[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
MiG-29 Iran diệt mục tiêu, luyện đánh chặn tên lửa Israel?
(Vũ khí) - Tiêm kích MiG-29 của Không quân Iran vừa thể hiện màn đánh chặn khó khi dùng tên lửa đánh chặn Vympel R-73 diệt thành công quả rocket.

Màn đánh chặn ấn đặc biệt được tờ Drive công bố cho thấy một tiêm kích F-5 bay song song với một chiếc MiG-29 của không quân Iran trong buổi diễn tập không chiến. Sau đó chiếc F-5 phóng một quả rocket về phía trước rồi ngoặt sang bên phải, trong khi tiêm kích MiG-29 tiếp tục bám đuổi mục tiêu.
Vài giây sau, chiến đấu cơ MiG-29 khai hỏa một tên lửa. Quả tên lửa này đuổi theo rocket và bắn hạ nó, tạo thành quả cầu lửa trên bầu không. Diễn tập phóng tên lửa diệt mục tiêu tốc độ cao trên không là một phần trong huấn luyện tác chiến của phi công tiêm kích Iran nhưng hiếm khi được công bố.
MiG-29 Iran đánh chặn rocket.
Chuyên gia của Drive nhận định phi công tiêm kích MiG-29 gây ấn tượng khi hạ mục tiêu bằng tên lửa với đầu dò hồng ngoại ở khoảng cách rất gần. Dòng tên lửa đánh chặn được tiêm kích MiG-29 sử dụng là Vympel R-73.
Trong khi mục tiêu được chiếc F-5 phóng đi là TDU-11, được Mỹ thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh trên cơ sở rocket Zuni 127 mm. TDU-11 có bộ phận tạo thêm lửa để tăng dấu hiệu hồng ngoại, đóng vai trò là mục tiêu tập bắn cho tên lửa.
Do có bộ phận tạo thêm lửa để tăng dấu hiệu hồng ngoại nên loại đạn này thường được sử dụng để đóng giả các loại đạn cỡ lớn hơn như tên lửa không đối đất để lực lượng trang bị luyện đòn đánh chặn.

Dù không tiết lộ về mục đích của cuộc diễn tập đánh chặn này những theo tờ Drive, nhiều khả năng đây là một phần của đợt diễn tập phối hợp giữa lực lượng phòng không và không quân Iran vừa tiến hành nhằm tăng cường khả năng đối phó với một cuộc tấn công tiềm tàng từ phía Israel nhằm vào cơ sở hạt nhân của Tehran.
Bởi trong hầu hết các cuộc không kích của Israel vào lãnh thổ Syria trong thời gian qua, cùng một số loại bom thì tên lửa tên lửa thông minh không đối đất Delilah được sử dụng nhiều nhất.
Thành thục trong đánh chặn TDU-11 sẽ giúp các tiêm kích Iran có thêm nhiều kinh nghiệm để đối phó với màn không kích có thể xảy ra trong thời gian tới từ phía Israel.

Cùng với màn diễn tập của Không quân, Lực lượng phòng thủ mặt đất của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) vừa công bố sức mạnh đánh chặn qua tập trận sau khi Israel không ngần ngại công bố kế hoạch tấn công Tehran.
Cuộc tập trận diễn ra tại sa mạc trung tâm rộng lớn của đất nước được IRGC thực hiện mang tên Modafean-e Aseman-e Velayat 1400 (Những người bảo vệ bầu trời Velayat 1400).
Tham gia tập trận là những hệ thống phòng không, radar, thiết bị trinh sát, tác chiến điện tử, hệ thống thông tin liên lạc và mạng lưới giám sát hình ảnh... tất cả đều do Iran tự phát triển.
Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và đánh giá các hệ thống phòng không Iran phát triển chống lại các mối đe dọa mô phỏng khác nhau.

"Hình thành các lớp phòng không an toàn để bảo vệ không phận của Cộng hòa Hồi giáo Iran, bên cạnh việc phòng thủ toàn diện các trung tâm nhạy cảm của đất nước là một trong những mục tiêu của cuộc tập trận.
Những đơn vị phòng không và lực lượng tác chiến của IRGC đang thực hiện nhiệm vụ của họ một cách khéo léo và thông minh suốt ngày đêm dưới sự bảo trợ hoạt động và kiểm soát của căn cứ phòng không chung của đất nước", Chuẩn tướng Ghader Rahimzadeh, chỉ huy của Căn cứ Phòng không Khatam al-Anbia của Iran tuyên bố.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
NI: Đòn đánh đáng sợ của Tu-95MS dù hơn 70 tuổi
(Vũ khí) - Theo National Interest (NI), sau khi hoàn thành gói nâng cấp với 8 tên lửa hành trình tầm siêu xa, Tu-95MS Nga sở hữu đòn tấn công cực đáng sợ.

Được Liên Xô phát triển từ những năm 1950 nhưng đến nay máy bay Tu-95MS vẫn tiếp tục được Nga nâng cấp với những trang bị mới và vũ khí tối tân khiến nó sở hữu sức mạnh tấn công khủng khiếp.
Hồi tháng 8/2021, Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga (UAC) đã thông báo máy bay chiến lược Tu-95MSM hiện đại hóa có khả năng mang nhiều tên lửa hơn đáng kể thay vì 4 tên lửa như nguyên bản.
1635739517402.png
Tu-95MS phóng tên lửa X-101.
Đồng thời máy bay cũng nhận được hệ thống điều khiển bay, dẫn đường mới và hệ thống thông tin liên lạc tối tân nhất hiện nay của Nga.

Những tên lửa hành trình tầm xa mang lại sức mạnh đáng sợ cho Tu-95MS là X-55 và X-101. Tên lửa X-55 có tốc độ cận âm có tầm bắn khoảng 2500km. Điều đáng sợ ở tên lửa này là chúng được trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Dù X-55 rất đáng sợ nhưng X-101 mới chính là dòng tên lửa phóng từ trên không của Nga khiến đối thủ e ngại nhất. Bởi đây là loại tên lửa có tầm bắn gấp đôi X-55 và khả năng tàng hình trước radar cho phép tên lửa của Nga tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên thế giới.
Tên lửa được nạp sẵn bản đồ điện tử để bay bám địa hình, cũng như hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và định vị toàn cầu GLONASS để hiệu chỉnh đường bay. Điều này cho phép X-101 đánh trúng mục tiêu cố định với độ chính xác 6-10m.

Nếu được lắp đầu dò quang-điện tử và ảnh nhiệt, nó có thể tấn công cả những mục tiêu cơ động như xe ôtô. Bên cạnh đó, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nga đã cung cấp khả năng tái lập trình mục tiêu cho X-101 trong khi bay, giúp phi công cập nhật mục tiêu mới ngay cả khi tên lửa đã phóng đi.
Dòng tên lửa tàng hình này bao gồm phiên bản X-101 sử dụng đầu đạn thông thường và X-102 mang đầu đạn hạt nhân. Mỗi tên lửa X-101 được trang bị đầu đạn nặng 400 kg, bao gồm các loại nổ mạnh (HE), xuyên phá hoặc nổ chùm.

Phiên bản Tu-95MS có thể mang theo 8 quả trong khoang, trong khi biến thể Tu-95MSM được gắn thêm 8 giá treo gắn ngoài, cho phép chúng sử dụng tới 16 tên lửa X-101.
X-101 là bước phát triển quan trọng của Nga, giúp không quân nước này sở hữu vũ khí tiến công tầm xa đầy uy lực và tăng sự linh hoạt trước thay đổi trên chiến trường.
Khả năng tái xác định mục tiêu của X-101 trong khi bay cũng khiến Mỹ mất thế độc quyền trong sở hữu vũ khí tầm xa có độ chính xác cao.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
19FortyFive: Nga thống lĩnh tuyệt đối về vũ khí hạt nhân
(Vũ khí) - Điểm danh 9 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, trang tin Mỹ 19FortyFive gọi Nga là nước dẫn đầu không thể tranh cãi về vũ khí hạt nhân.

Trang tin chuyên về quân sự của Mỹ là “19FortyFive” nhận định rằng, Nga hiện có tiềm lực hạt nhân lớn nhất và là một trong những nước có tiềm lực hạt nhân tham vọng nhất trên thế giới.
19FortyFive lưu ý rằng, tổng cộng các nước sở hữu vũ khí hạt nhân [gồm cả các quốc gia đã công khai và những nước không thừa nhận] là: Mỹ, Anh, Pháp, Israel, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên có khoảng 13.500 đầu đạn hạt nhân; nhưng trong đó, Nga và Mỹ là hai cường quốc lớn nhất thế giới.
1635739779539.png
Nga đang sở hữu số lượng bệ phóng và số lượng đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới
Tạp chí Mỹ nêu rõ, Hoa Kỳ và Nga là những nước dẫn đầu không thể tranh cãi trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân, với lần lượt là 5.800 và 6.400 đầu đạn hạt nhân đang sở hữu.

Ấn phẩm cho rằng, vũ khí hạt nhân vẫn là trung tâm trong chiến lược quân sự của Moscow, cho phép "Điện Kremlin theo đuổi các mục tiêu khu vực và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình mà không ngán Mỹ hoặc NATO bắt đầu một cuộc xung đột tổng lực".
Ấn phẩm nhắc nhở rằng, Nga có bộ ba hạt nhân bao gồm các thành phần trên bộ, trên biển và trên không, bao gồm: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng trên mặt đất; tên lửa đạn đạo liên lục phóng từ tàu ngầm hạt nhân (SLBM) và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân phóng từ máy bay ném bom chiến lược.

Bài báo nêu cụ thể tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga có thể mang tới 1.189 đầu đạn hạt nhân, còn tàu ngầm hạt nhân của Nga chứa khoảng 624 đầu đạn hạt nhân.
Chỉ một phần nhỏ trong số lượng đầu đạn hạt nhân cực khủng này cũng đủ sức hủy diệt thế giới nhiều lần.

Ngoài ra, Moscow còn sở hữu số lượng bệ phóng lớn nhất thế giới với đa dạng các phương tiện phóng nên kẻ địch không thể đồng loạt cùng lúc tiêu diệt toàn bộ tiềm lực vũ khí hạt nhân của Nga.
Kể cả trong trường hợp bị tấn công hạt nhân phủ đầu thì những tàu ngầm hạt nhân đang lang thang khắp các đại dương cũng đủ sức giáng trả cho địch thủ đòn trả đũa hạt nhân hủy diệt. Với sức mạnh hạt nhân của mình, Nga đã có một chiếc ô bảo vệ vững chắc tuyệt đối.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Israel phải gia cố phòng thủ sau khi Al-Tanf bị tấn công
(Vũ khí) - Israel đã phải gia cố phòng thủ sau khi căn cứ chiến lược Al-Tanf của Mỹ tại Syria vừa hứng chịu cuộc tấn công bằng UAV.

Theo Lực lượng quốc phòng Israel (IDF), để đề phòng những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ Iran và lực lượng được hậu thuẫn, IDF đang triển khai thêm nhiều hệ thống radar và bệ phóng đánh chặn tại phía Bắc đất nước.
Hiện kế hoạch đã bắt đầu được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 2 năm. Sau đó những biện pháp tăng cường năng lực đánh chặn sẽ được triển khai trên toàn lãnh thổ.
Israel phai gia co phong thu sau khi Al-Tanf bi tan cong
Hệ thống đánh chặn Iron Dome của Israel.
Hiện tại, Không quân quân Israel được giao nhiệm vụ bảo vệ bầu trời quốc gia, cùng với đó một số hệ thống phòng thủ được triển khai trên nhiều địa điểm khác nhau. Lực lượng này sẽ được bổ sung bằng các khẩu đội đánh chặn cơ động mới để ngăn chặn những nguy hiểm khi xảy ra xung đột.

Ngoài những mối đe dọa mà Không quân và hệ thống đánh chặn mặt đất phải đối mặt trước đây như máy bay, tên lửa thì hiện nay IDF đang phải đối mặt với nguy cơ lớn từ các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ của các đối thủ.
Các quan chức của IDF cho rằng, cuộc tấn công quy mô lớn của Iran vào cơ sở dầu khí Aramco của Saudi Arabia năm 2019 (Tehran bác bỏ liên quan đến vụ tấn công), được thực hiện bằng cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình, như một lời cảnh tỉnh về mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa do những vũ khí này gây ra.

Chính vì vậy, việc IDF tăng cường các biện pháp phòng thủ nhằm đối phó với nguy cơ này là rất cần thiết. Điều đặc biệt là trước khi IDF quyết định tăng cường các biện pháp đối phó với UAV, lực lượng Iran tại Syria cùng đồng minh tuyên bố chuẩn bị tấn công vào một số mục tiêu tại Israel và căn cứ căn cứ quân sự Al-Tanf của Mỹ tại Syria.
Ngay khi xuất hiện lời cảnh báo, hệ thống phòng không và tên lửa được triển khai quanh Al-Tanf đã được đưa vào tình trạng báo động cao nhất. Trên bầu trời Syria và nước láng giềng Iraq, các máy bay trinh sát và cảnh báo sớm của Mỹ đang hoạt động, nhằm báo trước cho quân đội Mỹ trong trường hợp bị tấn công bất ngờ.
Dù đã biết trước và chuẩn bị đối phó nhưng lực lượng Mỹ vẫn không thể chống đỡ nổi cuộc tấn công vào Al-Tanf hôm 20/10 từ 5 chiếc UAV vũ trang. Không rõ hậu quả của cuộc tấn công nhưng ngay sau khi diễn ra, lực lượng IDF cũng vội gia cố hàng phòng thủ của mình.

Cùng với tăng cường phòng thủ, Israel phê duyệt khoản ngân sách trị giá 1,5 tỷ USD để quân đội chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm vào chương trình hạt nhân Iran.
Số tiền 1,5 tỷ USD này sẽ được dùng để trang bị vũ khí cho các loại chiến đấu cơ, UAV trinh sát và vũ khí chuyên biệt cho cuộc tấn công nhằm vào hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
'Mỹ cấm vận làm tăng sức hấp dẫn vũ khí Nga'
(Vũ khí) - Theo Tướng Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự, Mỹ không thể làm giảm sự hấp dẫn của vũ khí Nga với khách hàng.

Tuyên bố được tướng Nga đưa ra sau khi các nghị sĩ Mỹ đề nghị các nhà lập pháp thảo luận về khả năng làm giảm sức hấp dẫn của vũ khí do Nga cung cấp cho các khách hàng nước ngoài. Đó là tạo ra thêm các biện pháp cứng rắn nhằm nâng cao hiệu quả các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đây.
"Những chiến lược nào có thể giúp Hoa Kỳ làm cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người có khả năng quan tâm đến chúng? Chúng ta nên tăng cường xuất khẩu vũ khí của mình ở mức độ nào cho các nước muốn mua vũ khí từ người Nga?", một phần nội dung tài liệu được RT đăng tải.
1635740055722.png
Hệ thống S-400, một trong những vũ khí Nga khiến cả đồng minh của Mỹ muốn mua.
Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, những vũ khí mới cho phép Moscow thúc đẩy các lợi ích chính sách đối ngoại của riêng mình, đồng thời làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, các nghị sĩ chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga không đủ hiệu quả, điều này chỉ khiến các nước quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga có tâm lý chống lại Mỹ.
Mỹ đã không giấu giếm việc ngăn cản nga xuất khẩu vũ khí cho khách hàng, tuy nhiên theo Tướng Dmitry Shugaev: "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để duy trì và củng cố vị thế của mình... bất chấp những hạn chế liên quan đến COVID-19 và cạnh tranh không lành mạnh mà chúng tôi gặp phải từ Mỹ".

Nga đã đưa ra các phương thức để vượt qua những hành động hạn chế mang tính thù địch của nước ngoài như gây sức ép hoặc trừng phạt những nước đã mua vũ khí của Nga, đồng thời khẳng định rằng những hạn chế này "không hiệu quả" bởi sức hút của vũ khí Nga với những khách hàng có nhu cầu thực sự đang rất lớn.
Vị Tướng Nga cho biết thêm, tổng giá trị các hợp đồng đặt mua vũ khí của Nga trong năm 2020 vẫn duy trì ở mức 50 - 55 tỷ USD. Xét trong bối cảnh đại dịch hoành hành, đây là một năm đầy thành công với hoạt động xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.
Trong hai năm liền kề trước đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng khí tài quân sự của Nga lần lượt là 51,1 tỷ USD và 55 tỷ USD. Đây rõ ràng là bước tăng trưởng Nga có được đang khiến những đối thủ rất khó chịu.
Điểm nhấn của năm nay là sự xuất hiện của các tàu ngầm hạt nhân mới được đưa vào biên chế hải quân Nga, trong đó có tàu ngầm chiến lược Knyaz Vladimir được mệnh danh là tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới.

Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021, máy bay chiến thuật đa năng thế hệ thứ 5 mang tên Checkmate và các sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng, thu hút sự quan tâm quốc tế.
Theo kết quả ban đầu, tổng trị giá các hợp đồng ký kết tại MAKS-2021 lên tới 265 tỷ Ruble (khoảng 3,6 tỷ USD). Riêng Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký 13 hợp đồng xuất khẩu có giá trị lên đến hơn 1 tỷ Euro.
Các nhà sản xuất Nga cho rằng, các quốc gia châu Á đang tích cực khai thác và vận hành máy bay, trực thăng Nga, các hệ thống phòng không, các trang thiết bị quân sự cho hải quân và lực lượng tác chiến mặt đất. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và một trong những trọng tâm trong chiến lược quảng bá các sản phẩm hàng không quân sự và dân sự của Nga.
Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng, một trong những hệ thống vũ khí Nga rất thành công và đang tạo nên thế cạnh tranh trực tiếp với Mỹ chính là tổ hợp phòng thủ S-400.
Phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2007, sau đó hơn 10 năm, hệ thống S-400 vẫn được mệnh danh là hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất trên thế giới. Hệ thống có thể được triển khai dưới 5 phút, với tầm bảo vệ tới 400km, rộng hơn 4 lần so với hệ thống tên lửa Patriot đầy tự hào của Mỹ.

Trong khi Patriot chỉ bảo vệ được 1 hướng, S-400 bảo vệ mọi hướng tấn công. Và S-400 thậm chí còn rẻ hơn Patriot. Đó là lý do rất nhiều nước muốn mua S-400 của Nga. Nhưng không phải ai cũng được mua. Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn đặt hợp đồng mua máy bay tàng hình F-35 của Mỹ trên bàn cân để rồi chọn S-400 của Nga.
Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, hiện S-400 đang thuộc biên chế quân đội của Nga, Trung Quốc. Trong tương lai gần, Belarus, Saudi Arabia và Ấn Độ cũng sẽ sở hữu S-400. Những quốc gia quan tâm tới S-400 hiện rất nhiều, bao gồm Iran, Iraq, Ai Cập, Qatar...
Một số nước trên đây đã bị Mỹ cảnh báo sẽ áp đặt trừng phạt nếu mua S-400, thậm chí cả Mỹ cũng đang cân nhắc việc mua S-400 của Nga. Vừa là một nhà xuất khẩu vũ khí uy tín, Nga còn vừa có những chiến lược bán hàng mà khách hàng khó có thể từ chối. Trước đó, Nga đã bán một hệ thống phòng thủ tên lửa "không thể xuyên phá".


Tới năm 2021, tiếp tục phát đi lời quảng cáo là đang sở hữu một loại tên lửa liên lục địa "bất khả chiến bại", chọc thủng mọi thệ thống phòng ngự, tên là Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik. Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng sắp phải nâng cấp những hệ thống S-400 của mình.
Giới quan sát tại Nga cho rằng, nếu nhìn vào các số liệu thương mại và đầu tư, có thể thấy Nga dường như không phải là một bên tham gia quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng nếu nhìn vào lĩnh vực an ninh sẽ thấy Nga đang ngang tầm với Mỹ, thậm chí có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực bất cứ lúc nào.
Ví dụ như ở Đông Nam Á, Nga không cần phải có kim ngạch thương mại 500 tỷ USD để sở hữu một con át chủ bài có vai trò quyết định như Mỹ mà chỉ cần cung cấp cho ai đó những vũ khí tiên tiến nhất của Nga là đủ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Rủi ro nếu Australia đặt cược vào mìn biển
(Vũ khí) - Theo The Australian, Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) cần phải sở hữu vũ khí không đối xứng như mìn biển để đối phó với nguy cơ từ bên ngoài.

Hiện Bộ Quốc phòng Australia đã đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin từ ngành công nghiệp liên quan đến việc mua sắm các loại mìn biển hiện đại trong tương lai gần. Dự án SEA 2000 - Mìn biển, đang được triển khai và gấp rút tiến hành. Bởi mìn biển vẫn có vai trò quan trọng trong tác chiến hiện đại.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, thủy lôi của Iraq đã trở thành chướng ngại vật nghiêm trọng đối với tàu chiến Mỹ. Tháng 2/1991, tàu sân bay trực thăng Tripoli đã bị nổ tung bởi một quả mìn biển của Iraq, và số phận tương tự cũng đã xảy ra với tàu tuần dương URO Princeton.
Rui ro neu Australia dat cuoc vao min bien
Mô phỏng cách tấn công của loại mìn biển mới.
Là quốc gia có biển, các phương thức tiếp cận trên biển của Australia rất đa dạng. Nhiều loại mìn có khả năng đặc biệt và sự hiện diện các bãi mìn hoặc được thiết lập để bảo vệ các tuyến đường biển của Australia hoặc để làm gián đoạn hoạt động của kẻ thù chống lại nước này là một khả năng phi đối xứng mà giới quân sự nước này cần phải tính đến.

Báo Australia cho rằng, nước này cần có một kho mìn biển phong phú và luyện tập cách bố trí thành thạo chúng từ các nền tảng trên không, trên mặt đất và dưới biển, cũng như chứng tỏ cho giới quan sát thấy năng lực thực sự của Australia trong việc sở hữu những loại vũ khí có uy lực lớn, đầy lợi hại và linh hoạt.
Lực lượng ADF sẽ cần sự kết hợp của các loại mìn được trang bị trên tàu mặt nước, máy bay (P-8, các trực thăng hạng nặng) và tàu ngầm. Các loại mìn hiện đại có chứa chất nổ mạnh được kích nổ bằng ngòi nổ điện tử hiệu quả hơn nhiều so với các loại mìn chứa thuốc súng thời kỳ đầu yêu cầu kích nổ bằng phương pháp vật lý.
Công nghệ mới hơn liên quan đến việc sử dụng các phương tiện tự hành dưới nước đã được cải tiến cũng cho phép ADF thu được các loại mìn di động thông minh có thể thả từ tàu ngầm và tự động điều hướng đến các tuyến đường thủy đối phương có thể xuất hiện.

Những bãi mìn có thể được bố trí ở vùng biển nhà không cho kẻ thù bén mảng đến. Các bãi mìn bảo vệ hiện đại có thể được điều khiển từ xa (tắt và kích hoạt theo lệnh) để các tàu chiến đồng minh, thân thiện, cả thương mại và hải quân đi qua an toàn.
Trong thời gian xung đột, chúng có thể được bố trí ở bất cứ đâu, với nhiều lựa chọn chiến lược và chiến thuật khác nhau. Tác động tâm lý lên đối thủ một khi mìn biển kích hoạt là rất lớn.

Module neo giữ mìn dưới đáy biển, nơi nó có thể đợi lệnh kích hoạt trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Khi module chỉ huy và điều khiển nhận được lệnh kích hoạt, cảm biến sẽ lặng lẽ lắng nghe âm thanh của tàu đối phương đang đến gần, phân tích tiếng động nghi ngờ và so sánh với các tín hiệu đã biết của các loại tàu ngầm đối phương để tấn công.
Tuy nhiên theo đánh giá của giới chuyên gia, mặt trái của mìn biển dù chúng tối tân đến đâu cũng chỉ phân biệt được tàu ngầm và tàu nổi di chuyển chứ khó có thể phân biệt chính xác được chiến hạm đối phương và tàu dân sự. Vì vậy, việc tấn công nhầm tàu dân sự là điều khó tránh khỏi.
Đây chính là lý do khiến mìn biển thường chỉ được triển khai tại những khu vực trọng yếu như cửa biển, cửa vịnh chứ không triển khai trên diện rộng. Để đảm bảo nhiệm vụ ngăn chặn tàu đối phương xâm nhập, tên lửa bờ và hệ thống chống ngầm tối tân đang được các cường quốc đầu tư phát triển.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga giúp MiG-29 Syria sử dụng bom 'ném và quên'
(Vũ khí) - Không quân Syria vừa sử dụng tiêm kích MiG-29 thực hiện đợt không kích đồng thời vào loạt mục tiêu của phiến quân tại Idlib và một số nơi khác.

Theo hãng AMN, việc Không quân Syria sử dụng MiG-29 thực hiện các cuộc không kích phiến quân là rất hiếm gặp. Nhiệm vụ này được được thực hiện bởi Su-24 hoặc Su-25.
Thông tin đặc biệt là trong cuộc không kích này, MiG-29 đã sử dụng tên lửa đối đất và bom dẫn đường tối tân KAB-500S-E được Nga chuyển giao.
Mục tiêu tấn công của MiG-29 là Đảng Hồi giáo Turkestan (TIP) ở vùng nông thôn Jisr Al-Shughour (Idlib), phía bắc của Đồng bằng Al-Ghaab (Hama) và vùng đông bắc Latakia.

1635740314147.png
Tiêm kích MiG-29 của Syria.
Chiến đấu cơ Syria đã tấn công xuống trục tây bắc Hama và đánh trúng 2 căn cứ phiến quân. Đợt không kích được Syria tiến hành sau khi xảy ra nhiều vụ tấn công nhằm vào quân đội Syria trong khu vực.
AMN dẫn nguồn tin quân sự Syria cho biết, để những chiếc MiG-29 mang được bom KAB-500S-E, chúng đã được Nga nâng cấp với một số thay đổi để mang được loại vũ khí thế hệ mới.

Được biết, KAB-500S-E được thiết kế với những đầu đạn dẫn đường chính xác hoạt động theo nguyên tắc "thả và quên" có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác tuyệt vời trong bất kỳ thời gian trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết.
Sự đặc biệt là KAB-500S-E tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống vệ tinh dẫn đường, đây là điều mà không mấy quốc gia thực hiện được. Trong chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria, hầu hết các cuộc không kích của Nga đêu sử dụng KAB-500S-E.
KAB-500S-E có thể tiêu diệt mục tiêu với toạ độ đã biết trước hoặc được các máy bay mang chúng cung cấp khi chuẩn bị thả bom. Ngòi nổ được cấu tạo tiếp xúc với 3 loại giữ chậm.

Ở chiến trường Syria, KAB-500S thường được trang bị và thực hiện bằng máy bay ném bom Su-34, ngoài ra có thể trang bị loại vũ khí này cho các loại máy bay khác như Su-24M và Su-30SM, Su-35 và MiG-29 của Syria là trường hợp đầu tiên dòng MiG-29 mang theo KAB-500S-E được ghi nhận.
Vũ khí này có thể được thực hiện ở độ cao lớn, và có sức công phá rất mạnh, các máy bay mang chúng có thể đạt tốc độ 1100 km/h. Trong cuộc thử nghiêm chiến đấu thực tế độ chính xác nhắm vào mục tiêu sai lệch không quá 5m.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ diễn tập với radar thật của S-300
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ vừa tiến hành cuộc diễn tập đối phó với phòng không đối phương, trong đó có hệ thống radar 30N6 và một số mô hình khác.

Tham gia cuộc diễn tập là Tập đoàn quân đặc nhiệm số 7 của Lục quân Mỹ. Cuộc diễn tập thực hiện hồi tháng 9/2021 tại Trung tâm Huấn luyện Sẵn sàng Liên hợp (JRTC) tại Pháo đài Polk, La nhưng đến nay thông tin mới được công bố.
Khí tài tham gia diễn tập là hệ thống radar điều khiển hỏa lực 30N6 thuộc trang bị tiêu chuẩn của tổ hợp S-300 cùng một số mô hình radar khác để binh sĩ thực hành tấn công.
1635740488870.png
1635740522664.png
Hệ thống radar 30N6 được Mỹ sử dụng trong diễn tập.

Theo tiết lộ của Quân đội Mỹ tiết lộ, cuộc diễn tập giúp lực lượng này tăng cường khả năng đối phó với hệ thống phòng không của đối thủ, đặc biệt là Nga và Trung Quốc trong tình huống có xung đột.
"Cuộc diễn tập tái tạo những tình huống tương tự thực chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với đối thủ", Thiếu tá Marshall McGurk, chỉ huy cuộc diễn tập cho biết.

Điều đặc biệt là ngoài 30N6, hiện Mỹ cũng đang sở hữu radar 36D6M1-1 và hệ thống S-300 hoàn chỉnh mua được từ Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine cũng đã cung cấp cho Mỹ cả những tổ hợp radar thụ động Kolchuga, có khả năng phát hiện và bám bắt các máy bay tàng hình. Cùng với đó, một số máy bay chiến đấu cũng đã lọt vào tay Mỹ.
Trong đó, Ukraine đã bán cho công ty tư nhân Pride Airplane có trụ sở tại Chicago hai chiếc Su-27UB, điều này đã được xác nhận khi đoạn video về các chuyến bay của chúng được công bố gần đây.

Nhiều khả năng, những chiếc máy bay này chuyên đóng vai địch (aggressor) trong các cuộc huấn luyện và tập trận không chiến của Không quân Mỹ.
Như vậy, mục đích của Mỹ khi mua sắm lớn các loại trang, thiết bị, vũ khí Liên Xô, là để nghiên cứu, tìm cách khắc chế vũ khí Nga, đặc biệt là vũ khí phòng không và không quân.
Mục đích của Mỹ đã rõ nhưng những vũ khí này là phát triển của Liên Xô từ hơn 30 trước, trong khi đó Nga đã có bước tiến lớn trong việc phát triển thiết bị radar và tác chiến điện tử, mà giới chuyên gia quân sự từ các nước phương Tây đã nhiều lần thừa nhận.

Như vậy, người Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều radar của các thế hệ trong quá khứ làm mục tiêu trong phạm vi thử nghiệm tên lửa của họ, và do đó, Lầu Năm Góc khó có thể nắm bắt được thứ gì đó mới hơn về những thiết bị mà cơ bản là đã ngừng hoạt động.
Ngoài ra, các nước Ba Lan, Ukraine… cũng đã cung cấp thêm cho Mỹ những vũ khí Liên Xô/Nga như: Máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-29, tên lửa Scud-B, xe tăng T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 và nhiều vũ khí khác…
Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ đang tìm nhiều cách nắm bắt công nghệ quân sự của Liên Xô/Nga nhằm một mặt là hoàn thiện các vũ khí của mình, mặt khác là tìm ra cách khắc chế hữu hiệu các vũ khí của Nga.
Nhưng Mỹ khó có thể thực hiện được tham vọng của mình bởi những hệ thống vũ khí, khí tài họ tiếp cận được đều là công nghệ cũ và hầu như không còn hoạt động tại Nga.

Chê S300 lạc hậu, nhưng rồi Mỹ cũng phải mua S300 về dùng thôi, nhưng lạ thay vì Mỹ đã có S300 từ cách đây gần 30 năm, khi LX tan rã, Mỹ mua 1 số thiết bị S300 từ chính Nga (thời Yestils), Đông Âu Belarus, sao giờ vẫn phải mua tiếp S300 Ukraine vốn cũng lỗi thời tương tự ?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
MANPADS Nga phát hiện mục tiêu cách 60km
(Vũ khí) - Dù chỉ là hệ thống phòng không MANPADS nhưng tổ hợp mới Nga phát triển có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 60km và diệt ở tầm xa kỷ lục.

Theo hãng thông tấn Sputnik, hiện nay Nga đang bắt tay vào phát triển hệ thống tên lửa MANPADS thế hệ mới với những thông số chưa từng có trên thế giới hiện nay.
Sản phẩm do Tập đoàn Rostec phát triển. Hiện hầu hết những thông tin về dòng MANPADS mới này vẫn được bảo mật, thậm chí không công bố tên gọi của nó.
Dù bí mật cỡ nào nhưng có điều chắc chắn rằng chúng phải sở hữu những khả năng ấn tượng hơn loại MANPADS mạnh nhất hiện nay của Nga là Verba.
1635740895158.png
Tên lửa Verba của Nga.
Các nhà quân sự Nga ước tính, phạm vi diệt mục tiêu xấp xỉ 10 km. Các nhà thiết kế đang làm việc để cải thiện độ chính xác, tức là tăng độ nhạy của đầu đạn tự dẫn trên tên lửa phòng không.

Điều làm nên sự đặc biệt là hệ thống tên lửa mới có thể nhận được thông tin từ đài radar của những hệ thống phòng không tầm xa khác khiến chúng phát hiện mục tiêu tấn công cách 60km.
Với khoảng cách này, kíp trắc thủ có đủ thời gian để triển khai chiến đấu, giúp đòn đánh chặn đạt hiệu quả cao hơn. Về nhiệm vụ, tên lửa mới sẽ được thiết kế chống lại các mục tiêu có kích thước nhỏ và độ tương phản thấp như các loại UAV mini. Ngoài ra tên lửa cũng có thể diệt tên lửa hành trình, trực thăng, cường kích bay tầm thấp...
Những kinh nghiệm trong các cuộc chiến cục bộ gần đây nhất cho thấy rằng, các mục tiêu như vậy, đặc biệt là UAV cỡ nhỏ khó bị đánh trúng bởi các loại vũ khí phòng không tầm xa hơn được thiết kế để chống lại trực thăng, tên lửa hành trình.

Binh sĩ với tổ hợp di động mới có thể đối phó với nhiệm vụ này tốt hơn nhiều.
Trong mọi trường hợp, hệ thống tên lửa phòng không di động vẫn là mối đe dọa chính đối với các phi công quen với việc chạy trốn các tên lửa phòng không mạnh mẽ ở độ cao thấp.
Được biết, ngay cả khi hệ thống mới chưa được trang bị, quân đội Nga đã có trong tay Verba - loại MANPADS tối tân hàng đầu thế giới hiện nay.

Tên lửa Verba có thể đánh chặn máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình ở độ cao từ 10 m đến 4.500 m và ở khoảng cách lên đến 6 km. Tầm bắn này tốt hơn nhiều so với Stinger huyền thoại của Mỹ với độ cao hạ gục tối đa của nó là 3.500m, tầm bắn 4,5km).
Tên lửa của tổ hợp Verba có đầu đạn tự dẫn hoạt động trong các vùng tử ngoại, hồng ngoại gần và hồng ngoại trung. Nó có khả năng phân biệt mục tiêu thật với bẫy nhiệt. Phần chiến đấu của tên lửa nặng 2,5 kg, chứa nhiều phần tử sát thương, và có thể phát nổ khi va chạm trực tiếp với mục tiêu hoặc kích nổ khi ở một khoảng cách vừa đủ để các mảnh sát thương hạ gục mục tiêu.
Sức công phá ở vụ nổ đủ để vô hiệu hóa động cơ của hầu hết các loại phương tiện bay hiện đại. Verba có radar riêng, thăm dò vùng trời trong bán kính hàng chục km, có thể phát hiện sớm kẻ thù và chuẩn bị cho cuộc tấn công.
Tổ hợp Verba hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chịu được nhiệt độ từ - 50 đến +50 độ C. Chỉ với Verba, phương Tây hiện không có vũ khí nào có thể sánh kịp tên lửa MANPADS của Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Israel mua bom khủng Mỹ nhưng vẫn bó tay với Hamas?
(Vũ khí) - Theo Breaking Defense, Không quân Israel có kế hoạch mua bom chuyên phá boongke, hầm ngầm GBU-72 của Mỹ để đối phó với phong trào Hamas.

Kế hoạch mua GBU-72 của Israel được biết đến ngay từ khị Mỹ đang phát triển dòng bom này bởi Israel đã chia sẻ kinh nghiệm thực tế sử dụng bom xuyên phá GBU-28 trong viễ đối phó với hệ thống hầm ngầm của Hamas.
Báo Mỹ dẫn nguồn tin quân sự Israel cho biết, việc sử dụng vũ khí phá hầm ngầm ở khu vực đông dân như Gaza đòi hỏi phải lên kế hoạch chi tiết, chính xác để bom không rơi vào khu vực dân sự. Dữ liệu về các cuộc tấn công đặc biệt này đã được chuyển cho Không quân Mỹ.
1635741033304.png
1635741056571.png

chia sẻ
Phóng to
Bom GBU-72 trên tiêm kích F-15 Mỹ.
Không quân Mỹ thông báo đã hoàn thành đợt thử nghiệm siêu bom GBU-72 hồi tuần trước và loại vũ khí diệt boongke này có thể thả thành công từ máy bay tiêm kích F-15. Đợt thử nghiệm bao gồm việc kích hoạt một đầu đạn để cảm biến ghi nhận tác động toàn diện của vụ nổ bom GBU-72 và mức độ sát thương của loại vũ khí mới này.
Không quân Mỹ không cho biết khả năng xuyên phá chính xác của GBU-72 là bao nhiêu, nhưng khẳng định uy lực của loại bom này vượt xa những vũ khí tiền nhiệm như GBU-28. Điều đó đồng nghĩa với việc, ít nhất GBU-72 phải xuyên sâu qua 6m bê tông, hay 30m đất như của GBU-28 hiện nay.
Bom GBU-28 là bom xuyên phá boongke dẫn đường bằng laser được đưa vào biên chế năm 1991, sau những lo ngại về khả năng tấn công của bom BLU-109/B trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Không quân Mỹ đã triển khai bom GBU-28 trong chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999 và giai đoạn đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan, Iraq.

Sức mạnh của biến thể GBU-28/B nâng cấp không được công bố nhưng được cho rằng mạnh hơn đáng kể so với nguyên bản. Đây hiện là loại bom xuyên phá boongke tầm trung duy nhất của Mỹ, nằm giữa mẫu BLU-109/B nặng 900 kg và siêu bom GBU-57/B MOP nặng gần 15 tấn.
Với GBU-72, thành viên mới trong kho bom Mỹ và có thể sắp tới là Israel sẽ cải thiện đáng kể năng lực tấn công hầm ngầm, nhất là với mục tiêu ngoài khả năng tấn công của bom BLU-109/B và GBU-28.
Phản ứng với kế hoạch của Mỹ và Israel với GBU-72 ngay từ khi phát triển, một thủ lĩnh của phong trào Hamas đã xác nhận mạng lưới đường hầm này thực sự tồn tại và kẻ thù khó có thể làm gì được chúng.
"Mạng lưới này là một sự đổi mới với khả năng chịu rung chấn từ những vụ tấn công tốt hơn nhiều so với trước. Ngay cả khi một hệ thống ngầm ngầm nào đó bị đánh sập, chúng tôi vẫn còn rất nhiều đường hầm như vậy", vị chỉ huy của Hamas cho biết.

Dựa trên hình ảnh chụp bên trong đường hầm của Hamas mà Israel giành được quyền kiểm soát hồi tháng 5/2021, mạng lưới đường hầm là một quần thể kiến trúc phức tạp với tường bê tông, trang bị điện lưới và xe kéo.
Những tuyến đường hầm lần đầu tiên xuất hiện ở Dải Gaza là nhằm phản ứng trước lệnh phong tỏa của Israel sau khi Hamas giành quyền kiểm soát. Ban đầu, mạng lưới này được sử dụng để buôn lậu hàng hóa và mang mục đích kinh doanh bất hợp pháp thay vì phục vụ chiến đấu.
Nhưng mục đích sử dụng của mạng lưới ngầm này đã thay đổi vào năm 2006. Vào thời điểm đó, phong trào Hamas đã sử dụng đường hầm để bắt Gilad Shalit – một binh sĩ Israel. Người này đã bị giam giữ trong 5 năm trước khi được thả như một phần của thỏa thuận trao đổi tù nhân năm 2011.

Trong Chiến tranh Gaza năm 2014, Hamas đã công bố đoạn video quay cảnh các tay sung che kín mặt, mang súng tự động và súng phóng lựu bò lên từ dưới lòng đất. Các quan chức Israel cho biết quân đội nước này đã bị những tay súng bò từ dưới mặt đất lên phục kích.
Khoảng 30 đường hầm đã bị phá hủy trong cuộc xung đột năm 2014. Lúc đó, giới chức Israel tiết lộ từ năm 2007, Hamas đã xây dựng được trên 1.300 đường hầm với tổng chi phí lên tới 1,25 tỷ USD.
Trong một nghiên cứu mới nhất, chuyên gia Rami Abu Zubaydah làm việc tại Viện Nghiên cứu Ai Cập chỉ ra các tay súng Hamas từng tiết lộ hệ thống đường hầm được sử dụng với nhiều mục đích chiến lược khác nhau, bao gồm tác chiến, nơi hội họp của thủ lĩnh và kho dự trữ rocket, vũ khí.
Israel đã đưa ra nhiều phương án để đối phó với mạng lưới đường hầm phức tạp này. Phát biểu bên lề hội nghị của Ủy ban Các vấn đề Công cộng Israel (AIPAC) tại Washington vào năm 2018, một quan chức đứng đầu bộ phận tác chiến chống ngầm của đơn vị công nghệ quân đội Israel khoe rằng nước này phát triển những công nghệ mới để tìm ra các tuyến đường hầm.
Bên cạnh đó, Israel cũng sở hữu một số loại vũ khí có khả năng tấn công dưới lòng đất, trong đó phần nhiều ban đầu được thiết kế để tấn công các boongke của Hamas và Iran.
Nhưng kể từ đó, những công nghệ phá hầm ngầm của Israel không thấy được nhắc đến và giờ là kế hoạch mới với GBU-72 của Mỹ. Tuy nhiên, hiệu quả của vũ khí này trong đối phó với hầm ngầm của Hamas cần phải có thời gian để chứng minh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Quân đội chung EU: Thay thế, hỗ trợ hay bám theo NATO?
(Bình luận quân sự) - Năm quốc gia EU mới đây đã nêu sáng kiến chủ động thành lập lực lượng phản ứng nhanh châu Âu, trong khuôn khổ quân đội chung châu Âu.

Châu Âu thành lập lực lượng phản ứng nhanh?
Mới đây, hãng tin Đức Deutschlandfunk đưa tin, 5 quốc gia châu Âu là Đức, Slovenia, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Phần Lan đã soạn thảo một văn kiện, trong đó, họ ủng hộ việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh toàn châu Âu.
Theo một số báo cáo, chiến lược chung trong lĩnh vực phòng thủ và an ninh châu Âu mang tên “La bàn chiến lược” dự kiến thành lập Lực lượng phản ứng nhanh bao gồm từ 5 nghìn đến 20 nghìn người.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cũng giới thiệu về mục đích của việc thành lập quân đội chung châu Âu. Theo ông, các sự kiện ở Afghanistan cho thấy EU cần học cách thực hiện các nhiệm vụ quân sự mà không cần sự hỗ trợ từ phía Mỹ.
Các sự kiện gần đây ở Afghanistan [Mỹ rút quân khỏi Afghanistan] cho thấy EU phải có khả năng hành động quyết đoán và nhanh chóng, Deutschlandfunk viết, trích dẫn một tài liệu chung do các đại diện của Đức, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Slovenia soạn thảo. Tài liệu đặc biệt nhấn mạnh về sự cần thiết phải thành lập một lực lượng phản ứng nhanh toàn châu Âu.

Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức, sự kiện ở Afghanistan cho thấy: Các nước châu Âu không đủ khả năng giải quyết các nhiệm vụ trong khuôn khổ NATO nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Do đó, hiện giờ đang đưa ra các đề xuất về phương cách cải thiện tình hình.
Ông Kramp-Karrenbauer cũng nhấn mạnh rằng, các nước EU đang nỗ lực tạo ra một cấu trúc bổ sung cho NATO chứ không phải thay thế Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Ngoài ra, Deutschlandfunk cũng nhấn mạnh việc ông Kramp-Karrenbauer ủng hộ một đường lối cứng rắn hơn của NATO đối với Nga.

Theo lời Bộ trưởng Đức, liên minh cần phải làm cho giới lãnh đạo Nga hiểu rằng, trong trường hợp đường cùng, NATO sẵn sàng sử dụng các biện pháp quân sự. Kramp-Karrenbauer đặc biệt lưu ý việc bảo vệ không phận và cáo buộc Nga liên tục vi phạm biên giới trên không của NATO.
1635741183083.png
Ý tưởng thành lập Quân đội chung châu Âu đã được nhiều nước EU ủng hộ
Thay thế, hỗ trợ hay… bám theo NATO?
Cách đây khoảng 1 tháng, Đảng Nhân dân châu Âu (European People's Party - EPP) hiện là phái lớn nhất trong Nghị viện châu Âu cũng tuyên bố rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần thành lập lực lượng quân đội của riêng mình, các nước EU cần phải phối hợp gắn kết hơn trong những công việc liên quan đến phòng vệ chung của khối.
Việc Liên minh châu Âu cần có lực lượng phòng vệ riêng trong khi vẫn duy trì mối quan hệ bền chặt với các đồng minh và NATO, cũng đã được Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối Thierry Breton, người đồng thời phụ trách ngành công nghiệp quốc phòng, tuyên bố vào đầu tháng 9.

Tuy nhiên, như người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU là ông Josep Borrell cho biết, các nước EU hiện chưa có sự đồng thuận về vấn đề này. Theo ông, các quyết định chung về chiến lược dự kiến sẽ hoàn thiện vào tháng 11 và cuối cùng có thể được Liên minh thông qua vào tháng 3 năm 2022.
Trước đây, vào tháng 11/2018, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đưa ra đề xuất thành lập “Quân đội chung châu Âu” (hay còn được gọi là NATO châu Âu), hoạt động độc lập với Hoa Kỳ.
"Chúng ta sẽ không thể bảo vệ người châu Âu nếu không quyết định thành lập quân đội châu Âu thực sự. Chúng ta phải có một châu Âu có khả năng tự bảo vệ mình, tốt nhất là hoạt động độc lập, không có Hoa Kỳ" - ông Macron phát biểu trên đài phát thanh Europe 1.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh rằng, hiện nay châu Âu đang phải đối mặt trước một số lượng lớn những nỗ lực nhằm can thiệp vào các quá trình dân chủ nội bộ cũng như không gian nội bộ của châu lục này. Nhiệm vụ của quân đội chung là đối phó với Trung Quốc, Nga và thậm chí là cả Hoa Kỳ.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc EU cần tránh đi vào vết xe đổ “thành lập Quân đội chung châu Âu chỉ để làm công cụ của Mỹ” hoặc các nước châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng nhưng cũng chỉ để mua thêm nhiều vũ khí Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Brimstone của Ukraine vô nghĩa với tàu chiến Nga
(Vũ khí) - Việc Hải quân Ukraine đánh chìm ít nhất một tàu chiến Nga bằng tên lửa Brimstone là phi thực tế, chuyên gia quân sự Basil Dandykin của Tạp chí PolitRussia cho biết.

"Tên lửa không đối đất Brimstone mà Anh có kế hoạch cung cấp cho Kiev sẽ cho phép Hải quân Ukraine tiêu diệt tàu chiến Nga". Tuyên bố này được đưa ra bởi Trung tướng, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Ukraine - ông Igor Romanenko.
Theo ông Romanenko, các tàu tuần tra của Ukraine lắp tên lửa của Anh còn có thể được sử dụng để chống lại mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên mục tiêu chính của Brimstone là một cuộc tấn công nhằm vào các tàu chiến của Hải quân Nga. Vị tướng này nhấn mạnh rằng nhờ sự hiện diện của vũ khí trên, Ukraine sẽ có cơ hội "đáp trả mạnh mẽ hơn các hành động khiêu khích của Nga".
Thông tin Anh bắt đầu đàm phán về việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine, đặc biệt là tên lửa Brimstone đã xuất hiện vào ngày 21/10. Theo The Times, cuộc thảo luận về thỏa thuận đã bắt đầu vào tháng 6 năm nay.

1635741277778.png
Hải quân Ukraine sẽ lắp đặt các tên lửa Brimstone do Anh cung cấp trên các tàu tuần tra của mình
Trước tình hình trên, chuyên gia quân sự, thành viên của tổ chức "Sĩ quan Nga", Thuyền trưởng hạng nhất của lực lượng dự bị - ông Vasily Dandykin trong cuộc phỏng vấn với tờ PolitRussia đã cho biết:
"Brimstone là một tên lửa công nghệ cao thuộc loại không đối đất, thường được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu di động trên mặt đất. chẳng hạn như xe tăng, xe bọc thép... Do vậy việc chúng có hiệu quả khi chống lại tàu chiến Nga là điều vô cùng đáng ngờ".
“Trên thực tế, việc sử dụng tên lửa không đối đất để chống lại các mục tiêu hải quân không phải là quyết định hợp lý cho lắm. Tất nhiên đạn có thể bắn trúng mục tiêu, nhưng không chắc sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng".

"Với tổng trọng lượng khoảng 50 kg và tầm bắn không quá 11 km, rất khó để Brimstone gây thiệt hại cho tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn Novocherkassk hoặc tàu tuần dương tên lửa Orlan của chúng ta. Vũ khí này đủ sức phá hủy xe bọc thép - nhưng để đánh chìm một con tàu chỉ đơn giản là phi thực tế”, vị chuyên gia chắc chắn.
Theo ông Vasily Dandykin, ngay cả khi một tên lửa như vậy bắn trúng thân tàu, nó chỉ có thể xuyên thủng boong hoặc phá hủy một số khoang. Nhưng để đánh chìm con tàu, Ukraine có thể phải sử dụng toàn bộ tên lửa Brimstone của mình. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế, điều này là không thể.

“Theo tôi hiểu, họ đang nói về Hạm đội Biển Đen - ngày nay đang trải qua thời kỳ phục hưng thực sự, là một đội quân hùng mạnh, có khả năng đẩy lùi mọi mối đe dọa từ trên không, mặt biển, mặt đất, và trong tương lai gần, tôi hy vọng, từ không gian".
"Chúng tôi đã kiểm tra mức độ sẵn sàng của các hệ thống S-400 ở Crimea, và chúng cho thấy màn thể hiện tốt. Trong tương lai gần, Hạm đội Biển Đen sẽ tiếp nhận các tàu hộ tống thuộc Dự án 20380 được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất Polyment-Redut".
"Vũ khí này là trung gian giữa S-300 và S-400, sẽ tiêu diệt tất cả các tên lửa bay về hướng chiến hạm của chúng ta, ngay khi chúng được phóng đi”, chuyên gia Vasily Dandykin nhấn mạnh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Nga: Những mẫu vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ
(Lực lượng vũ trang) - Xin được giới thiệu bài tổng hợp với tiêu đề của chuyên gia quân sự Nga Yuferev Xergey để tham khảo. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 31/10/2021:

1636166724258.png
Các ống phóng tên lửa đã mở nắp trên tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio”. Ảnh : wikimedia.org
Các Lực lượng Vũ trang (CLLVT) Hoa Kỳ hoàn toàn xứng đáng được coi là một trong những CLLVT hùng mạnh nhất trên thế giới. Trong trang bị của CLLVT Mỹ có nhiều chủng loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự (KTQS) có thể được xếp vào bảng những hệ thống vũ khí đáng sợ nhất.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc 5 phương tiện tiến hành chiến tranh nguy hiểm nhất của Mỹ, theo đánh giá của chính các nhà báo và chuyên gia Mỹ.
Trong bảng xếp hạng này có vũ khí hạt nhân, tàu ngầm, các tàu sân bay mạnh nhất và tất nhiên, đại diện của không quân. Tuy nhiên, các nhà báo Mỹ của tờ 19FortyFive đã hoàn toàn không tính đến các hệ thống vũ khí mặt đất.
Xét tổng thể, điều này cũng phù hợp với các phương pháp tiến hành hoạt động tác chiến của CLLVT Mỹ trong mấy thập kỷ gần đây – họ sử dụng tối đa các đòn tấn công bằng không quân và tên lửa để đạt được các mục tiêu đề ra.
Bom nhiệt hạch B83
Bom nhiệt hạch B83- đó là một trong những loại bom hạt nhân mạnh nhất hiện vẫn còn trong trang bị của Quân đội Mỹ.
Bom nhiệt hạch được chế tạo ra vào thời kỳ nóng đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, và quá trình thiết kế- chế tạo nào nó được hoàn thành vào những năm 1970. Được đưa vào trang bị năm 1983.
Phương tiện mang loại vũ khí này có thể là các máy bay ném bom chiến lược: B-1B, B-2, B-52H và cả máy bay tiêm kích- ném bom: F-15E, F-16, F / A-18A.
B83 là một bom hàng không rơi tự do mang đầu tác chiến nhiệt hạch công suất có thể thay đổi. Đây là một loại vũ khí không điều khiển. Bom đã lắp đầu tác chiến dài 3,67 m, đường kính 457 mm. Tổng trọng lượng của bom khoảng 1.100 kg.
1636166749897.png
Bom nhiệt hạch B83, ảnh: wikimedia.org
Đầu tác chiến có thể có chiều dài từ 90 đến 120 cm, trong đầu tác chiến có một đầu nổ nhiệt hạch với công suất tối đa là 1,2 Mt. Như vậy là có sức công phá của nó gấp khoảng 80 lần sức công phá của quả bom hạt nhân mà người Mỹ ném xuống Hiroshima ngày 6/8/1945.
Kể từ khi bom nhiệt hạch B53 được đưa ra khỏi trang bị vào năm 2011, bom hàng không không điều khiển B83 là mẫu vũ khí hủy diệt hàng loạt mạnh nhất trong kho vũ khí của Quân đội Hoa Kỳ.

Mỹ hiện không có kế hoạch loại biên mẫu vũ khí này. Chính quyền của ông Joe Biden đã quyết định tăng hạn bom nhiệt hạch B83. Trong năm tài chính 2022, đã có 99 triệu đô la ngân sách được phân bổ để thực hiện mục đích này.
Tàu ngầm hạt nhân lớp “Ohio”
Các chuyên gia Mỹ đã hoàn toàn đúng khi xếp các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp “Ohio” vào nhóm các mẫu vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ. Đây là tàu ngầm chiến lược thế hệ ba được đưa vào biên chế trong giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1997.
Tổng cộng đã đóng 18 tàu ngầm lớp này, và hiện tất cả chúng vẫn còn trong trang bị. Kể từ năm 2002, tàu ngầm “Ohio” là tàu ngầm hạt nhân- phương tiện mang có thể phóng tên lửa mang đầu tác chiến hạt nhân duy nhất của Mỹ.
Hiện 14 tàu ngầm lớp “Ohio” vẫn mang vũ khí hạt nhân, còn 4 tàu nữa thuộc dự án này đã được cải hoán thành tàu ngầm- phương tiện mang tên lửa hành trình (có cánh). Những tàu ngầm “Okio” quả thực rất đáng sợ xét từ mọi góc độ.
Các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân chiến lược “Ohio” cho đến bây giờ vẫn giữ kỷ lục về số lượng ống phóng tên lửa trên tàu – tới 24 chiếc.
Chuyen gia Nga: Nhung mau vu khi nguy hiem nhat cua My
Thủy thủ đoàn của tàu USS Pennsylvania lớp “Ohio” chào mừng sự kiện kết thúc chuyến hành trình lần thứ 50, ảnh: wikimedia.org
Vũ khí chính của tàu ngầm là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Trident II D-5. Tên lửa này có thể mang hai kiểu đầu tác chiến: W76 công suất 100 Kt hoặc W88 công suất 475 kt. Với cơ số đạn tối đa- 14 khối tác chiến W76 hoặc 8 khối tác chiến W88, tên lửa có khả năng đảm bảo chắc chắn tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lên tới 7.360 km.
Những chiếc tàu này được đánh giá là cực kỳ thành công xét theo toàn bộ các tính năng kỹ - chiến thuật và có độ ồn cực thấp nên rất khó phát hiện chúng. Thời gian tuần tiễu tác chiến liên tục trên biển trung bình là 60–90 ngày.
Hơn một nửa thời gian phục vụ của tàu ngầm lớp “Ohio” là ở trên biển. Kỷ lục về thời gian tuần tiễu thuộc về tàu ngầm USS Pennsylvania, - con tàu này đã tuần tiễu 140 ngày liên tục trên biển vào năm 2014.

Tên lửa hành trình Tomahawk Block-V
Không thể nói đến CLLVT Mỹ mà không nói đến việc sử dụng tên lửa hành trình (có cánh). Mẫu vũ khí chính xác cao với cái tên mỹ miều "Tomahawk" hiện đã được toàn thế giới biết đến. Mẫu tên lửa hành trình hiện đại nhất cho đến thời điểm hiện tại là phiên bản Tomahawk Block-V.
Tên lửa hiện đại hóa Tomahawk Block-V đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu trên biển (các tàu nổi) ở cự ly lên đến 1.000 dặm (1.600 km). Tên lửa có chiều dài 2,62 mét, đường kính 513 mm.
Trọng lượng tác chiến của tên lửa xấp xỉ 1.500 kg, trọng lượng đầu đạn nổ phân mảnh 340 kg. Độ chính xác của tên lửa tính từ thời điểm được đưa vào trang bị năm 1983 liên tục được cải thiện. Với mẫu Block-V, sai số xác suất vòng tròn chỉ còn 5-10 mét.
1636166766892.png
Tên lửa hành trình Tomahawk đang bay, tháng 11 năm 2002, Ảnh: wikimedia.org
Tên lửa này có những nhược điểm rất dễ thấy, trong đó có: tốc độ bay cận âm - khoảng 800 km / h. Nó cũng không có khả năng cơ động trên không với lực quá tải lớn và không mang mục tiêu giả.
Nhưng mặt khác, tốc độ cận âm của tên lửa lại giúp tên lửa có cự ly bay rất lớn.
Ưu điểm thứ hai là giá cả. Giá một quả tên lửa hành trình Tomahawk ước tính vào khoảng 1 triệu USD, trong khi tên lửa siêu âm SM-6 của “Raytheon” sẽ ngốn của ngân sách Quân đội Mỹ số tiền lớn hơn gấp 4 lần, nhưng lại có tầm bắn ngắn hơn.
Do nhận thấy rất rõ khả năng dễ bị tổn thương của tên lửa hành trình Tomahawk Block-V, người Mỹ đã liên tục cải tiến hệ thống dẫn đường, hoàn thiện các phương tiện tác chiến điện tử của chính tên lửa.
Nhờ áp dụng các phương tiện đối phó điện tử, việc phát hiện và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn Tomahawk bằng radar đã trở nên khó khăn hơn nhiều, nhờ vậy mà giúp Tomahawk tăng đáng kể khả năng sống sót.
Tàu sân bay hạt nhân đa năng lớp “Gerald R. Ford”

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng tấn công chủ yếu của Hải quân Hoa Kỳ chính là các tàu sân bay. Hiện nay, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về số lượng tàu sân bay đang có trong trang bị.
Một trong tàu sân bay tiên tiến nhất, hoàn thiện nhất và nguy hiểm nhất trong số này là tàu sân bay đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp “Gerald R. Ford”.
Vào thời điểm hiện tại, Hải quân Hoa Kỳ mới có một tàu như vậy, hai chiếc tàu sân bay cùng lớp nữa đang được đóng.
Tổng số lượng dự kiến sẽ đóng là 10–12 chiếc. Sau khi được đưa vào trang bị, các tàu sân bay lớp “Gerald R. Ford” mới này sẽ thay thế tất cả các tàu sân bay lớp “Nimitz”.
1636166781011.png
Tàu sân bay Gerald R. Ford, tháng 4 năm 2017, ảnh: wikimedia.org
Nhìn bề ngoài, đây là những con tàu khổng lồ với lượng choán nước tiêu chuẩn lên đến hơn 100 nghìn tấn. Chiều dài tối đa của một tàu sân bay là 333 mét, chiều rộng - 77 mét, mớn nước - 12 mét.
Thủy thủ đoàn của con tàu- thành phố nổi khổng lồ này là 2.600 người. Tàu được cung cấp năng lượng bởi hai lò phản ứng hạt nhân A1B, tạo ra lượng năng lượng nhiều hơn 25% so với các lò phản ứng trên tàu sân bay lớp “Nimitz”. Tốc độ tối đa của tàu sân bay mới vượt quá 30 hải lý / giờ (tức hơn 56 km / h).
Biên chế máy bay của Không đoàn trên chiếc tàu sân bay hạt nhân kiểu "Ford" có thể lên tới 85 chiếc, và như vậy là nhiều hơn máy bay của không quân một số nước trên thế giới.
Thành phần của Không đoàn có thể khá đa dạng. Ngoài các máy bay tiêm kích- ném bom truyền thống F / A-18E và F / A-18F Super Hornet, trên tàu còn có thể bố trí các máy bay tiêm kích- ném bom thế hệ năm F-35C Lightning II, các máy bay V-22B Osprey và cả các máy bay phát hiện radar từ xa và điều khiển (AWACS) E-2D Advanced Hawkeye.


Nói cho thật công bằng, cũng cần phải thấy rằng chi phí cho tàu sân bay này là quá lớn và có thể so sánh với ngân sách quốc phòng của một số quốc gia cỡ lớn trên thế giới. Giá của con tàu đầu tiên trong sery là gần 13 tỷ đô la tính theo thời giá năm 2018.
Khẩu đội bay AC-130
Đáng chú ý là các nhà báo Mỹ không đưa các máy bay tiêm kích hay máy bay ném bom của không quân vào tốp 5 vũ khí đáng sợ nhất, mà lại là khẩu đội bay AC-130 (cách gọi khác- pháo hạm bay...).
Những chiếc máy bay hỗ trợ trực tiếp cho các lực lượng mặt đất và lực lượng đặc biệt trên chiến trường này được chế tạo từ mẫu máy bay vận tải Lockheed C-130 “Hercules”.
Nhiệm vụ chính của chúng- chiến đấu chống các nhóm vũ trang bất hợp pháp, quân khủng bố, lực lượng vũ trang không chính quy.
Những máy bay này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và có thể được sử dụng với hiệu quả như nhau vào cả ban ngày lẫn ban đêm. Bắt đầu từ những năm 1960, không có chiến dịch quân sự lớn nào của Mỹ vắng mặt AC-130.
1636166809294.png
Khẩu đội bay AC-130U "Spooky" bắn các bẫy nhiệt, ảnh: wikimedia.org
Phiên bản máy bay phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại là AC-130U "Spooky" (từ tiếng Anh - rùng rợn, khủng khiếp). Kiểu máy bay này được đưa vào trang bị từ năm 1995. Trong biên chế của Bộ Tư lệnh Các Chiến dịch Đặc biệt của Không quân Mỹ có 13 chiếc như vậy, mỗi chiếc trị giá 190 triệu USD.
Chiếc máy bay này thực sự độc đáo, vì nó là thiết bị bay duy nhất được lắp pháo 105ly. Ngoài các loại cỡ nòng không điển hình cho bất kỳ kiểu máy bay nào như trên, trên máy bay còn có các loại vũ khí khác, trong đó có pháo “Boffors” cỡ nòng 40 ly và pháo năm nòng 25 ly Gatling GAU-12 / U .
Toàn bộ tổ hợp vũ khí trên máy bay được điều khiển bởi một hệ thống tìm kiếm- ngắm bắn được máy tính hóa, trong đó có radar và các thiết bị ngắm ảnh nhiệt và truyền hình. Trên phiên bản AC-130U có radar khẩu độ tổng hợp giúp phát hiện mục tiêu ở cự ly lớn rất hiệu quả.
Hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại hóa trên AC-130 U giúp nó có thể tấn công cùng lúc hai mục tiêu, đồng thời cơ số đạn cũng tăng gấp đôi so với phiên bản AC-130H trước đó.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Các loại "SU" tốt nhất của Nga
(Vũ khí) - Ưu thế kỹ chiến thuật và phẩm chất của tiêm kích Su-34 và Su-24M

1636167034323.png
Những chiếc Su-34 và Su-24M đã hoàn thành việc tiếp nhiên liệu trên không cả ngày lẫn đêm ở vùng Chelyabinsk. Các tính năng của những chiếc máy bay này là gì và chúng khác với những mẫu máy bay trước đó như thế nào?
Các phi đội máy bay ném bom Su-34 và máy bay trinh sát Su-24M từ Chelyabinsk đã vượt qua kỳ thi tiếp nhiên liệu trên không. Kênh truyền hình Zvezda đưa tin, các phi công đã phải thực hiện tiếp cận máy bay chở dầu không chỉ theo cặp mà còn theo từng chiếc riêng lẻ. Lúc này, các máy bay chỉ cách nhau 20 mét.
Điều quan trọng cần lưu ý là thử nghiệm diễn ra ở các độ cao khác nhau, cụ thể là từ hai đến sáu nghìn mét. Cần có dung sai đặc biệt để vượt qua kỳ thi cũng như các kỹ năng lái máy bay xuất sắc.
Những điều kiện như vậy được đưa ra là do thực tế việc tiếp nhiên liệu trên không được coi là một trong những yếu tố khó nhất của quá trình huấn luyện bay, do đó chỉ những người chuyên nghiệp mới được phép tham gia giai đoạn này.
Su-34 và Su-24M có những đặc điểm chính gì, và các máy bay hiện đại khác với những mẫu máy bay trước đó như thế nào?

Từ Su-27 đến Su-34
Máy bay chiến đấu-ném bom Su-34 được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, bao gồm cả mục tiêu mặt đất, trên không và trên mặt nước. Ngoài ra, nó có khả năng tấn công các cơ sở hạ tầng được bao phủ bởi hệ thống phòng không và nằm tương đối xa sân bay xuất phát, đồng thời có thể hoạt động trong các điều kiện khí tượng khó khăn và bất cứ thời gian nào trong ngày.
Phiên bản xuất khẩu của Su-34 là Su-32. Các tính năng chính của máy bay chiến đấu-ném bom được coi là khả năng vận chuyển cao, sự hiện diện của hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, mức độ tự chủ cơ sở tăng, kiến trúc mở và hệ thống điện tử hàng không mạnh, tải trọng chiến đấu lớn và có nhiều loại vũ khí không quân dẫn đường.
Cac loai
Thông tấn xã liên bang / Andrey Soyustov
Đáng chú ý là máy bay thuộc thế hệ 4 ++. Điều này có nghĩa là nó có thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ mà không cần có tiêm kích đi cùng. Điểm đặc biệt quan trọng là Su-34 có khả năng thực hiện các cuộc không chiến với kẻ thù.

Một tính năng quan trọng khác của máy bay là chiều cao của buồng lái: khi ở trên máy bay, phi công có thể dễ dàng đứng thẳng hết chiều cao của mình và làm các động tác khởi động. Ngoài ra, điều kiện sống trong buồng lái cho phép phi công không bị giảm hiệu quả trong các chuyến bay dài, thời lượng lên đến 10 giờ.
Việc phát triển máy bay chiến đấu này bắt đầu từ thời Liên Xô, vào năm 1986. Máy bay này được tạo ra để thay thế cho máy bay ném bom Su-24. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1990 và Su-34 được Không quân Nga tiếp nhận vào năm 2014.
Nó được chế tạo với tên mã là T-10V trên cơ sở dự án chế tạo tiêm kích Su-27. Nhìn bề ngoài, sự “mới lạ” không khác nhiều so với phiên bản tiền nhiệm, tuy nhiên, thiết kế đã có một số thay đổi. Ví dụ, các nhà phát triển đã đưa vào hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, tăng trọng lượng cất cánh lên khoảng 45.000 kg và dự trữ nhiên liệu lên tới 12.000 kg.
1636167079800.png
Global Look Press / Komsomolskaya Pravda
Ngoài ra, tổ hợp điện tử hàng không mới nhất cũng đã được sử dụng, bao gồm một radar đa chức năng, một radar quan sát phía sau, một hệ thống giám sát và quan sát quang-điện tử, thiết bị định vị, liên lạc vô tuyến và các hệ thống khác.

Từ Su-24 đến Su-24M
Nghị định về việc phát triển máy bay ném bom Su-24, được gọi là "Fencer", được ban hành bởi chính phủ Liên Xô vào ngày 24 tháng 8 năm 1965. Nó được đưa vào phục vụ 10 năm sau đó, vào năm 1975. Tuy nhiên, vào năm 1984, việc sản xuất hàng loạt loại máy bay này đã kết thúc, vì nó được thay thế bằng phiên bản cải tiến Su-24M, có lẽ là một trong những máy bay ném bom tốt nhất trên thế giới.
Theo Liên hiệp sản xuất máy bay, máy bay này cho tới nay vẫn được coi là tốt nhất trong chủng loại tính về độ cao, tải trọng chiến đấu, tốc độ và độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Đó là lý do tại sao "Fencer" đang có nhu cầu lớn và đang được hiện đại hóa theo định kỳ.
Các máy bay Su-24 ban đầu chỉ được trang bị các bloc tên lửa không điều khiển, bom không điều khiển, trọng lượng của chúng dao động từ 100 đến 1500 kg, cũng như tên lửa đất đối không có điều khiển bằng radar.


1636167106300.png
1636167112054.png
wikipedia.org / Dmitriy Pichugin
Su-24M là mẫu máy bay tân tiến hơn, có hệ thống định vị và máy ngắm, giúp có thể trang bị cho máy bay ném bom chiến thuật các loại bom và tên lửa điều chỉnh trên không.
Tuy nhiên, ưu điểm chính của Su-24M là tính năng bay của nó: máy bay có khả năng cơ động ở độ cao từ 200 mét trong điều kiện đồi núi, trong khi duy trì tốc độ ở mức 900-1200 km / h. Những đặc điểm nổi bật như vậy đã phân biệt máy bay ném bom với các "đối thủ" của nó.
Nguyễn Quang (Theo “Bình luận quân sự” Nga)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Tổng thống Putin: Nga được trang bị 2.000 UAV các loại
(Vũ khí) - Thông tin được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong cuộc họp với các tướng lĩnh cấp cao hôm 2/11 tại Sochi.

Trong cuộc gặp với các tướng lĩnh, ông Putin tiết lộ nước này có ít nhất 2.000 máy bay không người lái (UAV) các loại, bao gồm cả trinh sát và tấn công. Những chiếc UAV ngày càng đóng vai trò quan trọng trong trinh sát và tham chiến.
Dù đã đạt được thành tựu lớn trong lĩnh vực phát triển thiết bị không người lái nhưng theo Tổng thống Putin, các nhà khoa học và kỹ sư quân sự cần tiếp tục phát triển loại thiết bị này, sử dụng trí tuệ nhân tạo và những thành tựu công nghệ hiện đại tân tiến nhất.
1636167464177.png
Máy bay Orion của Nga.
"Chúng ta hiểu rõ UAV đã chứng tỏ sức mạnh như thế nào trong các cuộc xung đột vũ trang những năm gần đây. Hiệu quả và mức độ nguy hiểm của nó đã được kiểm chứng tại Syria thông qua các cuộc tấn công khủng bố sử dụng máy bay không người lái.
Chúng ta đã học được cách đẩy lùi các cuộc tấn công này và chúng tôi đang thực hiện khá hiệu quả", Tổng thống Putin cho biết.

Dù bị coi là quốc gia đi sau trong việc phát triển UAV và các thiết bị không người lái nhưng hiện Nga đã cho ra đời và sở hữu những chiếc máy bay không người lái được đánh giá tối tân hơn của Mỹ.
Tháng 7, các nhà chế tạo Nga đã trình làng máy bay không người lái Orion mới được trang bị tên lửa và bom, có thể tiêu diệt cả xe tăng và xe chở quân bọc thép khi bay trên cao.
Ngay từ khi ra đời, Orion thường được so sánh với 'ác điểu' MQ-9 của Không quân Mỹ. Theo đánh giá từ các học giả phương Tây, do đi sau và được ứng dụng công nghệ mới nên Orion có một số tính năng không có trên chiếc MQ-9.

Cùng với đó, chiếc Okhotnik của Nga cũng được giới chuyên gia Mỹ đánh giá vượt trội so với chiếc X-47B của Hải quân Mỹ. Theo chuyên gia Tyler Rogoway, điểm làm nên sự đáng sợ của Okhotnik chính là việc nó có thể mang được hầu hết các loại bom, tên lửa hiện tại và cả những vũ khí Nga đang phát triển.
Đặc biệt, khoang chứa vũ khí bên trong của chiếc UCAV này khá lớn để giảm sức cản và tăng tính tàng hình. "Cánh của Okhotnik vát về sau nhiều hơn X-47B, giúp nó đạt tốc độ tối đa và hiệu suất cao hơn, cũng như duy trì khả năng cơ động rất tốt ở tốc độ lớn so với X-47B của Mỹ.
Đây là những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm Okhotnik có thể theo kịp những chiếc Su-57 khi thực hiện nhiệm vụ", Chuyên gia Rogoway cho biết thêm.

Hiện tại, chiếc Okhotnik được trang bị một động cơ turbine phản lực, nhiều khả năng là bản nâng cấp của dòng AL-31F. Sau khi nói về loạt thế mạnh của UCAV Nga trước X-47B, vị chuyên gia người Mỹ cho rằng, khả năng che giấu tín hiệu phản xạ radar và bộc lộ hồng ngoại của Okhotnik rất khiêm tốn khi so với UCAV tàng hình của Mỹ.
Mặc dù vậy, sức mạnh của Okhotnik vẫn rất đang sợ, đặc biệt là ở nhiệm vụ tiêu diệt phòng không đối phương. Bởi theo thiết kế, chiếc UCAV này được tối ưu hóa để tấn công các hệ thống phòng không, sở chỉ huy và trung tâm truyền thông đối phương.
Những mục tiêu này thường được bảo vệ vững chắc bởi hệ thống phòng không, gây nguy hiểm cho các phương tiện bay có phi công. Đặc biệt, Okhotnik còn có thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với tàng hình cơ Su-57.
"Nếu Nga tiến hành một vài cải tiến phần thân vỏ và trang bị loại động cơ thế hệ mới, chiếc Okhotnik có thể tiệm cận với dòng chiến đấu cơ thế hệ 6", vị chuyên gia Mỹ nhận định.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Biển Đen: Vũ khí NATO và Nga
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga Roman Skoromokhov cung cấp một số thông tin khá chi tiết về tương quan lực lượng các bên tại Biển Đen.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 5/8/2021. Chúng tôi có bổ sung thêm một bản đồ để tiện hình dung:
1636167626244.png
Ảnh: yuhanson.livejournal.com
Một người bạn của chúng tôi từ góc bên kia thế giới (Mỹ), Sebastian Roblin, đã vừa viết một bài báo rất thú vị. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã phân tích rất chi tiết 5 kiểu tàu Nga “có thể kiểm soát được Biển Đen”. Dĩ nhiên, đấy là theo quan điểm của ông.
Bài báo của Roblin thực sự rất khách quan, và nói chung, con người ông vẫn vậy. Nhưng bài báo với tiêu đề rất ấn tượng của mình ngay lập tức buộc chúng ta (người Nga) phải suy nghĩ về việc liệu có đúng là những con tàu của chúng ta có thể thực sự kiểm soát được toàn bộ Biển Đen trong trường hợp cần thiết hay không?
Chính vì vậy, tôi sẽ chọn một số chi tiết nho nhỏ từ bài báo của S. Roblin. Và vậy, "Chúng ta có những gì” trên Biển Đen để sử dụng, nếu cần thiết?
1. Tàu tuần dương mang tên lửa "Matxcova ".
2. Các khinh hạm kiểu "Đô đốc Grigorovich" - 3 chiếc.
3. Các tàu nhỏ mang tên lửa. Một bộ gồm 10 tàu (Dự án “Molnia” - 4 chiếc, Dự án “Sivuch”- 2 chiếc, Dự án “Buyan- M” – 4 chiếc).
4. Tàu ngầm Dự án “Varshavyanka” - 6 chiếc.
Cộng với cơ sở hạ tầng mặt đất gồm các bệ phóng tên lửa chống hạm, không quân, tên lửa chiến thuật và tàu chiến, cộng với sự chi viện từ các tàu của Phân hạm đội Caspian, tức là những tàu có thể cho các tên lửa “Kalibr” của mình “bay tới” những mục tiêu trên Biển Đen một cách nhẹ nhàng và tự nhiên.
Lực lượng nào sẽ chống lại chúng ta (Nga) trong trường hợp xảy ra động thái phô trương sức mạnh quân sự kéo theo một cuộc xung đột ngay sau đó với các lực lượng NATO?
Chúng ta sẽ chưa tính đến sự xuất hiện không tránh khỏi trên sân khấu của Mỹ và Anh, thậm chí có thể là cả của Ý và Pháp (người Ý và Pháp rất thích biểu diễn trên các sàn nhảy), mà hãy chỉ xem xét những gì sẽ có ngay vào thời điểm đầu tiên.
(đó là) Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu chúng ta xem xét một cuộc xung đột cục bộ giả định ở Biển Đen (không quan trọng là vì lý do gì), thì ba quốc gia này sẽ can dự vào cuộc xung đột đó ngay từ đầu.
Tôi cho rằng không cần phải giải thích thêm việc Bulgaria, dù những người trân trọng tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta có nói gì đi nữa (tôi cũng là một người chân thành tin rằng người Nga và người Bulgaria là anh em), thì người Bulgaria chắc chắn cũng sẽ bắn.
Bởi vì "những người anh em Nga"- đó là một chuyện, nhưng đất nước Bulgaria và lời tuyên thệ với tổ quốc Bulgaria – đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhân tiện cũng nói, chúng ta (người Nga) cũng sẽ làm như vậy thôi. Chúng ta cũng sẽ bóp cò mà không quá đắn đo.

1636167668102.png
Chúng ta đã cùng sống với người Gruzia (Georgia) được bao nhiêu năm (ý nói tới cùng chung sống dưới mái nhà chung Liên Xô-ND)? Chính xác hơn, họ sống với chúng ta đã bao lâu?
Và đã từng hoàn toàn không có vấn đề gì, chúng ta đến thăm nhà nhau, hò hét ủng hộ "Dynamo" Tbilisi (một trong những đội bóng đá tốt nhất của Liên Xô trước đây-ND) hết lòng, cùng uống rượu đào và rượu nho (các sản phẩm nổi tiếng của Gruzia-ND) rất chân thành, lại còn cả các khu nghỉ dưỡng chung (bên bờ Biển Đen-ND)...
Và vào năm 2008 (chiến tranh 8 ngày Nga- Gruzia-ND) , mọi việc đã như thế nào? Vâng, chính vì tình hữu nghị mà chúng ta không tiến quân đến tận thủ đô Tbilisi. Mặc dù đã có thể làm như vậy.
Một khi lệnh (nổ súng) đến, tất cả các mối quan hệ ấm áp và tình huynh đệ bằng cách nào đó đều phải gạt sang một bên.
Và điều đó có nghĩa là, một quốc gia thành viên NATO sẽ được coi là cùng chợ cùng thuyền NATO và sẽ không tránh đi đâu được. Đặc biệt là với một chính phủ như thế này, như hiện nay.
Và vậy, sức mạnh tấn công của các nước láng giềng (của Nga) cùng chung Biển Đen là gì?
Bulgaria
1636167717627.png
Ba khinh hạm lớp “Willingen” đời trung cổ của Bỉ. Thậm chí không phải là trung cổ - mà là rất cổ, vì những con tàu này được khởi công đóng vào năm 1976. Và vào năm 2005, Bỉ đã bán 3 trong số 4 tàu này cho Bulgaria. Chiếc thứ tư đã bị xẻ làm sắt vụn, và đây là một hành động nói lên nhiều điều.
Những khinh hạm này được trang bị tên lửa chống hạm không tồi, nhưng hơi cũ "Exoset". Nếu xét rằng những tên lửa này rất có thể không phải là phiên bản mới nhất, giá trị tác chiến của những con tàu này là không đáng kể.
Ba tàu cỡ nhỏ (xuồng) mang tên lửa. Một tàu tương tự như chiếc tàu có trong trang bị của Hải quân chúng ta (Nga), tức tàu Dự án 1241 "Molniya", và hai tàu thuộc dự án 205 "Osa".
1636167730324.png
Những chiếc tàu này cực kỳ tốt ... nhưng là vào thời điểm cách đây 50 năm. Còn hôm nay- hơi có phần đáng ngờ.
Và đến đó là hết. Bulgaria không còn con tàu tấn công nào. Nói chung, rất thông minh và tiện lợi: có vẻ như vẫn có hải quân, nhưng lợi ích thiết thực từ nó- một con số không. Mà điều này có nghĩa là, không tham gia vào bất kỳ chiến dịch tác chiến nào nếu có thể dẫn đến tổn thất.
Nhưng lại có thế “đánh dấu” sự hiện diện của mình bằng cách phóng dăm quả tên lửa từ xuồng tên lửa (nếu những chiếc xuồng đó “bơi” đến được tuyến phóng tên lửa).
Romania

1636167742529.png
Nguồn: korabli.eu
Cũng có 3 khinh hạm. Hai chiếc của Anh đóng những năm 1980 Type 22 "Brodsward", chiếc thứ ba (chính xác hơn là chiếc đầu tiên) – tự đóng.
1636167760702.png
"Maraseshti"- lúc đầu là một tàu tuần dương (vào những năm 70, khi nó mới được đóng xong), sau đó trở thành tàu khu trục, và cuối cùng xuống cấp thành khinh hạm. Một con tàu rất lạ.
Các khinh hạm này cũng được trang bị tên lửa “Exocet”. Cùng với tất cả các hậu quả kèm theo.
Còn có 4 tàu hộ tống, nhưng chúng không mang vũ khí tấn công, mà thuần túy là những tàu chống ngầm.
6 tàu nhỏ mang tên lửa từ thế kỷ trước: 3 chiếc Dự án 1241, 3 chiếc Dự án 205.
1636167773597.png
Về mặt lý thuyết, tôi xin nhắc lại là về mặt lý thuyết, những chiếc xuồng tên lửa này sẽ có thể sáng tạo ra một cái gì đó. Nhưng điều đó thực tế đến bao nhiêu- cả một câu hỏi. Tên lửa P-15U "Termit" còn rất tốt cách đây nửa thế kỷ, nhưng giờ rất có thể đơn giản là chúng đã “mục nát”.
Vậy đó, Hải quân Romania tuy lớn hơn một chút về thành phần, nhưng về chất lượng thì cũng chỉ tầm tầm như Hải quân Bulgaria. Giá trị tác chiến là đáng ngờ.
Cách duy nhất để có thể sử dụng tất cả cái đống sắt biết bơi này là làm mục tiêu để đánh lạc hướng đối phương, và không hơn thế.
Thổ Nhĩ Kỳ
Ở đây thì mọi việc đều đã rất nghiêm trọng. Khi mà đất nước có tiền, khi mà đất nước có nền công nghiệp phát triển- thì đây là là chuyện thực sự nghiêm túc rồi.
Ngày nay, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đang vượt trước Hải quân Đức về tổng lượng giãn nước.
Các tàu ngầm.
1636167827334.png
13 chiếc. 5 chiếc khá cũ Dự án “Atylai” và 8 chiếc mới hơn, 4 chiếc trong số đó là của Dự án “Prevese” và 4 chiếc còn lại- Dự án “Gyur”. Những chiếc tàu ngầm này được đóng theo thiết kế của Đức và là những chiếc tàu chiến rất tốt. Mặc dù, theo quan điểm của riêng tôi (tác giả), chúng kém hơn "Varshavyanka" (Nga).

Các khinh hạm mang tên lửa có điều khiển .
1636167850141.png
16 chiếc. Một nửa là MEKO 200 của Đức, một nửa – “Oliver Perry” của Mỹ.
1636167867855.png
Tất cả các khinh hạm này đều được trang bị tên lửa chống hạm hiện đại hơn là tên lửa "Harpoon" và chúng là một sức mạnh tấn công rất đáng nể, vì 96 quả "Harpoon" trong một dàn phóng, như vậy quả là rất nhiều.
Các tàu hộ tống mang tên lửa có điều khiển.
10 chiếc. 6 trong số đó là A69 "D'Estienne d'Orves" khá cũ của Pháp được hạ thủy từ những năm 70. Tất cả đều đuợc trang bị tên lửa "Exoset". 4 tàu hộ tống- do Thổ Nhĩ Kỳ tự đóng theo một thiết kế có gốc từ Ukraine.
1636167896384.png
Tàu kiểu “Ada”. Được trang bị 8 tên lửa chống hạm "Harpoon".
Các tàu cỡ nhỏ mang tên lửa.
1636167921734.png
19 chiếc. Tất cả đều được đóng theo các dự án của Đức vào các thời điểm khác nhau. Những tàu hiện đại nhất (Type Kilic - 9 chiếc, FPB-57 - 6 chiếc), mỗi chiếc mang được 8 quả "Harpoon" và về mặt này thì chúng không thua kém gì các tàu hộ tống.
Kết quả là, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu tập hợp tại một nơi, sẽ có thể phóng một loạt 248 quả tên lửa chống hạm “Harpoon”. Nếu cộng thêm vào đấy khả năng phóng tên lửa chống hạm "Sub Harpoon" từ các tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ, thì có thêm 104 quả tên lửa khác nữa. Tổng cộng có 352 quả tên lửa chống hạm.
Liệu như vậy có đủ để vô hiệu hóa cụm tàu tấn công của Hạm đội Biển Đen Nga hay không? Còn hơn cả đủ. 25 quả tên lửa cho mỗi tàu mặt nước là quá nhiều. Ngay cả đối với (tàu tuần dương) "Matxcova".
1636167933728.png
Tất nhiên, các tổ hợp phóng ven biển kiểu “Bal” (của Nga) - đấy cũng là những loại vũ khí còn hơn cả đáng sợ.
Nhưng không chỉ có mỗi chúng ta (Nga) mới có các tổ hợp tên lửa có khả năng bắn trùm lên toàn bộ mặt nước Biển Đen, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những tổ hợp như vậy, và những gì mà họ có cũng là quá đủ để giải quyết hầu hết các nhiệm vụ tác chiến trong khu vực.
Nếu chúng ta cộng thêm vào đây 260 chiếc F-16 các biến thể khác nhau, mà về nguyên tắc, có thể so sánh với toàn bộ lực lượng những máy bay tương tự có trong trang bị của Bộ đội Đường không - Vũ trụ (VKS) Nga, thì Các Lực lượng Vũ trang và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ- đó là đối thủ nặng ký nhất trong khu vực.
Hạm đội Nga cũng có răng và có thể phóng một loạt tới 16 “con quái vật” P-1000 “Vulcan” từ (tàu tuần dương) “Matxcova”, các khinh hạm Dự án 11354 sẽ có thể phóng tới 24 quả “Kalibr”, các (tàu ngầm) “Varshavyanka “sẽ có thể phóng thêm 36 quả “Kalibr” từ các ống phóng ngư lôi, các tàu “Buyan-M” có thể phóng 32 quả "Kalibr”. Các tàu “Sivuch” bắn một loạt 16 quả tên lửa chống hạm "Moskit", các tàu "Tia chớp" (“Molnia”) cũng có thể phóng một số lượng “Moskit” tương tự.


Tổng cộng, Hạm đội Biển Đen trong một loạt có thể phóng:
- 16 quả tên lửa chống hạm "Vulcan";
- 92 quả "Kalibr";
- 32 quả tên lửa chống hạm "Moskit".
1636167956278.png
Đem so với 352 quả "Harpoon" của Thổ Nhĩ Kỳ thì sẽ như thế nào- cả một câu hỏi . Câu hỏi đối với hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa của các tàu. Rõ ràng một điều là P-1000 “Vulcan” - một hiện tượng gây thảm họa chết người cho bất kỳ con tàu nào.
Và việc S-300 sẽ làm việc ra sao để đối phó với các "Harpoon"- cũng là một điểm nhấn rất thú vị. Nhiều khả năng hơn cả, các tên lửa của tổ hợp S-300 sẽ giải quyết một cách khá nhẹ nhàng nhiệm vụ đánh chặn những quả tên lửa "Harpoon" tốc độ cận âm. Câu hỏi duy nhất là số lượng của cả cái thứ nhất (tên lửa S-300) và cái thứ hai (tên lửa “Harpoon”).
Nhìn chung, chuyên gia S. Roblin đã viết một bài báo khá khách quan, chỉ ra những điểm mạnh của hạm đội Nga.
Tuy nhiên, xin đừng lạc quan thái quá. Nếu nhìn kỹ vào nơi có thể xuất hiện (và đang xuất hiện) mối đe dọa thực sự, thì, dù sao , bất chấp mọi nỗ lực tán tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ của chúng ta dưới dạng lắp đặt đường ống dẫn khí đốt và cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không, dòng khách du lịch (Nga) và cà chua (mua của Thổ), điều đáng nhớ về đất nước này là- Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên đầy đủ của NATO, có quân đội lớn thứ hai trong khối tính cả về chất lượng lẫn số lượng.
Và các khả năng của hạm đội (Hải quân) Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng là vượt trội các khả năng của Hạm đội Biển Đen Nga, nếu chúng ta chỉ so sánh khả năng của các tàu chứ chưa tính đến các thành tố khác. Tuy nhiên, về không quân và các tổ hợp tên lửa bờ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không hề là kẻ yếu.
Nếu nói chung về khả năng của các quốc gia trong khối NATO, tất nhiên, Bulgaria, Romania, Hy Lạp, những tàn dư của Nam Tư cũ - họ không có khả năng tác động đáng kể đến các sự kiện trong khu vực.
Nhưng chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ và các đại diện của Mỹ và Anh chắc chắn sẽ xuất hiện ngay sau lưng Thổ Nhĩ Kỳ- như vậy là đủ để cán cân sức mạnh trong khu vực nghiêng về phía các nước NATO.
Cụm tàu tấn công gồm 15 tàu của Hạm đội Biển Đen, theo quan điểm S. Roblin, có khả năng kiểm soát Biển Đen, nhưng có thể không có khả năng thực sự làm được điều này nếu các nước NATO tổ chức đối phó một cách hợp lý.
Và ở đây, biện pháp hiệu quả nhất (của Nga) là tăng cường cho Hạm đội Biển Đen các tàu ngầm và các tàu mang tên lửa có khả năng mang những mẫu vũ khí tên lửa tiên tiến nhất. Đó sẽ là trường hợp- khi mà số lượng có thể thua chất lượng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Điều Mỹ lo lắng về Global Hawk thành sự thật?
(Vũ khí) - Những lo lắng của Mỹ sau khi một chiếc RQ-4 Global Hawk bị Iran bắn hạ và thu hầu hết các bộ phận hồi tháng 6/2019 gần như đã thành hiện thực.

Truyền thông Iran vừa gây bất ngờ khi công bốn hình ảnh đang vận chuyển phần thân sau của một chiếc máy bay mới có thiết kế và kích thước giống hệt máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ từng bị Iran bắn rơi trên Vịnh Ba Tư.
Đánh giá về hình ảnh được tiết lộ, chuyên gia quân sự Mỹ Thomas Newdick cho biết, đây là phần thân sau của chiếc máy bay rất giống với Global Hawk nhưng không thấy có dấu hiệu của hệ thống động cơ được trang bị.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng đây có thể là một thành phần cấu trúc riêng biệt mà động cơ chưa được lắp ráp.
1636168173871.png
Phần thân sau máy bay Iran có thiết kế giống hệt RQ-4 Global Hawk.
Ngoài ra, cánh tản nhiệt cùng các bánh lái có thể di chuyển được thiết kế thẳng đứng hơn trên nguyên bản máy bay của Mỹ. Sự khác biệt này có thể phục vụ việc di chuyển trên đường dễ dàng hơn.

Hiện cả Không quân Mỹ và quân đội Iran vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về sự xuất hiện phần thân sau của chiếc máy bay được cho là bản sao từ Global Hawk.
Máy bay không người lái hạng nặng RQ-4 Global Hawk trở thành phương tiện trinh sát tầm xa của Không quân Mỹ trong tất cả các khu vực xung đột có lực lượng Mỹ tham gia trong gần 20 năm qua từ Trung Đông, Afghanistan, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Phi.
Nhưng ngay sau khi bị Iran bắn hạ hồi tháng 6/2019 và thu được hầu hết các bộ phận, Bộ Quốc Mỹ đã thông báo về kế hoạch khá bất ngờ, bước đầu sẽ có 2/3 số lượng UAV Global Hawk (21 trong tổng số 35 chiếc) bị cho nghỉ hưu sớm.

Đây là quyết định rất khó khăn của các nhà lãnh đạo Mỹ bởi hiện nay, RQ-4 đang là phương tiện trinh sát chủ lực của Mỹ và giá thành mỗi chiếc bằng 2 tiêm kích tàng hình F-35.

Quyết định được đưa ra nhưng người Mỹ không có một lời giải thích rõ ràng nào về nguyên nhân thực sự cho quyết định của mình. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, sự cố Global Hawk bị Iran bắn hạ và thu được những thành phần quan trọng có liên quan trực tiếp đến số phận của phi đội RQ-4.
Và kịch bản này tương tự với trường hợp của chương trình UAV tuyệt mật khác của Không quân Mỹ là RQ-170 và Iran vẫn là thủ phạm. Chiếc RQ-170 bị Iran dùng đòn tấn công áp chế điện tử thu giữ hồi năm 2011.
1636168195672.png
Những thành phần của chiếc RQ-4 Global Hawk Iran thu được.
Kể từ khi chiếc RQ-170 bị Iran thu giữ, các chuyên gia hàng đầu nước này đã bắt đầu nghiên cứu thiết kế khí động học tàng hình của loại UAV thuộc hàng bí mật số 1 này của Không quân Mỹ. Trong tháng 2/2013, một đoạn video đã cho thấy rằng Iran đã truy cập được một số dữ liệu được lưu bên trong chiếc máy bay với mệnh danh "Quái thú Kandahar" RQ-170.
Sau một vài tuyên bố không có căn cứ, các hình ảnh được Iran tiết lộ là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng, họ đã tìm được một điều gì đó thú vị như các ổ đĩa cứng nằm bên trong chiếc UAV.

"Tất cả bộ nhớ và hệ thống máy tính của máy bay này đã được giải mã và một số tin tốt đã được công bố, không chỉ RQ-170 mà còn cả việc các lực lượng của chúng tôi đã thực hiện xong việc đảo ngược kỹ thuật của chiếc máy bay không người lái này", Phó Tư lệnh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) khi đó là ông Hossein Salami nói với hãng thông tấn Fars News.
Hiện Iran đã sản xuất thành công loạt UAV tương tự chiếc RQ-170 và chúng đã từng xuất hiện trên chiến trường Syria nhưng không rõ có tham gia làm nhiệm vụ hay không. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, sau khi bản sao RQ-170 được công bố, Mỹ gần như đã ngừng toàn bộ chương trình RQ-170 để đảm bảo an ninh dù đây là chương trình vũ khí mang nhiều kỳ vọng của Lầu Năm Góc.
Sau RQ-4 Global Hawk và RQ-170, lực lượng IRGC cũng dùng đòn áp chế ép hạ cánh thành công và thu giữ ít nhất một chiếc UAV RQ-11, một chiếc Scan Eagle và một chiếc máy bay tấn công không người lái hạng nặng RQ-9 - tất cả đều của Mỹ. Đây rõ ràng là thiệt hại quá lớn với Mỹ.
Và sự lo lắng của người Mỹ ngay từ khi RQ-4 Global Hawk bị bắn hạ thành hiện thực khi Iran tiết lộ một phần chiếc UAV cỡ lớn đang phát triển giống hệt RQ-4.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu săn ngầm đặc biệt Neustrashimy sắp trở lại Hải quân Nga
(Vũ khí) - Tàu hộ vệ săn ngầm Neustrashimy sẽ trở lại Hải quân Nga vào cuối năm 2021, bây giờ nó đang nằm tại một nhà máy đóng tàu ở vùng Kaliningrad.

Tàu hộ vệ săn ngầm Neustrashimy (Không sợ hãi) gia nhập Hải quân Nga vào năm 1993, nhưng đến năm 2014 nó được đưa đi sửa chữa. Hãng thông tấn Izvestia sau khi tham khảo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng cho rằng con tàu sẽ trở lại hạm đội vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Các kỹ sư đã cập nhật hệ thống điện tử: Tất cả thiết bị công nghệ cũ được thay thế bằng kỹ thuật số. Một hệ thống kiểm soát và thông tin chiến đấu được thêm vào để tự động đưa ra quyết định trong những tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, theo nguồn tin, hệ thống kiểm soát hỏa lực pháo binh mới sẽ xuất hiện trên tàu Neustrashimy. Các chuyên gia đã hiện đại hóa radar giám sát đường không Fregat. Tất cả các thay đổi sẽ nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của tàu.

1636168333267.png
Tàu hộ vệ săn ngầm Neustrashimy chuẩn bị quay lại biên chế Hải quân Nga
Neustrashimyy (712) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Dự án 11540 Yastreb được thiết kế từ cuối thời kỳ Liên Xô cho nhiệm vụ săn tìm tàu ngầm với trọng tâm xoay quanh hệ thống sonar Zvezda-1. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.400 tấn, chiều dài 129 m, chiều rộng 15,6 m, mớn nước 5,6 m.
Tàu hộ vệ Neustrashimyy được trang bị hệ thống động lực kết hợp turbine khí có tổng công suất 110.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Đuôi tàu có sàn đáp và hangar cho một trực thăng chống ngầm Ka-27PS.
Được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, nên hỏa lực săn tìm phương tiện dưới mặt nước của Neustrashimyy rất mạnh, gồm 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, tên lửa chống ngầm RPK-2 Vyuga (tầm bắn 35 - 45 km, mang đầu đạn là ngư lôi 533mm) và RPK-6 Vodopad (tầm bắn 100 km, mang ngư lôi 400 mm).

Ngoài ra còn một bệ phóng rocket chống ngầm RBU-6000 với 12 ống phóng chứa các loại đạn săn tàu ngầm RGB-60 (tầm bắn 350 - 5.800 m) và 90R (tầm bắn 600 - 4.300 m).
Hỏa lực phòng không của lớp tàu Neustrashimyy gồm tổ hợp tên lửa 3K95 Kinzhal (NATO gọi là SA-N-9) với 6 module ống phóng (chứa 32 đạn tên lửa). Hệ thống có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 1,5 - 12 km, độ cao 10 - 6.000m, thời gian phản ứng chỉ trong vòng 8 - 24 giây

Bên cạnh đó là 2 module tác chiến của hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Kashtan được trang bị pháo 30 mm và 8 đạn tên lửa phòng không 9M311, cho khả năng tiêu diệt máy bay địch ở cự ly 1.500 - 8.000 m.
Ngoài ra hỏa lực của tàu còn có pháo hạm AK-100 đạt tầm bắn 21,5 km, có thể chống mục tiêu trên không, trên mặt biển và ven bờ.
Tàu hộ vệ Dự án 11540 cũng được thiết kế trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Uran, nhưng nó chỉ xuất hiện trên chiếc thứ 2 thuộc lớp mang tên Yaroslav Mudry.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,260
Động cơ
138,330 Mã lực
Hải quân Mỹ: USS Connecticut không nhìn thấy núi ngầm
(Vũ khí) - Theo USNI News, Hải quân Mỹ vừa chính thức công bố kết quả điều tra vụ va chạm của tàu ngầm USS Connecticut khi hoạt động tại Thái Bình Dương.

Theo kết quả điều tra được công bố hôm 1/11 bởi phát ngôn viên Hạm đội 7, Hải quân Mỹ Hayley Sims, tàu ngầm USS Connecticut va chạm với núi ngầm không có trên hải đồ khi làm nhiệm vụ trên vùng biển quốc tế tại Thái Bình Dương.
1636168406743.png
Tàu ngầm USS Connecticut.
"Những nhà điều tra kết luận USS Connecticut đã đâm vào một ngọn núi ngầm chưa được khám phá và chưa đưa vào hải đồ khi hoạt động ở vùng biển quốc tế tại Thái Bình Dương.
Tư lệnh Hạm đội 7 sẽ quyết định những hành động tiếp theo, trong đó có quy trách nhiệm, nếu cần thiết", phát ngôn viên Hayley Sims nói và cho biết thêm rằng, cuộc điều tra kết thúc hồi tuần trước và kết quả đã được chuyển lên Phó đô đốc Karl Thomas, tư lệnh Hạm đội 7.

Mặc dù vậy, Hải quân Mỹ vẫn không công bố mức độ hư hỏng cụ thể và phương án hồi phục hoạt động tàu ngầm USS Connecticut sau vụ va chạm hôm 2/10, chỉ thông báo nó đang được sửa chữa sơ bộ tại Guam.
Trước đó, Hải quân Mỹ cho biết lò phản ứng hạt nhân và không gian bên trong tàu ngầm Connecticut "làm đủ công năng và không bị ảnh hưởng".

Trong khi đó, một cựu lính tàu ngầm Mỹ Aaron Amik đã gây bất ngờ tiết lộ về thiệt hại của tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut. Theo Aaron Amik, tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut đã bị dập nát phần mũi tàu có chứa hệ thống sonar sau cú đâm va.
Sau khi phân tích đánh giá hình ảnh vệ tinh mới nhất về USS Connecticut neo đậu tại cầu cảng ở Guam, cựu binh này cho rằng, nơi chứa sóng siêu âm hình cầu (phức hợp thủy âm), quét tất cả 360 độ và đóng vai trò là tai mắt của tàu ngầm, bị hư hỏng rất nặng.
"Phần sonar đã gần như biến mất", Amik nhận xét. Kết luận này được đưa ra sau khi ông nhận được những thông tin xác nhận từ những đồng nghiệp từ Guam, những người trực tiếp nhìn thấy tình trạng của tàu USS Connecticut.

Phần mũi của USS Connecticut bị dập nát chứng tỏ con tàu đã xảy ra cú đâm trực diện. Thông tin này cũng đã được đăng tải trên trang Drive và chuyên trang của Hải quân Mỹ là USNI News.
Vụ va chạm có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn và ảnh hưởng tới năng lực tác chiến của hải quân Mỹ, do USS Connecticut là một trong ba chiếc thuộc lớp Seawolf, loại tàu ngầm tấn công siêu đắt đỏ với chi phí ước tính tới 8,5 tỷ USD/chiếc.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top