[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Siêu tàu ngầm Columbia Mỹ dùng nguyên lý đẩy tương tự Kilo
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa tiết lộ một số tính năng quan trọng của siêu tàu ngầm Columbia khiến nhiều người bất ngờ.
Nhờ cách này, chị Hoan đã lấy lại được giọng nói trong sáng sau 3 năm KHẢN TIẾNG, HỤT HƠI

Theo Navy Recognition, chiếc tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới thuộc lớp Columbia đầu tiên của Hải quân Mỹ sẽ chính thức được khởi đóng vào năm 2020 và đưa vào trang bị khoảng 10 năm sau đó.

Mỹ sẽ đóng 12 tàu loại này, chiếc đầu tiên sẽ được biên chế vào năm 2031. Theo những thông tin được công khai, tàu ngầm Columbia có tổng chiều dài 171 m, sử dụng một loạt tổ hợp động lực hiện đại, bao gồm lò phản ứng hạt nhân, động cơ điện và hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet).

Có thể nhìn rõ hệ thống đẩy pump-jet của tàu ngầm Columbia.
Hệ thống hỏa lực chính của lớp tàu này sẽ là 16 ống phóng tên lửa đạn đạo Trident IID5 – loại tên lửa có thể mang nhiều loại đầu đạn, trong đó có đầu đạn hạt nhân. Với trang bị này, Hải quân Mỹ tin rằng tàu lớp Columbia sẽ là mẫu tàu ngầm phát ra tiếng ồn thấp nhất và khó phát hiện nhất thế giới.

Dù được Mỹ đánh giá rất cao, tuy nhiên công nghệ Mỹ dùng cho tàu ngầm Columbia - đặc biệt là hệ thống đẩy pump-jet không hẳn sẽ hoạt động tốt như tuyên bố mà ngược lại, đây có thể là nhược điểm lớn nhất của lớp tàu ngầm thế hệ mới của Mỹ.

Giới chuyên gia cho biết, trong hàng hải, pump-jet được đánh rất cao vì nó đem lại tốc độ cao, tạo ít tiếng ồn – nhờ đó tăng khả năng tàng hình đối với phương tiện tàu bè quân sự trước hệ thống định vị thủy âm (sonar). Sơ đồ bố trí cơ học của hệ thống đẩy pump-jet có thể gồm một chân vịt đặt trong một ống phun hoặc một máy bay ly tâm và một ống phun.

Pump-jet hoạt động theo nguyên tắc có thể mô tả như sau: chân vịt đóng vai trò cánh bơm hút nước biển qua lối vào (thường tại đáy tàu) sau đó bánh cánh tăng áp suất lên để tạo lưu động dòng nước, nước được đẩy phụt qua ống phun và ống phun biến đổi áp suất nước thành tia tốc độ cao, chính sự gia tốc của dòng nước tạo thành lực đẩy giúp tàu di chuyển.

Hệ thống này được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm gồm: tiếng ồn nhỏ khi hoạt động; đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực; Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao; hoạt động tốt ở vùng nước nông…

Nhưng thực tế cho thấy hệ thống pump-jet không thực sự hiệu quả như vậy bởi tốc độ đạt được của loại động cơ này chỉ tương đương với động cơ chân vịt thường (Hải quân Nga đã sử dụng hệ thống đẩy pump-jet trên duy nhất 1 chiếc tàu ngầm Kilo Alrosa).


Một trong những vấn đề lớn với hệ thống đẩy này là chi phí rất cao, ngoài ra hiệu suất của pump-jet kém hơn chân vịt khi tàu chạy tốc độ thấp và rất hay bị rong biển, rác, mảnh vụn trôi nổi... bị hút và quấn quanh chân vịt. Đặc biệt, chi phí cao có lẽ mới chính là vấn đề khiến Hải quân Nga chỉ đóng và sử dụng duy nhất một tàu ngầm Kilo chạy hệ thống đẩy pump-jet.

Và để tàu ngầm Kilo vẫn có thể hoạt động cực êm khi dùng hệ thống đẩy khác, nhà sản xuất Nga tiếp tục trung thành với hệ thống chân vịt với một thiết kế đặc biệt, bởi bộ phận này có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động bí mật của tàu. Hiện không rõ nhà sản xuất và Hải quân Mỹ dùng cách nào ngăn rác lọt vào hệ thống đẩy.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sieu-tau-ngam-columbia-my-dung-nguyen-ly-day-tuong-tu-kilo-3391309/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Lộ diện tính năng hệ thống gây nhiễu tên lửa của Armata
(Vũ khí) - Hệ thống phòng vệ thông qua hình thức gây nhiễu được Nga trang bị cho xe tăng chủ lực T-14 Armata có tính năng cao hơn nhiều so với đèn OTSh-U-1-7.
20 năm đau đớn vì VIÊM ĐA KHỚP hành hạ, nay bà Phượng đã có thể xách nước, cuốc vườn

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata do Nga chế tạo được đánh giá là chiếc chiến xa thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới, nó đã đi trước thời đại nhiều năm so với sản phẩm cùng loại của khối quân sự NATO.

Điểm nổi bật của Armata nằm ở hỏa lực mạnh mẽ với pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm và tương lai có thể được nâng cấp lên sử dụng pháo 2A83 cỡ 152 mm, khi đó T-14 có thể phóng tên lửa chống tăng Kornet nâng cấp qua nòng để diệt chiến xa kẻ thù từ cách xa 8 km.

Nhưng điều khiến chiến xa T-14 Armata trở nên bất khả chiến bại bên cạnh sức tấn công vượt trội còn nằm ở khả năng phòng vệ siêu việt của nó trước các phương tiện diệt tăng tối tân nhất của đối phương.


Hệ thống gây nhiễu tên lửa thế hệ mới trang bị cho xe tăng T-14 Armata
Vỏ giáp của T-14 Armata có cấu tạo từ các lớp thép, gốm và composite độ cứng cao, cho mức độ bảo vệ tương đương 900 mm thép đồng nhất (RHA). Bên ngoài lại được bao phủ bởi các khối nổ 4S24 của tổ hợp giáp phản ứng nổ thế hệ mới, có tác dụng chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng ngang 600 - 650 mm RHA nữa.

T-14 Armata dự kiến sẽ là xe tăng chủ lực đầu tiên của Nga được trang bị rộng rãi hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanit, tổ hợp này sẽ sử dụng radar và cảm biến quét xung quanh thân xe, phát hiện mối đe dọa tiếp cận để từ đó phóng đạn đánh chặn.

Tuy nhiên chi tiết mà nhiều người thắc mắc đó là sự thiếu vắng một hệ thống phòng vệ thụ động có tác dụng gây nhiễu tên lửa chống tăng tương đương Shtora-1 với đèn OTShU-1-7 nổi tiếng trên xe tăng T-90.

Thực ra hiện nay nhiều quốc gia đặt mua T-90 đã lược bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 vì khí tài này chỉ gây nhiễu được tên lửa thế hệ 2 điều khiển bán tự động (SACLOS) thông qua bám chùm tia laser, còn đối với ATGM thế hệ 3 có khả năng bắn và quên (ACLOS) như FGM-148 Javelin thì OTShU-1-7 hoàn toàn mất tác dụng.


Vị trí lắp đặt hệ thống gây nhiễu thế hệ mới trên xe tăng T-14 Armata
Chính vì nguyên nhân trên mà T-14 Armata đã lược bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 và thay bằng khí tài mới do Viện kỹ thuật phương tiện cơ động của Nga phát triển.

Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện tia laser từ khí tài dẫn bắn của đối phương từ mọi hướng cùng như mọi tần số. Bên cạnh đó là phát hiện tên lửa hướng về xe tăng dựa trên bức xạ tử ngoại phát ra từ động cơ của đạn. Tổ hợp trên gây nhiễu được hệ thống dẫn đường hoạt động dựa trên cả tia laser, hồng ngoại và bức xạ radar.


Tổ hợp có khả năng bao phủ 360 độ xung quanh xe kể cả bán cầu trên, tăng khả năng bảo vệ của xe thêm 1,5 lần, giúp chiến xa an toàn với cả các loại tên lửa bắn và quên, quỹ đạo cuối có góc tiếp cận lớn.

Như vậy rõ ràng tính năng hệ thống gây nhiễu thụ động mới của T-14 Armata tỏ ra vượt trội Shtora-1 với đèn nhiễu OTShU-1-7 trên T-90, khí tài này khi kết hợp cùng Afghanit sẽ khiến xác suất bị trúng đạn của Armata giảm xuống cực thấp.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lo-dien-tinh-nang-he-thong-gay-nhieu-ten-lua-cua-armata-3391417/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Vạch mặt tàu ngầm Nhật Bản

Gần đây 1 số lều báo VN cho rằng TQ sợ 10 tàu ngầm Nhật, trong khi thằng Nhật xuất khẩu tàu ngầm ko ai thèm mua, xuất khẩu cho Úc bị thằng Fap hớt tay trên, Úc còn nói thẳng Soryu ko đúng như quảng cáo khi tham khảo (lưu ý hợp đồng này để răn đe, đối phó vs TQ nên ko phải mua cho vui), mà trong khi tàu ngầm Fap bán cho Ấn còn bị Z-9C của TQ bán cho Pak tóm sống

Trung Quốc có bất an, khi Nhật biên chế tàu ngầm Soryu thứ 10?

https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-co-bat-an-khi-nhat-bien-che-tau-ngam-soryu-thu-10-1200260.html

Nhật là bên thua trận trong cuộc đua giành hợp đồng của Úc

Bộ Quốc phòng Úc đã mở cuộc đấu thầu ngay từ tháng 12 năm 2011. Nhật Bản đã là một trong ba đối thủ cạnh tranh, và đã có nhiều cơ hội giành phần thắng. Vào tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston đã tuyên bố rằng, tàu ngầm Nhật Bản "Soryu" đáp ứng đầy đủ nhất các yêu cầu của Hải quân Úc. Sau đó, vào tháng Bảy năm 2014, Australia và Nhật Bản đã ký thỏa thuận về mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật, bao gồm cả việc trao đổi công nghệ quân sự. Và đột nhiên phía Nhật bị thất bại.

Đối với Nhật Bản, việc mất hợp đồng là một đòn đánh đau đớn. Tokyo đã bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tàu ngầm quốc tế. Nhật Bản đã mất hợp đồng lớn nhất trong lĩnh vực quốc phòng ngay sau khi chính phủ Abe dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Washington đã vận động hành lang cho lợi ích của Nhật Bản, áp dụng nỗ lực để ảnh hưởng đến Canberra. Trong vấn đề này Hoa Kỳ không quên về lợi ích của mình, Washington muốn để Nhật Bản và Australia trở thành hai nước đồng minh đáng tin cậy đủ sức đối trọng với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tuyên bố, quyết định này là vô cùng đáng tiếc và Tokyo yêu cầu Úc giải thích lý do tại sao phía Nhật thua thầu. Canberra đáp trả, Nhật Bản không trúng thầu bởi vì nước này không có kinh nghiệm thực tế trong việc sản xuất thiết bị hải quân ở nước ngoài. Và hồ sơ dự thầu của Pháp đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của đất nước. Khi được hỏi về thái độ của Mỹ có thể không hài lòng với quyết định này, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng, việc lựa chọn đối tác để thực hiện đơn đặt hàng trong lĩnh vực quốc phòng là một "quyết định chủ quyền của đất nước."
Các chuyên gia Úc nêu ý kiến rằng, các tàu ngầm của Nhật Bản không đáp ứng yêu cầu về mức độ chịu đựng và phạm vi hoạt động.

https://vn.sputniknews.com/opinion/201604281616916/

Theo số liệu công bố, tàu ngầm Soryu của Nhật Bản tồn tại 4 lỗ hổng chí mạng, không phù hợp với điều kiện kỹ thuật đấu thầu của Australia, cho nên bị loại bỏ không thương tiếc.

Tạp chí Jane's Defence Weekly của Anh cho hay, gần đây Nhật Bản công bố một số tham số kỹ thuật liên quan đến tàu ngầm Soryu, hiện đại của nước này, lần đầu tiên đính chính những thông số sai mà Đại sứ Nhật Bản tại Australia trước đó cung cấp.

Theo số liệu được công bố trước kia, tàu ngầm Soryu tồn tại 4 lỗ hổng chí mạng, cơ bản không phù hợp với điều kiện kỹ thuật đấu thầu của Australia, cho nên bị "trượt vỏ chuối". Cụ thể:

1. Phạm vi hoạt động không đáp ứng yêu cầu

Căn cứ vào đề bài mời thầu của Dự án SEA-1000 mà Australia đưa ra, bán kính hoạt động tối đa phải đạt là 5.000 km. Còn với tàu Soryu, tuy không công khai số liệu, nhưng từ thông số vận hành ở tốc độ tiết kiệm 5 hải lý/giờ, hành trình lặn 20 ngày, nó chỉ có thể đạt cự ly hơn 2000 hải lý.

Như vậy, có thể suy đoán, thông số này không thể đáp ứng yêu cầu của Australia, trong khi đó tham số kỹ thuật của tàu Type 216 của Đức tham gia đấu thầu là 2.400 hải lý (tương đương cỡ 4.300 km).

Vì vậy, bán kính tác chiến của Soryu dường như không đạt yêu cầu đấu thầu của tàu SEA 1000. Nếu điều này đúng, như vậy tàu Soryu có lẽ không thể tham gia tranh thầu với tàu Pháp và tàu Type 216 của Đức.

Dự trữ sức nổi của tàu Soryu không đủ

Căn cứ vào số liệu của Nhật Bản, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu này là 3.600 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 4.200 tấn, dự trữ sức nổi là 600 tấn.

Nếu là tàu ngầm có lượng giãn nước dưới 2.000 tấn, thì con số này có thể đủ dùng, nhưng tàu SEA-1000 có lượng giãn nước hơn 4.000 tấn, nếu sức nâng dự trữ chỉ có 600 tấn, nó không thể đáp ứng yêu cầu.

Trong khi đó số liệu về về sức nổi dự trữ của tàu Type 216 tham gia thầu có thể là 800 tấn, của tàu Barracuda Pháp là 900–1000 tấn. Vì vậy, trong 3 số gói thầu này, thông số của tàu Soryu là thấp nhất, mà điều này cũng có nghĩa là về phương diện an toàn, nó vẫn chưa đủ.

Không sử dụng động cơ AIP

Trong tương lai nó có thể sẽ sử dụng động cơ đẩy độc lập với không khí (AIP) hiện đại để đáp ứng tiêu chí là một trong những tàu ngầm thông thường lợi hại nhất thế giới. Nhưng theo cách nói của Nhật Bản, tàu bán cho Australia sẽ không sử dụng hệ thống AIP, mà sử dụng pin Lithium-ion.

Do Nhật Bản là quốc gia phát triển và ứng dụng pin Lithium-ion cho tàu ngầm tương đối sớm, vì vậy công nghệ rất phát triển, nếu nước này trúng thầu Công ty sản xuất pin Lithium-ion Toshiba sẽ đầu tư xây dựng nhà máy tại Australia.

Tuy nhiên, đối với công nghệ mới như pin Lithium-ion, Australia có thể quan tâm đến sự phát triển của hệ thống AIP nhiều hơn. Thực tế, hai tàu ngầm khác tham gia đấu thầu cũng sử dụng pin Lithium-ion, những thậm chí còn có phương án ghép pin Lithium-ion với AIP.

Tàu ngầm Soryu chỉ có tuổi thọ 24 năm

Do tốc độ đổi mới tàu ngầm mới của Nhật Bản nhanh, thông thường tuổi thọ phục vụ của nó dài nhất khoảng 18 năm, mà tuổi thọ lớn nhất của Soryu tham gia đấu thầu là 24 năm, điều này có khoảng cách so với yêu cầu 30 năm của Australia là tương đối lớn.

Về vấn đề này, Nhật Bản nhấn mạnh có thể thông qua việc sử dụng công nghệ chống gỉ hiện đại để giải quyết, mà khi thiết kế và đóng thực tế cũng có thể thông qua kỹ thuật sửa đổi hoặc thay chất liệu để thực hiện.

Tuy nhiên, việc sửa đổi như vậy không thể nhanh chóng được thực hiện nếu không nói là vô kế khả thi.

http://soha.vn/vi-sao-tau-ngam-soryu-hien-dai-cua-nhat-ban-that-bai-ngay-truoc-cua-thien-duong-20160428165034279.htm

Nhục cho thằng Nhật, bị Úc bóc phốt nổ, chém gió thông số Soryu vậy mà vẫn có nhiều thằng tại VN ảo tưởng tàu ngầm Nhật tốt lắm :)) =)) lại còn chém gió dùng AIP nhưng thực sự làm gì có AIP nào, hóa ra lâu nay thằng nhật lùn này đã lừa dối dắt mũi hàng loạt con rồ mỹ, vẫn chạy bằng động cơ diezel thông thường như Kilo, vậy mà các con giời rồ Mỹ Nhật vẫn gân cổ lên cãi chém gió tàu ngầm AIP nhật như đúng rồi, bọn Nhật lùn chém gió ko biết nhục. pin Lithium-ion thì mãi tới năm 2018 Nhật nó mới trang bị cho đúng 1 con Soyru mà năm 2016 đã bán cho Úc được rồi à ? lắp tầm bậy nó nổ banh xác thì Úc ăn cám

Cập nhật lúc: 20:30 09/10/2018
(Kiến Thức) - Tàu ngầm thứ 11 được Nhật Bản đóng theo lớp Soryu là chiếc đầu tiên trong lớp này được trang bị công nghệ pin lithium-ion vốn được sử dụng trên các dòng điện thoại di động hiện đại ngày nay.

https://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-cong-nghe-nhat-su-dung-pin-dien-thoai-chay-tau-ngam-1127577.html

Soyru quảng cáo rất kinh, nào là AIP, yên tĩnh, bền đẹp blah blah nhưng thực tế đấu thầu thì thua thảm bại vì nói láo, dù chỉ có nó và tàu ngầm Fap đấu nhau, chứng tỏ trình độ chế tạo KTQS của Nhật lùn kém xa Fap ngay càng lụi bại về KTQS, phải nói láo bịa ra thông số ảo để cố bán được sản phẩm, vậy mà bảo ng Nhật chỉ biết nói thật cơ đấy. Ngoài ra nó cũng chưa từng thực chiến bao giờ , tàu ngầm Type 039 loại cũ non AIP của TQ, đã từng vài lần nổi lên ngay giữa hạm đội TSB Mỹ mà chúng ko hề hay biết để thị uy cũng như răn đe

[/QUOTE]

Động cơ AIP còn làm cho tàu ngầm ồn ào hơn thì có, AIP chỉ giúp tàu ngầm dieseil duy trì trạng thái dưới nước lâu hơn khỏi phải nổi lên nạp điện và oxy nhiều lần, vd Type 212 thì duy trì dưới nước tầm 45 ngày còn Kilo thì chỉ tầm 30 ngày, nhưng bù lại tốc độ Type 212 chậm hơn và độ ồn cao hơn

Noise generated by the electric motor, the cooling units, the various auxiliary systems and the air-independent propulsion (AIP). The use of advanced isolation infrastructure, anechoic tiles and permanent magnet propulsion motors can reduce this type of radiated noise. It should be mentioned that in absolute terms, AIP systems do not reduce the machinery noise radiated by a submarine. On the contrary, a submarine using its batteries radiates less noise than a similar one using its AIP system, although the difference is minimal.

http://www.navalanalyses.com/2018/04/radiated-noise-signature-of-modern.html

Kilo speed:
  • Surfaced: 17 knots (31 km/h; 20 mph)
  • Submerged: 20 knots (37 km/h; 23 mph)
Type 212 speed:

  • 12 knots (22 km/h; 14 mph) surfaced
  • 20 knots (37 km/h; 23 mph) submerged

https://en.wikipedia.org/wiki/Type_212_submarine
https://en.wikipedia.org/wiki/Kilo-class_submarine

Theo đánh giá của Úc khi đấu thầu thay thế tàu ngầm mới, Tàu ngầm Barracuda của Fap tốt hơn Soryu, Soryu bị Úc phát hiện có nhiều đặc điểm kém xa lớp tàu ngầm Collins cũ mà Úc muốn thay thế

Critics asserted that the lack of Japanese submarine technology and know-how meant that the Sōryū offered less capability than the existing Collins-class. It was a deficiency so fundamental, they claimed, that the lengthening of the Sōryū by six-to-eight metres for improved crew habitability and increased range made little difference to the Goryu-class when matched against the submarine designs of the French and the Germans.
https://theconversation.com/why-the-french-submarine-won-the-bid-to-replace-the-collins-class-58223
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tàu Ngầm TQ xuất khẩu cho Thái và Pakistan trang bị aip, thực tế tàu ngầm nhật ko có tuổi
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Sarmat và Minuteman-3 có là “kỳ phùng địch thủ”?

Lê Ngọc | 17/11/2019 08:47 AM

0



Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M Nga; Nguồn: defencetalk.com


Trên trang Svobodnaia Pressa, mới đây, chuyên gia Nga Vladimir Tuchkov đã có bài phân tích về hai “kỳ phùng địch thủ” của Nga và Mỹ.
Đây là tất cả những gì còn lại của QĐ Ukraine sau 5 năm chọc giận Gấu Nga: Sụp đổ?

Chiến lược của Nga và Mỹ về tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) bố trí trên đất liền rất khác nhau. Đối với Nga, ICBM bố trí trên đất liền là lực lượng tấn công chủ yếu, là thành tố chính của bộ ba hạt nhân.

Từ thập niên 1960, hơn một chục kiểu tên lửa, cả phóng từ hầm phóng (silo) và cả cơ động, đã được phát triển. Các thiết bị phóng được lắp cả trên khung gầm xe bánh lốp (Temp, Topol, Yars) lẫn trên các đoàn tàu hỏa (Molodets).

ICBM mạnh nhất được đưa vào trang bị cho Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga là RS-20 V Voevoda (định danh NATO là SS-18 Satan) do Phòng Thiết kế Yuzhnoye thiết kế - chế tạo và được đưa vào trang bị năm 1988.

Đây là tên lửa nhiên liệu lỏng hai tầng, có công suất lớn nhất trong tất cả các ICBM đang có trên thế giới với trọng lượng phóng trên 211 tấn, trọng lượng các khối chiến đấu nặng 8 tấn. Tầm phóng tùy thuộc vào kết cấu tên lửa - và có thể lên tới 16.000km.

Tổng công suất của một đầu đạn nhiệt hạch có thể lên tới 8 Mt - nếu đó là đầu đạn đơn công suất 8 Mt, hoặc 10 đầu đạn phân tách gắn hệ thống lái dẫn riêng biệt công suất 100 Kt mỗi đầu đạn.

Còn với Mỹ, cấu phần chủ yếu của sức mạnh răn đe là tên lửa đạn đạo phóng từ biển, bố trí trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Các các tên lửa nhiên liệu rắn Minuteman-III đã được bố trí trong hầm phóng từ những năm 70 thế kỷ trước; hiện nay, có khoảng 450 ICBM Minuteman-III đang trực chiến. Định kỳ, chúng được “trẻ hóa” từng phần bằng cách thay thế một số cơ cấu điện tử mới.

Nhiên liệu rắn hết hạn sử dụng của tên lửa đã được thay hai lần và các đầu đạn được thay một lần. Nhờ các giải pháp hiện đại hóa, số tên lửa ICBM này có thể sử dụng đến năm 2030.

Mặc dù chúng đã khá lạc hậu, nhưng với số lượng lớn - vượt quá khả năng đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Moscow và Vùng trung tâm là A-135 Amur.


Thử nghiệm Minuteman-III tại Marshall Islands; Nguồn: reddit.com


Khả năng phòng thủ của Minuteman-III khiêm tốn hơn Voevoda nhiều, nguyên do một phần là trọng lượng đầu đạn của một tên lửa Minuteman- III chỉ là 1.100kg, nhỏ gấp 8 lần so trọng lượng đầu đầu đạn của Voevoda.

Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tên lửa không dậm chân tại chỗ, Mỹ đang hoàn thiện các tổ hợp tên lửa đánh chặn. Một trong số đó là tên lửa đánh chặn ba tầng bố trí trên đất liền GBI (Ground-Based Interceptor) - những tên lửa đánh chặn nằm trong thành phần hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ (NMD).

Đầu đạn tên lửa của GBI đánh chặn theo nguyên lý động học EKV (Exoatmospheric Kill Vehicle), rất hiệu quả dù cực kỳ đắt đỏ.

TIN LIÊN QUAN
Hiện tại Mỹ mới chỉ có trong trang bị 48 “tên lửa đánh chặn vũ trụ” loại này (44 quả bố trí ở Alaska và 4 quả ở California), đến giữa thập niên tới, dự định sẽ nâng tổng số lên 78 quả. Số lượng này vẫn quá ít, không đủ để đánh chặn thành công một cuộc tấn công ồ ạt.

Mỹ đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong lĩnh vực đánh chặn tên lửa đạn đạo Aegis và tổ hợp đánh chặn tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD.

Hiện nay, các hệ thống này mới chỉ có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung không được trang bị các phương tiện chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa, và vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Từ thực tế đó, ICBM Voevoda hiện đang đủ khả năng vượt qua được NMD của Mỹ, nhưng khả năng đó sẽ không được duy trì được mãi. Sẽ đến lúc nó phải được thay thế bằng một loại tên lửa khác tiên tiến hơn.

Voevoda đã bước qua tuổi 40, và để thay thế Voevoda, Sarmat đã được Phòng thiết kế Miass mang tên Makeev - vốn rất nổi tiếng với các tên lửa trang bị cho tàu ngầm chiến lược, có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế tên lửa nhiên liệu lỏng - phát triển.

Không hiện đại hóa Voevoda mà chế tạo hoàn toàn mới, Sarmat có các khả năng tác chiến vượt xa Voevoda.


Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat Nga trong một cuộc tập trận. Ảnh: Sputnik.


Với trọng lượng phóng nhỏ hơn (208 tấn so với 211 tấn), nhưng Sarmatmang đầu có trọng lượng lớn hơn đáng kể (10 tấn so với 8 tấn).

Tên lửa Sarmat có khả năng đưa đầu đạn 10 tấn vượt khoảng cách 18.000km. Chưa hết, nó có khả năng thực hiện chức năng “tấn công quỹ đạo”, với tốc độ chỉ thấp hơn tốc độ vũ trụ một ít và có thể tấn công lãnh thổ Mỹ (tất cả các ICBM của lực lượng kiềm chế hạt nhân Nga đều hướng đến khu vực này) không chỉ qua Bắc Cực, mà còn có thể bay qua Nam Cực - hướng mà Mỹ không có các hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn.

Cả tên lửa và các đầu đạn phân tách có thể tự dẫn (có thể 10 đầu đạn với tổng công suất 8 Mt) đều được trang bị các phương tiện chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa. Cũng giống như ở Voevoda, các mục tiêu giả bay quanh tên lửa và các đầu đạn.

Các khoảng bay chủ động ngắn giúp nâng cao khả năng bảo vệ và khó bị đánh chặn. Sau khi tiến hành các thử nghiệm từng phần, mỗi ICBM Sarmat sẽ được lắp ba đầu đạn chiến đấu Avangard.

Lúc này không cần các mục tiêu giả nghi binh, bởi vì các phương tiện đánh chặn hiện có và sẽ có đều không có khả năng đánh chặn chúng. Các tên lửa Avangard bay đến mục tiêu với tốc độ siêu thanh và liên tục cơ động.

https://soha.vn/sarmat-va-minuteman-3-co-la-ky-phung-dich-thu-20191117084707631.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
2 mẫu súng "Made in Vietnam" đẳng cấp TG: Đột phá táo bạo, hội tụ tinh hoa Nga-Israel

Trà Khánh | 15/11/2019 11:38 AM

12


Nghe tưởng chừng như bất khả thi thế nhưng 2 mẫu súng "Made in Vietnam" hoàn toàn mới lại được tạo nên nhờ hai cường quốc công nghiệp quốc phòng hàng đầu Thế giới là Nga và Israel.
Chiến trường K: Bộ đội Việt Nam bị bao vây tại biên giới Thái Lan - Campuchia, trận đánh nghẹt thở

Súng trường tấn công "Made in Vietnam" vươn ra thế giới

Công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc khiến nhiều nhà quan sát quân sự ngạc nhiên và được một số quốc gia đánh giá là hình mẫu đáng tham khảo để xây dựng cho riêng mình chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế tạo vũ khí sao cho phù hợp.

Một trong những yêu tố làm nên "điều thần kỳ" của CNQP nước ta đó là thông qua hợp tác quốc phòng với Israel, lần đầu tiên Việt Nam có được một dây chuyền sản xuất súng bộ binh tiên tiến, có tính đồng bộ và tự động hóa cao tại Nhà máy Z111 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới này chẳng những sản xuất được những dòng súng mới theo thiết kế của Israel, mà còn cho phép CNQP Việt Nam đặt những nền tảng đầu tiên cho việc phát triển các dòng súng bộ binh thế hệ mới của riêng mình.


Một số mẫu súng bộ binh do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất, có thể thấy chúng ta đã làm chủ công nghệ chế tạo từ súng ngắn, súng tiểu liên cho đến súng trường bắn tỉa.

Trên sở công nghệ mới nhất được chuyển giao đồng bộ từ A-Z, chúng ta có thể thỏa sức nghiên cứu và chế tạo nhiều dòng súng "Made in Vietnam" khác nhau, đáp ứng yêu cầu đặc thù về địa hình, khí hậu và thể trạng người lính cũng như nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Và chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa vào vận hành, Nhà máy Z111 đã cho ra đời GK 1 và GK 3 là 2 mẫu súng "Made in Vietnam" có đẳng cấp Thế giới đầu tiên và hoàn toàn do người Việt tự thiết kế, chế tạo.

Mặc dù thông tin về hai mẫu súng này vẫn còn khá hạn chế nhưng dựa trên những hình ảnh hiếm hoi của chúng tại triển lãm quốc phòng Indo Defense 2018 có thể thấy rõ một điều là cả GK 1 và GK 3 đều được phát triển dựa trên sự kế thừa những ưu điểm của hai dòng súng trường tấn công Galil ACE 32 và súng tiểu liên AK.

Đây cũng là điểm khiến hai mẫu súng trên trở nên đặc biệt khi các kỹ sư quân sự Việt Nam khéo léo kết hợp hai vũ khí hàng đầu thế giới là Nga và Israel vào trong một thiết kế duy nhất.

Chưa dừng ở đó, mẫu súng mới không chỉ đáp ứng các yêu cầu kỹ chiến thuật của một mẫu súng trường tấn công hiện đại mà còn phù hợp với địa hình và khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.


Súng tiểu liên GK 1.


Súng tiểu liên GK 3.

Cũng cần phải nhắc lại rằng, rất nhiều mẫu súng trường tấn công hay tiểu liên trên thế giới trước khi thành danh đều từng trải qua bài kiểm tra khắc nghiệt nhất tại rừng núi và sông ngòi ở Việt Nam, và chỉ cần vượt qua được thử thách này thì chúng có thể "sống tốt" ở bất kỳ chiến trường nào.

Minh chứng rõ nhất chính là cuộc so kè "một mất, một còn" giữa M16 của Mỹ và AK-47 do Liên Xô chế tạo. AK-47 đã tỏ ra vượt trội về độ bền cũng như độ tin cậy khiến lính Mỹ cũng phải bái phục, nếu nhặt được chỉ "hận" là không có đạn AK để dùng!

Chế tạo vũ khí bộ binh là nền tảng cơ bản nhất của bất cứ ngành công nghiệp quốc phòng nào trên thế giới, thế nhưng không phải quốc gia nào cũng sở hữu khả năng tự thiết kế và chế tạo các loại súng bộ binh, bởi năng lực này chỉ có ở một số cường quốc quân sự.

Việc chúng ta có thể thiết kế và chế tạo gần như toàn bộ các mẫu súng bộ binh lẫn đạn dược đi kèm phục vụ tốt nhu cầu trong nước, thậm chí là cho xuất khẩu đã chứng minh được năng lực cũng như sự phát triển của CNQP Việt Nam trong những năm qua.

Hội tụ tinh hoa vũ khí thế giới: Thiết kế táo bạo

Như đã nói ở trên cả hai mẫu súng "Made in Vietnam" hoàn toàn mới do Nhà máy Z111 chế tạo được phát triển dựa trên Galil ACE 32 và AK, tuy nhiên chúng chỉ mới là các nguyên mẫu thử nghiệm chứ chưa phải là thiết kế cuối cùng.

Theo đó để phù hợp hơn với yêu cầu trong nước CNQP Việt Nam về cơ bản đã sửa đổi lại thiết kế tổng thể của ACE 32 để tạo nên các mẫu súng mới. Trong đó, thay đổi quan trọng nhất có thể nói đến là việc đưa cần lên đạn từ bên trái thân súng sang bên phải tương tự như các mẫu súng AK.


Có thể thấy rõ ở mẫu GK 3 cần lên đạn đã được chuyển về phía bên phải của súng ngay vị trí khe nhả vỏ đạn tương tự như của các mẫu súng AK.

Thay đổi này cũng được Việt Nam thực hiện trên ACE 32 và ACE 31 để súng thân thiện hơn với bộ đội, vốn đã quá quen thuộc với các yếu lĩnh, động tác bắn với tiểu liên AK. Tất nhiên, sự thay đổi trên sẽ tạo ra một chút khó chịu cho xạ thủ bởi báng súng của Galil ACE hay GK đều được gấp về phía bên phải.

Các mẫu GK 1 và GK 3 có thiết kế tổng thể giống các mẫu súng tiểu liên AK hiện đại của Quân đội Nga, thế nhưng thân súng và cơ cấu bắn lại là của ACE 32 cải tiến. Trong khi đó, cụm nòng và trích khí có thiết kế tương đồng với AK-47.

Việc sở hữu thiết kế và cơ cấu bắn tương đồng các mẫu AK đã cho phép Việt Nam dễ dàng gắn cụm nòng và trích khí của AK-47 lên trên thân súng ACE 32, cùng với đó là một số cải tiến như:

- Loa che lửa đầu nòng kiểu AK-74 giúp giảm lực giật và nẩy của súng khi bắn, tăng độ chụm của loạt bắn liên thanh, giảm độ tản mát. Tất cả các mẫu súng AK do Việt Nam sản xuất đều có ren đầu nòng cho phép gắn ống giảm thanh hoặc thay đổi loa che lửa đầu nòng.

- Súng được trang bị các thanh ray kỹ thuật cho phép gắn phụ kiện mở rộng như ống ngắm quang học, đèn pin, laser chỉ thị mục tiêu, ống phóng lựu (OPL40 do Việt Nam sản xuất).

- Nhiều bộ phận trên súng được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp (composite) giúp tăng độ bền và giảm trọng lượng của súng nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ chiến thuật như ốp tay phía trước, ốp tay sau...

- Súng vẫn sử dụng các thước ngắm cơ khí như trên các mẫu AK giúp bộ đội lấy đường ngắm dễ dàng hơn.

- Lẫy chọn chế độ bắn được bố trí ở cả hai bên thân súng giúp bộ đội dễ dàng thay đổi chế độ trong tác xạ, đây cũng được xem là điểm cộng lớn trên các dòng súng của Israel.


Lẫy chọn chế độ bắn được đặt ở hai bên thân súng giúp xạ thủ dễ dàng thay đổi chế độ trong tác xạ

- Điểm cuối cùng và cũng quan trọng nhất chính là GK 1 và GK 3 đều sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.62×39mm tương tự như trên các mẫu súng AK và Galil ACE, giúp chúng ta tận dụng tối đa các kho đạn dược và cơ sở hậu cần hiện có thay vì phải đầu tư mới.

https://soha.vn/2-mau-sung-made-in-vietnam-dang-cap-tg-dot-pha-tao-bao-hoi-tu-tinh-hoa-nga-israel-20191112135405546.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
"Dùng đạn địch, đánh địch": Súng AK mới sẽ khiến lính Mỹ và đồng minh NATO "ngã ngửa"?

Hoài Giang | 14/11/2019 07:45 PM

8



Lính Mỹ trong một hoạt động huấn luyện sử dụng súng trường tấn công AK.


Vào kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Mikhail Kalashnikov, biến thể mới nhất của khẩu súng "trường tồn với thời gian" của ông đang có ưu thế nhất định trên thị trường vũ khí.
Hải quân Nga trả giá đắt: Động vào Crimea và Ukraine - Hậu quả khôn lường!

100 năm ngày sinh nhà phát minh huyền thoại, Mikhail Kalashnikov

Về địa lý, thị trấn hẻo lánh Kurya của vùng Altai thuộc Nga nằm khá xa so với các điểm nóng trên thế giới trong thế kỷ 20 và 21.

Tuy nhiên, người con nổi tiếng nhất của Kurya, Mikhail Kalashnikov (sinh ngày 10/11/1919) đã phát minh ra một thứ giúp hình thành các cuộc cách mạng, vẽ lại các đường biên giới và định hình lại chiến tranh hiện đại.

Là một cựu binh Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Năm 1945, Kalashnikov đã phát minh ra kiệt tác của đời mình, súng trường tấn công AK-47 (Avtomat Kalashnikova 1947).

Súng nhanh chóng được Hồng quân lựa chọn trong một cuộc thi thiết kế súng hai năm sau đó, và việc sản xuất hàng loạt diễn ra tại thành phố-nhà máy Izhevsk. Nhà máy cơ khí Izhevsk đã sản xuất 75 đến 100 triệu khẩu AK trong 70 năm sau đó.

Được sử dụng bởi các lực lượng đối địch nhau, quân chính phủ và các nhóm khủng bố, cảnh sát và tội phạm, súng AK-47 và các biến thể của nó (bao gồm cả sao chép hợp pháp và bất hợp pháp) đã xuất hiện ở trên khắp hành tinh khiến cho mức độ phổ biến của nó không thể ước tính.


Súng trường tấn công AK và đạn 7,62x39mm trên tay của quân giải phóng đã khiến quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, và một lần nữa đe dọa lực lượng Mỹ ở Iraq và Afghanistan 40 năm sau đó.

Những nâng cấp "đáng tiền" của AK-308?

Biến thể mới nhất AK-308 nổi bật nhờ một tính năng độc đáo, súng có thể bắn đạn 7,62x51mm tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Đạn 7,62x51mm NATO được người Mỹ thiết kế cho súng trường M14 và súng máy M60 vào cuối những năm 1950, nhưng hiện nay nó đã trở thành loại đạn tiêu chuẩn cho một loạt các loại súng hiện đại phương Tây, như IWI Tavor của Israel hoặc FN SCAR của Bỉ.

Nhìn thoáng qua, AK-308 dài hơn và nặng hơn một chút nếu so với biến thể bắn đạn 5,45x39mm trước đó, AK-12. Tuy nhiên súng thừa hưởng nhiều tính năng của AK-12, bao gồm việc báng súng có thể điều chỉnh và trích khí được thiết kế lại.


Ak-308 trong một triển lãm (Nguồn: Reuters).

AK-308 đã chính thức được trang bị trong Lục quân Nga, Hải quân đánh bộ và lực lượng lính dù tinh nhuệ VDV, nhưng với nhà sản xuất Kalashnikov, các khách hàng lớn của nó được kỳ vọng sẽ là các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Theo ông Serge Serge Urzhumtsev, nhà thiết kế chính của Kalashnikov: "Khách hàng tiềm năng sẽ được cung cấp không chỉ khẩu súng trường tấn công mà còn cả một loại đạn xuyên giáp do Nga sản xuất.

Tôi sẽ hoàn thành tất cả các thử nghiệm (về loại đạn mới) trong năm nay và chúng sẽ trở thành các ưu đãi thương mại vào năm tới (2020)".

Theo Maxim Popenker, một chuyên gia vũ khí nổi tiếng trước đây từng tiếp thị cho Kalashnikov bình luận:

"Ngay từ đầu, Kalashnikov đã thiết kế một khẩu súng trường tấn công để xuất khẩu cho những quốc gia trước đây đã sử dụng hoặc lưu trữ vũ khí NATO và đạn 7,62x51mm NATO.

Đạn 7.62x51mm có khả năng xuyên phá lớn, điều này rất quan trọng đối với chiến tranh trong khu vực đồi núi, sa mạc hoặc đô thị hiện đại".


IWI Tavor và FN SCAR là các mẫu súng trường tấn công hiện đại bắn đạn 7,62x51mm NATO.

Chấm dứt sự thống trị của súng trường tấn công NATO?

Hấp dẫn khách hàng (đặc biệt là các lực lượng vũ trang ở Đông Nam Á và Trung Đông đang trang bị vũ khí của NATO) bằng một khẩu súng Nga là một động thái táo bạo về mặt chính trị, nhưng có thể là bước đi đúng đắn về thương mại của Kalashnikov.

Nhà phân tích Alexey Leonkov của Arsenal Otechestva, một tạp chí quân sự và vũ khí của Nga bình luận:

"Tôi nghĩ rằng việc thiết kế AK-308 là một hoạt động thương mại thông minh và đủ để khách hàng cân nhắc loại bỏ các loại súng trường do phương Tây sản xuất. Mấu chốt ở đây là các trang bị chống đạn liên tục được cải tiến, trở nên nhẹ hơn và bền hơn".

Tuy nhiên, nhà sản xuất có trụ sở tại Izhevsk đã không "bỏ tất cả trứng vào một giỏ" với AK-308.

Giám đốc điều hành của Kalashnikov, ông Dmitry Tarasov vào tháng 10/2019 đã bình luận rằng các biến thể AK khác của công ty như AK-200, 201, 202, 203 và 204, AK-12 và AK-15 đã nhận được sự quan tâm đáng kể của các chính phủ ở Nam Mỹ, Nam Á và Châu Phi.


Dòng súng trường tấn công AK-200 của Kalashnikov trong triển lãm vào năm 2018.

Nhà sử học quân sự Yuri Knutov giải thích: "AK-308 với cỡ nòng lớn hơn được thiết kế theo xu hướng trên toàn cầu, thêm vào đó hầu hết áo chống đạn hiện đại có thể chống lại các loại đạn cỡ nhỏ hơn như 5,45x39mm của Nga hay 5,56x45mm NATO.

Đạn 5,56x45mm NATO là loại đạn súng trường cơ bản của lính Mỹ kể từ những năm 1960 và sau đó là các đồng minh NATO từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, "người anh em" 7,26x51mm của nó xuyên qua các mục tiêu với động năng gấp đôi.

Sau nhiều thập kỷ phụ thuộc vào cỡ đạn nhỏ 5,56x45mm, đến nay ngay chính quân đội Hoa Kỳ cũng phải phát triển một viên đạn lớn hơn "nằm ở đâu đó giữa các 5,56x45mm và 7,62x51mm".

Cho đến nay, cỡ đạn 7,62x51mm vẫn là lựa chọn duy nhất cho các lực lượng sử dụng vũ khí NATO.

Trong trường hợp khách hàng cần một viên đạn mạnh hơn, và nếu Kalashnikov thuyết phục họ trang bị đạn mới với AK-308, thì có khả năng ở một thời điểm nào đó trong tương lai gần, lính Mỹ có thể thấy đối phương và bản thân mình khai hỏa chung một loại đạn.

https://soha.vn/dung-dan-dich-danh-dich-sung-ak-moi-se-khien-linh-my-va-dong-minh-nato-nga-ngua-20191114161611593.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Vì sao Nga không sợ nguy cơ Thổ làm lộ mật S-400?
Thứ Hai, 18/11/2019 07:34

Bình luận quân sự) - Nếu các chuyên gia quân sự Mỹ có quyền tiếp cận sâu đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Thổ cũng rất khó để họ khai thác bí mật.


Trong tuần qua có diễn biến rất đáng chú ý khi ông Ibrahim Kalin - phát ngôn viên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang cân nhắc chuyển giao công nghệ hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf cho Mỹ.

Cụ thể là Ankara sẽ xây dựng quy trình làm việc để tạo ra một cơ chế đánh giá tác động giữa S-400 và F-35 trong diễn tập, điều này có nghĩa là mọi bí mật của S-400 có thể lọt hết vào tay Mỹ và gây ra vô vàn tổn hại đối với người Nga.

Mặc dù vậy Moskva lại tỏ ra khá bình thản khi biết thông tin này, bởi ngoài lý do phiên bản xuất khẩu của S-400 đã có những hiệu chỉnh khác biệt so với biến thể nội địa thì họ cũng thừa hiểu rằng mục đích của Mỹ không phải là tiếp cận với những thông số kỹ thuật "đằng ngọn".


Nga tỏ ra khá bình thản trước nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ tham số của S-400 cho Mỹ
Theo nhận xét, bình luận từ các trang quân sự thì thông tin Mỹ cần nhất là phương pháp bắn ứng dụng của tổ hợp S-400. Vấn đề này binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ chưa chắc nắm đúng nguyên tắc huấn luyện trong Quân đội Nga, khi thời gian tiếp xúc của họ vẫn còn quá ngắn và chưa trải qua bắn đạn thật.

Bên cạnh đó, nếu như Ankara tiết lộ cho Washington giáo trình mà Nga đã huấn luyện cho kíp trắc thủ S-400 của mình thì điều này cũng rất ít tác dụng, bởi từ tính năng kỹ thuật đến cách khai thác chưa chắc đã là "hàng chuẩn" của Moskva.





Một đặc điểm nữa của hệ thống phòng không Nga đó là chúng sử dụng rất nhiều loại radar và nhiều loại đạn cho các miếng đánh khác nhau. Cùng một loại mục tiêu cũng lại có nhiều cách đánh với các khí tài trang bị khác nhau.




Trong trường hợp Mỹ hiểu biết về một vài khí tài và đạn tên lửa đã bị hiệu chỉnh khác đi thì cũng chẳng có ích gì mấy trong trường hợp cần khai thác tính năng, tác dụng đối với tổ hợp S-400 bản nội địa của Nga.





Thổ Nhĩ Kỳ chưa thể nắm chắc tính năng bắn ứng dụng đối với S-400 để tiết lộ cho Mỹ
Ngoài ra cũng cần phải nói thêm rằng tính năng bắn ứng dụng đối với tổ hợp phòng không thì chưa chắc nhà sản xuất đã là bên giỏi nhất, điển hình phải kể ra đây là trường hợp Việt Nam thời điểm năm 1972.

Khi đó mọi bí mật của hệ thống S-75 Dvina (SA-2) đã lọt hoàn toàn vào tay Mỹ, nhiều nước tại thời điểm này cũng không tin Việt Nam có thể dùng SA-2 để đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 bởi họ đã hiểu quá rõ điểm yếu vũ khí của mình, vậy nhưng chúng ta đã chứng minh sự thật khác biệt hoàn toàn.

Với những đặc điểm trên, không khó hiểu vì sao Nga vẫn tỏ ra "dửng dưng" trước nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép Mỹ tiếp cận sâu đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của mình.
https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/vi-sao-nga-khong-so-nguy-co-tho-lam-lo-mat-s-400-3391601/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Sợ S400, F35 miệt mài tập cách đánh :rolleyes:

Để tăng cường khả năng đối phó với hệ thống S-400, Không quân Israel đã cho Patriot đóng giả làm mục tiêu giả định để F-35I đối phó.


Theo Breaking Defense, đây là kỹ năng cần thiết để đối phó với loại vũ khí đang ngày càng phổ biến trên thế giới, nhất là trong những lực lượng bị coi là thù địch với Israel.

Tuy nhiên, do không có bất kỳ nguyên mẫu hệ thống S-400 nào, Israel đã buộc phải sử dụng hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất đóng giả làm mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.

Tiêm kích tàng hình F-35.
Hiện không rõ làm cách nào để Israel để có thể chính sửa những tín hiệu phản xạ radar của Patriot tương đồng S-400 sử dụng trong diễn tâp. Bởi đây là những vũ khí khác xa nhau và phạm vi tác chiến của vũ khí Nga gấp nhiều lần sản phẩm của Mỹ.

Mặc dù vậy, một đại diện của Israel cho biết: "Cuộc diễn tập đã giúp cho Không quân nước này tích lũy được những kiến thức cần thiết khi phải đối phó với những hệ thống phòng không tối tân như S-400 được triển khai tại Syria".

Theo tiết lộ của Breaking Defense, trước khi tổ chức cuộc diễn tập đặc biệt này, Tư lệnh Không quân Israel đã công bố rằng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35I Adir của họ đã thực hiện 2 vụ tấn công tại 2 địa điểm khác nhau trên lãnh thổ Syria và đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra.





Trong các phi vụ mà F-35I đã thực hiện, phòng không Nga với tổ hợp S-400 Triumf đã không đưa ra được phản ứng nào đáng kể, thậm chí Nga còn bác bỏ rằng F-35I đã tham chiến, chỉ đến khi Tư lệnh Không quân Israel cho biết thì Nga mới rút lại quan điểm.




Điều gây chú ý hơn nằm ở chính bức ảnh chiếc F-35I bay qua bầu trời thủ đô Beirut của Lebanon mới được Tư lệnh Không quân Israel công bố, cần đặc biệt lưu tâm tới thiết bị lạ trên lưng chiếc F-35 này.




Đây chính là khí tài làm tăng diện tích phản xạ radar có tên Luneberg Lens, tác dụng chính của nó là làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay mang, khiến các đài radar dưới mặt đất có thể nhận dạng.

Như vậy là trong các lần làm nhiệm vụ vừa qua, chiếc F-35I Adir của Israel vẫn chưa tung hết sức mạnh của mình, nó cố tình che giấu chỉ số RCS thật nhằm bảo toàn lợi thế trước hệ thống phòng không của Nga và Syria nhằm sử dụng trong một vụ tấn công quy mô lớn vào Iran (nếu có).

Nhưng kết quả thu được còn vượt quá mong đợi của Israel, khi toàn bộ các khẩu đội tên lửa phòng không tại Syria đều bất lực trong việc phát hiện ra nó, F-35I đã chiến thắng đậm kể cả khi vẫn còn chưa bộc lộ hết khả năng.

Với tính năng đỉnh cao của mình, chẳng rõ nếu chiếc F-35I tham chiến với đầy đủ sức mạnh thì phòng không đối phương sẽ phải làm cách nào để đối phó với nó. Israel đã cho thấy họ nắm giữ trong tay một vũ khí đủ sức thay đổi cuộc chơi tại Trung Đông, bất kể đối thù sở hữu vũ khí phòng thủ nào


https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35i-tap-tan-cong-s-400-3391566/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Thừa nhận của lính Mỹ khi được lái thử T-80U
Chủ Nhật, 17/11/2019 14:02

Vũ khí) - Binh sĩ Mỹ vừa có trải nghiệm đặc biệt khi lần đầu lái T-80U và cảm nhận được sức mạnh của chiến tăng này.


Tốp binh sĩ được trải nghiệm sức mạnh của T-80U thuộc Đội chiến đấu Lữ đoàn Thiết giáp số 3 của Sư đoàn 1 Kỵ binh Greywolf khi đến thăm Lữ đoàn 3 Thiết giáp của Hàn Quốc - đây là đơn vị duy nhất trong lực lượng vũ trang của Hàn Quốc được trang bị xe tăng, xe chiến đấu BMP-3 do Nga sản xuất.

"Với sức mạnh hỏa lực đáng sợ, độ cơ động cao cùng với loạt hệ thống diện tử tin cậy, cỗ tăng do Nga sản xuất hiện chỉ chịu xếp sau chiến tăng K2 do Hàn Quốc sản xuất và sánh ngang chiến tăng M1A2 Abrams của Mỹ hiện nay", một đại diện của nhóm binh sĩ Mỹ cho biết.

Binh sĩ Mỹ vận hành T-80U
Những chiếc T-80U hiện có trong quân đội Hàn Quốc được sản xuất từ những năm 1990, trong khi đó, những cỗ tăng này hiện nay trong quân đội Nga đã được nâng cấp lên chuẩn mới với nhiều trang bị được đánh giá tối tân hơn rất nhiều.

Cụ thể, bản T-80 được nâng câp được tiếp nhận hệ thống quan sát Sosna U dành cho xạ thủ tích hợp kính quang học, hệ thống dò tim mục tiêu bằng laser và ảnh nhiệt. Sosna U làm tăng tầm bắn của xe tăng lên đến 3,3km. Hệ thống laser do tìm mục tiêu tích hợp có tầm hoạt động 7,5km.

Đặc biệt, tăng T-80BV/U nâng cấp được trang bị giáp siêu mạnh Relikt phản ứng nổ chủ động được viện nghiên cứu khoa học NII Stali phát triển. Giáp phản ứng nổ Relikt hoạt động dựa trên nguyên tố 4S23 nhạy cảm với thuốc nổ cao tạo ra cấp độ phòng vệ tối ưu chống lại đạn xuyên giáp hiện đại được phương Tây phát triển.

Dù được lột xác gần như toàn bộ nhưng xe tăng T-80BV/U nâng cấp vẫn giữ nguyên đại bác 2A46M/2A46M-5 cỡ nòng 125mm có thể bắn nhiều loại đạn xuyên giáp cũng như ATGM.




QUẢNG CÁO
KÉO XUỐNG ĐỂ XEM TIẾP BÀI VIẾT
Trong bản báo cáo Cán cân Quân sự vừa được Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London (Anh) phát hành, Bộ binh Nga vẫn duy trì hoạt động của 450 xe tăng T-80BV/U. Do đó, nâng cấp dòng xe tăng T-80 sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của lực lượng thiết giáp Nga nhằm đáp ứng nhu cầu khi tăng Armata chưa sẵn sàng.
https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/thua-nhan-cua-linh-my-khi-duoc-lai-thu-t-80u-3391574/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Cải tiến vượt trội trên tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt
(Vũ khí) - Rostec đang triển khai việc sản xuất các bộ phận từ vật liệu composite polymer để phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt máy bay chiến đấu thế hệ năm Su-57.

Thông cáo báo chí từ Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết, hợp đồng đầu tiên nhằm mục đích hợp tác sản xuất hàng loạt những chiếc tiêm kích Su-57 đã ký bởi ONPP Technologiya được đặt tên theo A.G. Romashina (một phần của Tập đoàn Rostec) và Công ty PJS Sukhoi (trực thuộc Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất - UAC).

Tổng cộng từ năm 2020 đến năm 2028, chi nhánh của công ty tại Komsomolsk on Amur sẽ cung cấp 74 bộ sản phẩm composite cho cơ sở lắp ráp để tiến hành tích hợp nó vào máy bay chiến đấu thế hệ năm Su-57.

Nhờ sử dụng vật liệu composite, Su-57 độ bền cao và nhẹ, kết hợp với các đặc tính kỹ thuật khác, cung cấp cho máy bay khả năng cơ động tuyệt vời. Ngoài ra việc lựa chọn vật liệu tổng hợp còn làm cho chiếc tiêm kích trở nên vô hình với radar.


Tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được sử dụng nhiều chi tiết từ vật liệu composite
"Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 là thành tựu phát triển tiên tiến của các nhà khoa học và kỹ sư Nga. Hoạt động nhằm tạo ra các bộ phận composite để lắp ráp chính là hợp đồng đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác sản xuất hàng loạt Su-57".

"Các doanh nghiệp trực thuộc Rostec được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Đối với vấn đề này, chúng tôi có kinh nghiệm cần thiết, cơ sở sản xuất và các chuyên gia", Giáo sư Oleg Evtushenko, Giám đốc điều hành của Rostec cho biết.

Bên cạnh các đặc tính đã nêu, vật liệu composite còn được kỳ vọng sẽ giúp cho khung thân của chiếc tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Nga đạt tới độ bền khoảng 6.000 - 8.00 giờ bay, tương đương chiến đấu cơ phương Tây.


Chiếc tiêm kích Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên chuẩn bị được bàn giao cho Không quân Nga
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga thì chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên trong diện sản xuất hàng loạt sẽ được bàn giao cho không quân nước này vào cuối năm 2019, những hình ảnh mới nhất cho thấy tiến độ này sẽ được hoàn thành.

Tuy nhiên chưa rõ chiếc chiến đấu cơ Su-57 trên đã được ứng dụng các công nghệ mới về vật liệu composite polymer, hay là vẫn sử dụng các kết cấu kim loại tương tự như những mẫu thử Sukhoi T-50 từng xuất hiện trước đó.

Dự kiến sang năm 2020 tổ hợp KnAAPO sẽ tiếp tục vận hành dây chuyền lắp ráp Su-57 để bàn giao cho Không quân Nga khoảng 16 chiếc vào năm 2022, khi đó nhiều khả năng Su-57 sẽ có thêm một số cải tiến nữa nhờ những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình sản xuất.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/cai-tien-vuot-troi-tren-tiem-kich-su-57-san-xuat-hang-loat-3391956/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Iran thử thành công vũ khí chống tàng hình
(Vũ khí) - Hôm 22/11, lực lượng phòng thủ Iran đã thử thành công hệ thống phòng không tự phát triển có thể đối phó nhiều loại mục tiêu khác nhau.

Cuộc thử nghiệm được tổ chức tại tỉnh Samnan nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận của quân đội Iran nhằm đối phó với cuộc tấn công đường không từ bên ngoài với cường độ cao và sử dụng cả máy bay tàng hình.

Không rõ chi tiết cuộc thử nghiệm nhưng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiết lộ, kết quả thu được không nằm ngoài dự đoán khi toàn bộ mục tiêu giả định đều bị tiêu diệt ở khoảng cách an toàn.

Hệ thống Khordad-15 khai hỏa.
Theo AMN, ngay trước khi bắn đạn thật hôm 22/11, hệ thống Khordad-15 đã lập chiến công lớn khi bắn hạ thành công chiếc UAV tối tân bậc nhất hiện nay của Israel là Hermes 450. Vụ tấn công diễn ra trên không phận gần thành phố Nabatieh phía nam Lebanon, một thành trì nổi tiếng của lực lượng Hezbollah.

Theo những thông tin được Iran giới thiệu, Khordad-15 là hệ thống phòng không đủ sức dò tìm và bắn hạ cùng lúc 6 mục tiêu tàng hình. Để hoàn thành nhiệm vụ, Khordad-15 được trang bị radar mảng pha và các bệ phóng độc lập, có thể phát hiện cả chiến đấu cơ lẫn thiết bị bay không người lái xâm nhập trong phạm vi 150 km và trần bay tới 27km.

Khordad-15 có thể theo dõi 6 mục tiêu cùng lúc, và có thể khai hỏa Khordad-15 trong chưa đầy 5 phút. Với những thông số ấn tượng của Khordad-15 thì không khó hiểu vì sao hệ thống này chỉ cần 1 phát bắn cũng đủ hạ gục mục tiêu là chiếc UAV Hermes 450 của Israel.

Bởi chiếc Hermes 450 chỉ có thể bay đến độ cao tối là 5.486 m với vận tốc leo là 4,6 mét/giây. Do là dòng UAV trinh sát nên Hermes 450 không được trang bị bất kỳ vũ khí nào mà thay vào đó là một cụm camera bên dưới thân có khả năng quan sát cực kỳ cao.

Hermes 450 có thể bay liên tục hơn 14 tiếng (hoặc hơn nếu được trang bị thùng xăng phụ) và truyền hình ảnh trực tiếp theo thời gian thực đến các trạm điều khiển bên dưới mặt đất, giúp người ta nắm rõ tình hình tại những nơi xa xôi một cách nhanh chóng và chính xác.

Đặc biệt hơn, toàn bộ các thông tin GPS và bản đồ đó được lưu trữ riêng bên trong UAV, có nghĩa là UAV đã có sẵn một bản đồ số bên trong bộ nhớ của nó. Chính vì vậy, đối phương muốn dụ UAV đáp xuống một sân bay khác đòi hỏi người ta phải hack vào tận bên trong UAV trước khi nó hạ cánh và thay đổi dữ liệu bản đồ cùng nhiều thứ phức tạp khác.

Nhưng sự tối tân của Hermes 450 đã không mang nhiều ý nghĩa khi nó không thể phát hiện ra hệ thống Khordad-15 đang triển khai và điều này đã khiến nó phải trả giá.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/iran-thu-thanh-cong-vu-khi-chong-tang-hinh-3391988/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
MK48 giúp Mỹ thực hiện một nửa tham vọng
(Vũ khí) - Với phiên bản mới của MK48, việc đối phó với chiến hạm, tàu ngầm Nga và Trung Quốc không khó. Nhưng tham vọng của Mỹ chỉ thực hiện được một nửa.

Hải quân của Mỹ đã chính thức được trang bị loại ngư lôi mới nâng cấp từ MK48. Phiên bản này được thiết kế đặc biệt cho phép chọc thủng các hệ thống phòng thủ trên tàu ngầm của Nga và Trung Quốc.

Phiên bản mới của MK48 được trang bị cơ cấu chuyển động hiện đại với nhiều dạng đầu đạn khác nhau, được trang bị hệ thống thiết bị điện tử tối tân, hệ thống dẫn đường tiếp cận mục tiêu khiến nỗ lực tránh né và đối phó của Nga và Trung Quốc thành vô dụng.

Ngư lôi MK48.
Dù khẳng định có thể diệt gọn tàu Nga và Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn bảo mật thông tin về phiên bản mới của MK48. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, bản mới của MK48 nặng khoảng 1,5 tấn, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 5km.

Căn cứ vào thông tin Mỹ úp mở, giới quân sự Nga khẳng định, MK48 chỉ có thể dọa được tàu Trung Quốc chứ không thể gây khó cho chiến hạm và tàu ngầm Nga bởi MK48 chỉ có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi 5 km - khoảng cách quá gần và gây nguy hiểm cho tàu Mỹ và chúng có thể bị tiêu diệt khi chưa kịp khai hỏa.

Đặc biệt hiện nay, Moskva đang sở hữu hệ thống đánh chặn ngầm Paket-NK thuộc loại tối tân nhất thế giới. Hệ thống vũ khí tối tân này đã được Nga hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị từ đầu năm 2016.

Paket-NK đã được Hải quân Nga đã hoàn thành bài thử nghiệm cuối cùng hồi tháng 2/2015 trên tàu hộ vệ tàng hình Soobrazitelny. Trong cuộc thử nghiệm này, ngư lôi mục tiêu không trang bị đầu đạn được phóng từ tàu ngầm diesel-điện Varshavyanka, Project 877EKM hướng vào tàu Soobrazitelny.

Ngay lập tức, tàu hộ vệ này đã sử dụng hệ thống đánh chặn ngầm Paket-NK tiêu diệt thành công ngư lôi trên. Hệ thống Paket-NK được thiết kế để tiêu diệt các tàu ngầm ở cự ly gần và cả các ngư lôi từ tàu của đối phương đồng thời nó cũng làm nhiệm vụ tấn công các tàu nổi đối phương bằng ngư lôi mang theo của mình.

Theo Đô đốc Viktor Chirkov, tổ hợp ngư lôi chống tàu và ngư lôi chống ngư lôi này gồm ngư lôi nhiệt MTT và ngư lôi phản lực chống tàu M15. Hệ thống được thử nhiệm lần đầu vào năm 2006.

Hệ thống Paket-NK có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào hệ thống chống ngầm/chống ngư lôi của tàu để đối phó một số mối nguy hiểm trong chế độ hoàn toàn tự động.

Nhiệm vụ của hệ thống bao gồm cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho ngư lôi tầm nhiệt nhỏ hơn, dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi các hệ thống sonar và phòng chỉ huy của tàu. Phát hiện và phân loại về ngư lôi tấn công, xác định các thông số di chuyển của nó và thiết lập dữ liệu chỉ thị mục tiêu thực hiện chống ngư lôi…

Paket-NK là một hệ thống vũ khí hoàn toàn mới, cho phép các tàu chiến mặt nước hoàn thành các nhiệm vụ chống ngầm, chống ngư lôi với hiệu quả cao và do đó tăng cường đáng kể khả năng sống sót của chúng trong chiến đấu.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/mk48-giup-my-thuc-hien-mot-nua-tham-vong-3391979/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Iran "diệt" 22 chiếc UAV Global Hawk Mỹ: Phát bắn tỷ USD, "giật sập" uy danh siêu cường

PK Iran đã diệt UAV Global Hawk Mỹ tối tân trong "một nốt nhạc" khiến TG sững sờ. Phát bắn ngày 19/6 đó có thể khiến Mỹ mất nhiều tỷ USD, uy danh siêu cường bị sứt mẻ nghiêm trọng.

Ngày phán quyết 19/06/2019: Cả Thế giới kinh ngạc

Đêm 19/6/2019, phát hiện 2 mục tiêu lạ đồng thời xâm phạm không phận trên biển tại Eo Hormuz, phòng không Iran lập tức báo động chiến đấu và họ đã khai hỏa, bắn tan xác chiếc máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4A Global Hawk tối tân của Mỹ.



Mục tiêu còn lại là chiếc máy bay tuần thám săn ngầm P-8 Poisedon cùng ít nhất 9 thành viên phi hành đoàn đã thoát chết do Iran "tha mạng" vì không muốn đẩy căng thẳng lên tột bậc. Rõ ràng Iran đã lựa chọn khôn ngoan khi không bắn hạ máy bay có người lái của Mỹ, bởi nếu làm thế không khác gì tuyên chiến trực diện với cường quốc Hoa Kỳ.

TT Trump ra quyết định trả đũa, tàu chiến, tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược ở trạng thái sẵn sàng khai hỏa, nhưng vào phút cuối cùng, ông đã rút lại lệnh tấn công vào Iran, tránh một cuộc chiến khó lường.

Global Hawk là dòng máy bay trinh sát khổng lồ được Mỹ đưa vào hoạt động từ năm 2001. Máy bay có sải cánh 40 m và trọng lượng cất cánh tối đa 16 tấn. Các UAV này có tầm hoạt động hơn 12.000 hải lý, khả năng bay cực cao 60.000 (18.000 m) và có thể bay liên tục trong 34 giờ.

Giá trị của Global Hawk nằm ở chỗ chúng có thể cung cấp thông tin mục tiêu thời gian thực trên một không gian rộng lớn nhờ các cảm biến do thám cực mạnh.


Thủ phạm bắn hạ Global Hawk Mỹ.


RQ-4A Global Hawk đóng vai trò là một cỗ máy do thám khổng lồ trên không và được mệnh danh như "một con quái vật" trinh sát. Theo một báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ, Global Hawk có chi phí sản xuất lên tới hơn 220 triệu USD.

Iran đã thể hệ hiện được sức mạnh của hệ thống phòng không nội địa Khordad 3 mà họ mới chế tạo thành công, đồng thời khiến giới quan sát quân sự quốc tế tỏ ra nghi ngờ khả năng tàng hình của Global Hawk không như Mỹ quảng cáo.

Nhưng sự việc vẫn chưa dừng ở đó...


Những mảnh xác của chiếc UAV Global Hawk Mỹ bị phòng không Iran bắn hạ.


Phát bắn tỷ USD, "giật sập" uy danh siêu cường

Việc bị Iran bắn hạ mất một chiếc UAV Global Hawk tối tân bậc nhất thế giới không những khiến Mỹ mất hàng trăm triệu USD trị giá của bản thân chiếc máy bay mà còn khiến uy danh của siêu cường số 1 thế giới bị sứt mẻ nghiêm trọng vì không dám tấn công trả đũa Tehran.

Quyết định dừng tay trước khi khai đao của TT Trump được đánh giá là kịp lúc và khôn ngoan bởi lẽ không thể lường trước được những đòn trả đũa mà Tehran có thể tiến hành nhằm vào các mục tiêu quân sự và lợi ích của Mỹ cùng đồng minh ở Trung Đông.

Ông Trump đã đúng khi chỉ 3 tháng sau đó, vào đêm 14/09/2019, Iran được cho là đạo diễn đòn tập kích kinh hoàng vào các cơ sở lọc hóa dầu trọng yếu của Saudi gây thiệt hại nặng nề.


Cơ sở lọc hóa dầu của Saudi thiệt hại khủng khiếp sau vụ tấn công hôm 14/09/2019.


Toàn bộ hệ thống phòng không tối tân bao gồm cả các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo cũng như những tàu chiến hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis tối tân hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Tây Saudi không thể phát hiện và đánh chặn UAV, tên lửa hành trình được cho là của Iran đang lao vào tập kích.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng một khi phải đối mặt với những UAV và tên lửa hành trình tương tự như vậy tấn công đáp trả Mỹ ở Trung Đông, chắc chắn không có vũ khí gì đỡ nổi, hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp.

Vẫn chưa dừng ở đó, một số quốc gia đang nhăm nhe muốn mua UAV Global Hawk của Mỹ buộc phải nghĩ lại, thậm chí có nước đã hủy bỏ "luôn và ngay" ý định này. Rõ ràng Washington thiệt đơn thiệt kép.

Dường như điều xấu nhất sắp xảy đến, khi một cựu quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng Không quân nước này dự định sẽ đưa 21 trong tổng số 35 chiếc RQ-4 Global Hawk đập ra làm sắt vụn. Đề xuất này đã được đệ trình lên BQP Mỹ xem xét.

Nếu BQP Mỹ nhất trí với đề xuất hết sức "đau lòng này" thì Iran đã thành công vượt mong đợi với phát bắn chí mạng hôm 19/06/2019, không chỉ tiêu diệt 1 chiếc RQ-4 Global Hawk mà còn khiến 21 chiếc khác "tự đâm đầu xuống đất". 22 chiếc UAV bị tan xác trị giá có thể lên tới 4,4 tỷ USD, đúng là Iran đã bắn 1 quả tên lửa khiến nhiều tỷ USD của Mỹ bị bốc hơi.

Ngoài Iran tung cú đánh chí mạng với Global Hawk, thống kê mới nhất còn cho thấy chỉ trong vòng 9 tháng qua, Không quân Mỹ đã để mất tới 4 chiếc máy bay không người lái tối tân MQ-9 Reaper. Một kỷ lục khá kinh hoàng!


Các dòng bôi vàng ghi nhận 4 vụ máy bay không người lái tối tân MQ-9 Reaper bị rơi.


https://soha.vn/iran-ban-ha-22-chiec-uav-global-hawk-my-phat-ban-ty-usd-giat-sap-uy-danh-sieu-cuong-20191122114204596.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Ám ảnh trước sức mạnh cơ giới Nga: QĐ Mỹ dùng "chiêu độc" khắc chế xe tăng T-72?

DK | 22/11/2019 07:18 AM

2



Hình minh họa.


60 chiếc T-72, BTR-90 và BRDM-2 được cho là đủ cho một nhóm chiến đấu dã chiến (BTG) của Nga, mô hình đã hoạt động cực kỳ hiệu quả trong các cuộc xung đột tại Ukraine và Syria.
S-300 Nga "vô dụng", tên lửa Syria cắm đầu xuống đất: Chiến đấu cơ Israel thả cửa oanh tạc
"Xe tăng T-72" trong căn cứ Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ?

Những yếu kém bộc lộ cuộc chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008 đã khiến Nga phải tiến hành các cuộc cải cách quy mô trong quân đội dẫn tới sự ra đời của khái niệm Nhóm chiến đấu dã chiến (BTG).

Chiến thuật BTG được áp dụng trong các cuộc xung đột tại Ukraine và Syria cho thấy hiệu quả cao, đa năng và linh hoạt. Theo phân tích của Mỹ, các đơn vị BTG của Nga thường được triển khai với quân số tiểu đoàn cơ giới phối hợp cùng các lực lượng địa phương.

Với lý do "tăng cường khả năng tác chiến chống lại các mối đe dọa quân sự cấp cao", mới đây Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đã ký hợp đồng với công ty WESTefx để sản xuất các bộ kit "độ chế" xe cơ giới Mỹ thành xe tăng và xe bọc thép của Nga.


Hình minh họa.

Đối với các đạo diễn Hollywood, WESTefx là cái tên không hề xa lạ, họ là một đối tác chuyên về các hiệu ứng hình ảnh trong các bộ phim viễn tưởng, bao gồm James Bond, Taken và Men in Black 2.

Theo Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ, các bộ kit được lắp đặt trên xe Humvee gồm một bộ khung bằng kim loại và vải bố, được bao phủ bằng các tấm vật liệu tạo hình để "tái tạo" về mặt hình ảnh xe tăng T-72, xe bọc thép bánh hơi BTR-90 và xe bọc thép trinh sát/chỉ huy BRDM-2.

Việc triển khai mua sắm và lắp đặt các bộ kit nói trên nằm trong chương trình "Sử dụng các phương tiện thân thiện được sửa đổi trực quan" viết tắt là VISMOD. của các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ.

Mặt khác, việc xuất hiện "xe tăng" T-72 VISMOD cho thấy ấn tượng của người Mỹ đối với các loại xe tăng và xe bọc thép của Nga được trang bị rộng rãi trên thế giới.


Một "xe tăng" T-72 VISMOD tại căn cứ Vệ binh Quốc gia Idaho.

Không chỉ là "hình nộm" tập bắn?

Bộ kit của WESTefx sẽ khiến tổng trọng lượng của những chiếc Humvee tăng thêm khoảng 800 kg, nhưng việc mô phỏng xe tăng T-72 không dừng lại ở hình dáng bên ngoài.

T-72 VISMOD có một tháp pháo có thể xoay 360 độ, trên đó gắn một "pháo chính 125mm" và "súng máy 12,7mm" tương thích với hệ thống tương tác huấn luyện chiến đấu laser MILES của quân đội Mỹ.

Bộ phát laser của MILES cũng được gắn lên toàn bộ vũ khí tham gia tập trận, từ súng Carbine M-4 đến xe tăng M1 Abrams, song song với nó là bộ thu nhằm phát hiện tín hiệu laser được gắn lên toàn bộ binh lính và phương tiện cơ giới tham gia tập trận.

Nói cách khác, với MILES, T-72 VISMOD sẽ có khả năng "loại khỏi vòng chiến đấu" xe tăng và bộ binh "đối phương" trong các cuộc tập trận.

WESTefx còn đi xa hơn bằng cách trang bị cho T-72 VISMOD các ống phóng lựu đạn khói và hệ thống tạo khói bằng nhiên liệu diesel tương tự như cách ngụy trang của các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) hiện tại trước tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM).

Sự xuất hiện của T-72 VISMOD là một cuộc "cách mạng" trong huấn luyện của quân đội Mỹ. Trước đây các đơn vị "quân xanh" và "quân đỏ" sẽ sử dụng cùng một loại phương tiện cơ giới, thường xác định bằng màu cờ hoặc các dấu hiệu nhận dạng khác để phân biệt.

Chi phí vận hành xe tăng của Mỹ được cho là tốn kém còn việc xe tăng Nga tham gia huấn luyện trên đất Mỹ còn khó khăn và tốn kém hơn. Hiện tại với các bộ kit của WestEfx, Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ đã có thể "chiến đấu" với một đối thủ tương đối trực quan.


Nhân viên của WESTefx triển khai lắp đặt bộ kit lên xe bọc thép M1097 Humvee để biến chúng thành "xe tăng" T-72 VISMOD tại căn cứ Vệ binh Quốc gia Idaho.

Hiểm họa từ lực lượng xe tăng và xe bọc thép Nga

MBT T-72 được đưa vào trang bị trong quân đội Nga những năm 1970, cho tới nay nó đã trải qua một quá trình hiện đại hóa liên tục, trong đó các biến thể nổi tiếng và vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động là T-72B3, T-72B3M và T-90 (T-72BU).

Mặc dù người Nga đã phát triển MBT T-14 Armata, các vấn đề kỹ thuật và giá thành cao khiến số lượng được sản xuất khá thấp, chính vì vậy người Mỹ chưa cần vội vàng "sản xuất" T-14 VISMOD.


Đồ họa bộ kit của BTR-90 và BRDM-2.

Bên cạnh T-72 VISMOD, các bộ kit BTR-90 và BRDM-2 cũng được WestEfx nghiên cứu và sản xuất. Theo hợp đồng được ký giữa NSA và WESTefx, nhà sản xuất đã cung cấp 12 bộ kit VISMOD cho trung tâm huấn luyện tại Idaho và 48 bộ nữa sẽ được bổ sung trong tương lai.

Một đội hình gồm 60 chiếc T-72, BTR-90 và BRDM-2 được cho là đủ để mô phỏng một nhóm chiến đấu dã chiến (BTG) của Nga.

Đối quân đội Mỹ nói riêng và NATO nói chung, BTG được đánh giá là sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến chiến sự trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào giữa liên minh quân sự này với Nga.

Và ngay từ bây giờ, người Mỹ đang tìm mọi cách để khắc chế tối đa "độc chiêu" này của người Nga.

https://soha.vn/am-anh-truoc-suc-manh-co-gioi-nga-qd-my-dung-chieu-doc-khac-che-xe-tang-t-72-2019112123093469.htm

Có vẻ những vũ khí từ thời LX như AK-47, RPG-7, S125-300, T-72-80, Mi-24, Su-27, MiG-29 vẫn làm Mỹ khiếp sợ, ra sức tìm mua cho bằng được từ những nước đông âu cũ hoặc độ chế lại để diễn tập phòng thủ trước Nga
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ tích cực mua vũ khí Liên Xô để khắc chế Nga

(Vũ khí) - Mỹ đã sở hữu những vũ khí Liên Xô như: Hệ thống phòng không S-300PT, tiêm kích Su-27UB, tên lửa Scud-B, radar chống tàng hình Kolchuga, tăng T-80U, thiết giáp BMP-2/3…

Trong bất kỳ cơ hội thuận tiện nào, Mỹ đều tìm cách mua lại và sử dụng các loại radar do Liên Xô hoặc do Nga sản xuất. Những thiết bị này đang được mua hoặc chọn làm chiến lợi phẩm ở nhiều điểm nóng khác nhau.

Theo giới bình luận, các hệ thống radar này đã được người Mỹ sử dụng trong nhiều năm để phát triển và cải tiến máy bay tàng hình.

Phản ứng trước sự xuất hiện của các công nghệ tàng hình là các radar mới, chúng bắt đầu được chế tạo ra ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Liên Xô và sau đó là ở Nga.

Ví dụ đầu tiên của thiết bị như vậy là radar có bước sóng mét, mà Hoa Kỳ ngay lập tức cố gắng để có được.

Các cuộc thử nghiệm và diễn tập sử dụng thiết bị tác chiến điện tử (EW) nước ngoài liên tục diễn ra tại khu vực 51 nổi tiếng ở Nevada, nơi có một cơ sở để "đánh giá công nghệ nước ngoài" (Foreign Materiel Evaluation, FME).

Các loại radar do Liên Xô và Nga sản xuất cũng được cất trữ và sử dụng ở đó. Chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra các máy bay như Lockheed Have Blue, sau này là F-117 Nighthawk, tên lửa hành trình tàng hình Senior Prom và các sản phẩm khác sử dụng công nghệ tàng hình.

Khoảng một năm trước, Hoa Kỳ tuyên bố mua radar đối không 36D6M1-1 và radar điều khiển hỏa lực 30N6 của Ukraine được sử dụng trong hệ thống tên lửa phòng không S-300.

Được biết, vào tháng 1, máy bay vận tải Il-76 của Ukraine đã chuyển một số thiết bị cho mục đích quân sự đến sân bay quốc tế Salt Lake City, đó chính là những radar này.

Ngoài ra, Ukraine cũng đã cung cấp cho Mỹ cả những tổ hợp radar thụ động Kolchuga, có khả năng phát hiện và bám bắt các máy bay tàng hình.

Ngoài ra, một số máy bay chiến đấu cũng đã lọt vào tay các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ. Ví dụ, Kiev đã bán cho công ty tư nhân Pride Airplane có trụ sở tại Chicago hai chiếc Su-27UB, điều này đã được xác nhận khi đoạn video về các chuyến bay của chúng được tung lên Internet.


Mỹ đã tập trận với hệ thống phòng không S-300PT của Liên Xô
Nhiều khả năng, những chiếc máy bay này chuyên đóng vai địch (aggressor) trong các cuộc huấn luyện và tập trận không chiến của không quân Hoa Kỳ.

Như vậy, mục đích của Mỹ khi mua sắm lớn các loại trang, thiết bị, vũ khí Liên Xô, là để nghiên cứu, tìm cách khắc chế vũ khí Nga, đặc biệt là vũ khí phòng không và không quân.

Trong tình huống này, rất may là những hệ thống vũ khí này vẫn là những phát triển cũ của Liên Xô và trong 30 năm qua, Nga đã có một bước tiến lớn trong việc phát triển thiết bị radar và tác chiến điện tử, mà giới chuyên gia quân sự từ các nước phương Tây đã nhiều lần thừa nhận.

Như vậy, người Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều radar của các thế hệ trong quá khứ làm mục tiêu trong phạm vi thử nghiệm tên lửa của họ, và do đó, Lầu Năm Góc khó có thể nắm bắt được thứ gì đó mới hơn về những thiết bị mà cơ bản là đã ngừng hoạt động.

Ngoài ra, các nước Ba Lan, Ukraine…, cũng đã cung cấp thêm cho Mỹ những vũ khí Liên Xô/Nga như: Máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-29; Hệ thống phòng không S-300PT, tên lửa Scud-B, xe tăng T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, BMP-3 và nhiều vũ khí khác…

Có thể nói rằng, Mỹ đang tìm mọi cách nắm bắt công nghệ quân sự của Liên Xô/Nga, hòng một mặt là hoàn thiện các vũ khí của mình, mặt khác là tìm ra cách khắc chế hữu hiệu các vũ khí của Nga. Nhưng xem ra, Washington khó có thể đạt được mục đích của mình.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-tich-cuc-mua-vu-khi-lien-xo-de-khac-che-nga-3385733/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Thừa nhận của lính Mỹ khi được lái thử T-80U

Binh sĩ Mỹ vừa có trải nghiệm đặc biệt khi lần đầu lái T-80U và cảm nhận được sức mạnh của chiến tăng này.
Tốp binh sĩ được trải nghiệm sức mạnh của T-80U thuộc Đội chiến đấu Lữ đoàn Thiết giáp số 3 của Sư đoàn 1 Kỵ binh Greywolf khi đến thăm Lữ đoàn 3 Thiết giáp của Hàn Quốc - đây là đơn vị duy nhất trong lực lượng vũ trang của Hàn Quốc được trang bị xe tăng, xe chiến đấu BMP-3 do Nga sản xuất.

"Với sức mạnh hỏa lực đáng sợ, độ cơ động cao cùng với loạt hệ thống diện tử tin cậy, cỗ tăng do Nga sản xuất hiện chỉ chịu xếp sau chiến tăng K2 do Hàn Quốc sản xuất và sánh ngang chiến tăng M1A2 Abrams của Mỹ hiện nay", một đại diện của nhóm binh sĩ Mỹ cho biết.





Binh sĩ Mỹ vận hành T-80U

Những chiếc T-80U hiện có trong quân đội Hàn Quốc được sản xuất từ những năm 1990, trong khi đó, những cỗ tăng này hiện nay trong quân đội Nga đã được nâng cấp lên chuẩn mới với nhiều trang bị được đánh giá tối tân hơn rất nhiều.

Cụ thể, bản T-80 được nâng câp được tiếp nhận hệ thống quan sát Sosna U dành cho xạ thủ tích hợp kính quang học, hệ thống dò tim mục tiêu bằng laser và ảnh nhiệt. Sosna U làm tăng tầm bắn của xe tăng lên đến 3,3km. Hệ thống laser do tìm mục tiêu tích hợp có tầm hoạt động 7,5km.

Đặc biệt, tăng T-80BV/U nâng cấp được trang bị giáp siêu mạnh Relikt phản ứng nổ chủ động được viện nghiên cứu khoa học NII Stali phát triển. Giáp phản ứng nổ Relikt hoạt động dựa trên nguyên tố 4S23 nhạy cảm với thuốc nổ cao tạo ra cấp độ phòng vệ tối ưu chống lại đạn xuyên giáp hiện đại được phương Tây phát triển.

Dù được lột xác gần như toàn bộ nhưng xe tăng T-80BV/U nâng cấp vẫn giữ nguyên đại bác 2A46M/2A46M-5 cỡ nòng 125mm có thể bắn nhiều loại đạn xuyên giáp cũng như ATGM.

Trong bản báo cáo Cán cân Quân sự vừa được Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở ở London (Anh) phát hành, Bộ binh Nga vẫn duy trì hoạt động của 450 xe tăng T-80BV/U. Do đó, nâng cấp dòng xe tăng T-80 sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của lực lượng thiết giáp Nga nhằm đáp ứng nhu cầu khi tăng Armata chưa sẵn sàng.

https://baomoi.com/thua-nhan-cua-linh-my-khi-duoc-lai-thu-t-80u/c/32985925.epi

Mỹ sẽ mua trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga để đưa vào tập trận


Chính phủ Mỹ mới đây đã đặt mua máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24 của Nga nhằm phục vụ cho các cuộc tập trận chống lại sự yểm trợ của không quân địch.


Trang web thua mua chính thức của Chính phủ Mỹ Federal Bussiness Opporturity mới đây đã đăng thông báo đặt hàng máy bay chiến đấu Mi-24 của Nga để sử dụng trong các cuộc tập trận.

Nhà thầu sẽ phải cung cấp cho Lầu năm góc ít nhất 2 máy bay kèm theo các phi công, huấn luyện viên có thể hướng dẫn cho quân đội Mỹ cách điều khiển trực thăng cùng với đó là các chuyên gia bảo trì trong trường hợp vũ khí bị hỏng hóc.



Bên cạnh đó, phía Mỹ yêu cầu "đơn hàng" cần có thiết bị và tài liệu đào tạo phù hợp kèm theo. Công ty cần cung cấp cho Không quân Mỹ định hướng máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24, huấn luyện mặt đất, hỗ trợ trên không và thông tin, hướng dẫn sau khi hoàn thành các cuộc diễn tập.

Nhà thầu độc lập chi trả các khoản phụ cấp hàng ngày, chi phí vận chuyển và sinh hoạt của phi công, cũng như tổ chức và thanh toán cho việc giao trực thăng.

Theo Sputnik, đại diện cơ quan cho biết mục đích của các cuộc tập trận là "cái nhìn thực tế" về mối đe dọa mà máy bay trực thăng có thể gây ra cho phi đội cứu hộ số 55. Các cuộc diễn tập sẽ diễn ra từ ngày 18 - 20/11 tại căn cứ Davis-Monten ở Arizona.


Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân. Chiến đầu cơ bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976, hiện đang được sử dụng trong hàng ngũ không quân của hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Thiết kế chủ chốt của máy bay này được lấy từ loại Mil Mi-8. Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14.

Vũ khí trang bị trên máy bay tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ đạn 0,50 (12,7 mm). Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học....

Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Mi-24 vừa có khả năng tấn công mạnh lại vừa có khả năng chở quân. Nó không có đối thủ cùng tính năng từ NATO.

https://soha.vn/my-se-mua-truc-thang-chien-dau-mi-24-cua-nga-de-dua-vao-tap-tran-20191101083629041.htm

Nga chê bai tên lửa chống tăng Mỹ nhái theo RPG-7



Súng chống tăng PSRL-1 do Mỹ chế tạo.

Sau khi có thông tin quân đội Ukraine đang thử nghiệm súng chống tăng PSRL-1 do Mỹ chế tạo giống với RPG-7, các quan chức trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã chê đây là loại vũ khí đạo nhái và kém chất lượng.





“PSRL-1 đang được thử nghiệm bởi Ukraine là một phiên bản copy không được cấp phép của RPG-7 và được tạo ra mà không tuân thủ đầy đủ quy trình sản xuất. Do đó, nó không thể thực hiện đầy đủ các tính năng đã được công bố”, một nguồn tin quốc phòng Nga cho hay.



Một quan chức quốc phòng Nga so sánh RPG-7 được thiết kế để có tuổi thọ phóng được 1.000 phát đạn và trên thực tế có thể phóng tiếp được 2.000 – 3.000 phát nữa. Tuy nhiên, khẩu PSRL-1 của Mỹ chắc chắn sẽ không thể có độ bền tương tự do làm từ vật liệu nhẹ hơn.



Ngoài ra, phía Nga cũng nhận định rằng, PSRL-1 được trang bị thanh ray Picatinny để lắp thêm nhiều dụng cụ hỗ trợ ngắm bắn là không hợp lý.



PSRL-1 được sản xuất bởi công ty AirTronic của Mỹ. Nó có tầm bắn hiệu quả 800m và tối đa là 1.000m, cùng vòng đời sử dụng được công bố là 1.000 phát bắn.



Nhà sản xuất tuyên bố nguyên liệu, cách sản xuất cũng như phụ kiện đều được cân nhắc nhằm biến PSRL-1 phù hợp với môi trường chiến tranh hiện đại.



“Kính ngắm quang học cho một loại vũ khí có độ giật như vậy nên được trải qua các cuộc thử nghiệm phức tạp. Dường như là không thể gắn bất kì loại kính ngắm nào cho thứ vũ khí như vậy do độ giật lớn có thể nhanh chóng làm nó hư hỏng. Do đó, tạo ra thanh ray Picatinny cho PSRL-1 chỉ là việc làm cho hợp với xu hướng”, hãng tin Tass dẫn nhận định một quan chức Nga cho hay.




Nó có trọng lượng tổng cộng 6,6 kg và chiều dài tổng thể 915mm, tức là nhẹ hơn khoảng 2kg so với RPG-7. Súng gắn dược một kính ngắm PSRL 3.5 X 24mm, ngoài ra cũng có 2 thanh ray Picatinny ở 2 bên để lắp nhiều phụ kiện khác.









Thông tin Ukraine mua PSRL-1 xuất hiện từ năm 2017 với hợp đồng trị giá khoảng 500.000 USD.









Ngoài Ukraine, lực lượng đặc nhiệm của một vài nước được cho là cũng đã mua loại vũ khí này để sử dụng.



Hiện tại súng chống tăng PSRL-1 của Mỹ sản xuất chỉ dùng cho xuất khẩu, hoặc viện trợ cho các đồng minh vốn quen dùng các loại khí tài của Liên-xô.

https://anninhthudo.vn/quan-su/anh-nga-che-bai-ten-lua-chong-tang-my-nhai-theo-rpg7/810228.antd

Mỹ muốn tự sản xuất súng trường AK-47 huyền thoại

Theo tiết lộ của tờ Washington Post, Bộ Tư lệnh Các hoạt động đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang cân nhắc khả năng đặt hàng các nhà sản xuất súng ở nước này để chế tạo các bản sao của mẫu súng trường tấn công huyền thoại AK-47 có thiết kế xuất thân từ Nga.
Là cơ quan giám sát hầu hết các lực lượng tinh nhuệ nhất của Mỹ, SOCOM đã tính tới việc cung cấp loại Vũ Khí được thiết kế từ những năm 1940 cho binh sỹ nước này.

Theo tiết lộ của tờ Washington Post, SOCOM thậm chí đã gửi đơn đặt hàng sản xuất các loại vũ khí “phi tiêu chuẩn” và đạn dược cho một nhà thầu liên bang hồi đầu tháng trước.

Cụm từ “phi tiêu chuẩn” thường được dùng để chỉ các loại vũ khí không thường xuyên được lính Mỹ hay các đồng minh NATO sử dụng, trong đó có Súng Trường tấn công Kalashnikov, súng trường bắn tỉa Dragunov và súng gắn trên máy bay 14,5mm.

Dẫn lời phát ngôn viên SOCOM Matt Allen, Washington Post cho biết việc sử dụng những khẩu AK-47 do Mỹ sản xuất sẽ giúp tiết kiệm tiền trong thời gian dài.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng sẽ dễ kiểm soát các nguồn sản xuất và phân phối các loại vũ khí này.



Lính đặc nhiệm Mỹ sẽ được trang bị loại súng của "đối thủ" Nga?

Trong khi đó, chuyên gia quân sự Nga Nikolay Kireyev cho rằng động thái trên sẽ giúp cho Mỹ tạo ra tác động hạ giá loại súng Kalashnikovs trong giới sản xuất kiểu súng này trên toàn thế giới. Thậm chí, theo ông Kireyev, Mỹ có thể cung cấp các phiên bản biến thể AK-47 tự sản xuất cho những nước khác, và cho chính quân đội của họ.



“Đánh cắp sự phát triển của người khác mà không trả tiền bản quyền hẳn là một chính sách có chủ ý. Mỹ không có quyền hợp pháp để sản xuất AK-47. Tổ chức Kalashnikov Concern đã áp dụng tiến trình bảo vệ thương hiệu tại Mỹ, nhưng tất cả đều đã bị dừng lại vì các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt vào Nga. Ăn cắp mà lại được sự hỗ trợ của chính quyền thì quả là tiện lợi, phải không?”, chuyên gia Kireyev bày tỏ.

Cho tới giờ, loại súng trường do ông Mikhail Kalashnikov sáng tạo ra đã trở thành loại vũ khí được phân phối phổ biến nhất thế giới, với khoảng 100 triệu khẩu súng loại này được chế tạo trong vòng 60 năm qua, tính từ khi súng AK-47 được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Trung Hiếu (ANTĐ)
https://timxe.net/tin-tuc/5850-soc-my-muon-tu-san-xuat-sung-truong-ak-47-huyen-thoai.html
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Mỹ mua tiêm kích MiG-29 Liên Xô?

TPO - Máy bay MiG-29 thiếu hệ thống quản lý thông tin và điện tử hàng không giúp báo cho phi công những gì diễn ra bên ngoài chiếc máy bay, hoặc vị trí của nó. Phi công buộc phải nhìn vào bản đồ giấy để xác định vị trí của mình. Nói chung, MiG-29 là một máy bay tốt xét về mặt cơ khí, động lực, nhưng ngày càng trở nên lạc hậu trong không chiến ở thế kỷ 21 nếu không được nâng cấp.
© Tiền Phong Vì sao Mỹ mua tiêm kích MiG-29 Liên Xô?
Điều tình cờ là cũng năm 1997, ngoài khối Liên Xô cũ nhận những chiếc MiG-29 mới còn có một quốc gia khác cũng nhận được một số máy bay này. Đó là Israel, được một nước Đông Âu chưa được tiết lộ cụ thể cho mượn trong vài tuần.

© Tiền Phong Vì sao Mỹ mua tiêm kích MiG-29 Liên Xô?


MiG-29A trong không quân Ba Lan



Khi mà MiG-29 là tiêm kích tiên tiến nhất Nga cung cấp cho khách hàng khối Ả rập, gồm Iraq và sau đó là Syria, người Israel rõ ràng là rất chào đón cơ hội kiểm tra, đánh giá những chiếc máy bay này.

Phi công Israel bay thử nghiệm MiG-29 đã rất ấn tượng với nó. Dù nó rất khác biệt với các tiêu chuẩn của máy bay Mỹ mà không quân Israel đang sử dụng, họ thấy rằng MiG-29 rất dễ điều khiển. Các máy tính cho phép hỗ trợ hạ cánh nếu phi công cảm thấy khó khăn trong việc này tỏ ra rất hữu dụng.

Hệ thống này giúp ổn định máy bay trong trường hợp phi công bị hoa mắt chóng mặt, mất phương hướng trong không gian, theo nhận định của tạp chí Không lực Israel. “Những hệ thống như thế không tồn tại trong các máy bay phương Tây và trong những tình huống như vậy, mọi thứ hoàn toàn phải nhờ cậy vào phi công”.

Một phi công bay thử nói MiG-29 “có năng lực ngang ngửa và một số mặt vượt qua cả F-155 và F-16. Chiếc máy bay này có động cơ động, xoay trở rất tốt, động cơ cung cấp tỷ số lực đẩy/trọng lượng cao. Phi công của chúng ta phải cẩn thận với loại máy bay này trên chiến trường. Nếu được phi công được đào tạo tốt điều khiển, nó là một đối thủ rất đáng gờm”.


Và những thông tin này bằng cách nào đó đã tới tai người Mỹ. Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, các quốc gia trong liên bang Xô Viết đều được chia kho vũ khí khổng lồ mà Hồng quân để lại.

Một trong những quốc gia đó là Moldova, diện tích bằng 1/10 Việt Nam, dân số chỉ bằng một nửa Hà Nội. Tuy bé nhỏ như thế nhưng Moldova “được chia” 34 tiêm kích MiG-29, 8 trực thăng Mi-8 và một số máy bay vận tải, một lực lượng rất đáng kể với một nước nhỏ như thế.

Họ không có đủ tiền duy trì một phi đội như vậy trong khi kinh tế lại đang suy thoái. Trong khi đó, Mỹ sợ Moldova sẽ bán số MiG-29 này cho Iran để bổ sung vào phi đội MiG-29 sẵn có. Mỹ thậm chí cũng ngại tình huống Moldova chuyển giao máy bay cho các đối thủ của Iran bởi phi đội MiG-29 của Moldova gồm những biến thể MiG-29C có thể mang vũ khí hạt nhân, theo National Interest.

Vì vậy năm 1997, Mỹ đã dùng đủ mọi cách để mua những chiếc MiG-29 này. Công cụ chính để Mỹ đạt mục đích là …tiền.

Washington đã mua 21 chiếc MiG-29 trong đó có 14 chiếc MiG-29C, một Mig-29B và 6 MiG-29 A. Tất cả được tháo rời đưa lên máy bay vận tải C-17 chở về Dayton, Ohio.

© Tiền Phong Vận chuyển MiG-29 lên máy bay C-17 mang về Mỹ

Không chỉ mua máy bay để chúng không lọt vào tay Iran, Mỹ còn mua cơ hội xem xét, nghiên cứu một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất mà Liên Xô từng chế tạo. Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD viện trợ nhân đạo, một số xe tải quân sự và các thiết bị không sát thương khác. Các máy bay MiG – 29 được Mỹ sử dụng trong các đội bay thử nghiệm, trung tâm tình báo và trong không quân, theo tạp chí Air & Space.https://www.msn.com/vi-vn/news/world/vì-sao-mỹ-mua-tiêm-kích-mig-29-liên-xô/ar-BBVbpeE
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Sốc: Lực lượng hạt nhân Nga đủ sức “san bằng” Mỹ ít nhất 10 lần?

Đức Trí | 21/11/2019 09:05 PM

1



Trong các cuộc duyệt binh gần đây của Nga, chủ yếu là phô diễn sức mạnh lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược. Nguồn: Sina


Sina ngày 20/11 dẫn báo cáo của truyền thông và chuyên gia Mỹ cho biết, nếu Nga và Mỹ thực sự xảy ra chiến tranh hạt nhân, Nga có thể hủy diệt Mỹ ít nhất 10 lần.
Liều lĩnh mở đợt tấn công khốc liệt vào quân đội Syria, khủng bố chết như ngả rạ
Theo báo cáo của truyền thông Mỹ, kết thúc Chiến tranh Lạnh cũng không có nghĩa Mỹ có thể là “bá chủ” thế giới. Nhiều chuyên gia Mỹ khẳng định, đối thủ lớn nhất của Mỹ chính là Nga đang ngày càng lớn mạnh, hiện đã vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực quân sự, nhất là lĩnh vực tên lửa hạt nhân.

Nếu như toàn bộ vũ khí hạt nhân của Nga đồng thời tấn công Mỹ, sẽ đủ khả năng tiêu diệt Mỹ ít nhất 10 lần. Đối diện với quốc gia này, Lầu Năm Góc và Quân đội Mỹ đều cho rằng: Không thể hành động một cách vội vàng, đây là đối thủ số một của Mỹ.

Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Nga đã bị suy yếu do sự tan rã của Liên Xô, nhưng Nga chỉ cần dựa vào kho vũ khí khổng lồ này đã đủ để duy trì vị thế là một cường quốc thế giới.

Theo thống kê của đội ngũ chuyên gia có thẩm quyền của Mỹ, mặc dù số tên lửa đạn đạo được Mỹ triển khai trên các trang bị quân sự nhiều hơn Nga, nhưng số lượng đầu đạn trên các tên lửa này lại ít hơn Nga.

Tính đến ngày 1/9/2019, Mỹ đã triển khai 668 tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, Nga triển khai 513 tên lửa đạn đạo trên các trang thiết bị cùng loại; các tên lửa của Nga mang theo tổng cộng 1.426 đầu đạn, trong khi đó các tên lửa của Mỹ mang theo tổng cộng 1.376 đầu đạn;

Nga có tổng cộng 757 bệ phóng tên lửa bao gồm cả loại đã được triển khai và chưa được triển khai, còn Mỹ có tổng cộng 800 bệ phóng. Số liệu này cho thấy, kho vũ khí hạt nhân của Nga không yếu hơn Mỹ, thậm chí có mặt còn vượt Mỹ.


Kho vũ khí hạt nhân của Nga có thể hủy diệt Mỹ ít nhất 10 lần. Nguồn: Sina

Vậy, trong hoàn cảnh nào Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân? Theo báo cáo, Tổng thống Putin từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Khi chúng tôi thu hồi Crimea, chúng tôi đã thực hiện đưa ra kịch bản xấu nhất.

Vào thời điểm đó, tất cả các lực lượng hạt nhân của chúng tôi nhận lệnh duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp một. Tôi tin rằng không có quốc gia nào vì vấn đề này mà sẵn sàng cùng chúng tôi khai chiến để dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần ba.

Một số phóng viên đã hỏi: “Nếu xảy ra chiến tranh với phương Tây, Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân không?”, Tổng thống Putin trả lời rằng: “Nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Nga chẳng phải sẽ biến mất hay sao?

Nếu thế giới không có Nga, thì những vũ khí hạt nhân này tồn tại để làm gì?”. Câu trả lời của Tổng thống Putin đã làm “rung chuyển” các nước phương Tây và làm các nước phương Tây mất đi tự tin khi đối mặt với phương thức tác chiến “toàn quốc chiến đấu” của Nga.

Về phía Mỹ, theo báo cáo của truyền thông, Nga không chỉ có gần 1.500 đầu đạn hạt nhân mà còn có một số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến lược trên đất liền, trong đó phải kể đến là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, SATAN 2 (RS-28).

Ngoài ra, Nga còn có nhiều bệ phóng tên lửa và trang bị vận chuyển tên lửa hạt nhân, đáng chú ý nhất là “căn cứ phóng tên lửa hạt nhân di động trên biển” tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey và “bệ phóng tên lửa hạt nhân di động trên không” máy bay ném bom chiến lược Tu-160.

Tổng số các trang thiết bị hiện đại này cũng tương đương với Mỹ, một khi Nga và Mỹ thật sự khai chiến, trong khoảng thời gian ngắn, “ai thắng, ai bại” vẫn là một ẩn số. Mặc dù, trong chiến đấu trường kỳ, Mỹ có xác suất lớn giành chiến thắng, nhưng cái giá phải trả sẽ làm cho Mỹ không thể chấp nhận được.


Tổng số các trang thiết bị hiện đại vận chuyển vũ khí hạt nhân của Nga cũng tương đương với Mỹ. Nguồn: Sina

Theo phân tích, trên phương diện chiến lực thông thường, Nga còn một khoảng cách lớn so với Mỹ và tuyệt đối không phải là đối thủ của Mỹ, nhưng trên phương diện lực lượng hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn được “chăm sóc” và nâng cấp liên tục.

Mỹ mặc dù đã tăng cường đáng kể hệ thống chống tên lửa, nhưng một khi chiến tranh bắt đầu, Mỹ vẫn sẽ bị “san bằng” ít nhất 10 lần.

Đây là lý do tại sao Mỹ, mặc dù liên tục gây sức ép với Nga ở chiến trường Syria và Ukraine, nhưng vẫn không dám thực sự tấn công Nga. Quân đội Mỹ đã phải chấp nhận một sự thật rằng, Nga là đối thủ số một của Mỹ.

Một điều đáng quan ngại nữa của Mỹ đó là, Nga và Trung Quốc thời gian qua không ngừng tăng cường hợp tác, trên phương diện thực lực thông thường, Trung Quốc có thể coi là quốc gia thứ hai, sau Mỹ.

Khi Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác sẽ cho phép 2 quốc gia này bổ sung những “mặt yếu” cho nhau để cùng làm đối trọng của Mỹ. Điều này chưa tính đến kho vũ khí hạt nhân đang ngày càng được tăng cường của Trung Quốc, có thể trong tương lai ngắn chưa phải là mối đe dọa đối với Mỹ, nhưng trong thập kỷ tới, đây sẽ là vấn đề mà Mỹ phải đặc biệt quan tâm chú ý.https://soha.vn/soc-luc-luong-hat-nhan-nga-du-suc-san-bang-my-it-nhat-10-lan-20191121210626737.htm
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,308
Động cơ
138,330 Mã lực
Uy lực khủng khiếp của hỏa thần nhiệt áp TOS-1

Lê Ngọc | 20/11/2019 05:00 PM

2



Hệ thống TOS-1 trong buổi thử nghiệm; Nguồn: reddit.com


Một tạp chí Mỹ từng gọi hệ thống phun lửa hạng nặng Nga là "địa ngục trần gian", có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ kẻ thù nào.
Trả trước cho Nga 800 triệu USD, Ấn Độ “cầm chắc” S-400 mặc Mỹ hù dọa
Hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1

Ý tưởng về pháo phản lực đa nòng hạng nặng tầm ngắn có khả năng phóng các tên lửa mang đầu đạn nhiệt áp hay đầu đạn chứa chất cháy xuất hiện vào cuối thập niên 1970, và một hệ thống như vậy với tên TOS-1, bao gồm xe cơ giới chở ống phóng, tên lửa và xe cơ giới nạp đạn đã được phát triển vào đầu thập niên 1980 tại Phòng thiết kế Omsk Transmash (KTBM).

TOS-1 (tiếng Nga тяжёлая огнемётная система - ТОС-1 - "hệ thống phun lửa hạng nặng") là hệ pháo phản lực đa nòng/bắn loạt và là một loại vũ khí nhiệt áp, đặt trên khung gầm xe tăng T-72, được thiết kế để tiêu diệt bộ binh đối phương trong công sự, nơi có địa hình trống trải, trong các loại xe thiết giáp hạng nhẹ, cũng như các loại khí tài, công trình...

Từ tháng 12/1988-2/1989, việc hai xe TOS-1 được thử nghiệm tại thung lũng Charikarsky và Nam Salang trong chiến dịch "Typhoon", đã gây ra bất ngờ cho phiến quân Afghanistan, giải vây cho đoàn cơ giới Liên Xô đang bị tập kích.

Với thời gian triển khai-thu hồi nhanh, cũng như khả năng công kích chính xác mục tiêu khu vực núi đá phức tạp mà không thể công kích bằng hỏa lực không quân hoặc pháo thông thường, TOS-1 nhanh chóng được chấp nhận trang bị trong Quân đội Xô viết.

Sau đó, TOS-1 được sử dụng trong chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đặc biệt, trong trận đánh tại làng Komsomolskoye vào tháng 3/2000.

Vũ khí này từng được quân đội Iraq sử dụng để đánh khủng bố IS tại Mosul; nó cũng đã chứng minh tính hiệu quả khi hỗ trợ bộ binh trong chiến dịch của quân chính phủ Syria giải phóng thành phố Palmyra khỏi khủng bố IS năm 2017.

TOS-1A cũng được sử dụng để phòng thủ căn cứ quân sự của Nga tại Khmeimim (Syria). Đây là vũ khí cực kỳ hiệu quả để chống mai phục, vũ khí hoàn hảo để đánh khủng bố.

Đáng nói, TOS-1 hiện không thuộc biên chế trong lực lượng pháo binh, mà thuộc lực lượng phòng hóa Nga; và có tin, Nga đang chuẩn bị đưa vũ khí mới, trong đó có cả TOS-1A vào chiến trường Syria, sẽ bố trí tại căn cứ Al-Qamishli.


Hệ thống TOS-1A trước cuộc tập trận; Nguồn: reddit.com

Hệ thống phun lửa hạng nặng cải tiến TOS-1A Buratino

Theo trang Sina (Trung Quốc), Nga tạo ra hệ thống pháo phản lực nhiệt áp TOC-1A từ kinh nghiệm đau lòng của trận chiến kinh hoàng tại "hỏa ngục Grozny" (Chechnya) - nơi quân đội Nga chịu tổn thất nặng nề với hàng trăm xe tăng bị phá hủy.

Trong điều kiện tác chiến thành thị với các ổ đề kháng kiên cố, các phương tiện bọc thép thông thường trở nên vô dụng, thay vào đó, việc sử dụng các vụ nổ chân không đã làm tăng đáng kể hiệu quả của các trận đánh. Nghiên cứu, chế tạo vũ khí theo nhu cầu đó, TOS-1A ra đời và được đưa vào biên chế quân đội Nga từ 2001.

TOS-1A có khối lượng 46 tấn, dài 6,86m, rộng 3,46m, cao 2,6m, cỡ nòng 220mm, số ống phóng 24, tốc độ bắn 24 ống/12s, tầm bắn tối đa 6km, kíp xe 3 thành viên, tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 550km.

Đạn TOS-1A gồm hai kiểu: MO.1.01.04 và MO.1.01.04M với chiều dài lần lượt là 3,3 và 3,7m; nặng 173 và 217kg. Tổ hợp pháo được bảo vệ bởi súng phóng lựu khói dạng 4 ống 902G. Hệ thống này được hỗ trợ bởi xe cơ giới địa hình nạp đạn TZM-T có trang bị cần trục để vận chuyển đầy đủ 24 quả đạn để nạp lại.

Việc tiếp đạn cho TOS-1A diễn ra nhanh hơn nhiều so với các hệ thống phóng rocket truyền thống. TOS-1A có thể bắn từng quả một hoặc 2 quả cùng lúc và chỉ mất có 0,5 giây để khai hỏa; thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 90 giây. Xe chở ống phóng được trang bị một lưỡi xúc phía dưới gầm trước để có thể tự đào công sự khi cần thiết.

Trên thế giới có nhiều hệ thống hỏa lực phóng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 (Mỹ), nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và được thiết kế để khai hỏa từ vị trí được bảo vệ.

Trong khi đó, TOS-1A ngắm bắn trực diện nhờ có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo, sở hữu giáp hạng nặng của tăng T-72 với động cơ diesel 840 mã lực (630 kW). Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn nổ phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi TOS-1A dùng đạn cháy của các tổ hợp Smerch và Uragan.

TOS-1A được trang bị 2 loại đạn gồm đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ thermobaric - thường được sử dụng để chế tạo bom chân không (fuel-air explosive).

Cả hai loại đầu đạn này khi bắn đến mục tiêu sẽ tạo ra các đám lửa đốt cháy, hủy diệt mục tiêu bằng vụ nổ hóa chất chứa trong tên lửa. Nguyên lí làm việc của đầu đạn này là phát tán một chất cháy đặc biệt thành “đám mây” bao quanh mục tiêu và kích hoạt đám mây để tạo vụ nổ lớn.

Ngọn lửa tạo ra khi đốt cháy nhiên liệu sẽ làm không khí giãn nở một cách đột ngột tạo ra các sóng chấn động, đủ khả năng sát thương cả bộ binh ẩn nấp trong hầm trú ẩn sâu dưới lòng đất, lẩn trốn trong boongke, hang động, thông qua việc đốt sạch oxi dự trữ và tạo ra hiện tượng chân không bán phần trong thời gian ngắn, hút sạch dưỡng khí qua các lỗ thông hơi, khiến đối phương bị tiêu diệt hoàn toàn mà không có cách chống đỡ.


Hệ thống TOS-1A đang khai hỏa; Nguồn: weaponews.com

Việc sử dụng các vụ nổ đó trong môi trường hẹp sẽ hội tụ các hiệu ứng sóng chấn động và nhiệt gây tổn thương hiệu quả hơn; khi nó rút chân không trong môi trường hẹp và kín, nguồn không khí thay thế sẽ rất khó vào khiến cho mọi sinh vật trong môi trường bị thiếu dưỡng khí và mất cân bằng áp suất quá lâu dẫn đến tử vong.

Đây là điều mà pháo binh thông thường không thể làm được, chưa kể, một hệ thống TOS-1A được cho là có uy lực ngang bằng 18 hệ thống pháo tự hành. Tuy vậy, do nhược điểm phụ thuộc vào ôxy trong khu vực xung quanh mục tiêu nên nó hoàn toàn không thích hợp để sử dụng dưới nước, chiến đấu trên cao hay trong thời tiết xấu...

Tạp chí Jane’s mới đây cho biết, Công ty SPLAV (Nga) đang phát triển một thế hệ đạn rocket không điều khiển 220mm mới có kích thước tương đương đạn tiêu chuẩn MO-1.01.04M hiện nay, dành cho các tổ hợp TOS-1A.

Khác biệt chính là nó được trang bị thế hệ đầu đạn nhiệt áp có sức công phá lớn hơn và có tầm bắn được cải thiện đáng kể so với mẫu cũ. Với loại đạn hiện có, tầm bắn hiệu quả của TOS-1A chỉ 6.000m, nhưng mẫu đạn mới do Splav phát triển có tầm bắn đạt trên 10.000m - khoảng cách được coi là khá an toàn trước đòn đáp trả bằng tên lửa chống tăng của đối phương.

Theo nhà sản xuất, đạn rocket mới dành cho TOS-1A sử dụng nhiên liệu rắn cùng với đầu đạn nhiệt áp thế hệ mới và được chế tạo dựa trên công nghệ tiên tiến nhất hiện nay của Nga, vẫn giữ nguyên kích thước của mẫu đạn MO-1.01.04M nhưng sức hủy diệt tăng lên rất nhiều.

Một tổ hợp TOS-1A có khả năng gây sát thương trong khu vực rộng đến 40.000 m2, tương đương diện tích của 6 sân bóng gộp lại. Tạp chí Popular Mechanics của Mỹ từng gọi TOS-1A là "địa ngục trần gian" có thể gieo rắc kinh hoàng cho bất cứ mục tiêu nào bị đầu đạn nhiệt áp của nó nhắm bắn và còn được đặt biệt danh là "vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật".

Hiện TOS-1A là hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh đầy ấn tượng của TOS-1A trong thực chiến sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí nước ngoài nhanh chóng phát triển những hệ thống tương tự.

Bản thân các kỹ sư thiết kế tại SPLAV R&D cũng đã bắt tay thiết kế thế hệ tiếp theo của TOS-1A có biệt danh là Tosochka được trang bị bánh lốp thay cho bánh xích giúp hệ thống này có thể dễ dàng di chuyển trên sa mạc nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng từ Trung Đông./.

https://soha.vn/uy-luc-khung-khiep-cua-hoa-than-nhiet-ap-tos-1-2019112011555469.htm
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top