[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực

Video được cho là ghi lại cảnh tiêm kích F-35B Anh rơi xuống biển hồi giữa tháng.
Hình ảnh có vẻ trùng khớp với thông tin trước đó là máy bay trục trặc động cơ, phi công cố phanh hãm nhưng không đủ khoảng cách và phải phóng ghế thoát hiểm

Hoàn toàn ko phải do tấm bạt gì hết
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
'Chim ưng đêm' F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử
Đức Trí | 04/12/2021 10:25 AM

1

'Chim ưng đêm' F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử

Lockheed F-117A Nighthawk là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên của Mỹ và đã trải qua nhiều thăng trầm kể từ khi ra đời đến lúc kết thúc hoạt động.

Lockheed F-117A Nighthawk (Chim ưng đêm) của Mỹ là máy bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình và Không quân Mỹ là lực lượng duy nhất sử dụng loại máy bay này.
Nhiều đánh giá cho rằng, mục đích của Mỹ trong việc chế tạo máy bay F-117 chủ yếu là để phục vụ Chiến tranh Vùng Vịnh. Sở dĩ có những đánh giá này là do, F-117 chỉ thực sự “tỏa sáng” trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên, một tài liệu được giải mật của Không quân Mỹ mới đây do tạp chí Military Watch đưa ra đã hé lộ thực sự mục đích của việc Mỹ chế tạo máy bay F-117 và toàn bộ quá trình chế tạo “ly kỳ” của máy bay này.
Chim ưng đêm F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed F-117A Nighthawk đầu tiên của Mỹ. Nguồn: Sina.
Lịch sử ra đời mang nhiều tranh cãi
Vào những năm thập niên 1960, khái niệm về “tàng hình” đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới khoa học thế giới. Nhà khoa học Pyotr Yakovlevich Ufimtsev tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Vô tuyến Trung ương thuộc Liên Xô được coi là “cha đẻ” trong lĩnh vực này.
Năm 1954, Pyotr Yakovlevich Ufimtsev đã tìm hiểu về sự phản xạ của sóng điện từ và đã viết rất nhiều bài báo quan trọng về cách sóng vô tuyến phản xạ từ vật thể hai chiều và ba chiều. Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là hình dạng vật thể quyết định tín hiệu phản xạ sóng vô tuyến, chứ không phải kích thước của nó.
Đến năm 1962, Ufimtsve đã xây dựng mô hình toán học để giải các vấn đề nhiễu xạ tần số cao trong bài viết có tựa đề "Phương pháp Sóng cạnh trong Lý thuyết Vật lý Nhiễu xạ" trong tạp chí của Viện Kỹ thuật Radio Moscow.
Phương pháp này cho phép tính toán mô hình nhiễu xạ của sóng radar từ máy bay, cũng như giúp thiết kế những hình dạng không phản xạ sóng radar trở lại nguồn phát, khiến phi cơ gần như biến mất khỏi màn hình radar. Các công trình nghiên cứu của Ufimtsev đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, mở đường cho việc thiết kế các mẫu máy bay tàng hình.
Vào những năm 1970, khi một nhà phân tích của Lockheed thu được các tài liệu mật của Ufimtsve thông qua hàng loạt hoạt động tình báo công nghệ, nhất là một công trình nghiên cứu quan trọng của Ufimtsev.
Lockheed đã ngay lập tức sử dụng nghiên cứu của Ufimtsev để lập trình siêu máy tính nhằm xây dựng mô hình tín hiệu phản xạ radar của máy bay chiến đấu. Khi đó, ý tưởng ban đầu về F-117 Nighthawk đã ra đời.
Chim ưng đêm F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử - Ảnh 2.

Sơ đồ chế tạo Lockheed F-117A Nighthawk. Nguồn: Sina.
Quyết định sản xuất F-117A được đưa ra năm 1973, và một hợp đồng đã được trao cho Lockheed Advanced Development Projects, thường được gọi là "Skunk Works," tại Burbank, California. Chương trình do Ben Rich chỉ đạo.
Ngày 18/6/1981, chuyến bay đầu tiên của mẫu YF-117A, số sêri 79-0780, được thực hiện tại Hồ Groom, bang Nevada, chỉ 31 tháng sau quyết định phát triển toàn diện. Sự thành công này như một đòn giáng mạnh vào Liên Xô, bởi khi đó, F-117 là máy bay tàng hình duy nhất trên thế giới được Mỹ chế tạo, nhưng lại dựa trên những nghiên cứu quan trọng của Liên Xô.
Chiếc F-117A được giao lần đầu năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện tháng 10 năm 1983, và chuyến giao hàng cuối cùng vào mùa hè năm 1990. Không quân phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này cho tới tận năm 1988, sau đó vào tháng 4/1990 một chiếc đã được trưng bày trước công chúng tại Căn cứ Không quân Nellis, Nevada.
Mục đích chế tạo F-117 cũng là nhằm xâm nhập mạng lưới phòng không dày đặc và phức tạp nhất trên thế giới do Liên Xô tạo ra, chứ không phải là để phục vụ Chiến tranh vùng Vịnh như nhiều đánh giá trước đây.
Tại sao Mỹ lại chế tạo F-117 để nhằm vào Liên Xô?
Trong những năm cuối thập niên 80, hệ thống phòng không mới của Liên Xô làm cho các siêu máy bay Mỹ khi đó như máy bay ném bom B-52H và B-1B, máy bay chiến đấu tấn công F-111 phải “bó tay”.
Không lâu trước khi F-117 đi vào biên chế, Liên Xô đã được trang bị hai máy bay đánh chặn hạng nặng thế hệ thứ tư tiên tiến là MiG-31 và MiG-25PD. MiG-31 được trang bị radar mảng pha đầu tiên trên thế giới và tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-33.
Ngoài ra, Liên Xô còn được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300, những điều này làm cho máy bay Mỹ hoàn toàn thất bại bởi phòng không Liên Xô.
Chim ưng đêm F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử - Ảnh 3.

Nhiệm vụ chính của F-117 là “hạ bệ” phòng không Liên Xô. Nguồn: Sina.
F-117 đi vào hoạt động với công nghệ tàng hình thô sơ, mặc dù có thể dễ dàng bị phát hiện bởi radar sóng dài, nhưng đối với hầu hết các máy bay và hệ thống phòng không của Liên Xô, F-117 chỉ có thể bị phát hiện ở cự ly rất gần, và dù không phải “bất khả chiến bại” nhưng nó vẫn có nhiều cơ hội tốt để tấn công những mục tiêu cần thiết.
Ban đầu, F-117 được thiết kế để mang bom hạt nhân B57 và B61, buồng lái của nó bao gồm bảng điều khiển và giám sát máy bay dành cho bom hạt nhân. Để tăng khả năng tàng hình của máy bay nhằm xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Liên Xô, Mỹ dự tính máy bay chiến đấu F-117 sẽ nhận được thông tin tình báo về các vị trí phòng không của đối phương và lên kế hoạch cẩn thận cho đường bay để tránh các mối đe dọa tiềm tàng.
Về cơ bản, máy bay dự kiến sẽ cất cánh từ châu Âu, điều đó có nghĩa là các máy bay chiến đấu tàng hình này cần phải đi qua lãnh thổ của các nước thuộc Khối Warszawa trước khi đến Liên Xô, do các nước Khối Hiệp ước Warsaw này đã bắt đầu triển khai tên lửa S-300 tiên tiến và máy bay chiến đấu MiG-29, cũng được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu Su-27 mới tiên tiến hơn, vì vậy F-117 sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ gian khổ.
Máy bay chiến đấu F-117 với đầu đạn hạt nhân chiến thuật B57 hoặc B61 có thể tấn công các mục tiêu quan trọng như căn cứ quân sự, doanh trại của đối phương. Mặc dù F-117 là một trong những máy bay chiến đấu bay chậm nhất thế giới, tốc độ không thể đạt Mach 1, nhưng trần bay lại tương đối thấp, có thể tránh tốt hơn các hệ thống phòng thủ và cảm biến của đối phương. F-117 có thể bay qua mục tiêu và thả bom hạt nhân.
Chiến tích của “Chim ưng đêm” không đạt được sự kỳ vọng của Mỹ
F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc chiến Panama - Mỹ năm 1989 mà không phải sử dụng để đối kháng với Liên Xô. Trong lần đó hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Rio Hato.
Tuy nhiên, phải đến Chiến tranh Vùng Vịnh, thì loại máy bay này mới thật sự tỏa sáng, khi đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự Iraq. Sau đó nó tiếp tục được sử dụng tại Chiến tranh Kosovo năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, F-117 được sử dụng trên quy mô lớn không phải cho các nhiệm vụ hạt nhân. Trong những ngày đầu của cuộc chiến, hệ thống radar sóng dài của Iraq đã trở thành mục tiêu ưu tiên, khi đó Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay trực thăng tấn công bay thấp để phá hủy các radar này. Kể từ đó, F-117 trở nên khó bị phát hiện hơn.
Mặt khác, Iraq thiếu các vũ khí phòng không tiên tiến như S-200, S-300, MiG-31 và Su-27, điều này có nghĩa là F-117 vốn được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn hơn, nhưng lại thực hiện những nhiệm vụ quá dễ dàng, hầu như không gặp khó khăn gì khi đối mặt với các trận địa tên lửa đất đối không và radar của một quốc gia yếu hơn nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến F-117 tỏa sáng.
Thêm vào đó, trước khi F-117 xuất kích thì Mỹ đã điều máy bay F-111 đã “dọn đường”, ngoài ra, F-117 còn nhận được sự hợp tác hiệu quả từ các máy bay chiến đấu điện tử F-4G, có khả năng mang theo tên lửa chống bức xạ, được phát triển đặc biệt để chế áp hệ thống phòng không của đối phương.
Tổ hợp này mang lại hiệu quả vô cùng đặc biệt, thậm chí cho dù có xảy ra chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu, tổ hợp này vẫn phát huy tác dụng.
Tuy vậy, F-117 vẫn hứng chịu nhiều thiệt hại, chiếc F-117 đầu tiên đã bị bắn hạ vào ngày 27/3/1999, trong chiến đấu bởi các lực lượng Serbia trong Chiến tranh Kosovo.
Máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa Isayev S-125 'Neva-M' của Tiểu đoàn số 3/Trung đoàn Tên lửa 250. Sự kiện này đã gây chấn động khi lần đầu tiên, loại máy bay tàng hình hiện đại bậc nhất của Mỹ lại bị kiểu tên lửa phòng không đã lạc hậu như S-125 bắn hạ.

Chim ưng đêm F-117 của Mỹ và những thăng trầm lịch sử - Ảnh 5.

Xác một chiếc F-117 bị bắn hạ năm 1999. Nguồn: Sina.
F-117 của Mỹ đã bị phát hiện bằng các loại radar Liên Xô hoạt động ở bước sóng dài cỡ dm hoặc mét, dù những radar này được chế tạo từ đầu thập niên 1960 và bị coi là "cổ lỗ". Sở dĩ F-117 bị phát hiện là do máy bay bị giảm khả năng tàng hình khi cửa phụt khí bị ướt (do hơi nước trên cao bám vào) hoặc khi mở cửa khoang bom.

Đêm 27/3/1999, radar của Serbia đã khóa chiếc F-117A số hiệu 82-806 mang mật danh Vega 31 ở khoảng cách 11 km, độ cao 8 km và hai tên lửa được phóng lên trúng mục tiêu. Chiếc F-117 của Mỹ rơi tại chỗ, phi công lái máy bay sống sót và được các lực lượng NATO cứu.

Tuy nhiên, xác chiếc F-117 không bị phá hủy hoàn toàn, và có thông tin nói rằng người Serb đã mời các chuyên gia Nga tới xem xét những mảnh vỡ. Nhiều đánh giá cho rằng, vụ việc này đã khiến kỹ thuật tàng hình của Mỹ bị tiết lộ.

Một chiếc F-117A thứ hai đã bị hư hại nặng trong một phi vụ ném bom trong Chiến tranh Kosovo vào ngày 30/4/1999. Chiếc F-117A này hỏng nặng tới mức không thể sửa lại được nữa, coi như là bị phá hủy, nhưng vì nó không rơi tại chỗ nên không quân Mỹ đã giấu kín thiệt hại này trong nhiều năm.

Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 3 chiếc F-117A, 1 do SA-3 bắn, 2 do MiG-29 hạ, ngoài ra còn 1 chiếc F-117A bị hư hại nặng. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ ban đầu chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị tên lửa SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999.

Cái kết buồn cho một chú “hùng ưng”

Do chi phí chế tạo máy bay F-117 rất cao nên chỉ có 59 chiếc được sản xuất. Thêm vào đó, chi phí vận hành quá cao và khả năng tàng hình tương đối hạn chế, thiết kế tàng hình của F-117 dựa trên hình dáng bên ngoài (gây ảnh hưởng tới tính năng khí động lực) thể hiện một kỹ thuật chống radar kiểu cũ và khác biệt so với ngày nay.

Từ năm 2006 có nhiều thông tin cho rằng, F-117 chuẩn bị loại biên khi Mỹ tăng số lượng chế tạo loại F-22A lên bốn chiếc và bắt đầu bước vào hoạt động trong Không lực Mỹ.

Thông tin này rò rỉ từ một phiên bản phác thảo của Báo cáo Quốc phòng Quý tư 2006 và Ngân sách Quốc phòng 2007 cho thấy toàn bộ phi đội đang được đề nghị ngừng hoạt động nhường chỗ cho những chiếc F-22A mới đang được đặt mua.

Đến năm 2008, F-117 đã hoàn toàn bị cho nghỉ hưu sau năm 2008. Khi đó, F-22A là một thay thế hợp lý, khả năng tàng hình của F-22A gần tương đương loại B-2, cao hơn loại F-117. Đồng thời, F-22A có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không cần dùng buồng đốt lần hai và vì thế có thể tới mục tiêu cũng như vượt qua những vùng nguy hiểm nhanh hơn.

Vật liệu hấp thụ radar của F-22A có yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn loại F-117, khả năng đột phá phòng không mạnh mẽ hơn và được trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn nhiều so với F-117. Không chỉ cho F-117 nghỉ hưu, mà Không quân cũng đã đóng cửa trường dạy bay loại F-117, điều này khiến tương lai của F-117 càng thêm mờ mịt.

Mặc dù F-117 không đạt được kỳ vọng như Mỹ mong muốn, nhất là trong việc đối phó với Liên Xô, nhưng chế tạo thành công F-117 là nền tảng quan trọng để Mỹ vươn lên vị thế số 1 trong lĩnh vực chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, dù cho là chế tạo trên cơ sở thành tựu nghiên cứu của Liên Xô.

Đến nay, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-35 cũng là loại máy bay được chế tạo trên cơ sở F-117, và nó cũng là tiêm kích tàng hình có khả năng mang vũ khí hạt nhân thứ hai của Mỹ sau F-117.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản
Thu Thủy | 28/11/2021 09:59 AM

0

1638761513606.png

Ngày 26/11, Đài Russia-1 đã phát sóng hình ảnh Quân khu Miền Đông triển khai hệ thống tên lửa S-300V4 trên đảo Kunashir (Nhật gọi là Kunashiri-to) trong quần đảo Kuril (Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc) tranh chấp.


Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 1.

Đài Truyền hình Nga lần đầu tiên công khai hình ảnh trận địa tên lửa đánh chặn S-300V4 trên đảo Kunashir đang tranh chấp với Nhật (Ảnh: QQ).
Điều khiến Nhật Bản rất khó chịu là đảo Kunashir chỉ cách Hokkaido 23 km, và tầm bắn tối đa của tên lửa đánh chặn mới S-300V4 được tuyên bố là 350 đến 400 km, khiến toàn bộ vùng trời Hokkaido của Nhật Bản nằm trong phạm vi đánh chặn của hệ thống S-300V4.
Việc quân đội Nga triển khai S-300V4 tới đây rõ ràng là thách thức Nhật Bản, đồng thời thể hiện thái độ kiên quyết không nhân nhượng của Nga đối với chủ quyền của quần đảo Kuril.
Hệ thống tên lửa đất đối không S-300V4 khá đặc biệt, là phiên bản cải tiến mới nhất của S-300V.
Tuy cũng là dòng S-300 nhưng nó không phải là sản phẩm cùng lộ trình phát triển với loại S-300P thường thấy và trước năm 2002 cũng không do cùng nhà sản xuất chịu trách nhiệm. S-300 ban đầu có ba tuyến, một là S-300P được phát triển theo nhu cầu của lực lượng phòng không Liên Xô, bao gồm S-300PS, S-300PT, S-300PM và S-300PMU. Sản phẩm cuối cùng của tuyến này là S-400 đã phát triển.
Tuyến thứ hai là phiên bản S-300F của hải quân đặt trên tàu chiến, về cơ bản đã ngừng phát triển. Tuyến thứ ba là S-300V được phát triển cho nhu cầu phòng không của Lục quân Liên Xô, lúc đầu do Phòng thiết kế Kuntsevo đảm nhận, đến năm 1983 do Tập đoàn Antai mới thành lập.
Tuyến S-300P do Cục Thiết kế NPO Almaz và Công ty Almaz phụ trách sau khi Liên Xô giải thể. Sau khi Nga hợp nhất Almaz với Antai và 46 viện nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp khác vào năm 2002 để thành lập Công ty Almaz-Antai, S-300P và S-300V mới được coi là sản phẩm của cùng một nhà sản xuất. Các nhà sản xuất khác nhau, tuyến khác nhau, nghĩa là tên lửa đánh chặn, xe phóng và radar của S-300V và S-300P đều rất khác nhau.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 2.

Đạn 9M82 (trên) và 9M83 (Ảnh: QQ).
Vì để thích ứng với môi trường chiến đấu và nhu cầu của Lục quân, toàn bộ hệ thống của S-300V ngay từ đầu là sử dụng hệ thống khung gầm bánh xích với khả năng việt dã mạnh hơn, đồng thời nhấn mạnh khả năng chống tên lửa đạn đạo, đặc biệt là đối với các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật Lance và Pershing của NATO vào thời điểm đó, đồng thời có tính đến khả năng phòng không.
Vì vậy, S-300V được trang bị hai loại đạn đánh chặn, một là đạn đánh chặn 9M83 sớm nhất, sử dụng cấu trúc động cơ tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng và có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và máy bay ở độ cao từ 25 mét đến 25.000 mét.
Tầm bắn đối với máy bay là 75 km, đối với tên lửa đạn đạo là 40 km và xác suất đánh chặn 1 đối 1 đối với tên lửa đạn đạo chiến thuật Lance có tầm bắn từ 70 đến 120 km là 50% đến 65%.
Loại còn lại là đạn đánh chặn 9M82 có cấu tạo tương tự, nhưng kích thước tầng đẩy lớn hơn, chủ yếu nhắm vào tên lửa đạn đạo và máy bay cảnh báo sớm, máy bay gây nhiễu của đối phương ở độ cao từ 1000 mét đến 30.000 mét; tầm tấn công máy bay cỡ lớn đạt tới 100 km.
Đối với việc chống tên lửa, nó có khả năng đánh chặn Pershing-1A có tầm bắn 740 km với xác suất đánh chặn từ 40% đến 60%. Hai loại tên lửa đánh chặn đều sử dụng dẫn đường quán tính cộng với hiệu chỉnh lệnh vô tuyến ở giai đoạn giữa và dẫn đường bằng radar bán chủ động ở giai đoạn cuối, nhưng radar phối thuộc khá phức tạp.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 3.

Các loại radar trang bị cho hệ thống S-300 (Ảnh: QQ).
Hệ thống S-300V được trang bị 4 loại radar, loại thứ nhất là radar 3 tọa độ sóng cm đa hướng 9S15M dùng để tìm kiếm cảnh giới tầm xa. Nó có khoảng cách phát hiện 240 km đối với máy bay và 115 km đối với tên lửa đạn đạo.
Thứ hai là radar cảnh báo tìm kiếm mảng pha thụ động 9S19M sóng cm, chủ yếu dùng để tìm kiếm mục tiêu tốc độ cao ở các hướng quan trọng. Nó có phạm vi phát hiện từ 75 đến 175 km đối với tên lửa đạn đạo Pershing-1A và có thể theo dõi 16 mục tiêu cùng lúc.
Loại thứ ba là radar 9S32 dẫn đường và theo dõi mục tiêu theo từng giai đoạn thụ động sóng cm, có nhiệm vụ chính là theo dõi mục tiêu sau đó điều khiển phương tiện phóng để phóng đạn đánh chặn và hiệu chỉnh đạn đánh chặn ở giai đoạn giữa.
Loại thứ tư là radar chiếu xạ nhỏ trên xe phóng, chịu trách nhiệm chính cho việc chiếu xạ mục tiêu vào giai đoạn cuối của đạn đánh chặn, đầu dẫn tên lửa nhận sóng radar do mục tiêu phản xạ để dẫn đường cho đạn ở giai đoạn cuối.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 4.

Sơ đồ phả hệ dòng tên lửa phòng không S-300 (Ảnh: QQ).
Cấu trúc hệ thống của S-300V4 vẫn sử dụng bộ tương tự của S-300V, nhưng hệ thống radar chỉ huy và phóng xe đã được cải tiến và nâng cấp kỹ thuật số. Về đạn đánh chặn, đã được thay thế bằng hai loại 9M83MD và 9M82MD mới.
Hiệu suất cụ thể của hai loại đạn này chưa được tiết lộ, nhưng được biết loại 9M82MD kích thước lớn hơn đã nâng cao khả năng chống tên lửa.
Quân đội Nga tuyên truyền rằng đạn tên lửa này có khả năng đánh chặn loại tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 2500 km, tốc độ đánh chặn mục tiêu đã được tăng lên Mach 13 và khoảng cách đánh chặn tối đa được tuyên bố là đạt 350 đến 400 km (đối với mục tiêu như máy bay tầm cao).
Đối với tầm bắn xa như vậy, phương thức dẫn đường của đạn 9M82MD có thể cũng đã được thay đổi, thay thế bằng dẫn đường bằng radar chủ động nên xe phóng không cần radar chiếu xạ nữa.
Đương nhiên, một số cơ quan truyền thông cho rằng phương pháp dẫn đường không thay đổi, đạn 9M83MD và 9M82MD dùng chung radar chiếu xạ 9A83M2, nhưng có nhiều nghi vấn về hệ thống chiếu xạ bán chủ động lại được sử dụng cho khoảng cách xa như vậy.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 5.

Hai loại đạn mới của hệ thống S-300V4 (Ảnh: QQ).
Phạm vi đánh chặn 400 km của đạn tên lửa đánh chặn 9M82MD về cơ bản bao trùm toàn bộ vùng trời của Hokkaido, phạm vi đánh chặn này nên dùng cho các máy bay lớn, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu.
Về cơ bản, nó đã gây ra mối đe dọa đối với hoạt động của các máy bay hỗ trợ giá trị cao của quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở Hokkaido. Đối với hệ thống tên lửa S-300V4 thì thiên về nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo, thực ra không cần thiết cho quân đội Nga trên đảo.
Đối với chính phủ Nga mà nói, việc triển khai hệ thống S-300V4 trên đảo thực ra mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn, chủ yếu là tuyên bố chủ quyền với phía Nhật Bản, ý nghĩa quân sự thực ra chỉ là thứ yếu.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 6.

Trận địa tên lửa S-300V4 trên đảo Kunashir (Ảnh: QQ).
Cũng có thể thấy, việc quân đội Nga triển khai hệ thống phòng không S-300V4 trên 4 hòn đảo phía Bắc là mang tính đối phó rất cao.Với tính năng tuyệt vời và tầm bắn cực xa của S-300V4, thực tế nó là chiến lược phòng thủ tấn công “dùng mặt đất kiểm soát bầu trời” nhằm ngăn chặn hoạt động của các máy bay quân sự của Không quân Nhật và quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản trên Lãnh thổ phía Bắc.
Sức chiến đấu tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản được đánh giá là vượt xa Lực lượng Phòng không và Không gian Nga và lực lượng phòng không trên bờ của hải quân Nga triển khai ở Viễn Đông, trong khi quân đội Mỹ tại Nhật Bản có tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn ATACMS và rất có khả năng triển khai tên lửa tầm trung đối đất và vũ khí siêu thanh trong tương lai.
Việc Nga triển khai S-300V4 trên Lãnh thổ phía Bắc có thể coi là sự chuẩn bị đón đầu.
Nga công khai trận địa tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên đảo tranh chấp, đe dọa Nhật Bản - Ảnh 8.

Không ảnh chụp trận địa S-300V4 trên đảo Kunashir (Ảnh: QQ).
Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh hồi năm ngoái, hệ thống phòng không S-300 của Armenia đã bị quân đội Azerbaijan phá hủy và toàn bộ trận địa bị phá hủy: với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử, các máy bay không người lái của Azerbaijan đã định vị chính xác và phá hủy radar của hệ thống phòng không S-300 Armenia; sau đó là các dàn pháo phản lực tầm xa của quân đội Azerbaijan đã bắn rocket với đầu đạn chùm để trùm lên toàn bộ trận địa phòng không S-300.
Vì vậy, sự có mặt của hệ thống S-300V4 ở đảo Kunashir cũng chưa thể nói lên điều gì.
Chiến lược “giương đông kích tây” của Nga khiến Mỹ và Ukraine rối bời
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ đang loay hoay với dự án tàu sân bay Gerald Ford
V. Đỉnh
Thứ hai, ngày 06/12/2021 - 10:02Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Thời gian đưa “Sân bay nổi” Gerald Ford của Mỹ vào vận hành phải lùi lại vô thời hạn. Sản phẩm này có khả năng phải tháo ra để bán phụ tùng, vì nếu tiếp tục hoàn thiện thì không tìm đâu ra thiết bị đồng bộ.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự lễ hạ thủy tàu sân bay Gerald Ford
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự lễ hạ thủy tàu sân bay Gerald Ford
Do không thể thực hiện được các nhiện vụ tác chiến, cho nên thời gian đưa “sân bay nổi” Gerald Ford tối tân và hiện đại nhất của Mỹ vào vận hành có lẽ phải lùi lại vô thời hạn. Sản phẩm này có khả năng phải tháo ra để bán phụ tùng, vì nếu tiếp tục hoàn thiện thì không tìm đâu ra thiết bị đồng bộ.
Như "đứa trẻ khó bảo"
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới ngành đóng tàu của Mỹ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, mức sản xuất bị sụt giảm. Washington thú nhận rằng, các nhà thầu không thể cung cấp thiết bị đúng thời hạn cho sản phẩm đầu tiên của dự án CVN-78 là tàu sân bay Gerald Ford. Theo lịch trình thì tàu sân bay này được bàn giao cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2022. Để chạy đua với thời gian, hãng Nothrop Grumman, trụ sở tại bang Virginia, đã áp dụng mọi biện pháp có thể.
Trao đổi với báo giới, đại diện Hải quân Hoa Kỳ Klay Doss cho biết: “Vì thiếu linh kiện để hoàn chỉnh Gerald Ford, thuộc dự án CVN-78, chúng tôi đã bắt buộc phải đi vay của dự án tàu sân bay CVN-79 John F. Kennedy. Cụ thể là phải đi vay bộ phận điều khiển động cơ, bộ nguồn, bơm mini, công tắc hành trình, dẫn động xupap cho các hệ thống trên tàu sân bay, và nhiều chi tiết khác nữa. Việc phải “dẫm lên chân” nhau trong ngành công nghiệp quân sự là việc làm cực chẳng đã, nhưng nó cũng diễn ra khá phổ biến. Ngành đóng tàu của Mỹ chỉ có thể làm chủ được, chỉ khi nào hoạt động sản xuất thiết bị phụ trợ được điều chỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất”.
Theo một nguồn tin từ Hải quân Hoa Kỳ, mặc dù phải đi vay linh kiện của dự án tàu sân bay John F Kennedy, thì thời gian bàn giao siêu mẫu hạm Gerald Ford sớm nhất cũng phải vào năm 2024. Bên cạnh việc thiếu thiết bị, rất có thể, sẽ còn nảy sinh nhiều vấn đề khác nữa, khiến cho dự án CVN–78 thật giống như một "đứa trẻ cứng đầu.
Những vấn đề tồn tại cần khắc phục
Từ giữa những năm 1990 Tàu sân bay Gerald Ford được phát triển để thay thế cho tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65). Tàu sân bay mới được khởi công đóng vào năm 2005, được hạ thủy vào năm 2013. Đây là chiến hạm lớn nhất thế giới. Lượng choán nước của tàu hơn 100.000 tấn, chiều dài 337 m, chiều rộng 78 m, chiều cao 76 m, 2 lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất 700 megawatt (MW), vận tốc của tàu đạt 30 hải lý/giờ (tương đương 56 km/h), thời gian hoạt động độc lập trên biển không hạn chế, có điều là cứ 3 tháng phải tiếp lương thực một lần.
Tàu sân bay có thể mang theo gần 100 máy bay, ví dụ như tiêm kích F/A 18E/F Super Hornet, máy bay tàng hình F-35, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay trinh sát E-2D Hawkeye, máy bay vận tải C-2 Greyhound, cùng các loại máy bay trực thăng và máy bay không người lái khác nữa.
Thủy thủ đoàn gồm 4.500 người. Theo kế hoạch, tàu sân bay Gerald Ford được đưa vào sử dụng từ năm 2016.
Hãng tin Bloomberg cho biết, qua công tác kiểm tra, đã phát hiện tàu sân bay Gerald Ford không có khả năng chiến đấu. Ngay từ lần hạ thủy đầu tiên, nó đã bộc lộ những khiếm khuyết, để khắc phục được chúng chỉ có một cách duy nhất là thiết kế lại hoàn toàn con tàu. Đặc biệt là hệ thống hãm điện từ và hệ thống phóng máy bay điện từ.
Theo công suất thiết kế của hệ thống hãm điện từ là 1.600 máy bay, thực tế chỉ hãm được 25 chiếc. Công suất thiết kế của hệ thống phóng điện từ là 4.000 máy bay, thực tế chỉ phóng được 400 chiếc. Ngoài ra, thiết bị nâng máy bay và hệ thống radar trên tàu cũng không đạt theo yêu cầu của hội đồng nghiệm thu.
Ngày 31/5/2017, tàu sân bay Gerald Ford được biên chế cho Hải quân Hoa Kỳ. Hàng loạt vấn đề nảy sinh ngay sau đó. Ổ bi chịu lực của trục chân vịt bị vỡ, hệ thống truyền lực của lò phản ứng hạt nhân gặp trục trặc, đến nỗi Hải quân Hoa Kỳ phải điều tàu kéo để đưa tàu sân bay Gerald Ford về căn cứ. Chi phí cho việc khắc phục sự cố của tàu sân bay Gerald Ford đã đẩy trị giá của nó lên tới 13 tỉ USD - đây thực sự là con số không nhỏ đối với ngân sách quốc phòng của Mỹ. Washington đã hoài nghi, liệu Mỹ có cần đến một hàng không mẫu hạm cồng kềnh và đắt đỏ đến vậy không?
Điều quan trọng nhất là tàu sân bay Gerald Ford là mục tiêu quá đơn giản đối với tên lửa siêu thanh. Năm 2022, Hải quân Nga sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ gần Mach 9 (1 Mach gần bằng 1.200 km/h), với tốc độ này, tên lửa siêu thanh Zircon có thể chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, tầm bắn của Zircon của Nga vượt xa bán kính hoạt động của các loại tàu sân bay của Mỹ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Khám phá loại UAV vũ trang bí mật mới hỏa lực cực mạnh của Mỹ
Thu Thủy
Thứ sáu, ngày 10/12/2021 - 11:37Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Công ty Mỹ General Atomics đã chế tạo và thử nghiệm một loại máy bay không người lái mới sát thương cực mạnh. Sức sát thương của nó nằm ở hỏa lực cực mạnh: có thể mang 16 tên lửa AGM-144 Hellfire tương tự như trực thăng AH-64 Apache.
Chiếc máy bay không người lái bí mật Mojave của General Atomics đã thử nghiệm thành công (Ảnh: Chinatimes).
Chiếc máy bay không người lái bí mật "Mojave" của General Atomics đã thử nghiệm thành công (Ảnh: Chinatimes).
Theo trang tin Mỹ Breaking Defense, nguồn tin giấu tên cho biết chiếc máy bay không người lái này chưa đăng ký tên chính thức vào mùa hè vừa qua đã thực hiện chuyến bay đầu tiên trên sa mạc Mojave ((Mojave Desert) nên được tạm gọi là “Mojave”.
Mặc dù General Atomics không muốn nói về chiếc máy bay không người lái vũ trang mạnh này, nhưng một nguồn tin cho biết chiếc UAV này có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng dưới 800 feet (khoảng 240 mét), có thể cất cánh từ một căn cứ cỡ trung bình, sân bay gồ ghề, đường đất, lòng sông khô cạn, thậm chí cả thiết bị máy phóng cũng có thể phóng nó đi và thu hồi trên tàu. “Mojave" có thể cất cánh từ các địa điểm nhỏ hẹp không được chuẩn bị trước, khiến nó có khả năng thích ứng cao với các điều kiện khắc nghiệt. Nó cũng được trang bị thiết bị có lực nâng mạnh và động cơ phản lực cánh quạt Rolls-Royce 450 mã lực.
Khám phá loại UAV vũ trang bí mật mới hỏa lực cực mạnh của Mỹ ảnh 1
Một số tính năng cơ bản của "Mojave" được tiết lộ
Khả năng mang theo 16 quả tên lửa AGM-144 Hellfire của “Mojave" khiến người ta kinh ngạc, gấp đôi khả năng của loại MQ-1C Predator đang hoạt động và gấp 4 lần sức mang của MQ-9 Reaper.
Theo các nguồn tin, chiếc máy bay không người lái vũ trang cực mạnh này dựa trên cơ sở loại UAV MQ-1C Predator, hình dạng cánh của nó tương tự như máy bay cường kích OV-10. Sải cánh của nó lớn hơn MQ-1C Predator đáng kể, do đó có nhiều không gian hơn để mang vũ khí. Nó cũng có hệ thống điện tử hàng không nhẹ hơn và các chức năng ưu việt khác, chẳng hạn như hệ thống cất cánh và hạ cánh tự động.
Khám phá loại UAV vũ trang bí mật mới hỏa lực cực mạnh của Mỹ ảnh 2
"Mojave" có 6 điểm treo giúp nó mang được nhiều vũ khí.
Tất nhiên, việc mang theo một lượng vũ khí khổng lồ như vậy phải đánh đổi bằng cái giá là giảm thời gian bay và tầm bay. Nguồn tin trên thừa nhận, việc mang đủ 16 tên lửa AGM-144 Hellfire sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoạt động liên tục, cũng làm giảm không gian thực hiện nhiệm vụ và điện lực. Tuy nhiên, nhiệm vụ của UAV này rất linh hoạt, nếu được sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ gần và tuần tra chiến trường, nó có thể cất cánh trong trường hợp khẩn cấp và phóng ngay một số tên lửa; sau khi giảm bớt trọng lượng nó có thể khôi phục mọi tính năng, có thể tiếp tục hoạt động trên không trong một thời gian dài.
Khám phá loại UAV vũ trang bí mật mới hỏa lực cực mạnh của Mỹ ảnh 3
Sải cánh của "Mojave" rất rộng, thuận tiện cho việc mang nhiều vũ khí .
Hiện nay, tên chính thức của chiếc máy bay không người lái mới này vẫn chưa được tiết lộ, có lẽ các thông tin về nó có thể sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Hiện tại, General Atomics vẫn chưa bắt đầu thương thảo về bán loại máy bay không người lái mới này với quân đội Mỹ hoặc các khách hàng quốc tế tiềm năng. Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, hệ thống “Mojave" khi thiết kế đã căn cứ các dự án của Bộ Tư lệnh Tương lai Quân đội Mỹ (Army Futures Command) và Bộ Tư lệnh Các chiến dịch Đặc biệt Mỹ (SOCOM), đặc biệt là chương trình Overwatch của SOCOM. Loại UAV mới này cũng có thể phù hợp với nhu cầu hoạt động của Thủy quân lục chiến hoặc bất kỳ lực lượng tác chiến viễn chinh nào khác của Mỹ.
Khám phá loại UAV vũ trang bí mật mới hỏa lực cực mạnh của Mỹ ảnh 4
Với khả năng mang 16 tên lửa chống tăng AGM-144 Hellfire, sức sát thương của "Mojave" tương đương với loại trực thăng vũ trang đắt tiền AH-64 Apache (Ảnh: Chinatimes).
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Chiến hạm siêu cấp vũ trụ Zumzum xuất hiện với nhiều vết gỉ.
Cần nhắc lại một lần nữa là Zumzum không sử dụng pháo điện tử, cho dù chương trình pháo điện từ cũng bị hủy rồi.

1639269468081.png
1639269473708.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top