá 5 kiloton đã được trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 2019. Nó được phát triển trên cơ sở đầu đạn 100 kiloton đã được chế tạo vào những năm 1980.

Điều đáng chú ý là các chuyên gia Mỹ chỉ phải mất chưa đầy một năm để phát triển chúng, thiết kế bắt đầu vào tháng 4 năm 2018 theo chỉ thị của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.


Lầu Năm Góc tuyên bố, vũ khí mới được thiết kế để cân bằng tiềm năng với Nga, vì Moscow sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Giới quân sự Mỹ tin rằng Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Nga bị thất bại với vũ khí thông thường.

Theo các chiến lược gia, các tàu ngầm lớp Ohio sẽ trở nên đa năng hơn - tức là có thể đáp trả nếu đối phương sử dụng vũ khí chiến thuật, và cũng có thể tham gia vào các cuộc xung đột cục bộ.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia quân sự, “kiềm chế Nga” chỉ là vỏ bọc che giấu mục đích thực sự của việc Mỹ tạo ra đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.

Theo ý kiến của Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, đầu đạn W76-2 không có tác dụng gì với Nga, mà chủ yếu nhằm mục đích thực hiện tấn công vào các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, vị chuyên gia Nga nhận xét rằng, Hoa Kỳ chưa tìm ra cách nào khác để giải quyết các vấn đề của họ. Quyết định này của Mỹ làm gia tăng nguy cơ xung đột hạt nhân dọc theo biên giới Nga và có thể dẫn đến cuộc chiến toàn diện.

Theo ông, Nga chỉ nên phản ứng bằng các biện pháp ngoại giao bởi vì đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ trước hết đe dọa các quốc gia khác. Chắc chắn rằng, Nga sẽ không bị tấn công bằng những đầu đạn như vậy.

Dau dan hat nhan 5kt khong co nghia ly gi voi Nga?
Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio SSBN-734 USS Tennessee ở Căn cứ tàu ngầm hải quân Kings Bay
Mỹ làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân thế giới

Các nhà quan sát đều cho rằng, việc phát triển đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ mới tự nó là đáng báo động, vì điều đó hạ thấp đáng kể ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.

Nhà phân tích chính trị quân sự Nga Alexander Perendzhiev lưu ý rằng, bằng cách này Hoa Kỳ tăng cường yếu tố tấn công bất ngờ. Ông Perendzhiev giải thích rằng, người Mỹ có thể sử dụng những tên lửa này, bởi trên thực tế, mối đe dọa như vậy rất khó để theo dõi.

Theo ông, bằng cách này Mỹ muốn gieo rắc nỗi sợ hãi giữa các quốc gia không có khả năng kỹ thuật để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm hạt nhân và không có hệ thống phòng thủ tên lửa đáng tin cậy.


Hiện nay, trong quá trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa không chỉ của Nga mà còn của các quốc gia đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng như những quốc gia mà Nga đang bảo vệ, ví dụ như Syria, cần phải chú ý đến những thách thức mới”.

Vị chuyên gia cho biết, Nga có các tàu ngầm phù hợp và cũng có thể triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên tàu ngầm. Đồng thời, các tên lửa của Nga khó có thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hoặc NATO. Nếu có một cuộc tấn công từ phía Mỹ, trong mọi trường hợp, sẽ có cuộc tấn công hạt nhân trả đũa.

Còn Chuyên gia về địa chính trị Konstantin Sokolov, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Nga, lưu ý rằng, việc sử dụng đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ là một ý tưởng vô lý và nguy hiểm. Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ chắc chắn dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện.


Theo ông, Hoa Kỳ phá hoại toàn bộ cấu trúc an ninh toàn cầu. Họ làm như vậy để thực hiện chiến lược "hỗn loạn có kiểm soát", khi toàn bộ hệ thống các thỏa thuận quốc tế cần thiết cho sự chung sống của các dân tộc trên thế giới đứng trước bờ vực sụp đổ.

Theo các chuyên gia, trước đây trong kho vũ khí của Hoa Kỳ đã có khoảng một ngàn đầu đạn hạt nhân công suất thấp. Ví dụ, những tên lửa hành trình cho máy bay ném bom B-52, cũng như bom B-61.

Tuy nhiên, các máy bay mang tên lửa hạt nhân dễ bị phát hiện hơn so với tàu ngầm và cũng dễ bị tổn thương bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại; do đó, hiện nay Mỹ sẽ tăng cường lắp đặt các đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ trên các tàu ngầm hạt nhân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,375
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến thuật bầy đàn UAV cảm tử: Đổi hình thái chiến tranh
(Vũ khí) - Cả một đàn UAV hướng tới mục tiêu đối phương sẽ là hoạt động quân sự trong tương lai.
Hiện nay, các thiết bị bay không người lái (UAV) nhỏ nhất và đơn giản nhất, ví dụ như loại 4 cánh, đã được sử dụng cho mục đích trinh sát và điều chỉnh hỏa lực pháo binh.

Đồng thời, chiến thuật sử dụng thiết bị bay không người lái không ngừng phát triển. Đối với các cuộc chiến trong tương lai, yếu tố đặc trưng sẽ là việc sử dụng một giàn UAV. Những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này đang được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Gần đây, các nhà báo Mỹ tập trung chú ý vào việc nghiên cứu sử dụng hỗn hợp đàn UAV Kamikaze cỡ nhỏ “Flock-93” của Nga.

Khái niệm này được các nhà khoa học của Học viện Kỹ thuật Không quân nổi tiếng Zhukovsky đưa ra và đã được trình bày tại triển lãm quốc tế INTERPOLITEX- Moscow 2019.

Hơn nữa, sự ra mắt của “Flock-93” đã diễn ra vào mùa hè năm ngoái tại diễn đàn Army-2019. Trong tương lai gần, những khái niệm như vậy sẽ thay đổi đáng kể bản chất của các hoạt động quân sự của lực lượng mặt đất của nhiều quốc gia trên thế giới.

Chiến thuật đàn thiết bị không người lái

Hiện tại, các lực lượng vũ trang của hầu hết các quốc gia đang nỗ lực chế tạo và thử nghiệm chiến thuật của một nhóm máy bay không người lái hoặc UAV (UAV Swarm).

Công nghệ này cho phép sử dụng hiệu quả một số lượng lớn UAV do thám- tấn công và UAV trinh sát cùng một lúc.

Nguyên lý giàn UAV lấy ý tưởng từ thế giới xung quanh, được các nhà khoa học theo dõi dựa trên cơ sở của bầy côn trùng.


Chiến thuật này đang được xem xét, được coi là có nhiều hứa hẹn và trong tương lai sẽ mở ra cơ hội thực tế không giới hạn cho quân đội trên chiến trường, cho phép tiến hành trinh sát có hiệu quả và tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng cơ sở vật chất ít tốn kém nhất và quan trọng hơn là không tổn thất về người. Các cuộc chiến trong tương lai ngày càng được thể hiện dưới dạng cuộc chiến của máy móc.

Các phương tiện truyền thông liên tục đưa ra các câu hỏi: hàng đàn máy bay không người lái trên thực tế sẽ gần như không thể bị phá hủy hoàn toàn, và tất cả quá trình điều khiển các thiết bị như vậy có thể hiểu là chỉ cần thay thế phần mềm.

Điều này sẽ làm cho đàn máy bay không người lái trở thành đa năng, có thể dễ dàng điều chỉnh chúng để giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường.

Hiện nay, các quốc gia hàng đầu hoạt động theo hướng này là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nga đang cố gắng theo kịp họ, nhưng cho đến nay, những thành tựu của Nga trong lĩnh vực này có vẻ khiêm tốn hơn.

Đồng thời, quân đội Nga đang phải đối mặt với các cuộc tấn công của những tốp máy bay không người lái gây ảnh hưởng đến căn cứ không quân Hmeimim của Nga ở Syria.

Hiện vẫn chưa có quốc gia nào trên thế giới đưa ra những nghiên cứu chuẩn bị trang bị đàn UAV có khả năng tham gia chiến đấu vũ trang kết hợp. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS, ông Vladimir Mikheev, Tổng giám đốc Tổ hợp Công nghệ Vô tuyến điện tử (KRET), nói rằng một đàn UAV như vậy Nga sẽ chỉ có thể tạo ra trong 5 năm tới.

Tại Hoa Kỳ, các chuyên gia thuộc chi nhánh quốc phòng DARPA đang tích cực làm việc để tạo ra đàn máy bay không người lái. Cách đây không lâu, các chuyên gia của cơ quan này đã tiến hành một thử nghiệm về một đàn UAV tích cực tại căn cứ Fort Benning (Georgia).

Chien thuat bay dan UAV cam tu: Doi hinh thai chien tranh
Các thử nghiệm đã sử dụng hàng chục máy bay không người lái để tiến hành kiểm tra hệ thống điều khiển chuyển động UAV mới. Chương trình thử nghiệm cho phép những thiết bị bay không người lái nhỏ di chuyển đồng bộ trong không gian.

Đồng thời, các chuyên gia Mỹ nhấn mạnh rằng các cuộc thử nghiệm mà họ đang tiến hành cho đến nay là nhằm giải quyết các nhiệm vụ trinh sát, chủ yếu là trong các khu chiến sự ở khu vực thành thị.

Chiến thuật tấn công với sự hỗ trợ của đàn máy bay không người lái của DARPA, được đặt tên là Chiến thuật kích hoạt Swarm-Enabled (OFFensive Swarm-Enabled Tactics) viết tắt là OFFSET, cho phép tạo ra tới 250 hệ thống riêng biệt thu thập những thông tin quan trọng cho các đơn vị quân đội hoạt động trong khu vực đô thị trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, ở các độ cao khác nhau và hạn chế khả năng thiết lập thông tin và thiếu khả năng cơ động.

Theo kế hoạch của các chuyên gia Mỹ, một đàn máy bay không người lái sẽ giúp lính bộ binh có thể tiếp nhận hàng loạt thông tin hữu ích trong chiến đấu, bao gồm những dữ liệu về các ổ hỏa lực của đối phương, vị trí của các tuyến phòng thủ, các đội bắn tỉa và các dữ liệu khác.

Khái niệm về đàn máy bay không người lái được giới thiệu ở Trung Quốc nhằm giải quyết các mục tiêu tấn công. Các chuyên gia của một tập đoàn lớn Norinco chịu trách nhiệm nghiên cứu về vấn đề này.

Chien thuat bay dan UAV cam tu: Doi hinh thai chien tranh
Ngay từ năm 2018, trong khuôn khổ của triển lãm quốc tế lớn China Airshow 2018 tại thành phố Chu Hải - Trung Quốc, công ty này đã trình bày một số kịch bản chiến thuật cho việc sử dụng đàn máy bay không người lái trong chiến đấu.

Các UAV Trung Quốc được trình diễn là các thiết bị bay không người lái đa dạng với các kích cỡ khác nhau. Đàn máy bay không người lái được hình thành từ các model MR-40 và MR-150 được trang bị 4 và 6 cánh quạt.

Mỗi UAV đều được trang bị một thiết bị quang điện tử có kích thước nhỏ hình cầu có thể tự xoay, một radar tìm kiếm và nhắm mục tiêu cùng các thiết bị khác có thể được sử dụng để trinh sát một cách hiệu quả.

Đồng thời, nó cho phép sử dụng nhiều loại vũ khí hàng không, bao gồm tên lửa dẫn đường, bom, súng máy, đạn dù và thậm chí cả súng phóng lựu tự động cũng do Norinco sản xuất.

Trong một cuộc phỏng vấn trả lời các phóng viên của hãng thông tấn TASS, đại diện công ty này cho biết, khái niệm được tạo ra cho phép dễ dàng mô phỏng một nhóm máy bay không người lái sẽ giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau, bao gồm cả những cuộc không kích theo nhóm nhằm tấn công kẻ thù.

Đàn máy bay không người lái " Flock-93"

Ở Nga, hệ thống điều khiển các máy bay không người lái cỡ nhỏ nhằm thực hiện những cuộc tấn công lớn đã được đặt tên chính thức là "Flock-93".

Hệ thống này đã được giới thiệu tại các triển lãm trong năm 2019, lần cuối cùng là tại triển lãm INTERPOLITEX-2019, được tổ chức vào cuối tháng 10 tại Moscow.


Cơ sở hệ thống của Nga là một đàn máy bay không người lái COM-93 có khả năng tự tổ chức, mỗi chiếc có thể mang tới 2,5 kg tải trọng chiến đấu khác nhau. Khả năng tạo ra một giàn UAV từ những thiết bị bay không người lái nhỏ và chi phí ít tiền được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, ví dụ như các đoàn xe ô tô của đối phương.

Hệ thống này thực sự đã gây ra sự lo lắng cho các nhà báo nước ngoài, những người hết sức quan tâm đến dự án này. Các bài viết về hệ thống “Flock-93” đã xuất hiện trên nhiều ấn phẩm khác nhau của Mỹ, trong đó có website c4isrnet.com và Popular Mechanics.

Dựa trên các tài liệu đã được công bố trên phương tiện truyền thông Nga cũng như dữ liệu từ các cuộc triển lãm đã được tổ chức có thể hình dung ý tưởng về chiến thuật và chức năng của dàn máy bay không người lái Nga như sau:

Trong hệ thống “Flock-93” của Nga, dàn thiết bị không người lái sẽ được điều khiển bởi một UAV đầu đàn. Những UAV còn lại trong đàn sẽ duy trì kết nối trực quan thường xuyên với UAV đầu đàn thông qua việc sử dụng các camera IR của chúng.

Trong trường hợp UAV đầu đàn bị loại khỏi vòng chiến đấu vì nhiều lý do, kể cả việc bị hỏa lực của đối phương tiêu diệt, thì một UAV khác sẽ tự động thay thế, bắt đầu điều khiển cả đàn.

Đồng thời, số lượng UAV tích hợp vào hệ thống có thể tăng lên không giới hạn. Ví dụ, có thể tạo ra một đàn từ một nhóm nhỏ, trong đó UAV đầu đàn điều khiển 2-3 UAV số 2, và tiếp theo đó, các UAV số 2 có thể trở thành thủ lĩnh cho các tốp UAV khác.


Chien thuat bay dan UAV cam tu: Doi hinh thai chien tranh
Các thiết bị bay không người lái được trình diễn có thể dễ dàng thực hiện việc cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cho phép chúng có thể cất cánh từ những không gian có kích thước hạn chế. Ví dụ, toàn bộ đàn UAV có thể cất cánh từ một bãi trống nhỏ, xung quanh có rừng bao phủ, hoặc từ nóc tòa nhà trong một khu đô thị nhà cửa dày đặc.

Thật sự sẽ khó lòng ngăn chặn được cả một đàn gồm hàng trăm máy bay không người lái loại kamikaze nhỏ chứa đầy chất nổ được đưa lên bầu trời, và khi những chiếc UAV đã vượt qua tuyến phòng thủ, tới được mục tiêu, chúng có thể gây ra tổn thất đáng kể cho kẻ thù.

Những UAV như vậy sẽ đặc biệt nguy hiểm đối với các phương tiện không bọc thép của đối phương.

Ưu điểm của hệ thống “Flock-93” là chi phí tương đối thấp. Mục đích chính của dàn máy bay không người lái "Flock-93" là tấn công vào các mục tiêu theo nhóm và mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất cũng như các mục tiêu trên không trong điều kiện chống hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

Để đối phó với đàn máy bay không người lái - những mục tiêu nhỏ, bay thấp với tốc độ thấp, đối phương phải có những phương tiện chiến đấu rất hiệu quả, song, trong điều kiện chiến đấu thực tế những phương tiện này là rất hiếm.

Các chuyên gia Mỹ nhận định rằng Nga hiện vẫn chưa thể đưa dự án dàn UAV vào hoạt động. Nhưng sự xuất hiện hệ thống có thể điều khiển hiệu quả hàng chục máy bay không người lái nhỏ là một dự án thú vị, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Trước khi trình diễn hệ thống "Flock-93", việc Nga nghiên cứu dự án với số lượng lớn máy bay không người lái như vậy chưa được công khai. Đồng thời, các nhà báo Mỹ cho rằng cho đến nay, Nga vẫn thua xa các nước phương Tây hàng đầu trong lĩnh vực này, nhưng họ cũng tin rằng khoảng cách tụt hậu sẽ được giảm dần.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top