- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,422
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Muốn khai hỏa tại Bắc Cực, tàu Mỹ cần cưa cắt băng
(Vũ khí) - Chỉ với lớp băng dày hơn 40cm, tàu ngầm hạt nhân USS Toledo của Mỹ vẫn cần đến sự trợ giúp của cưa máy mới có thể nổi lên tại Bắc Cực.
Hình ảnh trên nằm trong cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần mang tên Ice Exercise với mục đích đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu trong khu vực Bắc Cực của Hải quân Mỹ.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu ngầm USS Toledo thuộc Los Angeles. Theo kịch bản, chiếc tàu ngầm hạt nhân này đang cơ động dưới lớp băng dày tại Bắc Cực thì nhận lệnh nổi lên để tấn công kẻ thù.
Mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi khi phần tháp điều khiển của USS Toledo nhô lên khỏi mặt băng. Nhưng đó là tất cả những gì chiếc tàu này làm được dù lớp băng tại thời điểm chiếc tàu nổi lên được xác định chỉ dày hơn 40cm.
Để phần thân tàu nổi lên mặt băng và có thể khai hỏa, những thủy thủ đã phải dùng cưa máy để cắt băng. Đây là kết quả khá bất ngờ bởi theo thông tin được Mỹ công bố, những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles có thể phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên.
Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến tàu ngầm Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết. Giới chuyên gia cho rằng, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.
Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng và cưa máy dọn sạch lớp băng trên bề mặt.
Với thực tế này, giới quân sự Nga không coi việc tàu ngầm Mỹ diễn tập tại Bắc Cực là mối họa. Và rõ ràng thành tích của tàu ngầm Mỹ kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei.
Bởi theo tiết lộ của Hải quân Nga, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên. Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu.
Theo tờ Izvestia, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
"Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga nói.
Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.
View attachment 4427744
(Vũ khí) - Chỉ với lớp băng dày hơn 40cm, tàu ngầm hạt nhân USS Toledo của Mỹ vẫn cần đến sự trợ giúp của cưa máy mới có thể nổi lên tại Bắc Cực.
Hình ảnh trên nằm trong cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần mang tên Ice Exercise với mục đích đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu trong khu vực Bắc Cực của Hải quân Mỹ.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu ngầm USS Toledo thuộc Los Angeles. Theo kịch bản, chiếc tàu ngầm hạt nhân này đang cơ động dưới lớp băng dày tại Bắc Cực thì nhận lệnh nổi lên để tấn công kẻ thù.
Thủy thủ Mỹ dùng cưa máy cắt băng giúp USS Toledo nổi lên. |
Để phần thân tàu nổi lên mặt băng và có thể khai hỏa, những thủy thủ đã phải dùng cưa máy để cắt băng. Đây là kết quả khá bất ngờ bởi theo thông tin được Mỹ công bố, những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles có thể phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên.
Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến tàu ngầm Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết. Giới chuyên gia cho rằng, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.
Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng và cưa máy dọn sạch lớp băng trên bề mặt.
Với thực tế này, giới quân sự Nga không coi việc tàu ngầm Mỹ diễn tập tại Bắc Cực là mối họa. Và rõ ràng thành tích của tàu ngầm Mỹ kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei.
Bởi theo tiết lộ của Hải quân Nga, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên. Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu.
Theo tờ Izvestia, việc nổi lên mặt nước nhanh có thể rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
"Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn)", một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga nói.
Các phương tiện phá băng hiện có trên tàu ngầm Mỹ không cho phép nổi lên mặt băng đủ nhanh mà không làm hư hại thân tàu bởi hầu hết các tàu ngầm Mỹ đều không được gia cường phần thân đúng mức để có thể thực hiện những cú trồi lên mặt băng dày và nhanh như tàu Nga.
Nhip Cau Dau Tu - The BusinessReview - Tạp chí kinh doanh uy tín hàng đầu
Tạp chí đầu tư doanh nghiệp, chứng khoán, cổ phiếu. Tin nhanh kinh tế đầu tư online, tạp chí doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư các vấn đề kinh tế, lãi suất
baodatviet.vn
View attachment 4427744