[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Cuộc đối đầu khó tin giữa MiG-29 và Su-27 trên bầu trời châu Phi
Hoàng Phạm | 23/01/2022 03:00 PM

1


Thật khó tưởng tượng 2 dòng máy bay chiến đấu chủ lực do Liên Xô (sau này là Nga) sản xuất có thể đối đầu nhau trong một trận chiến. Điều đó đã từng xảy ra trên bầu trời châu Phi.


Trong nhiều năm, 2 dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư MiG-29 và Su-27 là xương sống của Lực lượng không quân Liên Xô và Nga. Dòng tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ MiG-29 (Fulcrum) được sử dụng để giành ưu thế trực tiếp trên bầu trời trong khu vực tác chiến, còn tiêm kích siêu thanh hạng nặng Su-27 (Flanker-B) có khả năng đánh chặn máy bay đối phương từ khoảng cách xa.
Cuộc đối đầu khó tin giữa MiG-29 và Su-27 trên bầu trời châu Phi - Ảnh 1.

Ảnh: RBTH
Với các nhiệm vụ khác nhau, 2 loại máy bay này thường hỗ trợ nhau trong các cuộc giao tranh và chỉ so tài trong các cuộc huấn luyện chiến đấu. Tuy nhiên năm 1999, trong cuộc xung đột vũ trang giữa Ethiopia và Eritrea, Su-27 và MiG-29 đã đối đầu nhau trong một trận chiến sinh tử.
Trong cuộc chạm trán trực tiếp với tiêm kích Su-27 có kích thước lớn hơn và được vũ trang tốt hơn, MiG-29 được cho là có rất ít cơ hội chiến thắng. Song, kết quả trận chiến lại được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có kỹ năng của phi công điều khiển máy bay.
Đối tác lâu năm
Vũ khí, khí tài quân sự của Nga xuất hiện ở Đông Phi vào cuối những năm 1990 không phải là điều bất ngờ. Nhiều thập kỷ trước đó, Liên Xô đã từng cung cấp vũ khí cho Ethiopia, cử chuyên gia và cố vấn quân sự tới huấn luyện cho lực lượng vũ trang nước này.
Sau khi Liên Xô tan rã, mối quan hệ giữa 2 bên không bị chấm dứt hoàn toàn. Mặt khác, sau khi tách khỏi Ethiopia vào năm 1993, Eritrea cũng bắt đầu tìm tới Nga để mua sắm vũ khí.
Khi cuộc xung đột vũ trang bùng phát giữa 2 quốc gia châu Phi liên quan tới tranh chấp lãnh thổ cuối năm 1998, cả 2 nước đều tìm đến Nga khi xem xét ý định mua sắm trang thiết bị quân sự, đặc biệt là máy bay chiến đấu. Cũng cần phải nói rằng, Ethiopia và Eritrea có khả năng tài chính khác nhau.
Cuộc đối đầu khó tin giữa MiG-29 và Su-27 trên bầu trời châu Phi - Ảnh 2.

MiG-29. Ảnh: RBTH
Mùa hè năm 1998, Eritrea mua 8 máy bay MiG-29A và 2 chiếc MiG-29UB. Trong khi đó, với nền kinh tế phát triển hơn, Ethiopia hoàn toàn có thể mua những chiếc Sushkas (biệt danh của Su-27) đắt đỏ và uy lực hơn. Tháng 12/1998, Ethiopia ký hợp đồng mua 6 chiếc Su-27SK và 2 chiếc Su-27UB của Nga.
Theo thỏa thuận giữa Ethiopia và Nga, các phi công của Lực lượng không quân Ethiopia được đào tạo lý thuyết và thực hành tại căn cứ không quân Debre Zeit, với sự hướng dẫn của những chuyên gia Nga. Một số thành viên đội bay và nhân viên kỹ thuật được cử sang thực tập tại Trường hàng không quân sự cấp cao Krasnodar của Nga.
Trong khi đó, Eritrea lại nhờ đến Ukraine. Các phi công huấn luyện và chuyên gia kỹ thuật Ukraine đã tới Eritrea để hỗ trợ cho phi đội nhỏ của quốc gia châu Phi này.
Cuộc đọ sức trên không
Cuộc chạm trán đầu tiên giữa tiêm kích Su-27 và MiG-29 xảy ra vào ngày 21/2/1999. Khi đó, 2 máy bay của Eritrea cố gắng phục kích máy bay chiến đấu của Ethiopia. Tuy nhiên, chiếc Su-27 không những không bị mắc bẫy, mà còn loại một máy bay của đối phương khỏi vòng chiến đấu. Phía Eritrea không thừa nhận bị tổn thất 1 chiếc máy bay.
Cuộc đối đầu khó tin giữa MiG-29 và Su-27 trên bầu trời châu Phi - Ảnh 3.

Su-27. Ảnh: RBTH
Ngày 25/2/1999, trên bầu trời thành phố Badme của Eritrea, 2 chiếc Su-27 đã đụng độ 4 chiếc MiG. Hai bên tấn công tên lửa lẫn nhau ở khoảng cách trung bình nhưng không đem lại kết quả gì. Khi đối đầu nhau ở cự ly gần, Su-27 một lần nữa chiếm ưu thế. Sau khi mất 1 máy bay, phía Eritrea buộc phải rút lui.
Ngày 16/5/1999, khi đang tuần tra trên bầu trời thành phố Barentu của Eritrea, 2 chiếc MiG-29 bất ngờ bị vài chiếc Su-27 tấn công. Trận chiến diễn ra trong thời gian ngắn với kết quả là 1 chiếc MiG bị bắn rơi, chiếc thứ hai bị hư hỏng nặng nhưng vẫn quay trở về được sân bay ở Asmara. Tuy nhiên, chiếc máy bay này sau đó không còn khả năng hoạt động.
Chiến thắng lẫy lừng
Trong cuộc chạm trán đầu tiên với những "người anh em" trong một trận không chiến thực sự, Su-27 đã giành được ưu thế trên không và chiến thắng thuyết phục.
Sau khi chiến thắng trên không, những chiếc Su-27 bắt đầu hỗ trợ lực lượng bộ binh của Ethiopia và giành chiến thắng cả trên mặt đất. Các vùng lãnh thổ tranh chấp rơi vào tay quân đội Ethiopia vào mùa hè năm 2000 và 2 bên đã ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, phải tới 18 năm sau, cuộc xung đột giữa Ethiopia và Eritrea mới được giải quyết.
Phía Eritrea thực sự ấn tượng về khả năng chiến đấu của dòng tiêm kích Su-27SK. Sau khi chấm dứt xung đột, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, Eritrea đã tập trung nguồn lực để mua một số máy bay chiến đấu loại này của Nga.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Khả năng đáng gờm của "bộ ba hạt nhân" Israel
Lê Ngọc | 23/01/2022 10:34 AM

29

Khả năng đáng gờm của bộ ba hạt nhân Israel



Các máy bay của Không quân Israel được tin có khả năng mang vũ khí hạt nhân; Nguồn: austrianwings.info


Israel sẽ không sớm tuyên bố trở thành cường quốc hạt nhân vì sự mơ hồ về việc sở hữu vũ khí hạt nhân có lợi cho họ. Mặt khác, Israel luôn chỉ trích việc Iran nỗ lực sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vấn đề kho vũ khí hạt nhân được cho là của Israel
Việc Israel có kho vũ khí hạt nhân là một bí mật mở. Quan điểm của Tel Aviv về vấn đề nhạy cảm này là không trực tiếp phủ nhận nhưng cũng không xác nhận. Thủ tướng Golda Meir từng đưa ra công thức ngắn gọn nhất: Thứ nhất, chúng tôi không có vũ khí hạt nhân, và thứ hai, nếu cần, chúng tôi sẽ sử dụng chúng.
Mỹ, Pháp, Anh, Đức và nhiều quốc gia khác đã gián tiếp tiếp tay cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển chúng của Israel. Bản thân kho vũ khí Israel được ước tính khác nhau, từ 75-400 đơn vị, nhưng con số 200 đầu đạn dường như sát với thực tế hơn. Trong một email riêng tư bị rò rỉ vào tháng 9/2016, cựu Ngoại trưởng và là Tướng quân đội Mỹ Colin Powell ám chỉ Israel có một kho gồm “200 vũ khí hạt nhân”.

Israel bắt đầu tham gia câu lạc bộ hạt nhân vào những năm 1950. Thủ tướng David Ben-Gurion được cho là nung nấu phát triển quả bom nguyên tử như một biện pháp chống lại kẻ thù của Israel.
Theo học thuyết quân sự, vũ khí hạt nhân của Israel sẽ được sử dụng nếu thất bại trong chiến tranh thông thường, hoặc để ngăn chặn các quốc gia thù địch phát động các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học, nhằm ngăn chặn sự hủy diệt nhà nước Do Thái.
Ông Shimon Peres, người sau này giữ chức Tổng thống và Thủ tướng Israel, đã vun đắp mối quan hệ với Pháp, dẫn đến việc nước này đồng ý cung cấp một lò phản ứng hạt nhân nước nặng lớn và một nhà máy tái chế plutonium dưới lòng đất, biến nhiên liệu đã qua sử dụng trong lò phản ứng được xây dựng tại Dimona trên sa mạc Negev thành nguyên liệu chính cho vũ khí hạt nhân.
Vào cuối những năm 1960, Mỹ đánh giá việc chế tạo vũ khí hạt nhân của Israel là "có thể xảy ra", nhưng nỗ lực của Mỹ nhằm làm chậm chương trình hạt nhân và đưa Israel tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân không đi đến đâu.
Tháng 9/1969, Tổng thống Mỹ Nixon và Thủ tướng Israel Golda Meir được cho là đã đạt được một thỏa thuận bí mật - Mỹ sẽ ngừng yêu cầu kiểm tra và Israel tuân thủ các nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân, và đổi lại, Israel sẽ không tuyên bố hoặc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của mình.
"Bộ ba hạt nhân" Israel
Người ta không biết chắc số lượng vũ khí hạt nhân nói trên của Israel đúng hay không. Tuy nhiên, nếu đó là sự thật thì không thể hiểu tại sao cộng đồng thế giới lại không gây áp lực chính trị và kinh tế, và không thực hiện các biện pháp quân sự-kỹ thuật thích hợp.
Điều này càng đáng ngạc nhiên hơn bởi vì Tel Aviv thực sự có “bộ ba hạt nhân” của mình và nếu cần, có thể tiếp cận không chỉ Iran, mà cả Nga, Liên minh châu Âu và thậm chí cả Trung Quốc.

Khả năng đáng gờm của bộ ba hạt nhân Israel - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo Jerricho-3 của Israel; Nguồn: vpk.name
Không quân Israel được trang bị máy bay tiêm kích-ném bom F-15I, máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng F-16I Sufa, được trang bị thùng nhiên liệu bên ngoài, có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí hạt nhân ở khoảng cách đáng kể.
IDF bắt đầu thay thế F-16I Sufa bằng F-35 Adir hiện đại và tàng hình hơn, được điều chỉnh theo yêu cầu của Không quân Israel. Tel Aviv đã sở hữu 5 máy bay chiến đấu đa nhiệm này, và theo một thỏa thuận vào cuối tháng 10/2021, sẽ mua thêm 17 chiếc, với tổng số cuối cùng sẽ là 50 chiếc. Việc chuyển giao tất cả 50 chiếc F-35 dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2024.
Một nhiệm vụ không được thảo luận là Israel có thể sẽ sử dụng F-35 của mình như một hệ thống mang hạt nhân. Vào những năm 1960, để mua A-4 Skyhawk và F-4 Phantoms, Israel đã đồng ý không sử dụng máy bay mua của Mỹ làm phương tiện mang vũ khí hạt nhân.
Đồng thời, Israel cũng đảm bảo với Mỹ, sẽ không “giới thiệu” vũ khí hạt nhân ở Trung Đông, có nghĩa là họ có thể xây dựng một kho vũ khí hạt nhân miễn là không công khai thừa nhận sự tồn tại của nó.
Là một máy bay chiến đấu hai động cơ, F-4 Phantom có lẽ là máy bay đầu tiên của Không quân Israel có khả năng mang bom hạt nhân thế hệ đầu tiên. Một thế hệ bom trọng lực hạt nhân mới, nhỏ hơn có khả năng trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15I và F-16I.
Một số người có thể cho rằng bom trọng lực đã lỗi thời do những tiến bộ của Israel trong công nghệ tên lửa, nhưng một máy bay có người lái cho phép thay đổi quyết định tấn công hạt nhân đến phút cuối cùng.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu Israel có cam kết tương tự khi mua máy bay F-15 và F-16 trong những năm 1980-1990 hay không. Bất kể cam kết có được đưa ra hay không, nhiều người tin một số máy bay F-15 và F-16 của Israel có khả năng hạt nhân.
Nếu đúng, có nghĩa là F-35 của Israel sẽ là một máy bay có khả năng hạt nhân, vì F-35 Adir được cho là sẽ thay thế phi đội F-16. F35 Adir của Israel dựa trên biến thể F-35A, trong khi Mỹ và một số đồng minh đang có kế hoạch trang bị bom trọng lực hạt nhân B61-12 của Mỹ cho một phần phi đội F-35A của họ.

Khả năng đáng gờm của bộ ba hạt nhân Israel - Ảnh 2.

Tàu ngầm lớp Dolphin; Nguồn: topcor.ru
"Jericho" là một dòng tên lửa bao gồm tên lửa chiến dịch-chiến thuật, tên lửa tầm trung và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Jericho-1 được phát triển với sự hợp tác của Pháp, đã ngừng hoạt động, được thay thế bằng tên lửa đạn đạo Jericho-2 và Jerricho-3.
Theo dữ liệu chính thức, tầm bay của Jericho-3 là từ 2.000 đến 4.800 km, nhưng có bằng chứng cho thấy tên lửa ba tầng này có thể vượt qua khoảng cách 11.500 km, là ICBM thật sự.
Không những vậy, nó có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, được triển khai tại căn cứ Sdot-Micha gần Jerusalem. Hiện chưa rõ tổng số tên lửa đạn đạo của Israel, nhưng các chuyên gia ước tính, ít nhất 20 quả. Để tham khảo, khoảng cách từ Jerusalem đến Moscow chỉ 2.670 km, đến Berlin – 2.904 km, đến Bắc Kinh – 7.120 km.
Cấu phần hải quân trong "bộ ba hạt nhân" Israel là một loạt tàu ngầm “Dolphin” được Đức thiết kế cho Hải quân Israel trên cơ sở tàu ngầm Type-212. Với lượng choán nước 1.840 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, độ lặn sâu tối đa 350 m, thời gian lặn 50 ngày, người ta tin rằng những tàu ngầm này của Israel là phương tiện mang vũ khí hạt nhân.
"Dolphin" được trang bị 10 ống phóng ngư lôi, 6 trong số đó là cỡ tiêu chuẩn 533 mm dành cho ngư lôi thông thường, 4 ống còn lại - không tiêu chuẩn, cỡ 650 mm.
Tên lửa có thể là tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ với tầm bắn lên đến 2.500 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc tên lửa hành trình Popeye Turbo SLCM do Israel sản xuất với tầm bắn lên đến 1.500 km, cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
Dolphin là một phần của Flotilla-7, có trụ sở tại Haifa. Chúng đang làm nhiệm vụ trực chiến ở Biển Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư, từ đó có thể bí mật thực hiện một cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Iran, hoặc một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân.
Việc thành lập bộ ba hạt nhân chứng tỏ Israel coi trọng ý tưởng răn đe hạt nhân. Nước này sẽ không sớm tuyên bố trở thành cường quốc hạt nhân vì sự mơ hồ về việc sở hữu vũ khí hạt nhân có lợi cho họ./.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Còn quá sớm để nói vũ khí siêu thanh của Nga đe dọa Mỹ?
Lê Ngọc | 26/01/2022 08:10 AM

0

Còn quá sớm để nói vũ khí siêu thanh của Nga đe dọa Mỹ?

Bài báo của tác giả Sergei Marzhetsky đăng tải trên trang topcor.ru có tựa đề “Tại sao còn quá sớm để đe dọa người Mỹ bằng vũ khí siêu thanh của Nga?”, đem tới cái nhìn về thực trạng “át chủ bài” này của Nga.


Vũ khí siêu thanh là con bài mà Mỹ và các đồng minh bị cho là không thể chống đỡ ở vào thời điểm hiện tại. Nhưng nó có thực sự có khả năng như vậy? Dưới đây là tình trạng thực sự tên lửa siêu thanh của lục quân, không quân và hải quân Nga.
“Avangard” (“Авангард”)
Avangard là đầu đạn dẫn đường siêu thanh có công suất từ 800 kiloton đến 2 megaton, được phóng bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100N UTTKh (УР-100Н УТТХ).
Ưu điểm chính của Avangard là tốc độ bay cực nhanh, đạt Mach 27-28 và khả năng cơ động, khiến nó gần như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng không hiện có. Tuy nhiên, cái gì cũng có nhược điểm. Thay vì mang 6 đầu đạn phân hướng của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), UR-100N UTTKh (УР-100Н УТТХ) chỉ mang được duy nhất 1 đầu đạn Avangard, khiến hiệu quả của nó giảm đi 6 lần.


Còn quá sớm để nói vũ khí siêu thanh của Nga đe dọa Mỹ? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: topcor.ru
Đồng thời, khả năng bất khả xâm phạm của vũ khí siêu thanh này vẫn bị phóng đại - có thể cần khoảng 50 tên lửa chống tên lửa SM-3 của Mỹ để đánh chặn Avangard. Con số 50 đúng là rất lớn, nhưng không thể nói tên lửa siêu thanh này không thể đánh chặn.
Nhiệt độ cao của tên lửa Avangard đang bay giúp đơn giản hóa việc phát hiện nó bằng các cảm biến hồng ngoại đặt trên quỹ đạo. Nếu người Mỹ và đồng minh của họ phóng các hệ thống phòng thủ tên lửa đầy tiềm năng vào không gian, khả năng đánh chặn tên lửa Nga của họ sẽ tăng lên.
“Dagger” (“Кинжал”)
“Dagger” là phiên bản trên không của tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật OTRK Iskander. Đáng nói, nó cũng có những nhược điểm của mình. Ban đầu, giới truyền thông Nga tự mệnh danh tên lửa này là “sát thủ hàng không mẫu hạm”. Trên lý thuyết, mọi thứ diễn ra suôn sẻ: máy bay cất cánh cùng “Dagger” khi máy bay tiêm kích-đánh chặn MiG-31K được nâng cấp, tầm bay của máy bay và tên lửa, khoảng 3.000 km.

Còn quá sớm để nói vũ khí siêu thanh của Nga đe dọa Mỹ? - Ảnh 2.

Tiêm kích-đánh chặn MiG-31K được tích hợp “Dagger”. Nguồn: topcor.ru
Khi được phóng, “Dagger” không bị đánh chặn tấn công vào boong, phòng điều khiển, và sau đó là lò phản ứng hạt nhân của tàu sân bay Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa nhóm tấn công tàu sân bay hiện có của Hải quân Mỹ không có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh. Nhưng đừng quên rằng Iskanders và Dagger không thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển có độ cơ động cao. Đây là tên lửa đạn đạo không có đầu tự dẫn radar chủ động, nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu cố định.
Tàu sân bay của Hải quân Mỹ từ khoảng cách 3.000 km sẽ chỉ bị Dagger đánh chìm nếu nó neo ở bến đậu. Đồng thời, cần lưu ý rằng, Nga đang thiếu hụt trầm trọng về phương tiện mang các tên lửa siêu thanh này. Cho đến nay, chỉ có vài chục máy bay chiến đấu siêu thanh MiG-31K có thể chuyển đổi để sử dụng “Dagger”.
Ngoài ra, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57, máy bay ném bom Tu-22M3M và “máy bay ném bom chiến lược” Tu-160 được gọi là phương tiện mang tiềm năng, nhưng mọi thứ vẫn vậy, chưa có gì mới. Đây là tất cả những gì Nga đang có “trong túi”. Đó là chưa nói đến việc treo “Dagger” bên dưới bụng, nhưng lại tước đi lợi thế tàng hình của máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.
“Zircon” (“Циркон”)
“Zircon” được tung hô lên tận mây xanh là “kẻ hủy diệt hàng không mẫu hạm” tiếp theo và là mối đe dọa lớn đối với Hải quân Mỹ. Người ta đã quên rằng đây chỉ là một tên lửa chống hạm thông thường, mặc dù nó có tốc độ rất nhanh. Đe dọa người Mỹ bằng “Zircon” cũng là quá sớm.

Còn quá sớm để nói vũ khí siêu thanh của Nga đe dọa Mỹ? - Ảnh 3.

Zircon còn gặp nhiều thách thức trên đường trở thành “kẻ hủy diệt hàng không mẫu hạm”. Nguồn: topcor.ru
Thứ nhất, chúng vẫn chưa được đưa vào trang bị và chưa được sản xuất hàng loạt. Theo hãng thông tấn TASS, dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, ngày 13/1/2022, Ủy ban Nhà nước chỉ khuyến nghị rằng tên lửa siêu thanh Zircon được sử dụng trên tàu mặt nước của Hải quân Nga. Các tàu ngầm sẽ phải đợi ít nhất đến năm 2024, khi các cuộc phóng thử từ tàu ngầm mới được nối lại.
Thứ hai, vì lý do trên, giá trị của Zircons trong việc răn đe Hải quân Mỹ sẽ rất nhỏ do số lượng tàu mặt nước của Nga cực kỳ khiêm tốn.
Các tàu chiến vùng biển xa của Hải quân Nga không nhiều, bao gồm tàu Đô đốc Nakhimov sau khi hoàn thành hiện đại hóa, 3 khinh hạm thuộc dự án 22350 thuộc loại Đô đốc Gorshkov đã được chế tạo, tàu thuộc dự án 1155M Marshal Shaposhnikov mới được chuyển thành một tàu khu trục nhỏ, cộng với phần còn lại của các tàu chống ngầm lớn và tàu Peter Đại đế sau khi hiện đại hóa.
Thứ ba, vấn đề chỉ định mục tiêu cho Zircons vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cần nhớ rằng lực lượng Không gian Mỹ có máy bay không người lái X-37B trên quỹ đạo, có khả năng tuần tra và cơ động dài ngày. Những tàu con thoi mini như vậy có thể gây ra mối nguy hiểm tiềm tàng cho các vệ tinh chỉ định mục tiêu của Nga.
Nhằm thay thế vai trò cung cấp dữ liệu chỉ định mục tiêu cho Zircons, Calibre và Onyxes, hạm đội Nga có thể sử dụng máy bay cảnh báo từ xa AWACS trên tàu sân bay, nhưng Nga không có AWACS và đã tuyên bố AWACS là “không cần thiết”. Vì thế, dường như vẫn còn quá sớm để Nga có thể răn đe người Mỹ và đồng minh của họ bằng tên lửa siêu thanh.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
số giờ bay của kq Mỹ thấp ngang Ấn độ, giảm từ 260 (cao điểm nhất) năm 2000 xuống còn 110 năm 2020

10 thg 1, 2022 — For a more granular look, the CBO examined the F-15C/D and F-16C/D jets, finding availability declined from just under 70 percent in 2000 to about 55 percent for the F-16 and 45 percent for the F-15s in 2020. Flying hours fell from about 260 in 2000 to about 150 for the F-16 and 110 for the F-15 by 2020.


The vendor, along with the Indian SP/IPA, is required to propose a “performance-based logistics” (PBL) package to ensure that 75 per cent of the fighter fleet remains serviceable at all times, with each fighter flying 150 hours every year

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Đội quân thầm lặng sau chương trình tên lửa Triều Tiên
Hàng loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên cho thấy tầm quan trọng của các nhà khoa học và kỹ sư, đội quân thầm lặng ít được biết đến.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc hôm 27/1 thông báo Triều Tiên phóng hai vật thể nghi là tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía đông bán đảo. Đây là lần thử tên lửa thứ 6 của Triều Tiên trong tháng 1, sau các vụ phóng tên lửa siêu vượt âm ngày 5 và 11/1, tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa ngày 14/1, tên lửa đạn đạo chiến thuật ngày 18/1 và tên lửa hành trình ngày 25/1.
Giới phân tích cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang dần thể chế hóa lực lượng tên lửa, cho thấy ông muốn đưa họ vào chiến lược quân sự dài hạn và trở thành phương thức răn đe hiệu quả của đất nước. Điều này càng nhấn mạnh vai trò của các kỹ sư và nhà khoa học tên lửa, đội quân then chốt trong tham vọng này nhưng gần như không xuất hiện trước công chúng.
Các nhà khoa học
Có rất ít thông tin về danh tính và chức vụ của các nhà khoa học, kỹ thuật viên cấp trung tham gia quá trình nghiên cứu phát triển tên lửa Triều Tiên. Giới phân tích cho rằng công việc của họ luôn được bảo đảm do Bình Nhưỡng đã dồn nhiều nguồn lực để đào tạo và huấn luyện họ, tất cả đều sống và làm việc ở những khu vực riêng biệt để tránh nguy cơ đào tẩu.
Quảng cáo

"Đây là nhóm không dễ dàng thay thế, khác với các cán bộ kinh tế hay thậm chí là sĩ quan quân đội", Michael Madden, chuyên gia về chính trị Triều Tiên tại Trung tâm Stimson có trụ sở tại Mỹ, nhận xét.
Dàn tên lửa Triều Tiên khiến Mỹ lo ngại



Dàn tên lửa uy lực trong kho vũ khí Triều Tiên. Video: CNN.
Nhiều người trong số này từng học tại Đại học Quốc phòng Kim Jong-un, nơi đào tạo các chuyên gia ngành khoa học, công nghệ quốc phòng và gần đây mở thêm một chuyên ngành về công nghệ tên lửa siêu vượt âm.
"Các nhà khoa học trong mỗi dự án thường được chia thành những nhóm nhỏ để cạnh tranh với nhau, cho phép Triều Tiên thử nghiệm nhiều hướng đi với từng vũ khí cụ thể và đánh giá công nghệ nào có tiềm năng nhất", Ken Gause, giám đốc Nhóm Quan hệ Quốc tế tại tổ chức nghiên cứu CNA ở Mỹ, đánh giá.
Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến vũ khí James Martin tiến hành năm 2018 cho thấy các nhà khoa học Triều Tiên đã phối hợp với giới nghiên cứu ở những nước khác để biên soạn hơn 100 tài liệu chuyên ngành quan trọng trong công nghệ lưỡng dụng. Đây là những công nghệ có thể ứng dụng trong cả quân sự lẫn dân sự.
Quan chức
Chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng được điều hành bởi ba quan chức thân cận với Kim Jong-un, gồm cựu tướng không quân Ri Pyong-chol, chuyên gia tên lửa kỳ cựu Kim Jong-sik và giám đốc trung tâm phát triển vũ khí Jang Chang-ha.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Pak Jong-chon gần đây cũng tiếp nhận vai trò quan trọng ở Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, cơ quan chịu trách nhiệm phát triển những hệ thống vũ khí chiến lược. Tướng Pak đã giám sát nhiều vụ thử tên lửa, trong bối cảnh Kim Jong-un không thị sát vụ phóng nào hồi năm 2021.
Kim Jong-un và các quan chức bên cạnh tên lửa đạn đạo ở triển lãm tại Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2021. Ảnh: KCNA.


Yu Jim, quan chức từng phụ trách thỏa thuận quốc phòng của Triều Tiên tại Iran, năm ngoái được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Triều Tiên. "Chúng tôi đã chứng kiến nhiều thay đổi trong ngành công nghiệp quốc phòng Triều Tiên những năm gần đây", Gause nói.

Quảng cáo

Bộ máy tổ chức
Học viện Khoa học Quốc phòng (NADS) là đơn vị phụ trách quá trình phát triển tên lửa của Triều Tiên. Chuyên gia Madden cho rằng tiến bộ của mỗi dự án vũ khí có thể được đánh giá qua quan chức xuất hiện trong vụ thử.
Sự kiện chỉ có mặt nhân lực của NADS cho thấy hệ thống vũ khí vẫn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển. Nếu quan chức trong Ủy ban Kinh tế số 2, cơ quan phụ trách công nghiệp quốc phòng trực thuộc Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, xuất hiện, dự án đang chuyển từ nghiên cứu sang chế tạo và sản xuất hàng loạt.
Quan chức Bộ tổng tham mưu quân đội Triều Tiên thị sát thử nghiệm đồng nghĩa vũ khí đã hoàn thiện và sẵn sàng đưa vào biên chế.
"Đang có những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể đưa nhiều bộ phận từ Lực lượng Chiến lược về trực thuộc Bộ tổng tham mưu khi hoàn thiện kho tên lửa và vũ khí hạt nhân, cho thấy lực lượng này có thể chuyển sang vai trò tác chiến", Madden nhận xét.
Chương trình tên lửa Triều Tiên có nguồn gốc từ các gói viện trợ của Liên Xô và sau này là Nga. Tên lửa đẩy trong những vụ thử vũ khí siêu vượt âm gần đây đều có thiết kế giống tên lửa đạn đạo thời Liên Xô. Có nhiều tranh cãi về mức độ hỗ trợ từ bên ngoài đối với chương trình tên lửa Triều Tiên trong thập niên 1990, sau khi Liên Xô tan rã.
Tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.

Tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 12/1 công bố lệnh trừng phạt nhắm vào một số người Triều Tiên, cáo buộc những thành viên của Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên ở Nga và Trung Quốc tiếp tục mua vật liệu và thông tin kỹ thuật phục vụ chương trình tên lửa của nước này. Một công ty viễn thông cùng một công dân Nga cũng bị Mỹ cáo buộc hỗ trợ những người này.
Markus Schiller, chuyên gia tên lửa tại châu Âu, cho rằng những đợt phóng thử tên lửa thành công liên tiếp trong tháng 1 cho thấy Bình Nhưỡng vẫn nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài. "Tuy nhiên, dưới thời Kim Jong-un, tên lửa Triều Tiên hay gặp sự cố, cho thấy nước này đang thử nghiệ
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2?
Hồng Anh | 29/01/2022 09:32 AM

15

Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2?

Xe tăng Tiger II hay còn gọi là 'Vua Hổ' ra đời từ mong muốn của trùm phát xít Adolf Hitler muốn lắp đặt pháo L71 cỡ nòng 88mm vào một chiếc xe tăng.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 bước vào những năm cuối cùng, Đức mới thật sự đẩy mạnh ranh giới của những gì có thể xảy ra trong thế giới quân sự. Nước này bắt đầu phát triển nhiều vũ khí và phương tiện quân sự đáng gờm, chẳng hạn như máy bay phản lực chiến đấu Messerschmitt Me 262.
Ngoài ra, còn có những vũ khí đáng kinh ngạc khác như tên lửa V1 và V2. Song điều được Berlin chú trọng hơn cả là việc nâng cấp sư đoàn thiết giáp. Dù đã sở hữu xe tăng hạng nặng Tiger 1, nhưng Đức vẫn mong muốn tạo ra một loại xe tăng đáng sợ hơn.

Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2? - Ảnh 1.

King Tiger trong một bảo tàng. Ảnh: Wikipedia.
Để đáp ứng nhu cầu của quân đội, công ty Henschel & Son đã cho ra đời xe tăng Tiger II, hay còn gọi là "Vua Hổ".
Xe tăng này được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1944 và chỉ phục vụ trong vòng 1 năm cho đến khi Thế chiến 2 kết thúc vào năm 1945. Nhiều người cho rằng "Vua Hổ" là bước phát triển tối ưu nhất của công nghệ xe tăng Đức nhưng nó lại xuất hiện quá muộn vì thế không thể giúp Berlin vượt qua cuộc chiến này.
Yêu cầu của Hitler
"Vua Hổ" ra đời từ mong muốn của trùm phát xít Adolf Hitler muốn lắp đặt pháo L71 cỡ nòng 88mm vào một chiếc xe tăng. Khẩu pháo này thậm chí còn lớn hơn khẩu pháo của Tiger I. Vì thế, Hitler đã yêu cầu 2 công ty chế tạo Tiger I là Porsche và Henschel xem xét lắp khẩu pháo mới này vào khung gầm phiên bản cải tiến của Tiger.
Tuy vậy, 2 công ty nói trên đã đưa ra những khái niệm rất khác nhau. Porsche đã trình bày 2 phiên bản xe tăng: một loại có tháp pháo phía trước và loại kia có tháp pháo phía sau, cả 2 đều sử dụng hệ dẫn động xăng – điện tương tự như Tiger I.
Trong khi đó, Henschel lại đưa ra ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Mẫu xe tăng của công ty này sẽ có thân giống xe tăng thường nhưng lớn hơn so với phiên bản Tiger đời đầu, được bọc lớp giáp nhiều góc cạnh cả ở phía trước và phía sau, giống xe tăng Panther. Nó sử dụng bánh xích giống Tiger 1, với 2 đường ray tiêu chuẩn, một để sử dụng trong điều kiện chiến đấu và một để sử dụng cho giao thông vận tải. Nhờ thiết kế này, Henschel đã giành được hợp đồng.
Từng được kỳ vọng là "át chủ bài"
Tiger II được đưa vào sản xuất vào tháng 12/1943, với tháp pháo được sửa đổi từ tháp pháo của tập đoàn Krupp. Tháp pháo mới có cấu tạo đơn giản hơn, dù trước đó Henschel đã lắp đặt 50 tháp pháo cũ cho 50 chiếc Tiger 2 do tập đoàn này chế tạo. Tiger II trang bị pháo Kwk 43 L71 cỡ nòng 88mm có khả năng xuyên giáp rất tốt với kính ngắm TZF-9d cho độ chính xác rất cao.
Do ra đời khá muộn, vào thời điểm nước Đức bắt đầu đối mặt nhiều khó khăn, nên Vua Hổ được sử dụng rất hạn chế. Nó từng được kỳ vọng sẽ là át chủ bài thay đổi cuộc chơi. Tiger II có nhiệm vụ tương tự xe tăng IS-2 của Liên Xô, đó là đứng từ xa bắn tiêu diệt xe tăng địch, cũng như thu hút hỏa lực để yểm trợ đơn vị bạn.
"Vua Hổ" lần đầu tiên được sử dụng trong Trận Normandy vào tháng 7/1944 và nhanh chóng được triển khai trên Mặt trận phía Đông vào tháng 8/1944. Chúng xuất hiện nhiều nhất trong Trận Ardennes năm 1944 – giai đoạn cuối Thế chiến 2. Khoảng 150 chiếc Tiger II đã được triển khai trong trận đánh này nhưng hầu hết đều chịu tổn thất. Đây là một thất bại lớn đối với Đức khi nước này chỉ có gần 500 chiếc Tiger II ở thời điểm đó.
Vì sao xe tăng Tiger II - Vua Hổ không thể giúp Hitler thay đổi cục diện Thế chiến 2? - Ảnh 2.

Kích thước khổng lồ của xe tăng Tiger. Ảnh: Wagner
Số phận ngắn ngủi của Tiger II
Phiên bản đầu tiên của Tiger II thiếu độ tin cậy, nhưng sau khi nhà thiết kế sửa đổi vòng đệm và các bộ phận dẫn động của xe tăng, tỷ lệ tin cậy của nó đã tăng lên 59%, gần bằng mẫu xe tăng Panzer IV với 62%. Là xe tăng hạng nặng song Tiger II lại khá cơ động, tốt hơn nhiều so với xe tăng của khối Đồng minh.
TIN LIÊN QUAN
Lớp giáp của nó có chức năng bảo vệ cực kỳ hiệu quả với nơi dày nhất đạt tới 150mm và chưa có thông tin hoặc hình ảnh nào cho thấy lớp giáp trước của Tiger II bị xuyên thủng. Tuy vậy, việc mang bộ giáp quá dày khiến trọng lượng của xe tăng nặng tới gần 70 tấn. Hỏa lực của Tiger II được đánh giá là vô cùng khủng khiếp. Khẩu pháo 88 mm nòng dài có thể dễ dàng xuyên giáp xe tăng Đồng minh và phá hủy chúng.
Dù lợi hại như vậy, nhưng thời gian phục vụ của "Vua Hổ" lại rất ngắn ngủi. Vào thời điểm Đức cần những cỗ máy chiến đấu đơn giản và hiệu quả thì Tiger II lại không đáp ứng được tiêu chí này. Do quá trình sản xuất rất phức tạp, hơn nữa lại ra đời vào giai đoạn Đức gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp nhiên liệu cho máy bay, xe tăng, xe tải cùng một loạt vấn đề khác nên số lượng xe tăng Tiger II được sản xuất rất ít.
Bên cạnh đó, vấn đề về độ tin cậy mà Tiger II gặp phải trong thời gian đầu vẫn chưa được giải quyết triệt để, vì thế Berlin đã từ bỏ ý định sản xuất thêm loại xe tăng này. Chính vì những lý do đó nên "Vua Hổ" không thể giúp Đức xoay chuyển cục diện chiến tranh. Nhưng dù sau đây vẫn là một vũ khí ấn tượng và nếu nó được sản xuất với số lượng lớn thì chắc chắn sẽ khiến phe Đồng minh phải đau đầu đối phó ở giai đoạn cuối của Thế chiến 2./
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
3 súng trường lợi hại ít được biết đến của đặc nhiệm Nga
Hồng Anh | 28/01/2022 10:59 AM

0

3 súng trường lợi hại ít được biết đến của đặc nhiệm Nga



Súng trường AN-94. Ảnh: Wikipedia.


Những vũ khí này được chế tạo để sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, mà nhiều súng trường khác, chẳng hạn như AK có thể không phù hợp.

AK là loại súng trường tấn công phổ biến nhất trong các lực lượng quân đội Nga. Tuy vậy, các đơn vị của lực lượng đặc nhiệm Nga cũng có những loại súng trường chuyên dụng khác. Dưới đây là danh sách 3 khẩu súng ít người biết đến nhưng lại được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chống khủng bố trên lãnh thổ Nga và ở nước ngoài.
Súng trường AN-94 ‘Abakan’
Nhìn bề ngoài, AN-94 giống một khẩu AK-74 cổ điển. Nhưng cấu trúc bên trong có rất nhiều điểm khác biệt. Súng trường AN-94 có một số tính năng được thiết kế để nhắm bắn mục tiêu chính xác hơn so với AK-74.
Tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal, ông Viktor Murahovsky cho biết, nòng súng, ống trích khí và khóa nòng của AN-94 là một khối thống nhất chứ không riêng biệt như những mẫu súng khác. “Nòng súng và khóa nòng của AN-94 đều di chuyển cùng với nhau khi hoạt động.
Đặc tính này giúp giảm độ giật và tăng độ chính xác. So với một khẩu AK-45 tiêu chuẩn, AN-94 có độ chính xác cao gấp đôi, đồng thời dễ điều khiển hơn do cơ chế bắn ổn định”.
Abakan cũng được tích hợp một tính năng cải tiến phát triển vào đầu những năm 1970, đó là chế độ bắn liên tiếp 2 phát. Abakan có thể bắn một loạt 2 viên đạn cỡ 5,45x39 mm với tốc độ 1.800 viên đạn mỗi phút.
Trong chế độ loạt ngắn 2 viên, viên đạn mới được nạp vào sẽ khai hỏa ngay lập tức mà không cần phải đợi toàn bộ khối nòng trở về vị trí cũ. Trái lại, súng trường AK phải giật lùi về phía trên và sang phải sau mỗi phát đạn bắn ra.
Ông Viktor Murahovsky lưu ý: “Xạ thủ cũng có thể sử dụng ngón tay cái bên phải để chuyển đổi chế độ bắn, tương tự như khẩu AR-15 của Mỹ. Nó tiện lợi hơn nhiều so với việc kéo thanh gạt cứng bằng tay ở súng trường AK.
Chưa kể, nhà thiết kế súng trường Nga Kalashnikov cố tình làm cho hệ thống chuyển chế độ bắn trên súng trường AK khó hoạt động, vì các cuộc thử nghiệm chứng minh rằng, một người lính thiếu kinh nghiệm có thể vô tình chuyển từ chế độ bắn an toàn sang chế độ bắn tự động và gây tai nạn đáng tiếc”.
Chuyên gia này cũng lưu ý, vào đầu những năm 1970, AN-94 được coi là đối thủ chính của AK-74 khi trở thành súng trường tấn công chính trong quân đội. AN-94 vượt trội hơn AK trong các cuộc kiểm tra bắn súng, nhưng lại có rất nhiều cơ chế phức tạp và khó sử dụng đối với những người lính thông thường. Vì thế AN-94 đã được biên chế cho các đơn vị tác chiến đặc biệt và nó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Súng SR-3 ‘Vikhr’
SR-3 là một mẫu súng tiểu liên sử dụng đạn cận âm 9x39 mm, có tính năng độc đáo là không bị văng khi bắn vào các vật cứng. Nó giống mẫu súng tiểu liên có hỏa lực vô cùng mạnh mẽ PP-19 ‘Vityaz’ của Kalashnikov, dành riêng cho các Đơn vị tác chiến đặc biệt của Nga.

3 súng trường lợi hại ít được biết đến của đặc nhiệm Nga - Ảnh 1.

Súng trường SR-3. Ảnh: Wikipedia.
SR-3 được chế tạo vào giữa những năm 1990, với mục tiêu ban đầu dành cho Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSSB) để sử dụng trong tác chiến tầm gần bên trong các tòa nhà, hay tấn công những mục tiêu cách xa 50m trong các khu vực thưa thớt người. Các nhà sản xuất SR-3 cho biết, SR-3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu được trang bị áo giáp chống đạn ở khoảng cách xa tới 200m.
SR-3 là loại vũ khí cỡ nhỏ có thể gấp gọn và giấu bên dưới lớp áo vest của một nhân viên an ninh mặc trang phục dân sự hoạt động trong khu vực dân cư. Do vậy, ngoài mục đích quân sự, SR-3 còn phù hợp với tiêu chí của lực lượng an ninh về một loại vũ khí bí mật để bảo vệ những nhân vật VIP tại các sự kiện công chúng.
SR-3 có một thanh ray Dovetail để gắn kính ngắm quang học. Phiên bản hiện đại của súng tiểu liên này có 2 thanh ray Picatinny ở hai bên để lắp đặt hệ thống laser, tay cầm và đèn pin.
Súng trường tấn công dưới nước APS
Vào những năm 1970, quân đội Liên Xô nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ tàu chiến và tàu ngầm của mình tránh khỏi cuộc tấn công dưới nước của lực lượng lính thủy đánh bộ của đối phương. Để thực hiện điều này, các chỉ huy quân đội đã quyết định trang bị cho lính thủy đánh bộ những khẩu súng trường tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và ở dưới nước một cách hữu hiệu.

3 súng trường lợi hại ít được biết đến của đặc nhiệm Nga - Ảnh 3.

Súng trường tấn công dưới nước APS. Ảnh: Wikipedia.
“Khẩu AK-74 tiêu chuẩn của quân đội không phù hợp với điều kiện này vì đạn của nó bị giảm tốc độ do lực cản của nước. Nói cách khác, những viên đạn có thể tiêu diệt tốt các mục tiêu cách 100m ở trên bờ thì không thể chống lại những mục tiêu chỉ cách vài mét ở dưới nước”, ông Murahovsky nói.
Với mục tiêu đảm bảo cho quân đội chiến đấu hiệu quả dưới nước, các kỹ sư đã tạo ra những viên đạn hình kim dài 115m, có thể xuyên qua nước và sau đó tạo ra một khẩu súng trường tấn công phù hợp với loại đạn này, có tên gọi APS. APS có một băng đạn gồm 26 viên đạn hình kim, có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa 30m.Nó có cả chế độ bắn bán tự động và hoàn toàn tự động.
“Các cuộc thử nghiệm cho thấy APS hoạt động khá tốt dưới nước, nhưng những viên đạn hình kim của nó không phù hợp với yêu cầu tác chiến trên bộ. Do vậy, APS chỉ được dùng cho lính thủy đánh bộ và thợ lặn tại các bến tàu quân sự của Nga, cũng như bảo vệ tàu Nga tại cảng Tartus của Syria”, chuyên gia Murahovsky cho biết thêm./.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Lý do nào khiến Lầu Năm Góc quyết định trang bị bom nhiệt hạch cho tiêm kích F-35?
Minh Quang
Thứ năm, ngày 27/01/2022 - 16:26Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể sẽ trở thành bước khởi đầu cho một chuỗi leo thang phát triển bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược
Lý do nào khiến Lầu Năm Góc quyết định trang bị bom nhiệt hạch cho tiêm kích F-35? (Ảnh: Popular Mechanics)
Lý do nào khiến Lầu Năm Góc quyết định trang bị bom nhiệt hạch cho tiêm kích F-35? (Ảnh: Popular Mechanics)
F-35A Joint Strike Fighter gần như đã sẵn sàng để thực hiện một nhiệm vụ mới - nhiệm vụ ném bom hạt nhân.
Lực lượng Không quân Mỹ đã hoàn thành quá trình bay thử nghiệm để đảm bảo F-35A có thể sử dụng bom nhiệt hạch B61-12 một cách an toàn và đáng tin cậy. Việc sử dụng máy bay có phi hành đoàn mang bom hạt nhân sẽ đảm bảo Mỹ có nhiều lựa chọn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng, bao gồm cả phương án thu hồi bom hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân được chia thành hai loại - chiến lược và chiến thuật. Hai điểm khác biệt chính giữa hai nhóm vũ khí này là công suất nổ và tầm bắn. Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có đương lượng nổ từ 0,3 kiloton (300 tấn TNT) đến khoảng 50 kiloton (50.000 tấn TNT).
Vũ khí hạt nhân chiến lược lại hoàn toàn khác. Công suất của vũ khí hạt nhân chiến lược có thể dao động từ 100 kiloton đến rất nhiều megaton. Vũ khí hạt nhân có công suất lớn nhất của quân đội Mỹ có đương lượng 1,3 megaton (tương đương 1.200.000 tấn thuốc nổ TNT). Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường là vũ khí có tầm bắn ngắn hơn, với tầm bắn ở khoảng cách 500 dặm trở xuống, trong khi vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để có thể vượt qua đại dương và tấn công vào các mục tiêu ở phía bên kia hành tinh.
Ngày nay, vũ khí hạt nhân chiến thuật được tích hợp vào các máy bay và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Loại vũ khí hạt nhân chiến thuật có số lượng nhiều nhất mà Mỹ đang sở hữu là loạt bom hạt nhân B61, đây là loại bom đã được sử dụng liên tục từ những năm 1960. Trong những năm 2010, quân đội Hoa Kỳ đã phát triển một loại bom B61 mới là B61-12. Loại bom B61 thế hệ mới này không chỉ đem đến độ chính xác cao hơn mà nó còn được thiết kế để có thể đâm xuyên qua đất và bê tông nhằm tấn công các căn cứ dưới lòng đất.
Khả năng xuyên phá này cho phép nó hoạt động hiệu quả hơn trong việc phá hủy các mục tiêu dưới lòng đất. B61-12, được chế tạo lại từ các loại bom dòng B61 cũ hơn, có đương lượng nhỏ hơn và trên thực tế có cơ chế “quay số” cho phép thay đổi các mức công suất khác nhau từ 0,3 kiloton, 1,5 kiloton, 10 kiloton cho đến 50 kiloton.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với vũ khí hạt nhân là ý tưởng duy trì sự kiểm soát tích cực đối với chúng mọi lúc, càng nhiều càng tốt, cho đến thời điểm kích nổ. Đây không chỉ là một tính năng an toàn mà nó còn cho phép những người ra quyết định tăng tính linh hoạt trong những trường hợp căng thẳng.
Máy bay có phi hành đoàn là nền tảng lý tưởng để có thể kiểm soát tối đa vũ khí hạt nhân. Với hệ thống vận chuyển có phi hành đoàn, Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho một chiếc F-35A trang bị B61-12 tấn công mục tiêu, sau đó đổi ý nếu tình hình thay đổi. Nếu kẻ thù đột ngột kêu gọi hòa bình, cuộc tấn công có thể được ngừng lại. “Khả năng thu hồi” này được nhân rộng ở cấp chiến lược với các máy bay ném bom như B-2 Spirit, và tổ hợp F-35A / B61-12 cung cấp cho các nhà hoạch định chiến tranh khả năng tương tự ở cấp hạt nhân chiến thuật. Khả năng tàng hình của F-35A mang lại cho nó nhiều lợi thế lớn, giúp chúng có thể dễ dàng thâm nhập vào hệ thống phòng thủ của đối phương và tiếp cận mục tiêu.
F-35A có thể thả bom hạt nhân vào những mục tiêu nào? Nhờ hỏa lực thông thường áp đảo, khó có thể xảy ra trường hợp Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại các mục tiêu phi hạt nhân. Mục tiêu có thể là vị trí của một đài chỉ huy tên lửa của Nga, bắn vào nó để cắt đứt mạng lưới chỉ huy giữa Moscow và các lực lượng hạt nhân chiến thuật của họ. Các tên lửa thực tế có thể có các mục tiêu khác. Nếu vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được sử dụng, F-35A có thể giảm công suất xuống 1,5 kiloton và tấn công các mục tiêu thông thường, chẳng hạn như các đơn vị sở chỉ huy, kho tiếp liệu và điểm tập kết cho các lực lượng thông thường.
Lý do nào khiến Lầu Năm Góc quyết định trang bị bom nhiệt hạch cho tiêm kích F-35? ảnh 1
Hệ thống phóng tên lửa Iskander-M của quân đội Nga (Ảnh: Popular Mechanic)
Tổ hợp F-35A/B61-12 sẽ là hệ thống hạt nhân chiến thuật chủ yếu được sử dụng để chống lại các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân vẫn là vũ khí hạt nhân, và việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ chuyển bất kỳ cuộc xung đột nào sang một giai đoạn mới đáng sợ. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể trở thành bước khởi đầu cho một chuỗi leo thang phát triển bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ
Minh Quang
Thứ năm, ngày 27/01/2022 - 10:55Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Mặc dù đã bị khai tử nhưng những phát kiến này lại đem đến những thay đổi lớn trong định hướng quân sự của một số cường quốc trên thế giới
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ (Ảnh: National Interest)
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ (Ảnh: National Interest)
Có rất nhiều lý do khiến cho một phát kiến quân sự nào đó bị khai tử. Đôi khi là vì chúng xuất hiện không đúng thời điểm gây ra các cuộc tranh cãi giữa chính phủ và quân đội, đôi khi là vì những phát kiến này quá tệ và không đem lại hiệu quả cao trong chiến đấu. Tuy đã bị khai tử nhưng những phát kiến quân sự này lại đem đến những thay đổi lớn trong định hướng quân sự của một số cường quốc trên thế giới.
Dưới đây là 4 phát kiến quan trọng đã làm thay đổi định hướng quân sự của Hoa Kỳ
1. Máy bay trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ ảnh 1
Máy bay trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne (Ảnh: Wikipedia)
Vào đầu những năm 1960, Quân đội Mỹ mới thực sự đánh giá cao khả năng của những chiếc máy bay trực thăng trong chiến tranh. Họ đã sử dụng máy bay trực thăng vào cuối Thế chiến thứ hai, và sử dụng chúng rộng rãi ở Hàn Quốc với mục đích do thám và sơ tán. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, Quân đội Mỹ đã có cái nhìn khắt khe hơn đối với những loại máy bay trực thăng này và chúng cần phải thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau hơn.
Đó là lý do mà máy bay trực thăng AH-56 Cheyenne được ra đời, nó có thể bay với tốc độ cao và được tích hợp khả năng tấn công vượt trội so với những chiếc máy bay trực thăng thời điểm đó. Cheyenne có thể hộ tống các máy bay trực thăng khác trong nhiệm vụ vận tải, hoặc thực hiện các hoạt động hỗ trợ và tấn công mặt đất một cách độc lập. Đặc biệt, nó được trang bị một hệ thống động cơ tuyệt vời có thể cung cấp tốc độ lên tới 275 dặm một giờ.
Được kỳ vọng nhiều là vậy, nhưng máy bay trực thăng AH-56 Cheyenne lại đem về vô số thất vọng. Các công nghệ tạo ra Cheyenne chưa được hoàn thiện và các nguyên mẫu đầu đã gặp phải những trục trặc khi hoạt động dẫn đến những tai nạn chết người. Lực lượng Không quân Mỹ đã phản đối việc sử dụng Cheyenne và cho rằng Lục quân đang cố gắng "đánh cắp" các nhiệm vụ hỗ trợ và ngăn chặn trên không về cho mình. Lực lượng Không quân đã đề xuất một loại máy bay tấn công có cánh cố định (sau này được nâng cấp thành máy bay A-10) nhằm loại bỏ chương trình phát triển trực thăng AH-56 Cheyenne.
Và sau tất cả những biến cố trên, máy bay trực thăng AH-56 Cheyenne đã không bao giờ được đem vào sử dụng thực tế.
2. B-70 Valkyrie
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ ảnh 2
Máy bay ném bom B-70 Valkyrie (Ảnh: National Interest)
B-70 Valkyrie được coi là sự thay thế hoàn hảo cho máy bay ném bom B-52 Stratofortress và B-58 Hustler, B-70 được thiết kế với mục đích xâm nhập không phận Liên Xô với độ cao và tốc độ tương đương Mach 3. B-70 được đặt cho biệt danh "máy bay ném bom mafia", là đại diện cho tương lai của Không quân Hoa Kỳ.
B-70 Valkyrie có vẻ ngoài bắt mắt, nó giống một con tàu vũ trụ hơn là một chiếc máy bay. Nguyên mẫu còn sót lại của B-70 Valkyrie vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Dayton, Ohio.
Chi phí quá đắt đỏ là một rào cản lớn của B-70 Valkyrie. Cựu Tổng thống Mỹ Eisenhower và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara là hai người phủ quyết ý định chi một số tiền khổng lồ cho một chiếc máy bay ném bom hạng nặng. Những tiến bộ trong công nghệ đánh chặn và tên lửa đất đối không của Liên Xô cũng khiến cho việc sử dụng máy bay ném bom B-70 Valkyrie của Mỹ không còn khả thi.
Sau khi chế tạo xong hai nguyên mẫu B-70 Valkyrie, Lực lượng Không quân Mỹ đã quyết định ngừng sản xuất dòng máy bay này. 15 năm sau, B-1B với một số đặc điểm bề ngoài tương đồng với nguyên mẫu B-70 Valkyrie đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng.
B-70 Valkyrie đem đến nhiều tiêu cực cho Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Việc dành nguồn lực to lớn để mua một chiếc máy bay ném bom chiến lược không phải là một lựa chọn sáng suốt. Những chiếc B-70 đắt đỏ không tạo ra quá nhiều điểm khác biệt so với máy bay ném bom B-52. Những chiếc B-52 và B-1B có khả năng thích ứng linh hoạt khi thực hiện nhiệm vụ, một phần là do chúng có không gian cho phi hành đoàn lớn hơn so với B-70 Valkyrie. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã cứu Không quân Hoa Kỳ khỏi "một bàn thua trông thấy" khi quyết định ngừng mua máy bay ném bom B-70 Valkyrie.
3. A-12 Avenger
4 phát kiến quan trọng làm thay đổi định hướng quân sự của Mỹ ảnh 3
A-12 Avenger (Ảnh: National Interest)
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có một máy bay ném bom tấn công tàng hình có thể cất cánh từ tàu sân bay? Vào giữa những năm 1980, Hải quân Hoa Kỳ cần một chiếc máy bay thay thế cho chiếc A-6 Intruder. Dựa trên sự tiến bộ của công nghệ tàng hình, McDonnell Douglas đã phát triển A-12 Avenger, một máy bay ném bom cận âm giống như một chiếc B-2 Spirit thu nhỏ. Kết hợp khả năng tàng hình với tính linh hoạt của các hoạt động tác chiến trên tàu sân bay, A-12 hứa hẹn đem đến một khả năng tấn công lén lút trong mọi thời tiết. Ngay cả Lực lượng Không quân Hoa Kỳ thời điểm đó cũng bày tỏ sự quan tâm đến A-12 như một sự thay thế cho F-111 Aardvark.
Mặc dù rất được trông đợi nhưng máy bay A-12 Avenger đã gặp phải nhiều vấn đề trong khi phát triển, đặc biệt là vấn đề vật liệu để chế tạo, và khi chi phí dự đoán đối với mỗi chiếc máy bay A-12 phình ra ước tính khoảng 165 triệu USD, thì dự án này đã bị hủy bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng lúc đó là Dick Cheney vào tháng 1 năm 1991.
Sau khi dự án phát triển máy bay A-12 Avenger bị loại bỏ, Hải quân Hoa Kỳ đã quyết định không mua một máy bay ném bom tàng hình tiên tiến khác mà lựa chọn F/A-18E/F Super Hornet để thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tạm thời, nhu cầu về một tiêm kích có khả năng tàng hình của Hải quân Hoa Kỳ vẫn còn đó. Sau này, Lực lượng Hải quân Mỹ đã phát triển một dòng máy bay mới mang tên F-35C nhằm thay thế F/A-18E/F Super Hornet, nhưng kết quả nhận lại không được như kỳ vọng. Không quân Hoa Kỳ hiện đang tập trung phát triển loại máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, một dự án gần giống với A-12 về nhiều mặt.
4. Tàu kiểm soát biển
Điều gì sẽ xảy ra nếu Hải quân Hoa Kỳ tiến hành đóng số lượng lớn các tàu sân bay nhỏ thay vì một vài tàu sân bay rất lớn? Trong Thế chiến thứ hai, Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ (USN) đã sử dụng một số lượng lớn tàu sân bay hộ tống, đây là những tàu sân bay nhỏ có thể hỗ trợ các hoạt động chống tàu ngầm và đổ bộ.
Vào đầu những năm 1970, Đô đốc Elmo Zumwalt đã thúc đẩy ý tưởng về Tàu Kiểm soát Biển (SCS), một tàu sân bay nhỏ có thể bảo vệ các tuyến đường biển trước máy bay tấn công tầm xa cũng như tàu ngầm của Liên Xô.
USN đã tiến hành thử nghiệm kết hợp Tàu Kiểm soát Biển với tàu sân bay trực thăng USS Guam trong một vài năm. Tuy nhiên, Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sau đó nhận thấy chi phí cho các Tàu Kiểm soát Biển là quá lớn nên họ đã quyết định dừng dự án này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top