- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,375
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Mỹ không phát hiện được tàu ngầm mang SLBM của Triều Tiên
(Vũ khí) - Theo Bloomberg, dù có hệ thống trinh sát săn ngầm đứng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn không thể phát hiện được tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SLBM) Triều Tiên.
Nhận định trên được chuyên gia của Bloomberg đưa ra khi nói về quyết tâm phát triển tàu ngầm phóng tên lửa SLBM của Triều Tiên và sự khó lường của vũ khí này với Mỹ và đồng minh trong khu vực Đông Bắc Á.
Quyết tâm của Bình Nhưỡng đã được hiện thực hóa bằng nhiều vụ phóng trong thời gian qua, vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gần đây nhất của Triều Tiên diễn ra ngày 2/10/2019 với phạm vi bay là 910 km. Phạm vi hoạt động của chiếc tàu ngầm Triều Tiên được cho là khoảng 1.900 km.
Với khoảng cách này, khi tàu ngầm Triều Tiên hoạt động bí mật ở phía đông bờ biển nước này, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 170 triệu dân và gần 80.000 binh sĩ Mỹ, sẽ nằm trong tầm ngắm.
Điều đặc biệt nguy hiểm là tàu ngầm Triều Tiên có thể len lỏi và ẩn mình trong hạm đội khoảng 60 - 80 tàu ngầm nhỏ hơn của mình. Việc làm này sẽ khiến liên minh Mỹ - Hàn Quốc - Nhật Bản gần như không phân biệt được trong số này tàu nào có mang vũ khí hạt nhân.
Cùng với đó, Triều Tiên còn gửi đi một thông điệp rõ ràng về khả năng sẵn sàng xung đột với Nhật Bản. Trong bản tin phát trên truyền thông nhà nước hôm 4/2, Triều Tiên cảnh cáo Nhật sẽ "rơi xuống vực sâu đổ nát" nếu cố thể hiện sức mạnh quân sự.
Hiện nay phần lớn hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc. Dù không phải là tàu ngầm thế hệ mới những việc tìm ra cách đối phó với hạm đội tàu ngầm này khiến không chỉ Mỹ phải đau đầu.
Và chính đội tàu này là nguyên nhân làm chìm tàu hộ tống của Hàn Quốc vào năm 3/2010, buộc Mỹ và Hàn Quốc, nghiêm túc đối mặt với những vấn đề liên quan đến việc đối phó với chiến thuật này.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi mục tiêu nhỏ, khá im lặng (di chuyển bằng cách sử dụng năng lượng điện ắc qui), hoạt động trong môi trường dưới nước phức tạp, hệ thống sonar khó phát hiện.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1991, Mỹ nhận ra rằng hoạt động ở ven biển sẽ trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, ngay từ những năm 1990, Mỹ phát triển hệ thống phát hiện giám sát sóng âm tiên tiến (Advanced Deployable System - ADS) để phát hiện tàu ngầm ở vùng nước ven bờ.
Hệ thống ADS phát hiện tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ. ADS sẽ được thả xuông nước và sử dụng các cảm biến sóng âm đề phát hiện và định vị trí mục tiêu của đối phương.
ADS là thiết bị xách tay, và có thể nhanh chóng được mang tới nơi cần thiết, được Mỹ triển khai ở Hàn Quốc để hỗ trợ phát hiện tàu ngầm của Triều Tiên.
Về cơ bản, ADS được biến đổi từ hệ thống SOSUS (thiết thu thập âm thanh và phân tích tiếng ồn để xác định vị trí tàu ngầm) được dùng trong chiến tranh lạnh.
ADS bao gồm các cảm biến thụ động chạy bằng pin được triển khai bằng tàu dọc theo đáy biển trong vùng nước ven bờ, giúp phát hiện tốt các tàu ngầm trong thử nghiệm.
Tuy nhiên, Hàn Quốc không có đủ số lượng ADS để triển khai ở tất cả các khu vực ven biển, nơi các tàu ngầm hoạt động của Triều Tiên hoạt động.
Thực tế này đã được Seoul thừa nhận rằng chỉ có khoảng 30% hoạt động của tàu ngầm Triều Tiên được cả Mỹ và Hàn Quốc phát hiện. Vì vậy, việc tìm được cách phát hiện và đối phó với những tàu ngầm mới hơn phóng SLBM của Bình Nhưỡng là bài toán chưa có lời giải vào lúc này.
(Vũ khí) - Theo Bloomberg, dù có hệ thống trinh sát săn ngầm đứng đầu thế giới nhưng Mỹ vẫn không thể phát hiện được tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SLBM) Triều Tiên.
Nhận định trên được chuyên gia của Bloomberg đưa ra khi nói về quyết tâm phát triển tàu ngầm phóng tên lửa SLBM của Triều Tiên và sự khó lường của vũ khí này với Mỹ và đồng minh trong khu vực Đông Bắc Á.
Quyết tâm của Bình Nhưỡng đã được hiện thực hóa bằng nhiều vụ phóng trong thời gian qua, vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gần đây nhất của Triều Tiên diễn ra ngày 2/10/2019 với phạm vi bay là 910 km. Phạm vi hoạt động của chiếc tàu ngầm Triều Tiên được cho là khoảng 1.900 km.
Với khoảng cách này, khi tàu ngầm Triều Tiên hoạt động bí mật ở phía đông bờ biển nước này, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi sinh sống của khoảng 170 triệu dân và gần 80.000 binh sĩ Mỹ, sẽ nằm trong tầm ngắm.
Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu ngầm. |
Điều đặc biệt nguy hiểm là tàu ngầm Triều Tiên có thể len lỏi và ẩn mình trong hạm đội khoảng 60 - 80 tàu ngầm nhỏ hơn của mình. Việc làm này sẽ khiến liên minh Mỹ - Hàn Quốc - Nhật Bản gần như không phân biệt được trong số này tàu nào có mang vũ khí hạt nhân.
Cùng với đó, Triều Tiên còn gửi đi một thông điệp rõ ràng về khả năng sẵn sàng xung đột với Nhật Bản. Trong bản tin phát trên truyền thông nhà nước hôm 4/2, Triều Tiên cảnh cáo Nhật sẽ "rơi xuống vực sâu đổ nát" nếu cố thể hiện sức mạnh quân sự.
Hiện nay phần lớn hạm đội tàu ngầm của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc. Dù không phải là tàu ngầm thế hệ mới những việc tìm ra cách đối phó với hạm đội tàu ngầm này khiến không chỉ Mỹ phải đau đầu.
Và chính đội tàu này là nguyên nhân làm chìm tàu hộ tống của Hàn Quốc vào năm 3/2010, buộc Mỹ và Hàn Quốc, nghiêm túc đối mặt với những vấn đề liên quan đến việc đối phó với chiến thuật này.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi mục tiêu nhỏ, khá im lặng (di chuyển bằng cách sử dụng năng lượng điện ắc qui), hoạt động trong môi trường dưới nước phức tạp, hệ thống sonar khó phát hiện.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1991, Mỹ nhận ra rằng hoạt động ở ven biển sẽ trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, ngay từ những năm 1990, Mỹ phát triển hệ thống phát hiện giám sát sóng âm tiên tiến (Advanced Deployable System - ADS) để phát hiện tàu ngầm ở vùng nước ven bờ.
Hệ thống ADS phát hiện tàu ngầm và tàu chiến của Mỹ. ADS sẽ được thả xuông nước và sử dụng các cảm biến sóng âm đề phát hiện và định vị trí mục tiêu của đối phương.
ADS là thiết bị xách tay, và có thể nhanh chóng được mang tới nơi cần thiết, được Mỹ triển khai ở Hàn Quốc để hỗ trợ phát hiện tàu ngầm của Triều Tiên.
Về cơ bản, ADS được biến đổi từ hệ thống SOSUS (thiết thu thập âm thanh và phân tích tiếng ồn để xác định vị trí tàu ngầm) được dùng trong chiến tranh lạnh.
ADS bao gồm các cảm biến thụ động chạy bằng pin được triển khai bằng tàu dọc theo đáy biển trong vùng nước ven bờ, giúp phát hiện tốt các tàu ngầm trong thử nghiệm.
Tuy nhiên, Hàn Quốc không có đủ số lượng ADS để triển khai ở tất cả các khu vực ven biển, nơi các tàu ngầm hoạt động của Triều Tiên hoạt động.
Thực tế này đã được Seoul thừa nhận rằng chỉ có khoảng 30% hoạt động của tàu ngầm Triều Tiên được cả Mỹ và Hàn Quốc phát hiện. Vì vậy, việc tìm được cách phát hiện và đối phó với những tàu ngầm mới hơn phóng SLBM của Bình Nhưỡng là bài toán chưa có lời giải vào lúc này.
Nhip Cau Dau Tu - The BusinessReview - Tạp chí kinh doanh uy tín hàng đầu
Tạp chí đầu tư doanh nghiệp, chứng khoán, cổ phiếu. Tin nhanh kinh tế đầu tư online, tạp chí doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư các vấn đề kinh tế, lãi suất
baodatviet.vn