[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Thực hư tên lửa siêu thanh của Triều Tiên sánh ngang với Nga và Trung Quốc?
Minh Thu (lược dịch) | 07/01/2022 10:40 AM

0


Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm tên lửa siêu thanh thứ 2, giữa lúc Nga - Trung là hai quốc gia duy nhất được cho sở hữu loại vũ khí siêu tối tân này.


Triều Tiên lên tiếng xác nhận nước này đã cho phóng thử một tên lửa siêu thanh hôm 5/1. Đây là vụ thử tên lửa siêu thanh thứ 2 dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó, vào tháng 9/2021, Triều Tiên đã lần đầu tiên thử nghiệm một tên lửa siêu thanh. Song giới phân tích đều tỏ ra thận trọng khi đưa ra những đánh giá liên quan tới thông tin Triều Tiên đã sở hữu loại vũ khí tối tân mà ít quốc gia trên thế giới có.
Thực hư tên lửa siêu thanh của Triều Tiên sánh ngang với Nga và Trung Quốc? - Ảnh 1.

Các nhà phân tích chưa thể xác định tên lửa mà Triều Tiên phóng có phải là tên lửa siêu thanh hay không. (Ảnh: Rodong Sinmun)
"Tên lửa siêu thanh có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân sẽ là nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, nếu như nó còn được tích hợp đầu đạn hạt nhân. Nhưng việc có vũ khí siêu thanh và muốn có vũ khí siêu thanh là hoàn toàn khác nhau", ông Drew Thompson, cựu quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh sau vụ phóng tên lửa siêu thanh của Triều Tiên vào tháng 9/2021.
Còn sau vụ phóng hôm 5/1, ông Cheong Seong-chang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Sejong, cho hay cần có thêm thời gian và sự cải tiến trước khi Bình Nhưỡng có thể sử dụng vũ khí siêu thanh.
“Triều Tiên sẽ cần thêm ít nhất là 2 – 3 vụ phóng thử trong tương lai để hoàn thiện tên lửa siêu thanh”, ông Cheong nói.
Di chuyển trong bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 6.200 km/h), vũ khí siêu thanh trở thành thách thức đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện thời. Cho tới nay, chỉ có hai quốc gia là Nga và Trung Quốc được cho đang sở hữu các tên lửa siêu thanh triển khai được.
Hồi tháng 12/2019, Nga tuyên bố hệ thống tên lửa siêu thanh mang tên Avangard đã được đưa vào biên chế. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga vào năm 2018, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định hệ thống Avangard vượt qua được mọi hệ thống phòng không của phương Tây.
Tới tháng 1/2020, Tổng thống Putin còn tham gia giám sát vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa siêu thanh thứ hai có tên Kinzhal và được phóng ngoài khơi bán đảo Crimea.
Tiếp tục vào tháng 11/2021, Nga cho biết nước này đã phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon.
Trong khi đó, hồi tháng 8/2021, quân đội Mỹ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm phương tiện lướt siêu thanh (HGV) có thể mang đầu đạn hạt nhân và phóng một quả tên lửa bay giữa không trung ở Biển Đông. Một số chuyên gia nhận định, tên lửa phóng từ HGV của Trung Quốc là tên lửa không đối không, và cũng có thể là vật ngụy trang để gây rối các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Về phần mình, Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định cái Mỹ gọi là vụ phóng tên lửa siêu thanh chỉ là “cuộc thử nghiệm thường xuyên nằm trong chương trình vũ trụ”.
Trước đó, trong cuộc diễu binh quân sự vào năm 2019, Trung Quốc đã cho trình làng tên lửa DF-17, loại tên lửa có thể triển khai HGV. Báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược dẫn lời các quan chức quốc phòng Mỹ cho hay DF-17 có phạm vi tấn công là 2.500 km.
Báo cáo hồi năm ngoái từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí ở Washington, DC cho biết Mỹ đang nghiên cứu 8 loại vũ khí siêu thanh. Song Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận quân đội Mỹ chưa thử nghiệm thành công bất cứ vũ khí siêu thanh nào.
Tuyên bố của Triều Tiên có đáng tin?
Triều Tiên thực hiện vụ phóng vụ phóng tên lửa hôm 5/1 và tới ngày 6/1, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho công khai hình ảnh. Song các chuyên gia nghiên cứu tên lửa khẳng định nhìn vào các bức ảnh, họ chưa thể chắc chắn đây là tên lửa siêu thanh.
“Tên lửa Triều Tiên mang theo đầu đạn hồi quyển cỡ lớn có khả năng cơ động (MaRV). Triều Tiên quảng cáo đó là ‘siêu thanh’ cũng không sai, nhưng để nói rõ hơn thì nó không có nghĩa là tên lửa siêu thanh”, ông Joshua Pollack, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Calfornia nhận định.
“Tên lửa của Triều Tiên được xếp vào HGV hay MaRV hiện chưa thể xác định”, ông Joseph Dempsey, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết thêm.
Trên thực tế, MaRV là công nghệ mà quân đội Mỹ đã triển khai hàng thập niên qua và Hàn Quốc cũng đã sử dụng từ lâu, theo ông Pollack.
MaRV có tính năng tương tự như HGV nhưng khả năng cơ động kém hơn và chủ yếu bay theo quỹ đạo cố định ở giai đoạn giữa hành trình. Chúng có thể đột ngột tăng độ cao khi lao tới mục tiêu và di chuyển theo đường bay trồi sụt nhằm giúp tăng tầm bắn, điều chỉnh hướng bay và gây khó hơn cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
Còn trong tuyên bố, KCNA cho hay trong vụ phóng hôm 5/1, “đầu đạn lướt siêu thanh” đã tách rời khỏi tên lửa đẩy và di chuyển chiều ngang 120 km trước khi “tấn công chính xác” mục tiêu nằm cách xa 700 km.
KCNA nhấn mạnh thêm, tên lửa đã thể hiện khả năng kiểm soát đường bay và năng lực hoạt động trong mùa đông giá rét.
Thực hư tên lửa siêu thanh của Triều Tiên sánh ngang với Nga và Trung Quốc? - Ảnh 2.

Triều Tiên tuyên bố thực hiện vụ phóng tên lửa siêu thanh thứ 2 dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong-un. (Ảnh: EPA)
Chuyện gì tiếp theo?
Phó Giáo sư Leif-Eric Easley tại Đại học Nữ Ewha ở Seoul cho rằng, “Thay vì thể hiện sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân, hoặc quan tâm tới tuyên bố chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng muốn phát đi tín hiệu rằng cả biến chủng Omicron và tình trạng thiếu hụt lương thực trong nước sẽ không thể ngăn quốc gia này phát triển tên lửa”.
TIN LIÊN QUAN
Ông Cheong cũng cho hay trên thực tế, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không trực tiếp tham gia giám sát vụ phóng thử tên lửa hôm 5/1. Điều này chứng tỏ Bình Nhưỡng muốn thể hiện đây chỉ là một phần trong hoạt động bình thường phát triển năng lực quốc phòng. Nói cách khác, Triều Tiên sẽ còn có thêm hành động tương tự trong tương lai.
“Vụ phóng tên lửa nằm trong kế hoạch phát triển quốc phòng 5 năm được thông qua trong đại hội lần thứ 8 của đảng Lao động Triều Tiên”, ông Park Won-gon, Giáo sư nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Nữ Ewha nói.
“Đây còn được xem là yêu cầu của Triều Tiên đối với cộng đồng quốc tế về việc từ bỏ tiêu chuẩn kép liên quan tới hoạt động phát triển vũ khí của quốc gia này. Triều Tiên muốn chứng minh các cuộc thử nghiệm của họ không khác gì hoạt động phát triển tên lửa của Hàn Quốc”, ông Park kết luận.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Ngạc nhiên trước tiềm lực công nghiệp quốc phòng Iran: Quá "khủng", bảo sao Mỹ phải sợ!
Nguyễn Hiếu | 08/01/2022 07:16



BÁO NÓI - 6:40

Ngạc nhiên trước tiềm lực công nghiệp quốc phòng Iran: Quá khủng, bảo sao Mỹ phải sợ!

Ảnh minh họa.
Dù chịu áp lực cấm vận từ Mỹ và phương Tây, công nghiệp quốc phòng Iran vẫn bứt phá mạnh mẽ, không có gì ngạc nhiên khi họ liên tục giới thiệu các mẫu vũ khí mới.


Công nghiệp quốc phòng Iran tự sản xuất xe tăng, tàu chiến, máy bay, tàu ngầm, tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo và những vũ khí khác cho quân đội.
Iran là một trong những quốc gia hiếm hoi ở Trung Đông tự sản xuất phần lớn trang thiết bị vũ khí cho quân đội. Ngoại trừ Israel, Iran là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu kho tên lửa đạn đạo đồ sộ, với tầm bắn bao trùm toàn bộ Trung Đông.
Những vũ khí mà Iran sản xuất ngày càng tinh vi, từ súng bộ binh cá nhân, cho đến xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, tên lửa phòng không, radar và máy bay không người lái.
Nhờ tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, Iran đã xây dựng một quân đội với vũ khí hiện đại, tạo ra thách thức lớn cho Mỹ và Israel đối với những toan tính của họ ở Trung Đông. Vũ khí do Iran chế tạo thậm chí còn bắn rụng máy bay trinh sát không người lái RQ-4 tối tân nhất thế giới của Mỹ.
Lịch sử công nghiệp quốc phòng Iran
Ngành công nghiệp quân sự Iran được khai sinh dưới thời Mohammad Reza Pahlavi (1919-1980) - Shah (vua) cuối cùng của Iran. Năm 1973, Công ty Công nghiệp Điện tử Iran (IEI) được thành lập, đánh dấu sự hình thành của công nghiệp quốc phòng (CNQP) Iran.
TIN LIÊN QUAN
IEI có nhiệm vụ lắp ráp và sửa chữa vũ khí mua từ nước ngoài, cụ thể là Mỹ. Năm 1977, Tổ hợp Công nghiệp Quốc phòng Iran (DIO) được thành lập nhằm thống nhất và quản lý hoạt động các công ty hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng.
Cũng trong năm này, DIO đã hợp tác với Israel để chế tạo tên lửa trong dự án Flower. Dự án nhằm tái sản xuất và lắp ráp tại Iran một loại tên lửa do Mỹ thiết kế, nhưng đề xuất này đã bị Washington từ chối.
Trước Cách mạng Iran, CNQP nước này chủ yếu sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí do nước ngoài cung cấp. Năm 1979, CNQP Iran bắt đầu sản xuất súng phóng lựu chống tăng RPG-7, rocket BM-21 và tên lửa phòng không vác vai SA-7 của Liên Xô.
Sau Cách mạng Iran 1979, phương Tây áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, khiến quân đội nước này gặp khó khăn trong việc nâng cấp vũ khí. Iran buộc phải dựa vào thực lực trong nước để sửa chữa và duy trì hoạt động các trang thiết bị vũ khí mua của nước ngoài.
Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) mới thành lập sau cách mạng, được giao nhiệm vụ cải tổ lại CNQP trong nước. Dưới sự chỉ đạo của IRGC, CNQP Iran được mở rộng đáng kể. Bên cạnh đó, chính phủ đã rót rất nhiều tiền cho hoạt động R&D (nghiên cứu - phát triển) từng bước giúp CNQP Iran phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngạc nhiên trước tiềm lực công nghiệp quốc phòng Iran: Quá khủng, bảo sao Mỹ phải sợ! - Ảnh 2.
Hệ thống phòng không mới của Iran.
Sau chiến tranh Iran - Iraq, Tehran bắt đầu tập trung phát triển chương trình tên lửa đạn đạo - loại vũ khí có thể giúp họ tăng cường sức mạnh quân sự và răn đe khi sức mạnh không quân của họ bị sụt giảm do bị Mỹ cấm vận.
Chính phủ Iran cũng chi nhiều tiền hơn để xây dựng các nhà máy chế tạo vũ khí, từng bước giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Đến năm 1992, công nghiệp quốc phòng Việt Nam (CNQP) Iran bắt đầu tự chế tạo xe tăng, đóng tàu chiến, tàu ngầm, sản xuất tên lửa đạn đạo, tên lửa phòng không, máy bay không người lái cho quân đội.
TIN LIÊN QUAN
Dù bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm xuất khẩu vũ khí, Iran đã tìm cách xuất khẩu vũ khí cho một số quốc gia bằng con đường không chính thức.
Năm 2012, Chuẩn tướng Hassan Seifi - trợ lý Tổng tư lệnh Quân đội Iran tuyên bố rằng quân đội nước này đã đạt được quyền tự chủ trong việc sản xuất thiết bị quân sự.
Tính đến năm 2016, Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Iran gồm 3.150 công ty và 92 trường đại học liên kết.
Tháng 9/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết CNQP nước này có khả năng sản xuất hơn 38.000 thiết bị quân sự và linh kiện cho các hệ thống vũ khí của nước này.
Ngạc nhiên trước tiềm lực công nghiệp quốc phòng Iran: Quá khủng, bảo sao Mỹ phải sợ! - Ảnh 4.
Xe tăng thế hệ mới do Iran chế tạo.

Các loại vũ khí tiêu biểu của Iran
Tên lửa đạn đạo là một trong những điểm nhấn cho tiềm lực của CNQP Iran. Tehran đang sở hữu khoảng 13 loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, 9 loại tên lửa đạn đạo tầm trung, 13 loại tên lửa hành trình đối hạm, đối đất.
Tên lửa đạn đạo Iran có tầm bắn tối đa khoảng 3.000 km, 1.500 km với tên lửa hành trình. Iran đang đẩy mạnh nghiên cứu tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn 3 tầng với hy vọng mở rộng tầm bắn lên 4.000 km.
TIN LIÊN QUAN
CNQP Iran có một danh sách dài các loại tên lửa phòng không sản xuất trong nước. Tiêu biểu là tên lửa Bavar-373. Nó được ví von là S-300 của Iran. Hay Khordad 15 với thiết kế rất giống tên lửa phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ.
Đặc biệt Khordad-3 là tổ hợp phòng không di động tầm trung đã bắn rụng phi cơ do thám không người lái trị giá gần 200 triệu USD của Mỹ.
Về tăng thiết giáp, xe tăng Zulfiqar-3 và Karrar là những sản phẩm tiêu biểu của CNQP Iran. Zulfiqar-3 có ngoại hình rất giống xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 của Mỹ. Trong khi Karrar rất giống xe tăng T-90 của Nga, dù Iran phủ nhận sự liên quan.
Ngạc nhiên trước tiềm lực công nghiệp quốc phòng Iran: Quá khủng, bảo sao Mỹ phải sợ! - Ảnh 6.
Tiêm kích tàng hình đang được Iran phát triển.
Về tàu chiến, khinh hạm lớp Moudge là một trong những minh chứng cho tiềm lực công nghiệp đóng tàu Iran. Lớp chiến hạm này có lượng choán nước khoảng 1.400 tấn và được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ.
Công nghiệp đóng tàu Iran còn tự đóng mới tàu ngầm mini và tàu ngầm hạng trung với lượng choán nước khoảng 500 tấn. Iran cũng đang đóng mới tàu ngầm điện-diesel hạng nặng có lượng choán nước hơn 3.000 tấn.
TIN LIÊN QUAN
Về công nghiệp hàng không, Iran đã chế tạo rất nhiều loại máy bay không người lái (UAV). Nỗi bật nhất là Fotros - loại máy bay không người lái lớn nhất của Iran với tầm bay hơn 2.000 km và có thể mang theo tên lửa.
Kaman-22 là UAV trinh sát chiến đấu đầu tiên của Iran. Nó có ngoại hình khá giống MQ-9 của Mỹ và có thể mang theo tải trọng vũ khí khoảng 300 kg.
Shahed 129 cũng là một UAV trinh sát chiến đấu khác có ngoại hình giống MQ-1 của Mỹ. Shahed 129 có thời gian hoạt động liên tục khoảng 24 giờ và được đánh giá là UAV chiến đấu tốt nhất của Iran.
Về máy bay chiến đấu có người lái, Iran từng trưng bày mô hình máy bay chiến đấu tàng hình Qaher-313. Tuy nhiên, giới phân tích phương Tây hoài nghi tính khả thi của dự án này và cho rằng Iran không đủ năng lực để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình.
Dù chưa thành công với dự án máy bay chiến đấu bản địa, nhưng công nghiệp hàng không Iran đã nâng cấp thành công các chiến đấu cơ của Mỹ như F-5E, F-14 Tomcat và MiG-29, Su-24 của Liên Xô.
Dù chịu áp lực cấm vận từ Mỹ và phương Tây, CNQP Iran vẫn bứt phá mạnh mẽ, sẽ không có gì ngạc nhiên khi Iran tiếp tục giới thiệu các mẫu vũ khí mới chế tạo trong nước.
Bất ngờ lớn với vũ khí "Made in Vietnam": Đột phá lớn, tiến ra thế giới



https://iki.daleriki.com/dkclk?tpe=1&dmn=soha.vn&p=/ngac-nhien-truoc-tiem-luc-cong-nghiep-quoc-phong-iran-qua-khung-bao-sao-my-phai-so-20220107163850918.htm&cmpg=14&astid=23&adid=44&cov=1&re=https%3A%2F%2Fsoha.vn%2Fdownload-app.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Lật lại hồ sơ chiến dịch Morvarid
Đỗ Tiến - Theo An Ninh Thế giới, 08/01/2022 22:04


BÁO NÓI - 8:38
0Chia sẻ


Chiến dịch Morvarid (tiếng Ba Tư nghĩa là “Ngọc trai”) là một trong những trận chiến không - hải quân khốc liệt nhất sau Thế chiến II, khi Iran tiêu diệt 80% sức mạnh Hải quân Iraq chỉ trong một ngày, chủ yếu bằng máy bay do Mỹ chế tạo…
Trận chiến quanh giếng dầu
Ngày 22-9-1980, Tổng thống Iraq Saddam Hussein quyết định tấn công toàn diện nhằm vào Iran với hy vọng lợi dụng sự bất ổn của Iran sau cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Bất chấp tác động tàn phá của Cách mạng, lực lượng được đổi tên thành Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIN) vẫn thể hiện khả năng chiến đấu cao trong cuộc chiến với Iraq.
Lật lại hồ sơ chiến dịch Morvarid - Ảnh 1.

Giếng dầu Mina al-Bakr (ngày nay là Al-Basrah Oilt Terminal)
Khorramshahr và Abadan, hai thành phố cảng lớn của Iran nằm ở hạ lưu sông Shatt-al-Arab, ngay bên kia cảng xuất khẩu dầu lớn Basra của Iraq, là những mục tiêu ưu tiên. Sông Shatt-al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư cùng với những tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng.
Các lực lượng Iraq được tăng cường bảo vệ hai giàn khoan dầu tại Mina al-Bakr (ngày nay là Al-Basrah Oilt Terminal) và Khor al-Omayah, cả hai đều ở mũi bán đảo al-Faw. Những radar cảnh báo sớm được trang bị phía trên giàn khoan giúp Không quân Iraq được cảnh báo kịp thời về các hoạt động của Không quân Iran. Chúng cũng hỗ trợ cho các cuộc tấn công tên lửa và tàu phóng lôi của Iraq nhằm vào tàu Iran.
Khorramshahr và Abadan, hai thành phố cảng lớn của Iran nằm ở hạ lưu sông Shatt-al-Arab, ngay bên kia cảng xuất khẩu dầu lớn Basra của Iraq, là những mục tiêu ưu tiên. Sông Shatt-al-Arab chảy vào Vịnh Ba Tư cùng với những tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng.
Các lực lượng Iraq được tăng cường bảo vệ hai giàn khoan dầu tại Mina al-Bakr (ngày nay là Al-Basrah Oilt Terminal) và Khor al-Omayah, cả hai đều ở mũi bán đảo al-Faw. Những radar cảnh báo sớm được trang bị phía trên giàn khoan giúp Không quân Iraq được cảnh báo kịp thời về các hoạt động của Không quân Iran. Chúng cũng hỗ trợ cho các cuộc tấn công tên lửa và tàu phóng lôi của Iraq nhằm vào tàu Iran.
Vì thế, nhiệm vụ của Hải quân Iran đã rõ ràng: phá hủy triệt để cả hai giàn khoan dầu. Cuốn "Chiến tranh Iran-Iraq" của Pierre Razoux và "Iran trong các cuộc Chiến tranh: từ năm 1500 tới năm 1988" của Tiến sĩ Kaveh Farrokh cung cấp một số đánh giá của phương Tây về một trong những trận không - hải chiến được coi là khốc liệt nhất kể từ sau Thế chiến II.
Hải quân Iran đã giao sứ mạng trọng đại cho 3 trong số các tàu tên lửa lớp La Commandante, gồm Joshan, Gordouneh và Paykan. Những con tàu nhỏ nặng 265 tấn do Đức chế tạo này chỉ chở theo thủy thủ đoàn 30 người, di chuyển với vận tốc 41 dặm/giờ.
Mỗi chiếc được gắn một tháp pháo kép 76 ly với chức năng kép vừa đối đất và vừa đối không, một pháo 40 ly bắn nhanh và hai bệ phóng tên lửa hai ray được trang bị tên lửa Harpoon do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, hỏa lực phòng không bổ sung còn có các thủy thủ trên boong sử dụng tên lửa phòng không vác vai SA-7.
Tuy nhiên, hai cuộc tấn công đầu tiên của đội tàu tấn công nhanh Iran nhằm vào các giàn khoan Iraq chỉ thành công ở mức độ vừa phải.
Trong Chiến dịch Kafka vào ngày 28-10-1980, tàu Paykan đảm bảo phòng không trong khi tàu Joshan bắn phá giàn khoan al-Omayah và Gordouneh tấn công giàn khoan al-Bakr. Các tàu tốc độ của Iran né được tên lửa chống hạm của Iraq bắn ở tầm xa quá mức và bắn hạ 3 máy bay chiến đấu Iraq, nhưng dù rất nhiều đạn pháo từ tàu Iran nã về phía các giàn khoan dầu, mà vẫn không thể khiến chúng ngừng hoạt động.
Ba ngày sau, một cuộc tấn công tiếp theo, được gọi là Chiến dịch Ashkan, cũng có kết quả tương tự. Dù bị hư hại, các giàn khoan và hệ thống radar của Iraq tỏ ra quá kiên cường trước những khẩu pháo của ba con tàu Iran.
Cuối tháng 11, pháo binh Iraq bắn phá kho dầu Abadan của Iran, làm giảm một nửa sản lượng nhiên liệu của nước này. Bị ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế, quân đội Iran nhận ra rằng Iraq thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn họ trước các cuộc tấn công nhằm vào kho dầu như vậy.
Nổi tiếng với những thành công trong khả năng chống đỡ trước các lực lượng trên không và trên biển của Iraq, Lục quân, Hải quân và Không quân Iran đã ấp ủ một kế hoạch tham vọng hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn.
Trong Chiến dịch Morvarid, họ không chỉ đặt mục tiêu loại bỏ các radar của Iraq mà còn cả cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng của Baghdad. Quân đội Iran cũng hy vọng sẽ tiêu diệt được Hải quân Iraq trong chiến dịch táo bạo này.
Trận không, hải chiến ác liệt
Ngày 28-11-1980, chiến dịch "Ngọc trai" bắt đầu với cuộc tấn công nghi binh của các máy bay phản lực F-5 và F-4 Iran vào căn cứ không quân Basra của Iraq, trong khi đội tàu tên lửa Joshan và Paykan tiếp tục bắn phá hai giàn khoan.
Khi hai tàu tên lửa Osa II nặng 235 tấn của Iraq phóng tên lửa P-15 Termti ở tầm xa, các tàu Iran đã né tránh thành công rồi lập tức điều động đội tàu nhỏ trang bị tên lửa Harpoon đáng tin cậy hơn của họ tham chiến.
Lật lại hồ sơ chiến dịch Morvarid - Ảnh 2.

Các tàu tên lửa Joshan và Paykan của Iran vẫn đang phục vụ trong Hải quân Iran sau khi được sửa chữa


Bấm để mở tiếng



Lotteria
742.4kXEM NGAY

Rạng sáng ngày 29-11, loạt máy bay trực thăng AH-1J Cobras, Bell 214 và CH-47C Chinook của Iran tấn công xuống khu vực giàn khoan bằng các tên lửa AH-1J Sea Cobra. Một máy bay tác chiến điện tử EC-130 bay trên đầu, gây nhiễu bất kỳ tín hiệu báo động nào.
Trong khi các phi công trực thăng chiến đấu Sea Cobra, trang bị kính nhìn đêm, bắn phá sàn giàn khoan với pháo 20 ly, thì lính biệt kích Iran đổ bộ xuống từ trực thăng Chinook, tấn công giàn khoan bằng hỏa lực súng trường tấn công, giết chết hoặc bắt giữ toàn bộ lực lượng Iraq, và chỉ chịu thương vong 12 người.
Lực lượng biệt kích gài thuốc nổ khắp giàn khoan, sử dụng tên lửa vác vai tấn công hai máy bay phản lực, rồi tẩu thoát bằng sáu thủy phi cơ tấn công đổ bộ trong lúc các giàn khoan Iraq nổ tan tành.
Lúc này, các tàu tên lửa Osa của Hải quân Iraq và tàu phóng lôi P-6 dài 25 mét lao đến hiện trường. Ba tàu của Iran, dù gần hết đạn, đã cố gắng hết sức sử dụng các giàn khoan dầu vừa bị phá để che chắn trước hàng loạt tên lửa của Iraq.
Sau đó, mọi thứ trở nên rối ren trên không khi các phi đội máy bay ném bom chiến đấu hai động cơ MiG-23BN và máy bay đánh chặn MiG-23MF của Iraq lao vào trận chiến cùng với trực thăng hải quân Super Frelon do Pháp chế tạo được trang bị tên lửa Exocet.
Tàu Paykan tránh được một số quả tên lửa trước khi hứng đòn nặng khi một quả tên lửa SS-N-2 Styx nặng 2.500kg nổ ngay bên cạnh. Dù vậy, khẩu pháo trên boong tàu vẫn hạ được một chiếc Su-22 bay qua trên đầu. Paykan bắn đến quả tên lửa Harpoon cuối cùng và đánh chìm một tàu chiến Iraq khác, rồi mới chìm vì trúng tên lửa từ trực thăng của đối phương.
Mặc dù vậy, Bộ Tư lệnh Hải quân Iran vẫn từ chối yêu cầu xin rút lui từ chỉ huy đội tàu tên lửa. Đó là bởi vì nhiệm vụ của họ là hạ gục Hải quân Iraq đến mức lực lượng này không thể gượng dậy trước đòn phản công từ Không quân Iran.
Các máy bay phản lực Phantom nhào tới để giải cứu Paykan và nhanh chóng đánh chìm ba tàu phóng lôi P-6 của Iraq bằng tên lửa Maverick. Cuối ngày hôm đó, một hải đội Iraq từ Umm Qasr bao gồm một tàu đổ bộ và ba tàu tuần tra nhỏ cũng đã bị tiêu diệt bởi một cuộc tấn công khác của phi đội Phantom.
Một cuộc tấn công riêng biệt của F-4 Phantoms và F-5 Freedom Fighters thuộc Không quân Iran đã nhằm vào Basra, hạ gục các khẩu đội tên lửa đất đối không có thể cản trở cuộc tấn công trên không, đồng thời phá hủy thêm một số tàu thuyền và máy bay trực thăng Frelon đang đậu.
Nhưng những chiếc Phantom can thiệp quá muộn khi tàu tên lửa Paykan đã bị hư hại nặng. Trong lúc các máy bay MiG và trực thăng Iraq vây quanh nó, hai tàu tên lửa Osa của Iraq cuối cùng đã tiêu diệt được con tàu thương tích đầy mình bằng bốn quả tên lửa Termit tầm ngắn.



admicro.vn
Xem thêm

Trong khi đó, một trận không chiến nổ ra giữa tiêm kích MiG-Iraq và Phantom- Iran, vốn được hỗ trợ bởi phi đội máy bay chiến đấu F-14 Tomcat tiên tiến trang bị radar AWG-9 mạnh mẽ.
Hải quân Iraq gánh tổn thất nặng nề
Chiến dịch Morvarid là thành công đối với người Iran đã kết thúc trong vòng chưa đầy 12 giờ. Tuyên bố của hai bên về chiến tích của họ rất khác nhau. Iran mất từ một đến ba chiếc Phantom do các tổ hợp tên lửa và máy bay MiG. Khoảng sáu chiếc MiG-23 của Iraq bị phá hủy bởi cả Phantom và tàu tên lửa Iran, và một chiếc MiG bị bắn hạ bởi F-14 Tomcat.
Lật lại hồ sơ chiến dịch Morvarid - Ảnh 3.

Các trực thăng trong quân đội Iran đóng vai trò không nhỏ trong chiến dịch Morvarid.
Về phần mình, để đánh chìm tàu Paykan, Hải quân Iraq mất 5 tàu tên lửa Osa và 4 tàu phóng ngư lôi P6, tương đương khoảng 80% sức mạnh của họ.
Hải quân Iraq sau đó không còn đóng vai trò gì nhiều trong thời gian còn lại của cuộc chiến, để mình Không quân Iraq mở các cuộc tấn công nhằm vào tàu vận tải biển của Iran. Việc phá hủy các trận địa tên lửa SAM và cùng tổ hợp radar và thiết bị giám sát của Iraq giúp quân đội Iran có thể tấn công qua miền Nam Iraq dễ dàng hơn.
Đặc biệt, việc mất các giàn khoan đã làm giảm sản lượng dầu của Iraq xuống chỉ còn 17% so với sản lượng trước chiến tranh, từ 3,25 triệu thùng/ ngày xuống chỉ còn 550.000 thùng.
Khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein tìm mọi cách để lao sâu hơn vào cuộc chiến tranh với Iran, ông tiếp tục phải vay những khoản khổng lồ từ các quốc gia Arab láng giềng để mua một lượng lớn thiết bị quân sự phục vụ cuộc chiến.
Trớ trêu thay, tám năm sau, Hải quân Iran đã chứng kiến phần lớn sức mạnh chiến đấu của mình bị phá hủy bởi Chiến dịch "Bọ ngựa" (Operation Praying Mantis) của Hải quân Mỹ trong một chiến dịch có nhiều nét tương đồng với chiến dịch "Ngọc trai".
Các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ đã bắn phá hai giàn khoan dầu của Iran được sử dụng làm căn cứ quân sự và radar; cả hai đều bị đặc nhiệm Mỹ đổ bộ từ trực thăng xuống phá hủy, sau đó không quân Mỹ đánh chìm phần lớn sức mạnh của Hải quân Iran, bao gồm cả tàu Joshan thiện chiến từng "vào sinh ra tử".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Quân đội Mỹ đã áp dụng công nghệ laser vào trong các vũ khí phòng thủ như thế nào?
Minh Quang Thứ bảy, ngày 08/01/2022 - 15:34
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Hệ thống phòng thủ của Mỹ có khả năng phóng ra tia laser với công suất lên đến 50 kilowatt.
Hệ thống phòng thủ bằng tia laser của quân đội Mỹ (Ảnh: Popular Mechanics)

Hệ thống phòng thủ bằng tia laser của quân đội Mỹ (Ảnh: Popular Mechanics)
Là một phần của nỗ lực không ngừng nhằm hiện đại hóa vũ khí chiến đấu, Quân đội Hoa Kỳ đang hợp tác với Kord Technologies để phát triển một loại vũ khí mới sử dụng tia laser làm chủ đạo.
Hệ thống Phòng không Tầm ngắn Điều khiển Năng lượng Trực tiếp mới được tạo ra (viết tắt là DE M-SHORAD) sử dụng tia laser có công suất 50 kilowatt được tích hợp trên xe Stryker. DE M-SHORAD được thiết kế để bắn hạ các mối đe dọa như máy bay không người lái và súng cối mà không cần sử dụng súng hoặc pháo binh hạng nặng. Kord Technologies đang chuẩn bị 4 nguyên mẫu của hệ thống vũ khí laser, được lắp trên xe Stryker bọc thép, sẽ được triển khai sử dụng vào tháng 9/2022.
Wesley Freiwald, phó chủ tịch phụ trách mảng phòng thủ tên lửa tại KBR, công ty mẹ của Kord Technologies, giải thích cách thức hoạt động của hệ thống phòng thủ độc đáo này và lý do tại sao nó là một tài sản quý giá đối với quân đội Mỹ.
Hệ thống vũ khí DE M-SHORAD là gì?
Tia laser sử dụng trong quân đội sẽ không giống với các tia laser mà chúng ta biết. Tia laser được chế tạo và áp dụng vào các lĩnh vực khác có mức công suất chỉ khoảng 0,005 watt. Với mức công suất nhỏ thì các tia laser dường như vô hại. Hệ thống vũ khí DE M-SHORAD có sức mạnh lớn hơn đáng kể, những tia laser bắn ra từ hệ thống vũ khí này có công suất lên đến 50 kilowatt. Chúng có thể tiêu diệt máy bay không người lái và súng cối, hỗ trợ quân đội trong việc bảo vệ khu vực.
Phân tích chuyên sâu hơn về mặt kỹ thuật, hệ thống vũ khí DE M-SHORAD sử dụng tia laser thể rắn để tận dụng các nguyên tố lantan trong bảng tuần hoàn - lantan (57) đến lutetium (71) - còn gọi là nguyên tố đất hiếm. Những nguyên tố này có mức độ kích thích cao, có nghĩa là bạn có thể nhận được nhiều điện năng hoặc năng lượng từ chúng mà không cần hóa chất hoặc khí đốt. Và điều này rất hữu ích cho quân đội vì một số lý do.
Những lợi ích mà hệ thống vũ khí DE M-SHORAD đem lại
Theo Freiwald, laser thể rắn có thể giúp giảm chi phí trên mỗi lần tiêu diệt mục tiêu, đây là một số liệu thường được sử dụng để đo lường giá trị của hệ thống phòng thủ. Ông nói: “Việc vận chuyển chì nặng và chất nổ khi chiến đấu đòi hỏi rất nhiều người và tốn kém rất nhiều chi phí. Với laser thể rắn, tất cả những gì bạn thực sự cần là một nguồn cung cấp năng lượng lớn".
Một lợi ích nữa của việc sử dụng hệ thống DE M-SHORAD là việc chúng không để lại các mảnh bom đạn chưa phát nổ trên chiến trường qua đó có thể giảm thiếu được các thương vong không đáng có.
Quân đội Mỹ đã áp dụng công nghệ laser vào trong các vũ khí phòng thủ như thế nào? ảnh 1
Cận cảnh hệ thống phòng thủ DE M-SHORAD của quân đội Mỹ (Ảnh: Popular Mechanics)

Mặc dù vẫn có thể có những rủi ro nhất định, nhưng hệ thống DE M-SHORAD nhìn chung dễ sử dụng hơn, tiết kiệm chi phí hơn và an toàn hơn so với vũ khí đạn đạo động năng truyền thống. Freiwald chia sẻ: "Bạn chỉ đơn giản là bật nó lên và tắt nó đi. Trong khi đó với tên lửa thông thường, bạn phải mất rất nhiều bước mới có thể phóng nó đi được. Nếu nó trúng thì đó là một điều tuyệt vời, nhưng nếu không trúng thì bạn lại phải thực hiện các bước chuẩn bị để phóng một quả tên lửa khác".
4 nguyên mẫu đầu tiên
Một số công ty đang hợp tác để xây dựng từng thành phần của hệ thống DE M-SHORAD, từ xe Stryker, các tia laser cho đến các dải laser, nhưng Kord và KBR vẫn là 2 công ty chính phát triển dự án này. Freiwald nói: “Bạn cần phải tích hợp tất cả những yếu tố và KBR là một công ty có lịch sử lâu đời trong lĩnh vực này. Công ty hiện đang hoàn thiện bốn nguyên mẫu và sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 9 tới".
“Nếu những điều này thành công, quân đội Mỹ đang xem xét việc mua thêm chúng để sử dụng trong các chương trình nghiên cứu động lực học", ông Freiwald cho biết thêm.
Khi binh lính bắt đầu sử dụng hệ thống laser này trong chiến đấu thực tế, KBR sẽ xem xét và rút kinh nghiệm từ bốn nguyên mẫu đầu tiên để điều chỉnh chúng sao cho tối ưu hóa nhất.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
F-15EX: Sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ?
CTV Lê Ngọc | 10/01/2022 11:43 AM

0

F-15EX: Sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ?

Giải pháp tình thế chọn F-15EX 'có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu xương sống trong nhiều thập kỷ tới' đang bị coi là sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ.

Không quân Mỹ đặt lô "khủng" F-15EX
Đầu năm 2021, Không quân Mỹ (USAF) ký hợp đồng mua hơn 144 máy bay chiến đấu F-15EX với giá 23 tỷ USD. Boeing F-15EX là biến thể mới nhất của F-15E Strike Eagle, dựa trên F-15 Eagle năm 1972.
Gói nâng cấp EX cung cấp một số cải tiến so với mô hình ban đầu, bao gồm radar tốt hơn, hệ thống điện tử hàng không mới và màn hình buồng lái được sửa đổi.
F-15 Eagle đã từng là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất trong lớp của nó, nhưng thiết kế máy bay, và vũ khí phòng không, đã có những bước phát triển nhảy vọt kể từ những năm 1970. Một trong những ưu điểm của nền tảng F-15EX là dễ sử dụng.
F-15EX: Sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ? - Ảnh 1.

Không quân Mỹ đang đặt cược vào tiêm kích thế hệ thứ tư F-15EX. Nguồn: 19fortyfive.com
Theo nhà sản xuất Boeing, F-15EX không yêu cầu chuỗi hậu cần, phi đội huấn luyện, sửa đổi cơ sở hạ tầng, văn phòng chương trình hoặc thậm chí tích hợp vũ khí. Các đơn vị chuyển đổi sang F-15EX có thể thực hiện trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, không phải vài năm kể từ khi nhận máy bay mới.
Quá trình chuyển đổi không chỉ bao gồm phi công, mà còn cả thợ máy và nhân viên hỗ trợ mặt đất. Những lợi ích này, kết hợp với chi phí cho mỗi chuyến bay thấp nhất so với các máy bay cùng loại, khiến F-15EX trở thành giải pháp tổng thể trong vòng đời để đáp ứng các yêu cầu về năng lực của Không quân Mỹ.
Theo một số chuyên gia, F-15EX sẽ không thể sống sót trên chiến trường khi đối đầu với các đối thủ ngang hoặc gần ngang cơ từ năm 2028.
Tuy nhiên, đây có thể là một hạn chế có thể chấp nhận được. Mặc dù thời kỳ chiến đấu cơ tiền tiêu có thể đã kết thúc, nhưng F-15EX mới có thể được sử dụng để thực thi các vùng cấm bay, phòng thủ nội địa hoặc cung cấp các loại đạn dược dự phòng trong các cuộc chiến không có hoặc có hệ thống phòng không hạn chế.
Lý do thực sự mà Không quân Mỹ đang xúc tiến: với 144 chiếc F-15EX trên bầu trời, 144 chiếc máy bay phản lực khác có khả năng hơn sẽ được giải phóng cho các nhiệm vụ ở nơi khác.
Ý tưởng đằng sau F-15EX là một ý tưởng hay, ít nhất là trên giấy tờ - nâng cấp nền tảng đã được thử nghiệm để biến nó thành máy bay thế hệ 4,5 phù hợp với F-22 và F-35 của Không quân cũng như F-16 và F-15 Strike Eagle cũ hơn.
F-15EX có một hệ thống sống sót mới được thiết kế để cải thiện hiệu suất chống lại các máy bay chiến đấu đánh chặn của Trung Quốc và Nga. F-15EX có điều khiển bay kỹ thuật số mà chiếc F-15 không có. Boeing đã chào hàng F-15EX là sự thay thế cho F-15C và tuyên bố rằng nó có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu xương sống Không quân trong nhiều thập kỷ tới.
F-15EX: Sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ?
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhanh chóng chỉ ra rằng dù là một nền tảng tuyệt vời mà F-15EX có thể có đi chăng nữa thì nó cũng không nên được coi là sự thay thế cho loại máy bay khác.
Mặc dù có những cải tiến, thực tế F-15EX vẫn dựa trên khung máy bay khoảng 45 năm tuổi. Là một máy bay có khả năng cao, nhưng nó vẫn là một máy bay thế hệ thứ tư kể cả khi được trang bị các công nghệ mới và có thể nâng cấp trong nhiều năm tới. F-15EX hoàn toàn thiếu các tính năng tàng hình cần thiết để hoạt động hiệu quả trong bối cảnh không chiến hiện đại.
F-15EX không thể sống sót trước các loại vũ khí đất đối không và không đối đất hiện đại của Nga và Trung Quốc. Với các hệ thống phòng không như S-400 và S-500 của Nga, các phi đội F-15EX sẽ ngày càng khó hoạt động trong khu vực xung đột mà không phải chịu rủi ro.
Ngay cả những vũ khí cũ hơn như hệ thống tên lửa đất đối không KN-06 (SAM) của Triều Tiên cũng có thể đe dọa F-15EX nếu không bị chế áp hoặc vô hiệu hóa trước. Vào thời điểm hầu hết F-15EX đi vào hoạt động trong thập kỷ tới, những khiếm khuyết về thiết kế này sẽ càng bộc lộ rõ.
F-15EX: Sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ? - Ảnh 2.

Lựa chọn F-15EX đang bị cho là sai lầm lớn nhất của Không quân Mỹ. Nguồn: 19fortyfive.com
Thương vụ F-15EX này được coi là kém nhất - một khoản đầu tư không hiệu quả về kinh tế vào một phương tiện ngày càng lỗi thời của Không quân Mỹ trong những năm gần đây.
Theo những người ủng hộ, những gì F-15EX thiếu hụt trong khả năng sống sót, được bù đắp bằng hỏa lực. Không thể phủ nhận sự thật là F-15EX có một bộ vũ khí trang bị ấn tượng, với hệ thống Giá phóng Bom và Tên lửa Tiên tiến (Advanced Missile and Bomb Ejection Rack - AMBER) mới, có khả năng mang tới 22 tên lửa không đối không.
Nhưng điều quan trọng là F-15EX không thể tồn tại đủ lâu để sử dụng chúng.
F-35 có thể mang theo 16 tên lửa tương tự trong cấu hình "ngày chiến tranh thứ ba", hay còn được gọi là "chế độ quái thú". Những nhiệm vụ chiến trường thực tế nào có thể hoàn thành với 22 tên lửa mà không thể hoàn thành với 16 tên lửa?
Hơn nữa, F-35 linh hoạt do có thể hoán đổi giữa cấu hình tàng hình và "chế độ quái thú" tùy thuộc vào loại nhiệm vụ. Mặc dù rất ấn tượng, nhưng khả năng vũ khí của F-15EX là một "chiêu trò quảng cáo" hơn là một tính năng mà chiến trường thực tế cần.
Những thách thức mới trên chiến trường đòi hỏi các giải pháp kỹ thuật mới như hiệu suất tàng hình và khả năng thâm nhập sâu. Nền tảng F-15EX không thể cung cấp cho Không quân Mỹ một nền tảng vững chắc để đảm nhận các sứ mệnh đó.
Khi các đối thủ của Mỹ ngày càng sở hữu khả năng phòng không phức tạp hơn, việc đầu tư vào các nền tảng của một thời đã qua sẽ không có ý nghĩa gì về mặt kinh tế hoặc quân sự.
TIN LIÊN QUAN
Theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell công bố vào tháng trước, với các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga và Trung Quốc, tốt nhất đối với Không quân Mỹ là từ bỏ những kế hoạch hồi sinh thế hệ thứ tư theo chương trình F-15EX, và thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào trang bị thêm máy bay F-35A và hướng tới thế hệ tiếp theo.
Nhiều nền tảng cũ như B-52 Stratofortress có thể được nâng cấp liên tục, và vào thời điểm máy bay ném bom Chiến tranh Lạnh cuối cùng được nghỉ hưu, nó có thể đã hoạt động được 100 năm.
Tuy nhiên, vai trò của một máy bay ném bom khác rất nhiều so với một máy bay chiến đấu tấn công, vốn cần phải nhanh và linh hoạt. Trong trường hợp của F-35, nó cũng có khả năng quan sát thấp - xét cho cùng thì đây là một máy bay chiến đấu tàng hình - và đó là lý do tại sao việc quay trở lại với máy bay thế hệ thứ tư không có ý nghĩa gì.
Bà Heather R. Penney - một thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell và là một cựu phi công F-16 cảnh báo rằng, Không quân Mỹ không nên tiết kiệm tiền bằng cách đầu tư vào công nghệ cũ hơn, cũng như sẽ không phù hợp để giải quyết các mối đe dọa từ đối thủ.
Tăng cường F-35 là giải pháp tốt nhất, tuy nhiên, USAF không nên "đặt tất cả trứng vào một giỏ" máy bay tiêm kích tấn công chung. Trong khi F-35 có thể thực hiện nhiệm vụ của nhiều máy bay, sự lựa chọn tốt nhất và thực sự hợp lý cho Không quân Mỹ là tăng tốc F-35 trong khi giới quân sự Mỹ vẫn nên tích cực theo đuổi một loại máy bay thế hệ thứ sáu, bởi vì chắc chắn rằng người Nga và Trung Quốc đang nghĩ đến.
Điều này sẽ bổ sung cho chương trình Thống trị trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) được đầu tư lớn hiện tại có thể bắt đầu trang bị máy bay vào những năm 2030.
Penney kêu gọi Không quân rút F-15EX và cho những chiếc F-15 cũ kỹ cũng như A-10 Warthogs được thay thế bởi F- 35 trên cơ sở 1-1. Để lấp đầy khoảng trống, USAF sẽ cần phải kéo dài tuổi thọ của những chiếc F-16, đồng thời giữ lại và hiện đại hóa F-22 cho đến khi NGAD sẵn sàng./.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Siêu tăng Hàn Quốc K2 Black Panther với sứ mệnh chinh phục thị trường mới
Lê Ngọc | 09/01/2022 11:11 AM

0

Siêu tăng Hàn Quốc K2 Black Panther với sứ mệnh chinh phục thị trường mới

Hàn Quốc có nắm bắt được cơ hội xuất khẩu số lượng lớn Siêu tăng K2 Black Panther cho một quốc gia Bắc Âu giàu có? Vấn đề sẽ được ngã ngũ vào cuối năm 2022.

Siêu tăng K2 Hàn Quốc
Năm 1995, Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc được giao nhiệm vụ phát triển một phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại sử dụng các công nghệ tiên tiến trong nước, mang ký hiệu K2 Black Panther.
Bất chấp khả năng vượt trội của các thiết kế K1 và K1A1 so với các xe tăng của Triều Tiên (hầu hết là T-55 và Type 59 đã cũ), mục tiêu của chương trình này nhằm hiện đại hóa hơn nữa Quân đội Hàn Quốc - thay thế hầu hết các xe tăng M48 Patton và bổ sung cho loạt xe K1 đang có trong trang bị.
Sử dụng công nghệ bản địa sẽ cho phép sản phẩm thâm nhập thị trường xuất khẩu mà không gặp khó khăn về giấy phép.
Các biến thể thiết kế ban đầu bao gồm một phiên bản có tháp pháo không người lái, sau đó được loại bỏ để chuyển sang thiết kế tháp pháo có người lái.
Tăng mới cũng được lên kế hoạch trang bị pháo nòng trơn 140 mm thử nghiệm của Rheinmetall, nhưng sau đó K2 đã được cấu hình pháo 120 mm CN08 L55 nòng dài 6,6 m (dài hơn 1,3 m so với pháo chính KM256 120 mm của K1A1), có khả năng đánh bại các mối đe dọa thiết giáp tiềm năng trong tương lai gần.

Siêu tăng Hàn Quốc K2 Black Panther với sứ mệnh chinh phục thị trường mới - Ảnh 1.

K2 là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất; Nguồn: wikipedia.org
K2 Black Panther là xe tăng chiến đấu chủ lực do Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc thiết kế và Hyundai Rotem sản xuất. Được phát triển như một loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) hiện đại, K2 Black Panther được nạp tự động, trang bị giáp composite tiên tiến cùng với hệ thống bảo vệ chủ động tiêu diệt cứng và mềm.
Việc sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2013 và những chiếc K2 đầu tiên được triển khai vào tháng 6/2014. K2 được trang bị động cơ diesel MTU MT-883 Ka-501 4 kỳ, 12 xi-lanh, làm mát bằng nước, công suất 1.500 mã lực và dùng hộp số tự động.
Nó có thể đạt tốc độ tối đa 75 km/h và 50 km/h trong điều kiện địa hình gập ghềnh và dự trữ hành trình 450 km. Hệ thống treo ở mỗi bên bao gồm sáu bánh xe cao su kép, với đĩa xích dẫn động ở phía sau và bánh xe chạy không tải ở phía trước.
K2 có khả năng vượt sông sâu 4 m, được trang bị chức năng kiểm soát tư thế có thể nghiêng khung gầm hoặc hạ thấp chiều cao tổng thể 40 cm. Hệ thống cảnh báo laser có thể quay tháp pháo về phía đối phương gần như ngay lập tức.
Hiện Black Panther có các phiên bản XK2 – thử nghiệm, K2 - biến thể sản xuất đầu tiên (dự kiến số lượng 206 chiếc, bắt đầu từ năm 2013), K2 PIP - chương trình cải tiến sản phẩm (Product Improvement Program), nâng cao khả năng việt dã, và K2PL - phiên bản dành cho Quân đội Ban Lan, và Altay - biến thể xuất khẩu. Với giá trên 8,5 triệu USD/chiếc, K2 là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất.
Oman có thể sẽ là quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu xe tăng K2. Cho đến nay, có 76 xe tăng được lên kế hoạch mua. Thông tin đầu tiên về các cuộc tiếp xúc giữa đại diện của các lực lượng vũ trang Oman và Hyundai Rotem đã xuất hiện vào mùa thu năm 2018.
Chiếc K2 mang màu sắc ngụy trang của sa mạc, đã trải qua các cuộc thử nghiệm toàn diện ở phía đông nam của Bán đảo Arab. Các cuộc chạy thử nghiệm diễn ra trên sa mạc và các khu vực đồi núi, và một chiếc xe tăng đã được đổ bộ từ tàu tấn công đổ bộ.

Siêu tăng Hàn Quốc K2 Black Panther với sứ mệnh chinh phục thị trường mới - Ảnh 3.

K2 có khả năng vượt sông sâu 4 m; Nguồn: wikipedia.org
Năm 2007, Seoul và Ankara đã đàm phán thành công một hợp đồng cấp phép sản xuất tăng K2, cũng như xuất khẩu 40 (+15) chiếc KT-1 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2008, Hyundai Rotem và Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng trị giá 400 triệu USD để chuyển giao công nghệ và hỗ trợ thiết kế.
Công nghệ này sẽ được tích hợp vào xe tăng chiến đấu chủ lực bản địa trong tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt tên là MİTÜP Altay. Ai Cập thông báo đã đàm phán với Hàn Quốc để hợp tác sản xuất K2 Black Panther với việc chuyển giao công nghệ chế tạo.
Chinh phục thị trường tiềm năng
Tháng 11/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy đã trình bày kế hoạch đổi mới các MBT của nước này từ năm 2025. Sau khi đánh giá 9 phương án, Na Uy đã quyết định mua xe tăng chiến đấu chủ lực mới và chọn hai phương án khả dĩ - K2 Black Panther của Hàn Quốc và Leopard 2A7 của Krauss-Maffei Wegmann (KMW, Đức).
Na Uy có kế hoạch mua 200 MBT và người chiến thắng có thể được xướng danh vào năm 2025. Tháng 11/2021, Công ty Hyundai Rotem đã tiết lộ, đề xuất của Na Uy về MBT K2 (được gọi là K2NO) tại triển lãm quốc phòng ADEX 2021 ở Hàn Quốc.
Theo các tính năng kỹ thuật do công ty Hyundai Rotem công bố, K2NO sẽ dựa trên nguyên bản K2 của Hàn Quốc nhưng được sửa đổi theo yêu cầu cụ thể của Na Uy. Quốc gia khá giàu có này (nhờ trữ lượng dầu khổng lồ ở Biển Bắc) có một quân đội nhỏ gọn nhưng được trang bị rất tốt với công nghệ hiện đại.
Na Uy là một trong những nước đầu tiên nhận máy bay F-35 của Mỹ. Na Uy từng mua vũ khí từ Hàn Quốc. Năm 2007, một hợp đồng cung cấp 24 pháo tự hành K9 "Thunder" và sáu xe sửa chữa và thu hồi K1 ARV dựa trên xe tăng K1 đã được ký kết.
Cuối năm 2021, phiên bản K2NO đã đến Na Uy để tham gia thử nghiệm mùa đông. K2NO có phi hành đoàn 3 thành viên, có trọng lượng chiến đấu 61,5 tấn, dài 10,8 m, rộng 3,6 m, cao 2,4 m.
Có trọng lượng chiến đấu 55 tấn và với tổng số 40 viên đạn (16 viên được lưu giữ trong bộ nạp đạn tự động và 24 viên đạn được lưu trữ bên trong thân xe), pháo nòng trơn CN08 120 mm có thể bắn khoảng 10-15 phát mỗi phút. Đỉnh tháp pháo được lắp một trạm vũ khí điều hành từ xa được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm của công ty Kongsberg của Na Uy.

Siêu tăng Hàn Quốc K2 Black Panther với sứ mệnh chinh phục thị trường mới - Ảnh 4.

K2 Hàn Quốc trong một cuộc diễn tập thực binh; Nguồn: wikipedia.org
K2NO dường như giữ nguyên thiết kế của K2 MBT nhưng được trang bị tháp pháo mới được gắn thêm giáp bảo vệ chủ động cũng như Hệ thống bảo vệ chủ động (APS) Rafael của Israel với các ăng ten radar gắn ở hai bên phía trước tháp pháo.
APS được thiết kế để bảo vệ các phương tiện chiến đấu khỏi Tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM), Lựu chống tăng (RPG) và đạn chống tăng sử dụng chất nổ mạnh (HEAT). K2NO sẽ nhận được thiết bị được thiết kế đặc biệt cho khí hậu Na Uy - hệ thống sưởi mạnh hơn và bộ động lực phụ được hiện đại hóa.
Nếu vào cuối năm 2022, Hyundai Rotem giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh, và đảm bảo giao hàng cho khách hàng nhanh nhất (từ năm 2025), lô xe tăng đầu tiên sẽ được sản xuất hoàn toàn tại Hàn Quốc. Đồng thời, các công tác chuẩn bị triển khai các cơ sở sản xuất tại Na Uy, nơi đảm bảo cung cấp lô xe tăng thứ hai bắt đầu từ năm 2027, sẽ được thực hiện.
Công việc sẽ được phân phối giữa ba doanh nghiệp Na Uy để sản xuất khung, thân xe, tháp pháo và lắp ráp cuối cùng. Hàn Quốc sẽ cung cấp hệ thống truyền động, pháo, thiết bị ngắm, bộ nạp tự động và hệ thống treo khung gầm bằng khí nén.
Các xe tăng này cũng có khả năng được trang bị Hệ thống chiến đấu tích hợp ICS (Integrated Combat System) và mô-đun vũ khí điều khiển từ xa Protector RWS. Ngoài ra, khách hàng có thể được cung cấp một tổ hợp bảo vệ tích cực Hardkill do Hàn Quốc phát triển KAPS (Korean Active Protection System).
Nhưng do người Hàn Quốc vẫn chưa sử dụng nó trên chiếc K2 của họ, nên có thể lắp đặt APS Iron Fist hoặc Trophy - cả hai hệ thống đều của Israel, đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu và có thể được tích hợp trên K2./.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Những thương vụ vũ khí 'khủng' của Nga năm 2021
Công Thuận | 09/01/2022 10:26 AM

0

Những thương vụ vũ khí 'khủng' của Nga năm 2021

Tổng hợp đồng quân sự của Nga ước tính trị giá khoảng 55 tỷ USD và nước này đang chuyển giao thiết bị theo đúng tiến độ.

Theo trang tin rbth.com ngày 6/1, tính đến cuối năm 2021, Nga đã nhận được các hợp đồng vũ khí trị giá 55 tỷ USD trên khắp thế giới, từ việc bán máy bay, hệ thống phòng không và súng trường tấn công AK.
Năm 2021, Nga vẫn thuộc nhóm 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, cùng với Mỹ, Trung Quốc, Đức và Pháp. Tổng giá thầu của Moscow trong việc giao vũ khí trên khắp thế giới vẫn đạt khoảng 20%.
Những thương vụ vũ khí khủng của Nga năm 2021 - Ảnh 1.

Năm 2021, Nga vẫn nằm trong số các nước bán vũ khí hàng đầu thế giới. Ảnh: GLP
Bất chấp đại dịch COVID-19, Nga đã nỗ lực để nhận được các hợp đồng vũ khí trị giá 10 tỷ USD bổ sung vào năm 2021, theo tuyên bố của Giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự (FSVTS) Dmitry Shugaev.
Dưới đây là những thương vụ vũ khí lớn nhất trong năm qua mà Nga ký kết với các đối tác, trong đó có một số đã được tiết lộ với công chúng.
Ấn Độ
Thỏa thuận giữa tập đoàn vũ khí Nga Kalashnikov Concern và quân đội Ấn Độ đã trở thành sự kiện quan trọng của năm 2021. Kalashnikov Concern đã ký thỏa thuận trị giá 590 triệu USD với New Delhi về việc sản xuất súng trường tấn công AK-203 tại một nhà máy ở Korva (Uttar Pradesh, Ấn Độ).
Theo thỏa thuận, New Delhi sẽ sản xuất hơn 670.000 súng trường tấn công AK-203. Giá của mỗi khẩu súng sẽ vào khoảng 960 USD.
AK-203 sử dụng loại đạn 7,62x39 mm và có một số điều chỉnh so với các khẩu súng AK hiện đại khác. Vladimir Onokoy thuộc bộ phận hợp tác kỹ thuật quân sự của Kalashnikov cho biết: “AK-203 cũng đã cải thiện độ chính xác khi bắn. Nó cũng có tay cầm mới, có báng gấp, các rãnh có thế lắp nhiều loại ống ngắm, đèn nhìn đêm”.
Ấn Độ vẫn là một trong những khách hàng mua vũ khí lớn của Nga. Một thỏa thuận vũ khí khổng lồ khác đã được công bố vào năm 2018 khi hai bên ký hợp đồng trị giá 5,8 tỷ USD về sản xuất hệ thống phòng không S-400 và vào cuối năm nay, Moscow sẽ giao lô đầu tiên của tổ hợp này.
Châu Phi và Trung Đông
Năm 2021, Nga đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 1,7 tỷ USD với 17 quốc gia châu Phi. Rosoboronexport (công ty Nga phụ trách chuyển giao vũ khí ra nước ngoài) không nêu rõ chính xác những loại vũ khí nào và đối tượng cung cấp trong khu vực, nhưng tuyên bố rằng hợp đồng bao gồm máy bay trực thăng, hệ thống phòng không, thiết bị hải quân, xe bọc thép hạng nhẹ, cũng như các loại súng cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Dmitry Litovkin, biên tập viên của tờ “Independent Military Review”, lưu ý: “Kể từ đầu năm 2021, tất cả các hoạt động bán vũ khí cho nước ngoài đều được coi là ‘bí mật quốc gia’. Vì vậy, Rosoboronexport sẽ chỉ tiết lộ toàn bộ thiết bị mà họ chuyển giao trong khu vực khi thông tin về một thỏa thuận bị rò rỉ trên báo chí thông qua các phương tiện truyền thông nước ngoài”.
Theo ông Litovkin, tại một cuộc triển lãm quân sự vào giữa năm 2021, Nga đã giới thiệu xe bọc thép chở quân BTR-80, toàn bộ loạt súng trường tấn công AK mới nhất (AK-12, AK-15, AK-19, AK-308, v.v.), cũng như tên lửa chống tăng “Kornet”. Vì vậy, danh sách bán hàng tiềm năng có thể bao gồm những vũ khí này.
Những thương vụ vũ khí khủng của Nga năm 2021 - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu không người lái của Nga tại triển lãm Dubai Airshow 2021. Ảnh: vitalykuzmin.net
Trong các cuộc triển lãm quân sự ở Trung Đông, Nga cũng đã giành được các hợp đồng trị giá 1,3 tỷ USD và các đợt giao hàng trong tương lai có thể sẽ mang về cho nước này hơn 2,5 tỷ USD. Tại cuộc triển lãm Dubai Airshow 2021 (diễn ra từ ngày 14-18/11/2021 ở UAE), Nga đã giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm “Checkmate”, cũng như các máy bay không người lái tấn công Orion đã được thử nghiệm ở Syria và máy bay dân dụng tầm trung MC-21 mới.
Sản xuất đạn cho Mỹ
Bất chấp lệnh trừng phạt của Washington, các nhà sản xuất quân sự Nga đã lập kỷ lục trong việc giao đạn cho Mỹ. Theo số liệu từ Mỹ, được trích dẫn bởi nhật báo kinh doanh RBK (Nga), trong 10 tháng đầu năm 2021, các công ty Mỹ đã nhập khẩu vũ khí, đạn dược cỡ nhỏ trị giá 157,9 triệu USD của Nga, trong đó có khoảng 7,7 triệu viên đạn dành cho súng AK trên thị trường dân sự.
Ông Litovkin cho biết: “Các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt vào tháng 8/2021 hạn chế việc cấp phép tiếp tục mua súng và đạn từ Nga. Nhưng các công ty Mỹ đã tìm cách mua càng nhiều đạn càng tốt cho khách hàng của họ trước khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực.
Trong một vài năm tới, các biện pháp mới sẽ cấm hoàn toàn việc Nga giao đạn cho Mỹ và các công ty của họ sẽ phải tìm kiếm các nhà cung cấp đạn mới cho súng trường AK”.
Các nước thuộc khối Liên xô cũ (CIS)
Rosoboronexport không tiết lộ giá trị của các hợp đồng quân sự với các nước CIS. Tuy nhiên, năm 2021, Moscow vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho các nước CIS. Xuất khẩu vũ khí sang các nước này vẫn là một phần quan trọng trong hợp tác quân sự giữa Moscow và các đồng minh trong khu vực. Các nhà nhập khẩu vũ khí chính là Kazakhstan và Belarus.
Kazakhstan đã nhận 5 tổ hợp phòng không S-300PS và 16 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4+ Su-30. Nga cũng gia hạn hợp đồng với Kazakhstan về việc giao máy bay chiến đấu Su-30SM.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Belarus đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2010-2015, chủ yếu là các hệ thống phòng không và máy bay cho Lực lượng Không quân Belarus. Có thông tin tiết lộ rằng Minsk đã nhận các đơn vị phòng không S-300 và máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130.
Latinh và Nam Mỹ
Kể từ đầu năm 2000, Nga đã tiến hành buôn bán và sản xuất vũ khí với bảy quốc gia Nam Mỹ, gồm Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Peru, Uruguay và Venezuela.
Theo ông Litovkin, quân đội của các nước trên chủ yếu được trang bị vũ khí do Nga sản xuất: “Moscow sản xuất và bán máy bay trực thăng, xe thiết giáp hạng nhẹ, hệ thống phòng không và vũ khí cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương của họ. Khách hàng lớn nhất của Nga trong khu vực là Venezuela”.
Moscow và Caracas có các hợp đồng vũ khí trị giá hàng tỷ đô la bao gồm toàn bộ các loại phương tiện trên bộ, vũ khí và trực thăng. Theo dữ liệu công khai, Venezuela đã mua phương tiện xe bộ binh bọc thép, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-3M và xe chở quân bọc thép BTR-80A. Hai bên cũng có hợp đồng cho các hệ thống pháo binh, chẳng hạn như Msta-S và hệ thống tên lửa “Grad”.
Venezuela còn có hợp đồng mua xe tăng T-72B1 và các hệ thống phòng không S-300VM, Buk-M2 và Tor-M1 với Nga. Lực lượng Không quân Venezuela cũng mua các máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải của Nga, chẳng hạn như Mi-17-1B “Panare”, Mi-26T2 “Pemon” và Mi-35M2 “Caribe”, cũng như máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2B .
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có
Thiếu tá Phạm Vân Anh, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng | 10/01/2022 01:33 PM

13

4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có
Chiến trường Máu và Hoa



Trận địa tên lửa SAM-2 - Ảnh minh họa


Từ chiến công diệt B-52 đầu tiên, cách đánh "vượt trước nửa góc" của Tiểu đoàn 77 đã thành cách đánh ưu việt của bộ đội tên lửa trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.

LTS: Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Thế Văn nguyên là chỉ huy tiểu đoàn tên lửa 77, đơn vị lập công xuất sắc bắn rơi 4 máy bay ném bom chiến lược B-52 trong chiến dịch bảo vệ Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972. Sau khi nghỉ hưu, ông say mê với nghề rối nước của quê hương, trở thành nghệ nhân nổi tiếng góp phần hồi sinh làng rối nước Đào Thục.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết về Đại tá Đinh Thế Văn của Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh - Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.

"Đánh theo cách của Văn" bắn hạ 4 "pháo đài bay" B-52
Buổi biểu diễn Thủy đình làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội hôm nay có một màn rối nước đặc biệt: Tiếng loa bật lớn giọng báo động quen thuộc "Đồng bào chú ý, máy bay địch đang tiến về Hà Nội...".
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 1.

Tác giả - Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Trên sân khấu mặt nước, những chiếc máy bay rối được điều khiển bằng dây rối bởi các nghệ nhân phía sau hậu đài bay lượn trên mặt nước cùng với âm thanh gầm thét biểu trưng cho những chiếc B-52 quần đảo trên bầu trời Hà Nội.
Trên mặt nước, các con rối trong vai các chiến sĩ dân quân tự vệ, bộ đội tên lửa chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Từ mặt nước, một "quả tên lửa" rối vút lên bắn trúng chiếc "pháo đài bay" B-52. Khán giả vỗ tay hò reo khi "rối" ta bắn trúng "rối" địch.
Khó có thể đoán được rằng: Ông lão 85 tuổi người gầy mảnh, ánh mắt tinh anh đang sì sụp dưới nước sau hậu đài cùng hàng chục con rối kia lại là người anh hùng đã góp công làm nên chiến thắng B-52 lịch sử trên bầu trời Hà Nội.
Giờ đây, ông đang cùng các nghệ nhân làng rối Đào Thục kể lại câu chuyện của chính mình cùng đồng đội cách đây hơn 40 năm.
Dưới khán đài hôm nay, cũng có những khán giả đặc biệt: Đó là những cựu chiến binh tên lửa, radar, đã sát cánh chiến đấu cùng Đinh Thế Văn trong những ngày nóng bỏng tháng 12 năm 1972.
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 2.

Mở màn tiết mục múa rối "Hà Nội 12 ngày đêm"
Trong căn nhà giản dị của người cựu chiến binh Đinh Thế Văn nằm nép mình bên dòng sông Cà Lồ mướt mát đôi bờ hoa trái, những câu chuyện về đời quân ngũ đáng tự hào của một người lính "súng gươm vất bỏ lại hiền như xưa" mở dần từng năm tháng xen giữa vị ngọt bùi của ngô đồng mới trảy.
Là người con của mảnh đất "Nước Đào Thục vừa trong vừa mát. Đường Đào Thục sạch đẹp bàn cờ", "lão chiến sĩ" kiêm "lão nghệ nhân" Đinh Thế Văn mới 16 tuổi đã lên đường theo hai anh tham gia kháng chiến chống Pháp.
TIN LIÊN QUAN
Vừa gầy ốm vừa thiếu tuổi, song anh chàng "bé hạt tiêu" ấy đã vượt Pha Đin lên Tây Bắc, cùng anh em "cơm vắt ngủ hầm" để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng. Khi đi, Văn mang theo vài bộ quần áo và cây đàn măng-đô-lin và xin gia nhập đội thanh niên xung phong ở mặt trận làm nhiệm vụ đục đá, gài mìn mở đường chiến dịch.
Không lâu sau đó, Văn được chuyển sang đơn vị pháo binh, tập bắn súng cối và từng lập được chiến công ở mặt trận Điện Biên Phủ.
Khi cờ Tổ quốc bay trên nóc hầm Đờ-cát, cũng là lúc Đinh Thế Văn cũng vừa tròn 17 tuổi đời với 2 năm tuổi lính, tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm chốn sa trường.
Những kỉ niệm được học hỏi và chiến đấu cùng các thế hệ những người lính Điện Biên luôn theo ông đến tận bây giờ.
Nhắc đến ký ức một thời, Đại tá Đinh Thế Văn khẽ khàng đứng dậy thắp nén hương thơm trên bàn thờ cha mình là cụ Đinh Văn Viết - một nghệ nhân rối nước có tiếng của làng Đào Thục, rồi lần giở những bức ảnh kỷ niệm của gia đình, ánh mắt trầm tư.
Ông bùi ngùi kể rằng: "Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bố tôi rưng rưng đón ba đứa con trai trong đoàn quân thắng trận trở về. Ông mừng tủi dự liệu rồi đây cậu con trai út sẽ theo ông ra đình diễn rối nước, kế thừa nghề tổ của tiền nhân Đào Thục để lại.
Và bố tôi cũng đã bắt đầu truyền dạy những lòng bản của nghề cho con trai. Nhưng khi kháng chiến chống Mỹ nổ ra, chính bố tôi lại động viên con tiếp tục đường binh nghiệp".
Mong muốn giản dị của người cha nghệ nhân rối nước, phải 40 năm sau mới có thể thực hiện. Đinh Thế Văn tái ngũ, trở thành người lính tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội.
Năm 1972, sau thất bại nặng nề trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ tăng cường thực hiện chiến tranh phá hoại lần thứ hai với quy mô và cường độ đánh phá hơn hẳn.
Từ ngày 6/4 đến ngày 29/12/1972, bằng thủ đoạn đánh phá tàn bạo và xảo quyệt, Mỹ đã ném xuống miền Bắc 210.000 tấn bom đạn có sức phá hoại và sát thương lớn với.
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 4.

Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Thế Văn
Đặc biệt, từ ngày 18 đến hết ngày 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược không quân bằng máy bay B-52 vào thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số thành phố khác ở miền Bắc nước ta.
Trải qua 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí, quân và dân miền Bắc đã chiến thắng vẻ vang bắn rơi hàng trăm máy bay các loại, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái, bắn cháy 9 tầu chiến.
Trong chiến thắng chung đó, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã lập nên một "Điện Biên Phủ trên không" bắn rơi hàng chục máy bay B-52, F-111, cùng nhiều máy bay phản lực khác. Ngày 15-1-1973, Hoa Kỳ tuyên bố chấm dứt toàn bộ việc ném bom, bắn phá, thả mìn miền Bắc Việt Nam.
Lúc đó, Đinh Thế Văn là thượng úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77, trung đoàn 257. Ông chỉ huy đơn vị tên lửa SAM-2 đóng quân ở trận địa Chèm, với nhiệm vụ đón đánh máy bay Mỹ từ hướng Tây Bắc. Tiểu đoàn 77 đã lập công xuất sắc, bắn rơi 4 chiếc "pháo đài bay" B-52, được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 5.

Bộ đội tên lửa SAM-2. Ảnh minh họa
Một ngày đầu Đông, chúng tôi đến trận địa Chèm cùng các cựu chiến binh. Những "nguyên mẫu" của vở rối "Bắn rơi B-52" giờ đây đều ở tuổi xưa nay hiếm. Kíp trắc thủ năm xưa giờ còn lại 3 người là Đại tá Đinh Thế Văn - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77, Thượng tá Nguyễn Mạnh Quyền - nguyên trắc thủ chuẩn bị đạn, Lưu Ngọc Tính - nguyên trắc thủ đài radar P-12.
Họ lặng lẽ cùng nhau đi trên đồi cỏ trận địa Chèm thuộc tiểu đoàn tên lửa 77, nay vẫn là khu vực phòng thủ quan trọng của Hà Nội. Cách đây 44 năm, đây chính là nơi họ đã đưa ra lời giải đầu tiên trước thách thức của "siêu pháo đài bay" B-52.
Chứng kiến lại những tháng ngày chiến đấu anh dũng của mình và đồng đội được tái hiện trên sóng nước thủy đình, cựu chiến binh Lưu Ngọc Tính - Nguyên trắc thủ đài radar P-12 đã rất phấn khởi như gặp lại chính mình trong tích rối hôm nay.
TIN LIÊN QUAN
Ông chia sẻ: "Lúc đó tiểu đoàn tên lửa 77 của chúng tôi đã đọ sức và bắn rơi gần như tất cả những loại máy bay hiện đại nhất của Mỹ lúc bấy giờ, kể cả những loại mà Mỹ cho rằng tên lửa Việt Nam không thể đánh được.
Hồi đó đối mặt với B-52 đâu phải là điều đơn giản. Đi kèm B-52 là hàng chục máy bay khác có nhiệm vụ bảo vệ B-52 vào bầu trời Hà Nội và các thiết bị gây nhiễu nhằm đánh lạc hướng ra-đa của ta.
Đồng thời các loại máy bay bảo vệ B-52 không ngừng lùng sục để đánh trả các trận địa ra-đa, tên lửa, pháo cao xạ.
Có người hỏi chúng tôi có bị bất ngờ khi B-52 đánh vào Hà Nội không? Câu trả lời là không! Chúng tôi bình tĩnh chờ chúng đến, tất cả đã sẵn sàng"
.
Đại tá Đại tá Đình Thế Văn nhớ lại: "Chúng tôi hồi hộp vô cùng. Tim như muốn vỡ ra khi nghe còi báo động vang lên và tiếng của những chàng trắc thủ báo cáo về tọa độ của từng tốp B-52 lừ lừ tiến vào Hà Nội.
Chúng tôi như những cậu học trò bước vào phòng thi, dù "ôn tập" đã khá nhuần nhuyễn và tự tin, song thật khó để biết rằng "đề thi" ấy liệu chúng tôi có giải được không? Và rồi, từng "bài toán" một, chúng tôi lần lượt tìm ra đáp số"
.
23h ngày 18/12/1972, một tốp B-52 hiện lên màn hình. Đến cự ly 32km, tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cho phát lệnh phóng. Hai quả tên lửa lao vào trời đêm, đạn gặp mục tiêu ở cự ly 23km, nổ tung. Và máy bay B-52 đã được thông báo rơi tại xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Đó là "chiến công" tiêu diệt B-52 đầu tiên của Đinh Thế Văn.
Ánh mắt anh em trong kíp trắc thủ như bừng lên ngọn lửa chiến thắng. Dẫu trước đây bộ đội tên lửa đã nhiều lần bắn trúng B-52 song đây là lần đầu tiên quân dân miền Bắc có thể sờ tận tay, nhìn tận mắt "pháo đài bay" B-52 của không lực Mỹ nổ tung trên bầu trời.
Thượng tá Nguyễn Mạnh Quyền - Nguyên Trắc thủ chuẩn bị đạn, Tiểu đoàn 77 đã nhận xét về cách đánh "vượt trước nửa góc mà tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn sáng tạo như sau:
"Vấn đề xác định nhiễu như đã nói ở trên là yếu tố then chốt quyết định thành bại của một trận đánh. Song khi ra đa của ta rà nhiễu thì cũng đồng thời phát ra tín hiệu khiến các máy bay hộ tống B-52 phát hiện trận địa của ta để bắn trả.
Vì thế, khi đội hình B-52 bay vào khu vực kiểm soát khoảng 32km, xác định được hướng bay của chúng, ta tắt rađa và phát lệnh cho tên lửa lao lên. Bắn như thế, thuật ngữ quân sự gọi là "vượt trước nửa góc", giống như bắn đón đầu. Cách đánh này đã giúp chúng tôi bắn rơi B-52 trên bầu trời Hà Nội"
.
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 7.

Kíp chiến đấu đầu tiên bắn bằng phương pháp Vượt nửa góc (từ phải sang): Đỗ Đình Tân (trắc thủ phương vị); Đinh Thế Văn (tiểu đoàn trưởng), Nguyễn Văn Đức (sĩ quan điều khiển), Lưu Văn Mộc (trắc thủ góc tà), Phạm Hồng Hà (trắc thủ cự ly).
"Đánh theo cách của Văn" - Bảo tàng Quân chủng Phòng không - Không quân có một cuốn sổ ghi lại cách đánh B-52 của quân dân ta trên mọi mặt trận, trong đó có 4 trang tường thuật lại cách đánh độc đáo này.
TIN LIÊN QUAN
So với cách đánh "bắn ba điểm" được huấn luyện kĩ lưỡng, cách đánh "vượt nửa góc" do tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ đạo anh em thực hiện nguy hiểm hơn rất nhiều do máy bay địch có thể dùng tên lửa tấn công trận địa nếu ta không tắt sóng radar kịp thời, đòi hỏi các trắc thủ phải thao tác nhanh gọn, dứt điểm và có sự phối hợp đồng bộ và trên hết là phải có lòng dũng cảm.
Ngay khi khói bom vừa dứt, chủ tịch nước Tôn Đức Thắng lẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có mặt tại trận địa Chèm của Đinh Thế Văn, để nghe vị tiểu đoàn trưởng này báo cáo cách đánh B-52 khá kỳ lạ ấy.
Thượng tá Trương Bảo Anh, Trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa 257 - Đoàn Cờ Đỏ anh hùng, thuộc Sư đoàn Phòng không 361, người kế nhiệm đại tá Đinh Thế Văn chỉ huy các hoạt động bảo vệ bầu trời Hà Nội tại trận địa Chèm hôm nay đã rất đỗi tự hào khi nói về chiến công của người đi trước:
"Có thể nói, từ chiến công đầu tiên, cách đánh "vượt trước nửa góc" của Tiểu đoàn 77 đã thành một trong những cách đánh ưu việt của bộ đội tên lửa trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội.
Sau đó, ngày 20 và rạng sáng 21, tiểu đoàn đã đánh 4 trận bằng 8 quả tên lửa đã tiêu diệt 2 chiếc B-52. Đến đêm 26 tháng 12 tiểu đoàn tiếp tục đánh 3 trận và được công nhận bắn rơi 1 chiếc B-52.
Với thành tích này, tiểu đoàn 77 trở thành một trong hai đơn vị phòng không bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất của quân chủng và được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng. Đại tá Đinh Thế Văn cũng đã được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhất".

4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 9.

Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn (người đội mũ mềm) thuyết minh cách đánh cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay sau chiến công tiêu diệt B-52
Thắng giặc trời về giữ hồn dân tộc
Năm 1989, Đại tá Đinh Thế Văn nghỉ hưu, và bắt tay vào thực hiện lời hứa năm xưa với cha mình, mà vì chiến tranh đã trễ hẹn mấy chục năm. Bàn tay cầm súng bao năm giờ đây lại bắt đầu làm quen với những con rối quê mình.
TIN LIÊN QUAN
Thời điểm đó, đình làng bị tàn phá nặng nề, thủy đình cũng không còn và người phường rối cũng tản mát mỗi người mỗi nghề. Cùng với các nghệ nhân và các vị trưởng bối trong làng, vị đại tá về hưu đã dành thời gian đi gặp gỡ nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể những mong tìm cách phục dựng lại nghề tổ.
Bác kể rằng, ngày xưa con rối còn thô sơ và sân khấu chỉ được dựng bằng cột tre với tấm cót. Có khi, diễn được vài lần là tất cả bị hư hỏng, mục nát hết. Bên cạnh đó, các nghệ nhân phường rối xưa kia có một nguyên tắc là chỉ truyền nghề cho con trai hoặc con dâu nên phải có một cuộc vận động thay đổi nhận thức để nghệ nhân lớn tuổi bằng lòng đào tạo lớp trẻ trong làng kế nghiệp.
Rồi từ việc sưu tập lại những bộ rối nước đã lâu không sử dụng để phục chế, tái tạo con rối mới đến việc quyên góp kinh phí để tu sửa lại thủy đình, nạo vét ao để làm sân khấu. Tiếp đó là cùng nhau ngồi bàn bạc, nhớ lại những tích trò xưa của các cụ từ kịch bản đến điệu bộ, nét mặt, lời thoại của các con rối…
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 11.

Sau khi nghỉ hưu, Đại tá Đinh Thế Văn đã trở thành nghệ nhân, nỗ lực phục hồi làng rối nước Đào Thục
Năm 1990, nỗ lực của các lão nghệ nhân đã có kết quả khi phường rối dần hình thành, các nghệ nhân đi làm ăn xa cũng quay về giữ nghề tổ. Rối nước Đào Thục nổi danh bởi những trò diễn độc đáo mà các thế hệ nghệ nhân tiếp nối nhau sáng tạo để không trùng lặp với các phường rối khác.
Bên cạnh những tích trò cũ mang đậm màu sắc dân gian như "Ba khí giáo trò", "Lên võng xuống nước", "Trâu chui ống", "Phùng đánh hổ", "Dệt cửi"..., làng Đào Thục đã có những màn rối mới như "Rước ảnh Bác Hồ", "Hà Nội 12 ngày đêm", "Bộ đội biên phòng".
4 B-52 Mỹ tan xác, hé lộ cách đánh xuất sắc của người Anh hùng - Kỳ tích chưa từng có - Ảnh 12.

Nghệ nhân Đinh Thế Văn bên những quân rối nước. Ảnh: Phạm Vân Anh
Vượt mọi khó khăn, Đại tá Đinh Thế Văn và những nghệ nhân làng Đào Thục đã tìm ra lối đi riêng để giữ lại truyền thống rối nước. Những bạn trẻ của làng đã xây dựng website " Làng rối Đào Thục", thường xuyên cập nhật những thông tin về làng rối Đào Thục cũng như nghệ thuật múa rối và hoạt động biểu diễn của các làng nghề múa rối trong cả nước.
Không những vậy, phường rối Đào Thục cũng mạnh dạn đầu tư thêm hai thủy đình di động để đi biểu diễn ở những nơi xa.
Các tour du lịch bảo nhau đưa khách trong nước và quốc tế về thưởng lãm khung cảnh làng quê và nghệ thuật Việt. Từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi tháng, phường rối diễn trên dưới 10 suất - một con số không nhỏ với một làng rối nước từng suýt bị thất truyền.
Năm 2013, khi đã vào tuổi xưa nay hiếm, Đại tá Đinh Thế Văn được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
TIN LIÊN QUAN
Không lâu sau, ghi nhận công lao của đại tá, anh hùng LLVTND Đinh Thế Văn với văn hóa nghệ thuật dân tộc, Hội đồng Giải thưởng Ðào Tấn đã quyết định trao giải thưởng cao quý tặng này cho ông đúng dịp kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 41 năm ngày chiến thắng B52.
Đón nhận vinh dự ấy, nhân dân Đào Thục đã tổ chức một buổi lễ long trọng chúc mừng đứa con của làng đã hai lần làm rạng danh quê hương bằng những chiến công và tâm huyết.
Phường rối Đào Thục hiện đã được chuyển giao cho thế hệ sau gánh vác, còn nghệ nhân Đinh Thế Văn thường xuất hiện trong vai trò cố vấn kỹ thuật. Ông thực sự rất yên tâm khi phường rối làng mình đã có nhiều nghệ nhân trẻ nối nghề.
Từ trái tim đến với trái tim, từ tấm lòng đến với tấm lòng, tâm huyết, nghị lực của người anh hùng ấy đã có sức cộng cảm to lớn để cùng mọi người, dìu mọi người vượt qua thử thách, đạt được mong muốn. Người chiến binh giữ bầu trời Hà Nội năm xưa, nay tiếp tục giữ hồn dân tộc trong những màn rối nước.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
1641881969240.png


Theo Avia.Pro, ngoài việc đảm bảo an ninh cho các cơ sở quan trọng ở Kazakhstan, quân đội Nga còn hỗ trợ đáng kể cho lực lượng vũ trang Kazakhstan trong việc tiêu diệt hàng trăm phiến quân và phần tử cực đoan.

Trang tin này cho hay, để làm được điều đó, quân đội Nga đã sử dụng một chiến thuật "rất khác thường" nhưng hóa ra lại rất hiệu quả trong việc phát hiện và tiêu diệt các phần tử cực đoan.

Cụ thể, quân đội Nga đã triển khai các hệ thống tác chiến điện tử ở Kazakhstan nhằm làm gián đoạn hoạt động của các nhóm cực đoan và ngăn chặn tín hiệu từ các thiết bị liên lạc của những nhóm này.

Nhờ các hệ thống tác chiến điện tử của Nga mà phần lớn các phần tử cực đoan đã bị phát hiện và tiêu diệt thành công. Khi những tay súng cực đoan tìm cách phát động tấn công, một cuộc phục kích đã chờ sẵn chúng.

Trước đó, trong một đoạn video ghi lại cảnh Nga đưa lực lượng và thiết bị quân sự tới Kazakhstan, người ta đã thấy có sự xuất hiện của các hệ thống tác chiến điện tử. Chúng có thể được sử dụng để áp chế tín hiệu liên lạc và phát hiện vị trí chính xác của các nguồn tín hiệu này.

Trong số đó đáng chú ý là hệ thống Leer-3, còn được gọi với tên khác là "Máy gây nhiễu các thiết bị đầu cuối của thuê bao thông tin di động hoạt động trên băng tần tiêu chuẩn GSM".

Nguyên lý hoạt động của Leer-3 là mô phỏng hoạt động của trạm gốc (BTS) của mạng di động, bằng cách sử dụng một máy phát nhiễu lắp trên máy bay không người lái Orlan-10.

Một hệ thống Leer-3 có 2 chiếc Orlan-10 thay nhau hoạt động liên tục, hoặc khi cần thiết để nâng công suất chế áp, 2 chiếc có thể hoạt động đồng thời một lúc.

Tổ hợp Leer-3 được lắp trên khung gầm xe vận tải quân sự KAMAZ-5350, nhìn bên ngoài, thiết bị trông giống một xe công trình, chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa lưu động. Chỉ đến khi triển khai, radar của Leer-3 mới nhô ra.

Leer-3 có khả năng chặn hoàn toàn liên lạc của bất kỳ thiết bị di động nào hoạt động trên băng tần GSM và gửi tin nhắn giả. Hệ thống này hiện cũng được tích hợp vào cùng với hệ thống Krasnukha-4.



Hoá ra Nga có chiến thuật chống phản loạn từ trước, hèn gì đập nhanh gọn vãi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
NA Uy trở thành nước đầu tiên sở hữu không quân toàn bộ là F-35: Cái giá phải trả là gì?
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ ba, ngày 11/01/2022 - 12:40Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi cho các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, F-16 Fighting Falcon, “nghỉ hưu” vào ngày 6/1, Na Uy trở thành nước đầu tiên có không quân toàn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5.
Chiến đấu cơ F-16 và F-35 trong một đội hình bay (Ảnh: Getty)
Chiến đấu cơ F-16 và F-35 trong một đội hình bay (Ảnh: Getty)
Mẫu chiến đấu cơ thay thế cho F-16 chính là F-35A, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất của phương Tây đang được sản xuất, và cũng là mẫu duy nhất được xuất khẩu. Giống như F-16, nó được thiết kế để sản xuất với số lượng lớn, với chi phí sản xuất và vận hành thấp hơn để bù lấp điểm yếu của những chiến đấu cơ hạng nặng.
Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đã được biên chế từ tháng 12/2005, thời điểm mà Không quân Mỹ khởi động phi đội các chiến đấu cơ hạng nặng F-22A Raptor đầu tiên. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chúng vẫn chưa được sản xuất với quy mô lớn, mà phải đợi đến khoảng giữa những năm 2010.
Do F-22 có chi phí vận hành đắt hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu, nên việc sản xuất mẫu chiến đấu cơ này bị cắt giảm tới 75% và cuối cùng bị hủy vào năm 2011, có nghĩa rằng chỉ có 187 chiếc F-22 được sản xuất, trong khi số lượng F-35 được sản xuất lên tới 750 chiếc, tính đến cuối năm 2021. Nhưng chưa hết, người ta dự kiến sẽ có khoảng 2.000 chiếc F-35 được chế tạo.
Ngày nay, F-35 là 1 trong 2 mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đang duy trì sản xuất và biên chế vào không quân của nhiều nước trên thế giới, cùng với mẫu J-20 của Trung Quốc – gần như tương tự với mẫu F-22 của Mỹ, nhưng chỉ được sử dụng trong nước chứ không được xuất khẩu.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 rất khác so với những “người tiền nhiệm” thế hệ thứ 4, xét về nhiều khía cạnh. 3 tiêu chí chính ở đây bao gồm: khả năng bay với vận tốc siêu thanh và duy trì vận tốc đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không sử dụng thùng nhiên liệu phụ (Bay hành trình siêu thanh, Supercruise), khả năng “tàng hình” và tính linh hoạt cao.
NA Uy trở thành nước đầu tiên sở hữu không quân toàn bộ là F-35: Cái giá phải trả là gì? ảnh 1
Đội hình bay F-35 (Ảnh: Military Watch)
Trong khi F-22 đáp ứng được tất cả những điều kiện trên, thì mẫu F-35 mặc dù có giá rẻ hơn nhưng lại không có khả năng bay hành trình siêu thanh và tính linh hoạt thấp. Những đặc tính khác của nó bao gồm các bộ cảm biến, động cơ, mạng lưới kết nối dữ liệu thế hệ mới…giúp cho F-35 vượt trội F-22 xét về khả năng chiến tranh mạng lưới.
Tuy nhiên, việc thay thế F-16 bằng F-35 cũng có cái giá của nó, không chỉ nói đến chi phí mua cao hơn mà còn cả chi phí bảo dưỡng cao hơn đáng kể, phụ tùng thay thế cũng không sẵn có bằng. Chi phí vận hành F-35 cao hơn đáng kể, có nghĩa rằng mỗi giờ bay của F-35 sẽ có giá đắt hơn nhiều so với F-16 và vượt qua cả máy bay hai động cơ hạng nặng thế hệ thứ 4. Đây sẽ là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong thời chiến, khi mà các đường dây cung ứng bị vắt kiệt, những phụ tùng thay thế khan hiếm, và khi có ít giờ bay hơn, máy bay sẽ chịu rủi ro lớn hơn.
Na Uy hiện sở hữu lực lượng không quân toàn bộ là F-35, tức dựa hoàn toàn vào duy nhất một mẫu máy bay. Điều này có tiềm ẩn sự nguy hiểm lớn, bởi trên thực tế thì F-35 mới chỉ đạt được khả năng hoạt động cơ bản bước đầu, và được dự kiến là đến sau năm 2025 mới thực sự sẵn sàng lao vào các trận chiến căng thẳng.
Lầu Năm Góc hiện nay vẫn tiếp tục trì hoãn việc cấp phép cho mẫu F-35 được sản xuất với quy mô lớn, do mẫu máy bay này còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chính những khiếm khuyết này của F-35 đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích kịch liệt của giới chức Mỹ, trong đó có 2 vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng.
Cũng do sự thiếu tính sẵn sàng chiến đấu của F-35, nên Na Uy sẽ buộc phải dựa dẫm vào nước khác trong lĩnh vực phòng không trong một khoảng thời gian. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu như những chiếc F-35 của Na Uy được phân vào vai trò Cảnh báo phản ứng nhanh (Quick Reaction Alert, QRA).
Tuy nhiên, đến khi đã có mức độ sẵn sàng chiến đấu cao, F-35 sẽ trở thành lực lượng vững chắc hơn nhiều của Không quân Hoàng gia Na Uy nếu so với F-16. Thêm nữa, do chương trình F-35 sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm, nên phi đội F-35 sẽ còn được nâng cấp thêm nhiều lần nữa để nâng cao khả năng hoạt động của chúng.
Na Uy trước nay luôn là một khách hàng và đối tác được ưu tiên trong cả chương trình phát triển F-16 lẫn F-35. Họ được bàn giao những chiếc F-16 lần đầu tiên vào năm 1980, chỉ 2 năm sau Không quân Mỹ, và nhận được những chiếc F-35 vào năm 2015, cùng năm với Không quân Mỹ. Việc Na Uy chuyển sang sở hữu một phi đội toàn F-35 là có nguyên nhân, thứ nhất là nhờ vào mối quan hệ nêu trên với Mỹ, và thứ hai là họ sở hữu phi đội khá nhỏ, do đó mà số lượng F-35 cần mua để lấp đầy chỗ trống là nhỏ.
Hiện chưa rõ sau Na Uy thì nước nào trên thế giới sẽ sở hữu một đội bay toàn chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Đây được cho là một viễn cảnh phi thực tế đối với Mỹ, nhưng lại hoàn toàn có khả năng xảy ra đối với những nước có lực lượng không quân quy mô nhỏ như Bỉ, Thụy Sĩ và Phần Lan – những nước dự kiến sẽ thay hết máy bay thế hệ thứ 4 bằng F-35.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Lạ lùng không quân Đài Loan: Mua tên lửa 20 năm, muốn bắn phải "xin" Mỹ
Văn Minh | 10/01/2022 04:28 PM

6

Lạ lùng không quân Đài Loan: Mua tên lửa 20 năm, muốn bắn phải xin Mỹ



Biên đội F-16 không quân Đài Loan


Những quả tên lửa hiện đại của không quân Đài Loan, sau 20 năm đã trở nên lạc hậu, nhưng muốn bắn thì họ vẫn phải "xin phép" Mỹ.

Đài Loan muốn bắn tên lửa phải xin phép Mỹ
Cách đây vài tháng, Không quân vùng lãnh thổ Đài Loan (ROCAF) đã lần đầu phóng thử thành công loại tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM).
Bốn máy bay chiến đấu F-16V, mỗi chiếc trang bị hai tên lửa AIM-120 tầm trung và hai tên lửa AIM-9X tầm ngắn, cất cánh từ Căn cứ Không quân Gia Nghĩa lúc 5 giờ 35 phút sáng, đã bay theo đội hình và phóng 2 tên lửa AIM-120 trúng mục tiêu, rồi trở về căn cứ an toàn lúc 6 giờ 30 phút sáng.
TIN LIÊN QUAN
Tờ Liberty Times dẫn lời Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết: Đây là nhiệm vụ có tính chất tuyệt mật, nhưng họ hài lòng với kết quả đạt được.
Tuy nhiên, điều lạ lùng ở đây, đó là những quả tên lửa nói trên nằm trong lô 200 quả tên lửa AIM-120 được Mỹ bán cho Đài Loan vào tháng 9/2000, tức hơn 20 năm trước.
Điều đáng nói, là khi Đài Loan mua lô tên lửa này, Mỹ đồng ý bán nhưng lại cất giữ chúng ở căn cứ Guam. Mãi đến khi Trung Quốc mua được lô tên lửa tầm trung hiện đại Vympel R-77 của Nga vào năm 2003, Lầu Năm Góc mới đồng ý vận chuyển số tên lửa này đến Đài Loan.
Năm 2007, phía Đài Loan mua thêm 218 quả tên lửa AIM-120 để trang bị cho các phi đội máy bay chiến đấu F-16 tại căn cứ Hoa Liên và Gia Nghĩa.
Điều đáng nói, trong suốt hơn 20 năm qua, Không quân Đài Loan chỉ được bắn thử tên lửa AIM-120 đúng … ba lần: Lần thứ nhất là tại căn cứ Andersen ở Guam tháng 10/2000. Lần thứ hai là ở hoang mạc Arizona, đầu năm 2001. Mãi đến năm 2021, những quả tên lửa này mới được bắn thử tại Đài Loan.
Ngoài 2 lần bắn thử ở Mỹ năm 2000 và 2001, phi công Đài Loan chỉ được tập luyện "phóng giả’ qua thiết bị mô phỏng.
Lạ lùng không quân Đài Loan: Mua tên lửa 20 năm, muốn bắn phải xin Mỹ - Ảnh 2.

Một chiếc F-16 của Đài Loan mang hai tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa tầm trung AIM-120 và tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder
Washington phản ứng mạnh với hành động khiêu khích của Trung Quốc
Theo giới chức chính trị - quân sự Đài Loan, sự kiện này cho thấy chính quyền Biden đã có sự tin tưởng rất lớn với Đài Bắc, mới cho phép họ sử dụng loại vũ khí tiên tiến như vậy ở gần lãnh thổ Trung Quốc.
Điều này cho thấy một thực tế đáng buồn: Đài Loan phải tự bỏ tiền để mua tên lửa, nhưng mua rồi thì "nhất cử nhất động" đều phải được Mỹ cho phép. Chỉ khi nào Trung Quốc leo thang căng thẳng, những quả tên lửa này mới được Mỹ bàn giao cho Đài Loan.
TIN LIÊN QUAN
Và mãi đến gần đây, khi Trung Quốc đại lục liên tục tăng cường các hoạt động không quân để uy hiếp, Mỹ mới cho phép Đài Loan bắn thử những quả tên lửa mà họ đã mua.
Nói cách khác, động thái này chính là sự đáp trả của Washington với diễn biến căng thẳng leo thang hai bên bờ eo biển Đài Loan.
Đến lúc này, những quả tên lửa AIM-120C hiện đại mà Đài Loan mua sắm đã trở nên lạc hậu rất nhiều. Số lượng tên lửa được Mỹ bán cũng không đủ trang bị cho đội bay gần 141 chiếc F-16 của mình. Nếu chiến sự bùng nổ, Đài Bắc phải tiếp tục xin Mỹ bán thêm hay viện trợ tên lửa để chiến đấu.
Từ trước đến nay, phía Hoa Kỳ đánh giá AIM-120 là loại vũ khí nhạy cảm. Mặt khác, do không quân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI vẫn là một lực lượng lạc hậu, nên Lầu Năm Góc cũng không cần quá bận tâm về chiến sự trên không có thể bùng nổ.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự lớn mạnh không ngừng của Không quân Trung Quốc, chính sách của Nhà Trắng đối với Đài Loan sẽ phải thay đổi. Mặt khác, Đài Bắc cũng phải tự lực cánh sinh để cứu lấy mình.
Trong những năm qua, Đài Loan đã tự phát triển dòng tên lửa không đối không tầm trung Thiên Kiếm 2, để trang bị trên máy bay tiêm kích nội địa F-CK-1 (Kinh Quốc hiệu chiến cơ).
Mặc dù không hiện đại như AIM-120, nhưng Thiên Kiếm 2 cũng có tầm bắn khoảng 100km, thỏa mãn cơn khát vũ khí đạn được của không quân Đài Loan nếu chiến tranh bùng nổ.


Dành cho cụ nào bảo chơi với Mỹ tự do
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Liên minh quân sự giúp Kazakhstan đảo ngược tình thế
CSTO, liên minh quân sự 6 nước do Nga dẫn đầu, là khuôn khổ pháp lý để Moskva nhanh chóng điều quân xoay chuyển tình thế trong bạo loạn Kazakhstan.

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ngày 5/1 đồng ý điều lực lượng gìn giữ hòa bình tới hỗ trợ Kazakhstan ổn định tình hình theo đề nghị của Tổng thống nước này, sau khi biểu tình phản đối tăng giá nhiên liệu bùng phát thành bạo loạn.

Sau khi Nga bắt đầu điều quân tới Kazakhstan trong khuôn khổ lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO, khủng hoảng tại quốc gia Trung Á có dấu hiệu hạ nhiệt. Lực lượng an ninh Kazakhstan đã xoay chuyển tình thế, mở các chiến dịch truy quét trên cả nước, tiêu diệt hàng chục phần tử vũ trang và cơ bản vãn hồi trật tự.




Video Player is loading.

Bỏ qua quảng cáo


Quân nhân Nga thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO tới Kazakhstan ngày 8/1. Video: BQP Nga.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/1 khẳng định lực lượng gìn giữ hòa bình của CSTO sẽ không tham gia vào các hoạt động hành pháp và vãn hồi trật tự tại Kazakhstan theo thỏa thuận với nước sở tại. Lực lượng này chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác tại Kazakhstan.

CSTO hiện bao gồm 6 thành viên là Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Tổ chức được thành lập trên cơ sở Hiệp ước An ninh Tập thể được ký năm 1992, tiếp nối sự kiện thành lập Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG) sau khi Liên Xô tan rã.

Liên minh quân sự này có trụ sở ở Moskva, nhưng ghế chủ tịch do các nước thành viên luân phiên đảm nhiệm và mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận. Các nước thành viên hàng năm tổ chức tập trận chung và không được phép tham gia những liên minh quân sự khác, như NATO.

Hiến chương của CSTO tạo cơ sở pháp lý cho phép các nước thành viên triển khai lực lượng quân sự tới lãnh thổ của nhau, mua vũ khí theo tỷ giá nội địa của Nga và thiết lập hệ thống phòng không chung.

CSTO bắt đầu tăng cường năng lực quân sự của mình từ những năm 2000, một phần nhằm phản ứng với hiện diện quân sự của Mỹ trại Trung Á cũng như xu hướng mở rộng của NATO. Khối này năm 2009 thành lập một lực lượng phản ứng nhanh. Tháng 12/2010, CSTO thông qua quy tắc mới về hoạt động can thiệp, cho phép liên minh triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình để đối phó với tình hình bất ổn tại các quốc gia thành viên.

Binh sĩ Nga tham gia một cuộc diễn tập với Tajikistan năm 2021. Ảnh: Reuters.


Binh sĩ Nga tham gia một cuộc diễn tập với Tajikistan năm 2021. Ảnh: Reuters.

Điều 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể CSTO quy định các quốc gia thành viên "sẽ lập tức cung cấp hỗ trợ cần thiết, bao gồm cả biện pháp quân sự" cho một thành viên nếu họ yêu cầu. Đây là căn cứ pháp lý để Nga triển khai hơn 3.000 quân cùng nhiều khí tài hiện đại tới Kazakhstan một cách nhanh chóng.

Liên minh đánh giá đề nghị hỗ trợ của Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev là chính đáng, do các sự kiện đang diễn ra tại nước này "đặt ra mối đe dọa thực sự với an ninh, ổn định và toàn vẹn lãnh thổ" của quốc gia Trung Á, Tổng thư ký CSTO, đại tướng Stanislav Zas, cho biết.

Tuy nhiên, không phải đề nghị can thiệp nào của các nước thành viên cũng được CSTO chấp thuận. Liên minh từng từ chối điều lực lượng tới Kyrgyzstan để kiềm chế xung đột giữa hai sắc tộc Kyrgyz và Uzbek năm 2010, cũng như bác yêu cầu hỗ trợ của Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan tại khu vực Nagorno Karabakh mùa thu 2020.

Giới chuyên gia cho rằng quyết định nhanh chóng điều lính gìn giữ hòa bình tới hỗ trợ Kazakhstan đối phó bạo loạn cho thấy Nga và Belarus nhiều khả năng lo ngại các cuộc biểu tình quy mô lớn tại nước này có nguy cơ gây tác động lớn hơn, đặc biệt nếu chúng được truyền cảm hứng hoặc nước ngoài ủng hộ.

Kazakhstan và khu vực xung quanh. Đồ họa: AFP.

Kazakhstan và khu vực xung quanh. Đồ họa: AFP.

Roy Allison, chuyên gia về Nga và quan hệ Á - Âu tại Trường Khoa học Kinh tế Chính trị London, nhận định CSTO là minh chứng cho xu hướng "kết nhóm để bảo vệ lẫn nhau".

Dù bề ngoài là một tổ chức quân sự, CSTO có vai trò lớn hơn trong bảo vệ chính phủ các nước thành viên bằng cách thúc đẩy "văn hóa tương tác, mối gắn kết theo giá trị và đoàn kết chính trị tập thể" trong khu vực, Allison cho biết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Đội bay giúp Nga điều lực lượng xoay chuyển tình thế Kazakhstan
Với năng lực chuyên chở mạnh, các vận tải cơ hạng nặng cho phép Nga đưa 3.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài nhanh chóng đến Kazakhstan, đảo ngược tình thế.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm qua cho biết Moskva đã huy động 75 vận tải cơ hoạt động suốt ngày đêm để liên tục đưa lực lượng đổ bộ đường không cùng nhiều thiết giáp, xe đặc chủng tới Kazakhstan ứng phó bạo loạn.

Hoạt động cấp tập của đội vận tải cơ này đóng vai trò quan trọng giúp Nga nhanh chóng đưa lực lượng tới Kazakhstan sau đề nghị của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga xuất hiện đã tạo điều kiện cho an ninh Kazakhstan mở chiến dịch trấn áp quy mô lớn, vãn hồi trật tự trên phần lớn lãnh thổ.

Quân đội Nga không cho biết loại máy bay được sử dụng, nhưng hình ảnh do truyền hình quốc phòng nước này công bố cho thấy hàng loạt vận tải cơ hạng nặng An-124 và Il-76 tiếp nhận xe cơ giới và binh sĩ, trước khi cất cánh đến Kazakhstan. Đây là hai mẫu vận tải cơ xương sống của quân đội Nga, cho phép triển khai lượng lớn người và khí tài đến các điểm nóng hoặc căn cứ ở nước ngoài trong thời gian rất ngắn.




Video Player is loading.

Bỏ qua quảng cáo


Vận tải cơ An-124 đưa lực lượng Nga đến Kazakhstan hôm 7/1. Video: Zvezda.
Antonov An-124 "Ruslan" là vận tải cơ quân sự lớn nhất thế giới, với kích thước chỉ thua kém nguyên mẫu vận tải cơ dân sự An-225 "Mriya".

Vận tải cơ này dài 69 m, cao 21 m, có sải cánh 73,3 m, khối lượng rỗng 181 tấn, khối lượng cất cánh tối đa 402 tấn và có thể chở tối đa 150 tấn hàng hóa, cho phép vận chuyển gần như mọi khí tài quân sự trong biên chế Liên Xô và Nga, cũng như các loại hàng hóa quá tải.

Dòng An-124 được Liên Xô đưa vào biên chế năm 1986, có tổng cộng 55 máy bay đã được xuất xưởng. Không quân Nga hiện nay biên chế 26 phi cơ, trong khi công ty dân sự Volga-Dnepr vận hành đội bay 12 chiếc phục vụ đơn hàng trong nước và quốc tế, tất cả đều có thể được huy động làm nhiệm vụ quân sự khi cần.

Ilyushin Il-76 là máy bay vận tải chiến lược sử dụng 4 động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô, đi vào biên chế từ năm 1974 với tổng số 960 chiếc được chế tạo. Đây cũng là nền tảng để Liên Xô và Nga phát triển máy bay tiếp dầu Il-78, máy bay cảnh báo sớm A-50 và trung tâm chỉ huy trên không Il-82.

Il-76 được thiết kế để vận chuyển hàng hóa quá khổ, cũng như phục vụ mục đích vận tải khẩn cấp và hỗ trợ nhân đạo khắp thế giới. Nó có khả năng cất hạ cánh trên nhiều loại đường băng khác nhau, kể cả nền đất nện và sông băng tại địa cực. Hệ thống đảo chiều lực đẩy động cơ cho phép Il-76 hạ cánh và dừng trên quãng đường chỉ dài 450 m, giúp vận tải cơ này thể hiện ưu thế ở những khu vực kém phát triển, không có cơ sở hạ tầng hỗ trợ các máy bay cùng loại.

Ngoài nhiệm vụ vận tải hàng hóa, Il-76 cũng là loại máy bay chủ lực của lực lượng đổ bộ đường không Nga, nhờ khả năng chuyên chở lượng lớn lính dù và cả xe thiết giáp. Mỗi chiếc Il-76 đều được trang bị hệ thống phòng thủ tiên tiến, gồm thiết bị cảnh báo chiếu xạ radar, bộ gây nhiễu, hệ thống phóng mồi bẫy và hai pháo cỡ nòng 23 mm dẫn bắn bằng radar ở phía đuôi. Ngoài ra, một số mẫu Il-76 được trang bị hai giá treo với khả năng mang bom 500 kg.

Tổ lái Il-76 thường có 5-7 người, gồm phi công, hoa tiêu, cơ giới trên không và chuyên viên bốc dỡ hàng. Một phần mũi máy bay được làm từ kính gia cường để tăng tầm nhìn cho hoa tiêu, giúp họ quan sát dễ hơn, đây là đặc điểm chung thường gặp của các máy bay vận tải thời Liên Xô.

Đội bay giúp Nga điều lực lượng xoay chuyển tình thế Kazakhstan



Vận tải cơ Il-76 Nga tham gia chiến dịch chuyển quân đến Kazakhstan. Video: BQP Nga.
Vận tải cơ Il-76MD dài 46,6 m, sải cánh rộng 50,5 m, cao 14,7 m, khối lượng rỗng 92,5 tấn và trọng tải tối đa tới 48 tấn. Máy bay đạt tốc độ tối đa 900 km/h, tầm bay khoảng 4.400 km với khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Biểu tình bùng phát ở Kazakhstan từ đầu tháng để phản đối chính phủ quyết định ngừng trợ giá khí đốt hóa lỏng (LPG), khiến giá loại nhiên liệu này ở nhiều nơi tăng gấp đôi. Các cuộc biểu tình dần lan rộng khắp đất nước và biến thành bạo loạn, khiến lực lượng an ninh Kazakhstan bị áp đảo và dần mất kiểm soát tình hình.

Tình thế buộc Tổng thống Tokayev phải đề nghị Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu đưa quân hỗ trợ an ninh. Với hoạt động tích cực của các vận tải cơ hạng nặng, lực lượng tiền trạm của Nga có mặt ở Kazakhstan chỉ vài tiếng sau đề nghị của Tokayev, mở đường để các đơn vị tiếp theo được triển khai tới đây.

Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga có nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở trọng yếu, nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong củng cố năng lực cho an ninh Kazakhstan. Bộ Nội vụ Kazakhstan hôm qua thông báo mở chiến dịch quy mô lớn, tiêu diệt 26 "tội phạm vũ trang" và bắt hơn 3.000 người biểu tình bạo loạn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,797
Động cơ
138,330 Mã lực
Tại sao F-16V vẫn là hy vọng lớn nhất của Đài Loan khi đối phó "Mãnh long" J-20 của Trung Quốc?
Huyền Chi | 13/01/2022 12:10 PM

0


Mẫu F-16V hiện vẫn là niềm hy vọng lớn nhất của Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, đặc biệt là khi đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình J-20.


Tại sao F-16V vẫn là hy vọng lớn nhất của Đài Loan khi đối phó Mãnh long J-20 của Trung Quốc? - Ảnh 1.

Đài Loan tạm ngừng phi đội F-16V sau vụ tai nạn xảy ra ngày 11/1 vừa qua (Ảnh: AP)
Hòn đảo này hiện đang trong quá trình nâng cấp 141 chiến đấu cơ lỗi thời F-16A/B Block 20 lên một phiên bản chiến đấu cơ mới hơn của Mỹ - và đã đặt hàng 66 chiếc F-16V Block 70 mới tinh – trong nỗ lực tăng cường sức mạnh không quân đủ để đối phó với J-20, mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 được mệnh danh "Mãnh long" của quân đội Trung Quốc (PLA).
Các hệ thống radar và điện tử tối tân lắp đặt trên một chiếc J-20, cùng với hệ thống điều khiển vũ khí tích hợp, được tin là tương tự như concept mẫu F-35 của Mỹ. Các tên lửa tầm xa của nó có tầm bắn khoảng 300 km trong khi hệ thống radar có thể phát hiện ra mục tiêu ở khoảng cách 135 km.
Trong khi đó, phiên bản F-16V được nâng cấp có khả năng phát hiện ra J-20 cao hơn nếu so với mẫu tiền nhiệm. Không giống như các phiên bản trước đây, nó được lắp đặt hệ thống radar mảng định pha chủ động (AESA) APG-83 cùng nhiều công nghệ khoa học điện tử tối tân áp dụng trong ngành hàng không.
Nó cũng có khả năng mang theo nhiều tên lửa không-đối-không AIM-9X tối tân. Những chiếc Block 70 mới, dự kiến được bàn giao cho Đài Loan vào năm 2023, còn được lắp đặt động cơ F-110-GE132 đầy mạnh mẽ, giúp chúng có thêm khả năng di chuyển linh hoạt hơn trong những pha đối đầu trực diện.
F-16V được xem là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 hoặc 4,5. Nó có thể chia sẻ thông tin tình báo với các máy bay khác trong cùng nhóm thông qua hệ thống nhận diện, trong khi các hệ thống quan sát ban đêm và hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động giúp cho nó có được khả năng tham gia các cuộc chiến tầm gần và tầm xa với J-20.
Khi Đài Loan tiếp nhận những chiếc máy bay mới – dự kiến bắt đầu từ năm 2023 và hoàn tất vào năm 2026 – họ sẽ trở thành "nhà điều hành" phi đội chiến đấu cơ F-16 lớn nhất thế giới.
Nhưng các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, để F-16V có thể hạ gục J-20, còn tùy thuộc vào khả năng điều khiển các hệ thống vũ khí và tác chiến điện tử của máy bay một cách tài tình ra sao.
Chiếc máy bay Đài Loan bị rơi trong hôm 11/1 là một trong số lô máy bay đầu tiên trong số những chiếc F-16 cũ kỹ của hòn đảo này chờ được nâng cấp. Nó cũng là tổn thất đầu tiên của mẫu F-16V, nhưng lại là vụ tai nạn lần thứ 9 ở Đài Loan có liên quan tới mẫu F-16 kể từ khi chúng được triển khai vào năm 1997.
Tính đến thời điểm hiện tại, không quân Đài Loan đã mất tổng cộng 10 chiếc F-16 và 5 chiếc Mirage 2000 do tai nạn, gần đây nhất là vào tháng 11/202 khi một chiếc F-16 một chỗ ngồi đâm xuống biển Thái Bình Dương trong một khóa huấn luyện ban đêm ở Hualien, bờ biển phía Đông hòn đảo này. Vụ tai nạn khiến chính quyền Đài Loan ra lệnh ngừng mọi hoạt động của tất cả chiến đấu cơ F-16 để kiểm tra.
Thế nhưng ảnh hưởng từ những vụ tai nạn trước đây vẫn tiếp diễn. Tháng trước, một tòa án ở Đài Bắc ra phán quyết rằng, chính quyền Đài Loan phải trả 4,66 triệu Đài tệ (167.442 USD) tiền bồi thường cho gia đình đại tá Wu Yen-ting, người đã bung dù thoát nạn trong một vụ tai nạn F-16 trong năm 2013 nhưng sau lại hy sinh trong một vụ tai nạn máy bay khác vào năm 2018.
Các thương vụ mua 150 chiến đấu cơ F-16A/B Block 20 của Mỹ và 60 chiếc Dassult Mirage của Pháp ban đầu đã tạo cho Đài Loan ưu thế trên không so với các chiến đấu cơ lỗi thời J-7 và J-8, cùng một vài chiếc Su-27 ít ỏi được nhập khẩu, của Trung Quốc.
Nhưng điều đó đã thay đổi nhờ sự phát triển mẫu J-20. Không quân của PLA cũng biên chế thêm hàng trăm chiếc J-10, J-11 và J-16 được sản xuất trong nước vào phi đội của họ, trong vòng 20 năm qua.
Trong khi Trung Quốc nhanh chóng tăng cường sức mạnh của mình, thì Đài Loan lại không thể mua thêm chiến đấu cơ mới tối tân. Một thỏa thuận đề xuất Mỹ bán 66 chiếc F-16 C/D đã bị hủy vào năm 2005, phần lớn là do sự phản đối kịch liệt từ Bắc Kinh.
TIN LIÊN QUAN
Không quân Đài Loan cũng hứng chịu sức ép ngày càng tăng trong những năm gần đây, khi các máy bay quân sự của PLA ngày càng tổ chức nhiều hơn những vụ bay vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này.
Mỗi lần như vậy, Đài Loan buộc phải điều nhiều chiến đấu cơ để chặn, khiến cho những chiếc máy bay này bị vắt kiệt sức lực.
Năm 2019, trong khi mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang căng thẳng, Mỹ đã tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan, và tạo cho hòn đảo này cơ hội nâng cấp không lực. Nhà Trắng đã phê duyệt thỏa thuận bán những chiếc F-16V Block 70 mới tinh cho Đài Loan với tổng giá trị 8 tỉ USD.
Trong lúc Đài Loan chờ đợi lô hàng được bàn giao, hãng Lockheed Martin cũng đang nâng cấp những máy bay lỗi thời của hòn đảo này từ năm 2017, trong bản hợp đồng trị giá 4 tỉ USD. Tính đến nay, đã có 64 chiếc đã được nâng cấp xong. Chúng được cho ra mắt tại một buổi lễ tổ chức trong tháng 11/2021, có sự tham gia của lãnh đạo Thái Anh Văn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top