[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á
Minh Quang | 09/02/2022 02:11 PM

0

Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á



Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á (Ảnh: Military Watch Magazine)


Đông Nam Á nổi lên từ những năm 1980 với tư cách là một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới.


Đông Nam Á nổi lên từ những năm 1980 với tư cách là một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới. Trong khi căng thẳng ở Đông Nam Á vẫn đang ở mức thấp và thường được hòa giải thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng, mua lại những loại vũ khí tối tân đến từ Nga và Mỹ.
Mặc dù nhiều quốc gia như Brunei và Philippines chưa đầu tư mạnh vào lực lượng không quân, nhưng những quốc gia khác như Việt Nam và Singapore lại có lực lượng không quân thiện chiến được xây dựng xung quanh các máy bay chiến đấu hiện đại có độ bền cao, sở hữu phạm vi hoạt động lớn. Dưới đây là danh sách 5 máy bay chiến đấu được cho là nguy hiểm nhất Đông Nam Á, theo trang Military Watch Magazine
1. Su-30MKM và Su-30SM (Malaysia và Myanmar)
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á - Ảnh 1.

Su-30MKM (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai máy bay chiến đấu 'thế hệ 4+', sau khi nhận được những chiếc máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006. Những chiếc máy bay này được mua về nhằm thay thế cho các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp.
Vào thời điểm đó, Su-30MKM là một trong những loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Nga xuất khẩu. Loại máy bay chiến đấu này được phát triển dựa trên tiêm kích Su-30MKI mà Nga bán cho Ấn Độ, nhưng có một số điểm thay đổi nhỏ về hệ thống điện tử hàng không.
Su-30MKI/MKM là một sự khác biệt hoàn toàn so với các thiết kế ban đầu của Su-27 và Su-30 Flanker, đồng thời được hưởng lợi từ các tính năng lần đầu tiên được trang bị trên các nguyên mẫu Su-35 và Su-37 bao gồm màn hình buồng lái kỹ thuật số hoàn toàn, radar quét điện tử, động cơ vectơ lực đẩy, sử dụng nhiều hơn vật liệu composite và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại đi cùng với tên lửa phòng không.
Su-30MKM có thể vượt qua bất kỳ máy bay chiến đấu phương Tây nào về độ bền và khả năng cơ động. Thiết kế này sau đó được sử dụng làm cơ sở để phát triển Su-30MKA cho Không quân Algeria và Su-30SM cho Không quân và Hải quân Nga.
Vào những năm 2000, Su-30MKM được coi là một trong những máy bay nguy hiểm nhất thế giới và 18 chiếc đã được bàn giao cho quân đội Malaysia, mang lại hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.
Tuy nhiên, vì lơ là trong việc bảo dưỡng nên Malaysia đã phải "vật lộn" trong việc duy trì hoạt động của Su-30MKM trong những năm 2010, đây là vấn đề mà các máy bay chiến đấu như MiG-29 và F-18 của họ cũng phải đối mặt.
Một phiên bản cải tiến của Su-30MKM là Su-30SM cũng đang được Không quân Myanmar đặt hàng. Một trong những cải tiến chính trên Su-30SM là việc nó được trang bị hệ thống điện tử hàng không ưu việt và quan trọng nhất là radar N011M Bars với phạm vi phát hiện mở rộng 400km. Chưa dừng lại ở đó Su-30SM cũng được trang bị tên lửa R-37M và SAP-518 hiện đại hơn.
2. F-15SG (Singapore)
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á - Ảnh 2.

F-15SG (Ảnh: Military Watch Magazine)
Các bản hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG đã biến Không quân Singapore trở thành khách hàng xuất khẩu F-15 Eagle thứ 5 trên thế giới sau Israel, Nhật Bản, Ả Rập Saudi và Hàn Quốc. F-15SG là một trong những phiên bản đặc biệt được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).
Điều này cung cấp khả năng tác chiến cũng như đối phó với các tình huống tấn công một cách vượt trội. F-15 được coi là máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất được các lực lượng không quân phương Tây sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. F-15SG là loại máy bay chiến đấu có độ bền cao và được trang bị bộ cảm biến lớn.
3. Su-30MK2/MK (Việt Nam và Indonesia)
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á - Ảnh 3.

Su-30MK2 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không giống như Su-30MKM / SM được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Irkutsk, Su-30MK2 được phát triển như một phần của dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy sản xuất Máy bay Komsomolsk-on-Amur. Su-30MK2 có thiết kế khá giống với chiếc Su-30MKK được phát triển cho Không quân và Hải quân Trung Quốc.
Su-30MK2 được tối ưu hóa cho vai trò tấn công trên biển với các hệ thống điện tử hàng không hiện đại. Máy bay có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tình báo, giám sát, xác định mục tiêu và trinh sát.
Máy bay được thừa hưởng những đặc tính nổi bật của Su-30 như tầm bay xa, hiệu suất bay cao và cảm biến mạnh mẽ. Su-30MK2 cũng được trang bị một số loại vũ khí hiện đại như tên lửa chống hạm Kh-31 Mach 3 và tên lửa phòng không R-77.
4. Su-27SK (Việt Nam và Indonesia)
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á - Ảnh 4.

Su-27SK (Ảnh: Military Watch Magazine)
Được coi là một trong những chiếc máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Su-27 Flanker được đưa vào biên chế lần đầu tiên vào năm 1985 và được thiết kế với mục đích "vượt mặt" tiêm kích F-15 Eagles của Không quân Mỹ. Su-27 được xuất khẩu rộng rãi vào những năm 1990, hiện đang được không quân Việt Nam và Indonesia sử dụng.
Vào giữa những năm 1990, Không quân Indonesia đã lập kế hoạch để trở thành một trong những khách hàng lớn nhất thế giới đối với máy bay Su-27 Flanker, với kế hoạch tạo ra một phi đội hơn 100 chiếc Su-27, trong bối cảnh căng thẳng với các cường quốc phương Tây về xung đột ở Đông Timor đang leo thang.
Ngân sách quốc phòng hạn chế, những áp lực của phương Tây cùng với việc thiếu kế hoạch mua lại dài hạn đã khiến cho lực lượng Không quân Indonesia không thể thực hiện được kế hoạch trên.
Mặc dù vẫn được coi là một trong những máy bay chiến đấu đáng gờm thời điểm hiện tại, nhưng không thể phủ nhận việc Su-27 đang dần trở nên lỗi thời, đặc biệt là các biến thể cũ kỹ của thập niên 1990 đang được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á.
5. MiG-29SE/SM (Myanmar)
Top 5 máy bay chiến đấu đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á - Ảnh 5.

MiG-29 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực hàng không chiến đấu. Mặc dù được đánh giá cao nhờ chi phí vận hành thấp và hiệu suất bay ấn tượng, nhưng nó lại ít được ưa chuộng ở Đông Nam Á do độ bền và phạm vi hoạt động thấp.
MiG-29 được phát triển nhằm "vượt mặt" các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. MiG-29 hiện là "trụ cột" của không quân Myanmar với khoảng 27 chiếc hiện đang được sử dụng, trong đó có 16 chiếc là các biến thể MiG-29SE và SM được hiện đại hóa.
MiG-29SE và MiG-29SM vượt trội hơn đáng kể so với chiếc MiG-29N của Không quân Malaysia, chúng được hưởng lợi từ các máy tính và hệ thống điều khiển bay mới. MiG-29SE/SM được trang bị hệ thống tác chiến điện tử L-203BE Gardeniya-1 và trọng tải vũ khí lớn hơn so với các biến thể cũ.
MiG-29SE/SM cũng được trang bị radar Phazotron N019M cung cấp khả năng đa nhiệm mà các máy bay MiG-29 cũ hơn không có. Mặc dù được coi là một trong những máy bay chiến đấu đáng gờm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng MiG-29 của Myanmar vẫn có hiệu suất kém hơn so với các biến thể hiện đại như MiG-29M hoặc MiG-29K của Hải quân Ấn Độ đang sử dụng.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập
Huyền Chi | 09/02/2022 04:41 PM

0

5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập



Tàu đổ bộ tấn công ngày càng trở nên phổ biến hơn (Ảnh: Military Watch)


Các tàu đổ bộ tấn công ngày càng trở nên phổ biến hơn kể từ đầu thế kỷ này, khi ngày càng có thêm nhiều quốc gia trên khắp thế giới đầu tư mạnh tay chế tạo.


Các tàu đổ bộ lưỡng cư ngày càng trở nên phổ biến hơn kể từ đầu thế kỷ này, khi ngày càng có thêm nhiều quốc gia trên khắp thế giới đầu tư mạnh tay chế tạo lớp tàu này và nhiều nước khác tỏ ra hứng thú trong việc mua chúng.
Những con tàu này có thể được sử dụng như những tàu tấn công lưỡng cư, được thiết kế để triển khai lục quân và các phương tiện chiến đấu tới các bờ biển của địch thủ, ngoài ra còn có kích thước đủ lớn để vận hành như những tàu sân bay trong nhiều trường hợp, phục vụ những chiến đấu cơ có khả năng cất/hạ cánh theo phương thẳng đứng, hoặc cũng có thể được sử dụng để tấn công, chống ngầm.
Những con tàu này có chi phí chế tạo cũng như vận hành rẻ hơn so với những tàu sân bay truyền thống, và không cần có những đặc điểm phức tạp hay đội ngũ thủy thủ nhiều người để vận hành. Tuy nhiên, những con tàu này chỉ có thể làm bãi đáp cho những chiến đấu cơ cất/hạ cánh theo phương thẳng đứng, bởi vậy mà không thể hoàn toàn thay thế tàu sân bay truyền thống.
Những con tàu lưỡng cư được đánh giá là toàn diện hơn so với tàu sân bay truyền thống nhờ vào khả năng hoán đổi nhiệm vụ một cách dễ dàng – từ hỗ trợ các cuộc đổ bộ lưỡng cư cho tới nhiệm vụ chống ngầm, hay thậm chí là tung đòn tấn công bằng các chiến đấu cơ. Loại tàu này khá phổ biến ở những quốc gia thiếu nguồn vốn hoặc không sẵn sàng đầu tư mạnh tay chế tạo những con tàu sân bay đắt đỏ. Ngay cả những siêu cường như Trung Quốc hay Mỹ cũng chế tạo những con tàu loại này.
Trong năm 2019, Nga cũng cho ra mắt 2 tàu đổ bộ lưỡng cư, được cho là để thay thế tàu sân bay truyền thống duy nhất của họ trong tương lai.
Sau đây là 5 lớp tàu đổ bộ lưỡng cư được đánh giá là đáng sợ nhất thế giới.
Lớp America
5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập - Ảnh 1.

Hải quân Mỹ biên chế tàu lớp America đầu tiên, USS America, vào tháng 10/2014 và sau đó là đến tàu USS Tripoli vào ngày 15/7/2020.
Những chiến hạm này mỗi chiếc có độ choán nước 45.000 tấn, khiến chúng nặng hơn phần lớn các tàu sân bay, bao gồm cả tàu Charles De Gaulle của Pháp.
Một vài dữ liệu của Hải quân Mỹ, cùng với các chuyên gia quốc phòng cho rằng nên tiếp tục chế tạo thêm tàu lớp America, do các tàu sân bay truyền thống ngày càng chịu nhiều rủi ro bị tấn công bởi tên lửa chống hạm tầm xa – khiến những siêu tàu sân bay trọng tải 100.000 tấn, chi phí đắt đỏ, dễ bị nhấn chìm.
Với chi phí khoảng 3,5 tỉ USD – rẻ hơn nhiều nếu so với các siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford với giá 13 tỉ USD mỗi chiếc – và với đội ngũ thủy thủ vận hành ít hơn, tàu lớp America có thể dễ dàng được triển khai tới các khu vực tranh chấp trong khi chịu ít rủi ro bị tấn công hơn.
Mỗi tàu có thể mang theo 20 chiến đấu cơ F-35B cất cánh thẳng đứng, hiện là mẫu máy bay chiến đấu tối tân bậc nhất. Mặc dù chưa thể so sánh bằng mẫu F-35C trên các siêu tàu sân bay, nhưng F-35B vẫn có nhiều đặc tính tối tân, như mạng lưới kết nối dữ liệu, các bộ cảm ứng mạnh mẽ cùng với khả năng né sự phát hiện của radar.
Lớp Type 075

5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập - Ảnh 2.

Là lớp tàu đổ bộ lưỡng cư đầu tiên trên thế giới có thể sánh ngang với lớp America về kích thước và sức mạnh, lớp Type 075 của Trung Quốc đại diện cho một bước tiến lớn trên con đường truy cầu khả năng điều quân, đủ để đọ với Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Công ty đóng tàu Hỗ Đông-Trung Hoa đã cho xuất xưởng tàu Type 075 thứ hai vào ngày 22/4/202, ngay sau con tàu đầu tiên vào ngày 25/9/2019. Với độ choán nước 40.000 tấn mỗi chiếc, những con tàu này có thể mang theo vài trăm lục quân, phương tiện thiết giáp và thậm chí cả xe tăng Type 15 để đổ bộ bờ biển. Cũng giống như tàu lớp America, Type 075 có thể đóng vai trò tàu chống ngầm, triển khai nhiều loại trực thăng như Z-20, và vai trò tàu sân bay.
Trung Quốc được cho là đang phát triển chiến đấu cơ cất/hạ cánh thẳng đứng để phục vụ cho lớp Type 075, có khả năng là theo chương trình hợp tác với Nga. Mẫu máy bay mới này rất có khả năng sẽ được trang bị radar AESA, lớp phủ tàng hình và tên lửa dẫn đường PL-15 AESA. Một số máy bay khác, bao gồm trực thăng không người lái, cũng có thể được triển khai trên tàu lớp Type 075, bởi Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghệ drone chiến đấu.
Lớp Wasp

5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập - Ảnh 3.

Với độ choán nước khoảng 40 tấn mỗi chiếc, các tàu lớp Wasp đã hình thành nên “xương sống” của hạm đội tàu lưỡng cư Hải quân Mỹ, với 7 tàu cỡ lớn hiện đã được biên chế.
Chiếc đầu tiên lớp Wasp được biên chế vào năm 1989, chúng đang trở nên cũ kỹ và cần có đội ngũ thủy thủ lớn để vận hành, trong khi có tính năng tự động thấp hơn so với tàu lớp America. Tuy nhiên, lớp Wasp lại mang đến một số khả năng mới mang tính cách mạng ra chiến trường vào thời điểm thay thế cho tàu lớp Tarawa, đặc biệt là khả năng triển khai tới 20 chiến đấu cơ – đầu tiên là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 Harrier II và gần đây nhất là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35B.
Mỗi tàu lớp Wasp có thể chở 1.894 lục quân và 5 xe tăng M1 Abram, 25 xe thiết giáp, 8 pháo Howitzer M198, hơn 60 xe tải và hơn một chục phương tiện hỗ trợ.
Lớp Mistral (Ai Cập)
5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập - Ảnh 4.

Tàu tấn công lớp Mistral của Pháp vốn đã rất nổi bật, thế nhưng 2 chiến hạm mà Hải quân Ai Cập mua lại, EMS Gamal Abdul Nasse và EMS Anwar Sadat, thậm chí còn được nâng cấp mạnh mẽ với sự hỗ trợ của Nga nên có khả năng tấn công cao hơn so với những chiến hạm cùng lớp trong Hải quân Pháp.
Đáng chú ý nhất trong số những nâng cấp này là việc trang bị các trực thăng tấn công Ka-52 Alligator trên tàu. Ka-52 hiện được xem là mẫu trực thăng chiến đấu mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Chúng được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực, trong đó tự động chia sẻ mọi thông tin về mục tiêu theo thời gian thực, cho phép một trực thăng khóa mục tiêu bị phát hiện bởi trực thăng khác. Ka-52 được trang bị vũ khí "tận răng" với 12 tên lửa, nhiều loại súng và 80 rocket 80mm, 20 rocket 122mm hoặc 12 tên lửa chống tăng 9K121, tên lửa không-đối-không R-73 và tên lửa laser dẫn đường Kh-25.
Nhờ phi đội Ka-52 mà mỗi tàu lớp Mistral của Ai Cập có được hỏa lực hùng mạnh để hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ lưỡng cư, giúp con tàu này trở thành một tài sản quân sự quý giá của lực lượng hải quân.
Ka-52 không được trang bị đặc biệt để phục vụ cho vai trò tấn công dưới mặt đất, nhưng nó lại có khả năng chống hạm, do vậy mà các tàu lớp Mistral của Ai Cập là tàu đổ bộ lưỡng cư duy nhất trên thế giới có sức mạnh chống hạm tầm xa. Ka-52 có thể phóng các tên lửa chống hạm Kh-31 và Kh-35, trong đó Kh-31 có vận tốc Mach 3, tầm bắn trên 100 km. Kết hợp với các bộ cảm biến, điều này cho phép Ka-52 hoạt động không khác gì "thợ săn hạm".
Kh-35, có tầm bắn trên 300 km, càng tăng cường khả năng chống hạm của trực thăng Ka-52 khi bù lấp điểm khuyết thiếu cho Kh-31. Có thông tin chưa xác nhận rằng, Hải quân Trung Quốc cũng có kế hoạch mua trực thăng Ka-52 để trang bị cho các tàu lớp Type 075 của họ.
Lớp Dokdo
5 tàu đổ bộ tấn công đáng gờm nhất thế giới: Từ America 45.000 tấn cho tới lớp Mistral của Ai Cập - Ảnh 5.

Hải quân Hàn Quốc biên chế tàu lớp Dokdo thứ hai của họ trong tháng 5/2018, và Bộ Quốc phòng nước này sẽ bắt đầu xem xét việc chỉnh sửa một hoặc cả hai con tàu này để có thể chở theo các chiến đấu cơ F-35B.
Mặc dù không được trang bị những máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại như tàu lớp Mistral của Ai Cập, nhưng tàu lớp Dokdo vẫn là một chiến hạm đáng gờm nếu xét về khả năng chống ngầm và đổ bộ lưỡng cư.
Tàu lớp Dokdo được trang bị hệ thống phòng không K-SAM phát triển trong nước, được cho là có công nghệ tương tự như hệ thống S-400 của Nga. Thêm nữa, các tàu Dokdo có mức độ tự động cao, chi phí vận hành thấp nên có thể cạnh tranh được với những tàu có trọng tải tương đương, như lớp Mistral của Pháp.
Tàu thứ ba lớp Dokdo hiện đang được đóng, và với giá khoảng 650 triệu USD mỗi chiếc, thì tàu lớp này được coi là giá rẻ hơn đáng kể nếu so với một chiếc tàu khu trục cao cấp. Nhờ yêu cầu số lượng thủy thủ vận hành thấp nên chi phí vận hành tàu lớp Dokdo càng rẻ.
Mỗi con tàu có thể chở 720 lục quân cùng các phương tiện tấn công đi kèm, và 15 trực thăng. Hàn Quốc hiện đang phát triển một lớp trực thăng chiến đấu mới, và chúng có thể được trang bị cho tàu lớp Dokdo để tăng khả năng tấn công.
Đáng chú ý, Nga trước đây muốn mua tàu lớp Dokdo của Hàn Quốc thay vì lớp Mistral của Pháp bởi lớp Dokdo ưu việt hơn, nhưng Pháp sau đó ngỏ ý muốn chuyển giao công nghệ đóng tàu và giúp Nga chế tạo thêm tàu tấn công tại các xưởng của họ, nên Bộ Quốc phòng Nga cuối cùng chấp nhận mua lớp Mistral, trước khi tất cả kế hoạch mua tàu nước ngoài bị hủy vào năm 2014.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ukraine ‘từ bỏ’ hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt?
Thanh Bình | 08/02/2022 08:48 PM

0

Ukraine ‘từ bỏ’ hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt?



Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel. (Ảnh: Wikipedia)


Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov, hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) đang hoạt động ở Israel sẽ không thể bảo vệ đầy đủ các cơ sở chiến lược ở nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, nguyên nhân là đặc điểm kỹ chiến thuật của hệ thống phòng thủ tên lửa này tương đối thấp đối với việc bảo vệ lãnh thổ khỏi tên lửa và rocket không điều khiển.
Defense Express dẫn nguồn tin từ quân đội Ukraine cho biết thêm, hệ thống Iron Dome bảo vệ Israel khỏi các tên lửa bay chậm trong một khoảng cách ngắn và được chế tạo trong các nhà để xe trên lãnh thổ của các nước láng giềng.
Đồng thời, theo ông Reznikov, hệ thống phòng thủ tên lửa này sẽ không thể giải quyết triệt để các vấn đề bảo vệ các cơ sở chiến lược như nhà máy điện hạt nhân hay sân bay của Ukraine.
Kiev đã nhiều lần thể hiện sự quan tâm đến việc mua hệ thống phòng không Vòm Sắt và hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel. Tuy nhiên, việc cung cấp thiết bị quân sự loại này có thể bị cản trở bởi mối quan hệ của Israel với Nga.
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba cho hay, chính quyền nước này đã đề nghị Israel hỗ trợ tăng cường khả năng phòng không và an ninh mạng của họ.
Theo Nezavisimaya Gazeta, chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky tới Israel có thể làm sáng tỏ nhiều điều về nguồn cung vũ khí. Cho đến nay, Kiev đang thực hiện các bước nhằm xây dựng lòng tin với đối tác Trung Đông này.
Được biết, hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt do các công ty Israel Rafael Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries phát triển với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Mỹ đã đi vào hoạt động vào ngày 27/3/2011.
Khẩu đội Iron Dome bao gồm một radar mảng pha quét điện tử đa năng (AESA) EL/M-2084, một đài chỉ huy và ba bệ phóng với 20 tên lửa đánh chặn Tamir; hoạt động ở chế độ tự động giám sát tình hình trên không.
Tamir là tên lửa phòng không tương đối nhỏ với đầu dẫn đường bằng radar chủ động. Tên lửa đánh chặn Tamir (khối lượng 90 kg, dài 3 m, đường kính 160 mm, tầm bắn 17 km, dùng ngòi nổ không tiếp xúc) có giá xấp xỉ 60.000 USD. Tổ hợp được chế tạo theo dạng “container” cho phép vận chuyển và triển khai nhanh chóng.
Vòm Sắt có khả năng chống lại tên lửa không điều khiển có tầm bắn từ 4-70 km, có hiệu quả chống lại máy bay bay ở độ cao 10.000m. Ngày 10/3/2012, Jerusalem Post cho biết, hệ thống đã bắn hạ 90% tên lửa phóng từ Gaza nhằm vào các khu vực dân cư; đến tháng 11/2012, hệ thống này được cho là đã chặn được trên 400 quả rocket.
Trước đó, ý định mua sắm hệ thống Iron Dome đã được Ukraine cân nhắc từ năm 2014. Trong cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine khi đó, hệ thống pháo phản lực đa nòng Grad (Mưa đá) từ phía quân ly khai được xem là một vũ khí chủ lực, chuyên pháo kích, phá hủy đáng kể các thiết bị vũ khí, nhân lực của quân đội Kiev.
Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Aytech Bizhev, cựu Phó tổng tư lệnh Lực lượng Không quân Nga, kế hoạch của Kiev nhằm mua hệ thống phòng không Vòm Sắt chỉ mang tính chất tuyên bố và có thể thành hiện thực theo cách duy nhất.
Theo ông Bizhev, Kiev sẽ chỉ có thể nhận các hệ thống phòng không của Israel như “một món quà”, điều này rõ ràng không áp dụng cho các kịch bản thực tế về xây dựng hệ thống phòng không.
“Hệ thống phòng không Vòm Sắt có chi phí cao và tầm hoạt động ngắn nên một vấn đề nữa đặt ra cho Ukraine đó là các quỹ tiền khổng lồ sẽ được yêu cầu để trang trải ngay, tất nhiên cả ở những cơ sở chiến lược quan trọng nhất của đất nước”, tướng Bizhev giải thích.
“Vòm Sắt là một thú vui rất tốn kém. Quá đắt đỏ. Hơn nữa, tên lửa của Nga không ‘thô sơ và đơn giản’ như của Palestine”, Thiếu tướng người Nga cảnh báo.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tiêm kích F-35C của Mỹ đứng trước nguy cơ mất đi khả năng tàng hình
Minh Quang | 08/02/2022 11:34 AM

0

Tiêm kích F-35C của Mỹ đứng trước nguy cơ mất đi khả năng tàng hình



Tiêm kích F-35C của Hải quân Mỹ đứng trước nguy cơ mất đi khả năng tàng hình (Ảnh: Military Watch Magazine)


Các máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của Hải quân Mỹ trang bị trên tàu sân bay USS Carl Vinson bị hư hại đã cho thấy lớp sơn phủ nhạy cảm với môi trường biển.


Chỉ sau 6 tháng triển khai trên biển, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35C mới của Hải quân Hoa Kỳ trang bị trên tàu sân bay USS Carl Vinson để hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương đã có dấu hiệu bị ăn mòn và gỉ sét nghiêm trọng. Đang ở giai đoạn rất sớm trong vòng đời phục vụ của các khung máy bay mới, và khi ngân sách của Hải quân dành cho việc bảo trì ngày càng eo hẹp, điều này đã đặt ra những lo ngại về khả năng vận hành của tiêm kích F-35C.
Mẫu máy bay chiến đấu F-35C được đưa vào phục vụ từ năm 2019 sau nhiều năm trì hoãn. Ở thời điểm hiện tại, những chiếc F-35C đang gặp phải hơn 800 vấn đề về hiệu suất và khiến nó không thể sử dụng trong các cuộc chiến có cường độ cao.
Đáng chú ý là F-35C có những yêu cầu bảo dưỡng cao hơn đáng kể so với loại máy bay chiến đấu mà chúng thay thế - F-18E Super Hornet. Lý do là bởi lớp phủ trên F-35C là một loại lớp phủ đặc biệt, có khả năng "tàng hình" trước các hệ thống radar, loại lớp phủ này rất dễ bị ăn mòn trên biển. Việc lớp phủ bị rỉ sét sẽ khiến khả năng tàng hình của F-35C bị suy giảm nghiêm trọng.
Tiêm kích F-35C của Mỹ đứng trước nguy cơ mất đi khả năng tàng hình - Ảnh 1.

Hình ảnh những chiếc máy bay F-35C trang bị trên trên tàu sân bay USS Carl Vinson các vệt màu nâu đỏ (rỉ sét) loang rộng trên lưng và cánh của máy bay (Ảnh: Military Watch Magazine)
F-35C không phải là trường hợp duy nhất gặp phải tình trạng rỉ sét, các loại tàu mặt nước cũng như các tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt mới cũng cho thấy dấu hiệu xuống cấp do quá trình bảo dưỡng của Hải quân Mỹ chưa thực sự tốt.
TIN ĐỌC THÊM
Mặc dù F-35C là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên được triển khai cho các cuộc đổ bộ thông thường từ siêu tàu sân bay, nhưng điều đáng chú ý là các máy bay chiến đấu có khả năng hạ cánh thẳng đứng F-35B được triển khai từ các tàu sân bay hạng nhẹ trước đây không hề có dấu hiệu bị rỉ sét cho dù đã được lực lượng Hải quân Mỹ và lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh triển khai từ lâu.
Khi ngân sách ngày càng eo hẹp, việc máy bay F-35C bị xuống cấp ở lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar quá nhanh trở thành một bài toán khó đối với Hải quân Mỹ.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Cuộc “so găng” của 2 kỳ phùng địch thủ Leopard 2A7NO và Black Panther K2NO
Lê Ngọc | 08/02/2022 11:07 AM

0


Sau khi đến Na Uy, các xe tăng chiến đấu chủ lực Black Panther K2NO của Hàn Quốc và Leopard 2A7NO của Đức đã so tài trong tuyết để trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Quân đội Hoàng gia Na Uy.


Năm 2017, Na Uy khởi động dự án mua xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) mới để thay thế những chiếc Leopard 2A4 đã qua sử dụng được mua từ Hà Lan vào đầu những năm 2000. Hai ứng cử viên cho MBT mới của quân đội Na Uy bao gồm Black Panther K2 của Hyundai Rotem (Hàn Quốc) và Leopard 2A7 của Krauss-Maffei Wegman (KMW) từ Đức.

Cuộc “so găng” của 2 kỳ phùng địch thủ Leopard 2A7NO và Black Panther K2NO - Ảnh 1.

Tại Na Uy đang diễn ra cuộc so tài của Leopard 2A7NO và Black Panther K2NO; Nguồn: reddit.com

Trong 4 tuần qua, xe tăng K2NO của Hàn Quốc và Leopard 2A7NO của Đức thực hiện các bài kiểm tra về khả năng cơ động và hỏa lực trong điều kiện mùa đông Na Uy.
Leopard 2A7NO
Trang Army Recognition đã đưa ra bản đánh giá ngắn về các tính năng kỹ thuật của cả hai ứng viên. Leopard 2A7 là phiên bản cải tiến mới dòng MBT Leopard 2. Đây là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực phổ biến nhất và được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau tại 18 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm Áo, Canada, Chile, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hungary, Indonesia, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Leopard 2 đã được quân đội Đức sử dụng ở Kosovo, triển khai cho các hoạt động chiến đấu ở Afghanistan với sự đóng góp cho Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế của Hà Lan, Đan Mạch và Canada, cũng như tham gia thực chiến ở Syria cùng với Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Leopard 2A7 có kíp xe 4 thành viên, gồm lái xe, chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn. Xe được trang bị lớp giáp bảo vệ mô-đun cải tiến sử dụng vật liệu gốm sứ nano mới và hợp kim thép và titan hiện đại.
Nhờ lớp giáp mô-đun của nó, trong trường hợp mô-đun bị hư hỏng, một phần của vỏ giáp có thể được thay thế trong điều kiện thực địa. Sàn của xe tăng cũng được củng cố để chịu được sức công phá của bom mìn và các thiết bị nổ tự chế. Thân xe và tháp pháo cung cấp khả năng bảo vệ 360° cho kíp xe khỏi tên lửa chống tăng, mìn, thiết bị nổ tự chế và súng phóng lựu...
Cuộc “so găng” của 2 kỳ phùng địch thủ Leopard 2A7NO và Black Panther K2NO - Ảnh 2.

Chiếc Leopard 2A7NO; Nguồn: armyrecognition.com
Leopard 2A7 có chiều dài khoảng 10,97 m, rộng 3,8 m, cao 3,64 m và trọng lượng chiến đấu khoảng 64.500 kg. Vũ khí trang bị chính của Leopard 2A7 bao gồm một pháo nòng trơn L55A1 có thể bắn đạn năng lượng động năng và loại đạn đa dụng sử dụng chất nổ mạnh mới nhất; có số đạn 42 viên. 2A7 được trang bị động cơ diesel tăng áp kép V12 MTU MB 873 Ka-501, công suất 1.479 mã lực khi chạy 2.600 vòng/phút, hộp số Renk HSWL 354 với 4 số tiến và 2 số lùi. Xe tăng có thể đạt tốc độ tối đa 72 km/h và dự trữ hành trình 450 km.
Black Panther K2NO
K2NO rất khác so với 2A7NO. Trên thực tế, K2NO chỉ có chiều cao 2,4 m so với 3,64 m của Leopard 2A7NO nhưng có cùng chiều dài. K2NO có kíp xe 3 thành viên gồm lái xe, chỉ huy và pháo thủ.
Nhờ sử dụng hệ thống nạp đạn tự động với 16 cơ số đạn sẵn sàng bắn giúp nó có thể bắn tới 10 phát/phút; pháo chính có cơ số đạn là 40 viên. Kíp xe 4 thành viên được đào tạo bài bản có thể bắn nhanh như xe tăng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, nhưng người thứ 4 rất quan trọng đối với việc bảo trì và hỗ trợ xe tăng.
K2NO cung cấp khả năng bảo vệ ở phía trước trước các loạt đạn 120 mm của xe tăng. Nó sử dụng cả giáp composite mô-đun và các khối giáp phản ứng nổ (ERA) được gắn bên hông tháp pháo, được tích hợp Hệ thống bảo vệ chủ động (APS) Trophy.
Trophy vô hiệu hóa tất cả các mối đe dọa chống tăng thông qua bốn giai đoạn tham gia: phát hiện mối đe dọa, theo dõi mối đe dọa, kích hoạt biện pháp đối phó và hóa giải mối đe dọa. Chỉ những mối đe dọa gây nguy hiểm cho xe mới được vô hiệu hóa, do đó bảo tồn đạn dược và giảm thiểu nguy cơ thiệt hại.
Vũ khí chính của K2NO là pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm chiều dài bằng 55 lần cỡ nòng của Đức sản xuất theo giấy phép tại Hàn Quốc. Bộ nạp đạn tự động có thể nạp đạn ngay cả khi xe di chuyển trên bề mặt không bằng phẳng.
K2NO có trọng lượng chỉ 55.000 kg, nhẹ hơn Leopard 2A7 khoảng 10.000 kg. Xe được trang bị động cơ diesel MTU 883 được cấp phép sản xuất của Đức và hệ thống truyền động Renk. K2 có vận tốc tối đa 70 km/h trên đường đất, duy trì tốc độ 48 km/h trong điều kiện địa hình, có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong vòng 7 giây.
Cuộc “so găng” của 2 kỳ phùng địch thủ Leopard 2A7NO và Black Panther K2NO - Ảnh 3.

Chiếc Black Panther K2NO; Nguồn: armyrecognition.com
Black Panther trang bị một hệ thống treo tiên tiến, được gọi là Hệ thống treo trong cánh tay (ISU), cho phép tăng góc mà nòng pháo của xe tăng có thể nâng lên và hạ xuống.
K2 có thể nâng pháo chính lên tới 24 độ để tấn công theo quỹ đạo cong mục tiêu trực thăng bay lơ lửng cách đó 5 km. K2 có khả năng vượt sông sâu 4 m, được trang bị chức năng kiểm soát tư thế có thể nghiêng khung gầm hoặc hạ thấp chiều cao tổng thể 40 cm và triển khai hệ thống cảnh báo laser để hướng tháp pháo về phía hỏa lực đối phương gần như ngay lập tức.
K2 giúp kíp lái cải thiện nhận thức tình huống nhờ liên kết C4I, định vị toàn cầu (GPS), hệ thống nhận dạng bạn-thù/tính năng nhận dạng chọn lọc (IFF/SIF) tương thích với STANAG 4579. Hệ thống quản lý chiến đấu cho phép phương tiện chia sẻ dữ liệu của mình với các đơn vị bạn, bao gồm các phương tiện bọc thép và trực thăng khác.
Công việc cũng đang được tiến hành để tích hợp phương tiện tự hành, máy bay do thám không người lái vào các hệ thống của Black Panther, giúp kíp xe có được thông tin trinh sát mà không để lộ vị trí của nó. K2 có giá hơn 8,5 triệu USD/chiếc, là một trong những MBT đắt nhất.
TIN ĐỌC THÊM
Vượt qua Leclerc và Leopard 2, K2 đã có khách hàng nước ngoài đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 6/2007, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã đàm phán thành công một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 540 triệu USD cấp phép thiết kế xe tăng K2, cũng như xuất khẩu 40 (+15) xe huấn luyện KT-1 cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 29/7/2008, Hyundai Rotem và Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD về chuyển giao công nghệ và hỗ trợ thiết kế. Công nghệ này sẽ được tích hợp cho MBT bản địa trong tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt tên là MİTÜP Altay. Tháng 1/2020, Ba Lan đã thông báo đàm phán với Hyundai về việc cấp phép sản xuất K2 Black Panther cho quân đội Ba Lan.
Cuộc đua gay cấn của hai kỳ phùng địch thủ "kẻ tám lạng người nữa cân" K2NO và 2A7NO để trở thành MBT của Na Uy sẽ sớm ngã ngũ.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Lỗ hổng 'trí mạng' trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ
Công Thuận | 10/02/2022 09:20 AM

1

Lỗ hổng 'trí mạng' trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ

Việc Mỹ phụ thuộc vào Standard Missile-6 để phòng không khiến nước này ngày càng dễ bị tổn thương trước vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga.

Theo nhận định của chuyên gia bình luận về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế Gabriel Honrada trên trang Asiatimes.com mới đây, khi các cường quốc quân sự sử dụng tên lửa siêu thanh với số lượng ngày càng tăng, một cuộc chạy đua sức mạnh mới đang diễn ra để có khả năng phòng thủ hiệu quả chống lại vũ khí có thể làm "thay đổi cuộc chơi" này.
Đối với Mỹ, Standard Missile-6 (SM-6) vẫn là nền tảng của hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này, cho thấy một lỗ hổng trước các hệ thống siêu thanh cơ động nhanh.
Lỗ hổng trí mạng trong hệ thống phòng thủ tên lửa siêu thanh của Mỹ - Ảnh 1.

Mỹ phóng tên lửa SM-6 từ tàu chiến. Ảnh: Facebook/Military and Space Electronics
Được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013, SM-6 là tên lửa đầu tiên trong dòng tên lửa "Tiêu chuẩn" bao gồm các khả năng phòng thủ "ba trong một": đối không, đối đất và trên biển, cho phép nó đánh chặn tên lửa hành trình và đạn đạo.
SM-6 được triển khai theo ba phiên bản thiết kế, với SM-6 Block I là phiên bản đầu tiên được triển khai trên các tàu được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ, Block IA khắc phục những thiếu sót kỹ thuật liên quan đến phiên bản đầu tiên và phiên bản mới nhất SM-6 Dual có thể bắn hạ các mục tiêu tên lửa hành trình và đạn đạo.
Các báo cáo cho thấy SM-6 có khả năng chống lại các mục tiêu siêu thanh. Mặc dù SM-6 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo bay ở tốc độ siêu thanh, nhưng hiệu quả của nó trong việc chống lại các mục tiêu siêu thanh cơ động là một vấn đề đáng nghi ngờ. Năm ngoái, 2 tên lửa SM-6 Dual phóng từ tàu chiến Aegis của Mỹ đã không thể đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM).
Khi tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh sẽ di chuyển theo một quỹ đạo có thể dự đoán được, điều này có thể giúp tính toán điểm đánh chặn. Tuy nhiên, việc đánh trúng mục tiêu cơ động siêu thanh sẽ khó hơn nhiều.
TIN LIÊN QUAN
Ông Honrada cho rằng hiện tại, khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ phải đối mặt với những ràng buộc lớn về chính trị, kỹ thuật và chi phí, có thể hạn chế hiệu quả của chúng trước các mối đe dọa siêu thanh.
Sự nhạy cảm về chính trị đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước đồng minh của Mỹ có thể tạo ra những "điểm mù", mở ra những lỗ hổng rộng lớn hơn. Các quốc gia như vậy có thể lo ngại về việc chính họ trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công.
Điều này đã được thấy trong các cuộc biểu tình phản đối diễn ra ở Hàn Quốc về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa Khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), xuất hiện từ năm 2017.
Về mặt kỹ thuật, hạn chế về địa lý của radar phòng thủ tên lửa có nghĩa là không phải tất cả các khu vực quan trọng đều có thể được bảo vệ trước sự tấn công. Điều đó được ghi nhận trong thực tế là lá chắn tên lửa của NATO không thể bảo vệ Bulgaria, Hy Lạp, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một cuộc tấn công tên lửa từ Iran bằng các hệ thống đánh chặn tầm trung đặt tại Ba Lan.
Về chi phí, mức giá cao cho mỗi tên lửa SM-6 Dual - ước tính khoảng 5 triệu USD/quả - sẽ khiến việc triển khai vũ khí đủ khả năng đánh bại một cuộc tấn công của tên lửa siêu thanh gặp khó khăn lớn, vì tên lửa tấn công có thể được trang bị mồi nhử và các biện pháp đối phó khác để đánh lừa tên lửa tên lửa phòng thủ.
Do đó, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) năm 2020 đã thông báo gặp khó khăn về vấn đề kinh phí và tạm dừng phát triển tên lửa đánh chặn siêu thanh, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ xem xét các giải pháp ngắn hạn khả thi hơn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ukaine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD, Nga vui như "bắt được của": Không mong gì hơn thế!
Văn Minh | 10/02/2022 07:32 AM

4

Ukaine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD, Nga vui như bắt được của: Không mong gì hơn thế!



Tổ hợp tên lửa THAAD - Ảnh minh họa


Nếu Mỹ triển khai tên lửa THAAD đến Ukraine, thì đó là món quà "biếu không" cho nước Nga. Vì sao lại thế?

Ukraine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD ...
Ngày 07/02/2022, Thông tấn xã TASS đưa tin: Theo các nguồn tin ngoại giao, Ukraine đã yêu cầu Mỹ đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao ở một trong những khu vực phía đông giáp với Nga. Phía Điện Kremlin đã coi đây là động thái tiềm tàng "gây bất ổn".
TIN LIÊN QUAN
Cụ thể: Chính quyền Kiev được cho là đã liên hệ với Washington, tìm cách triển khai một số tổ hợp tên lửa đánh chặn khu vực phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở khu vực phía đông Kharkov.
Nguồn tin của TASS đặc biệt nhấn mạnh: "Hệ thống radar AN / TPY-2, là một phần của tổ hợp THAAD, có khả năng theo dõi tình hình không gian vũ trụ trên một phần quan trọng của lãnh thổ Nga và có thể cho phép Kiev và các đồng minh NATO 'nhòm ngó' sâu vào lãnh thổ Nga. khoảng cách lên tới 1.000 km".
Trên các kênh ngoại giao, Nga đã phản ứng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng việc triển khai có thể sẽ làm leo thang thêm cuộc khủng hoảng đang diễn ra xung quanh Ukraine.
Ông này đã nhấn mạnh với báo chí: "Đây sẽ là thêm một bước nữa để làm mất ổn định tình hình".
Ukaine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD, Nga vui như bắt được của: Không mong gì hơn thế! - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa THAAD - Ảnh minh họa
... Nga vui mừng: Bỗng nhiên có người "biếu không" tên lửa hiện đại!
Tuy nhiên, nếu như thực sự Mỹ chấp thuận yêu cầu này của chính quyền Kiev, thì về mặt chính trị - quân sự, đó lại là điều mà nước Nga "không mong gì hơn".
Trước hết, về mặt chính trị, việc Mỹ triển khai tổ hợp THAAD đến sát biên giới nước Nga không khác gì hành động gây hấn ở mức cao nhất. Điều này cho phép Nga có những hành động trả đũa mà không bị mang tiếng là chủ động gây căng thẳng.
TIN LIÊN QUAN
Trước việc Mỹ đưa tên lửa THAAD đến Kharkov, Nga có thể đáp trả bằng việc triển khai tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-500 đến Kaliningrad, vươn tầm radar để khống chế mọi biến động của NATO trên phần lớn lãnh thổ châu Âu.
Về phương diện quân sự, cần nhớ rằng: THAAD là tên gọi tắt của Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense). Đây là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tổ hợp THAAD được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung bình và trung gian trong giai đoạn cuối của hành trình. Điểm đặc biệt của tổ hợp THAAD là chúng không mang đầu đạn hạt nhân, mà dựa vào động năng để tiêu diệt tên lửa đối phương.
THAAD được phát triển để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo Scud của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1991. Mới đây, vào tháng 01/2022, THAAD trong biên chế quân đội Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã có lần thực chiến thành công đầu tiên, khi đánh chặn tên lửa đạn đạo của Houthi.
Có thể nói, THAAD là hệ thống phòng không tầm xa chủ chốt trên bộ của Mỹ, là con "át chủ bài" chống lại tên lửa đạn đạo của đối phương. Lẽ đương nhiên, phía Nga cũng rất quan tâm đến hệ thống này.
Một hệ thống như vậy, nếu được triển khai ở "khu vực phía đông Kharkov" như yêu cầu của chính phủ Ukraine, thì không khác gì "mỡ dâng miệng mèo". Với khoảng cách đó, tên lửa THAAD không có chiều sâu cần thiết để phát huy hỏa lực.
Ukaine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD, Nga vui như bắt được của: Không mong gì hơn thế! - Ảnh 4.

Vùng Kharkov của Ukraine chỉ cách biên giới Nga chưa đầy 40km
Cần nhớ rằng: Khu vực Kharkov cách biên giới Nga chưa đầy 40km, cách thành phố Belgorod (căn cứ của Sư đoàn Bộ binh cơ giới 3, Tập đoàn quân Cận vệ 20, Quân khu Miền Tây của Nga) chưa đầy 80km đường bộ. Ở cự li đó, Nga có rất nhiều cách để đối phó lại tổ hợp THAAD của Mỹ.
"Nhẹ nhàng" nhất là tìm cách gây nhiễu điện tử ở tầm gần, làm cho THAAD "có mắt như mù", không phản ứng được gì. Không nghi ngờ gì: Nước Nga là bậc thầy về tác chiến điện tử.
Nếu có chiến sự bùng nổ, Nga thậm chí không cần dùng đến tên lửa đạn đạo hay không quân, mà chỉ cần dùng pháo binh tập kích, là có thể biến tổ hợp THAAD tiền tỉ của Mỹ thành đống sắt vụn cháy nham nhở.
Ukaine xin Mỹ triển khai tên lửa THAAD, Nga vui như bắt được của: Không mong gì hơn thế! - Ảnh 5.

Đặc nhiệm Nga có thể dùng trực thăng đổ bộ bắt sống tổ hợp THAAD
Cuối cùng, cũng là kịch bản nhục nhã ê chề nhất cho phía Mỹ: Đặc nhiệm của Nga có thể dùng trực thăng đổ bộ, bắt sống toàn bộ tổ hợp THAAD mang về nước.
TIN LIÊN QUAN
Với khoảng cách quá gần Nga, thậm chí Quân khu miền Tây không cần trực thăng, mà có thể đưa bộ binh cơ giới hạng nhẹ thần tốc vượt qua biên giới để bao vây bắt sống tổ hợp THAAD cùng toàn bộ binh lính, sĩ quan vận hành chúng.
Người Nga chỉ cần khoảng 1 tiếng là có thể tiếp cận tổ hợp THAAD, và chắc chắn là những binh lính phòng không NATO sẽ khó có thể chống cự lại những tay súng đặc nhiệm thiện chiến của ông Putin.
Dĩ nhiên, Lầu Năm Góc không phải là nơi chỉ toàn những kẻ ngốc. Những bộ óc điện tử của quân đội Hoa Kỳ thừa hiểu rằng lời kêu gọi của Ukraine chỉ là nỗ lực để "lôi kéo" nước Mỹ vào vòng chiến.
Việc bố trí tổ hợp tên lửa THAAD tại Kharkov, Ukraine không mang lại bất cứ lợi thế nào cho NATO, mà ngược lại có thể "biếu không" cho Nga một tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.
Thực tế, dù phản ứng kịch liệt trên phương diện ngoại giao, nhưng nước Nga lại không mong chờ gì hơn điều đó xảy ra!
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới
Minh Quang | 11/02/2022 07:45 AM

0

Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới



Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới (Ảnh: Military Watch Magazine)


Giá thành đắt đỏ cùng với những hạn chế xuất khẩu đã khiến máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle của Mỹ thất thế trước Su-30.


Kể từ giữa những năm 1990, Nga đã tích cực quảng bá mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ Su-30 Flanker đến các lực lược quân đội trên khắp thế giới, thu hút khách hàng trên khắp 4 châu lục với tư cách là máy bay chiến đấu được xuất khẩu nhiều nhất trong các dòng máy bay Flanker.
Su-30 được thiết kế dựa trên phần khung của tiêm kích Su-27, là một loại máy bay phản lực được Liên Xô đưa vào sử dụng và cạnh tranh với đối thủ F-15 Eagle của Mỹ trong những năm 1985. Su-27 được thiết kế nhằm thực hiện các nhiệm vụ đánh chặn các máy bay tầm xa cho Lực lượng Phòng không Liên Xô. Máy bay được trang bị 2 chỗ ngồi để phục vụ cho các chuyến bay xa.
Su-30 bắt đầu nhận được sự quan tâm của các lực lượng không quân đến từ nhiều nước khi chúng được nâng cấp để có thể thực hiện được nhiều vai trò mới.
Cụ thể, Su-30 được nâng cấp để trở thành một máy bay chiến đấu đa năng sở hữu độ bền rất cao, cùng với đó là hệ thống cảm biến và tác chiến điện tử tiên tiến. Máy bay còn được trang bị hệ thống vũ khí chống hạm trong khi vẫn giữ được hiệu suất không đối không tuyệt vời của khung máy bay Flanker ban đầu.
Hiệu suất không đối không của Su-30 cũng được cải tiến đáng kể trong các phiên bản được sản xuất và bán cho Ấn Độ trong những năm 1990.
Ở phiên bản này, Su-30 được tích hợp các công nghệ của máy bay chiến đấu Su-35 và Su-37, bao gồm các động cơ cánh và động cơ đẩy giúp cải thiện đáng kể khả năng cơ động. Sự cải tiến trong các phiên bản Su-30 được bán cho Ấn Độ (Su-30MKI), đã trở thành nền tảng cho hầu hết các máy bay Su-30 trong tương lai.
Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của lực lượng Không quân Ấn Độ (Ảnh: Military Watch Magazine)
F-15 Eagle của Mỹ có khả năng tương đương với Su-30 ở một số điểm. Những chiếc F-15 Eagle có tốc độ nhanh hơn Su-30 nhưng lại thiếu khả năng cơ động, hệ thống theo dõi tia hồng ngoại cũng như khả năng chịu tải trọng vũ khí của F-15 cũng kém hơn so với những chiếc Flanker của Nga.
Điểm mấu chốt khiến Su-30 vượt mặt F-15 Eagle để trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới là việc Su-30 có giá thành thấp hơn một nửa so với đối thủ và Nga sẵn sàng bán mẫu máy bay chiến đấu này cho hầu hết các nước trên thế giới, từ Uganda và Angola cho đến Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.
Ngược lại, F-15 trong 25 năm đầu tiên chỉ xuất khẩu cho duy nhất 3 đối tác quốc phòng thân cận nhất của Mỹ - và mặc dù hạn chế này đã được nới lỏng sau đó nhưng suy cho cùng thì việc xuất khẩu F-15 vẫn bị Mỹ thắt chặt hơn nhiều so với Su-30 của Nga. Các nước đồng minh của Mỹ như Ai Cập và Iraq chỉ được nhập khẩu loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ là F-16 Fighting Falcon thay vì F-15 Eagle.
Mỹ có xu hướng hạn chế việc bán vũ khí cho một số quốc gia dựa trên những thay đổi trong mối quan hệ chính trị của họ, Iran từ những năm 1980, Indonesia và Pakistan trong những năm 1990 và Ai Cập từ năm 2013 là một vài ví dụ.
Indonesia và Ai Cập là những ví dụ điển hình, khi cả hai đều ngừng đặt hàng máy bay chiến đấu Mỹ ngay cả khi mối quan hệ đã được khôi phục. Những hạn chế về việc xuất khẩu máy bay của Mỹ đã khiến F-15 thất thế trước Su-30 - vốn được Nga xuất khẩu rộng rãi.
Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu F-15SA lực lượng không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi (Ảnh: Military Watch Magazine)
Việc Nga cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu hạng nặng 'thế hệ 4+' cao cấp sử dụng khung máy bay có ưu thế trên không với chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ F-16 của Mỹ đã giúp cho Su-30 trở thành mẫu máy bay chiến đấu rất được ưa chuộng.
Việc bổ sung tên lửa tấn công chính xác và tên lửa chống hạm để cải thiện tính linh hoạt trong chiến đấu càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của Su-30.
Sự sẵn có của một số biến thể phù hợp với ngân sách và yêu cầu của các quốc gia khác nhau - từ các biến thể MKM, MKI và MKA cao cấp được bán cho Malaysia, Ấn Độ và Algeria đến MK2 rẻ hơn được bán cho Venezuela, Angola và Việt Nam - cũng là một điểm cộng lớn của Su-30.
Sau cuộc Khủng hoảng eo biển Đài Loan những năm 1990, khi Hải quân Hoa Kỳ điều một nhóm tác chiến tàu sân bay qua eo biển cách bờ biển Trung Quốc 100km - Trung Quốc đã đáp trả bằng cách đưa vào vận hành và phát triển các biến thể Su-30MKK/MK2 để phù hợp với vai trò tấn công trên biển, tạo ra mối đe dọa cho các tàu chiến của Mỹ.
Phi đội Su-30MKK của quân đội Trung Quốc được trang bị các loại vũ khí tiên tiến do nước này sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và chống tàu chiến.
Lý do Su-30 vượt mặt F-15 Eagle, trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới - Ảnh 3.

Máy bay chiến đấu Su-30MKK của quân đội Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)
Trong khi Su-30 vẫn được cho sản xuất hàng loạt và được coi là một phương án thay thế giá rẻ cho Su-35, thì giá thành F-15 lại tăng lên đáng kể. Giá của tiêm kích F-15 thậm chí còn vượt qua cả F-35A tàng hình, biến nó trở thành máy bay chiến đấu đắt nhất của Mỹ.
Các biến thể F-15SG, F-15SA và F-15Q, được phát triển lần lượt cho Singapore, Ả Rập Xê-út và Qatar, tất cả đều tích hợp radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) tiên tiến, đây là một điểm vượt trội của F-15 so với Su-30. Tuy nhiên F-15 lại có mức giá đắt hơn gấp 3 lần so với những chiếc Flanker của Nga (khoảng 100 triệu USD).
Chưa dừng lại ở đó, giá thành các loại vũ khí trang bị trên máy bay do Mỹ sản xuất cũng đắt hơn nhiều so với các loại vũ khí có khả năng tương tự của Nga.
Những chi phí này khiến các biến thể F-15 mới nhất đắt hơn hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, bao gồm cả máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-57 của Nga cũng như F-35A. Với những ưu thế vốn có của mình cộng với những hạn chế của F-15, Su-30 nghiễm nhiên trở thành mẫu máy bay chiến đấu được ưa chuộng nhất thế giới.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Uy lực tên lửa phòng không vác vai Ba Lan chuyển cho Ukraine
Lê Ngọc | 12/02/2022 08:26 AM

0

Uy lực tên lửa phòng không vác vai Ba Lan chuyển cho Ukraine



MANPADS Piorun GROM-M là hệ thống tên lủa do Ba Lan sản xuất. Nguồn: militaryleak.com


Tên lửa vác vai GROM của Ba Lan và Stinger do các nước Baltic viện trợ có giải quyết được lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống phòng không tầm trung đến tầm cao hiện đại của Ukraine?

Hệ thống tên lửa phòng không di động vác vai (MANPADS) Piorun GROM-M
Đáp lại các động thái gần đây của Nga, ngày 1/12/2021, Tổng thư ký NATO tuyên bố Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các thành viên sẵn sàng tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine trước mọi hình thức gây hấn.
Ukraine không phải là thành viên của NATO, nhưng nước này tham gia Hội đồng Hợp tác NATO với tư cách là một quốc gia đối tác vào năm 1991 và chương trình Đối tác vì Hòa bình vào năm 1994. Tháng 6/2020, Ukraine được nâng cao quy chế Đối tác Cơ hội với NATO.
Quy chế này cho phép Ukraine tiếp cận ưu tiên các cuộc tập trận của NATO, đào tạo và trao đổi thông tin cũng như nhận thức tình huống, nhằm tăng khả năng tương tác. Ngày 1/2/2022, Ba Lan tuyên bố sẽ viện trợ về nhân đạo và quân sự cho Ukraine, trong đó bao gồm hệ thống tên lửa phòng không di động vác vai (MANPADS) Piorun GROM-M.
Piorun (Piorun nghĩa là "tiếng sét"; trong tiếng Ba Lan, tên đầy đủ của loại vũ khí này là Przenośny Przeciwlotniczy Zestaw Rakietowy Piorun - PPZR Piorun). Piorun có thiết kế dựa trên 9K38 Igla (SA-18 Grail) do Liên Xô sản xuất dùng để tiêu diệt máy bay bay thấp, trực thăng và các phương tiện bay không người lái. Hệ thống Piorun bao gồm cả bộ phận phóng và tên lửa có tổng trọng lượng 16,5 kg.
Giai đoạn phát triển ban đầu được cho là kết thúc trước cuối năm 2014, nhưng thời hạn sau đó đã được lùi sang tháng 9/2015. Piorun được giới thiệu lần đầu tiên trước công chúng tại Triển lãm Quốc phòng MSPO vào tháng 9/2015 với tên gọi GROM-M. Piorun có các đặc điểm hoàn toàn mới đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tương lai, bao gồm các hệ thống gây nhiễu và tấn công đường không.
Nó sử dụng một tên lửa tầm ngắn một tầng mới gắn một đầu đạn mới có thể bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách từ 400m đến 6 km và từ độ cao tối thiểu 10m đến tối đa 4 km. Một ngòi nổ gần được sử dụng cho tên lửa, cho phép tiêu diệt hiệu quả hơn các mục tiêu trên không kích thước nhỏ, chẳng hạn như UAV. Tên lửa Piorun có xác suất bắn trúng 10% khi bị gây nhiễu.
Liệu Piorun GROM-M có thể “lấp lỗ hổng” trong hệ thống phòng không Ukraine?
Piorun được thiết kế để một người lính vận hành, bao gồm một tên lửa một tầng, một bệ phóng hình ống sử dụng một lần, một nguồn cung cấp năng lượng trên mặt đất và một cơ cấu khai hỏa. Piorun được trang bị một bàn phím nhỏ ở bên phải của mô-đun khai hỏa có thể được sử dụng để chọn các loại mục tiêu, môi trường và chế độ làm việc. Ngoài ra còn có một kính ngắm quang học dùng cho cả ban ngày và ban đêm gắn trên ống phóng.

Uy lực tên lửa phòng không vác vai Ba Lan chuyển cho Ukraine - Ảnh 1.

Piorun GROM-M không thể giúp giải quyết lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống phòng không tầm trung đến tầm cao hiện đại của Ukraine. Nguồn: thedrive.com
Đáng nói, các tên lửa GROM của Ba Lan và Stinger do các nước Baltic viện trợ không lấp đầy được lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống phòng không tầm trung đến tầm cao hiện đại của Ukraine. Vấn đề nan giải là loại hệ thống tiên tiến mà Ukraine rất cần lại không thể được chuyển giao và tích hợp kịp thời.
Giống như các MANPADS khác, Piorun không thể phát huy khả năng trước các máy bay chiến đấu phản lực và máy bay không người lái bay cao sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác hoặc thả bom không điều khiển.
Tuy nhiên, nó gây ra mối đe dọa chết người đối với trực thăng tấn công bay thấp hoặc trực thăng vận tải chở quân, cũng như các máy bay chiến đấu có nguy cơ lao xuống tấn công các mục tiêu mặt đất bằng hỏa lực đại bác, bom và rocket không điều khiển.
Đặc biệt, chúng có thể gây tổn thất cho các máy bay không người lái giám sát chiến thuật nhỏ hơn có thể được Nga sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo binh có tính sát thương cao.
Ở Syria, sự hiện diện của MANPADS đã buộc không quân Nga phải bay cao hơn, làm giảm độ chính xác và hiệu quả của vũ khí, đặc biệt là khi không kích các mục tiêu đang di chuyển.
Không những vậy, MANPADS có thể xâm nhập gần các căn cứ không quân của đối phương gây ra mối đe dọa đối với máy bay cất và hạ cánh, đặc biệt là máy bay vận tải. Chúng có thể được sử dụng như một phương tiện phòng thủ căn cứ cuối cùng trong sứ mệnh chống lại tên lửa hành trình./.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành "tấm bia chắn đạn": Nước cờ chiến lược!
Nam Anh | 11/02/2022 07:00 PM

1

Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành tấm bia chắn đạn: Nước cờ chiến lược!



Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên tại một địa điểm không được tiết lộ. Ảnh: Getty


Vị trí đặt căn cứ tên lửa vừa giúp Triều Tiên tránh được nguy cơ bị tấn công phủ đầu vì đối phương có thể nã nhầm hỏa lực vào lãnh thổ Trung Quốc, vừa giúp mở rộng kho vũ khí.

Triều Tiên đã mở màn năm 2022 với hàng loạt vụ thử tên lửa gây chấn động thế giới. Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó.
Trong báo cáo được công bố hôm 7/2, Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) cho biết, dựa vào hình chụp từ vệ tinh thương mại của hãng Maxar ngày 21/1, một căn cứ ở Hoejung-ni, tỉnh Chagang có thể là Triều Tiên nơi đặt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Theo NYT, điều gây chú ý hơn nữa là căn cứ được cho là chỉ cách biên giới với Trung Quốc chỉ khoảng 24km.
MỘI MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH
Đây được xem là một trong 20 căn cứ tên lửa đạn đạo bí mật của Triều Tiên, nằm bên trong một thung lũng hẻo lánh, cây cối rậm rạp thuộc tỉnh Chagang.
Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành tấm bia chắn đạn: Nước cờ chiến lược! - Ảnh 1.

Căn cứ Hoejung-ni trong ảnh chụp vệ tinh vào tháng 2/2010. Ảnh: Maxar
Các nhà phân tích cho rằng, địa điểm được chọn đặt căn cứ của Triều Tiên nằm trong tính toán chiến lược của nước này.
Thứ nhất, nó giúp ngăn chặn các cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ nhằm vào các vũ khí quan trọng nhất của Triều Tiên vì mối đe dọa có thể nã nhầm hỏa lực vào lãnh thổ Trung Quốc.
Victor Cha, Phó chủ tịch cấp cao kiêm chuyên gia về Triều Tiên tại CSIS cho biết: "Vị trí gần biên giới Trung Quốc đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn tiềm năng đối với một cuộc tấn công phủ đầu có thể ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc".
Thứ hai, Bình Nhưỡng cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để mở rộng kho vũ khí của mình.
Báo cáo cho biết: "Căn cứ tên lửa Hoejung-ni nhiều khả năng có thể là nơi đóng quân của đơn vị cấp trung đoàn được trang bị ICBM. Từ hình ảnh vệ tinh, các nguồn thông tin và dữ liệu ít ỏi có sẵn, căn cứ đã sẵn sàng là nơi triển khai ICBM".
Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành tấm bia chắn đạn: Nước cờ chiến lược! - Ảnh 3.

Căn cứ Hoejung-ni trong ảnh chụp vệ tinh vào tháng 10/2020. Ảnh: Maxar
Chỉ trong tháng 1, Triều Tiên đã phóng 11 tên lửa, bao gồm cả tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12, khiến Mỹ kêu gọi các biện pháp trừng phạt bổ sung tại Liên Hợp Quốc. Động thái mới nhất của Bình Nhưỡng cũng làm dấy lên lo ngại họ có thể nối lại việc thử ICBM trong tương lai gần.
Triều Tiên đã tiến hành vụ thử ICBM cuối cùng vào tháng 11/2017, sau đó tuyên bố ICBM mang đầu đạn hạt nhân có thể tấn công bất kỳ khu vực nào của lục địa Mỹ.
Theo các nguồn tin, nếu Bình Nhưỡng tiến hành thử ICBM trong năm nay, rất có thể nó sẽ từ các phương tiện được đặt trong một căn cứ như Hoejung-ni này.
Mặc dù không rõ liệu Hoejung-ni có hoạt động đầy đủ hay không, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều tin rằng một ICBM của Triều Tiên sẽ được phóng đi từ một cơ sở quân sự bí mật tương tự.
CĂN CỨ ICBM THỨ HAI CỦA TRIỀU TIÊN?
Hoejung-ni là căn cứ ICBM khả dĩ thứ hai ở Triều Tiên mà các nhà phân tích của CSIS đã xác định.
Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành tấm bia chắn đạn: Nước cờ chiến lược! - Ảnh 4.

Căn cứ Hoejung-ni trong ảnh chụp vệ tinh mới nhất hôm 21/1. Ảnh: Maxar
CSIS cũng từng xác định Yusang-ni, một căn cứ cách thủ đô Bình Nhưỡng 39km về phía đông bắc vào năm 2019.
Lần này, theo báo cáo của CSIS, có những dấu hiệu cho thấy Hoejung-ni đang hoạt động và được bảo trì cẩn thận theo tiêu chuẩn của Triều Tiên. Các hoạt động xây dựng quy mô nhỏ vẫn đang diễn ra ở đây.
Các hoạt động xây dựng tại Hoejung-ni và cơ sở Yeongjeo-dong gần đó được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2018. Nhưng báo cáo mới nhất là lần đầu tiên xác nhận Hoejung-ni là một căn cứ ICBM.
Ảnh chụp ghi nhận 2 cơ sở dùng cho mục đích nạp tên lửa, bơm nhiên liệu và bảo trì.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh mới để cung cấp thông tin chi tiết cập nhật mới nhất.
Trong đó, cả hai có lối vào các cơ sở dưới lòng đất, các tòa nhà hỗ trợ và hầm trú ẩn cỡ lớn được xây bằng bêtông cốt thép và nằm bên trong sườn núi, với chiều dài đủ sức chứa toàn bộ các bệ phóng tên lửa di động của nước này.
NHỮNG CĂN CỨ BÍ MẬT DƯỚI LÒNG ĐẤT
Shin Jong-woo, một nhà phân tích cấp cao của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết: "Triều Tiên không có lực lượng không quân hoặc hệ thống phòng không mạnh, vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ tên lửa của mình là giấu chúng trong các cơ sở dưới lòng đất".
Trung Quốc vừa bị Triều Tiên biến thành tấm bia chắn đạn: Nước cờ chiến lược! - Ảnh 5.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xem vụ phóng tên lửa Hwasong-15 tại một địa điểm không được tiết lộ vào tháng 1/2017. Ảnh: Getty
Triều Tiên bắt đầu đưa các khí tài quân sự vào sâu dưới lòng đất vào năm 1962 sau khi nước này phải hứng chịu những tổn thất nghiêm trọng trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc ước tính Triều Tiên hiện có 6.000- 8.000 căn cứ ngầm, giúp Bình Nhưỡng nâng cao năng lực đối phó trong trường hợp bị tấn công bất ngờ.
Vị trí đặt các tên lửa hạt nhân của Bình Nhưỡng là một trong những bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất trong quân đội Triều Tiên.
Việc tìm kiếm các căn cứ dưới lòng đất là một thách thức quan trọng đối với các nhà hoạch định quân sự của Mỹ và Hàn Quốc trong nhiều thập kỷ, vì chúng rất khó phát hiện bằng vệ tinh. Một số được xây dựng như mồi nhử. Một số có thể được giấu dưới những ngôi nhà dân bình thường.
Hiện Triều Tiên chưa có phản ứng chính thức nào về những thông tin mới nhất của CSIS.
Khi được hỏi về báo cáo của CSIS, Trung tá Marty Meiners, phát ngôn viên của Bộ quốc phòng Mỹ cũng từ chối bình luận.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian
PV | 11/02/2022 05:32 PM

0

Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian



Hình mô phỏng hoạt động của vệ tinh Shijian-21 (trên) "bắt giữ" vệ tinh Beidou-G2 (Ảnh: Sohu).


Các chuyên gia đã quan sát thấy vụ một vệ tinh của Trung Quốc "bắt giữ" vệ tinh không còn sử dụng và mang đi, đẩy vào quỹ đạo "nghĩa địa không gian". Động thái này đã gây nên sự chú ý lớn của quốc tế.

Vụ "vệ tinh bắt vệ tinh" gây xôn xao
Theo trang tin Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) ngày 9/2, hồi tháng 1 năm nay, các chuyên gia đã quan sát thấy một vệ tinh của Trung Quốc chụp bắt được một vệ tinh không còn sử dụng và mang nó đưa vào quỹ đạo "nghĩa địa" cách đó 300 km. Nguy cơ va chạm của các vệ tinh cũ với các tàu vũ trụ ở nơi đây là tương đối nhỏ.
Chuyên gia không gian Brien Flewelling đã trình bày về phát hiện này cho những người tham dự tại hội thảo trực tuyến qua mạng do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Quỹ An ninh Thế giới (Secure World Foundation, SWF) tổ chức hồi tháng trước.
Brien Flewelling là nhà phân tích không gian hàng đầu tại ExoAnalytic Solutions, một công ty tư nhân của Mỹ sử dụng một mạng lưới kính thiên văn quang học rộng lớn trên toàn cầu để theo dõi vị trí của các vệ tinh.
TIN LIÊN QUAN
Các chuyên gia đã phát hiện thấy vào ngày 22/1, một vệ tinh "Shijian-21" (Thực Tiễn-21) của Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi vị trí và tiếp cận vệ tinh "Beidou-G2" (Bắc Đẩu-G2) đã ngừng sử dụng.
Vài ngày sau, Shijian-21 đã "bắt" được Beidou-G2 và thay đổi quỹ đạo của nó. Hình ảnh từ ExoAnalytic cho thấy hai vệ tinh di chuyển về phía tây trong vài ngày sau đó. Ngày 26/1, hai vệ tinh tách ra và Beidou-G2 bị đẩy ra xa.
Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa chính thức lên tiếng xác nhận vụ di chuyển trong không gian này đã diễn ra.
Được phóng vào năm 2009, vệ tinh Beidou-G2 thuộc hệ thống định vị Beidou của Trung Quốc. Nó bị trục trặc ngay sau khi phóng lên ít lâu và đã tự quay quanh Trái Đất cùng hàng triệu rác vũ trụ khác trong hơn một thập kỷ qua.
Shijian-21 được phóng vào tháng 10/2021, hiện đã quay trở lại quỹ đạo địa tĩnh (GEO), tức đang quay quanh đường Xích đạo với cùng tốc độ khi Trái Đất quay, vị trí nằm phía trên bồn địa Congo.
Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian - Ảnh 2.

Tháng 3/2021, Nhật phóng vệ tinh thực nghiệm ELSA-d, thử nghiệm công nghệ thu giữ và loại bỏ các mảnh vỡ không gian (Ảnh: Deutsche Welle).
Dọn rác vũ trụ hay là một mối đe dọa?
Không có gì sai khi làm việc dọn rác vũ trụ. Nhiều quốc gia khác cũng đã giới thiệu hoặc đang nghiên cứu phát triển công nghệ để dọn rác trong không gian.
Vào tháng 3/2021, Nhật Bản đã phóng vệ tinh thực nghiệm ELSA-d, được thiết kế để thử nghiệm công nghệ thu giữ và loại bỏ các mảnh vỡ không gian. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đang có kế hoạch phóng tàu vũ trụ dọn rác trong không gian vào năm 2025.
Trong khi những nỗ lực phát triển và triển khai công nghệ xử lý rác ngoài không gian có vẻ như là bình thường, một số quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các vệ tinh xử lý rác của Trung Quốc như Shijian-21.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ James Dickinson hồi tháng 4/2021 cho biết công nghệ như vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc trong tương lai có thể được sử dụng để "bắt giữ" các vệ tinh khác.

Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian - Ảnh 3.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu dự định phóng vệ tinh dọn rác vũ trụ vào năm 2025 (Ảnh: Deutsche Welle).


Đây có thực sự là một mối nguy hiểm thực sự? Quỹ An ninh Thế giới (SWF) cho biết trong một báo cáo năm 2021 rằng có rất nhiều bằng chứng cho thấy cả Trung Quốc và Nga đều đang nỗ lực phát triển các công nghệ có "khả năng phản không gian" – tức khả năng phá hoại các hệ thống không gian.
TIN LIÊN QUAN
Trong một báo cáo năm 2021, Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASI) của Lực lượng Không quân Mỹ cho biết vệ tinh Shijian-21 chỉ nên giới hạn trong các phương pháp thử nghiệm di dời rác vũ trụ.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định vệ tinh này không dễ gây nhầm lẫn, vì nó được thiết kế để dọn dẹp những vật thể không còn đáng tin cậy. Shijian-21 là vệ tinh thử nghiệm công nghệ. Công nghệ thử nghiệm chính là công nghệ giảm thiểu mảnh vỡ vũ trụ.
Nó không chỉ có thể định vị chính xác và tự thay đổi quỹ đạo của mình, còn mang theo một bộ thiết bị loại bỏ mảnh vỡ không gian, có khả năng dọn dẹp rác vũ trụ nguy hiểm. Nếu có vật thể nào có mưu đồ xấu tới gần vệ tinh hoặc trạm không gian của Trung Quốc, nó có thể tiến hành "bắt giữ".
Tuy nhiên trang tin Sohu hôm 5/11/2021 cũng úp mở viết, Shijian-21 không chỉ là "nhân viên vệ sinh không gian", mà còn là "cảnh sát" và "vệ sĩ" của một số tàu vũ trụ quan trọng của Trung Quốc.
Theo số liệu, trong không gian hiện có 1,27 tỷ mảnh rác vũ trụ kích thước trên một milimét, hầu hết trong số đó được sinh ra từ các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh vào thời Mỹ và Liên Xô nằm trên các quỹ đạo với kích thước khác nhau, chúng đều là mối đe dọa tiềm tàng đối với các tàu vũ trụ.
Hiện Trung Quốc có hàng trăm, hàng nghìn vật thể không gian đang được sử dụng, chẳng hạn như trạm không gian Thiên Cung (Tiangong), vệ tinh Shijian, các vệ tinh dẫn đường Beidou, v.v. là những vật thể không gian rất quan trọng và không có chỗ cho sai lầm, vì vậy các mảnh vỡ không gian tiềm ẩn nguy hiểm trong quỹ đạo tương ứng của chúng cần phải được loại bỏ.

Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian - Ảnh 5.

Sơ đồ mô phỏng hoạt động dọn rác vũ trụ của vệ tinh Shijian-21 (Ảnh: Sohu).


Theo Sohu, việc phóng và sử dụng Shijian-21 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc loại bỏ rác vũ trụ. Đây là một điều tốt đẹp mang lại lợi ích cho tất cả nhân loại trong việc sử dụng không gian trong tương lai. Nhưng hiện đã có một lượng rác vũ trụ rất lớn, và vẫn liên tục gia tăng, để loại bỏ chúng là cả một nhiệm vụ nặng nề và lâu dài.
TIN LIÊN QUAN
Một tác dụng khác của việc phóng và hoạt động vệ tinh Shijian-21 là nó có thể uy hiếp, ngăn chặn. Nó mang theo đủ nhiên liệu và công cụ (có thể coi là vũ khí).
Sohu viết, có Shijian-21 trong không gian, sẽ không còn xảy ra các vụ việc như vệ tinh Shijian-20 bị vệ tinh do thám "America-271" của Mỹ quấy nhiễu và định va đập như đã xảy ra hồi tháng 7/2021 nữa.
Không gian vũ trụ hiện ngập rác
Báo cáo của CASI cho biết, Shijian-21 có khả năng là một trong những vệ tinh bảo dưỡng, lắp ráp và sản xuất (OSAM) trên quỹ đạo của Trung Quốc.
Các cơ quan vũ trụ ở nhiều quốc gia đã và đang phát triển công nghệ vệ tinh OSAM trong mấy chục năm qua. Chúng có thể là tàu vũ trụ được thiết kế để tiếp nhiên liệu, sửa chữa hoặc xử lý chất thải không gian cho các vệ tinh hiện có.
Theo thống kê của Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ, kể từ khi con người bắt đầu các hoạt động trên vũ trụ vào những năm 1960 đến nay, hơn 6.000 vụ phóng đã đưa hơn 50.000 vật thể vào quỹ đạo không gian.
Theo Văn phòng Mảnh vỡ Không gian của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), hiện có hơn 30.000 vật thể nhân tạo đang bay trong không gian vũ trụ ngoài Trái Đất, nhưng chỉ có khoảng 5.000 vật thể còn đang hoạt động bình thường.

Tranh cãi về vệ tinh Shijian-21 của Trung Quốc “bắt vệ tinh” trong không gian - Ảnh 7.

Xung quanh Trái Đất hiện có rất nhiều rác vũ trụ cần được dọn dẹp (Ảnh:bilibili)


Và đó chỉ là những vật thể có thể tích đủ lớn để có thể theo dõi. Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã phá nổ vệ tinh của chính họ trong không gian, tạo ra rất nhiều mảnh vụn nhỏ.
TIN LIÊN QUAN
Theo số liệu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, có hơn 300 triệu vật thể nhỏ hiện đang di chuyển trong không gian, một số di chuyển với tốc độ cao tới 30.000 km/h, gấp 5 lần tốc độ của những viên đạn nhanh nhất.
ESA đã bắt đầu thử nghiệm chương trình vệ tinh Bảo trì, Lắp ráp và Sản xuất trên quỹ đạo (OSAM) vào những năm 1990 và chương trình Vật thể bay Dịch vụ Địa tĩnh (GSV) để thu giữ và sửa chữa các vệ tinh bị sự cố trong quỹ đạo địa tĩnh.
Việc sửa chữa quang học thành công Kính viễn vọng Không gian Hubble vào tháng 12/1993 là một ví dụ khác về tác dụng của vệ tinh OSAM.
Cục Không gian Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch cho nhiều sứ mệnh không gian OSAM hơn, bao gồm các chương trình có tên OSAM-1 và OSAM-2, chương trình OSAM-2 được thiết kế để in 3D các bộ phận trong không gian, hy vọng một ngày nào đó sẽ chế tạo chúng trực tiếp trong không gian do chúng quá cồng kềnh không thể được tên lửa mang vào vũ trụ.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
NATO sẽ "khóc thét" nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời!
Trịnh Ngọc Tiến | 12/02/2022 16:11



BÁO NÓI - 8:13

NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời!

Tổ hợp tên lửa vác vai 9K333 Verba
Nếu các tên lửa vác vai hiện đại của Nga được chuyển giao tới miền Đông Ukraine, không quân Ukraine và NATO sẽ mất hoàn toàn ưu thế.


"Hỏa thần trên vai người lính"
Mới đây, Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga thông báo họ đã bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), để mở rộng đáng kể khả năng phòng không cho quân đội.
Theo trang hãng tin Sputnik (Nga), các hệ thống MANPADS được trang bị cho quân đội Nga liên tục được cải tiến và hệ thống MANPADS mới đang tiếp tục được phát triển.
Các hệ thống tên lửa vác vai phòng không bắt đầu được phát triển ở Mỹ và Liên Xô vào cuối những năm 1950, và muộn hơn một chút ở Anh, Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức.
Năm 1968, Mỹ và Liên Xô gần như cùng một lúc trang bị cho quân đội các hệ thống MANPADS giống nhau về thiết kế, được trang bị tên lửa với đầu dò ảnh nhiệt là Redeye FIM-43 (Mỹ) và 9K32 Strela-2 (Liên Xô).
Năm 1970, Liên Xô đã có phiên bản cải tiến là tên lửa vác vai Strela-2M (9K32M). Loại vũ khí mới đã thay đổi đáng kể các quy tắc chiến đấu, khi các binh chủng tham gia tác chiến. Bộ binh đã có khả năng tiêu diệt các phương tiện bay đắt tiền và dễ dàng né tránh cuộc tấn công trả đũa khi có thể lợi dụng địa hình, địa vật để ẩn nấp.
NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời! - Ảnh 1.
Xạ thủ tên lửa vác vai A72 của Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngay sau đó Strela-2 và Strela-2M đã được thử nghiệm trong các cuộc xung đột cục bộ. Các tổ hợp này đã có những đóng góp lớn trong cuộc chiến tranh giải phóng ở Việt Nam. Các hệ thống này đã được cung cấp chủ yếu để chống trực thăng Mỹ.
Theo thống kê của phía Nga, trong giai đoạn 1972-1975, có 589 lần Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không vác vai của Liên Xô, có hơn 200 máy bay các loại bị tên lửa vác vai Strela bắn hạ trên chiến trường Việt Nam.
Vào ngày 18/6/1972, trên thung lũng A Sầu, tỉnh Thừa Thiên - Huế, một máy bay hỏa lực yểm trợ hạng nặng AC-130 Spectre của Mỹ, bị Quân Giải phóng Miền Nam bắn rơi bởi tên lửa Strela-2.
Tại Trung Đông, trong khoảng thời gian từ giữa năm 1968 đến giữa năm 1970, quân đội Ai Cập đã bắn hạ 36 máy bay Israel bằng tên lửa vác vai Strela-2, và trong Chiến tranh Yom Kippur (10/1973), người Ai Cập và Syria đã sử dụng tổ hợp tên lửa vác vai Strela để bắn hạ 23 máy bay Israel.
Sau đó, các tổ hợp tên lửa vác vai Strela-2 đã tiếp tục được sử dụng trong cuộc chiến ở Angola chống lại không quân Nam Phi, trong chiến tranh Iran-Iraq và thậm chí cả trong xung đột giữa Anh và Argentina trên quần đảo Falkland.
Vào ngày 31/1/1991, trong Chiến tranh vùng Vịnh lần 1, quân đội Iraq đã sử dụng tên lửa vác vai Strela-2 để hạ gục "pháo hạm" (gunship) AC-130 của Không quân Mỹ.
Các bản sao được cấp phép của MANPADS Strela-2 đã được sản xuất ở Romania và Ai Cập; ở Trung Quốc, tổ hợp này đã được sản xuất mà không được phép của Liên Xô.
NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời! - Ảnh 2.
Tên lửa vác vai Igla của quân đội Nga
Năm 1974, các kỹ sư Liên Xô đã phát triển phiên bản cập nhật của tổ hợp tên lửa vác vai Strela-3 (9K34). Đặc điểm của nó là cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, làm tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay các bẫy hồng ngoại.
Tuy nhiên, loại hệ thống phòng không vác vai tiếp theo của Liên Xô là Igla 9K38 được trang bị vào năm 1983, đã trở thành một bước đột phá thực sự, đây là câu trả lời với Stinger FIM-92 của Mỹ, đã xuất hiện trước đó hai năm.
Tên lửa Igla 9K38 có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn so với Strela. Tên lửa của tổ hợp Igla có tính cơ động cao hơn và có chức năng giảm lực cản khí động chính diện lên tên lửa. Đây cũng là lần đầu tiên, hệ thống nhận diện "bạn - thù", được tích hợp sẵn trong tổ hợp MANPADS Igla.
Từ giữa những năm 1990, tổ hợp Igla đã được chấp thuận xuất khẩu và đã được cung cấp cho hơn 30 quốc gia (trong đó có Việt Nam). Phiên bản sửa đổi mới nhất của tổ hợp này Igla-S và Igla-Super (9K338) đã được đưa vào biên chế trong năm 2002.
NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời! - Ảnh 4.
Các quân nhân Nga trong một cuộc tập trận chiến thuật đặc biệt của một đơn vị phòng không của sư đoàn dù ở vùng Krasnodar.
NATO "khóc thét" trước tên lửa vác vai mới của Nga
Hiện nay, hệ thống tên lửa vác vai hiện đại nhất trong kho vũ khí phòng không của Quân đội Nga hiện nay là Verba (9K333). Tổ hợp này xuất hiện lần đầu tại Diễn đàn Army -2015. 9K333 vượt qua đáng kể các tổ hợp thế hệ trước về hiệu quả chiến đấu.
Tên lửa phòng không vác vai cải tiến Verba có thể đánh chặn máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình ở độ cao từ 10 m đến 4.500 m và ở khoảng cách lên đến 6 km. Kết quả này tốt hơn nhiều so với tên lửa Stinger huyền thoại của Mỹ (độ cao phòng không tối đa của Stinger là 3.500 m, tầm bắn - 4,5 km).
TIN LIÊN QUAN
Tên lửa của tổ hợp Verba có đầu đạn tự dẫn, hoạt động trong các vùng tử ngoại, hồng ngoại gần và hồng ngoại trung. Nó có khả năng phân biệt mục tiêu thật với bẫy nhiệt và tự tin bắn trúng mục tiêu.
Phần chiến đấu của tên lửa nặng 2,5 kg, chứa nhiều mảnh sát thương, và có thể phát nổ khi va chạm trực tiếp với mục tiêu cũng như ở một khoảng thích hợp.

Sức công phá ở vụ nổ đủ để vô hiệu hóa động cơ của hầu hết các loại phương tiện bay hiện đại.
Một hệ thống điều khiển tự động phân phối mục tiêu giữa các xạ thủ. Tổ hợp Verba có khả năng tích hợp vào hệ thống phòng không chung và sử dụng thông tin về tình hình trên không từ các đài radar lớn.
Ngoài ra MANPADS Verba cũng có radar riêng, có thể phát hiện mục tiêu trong vùng trời có bán kính 80 km; có thể phát hiện sớm đối phương và chuẩn bị phóng đạn.
Tổ hợp Verba hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chịu được nhiệt độ từ - 50 đến +50 độ C. Điều quan trọng là nó có thể được sử dụng trong cả ngày và đêm, được trang bị kính ngắm ban đêm có thể tháo rời. Hiện nay phần lớn MANPADS chỉ có thể được sử dụng vào ban ngày.
NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời! - Ảnh 6.
Quân nhân Nga sử dụng hệ thống tên lửa vác vai 9K333 Verba trong cuộc thi "Tấn công đổ bộ" trong khuôn khổ Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2019.
Không những vậy, ngay sau khi tổ hợp tên lửa vác vai 9K333 mới xuất xưởng, người Nga đã tiếp tục nghĩ đến những tổ hợp MANPADS tiếp theo.
Đến nay, chỉ có rất ít thông tin về hệ thống tên lửa vác vai mới của Nga. Các đặc điểm hoạt động, ngoại hình và thời hạn đưa tên lửa mới vào sử dụng hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Đại diện của Tập đoàn Rostec thậm chí không công bố tên gọi của nó. Rất có thể, hệ thống tên lửa phòng không đầy hứa hẹn của Nga là sự phát triển tiếp theo của Verba, nhưng nó đáng tin cậy hơn, có tầm bắn xa hơn và có khả năng chống nhiễu tốt.
Tầm bắn của hệ thống MANPADS mới dự kiến xấp xỉ 10 km, tức là tương đương các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành thế hệ cũ (đặt trên xe cơ giới). Các nhà thiết kế Nga đang tích cực làm việc để cải thiện độ chính xác, tức là tăng độ nhạy của đầu đạn tự dẫn trên tên lửa phòng không.
NATO sẽ khóc thét nếu Nga giao tên lửa vác vai tới miền Đông Ukraine: Chạy đằng trời! - Ảnh 7.
Tên lửa phòng không vác vai của quân đội Nga
"Át chủ bài" của Nga trong căng thẳng Ukraine
Quan trọng hơn, trong hoàn cảnh diễn biến căng thẳng Ukraine đang leo thang, hệ thống tên lửa vác vai Verba và các tổ hợp hiện đại hơn có thể trở thành "con bài chiến lược" của nước Nga trong cuộc chiến với NATO.
Với đặc thù gọn nhẹ, dễ cất giấu, các tổ hợp tên lửa vác vai có thể nhanh chóng được bí mật chuyển giao cho các lực lượng quân sự ly khai chính quyền Kiev ở miền Đông Ukraine.
TIN LIÊN QUAN
Tuy chỉ là "tên lửa vác vai", nhưng hỏa lực và sức mạnh của chúng không hề thua kém gì các tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành kiểu cũ, nên có sức sát thương rất lớn với các lực lượng không quân truyền thống.
Không chỉ các máy bay trực thăng, mà ngay cả các máy bay chiến đấu phản lực của Ukraine nói riêng và không quân NATO nói chung cũng sẽ khó thoát khỏi "đòn trừng phạt" của tên lửa vác vai hiện đại đến từ nước Nga.
Việc chuyển giao tên lửa vác vai hiện đại cho miền Đông Ukraine cũng sẽ là sự đáp trả cho việc phương Tây liên tiếp viện trợ vũ khí cho chính phủ Kiev. Các tên lửa vác vai thế hệ mới có khả năng chống UAV rất cao, sẽ khắc chế được các loại máy bay không người lái của quân đội Ukraine.
Được biết, hệ thống tên lửa vác vai mới đầy hứa hẹn của Nga chủ yếu nhằm mục đích chống lại các mục tiêu có kích thước nhỏ và phản xạ radar thấp, như các loại đạn tự dẫn và các loại UAV mini.
Từ kinh nghiệm của các cuộc chiến cục bộ gần đây nhất cho thấy, các mục tiêu như vậy khó bị đánh trúng bởi các loại vũ khí phòng không được thiết kế để chống lại máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình. Những người lính với tổ hợp tên lửa vác vai có thể đối phó với nhiệm vụ này tốt hơn nhiều.
Trong mọi trường hợp, hệ thống tên lửa phòng không vác vai vẫn là mối đe dọa chính, đối với các phi công quen với việc "chạy trốn" các tên lửa phòng không mạnh mẽ ở độ cao thấp; và trong tương lai, mối đe dọa từ trên vai những người lính Nga với phi công đối phương còn cao hơn nữa.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
"Thiên nga trắng" - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại
Minh Quang
Thứ bảy, ngày 12/02/2022 - 15:47Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam
VietTimes – "Thiên nga trắng" là một phần quan trọng trong “bộ ba hạt nhân” của Nga, cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Thiên nga trắng - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại (Ảnh: RBTH)
"Thiên nga trắng" - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại (Ảnh: RBTH)
Máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga là Tu-160M2 đã có chuyến bay thử đầu tiên vào giữa tháng 1 sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu và phát triển.
Trong lần bay thử nghiệm đầu tiên, Tu-160M2 đã bay khoảng 30 phút trên không ở độ cao 600m. Cuộc thử nghiệm này nhằm kiểm tra độ ổn định và khả năng điều khiển của máy bay cũng như thực hiện một số các thao tác bay khác.
Đây là chiếc máy bay đầu tiên trong số 10 chiếc máy bay Tu-160M2 mà quân đội Nga sẽ sử dụng vào năm 2027. Chúng sẽ thay thế những chiếc máy bay tiền nhiệm đã cũ của Liên Xô và trở thành một phần thiết yếu của “bộ ba hạt nhân” cùng với tàu ngầm nguyên tử và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Tu-160M2 là một chiếc máy bay hoàn toàn mới. Có một máy bay tương tự như Tu-160M2, đó là chiếc Tu-160M. Chiếc máy bay này là một phiên bản nâng cấp của chiếc Tu-160 cũ mà Liên Xô sản xuất. Tu-160M sẽ được quân đội Nga sử dụng cho đến khi T-160M2 đi vào hoạt động. Theo các nhà sản xuất, sẽ không có quá nhiều thay đổi về mặt thiết kế trên chiếc T-160M2 so với T-160M, điểm khác biệt lớn nhất sẽ đến từ các tính năng mới được tích hợp.
Lịch sử của máy bay có biệt danh "Thiên ng trắng"
Thiên nga trắng - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại ảnh 1
Thiết kế của Tu-160 (Ảnh: RBTH)
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 (được các phi công gọi với biệt danh 'Thiên nga trắng' vì vẻ ngoài của nó) là phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom mạnh mẽ nhất của Liên Xô - Tu-160.
Ngày trước, nó được sử dụng như một loại vũ khí răn đe và là một phần quan trọng trong "bộ ba hạt nhân" của quân đội Nga. Máy bay có khả năng đem theo 40 tấn vũ khí hạt nhân và thả chúng xuống những kẻ thù ở cách xa hàng nghìn km.
Tuy nhiên, trong những năm 2020, Tu-160 được cho là đã quá già nua và cần được "nghỉ hưu". Sau 40 năm phục vụ trong quân ngũ, chú "thiên nga" cũ cần có một người kế nhiệm.
Alexander Hramchihin, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Nga cho biết: "Lúc đầu, Nga dự định chế tạo và áp dụng cho quân đội các máy bay ném bom chiến lược PAK DA thế hệ mới vào thời điểm này. Tuy nhiên, quá trình phát triển đã bị trì hoãn và thay vào đó, quân đội đã quyết định nâng cấp những chiếc máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô. Các máy bay trước đây được sử dụng lần đầu tiên kể từ khi chúng được tạo ra trong chiến tranh Syria. Chúng được giao nhiệm vụ ném bom vào các căn cứ địch tại Syria. Trước đó, chúng chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ tuần tra trên lãnh thổ của Nga".
Những nâng cấp của "Thiên nga trắng" thế hệ mới
Thiên nga trắng - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại ảnh 2
Tu-160 trong chuyến bay thử nghiệm (Ảnh: RBTH)
Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí ‘Homeland Arsenal' cho biết: "Nga đã thay đổi mọi thứ bên trong máy bay Tu-160 thế hệ mới. Chúng được trang bị các hệ thống định vị, thiết bị vô tuyến, động cơ mới và có thể sử dụng các loại tên lửa, bom chiến lược mới, bao gồm cả các loại tên lửa siêu thanh".
Việc quyết định loại bỏ đi khả năng lượn trên chiếc Tu-160M2 đã vấp phải rất nhiều chỉ trích. Một số chuyên gia cho rằng Tu-160M2 không đủ khả năng để vượt qua các đơn vị phòng không của kẻ thù tiềm năng và không có khả năng bay với tốc độ siêu thanh. Tuy nhiên, những chiếc Tu-160M2 đều có khả năng tấn công mục tiêu của đối phương mà không cần rời khỏi không phận của Nga. Nếu Tu-160M2 bị radar phòng không địch phát hiện thì cũng không phải là vấn đề lớn vì máy được bảo vệ bên trong lãnh thổ Nga.
Thiên nga trắng - máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm nhất của Nga thời điểm hiện tại ảnh 3
Tu-160M2 trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên (Ảnh: RBTH)
"Ưu điểm lớn nhất của Tu-160M2 là khả năng bắn tên lửa xa hàng nghìn km. Máy bay được trang bị tên lửa hành trình X-101 và X-102 có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 5.000 km. Trong những năm tới, Tu-160M2 sẽ được trang bị thêm những loại tên lửa siêu thanh không thể bị phát hiện bởi radar", ông Korotchenko chia sẻ.
Ông Korotchenko cho biết thêm rằng Tu-160M2 sẽ được không quân Nga sử dụng ít nhất trong vòng 20 năm, trước khi nó được thay thế bằng máy bay ném bom chiến lược PAK DA thế hệ mới.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Quân đội Hoàng gia Thái Lan thử nghiệm robot chiến đấu của Estonia
Lê Ngọc | 13/02/2022 08:59 PM

1

Quân đội Hoàng gia Thái Lan thử nghiệm robot chiến đấu của Estonia



Nền tảng THeMIS (phải) và THeMIS được gắn mô-đun chiến đấu R400S - Mk2-HD (trái); Nguồn: topwar.ru


Quan tâm đến robot chiến đấu của Estonia THeMIS, Quân đội Hoàng gia và Viện Công nghệ Quốc phòng Thái Lan sẽ thử nghiệm, đánh giá loại vũ khí lợi hại này.

Robot quân sự THeMIS
Robot đang được phát triển cho cả dân sự và quân sự để thực hiện các hoạt động nguy hiểm. Việc sử dụng UGV của quân đội đã cứu sống nhiều người.
Các ứng dụng bao gồm xử lý vật liệu nổ (EOD) như mìn, tải vật nặng và sửa chữa các các thiết bị mặt đất dưới hỏa lực của đối phương.
Số lượng robot được sử dụng ở Iraq đã tăng từ 150 vào năm 2004 lên 5.000 vào năm 2005 và chúng đã vô hiệu hóa hơn 1.000 quả bom bên đường ở Iraq vào cuối năm 2005.
Đến năm 2013, Quân đội Mỹ đã mua 7.000 robot như vậy, trong số đó, 750 cỗ máy đã bị phá hủy. Hiện quân đội nhiều quốc gia đang sử dụng công nghệ không người lái để phát triển các robot được trang bị súng máy và súng phóng lựu có thể thay thế người lính.
Hệ thống bộ binh lai mô-đun theo dõi THeMIS (Tracked Hybrid Modular Infantry System - THeMIS), phương tiện mặt đất không người lái (UGV), được thiết kế chủ yếu cho các ứng dụng quân sự và được chế tạo bởi Milrem Robotics (Estonia).
Phương tiện này được thiết kế để hỗ trợ người lính như một phương tiện vận chuyển, trạm vũ khí từ xa, bộ phận phát hiện và xử lý vật liệu nổ...
Kiến trúc mở của THeMIS cho phép nó được cấu hình nhanh chóng từ có chức năng vận chuyển đến được vũ khí hóa, thực hiện xử lý bom mìn hoặc hỗ trợ các hoạt động tình báo tùy theo bản chất của nhiệm vụ.
Mục đích chính của THeMIS Transport là hỗ trợ hậu cần trên cơ sở và cung cấp tiếp tế dặm cuối cùng cho các đơn vị chiến đấu trên tiền tuyến. Nó hỗ trợ các đơn vị bộ binh bằng cách giảm tải vật chất và tâm lý, tăng khoảng cách đứng, bảo vệ lực lượng và khả năng sống sót.
THeMIS ISR UGV có khả năng thu thập thông tin tình báo đa cảm biến tiên tiến. Mục đích chính của chúng là nâng cao nhận thức về tình huống, cung cấp thông tin tình báo, giám sát và trinh sát được cải thiện trên các khu vực rộng và khả năng đánh giá thiệt hại trong trận chiến.
Hệ thống này có thể tăng cường hiệu quả công việc của các đơn vị bộ binh, bộ đội biên phòng và các cơ quan thực thi pháp luật trong việc thu thập và xử lý thông tin thô và giảm thời gian phản ứng cho các chỉ huy. THeMIS có khả năng bắn súng máy thông thường hoặc tên lửa.
Quân đội Thái Lan thử nghiệm robot chiến đấu của Estonia
Cuối năm 2021, nhà phát triển người máy và hệ thống tự hành hàng đầu Châu Âu Milrem Robotics đã chuyển giao phương tiện chiến đấu robot Robotic Combat Vehicle (RCV) cho Viện Công nghệ Quốc phòng (DTI) Thái Lan. RCV bao gồm THeMIS UGV được tích hợp Trạm vũ khí điều khiển từ xa (RWS) R400S - Mk2-HD của công ty Electro Optic Systems (EOS) Australia sẽ được Quân đội Hoàng gia Thái Lan và DTI thử nghiệm, đánh giá. Nền tảng robot này lần đầu tiên được hiển thị vào năm 2019 tại IDEX 2019 ở Abu Dhabi.


Quân đội Hoàng gia Thái Lan thử nghiệm robot chiến đấu của Estonia - Ảnh 2.

Quân đội Hoàng gia Thái Lan sẽ thử nghiệm THeMIS UGV được tích hợp Trạm vũ khí điều khiển từ xa R400S - Mk2-HD. Nguồn: militaryleak.com

RWS được trang bị pháo Northrop Grumman M230 LF cỡ 30 mm. Các UGV chiến đấu THeMIS hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho các lực lượng cơ động và thay thế binh lực.
THeMIS Combat UGVs có thể được trang bị súng máy hạng nhẹ hoặc hạng nặng, súng phóng lựu 40 mm và hệ thống tên lửa chống tăng. THeMIS Combat UGs hỗ trợ hỏa lực ba chế độ điều khiển: tự động, theo nhóm hoặc với sự trợ giúp của người điều khiển.
Nền tảng sử dụng năng lượng lai, bởi một động cơ điện chạy bằng pin và máy phát điện diesel. THeMIS UGV đã được quân đội 12 quốc gia sử dụng, bao gồm các thành viên NATO như Estonia, Hà Lan, Na Uy, Đức, Anh, Mỹ.
Chiếc xe có một bộ cảm biến để quan sát môi trường và sẽ tự động đưa ra quyết định về hành vi của nó hoặc chuyển thông tin cho người điều khiển ở một địa điểm khác.
UGV là đối tác trên đất liền với các phương tiện bay không người lái và các phương tiện không người lái dưới nước.
Được chứng minh khả năng hoạt động trong một số cuộc tập trận, thử nghiệm và nhiệm vụ chống quân nổi dậy Chiến dịch Barkhane ở Mali - THeMIS là một phương tiện mặt đất không người lái đa năng giúp giảm thiểu giảm số lượng binh lính trên chiến trường.
Nếu không có mô đun chiến đấu, khung gầm có thể được sử dụng để lắp súng cối 81 mm.
Các tính năng chính: xe dài 240 cm, rộng 200 cm, cao 115 cm, trọng lượng 1.630 kg, trọng tải 700 kg, dự trữ năng lượng 8 giờ, tốc độ 20 km/h; vũ khí gồm pháo M230LF cỡ 30 mm và một súng 7,62 mm (đồng trục); camera ban ngày có khả năng phát hiện, nhận dạng, xác định mục tiêu ở khoảng cách 12 km, 5,6 km, 4,7 km, tương ứng; máy ảnh nhiệt có khả năng phát hiện, nhận dạng, xác định ở khoảng cách 13,7 km, 5,1 km, 4 km.
Mô đun chiến đấu R400S-Mk2-D-HD cung cấp một hệ thống vũ khí từ xa đáng tin cậy, linh hoạt và mạnh cho nhiều loại phương tiện chiến đấu, sử dụng bánh lốp hoặc bánh xích. R400S-Mk2-D-HD vẫn là một hệ thống duy nhất được phát triển đặc biệt để cung cấp hỏa lực 30 mm trong một hệ thống vũ khí chính xác cao có trọng lượng dưới 400 kg.
Nó giữ lại di sản R400S để vận hành nhiều loại vũ khí khác bao gồm súng máy và súng phóng lựu tự động.
Xác suất đánh trúng mục tiêu từ những viên đạn đầu tiên được đảm bảo thông qua một giải pháp đạn đạo tích hợp nâng cao phân tích dữ liệu vũ khí và đạn dược, cự li và môi trường xung quanh bên cạnh các thông số hoạt động của nền tảng THeMIS.
Hiệu suất có thể được nâng cao hơn nữa với tính năng theo dõi mục tiêu bằng video tùy chọn và tính năng ổn định đa trục.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine
Kiều Anh | 16/02/2022 10:37 AM

0

Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine



Những máy bay vận tải lớn chở đầy các thùng chứa vũ khí và đạn dược mà Mỹ và Anh gửi tới Ukraine. Ảnh: AFP


Theo chính phủ Ukraine, các đối tác phương Tây đã cung cấp cho Kiev 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự với những vũ khí hiện đại giữa bối cảnh nguy cơ xung đột với Nga ngày càng gia tăng.


Gần như mỗi ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Resnikov đều đăng tải những bức ảnh mới trên tài khoản Twitter cho thấy những máy bay vận tải lớn chở đầy các thùng chứa vũ khí và đạn dược mà Mỹ và Anh gửi tới Ukraine.
Mục đích của việc này là nâng cao sức mạnh của Ukraine giữa bối cảnh Nga tăng cường lực lượng ở gần biên giới. Theo chính phủ Ukraine, các đối tác phương Tây đã cung cấp cho Kiev 1,5 tỷ USD viện trợ quân sự.
Javelin và NLAW: Các tên lửa chống tăng từ Mỹ và Anh
Trong số những bức ảnh mà ông Resnikov đăng tải trên Twitter có những máy bay chở các tên lửa Javelin và NLAW (tên lửa chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới) tới Kiev.
TIN LIÊN QUAN
Như một phần trong cuộc tập trận "Blizzard 2022" chỉ mới bắt đầu, nhiều binh lính Ukraine có thể lần đầu tiên được sử dụng loại vũ khí chống tăng vừa được chuyển tới này. Kích cỡ nhỏ và trọng lượng nhẹ khiến các loại vũ khí trên có tính cơ động cao.
Kể từ năm 2019, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine các bệ phóng và tên lửa Javelin. Thông tin về số lượng chính xác rất khác nhau nhưng hàng trăm tên lửa có thể đã được chuyển tới Ukraine chỉ riêng trong mùa thu năm 2021. Chính phủ Mỹ cũng cho phép các nước vùng Baltic vận chuyển tên lửa Javelin từ kho vũ khí của họ tới Ukraine.
Javelin được coi là vũ khí chống tăng tiên tiến nhất thế giới. Nó có thể nhắm vào các mục tiêu như boong ke và xe bọc thép từ hơn 2.000m. Tên lửa Javelin có thể phá hủy các xe tăng hạng nặng.
Các tên lửa NLAW của Anh cũng có sức mạnh tương tự, song có tầm bắn ngắn hơn. Gần đây, London đã cung cấp cho Ukraine khoảng 2.000 tên lửa NLAW.


Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine - Ảnh 2.

Binh lính Ukraine đang được huấn luyện sử dụng tên lửa NLAW trong tập trận ở phía Tây Ukraine. Ảnh: AP

"Các hệ thống này chính xác là những gì chúng tôi cần nhất. Chúng có thể tích hợp với kho vũ khí của chúng tôi rất dễ dàng và các binh lính có thể học cách sử dụng chúng nhanh chóng. Nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công, việc triển khai số lượng lớn các vũ khí trên sẽ rất hiệu quả.
TIN LIÊN QUAN
Đó là lý do tại sao chúng tôi cần chúng nhiều hơn", chuyên gia Mykola Bielieskov thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia tại Kiev, cơ quan cố vấn cho Tổng thống Ukraine về các vấn đề an ninh, cho hay.
Stinger và GROM: Các tên lửa chống tăng từ Mỹ và Ba Lan
Về phía Ukraine, việc nâng cấp hệ thống phòng không có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng việc đó hầu như không thể thực hiện trong ngắn hạn, Gustav Gressel - chuyên gia về chính sách an ninh tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu ở Berlin nhận định.
"Chúng ta có thể đặt nhiều hệ thống phòng không phức tạp hơn ở Ukraine, chẳng hạn như hệ thống Patriot hay IRIS-T SL của Đức nhưng việc đào tạo để sử dụng những hệ thống như vậy cần rất nhiều thời gian".
"Tôi cho rằng sẽ phải mất vài tháng để họ có thể vận hành trơn tru những hệ thống này nhưng chúng ta không có vài tháng để làm vậy".


Điểm danh những vũ khí đầy uy lực phương Tây viện trợ Ukraine - Ảnh 4.

Tên lửa phòng không Strela-10 được phóng bởi quân đội Ukraine cuối tháng 1/2022. Ảnh: Reuters

Vì thế, tâm điểm hiện nay tập trung vào hệ thống tên lửa một người vận hành, còn được gọi là Hệ thống tên lửa phòng không di động vác vai (MANPADS).
Các tên lửa Stinger do Mỹ sản xuất sẽ được chuyển giao cho Ukraine từ Litva trong những ngày tới, Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte thông báo. Ngoài ra, Ba Lan cũng đang cung cấp cho Kiev các tên lửa GROM - một vũ khí có thể nhắm vào các máy bay cách xa tới 3 km.
TIN LIÊN QUAN
Bởi vì quân đội Ukraine cũng có những vũ khí tương tự như vậy trong kho vũ khí của mình nên các yêu cầu huấn luyện với GROM và Stinger sẽ giảm bớt đi.
"Những MANPADS này vô cùng hữu ích bởi chúng khiến cho những cuộc không kích của Nga ít hiệu quả hơn. Nếu triển khai với số lượng lớn, có thể ta sẽ không bắn hạ được từng tiêm tích và trực thăng của Nga nhưng Moscow sẽ phải trả giá đắt nếu tiến hành một cuộc tấn công", nhà phân tích Bielieskov nhận định.
Bayraktar: Máy bay không người lái từ Thổ Nhĩ Kỳ
Ukraine đã mua ít nhất 20 máy bay không người lái Bayraktar TB2 từ một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây. Các máy bay không người lái này có thể được trang bị các động cơ do Ukraine sản xuất.
Máy bay không người lái Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng cho các hoạt động trinh sát, cũng như có thể được trang bị bom và tên lửa dẫn đường bằng laser. Hồi cuối tháng 10, một máy bay không người lái Bayraktar của Ukraine đã phá hủy một khẩu pháo của lực lượng ly khai ở miền Đông nước này.
Các máy bay không người lái như Bayraktar giúp cho quân đội sử dụng nó có thể khiến đối phương, dù mạnh hơn phải chịu tổn thất.
TIN LIÊN QUAN
Trong cuộc xung đột năm 2020 giữa Azerbaijan và Armenia, các hệ thống phòng không thời Liên Xô đã cho thấy những hạn chế và không hiệu quả trước các máy bay không người lái hiện đại như Bayraktar.
Tuy nhiên, liệu điều này có đúng với những hệ thống phòng không đất đối không mới hơn do Nga sản xuất, chẳng hạn như Panzir S1, hay không thì vẫn cần phải đánh giá.
Các máy bay không người lái Bayraktar cũng sẽ được sử dụng trong cuộc tập trận Blizzard 2022, Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay.
Đạn dược: Ba Lan, Cộng hòa Séc và một số nước khác
Ngoài các tên lửa 1 người vận hành và các thiết bị bảo vệ, những thùng hàng lớn hạ cánh ở sân bay Kiev chủ yếu là đạn dược. Số lượng đạn dược này đến từ các quốc gia khác nhau như Cộng hòa Séc và Ba Lan.
Bên cạnh những nước được đề cập ở trên, những quốc gia NATO như Canada và Pháp cũng cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ năm 2014, Viện SIPRI có trụ sở tại Stockholm cho hay. Trong những tuần gần đây, những đợt vận chuyển vũ khí từ Anh và Mỹ tới Ukraine đã tăng đáng kể.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Resnikov, chỉ riêng Mỹ đã vận chuyển 1.300 tấn vũ khí tới Ukraine.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hệ thống tên lửa được coi là "khắc chế cứng" đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ
Minh Quang
Thứ tư, ngày 16/02/2022 - 15:56Lưu tin
VietTimes – Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 đã cung cấp thêm một lớp phòng thủ mạnh mẽ cho mạng lưới phòng không của Nga.
Hệ thống tên lửa được coi là khắc chế cứng đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống tên lửa được coi là "khắc chế cứng" đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Được đưa vào trang bị năm 2021 sau hơn nửa thập kỷ trì hoãn, hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 đã cung cấp thêm một lớp phòng thủ mạnh mẽ cho mạng lưới phòng không của Nga. Hiện không có hệ thống tên lửa đất đối không nào trên thế giới có thể sánh ngang với S-500 thời điểm hiện tại. S-500 có phạm vi hoạt động lên đến 600 km, gấp ba lần so với các hệ thống phòng thủ đất đối không của phương Tây là THAAD và Patriot, các hệ thống này chỉ có tầm hoạt động 200 km. S-500 nổi bật với khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh có tốc độ vượt Mach 10, trong khi đó S-400 (phiên bản tiền nhiệm của S-500) có thể đánh chặn tên lửa siêu thanh có vận tốc Mach 8. Các tính năng tiên tiến của S-500 được đánh giá cao bao gồm khả năng nhận biết tình huống và phát hiện máy bay ở phạm vi 800 km, khả năng đánh chặn vệ tinh và ICBM cũng như khả năng kết nối với các hệ thống phòng không cũ hơn như S-400. Hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 được Nga trang bị từ năm 2007, được thiết kế với mục đích vô hiệu hóa các mục tiêu tàng hình, đặc biệt là các máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 và F-35 sắp được Không quân Mỹ đưa vào sử dụng.
Hệ thống tên lửa được coi là khắc chế cứng đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ ảnh 1
Hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-500 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Khác với phiên bản tiền nhiệm S-400, S-500 không phải hệ thống phòng thủ để chống lại các máy bay chiến đấu tàng hình. S-500 chủ yếu tập trung vào việc vô hiệu hóa các mục tiêu có giá trị cao như máy bay ném bom chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến lược, vệ tinh và máy bay không gian. Trong khi đó, các hệ thống cấp thấp hơn như S-400 và các thiết bị bổ sung có tầm bắn ngắn hơn như BuK-M2 hoặc S-350 sẽ chịu trách nhiệm đối phó với các máy bay tàng hình để bù đắp những hạn chế của S-500. Tuy nhiên, ngay cả khi không đối đầu trực tiếp, S-500 vẫn đóng góp một phần quan trọng trong việc đối phó với các máy bay tàng hình của đối phương. S-500 có thể kết nối các cảm biến với S-400 và các hệ thống phòng thủ tầm gần khác, qua đó cung cấp cho hệ thống tên lửa phòng thủ này khả năng nhận biết tình huống cũng như khả năng chống lại các máy bay tàng hình tốt hơn.
Hệ thống tên lửa được coi là khắc chế cứng đối với các loại máy bay tàng hình của Mỹ ảnh 2
Máy bay chiến đấu KC-135 của Không quân Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
S-500 cũng được tối ưu để vô hiệu hóa các mục tiêu hỗ trợ máy bay tàng hình, ví dụ như máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không (AEW). Tàu chở dầu là chìa khóa cho phép máy bay chiến đấu vượt qua các khu vực rộng lớn cũng là mục tiêu mà S-500 có thể dễ dàng tiêu diệt. Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ bao gồm F-22 và đặc biệt là F-35 có tầm bay ngắn hơn nhiều so với F-15, vì vậy chúng phải phụ thuộc rất nhiều vào tàu chở dầu. Đây sẽ là một bài toán khó cho các máy bay chiến đấu của Mỹ khi đối đầu với S-500 vì hệ thống tên lửa phòng thủ tiên tiến này có thể bắn hạ các tàu chở dầu cách xa tới 600 km. Nếu tàu chở dầu bị bắn hạ, nó có thể buộc máy bay chiến đấu phải hạ cánh khẩn cấp hoặc tệ hơn là không thể quay trở lại căn cứ. Các vệ tinh liên lạc, điều hướng, giám sát và dẫn đường nếu bị vô hiệu hóa bởi S-500 cũng sẽ cản trở nghiêm trọng hoạt động của các đơn vị máy bay chiến đấu tàng hình của đối phương. Do đó, mặc dù S-500 không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đánh chặn máy bay tàng hình, nhưng với khả năng vô hiệu hóa tầm xa các mục tiêu hỗ trợ sẽ tạo ra những thách thức lớn cho máy bay tàng hình của đối phương.
Theo Military Watch Magazine
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần?
Minh Quang
Thứ ba, ngày 15/02/2022 - 14:07Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Thay vì mua 36 chiếc F-15, Indonesia hoàn toàn có thể mua 180 chiếc Su-35 với cùng một số tiền bỏ ra.
Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần ? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần ? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Vào ngày 11 tháng 2 vừa qua, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 13,9 tỷ USD để mua 36 máy bay chiến đấu hạng nặng Boeing F-15 Eagle của Mỹ, biến Indonesia trở thành khách hàng thứ bảy của dòng máy bay chiến đấu F-15 sau Israel, Nhật Bản, Ả Rập Xê-út, Hàn Quốc, Singapore và Qatar. F-15 Eagle có số lượng xuất khẩu hạn chế do yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao. Indonesia kể từ những năm 1990 đã vận hành song song các máy bay chiến đấu hạng nặng và hạng nhẹ, và hiện đang triển khai một phi đội máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 và Su-30 của Nga cùng với các máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-16 của Mỹ. Ban đầu, Bộ Quốc phòng Indonesia dự kiến thay thế máy bay Su-27 và Su-30 bằng Su-35S 'thế hệ 4 ++' hiện đại hơn, nhưng việc Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với quốc gia Đông Nam Á nếu mua vũ khí từ Nga đã khiến Jakarta phải thay đổi kế hoạch và chuyển hướng sang mua F-15.
Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần? ảnh 1
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga được trang bị tên lửa không đối không R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hiện vẫn chưa rõ Indonesia sẽ mua phiên bản nào của dòng máy bay chiến đấu F-15. Một số thông tin cho rằng những chiếc máy bay mà Indonesia đặt hàng sẽ được phát triển dựa trên F-15EX hiện đang được Không quân Mỹ sử dụng. Cả Su-35 và F-15EX đều được phát triển dựa trên thiết kế của 2 mẫu máy bay chiến đấu được cho là nguy hiểm nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh là Su-27 Flanker và F-15C Eagle. Thời điểm đó Su-27 được đánh giá cao hơn so với F-15C Eagle, nhưng sự sụp đổ của Liên Xô và sự chững lại trong lĩnh vực công nghệ của Nga cho phép ngành hàng không quân sự của Mỹ thu hẹp khoảng cách. Do đó, F-15EX của Mỹ được kỳ vọng sẽ có thể đánh bại Su-35 của Nga.
Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần? ảnh 2
Không quân Indonesia đang sử dụng song song máy bay chiến đấu F-16 và Su-27 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Các biến thể F-15 mới nhất được hưởng lợi từ hệ thống điện tử hàng không, liên kết dữ liệu và cảm biến, được các chuyên gia đánh giá là ngang bằng so với Su-35. Tuy nhiên, máy bay chiến đấu của Nga lại có động cơ mạnh hơn đáng kể, khả năng tạo vectơ lực đẩy ba chiều giúp Su-35 cải thiện khả năng cơ động cũng như phạm vi tác chiến với tên lửa R-37M có tầm hoạt động trong phạm vi 400 km, trong khi F-15 chỉ được trang bị tên lửa AIM- 120D với tầm hoạt động tối đa chỉ từ 160-180 km. Su-35 cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng ba radar, với hai radar AESA băng tần L gắn ở phần cánh, trong khi F-15 chỉ sử dụng một radar AESA duy nhất ở phần mũi máy bay. Điều này cung cấp cho máy bay chiến đấu của Nga khả năng tác chiến độc đáo cũng như khả năng chiến đấu vượt trội trước các mục tiêu tàng hình.

Vì sao Indonesia từ bỏ Su-35 của Nga để chọn mua F-15 với giá đắt gấp 5 lần? ảnh 3
Máy bay chiến đấu Su-27 (trái) và F-15C (phải) (Ảnh: Military Watch Magazine)
Su-35 và F-15 đều là những sự lựa chọn tốt đối với Không quân Indonesia. Những chiếc F-15 của Mỹ chiếm lợi thế nhờ khả năng tương tác tốt với các máy bay F-16 mà Indonesia đang sở hữu. Trong khi đó Su-35 lại có thể sử dụng phần lớn cơ sở hạ tầng bảo trì và vũ khí trang bị từ Su-27 và Su-30, giúp Indonesia tiết kiệm được các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giá giữa Su-35 và F-15 là rất lớn, F-15 hiện đang được Mỹ chào bán với mức giá 386 triệu USD mỗi chiếc, trong khi Su-35 (nếu được mua với số lượng tương tự) sẽ có giá vào khoảng 78 triệu USD mỗi chiếc. Chi phí để mua một chiếc F-15 đắt gấp 5 lần so với Su-35. Do đó, thay vì mua 36 chiếc F-15, Indonesia hoàn toàn có thể mua 180 chiếc Su-35 với cùng một số tiền bỏ ra.
Tuy nhiên, việc Mỹ đe dọa trừng phạt kinh tế đã khiến Indonesia từ bỏ Su-35 để chuyển sang một loại máy bay chiến đấu tương đương với giá cao gấp 5 lần.
Theo Military Watch Magazine
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Không quân Việt Nam có vũ khí mà Nga khiến phiến quân "kinh hồn bạt vía" ở Syria
Bình Nguyên | 15/02/2022 12:01 PM

9

1645001942833.png
Vũ khí Việt Nam hiện đại



Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra và động viên cán bộ, phi công, nhân viên Trung đoàn 935, Sư đoàn 370. Ảnh: Công Gianh/Báo PK-KQ.


Tiêm kích Su-30MK2 Không quân Việt Nam như "hổ mọc thêm cánh" với hàng loạt vũ khí tối tân. Đặc biệt, có loại đã tung hoành ở chiến trường Syria, thể hiện uy lực vô song.

Đẳng cấp Su-30MK2 Không quân Việt Nam
Tiêm kích Su-30MK2 được coi là một trong những loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4 tiên tiến bậc nhất thế giới.
Được Sukhoi phát triển từ dòng Su-27 huyền thoại từng một thời khiến các nước NATO khiếp sợ, họ Su-30 không chỉ kế thừa toàn bộ những ưu điểm vượt trội mà còn được cập nhật, bổ sung những tinh hoa công nghệ mới nhất của ngành chế tạo hàng không Nga/Liên Xô.
Khác với dòng Su-30 "cánh vịt" như Su-30MKI, Su-30SM, Su-30MKA, Su-30MKM,... vốn thiên về tiêm kích phòng không hơn thì Su-30MK2 lại thiên về khả năng đánh các mục tiêu trên biển, trong khi các nhiệm vụ đối không, đối đất vẫn được đánh giá là tương đối mạnh.
Điều làm nên tính đa năng và sức mạnh của tiêm kích Su-30MK2 Không quân Việt Nam đang sở hữu không chỉ nằm ở khung thân bền bỉ, động cơ mạnh mẽ, hệ thống điện tử hàng không hiện đại mà còn ở vũ khí đi kèm.
Không quân Việt Nam có vũ khí mà Nga khiến phiến quân kinh hồn bạt vía ở Syria - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-30MK2 Không quân Việt Nam. Ảnh: Độc Lập/Hải An.
Theo giới thiệu trong catalogue xuất khẩu vũ khí Nga của Tập đoàn Rosoboronexport, về không đối không, Su-30MK2 có thể mang phóng được các loại tên lửa tầm trung RVV-AE (hay còn gọi là R-77, được NATO định danh là AA-12 Adder) và R-27 (được NATO định danh là AA-10 Alamo); tên lửa tầm gần R-73 (được NATO định danh là AA-11 Archer),...
TIN LIÊN QUAN
Để làm nhiệm vụ trên biển, Su-30MK2 có thể mang phóng các loại tên lửa chống hạm cận âm và siêu âm; tên lửa diệt radar giúp "chọc mù mắt" chiến hạm đối phương, tạo điều kiện cho các loại tiêm kích bom như Su-22 tiếp cận "làm nốt việc còn lại" là đánh chìm tàu địch.
Để làm nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất, yểm trợ hỏa lực đường không cho các đơn vị lục quân, Su-30MK2 có thể mang các loại tên lửa không đối đất (bao gồm cả tên lửa hành trình), bom thông minh có điều khiển; rocket và các loại bom rơi tự do.
Được biết, tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam được trang bị hầu hết các loại vũ khí hiện đại nói trên để thực hiện dải nhiệm vụ rất rộng, từ tiêm kích phòng không, chống hạm trên biển xa, tập kích đường không vào các mục tiêu mặt đất, chế áp phòng không đối phương,...
Trong đó, có một loại bom hết sức đặc biệt, đó là KAB-500Kr, được đánh giá là một trong những "bảo bối" của dòng tiêm kích đa năng Su-30 như là "nắm đấm thép" để thực hiện các nhiệm vụ không kích, diệt các mục tiêu quan trọng như căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng cho đến các loại vũ khí, khí tài mặt đất.
Bom KAB-500Kr mới đây lại một lần nữa được giới thiệu hết sức trang trọng khi Thủ tướng Chính Phủ *************** đến thăm, làm việc và kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân tháng 6/2021.
Trước đó, vào năm 2019, loại vũ khí tấn công mặt đất đầy uy lực này cũng đã được giới thiệu trên Báo PK-KQ khi đưa tin về đợt kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn không quân 370 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cũng xác nhận rằng Việt Nam mua một số biến thể của bom KAB-500/1500 từ Nga để trang bị cho tiêm kích Su-30MK2.
Không quân Việt Nam có vũ khí mà Nga khiến phiến quân kinh hồn bạt vía ở Syria - Ảnh 3.

Thủ tướng *************** tham quan trang bị, khí tài của Trung đoàn Không quân 935. Ảnh: VGP.
"Bảo bối" tấn công mặt đất mạnh nhất của Su-30MK2 Không quân Việt Nam
Sở dĩ bom KAB-500Kr của Không quân Việt Nam được đánh giá cao là vì chúng đã qua thực chiến ở "lò lửa" Syria bởi các chiến đấu cơ Không quân Nga, khiến khủng bố IS và phiến quân nổi dậy, phiến quân cực đoan khiếp sợ.
Bom thông minh KAB-500Kr được phát triển dựa trên nguyên mẫu bom dẫn đường FAB-500 do Liên Xô phát triển, tuy nhiên nó đã được tăng cường thêm nhiều tính năng vượt trội.
TIN LIÊN QUAN
Phiên bản KAB-500Kr được trang bị thêm đầu tự dẫn truyền hình ánh sáng thấp, cánh lái ở thân và đuôi đưa nó trở thành bom liệng không động cơ, có điều khiển.
Về xếp loại KAB-500Kr là loại bom điều khiển quang truyền hình thuộc nhóm vũ khí "thả và quên" được Liên Xô phát triển sau "người tiền nhiệm" KAB-500L, vào khoảng giữa thập niên 1980. KAB-500Kr được đánh giá có tính năng tương đương với GBU-15 của Mỹ.
Như đã nói ở trên KAB-500Kr cũng được chế tạo dựa trên bom FAB-500 bằng cách bổ sung một đầu dò quang truyền hình. KAB-500Kr có chiều dài 3,05 m; đường kính 0,35 m; sải cánh 0,75 m; trọng lượng 560 kg với đầu đạn xuyên giáp nặng 380 kg có khả năng xuyên phá qua 1,5 – 2 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.
Bom KAB-500Kr có thể được thả từ độ cao 500 – 5.000 m và tốc độ của máy bay ném là 550 – 1.100 km/h tương tự như KAB-500L, đầu dò quang truyền hình có thể khóa mục tiêu từ cự ly 15 -17 km, tùy thuộc vào tầm nhìn với độ sai lệnh chỉ nhỉnh hơn 1m, một con số tương đối hoàn hảo.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ
Minh Quang - Theo Viettimes, 18/02/2022 16:30

Những khẩu AK đã được tạo ra cách đây 75 năm và nó đã được sửa đổi qua nhiều phiên bản để dần trở nên hoàn thiện.

Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ - Ảnh 1.

Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ (Ảnh: RBTH)
Chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra một kỷ nguyên mới của vũ khí - các loại súng trường tấn công tự động. Những khẩu súng trường tấn công này có hỏa lực mạnh hơn so với súng tiểu liên, nhưng nhẹ hơn và tiện lợi hơn so với các loại súng trường dài tiêu chuẩn.
Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng loại vũ khí này trên chiến trường. Họ đã gây sốc cho kẻ thù trong những năm đầu tiên của Thế chiến thứ hai bằng súng StG-44 tự động hoàn toàn, trong khi đối thủ của họ được trang bị súng tiểu liên cỡ nòng nhỏ hơn và súng trường bán tự động. Trước đây, chỉ có súng máy mới có khả năng sở hữu hỏa lực tương tự như khẩu StG-44.
StG-44 được trang bị cỡ nòng 7,92 x 33 mm thế hệ mới và có khả năng bắn 600 phát mỗi phút. Quân đội trên khắp thế giới thời điểm đó đã nhận thấy những lợi ích mà loại súng trường tấn công này đem đến cho quân đội. Chính vì vậy, các nước lớn trên thế giới đã gấp rút tạo ra các loại súng trường của riêng mình để đưa vào sử dụng trong quân đội.
Quân đội Liên Xô không phải là trường hợp ngoại lệ.
AK-47
Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ - Ảnh 2.

Phiên bản AK-47 đầu tiên (Ảnh: RBTH)
Vào cuối Thế chiến thứ II, Bộ tư lệnh Liên Xô đã mở các cuộc thử nghiệm súng trường tấn công mới cho quân đội.
Họ muốn một loại khẩu súng có thể đáp ứng một số tiêu chí cụ thể. Đầu tiên, nó phải là một khẩu súng đáng tin cậy, có thể sử dụng tốt trong điều kiện khắc nghiệt trên chiến trường như đầm lầy và bụi bẩn. Phải có khả năng bắn được 600 phát mỗi phút. Tiêu chí thứ hai là phải dễ sử dụng. Tiêu chí cuối cùng là phải rẻ và dễ sản xuất hàng loạt.
Tất cả những tiêu chí trên đều được xuất hiện trên những khẩu AK-47 đầu tiên. Loại vũ khí này sử dụng các đầu đạn thế hệ mới và có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 200 m.
"AK-47 có thiết kế đơn giản giúp cho quy trình bảo trì được tối giản, súng được thiết kế tương đối ngắn nên rất tiện dụng trong nhiều điều kiện chiến đấu", ông Vladimir Onokoy làm việc tại bộ phận hợp tác kỹ thuật quân sự của tập đoàn Kalashnikov chia sẻ.



admicro.vn
Xem thêm

Ông Vladimir Onokoy lưu ý rằng điểm nổi bật trên những khẩu AK-47 là việc chúng sử dụng cỡ nòng 7,62x39 mm mới, cho phép các kỹ sư kết hợp sức mạnh của súng trường với tốc độ bắn của súng tiểu liên lên khẩu AK-47.
Do đó, người dùng có thể bắn burst (3 viên đạn cùng một lúc) trúng mục tiêu ở khoảng cách 100-200 m. Khẩu AK-47 được trang bị băng đạn 30 viên, cho phép binh sĩ mang theo nhiều đạn hơn trên chiến trường.
Tuy nhiên, những phiên bản AK-47 đầu tiên vẫn còn một số nhược điểm và cần phải chỉnh sửa để hoàn thiện. Chúng đáp ứng các tiêu chí về độ tin cậy, dễ sử dụng và có thể sản xuất hàng loạt, nhưng thiếu đi tính chính xác và trọng lượng quá nặng.
Những bản thiết kế nâng cấp của khẩu AK đã được Quân đội Liên Xô thông qua vào năm 1949 và ngay lập tức được gửi đến các cơ sở quân sự để sửa đổi.
AKM
Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ - Ảnh 3.

AKM - phiên bản nâng cấp của khẩu AK-47 (Ảnh: RBTH)
"Hai cải tiến lớn của AKM so với AK-47 là trọng lượng nhẹ hơn và dễ chế tạo hơn. AKM dễ sản xuất số lượng lớn và có giá thành rẻ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các quốc gia trong Hiệp ước Warsaw bao gồm Romania, Hungary, Ba Lan, Đông Đức và các nước khác", ông Vladimir Onokoy chia sẻ.
Về cơ bản, các phiên bản AK-47 không có chụp bù giật đầu nòng. Do đó, vũ khí rất giật khi bắn và làm giảm đi độ chính xác. Vì vậy, các kỹ sư đã thiết kế một "bộ ổn định" cho súng trường AK để làm giảm độ giật khi bắn qua đó giúp khẩu súng ổn định hơn. "Bộ ổn định" này cũng cho phép súng có thể lắp thêm bộ phận giảm thanh.
AKM có trọng lượng nhẹ hơn và có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 250 mét.
AKM được trang bị ống ngắm ban đêm và súng phóng lựu 40 mm dưới nòng đi cùng với một lưỡi lê.
Nói một cách đơn giản, AKM là một phiên bản nâng cấp của AK-47. Khẩu súng trường này khắc phục được một số nhược điểm trên các phiên bản AK-47 đầu tiên, qua đó biến chúng trở thành một trong những loại súng trường đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Hiện nay, AKM vẫn đang được sử dụng trong các lực lượng quân đội trên khắp thế giới.
AK-74
Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ - Ảnh 4.

AK-74 (Ảnh: RBTH)
Vào đầu những năm 1960, các kỹ sư Kalashnikov đã tìm cách sửa đổi AKM. Họ đã thử nghiệm với chất liệu polyme, các loại đạn mới và nghiên cứu xem các đối thủ cạnh tranh khác đang làm gì với những khẩu súng trường.
Vào thời điểm đó, Quân đội Mỹ đang sử dụng loại súng trường tấn công M-16. Khẩu súng trường này nhẹ hơn AKM và được trang bị băng đạn thế hệ mới. Nhận thấy AKM bị M-16 của Mỹ "vượt mặt", các kỹ sư Liên Xô đã quyết định nâng cấp khẩu AKM.
Phiên bản nâng cấp của AKM là AK-74, loại súng trường tấn công mới của Kalashnikov được trang bị tất cả những công nghệ tốt nhất thời điểm đó.

AK-74 có cỡ nòng 5,45x39 mm, vượt trội hơn so với cỡ nòng của khẩu AKM trước đó.
" Việc AK-74 sử dụng cỡ nòng 5,45x39 mm cho phép chúng bắn hạ các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn. Việc được trang bị chụp bù giật đầu nòng giúp súng hoạt động ổn định hơn. AK-74 cũng có trọng lượng nhẹ hơn, đem đến sự linh hoạt trên chiến trường", ông Vladimir Onokoy cho biết.
Cỡ nòng mới giúp AK-74 hoạt động ổn định hơn - cỡ nòng 7,62x39 mm tuy uy lực nhưng độ giật và độ phân tán của đạn khi bắn quá cao. Cỡ nòng 5,45x39 mới có độ giật ít hơn và đem đến độ chính xác cao hơn. AK-74 mới cũng có khả năng bắn xa hơn 100 mét so với AKM.
AK-74 được tạo ra dựa trên vật liệu polyme mới, chúng có độ bền tương đương vật liệu kim loại và gỗ được sử dụng trên các khẩu AK trước đây. Polyme cũng làm giảm đáng kể trọng lượng của súng qua đó giúp binh sĩ có thể đem theo nhiều đạn hơn (thêm 120 viên đạn cho mỗi binh sĩ trên chiến trường).
Tuy nhiên, quân đội Liên Xô thời điểm đó không quá "vội vàng" trong việc thay thế khẩu AKM bằng AK-74, bất chấp việc AK-74 có nhiều ưu điểm hơn. Lý do là bởi giá thành của khẩu AK-74 quá đắt đỏ, chưa kể đến những chi phí đi kèm khác như việc phải mua loại đạn mới cho khẩu súng trường này.
AK-12
Những thay đổi nổi bật trên khẩu AK qua từng thời kỳ - Ảnh 5.

AK-12 (Ảnh: RBTH)
Vào giữa những năm 2010, quân đội Nga đã thay thế những khẩu AK-74 bằng một loại súng trường hiện đại hơn với tên gọi AK-12.
"AK-12 được trang bị thiết bị quan sát ban đêm và các loại ống ngắm hiện đại, phần báng súng có thể điều chỉnh được, bộ phận giảm thanh có thể tháo rời và phần tay cầm có thể thay đổi linh hoạt. AK-12 có khả năng bắn chính xác cũng như tầm ngắm xa hơn so với AK-74", ông Onokoy cho biết.
AK-12 có thể điều chỉnh thủ công để phù hợp với mỗi binh lính. AK-12 được trang bị Picatinny Rails ở trên cùng, ở bên cạnh và ở cạnh dưới súng, cho phép lắp thêm các loại ống ngắm, đèn ban đêm, tia laser và bất kỳ tiện ích nào mà quân đội muốn trang bị thêm cho súng.
Chụp bù giật đầu nòng thế hệ mới được trang bị trên AK-12 có khả năng hãm tia lửa, qua đó giúp binh lính không bị phát hiện khi nhắm bắn kẻ thù.
Các chuyên gia tại Kalashnikov Concern cho biết khẩu AK-12 sẽ phát huy tốt khả năng trong các nhiệm vụ đột kích thay vì các cuộc giao tranh trực tiếp ở giữa thành phố hoặc ở các vùng nông thôn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top