[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
UCAV Trung Quốc và hiệu quả sử dụng trong tác chiến
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu một số thông tin cập nhật về Lực lượng máy bay không người lái (UAV) Trung Quốc qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Xergey Linnhik.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) từ ngày 8/10/2019. Tất cả các ảnh trong bài đều là của tác giả.

Không quân không người lái Trung Quốc.

Theo các số liệu của Tình báo Mỹ, vào năm 2000, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã có trong trang bị hơn 100 máy bay không người lái do thám (trinh sát) . Khoảng 70% số UAV có trong trang bị đó là các thiết bị hạng nhẹ động cơ pít-tông, được thiết kế để tiến hành trinh sát ở khu vực hậu phương gần của địch, theo dõi chiến trường và hiệu chỉnh hỏa lực pháo binh.

Thực hiện các nhiệm trinh sát ở chiều sâu 200-500 km tính từ tiền duyên được giao cho các UAV động cơ phản lực “ChangKong-1” (bản sao của La-17 Nga) và “Wuzhen-5” (bản sao của AQM-34 Firebee của Mỹ). Trung Quốc bắt đầu ráo riết đẩy mạnh công tác nghiên cứu- thiết kế- chế tạo UAV trinh sát- tấn công vào giữa những năm 90, ngay sau khi Quân đội Mỹ sử dụng UAV MQ-1 Predator trong các cuộc xung đột cục bộ.

Tiếp sau đó nữa, khi các thiết bị trinh sát- tấn công và các UAV MQ-9 Reaper cải tiến đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động. Tình báo Trung Quốc lúc đó bám sát toàn bộ tiến trình các chiến dịch Mỹ tiến hành ở Afghanistan và Trung Đông, và kết quả phải có của sự quan tâm đặc biệt này là “nguyện vọng” của Bộ Tư lệnh PLA- dứt khoát phải có các phương tiện (UAV) cùng lớp (trinh sát- tấn công) như của Mỹ.

Do khuôn khổ bài báo có hạn nên không thể mô tả hết tất cả các kiểu UAV Trung Quốc có thể mang vũ khí, nên chúng ta chỉ xem xét những kiểu UAV đã có trong trang bị của PLA với số lượng tương đối lớn, đã được xuất khẩu ra nước ngoài và đã tham gia vào các hoạt động tác chiến thực tế.

UAV ASN-229A

UAV được sản xuất hàng loạt nhẹ nhất có thể mang tên lửa có điều khiển của Trung Quốc là ASN-229A do các chuyên gia của Tập đoàn “Xian Aisheng Technology Group thiết kế. Viện Nghiên cứu số 365- một chi nhánh của Đại học Bách khoa Tây An từng là đơn vị thiết kế các UAV hạng nhẹ cho Lục quân PLA. Tập đoàn này hiện sản xuất tới khoảng 80% UAV của Trung Quốc. Các chuyên gia của Tập đoàn này đã thiết kế hơn 15 kiểu UAV.

UAV ASN-229A là thiết bị bay không người lái có kích thước lớn nhất trong dòng máy bay không người lái do tập đoàn này chế tạo và sẽ thay thế kiểu UAV ASN-104/105 hiện đang có trong trang bị.

Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểu UAV này- trinh sát dường không, tác chiến điện tử, chuyển tiếp tín hiệu vô tuyến VHF và hiệu chỉnh hỏa lực pháo binh. Đồng thời, ASN-229A còn có khả năng tiến hành các đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu di động và mục tiêu cỡ nhỏ.



Mẫu UAV ASN-229A
Kiểu UAV trang bị cho lục quân mới này được thiết kế theo sơ đồ khí động học thông thường với cánh dài ở phần phía trên thân và có hai cánh đuôi. Các thiết bị động lực ở phần sau thân máy bay. Ở phần mũi máy bay bố trí hệ thống ngắm- quan sát cùng các camera quang- điện tử và ảnh nhiệt, thiết bị laser đo xa- chỉ mục tiêu.

Các thiết bị liên lạc và trao đổi dữ liệu đảm bảo liên lạc với trạm điều khiển, kể cả trong tầm nhìn trực tiếp và cả qua kênh vệ tinh. Ngoài ra, dưới thân UAV này có hai móc treo để treo tên lửa chống tăng có điều khiển AR-1. UAV này được phóng từ thiết bị phóng bằng tên lửa đẩy nhiên liệu rắn và hạ cánh bằng dù.

Nếu so với các UAV trang bị cho Lục quân PLA thế hệ trước, khối lượng và kích thước của ASN-229A đã tăng đáng kể. Trọng lượng cất cánh- 800 kg. Sải cánh - 11 m, chiều dài - 5,5 m. Tải trọng hữu ích -100 kg. Độ cao bay (tối đa)- lên tới 8.000 m. Tốc độ tối đa - 220 km / h, tốc độ hành trình - 160-180 km / h. Thời gian bay liên tục - lên tới 20 giờ.

Do ASN-229A vượt trội so với các UAV khác của Trung Quốc về cự ly hoạt dộng và thời gian có mặt trên không, nên các kỹ sư Trung Quốc đã thiết kế riêng cho kiểu UAV này trạm điều khiển mới lắp trên khung gầm xe cơ động. UAV ASN-229A chỉ được trang bị cho Lục quân Trung Quốc PLA và không xuất khẩu.

UAV СН-3А

Những UAV đầu tiên của Trung Quốc có các khả năng gần bằng “Thú ăn thịt” (MQ-1 Predator) Mỹ được các chuyên gia Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (China Aerospace Science and Technology Corporation — CASC) thiết kế.

Công tác nghiên cứu -thiết kế dòng UAV “Cai Hong” (“Cầu Vồng”) được triển khai vào giữa những năm 1990. Thời kỳ đầu, sery CH-1 và CH-2 "Cầu vồng" được sử dụng để thực hiện các chức năng trinh sát, quan sát, gây nhiễu hệ thống liên lạc của đối phương, hiệu chỉnh hỏa lực pháo binh, truyền phát các tín hiệu của hệ thống liên lạc và truyền dữ liệu, truyền dữ liệu chỉ mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa chiến thuật.

Nhưng sau đó, từ mẫu UAV CH-3 (maket của nó được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Chu Hải năm 2008), Trung Quốc đã chế tạo phiên bản UAV tấn công CH-3A.

UAV СН-3А
UAV CH-3A được chế tạo theo sơ đồ “con vịt” và được trang bị động cơ pít-tông. Sải cánh - 7,9 m, chiều dài - 5,1 m, chiều cao - 2,4 m. Trọng lượng cất cánh tối đa- 640 kg. Tải trọng hữu ích- 100 kg. Tốc độ hành trình - 180 km / h. Tốc độ tối đa - 240 km / h. Độ cao bay tối đa- 5 km. Bán kính hoạt động - 200 km. Cự ly bay -2.000 km. Thời gian bay liên tục - 12 giờ.

Dưới thân máy bay có các thiết bị sục sạo và quan sát quang- điện tử. Nó có một máy quay video, hệ thống quan sát hồng ngoại và thiết bị laser đo xa- ngắm mục tiêu. Thiết bị liên lạc và trao đổi dữ liệu đảm bảo truyền và thu các lệnh điều khiển chỉ trong tầm nhìn thẳng.

Các trang thiết bị trên UAV cho phép nó cất cánh và hạ cánh ở chế độ hoàn toàn tự động. UAV có thể cất hạ cánh trên các đường băng các sân bay,trong đó có cả các đường băng cất- hạ cánh nền đất.

Dưới cánh có hai móc treo tên lửa có điều khiển. Theo số liệu của Global Security, loại vũ khí trang bị cho CH-3A là các tên lửa dẫn đường laser AR-1 do CASC mới thiết kế (nặng 45 kg) và bom dẫn đường FT-25 cỡ nhỏ (25 kg).

UAV CH-3A cũng có thể mang hai bom FT-5 trọng lượng 75 kg (trọng lượng đầu đạn - 35 kg, sai số xác xuất vòng tròn- 3-5 m) dẫn đường bằng vệ tinh. Ngoài ra, CH-3A còn có thể mang radar, các thiết bị tác chiến điện tử và thiết bị truyền tiếp tín hiệu vô tuyến.

Mặc dù các tính năng kỹ- chiến thuật của CH-3A Trung Quốc kém xa các tính năng tương tự của UAV MQ-1 Predator Mỹ và không thể điều khiển được bằng các kênh liên lạc vệ tinh, nhưng dù sao cũng phải thừa nhận rằng tiềm năng tác chiến của nó khá cao.

Những UAV kiểu này nhưng dưới cái tên gọi khác là “Rainbow-3” đã được bán cho Nigeria, Zambia, Pakistan và Myanmar. Ở Pakistan, CH-3A đã được sử dụng để chống “Taliban”, còn ở Nigeria- chúng cũng đã được sử dụng để tấn công các phương tiện vận tải và các trại huấn luyện của các chiến binh nổi dậy. Được biết, các UAV tại Nigeria được chính các sỹ quan Trung Quốc điều khiển.

UAV СН-3А Trung Quốc bị rơi tại Nigeria
Ngày 26/1/2015, tại một khu vực rìa làng Dumge Bang Borno phía Đông Bắc Nigerria, người dân đã phát hiện một chiếc UAV không xác định còn mang bom và tên lửa dưới cánh. Căn cứ vào hình dạng các mảnh vỡ, các chuyên gia xác định đó chính là CH-3A.

Những UAV Trung Quốc tương tự như UAV MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper của Mỹ

Nếu tính tới sự nổi tiếng của các UAV MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper của Mỹ, sẽ khó có thể hình dung là Trung Quốc lại ngồi im không chế tạo những thiết bị có vẻ bề ngoài giống các UAV Mỹ đó. Theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng CHND Trung Hoa, vào đầu thế kỷ 21, các viện nghiên cứu TQ đã triển khai thiết kế các UAV đa năng động cơ piston CH-4.

Đây là thiết bị có kích thước tương đối lớn với sải cánh 18 m và chiều dài 9 m. Trọng lượng cất cánh- khoảng 1.300 kg. Tốc độ tối đa - 230 km / h, tốc độ hành trình- 180 km / h. Cự ly bay- 3.000 km. Thời gian bay liên tục- hơn 30 giờ.


UAV СН-4В
UAV này có cấu hình tương đối giống các UAV “Thú ăn thịt” (MQ-1 Predator) và “Thợ gặt” (MQ-9 Reaper) Mỹ, được trang bị hệ thống quang- điện tử dưới thân máy bay cùng máy laser đo xa- chỉ mục tiêu, riêng phiên bản tấn công có thể mang vũ khí tấn công hàng không treo ở các móc treo dưới cánh. Phiên bản trinh sát có ký hiệu CH-4A, phiên bản tấn công- CH-4B.

Do UAV này (phiên bản tấn công) mang bom có hiệu chỉnh và tên lửa tổng khối lượng lên tới 345 kg nên có thời gian bay ít hơn khoảng 40% so với phiên bản trinh sát.

Từ năm 2014, UAV CH-4 đã được xuất khẩu. Với giá khoảng 4 triệu USD/ chiếc, khách hàng mua CH-4A / B là Algeria, Jordan, Iraq, Pakistan, Turkmenistan, Myanmar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi.

UAV СН-4В sơn cờ Iraq
Tháng 1/2015, Kênh truyền hình Iraq đưa tin và hình ảnh các UAV Trung Quốc sản xuất được triển khai tại căn cứ không quân Kut. Các trạm điều khiển mặt đất cũng được bố trí tại sân bay này.



Nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin khẳng định rằng, cũng giống như tại Nigeria, các UAV Trung Quốc có trong trang bị Quân đội Irag đang do chính các chuyên gia Trung Quốc trực tiếp điều khiển và bảo dưỡng. Một trạm điều khiển có khả năng điều khiển đồng thời tới 3 chiếc UAV.

Trạm điều khiển UAV СН-4В
Căn cứ vào những thông tin có được, có lẽ các UAV CH-4B tỏ ra khá hiệu quả tại Iraq. Theo các số liệu do Bộ Quốc phòng Iraq công bố thì từ tháng 1/2015 đến nay, các UAV này đã thực hiện hơn 300 lần xuất kích tác chiến, gần như tất cả các lần xuất kích đó đều thành công.

Ngoài ra, UAV Trung Quốc có trong trang bị của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả Rập Saudi đã được sử dụng tại Yemen. Những UAV “làm nhiệm vụ” tại Yemen xuất kích từ các căn cứ không quân Sharur và Jizan (trên lãnh thổ Ả rập Saudi.



Ảnh vệ tinh Google Earth: UAV tại Căn cứ không quân Sharura trên lãnh thổ Ả rập Saudi



Ảnh vệ tinh Google Earth: UAV tại Căn cứ không quân Jizan trên lãnh thổ Ả rập Saudi

https://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/ucav-trung-quoc-va-hieu-qua-su-dung-trong-tac-chien-3389086/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ biến M777 thành pháo tự hành mong đuổi kịp Nga
(Vũ khí) - Mỹ đang từng bước hiện đại hóa lực lượng pháo binh của mình nhằm rút ngắn khoảng cách với Nga.

Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch tăng tầm bắn các hệ thống tên lửa mặt đất và pháo binh nhằm đề phòng trường hợp không quân không thể hỗ trợ bộ binh khi xảy ra chiến tranh tại châu Âu.

"Mỹ cần phải nâng hết cỡ tầm bắn của mọi hệ thống vũ khí chiến thuật và chiến lược, nhằm giành ưu thế so với đối thủ. Mỹ cần các loại pháo có thể bắn xa như pháo phản lực.

Tăng khả năng cơ động cho lựu pháo - pháo tự hành, rocket có tầm bắn như tên lửa, trong khi tên lửa cần phải tiêu diệt được mục tiêu ở khoảng cách gần 500km", Tướng Mỹ, Robert Brown cho biết.

Mỹ thử nghiệm pháo tự hành M777.


Với kế hoạch tăng tầm bắn của pháo binh Mỹ, giới chuyên gia cho rằng, pháo binh có thể thành át chủ bài của Mỹ trong xung đột quân sự tương lai với Nga. Để thực hiện kế hoạch của mình, nhà sản xuất AM General Mỹ đã thực hiện gói nâng cấp biến lựu pháo M777 thành pháo tự hành trang bị đạn Excalibur có khả năng tấn công cực chính xác và sở hữu tầm bắn ấn tượng.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đạn Excalibur của pháo tự hành M777 sử dụng hệ thống dẫn đường GPS để cung cấp độ chính xác, hiệu quả cao ngay từ phát bắn đầu tiên trong bất cứ môi trường nào. Với việc sử dụng Excalibur, pháo binh Mỹ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, cũng như công tác hậu cần so với khi dùng các loại đạn pháo thông thường.

Qua một số cuộc thử nghiệm cho thấy, cần từ 10 đến 50 quả đạn pháo thường mới thực hiện được điều mà 1 quả đạn pháo Excalibur làm được. Có được khả năng này là bởi đạn Excalibur có thể tấn công chính xác bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vi 50km với sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ khoảng 4m.

Quay trở lại tuyên bố Mỹ cần tăng cường sức mạnh lực lượng pháo binh của Tướng Robert Brown cho thấy điểm khá mâu thuẫn bởi trước đó không lâu, cũng chính vị tướng này khẳng định, đầu tư cho pháo binh trong chiến tranh hiện đại đã không còn phù hợp và Nga đã sai lầm khi đầu tư quá nhiều cho lực lượng này.

Ông Brown cho rằng, đây chính là lý do số lượng lựu pháo của Mỹ giảm dần. Hiện Mỹ chỉ ưu tiên những trọng pháo hỏa lực mạnh yểm trợ cho bộ binh như M777. Và đây là nguyên nhân khiến pháo binh Mỹ thua kém Nga. Nhưng để đề phòng trường hợp hỏa lực không quân không hỗ trợ kịp, Mỹ chợt nhận ra cần phải có lực lượng pháo binh đủ mạnh để có thể vượt Nga.

Nhưng nỗ lực của Mỹ rất khó có thể thực hiện được bởi theo số liệu do Global Firepower công bố hồi năm 2017, Nga hiện được trang bị khoảng 14.000 khẩu pháo các loại, trong khi đó số lượng của Mỹ khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ có 1.299 khẩu pháo và xếp hạng 12 thế giới về pháo binh.

Trong số khoảng 14.000 khẩu pháo của Nga, số lượng lựu pháo lên tới 4.000 khẩu các loại. Trang bị pháo tự hành chiếm số lượng lớn nhất của pháo binh Nga, lên tới 6.000 khẩu các loại. Trong đó loại hiện đại nhất là 2S19 Msta-S. Dù có tới 6.000 khẩu nhưng số trực chiến chỉ khoảng 2.000 khẩu.

Lực lượng pháo phản lực phóng loạt của Quân đội Nga hiện có khoảng 3.600 khẩu. Tuy nhiên, cũng chỉ có chừng 1.200 khẩu pháo phản lực trực chiến, chiếm số đông là loại BM-21 Grad. Số trực chiến của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ nhất BM-30 Smerch được cho là chỉ khoảng 30 khẩu, còn lại hơn 100 khẩu niêm cất.

Ngoài ra, pháo binh Nga cũng được trang bị một số tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác và tự hành. Ví dụ như tổ hợp tên lửa Khrizantema-S có khả năng phá hủy mọi xe tăng tối tân trên thế giới. Với sức mạnh hiện có của Nga thì việc Mỹ "tự hành hóa" lựu pháo M777 không khiến pháo binh Mỹ thay đổi cán cân lực lượng khi so với Nga.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-bien-m777-thanh-phao-tu-hanh-mong-duoi-kip-nga-3389185/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Nga chê tên lửa Mỹ tấn công tàu dầu Iran
(Vũ khí) - Theo tờ Avia, vụ tấn công tàu dầu Iran hôm 11/10 do 2 quả tên lửa chống hạm Mỹ sản xuất thực hiện

Vụ tấn công do máy bay tấn công không người lái (UCAV) của Saudi Arabia phóng 2 quả tên lửa chống hạm do Mỹ sản xuất vào tàu chở dầu Iran. Tuy nhiên, vũ khí này không thể đánh chìm chiếc tàu dân sự không hề có hệ thống phòng thủ.

"Một chiếc tàu không hề có hệ thống phòng thủ và chở đầy chất gây cháy (dầu) vẫn an toàn sau khi dính đòn đánh của 2 quả tên lửa do Mỹ sản xuất. Vậy vũ khí này làm thế nào để chiến đấu hạm đội với hệ thống phòng thủ cực mạnh", tờ báo Nga viết.

Tàu dầu Iran bị tấn công.


Mặc dù chỉ đích danh Saudi và vũ khí Mỹ sản xuất thực hiện vụ tấn công nhưng nguồn tin này không hề có dẫn chứng nào chứng minh thông tin mình đưa ra.

Đặc biệt, phía Saudi vẫn chưa có tuyên bố chính nào với cáo buộc này. Mặc dù chưa có thông tin chính thức về thủ phạm tấn công nhưng Phát ngôn viên chính phủ Iran gọi vụ tấn này là hành vi "hèn nhát" và dọa sẽ đáp trả khi tìm ra sự thật.

Hãng IRNA dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Ali Rabei hôm nay nói: "Iran đang tránh vội vàng, chúng tôi sẽ xem xét sự việc cẩn thận và tìm ra sự thật. Những kẻ đứng sau cuộc tấn công hèn nhát này sẽ nhận được phản ứng thích hợp, song chúng tôi sẽ đợi đến khi toàn bộ câu chuyện sáng tỏ".

Tàu chở dầu thuộc sở hữu Công ty Dầu Quốc gia Iran (NIOC) bị tấn công hôm 11/10 khi đang ở vùng biển cách cảng Jeddah của Arab Saudi khoảng 100 km về phía tây.

Vụ nổ khiến thân tàu và hai bể chứa bị hư hại, gây tràn dầu trên Biển Đỏ. Công ty Tàu dầu Quốc gia Iran (NITC) cho hay tàu bị trúng tên lửa là Sabiti trong khi truyền hình nhà nước Iran lại xác định tàu chở dầu bị tấn công là Sinopa.

Iran cho biết, nước này đang tiến hành điều tra, đồng thời gọi đây là "hành động khủng bố". Hạm đội 5 hải quân Mỹ, đơn vị phụ trách tác chiến ở Trung Đông, thông báo đã nắm thông tin về cuộc tấn công nhưng không bình luận thêm. Arab Saudi cũng chưa có phản ứng.


Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Vùng Vịnh vẫn ở mức cao sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình nhằm vào hai nhà máy dầu chủ chốt của Arab Saudi. Mỹ và nhiều đồng minh cáo buộc Iran đứng sau vụ tập kích, trong khi Tehran phủ nhận toàn bộ.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-nga-che-ten-lua-my-tan-cong-tau-dau-iran-3389341/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ 'bất lực' với thang nâng trên tàu sân bay mới
Các kỹ sư Mỹ không thể khắc phục được 9 trên 11 thang nâng vũ khí trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford theo tiến độ đề ra.

USS Gerald R. Ford, tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ, sẽ rời xưởng ra khơi lần đầu tiên trong tháng 10, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình đưa vào biên chế trong hải quân nước này. Tuy nhiên, hiện chỉ có hai trong số 11 thang nâng vũ khí tiên tiến (AWE) chạy bằng năng lượng điện từ trên tàu đạt khả năng vận hành.

11 thang nâng AWE là một trong những tính năng mới trên tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R. Ford. Các thang này có nhiệm vụ chuyển bom, tên lửa và đạn dược lên khoang chứa máy bay.


Các kỹ sư hải quân Mỹ kiểm tra hệ thống thang nâng vũ khí trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford năm 2018. Ảnh: US Navy.

Thang nâng AWE sử dụng lực đẩy điện từ để hoạt động, tương tự cách vận hành của máy phóng điện từ (EMALS) trên sàn cất cánh. Thang AWE có thể nâng được tối đa 9 tấn hàng với tốc độ 45 mét mỗi phút. Thang nâng thủy lực kiểu cũ trên tàu sân bay chỉ nâng được tối đa 4,7 tấn với tốc độ 30 mét mỗi phút.

Đại tá Danny Hernandez, phát ngôn viên hải quân Mỹ, thừa nhận các thang nâng AWE trên tàu USS Gerald R. Ford chưa thể vận hành ổn định, đáng tin cậy và cần tinh chỉnh lại phần cứng và phần mềm cũng như tiến hành thêm các thử nghiệm để xác định những vấn đề của hệ thống.

Hải quân Mỹ hồi tháng 3 thông báo phải lùi thời gian tiếp nhận tàu sân bay USS Gerald R. Ford tới tháng 10 thay vì tháng 7 theo kế hoạch cũ để khắc phục sự cố thang nâng.

Việc các kỹ sư "bó tay" trước sự cố liên quan đến hệ thống thang nâng AWE là một trong những lý do chính khiến dự án chế tạo tàu sân bay USS Gerald R. Ford trễ tiến độ hai năm và đội vốn nhiều tỷ USD.


Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong buổi thử nghiệm cáp hãm đà mới với tiêm kích F/A-18F ngoài khơi bang Virginia, Mỹ hồi đầu năm 2019. Ảnh: US Navy.

Sự cố thang nâng chưa được khắc phục là vấn đề lớn đối với tàu sân bay USS Gerald R. Ford, đồng thời gây ra rắc rối cho Bộ trưởng Hải quân Richard Spencer. Spencer từng tuyên bố với Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ chấp nhận bị sa thải nếu thang nâng trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford không được khắc phục xong trước khi bàn giao.

Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Spencer nói thủy thủ đoàn và chiến hạm USS Gerald R. Ford đã sẵn sàng ra khơi. Spencer không đề cập đến sự cố thang nâng AWE trên tàu hoặc lời hứa trước đó với Tổng thống Trump.https://vnexpress.net/the-gioi/my-bat-luc-voi-thang-nang-tren-tau-san-bay-moi-3996190.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Minuteman hay Tоpоl: ai thắng ai? Quan điểm của báo Mỹ
(Vũ khí) - Chúng tôi mới chuyển đến bạn đọc bài: “Báo Trung Quốc: Trident-II Mỹ tin cậy gấp 10 lần Bulava Nga” (DVO, 10/10/2019).
Để có cách nhìn đa chiều hơn, xin giới thiệu bài viết khác với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Ryabov Kirill tóm tắt các nhận định của tờ báo Mỹ tiếng A rập Alhurra về lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Mỹ- Nga. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 22/8/2019. Sau đây là nội dung bài viết:

Những sự kiện trong mấy tháng gần đây đã làm thay đổi rất đáng kể tình hình quốc tế và có thể đã là những chỉ dấu cho thấy sự bắt đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên, một sự quan tâm đặc biệt được dành cho lực lượng hạt nhân chiến lược của các đối thủ tiềm năng của nhau trong tương lai.

Gần đây, có một góc nhìn rất đáng quan tâm về vấn đề này đã được đăng tải trên một bài báo ngày 6/8 trên tờ báo Mỹ tiếng Ả Rập Alhurra. Bài có tiêu đề “Minuteman” Mỹ và “Topol” Nga: Ai (nước nào) có ưu thế về vũ khí hạt nhân?”

Bối cảnh chung

Tờ Alhurra nhắc lại rằng trước khi bài báo này được đăng, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Hậu quả của quyết định này của Mỹ có thể là cả Mỹ và Nga sẽ phát động một Chiến tranh Lạnh và một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới.

Ngay sau khi INF hết hiệu lực, Mỹ công bố kế hoạch chế tạo các mẫu vũ khí mới. Về phần mình, Nga cũng cho biết sẽ tăng cường giám sát mọi động thái của Mỹ trong lĩnh vực tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Hiệp ước INF cấm chế tạo và sử dụng các tên lửa có tầm bắn từ 500-5.500 km. Mỹ “buộc phải” rút khỏi thỏa thuận này vì Matxcova đã “vi phạm thô bạo hiệp ước”. Vào thời điểm hiện tại, phía Mỹ đã triển khai nghiên cứu- thiết kế các hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất mới, cả tên lửa có cánh (hành trình) và tên lửa đạn đạo.

Bối cảnh hạt nhân toàn cầu

Tờ Alhurra chỉ ra rằng kể sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới đã giảm rất mạnh. Tính đến năm 2019, trong tất cả các kho vũ khí trên thế giới còn tất cả 13.890 đầu đạn. Thời khắc được coi là đỉnh điểm trong lĩnh vực là năm 1986,- khi các cường quốc hạt nhân có trong trang bị tới 70.300 đầu đạn hạt nhân.

Theo số liệu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Nga hiện đang là quốc gia có nhiều vũ khí hạt nhân nhất. Nga có 6.500 đầu đạn hạt nhân chiến lược và chiến thuật. Đứng ở vị trí thứ hai là Mỹ với 6.185 đầu đạn hạt nhân.

Vị trí thứ ba trong danh sách các cường quốc hạt nhân là Pháp với 300 đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc đứng thứ tư với 290 đầu đạn hạt nhân. Anh khóa số tốp Năm với 215 đầu đạn hạt nhân. Tiếp theo lần lượt là Pakistan (150) , Ấn Độ (140), Israel (80) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (25).

Tờ Alhurra cũng nhấn mạnh là trong các bảng thống kê này (số lượng đầu đạn hạt nhân) được tính không chỉ có các ICBM và các tổ hợp tên lửa khác, mà còn cả các bom rơi tự do được trang bị cho không quân như thời kỳ đầu mới có vũ khí hạt nhân. Tiếp theo, tờ Alhurra này cũng đề nghi tập trung sự chú ý vào tiềm lực hạt nhân của Nga và Mỹ.

Vũ khí Mỹ

Thành tố trên bộ (mặt đất) của Lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược Mỹ được trang bị các tên lửa đạn đạo liên lục địa LGM-30G “Minuteman III”. “Sản phẩm” này do “Boeing” chế tạo và có khả năng mang một số đầu đạn hạt nhân. Tên lửa có trọng lượng phóng 36 tấn và có tốc độ lên tới M = 23. Cự ly bắn- 13.000 km, độ cao đỉnh (tối đa) của quỹ đạo bay – 1.100 km.

Các tàu ngầm hạt nhân tên lửa mang ICBM UGM-133A “Trident II” do “Lockheed Martin” chế tạo (thành tố trên biển-ND). Đây là tên lửa ba tầng có chiều dài 13 m và nặng 59 tấn. Giá mỗi quả tên lửa- 30 triệu USD. Các chuyên gia cho rằng “Trident-2” là kiểu vũ khí hiệu quả nhất của Các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược Mỹ.

Các máy bay ném bom chiến lược B-52 (thành tố trên không-ND) có thể sử dụng tên lửa có cánh (hành trình) AGM-86B. Tên lửa AGM-86B có chiều dài 6 m, nặng 1.430 kg và có giá khoảng 1 triệu USD mỗi quả. Những tên lửa như vậy có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Theo Alhurra thì kiểu vũ khí chủ yếu của Không quân chiến lược Mỹ là bom rơi tự do chiến thuật B61. Bom này có chiều dài khoảng 4 m và khối lượng khoảng 320 kg. Tổng cộng, đã có khoảng 3.000 “sản phẩm” (bom) như vậy đã được xuất xưởng và đưa vào trang bị.

Vũ khí Nga

Trước hết, Tờ Alhurra Mỹ nhắc tới tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Topol-M”. Đâylà “sản phẩm” có chiều dài 22 m, nặng 47 tấn có thể được được phóng từ các hầm phóng hoặc từ các bệ phóng trên các tổ hợp cơ động trên mặt đất. Cự ly bắn – 11.000 km, tốc độ tối đa trên quỹ đạo M = 22. Tên lửa được lắp các khối tác chiến hạt nhân.

Trong trang bị của (Các lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược) Nga đến nay vẫn còn các tên lửa dòng R-36 được sản xuất vào những năm 80 của thế kỷ trước. Những ICBM mang đầu đạn hạt nhân như vậy chỉ có thể được phóng từ các hầm phóng. Chiều dài của tên lửa là 32 m, trọng lượng phóng- 209 tấn.

Tờ báo Mỹ Alhurra này cũng cho rằng trong số những phương tiện mang vũ khí hạt nhân Nga còn có tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật 9K720 “Iskander” và Alhurra xếp “Iskanker” vào lớp "hệ thống tầm trung". Chính tổ hợp này được Alhurra xác định là lý do chính buộc Mỹ phải rút khỏi Hiệp ước INF. Tờ Alhurra cũng cho biết về tầm bắn của “Iskander- tới 500 km.

Tờ báo Mỹ cũng không quên nhắc tới “Bom Sa hoàng” (“Bom vua”) huyền thoại trước đây. Alhurra khẳng định rằng đã có tới hai (2) sản phẩm (quả bom) đã được chế tạo. Một quả đã được thử nghiệm trên trường bắn, quả thứ hai vẫn còn được bảo quản trong kho. Loại bom này có chiều dài 8 m và nặng tới 27 tấn.

Ai hơn ai?

“Alhurra” đã cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi này và đã tìm đến ý kiến nhận định của một chuyên gia am hiểu. Các tác giả bài báo đã trích dẫn các tuyên bố của Tiến sĩ Jeffrey Lewis mới được tờ “Business Insider” (Mỹ) công bố.

Tiến sỹ J. Lewis cho rằng số lượng vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của mỗi nước không phải là tiêu chí chủ chốt để đánh giá sức mạnh và hiệu quả của (tiềm lực vũ khí hạt nhân nước đó).

Ông cũng khẳng định rằng những tuyên bố của Nga về ưu thế vượt trội của mình (Nga) trong lĩnh vực tên lửa- hạt nhân “chắc chắn hơn cả là không đúng với sự thật”.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, J. Lewis đã dẫn quan điểm của những sĩ quan công tác tại Bộ Tư lệnh Chiến lược Thống nhất (Mỹ) chịu trách nhiệm trực tiếp về việc sử dụng lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược.

Trong nhiều thập kỷ liên tục, những sỹ quan này đã luôn khẳng định rằng nếu cần phải lựa chọn giữa vũ khí (hạt nhân) Nga và vũ khí (hạt nhân) Mỹ, họ sẽ chọn vũ khí Mỹ.

Theo Tiến sỹ J. Lewis thì các tên lửa và đầu đạn hạt nhân của Mỹ không thể "hủy diệt toàn bộ các lục địa". Nhưng chúng lại thích hợp hơn để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược do Bộ Tư lệnh Mỹ đặt ra. Vị chuyên gia này so sánh: các tên lửa Mỹ “giống những chiếc xe Ferrari". Chúng xinh đẹp và có thể thực hiện nhiệm vụ của họ trong một khoảng thời gian rất dài.

Cũng theo Tiến sỹ J. Lewis, ngành công nghiệp Nga có một nét đặc trưng là- luôn thiết kế những hệ thống cần phải liên tục hiện đại hóa. Và nói chung, kết quả cuối cùng chỉ tương đương với kết quả của người Mỹ.


Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Nga thích các tổ hợp cơ động trên mặt đất hơn- trên những chiếc các xe tải giá rẻ, trong khi người Mỹ lại sử dụng chủ yếu là các hầm phóng.

J. Lewis còn chỉ ra một sự khác biệt nữa trong chiến lược của hai nước- đó là các đặc điểm sử dụng vũ khí và quan điểm của các tướng lĩnh. Người (các tướng) Mỹ “trân trọng” độ chính xác, và vũ khí lý tưởng đối với họ là một đầu đạn kích thước không lớn nhưng có thể bay qua cửa sổ và làm nổ tung một tòa nhà từ bên trong.

Trong khi đó các tướng lĩnh Nga lại thích phóng hàng chục đầu đạn vào một tòa nhà và vào cả thành phố. Để chứng minh cho nhận định này, Tiến sĩ Lewis đã dẫn những đặc điểm hoạt động của VKS Nga tại Syria.

Quan điểm không đồng nhất

Bài báo nói trên của Alhurra khá thú vị ở chỗ là nó để lại rất nhiều câu hỏi. Trong bài có nhiều lỗi thực tế, nhiều đánh gia không nhất quán và những trích dẫn khó hiểu. Bài báo kết thúc bằng một kết luận hợp lý và đúng như dự kiến – đối với một tờ báo Mỹ chính hiệu, dù nó được xuất bản bằng một ngôn ngữ khác (tiếng A rập-ND).

Không thực sự cần thiết phải phân tích chi tiết tất cả các lỗi của bài báo trên trên Alhurra. Có thể tìm kiếm ngay các lý do dẫn đến sự xuất hiện của những bài báo gây tranh cãi như vậy. Không khó khăn lắm cũng có thể tìm thấy một số lý do. Có thể phát hiện ra ngay lý do quan trọng nhất.

Đây là mong muốn của tờ báo bàn về một vấn đề dang nóng. Đầu tháng 8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF, và quyết định đó châm ngòi cho một “sự bùng nổ” các bài báo viết về chủ đề trên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Alhurra quyết định không đứng ngoài cuộc.

Rõ ràng là tờ Alhurra đã không dành sự chú ý cần thiết đến việc nghiên cứu các vấn đề quân sự, bởi vì trong bài báo có rất nhiều sai sót trên nhiều phương diện . Bài báo dẫn những tính năng kỹ- chiến thuật của các kiểu vũ khí không chính xác, chức năng vũ khí được dẫn cũng không chính xác và v.v.

Cuối cùng, bài báo dẫn quan điểm của một chuyên gia không thực sự khách quan khi so sánh các bên. Các kết luận của ông tuy còn gây tranh cãi, nhưng có thể làm hài lòng bộ phận công chúng Mỹ có tinh thần yêu nước.

Nhìn chung, đây là nỗ lực của một tờ báo không chuyên ngành (quân sự) xem xét phân tích các vấn đề quân sự- kỹ thuật và quân sự- chính trị nhằm đưa ra những kết luận đúng “về mặt chính trị”.

Với cách tiếp cận như vậy, dĩ nhiên tính khách quan sẽ bị ảnh hưởng và đồng thời cũng sẽ xuất hiện những câu hỏi không mấy dễ chịu.

Tuy nhiên, những bài báo kiểu như vậy vẫn tiếp tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài, và điều quan trọng hơn, vẫn tiếp tục tác động lên dư luận và quan điểm xã hội.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/minuteman-hay-tpl-ai-thang-ai-quan-diem-cua-bao-my-3389331/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
F-15EX được cảnh báo tránh xa Su-30/35 Nga
(Vũ khí) - Mặc dù F-15EX được nâng cấp khả năng tàng hình nhưng nó vẫn rất khó sống sót trước những nước có tiêm kích mạnh mà phòng không tốt như Nga, Trung.

F-15 có rất ít cơ hội trong dogfight

Mặc dù sở hữu khả năng tàng hình một phần và những cải tiến công nghệ khác nhưng phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu hạng nặng F-15EX của Không quân Mỹ vẫn dễ bị tổn thương trước các chiến đấu cơ và hệ thống phòng không Nga và Trung Quốc.

Kết luận này được các chuyên gia của ấn bản thông tin chính trị quân sự Mỹ The National Interest (Lợi ích Dân tộc) đưa ra, sau khi so sánh hiệu quả giữa F-15EX và chiến đấu cơ hiện đại nhất F-35 Lightning II.

Loại máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle (Đại bàng) của Mỹ có hai nhiệm vụ chính. Trong thời bình, các máy bay chiến đấu thực hiện chức năng đánh chặn: Tuần tra biên giới trên không của đất nước, ngăn chặn và bay kèm máy bay quân sự các quốc gia khác bay gần không phận. Trong trường hợp chiến tranh, "Đại bàng" cần phải giành được quyền tối thượng trên không là chiến đấu với tiêm kích đối phương. Các nhiệm vụ tương tự được đặt ra đối với máy bay chiến đấu hạng nặng của Nga như Su-27/30/35.

Hãy tưởng tượng một cuộc đấu tay đôi giữa F-15 và Su-30/35. Mặc dù có radar mạnh hơn, nhưng F-15 rất khó để đánh bại Sukhoi ở khoảng cách xa. Máy bay chiến đấu Nga được trang bị tốt hơn về chiến tranh điện tử, có thể "làm điên đầu" đối thủ bằng các tên lửa “không đối không”, và nếu cần, có thể “vòng tránh” chúng.

Còn trong trận chiến cơ động ở cự ly gần (dogfight), người Mỹ có rất ít cơ hội chiến thắng bởi động cơ Su-30 và Su-35 có điều khiển hướng lực đẩy khiến cỗ máy Nga trở nên siêu cơ động. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia hàng không phương Tây, khi nhìn thấy Su-35 hoạt động, đã nhất trí tuyên bố là “máy bay chiến đấu Nga bác bỏ tất cả các định luật khí động học và vật lý nói chung”. Còn đối với hệ thống tìm kiếm mục tiêu quang điện tử của Sukhoi thì cái gọi là “công nghệ tàng hình” không phải là một trở ngại.



Nói cách khác, kết quả của trận chiến sẽ phụ thuộc vào sự cơ động của máy bay và kỹ năng của các phi công, cùng với thử thách xem thần kinh của ai mạnh hơn. Phi công F-15 và phi công Su-30/35 sẽ lâm vào tình huống giống với các trận không chiến giữa F-4 Phantom và MiG-21 trên bầu trời Việt Nam, nhưng ở một cấp độ công nghệ khác. Và trong tình huống này, phần thắng sẽ thuộc về máy bay Nga, nếu F-15 muốn sống, nó sẽ phải tránh xa Su-30/Su-35 Nga.

Tăng khả năng tàng hình, F-15 cũng không thể thoát

Những nhà phát triển của Boeing đang cố gắng thể hiện F-15EX như một đối thủ xứng tầm với máy bay chiến đấu đa năng F-35 thế hệ 5. Họ lý luận: “Đại bàng” phiên bản mới có thể hoạt động chống lại hệ thống phòng thủ đối phương và quét sạch bầu trời. Còn F-35 không phải là máy bay tiêm kích, khi gặp đối thủ nghiêm túc, các phi công máy bay “tàng hình” của Mỹ được khuyên không nên tự mình tham gia không chiến, rút đi dưới sự bảo vệ của F-22 hoặc của F-15.

Tuy nhiên, khả năng tàng hình của F-15EX mà McDonnell Douglas tuyên bố không có nghĩa là máy bay không thể nhìn thấy được trên màn hình radar phòng không.


Mỹ đã nâng cấp chiến đấu cơ F-15EX theo hướng gia tăng khả năng tàng hình
Trong trường hợp tốt nhất, lớp phủ tàng hình chỉ có tác dụng làm giảm khoảng cách phát hiện của radar đối phương. Tệ nhất nếu đối thủ sử dụng radar tầm xa băng sóng không tiêu chuẩn hoặc còn được gọi là “radar bistatic” (như Barrier-E của Nga), thì công nghệ tàng hình hoàn toàn không giúp ích gì.

Bản chất của radar bistatic là như sau: các cột tiếp nhận và truyền phát của trạm radar như vậy được phân bố rộng rãi. Chúng quét các vật thể nằm giữa chúng và tạo thành một hàng rào radar. Giao điểm của rào chắn này với mục tiêu trên không được xác định là hình thể của máy bay, bất kể sự hiện diện của lớp phủ tàng hình trên mục tiêu.

Hiện tại Nga, Trung Quốc và khách hàng mua vũ khí của họ đang lấp đầy thế giới bằng các hệ thống phòng không mạnh mẽ có khả năng bắn hạ F-15EX ở khoảng cách 200 km trở lên, có thể đến tận 400km.

Để sống sót, tiêm kích phải sử dụng cách ngụy trang điện tử để tự che chắn và cố gắng tiêu diệt radar bằng tên lửa tầm xa mà không đi vào vùng hỏa lực phòng không đáp trả. Đây là một công việc khó khăn, nguy hiểm mà không có sự đảm bảo thành công.

Theo National Interest, hiện nay không thể nói về việc sử dụng hàng loạt máy bay chiến đấu vào giai đoạn đầu của cuộc chiến - như trong chiến dịch “Bão táp Sa mạc” bởi chúng sẽ dễ dàng bị tiêu diệt.

Mỹ phải làm gì khi đối đầu những cường quốc như Nga-Trung?

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia hàng không Nga, phó tiến sĩ khoa học quân sự, đại tá không quân Makar Aksenenko đã nhận định rằng, trong trường hợp này chúng ta cần xem xét vấn đề Mỹ nâng cấp F-15 ở hai khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên là sự ưu việt trong thiết kế của chính bản thân máy bay.


Việc hiện đại hóa các sản phẩm thành công đã được chứng minh với Su-27 hoặc F-15 đã cho thấy đó là một xu hướng chung. Tại sao phải vứt bỏ các phương tiện vẫn còn tốt, khi có thể cải tiến thiết bị điện tử, mở rộng danh mục ứng dụng vũ khí? Khi đó, máy bay sẽ có được chất lượng mới và mở rộng khả năng sử dụng trong chiến đấu.

Khía cạnh thứ hai là cuộc đấu khóc liệt giữa máy bay tấn công và vũ khí phòng không.

Đây là một cuộc đấu vô cùng phức tạp, trong đó, công nghệ mới nhất và vũ khí không người lái (UAV, tên lửa hành trình) đóng vai trò rất quan trọng đối với "các cuộc tấn công điểm". Nhưng đánh bại kẻ địch yếu hơn bằng các hệ thống tự động hóa như máy bay không người lái, tên lửa hành trình, còn bản thân vẫn giữ ở khoảng cách an toàn, chỉ là một chuyện.



Còn để tiến hành hoạt động trên không phạm vi lớn, phải có loại máy bay tấn công truyền thống là máy bay ném bom, máy bay tiêm kích bom đa năng hoặc cường kích. Để làm điều này, cần có các hệ thống hàng không đã được thử thách, hiện đại hóa theo công nghệ hiện đại.

Trong trường hợp cần phải tiến hành chiến dịch tấn công từ trên không đối với một địch thủ mạnh về công nghệ, trang bị hệ thống phòng không công nghệ cao hiện đại, thì không một công nghệ tàng hình nào có thể chống lại các hệ thống phòng không này!

Hơn nữa thực tiễn quân sự đã chỉ ra “máy bay tàng hình” vẫn hoàn toàn bị phát hiện từ không gian vũ trụ, bằng phương tiện trinh sát vô tuyến và đôi khi ngay cả với sự trợ giúp của các hệ thống radar cũ. Vì vậy, người Mỹ khi buộc phải tấn công quy mô lớn chống lại những đối thủ tiềm năng như Nga, Trung Quốc, sẽ phải sử dụng tới hai thê đội, trong đó, mũi nhọn là những vũ khí hàng không hiện đại nhất (thê đội 1) và vũ khí hàng không truyền thống (thê đội 2).
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-15ex-duoc-canh-bao-tranh-xa-su-3035-nga-3389564/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đối phó với Trung Quốc, Mỹ chọn 2.000 tên lửa hay phát triển tàu sân bay mới?

Đức Trí | 17/10/2019 10:50 AM

0

Huanqiu dẫn nguồn từ mạng Defense News cho biết, hiện nay, nội bộ chính trường Mỹ đang phát sinh cuộc tranh luận mới, đó là, để đối phó Trung Quốc, phải sử dụng tên lửa đạn đạo từ đất liền hay tàu sân bay.


2.000 quả tên lửa sẽ tạo ra khác biệt

Cuộc tranh luận về tương lai của tàu sân bay đang tạo ra nhiều khó khăn cho Bộ Quốc phòng Mỹ.

Trọng tâm của cuộc tranh luận là chọn tiếp tục đầu tư vào các trụ cột cung cấp năng lượng toàn cầu của Mỹ kể từ Thế chiến II - tàu sân bay và liên đội hàng không biên chế trên tàu sân bay hay là từng bước cắt giảm đầu tư vào hệ thống này đồng thời tăng cường đầu tư lực lượng mới, ví dụ như tên lửa vượt siêu âm tầm trung.

Theo báo cáo, trong cuộc trả lời phỏng vấn tháng 9/2019, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Nghiên cứu kỹ thuật Michael Griffin đã đưa ra vấn đề này.

“Bạn cho rằng Trung Quốc sẽ lo lắng vấn đề nào: Mỹ và đồng minh khu vực Tây Thái Bình Dương có khả năng tấn công Trung Quốc bằng 2.000 quả tên lửa thông thường hay là một tàu sân bay mới? Bởi vì 2 vấn đề này có kinh phí đầu tư gần bằng nhau”, ông Michael Griffin nói.


Bố trí 2.000 quả tên lửa ở Tây Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc đang là một trong những sự lựa chọn mới của một bộ phận quan chức cấp cao Mỹ. Nguồn: Huanqiu

Trong vấn đề ông Michael Griffin đưa ra, có nhiều chuyên gia Mỹ cũng như quan chức trong Quốc hội và Hải quân Mỹ không chấp nhận, nhưng cũng có một bộ phận quan chức cấp cao bày tỏ hoài nghi về tương lai của tàu sân bay Mỹ.

Theo ông Michael Griffin, khoản chi cho các cụm tàu sân bay của, hạm đội Hải quân và Phòng không của Mỹ vẫn tính quyết định đến khả năng và tầm ảnh hưởng của quân đội Mỹ trên toàn cầu. “Nếu như chúng ta lùi bước đầu tư hoặc không tiếp tục đầu tư, chúng ta sẽ mang trận địa này nhường cho đối thủ”, ông Michael Griffin.

Tuy nhiên, các đối thủ của Mỹ trong đó có Trung Quốc đang phát triển hoặc đã phát triển thành công những biện pháp khắc chế Hải quân Mỹ.

Do vậy, cùng với những khoản đầu tư truyền thống thì Mỹ phải có những khoản đầu tư cho tương lai để duy trì vị thế số 1 của Mỹ. Ông Michael Griffin nói: “Trên thực tế Trung Quốc có rất nhiều khoản chi cho tấn công, có đủ khả năng tấn công vượt qua khoảng cách hàng nghìn km, đồng thời có thể tấn công chính xác”.

Điều này yêu cầu Mỹ phải có biện pháp mới để đối phó những mối đe dọa này. Việc bố trí 2.000 quả tên lửa ở khu vực Thái Bình Dương sẽ giúp cho các lực lượng của Mỹ giảm thiểu tối đa rủi ro trước các cuộc tấn công, đồng thời cũng đe dọa trực tiếp tới các lực lượng và lãnh thổ Trung Quốc.


Trung Quốc đang phát triển nhiều tên lửa mới để cạnh tranh với Mỹ . Nguồn: Huanqiu.

Mạng Defense News cho rằng, cho dù như thế nào, nếu như Mỹ tìm kiếm một biện pháp đối phó với các tên lửa tấn công của Trung Quốc thì việc triển khai vũ khí siêu thanh ở Thái Bình Dương là điều cần thiết.

Nhưng điều này sẽ không có lực ảnh hưởng như phát biểu của ông Griffin. Ngay cả khi Mỹ có vũ khí siêu âm, cũng không có gì đảm bảo rằng “nhất kích tất sát”, cùng với đó Mỹ cũng chưa có năng lực bố trí nhiều hệ thống hỗ trợ tấn công tầm xa như vậy.

Tàu sân bay vẫn có vai trò quyết định

Chuẩn Đô đốc Roy Kelly - Tư lệnh Hải quân Đại Tây Dương cho biết, hiện nay không có hệ thống vũ khí hoặc tổ hợp hệ thống vũ khí nào có khả năng linh hoạt, nhanh nhẹn như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.

Việc triển khai các tàu sân bay có khả năng đáp ứng nhanh, thời gian đồn trú dài, khả năng chiến đấu đa dạng, nhận thức không gian chiến trường, khả năng chỉ huy và kiểm soát mạnh mẽ. Đây là năng lực mà Mỹ buộc phải sở hữu trong cuộc cạnh tranh của các nước lớn. “Sự tồn tại của nó có thể tạo ra ưu thế có lợi cho Mỹ”, ông nói.


Tàu sân bay vẫn có vai trò quan trọng trong việc duy trì vị thế số 1 của Hải quân Mỹ. Nguồn: Huanqiu.

Một phi công kỳ cựu trong Hải quân Mỹ tiết lộ, trên phương diện khả năng sống sót và đưa ra phương án lựa chọn thì tàu sân bay Mỹ vẫn vượt qua bất kỳ tổ hợp hệ thống hay hệ thống vũ khí đơn lẻ nào.

Các đối thủ của Mỹ trong một thời gian dài vẫn luôn tìm cách thách thức tàu sân bay Mỹ, nhưng liên đội hàng không trên tàu sân bay không ngừng được nâng cấp, chiến thuật không ngừng được nâng cao, do đó đối phương vẫn chưa thể đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả.

Do các tàu sân bay có thể bố trí linh hoạt, có trọng tải phù hợp, tính năng mạnh mẽ nên nó vẫn có tiềm lực và ý nghĩa lón. Liên đội hàng không trên tàu sân bay không ngừng phát triển, phối hợp với UAV MQ-25 – loại máy bay có thể mang theo những vũ khí tấn công nhanh, càng làm gia tăng vị trí chủ đạo của tàu sân bay trên phương diên đối phó với những đe dọa hiện nay.

Michael O'Hanlon – một nghiên cứu viên cấp cao kiêm Giám đốc Nghiên cứu Chính sách đối ngoại tại Viện Brookings cho rằng, quan trọng nhất vẫn là ngăn chặn các trận chiến cấp độ cao hoặc giữ bất kỳ cuộc xung đột quy mô nhỏ nào ở cấp độ ban đầu và kết thúc chúng. Để đạt được mục tiêu này, tàu sân bay có thể có ý nghĩa hơn.

Kết hợp cả hai phương án trên cũng là một sự lựa chọn

Tom Caracco - một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chuyên về tên lửa cho biết, xét trên nhiều phương diện, phương án giải quyết không phải là chọn 1 trong 2 phương án trên.

Hiện nay, Mỹ có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào các tàu sân bay, nên việc loại bỏ tàu sân bay để sử dụng tên lửa là điều không phù hợp với chiến lược lâu dài và các chiến thuật hiện nay của Mỹ.

Còn đối với việc bố trí tên lửa, có người nói “chúng ta hãy phóng một loạt tên lửa từ Hawaii là được”, nhưng đây không chỉ là phóng tên lửa, mà còn bắt buộc phải có một “dây chuyền sát thương” hoàn chỉnh.

Các lực lương phải biết tên lửa sẽ đi đâu và phải hy vọng rằng sau khi tên lửa ra khỏi bệ phóng, mục tiêu vẫn không di động. Do đó, phải sử dụng kết hợp các biện pháp mới có thể là sự lựa chọn thông minh.


Kết hợp nhiều biện pháp được cho là giải pháp thông minh của Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc. Nguồn: Huanqiu

Giới phân tích và một số chuyên gia Mỹ cũng không nhất trí về việc coi "hệ thống vũ khí tấn công nhanh" là biện pháp răn đe có hiệu quả. Nhà phân tích của Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược, cựu sỹ quan chỉ huy tàu ngầm Brian Clarke cho biết, sử dụng vũ khí vượt siêu âm để đối phó với vũ khí vượt siêu âm của quốc gia khác là loại tư duy đối xứng.

Điều này có nghĩa là nếu Mỹ sử dụng vũ khí siêu âm để tấn công lãnh thổ của đối thủ cũng đồng nghĩa với việc Mỹ phải chấp nhận một cuộc tấn công hoặc khả năng tấn công của đối thủ với tàu sân bay Mỹ.

Tấn công một nước lớn có trang bị vũ khí hạt nhân cũng chính là chấp nhận lực lượng chiến đấu trên biển của Mỹ phải chịu một cuộc tấn công kiểu "ăn miếng trả miếng". Điều này nhiều khả năng sẽ trở thành những hành động như áp dụng với Iran hoặc Triều Tiên.

Nếu áp dụng với Trung Quốc, liệu rằng Mỹ có thật sự muốn các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ phải chịu một cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" như vậy? Do vậy, sử dụng "hệ thống vũ khí tấn công nhanh" không phải là một biện pháp phù hợp.

Đối phó với bất kỳ xung đột tiềm tàng nào với Trung Quốc đều là một vấn đề nghiêm trọng. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ luôn tránh một cuộc xung đột hạt nhân.

Trong cuộc chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989), Mỹ đã huấn luyện binh lính cho Afghanistan đồng thời cung cấp vũ khí cho nước này, nhưng do nguy cơ leo thang chiến tranh với một cường quốc hạt nhân khác, Mỹ đã không trực tiếp chiến đấu với Liên Xô.

Hiện nay, nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu, nếu như phát sinh bất cứ một cuộc xung đột nào với Trung Quốc, mục tiêu nên là địa phương hóa cuộc xung đột và giảm dần, thay vì phát động cuộc chiến tranh tên lửa diệt vong thế giới ở Thái Bình Dương.

https://soha.vn/doi-pho-voi-trung-quoc-my-chon-2000-ten-lua-hay-phat-trien-tau-san-bay-moi-20191017095702717rf20191017095702717.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Mỹ: Yuri Dolgoruky có thể hủy diệt mọi đối thủ
(Vũ khí) - Nhận định trên được tờ National Interest đưa ra khi nói về sức mạnh của tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky và tên lửa Bulava của hải quân Nga.

Báo Mỹ cho rằng, sức mạnh khủng khiếp của Yuri Dolgoruky khiến chiếc tàu này được coi là vũ khí ngày tận thế trong Hải quân Nga.

"So với tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh hay Ấn Độ, Yuri Dolgoruky của Nga có sức mạnh vượt trội khi có thể hủy diệt đối thủ dù những lực lượng hạt nhân khác bị vô hiệu", báo Mỹ viết.

Tàu ngầm Nga nạp tên lửa đạn đạo.


Tàu ngầm Yuri Dolgoruky có tới 16 tên lửa đạn đạo với tầm bắn 9.000km, vươn tới tận New York. Điều đó có nghĩa, tên lửa Nga có thể qua mặt nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân của Mỹ đang đồn trú tại Hawaii. Về lý thuyết, nếu xuất hiện tại Vịnh Mexico tên lửa của Nga có thể bắn tới tất cả các bang của Mỹ.

Mỗi tên lửa mang theo 6 đầu đạn hạt nhân hoặc MIRV (đa đầu đạn phân hướng). Mỗi đầu đạn đó có công suất ước tính 100 kiloton, đưa tổng công suất lên tới 9.600 kiloton, trải rộng tới 96 địa điểm, bao phủ mọi mục tiêu quân sự của Mỹ. Nói ngắn hơn, nó có khả năng bắn đồng loạt tên lửa chỉ trong vòng 1 phút.

"Vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thực sự tấn công Mỹ bằng tàu ngầm nói trên hoặc bằng phương tiện tương tự?", báo Mỹ đặt câu hỏi.

Trong trường hợp đầu đạn này bắn vào núi Cheyenne thì nó vẫn có thể làm suy giảm khả năng truyền thông của NORAD (Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ hay Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ. Cơ quan quân sự phối hợp của Mỹ và Canada làm nhiệm vụ cảnh báo và bảo vệ không phận của hai quốc gia Bắc Mỹ).

Thay vào đó, Nga có thể chọn lựa các mục tiêu khác như Lầu năm góc, Căn cứ hải quân Kings Bay ở Nam Georgia và Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Tại hầu hết các mục tiêu này, tất cả những đầu đạn từ tên lửa của Nga đều có thể bắn trúng đích.

Vấn đề càng trở nên khó khăn hơn với Mỹ khi phía Nga hiện vẫn giữ bí mật về khả năng MIRV nên hải quân Mỹ vẫn chưa biết thực hư, tuy vậy Lầu Năm Góc vẫn ớn ngại nếu tên lửa này nhắm vào King's Bay, Nhà Trắng, Tòa nhà Quốc hội và thậm chí cả Pháo đài Meade và Detrick cũng như căn cứ Hải quân Quantico.


Đối với những mục tiêu trên mặt đất, chỉ cần vài giây đến 1 phút, những tên lửa này có thể làm sụp đổ mọi thứ, đặc biệt sức nóng và bức xạ từ đầu đạn phát ra. Còn ở bán kính khoảng 10km, con người có thể sống sót nhưng áp lực của vụ nổ sẽ gây thương vong trầm trọng hoặc chết vì vết thương do bức xạ hạt nhân.

Bởi vậy, nếu Nga đưa những tàu ngầm cùng lớp với Yuri Dolgoruky đến sát bờ biển của Mỹ và thực thi một cuộc tấn công như giả định thì Mỹ khó có thể chống cự được.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-yuri-dolgoruky-co-the-huy-diet-moi-doi-thu-3389704/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tên lửa siêu thanh Ukraine chỉ để 'câu khách'?
(Vũ khí) - Nhiều chuyên gia cho rằng, tên lửa siêu thanh "Bliskavka" chỉ là nỗ lực của Ukraine nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Avia Pro ngày 19/10 dẫn lời các chuyên gia quân sự bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng hoạt động thực tế của tên lửa siêu thanh do Ukraine tự sản xuất mang tên "Bliskavka".

Nga và Trung Quốc được đánh giá là hai nước sở hữu công nghệ sản xuất vũ khí siêu thanh riêng. Ngoài Nga và Trung Quốc, Israel có thể cũng nằm trong danh sách các nước có khả năng tự sản xuất vũ khí siêu thanh.

Hình ảnh Bliskavka tại triển lãm Arms and Security 2019.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tên lửa siêu thanh Bliskavka chỉ là nỗ lực của Ukraine nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhận định, tên lửa "Bliskavka" tồn tại thực sự.

"Trên thực tế, quá trình phát triển tên lửa Bliskavka được Ukraine dựa trên nguyên mẫu tên lửa siêu thanh X-31 được sản xuất từ thời Liên Xô cũ. Dường như các kỹ sư tên lửa Ukraine đã nghiên cứu để tên lửa đạt tới tốc độ siêu thanh.

Song xét theo kích cỡ, phạm vi hoạt động của tên lửa Ukraine chỉ từ 80 – 100 km", Avia Pro dẫn lời giới chuyên gia.

Theo các chuyên gia, nếu Ukraine đã tự phát triển được tên lửa Bliskavka thì các phiên bản tên lửa siêu thanh khác cũng sẽ sớm có mặt trong kho vũ khí của quốc gia này.

Trước đó, đầu tháng 10/2019, văn phòng thiết kế Yuzhnoye của Ukraine đã chính thức công bố nguyên mẫu tên lửa không đối đất tầm xa, siêu thanh (ASM) được định danh là Bliskavka (Lightning).

"Bliskavka sở hữu nhiều tính năng tương đồng với X-31 (Kh-31) của Không quân Nga nhưng nó có tốc độ tối đa nhanh hơn Mach 3.5 của tên lửa Nga và có khả năng tấn công chính xác hơn", Yuzhnoye khẳng định trong lần ra mắt.


Giống như X-31, tên lửa Bliskavka được thiết kế với 3 hệ thống tìm kiếm mục tiêu khác nhau: Tìm kiếm chủ động trong nhiệm vụ chống hạm, hệ thống tìm kiếm quang điện tử và tìm kiếm thụ động chống bức xạ.

Nhà phát triển Ukraine khẳng định: "Dù hầu hết thông tin về chương trình đang phải được bảo mật nhưng chúng tôi có thể khẳng định, với ưu thế phát triển sau, Bliskavka sẽ có những khả năng mà trên X-31 của Nga không thể".

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-sieu-thanh-ukraine-chi-de-cau-khach-3389790/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tàu ngầm Nga vượt bẫy săn ngầm NATO như thế nào?
(Vũ khí) - Các tàu ngầm Nga có rất nhiều phương án đối phó với các tàu ngầm, tàu nổi và thường xuyên thao luyện cách tránh đòn của tàu chiến NATO.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Tàu ngầm là mục tiêu săn đuổi của nhiều đối tượng

Trong số các phương án tránh đòn của tàu chiến NATO, lặn xuống đáy biển sâu và im hơi lặng tiếng là biện pháp mà các tàu ngầm Nga thường xuyên thực hiện trong các bài tập để tránh bị bám đuôi.

Gần đây, tàu ngầm diesel-điện Kolpino (Dự án 636.3 lớp Varshavyanka, tức là tàu ngầm Kilo theo phân loại của NATO, loại tàu ngầm đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam) thuộc Hạm đội Biển Đen trong quá trình tập trận ở vùng biển này đã tránh được cuộc tấn công của các tàu mặt nước của một “đối phương giả định”.

Hãng thông tấn Nga Sputnik đã phỏng vấn các chuyên gia và đã có bài viết về những “trò chơi nguy hiểm dưới đáy biển” và những cách hiệu quả nhất tránh thoát cuộc tấn công bằng ngư lôi.

Các chỉ huy tàu ngầm không thích nổi lên mặt nước để liên lạc với bờ - thao tác này ngay lập tức tiết lộ vị trí tàu ngầm. Đối phương có thể phát hiện chiếc tàu ngầm ngay cả khi nó hiện diện ở độ sâu của kính tiềm vọng với các thiết bị thu thập quang học và sóng vô tuyến.

Trong số này, máy bay tuần tiễu chống ngầm (cánh cố định) và máy bay trực thăng săn ngầm của đối phương có khả năng phát hiện nguồn gốc tín hiệu sóng vô tuyến.

Tuy nhiên, các tàu ngầm hiện đại cũng được trang bị hệ thống phát hiện nguồn sóng radar của máy bay chống ngầm. Ngay sau khi thấy rõ tàu ngầm đang bị theo dõi, thủy thủ đoàn thực hiện thao tác lặn xuống biển khẩn cấp, sau đó di chuyển rất nhanh khỏi nơi tàu đã nổi lên mặt nước.

Bị phát hiện, lặn khẩn cấp xuống đáy biển

Trong tình huống này, các thủy thủ tàu ngầm phải được rèn luyện thành thục bởi tính chất của hoạt động này là cực kỳ khẩn trương, họ chỉ có một vài phút đưa tàu ngầm xuống dưới đáy biển, trong khi người chỉ huy phải nhanh chóng tính toán tốc độ và độ sâu tối ưu.

Nếu sai sót chỉ cần một tích tắc là chiếc tàu ngầm có thể biến thành một chiếc quan tài khổng lồ dưới đáy biển. Tuy nhiên, ngay cả hành động chạy trốn này cũng phải là một “nghệ thuật”, nếu không, nó vẫn không thể thoát được sự theo dõi của đối tượng.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Igor Kurdin, cựu chỉ huy tàu ngầm nguyên tử nói rằng, không nên nghĩ rằng, chiếc tàu ngầm phải ngay lập tức chạy hết tốc lực.

Trong trường hợp này chiếc tàu sẽ ngay lập tức bị phát hiện rõ ràng hơn và sẽ thua trong cuộc đối đầu. Hơn nữa, tốc độ của tàu ngầm diesel-điện không quá cao, nó không thể nhanh chóng tránh sự truy lùng của đối phương. Do đó, các thủy thủ tàu ngầm cần phải sử dụng kết hợp những phương pháp chiến thuật khác, bao gồm cả các biện pháp đối phó bằng sonar.

Theo ông Kurdin, ưu điểm chính của tàu ngầm diesel-điện là khả năng lặn xuống đáy biển và “im hơi lặng tiếng”. Vào thời điểm này, trên tàu ban bố chế độ “im lặng”. Tất cả các thiết bị đều bị tắt, các chuyển động trên tàu được giảm đến mức tối thiểu, các thủy thủ không thể nói to và gây tiếng ồn.

Chiếc tàu ngầm diesel-điện có thể nằm im lặng hoàn toàn dưới đáy biển trong vài ngày, còn tàu ngầm hạt nhân không thể làm như vậy bởi vì các hệ thống phụ của lò phản ứng không thể bị tắt.

Những động tác cơ động kiểu “Ivan điên dại”

Theo ông Igor Kurdin, các phương pháp tránh truy đuổi của Nga và NATO không có những khác biệt cơ bản.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, các tàu ngầm Nga đạt được trình độ cao hơn so với các thủy thủ phương Tây khi thực hiện các động thái "đánh lạc hướng", vì thủy thủ Nga không sử dụng phương pháp rập khuôn mà kết hợp nhiều phương pháp và có sự sáng tạo.


Tàu ngầm Nga có nhiều chiến thuật tránh thoát các phương tiện chống ngầm Mỹ-NATO (Ảnh minh họa)
Tiêu biểu trong số này là chiến thuật "đánh lạc hướng" được Hải quân Liên Xô phát minh ra trong những năm Chiến tranh Lạnh, mà sau này được người Mỹ gọi là “Ivan điên dại” (Crazy Ivan).

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm Mỹ thường bám đuôi tàu ngầm Liên Xô để đi vào “vùng mù” với sonar ở sau đuôi tàu. Và các tàu ngầm Xô viết đã sử dụng động tác không thể đoán trước như quay đảo hướng đôi khi tới 180 độ, đổi độ sâu để phát hiện kẻ địch.

Động tác cơ động đột ngột đó được người Mỹ gọi là động tác cơ động “Ivan điên dại” (Crazy Ivan), bởi tàu ngầm Mỹ rất khó đoán hướng và tránh thoát được nó. Do đó, để tránh đụng độ, tàu ngầm Mỹ buộc phải giữ khoảng cách.

Các thủy thủ Liên Xô đã học được cách vượt qua thậm chí cả Hệ thống giám sát âm thanh dưới biển (SOSUS) của Mỹ.

Ví dụ, vào năm 1985 và 1987, Hải quân Liên Xô đã thực hiện các hoạt động độc đáo. Hai nhóm tàu ngầm hạt nhân, mỗi nhóm gồm 5 tàu, đã bí mật tiến vào Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ không thể không chú ý đến đội tàu ngầm hạt nhân lớn như vậy cùng lúc ra biển khơi, và đã mở ra “cuộc săn lùng” quy mô lớn. Tuy nhiên, các tàu ngầm tuần hạt nhân tên lửa đạn đạo Liên Xô vẫn có thể đến bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện.


Máy bay chống ngầm của hải quân Nga

Nếu nói về hoạt động phát hiện và truy lùng tàu ngầm, thì các phương pháp của Nga và NATO rất giống nhau. Cả Nga và NATO đều sử dụng rộng rãi lực lượng không quân hải quân, bao gồm máy bay tuần tiễu chống ngầm cánh cố định và trực thăng săn ngầm.

Ví dụ, Hải quân Nga được trang bị máy bay động cơ phản lực cánh quạt chống ngầm Il-38 (được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Il-18V). Máy bay Il-38 được trang bị hệ thống tìm kiếm và định vị Berkut hoặc Novella. Bán kính chiến đấu của IL-38 là 2.200 km.

Ngoài ra, Hải quân Nga có cả nhiều máy bay "tầm xa" hơn như Tu-142 (phiên bản trinh sát hải quân hiện đại thuộc dòng Tu-95RTS), có phạm vi bay thực tế đến 5.000km. Ở cự ly gần, trực thăng Ka-27 chống ngầm cũng có thể được sử dụng.

Trong khu vực tuần tra, máy bay hoặc trực thăng phóng đến độ sâu chỉ định nhiều thiết bị cảm biến để phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm như: Thiết bị định vị thủy âm treo (sonar), phao âm thanh sonar và vũ khí tiêu diệt tàu ngầm là ngư lôi hạng nhẹ.

Ngay sau khi có tín hiệu từ phao thủy âm, phi hành đoàn liên lạc với các tàu chống ngầm. Vị trí của tàu ngầm được xác định bởi hoạt động của các phao khác. (Ban ngày trên mặt biển yên tĩnh, hình bóng của chiếc tàu ngầm ở độ sâu vừa phải cũng có thể được xác định bằng mắt thường).

Sau khi nhận được thông tin về tọa độ của tàu ngầm đối phương, các tàu chống ngầm bắt đầu truy đuổi nó, phóng ngư lôi và bom chống tàu ngầm.

Trong quá trình tiến hành các cuộc tập trận, nếu tàu ngầm của đối phương giả định bị "phát hiện" và bị "bám đuôi", nhiệm vụ được coi là hoàn thành. Và nếu chiếc tàu ngầm (của đối phương giả định hoặc của Nga) có thể tránh khỏi sự truy lùng thì có nghĩa là thủy thủ đoàn trên tàu có trình độ cao nhất!

Tuy nhiên, trong thời chiến mọi thứ đều sẽ diễn ra và có thể đơn giản hơn nhiều. Ví dụ như tàu chống ngầm không nhất thiết phải bắn trúng chiếc tàu ngầm bằng ngư lôi hay bom chống tàu ngầm, quả bom có thể phát nổ gần đó và sóng xung kích vẫn sẽ thực hiện công việc của mình.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-ngam-nga-vuot-bay-san-ngam-nato-nhu-the-nao-3389778/

Tàu ngầm Nga có mức độ ồn 95db, tương đương ẩn mình dưới biển, độ ồn của biển cơ bản là 90db, do đó dù có biết rõ độ ồn của Kilo, Akula thì sonar Mỹ cũng ko thể nào dò được vì môi trường nước nhiễu loạn liên tục, tiếng ồn thay đổi theo độ sâu và nhiệt độ, ngược lại tàu ngầm Mỹ thiết kế ồn ào hơn vì đa số là tàu ngầm hạt nhân, lò phản ứng luôn phải hoạt động, thiết bị làm mát lò phản ứng cũng vậy. Ngoài ra tàu ngầm Nga thiết kế vỏ titan, nên chống được hệ thống dò từ tính MAD trên P3/8, còn tàu ngầm Mỹ thì thiết kế kim loại thường, do đó dễ bị máy bay săn ngầm dò từ tính của Nga phát hiện, cũng ko thể lặn sâu được như tàu ngầm Nga, tàu ngầm Nga tốt hơn tàu ngầm Mỹ 50 lần
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ bối rối trước tham vọng hải quân Trung Quốc
(Bình luận quân sự) - Trung Quốc cũng bộc lộ “gót chân Achilles” trong khi phô trương sức mạnh quân sự, nhất là tăng cường năng ồ ạt số lượng tàu chiến các loại.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Lấy số lượng làm trọng

Hãng tin Reuters đưa tin, các hình ảnh vệ tinh cho thấy trong tháng 9 vừa qua, xưởng đóng tàu Giang Nam ở thành phố Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc, đang thực hiện quá trình mở rộng đáng kể, qua đó gia tăng năng lực của Trung Quốc trong việc chế tạo các tàu quân sự lớn.

Xưởng đóng tàu Giang Nam, nằm trên đảo Trường Hưng ở cửa sông Dương Tử, đã tham gia chế tạo nhiều tàu chiến lớn hơn cho Hải quân Trung Quốc, trong đó gồm có Type 002 - tàu sân bay chế tạo trong nước đầu tiên của Bắc Kinh. Tiếp đến là tàu sân bay Type 003 lớn hơn cũng đang được chế tạo tại đây. Các hình ảnh vệ tinh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy phần thân của tàu sân bay Type 003 mới này nhiều khả năng sẽ được hoàn thiện trong vòng 12 tháng tới.

Bức ảnh vệ tinh chứng minh Trung Quốc mở rộng nhà máy đóng tàu Giang Nam được Reuters đăng tải
Hình ảnh vệ tinh cho thấy xưởng đóng tàu được mở rộng về phía nam, gồm nhiều cơ sở chế tạo và lắp ráp mới cùng một khu vực neo đậu tàu mới đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, còn có nhiều bộ phận của tàu được chế tạo trước đó được lưu trữ ở xưởng đóng tàu Giang Nam và đã sẵn sàng chuẩn bị lắp ráp. Cách đây vài năm, phần lớn khu vực này là đất canh tác bỏ hoang.

Nhà phân tích Matthew Funaiole của của CSIS nhận định quy mô xây dựng vượt quá những gì cần thiết cho việc chế tạo một con tàu, giống như một không gian chuyên biệt phục vụ chế tạo các tàu sân bay hoặc các tàu lớn hơn. Trong khi đó, có chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ chế tạo thêm nhiều tàu khác vì họ cần 5-6 tàu sân bay trong tương lai.

Xưởng đóng tàu Giang Nam là công ty con của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC), một trong 2 hãng đóng tàu lớn của nước này bên cạnh Tập đoàn Công nghệ Đóng tàu Trung Quốc (CSIC). Tháng 7/2019, CSSC và CSIC đã tuyên bố sáp nhập.

Một số chi tiết tại nha máy Giang Nam chụp ngày 18/9
Trong nhiều năm qua, CSSC và CSIC đã đóng hàng trăm tàu chiến, bao gồm các tàu sân bay, tàu khu trục Type 055, tàu đổ bộ tấn công Type 075 và tàu ngầm hạt nhân Type 094A trong bối cảnh hải quân Trung Quốc tìm cách hiện đại hóa lực lượng nhanh chóng.

Theo báo cáo mới nhất của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, ước tính hải quân Trung Quốc có 335 tàu chiến lớn - gồm tàu ngầm, tàu sân bay, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu tuần tra được trang bị tên lửa và tàu tấn công đổ bộ. Con số này hồi năm 2005 là 216 tàu. Báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cũng so sánh hạm đội của Trung Quốc với hạm đội của hải quân Mỹ trong cùng giai đoạn. Báo cáo cho biết Mỹ có nhiều hơn Trung Quốc 75 tàu chiến hồi năm 2005, nhưng đến năm nay, Hải quân Mỹ có ít hơn hải quân Trung Quốc 49 tàu chiến.

Mới đây, Trung Quốc đã cho hạ thủy tàu đổ bộ cỡ lớn Type 075, được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến giành ưu thế trên biển của Trung Quốc. Lớp tàu type 075 lớn hơn nhiều so với hầu hết các loại tàu đổ bộ (UDC) cùng loại hiện có như Mistral của Pháp và Juan Carlos I của Tây Ban Nha.

Tàu Type 075 của Trung Quốc có lượng choán nước lên tới 40.000 tấn, gần tương đương với các tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Wasp của Mỹ và chỉ thua kém một chút so với lớp tàu UDC America mới nhất của Mỹ. Tàu type 075 cũng vượt trội hơn so với các tàu khu trục trực thăng Izumo của Nhật Bản, hiện đang được chuyển đổi thành tàu sân bay hạng nhẹ có khả năng mang theo máy bay F-35B. Tổng lượng giãn nước 27.000 tấn của tàu khu trục Izumo kém gần 1,5 lần so với tàu Trung Quốc.

Hình ảnh tại lễ hạ thủy tàu Type 075 của Trung Quốc hồi cuối tháng 9
Giống như tàu của Mỹ, Type 075 có thể sử dụng phương thức đổ bộ kết hợp bằng trực thăng và tàu cánh ngầm bố trí trong khoang riêng. Với những tàu như vậy, hải quân Trung Quốc mở ra những cơ hội mới tiến hành các hoạt động đổ bộ khác nhau khi cần thiết.

Lớp tàu được thiết kế cho các hoạt động cách xa biên giới và ngoài khoang chứa, nhà chứa máy bay và sàn cất hạ cánh, chúng có kho dự trữ lớn, trung tâm y tế và sở chỉ huy được trang bị tốt. Tàu cũng hữu ích trong các hoạt động nhân đạo.

Điểm yếu chết người

Đô đốc hải quân Mỹ đã nghỉ hưu Jim Fanell, từng đứng đầu đơn vị tình báo của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương nhấn mạnh: “Nói đến chiến tranh trên biển, họ (hải quân Trung Quốc) hiện là một đối thủ vượt trội”. Đáng chú ý là ông Jim Fanell bị sa thải với lý do chính trị sau khi nêu lên quan ngại trước sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.

Giới phân tích quốc tế cho rằng Trung Quốc sở hữu kho chứa tên lửa đạn đạo và hành trình, cũng như các tên lửa chống hạm có tầm bắn hơn hẳn các tên lửa phóng từ tàu chiến của Mỹ. Hơn thế nữa, năng lực hiện có của Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh mạng và không gian cũng đang là mối đe dọa lớn đối với hệ thống điều khiển và giám sát của quân đội Mỹ.

Tàu Type 075 của Trung Quốc khi chưa hạ thủy

Mỹ bắt đầu điều chỉnh chiến lược quân sự của mình để đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh đã phát triển chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) để ngăn Mỹ vươn tầm ảnh hưởng quân sự.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có nhiều hòn đảo và quần đảo, với các vùng biển hẹp. Vì vậy, việc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai hoặc đánh chiếm vùng lãnh thổ then chốt, sử dụng các loại tên lửa chống hạm, tên lửa tầm xa, các hệ thống phòng không, thủy lôi thông minh và các vũ khí khác có thể dễ dàng biến các chuỗi đảo ở châu Á và các vùng biển lân cận thành “vùng cấm địa” đối với tàu biển và máy bay của Trung Quốc khi họ tìm cách hoạt động tại Thái Bình Dương.

Trước những bước tiến đáng kể về quân sự, trong đó có hải quân của Trung Quốc, có không ít ý kiến nhận định Bắc Kinh đang nhằm vào vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể “tham vọng” hơn rất nhiều. Một ví dụ được báo chí nước ngoài đề cập là cuộc xung đột kéo dài hơn 2 tháng giữa Trung Quốc và Ấn Độ dọc biên giới chung Doklam hồi giữa năm 2017.

Số lượng và kích thước không đồng nghĩa với sức mạnh thực chiến?
Bên cạnh những ý kiến lo ngại, giới phân tích cho rằng Trung Quốc cũng bộc lộ “gót chân Achilles” trong khi phô trương sức mạnh quân sự, nhất là trong cuộc duyệt binh quy mô khổng lồ hôm 1/10 vừa qua. Về hải quân, tác chiến tàu ngầm là một trong những điểm yếu chết người của Bắc Kinh. Vũ khí săn ngầm của Trung Quốc được cho là chưa đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.

Một điểm yếu khác của quân đội Trung Quốc là những hệ thống vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và thực tế là khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc cho đến nay vẫn là ẩn số. Bên cạnh đó, năng lực phòng thủ tên lửa của Trung Quốc khó có khả năng chống đỡ các đòn tấn công ồ ạt. Điều này được tiết lộ qua tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga Putin rằng Moscow sẽ giúp Bắc Kinh xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các đòn tấn công tên lửa.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ hiện cũng đang gây tổn hại rất nhiều tới sức mạnh của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, trong 5 năm tới, nếu kinh tế suy yếu, Trung Quốc sẽ buộc phải triển khai một nhiệm vụ mới là làm thế nào để duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Điều này sẽ tạo ra thế lưỡng nan cho Trung Quốc vì họ cũng muốn mạnh tay đầu tư cho quân đội.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-boi-roi-truoc-tham-vong-hai-quan-trung-quoc-3389751/

Trung Quốc được như ngày nay là do sự chủ quan ,ngạo mạn và coi thường TQ của các nhà lãnh đạo Mỹ . Họ đã đuổi kịp Mỹ trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ cao thậm chí có những công nghệ còn vượt xa Mỹ ,ví dụ Mạng 5G , máy tính điện tử , và vũ khí siêu thanh ( trong quân sự ) . Mỹ nhận Ra điều này quá muộn . Mỹ định dùng chiến tranh TM để cản bước TQ .nhưng điều này cũng rất khó bởi Mỹ đã suy yếu và Mỹ cũng sẽ thiệt hại không kém gì TQ . và nếu đấu đến cùng thì ... " Trạng chết ,Chúa cũng băng hà" Và kẻ được lợi sẽ là Nga và EU.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Siêu radar giúp Su-30MKI săn máy bay tàng hình
(Vũ khí) - Với radar Irbis-E, Su-30MKI có thể đối đầu với các tiêm kích tàng hình như F-22 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Tiêm kích Su-30MKI Flanker hiện là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Ấn Độ, với 11 trong tổng số 27 phi đội tiêm kích là Su-30MKI và một số phi đội khác đang được lên kế hoạch xây dựng trong tương lai gần.

Theo MilitaryWatch, Su-30MKI được coi là tiêm kích mạnh nhất ở khu vực Nam Á và là máy bay duy nhất của Ấn Độ có thể đối chọi với các máy bay hiện đại của Không quân Trung Quốc như J-11B và J-16. Nó còn có thể được nâng cấp đáng kể bằng việc tích hợp nhiều loại vũ khí và công nghệ mới.

Tiêm kích Su-30MKI.
Một bản đánh giá về các nâng cấp và trang bị vũ khí mới được tích hợp lên Su-30MKI cho chúng ta biết ít nhiều về năng lực trong tương lai của dòng máy bay này.

Đó là các radar Irbis-E "thợ săn máy bay tàng hình", một nền tảng trang bị cho tiêm kích đời sau Su-35. Với radar hiện đại này, Su-30MKI có thể đối đầu với các tiêm kích tàng hình, ví dụ F-22 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc.

Irbis-E là tổ hợp radar quét mảng pha điện tử thụ động gồm có một nguồn tín hiệu phát sóng ở tần số duy nhất, sau đó năng lượng được truyền đến các yếu tố phát ra khác nhau ở mặt trước của ăng ten.

Khi được kích hoạt, Irbis-E làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.

Ưu điểm hàng đầu của Irbis-E là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống. Bộ vi xử lý của radar này liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét.

Đặc biệt, nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích.

Ngoài ra, một ưu điểm khác của radar Irbis-E là phạm vi tìm kiếm rất xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc vượt trội so với những radar hiện có trên chiến đấu cơ phương Tây.

Một số nguồn tin từ Nga tiết lộ, hệ thống Irbis-E có khả năng phát hiện máy bay tàng hình trong khoảng cách 60-90km. Với khoảng cách này, Su-30MKI của Ấn Độ hoàn toàn có đủ thời gian để triển khai phương án đánh chặn.


Radar này giúp máy bay sử dụng được các loại vũ khí tầm cực xa như tên lửa R-37M với tầm bắn tối đa gần 400km. Nó còn có khả năng chống chịu hoạt động phá sóng của đối phương tốt hơn.

Ngoài ra, máy bay Su-30MKI còn có thể được trang bị động cơ AL41FS vốn được trang bị cho Su-35, thay vì các động cơ AL-31FP như hiện tại.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/sieu-radar-giup-su-30mki-san-may-bay-tang-hinh-3389767/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa mạnh hơn Trident Mỹ
(Vũ khí) - Nga vừa công bố loạt video ghi lại cảnh phóng tên lửa trong tập trận Grom-2019, trong đó có tên lửa Sineva - vũ khí được đánh giá mạnh hơn cả Trident.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Những tàu ngầm thực hiện phóng loạt tên lửa tối tân hàng đầu hiện nay của Nga đều thuộc Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương. "Các tàu nổi, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo thuộc Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương đã phóng tên lửa đạn đạo từ biển Barents và Okhotsk, nhằm vào mục tiêu tại bãi thử Kura ở Kamchatka và Chizha ở vùng Arkhangelsk", Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết.

Tàu ngầm Nga phóng tên lửa Sineva trong tập trận Grom-2019.
Chiến hạm mặt nước thuộc Hạm đội Phương Bắc và Hải đội Caspian phóng tên lửa hành trình Kalibr vào mục tiêu mô phỏng căn cứ bờ biển của đối phương. Một đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars cũng khai hỏa tên lửa từ bãi phóng Plesetsk tới bãi thử Kura. Trong khi đó, những tàu ngầm hạt nhân đã lần lượt phóng tên lửa đạn đạo Bulava và R-29RMU Sineva.

Theo National Interest, Grom-2019 được coi là cuộc tập trận quy mô lớn nhất của Quân đội Nga những năm gần đây, đặc biệt cả bộ 3 tên lửa đạn đạo chiến lược RS-24, Bulava và Sineva cùng khai hỏa, đây là điều chưa từng diễn ra trong bất kỳ một cuộc tập trận nào. Nếu so về sức mạnh và độ chính xác thì tên lửa Sineva Nga vừa phóng hơn hẳn Trident của Hải quân Mỹ.

Sineva là dòng tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, với tầm bắn tối đa 11.500km. Trong khi đó, tầm bắn của Trident chỉ tương đương với Bulava của Nga (trên 9.000km). Sineva được biên chế cho Hải quân Nga vào năm 2007. Tên lửa có tổng trọng lượng 40 tấn, mỗi tên lửa có khả năng mang 4-10 đầu đạn hạt nhân loại 100 kiloton. Nga từng tiết lộ sẽ sử dụng loại tên lửa này đến năm 2030.

Sineva được coi là một trong những tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga. Trong một cuộc tập trận năm 2008, Sineva lập kỷ lục với một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm khi đánh trúng mục tiêu cách xa 11.000km - khoảng cách mà phiên bản mạnh nhất Trident IID5 trên tàu ngầm Mỹ không thể thực hiện được.

"Mỗi tàu ngầm Delta IV mang theo 16 tên lửa Sineva trong khi trên lý thuyết mỗi tàu có thể mang tới 160 đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 100 kt/đầu đạn. Với sức công phá khủng khiếp của đầu đạn hạt nhân, 160 đầu đạn đủ để san phẳng cả một quốc gia", tờ National Interest của Mỹ nhận xét.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tau-ngam-nga-phong-ten-lua-manh-hon-trident-my-3389728/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ khoe F-35, chê Su-57 khi tụt hậu 40 năm với Nga

Những người yêu nước hay vẫy cờ (chúng ta đang nói về người Mỹ- tác giả) sẽ ngay lập tức tuyên bố rằng S-70 Nga chỉ là bản sao của B-2.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này


Nhìn bề ngoài, tuyên bố trên hoàn toàn đúng. Nhưng xin các vị lưu ý cho: tốc độ tối đa của B-2, nếu tin theo Wikipedia, là 900 km / h. Hãy so sánh 900 km / h với 1.400 km / h (tốc độ tối đa của S-70-ND) và các vị sẽ hiểu ra rằng kết cấu của cánh bay (B-2) và kết cầu của cánh bay siêu âm (S-70) là rất khác nhau.

UAV S-70 Nga
Su-57 có thể làm gì khi bay cùng S-70?

Vâng, chí ít là Su-57 sẽ sử dụng S-70 như một phương tiện thâm nhập tầm xa vào khu vực phòng không của đối phương để thu thập các thông tin trinh sát- tình báo và chuyển các thông tin đó đến Su-57.

Mỹ khoe F-35, chê Su-57 khi tụt hậu 40 năm với Nga


Nhưng đấy chưa phải là tất cả. Su-57 cũng có thể sử dụng S-70 để tấn công các mục tiêu trên mặt đất (kể cả thực hiện nhiệm vụ chế áp hệ thống phòng không đối phương) và thậm chí tiến hành các cuộc không chiến.

Ở đây, nhờ tốc độ cao và tải trọng tối đa lên tới 6 tấn nên S-70 có nhiều khả năng to lớn, trong đó có cả khả năng mang và sử dụng những phương tiện (vũ khí tấn công) hạng nặng các lớp “không đối không”, “không đối đất” và “không đối hạm” của người Nga.

Một số nhà phân tích quân sự Nga cho rằng, để có thể “làm việc chung” với S-70, Su-57 cần phải là một máy bay hai chỗ ngồi – phi công và một hoa tiêu- sỹ quan điều khiển S-70 ngồi ở ghế sau.

Vâng, hiện giờ thì không một ai biết chắc chắn có hay không khả năng này, vì tất cả vẫn đang còn là “tuyệt mật”, nhưng riêng tôi (A.Raevski) nghĩ rằng ý tưởng này mâu thuẫn với triết lý thiết kế của Phòng Thiết kế Sukhoi, - triết lý của Sukhoi là giảm tối đa khối lượng công việc mà phi công phải thực hiện.

Quả đúng là trên chiếc MiG-31 đáng gờm, thậm chí là cả MiG-31BM mới, ngoài phi công, còn có (thêm) một hoa tiêu- xạ thủ, nhưng triết lý của Phòng Thiết kế MiG thường rất khác biệt so với triết lý của các công trình sư Sukhoi, và, ngoài ra, giữa MiG-31 và Su -57 còn có một khoảng cách thời gian đến 40 năm.

Giả thuyết của cá nhân tôi- mọi hoạt động của S-70 về cơ bản sẽ được tự động hóa và thậm chí còn được phân công cụ thể trên một mạng tích hợp tất cả các hệ thống phòng thủ đường không và không chiến. Nếu có một kỹ sư nào đó đọc những dòng này và có phản hồi, thì tôi sẽ rất biết ơn bất kỳ ý kiến nhận xét hoặc chỉ ra các lỗi nào đó nếu có! Vì suy cho cùng, dù sao cũng chỉ là phỏng đoán của tôi.

Các vị ma xó “cái gì cũng biết” có mặt khắp nơi chắc chắn sẽ phản đối (cách nghĩ nói trên), và sẽ lập luận rằng ngành công nghiệp máy tính / vi điện tử của Nga đã tụt hậu quá xa so với ngành thiết bị điện tử bán dẫn Phương Tây- nên tất cả những chuyện vừa nói như (S-70 được tự động hóa...-ND) chỉ toàn là chuyện vớ vẩn; và rằng trên S-70 có một phi công; và rằng S-70 không thể bay được; rằng Su-57 – đó là máy bay thế hệ 4, thua xa các máy bay F-22 / F-35 siêu hiện đại; và rất nhiều, rất nhiều những thứ khác nữa. Riêng đối với những vị ma xó này, tôi chỉ muốn nhắc lại một điều:



Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới lắp radar ăng ten mạng pha cho các máy bay MiG-31 của mình, - các radar này khi làm việc có thể trao đổi dữ liệu về mục tiêu bằng các kênh liên lạc mã hóa với BỐN ( !) máy bay khác khác đang ở chế độ im lặng điện từ. Ngoài ra, những chiếc MiG-31 đó cũng có thể trao đổi dữ liệu với các radar trên không (AWACS- các máy bay radar ) và với các radar của các tổ hợp phòng không trên mặt đất. Và những khả năng đó của người Nga đã có từ những năm 1980, - tức gần 40 năm trước đây!

Sự thật nằm ở chỗ Các Lực lượng Vũ trang Xô Viết đã triển khai nhiều hệ thống mạng trước Phương Tây rất lâu, đặc biệt là trong Không quân và Hải quân Liên Xô (trong khi Lục quân Liên Xô lại cũng là lực lượng đầu tiên trên thế giới sử dụng các tổ hợp trinh sát – tấn công (RUK) vốn là cơn ác mộng của NATO trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh).

Hiện tại, tất cả những gì mà chúng ta cần làm- đó là thử phân tích những “phàn nàn” của NATO về khả năng của Nga trong hạn chế, cấm tiếp cận và cơ động (Anti Access/Area Denial (A2/AD) để có thể tin chắc rằng người Nga vẫn đang tiếp tục thiết kế những phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại mà Phương Tây chỉ có thể nằm mơ.

Còn bây giờ thì chúng ta hãy cùng quay trở lại những ý kiến chỉ trích Su-57 mới đây

Điều quan trọng cần phải nhớ là các khả năng công nghệ mới cũng tạo ra các chiến thuật mới. Nhiều khả năng F-35 sẽ là một máy bay tiêm kích “hoành tráng” được tung hô nhiều nhất, nhưng chỉ có Su-57 mới là kiểu máy bay có khả năng tốt nhất trong số các máy bay tiêm kích:

các vị có biết rằng Su-57, ngoài radar chính, còn có một số radar khác, và rằng chúng (các radar đó) phủ nhiều dải tần khác nhau, cho phép Su-57 quan sát trận địa ở góc 360 độ, thậm chí không cần phải sử dụng các tín hiệu từ các radar của S-70, AWACS hoặc từ radar của các tổ hợp phòng không mặt đất khác không?

Và cuối cùng, về các container tàng hình

Xin hãy nhớ lại tên lửa có cánh “Kalibr” mới được “thể hiện” mình trong cuộc chiến tranh Syria. Các vị có biết là “Kalibr” có thể được phóng từ một container thương mại bình thường, tương tự như các container các vị thường thấy trên các xe tải, trên các đoàn tàu hoặc trên các tàu biển không?

Đơn giản chỉ xin nhớ cho là “Kalibr” có tầm bắn từ 50 đến 4.000 km và có thể mang đầu đạn hạt nhân. Có gì gây khó cho Nga không khi họ muốn bố trí các tên lửa có cánh này ngay ngoài khơi nước Mỹ trên trên các tàu chở container thông thường? Hay đơn giản chỉ là “để quên” một vài container ở Cuba hoặc Venezuela chẳng hạn?

Hệ thống này khó bị phát hiện đến mức mà người Nga có thể triển khai nó ngay ngoài khơi Australia để không kích vào trạm của NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ-ND) ở Alice Springs nếu họ muốn, và thậm chí sẽ không một ai nhìn thấy chuyện đó xảy ra như thế nào.

Trên thực tế, người Nga có thể triển khai một hệ thống như vậy trên bất kỳ một tàu buôn dân sự nào và treo trên tàu đó bất kỳ lá cờ nào họ có thể nghĩ ra được và “đặt” nó không phải chỉ ở đâu đó bên ngoài bờ biển Mỹ, mà là ngay bên trong các cảng của Mỹ, vì đại đa số các container không bao giờ bị kiểm tra (nếu chúng bị kiểm tra thì thường là để tìm ma túy hoặc hàng lậu).

Một khi chúng ta đã nhận thức ra được điều này, thì sẽ thấy rõ rằng tâm trạng hoảng loạn liên quan đến thông tin tàu ngầm Nga đã xuất hiện ngoài khơi Florida là một chuyện ngu ngốc, phải không ạ?

Còn bây giờ, chúng ta hãy xem một số bức ảnh rất thú vị về cuộc diễn tập gần đây ở Nga:

Vâng, sau đây là những gì người đã cho tải đoạn video này (phóng viên Max Fisher) đã viết về hệ thống phòng thủ ven biển (của Nga), cùng với đó những lời chú giải rất rành mạch sau:

Lần đầu tiên, trong cuộc tập trận chiến thuật của cụm quân chiến thuật Hạm đội Phương Bắc đang trực chiến trên đảo Kotelny, Bộ đội Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa bờ “Bastion”.

Tổ hợp tên lửa bờ này đã phóng tên lửa có cánh chống hạm siêu âm “Oniks” vào mục tiêu trên biển Laptev cách bờ biển 60 km,- lần phóng này đã xác nhận khả năng sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ chiến đấu của kiểu tên lửa trên trong điều kiện (khí hậu) Bắc Cực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các khu vực đảo và bờ biển của Nga.

“Oniks” là tên lửa có cánh chống hạm đa năng. Nó được chế tạo để tiêu diệt các cụm tàu chiến trên biển và các tàu đơn lẻ có hỏa lực mạnh và có các phương tiện tác chiến điện tử mạnh của đối phương.

Có hai phiên bản xuất khẩu dường như giống hệt nhau của kiểu tên lửa này: đó là “Yakhont” của Nga và “BrahMos” của Ấn Độ, nhưng có các tính năng tác chiến của chúng kém hơn (“Oniks”) rất đáng kể. Những tên lửa này có khả năng phóng từ dưới nước (tàu ngầm-ND): chúng có tốc độ 750 mét/s và mang đầu tác chiến nặng tới nửa tấn.

Cự ly tiêu diệt mục tiêu (tối đa)- hơn 600 km. Trước đây, tổ hợp tên lửa bờ chủ lực của cụm quân chiến thuật Hạm đội Biển Bắc nói trên là tổ hợp tên lửa bờ “Rubez”. Cuối tháng 8 vừa qua, tổ hợp “Rubez” đã phóng tên lửa diệt 2 mục tiêu- đó là 2 quả tên lửa “Termit” (dùng làm mục tiêu) bố trí cũng trên biển Laptev, cách bờ hơn 50 km. (Hết trích dẫn từ Max Fisher)

Còn bây giờ cho phép tôi được hỏi các vị: các vị nghĩ như thế nào- liệu Nga có gặp khó khăn gì khi thiết kế hệ thống tên lửa phòng thủ bờ phiên bản container và ứng dụng các công nghệ đã được sử dụng trong các hệ thống tên lửa “Bastion” / “Yakhont” /” BrahMos” không?

Kể từ thời điểm người Anglo- Saxon (ý nói Mỹ) rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), người Nga đã thiết kế xong phiên bản mặt đất của tên lửa “Kalibr” và họ sẵn sàng triển khai ngay nếu Mỹ bố trí bất kỳ tên lửa tương tự như vậy nào tại Châu Âu.

Vấn đề là ở chỗ Nga đã hoàn thiện cả một dòng tên lửa đạn đạo và tên lửa có cánh không thể bị phát hiện và có thể được triển khai ở bất cứ điểm nào trên Trái Đất đúng theo nghĩa đen của từ này. Kể cả các phiên bản mang đầu đạn hạt nhân.

Những phương tiện (vũ khí) này đã làm thay đổi tận gốc tất cả các chiến lược răn đe / kiềm chế trước đây của người Mỹ.

Từ những gì vừa nói ở trên, các vị nghĩ gì về các tàu chiến NATO luân phiên nhau có mặt trên Biển Đen để dọa dẫm Nga? Nếu các vị cho đó là một hành động tự sát, tôi hoàn toàn đồng ý. Trên thực tế, tất cả các tàu này đều tạo điều kiện thuận lợi cho người Nga để họ huấn luyện các kíp thủy thủ của mình bằng các “giáo cụ trực quan người thật việc thật".

Nhưng một khi mọi việc phát triển đến mức chiến tranh nóng bùng nổ, thì tuổi thọ của một tàu bất kỳ nào và của tất cả các tàu NATO trên Biển Đen đều sẽ được tính bằng phút. Theo đúng nghĩa đen đấy!

Còn bây giờ chúng ta hãy nghĩ một chút về Iran. Như tôi đã nói nhiều, rất nhiều lần rằng Nga sẽ không can dự vào một cuộc chiến quy mô lớn chống lại “Trục Cái Thiện” vì lợi ích của Iran (hoặc vì lợi ích của bất kỳ quốc gia nào khác trên hành tinh). Nhưng Nga có thể cảm thấy chán đến tận cổ với “Trục Cái Thiện”, và vì thế nên bán cho Iran bất kỳ kiểu tên lửa nào mà người Iran muốn.

Trước đây, tôi thường viết rằng chỉ dấu thực sự cho thấy Iran sắp bị tấn công không phải là sự hiện diện của các tàu Hải quân Mỹ trên eo biển Hormuz hay dọc theo bờ biển nước này, mà ngược lại: khi tất cả các tàu Mỹ và đồng minh rút ra khỏi chính eo biển trên và lực lượng tàu chiến chủ yếu của Hải quân Mỹ được tái bố trí để tất cả đều nằm dưới một cái “ô" phòng không mạnh trên biển và trên cả đất liền.


Tôi có thể hình dung được cơn ác mộng của Bộ Tư lệnh Trung tâm (Mỹ) trong trường hợp Iran bắt đầu sở hữu dù chỉ một số lượng nhỏ tên lửa “Bastion”, “Kalibr”, “Yakhont” hoặc “BrahMos”.

Kết luận: các nước thuộc “Trục Cái Thiện” đối mặt với quá nhiêu vấn đề

Mỹ và Israel sở hữu những khả năng công nghệ cực kỳ to lớn và trong những điều kiện bình thường thì các chuyên gia- kỹ sư- nhà khoa học Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng từng bước thiết kế- triển khai các hệ thống có thể đối phó hiệu quả với các phương tiện- vũ khí (không chỉ riêng của Nga)- tức những loại vũ khí được triển khai ở các khu vực chiến dịch khác nhau như chúng ta đang thấy.

Còn về tiền, chắc chắn là có đủ (để làm việc đó), nếu tính tới một thực tế là chỉ một mình nước Mỹ đã chi số tiền cho việc “thúc đẩy Cái Thiện” (ý nói ngân sách quốc phòng-ND) nhiều hơn tất cả các quốc gia còn lại trên Hành tinh cộng lại!

Vậy những vấn đề ở đây là gì?

Nói bằng những ngôn ngữ đơn giản nhất, thì Quốc hội Mỹ::

1.Vẫy cờ Mỹ một cách cuồng loạn và tuyên bố tất cả những ai hoài nghi sức mạnh Mỹ đều không phải là người Mỹ (ý nói quá tự tin vào sức mạnh Mỹ-ND) và

2. “Biếu”hàng tỷ đô la cho giới cầm quyền Mỹ.



Và như vậy, đúng theo nghĩa đen, đối với các chính trị gia Mỹ, họ không thể hình dung nổi và dám thừa nhận rằng “cái thành phố tỏa ánh hào quang trên đồi” (ý nói nước Mỹ) và “Các lực lượng vũ trang tốt nhất trong lịch sử” của nó (nước Mỹ) đang nhanh chóng tụt lại phía sau các kẻ thù của mình- những kẻ thù mà trong nhiều thập kỷ liền bộ máy tuyên truyền nước Mỹ đã khinh miệt gọi là “thô lậu” và “hạ đẳng” v.v.

Cuối cùng thì dù sao đã đến lúc công chúng Mỹ có thể tự hỏi là tại sao tất cả những món đồ chơi trị giá hàng tỷ đô la mà Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ sản xuất trong những thập kỷ gần đây đã không mang lại một thành công nào, chứ chưa nói đến một chiến thắng quan trọng nào cho nước Mỹ! D.Trump trong chiến dịch tranh cử của mình của mình đã cố gắng chứng minh điều đó.

Nhưng ngay lập tức ông đã bị đảng Dân chủ tấn công vì “không ủng hộ Các lực lượng vũ trang tốt nhất trong lịch sử" (của Mỹ). Ngay tức thù, ông đã nhanh nhẩu thay đổi giai điệu của mình. Còn bây giờ, nước Nga đã có những loại vũ khí còn tốt hơn những vũ khí đã được Nga thử nghiệm và có thể- đã sử dụng- trong khi nước Mỹ chưa có.

Cách tiếp cận đối với các vấn đề quân sự theo phong cách “tôi thấy trong người rất ổn” là rất dễ chịu, rất ấm áp và rất mềm mại. Chỉ có điều, tất nhiên, nó (cách tiếp cận đó) không cho phép xác định chính xác mối đe dọa hiện tại và hơn nữa, các mối de dọa trong tương lai.

Ngoài ra, tất nhiên, còn có cả vấn đề tiền bạc. Trong tiến trình lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ đã triển khai (chế tạo được) một số hệ thống vũ khí công nghệ đẳng cấp thế giới tuyệt đối. Những hệ thống (vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự ) mà tôi (Andrey Raevski) rất thích: Willys MBm, hay còn được gọi là Jeep (xe Jeep), và (máy bay tiêm kích) F-16 siêu xuất sắc.

Và còn rất nhiều, rất nhiều hệ thống khác nữa. Vấn đề đối với chúng, ít nhất, theo quan điểm của giới tinh hoa cầm quyền Mỹ, là ở chỗ chúng đã được chế tạo chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Chúng chưa bao giờ thực hiện chức năng làm giàu thêm cho những kẻ vốn đã giàu sụ của nước Mỹ!

Theo quan điểm của giới cầm quyền Mỹ, F-35 là kiểu vũ khí gây chấn động, đáng kinh ngạc, là một thành công, chứ không phải là một cục gạch công nghệ cao biết bay như nó vốn có!

Giá (trên trời) của kiểu máy bay này không phải là một bằng chứng chứng minh sự bất tài của các kỹ sư Mỹ hay sự thiếu hiểu biết của các nhà phân tích quân sự Mỹ. Mà đúng ra, những chi phí (quá lớn đó) là bằng chứng cho thấy sự kết hợp giữa lòng tham vô đáy và “đức tính” tự cao tự đại không giới hạn của giai cấp thống trị Mỹ.

Thật là buồn, nhưng một trong những phương pháp tốt nhất để có thể học thuộc những bài học quan trọng- đó là một thất bại đau đớn hoặc một thảm họa. Đã không thể có một Nước Nga như ngày nay nếu như trước đây đã không có những nỗi khủng khiếp vì “sự cai trị dân chủ” của Yeltsin trong những năm 1990 thế kỷ trước.

Hãy nghĩ một chút về chuyện này đi: trong cuộc chiến tranh Chesnia lần thứ đầu, người Nga khi đó còn không thể tìm đâu ra dù chỉ một trung đoàn có khả năng tác chiến, thay vào đó- họ buộc phải huy động các tiểu đoàn hỗn hợp. Rất có thể, chuyện này cũng sẽ xảy ra với nước Mỹ.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-khoe-f-35-che-su-57-khi-tut-hau-40-nam-voi-nga-3389718/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga đập tan cuồng vọng tàu sân bay Mỹ
(Bình luận quân sự) - Nga sở hữu tên lửa siêu thanh có thể khiến Mỹ cân nhắc cắt giảm hạm đội tàu sân bay vốn có chi phí đắt đỏ và tốn kém trong hoạt động.
20 năm đau đớn phải bò lê, kéo lết do VIÊM ĐA KHỚP, bà Phượng đã cải thiện nhờ cách này

Siêu vũ khí tiêu diệt tàu sân bay

Trang Politexpert của Nga vừa đăng tải bài bình luận của chuyên gia quân sự Vasily Dandykin cho rằng việc Nga sở hữu tên lửa siêu thanh có thể sẽ khiến người Mỹ cân nhắc cắt giảm hạm đội tàu sân bay của mình.

Chuyên gia Nga tin rằng vũ khí siêu thanh của nước này có đủ khả năng tiêu diệt bất kỳ cùm tàu sân bay nào của hải quân Mỹ. Điều này khiến Washington đứng trước sự lựa chọn khó khăn bởi chi phí để chế tạo tàu sân bay cực kỳ tốn kém với con số hàng chục tỷ USD.

Trong khi đó, Nga đang đi theo con đường khác khi dựa vào vũ khí siêu thanh như các loại tên lửa Zircon hay Kinzhal. Các vũ khí của Nga có khả năng đạt tới vận tốc từ 8-10 M nên việc đánh chặn các tên lửa này là gần như không thể.

Nga sẽ khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ suy tàn?
Ông Dadykin cho rằng chỉ cần từ 2-3 quả tên lửa như vậy là có thể tiêu diệt một tàu sân bay của Mỹ. Điều đáng nói là sự khác biệt về chi phí bỏ ra bởi giá thành của mỗi quả tên lửa của Nga chỉ bằng 1-2% giá trị của một chiếc tàu sân bay hoàn thiện của Mỹ.

Chuyên gia Nga nói: “Điều đó đồng nghĩa với sự sụp đổ của tư tưởng cho rằng tàu sân bay có thể giải quyết mọi vấn đề. Bên cạnh đó, các tàu sân bay hiện nay đòi hỏi phải có sự bảo vệ cao hơn từ các tàu ngầm và tàu nổi”.

Do đó, ông Dadykin nhận định rằng giới lãnh đạo quân sự Mỹ trong tương lai sẽ đi tới kết luận rằng phải cắt giảm số lượng tàu sân bay và chấp nhận luật chơi do Nga đặt ra. Ở một đất nước thích “đếm tiền” như Mỹ thì những con tàu đắt đỏ đòi hỏi những khoản chi phí lớn để bảo trì và bảo vệ sẽ mất đi vai trò.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng phải đầu tư nguồn lực đáng kể để đuổi kịp Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Chương trình này sẽ đòi hỏi phải có tiền.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal dưới bụng máy bay MiG-31 của Nga
Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark tuyên bố Mỹ có thể chế tạo vũ khí siêu thanh trong vòng 2 năm. Chỉ huy lực lượng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cũng tiết lộ Washington đang tìm cách phát triển một tên lửa đạn đạo siêu thanh với tầm bắn từng bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Mỹ và Nga vốn đã sụp đổ hôm 2/8.

Một tháng sau đó, hôm 20/9, Bộ Quốc phòng Mỹ than vãn rằng, một giải pháp chi tiêu tạm thời đang đe dọa trì hoãn hoạt động phát triển và hiện đại hóa hàng loạt vũ khí, trong đó có các loại tên lửa siêu thanh. Theo cơ quan này, thiếu ngân sách “đang trì hoãn các thương vụ mua vũ khí quan trọng hàng đầu lâu dài, qua đó đẩy hoạt động chuyển giao theo kế hoạch rơi vào vùng nguy hiểm, ảnh hưởng bất lợi tới khả năng ngăn chặn và đánh bại các đối thủ ngang tầm”.

Báo chí Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang chạy đua phát triển các tên lửa siêu thanh có tốc độ cao hơn gấp 5 lần vận tốc âm thanh, nhằm đối phó với các loại vũ khí đã được Nga và Trung Quốc trình diễn. Trong năm 2018, quân đội Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa ARRW lớp "không đối đất". Cùng với đó, người Mỹ đang chế tạo tên lửa siêu thanh HCSW tầm xa dành cho không quân. Tổng cộng, các dự án ARRW và HCSW dự kiến tiêu tốn ngân sách Mỹ gần 1,5 tỷ USD.

Mỹ đuối sức trong cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga?
Các chuyên gia Mỹ như Bishop Garrison và Preston Lann từ Trung tâm chính sách công Joseph Rainey của Mỹ thừa nhận, Mỹ vẫn chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào đủ sức đẩy lùi vũ khí siêu thanh của Nga.

Theo các chuyên gia, việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước INF khiến Mỹ rơi vào tình thế khá nguy hiểm, vì các đối thủ giờ đây có thể "ra đòn trước hoặc tấn công phủ đầu vào những hệ thống cung cấp vũ khí hạt nhân". Thực tế địa chính trị biến đổi nhanh chóng càng làm nổi bật những rủi ro phát sinh từ việc Mỹ thiếu vắng khả năng bảo vệ khả thi trước vũ khí siêu thanh.

Ai đang cuồng vọng?

Trước đó, trang National Interest của Mỹ có bài phân tích “Nga nghĩ gì về tương lai tàu sân bay của Mỹ?” của Giáo sư Lyle J. Goldstein thuộc trường Cao đẳng Hải quân Mỹ. Bài viết được đăng tải vài tuần sau khi 19 quốc gia do Mỹ dẫn đầu kết thúc cuộc tập trận hải quân Sea Breeze năm 2019 trên Biển Đen. Động thái này được xem như cuộc biểu dương lực lượng ngay ngưỡng cửa của Nga.

Tuy nhiên, tác giả Goldstein chỉ ra rủi ro của các cuộc diễn tập như vậy đã không được nhận thức đầy đủ ở Washington. Ví dụ, có thông tin cho biết khoảng 18.000 quả mìn còn sót lại từ Thế chiến II vẫn nằm ở dưới Biển Azov và dọc theo các bờ biển của Biển Đen. Một quả mìn như vậy đánh chìm tàu chiến của NATO có thể gây ra cuộc chiến Mỹ-Nga.

Chuyên gia Mỹ thừa nhận điểm yếu của tàu sân bay
Chuyên gia Mỹ cho rằng, trong tình huống đó, các lực lượng NATO (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) ở Biển Đen sẽ bị xóa sổ trong vài giờ đầu của cuộc chiến. May mắn là Mỹ đã bị cấm mang tàu sân bay qua Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ theo Công ước Montreux. Ông Goldstein thừa nhận tàu sân bay Mỹ có thể sẽ bị phá hủy nhanh chóng bởi sự kết hợp mạnh mẽ của tàu ngầm diesel, các lực lượng tên lửa di động trên bờ và các tàu chiến được trang bị tên lửa tuy nhỏ nhưng đầy uy lực của Nga.


Mặc dù vậy, chuyên gia Mỹ đã chỉ ra rằng chính người Nga cũng đang mơ ước về một siêu tàu sân bay bất chấp những lập luận để “hạ giá” loại siêu vũ khí này.

Tạp chí quân sự Nga trung tuần tháng 7 đã đăng một nghiên cứu, trong đó đặt ra câu hỏi: “Tương lai của Hải quân Mỹ: Các tàu sân bay siêu hạt nhân hay hạng nhẹ?”. Trong bài viết, tác giả người Nga cho rằng giá trị của tàu sân bay đã bị nghi ngờ từ buổi bình minh của Thời đại nguyên tử.

Trong học thuyết quân sự của mình, người Mỹ đánh giá rằng sức mạnh không quân “luôn được coi là điều kiện tiên quyết cho chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào”. Thế nhưng thực tế hiện nay không hẳn như những kinh nghiệm đã cũ của Mỹ.

Tàu sân bay mới nhất của hải quân Mỹ Gerald D. Ford có máy phóng điện từ, công suất chứa máy bay lớn và số lượng phi hành đoàn ít hơn do được tự động hóa. Người Nga cũng lưu ý tới công nghệ lò phản ứng hạt nhân mới và khả năng tăng cường tàng hình của tàu sân bay Mỹ.

Tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã chỉ ra rằng siêu tàu sân bay của Mỹ có thể mắc “một số căn bệnh sơ đẳng nhất định” và khó có thể được giải quyết. Với mức giá 13 tỷ USD chưa tính đến máy bay và các tàu hộ tống, chính người Mỹ cũng đang đau đầu cân nhắc chế tạo các tàu sân bay nhỏ hơn với chi phí thấp hơn.

Một báo cáo của RAND về “Các lựa chọn cho tàu sân bay tương lai” của Mỹ từng đề xuất các siêu tàu sân bay 100.000 tấn nên được thay thế bằng các mẫu hạm 70.000 tấn, 40.000 tấn hoặc 20.000 tấn.

Chuyên gia Mỹ Goldstein đã “thông cảm” với những đánh giá của Nga vì nước Nga đã phải chứng kiến “sự thăng trầm” của lực lượng hải quân trong những thập kỷ gần đây. Tuy vậy, nhiều nhà lãnh đạo Nga vẫn mơ về một chiếc siêu mẫu hạm kiểu Ford sáng bóng mang biểu tượng của hải quân Nga - trên lá cờ chữ thập màu xanh của Thánh Andrew, nhưng điều này dường như là xa vời!

https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-dap-tan-cuong-vong-tau-san-bay-my-3389707/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
CẬP NHẬT: Đặc nhiệm Pháp khẩn cấp xin QĐ Nga ứng cứu - Mắc kẹt tại tử địa Syria, bi đát chưa từng có

N. Tuấn Sơn - DK | 20/10/2019 07:48

2


Đặc nhiệm Pháp ở Syria.
Không thức ăn, không nước uống, bị mắc kẹt tại Syria, đặc nhiệm Pháp khẩn thiết đề nghị Quân đội Nga giúp đỡ để rút quân khỏi khu vực Đông Bắc Syria.
Vì sao chuyên gia Mỹ gọi tàu ngầm lớp Borei là "vũ khí ngày tận thế" của Nga?



Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

09h06: Không quân Nga đã nối lại chiến dịch ném bom trên khu vực Idlib. Các chiến đấu cơ Su-24 và Su-34 Nga liên tiếp xuất kích từ căn cứ sân bay Khmeimim tiến hành các đợt ném bom dữ dội xuống các mục tiêu của phiến quân thánh chiến.







Không quân Nga ném bom các mục tiêu phiến quân ở Idlib, Syria.


00:00:15


Không quân Nga ném bom các mục tiêu phiến quân ở Idlib, Syria.

08h57: Các lực lượng Mỹ đã phá hủy một trong số các trạm radar của họ tại Đông Bắc Syria khi họ rút lui khỏi khu vực này, Thông tấn Nhà nước Syria (SANA) vừa cho biết vào rạng sáng nay.

"Các lực lượng Mỹ đã phá hủy một trạm radar mà họ thiết lập trái phép trên đỉnh căn cứ Abdulaziz nằm trên vùng nông thôn al-Hasakah trước khi rút lui", SANA cho biết.

Năm ngoái, lực lượng đồng minh do Mỹ dẫn đầu đã triển khai một số trạm radar ở Đông Bắc Syria. Các lực lượng người Kurd cáo buộc liên quân đã từng có ý định thiết lập một "vùng cấm bay" trên vùng trời khu vực. Tuy vậy, cáo buộc này chưa bao giờ được Washington xác nhận.


Mỹ vừa phá hủy trạm radar của chính mình ở Đông Bắc Syria.

08h50: Chỉ huy cao cấp lực lượng người Kurd tại Syria, tướng Mazlum Kobane tuyên bố với hãng tin NBCNews rằng ông đang nỗ lực rút các lực lượng của mình ra khỏi Ras al-Ayn, tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép làm điều đó.

Ông cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ không muốn các tay súng người Kurd rút khỏi khi vực theo điều khoản thỏa thuận ngừng bắn mà có ý định tiêu diệt toàn bộ họ.


Nhiều tay súng người Kurd đang bị mắc kẹt tại "nồi hầm" Ras al-Ayn khi bị các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bao vây.

08h39: AMN đưa tin đã có giao tranh quyết liệt giữa Quân đội Syria và các nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thành phố biên giới Ras Al-‘Ayn.

Theo nguồn tin quân sự, giao tranh bùng phát khi lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (SNA) tấn công vào quận Tal Tamr thuộc tỉnh Al-Hasakah. Địa bàn nổ súng dữ dội nhất là tại thị trấn Al-Ahras, nằm ở phía Tây Tal Tamr.

Trân giao tranh mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên có đọ súng giữa các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn với Quân đội Syria trong chiến dịch "Mua xuân Hòa bình" mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành ở miền Bắc Syria.

TIN LIÊN QUAN
Đợt tấn công của các tay súng này đã buộc Quân đội Syria phải tham chiến tại Ras Al-‘Ayn, nơi mà Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đang chiến đấu chống lại lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

08h30: Trong một diễn biến liên quan tới quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, hôm 19/10, Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov tiết lộ về việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ mua thêm một số hệ thống phòng không khác (ngoài hệ thống S-400 đã được bàn giao) khi được hỏi về các hợp đồng quân sự trong tương lai giữa hai nước:

"Tôi nghĩ khả năng (Thổ Nhĩ Kỳ mua thêm các hệ thống phòng không từ Nga) này cao. Họ được lựa chọn, và họ (Thổ Nhĩ Kỳ) có quyền thực hiện nó".

Quyết định mua thêm vũ khí từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ được tiết lộ trong bối cảnh Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đạo đang ở giai đoạn phức tạp, khi đồng minh của Nga là Syria đang cố gắng kiểm soát các khu vực lãnh thổ từ tay người Kurd.

Dự kiến quyết định cuối cùng về thương vụ vũ khí nói trên cũng sẽ được trao đổi trong cuộc gặp giữa các đại diện Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22/10.


Nga bàn giao tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

07h55: Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 19/10 tuyên bố, binh sỹ nước này ở miền Bắc Syrira sẵn sàng tiếp tục chiến dịch tấn công nếu thỏa thuận với Mỹ tạm ngừng cuộc tấn công này khi các tay súng người Kurd rút lui không được thực thi đầy đủ.

Hôm 17/10, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã nhất trí để Ankara tạm ngừng cuộc tấn công trong 120 giờ đồng hồ khi Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd ở Syria (YPG) rút khỏi "vùng an toàn" ở Đông Bắc quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Bộ trưởng Akar nêu rõ: "Chúng tôi đã ngừng chiến dịch này trong năm ngày. Trong khoảng thời gian này, các phần tử khủng bố (YPG) sẽ rút khỏi vùng an toàn, vũ khí của họ sẽ bị tịch thu và các cứ điểm của họ sẽ bị phá hủy. Nếu điều này không diễn ra, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch này. Binh sỹ của chúng tôi luôn sẵn sàng."

07h45: Theo truyền thông Pháp, đặc nhiệm nước họ bị phía Mỹ bỏ rơi ở miền Bắc Syria mà không có thức ăn, nước uống.

Quyết định rút quân quá đột ngột của Mỹ ở Syria đã khiến họ phải xem lại mối quan hệ hợp tác giữa 2 bên. Phía Mỹ nhận cung cấp thực phẩm, nước uống, đạn dược cho lính Pháp ở bắc Syria, nhưng lại rút quân nhanh chóng không thông báo cho Pháp.

Người Pháp đang xem lại các ràng buộc của NATO và cái gọi là liên quân ở Syria.

Hôm qua, 19/10/2019, Emmanuel Dupuy, Chủ tịch Viện Triển vọng và An ninh châu Âu (IPSE) nói với hãng tin Sputnik trong một cuộc phỏng vấn rằng lực lượng đặc biệt của Pháp cần sự trợ giúp của quân đội Nga để rút quân khỏi khu vực Đông Bắc Syria. Tình hình đã hết sức bi đát.

Trong cuộc phỏng vấn dài với Sputnik, Dupuy cho biết hợp tác quân sự giữa Nga và Pháp có thể phát triển do kết quả của hoàn cảnh ở miền bắc Syria.

https://soha.vn/cap-nhat-dac-nhiem-phap-mac-ket-tai-syria-khan-cap-xin-nga-ung-cuu-bi-dat-chua-tung-co-20191020074751717.htm

haha nhục vãi, sao ko điều động Rafale ném bom yểm trợ mà rút lui, hóa ra không quân NATO kém vậy phải bám đít cầu viện Nga
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
UAV bắt cặp với F-35 gặp sự cố: "Yếu còn ra gió", Mỹ lấy gì đối đầu UAV B-70 và Su-57 Nga?

Bảo Lam | 20/10/2019 07:50

0


Nhiệm vụ của UAV XQ-58A Valkyrie là hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với các tiêm kích F-35.
Theo Defense Blog, UAV XQ-58A Valkyrie, được kỳ vọng trở thành máy bay trinh sát không người lái bắt cặp với tiêm kích đa năng thế hệ thứ 5 F-35 đã gặp sự cố trong lúc thử nghiệm.
Biết tàu ngầm Nga chơi trò “mèo vờn chuột”, lực lượng săn ngầm Mỹ vẫn bất lực đứng nhìn

Kratos XQ-58 Valkyrie là máy bay không người lái tàng hình (UAV), được thiết kế và chế tạo phục vụ chương trình "Vũ khí tấn công với giá thành thấp" (LCASD) của Không quân Hoa Kỳ. Valkyrie đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 5/3/2019.

Công ty Kratos Defense&Security Solutions mới đây đã tuyên bố rằng nguyên mẫu UAV tàng hình tương lai XQ-58A Valkyrie của họ đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm lần 3.

Tuy nhiên, sau đó Không quân Mỹ đã lên tiếng phủ nhận khẳng định này của Kratos. Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, UAV khi hạ cánh tại bãi thử nghiệm Yuma ở bang Arizona đã gặp sự cố.

Các nguyên nhân hư hỏng UAV được kết luận là gió từ bên hông máy bay quá mạnh và một loạt hệ thống "hoạt động không bình thường".


UAV XQ-58A gặp sự cố vào thời điểm "đối thủ Nga" của nó là UAV S-70 Okhotnik-B được cho là đã được tích hợp thành công với Su-57 sau các thử nghiệm thực chiến ở Syria.

Trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài 90 phút, XQ-58A được cho là đã thực hiện tất cả những nhiệm vụ đặt ra, bao gồm bay qua 56 điểm được đánh dấu, cũng như thực hiện hai nhiệm vụ bổ sung vào cuối phi vụ mà vẫn còn thừa một phần nhiên liệu.

Sau khi hoàn thành chương trình thử nghiệm cơ bản, UAV đã di chuyển tới khu vực hạ cánh. Hệ thống dù hãm hoạt động bình thường, tuy nhiên các túi khí an toàn dùng để hỗ trợ hạ cánh đã hoạt động không chuẩn xác dẫn tới những hư hỏng.

TIN LIÊN QUAN
Mặc dù XQ-58A gặp sự cố, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng thử nghiệm rất hữu ích. Một lượng lớn dữ liệu có giá trị đã được thu thập và từ những thất bại trong thử nghiệm, đơn vị nghiên cứu sẽ rút kinh nghiệm và khắc phục.

Thiếu tướng William Cooley, chỉ huy đơn vị nghiên cứu của Không quân Mỹ bình luận: “Suy cho cùng, việc thu thập thông tin là mục đích của mọi cuộc thử nghiệm và chúng tôi hài lòng với diễn tiến của chương trình”.

Được biết rằng “Valkyrie” XQ-58, như tất cả các UAV của công ty Kratos, có khả năng sửa chữa nhanh và tái sử dụng nếu như gặp sự cố trong lúc thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu.

Dự kiến thử nghiệm lần thứ tư theo kế hoạch của XQ-58A Valkyrie sẽ phải lùi lại cho tới khi kết thúc quá trình điều tra chi tiết các sự cố vừa xảy ra.

Máy bay không người lái (UAV) XQ-58A Valkyrie được Không quân Hoa Kỳ hợp tác với hãng Kratos bí mật phát triển trong hơn 2 năm. Nhiệm vụ của nó là hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với các tiêm kích F-35 tương tự như UAV B-70 Okhotnik-B và tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.

https://soha.vn/uav-bat-cap-voi-f-35-gap-su-co-yeu-con-ra-gio-my-lay-gi-doi-dau-uav-b-70-va-su-57-nga-20191019225505327.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Biết tàu ngầm Nga chơi trò “mèo vờn chuột”, lực lượng săn ngầm Mỹ vẫn bất lực đứng nhìn

Trịnh Ngọc Tiến | 19/10/2019 19:30

14


Lặn sâu tối đa, tắt máy và ở chế độ im lặng hoàn toàn, đó là cách tàu ngầm tấn công diesel-điện của Nga đối phó với lực lượng săn ngầm của hải quân NATO, mà đặc biệt là Mỹ.
Tàu ngầm phi hạt nhân mạnh hơn Kilo chuẩn bị hiện diện tại Biển Đông?

Tàu ngầm Nga học cách im lặng dưới đáy biển

Như một thói quen, các chỉ huy tàu ngầm Nga thường không thích nổi lên mặt nước vì điều này làm tiết lộ vị trí của tàu ngầm. Phương tiện đầu tiên có thể phát hiện ra tàu ngầm chính là trực thăng săn ngầm của đối phương, có khả năng phát hiện và thu tín hiệu vô tuyến và phát hiện nguồn từ trường của tàu ngầm.

Tuy nhiên, những tàu ngầm hiện đại đều được trang bị hệ thống phát hiện sóng radar, giúp phát hiện ngay hoạt động của radar chống ngầm. Ngay khi thấy khả năng tàu ngầm đang bị theo dõi, kíp thủy thủ thực hiện thao tác lặn khẩn cấp sau đó là lặng lẽ di chuyển khỏi khu vực.

Tuy nhiên, để có thể thao tác thành thục đưa tàu ngầm lặn nhanh nhất có thể các thủy thủ tàu ngầm Nga phải tập luyện thật chăm chỉ, bởi toàn bộ quá trình lặn của một chiếc tàu ngầm chỉ được phép diễn ra trong khoảng một vài phút. Người chỉ huy phải nhanh chóng tính toán tốc độ và độ lặn sâu tối ưu, để không làm lộ tàu.


Để thoát khỏi sự truy đuổi của đối phương các thủy thủ tàu ngầm Nga chỉ có vài phút để đưa tàu ngầm lặn xuống. Ảnh: academic.ru.

Chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mang tên Kolpino thuộc hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga đã lẩn trốn thành công trước sự truy tìm của 2 tàu săn ngầm Kasimov và Suzdalets (cũng thuộc hạm đội Biển Đen) bằng những thủ đoạn trên và trò chơi nguy hiểm của mèo và chuột dưới nước, cũng như những cách hiệu quả nhất để "cắt đuôi" sự truy đuổi của đối phương.

Cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga Igor Kurdin cho biết, tốc độ của tàu ngầm diesel-điện không đủ cao để nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm, nhưng thủy thủ đoàn có thể sử dụng các biện pháp khác, như sử dụng cách đối phó bằng sonar.

Theo Kurdin, lợi thế chính của tàu ngầm diesel-điện so với tàu ngầm hạt nhân là khả năng ẩn nấp âm thầm ở phía dưới đáy biển.

Trên tàu vào thời điểm này, chế độ im lặng được thực hiện gần như triệt để, tất cả các cơ chế và thiết bị đều bị tắt, các thiết bị trong các khoang hạn chế hoạt động đến mức tối thiểu, các thủy thủ không thể nói to, tạo ra các chuyển động không cần thiết và tạo ra âm thanh không liên quan.

Một tàu ngầm diesel có thể nằm im lặng dưới đáy biển trong vài ngày. Các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân không thể làm điều này - vì lò phản ứng hạt nhân và các hệ thống phụ trợ không thể bị tắt.

Trò "mèo vờn chuột" của tàu ngầm Nga với tàu ngầm Mỹ

Theo Kurdin, các thủy thủ của Nga và Mỹ không có những khác biệt cơ bản trong phương pháp "ẩn nấp' và "tìm kiếm" tàu ngầm. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, thủy thủ tàu ngầm Nga đã đạt được các kỹ năng "ẩn nấp" cao và hiệu quả hơn nhiều so với các đối tác phương Tây.

Thực tế là khi tránh cuộc rượt đuổi, các thủy thủ tàu ngầm Nga hiếm khi hành động theo khuôn mẫu, họ có những sáng tạo riêng; một trong những chiêu "trốn tìm" được các thủy thủ Nga kế thừa từ các thủy thủ Liên Xô thời chiến tranh Lạnh, chiến thuật này người Mỹ gọi là "Ivan điên" (Ivan là tên ám chỉ những người đàn ông Nga).

Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, các tàu ngầm Mỹ thường lợi dụng "vùng mù" ở phía đuôi tàu ngầm của Liên Xô để bám theo (lý do là các sonar tàu ngầm Liên Xô không thể xác định được mục tiêu sát phía sau tàu, do tiếng ồn của chân vịt).


Hải quân Nga được thừa khá nhiều kinh nghiệm đối phó lực lượng săn ngầm Mỹ từ Hải quân Liên Xô. Ảnh: NewsVL.ru.

Để chống lại các hành động theo dõi sát phía sau của tàu ngầm Mỹ, tàu ngầm Liên Xô đã thực hiện các thao tác không theo quy luật, ngoặt tàu bất ngờ (có khi tới 180º), hoặc lái tàu zích zắc để tàu ngầm Mỹ bám đuôi (nếu có) không kịp tránh. Để tránh đụng độ, tàu ngầm Mỹ buộc phải giữ khoảng cách an toàn và đặt tên cho hành động này là "Ivan điên".

Để đối phó với những mối đe dọa từ tàu ngầm của Liên Xô (trước kia) và Nga (hiện nay), Hải quân Mỹ không những áp dụng các biện pháp về kỹ thuật, chiến thuật (đặc điểm của tàu ngầm và âm thanh của từng loại tàu) và thậm chí là cả tâm lý học hành vi; trong đó họ cố gắng nắm bắt chiến thuật cụ thể của chỉ huy từng tàu ngầm Nga.

Có một thời, các thủy thủ Liên Xô đã vượt qua được các hệ thống chống tàu ngầm và thậm chí cả hệ thống giám sát tiếng động tàu ngầm dưới đáy biển nổi tiếng của Mỹ là SOSUS.

Vào năm 1985 và 1987 vào thời điểm chiến tranh Lạnh đang ở đỉnh điểm, Hải quân Liên Xô đã tiến hành các chiến dịch hải quân Aport và Atrina; trong hai chiến dịch này, hai nhóm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (mỗi nhóm 5 tàu) bí mật tiến vào Đại Tây Dương.

Tuy nhiên, việc đồng thời một số lượng lớn tàu ngầm như vậy rời khỏi căn cứ, đều không thể qua mắt được sự theo dõi chặt chẽ của tình báo hải quân của Mỹ.

Phía hải quân Mỹ và NATO đã huy động tất cả các lực lượng và phương tiện, tiến hành một cuộc săn lùng toàn diện. Tuy nhiên, các tàu ngầm trên đã vượt qua tất cả các tuyến phòng thủ chống ngầm của hải quân Mỹ và tiến đến bờ biển Mỹ mà không bị phát hiện, làm cho những cái "đầu nóng" của Mỹ phải có những hành động hạn chế leo thang căng thẳng.

Tìm kiếm và theo dõi tàu ngầm là một câu chuyện dài và Hải quân Nga đã kế thừa xuất sắc những kinh nghiệm của Hải quân Liên Xô.

Hồi đầu tháng 5/2017, Bộ Quốc phòng Nga thông báo chiếc tàu ngầm Krasnodar sẽ rời Hạm đội Biển Đen ở quân cảng Sevastopol để đến quân cảng Tartus (Syria); Krasnodar sẽ thực hiện chế độ đi nổi và có một tàu kéo dẫn đường.

Khi biết thông tin của Nga, lập tức Mỹ và đồng minh lên kế hoạch theo dõi chiếc Krasnodar bằng máy bay tuần tra biển và tàu chiến.


Máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ là một trong những kẻ thù số một của tàu ngầm Nga. Ảnh: The National Interest.

Tuy nhiên, khi chiếc Krasnodar tới Địa Trung Hải, nó lặng lẽ lặn xuống lòng đại dương. Ngay lập tức, một lực lượng hùng hậu tìm kiếm chiếc Krasnodar gồm tàu sân bay Bush và 5 tàu chiến hộ tống cùng các máy bay chống ngầm P-8 Poseidon và trực thăng MH-60R "Ó Biển.

Cuộc chơi trốn - tìm bắt đầu từ lúc đó, kéo dài suốt nhiều ngày trong tháng 6. Những chiếc trực thăng cất cánh và tàu khu trục hạm ở phía đông Địa Trung Hải dùng radar để dò tín hiệu của Krasnodar trên mặt biển, hoặc thả cột sonar và các phao thủy âm xuống các mực nước sâu khác nhau.

Theo tờ WSJ, radar của hải quân Mỹ đặt trên trực thăng, chiến đấu cơ hoặc tàu chiến có thể dò ra những vật nhỏ cỡ chiếc kính hiển vi. Trên tàu sân bay Bush còn có 3 nhà đại dương học chống ngầm của hải quân Mỹ để giúp dò tìm chiếc tàu ngầm Nga, tuy nhiên việc dò tìm chiếc Krasnodar vẫn vô vọng.

Và vài ngày sau, chiếc Krasnodar đã thực hiện phóng tên lửa hành trình để tiêu diệt các mục tiêu của bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở gần thành phố Palmyra (Syria) làm chỉ huy hải quân Mỹ hết sức bất ngờ và bối rối. Cuộc chơi trốn tìm kết thúc vào ngày 30 tháng 7, khi chiếc Krasnodar nổi và cập cảng Tartus (Syria) trùng ngày Truyền thống của Hải quân Nga.

https://soha.vn/biet-tau-ngam-nga-choi-tro-meo-von-chuot-luc-luong-san-ngam-my-van-bat-luc-dung-nhin-20191019190011577.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Vì sao chuyên gia Mỹ gọi tàu ngầm lớp Borei là "vũ khí ngày tận thế" của Nga?

Lâm Vy | 19/10/2019 13:30

5


Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgoruky lớp Borei của Nga. Ảnh: Sputnik
"Mục đích chính của tàu ngầm lớp Borei là hủy diệt các TP của kẻ thù, ngay cả nếu các lực lượng hạt nhân khác của Nga bị quét sạch trong cuộc tấn công phủ đầu”- ông Roblin cho hay.


Trong một bài viết đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia quân sự Mỹ Sebastien Roblin đã đặc biệt chú trọng tới các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ 4 của Nga và mô tả tàu ngầm lớp Borei là “vũ khí ngày tận thế thực sự” của Moscow.

Hiện Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Ấn Độ cũng sở hữu các loại tàu ngầm tương tự, tuy nhiên, “mục đích chính của các tàu ngầm lớp Borei là hủy diệt các thành phố của kẻ thù, ngay cả nếu các lực lượng hạt nhân khác của Nga bị ‘quét sạch’ trong một cuộc tấn công phủ đầu”.

Các loại ICBM tinh vi của tàu ngầm Borei

Ông Roblin nhận xét Borei là “SSBN tiên tiến nhất của Hải quân Nga, được trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Bulava R-30, mỗi tên lửa mang 6 đầu đạn có sức công phá 150 kiloton, chúng được thiết kế để phân tách và tấn công các mục tiêu riêng rẽ.

Tên lửa Bulava có quỹ đạo bay thấp khác với thông thường, khiến nó khó bị đánh chặn và có thể được khai hỏa trong lúc tàu ngầm đang di chuyển. Loại tên lửa nặng 40 tấn này có thể phóng ra tới 40 mồi bẫy để đánh lừa tên lửa đánh chặn do các hệ thống phòng thủ bắn ra, như hệ thống phòng thủ giữa giai đoạn bay trên bộ đặt tại Alaska” - ông Roblin cho hay.

Vị chuyên gia cũng lưu ý tới phần thân dài 170m với lớp phủ đặc biệt hấp thụ âm thanh, giúp các tàu ngầm lớp Borei “tránh bị phát hiện trong thời gian đủ lâu để giội bão lửa”.

Tàu ngầm lớp Borei được thiết kế với tiêu chuẩn ‘tàng hình’ âm thanh cao hơn so với thiết kế thời Liên Xô, và nó có khả năng lẩn tránh đối thủ cao hơn” - ông Roblin nhận định, đồng thời cho biết thêm Borei “có thể duy trì khả năng yên lặng cao hơn mức thông thường trong quá trình di chuyển với tốc độ gần đạt mức tối đa dưới nước (30 hải lý/h)”.

Điều này khiến Borei trở nên êm ái hơn so với tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ.

Hiện Nga đã đưa 3 tàu ngầm lớp Borei vào hoạt động, với tàu ngầm Yuri Dolgoruky phục vụ Hạm đội phương Bắc, hai tàu ngầm Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh đóng tại căn cứ Vilyuchinsk của Hạm đội Thái Bình Dương ở bán đảo Kamchatka.


(Nguồn ảnh: RIA Novosti)

Nga phát triển tàu ngầm tiên tiến Borei-A


Ông Roblin tiếp tục đề cập tới các nỗ lực của Nga trong việc phát triển các tàu ngầm đề án 955A Borei-II/Borei-A với những tính năng tiên tiến hơn so với phiên bản trước.

Tàu ngầm Knyaz Vladimir (Prince Vladimir) - chiếc đầu tiên thuộc dự án này - dự kiến sẽ được biên chế trước cuối năm nay.

Nó sẽ được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc, cảm biến và hệ thống chiến đấu hiện đại hóa, cũng như sẽ có khả năng tàng hình và không gian sinh hoạt cho thủy thủ được cải tiến.

Một nguồn tin giấu tên tại Nga cho biết, phiên bản tàu ngầm mới được nâng cấp “để giảm thời gian triển khai xuống mức tối thiểu”.

Tờ Izvestia dẫn lời một nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết, tàu ngầm tấn công Knyaz Oleg (Prince Oleg) lớp Borei sẽ gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương Nga vào năm 2020. Con tàu sẽ có căn cứ tại Kamchatka. Kíp thủy thủ của tàu hiện đã được huấn luyện và sẵn sàng chờ đợi tàu đi vào hoạt động.

https://soha.vn/vi-sao-chuyen-gia-my-goi-tau-ngam-lop-borei-la-vu-khi-ngay-tan-the-cua-nga-20191019113402952.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Để nâng cao sức mạnh hải quân, Trung Quốc kết hợp 2 loại tên lửa "đặc biệt" gì?

Đức Trí | 19/10/2019 09:10 PM

0



YJ-18 được phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình 3M-54 Klub của Nga. Nguồn: Sohu.


Thời gian qua, Trung Quốc không ngừng cải tiến sức mạnh hệ thống tên lửa “Ưng Kích” của mình và đã đưa ra những sự kết hợp độc đáo.
Đối phó với Trung Quốc, Mỹ chọn 2.000 tên lửa hay phát triển tàu sân bay mới?

Tên lửa chống hạm YJ-18 và tên lửa chống ngầm YJ-18A là 2 lại tên lửa có khả năng tấn công chính xác tàu mặt nước từ cự li xa. Một quả tên lửa loại này có thể đánh chìm 1 tàu khu trục có trọng tải vài nghìn tấn, là lợi khí trong bảo vệ chủ quyền biển của Hải quân Trung Quốc.

Tên lửa chống hạm YJ-18 được Trung Quốc công khai từ năm 2014, cùng lúc đó, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng công bố Hải quân Trung Quốc đang thử nghiêm loại tên lửa mới phóng từ trên tàu với độ cao thấp trên mặt biển có khả năng tấn công chính xác mục tiêu.

YJ-18 được phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình 3M-54 Klub của Nga, năm 1994 Trung Quốc mua từ Nga tàu ngầm kilo điện –diesen loại 636 được trang bị tên lửa hành trình 3M-54E Klub. Từ đó, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu tên lửa hành trình 3M-54E, đến năm 2000 bắt đầu quá trình chế tạo, năm 2013 hoàn thành chế tạo và đưa ra YJ-18.

Loại tên lửa này đã trở thành thế hệ tên lửa chống hạm thông dụng của Trung Quốc và có 3 biến thể phóng từ trên tàu mặt nước, tàu ngầm và bờ biển. Đồng thời, Trung Quốc cũng triển khai nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tầm xa đối đất được phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm.

Còn đối với tên lửa YJ-18A, đây là biến thể của YJ-18, được phóng từ tàu ngầm, có tầm phóng 500 km vượt trội so với tên lửa 3M54E của Nga, chỉ có 220 km. YJ-18A loại phóng từ tàu ngầm càng có nhiều cải tiến hơn so với tên lửa tương tự 3M54.

Tên lửa này có thể phóng từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm, thiết bị đẩy có thể điểm hỏa dưới nước, sau khi lên khỏi mặt nước, tên lửa sẽ được tách ra từ đầu bộ phận đẩy, hành trình ở độ cao 5-7 m so với mặt nước biển, dưới tầm phát hiện của radar đối phương.

Tuy nhiên, năm 2015, Trung Quốc lại đưa ra tên lửa chống hạm vượt siêu thanh YJ-12, rất nhiều chuyên gia hoài nghi, tại sao Trung Quốc lại đồng thời trang bị 2 loại tên lửa chống hạm có tính năng tương tự nhau?

Theo quan điểm của Hải quân Trung Quốc, vũ khí trang bị không phải là "nhất thành bất biến", cùng với sự thay đổi không ngừng của các loại hình chiến tranh, vũ khí trang bị cũng từng bước hình thành những hệ thống, tổ hợp và cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Nhưng vấn đề là dù loại vũ khí và thiết bị nào, rất khó đạt được sự hoàn hảo, do vậy trong một số chiến thuật, thường có các sự phối hợp cao thấp nhất định, chẳng hạn như F-15 và F-16 của Mỹ, Su-27 và MiG-29 của Nga.


Kết hợp YJ-12 và YJ-18 là "lợi khí" của Hải quân Trung Quốc khi tác chiến trên biển. Nguồn: Sohu.

YJ-12 và YJ-18 cũng như vậy, khi đưa vào sử dụng cũng phải có sự phối hợp nhất định, tuy nhiên cũng có nhiều sự khác biệt, YJ-18 có thể được coi là sự lựa chọn thấp hơn của YJ-12, Hải quân Trung Quốc đồng thời trang bị 2 loại tên lửa này là căn cứ theo yêu cầu thực tế nhất định.

Tên lửa chống hạm YJ-12 dựa trên kỹ thuật động cơ nén loại tổ hợp của tên lửa chống hạm 3M-80 Sunburn và tên lửa chống radar (ARM) X-31 do Nga chế tạo. Sau khi cải tiến, có thể bay với tốc độ vượt siêu thanh trong quỹ đạo phức tạp trên không.

Chuyên gia trang bị Hải quân, Thiếu tướng Doãn Trác tiết lộ, tên lửa YJ-12 có tầm phóng gấp 2 lần tên lửa BrahMos của Ấn Độ, tốc độ bay cũng rất nhanh. YJ-12 có trọng lượng 3 tấn, dài gần 7 m, tốc độ hành trình là 4 mach, tầm phóng tối đa vượt qua 400 km.

Bán kính tuần tra tác chiến lớn nhất của máy bay F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ khoảng 600 km, như vậy, YJ-12 có thể tấn công tàu sân bay Mỹ ngay sát biên giới bán kính tuần tra của F/A-18 hoặc ngoài bán kính tác chiến của máy bay này, mà có thể không chịu sự ngăn chặn của máy bay đối phương, do vậy, nó hoàn toàn là loại vũ khí có lực đe dọa mạnh mẽ với tàu sân bay.

Trong báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra năm 2017 đã chỉ ra, YJ-12 là tên lửa chống hạm vượt siêu thanh nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, khả năng uy hiếp đã vượt qua tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.


YJ-12 được phát triển trên cơ sở tên lửa chống hạm 3M-80E của Nga. Nguồn: Sohu

Tuy nhiên, quỹ đạo bay của YJ-12 ở độ cao khoảng 10.000 – 15.000 m, hoàn toàn nằm trong phạm vi thăm dò của radar trên tàu chiến, có thể nói, đối phương sẽ có thời gian và khoảng cách càng xa và dài hơn để đánh chặn tên lửa YJ-12 so với tên lửa chống hạm quỹ đạo thấp.

Mặc dù YJ-12 có uy ực lớn, đủ để tiêu diệt tàu chiến đối phương, nhưng khả năng đột phá phòng không không được coi là xuất sắc, rất khó có thể tấn công khi đối phương đã có sự chuẩn bị, đây cũng là khuyết điểm của YJ-12.

Đối với tên lửa chống hạm loại hành trình mà nói, tầm phóng xa, tính năng tàng hình, tốc độ và cao độ hành trình vẫn có những mâu thuẫn phức tạp đan xen.

Tên lửa vượt siêu thanh phải chịu áp lực không khí lớn, trọng lượng cũng nặng hơn nhiều so với tên lửa cận âm, do vậy nó cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiên liệu cho tên lửa bay ở tốc độ 0,8 lần cận âm chỉ bằng 1/10 tên lửa bay ở tốc độ gấp 3 lần âm thanh.

Điều này lý giải cho việc tại sao tên lửa YJ-83 chỉ có trọng lượng không đến 600 kg mà lại có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 280 km, trong khi đó tên lửa vượt siêu thanh 3M-80 nhập khẩu trọng lượng đạt 4 tấn, tương đương khoảng 7 quả YJ-83, tốc độ bay gần 2,3 mach chỉ có tầm phóng khoảng 120 km.


YJ-12 được đánh giá là có khả năng uy hiếp lớn hơn tên lửa diệt hạm DF-21D. Nguồn: Sohu

Để khắc phục vấn đề này, Trung Quốc đưa YJ-18 phối hợp với YJ-12, áp dụng mô hình tích hợp tên lửa cận âm và tên lửa vượt siêu âm, phóng thẳng đứng/ cùng khung/ phát xạ nhiệt.

Sử dụng hệ thống động lực như vậy, dựa vào tên lửa đẩy và động cơ phản lực trong giai đoạn hành trình để đảm bảo độ cao bay dưới 5 m ; khi bước vào giai đoạn tấn công cuối cùng, tên lửa sẽ được cung cấp động lực bằng động cơ nhiên liệu rắn.

Do đó, tốc độ của YJ-18 trong giai đoạn hành trình thấp hơn nhiều so với YJ-12, chỉ khoảng 0,8 Mach, nhưng nó có thể đạt Mach 3 trở lên trong giai đoạn "nước rút" cuối cùng. Điều này làm cho YJ-18 có thể tránh sự phát hiện và đánh chặn của hệ thống phòng không đối phương tốt hơn so với YJ-12 và xác suất tấn công chúng đích sẽ tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, YJ-18 còn một ưu thế nữa so với YJ-12, đó là có thể sử dụng hệ thống dọc để phóng và cũng có thể phóng từ ống phóng ngư lôi tàu ngầm. Điều này làm cho YJ-18 hoạt động tốt hơn trên tàu mặt nước và tàu ngầm so với YJ-12.

YJ-12 được chế tạo dựa trên phiên bản tên lửa chống hạm 3M-80E của Nga, thiết kế tổng thể đã được hoàn thiện. Mặc dù Trung Quốc đã thực hiện một số cải tiến cho nó, nhưng rất khó để giảm kích thước khổng lồ của nó, chỉ có thể sử dụng bệ phóng nghiêng, không thể phù hợp với hệ thống phóng đứng.

Tên lửa không đối hạm YJ-12 là vũ khí tấn công quan trọng của máy bay H-6K, điều này là không thể thay thế, do YJ-18 không có loại hình phóng từ trên không.

Đồng thời, do thân của YJ-12 lớn, không thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533 m của tàu ngầm, cho nên YJ-18 phóng từ tàu ngầm cũng không thể thay thế. Trang bị đồng thời 2 loại tên lửa này là sự lựa chọn hàng đầu của Hải quân Trung Quốc.


Kết hợp YJ-12B và YJ-62A cũng là một sự lựa chọn trong việc nâng cao sức mạnh trên biển của Hải quân Trung Quốc. Nguồn: Sohu

Xét từ nhiều góc độ, mặc dù không gian phát triển của YJ-12 không lớn, nhưng bản thân tên lửa này có thể phóng từ trên không, uy lực mạnh và bay ở tốc độ vượt siêu âm trong toàn bộ hành trình của mình nên vẫn là loại tên lửa không thể thiếu của Hải quân Trung Quốc.

Trong khi đó không gian phát triển của YJ-18 lớn, bất luận là lắp đặt trên tàu khu trục lớp 052D và 055, thì khả năng đột phá phòng không mạnh mẽ của nó vẫn là sự ưu tiên hành đầu trong việc tấn công tàu đối phương.

YJ-18/18A đã được trang bị rộng rãi trên các tàu khu trục lớp 052D và tàu ngầm tấn công loại 093, 093A/B. Tuy nhiên, do hệ thống tên lửa này không có loại phóng nghiêng/ phóng trên không, do vậy Hải quân Trung Quốc đã sử dụng động cơ tổng hợp hỏa tiễn – nén để có thể phát huy tối đa sức mạnh của tên lửa này.

Ngoài ra, một biến thể mới của YJ-12 là YJ-12B – tên lửa bờ đối hạm khi kết hợp vói tên lửa cận âm bờ đối hạm YJ-62A cũng tạo thành hệ thống hỏa lực phòng ngự bờ biển – hải đảo mạnh mẽ mới.

Kết hợp YJ-12 với YJ-18/18A hoặc YJ-12B với YJ-62A là những lựa chọn hàng đầu cho Hải quân Trung Quốc trong việc duy trì sức mạnh trên biển.

Chuẩn đô đốc hải quân Mỹ George Wikoff (17/10/2019) khẳng định, trong chuyến tuần tra Biển Đông trên đường đến Singapore của tàu sân bay USS Ronald Reagan vừa qua, Mỹ đã phát hiện Trung Quốc bố trí phi pháp tên lửa chống hạm YJ-12 và radar tầm xa trên một số thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

https://soha.vn/de-nang-cao-suc-manh-hai-quan-trung-quoc-ket-hop-2-loai-ten-lua-dac-biet-gi-20191019174512811.htm
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top