[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Bí mật Tomahawk vô dụng với Nga
(Vũ khí) - Những bí mật của tên lửa hành trình Tomahawk có thể bị Nga nắm rõ nhưng điều đó cũng không giúp gì Moscow hoàn thành mục đích của mình.

Nhận định trên được National Interest đưa ra khi nói về việc Syria đã chuyển cho Nga 2 quả tên lửa Tomahawk chưa phát nổ khi Mỹ tấn công vào Syria hồi tháng 4/2018.

Báo Mỹ dẫn lời ông Vladimir Mikheev, Cố vấn Phó chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến Điện tử KRET của Nga cho biết, trong vòng 3 năm tới, Nga sẽ có cách khắc chế Tomahawk sau khi phẫu thuật và nghiên cứu thành công tên lửa này.

Tên lửa Tomahawk.
"Dựa trên cuộc tấn công của Mỹ cùng đồng minh vào Syria, Nga đang chuẩn bị các kỹ thuật cho nhiệm vụ mới. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả các thông tin thu thập được để xây dựng nguyên mẫu của hệ thống tác chiến điện tử mới.



Có tên lửa hành trình Tomahawk trong tay, chúng tôi có thể hiểu rõ ràng kênh liên lạc, thông tin, việc kiểm soát, điều hướng của chúng… Khi biết được tất cả thông số, chúng tôi sẽ có thể đáp trả hữu hiệu các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này trong mọi thời điểm", vị cố vấn Nga nói.

Mặc dù vậy, cố vấn Mikheev nhấn mạnh rằng, đặc điểm cấu trúc của tên lửa Tomahawk không khiến các kỹ sư Nga phải quan tâm, tuy nhiên những thuật toán hoạt động của loại vũ khí này mới có ích cho họ. Rianfan.ru dẫn phân tích của vị quan chức này cho biết:

"Việc đo độ cao, các kênh liên lạc vệ tinh, GPS L2 – là phân khúc quân sự của hệ thống định vị. Hơn nữa, cả hệ thống tương quan về độ cao địa hình nữa, nhìn chung đó là những đặc tính rất đáng quan tâm.

Một mặt, điều này cho phép so sánh với các tên lửa của chúng tôi hiện có, còn mặt khác thì những thông số này có thể được ứng dụng cho các phương tiện chống lại chúng, để chúng không thể bay được tới những nơi đã định", ông Mikheev nói.

Báo Mỹ cho rằng, với khả năng của Nga, việc nghiên cứu bí mật của Tomahawk không phải là chuyện quá khó, nhưng thành công của Moscow có vẻ đã đến quá muộn sau khi Mỹ lên kế hoạch cho số phận của "sứ giả chiến tranh" Tomahawk.

Bởi Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tiết lộ thống tin muốn dừng sản xuất tên lửa Tomahawk với lý do chúng không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại. "Hải quân một lần nữa muốn kết thúc sản xuất tên lửa Tomahawk, thay vào đó tập trung vào quá trình tái nâng cấp cho hàng tồn kho hiện có", Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo.

Mỹ cần phải loại bỏ tên lửa Tomahawk vì hiệu quả chiến đấu của nó làm giảm năng lực tấn công cho đất nước.

"Giống như bất kỳ loại vũ khí nào, Tomahawk cuối cùng sẽ phải thay thế bởi tiến bộ về công nghệ của đối phương đang khiến vấn đề này trở nên cấp bách. Vũ khí mới thay thế sẽ có độ chính xác cao hơn, nhanh hơn và không bị ảnh hưởng khi tác chiến trong môi trường bị gây nhiễu cao", nguồn tin cho biết thêm.

Kế hoạch thay thế này sẽ được thực hiện trong tương lai gần. Và đến khi đó, những bí mật được Nga phát hiện trong tên lửa Tomahawk không hề mang lại hiệu quả như giới quân sự Nga kỳ vọng.


Ngoài ra, theo tiết lộ của National Interest, trong trường hợp Mỹ vẫn tiếp tục dùng Tomahawk thì điều này cũng không phải vấn đề mạo hiểm bởi hai quả tên lửa Tomahawk Syria chuyển cho Nga thuộc phiên bản mới nhất của Tomahawk là Block IV không phải là những chiếc Tomahawk của những năm 1980 dưới thời Tổng thống Ronald Reagan hay trong Chiến dịch Bão Sa mạc.

Block IV gần như một máy bay không người lái, có khả năng lượn quanh mục tiêu và gửi hình ảnh về cho bộ phận kiểm soát mặt đất trước khi được chỉ huy lao vào mục tiêu. Phiên bản mới này cũng có khả năng đổi hướng khi đang bay vào một trong số 15 mục tiêu đã được lập trình trước hoặc một nhóm các tọa độ GPS.



Chính vì vậy, nếu vấn đề chỉ nằm ở việc bị Nga chế được hệ thống áp chế Tomahawk thì Mỹ hoàn toàn có khả năng điều chỉnh hệ thống tên lửa này nhằm khắc phục hạn chế trên. Đó sẽ lại là một ván cờ cũ của chiến tranh điện tử.

Khi hệ thống liên lạc hoặc radar mới bị lộ mật bằng việc gây nhiễu, thì sau đó chúng sẽ được nâng cấp bằng thiết bị chống gây nhiễu mới hoặc các biện pháp đối phó khác bởi "bí mật quân sự là những thứ nhanh thay đổi nhất trong tất cả những yếu tố khác", báo Mỹ cho biết.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bi-mat-tomahawk-vo-dung-voi-nga-3393265/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
'INF là sự lừa gạt trắng trợn': Chỉ dấu mới từ Mỹ
(Bình luận quân sự) - Tại sao vào thời điểm gần kết thúc chiến tranh lạnh Liên Xô lại nhượng bộ Mỹ và hủy các tên lửa hạt nhân của minh.

“Lenta.ru”: - Còn bây giờ, nếu tổng kết, thì Hiệp ước INF đã chết. Theo ông thì tình hình sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nào trong tương lai?

Tổng thống Mỹ B. Obama và Tổng thống Nga D.Medvedev sau khi ký START-3 tại Prague, ngày 8/4/2010
Dmitri Kozin: - Nhiều khả năng hơn cả, thì bước đi này (rút ra khỏi INF)- đấy chỉ mới là cánh chim én (báo hiệu) đầu tiên từ phía người Mỹ.

Tiếp theo, một số phận tương tự cũng đang chờ Hiệp ước START-3 ký năm 2010 (START-3- Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, ký tại Prague giữa TT Mỹ B.Obama và TT Nga D.Medvedev khi đó ngày 8/4/2010-ND).

Phần I: 'INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn'

Phần II: 'INF- Đấy thực sự là một sự lừa gạt trắng trợn'

Theo các điều khoản của Hiệp ước thì vào tháng 2/2021, nó sẽ tự động hết hiệu lực nếu không được hai bên đồng ý gia hạn. Nhưng bởi vì người Mỹ lại một lần nữa tìm cách ép Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tham gia hiệp ước, mặc dù biết rất rõ rằng Bắc Kinh trước kia đã kịch liệt phản đối việc (ép Bắc Kinh) tham gia INF, và giờ cũng đang kiên quyết không chịu tham gia START-3, họ (Mỹ) sẽ lại tìm cách biện minh cho việc rút khỏi START-3 của mình sau tháng 2/2021 bằng cái cớ là do Bắc Kinh không muốn trở thành một bên ký START-3.

Đây là chỉ dấu đầu tiên cho thấy việc Mỹ rút khỏi START-3 là chuyện gần như chắc chắn sẽ xảy ra.

Chuẩn bị cho nổ (hủy) tên lửa RSD-10 (Liên Xô). Trường bắn Kapustin Yar. Ảnh:Vladimir Rodionov / RIA Novosti
Còn lý do thứ hai, lý do đằng sau khiến người Mỹ có thể rút khỏi Hiệp ước Prague 2010 (tức START-3)- đó là START-3 trói tay, không cho Mỹ chế tạo các kiểu vũ khí tên lửa- hạt nhân mới.

Trong khi họ đang chuẩn bị thành lập một Bộ ba hạt nhân chiến lược mới về nguyên tắc và hiệu quả hơn nhiều về mặt chất lượng, và Bộ ba hạt nhân, thì như chúng ta đã biết, bao gồm ba thành tố- (1) tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, (2) tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và (3) máy bay ném bom chiến lược.

Khi đó, Bộ ba hạt nhân Mỹ sẽ được “ thay máu” hoàn toàn. Thay cho các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thuộc lớp “Ohio” sẽ là các tàu ngầm hạt nhân Dự án 826 “Columbia”, thay cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Minuteman- III” sẽ là các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Minuteman- IV” (cho đến nay thì nó (tên lửa mới) vẫn chưa được đặt tên chính thức như vậy (“Minuteman-IV”), Mỹ có thể đặt cho nó cái tên khác, còn hiện giờ nó được thể hiện bằng các chữ cái GLSD, nếu dịch từ tiếng Anh thì đó có nghĩa là tên lửa “Răn đe chiến lược phóng từ mặt đất”) và sẽ có một kiểu máy bay ném bom chiến lược hạng nặng mới là B-21 “Raider” để thay thế các kiểu máy bay (ném bom chiến lược) hiện đang có của người Mỹ- cả máy bay đã cũ B-5H, cả B-2 và dần dần, cả B-1.

Đây sẽ là một Bộ ba chiến lược mới về nguyên tắc, chứ không phải là một phiên bản hiện đại hóa của Bộ ba hiện có. Nó sẽ bắt đầu hình thành từ năm 2026 và sẽ tồn tại gần như đến hết thế kỷ này,- cho đến tận các năm 2080-2090. Hiệp ước Prague, tức START-3, sẽ gây khó cho người Mỹ trong việc hiện thực hóa ý đồ xây dựng Bộ ba hạt nhân mới này.

“Lenta.ru”: - Như thế nào sẽ có lợi cho chúng ta (Nga) hơn— ký một Hiệp ước mới hay nói chung là tốt nhất là không cần? Nếu đơn thuần xét từ góc độ chính trị đối ngoại.

Dmitri Kozin: - Tốt hơn cả là chúng ta cứ tạm thời chờ đợi và tuân thủ nghiêm chỉnh Hiệp ước START-3 cho đến ngày nó hết hiệu lực, tức ngày 5/2/2021, tuân thủ nó một cách đầy đủ, và đòi hỏi phía người Mỹ cũng phải hành động tương tự. Nhưng đồng thời, chúng ta không được phép nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm Hiệp ước này của người Mỹ.

Chúng ta đã nói về chuyện này (Mỹ vi phạm) rất nhiều lần ở các cấp khác nhau và đã công bố công khai tất cả những vi phạm của họ (Mỹ).

Về nguyên tắc, chúng ta có thể gia hạn thỏa thuận này, nhưng nếu nó được gia hạn một cách tự động thì sẽ cực kỳ bất lợi cho Matxcova vì người Mỹ từ rất lâu rồi, từ trước khi ký Hiệp ước này (START-3) đã luôn trung thành với truyền thống sử dụng phương pháp cắt giảm một cách có chọn lọc để làm giảm sức mạnh vũ khí tấn công chiến lược của Liên Xô và sau này là Nga.

Có nghĩa là trong khi cùng cắt giảm một loại vũ khí chiến lược là thế mạnh của Liên Xô (Nga), thì về cơ bản, họ lại đã “để ngoài phạm vi điều chỉnh” của hiệp ước những loại vũ khí khác có liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Ví dụ, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, vũ khí hạt nhân chiến thuật, vũ khí tấn công từ vũ trụ và v.v.

Chúng ta không được phép cho tự động gia hạn START-3 còn vì một lý do nữa- là vì nếu vậy thì tất cả vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ sẽ vẫn hiện diện ở bốn quốc gia châu Âu (Bỉ, Hà Lan, Ý, Đức) và ở khu vực lãnh thổ Châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ cũng sẽ được hiện đại hóa.

Sẽ rất sớm xuất hiện bom (hạt nhân) chính xác cao B-61-12 với các phương tiện mang có thể là cả các máy bay tầm trung – như máy bay tiêm kích- ném bom, ví dụ, như F-35, và cả các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng - cả những kiểu máy bay đang có trong trang bị và cả những máy bay sắp có trong trang bị (những máy bay này đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho không quân của một số quốc gia NATO Châu Âu) và cho cả chính B-21"Raider" sau này nữa.

Tiếp theo. Làm sao có thể gia hạn Hiệp ước START-3 thêm năm năm nữa nếu rõ ràng là nó sẽ buộc chúng ta hoặc là phải loại bỏ các tên lửa xuyên lục địa bố trí trên đất liền và trên biển hiện có tuy được chế tạo cách đây tương đối lâu nhưng vẫn còn có thể trực chiến trong nhiều năm nữa, hoặc là (nếu gia hạn) chúng ta sẽ phải chấp nhận những điều khoản không cho phép chúng ta chế tạo một số hệ thống mới nào đó của lớp tên lửa này để thay thế những hệ thống đã lạc hâu.

Vấn đề là ở chỗ Hiệp ước START-3, tôi nhắc lại, đã chốt các trần (số lượng tối đa) cho các bên như sau: 1.550 đầu tác chiến hạt nhân chiến lược và 800 phương tiện mang chúng , cả các phương tiện mang đã triển khai tác chiến lẫn các phương tiện mang chưa triển khai tác chiến.

Còn nếu hiệp ước chấm dứt sự tồn tại vào tháng 2/2021, chúng ta (Nga) sẽ thoải mái xác định những gì chúng ta cần có và với số lượng bao nhiêu- cả về số lượng đầu tác chiến, số lượng các phương tiện mang vũ khí tấn công chiến lược, và cả các hệ thống chính xác cao trong tương lai mới nhất- tức những mẫu vũ khí mà Washington đang cố ép chúng ta đưa vào phạm vi điều chỉnh của một START mới một cách hết sức vô lý.

Nếu gia hạn START-3, chúng ta sẽ bị ràng buộc quá chặt vào hai chỉ số hạn chế này (số lượng đầu tác chiến và số lượng phương tiện mang-ND) cho đến tận năm 2026.

Trong trường hợp Hiệp ước không được gia hạn, họ (người Mỹ) sẽ phải chấm dứt cái trò chỉ tay vào các hệ thống vũ khí mới của chúng ta (để yêu cầu phải hủy) .

Hiện giờ thì người Mỹ đang rất thèm mặc cả với Nga, cụ thể- nếu (Nga) muốn Mỹ tiếp tục ở lại START-3, Nga phải hủy cả”Avangard”, cả “Burevestnhik”, cả “Poseidon” và cả “Kinzhal” - nói chung, tất tần tật những gì mà Tổng thống của chúng ta đã công khai công bố trong Thông điệp gửi Hội đồng Liên bang vào năm ngoái (2018).

Chỉ có một ngoại lệ- hiện giờ người Mỹ vẫn chưa tiếp cận được hệ thống laser tác chiến “Peresvet”, bởi vì nó (“Peresvet”) hoàn toàn không có bất cứ mối liên quan gì đến SRART-3- đấy làm một loại vũ khí hoàn toàn khác.

Nhân tiện nói thêm, riêng về “Avangard”. Cần phải hiểu rõ mấy điều sau. Trong các điều khoản của Hiệp ước START-3 không có một dòng nào nói đến bất kỳ một “Avangard” nào. Trong START-3 thậm chí cũng còn chưa có cụm từ (thuật ngữ) “các khối tác chiến”.

Đấy (“các khối tác chiến”) là một loại vũ khí chuyên biệt – khối tác chiến có cánh- tức khối tác chiến không bay theo quỹ đạo đạn đạo.Trong khi các điều khoản của Hiệp ước START-3 chỉ áp dụng cho những đầu tác chiến và tên lửa bay theo quỹ đạo đạn đạo.

Trong Thỏa thuận (Hiệp ước START-3) đã ghi rõ bằng mực đen giấy trắng về ba loại vũ khí chiến lược trong thành phần bộ ba hạt nhân, các phương tiện mang chúng và các đầu tác chiến hạt nhân. Trong đó không có một dòng nào nói về các khối tác chiến và không một dòng định nghĩa nào về khối tác chiến.

Vì vậy, "Avangard" không nằm trong danh mục những loại vũ khí phải cắt giảm, cũng như "Dao găm"(“Kinzhal”), "Burevestnik” và "Poseidon" vậy. Nhưng còn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Sarmat”- nó có thể nằm trong danh mục đối tượng điêu chỉnh của START-3, nhưng chỉ trong trường hợp khi nó đã được chế tạo hoàn thiện. Còn trước khi nó hoàn thành các thử nghiệm phóng khỏi hầm phóng và các thử nghiệm khác, nó chưa thể được coi là tên lửa chiến lược đang có.

Và ở đây, người Mỹ đang cố gắng tìm cách lừa chúng ta, nhưng chúng ta (Nga) quyết không nên tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào với họ về các loại vũ khí mới. Tuyệt đối không tiến hành một cuộc đàm phán nào về chủ đề đó, như người ta thường nói, không là không.


Cũng có khả năng, về nguyên tắc, ta có thể đi theo con đường mà họ (người Mỹ) đã chọn: đầu tiên chúng ta hãy tuyên bố rằng chúng tôi (Nga) sẽ không phát triển chúng (các loại vũ khí mới của Nga như đã nói ở trên-ND) nữa, rồi sau đó làm ra vẻ cực kỳ đăm chiêu, suy tư và nói (với họ) rằng: thôi có lẽ như thế này vậy, chúng tôi (Nga) sẽ gia hạn Hiệp ước này, nhưng xin các quý ngài (người Mỹ) hãy vui lòng hủy ba loại vũ khí siêu thanh mà các vị đang chế tạo, xin cùng ký một hiệp ước quốc tế về cấm triển khai vũ khí trên vũ trụ, xin dọn dẹp hộ số vũ khí hạt nhân chiến thuật và hệ thống phòng thủ chống tên lửa của các ngài ra khỏi Châu Âu và không cử các tàu chiến trang bị các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của các ngài đến biển Barents, Biển Baltic, Biển Đen- đến gần bờ của chúng tôi nữa.

Tên lửa Pershing II. Ảnh: Thomas Kienzle / AP
Khi mà chúng ta (Nga) liên tục nói rằng chúng ta đã “sẵn sàng” để “cứu”, đầu tiên là INF, và giờ là START-3, thì như vậy, chúng ta càng làm cho người Mỹ thêm “khao khát” rao bán sự tham gia có thể của mình (Mỹ) vào hiệp ước START-3 gia hạn (hoặc mới) với cái giá là Nga phải hủy tất cả các hệ thống vũ khí triển vọng (sắp có) của mình, cộng với đó- thêm những sự nhượng bộ cực lớn từ phía chúng ta. Không thể như thế được!

Không bao giờ được phép lộ bài của mình cho các đối tác trước khi tiến hành các cuộc đàm phán nghiêm túc. Nhân tiện cũng phải nói, cũng cần phải lưu ý rằng :

Đích thân Tổng thống Trump cũng hứa là chỉ đến năm 2020 ông mới công bố lập trường của Nhà Trắng về những gì liên quan đến số phận của START-3. Vậy từ nay đến thời điểm đó (Mỹ công bố quan điểm), chúng ta cần ngừng ngay việc tỏ ra mình là bên quan tâm đến khả năng gia hạn Hiệp ước.

Nhân tiện đến đây- xin mấy dòng về chủ đề Ucraine- chúng ta cũng có thể tiến hành một chính sách tương tự với vấn đề khí đốt tại Ukraine. Dù đã không hề nhận được động thái thiện chí nào từ phía Kiev về việc (Nga) cung cấp khí đốt, chúng ta lại đã vội vàng tuyên bố sẽ giảm 25% giá khí đốt và sẵn sàng gia hạn hợp đồng. Để làm gì? Không nên hành động vội vàng như vậy.

Đặc biệt là khi mà chúng ta liên tục bị lôi ra hết tòa án trọng tài này đến tòa án trọng tài khác, họ (Ucraine) luôn đòi tiền, mặc dù chính họ đã đánh cắp khí đốt của chúng ta trong khi vẫn kiện tụng và tống tiền công khai.

Cũng như vậy, chúng ta không được phép nhượng bộ trong một lĩnh vực quá nhạy cảm như lĩnh vực vũ khí hạt nhân. Stalin đã từng chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Molotov: "Hãy đòi giá thật cao vào, rồi sau đó chúng ta sẽ tính". Nói cách khác, chúng ta không được bộc lộ những điểm yếu của mình trước khí đàm phán.

Tiện đây xin bố sung thêm, các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật như tôi đã đề cập ở trên đã từ rất lâu rồi tạo ra một cuộc “Khủng hoảng Caribê 2-0”, chỉ có điểm khác là bây giờ đó chính là cuộc khủng hoảng đối với Nga. Từ tháng 3/2004, Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đã tham gia vào chiến dịch “Tuần tiễu không phận Baltic”.

Tham gia chiến dịch này có15 quốc gia thành viên NATO, có nghĩa là hơn một nửa “cơ số” NATO. Lực lượng tham gia chiến dịch là các máy bay có thể mang theo không chỉ vũ khí thông thường, mà còn cả bom hạt nhân.

Chiến dịch này được tiến hành trên bầu trời Litva, Latvia và Estonia, nghĩa là ngay sát nách St. Petersburg, Belarus và tỉnh Kaliningrad, - nó tạo ra mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với Nga. Chiến dịch này của NATO cấn phải chấm dứt hoàn toàn.

Khi gia hạn (hoặc không gia hạn) hiệp ước START-3, một điều quan trọng nữa cần phải tính đến là vào tháng 5/2012, NATO đã quyết định thành lập cái gọi là Bộ ba Chicago- có nghĩa là tích hợp tác chiến vũ khí tên lửa- hạt nhân, vũ khí phòng chống tên lửa và các loại vũ khí thông thường vào một cơ chế hoạt động tác chiến thống nhất.

Tại tất cả các hội nghị thượng đỉnh của Liên minh (NATO) từ đó đến nay, công thức này liên tục được nhắc tới. Nó cũng đã vừa được nhấn mạnh trong tuyên bố mới nhất của Hội nghị thượng đỉnh NATO mới được tổ chức vào đầu tháng 12 vừa qua tại London.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/inf-la-su-lua-gat-trang-tron-chi-dau-moi-tu-my-3393131/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tên lửa mới tốc độ 10 Mach phóng thử ở Bắc Cực
(Lực lượng vũ trang) - Nga là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới với nhiều loại vũ khí mới khiến Hoa Kỳ và các nước đều phải dè chừng.
Nga đã tiến hành các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa siêu thanh thành công ở Bắc Cực.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga.
Mới đây, Nga đã thử nghiệm một vũ khí tối tân khác. Vào giữa tháng 11/2019, Nga đã thử tên lửa siêu thanh Kinzhal trên máy bay chiến đấu MiG-31K và đây là những thử nghiệm đầu tiên của loại vũ khí này ở Bắc Cực.

Máy bay chiến đấu MiG-31K của không quân Nga đã bay từ sân bay Olalanorsk ở vùng Murmansk và phóng một tên lửa siêu thanh Kinzhal vào một mục tiêu mặt đất tại bãi tập Pemboy ở miền trung nước Nga. Tốc độ tên lửa đạt 10 Mach và các thử nghiệm cuối cùng đã hoàn thành thành công.

Vũ khí siêu thanh hiện là vũ khí công nghệ cao mới nhất. Ngoài tên lửa siêu thanh Kinzhal, Nga còn có tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon.

Vào cuối 2019, hạm đội phương Bắc sẽ tiếp tục thử nghiệm các tên lửa này. Theo các báo cáo cho biết, cho đến thời điểm này hơn 10 vụ phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm chống hạm siêu thanh Zircon đã được thực hiện. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko cho biết, tàu chống ngầm lớn nhất Marshal Shaposhnikov và tàu ngầm hạt nhân Irkutsk sẽ là những tàu chiến đầu tiên được trang bị loại tên lửa này.

So với Hoa Kỳ, tổng sức mạnh quân sự của Nga nhỏ hơn rất nhiều nhưng Nga vẫn được coi là đối thủ chính của Hoa Kỳ vì sức mạnh của vũ khí mới nhất với độ chính xác cực cao.


Không chỉ vũ khí siêu thanh, mà cả tàu ngầm hạt nhân và vũ khí hạt nhân của Nga luôn gây sợ hãi cho Hoa Kỳ. Từ đầu thế kỷ trước, Liên Xô đã rất chú trọng đến việc phát triển tàu ngầm và tàu mặt nước, vì vậy hiện tại sức mạnh của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga không thua kém người Mỹ và thậm chí còn vượt qua chúng. Vũ khí hạt nhân Nga là niềm tự hào, có khả năng quét sạch nước Mỹ khỏi bề mặt trái đất.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/ten-lua-moi-toc-do-10-mach-phong-thu-o-bac-cuc-3393163/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Đối thủ của Iskander-M bắn xa 240km
(Vũ khí) - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ra thông báo về kết quả thử nghiệm của hệ thống tên lửa chiến thuật PrSM - vũ khí được coi là đối thủ của Iskander-M Nga.

Cuộc thử nghiệm được Lầu Năm Góc phối hợp với nhà thầu Lockheed Martin Corp thực hiện tại bãi thử White Sands, New Mexico. Tất cả những mục tiêu đề ra trước khi lần đầu khai hỏa đã đạt được khi quả tên lửa đã đánh trúng mục tiêu cách đó 240km.

Mỹ phóng tên lửa.
"Thành công hôm nay thu được là kết quả xứng đáng so với công sức chúng tôi đã bỏ ra trong thời gian qua. Lần phóng thành công này là kết quả tốt nhất so với những lần thử nghiệm thành phần trước đó", ông Gaylia Campbell, phó chủ tịch của Lockheed Martin cho biết.



Điều khá đặc biệt là dù được Mỹ coi là đối thủ của Isaknder-M Nga nhưng trong lần đầu phóng, PrSM chỉ có thể bay được 240km, trong khi đó tầm bắn của tên lửa đạn đạo chiến thuật Nga là Iskander-M lên tới 500km. Hiện phía nhà sản xuất vẫn chưa có thông tin gì về việc sẽ cải thiện tầm bắn trong những lần thử nghiệm tiếp theo hoặc cả khi đưa vào trang bị.

Nói về vai trò nhiệm vụ của dòng tên lửa mới, ông Gaylia Campbell cho biết PrSM sẽ hỗ trợ chiến đấu cho các đơn vị pháo binh khả năng tấn công tầm xa và sâu vào trong tận chiến lũy của kẻ thù trong mọi điều kiện thời tiết và bất kể ngày và đêm.

Tên lửa PrSM có nhiệm vụ tiêu diêt các mục tiêu cố định kiên cố của đối thủ. Ngoài ra, tên lửa mới này còn cho phép lực lượng sử dụng tấn công tầm xa và hỗ trợ các lực lượng bộ binh khác thực hiện các nhiệm trên chiến trường.

Đặc biệt, đây sẽ là vũ khí đối trọng với Iskander-M của Nga. "PrSM sẽ thay thế các loại tên lửa hạng nặng đã có tuổi, đồng thời củng cố sức mạnh cho Quân đội Mỹ sau khi chính phủ ban hình chính sách loại bỏ các tên lửa thế hệ cũ", đại diện nhà sản xuất Mỹ cho biết.

Vũ khí này sẽ mang được cả đầu đạn thông thường và một loại đầu đạn mới và được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu hiện đại hơn các tên lửa trước đây, cho phép hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.


Dù Mỹ rất tự tin vào sức mạnh của PrSM nhưng theo Chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko, vũ khí mới của Mỹ chỉ có thể so sánh với tên lửa đạn đạo Tochka (đã loại biên) hoặc so với đạn tầm xa của BM-30 Smerch chứ không thể được coi là đối thủ của tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-M cả về tầm bắn lẫn sức mạnh.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/doi-thu-cua-iskander-m-ban-xa-240km-3393142/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Mỹ nói lời đắng sau tuyên bố của ông Erdogan
(Vũ khí) - Sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chê Patriot PAC-3 không bằng S-400, trang National Interest tiếp tục chỉ sự thật về sức mạnh của 2 vũ khí này.

Tuyên bố của Tổng thống Erdogan được đưa ra khi ông công bố kết quả thử nghiệm S-400: "Những khẩu đội Patriot không thể so sánh với sức mạnh và độ tin cậy của hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 do Nga sản xuất. Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống phòng thủ này theo yêu cầu của Mỹ là chuyện không thể".

Hệ thống S-400.
Tiếp theo nhận xét của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, tờ National Interest của Mỹ cũng có những đánh giá rất cao về vũ khí Nga khi cho rằng, hệ thống phòng thủ S-400 là loại vũ khí làm thay đổi "quy tắc trò chơi" với sự vượt trội hơn hẳn những mẫu tương tự của phương Tây về nhiều tham số.

Mẫu vũ khí Nga có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa có điều khiển với tầm xa khác nhau. Cụ thể, National Interest đã liệt kê 4 tên lửa như vậy với tầm bay xa lần lượt đạt 40, 120, 250 và 400km trong khi Patriot của Mỹ chỉ có khả năng phóng tên lửa với tầm bay 96km.



Tiếp theo, báo Mỹ lưu ý đến tính năng vượt trội nữa của một trong những tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120km) mà S-400 có thể phóng ra. Loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 m so với mặt đất.

Đặc biệt, S-400 được trang bị radar thiết kế để tiêu diệt máy bay hiện đại ở tầm thấp như F-22 và F-35. Bên cạnh đó, việc sáng chế S-400 tạo điều kiện cho Nga có lợi thế hơn so với Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vì đã sở hữu dàn chiến đấu cơ lớn.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng tên lửa phòng không của Nga là mối đe dọa hiện thực với các tổ hợp dò tìm và giám sát vô tuyến trên không của Mỹ và một số nước NATO khác. Cụ thể, máy bay với radar phát hiện tầm xa Boeing E-3 Sentry của Mỹ vẫn "rất sơ hở" trước S-400 của Nga.

Dù S-400 được đánh gia rất cao nhưng việc tạp chí Mỹ so sánh S-400 với Patriot khiến giới chuyên gia Nga không thực sự hài lòng bởi Patriot thậm chí còn kém cả S-300 nên cách so sánh như vậy không thật sự thỏa đáng.

Bình luận của chuyên gia Viktor Litovkin được đưa ra trong bài viết lý giải vì sao hệ thống vũ khí này của Nga đã nhận được nhiều sự quan tâm và ngỏ ý muốn mua của nhiều khách hàng, trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và một số quốc gia Trung Đông.

Chuyên gia Viktor Litovkin tuyên bố: "S-400 là hệ thống phòng không và phòng thủ tiên tiến hàng đầu không chỉ của Nga. Đây là hệ thống hiện đại, công nghệ cao và rất hiệu quả. Hiện trên thế giới không có loại tương tự, ngay cả người Mỹ cũng không phải là ngoại lệ".

Theo vị chuyên gia này, hệ thống phòng không hiệu quả và hiện đại nhất của Mỹ và đồng minh tin dùng là tổ hợp Patriot PAC-3, tuy nhiên, hệ thống này thậm chí chưa thể sánh ngang với hệ thống S-300 và như vậy, ngang hàng với S-400 là điều không thể với PAC-3.


Viktor Litovkin phân tích thêm rằng, các tên lửa Patriot PAC-3 được thiết kế phóng nghiêng cùng hệ thống kèm theo rất cồng kềnh. Với kiểu phóng nghiêng, sau khi tên lửa rời bệ phóng, chuyển hướng là điều rất khó khăn. Trong khi đó, tên lửa S-400 được phóng theo phương thẳng đứng và sau đó mới chuyển hướng tiếp cận mục tiêu.

Chỉ với ưu điểm này, chuyên gia Litovkin tin rằng, trên cùng một diện tích cần bảo vệ, người Mỹ phải dùng tới ít nhất 4 hệ thống PAC-3 thì người Nga chỉ cần dùng đến 1 hệ thống S-400 để hoàn thành nhiệm vụ còn tốt hơn.



Ưu điểm giữa S-400 và Patriot của chỉ dừng lại ở đó, theo Viktor Litovkin, không giống với hệ thống của Mỹ, S-400 có thể bắn hạ bất cứ mục tiêu đường không nào, trong đó có các tên lửa đạo đạo và hành trình, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay tấn công...
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-noi-loi-dang-sau-tuyen-bo-cua-ong-erdogan-3393140/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ quên nâng cấp lọc gió cho V-22 Osprey
(Vũ khí) - Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) vừa tiếp nhận những chiếc V-22 Osprey sau nâng cấp đầu tiên.
Những chiếc máy bay cánh lật V-22 Osprey này thuộc Chương trình hiện đại hóa (CC-RAM) của Bộ Quốc phòng Mỹ do nhà thầu Bell và Boeing thực hiện. Theo hợp đồng được ký kết, có tổng số 129 chiếc Osprey được nâng cấp lên chuẩn mới với nhiều trang thiết bị tối tân hơn.

Chương trình được hoàn thành trước khi kết thúc năm 2022. Sau khi nâng cấp, những chiếc V-22 được trang bị radar thế hệ mới thích nghi với hoạt động tại môi trường khắc nghiệt tại Syria, Iraq và Afghanistan. Cùng với đó là hệ thống màn hình buồng lái và một số thiết bị trong khoang điều khiển đều được thay mới.

Máy bay V-22 Osprey.


Nội dung nâng cấp dành cho V-22 Osprey đã khá rõ ràng, tuy nhiên điều bất ngờ là gói nâng cấp này không hề đả động gì đến thiết bị lọc khí động cơ (EAPS) - đây là hệ thống được xác định là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn nhất trong thời gian qua với chiếc V-22 Osprey.

Thông tin này được chính Cơ quan Tổng thanh tra Lầu Năm Góc (OIG) công bố hồi cuối tháng 11/2019. Theo OIG, thiết bị EAPS trên V-22 Osprey đã không được thiết kế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật từ nhà sản xuất động cơ Roll-Royce để bảo đảm dòng Osprey có thể hoạt động ổn định ở điều kiện nhiều cát bụi như ở sa mạc hay môi trường tác chiến ở Trung Đông.

Loạt vấn đề với thiết bị EAPS và cả động cơ là nỗi ám ảnh V-22 Osprey, gây ra nhiều tai nạn chết người trong vòng 10 năm qua. Hải quân Mỹ hai lần thiết kế lại EAPS vào năm 2010 và 2011, nhưng đều không thể giải quyết dứt điểm lỗi của bộ phận này. Các chuyên gia lo ngại nỗ lực sửa lỗi lần thứ ba cũng không bảo đảm dòng Osprey có thể hoạt động được trong môi trường sa mạc.

"Lần tái thiết kế này giúp tăng khả năng lọc cát bụi khỏi luồng khí đầu vào động cơ V-22 Osprey so với mẫu EAPS nguyên bản. Nhưng lượng cát bụi còn lại vẫn nhiều gấp 4 lần tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Những rủi ro khi vận hành V-22 Osprey vẫn chưa được khắc phục triệt để, bất chấp những nỗ lực cải tiến thiết bị EAPS gần 10 năm qua", báo cáo của OIG có đoạn.

Do thiết kế với 2 cánh quạt của chiếc Osprey tạo ra lực đẩy rất lớn, giúp phi cơ có thể cất hạ cánh thẳng đứng hoặc trên đường băng ngắn như trực thăng. Nhưng chính thiết kế này đã thổi cát bụi lên không và bao phủ toàn bộ máy bay khi hạ cánh ở sa mạc, làm giảm tầm nhìn và công suất động cơ, có thể dẫn tới mất lực nâng khiến máy bay rơi.

Nếu may mắn không bị rơi, sỏi đá, cát bụi trong luồng khí cũng mài mòn, làm hư hại lá cánh turbine và thành động cơ. Những loại cát chứa kim loại kiềm có thể bị nóng chảy bởi nhiệt độ cao trong động cơ, gây kết dính các bộ phận nhạy cảm và khiến chúng ngừng hoạt động.

Đây chính là lý do khiến V-22 Osprey bị tai nạn nhiều nhất trong suốt thời gian hoạt động. Một chiếc Osprey rơi ở Hawaii hồi tháng 5/2015 khiến hai lính thủy quân lục chiến thiệt mạng và 20 người bị thương. Hải quân Mỹ phát hiện vấn đề của EAPS và bắt đầu thiết kế lại bộ phận này từ năm 2010.


Khi đó, mỗi chiếc V-22 được đánh giá đủ sức hoạt động 500 giờ trước khi phải đổi bộ lọc, nhưng con số thực tế khi vận hành ở sa mạc chỉ là 200 giờ. Máy bay Osprey từng 8 lần gặp sự cố đột ngột mất lực đẩy trong giai đoạn 2008-2015. Dù những sự cố này không dẫn tới tai nạn rơi máy bay, chúng vẫn cho thấy động cơ của V-22 đã xuống cấp nhanh chóng.

Hàng loạt chương trình chỉnh sửa động cơ và EAPS được đề xuất sau đó đều không mang lại kết quả như mong muốn. "Không một mẫu đất đá nào trong thử nghiệm phù hợp với điều kiện tự nhiên trên thế giới. Hải quân chỉ kiểm tra EAPS với 100% cát hoặc 100% bùn, trong khi các loại đất trên thế giới được cấu thành chủ yếu bởi cát, bùn và đất sét", OIG tiết lộ.



Và trong chương trình nâng cấp mới đang thực hiện, việc thay thế EAPS cũng không được nhắc đến khiến những chiếc Osprey vẫn phải sử dụng EAPS trong thời gian tới và nguy cơ bị rơi vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-quen-nang-cap-loc-gio-cho-v-22-osprey-3393169/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nhật loại bỏ, Mỹ vẫn mua UAV Trung Quốc
(Vũ khí) - Theo Nikkei, Nhật Bản quyết định loại bỏ UAV Trung Quốc trên tàu thuộc lực lượng tàu tuần duyên do lo ngại thông tin an ninh bị tiết lộ.

Hiện nay, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản đang có trong trang bị hàng chục chiếc UAV do Trung Quốc sản xuất. Những chiếc UAV này được dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và trinh sát.

Dù vẫn hoạt động rất tốt nhưng lực lượng này dự tính loại bỏ toàn bộ và ngừng mua sắm mới UAV của Trung Quốc trong thời gian tới. Nguồn tin này thừa nhận, UAV của Trung Quốc có giá cả hợp lý, hoạt động tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề về an ninh, chúng cần được thay thế.

UAV Wing Loong do Trung Quốc sản xuất bị rơi.


Trong ngân sách dự kiến cho tài khóa 2020 (bắt đầu ngày 1/4/2020 và kết thúc ngày 31/3/2021), tuần duyên Nhật sẽ bổ sung phần kinh phí cho việc thay thế những UAV của Trung Quốc đang được sử dụng.

Mặc dù công bố kế hoạch loại bỏ phi đội UAV Trung Quốc sản xuất nhưng Nhật Bản không tiết lộ sẽ dùng máy bay không người lái do nước nào sản xuất thế chỗ. Điều đặc biệt là trái ngược với quyết định của Nhật Bản, đồng minh Mỹ vừa có quyết định khá bất ngờ mua lượng lớn UAV do Trung Quốc sản xuất.

Phát ngôn của Lầu Năm Góc, Trung tá Không quân Mike Andrews tiết lộ, mỗi lần Mỹ mua sắm UAV Trung Quốc đều sử dụng quyền miễn thuế đặc biệt được Văn phòng bảo vệ và mua sắm vũ khí Lầu Năm Góc phê chuẩn.

Nói về việc mua UAV Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần Bộ Quốc phòng Mỹ Ellen Lord, việc Lầu Năm Góc phê chuẩn quyền miễn thuế đặc biệt này nhằm sử dụng UAV Trung Quốc trong điều kiện "khống chế cấp cao", để thử nghiệm năng lực chống UAV của lực lượng phòng thủ Mỹ.

"Chúng tôi không trao quyền sử dụng UAV do Trung Quốc chế tạo trên thực địa, chỉ có thể sử dụng những UAV này làm thành mục tiêu hoặc bia tiêu diệt", vị quan chức này nhấn mạnh.

Việc Mỹ phải tìm cách khắc chế UAV Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân nước này đang nhanh chóng trở thành một đối thủ hàng đầu trong cuộc đua quốc tế về sản xuất máy bay không người lái. Sự phát triển này đang khiến Mỹ đứng trước nhiều nguy cơ.

Sản phẩm của họ hiện đang đóng vai trò chủ chốt ở những khu vực có tranh chấp là Iraq, Syria, Pakistan và Triều Tiên. Theo các nhà quan sát quân sự, UAV của Trung Quốc đã được các đơn vị an ninh Iraq dùng để chống lại các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, gây ra nhiều thương vong hồi giữa tháng 12/2015.


Ông Michael Boyle, một chuyên gia về UAV và học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Mỹ, bình luận: "Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang bán những chiếc UAV nhỏ có khả năng trinh sát chiến trường và một số giờ đây có thể mang hỏa tiễn".

Theo ông Boyle, tiềm năng xuất khẩu UAV Trung Quốc rất lớn và có thể cạnh tranh khách hàng với Mỹ bởi Quốc hội Mỹ đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo đối với UAV mình sản xuất. Hiện Trung Quốc có thể chỉ đứng sau quy mô sản xuất của Mỹ.



UAV Trung Quốc sẽ có một thị trường tấp nập người mua là các nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi, những nơi không được mua công nghệ Mỹ. Và nhờ ưu thể giá rẻ, chính tại Mỹ cũng đang mua UAV do Trung Quốc sản xuất.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhat-loai-bo-my-van-mua-uav-trung-quoc-3393049/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tổng thống Erdogan: Patriot thua xa S-400
(Vũ khí) - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa chính thức công bố kết quả thử nghiệm S-400 và khẳng định, Patriot do Mỹ sản xuất thua xa S-400.

Sau khi hoàn thành cuộc thử nghiệm đầu tiên với hệ thống S-400, những thông tin thu được dã được Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng. Hệ thống S-400 do Nga chuyển giao đã hoạt động rất tốt khi đã chứng minh được khả năng vượt xa tổ hợp Patriot của Mỹ.

"Những khẩu đội Patriot không thể so sánh với sức mạnh và độ tin cậy của hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 do Nga sản xuất. Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống phòng thủ này theo yêu cầu của Mỹ là chuyện không thể", ông Erdogan nói và khẳng định.

Thổ Nhĩ Kỳ diễn tập với S-400.
Trước khi kết quả thử nghiệm S-400 được công bố, Trung tướng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan Karakush khẳng định, việc Mỹ có đồng ý bán hệ thống Patriot cho Thổ hay không không còn mang nhiều ý nghĩa bởi vũ khí này không mang lại sự an toàn cần thiết.

Dù thực trạng Thổ đang rất thiếu hệ thống phòng không tốt đã làm nảy sinh vấn đề nghiêm trọng đối với an ninh của đất nước. "Thổ Nhĩ Kỳ không có hệ thống phòng không với tiềm năng phát hiện mục tiêu ở tầm cao và tầm trung. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với việc đảm bảo an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là khi nhìn sang các nước láng giềng trong khu vực, có những nước sở hữu tên lửa đạn đạo.

Đồng thời họ còn có cả hệ thống phòng không. Ngoài ra, trong khu vực này triển khai hệ thống phòng không của Israel. Về phần mình, trên lãnh thổ của mình, Thổ Nhĩ Kỳ đang bố trí hệ thống radar như là một bộ phận trong hệ thống phòng không của Mỹ.

Thực tế đó cho chúng tôi thấy rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp vấn đề dưới góc độ an ninh khu vực, và chắc chắn đất nước cần phải có hệ thống phòng không của riêng mình. Chúng tôi biết tổ hợp Patriot bố trí tạm thời trên địa bàn Thổ Nhĩ Kỳ là thứ vô dụng như thế nào.

Chúng tôi hiểu rằng phạm vi địa bàn mà tổ hợp Mỹ có thể bảo vệ là cực kỳ hạn chế. Có thể khẳng định rằng hệ thống phòng không S-400 của Nga là một trong những hệ thống xuất sắc nhất trên thế giới ngày nay", Tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói về sự hữu dụng của S-400 trước Patriot do Mỹ sản xuất.

Vị tướng này nhấn mạnh thêm rằng, với năng lực thực sự của hệ thống Patriot đã thể hiện trên nhiều chiến trường khác nhau thì việc Mỹ đồng ý bán hay không không khiến Thổ Nhĩ Kỳ bận tâm bởi lựa chọn cuối cùng đã được Ankara đưa ra – đó là hệ thống S-400 của Nga.


Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã được tiếp nhận những hệ thống S-400 đầu tiên và đã đưa chúng vào diễn tập nhưng Mỹ và NATO tiếp tục gây áp lực nhằm buộc Ankara từ bỏ hệ thống S-400.

Đặc biệt, một quan chức giấu tên trong Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối tháng 11/2019 còn tuyên bố, Ankara phải phá hủy, gửi trả hoặc tìm cách từ bỏ hệ thống phòng không S-400 để tránh bị Mỹ trừng phạt. Nhưng với tuyên bố của Tổng thống Erdogan cho thấy, điều này gần như sẽ không diễn ra.


https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tong-thong-erdogan-patriot-thua-xa-s-400-3393054/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Oanh tạc cơ Mỹ không được bay thấp vì sợ hỏng
Phi đội B-1B Lancer sẽ phải hoạt động ở độ cao lớn để tăng tuổi thọ, thay vì bay siêu âm tầm thấp như thiết kế ban đầu.

Không quân Mỹ đang xem xét cấm phi công điều khiển máy bay B-1B Lancer bay thấp bám địa hình trong khi huấn luyện và chiến đấu trong nỗ lực nhằm gia tăng tuổi thọ khung thân cho dòng oanh tạc cơ này, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Tiến công Toàn cầu của không quân Mỹ David Faggard cho biết hồi đầu tuần.

B-1B Lancer được thiết kế để bay thấp với tốc độ siêu âm để né tránh radar của đối phương, nhưng cách vận hành này tạo ra áp lực rất lớn lên cấu trúc của phi cơ, khiến khung thân máy bay bị hao mòn nhanh chóng. Điều này thúc đẩy không quân Mỹ yêu cầu phi công cho B-1B hoạt động ở độ cao lớn trong thời gian còn lại trong biên chế.




Video Player is loading.
Hiện tại 0:03
/
Thời lượng 0:38
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%

Một chiếc B-1B huấn luyện bay bám địa hình năm 2015. Video: USAF.

"Hoạt động gần mặt đất khiến máy bay chịu nhiều tác động tiêu cực như nhiễu động và mật độ không khí dày", Alan Williams, phó thanh tra dự án phát triển oanh tạc cơ B-52, cho biết.

Lệnh cấm bay bám mặt đất có thể kéo dài tuổi thọ phi cơ, nhưng cũng khiến những chiếc B-1B đánh mất lợi thế và chức năng tác chiến theo thiết kế. Phi công cũng không được làm quen với phương thức chiến đấu ở độ cao nhỏ, đe dọa khả năng sống sót của họ khi xung đột quy mô lớn nổ ra.

Phiên bản đầu tiên của dòng Lancer mang tên B-1A được tập đoàn Rockwell International thiết kế từ giữa thập niên 1970, đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ về loại oanh tạc cơ hạt nhân chuyên hoạt động ở tầm cao và đạt tốc độ trên 2.500 km/h. Tuy nhiên, chỉ có 4 chiếc B-1A được chế tạo trước khi tổng thống Mỹ Jimmy Carter hủy dự án năm 1977.

Công nghệ tên lửa phòng không phát triển nhanh chóng khiến những máy bay như B-1A khó lòng xâm nhập không phận Liên Xô. Thay vào đó, tổng thống Carter chuyển hướng đầu tư vào tên lửa hành trình trang bị cho oanh tạc cơ B-52, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và dự án máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.

Dự án Lancer hồi sinh với biến thể B-1B ngày 2/10/1981 theo lệnh của tổng thống Ronald Reagan, nhưng được áp dụng nhiều thay đổi lớn. Thiết kế B-1B tối ưu cho nhiệm vụ xâm nhập không phận đối phương ở độ cao nhỏ và ứng dụng nhiều cải tiến để giảm diện tích phản xạ radar. Phi cơ chỉ có thể bay với tốc độ tối đa 1.100 km/h, nhưng có tỷ lệ sống sót cao hơn B-1A nhiều lần nhờ khả năng bay ở độ cao dưới 150 m.


Oanh tạc cơ B-1B biểu diễn bay thấp tại Hàn Quốc năm 2016. Ảnh: USAF.

Với trọng tải 95 tấn, B-1B là oanh tạc cơ có trọng tải lớn nhất trong các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hiện nay. Tuy nhiên dòng Lancer đến nay chưa được sử dụng trong nhiệm vụ chiến lược nào, mà chủ yếu tham gia không kích mục tiêu cố định hoặc yểm trợ bộ binh trong các cuộc chiến chống phiến quân ở Trung Đông. Dự trữ hành trình dài cho phép những chiếc B-1B bay ở độ cao lớn và thả bom dẫn đường có độ chính xác cao.

Nhiều quan chức quốc phòng Mỹ đang lo ngại phi đội B-1B sẽ không thể hoạt động tới thời điểm loại biên dự kiến vào năm 2036 do cường độ triển khai quá lớn.

Thượng nghị sĩ Mike Rounds, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hồi tháng 8 tiết lộ chỉ có 6 trong số 61 máy bay B-1B, tương đương 10% phi đội Lancer của không quân Mỹ, đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu. Vấn đề nghiêm trọng tới mức nhiều phi công B-1B được chỉ định chuyển sang điều khiển các máy bay khác do thiếu phương tiện huấn luyện.

"Những chiếc Lancer là trụ cột của lực lượng không quân hiện nay, nhưng việc sử dụng thường xuyên khiến chỉ còn vài chiếc có thể vận hành. Chúng tôi hiểu rõ những vấn đề của dòng B-1B vì đã vắt kiệt sức của chúng", tướng John Hyten cho biết trong buổi điều trần đề cử ông làm Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 2/8.

https://vnexpress.net/the-gioi/oanh-tac-co-my-khong-duoc-bay-thap-vi-so-hong-4025812.html
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,142
Động cơ
138,330 Mã lực
1 ít kiến thức về dòng AK (ở đây là AK cũ như AK47, AKM và các biến thể cũ, ko phải AK74/103/12)

Tốc độ thay đạn chiến thuật (điều cực kì quan trọng trong chiến đấu), của dòng AK nhanh hơn hầu hết các dòng súng NATO G3, HK416 (cơ chế reload tương tự M4, M16, cần gạt phía sau sát báng súng), trong khi cần gạt đạn dòng AK ở phía bên hông dễ dàng cho xạ thủ khi đặt AK trên giá đỡ và vẫn giữ được góc ngắm cần thiết. Điều đó cho thấy nền tảng AK vẫn là số 1, do đó nó vẫn là vũ khí bộ binh tốt nhất gần trăm năm, suốt từ 1947 tới nay

Rẻ, dễ bảo dưỡng, sửa chữa, bền, tin cậy, hiệu quả, dễ vận hành sử dụng (từ đứa con nít châu phi tới ông già Trung Đông hay dân văn phòng Bắc Mỹ đều dùng được AK) tuổi thọ tốt (nhiều khẩu AK47, Type 56, AKM vẫn còn được dùng cho tới ngày nay, trong khi M16A1/A2, AR-15A1/A2 đời đầu đâu còn quân đội nào sử dụng, ngoại trừ 1 số ít HK G3, FN FAL được xem là dòng súng trường nato tốt gần bằng AK) sát thương cao (sát thương của AK đã chứng minh quá nhiều), tốc độ ổn định (ko cần phải quá nhanh như dòng M/AR,HK), tầm bắn ổn định (ko nhất thiết phải bắn xa theo quảng cáo như dòng súng nato, vì súng ống nào cũng chỉ có tầm bắn hiệu quả mà thôi, nếu bắn xa hết thì chả cần chế ra súng bắn tỉa, súng ngắm nữa, 1 loại súng dành cho nhiều nhiệm vụ là đủ), tương tích với nhiều điều kiện địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng (mang dưới nước lên vẫn bắn được, dính cát, bùn sình lầy vẫn hoạt động ổn khi được lau chùi phủi bụi nhanh chóng), được sản xuất rất nhiều, thậm chí các nước nato kể cả Mỹ cũng sản xuất AK, đã chứng minh thực chiến rất nhiều nơi, cho thấy nó là vũ khí quá tốt, 2 điểm trừ của nó như độ giật cao khó kiểm soát, tầm bắn xa kém chính xác thì như đã nói nó là súng trường tấn công ko phải súng bắn tỉa, M16 ban đầu được đánh giá nhẹ, bắn xa chính xác hơn nhưng rốt cục cũng đâu có giúp nó tốt hơn AK, quân đội Mỹ vẫn sử dụng các loại bắn tỉa và ngắm chuyên dụng khác, chứ đâu có dùng mỗi M16, AK chỉ cần tầm tấn công hiệu quả là đủ (100-200m trở lại, ở tầm đó thì M16 và AK tương đương, thậm chí súng mới xịn chuẩn nato SCAR, HK416 cũng vậy thôi, còn khả năng kiểm soát thì như đã nói kể cả lính trẻ em, thổ dân phi châu cũng dùng được AK, những người amater ko chuyên nghiệp về binh nghiệp khi tiếp xúc 1 thời gian ngắn cũng dùng được, kiểm soát được khẩu súng đó, những người ko thích vk LX, Nga nói chung thường chỉ vịn vào lý do này để dìm AK. Các mẫu AK47 Type 2-3-AKM-AK74-AK103-AK12 đã khắc phục được điểm trừ là độ giật, nảy và tải trọng của AK47 ban đầu, 1 số biến thể đặc biệt như AK107 còn thậm chí gần như k cảm thấy giật nòng súng khi bắn liên tục), nói ko quá nó số 2 ko ai dám số 1 về vũ khí cho 1 đội quân lớn, dân chơi súng Mỹ cung rất thích AK ko phải chỉ vì nó rẻ mà vì tính hiệu quả của nó, những dòng súng mới như HK416, SCAR, M16A4, M4A3, M27 có rất nhiều vấn đề về chi phí, cân nặng, độ tin cậy khi hoạt động, các mẫu súng xịn nhất NATO phải lắp đủ phụ kiện như nòng giảm giật, ốp tay ổn định, báng súng ổn định mới có thể so sánh được với mẫu AK cũ như AK47/AKM chứ chưa nói AK12




So sánh tầm sát thương và tầm bắn hiệu quả AK47 vượt xa M16 tầm sát thương và ngang bằng tầm bắn hiệu quả


AK107 khẩu súng ổn định nhất dòng AK, gần như k giật, tuy nhiên nó khá đắt nên k được trang bị đại trà


AK74/12 vs M4A2/A3, AK74/12 thắng và M4A2/A3 thua ở môi trường khắc nghiệt



SCAR lắp phụ kiện cũng chỉ ngang AKM , ko hề cho thấy sự vượt trội nào đáng kể, thậm chí phần thay đạn rườm rà hơn và chắc chắn kích thước, trọng lượng nó lớn hơn AK


HK416 lắp phụ kiện cũng ko hơn được AK47, tương tự như SCAR, nó cũng ko cho thấy sự vượt trội nào đáng kể, như đã nói 2 mẫu súng hiện đại nhất NATO SCAR, HK416 dù có lắp đủ phụ kiện cũng chỉ tầm AK47, AKM mà thôi


Giá của AK tại Mỹ ko hề rẻ, thậm chí nó còn mắc hơn cả AR-15 dù chỉ là phiên bản AK của Đông Âu hoặc Tàu

Trang tin chuyên về súng đạn của Mỹ nhận xét, thời của AK giá rẻ đã ko còn, AK tại Mỹ giờ được bán đắt hơn cả AR15, đây ko phải chiến tranh VN

While my first gun show had AK-47s for $399 each, today finding one for that price should be a big warning sign. A quick look over on Gunbroker shows that many AK-47s have a price tag of over $1,000. There are a number of reasons for that, and I don’t have the space to go into all of them, but the days of inexpensive AKs are over. While there are a handful that are priced a bit better–the lowest price for an actual 7.62×39 AK was around $700–they’re still pretty pricey.
AR-15s, however, seem to have a bit of a range in price. Budget AR-15s can be had for around $600+, and the choices are plentiful and from brands ranging from Core 15 to Smith & Wesson. The top end for AR-15s seems to be “how much you got?” Realistically, you can spend several thousand dollars on an AR if you want to, but that’s up to you.

https://bearingarms.com/tom-k/2018/03/27/ar-15-versus-ak-47-which-is-king/

https://www.atlanticfirearms.com/products/arsenal-sam7r-68-milled-ak47-rifle

https://colt.com/series/AR15_SERIES

Colt thậm chí đã đình chỉ bán AR15 vì cạnh tranh quá khốc liệt, AK cũng góp phần ko nhỏ

https://www.legalreader.com/colt-suspends-civilian-ar-15-sales

Khẩu súng tương lai M27 kết hợp SCAR, HK416 và M4 nhằm thay thế HK416, M4, M16, SCAR làm mẫu súng quy chuẩn chung cho lực lượng quân sự Mỹ cũng gặp trục trặc về tình trạng hoạt động cũng như vẫn to xác nặng nề cồng kềnh như SCAR, phụ thuộc nhiều vào phụ kiện như HK416, ko ai qua được AK

https://www.navytimes.com/off-duty/gearscout/shot-show/2018/01/24/could-the-m27-solve-some-small-arms-problems-for-the-army-marines/

https://www.businessinsider.com/leaked-report-details-more-problems-with-m27-but-it-may-be-old-news-2018-5

https://www.armytimes.com/news/your-army/2018/02/08/army-says-no-thanks-to-marine-m27-opting-instead-to-build-its-own-rifle/

https://taskandpurpose.com/m27-infantry-automatic-rifle-testing

https://vnexpress.net/the-gioi/sung-truong-hien-dai-cua-thuy-quan-luc-chien-my-bi-che-kem-chinh-xac-3746585.html
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Israel đánh nhầm mô hình hệ thống phòng không Syria
Chủ Nhật, 15/12/2019 12:52

Bí mật quân sự) - Truyền thông Syria tuyên bố rằng tên lửa của Israel đã phá hủy những mô hình của hệ thống phòng không nước này thay vì đánh trúng vũ khí thật sự.


Thời gian gần đây máy bay chiến đấu của Không quân Israel (IAF) đã gia tăng tần suất đánh phá các mục tiêu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran trên đất Syria, trong những trận chiến trên thì việc đụng độ với phòng không Syria là tất yếu.

Không quân Israel thường xuyên tuyên bố về sự thắng lợi trong các chiến dịch quân sự của mình, họ cho biết đã gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất cũng như nhân lực cho đối phương, bao gồm cả những hệ thống tên lửa phòng không tối tân bị phá hủy.

Như để phụ họa thêm cho chiến công, thường sau mỗi trận không kích, công ty tình báo tư nhân ImageSat International lại công bố những bức ảnh vệ tinh nhằm chứng minh cho các tuyên bố từ IAF, thậm chí họ còn ghi rõ chủng loại vũ khí bị phá hủy.


Không quân Israel đã tăng cường đánh phá các mục tiêu trên đất Syria
Nhưng theo truyền thông địa phương, các cuộc tấn công của Không quân Israel chẳng những không thành công mà trên thực tế còn làm suy yếu toàn bộ mạng lưới tình báo của Tel Aviv.

Theo một số nguồn tin, trong thực tế, thay vì phá hủy một số lượng lớn hệ thống phòng không của Syria thì máy bay Israel đã đánh nhầm vào những mô hình được chế tạo đặc biệt và đặt trên nhiều vị trí để đánh lạc hướng phi công đối phương.




Được biết Israel đã tìm cách phá hủy một số hệ thống phòng không, vì các khu vực gần thủ đô Syria luôn được bảo vệ đáng tin cậy.




Tuy nhiên phần lớn mục tiêu hóa ra là sai, do đó tên lửa của Israel có giá trị hàng chục và hàng trăm ngàn USD chỉ phá hủy mô hình thông thường giá trị thấp.



Syria cho biết máy bay Israel đã đánh nhầm mô hình thay vì vũ khí thật
Trước đó đã có báo cáo rằng trên lãnh thổ Syria, người ta đã nhìn thấy các mô hình vũ khí được tạo ra, chúng được thiết kế để mô phỏng mức độ bảo vệ cao của một số khu vực trên đất nước nhằm làm giảm hiệu quả các cuộc tấn công của kẻ thù tiềm năng, rõ ràng đây chính là xác nhận đầu tiên.

Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng những phương tiện cụ thể mô phỏng thiết bị quân sự đang đề cập không được báo cáo, tuy nhiên họ cũng cho rằng những mô hình này được tạo ra bởi vật liệu địa phương thông qua các công cụ của Nga.

Điều này đã dẫn đến việc Không quân Israel mặc dù báo cáo đánh trúng rất nhiều mục tiêu nhưng phía Syria chỉ ghi nhận việc họ bị tổn thất duy nhất 1 khẩu pháo phòng không mà thôi.
https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/israel-danh-nham-mo-hinh-he-thong-phong-khong-syria-3393353/

ra lâu nay chém gió đánh trúng vũ khí bơm hơi, bị iran syri thả bait cho đớp hoho

Nếu israel đánh trúng , thương vong thiệt hại iran syri đúng như nó tuyên bố thì 2 thằng này đã thua từ lâu rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tổng kết năm thất bát của qs mỹ

Phòng không Patriot thì bị hạ gục liên tục ,bởi vk cỗ lỗ tự chế tại trung đông, saudi muối mặt vs nó, phải mua gấp pk Nga

F35 rụng 2 chiếc toi mạng Pilot , hỏng hơn 108 chiếc, Bị Na uy, canada đồng chế tạo F35 chửi, vạch mặt đồ đểu, hỏng lỗi liên tục, canada k thèm mua

Súng bộ binh M27 thì hỏng vặt, khiến quân đội mỹ mãi k có mẫu súng trường tấn công tiêu chuẩn

Tank Abram thì bị hoả thiêu gần tuyệt chủng tại trung đông, đến nỗi đệ iraq phải mua T90 thay máu

Tàu mang Aegis thì tông tàu hàng liên tục, cứ như tàu mù mà đòi đánh vượt trân trời

Tên lửa Tomahawk bị bắn hạ vô số tại trung đông, bắn trật nhiều quá nên huỷ bỏ sản xuất luôn

Tên lửa Harpoon cũng quá dỏm nên cũng huỷ bỏ sản xuất nốt

Trực thăng AH64 thì bị bắn hạ liên tục tại Trung Đông, cũng bởi vk cổ lỗ

F16/A18 thì sự cố nguy hiểm liên tục, mỹ đau đầu k giải quyết nổi

Nhiều UAV tối tân bị phiến quân dép lào bắn rụng tan xác, RQ4 siêu tối tân bị Iran bắng rụng mà k dám trả đũa

Tình trạng lạm dụng , béo phì , ma tuý, vấn đề kinh tế, khủng hoảng niềm tin trầm trọng trong quân đội mỹ, quân mỹ giờ buôn lậu vk và trầm cảm tới nỗi bắn giết bừa bãi

Đổ hàng nghìn tỉ đô và mạng người mỹ ở iraq, apga nhưng vô ích, cuộc chiến chống khủng bố do mỹ bày ra thất bại toàn tập, k diệt đc Taliban, AQ, giờ thêm nhiều nhánh mới như IS, cuối cùng phải ngồi hoà đàm v Taliban đủ biết mỹ xuống nước cỡ nào r, iraq thì chia đôi cho iran bảo kê , tương tự gánh nặng ngân sách dàn trải toàn cầu, kêu gào đồng minh, chư hầu trả thêm tiền bảo kê trong vô vọng, làm xấu hình ảnh mỹ, gây mất đoàn kết nội bộ, đến độ Thổ đồng minh lâu năm cũng phản, chó săn FSA còn quay lại cắn chính quân mỹ, chưa kể tình trạng bất ổn dọc biên giới v mễ, mỹ giờ yếu tới mức bọn băng đảng ma tuý cũng dám giết cả chục mạng mỹ, tuyên chiến v mỹ ngay sân sau mà cũng có làm gì đc
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Trinh sát cơ 200 triệu USD của Mỹ hỏng nặng khi cất cánh

Máy bay không người lái RQ-4A trúng dị vật khi cất cánh tại Trung Đông và hỏng nặng, khiến Mỹ chỉ còn hai chiếc đủ khả năng hoạt động.

Sự việc xảy ra tại một căn cứ thuộc khu vực do Bộ tư lệnh Trung tâm của Mỹ quản lý hôm 26/11, nhưng chỉ được truyền thông nước này đưa tin hồi cuối tuần trước.

"Máy bay không người lái (UAV) RQ-4A BAMS-D bị trúng dị vật khi cất cánh làm nhiệm vụ hỗ trợ tại khu vực trách nhiệm của Hạm đội 5. Sự cố gây hư hại phần bên trái phi cơ nhưng không có ai bị thương. Một cuộc điều tra đang được tiến hành và chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin", Hạm đội 5 hải quân Mỹ ra thông cáo cho hay.


Một chiếc RQ-4A của hải quân Mỹ bay thử hồi năm 2009. Ảnh: US Navy.
https://vnexpress.net/the-gioi/trinh-sat-co-200-trieu-usd-cua-my-hong-nang-khi-cat-canh-4027780.html

Báo cáo sơ bộ cho thấy sự cố này được Lầu Năm Góc xếp vào Nhóm A, tức là những tai nạn gây thiệt hại tài sản trên 2 triệu USD hoặc khiến binh sĩ thương vong. Hải quân Mỹ không cho biết nơi xảy ra tai nạn, nhưng phi đội RQ-4A đã vận hành tại căn cứ Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ lâu.

BAMS-D là biến thể được phát triển riêng cho hải quân Mỹ, dựa trên dòng RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ. Mẫu UAV này có một số tính năng không có trên dòng RQ-4 nguyên bản như nhanh chóng hạ độ cao để nhận diện tàu biển và phối hợp hành động với trinh sát cơ P-8A Poseidon.

Mỗi phi cơ RQ-4A có giá khoảng 200 triệu USD, gấp đôi siêu tiêm kích F-35 và cao hơn nhiều lần so với các UAV chủ lực của Mỹ như MQ-9 Reaper, vì được trang bị những cảm biến hiện đại nhất, cho phép thực hiện hoạt động trinh sát từ độ cao gấp đôi trần bay của máy bay chở khách

Hải quân Mỹ đặt mua 5 chiếc làm nền tảng thử nghiệm để phát triển phiên bản MQ-4C Triton. Các thử nghiệm thành công năm 2009 khiến phi đội 5 chiếc BAMS-D được sử dụng liên tục tại Trung Đông cho đến nay.

Tuy nhiên, hải quân Mỹ chỉ còn hai chiếc đủ khả năng hoạt động sau sự cố trên. Một máy bay RQ-4A bị rơi tại bang Maryland, Mỹ hồi năm 2012 và một chiếc bị phòng không Iran bắn rơi với cáo buộc xâm phạm không phận hôm 20/6.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Các nước NATO sử dụng vũ khí gì của Liên Xô?
(Bình luận quân sự) - NATO rất lo lằng vì các nước thành viên sử dụng vũ khí Liên Xô và cố gắng loại bỏ các loại vũ khí này khỏi trang bị của các nước NATO.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều mẫu vũ khí và thiết bị quân sự của Liên Xô tiếp tục được sử dụng trong quân đội của các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw. Bây giờ nhiều quốc gia trong số này trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và trở thành kẻ thù của Nga.

Các nước NATO tiếp tục sử dụng vũ khí của Liên Xô.
Hệ thống phòng không S-300 Favit

Hệ thống phòng không S-300 Favit được dùng để thay thế hệ thống phòng không S-75 lỗi thời. Hệ thống này được đưa vào phục vụ năm 1978. Mục đích chính của hệ thống này là bảo vệ các cơ sở công nghiệp, hành chính và quân sự lớn khỏi các cuộc tấn công của lực lượng hàng không vũ trụ đối phương.

Độ cao tiêu diệt mục tiêu của S-300 từ 2 đến 200 km. Hệ thống phòng không này là hệ thống đầu tiên có khả năng theo dõi tới sáu mục tiêu và hướng mười hai tên lửa vào chúng. Thời gian triển khai hệ thống này rất ngắn khoảng 5 phút, khiến nó ít bị máy bay địch tấn công.

Hệ thống S-300 chủ yếu được cung cấp cho các nước thế giới thứ ba: Venezuela, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Algeria, Syria, cũng như cho các nước thuộc khối Warsaw. Trong số các quốc gia NATO sử dụng hệ thống này năm 2016 gồm Bulgaria, Slovakia và Hy Lạp, tuy nhiên số lượng đơn vị S-300 chính xác vẫn chưa được biết.



Các quốc gia thường tiến hành bắn huấn luyện hệ thống phòng không S-300 và thu được kết quả rất tốt. Vào cuối năm 2013, trong một cuộc tập trận lực lượng phòng thủ tên lửa Hy Lạp đã bắn thành công một máy bay không người lái, nằm ở khoảng cách 30 km và độ cao 2 km bằng hệ thống này.

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K111 Fagot

Mục tiêu của tổ hợp tên lửa chống tăng cầm tay 9K111 Fagot là tiêu diệt các vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt người, tốc độ không vượt quá 60 km/h ở khoảng cách lên tới 2 km. Tốc độ bắn của tổ hợp này khoảng 3 phát/phút, tốc độ bay của đầu đạn khoảng 240 m/s.

Tổ hợp này khá sử dụng đơn giản, có trọng lượng nhỏ và có thể được vận chuyển bởi một nhóm gồm hai người: Bệ phóng nặng 22,5 kg, hai tên lửa nặng 27 kg.

Tổ hợp tên lửa chống tăng Fagot đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng: Afghanistan, Libya, Jordan, Kuwait, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Peru, Phần Lan. Trong số đó có các quốc gia NATO: Hy Lạp (262 tổ hợp), Bulgaria (222 tổ hợp), Ba Lan (100 tổ hợp), Hungary (50 tổ hợp), Cộng hòa Séc (50 tổ hợp). Các đây không lâu 50 tổ hợp này được trang bị cho quân đội của Slovenia, nhưng đã ngừng hoạt động.

Máy bay chiến đấu MiG-29

Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư MiG-29 được thiết kế với mục tiêu chiếm ưu thế trên không ở tiền tuyến. Sự phát triển của loại máy bay này bắt đầu vào cuối những năm 1960, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Ở Nga, máy bay chiến đấu MiG-29 hiện vẫn đang phục vụ nhưng đang dần rút khỏi không quân Nga do hao mòn vật lý và chương trình tái vũ trang của Nga.

Sau khi khối Warsaw tan rã, MiG-29 vẫn hoạt động ở nhiều quốc gia Đông Âu đã gia nhập NATO. Ví dụ, sau sự sụp đổ của Liên Xô Hungary đã mua 29 chiếc MiG-29. Hungary giải thích rằng, nước này có thể bị xâm phạm biên giới phía nam từ Nam Tư, vì các máy bay chiến đấu MiG-21MF và MiG-21bis được trang bị cho không quân Hungary đã lỗi thời. Ngoài ra, Hungary còn mua thêm tên lửa, thiết bị huấn luyện và phụ tùng.

Ngay cả sau khi Hungary gia nhập NATO năm 1999, nước này vẫn không từ bỏ hoạt động của các máy bay chiến đấu Liên Xô. Chỉ trong năm 2010, chính phủ Hungary tuyên bố mong muốn hiện đại hóa chiếc MiG-29 còn lại. Trong khi đó ở Đức, Romania và Cộng hòa Séc đã từ chối sử dụng loại máy bay này.

Tuy nhiên, Bulgaria vẫn tiếp tục sử dụng 15 máy bay này. Hơn nữa, với sự giúp đỡ của Nga, quốc gia này dự định hiện đại hóa MiG-29, vì họ cho rằng chúng vẫn sẵn sàng chiến đấu. Năm 2018, chính phủ Bulgaria đã ký hợp đồng với Tập đoàn MiG để sửa chữa máy bay với số tiền khoảng 40,5 triệu euro.

Máy bay chiến đấu MiG-29 thậm chí còn hoạt động trong không quân Hoa Kỳ. Năm 1997, chính phủ Moldova đã bán 21 chiếc MiG-29 cho Hoa Kỳ, thỏa thuận này có giá trị lên tới hơn 40 triệu USD. Máy bay được gửi đến căn cứ Wright-Patterson ở Ohio, sau đó một số trong số chúng biến thành hiện vật triển lãm tại nhiều căn cứ không quân của Mỹ.

Xe tăng T-72 Ural

T-72 là xe tăng thế hệ thứ hai lớn nhất đang được sử dụng vào năm 1973. Uralvagonzavod trong giai đoạn từ 1974 đến 1990 đã có 20544 chiếc được sản xuất. Tổng cộng hơn 30000 chiếc Ural đã được sản xuất. T-72 đã được hơn năm mươi quốc gia trên thế giới sử dụng, bao gồm các quốc gia thành viên của NATO như Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Romania. Trước đây, Hoa Kỳ cũng có 86 chiếc Ural, tất cả đều được mua từ Đức vào những năm 90 và được Mỹ sử dụng cho mục đích huấn luyện.

Trên cơ sở T-72, hàng chục xe bọc thép khác nhau đã được sản xuất: Phiên bản BLP-72 ở Đức, ở Slovakia là xe tăng VT-72C, ở Cộng hòa Séc là xe tăng T-72M4-CZ. Ba Lan từ chối sử dụng loại xe tăng này và đã mua của Đức khoảng 200 chiếc xe tăng Leopard. Tuy nhiên, phía Nga xác nhận rằng, xe tăng PT-91 - niềm tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng Ba Lan, là một trong những biến thể của T-72.


Xe chiến đấu bộ binh BMP-1

Xe chiến đấu bộ binh của Liên Xô được phát triển và đưa vào trang bị năm 1966. Sau đó, BMP bắt đầu xuất hiện nhiều ở nhiều quân đội trên thế giới. Mục đích chính của các xe này là hỗ trợ hỏa lực và vận chuyển nhân sự.

BMP-1 là xe chiến đấu hạng nhẹ, cơ động, có khả năng lội nước. Lớp giáp bên ngoài của xe có thể chịu được đạn 23 mm ở phần trước và đạn 7.62 mm ở xung quanh. Phát triển của Liên Xô đã rất thành công trong thị trường vũ khí quốc tế.

Tính đến năm 2016, BMP-1 đã phục vụ trong quân đội của các thành viên NATO như Ba Lan (1268 chiếc), Slovakia (148 chiếc), Cộng hòa Séc (98 chiếc), Bulgaria (90 chiếc), Hungary (số lượng chưa biết). 21 chiếc xe loại này đã được chuyển từ Đức đến Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990. Hy Lạp hiện có gần 400 chiếc BMP-1 đang hoạt động và Hy Lạp đang có ý định chi 25 triệu USD để mua thêm từ Nga.



BMP-1 cũng giống như T-72 có nhiều sửa đổi. Ví dụ, phiên bản BVP-1 được sản xuất ở Tiệp Khắc, phiên bản BWP-1 ở Ba Lan, phiên bản MLI-84 ở Romania và phiên bản BMP-1A1 Ost tại Đức. Sau khi Slovakia gia nhập NATO xuất hiện xe bọc thép Cobra-S cũng là một bản sửa đổ của BMP-1.

Giới lãnh đạo NATO rất lo lắng về sự hiện diện của vũ khí Liên Xô trong một số thành viên của liên minh. Vì vậy, nhiệm vụ của NATO là giúp giảm số lượng vũ khí của Liên Xô trong các nước này.

Trong những năm gần đây, các quốc gia thành viên Hiệp ước Warsaw thường tuyên bố ý định phá vỡ thỏa thuận với Nga và hướng tới vũ khí phương Tây. Các nước châu Âu thậm chí còn trả tiền cho các nước Đông Âu vì từ chối hiện đại hóa và bảo dưỡng vũ khí của Liên Xô hoặc mua mới vũ khí Nga.

Do đó, trong tương lai Đông Âu sẽ từ bỏ vũ khí của Liên Xô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả khi các nước này có đủ tiền để tái vũ trang, quá trình này sẽ kéo dài trong nhiều năm.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/cac-nuoc-nato-su-dung-vu-khi-gi-cua-lien-xo-3393398/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nhật ngừng lắp ráp F-35 vì không được cung cấp linh kiện
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (MoD) vừa đưa ra quyết định quan trọng trong liên quan đến F-35 đó là ngừng lắp ráp loại chiến đấu cơ tàng hình này.

Theo quyết định của MoD, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sẽ ngừng lắp ráp máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II tại địa phương và thay vào đó tập trung vào việc cung cấp khả năng bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO) cục bộ.

Theo tờ Nikkei Asian Review, trong chương trình mua sắm chiến đấu cơ F-35 của Nhật Bản, nước này mua tổng cộng 42 chiếc tiêm kích thế hệ 5 này và có thể nhiều hơn nữa cho Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF), trong đó chỉ có 4 chiếc nhập thẳng từ Mỹ, số còn lại chuyển linh kiện về Nhật Bản để lắp ráp.

Dây chuyền lắp ráp tiêm kích tàng hình F-35.
Trước số lượng máy bay mua khá lớn, chính phủ Nhật muốn tham gia vào sản xuất một số linh kiện. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị Mỹ thẳng thừng từ chối. Quyết định của Mỹ khiến Nhật không có bất cứ vai trò gì trong dây chuyền sản xuất F-35, thậm chí thua kém cả Trung Quốc khi trước đó Mỹ đã từng dùng linh kiện của Bắc Kinh để hoàn thiện F-35.

Ngoài ra, quyết định của Mỹ còn khiến Nhật tỏ ra không vui với đồng minh chiến lược khác của Mỹ là Israel - nước đã hưởng lợi rất nhiều từ chương trình F-35 và là quốc gia duy nhất được Mỹ cho phép bẻ khóa chiến đấu cơ tối tân này để độ thêm tính năng theo nhu cầu riêng của mình.

Bất chấp chương trình F-35 của Mỹ còn nhiều thăng trầm, các nhà sản xuất của Israel vẫn kiếm được khoản lợi nhuận lên tới 1,07 tỷ USD kể từ năm 2010. Kết quả thống kê cho biết, trong năm 2016, các công ty quốc phòng của nước này kiếm được khoảng 258 triệu USD thông qua các hợp đồng bán linh kiện cho tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin.

Thông tin này được chính Bộ Quốc phòng Israel công bố hồi năm 2017. Ngoài những hợp đồng đã được ký kết, theo kế hoạch một dự án hợp tác trị giá khoảng 206 triệu USD sẽ được k‎ý giữa công ty Elbit Systems của Israel và công ty American Rockwell Collins của Mỹ, chuyên về sản xuất mũ phi công hiện đại nhất cho chiến đấu cơ F-35.

Chiếc mũ phi công hiện đại này được thiết kế với màn hình cho phép phi công quan sát ở góc 360 độ từ buồng lái nhờ các camera gắn trên máy bay. Không những vậy, công ty Elbit System sẽ nhận một hợp đồng trị giá 16.6 triệu USD, liên quan đến sản xuất thân chiến đấu cơ F-35.


Một một hợp đồng khác trị giá xấp xỉ 26 triệu USD sẽ do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) ký, liên quan đến sản xuất cánh cho tiêm kích F-35.

Việc thua thiệt so với đồng minh khác của Mỹ trong việc kiếm lời từ những hợp đồng cung cấp linh kiện béo bở có thể chính là nguyên nhân khiến Nhật quyết định ngừng lắp ráp F-35 trong nước và chuyển sang công tác bảo trì.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nhat-ngung-lap-rap-f-35-vi-khong-duoc-cung-cap-linh-kien-3393427/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mẫu tàu ngầm 'năm cha ba mẹ' của Ai Cập
Tàu ngầm Type-033 Ai Cập là bản sao tàu ngầm Liên Xô do Trung Quốc chế tạo, sau đó được Mỹ trang bị các hệ thống điện tử phương Tây.

Bộ Quốc phòng Ai Cập hôm 11/12 đăng video cuộc diễn tập bắn đạn thật trên Địa Trung Hải, cho thấy những khí tài hải quân hiện đại nhất của nước này như tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gowind, tàu ngầm tấn công Type-209 và trực thăng vũ trang AH-64 Apache

Tuy nhiên, điểm nhấn của video lại là tàu ngầm tấn công số hiệu 849 thuộc lớp Type-033 với màn phóng tên lửa hành trình diệt hạm UGM-84 Harpoon. Đây được coi là một trong những tàu ngầm độc đáo nhất thế giới, khi được Trung Quốc chế tạo dựa trên thiết kế tàu ngầm Đề án 633 của Liên Xô và được Mỹ hiện đại hóa. Ngoài Ai Cập, hiện chỉ còn Triều Tiên vận hành và liên tục nâng cấp loại tàu ngầm này.

"Nội thất tàu ngầm 849 là cảnh tượng hiếm gặp, kết hợp giữa các loại đồng hồ cơ khí và van vận hành thủ công từ giữa thế kỷ 20 với những màn hình điện tử và máy tính hiện đại. Đây có thể coi là sản phẩm năm cha ba mẹ bắt nguồn từ quan hệ ngoại giao giữa nước này với các cường quốc", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

Liên Xô chế tạo tàu ngầm Đề án 633 trong giai đoạn 1957-1961, sau đó chia sẻ thiết kế cho Trung Quốc để nước này phát triển biến thể nội địa Type-033. Mỗi tàu dài 77 m, rộng 6,7 m, có lượng giãn nước 1.830 tấn khi lặn, được trang bị 8 ống phóng cỡ 533 mm với cơ số chiến đấu gồm 14 ngư lôi hoặc 28 thủy lôi.

Quan hệ Ai Cập - Liên Xô tương đối nồng ấm trong thập niên 1960, khi Cairo đặt mua hàng loạt vũ khí hiện đại từ Moskva để phát triển sức mạnh quân sự. Liên Xô đáp ứng phần lớn yêu cầu của Ai Cập nhằm xây dựng ảnh hưởng tại Trung Đông và Bắc Phi.

Ai Cập mua 6 tàu ngầm Đề án 633 trong giai đoạn 1966-1969, sau đó mua thêm 4 chiếc Type-033 với cấu hình đặc biệt mang tên "ES5A" từ Trung Quốc vào đầu thập niên 1980. Chúng được lắp hệ thống định vị thủy âm (sonar), thiết bị liên lạc và kính tiềm vọng thế hệ mới, thay thế cho thiết bị cũ kỹ trên tàu ngầm Liên Xô. Nhiều cải tiến cũng giúp độ ồn của ES5A giảm đáng kể, bảo đảm khả năng ẩn mình tốt hơn dưới lòng biển.

Biến thể nâng cấp ES5B được Trung Quốc chào hàng cho Ai Cập vào giữa thập niên 1980, trang bị máy tính điều khiển hỏa lực và có thể phóng ngư lôi dẫn đường.


Tàu ngầm Type-033 số hiệu 849 trong cuộc diễn tập. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

Cũng trong giai đoạn này, quan hệ Ai Cập - Mỹ được cải thiện đáng kể. Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat chấp nhận thỏa thuận hòa bình với Israel do Mỹ đề xuất năm 1979 nhằm đổi lấy viện trợ quân sự và kinh tế từ Washington. Nhiều tướng quân đội Ai Cập phản đối thỏa thuận trên, nhưng nó vẫn được thi hành ngay cả sau khi Sadat bị ám sát năm 1981. Cairo cũng đề nghị Washington hỗ trợ hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm trong biên chế.

Năm 1988, Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt kế hoạch nâng cấp hạm đội tàu ngầm Ai Cập và giao công việc này cho nhà máy đóng tàu Tacoma ở bang Washington. Những chiếc Type-033 gần như được thay máu hoàn toàn với sonar chủ động và thụ động, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực do Mỹ phát triển.

Quá trình hiện đại hóa hoàn tất vào năm 1993, cho phép hai tàu ngầm Đề án 633 và 4 chiếc Type-033 của Ai Cập có thể phóng tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi có điều khiển Mark 37 Mod 1. Tuy nhiên, hai tàu ngầm Đề án 633 do Liên Xô chế tạo sớm bị loại biên sau đó.

Ai Cập cũng liên tục tìm giải pháp thay thế những chiếc Type-033 để duy trì năng lực tác chiến dưới biển. Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1994 thông qua kế hoạch đóng tàu ngầm Type-209 dựa trên bản quyền của Đức và chuyển cho Ai Cập theo chương trình Bán trang bị quân sự cho nước ngoài (FMS), nhưng thỏa thuận này không được thực hiện.


Màn hình hiển thị hiện đại trên chiếc 849. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ai Cập.

Ai Cập trực tiếp đặt mua 4 tàu ngầm Type-209 từ Đức vào năm 2011 và 2015, dự kiến chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao trước năm 2022. Chúng dự kiến thay thế những chiếc Type-033 trong biên chế hải quân Ai Cập hiện nay.

Những chiếc Type-033 vẫn đóng vai trò quan trọng với chiến lược hải quân của Cairo trong thời gian tới. Khả năng phóng tên lửa Harpoon và ngư lôi Mark 37 cho phép chúng duy trì uy lực so với lực lượng của nhiều quốc gia láng giềng, ngay cả khi các tàu ngầm này đã được biên chế gần 40 năm.

Vũ Anh (Theo

\
https://vnexpress.net/the-gioi/mau-tau-ngam-nam-cha-ba-me-cua-ai-cap-4026929.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
F-35B Mỹ thành công nhờ Yak-141 Liên Xô

Nếu không có ý tưởng thiết kế của chiếc tiêm kích VTOL Yak-141 Liên Xô, chưa chắc Mỹ đã phát triển thành công tiêm kích tàng hình SVTOL F-35B Lightning II.
F-35B Mỹ hấp thụ công nghệ Yak-141 Liên Xô?

Theo cổng thông tin cổng Task and Purpose của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35B Lightning II có "nguồn gốc Nga" và mang những đặc điểm chung với máy bay chiến đấu trên hạm Yak-141 của Liên Xô.

Tuy nhiên, trong khi so sánh hai chiếc máy bay, tác giả lưu ý một điểm là máy bay F-35 không thể được coi là máy bay kế nhiệm trực tiếp của Yak-141, bởi vì nhiều lí do nhưng trong đó tiêu biểu là hai loại máy bay này có các cấu hình khí động học và hệ thống ổn định khác nhau.

Tiêm kích VTOL Yak-141 Liên Xô có thể là “cha đẻ” của tiêm kích SVTOL F-35B Mỹ?


Bài viết trên ấn bản này nhấn mạnh rằng, việc chế tạo chiếc máy bay tàng hình mới của Mỹ đã được thực hiện thành công nhờ sự sụp đổ của “Bức màn sắt”.



Sau khi Liên bang Xô-viết - đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ, sụp đổ, những rảo cản về bí mật công nghệ quân sự giữa hai bên đã được cởi bỏ và nước Nga “ngây thơ” thời đó đã có những chương trình hợp tác phát triển, đồng nghĩa với chia sẻ công nghệ với Mỹ.

Tác giả viết rằng, vào năm 1991, Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ và tập đoàn Yakovlev Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác cho phép công ty Mỹ thu thập thông tin về Yak-141, bao gồm những dữ liệu đã phải trải qua "nhiều năm phát triển và thử nghiệm" của dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) tương lai mà các công trình sư Liên Xô phát triển dang dở.

"Đó là thông tin vô cùng quan trọng, thừa đủ điều kiện để cho phép nhà sản xuất Mỹ bắt đầu phát triển động cơ - trái tim của những chiếc máy bay F-35 hiện đại ngày nay" - Task and Purpose chỉ ra.

Bình luận về bài viết của tờ báo Mỹ về sự tương đồng giữa máy bay chiến đấu F-35 Mỹ với Yak-141, chuyên gia sự Nga, tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc", ông Victor Murakhovski nói rằng, tất cả các máy bay loại này đều có bố cục tương tự.

"Cần phải hiểu rằng, về cơ bản, tất cả các dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh, hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng đều có bố cục tương tự, bởi vì đặc tính vật lý đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật giống nhau” - chuyên gia Murakhovski nói.

Ông nhấn mạnh rằng, khi mà chưa phát minh ra phản đối lực thì tất cả các loại máy bay này, dù do ai chế tạo thì cũng đều phải hoạt động theo cơ chế giống nhau, bởi không thể có cách nào khác.

Tiêm kích VTOL Yak-141 trên boong tuần dương hạm Baku của Liên Xô


Theo ông, khó có thể nói chính xác Hoa Kỳ đã sử dụng tài liệu về máy bay chiến đấu lên thẳng của Liên Xô như thế nào, bởi không có ai có thể xác nhận được điều này.

Ông lưu ý rằng, toàn bộ chuyện này có vẻ tương tự như những đồn đại về việc “Liên Xô và Hoa Kỳ lấy được tài liệu tên lửa đạn đạo V-2 của Đức” và tiến hành các nghiên cứu giống nhau, nhưng cuối cùng nhận được "các sản phẩm khác nhau".

Về vấn đề này, cũng đã từng có chuyên gia nhận định rằng, dù không hoàn toàn giống nhau nhưng trong quá trình phát triển những công nghệ quân sự mới, đôi khi chỉ là một ý tưởng hay một giải pháp công nghệ tưởng chừng vô bổ của người này cũng có thể giúp người khác đạt được bước đột phá trong phát triển vũ khí, trang bị. Đó mới là yếu tố quan trọng, còn về hình dạng thiết kế bên ngoài là tùy thuộc vào mỗi người.

Do đó, cũng có thể là Mỹ đã được hưởng lợi gì đó trong chương trình phát triển Yak-141 của Liên Xô, từ những tiết lộ của Nga. Tuy nhiên, điều này không ai có thể chứng minh được.


Yak-141 có tính năng số 1 thế giới

Yakovlev Yak-141 (tên ký hiệu của NATO Freestyle) là một máy bay tiêm kích siêu âm một chỗ ngồi được Liên Xô phát triển vào cuối thập niên 1980, trong một nỗ lực phát triển một phiên bản chiến đấu cơ siêu âm trên hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL).



Về bản chất, chương trình được bắt đầu vào năm 1975 với thiết kế ý tưởng dựa trên nền tảng của Yak-38. Chuyến bay truyền thống (bay thông thường) của Yak-41 được diễn ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1987 và chuyến bay lơ lửng đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1989.
Yak-141 được tăng thêm khả năng VTOL với một sự kết hợp khéo léo của lực nâng và độ linh hoạt của động cơ, gồm một động cơ chính và 2 động cơ phụ.

2 động cơ phản lực nâng RD-41 (lực đẩy 4.100kg) được đặt ở phần đầu, ngay dưới buồng lái. 2 động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang.

Động cơ chính của máy bay là loại R-79 (lực đẩy 15.500kg) được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể điều chính hướng phụt.

Sự kết hợp 2 loại động cơ này giúp máy bay có thể cất cánh thẳng đứng với khối lượng lên tới 15.800 kg.



Để cất cánh thẳng đứng và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90 độ với mặt đất, cả ba động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh thẳng đứng, động cơ sẽ phải đốt nhiên liệu lần 2.

Ngoài cất cảnh thẳng đứng, Yak-141 còn có thể cất cánh trên đường băng ngắn (60-120 m) với trọng lượng lên tới 19.500 kg. Với tốc độ Mach 1.7, Yak-141 là máy bay siêu âm đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện thao tác STOVL (cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 1991, chương trình đã bị dừng lại do ngân sách quân đội bị cắt. Phòng thiết kế Yakovlev đã nỗ lực để làm dự án hồi sinh, kể cả đề nghị một phiên bản tiên tiến được định danh là Yak-43, nhưng vẫn không tìm được sự quan tâm từ quân đội Nga và sau đó họ đã có chương trình hợp tác với Mỹ như đã kể trên.

Nếu Yak-141 được Nga đầu tư, F-35B chưa chắc đã ra đời?

Về tham số kỹ thuật, máy bay có chiều dài 18.3m, sải cánh 13.97m, chiều cao 5.00m, trọng lượng không tải 11.650kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500kg; với khoảng 3 tấn vũ khí và hơn gần 5 tấn nhiên liệu.

Máy bay sử dụng 1 động cơ chính MNPK Soyuz R-79V-300, có lực đẩy 108 kN (24.300 lbf) và 2 động cơ nâng RKBM RD-41, lực đẩy 42 kN (9.300 lbf) mỗi chiếc.

Máy bay có vận tốc cực đại Mach 1.7, phạm vi hành trình tối đa 1400 km (870 miles), trần bay 15.500, vận tốc leo cao 250 m/s.

Yak-141 có thể được vũ trang bằng những vũ khí mạnh nhất của Liên Xô như tên lửa không đối không AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder; tên lửa chống hạm Kh-35; tên lửa chống bức xạ Kh-31 và một số loại bom, Rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo 30mm GSh-30-1, với 150 viên đạn.


Vào thời điểm năm 1991 khi chương trình bị hủy bỏ vì không có tiền, đã có tới 4 nguyên mẫu Yak-141 được bay thử và nếu tiếp tục được rót ngân sách đầu tư, chưa bước sang thế kỷ 21 thì người Nga đã có thể cho ra mắt một phiên bản tiên kích VTOL/STOVL số 1 thế giới.

Với những tham số và tính năng ấn tượng như trên, có thể nói rằng, Yak-141 của Liên Xô là ý tưởng phát triển một loại tiêm kích VTOL và cả STOVL tiên tiến nhất thế giới; đồng thời Liên Xô cũng đã đạt được những thành công ấn tượng nhất mà Mỹ không thể theo kịp.



Do đó, một số chuyên gia hoàn toàn có cơ sở khi nhận định rằng, rất có thể là chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B của Mỹ đã học hỏi được điều gì đó từ chương trình hợp tác kỹ thuật với hãng Yakovlev của Nga; chẳng hạn như lấy ý tưởng về sử dụng lực nâng 3 điểm (tương ứng với 3 động cơ) và vị trí bố trí 3 động cơ của Yak-141, kết hợp với khung thân của F-22.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-35b-my-thanh-cong-nho-yak-141-lien-xo-3357252/?paged=2

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,142
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35B Mỹ thành công nhờ Yak-141 Liên Xô

Nếu không có ý tưởng thiết kế của chiếc tiêm kích VTOL Yak-141 Liên Xô, chưa chắc Mỹ đã phát triển thành công tiêm kích tàng hình SVTOL F-35B Lightning II.
F-35B Mỹ hấp thụ công nghệ Yak-141 Liên Xô?

Theo cổng thông tin cổng Task and Purpose của Mỹ, loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35B Lightning II có "nguồn gốc Nga" và mang những đặc điểm chung với máy bay chiến đấu trên hạm Yak-141 của Liên Xô.

Tuy nhiên, trong khi so sánh hai chiếc máy bay, tác giả lưu ý một điểm là máy bay F-35 không thể được coi là máy bay kế nhiệm trực tiếp của Yak-141, bởi vì nhiều lí do nhưng trong đó tiêu biểu là hai loại máy bay này có các cấu hình khí động học và hệ thống ổn định khác nhau.

Tiêm kích VTOL Yak-141 Liên Xô có thể là “cha đẻ” của tiêm kích SVTOL F-35B Mỹ?


Bài viết trên ấn bản này nhấn mạnh rằng, việc chế tạo chiếc máy bay tàng hình mới của Mỹ đã được thực hiện thành công nhờ sự sụp đổ của “Bức màn sắt”.



Sau khi Liên bang Xô-viết - đối thủ lớn nhất của Hoa Kỳ, sụp đổ, những rảo cản về bí mật công nghệ quân sự giữa hai bên đã được cởi bỏ và nước Nga “ngây thơ” thời đó đã có những chương trình hợp tác phát triển, đồng nghĩa với chia sẻ công nghệ với Mỹ.

Tác giả viết rằng, vào năm 1991, Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ và tập đoàn Yakovlev Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác cho phép công ty Mỹ thu thập thông tin về Yak-141, bao gồm những dữ liệu đã phải trải qua "nhiều năm phát triển và thử nghiệm" của dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) tương lai mà các công trình sư Liên Xô phát triển dang dở.

"Đó là thông tin vô cùng quan trọng, thừa đủ điều kiện để cho phép nhà sản xuất Mỹ bắt đầu phát triển động cơ - trái tim của những chiếc máy bay F-35 hiện đại ngày nay" - Task and Purpose chỉ ra.

Bình luận về bài viết của tờ báo Mỹ về sự tương đồng giữa máy bay chiến đấu F-35 Mỹ với Yak-141, chuyên gia sự Nga, tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc", ông Victor Murakhovski nói rằng, tất cả các máy bay loại này đều có bố cục tương tự.

"Cần phải hiểu rằng, về cơ bản, tất cả các dòng chiến đấu cơ cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng hoặc cất cánh, hạ cánh hoàn toàn thẳng đứng đều có bố cục tương tự, bởi vì đặc tính vật lý đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật giống nhau” - chuyên gia Murakhovski nói.

Ông nhấn mạnh rằng, khi mà chưa phát minh ra phản đối lực thì tất cả các loại máy bay này, dù do ai chế tạo thì cũng đều phải hoạt động theo cơ chế giống nhau, bởi không thể có cách nào khác.

Tiêm kích VTOL Yak-141 trên boong tuần dương hạm Baku của Liên Xô


Theo ông, khó có thể nói chính xác Hoa Kỳ đã sử dụng tài liệu về máy bay chiến đấu lên thẳng của Liên Xô như thế nào, bởi không có ai có thể xác nhận được điều này.

Ông lưu ý rằng, toàn bộ chuyện này có vẻ tương tự như những đồn đại về việc “Liên Xô và Hoa Kỳ lấy được tài liệu tên lửa đạn đạo V-2 của Đức” và tiến hành các nghiên cứu giống nhau, nhưng cuối cùng nhận được "các sản phẩm khác nhau".

Về vấn đề này, cũng đã từng có chuyên gia nhận định rằng, dù không hoàn toàn giống nhau nhưng trong quá trình phát triển những công nghệ quân sự mới, đôi khi chỉ là một ý tưởng hay một giải pháp công nghệ tưởng chừng vô bổ của người này cũng có thể giúp người khác đạt được bước đột phá trong phát triển vũ khí, trang bị. Đó mới là yếu tố quan trọng, còn về hình dạng thiết kế bên ngoài là tùy thuộc vào mỗi người.

Do đó, cũng có thể là Mỹ đã được hưởng lợi gì đó trong chương trình phát triển Yak-141 của Liên Xô, từ những tiết lộ của Nga. Tuy nhiên, điều này không ai có thể chứng minh được.


Yak-141 có tính năng số 1 thế giới

Yakovlev Yak-141 (tên ký hiệu của NATO Freestyle) là một máy bay tiêm kích siêu âm một chỗ ngồi được Liên Xô phát triển vào cuối thập niên 1980, trong một nỗ lực phát triển một phiên bản chiến đấu cơ siêu âm trên hạm có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL).



Về bản chất, chương trình được bắt đầu vào năm 1975 với thiết kế ý tưởng dựa trên nền tảng của Yak-38. Chuyến bay truyền thống (bay thông thường) của Yak-41 được diễn ra vào ngày 9 tháng 3 năm 1987 và chuyến bay lơ lửng đầu tiên diễn ra vào ngày 29 tháng 12 năm 1989.
Yak-141 được tăng thêm khả năng VTOL với một sự kết hợp khéo léo của lực nâng và độ linh hoạt của động cơ, gồm một động cơ chính và 2 động cơ phụ.

2 động cơ phản lực nâng RD-41 (lực đẩy 4.100kg) được đặt ở phần đầu, ngay dưới buồng lái. 2 động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang.

Động cơ chính của máy bay là loại R-79 (lực đẩy 15.500kg) được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể điều chính hướng phụt.

Sự kết hợp 2 loại động cơ này giúp máy bay có thể cất cánh thẳng đứng với khối lượng lên tới 15.800 kg.


Để cất cánh thẳng đứng và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90 độ với mặt đất, cả ba động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh thẳng đứng, động cơ sẽ phải đốt nhiên liệu lần 2.

Ngoài cất cảnh thẳng đứng, Yak-141 còn có thể cất cánh trên đường băng ngắn (60-120 m) với trọng lượng lên tới 19.500 kg. Với tốc độ Mach 1.7, Yak-141 là máy bay siêu âm đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện thao tác STOVL (cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 1991, chương trình đã bị dừng lại do ngân sách quân đội bị cắt. Phòng thiết kế Yakovlev đã nỗ lực để làm dự án hồi sinh, kể cả đề nghị một phiên bản tiên tiến được định danh là Yak-43, nhưng vẫn không tìm được sự quan tâm từ quân đội Nga và sau đó họ đã có chương trình hợp tác với Mỹ như đã kể trên.

Nếu Yak-141 được Nga đầu tư, F-35B chưa chắc đã ra đời?

Về tham số kỹ thuật, máy bay có chiều dài 18.3m, sải cánh 13.97m, chiều cao 5.00m, trọng lượng không tải 11.650kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.500kg; với khoảng 3 tấn vũ khí và hơn gần 5 tấn nhiên liệu.

Máy bay sử dụng 1 động cơ chính MNPK Soyuz R-79V-300, có lực đẩy 108 kN (24.300 lbf) và 2 động cơ nâng RKBM RD-41, lực đẩy 42 kN (9.300 lbf) mỗi chiếc.

Máy bay có vận tốc cực đại Mach 1.7, phạm vi hành trình tối đa 1400 km (870 miles), trần bay 15.500, vận tốc leo cao 250 m/s.

Yak-141 có thể được vũ trang bằng những vũ khí mạnh nhất của Liên Xô như tên lửa không đối không AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder; tên lửa chống hạm Kh-35; tên lửa chống bức xạ Kh-31 và một số loại bom, Rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo 30mm GSh-30-1, với 150 viên đạn.


Vào thời điểm năm 1991 khi chương trình bị hủy bỏ vì không có tiền, đã có tới 4 nguyên mẫu Yak-141 được bay thử và nếu tiếp tục được rót ngân sách đầu tư, chưa bước sang thế kỷ 21 thì người Nga đã có thể cho ra mắt một phiên bản tiên kích VTOL/STOVL số 1 thế giới.

Với những tham số và tính năng ấn tượng như trên, có thể nói rằng, Yak-141 của Liên Xô là ý tưởng phát triển một loại tiêm kích VTOL và cả STOVL tiên tiến nhất thế giới; đồng thời Liên Xô cũng đã đạt được những thành công ấn tượng nhất mà Mỹ không thể theo kịp.

ống xả chính của F35B vs Yak-141



Do đó, một số chuyên gia hoàn toàn có cơ sở khi nhận định rằng, rất có thể là chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B của Mỹ đã học hỏi được điều gì đó từ chương trình hợp tác kỹ thuật với hãng Yakovlev của Nga; chẳng hạn như lấy ý tưởng về sử dụng lực nâng 3 điểm (tương ứng với 3 động cơ) và vị trí bố trí 3 động cơ của Yak-141, kết hợp với khung thân của F-22.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-35b-my-thanh-cong-nho-yak-141-lien-xo-3357252/?paged=2
Bổ sung cho bài viết

Tạp chí The National Interest vừa có bài viết thừa nhận sự ra đời của F-35B dựa trên ý tưởng của tiêm kích thời Liên xô.

Báo Mỹ cho biết, chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản B thực sự dưa trên công nghệ có được từ thời Liên xô.

Mặc dù không phải là bản sao nguyên vẹn nhưng những cấu tạo cơ bản của dòng máy bay này dựa trên nguyên mẫu chiếc Yak-141 của Liên xô.

Các chuyên gia Mỹ ghi nhận, Yak-141 được coi là dự án hoàn toàn bí mật trong một thời gian dài, nhưng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nó bắt đầu được đưa đến triển lãm, và các công ty từ Mỹ chỉ cần sao chép và sửa đổi hệ thống cất cánh và hạ cánh bằng vòi phun động cơ quay.

Khá nhiều điểm tương đồng giữa máy bay F-35B và Yak-141.
Cuối cùng tạp chí Mỹ cho rằng, có thể nhà sản xuất F-35 đã được tiếp cận với công nghệ Yak-141 trong giai đoạn từ năm 1995 đến 1997 bởi trong thời gian này, Cục thiết kế Yakovlev và công ty Lockheed Martin cùng hợp tác trong một số lĩnh vực.

Được biết, Yak-141 là máy bay tiêm kích siêu âm một chỗ ngồi được Liên xô phát triển vào cuối thập niên 1980, trong một nỗ lực phát triển một phiên bản chiến đấu cơ siêu âm trên hạm có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL).

Yak-141 được tăng thêm khả năng VTOL với một sự kết hợp khéo léo của lực nâng và độ linh hoạt của động cơ, gồm một động cơ chính và 2 động cơ phụ. Hai động cơ phản lực nâng RD-41 (lực đẩy 4.100kg) được đặt ở phần đầu, ngay dưới buồng lái. Hai động cơ này chỉ đóng góp chức năng của nó khi cất cánh và bay ngang.

Động cơ chính của máy bay là loại R-79 (lực đẩy 15.500kg) được đặt ở trong vùng thân máy bay phía sau, với một vòi phun và một hệ thống đốt nhiên liệu lần 2 có thể điều chính hướng phụt. Sự kết hợp 2 loại động cơ này giúp máy bay có thể cất cánh đường băng ngắn với khối lượng lên tới 15.800kg.

Để cất cánh và bay lơ lửng, máy bay sẽ phun các luồng khí theo hướng đi xuống tạo góc 90 độ với mặt đất, cả ba động cơ sẽ cùng thực hiện thao tác này. Để đạt được đủ sức mạnh cho việc cất cánh kiểu này, động cơ sẽ phải đốt nhiên liệu lần 2.

Mặc dù hội tụ hàng loạt công nghệ đi trước thời đại nhưng vào tháng 8/1991, chương trình đã bị Nga dừng lại do ngân sách quân đội bị cắt. Phòng thiết kế Yakovlev đã nỗ lực để làm dự án hồi sinh, kể cả đề nghị một phiên bản tiên tiến được định danh là Yak-43, nhưng vẫn không tìm được sự quan tâm từ quân đội Nga và sau đó họ đã có chương trình hợp tác với Mỹ như đã kể trên.

Giới chuyên gia Nga cho rằng, nếu Yak-141 được Moscow đầu tư phát triển thì F-35B chưa chắc đã ra đời. Về vũ khí, Yak-141 được vũ trang bằng những vũ khí mạnh nhất của Liên xô lúc đó như tên lửa không đối không AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder; tên lửa chống hạm Kh-35; tên lửa chống bức xạ Kh-31 và một số loại bom, Rocket không điều khiển. Ngoài ra, nó còn được trang bị một pháo 30mm GSh-30-1, với 150 viên đạn.

Với những tham số và tính năng ấn tượng ấn tượng nói trên, có thể nói rằng, Yak-141 là ý tưởng phát triển một loại tiêm kích VTOL và cả STOVL tiên tiến nhất thế giới; đồng thời Liên Xô cũng đã đạt được những thành công ấn tượng nhất mà Mỹ không thể theo kịp.

Chính vì vậy, không có gì lạ khi Mỹ tiếp cận và học hỏi công nghệ của Yak-141 để phát triển phiên bản chiến đấu cơ tàng hình F-35B của mình.

https://nationalinterest.org/blog/buzz/russian-dna-does-f-35-owe-some-its-inspiration-mysterious-jetn-46712

Động cơ AV8B hoàn toàn khác kĩ thuật vòi phun của động cơ F35B và Yak-141, Yak-141 và F-35 đều sử dụng động cơ kép để nâng, kiêm luôn động cơ chính để tăng tốc siêu âm, AV8B hoàn toàn ko bay siêu âm được, với bố cục ống xả yếu ớt như vậy



còn nhiễm độc của bọn Mỹ trắng, tự bịa ra 1 phiên bản concept của F35B là Convair 200, trong khi đây là 1 loại máy bay ko hề có thật, chỉ có những bản vẽ từ những trang forum chém gió về đồ chơi mô hình, hoàn toàn ko có 1 nguồn chính thống nào xác nhận Convair 200 từng tồn tại 1 mẫu thực sự, bố cục khí động học delta của nó ko thể hỗ trợ cho cấu hình VSTOL được quá phi lý. Tiếp nữa ảnh vẽ bịa đặt VTOL cách mạng của Mỹ, nhưng đám họa sĩ internet này quên 1 việc là thập niên 1970 Mỹ chưa bao giờ có khái niệm máy bay có cánh delta, canard đây là khái niệm được Ye-8 khai sinh ra năm 1962, có hẳn nguyên mẫu thật, đây chỉ là 1 bản vẽ vớ vẩn bịa đặt nhằm che dấu sự thật là F35 sao chép Yak-141,



Nguồn Convair 200 đều từ những forum chém gió về mô hình, ko hề có 1 nguồn uy tín, offical nào như việc Yak-141 ảnh hưởng nặng tới F-35B, chính những nguồn quân sự Mỹ phải thừa nhận. nếu Convair 200 có thật xin mời cho 1 link chính thức về sự tồn tại của nó ?
http://beyondthesprues.com/Forum/index.php?topic=6244.0
https://www.secretprojects.co.uk/threads/general-dynamics-convair-models-200-201-and-218-sea-control-ship-fighters.103/
https://ww2aircraft.net/forum/threads/convair-model-200.50452/
https://www.alamy.com/stock-photo-convairgeneral-dynamics-model-200-71174099.html



Nguồn hàng không uy tín của Châu Âu
On the contrary, Lockheed Martin has opted for an augmented fan arrangement in its competing X-35. Inspired by the Russian Yak-141, the X-35 utilizes two separate engines. The primary powerplant is a jet engine that provides the thrust for forward flight.
http://www.aerospaceweb.org/question/planes/q0042.shtml

Nguyên mẫu đầu của F35 là X35 có tới 2 động cơ phụ cho cơ chế VSTOL copy 100% Yak-141, sau này thành hình F35B thì bỏ đi còn 1



Nguồn NASA thừa nhận sự tham khảo của Mỹ với Yak-141
Military hardware that had once been highly classified and the basis for our own defense planning was now openly marketed at airshows around the world. 'Test' flights were available for potential customers and cooperative partnerships were explored between former adversaries. This environment permitted a visit to the Yakovlev Design Bureau, (YAK) for a vertical/short takeoff and landing (VSTOL) technology assessment. Yakovlev is the FSU's sole Design Bureau with experience in VSTOL aircraft and has developed two flying examples, the YAK-38 'FORGER' and YAK-141 'FREESTYLE'. This article reviews the performance of the YAK-38 'FORGER' and the YAK-141 'FREESTYLE'.
https://ntrs.nasa.gov/search.jsp?R=19950059269

Tạp chí hàng không uy tín của Mỹ thừa nhận
The swiveling rear exhaust is a licensed design from the Yakovlev design bureau in Russia, which tried it out on the Yak-141 STOVL fighter.
https://www.airforcemag.com/article/0102jsf/

Tiếp nguồn hàng không uy tín flightglobal
During the summer of 1995, Lockheed Martin announced a teaming arrangement with Yakovlev to assist in the former's bid for the JAST (Joint Adanced Strike Technology) competition. Yakovlev's knowledge of jet lift technology was to prove invaluable Lockheed Martin was subsequently selected to build a demonstrator aircraft, the X-35, which went on to win the JSF (Joint Strike Fighter) competition and will soon become a production fighter as the F-35.
Lockheed Martin and Yakovlev are discussing a technology-access agreement whereby the US Company would be able to utilise Yakovlev's work on its ASTOVL designs.
https://www.flightglobal.com/lockheed/yakovlev-discuss-astovl/15621.article

Tiếp nguồn lợi ích quốc gia Mỹ tiếp tục đăng bài khẳng định F35Bảnh hưởng từ Yak-141
“The swiveling rear exhaust is a licensed design from the Yakovlev design bureau in Russia, which tried it out on the Yak-141 STOVL fighter. It was all or nothing … If the propulsion concept didn’t work, we obviously weren’t going to be competitive.” Daniels, the Boeing executive, said the lift fan concept was “probably the single most important feature” of the competition.”
https://nationalinterest.org/blog/buzz/could-f-35-really-be-american-built-have-russian-dna-96626

Tiếp nguồn chuyên về kĩ thuật công nghệ uy tín của Mỹ taskandpurpose

“The swiveling rear exhaust is a licensed design from the Yakovlev design bureau in Russia, which tried it out on the Yak-141 STOVL fighter
https://taskandpurpose.com/f-35-yak-141-freestyle-vtol-jet

Vì là bản nhái, nên F35B sao chép luôn cả điểm yếu của Yak-141 (hoặc còn gọi là Yak-41M nguyên mẫu thử nghiệm), khi bay VTOL thì phải luôn đốt sau, khiến F35B cũng là bản F35 có nhiệt lượng tỏa ra nhiều nhất khi vận hành, cũng phá hoại đường băng kinh nhất, đúng là bản nhái có khác giống nhau phết, F35B cũng là bản rất kén nguời mua, hầu như chỉ có Anh mua 1 vài nguyên mẫu thử nghiệm, Úc, Nhật, Hàn từng có tin đồn từ Mỹ là mua F35B, nhưng cuối cùng ko hề có bằng chứng nào, Úc thậm chí còn hủy mua F35B, còn Anh thì thử nghiệm F35B trên nền đất nhựa chứ ko phải trên sàn TSB
One of the key problems with the Yak-41M jet-lift system was the need to engage afterburner for vertical take-off or landing. At land bases this soon resulted in damage to the runway, while the Admiral Gorshkov was fitted with a special water-cooling system to absorb the heat from the jet blast. Hence, the Yak-41M was in no sense a Harrier-style go-anywhere aircraft.
http://www.aeroflight.co.uk/tag/yak-141
Over the last couple of years, the US Navy has in fact discovered that the engine exhaust from the F-35B (and also from the tilt-rotor MV-22) was too hot for the deck plates on some on the carriers and that high temperatures could deform the deck plate's understructure.
https://theaviationist.com/2010/11/24/the-f-35b-heating-problems/
The B variant of the F-35 is a short take-off and vertical landing (STOVL) aircraft that produces much more heat when it lands and takes off than the current AV-8B Harrier fighters currently flown off of big decks.
https://news.usni.org/2014/01/15/sna-2014-heat-f-35-mv-22-continue-plague-big-deck-amphibs
The US did not originally note this heat problem for prospective buyers but by 2008 it was obvious that the high heat means the F-35B can't use its vertical landing capability in most places.
https://www.strategypage.com/htmw/htmurph/20140705.aspx
 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ngoài F35B copy Yak-141, thì F22 cũng copy Su-47, đặc biệt là công nghệ ống xả 2D giúp giảm tín hiệu nhiệt

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ thêm một lần đau đầu vì Su-57 'vô hình' đến Syria
(Vũ khí) - Hệ thống trinh sát Mỹ và đồng minh đang tìm lời giải bằng cách nào mà chiếc Su-57 Nga tiến vào Syria mà không hề bị phát hiện.
Vũ khí khủng khiếp

Lần tái triển khai Su-57 đến Syria chỉ được biết đến khi Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga thông báo khi những cuộc thử nghiệm những tính năng và vũ khí mới của tiêm kích tàng hình này đã hoàn thành.

"Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 tiếp tục được thử nghiệm ở Syria. Tất cả các thử nghiệm đều thành công như kế hoạch", tướng Valery Gerasimov tuyên bố.

Tiêm kích Su-57 xuất hiện tại Syria hồi năm 2018.
Dù tướng Nga không công bố nhiệm vụ khi quay lại Syria lần này của Su-57 nhưng theo tiết lộ của thông tấn Nga, trong những chuyến bay mới tại Syria, tiêm kích tàng hình Su-57 đã thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo và tấn công phiến quân bằng bom hàng không mới Drel.



Theo những thông tin ban đầu, bom Drel được sản xuất với chiều dài 3,1m, đường kính 0,45m, trọng lượng chiến đấu 540kg. Quả bom này mang bên trong thân tới 15 quả đạn cỡ nhỏ để tăng hiệu quả cũng như số lượng mục tiêu bị tiêu diệt cho mỗi lần không kích.

Điểm đặc biệt của vũ khí này là nó được thiết kế để có thể thực hiện tấn công không phân biệt ngày đêm mà không cần xâm nhập vào khu vực có phòng không của đối phương đang trực chiến bởi Drel có khả năng lượn trên không một quãng đường tới 30km để săn tìm mục tiêu mà vẫn giữ được độ chính xác cực cao.

Do kích thước khá lớn của loại vũ khí này nên không rõ tình huống dùng Drel tấn công phiến quân, Su-57 mang vũ khí bên trong khoang hay treo bên ngoài. Trước khi Drel chính thức ra mắt, hồi giữa năm 2016, Không quân Nga đã bị cáo buộc sử dụng phiên bản bom chùm Drel để tấn công khủng bố tại Kafr Naha phía Tây Aleppo Syria.

Tuy nhiên, thông tin này đã bị Nga phủ nhận và khẳng định rằng, họ không mang đến Syria và triển khai chiến đấu bất kỳ loại bom chùm nào trên chiến trường Syria dù mục tiêu đó là lực lượng khủng bố.

Mỹ tìm lời giải

Thông tin Su-57 quay lại chiến trường Syria đã rõ ràng và nó đang khiến giới quân sự Mỹ đau đầu tìm lời giải rằng làm cách nào máy bay Nga có thể dễ dàng vượt qua hệ thống trinh sát dày đặc đang được Mỹ triển khai ở Syria và cả Trung Đông.

Tình huống này đang được lý giải theo những cách sau. Có thể chiến đấu cơ của Nga đã đi đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế trên biển Caspian, vào không phận Iran và Iraq để tới Syria.

Nhưng việc điều động cặp chiến đấu cơ hạng nặng vượt quãng đường dài hơn 2000km, qua không phận của 3 nước, trước con mắt nhòm ngó của vệ tinh và radar trinh sát Mỹ và đồng minh là một điều không hề đơn giản.

Từ lâu, quân đội Mỹ đã triển khai nhiều máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (AWACS) tại căn cứ không quân Incirlik, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ và một số căn cứ ở Bahrain. Ngoài ra, các máy bay cảnh báo sớm (AEW) Gulfstream G550 của Israel cũng thường xuyên tuần tiễu trên không.

Các máy bay này được trang bị những hệ thống radar hiện đại, có thể phát hiện các mục tiêu trong phạm vi kiểm soát rất rộng với bán kính lên tới 500 km, vùng trời trên biển Caspian và phía bắc Iraq đều nằm trong tầm kiểm soát của các máy bay cảnh báo sớm Mỹ và Israel.

Nhưng đã không có một loại phương tiện trinh sát-cảnh báo sớm nào kể cả trên không và dưới mặt đất của Mỹ và đồng minh phát hiện ra máy bay Nga bay sang Syria. Để thực hiện trót lọt chuyến bay, có thể Nga đã dùng chiến thuật núp bóng, tắt thiết bị nhận biết định-ta, gây nhiễu...

Theo nhận định này, cặp Su-57 có thể dễ dàng qua mặt được Mỹ và đồng minh bằng cách phối hợp theo đội hình hẹp, giãn cách bằng nhau, bay phía trên máy bay A-50U hoặc máy bay Tu-154M ở độ cao 10km với vận tốc khoảng 1.000km/h.


Trong điều kiện này, hệ thống radar cảnh báo sớm của Mỹ và Israel dễ dàng phát hiện ra chiếc máy bay cỡ lớn bởi tiết diện phản xạ radar quá lớn của nó, những chiếc máy bay chiến đấu Nga sẽ yên ổn "núp bóng", bởi phản xạ sóng radar giữa các máy bay Nga là đồng nhất.

Ngoài ra, giới quân sự Mỹ còn cho rằng có thể máy bay Nga đã tắt thiết bị nhận biết địch-ta để lặng lẽ bay sang Syria. Thiết bị này được sử dụng với mục đích nhận biết máy bay ta và máy bay địch trong khu vực phòng không của mỗi nước khi nằm trong phạm vi bao phủ của các radar cảnh giới đường không.

Có thể Nga còn tận dụng thế mạnh tác chiến điện tử của mình để gây nhiễu chủ động. Cụ thể, Nga có thể đã thể đã dùng biện pháp chế áp toàn bộ các radar chủ động, gây nhiễu toàn bộ dải tần hoạt động của radar trong khu vực máy bay sẽ bay qua.



Nhưng cũng có một số nhận định cho rằng, một khả năng lớn hơn và rất đơn giản đó là tiêm kích Su-57 Nga đã tận dụng thế mạnh tàng hình của mình âm thầm vượt qua toàn bộ hệ thống trinh sát của Mỹ và đồng minh để vào Syria.

Chỉ có cách giải thích này được cho là hợp lý bởi không chỉ trên đường bay đến Syria mà toàn bộ những chuyến bay thử nghiệm và không kích phiến quân, Su-57 đều không bị phát hiện.

Và những chuyến bay này, chắc chắn sẽ không có chiến thuật bay kiểu núp bóng nào bởi nếu vậy, chúng không thể thực hiện không kích và thử nghiệm tính năng mới.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-them-mot-lan-dau-dau-vi-su-57-vo-hinh-den-syria-3393577/
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top