[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Sức mạnh “khủng khiếp” của tên lửa DF-100 có thể “độc bá” thế giới?

Đức Trí | 29/11/2019 02:38 PM

8

DF-100 của Trung Quốc được cho là sát thủ của mọi hệ thống phòng không Nga, Mỹ và có thể tiêu diệt cả các căn cứ sâu trong lòng đất ở cự ly hàng nghìn km.
Chiến trường K: Bắt sống thiết giáp Chính phủ Polpot - Để sổng "Đồ tể" Tà Mốc và vợ trùm diệt chủng Iêng Sary

Lần đầu xuất hiện tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh Trung Quốc vừa qua, tên lửa hành trình chiến lược siêu thanh mới Đông Phong (DF)100 đã thu hút sự quan tâm chú ý của truyền thông và chuyên gia khu vực, quốc tế.

Tên lửa DF-100 mới của Bắc Kinh được cho là có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nga và có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách rất xa, tuy nhiên, từ khi ra đời đến nay, thông tin về tên lửa này vẫn là một "bí mật".


DF-100 được Trung Quốc "quảng bá" là đủ khả năng đánh bại các hệ thống phòng không của Nga và Mỹ. Nguồn: Sina

Bản thân tên lửa áp dụng thiết kế véc-tơ lực đẩy và dẫn khí hình tròn ở đầu tên lửa, tầm bắn tối đa khoảng 1.260 km, tối thiểu là 92-111 km, tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh trở lên và chỉ cần khoảng hơn 10 phút bay đã có thể đánh trúng mục tiêu ngoài phạm vi 1.000 km.Tên lửa DF-100 của Trung Quốc, có cả khả năng tấn công chiến lược và chiến thuật, bệ phóng kép được đặt trên xe tải dã chiến nên có tính cơ động cao.

TIN LIÊN QUAN
Tên lửa DF-100 mạnh hơn nhiều so với dòng tên lửa CJ (kiếm dài) của Trung Quốc hay tên lửa Tomahawk BGM-109 (tốc độ bay dưới 1 Mach) của Quân đội Mỹ, do vậy nó có thể mang theo tên lửa đẩy loại lớn và có thể lắp đặt động cơ phản lực, đây là nguyên nhân làm cho tốc độ tên lửa này lên đến hơn 4 lần tốc độ âm thanh, với kỹ thuật hiện nay, việc đánh chặn tên lửa này gần như là không thể.

Tính năng tàng hình mạnh mẽ cũng là một trong những điểm mạnh của DF-100, cho phép nâng cao khả năng tồn tại trước các hệ thống đánh chặn hiện đại của Nga và Mỹ.

Vỏ của DF-100 sử dụng vật liệu composite và được phun sơn hấp thụ sóng radar, giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar, diện tích phản xạ sóng radar của tên lửa này dưới 0,01 m2.


DF-100 có tốc độ lên đến hơn 4 lần tốc độ âm thanh. Nguồn: Sina

So sánh với tên lửa Yakhont của Nga, tên lửa này sử dụng động cơ tích hợp tăng cường lực đẩy và tốc độ bay tối đa chỉ 3 lần tốc độ âm thanh. Về mặt lý thuyết, hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường có thời gian phản ứng 25-30 giây, hiện hệ thống đánh chặn tên lửa có thời gian phản ứng nhanh nhất khoảng 4,5 giây.

Tức là khi phát hiện tên lửa tấn công cách mục tiêu 15 km, với vận tốc 0,9 lần vận tốc âm thanh, thì hệ thống đánh chặn sẽ có đủ thời gian để tiến hành 2-3 lần đánh chặn, nhưng chỉ đủ 1 lần đánh chặn tên lửa Yakhont của Nga với vận tốc gấp 2-3 lần tốc độ âm thanh.

Còn đối với DF-100, với tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh trở lên thì việc đánh chặn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Một tên lửa bay với tốc độ vượt siêu âm, để có thể bay nhanh và bay xa, buộc phải được trang bị các thiết bị động lực loại mới. Các động cơ tên lửa đẩy truyền thống hoặc là động cơ phản lực của tên lửa CJ và BGM-109 Tomahawk không thể đáp ứng các yêu cầu mới.

Giải pháp để giải quyết vấn đề đó là sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) có hiệu quả cao hơn trong giai đoạn phi hành chính.


DF-100 với tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh trở lên thì việc đánh chặn là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nguồn: Sina

DF-100 được trang bị tên lửa đẩy tăng cường để tăng tốc tên lửa đạt đến tốc độ mà động cơ chính có thể hoạt động bình thường.

Sau đó, tên lửa đẩy bên trong DF-100 với động cơ Scramjet (biến thể của động cơ phản lực không khí ramjet trong đó quá trình đốt cháy diễn ra trong luồng không khí siêu thanh) sẽ tiếp tục tăng tốc tên lửa và sau đó đẩy tên lửa ra khỏi buồng đốt ramjet, để cuối cùng tên lửa đạt tốc độ gấp 4 lần âm thanh.

TIN LIÊN QUAN
Với việc có tốc độ cao, DF-100 cũng có yêu cầu cao về hệ thống dẫn đường. Hệ thống dẫn đường của DF-100 phải được áp dụng các công nghệ tiên tiến như điều hướng quán tính và dẫn đường điều chỉnh định vị vệ tinh.

Thông qua chức năng tổng hợp của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu và vệ tinh GPS, tên lửa luôn luôn nhận được tín hiệu dẫn đường đồng thời từ ít nhất 4 quả vệ tinh, từ đó tính toán thông tin thời gian chính xác, tốc độ 3 chiều và vị trí 3 chiều chính xác.

Cuối cùng sử dụng những thông tin này để sửa đổi hệ thống dẫn đường quán tính của chính tên lửa, điều chỉnh và lập kế hoạch đường bay tốt nhất và có độ chính xác cao. Phương pháp dẫn đường tên lửa này không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu, sai số tròn sẽ dưới 5 m và "không cần kiểm soát sau khi phóng".

Phương pháp dẫn đường này cũng có thể đảm bảo tên lửa có thể tự do lên "kế hoạch" cho tuyến đường tấn công mục tiêu từ các hướng khác nhau, tránh được đối phương triển khai hỏa lực phòng không theo hướng cụ thể và làm gia tăng tính bất ngờ trong các cuộc tấn công.


DF-100 có thể trang bị đầu đạn hạt nhân cùng nhiều loại đầu đạn khác. Nguồn: Sina

DF-100 được trang bị khả năng định tuyến lại tuyến đường trong chuyến bay, điều đó có nghĩa là tên lửa có liên kết dữ liệu hai chiều. DF-100 được trang bị liên kết dữ liệu vệ tinh UHF và liên kết dữ liệu hình ảnh UHF để chuyển tiếp các lệnh khác nhau bằng hình ảnh và thông tin.

Ngoài ra, phần đầu tên lửa được trang bị thiết bị quang điện tử để nâng cao độ chính xác, thông qua camera ảnh nhiệt trong mọi điều kiện thời tiết để đánh giá độ lệch mục tiêu, sau đó tự động sửa chữa.

Khi chuẩn bị tiếp cận mục tiêu có thể truyền hình ảnh về trung tâm kiểm soát, để đảm bảo rằng trung tâm chỉ huy biết tên lửa có bắn trúng mục tiêu không.

Thậm chí có thể nhận ra tên lửa thứ hai tấn công trúng vị trí mục tiêu của tên lửa thứ nhất thông qua hệ thống điều khiển quang điện giai đoạn cuối, qua đó đảm bảo mục tiêu có thể bị phá hủy hoàn toàn.

Tên lửa DF-100 có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau. Phổ biến nhất là đầu đạn xuyên đất cho các mục tiêu rắn, đầu đạn có trọng lượng nặng, tốc độ cao, mật độ nổ dày đặc có thể hoàn tàn phá hủy lớp gia cố và kết cấu bê tông cốt thép của mục tiêu, phù hợp để tiêu diệt các sở chỉ huy dưới lòng đất sâu.

Ngoài ra, cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân, bom chùm, đầu đạn sát thương cao, bom chùm thông minh chống tăng.

https://soha.vn/suc-manh-khung-khiep-cua-ten-lua-df-100-co-the-doc-ba-the-gioi-20191129143734331.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến thuật đánh bom tự sát của khủng bố IS và cách trị của người Nga

"Phát minh" bởi người Mỹ, "thăng hoa" do người Mỹ?

Mặc dù việc sử dụng thiết bị nổ tự chế (IED) đặt trong xe hơi và chiến thuật tấn công bằng xe đánh bom tự sát (VBIED) ngày nay được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm khủng bố, nhưng kẻ "phát minh" ra chiến thuật này là một người Mỹ.

Năm 1927, một thủ quỹ bất mãn của hội đồng trường Bath ở bang Michigan có tên Andrew Kehoe đã kích nổ một quả bom hẹn giờ đặt trong trường.

Chờ tới khi xe cứu thương và những người cứu hộ có mặt ở hiện trường, Kehoe đã kích nổ một quả bom thứ hai bên trong xe tải của hắn, biến vụ nổ ban đầu thành một vụ "đánh bom kép" làm 43 người thiệt mạng (bao gồm Kehoe).

Trong Thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã đã hoàn thiện chiến thuật VBIED bằng cách cho ra đời một thiết bị quân sự không người lái (UGV) có tên Leichter Ladungsträger Goliath.


Hung thủ Andrew Kehoe và vụ đánh bom năm 1927, UGV Goliath bị quân đồng minh thu giữ năm 1945, vụ đánh bom xe nhằm vào quân Anh - Palestine ở Ben Yehuda, Jerusalem năm 1948, vụ đánh bom căn cứ Mỹ tại Beirut năm 1983.

Nhỏ gọn, được bọc thép và điều khiển từ xa, Goliath tiếp cận một mục tiêu (thường là xe tăng đối phương) và nổ tung, phá hủy chính nó và mục tiêu.

Chiến tranh thế giới kết thúc, bom xe được "du nhập" vào khu vực Trung Đông thông qua các hoạt động đánh bom nhằm vào chính phủ ủy trị Anh và người Palestine của nhóm vũ trang Do Thái Lehi (giải tán năm 1948 và cựu thành viên gia nhập Lực lượng Phòng vệ Israel - IDF).

Kể từ đó tới nay, các vụ tấn công bằng IED và VBIED đã trở thành một chiến thuật đặc trưng trong các cuộc xung đột bất đối xứng vẫn đang tiếp diễn ở Trung Đông.

Tuy vậy, cuộc xâm lược năm 2003 của Mỹ vào Iraq và các hoạt động nổi dậy ở quốc gia này mới là "cái nôi" biến VBIED trở thành một chiến thuật tấn công quan trọng của phiến quân và các nhóm khủng bố ở chiến trường nước láng giềng Syria.


Mặc dù đã có hẳn một hệ thống phân loại IED và VBIED nhưng xe cơ giới của Mỹ và liên quân chiếm đóng Iraq vẫn tiếp tục bị tấn công và phá hủy trước khi rút quân vào năm 2014.

Chiến thuật sử dụng VBIED trên chiến trường Syria của các nhóm khủng bố

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến vào năm 2011, việc sử dụng IED để tấn công quân chính phủ đã được các nhóm phiến quân Syria sử dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, chỉ khi hàng chục nghìn chiến binh người nước ngoài thâm nhập và sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố Jabhat al-Nursa (sau này là Hayyat Tahrir al-Sham) và IS, VBIED mới trở thành vũ khí chủ lực của phiến quân bên cạnh tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM).


IS là nhóm khủng bố sử dụng nhiều xe bom nhất ở Syria.

Sau khi phân tích các diễn biến chiến sự ở Syria, chúng ta thấy rằng chiến thuật cơ bản của một cuộc đột kích bằng cơ giới của khủng bố và phiến quân thường theo các bước sau:

Bước 1: Phiến quân cố gắng sử dụng ATGM hạ gục các ổ hỏa điểm của SAA có khả năng ngăn chặn VBIED (như súng phòng không ZU-23-2 hay ATGM) bằng ATGM BGM-71 TOW do Mỹ viện trợ.

Bước 2: Sử dụng máy bay không người lái (UAV) hoặc các nhóm thám báo thu thập thông tin về các địa điểm tập trung binh lính, xe cơ giới và kho đạn dược của SAA.

Hoạt động này diễn ra trong quá trình ATGM và các loại hỏa lực khác (SPG-9, rocket tự chế/IRAM, súng bắn tỉa, pháo phòng không... ) vẫn tiếp tục khai hỏa khiến SAA phải co cụm trong các vị trí phòng thủ vững chắc.

Bước 3: Tập trung lực lượng cơ giới (đây là giai quan trọng nhất bao gồm việc lựa chọn người sẽ lái VBIED), thông thường một đợt tấn công trong vòng 2-3 giờ sẽ phải cần từ 4-5 xe bom, 2-5 xe tăng. xe bọc thép chở quân và từ 4-10 xe bán tải gắn súng phòng không.

Bước 4: Thời điểm công kích thường được lựa chọn vào giờ cầu kinh của người Hồi giáo (Lần thứ nhất vào lúc rạng đông, lần thứ hai vào giữa trưa, lần thứ ba sau trưa, lần thứ tư lúc mặt trời lặn và lần thứ năm lúc nửa đêm) là thời gian mà đối phương sơ hở nhất.

Tháng 12/2015, Quân đội Nga bắt đầu can thiệp vào Syria về phe chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Cho tới năm 2019 đã có 116 quân nhân Nga tử trận ở Syria (cùng với khoảng 150 nhà thầu quân sự người Nga). Trong khi đa phần lính Nga thiệt mạng là do các loại vũ khí nhỏ, chỉ duy nhất một trường hợp do VBIED được ghi nhận kể từ năm 2015 tới nay.

Ngày 19/6/2016, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận: "Vào ngày 15/6/2016, trung sĩ Thủy quân lục chiến Nga Andrey Leonidovich Timoshenkov đã chặn một chiếc xe bom (của IS) bằng cách khai hỏa vũ khí nhỏ".

Theo mô tả của tờ Sputnik, Trung sĩ Timoshenkov đã sử dụng tên lửa chống tăng vác vai (RPG) ở tầm gần trong vụ việc nói trên, và người lính Nga đã thiệt mạng do sóng xung kích của vụ nổ khổng lồ.

Kể từ năm 2016 tới nay, mặc dù IS và nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) vẫn tiếp tục sử dụng VBIED như là vũ khí tấn công, thì đối với các mặt trận có sự tham gia của binh lính Nga, VBIED gần như không hiệu quả.

Với thực tế là VBIED rất khó diệt và nguy hiểm khi phát nổ tầm gần, người Nga đã triển khai một số biện pháp phòng thủ tầm xa, đặc biệt là việc viện trợ ồ ạt ATGM 9M133 Kornet và 9M113 Konkurs để đối đầu với ATGM và VBIED của đối phương.


Việc Nga viện trợ ồ ạt ATGM cho Syria được cho là đã góp phần giảm thiểu VBIED của các nhóm khủng bố.

Tất cả các loại ATGM của phiến quân Syria bao gồm 9K111 Fagot (có tầm bắn tối đa 2.500 mét), Konkurs (tầm bắn tối đa 4.000 mét) hay BGM-71 TOW (tầm bắn tối đa 3.000 mét) đều sẽ như cá nằm trong rọ nếu "đấu ATGM" với 9M133 Kornet (từ 5.500 đến 10.000 mét).

Với đầu đạn có khả năng xuyên trên 1 mét thép cán, cũng Kornet thừa khả năng để xuyên qua bất kỳ xe bom tự chế nào của các nhóm khủng bố ở Syria.

Ngoài việc đưa ra chiến tuyến số lượng lớn ATGM hiện đại, máy bay Nga duy trì không kích có tính chất hủy diệt toàn bộ các vị trí nghi ngờ là nơi ẩn náu của VBIED đối phương (ví dụ như thị trấn Khan Sheikhoun sau khi tái chiếm đã không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn).

Rõ ràng các phương án nói trên của Nga đã có hiệu quả nhất định, trong vòng 3 tháng gần đây Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) và các nhóm khủng bố khác không tung ra (hoặc không hiệu quả) các cuộc tấn công bằng VBIED mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt.


https://soha.vn/be-gay-chien-thuat-hiem-ac-cua-phien-quan-syria-linh-nga-da-phai-tra-bang-mau-20191128151739909.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Săn tàu chiến Mỹ bằng siêu vũ khí Ekranoplan: Iran đã làm được điều mà Liên Xô không thể

Trà Khánh | 26/11/2019 01:31 PM

13



Tàu tấn công cao tốc của Iran trong một đợt diễn tập tác chiến trên biển với mục tiêu là một tàu sân bay giả định.


Hiện tại Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) cho mục đích quân sự, điều mà ngay cả các cường như Liên Xô hay Mỹ còn chưa làm được.
Iran phóng thử thành công tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Khordad-15

Mỹ ngỡ ngàng trước siêu vũ khí của Iran

Trong bài phân tích mới đây trên tờ National Interest, cây bút Sebastien Roblin nhận định, hạm đội xuồng và tàu tấn công cao tốc mang theo tên lửa của Iran nhìn từ bên ngoài trông có vẻ như là vô hại nhưng chúng lại là một trong những "quân át chủ bài" giúp Tehran đạt được những lợi thế lớn về chính trị lẫn quân sự trong khu vực.

Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng những gì đang diễn ra ở Vịnh Ba Tư cũng như eo biển Hormuz đã cho thấy nhận định của Roblin hoàn toàn có cơ sở, khi hạm đội "tàu chiến mini" của Hải quân cũng như Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hết lần này đến lần khác khiến Mỹ và đồng minh trong khu vực phải "toát mồ hôi" để chống đỡ.


Hạm đội tàu chiến "mini" của Hải quân Iran đang tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng cho Hải quân Mỹ và đồng minh trên eo biển Hormuz. Ảnh: isna.ir.

Cũng theo Roblin, bất chấp lệnh cấm vận của phương Tây trong những năm trở lại đây Iran liên tục đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển các loại vũ khí công nghệ cao từ tên lửa, máy bay chiến đấu, xe tăng cho đến cả phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) hay Ekranoplan (theo cách gọi của Nga).

Thật vậy, Iran được xem là một trong số ít các quốc gia chế tạo thành công phương tiện bay GEV. Các nguyên mẫu đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006.

Thoạt đầu, các phương tiện này bị nhầm lẫn là một mẫu thủy phi cơ mới của IRGC tuy nhiên sự thật về chúng dần được lộ diện thông qua một đoạn phóng sự ngắn về lực lượng Hải quân của IRGC do kênh truyền hình nhà nước của Iran đăng tải.

Các phương tiện GEV của IRGC được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) và Bavar-2 cho phiên bản chính thức. Chỉ 4 năm sau mẫu Bavar đầu tiên được giới thiệu, IRGC tuyên bố đã đưa vào trang bị ít nhất 3 biên đội GEV loại này.


Bavar-1 phương tiện bay hiệu ứng mặt đất đầu tiên của Iran có thiết kế khá đơn giản và có phần giống một mẫu thủy phi cơ. Ảnh: FARS.

Tuyên bố trên của Iran khi đó khiến các nhà quan sát quân sự lẫn các tướng lính Mỹ cảm thấy ngỡ ngàng vì ở thời điểm đó Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới có trong biên chế các phương tiện GEV phục vụ cho mục đích quân sự. Điều mà đến cả "cha đẻ" của Ekranoplan là Liên Xô còn chưa làm được.

Tất nhiên, so với các mẫu Ekranoplan của Hải quân Liên Xô trước đây như lớp Lun thì Bavar-2 của Iran chỉ giống như "một con muỗi", nhưng để thiết kế và chế tạo được một mẫu GEV là điều không hề dễ dàng. Bởi có một thực tế là các kỹ sư của Iran gần như phải bắt đầu từ con số "0" với nền khoa học kỹ thuật họ hiện có.

Phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplan có thiết kế khá giống một chiếc máy bay thông thường hoặc thủy phi cơ nhưng thay vì bay trên không thì nó lại lướt trên mặt nước với tốc độ di chuyển cực cao có thể lên đến hàng trăm km/h nhanh hơn các loại tàu thuyền thông thường.

Dù vậy, Iran vẫn làm được điều tưởng chừng như không thể với các biên đội GEV trong biên chế IRGC.

Theo như hình ảnh được các hãng thông tấn nhà nước của Iran đăng tải, các phương tiện bay hiệu ứng mặt đất của IRGC có thiết kế khá giống một thủy phi cơ cỡ nhỏ với phần cánh ngược và có thể nổi trên mặt nước. Mẫu phương tiện này vừa có thể bay trên không (trần bay 300m), vừa có thể lướt trên mặt nước với tốc độ cao khoảng 130km/h.


Phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Bavar của Iran trong một lần trình diễn khả năng hoạt động trên biển. Ảnh: CNN.

Bậc thầy tác chiến phi đối xứng Iran và cách sử dụng Ekranoplan không tưởng

Quay lại những năm 1970, Liên Xô là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc phát triển các loại phương tiện bay hiệu ứng mặt đất, trong đó nổi bật nhất là mẫu GEV khổng lồ lớp Lun hay còn được gọi là "Quái vật biển Caspi". Phương tiện GEV này có tải trọng lên đến 300 tấn và có thể mang theo 6 tên lửa chống hạm siêu thanh P-270 Moskit.

Về tổng thể lớp Lun sở hữu sức mạnh không hề thua kém các mẫu tàu chiến cùng thời của Hải quân Liên Xô nếu không muốn nói có phần vượt trội hơn, bởi GEV này có thể "bay" trên mặt nước với tốc độ lên tới 550km/h điều mà mọi tàu chiến khi đó kể cả của phương Tây đều không làm được.

Tuy nhiên, khác với Hải quân Liên Xô, IRGC không cần tới một siêu vũ khí như Lun. Thứ mà người Iran cần là một mẫu GEV dành cho nhiệm vụ trinh sát hơn là chiến đấu.

Cơ bản vì Tehran hiểu rõ họ không có lợi thế khi đối đầu trực diện với các tàu khu trục hay tuần dương hạm của Mỹ, kể cả khi IRGC có trong tay một mẫu GEV vũ trang. Chính thiết kế của Bavar-2 cũng đã nói lên được điều này khi nó không được vũ trang quá mạnh.

Như đã nói ở trên Bavar-2 có thiết kế như một mẫu thủy phi cơ với cánh ngược có khả năng bay ở tầm thấp và lướt trên mặt nước với vận tốc hơn 130km/h, việc sử dụng động cơ cánh quạt cùng với lớp sơn ngụy trang màu xanh da trời cũng giúp Bavar-2 trở nên khó phát hiện hơn nhất là trong đêm tối.


Thay vì phát triển các mẫu GEV vũ trang như Liên Xô, Iran lại chọn cho mình một lối đi khác giúp họ phát huy tối đa chiến lược chiến tranh phi đối xứng trên biển. Ảnh: FARS.

Ngoài ra, với phi hành đoàn 2 hai người kíp chiến đấu của Bavar-2 có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên biển hoặc ven biển với các trang thiết bị mà họ được trang bị như kính nhìn đêm, hệ thống camera giám sát ngày/đêm và cả hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến có khả năng truyền dữ liệu theo thời gian thực.

Về vũ khí mẫu GEV này chỉ được trang bị súng máy hạng nhẹ 7.62mm. Tất nhiên, Iran hoàn toàn có thể gắn lên Bavar-2 các mẫu rocket hay tên lửa như họ đang làm trên hạm đội tàu chiến "mini" của mình nhưng điều này được cho là không cần thiết.

Sở dĩ nói như vậy là bởi các dữ liệu, thông tin tình báo về mục tiêu mà Bavar-2 trinh sát được sẽ được gửi về cho một trung tâm điều hành tác chiến trên đất liền từ đó các tướng lính IRGC sẽ đưa ra phương án tác chiến cụ thể bằng các phương tiện chiến đấu khác như xuồng, tàu tấn công cao tốc hay các tàu ngầm tấn công mini.

Với phạm vi hoạt động cũng không quá lớn, một biên đội vài chục chiếc Bavar-2 có thể giúp IRGC giám sát toàn bộ Vịnh Ba Tư hay eo biển Hormuz, bên cạnh việc sử dụng các hệ thống radar cảnh giới trên bờ. Như vậy, kể cả khi các hệ thống radar của Iran bị đối phương đánh sập thì về cơ bản họ vẫn có cách nắm được tình hình ở các vùng biển trên.

Như vậy, trong một kịch bản xung đột trên Vịnh Ba Tư trong tương lai, biên đội Bavar-2 đóng quân ở căn cứ hải quân Bandar Abbas chắn ngang eo biển Hormuz sẽ được IRGC tung ra làm nhiệm vụ trinh sát ở hai đầu eo biển.

Khi Bavar-2 xác định được tàu chiến hay tàu hàng của đối phương, dữ liệu về mục tiêu sẽ được chuyển đến các tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa chống hạm. Khi các tàu này di chuyển tới cách mục tiêu khoảng 50km, chúng hoàn toàn có thể hạ gục tàu đối phương bằng hai tên lửa chống hạm Nasr-1, sau đó quay đầu bỏ chạy để tránh bị đánh trả.


Thông qua các phương tiện GEV làm nhiệm vụ trinh sát, tàu tấn công nhanh của Iran có thể âm thầm áp sát tấn công tàu chiến của đối phương sau đó nhanh chóng rút đi trong "màn đêm". Ảnh: FARS.

Hiện tại, các tàu tấn công cao tốc của Iran có thể sử dụng chiến thuật tấn công kiểu này có thể nhắc đến là Peykaap và Chinese Cat-14 (Azarakhsh). Các tàu này thường được trang bị hai tên lửa Nasr-1 (biến thể nội địa của tên lửa chống hạm C-704 Trung Quốc). Chúng có tầm bắn hiệu quả chỉ 35km và được trang bị một đầu đạn nặng 350kg.

Với chiến thuật "tìm và diệt" như trên IRGC hoặc Hải quân Iran có thể xây dựng cho mình các biên đội tàu tấn công tên lửa "mini" có khả năng tác chiến cơ động đủ sức khống chế toàn bộ eo biển Hormuz cũng như chặn lối vào và ra Vịnh Ba Tư

Thành công của Bavar-2 trên eo biển Hormuz đã khiến các cường quốc quân sự như Nga và Trung Quốc phải xem xét lại kế hoạch phát triển các mẫu GEV mới vốn bị bỏ xó trong nhiều năm. Về phía Iran, họ cũng không "ngủ quên trên chiến thắng" với các mẫu GEV hiện có mà tiếp tục phát triển các thế hệ tiếp theo của dòng phương tiện đặc biệt này.

Thậm chí có nhiều thông tin cho thấy, Tehran đang phát triển một mẫu GEV không người lái vừa có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát lẫn tấn công. Đây được xem là bước đi phù hợp trong bối cảnh các mẫu GEV có người lái dễ trở thành "mồi ngon" cho các hệ thống phòng không tầm thấp.

Dù không thể so sánh với các đối thủ từ phương Tây, nhưng Hải quân Iran cũng như IRGC lại có lợi thế khá lớn từ chiến lược chiến tranh phi đối xứng trên biển, cho phép họ ứng phó hiệu quả với những đối thủ vượt trội.

Vì vậy, ngay cả các chiến hạm hiện đại cũng khó có thể tự bảo vệ trước cuộc vây hãm của một hạm đội tàu tấn công cao tốc đông đảo được trang bị tên lửa chống hạm, và càng khó hơn khi hạm đội này nhận được sự yểm trợ từ các tàu ngầm mini trang bị ngư lôi.

https://soha.vn/san-tau-chien-my-bang-sieu-vu-khi-ekranoplan-iran-da-lam-duoc-dieu-ma-lien-xo-khong-the-20191126111248831.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bị tên lửa S-400 "săn đuổi": Cú đấm cực mạnh vào mặt Mỹ

Bình Nguyên | 26/11/2019 10:50

8


Tên lửa S-400 do Nga chế tạo khai hỏa diệt mục tiêu. Ảnh minh họa.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, tiêm kích F-16 của nước này và các máy bay khác tiến hành bay cực thấp và cực cao trên vùng trời Ankara trong 2 ngày 25-26/11 để S-400 "săn đuổi".
CẬP NHẬT: Máy bay "lạ" ồ ạt không kích gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hàng chục tổ hợp Pantsir-S "giăng bẫy", bầu trời Syria khóa chặt

Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 của Nga không phải để "đắp chiếu"

Cách đây ít hôm, Ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật-quân sự Nga cho biết thời điểm tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt đã được xác định.

Trước đó, người đứng đầu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ismail Demir tuyên bố nước này mua tên lửa S-400 của Nga để sử dụng chứ không phải đưa vào kho cất giữ.

Hệ thống tên lửa S-400 sẽ được Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt và đưa vào vận hành không muộn hơn mùa xuân năm 2020, trong khi việc huấn luyện các kíp chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hoàn tất vào trước cuối năm 2019, ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Nga nói với các phóng viên tại Triển lãm ở Dubai.

Việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân của Nga đã bắt đầu giữa tháng 7 vừa qua, và điều đó đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, tên lửa S-400 sẽ đi vào trực sẵn sàng chiến đấu toàn bộ vào tháng 4/2020. Washington yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngừng thực hiện hợp đồng và mua tên lửa Patriot của Mỹ để thay thế và đe dọa ngừng hoặc thậm chí hủy bỏ thương vụ bán tiêm kích tàng hình F-35 tối tân cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra Mỹ cũng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt khác, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Mỹ, bất chấp sức ép khủng khiếp.


Nga đã chuyển giao lô tên lửa S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ.

S-400 Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt: Cú đấm cực mạnh vào mặt Mỹ

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đưa tin, trong liên tiếp 2 ngày 25 và 26/11/2019, lực lượng phòng không nước này bắt đầu thử nghiệm tên lửa S-400 mới được Nga chuyển giao.

Đây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ, bởi lẽ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng tuyên bố tên lửa S-400 sẽ đi vào trực sẵn sàng chiến đấu toàn bộ vào tháng 4/2020. Việc đưa S-400 vào thử nghiệm tại thời điểm này được giới quan sát quân sự quốc tế đánh giá là "quá nhanh và quá nguy hiểm".

Theo kế hoạch, các máy bay tiêm kích F-16 cùng một số loại máy bay khác sẽ cất cánh luân phiên từ căn cứ không quân Murted ở Ankara để thử nghiệm các tính năng của tên lửa S-400 và đánh giá công tác huấn luyện chuyển loại của các kíp chiến đấu.

Máy bay tiêm kích F-16 Thổ Nhxi Kỳ sẽ thực hành các bài bay cực thấp và cực cao cũng như cơ động lắt léo để những kíp chiến đấu S-400 của nước này "săn đuổi".

Việc Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt tên lửa S-400 mới nhận (dù chưa chính thức đi vào trực chiến) được coi là "cú đấm cực mạnh vào giữa mặt" Mỹ. Bởi lẽ việc chuyển giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân của Nga đã bắt đầu giữa tháng 7 vừa qua, và điều đó đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Hoa Kỳ đã sử dụng tất cả các chiêu bài để ép buộc Thổ Nhĩ Kỳ "vứt bỏ" S-400 Nga, kể cả đe dọa tấn công vào nước này. Tuy nhiên, động thái "bấm nút" kể trên của Ankara cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không "xi-nhê" gì trước các hành động dọa nạt của Washington.


Hệ thống S-400 Thổ Nhĩ Kỳ vừa thử nghiệm.

Những hình ảnh được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ công bố cho thấy hệ thống tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ được Nga cung cấp hết sức hoàn chỉnh, ngoài cấu hình cơ bản gồm radar chiếu xạ, radar nhìn vòng 96L6E và các xe bệ phóng tự hành, xe tiếp đạn thì họ còn nhận được radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa 91N6E và radar bắt thấp chuyên nhiệm đặt trên tháp 40V6MR.

Với cấu hình không thể tuyệt vời hơn và vượt trội hoàn toàn so với Patriot của Mỹ vốn có thành tích chiến đấu tồi tệ mà thể hiện rõ nhất là "vô dụng" trước UAV và tên lửa hành trình tập kích các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Saudi Arabia, không lý gì Thổ Nhĩ Kỳ lại đem "đắp chiếu" S-400.

Khi đi vào trực chiến S-400 Thổ Nhĩ Kỳ có thể bắt được tất cả các loại mục tiêu, kể cả những mục tiêu bay siêu thấp bám địa hình cho tới các mục tiêu là tên lửa đạn đạo và máy bay tàng hình.

"Một mũi tên trúng nhiều đích", Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra sáng suốt khi quyết định "bấm nút" kích hoạt S-400.

https://soha.vn/tiem-kich-f-16-tho-nhi-ky-bat-ngo-bi-ten-lua-s-400-san-duoi-cu-dam-cuc-manh-vao-mat-my-20191126104934393.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Tổn thất khí cụ bay của liên quân Saudi quá nặng, đặc biệt rụng tới gần chục chiếc AH64 xịn xò và 3 chiếc F16 tối tân



https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_aviation_shootdowns_and_accidents_during_the_Saudi_Arabian-led_intervention_in_Yemen

Còn đây là thống kê xe tank thiết giáp của Saudi thiệt hại chưa đầy đủ, do Saudi sợ Mỹ và fan Mỹ sốc :))

153 M1A2S on order since Aug 9, 2016 20 were lost in Yemen
M60 At least 37 are visually confirmed as being destroyed in Yemen.
AMX30 Though at least 3 are visually confirmed as being destroyed in Yemen.
M2A2 At least 57 lost in Yemen.

https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_equipment_of_the_Royal_Saudi_Land_Forces

Còn thiêt hại quân đội Saudi thì đếm ko xuể, ít nhất theo thống kê phải gần 2000 quân Saudi thiệt mạng chưa tính quân chư hầu Hadi, chưa tính số bị bắt sống và cũng chưa tính tới số mất tích, bị thương

2018
More than 1,000 Saudi troops killed in Yemen since war began

https://www.aljazeera.com/news/2018/05/1-000-saudi-troops-killed-yemen-war-began-180528174808387.html

2019
Houthis claim to have killed 500 Saudi soldiers in major attack
This article is more than 2 months old
Yemen militant group says it captured further 2,000 troops in operation in Saudi Arabia

https://www.theguardian.com/world/2019/sep/29/houthis-claim-killed-hundreds-saudi-soldiers-captured-thousands

Đó là chưa tính nhiều tàu cao tốc, tào nhỏ bị Houthi đánh trúng, ko dám thống kê, thiệt hại của Saudi gây ra cho liên quân Saudi quá nặng, trong khi Saudi chẳng tiêu diệt được Houthi mặc dù có vũ khí công nghệ NATO
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Saudi trả giá quá đắt vì đánh hụt mục tiêu

(Vũ khí) - Theo truyền thông Nga, chiếc Apache của Saudi bị lực lượng Houthi bắn rơi bằng chính vũ khí nó không kích bất thành.

Sau khi nghiên cứu video về vụ bắn hạ trực thăng tấn công Apache được Houthi công bố, nhiều chuyên gia đều cho rằng, vũ khí thực hiện vụ bắn hạ chính là tổ hợp tên lửa đất đối không Osa chứ không phải tên lửa vác vai - cả hai hệ thống này đều được sản xuất từ thời Liên xô.

Điều đặc biệt theo tiết lộ của trang Avia, tổ hợp OSA (NATO định danh là SA-8 Gecko) chính là vũ khí từng bị trực thăng tấn công của Saudi không kích phá hủy hụt trong cuộc tấn công hồi tháng 9/2019.

Và trong lần đối đầu tiếp theo, may mắn đã không đến với chiếc trực thăng tấn công tối tân do Mỹ sản xuất.

Hệ thống OSA trong tay phiến quân.
Theo những thông tin được công khai, 9K33 OSA là hệ thống phòng không di động đầu tiên tích hợp cả radar chiến đấu của nó trên cùng một phương tiện. Hệ thống này được các xe chuyên chở 6 bánh có khả năng lội nước và vận chuyển bằng đường không. Tầm hoạt động trên đường khoảng 500 km.

Tên lửa dụng một tầng đẩy nhiên liệu rắn và có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Phiên bản đầu tiên của nó là 9K33 OSA chỉ mang được 4 quả đạn lắp sẵn. Sau này, 9K33 OSA được phát triển thêm 2 xe tiếp đạn BAZ-5937, mỗi xe mang được 18 quả đạn để hộ trợ cho khẩu đội gồm 4 xe phóng.

9K33 OSA có trọng lượng 130kg, tốc độ tối đa Mach 2.4. Độ cao hiệu quả tối thiểu/tối đa là 25/5000m. Tầm bắn hiệu quả từ 1.500m đến 12.000m, tuy nhiên sau khi được cải tiến hệ thống điều khiển, tầm bắn hiệu quả tối đa được nâng lên 15000m.

Đạn tên lửa có trọng lượng đầu đạn là 19kg và có bán kính sát thương (ở độ cao thấp) là 5m. Tên lửa có thời gian triển khai là 4 phút, thời gian phản ứng là 26 giây. Radar điều khiển hoả lực LAND ROLL conical-scan fire control radar hoạt động 360 độ ở dải sóng H-band với tầm trinh sát tối đa 35km và tầm hoạt động hiệu quả là 30km.

Theo một số chuyên gia quân sự hàng đầu, dù được coi là hệ thống tên lửa đồ cổ, nhưng với khả năng của mình, 9K33 OSA hoàn toàn là mối nguy hiểm với bất kỳ máy bay nào neus lọt vào tầm tác chiến của nó.

Điều này đã được chứng minh khi tổ hợp OSA do các tay súng thánh chiến Jaish al-Islam điều khiển đã bắn rơi ít nhất 3 chiếc trực thăng quân sự của quân đội chính phủ Syria chỉ trong nửa đầu năm 2016. Ngoài ra, IS cũng từng sở hữu một số hệ thống này và trực thăng của Iraq cũng từng là nạn nhân của nó.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/saudi-tra-gia-qua-dat-vi-danh-hut-muc-tieu-3392446/

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: Avangard Nga khiến Washington gặp ác mộng ban ngày
(Bình luận quân sự) - Người Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu có phải trùng hợp hay không khi Nga giới thiệu Avangard cho các thanh sát viên của Mỹ theo quy định New START?

Mỹ gặp ác mộng Avangard

Tờ National Interest của Mỹ ngày 30/11 có bài bình luận về việc Nga giới thiệu với các thanh sát viên Mỹ hệ thống tên lửa liên lục địa chiến lược siêu thanh Avangard.

Bài viết trên tạp chí Mỹ có tiêu đề: “Cơn ác mộng? Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga sắp được đưa vào tác chiến”.

Mở đầu bài viết, National Interest trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga thông báo hệ thống tên lửa Avangard dự kiến sẽ được đưa vào trực chiến vào tháng 12/2019.

Tạp chí này cũng dẫn lại các thông tin đáng chú ý về Avangard được hãng tin TASS của Nga đăng tải như hai tên lửa liên lục địa UR-100N UTTKh (gòn gọi là RS-18A) đã được tích hợp với loại tên lửa siêu thanh này và được đưa vào trực chiến-thử nghiệm từ cuối tháng 11 vừa qua.

Bài viết trên tờ National Interest ngày 30/11
Tạp chí Mỹ giải thích thêm rằng Avangard là tên lửa siêu thanh hạt nhân có tốc độ lên tới Mach 5. Sau khi được phóng vào khí quyển bằng tên lửa đạn đạo, Avangard sẽ lao xuống mục tiêu với “độ dốc” khiến nó khó có thể bị đánh chặn.

National Interest cho rằng chính khả năng “vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào” của Avangard vốn được TASS quảng bá là phản ứng của Nga trước chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ với lo ngại Washington có khả năng vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Moscow.

Người Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu có phải trùng hợp hay không khi Nga giới thiệu Avangard cho các thanh sát viên của Mỹ theo quy định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) mà hai nước ký kết hồi năm 2010 và sẽ hết hiệu lực vào đầu năm 2021, trong khi Mỹ cũng đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Tờ National Interest cho rằng với 528 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tàu ngầm, cộng với số lượng lớn vũ khí hạt nhân trang bị cho các máy bay ném bom, Nga dường như đang có sẵn một năng lực hạt nhân vô cùng hùng mạnh. Trong trường hợp này, Avangard không làm thay đổi tình hình quá nhiều trừ khi Mỹ có thể phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn hàng trăm tên lửa đạn đạo.

Tạp chí Mỹ mỉa mai rằng: “Nhưng đáng tiếc, phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn chỉ tập trung vào đánh chặn ‘một nhúm’ tên lửa đạn đạo được phóng đi từ các cường quốc nhỏ như Triều Tiên”.

Tạp chí Mỹ bi quan về hệ thống phòng thủ tên lửa nước nhà trước sức mạnh Nga
Những bình luận của National Interest được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/11 thông báo quân đội nước này đã giới thiệu với các thanh sát viên Mỹ hệ thống tên lửa liên lục địa chiến lược siêu âm Avangard. Theo kênh truyền hình Zvezda của bộ này: "Buổi giới thiệu vũ khí diễn ra từ ngày 24-26/11 theo Hiệp ước Nga-Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược".

Avangard là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga hồi tháng 3/2018. Ông cho biết tên lửa này có khả năng bay liên lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

Tháng 12/2018, sau khi thị sát cuộc phóng thử nghiệm thành công tên lửa này, ông Putin đánh giá tên lửa Avangard là bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện nay. Trong quá trình phóng thử, tên lửa đã bay hơn 6.000 km từ tỉnh Orenburg ở Urals tới Bán đảo Kamchatka ở Viễn Đông trước khi bắn trúng mục tiêu.

Mỹ không phục Nga

Avangard là một trong 6 loại vũ khí chiến lược mới được Tổng thống Putin công khai khi đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/3/2018.

Cùng với Avangard, ông Putin còn công bố các mẫu vũ khí khác mà người Mỹ gọi mỉa mai là “các vũ khí kỳ diệu” vốn chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao" như ngư lôi hạt nhân Poseidon (Thần biển), vũ khí laser Peresvet, tên lửa siêu thanh Kinzhal, tên lửa liên lục địa RS-28 Sarmat, tên lửa có động cơ hạt nhân Burevestnik.

Tờ New York Times từng có bài bình luận “chê bai” Avangard khi viết: “Dĩ nhiên Avangard có tốc độ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất cực lớn, song mọi đầu đạn của tên lửa đạn đạo khác đều có khả năng này. Avangard có tốc độ bay cực nhanh vì nó được gắn những cánh nhỏ.

Thế nhưng, việc gắn cánh nhỏ cho tên lửa đạn đạo để đem lại khả năng bay linh hoạt trên không là một ý tưởng thực sự lỗi thời. Với một tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn có khả năng quay trở về khí quyển mà bay ở tốc độ tối đa thì bạn có ưu thế về khả năng di chuyển song lại mất đi tính chính xác”.

Mỹ "im lặng" sau khi Nga cho xem Avangard hồi cuối tháng 11 vừa qua
Sau khi nêu ra những luận điểm tỏ rõ không “phục” các mẫu vũ khí mới của Nga, tờ báo Mỹ khẳng định:

“Hầu hết khí tài quân sự mà ông Putin đang phô trương đều ‘mang dáng dấp’ thời Liên Xô. Đó là thời mà những dự án vũ khí tỏ ra ‘chết yểu’, các loại vũ khí thậm chí còn bị chính quân đội Liên Xô khước từ không phải vì chúng quá tối tân mà vì chúng không thể sử dụng được trên thực tế”.

New York Times bình luận thêm rằng, kho vũ khí chiến sự của Liên Xô đầy rẫy những dự án “khủng” vốn được mệnh danh là tối mật dù chúng có khả thi hay không. Theo tờ báo Mỹ, đây là điều mà Tổng thống Putin đang lợi dụng để phô trương và là điều mà giới tướng lĩnh quân sự Nga đang “rót lời đường mật”.

New York Times tin rằng Nga không chỉ thường dẫn lại những loại vũ khí tối mật song thất bại từ thời Liên Xô mà còn cố gắng “xào xáo” chúng để biến chúng thành sự thành công trong quan hệ công chúng.

Về phần mình, các chuyên gia Nga cho rằng các nước khác không thể “khoe khoang” về tốc độ tái vũ trang nhanh như của Nga, đồng thời lưu ý rằng phần lớn vũ khí trang bị quân sự của Mỹ hiện nay đã được sản xuất từ nhiều thập kỷ trước đây.

Ví dụ điển hình là việc Nga đã chế tạo được các mẫu trực thăng mới như Mi-28, Ka-52 còn Mỹ trong nhiều thập kỷ qua mới chỉ chế tạo được một mẫu máy bay chiến đấu mới là F-35 còn các mẫu trực thăng mới thì “nhìn chung là không có”.

Các chuyên gia Nga mới đây cũng gọi tên nỗi sợ hãi hạt nhân của người Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 kêu gọi xây dựng năng lực quân sự của đất nước trong 10 năm tới để chống lại các mối đe dọa toàn cầu. Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông Putin nói rằng công nghệ quân sự đang phát triển nhanh chóng đồng thời sự cạnh tranh và đối đầu đang gia tăng trên thế giới.

Theo ông: "Nhiệm vụ của chúng ta trong thập kỷ tới là tiếp tục củng cố và phát triển tiềm năng quân sự và kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực của quân đội".

Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Putin cho biết chương trình trang bị vũ khí mới và kế hoạch phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự Nga sẽ được soạn thảo vào năm tới. Nhiệm vụ chính sẽ là xây dựng các đặc điểm định tính và định lượng vũ khí và thiết bị quân sự.

Trong vài năm tới, tỷ lệ vũ khí và thiết bị hiện đại trong lục quân, hải quân, cơ quan an ninh và thực thi pháp luật Nga cần được nâng lên 70% so với 68% hiện nay và sau đó được giữ ổn định ở mức này, ông nói.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/bao-my-avangard-nga-khien-washington-gap-ac-mong-ban-ngay-3392478/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga thử nghiệm thành công siêu vũ khí khiến Mỹ run sợ
(Vũ khí) - Tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dao găm) của Nga đã được thử nghiệm thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực.

Hãng thông tấn TASS ngày 1/12 đưa tin, tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dao găm) của Nga đã được thử nghiệm thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực.

Theo một số nguồn tin quân sự, cuộc thử nghiệm tuyệt mật được tiến hành vào giữa tháng 11 tại bãi thử Pemboi, Cộng hòa Komi - khu vực thuộc Nga, trải dài Vòng Cực Bắc.

Tại cuộc thử nghiệm, tên lửa Kinzhal được phóng từ máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31K (mà NATO gọi là Foxhound), đạt tốc độ Mach 10 (hơn 12.000km/h), và nhắm trúng mục tiêu.

Đây là lần đầu tiên Kinzhal được phóng thử dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tiêm kích MiG-31 mang theo tên lửa Kinzhal
Tên lửa siêu thanh Kinzhal được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu vào ngày 1/3 trong Thông điệp Liên bang.

Tên lửa Kinzhal có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, được sử dụng để phá hủy các mục tiêu cả dưới nước và trên mặt nước. Tên lửa này có tầm phóng khoảng 2.000km và có thể di chuyển nhanh gấp 10 lần so với tốc độ âm thanh.

Theo Tổng thống Putin, loại tên lửa này có khả năng thâm nhập và đánh bại tất cả các hệ thống phòng không hiện có và trong trong tương lai.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, hệ thống này đã được biên chế chính thức và đã được được đưa vào trực chiến trên các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 ở các sân bay quân sự tại Quân khu phía Nam của Nga.

Ngay sau bài phát biểu của ông Putin, Tư lệnh Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga Sergei Surovikin mô tả khả năng của Kinzhal đối với các phóng viên rằng, hệ thống Kinzhal đã tăng đáng kể khả năng của Lực lượng Không quân Nga nhằm đáp lại bất cứ hành động xâm lược nào chống lại Nga.

Cùng với các hệ thống vũ khí chiến lược khác giúp ngăn chặn đòn tấn công dồn dập của các đối thủ, Kinzhal sẽ là vũ khí tấn công cực kỳ hữu hiệu, có thể nó tấn công mục tiêu đã định trong vòng vài phút.

Việc tên lửa có tốc độ vượt quá vận tốc âm thanh nhiều lần cho phép nó phá vỡ tất cả các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện đang sử dụng trên thế giới và cả các hệ thống đang phát triển.

Tất cả các cuộc thử nghiệm ra mắt các tên lửa đạn đạo hành tinh tiên tiến nhất đã được tiến hành đã kết thúc bằng việc phá hủy chính xác các mục tiêu được chỉ định. Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga hôm đã làm rung chuyển Lầu Năm Góc và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Thái Bình
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-thu-nghiem-thanh-cong-sieu-vu-khi-khien-my-run-so-3392468/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa TOW tối tân không diệt nổi T-34 cổ


Thông số kỹ thuật của các loại vũ khí hiện đại ngày nay rõ ràng chỉ mang tính lý thuyết, trên thực tế một loại xe tăng ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 như T-34 vẫn có thể ‘sống tốt’ trước tên lửa chống tăng hiện đại ngày nay.

Một đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội gần đây đã cho thấy độ “cứng” của xe tăng T-34/85 trên chiến trường Yemen. Theo đó, chiếc xe tăng tuổi đời hơn nửa thế kỷ này đã hứng nguyên một quả tên lửa chống tăng vào mặt nhưng vẫn không hề hấn gì. Nguồn ảnh: Tube.

Không rõ loại tên lửa được sử dụng trong đoạn video này là gì nhưng nhiều khả năng, đây là tên lửa chống tăng BGM-71 TOW - loại tên lửa chống tăng do Mỹ sản xuất hiện đang được sử dụng với số lượng khá lớn trên chiến trường Trung Đông. Nguồn ảnh: Tube.

Toàn bộ dàn phóng của TOW có giá 85.000 USD với hai quả đạn. Điều này có nghĩa là giá trị của dàn tên lửa chống tăng này đôi khi còn cao hơn cả cỗ xe tăng T-34/85 đối thủ của nó. Nguồn ảnh: Tube.

Quả tên lửa chống tăng được điều khiển đâm trúng vào nóc tháp pháo của chiếc xe tăng hạng trung T-34-85. Tuy nhiên sau vụ nổ, chiếc xe tăng gần như không bị hề hấn gì và không có dấu hiệu đã bị tiêu diệt. Nguồn ảnh: Tube.

Sự việc diễn ra vào tháng 2/2019 tại Yemen - một trong những chiến trường có sự xuất hiện của nhiều xe tăng T-34/85 nhất thế giới hiện nay. Phần lớn số xe tăng này đều được sử dụng bởi lực lượng phiến quân Houthi. Nguồn ảnh: Tube.

Rõ ràng, với việc loại tên lửa chống tăng phổ biến nhất chiến trường Trung Đông vẫn có khả năng không tiêu diệt được loại xe tăng này thì không có cớ gì mà lực lượng Houthi lại không tiếp tục sử dụng loại xe tăng này trên chiến trường Trung Đông. Nguồn ảnh: Evgeny.

Loại xe tăng này hiện vẫn được sử dụng như một loại hỏa lực mạnh trên chiến trường. Với khẩu pháo chính cỡ nòng 85mm, xe tăng T-34-85 hoàn toàn có thể cung cấp hỏa lực yểm trợ khá tốt cho lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: Evgeny.

Trong các cuộc xung đột ở Trung Đông, khi mà các phe tham chiến đều có trang bị vũ khí khá tạp nham và không hề đồng nhất, việc một chiếc xe tăng cổ lỗ như T-34-85 xuất hiện hoàn toàn có thể thay đổi cục diện trên chiến trường nếu trong tay đối phương khi đó không có sẵn vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: Evgeny.
















https://baomoi.com/xe-tang-t-34-bi-ten-lua-hoi-tham-va-cai-ket-khong-the-ngo/c/31486102.epi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích Mỹ lao thẳng xuống đất khi hạ cánh
HÀN QUỐCTiêm kích F-16 Mỹ lao xuống đất khi chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ không quân Kunsan, phi công kịp phóng ghế thoát hiểm.

"Một phi công phóng ghế thoát hiểm khỏi tiêm kích F-16 lúc 15h30 khi đang thực hiện chuyến hạ cánh bình thường tại căn cứ không quân Kunsan. Người này chỉ bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện. Máy bay gặp nạn thuộc biên chế Không đoàn tiêm kích số 8, đóng quân tại Hàn Quốc", không quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.

Không đoàn số 8 đã ngừng mọi hoạt động của máy bay quân sự và dân sự tại căn cứ Kunsan để bảo đảm an toàn, nhưng không cho biết nguyên nhân dẫn tới sự cố. Một ủy ban cũng được thành lập để điều tra vụ tai nạn.


Tiêm kích F-16 Mỹ cất cánh từ căn cứ Kunsan hồi tháng 10. Ảnh: USAF.

Căn cứ Kunsan nằm ở phía tây Hàn Quốc, là nơi đóng quân của hai phi đoàn tiêm kích F-16CM/DM thuộc biên chế Không đoàn số 8. Đây là một trong những sân bay quân sự quan trọng nhất của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên.

Tiêm kích F-16 đã gặp hàng loạt tai nạn trong năm nay. Hai chiếc F-16 gặp sự cố tại Mỹ và Đức trong tháng 10, nhưng các phi công đều phóng ghế thoát hiểm an toàn.

Hồi tháng 5, một chiếc F-16 cũng lao xuống nhà kho gần căn cứ March ở bang California, Mỹ và làm nhiều người dưới mặt đất bị thương. Máy bay mang theo vũ khí và thùng dầu phụ, buộc nhà chức trách phong tỏa khu vực có bán kính 600 m xung quanh hiện trường để bảo đảm an toàn.https://vnexpress.net/the-gioi/tiem-kich-my-lao-xuong-dat-khi-ha-canh-4021241.html

F16 rơi liên tục quả dỏm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
em lại được lên báo các cụ ạ, báo mạng VN hay lấy bài viết của em ra dẫn chứng, đủ cho thấy trình độ e thế nào rồi hoho


Hệ thống phòng không R-27T bắn hạ Apache

https://baodatviet.vn/anh-nong/he-thong-phong-khong-r-27t-ban-ha-apache-3392648/

VN mình đâu có con này đâu cụ

ngoài ra 1 suy đoán nữa đó có thể là tên lửa R-27T được độ lại để làm SAM, bởi vì hình ảnh cho thấy tên lửa bắn trúng phần động cơ của AH-64D, bởi vì R-27T được dẫn đường bằng hệ thống hồng ngoại cũ, hướng đầu dò IR vào vị trí đặt động cơ ống xả nóng nhất, nên khả năng cao R-27T lại là thủ phạm bắn rụng AH64D như lần bắn hạ F15SA




AH-64 đã ko ít lần bị manpad Strela 2 dẫn đường hồng ngoại bắn trúng động cơ ở Iraq trước đây

By the end of U.S. military operations in Iraq in December 2011, several Apache helicopters had been shot down by enemy fire, and others lost in accidents. In 2006, an Apache was downed by a Soviet-made Strela 2 (SA-7) in Iraq, despite the Apache being typically able to avoid such missiles

https://en.wikipedia.org/wiki/Boeing_AH-64_Apache

https://www.otofun.net/threads/tinh-hinh-syria-trung-dong-hong-tan-iran-vs-phuong-tay-vol-89.1638791/page-89#post-53548118

ngu như thằng namtuoc lê đức triển thì có 1000 năm cũng ko được lên báo hoho
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
'Thiên Nga già' Tu-160 trẻ lại nhờ Kh-101/Kh-102 và Kinzhal
(Bình luận quân sự) - “Thiên nga già” Tu-160 Nga sẽ khoác áo mới. Vậy các tính năng của máy bay ném bom Tu-160M mới sẽ như thế nào và chúng sẽ mang vũ khí gì?

Trong biên chế Không quân tầm xa của Nga hiện có 16 máy bay ném bom chiến lược dòng Tu-160 Blackjack. Nhiệm vụ chính của "Thiên nga trắng" là tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt quan trọng ở khu vực nằm sâu trong hậu phương của đối phương hoặc ở khoảng cách xa vùng chiến sự.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, toàn bộ 16 chiếc máy bay ném bom khổng lồ có trọng lượng cất cánh 275 tấn sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa, để cùng với các máy bay ném bom mới PAK DA tạo thành sức mạnh chiến đấu của thành phần trên không “bộ ba hạt nhân Nga” trong mấy thập kỷ tới.

Theo giới truyền thông Nga, chiếc máy bay Tu-160M Piotr Deinekin nâng cấp đầu tiên sẽ được kiểm tra toàn diện tại trạm thử nghiệm của Nhà máy Hàng không Kazan mang tên Gorbunov. Chiếc máy bay mới đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 25 tháng 1 năm 2018 tại căn cứ thử nghiệm KAZ, có sự hiện diện của Tổng thống Nga.

“Đây là một bước tiến lớn trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao để tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước. Bởi vì đây là một trong những yếu tố của bộ ba hạt nhân của chúng ta ở trên không; do đó, đây là một sự kiện rất quan trọng” – Tổng thống Putin phát biểu.

Dự kiến, máy bay mới sẽ được chuyển giao cho Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga (VKS) vào cuối năm 2021.


Nga sẽ nâng cấp toàn bộ 16 chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack
Thiết kế khung thân cũ nhưng là máy bay mới

Theo giới chuyên gia quân sự Nga, chiếc máy bay ném bom chiến lược nâng cấp sâu đầu tiên Tu-160M Piotr Deinekin đã chuyển sang giai đoạn thử nghiệm bay. Nó sẽ được nâng cấp mạnh mẽ về các tính năng, có tốc độ cao hơn, được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất của không quân Nga.

Mặc dù bên ngoài chiếc máy bay này gần như không khác gì so với các máy bay Tu-160 được đặt cho biệt danh là "Thiên nga trắng" chế tạo dưới thời Liên Xô, nhưng về khả năng chiến đấu, đây là một máy bay mới về cơ bản, tất cả các thiết bị điện tử đều được trang bị các phiên bản mới hiện đại nhất và các loại vũ khí tiên tiến nhất, mạnh mẽ nhất.

Vẫn giữ địa vị máy bay ném bom nhanh nhất thế giới

Tu-160M vẫn sử dụng khung thân máy bay của các loại phi cơ tiền nhiệm nổi tiếng. Bốn động cơ phản lực cánh quạt đẩy NK-32 được đưa vào biên chế của Không quân Liên Xô từ năm 1983 vẫn còn, nhưng sẽ được nâng cấp. Động cơ này giúp máy bay hiệu quả hơn, nhờ đó nó vẫn giữ được vị thế máy bay ném bom nhanh nhất thế giới.

Tu-160M có tốc độ lên đến 2200 km/giờ, đây là kỷ lục tuyệt đối cho các máy bay lớp này. Đầu tháng 11, chiếc máy bay ném bom Tu-160 của Nga đã nhanh hơn và có thể thoát khỏi "cuộc rượt đuổi" của hai chiếc máy bay chiến đấu F-35 thế hệ 5 của Mỹ trong chuyến bay theo lịch trình trên biển Nhật Bản. Các phi công Nga chỉ đơn giản là bay với tốc độ cao nhất.


Chuyến bay trình diễn đầu tiên của máy bay Tu-160M Piotr Deinekin
Hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số

Theo một bài viết trên trang web của Sputnik, những tính năng nổi bật nhất của Tu-160M Piotr Deinekin là nó được lắp đặt thay thế hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga.

Chuyên gia Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí “Kho vũ khí của Tổ quốc”, nói rằng, về bản chất, đây là hệ thống điện tử hàng không kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga.


Các thiết bị điện tử quản lý việc điều hướng, chỉ định mục tiêu, sử dụng vũ khí, thiết bị bảo vệ là hoàn toàn mới. Ngoài ra, có các bộ phận của hệ thống chỉ huy và kiểm soát tự động, nhờ đó các máy bay ném bom này có thể được đưa vào tổ hợp trinh sát và tấn công chiến lược.

Vũ khí của Tu-160M

Danh sách các loại vũ khí được phóng từ máy bay Tu-160M chưa được công bố. Trên báo chí chỉ có tin rằng, loại vũ khí tấn công chính sẽ không thay đổi, gồm tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Raduga Kh-101 (đầu đạn thông thường) và Kh-102 (đầu đạn hạt nhân).

Tuy nhiên, trong danh sách các loại vũ khí có thể xuất hiện tên lửa siêu thanh Kinzhal hiện đang được lắp đặt trên tiêm kích đánh chặn MiG-31 và máy bay ném bom tầm trung Tu-22M3.

Ngoài ra, nếu cần thiết, "thiên nga trắng" có thể sử dụng tên lửa chống hạm tầm xa. Nhờ hệ thống ngắm mục tiêu chính xác Gefest SVP-24 được cài đặt trên máy bay ném bom Su-24 và Tu-22, những quả bom không được điều khiển trên máy bay này sẽ có độ chính xác rất cao.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/thien-nga-gia-tu-160-tre-lai-nho-kh-101kh-102-va-kinzhal-3392677/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga lộ UAV cảm tử biết đánh lừa phòng không

(Vũ khí) - Truyền thông Nga vừa thống kê loạt thành tựu về UAV của công nghiệp quốc phòng nước này trong năm 2019, trong đó có dòng UAV cảm tử Lancet cực tối tân.
Chiếc máy bay khong người lái (UAV) đầu tiên được nhắc đến chính là Orion, tiếp theo là Altius-U, S-70 Okhotnik... và đặc biệt là dòng UAV cảm tử Lancet được đánh giá tối tân hơn cả sản phẩm cùng loại Harop của Israel.

UAV cảm tử Lancet.


Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Lancet không cần cơ sở vận hành bổ sung trên mặt đất mà có thể tự định vị, liên lạc, tấn công mục tiêu trong bán kính 40 km. Khác với các mẫu máy bay không người lái trước đó, Lancet có trọng lượng cất cánh chỉ 12kg và có thể truyền tải video về mục tiêu để xác nhận hoàn thành nhiệm vụ.

Dòng UAV tự sát này có thể bay với vận tốc 80-130 km/h, mang theo tối đa 3 kg tải trọng (đầu đạn) khi làm nhiệm vụ tấn công. Không những vậy, máy bay không người lái sẽ được trang bị bộ thiết bị điều khiển độc đáo. Khi UAV bay lên độ cao 5 km, nó có thể tắt động cơ chính nhưng vẫn tiếp tục bay lượn trinh sát thêm 3 km ở độ cao thấp hơn.

Loại UAV này được lập trình bay trong chế độ tự động, theo hành trình định trước. Các chuyên gia sẽ theo dõi nó từ mặt đất qua hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga hoặc hệ thống chỉ huy-điều khiển riêng.

Trong suốt chuyến bay, chiếc máy bay trinh sát không người lái này không truyền dẫn thông tin về trung tâm chỉ huy mà chỉ tự động ghi lại các dữ liệu. Sau khi UAV trở về căn cứ, các chuyên gia kỹ thuật sẽ tiến hành giải mã thông tin mà nó thu thập được.

Được biết, ưu điểm không trao đổi thông tin trên đường bay có thể giúp các UAV Nga tránh được tình trạng bị gây nhiễu trên đường truyền hoặc chèn các thông tin giả. Đặc biệt, khi cần nó có thể tạo tín hiệu giả để thu hút phòng không đối phương tạo điều kiện cho vũ khí khác tấn công một cách an toàn.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-lo-uav-cam-tu-biet-danh-lua-phong-khong-3392650/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Pantsir-S1 hạ loạt UAV giữa lúc bị chỉ trích

(Vũ khí) - Lực lượng phòng không của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) vừa dùng hệ thống Pantsir-S1 ngăn chặn thành công cuộc tấn công bằng UAV vào sân bay quân sự tại Hama.

" trong vụ đánh chặn UAV Israel vào tối 17 và rạng sáng 18/5 trên không phận Damascus, Pantsir-S1 chỉ phóng 4 tên lửa và đã ngăn chặn thành công cả 4 chiếc UAV "

Cuộc tấn công diễn ra tối 1/12 khi sân bay quân sự Hama bất ngờ bị tấn công bằng loạt máy bay không người lái (UAV) mang vũ khí. Theo thông báo từ sân bay, do cảnh giác cao độ nên cuộc tấn công đã không gây bất ngờ cho lực lượng phòng không trong khu vực.

Ngay khi phát hiện ra cuộc tấn công, hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 đã được chuyển sang trạng thái chiến đấu, khai hỏa và đánh chặn loạt UAV tấn công. Những mục tiêu bị đánh chặn đều ở khoảng cách an toàn và không hề gây hại cho những cơ sở tại sân bay.

Hệ thống Pantsir-S1 phóng đạn đánh chặn UAV.
Hình ảnh trong video được công bố có thể dễ dàng nhìn thấy những loạt đạn pháo liên tiếp được phóng lên để đánh chặn UAV. Tuy nhiên, hiện không rõ có bao nhiêu chiếc UAV tham gia cuộc tấn công và số lượng UAV bị Pantsir-S1 bắn hạ.

Mặc dù vậy, chiến công Pantsir-S1 lập được đã khá rõ ràng nhưng vụ đánh chặn cũng đồng thời cho thấy phong độ thất thường của vũ khí này bởi trong vụ tấn công hồi đầu năm 2019, Không quân Israel đã hủy diệt tới 2 tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội chính phủ Syria, trong đó có 1 tổ hợp ở trạng thái bất động còn tổ hợp kia đã phát hiện ra mối nguy cơ và phóng đạn đánh chặn.

Nhưng trong vụ đánh chặn đó, cả 2 tên lửa 57E6 của Pantsir-S1 được phóng lên đều không chính xác, cho dù vận tốc của chiếc UAV cảm tử Harop chỉ vào khoảng 50 m/s và đường bay khi đó đang lao thẳng vào xe điều khiển của Pantsir-S1 - đúng với mục đích thiết kế ban đầu của vũ khí này.

Vụ đánh chặn khiến nhiều người nhớ lại những phàn nàn của chuyên gia quân sự Nga, Đại tá Viktor Murakhovsky - Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của tổ quốc" khi ông cho rằng Pantsir-S1 đã có màn thể hiện tệ hại tại Syria, nó không phân biệt được chim hải âu với UAV và tỷ lệ trúng đích của tên lửa 57E6 chỉ đạt có 19% trước UAV tự chế của phiến quân.

Khả năng thất thường của Pantsir-S1 cho thấy vũ khí này rõ ràng không hề thần diệu như những gì người Nga từng quảng cáo, thậm chí hiệu năng của nó còn rất thấp khi chẳng thể nào đánh chặn UAV cảm tử có tốc độ chậm và diện tích phản xạ radar (RCS) khá lớn đang lao thẳng vào nó.

Tuy nhiên, trong vụ đánh chặn UAV Israel vào tối 17 và rạng sáng 18/5 trên không phận Damascus, Pantsir-S1 chỉ phóng 4 tên lửa và đã ngăn chặn thành công cả 4 chiếc UAV. Để có được thành tích ấn tượng, rất có thể Pantsir-S1 đã được nâng cấp hệ thống radar điều khiển hỏa lực và một số thành phần khác.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/pantsir-s1-ha-loat-uav-giua-luc-bi-chi-trich-3392560/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Các tàu của dự án Udaloy sẽ nhận được tên lửa Zircon
(Vũ khí) - Nga đang hiện đại hóa các tàu chống ngầm thuộc dự án Udaloy thành các tàu chiến đa năng với khả năng được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon.

Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu nhiệm vụ tăng cường khả năng chiến đấu của hải quân Nga. Theo Tổng thống, cần đặc biệt chú ý đến các tàu chiến và tàu ngầm được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon, vì chúng sẽ giúp duy trì sự ổn định chiến lược.

Các tàu chiến thuộc dự án Udaloy sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon.
Trước đó, các nguồn tin đã cho biết rằng, tàu khu trục của dự án 22350 loại Đô đốc Gorshkov cũng sẽ nhận được loại tên lửa này. Ngoài ra, tên lửa siêu thanh Zircon sẽ được trang bị các tàu chống ngầm cỡ lớn dự án 1155 Udaloy, hãng tin Izvestia dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Nga.

Ông Vladimir Putin lưu ý rằng, năm 2019 các tàu của hạm đội Nga đã giải quyết thành công các vấn đề ở vùng biển Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ và Thái Bình Dương. Họ bảo vệ vận chuyển hàng hải và chống cướp biển ở Biển Đông, ở Vịnh Aden, Eo biển Malacca và Singapore, cũng như ở vùng biển Caribbean.

Tổng cộng có 111 chiến dịch đã được thực hiện, trong đó có sự tham gia của 70 tàu mặt nước, 27 tàu hỗ trợ và 15 tàu ngầm đa năng.

Ông Putin cũng nói rằng, trong những năm tới cần tích cực tăng cường khả năng chiến đấu của hạm đội. Các tàu ngầm và tàu mặt nước phải được sửa đổi để sử dụng tên lửa siêu thanh Zircon. Nên nhớ rằng, loại vũ khí này trở nên cực kỳ quan trọng để duy trì sự ổn định chiến lược.

Các tàu chống ngầm cỡ lớn của dự án 1155 Udaloy sẽ sớm được biến thành tàu tuần dương cỡ nhỏ. Bộ Quốc phòng đã đưa ra quyết định bắt đầu công việc hiện đại hóa các tàu này. Đặc biệt, phải thay đổi đối kết cấu của con tàu để nó có thể lắp đặt các tổ hợp phóng đa năng, có thể sử dụng không chỉ đối với tên lửa Kalibr mà còn cả tên lửa siêu thanh Zircon.

Được biết, sau khi được hiện đại hóa các tàu của dự án Udaloy sẽ trở thành loại tàu khu trục với lượng giãn nước 7.500 tấn, chúng sẽ trở thành tàu lớn nhất thuộc lớp này trong lực lượng hải quân Nga.

Lưu ý rằng, các tàu khu trục mới nhất của dự án 22350 thuộc loại Đô đốc Gorshkov có lượng giãn nước 5.400 tấn. Chỉ có các tàu mặt nước thuộc dự án Atlant và tàu tuần dương hạt nhân dự án Orlan với lượng giãn nước lần lượt là 11.000 tấn và 25.000 tấn là lớn hơn các loại tàu này.

Về mặt hỏa lực, các tàu thuộc dự án Udaloy sẽ gần hơn với các tàu tuần dương. Khả năng chiến đấu của con tàu này sẽ tăng lên gấp nhiều lần và chúng sẽ trở thành một con tàu đa năng.


Sau khi hiện đại hóa các tàu chiến này có thể chiến đấu không chỉ với tàu ngầm mà cả tàu mặt nước và thậm chí cả đội tàu chiến. Ngoài ra, các vũ khí mới sẽ cho phép con tàu có thể tấn công vào các mục tiêu mặt đất quan trọng như sở chỉ huy, sân bay và trung tâm liên lạc quan trọng ở khu vực ven biển.

Nên nhớ rằng, tên lửa siêu thanh Zircon là một công cụ răn đe hiệu quả. Chúng có thể tấn công các nhóm tàu sân bay, tàu mặt nước cỡ lớn và các mục tiêu mặt đất. Tên lửa có thể đạt tới 8 Mach và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 500 km. Các hệ thống phòng không hiện tại không thể ngăn chặn loại tên lửa này, bởi thực tế các hệ thống phòng không hiện tại chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu bay tối đa 2.5 Mach.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/cac-tau-cua-du-an-udaloy-se-nhan-duoc-ten-lua-zircon-3392642/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa Kinzhal Nga sắp có đối thủ từ Mỹ

(Vũ khí) - Mỹ vừa quyết định chi thêm gần 1 tỷ USD phát triển vũ khí có thể cạnh tranh với tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga.

Bản hợp đồng sửa đổi trị giá 988,8 triệu USD được Bộ Quốc phòng Mỹ ký với nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin Corp để hoàn thiện dòng tên lửa siêu thanh phóng từ trên không AGM-183A cho máy bay tầm xa B-52H.

Theo những thông tin được tiết lộ, AGM-183A có thể tấn công mục tiêu với tốc độ tối đa đạt Mach 20.

Dự kiến, nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa mới sẽ đến xuất hiện trong lực lượng không quân Mỹ vào đầu năm 2022.

Nguyên mẫu đầu tiên của dòng tên lửa này vừa được Không quân Mỹ thử nghiệm thành công trên chuyến bay từ căn cứ Edwards ở California và không được trang bị đầu đạn.



Tên lửa siêu thanh trên máy bay B-52H.
Không quân Mỹ ra tuyên bố cho biết: "Trong suốt quá trình thử nghiệm đã thu thập dữ liệu về lực cản phía trước và hiệu ứng rung trên vũ khí và trên các thiết bị bên ngoài của máy bay. Nguyên mẫu không có chất nổ trong các chuyến bay thử. Các dữ liệu thu thập được rất cần thiết cho tất cả các hệ thống vũ khí được phát triển bởi không quân".

Việc Mỹ đổ tiền cho chương trình AGM-183A bắt kịp Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Nhà phát triển chính của vũ khí siêu thanh mới là công ty Lockheed Martin. Năm 2018, AGM-183A và một hệ thống siêu thanh tầm xa khác là Hacksaw đã được phân bổ lần lượt là 500 triệu và hơn 900 triệu USD.

Nhưng theo các chuyên gia, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ không thể nhanh chóng tạo ra những vũ khí siêu thanh do thiếu nền tảng kỹ thuật. Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov tự tin rằng, Mỹ sẽ mất ít nhất 5 năm trước khi đưa các vũ khí siêu thanh vào lực lượng vũ trang Mỹ. Ông Sivkov nói rằng, các thử nghiệm bay và thử nghiệm mặt đất cũng việc như tạo ra một hệ thống điều khiển....cần tối thiểu 3 đến 4 năm.

Đây không phải là dự án đầu tiên của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh. Đầu những năm 2000, NASA đã thử nghiệm tên lửa có thể đạt vận tốc như vậy.

Trong ba năm, các nhà phát triển đã có 3 lần thử nghiệm, trong đó chỉ có hai lần tương đối thành công. Nguyên mẫu đầu tiên đã bị phá hủy sau 11 giây do lỗi hệ thống điều khiển, hai nguyên mẫu khác bay khoảng 10 phút. Theo những người thử nghiệm, các thiết bị đã đạt tốc độ khoảng 10 Mach.

Ngoài ra, Cơ quan phát triển nghiên cứu quốc phòng (DARPA) đã nghiên cứu và tạo ra thiết bị bay Falcon và đơn vị chiến đấu AHW (Advanced Hypersonic Weapon). Hai nguyên mẫu đã được thử nghiệm nhưng không thành công. Lầu Năm Góc trong những năm gần đây cũng đang nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa siêu thanh trên mặt đất

Tuy nhiên, với tất cả các chương trình và ý tưởng đa dạng của các nhà thiết kế Mỹ, các dự án vũ khí siêu thanh phần lớn vẫn nằm trên giấy và chưa một trong số chúng hoàn thành. Chỉ có hàng trăm triệu USD chi cho nghiên cứu và phát triển là có thật.

Trong khi đó, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể đã được trang bị vũ khí siêu thanh. Nhớ lại rằng, việc tạo ra một loại vũ khí mới đã được Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang vào tháng 3/2018.


Sau thông điệp liên bang người ta biết rằng, các chuyên gia Nga đã phát triển và thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa chiến lược Avangard. Hệ thống này có khả năng tăng tốc tới Mach 20, khiến Avangard trở nên bất khả xâm phạm trước mọi hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có.

Một dự án vũ khí siêu thanh khác đã được đưa vào trang bị là tên lửa Kinzhal. Tên lửa này có tốc độ rất lớn nên gần như không bị radar phát hiện. Máy bay mang theo Kinzhal là máy bay chiến đấu đánh chặn MiG-31. Tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1000 km.



Kể từ năm 2011, các nhà thiết kế đã phát triển tổ hợp siêu thanh Zircon, chúng sẽ được lắp trên các tàu ngầm thế hệ thứ năm Husky và các tàu mặt nước. Zircon có thể đạt tốc độ Mach 9 và tầm bắn của tên lửa sẽ hơn 1000 km.

Các nhà thiết kế Nga đã vượt qua các đồng nghiệp Mỹ trong việc tạo ra vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ chắc chắn rằng, Mỹ sẽ tạo ra vũ khí siêu thanh trong những năm tới nhưng thời gian cụ thể chính Mỹ cũng chưa thể khẳng định.\
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-kinzhal-nga-sap-co-doi-thu-tu-my-3392636/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
NATO lần đầu trong lịch sử thừa nhận Trung Quốc là “thách thức”
Chia sẻ


>>NATO "bất ổn" tìm cách "bình ổn" Tổng thống Trump
>>Tổng thống Putin nói NATO đã “lỗi thời”
>>Không phải Trump, Thổ Nhĩ Kỳ mới là “cái gai” lớn nhất trong mắt NATO[/paste:font]


Nhấn để phóng to ảnh

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (Ảnh: EPA-EPE)

SCMP đưa tin, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 3/12 cho hay NATO lần đầu tiên chính thức thừa nhận các thách thức xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng ông không muốn biến Bắc Kinh thành đối thủ của NATO.

Ông Stoltenberg cho rằng sự phát triển trong khả năng quân sự gần đây của Trung Quốc bao gồm các tên lửa có thể tấn công châu Âu và Mỹ đồng nghĩa với việc NATO sẽ phải xử lý vấn đề này cùng nhau.

Lãnh đạo 29 nước thành viên NATO sẽ ký một tuyên bố chung vào ngày 4/12 để thừa nhận “cơ hội và thách thức” tới từ Trung Quốc. Ngoài ra, trong kỳ họp đánh dấu sinh nhật 70 của khối, NATO cũng được cho sẽ thông qua một bản kế hoạch hành động về cách tiếp cận của khối với Trung Quốc.

“Chúng tôi lúc này thừa nhận rằng sự phát triển của Trung Quốc có tác động về mặt an ninh với các đồng minh NATO”, ông Stoltenberg nhận định, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 toàn cầu.

Theo SCMP, Trung Quốc thời gian qua đã bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng chống lại châu Âu cùng các kế hoạch gián điệp và đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp, bồi đắp trái phép và quân sự hóa Biển Đông cũng đã thu hút sự quan tâm của Mỹ và một số đồng minh NATO. Washington lên án hành động của Trung Quốc tại khu vực biển giàu tài nguyên là “hăm dọa”.

Phạm vi phòng thủ của NATO giới hạn tại châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng ông Stoltenberg nói rằng sự ảnh hưởng của Trung Quốc bắt đầu có tác động tới NATO.

“Điều này không phải là đưa NATO tới Biển Đông mà là sự ghi nhận rằng Trung Quốc đang tiến lại gần hơn chúng ta ở Bắc Cực, ở châu Phi, đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng của chúng ta ở châu Âu, vào không gian mạng”, quan chức NATO nói.

Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng cách tiếp cận của NATO không phải nhằm “tạo ra đối thủ mới mà là phân tích, nắm rõ và phản ứng lại một cách cân bằng với những thách thức từ Trung Quốc”.

Châu Âu được cho đang gặp khó khăn trong việc tìm ra một quan điểm chung về Trung Quốc. Một số nước nhấn mạnh vào mối đe dọa mà Bắc Kinh mang tới, trong khi những nước nghèo hơn ở phía nam và đông Âu lại chào đón các khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc.

Bản nháp của tuyên bố chung của hội nghị lần này đã được các đại sứ từ các nước đồng ý về nội dung dù chưa được các lãnh đạo chính thức thông qua. Văn bản này cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống thông tin liên lạc “an toàn và vững vàng”, đặc biệt là mạng lưới 5G.

https://dantri.com.vn/the-gioi/nato-lan-dau-trong-lich-su-thua-nhan-trung-quoc-la-thach-thuc-20191204071213900.htm

NATO đã chính thức thừa nhận sức mạnh của Tàu
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Phương tiện mang 'Kinzhal' ngày càng nhiều, thuốc giải độc chưa có

(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài tổng hợp các phương tiện mang tên lửa siêu thanh “Kinzhal” qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Sergey Marzhetsky với tiêu đề trên.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 4/12/2019. Các ảnh trong bài là của tác giả

Rất nhiều người tin rằng hiện nay Nga đang đi trước tất cả phần còn lại của thế giới trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh (xin hiểu “siêu thanh” ở đây- có tốc độ M>5-ND). Có lẽ, có những căn cứ nhất định để nói như vậy, nhưng liệu (Nga) sẽ duy trì được ưu thế dẫn đầu đó trong bao lâu khi mà các đối thủ tiềm năng đã ráo riết triển khai nghiên cứu- thiết kế “thuốc giải độc”?

Một trong những tên lửa siêu thanh mà chúng ta thực sự đã có trong tay, “bằng xương bằng thịt” (nguyên văn- “bằng sắt thép”) chứ không phải là các hình ảnh ảo trên những bộ phim hoạt hình- đó là tổ hợp “Kinzhal” (“Dao găm”) Kh-47M2 (tiếng Nga- X-47M2).

Theo những số liệu có thể tiếp cận được, tên lửa “Kinzhal” chính là phiên bản tên lửa phóng từ máy bay từ tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander”. Tên lửa Kinzhal” không chỉ bay với tốc độ lên tới 10 M, mà còn liên tục cơ động, vì thế nên có thể xếp nó vào lợp tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (aeroballistic).



Trọng lượng đầu tác chiến tới 500 kg, và tên lửa này có khả năng mang đầu tác chiến hạt nhân công suất 50 kiloton. Đây là một loại vũ khí đáng gờm có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu cố định lẫn các tàu nổi của đối phương- từ lớp tàu khu trục đến lớp tàu sân bay.

Phương tiện mang tên lửa “Kinzhal” hiện đang là MiG-31K, - phiên bản cải tiến của máy bay tiêm kích đánh chặn (MiG-31) "được cải hoán" để mang và phóng chỉ một quả tên lửa "Dao găm" duy nhất. Bán kính tác chiến của máy bay tốc độ cao này là 800 km, tầm bắn của tên lửa thêm 1.000 km nữa.

Tổng cộng, ta có 1.800 km, một chỉ số rất không tồi. Hiện tại, "Dao găm" đang trực chiến thử nghiệm tại Quân khu Nam, - chịu trách nhiệm “phủ sóng” (bảo vệ) Biển Đen, Biển Azov và Biển Caspian.

Nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định không chỉ sử dụng một mình MiG-31K để mang “Dao găm”, mà còn “treo” các tên lửa này dưới thân Tu-22M3M, và trong tương lai,- cũng sẽ trang bị “Kinzhal” cho Su-57.

Hiện nay, sau khi được hiện đại hóa, Tu-22M3M lại đã một lần nữa trở thành máy bay ném bom tầm xa thực sự bởi vì chúng lại có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Đối với mỗi máy bay như vậy, các kỹ sư Nga có thể lắp 4 tên lửa đạn đạo phóng tử trên không (tức “Kinzhal”-ND), nhưng đến đây vẫn chưa phải là hết.

Nó (Tu-22M3M) thực sự đã trở thành “Sát thủ tàu sân bay” vì còn được trạng bị thêm ba (3) quả tên lửa tốc độ cận âm Kh-32 (X-32) có cự ly bắn tới 1.000 km.

Bán kính tác chiến của máy bay ném bom này (Tu-22M3M ) sau khi được “lắp lại” ống dẫn nhận nhiên liệu trên không đã tăng mạnh - từ 2.500 lên 8.000 km, - và như vậy, Nga có khả năng với xa hơn nhiều.

Và cuối cùng, “Dao găm” có thể xuất hiện trên các máy bay tiêm kích thế hệ năm Su-57 của chúng ta. Bán kính tác chiến của những máy bay đa năng này là 1.100 km. Sự hiện diện của các tên lửa đạn đạo phóng từ trên không dưới các móc treo của máy bay sẽ làm cho chiếc máy bay tiêm kích hiện đại này nguy hiểm hơn rất nhiều.

Sự đa dạng (nhiều) các phương tiện mang tên lửa siêu thanh “Kinzhal” như vậy quả rất ấn tượng. Điều quan trọng nhất, là phải có đủ tiền cho tất cả (để chế tạo các phương tiện mang đó-ND). Thế còn các đối thủ tiềm năng của chúng ta thì sao?

Cơ quan quốc phòng bí ẩn Mỹ DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency- Cơ quan các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến) mới giới thiệu hệ thống phòng thủ chống tên lửa mang tên Glide Breaker.

Nhờ có Glide Breaker, nên Lầu năm góc dự định sẽ bắn hạ không chỉ các “Kinzhal”, mà còn ngay cả các “Avangard” Nga. Không có bất kỳ dữ liệu chi tiết nào về dự án này, nhưng có thông tin cho rằng thiết bị bay này (Glide Breaker) sẽ như những “viên đạn” bắn hạ các tên lửa Nga.


Thực ra, cũng không thực sự hiểu là Glide Breaker sẽ đối phó như thế nào với một mục tiêu liên tục cơ động và bay với một tốc độ nhanh khủng khiếp.



Những câu hỏi tương tự cũng được đặt ra cho hệ thống phòng thủ chống tên lửa “Hets-3” của Israel. Tel Aviv khẳng định rằng chúng (“Hets-3”) có thể bắn hạ được "Dao găm" và "Avangard”, thậm chí cả khi chúng bay với tốc độ siêu thanh.



Tại một số cuộc tập trận, tổ hợp “Hets-3” Israel này đã bắn rơi được tên lửa “Sparrow”đang bay với tốc độ 4 M. Tuy nhiên, không hiểu là người Israel dự định bắn hạ các mục tiêu bay nhanh hơn và có khả năng cơ động cao như tên lửa siêu thanh của Nga như thế nào.

Nhưng nói chung, sớm hay muộn thì các công nghệ (bắn hạ tên lửa siêu thanh) sẽ xuất hiện. Khi đó thì cuộc chạy đua vũ trang đã được phát động sẽ đòi hỏi ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải có những giải pháp mới.

Điều quan trọng ở đây là cơ sở (tiềm lực) khoa học và công nghiệp trong nước đã cho phép chúng ta nhanh chóng tòm ra biện pháp đối phó với những thách thức này.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/phuong-tien-mang-kinzhal-ngay-cang-nhieu-thuoc-giai-doc-chua-co-3392703/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
Để có được CNQP như ngày hôm nay, TQ đã tích cực mua sắm, tiếp cận từ rất nhiều nơi công nghệ quân sự tối tân của LX, Phương Tây những thập niên 80

Thử nghiệm T-72A ở Trung Quốcvào giai đoạn cuối 80, mẫu xe này giúp các nhà nghiên cứu quân sự của họ làm quen với công nghệ của pháo 125mm cũng như khung gầm mới hơn những gì đang sở hữu lúc đó.



Sĩ quan PLA tham quan máy bay tấn công Tornado của không quân Tây Đức trong những năm 80. Thập niên 80, PLA có khá nhiều chương trình hiện đại hóa hải-lục-không quân với công nghệ Tây Âu và Mỹ, nhưng sự kiện Thiên An Môn và sau đó là sự cấm vận về vũ khí-quốc phòng của phương Tây làm chất dứt hầu hết các chương trình vũ khí. Đến thập niên 90 với sự sụp đổ của Liên Xô, 2 nước Nga và Ukraina trở thành 2 nguồn cung cấp vũ khí, công nghệ quan trọng nhất cho sự phát triển của nền quốc phòng Trung Quốc.



Nguyên mẫu T10K (Su-33 cha đẻ J-15) tại Ukraine được TQ tiếp cận và sau đó mua về





Trực thăng S70 do Mỹ bán nguyên bản cho TQ những năm 1980



Lãnh đạo tập đoàn Chengdu (chả đẻ J10) được tiếp cận Lavi tại Israel

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,374
Động cơ
138,330 Mã lực
M134 Mỹ có phải vô địch khi bắn 6.000 phát/1 phút?

(Vũ khí) - Dù có thể bắn tới hơn 6.000 phát/phút nhưng tốc độ của khẩu M134 Minigun huyền thoại Mỹ chưa thấm vào đâu so với AK-630M2 Duet.

Khẩu M134 với tên gọi đầy đủ là Minigun hoặc Gatling hay Súng nòng xoay, loại vũ khí có tốc độ bắn khoảng 4.000 viên/phút nhờ vào một động cơ điện gắn trực tiếp trên súng. Ban đầu được thiết kế là vũ khí cầm tay nhưng M134 có sức công phá rất khủng khiếp.

Ngoài khả năng bắn hạ bộ binh, súng còn có thể tiêu diệt được xe bọc thép, chiến hạm nhỏ, trực thăng, phá hủy công sự và máy móc. Từ năm 1956, để phát triển một vũ khí đáng tin cậy, tốc độ bắn cao mà hiệu quả, General Electric đã tái thiết kế súng máy 20 mm M61 Vulcan thành loại súng mới sử dụng đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn NATO.

Mỹ gắn M134 trên máy bay.
Dự án đạt kết quả và loại súng này được chế tạo hàng loạt. Tốc độ bắn của súng có thể đạt 4.000 phát/phút mà nòng súng không bị nóng, bảo đảm hoạt động liên tục cho đến khi hết đạn. Trong thử nghiệm, súng đạt được tốc độ bắn 6000 phát/phút, nhưng sau này đã được hạ xuống còn 4.000 phát/phút do chưa tìm được giải pháp làm nguội nòng súng.



Sau đó, nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ hợp kim tỏa nhiệt nhanh, đồng thời phát triển hệ thống làm mát cho súng nên M134 đạt được tốc độ 6000 phát/phút. Súng Gatling dùng năng lượng của động cơ điện gắn ngoài, ngoài động cơ chính cho súng còn có thể có thêm một vài động cơ phụ để tải băng đạn.

M134 sử dụng loại đạn 7.62×51 mm tiêu chuẩn NATO được nối thành băng đạn dài được xếp gọn gàng trong một chiếc hộp gọi là Hộp đạn. Hộp đạn chế tạo bằng nhựa tổng hợp, bên trong có các khớp, răng để dây đạn chạy ra dễ dàng, động cơ vừa quay nòng súng thì cũng vừa kéo băng đạn từ hộp đạn vào bệ khóa nòng.

Trong quân đội, M134 không được sử dụng phổ biến trong bộ binh nhưng thường thì mỗi trung đội có một lính M134 hoặc binh chủng súng máy tương tự. Ngay từ khi mới xuất hiện, Quân đội Mỹ đã khai thác cách sử dụng súng trên xe bộ binh. M134 sử dụng nhiều trong không quân và phòng không, nhất là đối với các đội trực thăng, đều có 1 đến 2 tay súng.

Ngoài ra M134 còn được trang bị cho hải quân, các loại súng Gatling gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu chiến, được người điều khiển hoặc lập trình tự động, tại mỗi khẩu súng có lắp hệ thống cảm ứng nhiệt hoặc hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người. Dù vẫn đầy uy lực trong chiến tranh hiện đại nhưng khi Nga cho ra đời khẩu AK-630M2 Duet, súng M134 của Mỹ hoàn toàn bị lép vế.

AK-630M2 Duet phô diễn tốc độ bắn khủng khiếp.
Theo những thông tin được Nga tiết lộ, AK-630M2 Duet là một biến thể của pháo hạm nổi tiếng AK-630 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay như tên lửa hành trình, máy bay, trực thăng và các loại phương tiện tấn công đường không khác, cũng như tàu nổi có lượng choán nước nhỏ, ngư lôi, các hỏa điểm và binh lực bờ biển của đối phương.

Lần đầu tiên Duet được giới thiệu trước công chúng là tại Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007. Nó có rất nhiều khác biệt về hình dáng so với nguyên mẫu và các biến thể trước đó. Đặc biệt là tháp pháo, có cấu tạo đầy góc cạnh thay vì tháp tròn của AK-630, AK-630M và AK-630M1-2. Tháp pháo mới này cho phép nó biến mất trước sóng radar đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tấn công.

AK-630M2 Duet được trang bị 2 pháo ổ xoay tự động 6 nòng bắn nhanh AO-18 30mm. Pháo Duet có thể bắn với tốc độ trên 10.000 viên/phút. Tầm bắn tối đa lên đến 8.100m. Tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không là 4 – 5km.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/m134-my-co-phai-vo-dich-khi-ban-6000-phat1-phut-3392809/
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top