[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ka-52 xe tank bay sau khi ăn loạt đạn PK Ukr, pilot đã kịp tẩu thoát

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tên lửa thông minh Nga tấn công các căn cứ, sân bay Ukr chính xác

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mỹ bắn hơn 1000 HARM mới làm tê liệt được pk Iraq, trong khi pk Ukr mạnh hơn Iraq nhiều lần mà Nga chỉ cần vài quả Kh-31P, đúng là con nhà giàu đánh nhau có khác spam vương vãi khác con nhà nghèo như Nga đánh đâu trúng đó =))

1645713565489.png
1645713632546.png
1645713637993.png
1645713657621.png


1 mảnh động cơ tên lửa chống radar Kh-31P trên đường phố Ukr

1645713700864.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga càng đánh càng hay, còn nhanh hơn Mỹ đánh Iraq nữa





 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

Tên lửa phòng không vác vai Stinger của Ukraine bị mỗi bẫy của trực thăng Mi-8 đánh lừa.
Đây có lẽ chính là những chiếc trực thăng đưa lực lượng đổ bộ đường không vào chiếm sân bay Antonov ở Kiev.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tên lửa Nga bắn rất chính xác

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

Đính chính lại tổn thất xe tank Nga chưa rõ ràng (vì Ukr cũng dùng T80), tổn thất 1 số xe quân sự Tigr, Ural là có, 1 số binh sĩ, còn máy bay SU-25 tự rơi do lỗi pilot (việc này khá bình thường vì ngay cả F-15 cũng rơi khi oanh kích Lybia năm nào), Ka-52 bị trọng thương, pilot hạ cánh an toàn, máy bay hư hỏng nhưng vẫn còn gần nguyên vẹn, chứ ko phải bị bắn hạ tan xác như Ukr tuyên bố

Thương vong Ukr gần 150 người, 80 căn cứ bị phá huỷ, hàng đống thiết bị quân sự, nhiều đài radar, rất nhiều xe tank chủ yếu T64 bị tiêu diệt ngay trên quốc lộ, xe bọc thép, lực lượng không quân gần như tê liệt bị tiêu diệt ngay trên mặt đất Su-27, MiG-29, Su-24, thậm chí còn tháo chạy sang láng giềng, còn có vũ khí NATO như Javelin, Stinger, NLAW,đặc biệt cả TB2 cũng bị huỷ diệt ngay lần tấn côngđầu tiên
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
1645755598873.png
1645755605333.png
1645755624024.png


Ảnh được cho là Javelin tiêu diệt BMP và BTR của Nga, nhưng đây là ảnh fake

Nga ko còn sử dụng BMP1 và BTR80
Hơn nữa sơn phủ màu vàng xanh xám đặc trưng của Ukr và ko có phù hiệu Z phân đội tấn công Ukr của Nga
Quân đội Ukr tích cực tung ra những thông tin fake nhằm lấp liếm sự thật đang đại bại trước Nga
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
BQP Ukr chém gió ác thật
tuyên bố rằng một chiếc MiG-29 của Ukr trong 1 ngày bắn hạ 6 máy bay Nga gồm 2 chiếc Su-35, 1 Su-27, 1 MiG-19 và 2 Su-25. Chưa cần nói đến tính năng kỹ chiến thuật của các máy bay hay chiến thuật của các bên, nội việc một chiếc MiG-29 đủ sức bay nguyên ngày đã thấy sự vô lý. Bài viết không hề có trích nguồn, không có một cái ảnh hiện trường, chỉ là ảnh chụp một cái máy bay bay trên trời nhưng đang được share qua lại như tin chính thống.
MiG-29 Ukr đều được nâng cấp lên chuẩn NATO, do đó ko thể nào thiếu đượ camera ghi lại thành tích, nếu bắn hạ vô số máy bay Nga như tuyên bố thì Ukr đã khoe cho Nga bẽ mặt rồi =))
1645756415087.png


Trong khi đó thực tế KQ Ukr hoàn toàn bất động, thậm chí tháo chạy sang nước láng giềng
Chiếc Su-27 của Ukraine bỏ chạy qua Rumani.

1645756483821.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine!
Hoài Giang | 25/02/2022 09:27 AM

4

NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine!



Hình minh họa.


Tờ Global News của Canada mới đây đã đăng tải loạt ảnh vệ tinh được Maxar Technologies công bố cho thấy thiệt hại kinh hoàng ở Ukraine sau chiến dịch quân sự của Nga.

NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 1.

Hình ảnh mới cho thấy thiệt hại đối với các khu vực chứa nhiên liệu và cơ sở hạ tầng tại sân bay Chuhuiv ở thành phố cùng tên ở miền đông Ukraine vào ngày 24/2 (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 2.

Một bức ảnh khác cho thấy thiệt hại tại sân bay Chuhuiv ở thành phố cùng tên ở miền đông Ukraine vào ngày 24/2 (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 3.

Các đoàn xe quân sự lớn đang tiến về phía Ukraine bằng đường bộ từ Nga và nước láng giềng Belarus (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 4.

Quân đội Nga cùng các tổ hợp pháo và pháo phản lực vẫn đang được triển khai ở căn cứ dã chiến phía tây của Belgorod (Nga) cách biên giới với Ukraine khoảng 20 km về phía bắc (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 5.

Các lực lượng quân sự và hơn 50 xe vận tải hạng nặng đã tập hợp tại trung tâm huấn luyện Brestsky gần Brest (Belarus) (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 6.

Trực thăng vũ trang Nga được triển khai tại Tomarovka (Nga) nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 30 km về phía bắc (Nguồn: Maxar Technologies).
NÓNG: Loạt ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại kinh hoàng sau chiến dịch QS của Nga ở Ukraine! - Ảnh 7.

Một bệnh viện dã chiến mới được Quân đội Nga triển khai tại Krasnaya Yaruga (Nga) cách biên giới Ukraine khoảng 15 km về phía đông (Nguồn: Maxar Technologies).
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
1645759360949.png


Đài radar di động bị SEAD, dù có di động vẫn bị Nga lùng diệt sạch

1645759365056.png


Căn cứ hải quân NATO ở Ukraine đã bị phá hủy
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
NÓNG: Chiếm nhà máy hạt nhân Chernobyl, Nga nắm "huyết mạch" dẫn quân đến thẳng Kiev?
Mạnh Kiên | 25/02/2022 10:06



BÁO NÓI - 4:09

NÓNG: Chiếm nhà máy hạt nhân Chernobyl, Nga nắm huyết mạch dẫn quân đến thẳng Kiev?

Trong diễn biến mới nhất, Nga đã chiếm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, vì sao Moscow mất công chiếm cơ sở bị cho là "vô dụng" này?

Vì sao Nga kiểm soát Chernobyl?
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết: "Ukraine đã thông báo với IAEA rằng các lực lượng vũ trang không xác định (ám chỉ Nga) đã nắm quyền kiểm soát tất cả các cơ sở của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm trong khu vực cấm.
Thảm họa Chernobyl ở Ukraine vào năm 1986 đã gây ra đám mây bụi lan sang khắp châu Âu. Nhiều thập kỷ sau, nó đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Khoảng một tuần trước khi Nga hành động, khu vực Chernobyl đã bị đóng cửa đối với khách du lịch.
Chính phủ Ukraine, các nguồn tin quân sự Nga giấu tên và các chuyên gia đều đưa ra những lời giải thích khác nhau về lý do tại sao Nga chiếm địa điểm này, thứ được cho là vô nghĩa.
Moscow chưa đưa ra bình luận chính thức nào về ý định của mình khi chiếm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Tuy nhiên, một nguồn tin an ninh Nga nói với Reuters rằng Nga muốn kiểm soát lò phản ứng hạt nhân Chernobyl để báo hiệu cho NATO không nên can thiệp quân sự.
TIN LIÊN QUAN
Các lực lượng Nga đã tập trung đông đảo trong "vùng cấm" Chernobyl ở Belarus trước khi tiến vào Ukraine, nguồn tin cho biết.
Trong khi đó, Mykhailo Podolyak, một cố vấn của văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết việc chiếm giữ địa điểm này là "một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất ở châu Âu hiện nay".
"Không thể nói nhà máy điện hạt nhân Chernobyl an toàn sau một cuộc tấn công được cho là vô nghĩa của người Nga", ông nói.
Đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko, cho biết Chernobyl bị tấn công vì bị coi là điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Ukraine.
"Khu vực này không được bảo vệ vì có phóng xạ, không ai sống ở đó", ông nói.
Về phần mình, Julie Bishop, cựu Ngoại trưởng Úc nêu quan điểm rằng, việc chiếm giữ Chernobyl là nhằm gửi một thông điệp đến phần còn lại của thế giới.
"Có vẻ như Nga đang đe dọa bất kỳ quốc gia nào tìm cách hỗ trợ Ukraine"", bà Bishop nói. "Việc chiếm giữ Chernobyl không có ý nghĩa gì trừ khi ông Putin đang cố gắng cảnh báo thế giới rằng Nga là một cường quốc hạt nhân".
NÓNG: Chiếm nhà máy hạt nhân Chernobyl, Nga nắm huyết mạch dẫn quân đến thẳng Kiev? - Ảnh 2.
Mục đích khác
Tuy nhiên, Alexey Muraviev, một chuyên gia chiến lược và an ninh quốc gia tại Đại học Curtin, cho biết người Nga nhắm vào Chernobyl vì đây là tài sản chiến lược gần biên giới mà họ muốn bảo vệ.
Ông nói: "Người Nga chỉ muốn đảm bảo - và tôi biết điều đó nghe có vẻ hơi kỳ lạ - rằng các biện pháp bảo vệ hạt nhân đã được thực hiện và họ sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tai nạn nào".

"Ngoài ra, họ sẽ không cho người Ukraine cơ hội làm nổ lò phản ứng như một hành động răn đe phòng thủ dưới hình thức gây ô nhiễm phóng xạ khu vực để ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga".
John Blaxland, giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của ANU, cho biết Chernobyl có thể bị chiếm giữ vì vị trí của nó trên đường tới thủ đô Kiev của Ukraine.
TIN LIÊN QUAN
"Nếu bạn đi xuống từ phía bắc, từ Belarus, biên giới giữa Belarus, Nga và Ukraine, bạn đang đi qua Chernobyl. Vì vậy, về cơ bản đó là con đường mà họ đang đi và đây là dấu hiệu cho thấy họ đang đi đâu", nhà phân tích nói.
"Kiev là mục tiêu ở cuối đường và điều đó rất quan trọng. Đây là một bước đệm để hướng tới Kiev".
Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Úc, đồng tình.
"Người Nga tìm cách kiểm soát Chernobyl như một vị trí quan trọng hỗ trợ cho cuộc tiến công đến Kiev", Davis cho hay.
Tiến sĩ Davis nói thêm rằng việc Nga sử dụng Chernobyl như một mối đe dọa là không hợp lý khi Moscow đã có vũ khí hạt nhân.
Ông nói rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật là một cách tiếp cận có kiểm soát hơn là cho nổ một lò phản ứng, vì việc nổ tung một lò phản ứng có thể lan bức xạ khắp châu Âu, bao gồm cả Nga.
James Acton, thuộc Tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace, nói với Reuters rằng việc Nga chiếm Chernobyl không phải để bảo vệ nó khỏi bị thiệt hại thêm.
Ông cho biết bốn nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động của Ukraine có nguy cơ còn lớn hơn Chernobyl, vốn nằm trong một "khu vực cấm" rộng lớn gần bằng Luxembourg.
"Rõ ràng một tai nạn ở Chernobyl sẽ là một vấn đề lớn. Nhưng chính vì là khu vực cấm, nó có thể không ảnh hưởng nhiều đến dân thường Ukraine".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,268
Động cơ
138,330 Mã lực
Dàn tên lửa Nga dùng tấn công phủ đầu Ukraine
Nga phóng hàng loạt tên lửa hành trình và đạn đạo vào các mục tiêu trong lãnh thổ Ukraine, mở đường cho "chiến dịch đặc biệt" ở nước này.
Một quan chức quốc phòng Mỹ hôm nay cho biết quân đội Nga phóng hơn 160 tên lửa trong ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. "Phần lớn là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, ngoài ra có cả tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình", quan chức này cho biết.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng Moskva đã sử dụng lượng tên lửa dẫn đường nhiều chưa từng thấy với chủng loại đa dạng để mở đường cho các lực lượng khác tiến vào lãnh thổ Ukraine.
3M14 Kalibr
Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết quân đội Nga đã phóng khoảng 30 quả đạn 3M14, biến thể tấn công mặt đất của tên lửa hành trình Kalibr, trong đòn tập kích mở màn chiến dịch. Đây là loại vũ khí từng được hải quân Nga sử dụng rộng rãi trong chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria và được coi là một trong những khí tài hiện đại, quan trọng nhất trong biên chế quân đội Nga.

Tên lửa Nga tấn công sân bay Ukraine



Tên lửa Nga tấn công sân bay Ivano-Frankivsk ở miền tây Ukraine hôm 24/2. Video: Twitter/BNONews.
Phiên bản 3M14 được trang bị hệ thống định vị bằng vệ tinh GLONASS và dẫn đường quán tính, cùng đầu dò radar ARGS-14E có tầm hoạt động 20 km để bám bắt các mục tiêu có độ phản xạ radar lớn.
Tên lửa sử dụng hệ thống đo độ cao và khớp ảnh địa hình, cho phép bay bám sát mặt đất để giảm thiểu khả năng bị phát hiện, khiến đối phương có ít thời gian phản ứng hơn. Mẫu 3M14 nội địa của Nga có tầm bắn 2.500 km và mang được đầu đạn nặng hơn 400 kg, đủ sức tấn công mọi mục tiêu ở Ukraine nếu phóng từ Biển Đen.
Loại tên lửa này có thể triển khai từ ống phóng thẳng đứng trên tàu mặt nước hoặc khai hỏa qua ống ngư lôi của tàu ngầm. Hạm đội Biển Đen hải quân Nga đóng tại bán đảo Crimea sở hữu nhiều chiến hạm có thể triển khai tên lửa 3M14, gồm ba tàu hộ vệ Đề án 11356M, bốn tàu tên lửa Đề án 21630, ba hoặc bốn tàu tuần tra Đề án 22160 có thể mang bệ phóng Kalibr dạng container, cùng 6 tàu ngầm Đề án 636.3, còn gọi là lớp Kilo cải tiến.
Tên lửa hành trình phóng từ máy bay
Giới chuyên gia quân sự chưa thể chắc chắn về khả năng máy bay Nga phóng tên lửa hành trình về phía Ukraine, nhưng một quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh đòn tấn công mở đầu chiến dịch của Nga đã huy động 75 oanh tạc cơ hạng nặng và cường kích.
Trong số này, bộ đôi oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS và Tu-160 có thể phóng nhiều loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất với tầm bắn lớn.
Vũ khí chủ lực của hai phi cơ này là tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với đầu dò quang - điện tử, cũng như cập nhật vị trí và đường bay qua vệ tinh. Kíp lái oanh tạc cơ có thể thay đổi mục tiêu và đường bay quả đạn sau khi phóng. Tên lửa đạt tầm bắn tới 5.000 km, có khả năng đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn 5 m.
Máy bay Tu-160 cùng dàn tên lửa Kh-55SM và Kh-101/102. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.


Máy bay Tu-160 cùng dàn tên lửa Kh-55SM và Kh-101/102. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tên lửa được trang bị một động cơ turbine phản lực, cho phép chúng bay hành trình với vận tốc 700 km/h, sau đó lao tới mục tiêu với tốc độ tối đa 970 km/h. Diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101/102 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới mặt đất.
Mỗi quả Kh-101 được trang bị đầu đạn nặng 400 kg, bao gồm các loại nổ mạnh (HE), xuyên phá hoặc nổ chùm, trong khi Kh-102 sử dụng đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương 250.000 tấn thuốc nổ TNT.
Bên cạnh đó là tên lửa Kh-55 có khả năng bay bám địa hình ở độ cao cực nhỏ và cơ động liên tục để tránh bị phát hiện. Tên lửa có khả năng đánh trúng mục tiêu từ khoảng cách 2.500 km, mang được thêm hai thùng dầu phụ dọc thân để tăng tầm bắn lên gần 3.000 km. Một số tên lửa Kh-55 được Nga nâng cấp thành Kh-555, trang bị nhiều công nghệ giúp tăng khả năng xuyên phá lưới phòng không và độ chính xác cao gấp 5 lần mẫu nguyên bản.
Tên lửa đạn đạo Iskander-M
Các video chưa được kiểm chứng cho thấy hàng loạt tên lửa đạn đạo Nga phóng về phía Ukraine. Lầu Năm Góc ước tính khoảng 100 quả đạn đã được khai hỏa trong những giờ đầu xung đột.
Iskander là tên lửa một tầng đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh, có chiều dài 7,2 m, đường kính 0,95 m, khối lượng phóng 3,8 tấn, tầm bắn tối đa 500 km, có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân.
Điểm nổi bật của Iskander là khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa trên thế giới. Mỗi quả đạn có tốc độ tối đa 9.350 km/h cùng tính năng liên tục thay đổi đường bay và tung mồi bẫy, nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực đánh chặn của đối phương.
Các thành phố Ukraine bị không kích hoặc tập kích bằng tên lửa. Đồ họa: NY Times.

Các thành phố Ukraine bị không kích hoặc tập kích bằng tên lửa. Đồ họa: NY Times.
Phiên bản Iskander-M còn được trang bị đầu dò quang - điện tử cùng liên kết dữ liệu với máy bay không người lái (UAV) hoặc phi cơ cảnh báo sớm và chỉ huy trên không, cho phép tên lửa đánh trúng cả mục tiêu di động với sai số chỉ hai mét.
Tình báo Ukraine hồi tháng trước cho biết Nga đã triển khai ít nhất 36 bệ phóng tên lửa Iskander gần biên giới, đủ sức uy hiếp thủ đô Kiev và nhiều mục tiêu trong lãnh thổ nước này.
Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất Iskander-K
Tổ hợp tên lửa hành trình Iskander-K dùng chung xe chở đạn kiêm bệ phóng và phương tiện hỗ trợ với hệ thống Iskander-M.
Vũ khí chính của hệ thống này là đạn 9M728 có tầm bắn 500 km. Phiên bản cải tiến 9M729 có độ chính xác cao và đầu đạn lớn hơn, bị Mỹ cáo buộc có tầm bắn tới hơn 5.000 km, trong khi Nga khẳng định nó chỉ có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 480 km.
Tên lửa diệt radar Kh-31P
Hình ảnh tại thủ đô Kiev hôm 24/2 cho thấy phần còn lại của một tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay Kh-31, dường như là phiên bản diệt radar Kh-31P.
Tên lửa Kh-31 được Liên Xô phát triển từ cuối thập niên 1970 với mục tiêu cho ra đời vũ khí diệt radar có thể đối phó với những khí tài tối tân của Mỹ khi đó như tổ hợp phòng không Patriot và lá chắn Aegis.
Nguyên mẫu Kh-31 đầu tiên được phóng thử năm 1982 và đưa vào biên chế sau đó 6 năm. Phiên bản hoàn chỉnh đầu tiên mang đầu dò thụ động chuyên diệt radar mang định danh Kh-31P, tiếp đó là biến thể chống hạm với đầu dò radar chủ động được gọi là Kh-31A. Cả hai phiên bản được công khai năm 1991, không lâu trước khi Liên Xô tan rã.
Cảnh sát Ukraine kiểm tra xác tên lửa Kh-31 trên đường phố Kiev hôm 24/2. Ảnh: Reuters.

Cảnh sát Ukraine kiểm tra xác tên lửa Kh-31 trên đường phố Kiev hôm 24/2. Ảnh: Reuters.
Mọi biến thể Kh-31 đều dùng tầng đẩy sơ cấp để đạt tốc độ vượt âm, sau đó kích hoạt động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) để duy trì vận tốc siêu thanh trên toàn hành trình.
Kh-31P bay ở độ cao lớn để bám theo tín hiệu radar đối phương, cho phép nó đạt tốc độ hơn 4.300 km/h và tầm bắn 110 km, trong khi Kh-31A bay sát mặt biển, có tốc độ tối đa 3.300 km/h và tầm bắn 100 km. Các phiên bản hiện đại hóa có thể đánh trúng đích từ khoảng cách 160-250 km.
Dòng Kh-31 được coi là một trong những vũ khí chiến thuật nguy hiểm nhất đối với các khẩu đội Patriot và tàu chiến Mỹ, buộc Washington tìm phương án đối phó. Loại tên lửa này có thể triển khai từ cường kích Su-24, tiêm kích hạng nặng Su-30SM và Su-35S, cũng như tiêm kích bom Su-34.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,268
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy?
Minh Quang Thứ năm, ngày 24/02/2022 - 19:27
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Những hệ thống phòng không cũ kỹ là điểm yếu chí mạng của Ukraine.
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? (Ảnh: Military Watch Magzine)

Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? (Ảnh: Military Watch Magzine)
Sau khi Nga bắt đầu các cuộc không kích vào sáng ngày hôm nay nhắm vào các cơ sở hạ tầng quân sự, các vị trí phòng không, sân bay và máy bay, các nguồn tin chính thức của Nga cho biết chưa đầy 3 giờ sau đó, các lực lượng phòng không của Ukraine đã bị vô hiệu hóa. Vẫn chưa có các thông tin chính thức về các loại vũ khí mà Không quân Nga sử dụng để thực hiện cuộc không kích trên, nhưng trước đó đã có những suy đoán rằng máy bay chiến đấu Su-34 và trực thăng tấn công Ka-52 sẽ đóng vai trò chủ chốt nếu như xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra. Với ngân sách quân sự lớn vượt trên mức 4 tỉ USD và các các lực lượng quân đội của nước này luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ trong hơn hai tháng khi căng thẳng với Nga vẫn ở mức cao, thì việc để các máy bay chiến đấu của Nga vô hiệu hóa lực lượng phòng không chỉ sau vài giờ được coi là một thất bại không thể chấp nhận được đối với Ukraine.
Vậy đâu là lý do khiến lực lượng phòng không Ukraine bị Nga vô hiệu hóa?
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? ảnh 1
Tiêm kích Su-34 của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Ngoài các hệ thống cơ động tầm ngắn, mạng lưới phòng không của Ukraine chủ yếu là các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô, những hệ thống mà Nga đã hiểu quá rõ. Điều này cho phép Nga biết trước được những thông số kỹ thuật và điểm yếu của các hệ thống này, đồng thời giúp Nga dễ dàng triển khai hiệu quả các biện pháp chiến tranh điện tử để "bắn mù" các hệ thống phòng không của Ukraine trong giai đoạn mở đầu của cuộc chiến. Hệ thống tầm xa của Ukraine kế thừa từ Liên Xô là S-200 đã quá cũ kỹ và thiếu tính cơ động, khiến hệ thống này rất dễ bị tấn công bởi tên lửa dẫn đường. Các hệ thống cũ khác như S-75, tiền thân của S-200 cũng được tối ưu hóa cho các cuộc giao tranh ở tầm xa hơn và độ cao lớn hơn. Vào năm 2020, Ukraine đã đưa vào sử dụng các hệ thống S-125 sau một thời gian dài được cho "nghỉ hưu". Các hệ thống này có niên đại từ năm 1961, chúng rất thiếu tính cơ động. Quyết định sử dụng S-125 một lần nữa phản ánh sự thiếu hụt nghiêm trọng các hệ thống phòng không của Ukraine.
Nga triệt hạ phòng không Ukraine chỉ trong vài giờ: tại sao dễ dàng đến vậy? ảnh 2
Hệ thống phòng không S-300PT mà Ukraine đang sử dụng (Ảnh: Military Watch Magazine)
Xương sống của hệ thống phòng không của Ukraine được hình thành từ các hệ thống tầm trung S-300P / PS / PT từ những năm 1980, được bổ sung bởi các hệ thống BuK-M1 già cỗi. Mặc dù S-300 đã nổi tiếng là hệ thống phòng không hàng đầu thế giới, nhưng khác với hệ thống S-300V4 đang được sản xuất ở Nga hiện nay, hệ thống S-300 của Ukraine không có khả năng phòng thủ các khu vực rộng lớn, không có hệ thống phòng thủ nhiều lớp và khả năng phân tích tình huống cũng hạn chế hơn rất nhiều so với hệ thống S-300V4 của Nga. Khả năng cơ động thấp hơn nhiều và các biện pháp đối phó tác chiến điện tử cũ kỹ khiến chúng rất dễ bị tấn công trước các phương tiện áp chế phòng không hiện đại của Nga như tiêm kích Su-34 được trang bị tên lửa chống bức xạ.

Với việc quân đội Nga được huấn luyện để chống lại các hệ thống phòng không hiện đại của các nước phát triển và việc được trang bị các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới, thì nhiệm vụ "giải quyết" các mạng lưới phòng không tương đối nhỏ và phần lớn đã lỗi thời của Ukraine là điều hết sức đơn giản đối với quân đội Nga.
Theo Military Watch Magazine
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,268
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới?
Minh Quang Thứ sáu, ngày 25/02/2022 - 09:23
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Su-35S Flanker là chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga với sức mạnh không đối không vượt trội và khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? (Ảnh: Military Watch Magazine)

Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Được đưa vào hoạt động từ năm 2014, Su-35S Flanker là chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga với sức mạnh không đối không vượt trội và khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ. Máy bay chiến đấu hiện đang được sản xuất tại Nhà máy Máy bay Komsomolsk-on-Amur ở vùng miền đông nước Nga. Su-35 được đánh giá cao nhờ một loạt các tính năng, bao gồm hiệu suất cao của radar mảng pha quét điện tử Irbis-E, khả năng bay siêu âm trong thời gian dài mà không cần sử dụng thiết bị đốt cháy sau và khả năng triển khai radar AESA băng tần L được tích hợp để phục vụ cho tác chiến điện tử và phát hiện mục tiêu tàng hình. Hiệu suất bay của Su-35S Flanker được coi là ấn tượng nhất thế giới, với độ bền và khả năng cơ động tốt hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây, được hỗ trợ bởi động cơ AL-41 tạo lực đẩy ba chiều. Loại động cơ này cung cấp lực đẩy cao hơn 16% và dễ dàng bảo trì hơn so với động cơ AL-31 trang bị trên máy bay chiến đấu Su-27 thời Liên Xô. Mặc dù được phát triển chủ yếu như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, nhưng Su-35 vẫn có thể thực hiện đa dạng các loại nhiệm vụ khác nhau, máy bay khả năng triển khai nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác giúp thực hiện các nhiệm vụ chống vận chuyển trên không và mặt đất.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 1
Tiêm kích Su-35s tại Syria được trang bị tên lửa R-77, R-27 và R-73 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Su-35 có khả năng triển khai bốn lớp tên lửa không đối không, bao gồm loại tên lửa lâu đời R-27 thời Liên Xô. R-27 vẫn là loại tên lửa được sử dụng rộng rãi nhất trong biên chế quân đội Nga. R-27 là loại tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động, có nghĩa là máy bay được trang bị tên lửa R-27 cần duy trì khóa radar trên mục tiêu trong suốt hành trình của tên lửa, điều này cũng giới hạn số lượng tên lửa có thể được bắn đồng thời. Su-35 có thể mang đồng thời 8 tên lửa R-27 với tầm bắn ấn tượng 130km cho phép nó vượt xa phần lớn các máy bay chiến đấu của phương Tây và Trung Quốc. Những chiếc Su-35 cơ bản đều được trang bị tên lửa R-27, nhưng các phiên bản xuất khẩu mới đây đều được trang bị các loại tên lửa hiện đại hơn, cụ thể là R-77.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 2
Su-35 được trang bị tên lửa R-77 (Ảnh: Military Watch Magazine)
R-77 hiện đang là loại tên lửa được trang bị chính trên Su-35 và là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động đầu tiên được Không quân Nga sử dụng rộng rãi. Tên lửa vẫn giữ được tầm bắn 110km và các cảm biến cho phép bắn nhiều tên lửa hơn cùng lúc. Tiêm kích Su-35 có thể mang đến 12 tên lửa R-77.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 3
Su-35 khai hỏa tên lửa không đối không R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)
Một phiên bản nâng cấp của tên lửa không đối không R-77 là K-77M. Phiên bản nâng cấp này cải thiện tầm bắn đáng kể, lên đến 200km. Việc sử dụng radar AESA trong đầu dò giúp K-77M thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với các loại tên lửa PL-15 của Trung Quốc và AAM-4 của Nhật Bản. Việc sử dụng radar AESA mang lại khả năng sống sót cao hơn trước các biện pháp đối phó của chiến tranh điện tử, cũng như sức mạnh và độ chính xác cao hơn so với các cảm biến cũ, khiến tên lửa phù hợp hơn trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu tàng hình. K-77M được thiết kế chủ yếu cho tiêm kích tàng hình Su-57. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng rộng rãi trên Su-35 trong tương lại tùy thuộc vào việc phân bố kinh phí quốc phòng của Nga. Những cải tiến trên K-77M hứa hẹn sẽ làm thay đổi "cuộc chơi" giữa các máy bay chiến đấu.
Tên lửa không đối không tầm xa thứ tư được Su-35 trang bị là R-37M được phát triển dựa trên R-37, đây là loại tên lửa sử dụng trên máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound của Nga. R-37 được phát triển vào những năm 1980 và được đưa vào sử dụng năm 1995 mặc cho sự suy giảm của nền kinh tế và công nghiệp quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết đã trì hoãn triển khai R-37 gần hai thập kỷ. Kích thước và trọng lượng của R-37M là rất lớn, vì vậy mỗi chiếc Su-35 chỉ có thể mang theo bốn tên lửa. Tuy nhiên, R-37M được bù đắp bằng hiệu suất cao với tốc độ Mach 6 và tầm hoạt động lên đến 400km. Tên lửa này không chỉ có khả năng vô hiệu hóa máy bay chiến đấu mà còn là một phương tiện hữu hiệu giúp "qua mặt" các đơn vị máy bay chiến đấu của đối phương để tấn công vào các mục tiêu có giá trị khác như bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm trên không.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 4
Su-35 triển khai tên lửa S-13 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 cũng có thể được trang bị một số loại vũ khí dự phòng khác như tên lửa dẫn đường tầm ngắn R-73E hoặc R-74. Đối với các cuộc giao tranh tầm ngắn, Su-35 có thể triển khai một khẩu pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-301 với 150 viên đạn.
Đối với các nhiệm vụ không đối đất, Su-35 có khả năng hỗ trợ không quân tầm gần bằng tên lửa S-25 và S-13 với tầm bắn 3km và 1-3km, cho phép nó hoạt động như một khẩu pháo, bắn phá các khu vực quan trọng của địch. Máy bay chiến đấu cũng có thể triển khai các loại bom không điều khiển FAB-100, FAB-250 và FAB-500 với chi phí tương đối thấp. Su-35 có thể triển khai nhiều loại vũ khí dẫn đường như bom dẫn đường cho các cuộc giao tranh tầm gần. Mỗi máy bay có thể triển khai tối đa 8 bom dẫn đường KAB-500, bao gồm các biến thể dẫn đường bằng TV, vệ tinh và laser và biến thể 'bắn và quên' KAB-500OD. Biến thể dẫn đường bằng vệ tinh KAB-500S-E có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều. Để tấn công các mục tiêu kiên cố hơn, bom dẫn đường bằng TV KAB-1500KR và bom dẫn đường bằng laser KAB-1500L cũng có thể được triển khai, mặc dù trọng lượng cao khiến mỗi máy bay chỉ có thể mang theo ba quả bom loại này. Để chống lại các mục tiêu trên mặt nước, Su-35 có thể triển khai tên lửa Kh-25 với tầm bắn lên đến 60km, cũng như tên lửa Kh-29 với tầm bắn 10-30 km. Mỗi máy bay có thể mang theo tối đa 6 tên lửa Kh-25 hoặc Kh-29. Đối với các cuộc giao tranh ở tầm xa, Su-35 có thể triển khai tới 3 tên lửa 3M-14AE với tầm bắn lên đến 2500 km cho phép máy bay tấn công hầu hết các mục tiêu trên lãnh thổ Châu Âu mà không cần rời khỏi không phận Nga. Tên lửa 3M-14AE hiện đang là một trong những loại vũ khí nổi bật nhất trong kho khí tài của Nga.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 5
Tên lửa KAB-1500L, Kh-35UE, R-27, R-77 và R-73 được trang bị trên tiêm kích Su-35 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Mặc dù Su-35 không quá hiệu quả trong việc áp chế các hệ thống phòng không của đối phương, nhưng vì loại máy bay có khả năng nhất trong vai trò này là MiG-25BM đã bị cho "nghỉ hưu" mà không có người thay thế, nên Su-35 bất đắc dĩ phải đảm nhiệm thêm cả vai trò trên. Su-35 được trang bị tên lửa tầm ngắn Kh-25ML và Kh-25MP, đi cùng với tên lửa Kh-31P / PD có tốc độ Mach 3 và tầm bắn 110km. Mỗi chiếc MiG-25BM có thể mang tối đa 6 tên lửa, cho phép một phi đội bay có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương. Su-35 cũng có thể triển khai Kh-58UShE có tầm bắn 120-250km, máy bay có thể mang tối đa 5 quả tên lửa.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? ảnh 6
Su-35 được trang bị tên lửa Kh-31
Su-35 cũng có khả năng hoạt động như một máy bay chiến đấu tấn công trên biển. Tên lửa chống hạm chính của Su-35 vẫn là Kh-31A / AD, có tầm bắn 100km và mỗi tiêm kích có thể mang theo 6 tên lửa. Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ Mach 3, điều này không chỉ khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn mà còn có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến. Su-35 cũng có thể triển khai tên lửa Kh-59MK với tầm bắn 300km và 3M-54AE1 với tầm bắn xa hơn 660km. Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng Su-35 có thể triển khai một biến thể phóng từ trên không của tên lửa P-800 Oniks với tầm bắn 600km. Kết hợp với sức bền của máy bay chiến đấu, tầm bắn của tên lửa chống hạm cho phép Su-35 hoạt động như một máy bay chiến đấu trên biển và tấn công các mục tiêu xa bờ biển nước Nga.
Theo Military Watch Magazine
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường
Huyền Chihuyenchi@viettimes.vn
Thứ sáu, ngày 25/02/2022 - 14:18Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Sau chiến dịch quân sự quy mô lớn của Nga nhằm vào Ukraine ngày 24/2, nhiều câu hỏi liên quan tới khả năng của các đơn vị xe tăng nước này đã dấy lên.
Mẫu xe tăng T-64 đã lỗi thời nhưng vẫn được quân đội Ukraine sử dụng làm tăng chủ lực (Ảnh: Military Watch)
Mẫu xe tăng T-64 đã lỗi thời nhưng vẫn được quân đội Ukraine sử dụng làm tăng chủ lực (Ảnh: Military Watch)
Ukraine hiện đang sở hữu lực lượng xe tăng hùng hậu nhất châu Âu với khoảng 820 – 850 chiếc, gần 90% trong số này là các biến thể của xe tăng T-64, ước tính khoảng 720 – 750 chiếc đang hoạt động.
Lực lượng xe tăng của Nga thậm chí còn kinh khủng hơn, lớn nhất trên thế giới, nhưng ngoài những mẫu có từ thời Liên Xô cũ ra thì phần còn lại đều là những cỗ máy chiến đấu hiện đại và đa dạng.
Mặc dù đầu tư không ít vào lực lượng thiết giáp, nhưng Ukraine lại ưu tiên mạnh cho số lượng thay vì chất lượng, khi không có chiếc xe tăng mới nào được chế tạo kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ và cũng rất ít khi nâng cấp những cỗ tăng đã lỗi thời của mình. Trong khi đó, chi phí bỏ ra để vận hành một hạm đội tăng lỗi thời lớn như vậy có thể được sử dụng để cải tiến hay thậm chí mua thêm xe tăng mới.
Nhìn nhận khả năng chiến đấu của các đơn vị xe tăng Ukraine có thể cho chúng ta thấy rõ hậu quả từ sự lựa chọn không thông thái, và hậu quả đó có thể thấy rõ hơn nếu đặt trong bối cảnh chiến đấu giữa Ukraine với nước láng giềng, Nga.
850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường ảnh 1
Xe tăng T-64BV trong một cuộc diễu binh ở Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Mặc dù Ukraine được kế thừa một trong những nhà máy chế tạo xe tăng cực lớn và tinh vi bậc nhất thế giới khi Liên Xô sụp đổ, đó là Nhà máy Malyshev với khả năng sản xuất 800 xe tăng/năm trong thời bình. Thế nhưng do nền kinh tế suy giảm trầm trọng nên kể từ sau khi cung cấp đơn hàng cho Pakistan vào giữa những năm 1990 đến nay, nhà máy này cho ra sản lượng không đáng kể và giờ cho ra lò được khoảng 6 chiếc xe tăng mỗi năm đã đủ chật vật.
Ukraine đã đưa ra một quyết định chưa từng thấy: họ giữ lại T-64 làm xe tăng chủ lực, trong khi mẫu T072 được xem là hiệu quả hơn về chi phí lại không được chọn. Điều này chủ yếu là do Nhà máy Malyshev chỉ sản xuất được T-64 và T-80, chứ không phải T-72, có nghĩa rằng 2 mẫu tăng trước sẽ được bảo trì và hiện đại hóa dễ dàng hơn. Thêm nữa, T-80 có chi phí vận hành cao hơn, bởi vậy mà bị Ukraine xếp vào trong kho.
Kết quả là, trong lúc Nga sản xuất ra hàng loạt những chiếc xe tăng T-90 sau khi Liên Xô sụp đổ, ngoài ra còn có những mẫu tăng hiện đại như T-80 và T-14, thì xe tăng của Ukraine trở nên lỗi thời, vài chiếc xe tăng mới mà Nhà máy Malyshev sản xuất ra chỉ để xuất khẩu.
850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường ảnh 2
Mẫu xe tăng T-80UD mà Ukraine xuất khẩu sang Pakistan (Ảnh: Military Watch)
T-64 là mẫu có từ giữa những năm 1960, và tất cả mọi biến thể của nó ở Ukraine đều bắt nguồn từ mẫu T-64B lần đầu tiên được biên chế vào năm 1976. Những cải tiến sau này của nó chỉ bao gồm hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) Kintakt-1 và một vài chi tiết giáp nhỏ nhặt ở bên ngoài. Thậm chí khi so sánh với cả những chiếc xe tăng thời Liên Xô thì xe tăng của Ukraine bây giờ vẫn còn có phần kém hơn, bởi lớp giáp của T-64 kém chất lượng hơn những xe tăng hàng đầu của Liên Xô cũ như T-80U, trong khi Kontakt-1 cũng quá tụt hậu bởi xe tăng hiện đại của Liên Xô cũ đã được lắp đặt Kontakt-5 từ giữa những năm 1980.
Mẫu xe tăng T-64BV đã hình thành nên phần lớn các đơn vị xe tăng của Ukraine, với khoảng 630-650 chiếc trong biên chế, và từ những năm 1980 thì mẫu này cũng đã bị coi là lỗi thời, chứ chưa nói đến chiến tranh hiện đại. T-64BV không có thiết bị quan sát hồng ngoại, có nghĩa rằng khả năng nhận thức tình huống của nó rất tệ, và khi kết hợp với lớp giáp mỏng yếu thì mẫu tăng này có thể chưa bắn được phát đạn nào đã bị tiêu diệt trên chiến trường, nếu phải đối đầu với các loại xe tăng hiện đại của thế kỷ 21.
850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường ảnh 3
Xe tăng T-64MB2 của Ukraine (Ảnh: Military Watch)
Một biến thể mạnh mẽ hơn của T-64 là T-64BM. Nó sử dụng động cơ 850 mã lực được cải tiến để bù cho trọng lượng và tăng tính năng cơ động, mặc dù vẫn bị coi là kém hơn mức trung bình nếu đem so với xe tăng hiện đại. T-64BM tích hợp giáp phản ứng nổ Nizh và súng 125mm. Một mẫu cải tiến nữa là T-64BM2, được lắp động cơ 1.000 mã lực và thiết bị hồng ngoại – một tính năng được lắp đặt cho tăng T-80UK thời Liên Xô cũ và trên tất cả các xe tăng của Nga, thế nhưng mới được lắp đặt cho xe tăng của Ukraine từ năm 2020.
Ukraine hiện có khoảng 100 chiếc T-64BM và T-64BM2 được biên chế, và chỉ khoảng 12-24 chiếc T-64BM2. Phần còn lại của lực lượng xe tăng Ukraine chủ yếu là mẫu T-64BV lỗi thời. Gói nâng cấp của T-64BM2 được cho là rẻ hơn nhiều so với việc sản xuất mới mẫu T-80, thế nhưng Ukraine vẫn không có kế hoạch nâng cấp.

850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường ảnh 4
Xe tăng T-90M của Nga (Ảnh: Military Watch)
Ukraine còn sở hữu khoảng 100-120 chiếc T-72AV, và là một trong số những nước ít ỏi còn đang vận hành biến thể của phả hệ T-72A có từ những năm 1970. Đây là mẫu xe tăng bị coi là lỗi thời sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Ukraine đã xuất khẩu nhiều xe tăng T-72 của họ, và một trong số những khách hàng gây chú ý nhất từng sử dụng chúng trong chiến đấu là Nam Sudan. Những chiếc T-72 còn hoạt động được cho là tệ hơn cả T-64BV.
Cũng do quyết định không thông thái của mình mà Ukraine giờ sở hữu một đội hình xe tăng hoàn toàn lỗi thời, khó có thể gây ra bất cứ tổn thất nào cho những mẫu tăng tầm thấp trong lực lượng của Nga – như T-72B3M – chứ chưa nói đến các loại tăng tầm trung như T-90M.
850 xe tăng lỗi thời không thể chặn nổi Nga: Ukraine lấy lượng bù chất và hậu quả trên chiến trường ảnh 5
Mẫu xe tăng T-84 mà Ukraine cung cấp cho Thái Lan (Ảnh: Military Watch)
Mặc dù đã cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách giảm số lượng xe tăng, rót thêm tiền cho hiện đại hóa, nhưng việc Ukraine lựa chọn số lượng thay vì chất lượng đã mang tới nhiều hậu quả lớn. Theo giới chuyên gia, Ukraine đáng lẽ ra nên sử dụng mẫu T-80 làm chủ lực thay vì để chúng mốc meo trong kho. T-80UD, một trong số những mẫu xe tăng mạnh mẽ nhất của Liên Xô trước đây, được sản xuất tại Nhà máy Malyshev và chắc chắn sẽ đáng tin cậy hơn khi đối phó với xe tăng Nga. Nhưng do chi phí vận hành mà chúng bị quân đội Ukraine cất trong kho, thay vào đó sử dụng số lượng lớn T-64, vốn có chi phí vận hành rẻ hơn. Ukraine có sản xuất thêm xe tăng T-80, bao gồm cả T-80UD và biến thể T-84 của nó, nhưng lại để xuất khẩu ra nước ngoài.
Ukraine cũng không chịu nâng cấp các xe tăng T-64 của họ lên T-64BM2 tiêu chuẩn với số lượng đủ, trong khi công nghệ cần thiết để nâng cấp chúng không hề mới. Thêm nữa, sự thiếu đầu tư vào phát triển các loại đạn xuyên phá để trang bị cho dòng T-64 cũng khiến cho sức mạnh của T-64BM2 trở nên nhỏ bé trước những xe tăng hiện đại của Nga.
Do xe tăng Nga có quá nhiều lợi thế trên chiến trường, nên xe tăng Ukraine gần như không thể gây ra thách thức nào cho địch thủ, và khi hứng chịu tổn thất ở một mức độ nào đó, binh lính Ukraine có thể sẽ lựa chọn rời bỏ xe tăng của họ để bảo toàn tính mạng.
Nếu như Ukraine chịu tinh giản lực lượng xe tăng bằng 1/5 số lượng như hiện nay, nhưng bao gồm khoảng 150-200 chiếc T-80UD, T-84 hay T-64BM2 được trang bị đạn xuyên giáp, chắc chắn lực lượng của họ sẽ mạnh mẽ hơn nếu như vận hành 850 chiếc xe tăng toàn những mẫu lỗi thời như T-64, T-72.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top