[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ai Cập "chi đậm" hơn 2 tỉ USD mua phiên bản đặc biệt của máy bay vận tải C-130J: Có gì lạ?
Văn Minh | 01/02/2022 07:30



BÁO NÓI - 2:42

Ai Cập chi đậm hơn 2 tỉ USD mua phiên bản đặc biệt của máy bay vận tải C-130J: Có gì lạ?

Máy bay vận tải C-130J-30 của Không quân Đan Mạch - Ảnh minh họa
Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận hai hợp đồng với tổng trị giá 2,5 tỉ USD để bán máy bay vận tải C-130J và radar SPS-48 LBR cho Ai Cập.


Mới đây, hôm 25/01/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo đã chấp thuận hai thương vụ bán số vũ khí Mỹ trị giá 2,5 tỉ USD cho Ai Cập.
TIN LIÊN QUAN
Thương vụ đầu tiên là bán cho Ai Cập 12 máy bay vận tải quân sự C-130J-30 Super Hercules và các thiết bị liên quan, với tổng trị giá 2,2 tỉ USD.
C-130J-30 là một biến thể kéo dài thân thêm 4,6m của máy bay vận tải C-130J cơ bản, có tầm bay 3.300 km với trọng tải 15,4 tấn.
C-130J-30 là một trong những phiên bản bán chạy của dòng máy bay vận tải C-130J, đã được lực lượng không quân hàng chục quốc gia sử dụng.
Thỏa thuận thứ hai bao gồm việc bán ba radar SPS-48 LBR (Land-Based Radar - tổ hợp radar trên đất liền) và các thiết bị liên quan với giá 355 triệu USD.
SPS-48 LBR có tầm phát hiện mục tiêu lên đến 460 km, và có thể được sử dụng để chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống phòng không như tên lửa Sea Sparrow và RIM-116 SAM.






Máy bay vận tải C-130J Super Hercules
Nói về hai thương vụ này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay: "Thỏa thuận được chấp thuận sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách giúp cải thiện an ninh của một đồng minh lớn ngoài NATO; (Ai Cập sẽ) tiếp tục là một đối tác chiến lược quan trọng ở Trung Đông".
TIN LIÊN QUAN
Sự hỗ trợ của Mỹ không phải là những lời nói suông, mà đã được cụ thể hóa thành hành động thực tế: Mỹ đã cung cấp cho Ai Cập khoảng 1,3 tỉ USD viện trợ quân sự hàng năm, trong đó có 300 triệu USD là viện trợ kèm theo một số điều kiện nhất định.
Việc bổ sung máy bay C-130J-30 sẽ tăng cường khả năng vận tải các trang bị, khí tài, cũng như hàng hóa hậu cần của Không quân Ai Cập, trong khi các hệ thống SPS-48 LBR mới sẽ cải thiện đáng kể khả năng cảnh báo sớm để bảo vệ vùng trời của lực lượng phòng không.

Máy bay vận tải C-130J là loại vận tải quân sự hạng trung, có thể mang theo 92 hành khách, hoặc 64 lính dù đổ bộ đường không, 6 pallet hàng hóa, hoặc 74 cáng thương binh và 5 nhân viên y tế.
Khi chở phương tiện cơ giới, máy bay có thể mang từ 2-3 xe Humvee, hoặc 1 xe LAV III hay 1 xe bọc thép chở quân M113.
Tầm bay lên đến hơn 3.300km đảm bảo khả năng cơ động cao, tương thích với nhiều lực lượng không quân cỡ vừa và lớn.
Ai Cập đã và đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng gia tăng ở Trung Đông và Bắc Phi. Vũ khí Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trong quân đội nước này.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Uy lực tên lửa mạnh nhất Triều Tiên thử nghiệm trong 5 năm qua
Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên vừa thử có tầm bắn khoảng 4.500 km, đủ sức vươn tới đảo Guam và là vũ khí uy lực nhất nước này thử nghiệm từ năm 2017.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay thông báo nước này đã phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 hôm 30/1. "Vụ thử nghiệm đã xác nhận tính chính xác, đảm bảo và hiệu quả của hệ thống vũ khí đang được sản xuất Hwasong-12", KCNA cho hay.

Triều Tiên cho biết vụ thử nghiệm sử dụng "góc phóng cao nhất" để đảm bảo an toàn cho các quốc gia láng giềng. Quân đội Hàn Quốc trước đó thông báo tên lửa được phóng với góc cao từ tỉnh miền bắc Jagang, bay xa 800 km và đạt độ cao tối đa 2.000 km.

Tên lửa Hwasong-12 phóng thử hồi năm 2017. Ảnh: KCNA.


Tên lửa Hwasong-12 phóng thử hồi năm 2017. Ảnh: KCNA.


Giới chuyên gia chưa tính toán được tầm bắn quả đạn Hwasong-12 Triều Tiên phóng thử hôm qua. Dựa trên tham số các vụ thử Hwasong-12 năm 2017, David Wright, đồng giám đốc chương trình an ninh toàn cầu tại Liên minh Các nhà khoa học Có quan tâm (UCS), tính toán tên lửa có thể đạt tầm bắn hơn 4.500 km nếu khai hỏa ở góc chuẩn để vào quỹ đạo tối ưu, cho phép nó dễ dàng vươn tới đảo Guam và quần đảo Aleutian, nơi đặt những căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ.

Tên lửa Hwasong-12 xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ngày 15/4/2017 tại thủ đô Bình Nhưỡng. Nó được nhận định là phiên bản rút ngắn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) KN-08 chưa từng được nước này phóng thử. Quả đạn đặt trên xe chở đạn kiêm bệ phóng thường được dùng cho tên lửa đạn đạo Musudan.

Hwasong-12 dường như được phát triển nhằm thay thế cho tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan, vốn được Triều Tiên chế tạo từ lâu, đạt tầm bắn tới 3.500 km và hoàn toàn có thể đe dọa Guam. Tuy nhiên, Musudan lại thể hiện độ tin cậy quá thấp khi chỉ có một lần thành công trong ít nhất 6 vụ thử và Triều Tiên không thể chắc chắn nó vươn tới được Guam hay không.

Trước vụ thử ngày 30/1, Triều Tiên đã 6 lần phóng tên lửa Hwasong-12, tất cả đều diễn ra trong năm 2017. Ba vụ đầu tiên thất bại, số còn lại đều thành công, trong đó hai vụ tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản.

Vụ thử Hwasong-12 đầu tiên diễn ra ngày 5/4/2017 từ bãi phóng Sinpo ở tỉnh Nam Hamgyong. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương thuộc quân đội Mỹ cho biết tên lửa đạt độ cao 189 km và bay xa 60 km trước khi mất kiểm soát, rơi xuống vùng biển phía đông Triều Tiên chỉ 9 phút sau khi rời bệ phóng.

Tên lửa Hwasong-12 phóng thử hồi năm 2017. Ảnh: KCNA.

Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên phóng thử hồi năm 2017. Ảnh: KCNA.

Cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên diễn ra chỉ sau đó hơn một tháng. Tên lửa bay xa 787 km và đạt độ cao hơn 2.111 trong chuyến bay dài 30 phút. Giới chuyên gia không ước tính được tầm bắn thực sự của Hwasong-12 do Triều Tiên không công bố khối lượng đầu đạn.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ khi đó ước tính Hwasong-12 có thể bay xa 4.500 km nếu mang đầu đạn nặng 500 kg, con số này là 3.700 km với đầu đạn nặng 650 kg hoặc gần 6.000 km với đầu đạn cỡ nhỏ.

Sau khi tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump dọa trút "lửa giận và thịnh nộ" xuống Triều Tiên, nước này đã đe dọa phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào đảo Guam. Theo kế hoạch, 4 tên lửa Hwasong-12 sẽ bay qua lãnh thổ Nhật Bản và rơi xuống vùng biển cách Guam 30-40 km. Kế hoạch này sau đó bị lãnh đạo Kim Jong-un hoãn lại.

Hệ thống động lực của Hwasong-12 dường như trang bị biến thể dựa trên động cơ RD-250 được sử dụng trên mẫu ICBM R-36 của Nga. Nó cũng được lắp các động cơ phụ cỡ nhỏ để điều chỉnh hướng bay và tăng độ ổn định, thay vì dựa vào cánh lái như một số dòng tên lửa trước đó.

Triều Tiên phô diễn 6 tên lửa Hwasong-12 trong cuộc duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2020. Chúng đặt trên bệ phóng tên lửa Hwasong-10, cho thấy Hwasong-12 có thể thay thế dòng Hwasong-10 có độ tin cậy thấp, nhưng chưa rõ mẫu tên lửa đã được đưa vào biên chế hay chưa.

trieu-tien-co-the-vua-phong-ten-lua-du-dinh-dung-tan-cong-guam-1

Kế hoạch dùng 4 tên lửa Hwasong-12 tấn công Guam của Triều Tiên năm 2017. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận định vụ phóng tên lửa đưa Triều Tiên tiến gần hơn đến lằn ranh vô hiệu hóa tuyên bố ngưng thử nghiệm ICBM, do lãnh đạo Kim Jong-un đặt ra vào tháng 4/2018 để khởi động đàm phán hoà bình liên Triều và đối thoại phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Ông cho rằng Triều Tiên dường như đi theo "mô hình tương tự" năm 2017, khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm ở bán đảo, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sớm khởi động lại các vụ thử hạt nhân và ICBM.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Triều Tiên xác nhận thử tên lửa mạnh nhất trong gần 5 năm
Triều Tiên xác nhận đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12, đánh dấu vụ thử nghiệm vũ khí mạnh nhất kể từ năm 2017.

"Cuộc thử nghiệm đánh giá tên lửa đạn đạo tầm xa đất đối đất Hwasong-12 đã được tiến hành hôm 30/1", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin. "Vụ thử nghiệm đã xác nhận tính chính xác, đảm bảo và hiệu quả của hệ thống vũ khí đang được sản xuất Hwasong-12".

Theo KCNA, vụ thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng "góc phóng cao nhất" để đảm bảo an toàn cho các quốc gia láng giềng và đầu đạn mang theo một camera để chụp ảnh khi nó ở trong không gian. Triều Tiên trước đó nói rằng Hwasong-12 có thể mang "đầu đạn hạt nhân hạng nặng cỡ lớn".

KCNA cũng công bố những hình ảnh ngoài không gian của Triều Tiên và các khu vực lân cận qua camera gắn trên đầu đạn. Các nhà phân tích cho biết Triều Tiên lần đầu chụp những bức ảnh như vậy vào năm 2017.

Hình ảnh kết hợp cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên, cùng các hình ảnh được chụp tử ngoài không gian bằng camera gắn trên đầu đạn của tên lửa hôm 30/1. Ảnh: KCNA.


Hình ảnh kết hợp cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên, cùng các hình ảnh được chụp tử ngoài không gian bằng camera gắn trên đầu đạn của tên lửa hôm 30/1. Ảnh: KCNA.


Lần gần nhất Triều Tiên phóng thử tên lửa tầm xa Hwasong-12 vào năm 2017. Các nhà phân tích khi đó cho rằng nó đủ mạnh để đưa lãnh thổ Guam của Mỹ vào tầm bắn.

Đây là lần phóng tên lửa thứ bảy của Triều Tiên chỉ trong một tháng đầu năm 2022 và là đợt thử nghiệm vũ khí lớn nhất của nước này từ khi tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào tháng 11/2017.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận định vụ phóng tên lửa đưa Triều Tiên "tiến gần hơn đến lằn ranh vô hiệu hóa tuyên bố ngưng thử nghiệm" ICBM, do lãnh đạo Kim Jong-un đặt ra vào tháng 4/2018 để khởi động đàm phán hoà bình liên Triều và đối thoại phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Ông cho rằng Triều Tiên dường như đi theo "mô hình tương tự" năm 2017, khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm ở bán đảo. Tổng thống cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sớm khởi động lại các vụ thử hạt nhân và ICBM.

Bình Nhưỡng đầu tháng này tuyên bố khả năng tái khởi động các hoạt động tương tự do Mỹ và đồng minh không chịu từ bỏ "chính sách thù địch" nhắm vào Triều Tiên. Ngày 20/1, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố lệnh ngưng thử nghiệm ICBM không còn tính ràng buộc.

Ông Moon chỉ trích vụ phóng tên lửa vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tuy nhiên không gọi hành động của Triều Tiên là động thái khiêu khích.

Một số chuyên gia đánh giá đợt thử nghiệm này của Triều Tiên phục vụ nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là đặt Guam và lãnh thổ đất liền của Mỹ vào tầm ngắm.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vì sao nhiều quốc gia lại mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng?
Lê Ngọc | 02/02/2022 04:31 PM

5

1643938426471.png



Chiếc F-16AM của Không quân Hoàng gia Na Uy. Nguồn: eurasiantimes.com


Năm 2021 đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các quốc gia chọn mua hoặc bày tỏ ý định mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng để tăng cường lực lượng không quân vì nhiều lý do.

Malaysia được cho là muốn mở rộng phi đội bằng các máy bay chiến đấu F-18 Hornet. Tuy nhiên, Malaysia không tìm mua từ Mỹ, thay vào đó, họ muốn mua tất cả 33 chiếc Hornet của Kuwait. Việc mua lại phi đội này sẽ giúp Malaysia nâng cao mức độ sẵn sàng và khả năng của lực lượng này trong việc bảo vệ không phận của đất nước.
Không quân Hoàng gia Na Uy đã thay thế phi đội F-16 bằng những chiếc máy bay tàng hình F-35, sẵn sàng bán những chiếc F-16 đã qua sử dụng của họ cho một quốc gia NATO khác. Tháng 12/2021, Quốc hội Romania đã thông qua việc mua 32 chiếc F-16 đã qua sử dụng từ Na Uy theo một thỏa thuận trị giá khoảng 513 triệu USD. Romania hiện đang vận hành 17 chiếc F-16.
Việc mua các máy bay chiến đấu của Na Uy sẽ làm tăng quy mô của đội máy bay và cho phép Bucharest thay thế các máy bay phản lực MiG-21 ‘Fishbed’ từ thời Liên Xô cũ hơn nhiều.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Romania tin rằng những chiếc F-16 đã qua sử dụng vẫn hoạt động tốt, trong tình trạng tốt và vẫn "khả thi" trong ít nhất 10 năm nữa.
Croatia đã đồng ý mua một lô 12 máy bay chiến đấu Rafale đã qua sử dụng từ Pháp, trong một thỏa thuận trị giá một tỷ euro (1,2 tỷ USD) để thay thế các máy bay MiG do Nga sản xuất. Pháp phải bàn giao 6 chiếc máy bay hai động cơ đầu tiên vào năm 2024, 6 chiếc còn lại sẽ được cung cấp vào năm 2025.
Đây là thương vụ mua vũ khí lớn nhất của nước này kể từ khi độc lập khỏi Nam Tư những năm 1990.
Croatia gia nhập NATO năm 2009 và 4 năm sau đó tham gia Liên minh châu Âu. Việc mua máy bay Rafale sẽ đưa chi tiêu của Croatia vượt quá ngưỡng 2% GDP theo yêu cầu của NATO.
Không quân Hoàng gia Đan Mạch cũng đang đặt mua 27 chiếc F-35 cho đến năm 2027 và có kế hoạch bán bán khoảng 16-24 trong số 43 chiếc F-16 mà họ có. Không quân Colombia đã để mắt đến 6 chiếc F-16 Fighting Falcons của Đan Mạch.
Các cuộc đàm phán đang được tiến hành. F-16 dường như là lựa chọn hàng đầu của Colombia, khi lời đề nghị từ Lockheed Martin cho F-16V (Block 70) có thể trở nên quá đắt đối với chính phủ Colombia đang túng thiếu, mặc dù thời gian phục vụ của biến thể này dài hơn nhiều so với F-16AM/BM của Đan Mạch.
Trong khi đó, có đồn đoán rằng Ankara có thể quan tâm đến việc mua các máy bay phản lực F-16 của Đan Mạch. Thổ Nhĩ Kỳ bị cấm mua F-35 sau khi nước này mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 của Nga. Giờ đây, họ muốn nâng cấp những chiếc F-16 của mình. Nhưng ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến việc mua F-16 của Đan Mạch, Copenhagen sẽ không được phép bán chúng cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu không được Washington bật đèn xanh.
Năm 2006, Venezuela đã đe dọa bán cho Iran phi đội 21 chiếc F-16, được mua vào đầu những năm 1980 nhưng Washington đã cảnh báo Caracas vào thời điểm đó “nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Mỹ, không thể chuyển các F-16, cho một quốc gia thứ ba”.
Tháng 1/2021, theo một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ euro, Hy Lạp đã đặt hàng 18 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trong đó, 12 chiếc là đồ cũ với mục đích là để tăng cường khả năng của Không quân Hellenic trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đó, Thủ tướng Hy Lạp tiết lộ kế hoạch mua thêm 6 chiếc Rafales, nâng tổng số lên 24 chiếc. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), vừa đặt hàng 80 máy bay phản lực Rafale F4 mới của Pháp, cũng có thể bán những chiếc Mirage 2000 nâng cấp của mình cho Hy Lạp.


Vì sao nhiều quốc gia lại mua máy bay chiến đấu đã qua sử dụng? - Ảnh 2.

Chiếc Dassault Rafale của Pháp. Nguồn: eurasiantimes.com

Lý do khác nhau của những bản hợp đồng
Cũng có những suy đoán hợp lý rằng một lý do khiến Israel không tìm kiếm F-15EX mới cho lực lượng không quân của mình là họ đang chờ đợi cơ hội mua được những chiếc F-15 cũ dư thừa.
Việc mua những chiếc máy bay phản lực cũ đã qua sử dụng đó sẽ rẻ hơn nhiều đối với Israel. Nước này sau đó có thể lắp ráp và cấu hình lại để đáp ứng các thông số kỹ thuật yêu cầu - điều mà quốc gia có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn này đang làm.
Canada gần đây đã mua 7 chiếc F-18 đã qua sử dụng từ Australia để củng cố phi đội CF-18 của mình. Việc tích hợp chậm những chiếc máy bay phản lực đã qua sử dụng vào lực lượng không quân của đất nước đã khiến phe đối lập Bảo thủ trong nước tức giận.
Cuối tháng 8/2021, Không quân Ấn Độ (IAF) đã ký một thỏa thuận với một công ty tư nhân của Pháp để mua lại các máy bay phản lực Mirage 2000 cũ, nhằm cung cấp phụ tùng cho đội bay Mirage hiện tại của nước này.
Thỏa thuận này là một nỗ lực nhằm tăng cường phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đã già cỗi, đồng thời đảm bảo các bộ phận cho hai phi đội Mirage 2000 hiện tại của họ. Tính đến tháng 11/2021, Ấn Độ đã nhận được 2 máy bay Mirage 2000 đã qua sử dụng từ lô trên.
Trước đó, năm 2018, Nga đã chào bán cho Ấn Độ 21 chiếc MiG-29 Fulcrums đã qua sử dụng với mức chiết khấu khủng. New Delhi tỏ ra nghi ngờ về lời đề nghị này, vì sợ rằng "chi phí ẩn" sẽ khiến việc mua lại trở nên tốn kém hơn theo thời gian.
Các nguồn tin vào thời điểm đó đã so sánh một cách khéo léo thỏa thuận đề xuất MiG-29 với việc mua một chiếc máy in. Mặc dù máy in thực tế có thể không quá đắt để mua, nhưng các hộp mực cần thiết để sử dụng nó có thể gây tốn kém về lâu dài.
Trong khi đó, Ấn Độ đang mua 24 chiếc Mirage 2000 đã qua sử dụng từ Pháp để tận dụng 300 phụ tùng thay thế quan trọng hiện có của họ.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Năm Dần nói về "mãnh hổ" nổi tiếng nhất của Quân đội Nga
Phương Nam | 02/02/2022 08:59 AM

1

1643938416625.png



Hình minh họa.


Là một biểu tượng của Quân đội Nga hiện tại và tương lai, xe bọc thép "Mãnh Hổ" hoàn toàn có thể đánh bại xe Humvee của Mỹ từ khả năng cơ động cho đến sức mạnh hỏa lực.

Từ một thiết kế suýt "chết yểu"
Nếu Xe đa dụng Humvee được xem là biểu tượng của Quân đội Mỹ thì Quân đội Nga cũng có một mãnh thú với tên gọi là GAZ Tigr (Mãnh Hổ) có thể cạnh tranh sòng phẳng với nhiều quân đội trên thế giới.
Nhân dịp năm Nhâm Dần, chúng ta cùng xem qua mãnh thú của quân đội Nga.
Xe đa dụng hạng nhẹ GAZ Tigr được thiết kế bởi nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nga GAZ dành cho thị trường quân sự và dân dụng, trong đó nổi bật nhất là dòng GAZ-2975 là phiên bản quân sự.
Năm Dần nói về mãnh hổ nổi tiếng nhất của Quân đội Nga - Ảnh 1.

Một chiếc GAZ-2975 trên chiến trường miền nam Syria.
Phương tiện cơ động cao này nhằm cạnh tranh với Humvee của Mỹ.
Tuy nhiên, có một số khác biệt về khái niệm thiết kế giữa cả hai, trong đó nguyên mẫu của GAZ Tigr là đơn đặt hàng để phát triển một chiếc xe cơ động cao cho quân đội các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với tên gọi là Nimr (tiếng Arab cũng có nghĩa là hổ).
Nguyên mẫu của Nimr đã lộ diện vào đầu những năm 2000, tuy nhiên ngay sau đó phía đối tác Arab đã ngừng hợp tác với công ty của Nga bởi sức ép đến từ Mỹ.
Tuy vậy, tập đoàn GAZ vẫn giữ lại các bản thiết kế của phương tiện chiến thuật và tiếp tục phát triển chúng.
Đến năm 2002, phiên bản đầu tiên của Tigr đã lộ diện và bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2005.
Năm Dần nói về mãnh hổ nổi tiếng nhất của Quân đội Nga - Ảnh 2.

Sau khi ngừng hợp tác với phía Nga, UAE vẫn tiếp tục phát triển Nimr với sự giúp đỡ từ các công ty Phương Tây để cho ra đời hẳn một dòng xe quân sự trang bị cho quân đội nước này.
Trở thành đối thủ của Humvee
GAZ Tigr cùng kích thước với Humvee có trọng tải 1500 kg với nhiều kiểu dáng thân xe phục vụ cho các mục đích khác nhau như chở khách, bọc thép, chở hàng.
Với động cơ diesel tăng áp cho công suất gần 200 mã lực được trang bị hộp số sàn hoặc hộp số tự động giúp cho khả năng vận hành được tối ưu trong mọi điều kiện thực tế cũng như có thể lội nước sâu 1.2m mà không cần chuẩn bị trước.
Năm Dần nói về mãnh hổ nổi tiếng nhất của Quân đội Nga - Ảnh 3.

GAZ Tigr sử dụng các số thành phần của xe đa dụng chở quân hạng nhẹ BTR-80 APC và GAZ Vodnik có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian, được trang bị một hệ thống lốp trung tâm có thể điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện địa hình khác nhau.
Chiếc xe tải quân sự này có bộ gia nhiệt trước động cơ, cho phép khởi động động cơ khi nhiệt độ xuống tới -50°C. Giây tời có công suất kéo là 4000 kg.
Phiên bản tiêu chuẩn của dòng xe cơ động cao Tigr cung cấp chỗ ngồi cho người lái và 11 hành khách. Đối với các phiên bản quân sự có thể có thể chở tối đa 9 người với cấu hình 2 hoặc 4 cửa, cộng với cửa sập phía sau.
Một súng máy 7,62 mm hoặc 12,7 mm hoặc súng phóng lựu tự động 30 mm được gắn trên nóc xe cung cấp cấp khả năng bảo vệ cũng như tiêu diệt quân địch khi cần.
Năm Dần nói về mãnh hổ nổi tiếng nhất của Quân đội Nga - Ảnh 5.

Ngoài ra, phiên bản bọc thép GAZ Tigr bổ sung thêm các tấm giáp 5 mm và một lớp lót bằng kim loại giúp bảo vệ khỏi hỏa lực vũ khí nhỏ, mảnh đạn pháo và IED. Phiên bản bọc thép nặng hơn 700 kg so với Tigr tiêu chuẩn.
Xe bọc thép GAZ Tigr hoàn toàn có thể đánh bại Humvee trên chiến trường từ khả năng cơ động cho đến sức mạnh hỏa lực từ vũ khí đi kèm.
Ngày nay, ước tính có hơn 700 "mãnh hổ" đang phục vụ tại Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Nga với nhiều mục đích khác nhau như: Đội phản ứng nhanh, đoàn xe hộ tống hay thực hiện các cuộc tuần tra.
Năm Dần nói về mãnh hổ nổi tiếng nhất của Quân đội Nga - Ảnh 7.

Một chiếc Tigr-M GAZ-233116 4x4 với 8 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) Kornet-D cho thấy nó có thể tiến hành nhiệm vụ chống tăng.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga dọa đâm, tàu Mỹ 'co vòi' rút chạy - Trung Quốc bái phục, khoe ngay thành tích để đời
QS | 01/02/2022 06:20 PM

4

Nga dọa đâm, tàu Mỹ 'co vòi' rút chạy - Trung Quốc bái phục, khoe ngay thành tích để đời



Tàu Nga trong một lần tiếp cận nguy hiểm tàu chiến Mỹ (Ảnh minh họa. Nguồn: CNN)


"Tàu McCain đã phải rút lui trong hoảng loạn. Con tàu Mỹ hí hửng xâm nhập vào vùng biển Nga nhưng đã buộc phải rút lui, hoàn toàn nhụt chí" - Trang tin của Trung Quốc cho hay.


Trang tin Sohu đăng bài viết cho hay, Trung Quốc đã "noi gương" Nga và dạy cho quân đội Mỹ một bài học ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã quyết định học theo Nga để ngăn chặn Hải quân Mỹ dàn xếp các hành động khiêu khích quân sự.
Các tác giả của bài báo cho biết, Nga có thái độ rất cứng rắn đối với các hành động quân sự của Mỹ, một trong những ví dụ điển hình là vụ việc diễn ra ở Vịnh Peter Đại đế vào tháng 11/2020, trong đó tàu chiến Nga đã dọa đâm tàu khu trục Mỹ, buộc chiến hạm Mỹ phải "co vòi" rút chạy.
"Trong quá trình thực hiện hoạt động quân sự, tàu khu trục John McCain đã phớt lờ cảnh báo và xâm nhập vào vùng biển của Nga, tiến sâu khoảng 2km qua đường biên giới. Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã ngay lập tức phản ứng, tàu chống ngầm Đô đốc Vinogradov đã lên đường 'dẹp yên' người Mỹ" - Sohu viết.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu USS John S. McCain bị tàu khu trục Đô đốc Vinogradov lớp Udaloy cảnh báo do "hoạt động trái phép trong lãnh hải Nga ở vùng biển Nhật Bản". Thủy thủ đoàn tàu Đô đốc Vinogradov đã yêu cầu tàu USS John S. McCain "tránh xa khu vực và đe dọa đâm tàu nếu cần thiết".
Sau khi nhận được cảnh báo, tàu USS John S. McCain "lập tức quay trở lại vùng biển trung lập".
"Tàu McCain đã phải rút lui trong hoảng loạn. Con tàu Mỹ hí hửng xâm nhập vào vùng biển Nga nhưng đã buộc phải rút lui, hoàn toàn nhụt chí" - Trang tin của Trung Quốc mô tả những gì diễn ra.
Nga dọa đâm, tàu Mỹ co vòi rút chạy - Trung Quốc bái phục, khoe ngay thành tích để đời - Ảnh 1.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ. Ảnh: U.S. Navy
Trên thực tế, lực lượng hải quân Nga không chỉ sẵn sàng đẩy lùi những "vị khách không mời" ở phía đông, mà còn ở các vùng biển phía tây nam.
Ví dụ, vào tháng 1/2021, tàu khu trục Donald Cook của Mỹ đã một lần nữa bắt đầu tuần tra gần biên giới Nga ở Biển Đen. Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã ngay lập tức phản ứng trước mối đe dọa này và theo dõi chặt hành động của tàu khu trục Mỹ nhằm ngăn chặn các động thái khiêu khích. Kết quả là, các thủy thủ Mỹ không dám có hành động gây hấn.
Nga dọa đâm, tàu Mỹ co vòi rút chạy - Trung Quốc bái phục, khoe ngay thành tích để đời - Ảnh 2.

Máy bay ném bom B-1B của Mỹ. Ảnh: Wiki
Học theo thái độ cứng rắn của Nga, theo Sohu, vào tháng 1 năm ngoái, Trung Quốc đã có hành động "đáp trả gay gắt thủ đoạn táo bạo của Washington tại biên giới Trung Quốc".
Cụ thể, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom B-1B tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương để kiểm tra sức mạnh của Trung Quốc và khiến đối thủ khó chịu.
Tuy nhiên, Washington không ngờ rằng Trung Quốc đã nhanh chóng phát hiện các máy bay của họ bằng vệ tinh Gaofen-2.
"Mỹ từ lâu đã giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhưng lần này quân đội Mỹ cũng cảm nhận được cảm giác bị theo dõi và giám sát. Đối với họ, đó là một thất bại nghiêm trọng".
Các chuyên gia Trung Quốc tự tin rằng vụ việc đó đã dạy cho Nhà Trắng một bài học và cho thấy quân đội Mỹ thấy rõ ràng rằng họ đang ở thế bất lợi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và lực lượng quân sự ở các nước châu Á, hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực này trong tương lai sẽ phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng" - Sohu nhận định, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh rằng chiến thuật của Nga đã giúp Trung Quốc ngăn chặn các hành động khiêu khích của Mỹ.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Những hệ thống pháo đáng gờm nhất của quân đội Nga
Thanh Bình | 01/02/2022 10:00 AM

1


Các chuyên gia của kênh TechNoLimit mới đây đã chỉ ra những loại pháo nguy hiểm và có sức công phá mạnh nhất của quân đội Nga.


Pháo binh có nhiệm vụ làm mềm chiến trường, chuyên bắn chế áp hoặc hủy diệt vị trí đối phương để tạo điều kiện cho bộ binh và tăng thiết giáp chiếm lĩnh trận địa. Quân đội Liên Xô và Nga đã dành sự quan tâm đặc biệt cho pháo binh, biến đây thành lực lượng có sức hủy diệt lớn với độ chính xác cao, từng được nhà lãnh đạo Stalin gọi là “các vị thần chiến tranh”.
Theo đó, pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV đứng đầu trong top 5 hệ thống pháo nội địa tốt nhất theo đánh giả của TechNoLimit. Koalitsiya-SV sử dụng pháo 2A88 cỡ nòng 152 mm, đạt tầm bắn tối đa 40 km với đạn thông thường và 70 km với đạn thông minh.
Đồng thời, hệ thống pháo này có thể bắn 16 viên đạn mỗi phút, nhanh gấp 3 lần mẫu M109 Paladin của Mỹ. Và tính cơ động của hệ thống pháo này đến mức, sau khi khai hỏa một loạt đạn với quỹ đạo khác nhau trong khoảng cách dài, nó có thể rời khỏi vị trí trước khi loạt đạn đầu tiên được bắn trúng mục tiêu.
1643938522765.png

Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV được tạo ra để phá hủy vũ khí hạt nhân chiến thuật, pháo và súng cối, xe bọc thép, nhân lực, phòng không, phòng thủ tên lửa và các mục tiêu khác của đối phương. (Ảnh: RIA)
Loại pháo tiếp theo trong bảng xếp hạng là pháo tự hành cỡ lớn được phát triển trong Chiến tranh Lạnh 2S7 Pion (NATO định danh: M-1975). Pion đã được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài, nhưng vẫn là một trong những loại pháo tự hành mạnh nhất của quân đội Nga.
2S7 Pion có cỡ nòng 203 mm và tầm bắn là 50 km. Bên cạnh đó, 2S7 còn có khả năng bắn đạn hạt nhân. Tuy nhiên, do kích cỡ đạn pháo 203 mm khá lớn nên 2S7 chỉ mang theo được 4 viên đạn, sau đó phải sử dụng thêm từ xe tiếp đạn.
Những hệ thống pháo đáng gờm nhất của quân đội Nga - Ảnh 2.

Pháo tự hành cỡ lớn 2S7 Pion. (Ảnh: RIA)
Đứng thứ 3 trong danh sách pháo tự hành mạnh nhất của Nga là hệ thống cối tự hành 2S4 Tyulpan (định danh NATO là M-1975), gồm một khẩu cối hạng nặng 2B8 cỡ nòng 240mm đặt trên khung gầm xe bánh xích rải mìn GMZ dùng động cơ diesel V-59 công suất 520 mã lực, có vận tốc tối đa 62km/h trên đường nhựa, 30km/h trên đường đất.
Những hệ thống pháo đáng gờm nhất của quân đội Nga - Ảnh 3.

Cối tự hành 2S4 Tyulpan (Hoa tulip). (Ảnh: RIA)
Tyulpan được đưa vào phục vụ từ những năm 70, nhưng có đủ sức công phá để vẫn được coi là một trong những hệ thống pháo mạnh nhất của Nga thời điểm hiện tại. Loại pháo này thậm chí có thể bắn đạn hạt nhân với đương lượng lên tới 2 kiloton.
Khả năng bắn với góc nâng pháo tối đa cho phép Tyulpan với quỹ đạo cầu vồng khai hỏa từ vị trí kín, tránh bị phát hiện và tiêu diệt được mục tiêu nấp sau công sự hay sườn núi khuất.
Đứng thứ 4 trong top là pháo tự hành 2S31 Vena với pháo 2A80 cỡ nòng 120mm, được tạo ra trên cơ sở của xe chiến đấu bộ binh. 2S31 Vena là sản phẩm tương đối mới, được quân đội Nga đưa vào biên chế trong năm 2010.
Tổ hợp này được phát triển nhờ kinh nghiệm trong cuộc chiến tại Afghanistan, khi cối tự hành hạng nhẹ 2S9 Nona được lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô tận dụng tối đa. Vena có mức độ tự động hóa cao, đồng thời đủ nhẹ để pháo tự hành có thể được chuyển đến những địa điểm mong muốn bằng máy bay vận tải.
Những hệ thống pháo đáng gờm nhất của quân đội Nga - Ảnh 4.

Pháo tự hành 2S31 Vena. (Ảnh: RIA)
Cuối cùng, trong danh sách và có lẽ mạnh nhất là hệ thống pháo phản lực nhiều nòng BM-30 Smerch. BM-30 có khả năng phóng 12 quả đạn pháo cỡ nòng 300 mm ở khoảng cách lên tới 90 km và bao phủ một khu vực rộng gần 70 hecta bằng một loạt bắn.
TIN ĐỌC THÊM
Đôi khi Smerch còn được gọi là “vũ khí hủy diệt hàng loạt”, bởi đầu đạn chống bộ binh của nó có thể tiêu diệt mọi sinh vật sống trong khu vực sát thương.
Hiện BM-30 hiện là pháo phản lực mạnh nhất hiện nay trên chiến trường Syria, đồng thời nó cũng là một trong số ít dòng pháo phản lực mạnh nhất thế giới. BM-30 đạt tầm bắn từ 20-70 km, phiên bản đạn 9M528 mới có thể đạt tầm bắn từ 90-100 km. Các quả đạn thuộc hệ thống BM-30 đều có hệ thống hiệu chỉnh đường bay và tầm bắn để tăng độ chính xác.
Những hệ thống pháo đáng gờm nhất của quân đội Nga - Ảnh 6.

Pháo phản lực nhiều nòng BM-30 Smerch của Nga. (Ảnh: RIA)
Theo thiết kế, BM-30 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm nổ mảnh (HEF), nhiệt áp (FAE), đạn cháy, đạn chùm có khả năng chống bộ binh hoặc chống tăng, cũng như đạn chống tăng tự dẫn. BM-30 Smerch có khả năng phóng từng quả đạn riêng rẽ hoặc phóng theo loạt 3, 6 và 12 đạn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
So Su-57 và J-20, có chỉ số chênh lệch tới... 50 lần: Thắng Nga chưa bao giờ dễ đến thế?
PV | 01/02/2022 09:00 AM

44


Theo tạp chí MW, một "cuộc không chiến chưa từng có" giữa J-20 và Su-57 có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới.


Su-57 vs J-20: 3 vs 150

"Tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga thua kém rất xa so với tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc" - Trang tin Sina Military cho hay.
Theo trang tin này, hiện tại Nga chỉ có nhiều nhất 3 máy bay chiến đấu Su-57 (những chiếc được sản xuất loạt) trong biên chế, trong khi đó Không quân Trung Quốc đã có tới... 150 tiêm kích J-20.
Cũng vì lý do này mà Trung Quốc không có kế hoạch mua chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga.
Trước đó, Avia.Pro đưa tin, đến cuối năm 2021, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận được 4 chiếc Su-57 mới, tuy nhiên, theo dữ liệu không chính thức, trong tháng 12/2021, các nhà sản xuất máy bay chỉ bàn giao được 2 chiếc cho Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi ấy, số lượng tiêm kích J-20 của Trung Quốc đã đạt tới con số 150 vào cuối năm ngoái. Điều này cũng được xác nhận bởi sự xuất hiện thường xuyên của các máy bay loại này ở những khu vực khác nhau của Trung Quốc.
So Su-57 và J-20, có chỉ số chênh lệch tới... 50 lần: Thắng Nga chưa bao giờ dễ đến thế? - Ảnh 1.

Nguyên mẫu Su-57 bay thử năm 2019. Ảnh: Russian Planes.
"Đã có thời gian Nga dự định bán vài trăm máy bay chiến đấu Su-57 của Trung Quốc nhưng cho tới nay, mẫu tiêm kích của họ luôn gặp trục trặc. Lực lượng Không quân Trung Quốc thì đã có tới 150 máy bay chiến đấu thế hệ 5 trong biên chế. Sự tụt hậu rõ ràng của Su-57 so với J-20 cho thấy Nga có thể bị bỏ lại sau mà không có đủ máy bay chiến đấu thế hệ mới" - Sina Military viết.
Theo dữ liệu chính thức, vào năm 2022, lực lượng hàng không vũ trụ Nga có kế hoạch tiếp nhận 12 máy bay chiến đấu thế hệ 5. Tuy nhiên, kế hoạch chuyển giao bị gián đoạn trong năm 2021 đã làm dấy lên nhiều lo ngại về điều này.
Cuộc "không chiến chưa từng có"
Tạp chí quân sự MW dự đoán, hai mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc có thể sẽ "chạm trán" trong thời gian tới.
Tuy nhiên, khác với nhận định của Sina Military, MW tin rằng quy mô sản xuất của Su-57 đang tăng dần lên và dự kiến loại máy bay này sẽ được sử dụng rộng rãi bởi không quân vũ trụ Nga và các lực lượng không quân nước ngoài vào cuối thập kỷ này.
Tạp chí nhấn mạnh, J-20 và Su-57 là những đối thủ tiềm tàng của Không quân Mỹ, cùng các đồng minh của Washington. Khi quy mô và tốc độ sản xuất Su-57 tăng lên, khả năng hai loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 này có dịp cọ xát với nhau cũng ngày càng tăng lên.
Trên thực tế, Moscow và Bắc Kinh từ lâu đã phát triển mối quan hệ hợp tác quân sự và trau dồi khả năng phối hợp hiệu quả của các lực lượng vũ trang. Ví dụ mới nhất là cuộc diễn tập quy mô lớn Zapad-2021 diễn ra vào năm ngoái.
MW tin rằng trên cơ sở đó, các phi đội Su-57 của Nga sẽ được triển khai cùng với J-20 của Trung Quốc trong các cuộc tập trận tương lai.
So Su-57 và J-20, có chỉ số chênh lệch tới... 50 lần: Thắng Nga chưa bao giờ dễ đến thế? - Ảnh 2.

J-20 biểu diễn tại một triển lãm hàng không năm 2018. Ảnh: China News
"Rất có thể máy bay chiến đấu của hai lực lượng này sẽ tiến hành các trận không chiến giả định chống lại nhau", MW cho hay, "Hình thức diễn tập này từng được lực lượng không quân hải quân Mỹ áp dụng khi thực hành kỹ năng chiến đấu trong các cuộc giao tranh giả định chống lại máy bay của các nước thành viên NATO và một số đối tác khác nằm ngoài liên minh này".
Hướng đào tạo như vậy được đánh giá là rất có lợi cho lực lượng hàng không Nga và Trung Quốc. J-20 và Su-57 sẽ có được kinh nghiệm chống lại máy bay thế hệ 5 - điều sẽ giúp ích cho chúng trong trường hợp chạm trán tiêm kích Mỹ.
TIN ĐỌC THÊM
Bên cạnh đó, MW không loại trừ khả năng các cuộc tập trận chung của J-20 và Su-57 sẽ mở ra một thỏa thuận mới giữa Bắc Kinh và Moscow.
Nếu như ở trên Sina Military cho rằng Trung Quốc không còn có ý định mua máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga thì ở đây MW tin rằng, màn trình diễn ấn tượng của Su-57 có thể sẽ thúc đẩy Trung Quốc thay đổi quyết định, bất chấp những băn khoăn về số lượng.
Các nhà quan sát của MW không dự đoán kết quả cuộc không chiến mô phỏng giữa J-20 và Su-57 bởi dù hai mẫu máy bay này thuộc cùng một thế hệ nhưng thiết kế của chúng khác nhau, mỗi phía nắm giữ lợi thế riêng.
Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách về khả năng cơ động với sự trợ giúp của động cơ WS-15 thế hệ mới. Tuy nhiên, Su-57 cũng sẽ dược trang bị động cơ Izdeliye 30 mạnh mẽ.
"Hiện tại, máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Nga đang vượt trội tất cả các đối thủ toàn cầu về khả năng cơ động" - MW kết luận.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Lộ diện trang bị cá nhân bí ẩn gây mù mắt của quân đội Mỹ trên tàu chiến ở Biển Đông
Thu Thủy
Thứ tư, ngày 02/02/2022 - 01:33Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Khi Trung Quốc liên tiếp cho máy bay quấy rối Đài Loan, quân đội Mỹ đã điều hai nhóm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông để diễn tập. Qua hình ảnh về cuộc diễn tập phát hiện trên tàu được trang bị thứ vũ khí lạ.
Binh sĩ Mỹ trên tàu khu trục tên lửa USS Sampson (DDG102) thuộc nhóm tấn công tàu sân bay USS Lincoln sử dụng khẩu súng bắn tia laser Glare LA-9/P (Ảnh: Thedrive).
Binh sĩ Mỹ trên tàu khu trục tên lửa USS Sampson (DDG102) thuộc nhóm tấn công tàu sân bay USS Lincoln sử dụng khẩu súng bắn tia laser Glare LA-9/P (Ảnh: Thedrive).
Theo truyền thông Mỹ, tham gia cuộc diễn tập gồm các tàu thuộc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln và USS Carl Carl Vinson. Qua các bức ảnh chụp đã phát hiện thấy các sĩ quan và binh sĩ trên tàu khu trục tên lửa USS Sampson (DDG102) thuộc nhóm tấn công tàu sân bay USS Lincoln sử dụng một khẩu súng bắn tia laser "trang thiết bị khoa học viễn tưởng cá nhân bí ẩn", có thể gây nhiễu tầm nhìn và làm mù tạm thời mắt của kẻ thù.
Theo bản tin quân sự nổi tiếng The War Zone của trang mạng The Drive của Mỹ, tên chính thức của loại vũ khí này là "Glare LA-9/P Laser Launcher", do Công ty Mỹ BE Meyers chuyên chế tạo trang thiết bị laser phát triển. Loại thiết bị này có thể bắn ra chùm tia laser xanh có công suất 250 miliwatt; tuy không gây chết người nhưng nó đủ để gây mất thị lực tạm thời cho đối phương.
Lộ diện trang bị cá nhân bí ẩn gây mù mắt của quân đội Mỹ trên tàu chiến ở Biển Đông ảnh 1
Súng bắn tia laser cá nhân Glare LA-9/P
Glare LA-9/P có phần báng sắt tựa vai và chiều dài tương tự như một khẩu súng carbine, nhưng có hình dạng khác biệt. Nếu bạn lo lắng có ai đó có thể sẽ tấn công bạn, nhưng lại không hoàn toàn chắc chắn rằng người kia có mục đích đó, thì ý tưởng tốt nhất là cảnh báo anh ta trước khi người đó hành động, và khẩu súng gây chói lóa này là một trong những công cụ tốt nhất hiện có.
Theo giới thiệu, Glare LA-9/P có phạm vi gây chói mắt lên tới 4 km vào ban đêm và 1,5 km vào ban ngày; nếu ở khoảng cách trong vòng 500 mét, sức mạnh của nó có thể làm mù tạm thời mắt của người quan sát bằng mắt thường và thiết bị trinh sát quang học.

Lộ diện trang bị cá nhân bí ẩn gây mù mắt của quân đội Mỹ trên tàu chiến ở Biển Đông ảnh 2
Hình ảnh súng laser được sử dụng vào ban đêm
Loại súng bắn tia laser này có kích thước nhỏ gọn để một cá nhân sử dụng và cũng có thể dễ dàng lắp đặt trên giá đỡ tiêu chuẩn, đồng thời cũng được trang bị kèm ống kính ngắm quang học để giúp tìm kiếm và khóa mục tiêu.
Nếu mở rộng phạm vi sử dụng, Glare LA-9/P cũng có thể được sử dụng như một vũ khí tự vệ tầm gần, dựa vào đặc điểm của nó để gây nhiễu vũ khí dẫn đường bằng hình ảnh/hồng ngoại, nhằm đạt được mục đích bảo vệ phương tiện mang nó. Ngoài ra, với việc sử dụng thiết bị nhìn đêm, nó cũng có thể được sử dụng để chỉ thị mục tiêu trong đêm tối.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga phát triển tên lửa đạn đạo mới mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu hỏa
Lê Ngọc | 03/02/2022 09:31 AM

0

Nga phát triển tên lửa đạn đạo mới mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu hỏa



Tên lửa đạn đạo phóng từ đường sắt mới dựa trên ICBM RSM-56; Nguồn: armyrecognition.com


Ngày 27/1/2022, công ty nhà nước Nga Roscosmos đã công bố việc phát triển một loại tên lửa đạn đạo mới dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-56 Bulava, có thể phóng từ các toa tàu hỏa.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã phát triển một biến thể dựa trên RT-23 Molodets - tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 giai đoạn, dùng nhiên liệu rắn để phóng từ các toa tàu hỏa trên đường sắt. Tên lửa đặt trên đường ray có thể di chuyển linh hoạt theo mạng lưới đường sắt và do đó rất khó bị phát hiện và theo dõi.
Quân đội Liên Xô đã triển khai tên lửa tầm xa di động bằng đường sắt đầu tiên vào năm 1987 và có đến 12 tên lửa loại đó vào năm 1991. Tên lửa cơ động bằng đường sắt được đưa ra khỏi biên chế năm 2002, và căn cứ cuối cùng bị tháo dỡ vào năm 2007 theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ.
TIN LIÊN QUAN

Đối với phiên bản đường sắt RT-23 Molodets mới, tên lửa đạn đạo có thể được lưu giữ trong một toa tàu tiêu chuẩn. Đoàn tàu có thể di chuyển với tốc độ 80-120 km/h trên toàn bộ mạng lưới đường sắt của Nga. Theo bản vẽ được đăng tải trên mạng, toàn bộ hệ thống bao gồm một đầu máy, một toa tàu chỉ huy và điều khiển, một toa tàu chở nhiên liệu và khoang điều khiển phóng tên lửa bên trong toa tàu.
Tháng 2/2016, Army Recognition đưa tin, Nga đã lên kế hoạch nhận một thế hệ mới tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng từ tàu hỏa mang tên Barguzin có thể mang 6 ICBM RS-24 Yars.
Theo thông tin từ tài khoản Twitter của Mike Mihajlovic, tên lửa của tổ hợp phóng từ đường sắt mới dựa trên tên lửa phóng từ tàu ngầm có ký hiệu RSM-56 Bulava. RSM-56 Bulava là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, được phát triển cho Hải quân Nga.
Tên lửa đã hoàn thành các cuộc phóng thử giai đoạn đầu tiên vào cuối năm 2004 và được triển khai vào năm 2013 trên lớp tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo mới lớp Borei, còn được gọi là tàu ngầm lớp Dolgorukiy hoặc Dự án 955, có khả năng mang 12-16 tên lửa mỗi tàu.
Theo tính năng kỹ thuật được công bố trên bản vẽ, tên lửa đường sắt ICBM mới dự kiến mang từ 8-10 đầu đạn hạt nhân đa đầu hướng (Multiple Independent Reentry Vehicle - MIRV) và có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách tối đa 8.000 km.

Nga phát triển tên lửa đạn đạo mới mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu hỏa - Ảnh 2.

Hình ảnh ICBM RSM-56 Bulava phóng từ đường sắt bị rò rỉ trên internet; Nguồn: reddit.com
Tên lửa Bulava được phát triển tại Viện Công nghệ Nhiệt Moscow dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư trưởng Yury Solomonov. Mặc dù sử dụng một số giải pháp kỹ thuật được sử dụng cho ICBM RT-2PM2 Topol-M gần đây, nhưng tên lửa mới đã được phát triển hầu như từ đầu.
Bulava vừa nhẹ hơn vừa tinh vi hơn Topol-M. Hai tên lửa dự kiến sẽ có tầm bắn tương đương, cấu hình đầu đạn và sai số tương tự nhau.
Bulava có trọng lượng phóng từ 1.150 kg và tầm bay 8.000-9.500 km. Tên lửa có ba giai đoạn; giai đoạn đầu tiên và thứ hai sử dụng nhiên liệu rắn, trong khi giai đoạn thứ ba sử dụng nhiên liệu lỏng để cho phép cơ động cao trong quá trình tách đầu đạn.
TIN LIÊN QUAN
Tên lửa có thể được phóng từ một vị trí nghiêng, cho phép tàu ngầm khai hỏa khi đang di chuyển. Nó có quỹ đạo bay thấp, và do đó, nó có thể được xếp vào loại tên lửa gần như tên lửa đạn đạo.
Bulava được cho là sở hữu khả năng phòng thủ tên lửa tiên tiến và có thể cơ động ở giai đoạn tăng cường. Các tàu ngầm lớp Borei mang tên lửa Bulava dự kiến sẽ là một phần không thể thiếu trong bộ ba hạt nhân của Nga cho đến năm 2040. Bulava có thể được sử dụng trên các bệ phóng di động đường bộ TEL, trên tàu BZhRK đường sắt và các bệ phóng khác.
Sau vụ phóng thành công vào ngày 27/6/2011, chính phủ Nga tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Bulava.
Các thông số kỹ thuật chính của tên lửa Bulava: dài 11,5 m (kể cả đầu đạn), đường kính 2 m, nặng 36,8 tấn, mang 6-10 đầu đạn đạn hạt nhân đa đầu hướng (100-150 kt), tầm bắn đến 9.500 km, được hướng dẫn quán tính, quán tính thiên văn và/hoặc cập nhật bởi hệ GLONASS, sai số tính từ mục tiêu 120-350 m.
Tên lửa có thể sẽ mang theo mồi nhử và có khả năng cơ động trong chuyến bay cũng xác định lại mục tiêu để để tấn công. Tính đến tháng 11/2015, tên lửa đã trải qua tổng cộng 24 cuộc thử nghiệm, 16 trong số đó được đánh giá là thành công.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Quân đội Ukraine cấp tốc trang bị tên lửa mới: “Cần vươn đến toàn bộ lãnh thổ Nga”!
Văn Minh | 02/02/2022 09:30 PM

1

Quân đội Ukraine cấp tốc trang bị tên lửa mới: “Cần vươn đến toàn bộ lãnh thổ Nga”!



Tên lửa hành trình chống hạm Neptune bắn thử năm 2019


Bên bờ vực chiến tranh với Nga, các loại tên lửa mới đang được cấp tốc trang bị cho quân đội Ukraine có thể đảo ngược tình thế?

Tên lửa Neptune sẵn sàng chiến đấu
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine ngày càng căng thẳng, quân đội Ukraine đang gấp rút trang bị các loại vũ khí mới để chuẩn bị cho cuộc tấn công tiềm tàng của Ukraine.
Dự kiến vào tháng 04/2022, quân đội Ukraine sẽ triển khai hoạt động đầy đủ cho tiểu đoàn tên lửa hành trình chống hạm R-360 Neptune đầu tiên. Tiểu đoàn này sẽ được trang bị 72 tên lửa hành trình chống hạm cận âm, có khả năng bay thấp sát mặt biển để giữ bí mật.
TIN LIÊN QUAN
Theo nhiều nguồn tin, quân đội Ukraine đã hợp đồng với Cục Thiết kế Luch (nhà sản xuất tên lửa chống hạm Neptune) để đưa 3 tiểu đoàn vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu trước năm 2025. Theo các quan chức quốc phòng Ukraine, nước này muốn sở hữu ít nhất 5 tiểu đoàn tên lửa Neptune.
Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố: "Tên lửa Neptune là một sự phát triển đầy hứa hẹn của Ukraine, và nếu sản xuất hàng loạt, thì có thể trở thành một biện pháp răn đe đáng kể, vì chúng có khả năng tiêu diệt không chỉ các mục tiêu hạm tàu, mà còn cả các mục tiêu mặt đất".
"Tôi nghĩ rằng việc Ukraine phát triển tên lửa tầm xa là rất quan trọng và chắc chắn là một yếu tố thúc đẩy các mối đe dọa và hoạt động hiện tại của Nga", Rob Lee, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại chuyên về lực lượng vũ trang Nga cho biết.
"Nếu Ukraine nhận được khả năng (tên lửa) đó, thông qua phát triển trong nước hoặc từ nước ngoài, sự leo thang (quân sự) của Nga sẽ có rủi ro lớn hơn, vì Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào các thành phố, cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc các căn cứ quân sự lớn của Nga", ông Lee nói với Coffee or Die Magazine. "Vì vậy, điều này có thể sẽ làm giảm sức mạnh của những nỗ lực cưỡng ép trong tương lai của Nga".
1643938738405.png

Tên lửa chống hạm Neptune bắn thử năm 2019
Theo các quan chức quân sự Ukraine, tiểu đoàn tên lửa hành trình chống hạm Neptune đầu tiên của nước này sẽ được triển khai dọc theo bờ biển phía nam Biển Đen và biển Azov của Ukraine. Có thể dự đoán chúng được triển khai để chống lại một cuộc đổ bộ tiềm tàng của hải quân Nga.
TIN LIÊN QUAN
Mykola Bielieskov, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine cho rằng tiểu đoàn này sẽ là "mục tiêu ưu tiên" của các lực lượng quân sự Nga khi xảy ra chiến sự.
Tuy nhiên, ông Bielieskov cũng chia sẻ với Coffee or Die Magazine: Các tiểu đoàn tên lửa chống hạm Neptune "sẽ không cứu được Ukraine, vì chúng sẽ là một trong những thứ đầu tiên bị Nga tìm thấy và phá hủy".
Gần đây, Nga đã tăng cường tập trung binh lực ở biên giới Ukraine, với tổng quân số lên đến 120.000 người, làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công lớn vào dịp đông xuân 2021-2022.
Giữa mối đe dọa hiển hiện đó, kho vũ khí tên lửa đang phát triển của Ukraine không đủ mạnh để xoay chuyển một cuộc tấn công toàn diện của Nga.
Mặc dù vậy, những tên lửa mới được biên chế sẽ làm tăng rủi ro cho lực lượng quân sự Nga. Nói tóm lại, Moskva càng chờ đợi lâu thì sẽ càng phải trả giá đắt trong một cuộc chiến tranh tương lai.
"Khi nước Nga đánh giá và phân tích chi phí lợi ích của việc sử dụng vũ lực ở Ukraine ngay bây giờ, một yếu tố quan trọng là Ukraine hiện đang thiếu khả năng tấn công tầm xa thực sự, điều này hạn chế khả năng răn đe thông thường của nước này", Lee, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường King's College London cho biết.
Quân đội Ukraine cấp tốc trang bị tên lửa mới: “Cần vươn đến toàn bộ lãnh thổ Nga”! - Ảnh 4.

Đơn vị tên lửa chống hạm Neptune
"Cởi trói" INF, Ukraine thỏa sức phát triển tên lửa
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 đã thúc đẩy Kiev nhanh chóng thúc đẩy các chương trình tên lửa nội địa. Tuy nhiên, theo các điều khoản của thỏa thuận kiểm soát vũ khí thời kì Chiến tranh Lạnh, trước năm 2019 Kiev đã không thể phát triển các tên lửa có khả năng răn đe đáng kể đối với Nga.
Cụ thể: Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng bí thư Liên Xô Mikhail Gorbachev kí vào năm 1987 đã cấm các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500km.
Là một quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ, Ukraine đã tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước INF và ngừng hoạt động kho tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung của mình.
TIN LIÊN QUAN
"Mặc dù về mặt chính thức không phải là một bên tham gia Hiệp ước INF, Ukraine đã tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của INF trong suốt thời gian tồn tại", Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết trong một thông cáo vào tháng 08/2019.
Năm 2019, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF, sau khi xác định rằng Nga đã phát triển và triển khai tên lửa vi phạm giới hạn của hiệp ước trong nhiều năm. Sau sự sụp đổ của INF Ukraine được tự do phát triển tên lửa mà không có bất kỳ giới hạn tầm bắn nào.
"Các văn phòng thiết kế và ngành công nghiệp của chúng tôi không còn bị ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào liên quan đến tầm bắn tên lửa", Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết vào tháng 03/2019.
"Điều này có nghĩa là vấn đề tạo ra các tên lửa tầm xa có độ chính xác cao có khả năng tấn công các mục tiêu ở xa phía sau phòng tuyến của kẻ thù đã nằm trong chương trình nghị sự (của chính phủ Ukraine)".
Quá trình phát triển của tổ hợp tên lửa hành trình Neptune được công bố vào năm 2014, trước khi Hiệp ước INF sụp đổ. Vào tháng 8/2020, sau nhiều năm thử nghiệm, quân đội Ukraine đã chính thức phê duyệt tên lửa này để sử dụng trong trực chiến "nhằm chống lại sự xâm lược của Nga ở Biển Đen và Azov".
Tên lửa hành trình Neptune được phóng bằng một tên lửa khởi động nhiên liệu rắn, và sau đó chuyển sang động cơ phản lực trong suốt hành trình. Được thiết kế dựa trên tên lửa chống hạm Kh-35 Uran của Liên Xô, tên lửa Neptune có thể tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong khoảng 280km.
Tuy nhiên, sau khi INF sụp đổ, những sửa đổi trong thiết kế có thể tăng tầm bắn của Neptune lên khoảng 500km (vốn nằm trong phạm vi nghiêm cấm của Hiệp ước INF trước đây).
Song song với đó, Văn phòng thiết kế Yuzhnoye của Ukraine cũng đã phát triển một tên lửa đạn đạo có tên Grom-2, có tầm bắn tối đa (sau sửa đổi) hơn 500km.
Quân đội Ukraine cấp tốc trang bị tên lửa mới: “Cần vươn đến toàn bộ lãnh thổ Nga”! - Ảnh 6.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo Grom-2 của Ukraine
Ngoài các bệ phóng trên mặt đất và trên biển, vào tháng 12/2020, quân đội Ukraine đã bắt đầu nghiên cứu phiên bản tên lửa Neptune phóng từ trên không, để trang bị cho máy bay ném bom Su-24.
TIN LIÊN QUAN
Vào tháng 10/2021, Cục Thiết kế Luch đã công bố phiên bản radar nâng cấp của tên lửa hành trình Neptune để tấn công các mục tiêu mặt đất. Hải quân Ukraine cũng đang có một hệ thống huấn luyện chiến đấu phóng tên lửa Neptune đang hoạt động.
Trao đổi với Coffee or Die Magazine, Stephen Blank, chuyên gia cấp cao về Nga tại Viện Hòa bình Mỹ cho rằng "Bất cứ sự tăng cường sức mạnh nào của Ukraine đều bị Moskva xem như mối đe dọa".
Theo các điều khoản của Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô, cũng như tên lửa đạn đạo liên lục địa và phi đội máy bay ném bom chiến lược, để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ, Nga và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, khi Nga vi phạm các điều khoản của Bản ghi nhớ Budapest bằng cách xâm chiếm lãnh thổ Ukraine vào năm 2014, Mỹ và Anh đã không can thiệp. Điều này khiến Ukraine hồi sinh tham vọng tên lửa của mình.
Trả lời phỏng vấn vào tháng 04/2020, Trung tướng Ihor Romanenko, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine nhận xét: "Ukraine cần những tên lửa với tầm bắn ít nhất vươn đến dãy núi Urals (của Nga) và xa hơn là bao phủ toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Những tên lửa như vậy sẽ được coi là một biện pháp răn đe".
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mỹ từng tìm cách mua 3 máy bay ném bom chiến lược Tu-160
Hoàng Phạm | 04/02/2022 09:35 AM

1


Tháng 3/1999, Bộ Quốc phòng Ukraine được chính phủ cho phép bán 3 máy bay Tu-160, cùng với các phụ tùng thay thế dự phòng cho một công ty Mỹ để sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của hệ thống phóng không gian dưới quỹ đạo.


Ở Ukraine, sự sụp đổ của Liên Xô ban đầu không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày của Trung đoàn máy bay ném bom hạng nặng cận vệ 184 (GvTBAP).
Trong cuốn sách “Tupolev Tu-160, Mũi nhọn của Lực lượng tấn công Liên Xô”, các tác giả Yefim Gordon và Dmitriy Komissarov cho biết, Ukraine thậm chí còn tự hào sở hữu các máy bay chiến lược. Tuy nhiên, những chiếc máy bay này thực tế lại trở thành vật dư thừa.
Với một chuyến xuất kích tầm xa tối đa, mỗi máy bay Tu-160 (NATO gọi là Blackjack) cần 170 tấn dầu hỏa, và một chuyến bay huấn luyện thông thường cũng cần tới 40 tấn nhiên liệu. Theo chỉ huy Không quân Ukraine, chi phí bảo dưỡng phi đội máy bay ném bom chiến lược lên tới 1,4 triệu USD mỗi năm.

Mỹ từng tìm cách mua 3 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 - Ảnh 1.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Ảnh: Không quân Ukraine
Cả Nga và Mỹ đều muốn có Tu-160 từ Ukraine
Nga khi đó rất muốn lấy lại những chiếc máy bay chiến lược và ngay lập tức khởi động các cuộc đàm phán mua lại Tu-160 được triển khai tại căn cứ Priluki và Tu-95MS vận hành tại căn cứ Uzin.
Các cuộc đàm phán đầu tiên diễn ra năm 1993. Những cuộc đàm phán này không mang lại kết quả nào: mức giá 25 triệu USD mỗi chiếc do Nga đưa ra bị Ukraine coi là vô lý và Kiev muốn mức giá 75 triệu USD cho mỗi máy bay. Sau đó, Nga đề xuất đổi máy bay ném bom lấy máy bay chiến thuật và phụ tùng tương ứng, nhưng Ukraine không quan tâm đến loại khí tài này.
Nga tiếp tục đàm phán mua lại 10 chiếc Tu-160 của Ukraine vào năm 1995. Nga rất cần những chiếc máy bay ném bom chiến lược, vì khi đó Moscow chỉ có 6 chiếc Tu-160 ở căn cứ Engels.
Tuy nhiên, việc Nga tăng cường lực lượng hàng không chiến lược không phải là điều mà Mỹ - đối thủ của Nga – muốn xảy ra. Washington muốn những chiếc máy bay ném bom chiến lược bị phá hủy, chứ không muốn chúng là rơi vào tay Nga.
Trước xu hướng chống Nga trong một số cộng đồng người Ukraine, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu gây áp lực lên Ukraine, yêu cầu Kiev tuân thủ Hiệp ước START-2, theo đó yêu cầu Liên Xô tháo dỡ các máy bay ném bom chiến lược muộn nhất là vào ngày 4/12/2001.
Nga và Ukraine đã thảo luận hơn 20 lần về thương vụ Tu-160 lần nhưng các bên không thể thống nhất về giá cả. Trong khi đó, những chiếc máy bay ném bom bắt đầu xuống cấp.
Sau vòng đàm phán đầu tiên, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã quyết định loại bỏ hệ thống tên lửa/hàng không chiến lược của Tu-95MS và Tu-160. Quá trình này được Mỹ tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Giảm đe doạ (còn được gọi là Chương trình Nunn-Lugar theo tên các Thượng nghị sĩ Samuel Nunn và Richard Lugar, những người đã vận động để Quốc hội phê duyệt đề xuất tài trợ này).
Quốc hội Mỹ đã chính thức phân bổ ngân quỹ - theo các báo cáo khác nhau là 8 triệu USD hoặc 13 triệu USD - để tháo dỡ những chiếc máy bay ném bom hạng nặng và tên lửa hành trình còn lại trên đất Ukraine; các thỏa thuận liên quan được ký kết với các nhà thầu chuyên ngành. Sau khi hoàn thành quy trình tháo dỡ, Ukraine sẽ có quyền bán các khối kim loại.
Năm 1998, Ukraine bắt đầu tháo dỡ những chiếc Tu-160. Ngày 16/11/1998, “nạn nhân” đầu tiên - chiếc Tu-160 có mã “24 Red” (f/n 5-02) – bắt đầu được xử lý tại căn cứ Priluki trước sự chứng kiến của các Thượng nghị sĩ Richard Lugar và Charles Levin. Chiếc máy bay được sản xuất vào năm 1989, có tổng thời gian hoạt động là 466 giờ kể từ khi xuất xưởng. Công việc được công ty hàng không vũ trụ Mỹ Raytheon giám sát.
Chiếc Blackjack thứ hai được tháo dỡ là “14 Red” (f/n 6-04), một trong số ít máy bay ném bom chiến lược có logo của Không quân Ukraine. Chiếc máy bay này được chế tạo vào năm 1991, với tổng thời gian hoạt động chưa đầy 100 giờ từ khi mới xuất xưởng. Việc tháo dỡ hoàn thành vào tháng 11/1999.
Mỹ thất bại trước Nga
Ngày 5/12/1998, Bộ Quốc phòng Ukraine và Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức ký thỏa thuận theo đó Ukraine hủy 44 máy bay ném bom hạng nặng và 1.068 tên lửa hành trình Kh-55 của Ukraine. Theo một thỏa thuận bổ sung, 16 máy bay ném bom Tu-160 sẽ được tháo dỡ, 3 chiếc ngoại lệ sau đó được sửa đổi để sử dụng như giai đoạn đầu tiên của hệ thống phóng không gian dưới quỹ đạo.
Tháng 3/1999, Bộ Quốc phòng Ukraine được chính phủ cho phép bán 3 chiếc Blackjack cùng với phụ tùng dự phòng cho công ty Platforms International của Mỹ. Công ty này sau đó sẽ chuyển đổi Tu-160 thành bệ phóng cho phương tiện phóng không gian Pegasus (SLV) đưa vệ tinh vào quỹ đạo thấp của Trái Đất. Giá cho cả 3 chiếc chỉ 20 triệu USD.
Tuy nhiên, phía Nga tuyên bố thỏa thuận giữa Ukraine và Mỹ vi phạm hiệp ước START-2. Nga muốn làm mọi cách để ngăn những chiếc máy bay ném bom hiện đại nhất rơi vào tay Mỹ.
Điều bất ngờ là lập trường của Nga lại nhận được sự ủng hộ ở Washington. Nhiều người Mỹ lên tiếng phản đối các hành vi của Ukraine vi phạm các quy định cơ bản trong hiệp ước START-2, do đó Kiev đã phải từ bỏ kế hoạch.
Vào tháng 4-5/1999, Moscow và Kiev đã thảo luận về khả năng đổi 8 chiếc Tu-160 và 3 chiếc Tu-95MS lấy các máy bay vận tải hạng nặng Antonov An-22 Antey (Antheus/Cock) và An-124 Ruslan từ kho vũ khí của Không quân Nga. Ukraine vội vàng chấp nhận điều kiện có lợi này trước thời hạn chót ngày 4/12/2001 phải tháo dỡ các máy bay ném bom chiến lược.
Mỹ đã tìm cách cản trở thỏa thuận, ngăn Nga củng cố sức mạnh chiến lược và kiên quyết thúc giục Ukraine loại bỏ các máy bay ném bom bằng việc hứa hẹn tài trợ cho quá trình tháo dỡ.
Tuy nhiên, kế hoạch của Mỹ đã thất bại. Tháng 8/1999, Nga và Ukraine cuối cùng cũng soạn thảo một thỏa thuận về việc chuyển giao 8 chiếc Tu-160, 3 chiếc Tu-95MS và 575 tên lửa hành trình Kh-55, Kh-55SM và Kh-22NA cùng với thiết bị hỗ trợ mặt đất, tới Nga.
Tổng giá trị của các máy bay ném bom là khoảng 285 triệu USD. Số tiền được trừ vào khoản tiền 275 triệu USD mà Ukraine còn nợ Nga tiền cung cấp khí đốt tự nhiên. Do không có tiền trả nợ, phía Ukraine đành phải chấp nhận thỏa thuận với Nga.
Lực lượng Không quân Nga sau đó đó sở hữu 2 loại tên lửa hành trình phóng từ trên không hoàn toàn mới (Kh-101 thông thường và Kh-102 mang đầu đạn hạt nhân) có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi 5.000 km với sai số chỉ vài mét.
Cùng với các máy bay ném bom chiến lược đã có, những chiếc máy bay mới giúp củng cố đáng kể thành phần trên không trong bộ ba hạt nhân của Nga.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Điều gì làm nên sức mạnh pháo tự hành Lotos mới của Lực lượng Dù Nga?
MINH TUẤN | 07/02/2022 09:18 AM

0

Điều gì làm nên sức mạnh pháo tự hành Lotos mới của Lực lượng Dù Nga?



Tổ hợp pháo tự hành Lotos khai hoả. Ảnh: RT


Tổ hợp pháo tự hành Lotos dành cho Lực lượng Dù Nga có sức mạnh tấn công uy lực, vượt trội hơn hẳn so với hệ thống pháo Nona tiền nhiệm về tốc độ di chuyển, tầm bắn và khả năng phòng thủ.

Sớm hoàn thành thử nghiệm
Theo các chuyên gia, sự xuất hiện của tổ hợp pháo tự hành Lotos cho phép lực lượng lính dù Nga thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ đánh phá và chiếm giữ các điểm trong vùng phòng ngự của đối phương. Dự kiến trong năm 2022, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước của pháo tự hành 2S42 Lotos sẽ hoàn thành.
Báo cáo trước đó của Tập đoàn Rostec nêu rõ, chương trình thử nghiệm sơ bộ của Lotos sẽ bao gồm hơn 80 hạng mục. Cụ thể pháo tự hành bánh xích mới này phải vượt qua chặng đường thử nghiệm dài 600 km, trong đó 50% trên đường đất, 30% trên đường đá sỏi và 10% địa hình khác.
Pháo tự hành Lotos sẽ bắn 300 phát để kiểm tra tầm bắn tối đa và tối thiểu, kiểm tra độ chính xác và tốc độ bắn của các loại đạn khác nhau.
Dựa trên kết quả, các đánh giá và khuyến nghị sẽ được đưa ra cho quá trình phát triển tiếp theo. Theo kế hoạch tổ hợp mới này sẽ thay thế pháo tự hành bánh xích 2S9 Nona-S cỡ nòng 120 mm trong các đơn vị quân sự.
Được đưa vào sử dụng vào những năm 1980 để tiêu diệt pháo binh, xe tăng, nhân lực, sở chỉ huy và hệ thống phòng thủ của đối phương, 2S9 Nona trở thành hệ thống pháo sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới, có khả năng bắn cả mìn phân mảnh có sức nổ cao và các loại đạn đặc biệt có cùng cỡ nòng.
TIN LIÊN QUAN
Theo đó, với việc bắt đầu chuyển giao 2S42 Lotos mới nhất, chỉ có phiên bản Nona hiện đại hóa trên khung gầm bánh lốp sẽ được sử dụng trong nhiều đội hình của quân đội Nga.
Pháo tự hành mới cho lính dù Nga
Nguyên mẫu Lotos lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng vào đầu tháng 6-2019. Theo chuyên gia Veniamin Schastlivtsev giải thích trong buổi thuyết trình ra mắt, pháo tự hành tiền nhiệm Nona đã không còn “theo kịp” các loại xe bọc thép tốc độ cao hiện đại mà lực lượng lính dù Nga được trang bị trong những năm gần đây.
Do đó, quyết định thiết kế pháo tự hành mới đặt trên khung gầm của xe chiến đấu đổ bộ đường không thế hệ mới BMD-4M Sadovnitsa.
Nền tảng này có trọng lượng 14 tấn, có thể hạ cánh từ trên không thông qua hệ thống dù PBS-950U. Tốc độ tối đa của BMD-4M Sadovnitsa trên đường cao tốc là 70 km/giờ, di chuyển dưới nước đạt 10 km/giờ, phạm vi hoạt động trên 500 km.
“Việc lựa chọn BMD-4M làm khung gầm cơ sở là một quyết định hợp lý và chính xác. Xe này có hiệu suất di chuyển tốt trên địa hình gồ ghề và cũng có thể “bơi lội” tốt. Một điểm quan trọng nữa là sự thống nhất trong trang bị của Lực lượng
Dù về thành phần và thiết bị, tạo thuận lợi nhiều cho việc vận hành và sửa chữa các phương tiện quân sự ”, chuyên gia quân sự Mikhail Khodaryonok cho biết trong cuộc phỏng vấn với RT cuối tháng 11-2020.
Trong các cuộc thử nghiệm sau đó, tổ hợp này đã di chuyển 400km và bắn 14 phát đạn. Sau các bài kiểm tra sơ bộ, tiếp theo là các bài kiểm tra cấp nhà nước.
Theo đó, tổ hợp pháo đổ bộ đường không Lotos đã được chứng minh là rất xuất sắc trong các cuộc thử nghiệm. Phương tiện chiến đấu hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu về đặc điểm trọng lượng và kích thước, đồng thời có tốc độ, tốc độ bắn và tầm bắn ấn tượng.
Theo nhà phát triển TsNIItochmash, Lotos có khả năng bắn các loại đạn thông thường và đạn có độ chính xác cao. Việc cung cấp đạn có thể được thực hiện không chỉ từ các giá chứa đạn mà còn từ mặt đất.
Tổ hợp pháo tự hành Lotos nặng hơn so với phiên bản tiền nhiệm, nhưng được trang bị động cơ 450 mã lực (so với 240 mã lực của Nona).
TIN LIÊN QUAN
Pháo tự hành di chuyển nhanh hơn và có tầm bắn xa hơn, đạt 13km (so với 8,8km của Nona). Trong tương lai, tổ hợp mới này sẽ nhận được đạn phản ứng chủ động có dẫn đường, với tầm bắn lên tới 25km.
Ngoài ra, tốc độ bắn của Lotos đã được tăng lên từ 6-8 viên/phút (tăng lên 1,5 lần). Tổ hợp mới có thiết bị phanh hãm đầu nòng giúp giảm độ giật sau khi bắn. Một vũ khí bổ sung khác của Lotos là súng máy điều khiển từ xa 7,62mm.
Khi phát triển Lotos, các chuyên gia của đơn vị phát triển TsNIItochmash đã cung cấp khả năng hạ cánh bằng đường không cho phương tiện chiến đấu có kíp lái 4 người. Điều này giúp giảm thời gian chuẩn bị của tổ hợp pháo binh trong các nhiệm vụ chiến đấu sau khi hạ cánh. Lotos có thể hạ cánh từ máy bay vận tải quân sự hạng nặng loại Il-76.
Điều gì làm nên sức mạnh pháo tự hành Lotos mới của Lực lượng Dù Nga? - Ảnh 3.

Lotos có khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực cao hơn pháo tự hành tiền nhiệm. Ảnh: RT.
TsNIItochmash thực sự quan tâm không chỉ đến đòn tấn công, mà còn cả khả năng phòng thủ của pháo tự hành mới. Đặc biệt, Lotos đã nhận được tổ hợp bảo vệ mới chống lại vũ khí chính xác cao, bao gồm thiết bị phát hiện cuộc tấn công của kẻ thù và hệ thống thiết lập nhiễu quang-điện tử.
“Bộ đôi” hoàn hảo
Trong quá trình hoạt động, Lotos sẽ phối hợp tác chiến với pháo tự hành Sprut-SD. Theo Rostec, cả hai cỗ máy này sẽ tạo thành một “hệ thống hỗ trợ pháo binh hiệu quả” cho lính dù Nga.
Đến nay, một tổ hợp hiện đại hơn đã được tạo ra trên cơ sở Sprut-SD. Đó là sản phẩm Sprut-SDM1, được xem là ví dụ độc đáo về xe tăng hạng nhẹ hiện đại trên thế giới.
TIN LIÊN QUAN
Xe được trang bị pháo 2A75 125 mm, hỏa lực tương đương xe tăng T-90MS. Sprut-SDM1 có thể sử dụng đạn xuyên giáp cỡ nhỏ, khả năng nổ phân mảnh cao, cũng như đạn nổ từ xa.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng Lotos với Sprut-SD hoặc tách biệt sẽ cho phép các đơn vị đổ bộ đường không thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đánh chiếm và giữ các vị trí ở sâu trong tuyến phòng thủ của đối phương.
Pháo tự hành mới, với khả năng cơ động, độ chính xác và hỏa lực mạnh mẽ, sẽ cho phép giải quyết các nhiệm vụ hỗ trợ chiến đấu. Nếu không có vũ khí tự hành như Lotos, lính dù Nga khó có thể hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc chiến chống lại kẻ thù.
Chuyên gia Dmitry Litovkin của tờ Nezavisimoe Voennoye Obozreniye lưu ý rằng, với sự xuất hiện của Lotos, các đơn vị lính dù Nga sẽ nhận được “một phương tiện hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ khi thực hiện các hành động tác chiến”.
“Sự phát triển của pháo tự hành mới hoàn toàn phù hợp với các khái niệm sử dụng trong Lực lượng Dù, như các đơn vị phản ứng nhanh luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu...
Việc chế tạo Lotos là bước phát triển của quá trình hiện đại hóa sâu rộng Lực lượng Dù Liên bang Nga, nhằm tăng cường khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực”, chuyên gia khẳng định.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Báo Mỹ đánh giá sức mạnh của Su-30SM2 vượt tiêm kích phương Tây
Thanh Bình | 07/02/2022 07:59 AM

0

Báo Mỹ đánh giá sức mạnh của Su-30SM2 vượt tiêm kích phương Tây

Tạp chí Military Watch Magazine của Mỹ viết, tiêm kích đa năng Su-30SM2 của Nga vượt trội hơn tất cả các máy bay chiến đấu của phương Tây.

Cụ thể, theo Military Watch Magazine, Su-30SM2 của Nga vượt trội về khả năng cơ động và sức bền so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây .
Ấn phẩm của Mỹ cho rằng, việc sửa đổi SM2 về phạm vi tấn công mục tiêu bằng tên lửa không đối không là 400 km cũng cao hơn đáng kể - gấp đôi hoặc thậm chí hơn trước các máy bay phương Tây.
TIN LIÊN QUAN
Military Watch Magazine cho biết, Su-30SM2 đang hoạt động trong biên chế không quân của Hạm đội Baltic, bao phủ Kaliningrad. Máy bay chiến đấu được sản xuất tại một nhà máy ở Irkutsk, sau đó chúng được gửi đến vùng Kaliningrad.
Các máy bay chiến đấu mới sẽ thay thế máy bay chiến đấu cường kích Su-24M trong hạm đội này và máy bay Su-27 trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS).
Ngoài ra, các nhà báo phát hiện ra rằng Su-30SM2 không giống như Su-30SM trước đó được trang bị các thiết bị độc quyền do Nga sản xuất.
Thế hệ mới của máy bay có hệ thống điều khiển radar cải tiến, một bộ các biện pháp đối phó điện tử và hệ thống định vị - dẫn đường quang điện tử giúp tăng phạm vi phát hiện các mục tiêu trên không.
Theo ghi nhận của Izvestia, Su-30SM2 là loại máy bay chiến đấu hiện đại có số lượng nhiều nhất trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Báo Mỹ đánh giá sức mạnh của Su-30SM2 vượt tiêm kích phương Tây - Ảnh 2.

Su-30SM2 phiên bản nâng cấp sẽ có động cơ và radar mới, được trang bị tên lửa và bom dẫn đường để có thể thích ứng với tác chiến hiện đại. (Ảnh: RIA)
Chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin cho hay, công việc hiện đại hóa sâu loại máy bay này và thay thế nhập khẩu đã bắt đầu vào năm 2015.
“Su-30SM2 được trang bị động cơ AL-41F-1S. Lực đẩy của nó vượt quá 16% sức mạnh của Su-30SM. Khoảng thời gian đại tu của máy bay ước tính khoảng 4 nghìn giờ”, ông Shurygin nói.
Trước đó, tiền thân của Su-30SM đang được biên chế cho Belarus, Kazakhstan và Armenia.
TIN LIÊN QUAN
Mặc dù Su-30SM hiện vẫn được xem là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng, nhưng không thể phủ nhận chiếc tiêm kích này đang dần trở nên lạc hậu.
Do tiềm năng nâng cấp của Su-30SM được nhận xét là còn tương đối lớn, Nga đã có một quyết định mang tính bước ngoặt nhằm hiện đại hóa sâu dòng chiến đấu cơ nói trên.
Phiên bản Su-30SM2 sẽ là tiêu chuẩn mà tất cả các tiêm kích Su-30SM hiện đang phục vụ trong biên chế Không quân và Hải quân Nga được nâng cấp.
Tiêm kích Su-30SM2 được phát triển dựa trên những kinh nghiệm chiến trường Syria, kết hợp với những cải tiến kỹ thuật để tích hợp thống nhất với Su-35 thế hệ 4.
Về vũ khí, tiêm kích mới Su-30SM2 được trang bị tên lửa chính xác cao, được trang bị thiết bị để diệt hạm. Về linh kiện cấu tạo, Su-30SM2 có tỷ lệ nội địa hóa cao, khả năng tác chiến điện tử của tiêm kích mới được gia tăng, giúp máy bay có thể tránh được những đợt tấn công bằng tên lửa của đối phương.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tảng đá ‘bị ghét nhất’ của ông Kim Jong Un
Bình Giang - Theo Tiền Phong, 07/02/2022 22:30
Tảng đá ‘bị ghét nhất’ của ông Kim Jong Un

Một tên lửa bắn trúng đảo Alsom năm 2019. (Ảnh: KCNA)
Triều Tiên thực hiện hàng loạt vụ phóng tên lửa ngay trong tháng đầu năm nay, nhằm vào một nơi có tên dịch ra nghĩa là “vùng đất không người”.

Đảo Alsom, nằm cách bờ biển đông bắc Triều Tiên 18km, trở thành mục tiêu của hơn 25 vụ phóng tên lửa kể từ năm 2019. Chỉ trong tháng 1 vừa qua, đảo Alsom đã hứng 8 tên lửa.
Quân đội Hàn Quốc theo dõi sát sao các vụ bắn phá vào bãi đá, nhất là sau khi Triều Tiên xây dựng một cấu trúc rộng 10m ở đó vào tháng 8/2020, nghị sĩ đối lập Yoon Ju-kyeong cho biết. Văn phòng của bà Yoon nói rằng cấu trúc đó có thể được dùng để thử nghiệm bom boong-ke, còn những người khác đoán rằng cấu trúc đó đại diện cho toà nhà chính phủ ở Seoul.
Quá nhiều hoả lực dội vào một mục tiêu dẫn đến câu nói đùa rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un chắc phải có mối thù hận lớn với tảng đá đó. Chuyên gia về vũ khí Joseph Dempsey châm biếm trên Twitter rằng đó là "tảng đá bị Triều Tiên ghét nhất".
Dempsey, một cộng sự phân tích về an ninh và quốc phòng tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London, nói rằng đảo Alsom là nơi hữu ích để thử thế hệ vũ khí tầm ngắn mới, như KN-23, loại có thể tấn công mọi vị trí ở Hàn Quốc. "Mục tiêu tương đối nhỏ và rõ ràng này là lựa chọn tốt để thể hiện độ chính xác của vũ khí, nhất là để phục vụ mục đích tuyên truyền", ông Dempsey đánh giá.
Trong những tuần gần đây, Triều Tiên mài giũa các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới nhất bằng cách phóng vào Alsom. Một số tên lửa lao vào mỏm đá với tốc độ trên 3.000km/h.
Hôm 25/1, Triều Tiên cũng dùng nơi này làm địa điểm để chứng minh tính chính xác và cơ động của các tên lửa hành trình tầm xa mà họ nói là có thể vượt qua 1.800km trước khi trúng mục tiêu. Bình Nhưỡng đã công bố các bức ảnh về tác động của tên lửa.
Hòn đảo này nằm đủ xa ngoài biển để tạo vùng đệm nếu tên lửa gặp trục trặc, và đủ gần để đảm bảo chỉ có các tàu của Triều Tiên vào khu vực này. Với chiều dài khoảng 850m, hòn đảo đủ nhỏ để chứng minh với Mỹ và các đồng minh rằng Triều Tiên có thể tấn công vào mục tiêu đã định.



admicro.vn
Xem thêm

Ông Kim đang tiếp tục hiện đại hoá kho vũ khí . Các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn dùng nhiên liệu rắn ra mắt từ năm 2019 được thiết kế để bay khoảng 250-500km, nhưng một số đã được phóng thử ở tầm hơn 600km, đủ xa để đến một số nơi thuộc bờ biển phía tây của Nhật Bản.
Khi Triều Tiên tăng cường phóng tên lửa, đảo Alsom cũng cung cấp một bối cảnh kịch tính cho các chiến dịch tuyên truyền trong nước. Báo chí Triều Tiên nhiều lần đăng tải hình ảnh tên lửa bắn vào hòn đảo này trong những ngày gần đây, trong đó có cả hình ảnh được quay bằng máy bay không người lái rất ấn tượng.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Hệ thống phòng không bí ẩn nào đã bắn hạ tên lửa đạn đạo của Houthi?
Huyền Chi - Theo Viettimes, 07/02/2022 21:45
Hệ thống phòng không bí ẩn nào đã bắn hạ tên lửa đạn đạo của Houthi?

Hệ thống phòng không Spyder của Israel (Ảnh: WikiCommons)
Đòn tấn công bằng tên lửa nhằm vào Dubai hôm 30/1 có khả năng cao là bị hệ thống Barak ER hay Spyder của Israel đánh chặn, hơn là Patriot của Mỹ.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Israel Isaac Herzog tới UAE vào ngày 30/1, phiến quân Houthi ở Yemen đã phóng một tên lửa đạn đạo nhằm vào Dubai để khiêu khích. Các lực lượng vũ trang Mỹ đang khai hỏa tên lửa Patriot để đánh chặn, nhưng dường như đã không đánh trúng mục tiêu.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby sau đó nói rằng chính các tên lửa đất-đối-không của UAE đã đánh chặn thành công tên lửa của Houthi. Những báo cáo ban đầu nói rằng UAE vận hành một hệ thống phòng không của Hàn Quốc, nhưng thương vụ này mới vừa được ký trong tháng 1.
UAE còn sở hữu hệ thống phòng không tầm trung Pantsir-S1 do Nga sản xuất, ngoài ra còn có Patriot và THAAD của Mỹ, nhưng nếu những hệ thống này được sử dụng để đánh chặn tên lửa của Houthi thì điều đó đã được tuyên bố một cách rõ ràng giống như trước đây.
Ngoài ra, UAE cũng sở hữu hệ thống phòng không tầm ngắn Skynight sản xuất trong nước. Hệ thống này là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống phòng không tự động Skynex của hãng Rheinmetall.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ngờ rằng, chính một hệ thống phòng không của Israel đang hoạt động âm thầm mới là nhân tố đánh chặn thành công tên lửa của Houthi. Chuyến thăm của Tổng thống Israel là một sự kiện ngoại giao lớn diễn ra ở một vị trí nhạy cảm, giữa một bên là Iran thù địch và bên còn lại là lực lượng Houthi mà Iran hậu thuẫn ở Yemen.
Những vấn đề về an ninh trong chuyến thăm này trở thành cơn ác mộng đối với Israel và buộc họ phải cử lực lượng riêng để bảo vệ Tổng thống Herzog ở Dubai. Thủ tướng Israel Naftali Bennett trên thực tế đã đề nghị "hỗ trợ an ninh và tình báo" đối với UAE sau một vụ tấn công xảy ra trước đó.
Nhóm Houthi cho hay mục tiêu tấn công của họ là căn cứ không quân al-Dhafra nằm cách Abu Dhabi khoảng 32 km về phía Nam. Căn cứ này được vận hành bởi Không quân UAE, nhưng cũng có khoảng 2.000 binh sĩ và nhân sự Mỹ đồn trú.
Hệ thống phòng không bí ẩn nào đã bắn hạ tên lửa đạn đạo của Houthi? - Ảnh 1.

Ống phóng của hệ thống phòng không Barak-8 (Ảnh: WikiCommons)
Loạt vụ tấn công
Đây là lần thứ 3 trong những tuần gần đây mà binh sĩ Mỹ bị buộc phải lao vào hầm trú ẩn. Vào ngày 17/1, Houthi cũng tấn công một trạm nhiên liệu ở Abu Dhabi, khiến 3 người thiệt mạng. Ngày 24/1, một vụ tấn công xảy ra ở al-Dhafra, Bộ Tư lệnh trung ương Mỹ sau đó báo cáo rằng các lực lượng vũ trang Mỹ và UAE "đã phối hợp thành công và ngăn chặn được các tên lửa nhằm vào căn cứ."
Vụ tấn công gần đây nhất, có khả năng là tên lửa Zulfiqar hoặc Dezful, đã bị đánh chặn bởi một hệ thống phòng không của UAE. Đây là những tên lửa hoạt động nhờ nhiên liệu rắn, được phát triển từ mẫu Fateh-110, được chế tạo ở Iran và những bộ phận được Trung Quốc cung cấp.
Những phiên bản mới của Fateh-110 đều có tầm bắn và hệ thống dẫn đường được cải thiện. Ban đầu Iran vận chuyển các bộ phận của tên lửa sang Yemen, sau đó những bộ phận này được các kỹ sư – có khả năng cao là người Iran – lắp ráp lại và đặt lên những dàn phóng.
Hiện chưa rõ hệ thống phòng không của Mỹ hay của UAE đã khai hỏa đầu tiên để đánh chặn tên lửa của Houthi, nhưng có điều rõ ràng là 2 hệ thống phòng không này không hề phối hợp với nhau. Có khả năng là hệ thống phòng không của UAE được triển khai một cách bí mật.
Nhiều hệ thống phòng không hàng đầu của Israel – từ Iron Dome (Vòm Sắt) cho tới David’s Sling và Arrow – đều được hợp tác phát triển với Mỹ. Bởi vậy, Israel nếu muốn xuất khẩu những hệ thống này thì cần có sự đồng ý của Mỹ, mà đến nay vẫn chưa có thương vụ nào được cấp phép.
Như vậy, nếu loại trừ đi thì chỉ còn 2 hệ thống phòng không đáng chú ý của Israel là Spyder và Barak được xuất khẩu, bởi chúng hoàn toàn dựa trên công nghệ trong nước. Trong chuyến thăm của mình, Tổng thống Herzog cũng đã thảo luận về khả năng bán hệ thống phòng không của Israel cho UAE, và UAE đặc biệt quan tâm tới hệ thống Barak.
Barak là một sản phẩm của công ty phát triển hàng không vũ trụ Israel Aerospace Industries (IAI) và đang được sản xuất cùng với Ấn Độ với tên Barak-8. Hệ thống này cũng được xuất khẩu sang Azerbaijan, và từng đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo Iskander do Nga chế tạo trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh.



admicro.vn
Xem thêm

Hệ thống phòng không bí ẩn nào đã bắn hạ tên lửa đạn đạo của Houthi? - Ảnh 2.

Hệ thống Iron Dome của Israel (Ảnh: WikiCommons)
"Những mục tiêu đạn đạo"
Iskander là tên lửa đạn đạo tầm ngắn có vận tốc Mach 5,9. Giám đốc điều hành của IAI, Baz Levy, nói rằng hệ thống Barak ER, có tầm bắn khoảng 150 km, được thiết kế "đặc biệt để đánh chặn những mục tiêu đạn đạo."
Tuy nhiên, việc Israel đem những hệ thống phòng không chủ chốt của họ đi xuất khẩu cũng gây ra vấn đề cho họ, bởi Israel cũng muốn bảo toàn khả năng răn đe của họ. Trên thực tế, có nhiều tiếng nói trong cộng đồng an ninh Israel phản đối việc nước này bán Iron Dome cho UAE, bởi nhiều bộ phận và phần mềm của hệ thống này có thể lắp đặt được cho những hệ thống cao cấp hơn.
Nhưng với các hệ thống như Barak và Spyder thì trường hợp đó lại không đúng, bởi không có bộ phận cấu thành nào của chúng có thể ăn nhập với hệ thống phòng không ngày càng tích hợp của Israel.
Điều này càng khiến cho giả thuyết Barak ER đánh chặn tên lửa của Houthi thêm phần đáng tin. Chưa kể, IAI và Bộ Quốc phòng Israel đã tăng cường thử nghiệm hệ thống này để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.
Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng có khả năng Israel đã triển khai lực lượng riêng để bảo vệ Tổng thống của họ trong chuyến thăm UAE. Ngay sau vụ tấn công, Israel tuyên bố rằng họ sẽ tham gia các cuộc thảo luận với UAE về thương vụ xuất khẩu các hệ thống phòng không, trong đó có Iron Dome.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vũ khí Mỹ duy nhất có thể đối phó tên lửa siêu vượt âm
Tên lửa phòng không SM-6 là khí tài duy nhất của Mỹ có khả năng chặn đầu đạn siêu vượt âm, theo quan chức Lầu Năm Góc.
"Dự án ra đời nhằm đối phó những mục tiêu có tốc độ và khả năng cơ động cao. SM-6 hiện là khí tài duy nhất của Mỹ có khả năng phòng thủ trước tên lửa siêu vượt âm", phó đô đốc Jon Hill, giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA), cho biết trong một hội thảo kỹ thuật hồi tuần trước.
Ông nói thêm rằng năng lực này còn "tương đối non trẻ" và có tiềm năng phát triển thêm.
Quan chức Mỹ không cho biết phiên bản nào của dòng SM-6 có khả năng chặn tên lửa siêu vượt âm. Quân đội Mỹ đang biên chế phiên bản Block I và IA, đồng thời phát triển biến thể Block IB với thiết kế được điều chỉnh và trang bị động cơ lớn hơn. Nó dự kiến đạt tốc độ siêu vượt âm và cải thiện khả năng đánh chặn tên lửa đối phương.
Tên lửa SM-6 phóng từ tàu chiến Mỹ trong đợt thử nghiệm năm 2014. Ảnh: US Navy.


RIM-174A ERAM, còn có tên Standard Missile 6 (SM-6), là tên lửa phòng không trang bị cho lá chắn phòng thủ Aegis với khả năng đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của đối phương, đồng thời có thể được sử dụng như một loại vũ khí chống hạm. Mỗi quả đạn SM-6 có giá khoảng 5 triệu USD.
Quảng cáo

Tập đoàn vũ khí Raytheon từng nâng cấp phần mềm của SM-6 vào năm 2017 để tên lửa có khả năng đối phó tốt hơn với các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời phát triển khả năng đối phó vũ khí siêu vượt âm.
Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Những vũ khí bay nhanh hơn vận tốc âm thanh nhưng không đạt ngưỡng Mach 5 thường chỉ được gọi là tên lửa siêu thanh.
Tốc độ lớn, khả năng cơ động và đường bay thấp trong khí quyển khiến vũ khí siêu vượt âm rất khó bám bắt và đánh chặn so với tên lửa đạn đạo truyền thống, đặt ra thách thức lớn với mọi lưới phòng không hiện đại. Đối phương cũng có ít thời gian phản ứng trước vũ khí siêu vượt âm, không kịp triển khai lực lượng đánh chặn hoặc sơ tán.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Lô vũ khí phương Tây chuyển tới Ukraine
Mỹ cùng một số thành viên NATO đang vận hành cầu hàng không chuyển vũ khí hỗ trợ Ukraine giảm bớt khoảng cách quân sự với Nga.
Sau khi Tổng thống Joe Biden phê duyệt khoản viện trợ quân sự mới trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, 8 vận tải cơ Mỹ chở trang thiết bị quân sự và vũ khí hạ cánh xuống Kiev từ ngày 22/1 và dự kiến có thêm nhiều chuyến hàng nữa tới đây.
Các thành viên NATO, trong đó có Anh và các nước Baltic, đã điều máy bay chở vũ khí tới Ukraine. Ba Lan và Czech dự kiến sớm chuyển vũ khí và trang bị cho Ukraine.
Giới chuyên gia nhận định hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine khó xóa bỏ khoảng cách quân sự với Nga, quốc gia có ưu thế vượt trội về không quân, hải quân, pháo binh, tên lửa và nhân lực so với láng giềng.
Tuy nhiên, quan chức một số quốc gia phương Tây cho rằng nỗ lực phối hợp hỗ trợ Ukraine thể hiện quyết tâm của họ, đồng thời làm phức tạp thêm lựa chọn tiến công và tăng cái giá Nga phải trả nếu làm điều này.
Quảng cáo

Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới sân bay ở ngoại ô thủ đô Kiev ngày 25/1. Ảnh: Reuters.


Trước khi căng thẳng hiện tại xảy ra, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia duy nhất sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Thổ Nhĩ Kỳ bán cho Ukraine máy bay không người lái (UAV) vũ trang TB2 Bayraktar, từng được sử dụng trong giao tranh với lực lượng ly khai tại khu vực Donbass.
Lập trường của Mỹ về viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine đã thay đổi. Cựu tổng thống Barack Obama từng tránh chuyển vũ khí sát thương cho Ukraine. Năm 2019, Donald Trump quyết định chuyển tên lửa chống tăng FGM-148 cho Kiev. Tổng thống Biden duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá 200 triệu USD hồi tháng trước, mở đường cho lô hàng vũ khí đang tới Ukraine.
Các quan chức Mỹ và Ukraine cho biết Washington đã chuyển cho Kiev đạn vũ khí cá nhân, đạn cối, đạn pháo, tên lửa dẫn đường chống tăng, tên lửa phá boong ke, súng phóng lực, trang phục xử lý vật liệu nổ và súng shotgun Mossberg 500. Anh chuyển hàng nghìn tên lửa chống tăng cho Ukraine, các nước vùng Baltic chuyển tên lửa phòng không FIM-92 Stinger.
Chuyến hàng mới nhất của Mỹ tới Kiev ngày 5/2, nằm trong số khoảng 650 tấn vũ khí và thiết bị được chuyển từ tháng một. "Các đợt giao hàng diễn ra liên tục", một phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết. "Chúng tôi đang xác định các thiết bị bổ sung được niêm cất trong kho của Bộ Quốc phòng Mỹ".
Chính quyền Biden hồi tháng một thông báo với quốc hội rằng họ có kế hoạch chuyển 5 trực thăng vận tải Mi-17 cho Ukraine. Số trực thăng này từng được quân đội chính phủ cũ của Afghanistan sử dụng. Một quan chức Mỹ cho biết chính quyền Biden đang chờ các thủ tục phê duyệt hoàn tất.
Phần lớn trong lô hàng vũ khí Mỹ chuyển cho Ukraine là lựu đạn với sức công phá cao, đạn súng trường hạng nặng, đạn xuyên giáp, hàng trăm đạn súng chống tăng và lượng lớn đạn cỡ 7,62 mm của các loại vũ khí được Ukraine sử dụng rộng rãi.
Lính Ukraine học sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp trong diễn tập ở căn cứ gần Yavorov ngày 4/2, Ảnh: Reuters.

Lính Ukraine học sử dụng tên lửa vác vai do Mỹ cung cấp trong diễn tập ở căn cứ gần Yavorov ngày 4/2, Ảnh: Reuters.
Một quan chức Mỹ cho biết Ukraine thiếu đạn dược trầm trọng. Một số kho vũ khí của Ukraine bị phá hủy trong những sự cố sau năm 2014 mà nước này cáo buộc là hành động phá hoại của Nga.

Quảng cáo

Đặc nhiệm Nga còn bị cáo buộc phá hủy các kho vũ khí của Czech chứa đạn dược cung cấp cho Ukraine. Trong khi đó, nhà máy sản xuất đạn dược duy nhất của Ukraine nằm tại Luhansk, nơi lực lượng ly khai kiểm soát.
Anh chuyển khoảng 2.000 tên lửa chống tăng tầm ngắn mang tên Vũ khí Chống tăng Hạng nhẹ Thế hệ mới (NLAW) cho Ukraine vào tháng một. Ukraine và Anh đang đàm phán về thương vụ mua hai tàu quét mìn được tân trang của hải quân Anh, đồng thời thảo luận về dự án chế tạo hộ vệ hạm và hợp tác phát triển 8 tàu tên lửa.
Ba Lan cam kết cung cấp cho Ukraine UAV và tên lửa phòng không cá nhân Piorun chuyên tấn công máy bay tầm thấp với độ cao tối đa gần 4.000 m, như trực thăng. Một số quốc gia khác chuyển viện trợ phi sát thương cho Ukraine, trong đó có lô hàng thiết bị giám sát và phát hiện của Canada.
Tuy nhiên, Đức chỉ chuyển cho Ukraine 5.000 mũ sắt và một bệnh viện dã chiến, đồng thời từ chối viện trợ vũ khí vì lý do không muốn châm ngòi cho xung đột. Đức cũng không cấp giấy phép để Ukraine chuyển lựu pháo D-30 cho Ukraine.
Căng thẳng leo thang khi Mỹ cùng phương Tây cho rằng Nga tập trung hơn 100.000 quân dọc theo biên giới với Ukraine và lên kế hoạch tấn công nước láng giềng. Tình báo Mỹ nhận định Nga đã tập trung 70% lực lượng cần thiết cho hoạt động này.
Nga nhiều lần bác thông tin cho rằng họ lên kế hoạch tiến đánh Ukraine, khẳng định có quyền điều động lực lượng trong lãnh thổ để phòng thủ. Nga tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine, đồng thời khẳng định không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình".
Trong khi đó, Ukraine tìm cách giảm bớt lo ngại về nguy cơ Nga phát động chiến dịch tấn công tổng lực để ngăn tổn hại cho nền kinh tế. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các đồng minh phương Tây không nên hoảng sợ
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top