[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga đi đầu khi phát triển máy bay chạy điện

1627701320972.png


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu nổi không người lái: Nga tụt hậu so với Mỹ, Trung
(Vũ khí) - Các tàu nổi không người lái Mỹ “Nomad” và “Ranger” tải đạn cho tàu chiến, còn “Sea Hunter” – đi săn tàu ngầm

Xin giới thiệu tiếp bài viết về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga- Mỹ và một số nước khác của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov. Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 20/6/2021.
1627701460062.png
Tàu tuần iiễu chống ngầm Sea Hunter (Ảnh: Zuma / TASS)
Chiếc tàu nổi không người lái “Người Hà Lan bay” (“Người Hà Lan bay” – nhân vật từ truyền thuyết về một con tàu ma bí ẩn chịu số phận vĩnh cửu là đi luẩn quẩn trong vùng nước mênh mông không bao giờ cập bến-ND) Mỹ đã vượt quãng đường biển dài 8.000 km một cách an toàn và cập cảng thành công tại căn cứ đóng quân thường xuyên Point Lomo, bang California.
Đây là thông tin chính thức mới được Cơ quan Báo chí Hải quân Mỹ công bố.
Nói cho đúng thì chiếc tàu nổi không thủy thủ (hay tàu nổi không người lái, hay còn được viết tắt là USV- Unmanned Surface Vessels ) này có một cái tên hoàn toàn khác - Nomad. Nó được đóng trong khuôn khổ Chương trình “Ghost Fleet Overlord — GFO) của Bộ Quốc phòng Mỹ được triển khai vào năm 2017.
Mục tiêu cuối cùng của chương trình này: chế tạo các hệ thống (tàu) robot hóa không người lái nổi cỡ lớn và cỡ vừa có thể hoạt động trên các đại dương trong khoảng thời gian dài mà không cần sự can thiệp của con người, thậm chí là từ xa, và không cần phải bảo dưỡng kỹ thuật.
Nhiều chuyên gia cho rằng một trong những nhiệm vụ chủ yếu của những tàu không người lái như vậy là tiếp đạn dược cho các binh đoàn (đội hình) lớn các tàu chiến. Có nghĩa là chúng sẽ được sử dụng như các kho đạn nổi.
USV “Nomad” đã đi theo tuyến hải trình Vịnh Mexico - Kênh đào Panama - Bờ Tây nước Mỹ. Trong 98% khoảng thời gian trong chuyến hành trình, tàu hoạt động hoàn toàn độc lập, và chỉ khi đã vào trong kênh đào Panama nó mới được điều khiển bởi một nhân viên điều khiển mặt đất. Trong suốt hải trình, Nomad tuân thủ nghiêm nghặt luật hàng hải quốc tế.
Tàu nổi không người lái Nomad được cải hoán từ chiếc tàu đảm bảo (hậu cần) của Hải quân Mỹ là Riley Claire (hạ thủy vào năm 2014). Chiều dài của nó - 52 mét, chiều rộng- 9 mét.
Con tàu được trang bị mới các thiết bị cần thiết để robot hóa, trong số đó có các hệ thống liên lạc, thiết bị quan sát kỹ thuật, cũng như bộ xử lý trung tâm với lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
ADVERTISEMENT

Nomad – đó đã là chiếc tàu nổi không người lái thứ hai được chế tạo trong khuôn khổ Chương trình GFO nói trên. Chiếc đầu tiên là “Ranger” cũng đã di chuyển theo đúng tuyến hải trình từ Vịnh Mexico đến cảng đóng quân thường xuyên tại California vào năm ngoái (2020).
Chương trình thử nghiệm 2 USV này sẽ còn được tiếp tục. Dự án GFO dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022. Khi đó sẽ có quyết định triển khai sản xuất hàng loạt (hay không) các tàu nổi đảm bảo (hậu cần) không người lái.
Cần phải nói rằng hướng thiết kế- chế tạo tàu robot nhiều chức năng khác nhau đang phát triển rất nhanh ở Mỹ. Một số loạt dự án thiết kế đã kết thúc thành công. Trong những dự án thành công đó có dự án chế tạo tàu không người lái tuần tiễu chống ngầm Sea Hunter (“Thợ săn biển”) .
Tàu này được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu trên những khu vực biển được cho là có nhiều khả năng xuất hiện các tàu ngầm đối phương hơn cả.
Khi cần thiết, một “đàn” “Thợ săn biển” với cự ly hoạt động 10.000 hải lý, thời gian hoạt động độc lập trên biển tới 70 ngày sẽ được điều ngay đến “vùng biển” đáng ngờ đó. Chiều dài của tàu - 40 mét, lượng choán nước là 145 tấn. Tốc độ - 27 hải lý / giờ.
Nó được thiết kế theo sơ đồ trimaran (tàu ba thần thân gồm một thân chính và hai thân nhỏ hơn gắn vào thân chính bằng các dầm bên-ND) để đảm bảo độ ổn định khi hoạt động trên các đại dương. Sea Hunter có thể hoạt động trong điều kiện sóng cấp bảy.
"Thợ săn biển" được trang bị một trạm thủy âm có chức năng xác định hướng nguồn phát tiếng ồn của tàu ngầm, và một từ kế.
Sau khi phát hiện được tàu ngầm, tàu nổi không người lái này vừa bắt đầu “bám theo”, vừa truyền các dữ liệu về tọa độ, hướng và tốc độ di chuyển của tàu ngầm cho các máy bay chống ngầm hoặc những tàu nổi được trang bị các phương tiện tiêu diệt mục tiêu ngầm qua kênh liên lạc vệ tinh.
Xét từ góc độ kinh tế, việc khai thác những chiếc USV như vậy mang lại lợi ích vô cùng lớn, vì một ngày “làm việc” của “Thợ săn biển” chỉ tốn 20 nghìn đô la. Trong khi đó, với một tàu khu trục lớp "Arleigh Burke", con số này lên tới 700 nghìn.

Rất dễ hiểu là việc cắt giảm kế hoạch đóng các tàu lớp “Arleigh Burke” và “Ticonderoga” ở một mức độ nhất định nào đó dứt khoát có liên quan đến dự định đưa vào trang bị các tàu không người lái “Sea Hunter” trong thời gian sắp tới.
Còn một thiết kế rất triển vọng khác nữa, và gần như đã hoàn thành, - đó là tàu trinh sát phức hợp “ Hypersub Fathom”. Nó có thể di chuyển trên mặt nước với tốc độ 45 hải lý / giờ và lặn dưới nước với tốc độ 3,7 hải lý / giờ.
“ Hypersub Fathom” hoạt động dưới nước nhờ các ắc quy. Cự ly hoạt động độc lập – đến 1.000 hải lý. Thêm nữa, nó có thể mang cả một thủy thủ đoàn nếu cần thiết.
Và đã có cả những thiết kế tàu không người lái nổi Mỹ đã được đưa vào sử dụng . Đó là các tàu rà phá mìn không người lái Minehunting System của Hãng Northrop Grumman- chúng đã hoạt động được 6 năm nay .
Những tàu này được trang bị những thiết bị rất tiên tiến cho phép phát hiện, phân loại, và xác định chính xác vị trí của tất cả các loại mìn hiện đại khi tàu mang (những thiết bị đó) đang di chuyển với tốc độ tới 18 hải lý/ giờ.
Đây là một thành tựu rất đáng nể, bởi vì những sonar hiện có chỉ có khả năng thực hiện những công việc như vậy (phát hiện, phân loại, định vị mìn) khi tàu- phương tiện mang chúng di chuyển với tốc độ thấp hơn nhiều.
Vào thời điểm hiện tại, Văn phòng (Cục) Các nghiên cứu Chiến lược (Strategic Capabilities Office — SCO) của Lầu Năm Góc đang phối hợp với Hải quân Mỹ thực hiện một dự án bí mật có tên“Overlord” với mục tiêu chế tạo tàu chiến không người lái cỡ lớn đầu tiên trên thế giới.
Tuy là dự án mật, nhưng đã có một số chi tiết của dự án này mới được tiết lộ trong thời gian gần đây. Trong nửa đầu của thập kỷ này, sẽ đóng xong 12 tàu như vậy với khoản kinh phí đã được phân bổ là 2,7 tỷ đô la
ADVERTISEMENT

Có rất ít thông tin về chính bản thân những con tàu này. Chỉ biết rằng chúng sẽ thuộc lớp tàu hộ tống, có nghĩa là có lượng choán nước khoảng 2.000 tấn và chiều dài từ 80-100 mét.
Nhiều chuyên gia cho rằng các tàu dự án “Overlord” sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa tấn công các mục tiêu ven biển để chọc thủng hệ thống phòng thủ, cũng như được trang bị các phương tiện tác chiến điện tử mạnh.
Tàu phải tuân thủ các quy tắc hàng hải, tự xác định các tuyến hải trình tối ưu để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến, duy trì liên lạc kịp thời với các tàu khác trong cả cụm tàu trong điều kiện chỉ giữ sự tương tác với con người ở mức tối thiểu.
1627701419334.png
Venus-9
Nhưng không phải chỉ có mình người Mỹ mới chế tạo các tàu nổi không người lái. Công ty STE của Singapore cũng đang làm những công việc tương tự gần được 10 năm.
Công ty này sản xuất cả một dòng tàu (xuồng) không người lái Venus với nhiều kích cỡ khác nhau (chiều dài lên đến 16 mét) và có các chức năng khác nhau.
Tùy thuộc vào các thiết bị được lắp đặt trên tàu, chúng có thể giải quyết một loạt các nhiệm vụ như: tuần tiễu, phòng thủ bờ biển, xử lý bom mìn, phát hiện tàu ngầm, tìm kiếm, cứu nạn và các chiến dịch vận tải hàng.
Chúng cũng có thể được sử dụng làm các phương tiện tấn công, và khi đó sẽ được lắp các mô-đun pháo tự động, súng máy cỡ lớn và súng phóng lựu.
Kết cấu của Venus cho phép lắp đặt, thay đổi một cách linh hoạt nhiều loại vũ khí khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao.
ADVERTISEMENT


Trung Quốc cũng đang sản xuất tàu (xuồng) không người lái tấn công JARI-USV để trang bị cho Hải quân. Nhưng chúng được trang bị những loại vũ khí uy lực hơn (so các tàu tương tự của Singapore )- các tên lửa được nạp trong tám ô của tổ hợp phóng thẳng đứng, một ống phóng ngư lôi, một pháo tự động cỡ nòng 30 ly.
1627701436950.png
JARI –USV Trung Quốc
Các trang thiết bị trên JARI-USV có: một radar mảng pha, một tổ hợp sonar, một trạm định vị quang học.
Thế còn nước Nga thì sao? Trong lĩnh vực thiết bị không người lái ngầm- Nga đang ở đỉnh cao (mà các nước khác) không thể với tới- sau khi chế tạo “Poseidon”. Nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu- thiết kế- chế tạo các tàu nổi không người lái, nước ta tỏ ra tương đối “nhợt nhạt”.
Vào năm 2016, Tập đoàn “Kalashnikov” tuyên bố rằng công ty con của nó là ZALA AeroGroup đang thiết kế một "tàu sân bay không người lái dành cho các máy bay trinh sát không người lái bốn cánh quạt (quadcopter)” .
Tên gọi của “tàu sân bay” này là "Triton". Đó sẽ là một tàu thiết kế theo sơ đồ trimaran với “chiều dài vài chục mét và lượng giãn nước khoảng vài trăm tấn”.
Cự ly hoạt động dự kiến của “tàu sân bay” - 750 hải lý. Tầm hoạt động của các quadcopter - 30 km.
Có cả một súng máy 7,62 mm để "tiêu diệt các mục tiêu phát hiện được". Nghe khá buồn, phải không ạ. Hoàn toàn dễ hiểu khi đã hơn 5 năm qua không hề có thông tin gì thêm về "Triton".
Không còn bất kỳ một thông tin nào nữa về các công trình của Nga trong lĩnh vực chế tàu nổi hoặc các tàu tuẫn tiễu không người lái xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và chuyện này còn hơn cả đáng buồn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
MDA Mỹ đánh chặn thành công 50% tên lửa tấn công


SM6 là tên lửa đánh chặn hiện đại nhất và là loại tên lửa hàng đầu của Mỹ nhưng chỉ đánh chặn được 50% trong thử nghiệm , còn trong thực chiến nó sẽ còn thấp hơn rất nhiều .
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Điểm ‘độc’ nhất của Mi-171A3: 30 phút sinh tử trên mặt biển
(Vũ khí) - Tại Triển lãm MAKS-2021, máy bay trực thăng Mi-171A3 Nga dành cho các hoạt động ngoài thềm lục địa được cho là có một ưu điểm sinh tồn tuyệt vời.

Theo giới truyền thông Nga đưa tin về Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế Moscow 2021 (MAKS-2021) ở thành phố Zhukovsky, ngoại ô Moscow, Tập đoàn Trực thăng Nga (Russian Helicopter) đã giới thiệu một mẫu trực thăng mới của gia đình Mi-171A là Mi-171A3 – phiên bản máy bay trực thăng dành riêng cho hoạt động ngoài khơi.
Theo phân loại, trực thăng xa bờ (offshore helicopter), tức là trực thăng hoạt động ở vùng biển thềm lục địa là một lớp riêng biệt của máy bay trực thăng, khác với trực thăng hạm (như Ka-27/29/31 hoặc Sea King) hoặc "trực thăng đổ bộ" sử dụng trên mặt nước (như Mi-14).
Trực thăng offshore đậu trên sân bay đất liền, nhưng hoạt động ở các vùng biển ngoài khơi xa, tuần tiễu và bay trở lại sân bay đất liền. Nhưng cũng có loại hoạt động ngoài biển mà điểm đến của nó có thể các giàn khoan ngoài khơi hoặc trên boong tàu (nếu sàn đáp đủ lớn).
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, máy bay trực thăng Mi-171A3 được thiết kế để hoạt động trên mặt nước, chủ yếu để phục vụ các công ty dầu khí. Nhiệm vụ chính của nó là vận chuyển hành khách và hàng hóa đến các giàn khoan ngoài khơi và thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Các hệ thống độc đáo cho trực thăng mới trên biển
ADVERTISEMENT

Mặc dù trực thăng Mi-171A3 được giới thiệu tại MAKS-2021 cũng thuộc gia tộc "171A", nhưng nó khác biệt đáng kể so với phiên bản Mi-171A2 hoạt động trên đất liền, về cả vẻ bên ngoài và kích thước.
1627702025841.png
Trực thăng Mi-171A3 đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Nga và quốc tế
Máy bay trực thăng Mi-171A3 đáp ứng các tiêu chuẩn của Nga đối với máy bay vận tải AP-29, tiêu chuẩn CS-29 của châu Âu và các khuyến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất dầu khí quốc tế IOGP-590.
Nhà thiết kế chính Sergei Kayumov tiết lộ, trực thăng được thiết kế hoàn toàn bằng phương pháp kỹ thuật số, quá trình chuẩn bị sản xuất cũng được mô hình hóa toán học. Nhờ đó, nhà sản xuất chỉ mất ba năm để chế tạo chiếc trực thăng, từ bản phác thảo thành mẫu bằng kim loại.

Vị chuyên gia kỹ thuật Nga tiết lộ, so với Mi-171A2, thân trực thăng Mi-171A2 đã được thiết kế lại hoàn toàn để đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, nhằm tăng độ bền trong tình huống khẩn cấp, tăng độ an toàn chống cháy, tăng sức chứa hàng hóa (khả năng chuyên chở của Mi-171A3 là: 4 tấn chứa bên trong thân máy bay và thêm 1 tấn trên giá treo bên ngoài).
Các hệ thống chức năng của các thiết bị trên máy bay cũng được tăng cường, gồm: Hệ thống cảnh báo va chạm trên không, hệ thống radar để theo dõi vị trí của các vật thể trên mặt nước (để phi công không bị trượt khi hạ cánh xuống giàn khoan hoặc boong tàu).
Khả năng sinh tồn rất cao
Do đặc thù hoạt động của mẫu trực thăng này là các vùng biển ngoài khơi xa, tính năng an toàn và các thiết bị đảm bảo sinh tồn là yêu cầu tối quan trọng. Do đó, Mi-171A3 được trang bị thêm các thiết bị và phương tiện cứu hộ khi phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt nước.
ADVERTISEMENT

Diem ‘doc’ nhat cua Mi-171A3: 30 phut sinh tu tren mat bien
Mi-171A3 được trang bịbốn túi khí ballonet, gồm hai ở mũi và hai ở đuôi
Theo chuyên gia Sergey Kayumov, trực thăng được trang bị hệ thống hạ cánh khẩn cấp trên mặt nước. Đây là bốn túi khí ballonet, gồm hai ở mũi và hai ở đuôi. Khi tiếp xúc với nước, chúng được kích hoạt tự động hoặc bằng tay để máy bay nổi trên mặt nước.
Ngay cả khi một trong những túi khí ballonet bị thủng, chiếc trực thăng vẫn nổi trên mặt biển một khoảng thời gian 30 phút, trong bão mạnh cấp 6, sóng biển cao đến 5m. Chiếc trực thăng sẽ bị nghiêng, nhưng vẫn bảo đảm lối thoát ra cho những người trên máy bay.
Ngoài ra còn có hai phao cứu hộ trong các thùng chứa phía trên thiết bị hạ cánh chính. Chúng đủ sức chứa tất cả 24 hành khách và 2 phi công. Cuối cùng, có hệ thống đèn báo các lối thoát khẩn cấp được kích hoạt khi chiếc trực thăng rơi ở dưới nước.
Máy bay trực thăng cho vùng biển thềm lục địa Mi-171A3 là kết quả hoạt động hợp tác của một số doanh nghiệp và phòng thiết kế trực thăng Nga, họ đã hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ xuất sắc, cho ra đời một sản phẩm công nghệ cao.
Với những tính năng cực kỳ độc đáo này, Mi-171A3 xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu cho các hoạt động trên biển.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Zircon siêu thanh sẽ bay đến tận...giữa dòng Dnepr
(Vũ khí) - Một số chuyên gia Ucraine tin rằng “Zircon” sẽ bị "Tomahawk" Mỹ hạ gục

Xin giới thiệu tiếp loạt bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga- Mỹ của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov, lần này thì về tên lửa có cánh (hành trình) chống hạm “Zircon”.
Bài viết với tiêu đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 31/7/2021.chúng tôi có lược một số ý ngắn và xin vẫn dùng thuật ngữ “siêu thanh” đã được dùng nhiều để chỉ tốc độ từ 5M trở lên.

1628306151265.png
Phóng tên lửa hành trình siêu thanh “Zircon” từ khinh hạm Dự án 22350 "Đô đốc Hải quân Liên Xô Gorshkov" (Ảnh: Cơ quan Báo chí Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS)

Ngày 31/7, một nguồn thạo tin trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga cung cấp cho Hãng TASS thông tin như sau: Lần phóng thử tên lửa chống hạm siêu thanh (M>5) “Zircon” từ tàu ngầm hạt nhân sẽ được thực hiện lần đầu tiên ngay trong tháng 8 này.
Phương tiện mang tên lửa này (để phóng thử nghiệm “Zircon”) sẽ là tàu ngầm hạt nhân đa năng mang tên lửa hành trình thế hệ 4 Dự án 885 “Yasen” K-560 “Severodvinsk”.


Đây là lần thử nghiệm đầu tiên trong năm nay của kiểu tên lửa, mà như Tổng thống V. Putin từng tuyên bố hồi tháng 5, “đang trong giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước lần cuối cùng”.
Các cuộc thử nghiệm "Zircon" từ phương tiện mang trên biển đã được bắt đầu vào năm 2017. Trước đây, tàu phóng thử nghiệm tên lửa “Zircon” là khinh hạm "Đô đốc Gorshkov" của Hạm đội Phương Bắc.
Tên lửa siêu thanh 3M22 "Zircon" do Tập đoàn Khoa học- Sản xuất (NPO) Chế tạo máy Reutov (NPO Mashinostroeniya” tại thành phố Reutov) thiết kế- chế tạo dự kiến sẽ được trang bị cho các tàu nổi từ hạng tàu hộ tống trở lên, cũng như cho các tàu ngầm hạt nhân đa năng.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng đang “đứng xếp hàng” đầu tiên chính là tàu ngầm hạt nhân đa năng mang tên lửa có cánh K-560 "Severodvinsk" như vừa nói.
“Zircon” là tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ biển đầu tiên trên thế giới. Tầm bắn của nó đạt 1.000 km. Như kết quả các cuộc thử nghiệm đã cho thấy- tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa lên 9 M, tức gần gấp đôi ngưỡng dưới của tốc độ siêu thanh (tốc độ siêu thanh: từ 5M trở lên).
ADVERTISEMENT



Video Player is loading.
PauseUnmute
Remaining Time 7:49
Loaded: 12.83%





Tên lửa này thuộc lớp vũ khí “ngoài tầm với” của không chỉ các phương tiện phòng thủ chống tên lửa (tên lửa đánh chặn) hiện đại, mà ngay cả các phương tiện phòng thủ chống tên lửa triển vọng, hiện mới đang trong giai đoạn thiết kế.
Thái độ hành xử “sáng suốt” nhất đối với kiểu tên lửa Nga này là thái độ của các đô đốc Anh Quốc.
Trên các phương tiện truyền thông Anh, những người này đã không ít lần bày tỏ một quan điểm chung rằng các tàu chiến, tàu sân bay, khinh hạm và tàu hộ tống của Hải quân Hoàng gia Anh phải “tránh xa” các tàu nổi– phương tiện mang "Zircon" Nga, và phải giữ khoảng cách với chúng ít nhất là hơn 1.000 km.
Tuy nhiên, với những tàu ngầm có khả năng “lén” tiếp cận các tàu cần tấn công (mục tiêu), thì tình hình sẽ kịch tính hơn rất nhiều.
Nhưng một số chuyên gia Ucraine lại có quan điểm ngược lại với các đô đốc Anh) . Họ có thể cho phép mình nghĩ ra những chuyện hoang đường liên quan đến việc tiêu diệt các tên lửa "Zircon" của Nga.
Lẽ dĩ nhiên, bằng bàn tay của người Mỹ. Và sau đây chính là cái cách mà tờ báo “Den” (‘Ngày”) của Ucraine đề xuất để giải quyết vấn đề (nguyên văn):
“Tên lửa “Zircon” chỉ đạt tốc độ siêu thanh khi bay lên độ cao 30 - 40 km, nên trước khi đạt đến độ như vậy, nó có thể bị các hệ thống phòng không hiện có bắn hạ.
Các tên lửa siêu thanh không phải là các mục tiêu- tàng hình nên rất dễ bị radar phát hiện. Đối với những tên lửa như vậy, điều quan trọng nhất là độ chính xác và cự ly tiêu diệt mục tiêu.

Chúng ta không biết độ chính xác của “Zircon” cụ thể như thế nào, nhưng không chắc rằng độ chính xác của nó sẽ quá cao ở bán kính tác chiến tối đa (tức 1.000km).
Các tên lửa "Tomahawk" của Mỹ với tầm bắn từ 1.300 đến 2.500 km có thể đảm bảo chắc chắn sẽ kịp tiêu diệt các phương tiện mang tên lửa "Zircon" trước khi những phương tiện mang này kịp tiếp cận các vị trí phóng tên lửa vào các tàu sân bay Mỹ.
Về nguyên tắc, để tiêu diệt chính "Zircon", cũng có thể sử dụng các tên lửa có điều khiển RIM-174 Standard ERAM / SM-6 của Mỹ với tốc độ 3,5 M và có tầm bắn 240 km".
Thế đấy, những điều vô nghĩa như vậy mà cũng được viết nhằm tới những độc giả cả tin.
Chúng ta hãy bắt đầu từ một thực tế là để có thể bắn hạ được tên lửa ngay sau khi phóng, cần phải "nhìn thấy” nó khi được phóng.
Tuy nhiên, các đài radar của các cụm tàu sân bay tấn công Mỹ chỉ có tầm quan sát không quá 200-300 km. Trong khi khoảng cách từ cụm tàu sân bay Mỹ tới địa điểm phóng “Zircon” – sẽ lớn hơn (200-300km) rất nhiều.
Chúng ta lại thử bàn tiếp. Tầm bắn của các "Tomahawk" của Mỹ trong khoảng 1.300-2.500 km, và đây là kiểu tên lửa được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
ADVERTISEMENT

Và chúng không thể nào có thể tấn công tiêu diệt những khinh hạm được trang bị tên lửa “Zircon”. Đến thời điểm hiện tại, người Mỹ chỉ có duy nhất một kiểu tên lửa chống hạm- đó là tên lửa “Harpoon”.
Kiểu tên lửa được sản xuất từ năm 1975 này rõ ràng đến giờ đã khá lạc hậu. Tầm hoạt động của nó chỉ 280 km. Và tốc độ của nó- cận âm. Có nghĩa là “Harpoon” được thiết kế để chống lại những tàu mà trên thực tế gần như không được trang bị các tổ hợp phòng thủ chống tên lửa (tên lửa đánh chặn) .
Với những tổ hợp Mỹ này (“Harpoon”), các khinh hạm thuộc Dự án 22350 như "Đô đốc Gorshkov", mọi thứ đều rất ổn. Công việc này (đánh chặn “Harpoon”) sẽ được giao cho tổ hợp tên lửa phòng không “Redut” trên tàu thực hiện một cách “gọn ghẽ”.
Còn về những gì liên quan đến khẳng định cho rằng để bắn hạ "Zircon", “cũng có thể sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển của Mỹ RIM-174 Standard ERAM / SM-6 có tốc độ tới 3,5 M và có tầm bắn 240 km", thì ở đây, như người ta thường nói, vẽ trên giấy cái gì mà chả được.
Ten lua Zircon sieu thanh se bay den tan...giua dong Dnepr
The RIM-174 Standard Extended Range Active Missile (ERAM)

Chính bản thân người Mỹ, khác với những chuyên gia Ucraine nói trên, chưa từng bao giờ tuyên bố khẳng định rằng phiên bản hiện đại của kiểu tên lửa phòng không này có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh.
Nói cho đúng thì vào mùa xuân vừa qua, một “bầu không khí phấn khởi” đã xuất hiện tại Mỹ.
Vì đã có những thông tin là vào cuối năm 2021, sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm "sát thủ" các tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc – đó là biến thể mới nhất của tên lửa phòng không Standard SM-6 Block IB.
ADVERTISEMENT


Kiểu tên lửa đánh chặn sẽ được trang bị cho hệ thống phòng thủ tên lửa hải quân Aegis để thay thế biến thế sửa đổi trước đó này sẽ sẵn sàng trực chiến vào năm 2024.
Quả thật, nó đúng là có tốc độ siêu thanh- 5 M hoặc thậm chí lớn hơn một chút. Nhưng tốc độ siêu thanh của tên lửa này chỉ có ý nghĩa khi nó được sử dụng làm tên lửa chống hạm.
Nhờ tốc độ siêu thanh, xác suất chọc thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của tàu địch sẽ tăng lên đáng kể.
Hiện đã có những tên lửa phòng không có tốc độ đạt tới giá trị siêu thanh. Ví dụ, đó là tên lửa 48N6E3 của tổ hợp S-400 “Triumph” của Nga, - tốc độ tối đa của nó đạt 2500 m / s hoặc 8 M. Nhưng cần phải thấy rằng tốc độ tối đa chỉ được duy trì trong một phần giới hạn của quỹ đạo bay, ở pha giữa của nó.
Tuy nhiên, khi đối phó với các mục tiêu siêu thanh cơ động, tốc độ cao là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để đánh chặn thành công. Một điều cực kỳ quan trọng là khả năng chịu lực quá tải của tên lửa.
Nếu mục tiêu cơ động chịu được lực quá tải 80 g, thì khả năng chịu lực quá tải của tên lửa đánh chặn phải cao hơn nữa - ít nhất là gấp hai lần. Hiện chỉ có các tên lửa đánh chặn có trong trang bị của hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Matxcova và Khu công nghiệp trung tâm “Amur” mới thỏa mãn các điều kiện trên.
Mỹ cũng có tên lửa đánh chặn siêu thanh, - nhưng đó là các tên lửa đánh chặn phóng từ hầm phóng của Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia nước này bố trí tại Alaska.
Ngoài ra, còn cần phải có một hệ thống phát hiện, bám mục tiêu và dẫn tên lửa đánh chặn đến mục tiêu hoàn hảo và tốc độ xử lý dữ liệu cực nhanh. Nhưng hệ thống “Aegis” không có khả năng “làm việc” với các mục tiêu cơ động siêu thanh, ngay cả khi nó có được trang bị tên lửa đánh chặn SM-6 Block IB đi nữa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Hạm đội Baltic: Đừng thấy nhỏ tưởng yếu!
(Bình luận quân sự) - Hạm đội Baltic của Nga đóng ở Saint Petersburg và Kaliningrad tuy có quy mô nhỏ nhưng sức mạnh rất đáng gờm.

Nga hoàn thành nâng cấp căn cứ hạm đội Baltic
Mới đây, giới chuyên gia Nga cho biết, hạm đội Baltic đã xây dựng và hoàn thành hiện đại hóa căn cứ hải quân lớn nhất ở vùng Kaliningrad. Đây được cho là “phản ứng đáp trả chiến lược” của Moscow trước tình hình liên minh Bắc Đại Tây Dương tiến gần tới biên giới đất nước.
Vào tháng 3 năm 2020, quân đội Nga đã tái triển khai một sư đoàn bộ binh mới để phục vụ trong khu vực đồn trú ở Kaliningrad. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi số lượng các tiểu đoàn bộ binh và xe tăng được cơ giới hóa bảo vệ khu vực nhỏ bé trên bờ biển Baltic, nơi giáp với hai quốc gia NATO là Ba Lan ở phía nam và Litva ở phía đông và phía bắc.
Tại sao Nga lại tập trung nhiều sức mạnh quân sự trong một khu vực nhỏ như vậy? Bởi vì các đơn vị tên lửa và hải quân ở Kaliningrad, vùng lãnh thổ cực tây của Nga, đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện sức mạnh quân sự của Nga ở Baltic và trung tâm châu Âu, đồng thời đặt ra những tình huống khó xử về hoạt động cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp xảy ra xung đột.


Cảng biển Baltiysk ở Kaliningrad đóng vai trò là cảng nước ấm duy nhất của Nga trên Baltic, có nghĩa là nó không bị đóng băng trong mùa đông như cảng ở Saint Petersburg và do đó đóng vai trò là căn cứ cho Hạm đội Baltic của Nga.
Lãnh thổ này cũng nằm liền kề với hành lang đất hẹp và quan trọng về mặt chiến lược được gọi là “Hành lang Suwalki” nối Ba Lan với các nước Baltic.
Kể từ khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea (của Ukraine) hồi tháng 3 năm 2014, những thách thức chiến lược mà Moscow đặt ra đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong trường hợp xung đột các nước Baltic đã được chú trọng.
ADVERTISEMENT

1628306268253.png
Tàu hộ tống lớp Karakurt, project 22800 của Nga được trang bị tên lửa hành trình Kalibr





Các tên lửa của Nga được triển khai tới Kaliningrad có thể đe dọa tấn công nhanh chóng các căn cứ đất liền, tàu bè và thậm chí cả máy bay trên phần lớn vùng Baltic, Ba Lan và thậm chí cả một số vùng của Đức.

Trong một cuộc xung đột với Nga, lực lượng đồn trú cũng có thể ngăn chặn các nỗ lực của NATO nhằm điều động lực lượng tiếp viện trên bộ qua “Hành lang Suwalki” đến Baltic. Có thể nói rằng, căn cứ Nga ở Kaliningrad có thể cắt đôi lãnh thổ các quốc gia NATO.

Trong một bài viết cho tạp chí Mỹ The National Interest hồi tháng 3 năm nay, chuyên gia Mỹ Sébastien Roblin dẫn một báo cáo chuyên sâu do Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng của Thụy Điển phát hành vào tháng 2 cho biết, Kaliningrad như một cái dằm hay mũi dao nhọn cắm vào lòng NATO.

Khu vực này nhanh chóng trở thành một pháo đài vũ trang với đầy đủ các lực lượng quân sự (các quân binh chủng) được trang bị ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, Hạm đội Baltic của Nga đồn trú ở đây mặc dù có quy mô nhỏ nhưng sức mạnh không hề đơn giản.

Hạm đội Baltic Nga: Sức mạnh tàu tên lửa


Theo chuyên gia Sébastien Roblin, không có nhiều điều để mô tả về các tàu chiến lớn của hạm đội Baltic, bởi nó chỉ có một khu trục hạm hàng đầu duy nhất và một trong hai khinh hạm chống ngầm lớn nhất hiện nay đang được sửa chữa.

Hạm đội cũng chỉ có một tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka (NATO định danh Kilo) đóng tại St.Petersburg nhưng cũng chỉ có thể sử dụng hữu ích cho việc huấn luyện. Điều đó cho thấy, một số tàu ngầm lớp Kilo cải tiến hoặc lớp Lada mới hơn sẽ gia nhập hạm đội trong tương lai.

Sức mạnh chính của hạm đội đến từ nhiều tàu nhỏ, gồm 19 tàu hộ tống trang bị tên lửa, được hỗ trợ bởi ba tàu hộ tống chống ngầm lớp Parchim - Project 1331M.

Mặc dù các tàu hộ tống nhỏ này có phạm vi hoạt động không xa bờ và không thể chịu được nhiều đòn tấn công từ trên không, nhưng tên lửa của chúng có tầm bắn xa và độ chính xác cao để gây ra mối đe dọa chết người ngay cả đối với các tàu chiến lớn của NATO.

Lực lượng tàu hộ tống tên lửa bao gồm năm tàu hộ tống lớp Karakurt (project-22800) và Buyan-M (Project 21631), mỗi tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa hành trình Kalibr, với 2 phiên bản tấn công các mục tiêu đất có phạm vi xa hơn 2000 km và chống tàu mặt nước tầm xa 660km.

Ngoài ra còn có bốn tàu hộ tống lớp Steregushchiy lớn hơn với khả năng đa năng (mặc dù thường xuyên có một chiếc được triển khai tới Địa Trung Hải).

1628306286887.png


Các tàu hộ tống có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn có khả năng chống hạm xa gần 300km với tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE.

Nó cũng có khả năng chống tàu ngầm với hệ thống sonar gắn ở mũi tàu và một sonar kiểu mảng kéo, cùng hai bệ phóng ngư lôi 2 nòng Paket-NK, có vai trò như thiết bị đánh chặn chống ngư lôi.

Đối với hệ thống phòng không, tàu được lắp hệ thống tên lửa hạm đối không tầm trung Redut với 12 ống phóng cũng như các hệ thống phòng thủ tầm gần.

Các thành phần khác của Hạm đội gồm có tàu quét mìn (mười chiếc), bốn tàu tình báo tín hiệu, cùng với Hạm đội các đơn vị tình báo và chiến tranh điện tử hải quân trên mặt đất, có thể theo dõi tín hiệu của tất cả các tàu thuyền hành trình trên biển Baltic.

Cùng với đó là các đơn vị tình báo tín hiệu khác (bao gồm cả các thiết bị định vị vệ tinh) và hệ thống gây nhiễu Murmansk-BN có phạm vi xa tới 3100 dặm.

1628306314168.png



Hạm đội Baltic cũng có một lực lượng đổ bộ khá mạnh ở căn cứ Baltysk là Lữ đoàn hải quân đánh bộ tinh nhuệ số hiệu 336 mang tên Alexander Nevskii, bao gồm hai tiểu đoàn cơ giới lưỡng thê được trang bị các xe thiết giáp đổ bộ lưỡng thê BTR-82, một tiểu đoàn trực thăng và các đơn vị pháo binh tự hành lưỡng thê hạng nhẹ.

Bốn tàu đổ bộ lớp Ropucha và một chục tàu đổ bộ cỡ nhỏ hơn có thể cung cấp khả năng vận chuyển đổ bộ cho khoảng một tiểu đoàn quân và xe bọc thép cùng một lúc.

Ngoài ra, một đơn vị lực lượng đặc biệt Spetzaz của hải quân địa phương và Trung đoàn Công binh Hải quân 69 có thể sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bất kỳ hoạt động đổ bộ nào.

Trong bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về các lực lượng tên lửa, không quân và lục quân đồn trú ở Kaliningrad.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Tổ hợp Prometey đánh đòn chính xác vào uy tín Mỹ
(Vũ khí) - Ấn Độ đang chờ S-500 Nga

Lời giới thiệu: Nhân có thông tin về việc Bộ Quốc phòng Nga mới ký với Tập đoàn “Almaz- Altey” hợp đồng mua 10 tổ hợp S-500, xin được giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov cung cấp thêm một số thông tin về tổ hợp này. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 1/6/2021.
1628306691155.png
Tổ hợp S-500 (Ảnh: militaryarms.ru)
Chuyên gia quân sự Yunis Dar chuyên viết cho tờ báo Ấn Độ EurAsian Times vừa mới tự đặt cho mình nhiệm vụ giải thích cho độc giả báo này hiểu tại sao lại không có một tổ hợp nào khác trên thế giới có thể so sánh với hệ thống (tổ hợp) tên lửa phòng không triển vọng Nga S-500 "Prometey” về các khả năng tác chiến.
Cả “người tiền nhiệm” của nó (S -500) là S-400 “Triumph” Nga, hay (các tổ hợp) “Patriot”, THAAD và “Aegis” của Mỹ.
Và cuối cùng, sau khi phân tích, chuyên gia này buộc phải đồng ý với quan điểm của kỹ sư trưởng Pavel Sozinov của Tập đoàn “Almaz-Antey”, - tức cơ quan thiết kế- chế tạo hệ thống độc đáo này, cụ thể như sau: “S-500 – đó là một đòn mạnh giáng vào uy tín của Mỹ.


Hệ thống của chúng tôi vô hiệu hóa các loại vũ khí tấn công của Mỹ và vượt trội hơn hẳn tất cả các hệ thống phòng không và phòng chống tên lửa đang được quảng cáo rộng rãi của Mỹ”.
Cú đánh càng trở nên “nặng hơn” bởi trên thực tế đến thời điểm hiện tại Mỹ vẫn chưa có những phương tiện tấn công mà hệ thống “Prometey” đã có đủ khả năng bắn hạ.
Chưa hết, các máy bay- tàng hình được chế tạo theo công nghệ tàng hình tối tân nhất và được ca tụng hết lời của Mỹ - B-2, F-22 và F-35 – giờ đã trở nên dễ bị “tổn thương” trước các tên lửa phòng không Nga, và cũng chỉ như các máy bay thế hệ 3 vậy.
S-500 có rất nhiều điểm mạnh. Và một trong những điểm mạnh đáng kể nhất- đó là khả năng đánh chặn các mục tiêu tốc độ siêu thanh (M>5). Đã có hai kiểu tên lửa “độc nhất” được chế tạo riêng để trang bị cho hệ thống này - 77N6-N và 77N6-N1 (tiếng Nga- 77Н6-Н và 77Н6-Н1).
Các tính năng của chúng không được tiết lộ, nhưng được biết rằng, chúng có khả năng đánh chặn được những mục tiêu đang bay với tốc độ 7 km / s. Và 7 km/s có nghĩa là 20,5 M.
ADVERTISEMENT

Bên cạnh đó, cần phải lưu ý rằng sau một thời gian nào đó, Mỹ sẽ có trong trang bị những quả tên lửa siêu thanh AUR đầu tiên mang khối tác chiến C-HGB được chế tạo trong khuôn khổ dự án LRHW (Long-Range Hypersonic Weapon- Vũ khí Siêu thanh Tầm xa).






Và đây, C-HGB sẽ chỉ tăng tốc lên được tối đa là 6-7 M. Chính vì thế, “dư địa” bắn hạ tên lửa Mỹ nói trên của các tên lửa đán77N6-N và 77N6-N1 Nga còn rất lớn.
Đồng thời, những tên lửa đánh chặn này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu siêu thanh cơ động, bởi vì chúng (tên lửa đánh chặn) có những tính năng động lực học xuất sắc.
Như đã biết, một trong số những tên lửa đó (của S-500) đã được quy chuẩn với tên lửa đánh chặn 53T6M của hệ thống phòng thủ chống tên lửa triển vọng bảo vệ thủ đô Mátxcơva và Khu vực (công nghiệp) Trung tâm A-235 "Nudol" (như đã nói tới ở bài trước-ND).
Với tầm bắn 100 km, nó có chức năng chuyên đánh chặn tầm gần. Nó có những tính năng động lực học độc đáo và tốc độ tuyệt vời. Chịu được lực quá tải dọc tới 210 g, ngang - 90 g, - và đây là một kỷ lục thế giới tuyệt đối đối với công nghệ tên lửa.
Thành thử, cả tên lửa đánh chặn mới của hệ thống S-500 mới,cả các tên lửa của hệ thống A-235 “Nudol”, đều có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo.
Chúng có thể đảm bảo gần như chắc chắn (với xác suất 0,75-0,9 khi đánh chặn bằng một quả tên lửa) đánh chặn được các tên lửa đạn đạo- từ tên lửa (đạn đạo) chiến dịch- chiến thuật đến các tên lửa đạn đạo tầm trung.
Có thể bắn hạ cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở pha cuối của quỹ đạo bay. Và nói chung, theo Tập đoàn “Almaz-Antey” thì trong một số điều kiện nhất định, S-500 có thể hạ được ICBM cả ở pha giữa của quỹ đạo bay.

‘Cuộc chiến” chống các ICBM được các radar rất mạnh nằm trong thành phần của hệ thống S-500 “chịu trách nhiệm” đảm bảo.
Những radar này phát hiện tên lửa đạn đạo có đường bay cao ở khoảng cách tới 2.000 km, các đầu tác chiến sau khi tách khỏi các tên lửa đạn đạo- ở cự ly 1.300 km. Vì vậy, “Prometey” hoàn toàn có đủ thời gian để chuẩn bị đánh chặn.
Không có tổ hợp phòng thủ chống tên lửa nào khác có được những khả năng độc đáo như vậy. Trong khi đó, xét về độ cao đánh chặn, tổ hợp C-500 ngang với tổ hợp THAAD của Mỹ - nó có khả năng bắn hạ cả các vệ tinh trên những quỹ đạo có độ cao đến 200 km.
Nhưng trong khi đó, tổ hợp THAAD của Mỹ lại có tính “chuyên ngành hẹp”, nó chỉ có thể đánh chặn các mục tiêu đang ở bên ngoài bầu khí quyển. Trong khi S-500 Nga thì bắn hạ tất tần tật mọi thứ- tất cả những gì đang bay cách mặt đất từ 10 mét trở lên- đến độ cao 200 km.
Hoàn toàn dễ hiểu là cả S-500 Nga và THAAD Mỹ đều có khả năng bắn hạ vệ tinh thành công như nhau.
Bởi vì các vệ tinh di chuyển theo các quỹ đạo đã được biết. Chính vì thế, có thể làm các phép tính xác định những điểm cần thiết để chủ động phóng tên lửa với tốc độ cho trước để nó đến đó "gặp" vệ tinh.
Nhưng với các tên lửa đạn đạo, khả năng đánh chặn của THAAD cũng chỉ ở mức khá bình thường. Với các tên lửa chiến thuật tầm ngắn- THAAD có thể bắn hạ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Nhưng còn các tên lừa tầm trung- tổ hợp này chỉ đánh chặn thành công với xác suất rất thấp. Vâng, và còn với các ICBM, THAAD gần như bất lực.
S-500, như đã đề cập ở trên, là một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đáng tin cậy. Trên thực tế, có hiệu quả gần bằng hệ thống A-135 “Amur”. Hoặc thậm chí là (ngang cả với) A-235 “Nudol”.
ADVERTISEMENT

Trong khi đó, "Prometey" – lại là một hệ thống cơ động bố trí trên khung gầm xe bánh lốp: các bệ phóng với một cơ số đạn tên lửa gồm chín kiểu, và các radar thuộc nhiều “chuyên ngành” khác nhau và là việc trên các dải tần khác nhau, một xe điều khiển hỏa lực và một xe chỉ huy.
Tờ EurAsian Times Ấn Độ khẳng định rằng các hệ thống S-500 sau khi được đưa vào trang bị sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ thủ đô Matxcova và khu vực (công nghiệp) Trung tâm.
Tuy nhiên, mọi việc không hoàn toàn đúng như vậy. Do có khả năng cơ động, “Prometey” sẽ được bố trí cả ở các khu vực khác để đảm bảo khả năng phòng thủ chống tên lửa cho những khu vực đó.
Cũng đáng tin cậy như trong trường hợp sử dụng hệ thống cố định A-235 "Nudol". Cùng với việc tăng số lượng S-500 được sản xuất, các khu vực công nghiệp lớn và các mục tiêu quân sự quan trọng, đặc biệt là những khu vực có bố trí vũ khí răn đe (vũ khí kiềm chế hạt nhân chiến lược) sẽ lần lượt được S-500 bảo vệ.
Điểm độc đáo của hệ thống S-500 không chỉ nằm ở khả năng chống lại các tên lửa đạn đạo và các khối tác chiến siêu thanh cơ động của các tên lửa đó, mà còn ở tính linh hoạt (đa năng) của nó.
“Prometey” cũng còn có khả năng đánh chặn các mục tiêu khí động học - máy bay các loại, máy bay lên thẳng, tên lửa có cánh (hành trình) và máy bay không người lái chiến lược.
To hop Prometey danh don chinh xac vao uy tin My
Tổ hợp THAAD của Mỹ
Để làm được điều này, trước hết, bằng cách bố trí các trang thiết bị đánh chặn mục tiêu đạn đạo và khí động học thành hai cụm khác nhau, trên thực tế là độc lập với nhau. Mỗi cụm có radar riêng, hệ thống điều khiển hỏa lực riêng, các tên lửa riêng.
ADVERTISEMENT


Thứ hai, thoạt nhìn có thể cảm thấy S-500 sử dụng quá nhiều kiểu tên lửa khác nhau – tới 9 kiểu. Và có thể được coi là khá lãng phí. Bởi vì tổ hợp THAAD của Mỹ chỉ có một kiểu tên lửa, còn “Patriot” - có ba kiểu tên lửa.
Tuy nhiên, ở trên chúng ta đã nói về những vấn đề của THAAD Mỹ khi phải đối phó với các mục tiêu đạn đạo. Thêm nữa, THAAD không có khả năng đánh chặn các mục tiêu khí động học.
Đối với tổ hợp “Patriot”, khi phải đối phó với các tên lửa đạn đạo, kể cả tầm ngắn, nó cũng gặp những vấn đề khá nghiêm trọng. Chuyện này thì Ả Rập Xê Út đã không ít lần phải trải qua.
Với các máy bay, thì “Patriot” có khả năng bắn hạ máy bay ở cự ly tới 80 km, vì nó là một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung.
Việc S-500 có một số lượng lớn tên lửa là hợp lý. Mỗi kiểu trong số đó được thiết kế cho một loại mục tiêu bị đánh chặn cụ thể.
Vâng, và xét cự ly đánh chặn mục tiêu khí động học, S-500 không có đối thủ nào trên thế giới. Radar phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên đến 800 km, còn tên lửa 40N6M bắn hạ mục tiêu – ở cự ly đến 600 km.
Trong phần kết luận, chuyên gia Ấn Độ Yunis Dar có nói rằng hệ thống S-500 có thể sẽ có “cầu” rất cao trên thị trường vũ khí thế giới. Tuy nhiên, S- 500 sẽ không được bán ra cho khách hàng nước ngoài.
Bởi vì xét cho cùng, nước Nga cũng cần phải có những bí mật quân sự-kỹ thuật riêng không thể phổ biến rộng rãi.
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Dài quá, em không đọc đâu.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nước Anh tặng tàu cho Ukraine
(Vũ khí) - Ucraine đang trở thành bãi chứa vũ khí cũ của NATO...

Xin giới thiệu tiếp một bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự các nước của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov để cùng tham khảo. Bài viết với với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 10/8/2021:

1628908995758.png
Ảnh: Picture alliance ТАСС
Kiev đến giờ vẫn đang hân hoan phấn khởi. Đó là Vương quốc Anh quyết định tặng hai tàu quét thủy lôi mìn (hay còn gọi là tàu quét mìn) cho Hải quân Ucraine.

Cùng với đó, thông tin về việc đây chỉ là những con tàu cũ đã loại khỏi trang bị của Hải quân Hoàng gia Anh thì chỉ được đưa ra với liều lượng cực kỳ nhỏ giọt.

Và đột nhiên, mọi người lại được biết rằng Ucraine sẽ phải trả 50 triệu euro cho mỗi tàu quét mìn nói trên.

Trong “cơ cấu” cái giá 50 triệu đô này có: (1) phát hiện và khắc phục khuyết tật của con tàu đã qua sử dụng, (2) sửa chữa, (3) hiện đại hóa, (4) trang bị bổ sung, (5) huấn luyện và đào tạo các kíp thủy thủ Ucraine.

Từ những thông tin trên, chúng ta đã hiểu- hoàn toàn không phải tự nhiên mà tàu khu trục Anh"Defender", sau khi đã tổ chức một vụ khiêu khích ngoài khơi Crimea, lại đã tiến vào cảng Odessa vào tháng Sáu vừa qua.

Chính trên chiếc tàu này, Tổng thống V. Zelenskiy đã đặt bút ký Thỏa thuận giữa Tập đoàn công nghiệp Vương quốc Anh và Hải quân Ucraine về việc chuyển giao các tàu quét mìn.

Và vào ngày 4/8, lễ thanh lý hai tàu đã được tổ chức tại thành phố Rosyth của Scotland trong tiếng hành khúc của dàn quân nhạc Lính thủy Đánh bộ Hoàng gia Anh.

Chỉ có điều, những chiếc tàu được bàn giao cho Ucraine không phải là tàu quét mìn.

ADVERTISEMENT

Các tàu chống mìn lớp “Sandown” bắt đầu được đưa vào trang bị cho Hải quân Hoàng gia vào cuối những năm 1980.

Chúng không phải là tàu quét mìn, vì thậm chí còn không có lưới (hệ thống) quét (mìn) tiếp xúc, chứ chưa nói đến các lưới không tiếp xúc hoạt động bằng cách ứng dụng những hiệu ứng vật lý khác nhau.

Sandown được trang bị các thiết bị điều khiển từ xa để dò mìn. Việc rà phá (vô hiệu hóa) bom mìn được thực hiện từ xa hoặc có sự tham gia của các thợ lặn.

Tổng cộng đã đóng 17 con tàu lớp này, và chúng dần đã được loại biên để những con tàu đã thanh lý đó đem lại hạnh phúc cho một số nước có nền công nghiệp đóng tàu không được phát triển lắm.

6 chiếc được bán cho Estonia, 3 chiếc cho Ả Rập Xê Út. Nếu tính đến việc một cặp nữa sẽ cặp bến bờ Ucraine, Hải quân Hoàng gia sẽ còn 7 con tàu đã hao mòn, một trong số đó là tàu huấn luyện.

Như đã nói ở trên, đây là những tàu thuộc lớp tàu hoạt động quanh căn cứ nên chỉ hoạt động gần bờ biển. Vì khả năng đi biển của chúng không cao.

Lượng choán nước của tàu Sandown- 450 tấn, chiều dài - 52 mét, chiều rộng - 10 mét, mớn nước - 2,3 mét. Trang bị hai động cơ diesel công suất 1500 sức ngựa. Tốc độ- 13 hải lý / giờ. Cự ly hoạt động – 2.900 dặm. Kíp thủy thủ - 34 người, trong đó có 4 thợ lặn.

Công việc tìm kiếm mìn được thực hiện bằng hệ thống thủy âm (sonar) kéo theo tàu. Việc phá những quả mìn được phát hiện được thực hiện bằng một thiết bị ngầm trang bị hai máy cắt và một gói thuốc nổ 100 kilôgam.


Vũ khí phòng thủ trên tàu có một pháo tự động 30 ly và một súng máy 7,62 ly. Một điều khá dễ hiểu là những “người tìm mìn” sau hơn ba mươi năm phục vụ không chỉ bị hao mòn, mà nếu đánh giá khả năng chống mìn, còn cả lạc hậu nữa.

Giờ đây, chúng đang được thay thế bằng những chiếc xuồng săn mìn tự động không người lái. Làm như vậy vừa rẻ hơn, vừa an toàn và hiệu quả hơn, vì chúng được trang bị nhiều trang thiết bị tinh vi hơn để tìm kiếm và rà phá bom mìn.

Người Ucraine may mắn được nhận các tàu M 110 Ramsey và M 111 Blyth, - hai tàu này lần lượt được đưa vào trang bị trong các năm 2000 và 2001. Trong những năm phục vụ, Ramsey đã đi được 175.000 hải lý mà chưa qua sửa chữa lớn, còn Blyth - 185.000 hải lý.

Các tàu này đã tham gia các chiến dịch ở Trung Đông và hoạt động trong khuôn khổ các chiến dịch của NATO ở vùng biển Bắc Âu và Địa Trung Hải.

Nhưng món quà đến (Ucraine) từ Mỹ thì rẻ hơn nhiều- chỉ 12 triệu đô la. Nhưng những chiếc tàu thủy đã cũ vượt qua được Đại Tây Dương chỉ “nhờ phép mầu” này cũng đơn giản hơn nhiều.

Đây là hai chiếc tàu cỡ nhỏ lớp "Island" của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Mỹ được đóng cũng từ những năm 80. Mỹ có 30 chiếc như vậy, nhưng đang “hăng hải” loại biên chúng để thay thế bằng các tàu cao tốc cỡ nhỏ mới lớp “Sentinel”.

Mỹ đã tặng (tất nhiên, không miễn phí) “Island” cho Gruzia (Georgia), Costa Rica, Pakistan. Năm 2015, đến lượt Ucraine. Và Mỹ vẫn còn phải “tặng ai đó” tới 20 chiếc nữa.

ADVERTISEMENT

Làm như vậy rất có lợi, bởi vì thay vì phải bỏ tiền ra để cắt lấy kim loại bán sắt vụn, có thể tặng chúng và kiếm được bộn tiền.

Tuy nhiên, tổng thống Poroshenko nắm quyền khi đó phản đối quyết liệt ý định này. Nhiều mánh khóe đã được sử dụng để ngăn chặn việc nhận quà của Chú Sam (Mỹ). Ngay cả những bộ luật thần thánh từ thời Xô Viết cũng được lôi ra trích dẫn.

Tuy nhiên, động cơ của tổng thống Poroshenko không phải là vì lợi ích quốc gia, mà bởi những tính toán cá nhân.

Poroshenko sở hữu nhà máy “Kuznya na Rybalskiy”, tức nhà máy sản xuất những chiếc xuồng bọc thép “Gyurza” cho Hải quân và bán chúng cho Bộ Quốc phòng. Tính toán của ông rất đơn giản – nếu chấp nhận các tàu nhỏ của Mỹ- có thể làm giảm số lượng đơn đặt hàng mua tàu “Gyurza”.

Và chỉ cho đến bây giờ, khi Poroshenko đã không còn tại vị, các “Island” mới đến được Odessa.

Kỷ lục về việc mua sắm một sản phẩm “hàng lỗi” được Kiev lập vào năm 2018. Khi đó đã ký một hợp đồng với công ty Airbus Helicopters của Pháp để mua 55 máy bay lên thẳng với số tiền 555 triệu euro.

Trong khoản tiền này đã có cả các mục kinh phí hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật mặt đất. Các máy bay lên thẳng đó có hai kiểu - H125 hạng nhẹ và loại H225 hạng nặng - được mua với số lượng xấp xỉ nhau.

ADVERTISEMENT


Theo yêu cầu của Poroshenko, các máy bay lên thẳng hạng nặng sẽ được trang bị thêm để Quân đội có thể sử dụng chúng. Còn hợp đồng mua H125 hạng nhẹ là để trang bị cho Cảnh sát, Vệ binh Quốc gia, Bộ đội biên phòng và các cơ quan tình trạng khẩn cấp.

Ba năm trước đó, Ba Lan cũng đã có ý định mua 50 chiếc máy bay lên thẳng hai kiểu này với giá 3,5 tỷ euro. Nhưng thỏa thuận đã không thành vì khi đó Đảng “Luật pháp và Công lý” cánh hữu Ba Lan lên nắm quyền và mối quan hệ với Paris đang xấu đi.

Thoạt nhìn, có vẻ như Kiev thắng lớn nếu xét về mặt giá cả. Nhưng có một tình huống khá nhạy cảm liên quan đến chất lượng của những máy bay lên thẳng đã mua.

1628908937451.png


Cụ thể, năm 2016, một chiếc H225 của công ty dịch vụ CHC Helicopter của Canada đã bị rơi ngoài khơi bờ biển Na Uy. 13 người thiệt mạng. Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân của vụ tai nạn là do cánh quạt chính bị gãy.

Và điều này xảy ra không phải do lỗi sản xuất của nhà máy, mà là do lỗi thiết kế. Sau đó thì nhiều công ty khai thác máy bay lên thẳng kiểu này bắt đầu đồng loạt bán phá giá chúng.

Theo các số liệu của tờ La Tribune của Pháp, chính những chiếc máy bay lên thẳng của công ty Canada nói trên nhưng “bị”công ty đưa ra khỏi biên chế sau thảm họa trên Biển Bắc đã được chào bán cho Ucraine.

Và đây chính là lý do giải thích tại sao chúng lại có giá rẻ quá bất ngờ như vậy.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Chuyên gia Nga: B-52 không ngăn nổi Taliban dù chỉ một tỉnh

(Vũ khí) - Theo chuyên gia Alexander Ermakov, việc Mỹ sử dụng B-52 không kích chặn đà tiến Taliban tại Afghanistan không hề hiệu quả và chi phí rất tốn kém.

Không quân Mỹ bắt đầu điều oanh tạc cơ B-52 không kích Taliban từ hôm 7/8 nhằm ngăn chặn lực lượng này chiếm thêm được những thành phố quan trọng tại Afghanistan. Đây là lần đầu Mỹ triển khai B-52 làm nhiệm vụ tại Afghanistan sau gần một năm.
1628909576766.png
Máy bay B-52.
Quyết định nối lại các cuộc không kích bằng B-52 của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Taliban đẩy mạnh đánh chiếm các thành phố lớn tại Afghanistan, sau khi Mỹ cùng đồng minh rút gần hết lực lượng quân sự khỏi quốc gia này.
Taliban hiện đã kiểm soát thủ phủ của 4 tỉnh Sar-e Pol, Kunduz, Jowzjan và Nimroz. Lầu Năm Góc ước tính nhóm phiến quân đã kiểm soát một nửa trong số 419 huyện lỵ của Afghanistan.
Cùng với B-52, Mỹ cũng đã điều cường kích AC-130 Spectre và máy bay tấn công không người lái (UCAV) vũ trang MQ-9 Reaper tấn công các mục tiêu Taliban tại Afghanistan, với ít nhất 5 lần xuất kích mỗi ngày.
ADVERTISEMENT

Việc huy động oanh tạc cơ, cường kích, UAV Mỹ tham gia không kích Taliban cho thấy không quân Afghanistan vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Không quân Afghanistan chủ yếu sử dụng máy bay do Mỹ cung cấp, song cạn phụ tùng thay thế và thiếu kỹ thuật viên trình độ cao sau khi các nhà thầu Mỹ rút khỏi nước này.

"Tình hình tại Afghanistan ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Việc các chuyến bay đến thành phố Herat bị hủy và Mỹ quay lại dùng B-52 không phải dấu hiệu tốt. Điều này gây thêm hoảng sợ cho dân chúng và cho thấy sự bấp bênh của tình hình", Alexander Ermakov, chuyên gia từ Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga nói.
Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng, mục đích Mỹ dùng B-52 tại Afghanistan đã rất rõ ràng nhưng họ sẽ không thể đạt được điều đó. "Việc sử dụng máy bay B-52 không kích sẽ hỗ trợ đáng kể và có thể giúp lật ngược tình thế trong một cuộc đụng độ riêng rẽ giữa quân đội Afghanistan và Taliban.
Tuy nhiên, B-52 khó có thể ngăn chặn được đà tấn công của Taliban dù chỉ ở một tỉnh. Bởi Taliban thường chọn cách hiện diện trong các khu dân cư. Vì vậy, ngăn chặn nhóm này bằng B-52 gần như là điều không thể.
ADVERTISEMENT
1628909589262.png


Đây cũng là là nguyên nhân trước đó Mỹ cùng đồng minh từng không kích, dội tên lửa và cuối cùng phải điều quân đến Afghanistan nhưng cũng chỉ khiến Taliban đi vào hoạt động bí mật hơn mà thôi", chuyên gia Nga nói.
Không những không đạt được mục đích, mà theo vị chuyên gia Nga, chi phí cho những chiến dịch không kích này còn là gánh nặng đối với ngân sách quốc phòng của Mỹ.
"Mỗi giờ bay của B-52, người Mỹ phải chi số tiền lên tới gần 80.000 USD. Đấy là chưa kể phí bảo dưỡng sau đó và chi phí cho cả đội tiêm kích bay kèm hộ tống", Alexander Ermakov cho biết thêm.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Cái làm tên lửa "Sao băng" Châu Âu đáng sợ với Su-57
(Vũ khí) - Tại sao Phòng Thiết kế "Vympel" Nga lại không được phép chế tạo tên lửa hàng không tốt nhất thế giới...

Xin giới thiệu tiếp một bài về các tên lửa hàng không Nga- Mỹ- Châu Âu của một người “trong nghề”, chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov để cùng tham khảo.
Bài viết với với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 9/8/2021. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh để tiện so sánh:
1628910066566.png
Tên lửa “không đối không” tầm xa “Meteor” (Ảnh: wikimedia)

Cơ quan Báo chí Không quân Đức vừa mới ra thông báo cho biết tên lửa “không đối không” tầm xa mới “Meteor” (“Sao băng”) đã sẵn sàng để trang bị cho các máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon của Đức.
Tên lửa này đã qua tất cả các bài kiểm tra bay sơ bộ cần thiết trên hai chiếc máy bay tiêm kích của Biên đội không quân chiến thuật số 74 đóng tại căn cứ không quân Neuberg ở Bavaria. Giai đoạn tiếp theo, tức giai đoạn kiểm tra "Meteor" lần cuối- sẽ là phóng thử nghiệm.
Thông tin này nghe có vẻ hơi lạ. Bởi vì "Meteor" đã được không quân một loạt nước khác (ngoài Đức) khai thác từ cách đây khá lâu.
Lịch sử của kiểu tên lửa này ngắn gọn như sau. Từ cách đây rất lâu, năm 1984, công ty Saab Dynamic của Thụy Điển đã nhận đơn đặt hàng của Không quân nước này triển khai thiết kế tên lửa lớp “không đối không” tầm xa Rb-74 dự kiến sẽ sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng.
Nhưng chỉ sau đó một khoảng thời gian, các tướng lĩnh Thụy Điển tỏ ra không còn mấy hứng thú với dự án này.
Và khi đó công ty BAE của Anh đã tiếp nhận lại dự án. Người Anh quan tâm đến ý tưởng chế tạo kiểu tên lửa hàng không Châu Âu "tốt nhất trên thế giới" và đem ý tưởng này thuyết phục được 5 quốc gia nữa, và sáu quốc gia này thành lập một tập đoàn mới.
ADVERTISEMENT

Công ty Châu Âu mới thành lập MBDA (Matra BAE Dynamics Alenia) đó với các thành viên là các nhà thiết kế và sản xuất vũ khí tên lửa chiến thuật của các nước Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển (gồm có BAE, Saab Bofors Dynamics, Bayern-Chemie Protac, Inmize, TDW, LiteF GmbH) bắt đầu triển khai thực hiện một dự án đầy tham vọng nhằm chế tạo kiểu tên lửa hàng không "tốt nhất thế giới" – bắt đầu từ năm 2001.
Các cuộc thử nghiệm tên lửa được bắt đầu vào năm 2006. Và kéo dài cho tận năm 2013, vì trong quá trình thử nghiệm luôn cần đến sự can thiệp của các công trình sư để không chỉ loại trừ các khiếm khuyết, mà còn để làm tăng khả năng chiến đấu của “Meteor”.
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên đưa "Meteor" vào trang bị, cho các máy bay tiêm kích hạng nhẹ "Gripen" của mình. Và mới vào năm 2016. Hai năm sau, người Pháp bắt đầu lắp đặt tên lửa Châu Âu trên máy bay tiêm kích “Rafale” của họ.
Cùng với “Rafale”, tên lửa “Meteor” bắt đầu thâm nhập vào trang bị cho không quân của những quốc gia mua kiểu máy bay tiêm kích Pháp này. Ví dụ cụ thể, đó là không quân Ai Cập, Ấn Độ, Qatar. Người Thụy Điển cũng đã “rải” tên lửa “Meteor” Châu Âu ở Cộng hòa Séc, Thái Lan, Nam Phi.
Và như vậy, tên lửa Châu Âu đã vượt xa biên giới Châu Âu. Từ năm 2024, người Anh dự định sẽ trang bị “Meteor” cho các máy bay tiêm kích trên boong cất cánh thẳng đứng và hạ cánh trên đường băn ngắn F-35B mua từ Hoa Kỳ cho các tàu sân bay của họ.
Vâng, và sau đó không lâu, do “uy tín” ngất trời của "Meteor", có vẻ như sẽ có một loạt quốc gia nữa đứng xếp hàng chờ mua. Trong danh sách khách hàng tiềm năng đó có thể thấy tên Brazil, Hàn Quốc, Nhật Bản
Và chỉ có mỗi người Đức là trì hoãn việc tích hợp kiểu tên lửa, không nghi ngờ gì nữa, quả thực là rất xuất sắc này, vào hệ thống vũ khí trên máy bay tiêm kích “Typhoon” của mình.

Các tính năng kỹ - chiến thuật của "Meteor" như sau. Trọng lượng phóng- 165 kg. Chiều dài – 3.650 mm, đường kính - 180 mm. Sải cánh - 400 mm. Tầm bắn- 200 km. Tốc độ - hơn 4 M. Ngưỡng chịu lực quá tải cho phép - 11g.
Một ưu điểm rất căn bản của kiểu tên lửa này- đây tên lửa duy nhất trong số tất cả các tên lửa hàng không hiện có sử dụng không phải động cơ phản lực nhiên iệu rắn, mà là động cơ phản lực dòng thẳng. Kết cấu, nói chính xác hơn, sơ đồ của nó, khá đơn giản.
Nói nôm na là không khí trong khí quyển được hút vào bằng bộ hút khí, được nén lại và làm nóng trong ống dẫn khí, đi vào buồng đốt. Nhiên liệu lỏng được phun vào buồng đốt.Nhiên liệu cháy tạo thành các sản phẩm cháy có áp suất cao, nhiệt độ cao, được phụt ra qua vòi phun, tạo thành lực đẩy phản lực.
Nếu tốc độ bằng 0, động cơ phản lực dòng thẳng không thể khởi động, vì cần phải đạt đến một tốc độ chuyển động nhất định của phương tiện bay để có đủ lượng không khí cần thiết làm chất ôxy hóa vào được buồng đốt qua cửa hút gió.
Đó chính là lý do tại sao tên lửa Meteor được trang bị động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, giúp nó tăng tốc độ đến ngưỡng cần thiết để khởi động động cơ phản lực dòng thẳng .
Tốc độ này xấp xỉ bằng 2 M. Trong trường hợp này, cũng không thể tính đến khả năng làm động cơ khởi động được không cần bộ tăng tốc, mà chỉ nhờ áp suất không khí được tạo ra khi máy bay đang bay.
Bởi vì, thứ nhất, sẽ rất không hợp lý nếu buộc phải tăng tốc máy bay đến ngưỡng tốc độ cần thiết để phóng tên lửa. Thứ hai, lấy vì dụ, tên lửa của máy bay F-35 không nên treo ở các móc bên ngoài, mà phải ở khoang bên trong (để không làm giảm khả năng “tàng hình” của F-35).
Ưu điểm của động cơ phản lực dòng thẳng so với động cơ phản lực nhiên liệu rắn là ở chỗ động cơ phản lực dòng thẳng làm việc liên tục trong suốt thời gian bay.
ADVERTISEMENT

Chính vì thế mà tốc độ của tên lửa không giảm ở đoạn cuối đường bay như khi sử dụng động cơ phản lực nhiên liệu rắn vì kiểu động cơ này (nhiên liệu rắn) tăng tốc tên lửa đến ngưỡng tối đa có thể và sau đó sẽ tắt do đã sử dụng hết nhiên liệu. Và tiếp sau đó nữa- tên lửa sẽ bay theo quán tính, mất dần tốc độ.
Và như vậy có nghĩa là sau hai trăm km bay, "Meteor" vẫn giữ được nguyên tốc độ như cũ- hơn 4 M. Nhưng đây không phải là điều quan trọng nhất. Ở cuối quỹ đạo bay,"Meteor" vẫn có các khả năng động lực học như ban đầu, có nghĩa là nó vẫn có khả năng cơ động với lực quá tải lớn.
Và đó chính là lý do tại sao nó có thể đánh chặn các mục tiêu cơ động với lực quá tải lên đến 11g khi đã ở cuối quỹ đạo bay- và đây là một tính năng tuyệt vời. Có nghĩa là, "Meteor" có khả năng tấn công tiêu diệt ở cự ly tối đa bất kỳ máy bay tiêm kích nào, kể cả những máy bay tiêm kích siêu cơ động.
Tất cả các tên lửa tầm xa khác còn lại trên thế giớ- kể của cả Nga và của Mỹ - đều không có được khả năng này. Lấy ví dụ, Nga có một kiểu tên lửa có tầm bắn “rất độc đáo”- vượt quá 300 km – tên lửa R-37.
Ở Phương Tây, nó còn được gọi là "cái móc lò". Nhưng ở cự ly lớn, “cái móc lò” Nga này chỉ có thể bắn hạ được các máy bay “bay vụng về” kiểu như máy bay tiếp dầu, máy bay ném bom và các máy bay AWACS.
Tên lửa AIM-120D với tầm bắn 180 km của Mỹ, cũng hoạt động theo cách tương tự như tên lửa R-37 Nga. Nhưng tên lửa Mỹ này thậm chí còn tệ hơn tên lửa R-37 và tên lửa tầm trung R-77; khi cơ động dù ở tốc độ thấp, do tính chất khí động học đặc thù, nó có thể bị “gãy vụn”..
ADVERTISEMENT


Cai lam ten lua
Tên lửa AIM-120D

Trong khi đó, lẽ ra chúng ta (Nga) cũng đã có thể có "Meteor" của riêng mình. Năm 2012, Phòng Thiết kế “Vympel” đã hoàn thành các công tác nghiên cứu- thiết kể- thử nghiệm trong khuôn khổ dự án chế tạo tên lửa K-77PD ("Sản phẩm 180PD").
Và đã chuẩn bị xong mọi việc để triển khai sản xuất một lô tên lửa thử nghiệm bàn giao cho quân đội để khai thác thử nghiệm. Tuy nhiên, dự án này đã phải dừng lại do giá thành tên lửa quá đắt (Ghi chú trong ngoặc đơn- tên lửa Châu Âu “Meteor” có giá một (1) triệu euro, còn tên lửa Nga nói trên- không có thông tin).
Và “cấp trên” đã quyết định tập trung ưu tiên vào việc thiết kế kiểu tên lửa K-77 rẻ tiền hơn và đơn giản hơn ("Sản phẩm 180"), - một kiểu tên lửa mà các chuyên gia lĩnh lương của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng luôn cao giọng tuyên bố là “độc nhất vô nhị”, là “không có sản phẩm nào tương tự” trên thế giới.
Còn vâng, kiểu tên lửa 77PD đã bị “bóp chết” đó- chính là tên lửa trang bị động cơ phản lực dòng thẳng.
Và tầm bắn của nó - đạt 192 km. Tên lửa 77PD Nga, cũng như “Meteor” Châu Âu, có đầu tự dẫn radar chủ động ăng ten mảng pha chủ động, giúp tăng đáng kể khả năng chống nhiễu của đầu tự dẫn, đồng thời đảm bảo khả năng chắc chắn đánh chặn thành công bất kỳ mục tiêu khí động học nào ở cự ly lớn.
Nhưng tất cả những điều đó là trên lý thuyết. Nền kinh tế (Nga) đã không chịu nổi thực tế khắc nghiệt.

Lời bình: điều quan trọng là thực tế ntn, như loại Fater 1 của Houthi có cần quảng cáo rầm rộ đâu mà vẫn thịt cả đống máy bay hiện đại NATO

1628910209017.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Cán cân ngầm thay đổi khi Nga nhận tàu ngầm Belgorod

Hải quân Nga được trang bị thêm 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân mới ngay trong năm 2021, gói trang bị sẽ làm thay đổi cục diện hạm đội ngầm với Mỹ.



Chuyên gia Mỹ: Lỗi thiết kế khiến Littoral bị khai tử sớm

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
NI: Nga là cường quốc siêu thanh số 1 thế giới
(Vũ khí) - Theo chuyên gia Mark Episkopos, Nga hiện là cường quốc số 1 thế giới về vũ khí siêu thanh, trong đó Avangard là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.

Nhận định được chuyên gia Mark Episkopos nói đến trong bài viết trên tờ National Interest (NI), trong đó vị chuyên gia này đã nêu tên 4 loại tên lửa siêu thanh đáng sợ của Nga.
Dòng tên lửa đầu tiên được nói đến chính là Zircon (NATO định danh là NATO là SS-N-33). Tên lửa có thể tấn công với vận tốc cực đại đạt gần Mach 9 và tấn công cả mục tiêu trên biển lẫn đất liền từ khoảng cách hơn 1.000km.
Hiện những cuộc thử nghiệm cuối cùng của tên lửa siêu thanh này đang được Nga thực hiện để kịp đưa vào trang bị trong Hải quân Nga vào năm 2022.
1628910522194.png
Nga phóng thử Avangard.
Dòng tên lửa siêu thanh thứ 2 của Nga được chuyên gia Mỹ nhắc đến chính là Kh-47M2 Kinzhal. Tên lửa có thể diệt chính xác mục tiêu cách 3.000km với tốc độ tối đa Mach 12.
Vũ khí này hiện đã được trang bị cho tiêm kích MiG-31K và sắp tới sẽ là máy bay tầm xa Tu-22M3M. Cùng với đó là phiên bản thu nhỏ cũng sẽ được trang bị cho tiêm kích tàng hình Su-57.
ADVERTISEMENT

Theo chuyên gia Mỹ, vũ khí siêu thanh tiếp theo của Nga chính là tên lửa Kh-95. Đây là dòng tên lửa siêu thanh mới nhất Nga đang phát triển. Đây là dòng tên lửa hành trình tầm xa, có thể thực hiện những nhiệm vụ tấn công và vô hiệu mọi hệ thống phòng thủ của NATO.
Nó được thiết kế để khai hỏa từ ngoài tầm với của bất kỳ hệ thống phòng thủ nào. Tên lửa Kh-95 được phát triển để trang bị cho các máy bay ném bom Tu-160M và Tu-23M hiện đại hóa.
Dòng tên lửa siêu thanh thứ 4 của Nga cũng là vũ khí tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Mỹ và đồng minh NATO theo đánh giá của Mark Episkopos chính là Avangard.
Vũ khí có tốc độ siêu vượt âm đạt Mach 27, cũng như khả năng cơ động trong khí quyển, kết hợp hai đặc điểm cùng nhau sẽ không cho phòng thủ đối phương có cơ hội đánh chặn.

"Chỉ với tên lửa Avangard, Nga có thể quét sạch hệ thống phòng thủ của Mỹ và toàn bộ đồng minh phương Tây", chuyên gia Mark Episkopos viết.
Avangard chỉ là một thành tố trong kho vũ khí đáng nể của Nga, trong đó có 528 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bố trí trên đất liền và trên tàu ngầm, cũng như các vũ khí hạt nhân do máy bay ném bom mang theo.
Trong khi đó lực lượng phòng thủ chống tên lửa của Mỹ chỉ nhăm nhăm tập trung vào khâu đánh chặn "một số lượng nhỏ" tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể phóng từ CHDCND Triều Tiên, chuyên gia Mỹ thừa nhận.
Điều bất ngờ là gần như đồng thời nhận định của Mark Episkopos, Giám đốc Trung tâm phân tích chính trị quân sự Hudson (Mỹ), Richard Weitz đồng thời là chuyên gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai cho biết, quân đội nước này đã có phương án tấn công tối ưu hơn Avangard.
Ở cấp độ chiến lược, tên lửa siêu vượt âm Avangard sẽ không có tác động lớn đến học thuyết của Mỹ, vì sẽ không thay đổi số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến lược nhạy cảm của Nga và Mỹ.
ADVERTISEMENT

"Mỹ giống như Nga, đã nghiên cứu công nghệ siêu thanh trong nhiều thập kỷ, nhưng chưa bao giờ triển khai nó. Các hệ thống này ít có giá trị đối với Lực lượng Vũ trang Mỹ, vì đã có nhiều phương tiện tấn công mục tiêu hiệu quả.
Ví dụ, một số lượng lớn các căn cứ nước ngoài cho phép quân đội Mỹ tấn công các mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không cần sử dụng bất kỳ hệ thống siêu thanh tiềm năng nào ở trong nước", ông Richard Weitz nói.
Dù Avangard không được chuyên gia Richard Weitz đánh giá cao nhưng theo Đại tá về hưu Viktor Baranets, những người Mỹ dù chế nhạo hay ngợi khen Avangard nhưng họ có điểm chung là đang phải "nghiến răng" vì quỹ đạo không thể tính toán của dòng tên lửa này.
"Tôi nhớ rõ phản ứng của báo giới Mỹ sau thông điệp của Tổng thống Nga gửi Quốc hội Liên bang khi ông Putin cho thấy toàn bộ những vũ khí mới độc đáo của Nga. Tôi nhớ rõ những câu khá quen tai như 'Kremlin đang ba hoa', rồi 'Putin lại kể chuyện cổ tích' và 'người Nga đang lừa phỉnh thế giới'…
Bây giờ, cũng chính những người đã buông lời độc địa chế nhạo chúng ta lại đang phải nghiến răng ken két theo đúng nghĩa đen mà thừa nhận rằng: quả thực Nga có những thứ vũ khí tối tân lợi hại như vậy.
Trong đánh giá của báo chí Mỹ có thể thấy rõ nỗi ghen tị và buồn lo tuyệt vọng. Thậm chí những chuyên gia quân sự lớn tiếng nhất của nước Mỹ cũng không ngờ Nga có thể đạt tốc độ đột phá như vậy", chuyên gia Viktor Baranets nói.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Drive: Mỹ chỉ cần B-52 cũ cũng đủ buộc Nga ngồi im - trong khi đánh Taliban không xong

(Vũ khí) - Mỹ quyết định kiểm đếm máy bay ném bom chiến lược

Lại xin giới thiệu tiếp một bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga- Mỹ của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov để cùng tham khảo.
Bài viết với với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 6/8/2021. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh hai máy bay ném bom chiến lược Nga:

1628911408612.png
Máy bay ném bom B-52H của Mỹ (Ảnh: ZumaTASS)
Tờ The Drive của Mỹ vừa mới quyết định (cho Mỹ) “so găng” với Nga bằng máy bay ném bom chiến lược. Hơn nữa, chiếc máy bay được chọn làm “chuẩn” để đem ra so sánh lại là chiếc máy bay cổ đã được Không quân Mỹ khai thác từ năm 1956 đến nay- máy bay ném bom chiến lược B-52.
Nói cho thật đúng, thì “chuẩn” được chọn là phiên bản B-52 mới nhất- B-52H. Nhưng phần khung thân của biến thế này cũng đã được sản xuất vào đầu những năm 60.
Và chỉ sau đó, biến thể máy bay ném bom mới qua một số lần nâng cấp nhằm hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị điện tử hàng không và tích hợp nó với nhiều kiểu bom- đạn mới.
Tờ báo Mỹ nói trên đã cố tìm cách để chứng minh rằng chiếc máy bay ném bom “lính già” Mỹ này vượt trội hơn tất cả các máy bay hiện đang có trong trang bị của (binh chủng) Không quân Tầm xa Nga.
Cả chiếc Tu-95MS “đồng tuế” với nó, vì được thiết kế gần như cùng lúc với “Người Mỹ”, tức vào giữa những năm 50 của thế kỷ trước. Nhưng dù sao thì tất cả những “Gấu Nga”, như cách gọi của NATO, đã được lắp ráp sau đó 10 năm.
Cả Tu-160, chiếc máy bay ném bom mạnh nhất trên thế giới. Và cả chiếc Tu-22M3 đã bị “cắt” rất đáng kể bán kính hoạt động vì bị phải tháo ống tiếp nhiên liệu trên không theo một điều khoản của Hiệp ước START.
Máy bay Mỹ quả là có cơ hội “thắng”, bởi vì để đánh giá- so sánh chất lượng, The Drive đã chọn một tiêu chí rất “độc” – đó là số lượng các kiểu (chủng loại) bom và tên lửa khác nhau mà các máy bay ném bom được trang bị.
Không phải là tiêu chí chất lượng của vũ khí, cũng không phải là tiêu chí máy bay có thể mang bao nhiêu tấn bom đạn khi xuất kích thực hiện nhiệm vụ tác chiến, mà chính là số lượng các kiểu tên lửa “không đối đất” và bom, cả bom bay và bom rơi tự do trong cơ số vũ khí của máy bay.
ADVERTISEMENT

Tác nhân gây cảm hứng khiến tờ báo Mỹ nảy ra ý định lập bảng xếp hạng khá kỳ cục như vậy- đó là một bức ảnh chụp chiếc B-52H của Không đoàn máy bay ném bom số 2 đóng tại Căn cứ Không quân Barksdale mới được Lầu Năm Góc cho đăng tải.
Trên bức ảnh, có rất nhiều loại tên lửa và bom khác nhau được xếp ở cả phía trước và hai bên của máy bay ném bom, y như cảnh đàn lợn con chen chúc nhau quanh một con lợn nái vậy.
"Người Mỹ" quả là có nhiều chúng loại vũ khí hơn so với các máy bay ném bom chiến lược của Nga, - nhưng thực ra, về bản chất, những máy bay gọi là ném bom của Nga này phải gọi là các máy bay- phương tiện mang tên lửa mới đúng.
Vũ khí- đạn dược của B-52 Mỹ gồm ba nhóm: (1) vũ khí hạt nhân, (2) vũ khí chính xác cao và (3) vũ khí thông thường.
Vũ khí thuộc nhóm hạt nhân, trước hết, đó là các bom rơi tự do B61 (có các công suất từ 1,5 kt đến 170 kt) và bom hạt nhân B83 (có công suất thay đổi- đến 1,2 Mt).
Và cả tên lửa hành trình (có cánh) “không đối đất” tốc độ cận âm AGM-86 ALCM, - tên lửa này có thể mang đầu tác chiến thông thường (trọng lượng đầu tác chiến lên tới 1.450 kg), cũng như có thể mang đầu tác chiến hạt nhân có công suất 150 kt. Tầm bắn- 2.400 km.
Quá trình thiết kế biến thể hạt nhân của tên lửa được hoàn thành vào năm 1981. Biến thể này vẫn tồn tại như vậy đến tận hôm nay. Điều khiển đường bay tên lửa- bằng phương pháp quán tính.
Thuộc nhóm vũ khí chính xác cao- đó là tên lửa cận âm AGM-158 JASSM với tầm bắn 980 km. Đầu tác chiến của nó có trọng lượng 450 kg.
Tên lửa này được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại kích hoạt ở pha cuối của đường bay, chính vì thế mà sai số xác xuất vòng tròn (hiểu nôm na, độ lệch mục tiêu tối đa) của nó chỉ 3 mét.

Trong danh mục vũ khí của B-52 có hai kiểu "bom thông minh", và chúng cũng được xếp vào nhóm vũ khí chính xác cao. Dòng bom GBU (Guided Bomb Unit) có một số kiểu bom có trọng lượng khác nhau.
Nhưng tất cả chúng đều là bom bay, có khả năng “bay” tính từ điểm cắt bom tới 110 km nếu độ cao ném bom là 10 km với tốc độ bay ban đầu là 2 M. Tuy nhiên, do B-52 là máy bay tốc độ cận âm, nên cự ly bay (của bom bay) ngắn hơn nhiều.
Bom này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính có hiệu chỉnh bằng tín hiệu GPS. Một số kiểu bom có đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc radar. Độ chính xác - 5-8 mét.
Kiểu bom “thông minh” thứ hai- Joint Direct Attack Munition (JDAM). Chúng thực ra có gốc là những quả bom "ngu" hay cũng chính là bom rơi tự do nhưng đã được trang bị thêm các thiết bị để trở thành vũ khí chính xác cao (thông minh).
Cụ thể, những bom này được lắp thêm cánh và bánh lái khí động học,trang bị hệ thống điều khiển GPS. Cự ly bay đạt 28 km, sai số xác suất vòng tròn 10 mét.
Máy bay B-52 đôi khi còn mang cả bom rơi tự do, tuy nhiên, trên bức ảnh “duyệt binh” nói trên của Lầu Năm Góc, không thấy một quả bom rơi tự do nào.
The Drive cũng liệt kê thêm các tên lửa- bẫy hồng ngoại và bẫy radar được thiết kế để đánh lừa các tên lửa phòng không hoặc tên lửa “không đối không” đang tấn công máy bay ném bom. Tuy nhiên, chúng không hề có liên quan gì đến vũ khí tấn công.
Tờ The Drive có cho biết rằng Tập đoàn Raytheon đang thiết kế- chế tạo một kiểu tên lửa hành trình lắp đầu tác chiến hạt nhân mới – tên lửa Long-Range Stand-Off (LRSO) để trang bị cho B-52, cũng như cho máy bay ném bom tàng hình B-21 triển vọng.
Dự án thiết kế này đã được tiến hành 7 năm và theo kế hoạch của Lầu Năm Góc, nó sẽ phải kết thúc trong năm 2027. Tên lửa mới này sẽ thay thế tên lửa AGM-86B ALCM.
ADVERTISEMENT

Các thông tin chi tiết về tên lửa mới không được tiết lộ, nhưng điểm khác biệt chủ yếu giữa LRSO “trẻ” và "bà già" (AGM-86B ALCM ) sẽ là ở chỗ tên lửa mới có xác suất chọc thủng được hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương lớn hơn do độ bộc lộ radar và hồng ngoại sẽ được giảm tối đa cũng như cấu hình bay "cực bí mật".
Nhưng tầm bắn và sức công phá của đầu đạn sẽ vẫn như cũ- tức vẫn là 2.400 km và đến150 kt.
Bộ tư lệnh Không quân Mỹ cũng đang đặt niềm hy vọng đặc biệt vào dự án thiết kế tên lửa đạn đạo siêu thanh AGM-183A ARRW (Air-Launched Rapid Response Weapon - Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không) với tốc độ tính toán tới 17M.
Tuy nhiên, ngay cả các công trình sư của Tập đoàn “Lockheed Martin” đang thiết kế nó cũng không biết khi nào nó sẽ được hoàn thành. Dù đã tiến hành hai lần thử nghiệm nhưng tên lửa mới này vẫn chưa bay được quá 10 mét.
Lần đầu tiên, nó chỉ đơn giản là "lăn tròn" dưới cánh của một chiếc B-52, do áp suất không khí, độ nhiễu loạn và các tính năng khí động học khác. Lần thứ hai, động cơ tên lửa không khởi động được, và máy bay ném bom đã đưa được nó quay trở lại căn cứ một cách an toàn và nguyên vẹn.
Và điều này là hoàn toàn tự nhiên, vì Mỹ chưa có kinh nghiệm nào trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh. Khác hẳn với Nga, - nơi đã ba tên lửa siêu thanh được chế tạo, hai trong số đó đã được đưa vào trang bị.
Chính vì vậy, Mỹ còn phải qua một con đường dài và đầy chông gai nữa trước khi đạt một thành tựu nào đấy (trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh).
Vâng, quả đúng là các máy bay mang tên lửa của Nga có danh mục các loại vũ khí ngắn hơn (so với “người Mỹ”). Nhưng về chất lượng- nó vượt trội hơn nhiều so với sự đa dạng của “người Mỹ”.
ADVERTISEMENT


1628911395582.png
Tu-22M3 Nga
Mỹ không có một tên lửa siêu âm phóng từ trên không nào. Trong khi đó,Tu-22M3 Nga được trang bị tên lửa Kh-32 có thể đạt tốc độ tối đa 4,8 M và có tầm bắn 1.000 km.
Không phải tự nhiên mà tên lửa này được mệnh danh là "sát thủ diệt tàu sân bay", bởi vì hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu “Aegis” không đủ khả năng đánh chặn hết loạt phóng 3 quả tên lửa Kh-32 trong cơ số vũ khí của một máy bay mang tên lửa Nga. Một hoặc hai quả tên lửa trong số ba quả đó chắc chắn sẽ đánh trúng mục tiêu.
Nếu nói về tầm bắn của các tên lửa hành trình tốc độ cận âm, thì tên lửa AGM-86B (Mỹ) bay được 2.400 km, và sẽ rất “nhợt nhạt” nếu so với tên lửa Kh-55SM (Nga) với tầm bắn 3.500 km.
Còn các tên lửa mới Kh-101 (mang đầu tác chiến thông thường) / Kh-102 (mang đầu tác chiến hạt nhân công suất 250 kt và 1 Mt) có tầm bắn tới 5.500 km. Sai số xác suất vòng tròn của nó không vượt quá 10 mét.
Khi đánh giá sức mạnh vũ khí của các "chiến lược gia" của chúng ta, cần phải lưu ý rằng vào thời điểm hiện tại các kỹ sư Nga đang tiến hành các công việc để đưa tên lửa siêu thanh Kh-47M2 "Kinzhal" vào tổ hợp vũ khí của Tu-22M3 (bốn quả cho một máy bay). Tên lửa này có tốc độ 10-12 M, và nếu trang bị cho Tu-22M3M, tầm bắn của nó sẽ đạt 3.000 km.
Và cuối cùng, vừa mới trong tuần này đã có thông tin rằng Nga đang thiết kế một tên lửa “không đối đất” siêu thanh tầm xa mới, - đó là tên lửa Kh-95. Thêm nữa, đây là tuyên bố hoàn toàn chính thống từ Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng Tham mưu Các Lực lượng Vũ trang LB Nga, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky.
Và điều này có nghĩa là trong tương lai gần, vũ khí trang bị cho các máy bay mang tên lửa của Không quân Tầm xa Nga sẽ còn vượt xa hơn nữa các tên lửa tốc độ cận âm của Mỹ.
1628911374679.png
Tu-160 Nga
Để kết thúc bài viết, cần phải nói rõ rằng khi phân định các khả năng tác chiến của máy bay, tải trọng của tên lửa và bom đóng một vai trò rất quan trọng. B-52 có khả năng “đưa lên trời” 20 tấn tải trọng hữu ích.
Máy bay hạng nặng nhất của người Mỹ trong số các máy bay chiến lược mang vũ khí hạt nhân là B-1 – mang được 27 tấn. Còn máy bay Tu-160 của Nga- nó mang được 40 tấn tên lửa với những tính năng kỷ lục. Một khoảng cách thực sự lớn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nâng cấp không giúp F/A-18 thoát khỏi "cái chết bất khả kháng"
(Vũ khí) - Tạp chí National Interest của Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu đa năng F/A-18 của Hải quân Mỹ không còn có thể đáp ứng được những thách thức hiện đại.

Máy bay tiêm kích - ném bom trang bị cho tàu sân bay F/A-18 Hornet ngay từ những năm 1970 đã là chiến đấu cơ chính của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng hiện tại hoạt động của nó đang bị nghi ngờ.
Các chuyên gia của tạp chí National Interest (NI) của Mỹ lưu ý rằng hiện tại, vẫn có nhu cầu về loại máy bay này, nhưng đến năm 2020, chiếc phi cơ đã lỗi thời đáng kể và cần được sớm thay thế.
1628911642518.png
1628911689508.png
chia sẻ
Phóng to
Tiêm kích hạm F/A-18F Super Hornet của Hải quân Mỹ

Cần nhấn mạnh, trong nhiều năm, F/A-18 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những phát triển công nghệ mới và nhiều lần nâng cấp đã giúp nó tồn tại được tới vài thập kỷ.
ADVERTISEMENT

Mặc dù phần thân của máy bay cơ bản giữ nguyên, nhưng đã được gia cố đáng kể. Hệ thống điện tử hàng không cũng được cập nhật hoàn toàn, vũ khí và hệ thống dẫn đường mới được bổ sung, thể tích thùng nhiên liệu được mở rộng...
Để hoạt động hiệu quả hơn, nhà sản xuất đã bổ sung hệ thống phát hiện mục tiêu gắn trên mũ phi công JHMCS, hệ thống thông tin hợp nhất MIDS và phát triển radar mảng pha quét chủ động AN/APG-79.

Vài năm trước, người Mỹ đã cố gắng giảm tín hiệu phản xạ radar của máy bay chiến đấu. Họ bổ sung thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT), cố gắng che giấu vũ khí nhô ra bên ngoài...
Một trong những bản cập nhật mới nhất đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành hàng không hải quân. Máy bay được nâng cấp phần mềm để tự động tiếp cận và hạ cánh trên boong tàu gọi là Magic Carpet.
Nhưng tất cả những nâng cấp và cải tiến này không có khả năng trì hoãn "cái chết" không thể tránh khỏi của chiếc F/A-18 già cỗi, tạp chí NI chắc chắn. Theo đó, vấn đề chính của máy bay chiến đấu nằm ở thiết kế của khung thân: dù được hiện đại hóa nhưng khả năng tàng hình tốt vẫn không thể đạt được với nó.
ADVERTISEMENT

F/A-18 sẽ sớm mất giá trị trong các cuộc không chiến, nó sẽ bất lực trước những đối thủ tầm cao như máy bay thế hệ thứ năm hay hệ thống phòng không tiên tiến. Theo tờ National Interest, Hải quân Mỹ vẫn muốn kéo dài thời gian phục vụ của F/A-18 và chờ đợi sự đến khi tiêm kích F-35C sẵn sàng chiến đấu.
Trước đó, các nhà quan sát quân sự đã phân tích khả năng của MiG-29K Nga, so sánh nó với máy bay F/A-18 của Mỹ, đây là hai ứng viên đang được Ấn Độ lựa chọn cho tàu sân bay tương lai của mình.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Taliban chiếm căn cứ Mỹ


Cuộc chiến apga kết thúc Mỹ thua toàn tập
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Phân tích chuẩn xác của chuyên gia phương tây

Taliban: Nhóm khủng bố hay Cỗ máy chiến tranh hiện đại?

(Bình luận quân sự) - Lực lượng Taliban tại Afghanistan rõ ràng không chỉ là nhóm chiến binh ô hợp như nhiều người vẫn nghĩ- Van Creveld.


“Trong bất kỳ cuộc chiến nào, sự sẵn sàng chịu đựng đau khổ và cái chết, cùng với việc sẵn sàng giết chóc là yếu tố duy nhất giúp tồn tại. Nếu không, ngay cả đội quân đông đảo nhất, có tổ chức nhất, được đào tạo bài bản nhất và vũ trang tốt nhất trên thế giới sẽ biến thành một cơ thể mong manh".

"Điều này áp dụng cho tất cả các cuộc chiến tranh bất kể thời gian, địa điểm và hoàn cảnh tiến hành của chúng. Mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật của thiết bị và vũ khí cũng không đóng vai trò gì: không quan trọng thứ được sử dụng trong trận chiến, gậy gộc hay xe tăng, và đây không phải là một vấn đề học thuật thuần túy...", tác giả Van Creveld viết trong sách "Chiến tranh chuyển đổi".

Trong những tháng gần đây, Afghanistan gần như trở thành trung tâm của toàn bộ những sự kiện đáng chú ý. Cần phải thừa nhận rằng thiếu dữ liệu về các chiến binh đôi khi dẫn đến sự thiếu hiểu biết trong cộng đồng chuyên gia.

Hầu hết những người viết về cuộc chiến hiện nay ở Afghanistan đều kể cho chúng ta nghe về một chiến công nhất định của ý chí, sự kiên cường và khẩu súng trường tấn công Kalashnikov cũ kỹ, với sự trợ giúp của “đôi dép rách” đập te tua những người lính NATO và đồng minh của họ. Nhưng sự thật có đúng như vậy không?

Rất ít người nhận ra rằng những kẻ “xách dép” là những chuyên gia quân sự cao cấp. Họ đã được huấn luyện trong nhiều năm để thực hiện các hoạt động chiến đấu khó khăn nhất khi phải đối mặt với xe bọc thép hạng nặng và máy bay tấn công....

Đây là tổ chức chi hàng chục triệu USD cho các loại vũ khí, trang bị hiện đại, không ngừng làm chủ cả về lý thuyết và thực hành. Các chiến binh đang tích cực phân tích, lập kế hoạch, sàng lọc và làm việc nghiêm túc với chiến thuật và chiến lược của họ.

Taliban là những cựu binh của hàng chục trận chiến, những người có kinh nghiệm tổ chức và chỉ huy khổng lồ, các chuyên gia về chiến thuật của các hoạt động quân sự phi truyền thống.

Một số sự thật về Taliban

1. Taliban được huấn luyện chiến thuật xuất sắc, hoạt động giống như hầu hết các đội quân hiện đại của phương Tây - chúng tấn công chủ yếu vào ban đêm, chủ động sử dụng thiết bị nhìn ban đêm. Ngoài ra, chúng thường xuyên sử dụng máy bay không người lái cho mục đích do thám.

2. Trái với suy nghĩ của nhiều người, Taliban không hoạt động như những đơn vị nổi dậy phân tán mà là một đội quân chính thức. Tổ chức này có sự lãnh đạo tập trung của quân đội, hệ thống hậu cần thống nhất và hệ thống đào tạo sĩ quan.

ADVERTISEMENT
1629254669276.png


3. Taliban rất coi trọng việc huấn luyện quân sự cho binh lính. Tổ chức này có ít nhất 16 cơ sở đào tạo. Khoảng 2/3 thời gian phục vụ của binh sĩ được dành cho đào tạo và tập trận chuyên sâu - ngoài ra, cứ 4 tháng một lần, các thành viên của tổ chức được đào tạo bổ sung, trong đó các thiếu sót được phát hiện về chiến thuật chiến đấu được kiểm tra và sử dụng vũ khí mới.

Đây là một hệ thống mà tất cả các lỗi đều được các nhà chiến thuật và sĩ quan phân tích trong thời gian ngắn nhất có thể, và ngay lập tức được đưa lên cấp bậc và hồ sơ.

4. Taliban đang tích cực sử dụng chiến thuật chiến tranh tâm lý, hoạt động hiệu quả và không phức tạp - chúng chỉ đơn giản là tiêu diệt một cách có hệ thống tất cả những người trung thành với chính phủ chính thức ở Kabul: công chức, quan chức, bác sĩ,...

5. Trang bị kỹ thuật của Taliban vượt trội so với hầu hết các đơn vị từ liên quân phương Tây, và thậm chí còn hơn cả Quân đội Quốc gia Afghanistan. Trở lại năm 2011, Mỹ đã đưa ra một số báo cáo về vấn đề này: các chiến binh của tổ chức bắt đầu thay đổi hoàn toàn chiến thuật của họ, sử dụng súng bắn tỉa hiện đại, thiết bị nhìn đêm, hệ thống hỏa lực pháo dẫn đường bằng laser và súng cối hạng nhẹ.

Dưới đây là hai lợi thế chiến thuật và kỹ thuật lớn, nhờ đó cuộc tấn công của Taliban xuyên qua hàng phòng thủ của chính phủ Afghanistan như một con dao nóng cắt bơ.



1629254663050.png
Những chiếc quadrocopter đang được Taliban sử dụng rộng rãi trong vai trò trinh sát
Máy bay không người lái của Taliban - giá rẻ và thiết thực



Thực tế là Taliban đang sử dụng UAV cho mục đích riêng của họ, các mẫu máy bay quadrocopter phổ biến và khá bình dân - ví dụ như DJI "Phantom". Theo đánh giá của ISAF, một tỷ lệ đáng kể các chiến binh Taliban được đào tạo lái phi cơ - điều này đảm bảo cho việc sử dụng rộng rãi chúng.

Để khắc phục những thiếu sót về mặt kỹ thuật của những chiếc quadcopter thương mại (ví dụ tầm bay ngắn), Taliban - theo truyền thống tốt nhất của chiến tranh phi đối xứng, đã kết hợp tính cơ động và linh hoạt của xe máy với khả năng tiến hành trinh sát không tiếp xúc bằng UAV.


Chính lợi thế này trong trinh sát chi tiết trên không phục vụ cho việc tổ chức các cuộc tấn công vào những tiền đồn của lực lượng chính phủ. Trong số những thứ khác, Taliban đã nhiều lần sử dụng UAV làm máy bay ném bom mini để tấn công các rào cản. Đây là một chiến thuật khá đơn giản: khi bom tự chế được thả xuống, binh lính và cảnh sát chạy tìm chỗ ẩn nấp, và lúc này các chiến binh bắt đầu một cuộc tấn công vòng tròn vào các công sự.

Cũng cần phải nói rằng Taliban đã tích cực sử dụng máy bay quadcopter từ khoảng năm 2016 để tổ chức các vụ ám sát quan chức chính phủ cấp cao.

Trái với suy nghĩ của nhiều người về tính dễ bị tổn thương của các mẫu máy bay không người lái dân dụng, việc sử dụng ồ ạt chúng đã trở thành một vấn đề khủng khiếp ngay cả đối với các lực lượng vũ trang được trang bị tốt của Mỹ.

Các hệ thống gây nhiễu và tác chiến điện tử đơn giản là không thể đặt ở tất cả mọi trạm kiểm soát, tại mọi căn cứ, công sự và để trang bị cho tất cả các đội tuần tra. Hóa ra là không thực tế nếu ngăn chặn mối đe dọa này ngay cả với ngân sách được tài trợ.

Một chiếc UAV giá 200 USD đã trở thành một vấn đề đau đầu đối với quân đội phương Tây chính quy. Khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị này đã trở thành một trong những lợi thế chính của Taliban trước đối thủ công nghệ cao và DJI Phantom dần và trở thành huyền thoại của cuộc chiến bất đối xứng, giống như những chiếc xe bán tải Toyota.



1629254655561.png
Những chiếc mô tô của Trung Quốc giúp Taliban tạo ra lực lượng bộ binh cơ giới có một không hai
Bộ binh cơ giới trên... xe máy



Nếu bạn nghĩ rằng Taliban là những đơn vị du kích rải rác không có trang bị thì đã nhầm lẫn nghiêm trọng nhất. Quay trở lại những năm 90, các chiến binh Taliban đã tự khẳng định mình là át chủ bài của chiến tranh di động. Trong hai thập kỷ tiếp theo, họ tích cực củng cố danh tiếng của mình trên thực tế.

Tất nhiên sẽ có một câu hỏi hợp lý - chúng ta đang nói đến loại chiến tranh cơ động nào, nếu Afghanistan trong nhiều năm nằm dưới sự giám sát trên không của ISAF? Và làm thế nào công nghệ có thể được sử dụng trong điều kiện như vậy?

Trong nhiều năm, Taliban đã sử dụng chiến tranh du kích - nhìn chung, tình hình chiến lược chung không cho phép nhóm tiến hành mở các cuộc chiến. Đồng thời, việc sử dụng các đơn vị bộ binh truyền thống không phải là điều hợp lý nhất.

ADVERTISEMENT

Rốt cuộc năm đó không phải là năm 1943, và ngay cả một cuộc chiến tranh cường độ thấp cũng đòi hỏi sự cơ động cao của những người tham gia. Đương nhiên việc sử dụng ô tô trong điều kiện như vậy là gần như không thể: chúng dễ gây chú ý, cần lượng nhiên liệu đáng kể, khá đắt và cần có đường đi.

Mô tô đầu tiên được Taliban dùng trong hoạt động tình báo. Tính cơ động cao cùng với khả năng cải trang thành dân thường là vấn đề đau đầu của ISAF. Như đã đề cập ở trên, "điểm nổi bật" thực sự là việc sử dụng nhóm "mô tô + UAV" - điều khiển máy bay không người lái, thay đổi vị trí liên tục, chứng tỏ đây là một đơn vị chiến thuật rất linh hoạt và hoạt động tốt.

Đương nhiên, trong trường hợp không có khả năng sử dụng các phương tiện khác, Taliban cũng bắt đầu sử dụng bộ binh cơ giới. Các phân đội dân quân đã làm chủ thành công việc chuyển người và vũ khí hạng nặng trên xe máy với tốc độ cao.

Khi lực lượng ISAF rút khỏi đất nước, Taliban đã biến chiến thuật này thành con át chủ bài - các đơn vị đôi khi được triển khai đồng thời trên hàng trăm xe máy, cung cấp khả năng cơ động chưa từng có.

Ngoài ra, các chiến binh tích cực sử dụng mô tô ngay trong trận chiến để chuyển vũ khí hạng nặng, súng phóng lựu... Điều này cho phép họ tập trung hỏa lực với tốc độ cao trong các cuộc xung phong, tất nhiên đây là một lợi thế lớn trước kẻ thù (điều đáng chú ý là chiến thuật này hoạt động như một chiếc đồng hồ - bất chấp việc bắt giữ một số lượng lớn xe bọc thép, Taliban vẫn chủ yếu điều động vũ khí hạng nặng bằng xe máy).

Tất nhiên, không thể bỏ qua một khía cạnh của cuộc chiến khủng bố thông thường. Taliban đã thực hành các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các tiền đồn của chính phủ và dân thường trong nhiều năm. Đôi khi những cuộc tấn công như vậy không gây ra nhiều thiệt hại, nhưng khiến lực lượng Afghanistan kiệt sức.

Ngoài ra các chiến binh đã thực hiện thành công cuộc tập kích vào các đoàn xe và các cuộc tuần tra theo kiểu “kỵ binh đột kích”. Sẽ là đáng giá nếu đề cập riêng đến một kỹ thuật chiến thuật đã làm đổ máu nghiêm trọng đối với ISAF trong những năm đầu của cuộc chiến.

Bản chất của nó rất đơn giản - người đi xe máy tấn công đội tuần tra và rút lui giả, trốn thoát... qua một bãi mìn. Mìn chống tăng bỏ qua xe máy hạng nhẹ - nhưng đáp trả hoàn hảo các loại xe chiến thuật hạng nặng từ các nước NATO.

ADVERTISEMENT


Đương nhiên cuộc rút lui bằng mô tô giả đã được sử dụng nhiều lần để dụ lực lượng ISAF vào cuộc phục kích kinh điển. Nói tóm lại, những chiếc xe máy của Taliban đã hồi sinh thành công chiến thuật kỵ binh hạng nhẹ của Mông Cổ trong thế kỷ 21.

Như trong trường hợp của UAV, Taliban đã đi theo con đường thực dụng tuyệt đối - nhóm này sử dụng chiếc Honda CG-125 mang tính biểu tượng do Trung Quốc sản xuất. Lý do rất đơn giản và dễ hiểu: phương tiện trên được bán ở bất kỳ chợ nào ở Afghanistan. Chúng rẻ, tiết kiệm và hợp túi tiền.



1629254641930.png
Taliban không phải là đội quân khủng bố và ô hợp như nhiều người vẫn nghĩ
Kết luận



Taliban là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về sự chuyển biến của chiến tranh trên thế giới hiện nay.

“Các cuộc xung đột vũ trang sẽ do con người trên trái đất tiến hành, không phải người máy trong không gian. Họ sẽ có nhiều điểm chung với các cuộc chiến tranh của những bộ lạc nguyên thủy hơn là với các cuộc chiến truyền thống quy mô lớn sử dụng vũ khí thông thường... Khi những kẻ hiếu chiến hợp nhất với nhau và với dân thường, chiến lược kiểu này sẽ không được áp dụng".

"Vũ khí sẽ trở nên ít hơn, không phức tạp hơn. Cuộc chiến sẽ không diễn ra từ xa bởi những người đàn ông mặc đồng phục chỉnh tề ngồi trong phòng máy lạnh sau màn hình máy tính, thao tác với các ký hiệu và nhấn nút: trên thực tế, quân đội sẽ có nhiều điểm chung với các sĩ quan cảnh sát (hoặc cướp biển) hơn là với các nhà phân tích quân sự", tác giả Van Creveld nhận xét trong "Chiến tranh chuyển đổi"..

Đây là một chủ đề chắc chắn đáng để nghiên cứu chi tiết.

Công thức súng AK Nga, Drone Tàu, xe máy Honda Nhật đã đánh tan liên quân NATO và chư hầu
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
France24: Taliban thu được pháo Mỹ cùng đạn siêu chính xác
(Vũ khí) - Theo kênh truyền hình France24, ngoài UAV ScanEagle, xe bọc thép MRAP, trực thăng Black Hawk, Taliban còn thu được cả lựu pháo M777 và đạn dẫn đường Excalibur Mỹ sản xuất.

Truyền hình Pháp dẫn lời ông Raffaello Pantucci, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam cho biết, số vũ khí Taliban thu giữ không chỉ dùng để diễu phố ở Kabul, mà còn tăng cường năng lực chiến đấu cho chúng.
France24 dẫn lời ông Pantucci: "Chuyện này là vô cùng nghiêm trọng. Rõ ràng, đây là món hời cho Taliban".
Quân đội Mỹ vận hành pháo M777 tại Afghanistan.

Theo lời ông này, chỉ riêng vũ khí gốc Mỹ, Taliban đã thu được ít nhất 3 chiếc ScanEagle, khoảng 10 chiếc xe bọc thép kháng mìn MRAP... Và ít nhất 3 hệ thống lựu pháo M777 Mỹ cung cấp cho quân đội Afghanistan cũng đã bị Taliban chiếm mất.
ADVERTISEMENT

Nguy hiểm hơn là tại Kunduz có số lượng lớn đạn pháo dẫn đường siêu chính xác Excalibur. Nếu Taliban sử dụng những vũ khí này tấn công về phía quân chính phủ, hậu quả sẽ rất khó lường bởi ScanEagle là dòng UAV trinh sát tối tân có thể chỉ thị mục tiêu, dẫn bắn cho lực lượng pháo binh.
Trong khi đó M777 và đạn Excalibur đang giúp Mỹ làm mưa làm gió trong tất cả các cuộc chiến pháo binh Mỹ tham gia. Cặp vũ khí này có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Số liệu thống kê được Mỹ công bố cho thấy, đã có khoảng 770 quả đạn pháo 155mm Excalibur đã được sử dụng trong các cuộc chiến ở chiến trường Iraq và Apganistan, có độ chính xác ngoài sức tưởng tượng. Đạn pháo Excalibur đã tấn công các mục tiêu với bán kính lệch mục tiêu chưa đến 2m.
Ban đầu, đạn pháo Excalibur chỉ đạt hiệu quả tốt khi bắn ở cự ly 24 km, nhưng hiện nay tầm bắn của nó đã đạt tới 40 km, độ chính xác hơn 95%. Các tính năng chiến - kỹ thuật của đạn pháo Excalibur đang không ngừng được phát triển, với sự thử nghiệm đầu tìm hai chế độ GPS kết hợp lade bán chủ động.
ADVERTISEMENT

Phiên bản Excalibur-S được phát triển để tăng cường khả năng chỉ thị vị trí mục tiêu, duy trì độ chính xác khi bị nhiễu tín hiệu GPS và có thể tiêu diệt các mục tiêu đã thay đổi vị trí so với vị trí nhận dạng ban đầu hoặc đang di chuyển.
Như vậy, có thể nói đạn pháo Excalibur-S đã đạt được tiêu chuẩn của đạn pháo có ứng dụng trí tuệ nhân tạo nên có khả năng nhận biết, xử lý tình huống, phân tích, phán đoán, ra quyết định, thực hiện nhiệm vụ.
Mặc dù vậy, hiện vẫn không rõ số đạn Excalibur các tay súng Taliban chiếm giữa từ quân chính phủ Afghanistan thuộc phiên bản nào.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
'Số máy bay Taliban chiếm giữ đủ để thành lập Không quân'

(Ảnh Nóng) - Liên tiếp trong những ngày qua, quân chính phủ Afghanistan để loạt vũ khí tối tân lọt vào tay Taliban, trong đó có nhiều máy bay.

Chiến lợi phẩm Taliban thu được tại khu vực quân sự của Sân bay Quốc tế Mazar-i-Sharif. Khu vực này bắt đầu bị Taliban tấn công trước đó đúng một ngày. Mỹ đã mua tổng cộng 26 máy bay chiến đấu A-29 cho AAF trong 5 năm qua. Hiện đã có tới 19 chiếc bị Taliban chiếm giữ.

Ngoài ra, các tay súng Taliban cũng đã chiếm được ít nhất 2 chiếc Su-22, hai chiếc trực thăng tấn công hạng nhẹ MD 530F Cayuse Warrior khi tấn công vào Sân bay Quốc tế Mazar-i-Sharif.

Mỹ cung cấp hơn 60 máy bay trực thăng MD 530F cho lực lượng AAF. Máy bay trực thăng này được trang bị các bệ súng FN HMP400 với súng máy hạng nặng FN M3P .50 BMG hoặc các bệ rocket M260 với 7 rocket Hydra 70 không điều khiển.

Kho chiến lợi phẩm Taliban chiếm giữ được từ AAF còn gây bất ngờ hơn nữa khi chỉ trong máy ngày cuối tuần qua, lực lượng này đã thu hơn chục máy bay trực thăng, bao gồm Mi-8/17 Nga sản xuất, UH-60 Black Hawks Mỹ sản xuất.

Hầu hết số máy bay Taliban thu được đều trong trạng thái tốt và sẵn sàng hoạt động. Điều nguy hiểm hơn là hầu hết vũ khí được trang bị cho những máy bay này đều bị chiếm giữ cùng máy bay sau khi quân chính phủ Afghanistan rút đi.


1629265809576.png


1629265931887.png


1629265820608.png


1629265787976.png



1629265839640.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,779
Động cơ
138,330 Mã lực
Tổng hợp tập trận Nga Trung 2021

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top