[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35 ko phải sản xuất liền khối mà sử dụng đinh tán cổ điển từng phần, đặt ra nghi vấn về khả năng tàng hình, bởi máy bay tàng hình thì việc liền khối sẽ giúp giảm đường gân đinh tán ráp nối


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Trực thăng Apache Hàn Quốc mới nhận của Mỹ vô dụng vì lỗi radar
Phần mềm trên radar điều khiển hỏa lực của các trực thăng Apache bị lỗi, khiến chúng không thể xác định được mục tiêu trên biển.


Trực thăng AH-64E Guardian của quân đội Hàn Quốc. Ảnh: DefPost.

Radar điều khiển hỏa lực của 6 trực thăng Apache phiên bản AH-64E Guardian mà Hàn Quốc mới nhận từ Mỹ không thể phát hiện được mục tiêu trên biển do sự cố phần mềm, theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA).

Lô trực thăng này được trang bị radar kiểm soát hỏa lực Longbow do Lockheed Martin phát triển, được quảng bá là sở hữu các cảm biến có khả năng phát hiện tới 128 mục tiêu trong bán kính 12 km. Tuy nhiên, trong các đợt thử nghiệm được Hàn Quốc tổ chức vào tháng 10 và tháng 11/2017, các radar này nhận diện nhầm 4 mục tiêu thành 101 mục tiêu, theo Defense News.

Trong cuộc thử nghiệm khác ở khu vực vùng núi, radar trên trực thăng AH-64E nhầm 18 mục tiêu ở khoảng cách 6 km thành 9 mục tiêu, nhầm 18 mục tiêu ở khoảng cách 3 km thành 5 mục tiêu. Radar này còn không thể nhận diện bất cứ mục tiêu nào trên mặt nước. Đại diện của Lockheed Martin tại Hàn Quốc từ chối bình luận về sự cố này.


Cụm radar Longbow trên trục cánh quạt chính của trực thăng AH-64E. Ảnh: Lockheed Martin.

Hàn Quốc mua trực thăng AH-64E theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài của Mỹ, nhằm phát hiện và ngăn chặn các cuộc xâm nhập vào các đảo ở vùng biển phía tây. Trị giá thương vụ này lên đến 1,6 tỷ USD và toàn bộ số trực thăng được sử dụng từ tháng 12/2017.

"Nếu radar không hoạt động bình thường, các trực thăng này không thể hoàn thành nhiệm vụ như đã định", Lee Jong-myung, thành viên Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc, tuyên bố. Ông nhấn mạnh rằng các trực thăng Apache này bị hạn chế khả năng chuyển thông tin chiến trường cho các lực lượng mặt đất do thiết bị kết nối dữ liệu dành cho trực thăng này hiện vẫn chưa được phát triển xong.

Phát ngôn viên DAPA Kang Hwan-seok cho hay quân đội Hàn Quốc yêu cầu DAPA tham vấn quân đội Mỹ để khắc phục sự cố radar của trực thăng AH-64E.

"Chúng tôi nhận được phản hồi từ quân đội Mỹ rằng họ có thể nâng cấp phần mềm của radar điều khiển hỏa lực phù hợp với tiến trình nâng cấp liên tục các trực thăng AH-64 hiện có. Tuy nhiên hệ thống radar này có thể phải gắn thêm thiết bị phát hiện mục tiêu trên biển", Kang cho biết.

https://vnexpress.net/the-gioi/truc-thang-apache-han-quoc-moi-nhan-cua-my-vo-dung-vi-loi-radar-3826834.html
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Kalibr Nga sinh ra từ đâu: Là tên lửa 'gốc Đức'
(Bí mật quân sự) - Nhờ có Phidel Castro và chiến dịch “Anadyr” mà cả thế giới biết đến vũ khí Xô Viết.
Xin được giới thiệu cùng bạn đọc một bài viết thú vị của chuyên gia quân sự Nga Viktor Sokirko với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 18/11/2019.

Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga /ТАSS
Nói chung, không hiểu vì sao mà rất nhiều người tin rằng nước Mỹ nếu không phải là ông tổ thì chí ít cũng là nhà sản xuất tên lửa có cánh (hành trình) chủ yếu trên thế giới.

Vâng, và ngay bản thân thuật ngữ tiếng Anh “cruise missile” nên được dịch chính xác là “tên lửa có cánh” (ở Liên Xô, thuật ngữ chỉ lớp vũ khí này chính thức được dưa vào sử dụng theo một sắc lệnh của Bộ Quốc phòng Liên Xô ngày 30/ 9/1969).

Học viên của hầu hết các trường quân sự Xô Viết khi nghiên cứu các tính năng kỹ- chiến thuật của vũ khí các quốc gia là kẻ thù tiềm năng đã rất ngạc nhiên và thán phục khả năng của các tên lửa “Tomahaw” và “Harpoon” Mỹ- chúng có thể bay ở độ cao cực thấp với tốc độ lớn, và còn có thể bay bám theo địa hình.

Có lẽ, chỉ có những quân nhân phục vụ trong binh chủng Tên lửa Xô Viết mới biết rằng Quân đội Liên Xô cũng có một kiểu vũ khí tương tự- các tên lửa có cánh Liên Xô.

Công tác thiết kế, chế tạo và thử nghiệm trên thực địa tên lửa có cánh Liên Xô được giữ bí mật tuyệt đối. Đến bây giờ thì chúng ta có thể quan sát các đoạn video cảnh phóng "Kalibr" từ Biển Caspian vào các trận địa của chiến binh ở Syria gần như ở chế độ thời gian thực, chứ trong những ngày đó (trước đây), bất kỳ một thông tin nào về tên lửa có cánh đều được đóng dấu "Tối mật" (nói cho đúng thì hiện nay các tính năng kỹ- chiến thuật chính xác của “Kalibr”, chứ chưa nói đến các “Zircon” siêu thanh, cũng vẫn đang được giữ bí mật).

Và lần đầu tiên, khi tên lửa có cánh Xô Viết đã sẵn sàng chờ lệnh phóng là vào năm 1962, khi Liên Xô tiến hành Chiến dịch “Anadyr” và bí mật đưa các hệ thống tên lửa “Meteor” (“Sao băng”) đến Cuba trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng Caribe.

Chính những tên lửa này đã trở thành “nhân vật chính” của chiến dịch đặc biệt, tuy vẫn không làm lu mờ vai trò của các hệ thống phòng không S-75, các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa chiến thuật “Luna” (“Mặt Trăng”) và “Sopka” (“Ngọn đồi”).

Tổ hợp “Meteor” (“Sao Băng”) phóng tên lửa có cánh lớp “đất đối đất” độc nhất vô nhị vào thời điểm đó được đưa vào trang bị cho Quân đội Liên Xô tháng 3/1957.

Kiểu tên lửa được đưa đến Hòn đảo Tự do (Cuba) khi đó có ký hiệu là FKR-1 (viết tắt tiếng Nga- từ “Tên lửa có cánh chiến trường đầu tiên” và các chữ viết tắt này, để giữ bí mật, đã được giải mã thành "Fidel Kastro Rus-1"- cũng viết tắt là FKR-ND).

Các tính năng kỹ- chiến thuật của nó khá khiêm tốn so với tiêu chuẩn hiện nay, và dù tầm bắn lúc đầu chỉ 80 km và sau được Tổng công trình sư Vladimir Chelomey nâng lên tới hơn 200 km, nhưng kiểu tên lửa có cánh này cũng đã làm "kẻ thù" khiếp vía vì nó có thể mang đầu tác chiến hạt nhân.

(Xin mở ngoặc ngắn- Vladimir Nikolayevich Chelomey – sinh 30/6/ 1914 tại Siedlec, Ba Lan hiện nay, mất ngày 8/12/1984 tại Matxcova- Liên Xô. Tổng công trình sư kỹ thuật tên lửa- vũ trụ, nhà khoa học lĩnh vực cơ khí và điều khiển học. Hai lần Anh hùng Lao động XHCN (1959, 1963). Giải thưởng Lenin và ba giải thưởng Nhà nước Liên Xô-ND).

Quân đội Mỹ đã đi trước Quân đội Liên Xô trong lĩnh vực tên lửa có cánh, nhưng khoảng cách giữa hai bên không quá lớn. Tên lửa MGM-1 Matador- tên lửa cận âm chiến thuật phóng từ mặt đất đầu tiên của Mỹ có tầm bắn tới 1. 000 km được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị năm 1951 (đến năm 1954, những tên lửa này đã được triển khai tại Châu Âu).

Nhưng Liên Xô khi đó cũng đã có các tên lửa có cánh các biến thể khác nhau. Điểm giống nhau ban đầu của các tên lửa có cánh đầu tiên của Liên Xô và của Mỹ- đều có gốc từ “chiến lợi phẩm” – bom bay V-1 thu được của Quân Đức năm 1944.

Và cả hai đồng minh trong liên minh chống Phát xít ở hai bên bờ đại dương khi đó đều dựa vào những nguyên lý cơ bản của bom bay V-1 Đức để chế tạo tên lửa có cánh của mình.

Về sau này, các nhà khoa học Mỹ và Liên Xô mới xây dựng các trường phái kỹ thuật tên lửa riêng và chế tạo những kiểu tên lửa có cánh khác biệt của mình,- nhưng nói chung, tất cả các tên lửa đó đều có “nguồn gốc Đức”.

Cách đây không lâu, “Rosatom” (Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga –ND) vừa mới giải mật một sắc lệnh về việc chế tạo tên lửa có cánh đầu tiên của Liên Xô – đó là sắc lệnh giao nhiệm vụ chế tạo kiểu tên lửa có cánh trang bị cho tàu ngầm, nhưng phóng khi tàu nổi trên mặt nước- tên lửa này được đặt mã số là P-5.

Mệnh lệnh bí mật của Bộ Chế tạo máy hạng trung Liên Xô (thực chất đó là một bộ của chính phủ Liên Xô chịu trách nhiệm về ngành công nghiệp hạt nhân– kể cả sản xuất đầu đạn hạt nhân- Bộ này là tiền thân của “Rosatom” ngày nay- ND) này được ký năm 1955.

Theo đó, Bộ chế tạo máy hạng trung giao Phòng Thiết kế- Thử nghiệm số 52 chế tạo 40 quả đạn cho tổ hợp P-5 để thử nghiệm trên tàu ngầm. Qua nghiên cứu các tàu liệu lưu trữ của “Rosatom”, ta có thể khẳng định rằng P-5 là kiểu tên lửa có cánh phóng từ biển đầu tiên trên thế giới với các cánh tự mở sau khi phóng.

Tên lửa P-5 được đưa vào trang bị cho tàu ngầm năm 1959, còn từ năm 1962, nó bắt đầu trang bị cho các tàu nổi. Nhân tiện xin bổ sung thông tin là các tên lửa “Harpoon” phóng từ tàu ngầm biến thể UGM-84 Mỹ mãi đến năm 1977 mới được đưa vào trang bị, còn tên lửa “Tomahawk” trang bị cho tàu ngầm được Hải quân Mỹ triển khai trực chiến năm 1983.

Tuy nhiên, cũng phải cần nhấn mạnh một ý- Mỹ chỉ tập trung ưu tiên phát triển tên lửa có cánh tầm xa phóng từ trên không (máy bay), chứ không ưu tiên phát triển tên lửa có cánh phóng từ biển (tàu nổi và tàu ngầm).

Tên lửa hành trình P-5 quả thực có thể được gọi là “bà” của “Kalibr”, vì khi chế tạo P-5 các công trình sư Xô Viết khi đó đã ứng dụng rất nhiều những nguyên lý cơ bản mà hiện nay ngành chế tạo tên lửa vẫn đang dùng.

Như nhiều người kể lại, Tổng công trình sư Vladimir Chelomey ngay từ năm 1954 đã có lần mở tung cả hai cánh cửa sổ và nói với các đồng nghiệp rằng “các cánh của tên lửa sẽ được mở ra như vậy khi bay”.

Có nghĩa là, một năm trước khi có lệnh triển khai thiết kế (sắc lệnh như đã nói ở trên-ND), đã có những ý tưởng và nguyên lý cho P-5 trong tương lai, còn sắc lệnh (như đã nói trên) chỉ là một phương tiện pháp lý để chắc chắn đảm bào cung cấp kinh phí và ở một chừng mực nào đó đảm bảo rằng "sản phẩm" sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt. Và mọi việc đã diễn ra đúng như vậy.


P-5 có những khác biệt rất đáng kể so với tất cả các tên lửa thời kỳ đó, kể cả cả với đối thủ cạnh tranh chính là tên lửa P-10 do Phòng thiết kế Taganrog của Georgy Beriev chế tạo.

Container chứa tên lửa nằm ngang khi tàu ngầm di chuyển, trước khi phóng, nắp được mở và container nâng lên đến góc cần thiết để phóng (15 độ). Động cơ phóng và động cơ hành trình được khởi động ngay trong container, và cánh được mở - sau khi tên lửa đã ra khỏi container. Nhờ vậy, tốc độ bắn tăng lên và giảm được thời gian tàu nổi trên mặt nước (khi đó chưa có công nghệ phóng tên lửa từ dưới mặt nước).

Kết quả là tên lửa có cánh P-5 (theo định danh của NATO - SS-N-3C) đã được đưa vào trang bị và có nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất bằng cả đầu đạn bộc phá lẫn đầu đạn hạt nhân. Với trọng lượng phóng là 5,4 tấn, đường kính khoảng 1 mét và chiều dài 10,8 m, tên lửa có tầm bắn 500 km với tốc độ 1.300 km/h.

Kiểu tên lửa này được trang bị cho tàu ngầm diesel-điện dự án 651 (đã có 16 chiếc tàu ngầm dự án này được đưa vào trực chiến). Vào cuối những năm 1980- đầu những năm 1990, những chiếc tàu ngầm dự án trên được thanh lý và các tên lửa có cánh phóng từ biển đầu tiên P-5 được sử dụng làm mục tiêu trên không (cho huấn luyện và diễn tập).

Trong loạt tên lửa dòng này, sau đó lần lượt xuất hiện các tên lửa có cánh hiện đại hóa P-6 trang bị cho hạm đội tàu ngầm, P-35 "Progress"- cho các tàu nổi. Những tên lửa nói trên (P-6 và P-35) đã trở thành loại vũ khí chính cho các tàu hạng nặng Hải quân Liên Xô thời kỳ đó - các tàu tuần dương “Grozny”, “Varyag”, “Đô đốc Fokin”, “Đô đốc Golovko”, cũng như cho một số tàu chống ngầm lớn, sau được cải hoán thành các tàu tuần dương mang tên lửa.

Tuy nhiên, thời thế thay đổi và hạm đội tàu ngầm cần loại vũ khí mới - tên lửa có cánh phóng khi tàu ngầm đang lặn sâu dưới biển.

Trong lịch sử tên lửa có cánh, Liên Xô-Nga đã chế tạo được nhiều mẫu tên lửa- nhiều không kém bất kỳ quốc gia nào khác, kể cả Mỹ. Bắt đầu từ năm 1944 với tên lửa 10KHN được chế tạo theo mẫu tên lửa V-1 của Đức và tiếp theo là 16KH, tất cả các dự án tiếp theo còn lại đều có “gốc Liên Xô” và sau đó là “gốc Nga”.

Tổng cộng – đã có hơn 20 mẫu tên lửa có cánh đã và đang có trong trang bị của Quân đội Nga. Trong số đó có cả "Kalibr" nổi tiếng hiện nay.

Đã có thêm một thế hệ tên lửa có cánh mới nữa của Nga – đó là các tên lửa có cánh siêu thanh (M>5) – như “Kinzhal” và “Zircon”, - những tên lửa mới này hiện chưa có đối thủ cạnh tranh xứng tầm.

Tên lửa có cánh siêu thanh X-51A Waverider đang được thiết kế tại Mỹ và được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt để phục vụ học thuyết “Chiến tranh chớp nhoáng toàn cầu” với yêu cầu chính là giảm thời gian bay - rõ ràng là còn lâu mới theo kịp các đối thủ Nga (tức Kinzhal” và “Zircon”).

https://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/kalibr-nga-sinh-ra-tu-dau-la-ten-lua-goc-duc-3392053/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Xe tăng T-72B3 sẽ sớm có phiên bản không người lái
(Vũ khí) - Ngày 14/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã tham quan và kiểm tra các mẫu xe chiến đấu, xe tăng thế hệ mới dành cho Quân đội Nga.

Trong các mẫu xe tăng mới đáng chú ý có phiên bản không người lái của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3.

Thông tin về biến thể robotic của xe tăng T-72B3 chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng nó sẽ vẫn đầy đủ đặc điểm chiến đấu của nguyên bản và được tích hợp sâu công nghệ điều khiển học (robotic) với sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo. Hiện tại, Nga đang theo đuổi nhiều chương trình phát triển phương tiện chiến đấu lục quân.

Liên Xô phát triển xe tăng T-72 trong giai đoạn 1966-1969 và chính thức trang bị cho quân đội từ năm 1973. Đây là dòng xe tăng hiện đại được sản xuất nhiều nhất trên thế giới với khoảng 30.000 xe ở Nga và khoảng 6.000 xe ở nước ngoài thông qua giấy phép nhượng quyền sản xuất. Xe tăng T-72 khi xuất hiện được coi là bước đột phá về công nghệ xe tăng của Liên Xô với những trang bị mới về hệ thống ngắm bắn, nạp đạn tự động và vỏ giáp compusite.

Gói nâng cấp T-72B3 được giới thiệu từ đầu những năm 2000 với mục tiêu kéo dài và nâng cao khả năng chiến đấu của các đơn vị T-72B vốn là xương sống của Quân đội Nga. Ở gói nâng cấp B3, xe tăng T-72 được được trang bị công nghệ mới từ xe tăng T-90 giúp nâng cao khả năng sống sót và chiến đấu.

Pháo chính mới 2A46M-5 của T-72B3 bền bỉ và chính xác hơn. Hệ thống nạp đạn tự động nâng cấp cho phép T-72B3 bắn đạn thanh xuyên dưới cỡ mới và tên lửa mới được phát triển cho T-90A.

Hệ thống ngắm bắn đa kênh Sosna-U giúp T-72B3 có khả năng phát hiện, nhận diện mục tiêu xe tăng từ khoảng cách 10.500 m vào ban ngày và 2.200 m ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Khả năng bảo vệ và cơ động của T-72B3 cũng được tăng cường với hệ thống vỏ giáp, động cơ mới tương đương với xe tăng T-90A.


Quân đội Nga đã nâng cấp khoảng 1.400 chiếc T-72 lên chuẩn T-72B3. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Tăng-thiết giáp Quân đội Nga cùng với các đơn vị xe tăng T-80U và T-90A. Xe tăng T-72B3 cũng đang được sử dụng tại giải đấu Tank Biathlon, trong khuôn khổ Army Games 2019.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/xe-tang-t-72b3-se-som-co-phien-ban-khong-nguoi-lai-3392064/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Khà Khà chỉ xe tank Nga mới có công nghệ đỉnh cao như thế này
  1. xe tank Nga có auto load, tự động thay đạn, tank nato ko có (trừ tank fap)
  2. xe tank Nga có giáp phản ứng nổ, xe tank nato ko có, mãi sau này m1a3 mới học theo, nhưng chưa ra chiến trường chưa biết sao
  3. xe tank Nga có giáp chủ động APS, xe tank NATO ko có (trừ thăng Israel, nhưng tank Israel ko phải trong khối nato và tank mới nhất của Mỹ m1a3 nhưng ko rõ hiệu quả ntn)
  4. xe tank Nga tổ lái chỉ còn 3 người, tương lai là ko người lái, quá hiện đại vì nhờ có autoload, xe tank nato phải 4-5 người, 1-2 người thay đạn, vậy thử xem công nghệ nato tốt hơn công nghệ Nga ở điểm nào nhỉ ?
  5. Fan Mỹ hay chống chế Abram ko dùng autload mà dùng người thay đạn bằng tay, nhằm tin cậy hơn, trong khi các nước đồng minh Mỹ gồm Fap, Nhật, Hàn cũng có công nghệ tự động hóa cao ko thua gì Mỹ cũng trang bị autoload cho xe tank của họ, nếu nói hệ thống nạp đạn tự động kém tin cậy vậy Abram nên bỏ hết máy đo xa laze, máy ngắm quang học, hồng ngoại, hệ thống cân bằng điện tử nòng pháo, chỉ dùng mắt người ngắm bắn cho chính xác và tin cậy như Mỹ và fan Mỹ hay chống chế vụ Abram ko có autoload
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ choáng vì phương tiện không thể bị đánh chặn của Iran
(Vũ khí) - Giới quân sự Mỹ thực sự bất ngờ và chưa có cách đối phó với phương tiện tấn công Bavar-2 của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Sự nguy hiểm của Bavar-2 đã được chuyên gia Sebastien Roblin của tạp chí National Interest nói đến trong bài viết mới được đăng tải của mình.

Bất chấp lệnh cấm vận của phương Tây trong những năm qua, Iran liên tiếp chứng minh được sức mạnh quân sự của mình khi lần lượt cho ra mắt nhiều loại vũ khí và phương tiện quân sự cực tối tân, đặc biệt trong đó là phương tiện bay hiệu ứng bề mặt (GEV) hay Ekranoplan (cách gọi của Nga).

Biên đội Bavar-2 của Iran.
Những nguyên mẫu GEV đầu tiên của IRGC được đặt tên là Bavar-1 (với nguyên mẫu thử nghiệm) được giới thiệu năm 2006 và Bavar-2 cho phiên bản chính thức. Chỉ 4 năm sau mẫu đầu tiên, IRGC tuyên bố đã đưa vào trang bị ít nhất 3 biên đội Bavar-2.

Tuyên bố của IRGC khi đó khiến giới quân sự Mỹ ngỡ ngàng bởi ở thời điểm đó Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa GEV vào hoạt vì mục đích quân sự. Điều mà đến cả "cha đẻ" của Ekranoplan là Liên Xô chưa thể.

Theo những thông tin được IRGC tiết lộ, Bavar-2 được trang bị súng máy hạng nặng, camera có khả năng chụp ảnh ban đêm, thiết bị truyền tín hiệu. Chúng có khả năng ghi và truyền dữ liệu với tốc độ của thời gian thực.

Trong thời gian tới, những phương tiện tấn công đặc biệt này sẽ được IRGC tích hợp tên lửa chống hạm hạng nhẹ để đối phó với tàu đổ bộ và đủ sức khiến khu trục hạm đối phương mất khả năng chiến đấu. Nhưng điều đặc biệt của Bavar-2 không nằm ở vũ khí mà chúng được coi là phương tiện tấn công gần như không thể bị đánh chặn và đặc biệt nguy hiểm khi thực hiện tấn công theo kiểu bầy đàn.

Theo chuyên gia Sebastien Roblin, Bavar-2 được thiết kế để bay ở độ cao không quá 6m. Chế độ bay tiết kiệm nhất là ở độ cao từ 0,8-1,5m khi hiệu ứng bề mặt lớn hơn cả. Khác với các loại xuồng, Bavar-2 có thể bay trên băng, tuyết và bãi băng trên mặt nước (sông, hồ, biển).

"Xét từ quan điểm quân sự, không thể diệt Bavar-2 bằng tên lửa phòng không, bởi vì nó bay quá thấp đối với các tên lửa này. Trong khi đó, tên lửa chống tàu gần như không thể đối phó được Bavar-2 bởi vì nó không chạm vào mặt nước và chuyển động quá nhanh", vị chuyên gia này thừa nhận.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-choang-vi-phuong-tien-khong-the-bi-danh-chan-cua-iran-3392173/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiêm kích Nga vờn tàu sân bay Mỹ năm 2000
Tiêm kích Su-27 Nga lượn trên đầu tàu sân bay USS Kitty Hawk suốt 40 phút mà không bị cản trở do sự thiếu sẵn sàng của chiến hạm Mỹ.

"Ngày 17/10/2000, một cường kích Su-24 và tiêm kích Su-27 Nga bay qua đầu tàu sân bay USS Kitty Hawk trên biển Nhật Bản. Hành động này dường như đã khiến thủy thủ đoàn của con tàu bất ngờ, không kịp triển khai máy bay trực chiến lên chặn biên đội phi cơ Nga", Bộ tư lệnh Di sản và Lịch sử hải quân Mỹ viết trên trang web chính thức.

Đây được coi là thất bại đáng xấu hổ của hải quân Mỹ khi biên đội máy bay Nga lượn nhiều vòng qua tháp chỉ huy hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk ở độ cao chỉ 60 m mà không bị bất cứ chiến đấu cơ nào của không đoàn tàu sân bay cản trở.


Boong tàu USS Kitty Hawk được phi công Nga chụp ảnh ngày 17/10/2000. Ảnh: USNI.

"Biên đội Su-27 và Su-24 vọt qua đầu chúng tôi với tốc độ hơn 900 km/h. Họ lượn thêm hai vòng trước khi chúng tôi có thể cho một máy bay tác chiến điện EA-6B Prowler xuất phát. Tiêm kích Su-27 vờn quanh nó như thể một con gấu sắp ăn thịt con mồi, tổ lái Prowler phải gào lên cầu cứu trước khi chiến đấu cơ F/A-18 đầu tiên rời boong", một sĩ quan giấu tên trên đài chỉ huy USS Kitty Hawk khi đó tiết lộ.

Phi công Nga thậm chí còn chụp ảnh boong tàu sân bay Mỹ, cho thấy sự hỗn loạn khi thủy thủ đoàn cố gắng chuẩn bị cho chiến đấu cơ xuất phát, còn phần lớn máy bay đang trong trạng thái nghỉ, không thể cất cánh. Bức ảnh được tư lệnh không quân Nga gửi tới hạm trưởng USS Kitty Hawk bằng email, trước khi được đăng trên tạp chí nội bộ của hải quân Mỹ vào năm 2003.

Đại tá Kevin Wensing, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, khẳng định nhóm tác chiến tàu sân bay Kitty Hawk đã phát hiện biên đội máy bay Nga qua radar và áp dụng hành động phù hợp. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tàu sân bay Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ và bị động trong sự việc này.

"Boong tàu rõ ràng không đủ điều kiện để tiêm kích xuất phát. USS Kitty Hawk mất tới 40 phút kể từ khi có lệnh xuất kích cho đến khi chiếc EA-6B Prowler cất cánh. Nó vốn không thể làm nhiệm vụ đánh chặn và cũng không phải đối thủ của biên đội chiến đấu cơ Nga", sử gia Mark Turner nhận xét.


USS Kitty Hawk diễn tập ngoài khơi Nhật Bản năm 2007. Ảnh: US Navy.

"Các máy bay trên boong đáng lẽ phải duy trì trạng thái trực chiến cao và sẵn sàng cất cánh trong vòng chưa đầy 15 phút khi tàu sân bay di chuyển ở khu vực chiến lược gần Nga, Triều Tiên và Nhật Bản. Họ hoàn toàn bất ngờ và không sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm đó", một cựu phi công tiêm kích hạm Mỹ từng triển khai ở biển Nhật Bản đánh giá.

Sự việc khiến hạm trưởng Allen G. Myers căng thẳng tới mức ra lệnh duy trì trạng thái trực chiến 24/24, yêu cầu các tiêm kích F/A-18 xuất phát nhiều lần để giám sát những máy bay hoạt động gần USS Kitty Hawk. Không quân Nga sau đó tiếp tục điều máy bay tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk, nhưng các tiêm kích Mỹ đều kịp xuất phát để xua đuổi từ xa.


https://vnexpress.net/the-gioi/tiem-kich-nga-von-tau-san-bay-my-nam-2000-4016214.html
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
AH-64D Saudi bị tên lửa vác vai thời Liên Xô cũ bắn hạ tại Yemen

Theo thống kê AH-64 đã bị bắn hạ gần trăm chiếc tại Iraq, Kosovo và Yemen

https://aviation-safety.net/wikibase/type/H64/2


So sánh với Ka-50/52 thực chiến từ năm 1996 ở Checnia cho tới Syri chưa bị phòng không nào bắn hạ

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
'Viện sỹ Ageev': Trận chiến vô hình dưới độ sâu 6.000 mét

(Bình luận quân sự) - GUGI (viết tắt tiếng Nga- Tổng cục nghiên cứu nước sâu) đang “bủa” lưới tình báo quanh nước Mỹ

Lại xin tiếp tục loạt bài của chuyên gia quân sự, kỹ sư Nga Vladimir Tuchkov về chuyên đề vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga và các nước. Bài lần này có tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 26/11/2019.

Tàu nghiên cứu “Viện sỹ Ageev” (Ảnh: bmpd.livejournal.com/)
Lễ hạ thủy tàu nghiên cứu hải dương học “Viện sỹ Ageev” dự án 16450 (mã số Garage-Guys) vừa được tổ chức tại xưởng đóng tàu Kanonersky trên đảo Kanonersky - thành phố St. Petersburg.

Do con tàu này được chế tạo riêng cho Tổng cục nghiên cứu nước sâu (GUGI) của Bộ Quốc phòng LB Nga, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi đại diện các cơ quan truyền thống không được phép có mặt tại buổi lễ. Cũng tương tự như với tất cả các sự kiện khác có liên quan đến GUGI - một trong cơ cấu bí ẩn nhất của Nga hiện nay.

Chỉ có điều- lễ hạ thủy diễn ra vào ban ngày, chứ không phải vào ban đêm như trường hợp hạ thủy một tàu ngầm hạt nhân khác trước đó được nhiều chuyên gia cho là phương tiện mang các thiết bị bị hạt nhân không người lái “Poseidon” hay được nói tới thời gian gần đây.

Tại buổi lễ hạ thủy ngày 21/ 11 vừa qua, không có một người “ngoài cuộc” nào – chỉ có các đại diện của GUGI, xí nghiệp- nhà thiết kế và hai nhà máy đóng tàu trực tiếp tham gia sự án đóng con tàu này (?Viện sỹ Ageev”).

Tàu "Viện sỹ Ageev" được giữ bí mật đến mức ngay cả kích thước và lượng giãn nước của nó cũng không được tiết lộ. Nhưng ta có thể khẳng định- vì đây là con tàu là nghiên cứu đại dương, có nghĩa là được chế tạo để hoạt động trên các đại dương, thực hiện những chuyến đi dài nhất, xa nhất, kể cả đến tận bờ biển nước Mỹ- nên chắc chắn nó phải thuộc về lớp tàu hạng nhất. Vì thế nên có thể cho rằng lượng giãn nước của nó không dưới 10 nghìn tấn, và, có thể, còn lớn hơn thế.

Nhưng cần phải nói ngay rằng lần hạ thủy này (ngày 21/11 vừa qua) không phải là lần hạ thủy đầu tiên của "Viện sỹ Ageev". Tàu này được khởi công đóng tháng 9/2016 tại Nhà máy đóng tàu “Pella” (Thị trấn Otradnoe tại tỉnh Leningrad, cách Sant- Peterburg khoảng 40km-ND) theo một dự án do Phòng dự án- thiết kế Phương Bắc đề xuất.

Và chỉ đến tháng 12/2017, tàu đã được âm thầm hạ thủy “kỹ thuật”. Giai đoạn hoàn thiện tàu tiếp theo được tiếp tục cho đến hết năm 2017,- nhưng sau đó (đầu năm 2018) mọi công việc hoàn thiện tàu được lệnh dừng lại. Nhiều khả năng là dự án phải điều chỉnh lại một hạng mục do bên đặt hàng bổ sung một số yêu cầu kỹ thuật mới.

Đến ngày 31/ 8 năm nay (2019), "Viện sỹ Ageev" đã được tàu kéo lai dắt theo sông Nheva đến Nhà máy đóng tàu Kanonersky. Theo khẳng định của trang BMPD, sở dĩ có quyết định như vậy (đưa “Viện sỹ Ageev đến Nhà máy đóng tàu Kanonersky-ND) là do Nhà máy đóng tàu “Pella” không có đủ năng lực sản xuất để tiếp tục các công việc hoàn thiện con tàu.

Và lần này (21/11)- tàu đã được thủy chính thức. Không có một thông tin nào về việc tàu “Viện sỹ Ageev” đã được hoàn thiện xong và bàn giao cho GUGI vào lúc nào.

Chí có thể thấy rất rõ một điều rằng GUGI đang cực kỳ cần con tàu này, bởi vì như đã thấy- nó được đóng với một tốc độ nhanh kỷ lục, dù có tính cả một thời gian phải tạm dừng để chờ điều chỉnh bố sung một số yêu cầu mới như đã nói ở phần trước.

Cũng không có bất kỳ thông tin nào về chức năng của tàu.Tuy nhiên, nếu chịu khó phân tích kỹ những bức ảnh “rò rỉ”, có thể được rút ra được một vài kết luận.

Và ngay cả việc nó được trang bị cho TỔNG CỤC NGHIÊN CỨU NƯỚC SÂU (tác giả viết hoa-NF) cũng cung cấp cho chúng ta một số thông tin khả tín nhất định. (đó là) Kết cấu hình trụ hình trụ mà chúng ta được thấy (qua ảnh rò rỉ) ở giai đoạn dựng thân tàu cho thấy tàu có thể sẽ được sử dụng để “hạ thủy” thợ lặn sâu dưới nước và những thiết bị cần thiết cho công việc của họ ở sâu dưới biển- một chiếc chuông lặn hoặc một thiết bị hoạt động ở vùng biển sâu có người lái.

Hoặc có thể là các phương tiện hoạt động độc lập điều khiển từ xa được trang bị các thiết bị cần thiết, trước hết là các thiết bị trinh sát.

Có nghĩa là “Viện sỹ Ageev” có chức năng giải quyết một phần trong số những nhiệm vụ lâu nay vẫn được giao cho các thiết bị “Losharik”. Nói cho đúng, "Losharik" hoạt động bí mật, được thả từ tàu ngầm, và có thể thực hiện các nhiệm vụ biệt kích.

Các chiến dịch trinh sát nước sâu (của Nga) được thực hiện trên những khu vực có các tuyến cáp ngầm dưới biển của Mỹ và các nước NATO,- tức những tuyến cáp truyền thông tin mật trong các mạng thông tin của Hải quân Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hải quân Nga sử dụng thiết bị chuyên dụng đặc biệt- gắn nó vào cáp ngầm và thiết bị này sẽ truyền các dữ liệu thu được về tàu mang nó.

Bằng cách này (gắn thiết bị vào cáp), còn có thể “nhồi” nhiễu vào các tuyến cáp để làm tê liệt hoạt động của các kênh thông tin trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp cần thiết , có thể cắt đứt cáp và như vậy sẽ làm tê liệt các tuyến cáp đó trong một khoảng thời gian dài và đối phương sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khôi phục lại. Và đây chính là kịch bản mà người Mỹ sợ nhất.

Nói cho đúng, người Mỹ giờ cũng đã sợ rồi, dù “Viện sĩ Ageev” còn chưa sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lý do là vì GUGI còn có một tàu hải dương học rất hiện đại khác- đó là tàu “Yantar” dự án 22010. Người ta biết nhiều thông tin hơn về nó (so với những thông tin về tàu “Viện sỹ Ageev”).

Tàu này (“Yantar” ) có lượng giãn nước 5.250 tấn. Chiều dài - 108 m, chiều rộng 17 m. Cự ly hoạt động – 8.000 dặm. Tàu được trang bị hai phương tiện lặn sâu có thể làm việc dưới nước ở độ sâu hơn 6 km (6.000m).

Tàu “Yantar” được đưa vào khai thác tháng 5/2015. Và ngay lập tức đã làm cho Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cực kỳ lo lắng sau khi nó thực hiện một chuyến hải trình dọc bờ biển phía Đông nước Mỹ.

Khi “Yantar” đi qua khu vực bờ biển Canada và tiến về phía nam, Mỹ đã huy động nhiều tàu, máy bay và vệ tinh theo dõi chặt chẽ. Tại sao vậy? vì "Yantar" đi ngang qua các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân Mỹ,- đồng thời đi cắt ngang qua các tuyến cáp ngầm.

Tất nhiên, không có bất kỳ thông tin nào từ phía Nga hay từ phía Mỹ về chuyến “săn lùng” tàu hải dương học Nga làm việc cho GUGI của Mỹ nói trên.. Tuy nhiên, xuất hiện một số bằng chứng gián tiếp cho thấy rằng Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ đã “chuyển trạng thái - từ bất an sang hoảng loạn.

Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (khi đó) đột nhiên ra thông báo cho biết là tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo SSBN-742 Wyoming (lớp “Ohio”) sắp có mặt Scotland. Trong khi những thông tin kiểu này là dạng thông tin tuyệt mật- cả Hải quân Mỹ lẫn Hải quân Nga chưa bao giờ công bố những thông tin như vậy vì ưu thế quan trọng nhất của tàu ngầm chiến lược là khả năng “tàng hình” (giữ bí mật) tuyệt đối.

Sự xuất hiện của một thông tin như vậy của Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ cho phép chúng ta nghĩ tới khả năng là tàu "Yantar" Nga đã phát hiện được chiếc tàu ngầm này (SSBN-742 Wyoming). Cũng như cũng đã chặn và thu được những thông tin truyền qua cáp ngầm về hải trình và mốc thời gian tàu Mỹ sẽ đến địa điểm tiếp theo trên hành trình.

Và đây không phải là một câu chuyện khoa học viễn tưởng, mà nó hoàn toàn là những công nghệ thực tế. Tại Nga, trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu – thiết kế- thử nghiệm mang tên “Garmoniya” (Harmony), các kỹ sư Nga đã thiết kế chế tạo được một hệ thống giám sát không gian ngầm dưới nước có khả năng phát hiện các tàu ngầm.

Đó là một mạng các thiết bị dò âm dưới nước (cả máy dò thụ động và chủ động) đặt dưới đáy biển. Những thông tin thu được từ mạng này sẽ được truyền về sở chỉ huy, và tại sở chỉ huy- chúng (những thông tin đó) được xử lý trên máy tính để có thể “hiển thị được” một bức tranh về tình huống dưới nước.

Vì vậy, "chuyến thăm" của "Yantar" đến bờ biển nước Mỹ rất có thể là một chuyến đi “khảo sát” để chuẩn bị cho việc lắp đặt một mạng thiết bị dò âm như vậy (hệ thống “Harmony”).

Cũng cần phải nói rằng, từ cách đây rất lâu, hơn 60 năm trước, người Mỹ đã lắp đặt một mạng thiết bị thủy âm tương tự như vậy- nó được gọi là SOSUS (SOund SUrveillance System). Tuy nhiên, mạng này chỉ có thể phát hiện một cách có hiệu quả những tàu ngầm thuộc thế hệ một và thế hệ hai.

Với sự xuất hiện của những tàu ngầm thế hệ ba với độ ồn đã giảm rất đáng kể, hệ thống SOSUS này của Mỹ đã không còn ý nghĩa thực tế. Nó vẫn có thể cung cấp các dữ liệu về tọa độ của tàu ngầm (thế hệ ba) nhưng với sai số lên tới 200 km.

Vâng, tàu ngầm thế hệ ba đã thế, trong khi bây giờ đã là các tàu ngầm thế hệ thứ tư . Hệ thống SOSUS Mỹ thực sự đã trở nên hoàn toàn vô dụng, nhưng tháo dỡ nó lại quá tốn kém.

“Harmony" Nga được chế tạo để phát hiện các tàu ngầm các thế hệ mới nhất với sai số (về vị trí) tối thiểu, tức dưới ngưỡng sai số cho phép và cung cấp các dữ liệu về chúng (các tàu ngầm đối phương) cho các máy bay chống ngầm và các tàu ngầm đa năng để “xử lý”.

Xin nói thêm rằng, tại lễ hạ thủy “Viện sỹ Ageev” hôm 21/11/ vừa rồi, trong số những đại diện cho những phòng thiết kế tham gia thiết kế, không chỉ có các chuyên gia từ Phòng thiết kế Trung ương Nhevski, mà còn có cả các kỹ sư của Phòng thiết kế “Malakhit”.

Trong khi như đã biết, (Phòng thiết kế) “Malalkhit", chính là đơn vị nghiên cứu chế tạo hệ thống (mạng) thiết bị phát hiện tàu ngầm “Harmony” như nói ở phần trên .

Hoàn toàn có thể hiểu được là triển khai lắp đặt một hệ thống toàn cầu đòi hỏi phải thực hiện dự án chế tạo một loạt tàu, chứ một mình “Yantar” sẽ không thể đảm đương nổi nhiệm vụ khó khăn này.

Trong đội tàu của GUGI, hiện ngoài “Yantar”, còn có một tàu hải dương học nữa – đó là “Viện sĩ hàn lâm Kovalev”. Trong năm tới (2020),GUGI sẽ nhận thêm (tàu)"Viện sĩ Aleksandrov”. Tất cả các tàu đó đều có khả năng hoạt động trên đại dương .

Hiện hai tàu nữa là "Diamond" và "Evghenhi Gorigledzhan" cũng đã được hạ thủy và đang được lắp đặt trang thiết bị. Tất cả những tàu này đều là nhũng tàu hoạt động trên các đại dương. Sau một thời gian ngắn nữa, tàu “Viện sĩ Ageev” mới hạ thủy cũng sẽ tham gia đội hình này.

Mới cách đây mấy ngày, đã có một thông tin mới về những chiến công của “Yantar “- tàu này đang thực hiện một “chuyến công tác xa” mới nữa tới tận bờ biển nước Mỹ.

Tạp chí Forbes “trân trọng” đưa tin rằng một tàu hải dương học “định hướng gián điệp”của Nga dù đang được bị lực lượng tuần tiễu của Hải quân Mỹ bám sát không rời mắt một phút , đã đột nhiên biến mất khỏi màn hình radar (Mỹ) trước khi nó tiến vào Biển Caribê. Có vẻ như Hải quân Mỹ lại đang có lý do để lo lắng về một chuyện gì đó.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/vien-sy-ageev-tran-chien-vo-hinh-duoi-do-sau-6000-met-3392383/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ sẽ phải bỏ ra ít nhất là 150 triệu USD cho hai 2 phi hành gia trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga, lên trạm nghiên cứu không gian ISS.


NASA sẽ mua hai chỗ trên tàu Soyuz của Nga để bay lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS nhằm đảm bảo sự hiện diện của các phi hành gia người Mỹ trên trạm này cho đến tháng 9 năm 2021, theo các tài liệu được đăng trên trang web của cơ quan mua sắm công Hoa Kỳ beta.sam.gov.

Hiện tại, tàu vũ trụ Nga “Soyuz MS-16” đến ngày 9 tháng 4 năm 2020 sẽ đưa phi hành gia cuối cùng của Mỹ là Christopher Cassidy bay lên trạm ISS theo hợp đồng đã ký giữa NASA và Roscosmos. Phi hành gia này sẽ ở lại trên trạm đến ngày 22 tháng 10.

Vào tháng 11, Roscosmos đã ấn định thành phần phi hành đoàn của các tàu vũ trụ Soyuz MS-17 (khởi hành ngày 14 tháng 10 năm 2020) và Soyuz MS-18 (khởi hành tháng 4 năm 2021).

Theo đó, mỗi tàu sẽ chở ba nhà du hành vũ trụ người Nga. Tuy nhiên vào cuối tháng 10 Tổng giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin cho biết ông đã nhận được thư từ người đứng đầu NASA James Bridenstine thông báo rằng phía Mỹ có thể yêu cầu ở mỗi con tàu nói trên dành cho họ một chỗ.

Trang web mua sắm công của Mỹ cho biết, NASA sẽ ký hợp đồng với Roscosmos để mua hai chỗ - một chỗ trên tàu Soyuz MS-17 và một chỗ trên tàu Soyuz MS-18. Nhờ đó cơ quan quản lý hàng không vũ trụ Mỹ đảm bảo cho đến tháng 9 năm 2021 trên trạm ISS tối thiểu có một phi hành gia người Mỹ để duy trì phân đoạn kỹ thuật được phân công của nước này trên trạm không gian ISS, đề phòng việc phóng tàu vũ trụ có người lái của mình bị trì hoãn.

Cần lưu ý rằng, nếu không mua lại những chỗ này trên tàu vũ trụ Soyuz thì kể từ tháng 10 năm 2020 trở đi, trên trạm ISS có thể sẽ vắng bóng phi hành gia Mỹ.

Vào năm 2011, hệ thống tàu vận tải con thoi có người lái sử dụng nhiều lần Space Shuttle của Mỹ đã ngừng hoạt động. Từ đó, chỉ có tàu vũ trụ Soyuz của Nga đưa phi hành đoàn lên trạm ISS.

Để tiếp tục kế hoạch đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế, Mỹ đã chế tạo những con tàu vũ trụ có người lái mới như Crew Dragon do hãng SpaceX chế tạo và Starline do hãng Boeing chế tạo. Tuy nhiên, những con tàu này còn cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể bay lên vũ trụ.


Phóng to
Mỹ vẫn đang phải phụ thuộc vào tàu vũ trụ chở người của Nga
Vào tháng 3, Crew Dragon đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm không người lái đầu tiên tới ISS; còn việc phóng con tàu vũ trụ Starline đầu tiên không có phi hành đoàn dự định tiến hành ngày 17 tháng 12.

Dự kiến cả hai con tàu sẽ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm chở phi hành đoàn trong sáu tháng đầu năm 2020. Nếu thành công, sau đó chúng sẽ được NASA cấp giấy chứng nhận thực hiện đầy đủ sứ mệnh đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ ISS.

Tuy nhiên, NASA vẫn cần phải mua chỗ trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đảm bảo sự hiện diện của phi hành gia Mỹ đến tháng 9/2021, đề phòng trường hợp các tàu vũ trụ Mỹ chưa đáp ứng được yêu cầu chở người lên vũ trụ.

Mặc dù không tiết lộ chi tiết về hợp đồng mới này, nhưng dựa trên hợp đồng mà NASA đã ký với Roscosmos vào năm 2015 về việc đưa 6 phi hành gia Mỹ lên trạm ISS với giá 490 triệu USD, chắc chắn đối tác Mỹ cũng phải bỏ ra ít nhất là 150 triệu USD cho hai chỗ ngồi trên tàu vũ trụ Soyuz.

Được biết, vừa qua Iran cũng dự kiến bắt đầu đàm phán với phía Nga về nội dung đưa phi hành gia của mình lên Trạm Không gian Quốc tế. Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Iran Javad Azari Jahromi tuyên bố rằng, Iran dự định đưa phi hành gia của nước mình lên vũ trụ, nhưng Tehran cần đến sự giúp đỡ từ Nga.

Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Iran Mortez Barari cho biết, với tư cách là một trong những đối tác chính của Trạm Không gian Quốc tế ISS, Hoa Kỳ không cho phép phi hành gia Iran bay lên Trạm này trên con tàu vũ trụ “Soyuz” của Nga; do đó, Iran chỉ có thể thuê riêng tàu vũ trụ của Nga và không được phép kết nối với ISS.
https://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-lai-chi-usd-cho-nga-de-mua-2-ghe-len-iss-3392384/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Có 1 sự thật là người Mỹ hoàn toàn ko giỏi về công nghệ vũ trụ, tất cả công nghệ vũ trụ hiện nay của Mỹ đều là bộ óc của ngoại quốc, hiện nay những người ủng hộ Mỹ (fan Mỹ) có thể kể lể về quá khứ họ đã từng lên vũ trụ, lên mặt trăng, nhưng tất cả những thành công đó đều là trí tuệ công nghệ Đức giúp sức chứ ko hề có trí tuệ của người Mỹ nào cả

Chiến dịch "dùng đầu người Đức" giúp Mỹ vượt qua Liên Xô

Ngay sau Thế chiến 2, nước Mỹ và Liên Xô đã rơi vào cuộc cạnh tranh quyết liệt, tận dụng những bộ óc thiên tài Đức để giúp phát triển công nghệ quân sự.



Bộ óc Đức quốc xã giúp nước Mỹ lần đầu tiên chinh phục Mặt trăng năm 1969.

Khi phát xít Đức sụp đổ, Mỹ, Anh và Liên Xô đã mở cuộc truy lùng khắp lãnh thổ Đức nhằm thu thập những nghiên cứu phát triển công nghệ, bí mật quân sự và cả những bộ óc thiên tài của Đức Quốc xã.

Mục đích của chiến dịch hết sức rõ ràng, Mỹ muốn ngăn không cho Liên Xô và cả đồng minh Anh thu thập được các công nghệ quân sự, vốn mang tính đột phá của phát xít Đức lúc bấy giờ. Mỹ cũng muốn vô hiệu hóa năng lực phát triển quân sự Đức sau Thế chiến 2.

Chiến dịch Cái kẹp giấy

Văn kiện mật của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ngày 6.7.1945 gửi Tổng thống Harry Truman, thuyết phục người đứng đầu nước Mỹ "thu nạp" những nhà khoa học Đức Quốc xã.

Giới chức Mỹ tin tưởng chiến dịch sẽ thu được thành công vang dội, đặc biệt trong bối cảnh, các nhà khoa học Đức bị truy lùng gắt gao vì tội ác chiến tranh.

Tổng thống Mỹ Harry Truman đồng ý triển khai Chiến dịch Cái kẹp giấy với điều kiện, không sử dụng những nhân vật máu mặt trong chính quyền Đức quốc xã có liên quan đến các tội ác chiến tranh.

Tuy vậy, để chiêu mộ được những nhân vật xuất chúng nhất trong hàng ngũ Đức Quốc xã, chính quyền Mỹ đã không ít lần “phạm luật” hay thậm chí là Công ước Geneva năm 1929. Chính quyền Mỹ thay đổi lý lịch, tiểu sử của các nhà khoa học Đức để loại bỏ hoàn toàn mối liên quan giữa họ và chủ nghĩa phát xít.



Nhóm các nhà khoa học tên lửa Đức tại Fort Bliss, Texas.

Một khi lý lịch được “thanh tẩy”, các nhà khoa học này được phép làm việc trong các dự án tối mật của Mỹ, được cấp quyền công dân Mỹ và sinh sống một cách bình thường.

Tên gọi Chiến dịch Cái kẹp giấy chính thức được sử dụng tháng 11.1945. Trong ngày 16.11.1945, 88 nhà khoa học Đức đã bí mật được đưa sang Mỹ với mục đích hỗ trợ trong việc phát triển công nghệ tên lửa.

Công nghệ Mỹ bắt nguồn từ bộ óc Đức Quốc xã

Trong cuốn sách “Operation Paperclip: The Secret Intelligence Program to Bring Nazi Scientists to America” (Chiến dịch Cái kẹp giấy: Chương trình tình báo bí mật đưa các nhà khoa học Đức tới Mỹ), tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ nhiều thông tin đáng giá. Nhà khoa học tên lửa Wernher von Braun, người đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo V-2 của phát xít Đức là nhân vật hàng đầu mà Mỹ muốn chiêu mộ. Khi đó, V-2 là tên lửa đạn đạo đầu tiên xuất hiện trong lịch sử.

Wernher von Braun là một trong những nhà khoa học Đức đến Mỹ đầu tiên, từ tháng 5.1945. Ngay khi đầu hàng, ông và các cộng sự được đón tiếp thịnh soạn tại một resort sang trọng ở dãy Alps.

“Chúng tôi được đối đãi bằng bữa sáng với trứng, cà phê và bánh mì, họ còn chuẩn bị sẵn giường ngủ ấm cúng cho mọi người. Ngay từ đầu, tôi biết mình sẽ không bị tra tấn hay đánh đập”, von Braun sau này kể lại cho nhà báo Mỹ. “Công nghệ tên lửa V-2 là thứ mà chúng tôi có, còn người Mỹ lại rất muốn sở hữu, muốn biết tất cả về loại tên lửa này.



Von Braun (giữa) khi còn phục vụ trong hàng ngũ Đức quốc xã năm 1942.

Ngoài ra, những người trong danh sách hàng đầu có Tiến sĩ Kurt Blome, chuyên gia về vũ khí hóa học, sinh học. Trong quá trình thẩm vấn, Blome thừa nhận đã thí nghiệm vũ khí giết người hàng loạt trên các nạn nhân là người Do Thái. Tuy nhiên, người Mỹ có vẻ không quan tâm đến tội ác này.

Georg Rickhey, chuyên gia xây dựng hầm ngầm không thể bị xuyên phá của phát xít Đức cũng rơi vào tay quân đội Mỹ. Đại tá Mỹ Peter Beasley nói với Rickhey: “Với tư cách là sỹ quan Mỹ, tôi muốn đất nước mình có được mọi kiến thức mà ông dày công nghiên cứu. Tôi đề nghị ông cùng đi với chúng tôi trở về Mỹ”.

Cho đến tháng Giêng năm 1946, hơn 160 nhà khoa học Đức cùng với gia đình đã bí mật sang Mỹ làm việc và sinh sống. Một số sống tại cơ sở đặc biệt ở Dayton, Ohio. Các nhà khoa học quân sự Mỹ tỏ ra không thích thú với đồng nghiệp Đức mới đến, bày tỏ cảm xúc từ “giận dữ đến thất vọng”.

Nhóm 115 nhà khoa học Đức nằm trong nhóm nghiên cứu về tên lửa được đưa đến Fort Bliss, Texas và Bãi thử Tên lửa White Sands, New Mexico với tư cách “chuyên viên Bộ Chiến tranh”. Họ có nhiệm vụ giúp quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa.



Von Braun cầm trên tay mô hình tên lửa tại Lầu Năm Góc năm 1955.

Wernher von Braun là người được đối đãi tốt nhất, ông còn bày tỏ tình yêu với nước Mỹ. Ở tuổi 46, von Braun được phép trở về Đức, cưới phụ nữ 18 tuổi và đưa cô này đến Mỹ. Điều duy nhất von Braun không hài lòng là người Mỹ quá chặt chẽ trong việc cấp ngân sách nghiên cứu. So với hồi làm việc cho Đức quốc xã, nhà khoa học này và cộng sự được trao nhiều quyền hơn.

Vài năm sau chiến tranh, số lượng nhà khoa học Đức sang Mỹ đã lên tới con số 1.600 người. Trong nỗ lực ngăn không cho dư luận biết được chính xác những gì xảy ra, quân đội Mỹ ra thông cáo tuyên bố đây là những người đàn ông hòa nhã, với mái tóc bạc và áo khoác thể thao Mỹ. Những người này chưa từng nằm trong hàng ngũ Đức quốc xã.

Quân đội cũng công bố hình ảnh nhà khoa học Đức và gia đình tham gia hoạt động ngoài trời lành mạnh. Bất kỳ phóng viên nào muốn phỏng vấn họ phải gửi bản thảo trước, cần có sự cho phép của quân đội trước khi xuất bản trên báo.



Von Braun giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy năm 1963.

Không phải ai cũng dễ dàng bị lừa gạt, cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Eleanor Roosevelt phản đối chương trình này, giống như nhà khoa học thiên tài Albert Einstein. Cho đến tháng 3.1947, dư luận lớn đến mức Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, Tướng Eisenhower khi đó phải tổ chức cuộc họp báo diễn giải về Chiến dịch Cái kẹp giấy.

Thành tựu của Chiến dịch Cái kẹp giấy là không phải bàn cãi. Von Braun sau này trở thành Giám đốc Trung tâm Phi hành Vũ trụ Marshall thuộc NASA và là người thiết kế chính của tên lửa đẩy Saturn V, loại tên lửa sau này đã giúp Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng và chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua không gian so với Liên Xô, trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Năm 1963, von Braun còn có mặt để giải thích chi tiết hệ thống phóng tên lửa Saturn cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Trạm Không quân Mũi Canaveral, Florida. Heinrich Rose và Konrad Buttner, hai nhân vật ủng hộ Đức quốc xã nhất giúp nghiên cứu công nghệ giúp bảo vệ binh sĩ Mỹ trong môi trường chiến tranh hạt nhân.

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu nhận định, sức mạnh quân sự Mỹ vượt trội hơn Liên Xô sau Thế chiến 2 ngoài yếu tố địa lý, còn có đóng góp không nhỏ của các bộ óc thiên tài Đức.
http://danviet.vn/the-gioi/chien-dich-dung-dau-nguoi-duc-giup-my-vuot-qua-lien-xo-723611.html

Bản thân thành tựu SpaceX hiện nay cũng đến từ thiên tài Elon Musk người Nam Phi chứ chẳng phải người Mỹ
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Apache lại bị bắn hạ


 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Iskander thế chỗ Тоchka, Kalibr xếp hàng chờ đến lượt
(Vũ khí) - Các lữ đoàn tên lửa Lục quân Nga đã sẵn sàng nhận tên lửa tầm trung.

Xin giới thiệu bài tiếp theo về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự của chuyên gia quân sự Vladimir Tuckhkov. Bài viết với tiêu đề và phụ đề trên đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 29/11/2019. Chúng tôi có thêm hai ảnh ở phần sau để tiện hình dung và so sánh.

Tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” (Ảnh : Valeri Sharifulin/ТАSS)
Tư lệnh Lục quân Nga, Đại tướng Oleg Salyukov vừa tuyên bố: nhiệm vụ trang bị mới các tổ hợp chiến dịch- chiến thuật 9K720 “Iskander-M” thay thế các tổ hợp tên lửa chiến thuật 9K79−1 “Tochka-U” cho Lữ đoàn tên lửa số 448 thuộc Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 20 Quân khu Tây đóng quân tạu Kursk đã hoàn thành.

(xin được mở ngoặc môt chút để giải thích thuật ngữ- tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật- thuật ngữ quân sự Nga chỉ loại vũ khí tên lửa có chức năng tiêu diệt các mục tiêu trong chiều sâu chiến dịch tính từ tuyến tiếp xúc- tức có cự ly bắn tới 500km-ND).

Tổ hợp tên lửa chiến thuật 9K79−1 Tochka-U
Phải công nhận đây là một sự kiên mang tính cột mốc và rất quan trọng, bởi vì đây (Lữ đoàn tên lửa 448) là lữ đoàn cuối cùng trong số 13 lữ đoàn tên lửa trước đây được trang bị các tổ hợp “Tochka-U” chuyển sang sử dụng “Iskander-M”.

Từ thời điểm này – thế là tất cả các tổ hợp “Tochka-U” đã được đưa ra khỏi trang bị. 12 lữ đoàn khác đã lần lượt tiếp nhận và đưa vào trực chiến các tổ hợp “Iskander-M” trong các năm từ 2010 đến 2019 trước đó.

Tuy vậy, như blog bmpd của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ nhận định - một số tổ hợp “Tochka-U” chắc chắn sẽ vẫn được giữ lại (chứ không thanh lý). Cụ thể, một số trong các tổ hợp “Tochka-U” loại biên này sẽ được bàn giao cho Trung tâm huấn luyện tác chiến số 60 (binh chủng) Bộ đội Tên lửa và Pháo binh Lục quân Nga đóng quân tại Kapustin Yar để sử dụng cho mục đích huấn luyện.

Và như vậy, tiến trình trang bị cho Bộ đội tên lửa Nga những tên lửa hiện đại nhất không chỉ ở Nga, mà còn có thể mạnh dạn khẳng định là hiện đại nhất trên thế giới (tức “Iskander-M”) có khả năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu trong chiều sâu chiến dịch và chiến thuật của đối phương, đã được hoàn tất.

Sẽ rất không thừa nếu nhắc lại lịch sử quá trình đưa “Iskander” vào trang bị cho Bộ đội tên lửa Nga. Ngay sau khi các tổ hợp này (“Iskander”) xuất hiện ở tỉnh Kaliningrad vào năm 2010, NATO và Mỹ đã có những phản ứng mang sắc thái hoảng loạn.

Gần như ngay lập tức, Mỹ và NATO đồng loạt đưa ra các cáo buộc Nga vi phạm các cam kết quốc tế và đã đưa vũ khí của mình đến sát nách các căn cứ của NATO. Có nghĩa là (theo cách hiểu của Mỹ và NATO) thì không phải họ là bên tiến sát (biên giới) nước ta (Nga), mà là chúng ta (Nga) đã dám sử dụng lãnh thổ của mình (tức Kaliningrad) để đưa vũ khí áp sát họ.

Và chuyện đó đã xảy ra khi mà Washington lúc đó vẫn còn chưa nghĩ cặn kẽ đến việc sẽ cáo buộc các tên lửa “Iskander” Nga vi phạm Hiệp ước về (loại bỏ) tên lửa tầm trung và tầm ngắn (cách gọi của Nga- tức Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung- INF –ND).

Có nghĩa là dường như chúng (các tên lửa “Iskander”) thể bay xa hơn 500 km, - vượt quá ngưỡng cho phép theo các điều khoản của INF. Vâng, và khi ý tưởng buộc tội Nga vi phạm Hiệp ước INF đã chín muồi, cường độ chiến dịch tấn công thông tin và ngoại giao nhằm vào Nga của Mỹ liên tục được “tăng cường, đẩy mạnh”.

Cần phải chú ý đến một chi tiết là các các tổ hợp tên lửa chiến thuật có tầm bắn tối đa thấp hơn rất nhiều so với các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật. Tổ hợp “Tochka-U” có tầm bắn tối đa là 120 km, còn “Iskander-M” – tới 480 km, tức là gấp tới 4 lần.

Sẽ hợp logic hơn nhiều nếu như “Iskander-M” thay thể một tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật nào đó khác của Nga. Tuy nhiên, do “các vấn đề lịch sử để lại”, nên tổ hợp tương tự (như “Iskander”- M, tức tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật-ND) có trong trang bị trước nó (trước “Iskander-M”) là 9K714 “Oka” – đã bị loại biên từ 30 năm trước đây.

Và việc đó (loại biên “Oka”) không phải là quyết định của các tướng lĩnh Nga, mà là quyết định của các chính khách Mỹ.

Nguyên do là thế này- khi lập danh mục các tổ hợp tên lửa Liên Xô và Mỹ là đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước INF và cần phải bị hủy bỏ, vào năm 1987, tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka” của Liên Xô “bị” Mỹ đưa vào danh sách. Bất chấp một thực tế là tầm bắn tối đa của kiểu tên lửa này không vượt quá 450 km.

Lý do khiến phía Mỹ phải kiên trì và quyết đòi hủy “Oka” cho bằng được là do tổ hợp này có những khả năng tác chiến độc nhất vô nhị. Và bởi vì các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của NATO tồn tại vào thời điểm đó (cuối những năm 80) không thể đánh chặn được nó.

“Oka” có những khả năng ưu việt như vậy là do kiểu tên lửa nhiên liệu rắn một tầng này được trang bị các phương tiện tinh vi giúp nó dễ dàng chọc thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Các phương tiện đó gồm: (1) các mục tiêu giả được phóng khi tên lửa tiếp cận mục tiêu khiển radar đối phương gần như không thể phân biệt đâu là tên lửa thật để đánh chặn và (2) có một tổ hợp tác chiến điện tử hoạt động rất hiệu quả.

“Oka” được đưa vào trang bị năm 1980. Đến năm 1987, Liên Xô bắt đầu cho tiến hành thử nghiệm tổ hợp hiện đại hóa là “Oka-U”. Tên lửa mới (“Oka-U”) được lắp đầu tác chiến mới có thể điều khiển được trong suốt chặng bay. Như vậy- Thứ nhất, nhiệm vụ đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Thứ hai,tên lửa của “Oka” có thể thay đối mục tiêu cần tiêu diệt ngay khi đang bay nếu nó nhận chỉ thị chỉ mục tiêu mới từ các nguồn bên ngoài. Lấy ví dụ, như từ một máy bay radar phát hiện từ xa và điều khiển (AWACS) A-50 chẳng hạn. Chính vì thế nên người Mỹ không thể chấp nhận việc nó được để ngoài danh mục các tên lửa cần hủy bỏ.

Và thế là các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Oka” Liên Xô đang có trong trang bị lúc đó bị loại biên và thanh lý, các dự án nâng cấp tổ hợp này được lệnh dừng lại (lưu ý- INF được Gorbachev và Ronald Reagan ký ngày 8/12/1987-ND).

Kết quả là, trong trang bị của Bộ đội tên lửa Nga chỉ còn một kiểu tên lửa chiến dịch- chiến thuật duy nhất- đó là “Elbrus” phát triển từ tên lửa nhiên liệu lỏng R-17,- tên lửa này được đưa vào trực chiến từ năm 1962 và trải qua một vài lần cải tiến không đáng kề.

Đây chính là kiểu tên lửa có phiên bản xuất khẩu mang tên "Scud" hiện đang được tái sản xuất ồ ạt tại Trung Đông và vẫn còn luôn làm cho Israel và Ả Rập Saudi hết sức điên tiết.

Tổ hợp (R-17) quả thực là đã cổ lỗ sỹ thật. Tuy vậy, trong đầu thế kỷ này (21) nhiều nước vẫn phải dùng đến nó. Tên lửa R-17 đã được sử dụng trong cuộc Chiến tranh Chesnia lần thứ hai (Chiến tranh chống ly khai tại nước Cộng hòa Chesnia và một số lãnh thổ phụ cận Bắc Kapkaz (LB Nga) từ 7/8/1999 đến 16/4/2009-ND).

Năm 2002, tên lửa R-17 đã từng được sử dụng để làm mục tiêu trong các lần thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không S-300.

Công tác thiết kế- chế tạo tổ hợp “Iskander”, sau này được đặt tên là “Iskander-M” được triển khai vào vào cuối những năm 80. Nhưng mãi đến năm 2006, nó mới được đưa vào trang bị trong cấu hình ban đầu- với một quả tên lửa đạn đạo 9M723 (trong bài V.Tuchkov sử dụng thuật ngữ (tạm dịch) “giả đạn đạo”- tức tên lửa đạn đạo nhưng có thể cơ động khi bay-ND).

Và vào năm 2011, mới thử nghiệm tên lửa hành trình (có cánh) 9M728. Cả hai đều có cùng kích thước và được bố trí thành một cặp trên các bệ phóng (ảnh dưới -ND).

Do tổ hợp “Iskander” được trang bị một cặp tên lửa như vậy, nên các mục tiêu và địa điểm tập kết bộ đội của đối phương nằm trong vòng bán kính 500 km trở lại tính từ “Iskander-M” không chỉ đối mặt với mối nguy hiểm cực lớn, mà trên thực tế, đối phương sẽ không dám liều lĩnh bố trí lực lượng trong tầm bắn của “Iskander-M”.

Vì nếu bố trí như vậy, chúng chắc chắn sẽ bị hủy diệt. Tên lửa đạn đạo 9M723 có quỹ đạo bay thấp, không vượt quá độ cao 50 km. Tên lửa này bay trong đám mây của các mục tiêu giả, đồng thời liên tục cơ động, thay đổi cả hướng và độ cao. Còn tên lửa hành trình (có cánh) 9M728 có tầm bắn tới 500 km.

Về cơ chế chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương như thế nào, chúng ta chỉ được biết rằng ở pha cuối của đường bay, tên lửa bay bám địa hình ở độ cao 6-7 mét. Sai số xác xuất vòng tròn của cả hai tên lửa trên- không vượt quá 7 mét (nói nôm na- rơi cách mục tiêu không xa quá 7m-ND).

Tổ hợp này còn có chế độ bắn nữa- tức là phóng hai tên lửa liên tiếp nhau, nhưng đều nhằm vào một mục tiêu. Và hai tên lửa trên sẽ tấn công mục tiêu cùng lúc, nhưng tiếp cận mục tiêu từ hai hướng khác nhau. Vì thế, đối phương gần như không có cơ hội đánh chặn.

Việc trang bị tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật cho các lữ đoàn tên lửa (13 lữ đoàn như đã nói ở trên) còn rất có ý nghĩa nếu xét từ một góc độ khác nữa- góc độ quân sự- chính trị- vì từ giờ trở đi có thể triển khai giải quyết đồng bộ một vấn đề cực kỳ quan trọng. Đó chính là vấn đề phát sinh từ quyết định mới đây về việc (hai bên Nga-Mỹ) chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước INF.

Có nghĩa là giờ thì tất cả lữ đoàn tên lửa nói trên đều đã được trang bị các bệ phóng có thể sử dụng để phóng tên lửa tầm trung. Đó có thể là biện pháp đáp trả các cuộc thử nghiệm phóng các tên lửa tầm trung và tầm gần bố trí trên mặt đất mà người Mỹ mới tiến hành trong mùa hè vừa qua (hè năm 2019).

Câu trả lời của Nga nằm ở chỗ - cải hoán các tên lửa phóng từ biển “Kalibr” để có thể phóng từ các (xe) bệ của tổ hợp “Iskander-M”. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, sẽ cần phải “chỉnh sửa” cả bệ phóng lẫn tên lửa.

Và khi đó thì có thể đạt được tầm bắn khoảng 2.500- 4.500 km. 2.500 km- đó là tầm bắn của các tên lửa lớp “biển đối bờ” hiện đang có. Còn tầm bắn 4.500 km- đó phải là kết quả đạt được sau khi đã hiện đại hóa tên lửa lên mức "Kalibr-M" (lưu ý chữ M-ND),- hiện Phòng thiết kế- thử nghiệm "Novator" đang ráo riết thực hiện nhiệm vụ này.

Bộ Quốc phòng Nga chỉ cho (Phòng thiết kế- thử nghiệm) “Novator” rất ít thời gian để hoàn thành nhiệm vụ cho “Kalibr” “đổ bộ” lên bờ.

Vào tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố rằng trong vòng hai năm 2019-2020, cần phải thiết kế chế tạo xong phiên bản phóng từ mặt đất của tổ hợp “Kalibr”.

Đến giờ (cuối tháng 11/2019), một nửa thời hạn đó đã trôi qua.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iskander-the-cho-chka-kalibr-xep-hang-cho-den-luot-3392429/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ đổ tiền gia cố phòng thủ vì tên lửa Nga
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ và Northrop Grumman vừa ký hợp đồng phát triển hệ thống nhằm tăng sự liên kết của hệ thống phòng thủ trước nguy cơ của tên lửa Nga.

Bản hợp đồng có trị giá hơn 60 triệu USD và đây là bản hợp đồng thứ 2 sau hợp đồng hồi năm 2018 có tổng trị giá lên tới 289,3 triệu USD cũng được Lầu Năm Góc và nhà thầu Northrop ký kết nhằm phát triển hệ thống IBCS (hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không và tên lửa tích hợp).

Mục đích trang bị hệ thống này là giúp tăng cường khả năng trao đổi dữ liệu chiến thuật của mục tiêu nhanh chóng và chính xác trên khoảng không gian rộng lớn mà các hệ thống phóng tên lửa phòng không trên bất cứ phạm vi nào có thể đánh chặn mối đe dọa, được phát hiện bởi bất kỳ radar nào.

Hệ thống phòng thủ THAAD.
Có thể nói, IBCS là hệ thống vô cùng quan trọng đối với việc phòng thủ quốc gia, ngăn chặn các đầu đạn tên lửa từ bất kỳ bên nào hoặc tham gia một chuộc chiến tranh công nghệ cao chống lại Nga. Quốc gia này có một số lượng rất lớn đầu đạn, tên lửa đạn đạo. Cùng với đó là kho tên lửa hành trình ngày càng được hoàn thiện với độ chính xác cực cao.

Những thử nghiệm ban đầu của IBCS nhận được đánh giá rất cao từ Văn phòng đánh giá thử nghiệm và khai thác sử dụng độc lập thuộc Lầu Năm Góc. Trước đó, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson đầy lo ngại khi cho rằng: "Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy".

Vị lãnh đạo này cũng chỉ ra rằng, mặc dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ "những tài sản quan trọng" của mình.

Theo bà Lori Robinson, những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân. "Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga", vị lãnh đạo này thừa nhận.

Tuy nhiên, mọi chuyện có thể chấm dứt một khi việc phát triển IBCS hoàn thành và chính thức tích hợp hệ thống này vào mạng lưới phòng thủ Mỹ
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-do-tien-gia-co-phong-thu-vi-ten-lua-nga-3392379/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Cát bụi ám ảnh trực thăng lai V-22
Trực thăng lai V-22 của Mỹ chưa thể hoạt động ổn định trong môi trường sa mạc, bất chấp nỗ lực cải tiến bộ lọc động cơ nhiều năm qua.

Cơ quan Tổng thanh tra Lầu Năm Góc (OIG) hồi giữa tháng 11 công bố báo cáo về những khó khăn mà quân đội Mỹ gặp phải đối với thiết bị lọc khí động cơ (EAPS) trên trực thăng lai V-22 Osprey. Bộ phận này dường như không được thiết kế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật từ nhà sản xuất động cơ Roll-Royce để bảo đảm dòng Osprey có thể hoạt động ổn định ở điều kiện sa mạc.

Trực thăng lai V-22 được biên chế chủ yếu cho thủy quân lục chiến và không quân Mỹ, nhưng hải quân lại chịu trách nhiệm chính trong quá trình phát triển. Văn phòng Chương trình Osprey của Liên quân Mỹ nằm dưới quyền quản lý của Bộ Tư lệnh Các hệ thống không quân hải quân (NAVAIR).

Những vấn đề với EAPS nói riêng và động cơ nói chung đã ám ảnh dòng V-22, gây ra nhiều tai nạn chết người trong vòng 10 năm qua. Hải quân Mỹ hai lần thiết kế lại EAPS vào năm 2010 và 2011, nhưng đều không thể giải quyết dứt điểm lỗi của bộ phận này. Các chuyên gia lo ngại nỗ lực sửa lỗi lần thứ ba cũng không bảo đảm dòng Osprey có thể hoạt động được trong môi trường sa mạc.

"Lần tái thiết kế này giúp tăng khả năng lọc cát bụi khỏi luồng khí đầu vào động cơ V-22 so với mẫu EAPS nguyên bản. Tuy nhiên, lượng cát bụi còn lại vẫn nhiều gấp 4 lần tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Những rủi ro khi vận hành V-22 vẫn chưa được khắc phục triệt để, bất chấp những nỗ lực chỉnh sửa EAPS suốt 9 năm qua", báo cáo của OIG có đoạn.

Biến thể MV-22 của thủy quân lục chiến và CV-22 không quân lần lượt được biên chế vào năm 2007 và 2009. Cả hai mẫu này đều được trang bị hai động cơ Roll-Royce T406. Mỗi động cơ có một hệ thống EAPS nhằm loại bỏ cát bụi và dị vật khỏi luồng khí đầu vào. Phiên bản V-22 Nhật Bản và biến thể CMV-22 cho hải quân Mỹ sắp ra mắt cũng ứng dụng thiết kế tương tự.

Hai cánh quạt của Osprey tạo ra lực đẩy rất lớn, giúp phi cơ có thể cất hạ cánh thẳng đứng hoặc trên đường băng ngắn như trực thăng. Tuy nhiên, chúng cũng thổi cát bụi lên không và bao phủ toàn bộ máy bay khi hạ cánh ở sa mạc, làm giảm tầm nhìn và công suất động cơ, có thể dẫn tới mất lực nâng khiến máy bay rơi xuống đất.

Sỏi đá, cát bụi trong luồng khí cũng mài mòn, làm hư hại lá cánh turbine và thành động cơ. Những loại cát chứa kim loại kiềm có thể bị nóng chảy bởi nhiệt độ cao trong động cơ, gây kết dính các bộ phận nhạy cảm và khiến chúng ngừng hoạt động.


Đám cát bụi do một chiếc MV-22 tạo ra khi hạ cánh. Ảnh: USMC.

Nhiều tai nạn với dòng V-22 bắt nguồn từ EAPS. Một chiếc MV-22 rơi ở Hawaii hồi tháng 5/2015 khiến hai lính thủy quân lục chiến thiệt mạng và 20 người bị thương. Các nhà điều tra cho rằng lỗi thuộc về phi công, nhưng cũng đề xuất phát triển bộ lọc không khí mới, đồng thời giảm thời gian trực thăng được bay treo gần mặt đất từ 60 xuống còn 35 giây.

Hải quân Mỹ phát hiện vấn đề của EAPS và bắt đầu thiết kế lại bộ phận này từ năm 2010. Vào thời điểm đó, mỗi chiếc V-22 được đánh giá đủ sức hoạt động 500 giờ trước khi phải đổi bộ lọc, nhưng con số thực tế khi vận hành ở sa mạc chỉ là 200 giờ.

Trực thăng lai Osprey từng 8 lần gặp sự cố đột ngột mất lực đẩy trong giai đoạn 2008-2015. Dù những sự cố này không dẫn tới tai nạn rơi máy bay, chúng vẫn cho thấy động cơ của V-22 đã xuống cấp nhanh chóng. Hải quân Mỹ phải đề xuất nhiều biện pháp nhằm tránh tình trạng trên, bao gồm hạn chế số giờ bay trong môi trường cát bụi, cải thiện hệ thống cảnh báo mất lực đẩy và sửa giáo trình huấn luyện.

Nhiều dự án chỉnh sửa động cơ và EAPS được đề xuất sau đó đều không mang lại kết quả rõ rệt. Báo cáo của OIG cho rằng các dự án thái thiết kế bộ lọc thất bại bởi kế hoạch thử nghiệm không phản ánh chính xác điều kiện vận hành thực tế.


Một chiếc MV-22 rơi do động cơ bị mài mòn. Ảnh: OIG.

"Không một mẫu đất đá nào trong thử nghiệm phù hợp với điều kiện tự nhiên trên thế giới. Hải quân chỉ kiểm tra EAPS với 100% cát hoặc 100% bùn, trong khi các loại đất trên thế giới được cấu thành chủ yếu bởi cát, bùn và đất sét", báo cáo của OIG tiết lộ.

Hải quân Mỹ tỏ ý không đồng tình với kết luận của OIG, giải thích rằng bộ lọc khí đủ mạnh theo yêu cầu của nhà sản xuất sẽ khiến chiếc Osprey mất lực đẩy khi bay treo gần mặt đất vì động cơ không hút đủ không khí.

Trong đợt chỉnh sửa mới nhất, hải quân Mỹ quyết định hợp tác với Bộ chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) và không quân để thiết kế lại cửa hút khí động cơ với sản phẩm mang tên "Giải pháp cửa hút cải tiến" (IIS). Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa hoàn thiện và các trực thăng lai V-22 sẽ phải tiếp tục sử dụng EAPS trong thời gian tới.

https://vnexpress.net/the-gioi/cat-bui-am-anh-truc-thang-lai-v-22-4018510.html
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Hơn một nửa hạm đội tàu sân bay Mỹ phải "nằm cảng"




Nhiều tàu sân bay của Mỹ đang không thể hoạt động

Theo tờ Breaking Defense, 6 trong tổng cộng 11 tàu sân bay của Mỹ đều không thể hoạt động và phải trải qua quá trình bảo dưỡng tại cảng Norfolk kéo dài nhiều năm.

Trong 6 tàu này, tàu USS Harry S. Truman bất ngờ phải từ bỏ nhiệm vụ vào tháng 9-2019 do vấn đề với lưới điện và trở về cảng Norfolk để sửa chữa. Có nhiều thông tin trái chiều về cách Hải quân Mỹ sẽ xử lý con tàu này.

Một vài nguồn tin cho biết, để sửa chữa tàu USS Harry Truman nhanh nhất có thể, công nhân tại cảng Norfolk đã được phân công lại và các phần bị hỏng trên tàu được loại bỏ ngay lập tức. Hoạt động này được thực hiện với mục tiêu không để công việc sửa chữa 5 tàu sân bay còn lại bị ảnh hưởng.

5 tàu sân bay còn lại của Mỹ đều có kế hoạch sửa chữa riêng. Ví dụ như chiếc USS Dwight D. Eisenhower và USS John C. Stennis đang trải qua kế hoạch đánh giá phản ứng hạm đội.

Tàu USS George Washington chuẩn bị bắt đầu bước vào giai đoạn thay thế thanh nhiên liệu và đại tu phức tạp từ năm 2021 và USS George H.W. Bush thì đang được đại tu toàn diện với kế hoạch hoàn thành vào năm 2020.

Việc nâng cấp và sửa chữa các tàu sân bay trong cùng một thời gian khiến các tàu còn lại phải hoạt động lâu hơn dự kiến. Ví dụ như tàu USS Abraham Lincoln đang được giữ lại Vịnh Persian lâu hơn kế hoạch ban đầu là 6 tháng.

Mỹ khẳng định nhóm tác chiến tàu sân bay của mình chỉ được triển khai đến vùng Vịnh nhằm mục đích đảm bảo an ninh, tuy nhiên, điều này lại bị Iran chỉ trích.



https://soha.vn/hon-mot-nua-ham-doi-tau-san-bay-my-phai-nam-cang-20191201083823265.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Quân đội Mỹ lên kế hoạch "hợp nhất" binh sĩ với robot: “Ngày tận thế” sẽ không còn xa?

Trà Khánh | 30/11/2019 08:41 PM

2

Với kế hoạch trên Quân đội Mỹ kỳ vọng sẽ nâng cao sức chiến đấu của binh sĩ thông qua việc kết nối bộ não của con người với máy tính để điều khiển các phương tiện chiến đấu.
Súng bắn tỉa VN vừa mua: Cận vệ Putin tin dùng, quân đội Mỹ khen hết lời
Theo Sputnik, công nghệ cyborg (Sinh vật cơ khí hóa) trong khoảng 30 năm tới sẽ được sử dụng một cách rộng rãi và dễ tiếp cận hơn thời điểm hiện tại. Bản thân công nghệ này sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhân loại, vì con người vẫn có thể tiếp tục sống sau khi bị chấn thương hoặc tiếp xúc với bệnh tật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó công nghệ cyborg cũng giúp nhiều quốc gia trong đó có Mỹ hiện thực hóa giấc mơ về một thế hệ siêu binh bằng cách kết hợp binh sĩ với máy móc.

Cụ thể, Quân đội Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường sức chiến đấu của binh sĩ thông qua chương trình "hợp nhất" con người với máy móc, trong đó hướng đi chính vẫn là kết nối bộ não con người với máy tính để điều khiển các phương tiện chiến đấu.


Với công nghệ tự động hóa và AI (trí thông minh nhân tạo) hiện tại, một đội quân toàn robot có khả năng chiến đấu như con người không còn là viễn tưởng. Ảnh: Bosstown Dynamics.

Tờ Army Times, trích một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên "Cyborg Soldier 2050" cho biết, một nhóm các nhà khoa học của Quân đội Mỹ đang nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ sinh học cyborg vào mục đích quân sự với bốn nâng cấp khả thi về mặt kỹ thuật trên cơ thể người trước năm 2050. Sau nâng cấp binh sĩ Mỹ sẽ sở hữu các khả năng sau:

- Sở hữu tầm nhìn siêu xa và nhạy.

- Thính giác được tăng cường.

- Sức mạnh cơ thể được nâng cao, cơ thể còn có thể được phục hồi do chấn thương.

- Tăng cường trí não bằng cách kết nối bộ não của con người với máy tính - điều đó sẽ cho phép truyền dữ liệu hai chiều

Nhóm nghiên cứu của Quân đội Mỹ còn nhấn mạnh rằng, việc tăng cường trí não có thể cách mạng hóa chiến đấu khả năng chiến đấu của người lính.

"Công nghệ này được dự đoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng đọc/ghi giữa người và máy và giữa người với người thông qua tương tác não.

Những tương tác này sẽ cho phép các binh sĩ giao tiếp trực tiếp với các thiết bị không người lái, cũng như với đồng đội, để tối ưu hóa mệnh lệnh và hệ thống kiểm soát và hoạt động", bản báo cáo của Quân đội Mỹ cho hay.

Với những gì mà Quân đội Mỹ tuyên bố, thì viễn cảnh về một đội quân "kẻ hủy diệt" (Terminator) như trong bộ phim "Ngày tận thế" sẽ sớm trở thành hiện thực.

Trong khi đó, một khung pháp lý về việc quản lý công nghệ cyborg trong lĩnh vực quân sự vẫn chưa được các nhà lập pháp Mỹ quan tâm đúng mức, điều này có thể dẫn đến xung đột giữa những người ủng hộ và phản đối công nghệ sinh vật cơ khí hóa. Thậm chí tính hợp pháp trong việc nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ này trên con người.

https://soha.vn/quan-doi-my-len-ke-hoach-hop-nhat-binh-si-voi-robot-ngay-tan-the-se-khong-con-xa-20191130192721065.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Máy bay ném bom chiến lược H-20 sẽ là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của Mỹ?

Đức Trí | 30/11/2019 04:23 PM

1

Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ để đưa máy bay ném bom chiến lược H-20 - “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của Mỹ vào phục vụ trước năm 2025.
Hé lộ tên lửa đạn đạo mới trên máy bay ném bom H-6N của Trung Quốc

Theo Sohu ngày 29/11, hiện Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ nhằm đưa máy bay ném bom chiến lược H-20 vào phục vụ trước năm 2025. Không quân Trung Quốc là lực lượng Không quân chiến lược nhưng đến nay vẫn chưa có một máy bay ném bom chiến lược nào. H-20 sẽ là tiêu chí để Không quân Trung Quốc được công nhận là lực lượng chiến lược.

Nếu như máy bay ném bom tàng hình H-20 của Trung Quốc có khả năng hành trình tầm xa, tàng hình trước mọi loại radar và hệ thống vũ khí mạnh mẽ như những thông tin được “quảng cáo”, thì các căn cứ và hạm đội của Mỹ ở Thái Bình Dương và thậm chí là cả trên đất Mỹ sẽ phải nhận sự răn đe “chết người”, và điều này sẽ là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” đối với Mỹ.


H-20 được cho là có ngoại hình giống máy bay ném bom B-2 của Mỹ. Nguồn: Sohu

Khi đi vào hoạt động chính thức, H20 sẽ là máy bay có khả năng chiến đấu hơn hẳn B-2 của Mỹ và đặc biệt là vượt xa Tu-160 của Nga.

Đến nay, Trung Quốc mới chỉ 2 lần xác nhận sự tồn tại của máy bay ném bom tàng hình H-20 lần lượt vào năm 2016 và 2018, và máy bay này vẫn là bí mật quân sự của Trung Quốc.

Lần gần đây nhất, tháng 5/2018, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc công bố một đoạn video về một máy bay bí ẩn với thiết kế cánh chim được coi là tiền thân của máy bay ném bom tàng hình H-20.

Theo phân tích của một số chuyên gia Trung Quốc, máy bay ném bom tàng hình mới của Trung Quốc sẽ có thể xuất hiện trên bầu trời nước này vào đầu năm 2025.

Có nhiều suy đoán về kỹ thuật của H-20, nhưng dù thế nào, với công nghệ quân sự hiện tại của Trung Quốc, sẽ không có vấn đề gì khi chế tạo một loại máy bay ném bom tàng hình mới dựa trên nền tảng máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác.

Khả năng chế tạo máy bay loại lớn và năng lực tàng hình là điều kiện tiên quyết để chế tạo máy bay H-20. Trên thực tế, sau thành công của Trung Quốc trên máy bay chiến đấu tàng hình J-20, J-31 và máy bay vận tải Y-20, thì việc chế tạo H-20 đưa vào phục vụ là một điều không mấy bất ngờ.

H-20 được cho là chế tạo bằng khoảng 80% vật liệu là sợi cacbon, một số chi tiết của khung kết cấu bên trong của H20 được làm bằng hỗn hợp titan.


H-20 là tiêu chí quan trọng để Không quân Trung Quốc được công nhận là lực lượng chiến lược. Nguồn: Sohu.

Máy bay ném bom chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc. Lịch sử các cuộc xâm lược từ phía biển, các thách thức và áp lực quân sự hiện đại đã trở thành một vấn đề quan trọng trong việc bảo đảm an ninh chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.

Các yếu tố này bắt buộc Quân đội Trung Quốc phải phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược mới. Máy bay ném bom H-6 hiện nay dù đã tiến hành cải tiến, nâng cấp nhiều lần nhưng phải thừa nhận rằng nó đã không còn phù hợp với cuộc chiến tranh hiện đại hóa như hiện nay.

Từ H-6A đến H-6N vẫn chỉ là phiên bản nâng cấp của H-6, thậm chí nếu Trung Quốc chế tạo đến H-6Z thì vẫn bị coi là lạc hậu so với thời cuộc. Kỹ thuật của nó có đáng sợ đến thế nào thì cũng không thể theo kịp máy bay ném bom chiến lược B1B của Mỹ, điều quan trọng nhất là, H-6 mặc dù có thể mang theo tên lửa hạt nhân và tên lửa hành trình đối không tiên tiến.

Tuy nhiên, khả năng hành trình của H-6 có nhiều hạn chế, làm giảm đáng kể khả năng răn đe và hiệu quả chiến đấu của các hệ thống vũ khí này. Khả năng răn đe của máy bay này thậm chí còn không bằng máy bay ném bom Tu-95 của Nga.

Một khi H-20 ra đời, sẽ làm cho Trung Quốc chính thức hoàn thành năng lực tấn công hạt nhân “tam vị nhất thể” (kết hợp khả năng tấn công hạt nhân trên không, mặt đất và trên biển), Không quân Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng không quân chiến lược theo đúng nghĩa.

Cùng với đó, năng lực tấn công đột phá phòng không thông thường cũng bước sang trang sử mới, năng lực đột phá của máy bay tàng hình hiện nay rất khó phòng ngự trước các hệ thống tên lửa phòng không, đặc biệt là hệ thống phòng không của một số quốc gia đang tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa như Nga và Mỹ.


H-20 là tiêu chí quan trọng để Không quân Trung Quốc được công nhận là lực lượng chiến lược. Nguồn: Sohu.

Theo những thông tin đã được công khai, khả năng hành trình của H-20 khi không cần tiếp nhiên liệu trên không đạt khoảng 8.000 - 10.000 km, có thể mang trên 10 tấn đạn dược, điều này có nghĩa là, khi không cần tiếp nhiên liệu H-20 có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trong phạm vi hơn một nửa khu vực Thái Bình Dương.

Hiện nay, máy bay ném bom H-6 có thể mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10K, tên lửa hành trình không đối không CJ-20 tầm bắn đạt 2.500 km. Nếu H-20 mang theo tên lửa này, chưa tính đến tên lửa DF-17 hoặc một số loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân khác, đã có thể đe dọa đến cả khu vực Bắc Mỹ, điều này đối với Mỹ mà nói tuyệt đối là “ác mộng”.

Trong lịch sử, ngoài tên lửa chiến lược, thì đến nay chỉ có máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh mới có thể đe dọa đến lãnh thổ Mỹ.

https://soha.vn/may-bay-nem-bom-chien-luoc-h-20-se-la-con-ac-mong-toi-te-nhat-cua-my-20191130145955956.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,140
Động cơ
138,330 Mã lực
Khả năng chống ngầm của Mỹ và NATO ở Bắc Đại Tây Dương “vô dụng” với tàu ngầm Nga

Đức Trí | 30/11/2019 11:17 AM

4



Máy bay săn ngầm của Mỹ và NATO thường xuyên tuần tra khu vực Bắc Đại Tây Dương. Nguồn: Sohu


Mỹ đang tăng cường máy bay săn ngầm đến khu vực Bắc Đại Tây Dương để hỗ trợ NATO đối phó tàu ngầm Nga, nhưng đã “vô dụng” trước khả năng “giấu mình” mạnh mẽ của tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm hạt nhân Nga áp sát cửa ngõ: Mỹ - NATO như "ngồi trên đống lửa"!
Mới đây, Lầu Năm Góc tiết lộ, máy bay săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bị hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga “giáo huấn sâu sắc” ở Đại Tây Dương. Ngày 27/11 máy bay chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ tiến hành nhiều giờ tuần tra ở khu vực Đại Tây Dương, đây là khu vực tàu ngầm Nga đang tiến hành diễn tập quy mô lớn dưới đáy biển.

Phía Mỹ cho biết, điều đáng chú ý là, trong ngày 27/11, ít nhất 2 máy bay chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bay từ Căn cứ Không quân Mỹ trên đảo Açores của Bồ Đào Nha đến tuần tra liên tục khu vực vành đai Greenland - Iceland - Anh ở Đại Tây Dương, phía nam tuyến phòng thủ chống ngầm của NATO, nhưng không phát hiện bất kỳ tung tích tàu ngầm Nga.

Mặc dù, có thông tin tin tình báo chính xác là tàu ngầm Nga đang ở khu vực này. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho Mỹ và NATO về sức mạnh tàu ngầm Nga đã vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hành động của Mỹ đã gián tiếp khẳng định, trong cuộc đối kháng với NATO, hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga đã thành công vượt qua tuyến phòng ngự của NATO và bí mật tiếp cận khu vực bờ Đông nước Mỹ, tiến hành diễn tập mô phỏng tấn công hạt nhân dưới nước.

Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng, hiện, Nga đã bố trí tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen mang theo tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm Kalibr và nhiều ngư lôi mạnh mẽ, bao gồm cả ngư lôi hạt nhân ở khu vực Bắc Đại Tây Dương. Trước đây, khu vực này là “vùng cấm” đối với tàu ngầm Nga.

Bắt đầu từ ngày 14/11, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga đã tiến hành điều động quy mô lớn, đặc biệt là Hạm đội Phương Bắc đã liên tục điều động 12 tàu ngầm “thẳng tiến” Đại Tây Dương. Nga cho rằng, thời khắc tàu ngầm hạt nhân Nga tiến vào Bắc Đại Tây Dương là một thắng lợi quan trọng của lực lượng tàu ngầm Nga.

Từ sau thời khắc đó, máy bay trinh sát, máy bay chống ngầm, vệ tinh gián điệp của phương Tây dường ngư ngày nào cũng tuần tra, giám sát khu vực huấn luyện của tàu ngầm Nga, nhưng đã “vô dụng”.


Tàu ngầm hạt nhân Nga đã thành công phá vớ tuyến bao vây của Mỹ và NATO ở Bắc Đại Tây Dương và đe dọa đến bờ Đông nước Mỹ. Nguồn: Sohu




Được biết, Hải quân Nga vẫn đang tiến hành cuộc tập trận “Thunder 2019” diễn ra từ giữa tháng 10/2019 và sẽ kéo dài trong vòng 60 ngày. Cuộc tập trận này được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của Nga, đặc biệt là sức mạnh của hạm đội tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực ngay trước cửa ngõ NATO.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Một loạt vùng biển ở Bắc Cực của Nga đã được lệnh đóng cửa để phục vụ các cuộc tập trận hạt nhân lớn bắt đầu từ tháng 10/2019. 5 tàu ngầm, hơn 100 máy bay, 200 bệ phóng tên lửa và 12.000 binh sĩ Nga sẵn sàng tham gia cuộc tập trận”.

Đáng chú ý, hiện, Nga đã sử dụng hợp kim titan để làm vỏ tàu ngầm, điều này cho phép tàu ngầm hạt nhân Nga tự do “lặn ngụp” ở độ sâu 400 mét dưới biển, giúp gia tăng hiệu suất tàng hình và giảm độ ồn, khiến máy bay chống ngầm của Mỹ khó tìm thấy và theo dõi.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Anh đã từng cảnh báo, các tàu ngầm “siêu yên tĩnh” của Nga có thể theo dõi hạm đội Anh ở Bắc Đại Tây Dương mà không bị phát hiện, từ đó đặt ra mối đe dọa cho an ninh của Vương quốc Anh.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Hoàng gia Anh và các tàu ngầm hạt nhân của nước này có thể bị các tàu ngầm Nga tấn công mà không kịp chuẩn bị bất kỳ biện pháp nào, do công nghệ tàng hình và sự mở rộng phạm vi chiến đấu của tàu ngầm Nga cho phép lực lượng này tấn công các mục tiêu bên trên và bên dưới mặt biển cũng như trên đất liền một cách “vô hình”.

https://soha.vn/kha-nang-chong-ngam-cua-my-va-nato-o-bac-dai-tay-duong-vo-dung-voi-tau-ngam-nga-20191130101311049.htm

Ảnh tàu ngầm Nga chụp lại khi trinh sát tàu chiến Mỹ




 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top