[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Trung Quốc đóng tàu chiến nhanh chóng mặt, xuất xưởng 3 chiến hạm chỉ trong một ngày
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Chủ nhật, ngày 26/12/2021 - 13:45Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc đã cho xuất xưởng 3 chiến hạm chỉ trong một ngày, trong đó có 2 chiếc để xuất khẩu, trong hôm 24/12 vừa qua.
Tàu đổ bộ cỡ lớn 071E được Thái Lan đặt hàng từ năm 2019 (Ảnh: Weibo)
Tàu đổ bộ cỡ lớn 071E được Thái Lan đặt hàng từ năm 2019 (Ảnh: Weibo)
Những con tàu nói trên – gồm 1 tàu đổ bộ cỡ lớn (LPD) 071E và 2 tàu khu trục Type 054 – đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Hỗ Đông-Trung Hoa gần Thượng Hải; theo Cơ quan An toàn Hàng hải và giới truyền thông Trung Quốc.
Chiếc LDP được Thái Lan đặt hàng vào tháng 9/2019 và là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đối với tàu thuộc lớp này. Con tàu có thể được sử dụng để triển khai nhiều trực thăng chiến đấu và được cho là có thể thực hiện được các nhiệm vụ tuần tra, hậu cần và cả khắc phục thảm họa.
Website của tờ Chiang Rai Times đưa tin rằng, Thái Lan sẽ sử dụng chiến hạm này để thực hiện các nhiệm vụ vận tải của hải quân. Nó cũng có thể được dùng để phục vụ những mục đích dân sự, như khắc phục thảm họa hay các nhiệm vụ viện trợ nhân đạo.
Trong khi đó, một trong số 2 tàu khu trục Type 054 nằm trong số 4 chiến hạm tương tự được Pakistan đặt hàng vào năm 2017 và 2018. Biến thể tàu cung cấp cho Hải quân Pakistan có thể lắp đặt hệ thống radar SR2410C – dàn radar quét điện tử 3D đa chức năng – và chiếc đầu tiên trong số những tàu này đã được biên chế vào đầu tháng 11.
Type 054A được xem là “xương sống” của hạm đội chiến đấu mặt biển của Trung Quốc, với khoảng 30 chiếc đang hoạt động.
Trung Quốc đóng tàu chiến nhanh chóng mặt, xuất xưởng 3 chiến hạm chỉ trong một ngày ảnh 1
Type 054 được coi như "chiến mã" của Hải quân Trung Quốc (Ảnh: Weibo)
Trung Quốc hiện có hơn 20 xưởng đóng tàu để phục vụ công tác chế tạo các tàu mặt nước cho hải quân, ngoài ra còn có hàng chục xưởng tàu thương mại khác, với quy mô vượt qua cả những xưởng tàu lớn nhất của Mỹ. Những cơ sở này được xem như động cơ giúp cho kế hoạch hiện đại hóa quân đội mà Trung Quốc đã khởi động từ năm 2015.
Việc rót vốn cho lực lượng hải quân đã tạo nên một “cơn sốt” đóng tàu và từ đó giúp tăng cường hạm đội chiến hạm của Trung Quốc.
Theo “Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc 2020” của Lầu Năm Góc, Trung Quốc sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với tổng số tàu chiến mặt nước và tàu ngầm khoảng 350 chiếc, trong đó có 130 tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn. Lực lượng chiến đấu Hải quân Mỹ, trong khi đó, chỉ có 293 chiếc.
Theo giới truyền thông trong nước, Trung Quốc đã biên chế ít nhất 8 tàu khu trục và 6 tàu hộ tống trong năm nay.
Tuy nhiên, đối với các hạm đội chiến đấu hải quân, nhiều hơn không có nghĩa là mạnh hơn. Ví dụ, Hải quân Mỹ sở hữu 11 tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử, trong khi Hải quân Trung Quốc chỉ có 2 chiếc chạy bằng năng lượng truyền thống đang hoạt động.
Song Zhongping – nhà bình luận quân sự ở Hong Kong – nói rằng Trung Quốc cần thêm chuyên gia và lực lượng nhân công có kỹ năng để đảm bảo những lợi ích ở trong và ngoài nước.
“Một thách thức lớn đối với Hải quân Trung Quốc trong việc hoàn thành những trách nhiệm đó chính là thiếu thốn nhân tài trong lực lượng hải quân” – ông Song nói – “Hải quân Trung Quốc cần phải đào tạo thêm nhân sự có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở những vùng biển sâu và xa. Họ cũng cần lực lượng nhân công có kỹ năng để chế tạo ra những chiến hạm và vũ khí hiện đại.”
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Dàn chiến đấu cơ sao chép lớn nhất châu Á
Quân đội Trung Quốc biên chế khoảng 2.800 máy bay, quy mô lớn nhất châu Á, nhưng phần lớn là mẫu sao chép các dòng chiến đấu cơ nước ngoài.

Lầu Năm Góc tháng trước công bố báo cáo thường niên về sức mạnh quân đội Trung Quốc, đánh giá Bắc Kinh hiện sở hữu lực lượng trên không lớn nhất châu Á và thứ ba thế giới, với dàn máy bay quân sự đông đảo được biên chế cho không quân và hải quân.

Hai lực lượng này đang có khoảng 2.800 phi cơ các loại, không tính máy bay không người lái (UAV) và máy bay huấn luyện. Khoảng 2.250 chiếc trong số đó là máy bay chiến đấu, trong đó 1.800 chiếc là tiêm kích.

Giới quan sát đánh giá không quân Trung Quốc gần đây đã chuyển hình thái tác chiến từ bảo vệ không phận ven biển sang "phòng thủ kết hợp tiến công", xây dựng lực lượng có khả năng triển khai sức mạnh không quân tầm xa để thu hẹp khoảng cách với phương Tây. Động lực chính trong nỗ lực này là khả năng sao chép hàng loạt vũ khí nước ngoài để tạo ra sản phẩm nội địa.

Để thu hẹp khoảng cách với phương Tây và Liên Xô, Trung Quốc từ hàng chục năm trước đã nỗ lực kết hợp chuyển giao công nghệ hợp pháp và hoạt động đảo ngược, sao chép công nghệ của nước khác để phát triển vũ khí nội địa.

Biên đội J-11 hộ tống oanh tạc cơ H-6K trên eo biển Đài Loan hồi năm 2018. Ảnh: PLAAF.


Biên đội J-11 hộ tống oanh tạc cơ H-6K trên eo biển Đài Loan hồi năm 2018. Ảnh: PLAAF.

Thời Chiến tranh Lạnh, lực lượng chủ lực của không quân Trung Quốc là các phi cơ nội địa được sao chép từ tiêm kích Liên Xô. Điển hình là J-8, mẫu tiêm kích nội địa đầu tiên ra mắt trong thập niên 1980, được phát triển từ nền tảng tiêm kích J-7 sao chép dòng MiG-21.

Đầu thập niên 1990, Trung Quốc bắt đầu mua tiêm kích Su-27 của Nga để tăng cường tiềm lực quân sự và tích lũy kinh nghiệm kỹ thuật. Tổng cộng đã có 48 chiếc Su-27 được Nga sản xuất và bàn giao cho Trung Quốc trong giai đoạn 1992-1996, với tổng giá trị đơn hàng vào khoảng 1,7 tỷ USD.

Theo điều khoản của thỏa thuận, Trung Quốc được phép cùng Nga sản xuất phiên bản tiêm kích nội địa J-11 dựa trên công nghệ của dòng Su-27. Mẫu tiêm kích J-11 giữ nguyên nhiều đặc trưng của dòng tiêm kích hạng nặng chiếm ưu thế trên không Su-27, như pháo 30 mm, 10 mấu cứng gắn tên lửa, tốc độ tối đa Mach 2 và trần bay khoảng 18.000 m.

Đến năm 2004, Trung Quốc chấm dứt sản xuất dòng J-11 và bắt đầu sử dụng kỹ thuật đảo ngược, sao chép công nghệ Su-27 để tự phát triển phiên bản mới J-11B, trái với các điều khoản trong thỏa thuận hợp tác sản xuất với Nga.

Hành động vi phạm hợp đồng này đã ảnh hưởng tới quan hệ Nga - Trung, khiến Moskva thận trọng hơn khi chuyển giao các vũ khí hiện đại cho Bắc Kinh. Khoảng 297 chiếc J-11 với các phiên bản khác nhau đang được biên chế cho cả không quân và không quân hải quân Trung Quốc.

Cuối thập niên 1990, Trung Quốc đặt hàng mua thêm 75 tiêm kích Su-30MKK và 24 tiêm kích Su-30MK2 của Nga. Năm 2015, không quân Trung Quốc ra mắt tiêm kích J-16, được coi là nối tiếp của dòng J-11, nhưng cũng dựa một phần trên tiêm kích Su-30MKK.

Trong khi J-11 có nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, J-16 là tiêm kích đa năng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ như tấn công mục tiêu trên không và mặt đất. Nó có 12 giá treo vũ khí và được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).

Hơn 150 chiếc J-16 thuộc nhiều biến thể đang được biên chế cho không quân Trung Quốc. Lực lượng này bắt đầu huấn luyện chiến đấu với biến thể tác chiến điện tử J-16D kể từ tháng 11 năm nay.

Tiêm kích J-10B Trung Quốc huấn luyện bay thấp hồi năm 2018. Ảnh: PLAAF.

Tiêm kích J-10B Trung Quốc huấn luyện bay thấp hồi năm 2018. Ảnh: PLAAF.

Mẫu tiêm kích chiếm đa số trong không quân Trung Quốc hiện nay là J-10, được thiết kế dựa trên tiêm kích IAI Lavi của Israel và ra mắt năm 2005.

Các quan chức chính phủ Mỹ năm 1994 kết luận Israel đã chuyển giao công nghệ tiêm kích Lavi cho Trung Quốc để phát triển một mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ tư từ năm 1992, khi Bắc Kinh và Tel Aviv thiết lập quan hệ ngoại giao. Các nhà thầu Israel đã cung cấp thiết kế khung thân và khí động học cho Trung Quốc để phát triển mẫu J-10.

Đến nay, Trung Quốc đã xuất xưởng khoảng 488 chiếc J-10, biên chế trong đội hình chiến đấu của không quân và không quân hải quân.

Không quân hải quân Trung Quốc cũng sở hữu tiêm kích hạm có định danh J-15. Đây là chiến đấu cơ được sao chép từ một nguyên mẫu thử nghiệm chiến đấu cơ Su-33 mua từ Ukraine, vì Nga không muốn bán chúng cho Trung Quốc.

Ít nhất 34 chiếc J-15 đang trong biên chế không quân hải quân Trung Quốc. Chúng cũng là loại máy bay cánh bằng duy nhất có khả năng hoạt động trên hai tàu sân bay của Trung Quốc. Tuy nhiên, dòng tiêm kích này đã bộc lộ nhiều hạn chế như khối lượng rỗng quá lớn, ảnh hưởng tới khả năng mang vũ khí và tầm chiến đấu.

Trung Quốc loại biên oanh tạc cơ Q-5 vào năm 2017, hiện chỉ vận hành hai máy bay ném bom chuyên dụng là oanh tạc cơ chiến lược H-6 và tiêm kích bom JH-7.

H-6 được sao chép từ mẫu Tu-16 Liên Xô, là oanh tạc cơ hai động cơ có khả năng mang 10 tấn vũ khí. Nó được cho là có tốc độ khoảng 1.050 km/h và trần bay trên 12 km.

Trung Quốc đang vận hành 230 chiếc H-6, gồm nhiều biến thể trong biên chế hải quân và không quân. Phiên bản H-6K mới nhất được nâng cấp về động cơ và mang được 6 tên lửa hành trình đối đất đất tầm xa, có thể tấn công các mục tiêu ở đảo Guam của Mỹ.

Trong khi đó, biến thể hải quân H-6G và H-6J có thể mang tên lửa hành trình diệt hạm như mẫu YJ-12 đủ sức đe dọa tàu sân bay. Phiên bản H-6N ra mắt lần đầu năm 2019 với khung thân cải tiến để mang tên lửa đạn đạo có thể chứa đầu đạn hạt nhân. Đây cũng là oanh tạc cơ hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc sở hữu năng lực tiếp dầu trên không.

Tháng 10/2020, một chiếc H-6N xuất hiện với vật thể được cho là mô hình tên lửa siêu vượt âm. Lầu Năm Góc nhận định điều này cho thấy Trung Quốc có thể đã thành lập "bộ ba hạt nhân mới".

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc. Ảnh: PLA.

Oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc. Ảnh: PLAAF.

Trong khi đó, tiêm kích bom JH-7 được thiết kế cho các hoạt động công kích mặt đất và mặt biển cấp chiến thuật. Ra mắt năm 1992, nó được trang bị một pháo 23 mm, có thể mang hơn 7 tấn bom và tên lửa. Khoảng 260 chiếc JH-7 đã được biên chế cho không quân và không quân hải quân Trung Quốc.

Thành tựu đáng tự hào nhất của không quân Trung Quốc là tiêm kích tàng hình J-20, nhưng nhiều chuyên gia phân tích cho rằng dự án này được phát triển dựa trên dữ liệu đánh cắp được từ Mỹ.

Năm 2007, các tin tặc được cho là của Trung Quốc đã tấn công mạng vào tập đoàn Lockheed Martin, đơn vị phát triển tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Năm 2017, tin tặc cũng tấn công các nhà thầu quốc phòng Australia tham gia dự án F-35, lấy đi nhiều thông tin về loại chiến đấu cơ tối tân này.

Những bức ảnh J-20 được Trung Quốc công bố gần đây cho thấy tiêm kích này được trang bị loạt công nghệ vốn được áp dụng trên F-35, trong đó có tổ hợp trinh sát dẫn bắn quang - điện tử (EOTS) nằm dưới mũi máy bay, được sử dụng phát hiện mục tiêu và dẫn dường cho vũ khí thông minh mà không cần tới radar. Giới chuyên gia nhận định hệ thống quang điện tử của J-20 có nhiều điểm tương đồng, có khả năng là bản sao chép từ cụm EOTS trên tiêm kích F-35.

J-20 còn trang bị cụm camera phân bổ khẩu độ (DAS) sau mũi máy bay có thiết kế rất giống hệ thống AN/AAQ-37 trên tiêm kích F-35. Hệ thống Thoát hiểm Kích hoạt bằng nước biển (UWARS) trên tiêm kích tàng hình này cũng được sử dụng phổ biến trên nhiều tiêm kích không quân và hải quân Mỹ.

Thông số kỹ thuật chính xác của dòng tiêm kích J-20 không được công bố, nhưng nó được cho là có tốc độ tối đa 2.500 km/h và bán kính chiến đấu trên 1.000 km.

Khoang vũ khí chính bên trong J-20 có thể chứa bốn tên lửa không đối không tầm trung, cùng hai khoang phụ dọc sườn chứa được tổng cộng hai tên lửa đối không tầm ngắn.

Lầu Năm Góc thừa nhận rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng, ngay cả khi dựa trên sao chép công nghệ, của Trung Quốc đã giúp không quân nước này nhanh chóng bắt kịp với phương Tây. "Những khí tài đó đang làm suy giảm ưu thế trên bầu trời mà không quân Mỹ từng nắm giữ trong thời gian dài", báo cáo của Lầu Năm Góc có đoạn.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Loạt vũ khí tương lai có thể đe dọa tàu sân bay Mỹ
Tên lửa siêu vượt âm hay phương tiện không người lái dưới nước là những vũ khí đủ sức uy hiếp tàu sân bay Mỹ trong tương lai.

Các tàu sân bay Mỹ luôn được bảo vệ bởi hàng loạt lưới phòng thủ hiện đại, giúp chúng trở thành những pháo đài bất khả xâm phạm trên biển. Tuy nhiên, hàng loạt vũ khí mới đang được các nước phát triển nhằm đối phó với những "pháo đài nổi" này.

Tàu ngầm từ lâu đã trở thành mối đe dọa lớn nhất với tàu sân bay. Các hạm đội tàu sân bay lớn đều chịu tổn thất trước tàu ngầm trong Thế chiến II, hải quân Mỹ cũng coi tàu ngầm Liên Xô là mối đe dọa nghiêm trọng suốt thời Chiến tranh Lạnh.

USS Gerald R. Ford trong cuộc thử nghiệm FSST hôm 8/8. Ảnh: US Navy.


Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong cuộc thử nghiệm chấn động toàn diện hôm 8/8. Ảnh: US Navy.

Điều này thúc đẩy Mỹ và các đồng minh phát triển năng lực chống ngầm hiện đại, khiến tàu ngầm đối phương gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm mục tiêu và tung đòn tập kích. Ngay cả khi làm được điều này, các tàu ngầm cũng không bảo đảm khả năng đánh chìm tàu sân bay và thoát ly an toàn.

Tuy nhiên, tàu ngầm không người lái (UUV), khí tài đang được một số nước phát triển, được xem là phương án giải quyết vấn đề này. Chúng có thể được triển khai và phục kích trong thời gian dài dọc theo tuyến di chuyển của tàu sân bay, chỉ cơ động sau khi phát hiện mục tiêu. UUV có thể tung đòn tấn công tự sát, không cần tìm phương án thoát ly sau khi tập kích.

Kích thước nhỏ hơn tàu ngầm có người lái khiến UUV mang được ít vũ khí hơn, nhưng khả năng tự hoạt động theo chương trình được lập sẵn của chúng sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong tương lai.

Nhóm tác chiến tàu sân bay là tổ hợp của nhiều hệ thống chiến đấu phức tạp, từ bản thân hàng không mẫu hạm, các không đoàn trên hạm cho đến biên đội tàu hộ tống. Chúng được kết nối bằng hệ thống chia sẻ dữ liệu tốc độ cao và được bảo mật tốt, giúp các chỉ huy có bức tranh toàn cảnh theo thời gian thực trong gần như mọi tình huống chiến đấu.

Tuy nhiên, các liên kết kỹ thuật số của hệ thống mạng tác chiến này không phải bất khả xâm phạm. Đối thủ của Mỹ luôn cố gắng phá vỡ và xâm nhập hệ thống máy tính của tàu sân bay nhằm gây ra thiệt hại lớn nhất.

Những cuộc tấn công mạng như vậy có thể gây nhiều kiểu thiệt hại cho nhóm tác chiến tàu sân bay. Chúng có thể vô hiệu hóa mạng dữ liệu, khiến các chiến hạm và máy bay không thể thực hiện nhiệm vụ. Vị trí tàu sân bay cũng có thể bị lộ, khiến đối phương dễ theo dõi và chuẩn bị phương án đối phó. Trong trường hợp xấu nhất, hệ thống cảm biến của nhóm tác chiến tàu sân bay có thể bị chọc mù, khiến chúng không thể đối phó với đòn tấn công từ nhiều hướng.

Lính hải quân Mỹ kiểm soát không phận quanh tàu USS Gerald R. Ford trong đợt diễn tập năm 2020. Ảnh: US Navy.

Lính hải quân Mỹ kiểm soát không phận quanh tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong đợt diễn tập năm 2020. Ảnh: US Navy.

Tương tự năng lực chống ngầm, nhóm tác chiến tàu sân bay hiện đại được trang bị nhiều lớp phòng không dày đặc, sẵn sàng đánh trả những đòn tập kích bằng tên lửa và máy bay của đối phương. Điều này khiến cách tiếp cận thông thường của chiến đấu cơ không khác gì tự sát.

Nhưng vũ khí siêu vượt âm với lợi thế về tốc độ và khả năng cơ động trong khi bay có thể xuyên thủng lớp phòng thủ này. Đây là loại khí tài mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đang chạy đua phát triển.

Khác với đường bay dễ dự đoán của tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu vượt âm có thể tiếp cận mục tiêu từ những hướng và quỹ đạo phức tạp, đặt ra nhiều thách thức với hệ thống phòng không. Ngay cả khi không mang đầu nổ mạnh, tốc độ cao của loại vũ khí này cũng đủ sức gây nhiều thiệt hại cho tàu sân bay trúng đạn.

Hộ vệ hạm Đô đốc Gorshkov phóng tên lửa Zircon hôm 6/10. Ảnh: Zvezda.

Hộ vệ hạm Đô đốc Gorshkov của Nga phóng tên lửa siêu vượt âm Zircon hôm 6/10. Ảnh: Zvezda.

Tàu sân bay không thể tàng hình, nhưng sở hữu khả năng cơ động cao so với kích thước khổng lồ của chúng. Mỗi con tàu với lượng giãn nước hơn 100.000 tấn có thể di chuyển với tốc độ hơn 56 km/h, giúp tận dụng độ trễ từ khi cảm biến đối phương phát hiện mục tiêu cho đến khi đòn công kích được thực hiện. Trong khoảng thời gian hàng chục phút để tên lửa bay tới mục tiêu, tàu sân bay đã có thể di chuyển cách xa nhiều km và tránh được đòn đánh chí mạng.

Hệ thống không kích từ vũ trụ có thể giải quyết vấn đề đó. Chúng bao gồm các vệ tinh được trang bị vũ khí động năng hoặc đơn giản là những thanh vonfram đặc, có khả năng phát hiện mục tiêu và tung đòn công kích trong thời gian rất ngắn, gần như không để tàu sân bay có thời gian phản ứng.

Tuy nhiên, loại vũ khí này mới dừng ở mức khái niệm và chưa quốc gia nào thực sự chế tạo được chúng.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ mất 4 năm cứu tiêm kích F-22 mài bụng xuống đường băng
Không quân Mỹ hé lộ quá trình sửa tiêm kích F-22 gặp sự cố mài bụng năm 2018, hy vọng nó có thể bay trở lại vài tháng tới.

Văn phòng báo chí căn cứ liên hợp Elmendorf-Richardson (JBER) của Mỹ hôm 21/12 công bố hình ảnh quá trình sửa chữa tiêm kích tàng hình F-22 số hiệu 07-4146 bị hỏng sau sự cố mài bụng trên đường băng căn cứ hải quân Fallon hồi tháng 4/2018.

Giới chức căn cứ JBER không tiết lộ chi phí sửa chữa phi cơ này. Không quân Mỹ hồi năm 2017 tiết lộ phải tốn 25 triệu USD để chuyển một tiêm kích F-22 từ trạng thái niêm cất sang sẵn sàng bay thử. Chiếc F-22 đó không bị hỏng nặng như 07-4146, cũng không trang bị đầy đủ hệ thống chiến đấu như phi cơ gặp sự cố tại Fallon.

1640514505508.png


Tiêm kích F-22 số hiệu 07-4146 trong bức ảnh được không quân Mỹ công bố ngày 21/12. Ảnh: USAF.

Giới chuyên gia cho rằng quá trình sửa chữa tiêm kích số hiệu 07-4146 rất tốn thời gian và tiền bạc. Lính không quân Mỹ từng mất một tháng tháo rời máy bay và đưa nó vào vận tải cơ chiến lược C-5 Galaxy để chuyển về căn cứ JBER. Lực lượng này tốn thêm một năm chạy phần mềm mô phỏng để xác định khả năng khôi phục hoạt động cho phi cơ, sau đó mới lên kế hoạch sửa chữa.

"Mọi thứ đều suôn sẻ trong phần mềm mô phỏng, máy bay được đưa đến nhà chứa và đặt trên bệ đỡ từ tháng 1/2020. Đó là khi chúng tôi bắt đầu tháo sạch mọi thứ trên phi cơ, đến khi nó chỉ còn bộ khung thân. Các nhà thầu dân sự mất 16 tháng để thay gần như toàn bộ phần bụng máy bay, binh sĩ không quân chỉ được đụng vào nó từ tháng 6 năm nay", trung sĩ Kevin Fitch, kỹ thuật viên tham gia dự án sửa chữa, cho hay.

Lầu Năm Góc và các nhà thầu dân sự cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình cứu vãn chiếc máy bay, do dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22 đã ngừng hoạt động từ lâu, trong khi số máy bay trong biên chế tương đối nhỏ và không có sẵn phi cơ để tháo dỡ linh kiện.

"Chúng tôi phải phối hợp với nhiều cơ quan và bộ phận kỹ thuật để kiếm nguồn phụ tùng cho 07-4146. Những bộ phận giữ lại được sau sự cố cũng được tái sử dụng trên máy bay", Fitch nói thêm.

Các nhà điều tra của không quân Mỹ kết luận sự cố bắt nguồn từ dữ liệu cất hạ cánh sai sót do chênh lệch độ cao và chiều dài đường băng giữa sân bay Elmendorf-Richardson với Fallon. Điều này khiến phi công điều khiển chiếc 07-4146 kéo mũi cất cánh và thu càng quá sớm, khiến máy bay không đủ lực nâng và nhanh chóng mất độ cao, trượt dài trên đường băng.

Không quân Mỹ vận hành tổng cộng 186 tiêm kích F-22 trước sự cố tại căn cứ Fallon, nhưng chỉ có 125 chiếc đủ khả năng chiến đấu. Số còn lại được dùng cho nhiệm vụ thử nghiệm hoặc huấn luyện phi công mới, do thiếu trang thiết bị và phần mềm dùng trong tác chiến. Mỗi tiêm kích F-22 có giá xuất xưởng gần 180 triệu USD, chưa kèm theo vũ khí trang bị.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ dự kiến chi hàng chục triệu USD sửa tàu ngầm nát mũi
Quốc hội Mỹ phân bổ ngân sách 50 triệu USD để "sửa chữa khẩn cấp" tàu ngầm USS Connecticut, nhưng đây dường như chưa phải mức tiền cuối cùng.

Dự thảo Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2022 được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng có điều khoản cung cấp ngân sách để sửa chữa tàu ngầm USS Connecticut, cho thấy số tiền nước này có thể phải chi ra để khôi phục hoạt động cho tàu ngầm bị nát mũi sau cú va chạm núi ngầm ở Biển Đông cách đây hai tháng. Dự thảo đang chờ Tổng thống Mỹ Joe Biden ký phê duyệt.

1640514533567.png


USS Connecticut với phần mũi vỡ nát khi rời cảng San Diego hôm 15/12. Ảnh: San Diego Webcam.

Dự thảo cấp 10 triệu USD cho vòm mũi tàu thay thế, cùng 40 triệu USD cho những hoạt động "sửa chữa khẩn cấp". Không có thông tin cụ thể về những hạng mục được thực hiện, cũng như liệu đây có phải gói ngân sách duy nhất trong kế hoạch sửa tàu ngầm USS Connecticut hay không.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng vòm mũi của tàu ngầm đắt tiền như USS Connecticut có giá cao hơn nhiều so với mức 10 triệu USD, nhiều khả năng ngân sách 50 triệu USD trong NDAA năm 2022 chỉ là khoản chi đầu tiên để khởi động dự án sửa chữa.

Hồi năm 2006, hải quân Mỹ ước tính mất 79 triệu USD, tương đương 109 triệu USD theo giá trị hiện nay, để sửa tàu ngầm USS San Francisco bị nát mũi sau khi đâm núi ngầm gần đảo Guam. Quá trình này gồm tháo mũi tàu ngầm USS Honolulu và lắp cho USS San Francisco, cuối cùng tiêu tốn ba năm và gần 173 triệu USD.

Phương án tương tự không thể áp dụng với USS Connecticut, bởi chỉ có 3 tàu ngầm lớp Seawolf được đưa vào biên chế và chúng liên tục phải làm nhiệm vụ, không có tàu nào sắp loại biên để tháo mũi.

Đội tàu ngầm Seawolf được thiết kế từ thập niên 1980 và không có chiếc nào xuất xưởng suốt hàng chục năm qua, khiến hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu General Dynamics Electric Boat không có cơ sở hạ tầng, chuỗi cung ứng và nhân lực để sản xuất phụ tùng thay thế trong thời gian ngắn.

"Tất cả những hạn chế này cho thấy 50 triệu USD chỉ là giá khởi điểm để bắt đầu quá trình sửa chữa hoàn toàn USS Connecticut. Mức giá cuối cùng và thời gian khôi phục nó vẫn chưa thể xác định", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.






USS Connecticut rời cảng San Diego ra biển hôm 15/12. Video: San Diego Webcam.
Tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ ở Biển Đông hồi đầu tháng 10, khiến 11 thủy thủ bị thương và tàu ngầm phải di chuyển trong trạng thái nổi suốt một tuần để về căn cứ Guam.

Hải quân Mỹ chưa công bố chi tiết cuộc điều tra, nhưng tư lệnh Lực lượng Tàu ngầm Mỹ William Houston hôm 17/11 ám chỉ giới chức đã nắm được nguyên nhân va chạm và đang tìm cách phổ biến bài học cho toàn bộ lực lượng tàu ngầm Mỹ.

USS Connecticut đã cập cảng nhà ở bang Washington hôm 20/12, kết thúc "hành trình ác mộng" khoảng 10.000 km từ đảo Guam về đất liền Mỹ. Phần mũi tàu vẫn trơ trọi vì không có mũi thép che tạm sau sự cố, làm lộ rõ khoang chứa hệ thống định vị thủy âm (sonar).

Quyền Thứ trưởng Hải quân Mỹ Jay Stefany hồi tháng 11 cảnh báo sửa chữa USS Connecticut ở nhà máy thuộc sở hữu chính phủ sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn, gián đoạn toàn bộ công việc, do các cơ sở này đang quá tải với sửa chữa tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và tàu sân bay.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Ukraine thử nghiệm Javelin bắn xe tăng T-64 và kết quả gây sốc vừa bắn trượt vừa ko xuyên thủng được xe tank T-64

Qua bắn kiểm nghiệm, hóa ra lớp giáp xe tăng T-64 hoàn toàn có khả năng chống lại tên lửa chống tăng Javelin hiện đại nhất của Mỹ; hiện tên lửa này đã có trong biên chế Quân đội Ukraine và được kỳ vọng là “vũ khí thay đổi cuộc chơi” của nước này, trong cuộc chiến chiếm lại vùng đất ly khai Donbass. tên lửa không thể xuyên lớp giáp của tháp pháo; mặc dù có gây thiệt hại, nhưng chúng không nguy hiểm.

Thông tin cho biết, phải đến phát bắn thứ 2, tên lửa Javelin mới tiêu diệt được mục tiêu đứng im ở khoảng cách rất gần này. Như vậy kết quả rất đáng thất vọng so với những gì người ta kỳ vọng vào loại vũ khí này.

Theo đánh giá qua quan sát cuộc thử nghiệm, nếu những chiếc xe tăng chủ lực T-72 được trang bị thêm lớp giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới, thì tên lửa Javelin chỉ có thể gây ra thiệt hại về mặt “thẩm mỹ” cho lớp giáp xe mà thôi.

Các chuyên gia đã phân tích đoạn video do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố, người xem có thể thấy các tấm giáp lồng có độ dày nhỏ và chỉ được hàn thô sơ bằng kim loại thường; đây là lý do giải thích tại sao tên lửa chống tăng Javelin tiếp cận được tháp pháo của chiếc T-64.

Tuy nhiên, ngay cả khi những tấm giáp lồng được làm cẩu thả như vậy, thì những tên lửa chống tăng hiện đại nhất cũng không thể xuyên thủng lớp giáp của chiếc T-64 chưa được hiện đại hóa. Điều này được chứng minh bằng các dấu vết đạn mà tên lửa bắn vào.

Có thể trong một số điều kiện nhất định, tên lửa Javelin sẽ thực sự có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng; tuy nhiên ngay cả với những thiết kế như vậy, tên lửa vẫn có vấn đề”;

Javelin thực tế kiểm nghiệm và


và quảng cáo

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Những biện pháp chống khủng bố chủ yếu trên thế giới
29/12/2021 05:47 GMT+7
Ngoài công cụ ngoại giao, thế giới còn dùng nhiều biện pháp khác nhau để chống khủng bố như quân sự, pháp lý...
Thiếu niên 15 tuổi xả súng ở Mỹ bị buộc tội khủng bố và giết người
Anh công khai danh tính kẻ đánh bom xe khủng bố ở Liverpool
Anh nâng mức cảnh báo khủng bố sau vụ nổ bom ở Liverpool

Ngoại giao
Ngoại giao có vai trò quan trọng. Do khủng bố quốc tế hoạt động không biên giới nên đòi hỏi nỗ lực hợp tác của nhiều nước. Ngoại giao hiệu quả sẽ là chất keo gắn kết những nỗ lực này thành một thể thống nhất chặt chẽ.
Hoạt động ngoại giao chống khủng bố không chỉ là trách nhiệm của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Các cơ quan chức năng khác cũng phải có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp nước ngoài, như các nhân viên an ninh hàng không, hải quan và xuất nhập cảnh.
Những biện pháp chống khủng bố chủ yếu trên thế giới
Ảnh minh họa: AP
Hầu hết những hợp tác chuyên môn này là hợp tác song phương, nhưng ngoại giao đa phương cũng đóng góp phần mình. Đó là các thoả thuận đa phương, như các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, các công ước quốc tế... Các quốc gia cũng có thể trợ giúp nhau thông qua việc cho phép sử dụng không phận, căn cứ, cảng biển, hậu cần, chia sẻ thông tin tình báo và cảnh báo về nguy cơ khủng bố.
Tuy nhiên, do những kẻ khủng bố không thay đổi hành vi của chúng một cách trực tiếp để đối phó với bất kỳ công ước hay nghị quyết nào, nên ngoại giao chỉ là công cụ hỗ trợ cho các biện pháp khác bằng việc cung cấp khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc sử dụng những biện pháp này.
Pháp lý
Sử dụng biện pháp pháp lý có thể làm giảm bớt nạn khủng bố. Việc kết án chung thân hoặc tử hình một tên khủng bố rõ ràng ngăn chặn được tên này tiến hành thêm những cuộc tấn công và răn đe đồng bọn. Khả năng bị bắt hoặc bị trừng phạt có thể ngay từ đầu ngăn những kẻ khủng bố khác thực hiện các cuộc tấn công.
Thậm chí nếu không được ngăn chặn, thì hoạt động di chuyển của những kẻ khủng bố nhìn chung vẫn bị cản trở bởi chúng biết rằng đang bị truy nã. Một phiên toà hình sự cũng có thể giúp duy trì sự ủng hộ của công chúng, thể hiện ý chí quyết tâm chống khủng bố và khuyến khích các nước khác làm theo.
Hạn chế của biện pháp pháp lý là khả năng bị bắt và bị trừng phạt không ngăn chặn được những kẻ đánh bom liều chết và những kẻ khủng bố ít giá trị. Nhiều tên cầm đầu - thường ở xa nơi xảy ra khủng bố và khó có thể bị bắt, lại ít quan tâm đến việc tay chân của chúng có bị bắt hay bị chết không.
Việc truy tố quân khủng bố cũng đặt ra một khó khăn là phải chắp nối đầy đủ những chứng cứ có thể chấp nhận được về mặt pháp lý để buộc tội chúng. Nhiều khi, các hoạt động dẫn đến một vụ tấn công khủng bố được tiến hành bên ngoài đất nước nơi vụ tấn công sẽ xảy ra, và do vậy nằm ngoài thẩm quyền của các nhà điều tra.
Tài chính
Hai hình thức kiểm soát tài chính chủ yếu để chống khủng bố là phong toả tài sản và cấm hỗ trợ vật chất cho những kẻ khủng bố. Việc cắt đứt nguồn tài chính của quân khủng bố gặp phải hai thách thức lớn.
Một là, hầu hết các cuộc khủng bố không cần nguồn tài chính lớn. Tiền cần nhiều hơn cho việc buôn vũ khí, thuốc phiện và một số hoạt động tội phạm xuyên quốc gia khác. Hai là, khó có thể truy tìm ra nguồn tài chính của bọn khủng bố, bởi chúng thường sử dụng các tài khoản giả mạo và những dàn xếp không chính thức bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Quân sự
Tấn công quân sự là hành động thể hiện rõ nhất quyết tâm chống khủng bố, nhất là khi quân đội nhiều nước được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, chính xác cao.
Hạn chế của biện pháp này là mục tiêu của bọn khủng bố không phải cố định để có thể dễ dàng phá huỷ. Đe doạ khủng bố giờ đây chủ yếu là từ các nhóm chứ không phải là từ các quốc gia nên không có nhiều mục tiêu để tấn công. Ngoài ra, các hành động quân sự, dù có thành công ở một nơi cũng không trực tiếp tác động tới được các thành phần của mạng lưới khủng bố ở những nơi khác.
Tình báo
Ở một số phương diện, tình báo là công cụ quan trọng nhất, là “chiến tuyến phòng thủ đầu tiên” trong cuộc chiến chống khủng bố. Tình báo có ý nghĩa nhất khi nó mang đến những thông tin về nhóm khủng bố, cũng như thời điểm và khu vực có nguy hiểm, các loại mục tiêu, thủ đoạn được bọn khủng bố hay dùng nhất.
Mặt hạn chế của biện pháp này là hiếm có những lực lượng và chiến thuật tình báo cụ thể có thể tìm ra nơi trú ẩn của quân khủng bố; cũng khó có thể thu thập được những thông tin mang tính hành động, bởi rất khó thâm nhập vào nhóm nhỏ của những kẻ rất hay nghi ngờ và rất thận trọng.
Hầu hết thông tin tình báo về các nhóm khủng bố đều rời rạc, khó hiểu và đáng ngờ về độ tin cậy, do vậy, phân tích tin tình báo cũng khó ngang với việc thu thập chúng. Các thông tin tình báo được cung cấp để giải quyết những hiểm hoạ khủng bố là vô giá. Những chỉ dẫn của tình báo cũng vô cùng cần thiết trong việc sử dụng các biện pháp chống khủng bố khác.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Giải mật hồ sơ oanh tạc cơ hạt nhân NB-36 Crusader
Phan Bình | 02/01/2022 12:31 PM

0


Động cơ đẩy hạt nhân lại một lần nữa được chú ý trong những năm gần đây, chủ yếu là nhờ vào loại tên lửa 9M730 Burevestnik của Nga (hay còn có tên khác là Skyfall), song khái niệm về bay bằng nhiên liệu hạt nhân thực sự không mới.


Quả vậy, Mỹ thật sự đã phát triển ra một loại oanh tạc cơ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân ngay từ năm 1955 dưới hình dạng bay thử nghiệm Convair NB-36 Crusader.
Tác giả Alex Hollings, có bằng thạc sĩ truyền thông từ Đại học Southern New Hampshire cũng như bằng cử nhân về Truyền thông doanh nghiệp và tập đoàn của Đại học công Framingham, tiết lộ về bí mật chế tạo loại máy bay này.
Oanh tạc cơ Convair NB-36 Crusader chở theo một lò phản ứng hạt nhân được làm mát có công suất sản sinh ra 1 megawatt điện được treo ngay trong khoang chứa vũ khí của máy bay, và có thể được hạ xuống thông qua cửa khoang chứa bom hình thành những cơ sở ngầm và được che chắn kỹ giữa các chuyến bay.
Xét về lý thuyết, một oanh tạc cơ bay bằng nhiên liệu hạt nhân có thể ở yên trên trời hàng tuần trong cùng một thời điểm (hoặc lâu hơn) và có thể tiếp cận bất kỳ mục tiêu nào trên hành tinh mà không cần phải hạ cánh, hoặc tiếp liệu. Hôm nay, ngay trong kỷ nguyên của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm hoạt động toàn cầu, cùng những tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có thể bắn ra từ 70% bề mặt địa cầu.
Giữ cho oanh tạc cơ lâu hàng tuần trên trời nghe có vẻ chuyện bông phèng nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (cụ thể là từ năm 1960 đến năm 1968), đó chính xác là những gì mà Mỹ đang làm.
Chiến dịch Chrome Dome cùng những nỗ lực tương tự khác đã cho thấy người Mỹ đang nắm trong tay 3 oanh tạc cơ B-52 được trang bị hạt nhân trong tình trạng cảnh báo 24 giờ/ ngày, bay trên Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải và Thái Bình Dương gần Alaska.
Một oanh tạc cơ chạy bằng hạt nhân chở theo vũ khí hạt nhân có thể làm như B-52 với ít hỗ trợ hậu cần hơn, và chỉ hạ cánh hoặc tiếp liệu nếu phi hành đoàn cảm thấy cần thiết. Đầu thập niên 1950, một oanh tạc cơ như thế là một ván bài hoàn hảo.
Thiết kế dựa trên oanh tạc cơ B-36 Peacemaker
B-36 là một oanh tạc cơ thời Chiến tranh Lạnh đã ngừng hoạt động cuối những năm thập niên 1950, song xét về quy mô tuyệt đối thì ngày hôm nay không có chiếc máy bay nào có thể qua mặt được nó. Với sải cánh dài 70m, chiếc B-36 vẫn giữ kỷ lục là chiến cơ có sải cánh dài nhất thế giới. Sải cánh của B-36 khiến cho oanh tạc cơ hạng nặng B-52 Stratofortress đứng bên cạnh vẫn cảm giác bị lép vế.
Chiếc B-36 đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1948, và người Mỹ vẫn cho oanh tạc cơ hạng nặng B-29 bay thêm hơn một thập kỷ nữa. Cái tên Peacemaker xuất phát từ thiết kế đặc biệt của nó: gắn một khẩu súng hạt nhân ở đầu máy bay. Với tầm bay đạt 1 vạn dặm, B-36 có thể xuất phát từ bất kỳ đường băng nào ở Mỹ và khai hỏa hỏa lực hạt nhân tương đương 39.008 kg nhắm tới mọi mục tiêu trên bất kỳ lục địa nào.
Với bối cảnh ngày hôm nay, hỏa lực hạt nhân của B-36 Peacemaker nhiều hơn B-52 khoảng 6.803 kg. Các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đã được phát triển ngay trong nhiệm kỳ của B-36 (thời gian hoạt động ngắn ngủi), Peacemaker được đánh giá là cỗ máy mang vũ khí hạt nhân tối ưu của thế giới.
Để đẩy chiếc B-36 khổng lồ bay qua Đại Tây Dương phải cần tới công sức của 6 cái động cơ piston hướng tâm Pratt & Whitney 3.600 mã lực, hoạt động cùng với 4 động cơ tuốc bin đẩy phản lực J47-19 trọng lượng 13.500 cân Anh của hãng General Electric. Sự kết hợp giữa động cơ piston hướng tâm và động cơ tuốc bin phản lực khiến cho B-36 Peacemaker đạt tốc độ bay 435 dặm /giờ. Song khi Nga thử bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949 khiến người Mỹ không thể xem nhẹ.
Mỹ cần một loại vũ khí mới và mạnh mẽ để thu hút sự chú ý của thế giới nhằm bảo đảm ưu thế của mình trước Liên Xô cũng như bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng khác ở phía chân trời.
Với mục đích đó, dự án lực đẩy máy bay và năng lượng hạt nhân (NEPA) cùng chương trình Lực đẩy hạt nhân cho máy bay (ANP) đã chào đời. Người Mỹ không có ý định dùng vũ khí hạt nhân để tham chiến mà chỉ đơn thuần là dùng điện hạt nhân để bay chơi trên đầu đối phương.
Giải mật hồ sơ oanh tạc cơ hạt nhân NB-36 Crusader - Ảnh 1.

Một chiếc RB-36 đang đậu trong Nhà chứa ở căn cứ không quân Ellsworth (Nam Dakota).Ảnh nguồn: Ellsworth.
Oanh tạc cơ chạy bằng điện hạt nhân
Việc trang bị oanh tạc cơ chạy bằng điện hạt nhân đồng nghĩa sẽ có một số chỉnh sửa quan trọng đối với bộ khung máy bay B-36 tiêu chuẩn.
Tuy nhiên Chú Sam không vội vã từ bỏ một oanh tạc cơ chiến lược hoàn hảo cho cuộc thử nghiệm này. Và thế rồi cơ hội đã đến khi một trận lốc xoáy tấn công căn cứ không quân Carswell ở Texas vào năm 1952.
Trong số các loại máy bay và cơ sở bị hư hại là một chiếc B-36 mà theo dự định cần phải sửa chữa để hoạt động lại. Hãng sản xuất máy bay Convair đề xuất dùng một bộ khung bay để thử nghiệm lực đẩy hạt nhân thay vì đưa nó vào hoạt động trở lại, và Không lực Mỹ đã nhất trí.
Trước những lo ngại về việc oanh tạc cơ có thể hoạt động bằng điện hạt nhân, Convair và Không lực Mỹ cùng xác nhận hai việc: 1. Họ cần tìm ra một lò phản ứng hạt nhân có thể đáp ứng các nhu cầu sản lượng điện của máy bay ngay trong khoang chứa vũ khí hạng trung của oanh tạc cơ. 2. Họ phải chắc chắn rằng lò phản ứng sẽ không chiếu xạ vào phi hành đoàn trong các chặng bay dài của họ.
Trong nỗ lực săn lùng một lò phản ứng có thể hoạt động trơn tru trong oanh tạc cơ chạy bằng hạt nhân, Không lực Mỹ bắt đầu thử nghiệm chúng cùng với những phương pháp chuyển đổi năng lượng khác ngay từ đầu năm 1944. Cuối cùng, một hệ thống gọi là HTRE-3 đã được chọn nhờ vào khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa chất đẩy hóa học và điện hạt nhân.
Điều này đồng nghĩa hệ thống có thể cất và hạ cánh bằng cách dùng nhiên liệu hóa học và khi đó lò phản ứng sẽ hoạt động ở nhiệt độ thích hợp trong chuyến bay, sẽ chuyển sang động cơ đẩy hạt nhân trong chặng bay dài. Lò phản ứng nặng tới 15.875 kg, và thay vì được gắn chặt vào thân máy bay thì nó được treo trên móc tại một trong các khoang chứa bom của máy bay.
Lò phản ứng sẽ cung cấp điện cho 4 động cơ piston GE J47 tạo ra lượng điện lên tới 3800 mã lực, sau đó được tăng cường thêm 4 động cơ piston phản lực 23.13 kn sản sinh ra một lực đẩy tương đương 2358kg.
HTRE-3 là một hệ thống chu kỳ trực tiếp có thể kéo không khí vào máy nén của động cơ tuốc bin phản lực, và nó đi qua một khoảng trống và cửa hút để tiến thẳng vào lõi lò phản ứng, nơi đây không khí sẽ giữ vai trò là chất làm mát. Từ đây không khí siêu nóng sẽ đi vào một khoảng trống khác để dẫn vào khu vực tuốc bin của động cơ trước khi thoát ra ngoài dưới dạng khí thải.
NB-36 Crusader ra đời thế nào
Nhằm giữ an toàn cho các phi hành đoàn, tấm chắn lò phản ứng đã được làm từ cadmium, sáp paraffin, beryllium oxide và thép, nhưng việc che chắn lại tỏ ra không hiệu quả trong quá trình thử nghiệm vì lẽ đó có một hướng đi mới là để 2 tấm chắn của lò phản ứng với những tấm bảo hộ bổ sung trong cabin phi hành đoàn.
Cách tiếp cận mới được gọi bằng cái tên Khiên Bóng không chỉ hoạt động tốt hơn mà còn giảm nhẹ trọng lượng. Song có lẽ sự thay đổi cấu trúc lớn nhất của B-36 là việc hoán đổi toàn bộ phi hành đoàn và cabin hàng không thiên về một khoang khổng lồ có chứa chì và lót cao su dành cho cơ trưởng, phi công phụ, kỹ sư bay và 2 kỹ sư hạt nhân đi kèm. Các cửa sổ trong cabin phi hành đoàn tại một số nơi dày cả mét và được làm bằng pha lê nhằm bảo vệ chống lại bức xạ.
Khoang của phi hành đoàn được che chắn tốt đến mức không ai có thể nghe thấy tiếng động phát ra từ động cơ chạy từ bên trong, khiến người ta ví von việc lái oanh tạc cơ chạy bằng hạt nhân cứ như thể vận hành tàu ngầm.
Nó có kích thước ngắn hơn một chút so với cabin phi hành đoàn được yêu cầu ban đầu, và sau khi lắp đặt nó, thiết bị hạ cánh ở mũi máy bay đã được điều chỉnh thêm 6 inch hướng về trước nhằm tạo ra không gian để thoát hiểm.
Sau cùng, khoang phi hành đoàn mới có trọng lượng lên tới 12 tấn. Cabin hậu không nhằm mục đích chứa các thành viên phi hành đoàn vì vậy nơi đây dùng để gắn các camera và hệ thống CCTV nội bộ nhằm giám sát trực quan lò phản ứng cùng các hệ thống phối hợp của nó.
Nhằm thu giữ bất kỳ bức xạ nào "sổng chuồng" trong suốt chuyến bay, những bồn nước đã được cho vào khoang. Nước hấp thu bức xạ là nhờ thành phần giàu hydrogen khiến nó trở thành phương tiện che chắn rẻ và hiệu quả hơn. Nhưng vì nước không hề nhẹ nên nó không được dùng trong các ứng dụng hàng không hoặc vũ trụ.
Tuy nhiên với loại oanh tạc cơ có các khả năng chuyên chở khổng lồ như B-36 thì những bồn nước không là gì. Với cabin mới cùng những sửa đổi mở rộng đối với khoang chứa vũ khí nhằm đủ đặt lò phản ứng, chiếc oanh tạc cơ chạy bằng điện hạt nhân đã đủ khác so với chiếc Peacemaker phiên bản gốc, cũng như có một danh hiệu mới toanh. Quả vậy, oanh tạc cơ NB-36 Crusader, oanh tạc cơ chạy bằng hạt nhân đầu tiên của Hoa Kỳ đã ra đời như thế đó.
Do hệ thống đẩy HTRE-3 được thiết kế để hoạt động bằng năng lượng hóa học trước và sau khi sử dụng lò phản ứng hạt nhân nên nó hoàn toàn hài hòa với các chuyến bay thử nghiệm vốn lệ thuộc hết vào nhiên liệu hóa học trong lúc thử nghiệm hoạt động của lò phản ứng trong chuyến bay.
Năm 1955, lần đầu tiên NB-36 Crusader hòa vào bầu trời, theo sau nó là một vài máy bay hỗ trợ chiếc oanh tạc cơ khổng lồ khi nó bay qua khu vực thử nghiệm cằn cỗi thuộc New Mexico. Một trong những chiếc máy bay hỗ trợ đó đã chở theo những người lính dù, họ được giao nhiệm vụ là ngay lập tức đảm bảo an toàn cho khu vực phòng khi xảy ra sự cố.
Convair và Không quân Mỹ đã không ngừng giám sát hiệu suất của lò phản ứng, bằng cách thu thập dữ liệu về sản lượng điện, sự ổn định và an toàn của các phi hành đoàn trên tàu bay.
Tổng cộng, oanh tạc cơ NB-36 Crusader đã có 215 giờ bay trên bầu trời New Mexico và Texas, và bay tổng cộng 89 giờ với lò phản ứng hạt nhân hoạt động đầy đủ, từ đây khẳng định rằng nó có thể bay trong khi vẫn sản sinh đủ điện trên tàu. Thế giới đã thay đổi đáng kể vào thời điểm NB-36 vẫy vùng bầu trời.
Giải mật hồ sơ oanh tạc cơ hạt nhân NB-36 Crusader - Ảnh 2.

Máy bay thử nghiệm Convair NB-36H và oanh tạc cơ Boeing B-50 Superfortress đang đuổi theo sau trong thời gian nghiên cứu và phát triển tại nhà máy Convair ở Forth Worth (Texas). Ảnh nguồn: World War Wings.
Bị khai tử vì tên lửa đạn đạo liên lục địa
Khoảng năm 1959, Mỹ đã trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa SM-65 Atlas, vũ khí này cũng do hãng Convair chế tạo. SM-65 có tầm bắn gần 9.000 dặm và không yêu cầu phi hành đoàn mang nó đi. Một năm sau đó, hàng không mẫu hạm USS George Washington (SSBN 598) đã thành công trong việc khai hỏa thử nghiệm tên lửa đạn đạo Hạm đội Polaris A1 với tầm hoạt động hơn 1.000 dặm.
Đột nhiên, Mỹ đã có những lựa chọn trên bộ và trên biển thay thế cho oanh tạc cơ Crusader vẫn đang trong thời gian phát triển. Chiếc NB-36 có thể là máy bay chạy bằng hạt nhân đầu tiên và duy nhất trên thế giới, song mặc dù các thử nghiệm chứng minh rằng lực đẩy hạt nhân là khả thi nhưng chúng vẫn có vẻ không thực tế lắm.
Giống như những chương trình khác có lệ thuộc vào lực đẩy hạt nhân, rủi ro của nó đã vượt xa giá trị thực tế.
Oanh tạc cơ NB-36 có thể dẫn đến những sự cố hạt nhân, khiến nó trở thành một sự lựa chọn đáng ngờ cho các hoạt động bay trên đất Mỹ. Và nếu Mỹ tiến hành tuần tra bằng NB-36 ở các không phận nước ngoài thì chắc chắn nó sẽ khiến nhiều kẻ thù và đồng minh của Mỹ phải nhíu mày.
Năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã chính thức hủy bỏ chương trình NB-36 Crusader và cùng với đó là giấc mộng Mỹ về một oanh tạc cơ chạy bằng điện hạt nhân.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Bắt sống “ông vua chất nổ” của al-Qaeda
Vũ Cao | 02/01/2022 10:10 AM

0


Là thành viên cấp cao của tổ chức khủng bố al-Qaeda và đồng thời cũng là chuyên gia chế tạo bom cho những vụ đánh bom tự sát ở cả Iraq và Afghanistan, đến khi bị bắt, Abu Bashir là tác giả của khoảng 300 vụ nổ, xảy ra tại hai quốc gia này.


Trưa ngày 21-9-2009, một máy bay không người lái Predator MQ-1 của Mỹ do trung tá Collins hướng dẫn đã "tóm" được Bashir khi hắn từ Syria vượt biên giới vào Iraq. 12 năm sau, dưới sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng Mỹ, Collins đã kể lại vụ bắt giữ "ông vua chất nổ" trong cuốn sách Drone Warrior…
Theo dõi "ông vua chất nổ"
7 giờ sáng ngày 21-9-2009, trung tá Collins cùng kíp trực 6 người bước vào "box" - là tiếng lóng chỉ một cấu trúc bằng bê tông bí mật nằm cạnh một căn cứ quân sự Mỹ ở phía Nam thành phố Mosul, Iraq (tên của Collins và các sĩ quan Mỹ trong bài đã được thay đổi). Collins nói: "Mỗi ca trực của chúng tôi kéo dài 4 tiếng.
Trong suốt thời gian đó, mọi người phải theo dõi tất cả những hình ảnh do máy bay không người lái Predator MQ-1 truyền về, hiển thị trên 6 màn hình rồi báo cho bộ chỉ huy. Sau đó, tùy theo từng mệnh lệnh của bộ chỉ huy mà chúng tôi có những động thái thích hợp".
Trong ca trực này, mục tiêu của Collins là Abu Bashir, người được mệnh danh "ông vua chất nổ" trong hàng ngũ Al-Qaeda. Với khả năng thiên phú, Bashir đã tạo ra những quả bom mà ngay cả những chuyên gia sừng sỏ về bom mìn cũng phải kinh ngạc trước cơ chế gây nổ.
Không ít nhân viên kỹ thuật Mỹ, Iraq, Afghanistan đã phải bỏ mạng khi tìm cách vô hiệu hóa loại vũ khí này. Collins nói: "Bashir lẩn như chuột. Nhiều thành viên cao cấp Al-Qaeda khi bị bắt cũng không biết hắn ở đâu. Mạng lưới tình báo của CIA đã theo dõi hắn trong nhiều năm cho đến khi chúng tôi nhận được tin hắn xuất hiện rồi vượt biên giới Syria vào Iraq bằng xe bán tải".
Bắt sống “ông vua chất nổ” của al-Qaeda - Ảnh 1.

Abu Bashir lúc ẩn náu ở Syria.
"Tăng độ cao, chuyển sang cảm biến nhiệt" - Collins gọi thiếu úy Campbell, chịu trách nhiệm hệ thống camera và đại úy Rick, phi công điều khiển chiếc Predator MQ-1 ở trung tâm kiểm soát đặt tại sa mạc bang Nevada, Mỹ, cách "box" của Collins hàng chục nghìn cây số. Lúc màn hình xuất hiện chiếc bán tải màu trắng, Collins yêu cầu Campbell phóng lớn hình ảnh đến mức tối đa.
Ông nói: "Qua ảnh nhiệt, tôi thấy kẻ ngồi cạnh tài xế có lẽ là cận vệ vì trên đùi hắn để khẩu AK. Hàng ghế sau là 2 người, trong đó có thể có Bashir vì ảnh nhiệt cho thấy người này thấp, mập, phù hợp với thông tin nhận dạng nhưng tôi vẫn chưa dám khẳng định chính xác. Riêng thùng sau có 3 kẻ nằm ép vào nhau".
Lúc chiếc Predator MQ-1 đã lên đến độ cao 4km và bay cách xe bán tải 2,5km, Collins giải thích: "Giả sử hắn là Bashir và hắn nhìn thấy máy bay thì chúng tôi coi như thua vì hắn và đồng bọn có thể bỏ xe, chạy vào các mê cung hang đá ở những dãy núi xung quanh.
Khi đó nếu tôi yêu cầu phi công điều khiển Predator MQ-1 phóng tên lửa thì cũng chẳng kịp vì độ trễ thời gian từ khi ra lệnh ở đây đến khi phi công ở Nevada bấm nút khai hỏa là 1 phút, chưa kể tên lửa từ lúc phóng ra đến lúc chạm mục tiêu, mất thêm 1, 6 phút nữa, đủ thời gian cho Bashir lẩn tránh an toàn".
Về cấu trúc của "box", trong số 8 màn hình thì 6 chiếc hiển thị hình ảnh trực tiếp từ những camera đặt trên Predator MQ-1 gồm cao độ, tốc độ của máy bay, hệ thống chỉ định mục tiêu cho tên lửa AGM-114P Hellfire, bản đồ chi tiết vùng đất bên dưới. 2 màn hình còn lại chiếu ảnh đối tượng đang bị săn lùng, những nơi chúng đã xuất hiện, được cung cấp bởi những nguồn tin tình báo trên khắp thế giới.
Bên cạnh đó, trong "box" còn có một mạng thông tin cho phép Collins và những thành viên ca trực có thể cùng lúc thực hiện 20 cuộc nói chuyện với các cơ quan tình báo, các lực lượng mặt đất của quân đội Mỹ, các quan chức cao cấp ở Bộ Quốc phòng cũng như các bộ phận khác của Mỹ và liên quân ở Iraq, Afghanistan.
Theo Collins: "Box là một trong những trung tâm công nghệ tiên tiến nhất thế giới, điều hành bởi những bộ óc siêu đẳng trong lĩnh vực chiến tranh. Nhiều năm sau nữa, vẫn rất ít người biết được những kỹ thuật chúng tôi đang sử dụng nên tôi chỉ có thể tiết lộ rằng nếu tôi nhìn thấy bạn trên màn hình và đuổi theo bạn thì bạn coi như chết chắc".
Vẫn theo Collins, việc ra lệnh cho máy bay Predator MQ-1 bắn hạ chiếc bán tải là việc dễ dàng nhưng nếu trong xe không phải là Bashir thì đó sẽ là hồi chuông báo động cho "ông vua chất nổ". Collins nói: "Khi ấy hắn sẽ tìm con đường khác để vào Iraq còn chúng tôi thì phải làm lại từ đầu…".
Quyết định khó khăn
Lúc này chiếc Predator MQ-1 chỉ cách chiếc bán tải 1,7km và vẫn ở độ cao 4km, đủ để cho những kẻ ở dưới không nhận ra điều gì bất thường. Thêm 10 phút chạy gần như hết tốc lực, chiếc bán tải dừng lại ven rìa một ngôi làng. Collins hét lớn vào micro: "Phóng to. Cho tôi kích thước cực đại. Tôi muốn biết chính xác những gì xảy ra".
Giây lát, hình ảnh từ chiếc Predator MQ-1 truyền về cho thấy bước xuống xe là 2 gã mặc quần áo trắng. Quay sang người ngồi cạnh mình là thiếu úy Jake, Collins nói: "Xác nhận với tôi xung quanh không có phụ nữ và trẻ em".
Rất nhanh chóng, Jake tua lại đoạn phim vừa nhận được. Anh nói: "Xác nhận không". Và trong khi 2 gã mặc quần áo trắng vẫn đứng yên tại chỗ thì tài xế đi vòng ra phía sau rồi mở tấm bạt che thùng xe cho 3 tên nhảy xuống. Thêm vài phút nữa, một chiếc bán tải màu trắng khác từ trong làng lao ra. Tài xế của chiếc xe ấy bước đến hôn tay một trong hai gã đàn ông mặc quần áo trắng. Collins tự hỏi: "Bashir, phải mày không?".
Trao đổi với nhau vài câu, 3 gã ở chiếc bán tải của Bashir lần lượt khiêng 2 cái thùng, cao khoảng 1m từ chiếc xe mới đến sang xe Bashir. Collins nói:
"Tôi không thể biết chắc trong thùng có gì nhưng tôi đoán nó là chất nổ. Bashir nhận chất nổ từ bọn này để thực hiện vụ tự sát. Sự nghi ngờ của tôi càng có cơ sở vì khi đã lấy xong 2 cái thùng, xe của Bashir đi về hướng thành phố Tirkit, nơi có trại Speicher với hàng nghìn lính Mỹ và hàng chục nghìn dân thường Iraq".
Bắt sống “ông vua chất nổ” của al-Qaeda - Ảnh 2.

Một chiến binh al-Qaeda người Anh với áo bom tự sát do Bashir chế tạo.
Sau hơn 1 phút nói chuyện với bộ chỉ huy, Collins điện thoại gọi thiếu tá Max, người đứng đầu biệt đội can thiệp nhanh, đóng quân ở căn cứ quân sự Mỹ nằm ngay bên cạnh "box". Giây lát Max xô cửa bước vào. Bỏ qua việc chào hỏi, Collins chỉ tay lên màn hình: "Max! Chúng ta phải khóa những kẻ này ngay bây giờ".
Trên màn hình, chiếc bán tải của Bashir vẫn lao vun vút về hướng Đông Nam, nơi có thành phố Tirkit, bám theo sau là chiếc bán tải thứ hai. Collins nói tiếp với Max: "Tôi tin rằng một trong những kẻ ngồi trên xe là Bashir. Xe có 2 thùng chất nổ và Bashir sẽ dùng nó đánh bom tự sát. Chỉ chừng 20 phút nữa chúng đến Tirkit và trong khoảng thời gian đó, Bashir có thể chuyển sang chiếc bán tải thứ hai vì công việc của hắn chỉ là chế tạo bom.
Bộ chỉ huy đã cho tôi toàn quyền hành động. Rất dễ để ra lệnh cho Predator MQ-1 phóng tên lửa tiêu diệt cả 2 xe nhưng tôi muốn bắt sống Bashir vì nếu khai thác hắn, ta có thể biết được cách chế tạo bom và quan trọng hơn là kế hoạch đánh bom tự sát trong tương lai cùng danh tính những kẻ sẽ sẵn sàng thực hiện. Anh làm được chứ?".
Max gật đầu: "Được! Ngay bây giờ hả?". Không trả lời, Collins bấm nút in ra mấy tờ giấy gồm hình ảnh nhân dạng Bashir, phiếu thẩm vấn và danh sách những câu hỏi để Max có thể lấy lời khai nóng của Bashir về những mục tiêu mà hắn đang chuẩn bị. Trong lúc đó, Max gọi về căn cứ và chưa đến 2 phút, động cơ của 2 chiếc trực thăng Black Hawk đã nổ ầm ĩ. Thêm 3 phút nữa, Max trong bộ quần áo ngụy trang màu cát sa mạc với vũ khí trên tay, dẫn nhóm can thiệp nhanh bước lên trực thăng.
Collins nói: "Lúc trực thăng lướt ngang đầu, tôi rất lo. Đây là quyết định khó khăn nhất trong đời tôi. Bashir có thể chuyển sang chiếc bán tải thứ 2 khi Max chưa đến kịp, hoặc điều gì sẽ xảy ra khi nhóm của Max tiếp cận Bashir? Hắn cho nổ tung chiếc xe hay chấp nhận giao chiến? Một lần nữa, tôi báo cáo tình hình với cấp trên của tôi và câu trả lời của ông ấy là "chưa cần phóng tên lửa, để xem sự việc diễn ra thế nào trên mặt đất. Chúng ta có thể khai thác rất nhiều thông tin của Al-Qaeda qua gã này. Hãy cố giữ cho hắn sống".
Bắt sống
Một khoảng thời gian nữa trôi qua và đối với Collins, nó dài như một thế kỷ cho đến khi ông nghe trên radio giọng nói của Max: "5 phút TOT (nghĩa là 5 phút nữa đến mục tiêu)". Mắt Collins dán chặt vào màn hình, cố gắng tìm kiếm những dấu hiệu bất thường. Trên radio lại vang lên tiếng Max: "30 giây nữa chúng tôi AT (tấn công)".
Collins ngồi bất động trước màn hình khi một tràng đại liên 6 nòng từ chiếc Black Hawk bắn ngay trước mũi chiếc bán tải của Bashir, tạo thành một đám mây bụi cát phủ kín nắp ca-pô đậy khoang động cơ và kính lái khiến chiếc xe quay ngang rồi khựng lại trong khi chiếc Black Hawk thứ hai thả xuống 12 người lính. Lúc 2 gã đàn ông ngồi ở hàng ghế sau tung cửa nhảy xuống bỏ chạy thì bị Max bắt sống còn tài xế và tên cận vệ sợ đến nỗi ngồi chết cứng trong xe.
Collins nói: "Với chiếc bán tải thứ hai, khi thấy chiếc thứ nhất bị trực thăng bắn chặn, nó vội vã quay đầu chạy về hướng ngôi làng. Tôi gọi cho trung tâm điều khiển ở bang Nevada, Mỹ, rồi khoảng 5 phút, một quả cầu lửa bốc lên. Trên màn hình, tôi thấy chiếc xe tan ra từng mảnh bởi tên lửa Hellfire phóng đi từ chiếc Predator MQ-1".
Bắt sống “ông vua chất nổ” của al-Qaeda - Ảnh 3.

Phòng điều khiển Predator MQ-1.
Nửa tiếng sau, các mảnh ghép còn thiếu của "bức tranh Bashir" được thiếu tá Max kể lại: "Tôi là 1 trong 4 người đầu tiên trong nhóm phản ứng nhanh nhảy ra khỏi trực thăng. Giữa đám bụi cát mù mịt bốc lên do cánh quạt, tôi lờ mờ thấy 2 gã đàn ông quần áo trắng đang khom mình chạy ngược về hướng chiếc bán tải thứ hai. Tôi hét lên với trung sĩ Johnes đi cạnh tôi: "Bắt nó".
Cả hai chúng tôi lao lên và khi vừa tầm, tôi nhảy xổ vào một gã khiến gã ngã sấp.
Tôi ngồi lên người gã, chĩa nòng tiểu liên HK vào cổ gã, quát lớn bằng tiếng Arab: "Ai là Bashir?". Gã đàn ông nhè ra một miệng đầy cát, ấp úng: "Tôi, tôi…, xin đừng bắn tôi". Nhìn sang bên trái, tôi thấy trung sĩ Johnes cũng đang rút sợi dây nylon ở túi quần trên đùi ra, trói tên còn lại".
Theo trung tá Collins, khi thấy máy truyền tin vang lên ba tiếng "bip", tim ông như ngừng đập vì ông chẳng nhìn thấy gì trên màn hình bởi đám bụi cát mù mịt do 2 trực thăng tạo ra.
Lúc bấm phím rồi nghe giọng Max: "Romeo 01, tôi xác nhận đã thắng một ván Jackpot" thì Collins thở một hơi dài: "Tôi vừa trút xong tảng đá nặng". Kết quả khai thác nhanh của Max cho thấy chiếc bán tải thứ hai đã chuyển thuốc nổ từ Syria đến ngôi làng 3 ngày trước để tránh sự phát hiện của quân đội Iraq và liên quân, còn Bashir đến sau.
Collins nói: "Đúng như dự đoán, lúc còn cách Tirkit khoảng 5km, Bashir cùng tài xế, cận vệ sẽ chuyển sang chiếc bán tải thứ hai rồi vượt biên giới về lại Syria. Nhiệm vụ đánh bom tự sát được giao cho Ibrahim Madmouth, kẻ ngồi cạnh gã". Thiếu tá Max nói: "Từ lâu, tin đồn về ông vua thuốc nổ nghe ghê gớm lắm nhưng khi bị bắt, Bashir cũng sợ chết và hèn…".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Ly kỳ cuộc giải cứu "người Liên Xô cuối cùng" sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga!
Nam Anh | 01/01/2022 11:15 AM

1

Ly kỳ cuộc giải cứu người Liên Xô cuối cùng sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga!



Hình minh họa.


Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Sergei Krikalev, đã thực hiện một sứ mệnh thường xuyên tới Trạm vũ trụ Mir nhưng bị "mắc kẹt" ở đó do Liên Xô tan rã.

312 ngày "mắc kẹt trên trời"
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có lợi thế hơn đối thủ "không đội trời chung" là Mỹ trong các chuyến thám hiểm không gian.
Vào năm 1957, Washington thực sự rất choáng váng khi Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người mang tên Sputnik 1 lên quỹ đạo gần Trái đất, đánh dấu bước ngoặt trong việc chinh phục không gian vũ trụ.
Và sau đó, cũng chính người Nga cũng ghi dấu ấn trong lịch sử khám phá không gian của con người hơn nữa khi cái tên Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên trên Trái đất bay vào không gian vũ trụ.
Chưa hết, Trạm vũ trụ Mir (Hòa Bình) của Nga cũng chính là trạm vũ trụ đầu tiên trên thế giới, và vào thời điểm đó nó đã trở thành biểu tượng của sức mạnh Liên Xô và những tiến bộ công nghệ của cường quốc này.
Nhưng tình hình chính trị rối ren khi Liên Xô tan rã đã xảy một sự cố "dở khóc dở cười" tại chính trạm vũ trụ này.
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Sergei Krikalev - người thực hiện một sứ mệnh thường xuyên tới Mir phải ở lại đó trong thời gian gần như gấp đôi so với kế hoạch. Và thực tế là ông đã "không thể hít thở không khí trần gian" trong 312 ngày.
Ly kỳ cuộc giải cứu người Liên Xô cuối cùng sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga! - Ảnh 1.

Phi hành gia Aleksandr Volkov và Sergei Krikalev (phải) đang làm việc trên Trạm Vũ trụ Hòa Bình. Nguồn: TASS/Sovfoto/Eastfoto
Năm 1988, Sergei Krikalev, kỹ sư cơ khí và phi hành gia người Liên Xô, trở thành người đầu tiên đến được Trạm vũ trụ Mir, đang quay quanh Trái đất ở khoảng cách 400 km.
Bước ngoặt của Krikalev là vào ngày 18/5/1991, tàu Soyuz TM12 rời bệ phóng ở Trung tâm vũ trụ Baikonur, Liên Xô, mang theo 3 phi hành gia. Cùng đi với Krikalev có nhà khoa học nổi tiếng của Liên Xô Anatoly Artebarsky, và Helen Sherman, một nhà khoa học người Anh.
Theo nhà sử học về các hoạt động không gian Kathleen Lewis, trong suốt thời gian dài ở trong không gian của Krikalev, ông đã từng trò chuyện với rất nhiều người trên Trái đất, những người có thể bắt được tần số của ông trên radio. Lewis giải thích:
"Krikalev trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới bởi vì anh ấy là một phi hành gia thường xuyên trò chuyện với người dân trên Trái đất thông qua radio của trạm vũ trụ".
Sau nhiều đợt thay đổi nhân sự, chỉ còn một mình Krikalev ở lại Mir. Và trong khi ông chưa kịp quay trở lại Trái đất, ngày 25/12/1991, Liên Xô sụp đổ.
Có thể nói vui rằng, từ "trên trời cao", nhà du hành vũ trụ chứng kiến hình ảnh đất nước của mình tan rã. Các lãnh đạo mới lên thay thế, Leningrad - quê hương của ông - trở thành St.Petersburg; và một siêu cường bị phân chia thành 15 quốc gia.
Ly kỳ cuộc giải cứu người Liên Xô cuối cùng sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga! - Ảnh 2.

Cố Tổng thống Nga Boris Elsin cùng những người ủng hộ đứng trên một chiếc xe bọc thép đậu trước Nhà Trắng ở Moscow ngày 19/8/1991. Người lính Liên Xô đã chủ động che mặt trong bức ảnh này.
Cuộc "giải cứu" công dân Liên Xô cuối cùng trên vũ trụ
Theo EurAsian Times, khi Liên Xô tan rã, Krikalev vẫn ở trong không gian. Ông được yêu cầu ở lại trạm cho đến khi có lệnh tiếp theo do tình hình bất ổn chính trị và kinh tế ngày càng tồi tệ ở quê nhà.
Một tháng sau ngày Liên Xô sụp đổ, Krikalev yêu cầu Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga đưa ông trở về nhưng nơi đây trả lời rằng họ không có tiền!
Krikalev thực sự đã vì đất nước đồng ý tiếp tục sứ mệnh không gian của mình.
Bởi thực tế là trên Mir có một Module thoát khẩn cấp - gọi là Raduga và ông hoàn toàn có thể sử dụng nó để quay về Trái đất, nhưng ông đã không làm vậy:
Ly kỳ cuộc giải cứu người Liên Xô cuối cùng sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga! - Ảnh 4.

Các cấu trúc và thời gian ghép nối của trạm vũ trụ Mir của Liên Xô và sau đó là Nga.
"Nếu tôi làm vậy, Trạm vũ trụ Mir sẽ bị bỏ hoang, sứ mệnh nghiên cứu của nó sẽ chấm dứt. Vì thế, tôi ở lại dù không biết đến khi nào mới có người lên thay thế tôi".
"Những người này vẫn làm việc", cô Lewis nói. "Và họ thực sự tận tâm với công việc đó. Họ nhận ra sự quan trọng của vị thế và uy tín quốc gia trong nỗ lực giữ lại Trạm vũ trụ cho dù là của Liên Xô hay Nga".
Nước Nga mới đã nỗ lực để "giải cứu" Krikalev. Và để có được tiền, Moscow buộc phải đàm phán với Kazakhstan, đưa một phi hành gia đầu tiên của nước cộng hòa này bay vào không gian. Đổi lại, Nga sẽ được phép phóng tàu vũ trụ từ sân bay Baikonur miễn phí.
TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên, 2 phi hành gia gồm 1 người Áo và 1 người Kazakhstan lại không đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật để có thể thay thế Krikalev trong việc điều hành hoạt động của Trạm vũ trụ Mir nên Krikalev vẫn phải ở lại.
Thậm chí có lúc phía Nga đã đề nghị bán Trạm vũ trụ Mir cho Mỹ nhưng Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) lúc đó không mặn mà do đang có kế hoạch xây dựng Trạm không gian quốc tế (ISS).
Cuối cùng, vào tháng 3/1992, Krikalev nhận được tin rằng sẽ có người lên thay thế và ông có thể trở lại Trái đất sau khi Đức đồng ý trả 24 triệu USD để đưa phi hành gia Klaus Dietrich Flade lên Trạm Mir. Và vào ngày 25/3/1992, Krikalev đặt chân xuống mặt đất.
Tạp chí Discover viết: "Tại Cộng hòa Kazakhstan hiện đã độc lập, công dân Liên Xô cuối cùng đã hạ cánh gần Arkalyk. Vào thời điểm này, Leningrad quê hương của ông đã trở thành St Petersburg của nước Nga".
Từ đó Krikalev được gọi là "công dân cuối cùng của Liên Xô ngoài vũ trụ". Quyết tâm ở lại Mir khi đối mặt với nghịch cảnh bất chấp khó khăn đã biến Krikalev trở thành anh hùng. Hiện, ông Krikalev là Giám đốc bộ phận của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos
Ly kỳ cuộc giải cứu người Liên Xô cuối cùng sau 312 ngày mắc kẹt trên bầu trời của Nga! - Ảnh 6.

Bữa ăn đầu tiên của Krikalev trên Trái đất.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top