[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
X-59 QueSST: Dự án chế tạo máy bay siêu thanh tương lai
MINH TUẤN - Theo Báo QĐND, 19/02/2022 08:26
X-59 QueSST: Dự án chế tạo máy bay siêu thanh tương lai

Hình ảnh mô phỏng máy bay X-59 trên không. Ảnh: NASA.
Các doanh nghiệp Mỹ đang đẩy nhanh quá trình phát triển và chế tạo máy bay siêu thanh X-59 mới, với thiết kế tiên tiến phục vụ cho hàng không tương lai.

Quá trình chế tạo
Trong vài năm qua, NASA và Lockheed Martin đã tham gia vào chương trình nghiên cứu QueSST (Quiet SuperSonic Technology), nhằm tạo ra một máy bay siêu thanh có tính năng khí động học tối ưu, để giảm sóng xung kích và tiếng ồn trong quá trình vận hành bay.
Chương trình này gần đây đã trải qua các giai đoạn phát triển mới và hoàn thành chế tạo nguyên mẫu. Hiện mẫu máy bay X-59 đang bước vào giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.
Hợp đồng phát triển và chế tạo máy bay tương lai X-59 đã được ký kết vào tháng 4-2018. NASA và Lockheed Martin sau đó đã tiến hành các nghiên cứu và hoàn thành thiết kế ban đầu của nguyên mẫu.
Cuối năm 2018, việc sản xuất các bộ phận và cụm lắp ráp đầu tiên đã bắt đầu tại nhà máy Lockheed Martin ở Palmdale, bang California. Quá trình lắp ráp X-59 chính thức bắt đầu vào tháng 6-2019.
Phần chính của khung máy bay mới được sản xuất cuối năm 2020. NASA và Lockheed Martin thường xuyên đăng tải hình ảnh nguyên mẫu từ xưởng lắp ráp. Giữa tháng 12/2020, việc lắp ráp khung máy bay X-59 với các hệ thống trên máy bay đã được hoàn thành.
Sau đó, máy bay được tháo dỡ một phần và chuẩn bị vận chuyển đến nhà máy khác của Lockheed Martin ở Fort Worth (bang Texas). Ở đó, nó đã được lắp ráp lại, phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể, nhà máy ở Fort Worth không chỉ có các cơ sở lắp ráp, mà còn là cơ sở thử nghiệm riêng. Từ cuối tháng 12 năm ngoái, các cuộc thử nghiệm sơ bộ của máy bay thử nghiệm đã được thực hiện tại đó. Khi các cuộc kiểm tra được xác nhận, X-59 sẽ được gửi trở lại Palmdale để hoàn thành chế tạo, và chuẩn bị cho các chuyến bay thử nghiệm chính thức.
Tại nhà máy Fort Worth, nhà phát triển tiến hành các thử nghiệm thiết kế tĩnh. Có thông tin cho rằng, các bài kiểm tra tĩnh của khung máy bay X-59 đang diễn ra ở chế độ thường, chưa tăng lên mức trọng lượng tối đa. Ngoài ra, thiết bị thử nghiệm nhằm xác định các rủi ro, và các sự cố có thể xảy ra.



admicro.vn
Xem thêm

Chiếc máy bay nguyên mẫu được trang bị một bộ cảm biến để thu thập dữ liệu về tải trọng trên các thành phần cấu trúc khác nhau. Đồng thời tiến hành hiệu chỉnh chân đế, trước khi sử dụng bay thử nghiệm trong tương lai.
Quá trình này cũng liên quan đến hệ thống nhiên liệu của máy bay. Theo đó, độ kín của bồn chứa và đường ống sẽ được kiểm tra.
Mới đây, NASA cho biết, các cuộc thử nghiệm sơ bộ của X-59 đã diễn ra thành công. Đến cuối tháng 1/2022, khoảng 80% công việc yêu cầu đã được hoàn thành. Đồng thời, tất cả các cuộc kiểm tra đều diễn ra theo đúng kế hoạch và không có bất kỳ sự cố nào.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác định thời điểm chính xác cho các hoạt động thử nghiệm còn lại, cũng như việc đưa máy bay trở lại Palmdale để bay thử nghiệm.
X-59 QueSST: Dự án chế tạo máy bay siêu thanh tương lai - Ảnh 2.

Buồng lái và bảng điều khiển máy bay X-59. Ảnh: NASA

Đặc tính kỹ thuật
Mục đích của chương trình QueSST là giảm tiếng ồn của động cơ máy bay khi di chuyển vận tốc siêu thanh. Vấn đề này đã được giải quyết nhờ thiết kế khí động học đặc biệt của khung máy bay.
Giao diện mới có thể hạn chế sự hình thành sóng xung kích, giảm thiểu tiếng áp suất âm thanh. Theo tính toán, khi bay ở độ cao lớn, âm thanh có độ ồn không quá 60-75 dB (trước đây, máy bay Concorde có độ ồn âm thanh là 100-110 dB).
Việc giảm tiếng ồn này sẽ cho phép các chuyến bay không chỉ thực hiện trên đại dương, mà còn trên đất liền, bao gồm cả khu đông dân cư. Tác động siêu âm được giảm thiểu sẽ không gây ảnh hưởng cho con người hoặc gây hại cho môi trường như trước đây.
Theo các cơ sở lý thuyết của dự án, nguyên mẫu X-59 có phần thân mỏng, độ giãn dài cao. Khoảng 1/3 chiều dài của máy bay nằm ở phần đầu mũi. Đây là bộ phận này sẽ tiếp nhận sóng xung kích trong không gian.
Cạnh phía sau là một cabin, không có mái che nhô ra. Và phần đuôi được bố trí một động cơ General Electric F414.
Máy bay được trang bị một bộ phận đuôi ngang phía trước, với diện tích nhỏ. Phía sau là cánh delta tầm trung. Nó có thêm một bộ ổn định kiểu truyền thống và một mặt phẳng ngang bổ sung ở trên. Hình dạng, kích thước và cách sắp xếp của các mặt phẳng cũng được tính toán để giảm sóng xung kích.
X-59 có một buồng lái duy nhất, với 4 màn hình với các kích cỡ khác nhau trên bảng điều khiển. 3 cái được sử dụng để cung cấp nhiều loại thông tin, chiếc thứ 4 kết hợp các chức năng của kính chắn gió và chỉ báo trên đó.
Máy bay X-59 có chiều dài 29m, sải cánh 9m, trọng lượng cất cánh tối đa không quá 15 tấn. Với tổ máy phát điện một động cơ, nó có thể đạt tốc độ lên tới 1.590 km/giờ.

Trong quá trình phát triển X-59, các thành phần chế tạo có sẵn được tích cực sử dụng. Vì vậy, phần chính của buồng lái, ngoại trừ các thiết bị mới, được lấy từ máy bay huấn luyện T-38. Khung gầm được lấy từ máy bay chiến đấu F-16, và động cơ F414 sử dụng từ máy bay F/A-18E / F của tàu sân bay.
X-59 QueSST: Dự án chế tạo máy bay siêu thanh tương lai - Ảnh 4.

Hình ảnh chế tạo mới nhất của dự án X-59 QueSST cuối năm 2021. Ảnh: NASA
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Những hình ảnh vệ tinh về hoạt động quân sự của Nga có đáng tin cậy?
Hồng Anh - Theo VOV, 18/02/2022 15:30
Những hình ảnh vệ tinh về hoạt động quân sự của Nga có đáng tin cậy?

Những hình ảnh vệ tinh thương mại sẵn có về các vị trị của quân đội Nga xung quanh Ukraine có thể giúp cung cấp cái nhìn toàn cảnh về cuộc khủng hoảng biên giới giữa hai nước. Tuy vậy, chúng cũng có rất nhiều hạn chế.

Những bức ảnh có độ phân giải cao do các công ty vệ tinh như Maxar cung cấp trong những ngày gần đây cho thấy các khu vực tập kết của quân đội Nga, sân bay, vị trí đặt pháo cùng các hoạt động khác của nước này ở gần biên giới Ukraine, miền nam Belarus cũng như Bán đảo Crimea.

Những hình ảnh vệ tinh về hoạt động quân sự của Nga có đáng tin cậy? - Ảnh 1.

Cây cầu phao mới được xây dựng gần Belarus. Ảnh: Maxar.
Tuy nhiên chúng không thể cung cấp thông tin về việc bổ sung hay rút quân của Nga cũng như không cho thấy liệu một cuộc xâm lược sẽ xảy ra hay không. Trong một cuộc khủng hoảng như vậy, ngay cả những bức ảnh vệ tinh được chụp hàng ngày cũng có thể bỏ sót những thay đổi đáng kể trên mặt đất.
Các nước phương Tây, trích dẫn nguồn thông tin riêng, đã bác bỏ tuyên bố của Nga về việc rút quân. Họ cho rằng Nga đã bổ sung thêm 7.000 binh sỹ trong những ngày gần đây. Song hình ảnh vệ tinh thương mại không thể chứng minh điều này, hoặc cho phép đưa ra những kết luận chi tiết hơn về việc triển khai quân của Nga, chẳng hạn như số lượng binh sỹ và khí tài được điều động.
Ông James Stavridis, một cựu đô đốc Hải quân Mỹ cho rằng: “Những thông tin bạn nhận được từ một công ty vệ tinh như Maxar là rất tốt, nhưng nó có thể không chính xác hoặc không kịp thời”.



admicro.vn
Xem thêm

Trước khi những hình ảnh vệ tinh thương mại được công bố rộng rãi, Nga, Mỹ và nhiều cường quốc khác có thể đã che giấu những hoạt động triển khai quân sự nhạy cảm nhất của họ khỏi sự giảm sát của công chúng.
Ông Hans Kristensen, giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân của Liên đoàn Khoa học gia Mỹ cho rằng, những bức ảnh vệ tinh thương mại được chụp nhanh, không thể cung cấp chính xác thông tin về các hoạt động quân sự của Nga.
“Bạn có thể thấy một thứ gì đó giống như căn cứ quân sự, hay một cơ sở có nhiều hoạt động, nhưng để biết rõ đó là hoạt động gì và là đơn vị nào, thì cần nhiều thông tin hơn”
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Iraq dự định thành lập lữ đoàn mới trang bị xe tăng T-90S của Nga
Lê Ngọc | 20/02/2022 08:30 PM

0

Iraq dự định thành lập lữ đoàn mới trang bị xe tăng T-90S của Nga



Iraq có kế hoạch thành lập mới một lữ đoàn xe tăng, trang bị bằng MBT T-90S của Nga; Nguồn: army-technology.com


Nhằm nâng cao sức mạnh của lực lượng mặt đất, giới chức quốc phòng Iraq đang có kế hoạch thành lập lữ đoàn mới trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mua từ Nga.

Baghdad dự định thành lập lữ đoàn xe tăng mới
Quân đội Iraq có 2 sư đoàn thiết giáp, mỗi sư đoàn gồm hai lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 70 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được biên chế cho 2 trung đoàn xe tăng. Theo Military Balance 2021, các lực lượng vũ trang Iraq có tổng cộng 391 xe tăng chiến đấu chủ lực, bao gồm 100 chiếc M1A1 Abrams của Mỹ, 168 chiếc T-72M/M1, 50 chiếc T-55 của Nga và 73 chiếc T-90S.
Năm 2016, Bộ Quốc phòng Iraq đã mua 73 chiếc T-90S/SK từ Liên bang Nga theo hợp đồng trị giá 1 tỷ USD. Lô 39 xe đầu tiên được chuyển giao vào tháng 6/2018 và được đưa vào trang bị cho Lữ đoàn 35 thuộc Sư đoàn 9. Lữ đoàn này đã chuyển các xe tăng Abrams cho Lữ đoàn 34 cùng sư đoàn. Hiện Iraq có kế hoạch thành lập mới một lữ đoàn xe tăng, dự kiến được trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S mới của Nga.
T-90S được tích hợp một pháo chính nòng trơn 125 mm 2A46M ổn định theo 2 trục và được trang bị ống bọc nhiệt. Pháo 2A46M có thể bắn nhiều loại đạn, bao gồm đạn xuyên giáp (APDS), đạn chống tăng dùng chất nổ mạnh (HEAT) và đạn nổ mảnh (HE-FRAG).
Pháo 2A46M cũng có thể bắn tên lửa chống tăng 9M119 Refleks (định danh NATO là AT-11 Sniper) với tầm bắn từ 100-4.000 m và mất 11,7 giây để đạt tầm bắn tối đa.
Loại tên lửa này dùng để tấn công các xe tăng được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), cũng như các mục tiêu trên không bay thấp, như trực thăng, UAV... Hệ thống 9M119 hoặc 9M119M có tên lửa nặng 23,4 kg, được dẫn đường bằng tia laser bán tự động.
Vũ khí khác của T-90S gồm một súng máy PKT đồng trục cỡ nòng 7,62mm và một súng máy phòng không hạng nặng 12,7 mm gắn trên cửa chỉ huy; súng tiểu liên AKS-74 5,45 mm được để trên giá.
Về khả năng bảo vệ, T-90S có hình dáng thấp, được trang bị một hệ thống cảm biến điện quang, giáp tổng hợp, giáp phản ứng nổ đa năng. T-90S được trang bị động cơ diesel 4 kỳ V-92S2 V-12 công suất 1.000 mã lực làm mát bằng chất lỏng, kết hợp với hộp số tay với bảy số tiến và một số lùi.
Ngoài dầu diesel, động cơ do Nhà máy chế tạo Máy kéo Chelyabinsk sản xuất này có thể sử dụng nhiên liệu dầu hỏa T-2 hoặc TS-1 và A-72.
T-90S dài 9,53 m, có thể chạy ở tốc độ tối đa 60km/h trên đường nhựa, tốc độ tối đa từ 35-40 km/h trong mọi điều kiện địa hình, dự trữ hành trình 550 km, kíp xe gồm 3 thành viên. Xe được trang bị một ống thở cùng với thiết bị, có thể triển khai trong 20 phút để vượt sông sâu 5m.
T-90S – xe tăng chiến đấu chủ lực đắt khách của Nga
T-90 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga được phát triển dựa trên dòng xe T-72 và hiện là xe tăng hiện đại nhất trong biên chế của lực lượng mặt đất và hải quân đánh bộ Nga. T-90S là phiên bản cải tiến dùng cho xuất khẩu của MBT T-90 (sau này được các Lực lượng vũ trang Nga gọi là T-90A) do Công ty Quốc phòng Nga Uralvagonzavod có cơ sở sản xuất ở Nizhny Tagil thiết kế và chế tạo.
T-90S được nâng cấp về hỏa lực, tính cơ động và khả năng bảo vệ, được đưa vào trang bị năm 1992. Các xe tăng T-90 nói chung được trang bị hệ thống bộ hỗ trợ phòng thủ Shtora-1 do Electronintorg của Nga sản xuất.
Hệ thống này bao gồm thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, hệ thống cảnh báo laser với 4 đầu thu laser, hệ thống phóng lựu tạo ra màn khói và hệ thống điều khiển máy tính. Xe cũng được trang bị thiết bị phòng chống các tác nhân hóa học, sinh học và hạt nhân (NBC).

Iraq dự định thành lập lữ đoàn mới trang bị xe tăng T-90S của Nga - Ảnh 2.

T-90S là phiên bản cải tiến dùng cho xuất khẩu của MBT T-90, là một trong những vũ khí đắt khách của Nga; Nguồn: flickr.com

T-90S có hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp 1A4GT (integrated fire control system - IFCS) tự động nhưng có khả năng điều khiển thủ công. IFCS được tích hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực 1A43 cho xạ thủ, ống ngắm ảnh nhiệt TO1-KO1 của xạ thủ có phạm vi xác định mục tiêu từ 1,2-1,5km và ống ngắm PNK-S cho chỉ huy.
Xe tăng cũng được trang bị bộ tạo xung điện từ EMT-7 để phá hủy mìn từ trường.
Ngoài ra, dòng tăng này còn được trang bị máy ngắm ngày 1G46 với kênh dẫn đường tên lửa, bộ ổn định vũ khí 2E42-4, máy tính đạn đạo 1V528 và máy đo sức gió DVE-BS cho xạ thủ và kính ngắm ngày/đêm TKN-4S (Agat-S), có cự li nhận dạng 800m (ban ngày) và 700m (ban đêm) cho người chỉ huy. Lái xe được trang bị thiết bị nhìn đêm bắn hồng ngoại TVN-5.
Tháng 2/2001, Quân đội Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 310 xe tăng T-90S - 124 chiếc đã được sản xuất tại Nga và số còn lại được chuyển giao để lắp ráp tại Ấn Độ. Chiếc MBT T-90S đầu tiên được giao cho Ấn Độ vào tháng 1/2004.
Các xe tăng lắp ráp trong nước được đặt tên là 'Bhishma'. Tháng 11/2006, Ấn Độ đã đặt hàng thêm 330 xe tăng T-90 từ nhà máy sản xuất xe hạng nặng (HVF), Avadi (Tamil Nadu), đã được cấp phép chế tạo.
Tháng 8/2009, 10 xe tăng Bhishma đầu tiên được bàn giao cho Quân đội Ấn Độ. Xe tăng T-90 Bhishma được trang bị hệ thống tự bảo vệ Shtora và máy ảnh nhiệt Catherine của Thales (Pháp) và Peleng (Belarus).
Tháng 11/2019, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD để cấp phép chế tạo thêm 464 xe tăng T-90S tại nhà máy sản xuất xe hạng nặng ở Avadi, cho quân đội nước này. Ấn Độ có kế hoạch trang bị 1.640 xe tăng T-90 vào năm 2020.
Tháng 3/2006, Algeria đã ký hợp đồng cung cấp 180 xe tăng T-90S từ Uralvagonzavod. Algeria cũng đã đặt hàng với Uralvagonzavod để cung cấp 200 chiếc T-90 dưới dạng đồng bộ vào năm 2014. Uralvagonzavod cũng đã chuyển giao 44 xe tăng T-90S cho các lực lượng vũ trang của Uganda vào năm 2011.
Tháng 1/2009, chính phủ Síp đã phê duyệt việc mua 41 xe tăng T-90 từ Nga. Tháng 3/2010, Síp thay đổi kế hoạch và lựa chọn T-80.
Tháng 9/2009, Saudi Arabia đã đặt hàng 150 chiếc MBT T-90S. Cùng năm đó, Turkmenistan đặt hàng 10 xe tăng T-90S theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian
Minh Quang
Thứ bảy, ngày 19/02/2022 - 09:01Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Các chuyên gia cho rằng việc Nga tuyên bố sở hữu một hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa siêu thanh hoặc mối đe dọa từ không gian dường như là điều phi lý.
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian (Ảnh: Asia Times)
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian (Ảnh: Asia Times)
Vào năm ngoái, Nga được cho là đã triển khai hệ thống tên lửa chống vệ tinh (ASAT) S-550 có khả năng tấn công tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo và siêu thanh ở tầm cao tới hàng chục nghìn km.
S-550 được cho là hệ thống di động có thiết kế đặc biệt nhằm phòng thủ chiến lược trước tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), với vai trò “tấn công không gian” hoặc “phòng thủ không gian”.
S-550 có thể là sự tiếp nối chương trình vũ khí từ cuối thời Liên Xô về “hệ thống phòng không giai đoạn cuối cơ động cao” được phát triển từ năm 1981 đến năm 1988. Chương trình này đã bị loại bỏ sau đó, như một phần của các thỏa thuận kiểm soát vũ khí giữa Liên Xô và Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ tuyên bố của Nga về việc phát triển một hệ thống như vậy, chỉ ra sự mâu thuẫn và mơ hồ giữa những thông tin trên truyền thông và các tuyên bố mà giới chức quân sự cấp cao của Nga đưa ra.
Họ cho rằng, việc tuyên bố sở hữu một hệ thống có khả năng phòng thủ tên lửa siêu thanh hoặc mối đe dọa từ không gian dường như là điều phi lý với những hạn chế về công nghệ phòng thủ tên lửa hiện nay.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nói rằng, có thể có sự nhầm lẫn giữa S-550 và S-500, một hệ thống khác được phát triển nhằm mục đích phòng thủ tên lửa.
Nhưng nếu tuyên bố của Nga được chứng minh là thật, hệ thống ASAT di động S-550 có thể nâng cao tính linh hoạt trong hoạt động và có khả năng sống sót cao hơn so với các hệ thống cố định và hệ thống được triển khai trên không gian hiện nay.
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian ảnh 1
Không quân Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ trên không (ASAT) để tiêu diệt các vệ tinh đối phương (Ảnh: Asia Times)
Lợi thế di động
Việc hệ thống ASAT di động như S-550 được triển khai trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Nga sẽ khiến cho đối phương khó xác định vị trí hơn, qua đó tăng thời gian phản ứng trước các cuộc tấn công và hạn chế khả năng đáp trả của đối thủ, vì hệ thống phóng có thể được di chuyển ngay lập tức đến các địa điểm mới.
Điều này trái ngược với các hệ thống cố định vốn dễ dàng bị xác định vị trí phóng và dễ bị tấn công. Đối với các hệ thống đặt trên không gian, nếu bị hư hỏng hoặc bị phá hủy sẽ rất khó để thay thế.
Do đó, , S-550 trở thành vũ khí uy lực nhất trong kho ASAT của Nga, được xem là phản ứng bất đối xứng cần thiết trước năng lực không gian của Mỹ.
Vào năm ngoái, Nga đã thử nghiệm tên lửa Nudol PL-19 ASAT và bắn hạ vệ tinh Kosmos 1408 - được đưa lên quỹ đạo từ năm 1982 và đã ngừng hoạt động. Không giống như S-550, Nudol là một hệ thống tĩnh không cần bệ phóng cố định.
Cuộc thử nghiệm đã tạo ra 1.500 mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo thấp, có khả năng đe dọa đến các vệ tinh khác hoặc các tàu không gian có người lái. Cuộc thử nghiệm diễn ra cách Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) 80 km, buộc phi hành đoàn phải tìm cách che chắn, do đường đi của các mảnh vỡ giao cắt với quỹ đạo di chuyển của ISS nhiều lần.
Nga đã từng phát triển hệ thống ASAT bay trong quỹ đạo từ nhiều năm trước, là những vệ tinh có khả năng tấn công các vệ tinh khác. Trong những năm 1960, Nga đã phát triển hệ thống ASAT Istrebitel Sputnikov (IS). Sau khi được phóng lên quỹ đạo, tên lửa đánh chặn sẽ tách khỏi động cơ đẩy, tới gần mục tiêu và phát nổ để giải phóng các mảnh vỡ với tầm hiệu quả 50m.
Hệ thống này sau đó đã được hiện đại hóa thành tiêu chuẩn IS-M, có thể tấn công các mục tiêu ở quỹ đạo cao hơn.
Hệ thống tiếp theo mà Nga phát triển là hệ thống Naryad-V, đã được thử nghiệm vào những năm 1990. Giống như phiên bản tiền nhiệm Nudol, Naryad-V là một hệ thống tĩnh, sử dụng phương tiện phóng nhiên liệu rắn và tầng trên sử dụng nhiên liệu lỏng, cho phép nó nhắm mục tiêu trên quỹ đạo rộng lớn với tốc độ phóng rất nhanh.
Nga vượt lên dẫn trước trong cuộc đua thống trị không gian ảnh 2
Hình ảnh minh họa hệ thống Istrebitel Sputnikov ASAT thời Liên Xô (Ảnh: Asia Times)
Hệ thống tác chiến điện tử
Ngoài các hệ thống kể trên, Nga cũng trang bị một số hệ thống ASAT tác chiến điện tử (EW). Chúng bao gồm các hệ thống gây nhiễu vệ tinh trên mặt đất Tirada-2 và Bylina-MM.
Tirada-2 vận hành lần đầu tiên vào năm 2001 và được cho là có khả năng chống lại các biện pháp đối phó điện tử của vệ tinh đối phương, buộc đối phương phải sử dụng hết năng lượng để thoát khỏi tình trạng gây nhiễu và khiến các vệ tinh của đối phương không thể gửi tín hiệu về mặt đất.
Hệ thống Bylina-MM được thiết kế để nhằm vào các vệ tinh hoạt động trong “dải tần milimet”, tương ứng với tần số cực cao (EHF), dải trong phổ điện từ từ 30-300 gigahertz.
Nga cũng duy trì khả năng vận hành các hệ thống áp chế ASAT triển khai trên không gian. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các chương trình này vẫn chưa được tiết lộ.
Những phát triển này cho thấy sự thay đổi trong cân nhắc chiến lược của Nga, vốn đặt không gian ngoài trái đất là trọng tâm mới cho các hoạt động quân sự hiện đại. Sự thay đổi này được thể hiện qua việc hợp nhất Lực lượng Không gian và Lực lượng Phòng thủ Không gian thành Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga vào năm 2015.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Su-34 Nga đấu F-15E Mỹ: "Vịt bầu đè bẹp Đại bàng"?
Bảo Lam | 12/06/2018 13:30




Su-34 có hệ thống radar quan sát không chỉ ở phần đầu mà cả ở đuôi và có thể phóng tên lửa không đối không về phía sau mà không một tiêm kích phương Tây nào có thể làm được.


Sức mạnh vượt trội của Su-34
Cuối tháng 5/2018, Lực lượng Không quân vũ trụ Nga được bổ sung thêm một chiếc máy bay tiêm kích-ném bom Su-34 cho Sư đoàn không quân tỉnh Chelyabinsk.
Su-34 được sản xuất tại Nhà máy chế tạo hàng không Novosibirsk mang tên Chkalov với số lượng 14-16 chiếc/năm. Dòng máy bay này được bàn giao cho quân đội Nga vào năm 2014 và thuộc thế hệ thứ 4++.
SU-34 được coi như chiếc máy bay ném bom tiền phương và là tiêm kích đa năng nhất của Nga: Có thể được sử dụng như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích hay cường kích thuần tuý.
Các kỹ sư của Phòng Thiết kế Sukhoi "chất" lên Su-34 một số lượng bom và tên lửa khủng, giúp nó có tính cơ động cao, sử dụng hiệu quả các tên lửa khi không chiến cũng như khả năng sinh tồn cao với buồng lái chống đạn và tổ hợp tác chiến điện tử mạnh.
Nhờ hoạt động nhịp nhàng của Novosibirsk nên từ năm 2008 đến nay đã có 120 chiếc máy bay được xuất xưởng. Đến năm 2025 con số này dự kiến sẽ là 200. Bằng cách này, "Thú mỏ vịt" hay "Vịt bầu"– biệt danh của Su-34, sẽ thay thế toàn bộ các máy bay ném bom tiền phương Su-24 đã phục vụ trong lực lượng không quân Nga từ năm 1975.
Nhưng lý do chính cho việc thay thế này là Su-34 vượt trội hơn hẳn Su-24 về các tính năng chiến đấu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất Su-34 có thể sẽ được kéo dài vì hiện nay người Nga cũng đang thảo luận rất nhiều về việc thay thế Su-34 cho các máy bay cường kích "lão thành" Su-25.
Cần phải thấy rằng, "Thú mỏ vịt" hoàn toàn xứng đáng đối với cả ba vai trò nói trên. Các nhiệm vụ triển khai ném bom được nó thực hiện độc lập, không cần sự yểm trợ của các máy bay tiêm kích vì Su-34 được thiết kế trên nền máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 - cỗ máy chiếm thế thượng phong trên không.
Thậm chí Su-34 còn được trang bị tốt hơn nguyên mẫu của mình để thực thi nhiệm vụ. Chẳng hạn như, nó có hệ thống radar quan sát không chỉ ở phần đầu mà cả ở đuôi và có thể phóng tên lửa không đối không về phía sau mà không một tiêm kích phương Tây nào có thể làm được.
Su-34 Nga đấu F-15E Mỹ: Vịt bầu đè bẹp Đại bàng? - Ảnh 1.
Tiêm kích - bom đa năng Su-34 đang cất cánh. Ảnh: TASS
Su-34 đấu F-15E Strike Eagle: Bên nào chiến thắng?
Ở Mỹ, người ta thích so sánh khí tài quân sự của mình với Nga. Su-34 cũng không phải ngoại lệ và được lựa chọn với vai trò của một chiếc máy bay cùng chức năng nhưng loại trừ thiên hướng cường kích. Đó chính là máy bay tiêm kích - bom hạng nặng F-15E Strike Eagle với lịch sử ra đời giống Su-34.
Strike Eagle được thiết kế trên nền F-15 Eagle, chiếc máy bay giống như Su-27, có chức năng chiếm ưu thế trên không với khả năng tự bảo vệ mình khi đối mặt với máy bay tiêm kích của địch.
Trước tiên, hãy so sánh những phẩm chất thứ yếu, nghĩa là khả năng triển khai không chiến. Hoàn toàn có thể hiểu được rằng trong cận chiến, với kết cục phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cơ động, thì "Thú mỏ vịt" được đánh giá mạnh hơn do sở hữu khả năng siêu cơ động mang thương hiệu "Sukhoi".
Ở khía cạnh này, việc F-15E sở hữu tên lửa tầm ngắn AIM-9 khá tốt với động cơ kiểm soát lực đẩy cũng chỉ giống như "một cách én nhỏ chẳng làm nên mùa Xuân" vì Su-34 trang bị tên lửa cùng đời R-73 với khí động lực học cao.
Với tác chiến tầm xa, điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là khả năng phát hiện sớm đối phương và phóng tên lửa tầm xa hiệu quả. Cần phải nói rằng các chỉ số của những máy bay này gần giống nhau cả về khả năng khó bị phát hiện lẫn về khoảng cách phát hiện địch bằng hệ thống radar.
Mỹ từng dự kiến trong thời gian tới sẽ trang bị cho Strike Eagle hệ thống radar hiệu quả hơn với ăng-ten lưới mảng pha chủ động. Tuy nhiên, quyết định này đã bị tạm dừng, vì Mỹ cho rằng các máy bay Strike Eagle "không còn trẻ", nhiều chiếc sắp sửa hết niên đại sử dụng.
Khi đối đầu ở khoảng cách được xác định bởi thời điểm trạm radar phát hiện máy bay địch, tên lửa R-27 với hệ thống dẫn hướng điều khiển bằng sóng radar sẽ được phóng ra. Quả tên lửa này sẽ được theo dõi tự động bằng tia của trạm radar mà không cần sự tham gia của phi công. Cùng một lúc, Su-34 có thể theo dõi 10 mục tiêu và bắn hạ 4 mục tiêu.
Ở giai đoạn cuối bay cuối, đầu đạn tự dẫn hướng bằng tia hồng ngoại, thụ động và radar chủ động sẽ bật lên. Vận tốc Mach 4,5 là quá đủ để tiêu diệt Strike Eagle bởi vì R-27 có thể diệt gọn các mục tiêu bay với vận tốc lên tới 3.500 km/h. Tên lửa AIM-120D của Mỹ dùng để tấn công Su-34 vượt trội về tầm xa – 180 km nhưng lại kém hơn R-27 về vận tốc bay khi chỉ đạt Mach 4.
Cần phải thấy rằng, việc điều khiển bằng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu dù rất "tiên tiến", nhưng tính năng chịu nhiễu sóng không cao. Trong khi đó, "Thú mỏ vịt" được trang bị trạm tác chiến điện tử L-175V "Khibina 10V" rất mạnh.
Su-34 Nga đấu F-15E Mỹ: Vịt bầu đè bẹp Đại bàng? - Ảnh 2.
Hai chiếc F-15E phóng tên lửa AIM-7M trong quá trình huấn luyện
Xét về khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ, điều quan trọng là lượng bom mà chiếc máy bay có thể mang tới địa điểm tấn công, cũng như tầm bay. Theo tuyên bố, tải trọng chiến đấu của "Strike Eagle" là 11 tấn, của "Thú mỏ vịt" là 8 tấn. Tuy nhiên, 11 tấn của Strike Eagle gồm 5 tấn bom và tên lửa, còn lại là nhiên liệu.
Tầm hoạt động của 2 máy bay có những sự khác biệt nhỏ. Cả F-15E và Su-34 đều có bán kính chiến đấu ở độ cao tối đa là giống nhau – 1.200 km.
Tuy nhiên, chiếc máy bay của Nga có thể mang tới nơi triển khai ném bom tất cả 8 tấn tên lửa và bom, còn máy bay của Mỹ chỉ là 5 tấn. Bán kính chiến đấu ở độ cao thấp của "Thú mỏ vịt" là 800 km, còn của "Strike Eagle" là 600 km. Tất nhiên, cần phải tính tới việc cả hai chiếc máy bay đều có thể được tiếp nhiên liệu trên không.
Thêm một "bàn thua gây sốc" của Su-34, cũng giống như tải trọng chiến đấu, liên quan đến các tính năng về tốc độ. F-15E có thể đạt được vận tốc Mach 2,5 ở trên không, còn Su-34 – chỉ Mach 1,8.
Thế nhưng, vận tốc tối đa "Strike Eagle" chỉ đạt được khi tất cả đạn dược phải nằm bên trong thân máy bay, không có tên lửa hay bình nhiên liệu treo bên ngoài. Nếu không, vận tốc của nó chỉ vào khoảng 1,5M. Còn vận tốc tối đa của Su-34 đã đo được với các loại đạn treo bên ngoài.
Nếu nói về tương lai của hai cỗ máy này, thì như đã đề cập ở trên, "Strike Eagel" không có tương lai vì nó sắp sửa "về hưu". Có nghĩa là không ai có ý định tăng thêm các tính năng chiến đấu của nó thông qua các gói nâng cấp. Trong khi đó "Thú mỏ vịt" là chiếc máy bay hoàn toàn mới, trước mắt nó không chỉ là một lần nâng cấp.
Cuối năm ngoái, sau khi được thử nghiệm tại Syria, hàng loạt hệ thống của chiếc máy bay này đang được hoàn thiện. Kho vũ khí tấn công của nó được mở rộng nhờ hỏa tiễn mới "không đối đất" với tầm bắn nâng cao. Hiện nay Su-34 cũng đang diễn ra công tác bay thử nghiệm với hệ thống điện tử nâng cấp mới.
Trong khi đó, người Mỹ chỉ dự định giữ lại các dòng máy bay Eagle thành công và hiện nay đang diễn ra công tác thử nghiệm nguyên mẫu duy nhất chiếc F-15SE Silent Eagle.
Đây là phiên bản nâng cấp rất sâu, không cải tiến từ những máy bay cũ, mà sản xuất các máy bay hoàn toàn mới thuộc thế hệ thứ 4++ với khả năng khó bị phát hiện mang tính đột phá.
Silent Eagle vẫn kế thừa những chức năng tấn công của Strike Eagle, sẽ phải giải quyết một cách xuất sắc cả nhiệm vụ giành ưu thế trên không. Gói nâng cấp nhằm mục đích này.
F-15 Silent Eagle có hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động, trạm định vị-quang học giúp nó có thể "đi săn" với radar đã tắt. Trạm tác chiến điện tử với tính năng tốt hơn hẳn so với các đời trước. Nói chung, hệ thống điện tử ở mức độ tốt. Vì thế cho nên, trong tương lai gần Su-34 sẽ xuất hiện một đối phương xứng tầm.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B?
ĐTN | 29/07/2016 19:30




Yakovlev Yak-141 là một máy bay tiêm kích thử nghiệm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng của Liên Xô, nó sở hữu rất nhiều điểm tương đồng với chiếc F-35B Lightning II.


Lịch sử phát triển của Yak-141
Yakovlev luôn xem Yak-38 Forger như một phi cơ tạm thời, được sản xuất để thu thập kinh nghiệm thiết kế cũng như phát triển máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng (VTOL) dùng trong quân sự.
Ngay cả khi đã có Yak-38, Hải quân Liên Xô vẫn mong muốn sở hữu một máy bay toàn diện hơn, có khả năng lớn hơn. Kết quả là chỉ định thiết kế được trao cho Yakovlev trong năm 1975 với yêu cầu tạo ra chiếc máy bay phòng không hạm đội.
Không giống như Yak-38, chiếc tiêm kích này phải bay được tốc độ siêu âm. Khả năng cơ động, radar và tải trọng vũ khí dự kiến sẽ tương tự như tiêm kích tiền tuyến. Đối với Hải quân Liên Xô, đây được xem như thế hệ kế tiếp của chiến đấu cơ VTOL.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 1.
Yak-38 Forger
Do tầm quan trọng và sự phức tạp của dự án, Alexander Sergeyevich Yakovlev giao phần lớn văn phòng thiết kế (OKB) của mình vào sự phát triển của máy bay tiêm kích VTOL mới, với không ít hơn 10 kỹ sư trưởng làm việc đồng thời trên những gì được gọi là "Dự án 48" (quân đội định danh là Yak-41).
Hơn 50 bản thiết kế đã được nghiên cứu, cuối cùng lựa chọn tốt nhất là 1 vòi phụt vector đơn nằm chính giữa, ngay phía sau của trọng tâm máy bay, cũng như 2 động cơ đẩy thẳng đứng nằm sau buồng lái.
Một khoảng thời gian đáng kể được dành cho sự phát triển của vòi phụt vector hình chữ nhật (tương tự như F-22 Raptor của Mỹ). Thiết bị đó chứng tỏ rất phù hợp cho những thay đổi trong cấu hình cần thiết cho cả 2 vector lực đẩy và bay siêu âm. Cuối cùng vòi phụt tròn lại được sử dụng, bố trí nằm giữa 2 cánh đuôi ngang.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 2.
Sơ đồ bố trí các động cơ và một số thiết bị trên Yak-141
Cả 3 động cơ được điều khiển thông qua một hệ thống kỹ thuật số liên kết với nhau, có khả năng kiểm soát việc khởi động cả 3 chiếc cũng như điều chỉnh lực đẩy của chúng trong khi hạ cánh và bay lơ lửng; 2 van"reaction control" nằm song song bố trí ở đầu cánh, trong khi 1 van "reaction control" phụ xoay chỉnh hướng được đặt dưới mũi.
Cánh chính của Yak-141 nằm trên lưng tương tự như Yakovlev Yak-36, kiểu cánh mũi tên xuôi và có thể gấp lại để lưu trữ trên tàu. Động cơ chính có 4 ống hút khí ở hai bên cũng như một dãy cửa chớp lớn dọc theo bề mặt phía trên để thu thập lượng không khí tối đa vào động cơ trong khi bay treo.
Động cơ này là loại turbine phản lực R-79V-300, lực đẩy tối đa là 14.000 kg. Vòi phụt phía sau có thể xoay từ 0 đến 95 độ cho việc cất/hạ cánh và bay lượn.
Hai động cơ nâng theo thiết kế là RD-41, cung cấp lực đẩy 4.100 kgf/chiếc. Chúng được lắp phía sau buồng lái ở góc 85 độ. Giống như Yak-38, động cơ nhận không khí thông qua cửa chớp lắp trên lưng và vòi phụt nằm dưới bụng máy bay.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 3.
Hai động cơ nâng RD-41 lắp phía sau buồng lái
Yakovlev chế tạo tổng cộng 4 nguyên mẫu. Chiếc đầu tiên (48-0, không có số hiệu) là một khung máy bay trần để thử nghiệm tĩnh.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 4.
Nguyên mẫu đầu tiên 48-0
Chiếc thứ hai (48-1, số hiệu "48") là khung thử nghiệm động cơ. Chiếc thứ ba và thứ tư (48-2 và 48-3, số hiệu "75" và "77") đã cho bay thử nghiệm. Trong khi 48-1 không sơn thì 48-2 và 48-3 lại sơn toàn màu xám với nắp chụp radar màu đen.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 5.
Nguyên mẫu 48-3 trong một lần bay thử nghiệm có vũ khí
Chiếc 48-2 cất cánh lần đầu tiên tại sân bay Zhukovskii vào ngày 9/3/1987, do phi công Sinitsyn điều khiển. Ông đã thực hiện thao tác bay lơ lửng vào ngày 29/12/1989 với chiếc 48-3 và dùng chiếc máy bay đó thực hiện quá trình chuyển đổi hoàn chỉnh từ cất cánh thẳng đứng sang bay tốc độ cao và hạ cánh thẳng đứng vào ngày 13/6/1990.
Trong suốt thời gian thử nghiệm, chiếc tiêm kích đã chứng minh khả năng thao diễn tuyệt vời và thiết lập nhiều kỷ lục thế giới cho dòng máy bay VTOL.
Ngày 26/9/1991, Sinitsyn đã hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Liên Xô với chiếc 48-2. Một giờ sau, Vladimir A. Yakimov hạ cánh chiếc 48-3 trên boong.
Ngày 5/10/1991, Yakimov đã thực hiện một cú hạ cánh khó. Bánh xe của càng đáp phá vỡ một thùng nhiên liệu, gây ra đám cháy nghiêm trọng. Sau gần 30 giây, Yakimov thoát khỏi máy bay an toàn. Chiếc phi cơ sau đó đã được sửa chữa.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 6.
Chiếc 48-3 bị cháy trong quá trình thử nghiệm
Tuy nhiên sau tai nạn, cũng trong tháng đó, Hải quân Liên Xô tuyên bố rằng không đủ kinh phí để tiếp tục chương trình. Nhà máy tại Smolensk đã dự đoán trước điều này và không chế tạo thêm thành phần nào.
Vào năm 1992, Lockheed Martin ký hợp tác với Yakovlev để cùng phát triển tiếp Yak-141. Kết quả thu được không rõ ràng, tuy nhiên Lockheed Martin có thể sử dụng kinh nghiệm thu được từ dự án này để áp dụng vào F-35B.
Yakovlev Yak-141 Freestyle - Hình mẫu phát triển của F-35B? - Ảnh 7.
Động cơ của chiếc Yak-141 48-2 xoay xuống dưới để thực hiện thao tác cất/hạ cánh thẳng đứng
Thông số kỹ thuật cơ bản của tiêm kích Yak-141
Phi hành đoàn: 1 người; Chiều dài: 18,36 m; Sải cánh: 10,105 m; Chiều cao: 5,0 m; Diện tích cánh: 31,7 m2; Trọng lượng cất cánh tối đa: 19.500 kg.
Động cơ: 1 động cơ turbine phản lực Soyuz R-79V-300 cung cấp lực đẩy 14.000 kgf và 2 động cơ nâng phản lực RKBM RD-41 công suất 4.100 kgf mỗi cái.
Tốc độ tối đa: 1.800 km/h; Tầm hoạt động: 2.100 km; Trần bay: 15.500 m.
Vũ khí: 1 pháo 30 mm Gsh-301 cơ số 120 viên đạn; 4 giá treo dưới cánh và 1 giá treo chính giữa thân với tải trọng tối đa 2.600 kg, mang được các loại tên lửa R-73E, R-27R/ER, R-27T/ET, R-77.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Trận đấu khiến F-15 Mỹ bất lực trước tiêm kích tàng hình
Trong trận không chiến giả định năm 2002, tiêm kích F-15C Mỹ bất lực trước F-22 dù hơn hẳn về số lượng, thậm chí bị hạ chỉ sau hai phút.

Tốt nghiệp xuất sắc trường đào tạo phi công quân đội Mỹ, Mike Shower được quyền lựa chọn cầm lái các loại máy bay của không quân, trong đó có máy bay ném bom chiến lược F-111 và tiêm kích F-15C.

Shower điều khiển chiến đấu cơ hạng nặng F-15C trong suốt thời kỳ đỉnh cao của tiêm kích này những năm 1990-2000, từng tham gia Chiến dịch Lực lượng Đồng minh trên vùng trời Bosnia tháng 3/1999.

Tiêm kích F-22 Mỹ bay cạnh máy bay tiếp liệu KC-135 trên khu vực gần núi Phú Sĩ, Nhật Bản tháng 4/2021. Ảnh: USAF.


Tiêm kích F-22 Mỹ bay cạnh máy bay tiếp liệu KC-135 trên khu vực gần núi Phú Sĩ, Nhật Bản tháng 4/2021. Ảnh: USAF.

Tới năm 2001, không quân Mỹ yêu cầu Shower và các phi công giàu kinh nghiệm khác tham gia thử nghiệm F-22, mẫu tiêm kích tàng hình tối tân vừa được Mỹ phát triển.

Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm tại căn cứ không quân Edwards, Shower và các phi công khác gặp rất nhiều khó khăn để hai chiếc F-22 có thể phối hợp cùng nhau trong tác chiến.

Sau một năm, trong lần thử nghiệm bay phối hợp hai chiếc F-22 đầu tiên năm 2002, Shower cùng đồng đội liên lạc với căn cứ Langley gần đó và đề nghị họ tổ chức trận không chiến giả định giữa mẫu tiêm kích tàng hình này với chiến đấu cơ hạng nặng F-15.

"Chúng tôi nói với họ rằng: 'Này, chúng tôi có hai chiếc F-22 sẵn sàng hoạt động, các anh muốn đấu với chúng tôi không'", Shower kể lại.

Shower nói các phi công F-22 đã thực hiện một số nội dung phối hợp tác chiến, song không rõ chúng có tác dụng trong không chiến hay không. "Chúng tôi cất cánh, tiếp dầu trên không và đấu với các nhóm F-15 có số lượng khác nhau, thậm chí có lúc lên tới 8 chiếc đấu với hai tiêm kích F-22", Shower kể.

Trong trận đấu, các tiêm kích F-15 hoàn toàn không thể phát hiện được F-22 và dễ dàng bị tiêu diệt chỉ sau hai phút.

"Chúng tôi có thể nghe thấy họ hỏi qua sóng vô tuyến: 'Này, các anh ở đâu thế?', trong khi chúng tôi đang ở sau họ hơn 1,5 km. Đó đều là những phi công dày dặn kinh nghiệm chiến đấu", Shower cho hay.

Tiêm kích F-22 Mỹ (bên trái) và F-15 Hàn Quốc (bên phải) tại căn cứ không quân Osan tháng 2/2016. Ảnh: USAF.

Tiêm kích F-22 Mỹ (bên trái) và F-15 Hàn Quốc (bên phải) tại căn cứ không quân Osan tháng 2/2016. Ảnh: USAF.

Phi công này cho rằng trận đấu đã chứng minh F-22 có thể làm được những gì trong không chiến trước các tiêm kích thế hệ cũ hơn. "Một người làm việc trong chương trình F-22 đến gần chúng tôi, xúc động nói rằng chúng tôi đã cho thấy thành quả công việc cả đời của họ", Shower kể lại.

Phi công F-22 sau đó tiếp tục thử nghiệm không chiến với tiêm kích F-15 và F-16 để xác nhận rằng mẫu tiêm kích tàng hình mới thành công.

"Trận đấu yêu thích của tôi là 4 chiếc F-22 đọ sức với 12 tiêm kích F-15C. Tôi nói rằng hãy xem chúng ta có thể tiêu diệt họ nhanh thế nào. Chúng tôi vọt lên cao với tốc độ vượt âm, khiến họ không thể ngắm bắn. Khi bỏ chạy với tốc độ Mach 1, họ bị chúng tôi bắn hạ sau khoảng hai phút".

Phi công này đánh giá khi các cảm biến hoạt động trơn tru và máy bay kết nối với nhau, F-22 gần như bất khả chiến bại. "F-22 đấu với tiêm kích thế hệ 4 giống như hai đội bóng đá với nhau, trong đó một đội tàng hình", Shower nhấn mạnh.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nghiên cứu mới: Mỹ vẫn đánh chặn ICBM không hiệu quả kể cả trong 15 năm nữa
Kiều Anh | 24/02/2022 09:04 AM

0

Nghiên cứu mới: Mỹ vẫn đánh chặn ICBM không hiệu quả kể cả trong 15 năm nữa



Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân Mỹ (ATACMS) phóng tên lửa trong cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn nhằm phản ứng trước vụ thử ICBM của Triều Tiên ngày 28/7/2018. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.


Các hệ thống phòng thủ hiện tại của Mỹ vẫn không hiệu quả trong việc ngăn chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Thông tin chi tiết về đánh giá này đã được tiết lộ trong một báo cáo mới đây của Hội Vật lý Mỹ (APS).

Tổ chức phi lợi nhuận APS cho rằng hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Mỹ vẫn sẽ không hiệu quả, thậm chí sau 15 năm nữa. Nghiên cứu này dựa trên một cuộc tấn công tên lửa giả định từ Triều Tiên.
Các chuyên gia liên quan đến nghiên cứu sẽ quan sát xem liệu các hệ thống tên lửa hiện tại có phản ứng hiệu quả trước mối đe dọa ICBM trong thực tế hay không.
TIN LIÊN QUAN

Theo báo cáo gần đây nhất của Breaking Defense, nghiên cứu trên đã kiểm tra các hệ thống chống tên lửa hiện tại và các công nghệ quốc phòng tương lai về mức độ hiệu quả trong việc chống lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tuy nghiên, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng, chúng vẫn không đủ hiệu quả để bảo vệ Mỹ, thậm chí cả trong 15 năm tới.
"Việc tạo ra một hệ thống phòng vệ hiệu quả và đáng tin cậy nhằm chống lại mối đe dọa, thậm chí là trước một số lượng nhỏ các ICBM trang bị hạt nhân không mấy tinh vi vẫn là một thách thức với Mỹ", báo cáo của APS cho hay.
Hội Vật lý Mỹ cũng cho biết Mỹ hiện đối mặt với nhiều thách thức trong các hệ thống phòng thủ hiện tại. Một trong những vấn đề đó nằm ở phòng thủ tầm trung.
Ngoài ra, Mỹ cũng gặp khó khăn trong pha đẩy của hệ thống đánh chặn. Mặc dù Mỹ đã có thể sửa chữa một số vấn đề trong hệ thống phòng thủ nhưng nhiều vấn đề nghiêm trọng vẫn chưa được giải quyết.
Hiện nay, chính phủ Mỹ đã chi hơn 350 tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Washington vẫn cần nhiều giải pháp hơn thay vì chỉ đầu tư một khoản tiền khổng lồ.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Bộ trang bị Ratnik thế hệ mới có thể biến binh sĩ Nga trở thành những 'Iron Man" đích thực
Minh Quang
Thứ ba, ngày 22/02/2022 - 14:36Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Các thành phần đầu tiên của bộ chiến đấu thế hệ mới đã được quân đội Nga thử nghiệm ở Syria.
Thiết bị chiến đấu của binh sĩ Nga sẽ trông như thế nào trong tương lai?
Thiết bị chiến đấu của binh sĩ Nga sẽ trông như thế nào trong tương lai?
Trang bị chiến đấu tương lai có khả năng chịu được tác động của đạn súng trường bắn tỉa, ngăn chặn sự phát nổ của mìn sát thương, cung cấp khả năng "tàng hình" khỏi camera nhiệt hồng ngoại vào ban đêm và ban ngày, cho phép người mặc ẩn mình vào địa hình xung quanh. Tất cả những điều kể trên đều sẽ được tích hợp vào trong bộ trang bị chiến đấu mới nhất của binh sĩ Nga, 'Ratnik-3'.
Một phần trang bị của bộ Ratnik-3 đã được quân đội Nga thử nghiệm trong các hoạt động thực địa ở chiến trường Syria, và chúng sẽ được đưa vào biên chế trong tương lai gần. Bộ đồ trang bị chiến đấu mới của Nga không chỉ bao gồm quân phục ngụy trang, áo giáp chống đạn, thiết bị liên lạc, thiết bị lập bản đồ môi trường chiến thuật mà còn có cả vũ khí thông minh có khả năng chỉ ra cho người dùng biết mục tiêu ở đâu và cách tấn công mục tiêu hiệu quả nhất.
Cái nhìn đầu tiên về thiết bị chiến đấu mới
Bộ trang bị Ratnik thế hệ mới có thể biến binh sĩ Nga trở thành những 'Iron Man đích thực ảnh 1
Khẩu shotgun MP-155 'Ultima' được tích hợp nhiều công nghệ đem đến một trải nghiệm bắn hoàn toàn mới cho người dùng (Ảnh: RBTH)
Bộ trang bị mới đã được trưng bày trong khuôn khổ triển lãm và diễn đàn Army 2021, nhưng chúng không được bày công khai đối với khách tham quan triển lãm. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoygu được cho là rất hài lòng với mẫu trang bị mới. Tập đoàn Kalashnikov đã giới thiệu một mẫu súng thông minh mới được tích hợp công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI). Nó không chỉ có thể bắn mà còn có thể "nói chuyện" với người dùng theo đúng nghĩa đen, thông báo cho người dùng thời điểm tấn công hiệu quả dựa trên những đánh giá từ hệ thống giám sát và thu nhận mục tiêu quang học được tích hợp trên Ratnik-3.
Trước đó sự quan tâm của Kalashnikov được thể hiện rõ qua mẫu súng shotgun MP-155 'Ultima' được tích hợp nhiều công nghệ mới đem đến cho người dùng một trải nghiệm bắn hoàn toàn mới. MP-155 'Ultima' được trang bị một màn hình hiển thị kỹ thuật số. Khẩu shotgun thông minh này có thể đồng bộ hóa với nhiều thiết bị điện tử khác nhau và được tích hợp đồng hồ hẹn giờ, đồng hồ hiển thị số viên đạn còn lại, cũng như bộ đếm lượt bắn.
Bộ trang bị Ratnik thế hệ mới có thể biến binh sĩ Nga trở thành những 'Iron Man đích thực ảnh 2
Bộ trang bị Ratnik-2 hiện đang được các binh sĩ Nga sử dụng (Ảnh: RBTH)
Các binh sĩ Nga hiện được trang bị hệ thống ‘Ratnik’ thế hệ thứ hai. Nó bao gồm năm yếu tố tích hợp cung cấp khả năng tấn công, phòng thủ, kiểm soát, hỗ trợ sự sống và cung cấp năng lượng. Cụ thể, Ratnik 2 được thiết kế theo dạng modul mỗi yếu tố có thể được tích hợp với hệ thống tùy theo điều kiện khí hậu và tính chất của môi trường chiến đấu. Ví dụ như ở Quân khu trung tâm của Nga, các binh sĩ thường sử dụng quân phục ngụy trang với hai gam màu xanh lá - đen, ở Syria nó lại có tông màu hồng, xanh nhạt và xám, cho phép người dùng ẩn mình trên địa hình cát. Còn ở Bắc Cực bộ đồ này lại dùng hai màu trắng - đen.
Các nhà phát triển bộ đồ cho biết, ngoài chức năng 'ẩn mình', nó còn duy trì mức độ thoải mái tối đa trong suốt quá trình hoạt động hàng ngày của người mặc. Trang phục có thể được mặc liên tục trong ít nhất 48 giờ. Vải được xử lý bằng công thức đặc biệt cho phép không khí có thể đi qua và làm giảm độ ẩm. Một phiên bản mùa đông của Ratnik 2 cũng được phát triển. Nó khác với phiên bản mùa hè ở chỗ có lớp cách nhiệt và hệ thống nhiệt sưởi ấm chạy bằng pin.
Tổng trọng lượng của một bộ trang bị Ratnik 2 tiêu chuẩn bao gồm quần, áo và áo giáp chống đạn nặng 10 kg, với phiên bản đầy đủ gồm mũ chống đạn, áo giáp chống đạn (bảo vệ cấp 6) và tấm che mảnh đạn ở đùi và vai, trọng lượng cả bộ đồ sẽ khoảng 20 kg. Nhìn chung, trang phục chiến đấu này có thể bảo vệ khoảng 90% diện tích cơ thể của một người lính.
Để tấn công kẻ thù, binh sĩ Nga có cả kho vũ khí gồm súng trường, súng trường tấn công và súng máy để linh hoạt sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Tùy thuộc vào loại quân và binh chủng, người lính có thể sử dụng súng trường tấn công AEK-971 Koksharov, các mẫu Kalashnikov mới nhất (AK-12 và AK-15) hoặc súng máy Pecheneg. Ngoài ra còn có một số loại súng trường bắn tỉa mới như 6V7M, hay khẩu súng phóng lựu tự động 6G27 ‘Balkan’ mới.
Binh sĩ Nga sẽ được trang bị những gì trong tương lai?
Bộ trang bị Ratnik thế hệ mới có thể biến binh sĩ Nga trở thành những 'Iron Man đích thực ảnh 3
Bộ Ratnik-3 được trưng bày tại triển lãm ‘Army 2021’ (Ảnh: RBTH)
Ratnik-3 đã được trưng bày một phần tại triển lãm ‘Army 2021’. Bộ trang bị bao gồm mũ bảo hiểm toàn phần, màn hình tích hợp hiển thị ảnh 3D và áo giáp làm bằng các tấm ghép nhìn giống như vảy của một loài bò sát. Ngoài ra, Ratnik-3 còn bao gồm một bộ khung xương trợ lực bằng titan cho phép người lính có thể mang vác khối lượng tương đương với trọng lượng của chính họ. Những chiếc ủng thông minh không chỉ có khả năng cảnh báo mìn phía trước mà còn có khả năng gây nhiễu động bằng sóng vô tuyến.
Một bộ Ratnik thế hệ thứ hai có giá khoảng 3.000 USD và Ratnik-3 được dự đoán sẽ có mức giá không hề rẻ. Quân đội thực dụng và chỉ mua những gì thực sự cần thiết vào thời điểm hiện tại. Vì những lý do này, hai phiên bản Ratnik trước đó đã được đưa vào biên chế quân đội Nga theo một cách nhỏ lẻ từng bộ phận. Bắt đầu với các thành phần ngụy trang và áo giáp, sau đó là vũ khí súng trường, tiếp theo là hệ thống quản lý chiến đấu điện tử và quang học. Chỉ có các lực lượng hành quân đặc biệt, binh chủng nhảy dù và chỉ huy các đơn vị thiết giáp và pháo binh mới được cung cấp bộ Ratnik-2 phiên bản đầy đủ.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ "nguy hiểm" nhất của Trung Quốc?
Minh Quang
Thứ năm, ngày 24/02/2022 - 11:50Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – J-10C và JF-17 Block 3 là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với MiG-35 và MiG-29M của Nga.
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ nguy hiểm nhất Trung Quốc?
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ "nguy hiểm" nhất Trung Quốc?
Mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu phản lực từ những năm 1960, được xuất khẩu rộng rãi trong Chiến tranh Lạnh, nhưng Trung Quốc chỉ nổi lên như một nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực hàng không chiến đấu trong những năm 2010 khi khoảng cách giữa Đại Lục và các nước lớn trong ngành như Mỹ và Nga được thu hẹp. Điều này có lẽ đã được thể hiện rõ nhất qua chương trình máy bay chiến đấu J-20 được triển khai vào tháng 3/2017. Đây là một trong những chương trình sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới.
Khả năng của J-20 đã chứng minh rằng Trung Quốc đã dần bắt kịp với các đối thủ như Nga, Mỹ và một số nước châu Âu. Ngoài J-20, Trung Quốc cũng được biết đến với bộ đôi máy bay J-16 và J-10C 'thế hệ 4+'. Mặc dù Trung Quốc là một trong ba quốc gia sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng, cùng với Mỹ và Nga, nhưng không giống như Nga, Trung Quốc không tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng mà phân bổ phát triển máy bay chiến đấu ở các hạng khác nhau. Nổi bật là bộ đôi máy bay chiến đấu hạng nhẹ J-10 và JF-17 lần đầu tiên được đưa vào phục vụ vào năm 2006 và 2008. J-10 được phát triển để sử dụng trong lực lượng Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), còn chiếc JF-17 được sản xuất để phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ nguy hiểm nhất của Trung Quốc? ảnh 1
J-20 bay cùng với J-10C và J-16 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Những phiên bản đầu tiên của J-10 và JF-17 được đánh giá là "tầm thường". Tuy nhiên những phiên bản nâng cấp sau đã tạo nên cuộc cách mạng cho bộ đôi máy bay chiến đấu hạng nhẹ này. Phiên bản mới nhất của J-10, J-10C, được đưa vào biên chế PLA vào mùa xuân năm 2018 với ước tính khoảng 150 chiếc hoạt động vào cuối năm 2020. J-10C đóng vai trò bổ sung cho các máy bay chiến đấu J-16 và J-20 hạng nặng, với nhu cầu bảo trì và chi phí vận hành thấp hơn nhiều cho phép máy bay được triển khai rất rộng rãi để thay thế các máy bay cũ hơn như J-7. Các tính năng đáng chú ý trên J-10C bao gồm động cơ vectơ lực đẩy, radar AESA, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử mới, đáng chú ý nhất là tên lửa không đối không PL-15 và PL-10. Những cải tiến trên J-10C sau đó cũng được áp dụng cho JF-17, với biến thể JF-17 Block 3 được sản xuất để xuất khẩu. JF-17 Block 3 đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019.
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ nguy hiểm nhất của Trung Quốc? ảnh 2
J-10 (bên phải) và J-17 (bên trái) (Ảnh: Military Watch Magazine)
Mặc dù J-10 và JF-17 đều là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nhưng hai loại máy bay này có một số điểm khác nhau. JF-17 có thể được phân loại là máy máy chiến đấu hạng "rất nhẹ", tương đương với F-20 của Mỹ hoặc Gripen của Thụy Điển. J-10 có trọng lượng tương đương với F-16 của Mỹ hoặc F-2 của Nhật. J-10, giống như F-16, sử dụng một động cơ duy nhất, động cơ thừa hưởng từ máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng (F-16 sử dụng động cơ F110 của F-15 và J-10 sử dụng động cơ WS-10 của J-11 và J-16). Ngược lại, các máy bay chiến đấu hạng "rất nhẹ" sử dụng động cơ đôi có trọng lượng trung bình chứ không sử dụng động cơ của máy bay chiến đấu hạng nặng. JF-17 sử dụng phiên bản cải tiến mạnh mẽ của động cơ RD-33 trên chiếc MiG-29 của Nga. Do đó, trong khi J-10C có hiệu suất tương đương với F-21 của Mỹ (một biến thể nâng cấp của F-16), thì JF-17 Block 3 có thể so sánh với Gripen E của Thụy Điển và cả hai đều được phát triển theo triết lý thiết kế tương tự.
Do nhẹ hơn và sử dụng động cơ nhỏ nên JF-17 có giá thành rẻ, dễ vận hành và bảo trì hơn so với J-10. Đây là một trong những yếu tố giúp cho JF-17 có thể cạnh tranh với dòng máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển. J-10 có chi phí vận hành và sản xuất đắt hơn JF-17, nhưng con số này vẫn rất rẻ nếu so với các loại máy bay phản lực hạng trung hoặc hạng nặng như J-16. J-10 được trang bị hệ thống radar lớn hơn đi cùng với động cơ WS-10 mạnh mẽ mang lại cho máy bay khả năng cơ động vô song và khả năng tăng tốc nhanh nhất thế giới đối với loại máy bay chiến đấu một động cơ. JF-17 Block 3, mặc dù về tổng thể kém hơn đôi chút so với J-10C, nhưng vẫn có thể gây ra một mối đe dọa tương đương trong chiến đấu nhờ được trang bị tên lửa không đối không PL-15 và PL-10. Tên lửa PL-15 kết hợp với radar AESA cho phép JF-17 Block 3 có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa 200-300 m, trong khi PL-10 được kết hợp với các ống ngắm cho phép máy bay tấn công mục tiêu nhanh chóng. Việc tích hợp tên lửa PL-10 giúp bù đắp cho phần khung máy bay kém linh hoạt của JF-17.
JF-17 Block 3 vs J-10C: Đâu là máy bay chiến đấu hạng nhẹ nguy hiểm nhất của Trung Quốc? ảnh 3
Cả 2 mẫu máy bay J-10C và F-17 Block 3 đều được trang bị tên lửa không đối không PL-15 và PL-10 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Đối với nhiều khách hàng có ngân sách quốc phòng thấp hoặc muốn duy trì quy mô hạm đội lớn, F-17 Block 3 có thể được coi là giải pháp tiết kiệm hơn so với J-10C do chi phí vận hành của F-17 thấp hơn nhiều. Với những công nghệ được cải tiến hơn so với các biến thể JF-17 trước đó, JF-17 Block 3 được cho là rất hấp dẫn đối với các khách hàng nước ngoài. Không quân Pakistan đã mua song song cả 2 loại máy bay chiến đấu JF-17 Block 3 và J-10C của Trung Quốc, đây là minh chứng cho sự hấp dẫn của hai loại máy bay hạng nhẹ kể trên. JF-17 Block 3 và J-10C sẽ giúp Pakistan trong việc chống lại các máy bay chiến đấu hiệu suất cao của Ấn Độ, mở ra khả năng chấm dứt bất lợi trên không mà nước này phải đối mặt kể từ giữa những năm 1980 khi Không quân Ấn Độ có được những chiếc MiG-29 đầu tiên. Mặc dù không có hiệu suất bay vượt trội như MiG-29, nhưng JF-17 Block 3 có thể bù đắp bằng hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và tên lửa tiên tiến hơn.
JF-17 Block 3 dự kiến sẽ phổ biến hơn nhiều so với các biến thể cũ trên thị trường xuất khẩu do những nâng cấp công nghệ độc đáo và chi phí vận hành thấp. Ai Cập, Iran và Myanmar được coi là một trong những khách hàng tiềm năng hàng đầu của JF-17 Block 3. J-10C và JF-17 Block 3 dự kiến sẽ cạnh tranh với MiG-35 và MiG-29M của Nga, những loại máy bay tương tự như JF-17 được phát triển chủ yếu cho thị trường xuất khẩu. Chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, cùng với việc được tích hợp tên lửa không đối không PL-10 và PL-15 là lợi thế lớn giúp J-10C và JF-17 Block 3 có khả năng đánh bại những đối thủ đến từ Nga (Nga chưa tích hợp bất kỳ tên lửa tương đương nào trên các mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ). Giống như Pakistan, các khách hàng khác có thể cân nhắc mua cả hai loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc để hoạt động cùng nhau trong các vai trò bổ sung.
Theo Military Watch Magazine
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ka-52 Nga ăn đạn Stinger Ukr nhưng vẫn hạ cánh an toàn cho cả phi công, trực thăng gần như nguyên vẹn

Quả ko hổ danh xe tank bay

1645706173220.png
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
1645708013911.png
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

cả 1 dãy T64 Ukr bị tiêu diệt, khả năng cao là bị Su-25 rải thảm 8-x
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Iskander tấn công sân bay Ukr Su-24/27 do NATO nâng cấp bị tê liệt hoàn toàn

1645712022045.png
1645712034301.png


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top