- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,308
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Lý do Mỹ không thể áp trừng phạt với Ấn Độ
(Vũ khí) - Dù Ấn Độ mua S-400 từ Nga nhưng quốc gia này có thể nằm ngoài đạo luật chống đối thủ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, ba Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đã đề xuất miễn trừng phạt Ấn Độ, dù nước này sắp nhận bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ phát triển mạnh và Ấn Độ trở thành đối tác đặc biệt quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Những người đưa ra đề xuất này gồm Thượng nghị sĩ Ted Cruz, Todd Young và Roger Marshall đã đề xuất Đạo luật CRUCIAL (Đạo luật Giảm thiểu thận trọng các hậu quả không mong muốn làm suy yếu các liên minh và khả năng lãnh đạo năm 2021).
Về chính trị, dự luật này được cho là sẽ giúp Ấn Độ, Australia và Nhật Bản - ba thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad) - miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn thông qua năm 2017, trong 10 năm, bao gồm lệnh trừng phạt liên quan đến mua bán vũ khí của Nga.
Được biết, hiện lưỡng đảng tại Mỹ đều phản đối áp đặt trừng phạt với Ấn Độ theo tinh thần của CAATSA. Ngày 26/10, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Cornyn và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner đã gửi thư, kêu gọi Tổng thống Joe Biden từ bỏ trừng phạt quốc gia này.
Lý do từ bỏ các lệnh trừng phạt bở nó sẽ làm tổn hại đến quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ, các Thượng nghị sĩ khuyến khích chính quyền Biden thành lập một nhóm làm việc song phương để xác định các cách thúc đẩy an ninh công nghệ Mỹ và vạch ra lộ trình phát triển các chiến lược nhằm nâng cao khả năng tương tác quân sự Mỹ-Ấn Độ.
Về kinh tế, ông Dhruva Jaishankar, chuyên gia công tác tại Observer Research Foundation (Ấn Độ) đã có phân tích về thiệt hại của Mỹ nếu áp CAATSA với nước này vì S-400.
Chuyên gia này cho rằng, nếu Mỹ trừng phạt thì người chịu thiệt hại sẽ là Washington. Ông Jaishankar cảnh báo, các hợp đồng vũ khí lớn của Mỹ với Ấn Độ có thể gặp nguy hiểm một khi nước này sẵn sàng trừng phạt vì thương vụ S-400.
Các hợp đồng có thể kể tới như lô trực thăng đa năng Sikorsky SH-60 Seahawk, máy bay không người lái Sea Guard từ General Atomics và có thể cả phiên bản máy bay chiến đấu General Dynamics F-16 Fighting Falcon và McDonnell Douglas (được mua bởi Boeing) F/A-18 Hornet.
Giới chuyên gia cho rằng, trước khi ông Dhruva Jaishankar đưa ra tuyên bố trên, Mỹ cũng luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Đương nhiên, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.
Một lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 sẽ rất khó thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Đây có thể chính là những nguyên nhân khiến Ấn Độ sẽ là trường hợp đầu tiên không chịu trừng phạt của Mỹ dù mua hệ thống S-400 của Nga.
(Vũ khí) - Dù Ấn Độ mua S-400 từ Nga nhưng quốc gia này có thể nằm ngoài đạo luật chống đối thủ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Theo nguồn tin quân sự Mỹ, ba Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đã đề xuất miễn trừng phạt Ấn Độ, dù nước này sắp nhận bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Ấn Độ phát triển mạnh và Ấn Độ trở thành đối tác đặc biệt quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.
|
Hệ thống S-400. |
Về chính trị, dự luật này được cho là sẽ giúp Ấn Độ, Australia và Nhật Bản - ba thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad) - miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ, vốn thông qua năm 2017, trong 10 năm, bao gồm lệnh trừng phạt liên quan đến mua bán vũ khí của Nga.
Được biết, hiện lưỡng đảng tại Mỹ đều phản đối áp đặt trừng phạt với Ấn Độ theo tinh thần của CAATSA. Ngày 26/10, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Cornyn và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner đã gửi thư, kêu gọi Tổng thống Joe Biden từ bỏ trừng phạt quốc gia này.
Lý do từ bỏ các lệnh trừng phạt bở nó sẽ làm tổn hại đến quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn Độ, các Thượng nghị sĩ khuyến khích chính quyền Biden thành lập một nhóm làm việc song phương để xác định các cách thúc đẩy an ninh công nghệ Mỹ và vạch ra lộ trình phát triển các chiến lược nhằm nâng cao khả năng tương tác quân sự Mỹ-Ấn Độ.
Về kinh tế, ông Dhruva Jaishankar, chuyên gia công tác tại Observer Research Foundation (Ấn Độ) đã có phân tích về thiệt hại của Mỹ nếu áp CAATSA với nước này vì S-400.
Chuyên gia này cho rằng, nếu Mỹ trừng phạt thì người chịu thiệt hại sẽ là Washington. Ông Jaishankar cảnh báo, các hợp đồng vũ khí lớn của Mỹ với Ấn Độ có thể gặp nguy hiểm một khi nước này sẵn sàng trừng phạt vì thương vụ S-400.
Các hợp đồng có thể kể tới như lô trực thăng đa năng Sikorsky SH-60 Seahawk, máy bay không người lái Sea Guard từ General Atomics và có thể cả phiên bản máy bay chiến đấu General Dynamics F-16 Fighting Falcon và McDonnell Douglas (được mua bởi Boeing) F/A-18 Hornet.
Giới chuyên gia cho rằng, trước khi ông Dhruva Jaishankar đưa ra tuyên bố trên, Mỹ cũng luôn nhận thức rõ rằng nước này khó có thể trừng phạt Ấn Độ vì thỏa thuận mua bán S-400 do Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.
Các thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ. Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Đương nhiên, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.
Một lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%. Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC.
Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác. Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng.
Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm. Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ sau thương vụ hệ thống tên lửa S-400 sẽ rất khó thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.
Đây có thể chính là những nguyên nhân khiến Ấn Độ sẽ là trường hợp đầu tiên không chịu trừng phạt của Mỹ dù mua hệ thống S-400 của Nga.