[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Lý do Mỹ không thể áp trừng phạt với Ấn Độ
(Vũ khí) - Dù Ấn Độ mua S-400 từ Nga nhưng quốc gia này có thể nằm ngoài đạo luật chống đối thủ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Theo nguồn tin quân sự Mỹ, ba Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đã đề xuất miễn trừng phạt Ấn Độ, dù nước này sắp nhận bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ phát triển mạnh và Ấn Độ trở thành đối tác đặc biệt quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
1636169163990.png
Hệ thống S-400.
Những người đưa ra đề xuất này gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Todd Young và Roger Marshall đã đề xuất Đạo luật CRUCIAL (Đạo luật Giảm thiểu thận trọng các hậu quả không mong muốn làm suy yếu các liên minh và khả năng lãnh đạo năm 2021).
Về chính trị, dự luật này được cho là sẽ giúp Ấn Độ, Australia và Nhật Bản - ba thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad) - miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn thông qua năm 2017, trong 10 năm, bao gồm lệnh trừng phạt liên quan đến mua bán vũ khí của Nga.

Được biết, hiện lưỡng đảng tại Mỹ đều phản đối áp đặt trừng phạt với Ấn Độ theo tinh thần của CAATSA. Ngày 26/10, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Cornyn và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner đã gửi thư, kêu gọi Tổng thống Joe Biden từ bỏ trừng phạt quốc gia này.
Lý do từ bỏ các lệnh trừng phạt bở nó sẽ làm tổn hại đến quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ, các Thượng nghị sĩ khuyến khích chính quyền Biden thành lập một nhóm làm việc song phương để xác định các cách thúc đẩy an ninh công nghệ Mỹ và vạch ra lộ trình phát triển các chiến lược nhằm nâng cao khả năng tương tác quân sự Mỹ-Ấn Độ.
Về kinh tế, ông Dhruva Jaishankar, chuyên gia công tác tại Observer Research Foundation (Ấn Độ) đã có phân tích về thiệt hại của Mỹ nếu áp CAATSA với nước này vì S-400.

Chuyên gia này cho rằng, nếu Mỹ trừng phạt thì người chịu thiệt hại sẽ là Washington. Ông Jaishankar cảnh báo, các hợp đồng vũ khí lớn của Mỹ với Ấn Độ có thể gặp nguy hiểm một khi nước này sẵn sàng trừng phạt vì thương vụ S-400.
Các hợp đồng có thể kể tới như lô trực thăng đa năng Sikorsky SH-60 Seahawk, máy bay không người lái Sea Guard từ General Atomics và có thể cả phiên bản máy bay chiến đấu General Dynamics F-16 Fighting Falcon và McDonnell Douglas (được mua bởi Boeing) F/A-18 Hornet.
Giới chuyên gia cho rằng, trước khi ông Dhruva Jaishankar đưa ra tuyên bố trên, Mỹ cũng luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Đương nhiên, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.

Một lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 sẽ rất khó thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Đây có thể chính là những nguyên nhân khiến Ấn Độ sẽ là trường hợp đầu tiên không chịu trừng phạt của Mỹ dù mua hệ thống S-400 của Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ thừa nhận kém về TOW huyền thoại

(Vũ khí) - Theo chuyên gia quân sự Mỹ Charlie Gao, dù là tên lửa chủ lực tại Mỹ nhưng TOW khá chậm so với tên lửa Nga và khó diệt được tăng mới.

Chuyên gia Mỹ cho biết, ra đời từ thời chiến tranh tại Việt Nam, đến nay BGM-71 TOW đã trải qua nhiều lần nâng cấp với những thay đổi đáng kể để thích ứng với chiến tranh hiện đại.
Các phiên bản mới hiện nay của TOW được biết đến với TOW 2A và TOW 2B. Nhưng những phiên bản này đều bị đánh giá khó có thể vượt qua được hệ thống Shtora và những hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng Nga.
Tên lửa TOW.
Ngoài ra, tốc độ quả đạn tấn công mục tiêu chậm chạp cũng bị coi là một phần nguyên nhâ khiến chúng mất đi yếu tố bất ngờ trong việc hạ gục mục tiêu.
Cụ thể, trong khi biến thể mạnh nhất của TOW chỉ có thể di chuyển với tốc độ 320m/giây thì những tên lửa của Nga như Khrizantema bay nhanh hơn 400m/giây, 9M120 Ataka bay 500m/giây và 9M119 Svir khoảng 400m/giây.

Điều đặc biệt trong biến thể nâng cấp của TOW là Mỹ lại quay lại sử dụng hệ thống dẫn đường bằng dây. Giải thích cho sự quay trở lại của hệ thống dẫn đường kiểu cũ, Raytheon cho rằng, đây là cách tốt nhất để vô hiệu hệ thống phòng vệ chủ động trên trên những cỗ tăng T-90 của Nga.
Quyết định dùng lại hệ thống dẫn đường bằng dây được cả nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Mỹ nhất trí sau khi hệ thống dẫn đường kiểu này được xác định đã vô hiệu hệ thống phòng thủ và phá hủy một cỗ tăng T-90A của Nga dù bộ đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora trên xe vẫn hoạt động.
Chuyên gia Mỹ cho biết, OTShU-1-7 thuộc hệ thống Shtora là một tổ hợp phòng vệ mềm, có khả năng đánh bại tất cả các loại tên lửa chống tăng có điều khiển. Kết cấu tổ hợp gồm các cảm biến laser xung quanh tháp pháo để thu tín hiệu khi xe bị hệ thống chỉ thị bằng hoặc đo xa laser chiếu đến, báo hiệu việc đang bị ngắm bắn.

Khi phát hiện đe dọa, máy tính trung tâm sẽ điều khiển các ống phóng đạn khói ngụy trang để làm mất phản xạ laser và che mắt xạ thủ ATGM giúp xe rút lui.
Cuối cùng là 2 mắt đỏ OTShU-1-7 để làm giả bước sóng của đèn tín hiệu lắp ở đuôi tên lửa, khiến hệ thống điều khiển bắn bị nhầm lẫn, làm nó đưa ra chỉ dẫn sai khiến tên lửa hoặc lao đầu xuống đất, hoặc là bay lên trời.

Nhưng hệ thống phòng vệ này chỉ có thể can thiệp vào những tên lửa tích hợp bộ điều khiển laser và không dùng dây dẫn nhưng lại không thể áp chế được đòn đánh của TOW hay bất kỳ dòng tên lửa nào dùng hệ thống dẫn đường bằng dây kiểu cũ.
Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ quay lại thiết kế dẫn đường kiểu cũ trên lô TOW trong hợp đồng mới. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ thừa nhận, biến thể mới sử dụng hệ thống dây dẫn của TOW chỉ có thể hoạt động tốt trong điều kiện chiến trường trống trải.
Nếu tác chiến ở địa hình đồi núi có nhiều cây cối, hệ thống dây dẫn sẽ bị cây cối và vật cản vô hiệu. Chính vì vậy, Mỹ phải đồng thời thực hiện nâng cấp với TOW nhưng vẫn đồng thời tìm cách phát triển dòng tên lửa thế hệ mới mạnh mẽ và tin cậy hơn.
Bởi tính đến thời điểm hiện tại, dù hầu hết các biến thể của TOW đều đã được sử dụng tại chiến trường Syria nhưng chưa một lần chúng hạ gục được xe tăng T-90A trong quân đội Ả Rập Syria.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
41
Mỹ diễn tập với radar thật của S-300
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ vừa tiến hành cuộc diễn tập đối phó với phòng không đối phương, trong đó có hệ thống radar 30N6 và một số mô hình khác.

Tham gia cuộc diễn tập là Tập đoàn quân đặc nhiệm số 7 của Lục quân Mỹ. Cuộc diễn tập thực hiện hồi tháng 9/2021 tại Trung tâm Huấn luyện Sẵn sàng Liên hợp (JRTC) tại Pháo đài Polk, La nhưng đến nay thông tin mới được công bố.
Khí tài tham gia diễn tập là hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6 thuộc trang bị tiêu chuẩn của tổ hợp S-300 cùng một số mô hình radar khác để binh sĩ thực hành tấn công.

View attachment 6630527 View attachment 6630528
Hệ thống radar 30N6 được Mỹ sử dụng trong diễn tập.
Theo tiết lộ của Quân đội Mỹ tiết lộ, cuộc diễn tập giúp lực lượng này tăng cường khả năng đối phó với hệ thống phòng không của đối thủ, đặc biệt là Nga và Trung Quốc trong tình huống có xung đột.

"Cuộc diễn tập tái tạo những tình huống tương tự thực chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với đối thủ", Thiếu tá Marshall McGurk, chỉ huy cuộc diễn tập cho biết.

Điều đặc biệt là ngoài 30N6, hiện Mỹ cũng đang sở hữu radar 36D6M1-1 và hệ thống S-300 hoàn chỉnh mua được từ Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine cũng đã cung cấp cho Mỹ cả những tổ hợp radar thụ động Kolchuga, có khả năng phát hiện và bám bắt các máy bay tàng hình. Cùng với đó, một số máy bay chiến đấu cũng đã lọt vào tay Mỹ.
Trong đó, Ukraine đã bán cho công ty tư nhân Pride Airplane có trụ sở tại Chicago hai chiếc Su-27UB, điều này đã được xác nhận khi đoạn video về các chuyến bay của chúng được công bố gần đây.

Nhiều khả năng, những chiếc máy bay này chuyên đóng vai địch (aggressor) trong các cuộc huấn luyện và tập trận không chiến của Không quân Mỹ.
Như vậy, mục đích của Mỹ khi mua sắm lớn các loại trang, thiết bị, vũ khí Liên Xô, là để nghiên cứu, tìm cách khắc chế vũ khí Nga, đặc biệt là vũ khí phòng không và không quân.
Mục đích của Mỹ đã rõ nhưng những vũ khí này là phát triển của Liên Xô từ hơn 30 trước, trong khi đó Nga đã có bước tiến lớn trong việc phát triển thiết bị radar và tác chiến điện tử, mà giới chuyên gia quân sự từ các nước phương Tây đã nhiều lần thừa nhận.

Như vậy, người Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều radar của các thế hệ trong quá khứ làm mục tiêu trong phạm vi thử nghiệm tên lửa của họ, và do đó, Lầu Năm Góc khó có thể nắm bắt được thứ gì đó mới hơn về những thiết bị mà cơ bản là đã ngừng hoạt động.
Ngoài ra, các nước Ba Lan, Ukraine… cũng đã cung cấp thêm cho Mỹ những vũ khí Liên Xô/Nga như: Máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-29, tên lửa Scud-B, xe tăng T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 và nhiều vũ khí khác…
Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang tìm nhiều cách nắm bắt công nghệ quân sự của Liên Xô/Nga nhằm một mặt là hoàn thiện các vũ khí của mình, mặt khác là tìm ra cách khắc chế hữu hiệu các vũ khí của Nga.
Nhưng Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng của mình bởi những hệ thống vũ khí, khí tài họ tiếp cận được đều là công nghệ cũ và hầu như không còn hoạt động tại Nga.

Chê S300 lạc hậu, nhưng rồi Mỹ cũng phải mua S300 về dùng thôi, nhưng lạ thay vì Mỹ đã có S300 từ cách đây gần 30 năm, khi LX tan rã, Mỹ mua 1 số thiết bị S300 từ chính Nga (thời Yestils), Đông Âu Belarus, sao giờ vẫn phải mua tiếp S300 Ukraine vốn cũng lỗi thời tương tự ?
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ đã không cần Mỹ
(Vũ khí) - Gặp khó trong quá trình hoàn thiện loạt chương trình vũ khí do phải phụ thuộc nguồn cung động cơ từ bên ngoài, Thổ quyết định tự sản xuất loạt động cơ.




Thổ Nhĩ Kỳ bắn thành công bản nội địa của S-400
(Vũ khí) - Thổ Nhĩ Kỳ vừa lần đầu bắn thử thành công hệ thống phòng thủ tầm cao Siper tự phát triển theo công nghệ của tổ hợp S-400 mua từ Nga.




UAV hạng nặng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục phụ thuộc Ukraine
(Vũ khí) - Máy bay không người lái tấn công hạng nặng mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ Bayraktar Akinci sẽ được trang bị động cơ do Ukraine sản xuất.


 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Hải quân đánh bộ Mỹ thảm bại trước đồng nghiệp Anh
(Bình luận quân sự) - Tờ Daily Telegraph cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang làm suy yếu quân đội Mỹ, mà điển hình là thất bại mới nhất trước đặc nhiệm Anh.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Tây Ban Nha nói rõ: Không mua F-35
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Tây Ban Nhà vừa chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin về kế hoạch mua tiêm kích thế hệ 5 F-35 do phía Mỹ công bố.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ đổ tiền giúp F-22 biết đánh đất
(Vũ khí) - 5/11, Không quân Mỹ đã trao cho Lockheed Martin hợp đồng trị giá 10,9 tỷ USD nâng cấp tiêm kích tàng hình F-22 với những khả năng mới.

Chương trình nâng cấp bao gồm nâng cấp hệ thống radar, cải thiện khả năng đánh chặn, thêm nhiệm vụ đánh đất... Gói nâng cấp sẽ giúp những chiếc F-22 hiện có trong Không quân Mỹ tăng thêm 10 năm hoạt động. Toàn bộ quá trình nâng cấp sẽ được thực hiện tại cơ sở của Lockheed Martin ở Fort Worth, Texas.

Quyết định nâng cấp được đưa ra sau khi Tướng Không quân Mỹ, ông James Holmes cho biết trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng thượng viện Mỹ về thực trạng của lực lượng này so với các đối thủ:

"Bộ Quốc phòng và quốc hội Mỹ đã quyết định đánh giá lại những mối nguy hiểm trên không. Chúng tôi đang nhìn thấy Nga và Trung Quốc phát triển máy bay với tốc độ nhanh hơn tưởng tượng".

Trong khuôn khổ hiện đại hóa F-22, các máy bay sẽ được trang bị radar cải tiến có khẩu độ tổng hợp có khả năng thiết lập bản đồ địa hình, độc lập phát hiện các mục tiêu mặt đất và dẫn bắn. Ngoài ra, phiên bản mới còn được trang bị thêm 8 bom SDB 113 kg.

ADVERTISEMENT

Dự kiến, các máy bay F-22 phiên bản mới còn được trang bị các hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử hiện đại. Nhờ đó, F-22 có thể sẽ được trang bị các tên lửa AIM-120D AMRAAM và AIM-9X Sidewinder lớp không đối không.

Ngoài gói hợp đồng nâng cấp trên, không quân Mỹ dự kiến sẽ chi thêm tiền nhằm cải tiến F-22 lên phiên bản Increment 3.3. Được biết, gói nâng cấp dành cho F-22 đều tập trung vào khả năng không chiến và thêm đánh đất mà không hề cải thiện khả năng đánh biển.

Điều đặc biệt trước khi chi cả chục tỷ USD để nâng cấp F-22, Tướng Charles Brown Jr. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ tuyên bố rằng, Mỹ sẵn sàng loại bỏ những tiêm kích như F-22, đầu tư cho máy bay mới để lực lượng mạnh hơn.


Tuyên bố được ông Charles Brown Jr đưa ra khi nói về thực trạng của Không quân Mỹ đến năm 2035 và thách thức phải đối mặt khi Không quân Trung Quốc ngày càng mạnh lên.

Tướng Charles Brown Jr. dẫn chứng, trong hơn 10 năm qua Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận 5 loại máy bay chiến đấu mới (J-10, J-16, J-20, J-31 và Su-35), trong khi Lực lượng Không quân Mỹ - chỉ có thêm hai loại là F-35 Lightning II và F-15EX Super Eagle.

Độ tuổi trung bình của đội máy bay chiến đấu Không quân Mỹ là 27,37 tuổi, máy bay ném bom 39,19 tuổi, máy bay vận tải 25,87 tuổi. Theo Popular Mechanic, không rõ độ tuổi trung bình của máy bay Trung Quốc là bao nhiêu, nhưng có lẽ đâu đó ít hơn hai lần.

ADVERTISEMENT

Ông Brown nói, để mạnh hơn, Không quân Mỹ không nên e ngại việc xóa sổ máy bay cũ để dần dần thay thế chúng bằng máy bay mới, trong thời gian đó tạm thời giảm tổng số lượng máy bay chiến đấu.

"Tôi thà có ít sức mạnh chiến đấu còn hơn là có một lực lượng tưởng chừng lớn hơn nhưng thật ra lại rỗng tuếch", Tham mưu trưởng tuyên bố.

Theo ông, Không quân Mỹ muốn loại bỏ những các loại máy bay cũ như A-10 Warthogs, F-16 Fighting Falcons, F-15C Eagles và F-22 Raptor là hợp lý để chuyển sang F-15EX Super Eagle và Máy bay thế hệ tiếp theo NGAD tiên tiến hơn.

Hiện không rõ nguyên nhân nào khiến Mỹ lại đổ tiền nâng cấp F-22 - dòng chiến đấu cơ từng vài lần muốn loại bỏ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ thừa nhận sức mạnh máy bay AWACS Nga
(Vũ khí) - Theo chuyên gia Mark Episkopos, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50U sở hữu tính năng tương đương với máy bay mạnh nhất của Mỹ là E-3 Sentry.

Nhận định của chuyên gia Mỹ đưa ra khi so sánh cán cân sức mạnh giữa chiếc A-50U và E-3 Sentry. Theo Mark Episkopos, máy bay AWACS của Nga có khả năng theo dõi mục tiêu mặt đất ở phạm vi lên đến 300 km và mục tiêu trên không cách xa tới 650 km.
A-50U được phát triển dựa trên nguyên mẫu vận tải cơ quân sự Il-76MD - máy bay chiến lược 4 động cơ phản lực cánh quạt đa năng do Phòng thiết kế Ilyushin thiết kế.
1636769937173.png
Máy bay AWACS A-100.
Episkopos chỉ ra rằng không giống như phiên bản A-50, máy bay A-50U tự hào có một hệ thống số hóa hoàn toàn kiểm soát radar, giúp sử dụng dễ dàng hơn và nhanh hơn trong khi giảm thiểu nguy cơ mắc lỗi của người vận hành.
Tính năng của A-50U được chuyên gia Mỹ đánh giá tương đương với máy bay E-3 Sentry của không quân Mỹ. Trong nhiệm vụ chỉ huy trên không, A-50U có thể chỉ huy tác chiến tới 10 máy bay chiến đấu gồm nhiều loại khác nhau. Nó được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Thiết bị vô tuyến điện và thiết bị tác chiến điện tử của máy bay có khả năng trinh sát, phát hiện và chế áp điện tử rất mạnh, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ tác chiến trong trường hợp địch gây nhiễu điện từ mạnh.
Việc A-50U được xếp ngang hàng với chiếc E-3 Sentry của Mỹ đồng nghĩa với việc chuyên gia Mỹ đang thừa nhận Không quân Nga đang sở hữu máy bay AWACS mạnh hơn hẳn Mỹ. Bởi tại Nga, A-100 mới là chiếc máy bay AWACS thế hệ mới và mạnh nhất.
Nói về dòng máy bay AWACS thế hệ mới này của Nga, tạp chí The National Interest của Mỹ cho rằng, A-100 Premier cho Nga những lợi thế chưa từng có trước các phi cơ của Mỹ và khiến NATO.

Máy bay A-100 hoàn toàn có thể tự hào về những tính năng đã được cải thiện đáng kể so với phi cơ tiền nhiệm A-50U. Đặc biệt, động cơ tiêu chuẩn D-30KP2 sẽ được thay thế bằng loại động cơ PS-90A-76 mạnh mẽ và hiện đại hơn, khung máy bay cũng sẽ được tăng cường.
Tạp chí Mỹ tiết lộ, A-100 có thể thực hiện công việc quan sát, phát hiện không chỉ các mục tiêu bay trên không, mà còn có khả năng trinh sát, giám sát các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt biển với tầm xa hơn hẳn A-50U.

Hệ thống thiết bị trinh sát-giám sát cho A-100 được gọi là A-100LL (mệnh danh là phòng thí nghiệm bay), bao gồm radar hàng không mới, có khả năng quét phương vị 360 độ, theo dõi trên 300 mục tiêu.
A-100LL với radar mảng pha điện tử chủ động được thiết kế bởi tập đoàn Vega, có khả năng phát hiện máy bay địch bay ở tầm xa hơn 600 km, tại bất kỳ độ cao nào, sau đó chuyển số liệu tự động về trung tâm chỉ huy, đồng thời hướng dẫn, chỉ huy các máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không tiêu diệt.
Ngoài các mục tiêu bay, А-100LL còn có thể xác định các mục tiêu mặt đất của đối phương và cả các mục tiêu trên mặt biển. Theo chuyên gia Mỹ, A-100 có thể phát hiện các chiến hạm ở khoảng cách xa tới 400 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách gần 300km.
Đặc biệt, thiết bị vô tuyến điện và thiết bị tác chiến điện tử của máy bay có khả năng trinh sát, phát hiện và chế áp điện tử rất mạnh, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trung chuyển thông tin, trinh sát và đối kháng điện tử, trong bối cảnh chiến trường bị gây nhiễu mạnh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Súng Nga diệt mục tiêu trong im lặng, không chớp lửa
(Vũ khí) - Tập đoàn nhà nước Rostec, Nga thông báo vừa thử nghiệm thành công 2 loại súng trường đặc biệt không gây tiếng ồn Val và Vintorez

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa PrSM Mỹ thất bại khi phóng thử

(Vũ khí) - Lực lượng tên lửa Mỹ vừa mất tín hiệu với đạn tên lửa khi phóng thử hệ thống tên lửa chính xác PrSM.

Theo Bộ Tư lệnh tác chiến tương lai Mỹ, vụ thử nghiệm với hệ thống PrSM được thực hiện hồi tháng 10/2021 nhưng đã thất bại. Tên lửa đã bay được gần 500km thì bất ngờ mất tín hiệu với trung tâm chỉ huy.
1636770556623.png
Mỹ phóng thử hệ thống PrSM.
"Trong cuộc thử nghiệm, quả đạn PrSM đã bay được quãng đường 499km. Vì vậy chúng tôi tin rằng tên lửa sẽ vượt qua khoảng cách đó nếu không bị mất tín hiệu với trung tâm", Tướng Mike Murray, chỉ huy của Bộ tư lệnh tương lai cho biết.
Hiện các chuyên gia đang tiến hành điều tra nguyên nhân khiến tên lửa mất tín hiệu sau khi phóng và nỗ lực tìm lại quả tên lửa PrSM. Theo thông tin được Mỹ công bố, ban đầu PrSM trang bị cho Lục quân chỉ được thiết kế để tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa không quá 500km.
Tuy nhiên, sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ, dòng tên lửa này đã được Quân đội Mỹ tăng tầm lên tới trên 700km. Vụ thử PrSM thất bại hồi tháng 10 này chính là phiên bản tăng tầm của PrSM.

Lực lượng Lục quân Mỹ hiện đang sở hữu dòng tên lửa chiến thuật ATACMS được phát triển với nhiều biến thế, MGM-140, MGM-164 và MGM-168. Tất cả đều sử dụng kết cấu động cơ phản lực nhiên liệu rắn 1 tầng với tầm bắn tối đa khoảng 300km.
Nhưng do đã ra đời từ năm 1991, khi vẫn còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF nên tính năng và tầm bắn của vũ khí này bị hạn chế rất nhiều. Để phù hợp với chiến tranh hiện đại, Quân đội Mỹ đã khởi động chương trình Vũ khí tấn công chính xác tầm xa mới để thay thế ATACMS.

Chương trình sau đó được tên thành Precision Strike Missile (PrSM). Và khi không bị INF ràng buộc, Mỹ đã lần đầu công bố tầm bắn thật của vũ khí này. Cụ thể thay vì gần 500km như trước đây được công khai, PrSM có thể đạt được tầm bắn tối đa lên tới 750km.
Với tầm bắn mới, PrSM tầm bắn xa hơn đáng kể so với Iskander-M của Nga (500km) và có khả năng tấn công tương đương với các dòng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhưng vẫn sử dụng được trên khung gầm pháo phản lực M270 và M142.
Hiện Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm thành công với PrSM. Tất cả đều được thực hiện từ năm 2019 đến nay. Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.

"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", một chỉ huy của Lục quân Mỹ cho biết.
Nhưng giới quân sự Mỹ cho rằng, tồn tại của PrSM là thiếu phiên bản tên lửa có khả năng tấn công tầm xa tới 2.500km, tương tự như Iskander với biến thể tên lửa hành trình.
Nhưng do học thuyết quân sự của Mỹ khác Nga, sự thiếu sót của PrSM có thể được bù đắp bởi các loại tên lửa tiến công đường không hay từ chiến hạm.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
F-35 lao xuống biển sau khi cất cánh từ tàu sân bay Anh

(NLĐO) – Một chiếc chiến đấu cơ F-35 của Anh cất cánh từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đã rơi xuống biển Địa Trung Hải khi đang bay.


Một cuộc điều tra đã được tiến hành theo hướng đây là một vụ tai nạn liên quan đến sự cố kỹ thuật hoặc lỗi con người. Hành động thù địch được cho là không liên quan đến vụ việc.
"Một phi công chiến đấu cơ F-35 của Anh cất cánh từ HMS Queen Elizabeth đã được ghế phóng dù bắn ra khỏi buồng lái trong lúc tham gia chiến dịch theo lịch trình ở biển Địa Trung Hải vào sáng nay. Phi công đã được đưa về tàu sân bay an toàn và một cuộc điều tra đã được bắt đầu. Vì thế, thật không phù hợp nếu bình luận thêm vào thời điểm này" – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Anh khẳng định, theo Sky News ngày 17-11.
Chiếc chiến đấu cơ F-35 thế hệ mới của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) trị giá gần 135 triệu USD bị cho là vẫn đang ở dưới nước và chưa được tìm thấy.
F-35 lao xuống biển sau khi cất cánh từ tàu sân bay Anh - Ảnh 1.

Chiến đấu cơ F-35 của Không quân Hoàng gia Anh trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth. Ảnh: Sky News
Trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có 8 chiến đấu cơ F-35 của Anh, bên cạnh 10 chiến đấu cơ F-35 của Mỹ. HMS Queen Elizabeth đang quay lại Anh sau hơn 7 tháng trên biển để thực hiện sứ mệnh đầu tiên đến vùng Viễn Đông và trở về.

Vụ việc nêu trên xảy ra vào khoảng 10 giờ (giờ Anh) ngày 17-11 ở vùng biển quốc tế. Không có tàu hoặc máy bay khác liên quan đến vụ việc.
Mọi chiến dịch và hoạt động huấn luyện bay của các chiến đấu cơ F-35 khác vẫn tiếp diễn. Các chiến đấu cơ trên HMS Queen Elizabeth trước đó đã tham gia vào chiến dịch không kích nhằm vào "tàn tích" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
F-35 lao xuống biển sau khi cất cánh từ tàu sân bay Anh - Ảnh 2.

Mọi chiến dịch và hoạt động huấn luyện bay của các chiến đấu cơ F-35 trên HMS Queen Elizabeth vẫn tiếp diễn sau vụ việc sáng 17-11. Ảnh: PA


1 ăn đạn S200 của Syria 2017, F-35I Israel, sau đó Do Thái lấp liếm máy bay bị chim đụng
1 cháy 2014
1 nổ động cơ 2014
1 gẫy càng đáp
1 rơi 2019 F-35J Nhật
1 rơi 2020 F-35A Mỹ
1 rụng 2020 F-35B Mỹ
1 rụng F-35B Anh

Chưa tính đến hàng trăm chiếc bị lỗi (hơn 300 lỗi)


1637201182348.png
1637201185618.png

1637198008228.png
1637201195859.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga đưa máy bay vũ trụ X-37 Mỹ vào tầm ngắm
(Vũ khí) - Vụ Nga thử vũ khí chống vệ tinh đưa Mỹ vào thế bí

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn các chuyên gia với những quan điểm rất khác nhau về vụ thử tên lửa chống vệ tinh mới đây của Nga do nhà báo Nga Xergey Aksenov thực hiện. Bài đăng trên”Svobodnaia Pressa” ngày 18/11/2021:
1637372474797.png








Ảnh: AP?TASS





I. Phần giới thiệu của Xergey Aksenok
Nga dua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam
Các quan chức NASA (Mỹ và Nga đang bàn luận về những hậu quả của việc Nga thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh mới. Những hậu quả có thể xảy ra đó- có thể cả trên bình diện quân sự lẫn trên bình diện chính trị.
Washington đã thề là sẽ quyết không để yên vụ này. Người phát ngôn Nhà Trắng Andrew Bates tuyên bố thẳng thừng: “Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để đưa ra biện pháp đáp trả hành động rất vô trách nhiệm này (của Nga)”.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken thì khẳng định rằng cuộc thử nghiệm trong vũ trụ nói trên của Nga đe dọa sự an toàn của hoạt động nghiên cứu vũ trụ.
Các phi hành gia Mỹ trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) thậm chí còn nhận được lệnh từ Trung tâm ở Houston phải tạm lánh sang tàu vũ trụ Crew Dragon-3 mới lắp ghép với ISS.
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh ý là mục tiêu- chiếc vệ tinh cũ "Tselina-D" đã vỡ thành 1.500 mảnh , và như vậy là cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, sơ đồ mô hình hóa của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã chứng minh rằng quỹ đạo của các mảnh vỡ nằm ở phía trên quỹ đạo của ISS từ 40-60 km và trên một mặt phẳng khác.
Mỹ được các đồng minh Châu Âu ủng hộ ngay lập tức. Ngay sau vụ thử của Nga, Pháp và EU đã nhanh chóng gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đề xuất của mình về việc phải xây dựng các chuẩn mực cụ thể về cách hành xử có trách nhiệm trong vũ trụ.
Nhưng nói gì thì nói, các cuộc thử nghiệm cũng đã thành công. Xergey Shoigu coi việc tiêu diệt mục tiêu (vệ tinh) là công việc (chính xác) như của một người "thợ kim hoàn".
Những hoạt động của Bộ Quốc phòng Nga được cho là được tiến hành "theo đúng kế hoạch", và là mang tính bắt buộc - vì các hành động khiêu khích của Mỹ trong vũ trụ. Dự án thiết kế các tên lửa (diệt vệ tinh) phóng từ mặt đất của Nga đã được tiến hành từ năm 2011.
Về phần mình, các tướng lĩnh của chúng ta (Nga), ngoài những thứ khác của Mỹ ra, cũng xác định chiếc máy bay vũ trụ không người lái Boeing X-37 từng bay một số lần vào vũ trụ và hoạt động trên quỹ đạo có độ cao tới 750 km, có khả năng cơ động và có khoang chứa hàng, chiếc máy bay trong mơ của người Mỹ- là một mối đe dọa đối với Nga .

Mọi nỗ lực (yêu cầu) của Nga nhằm tìm hiểu tính năng và nhiệm vụ của X-37 để đảm bảo an ninh cho chính mình đều bị phía Mỹ phớt lờ.
Còn bây giờ thì, sau khi thử nghiệm thành công vũ khí chống vệ tinh của Nga, Lầu Năm Góc có thể đưa chiếc tàu con thoi này vào danh sách đồ phế liệu – vì nó đã nằm trong tầm ngắm của Shoigu.
Tuy nhiên, X-37 chỉ là một trong những chương trình thiết kế thiết bị vũ trụ có chức năng quân sự của Mỹ.
Còn có những dự án vũ khí khác, trong đó có các phương tiện- vũ khí (vũ trụ) tác chiến- tấn công. Tập hợp những vũ khí này sẽ đảm bảo tạo ra một ưu thế quân sự tổng hợp cho Mỹ theo đúng như tinh thần Học thuyết vũ trụ của nước này.
Có một điều thú vị là trong thế kỷ 21 Nga- mới chỉ là cường quốc thứ tư trên thế giới bắn hạ vật thể (vệ tinh) của chính mình trên quỹ đạo trong các cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.
Trung Quốc là nước đầu tiên làm việc này- vào năm 2007. Tiếp theo - vào năm 2008, người Mỹ đã "thể hiện mình". Và cuối cùng, Ấn Độ đã đạt được thành tích tương tự vào năm 2019.
Và như vậy, trước khi lên tiếng trách móc Matxcova, Washington nên nhớ lại những tội lỗi của chính mình.
Thêm nữa, Nga không những chưa từng thể hiện mong muốn thống trị không gian vũ trụ trong các học thuyết quân sự của mình, mà còn đưa ra sáng kiến không bố trí vũ khí lên quỹ đạo trước.
Ngoài ra, khi đưa ra bình luận chính thức về các vụ thử nghiệm này, Bộ Ngoại giao Nga cũng đề xuất (với cộng đồng quốc tế) cần phải tiến ành đàm phán để thống nhất với nhau về một công cụ (văn kiện) quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ và chỉ sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình.
Rất có thể, chính để đạt được sự cân bằng trong tương quan lực lượng trên vũ trụ, vô hiệu hóa ưu thế dơn phương của Hoa Kỳ trên quỹ đạo nên Nga mới tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy.

Một khi khả năng của các “tay chơi” chủ chốt ngang ngửa nhau, khả năng ký được một thỏa thuận công cụ như vậy sẽ nhiều hơn nhiều.
II. Phần phỏng vấn
1/ Chuyên gia quân sự Nga Aleksey Leonko, Tổng biên tập báo “Kho vũ khí của tổ quốc”

Nga dua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam
— Trong trường hợp này, điều quan trọng là phía Nga đã thông báo trước cho phía Mỹ về lần phóng tên lửa từ Plesetsk này của chúng ta”.
Có một thực tế- cần phải phá hủy các vật thể lớn trên quỹ đạo, bởi vì nếu chúng rơi xuống Trái đất thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, phải phá chúng thành các mảnh nhỏ và những mảnh nhỏ này sẽ cháy hết khi rơi vào các lớp khí quyển dày đặc. Đấy là những gì mà Mỹ đã làm, Trung Quốc đã thử nghiệm, và người Ấn Độ cũng đã từng thử những khả năng như vậy.
"SP": - Có nghĩa là vũ khí chống vệ tinh của chúng ta đã hoạt động vì lợi ích của con người? Nhưng những tiếng phản đối phẫn nộ người Mỹ gay gắt đến nỗi cứ như là X.Shoigu đã bắn hạ máy bay vũ trụ X-37 của họ ...
- Tất cả sự cường điệu này chỉ nhằm một mục đích- để Quốc hội Mỹ tăng chi tiêu cho các chương trình chế tạo vũ khí trong vũ trụ. Để chứng minh cho sự cần thiết này (tăng chi tiêu), cần phải có một kẻ thù đã có loại vũ khí này.
Chính vì vậy, trong suốt năm ngoái, những người đóng thuế Mỹ đã liên tục được khuyến cáo rằng người Nga và người Trung Quốc đang bí mật làm việc đó. Lần thử nghiệm mới đây- chính là sự xác nhận về sự hiện diện của loại vũ khí bí mật này.
Tuy nhiên, Nga chưa bao giờ đặt ra nhiệm vụ quân sự hóa vũ trụ trong các văn kiện chương trình quân sự của mình.
Công thức (tham vọng) này chỉ dành riêng cho người Mỹ và các đồng minh Châu Âu của họ,- những nước đang cùng với Mỹ thiết kế chế tạo những mẫu vũ khí như vậy. Nhưng họ đã nhầm khi nghĩ rằng nếu triển khai các loại vũ khí đó trên vũ trụ, Nga sẽ không có gì để đáp trả. Chúng ta có thể đáp trả.

2/ Ivan Moiseev, Giám đốc Viện Chính sách Không gian Vũ trụ Nga thì lại cho rằng khi thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh, Nga đã mất nhiều hơn được.
Nga dua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam
— Vào mùa hè năm 2014, Nga và Trung Quốc đã đệ trình dự thảo hiệp ước về việc ngăn chặn bố trí vũ khí trong vũ trụ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các vật thể trong vũ trụ.
Nhưng dự thảo này đã không được tiếp nhận, không được coi là có tính khả thi, bởi vì hầu hết các quốc gia hàng đầu về lĩnh vực vũ trụ đều phản đối. Ngoài ra, song song với nó, còn một dự thảo hiệp ước khác cũng đang được xúc tiến – đó là một dự thảo của Châu Âu: Công ước về những Quy tắc ứng xử trong vũ trụ.
Cả hai dự thảo văn kiện trên có nhiều điểm trùng nhau và cạnh tranh mạnh với nhau, bởi vì phi quân sự hóa vũ trụ - đó là một trong những thành tố cấu thành của an ninh trên quỹ đạo.
Bản chất của những ý kiến phản đối đối với dự án của Liên bang Nga và CHND Trung Hoa là các định nghĩa trong đó không được chú giải một cách rõ ràng (lấy ví dụ, thuật ngữ "vũ khí vũ trụ").
Vấn đề đã được làm rõ qua các cuộc thử nghiệm mới nhất, khi chúng ta biết được rằng không chỉ có các vũ khí được bố trí trên vũ trụ, mà ngay cả các vũ khí bố trí trên mặt đất cũng đều có thể với tới các quỹ đạo.
Các nỗ lực để tìm sự đồng thuận trong các phương pháp tiếp cận (của các bên) vẫn còn được tiếp tục cho đến nay.
Nhưng những cuộc thử nghiệm mới này trên thực tế đã tước đi bất kỳ cơ hội phát triển tiếp theo nào của dự thảo hiệp ước do Nga và Trung Quốc soạn thảo.
Ngoại trừ Trung Quốc, nước đã từng tiến hành những cuộc thử nghiệm như vậy, và có lẽ, chính vì thế nên giữ quan điểm trung lập, tất cả những nước còn lại khác đều có phản ứng rất tiêu cực.
ADVERTISEMENT


Vấn đề không phải là việc quân sự hóa vũ trụ - nó không làm ai bị thương, mà chính là sự hình thành vô số các mảnh vỡ.
Mà chuyện này (thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh) lại xảy ra trong bối cảnh , khi đang diễn ra các cuộc tranh luận tại LHQ, trong cộng đồng quốc tế về việc hạn chế rác vũ trụ. Hoạt động trong lĩnh vực này gần đây đã được đẩy mạnh rõ rệt.
Và hình ảnh Nga, với tư cách là một đối tác trong những công việc này, giờ trông cực kỳ tệ hại. Chúng ta bị tổn thất nặng nề về danh tiếng. Hơn nữa, nó lại được thực hiện một cách rất không chuyên nghiệp.
Lẽ ra đã có thể làm như người Ấn Độ đã từng làm- họ đã phá hủy mục tiêu ở quỹ đạo thấp, cũng có các mảnh vỡ nhưng chúng nhanh chóng cháy hết và không một ai đưa ra bất kỳ lời phàn nàn đặc biệt nào với Ấn Độ.
"SP": - Rất có thể giới tướng lĩnh của chúng ta muốn thể hiện năng lực của mình chăng? Kiểu như, chúng tôi sẽ với tới các vị cả ở những quỹ đạo cao nhất ...
- Thật khó để hiểu là họ đang nghĩ gì. Nhưng nếu như Ấn Độ- một nước còn xa mới là cường quốc vũ trụ đầu tiên, mà còn làm được điều đó (bắn hạ vệ tinh) từ cách đây 3 năm, thì Nga thậm chí còn thừa khả năng làm được.
Những thử nghiệm kiểu này đã được thực hiện ở Liên Xô từ những năm 1960, khi chúng ta bắn hạ các đầu tác chiến của tên lửa chiến lược.
Thêm nữa, nhiệm vụ này (bắn hạ đầu tác chiến tên lửa chiến lược) khó hơn, bởi vì rất khó tính toán chuyển động của nó. Rất nhiều lực tác động lên nó, như bầu khí quyển chẳng hạn - rất khó để bắn trúng, nhưng chúng ta đã bắn hạ được và chứng minh cho toàn thế giới thấy.
Trong trường hợp đối với vệ tinh, thì mục tiêu có cao hơn một chút. Nhưng xét từ quan điểm kỹ thuật, thì ở đây chỉ có vấn đề thay đổi công suất tên lửa. Chính vì vậy, các cuộc thử nghiệm này không có một ý nghĩa thực tế nào, trong khi về mặt chính trị- bị thiệt hại nặng.
"SP": - Chẳng phải là bằng cách này chúng ta đã chứng minh được khả năng "vô hiệu hóa” tiềm lực của chính chiếc máy bay vũ trụ Boeing X-37 vốn được thừa nhận là rất nguy hiểm sao?
- Bắn hạ vệ tinh của nước khác- có nghĩa là tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia- chủ sở hữu vệ tinh đó. Chính vì vậy, những thí nghiệm chống vệ tinh này- đó chính là những thử nghiệm với chiến tranh nhiệt hạch.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Lính Israel có vật thế thân tối tân
(Vũ khí) - Hai nhà thầu quốc phòng Israel là Elbit Systems và Roboteam vừa chính thức công bố dòng robot quân sự mới ROOK có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ trên chiến trường.

Theo Elad Levy, Giám đốc điều hành và người sáng lập Roboteam, robot ROOK là lựa chọn mới an toàn và hiệu quả thay cho binh sĩ khi hoạt động tại những khu vực có thể đe dọa đến tính mạng của binh lính.
Robot ROOK được phát triển với 2 phiên bản khác nhau với thiết kế 6 bánh cao su không săm. Ở phiên bản vận tải, ROOK có thể vận chuyển khối lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự đi cùng những binh sĩ trên chiến trường.

Robot chiến đấu Israel.

Với phiên bản này, binh sĩ không phải mang theo quá nhiều vũ khí và thiết bị quân sự bên người giúp họ di chuyển linh hoạt và tác chiến tốt hơn.
Trong khi đó với phiên bản chiến đấu, ROOK được trang bị khẩu súng máy 12,7mm, hệ thống phòng vệ và chiếc máy bay trinh sát cỡ nhỏ.

"Trang bị này sẽ giúp binh sĩ không phải mạo hiểm tiến vào những khu vực nguy hiểm mà nhiệm vụ được giao cho robot", một đại diện của nhà sản xuất cho biết.
ROOK nặng 1.200 kg Và có thể mang trọng tải tương đương với trọng lượng cơ thể của chính nó. Robot này có thể di chuyển với tốc độ lên tới 30 km/h ở nhiều địa hình khác nhau.
Điều làm nên sự đặc biệt của những cỗ máy này là chúng có thể hoạt động ở 2 chế độ khác nhau bao gồm: do binh sĩ điều khiển hoặc tự động hoàn toàn.

Ở chế độ tự động, ROOK hoạt động theo tính toán của hệ thống trí tuệ nhân tạo. Theo kế hoạch, cỗ máy đặc biệt này sẽ được ưu tiên trang bị cho một số đơn vị đặc biệt của Lực lượng quốc phòng Israel (IDF).
Theo tiết lộ của Times of Israel, khi chính thức đi vào hoạt động, nhiều khả năng ROOK sẽ phối hợp với robot chiến đấu khác của Israel là REX MK II để tăng hiệu quả tác chiến và giảm sự xuất hiện trực tiếp của binh sĩ trên chiến trường.
Robot REX MK II đa nhiệm được phát triển để yểm trợ lực lượng bộ binh trong các giai đoạn chiến đấu khác nhau. Robot có thể hỗ trợ hậu cần quân đội, vận chuyển đi cùng vật tư đạn dược, thiết bị y tế quan trọng, nước và thực phẩm, sơ tán cứu hộ quân nhân bị thương.
Xe robot cũng có thể thu thập thông tin tình báo thông qua hệ thống nhận biết tình huống tích hợp cảm biến quang điện và radar.

REX MK II cũng cho phép tiến hành những cuộc tấn công hỏa lực bằng các module hệ thống vũ khí điều khiển từ xa bao gồm một súng máy 7,62mm, một súng máy hạng nặng 0,50 cal cùng là nền tảng cơ sơ đa nhiệm, có thể lắp đặt các module vũ khí hỗ trợ các nhiệm vụ khác nhau dựa trên yêu cầu tác chiến.
Một chỉ huy lực lượng mặt đất của IDF cho biết: "Nhu cầu hỗ trợ lực lượng bộ binh trên thực địa, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và giảm nguy cơ đe dọa tính mạng của binh lính là trọng tâm các giá trị của chúng tôi tại Israel Aerospace Industries.
Hệ thống REX MK II phát triển dựa trên kinh nghiệm hàng thập kỷ làm việc với UAV, triển khai trong lĩnh vực các phương tiện bộ binh. Hàng loạt robot chiến đấu Israel đang được sử dụng dọc theo biên giới, trong các đơn vị chiến đấu cũng như ở các địa bàn khác trên thế giới.
Chúng tôi đang nhận thấy sự gia tăng nhu cầu với các phương tiện không người lái mặt đất, vì vậy đầu tư cho lĩnh vực này đang được Quân đội Israel đặc biệt quan tâm".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ 'rút ruột' tàu sân bay khác để hoàn thiện USS R.Ford
(Vũ khí) - Để USS Gerald R. Ford có thể hoạt động vào năm tới, Mỹ đã phải rút thiết bị từ chiếc tàu sân bay lớp Ford khác đang đóng để hoàn thiện.

Quyết định đầy khó khăn đã được Hải quân Mỹ đưa ra sau khi cùng nhà máy đóng tàu Huntington Ingalls Industries bàn bạc kỹ lưỡng nhằm chính thức đưa chiếc tàu sân bay lớp Ford đầu tiên là USS Gerald R. Ford (CVN-78) vào hoạt động sau nhiều năm chậm trễ.
1637372629836.png




Tàu sân bay USS Gerald R. Ford.
Hải quân Mỹ đã quyết định lấy một số linh kiện từ chiếc USS John F. Kennedy (CVN-79) đang đóng để hoàn thiện tàu USS Gerald R. Ford. Đại úy Clay Doss, phát ngôn viên của Hải quân Mỹ cho biết, các bộ phận lấy từ Kennedy cho Ford bao gồm hệ thống máy bơm, một số thang máy cùng thiết bị điện tử khác...
Quyết định được đưa ra sau khi xuất hiện tình trạng thiếu thiết bị để hoàn thiện tàu, một số thiết bị hoạt động không hiệu quả nên đã bị thay thế.
Việc phải rút thiết bị từ chiếc CVN-79 để hoàn thiện tàu CVN-78 là thông tin khá bất ngờ từ Hải quân Mỹ. Bởi hồi cuối tháng 10/2021, Thiếu tướng Gregory Huffman, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald R.Ford cho biết: "Mọi thứ đang đi đúng hướng, chúng tôi đang cố gắng cho chiến hạm xuất xưởng 6 tháng sau khi hoàn thiện. Không có bất cứ vấn đề gây ra cản trở lớn".

Tàu sân bay siêu đắt đỏ này đang trong giai đoạn bảo dưỡng cuối cùng trước lần triển khai đầu tiên để được biên chế cho hải quân Mỹ. USS Gerald R.Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017.
Tuy nhiên Hải quân Mỹ vẫn chưa thể đưa siêu tàu sân bay này vào hoạt động đúng nghĩa do loạt vấn đề liên quan tới độ tin cậy của nhiều công nghệ mới được trang bị trên tàu.
Chi phi của chiếc Ford đầu tiên khi được bàn giao là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD, trở thành chiếc tàu đắt nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Nhưng chiến hạm vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật trong nhiều hệ thống và từng chết máy trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 1/2018.

Lần triển khai của Gerald R.Ford đầu tiên sẽ diễn ra vào năm 2018, nhưng kế hoạch này bị lùi lại 4 năm do loạt vấn đề, bao gồm chậm trễ trong chế tạo lò phản ứng hạt nhân.
Ngoài ra, hệ thống Máy phóng Máy bay Điện từ Tiên tiến (EMALS) và thiết bị neo giữ cải tiến (AAG) liên tục gặp sự cố khiến việc hoàn thiện chiến hạm liên tục chậm tiến độ.

Siêu hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford còn gặp loạt vấn đề khác liên quan đến radar, dữ liệu hỗ trợ phóng và thu hồi tiêm kích với các cấu hình khác nhau và hệ thống thang nâng vũ khí.
Tướng Huffman cho biết thang nâng trên tàu Gerald R.Ford đã hoàn thành 15.000 lượt vận hành trong mọi điều kiện và hy vọng toàn bộ 11 thang sẽ hoạt động đủ chức năng khi kết thúc giai đoạn bảo dưỡng trước lần triển khai đầu tiên.
USS Gerald R.Ford tham gia ba đợt thử nghiệm sức chống chịu trước vụ nổ lớn ở ngoài khơi bờ biển Florida trong tháng 6-8. Báo cáo sơ bộ của các đợt thử nghiệm chấn động toàn diện này cho biết Gerald R.Ford không bị hư hỏng nghiêm trọng, nước không tràn vào thân.
Mặc dù vậy chưa lấy gì đảm bảo rằng mốc thời gian năm 2022 Gerald R.Ford đi vào hoạt động có thể diễn ra đúng kế hoạch. Bởi chính Tướng Huffman cũng nói rằng "hy vọng đến lúc đó hệ thống thang máy nâng vũ khí và một số thiết bị khác có thể hoạt động".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga khai thác điểm yếu chí tử của Không quân Mỹ
(Vũ khí) - Không quân Mỹ đang ở một vị thế “mong manh” do các vấn đề về tiếp nhiên liệu trên không, điều này mang lại lợi thế cho Nga, Defense News nhận xét.

Các nhà phân tích của Viện Hudson Mỹ đã báo cáo về tình hình khó khăn đối với không quân nước này, trong đó họ chỉ ra một số yếu tố đe dọa vị thế của hàng không quân sự Mỹ.
Bài báo viết: “Khả năng và công nghệ tiếp nhiên liệu trên không của Không quân Mỹ đã trở nên mong manh và lỗi thời, khiến chúng ta có nguy cơ không thể chống chọi được







Hoa Kỳ rơi vào tình trạng trên do thiếu máy bay tiếp nhiên liệu: "Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các máy bay tiếp dầu vẫn tiếp tục hỗ trợ các hoạt động triển khai hòa bình và quân sự trên khắp thế giới".
"Khi quân đội chiếm 'vị trí viễn chinh', số lượng máy bay tiếp dầu bay của Không quân đã giảm từ 701 chiếc xuống còn khoảng 473 chiếc, làm tăng thêm khối lượng công việc cho chúng. Do đó phi đội gần như không còn sức lực để thực hiện nhiệm vụ mới, bao gồm cả đối phó với Nga hoặc Trung Quốc”, ấn phẩm cho biết.


ADVERTISEMENT

Tình trạng thiếu máy bay tiếp nhiên liệu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Lực lượng Không quân, gây nguy hiểm cho khả năng quân sự của Hoa Kỳ.
“Trong một cuộc xung đột, kẻ thù có thể tập trung khai thác các lỗ hổng trong cấu trúc tiếp nhiên liệu mỏng manh và các kế hoạch hoạt động rộng lớn hơn của Hoa Kỳ. Khi sức mạnh của hệ thống tiếp nhiên liệu trên không trở thành điểm yếu, quân đội Mỹ sẽ không thể kiềm chế hoặc đánh bại đối phương”, Defense News trích dẫn báo cáo.
1637373052520.png

https://viettel.vn/home-wifi?utm_source=Adbro&utm_medium=cpm&utm_campaign=viettel&utm_content=new
Suy giảm khả năng tiếp nhiên liệu trên không đang bào mòn sức mạnh của Không quân Mỹ
Tuy nhiên sự thiếu hụt máy bay tiếp dầu không phải là lý do duy nhất khiến Không quân Mỹ mất khả năng chống lại hàng không Nga. Thực tế là các máy tiếp nhiên liệu hiện có đang lạc hậu và không đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại.

"Tuổi trung bình của một máy bay tiếp dầu là 52, điều này cho thấy sự suy giảm khả năng sẵn sàng hoạt động, nguyên nhân là do phi đội quá 'già yếu'", báo cáo nhấn mạnh.
Cần lưu ý rằng tình hình trong tương lai có thể được sửa chữa thông qua máy bay tiếp dầu KC-46 Pegasus thế hệ mới, nhưng cho đến nay tình hình vẫn tiếp tục xấu đi.
ADVERTISEMENT

Bài báo viết: "Sự chậm trễ trong vận hành KC-46 Pegasus có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi các máy bay KC-10 Extender và KC-135 Stratotanker cũ ngừng hoạt động trước khi phi cơ kế nhiệm và phi hành đoàn của chúng sẵn sàng".
Các nhà phân tích Mỹ còn cho rằng sự gia tăng số lượng máy tiếp nhiên liệu và đổi mới thiết bị sẽ không đủ để chấm dứt vấn đề.
“Ưu tiên chính nên là xây dựng sân bay, nhà kho và cải thiện hậu cần phân phối. Việc phân bổ hơn nữa các hoạt động tiếp dầu cũng sẽ giúp quân đội bảo vệ tốt hơn nguồn cung cấp nhiên liệu của họ và duy trì khả năng tiếp cận các máy bay chở dầu cũng như hệ thống phân phối nhiên liệu trên mặt đất”, ấn phẩm chỉ rõ.
Theo đánh giá, các sân bay dân sự của đồng minh, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể mang lại sự trợ giúp đáng kể cho Không quân Mỹ. Báo cáo đề xuất sử dụng các sân bay của những nước này làm bàn đạp cho hoạt động lâu dài của Không quân Mỹ, cũng như sử dụng chúng làm bãi đáp cho máy bay tiếp nhiên liệu.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top