[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
1629618198999.png


Có thể thấy Army Game tại Nga, giúp chúng ta có cái nhìn thực tế về khả năng của xe tank Nga, TQ, theo thông số trên giấy tờ thì xe tank T72B3, ZTZ 96B có tốc độ chậm hơn xe tank Leopard 2A6, K2 của Đức, Hàn do công suất động cơ chỉ dưới 1500 hp (1200-1300), tuy nhiên thực tế đã chứng minh chúng hoàn toàn nhanh hơn hẳn, ngược lại thông số trên giấy của tank Đức, Hàn cũng có thể chạy được ở mức 70km/h nhưng chưa bao giờ chứng minh tại thực địa

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc

VietTimes –Truyền thông Trung Quốc gần đây đã tiết lộ về “Golden Falcon”, đơn vị bí ẩn của Quân khu Tân Cương thành lập năm 2017, cho thấy đây là lực lượng chiến đấu kiểu mới của PLA với trang thiết bị và công nghệ mũi nhọn.

Máy bay không người lái của lữ đoàn mới được trang bị (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).

Máy bay không người lái của lữ đoàn mới được trang bị (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Theo trang tin Đa Chiều ngày 2/3, vào ngày 28/2, kênh quân sự CCTV-7 của Trung Quốc đã công khai lữ đoàn "Golden Falcon" (Chim Ưng vàng) rất ít được biết đến này của PLA. Theo CCTV, mới đây trong cuộc diễn tập đối kháng thực binh được tổ chức tại vùng núi Côn Luân họ đã sử dụng loại máy bay không người lái mới được đưa vào trang bị truyền về các thông tin tình hình chiến trường để cung cấp tài liệu tham khảo cho các người chỉ huy đưa ra quyết định.
Theo bản tin, đơn vị "Golden Falcon" của PLA tập trung vào việc trau dồi các nhân viên chiến đấu quân sự hiện đại. Các binh sĩ được sắp xếp để học tập kiến thức quân sự tiên tiến và sử dụng các thiết bị quân sự công nghệ cao. Đơn vị đã thông qua tìm cách giáo dục nghề nghiệp quân sự để mở ra cách thức để cán bộ, chiến sĩ thành tài.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 1
Thu hồi UAV sau khi hoàn thành nhiệm vụ (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Lữ đoàn trưởng Trình Đào tiết lộ trong cuộc phỏng vấn rằng "Golden Falcon" là một loại đơn vị tác chiến kiểu mới với trang bị tinh vi và công nghệ chủ đạo. Trình Đào cho rằng giáo dục hướng nghiệp quân sự là chìa khóa để nhanh chóng nâng cao chất lượng của sĩ quan, binh sĩ và hiệu quả chiến đấu chung của đơn vị, “công nghệ chủ đạo là điều kiện tất yếu”.
Từ khi thành lập năm 2017, “Chim Ưng Vàng” hầu như không được đưa tin trên báo chí, cũng không thấy thông tin về chức năng chiến đấu thực tế của đơn vị. Tờ Giải phóng quân báo của Trung Quốc mới đây có một bài dài về đơn vị này và nói “chưa từng có lực lượng nào kiểu này trong lịch sử của PLA”.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 2
Lữ đoàn được trang bị công nghệ cao (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Trang tin Đa Chiều nhận xét, “Chim Ưng Vàng” là thành quả của việc xây dựng quân đội theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình “kiên trì xây dựng quân đội về mặt chính trị, cải cách và củng cố quân đội, xây dựng quân đội mạnh bằng khoa học và công nghệ, bằng nhân tài và điều hành theo luật”; trong đó đổi “Khoa kỹ hưng quân” (xây dựng quân đội bằng khoa học và công nghệ) thành “Khoa kỹ cường quân” (Làm quân đội mạnh bằng khoa học công nghệ) và thêm “nhân tài cường quân” (Làm quân đội mạnh bằng nhân tài).
Ngoài ra, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần công khai nhấn mạnh về sự cần thiết phải xây dựng một “quân đội hàng đầu thế giới”.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 3
Binh sĩ sử dụng trang bị hiện đại (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Theo báo Thanh niên Bắc Kinh, trong chuyên đề “Bản tin quân sự” số cuối tháng 2 vừa qua, kênh CCTV-7 đã nói về những việc làm điển hình trong giáo dục hướng nghiệp quân sự của một lữ đoàn thuộc Quân khu Tân Cương.
Theo phù hiệu trên vai những người lính trong phóng sự, lữ đoàn là một đơn vị rất bí ẩn trong PLA có tên “Chim Ưng vàng”. Theo các thông tin hạn chế được ghi nhận trên bãi tập, lữ đoàn này được thành lập vào năm 2017. Đây là sự ra đời của một lực lượng tác chiến mới trong làn sóng cải cách quân đội và quốc phòng sâu rộng năm đó, hiếm khi được thấy trong các thông tin chính thức và rất bí ẩn.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 4
Binh sĩ sử dụng máy tính bảng khi hành quân huấn luyện dã ngoại (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Lực lượng này bí ẩn như thế nào? Từ khi thành lập, số tin bài về đơn vị này không quá 5 lần, và không có bài nào giải thích về chức năng chiến đấu thực tế của đơn vị. Người ta chỉ có thể tổng hợp về lực lượng này từ các bản tin chính thức hiện có một số từ khóa: máy bay không người lái, công nghệ chủ đạo và trang bị tinh vi.
Trước tiên về máy bay không người lái. Trong phóng sự của “Bản tin quân sự”, đã tiết lộ rằng trong một cuộc diễn tập đối kháng thực binh trên núi Côn Luân cách đây vài ngày, máy bay không người lái mới được trang bị của lữ đoàn đã lặng lẽ bay lên không trung và sớm gửi về các thông tin về tình hình chiến trường cung cấp tài liệu tham khảo quan trọng để các chỉ huy quân Đỏ đưa ra quyết định. Đằng sau sự hình thành nhanh chóng về hiệu quả chiến đấu của trang bị mới là sự nâng cao toàn diện về tố chất chiến đấu của sĩ quan, binh sĩ lữ đoàn.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 5
Các binh sỹ trong giờ học. Khẩu hiệu trên tường "Làm chiến sĩ tốt của Chủ tịch Tập" (Ảnh: CCTV/Đa Chiều).
Phóng sự nêu rõ, sau khi điều chỉnh, lữ đoàn đã kiên định quan niệm “hiền tài là trên hết”, trên cơ sở tích cực đưa đi học, chú trọng tìm tòi cách giáo dục nghề nghiệp quân sự, mở rộng cách làm cho cán bộ, chiến sĩ. trở thành những nhân tài. Trả lời phỏng vấn CCTV, Lữ đoàn trưởng Trình Đào cho biết: “Đối với lực lượng tác chiến mới của chúng tôi với trang thiết bị và công nghệ tinh vi, nếu chúng tôi muốn nhanh chóng nâng cao chất lượng của cán bộ, chiến sĩ và hiệu quả chiến đấu chung của đơn vị, thì phải giáo dục nghề nghiệp quân sự trước”.
Theo bài báo “Lữ đoàn hình thành trong quá trình cải cách quân đội: thành phần nhân sự phức tạp và những câu chuyện trên đường” do Trung tâm Tin tức và Truyền thông PLA đăng tải, tháng 7/2018, lữ đoàn được nhận một loại trang bị mới với hơn 100 trang tài liệu hướng dẫn sử dụng. Lữ đoàn lập một nhóm cốt cán kỹ thuật để hoàn thành việc lắp đặt một loại máy bay không người lái mới, thực hiện chuyến bay đầu tiên trong một tháng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quá trình tập trận.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 6
Huấn luyện bắn tỉa (Ảnh: Sina).
Khi các sĩ quan và binh sĩ chỉ mới cảm nhận được sự ngọt ngào của giai đoạn phát triển đi lên, những thử thách bên ngoài đã lần đầu tiên đưa lực lượng mới này nếm mùi thất bại: Vào tháng 6/2018, lữ đoàn đã tham gia cuộc thi “Trinh sát kỳ binh - 2018” của PLA với kết quả đứng thứ hai dưới lên; cuối năm 2018, lữ đoàn lần đầu tiên sát hạch đánh giá huấn luyện quân sự thực chiến với kết quả không đạt yêu cầu.
Qua nỗ lực phấn đấu, tiến bộ không ngừng, cuối cùng lữ đoàn đã đạt loại giỏi năm 2019: tham gia hội thi toàn quân, xếp thứ hai trong các đơn vị toàn quân cùng loại; xếp hạng nhất các lữ đoàn binh chủng quân khu.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 7
Huấn luyện kĩ năng (Ảnh: Junbaojizhe).
Trong một khoảng thời gian ngắn, họ đã có bước nhảy vọt như thế nào? Tháng 9 năm ngoái, một trung đội trưởng đã tiết lộ một manh mối, lữ đoàn tổ chức thi đấu phá kỷ lục, ai đoạt chức vô địch, phá kỷ lục, sẽ được trao “Huy chương Chim Ưng Vàng”. Đến nay, gần 100 người đã được trao Huy chương này, trong đó mới có một nữ quân nhân, đó là nhân vật chính Giả Xuân Linh đã tiết lộ tin trên.
Tiết lộ về đơn vị tác chiến đặc biệt bí ẩn của quân đội Trung Quốc ảnh 8
Tập hành quân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (Ảnh: Sina).
Phóng sự trên CCTV và hình ảnh trên báo chí cho thấy “Chim Ưng Vàng” được trang bị các phương tiện, vũ khí, công nghệ hiện đại, huấn luyện cường độ cao, trong điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của nó vẫn được giữ bí mật, có thể đây là lữ đoàn đặc nhiệm, được sử dụng cho những nhiệm vụ tập kích, ám sát ở hậu phương kẻ thù.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Chỉ có tăng không giảm: vấn đề giá bán xe tăng
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Ryabov Kirill cung cấp một số thông chi tiết về giá cả xe tăng để cùng tham khảo.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 17/8/2021:
1630116527757.png
T-90S (Т-90С) không phải là xe tăng đắt nhất, nhưng là kiểu xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT- từ tiếng Anh Main battle tank) thành công nhất trên thị trường hiện nay. Ảnh của Bộ Quốc phòng Ấn Độ
Thành công thương mại của xe tăng hoặc của các phương tiện xe bọc thép khác phụ thuộc vào một số yếu tố chính. Trước hết, đó là các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng.
Điều quan trọng nữa- các tính năng và khả năng của sản phẩm (xe tăng) phải đáp ứng được nhu cầu thực tế trên thị trường và nhu cầu của từng khách mua cụ thể. Ngoài hai yếu tố trên, giá cả vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
Một MBT hiện đại và cực kỳ đắt tiền tuy sẽ thu hút được sự chú ý đặc biệt- nhưng sự quan tâm này sẽ không mang lại bất kỳ một thành công thương mại nào.
Các xu hướng chính hiện nay
Xe tăng luôn cần cho bất kỳ một quân đội phát triển nào, và vì vậy mà phương tiện kỹ thuật quân sự này cũng luôn chiếm một vị trí đặc biệt trên thị trường vũ khí quốc tế.
Cùng với đó, lĩnh vực các phương tiện xe bọc thép có những đặc điểm rất thú vị gắn liền với những tính chất đặc thù của công nghệ sản xuất hoặc hiện đại hóa xe tăng, với nhu cầu của người mua, v.v.
Trước hết, cần nhớ rằng vào thời điểm hiện tại chỉ có một vài quốc gia sở hữu dây chuyền sản xuất xe tăng hoàn chỉnh. Các dây chuyền sản xuất xe tăng hiện đang có tại Nga, Đức, Israel, Ấn Độ, Trung Quốc, v.v.
Những quốc gia này, hoặc là tự mình, hoặc là hợp tác với nước khác nghiên cứu thiết kế xe tăng và thực hiện các dự án hiện đại hóa những xe tăng đã có.
1630116515152.png
Một trong những phiên bản T-64 hiện đại hóa để xuất khẩu của Ucraine Ảnh "Ukroboronprom"
Các nước Mỹ, Pháp, Ý, Ucraine và một số quốc gia khác có đủ năng lực để chế tạo xe tăng, nhưng hiện nay họ không sử dụng những năng lực này.
Tạm thời những nước này chỉ tập trung vào việc hiện đại hóa những mẫu hiện có, mặc dù không loại trừ khả năng sẽ chế tạo các mẫu mới.
Theo nhiều tính toán khác nhau, phần lớn khối lượng xe tăng được bán trên thị trường thế giới là những xe tăng “second hand” (đã qua sử dụng).
ADVERTISEMENT

Những xe bọc thép các kiểu cũ hơn có thể được rao bán vì (nước bán) đã có các phương tiện hiện đại hơn. Ngoài ra, một số quốc gia cho đến thời gian gần đây có một xe tăng dự trữ khá lớn và họ quyết định bán bớt chúng.
Các xe tăng đang được bảo quản niêm cất có thể được bán trong tình trạng "nguyên bản" hoặc được sửa chữa để khôi phục lại các chức năng cơ bản, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Cũng có thể hiện đại hóa trước khi giao hàng bằng cách thay thế một số bộ phận, chi tiết và “bổ sung” một số chức năng mới. Những công việc như vậy cũng là một công việc kinh doanh có lợi nhuận khá cao.
Không chỉ thế, hiện đã có và đang có thêm hàng loạt các dự án hiện đại hóa với mục tiêu trước hết là đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
1630116500703.png
Phiên bản xe tăng xuất khẩu T-90SM. Ảnh Vitalykuzmin.net
Và như vậy, vào thời điểm hiện tại, quân đội nước nào cũng có thể tìm được cho mình một kiểu xe tăng đáp ứng đầy đủ nhất yêu cầu và phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Và nói chung, yếu tố “tiền” thường là yếu tố mang tính quyết định, và vì thế- làm giảm doanh số bán các xe tăng hiện đại và kích thích sự tăng trưởng của "thị trường thứ cấp"- tức thị trường những xe tăng đã qua sử dụng và các dự án hiện đại hóa.
Xe tăng đã qua sử dụng
Các xe tăng những mẫu tương đối cũ, lạc hậu, đã bị hao mòn, cũng như đã gần hết tuổi thọ, thường không bao giờ có giá quá cao.
Lấy ví dụ, theo những hợp đồng được ký kết trong mấy năm gần đây, mỗi xe tăng T-55 chỉ có giá khoảng 150-200 nghìn đô la. Các nước Đông Âu cựu thành viên của Hiệp ước Warsaw đã bán xe tăng T-72 các biến thể sớm nhất cũng chỉ với giá tầm từ 150 – 200 nghìn đôla/chiếc.
Đôi khi giá các MBT mới hơn cũng giảm đáng kể do quân đội một nước nào đó được trang bị mới xe tăng hiện đại hơn nên bán các xe tăng tuy còn khá mới nhưng bị loại biên.
Sửa chữa và hiện đại hóa có thể cải thiện các tính năng và tăng hạn sử dụng xe tăng , nhưng đồng thời cũng làm tăng giá của nó.

Ví dụ, vào năm 2016, Nga đã nhận được đơn đặt hàng hiện đại hóa xe tăng T-72B theo dự án “B1” để sau đó chuyển giao cho Quân đội Nicaragua.
Với 50 xe tăng T-72 đã qua hiện đại hóa, khách hàng đã thanh toán cho Nga khoảng 80 triệu đô la – tính trung bình 1,6 triệu đôla/ xe.
1630116400429.png
Xe tăng đã hiện đại hóa T-72B3. 2016 Ảnh: Vitalykuzmin.net
Cách đây không lâu, Ucraina bán rất nhiều MBT đã qua sửa chữa. Sau khi Liên Xô tan rã, nước này được nhận gần như “miễn phí” một số lượng rất lớn xe tăng các mẫu khác nhau, và “khẩn trương” đưa chúng ra thị trường thế giới.
Với mỗi chiếc T-64 đã được sửa chữa và cải tiến, tùy thuộc vào mức độ hiện đại hóa, Kiev đưa ra mức giá từ 1triệu đến 1,2 triệu USD.
Các dự án hiện đại hóa giúp cải thiện rất các đáng kể các tính năng kỹ- chiến thuật, nhưng cũng đòi hỏi chi phí khá cao.
Cụ thể, vào năm 2013, có thông tin rằng số tiền cần để nâng cấp xe tăng T-72B lên mẫu T-72B3 cho Quân đội Nga vượt quá 50 triệu rúp/ chiếc (khoảng 2 triệu đô la tính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó).
Khoảng 60% khoản tiền này được chi cho việc sửa chữa lớn (đại tu) MBT, phần còn lại – để thay các bộ phận- chi tiết mới. Sau đó, nhà sản xuất đã cho ra một phiên bản mới của dự án “B3”.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, chi phí cho việc hiện đại hóa một xe tăng phiên bản này lên tới 75-80 triệu rúp.
Một dự án hiện đại hóa các xe tăng cũ hiện đang cũng đang được Mỹ thực hiện và có tên là M1A2C hoặc M1A2 SEP v.3. Hợp đồng đầu tiên của dự án này được ký kết vào năm 2017 có nội dung hiện đại hóa 45 chiếc xe tăng với giá 270 triệu USD,
Như vậy, chi phí trung bình để hiện đại hóa cho mỗi chiếc xe lên tới 6 triệu đô la – đó là chưa tính chi phí sản xuất chính chiếc xe tăng đó.
1630116413273.png
Xe tăng Mỹ M1A2C, phiên bản mới nhất của “Abrams”. Ảnh US Army
Ba Lan gần đây đã công bố ý định mua các xe tăng Mỹ biến thể mới nhất. Để mua 250 xe M1A2C kèm phụ tùng thay thế cộng chi phí đào tạo kíp xe và nhân viên kỹ thuật v.v. nước này dự định phải chi khoảng 6,04 tỷ đô la.
Như vậy, vòng đời của mỗi xe tăng sẽ tiêu tốn 24 triệu đô la. Theo các điều khoản của chương trình SEP v.3, thì chỉ tiến hành hiện đại hóa tiếp những MBT đã từng được nâng cấp từ trước đó.
ADVERTISEMENT

Thành thử , qua các kế hoạch nói trên của Ba Lan chúng ta có thể biết một cách tương đối chính xác tổng chi phí- cả chi phí sản xuất xe tăng, các lần hiện đại hóa nó, cũng như chi phí cho khai thác – bảo dưỡng kỹ thuật .. tại các đơn vị.
Xe tăng mua trực tiếp từ nhà máy
Nhờ những ưu thế không thế tranh cãi, xe tăng mới sản xuất vẫn giữ được thị phần đáng kể. Phần lớn các hợp đồng chỉ giới hạn ở việc bán xe tăng, nhưng trong một số trường hợp, bên bán và bên mua còn ký được cả các thỏa thuận tổ chức sản xuất theo cấp phép, - tức lắp ráp xe tăng tại các doanh nghiệp của khách hàng.
Kiểu xe tăng đang bán chạy nhất trong thời điểm hiện tại là xe tăng T-90S của Nga, và khách mua nhiều nhất là Ấn Độ. Các hợp đồng cung cấp xe tăng thành phẩm được ký từ đầu những năm 2000, sau đó xuất hiện thỏa thuận Nga-Ấn về việc tổ chức lắp ráp tại xí nghiệp của bên mua.
Theo thỏa thuận này thì trong những năm tới, Quân đội Ấn Độ sẽ nhận được 1.000 MBT T-90S mới với tổng chi phí khoảng 2,5 tỷ đô la (khoảng 3,4 tỷ đô la, nếu tính đến lạm phát). Như vậy, mỗi xe tăng có giá 2,5 triệu USD.
1630116433406.png
Xe tăng K2 Hàn Quốc, một trong những mẫu xe tăng đắt nhất trong lịch sử. Ảnh Wikimedia Commons
Trong năm 2014-20 15, dây chuyền lắp ráp theo giấy phép cũng được tổ chức tại Algeria. Theo hợp đồng này, sẽ lắp ráp tại Algeria 200 MBT kiểu T-90SA với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đô la, - có nghĩa là khoảng 5 triệu mỗi chiếc.
Vào đầu những năm 2010, xe tăng T-90AM và T-90SM (Т-90АМ và Т-90СМ) phát triển từ mẫu cơ sở của dòng tăng T-90, đã được chào hàng trên thị trường vũ khí thế giới.
Trong các tài liệu quảng cáo và các thông báo khác, có các thông tin về giá xuất khẩu xe tăng T-90 "SM". Tùy thuộc vào cấu hình, nó có thể vượt quá 4 triệu đô la mỗi chiếc.
Xe tăng Đức Leopard 2A7 + phiên bản mới nhất cũng đạt được những thành công thương mại nhất định. Cụ thể, vào năm 2013, Đức đã ký với Qatar một hợp đồng về việc cung cấp 62 xe tăng kiểu này và các phương tiện kỹ thuật khác cho Quân đội nước này.
Năm 2018, đã ký thêm một thỏa thuận về việc cung cấp 44 xe tăng và các phương tiện khác cho Hungary. Trong cả hai trường hợp, những chiếc xe tăng được chế tạo mới này có giá khoảng 10 triệu đô la mỗi chiếc.
ADVERTISEMENT


1630116447232.png
Xe tăng Leopard 2A7 + của Đức, thêm một ứng cử viên tranh chức vô địch về giá. Ảnh của KMW
Từ năm 2014, Hàn Quốc đã bắt đầu trang bị cho Bộ đội xe tăng của mình kiểu MBT hiện đại do chính nước này thiết kế là xe tăng K2 “Black Panther”.
Khi mới bắt đầu sản xuất, giá thành của một chiếc xe như vậy lên tới 8,5 triệu USD, khiến nó trở thành chiếc xe tăng đắt nhất thế giới.
Hiện nay, giá của mỗi xe tăng này đã là gần 10 triệu đô la- và "Black Panther" hiện vẫn đang là xe tăng đắt nhất thế giới.
Mặc dù đắt như vậy, K2 vẫn thu hút sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng nước ngoài. Hiện Ba Lan và Na Uy đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua những chiếc xe tăng này.
Vấn đề giá thành
Khi chế tạo các xe tăng hiện đại, nhà sản xuất phải sử dụng các vật liệu đắt tiền và ứng dụng những công nghệ rất phức tạp.
Tuy làm như vậy sẽ đạt được những tính năng cần thiết, nhưng cũng làm cho giá thành của các xe tăng thành phẩm tăng lên. Kết quả là giá các phương tiện xe bọc thép không ngừng tăng.
Ngay cả các quốc gia phát triển và giàu có cũng buộc phải cắt giảm kế hoạch mua sắm xe tăng của mình, còn các quốc gia khác nghèo hơn thì không có cơ hội sở hữu các phương tiện xe bọc thép hiện đại nhất.
Cần phải thấy rằng trong các dự án triển vọng ,khách hàng sẽ đưa ra những hạn chế khá nghiêm ngặt về giá cả của xe tăng và chi phi khai thác trong suốt vòng đời của nó.
Tuy nhiên, các yêu cầu kỹ thuật đối với xe tăng cũng sẽ ngày càng cao, cùng với đó là yêu cầu phải bổ sung một số chức năng mới phức tạp hơn cho xe tăng. Và như vậy sẽ đồng nghĩa với việc tăng giá thành và giá bán.
Liệu có thể tìm được lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn này hay không- hiện không ai biết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
'Cạnh tranh kiểu thù địch không ngăn nổi vũ khí Nga'
(Vũ khí) - Dù đối thủ cạnh tranh không lành mạnh nhưng vẫn không ngăn nổi sự tăng trưởng của công nghiệp quốc phòng và vũ khí Nga.

Cạnh tranh không lành mạnh
Phát biểu trên được Tướng Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự của Nga đưa ra hôm 24/8 bên lề Diễn đàn Army-2021, trong những năm gần đây, Nga đã nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác quân sự với các nước.

"Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để duy trì và củng cố vị thế của mình... bất chấp những hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 và cạnh tranh không lành mạnh mà chúng tôi thường xuyên gặp phải", ông Shugaev nói.
1630118038713.png
Hệ thống S-400 Nga.
Nga đã đưa ra các phương thức để vượt qua những hành động hạn chế mang tính thù địch của nước ngoài như gây sức ép hoặc trừng phạt những nước đã mua vũ khí của Nga, đồng thời khẳng định rằng những hạn chế này "không hiệu quả" bởi sức hút của vũ khí Nga với những khách hàng có nhu cầu thực sự đang rất lớn.
Vị Tướng Nga cho biết thêm, tổng giá trị các hợp đồng đặt mua vũ khí của Nga trong năm 2020 vẫn duy trì ở mức 50 - 55 tỷ USD. Xét trong bối cảnh đại dịch hoành hành, đây là một năm đầy thành công với hoạt động xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.
Trong hai năm liền kề trước đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng khí tài quân sự của Nga lần lượt là 51,1 tỷ USD và 55 tỷ USD. Đây rõ ràng là bước tăng trưởng Nga có được đang khiến những đối thủ rất khó chịu.
Điểm nhấn của năm nay là sự xuất hiện của các tàu ngầm hạt nhân mới được đưa vào biên chế hải quân Nga, trong đó có tàu ngầm chiến lược Knyaz Vladimir được mệnh danh là tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới.
ADVERTISEMENT

Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021, máy bay chiến thuật đa năng thế hệ thứ 5 mang tên Checkmate và các sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng, thu hút sự quan tâm quốc tế.
Theo kết quả ban đầu, tổng trị giá các hợp đồng ký kết tại MAKS-2021 lên tới 265 tỷ Ruble (khoảng 3,6 tỷ USD). Riêng Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký 13 hợp đồng xuất khẩu có giá trị lên đến hơn 1 tỷ Euro.
Theo các nhà sản xuất Nga, các quốc gia châu Á đang tích cực khai thác và vận hành máy bay, trực thăng Nga, các hệ thống phòng không, các trang thiết bị quân sự cho hải quân và lực lượng tác chiến mặt đất. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và một trong những trọng tâm trong chiến lược quảng bá các sản phẩm hàng không quân sự và dân sự của Nga.
Trong khi cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây không ngừng tăng nhiệt thì các cuộc trình diễn không quân, hải quân với quy mô lớn, với trang thiết bị quân sự hiện đại nhất, đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh Nga, về sự tự tin bảo vệ lợi ích chiến lược và sẵn sàng thực hiện các cuộc tấn công đáp trả nếu an ninh quốc gia bị đe dọa.

Ưu thế vũ khí Nga
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, một trong những hệ thống vũ khí Nga rất thành công và đang tạo nên thế cạnh tranh trực tiếp với phương Tây chính là tổ hợp S-400.
Phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2007, sau đó hơn 10 năm, hệ thống S-400 vẫn được mệnh danh là hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất trên thế giới.
Hệ thống có thể được triển khai dưới 5 phút, với tầm bảo vệ tới 400 km (rộng hơn 4 lần so với hệ thống tên lửa Patriot đầy tự hào của Mỹ). Một tổ hợp chiến đấu gồm 4 xe (xe radar tầm xa, xe radar phóng, xe bệ phóng và xe chỉ huy) cũng phức tạp hơn tổ hợp 3 xe của hệ thống Patriot.
Trong khi Patriot chỉ bảo vệ được 1 hướng, S-400 bảo vệ mọi hướng tấn công. Và S-400 thậm chí còn rẻ hơn Patriot. Đó là lý do rất nhiều nước muốn mua S-400 của Nga. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua. Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn đặt hợp đồng mua máy bay tàng hình F-35 của Mỹ trên bàn cân để rồi chọn S-400 của Nga.
ADVERTISEMENT
1630118075566.png

"Chúng tôi không đảo ngược quyết định vì lệnh trừng phạt. Chúng tôi không chọn quan hệ với Nga để thay thế cho quan hệ NATO hay quan hệ với châu Âu", ông Mevlut Cavusoglu, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết về quyết định mua S-400 Nga và những biện pháp trừng phạt từ phương Tây mà Ankara phải đối mặt.
Bên cạnh Thổ Nhĩ Kỳ, hiện S-400 đang thuộc biên chế quân đội của Nga, Trung Quốc. Trong tương lai gần, Belarus, Saudi Arabia và Ấn Độ cũng sẽ sở hữu S-400.
Những quốc gia quan tâm tới S-400 hiện rất nhiều, bao gồm Iran, Iraq, Ai Cập, Qatar... Một số nước trên đây đã bị Mỹ cảnh báo sẽ áp đặt trừng phạt nếu mua S-400, thậm chí cả Mỹ cũng đang cân nhắc việc mua S-400 của Nga.
Vừa là một nhà xuất khẩu vũ khí uy tín, Nga còn vừa có những chiến lược bán hàng mà khách hàng khó có thể từ chối. Trước đó, Nga đã bán một hệ thống phòng thủ tên lửa "không thể xuyên phá".
ADVERTISEMENT
1630118092634.png


Tới năm 2021, tiếp tục phát đi lời quảng cáo là đang sở hữu một loại tên lửa liên lục địa "bất khả chiến bại", chọc thủng mọi thệ thống phòng ngự, tên là Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik. Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng sắp phải nâng cấp những hệ thống S-400 của mình.
Giới quan sát tại Nga cho rằng, nếu nhìn vào các số liệu thương mại và đầu tư, có thể thấy Nga dường như không phải là một bên tham gia quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng nếu nhìn vào lĩnh vực an ninh sẽ thấy Nga đang ngang tầm với Mỹ và Trung Quốc, thậm chí có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực bất cứ lúc nào.
Ví dụ như ở Đông Nam Á, Nga không cần phải có kim ngạch thương mại 500 tỷ USD để sở hữu một con át chủ bài có vai trò quyết định, chỉ cần cung cấp cho ai đó những vũ khí tiên tiến nhất của Nga là đủ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga bị cáo buộc làm 'mù' hai vệ tinh của châu Âu
(Bí mật quân sự) - Mỹ cho rằng Nga đã sử dụng vũ khí laser hoặc một hệ thống tác chiến điện tử đặc biệt để gây tác động lên vệ tinh của châu Âu.

Hệ thống cảnh báo khẩn cấp của Mỹ EAS đã đưa tin về thời điểm ngừng hoạt động của hai vệ tinh châu Âu khi bay qua miền Nam Liên bang Nga và Ukraine.
Đương nhiên các "đối tác phương Tây" ngay lập tức đổ lỗi cho Nga về những gì đã xảy ra.
Theo thông tin có được, hai vệ tinh viễn thám "hòa bình" của châu Âu đang theo dõi bề mặt trái đất với mục đích khoa học, tuy nhiên chúng đã bất ngờ "bị mù". Kết quả là dữ liệu do chúng truyền về trung tâm điều khiển trở nên sai lệch đến mức không thể nhìn ra bất cứ một thứ gì đó trong ảnh.

Những câu hỏi đã được đặt ra gần như ngay lập tức, tuy nhiên tại sao sự cố xảy ra với các vệ tinh dân sự thuần túy lại gây báo động cho Quân đội Mỹ đến vậy?
ADVERTISEMENT

1630118174891.png
1630118218869.png
Vệ tinh viễn thám của châu Âu đã bị vô hiệu hóa khi bay qua khu vực lãnh thổ Nga
Theo thông báo, EAS là một tổ hợp chịu trách nhiệm thông báo nhanh chóng cho các nhân vật chỉ huy cấp cao của Lầu Năm Góc về những thảm họa thiên nhiên, các cuộc tấn công khủng bố và nguy cơ bắt đầu chiến tranh. Ngoài ra nó còn nằm trong hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân toàn cầu của Mỹ.

Dựa trên những đặc điểm này, có thể cho rằng Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang hợp tác với Quân đội Mỹ và những vệ tinh được giới thiệu là "hòa bình" của họ vẫn tiến hành thu thập thông tin tình báo cho Lầu Năm Góc.

Hơn nữa số lượng những vệ tinh "dân sự" như vậy trên quỹ đạo đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Báo chí Nga cho rằng về những cáo buộc chống lại nước này, hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy Moskva tham gia vào việc làm mù vệ tinh thuộc sở hữu của cả châu Âu hay Mỹ.
Tuy nhiên Moskva khẳng định về mặt kỹ thuật, họ có cơ hội để làm như vậy, ví dụ với sự trợ giúp của tổ hợp vũ khí laser Peresvet.
ADVERTISEMENT

Ngoài ra, có thể vụ việc là kết quả của cuộc thử nghiệm thực chiến đối với hệ thống tác chiến điện tử di động công suất lớn Tirada-2S, chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2019, được thiết kế để vô hiệu hóa các thiết bị điện tử trên vệ tinh hoạt động ngoài không gian.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu ngầm tàng hình Type 212A: Cánh tay nối dài của Đức
(Vũ khí) - Tàu ngầm tàng hình Type 212A là trợ thủ đắc lực cho Hải quân Đức khi họ mở rộng phạm vi hoạt động các vùng biển xa.

Kinh nghiệm với tàu ngầm của Đức trong quá khứ
Hiện nay Hải quân Đức đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình đến các vùng biển Bắc Âu, Bắc Đại Tây Dương và Biển Địa Trung Hải.
Sáu chiếc tầu ngầm tàng hình Type-212A có vai trò hết sức quan trọng - cho phép Đức hoạt động ở các khu vực ven biển cũng như ngoài khơi xa.
Đức không phải là quốc gia đầu tiên sử dụng tàu ngầm, nhưng vào năm 1905, họ đã tiếp bước xu hướng của Hải quân Hoàng gia Anh, tập trung áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực đóng tàu ngầm lúc bấy giờ, bằng cách chế tạo U-1 (Unterseeboot 1).
Con tàu dài 139 feet (tương đương 42,36m) chạy nổi bằng động cơ dầu hạng nặng và bằng động cơ điện khi chìm dưới nước; và mặc dù còn sơ khai theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng đã được chứng minh là một bước đệm để Kriegsmarine (Hải quân Đức Quốc Xã) tập trung vào một loại hình chiến tranh mới.
ADVERTISEMENT

Trong Chiến tranh thế giới, tác chiến tàu ngầm được chứng minh là một thành phần quan trọng trong chiến lược thất bại của Đức nhằm đánh bại quân Đồng minh và các tầu ngầm U-Boats là một phần để Hải quân Đức nỗ lực một lần nữa trong Thế chiến thứ hai.
Bị cấm có tàu ngầm, Bundesmarine (Hải quân Liên bang, tên gọi cũ của Hải quân Đức) sau Thế chiến thứ hai cho đến năm 1960, Tây Đức tụt hậu trong việc phát triển tàu ngầm.
Bắt đầu với các tàu ngầm Type 201, Đức đã tập trung nâng cấp các tàu ngầm thuộc dòng này, cho đến thế kỷ XXI.
Thế hệ tàu ngầm hiện tại của Đức thuộc Type-212A (hay còn gọi là U-212A), nổi tiếng là một tàu ngầm tiên tiến và đáng tin cậy.
Được phát triển bởi Howaldtswerke-Deutsche Werft AG (HDW) cho hải quân Đức và Ý (cho Ý là Torado-class), Type-212A là chiếc đầu tiên sử dụng Pin nhiên liệu AIP (Air Independent Power, trong “Hệ thống động lực không dùng không khí”).

1630120482868.png
Đức được coi là một cường quốc trong lĩnh vực tàu ngầm thông thường
Những ưu điểm của tàu ngầm tàng hình Type-212A
Type-212A có tầm hoạt động rộng, độ sâu lặn và tốc độ di chuyển lớn hơn các tàu ngầm đời trước, đồng thời được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và khả năng trinh sát cải tiến.
Chiếc đầu tiên của lớp cải tiến, U-32 có chiều dài khoảng 183 feet (55,77m) với chiều ngang thân tầu chỗ rộng nhất là 22 feet (6,7m). Mớn nước là 19 feet (5,79m).
Các tàu ngầm có thể hoạt động ở tốc độ cao bằng năng lượng diesel nhưng chuyển sang hệ thống AIP để chạy yên lặng ở tốc độ chậm. Nó cũng có thể chìm trong nước tới ba tuần với mức thoát nhiệt ít - điều khiến Type-212A hầu như không thể bị phát hiện. Hải quân Đức đã tự hào rằng nó là tàu ngầm hoạt động êm nhất hiện nay.
ADVERTISEMENT

Các tàu ngầm này cũng được trang bị hệ thống điều khiển vũ khí và chỉ huy tích hợp có giao diện với các hệ thống cảm biến, vũ khí và định vị.
Đáng chú ý là tàu Type-212A chỉ có năm sĩ quan và hai mươi hai thủy thủ điều khiển. Tàu ngầm có hai tầng, giúp cung cấp thêm không gian ngủ và sinh hoạt nên các thủy thủ không còn phải “dùng chung giường ngủ”.
Khu vực chứa ngư lôi của con tàu thậm chí còn đủ rộng rãi đến mức không cần phải chia nhỏ bên trong để nạp lại vũ khí.
Để tăng cường các nỗ lực hiện đại hóa, cả 6 tàu ngầm Type-212A đang hoạt động cũng đã được trang bị khả năng tấn công đất liền.
Ngư lôi vẫn là vũ khí chính và Type-212A có sáu ống phóng ngư lôi 533 mm. Các ống được đặt thành hai hàng gồm ba, bốn ống hướng hơi sang trái và hai ống hướng sang phải.
Ngoài ra, các tàu ngầm này có thể được sử dụng để triển khai các lực lượng hoạt động đặc biệt của Đức thông qua các ống phóng ngư lôi.
Mặc dù Hải quân Đức chỉ có sáu chiếc tàu ngầm Type-212A đang hoạt động, nhưng đây là một con tàu khá mạnh mẽ và có độ ồn cực thấp, có thể giúp nó có khả năng hoạt động trong môi trường nước nông ven bờ, nước sâu ngoài khơi xa và các đại dương xa xôi trên thế giới.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ nể T-14 Armata ở điểm nào?
(Vũ khí) - Dù với giá thành 'rất rẻ' nhưng người Nga đã tạo ra cỗ tăng T-14 Armata với công nghệ và sức mạnh hàng đàu thế giới.

Nhận định được chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos đưa ra khi so sánh về tính hiệu quả trong việc phats triển tăng Armata của Nga với K2 Black Panther của Hàn Quốc, Altay của Thổ Nhĩ Kỳ, Abrams của Mỹ...
Hiện nay chi phí cho mỗi chiếc Armata vào khoảng 3,7 triệu USD nhưng chúng thừa sức đánh bại các xe tăng thế hệ thứ tư như K2 Black Panther 8,5 triệu USD, xe tăng Altay trị giá 10 triệu USD, Abrams trên 7 triệu USD...
1630120681226.png
Tăng Armata.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, với sự hiệu quả của chương trình, Nga đã quyết tâm biến T-14 Armata thành dòng tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga trong tương lai. Để cho thấy sự hiệu quả của Nga với chương trình Armata, chuyên gia Mỹ đã so sánh với Abrams có giá thành đắt đỏ gấp đôi.
Ưu điểm chính của xe tăng Armata trước các đối thủ cạnh tranh đó chính là xe tăng chiến đấu đa năng, chiến thuật phù hợp cho các hoạt động đặc biệt, chiến đấu chống lại xe tăng địch, phát hiện và loại bỏ tên lửa của kẻ thù. Nó cũng có thể được sử dụng tốt trong việc tiêu diệt cả mục tiêu mặt đất và trên không.
Trong khi đó Abrams được tạo ra để thực hiện nhiệm vụ nhất định - phá hủy các đội xe tăng của Liên Xô. Theo các chuyên gia, nhiệm vụ này khá khiêm tốn, vì chức năng này có thể do tên lửa chống tăng đảm nhiệm.
ADVERTISEMENT

Tính năng đặc biệt của Armata là sự hợp nhất của hỏa lực, khả năng kiểm soát và bảo vệ. Theo ông, tính đa năng của xe tăng của Nga được đánh giá cao ở phương Tây. Sự khác biệt giữa Armata và Abrams xảy ra ngay cả với động cơ.
Với cùng công suất động cơ trong 1500 mã lực, trọng lượng xe tăng của Nga là 48 tấn, xe tăng Mỹ là 63 tấn, cho phép T-14 đạt tốc độ tối đa 75 km/h và bán kính tiêu diệt mục tiêu đạt 500 km, trong khi phiên bản M1 Abrams chỉ có thể tăng tốc lên tới 67 km/h và bán kính tiêu diệt mục tiêu đạt 460 km.
Ngoài ra, có một điểm quan trọng cơ bản, hiện nay xe tăng Armata là chiếc xe tăng duy nhất trên thế giới có tháp pháo không người lái.
Xe tăng Abrams có lớp giáp bảo vệ năng động, là lớp vỏ bổ sung được treo trên thân xe tăng, chứa đầy chất nổ để phòng thủ chủ động, có tác dụng làm nổ hoặc hỏng một phần đạn của quân địch.

Armata cũng được trang bị lớp giáp bảo vệ năng động hiệu quả hơn nhiều so với xe tăng Mỹ. Các vật liệu composite mới nhất và thép đặc biệt trong 95% trường hợp có khả năng phá hủy bất kỳ loại đạn nào.
Phiên bản M1 Abrams cũng được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Softkill, mục đích của nó là tạo ra nhiễu tác động vào các hệ thống tên lửa chống tăng bán tự động. Tuy nhiên hệ thống Softkill không thể so sánh với hệ thống bảo vệ chủ động Afganit, được cài đặt trên T-14.
Afganit sử dụng hai hệ thống bảo vệ để phát hiện các mục tiêu gây ra mối đe dọa cho sự an toàn của xe tăng – hệ thống định vị quang học và radar. Các radar Armata với 4 ăng ten mảng pha, có thể nhận ra mối đe dọa đối với xe tăng và thậm chí với các mục tiêu trên không bay ở tốc độ siêu thanh cách xa tới 100 km.
ADVERTISEMENT

Việc đánh chặn các đầu đạn nhanh được thực hiện trong bán kính từ 15 m đến 20 m bởi lựu đạn, đầu đạn bình thường bị phá hủy bởi một loạt súng máy cỡ nòng lớn.
Vị chuyên gia này lưu ý rằng, Armata có khả năng bắn trúng mục tiêu bằng tên lửa chống tăng ở khoảng cách lên tới 12 km, trong khi Abrams bắn gần hơn rất nhiều - 4 km.
Hơn nữa, không giống như xe tăng Mỹ, tên lửa có điều khiển T-14 có thể được sử dụng không chỉ chống lại các mục tiêu mặt đất, mà cả máy bay và UAV.
Ngay cả trong một trận đấu xe tăng, Armata sẽ mạnh hơn Abrams, từ khoảng cách an toàn, nó có thể bắn trúng bất kỳ xe tăng nào trong khi đó xe tăng Mỹ sẽ buộc phải có điều kiện.
T-14 Armata có lợi thế về tốc độ bắn, vì các loại xe tăng Mỹ không có súng tự động nạp đạn - chức năng này được thực hiện bởi một thành viên phi hành đoàn đặc biệt.
"Với mức giá khá rẻ nhưng lại sở hữu nền tảng công nghệ và sức mạnh đỉnh cao, Armata là ví dụ điển hình cho tính hiệu quả của Nga khi phát triển những vũ khí mới so với phương Tây", chuyên gia Mỹ viết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Moscow qua mặt Mỹ bằng 'hàng chục hệ thống SAM tại Syria'
(Bí mật quân sự) - Quân đội Nga đã triển khai hàng chục hệ thống tên lửa phòng không (SAM) đầy bất thường tại Syria và đã đánh lừa được máy bay trinh sát Mỹ.

Quân đội Mỹ cảm thấy rất tức giận sau khi phát hiện ra rằng họ đã bị Lực lượng vũ trang Nga đánh lừa bằng cách triển khai hàng chục hệ thống phòng không bất thường ở Syria.
Không quân Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái bay thấp nhằm phát hiện ra vị trí của các hệ thống tên lửa phòng không Nga, họ bất ngờ khi phát hiện ra có tới vài chục tổ hợp như vậy, cao hơn nhiều so với những gì được công bố.
ADVERTISEMENT

Sau đó khi phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia quân sự Mỹ biết rằng ngoài những hệ thống tên lửa phòng không thông thường, được thiết kế để bảo vệ cả các cơ sở quân sự của Nga và vị trí của Quân đội chính phủ Syria, hàng chục hình nộm cũng được triển khai trên khắp lãnh thổ Cộng hòa Ả Rập, hầu như không thể phân biệt được với các hệ thống phòng không thực sự.
“… Sau đó, người Mỹ bắt đầu nhận được thông tin trái ngược với những gì do máy bay không người lái thu thập về. Quân đội Mỹ đã rất tức giận khi biết rằng Nga dễ dàng qua mặt phương tiện do thám của họ ở Trung Đông", trang Sohu của Trung Quốc đưa tin.

1630120767327.png
Những hệ thống tên lửa phòng không bằng mô hình bơm hơi của Nga đã đánh lừa máy bay trinh sát Mỹ
Trước đó, thực tế có thông tin cho biết Quân đội Nga đã chuyển giao cho Syria các hệ thống phòng không giả bằng mô hình bơm hơi, vốn không thể phân biệt được với hệ thống thật khi máy bay trinh sát hoạt động từ độ cao 150 - 200 m.
ADVERTISEMENT

Tuy nhiên như các chuyên gia lưu ý, Quân đội Nga bất cứ lúc nào cũng có thể thay thế các mô hình giả bằng những hệ thống phòng không thực sự, và điều này có thể trở thành mối phiền toái rất lớn đối với Hoa Kỳ cũng như Israel, ngay cả khi toàn bộ số mô hình giả đó có thể được xác định và đã lộ diện như trong lần trinh sát vừa qua.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Căn cứ quân sự Mỹ "đang tan rã" trên khắp toàn cầu
(Lực lượng vũ trang) - Chuyên gia chiến lược quốc phòng Mackenzie Eaglen trong một bài viết trên trang 19FortyFive đã cảnh báo về tình trạng báo động của các căn cứ quân sự Mỹ.

  • 1630121517281.png
Vị chuyên gia đến từ Mỹ nhấn mạnh rằng các căn cứ quân sự được thiết kế để tạo ra sức mạnh chiến đấu của đất nước đang dần tan rã: “Sự xuống cấp của các cơ sở quân sự dẫn đến việc trì hoãn bảo trì và giảm khả năng sẵn sàng hoạt động của tàu chiến, máy bay và các phương tiện hỗ trợ trong quân đội”.
Bà Eaglen nhớ lại rằng Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu chống lại một nỗ lực nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ, nhưng các vấn đề do thiếu kinh phí sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Tác giả bài báo nhấn mạnh: "Các căn cứ không quân của Mỹ đã lâu không được sửa chữa và sự tụt hậu này ước tính gây thiệt hại lên tới vài chục tỷ USD". Theo nhà phân tích quân sự, hệ thống căn cứ nói trên là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động tác chiến đường không.
Về vấn đề này, bà Eaglen trích lời một vị tướng Không quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người từng lưu ý rằng chiếc ghế "hai chân" của người và máy bay sẽ lật úp nếu không có "chân thứ ba", ngụ ý về một căn cứ không quân và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
ADVERTISEMENT

1630121510210.png
Các căn cứ quân sự Mỹ đang xuống cấp nghiêm trọng vì thiếu kinh phí duy trì
Theo bà Eaglen, trong 30 năm tới, chi phí phục vụ và bảo dưỡng cho các căn cứ không quân vốn đã rất lớn sẽ tăng gấp ba lần. Điều này gây nguy hiểm cho sự sẵn sàng chiến đấu và hiệu quả của cơ sở hạ tầng.
"Hải quân Mỹ không cảm thấy tốt hơn về sự chậm trễ trong việc bảo trì và sửa chữa các nhà máy đóng tàu", tác giả nhấn mạnh, "Nhiều cơ sở hải quân đã xuống cấp đáng kể do sự sụt giảm đầu tư trong thập kỷ qua. Những bến tàu khô để sửa chữa trung bình đã hơn 100 năm tuổi và bị bỏ qua quá lâu".
Không chỉ các bến tàu quá cũ mà còn có quá ít. Sự thiếu hụt này đang gây ra chậm trễ trong bảo trì và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ Hải quân Hoa Kỳ.

Bà Eaglen trích dẫn tình hình hoạt động tại Căn cứ Không quân Hải quân Oceana ở Virginia là ví dụ rõ nhất. Do sự cố xảy ra, các thủy thủ buộc phải sử dụng tàu kéo để đóng mở cửa nhà chứa máy bay khổng lồ, khiến một trong những chiến đấu cơ F/A-18 bị thiệt hại đáng kể.
Ngoài ra một ủy ban đặc biệt đã kiểm tra căn cứ không quân, họ phát hiện ra rằng hệ thống chữa cháy không hoạt động. Ngoài ra chỉ có 2 trong số 8 hangar là thích hợp để bảo trì máy bay.
ADVERTISEMENT
1630121524881.png

Chuyên gia Mackenzie Eaglen nói: “Cơ sở hạ tầng quân sự đã bị bỏ quên trong nhiều thập kỷ. Ngày nay chúng ta cần 135 tỷ USD, số tiền này được tích lũy do thâm hụt đầu tư dài hạn".
Vị chuyên gia chiến lược quốc phòng cảnh báo tình trạng “suy dinh dưỡng mãn tính” như vậy sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng là giữ cho những hệ thống vũ khí tối tân nhất luôn sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên chỉ có một trong số các ụ tàu của Hải quân Hoa Kỳ đủ lớn để chứa tàu sân bay lớp Ford. Tệ hơn nữa, khoảng 50 tàu sẽ phải "nằm cảng" trong vài năm tới, chủ yếu là do hạm đội không thể duy trì chúng trong tình trạng kỹ thuật tốt.
“Trang thiết bị yếu kém, cách bố trí không hợp lý của các cơ sở cũ, thiếu những thiết bị cần thiết đang làm trì hoãn việc bảo trì. Điều này làm giảm hiệu quả chiến đấu của tàu chiến và máy bay Mỹ”, chuyên gia Mackenzie Eaglen kết luận.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Đức đưa công nghệ vũ khí Israel vươn ra thế giới
(Vũ khí) - Israel-một trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới - đã chú trọng tăng vị thế của mình thông qua hợp tác với cường quốc NATO là Đức.

Hợp tác quân sự-kỹ thuật (gọi tắt là MTC) của Israel với các đối tác nước ngoài được xác định bởi đường lối quân sự-chính trị mà lãnh đạo đất nước này theo đuổi, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường ảnh hưởng của Tel Aviv trong khu vực và trên toàn thế giới.
Là thành phần hỗ trợ quan trọng nhất cho tổ hợp công nghiệp-quân sự quốc gia (MIC), nó góp phần vào sự thống trị về quân sự và kỹ thuật đối với các quốc gia Ả Rập trong khu vực. Tổ hợp MIC hiện đại của đất nước, với cơ sở nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, có tác động đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế Israel.
Xét về doanh số bán các sản phẩm quân sự và lưỡng dụng, Israel đứng thứ bảy trên thế giới sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc và Vương quốc Anh. Trong 5 năm qua, nó đã chiếm khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu.
Khối lượng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự chính của nhà nước Do Thái thuộc về các nước Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Trong năm 2014-2018, thị phần của khu vực này trong tổng xuất khẩu của Israel là khoảng 61%, với một phần đáng kể là sang các nước SNG (khoảng 18%) và châu Âu (9%).
Lãnh đạo nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc củng cố vị thế của mình trên thị trường vũ khí của các quốc gia châu Âu, cũng như tìm kiếm những người tiêu dùng mới cho các sản phẩm quân sự và lưỡng dụng, cả sản xuất riêng và sản xuất chung. Một trong những đối tác châu Âu chính của Israel trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật là Đức.
Hợp tác giữa các công ty công nghiệp-quân sự của Israel và Đức bao quát nhiều vấn đề và bao gồm cả việc sản xuất mới và hiện đại hóa các mẫu thiết bị quân sự hiện có. Cần lưu ý rằng trong khuôn khổ hợp tác, các mẫu sản phẩm quân sự và lưỡng dụng cũng được sản xuất, nhằm xuất khẩu sang các nước thứ ba.
Đáng chú ý là Đức thường xuyên phân bổ trợ cấp cho phía Israel để mua thiết bị quân sự do Đức sản xuất, góp phần tăng cường quan hệ quân sự-kỹ thuật song phương. Việc Berlin cung cấp các nguồn tài chính cho Tel Aviv được thực hiện trong khuôn khổ khái niệm “trách nhiệm đặc biệt của Đức đối với an ninh của quốc gia Do Thái”.
ADVERTISEMENT


1630121645518.png
Tàu hộ tống lớp Saar-6 của Israel là phiên bản hiện đại hóa của dự án Meko A100
Đức giúp Israel trong lĩnh vực hải quân

Hiện tại, hai chính phủ đang thực hiện một thỏa thuận về việc đóng 4 tàu hộ tống Saar-6 với vũ khí tên lửa dẫn đường cho nhu cầu của Hải quân Israel. Chúng là phiên bản được hiện đại hóa của tàu Đức thuộc dự án “Meko A100”.
Việc đặt và phần lớn công việc thân tàu được thực hiện bởi Tập đoàn đóng tàu của Đức Thyssen-Krupp Marine Systems tại Nhà máy đóng tàu của Hải quân Đức ở Kiel. Tổng chi phí của hợp đồng là khoảng 480 triệu dollars, trong đó 130 triệu được phân bổ bởi các cơ quan chức năng của Đức.
Hiện chiếc tàu hộ tống đầu tiên mang tên “Magen” đã hiện diện tại Israel và chuyển giao sau đó cho Tel Aviv dự kiến vào nửa đầu năm 2020, sau khi kết thúc một loạt các thử nghiệm trên biển.
1630121758133.png

Công việc lắp đặt vũ khí và các hệ thống hỗ trợ cơ bản được MIC Israel lên kế hoạch thực hiện tại chỗ. Con tàu dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Hải quân không sớm hơn năm 2021, việc chuyển giao chiếc thứ hai và thứ ba (lần lượt là “Oz” và “Atsmaut”) được lên kế hoạch vào năm 2020, chiếc cuối cùng của loạt (“Nitshon”), vào cuối năm 2021.
Hiện nay, cơ sở của lực lượng tàu ngầm của Hải quân Israel là 5 tàu ngầm diesel-điện, được đóng tại nhà máy đóng tàu của Đức ở Kiel (hợp đồng từ năm 2005 trị giá 8 tỷ USD). Đồng thời, ba chiếc đầu tiên trong số đó là Dolphin (chiếc đầu tiên), “Leviathan” và “Tekuma” - được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm thuộc Dự án 209 Type 209) của Đức, thuộc lớp Dolphin.
Hai chiếc tiếp theo là “Tanin” và “Rakhav” (lớp “Dolphin” nâng cấp) - được đóng trên cơ sở Type 212 với những thay đổi đáng kể phù hợp với yêu cầu của khách hàng Israel.

Việc nhận chiếc thứ sáu (tên được cho là “Dakar”), chiếc cuối cùng theo hợp đồng, được lên kế hoạch vào đầu năm 2020 và Hải quân Israel dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2021.

1630121661415.png
Đức đã thuê nhiều hệ thống UAV trinh sát "Heron" của Israel
Hệ thống đẩy của tàu ngầm diesel-điện nâng cấp, ngoài ba máy phát điện diesel và một động cơ đẩy chạy điện, được trang bị hai máy phát điện hóa với công suất mỗi máy là 120 kw. Điều này góp phần vào việc cải thiện các chỉ số tàng hình (do giảm số lần nổi bắt buộc) và để phù hợp với việc tự động dẫn đường.

Israel hỗ trợ Đức trong lĩnh vực không quân
Công ty Elbit Systems của Israel cùng với công ty Dil Defense của Đức đang thực hiện dự án trang bị cho máy bay vận tải quân sự của Bundeswehr hệ thống bảo vệ chống lại tên lửa đất đối không được trang bị đầu phóng hồng ngoại.
Giới truyền thông cho rằng, 12 tổ hợp “Jay Music” đầu tiên trị giá 73 triệu USD sẽ được lắp đặt trên 4 máy bay vận tải A.400M (3 tổ hợp trên mỗi máy bay).
Những khó khăn trong việc triển khai chương trình chế tạo máy bay không người lái (UAV) “Eurohawk” cho Lực lượng Không quân các nước châu Âu, cũng như nhu cầu tổ chức hỗ trợ tình báo cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc gia ở Afghanistan, đã buộc chính phủ Đức năm 2010 cho thuê 4 UAV trinh sát "Heron" của Israel.
ADVERTISEMENT
1630121723036.png


Vào tháng 2 cùng năm, đơn vị đầu tiên của Lực lượng Vũ trang Đức bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ trong biên chế của Lực lượng An ninh Quốc tế tại IRA (Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan) và đến tháng 9 cùng năm, những người lính của Bundeswehr đã vận hành ba máy bay không người lái và hai trạm kiểm soát mặt đất.
Dựa trên kinh nghiệm tích cực của việc sử dụng các máy bay này ở Afghanistan, Bộ tư lệnh Lực lượng vũ trang Đức đã quyết định triển khai UAV Heron-1 ở Mali.
Vào tháng 7 năm 2015, Cơ quan Liên bang về Mua sắm Vũ khí, Công nghệ Thông tin và Hoạt động Quân sự của Đức đã ký hợp đồng cho thuê một hệ thống này để sử dụng trong khuôn khổ Phái bộ đa quốc gia vê ổn định Mali của Liên hợp quốc tại nước này. Sau đó, số lượng đã được tăng lên ba hệ thống.

1630121685281.png
Đức và Israel đã thành lập doanh nghiệp chung “Eurospike” để sản xuất ATGM “Spike”
Vào tháng 2 năm 2019, hợp đồng cho thuê 5 chiếc UAV chiến đấu và 2 UAV huấn luyện đã được gia hạn thêm một năm, số tiền của giao dịch đó đã lên tới khoảng 990 triệu USD, bao gồm cả chi phí đào tạo chuyên môn cho 35 nhân viên điều khiển UIAV.

Cùng lúc đó, căn cứ không quân Tel Nof của Không quân Israel (IAF) bắt đầu đào tạo quân nhân Đức vận hành UAV để bổ sung cho đơn vị máy bay không người lái Red Baron được thành lập trong Không quân Đức. Để huấn luyện thực hành, Đức đã thuê 5 phương tiện trinh sát và tấn công Heron-TP của Phi đội Hàng không 210 của IAF.
Mở rộng sang lĩnh vực tên lửa chống tăng
ADVERTISEMENT
1630121793275.png


Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực sản xuất và hiện đại hóa vũ khí chống tăng dẫn đường (ATGM), một doanh nghiệp chung giữa Israel và Đức mang tên “Eurospike” (trụ sở tại Dusseldorf) đã được thành lập.
70% các đơn đặt hàng thuộc về Lực lượng vũ trang của Đức, phần còn lại của các sản phẩm được cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Latvia, Bulgaria và Ý.
Hiện tại, lực lượng lục quân của Bundeswehr có khoảng 400 bệ phóng ATGM “Spike” với nhiều cải tiến khác nhau và hơn 3.500 tên lửa cho chúng. Ngoài ra, vào năm 2019, Đức đã ký một hợp đồng mới trị giá khoảng 200 triệu USD để sản xuất 250 bệ phóng và 1500 ATGM, theo cấp phép của Israel.
Có thể khẳng định rằng, Israel và Đức đang tích cực phát triển hợp tác quân sự-kỹ thuật song phương, trong khuôn khổ có sự trao đổi về công nghệ hiện đại để sản xuất hệ thống phòng không, cũng như kinh nghiệm sử dụng trong chiến đấu các vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Nhìn chung, độ tin cậy cao, năng lực sản xuất tốt và chi phí tối ưu của các mẫu thiết bị quân sự do Israel sản xuất, cũng như sự mở rộng khả năng thành lập liên doanh sẽ góp phần mở rộng nhu cầu đối với các sản phẩm MIC của Israel trên thị trường quốc tế.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Hôm trước Mỹ khoe F-15 mới mang được 24 tên lửa trên mặt đất (chưa thấy F15 nào mang được 24 tên lửa bay trên trời), hôm nay Nga Ấn khoe Su-30MKI thả 26 quả bom thực tế (bom nặng hơn tên lửa nhá)

1630806560669.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ liệt kê nhược điểm chết người của T-84 Oplot Ukraine


Ankara không thể cứu các tổ hợp phòng không của Ukraine


Fakti: 'Ukraine khó lòng cầm cự trước Nga quá 6 giờ'


TT Ukraine khoe chế tạo máy bay, trực thăng, bị bóc mẽ

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Igla-S bắn cực ấn tượng, nhưng Nga còn đòn đáng sợ hơn

(Vũ khí) - Tại Army Games 2021, hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Igla-S đã có màn tấn công cực ấn tượng.

Màn thể hiện sức mạnh của Igla-S nằm trong phần thi 'Bầu trời quang đãng'. Mục tiêu bị bắn hạ là tên lửa Tu-300D đang di chuyển với tốc độ cực nhanh và ở trần bay 1.500m.
Tổ trọng tài cho biết, kíp trắc thủ của đội Nga đã xuất sắc trong phần thi của mình khi đạn tên lửa Igla-S bay với tốc độ gần Mach 4 diệt gọn mục tiêu mà không mắc phải sai sót nào.
Dù rất mạnh nhưng tại Nga, Igla-S (có từ thời Liên xô) đang dần bị thay thế bằng những tên lửa MANPADS Verba thế hệ mới và tối tân hơn nhiều do Nga phát triển.
1630831897847.png
Binh sĩ Nga phóng tên lửa Igla-S.
Theo giới thiệu của Phó tổng giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Nga, Sergei Goreslavsky, xét về tính năng kỹ-chiến thuật, Verba ưu việt hơn tất cả các hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động (MANPADS) hiện có trong trang bị của quân đội Nga như Igla-1, Igla, Igla-S, cũng như các loại tương đương chúng của nước ngoài như Stinger Block 1 của Mỹ.
Sự khác biệt chính giữa tên lửa Igla và Verba thế hệ mới là nó được trang bị thế hệ đầu tự dẫn hồng ngoại đa quang phổ - GOS (trong khi đó Igla-S chỉ sử dụng đầu dẫn 2 phổ). Tên lửa Verba có thể phân biệt chính xác các mục tiêu ngay cả khi bị tác động bởi hệ thống mồi bẫy nhiệt thụ động.
ADVERTISEMENT

Các tên lửa Verba xác định mục tiêu của mình với đầu dẫn GOS, vì vậy nó có thể phân biệt được mục tiêu ngay cả trong trường hợp đối phương cố tình gây mù đầu dẫn của MANPADS bằng cách sử dụng tia laser.
Bên cạnh đó, đầu dò hồng ngoại mới của Verba có thể tìm được cả mục tiêu có mức bức xạ thấp, như máy bay hay tên lửa hành trình. Thậm chí cả với các máy bay trực thăng đã được gắn thiết bị tản nhiệt từ động cơ.
MANPADS mới của Nga không chỉ có khả năng phát hiện ra nguồn nhiệt từ động cơ máy bay mà còn tìm theo nguồn nhiệt phát ra từ cánh quạt lẫn thân máy bay trong suốt quá trình di chuyển trên không.

Đây chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản của Verba và Igla, nó cho hiệu suất cao hơn nhiều so với các đầu dẫn thế hệ cũ. Ngoài ra phạm vi và độ cao tấn công của Verba cũng được tăng đáng kể.
Verba có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 6,5km, độ cao 4,5km, tốc độ cực đại gần Mach 5, trong khi đó tên lửa Igla tiền nhiệm chỉ đạt độ cao 3,5km và quan trọng hơn nữa là chúng vượt trội hoàn toàn so với tên lửa phòng không di động Stinger của Mỹ chỉ có phạm vi tấn công 4,8km và với độ cao 3,8km.
Đa số các tên lửa MANPADS thế hệ mới đều được tích hợp hệ thống điều khiển tự động (ACS) ở pha cuối, nó đều có thể được sử đụng chỉ cho một tên lửa phòng không hay cả tổ hợp phòng không.
Việc sử dụng ACS không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu từ hệ thống radar mặt đất mà còn có thể tiếp cận với dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm trên không, với chế độ truyền tải và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn tự động cho toàn bộ tổ hợp phòng không.
ADVERTISEMENT

Giới quân sự Nga cho rằng, các tính năng của Verba có tính năng tương tự như các thiết bị cùng loại của Mỹ và Pháp. Những quốc gia nổi tiếng với khả năng hệ thống tự động hóa trong chỉ huy các hoạt động quân sự. Tuy nhiên mẫu tên lửa phòng không vác vai di động Verba của Nga vẫn vượt trội ở hiệu quả chiến đấu.
Chính vì vậy, ông Sergei Goreslavsky tự tin cho rằng, 9K333 Verba hoàn toàn có khả năng bắn hạ chiến đấu cơ tàng hình như F-22 và thậm chí là F-35 của Mỹ nếu những máy bay này lọt vào tầm bắn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga: Taliban thu được vũ khí-khí tài Mỹ trị giá 85tỷ USD
(Vũ khí) - Sau khi Các Lực lượng Vũ trang Mỹ rút khỏi Afghanistan, Taliban đã thu được các trang thiết bị quân sự Mỹ trị giá hàng tỷ USD.

Để bổ sung cho bài “Máy bay 'Cessna' sơn cờ Taliban trên cánh đang lấy độ cao” (DVO, 29/8/2021), xin giới thiệu bài tổng hợp của Tòa soạn báo “Bình luận quân sự” với tiêu đề trên cung cấp thêm một số số liệu đáng quan tâm cũng về chủ đề này, nhưng do một nghị sỹ người Mỹ cung cấp. Bài đăng trên báo này ngày 28/8/2021:
1630833691557.png

Ngày 28/8/2021, Tờ báo Anh The Telegraph dẫn lời nghi sỹ Mỹ Jim Banks cho biết: Sau khi Các Lực lượng Vũ trang Mỹ rút khỏi Afghanistan, Taliban đã thu được các trang thiết bị quân sự Mỹ trị giá hàng tỷ USD. Tổng giá trị số vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự đó ước tính vào khoảng 85 tỷ USD.
Ông Jim Banks cho biết thêm chi tiết: Tổng cộng, tổ chức khủng bố “Taliban” (bị cấm ở Liên bang Nga) đã “tiếp nhận”:
- 600.000 đơn vị (tính) vũ khí bộ binh;
ADVERTISEMENT

- 200 máy bay và máy bay lên thẳng;
- khoảng 75.000 xe ô tô.

Quân “Taliban” cũng thu được nhiều thiết bị nhìn đêm, áo chống đạn và nhiều loại quân trang- quân dụng khác.
Ông Jim Banks tuyên bố: Hiện nay, “Taliban” đang có trong tay nhiều máy bay lên thẳng “Black Hawk” hơn (số máy bay lên thẳng “Black Hawk” đang có trong trang bị) của quân đội 85% quốc gia trên thế giới.
Ông Jim Banks tin chắc rằng những số liệu trên là chính xác vì chính ông trước đây đã từng tham gia vào việc tổ chức cung cấp vũ khí - trang thiết bị kỹ thuật quân sự cho lực lượng Quân chính phủ Afghanistan.
ADVERTISEMENT

Thế nhưng, theo nghị sĩ J. Bank thì hiện nay thậm chí không có một ai trong Nhà Trắng nghĩ đến việc thu hồi lại tài sản của quân đội, hoặc nghĩ về việc trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm về sự mất mát quá lớn này.
Báo chí Anh cũng lưu ý rằng nhưng điều làm Nghị sỹ Jim Banks phẫn nộ hơn cả chính là các bản danh sách những người dân địa phương từng cộng tác với người Mỹ đã rơi vào tay quân “Taliban”. Một trong những đại diện chính thức của Lầu Năm Góc thậm chí còn gọi những bản danh sách đó là các bản danh sách "(những người bị) xử bắn".
Theo tờ báo Mỹ Politico của Mỹ, trong những bản danh sách đó có đầy đủ thông tin cá nhân của những công dân Afghanistan từng cộng tác với Mỹ, thậm chí cả các dữ liệu sinh trắc học của họ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Container lột tấm áo tàng hình của F-22 và F35
(Bí mật quân sự) - Máy bay chiến đấu tàng hình của kẻ thù sẽ không tránh khỏi tầm mắt radar mới "Container" của Nga ngay cả ở phía sau đường chân trời.

1630833888476.png
Ảnh: Website Bộ Quốc phòng Liên bang Nga

Khi tiếp cận với thiết bị radar của Nga, máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ được chế tạo bằng công nghệ tàng hình sẽ mất đi lợi thế chính - chúng không còn khả năng “tàng hình” được nữa.
Có nghĩa là, trên màn hình radar, có thể nhìn thấy chúng rõ ràng như máy bay của thế hệ thứ ba, thứ tư, thậm chí còn rõ như nhìn thấy máy bay tiếp dầu cỡ lớn hoặc AWACS.
Tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế "Army-2021", Tổng giám đốc Tổ hợp "Hệ thống RTI" Yury Anoshko đã nói về những đặc điểm hoạt động của trạm radar vượt đường chân trời "Container", theo nghĩa đen, nó sẽ loại bỏ "áo tàng hình" trên các máy bay chiến đấu F-22 và F-35, cũng như máy bay ném bom B- 2.
Ông Anoshko cũng nói về nguyên tắc sử dụng radar vượt đường chân trời "Container" chống lại các máy bay có diện tích tán xạ hiệu quả nhỏ, tức là rất khó phân biệt đối với các radar có thiết kế truyền thống.
Vị trí của các máy bay chiến đấu này được xác định từ các nguồn mở. "Container" phát hiện ra chúng ngay từ thời điểm cất cánh khỏi các căn cứ không quân. Và sau đó tiếp tục theo dõi chuyển động của chúng.
Trong trường hợp máy bay tiếp cận nguy hiểm đến không phận Nga thì dữ liệu về những kẻ xâm nhập tiềm năng, về đường bay và tốc độ bay của chúng, sẽ được truyền tới trung tâm chỉ huy tác chiến của lực lượng phòng không.
Và khi các máy bay chiến đấu tàng hình xâm nhập vào vùng thuộc trách nhiệm của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa thì việc theo dõi sẽ được chuyển sang cho hệ thống radar của tổ hợp phòng không S-400, và nay mai sẽ là S-500 “Prometheus”.
ADVERTISEMENT

Còn một ưu điểm nữa của "Container" so với các radar đường chân trời thông thường là sóng vô tuyến quét của nó dường như trượt dọc theo bề mặt trái đất, có thể nhìn xa hơn đường chân trời vô tuyến.
Radar phát hiện vượt đường chân trời 29B6 "Container" nhận nhiệm vụ chiến đấu từ cuối năm 2019. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên tác dụng của phản xạ sóng vô tuyến tầm ngắn (từ 10 m đến 100 m) từ tầng điện ly.
Sóng phản xạ được truyền xuống mặt đất. Trên quãng đường này, sau khi được phản xạ từ máy bay, nó sẽ quay trở lại. Và lại phản xạ ngược lại từ tầng điện ly, đập vào ăng-ten thu sóng của radar, mang theo thông tin về những chiếc máy bay đang tiến đến ở cự ly cách xa hàng trăm km.
Các đặc điểm của "Container" rất ấn tượng. Nó có khả năng phát hiện bất kỳ vật thể nào trên không, kể cả những vật thể được chế tạo bằng công nghệ tàng hình, ở khoảng cách lên tới 3 nghìn km. Trong trường hợp này, trường nhìn là 240 độ.
Khả năng "nhìn thấy" các máy bay chiến đấu F-22 và F-35 và máy bay ném bom B-2 là rất rõ do sử dụng bước sóng để xác định vị trí. Thực tế là việc giảm khả năng quan sát của máy bay đối với radar sẽ hoạt động hiệu quả nếu radar sử dụng sóng milimet hoặc centimet.
Trên thực tế, hầu như tất cả các radar trên máy bay đều hoạt động trên bước sóng centimet. Ở bước sóng decimet, hiệu quả của công nghệ tàng hình sẽ giảm xuống. Và các radar hoàn toàn có thể nhìn rõ "máy bay tàng hình" với bước sóng mét.

Trong "Container" sử dụng sóng decameter, cho nên không có bất kỳ tính chất kỳ diệu nào của công nghệ tàng hình liên quan đến nó.
Radar vượt đường chân trời được mô tả và dự đoán từ năm 1947 bởi kỹ sư vô tuyến Nikolai Ivanovich Kabanov, lúc đó ông đang làm việc tại một trong những viện nghiên cứu quân sự. Khám phá này được đặt theo tên của nhà khoa học.
Tuy nhiên, việc triển khai hiệu ứng Kabanov trên thực tế chỉ bắt đầu từ những năm 1960. Viện Nghiên cứu về Truyền thông Vô tuyến Tầm xa tiếp tục nghiên cứu công trình này cho đến cuối những năm 70, sau đó họ bắt đầu xây dựng hai trạm – một ở Viễn Đông gần thành phố Komsomolsk-on-Amur và một trạm gần Chernobyl Ukraine.
Người ta không kịp khai thác bất kỳ lợi ích thiết thực nào từ trạm radar "Duga" ở Chernobyl. Nó gây khó chịu cho cư dân Bắc Âu khá nhiều vì khi ăng-ten phát sóng được bật lên đã gây nhiễu sóng ngắn vô tuyến, gợi nhớ đến tiếng mỏ của chim gõ kiến mổ vào thân cây. Vì vậy mà "Duga" được đặt biệt danh là "Chim gõ kiến Nga".
Sau vụ tai nạn Chernobyl, các hoạt động của trạm radar bị giảm sút, và vào năm 1991 thì trạm radar này đã bị đóng cửa.
Còn trạm radar Viễn Đông, được đặt tên là "Volna", đã may mắn hơn nhiều. Trạm đã trải qua quá trình hiện đại hóa và tiếp tục làm việc cho đến ngày nay và chủ yếu phục vụ cho Hải quân Nga.
ADVERTISEMENT

Trạm “Volna” được thiết kế phức tạp hơn "Duga". Ngoài hiệu ứng Kabanov, trạm này còn sử dụng cái gọi là sóng bề mặt, nói một cách dễ hiểu hơn, là nó trượt trên mặt nước.
Phương pháp sóng bề mặt không chỉ phát hiện được máy bay, mà còn phát hiện cả tàu thuyền. Tất nhiên, trong trường hợp này, phạm vi xác định vị trí sẽ ngắn hơn nhiều – chỉ khoảng... 500 km.
Radar "Container" bao gồm hai phần - một ăng ten phát và một ăng ten thu, đặt cách nhau 300 km. Ăng ten thu chiếm một không gian có hình chữ nhật với các cạnh là 1300 m và 200 m. Trên đó có 144 cột ăng ten cao 35 m. Ăng ten được đặt ở làng Kovylkino thuộc vùng Mordovian.
Ăng ten phát sóng được lắp đặt gần thành phố Gorodets thuộc vùng Nizhny Novgorod. Dải tần hoạt động của máy phát tạo thành sóng vô tuyến quét là từ 3 MHz đến 30 MHz.
"Container" là một trạm radar đặc biệt. Trong các cuộc thử nghiệm nghiệm thu, người ta đã xác nhận rằng nó có thể nhìn thấy cả những vật thể nhỏ như máy bay không người lái ở cự ly 3.000 km.


Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Thông tin Vô tuyến Tầm xa, các nhà phát triển radar, đã chỉ cho các thành viên của ủy ban nghiệm thu Bộ Quốc phòng thấy một sân bay nhỏ ở Na Uy đang hoạt động ra sao, và ở đó đang có những chiếc máy bay 2-3 chỗ ngồi đang lên xuống.
Cần phải hiểu rằng radar "Container" là một loại vũ khí chiến lược. Nhiệm vụ của nó bao gồm thông báo về tình hình trên không ở khoảng cách hàng trăm km tính từ biên giới của Nga.
Nó phát hiện các mối đe dọa và thông báo cho hệ thống phòng không của Nga về các mục tiêu đó. Nó cũng được đưa vào Hệ thống Cảnh báo Tấn công Tên lửa (EWS) cùng với mạng lưới radar trên đường chân trời “Voronezh”.
Nó không thể hướng tên lửa đánh chặn vào mục tiêu. Ngay cả radar hoạt động trên sóng mét cũng không thể làm được điều này. Bởi vì sóng càng ngắn thì độ chính xác của việc xác định tọa độ của mục tiêu, khoảng cách và tốc độ bay của nó càng cao.
Nhưng sóng centimet, như đã đề cập ở trên, phân biệt kém các mục tiêu được xây dựng bằng công nghệ tàng hình. Đối với sóng mét và decamet, khả năng phát hiện mọi thứ đều rất tốt. Nhưng chúng không cho độ chính xác cần thiết cho việc hướng tên lửa đánh chặn tới mục tiêu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Phi đội Mỹ sử dụng toàn máy bay Liên Xô
(Hồ sơ) - Không ai ở Liên Xô thời đó biết rằng kẻ thù tiềm tàng của họ có hàng chục máy bay Xô-viết đang phục vụ chiến đấu.

1630834116586.png
Các phi công Mỹ thuộc phi đội "Đại bàng Đỏ" chụp ảnh bên một chiếc MiG của Liên Xô.
Huấn luyện chiến đấu trên không là một yếu tố cần thiết trong quá trình đào tạo phi công quân sự. Chính vì mục đích này mà lực lượng không quân của nhiều quốc gia đã thành lập các phi đội chuyên biệt, có nhiệm vụ giả định làm kẻ thù trong các cuộc tập trận.
Thông thường, vai trò máy bay chiến đấu đối phương được “đóng vai” bởi các máy bay sản xuất trong nước có những đặc tính kỹ thuật tương tự. Tuy nhiên, đã có những ngoại lệ đối với quy tắc này. Chẳng hạn, trong Chiến tranh Lạnh, người Mỹ đã bí mật xây dựng một phi đội toàn máy bay MiG “xịn” của Liên Xô.
Vào năm 1977, được giao thực hiện chương trình có tên "Constant Peg", Đại tá Gail Peck và Tướng Hoyt S. Vandenberg Jr. đã thành lập Phi đội Thử nghiệm và Đánh giá số 4477, còn được gọi là “Red Eagles” (Đại bàng Đỏ). Từ những thất bại trong cuộc Chiến tranh Việt Nam của Không quân Mỹ, hai viên chỉ huy tin rằng các phi công phải được "huấn luyện thực tế", tức là thực hành không chiến với máy bay thật của đối thủ tiềm tàng.
1630834188481.png
Các máy bay F-5E của Không quân Mỹ bay cùng chiếc MiG-17 và MiG-21 thuộc Phi đội "Đại bàng Đỏ".
Chiến dịch thu mua
Vấn đề duy nhất là việc bắt giữ máy bay địch không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Máy bay chiến đấu của Liên Xô được Mỹ thu mua từ khắp nơi trên thế giới. Chúng được mua hoặc trao đổi từ Nam Tư, Israel, Ai Cập và các nước khác. Trong những năm 1980, một số máy bay Thành Đô J-7, được cho là bản sao chiếc MiG-21 của Trung Quốc, cũng được mua từ Bắc Kinh.
1630834129561.png
1630834290219.png
Chiếc MiG-23 được vận hành bởi đội "Đại bàng Đỏ". Ảnh: Không quân Mỹ
Indonesia và Somalia cũng đóng góp nhiều cho phi đội “Đại bàng đỏ”. Trong những năm 1970, hai quốc gia này chuyển từ phe xã hội chủ nghĩa sang phe Mỹ và có thể đã cung cấp vài chục máy bay mà họ nhận từ Liên Xô trước đó.
ADVERTISEMENT

Cuối cùng, các máy bay chủ lực của "Đại bàng Đỏ" bao gồm MiG-17 (được đặt biệt danh ‘Fresco’), MiG-21 (‘Fishbed’) và MiG-23 (‘Flogger’). Một thông tin được tiết lộ vào năm 1985 cho thấy phi đội lúc này có 26 chiếc.
1630834233941.png
Buồng lái của một chiếc MiG 21. Ảnh: RBTH
Người Mỹ gặp khó khăn không chỉ với việc tìm kiếm và mua máy bay Liên Xô mà còn cả việc bảo trì chúng. Họ không thể cần là đi mua động cơ và phụ tùng thay thế. Việc bảo dưỡng các máy bay MiG do các chuyên gia của General Electric thực hiện, trong khi các nhân viên CIA (tình báo Mỹ) ở Ba Lan và Romania có nhiệm vụ săn lùng những phụ tùng thay thế đặc biệt hiếm.
"Bẻ khoá" từ những sai lầm
Mỗi chiếc máy bay chiến đấu trong Phi đội 4477 đều được nâng niu như một báu vật thực sự. Chúng không bao giờ bay vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Do không có đủ tài liệu kỹ thuật về những chiếc máy bay Liên Xô thu thập được, các phi công Mỹ phải học cách vận hành chúng từ chính sai lầm của họ. Trong một số vụ việc, những sai lầm đó đã khiến phi công phải trả giá bằng cả tính mạng.

1630834269534.png
Máy bay J-7B (do Trung Quốc chế tạo) của phi đội Đại bàng Đỏ.
Rắc rối nhất đối với “Đại bàng đỏ” là những chiếc MiG-23. Các phi công yêu thích dòng máy bay này vì tốc độ của nó, nhưng họ cũng phàn nàn về sự không ổn định trong chuyến bay và khó khăn khi điều khiển. Chỉ những phi công có kinh nghiệm nhất, từng trải qua vài chục chuyến bay trên MiG-21 mới được phép lái chúng. Ngày 25/4/1984, Trung tướng Robert Bond, Phó tư lệnh AFSC (Bộ Tư lệnh Hệ thống Không quân Mỹ), đã gặp nạn khi điều khiển một chiếc MiG-23.
Trong khi sự tồn tại của các phi đội “kẻ gây hấn” cổ điển được trang bị máy bay Mỹ không có gì bí mật, thì tất cả thông tin về "Đại bàng Đỏ" đều được giấu kín.
Các chuyên gia Mỹ đã tính toán thời gian và khoảng thời gian vệ tinh Liên Xô đi qua Căn cứ Không quân Nellis và Bãi thử Tonopah ở Nevada, nơi đặt bản doanh của Phi đội 4477. Vào những thời điểm đó, những chiếc MiG được đưa vào nhà chứa máy bay hoặc được giấu dưới những tấm che để ngụy trang hình dạng.
1630834311003.png
MiG-23 do “Đại bàng Đỏ” vận hành. Ảnh: Không quân Mỹ
Một phần không phận phía trên bãi muối Hồ Groom (với Khu vực 51 nổi tiếng), nơi diễn ra các cuộc huấn luyện chiến đấu với sự tham gia của máy bay Liên Xô, luôn bị đóng cửa để tránh những con mắt tò mò.
ADVERTISEMENT

Kinh nghiệm vô giá
Phi đội “Đại bàng đỏ” đã tham gia thử nghiệm hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm 1970, 1980. Hoạt động huấn luyện chiến đấu trên không với máy bay MiG của phi đội này là vì lợi ích của các phi công thuộc Không quân, Hàng không Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
Các trận không chiến diễn ra theo một số mô hình đã định: một chọi một, hai chọi hai hoặc hai máy bay Mỹ chống lại một Liên Xô. Ngoài ra, các máy bay MiG còn diễn tập tấn công giả định máy bay ném bom chiến lược B-52 và máy bay vận tải C-130 Hercules.
Nhiệm vụ của "Đại bàng Đỏ" không phải là giành chiến thắng trong trận chiến bằng bất cứ giá nào, mặc dù điều đó cũng xảy ra khá thường xuyên. Mục tiêu chính của phi đội là chứng minh cho các phi công đồng nghiệp của họ thấy điểm mạnh và điểm yếu của máy bay Liên Xô, chỉ ra cách thức và thời điểm tốt nhất để tấn công một chiếc MiG.
1630834343625.png
1630834370415.png
MiG-21 của phi đội "Đại bàng Đỏ". Ảnh: Legion Media
Để mang tính hiện thực cao hơn, các máy bay của Phi đội 4477 được sơn các ngôi sao màu đỏ, nhưng không có viền màu trắng như biểu tượng của Không quân Liên Xô, mà là màu vàng.
ADVERTISEMENT


Nhiều phi công huấn luyện của Mỹ, khi đối đầu với kẻ thù tiềm tàng trong huấn luyện không chiến đã bị sốc và sững sờ. "Lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc MiG-17, tôi đã ngừng lái!” - Thiếu tá Francis Geisler nhớ lại. “Thay vì sử dụng bay thẳng và tốc độ, tôi cố gắng xoay lại với chiếc MiG. Nó giống như kẹo cao su bám trên giày của tôi vậy, tôi không thể ngắt đuôi được. Tôi cảm thấy mình như một tên ngốc”.
Khai tử "Đại bàng Đỏ"
Đến cuối những năm 1980, hoạt động của phi đội "Đại bàng Đỏ" bắt đầu đi xuống. Nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí, cũng như việc Liên Xô đã tung ra các máy bay chiến đấu mới thế hệ thứ tư.
1630834387340.png
Phi công "Đại bàng Đỏ" chụp ảnh với cờ mang biểu tượng của họ.
1630834402412.png
Đại bản doanh Phi đội 4477 trên sa mạc Nevada, Mỹ. Ảnh: Legion Media
Các phi công đội 4477 thực hiện chuyến bay cuối cùng với MiG vào ngày 4/3/1988. “Đại bàng Đỏ” chính thức bị giải tán vào năm 1990. Những chiếc máy bay Liên Xô sau đó được cất giữ trong nhà chứa, trở thành hiện vật bảo tàng, hoặc bị đem làm mục tiêu trong các cuộc diễn tập của Không quân Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ nể khả năng mang tên lửa của Typhoon Nga
(Vũ khí) - Sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới, tàu ngầm Typhoon của Nga mang được 200 tên lửa hành trình, nhiều hơn đáng kể so với tàu ngầm Ohio của Mỹ.

Theo Phó Đô đốc Oleg Burtsev thuộc Hải quân Nga, lực lượng này đang chuẩn bị thực hiện gói nâng cấp và đưa hai chiếc tàu ngầm hạt nhân Typhoon trở lại hoạt động với sức mạnh hoàn toàn mới.
Sau khi hoàn thành nâng cấp, hầu hết những hệ thống điện tử, điều khiển, lò phản ứng hạt nhân được thay thế. Ngoài ra, phần khung thân cũng được gia cố chắc chắn hơn.
1630835487757.png
Kích thước khổng lồ của tàu ngầm Typhoon.
Chiếc tàu sẽ tăng cường khả năng tàng hình khi được lắp đặt máy chống rung 2 tầng, giúp giảm bớt tác động của những vụ nổ dưới nước đối với hệ thống máy của tàu và thủy thủ.
Ngoài ra, những con tàu này còn được trang bị những hệ thống mới rất hiện đại bao gồm, hệ thống thông tin liên lạc thủy âm học và vô tuyến...
ADVERTISEMENT

Về hệ thống hỏa lực, nnhững ống phóng tên lửa đạn đạo trước đây được hoán cải để mang theo nhiều tên lửa hành trình Kalibr trong mỗi ống phóng. "Tổng số lượng tên lửa hành trình con tàu có thể mang theo lên tới 200 quả", ông Oleg Burtsev nói.
Mặc dù vậy, ông này cũng thừa nhận, trở ngại lới nhất hiện nay khiến Nga khó có thể đẩy nhanh tiến độ nâng cấp với 2 chiếc Typhoon chính là nguồn kinh phí.
Đánh giá về kế hoạch nâng cấp tàu ngầm Typhoon của Nga, chuyên gia quân sự Mỹ Sebastien Roblin cho rằng, một khi Typhoon trở lại, chúng là những cỗ máy ngầm mang nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, nhiều hơn đáng kể so với 154 quả Tomahawk trên tàu ngầm Ohio của Mỹ hiện nay.

Theo chuyên gia Mỹ, cùng với số tên lửa khổng lồ mang theo, sự nguy hiểm còn đến từ phiên bản đặc biệt Kalibr-M Nga dành cho những chiếc tàu nâng cấp này. Sự nguye hiểm của Kalibr-M là ngoài đầu đạn thông thường, dòng tên lửa này còn mang được cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Cùng với đó, những tên lửa Kalibr-M của Nga còn có khả nắng tấn công chính xác gấp 3 lần so với "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Hải quân Mỹ.
Chỉ với độ chính xác khi tấn công mục tiêu, chuyên gia Mỹ cho rằng, Kalibr đã vượt Tomahawk của người Mỹ. Bởi phiên bản BGM-109A Tomahawk có bán kính lệch mục tiêu (CEP) lên tới 80m, trong khi đó phiên bản mới hơn của Tomahawk là BGM-109C có CEP đạt 10m.
ADVERTISEMENT

Một đặc điểm quan trọng là tên lửa Kalibr là chúng có thể chọc thủng bất cứ hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa nào. Kalibr bay ở độ cao từ 50 – 150 m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 20 m và tấn công với tốc độ siêu âm, trong khi đó tốc độ của Tomahawk chỉ là cận âm.
Quỹ đạo đường bay tên lửa Kalibr rất phức tạp với sự thay đổi cả về độ cao và hướng bay. Điều đó cho phép nó có thể tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất.
Sebastien Roblin thừa nhận, khoảng cách giữa Hải quân Mỹ và Nga đang ngày càng bị thu hẹp. Trong phân khúc tên lửa hành trình, Mỹ đã bị Nga vượt qua.
Hiện nay người Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả giống như việc Nga trang bị Kalibr cho hạm đội ngầm và cả những tàu chiến cỡ nhỏ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,259
Động cơ
138,330 Mã lực
Chùm UAV siêu hạng của Kronstadt: Orion-E, Gelios-AEW và Grom
(Vũ khí) - Tại Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army-2021, Công ty Nga Kronstadt đã giới thiệu loạt máy bay không người lái chỉ huy, trinh sát và tấn công siêu hạng.

Công ty Kronstadt là nhà phát triển và sản xuất máy bay không người lái công nghệ cao với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đây không đơn thuần chỉ là một "think tank" (Viện chính sách, Viện nghiên cứu…) mà là một công ty phát triển sản phẩm mới từ đầu đến cuối, trên tất cả các giai đoạn tạo ra máy bay không người lái: Từ thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đến cấp giấy chứng nhận; tạo ra các thành phần trên mặt đất của tổ hợp UAV; phát triển phần mềm, phát triển các quy trình công nghệ và bảo trì thiết bị.
Công ty Kronstadt không chỉ đơn thuần có các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm mà còn có cả cơ sở thử nghiệm riêng.
Tại Diễn đàn kỹ thuật - quân sự quốc tế Army - 2021 được tổ chức vào cuối tháng Tám ở ngoại ô Moscow, công ty Kronstadt đã giới thiệu hầu như tất cả các dòng sản phẩm, đặc biệt đáng chú ý là các mẫu máy bay không người lái tầm cao, tầm xa, gồm cả các phiên bản trinh sát, chỉ huy-cảnh báo sớm lẫn tấn công.


Máy bay Orion-E dành cho thị trường xuất khẩu
Nói về phiên bản xuất khẩu của máy bay tấn công không người lái Inokhodets là Orion-E, Giám đốc điều hành của công ty Kronstadt Sergey Bogatikov cho biết, ở triển lãm Army-2021 giới thiệu phiên bản nâng cấp mới của máy bay không người lái Orion-E. Nó được trang bị thêm hệ thống liên lạc vệ tinh và truyền dữ liệu qua vệ tinh.
Tổ hợp này được thiết kế cho các hoạt động trinh sát, khảo sát địa hình, gây nhiễu và tấn công.
Máy bay không người lái được chế tạo hoàn toàn bằng các linh kiện và vật liệu của Nga. 90% khung máy bay được làm bằng vật liệu tổng hợp, yếu tố này cung cấp cho máy bay hiệu suất bay cao nhất đáp ứng yêu cầu của cả khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ đó Orion-E có những lợi thế quan trọng trên thị trường thế giới so với các thiết bị tương tự của các nhà sản xuất khác, chẳng hạn như các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Trung Quốc.
ADVERTISEMENT

1631415731496.png
Loạt vũ khí tấn công mạnh mẽ được trang bị cho UAV Orion-E


Video Player is loading.


Play








Theo Giám đốc Sergey Bogatikov, các thiết bị trên Orion-E được chế tạo theo khái niệm "cấu trúc mở". Điều này cung cấp khả năng tích hợp các loại thiết bị và các loại vũ khí hiện đại nhất của bất kỳ quốc gia nào vào máy bay không người lái Orion (đây là một lợi thế quan trọng).

Tải trọng chiến đấu của Orion-E lên tới 250 kg. Vũ khí của Orion-E bao gồm bom không điều khiển và bom thông minh (tấn công chính xác), cũng như nhiều loại tên lửa dẫn đường khác. Một tổ hợp Orion bao gồm 3-6 máy bay và trạm kiểm soát bố trí trên mặt đất.

UAV chỉ huy-cảnh báo sớm trên không

Một mẫu máy bay không người lái khác được công ty Kronstadt trình bày tại Diễn đàn Army-2021 là Gelios-AEW. Đây là loại UAV được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt, đó là thay thế máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm (Airborne Warning and Control System - AWACS) có người lái, nhưng nó rẻ hơn nhiều.

Máy bay có kích thước khá ấn tượng (chiều dài - 12,6 m, sải cánh như dù lượn thể thao - 30 m) với đuôi hình chữ V, chạy động cơ phản lực cánh quạt. Gelios có khả năng duy trì hoạt động ở cự li 3.000km, nâng độ cao tầm bay lên đến 11.000m và treo lơ lửng trong tối đa 30 giờ, bay lượn từ từ với tốc độ 450 km/giờ.

“Đây là loại máy bay không người lái với hệ thống cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (Airborne Early Warning and Control (AEW&C) - ông Sergei Bogatikov cho biết máy bay không người lái sẽ "nhìn thấy" các mục tiêu cách xa hơn so với máy bay AWACS tiên tiến nhất có phi hành đoàn.


Gelios có thể thực hiện nhiệm vụ trên không trong một thời gian rất dài. Không một máy bay có người lái nào, ngay cả khi được tiếp nhiên liệu trên không, có thể có thời gian bay dài như vậy.

Con người sẽ cảm thấy mệt mỏi nên những chiếc AWACS chỉ bay được vài giờ, còn những người điều khiển máy bay không người lái ở trạm chỉ huy-điều khiển trên mặt đất có thể thay phiên nhau và UAV sẽ bay liên tục đến khi nào cần hạ cánh chăm sóc kỹ thuật.

1631415746268.png
Máy bay không người lái cảnh báo sớm và kiểm soát trên không Gelios-AEW
Gelios-AEW có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với máy bay có người lái AWACS và các hệ thống phòng thủ bố trí trên mặt đất thành một chỉnh thể của hệ thống phòng không đất nước.

UAV tấn công hạng nặng Grom

Tại Diễn đàn Army-2021, công ty Kronstadt cũng giới thiệu máy bay không người lái tấn công hai động cơ tốc độ cao Grom.

Đây là một dự án đang phát triển, chiếc Grom trông giống các máy bay chiến đấu có người lái thế hệ thứ 5 (Su-57, F-22, F-35).

Nó có tải trọng cất cánh tối đa là 7 tấn, có thể bay với vận tốc từ 800 km/giờ đến 1000 km/giờ trên độ cao đến 12.000 m.

ADVERTISEMENT

Grom có thể mang theo tải trọng chiến đấu tới 2 tấn, gồm: Bom thông thường và bom dẫn đường 100, 250, 500 kg và tên lửa đất đối không, bao gồm cả tên lửa chống radar.

Ông Sergei Bogatikov cho biết: “Phương tiện bay này đang được thiết kế có tính đến các công nghệ tàng hình để chọc thủng hệ thống phòng không với vũ khí công nghệ cao của đối phương”.

Nhà lãnh đạo của Kronstadt tiết lộ khái niệm về chiến thuật áp dụng cho các cuộc tấn công từ trên không trong tương lai như sau: Máy bay không người lái sẽ thực hiện làn sóng tấn công đầu tiên, chọc thủng hàng phòng thủ của đối phương; sau đó các máy bay tấn công có người lái sẽ hoạt động.

Ngoài khả năng hoạt động độc lập, UAV này còn có khả năng phối hợp với các chiến đấu cơ không người lái, chịu sự chỉ huy của máy bay không người lái để thực hiện các phi vụ tấn công kết hợp.

1631415780332.png
Máy bay tấn công không người lái hạng nặng hai động cơ Grom
Tương lai tươi sáng của xuất khẩu UAV Nga

Theo tiết lộ của giới chức công nghiệp quốc phòng Nga, trong khuôn khổ Diễn đàn Army-2021, công ty Kronstadt cùng với Rosoboronexport đã tiến hành đàm phán với phái đoàn từ 20 quốc gia về cung cấp tổ hợp máy bay không người lái Orion-E.

ADVERTISEMENT


Nói chung, tại Diễn đàn lần này, công ty đã có 40 cuộc gặp với các bộ trưởng quốc phòng, thứ trưởng quốc phòng, đại diện các doanh nghiệp công nghiệp từ các nước SNG, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi để thảo luận về hợp tác kỹ thuật - quân sự.

Ngoài chức năng quân sự, UAV Nga còn có khả năng sử dụng bổ trợ trong lĩnh vực dân dụng. Ví dụ các máy bay trinh sát Orion khi cần có thể được điều động đến những khu vực xa xôi để phát hiện, xác định chính xác tọa độ của vùng cháy để giúp những người lính cứu hỏa đến mục tiêu.

Theo ông Sergey Bogatikov, thị trường UAV hiện đang diễn ra sự cạnh tranh rất khốc liệt. Hiện nay, không ai mua thiết bị, đặc biệt là thiết bị quân sự, nếu nhà sản xuất không cung cấp dịch vụ hậu mãi hoặc thậm chí nếu không có khả năng tổ chức sản xuất tại chỗ.

Do đó, ông ty đang xem xét khả năng nội địa hóa sản xuất thiết bị trực tiếp tại các nước đặt hàng và ký kết hợp đồng với thời hạn là “suốt vòng đời” với khách hàng nước ngoài để bảo trì thiết bị của Kronstadt trong khoảng thời gian cần thiết, thậm chí cho đến khi nó bị hao mòn hoàn toàn.

Ví dụ như tổ hợp Orion-E có thời gian hoạt động dài 20 năm, có tính đến những lần nâng cấp và sửa chữa. Và Kronstadt sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng đến khi nào họ ngừng sử dụng sản phẩm của công ty.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top