[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tiềm lực quân sự Indo đứng đầu DNA

17B14933-6CEF-4F86-BF30-E9AE587CB289.jpeg
57A13F27-2828-4823-8705-FA59E550DA85.jpeg
F0C0432A-F57E-41A7-9505-A8CF8A7814AF.jpeg
A5ACCB9F-A9DE-47A8-AB8B-4A5780C49F07.jpeg
ABB03689-3261-4877-BB41-1D85B5AA2242.jpeg
9949F4EE-A0BB-4C50-94C0-E1859A7C48C2.jpeg
15BA93F1-7D0F-4A47-933C-4ADB9C9ACF1D.jpeg
0EAE3BDD-948B-4A8C-BC54-0BF86808B000.jpeg
4443C890-3270-4FB1-8324-0E981778C377.jpeg
F4E8E110-C46F-44FE-B682-8E73A3E08151.jpeg
2B2CAE98-8C64-4E59-91B2-D5D0D2B88C2A.jpeg
A4566350-A39F-4324-8E97-6EFDBCB7E913.jpeg
35A80627-D8CA-4586-8CA8-ABA42AD49649.jpeg
11970E19-D16D-4BC7-A6B0-DA7638EE08BA.jpeg
23BACCB5-B2C8-4A5A-A935-F4D65DBD0152.jpeg
26F558D0-21B8-4A92-8075-D95B558EF1B1.jpeg
040F520E-7F1B-4A39-A642-40FF7A31D31C.jpeg
18B6805A-F5D7-4C79-B63F-04A2949DB681.jpeg
250A40F9-3BB5-4695-82A7-0E81830C453F.jpeg
D57E0830-2FB5-4C94-B0EC-AA8A4009D064.jpeg
B25B8E4A-1D44-4C74-AF47-F0EB55770949.jpeg
067396B5-2EDE-41A1-81D2-A5AA880BEC32.jpeg
4B90F4FF-F46E-40AD-B0C1-7FE288E1B704.jpeg
EC5C5947-FE6B-4022-ACAF-9A945C606DC6.jpeg
AA881CD7-E566-49DF-BAAF-0FAA71F0CD76.jpeg
827E2814-B75E-4187-9D0B-06ED5383A144.jpeg
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Thành tích của Houthi gần đây

Phần lớn thành tích nhờ tên lửa R-27T do Houthi độ lại thành SAM, 1 đạo quân du kích nhỏ bé nhưng đánh đôi công ngang với quân đội liên quân Ả rập giàu có

1633520421571.png
1633520853903.png
1633520842144.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Chó máy mới của Mỹ

1634261137595.png


S.W.O.R.D Internatioanl và Ghost Robotics đã chia sẻ hình ảnh của con robot siêu ngầu này trên mạng xã hội khi họ đem nó đi dự một sự kiện quân sự ở Washington, D.C. Ghost Robotics là bên cung cấp robot, nó có tên Quadrupedal Unmanned Ground Vehicles (Q-UGV) với thiết kế 4 chân tựa như Spot của Boston Dynamics. Hãng nói con robot này được thiết kế để "không thể ngăn cản" bởi nó có thể tự phục hồi khi bị trượt hay ngã.

1634261143114.png


S.W.O.R.D International là hãng chuyên làm súng trường tự động có trụ sở tại Nevada và hãng này đã gắn lên con robot một hệ thống súng trường có tên SPUR và cũng được thiết kế dành riêng cho các nền tảng không người lái. Khẩu súng trường khổng lồ này có tầm bắn 1200 m với đạn 6.5 mm Creedmoor hoặc dùng đạn 7.62 mm NATO và được trang bị các cảm biến cho phép ngắm bắn chính xác ở điều kiện ngày lẫn đêm.

1634261149976.png


Khi xuất hiện trên mạng xã hội, con robot được vũ trang hóa này làm dấy lên lo ngại về một thứ như Skynet trong phim Terminator. Một số cho rằng các tập đoàn và chính phủ sẽ có thể sử dụng những con robot mang vũ khí như lực lượng thực thi pháp luật.

Thế nhưng robot của Ghost Robotics hiện tại vẫn cần người điều khiển. Lợi thế của nó là người lính có thể điều khiển từ xa và dùng súng trường tích hợp hạ kẻ địch. Ghost Robotics cho biết công ty đang hợp tác với nhiều công ty khác trong ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ. Vì vậy không ngoại trừ khả năng chó robot mang súng trường của Ghost Robotics và S.W.O.R.D sẽ được đưa vào khai thác. Trước đó thì chó robot Q-UGV của Ghost Robotics đã được quân đội Hoa Kỳ và Úc thử nghiệm và nhà mạng Verizon cũng đã dùng Q-UGV để nói về mạng 5G.


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ hét giá cao, Bulgaria quay lại dùng hàng Nga
(Vũ khí) - Không quân Bulgaria vừa tiếp nhận lô linh kiện dành cho tiêm kích MiG-29 theo hợp đồng ký kết với nhà sản xuất MiG của Nga năm 2020.

Thông báo của hãng MiG cho biết, việc chuyển giao các bộ phận của tiêm kích MiG-29 cho Bulgaria đã được thực hiện sớm hơn quy định.
"Trong cuộc đàm phán diễn ra hồi tháng 8/2021, lãnh đạo Không quân Bulgaria (BAF) và hãng MiG đã đồng ý bàn giao các bộ phận cấu thành cho máy bay MiG-29 trước thời hạn. Tuần trước, chúng tôi đã gửi lô thiết bị kỹ thuật hàng không cuối cùng theo hợp đồng còn", hãng MiG cho biết.
1634432234766.png
Tiêm kích MiG-29 của Bulgaria.
Bộ Quốc phòng Bulgaria đã ký hợp đồng trị giá 4,68 triệu USD vào tháng 1/2020 với hãng MiG để mua một số thiết bị cho phi đội MiG-29 hiện có. Theo điều khoản ký kết, phía MiG bắt đầu chuyển giao linh kiện cho Bulgaria trong vòng 17 tháng.

Sẽ không có gì đáng bàn về thương vụ này của Bulgaria nếu trước đó, quốc gia thành viên NATO này đã muốn loại bỏ toàn bộ chiến đấu cơ có nguồn gốc Liên Xô như MiG-29 để thay thế bằng máy bay hợp chuẩn của khối quân sự này hơn.
Và ứng cử viên số 1 mà Bulgaria hướng tới chính là những chiếc F-16 đã qua sử dụng của Mỹ. Sau một số cuộc đàm phán giữa đôi bên hồi năm 2019, Washington đã khiến Sofia vỡ mộng vì mức giá đắt đỏ 1,26 tỷ USD cho 8 chiếc F-16 cũ này.
Với mức giá Mỹ đưa ra, nếu chấp thuận mua, trung bình Bulgaria sẽ phải bỏ ra số tiền lên tới trên 150 triệu USD cho 1 chiếc F-16 đã qua sử dụng (bao gồm cả linh kiện thay thế). Mức giá này đắt hơn nhiều tiêm kích tàng hình F-35 được được Mỹ chào bán từ 85 đến 100 triệu USD tùy phiên bản (chưa bao gồm vũ khí).

Lý do của Mỹ đưa ra cho mức giá "cắt cổ" bởi F-16 bán cho Bulgaria thuộc phiên bản F-16 Block 70/72 sở hữu những tính năng kỹ chiến thuật được đánh giá là vô địch trong phân khúc tiêm kích nhẹ thế hệ 4,5 hiện nay.

Chiến đấu cơ F-16 Block 70/72 được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) AN/APG-83 sở hữu nhiều tính năng cực kỳ ưu việt có tầm phát hiện mục tiêu tăng thêm 30%, khả năng nhận biết tổng thể chiến trường cùng với mức độ tự bảo vệ tăng lên gấp đôi.
Hệ thống điện tử hàng không áp dụng công nghệ mới nhất cùng với tổ hợp thiết bị thông tin liên lạc, điều khiển bay, hỗ trợ hạ cánh trên F-16 Block 70/72 giúp chiếc tiêm kích này có năng lực chiến đấu tiệm cận với F-35.

Theo tiết lộ từ phía Mỹ, đơn giá 1,26 tỷ USD cho lô tiêm kích F-16 trên không chỉ đơn thuần là bán máy bay mà còn bao gồm cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác, phụ tùng đủ dùng suốt vòng đời 8.000 giờ bay, cũng như một cơ số vũ khí cơ bản đi kèm.
Dù kèm theo dịch vụ gì nhưng mức giá trên đã không được Bulgaria chấp thuận. "Chúng tôi chính thức hủy thỏa thuận mua bán lô 8 chiếc tiêm kích F-16 đã qua sử dụng có tổng trị giá 1,26 tỷ USD với Mỹ.
Quyết định này được đưa ra sau khi quốc hội và các quan chức quốc phòng của Bulgaria đã cân nhắc mức giá của lô tiêm kích này được Mỹ chào bán so với những dòng chiến đấu cơ khác thuộc thế hệ mới hiện nay", Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cho biết sau khi kết thúc đàm phán với Mỹ về F-16 hồi năm 2019.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ vào quỹ đạo đốt tiền vì vũ khí siêu thanh?
(Vũ khí) - Theo bà Heidi Shyu, chi phí quá đắt đỏ khiến việc mua sắm tên lửa siêu thanh của Lầu Năm Góc có thể gặp khó khăn.

Tuyên bố được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Nghiên cứu và Kỹ thuật Heidi Shyu nói với truyền thông hôm 12/10 bên lề Hội nghị Lục quân Mỹ ở Washington.
Lầu Năm Góc muốn các nhà thầu quốc phòng trong nước giảm chi phí tối đa của vũ khí siêu thanh, bởi với mức giá hàng chục triệu USD một đơn vị vũ khí siêu thanh sẽ khiến quá trình mua sắm gặp khó khăn.
My vao quy dao dot tien vi vu khi sieu thanh?
Chương trình X-51A Mỹ đã 'mất hút' sau một vài lần thử nghiệm.
"Chúng tôi cần tìm ra cách hướng tới những vũ khí siêu thanh có giá cả phải chăng hơn", bà Shyu nói và cho biết thêm rằng, chi phí là thứ mà bà muốn giúp ngành công nghiệp tập trung vào.
Quân đội Mỹ hiện đang được trang bị tên lửa hành trình là công nghệ mới có giá dưới 5 triệu USD/quả để tấn công sâu vào lãnh thổ kẻ thù. Nhưng tên lửa hành trình kém hơn so với vũ khí siêu thanh ở nhiều tính năng như bay chậm hơn, dễ bị phát hiện và bắn hạ hơn.
Theo yêu cầu ngân sách của Lầu Năm Góc trong năm tài chính 2022 cho nghiên cứu siêu âm là 3,8 tỷ USD, tăng so với mức 3,2 tỷ USD của năm trước đó.

Hồi tháng 9/2021, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng đã thử thành công một loại vũ khí siêu thanh có khả năng đạt tốc độ nhanh hơn Mach 5. Đây là vụ thử thành công đầu tiên của loại vũ khí này kể từ năm 2013.
Vũ khí siêu thanh thường di chuyển trong tầng khí quyển với tốc độ hơn Mach 5. Loại vũ khí này kết hợp các đặc tính tốc độ, khả năng cơ động, và quỹ đạo bay phức tạp.
Bà Shyu cho biết thêm: "Nếu mọi thứ bắt đầu tiến triển theo những câu chuyện thành công và khi chúng tôi bắt đầu mua với số lượng nhiều, hy vọng lúc đó giá thành những loại vũ khí này sẽ hạ hơn".
Được biết, Lực lượng Mặt đất Mỹ đang thực hiện chương trình Vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW. Đó là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn với đầu đạn dẫn đường siêu thanh C-HGB. Theo các đặc tính được công bố, tốc độ đầu đạn vượt quá Mach 5.

Phạm vi tấn công ước tính của LRHW sẽ là 2.250 km. Để kiểm soát hỏa lực, hệ thống sẽ sử dụng Tổ hợp Dữ liệu Chiến thuật Pháo binh Tiên tiến AFATDS phiên bản 7.0. Theo đó, LRHW sẽ bao gồm 4 bệ phóng thùng kép và một xe điều khiển hỏa lực.
Những chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho tài khóa năm 2021–2023. Đợt bắn đạn thật diễn ra trong năm tài khóa 2023 và hoàn thành chương trình vào quý 4 năm tài khóa 2024.
Hải quân Mỹ đang phát triển chương trình "Conventional Prompt Strike", nhằm mục đích tạo ra một tên lửa có chứa đầu đạn C-HGB và một phương tiện phóng 2 tầng. Tên lửa dự kiến sẽ được triển khai trên tàu ngầm lớp Virginia vào năm tài khóa 2028.
Cùng với đó, Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) cũng đang điều hành một số chương trình vũ khí siêu thanh. Đặc biệt, cùng với Không quân Mỹ, cơ quan này đang thực hiện dự án Tactical Boost Glide (TBG) có tốc độ Mach 7.

Nó được thiết kế cho một hệ thống siêu âm trong không gian. Theo đó, phương án tích hợp TBG với hệ thống phóng thẳng đứng của Hải quân Mỹ và với hệ thống tên lửa đất đối không của Lục quân Mỹ cũng đang được xem xét.
Ngoài ra còn có một chương trình khác là HAWC. Dự án được thiết kế nhằm tạo ra một tên lửa có kích thước nhỏ hơn các hệ thống siêu thanh, với đầu đạn lượn. Theo đó, nó sẽ dễ dàng tích hợp hơn và có thể hoạt động từ nhiều nền tảng hơn.
Đối với hướng phát triển không gian thứ ba trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, Lầu Năm Góc có kế hoạch thực hiện 2 chương trình vệ tinh: Dự án Đánh giá khả năng hủy diệt từ không gian (SKA) và Dự án Cảm biến theo dõi tên lửa đạn đạo và siêu thanh không gian (HBTSS) .
Dự án SKA sử dụng cảm biến hồng ngoại trên các vệ tinh thương mại để xác định khả năng thành công của tên lửa đánh chặn trong việc tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang bay hay không. Quân đội Mỹ hy vọng sẽ hoàn thành việc tích hợp SKA với hệ thống phòng thủ tên lửa vào năm 2022.
Giới chuyên gia cho rằng, tình hình thực tế về vũ khí siêu thanh của Mỹ rất khác so với các kế hoạch đã phát triển. Điều này cũng được chỉ ra trong một báo cáo do Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ công bố vào tháng 7/2021.
Báo cáo thừa nhận rằng, Mỹ chưa có đủ công nghệ tiên tiến để tạo ra vũ khí siêu thanh. Về các chương trình triển khai, chúng có thể được thực hiện với độ trễ lớn so với kế hoạch đề ra.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
F-15E lần đầu dùng bom 2,5 tấn diệt mục tiêu
(Vũ khí) - Tiêm kích F-15E của Không quân Mỹ vừa lần đầu thử thành công GBU-72 nặng 2,5 tấn - đây là loại bom được thiết kế chuyên thực hiện mục tiêu diệt boongke.

Theo Drive, cuộc thử nghiệm được thực hiện hôm 7/10, nhằm chứng minh bom GBU-72 Advanced 5K Penetrator có thể tách rời an toàn khỏi tiêm kích F-15E, cũng như bộ dẫn đường JDAM có thể điều khiển được quả bom nặng 2,5 tấn.
Vụ thử là lần đầu tiên bom GBU-72 được lắp lên giá treo vũ khí và thả từ máy bay ở độ cao hơn 10km trên thao trường của căn cứ không quân Eglin. Không quân Mỹ sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tác chiến với bom GBU-72 từ năm 2022.
1634432562344.png
Tiêm kích F-15E thả bom GBU-72.
Mục đích chương trình GBU-72 ra đời nhằm giúp Không quân Mỹ có trong tay vũ khí chuyên tấn công các mục tiêu kiên cố như boongke nằm sâu trong lòng đất, có thể triển khai từ tiêm kích và oanh tạc cơ.

Mặc dù vậy, Không quân Mỹ không cho biết khả năng xuyên phá chính xác của GBU-72 là bao nhiêu, nhưng khẳng định uy lực của loại bom này vượt xa những vũ khí tiền nhiệm như GBU-28. Điều đó đồng nghĩa với việc, ít nhất GBU-72 phải xuyên sâu qua 6m bê tông, hay 30m đất như của GBU-28 hiện nay.
Bom GBU-28 là bom xuyên phá boongke dẫn đường bằng laser được đưa vào biên chế năm 1991, sau những lo ngại về khả năng tấn công của bom BLU-109/B trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Không quân Mỹ đã triển khai bom GBU-28 trong chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999 và giai đoạn đầu chiến dịch quân sự tại Afghanistan, Iraq.

Sức mạnh của biến thể GBU-28/B nâng cấp không được công bố nhưng được cho rằng mạnh hơn đáng kể so với nguyên bản. Đây hiện là loại bom xuyên phá boongke tầm trung duy nhất của Mỹ, nằm giữa mẫu BLU-109/B nặng 900 kg và siêu bom GBU-57/B MOP nặng gần 15 tấn.
Với GBU-72, thành viên mới trong kho bom Mỹ sẽ cải thiện năng lực tấn công hầm ngầm cho không quân nước này, nhất là với mục tiêu ngoài khả năng tấn công của bom BLU-109/B nhưng chưa đòi hỏi sử dụng bom GBU-57/B chỉ có thể triển khai từ oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit.

Điều đặc biệt ở dòng bom chuyên phá boongke GBU-72 của Mỹ là bom dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao. Tuy nhiên, do là loại bom boongke tầm trung nên diệt mục tiêu ở độ sâu lớn hoặc trước mục tiêu được gia cố bằng lớp bê tông cường lực, Không quân Mỹ phải dùng bom hạng nặng hơn.
Điều này giúp khắc phục nhược điểm của bom dẫn đường bằng laser như GBU-28/B, vốn bị cản trở bởi mây, khói mù hoặc địa hình, cũng như giúp máy bay có thể thả bom từ khoảng cách xa hơn và tăng khả năng sống sót trước đòn đánh trả của đối phương.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ ngừng chương trình chục tỷ USD vì tê liệt trong mưa
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định ngừng chương trình Hệ thống tăng cường hình ảnh tích hợp (IVAS) do xuất hiện loạt nhược điểm trong thử nghiệm.

Quyết định được đưa ra chưa đầy một năm sau khi Lầu Năm Góc trao cho Microsoft bản hợp đồng có trị giá gần 22 tỷ USD để sản xuất hàng chục nghìn hệ thống IVAS trong những năm tới trang bị cho binh sĩ.
Thông tin về việc ngừng IVAS đã được Chuẩn tướng William Glaser, người đứng đầu Đội đa chức năng về môi trường huấn luyện tổng hợp tại Bộ tư lệnh Tương lai quân đội Mỹ cho biết và cũng đã được các quan chức quân đội xác nhận.
1634433014843.png
Binh sĩ Lục quân Mỹ thử nghiệm với IVAS.
IVAS thực chất là kính công nghệ cao sở hữu những tính năng rất thú vị. Nó được gắn vào mũ sắt chiến đấu và cho phép người sử dụng biết chính xác vị trí của họ nhờ màn hình hiển thị, cung cấp cả la bàn và bản đồ khu vực.

Người ta có thể đặt các điểm khác nhau và sẽ nhìn thấy những mũi tên trước mặt hướng dẫn đi từ điểm A đến điểm B. Việc thử nghiệm hiện đang được tiến hành với nhiều tình huống để tăng tính hữu dụng của IVAS.
Hệt hống IVAS tích hợp công nghệ hình ảnh nhiệt và nhìn đêm. IVAS có thể nhìn qua khói và thậm chí xung quanh các góc…, là một bước tiến đáng kể so với những gì các binh sĩ đang sử dụng.
Quân đội không còn cần bản đồ giấy để lập trước kế hoạch nhiệm vụ, thay vào đó binh sĩ sử dụng hình ảnh ba chiều và bản đồ địa hình 3D - tính năng thực sự giúp nâng cao nhận thức tình huống, lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ.

Mỹ đúng là chúa vẽ dự án, toàn dự án khoa học giả tưởng trên giấy, ko thể hoạt động thực tế, railgun, viba, vũ khí thời tiết, khung xương exoskeletons siêu chiến binh, kính xuyên tường, áo tàng hình, tàu tàng hình zumwalt, máy bay tàng hình F-117, F-22....... F-35 rồi cũng sẽ đi theo F-22 thôi, cứ chờ mà xem

Người chỉ huy có thể thấy toàn bộ binh sĩ của mình trên một bản đồ ba chiều, không phải giao tiếp qua radio nhiều. Giới quân sự Mỹ ca ngợi IVAS là một điển hình của sự thành công, đã đưa ra chương trình cho việc mua sắm các thiết bị quân sự truyền thống ít rủi ro.
"Đồng ý là IVAS sẽ hỗ trợ binh sĩ, nhưng khuyến cáo hãy thận trọng vì nếu lạm dụng, các binh sĩ sẽ bị phụ thuộc vào các công nghệ tiên tiến, vì kẻ thù chắc chắn sẽ cố gắng và tìm ra cách để vô hiệu hóa chúng", một cựu binh Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm trong một số đơn vị, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định ngừng chương trình IVAS với lý do ban đầu được đưa ra: hệ thống IVAS không đủ bền để hoạt động trong những điều kiện khác nhau. Khi tác chiến trong dưới trời mưa, IVAS bị tê liệt và không thể hoạt động...
Một phiên bản cải tiến của IVAS đã được ra đời và đang trải qua những thử nghiệm trong phòng và được đánh giá rất khả quan. Đánh giá tương tự cũng từng được nhày sản xuất đưa ra khi thử nghiệm phiên bản tiêu chuẩn của IVAS.
Vì vậy, ngay cả trong trường hợp những cuộc thử nghiệm cho kết quả thuận lợi thì điều đó cũng chưa đồng nghĩa chúng được trang bị trong quân đội Mỹ. Muốn làm được điều đó, có thể Microsoft cần thêm nhiều thời gian nữa để tránh lặp lại kịch bản của bản tiêu chuẩn của IVAS như hiện nay.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Xe tăng Triều Tiên: Ưu điểm của T-14 Armata và M1 Abrams?
(Vũ khí) - Xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới của Triều Tiên được giới phân tích nhận xét là sự kết hợp giữa T-14 Armata của Nga và M1 Abrams của Mỹ.

Cỗ chiến xa nói trên đã được trưng bày tại cuộc triển lãm thành tựu quốc phòng tổ chức ở thủ đô Bình Nhưỡng. Bức ảnh xuất hiện cho thấy một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) gợi nhớ đến sự lai ghép giữa M1 Armata và T-14 Abrams.
Cần lưu ý, đây không phải lần trình diễn đầu tiên của loại xe tăng này, nhưng tên của nó vẫn chưa được biết đến. Trước đó một đoàn xe tăng nói trên đã tiến qua lễ đài trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên hồi tháng 10 năm ngoái, tức là đúng một năm trước.
1634433150828.png
1634433185485.png
Cận cảnh chiếc xe tăng bí ẩn của Triều Tiên được cho là lai ghép giữa T-14 Armata và M1 Abrams
Chiếc xe tăng bí ẩn của Bình Nhưỡng đã gây ra tranh cãi giữa các chuyên gia quân sự. Ấn bản National Interest (NI) của Mỹ cho rằng đây thực chất là xe tăng T-62 của Liên Xô, do các nhà thiết kế Triều Tiên sửa đổi.

Theo người Mỹ, chiếc MBT này có những đường nét ở thân và tháp pháo giống cả Abrams lẫn Armata. Mặc dù thực tế là tuyên bố này không có căn cứ để chứng minh, các chuyên gia đến từ NI vẫn khẳng định đây không phải một chiếc xe tăng được thiết kế mới từ đầu.

Rất khó để khẳng định điều gì cụ thể khi chưa có thông tin, nhưng điều đáng chú ý là loại xe tăng mới có tới 7 hàng bánh chịu nặng chứ không phải 5 như T-62, hay 6 trên T-72.
Điều đáng chú ý tiếp theo không chỉ nằm ở hình dạng góc cạnh của tháp pháo và thân xe, mà còn các ống hình trụ ngắn nằm ở hai bên, gợi nhớ đến đạn của tổ hợp phòng vệ chủ động (APS) Afganit, và các thiết bị thuộc hệ thống bảo vệ khác nằm trên đầu của tháp pháo. Đây là loại APS nào, do ai chế tạo, là hàng thật hay mô hình thì vẫn chưa thể xác định.

Vũ khí chính của xe tăng có lẽ là pháo 125 mm hoặc 115 mm, vũ khí phụ bao gồm 1 súng máy 7,62 mm và 1 súng phóng lựu tự động 40 mm. Trước đó cũng có thông tin về việc 2 ống phóng tên lửa chống tăng (ATGM) được lắp đặt ở phía bên phải của tháp pháo, chi tiết này không được nhìn thấy trong ảnh khi xe tăng được nhìn từ bên trái.
Do còn bảo mật nên không thể nói gì thêm về chiếc xe tăng này. Mặc dù đã một năm trôi qua kể từ buổi trình diễn đầu tiên nhưng vẫn chưa có thông tin mới nào về nó xuất hiện.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Xem tên lửa siêu thanh Hwasong-8 và các vũ khí mới được Triều Tiên trưng bày

Triều Tiên đã trưng bày một số hệ thống vũ khí tiên tiến nhất, bao gồm hệ thống tên lửa cánh lượn siêu thanh vừa được tiết lộ gần đây và tên lửa mới có thể được phóng từ tàu ngầm, thu hút sự chú ý của dư luận.


1634433335630.png

Gian trưng bày các loại tên lửa mới tại Triển lãm "Tự vệ - 2021" của Triều Tiên (Ảnh: KCNA).
Triển lãm thành tựu phát triển Quốc phòng mang tên "Tự vệ - 2021" của Triều Tiên đã được khai mạc ngày 11/10 tại Cung triển lãm Ba cuộc cách mạng lớn của Triều Tiên với các tên lửa chiến thuật kiểu mới được coi là “binh khí mạnh nhất thế giới”, tên lửa phóng từ tàu ngầm tầm trung và tầm xa "Pukguksong-4" và tên lửa siêu thanh hạt nhân chiến lược Hwasong-8 lần đầu tiên ra mắt ở cự ly gần. Ông Kim Jong-un, Tổng Bí thư Đảng Lao động Triều Tiên kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đã đích thân tham dự lễ khai mạc và có bài phát biểu.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un phát biểu khai mạc triển lãm (Ảnh: KCNA).
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin, ông Kim Jong-un tuyên bố rằng triển lãm quốc phòng hôm nay là một cuộc trình bày tập trung và trực quan về đường lối tự vệ bất khả chiến bại của Đảng Lao động, đồng thời cho thấy sự hoàn thiện về khoa học quốc phòng và sự phát triển đáng kinh ngạc của ngành công nghiệp quân sự Triều Tiên với những triển vọng rực rỡ. Triển lãm này không khác một màn thể hiện sức mạnh dân tộc vĩ đại trong cuộc duyệt binh quy mô lớn.
1634433344594.png

Cận cảnh tên lửa siêu thanh Hwasung-8 (Ảnh: QQ).
Ông Kim Jong-un cũng chĩa mũi nhọn về phía Mỹ, nói rằng Washington thường xuyên gửi thông điệp rằng họ không còn thù địch với Triều Tiên, nhưng không có cơ sở để khiến mọi người tin tưởng lời họ nói. Ngoài việc nhắm vào Mỹ, ông Kim Jong-un cũng chỉ trích Hàn Quốc liên tục gia tăng sức mạnh quân sự khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên bất ổn, đồng thời cho rằng vì vậy Triều Tiên phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển vũ khí và xây dựng một "quân đội bất khả chiến bại" . Ông nhấn mạnh rằng Triều Tiên chỉ đang tăng cường khả năng tự vệ của chính mình, chứ không phải là kích động chiến tranh.
1634433349804.png

Các tên lửa chiến thuật và xe tăng chủ lực mới (Ảnh: KCNA).
Theo giới truyền thông quốc tế, loại vũ khí thu hút nhất trong cuộc triển lãm gần đây ở Bình Nhưỡng là một loại tên lửa siêu thanh mới, rõ ràng được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này có tên "Hwasong-8" được cho là đã được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào cuối tháng 9. Theo dự đoán của thế giới bên ngoài, hệ thống vũ khí này bao gồm một tên lửa đạn đạo với một động cơ đẩy có cánh lượn được tăng cường cho đầu đạn. Trước đó, Triều Tiên chỉ công bố một bức ảnh về loại vũ khí này, cuộc triển lãm này là cơ hội để giới quan sát quốc tế hiểu rõ hơn về loại tên lửa có cánh lượn này.
1634433355087.png

Các nhà lãnh đạo Triều Tiên bên cạnh tên lửa liên lục địa Hwasong-16 (Ảnh: KCNA).
Chuyên mục War Zone của truyền thông Mỹ The Drive nói không rõ liệu phương tiện bay có cánh lượn tăng cường của Triều Tiên đã trải qua chuyến bay thử nghiệm riêng biệt cho đầu đạn sau khi tách khỏi tên lửa đạn đạo hay chưa, nhưng theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc phân tích thì “loại tên lửa này mới ở giai đoạn phát triển đầu tiên, phải cần một thời gian dài nữa để được triển khai thực sự". Mặc dù vậy, điều đó ít nhất cũng chứng tỏ tham vọng của Triều Tiên trong việc gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có năng lực về tên lửa siêu thanh.
1634433360483.png

Phía sau nhà lãnh đạo Kim Jong-un là các dàn pháo phản lực tầm xa (Ảnh: KCNA).
Theo The Drive, một dự án gây chú ý khác là một loại vũ khí mới được trưng bày trong một loạt các thiết kế tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) đã biết. Tên lửa mới này nhỏ hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trước đây. Phần giới thiệu trong triển lãm cho thấy đây cũng là tên lửa phóng từ tàu ngầm, điểm khác biệt là tên lửa mới này có cách bố trí vây gấp độc đáo ở phía dưới, tương tự như một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn thời Liên Xô. Sự nhỏ gọn của các vây gấp có thể cho thấy đó là vũ khí để phóng từ tàu ngầm.
The Drive chỉ ra rằng loại ngoài tàu ngầm mang tên lửa từng được sử dụng để thử nghiệm trước đây, Triều Tiên hiện có một loại tàu ngầm mới đang được cải tiến. Thân tên lửa nhỏ hơn có nghĩa là tàu ngầm có thể mang được nhiều tên lửa hơn, và tên lửa này có tầm bắn ngắn hơn, nhưng đối với các mục tiêu của Hàn Quốc hay Nhật Bản thì đó không thành vấn đề.
1634433366718.png

Một số loại tên lửa chiến thuật mới (Ảnh: KCNA).
Toàn bộ khu vực phía bên trái trưng bày hàng loạt vũ khí có thể đánh trúng Hàn Quốc, bên phải trưng bày các vũ khí có thể đánh trúng Nhật Bản, đảo Guam, Alaska và lục địa Mỹ.
Một loại tên lửa mới khác được Triều Tiên trưng bày là tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM), được trưng bày cùng với các loại tên lửa KN-23 và KN-24 đã được biết đến trước đó. Loại vũ khí mới này có quỹ đạo bay thấp hơn và ngoại hình phẳng hơn, giúp giảm thời gian bay từ khi phóng đến khi bắn trúng mục tiêu. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-16, đã ra mắt công chúng vào tháng 10 năm ngoái, cũng đã được trưng bày tại triển lãm với phương tiện phóng (TEL) từ xe vận tải 11 trục. Theo các chuyên gia, tên lửa này vẫn chưa được phóng thử nghiệm. Tên lửa đạn đạo này dường như lớn hơn ba tên lửa tầm xa mà Bình Nhưỡng phóng vào năm 2017.
1634433372680.png

Máy bay biểu diễn tại lễ khai mạc triển lãm (Ảnh: KCNA).
Ngoài những tên lửa này, Triều Tiên còn trưng bày nhiều hệ thống vũ khí thông thường khác, bao gồm tên lửa chống tăng, vũ khí cỡ nhỏ và một loại xe tăng chiến đấu chủ lực. So với các sự kiện loại này trước đây, triển lãm lần này nhìn chung hiện đại hơn và thể hiện đầy đủ sự cải thiện đáng kể về khả năng quân sự của Triều Tiên, đặc biệt là công nghệ tên lửa được nâng cao rõ rệt.
1634433377234.png

Toàn cảnh lễ khai mạc triển lãm (Ảnh: KCNA).
Truyền thông Hàn Quốc dẫn lời Phó phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Moon Hong-sik cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 12/10 rằng các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành phân tích chặt chẽ và xác nhận tình hình liên quan của Triển lãm phát triển Quốc phòng Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap cho biết, vũ khí được trưng bày vào ngày hôm đó bao gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mới "Hwasong-16", được phô diễn lần đầu tiên tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng vào tháng 10 năm ngoái được cho có tầm bắn đủ để đe dọa toàn bộ lãnh thổ Mỹ và tên lửa siêu thanh "Hwasong- 8".

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga có lựa chọn giá rẻ diệt mọi UAV
(Vũ khí) - Để tăng khả năng đối phó với UAV và những mục tiêu cỡ nhỏ, Nga phát triển tên lửa MANPADS mới có tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn.

Tổ hợp công nghiệp Quốc phòng Nga dẫn lời Giám đốc Tập đoàn nhà nước Rostec, Bekhan Ozdoev cho biết, Nga bắt đầu phát triển dòng tên lửa MANPADS tầm xa có tầm bắn tối đa đạt 6km.
"Hiện công việc đang được thực hiện để tăng phạm vi MANPADS của chúng tôi", vị giám đốc này cho biết.
1634433514482.png
Xe chiến đấu Nga phóng tên lửa Verba.
Cùng với đó, Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu của KBM (một phần của Tập đoàn Rostec), Alexander Romanyuk cũng tiết lộ, các nhà thiết kế cũng đang làm việc để tăng khả năng bắn trúng mục tiêu bằng MANPADS trong nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu nhỏ như UAV, đạn pháo...
KBM hiện đang sản xuất hai loại MANPADS là Igla-S và Verba. Tổ hợp tiên tiến nhất hiện nay là tổ hợp Verba được thiết kế đặc biệt cho phép nó tấn công hiệu quả hầu hết mục tiêu trong tầm bắn. Tầm bắn của Verba là 6 km, độ cao tiêu diệt mục tiêu là 3,5km.

Khi phát triển thành công, Verba cùng tên lửa mới sẽ tạo cặp MANPADS nguy hiểm hàng đầu thế giới hiện nay và giúp Nga có thêm lựa chọn giá rẻ để đối phó với sự nguy hiểm của máy bay không người lái.
Tuy nhiên, để hoàn thành nhiệm vụ, những tên lửa MANPADS sẽ được tích hợp lên xe chiến đấu Gibka-S và hạn chế trang bị cá nhân. Hiệu quả của việc tích hợp này đã được kiểm chứng trong cuộc diễn tập vừa qua của Nga với Gibka-S.
Theo hình ảnh được công bố, Gibka-S khóa mục tiêu và bắn hạ UAV chỉ với một quả đạn khi đang di chuyển trên đường gồ ghề. Một thử nghiệm khác cho thấy xe chiến đấu phóng hai tên lửa cùng lúc để tăng khả năng diệt mục tiêu.

Mỗi tổ hợp Gibka-S gồm một xe chỉ huy trang bị radar cảnh giới và 6 xe chiến đấu, tất cả đều sử dụng khung gầm xe việt dã Tiger. Xe chiến đấu được lắp bệ điều khiển từ xa có thể gấp gọn với cảm biến quang - hồng ngoại và 4 ống phóng tên lửa MANPADS Verba.
Ngoài ra, bệ phóng của Gibka-S còn có thể sử dụng cả Igla-S. Mẫu tên lửa này sử dụng đầu dò quang học đa phổ gồm ba cảm biến để thu nhận tín hiệu tia tử ngoại, cận hồng ngoại và giữa hồng ngoại, thay vì chỉ có hai cảm biến như Igla-S. Điều này khiến tên lửa Verba khó bị mồi bẫy đánh lừa và không thể bị laser làm mù đầu dò.
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5km và độ cao hơn 3km. Đầu đạn nổ mảnh nặng 1,5 kg đủ sức tiêu diệt nhiều loại máy bay cỡ nhỏ, tên lửa hành trình và UAV.

Quân đội Nga cho biết Gibka-S có thể hạ mục tiêu khi hành tiến với tốc độ 30 km/h. Đây là một trong những tính năng rất quan trọng, cho phép hệ thống này đánh chặn mục tiêu trong hành tiến, bảo vệ các đoàn xe quân sự Nga đang hành quân.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Lục quân Mỹ nhận thiết bị tên lửa siêu thanh đầu tiên

VietTimes – Mỹ đã chính thức bàn giao các thiết bị của tên lửa siêu thanh đất đối đất cho lực lượng pháo binh. Truyền thông Trung Quốc nói loại vũ khí này có thể được phát triển nhằm vào Trung Quốc.

1634433674791.png

Đơn vị pháo binh Lục quân Mỹ tiếp nhận thiết bị tên lửa siêu thanh Dark Eagle (Ảnh: 163.com).
Theo báo Stars and Stripes của quân đội Mỹ ngày 9/10, hôm 7/10, tại Căn cứ Liên hợp Lewis McChord ở Washington đã tổ chức lễ bàn giao thiết bị tên lửa siêu thanh (LRHW) Dark Eagle đầu tiên cho Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Pháo binh dã chiến 3 thuộc Lữ đoàn Pháo binh dã chiến số 17 của Lục quân Mỹ. Tiểu đoàn này từng là đơn vị được trang bị loại tên lửa cơ động cao M-142 (High Mobility Artillery Rocket System, HIMARS).
Thông tin cho biết, mỗi quả đạn Dark Eagle nặng khoảng 7.400 kg, đường kính 88 cm, tốc độ tối đa Mach 5 (khoảng 6.174 km/h), tầm bắn tối đa 2.775 km, sử dụng bệ phóng M870 với 2 đạn/bệ được kéo bằng đầu kéo Oshkosh M983A4, cho phép di chuyển nhanh chóng, triển khai phóng và cơ động tránh bị đối phương phản công hỏa lực. Trong tương lai, mỗi đại đội pháo binh sẽ được trang bị 4 xe phóng với tổng số 8 tên lửa và một tổ hợp trung tâm chỉ huy tác chiến của đại đội, toàn bộ thiết bị có thể được vận chuyển bằng máy bay C-130 thuận tiện cho lục quân triển khai tên lửa tại sân bay dã chiến gần mặt trận nhất. Đầu đạn có kích thước không lớn, đối phương rất khó có thể khóa được nó khi đang bay.
1634433679962.png
Sơ đồ trận địa tên lửa siêu thanh Dark Eagle (Ảnh: Lockheed Martin).
Vũ khí siêu thanh được Mỹ coi là một trong những lĩnh vực cạnh tranh quân sự chính giữa các cường quốc trong tương lai. Với lý do này, họ không tiếc công sức để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này. Tờ Stars and Stripes ngày 9 cho biết Lục quân Mỹ đã tiếp nhận các thiết bị huấn luyện trên mặt đất của lô tên lửa siêu thanh Dark Eagle đầu tiên. "Đây là sự kiện quan trọng có tính cột mốc đặt nền tảng cho Lục quân Mỹ nhanh chóng làm chủ vũ khí siêu thanh”. Tờ báo tuyên bố "tên lửa Dark Eagle có thể tấn công Trung Quốc đại lục trong vòng vài phút sau khi được phóng từ Guam".
Theo Stars and Stripes, Lục quân Mỹ nói trong một tuyên bố ngày 7/10 rằng sau khi bàn giao các thiết bị mặt đất này cho đơn vị, Lục quân Mỹ sẽ tiến gần hơn một bước tới việc triển khai tên lửa siêu thanh Dark Eagle trên thực tế. Theo báo này, các thiết bị được chuyển giao lần này bao gồm một trung tâm chỉ huy, 4 thiết bị vận tải kiêm bệ phóng, cùng các xe tải và xe kéo hạng nặng để vận chuyển chúng. Trung tướng Neil Thurgood, người đứng đầu dự án siêu thanh của quân đội Mỹ, cho biết trong một tuyên bố: "Hôm nay là một cột mốc quan trọng trong việc trang bị vũ khí siêu thanh đầu tiên của Hoa Kỳ ... Từ bây giờ, binh sĩ của chúng ta đã có thể tiến hành huấn luyện thực tế".
1634433685658.png
Hình ảnh mô phỏng tên lửa rời bệ phóng (Ảnh: 163.com).
Theo giới truyền thông Mỹ, Dark Eagle được thiết kế có tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh (Mach 5), tương đương với tốc độ bay 6.174 km/h và có thể tấn công chính xác mục tiêu xa hơn 2.775km. "Nếu tên lửa được triển khai trên đảo Guam, nó có thể bắn trúng các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục và Biển Đông trong vòng vài phút".
Theo Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc, trên thực tế, chương trình vũ khí siêu thanh của quân đội Mỹ không tiến triển nhanh như vậy. Tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ thừa nhận rằng mặc dù một phần cơ sở vật chất trên mặt đất của hệ thống vũ khí siêu thanh này đã được chuyển giao nhưng bản thân nó vẫn thiếu thứ quan trọng nhất là đạn tên lửa. Quân đội Mỹ dự đoán rằng tên lửa Dark Eagle sẽ không sẵn sàng sử dụng cho đến ít nhất năm 2023. Nói cách khác, trong hai năm tới, Lục quân Mỹ chỉ có thể sử dụng thiết bị mô phỏng để huấn luyện cơ bản. Tờ Defense News của Mỹ thậm chí còn chế nhạo: "Quân đội Mỹ đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị cho đơn vị vũ khí siêu thanh đầu tiên, có điều chỉ thiếu mỗi đạn tên lửa".
Tại sao Lục quân Mỹ lại vội vàng tuyên truyền công khai rằng họ đã có được khả năng về tên lửa siêu thanh? Điều này có liên quan đến sự cạnh tranh của Mỹ về vũ khí siêu thanh. Các quân chủng khác nhau của quân đội Mỹ đều đang nỗ lực phát triển vũ khí siêu thanh của riêng mình và tìm kiếm nhiều hơn sự hỗ trợ tài chính. Tờ Stars and Stripes dẫn lời các nhà phân tích an ninh nói rằng, Mỹ đã tụt lại phía sau Trung Quốc và Nga trong việc phát triển vũ khí siêu thanh. Bộ Quốc phòng Nga cách đây vài ngày cho biết họ đã lần đầu tiên bắn thử tên lửa siêu thanh Zircon từ một tàu ngầm. Ngược lại, Mỹ trước đây tập trung sức lực vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, nên đầu tư vào vũ khí siêu thanh bị hạn chế.
Lục quân Mỹ tiếp nhận hệ thống thiết bị tên lửa siêu thanh Dark Eagle hôm 7/10 (Nguồn: Sina).
Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu dịch vụ Quốc hội Mỹ hồi tháng 7 cho biết "do những tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực liên quan của Nga và Trung Quốc, Mỹ buộc phải quan tâm nhiều hơn đến mối đe dọa chiến lược do tên lửa siêu thanh gây ra". Theo báo cáo này, "Trung Quốc và Nga trước đây đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm thành công các phương tiện bay siêu thanh và có thể đã có khả năng chiến đấu". Tướng Charles A. Richard, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (United States Strategic Command) hồi tháng 8 đã nói, vũ khí siêu thanh sẽ mang lại “ưu thế bất khả chiến thắng” cho Hải quân Nga.
Điều đáng chú ý là tàu lượn siêu thanh thông dụng đang được Mỹ nghiên cứu phát triển đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3/2020. Nó bắn trúng mục tiêu với độ chính xác sai lệch chỉ 15 cm, cho thấy tính năng của tên lửa là khá tiên tiến. Mỹ đang cố bắt kịp lĩnh vực vũ khí siêu thanh, và tiến bộ của họ không thể xem thường.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mỹ đang cực dễ tổn thương trước một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo

VietTimes – Cả Trung Quốc, Nga và Iran hiện nay đều có đủ các loại tên lửa hùng mạnh đủ để xuyên thủng hàng phòng thủ vốn phụ thuộc vào tên lửa mặt đất của Mỹ.

Hệ thống chủ lực đã lỗi thời

Mặc dù đã chi hàng tỉ USD, nhưng Mỹ đến nay vẫn thiếu một hàng phòng thủ tên lửa đạn đạo đáng tin cậy để bảo vệ lãnh thổ của mình trước Nga, Iran và Trung Quốc. Mỹ có sở hữu một số hệ thống phòng thủ để chống lại một đòn tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên, nhưng những hệ thống này cần thêm hàng tỉ USD vốn đầu tư để nâng cấp cần thiết.

Một giải pháp tốt cho nước Mỹ ở hiện tại chính là tạm thời lắp đặt hệ thống Arrow-3 của Israel, từ đó có thêm thời gian để phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới và hữu hiệu.

Mỹ hiện có 3 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất và một hệ thống trên biển. Xét về hệ thống trên đất liền, Tên lửa đánh chặn Tầm trung trên mặt đất (GBI) được coi là hệ thống có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ trước một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Tuy nhiên, GBI lại có hiệu quả khá tệ trong các cuộc thử nghiệm. Trên thực tế thì Lầu Năm Góc đã loại Boeing, nhà thầu chính của GBI, và trao một hợp đồng “nội bộ” cho hãng Northrop Grumman và Lockheed Martin để chế tạo 20 tên lửa đánh chặn. Các hợp đồng mới có tổng giá trị lên tới 3,7 tỉ USD.

Lockheed Martin hợp tác với Aerojet Rocketdyne, trong khi Northrop Grumman hợp tác với Raytheon Missiles and Defense.

Ngày nay, các bệ phóng và radar của GBI được đặt tại Fort Greely, Alaska và căn cứ không quân Vandenberg ở gần Lompoc, Santa Barbara, California. Mỹ hiện chỉ có 44 tên lửa đánh chặn và không có tên lửa nào trong số này có thể bảo vệ họ trước một đòn tấn công của Trung Quốc, Nga, hay thậm chí là của Iran.

Mỹ cũng sở hữu một số hệ thống phòng thủ tên lửa, nhưng không hệ thống nào đủ khả năng chống lại những tên lửa đạn đạo tinh vi. Một tên lửa đạn đạo tinh vi là tên lửa có thể bay với vận tốc siêu âm hoặc cận âm, có thể mang theo nhiều đầu đạn và nhiều thiết bị “chim mồi”, đánh lạc hướng.

1634433762097.png
Hệ thống Vòm Sắt, Patriot và Arrow 3 tại một căn cứ quân sự của Israel (Ảnh: AFP)
Nga, Trung Quốc, Iran… ngày càng mạnh

Nga đã sở hữu Phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) lắp đặt trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ từ năm 1973. Mỹ cho ra mắt chúng sớm hơn, vào năm 1968, lắp đặt trên tên lửa Minuteman III. Trung Quốc nhập cuộc chậm hơn, nhưng hiện đã sở hữu một vài loại tên lửa tầm xa có MIRV.

Các nước khác bao gồm Pháp, Anh và Ấn Độ cũng sở hữu nhiều tên lửa có thể mang theo nhiều hơn 1 đầu đạn, nhưng khả năng nhắm bắn độc lập của chúng thì chưa rõ. Iran cũng đang phát triển một loại tên lửa tầm xa có ít nhất 2 đầu đạn trở lên. Triều Tiên cũng tuyên bố họ đang chế tạo tên lửa siêu thanh có MIRV.

Đánh bại và tiêu diệt một tên lửa đạn đạo là việc không hề dễ dàng, tất cả những hệ thống từng được đem ra thử nghiệm thậm chí còn gặp khó khăn trong việc bắn hạ các drone giả lập không mang đầu đạn hay các thiết bị đánh lừa.

Và GBI thì bị đánh giá là có kết quả thử nghiệm tệ hại nhất. Trong suốt quá trình đánh giá, tỷ lệ đánh chặn thành công của một tên lửa đánh chặn của hệ thống này đối với một mục tiêu duy nhất chỉ là 56%. Để được xem là có độ hiệu quả chấp nhận được trong việc đối phó với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo không tinh vi, hệ thống này cần phải phóng ra 4 tên lửa có tỷ lệ tiêu diệt đạt 97%.

Do Mỹ chỉ có 44 tên lửa đánh chặn đặt tại Alaska và Vandenberg nên cơ hội ngăn chặn mối đe dọa từ đòn tấn công gồm 10 tên lửa là khá thấp.

Trung Quốc sở hữu khoảng 50 - 75 ICBM và được cho là đang tiếp tục tăng dần số lượng giếng phóng tên lửa. Triều Tiên, theo như các bản đánh giá của Mỹ, sở hữu khoảng 12 ICBM, trong khi số lượng và mức độ tinh vi đang tăng dần.

Ngay ở hiện tại, Triều Tiên có thể xuyên thủng hàng phòng thủ ở Bờ Tây của Mỹ và đáp trúng nhiều mục tiêu ở Mỹ. Nga có khoảng 310 ICBM đã triển khai, đủ sức mang theo 1.189 đầu đạn.

Mỹ đang cực dễ tổn thương trước một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo ảnh 2
Hệ thống Aegis Ashore trong một bức ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố (Ảnh: US Defense)
Hàng phòng thủ đặt ở nước ngoài

Mỹ đã triển khai 3 hệ thống phòng thủ khác ở bên ngoài đất nước họ. Các hệ thống này bao gồm THAAD, Patriot PAC 3 và hệ thống Aegis trên biển/đất liền với các tên lửa đánh chặn khá mới như SM-3 và SM-6, để đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.

Aegis trên biển được sử dụng bởi Mỹ và Nhật Bản. Mỹ có tổng cộng 47 chiến hạm được trang bị phiên bản phòng thủ tên lửa đạn đạo của Aegis. Trong khi hệ thống Aegis Ashore lắp đặt trên đất liền hiện đã được triển khai ở Deveselu, Romania và một địa điểm khác đang được xây dựng ở Redzikowa, Ba Lan.

Nhật Bản, từng muốn mua Aegis Ashore, đã thay đổi ý định và sau chỉ sử dụng Aegis trên biển. Các cuộc thử nghiệm tên lửa SM-6 của Aegis để đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới đây đều đã thất bại.

THAAD được triển khai ở Hàn Quốc và gần đây được lắp đặt ở Arab Saudi, UAE, Guam, Israel và Romania. Ngoài ra còn có một đơn vị THAAD ở Hawaii. Arab Saudi cũng đã đặt mua THAAD của riêng họ nhưng vẫn chưa được Mỹ bàn giao.

THAAD sở hữu một tên lửa đánh chặn nhiên liệu rắn với tầm bắn khoảng 200 km, độ cao tối đa 93 dặm, cho phép nó hoạt động ở ngoài bầu khí quyển. Bất kỳ tên lửa nào có có độ cao trần dưới 60 dặm, hay 100 km, được xem là hoạt động ở trong bầu khí quyển.

Không may thay, các cuộc thử nghiệm THAAD cũng thường là thất bại. Tên lửa đánh chặn của nó không được thiết kế để chống lại tên lửa tinh vi, mà chỉ chống được các tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Và để xoa dịu Iran, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra chỉ đạo dỡ bỏ THAAD và Patriot khỏi UAE và Arab Saudi.

Patriot PAC-3 – phiên bản tinh vi nhất của Patriot – có thể được dùng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và máy bay siêu thanh. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ dùng Patriot như hệ thống phòng thủ chủ lực của họ, trong số này có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, NATO và nhiều nước khác ở Trung Đông.

Mỹ không triển khai Patriot trên lãnh thổ của họ. Hệ thống này từng đánh chặn được một số lượng tên lửa đạn đạo tầm ngắn của nhóm phiến quân Houthi (được Iran hậu thuẫn). Trong nhiều trường hợp, Patriot đánh trúng các tên lửa đang lao tới, nhưng thường là quá chậm trong việc ngăn chặn tên lửa gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên mục tiêu.

Patriot dường như còn thiếu khả năng phân biệt giữa phần thân tên lửa và phần đầu đạn lắp đặt trên tên lửa, và gặp vấn đề khi đối phó với những mối đe dọa lớn hơn.

Mỹ đang cực dễ tổn thương trước một đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo ảnh 3
Hệ thống phòng thủ tên lửa PAtriot PAC-3 của Mỹ (Ảnh: AFP)
Sự lựa chọn tạm thời: Arrow 3

Do hệ thống duy nhất mà Mỹ sử dụng để bảo vệ lãnh thổ của họ là GBI, và GBI hiện còn đang chờ mẫu tên lửa mới, Mỹ rất dễ tổn thương trước một đòn tấn công tên lửa. Thay vì chờ tên lửa đánh chặn mới của GBI, Mỹ nên cân nhắc sử dụng tên lửa đánh chặn Arrow 3 của Israel/Mỹ sản xuất và sử dụng nó như sự thay thế tạm thời cho các tên lửa đánh chặn đã cũ kỹ của GBI.

Arrow3 được rót vốn chủ yếu bởi Mỹ, và Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO) hợp tác với Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Lầu Năm Góc (MDA). Khoảng một nửa hệ thống này được chế tạo tại Mỹ. Vào tháng 7/2019, Arrow 3 đã được đem ra thử nghiệm trong suốt hơn 10 ngày liền tại một khu tổ hợp quân sự đặt tại Kodiak, Alaska.

Hệ thống Arrow được tích hợp với radar AN/TPY2, cùng loại với GBI. Ở Alaska, Arrow 3 đã phóng 3 tên lửa đánh chặn trong 3 đợt khác nhau, nhằm vào các mục tiêu tên lửa đạn đạo, và tiêu diệt hết các mục tiêu.

Mặc dù không bằng GBI nhưng Arrow 3 có tầm bắn khá xa – 2.400 km, tức gần 1.500 dặm. Giống như GBI, Arrow 3 là hệ thống đáp trúng để tiêu diệt. Lợi thế chính của Arrow 3 là nó hiệu quả trong việc đối phó với mối đe dọa đến từ Triều Tiên. Arrow 3 cũng nhỏ và gọn hơn GBI. Tên lửa đánh chặn của GBI có chiều rộng 1,28 m, trong khi của Arrow 3 chỉ là 0,53 m.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top