[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Sử dụng chim tấn công Drone rẻ tiền và hiệu quả



 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Các lớp Frigate sẽ thống trị đại dương trong tương lai


Project 22350 Golovko sẽ trang bị Zircon đầu tiên trong số các tàu chiến thuộc hải quân Nga
Hiện nó có tổng cộng 64 VLS (gồm cả Amelko, Gorshkov chiếc đầu tiên chỉ có 48, 22350M sẽ là 120 VLS )
Như vậy là quá đủ để thay thế lớp khu trục cũ sovremenny hoặc udaloy I

Thoạt nhìn, lớp Project 22350 theo phân loại Frigte, sẽ là xương sống HQ Nga tương lai, sẽ bị nhiều người chê cười vì Nga ko đóng nổi tàu Destroyer

1632904019244.png


Tuy nhiên thực tế các cường quốc đang cắt giảm trọng tải hạm đội, tiết kiệm chi phí, thời gian, dần dần lớp Destroyer sẽ bị loại bỏ cũng như Cruiser hay trước đây là Battlecruiser, Battleship, trong tương lai gần, việc FF hay DD ko còn có khái niệm khác nhau, dần sẽ trở thành 1 mẫu tàu chiến duy nhất, giống khái niệm MBT thay thế cho Heavy Tank, Light Tank, Medium Tank

Việc giảm tải trọng và kích cỡ lớp tàu, từ Destroyer xuống Frigate đang được các quốc gia thực hiện, Mỹ cũng đang đóng các dự án FFG-X (khu trục tương lai)

1632904034940.png


Lớp FREMM Frigate chung của Ý-Pháp

1632904061845.png


Lớp Type 31 của Anh

1632904083264.png


Lớp JS Mogami của Nhật

1632904101648.png


Lớp F126 của Đức, tất cả đều là lớp Frigate theo phân loại của từng quốc gia, tuy nhiên chúng đều nhỏ gọn và đa nhiệm hơn Destroyer trước đó

1632904112905.png


Ấn Độ tiếp tục với lớp Project 1135.6 Talwar

1632904254271.png


Tuy đóng tàu to 052D, 055, nhưng a Tàu vẫn đóng nhiều nhất là lớp Type 054A (dự án lên tới 50 chiếc) và sắp tới là Type 054B

1632904168653.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D "mạnh nhất thế giới" Trung Quốc lần đầu trình làng
Thu Thủy
Thứ ba, ngày 28/09/2021 - 18:46Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải lần 13 diễn ra từ ngày 28/9 đến 3/10 với hơn 700 công ty của 40 nước và khu vực tham gia. Máy bay J-16D của Trung Quốc là một sản phẩm thu hút được nhiều sự chú ý.
 Chiếc J-16D được trưng bày trong trạng thái tĩnh tại Triển lãm Hàng không Chu Hải (Ảnh: QQ)

Chiếc J-16D được trưng bày trong trạng thái tĩnh tại Triển lãm Hàng không Chu Hải (Ảnh: QQ)
Theo tạp chí Mỹ Military Watch ngày 24/9/2021, máy bay tác chiến điện tử phản lực F-16D mới nhất của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, cho thấy máy bay đã được đưa vào biên chế của không quân. Máy bay tác chiến điện tử J-16D được phát triển dựa trên máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 (phiên bản Trung Quốc chế tạo phỏng theo tiêm kích đa năng SU-30 của Nga). Được biết phiên bản máy bay chiến đấu J-16 đã được đưa vào biên chế khoảng năm 2013 đến năm 2015.
Theo Military Watch, máy bay chiến đấu J-16 được nhiều người đánh giá là mẫu máy bay có tính năng tốt nhất trong dòng máy bay chiến đấu "Flanker" về hiệu suất tổng thể, nhờ được trang bị hệ thống điện tử và điện tử hàng không tiên tiến, đồng thời thân máy bay sử dụng vật liệu composite, lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar và radar AESA gắn trên mũi.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 1
Chiếc J-16D nhìn từ phía trước (Ảnh: QQ).
Máy bay tác chiến điện tử J-16D có đặc điểm thời gian hoạt động liên tục lâu và các tính năng ưu việt khác của máy bay chiến đấu J-16. Nó mang các thiết bị tác chiến điện tử làm vũ khí chính, đồng thời đã tháo bỏ hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại cùng pháo 30mm trên phiên bản máy bay chiến đấu.
Vào tháng 12/2015, máy bay tác chiến điện tử J-16D lần đầu tiên được phát hiện mang một loại thùng gây nhiễu điện tử kiểu mới, được gắn trên cánh và dưới thân, hoạt động với các tần số radar khác nhau, và có thể phát động tấn công điện tử đa băng tần với mục tiêu. Các thiết bị điện tử này có thể phân tích tần số radar và xác định vị trí của radar để thực hiện các cuộc tấn công gây nhiễu và chống bức xạ hiệu quả hơn thông qua mảng tác chiến điện tử và ăng ten bổ sung được tích hợp trên thân máy bay. Máy bay chiến đấu điện tử J-16D dự kiến sẽ được trang bị 6 tên lửa chống bức xạ được thiết kế để nhắm vào các radar của đối phương.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 2
Chiếc J-16D nhìn từ phía đuôi (Ảnh: QQ).
Ngoài ra, máy bay tác chiến điện tử J-16D còn được trang bị tên lửa chống bức xạ LD-10 được phát triển dựa trên tên lửa không đối không PL-12. Tên lửa chống bức xạ YJ-91 được coi là loại tên lửa chống bức xạ được sử dụng rộng rãi nhất của không quân Trung Quốc, dự kiến các máy bay trang bị tên lửa chống bức xạ YJ-91 sẽ thường xuyên phối cặp với F-16D để thực hiện nhiệm vụ tấn công điện tử.
Bài báo trên Military Watch chỉ ra rằng máy bay tác chiến điện tử J-16D là sản phẩm rất độc đáo trong loạt máy bay "Flanker". Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay chiến đấu điện tử J-15D cất hạ cánh trên tàu sân bay. Hiện tại, ngoại trừ Trung Quốc, Hải quân Mỹ cũng triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cho hoạt động tác chiến tàu sân bay, không có không quân quốc gia nào có máy bay tác chiến điện tử có thể so sánh được với F-16D. So với EA-18G Growler, máy bay tác chiến điện tử J-16D có ưu thế đáng kể vì nó sử dụng khung máy bay "Flanker" mạnh mẽ hơn, bao gồm sức bền và khả năng mang vũ khí nhiều hơn.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 3
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ (Ảnh: 163).
Các chức năng khác của máy bay chiến đấu điện tử J-16D hiện vẫn chưa thể xác định. Nếu bố trí nó ở biển Hoa Đông và Biển Đông, khả năng chống bức xạ của nó sẽ phát huy giá trị lớn hơn trong việc đối kháng hải quân của đối phương, Thời gian hoạt động lâu của máy bay cũng có thể đáp ứng để tác chiến ở hầu hết các khu vực Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngoài ra, trang web Defense News ngày 24/9/2021 đưa tin, các bức ảnh về máy bay tác chiến điện tử J-16D cho thấy nó có một số điểm khác biệt rất rõ so với tiêm kích tiêu chuẩn J-16, trong đó nổi bật nhất là đầu cánh có treo cặp thùng tác chiến điện tử.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 4
Các thùng tác chiến điện tử trên chiếc J-16D (Ảnh: QQ).
Người ta cho rằng thùng tác chiến điện tử gắn trên J-16D có chức năng tương tự như thùng AN/ALQ-218 do hãng Northrop Grumman sản xuất gắn trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ. Đây là hệ thống cảm biến thông minh tín hiệu thụ động hiệu suất cao dùng để phát hiện, xác định, định vị và phân tích các nguồn phát xạ tần số vô tuyến điện.
Theo bài báo, số 0109 được in trên cửa hút gió động cơ của chiếc máy bay tác chiến điện tử J-16D được trưng bày trong khu vực tĩnh của Triển lãm hàng không Chu Hải, cho thấy nó là chiếc máy bay tác chiến điện tử thứ 9 trong lô đầu tiên được sản xuất. Nó không có số trên cánh đuôi phía sau, nhưng có một logo của Không quân PLA có khả năng hiển thị thấp, khiến người ta không thể xác định nó thuộc cho đơn vị tác chiến nào. Máy bay được trang bị 4 thùng tác chiến điện tử dưới khe hút gió động cơ và các điểm lắp bên ngoài dưới cánh, có ít nhất 3 loại thùng gây nhiễu khác nhau.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 5
Các thùng tác chiến điện tử gắn ở đầu cánh và treo dưới thân, cánh máy bay
Bài báo của Defense News cho biết rằng những loại thùng được phát triển trong nước này chưa từng xuất hiện trước đây, tên gọi và sự phân biệt của chúng vẫn chưa rõ ràng, chúng rất có thể dùng gây nhiễu với các dải khác nhau.
Ngoài ra, trang South China Morning Post của Hồng Kông ngày 25/9 đã đăng bài báo với tựa đề "Trung Quốc sẽ lần đầu tiên trình làng J-16D tại triển lãm hàng không, thể hiện khả năng tác chiến điện từ của họ". Bài báo viết, các chuyên gia quân sự cho rằng, J-16D cho thấy Trung Quốc rất coi trọng địa vị chủ đạo của tác chiến điện tử, chiếm. Để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, không chỉ phải chiếm vị trí thống lĩnh trên không và trên biển, mà còn phải chiếm địa vị chủ động trong lĩnh vực thông tin và điện từ.
Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D mạnh nhất thế giới Trung Quốc lần đầu trình làng ảnh 6
Chưa mở cửa cho dân chúng tham quan nhưng chiếc J-16D đã thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn (Ảnh: CNS).
Truyền thông Trung Quốc gọi J-16D là “chiếc máy bay tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới”. Các chuyên gia quân sự cho rằng, J-16 và J-16D có thể được sử dụng cùng lúc trong tác chiến chống Đài Loan. J-16D sẽ sớm tham gia hoạt động tuần tra gần đảo Đài Loan và sẽ đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động tác chiến chống Đài Loan.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Bắn đâu chết đó: SAS vừa tậu vũ khí mới đủ sức “xé toang” trực thăng, xe thiết giáp…
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ ba, ngày 28/09/2021 - 11:19Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Đặc nhiệm không quân Anh (SAS) vừa mua được một mẫu súng trường trị giá 9.000 bảng Anh (281 triệu đồng) đủ sức bắn hạ các máy bay trực thăng địch thủ.
Thứ vũ khí mà SAS mới mua có thể hạ gục trực thăng, xe thiết giáp (Ảnh: TASS)
Thứ vũ khí mà SAS mới mua có thể hạ gục trực thăng, xe thiết giáp (Ảnh: TASS)
Với mẫu súng mới này, dù là trực thăng, xe thiết giáp, xe chở bộ binh… đều có thể bị tiêu diệt gọn.
Mẫu súng có tên Gepard GM6 Lynx có trọng lượng chỉ khoảng hơn 10 kg và chiều dài dưới 1,2 m. Ngay cả một người có thể hình nhỏ nhẹ cũng có thể nâng được một khẩu súng cỡ này. Được chế tạo ở Hungaria, khẩu súng này có tầm bắn trên 1 dặm (1,6 km), tốc độ bắn là 5 viên đạn Raufoss Mk2 chỉ trong vòng chưa đến 3 giây. Quan trọng nhất là sát thương mà nó gây ra là cực kỳ lớn.
Rõ ràng là với những đặc điểm như trên, không phải tự nhiên mà SAS và SBS, đặc nhiệm hải quân Anh, mới đây đã mua 150 khẩu súng trường này. Một thành viên thuộc Lực lượng đặc nhiệm Anh nói với Daily Mail rằng: “GM6 thực sự tuyệt vời. Như thể đi tới chiến trường mà mang theo cả một khẩu pháo vậy. Nhiều binh sĩ thậm chí gọi nó là pháo Howitzer”.
“Một đội binh sĩ được trang bị khẩu súng này có thể bắn hạ cả chục chiến đấu cơ hay trực thăng đắt tiền trong chớp mắt” – binh sĩ đặc nhiệm này cho hay, thêm rằng đạn của GM6 có thể xuyên thủng lớp giáp và sau đó phát nổ bên trong xe thiết giáp.
Binh sĩ này cũng nói thứ vũ khí này từng được sử dụng trên chiến trường Syria và Iraq. “Mặc dù nó rất mạnh mẽ, mẫu súng 9.000 bảng Anh này rất dễ mang vác và vũ khí lý tưởng khi mang theo lúc nhảy dù vào chiến trường”, nguồn tin này cho hay.
GM6 Lynx – còn gọi là súng trường chống vật liệu Gepárd – là một trong những khẩu súng trường có hỏa lực mạnh nhất thế giới.
Bắn đâu chết đó: SAS vừa tậu vũ khí mới đủ sức “xé toang” trực thăng, xe thiết giáp… ảnh 1
Mẫu súng trường bán tự động Gepard GM6 do Hungaria chế tạo,sản xuất (Ảnh: Gepard)
Mặc dù chúng ta ít được nghe về các loại vũ khí của Hungaria, nhưng GM6 thực tế đã được hoàn thiện dần dần kể từ khi được lên ý tưởng vào năm 1991. Sau nhiều năm phát triển, một vài phiên bản đã được Viện Công nghệ Quân sự, thuộc Quân đội Nhân dân Hungaria cho ra mắt, và gần đây nhất là dòng M6.
M6 được trang bị ống ngắm tốt hơn, chiều dài được thu gọn, các bộ phận được chế tạo kiên cố hơn, thiết kế Bullpup – cả bộ khóa nòng và hộp đạn đều được lắp phía sau cò súng – sử dụng đạn 12,7x108 mm và .50 BMG. Được cấu thành bởi các bộ phận có chất lượng cao cả bên trong và bên ngoài, đây thực sự là một cỗ máy hủy diệt dễ sử dụng.
Theo chuyên trang DefenseReview.com, mục đích của M6 là: một loại vũ khí hiệu quả cao, đặc biệt, đa nhiệm để sử dụng cho các lực lượng mặt đất, lực lượng trên không, lực lượng vũ trang độc lập.
Nhiệm vụ của M6 là tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của địch thủ, lính bắn tỉa được che chắn cẩn thận, các hầm trú ẩn hay tòa nhà, cơ sở phát sóng radio/điện tử, các hệ thống phóng tên lửa và trực thăng chiến đấu… ở khoảng cách từ 600 – 800 m, nhờ vào loại đạn mà nó sử dụng, thường là có sức công phá cao hơn từ 5 – 8 lần so với các loại vũ khí nhỏ thông thường.
Trong môi trường chiến tranh/xung đột ở đô thị, nó có thể được sử dụng để hủy diệt các cứ điểm của địch thủ bên trong các tòa nhà, các loại vũ khí được che giấu hay các nhóm lính bắn tỉa thiết giáp.
Mẫu súng này phù hợp để trang bị cho cả các nhóm đặc nhiệm hay các đơn vị chiến đấu độc lập. Do được xếp vào danh mục các loại súng cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ và khả năng cơ động cao của nó giúp nó trở thành một mẫu vũ khí lý tưởng của lực lượng lính dù, bộ binh và lực lượng không quân. Nó cũng được sử dụng hữu hiệu trong việc chống lại những hành động khủng bố.
Được xem là một thứ vũ khí có sức mạnh hủy diệt, và kết hợp với độ chính xác cao, các mục tiêu thù địch quan trọng có thể bị M6 vô hiệu hóa ở khoảng cách an toàn lên tới 1.500 m.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Trực thăng tấn công "Cá mập đen" Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào?
Thu Thủy
Thứ ba, ngày 21/09/2021 - 21:33Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc mua 36 trực thăng tấn công Ka-52K của Nga để trang bị cho tàu đổ bộ tấn công mới. Giới quân sự cho rằng đây là thương vụ lớn, đồng nghĩa với việc hai bên tăng cường hợp tác quốc phòng để chống lại Mỹ.
 Loại Ka-52K-WZ Trung Quốc mua của Nga (Ảnh: Zhihu).

Loại Ka-52K-WZ Trung Quốc mua của Nga (Ảnh: Zhihu).
Theo báo Hồng Kông South China Morning Post (SCMP) ngày 21/9, ông Chu Chấn Minh (Zhou Chenming), nhà nghiên cứu tại Trung tâm tư vấn Khoa học Quân sự Viễn Vọng Bắc Kinh, cho rằng tàu tấn công đổ bộ Type 075 cần có trực thăng tấn công hạng nặng, và PLA đã nghiên cứu khả năng mua Ka-52K của Nga từ lâu.
Hãng thông tấn Nga Avia.Pro cho biết, PLA rất quan tâm đến Ka-52K, và một phái đoàn Trung Quốc cũng đã đến thăm dây chuyền sản xuất ở Primorsky Krai, vùng Viễn Đông của Nga. SCMP cho rằng Moscow và Bắc Kinh có khả năng sẽ ký hợp đồng bán ít nhất 36 chiếc Ka-52K cho Hải quân PLA.
Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 1
Ka-52K trong biên chế của Hải quân Nga (Ảnh: Sohu).
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV trước đó đã đưa tin một đội phóng viên của họ đã được mời đến tham quan nhà máy sản xuất. Trực thăng tấn công Ka-52K “Black Shark” (Cá mập đen), được Cục thiết kế Kamov thiết kế cho Hải quân Nga. Nó là phiên bản trên hạm của trực thăng tấn công Ka-52 "Alligator", được trang bị hệ thống thiết bị điện tử hàng không hiện đại dẫn đường trên biển.
Chu Thần Minh cho biết, Ka-52K là loại trực thăng tấn công trên hạm đầu tiên của Hải quân Nga, nó có cánh quạt có thể gập lại và trọng lượng cất cánh được gia tăng, có thể tiết kiệm không gian, đáp ứng được nhu cầu của loại tàu tấn công đổ bộ Type 075 của PLA.
Trong khi đó, trang tin Trung Quốc Zhihu cho biết, vụ Trung Quốc mua trực thăng tấn công Ka-52K đã chính thức được thực hiện. Ngày 17/9, một phóng viên của Phoenix TV dẫn tin của cổng thông tin Avia.pro của Nga cho biết, Trung Quốc đã chính thức ký hợp đồng với Nga để mua 36 trực thăng vũ trang hạng nặng Ka-52K trong thời gian diễn ra "ArmyGame-2021" tại Nga. Vậy tin tức này đã tiết lộ những gì?
Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 2
Bản vẽ phối cảnh Ka-52K trên tàu tấn công đổ bộ Type 075 (Ảnh: Zhihu).
Trước hết, việc mua Ka-52K đồng nghĩa với việc Type 075 cuối cùng đã có máy bay đi kèm. Mặc dù là loại tàu tấn công đổ bộ có trọng tải lớn thứ hai thế giới, nhưng máy bay của tàu Type 075 từ khi đóng, thử nghiệm trên biển, phục vụ đến huấn luyện hàng ngày vẫn là loại trực thăng vận tải truyền thống, thiếu máy bay trực thăng vũ trang để chi viện hỏa lực trong quá trình đổ bộ.
Tuy Trung Quốc đã có 2 loại trực thăng vũ trang Z-10 và Z-19 nhưng một mặt phải ưu tiên 2 trực thăng vũ trang này cho Lục quân và Không quân trước, cuối cùng mới đến lượt Hải quân. Xem xét tình hình chung và năng lực sản xuất của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Xương Hà (Changfei), có thể mất vài năm nữa Hải quân mới có được những chiếc Z-10 hoặc Z-19 của riêng, và Hải quân thực sự không thể chờ đợi. Thứ hai, trọng tải của các mẫu Z-10 và Z-19 quá nhỏ, thành thật mà nói, nó không phù hợp để sử dụng cho tàu đổ bộ. Việc mua trực thăng vũ trang Ka-52K vừa bù lấp chỗ thiếu cuối cùng về máy bay trên tàu Type 075, vừa có tác dụng đẩy nhanh việc hình thành sức chiến đấu của Type 075.
Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 3
Ka-52K khi gập cánh quạt (Ảnh: Guojizhuangbei).
Thứ ba, giá Trung Quốc mua Ka-52K lần này rất rẻ. Đơn giá chỉ 20 triệu USD/chiếc, chỉ đắt hơn kiểu dành cho quân đội Nga sử dụng riêng 2 triệu USD. Để biết mức giá mà Nga bán cho Trung Quốc rẻ như thế nào, chúng ta có thể so sánh.
Năm ngoái, Philippines đã đề xuất mua 6 chiếc trực thăng vũ trang AH-64E Apache của Mỹ với đơn giá 250 triệu USD/chiếc. Ấn Độ vào năm 2015 đã mua 22 trực thăng vũ trang AH-64E Apache của Mỹ với đơn giá là 150 triệu USD. 13 năm trước, vào năm 2008, chính quyền Đài Loan đã mua 30 chiếc AH-64E Apache của Mỹ với đơn giá là 70 triệu USD.
Theo Zhihu, có thể thấy, đơn giá mua Ka-52K của Trung Quốc lần này chỉ bằng1/12,5; 1/7,5 và 1/3,5 đơn giá mua Apache của 3 công ty trên. Mức giá này quá rẻ, mặc dù đắt hơn phiên bản Ka-52 của Nga sử dụng là 2 triệu USD, nhưng xét ra mức giá này bao gồm cả các phụ kiện liên quan và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, cộng với hiện nay đồng USD đang mất giá; có thể nói mức giá 20 triệu USD là được mua theo giá bán nội bộ của quân đội Nga, điều này phản ánh mối quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Nga.

Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 4
Tàu đổ bộ trực thăng Type 075 Hải Nam của Trung Quốc (Ảnh: Zhihu).
Ngoài ra, giao dịch này có thể được thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ (RMB). Nga hiện là một trong những quốc gia quyết tâm phi đô la hóa nhất trên thế giới. Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, hiện đã có 10 quốc gia trong đó có Nga ủng hộ việc sử dụng đồng Nhân dân tệ để thanh toán. Do đó, việc sử dụng Nhân dân tệ để thanh toán quy mô lớn như vậy là một trong những lý do rất quan trọng khiến Trung Quốc quyết định vụ mua Ka-52K.
Thứ nữa, bản thân tính năng của Ka-52K rất tốt, và nó hiện là loại trực thăng hạng nặng phù hợp nhất cho tàu Type 075.
Trong lĩnh vực trực thăng vũ trang hạng nặng, Nga mạnh mẽ hơn hẳn Mỹ. Lấy ví dụ như Ka-52K mà Trung Quốc mua lần này, đây là chiếc trực thăng vũ trang đầu tiên trên thế giới được trang bị radar điều khiển hỏa lực cấp chiến đấu. Nó được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động “Cutter”-V006 do Cục thiết kế Zaslon phát triển. Radar này đã được trưng bày công khai tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ Moscow năm ngoái. Công nghệ này có nguồn gốc từ radar mảng pha chủ động Zucker-AE được sử dụng cho tiêm kích MiG-35.
Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 5
Ka-52 mang tên lửa không đối không R-73 (Ảnh: Zhihu).
Ngoài ra, Ka-52K còn có thể mang tên lửa đa năng Hermes với tầm bắn lên tới 100 km, Khác với tên lửa chống hạm Kh-35U Uranus, Hermes là tên lửa siêu thanh nên hiệu quả tấn công cao hơn, phạm vi sử dụng rộng hơn, với Ka-52K là một sự kết hợp hoàn hảo, ngay lập tức nâng cao sức hấp dẫn của chiếc máy bay này.
Ka-52K có một lợi thế rất lớn mà các loại trực thăng vũ trang khác không có được, ngoài thiết bị đối phó tên lửa phòng không dẫn đường bằng tia hồng ngoại, Ka-52K còn được trang bị thiết bị đối phó hệ thống tên lửa phòng không dẫn đường bằng radar mà các trực thăng vũ trang khác không có. Nhờ đó nó khả năng sống còn tổng hợp mạnh mẽ hơn, phù hợp hơn với môi trường chiến trường phức tạp như hoạt động đổ bộ.
Một số cư dân mạng có thể hỏi tại sao lại chọn Ka-52K thay vì Mi-28? Lý do thực ra rất đơn giản, không giống như Lục quân và Không quân, Hải quân Trung Quốc chưa có kinh nghiệm sử dụng và bảo dưỡng trực thăng dòng Mi. Thay vào đó, đã có hơn mười năm kinh nghiệm sử dụng và bảo dưỡng trực thăng dòng Kamov. Do đó, việc sử dụng trực thăng Ka-52K không có vấn đề gì, và hiệu quả chiến đấu có thể được hình thành trong thời gian ngắn nhất. Tất nhiên, Mi-28 dường như không có phiên bản trên hạm chuyên dụng để lựa chọn.
Số lượng 36 chiếc Ka-52K hoàn toàn trùng khớp với số lượng 3 tàu đổ bộ Type 075 đầu tiên đã đóng xong. Theo thông tin từ báo chí Nga, tất cả 36 chiếc sẽ được chuyển giao trong vòng 2 năm. Hiện tại, chiếc Type 075 đầu tiên đã đi vào hoạt động được gần nửa năm, chiếc thứ 2 sắp đưa vào biên chế, chiếc thứ 3 sắp được thử nghiệm trên biển. Ba chiếc đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động trong hai năm, thời gian trùng với thời gian bàn giao 36 chiếc Ka-52K.
Trực thăng tấn công Cá mập đen Nga vừa bán rẻ cho Trung Quốc lợi hại thế nào? ảnh 6
Ka-52 trong biên chế Không quân Nga (Ảnh: Wiki).
Một số thông số kỹ thuật của Ka-52
Đội bay: 2 người (người lái và người điều khiển vũ khí)
Chiều dài: 16 m
Chiều dài thân máy bay: 14,2 m
Sải cánh cánh quạt: 2x 7,3 m
Chiều cao: 5 m
Trọng lượng cất cánh tối đa: 12.200 kg
Trọng lượng nhiên liệu: 1.487 kg (có thể thêm 1.732 kg chứa trong 4 khoang nhiên liệu phụ 500 lít)
Động cơ: 2 động cơ tuốc bin trục TB3-117 phiên bản VK-2500 do công ty Klimov sản xuất
Tốc độ tối đa: 300 km/h
Tốc độ khi bay tiết kiệm xăng: 260 km/h
Tầm tác chiến: 460 km
Tầm hoạt động: 1.160 km
Trần bay động: 5.500 m
Trần bay tĩnh: 4.000 m
Vũ khí: 1 pháo liên thanh tự động 30 ly Shipunov 2A42, cơ số đạn 240 viên
6 điểm treo vũ khí với tải trọng tổng cộng 2.000 kg
4 x 6 tên lửa không đối đất chống tăng Vikhir-1 hay Shturm-BU, định vị bằng laser.
2 x 2 tên lửa định vị không đối không Igla-V
4 x 20 tên lửa không định vị S-8 80mm hoặc 4 x 5 tên lửa không định vị S-13 130mm
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ
Đoàn Phương
Thứ sáu, ngày 24/09/2021 - 10:14Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đen thì ai sẽ giành chiến thắng, Hạm đội 6 của Mỹ hay Hạm đội Biển đen của Nga?
Tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của quân đội Nga (Ảnh: Internet)

Tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của quân đội Nga (Ảnh: Internet)
Thư ký báo chí Hạm đội 6 của Mỹ Kyle Rines đã từng nói rằng họ luôn sẵn sàng đáp trả, nếu cần thiết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực hoạt động của hải quân Mỹ, trong đó có khu vực Biển Đen.
Vậy Hạm đội 6 của Mỹ có gì để có thể gây nguy hiểm đối với Nga?
Lực lượng khủng
Hải quân Mỹ đóng cố định ở Địa Trung Hải ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Năm 1948 Lầu Năm Góc đã thành lập hải đoàn Địa Trung Hải thuộc hạm đội tác chiến 6 của Mỹ, trở thành một trong những binh đoàn hùng mạnh nhất của nước Mỹ.
Hiện tại trong vùng trách nhiệm của Hạm đội 6 ngoài Địa Trung Hải còn có biển Đại Tây Dương liền kề, cũng như khu vực mặt nước Biển Đen. Tàu chiến của Mỹ đóng căn cứ ở Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ ảnh 1
Hạm đội Biển Đen của Nga
Trong thành phần Hạm đội 6 có 6 nhóm tác chiến, tổ hợp từ các tàu chiến, máy bay và các phân đội thuỷ quân lục chiến. Việc luân chuyển người, tàu và kỹ thuật hàng không diễn ra cứ 6-8 tháng một lần, ngoại trừ tư lệnh hạm Mount Whitney và các tàu đảm bảo làm nhiệm vụ trực chiến thường xuyên. Số biên chế của Hạm đội 6 thực sự không bao giờ thay đổi.
Như vậy ở Địa Trung Hải thường xuyên duy trì 1 tàu tham mưu, 2 tàu sân bay nguyên tử, 4 tàu tuần dương, 5 tàu đổ bộ tổng hợp, 15 tàu phóng lôi hải đoàn, 4 tàu ngầm nguyên tử, 175 máy bay và 21.000 quân nhân.
Khoảng một nửa số máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Ở đó cũng có một tàu đảm bảo hậu cần di động, tàu chở dầu, tàu chở xăng, xưởng thợ nổi, nhà máy xử lý nước ngọt, tàu vận tải thực phẩm, tàu kéo đại dương và tàu cứu nạn.
Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ ảnh 2
Tàu khu trục URO (DDG-71) của Mỹ
"Chiến hạm" của hạm đội 6 là tàu tham mưu phức hợp Mount Whitney. Nó có chức năng phối hợp hành động của hải quân Mỹ và thực hiện các chức năng trinh sát, vì thế tàu được trang bị thiết bị thu phát hiện đại. Trên chiến hạm chỉ có 4 khẩu đại bác (hai khẩu 25mm, hai khẩu 20mm) cũng như 4 súng cối cỡ nòng 12,7mm.
Tuy nhiên, thậm chí không có hệ thống đó, nó vẫn được coi như một mối đe dọa quân sự. Quan trọng là, Hạm đội 6 là một hợp phần của tổ hợp phòng không Mỹ trên mặt đất đóng ở châu Âu. Các tàu được trang bị hệ thống điều khiển thông tin đa chức năng chiến đấu Aegis, được kết nối với cơ cấu phòng không, nhờ đó có khả năng làm giảm đáng kể sức mạnh các đòn giáng trả tên lửa từ phía Nga.
Người Mỹ đã phô diễn tính hiệu quả của hệ thống Aegis khi trong tháng 2/ 2008 nhờ nó đã bắn rơi được vệ tinh trinh sát cũ của mình nặng 5 tấn ở độ cao gần 250 km.
Có lời đáp cho tất cả
Khi Crimea còn thuộc về Ukraine, các tàu của Hạm đội 6 thường xuyên đến gần bờ biển của bán đảo. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, người Mỹ đã tập trung vào các cuộc tập trận hải quân với hải quân Ukraine và các nước đối tác khác trong khối NATO.
Tháng 7/2016 tại khu vực Biển Đen đã diễn ra cuộc tập trận Sea Breeze, trong đó tiến hành hoàn thiện “chiến dịch đa quốc gia nhằm khôi phục chế độ hiến pháp ở khu vực khủng hoảng”.
Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ ảnh 3
Tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Quân đội Nga tập trận.
Tuy nhiên, ngay cả hiện nay vẫn quan sát thấy các tàu khu trục loại “Arleigh Burke" với tên lửa đạn đạo Tomahawk trên boong ở gần bán đảo Crimea.
Tư lệnh Hạm đội 6 hải quân Mỹ, chuẩn đô đốc James Foggo nói rằng, phụ thuộc vào thách thức xuất hiện ở khu vực Biển Đen, Lầu Năm Góc sẽ xác định thời gian tuần tra cho các tàu chiến Mỹ. Ông cũng thừa nhận rằng Nga luôn chăm chú theo dõi mọi di chuyển của các tàu chiến Mỹ và “9/10 trường hợp tàu của Mỹ được các tàu chiến Nga hộ tống”.
Hạm đội Biển Đen của Nga
Nga hiện đang duy trì ở Biển Đen 1 tàu tuần dương tên lửa, 1 tàu chống ngầm lớn, 6 tàu bảo vệ, 2 tàu tuần tiễu, 6 tàu chống ngầm nhỏ, 6 tàu tên lửa nhỏ, 5 ca nô tên lửa, 7 tàu quét mìn biển, một tàu quét hành trình, 7 tàu đổ bộ lớn, 5 ca nô đổ bộ và 7 tàu ngầm diesel. Biên chế nhân lực của Hạm đội Biển Đen của Nga là 25.000 người.
Từ năm 2015 hạm đội được đổi mới đáng kể, sau khi nhận được 2 chiến hạm mới – “Đô đốc Grigorovich” và “Đô đốc Essen”, hơn 10 ca nô tuần tiễu và chống biệt kích, cũng như 6 tàu ngầm với tên lửa có cánh.
Hơn 86 tỉ rúp đã được bổ sung cho hiện đại hoá Hạm đội Biển Đen trong ngân sách Liên bang năm 2021, và đến 2025 hạm đội sẽ nhận được hơn 70 tàu chiến mới.
Tư lệnh hạm của Hạm đội Biển Đen là tuần dương hạm tên lửa “Moscow”, có biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Tàu này có chức năng giáng đòn vào các tàu mặt nước của đối thủ.
Nó cũng đảm bảo phòng thủ trên không và yểm trợ hoả lực cho lực lượng đổ bộ. Theo lời các nhà quân sự Nga, bất kỳ tàu nào của hạm đội 6 xuất hiện ở khu vực mặt nước Biển Đen đều bị lọt vào tầm ngắm của tổ hợp chống hạm “Bastion”, được trang bị tên lửa “Oniks” - có khả năng kiểm soát không gian rộng lớn cho đến tận bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ.
Tương quan sức mạnh Hạm đội Biển Đen của Nga và Hạm đội 6 của Mỹ ảnh 4
Tàu khu trục thuộc Hạm đội 6 của quân đội Hoa Kỳ
Các điểm yếu
Mặc dù Hạm đội Biển Đen được hiện đại hoá tích cực, nhưng vẫn còn vấn đề về sức mạnh tấn công do không đủ tàu mặt nước; theo cựu chỉ huy nhóm điều khiển vũ khí tên lửa trên tàu đổ bộ “Komsomoles Ukraine”, đại tá hải quân dự bị Sergei Ishchenco.
Theo nhận xét của chuyên gia, Hạm đội Biển Đen cần nhiều chiến hạm mới, các tàu chống ngầm lớn và ít nhất 1 lữ đoàn chiến hạm. Ngoài ra, nhiều tàu đã cũ cả về tinh thần và kỹ thuật - ở đây nói về các tàu tuần dương dự án 1135 đã gần 40 tuổi. Tư lệnh hạm của hạm đội , tàu tuần dương “Moscow”, đang chờ được hiện đại hoá sâu.
Trong tình trạng này, Hạm đội Biển Đen Nga có vẻ như rất yếu thế trước đối thủ như hạm đội 6 của Mỹ. Hải đoàn của Nga thua kém của Mỹ không chỉ ở chỉ số căn cứ kỹ thuật vật chất và tải trọng, mà cả về sức mạnh hoả lực tổng thể. Điều duy nhất có thể kiềm chế người Mỹ là các tổ hợp tên lửa chống tàu và cụm không quân có căn cứ trên bờ.
Tờ National Interest, khi bàn về những mối đe dọa đối với lực lượng Mỹ ở Biển Đen viết rằng, với các tên lửa có cánh “Kalibr-NK”, các máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm, hạm đội của Nga có thể giáng đòn đáp trả Mỹ ở khoảng cách lớn.
Theo phân tích của ấn phẩm này, không thể loại trừ đòn tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao vào các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông và ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối bài nhận xét, như để khuyên Hạm đội 6, có câu: “Có lẽ, thể hiện sự kiềm chế là khôn ngoan nhất”.
Bị ràng buộc bởi luật
Rõ ràng rằng một trong những nguyên nhân chính của việc người Mỹ có mặt ở Biển Đen là sự căng thẳng của mối quan hệ Nga-Ukraine, cụ thể là vấn đề về bán đảo Crimea.
Tuy nhiên, cả hai bên đều phải đối mặt với nhiều rào cản. Chẳng hạn, hiệp định giữa Nga và Ukraine quy ước biển Azov là biển nội bộ của hai nước. Tức là, nếu không có sự đồng ý của Nga, người Mỹ không được vào vùng biển này. Kiev đang nghĩ cách huỷ bỏ hiệp ước này, nhưng lúc đó sẽ buộc phải ký một hiệp ước quốc tế mới, trong đó cũng phải đáp ứng các nguyện vọng của Nga.
Người Mỹ cũng bị ràng buộc bởi những giới hạn ở biển Đen. Công ước Montreux năm 1936 không cho phép tàu của các quốc gia không thuộc Biển Đen được có mặt ở vùng biển này quá 21 ngày, còn tổng tải trọng của các tàu không được quá 30 nghìn tấn.
Các tàu quân sự bị cấm mang vũ khí hạng nặng tới đây. Như vậy, Hạm đội 6 của Mỹ chỉ có thể duy trì ở Biển Đen cùng lúc 2 tàu lớp tuần dương hay khu trục trong thời hạn 3 tuần.
Tuy nhiên, người Mỹ quyết bỏ qua Công ước, khi nhấn mạnh đến quyền “tự do hàng hải”, hay kích động các quốc gia Biển Đen và doạ dẫm họ bằng “mối nguy cơ từ Nga”.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ ba, ngày 31/08/2021 - 11:08Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Nga sở hữu rất nhiều loại vũ khí hiện đại và có sức sát thương cao. Và sau đây là những loại súng trường được xếp vào hàng nguy hiểm nhất của Nga.
Súng trường tấn công dưới nước
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga ảnh 1
Súng trường tấn công APS – viết tắt của “Súng trường tấn công dưới nước của lực lượng đặc nhiệm” – được chế tạo từ giữa những năm 1970 ở Liên Xô, với mục tiêu là tiêu diệt thợ lặn của kẻ địch đang có âm mưu cài mìn đánh đắm tàu ở bến cảng.
Khẩu súng này sử dụng một loại đạn đặc biệt, có dạng mũi tên ngắn có chiều dài 120 mm. Băng đạn của nó chứa khoảng 26 viên. Thiết kế đạn như vậy cùng với nòng súng không có rãnh xoắn giúp cho các phát bắn đi thẳng hàng ở dưới nước. Tuy nhiên, APS lại khá kém chính xác khi sử dụng trên cạn.
Nếu như đem so sánh với súng phóng lao, APS có sức xuyên thấu mạnh hơn và cũng rất hữu hiệu trong việc bắn xuyên qua bộ đồ lặn cách nhiệt, hay mũ bảo vệ và các phần cứng của bình dưỡng khí của thợ lặn.
Súng trường tấn công dài nhất
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga ảnh 2
Một trong những mẫu súng trường tấn công dài nhất, được cho "đàn em" của mẫu AK-12, là AK-308. Nó sử dụng đạn 7,62х51 (0,308 Win), được chế tạo đặc biệt cho các khẩu súng trường bắn tỉa. AK-308 có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 600 m (xa hơn gấp đôi so với tầm bắn 300 m của AK-12, AK-74, M-16, H&K 416).
Mẫu súng này không được sử dụng rộng rãi trong quân đội Nga, mà được chế tạo để cung cấp cho những quân đội nước ngoài sở hữu lượng lớn đạn 0,308 Win.
Băng đạn của AK-308 gồm 20 viên. Trọng lượng của súng cùng băng đạn (không tính đạn) là 4,3 kg. Chiều dài của khẩu súng này là 880 – 940 mm; và nếu gắn lưỡi lê thì chiều dài sẽ lên tới 1.045 – 1.105 mm. Chiều dài của nòng súng là 415 mm.
AK-308 được trang bị ống ngắm điôt (Diopter sight), phần báng súng có thể điều chỉnh chiều dài với 4 vị nấc khác nhau, cho phép xạ thủ lựa chọn chiều dài phù hợp nhất với họ.
Súng trường tấn công ngắn nhất
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga ảnh 3
AKS-74U là mẫu súng trường tấn công sử dụng đạn 5,45x39 mm, được thiết kế cho lực lượng lính dù và các đơn vị đặc nhiệm thường phải tham gia vào các cuộc cận chiến trong môi trường thành thị.
Mẫu súng này ngắn hơn gấp đôi so với đàn anh của nó, AK-74M, nhưng lại sử dụng cùng loại đạn. Tuy nhiên, do có nòng súng ngắn, AKS-74U có độ chính xác không cao và khả năng đạn đạo thấp. Nó phù hợp để tiêu diệt kẻ địch ở khoảng cách 50 – 100 m, nhưng lại rất bất tiện khi nhắm vào các mục tiêu ở khoảng cách trên 100 m. Ngoài ra, súng giật rất mạnh, và có xu hướng bật về phía trước khi bắn.
Súng trường tấn công mạnh mẽ nhất
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga ảnh 4
SHAK-12 là mẫu súng trường tấn công Bullpup mạnh mẽ nhất sử dụng đạn 12,7x55 mm. Đạn của nó có khả năng xuyên phá những bức tường dày để tiêu diệt mục tiêu nấp đằng sau.
Khẩu súng này được chế tạo dựa trên hệ thống Bullpup, tức cả bộ khóa nòng và hộp đạn đều được lắp phía sau cò súng hay nói cách khác là ở ngay sát mặt của xạ thủ khi ngắm bắn, nhằm giảm kích cỡ của nó. Ngoài ra, xạ thủ có gắn thêm một bộ phóng lựu dưới nòng súng.
Đường ray Picatinny có ở phần trên, dưới và sườn của khẩu súng, cho phép các lực lượng đặc nhiệm tùy chỉnh vũ khí và lắp thêm ống ngắm quang học, đèn pin, tay cầm cùng nhiều thiết bị khác. Mặc dù có hỏa lực cực mạnh, nhưng vũ khí này cũng có một số điểm yếu – độ giật cao và độ chính xác thấp.
Súng trường tấn công chủ lực
Top 5 loại súng trường tấn công nguy hiểm nhất của quân đội Nga ảnh 5
AK-12 là mẫu súng trường tấn công chủ lực của quân đội Nga hiện đại. Nó được thiết kế nhiều đặc tính để có thể trở thành một trong những mẫu súng trường tiện lợi nhất trong thời hiện đại.
AK-12 đã thay thế hoàn toàn các chi tiết gỗ bằng vật liệu tổng hợp, nhựa. Yếu tố này không chỉ giảm trọng lượng, mà còn giúp dễ dàng tháo lắp và thay đổi kích cỡ báng súng để phù hợp nhất với từng người lính. Một binh sĩ có thể điều chỉnh AK-12 để sử dụng thuận lợi trong mọi tình huống – như khi đang trang bị áo chống đạn và phải trườn bò trong bùn hoặc cánh đồng cỏ, trong rừng hay ở trường bắn.
Băng đạn của AK-12 được thiết kế trong suốt để binh sĩ có thể nhìn thấy lượng đạn còn lại bên trong. Mẫu súng trường này vẫn sử dụng được băng đạn của AK-74, RPK-74 và thậm chí là băng đạn 96 viên của súng máy RPK-16. Nhưng chỉ có thể thử sử dụng băng đạn 96 viên tại các trường bắn của Kalashnikov.
AK-12 cũng có đường ray Picatinny ở trên và dưới, cho phép binh sĩ lắp thêm đủ loại ống ngắn và đèn pin. Phần đầu của nòng súng được thiết kế để phá kính cửa sổ và cắt hàng rào thép gai. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của AK-12 vẫn là cơ chế truyền thống – hệ thống trích khí sử dụng piston cùng với bu lông xoay.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K
Thu Thủy
Thứ hai, ngày 30/08/2021 - 11:21Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS-K đánh bom sân bay Kabul hôm 26/8 làm 183 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, ngày 27/8 Mỹ đã trả đũa, sử dụng UAV để phóng tên lửa tiêu diệt hai mục tiêu.
Bản vẽ mô tả tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K (Ảnh: chinatimes).

Bản vẽ mô tả tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K (Ảnh: chinatimes).
Vũ khí mà UAV Mỹ sử dụng trong cuộc không kích là tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" do quân đội Mỹ phát triển để tiêu diệt mục tiêu đặc biệt nhưng không gây nên vụ nổ lớn. Điểm đặc biệt của loại tên lửa này là nó thay thế đầu đạn nổ bằng 6 cánh bật lên gấp gọn.
Theo tin của Wall Street Journal vào ngày 28/8, cuộc không kích được một máy bay không người lái MQ-9 Reaper được triển khai ở Vịnh Ba Tư thực hiện và phóng một tên lửa AGM-114 Hellfire với đầu đạn đặc biệt kiểu AGM-114R9X.
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K ảnh 1
Đạn tên lửa AGM-114 Hellfire (Ảnh: chinatimes).
AGM-114R9X là loại mẫu đặc biệt của dòng tên lửa Hellfire, bên đầu đạn có 6 lưỡi dao thay vì lượng thuốc nổ lớn. Khi tên lửa bắn trúng mục tiêu, đầu đạn phát nổ và lưỡi dao văng ra ngoài, giết chết và bị thương những người gần đó. Do đầu đạn không mang nhiều chất nổ nên sẽ không gây nên sóng xung kích của vụ nổ lan ra gần đó, rất thích hợp cho các cuộc tấn công chính xác.
Quân đội Mỹ ban đầu phát triển loại tên lửa này được cho là để giảm thiểu thương vong cho dân thường và tránh thiệt hại nặng nề cho mục tiêu và môi trường xung quanh do một vụ nổ mạnh. Tuy nhiên, các lưỡi dao trên nó rất sắc bén, có khả năng cắt sắt như bùn, xuyên qua các tòa nhà và thùng xe.
Chính vì vậy, tên lửa này còn được gọi là "Ninja Bomb" (Bom Ninja) hay "Flying Ginsu" (Lưỡi dao bay), Ginsu là một thương hiệu dao gia dụng nổi tiếng của Mỹ.
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K ảnh 2
Một xe hơi chở phần tử khủng bố bị trúng tên lửa AGM-114R9X "Ninja bomb" (Ảnh: chinatimes).
Biến thể AGM-114R9X được Mỹ triển khai lần đầu tiên vào tháng 2/2017 để tiêu diệt Abu Khayr al-Masri, chỉ huy phó của tổ chức khủng bố Al Qaeda, cũng ở Idlib, phía Tây Syria.
Phải tới ngày 7/12/2019 Mỹ mới lại sử dụng AGM-114R9X để tấn công mục tiêu là một chiếc xe hơi ở thị trấn Afrin thuộc tỉnh Aleppo, Đông Bắc Syria khiến 3 người ngồi bên trong tử vong.
Sau đó, nó được sử dụng trong một loạt chiến dịch tiêu diệt chống lại những kẻ khủng bố ở Trung Đông. Có nhiều lỗ thủng lớn gần mục tiêu bị bắn trúng, nhưng không có dấu vết của các vụ nổ thông thường. Mỹ đã sử dụng AGM-114R9X để “tấn công chặt đầu” thành công các nhân vật được Mỹ cho là thủ lĩnh các nhóm khủng bố ở Afghanistan, Pakistan và Yemen, Iraq và cả các tướng lĩnh của lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.
Tên lửa AGM-114 Hellfire vốn là loại tên lửa đa dụng do Mỹ sản xuất. AGM có nghĩa là tên lửa không đối đất chủ yếu được sử dụng cho chống tăng, nhưng các mẫu sau này cũng được sử dụng cho các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu có giá trị cao, v.v.
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K ảnh 3
Cấu tạo của tên lửa AGM-114 Hellfire và các biến thể (Ảnh: chinatimes).
Ban đầu, tên lửa này được đặt tên là "Heliborne laser, fire-and-forget" (tên lửa phóng từ trực thăng điều khiển bằng tia laser, phóng rồi quên), và sau đó nó được biết đến với tên tiếng Anh "Hellfire" (Lửa địa ngục) là tên chính thức. AGM-114 Hellfire có khả năng tấn công chính xác đa nhiệm vụ và đa mục tiêu. Nó nặng khoảng 45 kg (100 pound) và có thể được phóng từ nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả máy bay tấn công không người lái MQ-1 Predator. Hiện tên lửa này đang Mỹ và các quốc gia khác sử dụng, các mẫu tên lửa sau này cũng có một số khả năng tấn công đất đối đất và không đối đất.
AGM-114 Hellfire được Lục quân Mỹ phát triển vào năm 1974 và được định vị là "vũ khí phá hoại chống tăng" có thể phóng từ xe bọc thép hoặc trực thăng. Mẫu AGM-114A bắt đầu được sản xuất vào năm 1982; mẫu AGM-114B sản xuất vào năm 1984; mẫu AGM-114K đã bắt đầu thử nghiệm trong các năm tài chính 1993 và 1994.
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K ảnh 4
Gắn tên lửa lên máy bay (Ảnh: chinatimes).
AGM-114 Hellfire thế hệ II được phát triển vào đầu những năm 1990, sử dụng thiết kế mô-đun cho nhiều loại đạn để tối đa hóa tính linh hoạt trên chiến trường. Bao gồm đầu đạn nổ cao AGM-114K (HEAT), đầu đạn xuyên giáp AGM-114KII, đầu đạn phá AGM-114M và đầu đạn tăng cường kim loại AGM-114N MAC. Tên lửa được dẫn đường bán tự động bằng tia laser; sau khi chùm tia laser tiếp cận mục tiêu phản xạ được tên lửa theo đó bay tới mục tiêu.
Các máy bay không người lái MQ-1 và MQ-9 cũng hỗ trợ AGM-114 Hellfire II, nhưng chỉ có thể gắn được 4 quả, trong khi trực thăng tấn công AH-64 có thể mang cùng lúc tới 16 quả AGM-114L Longbow Hellfire có chức năng “bắn rồi quên”. Nó có thể được dẫn đường bằng radar sóng milimet, tránh những bất cập của của việc chiếu tia laser vào mục tiêu sau khi phóng và nó có thể thích ứng với thời tiết nhiều mây và sương mù mà không sợ bị nhiễu tia laser.
Giải mã loại tên lửa AGM-114R9X Ninja bomb Mỹ sử dụng để tiêu diệt thủ lĩnh ISIS-K ảnh 5
máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa AGM-114R9X (Ảnh: Đông Phương).
Mỗi quả AGM-114 Hellfire nặng 106 pound, có đầu đạn nặng 20 pound và tầm bắn 8.000 mét. Đến năm 2012, khoảng 24.000 tên lửa Hellfire II đã được sản xuất cho cả lực lượng vũ trang Mỹ và khách hàng nước ngoài với chi phí trung bình là 68.000 USD/ quả.
Tên lửa AGM-114 Hellfire đã tham gia vào nhiều cuộc chiến bao gồm xung đột Panama, Bão táp Sa mạc, Kosovo, chiến tranh Iraq, chiến tranh Afghanistan và đã chứng minh được hiệu quả của nó trong thực tế chiến đấu. Hầu hết các tên lửa Hellfire này được phóng từ trực thăng Apache và Cobra và các loại nhỏ khác. Các phương tiện phóng bao gồm Trực thăng tìm kiếm chiến đấu OH-58 và máy bay trinh sát không người lái. Israel cũng đã sử dụng nhiều để chống lại lực lượng Palestine.
Từ năm 2001 đến 2007, Mỹ đã phóng hơn 6.000 tên lửa AGM-114 Hellfire trong chiến đấu thực tế. Mỹ đã phát hiện ra rằng đầu đạn nhỏ của họ có thể tránh được thương vong cho dân thường trong chiến tranh đô thị. Ngoài ra, nếu chức năng dẫn đường bằng tia laser của nó kết hợp với một số công nghệ và nếu may mắn, nó có thể trực tiếp chui vào cửa sổ, rất có giá trị chiến thuật trong cuộc chiến chống khủng bố.
Video về một xe chở mục tiêu bị lửa AGM-114R9X đánh trúng
Máy bay AH-64 của Anh đã sử dụng tên lửa Hellfire gắn bom xăng để tấn công các hang động ngầm mà quân Taliban ẩn náu. Quân đội Mỹ cũng đi tiên phong trong chiến thuật sử dụng tên lửa AGM-114 Hellfire với máy bay không người lái để tấn công khủng bố, do máy bay không người lái được trang bị hệ thống trinh sát tối tân nên có thể dẫn đường hiệu quả cho tên lửa đến mục tiêu.
Tên lửa AGM-114 Hellfire bắt đầu được Mỹ sử dụng trên các máy bay không người lái vũ trang từ đầu những năm 2000. Mỗi chiếc UAV MQ-9 Reaper của Mỹ có thể mang theo 4 tên lửa, mỗi quả có đầu đạn 20 pound (9 kg).
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Quân đội nước nào yếu kém nhất trong khối NATO?
Đoàn Phương
Thứ năm, ngày 02/09/2021 - 14:36Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes –Khối Bắc Đại Tây Dương là liên minh quy mô gồm 29 nước cả ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, dù là đại diện hùng mạnh, chỉ có một số quân đội của khối có thể được cho là có khả năng chiến đấu thực sự.
Cuộc tập trận quy mô lớn bao gồm nhân sự từ nhiều quốc gia NATO và đối tác.

Cuộc tập trận quy mô lớn bao gồm nhân sự từ nhiều quốc gia NATO và đối tác.
Đánh giá lại các giá trị
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, việc cắt giảm dần lực lượng của khối NATO ở châu Âu bắt đầu. Quá trình này được nhận thấy rõ hơn khi Liên Xô sụp đổ. Lực lượng vũ trang của Nga bị suy sụp đã không được NATO coi là mối đe doạ thực sự. Vi thế liên minh đã cắt giảm số lượng không chỉ về người, mà cả kỹ thuật quân sự.
Hiện nay ở châu Âu thực sự không còn tăng “Abrams” và máy bay cường kích A-10, tất cả chúng đã được đưa trở về nước Mỹ. Tuy nhiên, xét theo những xu thế gần đây, Hoa Kỳ - nước chiếm tới hơn 30% sức mạnh chiến đấu tổng thể của NATO - vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu.
Trước hết, nói về các nước Đông Âu, những nước luôn tuyên bố về “mối đe doạ quân sự Nga”. Mua vũ khí và kỹ thuật, tiến hành tập trận, họ muốn chứng minh rằng bằng những nỗ lực chung với liên minh, họ có khả năng đánh trả bất cứ cuộc xâm lược nào từ phía Đông.
Các nước thành viên lớn của NATO như Đức, Pháp, và Vương quốc Anh hiện đang vướng bận những vấn đề trong nước và không còn cháy bỏng mong muốn tăng thêm sự hiện diện của mình trong Liên minh.
Quân đội nước nào yếu kém nhất trong khối NATO? ảnh 1
Xe tăng của quân đội Mỹ. Ảnh: RT
Minh chứng cho điều này là vai trò của họ ở Trung Đông, nơi họ cử đến hạn ngạch không đáng kể lực lượng vũ trang và hoàn toàn không có ý định chiến đấu ở đó. Thậm chí người Mỹ, mà sự tham gia của họ vào liên minh không thành viên nào sánh nổi, thời gian gần đây thể hiện quán tính ngày càng lớn đối với những thách thức địa chính trị. Những thiết bị quân sự đặc biệt chiến đấu với những mối đe doạ tiềm năng cũng được thay thế bởi các biện pháp hành chính. Sự chuyển dịch mối quan tâm của họ về phía đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, tội phạm mạng và cướp biển chứng minh sự biến đổi các giá trị truyền thống của NATO.
Quân đội nước nào yếu kém nhất trong khối NATO? ảnh 2
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận. (Nguồn: worldbulletin.net)
Sau “mùa xuân Crimea” năm 2014, các thành viên châu Âu của NATO bắt đầu tăng cường chi phí quốc phòng. Chẳng hạn, ngân sách chung của NATO trong năm 2017 đạt mức kỷ lục 946 tỉ USD, tăng 4,3 % so với năm 2016.
Điều này ảnh hưởng thế nào đến sức mạnh của các nước thuộc biên chế của khối? Theo tài liệu của Global Firepower, chỉ có 5 thành viên của Liên minh (Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ) có thể khoe khoang rằng lực lượng vũ trang của họ thuộc top 10 quân đội có khả năng chiến đấu cao nhất hành tinh. Tuy nhiên, trong NATO cũng tồn tại những “mắt xích yếu nhất”.
Cộng hoà Iceland
Iceland là thành viên duy nhất của liên minh không có quân đội. Toàn bộ đơn vị được quân sự hoá của quốc đảo là bảo vệ bờ biển: gồm 130 người, 3 tàu tuần tra, một ca nô tuần tra, 1 máy bay và 3 trực thăng. Mặc dù vậy, từ năm 2015 Iceland đã nằm trong số các thành viên tham gia chương trình “Ủng hộ quyết liệt” của NATO, được thực hiện ở Afghanistan. Iceland đã cử đến đó hai cảnh sát.
Theo thoả thuận với Mỹ, an ninh của quốc đảo này do lực lượng của quốc gia bên kia đại dương đảm bảo, nhưng không triển khai thường xuyên hạn ngạch của mình trên đảo. Về thực chất Iceland đóng vai trò một tàu sân bay không chìm của NATO. Đóng góp của Iceland vào ngân sách chung của liên minh là ít nhất trong tất cả những nước thành viên – dưới 0,05%.
Luxembourg
Lực lượng vũ trang của Luxembourg, không kể Iceland, yếu nhất trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Quốc gia này nhỏ nhất trong khối và đứng thứ hai từ dưới lên, sau Iceland, về dân số (hơn 600 nghìn dân).
Luxembourg không có lực lượng không quân, không có hạm đội quân sự, còn quân số chung của lực lượng mặt đất là gần 900 người. Tuy nhiên, hàng năm chính quyền nước này vẫn trích 370 triệu USD cho ngân sách quân sự.
Vai trò chủ yếu của lực lượng lục quân Luxembourg, đứng đầu là tổng tư lệnh tối cao - đại công tước, là cùng với cảnh sát và hiến binh duy trì trật tự xã hội. Tuy nhiên, xét theo tình hình kinh tế - xã hội ở đất nước, họ hoàn toàn không có việc làm.
Quân đội nước nào yếu kém nhất trong khối NATO? ảnh 3
Lính Lữ đoàn dù số 173 của Mỹ đang huấn luyện tại Italy. (Nguồn: Dvidshub)
Latvia
Quân số lực lượng vũ trang của Latvia là 5.700 người, ngoài lục quân còn có không quân và hạm đội, dù đại diện của chúng khiêm tốn hơn. Hải quân của Latvia gồm 750 người, không quân có tất cả 250 người. Chi phí quân sự ở Latvia (400 triệu USD) lớn hơn so với Luxembourg, nhưng so sánh với chỉ số này nó thua kém các nước láng giềng của mình – Estonia (497 triệu USD) và Litva (630 triệu USD).
Latvia buộc phải kêu gọi giúp đỡ quân sự từ những nước mạnh hơn của liên minh cả về sức người và kỹ thuật, cũng như tiền bạc. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây đã tuyên bố rằng đến năm 2022 đóng góp vào khu vực quốc phòng của Latvia đạt 71 triệu euro.
Liên minh cũng thông qua quyết định rằng Canada sẽ bảo vệ Latvia khỏi mối đe doạ tiềm tàng từ phía Nga. Tuy nhiên, các quân nhân Canada với thành phần 445 người từ phân đội “Tomahawk” chỉ là hạt nhân của tiểu đoàn đa quốc gia, trong đó cùng với binh sĩ của Canada có các đại diện của Italy, Albania, Ba Lan và Slovenia.
Albania
30 năm gần đây, Albania là nước ủng hộ triệt để chính sách quân sự của Mỹ ở châu Âu và Trung Đông. Năm 2009 nó trở thành thành viên đủ quyền hạn của NATO và hiện nay đang tham gia tích cực vào các sứ mệnh của liên minh ở Bosnia, Afghanistan và Iraq. Chi phí quân sự của Albania tương đối khiêm tốn, trung bình không vượt quá 200 triệu USD.
Mới đây nghị việnAlbania tuyên bố ý định đưa ngân sách quốc phòng của đất nước lên 1,25 % tổng sản phẩm quốc nội, thay cho 1,17 % như hiện nay. Nhưng cần tính đến việc: cải tổ quân sự 10 năm do Albania dự kiến chủ yếu do Lầu Năm Góc tài trợ tài chính. Hiện quân số lực lượng vũ trang của Albania là hơn 14.000 người.
Trong đó có Lữ đoàn phản ứng nhanh, trung đoàn biệt kích – dù, các lữ đoàn không quân và hải quân. Kết quả của cuộc cải tổ, chính quyền Albania dự định tăng hạn ngạch quân sự đến 30.000, nhưng theo nhận xét của các chuyên gia, điều đó không chắc sẽ nâng cao được khả năng chiến đấu của đât nước này
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Trạm Don-2N: công trình phát hiện lên lửa vượt đại châu có một không hai trên thế giới
Đoàn Phương
Chủ nhật, ngày 15/08/2021 - 16:11Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Trạm Don-2N có tầm xa tối đa 3.700 km, trong đó radar có thể bắt được tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ cao phát hiện mục tiêu giới hạn 40.000 km. Đây là công trình độc nhất vô nhị.
Trạm radar chống tên lửa đạn đạo tốt nhất thế giới của Nga (Ảnh Tư liệu)

Trạm radar chống tên lửa đạn đạo tốt nhất thế giới của Nga (Ảnh Tư liệu)
Khi bay tới gần sân bay Sheremetievo vào lúc thời tiết quang đãng, ở đâu đó giữa Sophrino và Pushkino bạn có thể nhìn thấy một công trình hình vuông kích thước lớn giống hình tháp cụt. Đó là trạm định vị vô tuyến Don-2N, một công trình độc nhất vô nhị loại này.
Tháp công nghệ
Theo Hiệp ước hạn chế các hệ thống phòng thủ chống tên lửa (PRO) được ký giữa Liên Xô và Mỹ năm 1972, các nước chỉ có quyền bảo vệ thủ đô của mình cũng như các địa điểm đặt thiết bị phóng tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Bán kính hoạt động của tổ hợp PRO không được quá 150 km. Liên Xô bắt tay vào chế tạo hệ thống PRO của mình, nổi tiếng là A-135 (Amur) từ năm 1971. Tổng công trình sư của dự án là Anatoli Basistov.
Một trong những bộ phận chính của tổ hợp A-135 là trạm radar Don-2N để kiểm soát không gian vũ trụ phía trên Moscow và vùng công nghiệp trung tâm của đất nước. Liên Xô chưa có kinh nghiệm chế tạo công nghệ cấp độ như vậy. Điều đó đòi hỏi các công trình sư và các kỹ sư phải giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất của phương pháp tổ chức, kỹ thuật và khoa học.
Vào đầu những năm 1980 bắt đầu việc lắp đặt trạm và đến cuối những năm đó nó đã được đưa vào trang bị, và đến năm 1996 nó bắt đầu trực chiến. Để xây dựng trạm Don-2N phải tiêu tốn 32.000 tấn kim loại, 50.000 tấn bê tông, 20.000 km cáp, hàng trăm km đường ống. Trạm được xây dựng ở dạng hình tháp cụt 4 cạnh với chiều dài mỗi phía 140 m và cao 33 m. Các mạng anten định pha được bố trí trên mỗi cạnh của tháp, có đường kính 18 mét.
Nhà bác học-kỹ sư vô tuyến Dmitri Zimin, thời gian đó là phó tổng công trình sư, đã trực tiếp tham gia vào việc chế tạo radar Don-2N. Sau này ông trở nên nổi tiếng là người sáng lập thương hiệu của nhà khai thác di động “Beeline”. Theo lời Zimin, mỗi mạng định pha của trạm bao gồm 60000 bộ bức xạ, nhiệm vụ của nó là buộc các tia phải xoay trong khi anten cố định.
Nhờ ưu thế của mình là có thể phát đồng thời một số chùm tia. Trạm có khả năng theo dõi đến 30 mục tiêu. Các nhà chế tạo quả quyết rằng radar Don-2N có thể phát hiện mục tiêu kích cỡ bằng quả bóng bàn, đang bay với vận tốc hơn 1.000 km/giờ, ở khoảng cách đến 800 km – điều làm nó không có phiên bản tương tự trên thế giới. Radar của Mỹ hiện có khả năng phát hiện mục tiêu đường kính không dưới 10 cm.
Trong thực tế, các mục tiêu Don-2N cần định vị sẽ to hơn rất nhiều so với quả bóng bàn. Điều đó không làm giảm tính phức tạp của nhiệm vụ. Radar cần không chỉ đi kèm theo đầu đạn, mà còn phát hiện những mục tiêu giả, loại bỏ nhiễu và lập toạ độ để phóng tên lửa đánh chặn.
Những thuật toán phức tạp này được xử lý bởi siêu máy tính “Elbrus”- nó chiếm gần như cả một tầng của toà nhà. Trạm Don-2N kiểm soát không chỉ không gian vũ trụ phía trên thủ đô nước Nga, mà còn bảo vệ bầu trời khỏi những khách không yêu cầu của những nước như BelaDon-2N.rus, Kazakhstan, Armenia, Azerbaijan cũng như phần lớn các quốc gia Trung Á trong số các nước cộng hoà liên bang trước đây. Theo dự báo của những nhà chế tạo, trạm còn làm việc vài chục năm nữa.
Trạm Don-2N: công trình phát hiện lên lửa vượt đại châu có một không hai trên thế giới ảnh 1
Radar Don-2N, lá chắn hạt nhân của Nga
Lá chắn hạt nhân
Hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo của trạm Don-2N có dải sóng hoạt động 7,5 cm với góc quét phương vị 360 độ. Tầm xa tối đa, trong đó radar có thể bắt được tên lửa đạn đạo liên lục địa là 3.700 km, độ cao phát hiện mục tiêu giới hạn là 40.000 km.
Máy định vị và siêu máy tính được tích hợp với các tổ hợp tên lửa của PRO – hệ thống được dùng tiêu diệt các đầu đạn đang tấn công vào vùng trách nhiệm của trạm định vị. Theo tài liệu từ các nguồn mở, gần Moscow có bố trí 8 giếng phóng: các tên lửa đánh chặn gần được triển khai ở Skhodna, Lưtcarino, Vnucovo, Coroleva và Sophrino; đánh chặn xa- ở Naro-Phominsk và Segievưi Posad
Tên lửa đánh chặn bán kính gần 53T6 “Amur” (tất cả 64 bệ phóng) có khả năng đánh trúng mục tiêu ở độ cao đến 30 km và ở khoảng cách đến 100 km. Tên lửa đánh chặn tầm xa 51T6 “Azov” (tổng cộng 18 bệ phóng) có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao đến 120 km và ở khoảng cách đến 350 km.
Còn mới đây, các tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng này, với khả năng đánh trúng các cụm mục tiêu giả và thật, có đầu đạn nhiệt hạch công suất tới 1 Mt (mêgatôn).
Nhà vật lý người Mỹ Ralph Lapp đã thực hiện những tính toán, cho thấy rằng nếu tên lửa đánh chặn như vậy đụng vào đầu đạn không được bảo vệ đặc biệt khỏi các tia X quang mềm ở độ cao gần 2 km, thì khối cầu lửa được hình thành từ vụ nổ có đường kính cao hơn 2,2 km.
Trong trường hợp vụ nổ xảy ra trên bầu trời phía trên Moscow, hậu quả của nó sẽ là cái chết của không dưới 10% cư dân thủ đô. Trong đó, xung điện từ mạnh sẽ phá hỏng toàn bộ hệ thống năng lượng của thành phố, còn phần lớn siêu đô thị sẽ bị nhiễm các thành phần phóng xạ.
Hiện nay các tên lửa phòng thủ với lõi nhiệt hạch không trực chiến gần thủ đô Moscow. Trạm Don-2N trong thời bình hoạt động ở chế độ công suất phát xạ hạn chế. Khi xuất hiện mối đe doạ, trạm tự động chuyển sang chế độ chiến đấu. Các hệ thống cung cấp nước và năng lượng độc lập, nhân viên của trạm cũng được cung cấp dự trữ thực phẩm đảm bảo hoạt động tự chủ của tất cả các cơ cấu của nó.
Nhìn về phía trước
Nhiều cuộc diễn tập huấn luyện ở bãi thử Saru- Shagan của Kazakhstan khẳng định rằng các tên lửa đánh chặn, trực chiến ở tổ hợp PRO A-135 gần Moscow, có khả năng đánh trúng các đầu đạn của đối phương đang bay với vận tốc gần 6 km/s, hoạt động hiệu quả ở dải đánh chặn trên cao hay dưới thấp.
Radar Don-2N dễ dàng loại bỏ nhiễu, phân biệt các mục tiêu được ngụy trang, phân tích thành phần các mục tiêu phức tạp. Ở chế độ tự động, trạm – kết hợp với máy tính - có khả năng theo dõi gần 100 thành phần của các mục tiêu đạn đạo phức tạp và đồng thời hướng vào chúng đến 30 quả đạn chống tên lửa.
Tuy nhiên, Dmitri Zimin thừa nhận rằng ở trạm Don-2N còn có hạn chế. Theo lời chuyên gia, kẻ thù tiềm năng, cùng với các tên lửa đạn đạo vượt đại châu, có thể phóng vài chục, thậm chí vài trăm vật thể-rỗng giống với chúng về khỗi lượng và vỏ bọc, trong khi đó tích cực phát nhiễu.
Trong trường hợp tương tự, radar sẽ rất khó khăn để nhận biết đâu là mục tiêu thật, đâu là giả. “Bảo vệ lãnh thổ khỏi cuộc tấn công ồ ạt là nhiệm vụ gần như chưa được giải quyết" - Zimin nói – "Chỉ một mục tiêu thừa là đủ, và Moscow sẽ không còn tồn tại”.
Theo lời ông, người Mỹ biết rất rõ về điều đó và vì thế họ không xây dựng PRO của mình để bảo vệ các thành phố, mà bảo vệ các bệ phóng. Tuy nhiên, tính toán của trạm Don-2N thường dẫn cuộc tập trận đến việc phát hiện và đánh trả đòn tấn công tên lửa hạt nhân ồ ạt từ phía kẻ thù giả định.
Những cuộc diễn tập như thế này gần nhất là trong năm 2018. Theo đồ giải của các cuộc diễn tập, cuộc tấn công bằng các tên lửa đạn đạo được thực hiện từ các hướng chủ yếu. Radar Don-2N phát hiện rất tốt các mục tiêu thực, sau khi loại bỏ các mục tiêu giả, và kèm sát chúng. Việc phóng tên lửa theo các kế hoạch huấn luyện chưa được định trước.
Chỉ huy đơn vị thuật toán và chương trình chiến đấu, đại tá Ildar Tagiev, đã thông báo với các phương tiện truyền thông rằng vào thời điểm này PRO A-135 đang được hiện đại hoá sâu, hướng tới hoàn thiện các đặc tính và nâng cao tính hiệu quả của nó. Các chi tiết không được công bố. Chỉ biết rằng các thành phần hiện tại của hệ thống sẽ dần được thay thế bằng những cái mới, không mất đi khả năng hoạt động của mình.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tổ hợp bia toàn năng “Adiutant” của Nga làm phương Tây đặc biệt quan tâm
Đoàn Phương
Thứ tư, ngày 11/08/2021 - 15:01Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Giới quân sự và truyền thông chuyên ngành nhiều lần nói về tổ hợp bia toàn năng “Adiutant” (Sĩ quan tuỳ tùng) của Nga, được nghiên cứu và chế tạo ở Izhevsk và chuẩn bị được xuất khẩu sang phương Tây.
Bia huấn luyện (Ảnh Tư liệu)

Bia huấn luyện (Ảnh Tư liệu)
Giới quân sự và truyền thông chuyên ngành nhiều lần nói về tổ hợp bia toàn năng “Adiutant” (Sĩ quan tuỳ tùng) của Nga, được nghiên cứu và chế tạo ở Izhevsk. Tuy nhiên, chính tại triển lãm hàng không MAKC-2021 lần đầu tiên người ta được biết rằng tổ hợp huấn luyện, được chế tạo để tính toán các tổ hợp và hệ thống phòng không, đang được các đối tác phương Tây cực kỳ quan tâm.
Còn nhớ rằng, tổ hợp “Sĩ quan tuỳ tùng” được các chuyên gia nhà máy điện cơ “Kupol” Izhevsk (thuộc thành phần tập đoàn VKO Alma- Antei”) chế tạo trong quá trình hợp tác chặt chẽ với Bộ quốc phòng. Các nhà chế tạo có ý định: tạo ra một bộ tổng hợp các thiết bị không người lái, có khả năng mô phỏng hành vi của các phương tiện tấn công khác nhau trên không – từ trực thăng và máy bay đến tên lửa có cánh- với sự trợ giúp của nó, huấn luyện những khẩu đội mới của tổ hợp cao xạ. Các nhà chế tạo vũ khí Izhevsk đã đạt được mục đích đặt ra.
Tổ hợp bia toàn năng “Adiutant” của Nga làm phương Tây đặc biệt quan tâm ảnh 1
Tổ hợp bia tổng hợp “Sĩ quan tuỳ tùng” sẵn sàng cho công việc huấn luyện (Ảnh: Tư liệu)
Hiện nay, tổ hợp bia tổng hợp “Sĩ quan tuỳ tùng” hoàn toàn sẵn sàng cho việc huấn luyện các khẩu đội cao xạ của toàn bộ các phương tiện phòng không đang có, từ hệ thống cao xạ hùng mạnh tầm xa lớn đến tổ hợp cao xạ phòng không.
Tổ hợp “Sĩ quan tuỳ tùng” bao gồm 4 phương án bia không người lái khác nhau, cũng như các phương tiện kỹ thuật hiển thị thông tin cho chỉ huy. Như các nhà chế tạo tổ hợp nhận xét, ở đây nói về màn hình chỉ huy, có thể được bố trí trên đài chỉ huy ở khoảng cách đến 10 km từ điểm điều khiển trên mặt đất
Màn hình sẽ cho chỉ huy thấy toàn bộ tình hình của bia trên không trong quá trình chiến dấu diễn tập với việc truyền phát thông tin chi tiết về vị trí các mục tiêu trong không trung.
Trong tháng 4/2021 đã kết thúc chu trình thử nghiệm tổ hợp huấn luyện quốc gia. Hiện tại ở “Kupol” đang chuẩn bị sản xuất hàng loạt bia “Sĩ quan tuỳ tùng”. Nó đang được sử dụng để huấn luyện các khẩu đội của các phương tiện phòng không Nga. Qui mô ứng dụng rất lớn- từ các tổ hợp tên lửa cao xạ xách tay đến các hệ thống tên lửa cao xạ tầm lớn ở khu vực gần nhất. Và trong năm nay tổ hợp bia đa năng “Sĩ quan tuỳ tùng” được các bên đặt hàng nước ngoài hết sức quan tâm.
Mặc dù việc giao hàng xuất khẩu có thể có của tổ hợp có thể được bắt đầu không sớm hơn năm 2022, phó giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại của “Alma-Antei” Viacheslav Dzhircaln thông báo tại MAKC-2021 rằng, “Sĩ quan tuỳ tùng” được quan tâm trong quá trình trình diễn bắn bia có rất nhiều bên đặt hàng tiềm năng nước ngoài tham gia. Trong đó ông cũng thông báo có ít nhất 4 quốc gia sẵn sàng đặt mua tổ hợp bia này trong tương lai gần. Hiện chưa đi đến việc ký kết hợp đồng, nhưng các chuyên viên cho rằng: việc ký kết chỉ là vấn đề thời gian.
Có khả năng hơn cả, là các quốc gia quan tâm đến tổ hợp đang có trong trang bị các tổ hợp cao xạ của Nga. Cần thấy rằng, nhờ “Sĩ quan tuỳ tùng”, có thể huấn luyện các khẩu đội của các phương tiện phòng không được sản xuất trong nước cũng như ở nước ngoài. Vì thế, “Sĩ quan tuỳ tùng” mới là “vạn năng”.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tại sao Đài Loan bất ngờ hủy dự án tàu tên lửa tấn công mini trị giá 1,1 tỉ USD?
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ ba, ngày 10/08/2021 - 13:46Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Hải quân Đài Loan se hủy dự án chế tạo 60 tàu tấn công cơ nhỏ vốn giúp tăng cường khả năng chiến tranh không cân xứng của hòn đảo này với Trung Quốc đại lục.
Đài Loan đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tàu tên lửa hộ tống lớp Tuo Jiang mà họ tự phát triển (Ảnh: SCMP)

Đài Loan đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tàu tên lửa hộ tống lớp Tuo Jiang mà họ tự phát triển (Ảnh: SCMP)
Được biết dự án này có tổng chi phí lên tới 31,6 tỉ Đài tệ (1,1 tỉ USD), và ngay cả việc hủy nó cũng sẽ hao tổn khoản chi phí khoảng 200 triệu Đài tệ.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm đầu tuần này, Hải quân Đài Loan nói cho biết dự án trên đã bị hủy bởi thiết kế tàu tên lửa tấn công không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết để đối đầu với dịch thủ. Dự án này từng được cựu tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Lee His-ming đề xuất.
“Con tàu này đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm giả định vào năm 2020 và kết quả cho thấy rằng, do có kích thước nhỏ hơn nên độ ổn định của con tàu bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường biển khắc nghiệt, bởi vậy mà làm ảnh hưởng tới độ chính xác của tên lửa, và đó là lý do mà nó không đáp ứng được tiêu chuẩn chiến đấu” – tuyên bố của Hải quân Đài Loan nói.
“Để tránh gây hao tổn nguồn vốn đầu tư, hải quân đã báo cáo vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền xem xét nguồn ngân sách và chấm dứt dự án với sự đồng thuận trong cơ quan quốc phòng” – tuyên bố nói thêm.
Cơ quan lập pháp của hòn đảo này ban đầu rất ủng hộ dự án chế tạo tàu tên lửa tấn công cỡ nhỏ vào năm 2018, nhưng yêu cầu phải được xem thiết kế nguyên mẫu trước khi cung cấp đủ nguồn vốn cho kế hoạch sản xuất 60 chiếc.
Nhưng con tàu này, môi chiếc có trọng lượng khoảng 40 – 50 tấn, để lại tín hiệu trên radar không khác gì một tàu đánh cá thông thường, với sức chứa chỉ khoảng 2 -3 binh sĩ. Các tàu này có vận tốc tối đa khoảng 35 knot/giờ và có thể ẩn náu dễ dàng ở các cảng cá.
Theo kế hoạch ban đầu, kích thước nhỏ và tính linh hoạt của tàu – mỗi chiếc được trang bị 2 tên lửa Hsiung Feng-2 (Hùng Phong-2) – cho phép nó dễ dàng ẩn nấp dọc bờ biển Đài Loan, cung cấp lớp lá chắn tên lửa di động cho hòn đảo này. Chúng có thể được triển khai tới các cảng cá, các vịnh hay thậm chí là các cửa sông.
Sau khi Lee nghỉ hưu vào năm 2019, dự án này bị tạm dừng, do bất đồng giữa các tướng lĩnh quân sự cấp cao và do kế hoạch mua hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon của Mỹ. Thương vụ này trị giá 2,4 tỉ USD và được phê duyệt bởi cựu Tổng thống My Donald Trump vào tháng 10/2020, trong đó bao gồm 400 tên lửa Harpoon phóng từ mặt đất – có thể lắp trên các ống phóng di động.
Hãng truyền thông địa phương hôm đầu tuần này nói rằng, việc hủy dự án trên gây hao tổn ít nhất 200 triệu Đài tệ, số tiền được chi để thiết kế và phát triển nguyên mẫu của tàu. Tuy nhiên, lực lượng hải quân cho rằng việc nghiên cứu và phát triển con tàu này không bị lãng phí, bởi có thể được tận dụng để tham khảo cho các dự án tàu trong tương lai.
Họ cũng nói rằng, cơ quan quốc phòng Đài Loan đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các tàu tên lửa hộ tống lớp Tuo Jiang tự phát triển để tăng cường sức mạnh chiến tranh không cân xứng.
Được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”, loại tàu này là mẫu chiến hạm tàng hình tối tân với khả năng gần như “không thể nhìn thấy” ở trên biển và thậm chí rất khó bị phát hiện khi hoạt động gần bờ biển.
Su Tzu-yun – chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia – nói rằng cả tàu tên lửa tấn công và tàu lớp Tuo Jiang đều có khả năng chiến tranh không cân xứng hiệu quả.
“Việc hủy dự án tàu tên lửa tấn công cỡ nhỏ chủ yếu là do hải quân chuyển hướng ưu tiên, chứ không phải do vấn đề về sự ổn định của con tàu” – ông Su nói, thêm rằng việc phóng tên lửa phụ thuộc vào hệ thống radar chứ không phải sự ổn định của tàu lúc hoạt động trên biển.
Hệ thống tên lửa Harpoon rẻ hơn nhiều so với các tàu tên lửa tấn công cỡ nhỏ và cung hiệu quả hơn trong việc chống lại các đòn tấn công lưỡng cư, trong trường hợp xảy ra xung đột với đại lục; ông Su nói.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Yasen đối đầu Virginia: Tàu ngầm mới nhất của Nga tốt hơn của Mỹ ở điểm nào?
Đoàn Phương
Thứ ba, ngày 10/08/2021 - 13:02Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 25/12/2019, tàu ngầm nguyên tử (APL) mới nhất của Nga Novosibirsk đã được hạ thuỷ ở Severodvinsk. Đây là tàu ngầm đầu tiên trong dự án các tàu ngầm được hiện đại hoá loại Yasen-M.
Việc hiện đại hoá tàu ngầm lớp Yasen được bắt đầu tại Kazan, tàu đầu tiên trong tên gọi của dự án có chữ cái M.

Việc hiện đại hoá tàu ngầm lớp Yasen được bắt đầu tại Kazan, tàu đầu tiên trong tên gọi của dự án có chữ cái M.
Tàu đa năng
APL K-572 Novosibirsk, là tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 4 của Nga, trở thành tàu ngầm thứ ba của dự án 885 Iasen được hạ thuỷ. Ngày 15/6/2010 tàu ngầm K-560 Severodvinsk được hạ thuỷ. Tàu ngầm nguyên tử Kazan được hạ thuỷ ngày 31/3/2017. Việc hiện đại hoá Iasen đã được bắt đầu từ Kazan, tàu đầu tiên trong tên gọi của dự án có chữ cái M.
Tuy nhiên, theo chủ định của các nhà quân sự, Novosibirsk sẽ là tàu ngầm đầu tiên của dự án 885 Yasen-M được chuyển giao cho Hạm đội hải quân. Thông tin về việc, các mẫu được hiện đại hoá sẽ khác với Severodvinsk ở chỗ nào đều không được tiết lộ. Chỉ biết rằng những tàu mới ngắn hơn tàu trước nó 9m.
Ngay từ đầu đã lên kế hoạch chế tạo 30 tàu ngầm loại này, nhưng sau đó người ta đi đến kết luận: âu tàu Sevmacha chỉ chứa được có 8 tàu ngầm như Yasen-M. Tất cả chúng sẽ được đưa vào trang bị của Hạm đội hải quân Liên bang Nga từ nửa cuối những năm 2020. Bộ Quốc phòng Nga tính toán rằng cụm tàu ngầm này sẽ trở thành nòng cốt của sức mạnh tấn công mới của hạm đội tàu ngầm Nga.
Iasen cần thay thế cho một số loại tàu ngầm nguyên tử được đóng trong những năm 1970-1980: đó là các dự án 705 (K) Lira; 971 Shchuca-B và 949A Antei.
Những đường nét đầu tiên của các APL thế hệ thứ tư xuất hiện từ năm 1977. Trong kế hoạch, việc chế tạo tàu ngầm đa chức năng có thể giải quyết được phổ rộng tối đa các nhiệm vụ. Nhà thiết kế của APL mới là phòng thiết kế Malakhit ở Leningrad, tổng công trình sư là Vladimir Nicolaevich Pialov - một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chế tạo tàu ngầm.
Yasen đối đầu Virginia: Tàu ngầm mới nhất của Nga tốt hơn của Mỹ ở điểm nào? ảnh 1
Novosibirsk sẽ là tàu ngầm đầu tiên của dự án 885 Yasen-M được chuyển giao cho Hạm đội hải quân.
Công việc với APL thế hệ thứ tư rất nặng nề, bị gián đoạn lâu dài nhiều lần: ban đầu dự án bị đóng băng trong những năm 1980, rồi những năm 1990. Chỉ đến năm 2004 mới trở lại với công việc, nhưng được xác định theo phương án bị chỉnh sửa đáng kể. Trong đó, lần đầu tiên có nhiều giải pháp kỹ thụât đến lúc đó chưa được áp dụng trong ngành đóng tàu trong nước. APL Yasen-M đa năng được chế tạo từ những bộ ghép hoàn toàn của Nga. Được biết các thông số của tàu như sau: chiều dài 130 m, chiều rộng lớn nhất 13m, cao hơn 9m. Lượng choán nước trên mặt nước của tàu là 8.600 tấn, khi tàu lặn xuống nước là 13.800 tấn. Công suất lò phản ứng nguyên tử nước OK-650B -190 MW. Tàu có khả năng phát triển tốc độ đến 60 km/giờ và bơi ở độ sâu tới 600m. Thuỷ thủ đoàn gồm 90 người, thời gian bơi tự hành của tàu kéo dài gần 100 ngày đêm.
Theo cam đoan của những nhà chế tạo, lò phản ứng nguyên tử thế hệ mới sẽ có thể nâng cao đáng kể độ tin cậy khi hoạt động của hệ thống năng lượng của tàu. Thời gian sử dụng lò không cần nạp lại đạt tới 25-30 năm, nó được so sánh với thời gian sống của chính tàu ngầm. Đặc điểm của thiết bị lực nằm ở chỗ dây dẫn tải nhiệt của đường viền thứ nhất được bố trí trên vỏ lò phản ứng - điều đó làm giảm nhiều lần khả năng có thể xảy ra sự cố và các tia phóng xạ cho thuỷ thủ đoàn. Hệ thống thông tin - điều khiển kiểm soát mức bức xạ, được chế tạo đặc biệt cho tàu ngầm nguyên tử dự án 885, sẽ thông báo cho thuỷ thủ đoàn trong trường hợp vượt quá mức cho phép.
Trên các APL lớp Yasen-M có bố trí 8 súng phóng lôi (loại Iasen có 10) cỡ nòng 553 mm. Trong trang bị của phương án tàu ngầm hiện đại hoá có các tên lửa có cánh mới nhất Calibr (50 quả) và Onics (40 quả), còn trong tương lai đã có kế hoạch trang bị cho tàu ngầm vũ khí vượt âm - 40 tên lửa Zircon. Ngoài ra, Yasen-M được trang bị các ngư lôi tự dẫn nhiệt nước sâu (30 quả), có thể bố trí mìn nước sâu trên boong thay cho chúng.
Đánh giá về đứa con tinh thần của mình, tổng giám đốc Malakhit St.Peterburg, Vladimir Doropheev, nhận xét rằng tàu này có đặc tính đa năng, nó cho phép chiến đấu thành công với các tàu mặt nước; các cụm tàu mặt nước; với các tàu ngầm, cho phép giáng đòn vào các mục tiêu trên bờ.
Nét khác biệt quan trọng của tàu ngầm loại Yasen-M là di chuyển ít gây tiếng ồn. Nó có thể là tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Vỏ của tàu được chế tạo từ thép từ tính thấp (những đòi hỏi vật liệu như vậy liên quan đến những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vấn đề an toàn, độ tin cậy và sinh thái) - ở phần mũi tàu nó giống như được đặt vào trong lớp vỏ bằng hợp kim nhẹ đặc biệt. Bằng cách đó các nhà thiết kế làm tăng độ thuôn dòng của tàu và giảm tiếng ồn dưới nước của nó. Để bổ sung, vỏ của các tàu lớp Yasen được ốp bằng cao su làm tắt tiếng ồn - nó cản trở các thiết bị định vị thuỷ âm của đối phương phát hiện tương đối chính xác kích thước tàu ngầm.
Một điểm tinh tế khác được áp dụng cho tàu ngầm: ở vận tốc nhỏ, chỉ có động cơ điện chân vịt hoạt động. Công suất chính của nó, qua khớp trục đặc biệt, chỉ được khởi động ở chế độ tốc độ cao. Như thế, các kỹ sư đã tránh được vấn đề chân vịt gây ồn ở tốc độ di chuyển nhỏ và trung bình.
Lasen và Virginia
APL Nga loại Yasen-M nhìn chung có thể so sánh với tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 4 lớp Virginia SSN-774 của Mỹ. Bởi vậy, xem xét ưu điểm hay khiếm khuyết của tàu ngầm nước nhà với tàu ngầm của đối thủ cạnh tranh bên kia đại dương thật thú vị.
Điểm đầu tiên các chuyên gia nhận thấy: Iasen thắng tàu của người Mỹ rõ ràng theo thông số giá cả - chất lượng. Theo đánh giá sơ bộ, Yasen-M tiêu tốn ngân sách 50 tỉ rúp (1,6 tỉ USD), trong khi đó Virginia là 2,8 tỉ USD.
Yasen-M là tàu đánh chặn điển hình, khi phát triển tốc độ đến 31 hải lý nó có khả năng bắt kịp các tàu khu trục, tàu chiến, tàu sân bay nhanh nhất. Tốc độ di chuyển của tàu Virginia cao hơn - 34 hải lý, tuy nhiên, nó được quan tâm nhiều hơn không phải là tàu mặt nước. Nó được sử dụng cho việc chiến đấu với các tàu ngầm và cho các chiến dịch ven bờ. Iasen thắng khi lặn sâu 600m, trrong khi Virginia chỉ đạt đến chỉ số 110m.
APL Yasen đồ sộ hơn đối thủ Mỹ của mình nhiều: gần 14.000 tấn choán nước ngầm so với 8000 tấn, kích thước 130x13m so với 115x10,5m. Tuy nhiên, nếu thuỷ thủ đoàn của tàu ngầm Nga gồm 90 người, thì tàu ngầm Mỹ đến 134 người.
Không có thông tin chính xác về máy thuỷ âm của Yasen. Theo một số tài liệu, trên tàu ngầm của Nga có lắp tổ hợp thuỷ âm MGK-600B Irtysh-Amphora-B-055. Theo những tài liệu khác: ở mũi tàu ngầm có lắp anten của tổ hợp thuỷ âm Lira. Trong trường hợp bất kỳ nó có khả năng bắt được tàu ngầm đối phương ở bán kính 320 km. Tàu lớp Virginia của Mỹ chỉ phát hiện ra tàu ngầm nếu nó ở khoảng cách không xa hơn 160km.
Tàu ngầm Mỹ được trang bị 14 tên lửa có cánh Tomahawk độ chính xác cao – chúng đã cho thấy các phẩm chất chiến đấu của mình trong nhiều cuộc xung đột quân sự có Mỹ tham gia. Ưu điểm chính của nó là khả năng thay đổi mục tiêu trực tiếp khi bay. Ngoài ra, trong trang bị của Virginia còn có các tên lửa chống hạm Harpoon và các ngư lôi điều khiển từ xa Mark 480, rất khó tránh được chúng.
Hoả lực chủ yếu của các Yasen là 40 tên lửa có cánh siêu thanh P-800 Oniks. Trong số các ưu điểm của chúng có tầm bắn xa nằm ngang, hoàn toàn tự động chiến đấu và ít bị định vị vô tuyến của đối phương phát hiện.
Theo tuyên bố của các nhà quân sự, tàu ngầm được hiện đại hoá của Nga cũng có khả năng sẽ sử dụng các tên lửa vượt âm triển vọng Zircon và tên lửa siêu thanh mới Calibr với tầm bay xa 4.500km. Các chuyên viên cho rằng Yasen-M có khả năng cho bất cứ tàu sân bay nào xuống đáy biển chỉ bằng một loạt đạn.
Tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ tư của Nga cũng được đánh giá cao ở Mỹ. Tờ National Interest của Mỹ nhận xét về Novosibirsk: Người Nga có món quà giáng sinh dành cho hải quân Mỹ. Tờ này thêm rằng các tàu ngầm nguyên tử xung kích Yasen sẽ mang cái chết đáng sợ nhất trong số các tàu được chế tạo từ trước đến giờ.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Trung Quốc khoe thử thành công pháo bắn nhanh 20 nòng có thể đánh chặn mọi tên lửa, kể cả siêu âm
Thu Thủy
Thứ hai, ngày 09/08/2021 - 20:23Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh Trung Quốc thử nghiệm hệ thống pháo tầm gần 20 nòng cỡ 30mm mới. Truyền thông quốc tế nói tốc độ bắn của nó tới hàng chục ngàn viên/phút và tầm bắn hiệu quả đến 5 km.
Hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 11 nòng 30mm H/PJ-1130 của Trung Quốc đang bắn (Ảnh: sina).

Hệ thống pháo phòng thủ tầm gần 11 nòng 30mm H/PJ-1130 của Trung Quốc đang bắn (Ảnh: sina).
Thông tin được tiết lộ trên mạng nói, mục đích Trung Quốc nghiên cứu phát triển loại pháo tầm gần cực nhanh này để dùng làm tuyến phòng thủ cuối cùng đối phó với các loại tên lửa, đặc biệt là tên lửa siêu âm và tên lửa hành trình của đối phương bắn tới.
Các bức ảnh trên Internet cho thấy loại pháo bắn nhanh tầm gần mới do Trung Quốc phát triển này có 20 nòng, gần gấp đôi số nòng của hệ thống pháo phòng thủ tầm gần mới nhất H/PJ-1130 hiện đang được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng. Hiện không biết chính xác cỡ nòng của loại pháo này, nhưng xét theo tỷ lệ trong ảnh, cỡ nòng có thể là 30 mm giống như loại pháo phòng thủ tầm gần H/PJ-1130 đang được dùng. Loại pháo mới này được gọi là "pháo nòng quay cỡ nhỏ cực nhanh”.
Trung Quốc khoe thử thành công pháo bắn nhanh 20 nòng có thể đánh chặn mọi tên lửa, kể cả siêu âm ảnh 1
Ảnh hệ thống pháo 20 nòng 30mm của Trung Quốc rò rỉ trên mạng (Ảnh: Dwnews).
Hệ thống pháo phòng thủ tầm gần H/PJ-1130 hiện đang được PLA sử dụng trên các loại tàu hộ vệ Type 054A, Type 052D, tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay Sơn Đông. Hệ thống pháo phòng thủ tầm gần H/PJ-1130 là một bước phát triển tiếp theo dựa trên loại pháo phòng thủ tầm gần 730 (7 nòng cỡ 30mm) trước đó. Mục đích chính của việc nghiên cứu và phát triển là nâng cao khả năng đánh chặn các mục tiêu bay sát mặt nước biển với tốc độ siêu âm của hệ thống pháo phòng thủ tầm gần. Nó sử dụng khẩu pháo Gatling 30 mm 11 nòng có tốc độ bắn 11.000 phát/phút và tầm bắn hiệu quả tối đa 5 km.
Trung Quốc khoe thử thành công pháo bắn nhanh 20 nòng có thể đánh chặn mọi tên lửa, kể cả siêu âm ảnh 2
Hệ thống đã được thử nghiệm ba lần (Ảnh: Dwnews).
Loại pháo phòng thủ tầm gần 730 trước đây cũng được trang bị hệ thống theo dõi mục tiêu gồm radar, quang học và hồng ngoại. Nó vẫn còn được sử dụng trên các tàu thế hệ cũ như các khu trục hạm Type 051C, Type 052B, Type 052C, Type 052D và hộ vệ hạm đời đầu Type 054A. Tốc độ bắn tối đa của loại pháo 30 mm 7 nòng này có thể đạt 5800 phát/phút và tầm bắn hiệu quả là 3 km.
Trang tin Dwnews đưa tin, loại pháo phòng thủ gần 20 nòng 30mm mới do Trung Quốc phát triển có tốc độ bắn vượt xa 10.000 phát/phút, và nguyên mẫu thử nghiệm của nó đã hoàn thành ba lần thử nghiệm bắn vào tháng 1, tháng 3 và tháng 4 năm 2021. Theo một số tin tức phân tích, so với pháo H/PJ-12 7 nòng 30 mm và pháo H/PJ-1130 11 nòng 30mm, loại pháo mới này một đặc điểm khác là không văng vỏ đạn ra ngoài khi bắn. Hai loại pháo cũ đều văng vỏ đạn ra bên ngoài.

Trung Quốc khoe thử thành công pháo bắn nhanh 20 nòng có thể đánh chặn mọi tên lửa, kể cả siêu âm ảnh 3
Hệ thống pháo H/PJ-1130 11 nòng 30mm của Trung Quốc trên tàu (Ảnh: wiki).
Hiện tại, trên thế giới có các hệ thống pháo phòng thủ tầm gần như "Phalanx" do Mỹ nghiên cứu phát triển sử dụng loại pháo "Vulcan" 6 nòng 20mm với tốc độ bắn 4.500 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 2 km; hệ thống "Goalkeeper CIWS" của Hà Lan sử dụng pháo Gatling 7 nòng 30 mm, tốc độ bắn 4.200 phát/phút, nhưng có tầm bắn hiệu quả 3 km; hệ thống pháo bắn nhanh “Sea Zenith” của Italy sử dụng khẩu pháo 4 nòng cỡ 25mm với tốc độ bắn 3.400 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 2 km; hệ thống "Meroca" của Tây Ban Nha có tốc độ bắn 9.000 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 2 km.
Trung Quốc khoe thử thành công pháo bắn nhanh 20 nòng có thể đánh chặn mọi tên lửa, kể cả siêu âm ảnh 4
Pháo phòng thủ tầm gần AK-630 được trang bị trên một số tàu của Hải quân Việt Nam (Ảnh: wiki).
Trong các tàu hộ vệ lớp Gepard Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung và các tàu tên lửa tấn công Tarantul của Hải quân Việt Nam được trang bị loại pháo phòng thủ tầm gần AK-630 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ bắn 10.000 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 4km.
Bài báo của Dwnews cho rằng loại pháo phòng thủ tầm gần H/PJ-1130 11 nòng 30mm hiện đang được sử dụng ở Trung Quốc rõ ràng là tốt hơn các sản phẩm tương tự ở các nước khác, và loại pháo tầm gần 20 nòng 30 mm đang được phát triển còn tốt hơn cả về mặt tốc độ bắn và tầm bắn hiệu quả.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt
Thu Thủy
Thứ sáu, ngày 06/08/2021 - 12:20Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Một đoạn phim thời sự do Bộ Quốc phòng Nga phát hành cho thấy hãng Sukhoi đã thiết lập dây chuyền sản xuất máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik”.
Ông Sergey Shoigu thị sát mẫu S-70 Okhotnik tại nhà máy của Sukhoi (Ảnh: defence).

Ông Sergey Shoigu thị sát mẫu S-70 Okhotnik tại nhà máy của Sukhoi (Ảnh: defence).
Trang Defense Blog ngày 5/8 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thị sát Novosibirsk Aviation Plant (Tổ hợp Hàng không Novosibirsk) và thăm dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu tại nhà máy này, trong đó có dòng máy bay chiến đấu Su-34 “Fullback” và nguyên mẫu máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” mới nhất.
Sau khi thị sát, ông Shoigu nói: "Chúng ta hy vọng rằng vào năm 2022, có thể thấy sự hoàn chỉnh của máy bay không người lái Okhotnik và sau đó có thể ký hợp đồng để mua và sản xuất hàng loạt".
Sukhoi S-70 “Okhotnik” là máy bay không người lái phản lực cỡ lớn đầu tiên do công ty Sukhoi phát triển. Nó sử dụng thiết kế cánh dơi không đuôi có thể giảm đáng kể tín hiệu radar và có thể đảm nhận vai trò như một người bạn phối hợp trung thành với máy bay chiến đấu Su-57 “Felon”. Theo thông tin công khai, S-70 “Okhotnik” có trọng lượng cất cánh 20 tấn và tốc độ 1.000 km/h, tức là khoảng Mach 0,8.
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 1
Su-70 (trên) thử nghiệm bay phối hợp tác chiến cùng Su-57 (Ảnh: sputnik).
“Okhotnik” bay lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 8 năm 2019. Dưới sự khống chế của người điều khiển, chuyến bay kéo dài 20 phút và hoạt động tốt. Đến ngày 27 tháng 9, "Hunter B" đã bay cùng máy bay chiến đấu Su-57 ở chế độ tự động trong hơn 30 phút.
UAV S-70 “Okhotnik” do Phòng thiết kế Sukhoi của Nga phát triển là một dự án máy bay tấn công không người lái với giá thành chỉ với 26 triệu USD/chiếc, có ngoại hình rất giống với nhiều loại UAV khác; đó là một hiện tượng rất phổ biến.
Khi S-70 S-70 “Okhotnik” của Nga mới bị lộ, có ý kiến cho rằng nó đã sao chép công nghệ của chiếc máy bay không người lái RQ-170 “Satinel” Mỹ bị Iran “bắt sống” khi trước. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, chiếc UAV RQ-170 bị Iran bắt trước đây không thể so sánh với UAV S-70 “Okhotnik” vì chiếc máy bay không người lái tàng hình này của Nga là hệ thống UAV hạng nặng 20 tấn, sử dụng rộng rãi nhiều thiết bị hiện đại, bộ phận càng cất hạ cánh sử dụng trực tiếp sản phẩm của tiêm kích Su-57.
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 2
So sánh kích thước S-70 Okhotnik với MiG-29
Máy bay không người lái S-70 “Okhotnik” tuy là một máy bay không người lái tàng hình cỡ lớn, nhưng trên thực tế nó thuộc về một khái niệm mới của Nga là máy bay chiến đấu không người lái (UCAV), vì nó không chỉ có thể chiến đấu độc lập mà còn có thể tiến hành các hoạt động phụ trợ và tác chiến theo cụm thông qua sự điều khiển của máy bay chiến đấu Su-57.
Cảm nhận trực quan nhất về máy bay không người lái S-70 “Okhotnik” là nó to lớn, có chiều dài 6,1 mét, sải cánh 17,6 mét, cao 2,8 mét, nặng 22 tấn và có thể tải trọng 10 tấn. Nếu so sánh nó với máy bay chiến đấu cũng không kém hơn là bao, có thể gọi nó là máy bay chiến đấu chiến thuật tàng hình cỡ nhỏ. S-70 và tiêm kích Su-57 đều nằm trong kế hoạch tiêm kích PAK-FA và là trang bị quan trọng của Lực lượng không quân vũ trụ Nga trong tương lai.
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 3
Su-57 đỗ bên cạnh UAV S-70 Okhotnik (Ảnh: defence).
Tại sao máy bay không người lái S-70 “Okhotnik” lại lớn như vậy? Trước hết, Nga cho rằng máy bay này phải có khả năng chiến đấu độc lập, do đó, nó được trang bị tất cả các thiết bị chỉ ngoài phi công và các thiết bị hỗ trợ hoạt động và sinh tồn của phi công. Chiếc UAV có mọi thứ cần có của một máy bay chiến đấu . Ví dụ, nó được trang bị một radar mảng pha chủ động, có thể tự động tìm kiếm mục tiêu và điều khiển tên lửa.
UAV S-70 “Okhotnik” được trang bị động cơ phản lực AL-31F với lực đẩy 13,2 tấn, thường được sử dụng cho các máy bay chiến đấu hạng nặng và hạng trung. Các loại máy bay chiến đấu J-11A và J-10A/B/C của Trung Quốc đều sử dụng động cơ này.
Máy bay cũng được trang bị một số lượng lớn các cảm biến, và các ăng ten của nó được gắn vào bề mặt của máy bay dưới dạng ăng ten tấm mỏng. Điều này thật đáng ngạc nhiên, vì nó có nghĩa là hai điều: thứ nhất, khả năng cảm nhận chiến trường và khả năng đối kháng điện tử rất mạnh; thứ hai, tính năng tàng hình của nó sẽ bị tổn hại. Cũng chính vì vậy. máy bay không người lái S-70 bị truyền thông phương Tây đánh giá là "không thể tàng hình".
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 4
S-70 Okhotnik và vũ khí (Ảnh: sputnik).
Theo truyền thông Nga, máy bay không người lái S-70 “Okhotnik” này có hai khoang chứa vũ khí bên trong thân, có thể chứa gần như tất cả các loại đạn vũ khí chiến thuật hiện đang được Không quân Nga sử dụng; bao gồm tên lửa tầm trung R-77, tên lửa không – không R-73, tên lửa hành trình tàng hình KH-59MK2, tên lửa chống hạm siêu thanh KH-31, tên lửa chống hạm KH-35, các loại bom tấn công mặt đất, ... có thể nói có thể được sử dụng cho tất cả các nhiệm vụ đối không, các cuộc tấn công mục tiêu trên bộ và trên biển.
Khi sử dụng tên lửa hành trình KH-59MK2, máy bay không người lái S-70 “Okhotnik” có bán kính chiến đấu hơn 2000 km và tầm bắn của tên lửa hơn 290 km. Một chiếc S-70 “Okhotnik” có thể mang 2 tên lửa này và hoàn toàn có khả năng làm nhiệm vụ đột phá tung thâm và tấn công bất ngờ. Máy bay này sẽ là thách thức lớn đối với hệ thống phòng không của đối phương. Nga không chỉ hy vọng S-70 có thể chiến đấu độc lập mà quan trọng nhất là nó còn có thể phối hợp chiến đấu với tiêm kích Su-57.
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 5
S-70 Okhotnik được kéo ra đường băng (Ảnh:Defence).
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết tất cả các cuộc thử nghiệm của S-70 “Okhotnik” đều được thực hiện với Su-57, nghĩa là kịch bản ứng dụng nhiều nhất của nó vẫn là chiến đấu cùng với Su-57. Tiêm kích Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khái niệm mới của Nga, bản thân nó đã có khả năng tác chiến mạnh mẽ. Ví dụ, nó có thể quét điện tử và tìm kiếm hơn 180° khu vực của máy bay chiến đấu, có thể được coi là hệ thống "Aegis".
Nếu phối hợp tác chiến cùng với S-70 “Okhotnik”, có thể cho UAV S-70 bay trước Su-57 để dò tìm vùng trời và mặt đất trên đường bay, đồng thời tấn công trước các mục tiêu đã phát hiện. Nếu là hệ thống phòng không mặt đất, S-70 có thể tấn công trực tiếp; nếu nó đối mặt với tiêm kích đánh chặn của đối phương, Su-57 và S-70 có thể hợp tác đối phó, nhờ đó khả năng tác chiến máy bay đơn và tìm kiếm phát hiện của tiêm kích Su-57 được nâng lên mức độ mới.
Với rất nhiều chức năng và nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ phức tạp như vậy, S-70 “Okhotnik” được thiết kế một thân máy bay khổng lồ. Trên thực tế, các máy bay không người lái tương tự ở các nước khác trên thế giới cũng có kích thước không hề nhỏ, ví dụ như máy bay không người lái X-47B của Mỹ và máy bay không người lái GJ-11 tức là UAV tấn công “Lijian” (Lợi Kiếm) trước đây của Trung Quốc, đều rất lớn. Trong đó, UAV GJ-11 (Công Kích-11) có sải cánh 14 mét và trọng lượng tối đa khoảng 15 tấn; X-47B có sải cánh 19 mét và trọng lượng cất cánh hơn 20,2 tấn, còn lớn hơn cả S-70 “Okhotnik”. Do đó, một số người nói rằng S-70 của Nga là sản phẩm của kiểu thiết kế thô kệch của Nga, điều này là không đúng.
Giải mã máy bay không người lái chiến đấu S-70 “Okhotnik” Nga chuẩn bị sản xuất hàng loạt ảnh 6
UAV GJ-11 của Trung Quốc (Ảnh: THX).
Chỉ có thể nói rằng, máy bay không người lái hình thể lớn trong tương lai, thậm chí thay thế máy bay chiến đấu có người lái là xu hướng chung. Trong tương lai dù là máy bay ném bom cực lớn thì cũng sẽ là không người điều khiển. Rốt cục tốc độ phản hồi của thiết bị điện tử và độ nhạy các thao tác từ xa ngày càng gia tăng thì các UAV cũng an toàn hơn và cơ động hơn. Do đó, sự xuất hiện của S-70 “Okhotnik”, GJ-11 và X-47B đồng nghĩa với sự thành thục của các UAV chiến đấu quân sự lớn và chúng sẽ mở ra một kỷ nguyên vũ khí hàng không mới.

Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh”
Thu Thủy
Thứ bảy, ngày 04/09/2021 - 22:51Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – UAV tàng hình GJ-11 (hay còn gọi là UAV Lợi Kiếm) của Trung Quốc được biết đến là đối tác vàng của máy bay chiến đấu tàng hình J-20. Sự ra đời của nó được cho là đã khiến Mỹ và Anh kinh ngạc.
 Máy bay không người lái GJ-11 trên xe kéo trình làng tại lễ diễu binh kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019 (Ảnh: Xinhua).

Máy bay không người lái GJ-11 trên xe kéo trình làng tại lễ diễu binh kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019 (Ảnh: Xinhua).
Theo trang tin Dwnews ngày 3/9, GJ-11 (Công Kích-11) là máy bay không người lái tấn công tốc độ cao cánh dơi tàng hình đầu tiên trên thế giới đã chính thức được đưa vào sử dụng. Nó có thể mang nhiều bom dẫn đường có cánh lượn và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu như đột kích đường không và chế áp hệ thống phòng không đối phương. GJ-11 có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu độc lập, hóa thân thành một máy bay ném bom tàng hình; cũng có thể phối hợp với máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thậm chí đảm nhiệm vai trò như một "người bạn sát cánh trung thành" để tạo ra cuộc tấn công tàng hình tốc độ cao kiểu "bầy sói" và giành quyền khống chế trên không. Vì vậy, GJ-11 được coi là "thanh kiếm sắc bén" số một trong hệ thống UAV của quân đội Trung Quốc (PLA).
Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 1
GJ-11 diễu hành cùng các mẫu UAV quân sự khác (Ảnh: CCTV).
GJ-11 dài khoảng 10m, sải cánh 14m, trọng lượng cất cánh 10 tấn. Đồng thời, nó được lắp động cơ phản lực WS-19 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có bán kính chiến đấu hơn 1.500 km, thời lượng bay liên tục hơn 6 giờ.
Máy bay không người lái GJ-11 xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/2019), cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội. Video phát trên CCTV của Trung Quốc cho biết, khi đó, Đài truyền hình quốc gia Nga nói rằng hình dạng độc đáo của đôi cánh khiến máy bay không người lái GJ-11 gần như vô hình trước sóng radar, còn người dẫn tin tức của Anh thì đã thốt lên “Really amazing” (thật đáng kinh ngạc).
Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 2
Kích thước GJ-11 rất lớn so với các mẫu UAV khác (Ảnh: Dwnews).
Ngoài ra, tạp chí khoa học hàng không vũ trụ Tri thức hàng không của Trung Quốc ngày 3/9 đã đăng bài có tiêu đề "Đây là đối tác vàng của J-20 chăng? Máy bay không người lái tàng hình GJ-11 đã gần đạt tới sự hoàn hảo”. Bài báo viết: “Chiếc máy bay không người lái tấn công này một lần nữa gây chấn động thế giới khi nó ra mắt. Nó đã được đưa vào phục vụ trước các máy bay không người lái tương đương của Mỹ và châu Âu, khiến người Mỹ buộc phải đưa ra chỉ trích, nói rằng số bom đạn mà nó mang theo là quá lớn, vi phạm công ước quốc tế".
Theo bài báo, về khả năng tấn công, GJ-11 chủ yếu hoạt động tấn công mục tiêu trên mặt đất và có thể mang nhiều loại tên lửa không đối đất hoặc bom có tính nổ phá cao. Nhưng do phải có thêm tính năng tàng hình, nên khoang vũ khí phải đặt bên trong máy bay. Nó cũng có khả năng mang tên lửa không đối không. Do hiện nay là thời đại chiến trường kết nối mạng nên GJ-11 mang tên lửa không đối không có thể được sử dụng như một bệ phóng cơ động trên không, sử dụng khả năng tàng hình của nó để phục kích hoặc tấn công lén các máy bay chiến đấu của đối phương với sự dẫn đường của các máy bay chiến đấu khác hoặc từ dưới mặt đất.
Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 3
UAV GJ-11 bay thử nghiệm lần đầu ngày 21/11/2013 (Ảnh: Dwnews).
Bài báo của Tri thức Hàng không chỉ ra rằng, GJ-11 có thể mang nhiều vũ khí nên nếu cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các máy bay chiến đấu như J-20 hay J-16, nó có thể phóng tên lửa dưới sự điều khiển của phi công chiếc máy bay tiêm kích. Một mặt, phương thức tấn công như vậy làm tăng mật độ hỏa lực của một cuộc tấn công; mặt khác, nó cũng có thể trực tiếp nâng cao sự an toàn chocác phi công của máy bay chiến đấu có người lái.
Theo phán đoán, với đôi cánh có thể gập lại của GJ-11, nhiều khả năng nó có khả năng được đưa lên tàu chiến. Khi GJ-11 được triển khai trên tàu, nó sẽ có hai kiểu tác chiến. Thứ nhất là chiến đấu một mình. Với khả năng tàng hình tốt, nó có thể trực tiếp đột phá các lớp mạng lưới phòng thủ của đối phương. Kiểu tác chiến thứ hai là phối hợp với máy bay cất cánh từ tàu sân bay hoặc máy bay ném bom H-20, hỗ trợ hỏa lực mạnh nhất khi hoạt động với vai trò máy bay yểm trợ.

Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 4
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 (Ảnh: Dwnews).
GJ-11 là kiểu máy bay tấn công không người lái tàng hình cỡ lớn được thiết kế bởi Viện nghiên cứu và thiết kế máy bay (AVIC) Thẩm Dương và được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hồng Đô (Hongdu) chế tạo; có bố cục cánh dơi và cửa lấy khí tàng hình. Người thiết kế chính của GJ-11 là Lưu Chí Mẫn, Phó giám đốc Viện AVIC Thẩm Dương
Dự án máy bay chiến đấu không người lái mang tên “Lijian” (Lợi Kiếm, tên tiếng Anh là Sharp Sword) được khởi động vào năm 2009 và chiếc đầu tiên được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày 13/12/2012, sau đó bắt đầu thử nghiệm trên mặt đất. Cổng nạp khí tàng hình phản bức xạ thấp tiên tiến của máy bay đã được thử nghiệm trên bệ xe trong hơn một tháng trong quá trình chạy thử nghiệm phối hợp với động cơ.
Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 5
Đội hình 15 chiếc J-20 tại cuộc diễu binh hôm 1/8/2021 (Ảnh: Dwnews).
13 giờ ngày 21/11/2013, chiếc máy bay cường kích chiến đấu không người lái Lijian đầu tiên đã thực hiện thành công chuyến bay tại một trung tâm bay thử nghiệm ở Tây Nam Trung Quốc. Sự kiện này cũng đánh dấu việc Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Anh thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu không người lái chuyên dụng.
Vào ngày 24/5/2016, cơ quan truyền thông chính thức của AVIC Tin tức Hàng không Trung Quốc đã đưa tin dự án "đã được nghiệm thu với kết quả xuất sắc, đã đột phá một số công nghệ quan trọng trong lĩnh vực máy bay không người lái và lấp đầy khoảng trống trong nước”. Người bình luận quân sự của mạng Guancha cho rằng máy bay được chấp nhận có nghĩa là dự án này chính thức kết thúc và chuyển sang dự trữ kỹ thuật. Có tin nói rằng Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình H-20, có một số tính năng kỹ thuật tương tự như B-2 của Mỹ; một phần công nghệ của Lijian cũng có thể được áp dụng vào loại máy bay ném bom chiến lược này.
Trung Quốc khoe “máy bay không người lái tấn công tàng hình GJ-11 gây chấn động Mỹ, Anh” ảnh 6
Hình vẽ ý tưởng về máy bay ném bom tàng hình H-20 trên tàu sân bay (Ảnh: Dwnews).
Vào cuối tháng 12/2017, một bức ảnh về mô hình Lijian dưới dạng quà lưu niệm được nhân viên nội bộ của AVIC tung lên mạng Internet, mô hình này có tất cả các chi tiết ngoại hình của máy bay thật. Có thể thấy đây là phiên bản cuối cùng với cửa phụt ở đuôi đã không thể nhìn thấy được.
Lần đầu tiên Lijian xuất hiện trước công chúng là trên xe kéo tại cuộc diễu binh mừng Quốc khánh Trung Quốc lần thứ 70 năm 2019 với tên gọi GJ-11, cho thấy loại vũ khí này đã được trang bị cho quân đội.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
TU-160: máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất, ném bom có tốc độ nhanh nhất
Đoàn Phương
Thứ sáu, ngày 06/08/2021 - 10:57Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes –TU-160 là loại máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất, ném bom có tốc độ nhanh nhất trong tất cả những máy bay có trong trang bị. Ngoài ra, nó có trọng lượng bay lớn nhất.
TU-160 (ở trên) có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm siêu xa Kh-55SM. B-1B Lancer (ở dưới) có thể mang theo 24 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM.

TU-160 (ở trên) có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm siêu xa Kh-55SM. B-1B Lancer (ở dưới) có thể mang theo 24 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM.
Nga là một trong ba nước có tam thức đoạn hạt nhân. Khái niệm này ngụ ý rằng quốc gia có khả năng giáng đòn hạt nhân từmặt đất, từ dưới nước và từ trên không. Ngoài Nga, chỉ có Mỹ và Trung quốc có các hệ thống vũ khí tương tự.
Từ mặt đất, an ninh của Nga được đảm bảo bởi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Voevoda”- sau này được thay thế bằng tên lửa “Sarmat” còn mạnh hơn. Trên mặt nước và dưới nước có các tên lửa dự án “Gepard” và tàu ngầm nguyên tử dự án “Borei” trực chiến. Còn từ trên bầu trời có máy bay ném bom - mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu- 160 “Bạch thiên nga” bảo vệ.
TU-160: máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất, ném bom có tốc độ nhanh nhất ảnh 1
TU-160 siêu máy bay chiến đấu.
Chạy đua vũ trang
Việc nghiên cứu máy bay mang tên lửa chiến lược Liên Xô được bắt đầu trong những năm 70 của thế kỷ XX. Lý do để nghiên cứu nó là báo cáo của tình báo Liên Xô về việc người Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-1B “Lancer”.
Tin tức này làm ban lãnh đạo Liên Xô hết sức lo lắng và ngay lập tức ngân sách quốc phòng được bổ sung tiền để nghiên cứu chế tạo máy bay loại này ở Liên Xô.
Vào thời gian này tổng bí thư *** Liên Xô là Nikita Khrusev. Ông đã giao nhiệm vụ nghiên cứu cho hai phòng thiết kế (KB) của Sukhoi và Miasitsev. Phòng thiết kế của Tupolev không tham gia vào công việc này, vì vào thời điểm này ông đang có bất hoà với Khrusev: trước đó ông đã phá hỏng vài dự án của phòng thiết kế lâu đời nhất và bị lãnh đạo chỉ trích.
Tuy nhiên, sau khi các phác thảo dự án và mô hình từ hai KB được đệ trình, chúng vẫn được chuyển cho Tupolev để chỉnh sửa. Lấy dự án của Miasitsev “M-18” làm cơ sở, những người của Tupolev bắt đầu công việc với nó, và chẳng bao lâu sau “Bạch thiên nga” ra đời.
TU-160: máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất, ném bom có tốc độ nhanh nhất ảnh 2
TU-160 (ở trên) có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm siêu xa Kh-55SM. B-1B Lancer (ở dưới) có thể mang theo 24 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM.
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn
Tu-160 là máy bay ném bom- mang tên lửa phản lực dạng cánh cụp thay đổi. Đó là cỗ máy độc đáo: máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất với đôi cánh thay đổi dạng hình học trên thế giới. Nó cũng là máy bay ném bom có tốc độ nhanh nhất trong tất cả những máy bay có trong trang bị. Ngoài ra, nó có trọng lượng bay lớn nhất, tức là có thể mang tải trọng bom lớn hơn các phiên bản nước ngoài.
Để dễ hiểu hơn hãy xem các con số và so sánh các đặc tính của “Bạch thiên nga” với đối thủ cạnh tranh chính của nó – máy bay ném bom phản lực B-1B “Lanser” của Mỹ. Nếu nhìn vào các máy bay này có thể nhận thấy rằng chúng có nhiều nét tương đồng – chu vi thân máy bay giống nhau, cánh cụp thay đổi và phân bố động cơ.
Nhưng đập vào mắt trước tiên là kích thước lớn của “Bạch thiên nga”: chiều dài 54,1 mét, chiều cao 13,1 mét. Nó dài hơn gần 10 mét và cao hơn 3 mét so với máy bay của Mỹ.
Công suất động cơ của Tu-160 cho phép phát triển tốc độ tới 2.200 km/giờ hay Mach 2,08 ở độ cao lớn. Tốc độ tối đa của máy bay Mỹ là Mach 1,2. Tải trọng chiến đấu của Tu-160 là 45 tấn, B- 1B là 34 tấn trong khoang bom phía sau và 22 tấn treo dưới cánh.
Có vẻ như người Mỹ đang thắng, nhưng không phải vậy. Vấn đề là các nhà thiết kế nước ngoài đã không thể thiết kế đúng cách khoang bom phía sau như vậy và nó không thích hợp cho các nhiệm vụ chiến đấu. Khi tải bom lên các móc dưới cánh, trong một phút, mỗi bên cánh hơn 10 tấn, chất lượng bay của máy bay giảm dột ngột.
Bán kính chiến đấu của máy bay Tu-160 là 7600 km – đó là khoảng cách nó bay từ căn cứ. Tầm bay xa tối đa của nó là 14000 km. B- 1B có bán kính chiến đấu 5543 km và tầm bay xa tối đa 13500 km. Khoảng cách từ Moscow đến Washington qua Đại Tây Dương chỉ là 6750 km, những con số này tự nói lên tất cả.
Tóm lại, B- 1B bay cao hơn 2 km và thích hợp hơn với việc cơ động gần trái đất. Nhưng, “Bạch thiên nga” không có nhiệm vụ như vậy, bởi vì nó mang tên lửa có cánh (X-55 sau khi phóng có thể tự bay thêm 2500 km nữa) và cơ động gần bề mặt trái đất chẳng có ý nghĩa gì với nó.
Con chim đặc biệt
Còn đây là điều đáng buồn. Trong trang bị của Nga hiện chỉ có 16 máy bay Tu-160. Sự thiếu hụt này là do việc cắt giảm vũ khí trong thời gian trước khi sụp đổ Liên Xô và dẫn đến việc mỗi máy bay có tên gọi riêng của mình. Hiện đang có không dưới 61 phiên bản Mỹ được sử dụng.
Có một câu chuyện đáng chú ý liên quan đến việc này. Khi Liên Xô tan rã, trên lãnh thổ Ucraina có 19 máy bay này, trong đó chỉ có 6 chiếc đang trong trạng thái hoạt động. Tình trạng kinh tế của quốc gia mới thành lập không có khả năng duy trì và bảo dưỡng những máy bay này.
Bởi thậm chí một chuyến bay huấn luyện đòi hỏi phải nạp cho nó 40 tấn nhiên liệu. Nga đã đề nghị mua các máy bay này với giá 3 tỷ đô la, nhưng Ucraina từ chối. Họ cho rằng con số này là quá ít và đòi 8 tỷ đô la. Nga đã không đồng ý với điều kiện này.
Khi đó Ucraina đã ký thoả thuận với Bộ quốc phòng Mỹ, theo đó hai bên cam kết -bằng tiền của Mỹ - sử dụng các máy bay này theo mức giá 1 triệu đô la cho một máy bay. Sau này Mỹ có ý định mua lại 3 máy bay Tu-160 của Ucraina, nhưng Nga phản đối hợp đồng này và đồng ý xoá nợ tiền mua khí đốt của Ucraina trị giá 285 triệu đô la cho các máy bay còn lại.
Kết quả, không quân Nga có thêm 8 máy bay Tu-160. Tuy nhiên, Naphtogas- đơn vị nhận tiền chuyển đến- đã không vội chuyển tiền ngay cho Bộ quốc phòng Ucraina. Bộ này chỉ có thể nhận được tiền sau hàng loạt phiên toà và cũng không hoàn toàn đủ số tiền đã thoả thuận.
Sự hồi sinh của Thiên nga
Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc sản xuất những máy bay này đã bị ngừng. Nhiều tuyến sản xuất đã ở ngoài biên giới, công nghệ thì bị mất. Qua năm tháng, nước Nga đã phục hồi hùng mạnh và cuối cùng đã có thể làm mới lại nghệ thuật chế tạo những chiếc máy bay độc đáo này.
Năm 2015 bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng cần thiết phục hồi sản xuất Tu-160, còn trong năm 2017 tại nhà máy hàng không Cazan người ta đã phục hồi hoàn toàn các công nghệ sản xuất máy bay này và bắt tay vào việc sản xuất chúng. Trong vài năm sắp tới có kế hoạch chế tạo và cung cấp 50 máy bay như thế cho việc trực chiến.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay "Lợn Lòi" đã hơn 40 tuổi?
Thu Thủy
Thứ ba, ngày 03/08/2021 - 23:49Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Không quân Mỹ có lẽ không hiểu vì sao hậu trường của A-10 “Warthog” lại vững đến vậy! Nhiều năm qua, các chỉ huy của họ đã cố gắng cho chiếc máy bay chậm chạp đã phục vụ hơn 40 năm này nghỉ hưu mà không thể được
A-10 Lợn Lòi tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn được lưỡng viện Quốc hội Mỹ ưu ái ủng hộ (Ảnh: USAirforce).

A-10 "Lợn Lòi" tuy đã 40 tuổi nhưng vẫn được lưỡng viện Quốc hội Mỹ ưu ái ủng hộ (Ảnh: USAirforce).
Đó là vì thế lực bảo vệ nó ở cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều quá lớn, quá mạnh. Quốc hội Mỹ cho rằng A-10 có sức tấn công mạnh, rất hiệu quả về mặt chi phí. Thật đáng tiếc khi phải cho nó nghỉ hưu.
Theo trang web Task and Purpose (Nhiệm vụ và mục đích) ngày 29/7, trong một nỗ lực gần đây, Không quân Mỹ đã cố gắng chọn ra 42 trong số 281 chiếc A-10 đang trong biên chế để đưa vào niêm cất. Đây được coi là một đợt ngừng hoạt động quy mô nhỏ nhằm giảm bớt chi phí bảo trì, đầu tư và mua thêm các loại máy bay tiên tiến hơn, chẳng hạn như F-35A.
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay Lợn Lòi đã hơn 40 tuổi? ảnh 1
A-10 được trang bị hỏa lực mạnh (Ảnh: USAirforce).
Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ vẫn muốn nói thêm về điều này. Trong Luật ủy quyền Quốc phòng cho năm Tài chính 2022, Ủy ban Quân lực Thượng nghị viện đã trực tiếp định rõ: cấm Không quân loại biên bất cứ một chiếc A-10 nào trong năm Tài chính 2022. Nói cách khác, ngay cả việc cho 42 chiếc máy bay loại này ngừng hoạt động, Quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận.
Máy bay cường kích A-10 một chỗ ngồi, hai động cơ phản lực của Công ty Fairchild Republic có tên chính thức là "Thunderbolt II" (Thần Sấm II), nhưng hầu hết mọi người đều gọi nó là "Warthog" (Lợn Lòi). Đó là vì ngay dưới mũi nó có gắn một khẩu pháo Gatling GAU-8/A 30 mm 7 nòng – một thứ vũ khí nổi tiếng. Tiếng nổ khi luồng đạn từ 8 nòng pháo này phóng ra giống hệt tiếng rống của một con lợn rừng tru lên. Khẩu pháo liên thanh với 1.200 viên đạn này, có thể tiêu diệt bất kỳ chiếc xe bọc thép nào. Nhiều lính Mỹ kể, ở mặt trận khi nhìn thấy và nghe thấy tiếng "lợn rống" này, đều buột miệng thốt lên “cứu tinh đã tới”.
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay Lợn Lòi đã hơn 40 tuổi? ảnh 2
Đầu của A-10 thường được vẽ hình Lợn Lòi (Ảnh: USAirforce).
Đây là chiếc máy bay thiết kế riêng cho Không quân Mỹ dùng cho nhiệm vụ chi viện lực lượng bộ binh bằng cách tấn công xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác, cũng như được sử dụng để tấn công ngăn chặn tiếp viện của địch A-10 “Thunderbolt II” là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ thiết kế riêng cho nhiệm vụ yểm trợ cận chiến từ trên không.
Buồng lái A-10 được trang bị lớp giáp Titan dày từ 12,7mm đến 38,1mm với tổng trọng lượng lên đến 408 kg. Lớp giáp này có thể chịu được đạn phòng không cỡ 23mm. A-10 có khả năng cơ động tốt khi bay chậm và thấp vì cánh thẳng và lớn. Điều này giúp phi công có đủ khả năng quan sát chiến trường và phân biệt mục tiêu để yểm trợ tốt nhất. Do không cần bay nhanh nên A-10 được trang bị động cơ loại turbofan, hai động cơ gắn trên lưng tạo nên hình dáng đặc trưng cho A-10. Nhìn chung A-10 bị xem là có hình dáng xấu xí nhưng là loại phi cơ cực kỳ hiệu quả.
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay Lợn Lòi đã hơn 40 tuổi? ảnh 3
Pháo Gatling 30mm 7 nòng được gắn ngay dưới mũi máy bay A-10 (Ảnh: USAirforce).
Theo một bản báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), A-10 chi phí bảo trì đang tăng cao do các phụ tùng cũ kỹ. Dù đã được thay đôi cánh mới nhưng thời gian hậu cần để kiểm tra hệ thống máy bay và bảo trì hệ thống an toàn vẫn rất lâu, đây là lý do Không quân Mỹ luôn muốn đào thải và thay thế A-10 bằng loại máy bay khác hiện đại hơn.
Nhưng tại Quốc hội Mỹ, có rất nhiều người xuất thân cựu binh đã được A-10 bảo vệ trong thời gian phục vụ tại ngũ. Họ yêu thích A-10 cả vì tình lẫn lý và họ dùng đủ mọi cách để bảo vệ phi đội A-10. Họ cũng có một lý do hết sức bình thường, đó là hiện Không quân Mỹ không có nhiều máy bay tấn công mặt đất chuyên trách.
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay Lợn Lòi đã hơn 40 tuổi? ảnh 4
Thượng nghị sỹ Mark Kelly, một cựu phi công A-10 là một trong những người kiên quyết giữ lại loại máy bay chậm chạp này (Ảnh: Arizona Mirror).
Ví dụ, Thượng nghị sĩ Mark Kelly bang Arizona từng là cựu phi công lái máy bay cường kích A-6 của Hải quân Hoa Kỳ và là cựu phi hành gia. Thượng nghị sĩ Mark Kelly cho biết: "Là một người từng hỗ trợ trên không trong chiến đấu ở khoảng cách gần, tôi biết A-10 là loại máy bay có một không hai trong việc thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất. Nó có một khả năng rất giá trị để bảo vệ lực lượng Mỹ dưới mặt đất".
"Việc cho A-10 ngừng hoạt động trước khi không có loại máy bay nào khác có thể thay thế A-10 cho loại nhiệm vụ này là một bước đi sai lầm đối với an ninh quốc gia của chúng ta".
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghị sĩ Quốc hội đều ủng hộ A-10. Thượng nghị sĩ Marco Rubio bang Florida đã đồng ý rằng Không quân Mỹ nên cho A-10 nghỉ hưu để mua thêm F-35A.
Vì sao Quốc hội Mỹ quyết bảo vệ loại máy bay Lợn Lòi đã hơn 40 tuổi? ảnh 5
Hiện nhiều máy bay A-10 đã được nâng cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị hiện đại mới (Ảnh: Task and Purpose).
Lý do Không quân Mỹ muốn thay thế A-10 bằng các chiến đấu cơ tàng hình F-35A là vì họ cho rằng đối thủ trong cuộc chiến tranh tiếp theo có thể là Trung Quốc và mạng lưới phòng không của Trung Quốc có thể dễ dàng khắc chế các máy bay A-10 chậm chạp.
Mặc dù Không quân Mỹ có những lo ngại như vậy nhưng việc tiếp tục sử dụng A-10 gần như đã là một điều chắc chắn. Điều có thể làm bây giờ là hiện đại hóa và cải tiến các con “Lợn Lòi” này để chúng có thể tiếp tục bay trong môi trường chiến trường của những năm 2030. Hiện tại, 880 triệu USD đã được đầu tư để nâng cấp hệ thống điện tử hàng không của A-10 và lắp đặt các thiết bị bảo vệ và cảnh báo sớm thế hệ mới.
Bài báo của Task and Purpose khôi hài: "Thực sự không có thứ gì có thể giết chết được những chiếc A-10 ngoan cường này, ngay cả Không quân Mỹ cũng bó tay".
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật
Thu Thủy
Thứ hai, ngày 19/07/2021 - 14:06Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Chiến khu miền Nam của PLA mới đây đã tiến hành cuộc tập trận chung trên biển - trên không ở một khu vực trên Biển Đông, lần đầu tiên chiến đấu cơ J-11BH lộ diện hình ảnh với kiểu sơn mới khó phát hiện.
Chiếc J-11BH của hải quân Trung Quốc lần đầu lộ diện với kiểu sơn mới (Ảnh: CCTV).

Chiếc J-11BH của hải quân Trung Quốc lần đầu lộ diện với kiểu sơn mới (Ảnh: CCTV).
Theo bản tin của Đài Truyền hình Trung ươngTrung Quốc (CCTV) ngày 16/7, gần đây, một cuộc tập trận đội hình đối kháng do không quân của Hải quân Chiến khu miền Nam chủ đạo đã được thực hiện tại một khu vực trên Biển Đông với các tàu nổi, tàu ngầm và các đơn vị khác đã được mời để tham gia huấn luyện. Trong phóng sự của CCTV đã xuất hiện hình ảnh một máy bay chiến đấu J-11BH đã được sơn kiểu khó phát hiện. Mạng truyền thông quân sự Sina Military của Trung Quốc cho biết, đây là lần đầu tiên lộ diện chiến đấu cơ được sơn kiểu “khó phát hiện” của Hải quân Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 1
Chiếc J-11BH đang cất cánh (Ảnh: CCTV).
Theo bản tin, cuộc tập trận có đầy đủ các yếu tố, tàu hải quân cơ động, tên lửa sẵn sàng phóng, hàng chục máy bay chiến đấu nối nhau cất hạ cánh, radar liên tục theo dõi "tình hình địch"... Dưới sự chỉ huy của các sở chỉ huy quân “xanh” và “đỏ”, cuộc diễn tập được chia thành hai đợt trong một ngày, từ trên không xuống dưới nước, trận đánh diễn ra ở nhiều chiều, ngoài ra còn diễn tập ứng cứu và xử lý khẩn cấp.
Trong cuộc tập trận, một máy bay chiến đấu J-11BH mang số hiệu "16" đã thu hút sự chú ý. So với các máy bay chiến đấu dòng J-11 khác của hải quân, số hiệu của nó thể hiện đã được áp dụng loại sơn có khả năng khó phát hiện và chỉ sử dụng cùng một màu đối với các phần đầu, thân, cánh máy bay. Đồng thời, các logo, kí hiệu trên thân máy bay đều được giảm bớt kích thước hoặc điều chỉnh màu sắc.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 2
Chiếc J-11BH đánh chặn máy bay P-8 Poseidon của Mỹ năm 2014 bị không quân Mỹ chụp ảnh (Ảnh: wiki).
Trước đây, các chiến đấu cơ J-11 và Su-30 của của hải quân PLA đều sử dụng màu xanh lam cho số hiệu máy bay chiến đấu, điều này rất dễ nhận thấy. Vào mùa hè năm 2014, trên vùng trời phía đông đảo Hải Nam đã xảy ra sự cố nổi tiếng “Máy bay chiến đấu J-11BH đánh chặn máy bay chống ngầm P-8A của Mỹ”. Trong bức ảnh do máy bay quân sự Mỹ chụp, có thể nhận dạng rõ số hiệu và logo của chiếc J-11BH mang số hiệu "24".
Tiêm kích J-11BH số “16” sử dụng lớp sơn phủ khó phát hiện, gần như không thể xác định được số hiệu cụ thể của tiêm kích này ở cự ly trung bình và xa, đồng thời có tác dụng chống trinh sát nhất định. Cụ thể, trong các màn hình video và hình ảnh có độ phân giải thấp và trung bình, số hiệu trên thân máy bay chiến đấu hầu như không thể xác định, khiến quân địch khó phát hiện hơn.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 3
Một chiếc J-11B với kiểu sơn cũ (Ảnh: sina).
Với sự phát triển của công nghệ hàng không quân sự hiện đại và sự tiến bộ của không chiến, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu coi trọng lớp sơn khó phát hiện của máy bay chiến đấu. Những chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Trung Quốc sử dụng màu sơn trắng, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, màu sơn này dần chuyển sang màu xám phổ biến trên thế giới, nhưng màu đỏ của logo "Bát Nhất" và số hiệu máy bay vẫn giữ nguyên, dễ thấy. Ngày nay, máy bay của lực lượng Không quân và Hải quân PLA đã bắt đầu cải tiến trong lĩnh vực này.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 4
Máy bay J-10C của Lữ đoàn "Đại bàng đỏ Vân Lĩnh" đã được sơn toàn bộ theo kiểu mới (Ảnh: sina).
So với bản nâng cấp màu sơn có khả năng hiển thị thấp của các máy bay "Đại bàng đỏ Vân Lĩnh" J-10C, phạm vi thay đổi màu sơn của J-11BH là tương đối hạn chế. Ví dụ, logo màu đỏ "Bát Nhất" trên đuôi ngang chưa thay đổi. Thay đổi lớn nhất trong cách sơn của máy bay J-10C của Lữ đoàn "Đại bàng đỏ Vân Lĩnh" là việc logo Bát Nhất ở phía sau máy bay được sơn màu rất gần với màu của thân máy bay so với màu đỏ tươi nguyên bản, thoạt nhìn rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Qua cuộc diễn tập này có thể suy đoán rằng việc thay thế lớp sơn khó phát hiện của lực lượng không quân của Hải quân Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ví dụ, từ những hình ảnh khác được đưa tin, những chiếc J-11BSH hai chỗ ngồi mà đơn vị được trang bị vẫn là "hàng sơn kiểu cũ", số hiệu trên thân máy bay vẫn sử dụng chữ màu xanh lam nguyên bản.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 5
Một chiếc J-16 của Không quân PLA được sơn kiểu mới (Ảnh: Sina).
Nói đến việc nâng cao hiệu quả chiến đấu bằng cách thay đổi lớp sơn, ngoài một số chức năng chống trinh sát, nó còn có thể cải thiện khả năng sống sót của máy bay chiến đấu ở một mức độ nhất định, chẳng hạn như sơn giống hoặc gần với màu sắc của môi trường chiến đấu. Trước đó, các kết quả nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực này đã được áp dụng, ví dụ, màu sơn tốt nhất cho máy bay chiến đấu ở tầng đối lưu ở độ cao thấp và trung bình là màu xám nhạt, tầng bình lưu có màu xám đậm và màu đen thích hợp với độ cao hơn.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 6
Chiến cơ J-20 với kiểu sơn tàng hình (Ảnh: sina).
Từ năm ngoái, lực lượng Không quân nói chung đã bắt đầu khoác lên mình lớp sơn khó phát hiện. Ngày 13 tháng 3 năm 2020, "Nhật báo Giải phóng quân" thông báo Không quân đã ban hành "Quy định về sơn và đánh dấu máy bay của lực lượng Không quân (thử nghiệm)". Trong bài báo có đề cập rằng việc máy bay sơn và đánh dấu bằng loại sơn khó phát hiện là một yêu cầu và xu hướng phát triển của thực tế chiến đấu, và mục đích chính là giảm xác suất phát hiện bằng mắt thường.
Ngoại trừ J-20, loại máy bay được sơn lớp sơn tàng hình khó phát hiện, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba rưỡi (3+) là J-16 và J-10C của Không quân đã bắt đầu được thay thế bằng lớp sơn khó phát hiện. Đối với các đơn vị máy bay thế hệ thứ hai trước đó, chẳng hạn như máy bay chiến đấu J-7, J-8 và JH-7, logo Bát Nhất ở đuôi máy bay từ màu đỏ được thay thế bằng sơn màu vàng.
Không quân Trung Quốc bắt đầu thay đổi kiểu sơn máy bay để giữ bí mật ảnh 7
Máy bay ném bom H-6K của Không quân PLA đang đổi từ kiểu sơn cũ (dưới) sang kiểu sơn mới (trên). Ảnh: Sina
Màu sơn của các máy bay ném bom cũng đã được nâng cấp. Ví dụ, số hiệu của máy bay ném bom chiến lược H-6K của Chiến khu trung tâm sẽ không còn sử dụng màu đỏ bắt mắt, thay vào đó là các số sơn màu vàng với phông chữ nhỏ hơn, và vị trí cũng được thay đổi từ ở mũi sang đuôi. Sau sửa đổi này, rất khó để phân biệt số hiệu cụ thể của H-6K trong các hình ảnh không có độ phân giải cao.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mổ xẻ sức mạnh đáng gờm của “Kẻ hủy diệt-2” mới nhập biên chế quân đội Nga
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ tư, ngày 14/07/2021 - 16:20Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Công ty chế tạo máy UralVAgonZavod, một nhánh của Tổng công ty nhà nước Rostec, đã bắt đầu cung cấp hàng loạt mẫu xe hỗ trợ chiến đấu “Terminator-2” cho quân đội Nga.
Mẫu xe hỗ trợ chiến đấu Kẻ hủy diệt-2 của quân đội Nga (Ảnh: National Interest)

Mẫu xe hỗ trợ chiến đấu "Kẻ hủy diệt-2" của quân đội Nga (Ảnh: National Interest)
Hỏa lực đáng gờm
Các cuộc chiến và xung đột vũ trang xảy ra gần đây ở một số nơi đã cho thấy thực tế rằng các phương tiện thiết giáp chiến đấu hoạt động ở những khu vực đô thị đông đúc và địa hình hiểm trở đặc biệt dễ trở thành mục tiêu ngon ăn của các loại súng phóng lựu chống tăng (RPG) hay tên lửa chống tăng định hướng (ATGM).
Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư thiết kế tại UrakVagonZavod đã phát triển một mẫu phương tiện hỗ trợ chiến đấu để bảo vệ xe tăng khỏi những tay lính địch có vác theo RPG hay ATGM. Cỗ máy này được thiết kế để dễ bề hoạt động phối hợp cùng xe tăng trong một đội hình chiến thuật đơn lẻ và tiêu diệt những tay lính địch gây đe dọa với xe tăng, cùng đó là khả năng tấn công các mục tiêu khác.
Có trọng lượng 44 tấn, mẫu xe BMPT-72 Terminator-2 (Kẻ hủy diệt-2) được trang bị 2 pháo tự động 30 mm 2A42, 2 súng máy PKTM Kalashnikov 7,62 mm, và 1 hệ thống tên lửa chống tăng định hướng bằng laser Ataka-T. Hệ thống chống tăng này bao gồm nhiều tên lửa dẫn đường chống tăng có đầu đạn nổ song song (9M120-1) và nhiều tên lửa chống tăng có đầu đạn nổ đa năng (9M120-1F.)
So với phiên bản đầu tiên của Terminator, mẫu xe mới chỉ cần có 3 người điều khiển.
Quá trình để “Kẻ hủy diệt” có được vị trí trong lực lượng vũ trang Nga và được sản xuất hàng loạt đầy chông gai. Các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ năm 2007, nhưng quân đội Nga không thể quyết định được làm thế nào và trong trường hợp nào thì nên sử dụng mẫu xe này. Bên cạnh đó, trong suốt một thời gian dài, giới tướng lĩnh chóp bu trong Bộ Quốc phòng Nga không đạt được sự đồng thuận về dự án Terminator.
Chính hoạt động quân sự của Nga ở Syria đã giúp cho Terminator tỏa sáng. Một số mẫu phương tiện mới này được Nga triển khai tới vùng chiến sự, nơi mà chúng được chứng minh là cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, “Kẻ hủy diệt-2” không được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ chiến đấu – bởi không có một cuộc chiến xe tăng quy mô lớn diễn ra ở Syria – mà đóng vai trò như phương tiện thiết giáp bộ binh hạng nặng.
Hãng sản xuất “Kẻ hủy diệt-2” đã nghiên cứu rất kỹ về khả năng của cỗ máy này ở Syria, và sau đó chỉnh sửa thiết kế của nó dựa trên phân tích.
Cuối cùng, vào năm 2018, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Nga, “Kẻ hủy diệt-2” đã được nhập biên chế quân đội nước này.
Kẻ hủy diệt-2” được sử dụng như thế nào trên chiến trường?
Mổ xẻ sức mạnh đáng gờm của “Kẻ hủy diệt-2” mới nhập biên chế quân đội Nga ảnh 1
Mẫu Terminator từng được thử nghiệm thực tế trên chiến trường Syria (Ảnh: TASS)
Đầu tiên, các phương tiện hỗ trợ chiến đấu cho xe tăng giờ có thể hoạt động trong một đội hình đơn lẻ cùng các xe tăng.
Trước đây, các lực lượng vũ trang Nga không hề có một phương tiện hỗ trợ có sức phòng thủ và chịu đựng tốt như xe tăng; các hướng dẫn của Lực lượng mặt đất khuyến cáo rằng các phương tiện chiến đấu bộ binh (có khả năng cung cấp hỏa lực yểm trợ cho các đơn vị xe tăng) vẫn phải cách đội hình xe tăng khoảng 100 – 200 m ở phía sau.
Tuy nhiên, “Kẻ hủy diệt-2” lại được bắt cặp cùng một xe tăng để triệt tiêu những binh sĩ địch được trang vũ khí chống tăng, bởi vậy mà giúp xe tăng tập trung hơn vào việc tiêu diệt các mục tiêu thiết giáp của địch.
Ngày nay, rất nhiều chiến thuật đã được phát triển cho các phương tiện hỗ trợ chiến đấu cho xe tăng, sao cho chúng hoạt động phối hợp cùng xe tăng: Chúng có thể được sử dụng để tấn công và phòng thủ, và thậm chí hỗ trợ phòng thủ chiến thuật một cách độc lập.
Dựa trên kinh nghiệm và các cuộc nghiên cứu từng được thực hiện dưới thời Liên Xô và giờ là Nga, hãng UralVagonZavod tiếp tục nỗ lực phát triển dự án. Mẫu xe hỗ trợ chiến đấu mới nhất của hãng này có tên gọi AU-220M Baikal, được cho là dựa trên nền tảng của mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata (bao gồm một module chiến đấu không cần người điều khiển) và được trang bị pháo tự động 57 mm 2A91.
Còn đối với “Kẻ hủy diệt-2” giờ đã được quyết định sản xuất hàng loạt, mẫu xe này được cho là rất hiệu quả khi chiến đấu chống lại công sự của địch, binh sĩ địch mang RPG hay tên lửa vác vai, xe tăng địch, xe chiến đấu bộ binh (IFV) và các mục tiêu thiết giáp khác.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Công nghệ nào giúp tàu ngầm "giá rẻ" của Thụy Điển đánh bại cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ?
Minh Quang
Thứ năm, ngày 15/07/2021 - 11:53Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Nhà phân tích hải quân Norman Polmar cho biết tàu ngầm Gotland đã "chạy vờn quanh" nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ (Ảnh: Business Insider)

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ (Ảnh: Business Insider)
Năm 2005, USS Ronald Reagan, hàng không mẫu hạm mới đóng trị giá 6,2 tỉ USD của Mỹ, đã chìm sau khi trúng nhiều ngư lôi.
May mắn thay, điều này không xảy ra trong chiến đấu thực tế, mà chỉ là được mô phỏng như một phần của trò chơi chiến tranh giữa một bên là lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay bao gồm nhiều tàu hộ tống chống ngầm và một bên là Sweden HSM Gotland, một tàu ngầm nhỏ chạy bằng động cơ diesel của Thụy Điển có trọng tải 1.600 tấn. Và điều bất ngờ là mặc dù thực hiện nhiều cuộc tấn công vào Reagan, Gotland không bao giờ bị phát hiện.
Kết quả này được lặp đi lặp lại trong hai năm tiến hành diễn tập, với cùng một kịch bản là các tàu khu trục và tàu ngầm tấn công hạt nhân của đối phương đều cúi đầu khuất phục trước tàu ngầm dường như có khả năng tàng hình của Thụy Điển.
Nhà phân tích hải quân Norman Polmar cho biết tàu sân bay Gotland đã "chạy vờn quanh" nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Một nguồn tin khác cho rằng các chuyên gia chống tàu ngầm của Mỹ đã "mất hết tinh thần" vì trải nghiệm này.
Làm cách nào mà Gotland có thể né tránh được các đợt phòng thủ chống tàu ngầm phức tạp của USS Ronald Reagan, với một đội hình gồm nhiều tàu hộ vệ cùng các máy bay sử dụng vô số cảm biến? Và quan trọng hơn, làm thế nào mà một chiếc tàu ngầm tương đối rẻ, với giá khoảng 100 triệu USD - gần bằng chi phí của một máy bay chiến đấu tàng hình F-35 hiện nay - lại có thể thực hiện được điều đó? Nên biết rằng Hải quân Hoa Kỳ đã cho ngừng hoạt động chiếc tàu ngầm diesel cuối cùng của mình vào năm 1990.
Công nghệ nào giúp tàu ngầm giá rẻ của Thụy Điển đánh bại cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ? ảnh 1
Tàu ngầm HMS Gotland của Thụy Điển "chạm trán" tàu sân bay USS Ronald Reagan (Ảnh: Business Insder)
Các tàu ngầm diesel trong quá khứ bị hạn chế bởi quá trình vận hành động cơ ồn ào, tiêu thụ không khí - nghĩa là chúng chỉ có thể ở dưới nước trong vài ngày trước khi cần phải nổi lên. Đương nhiên, tàu ngầm trở thành thứ dễ bị tổn thương nhất và có thể dễ dàng theo dõi nhất khi nổi lên, ngay cả khi sử dụng ống thở.
Mặt khác, các tàu ngầm chạy bằng lò phản ứng hạt nhân không yêu cầu nguồn cung cấp không khí lớn để hoạt động, đồng thời có thể chạy yên tĩnh hơn trong nhiều tháng dưới nước và chúng cũng có thể bơi nhanh hơn.
Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển dài 61 mét, được giới thiệu vào năm 1996, là chiếc đầu tiên sử dụng hệ thống Air-independent propulsion (AIP hay hệ thống động lực không dùng không khí) - trong trường hợp này là động cơ Stirling. Một động cơ Stirling có thể sạc hệ thống pin với công suất 75 kilowatt cho tàu ngầm bằng cách sử dụng oxy lỏng.
Với Stirling, một tàu ngầm lớp Gotland có thể ở dưới đáy biển trong tối đa hai tuần với tốc độ trung bình 10km/h, hoặc nó có thể tiêu hao năng lượng pin để tăng tốc lên đến 37km/h. Nó cũng đi kèm một động cơ diesel thông thường được sử dụng để hoạt động trên bề mặt, hoặc trong khi sử dụng ống thở.
Một chiếc Gotland sử dụng động cơ Stirling chạy êm hơn cả một chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, vốn phải sử dụng máy bơm làm mát và tạo ra nhiều tiếng ồn trong lò phản ứng của chúng.
Không chỉ vậy, tàu ngầm lớp Gotland cũng sở hữu nhiều tính năng khác, giúp nó thành thạo hơn trong việc tránh bị phát hiện.
Nó gắn 27 nam châm điện được thiết kế riêng để chống lại dấu hiệu từ tính của bản thân, cho phép vượt mặt các máy phát hiện dị thường từ. Thân tàu cũng được hưởng lợi từ các lớp phủ chống sóng siêu âm, trong khi tháp tàu được làm bằng vật liệu hấp thụ radar. Máy móc bên trong cũng được phủ một lớp đệm giảm âm bằng cao su để giảm thiểu khả năng phát hiện bằng sóng siêu âm.
Gotland cũng có khả năng cơ động cực cao nhờ kết hợp cơ động dựa trên bánh lái và vây hình chữ X, cho phép nó có thể dễ dàng hoạt động gần đáy biển và thực hiện các đoạn cua hẹp.
Công nghệ nào giúp tàu ngầm giá rẻ của Thụy Điển đánh bại cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ? ảnh 2
Tàu ngầm HMS Gotland ở Cảng San Diego trong Tuần lễ Hạm đội San Diego, ngày 1 tháng 10 năm 2005 (Ảnh: Business Insider)
Bởi vì chiếc tàu ngầm với khả năng "tàng hình" đã chứng tỏ khả năng thách thức của mình đối với các tàu chống ngầm của Mỹ trong các cuộc tập trận quốc tế, Hải quân Hoa Kỳ đã thuê Gotland và thủy thủ đoàn của nó trong suốt hai năm để tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm. Kết quả cuối cùng đã thuyết phục họ rằng hóa ra, các cảm biến dưới đáy biển đang được sử dụng đơn giản là không đủ khả năng đối phó với các tàu sử dụng động cơ AIP.
Tuy nhiên, Gotland chỉ là thiết kế đầu tiên trong số nhiều thiết kế tàu ngầm chạy bằng động cơ AIP và một số mẫu tàu có thời gian hoạt động dưới nước cao gấp đôi. Do đó, Thụy Điển hoàn toàn không phải là quốc gia duy nhất có thể vượt mặt họ.
Trung Quốc có hai loại tàu ngầm diesel sử dụng động cơ Stirling. Mười lăm chiếc Type 039A lớp Yuan trước đó đã được chế tạo với bốn biến thể khác nhau, cùng với hơn 20 chiếc nữa đã được lên kế hoạch hoặc đang được chế tạo.
Bắc Kinh cũng có một tàu lớp Qing Type 032 có thể ở dưới nước trong 30 ngày. Nó được cho là tàu ngầm diesel hoạt động lớn nhất trên thế giới, tự hào sở hữu 7 hệ thống phóng thẳng đứng có khả năng bắn tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Nga cũng ra mắt tàu Sankt Peterburg lớp Lada thử nghiệm, sử dụng pin nhiên liệu hydro để cung cấp năng lượng. Đây là sự phát triển của tàu ngầm lớp Kilo, phiên bản có thể được sản xuất rộng rãi. Tuy nhiên, các thử nghiệm trên biển cho thấy rằng các động cơ chỉ cung cấp được một nửa công suất dự kiến và loại này đã không được chấp thuận để sản xuất.
Tuy nhiên, vào năm 2013, Hải quân Nga tuyên bố sẽ sản xuất hai chiếc tàu ngầm lớp Lada được thiết kế lại rất nhiều, mang tên Kronstadt và Velikiye Luki, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động cuối thập kỷ này.
Các quốc gia sản xuất tàu ngầm diesel AIP khác bao gồm Tây Ban Nha, Pháp, Nhật Bản và Đức. Các quốc gia này đã lần lượt bán chúng cho hải quân trên khắp thế giới, bao gồm cả Ấn Độ, Israel, Pakistan và Hàn Quốc.
Các tàu ngầm sử dụng hệ thống AIP đã dần phát triển thành các loại lớn hơn, vũ trang mạnh hơn và đắt tiền hơn theo thời gian, bao gồm cả tàu ngầm lớp Dolphin của Đức và tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp.
Công nghệ nào giúp tàu ngầm giá rẻ của Thụy Điển đánh bại cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ? ảnh 3
Tàu ngầm lớp Scorpene thứ ba của Hải quân Ấn Độ, Karanj, khi ra mắt ở Mumbai, ngày 31/1/2018 (Ảnh: Business Insider)
Tuy nhiên, Hải quân Hoa Kỳ không có ý định trang bị lại các tàu ngầm diesel. Họ thích sử dụng các tàu ngầm hạt nhân trị giá hàng tỷ USD. Nhiều người sẽ thấy khá khó hiểu khi Lầu Năm Góc lại lựa chọn một hệ thống vũ khí đắt tiền hơn, thay vì sử dụng một giải pháp thay thế hiệu quả hơn về chi phí. Tuy nhiên, mọi thứ không hoàn toàn đơn giản.
Tàu ngầm diesel là thứ lý tưởng để tuần tra gần các bờ biển. Nhưng tàu ngầm hạt nhân là thứ phù hợp hơn để di chuyển những hành trình dài hàng nghìn dặm, thực hiện các nhiệm vụ kéo dài nhiều tháng trên các vùng biển từ Á sang Âu. Một tàu ngầm diesel có thể đi qua quãng đường đó, nhưng sau đó nó sẽ yêu cầu tiếp nhiên liệu thường xuyên trên biển để hoàn thành một đợt triển khai dài ngày.
Nên nhớ rằng chính bản thân con tàu ngầm Gotland nổi danh, đã được vận chuyển trở lại Thụy Điển trên một ụ tàu di động, thay vì tự nó thực hiện hành trình.
Mặc dù các tàu ngầm động cơ diesel được trang bị AIP mới có thể hoạt động được nhiều tuần mà không nổi lên mặt nước, nhưng điều đó vẫn không tốt bằng việc đi hàng tháng trời mà không cần phải ngoi lên "hít thở". Và hơn nữa, tàu ngầm diesel - có hoặc không có AIP - không thể duy trì tốc độ cao dưới nước trong thời gian rất lâu, không giống như tàu ngầm hạt nhân.
Một chiếc tàu ngầm động cơ diesel sẽ hiệu quả nhất khi phục kích một hạm đội tàu đối phương, tại một vị trí được giám sát và có tình báo từ trước. Tuy nhiên, tốc độ dưới nước chậm và độ bền của tàu ngầm diesel AIP khiến chúng trở nên kém lý tưởng để rình mồi trên vùng nước rộng lớn.
Những hạn chế này không gây ra vấn đề gì đối với tàu ngầm diesel hoạt động tương đối gần các căn cứ thân thiện, bảo vệ vùng biển ven bờ. Nhưng Hải quân Hoa Kỳ thường không làm như vậy.
Công nghệ nào giúp tàu ngầm giá rẻ của Thụy Điển đánh bại cả một hạm đội tàu sân bay Mỹ? ảnh 4
Tàu ngầm tấn công nhanh USS Asheville của Hải quân Mỹ và USS Blue Ridge của Hạm đội 7 Mỹ ở Biển Philippines (Ảnh: Business Insider)
Tuy nhiên, thực tế là người ta có thể chế tạo hoặc mua ba hoặc bốn tàu ngầm diesel trị giá 500 đến 800 triệu USD mỗi chiếc, với giá bằng một tàu ngầm hạt nhân duy nhất. Đầy là một sức hấp dẫn không thể phủ nhận.
Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng Hoa Kỳ có thể triển khai tàu ngầm diesel tới các căn cứ ở các quốc gia đồng minh mà không phải đối mặt với những ràng buộc chính trị do tàu ngầm hạt nhân gây ra. Hơn nữa, các tàu ngầm diesel tiên tiến có thể đóng vai trò là một phương án đối phó tốt với hạm đội tàu ngầm tàng hình của đối thủ.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ quan tâm nhiều hơn đến việc theo đuổi sự phát triển của các tàu ngầm không người lái. Trong khi đó, Trung Quốc đang nghiên cứu các hệ thống AIP có tuổi thọ cao sử dụng pin lithium-ion, còn Pháp đang phát triển phiên bản tàu ngầm diesel lớn được trang bị AIP mới trên tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Barracuda.
Sự ra đời của các tàu ngầm diesel giá rẻ, có khả năng tàng hình và hoạt động lâu dài là một yếu tố khác khiến các tàu sân bay và các tàu chiến trên mặt nước đắt tiền khác gặp nhiều rủi ro hơn khi hoạt động gần các đường bờ biển được bảo vệ.
Các tàu ngầm diesel được hưởng lợi từ động cơ AIP sẽ đóng vai trò như một phương tiện bảo vệ vùng biển ven bờ hiệu quả, và cũng hiệu quả về mặt chi phí. Nhưng liệu chúng có thể tạo ra vai trò mới cho mình trong lực lượng hải quân hoạt động xa nhà hay không, vẫn chưa thực sự rõ ràng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top