[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Tại sao người Mỹ lại sơ tán những con chó?

Xin được giới thiệu phần tiếp bài viết cung cấp một số thông tin khá thú vị với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Xergey Ivanov.
Các giống chó và các chuyên ngành “đào tạo”

Mặc dù chó chăn cừu Đức và chó Malinois Bỉ là hai giống chó được sử dụng nhiều nhất trong Quân đội Mỹ, trong chương trình của K-9 vẫn còn những giống chó khác được lựa chọn để đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ và các điều kiện khác nhau.

Tại sao người Mỹ lại sơ tán những con chó?

Hai mục đích (nhiệm vụ) chủ yếu của chó nghiệp vụ quân sự
- đó là (1) phát hiện ma túy, chất nổ hoặc người; và (2) tuần tra. Rất nhiều chú chó trong chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ có chức năng kép và có thể hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ cơ bản nói trên.

Tất nhiên, đây không phải là những kỹ năng duy nhất mà chó nghiệp vụ quân sự được rèn luyện. Đôi khi, những chú chó nghiệp vụ quân sự thậm chí còn được huấn luyện kỹ năng nhảy dù, hoặc nhảy cùng với lính nhảy dù, hoặc tự nhảy dù một mình.

Huấn luyện (dạy chó)

Ban quản lý Chương trình Chó quân sự có trụ sở tại Căn cứ Không quân Lackland ở Texas cùng với Tiểu đoàn huấn luyện số 341 thực hiện nhiệm vụ này,- tại căn cứ này các chú chó con được huấn luyện chuyên sâu về khả năng tuân lệnh và các kỹ năng quân sự, cũng như tạo thói quen cùng làm việc cùng với “ông chủ người” của mình.

Chỉ có khoảng 50% trong số “đầu vào” là hoàn thành tốt “nhiệm vụ học tập” (50% “học viên” tốt nghiệp).



Căn cứ Không quân Lackland ở San Antonio, bang Texas- nơi huấn luyện chó bảo vệ từ năm 1958.

Hiện nay, vào bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1.000 chú chó đang được 125 huấn luyện viên của tất cả các quân binh chủng CLLVT Mỹ “dạy dỗ”. Nhiều phương pháp huấn luyện- dạy chó tinh vi được áp dụng để tận dụng những khả năng tự nhiên của chó.

Chó chăn cừu giống Đức và chó Labrador có thể phát hiện vũ khí, bom, khí ga và ma túy chính xác hơn bất kỳ một loại khí tài quân sự hiện đại nào.

Chó nghiệp vụ quân sự không chỉ được chọn để nhân giống hay do nó có khứu giác đặc biệt, - còn phải có một số phẩm chất quan trọng khác.

Chúng không được phép có bất cứ vấn đề gì về thể chất (ví dụ như chứng loạn sản xương hông chẳng hạn) và phải là những chú chó thích được “khen thưởng”.

Những chú chó thích hợp với các hoạt động quân sự

Chó quân sự phải có độ “dữ” và mức độ phản ứng trước các kích thích tối ưu. Chúng cũng cần phải có khả năng tấn công theo lệnh của chủ.

Những chiến công anh hùng



Trung sỹ Stubby, chú chó quân sự “được vinh danh” nhất trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, với nhiều huân huy chương trên mình

Cũng như trong tất cả các lĩnh vực hoạt động khác của Quân đội Mỹ, có một số cá nhân đã trở nên nổi tiếng nhờ sự phục vụ anh hùng- quả cảm và thông minh của mình. Chó chiến đấu cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Một trong những chú chó nghiệp vụ quân sự nổi tiếng nhất- đó là con chó chăn cừu giống Đức Laika, - nó đã bảo vệ huấn luyện viên khi xảy ra một vụ nổ và bị mất một chân- nhưng may mắn vẫn sống sót.



Chó Laika trên trang bìa National Geographic

Chốngkẻ khủng bố

Năm 2011, một chú chó chiến đấu khác mặc áo chống đạn và được đưa lên máy bay lên thẳng bay tới một tổ hợp bí mật trên lãnh thổ Pakistan.

Tại đó, chú chó này đã giúp đội đặc nhiệm Navy SEAL đặt dấu chấm hết cho một trong những cuộc săn người lớn nhất trong lịch sử nhân loại và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Không phải chỉ mình chú chó này tham gia chiến dịch, nhưng chính nó là “nhân vật” xuất sắc nhất.

Theo các chuyên gia quân sự, những con chó tham gia chiến dịch này được “mặc” một kiểu áo giáp chống đạn đặc biệt, có gắn camera quan sát ban đêm chống va đập, một cảm biến đặc biệt để giúp theo dõi chuyển động và vị trí của “chiến binh bốn chân” đó.

Lớp giáp áo chống đạn đó có thể bảo vệ chú chó trước những viên đạn cỡ từ 9 ly đến 45 ly. Theo một số chuyên gia, mỗi chiếc áo chống đạn như vậy có giá ít nhất là 30.000 đô la.

Ngoài ra, những bức ảnh chụp dinh thự ở Abbottabad đầu tiên mà người Mỹ nhận được là ảnh từ một máy quay video độ nhạy cực cao gắn trên mũ trên đầu của một con chó nghiệp vụ và cho phép con người nhìn thấy tất cả những gì mà con chó đó thấy.

Một chú chó chiến đấu khác đã truy đuổi thủ lĩnh IS là Abu Bakr al-Baghdadi vào đầu năm 2019, - vụ săn đuổi này kết thúc bằng cái chết của al-Baghdadi khi y cho nổ tung chiếc áo giáp cảm tử đang mặc trên người.

Con chó đã bị thương trong vụ nổ này, nhưng sau đó đã bình phục và quay trở lại quân ngũ. Danh tính của chú chó này được giữ bí mật, mặc dù nó được gọi là anh hùng, và ảnh của nó đã được đăng trên trang Twitter của Tổng thống Donald Trump,- ông đã gọi chú chó này là Conan.

Donald Trump trong tuyên bố về việc đã tiêu diệt thủ lĩnh của nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” Abu Bakr al-Baghdadi tại Syria, đã dành riêng một đoạn để nói về một "chú chó tuyệt vời"đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu được giao. Trên Twitter của mình, ông cũng đã cho đăng tải bức ảnh chụp chú chó đó.

Nhưng ông Trump và tài khoản của ông ấy giờ đang ở đâu?

Cũng không còn thấy bức ảnh (trên trang Twitter của D. Trump) mà tác giả (Xergey Ivanov) đã từng thấy. Vì vậy, tôi (tác giả) dẫn ra đây một bức ảnh khác với một anh hùng khác lấy từ trong kho lưu trữ (ảnh dưới).



Trung sĩ Quân đội Hoa Kỳ với chó nghiệp vụ giống Malinois

Sau chiến dịch thành công này, giá giống chó Malinois trên thị trường tăng rất nhanh – vì đã có một “đại diện” của nó tham gia chiến dịch đặc biệt tiêu diệt tên khủng bố “số một thế giới”.

Trang bị tiên tiến

Những chú chó phục vụ trong thành phần lực lượng biệt kích tinh nhuệ có thể sớm được trang bị các “áo giáp” chiến thuật mới và các trang bị bổ sung để giúp hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Bộ Tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt của Lục quân Mỹ đang hiện thực hóa ý tưởng trang bị cho những chú chó của Trung đoàn biệt kích số 75 “áo giáp” cải tiến gắn các cảm biến và máy quay video.

Chương trình này có tên là “Chương trình trang bị chiến thuật đa dụng”.



Bảo vệ thính giác

Cho đến nay, các hệ thống bảo vệ thính giác cho chó đang có vẫn còn cứng, cồng kềnh và bất tiện, hiệu quả bảo vệ thính giác của chó hạn chế.



Thiết bị bảo vệ thính giác “triển vọng” của chó trông giống như một chiếc mũ trùm kín đầu, nhưng có thể phân bổ đều áp suất cần thiết để giữ cho thiết bị bảo vệ thính giác của chó luôn ở đúng vị trí.

Thiết bị được làm từ những vật liệu chất lượng cao, nhẹ, hấp thụ âm thanh để giúp chặn lọc những âm thanh không mong muốn.

Kính thực tế ảo

Huấn luyện viên và người sử dụng chó ra lệnh cho chó bằng lệnh, cử chỉ, bằng con trỏ laser, nhưng trong tất cả các trường hợp này, người và chó phải nhìn thấy nhau.



Để khắc phục nhược điểm nói trên, công ty “Command Sight” đã thiết kế kính thực tế ảo cho chó nghiệp vụ theo một hợp đồng với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Lục quân Mỹ.

Điểm mấu chốt của công nghệ mới là ở người huấn luyện sẽ có thể ra lệnh từ xa cho chó bằng dùng con trỏ laser.

Bộ đai chiến đấu đa năng



Bộ dây đai treo trên do Công ty K9 Storm, Inc thiết kế. .

Những con đường chinh chiến

Lục quân.




Chó Malinois của Bỉ trên xe chiến đấu M2A3 Bradley tại Iraq, ngày 13 tháng 2 năm 2007

Chó Malinois của Bỉ trên xe chiến đấu M2A3 Bradley tại Iraq, ngày 13 tháng 2 năm 2007

Không quân.



Eric Barrios, chiến sỹ nuôi chó của Tiểu đoàn An ninh số 36, đã được tặng Huân chương Chiến đấu vì những thành tích của mình khi tổ tuần tra thuộc Đội Đặc nhiệm Alpha Lục quân Mỹ từ căn cứ Fort Bragg, Bắc Caroline của anh bị phục kích. Sau trận đánh, Trung sĩ Barrios và chú chó nghiệp vụ Rex đã phát hiện một kho vũ khí nhỏ chứa 5 khẩu AK-47, một áo giáp cài 200 viên đạn và một túi đựng 6 quả đạn của súng phóng lựu chống tăng (RPG).

Hải quân, Lính thủy Đánh bộ



Eric Barrios, chiến sỹ nuôi chó của Tiểu đoàn An ninh số 36, đã được tặng Huân chương Chiến đấu vì những thành tích của mình khi tổ tuần tra thuộc Đội Đặc nhiệm Alpha Lục quân Mỹ từ căn cứ Fort Bragg, Bắc Caroline của anh bị phục kích. Sau trận đánh, Trung sĩ Barrios và chú chó nghiệp vụ Rex đã phát hiện một kho vũ khí nhỏ chứa 5 khẩu AK-47, một áo giáp cài 200 viên đạn và một túi đựng 6 quả đạn của súng phóng lựu chống tăng (RPG).

Lính thủy đánh bộ và chó nghiệp vụ của mình trong thời gian huấn luyện đặc biệt tại Căn cứ Lính thủy Đánh bộ Mỹ ở Lejeune.

Đặc nhiệm

Điểm nổi bật ở những đội chó nghiệp vụ được sử dụng trong các đơn vị “Hải cẩu” (Đặc nhiệm hải quân) chính là những điểm khác biệt trong quá trình huấn luyện chúng.

Tất cả những chú chó của Navy SEAL đều phải trải qua quá trình huấn luyện chuyên sâu- để đáp ứng những yêu cầu cực kỳ khắt khe trong một trường hoạt động của các đồng đội – con người của mình, - tức các binh sỹ đặc nhiệm.

Chó của Lực lượng Các chiến dịch Đặc biệt (Đặc nhiệm) tuyệt đại đa số được chọn từ một giống – đó là giống chó Malinois của Bỉ. Chỉ 1% số chó ứng viên qua được khóa huấn luyện hoàn chỉnh.

Như đã nói ở trên, Đặc nhiệm tinh nhuệ của Hải quân Hoa Kỳ sử dụng chó Malinois của Bỉ, một giống chó tương đối gần gũi với chó chăn cừu Đức nhưng nhỏ con hơn. Những con chó Bỉ này cực kỳ thon gọn và nhanh nhẹn, với độ nhạy của khứu giác gấp 40 lần con người. Với “tầm vóc” không lớn, chúng là giống chó lý tưởng khi thực hiện những nhiệm vụ cần phải nhảy dù.

• Giống chó Malinois được đánh giá đặc biệt cao về mức độ “hung dữ có lựa chọn”, sức bật, tốc độ, sự nhanh nhẹn và khả năng sống sót trong điều kiện nhiệt độ cao khắc nghiệt.

• Những con chó này được huấn luyện làm quen với tiếng nổ, đổ bộ từ máy bay lên thẳng, đi trên thuyền Zodiac hoặc thậm chí nhảy dù.

• Tổng cộng, mỗi con chó và chi phí huấn luyện nó tốn tới $ 40,000.

Chó chiến đấu và các huấn luyện viên đóng một vai trò quan trọng mang tính sống còn, đặc biệt là trong các chiến dịch bí mật. Nhưng khi những nhiệm vụ này được tiến hành cách căn cứ vài dặm, người và chó buộc phải nhảy dù.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Orion phô diễn khả năng đánh chính xác không có ở MQ-9

(Vũ khí) - Với hệ thống ngắm mới, những chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) Orion của Nga có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối.


Theo Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, trong cuộc thử nghiệm bắn đạn thật vừa tiến hành, chiếc Orion đã thực hiện tấn công cực chính xác vào mục tiêu trên mặt đất từ độ cao lớn bằng hệ thống vũ khí không điều khiển.

"Máy bay Orion của Nga trong quá trình thử nghiệm đã tấn công và tiêu diệt mục tiêu giả định là một chiếc xe tăng từ độ cao hơn 4.000m bằng một quả bom không điều khiển nặng 100kg", nguồn tin cho biết.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết thêm, để Orion có được pha tấn công chính xác như vậy, máy bay này đã được trang bị hệ thống xác định và ngắm mục tiêu hoàn toàn mới.

Nhờ thiết bị này, Orion có thể tạo nên khác biệt với hầu hết các dòng UCAV trên thế giới hiện nay dù đó là MQ-9 chủ lực hiện nay trong Không quân Mỹ và một số quốc gia đồng minh.

Đánh giá về máy bay không người lái Nga, các chuyên gia từ The War Zone của Mỹ cho biết, Orion đã chứng minh hơn hẳn các sản phẩm tương đương của Mỹ ở khả năng sử dụng vũ khí không điều khiển. Trong khi đó nhưng khả năng tấn công khác tương đương với chiếc MQ-9.

Theo báo Mỹ, chiếc UCAV Nga với cấu hình tấn công được thiết kế cho cả nhiệm vụ trinh sát. Bề ngoài của máy bay có nét tương đồng với UCAV МQ-9 Reaper của Mỹ.


Orion là một trong những UCAV lớn nhất do Nga sản xuất, có sải cánh dài 16m, thân dài 8m. Máy bay có thể bay cao tới 7,5km trong 24 giờ liên tục, tốc độ hành trình 200km/h, trọng lượng cất cánh tối đa 1 tấn và trọng tải tối đa trên 200kg, phạm vi hoạt động 300km.

Một hệ thống UAV Orion hoàn chỉnh bao gồm 4-6 máy bay, trạm kiểm soát mặt đất, hệ thống cất cánh và hạ cánh tự động, và các trang thiết bị liên lạc.

Với khả năng mang trên 200kg vũ khí, UCAV Orion có khả năng mang được tối đa 4 quả bom thông minh (50kg/quả) hoặc 4 quả tên lửa tầm nhiệt có trọng lượng tương tự, trong khi các tính năng do thám, trinh sát vẫn được giữ nguyên.

Đầu năm 2019, truyền thông Nga đã đăng tải hình ảnh chiếc Orion tiến hành cuộc không kích tổ chức khủng bố Hay’at Tahrir Al-Sham (một chi nhánh al-Qaeda tại Syria). Vụ tấn công diễn ra ở thị trấn Zaka, phía bắc Hama, Syria.

Như vậy, không chỉ tấn công chính xác khi thử nghiệm mà Orion còn chứng minh được khả năng của mình trong điều kiện thực chiến.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Cơ hội nào cho VT-4 Pakistan khi đối đầu T-90S Ấn Độ?
(Vũ khí) - Xe tăng VT-4 (MBT-3000) của Pakistan do Trung Quốc cung cấp sẽ là đối thủ chính của T-90S Ấn Độ trong trường hợp xảy ra xung đột trên bộ giữa hai nước.

"VT-4 (MBT-3000) được Pakistan mua từ Trung Quốc sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với xe tăng T-90S của Ấn Độ phát triển bởi Nga trong trường hợp xảy ra va chạm trên các khu vực biên giới tranh chấp". Đây là kết luận được đưa ra bởi ấn bản Mỹ Military Watch.

Theo tác giả, pháo 125 mm của xe tăng Trung Quốc và đạn xuyên giáp do nước này sản xuất cho phép VT-4 có thể chiến đấu ngang ngửa với những xe tăng tối tân nhất, trong đó có T-90S của Ấn Độ.



Video Player is loading.


1631418001142.png









Ấn phẩm Mỹ cho rằng về nhiều khía cạnh, VT-4 không thua kém xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất của Quân đội Trung Quốc là Type 99A, điểm khác biệt chủ yếu là sử dụng một số công nghệ đặc thù để hướng tới thị trường nước ngoài.

ADVERTISEMENT

Chiếc MBT này tỏ ra dễ bảo trì và phù hợp với những quốc gia không có cơ hội mua xe tăng nặng và mạnh hơn. Tờ báo Mỹ tin rằng cho đến nay, xe tăng VT-4 của Trung Quốc là loại chiến xa có hệ số sẵn sàng chiến đấu cao nhất trong Quân đội Pakistan.

Hợp đồng cung cấp xe tăng VT-4 do Tập đoàn Norinco của Trung Quốc sản xuất cho Pakistan đã được ký kết vào mùa xuân năm ngoái. Căn cứ thông tin được công bố, Islamabad đã mua 100 chiếc VT-4, nhưng hợp đồng có thể được mở rộng lên 300 xe.


Co hoi nao cho VT-4 Pakistan khi doi dau T-90S An Do?
Xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 do Trung Quốc sản xuất trong biên chế Quân đội Pakistan
VT-4 (MBT-3000) là xe tăng chiến đấu chủ lực xuất khẩu của Trung Quốc do Norinco phát triển vào năm 2012. Nó được trang bị pháo nòng trơn 125 mm với bộ nạp đạn tự động cho 22 viên đạn, có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng để tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 5.000 m.

ADVERTISEMENT

Vũ khí phụ của xe bao gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 mm. Ngoài ra nó còn được trang bị 8 ống phóng lựu đạn khói ngụy trang cỡ 76 mm nhằm tạo màn chắn che phủ chiến xa khỏi tên lửa dẫn đường quang học của đối phương.

Xe tăng được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ kết hợp giáp hộp composite tiên tiến. "Trái tim" là động cơ diesel tăng áp có công suất 1.300 mã lực, giúp cỗ chiến xa nặng 52 tấn này vươn tới tốc độ tối đa 70 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động 500 km. Chiều dài của xe tăng VT-4 (với pháo quay về phía trước) là 10,1 m; chiều rộng 3,5m và chiều cao 2,4 m.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Người Mỹ thừa nhận: Ka-52M Alligator Nga tốt hơn Apache
(Vũ khí) - Trong top 5 máy bay lên thẳng tốt nhất thế giới có một của Trung Quốc, một của Mỹ và ba của Nga

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết mới về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự các nước với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Vladimir Tuhkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 6/9/2021.

1631418415922.png
Máy bay lên thẳng (trực thăng) trinh sát- tấn công Ka-52 “Alligator” (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)
Trong Bảng xếp hạng 5 máy bay lên thẳng tấn công tốt nhất do Tạp chí Mỹ Military Watch lập và mới công bố, có ba chiếc của Nga, một của Mỹ và một của Trung Quốc.

Bảng xếp hạng này được lập căn cứ vào tất cả các tiêu chí tính năng kỹ - chiến thuật - tính năng bay, tính năng khai thác, và tất nhiên, cả khả năng tấn công. Và sau đây là bộ năm tuyệt vời đó.
Đứng ở vị trí thứ 5 – máy bay lên thẳng Trung Quốc CAIC WZ-10,- kiểu máy bay lên thẳng được đưa vào trang bị năm 2011.


Tổng cộng đã có 100 chiếc CAIC WZ-10 đã được xuất xưởng- chúng được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, một cơ số vũ khí tên lửa khá độc đáo.
Cụ thể, WZ-10 được trang bị không chỉ tên lửa “không đối đất” để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mà còn cả tên lửa “không đối không” để tấn công các mục tiêu trên không.
Dĩ nhiên, với các máy bay tiêm kích ngay cả thế hệ 4 thì WZ-10 bất lực, nhưng nó hoàn toàn có thể đối phó hiệu quả với các máy bay lên thẳng và thậm chí là với cả máy bay cường kích.

1631418436507.png
Máy bay lên thẳng WZ-10 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) (Ảnh: Donat Sorokin / TASS)
Cần phải nói rằng trong một thập kỷ vừa qua không một kiểu máy bay lên thẳng nào trên thế giới có tên lửa “không đối không” trong cơ số vũ khí của mình.

Và chỉ mới đến thời gian gần đây các tên lửa “không đối không” được đưa vào trang bị cho các máy bay lên thẳng tấn công Nga. Ngoài ra, không còn một kiểu máy bay lên thẳng nào khác trên thế giới có tên lửa “không đối không”.
Có thể dễ dàng lần ra “dấu vết” Nga trong chiếc máy bay lên thẳng Trung Quốc này. Chính Phòng Thiết kế Kamov (Nga) theo đơn đặt hàng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cung cấp cho nước này bản thiết kế sơ bộ "941".
ADVERTISEMENT

Nhưng mọi việc khác còn lại đều do người Trung Quốc tự thực hiện không có sự tham gia của các chuyên gia Nga- họ tự tiến hành các dự án nghiên cứu- thiết kế , chế tạo các mẫu thử nghiệm, sản xuất và hoàn thiện nó để đưa vào khai thác.


Video Player is loading.
PauseXEM THÊMUnmute
Remaining Time 7:49




Chiếc máy bay lên thẳng hai chỗ ngồi này có buồng lái kính. Ứng dụng công nghệ giảm diện tích phản xạ radar hiệu dụng và giảm độ bộc lộ hồng ngoại.
Hai động cơ tuy công suất chỉ 1.400 mã lực mỗi chiếc nhưng vẫn đảm bảo cho WZ-10 mang được tải trọng tác chiến khá ổn- tới 1500 kg và tốc độ tối đa tới 300 km / h.
Có thể mang tới 16 quả tên lửa chống tăng khi xuất kích thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Những tính năng còn lại được Trung Quốc công bố một cách khá mơ hồ và không nhất quán.
Vị trí thứ 4 - Mi-24, với biệt danh “Crokodil” ("Cá sấu"). Tuy là một cựu chiến binh thời Chiến tranh Lạnh, nhưng sau một loạt các lần hiện đại hóa, nó vẫn giữ được phong độ rất tốt.
Điểm nối bật là có lớp giáp bảo vệ tăng cường, công suất động cơ lớn, trọng lượng cất cánh rất lớn, lên tới 12 tấn, trọng lượng vũ khí tên lửa treo ở các móc treo bên ngoài- tới 2.500 kg. Tốc độ tối đa - 324 km / h, cự ly hoạt động - 450 km.
Phiên bản hiện đại hóa mới nhất - Mi-24P-2M – thì đã có hầu hết những gì mà các máy bay lên thẳng tấn công hiện đại nhất của Nga hiện đang được trang bị: hệ thống định vị quang học, radar ăng-ten mảng pha, tổ hợp tác chiến điện tử hiệu quả, một cơ số vũ khí tên lửa dáng nể- như các tên lửa "Ataka" (“Tấn công”), "Vikhr” (“Cơn lốc”), các tên lửa không điều khiển, cũng như tên lửa “không đối không” tầm ngắn R-60.
Để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, Mi-24P-2M còn sử dụng tên lửa “Hermes-A” với tầm bắn ấn tượng là 20 km.
Chính vì vậy, người “lính già” này hoàn toàn vẫn có thừa khả năng chiến đấu, và điều này đã được nó chứng minh một cách xuất sắc trong chuyến “công tác” của mình tại Syria.


1631418455857.png
Máy bay lên thẳng tấn công đa năng Mi-24 (Ảnh: Kirill Kukhmar / TASS)
Đứng ở vị trí thứ 3 - McDonnell Douglas AH-64 Apache. Nó “trẻ hơn” Mi-24 Nga tới 12 tuổi ,vì được đưa vào trang bị năm 1984. Tuy nhiên, phiên bản hiện đại hóa mới nhất của nó là AH-64E Apache Guardian xuất hiện vào năm 2012, trong khi Mi-24P-2M Nga- vào năm 2019.

“Apache” là máy bay lên thẳng tấn công hoàn thiện nhất và mạnh nhất của NATO. Nhưng đồng thời, nếu xét theo các tính năng công suất động cơ, nó không khác nhiều lắm so với "Cá sấu"Nga.
Tốc độ và cự ly hoạt động gần như nhau. Nhưng cùng với đó, “Apache” Mỹ cũng có những ưu thế không thể tranh cãi.

1631418466815.png
Trực thăng Apache.
Nó là một máy bay lên thẳng có độ cao bay lớn với trần bay lên tới 6.000 mét. “Apache” có radar trên đỉnh trục cánh quạt chính, và vì thế nên rất có lợi thế khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở các khu vực địa hình đồi núi – “Apache” vẫn có thể quan sát ở góc 360 độ trong khi đang “ẩn nấp” sau bất kỳ chướng ngại vật nào nếu cánh quạt ở lên phía trên chướng ngại vật đó.

Tuy vậy, vũ khí của "Apache", có thể nói, chỉ là vũ khí của thế kỷ trước.
Nói cho thật đúng thì đây là bộ các tiêu chuẩn mà các nhà chế tạo máy bay lên thẳng từ các quốc gia khác trên thế giới áp dụng khi thiết kế vào thời điểm đó. Trong lĩnh vực này (trang bị vũ khí cho máy bay lên thẳng) Nga đi trước một bước.
Máy bay lên thẳng Mỹ được trang bị pháo tự động 30 mm, 76 quả rocket không điều khiển hoặc 16 quả tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.
Kiểu tên lửa chống tăng này, nếu theo tiêu chí hiện đại, có hai nhược điểm rất đáng kể, mặc dù hai nhược điểm này sẽ không thể hiện rõ trong các hoạt động tác chiến chống lại binh đoàn không chính quy trang bị vũ khí thô sơ.
Thứ nhất (nhược điểm thứ nhất), tên lửa được dẫn đường đến mục tiêu bằng laser. Điều này có nghĩa là phi công phải dẫn tên lửa bằng chùm tia laser cho đến khi tên lửa đến được mục tiêu.
ADVERTISEMENT

Trong khoảng thời gian này, máy bay lên thẳng không thể cơ động và do đó, nó rất dễ bị bắn hạ.
Thứ hai, tên lửa “Hellfire” có tầm bắn tối đa chỉ 11 km. Và, thành thử, để có thể phóng tên lửa, máy bay lên thẳng phải bay vào khu vực phòng không tầm ngắn của đối phương với độ sâu khoảng 12-15 km.
Các công trình sư thiết kế “Apache” đã quyết định đảm bảo an toàn cho máy bay lên thẳng trước các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) kiểu “Stinger” hoặc “Igla” với tầm bắn không vượt quá 5-6 km.
Ngay cả Mi-24P, chứ chưa nói tới “Thợ săn đêm” và “Alligator”, đều không có nhược điểm thứ hai này.
Vị trí thứ 2 - Mi-28NM "Thợ săn đêm". Vị trí thứ nhất - Ka-52M "Alligator".
Cần phải “viết gộp” hai chiếc máy bay lên thẳng nói trên trong cùng một mục bởi vì, dù có sự khác biệt về nguyên tắc trong sơ đồ bay, chúng có rất nhiều điểm chung.
Trước hết là vũ khí , - vũ khí của hai máy bay lên thẳng Nga này vượt trội đáng kể về các tính năng tác chiến so với vũ khí của "Apache" Mỹ và vũ khí của tất cả các kiểu máy bay lên thẳng còn lại trên thế giới.

1631418481463.png
Máy bay lên thẳng tấn công Mi-28N “Okhotnhik" (“Thợ săn đêm") (Ảnh: Eric Romanenko / TASS)
Hiện tại, các tên lửa “không đối đất” có điều khiển được trang bị cho hai máy bay lên thẳng này là “Sturm”, Ataka” và “Hermes-A” với tầm bắn 20 km. Có cả tên lửa "không đối không" (đến 16 quả) "Igla" để bắn hạ các máy bay không người lái.

ADVERTISEMENT


Tuy nhiên, các kỹ sư Nga đang nghiên cứu phương án trang bị cho “Okhotnhik” và “Alligator” phiên bản tên lửa chống tăng “Vikhr-1” mới nhất. Tên lửa này là tên lửa siêu âm, có tốc độ 600 m/s.
Đầu tác chiến định hướng hoặc bộc phá- nổ mảnh. Tầm bắn - 12 km. Nhưng điều quan trọng nhất của phiên bản này là nó được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại.
Có nghĩa là được xếp vào lớp vũ khí "bắn và quên" - phi công không cần phải chiếu mục tiêu bằng tia laser cho tên lửa, khiến máy bay lên thẳng có nguy cơ bị trúng tên lửa phòng không của MANPADS hoặc các tổ hợp tên lửa phòng không khác. Đầu tự dẫn sẽ tự mình tìm mục tiêu và dẫn tên lửa đến mục tiêu.
Và còn một kiểu tên lửa nữa, sẽ rất sớm tìm ra chỗ của mình trên các móc treo dưới cánh của Mi-28NM và Ka-52M, - đó là tên lửa có điều khiển đa năng hạng nhẹ hay còn được gọi là "sản phẩm 305". Nó được thiết kế để tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất cố định và di động, cũng như các mục tiêu cơ động trên không ở chế độ "bắn và quên". Tên lửa có đầu tự dẫn.
Cùng với đó, tên lửa có điều khiển đa năng hạng nhẹ này có tầm bắn kỷ lục đối với lớp của nó – tới 25 km. Khi một trong hai chiếc máy bay lên thẳng Nga này gặp “Apache:
Mỹ trên bầu trời, số phận của chiếc máy bay lên thẳng Mỹ coi như đã được định đoạt,- bởi vì nó không có vũ khí “không đối không”, và tầm bắn của pháo trên máy bay lên thẳng Mỹ- chỉ 3 km.
Hệ thống điện tử hàng không của hai kiểu máy bay lên thẳng này không giống nhau, nhưng chúng có cùng chức năng và có các tính năng giống nhau. Nói cho đúng thì có một sự khác biệt trong bố trí radar – radar của "Thợ săn đêm" được lắp trên trục cánh quạt chính, như "Apache".
Sự khác biệt còn thể hiện ở các tính năng bay và một số tính năng khác. Ka-52M có các cánh quạt đồng trục. Với sơ đồ này, máy bay lên thẳng có khả năng cơ động tốt hơn.
Nó cũng có tốc độ cao hơn - 315 km / h. Mang được tải trọng tác chiến kỷ lục trong lớp các máy bay lên thẳng tấn công – 2.800 kg. Tầm hoạt động cũng xa hơn - 520 km. Về độ cao, "Alligator" Nga chỉ kém một chút so với "Apache" Mỹ - 5.500 m so với 6.000 m.

Trực thăng vũ trang AH-1Z, T129, Tiger ko được xếp loại
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Tích hợp AI, Sea Breaker đáng sợ hơn 'sát thủ' của Nga ?

(Vũ khí) - Để tăng cường khả năng chiến đấu cho Sea Breaker, nhà thầu Rafael của Israel đã quyết định tích hợp thêm trí tuệ nhân tạo (AI) cho tên lửa diệt hạm này.

Phiên bản tên lửa hành trình diệt hạm Sea Breaker mang AI được Rafael giới thiệu tại Triển lãm DSEI tổ chức ở London, nước Anh. Công bố lần đầu hồi tháng 6/2021, Sea Breaker được giới thiệu là dòng tên lửa hành trình chống hạm thế hệ 5 sở hữu những khả năng hàng đầu hiện nay.
Theo giới thiệu của Rafael, nhờ được tích hợp AI, tên lửa Sea Breaker sở hữu những tính năng tối tân hơn Bastion - hệ thống phòng thủ bờ mạnh nhất hiện nay của Nga.
Tên lửa hành trình diệt hạm Sea Breaker.
Sea Breaker có tầm bắn tương đương Bastion (300km) nhưng vượt trội ở khả năng tồn tại. Khi tấn công mục tiêu mặt đất, tên lửa sẽ bay bám địa hình khiến hệ thống đánh chặn gần như không thể phát hiện.



Khi tấn công mục tiêu di động trên biển, đạn tên lửa sẽ bay gần như sát mặt nước khiến hệ thống đánh chặn trên hạm không thể đánh chặn.


Sea Breaker có chiều dài 4 mét và bay với tốc độ cận âm (0,9 Mach) về phía mục tiêu. Với khả năng dẫn đường bằng tia hồng ngoại và khả năng nhận dạng mục tiêu tự động nhờ tích hợp AI, Sea Breaker có thể được phóng vào ban ngày hay ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Một quan chức cấp cao của Rafael nói: "Đây là loại tên lửa thông minh và là xứng đáng được xếp ở dòng tên lửa thế hệ 5 hàng đầu hiện nay". Điều làm nên sự đặc biệt của dòng tên lửa này là chúng có thể được phóng trên nền tảng phóng SPYDER.


Những ống phóng của Sea Breaker thậm chí có thể đặt trên nền tảng xe quân sự cỡ nhỏ như xe bọc thép Humvees hoặc Dodge Rams cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây chính là điểm mạnh tiếp theo của Sea Breaker so với Bastion.


Đánh giá về Sea Breaker, giới quân sự Nga thừa nhận sự tối tân của Sea Breaker là không thể phủ nhận, đặc biệt là với công nghệ AI và khả năng bám địa hình khi tấn công và khả năng cơ động. Tuy nhiên, khó có thể nói vũ khí này mạnh mẽ và tin cậy hơn Bastion.

Về tầm bắn, Sea Breaker chỉ có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tối đa 300km, thua xa Bastion của Nga là 600km. Tầm bắn này chỉ tương đương với phiên bản xuất khẩu của Bastion. Tiếp theo, Sea Breaker có tốc độ tối đa 0,9 Mach, trong khi đó đạn của hệ thống phòng thủ bờ Nga có thể bay nhanh gần Mach 3.

Tên lửa của Bastion được trang bị đầu tự dẫn radar có khả năng nhận dạng các mục tiêu rất nhỏ cỡ vài mét. Tên lửa có thể bay theo quỹ đạo cao nhưng cũng có khả năng hạ xuống độ cao 5-10m để đột phá phòng không địch.

Trong giai đoạn tăng tốc, tên lửa bay theo quỹ đạo đường đạn với trần bay cao, ở giai đoạn cuối, tên lửa nhận dạng mục tiêu bằng radar, hạ đột ngột độ cao xuống sát mặt đất và tự dẫn bằng hệ thống quán tính để không lọt vào tầm hỏa lực địch.

Ngoài ra, để chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy của Sea Breaker, có thể nhà sản xuất Israel phải mất thêm nhiều thời gian nữa. Trong khi đó, Bastion đã phục vụ trong Hải quân Nga, xuất khẩu cho một số quốc gia thân thiết và chứng minh được sức mạnh của mình trong chiến đấu.

Có 1 điều tác giả quên, Bastion còn có khả năng tấn công đa mục tiêu, trên đất liền, boongke đối phương, trên biển, trong khi Sea Breaker chỉ mới thông báo khả năng tấn công mục tiêu trên biển
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Mìn thông minh Nga tự vô hiệu khi xong nhiệm vụ

(Vũ khí) - Theo Izvestia, Quân đội Nga vừa hoàn thành thử nghiệm hệ thống rải mìn chướng ngại vật thông minh từ xa mới xe rải mìn Zemledeliye và UMP-K Klesh.

Hệ thống đã được thử nghiệm trong cuộc diễn tập ở thao trường Mulino vùng Nizhny Novgorod. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đó là lần đầu tiên lực lượng công binh sử dụng phương pháp thiết lập bãi mìn chướng ngại vật từ xa.
1631420200698.png
1631420230875.png
Nga diễn tập với hệ thống Zemledeliye
Bãi chướng ngại vật được thiết lập để dẫn dắt kẻ thù vào ổ phục kích. Trong cuộc diễn tập, lực lượng công binh đã sử dụng các loại mìn sắp được chế tạo, trong đó có mìn chống tăng kiểu đột nóc PTKM-1R.
Những bãi mìn "thông minh" sẽ được thiết lập trong các khu vực riêng của cuộc tập trận chiến lược Zapad-2021 sắp tới. Bắt đầu từ năm sau, công nghệ này sẽ được thực hành trong các đợt diễn tập huấn luyện ở mọi cấp độ.


Bề ngoài hệ thống công binh rải mìn từ xa Zemledeliye trông giống như một hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Hệ thống lắp đặt trên khung gầm xe bọc thép tám bánh KamAZ bố trí hai thùng, mỗi thùng chứa 25 tên lửa nạp mìn.
Mỗi thùng chứa có thể trang bị mìn chống bộ binh và mìn chống tăng tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ. Hệ thống thiết lập các bãi mìn ở khoảng cách từ 5 đến 15 km.
Một đơn vị Zemledeliye ngoài hệ thống phóng còn bao gồm một phương tiện vận tải- chuyển tải với các quả tên lửa bổ sung. Việc nạp đạn cho bệ phóng được thực hiện rất nhanh chóng. Khác với pháo phản lực truyền thống, toàn bộ khối được thay đổi.

Việc chuẩn bị phóng tên lửa và ngắm bắn hoàn toàn tự động. Để làm được điều này, hệ thống rải mìn từ xa Zemledeliye được trang bị hệ thống định vị vệ tinh, máy tính và trạm thời tiết riêng. Thông tin về tọa độ nơi rơi tên lửa được truyền về sở chỉ huy cấp trên.
Ở đó, vị trí, cấu hình và kích thước chính xác của bãi mìn được "đánh dấu" trên bản đồ điện tử. Nhờ đó, quân đội có thể vượt qua bãi mìn mà không bị cản trở, và sau khi kết thúc chiến sự, có thể dễ dàng vô hiệu hóa bãi mìn.

Trong trường hợp này sẽ không có nhu cầu về các chiến sĩ công binh, robot công binh Uran-6 hoặc hệ thống rà phá bom mìn từ xa UR-77 Meteorit.
Đúng theo Nghị định thư II (1996) của Công ước Geneva 1980 "Về Cấm hoặc Hạn chế Sử dụng Một số Vũ khí Thông thường ...", các quả mìn do hệ thống Zemledeliye rải ra đều được trang bị bộ tự xử lý (tử thần).
Vì một lý do nào đó mà chúng không được thu hồi thì sau một thời gian nhất định, chúng sẽ tự vô hiệu hóa để không gây nguy hiểm cho dân thường.


Trong khi Mỹ NATO nghĩ ra vũ khí giết người dân, thì Nga nghĩ ra công nghệ mà Mỹ NATO còn chưa có
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Algeria hoán cải T-62 thành "Kẻ hủy diệt" BMPT-62 siêu độc đáo
(Vũ khí) - Điều gì cần thiết để chiếc xe tăng cũ T-62 từ thời Liên Xô vẫn hữu ích trong chiến tranh hiện đại: Algeria quyết định hoán cải chúng thành một loại BMPT.

Hiện nay số lượng xe tăng hạng trung T-54/55 hay T-62 do Liên Xô sản xuất đang phục vụ trong quân đội các quốc gia trên thế giới vẫn còn rất lớn, đã có nhiều dự án nâng cấp được trình bày nhằm nâng cao sức mạnh cho những cỗ chiến xa này.
Bên cạnh đó, còn một phương án khác cũng thu hút nhiều sự quan tâm đó là hoán cải T-54/55 và T-62 thành xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng bằng cách tháo bỏ tháp pháo, tích hợp các loại vũ khí "nhẹ nhàng" hơn để lấy không gian cho khoang chở lính.


Tuy nhiên phương án hoán cải xe tăng T-62 thành xe chiến đấu hỗ trợ tăng dạng BMPT Terminator của Nga mà Quân đội Algeria đang thực hiện hàng loạt được xem là điều rất độc đáo và chưa có tiền lệ.


1631420765942.png
1631420806610.png
Phương án hoán cải xe tăng hạng trung T-62 thành xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-62 của Algeria
Theo các nguồn tin địa phương, khoảng 200 - 300 chiếc T-62 của quốc gia Bắc Phi này sẽ được tích hợp module chiến đấu Berezhok với pháo tự động 30 mm 2A42, súng phóng lựu liên thanh 30 mm AG-30, súng máy 7,62 mm và tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Kornet.


Trước đây khoang chiến đấu Berezhok đã được sử dụng trong quá trình hiện đại hóa hàng trăm chiếc BMP-1 và BMP-2, nhưng đây là lần đầu tiên nó được lắp trên xe tăng chiến đấu chủ lực hạng trung.


Đánh giá qua các hình ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, phần thân của xe tăng T-62 sẽ được sửa đổi để lắp đặt module Berezhok. Ngoài ra, nó cũng sẽ nhận được lớp bảo vệ bổ sung, bao gồm giáp phản ứng nổ phía trước, giáp lồng bên hông. Có lẽ cấu hình sẽ giống như T-55MV đã được hiện đại hóa trước đây.


Bên cạnh đó, một loại động cơ mới công suất cao hơn có thể sẽ được lắp đặt nhằm mang lại độ linh hoạt lớn, bất chấp việc trong lượng cỗ chiến xa đã nhẹ đi nhiều vì loại bỏ được tháp pháo với pháo chính 115 mm U-5TS.

Việc hoán cải xe tăng hạng trung T-62 thành xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT-62 sẽ tăng đáng kể khả năng của lực lượng mặt đất Algeria trong trường hợp có thể xảy ra xung đột quân sự với nước láng giềng Maroc. Đây cũng là phương án rẻ tiền hơn so với mua BMPT-72 Terminator của Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Nhật muốn tiếp cận tính năng Su-30
(Bình luận quân sự) - Giới phân tích cho rằng, Nhật đang muốn tiếp cận dữ liệu trên máy bay Su-30 Nga bán cho Trung Quốc thông qua diễn tập với máy bay Su-30MKI Ấn Độ.

Nhật tìm hiểu Su-30MK2 Trung Quốc thông qua Su-30MKI
Theo tin trên Cổng thông tin Defense 24 – một chuyên trang về quân sự và vũ khí của Ba Lan, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với các phi công Su-30MKI của Ấn Độ sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu từ một máy bay chiến đấu do Nga chế tạo trong các buổi huấn luyện chung.
Tại Ấn Độ, Su-30MKI đang được Hindustan Aeronautics Limited (HAL) chế tạo. Hợp đồng ký trước đó giữa Moskva và New Delhi, thỏa thuận việc mua và sản xuất 270 máy bay chiến đấu loại này theo giấy phép. Sau đó, Ấn Độ thông báo họ đang có kế hoạch mua thêm hơn 10 chiếc Su-30MKI.
Theo bài báo, cuộc huấn luyện chung tại căn cứ quân sự là mục tiêu lớn nhất của Lực lượng Tự vệ trên không (Không quân Nhật Bản - JASDF). Các cuộc diễn tập có sự tham gia của máy bay chiến đấu của hai nước sẽ được tổ chức tại một trong những căn cứ quân sự của Nhật Bản vào cuối năm nay.


Trước đó, việc huấn luyện đã bị hủy bỏ nhiều lần do đại dịch coronavirus nhưng hiện nay, JASDF quyết tâm thực hiện điều này.
Mục tiêu của JASDF là theo dõi các đặc điểm của Su-30MKI Ấn Độ như: Phạm vi bay, mức tiêu thụ nhiên liệu, khả năng cơ động, tính linh hoạt trong điều khiển, cũng như thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc máy bay chiến đấu cất cánh và số lượng thiết bị, vũ khí của nó…



Video Player is loading.
PauseXEM THÊMUnmute
Remaining Time 7:43



Su-30 là máy bay chiến đấu đa năng của Nga được phát triển tại Phòng thiết kế Sukhoi trên cơ sở máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB vào cuối những năm 1980. Nó có nhiều biến thể và phiên bản nâng cấp khác nhau và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Theo tác giả bài báo, sở dĩ Không quân Nhật Bản muốn thao luyện cùng Su-30MKI là nhằm tìm hiểu về một vũ khí trên không đáng gờm mà đối thủ chính của JASDF đang sở hữu.
1631421617738.png
Nhật Bản muốn nắm tính năng Su-30MK2 Trung Quốc thông qua Su-30MKI Ấn Độ
Trong kho vũ khí trên không của Trung Quốc cũng có các máy bay chiến đấu được phát triển trên cơ sở Su-30 MKI là Su-30MKK và Su-30MK2.
"Do đó, việc hiểu rõ hơn về thiết kế này là rất quan trọng đối với người Nhật và quan trọng hơn nhiều so với hợp tác hàng không giữa Ấn Độ và Nhật Bản kể từ năm 2018" - ấn phẩm kết luận.
Trước đây, tờ “Lợi ích dân tộc” (The National Interest) của Mỹ đã nhận xét rằng, Su-30SM (tương đương với Su-30MKI) loại chiến đấu cơ hiện đại thứ 2 mà không quân Nga đang sử dụng, sau các siêu tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S (trước khi số ít tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 mới được biên chế).

Su-30 – khắc tinh của chiến đấu cơ Mỹ-NATO
The National Interest cho rằng, bất kỳ phiên bản nào của Su-30 cũng là những đối thủ đáng gờm với mọi máy bay của Mỹ-NATO hay Trung Quốc. Điều này đã được chứng tỏ qua nhiều cuộc đối đầu giữa Su-30MKI Ấn Độ với các tiêm kích F-15, F-16 của Mỹ hay Eurofighter Typhoon của Anh.
Tháng 2/2004: Trong các trận không chiến huấn luyện giữa các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30MKI của Ấn Độ và các máy bay tiêm kích hạng nặng F-15C/D Eagle của Mỹ diễn ra tại căn cứ không quân Elmendorf (bang Alaska), các máy bay Nga đã giành thắng lợi trong 3/4 trận đánh.
Hè 2004: Trong cuộc tập trận Cope India-2004, các máy bay Su-30MKI của Ấn Độ đã một lần nữa thể hiện kết quả tuyệt vời trong các trận đánh tập chống F-15C, kể cả về sức cơ động, thiết bị trên khoang và các hệ thống vũ khí.

Năm 2005: Tờ The Times of India đưa tin, Su-30MK của Không quân Ấn Độ đã chiến thắng trong cuộc đấu tay đôi với các máy bay tiêm kích F-15 Mỹ và F-16C của không quân Singapore trong cuộc tập trận chung dài 2 tuần Sindex-Ankush tại căn cứ Gwalior ở Ấn Độ.
1631421602915.png
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-2 Nhật và J-10 Trung Quốc
Theo các nguồn tin Ấn Độ, Su-30K của Không quân Ấn Độ đã giành thắng lợi trong 8/10 trận đánh với các máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ, còn các máy bay Su-30MKI đã chiến thắng trong toàn bộ 10 trận đánh với các máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Singapore.
Hè năm 2005: Trong cuộc tập trận chung Ấn-Pháp tại Pháp, các phi công Ấn Độ lái Su-30K đã đối đầu với các kiểu máy bay mới Mirage 2000С và Mirage 2000D (lắp radar RDI).
Theo báo chí Ấn Độ, phía Pháp kinh ngạc trước trình độ của các phi công Ấn Độ, đặc biệt là khả năng của họ thích nghi nhanh với các hệ thống của NATO. Ngoài ra, các phi công Pháp đánh giá cao sức cơ động của Su-30 bất kể kích thước lớn của chúng và nhận xét rằng, trong cận chiến, Mirage có vẻ "yếu thế hơn" so với Su-30.
Năm 2006 và 2007: Tại cuộc tập trận chung Exercise Indradhanush, các phi công Ấn Độ lái Su-30MKI đã thể hiện trình độ cao trong các trận không chiến huấn luyện chống các máy bay tiêm kích Tornado F3, Hawks và Eurofighter Typhoon của Anh.
ADVERTISEMENT


Năm 2006: Trong cuôc tập trận Cope India-2006, các phi công Ấn Độ đã đối đầu thắng lợi trong các trận đánh tập không chiến, lần này là với các máy bay F-16 của Không quân Mỹ.
Năm 2008: Tại căn cứ không quân Hickam ở Hawaii đã tiến hành cuộc tập trận Mỹ-Australia, trong đó Không quân Australia được mời vì họ có kế hoạch mua nhiều máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II JSF (Joint Strike Fighter) của Mỹ trị giá 16 tỷ USD.
Sau đó, các tờ báo “The Australian” và “The West Australian” của Australia dẫn nguồn từ một báo cáo mật của quân đội Australia về kết quả các trận không chiến mô phỏng giữa các máy bay tiêm kích tối tân F-35 của Mỹ và các máy bay Su của Nga, cho biết, các máy bay Su đã đánh tơi tả, "tàn sát", bắn máy bay Mỹ "rụng như sung".
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Hàn Quốc thử nghiệm 1 loạt tên lửa mới, hành trình, đạn đạo, siêu âm, phóng từ máy bay....

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lịch sử 'buôn súng' 2 mặt đầy phức tạp của nước Pháp

Ngày 25/11, Pháp đã chính thức tuyên bố tạm ngưng việc chuyển giao chiến hạm lớp Mistral cho Nga, sau nhiều tháng xuất hiện các phỏng đoán quanh số phận con tàu. Đây có thể xem là "sự cố" mới nhất liên quan tới hoạt động bán vũ khí của nước này.
Văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thông báo việc tạm ngưng "cho tới khi có thông báo thêm" về việc bàn giao tàu Mistral.
Đổi ý vì sức ép
Giới quan sát đánh giá quyết định cho thấy Pháp đã chịu áp lực rất mạnh từ phía các nước đồng minh trong việc phải tạm ngưng hợp đồng, để phản đối thái độ của Nga về vấn đề Ukraine. Tuy nhiên khi đưa ra quyết định trên, Pháp có nguy cơ trở thành bên chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Tàu Mistral Pháp bán cho Nga có tên Vladivostok. Theo kế hoạch, con tàu sẽ được chuyển giao cho phía Nga trong tháng 11 này. Con tàu hiện đang neo đậu tại thành phố cảng Saint Nazaire, nơi 400 thủy thủ của Nga đã có nhiều tháng huấn luyện trên nó. Một con tàu Mistral thứ 2 mang tên Sevastopol cũng có kế hoạch được bàn giao vào năm tới. Con tàu gần đây đã tới cảng Saint Nazaire để lắp đặt các thiết bị cuối cùng.

Pháp đã tạm hoãn việc chuyển giao các tàu Mistral cho Nga​

Hồi tháng 9 năm nay, ông Hollande nói rằng tàu Vladivostok chưa đủ tiêu chuẩn để bàn giao cho Nga. Tuyên bố được đưa ra hôm 25/11 không nói Pháp đã hủy bỏ hợp đồng, cho thấy chính phủ nước này cũng không hề muốn từ bỏ thương vụ trị giá tới 1 tỷ euro (1 euro = 1,2 USD) và hàng ngàn việc làm trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Đại sứ Nga ở Pháp là Alexander Orlov cho hãng tin AP biết rằng hợp đồng có 1 điều khoản cho phép chậm bàn giao Vladivostok so với kế hoạch ban đầu. Ông cũng nói rằng Nga chưa đòi bồi thường vì chậm hợp đồng. Tuy nhiên sau khoảng thời gian này, Pháp hoặc sẽ phải giao con tàu, hoặc phải trả lại Nga số tiền ứng trước, chưa tính tới tiền phạt do chậm hoặc hủy hợp đồng, có thể lên tới hàng tỷ euro. Rõ ràng, đó là thiệt hại nặng nề cho một nước Pháp vẫn đang phải triển khai chính sắt thắt lưng buộc bụng để chống suy thoái kinh tế.

Về phía Nga, giới phân tích đánh giá 2 tàu Mistral - với khả năng mang theo 700 lính, 16 trực thăng vũ trang và hàng chục xe bọc thép mỗi tàu - sẽ mang tới cho quân đội nước này khả năng di chuyển một lực lượng lớn binh lính và thiết bị. Tuy nhiên đây không phải vũ khí chứa yếu tố thay đổi cuộc chơi và không có 2 tàu này, sức mạnh của quân đội Nga cũng chẳng bị ảnh hưởng gì nhiều.

Các thương vụ gây tranh cãi
Đây không phải lần đầu tiên Pháp thể hiện việc thiếu tôn trọng hợp đồng buôn bán vũ khí cho nước ngoài. Trước Nga, Argentina đã từng nếm mùi thay đổi của người Pháp.
Cụ thể, trong những năm 1980, tên lửa đối hạm Exocet do Pháp chế tạo, với khả năng bay là là cách mặt nước chỉ chừng 1-2 mét khiến nó khó bị ra-đa phát hiện, trở thành mặt hàng được nhiều nước thèm muốn.
25 nước đã đặt mua tên lửa này từ Pháp gồm chính quyền quân sự Argentina mới lên nắm quyền sau cuộc đảo chính 1976. Năm 1982, Pháp đã chuyển 5 quả tên lửa Exocet cho Argentina. Tuy nhiên tới ngày 2/4/1982, quân đội Argentine bất ngờ đánh chiếm quần đảo Falkland, đã thuộc quyền kiểm soát của Anh trong vòng 150 năm, qua đó châm ngòi cho cuộc chiến Falkland.

1631867170909.png


Tổng thống Pháp khi ấy, ông Francois Mitterrand, đã phản ứng với hành động của Argentina bằng tuyên bố cấm vận vũ khí và hỗ trợ cho Argentina. Lô tên lửa Exocet mà Argentina đặt mua không được bàn giao hết. Tuy nhiên với chỉ 5 quả tên lửa được đưa vào trang bị, Argentina vẫn bắn chìm khu trục hạm HMS Sheffield của Anh, khiến 20 thủy thủ thiệt mạng.

Sau Argentina, Pháp còn có một số thương vụ bán vũ khí gây tranh cãi khác. Trong những năm 1980, giới chức lãnh đạo Iraq coi những chiếc Mirage F-1 của Pháp là hệ thống vũ khí lý tưởng để tổ chức một cuộc tấn công hiệu quả vào các mục tiêu ở Iran.
Công ty Dassault của Pháp sau đó đã chào bán cho Iraq 24 chiếc Mirage F-1 đã được nâng cấp để có thể mang theo và bắn 2 quả tên lửa Exocet. Chưa hết, chính quyền Pháp còn đồng ý cho Iraq "mượn" 5 chiếc máy bay chiến đấu Super Etendard có trong kho vũ khí của hải quân nước này.

Phía Iran đã nhanh chóng đánh hơi thấy thương vụ này và giới lãnh đạo Iran cảnh báo rằng việc chuyển giao những chiếc máy bay sẽ dẫn tới chiến tranh. Không hề e sợ, chính quyền Pháp vẫn triển khai "Chiến dịch đường ngọt", trong đó 5 phi công máy bay chiến đấu Pháp được công ty Dassault lựa chọn, sẽ mang theo hộ chiếu giả và đưa 5 chiếc Super Etendard tới căn cứ Tây Qayarah ở Bắc Iraq.
Trong hành trình, các máy bay sẽ tạm dừng để tiếp nhiên liệu trên một tàu sân bay Pháp đóng ngoài khơi CH Síp. Chúng cũng sẽ dừng chân ngắn ở Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi bay dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria ở độ cao thấp nhằm tránh rađa và vào Iraq an toàn.

Không rõ Iran có nắm được thông tin về chiến dịch này hay không, chỉ biết rằng 2 tuần sau khi 5 chiếc máy bay được bàn giao, một xe bom đã phát nổ gần một tòa nhà ở thủ đô Beirut của Lebanon, nơi có một lực lượng lính dù Pháp đóng quân. Chính quyền Pháp tin rằng vụ tấn công do Iran thực hiện.
Tháng 10/2004, Liên minh châu Âu (EU) chấm dứt lệnh cấm vận chống Libya kéo dài 11 năm. Việc này bao gồm xóa bỏ cấm vận vũ khí để đổi lấy cam kết từ chính quyền Muammar Gaddafi trong việc từ bỏ hoạt động phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Thỏa thuận đã mở đường cho các nhà buôn vũ khí châu Âu trở lại Libya. Từ năm 2004 tới năm 2009, EU đã cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí trị giá 834 triệu euro và Pháp đứng thứ 2 trong danh sách các nước chuyển nhiều vũ khí vào Libya nhất. Tổng cộng Pháp đã bán cho Libya số máy bay, bom, đạn, tên lửa các loại trị giá 210 triệu euro. Tuy nhiên chỉ vài năm sau thời điểm 2009, phương Tây, với Pháp là một trong những nhân vật chính, đã mạnh tay can thiệp vào Libya, lật đổ chính quyền Gaddafi.

Phi vụ đánh cắp 5 tàu tên lửa Pháp của tình báo Israel năm 1969

Tình báo Israel đã tiến hành chiến dịch táo bạo nhằm qua mặt lực lượng an ninh Pháp, mang về 5 tàu tên lửa bị nước này giữ.

Đầu thập niên 1960, Israel quyết định mua 12 tàu tuần tra lớp Sa'ar 3 không trang bị vũ khí từ Pháp với ý định hoán cải chúng thành tàu tên lửa, giúp hiện đại hóa hải quân và bảo đảm an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, sau khi nhận bàn giao 7 chiếc, Israel bị Pháp cấm vận vũ khí toàn diện do trận tập kích sân bay Beirut trong chiến dịch chống lại Tổ chức Giải phóng Palestine. 5 tàu lớp Sa'ar 3 còn lại bị Pháp giữ lại, không bàn giao tiếp cho Israel.



1631867667167.png
Hai trong năm tàu bị Pháp giữ tại cảng Cherbourg. Ảnh: Cimsec.

Việc các đối thủ Ai Cập và Syria tiếp nhận tàu tên lửa Liên Xô, trong khi hạm đội lạc hậu của Israel chịu tổn thất trong Chiến tranh Tiêu hao (1967-1970) khiến lãnh đạo nước này quyết định tiến hành Chiến dịch Noa nhằm đánh cắp 5 tàu Sa'ar 3 còn lại từ tay người Pháp, theo Jewish Library.

Cha đẻ của Chiến dịch Noa là chuẩn đô đốc Mordechai "Mokka" Limon, cựu tư lệnh hải quân Israel và tùy viên quân sự Israel tại Paris. Ông có nhiều mối quan hệ với chính phủ Pháp và Châu Âu thông qua gia tộc Rothschild.

Nhờ mối quan hệ của Limon, Israel lập công ty bình phong mang tên Starboat, đăng ký ở Panama nhưng lấy vỏ bọc là một hãng khoan dầu Na Uy. Nhân viên công ty đều là điệp viên Mossad, cơ quan tình báo quốc gia Israel. Đứng đầu Starboat là Benyamin Vered, một trong những chỉ huy cấp cao nhất của Mossad.

Starboat đàm phán với phía Pháp, tỏ ý muốn mua lại 5 chiến hạm Sa'ar 3 để biến chúng thành các tàu khảo sát dầu, tuyên bố thông số kỹ thuật của chúng đáp ứng yêu cầu của họ. Để giành lòng tin từ phía Pháp, Limon và đại diện Starboat giả vờ tranh cãi dữ dội trong các cuộc đàm phán.

Hai bên đồng ý với điều khoản là 5 tàu sẽ được chuyển giao tới cảng của Starboat và do thủy thủ hải quân Israel điều khiển. Hợp đồng mua bán giữa chính phủ Israel và công ty Starboat được thông qua với sự chấp thuận của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Michel Debré.

Bước tiếp theo của chiến dịch là tạo thói quen hằng ngày nhằm đánh lừa người dân Pháp ở Cherbourg, nơi neo đậu của 5 chiếc Sa'ar 3. Thủy thủ Israel thường xuyên điều khiển những chiếc tàu này tiến hành các chuyến ra khơi ngắn ngày hướng tới Đại Tây Dương.

Thủy thủ đoàn được bí mật tăng cường thêm 80 sĩ quan từ Israel. Những người này phải cải trang thành dân thường, chia làm hai nhóm đóng giả du khách tới các điểm khác nhau trên khắp Châu Âu trước khi đến Cherbourg. Hai nhóm phải liên tục đổi chỗ ở, không bao giờ nghỉ tại một khách sạn quá một đêm, cũng như mang theo hộ chiếu Israel để tránh bị kết tội mang giấy tờ giả nếu bị bắt. Ngày 23-12, 80 sĩ quan Israel đến Cherbourg và phân tán quanh thành phố.

Giám đốc Mossad Meir Amit đánh giá chiến dịch có độ rủi ro rất cao. "Chỉ cần một cảnh sát Pháp nghi ngờ về sự xuất hiện của quá nhiều người Do Thái tại Cherbourg trong dịp Giáng sinh cũng đủ khiến chiến dịch đổ vỡ hoàn toàn", ông Amit nhớ lại.

Trước khi rời đi, các tàu cần lượng lớn dầu diesel và lương thực cho hành trình 8 ngày. Thủy thủ đoàn phải tích trữ nhiên liệu và nhu yếu phẩm một cách chậm chạp với số lượng nhỏ để tránh gây nghi ngờ. Đến ngày 24-12, cả 5 tàu đều có đủ nhiên liệu và lương thực cho hành trình về Israel.

Việc động cơ tàu chiến bất ngờ khởi động trong đêm sẽ đánh động nhà chức trách Pháp. Vì vậy, đại tá Hadar Kimhi, chỉ huy chiến dịch, ra lệnh cho thủy thủ Israel cho nổ động cơ tàu hằng đêm để cư dân Cherbourg làm quen với âm thanh này. Phía Israel còn bố trí thêm tàu tiếp liệu cho biên đội Sa'ar 3 ở Gibraltar và vịnh Biscay.

Đào thoát

Đêm 24-12-1969, thủy thủ đoàn tiếp tục bảo dưỡng tàu, trong khi 80 sĩ quan tăng cường ẩn náu dưới hầm tàu. Lo ngại các tàu có thể bị chìm khi băng qua Vịnh Biscay trong thời tiết khắc nghiệt, hải quân Israel bố trí một chuyên gia khí tượng để theo dõi mọi bản tin thời tiết của Anh, Pháp và Tây Ban Nha.

Đội tàu dự kiến khởi hành lúc 20h30, nhưng thời tiết xấu khiến thời điểm xuất phát liên tục bị trì hoãn. Dù nhận lệnh từ Israel yêu cầu ra khơi bất chấp thời tiết, đại tá Kimhi quyết định tiếp tục chờ đợi. Đến nửa đêm, nhà khí tượng nghe được bản tin thời tiết của Anh, cho biết cơn bão sẽ suy yếu trong vòng hai giờ. Đến 2h30 sáng 25-12, nhóm tàu rời Cherbourg và hướng ra biển.

Nhà chức trách Pháp không biết sự việc, cho đến khi một phóng viên Anh ghé thăm cảng sau đó 12 tiếng và phát hiện toàn bộ 5 tàu chiến Sa'ar 3 đã biến mất. Nhóm tàu Israel băng qua vịnh Biscay trước khi đổi hướng sang phía nam vào Địa Trung Hải, hội quân với đội tàu tiếp liệu.

Khi các tàu đi qua eo biển Gilbraltar vào Địa Trung Hải, trạm giám sát của Anh phát tín hiệu yêu cầu chúng xác nhận thân phận nhưng không được hồi âm. Trực thăng Anh phát hiện nhóm tàu không mang cờ hay số hiệu nhận dạng, nhưng xác định được danh tính là đội tàu Israel. Trạm giám sát Anh phát tín hiệu chúc thượng lộ bình an, trước khi chiến hạm Israel tiếp tục hành trình.

Đội tàu bị truyền thông quốc tế phát hiện khi di chuyển dọc bờ biển Bắc Phi để về nước. Khi tới ngoài khơi đảo Crete, các biên đội tiêm kích F-4 của Israel bắt đầu xuất hiện ở độ cao nhỏ để hộ tống 5 tàu chiến.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Michel Debré ra lệnh không kích đánh chìm đội tàu bị đánh cắp, nhưng tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp từ chối thực thi mệnh lệnh, Thủ tướng Jacques Chaban Delmas cũng phản đối quyết định tấn công do lo ngại căng thẳng leo thang. Dù rất tức giận, chính phủ Pháp hiểu rằng họ không thể can thiệp do các tàu này đã ra vùng biển quốc tế.

Nhóm tàu chiến cập cảng Haifa vào ngày 31-12, hoàn tất hành trình dài 5.825 km. Sau khi sở hữu đủ 12 khung tàu từ Pháp, Israel bắt đầu hoán cải chúng thành tàu tên lửa, phát triển học thuyết tác chiến biển hoàn toàn mới, giúp đánh chìm nhiều tàu chiến Ai Cập và Syria mà không để mất tàu nào trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

Buôn bán phải giữ chữ tín, nước Pháp chưa từng có chữ tín, nên đã gây ra tai hại cho đến ngày nay








 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Các tên lửa hành trình Chủ thể vẫn bay, bay, bay...
(Bình luận quân sự) - Bắc Triều Tiên vừa thử nghiệm thành công vũ khí tầm xa mới...

Nhân sự kiện Bắc Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa trong mấy này gần đây, xin cung cấp thêm một số thông tin và nhận định về sự kiện này qua bài viết và phỏng vấn các chuyên gia am hiểu lĩnh vực trên với tiêu đề (hơi lạ) và phụ đề trên của nhà báo Nga Iuri Entsov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 16/9/2021.
Những đoạn in nghiêng để trích dẫn là của “Svobodnaia Pressa”. Sau đây là nội dung:

1632122265328.png
Người dân Seoul đang xem chương trình thời sự tường thuật vụ phóng thử tên lửa hành trình tầm xa do Học viện Khoa học Quốc phòng CHDCND Triều Tiên tiến hành từ một địa điểm không xác định ở Triều Tiên. (Ảnh: AP Photo / Lee Jin-man / TASS)
I. Phần giới thiệu của nhà báo Iuri Entsov
Vừa mới đây, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin về việc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm thành công một kiểu tên lửa hành trình tầm xa mới.
Đích thân Ủy viên Đoàn Chủ tịch Bộ Chính trị Bí thư BCH TW Đảng Lao động Triều Tiên kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) Park Chong Chon cùng các cán bộ cao cấp khác của BCH TW Đảng, các cán bộ lãnh đạo và các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học quốc phòng đã trực tiếp theo dõi cuộc thử nghiệm này.
Bắc Triều Tiên xác định tên lửa hành trình mới của mình là một loại vũ khí chiến lược đóng vai trò rất quan trọng "để đạt được mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm". Và mục tiêu này là- phát triển nền khoa học – công nghệ quốc phòng và thiết kế các hệ thống vũ khí mới.
Trong hai năm mang tính quyết định vừa qua, các đồng chí- nhà khoa học (nguyên văn), dưới sự lãnh đạo của các đồng chí trong BCH TW đã tự tin tiến lên phía trước. Chắc chắn những tư tưởng của tinh thần Chủ thể đã giúp họ rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mà cụ thể là quan điểm “phát triển đi lên bằng chính sức mạnh (nội lực) của mình”.
Nhưng về phía mình, những người Nhật tuy cách rất xa tinh thần Chủ thể của Bắc Triều Tiên về mặt hệ tư tưởng, nhưng lại rất gần nước này về mặt địa lý, vẫn rất lo lắng trước vụ phóng thử tên lửa mới này.
II. Phần phỏng vấn
1/ Ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga
cho rằng vụ phóng tên lửa mới của Bắc Triều Tiên đã gây ra một cơn chấn động thực sự tại Nhật Bản:
Cac ten lua hanh trinh Chu the van bay, bay, bay...
Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga
— Tên lửa có tầm bay 1.500 km. Người Nhật đã vẽ bản đồ xác định bán kính tác chiến của tên lửa này. Theo đó, toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản nằm trong tầm bắn của nó, trừ một số khu vực ở đông- bắc Hokkaido và đông- nam Okinawa.
Tất cả những gì đang được tiến hành ở Bắc Triều Tiên nhằm hoàn thiện tiềm lực tên lửa hạt nhân của nước này đều khiến Nhật Bản phải đau đầu. Người Nhật cho rằng đây là mối đe dọa chủ yếu (đối với Nhật Bản).
Mối đe dọa lớn nhất, theo quan điểm của người Nhật, đến từ Trung Quốc, nhưng với Trung Quốc thì còn có thể đàm phán, riêng với Bình Nhưỡng- người Nhật cho rằng đây là chế độ không thể dự đoán trước được.
Người Nhật cực kỳ để ý đến những thiết kế (vũ khí) của Bắc Triều Tiên. Những mối đe dọa này là một cái cớ để Nhật Bản tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Ngân sách quân sự của Nhật Bản đã tăng trong nhiệm kỳ thủ tướng của ông Shinzo Abe và vẫn sẽ tiếp tục tăng vào năm sau.
Hiện nay, tại Nhật Bản đã bắt đầu cuộc chạy đua trước bầu cử của các ứng cử viên cho vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền nước này (tức sẽ làm thủ tướng Nhật Bản-ND). Cả ba ứng cử viên chính: Taro Kono, Fumio Kishido và nữ ứng cử viên Sanae Takaichi đều nhất trí cho rằng cần phải tăng ngân sách quốc phòng.
Bà Sanae Takaichi vốn nổi tiếng là một nhân vật"diều hâu", thường đến viếng đền thờ Yasukuni, nơi có các tấm bảng khắc tên những “tội phạm” trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Những chuyến viếng thăm như vậy luôn gây ra sự phẫn nộ ở cả Nam và Bắc Triều Tiên, và cả ở Trung Quốc.
ADVERTISEMENT

Thủ tướng Nhật đương nhiệm trong thời gian gần đây đã hạn chế các chuyến thăm ngôi đền này. Bà S. Takaichi yêu cầu ngân sách quân sự của Nhật Bản phải vượt mức một phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của nước này.
Cách đây khá lâu, từ vài thập kỷ trước, Nhật Bản đã tự cam kết như thế này: ngân sách quân sự của họ sẽ không vượt quá 1% GDP. Tuy có một vài lần người Nhật đã vượt qua ngưỡng 1 % này, nhưng chủ yếu vẫn là tuân thủ cam kết đó.
Cho dù chỉ 1% GDP nhưng đối với một nền kinh tế lớn thứ ba thế giới như Nhật Bản, đó cũng đã là một con số rất đáng kể, vào khoảng 50 tỷ USD. Bà Takaichi đề xuất chi cho quốc phòng tới 2% GDP và đạt ngưỡng (chi cho quốc phòng) của các cường quốc Tây Âu.
Bà cũng kêu gọi mua sắm những mẫu vũ khí để có thể sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công phủ đầu vào những căn cứ của đối phương nếu người Nhật cho rằng xuất hiện mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản (từ những căn cứ đó).
Ý bà muốn nói tới các căn cứ (mục tiêu) trước hết là ở Bắc Triều Tiên, nhưng không chỉ vậy. Có cả các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng nếu như CHDCND Triều Tiên sở hữu những vũ khí như vừa nói ở trên - và mẫu vũ khí đó, gần như chắc chắn sẽ là các tên lửa hành trình tầm xa - chúng cũng sẽ đe dọa cả vùng Viễn Đông của Nga.
Chính vì vậy, con ngoáo ộp về mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đang và sẽ được Nhật Bản tích cực tận dụng nhằm tăng cường tiềm lực quân sự của mình.
SP": - Mối đe dọa từ Triều Tiên thực sự nghiêm trọng đến mức nào? Có thể, người Bắc Triều Tiên là những người ôn hòa và họ không hề có ý định tấn công bất kỳ ai?
— Đang diễn ra một trò chơi ngoại giao “làm căng dây thần kinh”, như vẫn thường xảy ra. Mọi người đều hiểu rằng, rất có thể sẽ không có bất cứ hoạt động tác chiến thù địch thực sự nào xảy ra.
Nếu khác đi, đó sẽ là một thảm họa cho Bắc Triều Tiên và cho cả Nhật Bản. Những người đang ngồi tại Bình Nhưỡng (giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên) không phải là những kẻ tự sát cố gắng tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hạt nhân với mọi giá.
Nếu làm như vậy, đất nước của họ sẽ ngay lập tức bị người Mỹ, người Hàn Quốc và người Nhật quét sạch khỏi mặt đất. Điều này đồng nghĩa với kết thúc của đất nước Bắc Triều Tiên.
Nhưng Nhật Bản vẫn quan ngại. Sự quan ngại này được thể hiện rất rõ trong thời gian Donald Trump cầm quyền tại Mỹ, - ông này là người đã từng có những cử chỉ tỏ vẻ thân thiện với ông Kim Jong-un, đã có một số lần gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên và sau đó là việc Bắc Triều Tiên tuyên bố dừng (chương trình) tên lửa đạn đạo. Nhưng bây giờ thì chuyện này đã không còn quá quan trọng nữa.
"SP": - Có thể Bắc Triều Tiên đã có tên lửa hành trình. Bởi vì tên lửa hành trình đã được phát minh từ rất lâu trước đây rồi, tới khoảng năm mươi năm trước.
— Nhiều người cho rằng “gốc gác” của các tên lửa Bắc Triều Tiên là từ dự án tên lửa chống hạm Xô Viết. Nhiều khả năng, họ hàng gần với tên lửa Bình Nhưỡng là tên lửa “Neptun” của Ucraine.
Có thể người Ucraine đã bán bản vẽ tên lửa này cho người Triều Tiên, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh đã từng có một thỏa thuận như vậy ...
Và vậy, các cuộc thử nghiệm đã kết thúc thành công, trước cuộc thử nghiệm bay đã có hàng chục cuộc thử nghiệm động cơ trên mặt đất. Nhưng những thử nghiệm bay là cần thiết để xác định độ chính xác trong điều khiển và dẫn đường. Liệu sẽ có các cuộc thử nghiệm công suất đầu đạn hay không ? Hiện thời rất khó nói.

Dự án thiết kế hệ thống vũ khí này được kiên trì thực hiện và được nhận sự quan tâm đặc biệt của Trung ương Đảng (Lao động Triều Tiên) vì nó có tầm quan trọng chiến lược, đồng thời- đó cũng là thêm một phương tiện răn đe rất hiệu quả nữa.
Cụ thể, người Bắc Triều Tiên tin rằng kiểu vũ khí này sẽ giúp đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ một cách đáng tin cậy hơn và kiềm chế mọi ý đồ sử dụng sức mạnh quân sự của các thế lực thù địch chống CHDCND Triều Tiên.
Nhân tiện cũng nói thêm, theo chính những người dưới quyền Kim Jong-un, thì vụ phóng thử đã thành công. Các tên lửa hành trình tầm xa bay trong khoảng thời gian bảy nghìn năm trăm giây (chính xác hơn- 7580 giây)- tức hai giờ, và đã đánh trúng mục tiêu sau khi bay được 1.500 km.
Phóng thử nghiệm là để kiểm tra các thông số kỹ thuật. Kiểm tra công suất của động cơ kiểu mới, độ tin cậy khi điều khiển đường bay và độ chính xác khi tấn công mục tiêu.
Hệ thống dẫn đường tên lửa “đã hoàn thành nhiệm vụ”. Mọi việc đã diễn ra tốt đẹp. Đã khẳng định được hiệu quả của tên lửa và khả năng sử dụng hệ thống vũ khí này trong tác chiến.
Được sự ủy quyền của BCH TW Đảng, ông Park Chong Chon đã chuyển những lời chúc mừng và cảm ơn nồng nhiệt tới các nhà khoa học và giai cấp công nhân ngành công nghiệp quốc phòng do đã thiết kế hành công tên lửa hành trình tầm xa và “đưa dự án vào cuộc sống”.
2/ Chuyên gia quân sự, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Pháo binh và Tên lửa Nga Konstantin Sivkov thì cho rằng tất cả những quốc gia tiến hành các dự án thiết kế (tên lửa) của riêng mình đều sử dụng các dữ số liệu từ nước ngoài:
Cac ten lua hanh trinh Chu the van bay, bay, bay...
Konstantin Sivkov Chuyên gia quân sự, Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Pháo binh và Tên lửa Nga
— Lấy ví dụ, toàn bộ chương trình tên lửa của Mỹ đều do kỹ sư người Đức Werner von Braun thiết kế. Chương trình hạt nhân của Mỹ tuy do Robert Oppenheimer chủ trì, nhưng những người nước ngoài đóng vai trò chủ chốt trong thực hiện dự án.
Chương trình hạt nhân của chúng ta (Liên Xô/Nga) do các đồng hương của chúng ta (người Liên Xô/Nga) thực hiện, nhưng các dữ liệu từ các nhà khoa học nước ngoài cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Chính vì vậy, người Bắc Triều Tiên hoàn toàn đã có thể nhận những tài liệu cần thiết nào đó từ ai đó và từ đâu đó. Có thể, từ Ucraine, nhưng nhiều khả năng hơn- từ Trung Quốc. Nhưng đây không phải là điều quan trọng nhất.
Để có thể chế tạo ra một mẫu vũ khí như vậy, cho dù đã có các bản vẽ chi tiết đi chăng nữa, cũng cần sở hữu một trình độ khoa học- công nghệ cực kỳ cao và một đội ngũ cán bộ có trình độ cao tương ứng.
Cần có một kiểu vũ khí như vậy, thì thứ nhất, phải thiết kế được nó, thứ hai, phải sản xuất được nó, và thứ ba là phải có khả năng sử dụng nó. Tất cả những chuyện này cực kỳ không đơn giản. Tên lửa hành trình phức tạp hơn rất nhiều so với tên lửa lắp đầu tự dẫn.
Hiện nay trên thế giới chỉ có ba hoặc bốn quốc gia sở hữu những tên lửa hành trình (có cánh) có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 1.500 km trở lên: đó là Mỹ, Nga và ... Bắc Triều Tiên.
Trung Quốc cũng có những tên lửa như vậy, nhưng hiện giờ chưa thể sản xuất hàng loạt. Pháp, Anh có những mẫu vũ khí tương tự, nhưng tầm bắn của chúng nhỏ hơn rất nhiều.
— Nhưng còn những ý kiến cho rằng nạn đói đang hoành hành tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, và gần như đích thân Kim Jong-un tự tay bắn chết các tướng lĩnh chỉ huy trong Bộ Quốc phòng nước này bằng súng cối?
ADVERTISEMENT

Tất cả những câu chuyện trên đều là những lời bịa đặt trắng trợn, vô liêm sỉ. Bắc Triều Tiên là một quốc gia phát triển cao, người dân có mức sống khá tốt.
Dân tộc này đã có thể chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, vũ khí hạt nhân và bây giờ là thêm các tên lửa hành trình công nghệ siêu cao, độ chính xác cực cao, hoàn toàn ngang ngửa với “Tomahawk” của Mỹ.
Để con người có thể nghiên cứu - chế tạo ra tất cả những thứ đó, họ cần phải được ăn uống đủ chất và được học hành tử tế.
Để chế tạo một tổ hợp tên lửa như vậy, cả khi thiết kế và cả trong sản xuất, cần phải huy động vài triệu người. Như đã biết, không một ai cung cấp các bảng vi mạch cho Bắc Triều Tiên.
Động cơ tên lửa làm việc ở chế độ cực kỳ phức tạp. Điều này có nghĩa là (Bắc Triều Tiên) có một ngành công nghiệp sản xuất các vật liệu công nghệ cao.
Để có thể sản xuất tên lửa hành trình, Bắc Triều Tiên còn phải có ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ của riêng mình. Bời vì không một nước nào cung cấp các máy móc hiện đại cho Bắc Triều Tiên.
Thậm chí Nga cũng không có những máy móc như vậy. Vâng, thưa các vị- đây chính là ví dụ về một nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) nhỏ và thành công.
Bắc Triều Tiên tồn tại trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn. Chỉ có sự hỗ trợ rất hạn chế từ phía Trung Quốc. Chính vì vậy, chỉ có Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) mới có thể đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển của CHDCND Triều Tiên.
Ngay cả Iran, đất nước không phải là XHCN (mặc dù có nhiều nét gần gũi với CHXH), cũng không thể làm được như vậy. Mặc dù Iran hơn hẳn Bắc Triều Tiên nếu xét về số lượng các học viện- trường đại học. Tất cả những điều này chứng minh tính ưu việt của CNXH với tư cách là một thể chế xã hội.
Những lời bàn tán cho rằng đảng cầm quyền của Bắc Triều Tiên tồn tại trên nền tảng “khủng bố toàn diện”- là không đúng. Trong những điều kiện khủng bố và độc tài, không một ai có thể làm (sáng tạo) cái gì được.
Ở Bắc Triều Tiên, tất cả các dây chuyền sản xuất linh kiện chi tiết đồng bộ đều được nội địa hóa hoàn toàn trên lãnh thổ của mình, trong khi chúng ta (Nga) gặp nhiều vấn đề với việc thay thế hàng nhập khẩu.
Còn việc ngày nay Bắc Triều Tiên chưa sản xuất máy bay chở khách hiện đại nhất, chỉ là do một lý do duy nhất - đất nước này đang ở trong tình thế bị bao vây. Họ cần phải đảm bảo an ninh quốc gia.
Chúng ta hãy cùng nhớ lại giai đoạn 2014-2015. Khi đó có nhiều chuyên gia khẳng định rằng một cuộc chiến tranh sắp bùng nổ trên bán đảo này.
Donal Trump khi đó đã gọi Kim Jong-un là "một chàng trai tồi“ và "một con người- quả tên lửa". Nhưng ngay sau khi tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên xuất hiện, tất cả đều “quên bẵng” mọi “vấn đề Bắc Triều Tiên”.


Bắc Triều Tiên đã đảm bảo được an ninh quốc gia cho mình, và tiếp tục sau đó- là một bước nhảy vọt công nghệ cực kỳ ấn tượng.
"SP": - Rất có thể, tất cả vấn đề nằm ở tính cách kiên trì của cư dân Đông Nam Á (nguyên văn- có lẽ nói chính xác hơn là Đông Á- ND), vì ở đó đã từng đã có "phép màu Trung Hoa" chăng?
- Nó (điều thần kỳ (hay phép màu) Trung Hoa) xảy ra sau khi người Mỹ xây dựng ở đó (Trung Quốc) các nhà máy của mình, xuất phát từ những tính toán theo Học thuyết toàn cầu hóa của họ, - một học thuyết giờ đã đại bại.
Điều thần kỳ Trung Hoa– đó là do người Mỹ tạo ra. Trung Quốc- đó là một quốc gia được gọi là XHCN theo cách hiểu rât tương đối. Còn Bắc Triều Tiên- tự họ đã làm nên điều kỳ diệu cho chính mình. ...
Căn cứ vào hai bức ảnh chính thức được công bố, tên lửa hành trình được thử nghiệm vừa qua là một tên lửa hành trình tốc độ cận âm điển hình. Tên lửa được phóng từ bệ phóng di động trên khung gầm xe ô tô.
Trên xe có năm container chứa tên lửa. Lần đầu tiên những tổ hợp phóng kiểu như vậy được giới thiệu trong cuộc duyệt binh tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 14 tháng 1 năm nay.
Hiện vẫn chưa rõ liệu những tên lửa trong các ống phóng (con tainer) đó có thuộc kiểu tên lửa đạn đạo hay không, hay là các tổ hợp phóng đã được quy chuẩn cho hai kiểu tên lửa khác nhau- hành trình và đạn đạo, hoặc là tại lễ duyệt binh vừa qua Bắc Triều Tiên chỉ giới thiệu mô hình vì lý do giữ bí mật.
Các nhà quan sát Nhật Bản xác nhận đã có các vụ phóng từ bán đảo (Triều Tiên) ra hướng biển, nhưng họ cũng không chắc chắn đó là tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo.
Nhưng nếu cự ly bắn như được tuyên bố là đúng, thì những tên lửa này có thể với tới gần như tất cả các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí là cả Hawaii. Đến đây, xuất hiện thêm một câu hỏi khác: liệu Bắc Triều Tiên đã có đầu tác chiến hạt nhân hay chưa? Nếu có (đầu tác chiến hạt nhân) – thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện chiến lược chung trong khu vực.
Đúng như Hãng KCNA đã khẳng định: thành công này là thành quả rực rỡ của các chính sách của ************* (Đảng Lao động Bắc Triều Tiên). Đảng đã dành ưu tiên cho khoa học - công nghệ quốc phòng.
Và đã đạt được một thành tựu mang tính kỷ nguyên, đã hiện thực hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VIII, đã chứng minh cho kẻ thù thấy “sức mạnh vô địch của ngành khoa học và kỹ thuật, của toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng đất nước (Bắc Triều Tiên)”.
Nhưng điều quan trọng nhất đối với người dân Bắc Triều Tiên và cá nhân ông Kim Jong-un- đó là tiếp tục những nỗ lực kiềm chế (để không xảy ra) chiến tranh.
Nhưng dù vậy, hiện giờ đối với Nga thì thành tựu trên của Bắc Triều Tiên cũng không hứa hẹn điều gì tốt đẹp.
Nếu họ cố tình hoặc vô tình phóng (tên lửa) lên phía bắc, thì kiểu tên lửa hành trình này không chỉ có thể bay đến Vladivostok, Khabarovsk và Blagoveshchensk, mà trong một số trường hợp nhất định, thậm chí còn tới được cả Chita và Ulan-Ude. Thật khó để nói những gì mà ông Kim (Jong- un) có thể nghĩ ra trong đầu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông muốn trừng phạt một ai đó để phục vụ cho “những lý tưởng vĩ đại" được ấp ủ ở làng Mangyongdae trên đất Bắc Triều Tiên hoặc trên núi Paektusan (núi Trường Bạch- ngọn núi thiêng của Triều Tiên)?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ dè chừng 'đôi cánh' của quân đội Nga
(Bình luận quân sự) - Với quy mô chỉ bằng 1/4 Mỹ, lực lượng không vận Nga lại tỏ ra vượt trội ở khả năng triển khai xe thiết giáp và binh sĩ từ trên không.

Đôi cánh của quân đội Nga
Trang National Interest (NI) của Mỹ ngày 18/9 có bài viết phân tích về năng lực không vận quân sự của Nga. Theo đó, người Mỹ nhận định năng lực này của Nga vẫn kém Mỹ nhưng đang được tiếp tục tăng cường, cả về khả năng và sự linh hoạt.
NI viết: “Khi nói đến khả năng cơ động trên không, quân đội Nga chỉ đứng sau quân đội Mỹ”. Theo Báo cáo cán quân quân sự năm 2018, Nga sở hữu 177 máy bay vận tải hạng nặng đến hạng trung. Trong khi đó, con số này của Mỹ là 658, Trung Quốc - 84, Pháp - 46 và Anh - 44.
1632123090569.png
NI tự tin Mỹ đứng đầu về không vận với 658 phương tiện vận tải hàng không hạng nặng và hạng trung
NI thừa nhận lực lượng vận tải đường không của Nga đã chứng tỏ sự hữu ích trong các hoạt động gần đây ở Syria. Vấn đề được NI thắc mắc là tại sao quân đội Nga, vốn tập trung phát triển chiến tranh trên bộ, lại có thể xây dựng được một lực lượng không vận lớn như vậy?
Theo tờ báo Mỹ, một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển này là lực lượng đổ bộ đường không (VDV), một nhánh chuyên biệt trên không của quân đội Nga tách biệt với phần còn lại của lực lượng mặt đất. Theo NI, DVD của Nga với máy bay vận tải chính Il-76 có thể được ví như lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ với khả năng sẵn sàng triển khai trên toàn cầu trong thời gian sớm nhất.
ADVERTISEMENT

Điểm đặc biệt của VDV là các đơn vị “paradrop” (thả dù) với nhiệm vụ triển khai nhanh chóng lực lượng chiến đấu bộ binh cơ giới hạng nhẹ, độc lập trực tiếp từ máy bay. Il-76 được thiết kế để mang theo ba xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD ở phía sau, đủ để trang bị cho một trung đội VDV.
Với các mẫu BMD lớn hơn, Nga có các máy bay mạnh hơn. Một trong những phiên bản mới nhất của Il-76, Il-76MD-90A, được trang bị khung máy bay và động cơ mạnh hơn để đáp ứng trọng lượng tăng lên của mẫu BMD-4 mới. Bản thân máy bay Il-76 cũng có khả năng chiến đấu với pháo 23mm hướng phía sau để có thể đánh bại máy bay chiến đấu của đối phương.
1632123101960.png
Máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD-90A của Nga
Theo phỏng đoán của NI, ngoài nhiệm vụ chuyên biệt, VDV cũng hoạt động với khả năng không vận thông thường cho các hoạt động tăng cường và chống nổi dậy, một trường hợp dự phòng quan trọng với quy mô khổng lồ của Liên bang Nga. Trong trường hợp này, binh sĩ và một số vật chất có thể được di chuyển nhanh chóng bằng đội máy bay vận tải của Nga, nhưng chúng phải được sử dụng với các xe chiến đấu bộ binh và xe tăng nặng hơn, được di chuyển bằng đường sắt.
Trong khi Không quân Nga trang bị máy bay vận tải hạng nặng An-124, loại máy bay có khả năng di chuyển xe thiết giáp hạng nặng, chúng chủ yếu được sử dụng để di chuyển vật tư, và việc vận chuyển thiết giáp hạng nặng được chuyển sang phương thức trên bộ hoặc trên biển trong quân đội Nga.

Sự vượt trội của Nga
Về năng lực không vận của Mỹ, NI cho rằng quân đội Mỹ bị hạn chế với năng lực vận chuyển bộ binh và xe hạng nhẹ. Trước đây, không quân Mỹ có khả năng triển khai mẫu xe tăng hạng nhẹ M551 Sheridan từ máy bay C-130 hoặc C-5 bằng phương thức thả dù từ trên không. Tuy nhiên, loại xe tăng này đã bị Mỹ loại khỏi biên chế từ những năm 1990.
Mặc dù Mỹ đã có một số nỗ lực để phát triển một phương tiện hạng nhẹ mới có thể cung cấp các khả năng tương tự như Sheridan, nhưng các thiết kế hiện tại của Mỹ vẫn chưa sẵn sàng. Các đồng minh châu Âu của Mỹ thì chỉ tập trung phát triển không vận cho các nhiệm vụ hậu cần và vận chuyển bộ binh.
1632123124503.png
Máy bay của VDV thả xe thiết giáp từ trên không
Trong khi đó, NI cho rằng quân đội Trung Quốc dường như đã noi gương Nga và đã phát triển một loạt phương tiện chiến đấu bộ binh đường không, bao gồm súng cối, tên lửa chống tăng và các phiên bản súng trường không giật chống tăng.
Tờ báo Mỹ nhận định, để duy trì vị thế là quân đội cơ động đường không lớn thứ hai, Nga vẫn đang tìm cách nâng cấp và mở rộng lực lượng không vận. Mục tiêu này đòi hỏi Nga phải có nhà cung cấp phương tiện vận tải mới vì nhà sản xuất Antonov đang nằm hoàn toàn trong tay Ukraine. Do đó, Moscow sẽ phải phụ thuộc vào hãng Ilyushin vì đây là nhà sản xuất phương tiện vận tải duy nhất còn lại của Nga.
ADVERTISEMENT

1632123152747.png
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M của Nga
Có lẽ nhờ vào mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Ukraine hiện nay, NI đã nắm được các kế hoạch phát triển của hãng Antonov, từ đó suy luận ra định hướng phát triển lực lượng không vận của Nga. Theo NI, các dự án tương lai của Antonov không có một máy bay vận tải hạng nặng hoặc siêu trọng nào mà chỉ tập trung vào loại máy bay vận tải hạng trung khác.
Điều này dường như cho thấy Nga sẽ tiếp tục phát triển lực lượng không vận để triển khai các phương tiện tương đối nhẹ của VDV mà không cần đến khả năng vận tải các phương tiện năng hơn. Ngoài ra, Nga không có ý định thay thế những chiếc An-124 hiện vẫn đang tiếp tục được các công ty Nga hiện đại hóa.
Với những suy luận này, NI cho rằng trong tương lai gần, Nga sẽ tiếp tục là một cường quốc không vận và cơ động quân sự đường không, với các đơn vị hạng nhẹ, sẵn sàng hành quân, tương tự như lực lượng lính thủy đánh bộ hoặc đường không của Mỹ.
ADVERTISEMENT


1632123170869.png
Pháo diệt tăng tự hành 2S25 Sprut-SD có khả năng xuất hiện "từ trên trời", vượt địa hình và hoả lực mạnh
Trên trang web của mình, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng VDV có nhiệm vụ phản ứng nhanh trước các thách thức và mối đe doạ quân sự bất ngờ. Để đáp ứng nhiệm vụ này, quân đội Nga sẽ trang bị cho VDV những mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại trong giai đoạn 2020-2025.
Về cơ cấu, VDV có 3 thành phần chính, gồm lực lượng tấn công đổ bộ đường không, lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng tấn công đổ bộ sơn cước. Các loại vũ khí nổi bật của VDV là xe đổ bộ đường không BMD-4M nặng khoảng 14 tấn, dài 6,36m, rộng 3,11m và cao 2,45m. Xe có kíp lái 3 người và có thể chở theo 5 binh sĩ.
Trong khi đó, mẫu tăng hạng nhẹ 2S25 Sprut-SD với pháo 125mm cũng được coi là nòng cốt của lực lượng VDV. Mẫu xe này còn được Nga gọi là pháo diệt tăng tự hành, có trọng lượng 18 tấn, dài 9,77m, rộng 3,15m và cao 2,72m. Theo các thông tin công khai, VDV hiện có trên 72.000 quân.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ nể phục robot chiến đấu, UAV Nga
(Vũ khí) - Giới truyền thông và chuyên gia quân sự Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao robot chiến đấu của Nga thông qua cuộc tập trận Zapad-2021.

Một ấn phẩm của Quân đội Mỹ mới đây đã đánh giá việc sử dụng các robot chiến đấu “Uran-9” và “Nerekhta” của Nga trong cuộc tập trận chiến lược “Miền Tây-2021” (Zapad-2021).
Theo đó, tờ “Sao và Vạch” (Stars and Stripes) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ ra, Nga đang phát triển mạnh lĩnh vực tự động hóa trong nhiều lĩnh vực để nâng cao hiệu quả quân đội, các nền tảng robot đa dạng là một bước quan trọng trong việc tạo ra một đơn vị toàn robot.
Tác giả nhấn mạnh, xe bánh xích “Uran-9”, được trang bị pháo tự động 30 mm, súng máy và tên lửa chống tăng, đã tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ “hơn 3 dặm”. Về phần mình, robot “Nerekhta”, được trang bị súng máy, súng phóng lựu, có thể cung cấp đạn dược trên chiến trường.
Chuyên gia quân sự Mỹ Alexis Mrachek cho biết, việc sử dụng thành công các thiết bị bay không người lái trong cuộc tập trận cho thấy ý định của Nga trong việc tăng cường khả năng của các hệ thống robot của mình. Điều này có nghĩa là Nga đã, đang và sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương pháp mới để tăng hiệu quả của việc sử dụng quân đội.
ADVERTISEMENT

1632124098284.png
Nga đang gia tăng các thiết bị chiến đấu có hàm lượng tự động hóa cao
Ông Samuel Bendett - nhân viên của Trung tâm An ninh mới của Mỹ cũng nhấn mạnh về sự đa dạng của các nhiệm vụ mà robot thực hiện trong các cuộc tập trận. Ngoài khả năng hỗ trợ hỏa lực và trinh sát của các robot “Nerekhta” và “Uran-9”, còn có các hệ thống robot sử dụng để rà phá bom mìn.
Đồng nghiệp của ông, nhà khoa học chính trị Peter Warren Singer cũng lưu ý Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu trong việc phát triển các hệ thống robot. Tuy nhiên, điều quan trọng là Washington phải tính đến sự tiến bộ của Nga trong việc sử dụng robot chiến đấu.

Hôm 16/9, giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cũng đánh giá cao phương tiện chiến đấu không người lái của Nga.
Bài viết trên báo Hürriyet Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Nga đã lần đầu tiên đưa tổ hợp robot chiến đấu “Platform-M” ra thao trường trong cuộc tập trận Zapad-2021, biểu dương được sức mạnh công nghệ của mình.
1632124051073.png
Robot chiến đấu “Platform-M” tuần tra bảo vệ tàu ngầm hạt nhân Nga
Bài báo lưu ý rằng tính năng chính của tổ hợp robot chiến đấu điều khiển từ xa Platform-M lắp trên trên khung gầm bánh xích, được trang bị bốn súng phóng lựu và súng máy Kalashnikov, chính là sử dụng trí thông minh nhân tạo, cho phép phương tiện không người lái tự động xác định mục tiêu và di chuyển.
ADVERTISEMENT

Ấn phẩm Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo rằng, robot này của Nga có thể tự động xác định mục tiêu trên thực địa và nổ súng vào kẻ địch mà không cần xin phép trạm chỉ huy.
Bài báo cũng ghi nhận sự xuất hiện của máy bay không người lái (UAV) Forpost của Nga. Tác giả viết rằng, loại UAV có khả năng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không trong một thời gian dài đó đang được Nga đặc biệt chú ý sau cuộc xung đột vừa qua giữa Azerbaijan (sử dụng nhiều UAV Thổ Nhĩ Kỳ) với Armenia, ở Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/9 đã thông báo về việc sử dụng robot chiến đấu Platform-M và các loại máy bay không người lái Orlan và Forpost trong cuộc tập trận Zapad-2021. Điều này chứng tỏ được rằng, Nga đã bắt đầu nghiêm túc chuẩn bị cho chiến tranh không người lái trong tương lai - bài báo kết luận.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,785
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia: Iron Dome không thể che đỡ cho Ukraine
(Vũ khí) - Mới đây đã xuất hiện thông tin cho biết Mỹ và Israel có thể cung cấp tổ hợp phòng không Iron Dome cho Ukraine vào năm 2022.

Vào tháng 6 năm 2021, giới chức quân sự và chính trị Ukraine đã tích cực thảo luận về nhu cầu mua hệ thống phòng thủ tên lửa chiến thuật Iron Dome của Israel và triển khai chúng ở Donbas để đẩy lùi "sự xâm lược của Nga".
Họ đã được thúc giục làm như vậy bởi các quan chức và thống kê từ Israel, nơi đã hứng chịu loạt hỏa tiễn lớn từ phong trào Hamas từ Dải Gaza do phía Palestine kiểm soát vào tháng 5.
Một số chuyên gia Nga đã bình luận về mong muốn của phía Ukraine. Theo quan sát viên quân sự của tờ Izvestia - ông Anton Lavrov, Iron Dome trong mọi trường hợp sẽ không giúp Kiev giải quyết cuộc xung đột Donbass theo hướng có lợi cho mình.
"Tổ hợp này được tạo ra với kỳ vọng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho phòng thủ trên đất Israel. Ở đó, Iron Dome chỉ cần bao quát một đoạn ngắn 50 km của biên giới hẹp với Dải Gaza, khi biết trước cuộc tấn công sẽ đến từ đâu", ông Lavrov giải thích.
Chuyên gia này tin rằng không có điều kiện như vậy ở Donbass. Pháo phản lực, tên lửa, máy bay không người lái và thiết bị tác chiến điện tử sẽ được sử dụng để chống lại "Vòm Sắt", thứ mà người Palestine đơn giản là thiếu.
ADVERTISEMENT

Ông Lavrov nhấn mạnh rằng các vụ phóng tên lửa đánh chặn từ tổ hợp Iron Dome có thể nhìn thấy rõ ràng trong phạm vi hàng chục km, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Do đó việc thực hiện các đòn tấn công mạnh mẽ và có độ chính xác cao nhằm vào địa điểm triển khai "Vòm sắt" hoàn toàn không khó.
"Một xe chiến đấu BM-21 Grad bắn 40 rocket tốc độ cao trong 20 giây. Khẩu đội sẽ nã 240 quả đạn vào kẻ thù trong vòng chưa đầy 1 phút. Gặp phải đối thủ như vậy trong trận chiến, Iron Dome chỉ với 60 tên lửa sẵn sàng phóng sẽ nhanh chóng bị quá tải", chuyên gia Lavrov nhấn mạnh.
Nhà phân tích nơi thêm rằng tầm bắn hiệu quả của "Vòm sắt" khoảng 10 - 15 km, là cực kỳ không đủ để bảo vệ bản thân khỏi những mối đe dọa từ tiền tuyến.

"Tốt nhất chúng nên dùng để bảo vệ một khu dân cư hoặc sân bay. Các tên lửa đánh chặn đắt tiền sẽ bị lãng phí bởi đạn pháo, cối và rocket không dẫn đường... cũng cần được bổ sung liên tục", nhà phân tích nói rõ.
Chuyên gia này nói thêm rằng Iron Dome sẽ trông rất đẹp trong lễ duyệt binh ở Kiev và sẽ là một chủ đề lớn để nâng cao tinh thần yêu nước trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Tuy nhiên giá trị chiến đấu của loại vũ khí này trong thực tế ở Donbass còn rất nhiều nghi vấn.
1632124404938.png
Israel có thể nhận được một khẩu đội Iron Dome do Mỹ - Israel cung cấp
Ngoài ra ông Dmitry Drozdenko - một chuyên gia phân tích đến từ tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc còn khẳng định Iron Dome đơn giản là không thể tích hợp vào hệ thống phòng không của Ukraine.
Chi phí cho một khẩu đội Iron Dome là 50 triệu USD, có thể bao phủ diện tích lên tới 150 km2. Đồng thời, việc phóng một tên lửa chống tên lửa (có tầm bắn 4 - 70 km) là 30 - 40 nghìn USD.
ADVERTISEMENT

Đối với Donbass, có tính đến các đặc điểm cụ thể của khu vực, sẽ cần một số lượng lớn các khẩu đội. Nhưng đồng minh phương Tây của Kiev dường như không muốn làm điều này, bởi vì nó không được biện minh từ quan điểm quân sự hay tài chính.
Tuy nhiên "Vòm sắt" vẫn có thể xuất hiện ở Kiev liên quan tới yếu tố chính trị, như một động tái nhằm thăm dò việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nằm sát Nga.
"Ngay cả khi việc cung cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa như vậy diễn ra, điều này sẽ trở thành một cử chỉ thuần túy mang tính biểu tượng. Ví dụ, chúng sẽ được triển khai với không quá một khẩu đội, mang lại ý nghĩa rất thấp vì chưa đủ tạo ra một hệ thống phòng không tích hợp lớn", vị chuyên gia nhận xét.
Ông Drozdenko tổng kết rằng ngay cả một vài khẩu đội Vòm Sắt cũng sẽ không ảnh hưởng đến tình hình, vì những tổ hợp này thực hiện nhiệm vụ hẹp và chỉ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chuyên sâu của Israel.
Tel Aviv vẫn có những hệ thống khác trong kho vũ khí của mình, tuy nhiên ngay cả khi kết hợp lại với nhau, chúng cũng không thể đánh chặn tất cả các tên lửa phóng đi từ đất Palestine.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top