[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
19FortyFive: T-72 có thể suýt 'tàn sát' M60 Mỹ ở Tây Đức
(Vũ khí) - Xe tăng M60 của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh được coi là phương tiện chiến đấu đáng gờm, nhưng cơ hội của nó khi gặp T-72 huyền thoại là rất mong manh.

Quan điểm trên đã được ông Brent Eastwood, người phụ trách chuyên mục của cổng thông tin 19FortyFive bày tỏ.
Tác giả bài báo gọi M60 là "một cỗ xe tăng cứng rắn đã chứng tỏ được bản lĩnh". Phương tiện chiến đấu này của Mỹ giữ vai trò "phòng ngự" trước các nước thuộc Khối Warszawa, khi những phiên bản hiện đại hóa được triển khai ở Tây Đức vào thập niên 1970.
Nhà báo Brent Eastwood nói rõ: M60 là tiền thân của xe tăng Abrams, cỗ máy này vẫn đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên các chuyên gia quân sự quan tâm đến câu hỏi: liệu M60 có tồn tại được trong trận chiến với các đối thủ Liên Xô?
1634433901609.png
1634433915401.png
Xe tăng M60A3 Patton được Mỹ triển khai tại Tây Đức trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Để tìm câu trả lời, ông Eastwood đề nghị phân tích hiệu quả của M60 được Israel sử dụng trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, cuộc xung đột vũ trang giữa Tel Aviv với liên quân Ả Rập gồm Ai Cập và Syria.

Chỉ trong một ngày, Israel đã mất 100 xe tăng do bị Ai Cập tấn công: Cairo sử dụng tên lửa chống tăng AT-3 Sagger (Malyutka do Liên Xô sản xuất) có thể được phóng từ khoảng cách xa. Tháp của M60 quá cao, khiến nó trở thành mục tiêu tốt. Các nhà phân tích Mỹ cho biết xe tăng dễ dàng bốc cháy sau khi trúng phát đạn đầu tiên.
Sau Chiến tranh Yom Kippur, rõ ràng tên lửa chống tăng được cho là đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc tiến hành các trận chiến với phương tiện bọc thép.
Ông Eastwood viết: “Quân đội Mỹ rất sốc khi người Ai Cập sử dụng chiến thuật của Liên Xô và gây thiệt hại nhiều hơn cho các lực lượng được ca tụng của Israel”.

Người phụ trách chuyên mục của 19FortyFive làm rõ: Hoa Kỳ nhận ra rằng họ cần nhanh chóng nâng cấp M60. Mỹ đã thay thế tháp pháo của xe tăng và cập nhật hệ thống vũ khí.
Cỗ chiến xa nâng cấp có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 3.000 mét. Mẫu cải tiến tiếp theo mang tên M60A3 được "khoác" lên mình lớp áo giáp chắc chắn hơn và trang bị kính ngắm tin cậy hơn.
Tuy nhiên Moskva không bị tụt lại phía sau. Quân đội Liên Xô đã tăng cường sản xuất xe tăng T-72 mới. Phương tiện chiến đấu này giống như đối thủ đến từ Mỹ, nhận được một khẩu pháo cải tiến và vỏ giáp đáng tin cậy.
Chuyên gia từ 19FortyFive đặt câu hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu hai xe tăng đối thủ từ thời Chiến tranh Lạnh gặp nhau trên chiến trường vào những năm 1970?

19FortyFive: T-72 co the suyt 'tan sat' M60 My o Tay Duc
Xe tăng T-72 nâng cấp hiện vẫn là xương sống của lực lượng thiết giáp Nga
Ông Eastwood viết: “Đó sẽ là một cuộc tắm máu. Trên giấy tờ, những chiếc xe tăng trông giống nhau. Nhưng rất có thể lợi thế sẽ thuộc về T-72 vì giáp của nó tốt hơn, pháo mạnh hơn, ngoài ra xe tăng Liên Xô còn nhanh hơn M60".
Bên cạnh đó, Moskva còn trội hơn đối thủ về mặt chiến thuật, chuyên gia Mỹ thừa nhận. Vào thời điểm đó, Quân đội Liên Xô tuân thủ một học thuyết tấn công, dựa vào "dòng thác xe tăng", trong khi học thuyết sử dụng chiến xa của Mỹ trong những năm 1970 tập trung vào phòng thủ nhiều hơn.
“Người Mỹ biết rằng họ đã đi sau thời đại và cần cập nhật chiến lược, hoạt động và chiến thuật liên quan tới học thuyết sử dụng thiết giáp của họ”, tác giả bài báo nói. "Ngoài ra Liên Xô có xe tăng T-72 tốt nhất, và Quân đội Mỹ hoàn toàn không sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn."
Người ta chỉ có thể sửa đổi học thuyết vào những năm 1980, khi xe tăng Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley được đưa vào phục vụ. Chuyên gia Eastwood kết luận: “Hoa Kỳ thật may mắn khi trận chiến xe tăng với Liên Xô đã không nổ ra vào những năm 1970 ở Tây Đức”.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tàu ngầm nguyên tử “Omsk” của Nga lại làm người Mỹ lo sợ
Đoàn Phương
Thứ năm, ngày 07/10/2021 - 18:13Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Nổi lên ở gần bờ biển Alaska, tàu ngầm nguyên tử “Omsk” dự án 949A gây tiếng vang lớn trên thế giới. Người Mỹ không thể vui nổi với vị khách không mời này. Vì sao nó làm họ lo sợ đến thế?
Tàu ngầm Nga nổi lên ở vùng nước trung lập nên Mỹ không thể phàn nàn được gì. Hơn nữa, các nhà quân sự Mỹ thậm chí còn quan tâm xem nó có cần trợ giúp gì hay không, bởi tàu ngầm chỉ nổi lên nếu trong khoang có tình huống ngoài dự kiến.
Phía quân đội Nga cam đoan với các đồng nghiệp Mỹ rằng mọi chuyện đang diễn ra theo kế hoạch. Tàu ngầm nguyên tử cùng các tàu khác của hạm đội hải quân Nga đang tham gia vào các hoạt động chiến thuật “Lá chắn đại dương 2020” trên vùng biển quốc tế.
1634433951394.png
Omsk là một tàu ngầm tên lửa hành trình thuộc Dự án 949A "Antey", thường được biết đến với tên hiệu của NATO là lớp Oscar-II. Nó chủ yếu được trang bị 24 tên lửa chống hạm P-700 "Granite" (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck)
Trong quá trình tập trận, “Omsk” đã phóng thành công từ dưới nước các tên lửa chống tàu “Granit” vào các mục tiêu ở xa đến 320 km. Đại tá hải quân dự bị Vladimir Gundanov khi bình luận sự kiện đã nhận xét: việc nổi lên là cần thiết với tàu ngầm, để nó có vị trí chính xác và các tàu khác cùng tham gia tập trận có thể nhìn thấy nó.
Sự xuất hiện như vậy là đảm bảo cần thiết cho an toàn, bởi vậy thường được áp dụng trong lúc diễn ra các hoạt động chiến thuật có bắn đạn thật.
Tại sao "Omsk" khiến Mỹ bất an?
K-186 “Omsk” là tàu ngầm nguyên tử đa mục đích, được đóng từ năm 1989 và chỉ nửa năm sau đã có mặt trong danh sách các tàu của hải quân Liên Xô.
Mùa Hè năm 1994, dưới sự chỉ huy của đại tá Alecxandr Astapov, “Omsk” đã thực hiện hành trình dài 15 ngày đêm vô tiền khoáng hậu từ biển Baren tới bán đảo Kamchatka với khoảng cách gần 4.000 hải lý.
Phần đáng kể nhất của hành trình này phải vượt qua bên dưới lớp băng dày và nước cạn cực kỳ nguy hiểm theo quan điểm hàng hải khu vực.
Sau này K-186 thể hiện mình ở mặt tốt nhất. Năm 2013, nó giành chiến thắng trong cuộc đua tài giữa các tàu ngầm nguyên tử đa mục đích về phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm đối phương bằng ngư lôi. Năm 2015, do yêu cầu ngày càng tăng với các tính năng chiến đấu và kỹ thuật của các tàu nguyên tử, “Omsk” được gửi đi hiện đại hoá cơ bản tại nhà máy sửa chữa tàu “Ngôi sao”, Viễn Đông.
Sau khi kết thúc hiện đại hoá năm 2019, “Omsk” thực hiện hàng loạt nhiệm vụ thử nghiệm ở biển Nhật Bản và thuộc biên chế hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
1634433957287.png
Omsk” sau khi được hiện đại hoá trở thành thứ vũ khí đáng gờm hơn rất nhiều
Tuyến Thái Bình Dương
Năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Kamchatka đã nói rằng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tình trạng căng thẳng đang gia tăng, chủ yếu vì những hành động của NATO. Điều này khiến Nga phải thúc đẩy chương trình phòng thủ chống tên lửa của mình.
Theo lời ông Shoigu, trong tình hình các mối đe doạ gia tăng, Moscow có ý định tăng cường các lực lượng hạt nhân trên biển ở Viễn Đông. Trước hết muốn nói về tàu ngầm nguyên tử nằm gần Vilyuchinsk.
Căn cứ này (ở NATO người ta đặt cho nó biệt danh “Hang hùm nọc rắn”), Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh, là địa điểm độc đáo: nó đảm bảo tự do triển khai tàu ngầm ở khu vực Thái Bình Dương và cho phép giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu phức tạp ở mọi điều kiện.
Như chỉ huy căn cứ hải quân Novorossiysk, chuẩn đô đốc Victor Cochemazov nhận xét, các thuỷ thủ đoàn tốt nhất của các tàu ngầm Nga đều trải qua phục vụ ở Vilyuchinsk.
Từ quan điểm của bộ chỉ huy hải quân Nga, “Omsk” là một trong những đơn vị có khả năng chiến đấu cao nhất của hạm đội tàu ngầm Nga. Sau việc hiện đại hoá theo kế hoạch kéo dài 4 năm, chiến hạm được trang bị mới.
Hiện tại tàu ngầm được trang bị các tên lửa chống hạm mới nhất “Oniks”, “Tsircon” (Zircon) và “Calibr”, nhằm chống các cụm tàu sân bay của đối phương trong bán kính đến lên tới 1.000 km. Các tên lửa này cũng có thể bắn vào các mục tiêu trên mặt đất, tầm xa đến 2.600 km.
Tàu ngầm nguyên tử “Omsk” của Nga lại làm người Mỹ lo sợ ảnh 3
Các nhà quân sự không loại trừ việc triển khai trên tàu ngầm lượng lớn tên lửa có cánh
“Tsircon” khác biệt bởi tính cơ động và tốc độ (đến 10.000 km/giờ). Để đánh chặn được nó thực sự là không thể. Nó sẽ đem nguy cơ không chỉ đến các tàu, mà còn cả các trung tâm chỉ huy của đối thủ. “Oniks” có đặc tính sẵn sàng phóng nhanh, đường đạn bay linh hoạt và gây khó khăn cho việc đánh chặn. “Calibr-M” thời điểm này đang trải qua giai đoạn tu chỉnh.
Môi trường có thể sử dụng "Omsk" là các cuộc xung đột cục bộ. So với các tàu ngầm của đối thủ, nó có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa đủ an toàn. Theo nhận xét của các chuyên viên quân sự, thậm chí 1 “Omsk”, khi nằm ở khoảng cách an toàn, có khả năng tiêu diệt được cụm tàu sân bay của địch thủ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Sức mạnh tàu 381 Việt Nam tự đóng
(Quốc phòng Việt Nam) - Là chiếc tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên do Việt Nam tự đóng, Tàu 381 sở hữu năng lực tấn công cùng tốc độ cực ấn tượng.

Tàu 381 được nhà máy Ba Son đóng từ năm 1999. Mang số hiệu 381, đây là tàu tên lửa duy nhất được sản xuất theo lớp BPS-500 - lớp tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga, Tàu 381 được chúng ta bắt đầu nghiên cứu thiết kế và đóng mới từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tàu có các bề mặt góc cạnh được hạn chế tối đa nhằm giảm diện tích phản xạ radar. So với những tàu chiến cùng thời, Tàu 381 có thể coi là tiên tiến, hiện đại vượt bậc.
1634434041976.png
Tàu 381 bắn đạn thật.
Mặc dù vậy, chúng ta chỉ đóng duy nhất một tàu loại này, hoàn toàn không có bất cứ thông tin gì về những chiếc tiếp theo hoặc phát triển tiếp lớp tàu BPS-500. Hiện tại, Tàu 318 - sản phẩm duy nhất từ dự án đóng tàu lớp BPS-500 vẫn đang được phục vụ trong lực lượng Hải quân Việt Nam.

Dù có kích thước nhỏ nhưng trang bị điện tử và hệ thống hỏa lực của Tàu 318 rất ấn tượng. Hệ thống điện tử trên tàu có radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km.
Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.

Tàu trang bị pháo hải quân AK-176, tám tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), hai ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Hiện nay Tàu 381 thuộc trang bị của Hải đội 412, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân.

Đại úy Đặng Ngọc Út Thương, Phó Thuyền trưởng Tàu 381 chia sẻ, ngoài thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ, trong những năm qua, Tàu 381 luôn là điểm sáng về thực hiện cuộc vận động quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn.
Ngày kỹ thuật luôn được cán bộ, chiến sỹ toàn tàu thực hiện với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, khoa học. Cán bộ chiến sỹ Tàu 381 đã có những sáng kiến nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật để tăng hệ số khai thác của tàu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Radar mới có vá được lỗ hổng phòng thủ Mỹ?
(Vũ khí) - Tập đoàn Raytheon vừa công bố loại radar tầm trung mới cho hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ, giúp tăng cường khả năng đối phó với tên lửa hành trình.

Hệ thống radar mới định danh là GhostEye MR được phát triển để trang bị cho hệ thống NASAMS. Đây là biến thể của GhostEye. Hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động có thể mở rộng cung cấp khả năng giám sát 360 độ và điều khiển hỏa lực tiên tiến.
"GhostEye MR giúp NASAMS tăng cường đáng kể khả năng đối phó với mục tiêu hiện tại và tương lai. Chúng tôi đang cung cấp cho quân đội Mỹ và sắp tới là các đồng minh một cảm biến mạnh mẽ có thể phòng thủ trước nhiều mối đe dọa", Tom Laliberty, phụ trách kinh doanh của Raytheon cho biết.
1634434082997.png
Hệ thống GhostEye MR.
Nói về khả năng của GhostEye MR, vị đại diện này cho biết, hệ thống radar mới có thể phát hiện mọi mục tiêu trong tầm giám sát như chiến đấu cơ, UAV và đặc biệt là tên lửa hành trình.
Cùng với radar mới, trung tâm sức mạnh của NASAMS là tên lửa AIM-120. Đây là loại tên lửa được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ không đối không. Tên lửa giữ nguyên thiết kế và cơ chế dẫn đường tương tự loại dùng trên máy bay.
Điểm khác biệt là nó sử dụng hộp phóng hình chữ nhật và được khởi động nghiêng. NASAMS tương thích mọi phiên bản AIM-120, tầm bắn từ 55 đến 180 km. Mỗi tiểu đoàn NASAMS gồm 12 xe mang phóng với 72 đạn tên lửa sẵn sàng khai hỏa trong 15 giây.

Điểm độc đáo khác của hệ thống này là hộp phóng thiết kế kiểu module nên còn bắn được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X hoặc RIM-162 ESSM.
Dù Mỹ đánh giá rất cao khả năng của GhostEye MR khi kết hợp với hệ thống NASAMS, nhưng theo đánh giá của giới quan sát, tính năng của cặp đôi này trong nhiệm vụ đánh chặn hành trình vẫn là dấu hỏi.
Ngoài ra, sự ra đời của GhostEye MR khiến người ta nhớ lại một số chương trình trước đó mang theo kỳ vọng giúp Mỹ chặn đứng đòn đánh từ tên lửa hành trình, trong đó có hệ thống Iron Dome và đạn pháo siêu tốc HVP.
Chính vì mục đích này đã khiến Mỹ tích hợp Iron Dome lên xe quân sự và biến tổ hợp đánh chặn này thành vũ khí tự hành - khác biệt lớn so với Iron Dome trên bệ phóng cố định của Israel.

Tuy nhiên chính Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) thừa nhận: "Dù Iron Dome tự hành đã được chứng minh trong một số cuộc thử nghiệm tại Mỹ nhưng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế trong khi Mỹ chưa tìm ra biện pháp đối phó với tên lửa hành trình hiệu quả hơn".
Sau những cuộc thử nghiệm được Mỹ gọi là thành công, USMC đã đưa ra một số phương án sử dụng với Iron Dome nhưng đều không liên quan đến việc ngăn chặn đòn tấn công từ tên lửa hành trình, đó là: có thể chuyển cho Ukraine hoặc điều động tới Guam nhận nhiệm vụ mới.
Và cuối cùng, Iron Dome đã được triển khai đến Guam bảo vệ hệ thống đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối THAAD khỏi sự nguy hiểm từ máy bay không người lái.

Trong khi đó, chương trình dùng đạn HVP đánh chặn tên lửa hành trình cũng chung số phận dù chi phí đạn HVP chỉ khoảng 75.000USD, thay vì tên lửa đánh chặn có giá vài triệu USD.
Điểm yếu của phòng thủ Mỹ trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình đã được nói đến từ lâu khi chuyên viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Washington (CSCI) có trụ sở tại Washington, Thomas Karako thừa nhận:
"Nếu như hệ thống phòng thủ chống lại các dòng tên lửa đạn đạo của đối phương đang được chú trọng phát triển, thì việc phát triển các phương án và phương tiện phòng thủ chống lại tên lửa hành trình diễn ra rất chậm chạp tại Mỹ".
Điểm tạo ra sự nguy hiểm và khác biệt lớn nhất của tên lửa hành trình so với các dòng vũ khí tấn công khác đó chính là quỹ đạo bay của nó.
Nếu như tên lửa đạn đạo cần được tên lửa đẩy đưa lên tầng cao của bầu khí quyển sau đó sử dụng quán tính và sơ tốc cao để tiếp cận mục tiêu, thì tên lửa hành trình lại có khả năng cơ động ở độ cao thấp đến rất thấp (bám địa hình) ngay từ giai đoạn đầu tiên của pha phóng.
Chính khả năng tấn công tầm thấp này đang khiến phòng thủ Mỹ loay hoay tìm biện pháp đối phó.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tiêm kích Nhật Bản gặp sự cố khi chặn máy bay Nga?
(Vũ khí) - Một chiến đấu cơ của Nhật Bản khi cố gắng đuổi kịp máy bay quân sự của Nga đã gặp sự cố tương đối nghiêm trọng...

Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đang phải đối mặt với một vụ bê bối mới. Theo các kênh truyền hình địa phương, khi nỗ lực ngăn chặn một máy bay quân sự nước ngoài (sau đó được xác nhận rằng đây là máy bay của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga), chiếc tiêm kích Mitsubishi F-2 đã suýt bị rơi.
Theo thông báo, khi chiến đấu cơ Nhật Bản tăng tốc để cố bắt kịp máy bay quân sự Nga, nó đã đối diện với tình huống rất nghiêm trọng. Cụ thể trong quá trình bay, phần nắp của buồng lái đã bị "xé toạc" theo đúng nghĩa đen.

Sự cố trên buộc phi công phải khẩn cấp đưa máy bay trở lại căn cứ không quân. Hiện tại các chuyên gia không chỉ cố gắng tìm hiểu tình tiết của vụ việc mà còn đang bận rộn tìm kiếm phần nắp kích nặng 90 kg và dài khoảng 1,5 m đã rơi khỏi máy bay.

1634435482878.png
Tiêm kích Mitsubishi F-2 của Nhật Bản đã bị bung nắp buồng lái khi tăng tốc đuổi theo máy bay Nga?
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện chưa lên tiếng, tuy nhiên theo các phương tiện truyền thông địa phương, đang có một làn sóng chỉ trích dữ dội trong công chúng nước này.


Cần lưu ý rằng dữ liệu cụ thể về cuộc truy đuổi đối với máy bay quân sự Nga chỉ được giới truyền thông Nhật Bản đưa ra, trong khi báo cáo chính thức của Bộ Quốc phòng nước này chỉ nói chung chung rằng một máy bay nước ngoài đã bị đánh chặn.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lộ diện WZ-7, “át chủ bài chiến lược trên không” của Trung Quốc
Thu Thủy
Thứ sáu, ngày 01/10/2021 - 20:01Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm nay, UAV Trung Quốc trở thành trọng điểm nhận được sự quan tâm rộng rãi của bên ngoài. Trong số các loại UAV, chiếc WZ-7 được quan tâm nhất mới chỉ biết đến qua ảnh vệ tinh.
 Máy bay không người lái WZ-7 lần đầu tiên trưng bày tĩnh tại Triển lãm Chu Hải được đặc biệt quan tâm (Ảnh: Xinhua)
Máy bay không người lái WZ-7 lần đầu tiên trưng bày tĩnh tại Triển lãm Chu Hải được đặc biệt quan tâm (Ảnh: Xinhua)
Mặc dù chiếc máy bay không người lái (UAV) WZ-7 (viết tắt của “Wuzhen” – Trinh sát không người lái) đã đưa vào biên chế được mấy năm nhưng thế giới bên ngoài vẫn chỉ biết về nó rất ít, ngay cả cái tên WZ-7 cũng chỉ biết chắc chắn trong Triển lãm hàng không Chu Hải lần này. Trước đó, giới quân sự thế giới và truyền thông trong, ngoài Trung Quốc thường gọi nó với cái tên UAV "Xianglong", còn phỏng đoán tên biên chế của nó là "WZ-9". Trang tin QQ ngày 1/10 cho biết, WZ-7 được coi là “Trung Quốc không trung chiến lược vương bài” (Át chủ bài chiến lược trên không của Trung Quốc).
1634435684387.png
Cận cảnh chiếc WZ-7 Xianglong (Ảnh: QQ).
Mô hình chiếc UAV "Xianglong" lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 2006. Vào thời điểm đó, mô hình thu nhỏ của nó đã nhận được sự chú ý rộng rãi ngay khi lộ diện. Thiết kế của UAV "Xianglong" rất đặc biệt, với cách bố trí khí động học dạng cánh nối rất hiếm gặp, đã trở thành điểm nhấn của triển lãm hàng không lúc bấy giờ. Mặc dù UAV "Xianglong" không bao giờ xuất hiện trước công chúng sau đó, nhưng thông qua một vài bức ảnh chụp lén, thế giới bên ngoài đã dần biết đến thiết kế và những cải tiến thực tế của chiếc máy bay được truyền thông Trung Quốc coi là “Át chủ bài chiến lược trên không” này.
Chiếc máy bay UAV "Xianglong" thực tế xuất hiện sau đó khá khác so với mẫu thu nhỏ ban đầu: thiết kế đuôi đơn cao thẳng đứng ban đầu đã được thay đổi thành thiết kế đuôi hình chữ V nhỏ hơn, và cửa phun động cơ ở đuôi có thêm hai vây đã được thêm vào bên dưới vòi đuôi. Cấu trúc giữa các cánh đã phát triển từ cấu trúc cánh buồm ban đầu thành hình nón chỉnh lưu và một số loại cảm biến có thể đã được tích hợp bên trong.
Lộ diện WZ-7, “át chủ bài chiến lược trên không” của Trung Quốc ảnh 2
Chiếc WZ-7 luôn thu hút đông người tham quan (Ảnh: QQ).
Điều thú vị là sau khi áp dụng những thay đổi này, Xianglong UAV ngày càng trở nên giống với ngoại hình của UAV chiến lược RQ-4 Global Hawk nổi tiếng của Mỹ, cùng tình trạng và cách sử dụng của cả hai loại tương đối giống nhau. Nhưng các chỉ số tính năng chính của “Xianglong” đều yếu hơn so với Global Hawk. Ví dụ, “Xianglong” được đẩy bằng động cơ phản lực WP-13, với trọng lượng cất cánh bình thường là 7,5 tấn và tốc độ bay hành trình khoảng 700 km/h, có thể bay kéo dài 10 giờ ở độ cao 20.000m, tầm hoạt động tối đa khoảng 7.500km và bán kính chiến đấu 2.500 km. RQ-4 Global Hawk có tầm hoạt động 20.000km. Vì vậy, "Xianglong" còn được cư dân mạng gọi giễu là "District Hawk".
RQ-4 Global Hawk là một máy bay không người lái do hãng Northrop Grumman của Mỹ phát triển và sản xuất. Nó chủ yếu phục vụ Không quân và Hải quân Mỹ, cũng giống như máy bay trinh sát U-2 nổi tiếng do Công ty Lockheed Martin của Mỹ phát triển, nhiệm vụ chính của RQ-4 là theo dõi các mục tiêu cục bộ và chi tiết ở phía sau phòng tuyến của đối phương và cung cấp cho chỉ huy ở hậu phương khả năng quan sát chiến trường. Vì RQ-4 được trang bị radar khẩu độ tổng hợp có độ phân giải cao, nó hoàn toàn có thể do thám bên trong các quốc gia khác và thu thập thông tin tình báo quân sự từ không phận quốc tế. Loại UAV trinh sát này có thể hoạt động bất chấp thời tiết, ngày hay đêm.
Lộ diện WZ-7, “át chủ bài chiến lược trên không” của Trung Quốc ảnh 3
Máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ (Ảnh: QQ).
Thuật ngữ “District Hawk” (Đại bàng toàn huyện) hiển nhiên hạ thấp nghiêm trọng tính năng tiên tiến của UAV "Xianglong", phản ánh khoảng cách giữa nó và "Global Hawk” (Đại bàng toàn cầu) bằng giọng điệu phóng đại. Dù sao, UAV chiến lược RQ-4 Global Hawk có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 14 tấn, trong khi UAV "Xianglong" của Trung Quốc chỉ là loại UAV cỡ lớn khoảng 7 tấn nên đương nhiên sẽ thua kém về tải trọng nhiệm vụ và thời gian bay liên tục. Nó chỉ có thể có ưu thế nhất định về tốc độ bay. Thực sự có sự khác biệt và khoảng cách có thể nhìn thấy bằng mắt thường giữa "Xianglong" và RQ-4 Global Hawk.
Nhưng nếu chỉ so sánh đơn giản về tính năng thiết bị nhiều khi thường không có nhiều ý nghĩa và thiết bị nên được đặt theo yêu cầu nhiệm vụ của người sử dụng để khám phá xem chúng có tiên tiến hay không.
WZ-7 Xianglong được trang bị radar khẩu độ tổng hợp trên không, có tầm phát hiện xa và độ chính xác cao, độ phân giải ở chế độ làm việc tiêu điểm đạt 0,5 mét. Với thùng quang điện, WZ-7 có thể xác định và phân tích tính chất, tính xác thực và kiểu loại của mục tiêu chi tiết hơn từ độ cao lớn. Điều đáng nói, dựa vào thiết kế kiểu mô-đun, các mô-đun phụ tải ở bụng WZ-7 có thể được thay thế linh hoạt theo các nhiệm vụ khác nhau. Thậm chí sau khi thay thế thiết bị radar, nó có thể được chuyển đổi thành một máy bay cảnh báo sớm và trinh sát trên không cỡ lớn, với tiềm năng nâng cấp không giới hạn.
Lộ diện WZ-7, “át chủ bài chiến lược trên không” của Trung Quốc ảnh 4
Cận cảnh UAV WZ-7 Xianglong (Ảnh: QQ).
Không quân Trung Quốc không có các yêu cầu về nhiệm vụ trinh sát chiến lược toàn cầu và do thám, giám sát toàn cầu như Mỹ. Tất cả những gì họ cần là một chiếc UAV có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát tầm cao ở các khu vực biên giới trọng điểm, chẳng hạn như Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng và Biển Đông. Từ quan điểm của yêu cầu nhiệm vụ, tính năng hiện có của UAV "Xianglong" là đủ để đáp ứng nhu cầu.
Nếu không so sánh nó với chiếc máy bay trinh sát không người lái có vị trí cao hơn như Global Hawk, thì trên thực tế, nhìn ra thế giới, thực sự không có quốc gia nào khác ngoài Mỹ có được loại máy bay trinh sát không người lái cao cấp này. Hơn nữa, khoảng cách giữa UAV WZ-7 Xianglong và RQ-4 Global Hawk không phải là không thể thu hẹp. Thiết kế ban đầu của UAV WZ-7 là tương đối tiên tiến, có thể có tính năng cao hơn, có điều chỉ được gắn động cơ WP-13 lạc hậu hơn. WZ-7 ban đầu được chế tạo để phối hợp với máy bay chiến đấu J-8F, với ưu điểm là độ cao tốt, nhưng nhược điểm là lực đẩy nhỏ, trọng lượng bản thân nặng, tiêu hao nhiên liệu thấp, hạn chế đến hành trình và tải trọng. Ngày nay, Trung Quốc đã có nhiều sản phẩm cùng cấp độ nhưng tiên tiến hơn, nếu UAV WZ-7 được cải tiến nâng cấp, tính năng của nó chắc chắn sẽ được nâng lên rất nhiều, khoảng cách với RQ-4 Global Hawk sẽ được thu hẹp.
Hiện tại, trên thế giới có hai loại máy bay không người lái cỡ lớn, một là máy bay không người lái tầm cao có thời gian hoạt động lâu (HALE) và loại còn lại là máy bay không người lái độ cao trung bình có thời gian hoạt động lâu (MALE). UAV loại MALE thường sử dụng động cơ pít-tông hoặc động cơ phản lực cánh quạt và dựa vào cánh quạt để bay ở độ cao dưới 8.000 mét và tốc độ bay tối đa khoảng 300 đến 500 km/h. Có rất nhiều quốc gia có thể sản xuất máy bay không người lái loại MALE, ngoài dòng Winglong/Caihong của Trung Quốc và các mẫu MQ-9 Reaper của Mỹ; các nước Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng có nhiều mẫu UAV loại MALE tính năng tốt.
Hiện tại, chỉ có Trung Quốc và Mỹ có thể sản xuất máy bay không người lái loại HALE (Nga cũng đã phát triển, nhưng chưa được đưa vào sử dụng). UAV tầm xa có thời gian hoạt động lâu HALE thường sử dụng động cơ phản lực cánh quạt hoặc tuốc bin phản lực, với độ cao bay tối đa khoảng 20.000 m và tốc độ bay tối đa 800 km/h. Ưu điểm của bay ở độ cao là sức cản của không khí thấp hơn, tốc độ bay nhanh hơn, ít bị hỏa lực phòng không bắn hạ, mà bay càng cao, nhìn càng xa. Do đó, máy bay không người lái HALE được gọi là trang bị cấp chiến lược.
Không khó để nhận thấy rằng Không quân Trung Quốc đã tập trung thể hiện UAV tầm cao tốc độ cao WZ-8 và UAV tầm cao tầm xa WZ-7 tại Triển lãm hàng không lần này. Họ nhấn mạnh các máy bay trinh sát không người lái cỡ lớn chủ lực của Không quân Trung Quốc đánh dấu khả năng trinh sát chiến lược và chiến thuật của Không quân Trung Quốc đã được nâng cao đáng kể. Cần biết rằng, khả năng trinh sát chiến lược và chiến thuật cũng là một kỹ năng cần thiết của một lực lượng không quân và không quân chiến lược của một nước lớn, điều này nhằm khẳng định thông báo cách đây một thời gian của Trung Quốc rằng Không quân Trung Quốc đã có một lực lượng không quân chiến lược.
Truyền thông Trung Quốc cũng lưu ý, Không quân Trung Quốc không phải chỉ có 2 UAV cỡ lớn nói trên, không chỉ có các UAV cỡ lớn phục vụ mục đích trinh sát mà còn rất nhiều loại UAV nữa chưa được công khai. Xét từ khía cạnh xu hướng phát triển và tốc độ nghiên cứu phát triển, Không quân Trung Quốc đã áp dụng cách bố cục máy bay tàng hình kiểu cánh dơi, và một thế hệ máy bay trinh sát không người lái mới, giống như máy bay trinh sát không người lái tàng hình RQ-180 của Không quân Mỹ, cũng đang trên đường phát triển.
Máy bay không người lái WZ-7 tại Triễn lãm hàng không Chu Hải (nguồn: CGTN).
Theo Chinatimes, trong Triển lãm hàng không Chu Hải lần này, đã có 2 chiếc WZ-7 Xianglong được trưng bày tĩnh, một tại tại khu của Tập đoàn Công nghiệp hàng không Quý Châu, chiếc còn lại xuất hiện tại gian hàng của doanh nghiệp quốc phòng và hàng không quốc doanh "China Aviation Industry Corporation".
Các tin tức cho thấy WZ-7 là máy bay trinh sát không người lái sử dụng động cơ phản lực WP-13 do Nga thiết kế, Trung Quốc chế tạo, thiết kế cánh kết nối và song song độc đáo của WZ-7 so với các hình dạng UAV khác, cánh của nó chắc hơn nhưng kém linh hoạt hơn.
Chuyên gia Kelvin Wong của tạp chí Jane's Defence Weekly chỉ ra rằng WZ-7 Xianglong tương tự như RQ-4 Global Hawk của Mỹ, tuy nhiên, tính năng của động cơ kém hơn so với Global Hawk. Tờ Defense News cho biết, so với các loại cánh truyền thống, ưu điểm của cấu trúc WZ-7 là tăng tỷ lệ lực nâng và khả năng điều khiển bay dễ dàng hơn.
Defense News cũng đề cập rằng WZ-7 dài khoảng 12 mét và sải cánh khoảng 22 mét, đã được phục vụ trong Lực lượng Không quân Trung Quốc từ năm 2019. Có người từng chứng kiến WZ-7 bay qua biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, biên giới với Triều Tiên và trên Biển Đông.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc
Thu Thủy
Thứ tư, ngày 06/10/2021 - 20:03Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tối ngày 1/10, kênh quân sự CCTV phát phóng sự các doanh trại quân đội Trung Quốc tổ chức thượng cờ kỷ niệm 72 năm Quốc khánh, không rõ vô tình hay cố ý. đã để lộ một loại UAV trực thăng chưa hề được nói tới.
Hình ảnh chiếc trực thăng không người lái bí ẩn trên tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam (Ảnh: 163).
Hình ảnh chiếc trực thăng không người lái bí ẩn trên tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam (Ảnh: 163).
Trong hình ảnh được Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, những ai tinh ý đều thấy một máy bay không người lái bí ẩn mới xuất hiện trên boong của chiếc tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên Hải Nam thuộc biên chế Hạm đội Nam Hải, vốn sử dụng các loại máy bay trực thăng thông thường.
Ngày nay, sử dụng máy bay trực thăng không người lái cơ động linh hoạt trên hạm tàu đang là xu thế phát triển chủ đạo của thế giới hiện nay, chẳng hạn như loại S-100 của Áo, dòng MQ-8 Fire Scout của Mỹ, v.v. Thậm chí UAV trực thăng đã thay thế các máy bay trực thăng có người lái truyền thống theo một nghĩa nào đó. Chẳng hạn như các tàu tuần tra lớp Floreal của Hải quân Pháp đã bắt đầu thay thế các trực thăng có người lái bằng UAV trực thăng S-100 trong các nhiệm vụ thường xuyên của họ.
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc ảnh 1
Các UAV trực thăng MQ-8B (trái) và MQ-8C của Mỹ (Ảnh: 163).
So sánh các nhân viên đứng gần đó, có thể suy ra chiếc trực thăng không người lái bị ẩn trên tàu tấn công đổ bộ Type 075 Hải Nam có kích thước không hề nhỏ, kích thước tương đương với chiếc Zh-11 mà quân đội Trung Quốc đang trang bị.
Đánh giá từ việc sử dụng thiết bị thực tế ở các quốc gia khác nhau, máy bay trực thăng không người lái "tích hợp trinh sát và chiến đấu" thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, giám sát, trinh sát, theo dõi mục tiêu, đánh giá kết quả chiến đấu, chuyển tiếp liên lạc, tác chiến điện tử và tấn công vũ trang tại độ cao thấp và cực thấp trên biển. Xét từ tính năng của trực thăng Zh-11, có thể suy đoán kích thước cụ thể của loại máy bay không người lái này là khoảng 2 tấn, nằm giữa MQ-8B Fire Scout (trọng lượng cất cánh tối đa 1,4 tấn) và MQ-8C (trọng lượng cất cánh tối đa 2,7 tấn).
1634435717478.png
Mô hình chiếc UAV trực thăng bí ẩn trên chiếc Type 075 đang đóng (Ảnh: 163).
Giống như MQ-8B Fire Scout, chiếc máy bay trực thăng không người lái này của PLA sử dụng cấu hình thông thường là cánh quạt đơn chính và cánh quạt đuôi. Nó có kích thước vừa phải không gây ra hạn chế về bãi đáp, có thể cất cánh và hạ cánh trên boong trống, không cần trang bị máy phóng cất cánh, thiết bị thu hồi và các thiết bị khác; cũng có thể bay treo lơ lửng trên không và bay ở độ cao cực thấp trong thời gian dài.
Với tiêu chí "trọng tải là hiệu quả chiến đấu!", quân đội Mỹ đã lựa chọn sản xuất trực thăng không người lái ngày càng lớn. Ví dụ, dòng MQ-8 đã phát triển RQ-8A, MQ-8B và MQ-8C. Hai chiếc đầu phát triển trên cơ sở máy bay trực thăng piston hạng nhẹ Schweizer 330/333 (lớn hơn nhiều so với AR-500B); còn chiếc MQ-8C được phát triển trên cơ sở trực thăng Bell-407.
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc ảnh 3
Chiếc trực thăng không người lái trên tàu AR-500B đầu tiên bay thử thành công (Ảnh: 163).
Đồng thời, do bỏ qua các cấu trúc quan trọng như cabin và trọng lượng của người lái, không gian và trọng tải vốn có có thể được sử dụng để chở nhiên liệu. MQ-8B có thời lượng bay liên tục 8 giờ và kiểu MQ-8C mới nhất có thời lượng bay liên tục là 12 giờ. Chuyên gia dự đoán thời gian hoạt động trên không của chiếc trực thăng không người lái trên tàu sân bay mới Trung Quốc sản xuất trong nước này cũng từ 8 đến 12 giờ.
Qua xem xét các thông tin liên quan thì thấy một mô hình tương tự như loại trực thăng không người lái mới này cũng đã xuất hiện trên chiếc tàu tấn công đổ bộ Type 075 mới đang được đóng. Mũi nó được trang bị một tháp quang điện hình cầu kích thước nhỏ và dưới hàm có một giá đỡ tương tự như loại trực thăng Zh-9C/D, có thể được trang bị cảm biến quang điện và radar khẩu độ tổng hợp cùng các thiết bị tìm kiếm trên mặt đất/trên biển khác.
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc ảnh 4
Lục quân Trung Quốc sử dụng UAV trực thăng AR-500 để tiếp tế vật tư, hàng hóa cho các chốt tiền tiêu ở biên giới Trung - Ấn (Ảnh: CCTV).
Máy bay trực thăng không người lái “tích hợp trinh sát và chiến đấu” trên tàu có thể giúp nâng cao đáng kể khả năng nhận biết, phán đoán tình huống của tàu tấn công đổ bộ, và nếu có thể mang tải trọng vũ khí như UAV trực thăng MQ-8C của Mỹ, nó sẽ không chỉ chia sẻ nhu cầu hỗ trợ hỏa lực cho các trực thăng vũ trang và các trực thăng vận tải, mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến thông thường như chống tàu ngầm và chống hạm.
Lần này, chiếc trực thăng không người lái này lại xuất hiện trong chương trình truyền hình quân sự Trung Quốc, có nghĩa là chiếc máy bay này đã được triển khai trong thực tế. Điều này cũng có nghĩa là ngoài các trực thăng vận tải thông thường và trực thăng vũ trang có người lái, tàu tấn công đổ bộ Type 075 của quân đội Trung Quốc còn có các mẫu máy bay mới. Nó không chỉ có “mắt” và “lính canh” đáng tin cậy mà còn có “sát thủ không sợ hy sinh” trên biển.
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc ảnh 5
Một phi đội UAV trực thăng CR-500 Golden Eagle trang bị cho Lục quân PLA (Ảnh: Sunnews).
Quân đội Trung Quốc trước đó cũng đã phát triển một loại máy bay trực thăng không người lái hạng nhẹ và nhỏ. Vào ngày 27/11 năm ngoái, chiếc trực thăng không người lái trên tàu AR-500B do Tập đoàn Công nghiệp hàng không tự nghiên cứu phát triển đã lần đầu tiên bay thành công tại căn cứ bay thử nghiệm Phàn Dương, lấp đầy khoảng trống trong lĩnh vực liên quan. Kích thước của AR-500B lớn hơn loại S-100, trọng lượng cất cánh tối đa 500 kg, thời gian bay liên tục tối đa là 4 giờ; bán kính hoạt động 100 km, tốc độ bay liên tục tối đa 140 km/giờ, tốc độ bay liên tục trung bình 120 km/giờ và trần bay thực tế 4000 mét. Khả năng hành trình và bay liên tục có thể giúp nó thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, tuần tra hoặc chuyển tiếp thông tin liên lạc trên biển, nhưng khả năng tấn công ở mức trung bình do tải trọng hạn chế.
Vào dịp ngày Quốc khánh năm ngoái, Cục Hậu cần Lục quân Trung Quốc đã tổ chức cho một số đơn vị sử dụng hơn một chục máy bay không người lái loại nhiều cánh quạt và trực thăng không người lái để tiếp tế cho các đơn vị lẻ làm nhiệm vụ chốt giữ tiền tiêu ở Medog, Tây Tạng trên biên giới với Ấn Độ. Trong số đó, loại UAV trực thăng AR-500 trên cùng dòng với trực thăng trên hạm AR-500B cũng xuất hiện trong phi đội này, mở ra kênh vận chuyển đường không cho các vị trí tiền đồn nằm đơn độc ở nơi băng giá, giúp các binh sĩ được ăn trái cây tươi, rau củ và bánh trung thu.
Lộ diện UAV trực thăng bí ẩn trên tàu đổ bộ Type 075 và đội hình UAV trực thăng của Trung Quốc ảnh 6
Mỗi chiếc CR-500 Golden Eagle có thể mang 8 tên lửa tấn công mục tiêu mặt đất (Ảnh: Sunnews).
Trung Quốc không chỉ phát triển máy bay trực thăng không người lái trên tàu mà những năm gần đây cũng bắt đầu đưa trực thăng chiến đấu không người lái vào trang bị trong Lục quân. Ví dụ, loại máy bay trực thăng không người lái CR-500 Golden Eagle ngắn và nhỏ gọn với hai cánh quạt đồng trục, không có cánh đuôi. Cách đây không lâu, một lữ đoàn của Tập đoàn quân 73 đã tiến hành huấn luyện vượt biển đổ bộ, trực thăng không người lái CR-500 Golden Eagle đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình
Thu Thủy
Thứ sáu, ngày 01/10/2021 - 12:04Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tính đến nay, Triển lãm Hàng không Chu Hải đã tổ chức thành công 12 lần, trở thành nơi để thế giới quan sát và rõ hơn về sự phát triển của công nghệ quốc phòng Trung Quốc. Triển lãm năm nay có gì nóng và mới?
UAV tấn công GJ-11 (dưới) thử nghiệm phối hợp với tiêm kích J-20 (Ảnh: QQ).
UAV tấn công GJ-11 (dưới) thử nghiệm phối hợp với tiêm kích J-20 (Ảnh: QQ).
Máy bay không người lái: bình cũ rượu mới hay là bước nhảy vọt?
Theo trang tin QQ, Triển lãm Hàng không Chu Hải năm nay thực sự là một cuộc triển lãm quốc phòng toàn diện với tất cả các yếu tố trên biển, trên bộ, trên không và không gian. Nhưng vì tên gọi ước định là "Triển lãm hàng không Trung Quốc", nên những thứ mọi người dễ nhớ nhất vẫn là khí cụ bay. So với các máy bay chiến đấu có người lái xuất hiện năm nay, vốn chủ yếu là những gương mặt cũ, thì sự đa dạng của các loại máy bay không người lái tại triển lãm đã đặc biệt thu hút sự chú ý của công chúng. Vì vậy, nên hiểu như thế nào về việc mấy chục loại máy bay không người lái (UAV) như WZ-7 (Vô Trân-7), WZ-8, GJ-11 (Công Kích-11), CH-6 (Thái Hồng-6) và AR-500C ... xuất hiện trong triển lãm hàng không? Trong số đó, không chỉ có những loại đáp ứng nhu cầu thực tế, mà còn phản ánh sự phát triển bùng nổ được truyền thông Trung Quốc gọi là kiểu “giếng phun” trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển UAV của Trung Quốc.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 1
UAV tích hợp tấn công-trinh sát WZ-8 (Ảnh: Sohu).
Bước sang thế kỷ 21, trước khi người Mỹ bất ngờ bổ sung khả năng tấn công mặt đất cho loại máy bay không người lái MQ-1 Predator của họ, hầu hết các quốc gia chỉ sử dụng UAV như một phần bổ sung cho máy bay trinh sát có người lái. Nhưng đã 20 năm trôi qua và giờ đây thị trường máy bay không người lái toàn cầu đã thịnh vượng đến mức các quốc gia vừa và nhỏ có thể mua máy bay không người lái loại kết hợp tấn công và trinh sát dễ dàng như mua tủ lạnh và TV từ một cửa hàng thiết bị gia dụng, và sau đó sử dụng máy bay không người lái này trong các cuộc chiến tranh cục bộ, đánh cho kẻ thù thất điên bát đảo.
Năm 2020, trong cuộc xung đột biên giới Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia, máy bay không người lái tấn công - trinh sát TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người dường như đã tìm ra một thứ “vũ khí thần kỳ” có thể thay đổi bộ mặt chiến trường, và sự gian khổ mệt mỏi trước đây cũng biến mất.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 2
UAV tấn công - trinh sát WJ-700 có thể mang tên lửa hành trình CM-501X (Ảnh: QQ).
Nhưng máy bay không người lái dễ sử dụng như vậy sao? Hãy xem việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái tấn công – trinh sát ở Iraq, Syria và Afghanistan. Những chiếc máy bay không người lái trị giá hàng trăm triệu USD đã trở thành công cụ ám sát của CIA. Sau những thông tin kích thích như vệ tinh, nội gián, gián điệp, nghe trộm, thường là hậu quả “mất tích” hoặc thậm chí là những cái chết của những người vô tội. Đó là khi mục tiêu về cơ bản thiếu khả năng phòng không và tác chiến điện tử. Chỉ nhìn vào Trung Đông, tin tức về nhiều máy bay không người lái bị bắn hạ nhiều không kể xiết.
Do đó, trong các cuộc chiến tranh tương lai, muốn UAV phát huy được vai trò lý tưởng thì phải lựa chọn UAV phù hợp nhất dựa trên môi trường, nhiệm vụ, thậm chí là đặc điểm của mình và địch thủ. Ngày nay, thị trường thương mại quân sự quốc tế đã bắt đầu chuyển từ việc đơn thuần nhập khẩu UAV sang đặt hàng UAV tùy chỉnh theo đặc điểm và nhu cầu riêng của mỗi quốc gia.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 3
UAV Ruiying FX-500A dùng động cơ phản lực cho tốc độ cao (Ảnh: QQ).
Từ các kiểu loại UAV được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm nay, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã có thể cung cấp các dòng sản phẩm máy bay không người lái hoàn thiện nhất, các khách hàng khác nhau có thể lựa chọn mua chúng theo đặc điểm và nhu cầu của riêng mình. Ví dụ như các loại WZ-7 và WZ-8 được quan tâm nhất, từ phân tích ngoại hình, loại WZ-8 có ưu thế về cơ động và tính tàng hình rất rõ, nhưng lại phải trả giá đắt về mặt giá thành. Những nhiệm vụ như trinh sát biên giới hay tuần tra vùng đặc quyền kinh tế nếu giao cho WZ-8 sẽ dẫn đến lãng phí "giết gà bằng dao mổ trâu".
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 4
UAV trinh sát cỡ nhỏ Ruiying-6A của NORINCO (Ảnh: QQ).
Ngoài ra, năng lực sản xuất khổng lồ các máy bay không người lái trong nước Trung Quốc đã có thể nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của quân đội. Trong những năm gần đây, ngành khoa học công nghiệp quốc phòng đã coi đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất để hỗ trợ cho việc đóng quân và tác chiến lâu dài của PLA trên cao nguyên nên chế tạo ra loại UAV cánh quay AR-500C được trưng bày trở lại tại triển lãm hàng không này. Nhưng nó có một tên gọi mới là máy bay trực thăng không người lái trên cao nguyên đầu tiên của Trung Quốc. Ngày 27/9/2020, chiếc AR-500C do ngành hàng không phát triển đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại sân bay dân dụng cao nhất thế giới Đạo Thành ở độ cao 4.411 mét, lập kỷ lục mới về độ cao cất cánh và hạ cánh của UAV trực thăng nội địa.

Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 5
UAV trực thăng AR-500C chuyên dụng vận tải và tấn công sử dụng trên vùng có độ cao lớn (Ảnh: Sohu).
Về cơ bản UAV trực thăng AR-500C có khả năng bay dọc biên giới. Vậy AR-500C có thể làm gì ở cao nguyên? Ngoài những công năng truyền thống như hỗ trợ liên lạc và nhận biết tình hình chiến trường, khả năng mang tải trọng 80 kg bay liên tục thời gian dài dường như không có gì nổi bật, nhưng trong thực tế chiến đấu, 80 kg có thể là nguồn cung cấp hậu cần một ngày cho 30 chiến binh, cũng có thể là nhiều quả bom dẫn đường từ trên trời rơi xuống.
Tên lửa hành trình đáp ứng trào lưu và dẫn đầu tương lai
Có lẽ một số khán giả sẽ cảm thấy rằng các loại UAV tại triển lãm hàng không dường như nom rất giống nhau. Đây thực tế là kết quả tất yếu của cạnh tranh thị trường. Nhu cầu của người dùng luôn “đại đồng tiểu dị”, các mẫu thành công có kiểu thiết kế cổ điển được tham khảo sử dụng, sau đó đột phá về chi tiết, và hình thành “ưu thế bán chạy” của riêng. Đây là chiến lược ổn nhất trên thị trường thương mại quân sự quốc tế.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 6
Các loại tên lửa hành trình của Tổng công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Trung Quốc (Ảnh: QQ).
Tuy nhiên, chiến lược như vậy quả thực dễ tạo cho người ta cảm giác “một bầy ong”, “na ná nhau”. Ngoại trừ máy bay không người lái, tại Triển lãm hàng không lần này, hầu hết các hãng lớn đều mang đến các sản phẩm tên lửa hành trình. Xung đột ở biên giới Nagorno-Karabakh đã khiến tên lửa hành trình của Israel nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tên lửa hành trình các máy bay không người lái cảm tử, đã không ít lần thể hiện sức mạnh đáng sợ trong cuộc chiến tranh Trung Đông. Những người dẫn dắt ngành khoa học và công nghệ quốc phòng Trung Quốc, đã âm thầm nghiên cứu lĩnh vực tên lửa hành trình từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, phản hồi của thị trường thương mại quân sự quốc tế về hướng phát triển của vũ khí và trang bị thường khá chậm và bị động. Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia bất ngờ khiến người ta phát hiện ra rằng tên lửa hành trình không chỉ là thứ tiêu chuẩn của quân đội các cường quốc, mà còn là thứ “lợi khí người nghèo” đối với các quốc gia vừa và nhỏ. Ở đâu có nhu cầu thì có thị trường, có thị trường thì hàng bán chạy. Ngành công nghệ quốc phòng của Trung Quốc luôn biết cách tích lũy, nên từ loại cá nhân sử dụng đến loại dùng xe kéo; từ loại bắn bằng pháo cho đến phóng từ trên không, Trung Quốc dường như đã trở thành “cường quốc tên lửa hành trình” trong một sớm một chiều.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 7
Tên lửa hành trình kiểu mới FH-901 (Ảnh: QQ).
Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cùng là tên lửa hành trình, nhưng có sự chênh lệch rất lớn về trình độ công nghệ giữa các loại. So với tên lửa hành trình truyền thống, tên lửa hành trình loại mới (Trung Quốc gọi là “tuần phi đạn”) không chỉ cần có tầm bắn cần thiết để bay tới khu vực mục tiêu, mà còn phải có khả năng truyền dữ liệu lên và xuống cần thiết để “trao đổi” với nền tảng chỉ huy phía sau bất cứ lúc nào. Bằng cách trang bị tên lửa hành trình, cá nhân binh sĩ và xe tăng, thiết giáp không chỉ có được khả năng nhận biết tình huống chiến trường, tác chiến điện tử và được hỗ trợ thông tin liên lạc do UAV mang lại, mà quan trọng hơn là có được khả năng "yểm trợ trên không" do chính mình thực hiện.
Vậy, tên lửa hành trình kiểu mới sẽ phát triển và tiến bộ ở những lĩnh vực nào trong tương lai? Trên thực tế, tại Hội trường 8 của triển lãm hàng không Chu Hải lần này đã trưng bày một phi đạn hành trình được phóng từ pháo, gọi là Feilong 60 (FL60). Nhiều tên lửa hành trình, giống như một đàn ong, tạo thành một bầy để tự động tuần tra trên khu vực mục tiêu, căn cứ số lượng và loại mục tiêu, có thể chọn các nhiệm vụ hướng dẫn, trinh sát và thậm chí là kiểm soát khu vực. Hơn nữa, ngay cả khi phóng một quả, FL60 có thể đảm nhiệm vai trò của một máy bay không người lái trước khi phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, nâng cao đáng kể hiệu quả chiến đấu của loại đạn tên lửa truyền thống.
Trung Quốc khoe những phát triển đột phá về máy bay không người lái và tên lửa hành trình ảnh 8
Tên lửa hành trình kiểu mới Feilong-60 (Ảnh: Sina).
Vì vậy, dù các sản phẩm khác nhau được gọi cùng một tên, nhưng hàm lượng công nghệ của tên lửa hành trình không giống nhau, và tác dụng trên chiến trường cũng rất khác nhau, có thể nói đó là điển hình "cùng tên không cùng sứ mệnh". Vì vậy, công nghiệp quốc phòng không chỉ đáp ứng trào lưu, mà còn phải dẫn dắt tương lai.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Báo Mỹ: K-77M giúp Su-57 chiếm lợi thế trước phương Tây
(Vũ khí) - Thừa nhận được tờ Military Watch của Mỹ đưa ra khi nói về sức mạnh của tên lửa không đối không K-77M trong Không quân Nga.

Theo báo Mỹ, tên lửa K-77M được phát triển dành riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57. Với tầm bắn gần 200km của K-77M sẽ cho phép tiêm kích Nga giành ưu thế trên không trong không chiến với phương Tây.
Tờ Military Watch đặc biệt chú ý đến ăng ten mảng pha quét chủ động được bối trí ở phần mũi tên lửa, giúp mang lại độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu và khiến máy bay đối phương không thể trốn thoát.
1634436679905.png
Su-57 mang theo tên lửa K-77M.
Tên lửa K-77M sẽ là chìa khóa để khôi phục lợi thế tên lửa mà Nga và chuẩn bị cho Không quân Nga đối phó với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như tên lửa AIM-260 mà Mỹ đang phát triển.
"K-77M giải quyết được vấn đề này: nó có thể trở thành tên lửa không đối không tầm xa hiệu quả nhất trên thế giới", báo Mỹ viết và cho rằng, nếu một tên lửa như vậy xuất hiện gần biên giới các nước thành viên NATO, sẽ là mối lo ngại thực sự đối với các quốc gia này.


ADVERTISEMENT

Đáng chú ý, Su-57 có khả năng mang vũ khí trong khoang vũ khí tới 8 tên lửa không đối không tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn, đây là khả năng mang vũ khí trong thân cực ấn tượng mà không một loại tiêm kích tàng hình nào làm được.
Về mặt lý thuyết, AIM-260 có thể khiêm tốn một số tính năng của K-77M nhưng đây vẫn được coi là một cuộc cách mạnh trong lĩnh vực vũ khí không đối không của Mỹ và phương Tây.
Dự án AIM-260 bắt đầu được Mỹ phát triển cách đây hơn 4 năm. Đây sẽ là vũ khí không chiến chủ lực của tiêm kích Mỹ trong tương lai. Nó có tầm bắn xa hơn dòng AIM-120, trang bị nhiều tính năng để đối phó với những mối đe dọa cụ thể.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại việc đối thủ tiềm tàng như Nga đang bắt đầu biên chế tiêm kích tàng hình, cũng như phát triển các tên lửa không đối không tầm xa cho chúng.
Hiện không có nhiều thông tin về tên lửa AIM-260. Dường như nó có kích thước tương đương mẫu AMRAAM và không sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) như tên lửa Meteor của châu Âu.
ADVERTISEMENT

Tiến bộ về động cơ nhiên liệu rắn và công nghệ đầu đạn, cũng như thân vỏ được tối ưu hóa về khí động học có thể tăng tầm bắn cho AIM-260. Điều này từng được áp dụng với tên lửa diệt radar AGM-88G, khi nó sử dụng đầu đạn nhỏ hơn nguyên mẫu AGM-88E để có thêm chỗ chứa nhiên liệu.
Tên lửa có khả năng sẽ được lắp đầu dò kép với radar và camera ảnh nhiệt, cho phép bám bắt mục tiêu ngay cả khi bị gây nhiễu điện tử. Nếu đầu dò ảnh nhiệt bị chế áp, AIM-260 có thể dựa vào radar để lao tới mục tiêu.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng AIM-260 có thể được trang bị liên kết dữ liệu hai chiều, giúp tăng đáng kể độ chính xác hoặc thay đổi mục tiêu sau khi tên lửa rời bệ phóng. Nó cũng có thể dùng dữ liệu dẫn bắn từ cảm biến bên ngoài thay vì radar tiêm kích, hạn chế khả năng đánh động đối phương như tên lửa truyền thống.
Với những tính năng mới, tên lửa AIM-260 hứa hẹn sẽ giúp tiêm kích Mỹ duy trì lợi thế trước các đối thủ tiềm tàng trong tương lai. Nhưng khi phải đối đầu với Su-57 với K-77M, đây vẫn sẽ là nhiệm vụ khó.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Truyền thông Trung Quốc đánh giá J-20 sánh ngang F-22, Mỹ nói chỉ như F-117A
Thu Thủy
Thứ tư, ngày 29/09/2021 - 21:37Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải lần thứ 13 khai mạc hôm 28/9, sự kiện tiêm kích tàng hình J-20 với động cơ sản xuất trong nước bay biểu diễn lần đầu được truyền thông Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia).
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia).
Theo Đài truyền hình Mỹ CNN màn trình diễn đầu tiên tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải là Trung Quốc muốn nhấn mạnh việc loại máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất J-20 của họ sử dụng động cơ sản xuất trong nước. Sự xuất hiện của chiếc máy bay chiến đấu này được cho là một cột mốc nổi bật nhất trong công nghệ quân sự của Trung Quốc, tượng trưng cho việc máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc đang không ngừng thu hẹp khoảng cách với loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, dù Trung Quốc luôn lạc quan cho rằng J-20 của họ đã có thể sánh ngang với F-22 hoặc F-35; nhưng các quan chức Mỹ lại không nghĩ vậy, thậm chí còn cho rằng J-20 chỉ tương đương với loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ đầu tiên F-117A mà Mỹ đã loại biên không dùng nữa.

Truyền thông Trung Quốc đánh giá J-20 sánh ngang F-22, Mỹ nói chỉ như F-117A ảnh 1
Biên đội 5 chiếc J-20 bay trong cuộc diễu binh hôm 1/7/2021 (Ảnh: Xinhua).
Theo bài phân tích trên trang web CNN ngày 29/9, chiếc J-20 đã bay trình diễn các kỹ năng của nó trên bầu trời ở thành phố Chu Hải, miền nam nước này, với động cơ WS-10 được trang bị. WS-10 được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc Thứ nhất nghiên cứu phát triển và chủ yếu được sử dụng để thay thế phiên bản đầu tiên của J-20 sử dụng động cơ do Nga sản xuất.


Vào tháng 6/2021, Thời báo Hoàn cầu, cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đã đưa tin rằng các máy bay J-20 được lắp động cơ sản xuất trong nước đã thành lập đơn vị ở vùng đông bắc Trung Quốc, và CCTV thậm chí đã phát sóng hình ảnh bay của đội hình những chiếc J-20 trong buổi duyệt binh kỉ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ . Tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Chu Hải lần này, đây là lần đầu tiên chiếc J-20 lắp động cơ sản xuất trong nước Trung Quốc bay trình diễn trước công chúng Trung Quốc và quan khách nước ngoài.

Truyền thông Trung Quốc đánh giá J-20 sánh ngang F-22, Mỹ nói chỉ như F-117A ảnh 2
So sánh hình dạng J-20 và F-22 (Ảnh: Military Watch).
CNN cho biết chiếc chiến đấu cơ hai động cơ J-20 của Trung Quốc bay thử lần đầu tiên vào năm 2011 và ra mắt công chúng tại Triển lãm Hàng không Chu Hải vào tháng 11/2016, và Trung Quốc tuyên bố chính thức đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu năm 2018.


Bài viết của CNN chỉ ra rằng J-20 từ lâu đã được khoa trương là sự đáp trả của Trung Quốc đối với F-22 của Mỹ (được coi là máy bay chiến đấu tàng hình hàng đầu thế giới) và F-35. Các nhà phân tích cho rằng J-20 có hai nhiệm vụ cốt lõi chính là tác chiến không đối không và tấn công mặt đất.
Theo “Report by the China Power Project” (Báo cáo về Dự án quyền lực Trung Quốc) của cơ quan tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Washington (CSIS), động cơ WS-10 sẽ mang lại cho J-20 khả năng bay siêu âm tầm thấp (low supercruise), đồng nghĩa với việc chiến đấu cơ này có thể hoạt động trong thời gian dài ở chế độ bay siêu âm.


Truyền thông Trung Quốc đánh giá J-20 sánh ngang F-22, Mỹ nói chỉ như F-117A ảnh 3
Máy bay F-22 Raptor của Mỹ (Ảnh: Military Watch).
Tất cả những điều này khiến Thời báo Hoàn cầu cho rằng việc sử dụng động cơ nội địa đồng nghĩa với việc J-20 ngày càng trở nên hoàn thiện hơn về mặt công nghệ. Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh rằng "trong tương lai, sẽ có ngày càng nhiều nhiều J-20 dự kiến sẽ được triển khai cho quân đội PLA trên khắp các địa phương Trung Quốc, giúp tăng cường đáng kể khả năng của Không quân trong việc bảo vệ chủ quyền, không phận và các lợi ích phát triển của Trung Quốc".



1634436786346.png
Máy bay tàng hình thế hệ đầu F-117A của Mỹ (Ảnh: Jetphotos).
Tuy nhiên, CNN dẫn một quan điểm từ lâu nay của các quan chức Mỹ cho rằng J-20 không thể so sánh được với các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ. Thậm chí, vào năm 2016, tướng David Goldfein, khi đó đang là Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, cho rằng công nghệ của J-20 chỉ giống như loại máy bay cường kích F-117A Nighthawk. F-117A bay lần đầu vào năm 1981, chính thức đưa vào phục vụ Không quân Mỹ từ năm 1983 và đã loại biên vào năm 2008.


Máy bay J-20 bay trình diễn tại Chu Hải hôm 28/9 (Nguồn: CNN).
So sánh một số tính năng của J-20 và F-22



Đặc điểm thiết kế
J-20 và F-22 có kích cỡ tương đương nhau. Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc dài 20,3m, sải cánh 12,9m. Trong khi, F-22 dài 19m và sải cánh 13,6m.
Cả hai máy bay đều được làm bằng hợp kim, trọng lượng rỗng khoảng 17 tấn. Khi có mang theo tải trọng, trọng lượng của J-20 là 25 tấn, so với F-22 khoảng 29 tấn. F-22 của Mỹ có thể cất cánh với trọng lượng tối đa là 38 tấn, nhiều hơn 1 tấn so với J-20.
Về tính năng
Cả hai máy bay đều có tốc độ thiết kế tối đa là 2.470 km/giờ (Mach 2), nhanh hơn tốc độ âm thanh. F-22 bay tầm ngắn, tham chiến trong bán kính 800km, còn J-20 với thùng nhiên liệu có thể tham chiến trong bán kính 1.100km hoặc hơn.
Động cơ
F-22 hoạt động với động cơ phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100, cho phép máy bay lướt với tốc độ siêu âm. Trong khi đó, động cơ của J-20 yếu hơn.
J-20 dùng động cơ Al-31FM2/3 do Nga chế tạo hoặc WS-10 B do nước này sản xuất, ảnh hưởng tới tính cơ động và khả năng tàng hình của máy bay khi nó đạt tốc độ siêu âm.

View attachment 6589637
J-20 bay biểu diễn tại Chu Hải hôm 28/9 (Ảnh: CNN).
Khả năng tàng hình


Khả năng tàng hình ở phía trước và bên cạnh của J-20 được cho là tương đương F-22, tuy nhiên, nó bị đánh giá là dễ bị radar phát hiện từ phía sau hơn. Mỹ khẳng định, hiển thị hình ảnh J-20 trên radar sục sạo của họ đặt ở Nhật vẫn khá rõ nét.
Vũ khí mang theo
Để duy trì khả năng tàng hình, cả hai loại máy bay chiến đấu này đều cất vũ khí bên trong thân. J-20 có thể đem theo 6 tên lửa không đối không tầm gần PL-10, tầm trung PL-15 hoặc tầm xa PL-21, ít hơn F-22. Tuy nhiên, nhờ khoảng không lớn ở phần thân, J-20 có thể mang tên lửa tầm xa hơn và bom dẫn đường chính xác LS-6. J-20 không được gắn kèm súng.
F-22 có thể mang 8 tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tên lửa tầm nhiệt. Nó còn mang theo pháo Gatling M61A2 20mm và 12 bom.
Giá thành
Chi phí sản xuất một chiếc F-22 là 339 triệu USD còn J-20 là từ 100 tới 110 triệu USD.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào top 4 cường quốc UAV thế giới
(Vũ khí) - Theo giới chuyên gia, trong những năm gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) lớn thứ 4 trên thế giới.

Tạp chí Breaking Defense của Mỹ mới đây đã đăng một bài báo nêu bật mối quan ngại của các công ty quốc phòng Israel trước nhu cầu ngày càng gia tăng về máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc sản xuất, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ đã lọt vào top 4 nhà sản xuất máy bay không người lái (UAV) lớn nhất trên thế giới.
Tác giả bài báo lưu ý rằng, các công ty quốc phòng của Israel kêu gọi Tel Aviv từ bỏ yêu cầu tuân thủ mức giới hạn kỹ thuật được quy định trong các quy tắc của "Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa" và tăng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng.
Bình luận về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của hãng tin Nga Sputnik, chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề công nghiệp quốc phòng Anil Shahin cho biết, nước này đã đã vươn lên hàng ngũ những nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu thế giới.
Ông lưu ý rằng, hiện nay trên thế giới có bốn quốc gia chuyên sản xuất máy bay không người lái, đó là: Hoa Kỳ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Cần phải nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã lọt vào Top 4 này trong những năm qua, còn trước đây, thị trường UAV do Hoa Kỳ và Israel độc quyền.



Hoa Kỳ, do định hướng chính sách nhất định, đã không quan tâm nhiều đến việc xuất khẩu quy mô lớn các loại phương tiện bay này, chỉ bán UAV cho các đồng minh chiến lược của mình, chẳng hạn như Anh. Đổi lại, Israel khá tích cực xuất khẩu máy bay không người lái, nhưng UAV của Israel có giá bán rất cao.
1634437039001.png
Trước đây, Mỹ và Israel thống trị thị trường UAV thế giới
Trong điều kiện đó, Trung Quốc đã tạo ra bất ngờ khi đưa các máy bay không người lái vào thị trường, bán các nền tảng không người lái cho tất cả các nước quan tâm với giá khá rẻ, điều này đã làm giảm đáng kể nhu cầu về UAV của Israel và Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó đã xuất hiện hàng loạt vấn đề với máy bay không người lái của Trung Quốc, những vấn đề về chất lượng kéo dài cho đến ngày nay. Ví dụ, ở đây nói về những sự cố khi phóng đạn, còn UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ khả năng trong cuộc chiến năm 2020, giữa Azerbaijan với Armenia ở vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh.

Vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng được nâng cao
Như vậy, tình hình thị trường hiện nay đang có lợi cho các sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay tấn công không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang được xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia trên thế giới - chuyên gia Shahin cho biết.
Theo chuyên gia Shahin, trong bối cảnh vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đang được nâng cao trên thị trường máy bay không người lái, Hoa Kỳ đã quyết định nới lỏng hạn chế xuất khẩu các nền tảng UAV.

Tho Nhi Ky lot vao top 4 cuong quoc UAV the gioi
UAV Thổ Nhĩ Kỳ có giá chỉ bằng một nửa UAV Mỹ
Tuy nhiên, họ không thể đạt được thành công đáng kể, lý do là Mỹ định mức giá quá cao cho các sản phẩm của họ. Chẳng hạn, Mỹ đang bán cho Australia 12 chiếc máy bay không người lái loại tấn công MQ-9B Reaper với giá 1,6 tỷ USD. Một số lượng tương tự máy bay chiến đấu không người kái AKINCI của Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi chúng không phải là loại tương đương, sẽ được bán với giá rẻ hơn hai lần.
Theo chuyên gia Anil Shahin, một số quốc gia đã áp dụng các lệnh cấm vận nhằm ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất hơn 200 chiếc máy bay không người lái Bayraktar TB2 và hơn 50 chiếc Anka.
Việc sản xuất máy bay không người lái loại tấn công AKINCI và AKSUNGUR cũng đang tiếp tục.
Chuyên gia Shahin kết luận, xét từ quan điểm thương mại, không công ty nào muốn áp đặt lệnh cấm vận đối với các hệ thống điện quang được sử dụng trong UAV Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì, nếu chúng ta lấy chi phí sản xuất một hệ thống như vậy là 1 triệu USD làm cơ sở, thì lợi nhuận từ các máy bay tấn công không người lái đã được sản xuất đến nay lên tới khoảng 250 triệu USD.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Báo Mỹ nói lại vụ va chạm khủng khiếp hơn USS Connecticut
(Vũ khí) - Tờ Drive vừa nhắc lại vụ đâm va khủng khiếp của một chiếc tàu ngầm hạt nhân Mỹ trên Thái Bình Dương sau khi xảy ra vụ tương tự với USS Connecticut.

Nguồn tin hải quân nước này cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Connecticut đã va phải một vật thể trong lúc ở dưới mặt nước chiều 2/10, khi đang hoạt động trên vùng biển quốc tế ở châu Á- Thái Bình Dương. Vụ việc khiến 11 thủy thủ bị thương nhẹ, chiếc tàu vẫn hoạt động bình thường.
Theo báo Mỹ, việc tàu ngầm va phải vật thể khi làm nhiệm vụ trong trạng thái lặn không phải là chuyện hiếm. Hồi tháng 2/2021, một chiếc tàu ngầm AIP Soryu của Nhật Bản đã đâm vào một tàu chở hàng khi đang nổi lên ở Thái Bình Dương.
Năm 2016, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Ambush cũng bị va chạm dưới nước với một tàu chở dầu thương mại ngoài khơi bờ biển Gibraltar.
Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng không lạ gì với những vụ tai nạn kiểu này, với việc tàu USS San Francisco nổi tiếng bị hư hại nặng ở mũi tàu sau khi va vào một vỉa đá ngầm hồi đầu năm 2005 khi hoạt động trên Thái Bình Dương.


ADVERTISEMENT

1634437176552.png
Tàu USS San Francisco nát phần đầu sau vụ đâm vào đá ngầm.
Khi xảy ra va chạm, chiếc USS San Francisco lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ đang di chuyển ở tốc độ trên 30 hải lý/h ở độ sâu 160m. Và bơi cách Guam khoảng 580 km về hướng Đông Nam, và chuẩn bị đến Brisbane, Australia.
Va chạm quá mạnh đã khiến vỏ ngăn bảo vệ đầu tàu bị hư hỏng nặng và 1 thuỷ thuỷ thiệt mạng cùng hơn 60 người bị thương. Được biết, USS San Francisco là 1 trong 3 chiếc tàu mới nhất của Mỹ tại thời điểm đó được Lầu Năm Góc quyết định triển khai nhằm tăng số lượng tàu ngầm hạt nhân cho khu vực Thái Bình Dương.
Bốn ngày sau vụ va chạm, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Lầu Năm Góc đều giữ thái độ im lặng, họ chỉ cho biết, tàu San Francisco bị va phải một vật thể bí ẩn, dưới đáy biển.

Đến ngày 12/1/2005, các quan chức quân đội Mỹ mới nói rõ nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn này là do va phải đá ngầm, bởi dải đá này không được hiển thị trên hải đồ, nên các thuyền viên không thể dùng hệ thống sonar xác định được, hậu quả dẫn đến va chạm.
Nhưng giới chuyên gia cho rằng, từ đảo Guam đến Brisbane là một trong những tuyến đường quen thuộc nhất của các tàu ngầm Mỹ, những tuyến đường này đều được đánh dấu rất chi tiết trên hải đồ quân sự, do đó theo lẽ tất nhiên, dải đá ngầm này cũng phải được hiển thị.
Sau đó, Hải quân Mỹ tuyên bố vì tránh để lộ hải trình nên tàu San Francisco đã không sử dụng hệ thống dò tìm sonar chủ động mà chỉ sử dụng vệ tinh dẫn đường và hệ thống dò tìm sonar thụ động để thu bắt những âm thanh của tàu thuyền và tàu ngầm khác. Do đó, họ đã không thể phát hiện được dải đá ngầm này.
Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ khi đó, vận tốc tàu San Francisco lại lên hơn 30 hải lý/h, bởi vậy nó đã tạo ra một đuôi nước khá lớn và rất dễ bị phát hiện dù không dùng sonar chủ động. Vậy, tại sao tàu San Francisco lại phải chạy với tốc độ cao như vậy trong khi đã tắt hết hệ thống dò tìm sonar chủ động?

Giải thích về vấn đề này, Hải quân Mỹ cho biết, những hải đồ được sử dụng trong tàu ngầm rất nhiều, trong số đó nhiều tấm đã cũ, do đó nhiều vị trí đã không được đánh dấu rõ, hơn nữa do tác động của các đợt địa chấn khiến địa thế dưới đáy biển thay đổi và việc xuất hiện những dải đá ngầm mới là hoàn toàn có thể.
Nhiều câu hỏi đã được giới chuyên gia đặt ra: Tại sao tàu San Francisco lại bất ngờ va chạm vào dải đá ngầm với một lực khủng khiếp dẫn đến con số thương vọng nhiều đến vậy?
Vụ tai nạn xảy ra rất gần với hải vực, nơi xảy ra các cuộc địa chấn đáy biển, liệu sự xuất hiện của con tàu hạt nhân này tại đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay còn nguyên nhân nào khác?.
Cũng như vụ việc hôm 2/10 với USS Connecticut, nguyên nhân thực sự tàu San Francisco đâm phải đá ngầm có thể chỉ người Mỹ biết rõ và ít có khả năng được tiết lộ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Concept "pháo đài di động" cực khủng của cảnh sát đặc nhiệm Nga

Concept "Bronebus" có thể đạt tốc độ gần 250km/h, có chế độ di chuyển im lặng, mang nhiều loại vũ khí tác chiến và có đủ hậu cần để các chiến sĩ bên trong dễ dàng cố thủ hơn 100 ngày.
Ý tưởng của mẫu "Bronebus" xuất hiện khi tác giả - vốn là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các loại phương tiện ở trường đại học giao thông - ngồi uống cà phê vỉa hè trong giờ giải lao và thấy ở bên đường một chiếc xe buýt hai toa. Ông nhìn đám sinh viên đông đúc lên tới cả trăm người chen nhau bước lên và chiếc xe buýt có thể chứa vừa tất cả, không thiếu một ai - rồi chầm chậm lăn bánh rời đi.



Nhà khoa học không rời mắt khỏi chiếc xe và ngay giây phút nó lăn bánh, ông hô lớn "Ơ-rê-ka! Nghĩ ra rồi!" và thậm chí còn vung tay vui mừng đến mức hất đổ cả cốc cà phê chưa kịp uống. Tuy nhiên, đổi lại cốc cà phê nọ, ý tưởng về một chiếc xe buýt có sức chứa khổng lồ có thể tham gia đa nhiệm vụ, từ: tấn công - phòng thủ - giải cứu... dành cho lực lượng hành pháp Liên Bang Nga đã ra đời.

Đúng như cái tên "Bronebus" (tạm dịch: xe buýt mình đồng da sắt) - mẫu concept về bản chất là một xe buýt hai toa, gồm 4 trục bánh xe. Hai toa xe với kích thước lớn như vậy, đủ sức chứa tới gần 100 người dân - trong các nhiệm vụ giải cứu, hoặc vài trung đội đặc nhiệm phản ứng nhanh - trong những nhiệm vụ tấn công, cần đổ lượng lớn quân đồng thời cùng lúc.



Phần ghép nối giữa hai toa xe được bao bọc bên ngoài bởi một lớp giáp bổ sung. Toàn bộ phần vỏ ngoài, các cửa sổ và cửa ra vào cũng như nóc hay gầm bệ đều được gia cố chắc chắn bằng kim loại dày bản, biến nó thành một "pháo đài di động - bất khả xâm phạm" trước những đợt tấn công. Xung quanh thân xe có bố trí nhiều ụ súng máy. Trên nóc xe, chỉ huy tác chiến có thể lựa chọn sử dụng ụ súng hoặc vòi phun nước áp lực cao - tùy vào yêu cầu của từng nhiệm vụ cụ thể như chống khủng bố hay giải tán đám đông biểu tình.

Cấu hình sức mạnh của "Bronebus" không được tiết lộ cụ thể. Song theo tác giả, với khối động cơ lai hybrid "Bronebus" có thể đạt công suất lên tới 582 mã lực, đủ để kéo chiếc xe nặng hàng chục tấn lên tốc độ 247 km/h mà không hề "uống xăng như uống nước" giống các mẫu xe "nồi đồng cối đá" nổi tiếng của Nga bấy lâu nay. Ngoài ra ở chế độ thuần điện, xe có thể "bò đến" mục tiêu một cách hoàn toàn im lặng để không đánh động kẻ địch, đảm bảo kế hoạch tác chiến.



Ở chế độ thông thường, xe có khoảng sáng gầm 72mm, đảm bảo tăng tốc được tới trên 200km/h. Tuy nhiên khi cần vượt chướng ngại vật, hệ thống treo khí nén có thể giúp nâng khoảng sáng gầm lên tới 320mm. Còn khi ở chế độ phòng thủ, chiếc "Bronebus" hoàn toàn có thể biến thành một tấm lá chắn vô cùng vững chắc với khoảng sáng gầm hạ xuống hoàn toàn chỉ còn... 0mm! Trong khi đó, các hốc lốp cũng được che chắn kín bằng những tấm kim loại dày nhằm tránh tên lửa của địch có thể chui gầm và hất đổ chiếc xe "như trong phim".

Cũng ở chế độ phòng thủ này, người bên trong xe có thể yên tâm cố thủ lên tới 128 ngày, nhờ nhu yếu phẩm dự trữ đầy đủ bên trong xe. Ngoài lớp vỏ dày bằng kim loại bên ngoài, hay phần khung gầm bệ chịu lực, toàn bộ khoang nội thất của xe được thiết kế như một boong-ke, với tất cả các hệ thống đều được thiết kế dự phòng, như: 2 mô-đun điều khiển, 2 mô-đun liên lạc, 2 mô-đun chữa cháy, 2 mô-đun dưỡng khí...; để có thể trụ vững trước những đợt tấn công vũ trang.



Chia sẻ về tính khả thi của mẫu concept này, tác giả thiết kế Aleksander Bushuev chia sẻ: phiên bản thử nghiệm trong nhà máy đã vượt qua hơn 90% các bài test, trong đó có cả những bài test chiến đấu vũ trang bằng súng thật. Xe đã chạy thử trên đường phố Moscow, khi được tháo toàn bộ vũ trang hạng nặng và sơn lớp bọc ngụy trang "phương tiện nghiên cứu thử nghiệm" như một chiếc xe buýt thông thường.

Mặc dù "Bronebus" vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu - thử nghiệm, song đã có một quốc gia "thuộc thế giới thứ ba" đang trong tình trạng bất ổn về chính trị và quân sự - ngỏ ý đặt hàng. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng đang tiếp nhận hồ sơ để đưa "Bronebus" vào danh sách trang thiết bị chiến đấu cho lực lượng cảnh sát đặc nhiệm.



Khi đọc đến đây, nếu tất cả những thông tin trên khiến bạn "há hốc mồm" ngạc nhiên đến mức không thể tin được: làm sao một cỗ máy gần 600 mã lực có thể "kéo thân xác" chiếc xe nặng vài chục tấn đi được với tốc độ hơn 200km/h - thì bạn đã đúng! Mẫu concept "Bronebus" này thực chất chỉ là một ý tưởng được đăng tải trên trang web CarDesign.ru vào đúng ngày 1/4 - tức là đây chỉ như một trò đùa, không hơn không kém.

Tuy nhiên, trước những bản vẽ và hình ảnh dựng mẫu khá chi tiết, báo chí Trung Quốc lại không coi đây là một trò đùa. Concept "Bronebus" được những ngòi bút mô tả là: "ý tưởng thiết kế độc đáo, trang thiết bị hiện đại và có khả năng cơ động tốc chiến và đáng tin cậy, có thể mang theo lượng lớn vũ khí hỏa lực mạnh." Trên thực tế với tiềm lực khoa học kỹ thuật của mình, nếu lực lượng quốc phòng Nga nghiêm túc xem xét ý tưởng này thì việc phát triển một mẫu xe tương tự và biến nó thành thực tế là hoàn toàn có khả năng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Đầy rẫy nguy hiểm chờ Israel nếu không kích Iran
(Vũ khí) - Sau khi được phê duyệt khoản chi 1,5 tỷ USD, Lực lượng Quốc phòng Israel (IDF) đang chuẩn bị cho kế hoạch không kích vào cơ sở hạt nhân của Iran.

Theo Kênh 12 của Israel, Tham Mưu Trưởng IDF, ông Aviv Kochavi đã chỉ đạo các lực lượng không quân Israel chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào các cơ sở Trung ương đến chương trình hạt nhân của Iran. Hiện một số cuộc diễn tập với kịch bản tấn công nhằm vào Iran đang được thực hiện.
"Một phần đáng kể trong việc tăng cường ngân sách quốc phòng nhằm mục đích chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi thêm nhiều thông tin tình báo, khả năng tác chiến và vũ khí hơn. Chúng tôi đang giải quyết tất cả điều này", tướng Kochavi nói.
Nguồn tin này cho biết, số tiền 1,5 tỷ USD nói trên được dùng để trang bị các loại máy bay không người lái (UAV) trinh sát và vũ khí chuyên biệt cho cuộc tấn công nhằm vào hầm ngầm kiên cố dưới mặt đất của Iran.
1634962462463.png
Tiêm kích F-15I của Israel.

Không rõ Israel sẽ làm thế nào khi tấn công những cơ sở hạt nhân của Iran bởi phần lớn chúng đều nằm sâu dưới lòng đất và dưới những lớp đá vững chắc của dãy núi Zagros.


Người ta suy đoán rằng bom diệt hầm ngầm GBU-72 Advanced 5K Penetrator nặng hơn 2,2 tấn vừa được Mỹ thử nghiệm có thể là chìa khóa cho vấn đề này. Bởi những chiếc F-15I có thể mang chúng.
Việc dùng GBU-72 là hoàn toàn có thể bởi khi Mỹ thử GBU-72 được thực hiện có dựa trên kinh nghiệm Irael thu được trong các trận không kích mạng lưới hầm ngầm của Hamas ở Dải Gaza trong đợt giao tranh hồi tháng 5/2021.
ADVERTISEMENT

Dù IDF dùng GBU-72 hay bất kỳ loại bom đạn nào khác thì theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thực hiện một cuộc không kích vào cơ sở hạt nhân của Iran chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng.
Nếu so sánh, cuộc oanh kích của Israel nhằm vào lò phản ứng hạt nhân Osiraq của Iraq năm 1981 và một cuộc tấn công ở Syria năm 2007 là các chiến dịch đơn giản hơn nhiều, chỉ đòi hỏi Tel Aviv tấn công một mục tiêu đơn lẻ trên mặt đất.
Bên cạnh đó, cả Syria và Iraq đều không có các năng lực phòng không tinh vi. Còn với một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sẽ đầy rẫy những khó khăn và ẩn chứa nguy hiểm.
Khó khăn đầu tiên là khoảng cách về địa lý. Các phi công Israel sẽ gần đạt tới hoặc vượt quá tầm bay tối đa của những chiếc phi cơ F-15 và F-16 bởi quảng đường đến Iran khoảng 2.000km.

Người Israel hoặc phải cần đến nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hoặc hạ cánh đâu đó trên hành trình để tiếp nhiên liệu. Hiện chưa rõ liệu có nước nào cho phép làm điều này hoặc liệu Israel có thể thiết lập một cơ sở tiếp nhiên liệu bí mật nào đó trên sa mạc hay không.
Tiếp nhiên liệu trên không cũng có rất nhiều khó khăn. Không lực Israel có năng lực tiếp nhiên liệu hạn chế, và nếu vận hành bất kỳ một chiếc nào trong 4 chiếc máy bay tiếp dầu KC-130 của mình, họ sẽ phải cử các máy bay chiến đấu đi theo bảo vệ và điều này càng kéo căng thêm các nguồn lực.
Bay qua bầu trời Iraq là tuyến thẳng nhất đối với các phi công Israel. Hiện Iraq không đủ khả năng bảo vệ hiệu quả không phận của mình và thực tế đó có thể cho Israel một con đường tiếp cận Iran trong khi phải duy trì một yếu tố bất ngờ.
Tuy nhiên, khi phải tiếp nhiên liệu trên không, cả đội bay của Israel dễ dàng lộ diện trên màn hình radar Iran cho dù có sự tham gia của tiêm kích tàng hình F-35I.
Khó khăn tiếp theo Israel gặp phải là hệ thống Phòng không của Iran. Máy bay Israel có thể chọc thủng các hàng rào phòng không Iran. Nhưng theo giới phân tích, Israel sẽ cần phải điều thêm máy bay để gây nhiễu radar và theo cách khác, phải vô hiệu hóa các hệ thống tên lửa và radar của Iran.
ADVERTISEMENT

Nhưng khi phải đối diện với lưới lửa phòng không S-300, cơ hội thành công cho chiến đấu cơ Israel là rất thấp. Bởi S-300PMU2 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới, hệ thống này có thể tiêu diệt đồng thời 24 máy bay trong vòng 200km hoặc đánh chặn 16 tên lửa đạn đạo loại tầm ngắn - tầm trung.
Mỗi mục tiêu có thể bị tiêu diệt bằng 1 quả tên lửa hoặc theo loạt gồm 2 quả tên lửa. Khi bắn loạt, quả tên lửa thứ nhất sẽ được phóng bởi trắc thủ, còn quả thứ hai sẽ được phóng ở chế độ tự động. Với sức mạnh của S-300, Israel sẽ phải đương đầu với mối nguy hiểm cực lớn nếu thực hiện không kích Iran.
Ngoài khó khăn về khoảng cách về địa lý và sức mạnh phòng không Iran, các phương tiện tấn công của Israel còn có thể bị vô hiệu mà không cần dùng tới tên lửa S-300 khi thực hiện tấn công Iran.
Cụ thể, Nga được cho là đã chuyển giao cho Iran hàng loạt hệ thống tác chiến điện tử tối tân thế hệ mới nhất là Moskva-1 và Rtut-BM, sản phẩm của nhà sản xuất KRET.
Moskva-1 có phạm vi hoạt động hiệu quả lên tới 400km cao hơn hẳn các tổ hợp EW trước đây của Quân đội Nga. Bên cạnh đó việc sử dụng một radar thụ động giúp Moskva-1 không phát ra bất cứ tín hiệu nào mà chỉ tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ bên ngoài.
Moskva-1 không chỉ hoạt động như một tổ hợp áp chế điện tử mà còn như một trong trung tâm trinh sát và chỉ huy chiến trường và hoàn toàn vô hình trước các thiết bị trinh sát điện tử của đối phương.
Cùng với Moskva-1, Rtut-BM 1L262E cũng là một trong những tổ hợp tác chiến điện tử hiện đại khác cũng được coi là 'sát thủ' đối với bất kỳ cuộc xâm nhập nào từ bên ngoài nhằm vào Iran.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ mua Oplot sau khi được so sánh với Armata
(Vũ khí) - Tập đoàn Ukroboronprom của Ukraine vừa gây bất ngờ khi tuyên bố, nhà sản xuất này đã xuất khẩu xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot sang Mỹ.

Giám đốc công ty Ukrspetsexport (công ty con của Ukroboronprom), Vadym Nozdrya cho biết, cỗ xe tăng mới Oplot được chuyển đến Mỹ theo hợp đồng mua bán về phương tiện chiến đấu mới giữa khách hàng Mỹ với Ukrspetsexport.
Xe tăng xuất khẩu sang Mỹ với cấu hình mới nhất, tối tân nhất và ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động. Đáng chú ý đây không phải là lần đầu tiên Ukraine bán xe tăng cho Mỹ.
1634963990448.png
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot.

Năm 2003, Chính phủ Mỹ đã mua 4 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UD có lắp đặt Hệ thống Bảo vệ Chủ động Drozd (APS) từ Ukraine. Bốn xe Tank T-80UD đã đến Trung tâm Thử nghiệm Aberdeen của Quân đội Mỹ trong suốt tháng 12/2003 và tháng 1/2004.

Quyết định mua sắm xe tăng Ukraine của Mỹ được đưa ra sau khi T-84 Oplot được đánh giá khá cao tại Mỹ và còn được so sánh với T-14 Armata Nga. Ông Charlie Gao cùng một số chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, cả Oplot và Armata đều có nhiều điểm chung, dù ưu thế nghiêng về phía tăng Nga.
Quân đội Ukraine đã có thể hiện đại hóa phiên bản "chết người" của xe tăng T-80 từ thời Liên Xô và mặc dù không có quá nhiều thay đổi cơ bản đối với cả hai loại, nhưng theo chuyên gia Mỹ, xe tăng Ukraine hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các phương tiện chiến đấu khác của Nga, ví dụ như phiên bản hiện đại hóa của T-90.
Về xe tăng T-14 Armata, Charlie Gao nhấn mạnh rằng sự phát triển của Nga là hoàn toàn độc đáo và vượt qua các xe tăng từng được phát triển tại Liên Xô về hầu hết các thông số được trình bày, vượt qua cả T-84BM Oplot của Ukraine.

Không chỉ xuất khẩu xe tăng sang Mỹ, Ukraine còn khiến thế giới bất ngờ khi công bố kế hoạch xuất khẩu một số loại vũ khí sang Mỹ. Theo cựu Đại sứ Ukraine Valeriy Chalyi tại Mỹ, Kiev sẽ hợp tác sâu rộng với Washington trong lĩnh vực công nghiệp quân sự để cùng sản xuất vũ khí sát thương và xuất khẩu sang Mỹ.
"Chúng ta đang đàm phán về tăng cường hợp tác với Mỹ sản xuất vũ khí đại trà và mọi hoạt động chung trong ngành công nghiệp quân sự. Đây là chính sách cũng là một định hướng chiến lược cực kỳ quan trọng

Chúng tôi có mối quan hệ hợp tác vô cùng khăng khít trong vấn đề mua bán thiết bị quân sự. Một diễn đàn quân sự đã được thành lập. Tôi sẽ không tiết lộ chi tiết về các thoả thuận đã được kí nhưng Ukraine đang có kế hoạch mở các sự kiện triển lãm quân sự ở Mỹ trong thời gian tới", ông Chaly cho hay.
Cựu đại sứ Ukraine nhấn mạnh rằng, Kiev không chỉ hỗ trợ Mỹ trong việc sản xuất vũ khí sát thương mà đây là hợp tác chiến lược trong các thoả thuận mua bán vũ khí song phương.
Ngoài ra, phía Ukraine cũng mong muốn Mỹ tạo điều kiện để vũ khí của quốc gia này được xuất khẩu vũ khí sang nước thứ 3.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Hạm đội Mỹ 'phục thù' bất thành trước HSMS Gotland
(Vũ khí) - Sau thất bại đầu tiên năm 2005 khi đối đầu với tàu HSMS Gotland của Thụy Điển, biên đội tàu sân bay Mỹ đã 'phục thù' bất thành.

Tạp chí Business Insider của Mỹ cho biết, năm 2005, cuộc diễn tập đối kháng chống ngầm đầu tiên được biên đội tàu sân bay USS Ronald Reagan thực hiện với kẻ thù giả định là chiếc tàu ngầm HSMS Gotland của Hải quân Thụy Điển.
Ngay trong lần đối đầu đầu tiên, tất cả những phương tiện và vũ khí săn ngầm ưu tú nhất của hạm đội Mỹ đều được huy động vào cuộc nhưng vẫn không thể phát hiện ra chiếc HSMS Gotland. Hậu quả là tàu sân bay USS Ronald Reagan giả định đã bị "đánh chìm".
1634964103701.png
Biên đội tàu sân bay Mỹ nhận thất bại sau nhiều lần đối đầu với HSMS Gotland.

Liền 2 năm sau đó, vẫn những phương tiện và vũ khí này đã thực hiện thêm nhiều lần diễn tập đối phó với tàu ngầm Gotland nhưng tất cả đều có cùng một kết thúc, đó là biên đội hàng không mẫu hạm Mỹ bị đánh bại.
Để khiến cả hạm đội hùng mạnh của Mỹ là 'nạn nhân', HSMS Gotland được thiết kế tối tân và được đánh giá là mẫu mực trong phân khúc tàu ngầm diesel trên thế giới.

HSMS Gotland thuộc lớp Gotland của Thụy Điển, dài khoảng 61m, là loại tàu ngầm đầu tiên sử dụng hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (có tên gọi Stirling AIP) giúp hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn không khí từ bên ngoài.
Với động cơ Stirling, tàu ngầm Gotland có thể hoạt động dưới nước trong vòng 2 tuần, với tốc độ 9,6km/h hoặc tiêu hao năng lượng pin để đạt tốc độ 27km/h. Để tránh bị phát hiện, tàu được trang bị 27 nam châm điện, có khả năng che giấu tín hiệu từ tính để tránh thiết bị dò tìm từ phương tiện săn ngầm đối phương.
Thân tàu được phủ vật liệu chống tín hiệu định vị thủy âm, còn tháp chỉ huy được làm bằng vật liệu hấp thụ sóng radar. Thiết bị bên trong tàu được phủ lớp đệm giảm âm bằng cao su để hạn chế khả năng bị máy dò tìm bằng sóng âm (sonar) của đối phương phát hiện.

Tàu lớp Gotland cũng có khả năng cơ động cực cao, cho phép nó hoạt động gần với đáy biển và thực hiện bước ngoặt gấp. Chính vì sự nguy hiểm của loại tàu ngầm diesel này đã khiến Mỹ đổ tiền thuê chiếc tàu này để học cách đối phó nhưng chưa một lần thành công.
Năng lực chiến đấu của tàu ngầm Gotland là không thể phủ nhận nhưng theo giới chuyên gia, tàu Gotland vẫn rất khó để có thể tham chiến với cường độ cao bởi sự hạn chế của chính công nghệ động cơ này.

Dù là công nghệ đỉnh cao nhưng Stirling vẫn chưa thể trở thành nguồn động lực đẩy chính cho tàu ngầm, vì mức công suất quá thấp so với động cơ diesel-điện thông thường hặc công suất của tàu ngầm hạt nhân.
Cụ thể, trong khi tàu ngầm Kilo cải tiến Project 636 có công suất 5.900 mã lực, thì tàu ngầm Gotland chỉ có công suất gần 2.000 mã lực. Việc giữ được bí mật mà vẫn đảm bảo tính năng vận động vận là một bài toán nan giải mà các cường quốc vẫn chưa thể tìm ra.
Không chỉ có vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, động cơ Stirling chỉ thích hợp để trang bị cho các tàu ngầm hoạt động ở biển xa, thiên về tấn công.
Trong khi đó tại những vùng biển nông, biển gần, những lực lượng hải quân nhỏ, thiên về phòng ngự, đề cao yếu tố bí mật trong phục kích thì tàu ngầm Stirling không phát huy được thế mạnh dù chúng được trang bị hệ thống hỏa lực khá mạnh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukraine sẽ lắp tên lửa Anh lên tàu cao tốc
(Vũ khí) - Khi Brimstone được tích hợp lên tàu cao tốc Mk IV sẽ tạo thành những cỗ máy tấn công nhanh của Hải quân Ukraine có thể đối phó với nhiều mục tiêu.

Tờ Times dẫn nguồn tin quân sự Ukraine cho biết, Bộ Quốc phòng Anh đang thảo luận về việc bán tên lửa Brimstone do tập đoàn MBDA chế tạo cho Kiev để lắp đặt trên các tàu Hải quân Ukraine. Ngoài ra, hai bên đang xem xét khả năng cung cấp phiên bản Brimstone phóng từ máy bay giá gần 138 nghìn USD.
1634964346707.png
Tên lửa Brimstone bắn từ tàu tuần tra cao tốc.
Được biết, hồi tháng 10/2020, nhà lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky đã ký một hợp đồng với Cơ quan tín dụng - xuất khẩu của Vương quốc Anh, trong đó thỏa thuận việc cung cấp thiết bị quân sự hiện đại và vũ khí tối tân có độ chính xác cao cho Kiev, tổ chức sản xuất một số sản phẩm quân sự ở Ukraine, cũng như xây dựng các công trình làm căn cứ cho Hải quân Ukraine.
Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rõ việc Anh chi 1,4 tỷ USD sẽ giúp tái trang bị cho Hải quân Ukraine các tàu chiến mang tên lửa hiện đại tương thích với tiêu chuẩn NATO.
Nguồn tin quân sự Ukraine cho biết, nếu thương vụ Brimstone thành công, những tên lửa này sẽ được lắp đặt trên những tàu tuần tra cao tốc Mk IV mua của Mỹ và những máy bay tấn công đất như Su-24 và Su-25.

Đây sẽ là sức mạnh mới cho lực lượng tuần tra của Hải quân và Không quân Ukraine khi hoạt động tại Biển Đen và Biển Azov.
Tên lửa Brimstone nặng khoảng 50kg, dài 1,8m và rất giống với tên lửa Hellfire của Mỹ. Brimstone ban đầu được ưa chuộng ít hơn Hellfire với một thiết bị tìm kiếm mới, nhưng trong quá trình thiết kế, toàn bộ tên lửa đã được điều chỉnh.
Brimstone dựa trên một radar sóng mm, một bước sóng ngắn có thể cung cấp một bức tranh chi tiết về các vật bằng kim loại. Nó có thể tự động xác định, theo dõi, và khóa các phương tiện.

Hệ thống điều hành sẽ thiết lập một "hộp tiêu diệt" cho Brimstone, do đó, nó sẽ chỉ tấn công mục tiêu trong một khu vực nhất định nhằm giảm thiểu thiệt hại không mong muốn.
Vấn đề hiện nay được cả Mỹ và Anh đặt ra là Brimstone hay Hellfire có độ chính xác cao hơn vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Tuy nhiên, Brimstone có thể được bắn từ những máy bay phản lực tốc độ cao, điều mà Hellfire không được thiết kế, để chống lại các mục tiêu cách xa khoảng 20km.
Brimstone cũng được tuyên bố là có thể tấn công mục tiêu đang di chuyển với tốc độ lên đến 31m/s khi sử dụng chế độ radar. Các đầu đạn có dạng hình lõm nặng chỉ khoảng 6,3kg và được tối ưu hóa để xuyên giáp thay vì tạo ra các mảnh bom trên một diện tích rộng.

Vì vậy, Brimstone được đánh giá là vũ khí gây rất ít thiệt hại phụ khi đánh đất và đủ sức xuyên thủng cả tàu chiến cỡ lớn khi đối hải.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Bal bắn trúng mục tiêu cách 500 km nhờ tên lửa mới
(Vũ khí) - Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal sẽ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với sự hỗ trợ của một loại đạn tầm xa mới.

Sau khi thử nghiệm tên lửa mới, tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal đã tăng gấp đôi, hiện tại tổ hợp này có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu mặt nước cũng như trên mặt đất. Điều này đã được hãng thông tấn TASS cho biết sau khi tham khảo một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
"Các cuộc thử nghiệm đối với tên lửa hành trình thế hệ mới dự kiến trang bị cho tổ hợp Bal - được thực hiện tại một trong những thao trường của hạm đội Hải quân Nga xác nhận rằng tầm bay của nó đã vượt quá 500 km", nguồn tin cho biết.
Theo tiết lộ, các mục tiêu mặt đất giờ đây cũng có thể bị tên lửa của tổ hợp Bal bắn trúng nhờ trang bị cho đạn hệ thống dẫn đường kiểu mới. Cách làm của Nga được cho là tương tự những gì từng thực hiện với họ tên lửa Kalibr, đó là thay thế đầu dò radar chủ động của phiên bản chống hạm bằng bộ định vị GLONASS nhằm biến nó thành tên lửa hành trình đối đất.

1634964868170.png
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal của Nga giờ đây đã có khả năng vươn tới cự ly tác chiến 500 km
Tuy vậy có một vấn đề cần lưu tâm, đối với đạn đánh đất 3M-14T, để kéo dài cự ly tác chiến từ con số 600 km của phiên bản chống hạm 3M-54, Nga đã hạ vận tốc của tên lửa từ siêu âm xuống cận âm toàn hành trình.

Nhưng đối với họ tên lửa Kh-35 Uran của tổ hợp Bal, tất cả các phiên bản từ trước đến nay đều chỉ có vận tốc cận âm, do vậy chưa rõ Nga đã làm cách nào để mở rộng tầm bắn đến như vậy.
Theo nhận xét của báo chí Nga, giờ đây khả năng của tổ hợp Bal đã có thể so sánh với các đặc điểm của hệ thống Bastion-P (do NPO Mashinostroyenia VPK JSC phát triển), sử dụng tên lửa siêu thanh Oniks.

Được biết Bal là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2008, nó được trang bị hai loại đạn là Kh-35 và Kh-35U, phạm vi tác chiến của chúng lần lượt là 120 km và 260 km. Trong khi tên lửa Kh-35E nâng cấp có thể được dẫn đường thông qua máy bay không người lái, tầm bắn của nó vào khoảng 300 km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Cán cân quyền lực thay đổi khi Iran mua tiêm kích Nga
(Vũ khí) - Theo Military Watch, việc Iran mua tiêm kích và một số vũ khí khác từ Nga sẽ có tác động lớn đến cán cân quyền lực tại Trung Đông.

Nhận định của báo Mỹ được đưa ra sau khi Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Mohammad Bagheri đã tiết lộ về kế hoạch mua tiêm kích, trực thăng Nga nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho Không quân.
Tướng Bagheri cho biết Iran cần một lộ trình toàn diện để có quan hệ bền chặt với các nước, đặc biệt là Nga và các nước láng giềng khác: "Xét tới năng lực hợp tác đa dạng với Nga về quân sự - quốc phòng, vấn đề lúc này là cần phải gia tăng quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước".
Nói về các hợp đồng đã ký kết, ông Bagheri lưu ý rằng các hợp đồng này đã được ký kết ngay sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Iran được dỡ bỏ và "chúng tôi sẽ thảo luận về việc thực hiện các hợp đồng ngay trong chuyến thăm này".
Được biết, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran đã được dỡ bỏ từ ngày 18/10/2020.

1634964904360.png
1634964908920.png
Tiêm kích Su-30SM mang màu sơn của Không quân Iran.
Đánh giá về gói mua sắm của Iran, Military Watch cho rằng, đối với trực thăng, nhiều khả năng sẽ là Mi-171Sh, Mi-171Sh2 hoặc thậm chí là Mi-171Sh-VN - các biến thể tấn công của dòng trực thăng đa năng Mi-8/Mi-17.
Lý giải cho nhận định này, báo Mỹ cho rằng Tehran cần một dòng trực thăng đa nhiệm có thể vẫn đảm bảo khả năng vận chuyển quân nhưng vẫn có khả năng tấn công rất mạnh.

1634964915846.png


Trong khi đó với chiến đấu cơ, Iran đang rất muốn mua tiêm kích Su-30, đây là phiên bản cải tiến của Su-27. Xét về khả năng của chúng, Su-30 hoàn toàn vượt trội hơn so với những chiếc F-15C của Israel và Saudi Arabia.
Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30 sẽ là sự bổ sung cần thiết cho những chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ đã có sẵn trong Không quân Iran. Chỉ cần trang bị một số lượng vừa đủ, Su-30 sẽ giúp Iran duy trì tầm ảnh hưởng của họ trong khu vực.
Ngoài ra nếu ngân sách quốc phòng cho phép Iran hoàn toàn có thể mua các tiêm kích hiện đại của Nga như Su-35, Su-57. Hiện tại chưa rõ Iran sẽ mua phiên bản nào của Su-30.

Các phiên bản hiện đại nhất như MKI, MKV và MKK, nhưng giá của chúng cũng đắt hơn với phiên bản cơ sở Su-30K. Mua phiên bản Su-30K có thể là lựa chọn phù hợp với ngân sách quốc phòng của Iran.
Tuy nhiên việc không được trang bị hệ thống điều khiển vecto lực đẩy sẽ khiến nó gặp nguy hiểm khi đối đầu với những phi công kinh nghiệm của Israel. Do đó, Iran cũng có thể xem xét đến các phiên bản hiện đại hơn Su-30SM.
Theo Military Watch, dù Iran lựa chọn phiên bản nào trong dòng Su-30 thì gói mua sắm này sẽ làm cán cân quyền lực ít nhất là về Không quân trong khu vực Trung Đông thay đổi.

Nếu Iran đặt mua Su-30SM thì cán cân KQ trong khu vực sẽ thay đổi rõ rệt, khi đó ưu thế của UAE, Saudi ko còn nữa và Iran có loại máy bay kết hợp cùng với F-14 sẽ đọ lại ngang ngửa với KQ Israel, với kho vũ khí do Iran tự sản xuất, Su-30SM nếu được Iran mua và biên chế sẽ có khả năng tấn công tầm xa kinh hoàng, khắc phục nhược điểm F-14 Iran vốn chỉ sử dụng được vũ khí đối không
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top