[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Ka-52 tiêu diệt liên tục nhiều mục tiêu bằng Vikhr-1

(Vũ khí) - Theo chuyên gia quân sự Alexey Ramm, với Vikhr-1, trực thăng quân sự Nga sở hữu đòn đánh có thể phá hủy mọi cỗ tăng trên thế giới.

Dẫn nguồn từ Tập đoàn vũ khí Kalashnikov Concern của Nga, nhà sản xuất của Vikhr-1, chuyên gia Nga cho biết, tên lửa có tầm bắn hiệu quả 10km và có khả năng xuyên thủng giáp chủ động của rất nhiều loại xe tăng, chẳng hạn như xe tăng Abrams của Mỹ.
"Sở dĩ Vikhr-1 có thể thực hiện điều này là do nó được gắn hai đầu đạn và phát nổ hai lần. Đầu đạn đầu tiên phá hủy lớp giáp chủ động bên ngoài của xe tăng, còn đầu đạn thứ 2 phát nổ ngay sau đó, cách khoảng một phần nghìn giây và xuyên thủng lớp kim loại bên trong", Alexey Ramm nói.
Tên lửa Vikhr-1 đánh trúng mục tiêu.

Khi tham gia nhiệm vụ tấn công, phi công trực thăng Nga sẽ bật chế độ quét địa hình từ khoảng cách xa hơn khả năng tác chiến của Vikhr-1.
Sau khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình, phi công kích hoạt hệ thống theo dõi tự động. Và khi đến tầm bắn cho phép, tên lửa sẽ được phóng tự động về phía mục tiêu. Theo đánh giá, Vikhr-1 bắn trúng mục tiêu với độ chính xác lên tới gần 90%.
ADVERTISEMENT

Đặc biệt, Vikhr-1 hoạt động trên nguyên lý bắn và quên, tức là nhà điều hành hoặc phi công phụ trách dẫn đường hoa tiêu cần phải phát hiện và bám bắt mục tiêu, rồi bấm nút, và sau đó tất cả mọi thứ diễn ra tự động.
Hiện nay, Mỹ cũng có loại tên lửa tương tự - Hellfire sử dụng cho trực thăng chiến đấu của Không quân Mỹ. Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa chống tăng phóng từ trên không AGM-114 Hellfire từ những năm 1970 và đưa vào sử dụng vào những năm 1980.
Tại thời điểm ra đời, Hellfire là tên lửa sử dụng trên trực thăng đầu tiên có hệ thống dẫn đường bằng laser. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 8km. Những tên lửa chống tăng phóng từ trên không là mối đe dọa chính với các phương tiện bọc thép vì chúng có khả năng tấn công đối phương một cách hiệu quả.

"Tên lửa Hellfire của Mỹ có một số đặc điểm chung với tên lửa của Nga, nhưng về tầm bắn và sức xuyên phá, Vikhr-1 chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với đối thủ bởi lợi thế về công nghệ thế hệ mới. Ngày nay, tên lửa chống tăng của Nga vẫn thuộc hàng tốt nhất trên thế giới", chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Nói về việc trang bị Vikhr-1 cho máy bay trong lực lượng vũ trang Nga, Đại tá Viktor Murakhovski thuộc Không quân Nga cho biết, loại tên lửa mới này được thiết kế để trang bị cho chiến đấu cơ, đặc biệt cho Su-25, Su-24 và máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới Ka-52 và Mi-28.
ADVERTISEMENT

Với việc được trang bị tên lửa Vikhr-1, trực thăng Ka-52 của Nga trở nên đáng sợ hơn bất cứ lúc nào. Ka-52 có khả năng chỉ huy tốp trực thăng với vai trò "trung tâm thần kinh", làm nhiệm vụ xác định và phân phối các mục tiêu cho toàn tốp trực thăng chiến đấu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Trang bị tạo nên khác biệt của T-90M với tăng phương Tây
(Vũ khí) - Với hệ thống hỏa lực mạnh cùng hệ thống điện tử tối tân, T-90M đảm bảo khả năng chiến đấu cho lực lượng xe tăng Nga khi T-14 chưa được trang bị.

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos, lô xe tăng T-90M đầu tiên đã được chuyển giao cho Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ của Quân khu phía Tây Nga hồi tháng 4/2020.
Dù chỉ là phiên bản nâng cấp sâu nhưng T-90M cho thấy những khả năng khác biệt với hầu hết những xe tăng hiện tại trên thế giới.
Chuyên gia Mỹ cho biết, T-90M được nâng cấp nhiều về hỏa lực. Xe sử dụng pháo chính 2A46M-5, 125mm, phiên bản nâng cấp mới nhất của loại pháo tăng huyền thoại 2A46.
Xe tăng T-90M.
Trọng pháo 2A46M-5 có độ chính xác tăng thêm 20% so với phiên bản 2A46M-4, độ phân tán của đạn khi bắn trong lục di chuyển giảm 1,7%. Pháo mới hiệu suất cao cùng hệ thống ổn định nâng cấp cho phép công kích mục tiêu chính xác hơn khi hành tiến.
ADVERTISEMENT

Thượng tầng của tháp pháo được lắp trạm vũ khí điều khiển từ xa sử dụng đại liên 12,7mm. Trạm vũ khí mới tích hợp cảm biến và hệ thống điều khiển hỏa lực, cho phép trưởng xe tiêu diệt mục tiêu từ bên trong xe, mà không phải thò đầu ra ngoài để bắn như các phiên bản cũ.
Mark Episkopos cho rằng, điểm làm nên khác biệt lớn nhất của T-90M với những cỗ tăng phương Tây chính là việc chúng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp Kalina.
Đây là hệ thống điều khiển hỏa lực tối tân được lắp trên siêu tăng T-14 Armata. Hệ thống Kalina với các cảm biến hiện đại cho phép theo dõi mục tiêu tự động và khóa pháo chính vào mục tiêu cho đến khi pháo thủ khai hỏa.

Hệ thống cảm biến trên T-90M có thể xác định mục tiêu cỡ xe tăng ở cự ly 5.500m trong điều kiện ban ngày, 2.000m trong điều kiện đêm tối. Đây rõ ràng là lợi thế rất lớn của T-90M khi tác chiến. Bởi với lực lượng xe tăng, bên nào phát hiện đối thủ trước sẽ có cơ lớn hơn nhiều giành chiến thắng.
Chuyên gia Mỹ còn chỉ ra rằng, cùng với sức mạnh hỏa lực, khả năng phòng vệ của T-90M cũng rất ấn tượng. T-90M được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt thế hệ mới, thay cho Kontakt-5 ERA.
Relikt được thiết kế dạng module bọc phía trước tháp pháo, hai bên hông và các khu vực quan trọng của xe tăng. Thiết kế dạng module cho phép dễ dàng thay thế trong điều kiện chiến trường.
ADVERTISEMENT

Giáp Relikt cung cấp khả năng bảo vệ tăng 50% chống lại các loại đạn xuyên giáp, tên lửa chống tăng. Phía sau tháp pháo, đuôi xe được gắn hệ thống lồng thép, giúp tăng khả năng bảo vệ chống lại các loại đạn bắn từ súng phóng lựu chống tăng.
Khoảng hở giữa tháp pháo và thân xe được bọc lưới bảo vệ để tăng khả năng cản phá các loại đạn chống tăng. Ngoài ra, T-90M còn được lắp hệ thống phòng vệ chủ động tương tự Afganit, loại dùng trên siêu tăng T-14 Armata.
Hệ thống Afganit gồm các cảm biến lắp quanh tháp pháo để phát hiện mối đe dọa, sau đó phóng cái khối đánh chặn để phá hủy đầu đạn trước khi nó tác động đến thân xe.
Chuyên gia Mark Episkopos đánh giá, nhờ cập nhật các công nghệ của siêu tăng T-14, T-90M đã thực sự lột xác tạo nên một nắm đấm hỏa lực uy lực trên chiến trường dựa trên bộ khung cũ của T-90.
Và đây chính là một đảm bảo cho khả năng chiến đấu của lực lượng xe tăng Nga khi T-14 chưa thực sự sẵn sàng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Zapad 2021 phá kỷ lục tập trận Zapad 81 thời Liên Xô?
(Bình luận quân sự) - Theo Bộ Quốc phòng Nga, 200 nghìn quân nhân sẽ tham gia cuộc tập trận Zapad 2021, phá kỷ lục về số lượng được thiết lập vào thời Liên Xô.

Tạp chí The Economist của Anh cho biết, tại một thời điểm, cuộc tập trận Zapad 81 do Liên Xô tổ chức có sự tham gia của 150.000 quân nhân, bao gồm cả các quốc gia đồng minh.
Những gì diễn ra năm 1981 trở thành sự kiện tham vọng nhất trong toàn bộ lịch sử Liên Xô. Nhưng liệu Zapad 2021 có thể thực sự được so sánh về quy mô với cảnh tượng thời đó hay không lại là một câu hỏi khác.


Có tranh cãi nhất định về quy mô cuộc tập trận Zapad 2021
Theo Hiệp ước Vienna năm 1990 do Moskva ký kết, bất kỳ cuộc tập trận nào có sự tham gia của hơn 13.000 quân đều phải được thông báo trước và mở cửa cho các quan sát viên nước ngoài.
ADVERTISEMENT

Tuy nhiên trong những năm gần đây, Liên bang Nga đã bắt đầu tổ chức những cuộc tập trận quy mô lớn dưới hình thức một loạt cuộc tập trận riêng lẻ, nhỏ hơn, mà yêu cầu nói trên không được áp dụng.
Ví dụ đã có thông báo rằng 12.800 quân nhân sẽ có mặt trên lãnh thổ Belarus, tức là dưới ngưỡng quy định. Đồng thời Nga khẳng định không quá 6.400 binh sĩ tham gia cuộc tập trận trên lãnh thổ nước này, nhưng họ vẫn nhắc tới con số tổng 200.000 quân nhân. Washington đã yêu cầu Moskva làm rõ sự khác biệt, nhưng các chuyên gia đã đưa ra ý kiến của họ.

"Giới lãnh đạo Nga có khả năng hy vọng rằng truyền thông phương Tây sẽ đưa tin về con số phóng đại. Điều này giúp xác nhận phạm vi của cuộc tập trận và sự thành công của nó", chuyên gia Michael Kofman đến từ Trung tâm các vấn đề hải quân cho biết.
Ông Kofman khẳng định quan hệ đối tác giữa Moskva và Minsk trong lĩnh vực quân sự đã được củng cố nghiêm túc trong năm qua (sau cuộc bầu cử tổng thống ở Belarus). Cuộc tập trận Zapad 2021 là minh chứng một cách sinh động cho điều này, ngay cả khi không có sự tính toán kỹ lưỡng về lực lượng và phương tiện.
Vị chuyên gia chú ý đến thực tế là Quân đội Nga đã di chuyển xa hơn về phía Tây so với lần trước (Zapad 2017). Một số khoa mục của cuộc tập trận được tổ chức gần biên giới Belarus - Ba Lan, cách Warsaw 200 km. Không ngạc nhiên khi Ba Lan tỏ ra khó chịu với những gì đang diễn ra.
ADVERTISEMENT

Đồng thời cuộc tập trận Zapad 2021 không chỉ bao gồm hoạt động tấn công truyền thống trên bộ, trên không và trên biển kéo dài cho đến Bắc Cực. Chúng liên quan đến nhiều loại robot chiến trường, hệ thống tác chiến điện tử và một số công nghệ quân sự hiện đại khác.
"Với những gì đang diễn ra, Moskva cho thấy rằng mặc dù bị phương Tây ruồng bỏ, nhưng họ vẫn có đủ bạn bè", truyền thông từ Vương quốc Anh tóm tắt.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Chương trình bom diệt hạm của Mỹ dễ bị đối phó?
(Vũ khí) - Theo Business Insider, để tăng hiệu quả tác chiến và thêm lựa chọn khi tấn công diệt hạm, Mỹ đang phát triển loại bom chuyên dùng cho đối hải.

Hôm 26/8, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu của Không quân Mỹ đã thử nghiệm khả năng sử dụng bom JDAM GBU-31 - loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) gắn ở phần đuôi.
Tham gia cuộc thử nghiệm gồm 3 chiếc tiêm kích F-15E Strike Eagle được trang bị các phiên bản mô hình của bom diệt hạm nhằm mô phỏng cách thức hoạt động của vũ khí.
1632126271221.png
1632126285713.png
Tiêm kích F-15 Mỹ. Thả bom bổ nhảo chống tàu giống máy bay thời đệ nhị chiến
Đại tá Anthony Meeks, Giám đốc bộ phận trang bị vũ khí của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ cho biết: "Hệ thống bom diệt hạm có thể tấn công vào loạt điểm chết trên chiến hạm như thượng tầng của tàu, ngấn nước hoặc ngay dưới mặt nước.
Mục tiêu của chương trình phát triển bom diệt hạm được Hải quân Mỹ thực hiện nhằm tạo ra loại vũ khí có chi phí thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả chiến đấu tương đương với ngư lôi.
ADVERTISEMENT

Theo Thiếu tá Kevin Fogler, phi công trực tiếp điều khiển chiếc F-15E trong thử nghiệm, hiện nay loại bom GBU-24 có laser dẫn đường, vốn thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu như boong ke, không hiệu quả khi chiến đấu với một con tàu.
"Khi các mục tiêu mà chúng tôi tấn công có thể bắn lại, chúng tôi không muốn nằm trong khu vực mà chúng tôi phải rọi laser vào mục tiêu", phi công Kevin Fogler cho biết.
Nhưng với GBU-31 với GPS dẫn đường được sử dụng, các tiêm kích có thể thoát ra ngoài khu vực đó ngay lập tức sau khi bắn và không phải lảng vảng quanh đó để giữ laser cố định với mục tiêu như khi sử dụng GBU-24.

Để hoàn thành nhiệm vụ, các loại vũ khí có laser dẫn đường cùng cần một môi trường ít mây để hoạt động nhưng hệ thống GPS dẫn đường của GBU-31 có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Điều đặc biệt là ngay sau khi Mỹ công bố về chương trình bom diệt hạm GBU-31 đã xuất hiện những nghi ngờ về tính hiệu quả của chương trình này. Cụ thể, do chỉ được dẫn đường bằng GPS mà không có cánh như bom lượn nên máy bay mẹ buộc phải bay vào vùng tác chiến của hệ thống phòng không trên hạm đối phương để thả bom.
Như vậy, F-15E hay bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của Mỹ mang theo vũ khí này đều có nguy cơ bị bắn hạ trước khi kịp cắt bom GBU-31 diệt chiến hạm đối phương. Ngoài ra, việc được dẫn đường bởi GPS cũng đang là dấu hỏi lớn về tính hiệu quả của GBU-31 trong trường hợp mục tiêu bị tấn công là tàu chiến Nga.
Bởi đối thủ lớn nhất của Mỹ này đã nhận ra sự lệ thuộc của nước này vào hệ thống GPS để phục vụ từ hoạt động dẫn đường thông thường cho tới dẫn bắn vũ khí. Điều đó thúc đẩy họ tìm ra cách gây nhiễu hoặc đánh lừa tín hiệu GPS.
ADVERTISEMENT

Và với nền tảng tác chiến điện tử được đánh giá hàng đầu thế giới hiện nay, Nga có thể khiến GBU-31 không phân biệt được mục tiêu hoặc vô hiệu chúng ngay khi được máy bay thả.
Theo tờ Der Standard, lực lượng mặt đất và chiến hạm Nga có khả năng tác động đến thiết bị định vị GPS và sử dụng phương cách tấn công giả mạo - truyền các dữ liệu tọa độ giả cho các thiết bị định vị của Mỹ.
Der Standard cho rằng GPS giả mạo là một vũ khí rất mạnh của cuộc chiến tranh điện tử. Gần như không thể chống lại được tác động vào các trang thiết bị quân sự, máy bay không người lái. Việc thay đổi dữ liệu GPS không thể phát hiện ra cho đến thời điểm vũ khí kết thúc nhiệm vụ (lao xuống biển hoặc bay lệch hướng).
Chính vì vậy, khả năng chống hạm của chương trình bom tấn công trên biển của Mỹ bị nghi ngờ tính hiệu quả ngay từ khi tiến hành những cuộc thử nghiệm đầu tiên.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Houthi đánh chặn CH-4, ngăn tham vọng của Trung Quốc
(Vũ khí) - Lực lượng Houthi (được gọi là Ansar Allah) tại Yemen vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh bắn hạ chiếc UCAV CH-4 của Saudi Arabia do Trung Quốc sản xuất.

Vụ bắn hạ diễn ra hôm 14/9 khi chiếc UCAV này đang bay tại huyện Kitaf ở tỉnh Saadah, miền bắc Yemen. "Chiếc CH-4 bị đánh chặn bằng tên lửa đất đối không khi chuẩn bị tấn công vào vị trí của chúng tôi tại tỉnh Saadah", một đại diện của Houthi cho biết.
Để khẳng định tuyên bố của mình chính xác, Houthi còn cho công bố video ghi lại toàn bộ quá trình diễn ra vụ đánh chặn chiếc CH-4 để chứng minh. Theo số liệu thống kê của hãng Southfront, đây là chiếc CH-4 thứ 5 của Saudi Arbia bắn hạ trong thời gian qua.
Khoảnh khắc chiếc máy bay bị tên lửa đánh trúng.
Chiến đấu kém cỏi được xem là nguyên nhân khiến Saudi Arabia tuyên bố ngừng sản xuất loại UCAV này trong nước và tìm nguồn cung khác tin cậy và mạnh mẽ hơn. Thực trạng này cũng diễn ra với những chiếc CH-4 trong Không quân Jordan, Iraq.
Jordan mua CH-4 cùng với tên lửa dẫn đường bằng laser AR-1 và bom dẫn đường FT-9. Theo quảng bá, những chiếc UCAV này có khả năng hoạt động vượt ra ngoài tầm nhìn khi chúng được trang bị các thiết bị liên lạc vệ tinh.

"Nhìn bề ngoài, những chiếc CH-4 rất mạnh mẽ và rất giống với 'ác điểu' MQ-9 của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, ngay khi vận hành mới thấy hết được sự vô dụng của chúng", Không quân Jordan thừa nhận.
ADVERTISEMENT

Trong thời gian 4 năm đưa vào sử dụng, dòng máy bay này đã gây thất vọng lớn khi thường xuyên xác định sai và tấn công nhầm mục tiêu.
Cùng với đó, số phận những chiếc CH-4 trong Không quân Iraq cũng thê thảm không kém khi chỉ trong một thời gian ngắn tác chiến, tất cả những chiếc UCAV này đã không thể cất cánh.
CH-4 của Iraq đã hoạt động lần cuối hồi tháng 9/2019. Iraq đã mua tổng cộng 20 chiếc CH-4 từ Trung Quốc năm 2015.

Trong thời gian thực chiến chống phiến quân đã có 8 chiếc bị rơi không rõ nguyên nhân, số còn lại không chứng minh được năng lực chiến đấu như kỳ vọng. Đây chính là nguyên nhân những chiếc UCAV này đã bị cho ngừng bay.
Chuyên gia David Axe của tờ National Interest cho biết, để thực hiện thành công thương vụ CH-4 với Jordan, Iraq và Saudi Arabia, những khách hàng này đã được rất nhiều ưu đãi từ Trung Quốc.
Lý giải cho nhận định của mình, chuyên gia Mỹ cho rằng hiện nay Trung Quốc đang muốn tăng sự ảnh hưởng của mình tại Iraq, Saudi Arabia, Jordan cùng toàn bộ Trung Đông. Vì vậy, việc bán UCAV không hẳn chỉ vì mục đích thương mại của Trung Quốc.
Sở hữu tham vọng mở rộng ảnh hưởng, có mối quan hệ kinh tế, quân sự với các quốc gia khu vực, vũ khí Trung Quốc được coi như đang trở thành nhân tố mới đáng chú ý tại Trung Đông.
ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, chuyên gia David Axe cho rằng, chỉ với ba khách hàng đầu tiên nói trên và thực tế vận hành CH-4 cho thấy, tham vọng tăng cường ảnh hưởng tại Trung Đông bằng vũ khí của Trung quốc sẽ rất khó có thể thực hiện được.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
NI: Tu-160 là oanh tạc cơ mạnh nhất thế giới
(Vũ khí) - Theo chuyên gia Trevor Filseth, dù là 2 dòng máy bay tầm xa mạnh nhất của Nga và Mỹ, nhưng Tu-160 sở hữu những tính năng không thể với B-1B Lancer.

Nhận định được chuyên gia Mỹ nói đến trong bài viết đăng tải trên tạp chí National Interest (NI), cả hai máy bay có ngoại hình khá giống nhau, vai trò của chúng cũng tương đương, nhưng hai máy bay ném bom vẫn sở hữu nhiều điểm khác nhau.
Máy bay B-1B của Mỹ hoạt động trên độ cao thấp và đạt tốc độ 1,25 Mach nên máy bay ném bom không thể bay qua lãnh thổ có hệ thống phòng thủ. Tuy nhiên, máy bay có thể nhận được hình ảnh radar của các vật thể trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao.
Máy bay B-1B Lancer.
Trong khi đó, Tu-160 của Nga lớn hơn và nhanh hơn so với B-1B. Ngoài ra, Tu-160 có trọng lượng cất cánh lớn nhất 272.000 kg và đạt tốc độ hơn 2,05 Mach, trong khi máy bay ném bom của Mỹ có thể cất cánh nếu trọng lượng của nó không vượt quá 216.000 kg.
ADVERTISEMENT

Máy bay ném bom Nga được trang bị các tên lửa hành trình tầm xa X-55. Tu-160 có khả năng mang 12 tên lửa như vậy. Máy bay ném bom cũng có tên lửa hành trình X-101 và X-102, dòng tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường và cả đạn hạt nhân khi cần thiết.
Trong khi đó, Không quân Mỹ đã tước mất khả năng mang vũ khí hạt nhân của B-1B. Hiện nhiệm vụ này trong quân đội Mỹ chỉ còn được giao cho oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit. Với mẫu nâng cấp của Tu-160, oanh tạc cơ Nga còn đáng sợ hơn nhiều.
Tu-160 ngay từ trước khi hoàn thiện đã được coi là phi cơ mang tên lửa nhanh nhất của thế giới, với những hệ thống điện tử mới càng có thêm ưu thế hơn nữa trên bầu trời và vượt trội qua mặt mẫu máy bay ném bom B-1B Lancer.

Máy bay Tu-160.
Theo số liệu của NI, B-1B Lancer được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164, radar này được trang bị bộ vi xử lý có khả năng lái chùm tia điện tử nhằm giảm khả năng bị phát hiện. Radar còn có khả năng thiết lập khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ số mặt đất với độ phân giải cao.
Bên cạnh đó B-1B Lancer còn được trang bị máy thu cảnh báo radar và gây nhiễu AN/ALQ-161A. Hệ thống này bao gồm 8 hệ thống bắn pháo sáng gây nhiễu AN/ALE-49. Oanh tạc cơ Mỹ còn có hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.
ADVERTISEMENT

Nhờ các biện pháp hỗ trợ điện tử, B-1B Lancer có độ bộc lộ radar và hồng ngoại tương đối thấp. Diện tích phản hồi radar của B-1B ước tính khoảng 2,4 m2. Máy bay này còn được trang bị hệ thống dẫn hướng quán tính tiên tiến cùng hệ thống định vị vệ tinh hiện đại.
Trong khi đó thông tin về radar của Tu-160 vẫn chưa được công bố nhưng chuyên gia Mỹ cho biết, nó được trang bị hệ thống điện tử tiên tiến, radar dẫn đường và tấn công hiện đại, hệ thống tác chiến điện tử hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao.
Cùng với đó, Tu-160 còn được thiết kế với khả năng giảm độ bộc lộ hồng ngoại và radar dù nó không phải là một máy bay tàng hình. Chỉ với những thông tin này, chuyên gia của NI cho rằng, về tính năng nhiệm vụ của 2 dòng máy bay là tương đương nhưng xét trên nhiều chỉ số, B-1B Lancer kém hơn hẳn so với Tu-160.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Chó nghiệp vụ Mỹ nhảy dù đổ bộ từ máy bay
(Lực lượng vũ trang) - Xin được giới thiệu phần cuối bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Xergey Ivanov.

1632126715107.png
Đổ bộ
Khi đổ bộ từ máy bay, chú chó nằm trong một cái túi được gọi là túi bay. Chiếc túi này được đặt trên một “cái khay” hình vỏ sò. Túi có một lớp lót mềm mại tạo sự thoải mái cho chó.
Khi đó chú chó nằm gấp hai chân trước và hai chân sau - đây là cách nằm mà những chú chó chiến đấu được huấn luyện để chúng có thể nhảy ra ngoài nhanh hơn khi tiếp đất.
Vòng cổ được khóa bằng một chiếc khóa từ đặc biệt, chỉ người điều khiển chó mới có thể kích hoạt, còn bản thân chú chó thì không.
Sau khi tiếp đất, một hệ thống cực kỳ tinh vi giúp túi đổ bộ “nở bung ra” như một bông hoa và “giải phóng” chú chó trong vòng chưa đầy 10 giây sau khi tiếp đất.

Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Chuẩn bị tấn công. Ảnh: Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Và chiến binh này đang lao tới đối tượng
Trong ngành Quân y
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Một binh sĩ Mỹ đang huấn luyện chú chó nghiệp vụ quân sự trong cuộc diễn tập sơ tán y tế chung với các phi công, thủy thủ và binh sĩ tại Căn cứ Không quân Ali Al Salem ở Kuwait.
Chiến đấu với COVID
Các nhà khoa học của Trung tâm Hóa học- Sinh học về Phát triển Năng lực Chiến đấu đang hợp tác với Trường Đại học Pennsylvania và các cơ sở huấn luyện chó khác nhau tiếp tục nghiên cứu đề tài về cách sử dụng chó trong cuộc đấu tranh chống lại COVID-19 và các mối đe dọa sinh- hóa học khác.
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Thiết bị huấn luyện phát hiện COVID-19
Các nhà khoa học của Trung tâm này cho biết là những con chó được huấn luyện này có khả năng phát hiện một người dương tính với COVID-19 từ trước vài ngày trước khi các xét nghiệm nhanh có thể phát hiện.
ADVERTISEMENT

Jenna Gadberry, một cán bộ khoa học của Trrung tâm cho biết: “Chúng tôi đang sử dụng khả năng phát hiện mùi này của chó và cố gắng tìm hiểu xem chúng ta có thể đi được bao xa trong giới hạn của những phát hiện mùi của chó”.
Và khẳng định: "Cho đến thời điểm hiện tại, những khả năng mà những chú chó đã thể hiện thật đáng kinh ngạc".
Vào mùa thu năm 2020, một nhóm cán bộ khoa học đã hoàn thành giai đoạn đầu của công trình nghiên cứu này, - trong quá trình đó họ đã thu thập mẫu nước tiểu và nước bọt từ những người có kết quả xét nghiệm dương tính và âm tính với COVID-19.
Để làm được việc này, các nhà khoa học cần tìm ra những con chó dễ bị kích thích và có đủ “động lực” để ngửi mùi các phần tử hữu cơ phát tán, nhưng đồng thời phải đủ khả năng tập trung để hoàn thành công việc.
Khi bắt đầu dự án, đã chọn được 8 chú chó và tất cả chúng đã được chọn tiếp vào giai đoạn hai. Có 7 chú chó Labrador và 1 chú chó Malinois của Bỉ trong độ tuổi từ 2 đến 7. Những chú chó này đến từ khắp nơi trên đất Mỹ, và thậm chí có một đến từ Mexico.
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Tuyển chọn các “cá nhân xuất sắc” trong việc phát hiện COVID-19
Những “chú chó- phát hiện viên” được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí, một trong số đó là chúng phải thích “ngửi mùi” COVID-19 (một số con chó khác tuyệt đối không muốn làm điều này).
Các nhà khoa học tại trung tâm đang hy vọng có thể khai thác những khả năng của loài chó tại những nơi tập trung nhiều nhóm người, kể cả trên các tàu lớn, các cơ sở giáo dục và các hoạt động đông người- như lễ tốt nghiệp tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ chẳng hạn.
Cấp bậc quân hàm và khen thưởng
Ngoài cấp bậc quân hàm, những quân khuyển còn được trao tặng một số huy chương và danh hiệu quân sự rất ấn tượng.
Một trong những chú chó có quân hàm cao nhất là trung sĩ (cấp bậc) có tên là Thiếu tá Fosco (biệt danh),- đây là một trong những chú chó đầu tiên nhảy dù đôi với người điều khiển của mình, Trung sĩ hạng nhất Lalonde vào ngày 18 tháng 9 năm 2009.
Trung sĩ quân khuyển Yeager, một chú chó phát hiện chất nổ của Quân đoàn Lính thủy Đán bộ Mỹ đã tham gia gần 100 cuộc tuần tra chiến đấu và được trao tặng Huy chương Trái tim màu Tím sau một vụ nổ ở Afghanistan năm 2012.

Hưu trí
Theo truyền thống, cúng như trong Thế chiến thứ hai, những chú chó K-9 Mỹ sau chiến tranh sẽ trở về nhà với chủ cũ hoặc với người nhận nuôi mới.
Chiến tranh Việt Nam là một trường hợp ngoại lệ - chó chiến đấu của Mỹ được coi là "trang thiết bị sử dụng một lần" và đã được, hoặc là bàn giao cho người nhận nuôi, hoặc chuyển giao cho quân đội các nước đồng minh của Mỹ trước khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam.
Nhờ những nỗ lực vận động hành lang của những huấn luyện viên- người sử dụng chó- cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép được sử dụng các cựu quân khuyển (chó chiến đấu) K-9 Hoa Kỳ sau khi chúng đã phục vụ trong quân đội.
Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký một đạo luật cho phép "nhận làm con nuôi" những chú chó này, - và như vậy Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh duy nhất của Mỹ - khi mà các chú chó chiến đấu của Mỹ không bao giờ được trở về nhà.
Kể từ khi Đạo luật Robbie được thông qua vào năm 2000 cho đến nay, tất cả những chú chó chiến đấu đều đủ điều kiện được “nhận làm con nuôi” sau khi kết thúc thời gian phục vụ của chúng trong quân ngũ.
Vào năm 2016, các luật mới buộc Bộ Quốc phòng Mỹ phải trả tiền cho việc đưa trở về nhà tất cả những chú chó quân sự sau thời gian tại ngũ,- có nghĩa là sẽ không có bất cứ một con chó quân sự bị bỏ lại ngoài biên giới tổ quốc (nước Mỹ).
Nhận nuôi chó nghiệp vụ quân sự
Những chú chó quân đội đã nghỉ hưu hoặc không còn đủ điều kiện tiếp tục phục vụ trong quân đội là những con vật nuôi tuyệt vời và có thể đăng ký nhận nuôi chúng.
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay

ADVERTISEMENT

Rất may mắn là chúng rất được yêu mến và có tới hơn 90% trong số chúng đã được những người quản lý cũ nhận nuôi. Có cả một danh sách dài những người đăng ký nhận nuôi, nhưng những ai muốn có thể liên hệ với Hiệp hội Chó chiến đấu Hoa Kỳ.
Hiệp hội Chó chiến đấu Hoa Kỳ được thành lập và tồn tại để đảm bảo sự giúp đỡ thiết thực suốt đời cho các chú chó nghiệp vụ quân sự; cho những người quản lý và các gia đình nuôi dưỡng chúng.
Vào thời điểm hiện tại, có rất nhiều công dân Mỹ đang xếp hàng để chờ đến lượt được trao cho những cựu chiến binh này một ngôi nhà đầy tình yêu thương để chúng có thể có một cuộc sống thoải mái khi “về hưu”.
Ký ức về những anh hùng
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay
Một huấn luyện viên chó của Hải quân Mỹ cùng chú chó chiến đấu tại Nghĩa trang Quốc gia Chó Chiến đấu, Căn cứ Hải quân Guam
Dòng chữ trên Đài tưởng niệm tưởng nhớ những chú chó chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai ...
“25 chú cho chiến đấu lính thủy đánh bộ đã hiến dâng cuộc đời mình để giải phóng Guam vào năm 1944. Họ là những lính gác, lính liên lạc, lính trinh sát. Họ khám phá các hang động, phát hiện mìn và các bẫy mìn. - Semper Fidelis Kurt, Yonnie, Coco, Banks, Skipper, Poncho, Tabby, Hobo Ni, Prince, Fritz, Emmy, Missy, Cappie, Duke, Max, Blitz, Arno, Silver, Brokki, Bursh, Pepper, Ludwig, Ricky.
Tượng đài này được lập để tưởng nhớ những chú chó đó và là để thay mặt những người lính còn sống của trung đội 2 và trong đội 3 chó chiến đấu hải quân tri ân những chú chó trên, - nhiều người trong số họ còn sống là nhờ lòng dũng cảm và sự hy sinh của những con vật dũng cảm này.
Cuối chặng đường
Cho nghiep vu My nhay du do bo tu may bay

Nếu một chú chó chiến đấu chết trong chiến trận, nó sẽ được toàn đội chào vĩnh biệt. Bộ đồ ăn được xếp ngược một cách tượng trưng, và bài thơ "Những người bảo vệ bóng đêm" được đọc để vinh danh quân khuyển đó..., và bài thơ đó như sau:
ADVERTISEMENT


(vì không đủ trình độ dịch thơ, chúng tôi xin dịch ý, xin bạn đọc thông cảm-ND)
Hãy tin tôi, hỡi người bạn chiến đấu của tôi, bởi vì tôi là đồng đội của bạn.
Tôi sẽ bảo vệ bạn cho đến hơi thở cuối cùng của mình, khi tất cả những người khác đã rời bỏ bạn và khi sự cô đơn của bóng đêm đang đến gần, tôi sẽ ở ngay bên cạnh bạn.
Khi cùng nhau, chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại và tìm ra những kẻ muốn làm hại người khác.
Tất cả những gì tôi muốn ở bạn, - đó là lòng trắc ẩn, là sự quan tâm, là hơi ấm của bàn tay bạn. Vì bạn, tôi sẵn sàng hiến dâng cuộc sống của mình mà không hề nuối tiếc....
Những ngày tháng trong cuộc đời tôi được đo đếm bằng số lần bạn đến với tôi và bạn đi. Tôi ngóng đợi những lần đến đi đó của bạn mỗi khi nghe tiếng cánh cửa mở ra.
Khi tôi ốm, mỗi câu nói của bạn là sự an ủi. Và là tiếng nói của bạn là sức mạnh của quyền lực mỗi khi tôi làm điều gì đó sai.
Tôi sẽ im lặng lắng nghe bạn và không bao giờ đưa ra lời phán xét, và những câu từ bạn đã nói đã nói sẽ không bao giờ cần phải lặp lại.
Tôi sẽ luôn giữ im lặng, luôn cảnh giác, luôn chung thủy với bạn.
Và khi những ngày tháng cùng ở bên nhau của chúng ta kết thúc, bạn tiếp tục cuộc hành trình xuyên thế giới của mình, xin hãy nhớ về tôi với những kỷ niệm tốt đẹp ...
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa hành trình của Triều Tiên có tầm bắn 1500 km?
(Vũ khí) - Bất chấp những lời đe dọa trừng phạt từ phía Mỹ, Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm tên lửa hành trình thành công khiến Mỹ, Hàn và Nhật lo lắng.

Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình tên lửa hạt nhân bất chấp những lời đe dọa trừng phạt từ Mỹ. Thông tin này được chuyên gia quân sự Viktor Baranets tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo PolitRussia.
1632126804692.png
Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa hành trình mới.
Trước đó, cổng thông tin Hàn Quốc đưa tin rằng, Triều Tiên đã phóng thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới. Tên lửa này đã được phát triển trong hai năm qua và đã tiêu diệt mục ở khoảng cách 1,5 nghìn km. Bình Nhưỡng tuyên bố rằng, đây là một vũ khí mới cho phép nước này ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài.
Ngay khi thông tin này được công bố, Hoa Kỳ và Nhật Bản ngay lập tức đã phản ứng mạnh mẽ. Phía Nhật Bản nói rằng, sự thành công của quân đội Triều Tiên là một mối đe dọa đối với toàn thế giới, trong khi đó Hoa Kỳ đã báo cáo về tình trạng báo động do hoạt động của quân đội Triều Tiên.
ADVERTISEMENT

Chuyên gia quân sự Viktor Baranets tiết lộ với phóng viên của tờ báo PolitRussia, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển tên lửa của Triều Tiên phần lớn là do Liên Xô. Thực tế, Triều Tiên đã phát triển những tên lửa hành trình từ cuối những năm 1980. Đầu tiên là tên lửa Skat với tầm bắn ngắn và không thực sự nguy hiểm. Tuy nhiên, càng ngày Triều Tiên càng cho thấy năng lực phát triển tên lửa hành trình của mình, hằng năm các tên lửa mới với tầm bắn ngày càng xa đã xuất hiện ở Triều Tiên.
Ông Baranets cho rằng, những gì Triều Tiên đã và đang làm được khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ vô cùng lo lắng.

“Trong những năm gần đây, tên lửa không ngừng được thử nghiệm trên biển và tầm bắn tiếp tục tăng lên. Nhật Bản tuyên bố sẽ trừng phạt Triều Tiên với tất cả sức mạnh của mình, còn Mỹ đe dọa sẽ biến Triều Tiên thành đất. Tuy nhiên, chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển ”, ông Baranets nói.
Chuyên gia quân sự này cho rằng, Mỹ là quốc gia đầu tiên lo ngại về các tên lửa của Triều Tiên. Họ đang rất lo sợ về khả năng của tên lửa hành trình mới này. Theo Viktor Baranets, Triều Tiên có thể đang lừa dối khi tuyên bố rằng tên lửa của họ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1,5 nghìn km. Trên thực tế, khoảng cách này có thể lớn hơn nhiều và Lầu Năm Góc cũng không thể xác định được mối đe dọa đối với Hoa Kỳ lớn đến mức nào.
ADVERTISEMENT

“Ngay cả Cơ quan Tình báo Trung ương và Lầu Năm Góc cũng không thể xác định chính xác loại tên lửa và tầm bay của chúng. Nên nhớ rằng, Triều Tiên đã từng tuyên bố họ có một sản phẩm có khả năng bay qua Thái Bình Dương và tấn công vào lãnh thổ của Mỹ”, ông Baranets cho biết.
Trả lời về mối đe dọa tên lửa hành trình của Triều Tiên đối với Nga, ông Baranets cho rằng, Nga không phải lo lắng về mối đe dọa từ phía Bình Nhưỡng, vì thực tế họ không muốn làm hỏng quan hệ với Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu hơn, Nga cũng có thể chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ phía Bình Nhưỡng.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Iskander bắn đạn Mỹ sợ nhất tại Zapad-2021
(Vũ khí) - Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/9, trong khuôn khổ cuộc tập trận Zapad-2021, đạn hành trình của tổ hợp Iskander-M đã tấn công chính xác mục tiêu.


Kíp trắc thủ của Iskander-M thực hiện pha tấn công vào mục tiêu kẻ thù giả định cách bãi tập Mulino trên 50km.
"Bốn hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M đã đồng thời thực hiện màn tấn công nhóm. Cuộc tấn công được thực hiện bằng cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa", thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Tổ hợp Iskander-M bắn đạn hành trình.

Nguyên bản, tổ hợp Iskander-M có tầm chiến đấu từ 50 - 500km, nhưng khi mang theo tên lửa hành trình, tầm tấn công của tổ hợp này tăng lên nhiều lần.
Việc Iskander-M sử dụng đạn hành trình tại Zapad-2021 được công khai nhưng phía Nga không cho biết đây là loại tên lửa nào. Tuy nhiên, căn cứ vào thông tin trang bị của Iskander-M được công bố trước đó, đây chính là đạn 9M729.
ADVERTISEMENT

Đây cũng chính là loại đạn được Tướng John Hyten, thuộc Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ gọi tên. "Nga đã âm thầm phát triển và đưa vào trang bị 9M729 ngay từ khi Hiệp ước INF còn hiệu lực. Giờ Nga đã công khai sử dụng loại đạn này.
Rõ ràng, 9M729 đang gây nguy hiểm với châu Âu và lực lượng Mỹ tại đây bởi tầm bắn của tên lửa này lên tới trên 5.000km và chúng nó có thể mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau", tướng Mỹ nói.
Sự lo lắng của tướng Mỹ không phải là thừa bởi đạn 9M729 được hiện đại hóa từ 9M728 để tăng sức mạnh của bộ phận chiến đấu, cũng như nâng cao các tính năng về độ chính xác.

Các tên lửa 9M729 chính là bản mặt đất của tên lửa Kalibr-NK. Tên lửa được thống nhất hóa về hầu hết các cụm thiết bị chính. 9M729 được trang bị hệ điều khiển và dẫn đường dựa trên quán tính với cảm ứng Doppler điều chỉnh góc tấn công theo hệ thống định vị vệ tinh Glonass và GPS.
Trong giai đoạn cuối, đầu tự dẫn radar chủ động trên tên lửa sẽ được kích hoạt, tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn thông thường nặng tới 450kg.
Về thiết kế, 9M729 được sản xuất theo nguyên lý khí động học thông thường với hai cánh được gấp lại trong thân khi di chuyển. 9M729 có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.
Điểm khác biệt duy nhất giúp 9M729 khẳng định được uy lực so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn. Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến trên 5.400km.
ADVERTISEMENT

Với tầm bắn này, lực lượng tên lửa Nga sở hữu loại đạn bắn xa hơn gấp đôi so với phiên bản Tomahawk trên cạn được Mỹ tuyên bố đang hoàn thiện. Đặc biệt, theo nguồn tin tình báo Mỹ, 9M729 còn được Nga phát triển với khả năng mang được đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh châu Âu đang phát sốt với tên lửa 9M729. Đây cũng chính là loại tên lửa Mỹ yêu cầu Moscow ngừng triển khai.
Nói về yêu cầu của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga đã sẵn sàng kiềm chế việc triển khai tên lửa 9M729 ở khu vực châu Âu nếu Mỹ đáp ứng được điều kiện.
Trong tuyên bố hồi cuối tháng 10/2020, Tổng thống Nga Putin khẳng định: "Nga sẽ hạn chế việc triển khai 9M729 ở khu vực châu Âu nếu Mỹ và NATO ngừng hoạt động các hệ thống phòng thủ Aegis Ashore đang có mặt ở khu vực này".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Sức mạnh của Nga là ICBM mới: “YARS”, “SARMAT” và “AVANGARD”
(Vũ khí) - Tên lửa “Topol” sắp được thay thế bằng các tên lửa khác hiện đại hơn

1632127146949.png
Ảnh: Anton Novoderezhkin / TASS
Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ sẽ có sự thay đổi đối với tên lửa ICBM “Topol” RS-12M - chúng sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2024. “Topol” RS-12M được đưa vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 1988 và bây giờ đã đến lúc phải nhường chỗ cho các loại tên lửa mới, hiện đại hơn.
Các loại tên lửa mới đã thay nhau ra đời – Đầu tiên là “Yars” RS-24 tiếp nối cải tiến tổ hợp “Topol-M”, khởi đầu cho ICBM RS-28 "Sarmat", theo dự báo của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, sẽ đột phá vào năm 2022.
Hiện Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã ngừng tiếp nhận "Topol", tiếp tục nhận “Yars” mới và đang chờ đợi "Sarmat" như một lá chắn và thanh kiếm hạt nhân mới.
Các phương tiện hiện đại của Lực lượng Tên lửa Chiến lược có khả năng tấn công phủ đầu vào bất kỳ điểm nào trên hành tinh, nơi xuất hiện mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Nga.
Ngay cả trong trường hợp kẻ thù tiềm tàng tấn công trước, các lực lượng tên lửa chiến lược vẫn có thể phối hợp với Lực lượng Không quân Vũ trụ để đẩy lùi cuộc tấn công của đối phương và thực hiện một cuộc tấn công trả đũa ồ ạt, loại trừ hoàn toàn khả năng các nỗ lực thực hiện các hành động gây hấn tiếp theo.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược luôn sẵn sàng chiến đấu, nhằm răn đe hạt nhân đối với hành vi xâm lược và hủy diệt là một phần của lực lượng hạt nhân chiến lược (SNF) hoặc là với các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân ở phạm vi lớn, theo nhóm hoặc là với các cuộc tấn công đơn lẻ vào các mục tiêu chiến lược nằm trên một hoặc một số hướng chiến lược và hình thành cơ sở của tiềm lực quân sự và kinh tế quân sự của kẻ thù.
ADVERTISEMENT

Vũ khí chính của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga là tất cả các ICBM di động trên đất liền và trong các bệ phóng ngầm của Nga với đầu đạn hạt nhân.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược là binh chủng duy nhất của Lực lượng Vũ trang Nga mà trong đó cơ cấu được giữ nguyên hoàn toàn. Mỗi đơn vị là một "nắm đấm hạt nhân" mạnh mẽ có khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao ngay cả khi không có chỉ thị từ Bộ tổng tham mưu của binh chủng Tên lửa Chiến lược.
Sơ đồ cấu trúc như vậy được giữ lại dựa vào chính sách hiện tại của Bộ Quốc phòng và Đại tướng Sergei Kuzhugetovich Shoigu, nhằm phát triển các đội quân và đội hình quân chính quy mạnh mẽ, không chỉ phù hợp với bộ binh, mà còn đối với lực lượng tên lửa, như thực tiễn đã xác nhận.
Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga bao gồm ba đơn vị tên lửa, bao gồm 12 sư đoàn. Không có sự ràng buộc về vị trí địa lý trong việc bố trí các đơn vị – Các trận địa tên lửa đạn đạo có thể nằm cách sở chỉ huy chính hàng trăm km.
Cơ sở hiện tại của Lực lượng Tên lửa Chiến lược là các hệ thống tên lửa chiến lược RT-2PM2 "Topol-M", RS-24 “Yars” di động và trong các hầm phóng ngầm. Các hệ thống tên lửa R-36M / r - 36 M , UR 100N, RS-20 V “Voevoda”, RS-18 “Stilet” đã được thay thế bằng hệ thống “Sarmat” và “Rubezh”.

Tất cả các hệ thống tên lửa của Nga có thể mang 1.166 đầu đạn hạt nhân. Lực lượng Tên lửa Chiến lược có lẽ là lực lượng duy nhất có vũ khí không được sử dụng trong chiến đấu còn các kỹ năng của họ được rèn giũa tại các thao trường bắn tên lửa Kapustin Yar, Kura (ở Kamchatka) và Sary-Shagan (ở Kazakhstan).
"Topol" đã phục vụ trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược gần 40 năm, hiện đang được thay thế bằng “Yars”, nhưng rồi chúng cũng sẽ được “nghỉ ngơi” vào một ngày nào đó. Và sau đó một sự thay thế khác đang được thực hiện. RS-28 "Sarmat" là hệ thống tên lửa dựa silo trên mặt đất đầy hứa hẹn của Nga với ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
RS-28 "Sarmat" được phát triển từ những năm 2000 bởi các chuyên gia của Công ty Cổ phần “Trung tâm Tên lửa Nhà nước mang tên V.I. VP Makeev” ở vùng Chelyabinsk.
Bản thân tên lửa này là một "khoang trống", mang theo đạn dược, có khả năng bay một đoạn ngắn với trọng lượng 200 tấn, nên rất khó để đánh chặn nó bằng các phương tiện phòng thủ chống tên lửa. Nhưng điều ngạc nhiên chính nằm ở bên trong khoang. Chúng ta đang nói về đầu đạn siêu thanh (tàu lượn), được biết đến với mã hiệu Ju-71.
ADVERTISEMENT

Ở độ cao tối đa, Ju-71 đạt tốc độ 15 Max (khoảng 11-12 nghìn km / h). Trong trường hợp này, thiết bị bay theo một quỹ đạo rất phức tạp, theo quy luật vật lý, tốc độ của vật thể sẽ giảm xuống. Theo dữ liệu giả định, Ju-71, được nâng lên độ cao 100 km, sau đó bay với tốc độ từ 5 đến 7 km / giây.
Tên lửa đạn đạo “Voevoda” (RS-20 V hoặc R-36M), được NATO gọi là SS-18 “Satan”, được coi là tên lửa mạnh nhất thế giới, cũng đang bị loại bỏ dần. Là một phần của Lực lượng Tên lửa Chiến lược, chúng sẽ vẫn tồn tại cho đến năm 2026, nhưng hiện đã nằm trong các kho bảo quản, không được tiếp nhiên liệu.
Chúng sẽ được thay thế bằng "Avangard" - tổ hợp chiến lược với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được trang bị đầu đạn hành trình lượn có khả năng bay trong các lớp dày đặc của khí quyển với tốc độ siêu thanh, cơ động theo hành trình và độ cao và vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào.
Trung đoàn "Avangard" đầu tiên đã sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu trong đội hình Dombrovsky của Lực lượng Tên lửa Chiến lược ở tỉnh Orenburg.
"Avangard" được đưa vào Lực lượng Tên lửa Chiến lược một cách nhanh chóng - một vài năm trước đây thậm chí còn chưa ai nghe nói gì về nó. Đồng thời, công việc tích cực đang được tiến hành để đưa các tổ hợp “Yars” mới vào tình trạng trực chiến.
ADVERTISEMENT


Người ta đã nói nhiều về những phẩm chất tuyệt vời của “Sarmat”. Hiện được biết rằng "Avangards" đã sẵn sàng làm nhiệm vụ trong sư đoàn Dombarovskaya (tỉnh Orenburg) của Lực lượng Tên lửa Chiến lược, và sau đó là đơn vị tên lửa Uzhursky (vùng Krasnoyarsk).
Trước đó, việc đổi mới giàn tên lửa “Yars” mặt đất di động và căn cứ cố định đã diễn ra ở sư đoàn tên lửa Teykovskaya, Novosibirsk, Kozelskaya và Tagilskaya. Lưu ý rằng những tên gọi địa lý trong việc chỉ ra vị trí của các tên lửa chỉ mang tính ước lệ.
Còn sư đoàn Irkutsk sẽ là sư đoàn tiếp theo trong danh sách tái vũ trang dựa trên cơ sở vùng Viễn Đông rộng lớn của Nga. Và, rất có thể nó cũng sẽ được trang bị vũ khí tên lửa hiện đại.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ giấu vụ F-22 bị Mirage 2000 đánh bại
(Vũ khí) - Thất bại của tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ diễn ra trong cuộc không chiến giả định với tiêm kích Rafale và Mirage 2000 của Không quân Pháp.

Theo National Interest, cuộc diễn tập đối kháng giữa tiêm kích Pháp và Mỹ diễn ra vào cuối năm 2009 nhưng rất ít khi Không quân Mỹ nhắc đến sự kiện này.
Những chiếc F-22 thuộc đơn vị số 1, Không quân Mỹ ở Virginia bay đến Al Dhafra - Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất để tham gia huấn luyện cùng với các máy bay chiến đấu Rafale, Mirage 2000 của Không quân Pháp và chiến đấu cơ Typhoon của Anh.
Chi tiết về cuộc diễn tập không được mỹ công bố nhưng ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Pháp công bố một số hình ảnh, theo đó chiếc F-22 đã bị khóa mục tiêu và ở vào thế bất lợi trên màn hình của chiếc Rafale, nghĩa là chiếc máy bay này của Pháp đã giành chiến thắng ít nhất trong vòng đầu của cuộc chiến.
Các phi công Mỹ khăng khăng rằng những máy bay của họ chưa từng bị đánh bại trước người Pháp trong cuộc diễn tập trên và trong thực tế, những chiếc F-22 đã "bắn hạ" các máy bay Rafale trong lần đối đầu trực tiếp.
ADVERTISEMENT

Năm cuộc chiến mô phỏng khác đã chứng tỏ những gì mà các phi công Mỹ đã nói không thực sự chính xác. Đặc biệt, một chiếc F-22 còn bị đánh bại bởi một chiếc Mirage 2000 của Pháp do phi công Emirati lái. Được biết, Mirage 2000 hiện đã bị Pháp loại biên gần hết.
Một số hình khác được đăng tải bởi một trang web của Pháp trong tháng 6/2013 đã chứng minh rằng người Mỹ đang nói dối - hoặc ít nhất là không chính xác. Hình ảnh do chiếc Rafale ghi lại cho thấy máy bay của Pháp đang cơ động ở vị trí có lợi để có thể phóng một quả tên lửa Mica được dẫn đường bằng hồng ngoại tiêu diệt một chiếc F-22 đang phòng thủ.
Tờ National Interest cho biết, không rõ rằng cuộc đối đầu như vậy diễn ra theo kịch bản nào: ví dụ, liệu chiếc F-22 có xuất phát chậm hơn và thấp hơn để chiếc Rafale có được lợi thế cho mục đích huấn luyện hay không.

Đây là lần thứ 2 tiêm kích F-22 bị "đánh bại" trong không chiến và họ biết được rằng tiêm kích tàng hình này không phải là bất bại như kỳ vọng dù chưa một lần người Mỹ thừa nhận.
Trong cuộc tập trận trên không quy mô lớn lần đầu tiên F-22 Raptor năm 2006, một chiếc F-16 của Không quân Mỹ vốn có niên đại từ những năm 1980, có thể kiểm soát và tiêu diệt được một chiếc F-22.
Một máy bay Growler của Hải quân Mỹ, được thiết kế để gây nhiễu radar đối phương, cũng lặp đi lặp lại thành tích này trong năm 2008 và đầu năm 2009. "Mặc dù F-22 là rất tuyệt vời, nhưng bất kỳ phi công nào cũng có thể phạm sai lầm", Trung tá Dirk Smith, chỉ huy một phi đội Raptor thừa nhận.
ADVERTISEMENT

Và cuộc diễn tập năm 2009 có lẽ không phải là lần cuối cùng Raptor bị đánh bại. Hồi tháng 8/2012, một nhóm phi công Đức (lái máy bay chiến đấu Typhoon mới giống như người Anh) đã tìm ra chiến thuật tốt nhất để bắn hạ F-22.
Tám lần trong một cuộc tập trận kéo dài hai tuần ở Alaska, từng chiếc Typhoon của Đức đã đối đầu với một chiếc F-22 trong cuộc diễn tập chiến đấu cơ bản được mô phỏng theo các trận không chiến tầm gần. "Chúng tôi là những đối thủ ngang tầm nhau", Thiếu tá Đức Marc Gruene nói.
Raptor xuất sắc trong chiến đấu ngoài tầm nhìn với lợi thế ở tốc độ cao và khả năng bay cao, radar công nghệ tiên tiến và các tên lửa tầm xa. Nhưng trong tình huống chậm hơn và thấp hơn - những gì các phi công gọi là một sự hợp nhất – chiếc F-22 nặng hơn lại là một bất lợi.
"Ngay khi bạn đạt được sự hợp nhất, Typhoon không có gì phải sợ F-22", Gruene cho biết. Tất nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, Nga hay bất kỳ đối thủ nào khác cũng không cần thiết phải lo sợ về loại chiến đấu cơ chủ lực này của Mỹ, Thiếu tá Gruene nói.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Thừa nhận hiếm của Mỹ về chương trình F-22 Raptor
(Vũ khí) - Là tiêm kích tối tân nhất tại thời điểm ra đời nhưng F-22 Raptor đang dứng trước nguy cơ bị Không quân Mỹ loại biên sớm do hàng loạt vấn đề.

Theo National Interest, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor là một trong những loại máy bay chiến đấu lợi hại nhất từng được chế tạo. Vấn đề của nó là thời gian phát triển kéo quá dài, mãi đến khi đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô tan rã vài năm nó mới được đưa vào vận hành.
F-22 Raptor cũng bị coi là nạn nhân của hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan cũng như sự thiếu hụt một đối thủ xứng tầm đối với Mỹ đã biến một phi cơ chiến đấu có trị giá 300 triệu USD thành hàng thừa trong mắt các chính trị gia.
1632127321616.png
Tiêm kích tàng hình F-22.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 cũng là một nguyên nhân. Chương trình F-22 Raptor được phát triển từ đầu những năm 1980. Nhằm đảm bảo sức mạnh trên không, Không quân Mỹ đã bắt đầu tìm kiếm một loại máy bay thay thế F-15C, lúc đó là loại phi cơ chiến đấu hàng đầu của Mỹ.
Năm 1990, hai phiên bản máy bay YF-23 của hãng Northrop và YF-22 của Lockheed Martin đã được các quan chức thẩm định sau nhiều lần thử nghiệm, và YF-22 được chọn và trở thành F-22 Raptor ngày nay.
Theo kế hoạch, Không quân Mỹ tin họ sẽ chế tạo được 750 chiếc F-22 với chi phí ước tính khoảng 26,2 tỉ USD (tức 35 triệu USD mỗi chiếc). Đến năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh gần như đã chấm dứt, chính phủ Bush cha đã cắt giảm số phi cơ sẽ được sản xuất xuống còn 648 chiếc.
Đến năm 1998 con số này chỉ còn là 339 chiếc, và năm 2003 là 277 chiếc. Đến năm 2009, số máy bay sẽ được sản xuất lại bị cắt xuống chỉ còn 187 chiếc và sau đó hoạt động sản xuất đã bị chấm dứt. Quá trình đưa máy bay vào sử dụng cũng rất dài.
ADVERTISEMENT

Dự án phát triển F-22 được bắt đầu vào năm 1981, nhưng mãi đến năm 1990 máy bay mới cất cánh lần đầu tiên, và đến năm 2005 phi cơ này mới được coi là có thể được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, F-15 chỉ mất 7 năm để phát triển, từ năm 1965 đến 1972 và có thể được triển khai vào năm 1976.
Chương trình F-22 mất hơn gấp đôi thời gian phát triển so với F-15. Trong khi đó Liên Xô (mục tiêu tác chiến của F-22) tan rã vào năm 1991, khiến lực lượng không quân nước này bị chia cắt thành nhiều phần thuộc về các nước mới được thành lập.
Những quốc gia này không có điều kiện để nâng cấp các phi cơ hiện có như MiG-29 và Su-30, và rất ít phi công vận hành các máy bay này có kinh nghiệm lâu năm trong những năm 1990. Điều này khiến các nhà sản xuất không vội vàng hoàn thiện F-22.

Thời gian phát triển quá lâu cũng khiến F-22 vô tình vướng vào một cuộc cạnh tranh với F-35. Với chí phí rẻ hơn và được nhiều quan chức coi là có nhiều khả năng mà F-22 đang có, chính nó là một trong những nguyên nhân mà cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates đề xuất chấm dứt phát triển F-22.
Khi đó ông Gates dự đoán rằng Mỹ sẽ có 1.700 chiếc F-35 vào năm 2025, một con số mà này được coi là không thể đạt được sau hàng loạt vấn đề kỹ thuật và những chi phí phát sinh không lồ trong phát triển.
Đến năm 2008, Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau thời Đại suy thoái, khi GDP của Mỹ giảm 8% trong năm 2009, năm mà F-22 bị ngừng sản xuất. Cuộc khủng hoản này kéo dài đến năm 2010 và Mỹ vẫn đang phải khắc phục những hậu quả của nó.

Điều này khiến Mỹ càng tập trung vào những hiểm họa trước mắt và giảm bớt đầu tư vào các loại vũ khí của tương lai. Việc F-22 ngừng sản xuất đã giúp Mỹ có ngân sách để cung cấp cho những chương trình quan trọng khác.
Tuy quá trình sản xuất kéo dài và được coi là tiêm kích đắt đỏ nhất trong lịch sử không quân nhân loại nhưng hiệu quả chiến đấu của F-22 luôn bị nghi ngờ.
Khi được truyền thông Mỹ hỏi về F-22, Trung tướng Christopher Bogdan, Giám đốc dự án sản xuất F-35 đã gợi ý "hãy hỏi những phi công đã lái cả hai loại F-22 và F-35 để có câu trả lời chính xác nhất".
Vấn đề lớn nhất của chiếc F-22 chính là chi phí vận hành. Để một chiếc F-22 bay lượn trên bầu trời mỗi giờ, chi phí bỏ ra là quá lớn. Năm 2013, số liệu từ hệ thống Chi phí Không quân và Vận hành bay (AFCAP) đã công bố chi tiết về số tiền bỏ ra mỗi 60 phút trên trời, trong đó F-22 mất gần 70.000 USD.
Con số này hầu như đắt gấp đôi so với những chiếc máy bay như F-15 hay A-10. Trong khi đó, chi phí vận hành F-35 chỉ là 32.000 USD, khá rẻ so với tính năng kĩ chiến thuật của loại máy bay ưu việt này.
ADVERTISEMENT

Với chi phí vận hành ở mức 32.000 đến 42.000USD một giờ, khi phi đội F-35 được tăng lên trong tương lai, các phi công quen dần với việc điều khiển F-35 thì số tiền chắc chắn sẽ hạ xuống. Dù con số này không thể rẻ hơn chiến đấu cơ F-16 ở mức 25.000 USD nhưng so với F-22 đã là một bước giảm đáng kể.
Một lí do nữa là F-35 có đội ngũ nhà máy hỗ trợ toàn diện hơn so với F-22 nên chi phí sản xuất hàng loạt máy bay này chắc chắn rẻ hơn sản xuất lại F-22. Bắt đầu được vận hành năm 2005 nhưng chỉ vài năm sau, dây chuyền sản xuất F-22 đã bị yêu cầu đóng cửa do chi phí quá cao. Chỉ có 187 chiếc F-22 được sản xuất trong khi con số dự kiến ban đầu là 750 chiếc.
Ngoài ra, công nghệ trên F-22 hiện cũng được coi là lạc hậu so với tốc độ phát triển hiện nay. Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì. Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22.
Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này. Vấn đề lớn thứ 2 của F-22 là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại.
Mặc dù là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ nhưng đáng buồn là máy tính trên chiến đấu cơ này lại là sản phẩm của thập niên 1990. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của Iphone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần).
ADVERTISEMENT


Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt.
Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn. Vấn đề tiếp theo của F-22 là kết cấu khung thân. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ.
Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.
Theo Trung tướng Christopher Bogdan, đây chính là những nguyên nhân làm xuất hiện những ý kiến cho F-22 nghỉ hưu để đầu tư vào mua sắm chiến đấu cơ khác hiệu quả và đa dụng hơn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Nơi thiết kế tàu ngầm diesel-điện cho Hải quân Việt Nam
© Sputnik / Vitaly Timkiv
NGA
08:44 12.09.2021URL rút ngắn
Theo Dmitry Shorkov
61
1632128713648.png

Theo dõi Sputnik trên
Cục thiết kế kỹ thuật hàng hải trung ương Rubin (CDB ME Rubin) là nhà phát triển hàng đầu của Nga về các loại thiết bị kỹ thuật hoạt động dưới nước. Các tàu tuần dương-tàu ngầm tên lửa năng lượng hạt nhân hùng mạnh, các tàu ngầm hạt nhân đa năng đã được thiết kế ở đây.
Đây là nơi thiết kế các tàu ngầm diesel-điện Kilo đang trong biên chế của Hải quân Nga và Hải quân một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở phương Tây loại tàu ngầm này được gọi là “hố đen đại dương” bởi khả năng hoạt động vô cùng yên tĩnh. Ngoài ra, Cục thiết kế Rubin đã chế tạo ra những phương tiện không người lái dưới nước độc đáo có khả năng xuống độ sâu lớn nhất.
1632128704662.png

© ẢNH : CDB ME "RUBIN"
Nhân viên của CDB ME "Rubin" tại nơi làm việc
Nga có truyền thống lâu đời trong lĩnh vực đóng tàu ngầm. Những phương tiện di chuyển dưới nước đầu tiên đã được tạo ra dưới thời Đế chế Nga. Đây là một chủ đề trong cuộc trò chuyện với nhà thiết kế trưởng Dmitry Semyonov.
tàu ngầm
© DEPOSITPHOTOS / TSALKO
Nga thử nghiệm phương tiện không người lái để theo dõi tàu ngầm
"Cục thiết kế của chúng tôi là cơ sở lâu đời nhất ở Nga chuyên thiết kế các thiết bị hàng hải. Năm ngoái, Rubin đã bước sang 120 tuổi, - ông Dmitry Semyonov nói. - Trong 120 năm qua, Cục thiết kế đã phát triển nhiều dự án tàu ngầm diesel-điện và hạt nhân từng tham gia vào cả Thế chiến I và Thế chiến II, vào Chiến tranh Lạnh, và đang tham gia thể hiện sức mạnh răn đe hạt nhân. Nhưng chúng tôi cũng phát triển các loại thiết bị hoàn toàn hòa bình: các giàn khoan dầu khí ngoài khơi thuộc loại chịu được băng. Một ví dụ sinh động về năng lực của công ty chúng tôi là hoạt động thành công lâu dài của giàn khoan khai thác dầu Prirazlomnaya trên thềm lục địa Bắc Cực của Nga. Vào cuối những năm 1990 khó khăn nhất đối với đất nước chúng tôi, Rubin đã thiết kế tàu cao tốc Sokol. Nó đã được xây dựng, nhưng ưu tiên đã được dành cho sản phẩm hợp tác giữa Nga và Đức - đoàn tàu Sapsan hiện chạy giữa St.Petersburg, Matxcơva và Nizhny Novgorod".
1632128697556.png

© ẢNH : FACEBOOK ACCOUNT OF RUSSIAN RAILWAY MUSEUM
Tàu điện "Sokol" trong bảo tàng đường sắt ở St.Petersburg
Hiện nay đoàn tàu Sokol vẫn duy trì tình trạng hoạt động tốt, nó được trưng bày tại Viện Bảo tàng Đường sắt ở St.Petersburg. Ngoài ra, Rubin đã tạo ra các loại tổ hợp huấn luyện cho những thiết bị hàng hải khác nhau. Theo ông Dmitry Semyonov, tất cả các loại kỹ thuật nói trên là công lao to lớn của nhà thiết kế huyền thoại Igor Spassky, cựu tổng giám đốc Cục thiết kế Rubin. Bây giờ ông đã 95 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc, dẫn đầu một số dự án khoa học.
Các phương tiện tự hành không người lái dưới nước
Kể từ đầu những năm 2010, các loại phương tiện tự hành không người lái dưới nước đã trở thành một hướng mới trong hoạt động của Cục thiết kế Rubin. Vào đầu thế kỷ XXI, các nhà đóng tàu ở St.Petersburg đã nhận ra tầm quan trọng và triển vọng to lớn của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc đóng tàu ngầm. Theo nhà thiết kế trưởng, các chuyên gia đã bắt đầu đưa các yếu tố AI vào hệ thống định vị và hệ thống điều khiển vũ khí trên tàu ngầm có người lái.

© SPUTNIK / VITALIY ANKOV
Tàu ngầm tự hành Vityaz lặn xuống đáy Rãnh Mariana
Ông Dmitry Semyonov cho biết: "Trong các dự án tàu ngầm, chúng tôi bắt đầu tích hợp kỹ thuật robot ban đầu được tạo ra trên cơ sở những phát triển của các viện nghiên cứu khác ở đất nước chúng tôi. Tuy nhiên, các cơ sở khoa học có thể phát triển một lý thuyết, tạo ra các mẫu thí nghiệm. Và việc đưa lý thuyết vào thực hành là nhiệm vụ của các kỹ sư chuyên nghiệp. Vào những năm 2011-2013, Cục thiết kế Rubin đã nói lên ý định tạo ra một loại thiết bị hàng hải mới. Trong suốt một thập kỷ, chúng tôi đã chuyển đổi từ một phòng thiết kế thành một công ty thiết kế và sản xuất đầy đủ giá trị. Các phương tiện tự hành không người lái dưới nước đã chiếm lĩnh một phần khá lớn trong hoạt động của công ty chúng tôi (tất nhiên, không gây hại cho các dự án tàu ngầm chiến đấu truyền thống). Rubin hiện có khoảng ba chục sản phẩm robot dưới nước".
1632128651026.png

© SPUTNIK / KIRILL KALLINIKOV
Phương tiện tự hành không người lái dưới nước "Amulet-2" của Công ty cổ phần "Rubin"
Tại Diễn đàn kỹ thuật - quân sự quốc tế Army 2021, Cục thiết kế Rubin đã giới thiệu siêu robot ngầm Vityaz. Vào tháng 5 năm 2020, chính tàu robot tự hành Vityaz của Nga đã lặn xuống phần sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger và thực hiện một cuộc hành trình mạo hiểm ở độ sâu 10.028 m. Cục thiết kế Rubin cũng đã giới thiệu các thiết bị không người lái tự hành dưới nước thuộc lớp siêu nhỏ Amulet và Amulet-2 có trọng lượng 17.2 - 22.5 kg và chiều dài 1.3-1.65 mét, với độ lặn sâu 50-70 mét.
Theo ông Dmitry Semyonov, các khách hàng lâu năm từ nước ngoài mua thiết bị dưới nước của Nga bắt đầu tỏ ra quan tâm đến các phương tiện tự hành không người lái được sản xuất ở St.Petersburg.
"Tôi cho rằng, trong tương lai gần, con người không thể tạo ra một thuật toán cho robot dưới nước có ý thức. Nhiệm vụ này là quá khó. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn phát triển các phương tiện di chuyển dưới nước ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Nhưng chúng ta cần phải đi theo hướng này, đi theo con đường tiến hóa. Và theo thời gian, sự hiện diện của con người trong môi trường khắc nghiệt dưới nước sẽ giảm xuống mức "không" hoặc đến mức tối thiểu: du lịch lặn biển đến độ sâu siêu nhỏ", - nhà thiết kế trưởng của CDB Rubin nhận xét.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia: Taliban giúp Trung Quốc bắt bài vũ khí Mỹ
(Vũ khí) - Theo chuyên gia quân sự Mỹ Josh Lospinoso, Trung Quốc có thể là bên hưởng lợi lớn từ kho vũ khí Mỹ bỏ lại Afghanistan mà các tay súng Taliban thu được.

Chuyên gia Josh Lospinoso hiện là Giám đốc điều hành của công ty an ninh mạng Shift5, người dành nhiều năm trong Quân đội Mỹ để tiến hành các cuộc thử nghiệm thâm nhập chống lại radio, máy tính nhỏ và các thiết bị thông tin khác được triển khai ở Afghanistan.

Vị chuyên gia này cho rằng, lấy radio và thiết bị liên lạc trên chiếc vận tải cơ C-130 của Không quân Afghanistan bị Taliban bắt giữ làm thí dụ. Lầu Năm Góc đã đảm bảo rằng các thiết bị đã bị vô hiệu hóa. Nhưng nếu bất kỳ thứ nào trong số đó vẫn còn trên máy bay, đối thủ vẫn có cách tiếp cận và khám phá công nghệ.
1632128789729.png
1632128798740.png
1632128809286.png
Chiếc C-130 còn khá nguyên vẹn khi lọt vào tay Taliban.
"Bây giờ bạn có một số hoặc tất cả các thành phần điện tử trên hệ thống đó và đó là một phòng thí nghiệm điển hình; đó là một sân chơi để xây dựng, thử nghiệm và lặp lại các cuộc tấn công mạng. Đó là sân chơi để họ phát triển các cuộc tấn công chống lại các thiết bị tương tự", chuyên gia Mỹ nói.
Cùng mối lo lắng trên, một chuyên gia về công nghệ khác của Mỹ là Georgianna Shea cũng cho biết, việc mất thiết bị quan trọng vào tay Taliban cho phép họ truy cập, tìm ra các lỗ hổng mà chúng tôi có thể không nhận thức được.
ADVERTISEMENT

"Không đơn thuần đó chỉ là một chiếc Humvee. Nó không chỉ là một phương tiện đưa bạn đi từ điểm A đến điểm B. Đó là một chiếc Humvee chứa đầy radio, công nghệ, hệ thống điện tử, những thứ mà chúng tôi không muốn đối thủ của mình nắm được.
Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi những hệ thống điện tử vẫn còn nguyên trên những chiếc trực thăng Black Hawk và máy bay vận tải C-130 bị rơi vào tay Taliban. Theo đánh giá của vị chuyên gia này, đối tượng hưởng lợi nhất từ kho vũ khí khổng lồ Mỹ tại Afghanistan không ai khác chính là Trung Quốc và có thể cả Nga.

Sự lo lắng của phía Mỹ hoàn toàn có cơ sở bởi từ lâu, Mỹ đã cáo buộc Bắc Kinh nhái Black Hawk khi phát triển trực thăng Z-20 của mình. Nhưng do không được tiếp xúc với toàn bộ công nghệ của trực thăng Mỹ nên chiếc Z-20 đã hoạt động nhưng bị đánh giá không thực sự mạnh mẽ như kỳ vọng.
Bắc Kinh đã mua 24 trực thăng Black Hawk của Mỹ vào năm 1984, nhưng số lượng này không đủ để phục vụ nhu cầu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau 1989, Washington đã cấm xuất khẩu thiết bị quân sự cho Trung Quốc, bao gồm cả loại trực thăng này.
Đặc biệt, những chiếc Black Hawk Trung Quốc mua trước đó đều thuộc thế hệ cũ và bị đánh giá không phù hợp khi hoạt động trong môi trường chiến tranh hiện đại. Vì vậy không giúp nhiều cho việc hoàn thiện chiếc Z-20.
ADVERTISEMENT

Z-20 bay lần đầu vào cuối năm 2013, hiện đã hoạt động trong quân đội Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, Bắc Kinh đã tiến hành một số nâng cấp với Z-20 để cải thiện sức mạnh nhưng tình hình vẫn không khá hơn.
Nếu tiếp cận được Black Hawk thế hệ mới hơn từ phía Taliban, đây sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc hoàn thiện chiếc Z-20 của mình và khám phá được những bí mật về hệ thống điện tử và thông tin liên lạc Mỹ trang bị cho trực thăng.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Robot chiến đấu uran-9 và xe thiết giáp BMP-3 trang bị tháp pháo epocha thực hành bắn đạn thật. Nga đang đưa vào vận hành các hệ thống UGV quy mô chưa từng thấy, kể cả NATO cũng ko có

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tầu ngầm Kilo Việt nam bắn tên lửa đối dất 3M14E trong nhiệm vụ TL-17
đã trúng đích
ảnh QDND online

1632575904677.jpeg
1632575908278.jpeg
1632575911702.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,788
Động cơ
138,330 Mã lực
Không còn Raptor và B-2: Mỹ để lại những máy bay nào

(Lực lượng vũ trang) - Nhân đọc bài “Phía sau tuyên bố bỏ F-22 của tướng Mỹ?” (DVO, 20/9/2021), xin giới thiệu bài viết cung cấp thêm thông tin kế hoạch phát triển Không quân Mỹ.

Nội dung được nói đến qua bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Ilia Legat. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 19/5/2021.

1632623913960.png
Nước Mỹ bước vào thế kỷ mới với một lực lượng Không quân khổng lồ có chức năng giải quyết những nhiệm vụ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, thời đại mới đặt ra những yêu cầu mới.


Cùng với đó là sự xuất hiện các máy bay chiến đấu tàng hình, vai trò của máy bay không người lái (UAV) và các vũ khí mới trang bị cho máy bay, ví dụ như bom GBU-39 tăng mạnh.
Những chiến thuật cũ như không chiến tầm gần "cổ điển", đột phá tầm thấp, cũng như một số máy bay chuyên ngành hẹp đã không còn nhiều tác dụng.
Tất cả những thay đổi đó đòi hỏi phải có các giải pháp mới, và những giải pháp đó buộc phải chi tiêu nhiều tiền hơn cho một số lĩnh vực trong khi phải tiết kiệm hơn khi chi tiền cho một số lĩnh vực khác.
Không quân chiến thuật
Người Mỹ không có thói quen thích làm cả thế giới phải ngạc nhiên với những thông tin mới trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, những tin tức gần đây đã khiến các nhà quan sát dù bàng quang nhất cũng không thể thờ ơ.
Vào ngày 12 tháng 5, tờ báo Defense One đã cho đăng tải một bài báo về các kế hoạch mới cải tổ Không quân Mỹ. Theo Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Charles Brown, thì Không quân Mỹ muốn giảm số lượng các kiểu máy bay tiêm kích của mình xuống chỉ còn bốn (4) kiểu.
Tướng Charles Brown nói rõ: “Tôi có ý định giảm số lượng các kiểu máy bay (tiêm kích) xuống chỉ còn bốn (kiểu). Điều quan trọng là phải tìm ra phương án kết hợp tối ưu giữa các kiểu máy bay với nhau.
F-22 sẽ được thay thế bằng máy bay tiêm kích thế hệ mới (Next Generation Air Dominance – NGAD), và NGAD sẽ bay cùng với F-35. Còn F-15EX và F-16- vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng".

1632623980285.png
Tổng cộng, đến năm tài chính 2026, Không quân Mỹ muốn loại biên 421 máy bay tiêm kích cũ, sau khi đã mua 304 chiếc mới.


Cần lưu ý rằng hiện Không quân Mỹ đang khai thác 6 kiểu máy bay tiêm kích khác nhau: (1) F-22 Raptor, (2) F-15C / D Eagle, (3) F-15E Strike Eagle, (4) F-15EX (Eagle II), (5) F-35 và (6) F-16 Fighting Falcon.
ADVERTISEMENT

Máy bay tiêm kích F-22 dự kiến sẽ được đưa ra khỏi trang bị muộn hơn (năm tài chính 2026) một chút, bắt đầu từ năm 2030. Còn số lượng F-16, theo kế hoạch sẽ giảm 120 chiếc, còn 800 chiếc. Với các máy bay F-15C / D (với số lượng khoảng 230 chiếc), chúng sẽ được loại biên hoàn toàn vào cuối năm tài chính 2026.
Nói chung, cần nói rõ hơn một chút về việc tại sao lại có nhiều F-15 như vậy trong danh sách trên để tránh nhầm lẫn: trên thực tế chúng là những kiểu máy bay khác nhau. F-15C / D là máy bay “thuần” tiêm kích kiểu cũ.
Ngược lại, F-15E Strike Eagle – đó đã là máy bay tấn công (cường kích), có nhiều điểm tương tự với máy bay ném bom tiền tuyến (chiến thuật) Su-34 của Nga hơn là một kiểu máy bay tiêm kích "thông thường".
Còn F-15EX – đó là kiểu máy bay được chế tạo mới với radar ăng-ten mảng pha chủ động tiên tiến và có khả năng mang theo một cơ số vũ khí tên lửa “không đối không” kỷ lục: lên đến 22 quả - (rất có thể, máy bay này còn được trang bị những vũ khí tấn côngcác mục tiêu trên mặt đất rất đáng nể, kể cả hệ thống vũ khí siêu thanh (M>5).

1632624109485.png
Chiếc Eagle II đầu tiên được Không quân Mỹ nhận bàn giao vào tháng 3 năm nay. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Mỹ có thể được trang bị khoảng 200 máy bay mới, và như vậy F-15EX sẽ trở thành một trong những máy bay tiêm kích chủ lực trong kho vũ khí của Mỹ.


Vậy thì những máy bay nào còn lại trong trang bị?
Theo các dữ liệu mới nhất, 4 kiểu máy bay (tiêm kích) còn lại trong trang bị sẽ là F-15EX, F-35, F-16 và Next Generation Air Dominance (NGAD) “bí ẩn”, - tức kiểu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 triển vọng.
Hiện vẫn chưa biết kiểu máy bay mới này sẽ như thế nào, nhưng các nhà phân tích cho rằng đó có thể là một máy bay tàng hình có người lái có nhiều nét chung với F-22 Raptor.
Bản thân ý tưởng loại biên F-22, ngay cả trong tương lai xa, đã vấp phải hàng loạt chỉ trích.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì chiếc máy bay này còn tương đối “trẻ” và chi phí cho dự án thiết kế nó lên tới 60 tỷ USD, tương đương với chi phi thiết kế chiếc F-35 siêu đắt tiền (tất nhiên đấy là chưa tính đến chi phí sản xuất hàng loạt và chi phí khai thác bảo dưỡng kỹ thuật).

Vậy vấn đề là gì?
Phải nói rằng “Raptor” luôn bị những khó khăn bám đuổi. Theo số liệu do tờ báo Air Force Times của Mỹ công bố năm 2018, thì tỷ lệ máy bay F-22 luôn có tình trạng kỹ thuật tốt sẵn sàng cất cánh đạt xấp xỉ 51% (tổng số F-22).
Để so sánh: tỷ lệ này của F-15E là 71%, F-16 là khoảng 66-70%. Máy bay CV-22B tuy có “có vấn đề” nhưng tỷ lệ sẵn sàng cất cánh là 59%, trong khi chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B, vốn không được các phi công ưa chuộng lắm, có tỷ lệ gần 52%.

1632624022846.png
Như có thể thấy, theo tiêu chí này "Raptor" trông giống như một kẻ ngoại đạo, ngay cả khi so sánh với những máy bay không phải là hiệu quả nhất.


Trong khi đó, chi phí bảo dưỡng khai thác F-22 đắt gần gấp đôi so với chi phí tương tự của F-35, nhưng khả năng tấn công lại khá khiêm tốn nếu tính theo các tiêu chuẩn Mỹ, và vì thế không thể gọi nó là một máy bay tiêm kích "đa năng "theo nghĩa đầy đủ của từ này.
Điểm nhấn trong các kế hoạch của Không quân Mỹ bao giờ cũng là A-10 - một kiểu máy bay mà Không quân Mỹ đã muốn loại biên từ lâu để nhường chỗ cho F-35, nhưng nhiều khả năng là A-10 có thể “sống lâu” hơn cả F-35, nếu không thế thì chí ít cũng qua mặt F-22 Raptor.
Hiện đang không có gì để thay thế cho "Lợn rừng” (biệt danh của A-10), và lợi ích mà chiếc máy bay này mang lại là không thể tranh cãi, điều này được khẳng định qua những cuộc xung đột gần đây có sự tham gia của A-10. Tuy nhiên, số lượng máy bay cường kích A-10 cũng sẽ giảm: từ 281 chiếc hiện nay xuống còn 218 chiếc.
Lực lượng chiến lược
Về Không quân chiến lược Mỹ, có không ít những điểm thú vị trong các kế hoạch của người Mỹ. Trên thực tế, Mỹ gần như đã nói thẳng ra rằng những “chiến lược gia” (máy bay ném bom chiến lược) mới nhất trong số các "chiến lược gia" hiện có – là B-1B và B-2 – lại có thể trở nên “vô dụng” ngay trong tương lai gần.
Ngay từ năm 2018, tạp chí Aviation Week đã công bố thông tin, theo đó thì Không quân Mỹ đang chuẩn bị niêm cất máy bay B-2 để dành kinh phí hỗ trợ chương trình B-21- một kiểu máy bay ném bom chiến lược “tàng hình”mới.

1632623937568.png
Thoạt nhìn, khả năng loại biên B-2 cũng không kém phần nghịch lý so với so với việc loại biên F-22.


ADVERTISEMENT

Nhưng trên thực tế, hai kiểu máy bay này có rất nhiều điểm chung: cả hai đều bắt đầu được thiết kế trong thời kỳ đối đầu với Liên Xô, cả hai đều cực kỳ đắt và có nhiều tính năng không cần thiết khi giải quyết những nhiệm vụ hiện tại và cả hai đều được sản xuất với số lượng tương đối ít.
Người Mỹ sẽ loại biên dần máy bay ném bom B-1B, theo từng giai đoạn. Trước đây đã từng có thông tin rằng Không quân Mỹ đang chuẩn bị cắt giảm phi đội B-1B xuống còn 45 chiếc: Quốc hội Mỹ đã cho phép thanh lý 17 chiếc.
Về chuyện này, Tướng Tim Ray, Tư lệnh Bộ Tư lệnh các đòn tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cho biết cụ thể hơn như sau: “Chúng tôi trong một khoảng thời gian khá dài đã dần đưa ra khỏi trang bị các máy bay ném bom cũ để nhường chỗ cho B-21 Raider mới”.

1632623948469.png
Có ít nhất hai lý do để đưa B-1B ra khỏi trang bị. Thứ nhất, chi phí bảo dưỡng máy bay quá cao. Thứ hai, khả năng sẵn sàng chiến đấu tương đối thấp.


Trong khi đó, chiếc Boeing B-52 Stratofortress khét tiếng với lần cất cánh đầu tiên được thực hiện từ năm 1952 giờ vẫn luôn có đầy đủ cơ hội để chào mừng ngày lễ kỷ niệm tròn một trăm năm “phục vụ” của mình.
Theo dữ liệu từ các nguồn tin công khai, hiện người Mỹ đang có 70 chiếc B-52. Ngay trong tương lai gần, chúng sẽ được tiếp tục hiện đại hóa.

1632623962307.png
Nói một cách đơn giản hơn, số lượng các kiểu “chiến lược gia” trong trang bị của Không quân Mỹ trong tương lai sẽ giảm xuống chỉ còn 2 kiểu:


Không quân Mỹ sẽ khai thác B-52 và máy bay ném bom chiến lược mới Northrop Grumman B-21 Raider (B-21 sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình trong những năm sắp tới) .
Như vậy, về cơ bản, thành phần tác chiến của lực lượng máy bay có người lái trong trang bị của Không quân Mỹ trong các năm 2030 và 2040 sẽ như sau:


- Máy bay tiêm kích F-35;
- Máy bay tiêm kích F-15EX;
- Máy bay tiêm kích F-16;
- Máy bay tiêm kích Next Generation Air Dominance (NGAD);
- Máy bay cường kích A-10 (?);
- Máy bay ném bom chiến lược B-52;
- Máy bay ném bom chiến lược B-21.
Trong những năm 2030, có thể xuất hiện một kiểu máy bay tiêm kích mới- nhiều khả năng là một biến thể phát triển từ F-16. Tuy nhiên, hiện chưa có một quyết định dứt khoát nào về vấn đề này.
Còn các máy bay không người lái (UAV) Mỹ- chúng rất đáng được xem xét trong một bài báo riêng.
Cũng như các máy bay thuộc lực lượng hỗ trợ như máy bay tác chiến điện tử, máy bay huấn luyện và máy bay tiếp dầu. Có lẽ chúng ta sẽ nói về chúng trong các bài báo sau.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top