- Biển số
- OF-605412
- Ngày cấp bằng
- 27/12/18
- Số km
- 2,039
- Động cơ
- 146,500 Mã lực
Chạm trán phòng không Nga-TQ, tiêm kích F-15EX mới nhất của Mỹ cầm chắc "án tử"?
QS | 18/10/2019 01:15 PM
1
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX
Mặc dù sở hữu khả năng tàng hình và những cải tiến công nghệ khác, phiên bản tiêm kích mới nhất F-15EX của Mỹ vẫn dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không Nga và Trung Quốc.
Theo bài viết đăng ngày 16/10 trên hãng tin Sputnik, kết luận này được các chuyên gia trên tạp chí quân sự National Interest đưa ra sau khi so sánh hiệu quả giữa F-15EX và F-35.
Báo Mỹ: PK Nga-Trung có thể bắn hạ F-15EX ở cách 200 km trở lên
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có 2 nhiệm vụ chính. Trong thời bình, chúng thực hiện chức năng đánh chặn như tuần tra biên giới trên không của đất nước, ngăn chặn và bay kèm máy bay quân sự các quốc gia khác bay gần không phận.
Trong trường hợp chiến tranh, "Đại bàng" cần phải giành được quyền tối thượng trên không khi chiến đấu với tiêm kích đối phương. Các nhiệm vụ tương tự được đặt ra đối với máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga Su-27/30/35 .
Hãy tưởng tượng một cuộc đấu tay đôi giữa F-15 và Su-30/35. Mặc dù có radar mạnh hơn, F-15 rất khó để đánh bại Sukhoi ở khoảng cách xa. Máy bay chiến đấu Nga được trang bị tốt hơn về chiến tranh điện tử, có thể "làm điên đầu" đối thủ bằng các tên lửa không đối không và nếu cần có thể vòng tránh chúng.
Và trong trận chiến cơ động ở cự ly gần - người Mỹ có rất ít cơ hội chiến thắng: động cơ Su-30 và Su-35 có điều khiển hướng lực đẩy khiến cỗ máy Nga trở nên siêu cơ động (Theo Sputnik, không phải ngẫu nhiên các chuyên gia phương Tây, khi nhìn thấy Su-35 hoạt động, đã nhất trí tuyên bố: máy bay chiến đấu Nga bác bỏ tất cả các định luật khí động học và vật lý nói chung).
Còn đối với hệ thống tìm kiếm mục tiêu quang điện tử của Sukhoi, công nghệ tàng hình không phải là một trở ngại.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS-2019. Ảnh: Sputnik
Nói cách khác, kết quả của trận chiến sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và "tinh thần thép" của các phi công. Phi công F-15 sẽ thật giỏi nếu không "tự mình rơi vào bẫy" và thoát khỏi cuộc xung đột một cách toàn vẹn.
Phi công Su-30/35 cũng rất cừ nếu có thể sử dụng tất cả các khả năng máy bay của mình. Có nghĩa tình huống sẽ giống với các trận không chiến giữa F-4 Phantom và MiG-21 trên bầu trời Việt Nam , nhưng ở một cấp độ công nghệ khác.
Những nhà phát triển đang cố gắng thể hiện F-15EX như một đối thủ xứng tầm với máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ 5. Họ cho biết "Đại bàng" phiên bản mới có thể hoạt động chống lại hệ thống phòng thủ đối phương và "quét sạch" bầu trời.
Còn F-35, như đã biết, không phải là máy bay tiêm kích: khi gặp đối thủ nghiêm túc, các phi công "tàng hình" được khuyên không nên tự mình tham gia không chiến, rút đi dưới sự bảo vệ của F-22 hoặc của F-15.
Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-15EX mà McDonnell Douglas tuyên bố, không có nghĩa là máy bay không nhìn thấy được trên radar phòng không.
Trong trường hợp tốt nhất, lớp phủ tàng hình sẽ làm giảm khoảng cách phóng tên lửa phòng không. Tệ nhất nếu đối thủ sử dụng radar tầm xa băng sóng không tiêu chuẩn hoặc còn được gọi là "radar bistatic" (như Barrier-E của Nga - Sputnik), thì công nghệ tàng hình hoàn toàn không giúp ích gì.
Bản chất của radar bistatic như sau: các cột tiếp nhận và truyền phát của trạm radar như vậy được phân bố rộng rãi. Chúng quét các vật thể nằm giữa chúng và tạo thành một hàng rào radar. Giao điểm của rào chắn này với mục tiêu trên không được xác định bất kể sự hiện diện của lớp phủ tàng hình trên mục tiêu.
Máy bay F-35. Ảnh: Không quân Mỹ
Hiện tại Nga, Trung Quốc và khách hàng mua vũ khí của họ đang lấp đầy thế giới bằng các hệ thống phòng không mạnh mẽ có khả năng bắn hạ F-15EX ở khoảng cách 200 km trở lên. Để sống sót, tiêm kích phải sử dụng cách ngụy trang điện tử để tự che chắn và cố gắng tiêu diệt radar bằng tên lửa tầm xa mà không đi vào vùng hỏa lực phòng không đáp trả.
Đây là một công việc khó khăn, nguy hiểm mà không có sự đảm bảo thành công. Hiện không thể nói về việc sử dụng hàng loạt máy bay chiến đấu vào đầu cuộc chiến - như trong chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, theo National Interest.
Chuyên gia Nga nói gì?
Sputnik đã yêu cầu chuyên gia hàng không Nga, phó tiến sĩ khoa học quân sự, đại tá không quân Makar Aksenenko cho ý kiến về vấn đề này.
"Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét vấn đề ở hai khía cạnh", ông Makar Aksenenko nói, "Đầu tiên là chính máy bay. Việc hiện đại hóa các sản phẩm thành công đã được chứng minh, có thể là Su-27 hoặc F-15 - đó là một xu hướng chung.
Tại sao phải vứt bỏ các phương tiện vẫn còn tốt, khi có thể cải tiến thiết bị điện tử, mở rộng danh mục ứng dụng vũ khí. Khi đó, máy bay sẽ có được chất lượng mới và mở rộng khả năng sử dụng trong chiến đấu, đặc biệt là trong những trường hợp khi thiết bị được thiết kế 'cho chính mình'.
Còn để tiến hành hoạt động trên không phạm vi lớn, phải có loại máy bay tấn công truyền thống: máy bay ném bom, tiêm kích – bom đa năng, cường kích. Để làm điều này, cần có các hệ thống hàng không đã được thử thách, hiện đại hóa theo công nghệ hiện đại.
Nhưng đánh bại kẻ địch yếu hơn bằng các hệ thống robot: máy bay không người lái, tên lửa hành trình, còn bản thân vẫn giữ ở khoảng cách an toàn, là một chuyện. Và một điều hoàn toàn khác - cần phải " tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không" đối với một địch thủ mạnh về công nghệ, trang bị hệ thống phòng không công nghệ cao hiện đại.
Không một công nghệ tàng hình nào có thể chống lại các hệ thống này! Hơn nữa thực tiễn quân sự đã chỉ ra "máy bay tàng hình" vẫn hoàn toàn bị phát hiện từ không gian vũ trụ, bằng phương tiện trinh sát vô tuyến, và đôi khi ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống radar cũ.
Vì vậy, người Mỹ khi buộc phải tấn công quy mô lớn chống lại những "đối thủ có thể" (Nga, Trung Quốc), bằng hai thê đội bao gồm hiện đại (thê đội 1) và vũ khí hàng không truyền thống (thê đội 2)".
https://soha.vn/cham-tran-phong-khong-nga-tq-tiem-kich-f-15ex-moi-nhat-cua-my-cam-chac-an-tu-20191018110903811.htm
QS | 18/10/2019 01:15 PM
1
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX
Mặc dù sở hữu khả năng tàng hình và những cải tiến công nghệ khác, phiên bản tiêm kích mới nhất F-15EX của Mỹ vẫn dễ bị tổn thương trước các hệ thống phòng không Nga và Trung Quốc.
Theo bài viết đăng ngày 16/10 trên hãng tin Sputnik, kết luận này được các chuyên gia trên tạp chí quân sự National Interest đưa ra sau khi so sánh hiệu quả giữa F-15EX và F-35.
Báo Mỹ: PK Nga-Trung có thể bắn hạ F-15EX ở cách 200 km trở lên
Máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có 2 nhiệm vụ chính. Trong thời bình, chúng thực hiện chức năng đánh chặn như tuần tra biên giới trên không của đất nước, ngăn chặn và bay kèm máy bay quân sự các quốc gia khác bay gần không phận.
Trong trường hợp chiến tranh, "Đại bàng" cần phải giành được quyền tối thượng trên không khi chiến đấu với tiêm kích đối phương. Các nhiệm vụ tương tự được đặt ra đối với máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga Su-27/30/35 .
Hãy tưởng tượng một cuộc đấu tay đôi giữa F-15 và Su-30/35. Mặc dù có radar mạnh hơn, F-15 rất khó để đánh bại Sukhoi ở khoảng cách xa. Máy bay chiến đấu Nga được trang bị tốt hơn về chiến tranh điện tử, có thể "làm điên đầu" đối thủ bằng các tên lửa không đối không và nếu cần có thể vòng tránh chúng.
Và trong trận chiến cơ động ở cự ly gần - người Mỹ có rất ít cơ hội chiến thắng: động cơ Su-30 và Su-35 có điều khiển hướng lực đẩy khiến cỗ máy Nga trở nên siêu cơ động (Theo Sputnik, không phải ngẫu nhiên các chuyên gia phương Tây, khi nhìn thấy Su-35 hoạt động, đã nhất trí tuyên bố: máy bay chiến đấu Nga bác bỏ tất cả các định luật khí động học và vật lý nói chung).
Còn đối với hệ thống tìm kiếm mục tiêu quang điện tử của Sukhoi, công nghệ tàng hình không phải là một trở ngại.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga tại Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế MAKS-2019. Ảnh: Sputnik
Nói cách khác, kết quả của trận chiến sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và "tinh thần thép" của các phi công. Phi công F-15 sẽ thật giỏi nếu không "tự mình rơi vào bẫy" và thoát khỏi cuộc xung đột một cách toàn vẹn.
Phi công Su-30/35 cũng rất cừ nếu có thể sử dụng tất cả các khả năng máy bay của mình. Có nghĩa tình huống sẽ giống với các trận không chiến giữa F-4 Phantom và MiG-21 trên bầu trời Việt Nam , nhưng ở một cấp độ công nghệ khác.
Những nhà phát triển đang cố gắng thể hiện F-15EX như một đối thủ xứng tầm với máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ 5. Họ cho biết "Đại bàng" phiên bản mới có thể hoạt động chống lại hệ thống phòng thủ đối phương và "quét sạch" bầu trời.
Còn F-35, như đã biết, không phải là máy bay tiêm kích: khi gặp đối thủ nghiêm túc, các phi công "tàng hình" được khuyên không nên tự mình tham gia không chiến, rút đi dưới sự bảo vệ của F-22 hoặc của F-15.
Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-15EX mà McDonnell Douglas tuyên bố, không có nghĩa là máy bay không nhìn thấy được trên radar phòng không.
Trong trường hợp tốt nhất, lớp phủ tàng hình sẽ làm giảm khoảng cách phóng tên lửa phòng không. Tệ nhất nếu đối thủ sử dụng radar tầm xa băng sóng không tiêu chuẩn hoặc còn được gọi là "radar bistatic" (như Barrier-E của Nga - Sputnik), thì công nghệ tàng hình hoàn toàn không giúp ích gì.
Bản chất của radar bistatic như sau: các cột tiếp nhận và truyền phát của trạm radar như vậy được phân bố rộng rãi. Chúng quét các vật thể nằm giữa chúng và tạo thành một hàng rào radar. Giao điểm của rào chắn này với mục tiêu trên không được xác định bất kể sự hiện diện của lớp phủ tàng hình trên mục tiêu.
Máy bay F-35. Ảnh: Không quân Mỹ
Hiện tại Nga, Trung Quốc và khách hàng mua vũ khí của họ đang lấp đầy thế giới bằng các hệ thống phòng không mạnh mẽ có khả năng bắn hạ F-15EX ở khoảng cách 200 km trở lên. Để sống sót, tiêm kích phải sử dụng cách ngụy trang điện tử để tự che chắn và cố gắng tiêu diệt radar bằng tên lửa tầm xa mà không đi vào vùng hỏa lực phòng không đáp trả.
Đây là một công việc khó khăn, nguy hiểm mà không có sự đảm bảo thành công. Hiện không thể nói về việc sử dụng hàng loạt máy bay chiến đấu vào đầu cuộc chiến - như trong chiến dịch “Bão táp Sa mạc”, theo National Interest.
Chuyên gia Nga nói gì?
Sputnik đã yêu cầu chuyên gia hàng không Nga, phó tiến sĩ khoa học quân sự, đại tá không quân Makar Aksenenko cho ý kiến về vấn đề này.
"Trong trường hợp này chúng ta cần xem xét vấn đề ở hai khía cạnh", ông Makar Aksenenko nói, "Đầu tiên là chính máy bay. Việc hiện đại hóa các sản phẩm thành công đã được chứng minh, có thể là Su-27 hoặc F-15 - đó là một xu hướng chung.
Tại sao phải vứt bỏ các phương tiện vẫn còn tốt, khi có thể cải tiến thiết bị điện tử, mở rộng danh mục ứng dụng vũ khí. Khi đó, máy bay sẽ có được chất lượng mới và mở rộng khả năng sử dụng trong chiến đấu, đặc biệt là trong những trường hợp khi thiết bị được thiết kế 'cho chính mình'.
- Tại sao 200.000 lính Kurd Iraq "án binh bất động" khi Thổ tấn công người Kurd Syria?
- Mạng lưới phòng thủ dày đặc của Nga thách thức phương Tây: Thành trì bất khả xâm phạm?
Còn để tiến hành hoạt động trên không phạm vi lớn, phải có loại máy bay tấn công truyền thống: máy bay ném bom, tiêm kích – bom đa năng, cường kích. Để làm điều này, cần có các hệ thống hàng không đã được thử thách, hiện đại hóa theo công nghệ hiện đại.
Nhưng đánh bại kẻ địch yếu hơn bằng các hệ thống robot: máy bay không người lái, tên lửa hành trình, còn bản thân vẫn giữ ở khoảng cách an toàn, là một chuyện. Và một điều hoàn toàn khác - cần phải " tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không" đối với một địch thủ mạnh về công nghệ, trang bị hệ thống phòng không công nghệ cao hiện đại.
Không một công nghệ tàng hình nào có thể chống lại các hệ thống này! Hơn nữa thực tiễn quân sự đã chỉ ra "máy bay tàng hình" vẫn hoàn toàn bị phát hiện từ không gian vũ trụ, bằng phương tiện trinh sát vô tuyến, và đôi khi ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống radar cũ.
Vì vậy, người Mỹ khi buộc phải tấn công quy mô lớn chống lại những "đối thủ có thể" (Nga, Trung Quốc), bằng hai thê đội bao gồm hiện đại (thê đội 1) và vũ khí hàng không truyền thống (thê đội 2)".
https://soha.vn/cham-tran-phong-khong-nga-tq-tiem-kich-f-15ex-moi-nhat-cua-my-cam-chac-an-tu-20191018110903811.htm