[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Hoàn thành sứ mạng trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan?
Thu Thủy | 13/01/2022 09:07 PM

0

Hoàn thành sứ mạng trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan?



Binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO canh gác bảo vệ sân bay Almaty (Ảnh: Sina).


Gần đây Kazakhstan xảy ra bạo loạn quy mô lớn, theo yêu cầu của Tổng thống Tokayev, ngày 6/1, CSTO đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến, nay tình hình đã ổn định, nhiệm vụ của họ đã hoàn thành và bắt đầu rút đi.

Theo tuyên bố của ông Tokayev, từ ngày 13/1, cuộc triệt thoái lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO theo từng giai đoạn sẽ bắt đầu và sẽ kết thúc trong vòng 10 ngày. Nhiệm vụ hoạt động gìn giữ hòa bình tập thể đầu tiên đã hoàn thành trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan?
Ra tay kiểu chớp nhoáng, CSTO đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Kazakhstan
Ngày 5/1, Kazakhstan đã rơi vào tình trạng khẩn cấp và Tổng thống Tokayev sáng 6/1 tuyên bố ông đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ CSTO để "vượt qua mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố".
TIN LIÊN QUAN
Ngay trong ngày 6/1, Hội đồng Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đã thông qua nghị quyết cử một lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể tới Kazakhstan để nhanh chóng ổn định tình hình. Theo truyền thông Nga, đây là lần đầu tiên CSTO thực hiện "hoạt động gìn giữ hòa bình" tập thể.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể Cộng đồng các quốc gia độc lập, gọi tắt là CSTO. CSTO là một tổ chức quân sự do các nước liên quan trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG thành lập sau khi Liên Xô giải thể. Trước đây nó được gọi là "Hiệp ước An ninh Tập thể" và được đổi thành "Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể" (CSTO) vào năm 2002.
Việc thành lập CSTO và tính chất của liên minh quân sự của nó, đã được Liên Hợp Quốc chấp nhận vào năm 2004 và cấp cho CSTO tư cách quan sát viên trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, điều này thực sự đánh dấu tổ chức này được quốc tế công nhận. Các nước thành viên hiện tại bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Lính dù Nga làm nhiệm vụ tiên phong, hơn 70 máy bay vận chuyển suốt ngày đêm
Vào ngày thông qua nghị quyết, biệt đội đổ bộ đường không của Nga đã đến Kazakhstan với tư cách là đội quân tiên phong, mang theo vũ khí hạng nhẹ và xe tải, được triển khai tại sân bay Almaty để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo sự triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO với các trang thiết bị hạng nặng như xe chiến đấu đổ bộ đường không và xe chiến đấu chở quân được nhanh chóng và an toàn.

Hoàn thành sứ mạng trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan? - Ảnh 2.

Binh sĩ Nga lên máy bay tới Kazakhstan làm nhiệm vụ (Ảnh: RIA).


Ngày 7/1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov cho biết, hơn 70 máy bay vận tải quân sự Il-76 và 5 chiếc An-124 đã thành lập đội hình không quân xuất phát từ các sân bay của 3 tỉnh Moscow, Ivanovo và Ulyanovsk, vận chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đến Kazakhstan suốt ngày đêm.
Theo tìm hiểu, toàn quân Nga có thể huy động gần 120 chiếc Il-76, và lượng huy động này đã chiếm hơn một nửa trong số đó. Máy bay vận tải quân sự của Nga cũng tham gia hoạt động vận tải lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên CSTO khác tới Kazakhstan.
Lực lượng tinh nhuệ chính của hoạt động gìn giữ hòa bình CSTO: lính dù Nga
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga gồm Lữ đoàn tác chiến đặc biệt độc lập số 45, Lữ đoàn đổ bộ đường không cận vệ 31 và Sư đoàn đổ bộ đường không (ĐBĐK) số 98. Tất cả các quân nhân đều đã được huấn luyện đặc biệt và có kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
TIN LIÊN QUAN
Theo tin của tờ Rossiyskaya Gazeta tháng 8/2021, tổng binh lực của lực lượng đổ bộ đường không Nga có hơn 45.000 người, với trang bị cốt lõi là các loại xe chiến đấu thả bằng dù, xe bọc thép lội nước chở quân, hệ thống tên lửa chống tăng, pháo chống tăng tự hành và pháo tự hành 120 mm.
Trong số đó, Lữ đoàn đặc nhiệm 45 có bề dày kinh nghiệm chiến đấu ở nước ngoài. Lữ đoàn đột kích đường không cận vệ 31 được trang bị hơn 100 xe chiến đấu thả dù BMD-2, gần 60 xe chiến đấu bánh xích vận tải bằng đường không BTR-D và mấy chục lựu pháo D-30.
Sư đoàn ĐBĐK 98 tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Chiến tranh Chechnya và xung đột quân sự Nga - Gruzia, được trang bị hơn 200 phương tiện xe chiến đấu ĐBĐK các loại, sức chiến đấu rất mạnh.
Theo hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố, ngày 8/1, lực lượng chủ lực của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã đáp máy bay vận tải quân sự từ Căn cứ không quân Chkalov gần Moscow và sân bay Ulyanovsk Oblast đến Kazakhstan với các xe bọc thép SPM - 2 Tiger và xe tải quân sự được chất lên các máy bay vận tải quân sự Il-76.
Một loạt các thao tác cho thấy mức độ tự động hóa rất cao.

Hoàn thành sứ mạng trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan? - Ảnh 4.

Xe bọc thép đổ bộ đường không BRD-4M của lính dù Nga (Ảnh: RIA).


Đêm hôm đó, một số máy bay quân sự đã bay tới các sân bay Zhetken và Almaty ở Kazakhstan.
Các thiết bị và nhân lực như xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, xe bọc thép SPM - 2 Tiger, xe bọc thép bánh lốp BTR-82A, trạm liên lạc vệ tinh và tổ hợp đối phó điện tử vô tuyến được dỡ bỏ xong chỉ trong vài phút, sau đó lực lượng gìn giữ hòa bình nhanh chóng di chuyển đến địa điểm triển khai.
Từ thời Liên Xô đến nước Nga ngày nay, lính dù luôn đảm nhận vai trò "lính cứu hỏa", đặc tính nhiệm vụ này quyết định điều cốt lõi trong trang bị của họ là "tính cơ động cao, dễ triển khai và hỏa lực mạnh".
BMD-4M là mẫu xe mới nhất trong gia tộc xe chiến đấu của lính dù Nga, có thể thực hành thả xe cùng nhảy dù với người, khi xuống đất là tác chiến được ngay.
Đồng thời hỏa lực nổi trội, ngoài pháo liên thanh 30mm và súng máy đồng trục RPK, nó còn được trang bị một khẩu pháo chính 100mm, có thể phóng tên lửa và một súng phóng lựu AGS-30 30mm, có khả năng cùng lúc chống lại nhiều loại mục tiêu theo nhiều hướng. BMD-4M quả là một chiến xa thả dù được trang bị tận răng.
TIN LIÊN QUAN
Ngoài xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, quân đội Nga điều động lần này đều là những trang bị thuần thục đã có từ nhiều năm, tuy không có vẻ gì là "tinh nhuệ", nhưng lại là những trang bị chuyên nghiệp để đối phó với tình huống đột ngột xảy ra.
Ví dụ, SPM - 2 Tiger là một loại xe bọc thép hạng nhẹ được Nga phát triển đặc biệt để vận chuyển nhân viên một cách nhanh chóng và hỗ trợ hỏa lực nhất định.
Với động cơ mạnh mẽ và vóc dáng vừa phải, nó có thể được trang bị nhiều loại vũ khí tùy theo nhu cầu khác nhau, rất thích hợp cho việc triển khai nhanh chóng để thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố và gìn giữ hòa bình trong đô thị.
Tất cả các quốc gia thành viên CSTO đã tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, đã hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị triệt thoái
Theo Rossiyskaya Gazeta, tất cả các quốc gia thành viên CSTO đều tham gia điều động hơn 3.000 quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, chủ yếu là Nga, Belarus cử 500 người, Tajikistan 200 người, Armenia 100 người và Kyrgyzstan cử 150 người.
Tổng chỉ huy lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO là tướng Serdyukov, Tư lệnh Lực lượng ĐBĐK Nga với kinh nghiệm phong phú qua hai cuộc chiến tranh Chechnya và ở chiến trường Syria.

Hoàn thành sứ mạng trong 6 ngày, CSTO đã cử những lực lượng nào tới Kazakhstan? - Ảnh 6.

Tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO, Thượng tướng Serdyukov, Tư lệnh Lực lượng ĐBĐK Nga (Ảnh: Sina).


Theo nghị quyết của Hội đồng CSTO, đây là đợt triển khai binh lính gìn giữ hòa bình trong thời gian ngắn, thời gian cụ thể bao nhiêu ngày hoặc tuần sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của tình hình Kazakhstan và quyết định của Tổng thống Kazakhstan Tokayev.
TIN LIÊN QUAN
Sau khi kết thúc hoạt động gìn giữ hòa bình, lực lượng gìn giữ hòa bình sẽ được rút khỏi Kazakhstan.
Ngày 11/1, Tổng thống Kazakhstan Tokayev đã tham dự cuộc họp toàn thể của Magilis (Hạ nghị viện Kazakhstan) qua truyền hình.
Ông nói rằng giai đoạn chống khủng bố khó khăn ở Kazakhstan đã kết thúc và tình thế nguy hiểm nhất đã được gỡ bỏ. Hiện nay, tình hình tất cả các khu vực đã ngày càng ổn định, các nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đều hoàn thành xuất sắc.
Một cuộc triệt thoái khỏi Kazakhstan theo từng giai đoạn sẽ bắt đầu sau hai ngày, toàn bộ quá trình rút quân sẽ kéo dài không quá 10 ngày.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Những địa điểm quân sự 'bất khả xâm phạm' nhất trên Trái đất
QUỐC KHÁNH | 13/01/2022 08:26 PM

0

Những địa điểm quân sự 'bất khả xâm phạm' nhất trên Trái đất

Các chuyên gia đã xác định được những địa điểm quân sự được bảo vệ nghiêm ngặt nhất trên Trái đất. Đó là các sở chỉ huy quân đội, hầm ngầm và căn cứ quân sự bí mật.

Theo đó, có những địa điểm mà chính phủ các nước không tiếc tiền của, cũng như sức lực để bảo vệ và phòng thủ. Thực chất, đây là những pháo đài “bất khả xâm phạm” theo đúng nghĩa, nên việc tập kích chúng sẽ khiến đối phương bị tổn thất nặng nề.
1. Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên
Khu phi quân sự (DMZ) , phân chia bán đảo Triều Tiên trên vĩ tuyến 38, là biên giới khép kín và được canh gác nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Một dải đất dài 241km và rộng 4km đóng cửa hoàn toàn đối với cả dân thường và quân nhân.
Lính biên phòng được quyền bắn người vi phạm mà không cần cảnh báo. Khu phi quân sự này được rải đầy những bãi mìn, còn hai phía luôn tập trung những lực lượng quân sự hùng hậu.
Những địa điểm quân sự bất khả xâm phạm nhất trên Trái đất - Ảnh 1.

Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Ảnh: RIA Novosti / Ramil Sindikov.
Trong số 10.500 khẩu pháo và hệ thống tên lửa phóng loạt của lực lượng bộ binh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thì có đến 8.000 khẩu đặt ở ngay gần biên giới. Chúng có khả năng khai hỏa dồn dập vào quân đối phương đang tiến công, cũng như có thể bắn đến thủ đô Seoul của Hàn Quốc.
Khu vực phía bắc của DMZ có khoảng 300.000 binh lính bảo vệ, trong khi khu vực bờ biển phía tây và phía đông được yểm trợ bởi lực lượng 100.000 quân.
TIN LIÊN QUAN
Gần biên giới có một mạng lưới các hầm trú ẩn dưới lòng đất, hệ thống đường hầm thông tin liên lạc và boong ke kiên cố. Để phá vỡ lớp phòng thủ này và nếu có thể, thì sẽ phải chịu tổn thất rất nặng nề.
Tại khu vực bên phía Hàn Quốc, có 2 trong 3 quân đoàn bộ binh của nước này được triển khai. Xét về quân số, lực lượng này ít hơn so với các nước láng giềng nhưng lại được vũ trang tốt hơn rất nhiều.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Hàn Quốc còn có 3 căn cứ quân sự của Mỹ, những căn cứ này sẽ hỗ trợ cho đồng minh trong trường hợp nổ ra chiến sự. Đặc biệt, gần khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên còn có các tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đang làm nhiệm vụ.
2. Bộ Chỉ huy phòng không Bắc Mỹ (NORAD)
Trung tâm an ninh quốc gia của Hoa Kỳ nằm trên ngọn núi Cheyenne rộng 3km ở vùng ngoại ô thành phố Colorado Springs và ẩn sâu dưới lòng đất là Bộ Chỉ huy phòng không Bắc Mỹ ( NORAD ), hay còn gọi là Trung tâm Chỉ huy phòng thủ hàng không – vũ trụ, nơi kiểm soát các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và Canada.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, ban lãnh đạo chính trị và quân sự sẽ chỉ huy lực lượng quân đội từ căn hầm này.
Những địa điểm quân sự bất khả xâm phạm nhất trên Trái đất - Ảnh 3.

Lối vào khu phức hợp dưới lòng đất NORAD. Ảnh: Public domain.

Việc xây dựng căn cứ dưới lòng đất được bắt đầu vào năm 1961. Trong 3 năm, người ta đã tạo ra hệ thống hang động nhân tạo, bao gồm 3 đường hầm (dài 180m, cao 20m, rộng 15m) và 4 đường hầm nữa cắt ngang (dài 100m, cao 17m, rộng 10m), hình thành nên một mạng lưới đường hầm đan chéo nhau độc đáo.
TIN LIÊN QUAN
15 kết cấu kim loại được bố trí trong các phòng, trong đó có 12 tòa nhà cao 3 tầng, còn lại là 1 hoặc 2 tầng.
Phần vỏ ngoài bằng thép carbon dày 9,5mm được hỗ trợ bởi bộ khung thép bên trong. Các cấu trúc được lắp đặt trên lò xo và có thể chịu được động đất hoặc sóng nổ sau một cuộc tấn công hạt nhân.
Lối vào “boong ke Ngày tận thế” là một đường hầm cong dài 1,5km, xuyên qua núi Cheyenne. Lối vào này được đóng lại bằng một cánh cửa lớn nặng 25 tấn và dày 1m.
Một hệ thống phòng không nhiều lớp được triển khai ở khu vực xung quanh, trong khi các đơn vị cảnh vệ có thể trụ vững được trong tình thế bị bao vây nhiều ngày.
3. Những khu vực cấm tiếp cận của Nga
Washington từng nhiều lần khẳng định rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga, thì nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Mỹ là vô hiệu hóa những vùng được gọi là “Khu vực cấm tiếp cận” (Anti-Access/AreaDenial, A2AD).
Đây là cách mà Lầu Năm Góc gọi lãnh thổ của đối phương được bảo vệ bởi hệ thống phòng không uy lực, tên lửa chống hạm, các tổ hợp tấn công trên bờ và tác chiến-chiến thuật, cũng như bởi các phương tiện tác chiến điện tử. NATO cho rằng, quân đội xâm nhập vào những khu vực này sẽ phải chịu tổn thất lớn một cách phi lý.
Những địa điểm quân sự bất khả xâm phạm nhất trên Trái đất - Ảnh 5.

Các tổ hợp tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander được triển khai tại Kaliningrad (Liên bang Nga). Ảnh: RIA Novosti.

Một trong những khu vực cấm tiếp cận của Nga là tỉnh Kaliningrad, nơi có trụ sở của Hạm đội Baltic và lực lượng quân sự phối hợp hùng hậu. Đặc biệt, các tổ hợp tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander được triển khai tại đây.
Khu vực này được bảo vệ bởi 2 lữ đoàn tên lửa phòng không và 3 trung đoàn tác chiến điện tử trước các cuộc tấn công trên không.
4. Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc
Một trong những địa điểm bí mật nhất của Trung Quốc là căn cứ quân sự nằm trên đảo Hải Nam. Lần đầu tiên người Mỹ thông tin về căn cứ này là vào năm 2008, sau khi họ đưa ra hình ảnh vệ tinh của 2 bến tàu dài 950m và 4 cầu cảng nhỏ hơn.
Theo các chuyên gia, hai nhóm tấn công tàu sân bay hoặc những tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn có thể được triển khai đồng thời tại Du Lâm.
Những địa điểm quân sự bất khả xâm phạm nhất trên Trái đất - Ảnh 6.

Lính thủy đánh bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AP / Zha Chunming.

Tuy nhiên, điều bí mật nhất thì đã được che giấu trước sự do thám từ các vệ tinh, đó là cơ sở hạ tầng chính nằm trong hệ thống hang động đá. Theo Lầu Năm Góc, đồn trú tại đó là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, mỗi tàu được trang bị 12 tên lửa đạn đạo. Căn cứ này có đủ chỗ để bố trí 20 chiếc tàu ngầm.
Đảo Hải Nam và căn cứ hải quân Du Lâm thuộc quân khu phía Nam. Đây là quân khu mạnh nhất của Lực lượng vũ trang Trung Quốc.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Su-34 "Hellduck": "Thùng xăng bay" của Lực lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga
Minh Quang
Thứ sáu, ngày 14/01/2022 - 10:14Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tiêm kích Su-34 có thể mang được tổng cộng 40.988 pound nhiên liệu, lượng nhiên liệu khổng lồ này có thể đổ đầy bình 400 chiếc ô tô có dung tích bình xăng 64 lít.
Tiêm kích Su-34 (Ảnh: The Drive)
Tiêm kích Su-34 (Ảnh: The Drive)
Su-34, tiêm kích ném bom mang biệt danh "Hellduck" của Lực Lượng Hàng không Vũ trụ Nga được giới chuyên gia quân sự coi là một trường hợp đặc biệt biệt trong những dòng chiến đấu cơ hiện nay, với nhiệm vụ độc đáo và tư duy thiết kế từ thời Chiến Tranh Lạnh. Điểm ấn tượng trên mẫu tiêm kích có biệt danh "Hellduck" này là khả năng đem theo một lượng lớn nhiên liệu, cho phép nó thực hiện những nhiệm vụ ở xa, ngay cả khi không có máy bay tiếp nhiên liệu. Không quá khi nói Su-34 là một "ông vua nhiên liệu" trong những dòng máy bay phản lực chiến đấu hiện nay.
Su-34 được phát triển trên nền tảng của tiêm kích hạng nặng Su-27, do đó chúng có khả năng đối không tương đối mạnh mẽ. Các nhà nghiên cứu của Nga đã bắt đầu phát triển và tối ưu hóa khả năng tấn công trên dòng Su-27 từ những năm 1977, với mục tiêu tận dụng tối đa thiết kế khung thân của chiến đấu cơ này và kết hợp với hệ thống điện tử hàng không chuyên dụng.
Su-34 Hellduck: Thùng xăng bay của Lực lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga ảnh 1
Hình ảnh chụp từ phía dưới cho thấy thùng chứa nhiên liệu khổng lồ của Su-34 (Ảnh: The Drive)
Tuy nhiên, thời điểm đó Nga ưu tiên sản xuất và phát triển Su-24, nên Su-27 không được "trọng dụng". Điều này chỉ thay đổi vào năm 1986, khi biến thể tiêm kích bom SU-27IB ra mắt với radar mảng pha Sh-141 (Đây là loại radar được phát triển cho Sukhoi T60s).
Su-27IB sau này được đổi tên thành Su-34. Máy bay giữ lại phần lớn khung thân và động cơ nguyên bản, nhưng thân trước được bọc giáp và điều chỉnh để phi công và sĩ quan vũ khí ngồi ngang hàng. Phần đuôi máy bay cũng được tăng kích thước.
Su-27IB được kỳ vọng sẽ là một bản nâng cấp hoàn hảo của Su-24. Máy bay "đàn anh" Su-24 có tầm bay tương đối giới hạn. Su-24 khi mang vũ khí đầy đủ chỉ có bán kính chiến đấu rơi vào khoảng 370 dặm. Khi bay ở tầm thấp, tốc độ cao nhất mà Su-24 đạt được là 745 dặm một giờ.
Su-34 Hellduck: Thùng xăng bay của Lực lượng Hàng Không Vũ Trụ Nga ảnh 2
Hình ảnh Su-34 đang hạ cánh (Ảnh: The Drive)
Su-24 chỉ có thể tấn công mục tiêu cách tiền tuyến 90-180 dặm, kém xa so với mẫu máy bay tương đồng của Mỹ là F-111. Phiên bản FB-111 của Mỹ có bán kính hoạt động lên tới 1.800 dặm khi mang hai quả tên lửa dẫn đường AGM-69 cùng với 4 thùng dầu phụ.
Nhược điểm về tầm tác chiến của Su-24 được khắc phục nhờ sự xuất hiện của Su-27IB, sau này đổi tên thành Su-34. Tiêm kích hạng nặng Su-27 nguyên bản có khả năng mang 20.700 pound nhiên liệu, giúp cho máy bay có khả năng bay được quãng đường lên tới 2.300 dặm khi không mang vũ khí.
Với dòng Su-34, lượng nhiên liệu trong thân được tăng tới 26.676 pound nhiên liệu, đi cùng với khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Dù vậy, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu của Su-34 vẫn được đánh giá rất cao và là một yếu tố hết sức quan trọng, bởi các máy bay tiếp nhiên liệu thường chỉ được sử dụng cho các máy bay ném bom tầm xa, ít khi được đem vào sử dụng cho các máy bay hàng không chiến thuật như Su-34.
Để khắc phục vấn đề trên, Su-34 được trang bị khả năng mang thêm 3 thùng nhiên liệu phụ PTB-3000, mỗi thùng có khả năng chứa 5.286 pound nhiên liệu, nhiều hơn lượng nhiên liệu cho phép trên tiêm kích F-5E và gần bằng chiến đấu cơ F-16 của Mỹ.
Điều này cho phép một tiêm kích bom Su-34 mang tổng cộng 40,988 pound nhiên liệu, lượng nhiên liệu khổng lồ này có thể đổ đầy bình 400 chiếc ô tô có dung tích bình xăng 64 lít hoặc đổ đầy nhiên liệu cho 6 chiếc F-16 của Mỹ. Tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle của Mỹ cũng chỉ mang được tối đa 35.550 pound nhiên liệu (bao gồm 3 thùng nhiên liệu phụ và 1 thùng nhiên liệu gắn ngoài thân)
Với lượng nhiên liệu khổng lồ có thể đem theo, Su-34 có tầm hoạt động tối đa lên tới 2.485 dặm (gần bằng một nửa chiều dài nước Nga), giúp chúng có thể thực hiện được những nhiệm vụ cách xa căn cứ. Ngay cả khi mang 6 quả bom nặng 1.100 pound cùng với 4 tên lửa đối không và một thùng nhiên liệu phụ, Su-34 vẫn có thể đạt được tầm bay 1.864 dặm ở độ cao lớn, 1.087 dặm khi bay ở độ cao thấp.
Tầm bay xa cùng tải trọng vũ khí lớn cho phép Su-34 thực hiện các nhiệm vụ như tấn công sở chỉ huy, thông tin liên lạc và hậu cần ở sâu trong lòng địch, cũng như cắt đường tiếp tế cho lực lượng tiền phương.
Ở thời điểm hiện tại Su-34 chỉ được sử trong chiến đấu tại Syria, nhưng nếu Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, tiêm kích bom Su-34 nhiều khả năng sẽ được sử dụng nhiều hơn. Tầm bay lớn cho phép trung đoàn Su-34 ở sâu trong lãnh thổ Nga cũng có thể tham chiến.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lý do có thể khiến Mỹ phát lệnh cấm bay bí ẩn
Lệnh cấm bay bí ẩn của Mỹ có thể do nước này kích hoạt lá chắn phòng thủ ngay khi Triều Tiên phóng tên lửa siêu vượt âm, theo chuyên gia.

Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đêm 10/1 bất ngờ ra lệnh cấm nhiều chuyến bay cất cánh từ một số sân bay ở khu vực Bờ Tây. Cơ quan này sau đó ra thông cáo cho hay lệnh cấm bay được thực hiện trong 15 phút để "đề phòng", nhưng không giải thích thêm.

FAA đến nay vẫn chưa giải thích rõ ràng về quyết định cấm bay đêm 10/1. Lệnh cấm được đưa ra cùng thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa mang đầu đạn lướt siêu vượt âm, nhưng FAA không đề cập tới sự trùng hợp về thời điểm giữa hai sự kiện.

Bộ tư lệnh Chiến lược của quân đội Mỹ từ chối bình luận, trong khi Bộ tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) cho biết họ không liên quan tới lệnh cấm bay. Tuy nhiên, trang The War Zone chuyên về các vấn đề quân sự Mỹ dẫn các nguồn tin giấu tên tiết lộ vụ thử tên lửa Triều Tiên có thể đã khiến quân đội Mỹ kích hoạt Hệ thống Phòng thủ Giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD) và thúc đẩy FAA ra quyết định cấm bay để bảo đảm an toàn.

Một tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống GMD của Mỹ. Ảnh: USAF.


Một tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống GMD của Mỹ. Ảnh: USAF.

Theo đó, FAA đêm 10/1 đã chuyển một thông điệp tới các bộ phận giám sát không lưu, cho biết NORAD đã phát cảnh báo về một phương tiện cơ động đường không được phóng bằng tên lửa từ Triều Tiên có thể ảnh hưởng tới không phận từ quần đảo Aleutian thuộc bang Alaska đến thành phố Los Angeles, bang California.

Lệnh cấm bay được phát đến các trung tâm điều hành không phận tại Anchorage, Seattle, Oakland, Los Angeles và nhiều địa điểm khác. 16 phút sau, NORAD thông báo đầu đạn của tên lửa đạn đạo đã rơi xuống vùng biển phía đông Nhật Bản và các hãng bay có thể nối lại hoạt động hàng không bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu đạn này rơi xuống vùng biển phía tây Nhật Bản.

Các nguồn tin cho hay chỉ vài phút trước lệnh cấm bay, NORAD đã thông báo cho FAA và yêu cầu trung tâm kiểm soát không lưu ở Los Angeles giải tỏa không phận ở phía bắc căn cứ Vandenberg của Lực lượng Không gian Vũ trụ Mỹ.

"Động thái này có thể nhằm chuẩn bị cho khả năng phóng tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống GMD. Phần lớn đạn đánh chặn nằm ở bang Alaska, nhưng một số tên lửa cũng triển khai ở Vandenberg để đề phòng và thử nghiệm", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định.

Rogoway cho rằng FAA phát lệnh cấm bay vì cho rằng vụ phóng tên lửa Triều Tiên đặt ra mối đe dọa tiềm tàng với phi cơ dân dụng. Họ cũng có thể lo ngại máy bay chở khách có thể cản trở tên lửa đánh chặn của quân đội Mỹ nếu đầu đạn Triều Tiên tiến vào không phận.

FAA và quân đội Mỹ chưa bình luận về thông tin này.

Tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.

Tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo vụ thử tên lửa siêu vượt âm hôm 11/1 được thực hiện thành công dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong-un, đầu đạn đánh trúng mục tiêu trên vùng biển cách xa 1.000 km. Đây là lần đầu tiên Kim Jong-un trực tiếp giám sát một vụ thử tên lửa kể từ tháng 3/2020.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết tên lửa Triều Tiên đạt vận tốc gấp 10 lần âm thanh, đạt tiêu chí của vũ khí siêu vượt âm.

Vụ phóng hôm 11/1 là lần thứ ba Triều Tiên thử tên lửa siêu vượt âm, sau lần đầu tiên tiến hành tháng 9 năm ngoái. Giới chuyên gia nhận định Bình Nhưỡng đang muốn sử dụng những vụ phóng tên lửa liên tiếp để gây thêm áp lực, khiến các đối thủ chấp nhận họ là cường quốc hạt nhân và giảm nhẹ lệnh trừng phạt.


Nói gì thì nói, tiềm lực quân sự TT đã đủ đe doạ được Mỹ, việc Mỹ phải cấm bay cho thấy tên lửa TT thực sự nguy hiểm
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Vụ rơi tiêm kích tối tân phơi bày điểm yếu của Đài Loan
Vụ tiêm kích F-16V tối tân lao xuống biển cho thấy phòng vệ Đài Loan gặp nhiều vấn đề trong huấn luyện phi công trẻ và bảo dưỡng máy bay.

Tiêm kích F-16V số đuôi 6650 do đại úy Trần Dịch điều khiển lao xuống biển ngày 11/1 sau khi cất cánh từ căn cứ Gia Nghĩa, phía đông đảo Đài Loan. Lực lượng cứu hộ của hòn đảo đã tìm thấy xác máy bay, song phi công 28 tuổi vẫn mất tích.

Vụ tai nạn xảy ra trong lúc phi đội F-16V diễn tập mô phỏng bổ nhào ném bom tốc độ cao, khoa mục huấn luyện rất khó với các phi công chiến đấu ít kinh nghiệm. Đại úy Trần Dịch mới gia nhập lực lượng phòng vệ tháng 3/2020 và chỉ có 322 giờ bay tích lũy.

Điều tra sơ bộ cho biết đại úy này đã bật loa ngoài hệ thống liên lạc trong buồng lái trước khi gặp nạn, khiến chỉ huy phi đội không thể trao đổi được với anh. Một số chuyên gia quân sự Đài Loan cho rằng đại úy Trần đã nhầm đây là nút giảm tốc độ.

Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quân sự Kanwa Defense có trụ sở tại Canada, cho biết tiêm kích F-16V với hệ thống điều khiển bay và điều khiển vũ khí mới được phòng vệ Đài Loan vận hành từ tháng 11/2021, song chương trình và tiêu chuẩn huấn luyện có thể chưa được thay đổi kịp thời.

Tiêm kích F-16V số đuôi 6650 của phòng vệ trên không Đài Loan ở căn cứ Gia Nghĩa. Ảnh: CNA.


Tiêm kích F-16V số đuôi 6650 của phòng vệ trên không Đài Loan ở căn cứ Gia Nghĩa. Ảnh: CNA.

"F-16V có những nâng cấp rất tiên tiến, do đó chúng không phù hợp cho các nhiệm vụ huấn luyện cơ bản như mô phỏng tác chiến không đối đất", Chang cho biết.

"Không quân Trung Quốc đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để huấn luyện phi công trẻ. Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan cần điều chỉnh chương trình và tiêu chuẩn huấn luyện để theo kịp với đại lục", Chang nói.

Lã Lễ Thi, cựu giảng viên học viện của phòng vệ trên biển Đài Loan, cho biết các phi công của hòn đảo không được huấn luyện khoa mục bổ nhào ném bom nếu có số giờ bay ít hơn 100. Trong khi đó, đại úy Trần mới chỉ bay trên tiêm kích F-16V khoảng 60 giờ.

"Các phi công ít kinh nghiệm hơn buộc phải tăng cường nhiệm vụ huấn luyện", chuyên gia Lã cho biết. "Nguyên nhân tai nạn có thể do Đài Loan thiếu phi công đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng, khi họ lên kế hoạch mua nhiều tiêm kích Mỹ. Họ buộc phải đẩy mạnh đào tạo tăng cường cho phi công trẻ".

Ông Lã cho biết các học viên phi công của phòng vệ trên không Đài Loan đang được huấn luyện với tiêm kích thế hệ cũ F-5E có hệ thống điều khiển bay rất khác với F-16 tiên tiến. Các phi công trẻ cần được đào tạo thêm để thực hiện tiến trình chuyển đổi từ tiêm kích cũ sang loại mới hơn.

Đảo Đài Loan và eo biển cùng tên. Đồ họa: CSIS.

Đảo Đài Loan và eo biển cùng tên. Đồ họa: CSIS.

Chuyên gia Ben Ho tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam ở Singapore, nhận định dù hệ thống điện tử và cảm biến trên F-16V là loại mới, khung thân tiêm kích này có từ cuối những năm 1990. "Các máy bay cũ cần được bảo dưỡng nhiều hơn và chuyên biệt hơn để có thể hoạt động", chuyên gia này nói.

Trong khi đó, tần suất điều động máy bay áp sát của không quân Trung Quốc ngày càng tăng những năm qua có thể khiến lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan "quá tải và phải giảm mức độ bảo trì máy bay".

"Vụ tai nạn ngày 11/1 là sự cố thứ 6 trong hai năm qua, điều này có thể cho thấy các vấn đề mang tính hệ thống trong lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan", Ben Ho nói. "Với vụ tai nạn gần nhất và quyết định dừng bay F-16 của phòng vệ Đài Loan, có khả năng quân đội Trung Quốc sẽ tăng các chuyến bay áp sát để gây áp lực lớn hơn nữa".

Máy bay Trung Quốc thực hiện hơn 950 phi vụ áp sát đảo Đài Loan trong năm 2021, tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2020, buộc phòng vệ Đài Loan liên tục triển khai tiêm kích để ứng phó.

Chuyên gia Antony Wong Ton ở Macau nhận định vụ tai nạn ngày 11/1 cho thấy cuộc chiến tiêu hao của Bắc Kinh nhằm vắt kiệt lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan "đang phát huy tác dụng".

Dàn tiêm kích F-16V của phòng vệ Đài Loan tham gia diễn tập Voi đi bộ tại căn cứ Gia Nghĩa ngày 5/1. Ảnh: Reuters.

Dàn tiêm kích F-16V của phòng vệ Đài Loan tham gia diễn tập "Voi đi bộ" tại căn cứ Gia Nghĩa ngày 5/1. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và khẳng định sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập gần đảo Đài Loan với khi tài tối tân, đồng thời thường xuyên điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo.

Đài Loan đã ký hợp đồng trị giá 3,96 tỷ USD với tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ để nâng cấp 141 tiêm kích F-16A/B sang chuẩn F-16V hiện đại nhất, trong đó 64 chiếc đã hoàn thành. Hòn đảo cũng đặt mua thêm 66 tiêm kích F-16V của Mỹ trong thương vụ trị giá 8 tỷ USD.

Phi đoàn F-16V đầu tiên, với hệ thống điện tử hàng không, radar và vũ khí mới, được Đài Loan biên chế trong nỗ lực ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ các loại máy bay hiện đại của không quân Trung Quốc, trong đó có tiêm kích tàng hình J-20.

Tiêm kích F-16V có thể mang theo tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder của Raytheon, với tầm bắn 1-35 km. Trung Quốc đã áp lệnh trừng phạt tập đoàn Lockheed Martin vì bán vũ khí cho đảo Đài Loan.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Pháo tự hành thế hệ mới SIGMA 155 mm của Israel lộ diện
Lê Ngọc | 14/01/2022 05:10 PM

0


Công ty Elbit Systems của Israel đang phát triển pháo tự hành bánh lốp thế hệ mới cỡ nòng 155mm SIGMA để thay thế pháo tự hành bánh xích M109 đang có trong trang bị của các lực lượng vũ trang Israel.


Ngày nay, với lợi thế là nhẹ hơn và dễ dàng triển khai hơn bởi các đơn vị phản ứng nhanh sử dụng máy bay vận tải quân sự, pháo tự hành bánh lốp trở nên rất phổ biến đối với quân đội các nước.
Pháo bánh lốp cũng có khả năng cơ động chiến lược cao và đơn giản hóa hậu cần hơn do ít phụ thuộc hơn vào các phương tiện vận tải hạng nặng. Giống như nhiều quân đội trên thế giới, Israel muốn thay thế các loại pháo tự hành bánh xích bằng pháo tự hành bánh lốp.
Pháo tự hành thế hệ mới SIGMA 155 mm của Israel lộ diện - Ảnh 1.

Pháo tự hành M109A5 của Tây Ban Nha. Nguồn: wikipedia.org
Lục quân Mỹ cũng đã khởi động chương trình tìm kiếm để trang bị một hệ thống pháo di động mới cho các lữ đoàn được trang bị xe bọc thép bánh lốp Stryker, hiện được trang bị pháo xe kéo 155 mm M777. Công ty Elbit Systems của Israel với Hệ thống pháo gắn trên xe tải (ATMOS) cỡ nòng 155mm là một trong những ứng cử viên cho chương trình này của Quân đội Mỹ.
Tháng 5/2019, Chính phủ Israel đã công bố một hợp đồng trị giá 125 triệu USD trong chương trình dự kiến kéo dài 12 năm, trị giá 280 triệu USD để thay thế pháo tự hành bánh xích M109 đang có trong trang bị của các lực lượng vũ trang Israel.
Tháng 8/2021, Army Recognition đưa tin, công ty Elbit Systems của Israel đã phát triển một loại pháo tự hành 155 mm mới hoàn toàn tự động, gắn trên xe tải để đáp ứng nhu cầu của quân đội Israel, nhằm thay thế các hệ thống pháo M109 155 mm vào khoảng năm 2023 và sẽ mang mật danh là "Roem". Theo Janes, SIGMA 155 mm mới sẽ sử dụng khung gầm xe tải quân sự LVSR 10x10 do công ty Oshkosh Defense của Mỹ sản xuất.
LVSR là một dòng xe tải dựa trên khung gầm 10x10 dẫn động 5 trục 10 bánh thông thường, có thể được cấu hình theo yêu cầu nhiệm vụ. SIGMA được cho là sẽ cạnh tranh trực tiếp với hệ thống pháo Caesar của công ty Nexter Pháp trong vụ đấu thầu cung cấp 36 pháo tự hành 155 mm cho Quân đội Brazil.
1642241237391.png

Pháo tự hành 155 mm SIGMA sẽ thay thế những khẩu M109 có trong trang bị của Lục quân Israel. Nguồn: armyrecognition.com
Theo phân tích của trang Army Recognition, pháo tự hành bánh lốp SIGMA 155 mm dựa trên khung gầm xe tải quân sự do Mỹ cải tiến với cabin bọc thép ở phía trước có thể bảo vệ đạn đạo và bom mìn. Xe có kíp lái gồm ba thành viên.
Bức ảnh do Janes công bố cho thấy, cabin của kíp lái nằm ở phía trước xe tải được bọc thép để bảo vệ chống lại các loại vũ khí nhỏ và mảnh đạn pháo, cùng hệ thống phòng chống các tác nhân hóa học, sinh học, hạt nhân (NBC) và điều hòa không khí. Khoang bọc thép có thể chứa cả kíp lái.
Tất cả các hoạt động bắn có thể được thực hiện từ bên trong cabin xe. Phần sau của tổ hợp này được trang bị tháp cùng một pháo cỡ nòng 155 mm và chiều dài bằng 52 lần cỡ nòng.
Elbit Systems cho biết, pháo tự hành SIGMA 155 mm được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa bao gồm một hệ thống nạp đạn tự động dạng mô-đun (Uni-Modular Artillery Charge System - UMACS), có tốc độ bắn cao.
Tùy thuộc vào nhiệm vụ, SIGMA có khả năng tự động lựa chọn và nạp đạn với thuốc phóng, nhiên liệu cần thiết để tấn công mục tiêu một cách tối ưu. Ở vị trí khai hỏa, hai chân gá vận hành bằng thủy lực gắn ở mỗi bên khung gầm xe tải được hạ thấp trên mặt đất để ổn định xe. Chúng được thu lại sau các hoạt động bắn và rời khỏi vị trí. Cho đến nay, các đặc tính chiến-kỹ thuật chính của pháo tự hành 155 mm SIGMA vẫn chưa được chính thức tiết lộ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Linh kiện TQ làm hỏng tàu Úc

Nhiều nước 'cay' vì hàng rởm Trung Quốc: Loạt vũ khí Mỹ dính phốt, Anh ngộp thở vì tin sốc


Trong bài viết mới đây, trang mạng Strategy Page cho biết, Australia đã gặp phải nhiều vấn đề khi tìm cách thay thế các tàu tuần tra xa bờ đã cũ của nước này. 6 chiếc cuối cùng trong số 18 chiếc tàu lớp Cape đã gặp sự cố và sau đó người ta phát hiện Trung Quốc đã cung cấp nhôm không đủ tiêu chuẩn cho Austral - một công ty đóng tàu của Australia.

Vụ việc được đề cập lần đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái, Austal đã ngay lập tức loại bỏ Trung Quốc ra khỏi danh sách nhà cung cấp. Tuy nhiên, mới đây phía Australia ra báo cáo mới ước tính rằng quá trình khắc phục các vấn đề gây ra bởi kim loại kém chất lượng đã khiến việc chuyển giao 6 chiếc tàu còn lại bị trì hoãn tới 9 tháng.

Ngoài chi phí thay thế kim loại bị lỗi, Trung Quốc còn phải trả thêm 32 triệu USD để cho phép Australia duy trì hoạt động của các tàu tuần tra cũ thêm một thời gian nữa.

1642393902333.png




Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc dính tai tiếng về việc cung cấp vật liệu và linh kiện kém chất lượng. Theo báo cáo của một Ủy ban Thượng viện Mỹ năm 2011, hàng nghìn chiến đấu cơ, tàu chiến và tên lửa của nước này chứa các linh kiện điện tử giả xuất xứ từ Trung Quốc, dẫn tới nhiều sự cố đáng tiếc.

Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ cho biết các nhà nghiên cứu của họ đã phát hiện 1.800 trường hợp cho thấy Lầu Năm Góc mua phải các thiết bị điện tử có thể là giả.

Tổng cộng họ phát hiện hơn 1 triệu linh kiện giả ở trong các máy bay quân sự, như máy bay vận tải Boeing C-17 và Lockheed Martin C-130J – được mệnh danh là "Siêu Hercules".

Ngoài ra, nhiều vũ khí tối tân khác cũng cùng chung số phận "ruột giả" như trực thăng CH-46 Sea Knight của Boeing và hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

"Một triệu linh kiện chắc chắn không phải là con số nhỏ. Nhưng tôi muốn nhắc lại rằng: chúng tôi mới chỉ kiểm tra ở một phần của hệ thống mắt xích cung cấp vũ khí. Vì vậy 1.800 trường hợp chỉ là một phần đầu nổi của tảng băng" - thượng nghị sĩ Carl Levin cho hay.

Điều đáng chú ý là, cứ 10 trường hợp có 7 trường hợp liên quan tới linh kiện giả xuất xứ từ Trung Quốc. Khoảng 20% các vụ, linh kiện xuất xứ từ Anh, Canada, những nước bán lại đồ giả của Trung Quốc.

1642393879897.png




Ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, các vi mạch giả thường được mang lén ra khỏi các nhà máy, hoặc các bảng mạch bị cháy của máy tính cũ được đánh bóng và sơn lại như mới.

Ở các khu chợ Trung Quốc, vi mạch "lưu hành nội bộ trong quân sự" thường được quảng bá công khai, mặc dù chúng thường là những vi mạch thương mại đã được "mông má" và được dán nhãn lại.

Những bê bối tích lũy theo thời gian của Trung Quốc đã khiến vào năm 2019, nhiều chính trị gia Anh cảm thấy sốc khi phát hiện ra một công ty Trung Quốc ở Anh sản xuất linh kiện cho F-35, mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ và hiện là vũ khí đắt giá nhất thế giới.

Bộ Quốc phòng Anh lên tiếng khẳng định công ty trên là một nhà cung cấp có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và "không có nguy cơ", tuy nhiên, họ vẫn vấp phải vô số chỉ trích trong nước.

"Chúng ta hoàn toàn ngây thơ về vai trò của Trung Quốc và chỉ đến giờ này mọi người mới thức tỉnh" - cựu Bộ trưởng phụ trách về chiến lược an ninh quốc tế Anh Gerald Howarth gay gắt.

Trong khi đó, nghị sĩ Anh Bob Seely cho rằng thông tin trên gây "ngộp thở": "Đó không phải là vấn đề tồi tệ hay không mà là tồi tệ đến mức nào".
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
B-52 có thể tạo một bãi mìn trên biển từ khoảng cách gần 80 km
CTV Lê Ngọc | 17/01/2022 10:56 AM

0

B-52 có thể tạo một bãi mìn trên biển từ khoảng cách gần 80 km

Là một trong những nền tảng linh hoạt - ngoài thả bom và bắn tên lửa, B-52 có thể tạo một bãi mìn trên biển từ khoảng cách gần 80 km.

Mìn biển - một vũ khí phi đối xứng lợi hại
Mìn vẫn là một phần quan trọng trong kho vũ khí của hải quân vì chúng đóng vai trò kép (tấn công/phòng thủ) và là vũ khí phi đối xứng được mô tả là "vũ khí chờ đợi". Các loại mìn, bom đa năng được cải tiến để hoạt động như thủy lôi, được phóng từ khoảng cách xa và thường được triển khai tới các vùng nước tương đối nông, nơi chúng có thể được bố trí nhằm vô hiệu hóa các tuyến đường thủy và cảng chiến lược, cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công đổ bộ.
B-52 có thể tạo một bãi mìn trên biển từ khoảng cách gần 80 km - Ảnh 1.

B-52 có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn. Nguồn: wikipedia.org
Kể từ Thế chiến II, mìn đã làm hư hại nghiêm trọng hoặc đánh chìm các tàu hải quân nhiều hơn gần 4 lần so với tất cả các phương tiện tấn công khác cộng lại. Trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II (năm 1945), những quả thủy lôi quân đội Mỹ thả xuống vùng biển Nhật Bản đã đánh chìm nhiều tàu hơn so với tàu ngầm.
Theo trang FlightGlobal, khả năng khai thác hiện tại bao gồm các mìn kế thừa, thả từ trên không. Dòng mìn Quickstrike không phải là mới, bao gồm các loại 225, 450 và 900 kg, được gọi là Mk.62, Mk.63 và Mk.64.
Chúng được chuyển đổi từ bom dùng chất nổ mạnh Mk.80 và được kích nổ khi nó phát hiện ra dấu hiệu âm thanh, địa chấn hoặc áp suất thích hợp từ một tàu đi qua. Loại thứ tư, Mk.65, là một loại mìn Quickstrike 900 kg khác, nhưng dùng vỏ mìn đúng nghĩa thay vì vỏ bom.
Theo giới quan sát, mìn đang ở trong thời kỳ phục hưng và nâng cấp. Gần đây, Hải quân Mỹ theo đuổi hai chương trình nâng cấp, được gọi là Quickstrike-J và Quickstrike-ER. Quickstrike-J chỉ đơn giản là kết hợp quả bom với thiết bị dẫn hướng đạn tấn công trực tiếp bằng GPS, trong khi Quickstrike-ER được bổ sung thêm một bộ cánh.
Đây là những nâng cấp cho phép máy bay sử dụng mìn từ bất kỳ độ cao nào, riêng Quickstrike-ER có thể được phóng từ khoảng cách 65 km. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình đặt các bãi mìn và giảm đáng kể rủi ro đối với máy bay, mà bình thường sẽ phải bay thấp và chậm để thực hiện nhiệm vụ.
Máy bay ném bom B-52 có nhiệm vụ mới
Máy bay ném bom B-52 là một trong những máy bay chiến đấu linh hoạt nhất từng được phát triển – có thể thả bom và phóng tên lửa. Thả mìn để ngăn tàu chiến tiếp cận các khu vực nhạy cảm và quan trọng là nhiệm vụ mà B-52 sẽ được trưng dụng trong các cuộc chiến tương lai.
Các phi hành đoàn B-52 của Mỹ đã thực hành thả các quả mìn Quickstrike phiên bản cũ ở sân sau của Nga, gần đây nhất là vào năm 2015 trong cuộc tập trận Baltops ở Biển Baltic.
Trong khi các loại mìn Quickstrike thế hệ cũ đòi hỏi máy bay bay ở độ cao thấp hơn và tốc độ thấp hơn trong khu vực mục tiêu, khiến máy bay gặp nguy hiểm, các hệ thống mìn thế hệ mới hơn có thể được triển khai bởi các máy bay bay ở cùng tốc độ và độ cao chiến thuật như yêu cầu của JDAM.
Biến thể mìn thả gần được gọi là Skipjack - Quickstrike-J nặng 900 kg có thể được triển khai bởi bất kỳ máy bay nào có khả năng mang JDAM.
Theo Defense One, ngoài máy bay B-52, Skipjack đang tiếp tục được thử nghiệm với máy bay ném bom B-1 và máy bay chiến đấu F/A-18. Một biến thể nặng 900 kg của Quickstrike-ER có công suất nổ tương tự như Slipjack.
Loại mìn này đang được thử nghiệm trên B-52 và có thể sẽ được triển khai trên bất kỳ loại máy bay nào có khả năng mang JDAM, bao gồm cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.
Valiant Shield là một cuộc tập trận được tổ chức để tăng cường khả năng phối hợp và liên lạc giữa các quân binh chủng, là cơ hội lý tưởng để kiểm tra mìn Quickstrike, triển khai từ trên không nhằm tạo bãi mìn trên biển.
Khả năng trên không chỉ làm tăng chức năng của máy bay ném bom phục vụ lâu nhất của Mỹ mà còn mang lại cho Không quân Mỹ khả năng biến các tuyến đường thủy chiến lược không thể lưu thông, một khả năng hữu ích đối với các khu vực điểm như vùng nước nông ở Biển Đông.
B-52 có thể tạo một bãi mìn trên biển từ khoảng cách gần 80 km - Ảnh 2.

B-52 có khả năng tạo những bãi mìn nhanh và an toàn cho phi hàng đoàn và máy bay. Nguồn: wikipedia.org
Cuộc thử nghiệm chiến thuật đầu tiên đối với loại mìn phóng từ trên không diễn ra trong cuộc tập trận Valiant Shield tháng 9/2014, khi một chiếc B-52H thả một quả Quickstrike-ER, một biến thể của quả bom tấn công trực diện liên hợp nặng 225 kg.
Được biết đến với tên gọi Cá bơn, những quả mìn này có thể được thả từ máy bay hoạt động cách xa hơn 65 km, một khả năng có thể thực hiện được nhờ bộ cánh gắn trên thân. Năm 2016, vũ khí này đã được phóng thử từ F/A-18 trong tập trận thường niên Valiant Shield năm đó.
Trong cuộc tập trận Valiant Shield gần đây, một máy bay ném bom tầm xa hạng nặng B-52H Stratofortress Mỹ đã chứng minh khả năng triển khai từ khoảng cách gần 80km 3 quả mìn biển Quickstrike-ER (tăng tầm) nặng 900 kg đủ mạnh để hạ gục cả những tàu hải quân lớn nhất.
TIN LIÊN QUAN
Nhiệm vụ được thực hiện mà không khiến bản thân phi hành đoàn và máy bay bị tổn hại, một khả năng thay đổi cuộc chơi nếu có chiến tranh nổ ra với một cường quốc hải quân khác.
Tháng 12/2021, Hải quân Mỹ đã yêu cầu xác định nhà thầu nào có khả năng thiết kế, sản xuất và thử nghiệm các loại mìn hàng hải/thủy lôi có thể được triển khai ở tầm xa từ trên không.
Theo trang GovTribe.com, "thủy lôi có thể được yêu cầu phóng khối lượng vật liệu nổ tối thiểu 225 kg trên khoảng cách 100 hải lý và khối lượng chất nổ 900 kg ở khoảng cách trên 100 hải lý. Ngoài ra, các xu hướng thiết kế được đề xuất có thể sử dụng các thiết bị phát hiện mục tiêu, an toàn và trang bị như dòng mìn Quickstrike hiện tại".
Vận hành hơn 70 chiếc B-52 nên trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Không quân Mỹ có thể triển khai hàng chục chiếc máy bay khổng lồ này đến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hoặc phái chúng từ Mỹ đi thực hiện nhiệm vụ tạo các bãi mìn trên vùng chiến sự Thái Bình Dương.
Không khó để tưởng tượng đội hình của những chiếc B-52 có thể nhanh chóng đặt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn quả mìn để phong tỏa các tuyến đường và cảng biển quan trọng./.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Philippines dựa vào tên lửa liên danh Nga - Ấn Độ để đối phó Trung Quốc trên biển
Bình Giang | 17/01/2022 09:50 AM

0

Philippines dựa vào tên lửa liên danh Nga - Ấn Độ để đối phó Trung Quốc trên biển

Để cải thiện năng lực phòng thủ yếu trên Biển Đông, Philippines vừa thông báo sẽ mua tên lửa siêu thanh Brahmos của Ấn Độ theo thỏa thuận trị giá khoảng 375 triệu USD.

Hợp đồng mua sắm này sẽ trang bị cho Philippines 3 hệ thống tên lửa và đưa Ấn Độ trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí lớn.
Hệ thống tên lửa mới sẽ được giao cho Trung đoàn phòng thủ bờ biển của lực lượng Thủy quân lục chiến Philippines. Loại tên lửa này có thể được phóng từ trên không, trên biển, trên bộ và từ dưới nước.
Trung đoàn phòng thủ bờ biển được thành lập từ năm ngoái để cải thiện năng lực của Philippines trong kiểm soát biển thông qua hệ thống chống tiếp cận. Hệ thống này dự kiến sẽ vận hành đầy đủ vào năm 2026, ngụ ý rằng các tên lửa Brahmos sẽ được bàn giao vào thời điểm đó.
Brahmos có tầm bắn 290km, đạt tốc độ Mach-3 và tầm cao 15km trong quá trình bay và có thể xuống mục tiêu chỉ thấp 10m.
Tên lửa này được trang bị hệ thống định vị INS và hệ thống định vị toàn cầu GPS để dẫn đường, còn hệ thống radar dẫn hướng trong giai đoạn cuối.
Được trang bị đầu đạn truyền thống nặng 200-300kg, Brahmos kết hợp tốc độ cao và sự linh hoạt để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ thù, còn đầu đạn cỡ lớn bảo đảm độ sát thương cao.
Philippines dự kiến mua phiên bản Brahmos phóng từ mặt đất, với mỗi hệ thống gồm 4-6 bệ phóng tự động di động (MAL), một đài chỉ huy di động (MCP) và một phương tiện bổ sung di động (MRV).
Brahmos là dự án hợp tác giữa Nga và Ấn Độ để sản xuất loại tên lửa hành trình siêu thanh 2 giai đoạn.
Tốc độ siêu thanh giúp tên lửa bay trong thời gian ngắn hơn và khó bị đánh chặn. Brahmos được trang bị cho Hải quân Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 2005, còn phiên bản trên bộ được đưa vào biên chế năm 2007.
Brahmos dự kiến sẽ được triển khai để đối phó với việc Trung Quốc xâm nhập sâu hơn vào vùng biển của Philippines.
Trong trường hợp xảy ra tấn công trên bộ, lực lượng tên lửa Brahmos có thể đe dọa các tiền đồn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tên lửa Brahmos có thể không hiệu quả lắm vì loại này đã tương đối cũ và số lượng tên lửa của Philippines có hạn.
Philippines dựa vào tên lửa liên danh Nga - Ấn Độ để đối phó Trung Quốc trên biển - Ảnh 1.

Tên lửa HQ-9 được giới thiệu trong một cuộc diễu binh của Trung Quốc. (Ảnh: People's Daily)
Trung Quốc đang có tên lửa đất - đối - không HQ-9 để đối phó với những mối đe dọa bằng tên lửa siêu thanh. Tên lửa của Trung Quốc được trang bị các hệ thống dẫn đường tiên tiến, có khả năng chống nhiễu đa mục tiêu và tên lửa đánh chặn với tốc độ Mach 4.2, nhanh hơn Brahmos.
TIN LIÊN QUAN
Trong khi đó, các tàu khu trục Type 052D và tàu tuần dương Type 055 của Trung Quốc được trang bị HHQ-9B, phiên bản của HQ-9B dùng cho tàu. Những tên lửa đó có thể giảm khả năng Philippines tấn công thành công bằng Brahmos nếu xảy ra xung đột trên biển.
Theo các chuyên gia, với các loại tên lửa mà Trung Quốc đưa ra các cấu trúc trên Biển Đông và tàu chiến, có thể cần phóng rất nhiều tên lửa Brahmos để trúng mục tiêu, nhiều hơn số lượng hạn chế mà Philippines định mua từ Ấn Độ.
Brahmos II đang được phát triển với tốc độ Mach 6, nhưng không rõ loại này có được bán cho Philippines sau khi hoàn tất hay không.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Những tính năng nổi trội của súng cối CARDOM 120mm Philippines mua từ Israel
Lê Ngọc | 16/01/2022 10:50 PM

0


Mua cối CARDOM 120mm, Philippines trở thành một trong số ít quốc gia cùng với Israel, Mỹ và các nước NATO khác sở hữu hệ thống cối tiên tiến này.


Súng cối CARDOM 120mm của Israel
Súng cối đã và vẫn là một yếu tố quan trọng của lực lượng pháo binh mặt đất để tấn công các mục tiêu khác nhau và hỗ trợ các hoạt động của bộ binh. Xu hướng chính trong sự phát triển cối những năm gần đây là tạo ra các hệ thống cối tự hành.
Việc sử dụng khung gầm tự hành làm bệ đặt súng cối có ảnh hưởng tích cực đến tính năng của nó, đặc biệt là tính cơ động và khả năng bảo vệ khỏi đạn và mảnh bom. Đặc điểm của khung gầm cơ sở cho phép tăng tải lượng đạn và tối ưu hóa một số đặc tính khác của hệ thống súng cối.
Những tính năng nổi trội của súng cối CARDOM 120mm Philippines mua từ Israel - Ảnh 1.

Mua cối CARDOM 120mm, Philippines trở thành một trong số ít quốc gia cùng với Israel, Mỹ và các nước NATO khác sử dụng hệ thống này; Nguồn: militaryleak.com
Súng cối triển khai nhanh tự chủ không giật được vi tính hóa (Computerised Autonomous Recoil rapid Deployed Outrange Mortar - CARDOM) do Tập đoàn Soltam Systems, nay là Elbit System (Israel) sản xuất, được đưa vào sử dụng từ năm 2003. CARDOM gồm 2 biến thể cỡ nòng 81 mm và 120mm.
CARDOM có thể hỗ trợ hỏa lực chính xác, hiệu quả và tức thì cho các đơn vị triển khai nhanh và lực lượng đặc biệt, cũng như cho các đơn vị bộ binh và pháo binh. Loại 120mm hiện có trong trang bị của quân đội Mỹ, Israel, các nước NATO…
Hệ thống súng cối được gắn ở phía sau thân xe bắn ra phía sau thông qua một khoảng hở trên nóc được che bởi một cửa sập ba phần. Cơ sở của mô-đun chiến đấu CARDOM là một bàn xoay được gắn trên phương tiện cơ sở, cho phép bắn theo bất kỳ hướng nào. Giảm xung lực giật nhờ các thiết bị chống giật cho phép lắp đặt mô-đun chiến đấu CARDOM trên các phương tiện chiến đấu khác nhau – từ xe bọc thép hạng nhẹ và hạng trung (bánh xích hoặc bánh lốp) đến xe tải.
Thiết kế của CARDOM giúp cho việc tháo súng cối và lắp vào một chiếc xe kéo hạng nhẹ tương đối nhanh chóng. Trong trường hợp này, súng cối có thể được sử dụng tương tự như các hệ thống kéo khác thuộc lớp này.
Hệ thống súng cối không giật CARDOM 120mm gắn trên xe bọc thép bánh xích M125A2 do kíp xe gồm 4 binh sĩ vận hành. CARDOM có tầm bắn 7.000-8.000 m, nòng cối trơn hoặc có rãnh, thời gian bắn viên đầu tiên dưới 30 s; có chế độ gắn cố định và tháo được, có thể được sử dụng theo kiểu "bắn và chuồn" để tạo yếu tố bất ngờ và tránh hỏa lực phản công của đối phương. Sau mỗi lần bắn, hệ thống tự động điều chỉnh vị trí của nòng và do đó đảm bảo độ chính xác cao hơn của hỏa lực. Việc sử dụng thiết bị điện tử giúp giảm thiểu thời gian chuẩn bị.
Cho đến nay, hơn 320 hệ thống súng cối đã được Israel xuất khẩu sang Mỹ. Trong Quân đội Mỹ, CARDOM được trang bị cho Lữ đoàn bọc thép Stryker số 3 và được liên kết với Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực M95 trên xe M1129. Loại cối này từng tham chiến tại Afghanistan, Iraq, Syria và trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh 2020.
Hệ thống súng cối 120mm CARDOM đã được kiểm chứng thực chiến, cho phép "bắn trúng mục tiêu từ viên đầu" (giúp giảm sát thương phụ khi tấn công các mục tiêu nhạy cảm và giảm hao phí đạn dược) trong vòng 30-60 giây với hỏa lực mạnh và tốc độ bắn lên đến 16 phát/phút.
Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ cho phép trong phút đầu tiên của đợt khai hỏa. Sau đó, yêu cầu giảm tốc độ bắn xuống 4 phát/phút. Những hạn chế này liên quan đến sự nóng lên và biến dạng của nòng súng, có thể làm giảm độ chính xác của đầu đạn một cách nghiêm trọng.
Quân đội Philippines nâng cao hỏa lực mặt đất
Các lực lượng vũ trang Philippines đang thực hiện chương trình hiện đại hóa kéo dài 15 năm, bắt đầu từ năm 2012 và sẽ tiếp tục đến năm 2027 theo Đạo luật Cộng hòa (RA) 10349 hoặc Đạo luật Hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang Sửa đổi.
Tổng chi phí của chương trình kéo dài 15 năm dự kiến tiêu tốn hơn 40 tỷ USD. Theo Thông tấn Philippines ngày 11/1/2021, sau khi chuyển giao pháo tự hành ATMOS 2000 vào cuối tháng 12/2021, Israel vừa chuyển giao 15 xe bánh xích M125A2 gắn súng cối CARDOM 120mm cho Philippines.
Những tính năng nổi trội của súng cối CARDOM 120mm Philippines mua từ Israel - Ảnh 2.

Cối CARDOM 120mm gắn trên xe M125A2 được kỳ vọng nâng cao sức mạnh hỏa lực của Lục quân Philippines; Nguồn: topwar.ru
Elbit Systems cũng sẽ cung cấp các nòng 120mm hoán cải cho 5 hệ thống súng cối tự động không giật CARDOM 81 mm mà Quân đội Philippines đã đặt hàng vào tháng 1/2018. Đây là một phần trong loạt sản phẩm được cung cấp cho Chương trình Hiện đại hóa AFP trong khuôn khổ Horizon 2 và là một phần trong nỗ lực của Manila nhằm cải thiện khả năng của lực lượng mặt đất trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh tiếp tục diễn ra.
Với pháo tự hành ATMOS 2000 155 mm và xe chở cối 120mm CARDOM mới, Lục quân Philippines sẽ có thêm phương tiện để hỗ trợ hỏa lực gián tiếp cho bộ đội, góp phần tạo nên một thế trận quốc phòng đáng tin cậy trên đất liền. Thỏa thuận này thể hiện cam kết mạnh mẽ giữa Philippines và Israel trong việc tăng cường hơn nữa quan hệ quốc phòng, vì Israel đã là một trong những thị trường lớn nhất cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh cho chính phủ Philippines trong 5 năm qua.
Xe M125A2 chở cối 120mm CARDOM dựa trên phiên bản cải tiến của loại xe bọc thép chở quân (Armored personnel Carrier - APC). Hệ thống cối này sẽ cho phép Quân đội Philippines tiêu chuẩn hóa toàn bộ đội pháo tự hành của mình theo tiêu chuẩn NATO. Philippines đã trở thành một trong số ít quốc gia cùng với Israel, Mỹ và các nước NATO khác sử dụng hệ thống CARDON.
Cối 120mm này bổ sung cho các loại súng cối bộ binh 81 mm và 60 mm được giao cho các đơn vị bộ binh cơ giới. Trong các quân đội nước ngoài khác, súng cối 120mm với các loại đạn thông minh và tiêu chuẩn đã thực sự thay thế lựu pháo kéo 105 mm.
Hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến (Fire Control System - FCS) của CARDOM kết hợp Hệ thống dẫn đường quán tính (Inertial Navigation System - INS), … được tích hợp dễ dàng với Hệ thống quản lý chiến đấu (Battle Management System - BMS).
Các hệ thống này liên kết kỹ thuật số trực tiếp với các cảm biến thu nhận mục tiêu của người quan sát phía trước (forward observer - FO) hiện đại bao gồm các phương tiện bay không người lái, radar và hệ thống phát hiện khác. Các cơ chế nhắm mục tiêu của CARDOM được liên kết với các hệ thống chỉ huy, điều khiển và liên lạc hiện đại, giúp đạt được chế độ tự động phản ứng nhanh.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lộ diện quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu toàn chiến cơ tàng hình F-35
Hà Linh (TH) | 16/01/2022 03:00 PM

0

Lộ diện quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu toàn chiến cơ tàng hình F-35



Nguồn: Internet


F-35 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất đang được Hoa Kỳ xuất khẩu cho đồng minh, đây cũng là chiếc máy bay đã được Na Uy lựa chọn thay thế cho toàn bộ phi đội F-16 của nước này.


Na Uy đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có lực lượng không quân trang bị toàn bộ chiến đấu cơ là tiêm kích tàng hình F-35 do Hoa Kỳ sản xuất.
Được biết, Na Uy trước nay luôn là một khách hàng và đối tác được ưu tiên trong cả chương trình phát triển F-16 lẫn F-35. Trước đó họ đã được bàn giao những chiếc F-16 lần đầu tiên vào năm 1980, chỉ 2 năm sau Không quân Hoa Kỳ, và nhận được những chiếc F-35 vào năm 2015.
Lộ diện quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu toàn chiến cơ tàng hình F-35 - Ảnh 1.

Nguồn: Internet
Lộ diện quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu toàn chiến cơ tàng hình F-35 - Ảnh 2.

Nguồn: Internet
Theo các chuyên gia, việc Na Uy chuyển sang sở hữu một phi đội toàn F-35 là có nguyên nhân, thứ nhất là nhờ vào mối quan hệ thân thiết với Washington. Thứ hai là họ sở hữu phi đội khá nhỏ, do đó mà số lượng F-35 cần mua để lấp đầy chỗ trống là điều không mấy khó khăn.
Được biết nước này đã đặt mua hơn 50 chiếc chiến đấu cơ tàng hình này từ Hoa Kỳ.
Hiện chưa rõ sau Na Uy thì nước nào trên thế giới sẽ sở hữu một đội bay toàn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Lộ diện quốc gia đầu tiên có không quân sở hữu toàn chiến cơ tàng hình F-35 - Ảnh 3.

Nguồn: Internet
Lầu Năm Góc hiện nay vẫn tiếp tục trì hoãn việc cấp phép cho mẫu F-35 được sản xuất với quy mô lớn, do mẫu máy bay này còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chính những khiếm khuyết này của F-35 đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích kịch liệt của giới chức Mỹ, trong đó có 2 vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
TIN ĐỌC THÊM
Cũng do sự thiếu tính sẵn sàng chiến đấu của F-35, nên Na Uy sẽ buộc phải dựa vào nước khác trong lĩnh vực phòng không trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đến khi đã có mức độ sẵn sàng chiến đấu cao, F-35 sẽ trở thành lực lượng vững chắc hơn nhiều của Không quân Hoàng gia Na Uy nếu so với F-16.
Thêm nữa, do chương trình F-35 sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm, nên phi đội F-35 sẽ còn được nâng cấp thêm nhiều lần nữa để nâng cao khả năng hoạt động của chúng.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
QĐ Ukraine tuyệt vọng, bị pháo binh Nga đập nát không thương tiếc: Lịch sử sẽ lặp lại?
Trịnh Ngọc Tiến | 16/01/2022 01:33 PM

23

QĐ Ukraine tuyệt vọng, bị pháo binh Nga đập nát không thương tiếc: Lịch sử sẽ lặp lại?



Ảnh minh họa.


Tám năm trước, quân đội Ukraine tuyệt vọng, được cho là đã bị pháo binh Nga tấn công không thương tiếc trên chiến tuyến ở Donbass do lực lượng dân quân ly khai miền Đông kiểm soát.

Đối đầu Nga, quân đội Ukraine tuyệt vọng: Bài học còn đó
"Siêu pháo" 2S7 Pion với cỡ nòng 203mm do Liên Xô sản xuất và hiện được trang bị cả cho Quân đội Nga và Ukraine; nếu một cuộc xung đột nổ ra, chắc chắn cả hai bên đều sử dụng loại pháo này. Vậy "siêu pháo" bên nào có lợi thế hơn?
Tám năm trước, quân đội Ukraine tuyệt vọng, được cho là đã bị pháo binh Nga tấn công không thương tiếc trên chiến tuyến ở khu vực Donbass, do lực lượng dân quân ly khai miền đông Ukraine kiểm soát.
Sau thất bại đó, Quân đội Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa một số "siêu pháo" 2S7 Pion, có cỡ nòng đến 203mm, được sản xuất từ thời Liên Xô, từ kho niêm cất về lại biên chế chiến đấu.
TIN LIÊN QUAN
Ngày nay, những khẩu pháo tự hành 2S7 là những khẩu pháo có hỏa lực mạnh nhất trong biên chế Quân đội Ukraine. Tầm bắn của 2S7 có thể đạt tới 50 km, xa hơn nhiều so với hầu hết các loại pháo khác được triển khai trong và xung quanh khu vực Donbass.
Nhưng đối với pháo binh Ukraine, một đội quân khổng lồ của Nga gồm 100.000 binh sĩ và trên 1.200 xe tăng, được bố trí sát ngay tại biên giới Nga-Ukraine, đây là một vấn đề nan giải.
Quân đội Nga cũng có lựu pháo tự hành 2S7 của họ, và so với các loại pháo cùng loại của Ukraine, 2S7 của quân đội Nga hiện đại hơn và được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực pháo tiên tiến, có thể giúp tốc độ bắn nhanh hơn.
Vì vậy, trong cuộc đấu pháo ác liệt, chắc chắn 2S7 của Nga có uy lực hơn hẳn.
Theo tiêu chuẩn pháo binh, pháo tự hành 2S7 cũng không phải là cũ; 2S7 sử dụng khung gầm xe tăng T-80 và bố trí pháo hở, không có tháp pháo che chắn. Mỗi khẩu pháo 2S7 phải có xe chở đạn và xe nạp đạn hỗ trợ đi kèm.
QĐ Ukraine tuyệt vọng, bị pháo binh Nga đập nát không thương tiếc: Lịch sử sẽ lặp lại? - Ảnh 2.

Thảm cảnh của xe tăng, thiết giáp Ukraine ở chảo lửa Debaltsevo
Pháo tự hành 2S7 được đưa vào biên chế trong Quân đội Liên Xô năm 1975, nên còn được gán tên định danh của NATO là M-1975 và đã từng tham gia cuộc chiến ở Afghanistan những năm 1980 và cuộc chiến ở Chechnya những năm 1990.
Khẩu đội pháo 2S7 gồm 7 pháo thủ và lái xe, thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu là 5-6 phút; thời gian thu hồi là 3-5 phút. 2S7 có thể bắn cả đạn hạt nhân chiến thuật, tầm bắn đạt 37.500 mét, và lên tới 55.500 mét khi sử dụng đạn tăng tầm.
TIN LIÊN QUAN
Sau khi Liên Xô tan rã, Quân đội Nga cuối cùng đã đưa hầu hết khoảng 300 pháo tự hành 2S7 của họ vào kho niêm cất. Trong khi đó Quân đội Ukraine cũng đã trang bị khoảng 100 khẩu 2S7 mà họ thừa hưởng từ Quân đội Liên Xô.
Với cỡ nòng 203mm, có thể nói đây là pháo nòng xoắn lớn nhất, được sử dụng rộng rãi. Đạn của khẩu 2S7 có sức công phá rất lớn (đầu đạn nổ phá nặng đến 110kg, trong đó chứa 17,8kg thuốc nổ TNT), nhưng thao tác pháo cũng phức tạp và có tốc độ bắn chậm (3 phát trong thời gian 2 phút).
Đặc biệt với tiếng nổ đầu nòng rất lớn, đường đạn căng, gây nguy hiểm cho các pháo thủ, bởi âm thanh của tiếng nổ đầu nòng quá lớn. Và không phải vô cớ mà Quân đội Mỹ đã cho loại khỏi biên chế chiến đấu hoàn toàn lựu pháo 203mm M-110 (giống 2S7) vào những năm 1990.
Nhưng cuộc giao tranh ở Donbass, bắt đầu từ năm 2014, đã buộc quân đội Ukraine phải kích hoạt lại nhiều trang thiết bị cũ của mình. Quân đội Ukraine đã lấy ra ít nhất 13 khẩu 2S7 từ kho niêm cất và đưa đến nhà máy bảo dưỡng Shepetovka ở Rivno để đại tu.
Tầm bắn của loại "siêu pháo" này xa hơn hầu hết các loại pháo hiện có trong lực lượng dân quân của các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk; giúp quân đội Ukraine có lợi thế hơn trong cuộc đấu pháo với lực lượng dân quân ly khai.
QĐ Ukraine tuyệt vọng, bị pháo binh Nga đập nát không thương tiếc: Lịch sử sẽ lặp lại? - Ảnh 4.

"Siêu pháo" 2S7 Pion trong biên chế Lữ đoàn pháo binh số 43 Quân đội Ukraine.
"Siêu pháo" Nga và Ukraine đấu nhau, bên nào thắng?
Vừa qua, Cơ quan giám sát ngừng bắn của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tại Donbass, đã phát hiện ra nhiều khẩu 2S7 bên phía Ukraine trong cuộc xung đột Donbas.
Tuy nhiên, pháo binh Ukraine gặp phải một vấn đề trở ngại, đó là người Nga cũng có nhiều khẩu 2S7 của riêng mình. Và nhờ trang bị các hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, mà Nga đã phát triển trong những năm gần đây, chúng có thể bắn nhanh hơn và chính xác hơn so với pháo binh Ukraine.
Hệ thống điều khiển hỏa lực mới của Nga bao gồm, máy bay trinh sát không người lái, radar trinh sát pháo binh mặt đất và thiết bị quang điện tử để tìm mục tiêu; tọa độ mục tiêu sau khi bị phát hiện, được gửi qua liên kết vô tuyến đến đơn vị pháo binh, đưa vào máy tính, tính toán ra phần tử bắn và tự động lấy lên pháo.
TIN LIÊN QUAN
Đầu năm 2015, trong cuộc giao tranh tàn khốc ở thị trấn Debaltsev, 2S7 Nga và các loại pháo khác đã bắn rất chính xác vào vị trí của quân đội Ukraine.
Người Ukraine cho rằng, cứ mỗi lần quân Nga nã pháo, họ phải nhận từ 10 đến 15 đợt phản công từ phía Nga. Và các binh sĩ Ukraine sẽ sớm bị tiêu diệt bởi hỏa lực pháo binh của đối phương, sau khi bị máy bay không người lái phát hiện.
Người Nga đã quen sử dụng lựu pháo tự hành 2S7. Mới năm ngoái, quân đội Nga đã tiến hành nâng cấp 60 khẩu pháo loại này, bao gồm bổ sung các thiết bị điện tử kỹ thuật số mới và các chức năng mới khác.
Kể từ năm 2017, quân đội Nga đã bắt đầu tổ chức lại đơn vị pháo hạng nặng của mình, sử dụng pháo 2S7 hiện đại hóa và nâng cấp. Hiện Quân đội Nga có nhiều pháo 2S7 hơn quân đội Ukraine, với hiệu suất tốt hơn, đồng thời được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất ưu việt.
Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu một cuộc xung đột quy mô lớn nổ ra giữa Nga và Ukraine, các xe tăng hạng nặng của quân đội Nga sẽ tiếp tục tiến lên. Không rõ liệu pháo binh của Ukraine có thể ngăn chặn được người Nga hay không?
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Dân Kazakhstan vui mừng khi quân Nga đến, nghĩ tới Trung Quốc chỉ thấy lo và sợ
Anh Tú | 15/01/2022 09:32 PM

15

Dân Kazakhstan vui mừng khi quân Nga đến, nghĩ tới Trung Quốc chỉ thấy lo và sợ



Xe quân sự của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể chuẩn bị lên một máy bay bắt đầu rút quân tại một sân bay ở ngoại ô Almaty, Kazakhstan ngày 13 tháng 1 năm 2022. Ảnh: AP


Mặc dù tất cả các quốc gia Trung Á đều đều phòng Nga ở mức độ khác nhau nhưng họ lại nhìn nhận Trung Quốc với sự nghi ngờ thậm chí còn lớn hơn.

Từ nhiều năm qua, Nga và Trung Quốc đã có sự “phân công lao động ngầm” ở khu vực Trung Á. Cả hai đều coi đây là sân sau chiến lược của mình: Moscow giám sát an ninh còn Bắc Kinh giúp phát triển nền kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, cuộc bạo loạn gần đây tại Kazakhstan, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Trung Á, đã một lần nữa chứng tỏ: vị thế an ninh của Moscow là không thể bàn cãi, bất chấp sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và những nỗ lực nhằm mở rộng phạm vi an ninh của Bắc Kinh.
Ngày 5/1, Nga đã cử hàng nghìn binh sĩ tới Kazakhstan chỉ trong vòng vài giờ theo yêu cầu của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev.
Phải đến 5 ngày sau đó, Trung Quốc mới lên tiếng đề nghị hỗ trợ an ninh trong một cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Vương Nghị và người đồng cấp Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi, thời điểm cuộc khủng hoảng gần như đã kết thúc và đất nước Kazakhstan không còn lâm nguy nữa.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào Kazakhstan và phần còn lại của Trung Á, chủ yếu cho lĩnh vực dầu khí và khoáng sản. Khu vực này có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm đến Kazakhstan vào năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng về sáng kiến Vành đai và Con đường. Trong số tất cả các nhà lãnh đạo Trung Á, mối liên hệ cá nhân lớn nhất của ông Tokayev là với Trung Quốc: Ông nói tiếng Quan Thoại và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là nhà ngoại giao Liên Xô tại Bắc Kinh.
Dân Kazakhstan vui mừng khi quân Nga đến, nghĩ tới Trung Quốc chỉ thấy lo và sợ - Ảnh 2.

Các phương tiện quân sự của Nga được đưa tới Kazakhstan. Ảnh: AP
Tuy nhiên, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc không có các khả năng quân sự hoặc tình báo để bảo vệ đồng minh trong khu vực khi họ gặp nạn.
Alexander Gabuev, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Carnegie Moscow nhận xét: “Trung Quốc thiếu các loại công cụ mà Nga đang sở hữu, chẳng hạn lực lượng lính dù biết nói thứ ngôn ngữ mà người dân địa phương hiểu và luôn sẵn sàng đổ bộ tới giúp đỡ”.
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), khối liên minh quân sự do Nga đứng đầu đã triển khai khoảng 2.500 binh sĩ tới Kazakhstan để tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại đây theo lời kêu gọi của Tổng thống Tokayev nhằm giúp ổn định tình hình sau các cuộc tấn công khủng bố và bạo loạn lớn đầu năm mới.
Dân Kazakhstan vui mừng khi quân Nga đến, nghĩ tới Trung Quốc chỉ thấy lo và sợ - Ảnh 3.

Lính gìn giữ hòa bình Nga thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể bảo vệ một khu vực ở Kazakhstan ngày 12 tháng 1 năm 2022. Ảnh: AP
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), cũng gồm các quốc gia Trung Á, Nga và Trung Quốc nhưng lại không có sứ mệnh quân sự tương tự, mặc dù các thành viên thuộc tổ chức này thường xuyên trao đổi thông tin tình báo và tiến hành huấn luyện chống khủng bố chung.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã triển khai cảnh sát vũ trang tới các vùng xa xôi ở Tajikistan kết nối Afghanistan với khu vực phía tây Tân Cương và đã tăng cường cung cấp vũ khí cho một số quốc gia Trung Á.
Thế nhưng, Nga vẫn có sự hiện diện quân sự lớn hơn nhiều ở Tajikistan, đặc biệt là kể từ khi Taliban chiếm Kabul vào tháng 8 năm ngoái, và cũng duy trì quân đội ở Kyrgyzstan.
Mặc dù tất cả các quốc gia Trung Á đều đều phòng Nga ở mức độ khác nhau nhưng họ lại nhìn nhận Trung Quốc với sự nghi ngờ thậm chí còn lớn hơn.
“Trung Quốc có một hình ảnh gây tranh cãi ở Kazakhstan. Với Nga, dù có một quá khứ khó khăn và chủ nghĩa dân tộc đã tồn tại trong 30 năm qua, nhưng nhìn chung thái độ đối với Nga vẫn tích cực hơn”, George Voloshin - nhà phân tích thuộc Công ty Tư vấn Tình báo Aperio bình luận.
“Mọi người hiểu họ sẽ trông đợi được những gì từ Nga nhưng khi đề cập đến Trung Quốc, người dân lo sợ hơn nhiều”.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga "động tay động chân" với MiG và Sukhoi: Sống hay là chết?
Bảo Lam | 15/01/2022 08:38 PM

16

Nga động tay động chân với MiG và Sukhoi: Sống hay là chết?



Ảnh minh họa.


Đại tá về hưu Viktor Litovkin chia sẻ về việc rất khó dự đoán kết quả của quá trình sáp nhập Sukhoi và MiG vào Tập đoàn chế tạo hàng không thống nhất Nga (UAC).

Rất nhiều thứ phụ thuộc vào việc quá trình này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng kinh nghiệm thành công của "Mil" và "Kamov" giúp Nga có những nhìn nhận tích cực về quyết định này.
UAC kết hợp MiG và Sukhoi
UAC quyết định hợp nhất Sukhoi và MiG thành một tổ chức thống nhất. Việc tái tổ chức sẽ diễn ra bằng cách đưa cả hai nhà sản xuất máy bay gia nhập vào UAC.
Quyết định về việc cơ cấu lại phải được thông qua tại cuộc họp của các cổ đông UAC, mà sẽ được tổ chức vào tháng 1/2022. Việc quản lý của các công ty này từ lâu đã được thực hiện tập trung hóa: Sukhoi quản lý MiG và dưới quyền của UAC.
Tổng giám đốc UAC Yuri Slyusar cho biết, việc sáp nhập sắp tới là sự kiện quan trọng nhất đối với ngành hàng không Nga, mà sẽ hình thành nên một thực thể duy nhất của ngành chế tạo máy bay Nga, có khả năng giải quyết các nhiệm vụ lớn.
TIN LIÊN QUAN
UAC được thành lập vào năm 2006 nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành hàng không Nga. Hệ thống này bao gồm các doanh nghiệp Nga chuyên hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy bay, và trong hơn 15 năm hoạt động, đã trải qua nhiều lần cơ cấu lại.
Trong UAC hiện có cả Tupolev, Ilyushin và Irkut, nhưng biểu tượng của hàng không quân sự Nga vẫn là các máy bay tiêm kích của công ty Sukhoi và MiG, do đó việc sáp nhập các đơn vị này nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Việc sáp nhập sẽ sớm được hoàn tất, và bản thân các quá trình được triển khai từ vài năm trước.
Ngày nay, các đơn vị này là không tương đồng với nhau: Nếu Sukhoi đã tạo ra máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là Su-57, máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 Okhonik và một số biến thể của máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư, thì MiG không có gì để "khoe khoang", ngoại trừ MiG-35.
Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1991, họ có thể ngang hàng với nhau: MiG đi đầu trong việc chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là MiG-1.44 với khung thân đã ngừng nghiên cứu vào những năm 90 của thế kỷ XX, lại giống chiếc máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc một cách đáng ngờ.
Căn cứ việc Trung Quốc đã sao chép khung máy bay F-35 khi chế tạo J-31, thì có thể họ đã làm điều tương tự đối với J-20.
Nga động tay động chân với MiG và Sukhoi: Sống hay là chết? - Ảnh 2.

MiG đi đầu trong việc chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 là MiG-1.44 nhưng không thành công.
Sức mạnh của MiG và Sukhoi không ngang nhau
Chuyên gia Litovkin nói: "Thật khó để nói về tác động của quyết định này, nhưng chúng ta đã từng sát nhập 2 tập đoàn trực thăng - Mil và Kamov - và vì điều này cũng không có gì khủng khiếp xảy ra".
Các công ty trực thăng đang cạnh tranh trên thị trường, như MiG và Sukhoi. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong đề án máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ 2, khi Mi-28 và Ka-50 đã được tạo ra, mà sau này trở thành chiếc Ka-52 hai chỗ ngồi "Alligator".
TIN LIÊN QUAN
Cả hai cỗ máy đều được đưa vào biên chế quân đội và thể hiện đẳng cấp cao trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Chỉ có điều ở đây có một công ty mẹ như Trực thăng Nga (Russian Helicopters) hoạt động, đó là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất trong ngành công nghiệp Nga.
"Mil và Kamov vẫn tiếp tục hoạt động và sản xuất các máy bay trực thăng, nhưng không rõ sự song hành giữa trực thăng và máy bay chiến đấu thực sự sẽ như thế nào. MiG không có dự án thú vị nào và cũng không tạo ra những máy bay của mình, ngoại trừ MiG-35, mà bị đình trệ. Công ty cũng tham gia vào việc hiện đại hóa các cỗ máy đang sử dụng", ông Litovkin kết luận.
MiG-35 là bản nâng cấp của MiG-29 lên thế hệ 4 ++: Loại máy bay này tiếp tục được mời chào cho Ấn Độ như một máy bay tiêm kích hạng nhẹ. MiG-35 đã được đưa vào biên chế của quân đội Nga, nhưng nhìn chung, Nga có xu hướng ưa chuộng các máy bay chiến đấu Sukhoi hơn.
"Trái ngược lại, Sukhoi làm việc tích cực và có nhiều sản phẩm mới. Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Có thể, việc cắt giảm bộ máy hành chính sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty, nhưng tất cả phụ thuộc vào hình thức sáp nhập sẽ được triển khai, ai sẽ đảm nhận các vị trí lãnh đạo và việc sẽ dẫn đến kết quả gì", ông Litovkin kết luận.
Nga động tay động chân với MiG và Sukhoi: Sống hay là chết? - Ảnh 4.

MiG-29 và Su-27 từng là 2 loại tiêm kích chủ lực của Không quân Nga.
MiG có thể bắt đầu bắt tay vào máy bay đánh chặn
Về hình thức, MiG và Sukhoi có sự phân công lao động: MiG-29/35 được định vị là máy bay tiêm kích hạng nhẹ, dù điều này không hoàn toàn đúng, nhưng những cỗ máy này thực sự nhỏ bé hơn các nền tảng T-10 (Su-27/30/33/34/35) và T-50 (Su-57).
TIN LIÊN QUAN
Điểm mạnh của MiG là máy bay đánh chặn MiG-31, là sự phát triển của một trong những cỗ máy thành công nhất của Phòng thiết kế là MiG-35. Máy bay này được chế tạo xung quanh một radar lớn và được "mài nhọn" để phòng vệ cho lãnh thổ của đất nước.
Những chiếc MiG-31 được hiện đại hóa có hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzal mới nhất. Các máy bay đánh chặn cuối cùng của loại MiG-31 được lắp ráp vào năm 1994, vì vậy các lực lượng vũ trang vẫn có yêu cầu về cỗ máy loại này.
"Sự phân chia là phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay Sukhoi đã có kế hoạch với Su-75 Checkmate, một dự án máy bay tiêm kích hạng nhẹ một động cơ thế hệ thứ 5.
Không biết có "nên cơm cháo gì không", nhưng các công việc đang được triển khai. MiG-31 vẫn là một máy bay cũ, không rõ liệu MiG có thể sản xuất được MiG-41 hay không, thứ mà họ đã bắt đầu đề cập đến, nhưng nó sẽ phải là một cỗ máy mới"
, ông Litovkin nói.
Chúng ta chỉ có thể tổng kết việc đánh giá quá trình sáp nhập bằng kết quả, nhưng tạm thời hiện tại chỉ mới là các quyết định hành chính mà thôi.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Phi công mải ăn sáng, 185 máy bay MiG bị đánh tan tành: Thiệt hại sau cùng rất khủng khiếp
Công Minh | 15/01/2022 07:00 PM

1

Phi công mải ăn sáng, 185 máy bay MiG bị đánh tan tành: Thiệt hại sau cùng rất khủng khiếp

Chiến dịch Moked với hai đặc điểm nổi bật: mức độ chính xác và thời gian thực hiện, đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các cuộc không kích phủ đầu tiêu diệt không quân đối phương.

CHIẾN DỊCH ĐÁNH ĐÒN PHỦ ĐẦU "OPERATION MOKED"
Ngày 5/6/1967, một cuộc chiến có vai trò quan trọng trong việc định hình lại Trung Đông đã xảy ra. Căng thẳng đã âm ỉ trong một thời gian dài giữa Israel và các nước láng giềng.
Bị áp đảo về số lượng quân so với liên quân các nước Ả Rập và bị bao vây bởi kẻ thù ở ba mặt và mặt còn lại giáp với biển Địa Trung Hải sâu thẳm, Israel đã quyết tâm tấn công trước và giành chiến thắng nhanh chóng.
Để giành được chiến thắng Israel phải kiểm soát được bầu trời. Nhưng không quân Israel chỉ có gần 200 máy bay hầu hết là của Pháp (trước năm 1968, Mỹ đã không bán máy bay cho IAF) chống lại 600 máy bay Ả Rập với nhiều máy bay chiến đấu MiG do Liên Xô cung cấp.
Ngoài ra, Israel còn lo ngại về 30 máy bay ném bom Tu-16 Badger do Liên Xô sản xuất, mỗi chiếc có thể thả 10 tấn bom xuống các thành phố của Israel.
Chính vì vậy, Chiến dịch Moked (Tiêu điểm) ra đời. Đó là một cuộc tấn công phủ đầu nhằm tiêu diệt lực lượng không quân Ả Rập trên mặt đất và là một trong những chiến dịch trên không xuất sắc nhất trong lịch sử.
Kế hoạch đã được vạch ra và luyện tập trong vài năm. Các phi công của IAF đã thực hiện lặp đi lặp lại nhiệm vụ thực hành tấn công các sân bay giả của Ai Cập trên sa mạc Negev, trong khi tình báo Israel thu thập thông tin về sơ đồ bố trí hệ thống phòng thủ của Ai Cập.
Liệu kế hoạch của Israel có thành công? Câu hỏi được giải đáp chỉ vài phút sau khi máy bay chiến đấu của Israel bay qua Địa Trung Hải và đến Ai Cập.
Phi công mải ăn sáng, 185 máy bay MiG bị đánh tan tành: Thiệt hại sau cùng rất khủng khiếp - Ảnh 1.

Máy bay Mirage IIICJ 158 của Không quân Israel tại Bảo tàng Không quân Israel ở Hatzerim
6 TIẾNG QUYẾT ĐỊNH CUỘC CHIẾN 6 NGÀY
Vào lúc 7:10 sáng theo giờ Israel, 16 máy bay huấn luyện Fouga Magister của Không quân Israel (IAF) đã cất cánh và giả vờ như đang huấn luyện bình thường. Họ bay các đường bay thông thường và sử dụng tần số vô tuyến thông thường để tiến hành nhiệm vụ do thám các radar Ả Rập giống như cuộc tuần tra trên không bình thường của Israel vào buổi sáng.
Vào lúc 7:15 sáng, một loạt gồm 183 máy bay - gần như toàn bộ phi đội chiến đấu của Israel - lao lên không trung. Họ tiến về phía Tây qua Địa Trung Hải trước khi hạ thấp độ cao xuống 60 feet so với mặt nước biển để tránh bị phát hiện bởi radar của các nước Ả Rập.
Trước đó, trong vòng 2 năm, radar của Ai Cập, Syria và Jordan cũng đã theo dõi được những hoạt động tương tự như vậy - cất cánh mỗi sáng trên cùng đường bay này, và sau đó biến mất khỏi phạm vi quan sát trước khi trở về căn cứ.
Điểm khác là lần này số lượng máy bay đông hơn rất nhiều. Lần xuất kích này, thay vì quay về nhà, phi đội của Israel bao gồm các máy bay phản lực Mirage và Super Mystere do Pháp sản xuất đã chuyển hướng về phía nam tiến thẳng đến Ai Cập.
Trạm radar của Jordan đã phát hiện ra số lượng bất thường các máy bay Israel trên không vào ngày hôm đó và gửi một cảnh báo mã hóa cho Ai Cập. Nhưng không quân Ai Cập trước đó đã đổi mã mà không thông báo cho Jordan.
Tuy nhiên, dù có nhận được thông báo thì kết cục cũng không không thay đổi. Chiến thuật của Israel mới là điều quyết định, “Thay vì tấn công vào lúc rạng sáng, IAF quyết định đợi vài giờ cho đến 07:45 (08:45 theo giờ Ai Cập).
Vào lúc này, sương mù buổi sáng trên đồng bằng sông Nile đã tan và các đội tuần tra buổi sáng của Ai Cập đã trở lại căn cứ nơi các phi công đang ăn sáng, trong khi nhiều phi công và phi hành đoàn mặt đất vẫn đang trên đường đi làm.
Khi máy bay Israel tiến vào, các chỉ huy của lực lượng vũ trang và không quân Ai Cập đang rời khỏi vị trí của họ trong một chuyến thị sát trên một chuyến bay vận tải. Sợ rằng các xạ thủ phòng không nhầm họ với người Israel mà bắn, các chỉ huy này đã ra lệnh lực lượng phòng không của Ai Cập không được bắn khi máy bay vận tải này đang ở trên không.
Máy bay Israel đã bay lên độ cao 9.000 feet khi tiếp cận các mục tiêu của mình: Mười phi trường Ai Cập, nơi các máy bay đậu ngay ngắn thành hàng sát cánh bên nhau.
Gần như không bị cản trở bởi tiêm kích đánh chặn và pháo phòng không của Ai Cập, máy bay Israel, theo đội hình 4 chiếc, đã thực hiện từ 3 - 4 đợt tấn công mỗi lượt bằng bom và súng pháo. Trước tiên, họ phá hủy các đường băng để máy bay địch không thể cất cánh, tiếp theo là các máy bay ném bom Ai Cập và sau đó là những máy bay khác.
Chính trong chiến dịch này, Israel đã triển khai một loại vũ khí bí mật: bom xuyên phá bê tông, loại vũ khí phá hủy đường băng chuyên dụng đầu tiên. Dựa trên một thiết kế của Pháp, những quả bom được hãm lại bằng dù sau đó một động cơ tên lửa đẩy bom khoan sâu xuống đường băng và kích nổ tạo ra một hố lớn khiến máy bay Ai Cập không thể cất cánh.
Đợt tấn công đầu tiên chỉ kéo dài 80 phút. Sau chỉ 10 phút nghỉ ngơi, đợt tấn công thứ 2 vào 14 sân bay khác bắt đầu. Trước những loạt tấn công như vũ bão của Israel, Ai Cập cho rằng Israel đã bí mật tích lũy một lực lượng không quân khổng lồ.
Sự thật là các phi hành đoàn mặt đất của Israel đã thực hành việc trang bị và tiếp nhiên liệu cho các máy bay trở về trong vòng chưa đầy tám phút, điều này cho phép rút ngắn thời gian cho các đợt tấn công.
Phi công mải ăn sáng, 185 máy bay MiG bị đánh tan tành: Thiệt hại sau cùng rất khủng khiếp - Ảnh 3.

Máy bay chiến đấu Dassault Mirage III của không quân Israel bay qua bán đảo Sinai tại biên giới Israel-Ai Cập vào ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh 6 ngày, ngày 5 tháng 6 năm 1967. Ảnh: AFP
Sau 170 phút - chỉ chưa đầy ba giờ - Ai Cập đã thiệt hại 293 trong tổng số gần 500 máy bay, bao gồm tất cả các máy bay ném bom Tu-16 và Il-28 do Liên Xô chế tạo có khả năng đe dọa các thành phố của Israel, và 185 máy bay chiến đấu MiG. Phía Israel đã bị bắn hạ 19 máy bay, hầu hết là do hỏa lực mặt đất.
Cũng trong ngày hôm đó, vào lúc 12 giờ 45 phút ngày 5/6, IAF tiếp tục tấn công các mục tiêu khác của không quân liên quân Ả Rập trong đó có các sân bay của Syria và Jordan và căn cứ không quân H3 của Iraq.
Syria mất 2/3 lực lượng không quân, với 50 máy bay bị phá hủy trên mặt đất, trong khi Jordan mất toàn bộ 28 máy bay. Vào cuối chiến dịch năm 1967 này, phía liên quân Ả Rập đã mất 450 máy bay, trong khi Israel mất 46 chiếc.
Sau sáu tiếng đồng hồ kể từ khi chiếc máy bay đầu tiên của IAF xuất kích, Israel đã giành chiến thắng trong cuộc chiến dự kiến trong sáu ngày. Không chỉ các đội xe tăng và binh lính tránh được các cuộc đụng độ khó khăn ở Sinai, Golan và Jerusalem, việc tiêu diệt lực lượng không quân của liên quân Ả Rập còn giúp lực lượng của Israel tránh được hệ thống phòng không của kẻ địch.
Điều này cũng có nghĩa là máy bay Israel có thể không ngừng ném bom và đánh phá lực lượng trên bộ của Ả Rập và kết quả là Ai Cập đã phải rút lui khỏi Sinai.
Nếu nói rằng chiến dịch Moked là độc nhất vô nhị cũng không phải vì trước đó, vào ngày 22/6/1941, Không quân Đức đã tấn công bất ngờ vào các sân bay của Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa.
Phía Liên Xô có thể đã mất gần bốn nghìn máy bay trong ba ngày đầu tiên của cuộc tấn công - nhiều máy bay bị phá hủy trên mặt đất trong khi phía Đức chỉ mất 80 máy bay.
Tuy nhiên, Chiến dịch Moked nổi bật với sự chuẩn bị tỉ mỉ và độ chính xác về thời gian thực hiện. Hai điểm nổi bật này đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các cuộc không kích phủ đầu nhằm tiêu diệt không quân đối phương.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga "bôi tro trát trấu" vào tàu đổ bộ Mistral Pháp nhưng nay bất ngờ quay xe?
Bảo Lam | 15/01/2022 05:31 PM

0

Nga bôi tro trát trấu vào tàu đổ bộ Mistral Pháp nhưng nay bất ngờ quay xe?



Tàu đổ bộ đa năng lớp Mistral do Pháp chế tạo


Năm 2014, báo chí Nga "bôi tro trát trấu" vào tàu đổ bộ Mistral, khi gọi thỏa thuận này là tham nhũng, và những chiếc tàu - không cần thiết. Nhưng giờ họ lại bất ngờ "quay xe"!

Báo chí Nga "bôi tro trát trấu" vào tàu đổ bộ Mistral
Sau sự kiện năm 2014 ở Ukraine, Pháp từ chối bàn giao hai chiếc tàu đổ bộ đa năng lớp Mistral cho Nga.
Cuối cùng, cả hai tàu sân bay trực thăng này đều đến Ai Cập, và Bộ Quốc phòng Nga phải thiết kế lại các tàu đổ bộ đa năng thuộc đề án 23900 giống như những tàu của Pháp.
Điều này đặt dấu chấm hết cho một cuộc thảo luận lâu dài và khá kỳ lạ, liệu Nga có cần tàu đổ bộ đa năng hạng 1 hay không?
Nếu nhớ lại, báo chí Nga hồi đó đã "bôi tro trát trấu" vào Mistral, khi gọi thỏa thuận này là tham nhũng, và những chiếc tàu - không cần thiết. Có bao nhiêu quan điểm và "ý kiến chuyên gia" đầy nghi ngờ đã được bày tỏ rằng Nga dường như không có chỗ nào để đổ bộ các lực lượng, chẳng lẽ lên quần đảo Kuril chăng?
Thật vậy, chỉ một năm sau, vào năm 2015, Moscow đã quyết định tham chiến ở Syria ứng cứu cho Tổng thống Assad, và sau đó họ bất ngờ "ngả ngửa" khi nhận thấy rằng Hải quân Nga không có đủ tàu quân sự để cung ứng cho lực lượng viễn chinh của mình ở Syria, và họ phải thuê cả tàu dân sự để chuyển hàng.
TIN LIÊN QUAN
Hóa ra, hai tàu đổ bộ đa năng, được thiết kế để chuyên chở 900 lính thủy đánh bộ, 16 trực thăng tấn công hoặc chống hạm, tối đa 60 xe bọc thép, 70 xe tải và tối đa 13 xe tăng, sẽ là vô cùng hữu ích.
Quan trọng hơn, các tàu Mistral không chỉ là tàu vận tải cỡ lớn, chúng còn là tàu chỉ huy chuyên dụng được chế tạo để điều khiển một binh đoàn hải quân hoặc các lực lượng đa dạng.
Cụ thể, các tàu đổ bộ đa năng do Pháp chế tạo chắc chắn sẽ rất hữu ích trong việc điều phối các hoạt động của quân đội Nga ở Syria, Lực lượng Không quân vũ trụ Nga và lực lượng tác chiến Địa Trung Hải, nơi các tàu Mistral nhẽ ra có thể đóng vai trò là "hạt nhân" đa chức năng.
Các Mistral chắc chắn sẽ không gây phiền phức như các tàu mang trực thăng chống tàu ngầm ở Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. Đặc biệt là tại Hạm đội Thái Bình Dương, nơi rất cần tăng cường khả năng chống các tàu ngầm của Nhật Bản và Mỹ, và cũng như không loại trừ khả năng đổ bộ lính thuỷ quân lục chiến lên các đảo.
Than ôi, cả hai chiếc tàu đổ bộ đa năng đều về với Ai Cập, và Nga phải tự phát triển và xây dựng các sản phẩm thay thế của mình. Theo đề án 23900, các mang trực thăng nội địa thậm chí có thể còn tốt hơn một chút so với Mistral. Vấn đề là thời gian.
Các tàu này chỉ mới được đặt đóng vào năm ngoái và dự kiến sẽ được bàn giao vào năm 2028 và 2029. "Mitrofan Moskalenko" sẽ trở thành soái hạm mới của Hạm đội Biển Đen, còn "Ivan Rogov" sẽ đến Thái Bình Dương.
Có nghĩa là, sẽ mất rất nhiều thời gian, trong khi Nga thực sự cần chúng từ năm 2015! Đồng thời, Hạm đội Biển Bắc sẽ không có tàu mang trực thăng mà mình cần. Phải làm sao đây?
Nga bôi tro trát trấu vào tàu đổ bộ Mistral Pháp nhưng nay bất ngờ quay xe? - Ảnh 2.

Ai Cập trang bị trực thăng tấn công Ka-52 Nga cho tàu đổ bộ đa năng lớp Mistral mua từ Pháp
Nga bất ngờ quay xe: Đổi ngũ cốc lấy Mistral?
Tất nhiên, có thể không làm gì cả, cứ để mọi thứ diễn ra như hiện nay. Nhưng Nga có thể cố gắng giải quyết sự bất công bằng cách lấy lại các tàu chiến Mistral. Chính xác hơn, không phải lấy lại, mà chuộc lại từ Ai Cập.
TIN LIÊN QUAN
Tại sao Cairo cần tới 2 tàu đổ bộ đa năng? Hải quân Ai Cập là một trong những lực lượng lớn nhất trong khu vực, nhưng sở hữu chủ yếu các tàu khu trục nhỏ và tàu hộ vệ cũ, cũng như các tàu tên lửa.
Thực chất, đây là một "hạm đội muỗi", được chia thành hai khu vực là Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Đơn giản là không có nhiệm vụ thực sự nào cho Mistral ở đó.
Các đối thủ chính của Ai Cập trên đất liền nằm ở bên cạnh: Đó là các nhóm khủng bố khác nhau, "chiến trường" ở nước láng giềng Libya, gần đó là đối thủ lâu năm trong khu vực, Israel.
Ngoài "thể diện", với việc mua các tàu đổ bộ của Pháp, Cairo còn phải nhận lấy gánh nặng tài chính đáng kể cho việc bảo dưỡng các tàu đổ bộ lớn này.
Nga bôi tro trát trấu vào tàu đổ bộ Mistral Pháp nhưng nay bất ngờ quay xe? - Ảnh 4.

Tàu đổ bộ đa năng thuộc đề án 23900 của Nga đang được chế tạo.
Có lẽ sẽ là khôn ngoan nếu đề nghị hỏi mua lại cả 2 tàu Mistral của Ai Cập để phục vụ nhu cầu của Hải quân Nga, đổi lại Cairo thực sự cần những gì. Và nó có thể là gì?
TIN LIÊN QUAN
Đầu tiên, tất nhiên, vũ khí. Ai Cập là khách hàng mua vũ khí lớn của Nga. Họ quan tâm đến các máy bay tiêm kích, trực thăng, hệ thống phòng không, pháo, súng chống tăng và súng trường.
Thứ hai, đừng quên rằng Ai Cập là nước mua thực phẩm lớn nhất của Nga. Cairo phụ thuộc nhiều vào nguồn cung lúa mì từ Nga.
Hãy nhớ rằng lệnh cấm vận mà Moscow áp đặt đối với việc xuất khẩu ngũ cốc sau mùa hè khủng khiếp năm 2010 đã dẫn đến việc tăng giá lương thực và trở thành một trong những điều kiện tiên quyết cho cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập".
Các chuyên gia đã nói từ lâu về cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sắp xảy ra. Giá năng lượng bất thường đã dẫn đến giá phân bón tăng mạnh, điều chắc chắn sẽ dẫn đến giá lương thực thêm tăng. Nếu còn không gặp may với mùa đông và mùa xuân năm 2022, thì đến mùa thu những sự kiện tồi tệ có thể lại bắt đầu ở Trung Đông và Bắc Phi.
Tất nhiên, không có chuyện trao đổi Mistral lấy ngũ cốc và các thực phẩm khác, đó sẽ là quá mức tưởng tượng, nhưng Nga có thể mua lại các tàu mang trực thăng với mức chiết khấu đáng kể, khi cung cấp cho Ai Cập giảm giá lúa mì hoặc vũ khí, hoặc cả hai.
Sau khi tiếp nhận các tàu mang trực thăng, Bộ Quốc phòng Nga sẽ có cơ hội tăng cường hạm đội của mình ngay bây giờ, khi không cần phải đợi đến năm 2028 và 2029. Tại sao không?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top