[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 "Stratofortress", đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới!
Thu Thủy
Thứ tư, ngày 14/07/2021 - 12:08Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Xưa nay, Boeing B-52 "Stratofortress" nổi tiếng là máy bay ném bom chiến lược số một thế giới với tầm bay xa cùng khả năng mang nhiều bom, nhưng B-52 không phải là loại máy bay ném bom lớn nhất trong lịch sử.
Chiếc B-36 và phi hành đoàn 16 thành viên (Ảnh: chinatimes).

Chiếc B-36 và phi hành đoàn 16 thành viên (Ảnh: chinatimes).
Thực ra, B-52 "Stratofortress" chỉ đứng thứ 2. Không quân Mỹ từng có một loại máy bay ném bom lớn hơn. Mặc dù chưa từng được sử dụng để ném bom nhưng nó vẫn là trụ cột của Bộ Tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ trong thời kì ban đầu thành lập. Đó là máy bay ném bom chiến lược B-36 “Peacemaker”.
B-36 là kiểu máy bay ném bom siêu lớn được Công ty Convair cho ra mắt vào năm 1946. Theo tư liệu của Bảo tàng Không quân Quốc gia Mỹ, sải cánh của nó là 70,1 m (để so sánh, B-52 có sải cánh là 56,8 m) và chiều dài là 49,4 mét (B-52 có chiều dài 48,5 m), và nó có thể mang lượng bom lên tới 39,6 tấn (B-52 có thể mang tối đa 31,5 tấn). Có thể thấy rằng B-36 lớn hơn B-52 về mọi mặt. Nó cũng là loại máy bay ném bom duy nhất có thể vận chuyển bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào có trong kho vũ khí của Mỹ bên trong bốn khoang chứa vũ khí mà không cần phải cải tiến. Với tầm bay xa đến hơn 10.000 dặm (16.000 km) và tải trọng vũ khí tối đa đến 39,600 tấn, nó có khả năng bay liên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu. Trong suốt một thời kì dài, B-36 là chiếc máy bay có tải trọng lớn nhất thế giới. Chỉ sau khi có sự xuất hiện của những chiếc Boeing 747 và C-5 Galaxy, cả hai được thiết kế muộn hơn hai thập niên sau đó, thế giới mới có những chiếc máy bay có tải trọng lớn hơn B-36.
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 1
Bộ ba máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thập niên 1950. Từ trước về sau: B-47, B-52, B-36 (Ảnh: chinatimes).
Thật không dễ dàng để cho một chiếc máy bay khổng lồ như vậy cất cánh. B-36 sử dụng tới 6 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney R-4360, cộng với 4 động cơ phản lực General Dynamics J47. Với 10 động cơ kết hợp giữa hai loại cánh quạt và phản lực), B-36 cũng là máy bay có kỉ lục cao nhất về số lượng động cơ trong lịch sử hàng không thế giới. 10 động cơ này có thể đẩy B-36 khi đầy tải đạt tới tốc độ cực đại 700 km/h. B-36 bay bên trên trần bay của mọi loại máy bay tiêm kích trong những năm 1940, cho dù là phản lực hay cánh quạt. Đa số các phiên bản của B-36, ngoại trừ B-36A, đều có thể bay đường trường ở trần bay trên 40.000 ft (12.000 m). Vào năm 1954, các tháp pháo và các thiết bị không cần thiết được dỡ bỏ, cho một cấu hình "hạng nhẹ" có thể đạt được tốc độ tối đa 681 km/h và có thể bay đường trường ở độ cao 50.000 ft (15.000 m) hay có thể tạm thời lên đến độ cao 55.000 ft (17.000 m), thậm chí là cao hơn.
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 2
Một phi công bên cạnh chiếc lốp bánh càng máy bay B-36 (Ảnh: chinatimes).
Bốn khoang chứa bom của B-36 có thể mang đến 39.000 kg bom thông thường hoặc bom nguyên tử, nhiều gấp hơn 9 lần so với “con ngựa thồ” thời Thế Chiến II là chiếc B-17 Flying Fortress (4.400 kg)) và nặng hơn đáng kể so với tổng trọng lượng của chiếc B-17 (29.000 kg). Chiếc B-36 ban đầu không được thiết kế để mang vũ khí nguyên tử, đơn giản là vì sự có mặt của một kiểu vũ khí như vậy còn là điều tối mật trong giai đoạn mà chiếc B-36 được thiết kế (1941 - 1946) và phương thức mang thứ vũ khí hủy diệt này còn chưa được xác định. Nhưng B-36 đã đảm nhiệm vai trò mang vũ khí nguyên tử ngay sau khi được đưa vào hoạt động. Trong mọi tính năng bay, ngoại trừ tốc độ, B-36 đều có thể bắt kịp đối thủ Liên Xô tương xứng của nó là loại Tupolev Tu-95 trang bị động cơ cánh quạt (hiện nay vẫn còn đang được sử dụng).
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 3
Đội hình ba chiếc máy bay gồm B-36, B-52 và F-102 (Ảnh: chinatimes).
Vũ khí phòng vệ của B-36 gồm sáu tháp pháo điều khiển từ xa có thể thu vào trong thân và các tháp pháo cố định ở đuôi và trước mũi. Mỗi tháp pháo được gắn hai pháo tự động 20 mm, tổng cộng bao gồm 16 khẩu, hỏa lực tự vệ lớn nhất từng được trang bị cho một chiếc máy bay ném bom tính đến thời đó. Một hệ thống radar AN/APQ-3 trong một vòm đặt trên tháp pháo đuôi được sử dụng để điều khiển hỏa lực cho tháp pháo đuôi. Hệ thống phòng vệ này được đánh giá là phức tạp và kém tin cậy. Sự dội lại khi thực hành tác xạ có thể làm hệ thống điện tử bóng chân không điều khiển động cơ trên máy bay bị hỏng hóc. Điều này đã gây ra tai nạn làm rơi chiếc B-36B ngày 22/11/1950
B-36 cũng là loại máy bay duy nhất được thiết kế để mang bom T-12 Cloudmaker, một kiểu bom nặng 43.600 lb (19.800 kg) được thiết kế để tạo ra một hiệu ứng động đất. Khi ném bom thử nghiệm, B-36 đã mang hai quả bom với tổng trọng lượng 87.200 lb (39.600 kg), để lần lượt ném quả thứ nhất ở độ cao 30.000 ft (9.100 m) và quả thứ hai ở độ cao 40.000 ft (12.000 m). Cho đến nay T12 Cloud Maker vẫn là loại bom thông thường nặng nhất mà Mỹ từng chế tạo.
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 4
Chiếc B-36J trưng bày tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Mỹ (Ảnh: Wiki)
B-36 được đưa vào trang bị từ năm 1948. Nó có độ cao hoạt động (trần bay) lớn, ít nhất vào thời điểm đó, hầu hết các loại súng phòng không đều không thể bắn tới độ cao bay của B-36 nên nó có tác dụng răn đe mạnh mẽ và trở thành một bộ phận quan trọng của lực lượng không quân chiến lược Mỹ với tổng sản lượng tới 384 chiếc. Tuy nhiên, những năm thập niên 1950 thế giới đã dần bước vào kỷ nguyên máy bay phản lực, tốc độ bay chậm, thời gian chuẩn bị lâu và thân máy bay quá lớn khiến việc triển khai B-36 trở nên bất tiện. Sau đó, máy bay ném bom Boeing B-52 ra đời, với hầu hết các nhiệm vụ đều trùng với B-36; vì vậy chỉ sau 11 năm phục vụ ngắn ngủi, B-36 đã được cho nghỉ hưu vào năm 1954. Cho dù phiên bản ném bom chưa bao giờ tham gia bất kỳ cuộc xung đột nào trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, nhưng các phiên bản trinh sát của nó đã tiến hành nhiều hoạt động do thám trên lãnh thổ Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 5
Chiếc B-36 cùng đội bay và các phương tiện hỗ trợ hậu cần (Ảnh: wiki).
Ngay từ khi mới ra đời, B-36 đã bị chỉ trích là lạc hậu, một kiểu máy bay cánh quạt lạc loài trong một thế giới đã toàn máy bay tiêm kích đánh chặn phản lực. Dù sao, so với kiểu máy bay ném bom phản lực tương đương là loại B-47 Stratojet được đưa vào hoạt động vào năm 1953, cũng không đủ tầm bay xa để tấn công Liên Xô từ lục địa Bắc Mỹ mà không cần tiếp nhiên liệu dọc đường và cũng không thể mang quả bom khinh khí (bom Hydro) thế hệ đầu tiên nặng đến 20 tấn. Những chiếc máy bay ném bom động cơ cánh quạt khác của Mỹ vào lúc đó như B-29 và B-50 cũng bị giới hạn về tầm xa hoạt động để có thể trở thành một vũ khí hạt nhân chiến lược. Khi đó tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) còn chưa trở thành những phương tiện mang đầu đạn tin cậy mãi cho đến những năm 1960. Cho đến trước khi những chiếc B-52 Stratofortress được đưa vào hoạt động vào cuối những năm 1950; B-36, chiếc máy bay ném bom liên lục địa thật sự, chính là chỗ dựa chính của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược (SAC).
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 6
Chiếc B-36J trưng bày tại Bảo tàng Không quân quốc gia Mỹ (Ảnh: wiki).
Ngoài phiên bản ném bom, B-36 còn có phiên bản làm nhiệm vụ trinh sát chiến lược. Chiếc máy bay đầu tiên được thử nghiệm làm nhiệm vụ này là RB-36D, một phiên bản trinh sát của B-36D với hình dáng bề ngoài không có gì khác biệt, nhưng với thành phần đội bay lên đến 22 thay vì 16 người như phiên bản ném bom. Số nhân sự tăng cường này vận hành và bảo trì những thiết bị trinh sát hình ảnh mang theo. Khoang bom phía trước được thay bằng một khoang điều áp, mang theo 14 máy ảnh đồng thời trang bị một phòng tối để kỹ thuật viên có thể tráng phim ảnh. Khoang bom thứ hai mang theo tới 80 bom chớp sáng T-86, khoang bom thứ ba chứa một thùng dầu phụ có thể vứt bỏ được, có dung tích 11.000 lít giúp kéo dài thời gian hoạt động trên không lên tới 50 giờ liên tục. Khoang bom thứ tư chứa các thiết bị tác chiến điện tử. Vũ khí phòng vệ gồm 16 pháo tự động M-24A-1 20 mm vẫn được giữ lại. Chiếc máy bay phiên bản RB-36D có trần bay tối đa lên đến 15.000 m; sau này còn có phiên bản RB-36-III nhẹ hơn, có thể lên đến độ cao 18.000 m.
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 7
Máy bay trinh sát RB-66D (Ảnh: wiki).
RB-36 là loại máy bay duy nhất có tầm bay đến được châu Á từ căn cứ ở lục địa Mỹ và đủ lớn để mang những chiếc máy ảnh độ phân giải cao rất cồng kềnh vào thời đó. Có tổng cộng 24 chiếc RB-36D được chế tạo, chiếc cuối cùng được chuyển giao vào tháng 5/1951. Một số chiếc RB-36D sau này được cải biến cấu hình, mọi tháp pháo bị tháo dỡ ngoại trừ tháp pháo ở đuôi và đội bay giảm từ 22 xuống còn 19 người; những chiếc loại này được đặt tên là RB-36D-III.
Hồ sơ vũ khí: Không phải B-52 Stratofortress, đây mới là chiếc máy bay ném bom lớn nhất thế giới! ảnh 8
Máy ảnh Boston khổng lồ lắp trên máy bay RB-66D (Ảnh: wiki).
Tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực phòng không của Liên Xô làm những chuyến bay trinh sát xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối thủ trở nên nguy hiểm, nên RB-36 chỉ còn sử dụng để trinh sát dọc biên giới Liên Xô và các nước Đông Âu. Vào khoảng năm 1956 chúng dần dần được thay thế bởi phiên bản RB-47E trang bị động cơ phản lực, cũng là thời điểm mà máy bay do thám U-2 bắt đầu thực hiện những chuyến bay do thám hình ảnh sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Những chiếc RB-36 được cải biến trở lại thành cấu hình ném bom tương ứng, và cuối cùng cũng ngừng hoạt động trong giai đoạn 1958-1959.
Một đoạn phim với hình ảnh của siêu máy bay ném bom B-36
Cho đến nay, chỉ còn có 4 chiếc B-36 được bảo tồn ở các nơi trên đất Mỹ, gồm: Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Chiến lược tại Omaha, Nebraska; Bảo tàng Quốc gia của Không quân Mỹ ở Dayton, Ohio; Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Pima ở Tucson, Arizona và Bảo tàng Hàng không tại thành phố Alvor, California.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
“Tàn sát” 360 độ, tàu cao tốc tàng hình M80 Mỹ có thể tiêu diệt các máy bay không người lái
Thu Thủy
Thứ ba, ngày 13/07/2021 - 22:40Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Tàu cao tốc tàng hình M80 "Stiletto" độc đáo của Hải quân Mỹ sử dụng khả năng trinh sát tự động 360 độ và hệ thống chống UAV, vừa hoàn thành xuất sắc cuộc thử nghiệm kéo dài 6 tuần.
Tàu cao tốc tàng hình M80 Stiletto của Mỹ vừa thử nghiệm thành công hoạt động tác chiến trên biển (Ảnh: Thedrive).

Tàu cao tốc tàng hình M80 "Stiletto" của Mỹ vừa thử nghiệm thành công hoạt động tác chiến trên biển (Ảnh: Thedrive).
Theo một bài báo trên trang web Mỹ The Drive ngày 12/7, cuộc thử nghiệm cho thấy M80 đã đương đầu thành công với mối đe dọa từ các loại máy bay không người lái (UAV) khác nhau. Hải quân Mỹ kết hợp giữa con tàu ven biển độc đáo này và các hệ thống chống UAV tự động, ngoài việc làm nổi bật mối đe dọa ngày càng tăng của các hệ thống máy bay không người lái tầm thấp đối với các hoạt động quân sự trên biển, còn cho thấy rằng các hệ thống chống UAV này sẽ ngày càng xuất hiện một cách phổ biến hơn trên các hạm tàu nổi.
Được thử nghiệm trên tàu cao tốc M80 "Stiletto" là hệ thống DroneSentry-X do nhà thầu quốc phòng Australia DroneShield sản xuất. Công ty cho biết trong bản tin kinh doanh tháng 7 rằng hệ thống chống UAV được thử nghiệm trên tàu cao tốc M80 "Stiletto" đã thể hiện hiệu quả khả năng phát hiện và tấn công các nhóm máy bay không người lái khác nhau trong các điều kiện trên biển khác nhau.
“Tàn sát” 360 độ, tàu cao tốc tàng hình M80 Mỹ có thể tiêu diệt các máy bay không người lái ảnh 1
Con tàu đang thử nghiệm trên biển (Ảnh: Thedrive).
Tuy nhiên, tính chất chính xác của các nhóm máy bay không người lái trong các cuộc thử nghiệm này hiện vẫn chưa được biết và không biết liệu chúng là các nhóm máy bay không người lái tự động được nối mạng hay các máy bay không người lái khác nhau được phái đi cùng một lúc. Trong cuộc thử nghiệm mới mới nhất này, M80 "Stiletto" được trang bị một hệ thống DroneSentry-X tương đối nhỏ được thiết kế để lắp trên nóc tàu. Toàn bộ hệ thống này được lắp đặt trong một vỏ bọc hình bát giác có khả năng chống nước và chống bụi IP66, nặng không tới 60 pound (khoảng 27 kg) và được vận hành thông qua bảng điều khiển kỹ thuật số chuyên dụng và màn hình hiển thị trên máy tính bảng. DroneShield nói trên trang web của sản phẩm rằng hệ thống này sử dụng các cảm biến tích hợp để phát hiện và can thiệp gây nhiễuvào hệ thống bay của máy bay không người lái (UASs) đang hoạt động ở bất kỳ tốc độ nào và thích hợp cho các hoạt động tác chiến cơ động, giám sát tại chỗ hoặc thực hiện các nhiệm vụ cơ động.
“Tàn sát” 360 độ, tàu cao tốc tàng hình M80 Mỹ có thể tiêu diệt các máy bay không người lái ảnh 2
Hệ thống săn UAV DroneSentry-X trên tàu (Ảnh: Thedrive).
Ngoài ra, trang web chính thức cho biết hệ thống này đã sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để phân tích môi trường tần số vô tuyến xung quanh và có thể phân biệt (nhận biết) các máy bay không người lái của đối phương. Khi hệ thống đã xác định được dải tần vô tuyến cụ thể được sử dụng bởi máy bay không người lái, nó sẽ phản ứng gây nhiễu với mối đe dọa. Theo thông tin của tài liệu cơ bản, phạm vi phát hiện của DroneSentry-X là hơn 2 km, và phạm vi đánh chặn là hơn 300 mét.
Ông Oleg Vornik, Giám đốc điều hành DroneShield, nói rằng DroneSentry-X đã vượt qua thành công tất cả các đánh giá trên M80 "Stiletto". Ông cũng chỉ ra rằng nước biển đã đặt ra một thử thách độc đáo đối với các thiết bị điện tử và họ cũng đã tiến hành các thử nghiệm liên quan.
“Tàn sát” 360 độ, tàu cao tốc tàng hình M80 Mỹ có thể tiêu diệt các máy bay không người lái ảnh 3
M80 làm nhiệm vụ đổ bộ (Ảnh: Thedrive).
M80 “Stiletto” là tàu đa nhiệm hạng nhẹ có thiết kế độc đáo, tốc độ hoạt động trên biển rất cao và có thể đi đến vùng nước nông mà các tàu đổ bộ khác cũng không thể. Cấu trúc thiết kế tàu 2 thân chữ M sử dụng nguyên vật liệu composite sợi carbon tiên tiến.
M80 “Stiletto” vốn được nghiên cứu phát triển cho các nhiệm vụ quân sự triển khai lực lượng nhanh với tốc độ cao trong các vùng nước nông duyên hải và vùng biển gần bờ, phục vụ việc đổ bộ lực lượng của Hải quân và Lính thủy đánh bộ. Đến thời điểm này, không có thiết kế thân tàu nào tương đương M80 Stiletto về tốc độ, chất lượng hành trình, trọng tải hữu ích và hỗ trợ các phương tiện bơi không người lái.
M80 "Stiletto" là tàu hai thân hình chữ M, chiều dài 27 m, chiều rộng thân tàu khoảng 12 m, sàn tàu hình chữ nhật. Khi đầy tải mớm nước thân tàu là 3ft (1 m).
Tàu có thể đạt tốc độ từ 50 đến 60 hải lý/h. Cấu trúc thân tàu tạo ra một đệm không khí bằng cách để luồng không lưu chạy qua giữa 2 thân tàu và sử dụng năng lượng của không khí để nâng tàu lên và giảm rung lắc. Công nghệ này giảm thiểu lực cản và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tàu có hải trình dự trữ khoảng 805 km.
Video về thử nghiệm của tàu M80 "Stiletto" (Theo Thedrive).
M80 "Stiletto" là chiếc tàu lớn nhất được chế tạo cho bằng vật liệu composite sợi carbon nhằm giảm trọng lượng và tăng cường độ cứng thành tàu.
Nhờ thiết kế đa thân, M80 “Stiletto” chạy rất ổn định, tàu cũng có thể sử dụng các loại vũ khí ở mọi tốc độ do mặt boong không rung lắc nhiều. Tàu cũng có khả năng quay vòng tròn 360° nhanh chóng do chỉ mất ít hơn 10% tốc độ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Anh chi 4,5 tỉ USD phát triển mẫu xe tăng…không thể bắn lúc di chuyển
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn

VietTimes – Anh đã chi 3,2 tỉ bảng (4,5 tỉ USD) cho một mẫu xe tăng ồn ào không thể bắn lúc di chuyển, theo một báo cáo đăng tải trên tờ Times.

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tên lửa chống tàu P-500 thử nghiệm không đầu đạn

Trong hình là tàu mục tiêu PM-40 ( tàu dầu cũ) bị trúng đúng 1 quả tên lửa P-500 Bazalt không ngòi nổ (rút hết thuốc) do Soái hạm Hạm đội biển Đen, tuần dương hạm Project 1164 Atlant, Moskva bắn
Ảnh chụp vào năm 2010


1632997651889.jpeg



1632997656251.jpeg



1632997663937.jpeg



1632997762445.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
NI: Không ngạc nhiên khi Kilo đánh bại tàu Los Angeles
(Vũ khí) - Sau màn diễn tập, tàu ngầm Mỹ Los Angeles đã bị đánh bại bởi chiếc Kilo của Hải quân Ấn Độ. Đây rõ ràng là thông tin sốc với Hải quân Mỹ.

Tạp chí National Interest (NI) vừa có bài viết nói lại cuộc diễn tập được đánh giá là sự kiện đối với Hải quân Mỹ.
Màn đối kháng nằm trong diễn tập Malabar do ba nước Mỹ-Nhật-Ấn tiến hành hồi tháng 10/2015. Cuộc diễn tập có sự tham gia của tàu ngầm INS Sindhudhvaj S56 lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ và tàu ngầm hạt nhân USS Corpus Christi SSN 705 lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.
Trong nội dung đối kháng, hai tàu ngầm này đã 'săn giết lẫn nhau' ở một vùng biển thuộc vịnh Bengal. Nhưng chỉ sau vài giờ, khi thủy thủ Mỹ đang vất vả tìm kiếm tàu ngầm Ấn Độ thì được thông báo rằng, cuộc diễn tập kết thúc.
1633232412883.png
Tàu ngầm Mỹ Los Angeles.
Họ bị tàu ngầm Sindhudhvaj đánh dấu, theo dõi và cuối cùng bị ngư lôi 533mm 'tiêu diệt'. Phía Ấn Độ cho biết, thiết bị có thể trinh sát và phát hiện được tàu ngầm hạt nhân của Mỹ chính là thiết bị định vị thủy âm Ushus được lắp trên tàu ngầm trong thời gian gần đây, thiết bị này do Ấn Độ tự sản xuất.

"Thiết bị định vị thủy âm này có thể ghi chép tiếng ồn trong nước của tàu ngầm hạt nhân và tìm cách nhận biết, khóa tàu ngầm này. Với tính chất là một cuộc diễn tập, không có hậu quả gì xảy ra, nhưng số liệu do thiết bị định vị thủy âm thu thập được sẽ được đưa vào kho dữ liệu, dùng để tiến hành phân loại và nhận biết tàu ngầm nước ngoài", một sĩ quan Ấn Độ cho hay.
Trong khi đó, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cho hay họ không muốn tiết lộ thông tin về kết quả này. Thủy thủ tàu ngầm Ấn Độ đã nghỉ hưu, Phó đô đốc K.N. Sushil cho biết: "Tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân vốn lớn hơn tàu ngầm thông thường, vì vậy, kết quả này hoàn toàn không làm tôi ngạc nhiên".

Chuyên gia của NI cũng có nhận định tương tự khi cho rằng: "Không có gì ngạc nhiên khi một chiếc Kilo do Nga chế tạo có thể đánh bại một chiếc tàu ngầm tấn công Los Angeles. Những chiếc tàu lớp Los Angeles là một thiết kế cũ đang dần được thay thế bằng tàu ngầm Virginia mới hơn và êm hơn. Vì vậy, thất bại là điều dễ hiểu".
Được biết, tàu INS Sindhudhvaj gia nhập Hải quân Ấn Độ vào tháng 6/1987, cảng chính của nó nằm ở Visakhapatnam, miền đông Ấn Độ, nơi đặt trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
Tàu ngầm lớp Kilo là tàu ngầm thông thường thành công nhất được nghiên cứu chế tạo trong thời đại Liên Xô, chủ yếu dùng để tiến hành tác chiến chống hạm và săn ngầm ở vùng nước nông duyên hải, là lớp tàu ngầm có lượng xuất khẩu lớn nhất của Nga.

Tàu ngầm Kilo nổi tiếng là hỏa lực mạnh, tiếng ồn nhỏ, sau đó nó được cải tạo hiện đại hóa, trở thành trang bị xuất sắc trong số những tàu ngầm diesel-điện, là một trong những tàu ngầm diesel-điện chạy êm nhất thế giới.
Trong khi đó, tàu ngầm hạt nhân USS Corpus Christi biên chế vào tháng 1/1983, cảng chính ở Trân Châu Cảng và là tàu ngầm hạt nhân tối tân hàng đầu của Hải quân Mỹ và đồng thời là lớp tàu ngầm hạt nhân được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Như vậy, chiếc USS Corpus Christi chỉ trang bị trước tàu INS Sindhudhvaj đúng 4 năm. Vì vậy giải thích của NI đưa ra về màn thất bại của tàu ngầm hạt nhân này trước Kilo bị xem là thiếu thuyết phục.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Trung Quốc nỗ lực tiếp thị hàng ế FC-31
(Vũ khí) - Tại Triển lãm Airshow China 2021, tiêm kích tàng hình FC-31 của Trung Quốc đã gây chú ý với khách tham quan bằng một số vũ khí thế hệ mới.

Tại Airshow China đang diễn ra ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, mô hình máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 được trưng bày cùng với vũ khí trang bị bao gồm tên lửa không đối không PL-15E. Cùng với FC-31, tên lửa PL-15E cũng sẵn sàng để xuất khẩu.
Theo Global Times, đây là tên lửa không đối không có tầm bắn tối đa 145km được dẫn đường với sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính, vệ tinh, liên kết dữ liệu và radar chủ động .
1633232450118.png
Mô hình chiếc FC-31 với tên lửa đối không.
Bên cạnh PL-15E, Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) cũng trưng bày các mô hình tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10E và bom lượn chính xác LS-6/250... Tất cả số vũ khí này được giới thiệu sẽ mang lại cho FC-31 khả năng tấn công rất ấn tượng.

Chuyên gia của Global Times cho biết, phiên bản mới nhất của FC-31 đã bỏ ống dẫn khí phía trên mũi, thân máy bay phình to hơn, điều này là do FC-31 sử dụng động cơ trong nước, chứ không phải là loại động cơ RD-93 do Nga sản xuất như những nguyên mẫu đầu.
FC-31 sử dụng ghế đơn, 2 động cơ, thiết kế bố trí khí động học theo hình dáng của máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Bề mặt thân máy bay được phủ sơn tàng hình, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của máy bay tàng hình thế hệ thứ năm.

Mặt hạn chế của máy bay chiến đấu FC-31 đó là khoang vũ khí nhỏ, do vậy khả năng mang theo vũ khí bị hạn chế. Do những điểm yếu trên, vì vậy cả hiệu suất bay và bán kính chiến đấu của FC-31 đều bị hạn chế rất nhiều.
Trên thực tế, mục đích ban đầu khi chế tạo FC-31 là loại máy bay thế hệ 5 giá rẻ, nhằm xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Tuy nhiên mẫu máy bay chiến đấu tiên tiến này không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng nào ở nước ngoài nào, kể từ chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/10/2012.
Việc nhà sản xuất kỳ vọng FC-31 sẽ là loại máy bay bán chạy và cạnh tranh sòng phẳng với F-35 của Mỹ là điều gần như không thể xảy ra.

Hiện nay F-35 được đánh giá là loại máy bay bán chạy số 1 thế giới, các đơn đặt hàng đủ để dây chuyền sản xuất F-35 của Lockheed Martin hoạt động đến năm 2030, và tương lai gần, chỉ có các quốc gia đồng minh thân cận mới có thể mua F-35.
Trong khi đó, kể từ khi Airshow China 2021 bắt đầu đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy FC-31 được khách hàng nước ngoài quan tâm dù kèm theo chiến đấu cơ này là những vũ khí được giới thiệu là đỉnh cao công nghệ của Trung Quốc.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
EW Nga phối hợp vô hiệu vũ khí chính xác kẻ thù
(Vũ khí) - Việc thử thành công màn phối hợp tác chiến trong tập trận Zapad-2021, tác chiến điện tử Nga có thể dễ dàng khiến vũ khí chính xác đối phương thành vô dụng.

Màn thực nghiệm trong cuộc tập trận Zapad-2021, các hệ thống tác chiến điện tử (EW) đã đảm bảo việc bảo vệ các cơ sở quân sự và công nghiệp quan trọng.
Quân đội đã vạch ra chiến thuật nhắm tới mục đích làm gián đoạn liên lạc giữa những người điều khiển máy bay của đối phương, khiến đối phương không thể truyền đi thông tin về tọa độ của mục tiêu.
1633232552908.png
1633232567639.png
1633232588202.png
1633232652298.png
1633232612012.png
Tác chiến điện tử Nga.
Hiệu quả của chiến thuật tấn công này đã được chứng minh. Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, để chống lại các cuộc tấn công của vũ khí chính xác cao, cần phải triệt tiêu các kênh điều khiển và định vị vệ tinh của hệ thống tấn công.
Điều quan trọng nữa là làm gián đoạn việc truyền chỉ thị mục tiêu từ những xạ thủ thực địa. Chuyên gia Nga cho biết, những hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể tạo ra các khu vực mà hệ thống chính xác cao không thể tiếp cận.

Để chống lại kẻ thù giả định trong Zapad-2021, các chuyên gia EW đã sử dụng tổ hợp Zhitel, máy gây nhiễu Lava-RP và máy bay không người lái Leer.
Những trạm gây nhiễu tự động Borisoglebsk-1 và Borisoglebsk-2 cũng được sử dụng để có thể chế áp khoảng một trăm mục tiêu đối phương.

Theo vị chuyên gia này, Zhitel là bộ khí tài cơ động trên xe thiết giáp có khả năng thực hiện nhiệm vụ: tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và chế áp điện tử các đài thông tin vệ tinh, chế áp mạng truyền thông cơ động chuẩn kết nối GSM và GPS. Tín hiệu sẽ bị gây nhiễu trong bán kính khoảng từ 20 – 30 km từ đài phát tín hiệu.

Zhitel có khả năng cơ động cao do sau khi chế áp trang thiết bị đối phương. Tổ hợp cần phải nhanh chóng cơ động trận địa, do tín hiệu radar và sóng vô tuyên có thể bộc lộ vị trí trận địa. Đây chính là nguyên tắc của trò chơi Tác chiến Điện tử.
Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm này, quân đội nga đã sử dụng phối hợp giữa Zhitel cùng máy gây nhiễu Lava-RP, máy bay không người lái Leer và các trạm gây nhiễu tự động Borisoglebsk-1 và Borisoglebsk-2 để tăng cường hiệu quả khi tác chiến.

Hiệu quả tác chiến của Zhitel đã được minh chứng trong các trận chiến ở Chesnia, khi đó mới là các phiên bản đầu tiên, đài trinh sát vô tuyên đã xác định được các cuộc gọi của nhóm chiến binh khủng bố và chuyển tọa độ vị trí của chúng cho các khẩu đội pháo binh – tên lửa.
Giới quân sự Nga cho rằng, chính tổ hợp Zhitel đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt trùm khủng bố Dzhokhar Dudayev, xác định được tọa độ điện thoại liên lạc vệ tinh của Dudayev và dẫn bắn tên lửa.
Tổ hợp cũng thể hiện khả năng tác chiến mạnh mẽ trong xung đột ở Nam Ossetia, gây nhiễu khiến các UAV của Gruzia lạc hướng. Trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, tổ hợp Zhitel cũng đã nhiều lần chứng minh độ tin cậy của mình khi làm cho tên lửa hành trình đối phương mất phương khi phát động tấn công vào quân chính phủ Syria.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Triều Tiên đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực siêu thanh?
(Vũ khí) - Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, hôm 28/9, nước này đã lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Hwaseong-8 từ tỉnh Jagang.

Theo KCNA, vụ phóng Hwaseong-8 được thực hiện bởi Học viện Khoa học Quốc phòng CHDCND Triều Tiên.
"Học viện Khoa học Quốc phòng đã tiến hành vụ phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh Hwaseong-8, loại tên lửa mà họ mới phát triển… ở tỉnh Jagang. Kết quả thử nghiệm chứng minh mọi thông số kỹ thuật đều đáp ứng các yêu cầu thiết kế", thông tấn Triều Tiên thông báo.
1633232705059.png
Triều Tiên phóng tên lửa.
Cuộc thử nghiệm giúp khẳng định sự ổn định và khả năng kiểm soát hành trình của tên lửa, cùng khả năng dẫn đường linh hoạt và đặc tính cơ động của đầu đạn lướt siêu thanh. Thông tấn Triều Tiên ca ngợi thử nghiệm này mang ý nghĩa chiến lược to lớn.
Trong thử nghiệm, tên lửa Hwaseong-8 đã đạt được vận tốc cực đại Mach 5. Vụ phóng tên lửa do tướng Pak Jong-chon giám sát. KCNA cho biết thêm rằng phát triển tên lửa siêu thanh là một trong 5 nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên trong kế hoạch phát triển vũ khí trong 5 năm tới.

Nói về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, hãng thông tấn Yonhap dẫn tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in kêu gọi "phân tích toàn diện" sự kiện này. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, Triều Tiên đã bắn một quả đạn chưa rõ chủng loại về phía Biển Nhật Bản.
Với tốc độ Mach 5 đạt được của tên lửa Triều Tiên, giới chuyên gia cho rằng, nước này có thể sánh ngang Mỹ trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Bởi trong cuộc thử nghiệm Mỹ thực hiện ngay trước đó, tên lửa HAWC Mỹ đã bay thành công với tốc độ Mach 5.
"Chuyến bay thử với HAWC đã thành công, cho thấy những năng lực có thể giúp tên lửa hành trình siêu vượt âm trở thành công cụ cực kỳ hiệu quả của lực lượng chiến đấu.

Điều này giúp chúng tôi tiến thêm một bước tới triển khai HAWC thành vũ khí thế hệ tiếp theo cho quân đội Mỹ", Andrew Knoedler, giám đốc chương trình Vũ khí siêu vượt âm (HAWC) cho hay.
Theo vị giám đốc này, đợt phóng thử gồm các nội dung lắp đặt và thả quả đạn từ máy bay, kiểm tra khả năng tách rời an toàn khỏi giá phóng, kích hoạt và tách rời tẩng đẩy sơ tốc, kích hoạt động cơ chính và bay hành trình.

"Toàn bộ mục tiêu chủ yếu trong đợt thử nghiệm đã được hoàn thành", Andrew Knoedler cho biết thêm.
Không có nhiều chi tiết về thiết kế quả đạn do Raytheon và Northrop Grumman thiết kế, ngoài việc nó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (scramjet) để duy trì tốc độ siêu vượt âm sau khi tách tầng đẩy sơ tốc và có khả năng đạt tốc độ gấp 5 lần âm thanh.
HAWC là chương trình phối hợp giữa DARPA và không quân Mỹ nhằm phát triển những công nghệ then chốt cho tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ máy bay. Dự án này chú trọng vào các chuyến bay thử nghiệm chớp nhoáng, hiệu quả cao với mức giá phải chăng nhằm đánh giá công nghệ.
Một số tập đoàn quốc phòng lớn của Mỹ như Raytheon và Lockheed Martin đang cạnh tranh để giành được hợp đồng phát triển, cung cấp tên lửa HAWC cho quân đội Mỹ. Hiện vẫn chưa rõ thời điểm Mỹ hoàn thành chương trình HAWC.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Iskander có tầm bắn lên đến 5000 km
(Vũ khí) - Tầm bắn của tên lửa 9M729 lên đến 5000 km

1633233165917.png
Trong ảnh: Hệ thống tên lửa chiến thuật-tác chiến “Iskander-M” (Ảnh: Vadim Savitsky / TASS)
Các tổ hợp chiến thuật-tác chiến của Nga (OTRK) "Iskander-M" có khả năng tấn công 14 thủ đô của các nước NATO, đã được tờ QQ-Tencent của Trung Quốc phân tích.
Có thể các chuyên gia Trung Quốc đã biết thêm điều gì đó về tiềm năng của tên lửa Nga, nhưng bán kính tiêu diệt được tuyên bố chỉ là 500 km.
Không loại trừ phương án OTRK dễ dàng được triển khai đến bất kỳ khu vực nào trên thế giới bằng máy bay vận tải quân sự, nhưng điều này chỉ xảy ra trong trường hợp có chiến sự.
Nếu nói về khoảng cách, thì thực ra, “Iskander” được triển khai ở vùng Kaliningrad sẽ giữ trong tầm ngắm Vilnius, Riga và Tallinn, có thể bay đến Warsaw và thậm chí đến các vùng ngoại ô của Berlin (cách 527 km) hoặc Stockholm (534 km theo đường chim bay).
Tuy nhiên, từ Syria, nơi các OTRK của Nga cũng có mặt, chúng có thể tấn công Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thuộc NATO), nếu di chuyển chúng từ căn cứ Khmeimim hoặc Tartus đến biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

“Iskander” không vươn đến được Rome, Athens hay các thủ đô của Romania, Bulgaria và các nước Balkan là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, có khoảng cách hơn một nghìn km.
Nhiều khả năng các chuyên gia Trung Quốc đã tính đến khả năng phá hủy của các hệ thống tên lửa khác của Nga, nhưng lại gọi chúng dưới cái tên chung là “Iskander” trong sửa đổi "M".
Toàn bộ "sự kinh dị" của OTRK “Iskander” nằm ở các tên lửa của tổ hợp này. Bệ phóng tự hành (SPU).
Trong thành phần của tổ hợp, ngoài bệ phóng ra còn có một xe vận tải-nạp đạn với hai tên lửa bổ sung (TZM), một xe chỉ huy, cung cấp liên lạc vô tuyến ở khoảng cách lên đến 350 km, một xe điều khiển và bảo dưỡng (MRTO), một điểm thông tin (PPI), để xác định tọa độ của mục tiêu và chuẩn bị các nhiệm vụ bay cho tên lửa. Thậm chí còn có một xe hỗ trợ sinh hoạt (LSS) được thiết kế để ăn uống, nghỉ ngơi cho các kíp chiến đấu.
Do tính linh hoạt của bệ phóng, “Iskander” có thể sử dụng các loại tên lửa hoàn toàn khác nhau. Trong số các tên lửa tiêu chuẩn có tên lửa đạn đạo bán phần 9M723 “Iskander”-M với tầm bắn lên tới 500 km, cũng như tên lửa “Iskander”-K với tên lửa hành trình 9M728, với phạm vi tấn công mục tiêu xấp xỉ như đã công bố.
1633233172195.png

Đồng thời, có thể "đẩy" vào OTRK tên lửa 9M729, trở thành lý do để Hoa Kỳ chấm dứt Hiệp ước INF, cũng như tên lửa Kh-101 có khả năng kết liễu mục tiêu ở khoảng cách trên 5 nghìn km.
Cả hai tên lửa này đều chưa được chính thức xác nhận là “Iskander” sẽ sử dụng. Nhưng nếu "cỡ nòng" cho phép thì hoàn toàn có thể phóng chúng từ tổ hợp này.
Nga không dùng “Iskander” để đe dọa mà đã sử dụng thành công trong điều kiện thực chiến ở Syria. Tổ hợp này lần đầu tiên được trình diễn trong Lễ duyệt binh Chiến thắng, diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 2020 tại căn cứ không quân Khmeimim, mặc dù sự hiện diện của “Iskander”-M ở Syria không được công bố đặc biệt trước đó. Lần đầu tiên OTRK này "thắp sáng" trên mảnh đất Trung Đông từ năm 2017, mặc dù một số người cho rằng nó đã có mặt từ trước đó.
Việc sử dụng tổ hợp này ở Syria đã được Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu chính thức công bố khi ông giải thích việc sử dụng tổ hợp này là do nhu cầu thực hiện các cuộc tấn công chính xác cao nhằm vào các mục tiêu quan trọng của phiến quân cùng với tên lửa hành trình “Kalibr” và một số vũ khí khác.

Sau chuyến thăm Damascus vào cuối năm 2018, Phó Thủ tướng Yuri Borisov cũng đã có báo cáo về hệ thống tên lửa này: "Hệ thống tên lửa “Iskander”-M của Lực lượng Mặt đất đã xác nhận tính hiệu quả của nó". Đồng thời, theo ông, Nga đã phân tích việc sử dụng các thiết bị quân sự ở Syria, kết quả là "tất cả những thiếu sót được xác định đã được loại bỏ kịp thời."
Hệ thống tên lửa tác chiến “Iskander-M” được thiết kế để bí mật thực hiện các cuộc tấn công tên lửa hiệu quả chống lại các mục tiêu quy mô nhỏ và đặc biệt quan trọng nằm sâu trong đội hình tác chiến của đối phương.
Được biết, tên lửa R-500 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với bộ thu tín hiệu GPS / GLONASS. Nó mang tải trọng chiến đấu 500 kg, có thể được sử dụng như một đầu đạn hạt nhân có công suất từ 10 đến 50 kiloton. Tên lửa có khả năng bắn trúng các mục tiêu đang di chuyển và hệ số sai lệch có thể xảy ra chỉ 5 mét.
Người ta cho rằng động cơ chính của tên lửa 9M729 tương tự như động cơ của tên lửa hành trình 3M-14 của hệ thống tên lửa Kalibr-NK và là loại RDK-300 có kích thước nhỏ, cho phép nó tăng tốc lên đến 3 Mach khi tiếp cận mục tiêu.


Các nguồn tin phương Tây cho rằng hành trình bay của tên lửa theo một lộ trình đã được thiết lập trước phù hợp với dữ liệu trinh sát về vị trí của mục tiêu và sự hiện diện của hệ thống phòng không đối phương, tên lửa có thể vượt qua ở độ cao cực thấp, với khả năng tự động vòng tránh chướng ngại địa hình và tự dẫn đường ở chế độ im lặng trong phần chính.
Nhìn chung, theo các chuyên gia nước ngoài, đặc điểm hoạt động của 9M729 như sau: trọng lượng phóng khoảng 2500 kg, đường kính 533 mm, độ cao bay 50-150 m, tốc độ bay 180-240 m/s, tầm bắn 500-5.500 km, trọng lượng đầu đạn - 500 kg, loại đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, có thể được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ cao với tùy chọn kích nổ trên không.
Trong khi Hiệp ước INF đang có hiệu lực, tiềm năng của các hệ thống tên lửa này chưa được tiết lộ đầy đủ, và giờ đây, chẳng hạn như tại cuộc tập trận Kavkaz-2020 hồi năm ngoái, “Iskander”-M đã thực hiện các vụ phóng mà không sử dụng tên lửa tầm xa hơn. Tuy nhiên, chúng cũng đã bắn trúng mục tiêu tại bãi tập “Kapustin Yar”.
Và nếu các chuyên gia Trung Quốc nói về khả năng “Iskander-M” vươn tới thủ đô của 14 quốc gia NATO, thì họ ám chỉ việc OTRK sử dụng tên lửa 9M729 này. Và điều này cũng là không thừa cho nhận thức của châu Âu: Khoảng cách từ Kaliningrad đến Madrid (Tây Ban Nha cũng là một quốc gia thuộc NATO) là 2.390 km, rất dễ với tới. Chưa kể Brussels, Paris hay London ...
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Giải mã sự lột xác thần kỳ của quốc phòng Hy Lạp
(Bình luận quân sự) - Ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp đã có những chuyển biến lớn tích cực trong những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21.

Hy Lạp nhìn chung không được coi là một quốc gia có ngành công nghiệp quốc phòng đang phát triển mạnh, nhưng giai đoạn 2020-21 đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể.
Đối với một số người, cụm từ “nền công nghiệp quốc phòng Hy Lạp” là một khái niệm hết sức xa lạ. Người ta khó có thể tưởng tượng được Hy Lạp sẽ xuất khẩu được vũ khí công nghệ cao ra nước ngoài, với lý do chính đáng [nghĩa là được mua vì chất lượng của nó].
Theo dữ liệu trực tuyến của SIPRI, từ năm 2007 đến năm 2012, Hy Lạp là nhà nhập khẩu vũ khí trang bị lớn nhất ở EU. Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp vụt biến thành một ngôi sao tại triển lãm quốc phòng DEFEA vào tháng 7 năm 2021.
Các công ty quốc phòng Hy Lạp không chỉ tự hào giới thiệu vũ khí công nghệ cao sản xuất tại đất nước mình, sánh vai với các nhà xuất khẩu quốc phòng lâu đời khác (ví dụ như Israel), mà họ còn liên tiếp ký được nhiều hợp đồng khác nhau. Làm thế nào mà ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp thực hiện được bước chuyển mình ngoạn mục này?
Thực trạng khó khăn trong nước
Trong cuộc khủng hoảng nợ (2009-18), các ngành công nghiệp quốc phòng do nhà nước sở hữu phá sản đã trở thành nguồn gốc gây ra mối bất hòa giữa Troika và Athens.
[“Troika” là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhóm quyết định được thành lập bởi Ủy ban Châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), liên quan đến giải quyết các gói cứu trợ cho Síp, Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha - các nước mất khả năng thanh toán do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2008, dẫn đến khả năng vỡ nợ].
Trước cuộc “Khủng hoảng nợ công châu Âu” 2010, ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp là một mô hình thu nhỏ của tình trạng bất ổn kinh niên và có hệ thống của chính đất nước mình.
Nó đầy rẫy tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, lợi ích nhóm, với bộ máy quan liêu được ví như một “mê cung”, các công ty nhà nước phá sản, các doanh nghiệp tư nhân bị thu thuế và hầu như không có mối liên kết nào giữa các viện nghiên cứu với ngành công nghiệp quốc phòng.
Thật vậy, quốc phòng và y tế là những cơ sở màu mỡ nhất cho tham nhũng ở Hy Lạp trong những năm 1990-2000. Đáng chú ý, các chính trị gia duy nhất từng bị bắt và bỏ tù vì cáo buộc tham nhũng trong Cuộc khủng hoảng nợ có liên quan đến việc mua sắm vũ khí.
1633233489533.png
Trước đây, Hy Lạp là nước chuyên nhập khẩu vũ khí và thiết bị quân sự

“Chủ nghĩa thân hữu” cũng ảnh hưởng đến các công ty quốc phòng lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước, mặc dù đã phá sản từ đầu những năm 2000, vẫn tiếp tục tuyển dụng hàng nghìn "khách hàng" từ các đảng cầm quyền và được quản lý bởi những "thân hữu" của các đảng này, khiến các công ty nhỏ trở nên ngày càng suy yếu và nền kinh tế quốc gia phải trả giá.
Và trong khi chính phủ hỗ trợ các công ty nhà nước đã hầu như phá sản bằng cách "sửa chữa nhanh chóng" (tức là thỉnh thoảng tung ra các gói trợ cấp của nhà nước), trong khi các đối tác thuộc sở hữu tư nhân của họ phải vật lộn chống lại việc đánh thuế quá mức, sự thờ ơ và quan liêu của chính phủ.

Tệ hơn nữa, các chính phủ thường thực hiện các giao dịch mua sắm vũ khí trị giá hàng tỷ dollars (do các chính trị gia tham nhũng và những người trung gian) mà không quan tâm đến phát triển trong nước; do dó, sự tham gia của các công ty quốc phòng trong nước là không đáng kể.
Không giống như các nước láng giềng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp không áp dụng “lý thuyết nhà nước phát triển”. Thay vào đó, Athens lựa chọn "ngoại giao vũ khí" và do đó, họ không bao giờ đạt được khả năng tự cung tự cấp trong lĩnh vực quân sự.
Những khó khăn từ bên ngoài
Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 chậm tác động tới Hy Lạp nhưng vẫn tàn phá nền kinh tế ốm yếu của nước này trong nhiều năm.
Nhưng tất cả những điều đó là chưa đủ, những luật lệ mới của EU và những gói cứu trợ của Troika buộc Hy Lạp phải “thắt lưng buộc bụng” trong Cuộc khủng hoảng nợ đã càng làm cho nền công nghiệp quốc phòng nước này thêm khốn khó.
Theo chính sách thắt lưng buộc bụng nghiêm ngặt, Athens đã giảm 30% ngân sách quốc phòng và đáng chú ý nhất là không mua sắm vũ khí mới nào hoặc thậm chí là không đủ tiền hiện đại hóa các hệ thống vũ khí cũ kỹ trong hơn một thập kỷ qua.
Sự thắt lưng buộc bụng này đã ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân, sự phát triển của cả hai nhánh này đều phụ thuộc vào các hợp đồng của Bộ Quốc phòng. Trong vài năm, chưa đến 10% ngân sách của Bộ Quốc phòng được phân bổ cho việc bảo trì các hệ thống vũ khí quan trọng, chẳng hạn như Lực lượng Không quân Hy Lạp không còn tiền để bảo dưỡng số lượng chiến đấu cơ của mình.
Ngay cả sau khi kết thúc Khủng hoảng Nợ, Hy Lạp cũng không đảo ngược xu thế cắt giảm quốc phòng cho đến năm 2020, sau hai cuộc khủng hoảng quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ (Khủng hoảng Evros vào tháng 3 năm 2020 và Khủng hoảng Cesme vào tháng 7 năm 2020).
Ba năm sau cuộc Khủng hoảng Nợ, Hy Lạp đã thông qua Chỉ thị Châu Âu 2009/81/EC, quy định việc thiết lập một thị trường phòng thủ chung trong EU và do đó, bãi bỏ “sự bảo hộ” mà ngành công nghiệp quốc phòng của mọi quốc gia thành viên EU được hưởng.
Theon Sensors là công ty chuyên về các thiết bị cảm biến quân sự

Trong cái rủi có cái may, xuất phát từ đặc thù của ngành công nghiệp vũ khí Hy Lạp (quy mô nhỏ, nhiều khoản nợ và xuất khẩu không đáng kể), nền sản xuất quốc phòng nước này bị ảnh hưởng không đáng kể.
Một phần vì áp lực từ Troika và một phần vì chủ nghĩa thực dụng kinh tế, các chính phủ kế tiếp của Hy Lạp đã đồng ý cho tư nhân hóa các tập đoàn quốc phòng quốc doanh đã phá sản (ΕΑΣ, ΕΒΟ, ΕΝΑΕ, ΕΑΒ) mặc dù có không ít những những áp lực chính trị.

Mặc dù đã cố gắng nhiều lần nhưng không có công ty nào trong số này được cổ phần hóa thành công trước khi Cuộc khủng hoảng nợ năm 2018 kết thúc, vì vậy tình hình khó khăn vẫn tiếp diễn. Nhưng tất cả đã thay đổi từ năm 2020, tất cả đã xoay chuyển ngoạn mục chỉ 1 năm sau đó.
Sự thay đổi đáng ngạc nhiên
Ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp đã thực hiện một bước chuyển mình ngoạn mục vào năm 2020. Từ tình trạng suy tàn, ngành này đã chuyển sang trạng thái ổn định.
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt (và không hoàn toàn công bằng) với các gã khổng lồ quốc phòng châu Âu, các công ty quốc phòng Hy Lạp (phần lớn thuộc sở hữu tư nhân) đã đảm bảo gần một phần ba các chương trình sắp tới trong khuôn khổ “Hợp tác cơ cấu thường trực” (PESCO - Permanent Structured Cooperation) của EU.
Các công ty thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp sẽ tham gia vào 5 trong số 16 dự án thuộc “Chương trình Phát triển Công nghiệp Quốc phòng Châu Âu” (European Defense Industrial Development Program - EDIDP) cùng với hơn 180 công ty tham gia từ các nước EU khác. Các dự án đó bao gồm: LOTUS (Chương trình chế tạo máy bay không người lái có khả năng tàng hình); DECISMAR (Hệ thống giám sát hàng hải nâng cấp); ESC2 (Hệ thống điều khiển và chỉ huy được cải tiến); PANDORA (Nâng cấp hệ thống bảo vệ an ninh mạng); SMOTANET (Mạng truyền thông nội bộ thế hệ tiếp theo).
Họ cũng sẽ tham gia vào một trong tám dự án nghiên cứu thuộc chương trình “Hành động Chuẩn bị trong Nghiên cứu Quốc phòng” (PADR) mang tên PRIVILEGE (Mã hóa Dữ liệu Quân sự Nhạy cảm).
Nói cách khác, các công ty quốc phòng Hy Lạp không chỉ cạnh tranh thành công với các đối tác lớn hơn nhiều mà còn đạt được sự hợp tác công nghiệp đáng kể với các công ty nhỏ hơn. Và sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng có giá trị vô giá đối với hệ sinh thái quốc phòng Hy Lạp.
Cũng trong năm đó, các công ty quốc phòng Hy Lạp đã ký hợp đồng lớn nhất cho đến nay. Trên thực tế, bốn công ty quốc phòng thuộc sở hữu tư nhân (Intracom Defense Electronics, EODH, Theon Sensors và Skytalis) đã ký các thỏa thuận mới vượt quá 255 triệu euro (330 triệu USD).
Con số đó kém hơn so với các hợp đồng xuất khẩu của các nước láng giềng của Hy Lạp là Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, nhưng các công ty Hy Lạp này chắc chắn đã hoạt động rất tốt khi các công ty khác đã cân nhắc khả năng chống lại họ.
1633233367758.png
1633233381521.png
1633233397583.png
Intracom Defense Electronics đã giành được các hợp đồng cung cấp thiết bị điện tử hàng không quốc phòng cho Tập đoàn Mỹ Northrop Grumman

Dữ liệu về các giao dịch của các công ty tư nhân Hy Lạp khác cho năm 2020 không được công bố. Tuy nhiên, theo danh mục của Hiệp hội các nhà sản xuất vật liệu quốc phòng Hellenic (ΣΕΚΠΥ), xuất khẩu của các công ty tư nhân khác đạt tổng cộng 54,5 triệu euro (78,59 triệu USD) trong năm 2019.
Tình hình ở các công ty nhà nước không còn sôi động nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những năm gần đây.

ΕΛΒΟ đã được bán đấu giá cho một tập đoàn của Israel sau ba nỗ lực tư nhân hóa không thành công kể từ năm 2015. EAΣ đã ghi nhận… không lỗ sau gần 17 năm (!) và EAB sẽ thu được lợi nhuận từ sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Abu Dhabi và Αthens. ENAE, nhà máy đóng tàu quan trọng và gặp khó khăn nhất của Hy Lạp, cuối cùng đã được tư nhân hóa vào tháng 7 năm 2021 sau một nỗ lực kéo dài nhiều năm không được cứu trợ.
Sự ổn định của nền cong nghiệp quốc phòng Hy Lạp
Hệ sinh thái quốc phòng của Hy Lạp hiện bao gồm 80 công ty, tăng 22% so với năm ngoái. Hầu hết các công ty này thực hiện các dự án quân sự và dân sự như nhau, chỉ một nửa (bốn thuộc sở hữu nhà nước và 35 thuộc sở hữu tư nhân) thực hiện các hợp đồng duy nhất liên quan đến quốc phòng.
39 công ty này đã tuyển dụng 6.268 người vào năm 2019 và doanh thu hoạt động của họ lên tới 318 triệu euro (382 triệu đô la).
Các công ty này có thể được phân loại thêm như sau: 25 công ty nhỏ (<2 triệu euro doanh thu hàng năm), 11 công ty vừa và nhỏ (<50 triệu euro) và 3 công ty vừa (từ 50 triệu euro trở lên).
Theo một dấu hiệu về tình trạng của hệ sinh thái quốc phòng Hy Lạp, không một trong số 26 công ty này vượt quá 100 triệu euro doanh thu hàng năm. Điều này cho thấy quy mô chưa lớn của các doanh nghiệp quốc phòng nước này, nhưng ưu điểm là chúng còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Một điểm quan trọng duy nhất về hệ sinh thái quốc phòng của Hy Lạp đã được chỉ ra là phần lớn các doanh nghiệp này chuyên về các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ví dụ như phòng thủ mạng máy tính hoặc máy bay không người lái).
Tương tự như máy tính, hầu hết các công ty này sản xuất phần mềm, chứ không phải phần cứng của hệ thống vũ khí. Bởi vì Hy Lạp có ý định nâng cấp mình thành một trung tâm chính cho những chuyên gia kỹ thuật số ở Balkan và Đông Địa Trung Hải. Ngoài ra, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hy Lạp cũng có thể có tác động tích cực đến việc mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng.
Như vậy, các công ty Hy Lạp đều có đà phát triển tốt và tương lai thị trường rộng mở. Ngoài ra, một nửa trong số các công ty Hy Lạp đều có khả năng sản xuất công nghiệp lưỡng dụng, giúp họ có thể sống sót khi một trong hai lĩnh vực gặp khó khăn.
Có thể nói rằng, hệ sinh thái quốc phòng của Hy Lạp, sau vài năm suy tàn, đã bước vào giai đoạn ổn định và phát triển thận trọng. Các ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp hoặc cung cấp cho Lực lượng vũ trang của mình các loại vũ khí công nghệ cao được sản xuất trong nước hoặc ký các thỏa thuận xuất khẩu mới cho các sản phẩm của họ trong nửa đầu năm 2021.


1633233450173.png
EODH SA cung cấp các hệ thống và gói bảo vệ tích hợp cho phương tiện chiến đấu và tất cả các loại nền tảng trên biển, trên không và trên bộ (sản phẩm của công ty tham gia tham gia Triển lãm Quốc phòng và An ninh Quốc tế DEFEA được tổ chức từ ngày 13-15/7/2021, tại Trung tâm Triển lãm Metropolitan Expo Athens)

Tương lai của ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp
Chương trình tái vũ trang của Hy Lạp để đối phó với các hành động khiêu khích ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ có thể vượt 11,5 tỷ euro vào năm 2025, sẽ cung cấp cho các ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp các hợp đồng quân sự mới và quan trọng nhất là mở ra cánh cửa hợp tác giữa ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp và nước ngoài.
Sự hợp tác như vậy với những gã khổng lồ quốc phòng phương Tây sẽ giúp các doanh nghiệp quốc phòng nước này lớn mạnh dần thêm, nhờ sự tham gia của hệ sinh thái quốc phòng Hy Lạp vào một phần ba chương trình vũ khí của EU.
Sự hợp tác đa diện như vậy có thể khắc phục một trong những căn bệnh mãn tính của hệ sinh thái quốc phòng Hy Lạp, đó là thiếu hụt ngân sách cho nghiên cứu và phát triển.
Một vấn đề khác, thực trạng ít gắn kết giữa công nghiệp quốc phòng và các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ được cải thiện khi ngày càng có nhiều trường đại học bắt tay với các chương trình phục vụ các dự án quân sự, đáng chú ý nhất là máy bay không người lái.
Một lợi ích khác có thể nhìn thấy từ việc đàm phán các hiệp định quốc phòng với các đồng minh cả cũ và mới.
Ví dụ, UAE đã đầu tư lớn vào công ty ΕΑΒ trong bối cảnh hợp tác chiến lược giữa Athens và Abu Dhabi đang được nâng cao. Theo cách tương tự, Washington có thể cung cấp cho Athens những sự bù đắp quan trọng đối với việc sử dụng các căn cứ quân sự của Hy Lạp, ví dụ như đưa ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp vào tổ hợp sản xuất F-35 Lightning II.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên sẽ đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp phải xây dựng một chiến lược hợp lý và chặt chẽ.
Chương trình tái vũ trang khổng lồ sau cuộc Khủng hoảng Imia (Imia Crisis) năm 1996, trong đó hàng tỷ dollars bị lãng phí chỉ để vỗ béo ví của những tay cò vũ khí và chính trị gia, với lợi ích không đáng kể cho ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp, là một lời nhắc nhở rõ ràng.
Giới chuyên gia cho rằng, với những định hướng và bước đi đúng đắn trong vài năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Hy Lạp có thể vươn lên top đầu của châu Âu sau 10 năm nữa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Bắc Triều Tiên thử nghiệm đoàn tàu tên lửa
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu tiếp bài báo cung cấp một số thông tin và hình ảnh mới về vũ khí của CHDCND Triều Tiên qua bài viết với tiêu đề trên

Bài viết của chuyên gia quân sự Nga Ryabov Kirill, đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 20/9/2021:

1633233806113.png
Đoàn tàu tên lửa vào vị trí phóng


CHDCND Triều Tiên đang tiếp tục thiết kế các mẫu vũ khí tên lửa mới thuộc tất cả các lớp chủ yếu để đảm bảo khả năng răn đe chiến lược của mình.
Bắc Triều Tiên mới đạt được một bước tiến mới trên hướng này- đó là chế tạo thành công tổ hợp tên lửa tác chiến cơ động trên đường sắt (sau đây được gọi ngắn gọn là đoàn tàu tên lửa-ND).
Các cuộc thử nghiệm “sản phẩm” mới- phóng tên lửa chiến đấu- huấn luyện đã bắt đầu được tiến hành chỉ cách đây vài ngày.
Đang trong giai đoạn thử nghiệm
Trong mấy ngày gần đây, Quân đội và ngành công nghiệp Bắc Triều Tiên đã tiến hành một loạt các vụ thử nghiệm các mẫu vũ khí tên lửa khác nhau.
Cụ thể, trong các ngày 11-12 / 9, Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công tổ hợp tên lửa hành trình (có cánh) cơ động mới.
Trong tuyên bố chính thức của Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) nhân sự kiện này, “sản phẩm” trên được gọi là loại vũ khí chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc phòng thủ đất nước.
Ngày 15/9, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo CHDCND Triều Tiên đã thực hiện hai vụ phóng tên lửa mới.
Đã xác định được rằng các quả tên lửa đạn đạo được phóng từ các khu vực sâu trong nội địa CHDCND Triều Tiên. Sau khi bay được vài trăm km, chúng đã rơi xuống Biển Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đã xác nhận thông tin trên đồng thời cũng nhấn mạnh chi tiết là các tên lửa Bắc Triều Tiên rơi bên ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này.
Và tất nhiên, như mọi khi, các quan chức Nhật Bản lên án động thái này của CHDCND Triều Tiên.
Bac Trieu Tien thu nghiem doan tau ten lua
Nâng tên lửa để chuẩn bị phóng
Ngay sau đó, KCNA đã ra thông cáo chính thức về các cuộc phóng thử nghiệm trên. Ngoài ra, hãng này cũng cho công bố các bức ảnh và các đoạn video quay cảnh đoàn tàu tên lửa vào vị trí, quá trình chuẩn bị phóng và phóng tên lửa.
Theo KCNA, sáng 15/9, trung đoàn tên lửa đường sắt được trang bị các tổ hợp tên lửa kiểu mới đã được lệnh chiếm lĩnh trận địa tại một khu vực địa hình đồi núi và tiến hành đòn tấn công huấn luyện vào một mục tiêu giả định ở cự ly 800 km.
Khẩu đội tên lửa đã tập kết tại trận địa phóng đúng thời gian quy định, triển khai trận địa phóng và sau đó đã phóng 2 quả tên lửa. Những cuộc thử nghiệm đã thành công- tên lửa tiêu diệt mục tiêu giả định cho trước.
KCNA cho biết đoàn tàu tên lửa này được sử dụng lần đầu tiên và mục đích của những cuộc thử nghiệm kiểm tra là để rèn luyện kỹ năng sử dụng tổ hợp trong điều kiện tác chiến, để đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu và xác định tiềm năng tổng thể của chúng.
Tổ hợp được chế tạo với mục đích "tăng khả năng tiến hành các cuộc tấn công cường độ cao cùng lúc" nhằm tiêu diệt các mục tiêu của đối phương.
Bac Trieu Tien thu nghiem doan tau ten lua
Thông tin tổng thể
Các hình ảnh và đoạn video được công bố cho thấy diện mạo chung của đoàn tàu tên lửa mới Bắc Triều Tiên, mặc dù không tiết lộ hết tất cả các tính năng kỹ- chiến thuật của nó.
Tuy vậy, vẫn có đầy đủ cơ sở để tin rằng tổ hợp được đưa đi thử nghiệm là một tổ hợp chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giải quyết các nhiệm vụ tác chiến thực tế.

Đoàn tàu phóng thử nghiệm chỉ có thành phần hạn chế. Nó gồm một đầu máy diesel M62 và hai toa tàu với các trang thiết bị đặc biệt. Toa đầu có lẽ là để vận chuyển sỹ quan binh sỹ và các phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Toa thứ hai- mang bệ phóng và các hệ thống kỹ thuật khác. Cả hai toa tàu đặc biệt này đều được ngụy trang thành toa chở hàng có mái che thông thường. Như vậy, nhìn bên ngoài không thể phân biệt được đoàn tàu tên lửa với đoàn tàu thông thường.
Toa phóng là toa hai trục tiêu chuẩn. Phía dưới hai bên toa có hai đôi kích để cố định toa và lấy mặt phẳng. Thân toa có hai nửa mui có thể mở ra được từ hai phía. Ngoài ra, ở phần trước và phía sau toa có lắp thêm các cửa sập phụ để xả khí phản lực khi phóng.
1633233785034.png
Ở phần giữa toa, phía sau cửa vào, có thể thấy một lớp bạt ngụy trang phủ một trang thiết bị không rõ kiểu nào đó.
Ngoài ra, bên trong xe còn có hai thiết bị nâng tên lửa. Thiết bị bên trái (theo hướng di chuyển) nằm ở phía trước toa, bên phải - ở phía sau. Và như vậy, khi đang được vận chuyển, hai tên lửa nằm cạnh nhau và "xếp ngược đầu đuôi" nhau.
Các tên lửa của đoàn tàu có vẻ ngoài đặc trưng hình trụ và hình nón. Ở phần đuôi tên lửa có bánh lái hoặc bộ ổn định. Rất nhiều khả năng tên lửa này được phát triển từ tên lửa của tổ hợp tên lửa tầm ngắn có tên là KN-23.
Theo các nguồn dữ liệu nước ngoài, tên lửa KN-23 là tên lửa một tầng và được trang bị động cơ nhiên liệu rắn. “Sản phẩm” này có chiều dài gần 7,5 m và khối lượng 3,4 tấn, có thể mang tải trọng hữu ích lên đến 500 kg.
Cự ly phóng- trước đây được ước tính vào khoảng 670-690 km. Nhưng theo các thông cáo chính thức mới nhất từ KCNA, con số này (cự ly bắn) đã lên tới 800 km.
Bac Trieu Tien thu nghiem doan tau ten lua
Đoạn video được công bố cho thấy một đoàn tàu gồm một đầu máy và hai toa tàu rời khỏi đường hầm và dừng lại ở vị trí phóng. Sau đó, những người lính tên lửa trong bộ đồ bảo hộ rời khỏi rời khỏi toa và thực hiện các thao tác cần thiết.
Cùng lúc đó, một trong các cánh nóc toa được mở và quả tên lửa đầu được nâng lên. Tên lửa được phóng “nóng” và vì vậy các cửa sập được mở ở hai bên thành toa. Sau khi phóng quả tên lửa đầu tiên, tổ hợp chuẩn bị phóng tiếp quả tên lửa thứ hai.
Vai trò trong phòng thủ

Hiện giờ Bắc Triều Tiên mới chỉ tiến hành các cuộc thử nghiệm đoàn tàu tên lửa đầu tiên, nhưng trong tương lai gần, Bình Nhưỡng có thể triển khai sản xuất hàng loạt và đưa vào trực chiến.
Kết quả là trong trang bị của Quân đội Nhân dân Triều Tiên sẽ có một hệ thống tên lửa mới và hệ thống này sẽ có một số điểm khác biệt và ưu điểm nổi bật so với các hệ thống khác.
Những lợi thế chủ yếu của đoàn tàu tên lửa là khả năng cơ động và khả năng giữ bí mật. Đoàn tàu mang tên lửa này có trong “trang bị” là khoảng 6.400 km đường sắt để di chuyển liên tục và một số lượng lớn các đường hầm rất thuận lợi để làm nơi trú ẩn.
Sẽ cực kỳ khó phát hiện và bám các tổ hợp đang làm nhiệm vụ, và để có thể phát hiện được đoàn tàu, đối phương sẽ phải sử dụng mọi phương tiện trinh sát hiện có.
Bac Trieu Tien thu nghiem doan tau ten lua
Tuy vậy, cũng có một số mặt hạn chế nhất định. Nhiều khả năng là các đoàn tàu tên lửa của Bắc Triều Tiên sẽ gặp khó khăn trong việc chọn địa điểm phóng do những đặc điểm của cơ sở hạ tầng đường sắt nước này.
Ngoài ra, đường ray cũng cần phải được gia cố để có thể sử dụng các kích của tổ hợp phóng khi triển khai phóng tên lửa. Không nhiều khả năng CHDCND Triều Tiên có thể sửa sang lại tất cả các tuyến đường sắt của mình để “phục vụ” chỉ cho các đoàn tàu tên lửa.
Việc chuẩn bị sau khi đoàn tàu đến vị trí phóng cần một khoảng thời gian nhất định, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến và khả năng sống sót của đoàn tàu. Tuy nhiên, do không biết khoảng thời gian của công tác chuẩn bị kéo dài trong bao lâu nên chúng ta không thể đưa ra các kết luận.
Tên lửa đạn đạo KN-23 của đoàn tàu tên lửa Bắc Triều Tiên có thể tấn công các mục tiêu chiến lược quan trọng của đối phương tiềm năng, và thêm nữa, có thể phóng từ khu vực sát biên giới và cả từ các vùng sâu trong nội địa của đất nước.
Tuy vậy, lượng đạn hạn chế không cho phép giải quyết tất cả nhiệm vụ cấp bách trong việc tấn công tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly lớn của đối phương.


Mức độ phức tạp và chi phí sản xuất của tổ hợp cũng đóng một vai trò rất có quan trọng. Vì chúng quyết định quy mô sản xuất trong tương lai và do đó, quyết định số lượng các đoàn tàu tên lửa có thể đưa vào trực chiến và để làm lực lượng dự bị.
Tuy vậy, một dự án có triển vọng có thể nhận được những ưu tiên tương ứng - và vì thế, sẽ được đảm bảo phân bổ tất cả các nguồn lực cần thiết.
1633233795481.png
Tên lửa rời bệ phóng.
Đảm bảo an ninh và vị trí dẫn đầu
CHDCND Triều Tiên đã công khai giới thiệu đoàn tàu tên lửa mới của mình trước công chúng. Điều này có nghĩa là số phận của đoàn tàu đã được quyết định.
Sau khi đã hoàn thành tất cả những thử nghiệm cần thiết, tổ hợp sẽ được đưa vào trang bị, được sản xuất hàng loạt, triển khai trực chiến và tuần tra liên tục. Kết quả là trong tương lai ngắn hạn, trong hệ thống răn đe chiến lược của Triều Tiên sẽ xuất hiện thêm một thành tố quan trọng mới.
Điều đáng quan tâm là với dự án mới của mình, CHDCND Triều Tiên đã là một thành viên của một nhóm rất hẹp những quốc gia (có khả năng) thiết kế chế tạo đoàn tàu tên lửa và Bắc Triều Tiên có thể sẽ chiếm vị trí thứ hai hoặc thứ ba trong danh sách những quốc gia đưa mẫu vũ khí này vào trang bị - sau Liên Xô, và có thể, là Trung Quốc.
Không loại trừ khả năng đến một thời điểm nhất định nào đó Bắc Triều Tiên sẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu kiểu tổ hợp vũ khí này.
Tuy nhiên, những "danh hiệu danh dự" kiểu như vậy chỉ là một phần thưởng bổ sung khá dễ chịu cho những kết quả chủ yếu của dự án.
Những kết quả quan trọng nhất của dự án này là đưa một mẫu vũ khí mới về nguyên tắc có khả năng tăng cường sức mạnh cùa hệ thống kiềm chế chiến lược vào trang bị.
Có thể, tất cả những thành quả trên sẽ lại làm dấy lên làn sóng chỉ trích, lên án từ nước ngoài, - tuy nhiên, CHDCND Triều Tiên luôn đặt an ninh quốc gia của mình cao hơn quan điểm của các nước thứ ba - và do đó họ sẽ tiếp tục thiết kế- chế tạo những mẫu vũ khí tên lửa mới tất cả các lớp.
(Các ảnh đã sử dụng: KCNA)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
'Mắt thần' pháo binh Nga vô hiệu đòn gây nhiễu kẻ thù
(Vũ khí) - Tập đoàn Rostec Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các hệ thống pháo nhiệt áp TOS-2 và tổ hợp trinh sát PRP-5 trang bị cho pháo binh.

Những hệ thống PRP-5 được phát triển để thực hiện loạt nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có nhiệm vụ bảo vệ TOS-2 khỏi hỏa lực đáp trả từ kẻ thù, trinh sát và chỉ thị mục tiêu cho lực lượng pháo binh Nga, giúp tấn công chính xác vào mục tiêu ở tấm bắn tối đa đa của vũ khí.
1633233887728.png
Pháo nhiệt áp Nga.
"Trong cuộc tấn công của kẻ thù, tổ hợp PRP-5 sẽ phát hiện sớm ra mối đe dọa và triển khai biện pháp bảo vệ bằng cách tạo ra bức màn điện tử. Do đó, đạn tấn công của kẻ thù không thể xác định được mục tiêu và mất phương hướng.
Các cuộc thử nghiệm đã cho thấy khả năng bảo vệ rất tốt khỏi đòn tấn công từ tên lửa chống tăng dẫn đường, cũng như đòn tấn công từ trên không bằng vũ khí chính xác cao", đại diện nhà sản xuất, Bekkhan Ozdoev cho biết.

Những hệ thống trinh sát tối tân này được phát triển để bảo vệ TOS-2, hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander và một số vũ khí khác. Điều đặc biệt theo vị đại diện này, ngoài khả năng bảo vệ, khi cần PRP-5 còn cung cấp khả năng chỉ thị mục tiêu giúp pháo binh Nga tấn công chính xác mục tiêu ở tầm xa.
"Khí tài có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới trên 40km và cung cấp tọa độ chính xác giúp pháo binh Nga tiêu diệt mục tiêu. Khả năng năng tác chiến của PRP-5 không bị ảnh hưởng dù mục tiêu được đối phương ngụy trang bằng cách gây nhiễu điện tử", vị đại diện này cho biết thêm.
Được biết, PRP-5 được phát triển dựa trên nguyên mẫu PRP-4A hiện nay, đây là phương tiện trinh sát không có mẫu tương tự trên thế giới. Nó được thiết kế để trinh sát các mục tiêu đơn lẻ, nhóm mục tiêu cố định, cơ động lộ diện hay ngụy trang như xe tank hay xe cơ giới.

Công việc sản xuất PRP-4A được giao cho chi nhánh rubtsovsk nhà máy Uralvagonzavod, để kịp thời cung cấp các thiết bị mới trang bị cho quân khu Trung tâm và quân khu phía Tây.
PRP-4A được thiết kế dựa trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-1, đáp ứng khả năng cơ động cao, tốc độ di chuyển nhanh, và khả năng vượt qua chướng ngại vật nước rất tốt.

Nhằm tăng cường khả năng tự bảo vệ, xe trinh sát PRP-4A được trang bị hệ thống ngụy trang mới nhất. Nó được trang bị tấm chắn nhiệt, thông tin mã hóa, lựu đạn khói và máy khuếch tán nhiệt khói, đảm bảo tạo màn khói có chu vi lên đến 100m.
Để phục vụ mục đích trinh sát, xe được trang bị hệ thống quang học, quang điện tử và radar trinh sát, thiết bị hồng ngoại, đo xa laser có thể phát hiện mục tiêu lên đến 25 km hệ thống dẫn đường, thiết bị truyền tin, hệ thống thiết bị tự động hóa với hai máy trạm (AWS) và một bộ thiết bị để quan sát từ xa.
Khi PRP-5 chính thức được trang bị, tổ hợp này sẽ cùng với PRP-4A sẽ tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ và tác chiến cho lực lượng pháo binh Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Tình trạng khốn khổ của hạm đội tàu phá băng Mỹ
(Lực lượng vũ trang) - Hạm đội tàu phá băng Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn, có thể khiến nước này không thể bảo vệ và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở Bắc Cực.

Tàu phá băng hạng nặng USCGC WAGB-20 Healy thuộc lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ đang tham gia cuộc tập trận của Washington và các đồng minh ở Bắc Cực.
Hiện tại, con tàu đã đi qua phía tây bắc của Bắc Băng Dương. Đây là một tuyến đường dọc theo bờ biển phía bắc của Bắc Mỹ qua quần đảo Bắc Cực thuộc Canada.
1633233930642.png
Tàu phá băng hạng nặng USCGC WAGB-20 Healy của quân đội Mỹ.
Nguyên nhân khiến Mỹ thực hiện chuyến đi này nhằm khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Bắc Cực trong bối cảnh hiện tượng ấm lên toàn cầu, dẫn đến băng tan và sự gia tăng vận chuyển trong khu vực.
Nên nhớ rằng, Mỹ là một quốc gia Bắc Cực kể từ khi vùng đất Alaska thuộc về nước này. Điều này đồng nghĩa với việc Washington có nhiều lợi ích ở khu vực Vòng Bắc Cực.

Tuy nhiên, để khai thác nguồn tài nguyên ở Bắc Cực tàu phá băng là một phương tiện cần thiết nhưng thực tế hạm đội tàu phá băng của Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn. Tàu phá băng Healy đã hoạt động được 22 năm và chiếm 50% toàn bộ hạm đội tàu phá băng đang hoạt động của Mỹ.
Con tàu thứ hai là tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Star, được đưa vào hoạt động từ năm 1976 và thậm chí còn sử dụng các phụ tùng của tàu phá băng cũ.

Tàu thứ ba là tàu phá băng hạng nặng USCGC Polar Sea, được đưa vào hoạt động năm 1978, nhưng nó đã không hoạt động trong nhiều năm và hiện đang tiếp tục bị tháo dỡ để thay thế linh kiện cho các tàu khác cùng loại.
Hàng chục năm qua các chỉ huy của lực lượng cảnh sát biển đã đề nghị Quốc hội Mỹ cho phép họ mở rộng hạm đội tàu phá băng để đảm bảo cho lực lượng này tiếp tục tiếp cận với các vùng cực. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ không đồng ý. Vì vậy, hiện tại hạm đội tàu phá băng của Mỹ hiện tại không thể so sánh với hạm đội tàu phá băng của Nga và Trung Quốc, các nước đã rất nỗ lực phối hợp để gia tăng tầm ảnh hưởng ở Bắc Cực.
Nói một cách khác, trong cuộc chiến giành quyền ảnh hưởng ở Bắc Cực, Nga đang đi trước Hoa Kỳ rất nhiều. Hiện tại, Nga có một hạm đội tàu phá băng với số lượng hàng chục chiếc và chúng không ngừng tăng lên.

Hạm đội tàu phá băng của Nga có khoảng 40 tàu phá băng, bao gồm 5 tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân (Yamal, 50 Let Pobedy, Taimyr, Vaigach và Arktika) và tàu phá băng vận tải chạy bằng năng lượng hạt nhân Sevmorput.
Với số lượng tàu phá băng khổng lồ, Moscow đang sử dụng và khai thác Tuyến đường biển Phương Bắc rất hiệu quả.
Trong khi đó, Trung Quốc, dù không phải là một quốc gia Bắc Cực, nhưng với tham vọng lớn ở khu vực chiến lược này, cũng đang mở rộng đội tàu phá băng của mình.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,795
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa mới giúp Armata diệt mục tiêu cách xa... 12 km
(Vũ khí) - Theo trang Military Watch, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga có lợi thế đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu từ những nước NATO.

Tờ báo Mỹ cho biết, T-14 Armata sẽ sớm được đưa vào thành phần tác chiến của Quân đội Nga, các chuyên gia nhấn mạnh: “Xe tăng T-14 được công nhận là mang tính cách mạng nhờ thiết kế độc đáo với tháp pháo không người ngồi trong và nhiều tính năng khác mà đối thủ không hề có".
Trong số những đặc điểm này, Military Watch nhấn mạnh vào giáp phản ứng nổ thế hệ mới cũng như pháo 2A82-1M hiện đại với tốc độ bắn cao và có khả năng sử dụng loại đạn chuyên dụng Svinets-2.
Nói về những lợi thế của Armata, giới chuyên gia phương Tây như một quy luật đã bỏ qua một tính năng quan trọng hơn, các nhà phân tích của ấn phẩm Military Watch chỉ ra.

1633234139243.png
Với tên lửa 3UBK21 Sprinter, T-14 Armata có thể diệt mục tiêu cách xa 12 km
Tác giả bài báo viết: “Chúng ta đang nói về tầm tiêu diệt mục tiêu cực kỳ xa, mang lại lợi thế rất lớn cho T-14 so với những đối thủ đến từ phương Tây”.
Người ta cho rằng chiến xa mới sẽ của Nga có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 12 km. Tờ Military Watch nhấn mạnh rằng ngành chế tạo xe tăng Nga có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo những hệ thống tác chiến tầm xa.

Tại Liên Xô, tên lửa dẫn đường chống tăng dành cho xe bọc thép lần đầu tiên được chế tạo - những loại đạn như vậy đã được trang bị cho kho vũ khí của xe tăng chiến đấu chủ lực T-64B và T-72B.
"Xe tăng T-14 của Nga sẽ nhận được tên lửa 3UBK21 Sprinter đời mới, nhờ vũ khí này nó có thể dễ dàng đánh bại tất cả mọi đối thủ đã biết", các quan sát viên của cổng thông tin Mỹ nhấn mạnh.
Theo thông tin hiện có, T-14 Armata đủ sức bắn thủng tấm giáp dày hơn 900 mm, mức này đủ để vô hiệu hóa bất kỳ loại xe tăng nào đang phục vụ trong quân đội các nước NATO.

“M1A2 Abrams của Mỹ, được coi là xe tăng hàng đầu của phương Tây, sử dụng đạn chống tăng có tầm bắn chỉ 4 km. Hóa ra T-14 có thể bắn xa hơn gấp 3 lần”, các nhà phân tích của ấn bản Mỹ thừa nhận.
Theo Military Watch, lợi thế của xe tăng mới nhất do Nga sản xuất sẽ mang lại ưu thế áp đảo trên chiến trường, và do đó các nước NATO cần phải sử dụng chiến đấu cơ và máy bay không người lái để chống lại phương tiện bọc thép của Nga.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Boeing xây nhà máy chuyên lắp ráp drone tấn công Loyal Wingman tại Úc

Boeing đã vừa công bố sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay tại Toowoomba, miền nam Queensland, Úc. Tuy nhiên, nhà mày này lại không dùng để lắp ráp máy máy bay thương mại mà trái lại là drone quân sự.


Được biết nhà máy này sẽ sản xuất chiếc Loyal Wingman - một sản phẩm được Boeing phát triển dành cho Không lực Hoàng gia Úc (RAAF). Loyal Wingman là drone tấn công, hoạt động thử nghiệm đã bắt đầu được tiến hành từ 1 năm trước. Loyal Wingman là drone tấn công, không người lái, dùng động cơ phản lực thay vì động cơ cánh quạt thông thường, dùng AI để hoạt động phối hợp với các máy bay khác trong cự ly 3704 km. Hệ thống vũ khí trang bị cho Loyal Wingman chưa được tiết lộ nhưng nó sẽ được trang bị các năng lực tác chiến điện tử.

[IMG]

Tại Úc, Boeing đã có cơ sở lắp ráp với hơn 4000 nhân viên và nhà máy mới được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm 3500 việc làm toàn thời gian đến năm 2028. Loyal Wingman hiện chỉ có khách hàng là RAAF nhưng Boeing đã có ý định xuất khẩu dòng drone này cho các quốc gia khác có nhu cầu.

Việc Boeing xây nhà máy lắp ráp xuất hiện trong bối cảnh Úc vừa công bố ý định xây dựng một hạm đội tàu ngầm hạt nhân với công nghệ được chia sẻ bởi Hoa Kỳ và VQ Anh. Động thái này được xem là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
QUẢNG CÁO



006 Loyal Wingman 1.jpg

Drone quân sự hiện là một trong những mảng kinh doanh chính của Boeing. Nhánh an ninh, không gian và phòng thủ của Boeing vẫn đang có doanh thu tốt dù công ty đang trải qua những năm rất khó khăn. Tính từ năm 2018, doanh thu thường niên của mảng phòng thủ đạt 26 tỉ đô trong khi doanh thu của mảng máy bay thương mại đã giảm 41 tỉ đô, tương đương 72% kể từ khi COVID bùng phát và sau vụ bê bối 737 MAX.

Trong năm 2020, 83% doanh thu của mảng phòng thủ của Boeing đến từ Bộ quốc phòng Hoa Kỳ (DoD). Tuy nhiên, Boeing cũng có các khách hàng ngoài nước và nhóm khách hàng này đã mang lại cho Boeing 56% doanh thu trong tổng số 101 tỉ đô, mức doanh thu kỷ lục ghi nhận năm 2018.

006 Boeing factory China.jpg

Đây không phải là nhà máy đầu tiên của Boeing nằm ngoài Mỹ. Hãng đã có nhà máy hoàn thiện phần sơn và nội thất máy bay tại Trung Quốc nhưng chỉ dành cho dòng 737 MAX được bán tại đây. Một trong những lý do khiến Boeing phải xây nhà máy là nhằm xoa dịu chính phủ Trung Quốc và để có thể bán máy bay thương mại cho quốc gia tỉ dân.

Tuy nhiên, nhà máy Boeing tại Trung Quốc đi vào hoạt động vào cuối năm 2018 chỉ mới hoàn thành một chiếc 737 MAX trước khi 2 vụ tai nạn chết người xảy ra khiến dòng máy bay này bị đình bay trên toàn cầu. Đến nay dù đã được phép bay chở khách trở lại nhưng 737 MAX vẫn bị cấm bay tại Trung Quốc, số phận của nhà máy Boeing tại Trung Quốc càng trở nên mập mờ hơn khi căng thẳng thuơgn mại Trung - Mỹ tiếp tục leo thang.

Theo: CNN


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Có thể bạn chưa biết:
Nga đã từng có đội tác chiến mẫu hạm Admiral Kuznetsov.
Đội tác chiến này (vào năm 2010) gồm:
Tuần dương hàng không Project 1143.5, Admiral Flota Sovetskogo Soyuza Kuznetsov.
Tuần dương tên lửa hạng nặng động cơ hạt nhân Project 1144 Orlan, Pyotr Velikiy.
Tàu tên lửa Project 1164 Atlant, Marshal Ustinov.
Tàu chống ngầm cỡ lớn Project 1155 Fregat, Vice Admiral Kukalov.
Tàu dầu Project 1159V Dnestr
Và quan trọng nhất là tàu kéo Project R-5757 Nikolay Chiker để kéo babushka về khi bả chết máy


1633424752265.jpeg
1633424783783.png
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top