[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tờ báo Đức tiết lộ gì về thiết bị Nga trên tàu ngầm Đức?
© AP Photo / Frank Hormann
BÁO CHÍ THẾ GIỚI
00:23 29.03.2021URL rút ngắn
Theo Bild
40
Theo dõi Sputnik trên
MATXCƠVA (Sputnik) – Như tờ Bild am Sonntag đưa tin, các tàu ngầm của hải quân Đức được trang bị thiết bị định vị do một công ty Nga sáng chế.
Hợp tác Nga-Đức trong lĩnh vực đóng tàu
Theo dữ liệu của báo này, Berlin bắt đầu hợp tác với công ty Nga «Transas» từ năm 2005: dưới thời Thủ tướng Gerhard Schroeder, khoảng 100 tàu đã được trang bị hệ thống định vị mới. Sau đó, Đức đã chọn hệ thống Transas Navi-Sailor 4000 dành cho các tàu ngầm hiện đại U35 của Đức, vốn được đưa vào vận hành từ năm 2015 và U36 (sử dụng từ năm 2016).
Transas
© ẢNH : TRANSAS
"Transzas" đứng đầu công nghệ định vị vệ tinh dẫn đường hàng hải
«Transas» được thành lập ở Saint-Peterburg vào năm 1990 và hoạt động trong cả lĩnh vực dân dụng và quân sự. Báo Bild am Sonntag lưu ý rằng năm 2018, công ty Phần Lan Wartsila đã mua lại xí nghiệp này, tuy nhiên thành phần chuyên trách các hạng mục quân sự vẫn là của Nga.
«Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, do có liên hệ chặt chẽ với bộ máy an ninh của Nhà nước Nga nên thành phần này của «Transas» nằm trong tầm ngắm của tình báo phương Tây», - Bild am Sonntag viết.
Trả lời câu hỏi của nhà báo về chuyện liệu các thiết bị của «Transas» có thể gây ra nguy cơ đe dọa đối với tàu ngầm Đức hay không, Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố rằng «Chính phủ huy động nhiều nỗ lực để đảm bảo an ninh cho không gian mạng CNTT và các tài sản điện tử thuộc phạm vi điều hành của Bộ Quốc phòng».

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ gây bất ngờ với tiêu chuẩn của xe tăng mới

Trung tâm nghiên cứu, phát triển và kỹ thuật xe tăng Mỹ (TARDEC) cho biết, tiêu chí với dòng xe tăng mới của Mỹ là phải đỡ được đòn của RPG-7.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35B Anh kém hơn thế hệ 4 khi không kích phiến quân

Theo vị Đô đốc Anh, để thực hiện nhiệm vụ tấn công phiến quân tại Iraq, những chiếc F-35B sẽ được cất cánh từ đảo Síp. Và đây chính là điểm gây tranh cãi về hiệu quả của chiến dịch với sự tham gia của máy bay tàng hình F-35B.

Được biết, từ đảo Síp đến Iraq có khoảng cách là 965km. Trong khi đó bán kính chiến đấu của phiên bản mạnh nhất F-35A là 1.100km trong khi chỉ số này của F-35B khiêm tốn hơn đáng kể.

Vì vậy, để bay đến Iraq, hoàn thành nhiệm vụ không kích và quay trở về, F-35B cần phải được tiếp nhiên liệu. Điều này sẽ khiến cuộc không kích không còn yếu tố bất ngờ.

Ngoài ra, do thiết kế để có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) nên số lượng vũ khí mang theo của những chiếc tiêm kích này ít hơn hẳn những máy bay thuộc thế hệ 4+ trong Không quân Anh như Typhoon.

Cụ thể, trong khi F-35B chỉ có thể mang được tối đa lượng bom đạn trên 4 tấn thì tiêm kích Typhoon có thể mang số vũ khí nhiều gấp đôi như vậy.


"Tầm hoạt động hạn chế, vũ khí khiêm tốn, yếu tố tàng hình không tồn tại khi bay cùng máy bay tiếp dầu, chi phí vận hành quá cao, khả năng cơ động thua xa Typhoon...

Chính vì vậy, việc Anh sử dụng F-35B để tấn công phiến quân tại Iraq có thể chỉ mang lại hiệu quả bằng 1/2 của máy bay thế hệ 4+", chuyên gia của Sky News nhận định.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích tàng hình F-35 lại 'sáng rực' trước radar S-400

“Nga chỉ có thể nói lời cảm ơn NATO vì giờ đây các tiêm kích tàng hình của Mỹ có thể được xác định thành công bởi Buk, S-300, S-400 cùng với nhiều hệ thống phòng không khác của Nga - nhờ sai lầm của Liên minh, giờ đây các máy bay chiến đấu này sẽ là mục tiêu quan trọng của phòng không Nga”, một chuyên gia quân sự nhấn mạnh.

1620532118184.png


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Công nghệ thô sơ Hamas đấu Công nghệ tối tân Israel

Qua xung đột Hamas vs Israel lần này mới thấy, công nghệ thô sơ Hamas nó gây khó cho công nghệ siêu đẳng Israel ntn, việc Israel phải động binh vào đất palestin chứng minh nếu cứ kéo dài, ko phải Hamas hết đạn mà Israel mới hết đạn Iron Dome, rocket Hamas khoảng vài chục đô la - trăm đô cực kỳ rẻ, đủ chủng loại, dễ vận chuyển, kém chính xác (nhưng đang tăng dần), trong khi tên lửa ID có giá 40,000 đô 1 quả. Phần lớn được tuồn qua bán đảo Sinai với Ai Cập, Israel thì ko thể đánh vào đất Ai Cập được

1620958088684.png
1620958093424.png


Đối với lực lượng bộ binh IDF, thì Hamas luôn sẵn lòng đón tiếp, kho ATGM của họ ko thiếu đạn, chỉ lo thiếu mục tiêu, dịp này cũng lộ ra 1 điếm yếu Israel, đó là thiếu UCAV, Israel hầu như chỉ có UAV trinh sát, UAV cảm tử, hoàn toàn ko có UCAV chuyên dụng như MQ1, CH4 hoặc loại UCAV hạng nhẹ như TB2 cũng ko có

1620958102587.png
1620958106471.png


Israel hoàn toàn ko có UCAV, buộc phải trả đũa Hamas phần lớn bằng máy bay F15/16 hoặc AH-64 tốn kém chi phí, thực tế Israel đúng khi ko đầu tư vào UCAV, đơn giản tiềm lực kinh tế Israel ko cho phép đầu tư UCAV đắt tiền như Mỹ, sẽ có người nói tại sao họ ko đầu tư UCAV tầm trung như TB2 Thổ, lý do đơn giản kinh tế Israel nhỏ yếu ko bì được với cả Thổ, hơn nữa cường độ chiến đấu cao, Hamas, Hezbollah lại có nhiều manpads, tên lửa, hệ thống pháo phòng không dư sức bắn hạ UCAV tầm trung như TB2, trong khi nếu mua hoặc thiết kế loại như MQ1/9 thì quá đắt, phần lớn ngân sách Israel đầu tư nhiều vào hệ thống phòng thủ trên xe tank Merkava 4 aps, hệ thống phòng không Iron Dome và dành phần lớn cho lực lượng không quân máy bay F-15/16 nhằm đối phó với mối đe dọa lớn Iran, vì hàng thập kỷ qua xung đột chủ yếu vẫn xoay quanh 2 lực lượng chính Hamas và Hezbollah, việc sử dụng UCAV chiến đấu với lực lượng du kích như thế đã chứng minh ko thể hiệu quả, Mỹ sử dụng UCAV hơn 10 năm trước tại Apga, Iraq ko hiệu quả đối phó Taliban, Al Qeda ẩn nấp, gần đây Ukraine mua TB2 về cũng ko làm nên trò trống gì ở miền đông, tại Syria và Libya vai trò UCAV cũng ko quá lớn khi đối phó với khủng bố IS

1620958116694.png
1620958119816.png
1620958122854.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Hamas vừa tiêu diệt siêu tank Merkava 4


1621129481109.png
1621129484198.png


Merkava 4 nghe nói trang bị toàn bộ APS mới từ 2006 thế mà vẫn bị Hezbollah, Hamas thịt liên tục thế này

1621129505044.png


Mk4 bị Hezbollah tiêu diệt 2013 (khi này Mk đã được trang bị toàn bộ APS)

Thực tế, APS hoạt động tốt ở mặt trước, tuy nhiên, nó chỉ bảo vệ được khoảng 180 độ ở trước và sau, khiến điểm yếu ở 2 phần hông dễ bị khai thác , trong khi APS trên xe tank Nga bảo vệ 360 độ, mà ATGM, RPG, AT gun thì đánh bất kỳ chỗ nào, ko nhất thiết phải đánh mặt trước, 1 số Mk4 trang bị APS vào cuối cuộc chiến Lebanon 2006 cũng đã bị tân công bằng phương pháp này


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Ngẫm mới thấy, Iron Dome khoe bắn hạ 90%, trong khi Iron Dome thực chiến cũng gần 10 năm, trong khi căn cứ Nga Hmeymim chủ yếu do Pantsir-S1 phòng thủ, gần như ko có cuộc tấn công lớn nào của khủng bố thành công vào đây, mật độ bị khủng bố tấn công tại Hmeymim cao hơn nhiều so với Israel bị Hamas tấn công, nói ko quá tỷ lệ bảo vệ phải lên đến 99,99% do Nga điều khiển, đối đầu với khủng bố do Mỹ Âu hỗ trợ, sử dụng nhiều loại Drone, UAV cảm tử tinh vi, hiện đại hơn nhiều rocket ngu Hamas

1621131261008.png

1621131247647.png

1621131135736.png
1621131185727.png
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
E23nZH4X0AEuxAA.jpg


Đạn súng M16 yếu quá 5.56mm, điện thoại tàu cũng ko xuyên nổi, gặp AK là nát cả dt rồi


AK trong video là AK nhái của Tàu hoặc Đông Âu thôi đấy
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mỹ liên tiếp khai tử loại biên, bỏ sản xuất, biên chế hàng loạt vũ khí hiện đại do thiếu tiền và khó khăn thiết kế



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Vũ khí Đức lên ngôi trước cường quốc Mỹ
(Vũ khí) - Theo Defense News, cùng với việc tự chủ vũ khí và xuất khẩu xe chiến đấu tàng hình Lynx sang Mỹ cho thấy vũ khí Đức đang ngày càng lên ngôi.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Sẽ không còn một tàu chiến NATO nào trốn thoát "Liana" Nga


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Hơn 40 chiếc F-35 Mỹ tê liệt vì...Thổ Nhĩ Kỳ


Không chịu nổi F-35, Mỹ tính mua thêm F-16 và F/A-18E/F


Mỹ vẫn chưa hiểu vì sao USS Bonhomme Richard cháy


Thêm 4 chiến hạm tàng hình Littoral bị cắt làm sắt vụn


Anh, Ý nâng cấp tên lửa cũ, nhất quyết không mua Patriot

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Tại sao Mỹ vẫn duy trì các ICBM phóng từ hầm phóng?
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga Andrey Mitrophanov để cung cấp thêm thông tin và một cách nhìn hơi khác về lý do Mỹ duy trì những ICBM này.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 8/7/2021:

Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
Bộ ba hạt nhân

Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
Thành tố không quân của Bộ ba hạt nhân Trung Quốc

Nói chung, tại sao lại cần các thành tố khác nhau (ba thành tố) của bộ ba hạt nhân? Tại sao lại không giới hạn chỉ ở một thành tổ lực lượng hạt nhân chiến lược?

Câu trả lời: vì yêu cầu phải đảm bảo độ bền tác chiến đấu của các lực lượng hạt nhân chiến lược trước một đòn tấn công tước khí giới (phủ đầu) bất ngờ của kẻ thù.

Nhiều người cho rằng các ICBM phóng từ hầm phóng hiện đang là một trong những thành tố dễ bị tổn thương nhất của lực lượng hạt nhân chiến lược – tọa độ bố trí của chúng đều đã được biết trước, điều đó có nghĩa là- chúng có thể bị tấn công.

1626424957655.png

Thành tổ không quân của lực lượng hạt nhân chiến lược thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn trước đòn tấn công đầu tiên của đối phương do một thực tế là các máy bay ném bom- mang tên lửa (phần lớn thời gian) đỗ tại các sân bay cố định, và trong trường hợp bị tấn công bằng đòn tấn công tước vũ khí bất ngờ, thì nhiều khả năng hơn cả là sẽ không có đủ thời gian để kịp cho chúng cất cánh bay phân tán về các sân bay dự bị, nhưng nếu duy trì chúng luôn trong trạng thái trực chiến trên không với các khối tác chiến hạt nhân trên máy bay – sẽ rất không an toàn và cực kỳ tốn kém.

Cũng nhiều người ta tin rằng vào thời điểm hiện tại các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất , các tổ hợp tên lửa cơ động trên đường sắt và các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo là ít bị tổn thương nhất trước một cuộc tấn công tước vũ khí bất ngờ.

Tuy nhiên, ở đây có rất nhiều điều phụ thuộc vào từng quốc gia cụ thể và từng điều kiện cụ thể.

Lấy ví dụ, chắc chắn là các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất và trên đường sắt (nếu có) ở Pháp sẽ dễ bị tổn thương hơn nhiều so với ở Nga và ở CHND Trung Hoa, còn các tàu tuần dương ngầm mang tên lửa chiến lược của Nga có độ bền tác chiến kém hơn nhiều so với tàu tương tự của Mỹ, do khả năng không thể so sánh giữa lực lượng hải quân hai nước về khả năng bảo vệ những tàu đó và do điều kiện địa lý không thuận tiện của các căn cứ hải quân Nga.

Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
Xác suất bị tổn thương (bị tiêu diệt) của các đoàn tàu mang tổ hợp tên lửa cơ động trên đường sát phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài và mức độ phát triển các nhánh đường sắt mà chúng sử dụng
Khả năng dễ bị tổn thương của các thành tố khác nhau của lực lượng hạt nhân chiến lược trước một cuộc tấn công tước khí giới bất ngờ của đối phương đã được thảo luận chi tiết trong loạt bài "Hoàng hôn của bộ ba hạt nhân" và một số bài khác (của tác giả) được đăng trên các số trước.


Lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ

Bộ ba hạt nhân chiến lược của Mỹ có một cơ cấu tổ chức khá thú vị. Thành tố không quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ- đó là một công cụ tấn công thuần túy với khả năng sử dụng rất linh hoạt, vừa có thể được sử dụng để tiến hành các đòn tấn công hạt nhân, vừa có thể thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường (quy ước).

Theo hiệp ước START-3 hiện hành, mỗi máy bay ném bom chiến lược được tính là một đầu tác chiến hạt nhân.

Nếu tính rằng Mỹ đã loại máy bay ném bom B-1B ra khỏi bộ ba hạt nhân, thì "các đầu tác chiến hạt nhân" đang được tính hiện nay là 20 máy bay ném bom tàng hình B-2 và 70 máy bay ném bom B-52H, tổng cộng 90 đơn vị (tính).

Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
Lực lượng nòng cốt của thành tố không quân Lực lượng hạt nhân chiến lược Mỹ là các máy bay ném bom B-2 và B-52H.
Mọi thứ đều rất rõ ràng với thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ có sức mạnh chiến đấu vượt trội so với (sức mạnh chiến đấu) của hải quân tất cả các quốc gia còn lại trên thế giới cộng lại.

Sức mạnh này cho phép chúng đảm bảo độ an toàn ở mức cao nhất cho 14 chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp “Ohio” - xương sống của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ. Tổng cộng, các tàu lớp Ohio “mang” khoảng 60% tiềm lực vũ khí hạt nhân của Mỹ.


Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
SSBN lớp "Ohio" – nòng cốt của Lực lượng hạt nhân chiến lược Hoa Kỳ, và có lẽ, là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo hiện đại nhất trên thế giới
Thành tố thứ ba của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ là 450 quả tên lửa “Minuteman III” bố trí trong các hầm phóng. Điều rất đáng chú ý là “Minuteman” trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ, chứ không nằm dưới quyền chỉ huy của Lục quân.

Lục quân Mỹ không có trong biên chế các đầu tác chiến hạt nhân chiến lược và các phương tiện mang chúng.

Tai sao My van duy tri cac ICBM phong tu ham phong?
ICBM "Minuteman-III"
Tỷ lệ đầu tác chiến hạt nhân trên máy bay ném bom chiến lược, các SSBN và các ICBM phóng từ hầm phóng Mỹ chỉ mang tính chất tương đối. Lấy ví dụ, mỗi máy bay ném bom có thể mang không chỉ một đầu đạn hạt nhân - một chiếc B-52H có thể mang tới 20 quả tên lửa hành trình (có cánh) ALCM (CR) trang bị đầu tác chiến hạt nhân.

Mặc dù vào thời điểm hiện tại các tên lửa có cánh ALCM đã bị loại biên, nhưng Mỹ đã có kế hoạch thiết kế một kiểu tên lửa có cánh hàng không (phóng từ máy bay) tầm xa mới Long-Range Stand-Off (LRSO) để thay thế chúng. Và như vậy, chỉ riêng các máy bay B-52H cũng có khả năng mang tổng cộng tới 1.400 đầu tác chiến hạt nhân.

ADVERTISEMENT


Trong năm 2007, các tàu ngầm lớp “Ohio” đã mang tới 2.116 trong tổng số 3.492 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai lúc đó. Vào thời điểm hiện tại, theo Hiệp ước START-3, trên một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) kiểu “Trident” II (D5) được phép mang 4 khối tác chiến hạt nhân.

Trong khi đó, mỗi "Trident II" có khả năng mang tới 8 đầu đạn W88 công suất 475 kiloton hoặc 14 đầu đạn W76 công suất 100 kiloton mỗi đầu đạn. Trên một SSBN có thể triển khai 24 SLBM kiểu "Trident II", tức 336 đầu đạn hạt nhân.

Trong khi đó, ICBM kiểu “Minuteman-III” hiện chỉ mang một khối tác chiến hạt nhân trong khi có thể mang tới ba khối.

Tất cả những điều vừa dẫn ở trên cho thấy rằng Mỹ có thể tăng số lượng đầu đạn triển khai tác chiến lên 2-3 lần chỉ trong một thời gian rất ngắn.



Mỹ giữ ICBM phóng từ hầm phóng: Nguyên nhân, các hậu quả
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu phần cuối bài viết của chuyên gia Andrey Mitrophanov cung cấp thêm thông tin và một cách nhìn hơi khác về lý do Mỹ duy trì những ICBM này.
Hiện tại, Mỹ sắp kết thúc dự án thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới B-21, - đây có thể sẽ là kiểu máy bay được bảo vệ tốt nhất và tiên tiến nhất trong số những máy bay cùng loại.

Để thay thế các SSBN lớp “Ohio”, dự án thiết kế các SSBN lớp “Columbia” mới cũng đang được ráo riết triển khai.


1626423402725.png
Mẫu máy bay ném bom B-21 và SSBN lớp “Columbia”
Đồng thời, Mỹ cũng không có ý định từ bỏ các ICBM bố trí trong các hầm phóng. Để thay thế ICBM “Minuteman-III”, Tập đoàn Northrop Grumman đang thiết kế ICBM GBSD (Ground Based Strategic Deterrent).






My giu ICBM phong tu ham phong: Nguyen nhan, cac hau qua
Hình ảnh ICBM GBSD triển vọng từ trang web của Tập đoàn Northrop Grumman
Với thành tố không quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ, mọi thứ đều đã hết sức rõ ràng - đây là thành tố có khả năng sử dụng rất linh hoạt, vì có thể sử dụng để tiến hành cả những đòn tấn công bằng vũ khí thông thường hiệu quả.


Với thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Mỹ, cũng rất dễ hiểu – cả trong hiện tại và trong tương lai gần, thành tố này là thành tố có độ bền tác chiến cao nhất (khả năng sống sót cao nhất) trước một cuộc tấn công tước vũ khí bất ngờ của đối phương.

Vậy tại sao Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ vẫn cần ICBM phóng từ hầm phóng, nếu tính rằng, như đã nói trên, đây lại là thành tố dễ bị tổn thương nhất trong thành phần của lực lượng kiềm chế hạt nhân?

Các nguyên nhân và các hậu quả

Nếu sử dụng làm vũ khí thực hiện chức năng đòn tấn công đầu tiên- tức đòn tấn công tước vũ khí / đòn tấn công đánh dập đầu (tiêu diệt các cơ quan chỉ huy đầu não của đối phương-ND), thì trên thực tế, tên lửa “Minuteman” là kiểu tên lửa vô dụng.

1626423362746.png


Vị trí của chúng đã được biết trước, chúng được bố trí ở những vị trí cách xa lãnh thổ của Liên Xô / Nga, và vì thế nên thời gian bay đến mục tiêu của chúng sẽ vào khoảng 30 phút.


Trong khoảng thời gian này, chúng gần như chắc chắn sẽ bị phát hiện bởi các tuyến bố trí trên vũ trụ và trên mặt đất của Hệ thống Cảnh báo đòn tấn công tên lửa Nga, sau đó (Nga) sẽ thực hiện đòn tấn công đáp trả- trả đũa (xin mở ngoặc- trong trường hợp đánh trả đòn tấn công bằng tên lửa hạt nhân có 2 thuật ngữ thường được sử dụng – (1) “đòn tấn công đáp trả” – có nghĩa là phóng tên lửa vào lãnh thổ đối phương khi tên lửa của đối phương còn chưa bay tới mục tiêu;

(2) “đòn tấn công trả đũa” – khi các tên lửa của đối phương đã đánh trúng các mục tiêu (bản chất hai thuật ngữ này đã được đề cập trong những bài báo trước- ND).

Để tiến hành một đòn tấn công tước vũ khí / đánh tiêu diệt cơ quan đầu não đối phương, các SSBN thích hợp hơn nhiều vì chúng có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách tối thiểu và phóng tên lửa đạn đạo theo quỹ đạo có đường bay đến mục tiêu ngắn nhất với thời gian bay chỉ khoảng 10 phút.

Nếu sử dụng làm một vũ khí răn đe (kiềm chế), thì thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ hiện cũng không có đối thủ cạnh tranh. Nhiều khả năng hơn cả tình trạng này sẽ vẫn duy trì trong tương lai gần.

Do rất khó xác định được vị trí của các SSBN và chúng được một lực lượng tàu hải quân hùng hậu bảo vệ nên nước Mỹ, ngay cả trong trường hợp bị quốc gia nào đó tấn công hạt nhân trước, vẫn có thể “bình tĩnh” đưa ra quyết định có cân nhắc sau khi đã chọn những mục tiêu tối ưu để tiến hành đòn tấn công trả đũa.

Nói cách khác, thành tố hải quân của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Mỹ có khả năng cho phép Mỹ từ bỏ học thuyết tiến hành đòn tấn công đáp trả- trả đũa, mà chỉ để tiến hành các đòn tấn công trả đũa.

Một câu hỏi cũng được đặt ra, thế thì tại sao Mỹ lại không phát triển các tổ hợp tên lừa cơ động trên mặt đất và các tổ hợp tên lửa cơ động trên đường sắt?


Các khả năng trinh sát của chúng ta (Nga) thua kém rất đáng kể so với người Mỹ - cụm vệ tinh do thám có quy mô nhỏ hơn nhiều và kém hơn nhiều (so với của Mỹ), không có một đồng minh nào dọc biên giới Mỹ để có thể cho các máy bay trinh sát xuất kích bay sát biên giới cố gắng "soi" vào sâu hơn trong lãnh thổ Mỹ, và cũng không có những máy bay trinh sát kiểu như U-2 / TR-1, SR-71 hay máy bay không người lái (UAV) "Global Hawk" .

Lãnh thổ của Mỹ rất lớn, tổng chiều dài của mạng lưới đường sắt là 293.564 km, gần gấp ba lần (tổng chiều dài tuyến đường sắt) của Liên bang Nga (122.000 km). Tổng chiều dài đường ô tô của Mỹ là 6.733 nghìn km, so với 1.530 nghìn km của Liên bang Nga.


My giu ICBM phong tu ham phong: Nguyen nhan, cac hau qua
Mạng lưới đường sắt ở Hoa Kỳ phát triển hơn nhiều so với ở Liên bang Nga, nhưng Mỹ không có các tổ hợp ICBM cơ động trên đường sắt
Đôi khi có quan điểm cho rằng đơn giản là do Mỹ không thể thiết kế- chế tạo được các tổ hợp ICBM cơ động trên mặt đất và trên đường sắt.


Điều này mới nghe có vẻ thấm đẫm tinh thần yêu nước (Nga), nhưng hơi ngây ngô một chút nếu tính đến các khả năng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thiết kế các tên lửa nhiên liệu rắn và trình độ phát triển kỹ thuật - công nghệ nói chung của nước Mỹ.

Nhiều khả năng hơn cả, vấn đề nằm ở tính hiệu quả và những ưu tiên tập trung nguồn lực tài chính vào những hướng cần thiết nhất.

Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất - nếu như các nhiệm vụ chế tạo các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất và trên đường sắt có được đặt ra (và nếu như vậy, tức “Minuteman” đã được lên kế hoạch bố trí trên các toa tàu), thì mức độ ưu tiên cho hướng này cũng là cực kỳ thấp.

Vậy tại sao Mỹ lại không loại bỏ các ICBM phóng từ hầm phóng "dễ bị tổn thương" như đã nói.

Chỉ vì những vận động hành lang của Không quân Mỹ? Nhưng Không quân Mỹ có tới hơn một trăm máy bay ném bom, và có thể tăng số lượng chúng và thêm nữa, cũng có thể chế tạo một kiểu ICBM phóng từ trên không ?

ADVERTISEMENT

Chắc chắn hơn cả, lý do chính là như sau:

Giữa ICBM phóng từ hầm phóng với tất cả các phương án bố trí các ICBM khác- trên các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất, trên các toa tàu cơ động trên đường sắt, trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trên các máy bay ném bom chiến lược và các máy bay vận tải (ICBM phóng từ trên không) có một điểm khác biệt rất cơ bản- đó là chỉ có vũ khí hạt nhân mới có thể hủy diệt các ICBM trong hầm phóng và không thể khác, trong khi tất cả những phương tiện mang vũ khí hạt nhân còn lại đều có thể bị tiêu diệt bằng vũ khí quy ước (thông thường).

Đúng, trong tương lai gần sẽ xuất hiện các tổ hợp vũ khí quy ước (thông thường) có thể tiêu diệt ICBM trong các hầm phóng kiên cố- như các hệ thống tấn công từ quỹ đạo hoặc phương tiện mang siêu thanh lắp đầu tác chiến chống boongke chẳng hạn, nhưng đó sẽ là một trang hoàn toàn khác trong lịch sử phát triển của các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược.

Trong hai đến ba thập kỷ tới, nếu những tổ hợp như vậy có xuất hiện, thì cũng chỉ với một số lượng rất hạn chế và xác xuất ICBM bị chúng phá hủy ngay trong các hầm phóng vẫn sẽ thấp hơn rất nhiều so với (xác suất bị phá hủy bằng) các đầu tác chiến hạt nhân.

Số lượng vũ khí thông thường hiện không được điều chỉnh bởi bất kỳ một hiệp ước nào. Trong tương lai gần, các tên lửa hành trình tàng hình tốc độ cận âm bay thấp có thể được triển khai với số lượng hàng chục nghìn đơn vị (tính), cũng như sẽ có hàng nghìn quả tên lửa siêu thanh.

Nhưng số lượng đầu tác chiến hạt nhân sẽ luôn bị giới hạn, nếu không phải theo các hiệp ước, thì cũng bởi vì chi phí triển khai và duy trì chúng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất lớn.

Xuất phát từ quan điểm tế trên, sự tồn tại của ICBM phóng từ hầm phóng trong thành phần của (bộ ba) Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Hoa Kỳ chỉ có thể được giải thích bởi một thực tế là tại bất kỳ thời điểm nào, CLLVT Hoa Kỳ cũng không thể tin tưởng chắc chắn 100% rằng kẻ thù sẽ không tìm ra cách theo dõi, phát hiện được và tiêu diệt tất cả các SSBN của Mỹ.

ADVERTISEMENT


Thêm nữa, để làm điều đó, đối phương không nhất thiết phải sử dụng đến các đầu tác chiến hạt nhân chiến lược, mà chỉ cần các đầu tác chiến hạt nhân chiến thuật hay nói chung- vũ khí thông thường là đã quá đủ.

Tình hình cũng có thể phát triển theo một kịch bản như vậy với các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược cơ động trên mặt đất hoặc trên đường sắt – cho dù các mạng lưới đường bộ và đường sắt có phát triển đến đầu chăng nữa, cũng không thể đảm bảo tuyệt đối rằng bằng cách lắp đặt các thiết bị trinh sát đặc biệt dọc theo tuyến đường cơ động hoặc thậm chí trên chính các phương tiên mang và bằng cách sử dụng các mạng điệp báo hoặc bằng các phương pháp khác nên các tuyến cơ động chuyển quân của các tổ hợp cơ động trên mặt đất và trên đường sắt sẽ không bị lộ và vì thế, không thể bị tiêu diệt bầng các loại vũ khí quy ước tầm xa hoặc thậm chí chỉ bởi các phân đội trinh sát- biệt kích của đối phương.

Và như vậy, các ICBM phóng từ hầm phóng, cho dù (đối phương) đã biết trước chính xác tọa độ của chúng, vẫn sẽ là một trong những thành tố của lực lượng kiềm chế hạt nhân có độ bền tác chiến tốt nhất trước một cuộc tấn công tước khi giới bất ngờ của đối phương.

Và đây sẽ là một đảm bảo rằng ngay cả khi kẻ thù giành được lợi thế có thể tiêu diệt tất cả các SSBN, Mỹ vẫn không mất khả năng tự vệ.

Có thể, thậm chí cũng không cần phải tiêu diệt các SSBN. Nếu xác định được vị trí gần đúng của SSBN trong các khu vực chúng tuần tiều chiến đấu, có thể triển khai các phương tiện phòng thủ chống tên lửa cơ động sử dụng tên lửa đánh chặn để “bắn đuổi” tiêu diệt các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ SSBN ngay ở pha đầu, pha dễ bị “tổn thương” (dễ bị đánh chặn) nhất trong quỹ đạo bay của những tên lửa đạn đạo đó

Rất nhiều khả năng là vào thời điểm hiện tại, cơ cấu lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ đang là cân bằng nhất và hiệu quả nhất xét cả từ góc độ khả năng sử dụng linh hoạt trong tác chiến và xét từ góc độ độ bền tác chiến, so với tất cả các nước còn lại, kể cả Nga.

Khi nghiên cứu cơ cấu của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Mỹ, không thể không đặt ra một câu hỏi là liệu tỷ lệ các phương tiện mang đầu tác chiến hạt nhân và chủng loại của chúng trong Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga hiện có phải là thực sự tối ưu hay không – và chủ đề này chúng ta sẽ bàn tới trong bài báo sau.

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
Anh bất ngờ 'dội gáo nước lạnh' vào Hải quân Ukraine


Mỹ thừa nhận EW Nga vô hiệu hóa tiêm kích F-22, F-35

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,240
Động cơ
138,330 Mã lực
"Sức ép lên Nga ngày càng tăng, nhưng không phải do Taliban"
(Bình luận quân sự) - Nhận định trên được Tiến sỹ quân sự, Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đưa ra
Lời giới thiệu của báo ““PolitNavigator” (thay lời giới thiệu của người dịch): “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan lại là một thất bại quân sự đối với người Mỹ? Tại sao các công dân Armenia lại bỏ phiếu cho Pashinyan, người đã thua trận trong cuộc chiến Karabakh?

Phương Tây sẽ sử dụng các quan chức tham nhũng của Nga cho mục đích riêng của mình như thế nào? Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov trao đổi với phóng viên báo “PolitNavigator” về những vấn đề này và nhiều vấn đề khác nữa:




Konstantin Valentinovich Sivkov.



Ngắn gọn về K.Sivkov: Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hải quân mang tên Popov năm 1976. Phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Tốt nghiệp Học viện Hải quân mang tên Đô đốc Kuznetsov.

Tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) CLLVT LB Nga năm 1992. Từ năm 1995 đến năm 2007, làm việc tại BTTM CLLVT LB Nga. Đại tá hải quân. Viện sỹ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga. Tiến sĩ Khoa học Quân sự. Hiện là Phó chủ tịch thứ nhất Viện Các vấn đề Địa chính trị.


Sau đây là phần trả lời phỏng vấn:

PV: - Konstantin Valentinovich (Sivkov), hiện nay nhiều người đang choáng trước việc các cuộc đàm phán được tổ chức ở cấp chính thức ở Matxcova (giữa Bộ Ngoại giao Nga) với các đại diện của phong trào Taliban, một tổ chức đã bị Nga xếp vào danh sách các tổ chức khủng bố. Liệu chúng ta có thể tin vào những lời hứa của Taliban không?

Konstantin Sivkov (KS): -
Hiện nay, lực lượng thực tế duy nhất tại Afganistan có thể thay thế quân Mỹ đang rút và chính quyền do Mỹ dựng lên tại đó, chỉ có thể là Taliban.

Bởi vì tất cả những lực lượng dân quân khác của các thủ lĩnh địa phương, các thủ lĩnh bộ lạc, tộc trưởng và v.v đều rất phân tán, chúng không có một trung tâm chỉ huy thống nhất, và vì thế, không thể tiến hành một cuộc chiến có tổ chức chống lại Taliban.

Taliban được các quốc gia khác hỗ trợ, đặc biệt là Pakistan. Và, có lẽ điều này thậm chí cũng không quá tệ (với Nga), (vì) Nga đã tiếp xúc với Taliban, đang duy trì quan hệ với họ, mọi người biết rõ rằng các đại diện của chúng ta đã có mặt tại Afghanistan, trong thời kỳ Quân đội Mỹ hiện diện ở đó, đã di chuyển qua nhiều khu vực của đất nước này, kể cả những khu vực do Taliban kiểm soát và đã được chính Taliban giúp đỡ (cho những chuyến đi đó).

Đối với Nga, việc Taliban lên nắm quyền sẽ không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng.

Mặc dù vẫn có khả năng là về lâu về dài, Taliban, tất nhiên, cũng có thể trở thành một mối đe dọa, nhưng trong giai đoạn hiện nay- thì không.

Thêm nữa, Taliban đang có mối quan hệ xung đột với các đại diện của Nhà nước Hồi giáo IS (một tổ chức bị cấm tại Nga -PV), Họ (Taliban) đã đánh nhau với tổ chức này, chính vì vậy mà việc Taliban lên nắm quyền tại Afganistan, tôi xin nhắc lại một lần nữa, không phải là mối đe dọa quá nghiêm trọng đối với Nga.

ADVERTISEMENT

PV: - Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng việc Mỹ và NATO rút quân là một động thái khôn ngoan của Phương Tây- họ muốn để Nga một chọi một với vấn đề Afghanistan và với Taliban.

Konstantin Sivkov:
- Vớ vẩn! Người Mỹ đã thua trắng trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan, bởi vì mục tiêu của cuộc chiến tranh này (của người Mỹ) là chiếm đóng lãnh thổ và tiêu diệt phong trào Taliban vì cho rằng đây là một phong trào chống người Mỹ, và là phong trào bị Mỹ cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở nước này, như mọi người chúng ta đều biết.


Thế nhưng đến thời điểm hiện tại thì trên thực tế là Taliban vẫn là một tổ chức có khả năng chiến đấu, và, cuối cùng thì điều đó đã buộc người Mỹ phải rút quân khỏi Afghanistan.

Tức là Taliban đã giành được thắng lợi về mặt quân sự. Đây lại là thêm một thất bại quân sự nữa của Mỹ và chính thất bại này đã đánh dấu chấm hết cho những tham vọng duy trì quyền thống trị thế giới của người Mỹ.

Trong thời gian Taliban nắm quyền, hoàn toàn không có một hoạt động sản xuất ma túy nào. Bởi vì Taliban- đó là những người Hồi giáo sùng đạo, mà Hồi giáo thì cấm tiêu thụ và sản xuất ma túy.

Nhưng khi người Mỹ đến, hoạt động buôn bán ma túy từ Afghanistan đã trở thành một trong những đường dây buôn bán ma túy nhộn nhịp hàng đầu thế giới. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng Taliban sẽ biến Afghanistan trở thành một quốc gia, ít nhất cũng sẽ là một quốc gia không còn ma túy.

Vì vậy, tôi nhắc lại, đây là một thất bại quân sự của Mỹ, cả ở Afghanistan và cả ở Iraq.

Ngay từ năm 2008 cách đây đã khá lâu, khi tôi là khách mời của một hội nghị trực tuyến với Mỹ do một trong các kênh truyền hình Mỹ tổ chức, một đại diện Lầu Năm Góc- một phụ nữ, đã công khai tuyên bố rằng chúng tôi (Mỹ) sẽ không rút khỏi Afghanistan, chúng tôi (Mỹ) cũng sẽ không rút khỏi Iraq, ở Iraq chúng tôi (Mỹ) có 10 hoặc 12 căn cứ quân sự , ở Afghanistan – có 5 hoặc 6 căn cứ, tôi không nhớ chính xác khi đó bà ấy nói có bao nhiều căn cứ.

Vậy mà giờ họ đã rút khỏi Iraq và từ Afghanistan. Quân đội Mỹ đã chứng tỏ rằng mình không đủ khả năng giải quyết nhiệm vụ kiểm soát lãnh thổ. Liên Xô đã có thể làm được điều này.

Và việc quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan không phải là do Liên Xô không thể giúp đỡ được chế độ Najibullah có quan hệ tốt đẹp với mình, mà hoàn toàn là do chính sách phản bội của Gorbachev.

Nếu Liên Xô vẫn còn ở đó, thì dĩ nhiên, trong mười năm sau đó nữa, Afghanistan sẽ là một quốc gia bình thường, và dĩ nhiên, thân thiện với chúng ta (Liên Xô- Nga).

Và nếu như trong thời gian đó Taliban có xuất hiện, thì họ có thể đã điều chỉnh chính sách để xây dựng một Afghanistan mới, hoặc họ sẽ bị tiêu diệt. Chỉ một trong hai (khả năng) đó.

Còn về những gì liên quan đến tình hình hiện tại, Taliban đã tự thay đổi, bởi vì họ hiểu rất rõ điểm khác biệt giữa sự hiện diện của Liên Xô và sự hiện diện của Mỹ tại Afganistan.


Các đồng nghiệp của tôi mới có mặt Afghanistan thời gian gần đây có kể lại rằng người Afganistan liên tục khoe với họ- rằng cái này là do Liên Xô xây dựng, và cả cái này cũng do Liên Xô xây dựng, trong khi họ không hề nói gì về người Mỹ.

Ký ức về những Shuravi (Shuravi- từ gốc Ba Tư có nghĩ là “Xô Viết” – đây là từ người Afganistan hay dùng để chỉ binh sỹ và các chuyên gia Liên Xô tại Afganistan-ND), sau này được hiểu là nước Nga, là tích cực ở Afghanistan.

Tôi nghĩ rằng sau khi người Mỹ rút đi, quan hệ giữa Nga và Afghanistan sẽ có những cải thiện về chất.

PV: - Nhưng còn tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này thì sao, - Ankara vừa mới tuyên bố sẵn sàng nắm quyền kiểm soát sân bay Kabul?

Konstantin Sivkov:-
Thổ Nhĩ Kỳ, dĩ nhiên, sẽ xâm nhập vào Afganistan. Và quốc gia giúp Thổ Nhĩ Kỳ trong việc này trước hết sẽ là Azerbaijan. Bởi vì bây giờ Azerbaijan đã trở thành đầu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc gặp gần đây giữa Erdogan và Aliyev tại Shushi trên thực tế đã trờ thành điểm khởi đầu cho các hành động chung để xây dựng một (nhà nước) Đại Turan. Do đó, cần phải nói rất rõ ràng rằng trên thực tế Azerbaijan đã trở thành một quốc gia thù địch về địa chính trị đối với Nga.

Cũng như Thổ Nhĩ Kỳ vốn không phải là quốc gia thân thiện với Nga vậy. Chúng ta (Nga) phải xuất phát từ những thực tế này mà hành động một cách phù hợp.

Điều đặc biệt không dễ chịu là trong bối cảnh đó, tại Armenia, một quốc gia vốn luôn thân thiện với chúng ta (Nga), lại một người có quan điểm công khai thân Phương Tây một lần nữa lên nắm quyền.

Mặc dù, do hậu quả của cuộc chiến tranh ở Karabakh, có vẻ như ông ta đã nắn cho chính sách của mình “gần gũi” Nga hơn, nhưng tôi nghĩ đây chỉ là một hiện tượng nhất thời.

Pashinyan vẫn sẽ cho thấy mình là một nhà lãnh đạo hoàn toàn thân Mỹ, thân Phương Tây, một người sẽ áp đặt những ảnh hưởng của Mỹ và Phương Tây tại nước mình.

PV: - Tại sao các công dân Armenia lại cho phép mình đi vào vết xe đổ ngay cả sau thất bại ở Karabakh, may mà nhờ Nga nên chưa đến mức thất bại thảm hại, và lại chọn Pashinyan?

Konstantin Sivkov:-
Cách đây không lâu tôi (K.Sivkov) có đề cập tới chuyện này với Tổng biên tập của tờ báo Noah Kovcheg (tờ báo của cộng đồng người Armenia hải ngoại – Ban biên tập), và ông ấy nói với tôi rằng có ở đây ba nhân tố tác động:

nguồn lực hành chính, gian lận bầu cử và việc (cử tri) không chấp nhận Serzh Sargsyan (cựu tổng thống Armenia từ 2008- 2018-ND) một kẻ đã công khai cướp bóc Armenia.

ADVERTISEMENT

Và việc Kocharian (ứng cử viên tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua-ND) không giữ khoảng cách với Sargsyan đã đóng một vai trò tiêu cực. Mọi người bỏ phiếu cho Pashinyan phần lớn là tuân theo nguyên tắc "chống lại Sargsyan".

Ông ấy (Tổng biên tập) đã nói với tôi về điều này trong cuộc trao đổi nói trên. Về phần mình, tôi có thể bổ sung những điều sau đây dựa trên những quan sát cá nhân về việc nhân dân của nhiều quốc gia bị đánh lừa và không thể đoán được hành động của các nhà lãnh đạo của mình.

Kết luận như sau- có không quá 10-15% người dân có khả năng tư duy phân tích trong lĩnh vực chính trị. Chính cái số 10-15% này hiểu được mọi thứ và thậm chí còn gọi Nikol Pashinyan là kẻ phản bội. Nhưng phần còn lại đi bầu là do bị tuyên truyền dẫn dắt.

Và hiện tượng này không chỉ ở riêng Armenia mới có,- nó có ở khắp mọi nơi. Mọi người chỉ bắt đầu hiểu ra điều gì là tốt và điều gì là xấu khi kẻ thù đã gõ cửa nhà họ, hay nói chính xác hơn là đạp cửa nhà họ. Và đạp cửa ở đây không phải là theo nghĩa bóng, mà là theo nghĩa đen hoàn toàn.

PV: - Vậy thì rốt cuộc, Nga có thể chờ đợi điều gì trong tương lai gần ở biên giới phía nam của mình?

Konstantin Sivkov: -
Trong giai đoạn này, những người Taliban đó không gây ra bất kỳ mối nguy hiểm nào, họ sẽ chỉ tập trung vào việc chấn chỉnh lại đất nước của họ, trục xuất người Mỹ và thiết lập các bộ luật Taliban của mình.

Nhưng tại Afganistan, cuộc nội chiến vẫn chưa kết thúc. Người Mỹ sẽ rời đi, Taliban- là lực lượng chính trị thực sự duy nhất có thể lên nắm quyền ở đó, nhưng điều này sẽ không xảy ra ngay lập tức sau khi người Mỹ rút khỏi đây.

Vẫn sẽ có một thời kỳ đối đầu nội bộ tại nước này, và thời kỳ này có thể kéo dài thậm chí là trong vài năm.

Trong thời kỳ này, một số nhóm nào đó sẽ bị Taliban đánh bại, và để chạy trốn cái chết, những nhóm đó sẽ vượt biên giới Afghanistan và chạy lên phía bắc.

Một số nhóm nào đó khác có thể bắt đầu các hoạt động tác chiến nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên lãnh thổ các quốc gia trong không gian hậu Xô Viết, họ sẽ cố gắng phục thù ở đó.

Tại đó cũng sẽ có các nhóm IS do người Mỹ đang đưa đến Afganistan hoạt động. Vâng, và ngay trong nội bộ Taliban, cũng sẽ có một số hoạt động phân hóa, một số nhóm nào đó sẽ ủng hộ quan hệ hợp tác với Nga, còn một số nhóm nào đó – lại ủng hộ việc bành trướng sang các nước láng giềng.

Chính vì vậy, tình hình ở các tuyến biên giới phía Nam của chúng ta sẽ còn căng thẳng trong vài năm nữa.


PV: - Nói đến đây, chúng ta chợt nhớ tới các âm mưu khủng bố do những người nhập cư từ Trung Á cố gắng thực hiện ở Nga nhưng đã bị FSB (Cơ uan An ninh Nga) ngăn chặn được. Và cả tuyên bố của Phó Thủ tướng Marat Khusnullin về sự cần thiết phải thu hút thêm năm triệu người di cư nữa (vào Nga)...

Konstantin Sivkov: -
Thật bất hạnh là tại nước Nga chúng ta, nhiều khi kinh tế lại được coi là mục đích tự thân. Khi mà kinh tế không phải là để phục vụ con người, mà con người phải phục vụ cho nền kinh tế.

Và hoàn toàn không tính đến một thực tế là những người nhập cư đang đến đây (Nga), những người này, tuy tính từ góc độ lợi nhuận cho doanh nghiệp, dĩ nhiên, sẽ có lợi hơn nhiều so với (sử dụng nhân công là) người dân địa phương, nhưng cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến sự diệt vong của quốc gia.

PV:- Năm triệu người di cư chỉ có một nghĩa duy nhất – trên lãnh thổ nước Nga sẽ xuất hiện năm triệu người, phần lớn trong số đó căm ghét đất nước chúng ta, và đây sẽ là một đội quân bắn vào lưng chúng ta trong trường hợp xuất hiện tình trạng khẩn cấp.

Konstantin Sivkov:- Chúng ta có đủ người của mình, đơn giản là chỉ cần trả cho họ một mức lương xứng đáng- và chính họ sẽ tự mình đến những vị trí cần tuyển dụng nhưng hiện nay đang được giành cho người nước ngoài.

Tất nhiên, với mười lăm nghìn rúp (lương tháng) thì không một công dân Nga nào chịu làm việc, nhưng hãy trả cho họ năm mươi nghìn rúp, chấp nhận cắt giảm thu nhập của bản thân, kìm bớt lòng tham của mình lại và mọi người sẽ đi làm.

PV:- Ông có nghĩ rằng sau khi rời Afganistan, Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga, hay sẽ chuyển sang “xử lý” đối thủ nặng ký hơn là Trung Quốc?

Konstantin Sivkov:-
Áp lực đối với Nga sẽ tiếp tục gia tăng. Bởi vì Nga- đó là chìa khóa trong việc thiết lập quyền lực của những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa trên toàn thế giới. Ông Biden- là người ủng hộ phe theo chủ nghĩa toàn cầu hóa, vì vậy ông ta sẽ tiếp tục tăng cường gây sức ép lên Nga.

Và các cuộc xung đột cục bộ sát cạnh biên giới Nga – đó chỉ là một trong các loại phương tiện để đạt được mục tiêu này.

Sẽ có cả các cuộc xung đột vũ trang cục bộ, cả các lệnh trừng phạt mới và cả việc kích hoạt, kích động các lực lượng thân Phương Tây khác nhau ngay trên lãnh thổ của chúng ta, - những lực lượng này sẽ tìm cách chứng minh rằng nước Nga nên thay đổi đường lối theo hướng tự do hóa hơn.

Sẽ có các hành động phá hoại của khối (theo chủ nghĩa) kinh tế tự do ngay trong nội bộ giới lãnh đạo Nga, - khối này sẽ bắt đầu tạo ra những khó khăn kinh tế giả tạo, những khó khăn lẽ ra đã không thể tồn tại.

Cũng sẽ nảy sinh thêm và trầm trọng hơn lòng tham của các quan chức,- những kẻ sẽ tìm mọi cách thu vén nhiều hơn cho bản thân, kiếm tối đa lợi nhuận cá nhân để làm căng thẳng hơn mâu thuẫn giữa tầng lớp dân chúng và bộ máy quan liêu.

Toàn bộ tổ hợp các biện pháp đồng bộ này sẽ được Phương Tây áp dụng triệt để làm nổ tung nước Nga từ bên trong, và họ sẽ nỗ lực bằng mọi cách để thực hiện mục tiêu này.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top