[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
CVN-78 Gerald Ford: Một tấm bia khổng lồ trên biển?
(Bình luận quân sự) - Với sự phát triển các loại tên lửa có độ chính xác cao, những TSB khổng lồ như CVN-78 Gerald Ford sẽ trở thành một tấm bia khổng lồ trên biển.

Lãnh đạo Hoa Kỳ ưu tiên hàng đầu cho việc hoàn thành dự án tàu sân bay hạt nhân khổng lồ CVN-78 “Gerald R. Ford” đắt nhất trong lịch sử.

Hy vọng lớn lao đặt vào phương tiện mang tới gần một trăm máy bay trên boong tàu, thiết bị hiện đại, hệ thống tự động hóa hoàn toàn đã mâu thuẫn với một trang bị dắt tiền, phát sinh cả đống “bệnh trẻ em”.

Theo bài viết của Sputnik, sự lo lắng của các quan chức Hoa Kỳ là khá dễ hiểu: Tiền dành để hoàn thiện tàu sân bay bay tiêu nhanh như “không khí thổi trong đường ống” và các hàng không mẫu hạm hiện có thuộc lớp Nimitz cũng không còn trẻ trung nữa.

Các vấn đề lớn xuất hiện cùng với thứ đồ chơi đắt giá của Lầu Năm Góc, đã tiêu tốn hàng tỷ dollars ngân quỹ.

Mỹ mơ ước một con tàu lí tưởng

Công việc phát triển tàu sân bay mạnh nhất của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu từ giữa những năm 1990, bởi cần phải thay thế tàu sân bay hạt nhân “Enterprise” đầu tiên của Mỹ, hoạt động từ đầu những năm 1960. Lễ đặt ky cho con tàu mới diễn ra vào năm 2005 và “Gerald R. Ford” được chế tạo trong gần mười năm và hạ thủy vào mùa thu năm 2013.

“Biểu tượng dân chủ mới” ban đầu được hoạch định với các yêu cầu đặc biệt. Với lượng giãn nước hơn 100 nghìn tấn, nó sẽ trở thành tàu chiến đấu mặt nước lớn nhất thế giới.

Tàu sân bay phải được trang bị lò phản ứng hạt nhân mạnh hơn so với những người tiền nhiệm, mang theo nhiều máy bay hơn và tăng cường khả năng tự bảo vệ. Các nhà thiết kế đã từ bỏ kế hoạch biến nó thành một con tàu vô hình do công nghệ tàng hình quá đắt đỏ và khó khăn. Tuy nhiên họ vẫn thành công bởi chiếc Ford mới ra đời khó nhận biết hơn so với những chiếc tàu lớp Nimitz.

Nhìn chung toàn bộ tàu sân bay có thiết kế tương tự như dự án Nimitz trước đây. Một sự khác biệt đáng chú ý là cấu trúc thượng tầng tương đối nhỏ gọn được dịch chuyển gần hơn về phía đuôi tàu. Diện tích sàn máy bay được tăng lên, và cách bố trí cho phép nhanh chóng di chuyển đạn dược và máy bay.

Hai lò phản ứng hạt nhân cho phép con tàu khổng lồ với chiều dài 337m và chiều rộng 78m di chuyển với tốc độ đến 30 hải lý/giờ. Vũ khí tự bảo vệ tàu có tên lửa phòng không RIM-116 (Rolling Airframe Missile - RAM)) và RIM-162 (Evolved SeaSparrow - ESSM) với tầm bắn tương ứng lên tới 10 và 50 km.

Trên boong của chiếc CVN-78 có hơn 90 máy bay, trực thăng và UAV. Bao gồm tiêm kích hạm thế hệ 4 là F/A-18E/F Super Hornet, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35C, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm tầm xa E-2D Hawkeye, vận tải cơ C-2 Greyhound. Ngoài ra còn có các trực thăng MH-60R/S và UAV trinh sát.

Ngoài ra, với việc sử dụng các thuật toán và thiết bị hiện đại, nhà thiết kế đã lên kế hoạch giảm chi phí duy trì người khổng lồ. Họ hy vọng việc động hóa nhiều quy trình sẽ giảm đáng kể số lượng thủy thủ đoàn; tuy nhiên điều này chỉ có thể hoàn thành một phần, vì trên chiếc Ford vẫn có tới hơn 4500 người chịu trách nhiệm bảo trì và quản lý tàu sân bay.

Phải nói rằng “Ford” vượt trội đáng kể về trang bị so với các đối tác. Ví dụ hệ thống điện từ được sử dụng để cất hạ cánh máy bay, cho phép gia tăng cường độ và tần suất các chuyến bay. Không giống như máy phóng hơi nước, thiết bị mới hoạt động trơn tru hơn, và các phi công sẽ chịu đựng sự quá tải ít hơn.


Với kích thước 337x78m, tàu sân bay là một mục tiêu khổng lồ trên biển
Mơ ước và thực tế không giống nhau

Tàu sân bay của người Mỹ thực sự rất tiên tiến và công nghệ cao, tuy nhiên đã có sự chậm trễ trong việc vận hành. Theo kế hoạch, CVN-78 “Gerald R. Ford” sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2014. Nhưng sau đó thời hạn đã liên tục bị hoãn do xảy ra sự cố thiết bị thường xuyên.

Các vấn đề xuất hiện ngay sau khi tàu mới ra mắt. Chuyên gia đã tìm thấy một số vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động của hệ thống phục vụ việc cất cánh và hạ cánh của tiêm kích hạm.

Trước hết, theo kết quả thử nghiệm, hệ thống điện từ cho thấy hiệu suất rất kém. Các nhà phát triển nói hệ thống này có thể làm việc hỗ trợ 1600 máy bay hạ cánh mà không gặp sự cố, nhưng trên thực tế tỷ lệ này không vượt quá 25 chiếc là đã có trục trặc, còn tuổi thọ mỗi chiếc máy phóng điện từ chỉ phục vụ được 400 lần cất cánh thay vì 4000 lần.

Khi các thử nghiệm trên biển bắt đầu, vòng bi trục chân vịt bị hỏng khá nhanh. Con tàu phải quay trở lại cảng, mất vài tháng để sửa chữa sự cố này; tuy nhiên lỗ này vẫn không thể khắc phục được triệt để nên cho đến nay, các vấn đề hệ động lực vẫn ám ảnh với “Gerald R. Ford”.

Theo các tin gần đây, do những lý do đó, tàu sân bay sẽ bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu không sớm hơn năm 2022. Hơn nữa, một sự cố nghiêm trọng của lò hạt nhân lại được phát hiện trong các thử nghiệm trên biển. Một báo cáo của Hải quân Hoa Kỳ cho biết “con tàu đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi năng lượng được tạo ra từ các lò phản ứng hạt nhân”.


Đại diện Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng lo lắng về các thiết bị nâng vận chuyển đạn dược. Trong số 11 chiếc được lắp đặt ở nhiều nơi trên tàu sân bay CVN-78 “Gerald R. Ford”, chỉ có 2 chiếc đang hoạt động trong chế độ thử nghiệm, số còn lại vẫn đang bị đắp chiếu.

Không muốn cũng phải đóng!

Tất cả những rắc rối này đều phải hứng chịu những chỉ trích gay gắt của Bộ Quốc phòng và Bộ Công nghiệp Hoa Kỳ, liên quan đến chi phí phát triển và chế tạo tàu sân bay đạt mức cao kỷ lục là 13 tỷ USD, vượt 22% và vẫn đang tiếp tục tăng, trong khi nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đồng ý rằng, Hải quân Mỹ đơn giản là không cần đến các tàu sân bay đắt tiền và phức tạp như vậy.

Họ cho rằng, với sự phát triển các hệ thống tên lửa và ngư lôi có độ chính xác cao, những con tàu lớn như vậy sẽ nhanh chóng biến thành mục tiêu thuận tiện cho không quân và hạm đội của đối phương, nó sẽ biến thành một tấm bia khổng lồ trên biển, là một chiếc quan tài khổng lồ không lối thoát.

Và cái chết của ngay cả một con tàu như vậy với thủy thủ đoàn hàng ngàn người sẽ gây thiệt hại cho quân đội Mỹ, tương đương với tất cả tổn thất trong cuộc chiến ở Afghanistan.

Tuy nhiên, một khi các ông trùm vũ khí đã quyết định thì khó ai cưỡng lại được, cơ chế hoạt động của giới vận động hành lang về vũ khí của Mỹ hiếm khi bị thất bại, vì vậy, rất có thể là Lầu Năm Góc sẽ không từ bỏ hoạt động của các hàng không mẫu hạm trong suốt thế kỷ 21.

Hoa Kỳ có kế hoạch xây dựng 10 tàu sân bay lớp “Gerald R. Ford” trong suốt nhiều thập kỷ, chúng sẽ thay thế cho các tàu sân bay lớp Nimitz đã lỗi thời. Hiện giờ hạm đội tàu sân bay Mỹ đang có 11 tàu, bao gồm cả “Gerald R. Ford”.

Tàu sân bay mới nhất tiếp theo, “John F. Kennedy”, đã được đặt ky tại xưởng đóng tàu và việc xây dựng chiếc thứ ba mang tên “Dwight Eisenhower” cũng đang được ráo riết chuẩn bị.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/cvn-78-gerald-ford-mot-tam-bia-khong-lo-tren-bien-3393533/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga không tin NATO “mạnh vô song”

(Bình luận quân sự) - Liên minh quân sự này đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng bất chấp giới lãnh đạo tự tin vào "sức mạnh vô song", "trình độ sẵn sàng chiến đấu" cao nhất.

Lục quân và không quân yếu kém

Trang Sputnik của Nga vừa có bài bình luận về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó cho rằng liên minh quân sự này đang đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng bất chấp giới lãnh đạo NATO tự tin vào "sức mạnh vô song", "trình độ sẵn sàng chiến đấu" cao nhất và đối đầu thành công với "mối đe dọa Nga".

Theo giới phân tích Nga, các thách thức của NATO không chỉ nằm ở những quốc gia không muốn tăng chi phí quốc phòng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ trừng phạt, mà còn nằm ở các thiết bị quân sự. Sputnik cho rằng các nước NATO từ lâu đã thiếu trang thiết bị kỹ thuật quân sự sẵn sàng chiến đấu chất lượng cao.

NATO tự tin vào sức mạnh vô song của mình?
Theo đó, hầu hết các quốc gia thành viên NATO đều có vấn đề với các xe chiến đấu bọc thép hoạt động không hiệu quả trong các chiến dịch thực sự. Pháp hiện là nước có lực lượng lục quân lớn nhất châu Âu với khoảng 400 xe chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc. Đây là một trong những phương tiện chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới - xe tăng được trang bị các loại thiết bị điện tử và công nghệ cao.

Sputnik viết: “Thoạt nhìn, các nước khác chỉ có thể ghen tị với Pháp nhưng các loại thiết bị điện tử tiên tiến nhất cũng có mặt trái. Do có quá nhiều hệ thống công nghệ cao, xe tăng Leclerc quá phức tạp để vận hành và dễ bị hư hỏng”.

Ngược lại, lực lượng xe bọc thép của nhiều nước thành viên NATO đã lỗi thời do vẫn sử dụng các xe tăng của Liên Xô và các cỗ xe này gần như không trải qua bất kỳ sự hiện đại hóa lớn nào. Ví dụ điển hình là quân đội Ba Lan với 1.000 xe tăng nhưng chỉ có khoảng 170 chiếc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu một cách tương đối. Số còn lại hoặc bị hỏng, hoặc nằm trong kho niêm cất.



Sputnik viết: “Tuy nhiên, Ba Lan thường xuyên cảnh báo những người khác về ‘mối đe dọa từ phía Nga’. Nước này đang cố gắng khắc phục tình hình. Hồi tháng 7/2019, Warsaw đã ký hợp đồng hiện đại hóa xe tăng T-72. Đây sẽ là một cải tiến đắt giá, các xe tăng sẽ được trang bị hệ thống kính ngắm, thiết bị giám sát và liên lạc mới. Theo kế hoạch, Ba Lan sẽ chi hơn 450 triệu USD cho các hoạt động này”.

Xe tăng T-72 của quân đội Ba Lan
Giới phân tích Nga cho rằng tình hình của một số nước thành viên khác thậm chí còn tồi tệ hơn. Ví dụ trường hợp của Romania khi vẫn đang sử dụng các xe tăng cũ T-55 và TR-85 Bison (một phiên bản của xe tăng T-55). Quân đội của nhiều nước NATO không sở hữu xe bọc thép hạng nặng. Do đó, người Nga đánh giá trong tương lai gần, liên minh quân sự lớn nhất hành tinh không có khả năng thành lập "nắm đấm thép" hiện đại với xe tăng.

Đối với lực lượng không quân, Sputnik cho rằng tình hình cũng khá “mơ hồ”. Không quân Đức Luftwaffe được coi là một trong những lực lượng không quân mạnh nhất và được trang bị tốt nhất của NATO. Tuy nhiên, ngay cả Bộ chỉ huy quân sự của Đức cũng đánh giá tình trạng của không quân là không đạt yêu cầu.

Trung tướng Ingo Gerhartz, Tư lệnh Không quân Đức cho biết nhiều máy bay không thể cất cánh vì thiếu phụ tùng, thậm chí chúng không xuất hiện tại các sân bay vì đã được đưa đi bảo dưỡng và hầu hết các máy bay chiến đấu không đáp ứng yêu cầu về thời gian.

Không quân Đức có khoảng 100 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Đây là loại máy bay tương đối hiện đại, được phát triển vào những năm 80 thế kỷ trước. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một nửa đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các thiết bị radar và thiết bị dẫn đường, hệ thống thông tin liên lạc và vũ khí trên các máy bay Typhoon của Đức đã lỗi thời.

Máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Đức
Trong tổng số khoảng 100 máy bay Tornado (sản xuất từ những năm 1970), chỉ có 26 chiếc trong tình trạng hoàn hảo. Truyền thông Đức gọi những chiếc máy bay này là "báu vật". Ngoài ra, Luftwaffe thiếu các phi công giàu kinh nghiệm. Theo Sputnik, hầu hết các phi công chuyên nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn bay.

Đức đang tìm kiếm sự thay thế cho các máy bay chiến đấu cũ nhưng lại từ chối lời đề nghị cung cấp máy bay F-35 của Mỹ. Đức đang có kế hoạch cùng với Pháp phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới. Tuy nhiên, Sputnik đặt câu hỏi về khả năng thành công của dự án này.

Phòng không và hải quân lạc hậu

Đối với phòng không, giới phân tích Nga đánh giá gần như tất cả các nước NATO đang bảo vệ không phận bằng các hệ thống tên lửa phòng không cũ. Tây Âu từng có một hệ thống phòng không hùng mạnh thì ngày nay hầu như không còn gì. Sau Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, các nước này bắt đầu giảm mạnh các loại vũ khí để tiết kiệm tiền.

Thay vào đó, trách nhiệm bảo vệ không phận châu Âu hiện phụ thuộc vào các loại vũ khí do Mỹ sản xuất. Các hệ thống tên lửa phòng không Patriot đang hoạt động ở Hà Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Đức.

Người Nga đánh giá thấp hệ thống phòng không của NATO vốn phụ thuộc vào vũ khí Mỹ, trong đó có Patriot
Nhân đây, Sputnik nhắc lại cuộc đột kích vào các cơ sở dầu mỏ hồi tháng 9 vừa qua ở Saudi Arabia để chứng minh rằng, “khác với tuyên bố của nhà sản xuất, hệ thống Patriot hoạt động không hiệu quả”. Hệ thống phòng không của Saudi Arabia gồm chủ yếu các tổ hợp Patriot của Mỹ đã không thể đánh chặn các máy bay không người lái (UAV) hoặc tên lửa hành trình.

Trong khi đó, giới phân tích Nga cho rằng các thành viên NATO ở châu Âu đang gặp vấn đề trên biển. Hải quân Anh từng là thế lực mạnh nhất sau Hải quân Mỹ hiện đã suy giảm đáng kể. Hồi năm 1990, Hải quân Hoàng gia Anh có 138 tàu nổi và 33 tàu ngầm. Hiện nay, Anh chỉ còn 10 tàu ngầm và khoảng 60 tàu chiến thuộc các lớp khác nhau.


Các tàu chiến cũ của Anh đã ngừng hoạt động trong khi tiến độ đóng những chiếc mới rất chậm. Năm 2017, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth với lượng giãn nước 65.000 tấn, chiếc tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh, đã được đưa vào biên chế Hải quân Anh. Hiện nay, tàu này đang được thử nghiệm và sẽ bắt đầu chuyến hải hành đầu tiên vào năm 2021.

Máy bay F-35B hạ cánh trên HMS Queen Elizabeth
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có thể mang theo 40 máy bay chiến đấu. Theo Sputnik, người Anh rất tự hào với chiếc tàu khổng lồ này và gọi nó là công cụ "quyền lực cứng" chống lại "hành động khiêu khích của Nga".

Tuy nhiên, HMS Queen Elizabeth liên tiếp gặp trục trặc kỹ thuật. Hai tuần sau khi được đưa vào biên chế Hải quân, các chuyên gia đã phát hiện trên tàu Queen Elizabeth, trị giá 3,1 tỷ bảng Anh, có vấn đề trục trặc và đưa đi sửa chữa. Hồi tháng 7/2019, tàu Queen Elizabeth lại bị rò rỉ trong quá trình thử nghiệm khiến nước biển tràn vào khoang.



Kế hoạch tái trang bị hạm đội tàu ngầm Anh cũng bị chậm lại. Trên các tàu ngầm lớp Vanguard đã phát hiện khiếm khuyết mối hàn trong ống phóng tên lửa. Hải quân Hoàng gia Anh hiện có 4 tàu ngầm chiến lược loại Vanguard, 3 tàu ngầm Trafalgar đa chức năng và 3 tàu ngầm Astute hiện đại hơn.

Tàu chiến thuộc dự án F125 Baden-Württemberg của Đức
Hải quân Đức cũng đối mặt với nhiều vấn đề khi ngay cả những chiếc khu trục F125 mới nhất được đóng tại Kiel cũng gặp trục trặc với thiết bị điện tử và bị lỗi phần mềm. Dự án này được phát triển để thay thế các tàu khu trục đã lỗi thời thuộc dự án F122 Bremen. Chiếc tàu mới nhất của Hải quân Đức là Baden-Württemberg đã thất bại trong cuộc thử nghiệm trên biển và buộc phải quay lại nhà máy đóng tàu để khắc phục. Đây là lần đầu tiên Hải quân Đức buộc phải đưa ra quyết định như vậy.

Sputnik dẫn thông tin từ truyền thông tin Đức cho biết Baden-Wurmern có cấu trúc quá tải và thường xuyên nghiêng về mạn phải. Ngoài ra, quá trình thử nghiệm đã phát hiện vô số trục trặc trong phần mềm và thiết bị điện tử. Do các vấn đề với chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này, Đức phải hoãn thời hạn đưa vào vận hành các tàu khác.

Sputnik kết luận: “Các trụ cột chính của NATO trên bộ, trên biển và trên không vẫn là Mỹ với đội quân sẵn sàng chiến đấu và ngân sách quân sự trị giá hàng tỷ USD. Tuy nhiên, xét theo những tuyên bố gần đây của giới lãnh đạo Mỹ, việc nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này đang trở nên khó khăn hơn đối với Washington”.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nga-khong-tin-nato-manh-vo-song-3393523/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Điểm yếu 'kìm chân' tàu sân bay Sơn Đông
Động cơ diesel có dự trữ hành trình ngắn hay tiêm kích hạm nặng nề có thể hạn chế sức mạnh tàu sân bay Sơn Đông Trung Quốc vừa biên chế.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17/12 ký lệnh biên chế tàu sân bay Sơn Đông thuộc lớp Type-001A tại căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam. Truyền thông Trung Quốc mô tả đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng sức mạnh hải quân của nước này, giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự quốc tế chỉ ra rằng tàu Sơn Đông được đưa vào biên chế chậm 8 tháng so với kế hoạch, cho thấy Trung Quốc dường như đã gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật trong quá trình đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên. Ngoài ra, những hạn chế về đặc tính kỹ chiến thuật cũng có thể khiến Sơn Đông không vượt trội nhiều so với mẫu tàu sân bay tiền nhiệm Liêu Ninh của Trung Quốc.

"Tàu sân bay Sơn Đông có nhiều cải tiến so với Liêu Ninh như trang bị radar đời mới, kích thước tàu cũng lớn hơn một chút, sàn đáp rộng hơn trong khi đài chỉ huy được thu gọn, cho phép tăng diện tích sử dụng trên boong tàu. Dù vậy, chiến hạm này vẫn tồn tại hàng loạt điểm yếu không thể khắc phục trong ngắn hạn", Matthew Funaiole, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, nhận xét.

Funaiole cho rằng vấn đề lớn nhất với Sơn Đông chính là hệ thống động cơ, tương tự vấn đề Bắc Kinh đối mặt với các dự án tiêm kích nội địa. Cả hai tàu sân bay Trung Quốc hiện nay đều dùng động cơ diesel đun sôi nước trong các nồi hơi cao áp, tạo ra hơi nước để chạy hệ thống turbine quay trục chân vịt và máy phát điện.

Thiết kế này dựa trên hệ thống động lực của tàu sân bay lớp Kuznetsov, nhưng sử dụng linh kiện nội địa do Trung Quốc phát triển. Ngay cả chiếc Type-002 đang đóng cũng chưa thể lắp động cơ hạt nhân.

Trong khi các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ có thể hoạt động liên tục trên biển trong nhiều tháng mà không cần tiếp nhiên liệu, tàu Sơn Đông và Liêu Ninh đều có dự trữ hành trình quá ngắn, khiến chúng không thể hoạt động độc lập quá một tuần liên tục. Mỗi tàu tiêu thụ khoảng 1.100 tấn dầu/ngày khi di chuyển với tốc độ 37 km/h, con số này sẽ tăng tới 1.500 tấn/ngày nếu tăng tốc trong chiến đấu.

Phương án đảm bảo hậu cần của hải quân Trung Quốc cho thấy Sơn Đông cần được tiếp liệu sau khi tiêu thụ khoảng một phần ba lượng dầu mang theo. Điều này khiến nó chỉ có thể hoạt động tối đa 6 ngày, sau đó phải tiếp dầu trên biển hoặc cập cảng Trung Quốc hoặc một quốc gia thân thiện với Bắc Kinh.

Đây có thể là một hạn chế lớn, bởi Trung Quốc hiện nay chưa xây dựng được một mạng lưới đồng minh, đối tác cũng như căn cứ quân sự trên khắp thế giới như Mỹ. Điều này khiến tàu Sơn Đông chỉ có thể hoạt động ở vùng biển gần bờ, vốn không phải là nơi phát huy thế mạnh của tàu sân bay.

Trong trường hợp tác chiến ở các vùng đại dương xa bờ, Sơn Đông chỉ có thể trông chờ vào tàu hậu cần hạng nặng Type-903 với lượng giãn nước 23.000 tấn. Ngay cả khi mang tải tối đa, Type-903 cũng chỉ đủ sức cung cấp dầu cho nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc hai lần trước khi phải về cảng.

Tốc độ của Sơn Đông cũng bị giới hạn khi nó chỉ có thể di chuyển với tốc độ không quá 40 km/h, so với gần 60 km/h của tàu sân bay lớp Nimitz trong biên chế hải quân Mỹ.

Cơ chế phóng máy bay cũng là một điểm yếu khác trên tàu Sơn Đông. Con tàu dùng cơ chế cất cánh cầu nhảy (STOBAR) tương tự tàu Liêu Ninh, thay vì máy phóng hơi nước (CATOBAR) hay hiện đại hơn là máy phóng điện từ như tàu sân bay Mỹ.

Liên Xô ứng dụng STOBAR do tàu sân bay của họ được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa và thường hoạt động ở vùng biển lạnh giá, nơi máy phóng hơi nước không bảo đảm độ tin cậy. Tàu sân bay Sơn Đông không trang bị tên lửa diệt hạm và cũng khó hoạt động ở địa cực, nhưng vẫn phải dùng STOBAR do sao chép thiết kế từ Liêu Ninh, vốn là một chiến hạm do Liên Xô chế tạo.


Tàu Sơn Đông ra biển thử nghiệm đầu năm 2019. Ảnh: SCMP.


Cơ chế STOBAR hạn chế đáng kể khối lượng cất cánh tối đa của máy bay, ảnh hưởng tới tầm bay và lượng vũ khí nó mang theo, cũng như số lần xuất kích trong mỗi nhiệm vụ. Hàng không mẫu hạm Mỹ có thể phóng nhiều loại máy bay cánh bằng với khối lượng gần 50 tấn, trong khi Liêu Ninh và Sơn Đông chỉ có thể vận hành tiêm kích J-15, bản sao của dòng Su-33 Liên Xô, với khối lượng cất cánh không quá 27 tấn.

"Chiến đấu cơ J-15 cũng không phải tiêm kích hạm hiệu quả. Nó là mẫu tiêm kích hạm nặng nề nhất thế giới hiện nay. J-15 và hệ thống STOBAR buộc Trung Quốc hy sinh gần hết năng lực chiến đấu của J-15 chỉ để chúng có thể cất cánh trên biển", Funaiole nói.

Dòng J-15 được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) sao chép từ tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô, sau khi Trung Quốc mua nguyên mẫu chưa hoàn thiện mang tên mã T-10K-3 từ Ukraine vào năm 2001. Máy bay trang bị hệ thống điện tử, radar, động cơ và vũ khí do Bắc Kinh tự phát triển, nhưng chất lượng của chúng bị nghi ngờ ngay từ đầu.

"J-15 bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó hệ thống kiểm soát bay không ổn định là yếu tố chính dẫn đến hai vụ tai nạn được công khai. Các chuyên gia không thừa nhận đó là lỗi thiết kế cho đến khi Cao Xianjian, một phi công dày dặn kinh nghiệm, gặp vấn đề tương tự", một nguồn tin giấu tên trong hải quân Trung Quốc tiết lộ.

Độ tin cậy của động cơ WS-10H trên J-15 cũng chưa được chứng minh, nhất là khi Bắc Kinh vẫn gặp khó khăn trong chế tạo động cơ phản lực hiện đại. Nhiều chiếc J-15 vẫn lắp động cơ AL-31F do Nga chế tạo cho chiến đấu cơ Su-27.

Bắc Kinh cũng chưa có máy bay tiếp dầu trên hạm, buộc một số chiếc J-15 phải chuyên làm nhiệm vụ tiếp dầu và không thể chiến đấu. Điều này khiến truyền thông Trung Quốc nhiều lần chê bai phi đội J-15, cho rằng chúng không thể rời quá xa tàu sân bay.


Tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc.


Ngoài những vấn đề kỹ thuật, Trung Quốc cũng chưa tích lũy đủ kinh nghiệm vận hành tàu sân bay. "Họ còn rất non nớt trong hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm và chưa từng triển khai loại khí tài này cho các nhiệm vụ cường độ cao. Họ thậm chí còn chưa chắc chắn về học thuyết vận hành tàu sân bay của mình", Funaiole nêu quan điểm.

Bắc Kinh đã nỗ lực khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng Liêu Ninh làm tàu sân bay huấn luyện kể từ khi được biên chế năm 2012 và triển khai nó trong hàng loạt cuộc diễn tập ở biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

"So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Mỹ là khá bất công vì Washington đã ở trong cuộc chơi này 90 năm, còn Bắc Kinh mới bắt đầu đặt chân vào hoạt động tác chiến hàng không mẫu hạm", Funaiole nói, cho rằng Liêu Ninh và Sơn Đông có thể không trở thành những nền tảng chiến đấu hiện đại.

"Thay vào đó, chúng là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang thực hành chế tạo và vận hành tàu sân bay, chuẩn bị cho bước tiếp theo trong tham vọng trở thành siêu cường quân sự", chuyên gia Mỹ nhận định.

https://vnexpress.net/the-gioi/diem-yeu-kim-chan-tau-san-bay-son-dong-4029242.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Cảnh sát biển Nhật loại bỏ drone Trung Quốc

Lực lượng cảnh sát biển Nhật sẽ ngừng sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) do Trung Quốc sản xuất do lo ngại về an ninh.

Cảnh sát biển Nhật Bản đang sử dụng vài chục chiếc drone do Trung Quốc sản xuất để tiến hành các hoạt động giám sát và cứu hộ. Số drone này có giá cả phải chăng và hoạt động hiệu quả, nhưng cảnh sát biển Nhật Bản sẽ thay thế chúng bằng thiết bị của nước khác.


Thiết bị bay không người lái Phantom của DJI bay trong chương trình ra mắt sản phẩm ở thủ đô Paris, Pháp ngày 16/3/2014. Ảnh: Reuters.

Trong kế hoạch ngân sách cho năm tài khóa 2020 bắt đầu vào ngày 1/4, cảnh sát biển Nhật Bản sẽ đề xuất chi phí mua sắm thiết bị bay không người lái để thay thế drone Trung Quốc.

Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, theo dõi tàu thuyền khả nghi như tàu cá Triều Tiên và bảo vệ vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Trước đó, các sản phẩm của Trung Quốc cũng bị cấm trong chương trình mua sắm của chính phủ Nhật Bản. Tokyo từ năm 2018 đã ngừng mua và sử dụng thiết bị của tập đoàn Huawei.


Cảnh sát biển Nhật Bản có động thái trên sau khi Bộ Nội vụ Mỹ hôm 30/10 tuyên bố ngừng sử dụng hàng trăm drone do Trung Quốc sản xuất để điều tra vấn đề an ninh.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ban hành lệnh cấm mua và sử dụng drone của Trung Quốc. Công ty DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc thuộc hàng lớn nhất thế giới, trở thành mục tiêu chính trong lệnh cấm này. "Chúng tôi biết rằng drone chuyển nhiều thông tin cho Trung Quốc. Đây là thiết bị chúng ta không nên tiếp tục sử dụng", Ellen Lord, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, tuyên bố hồi tháng 8.

Tuy nhiên, Mỹ được cho là vẫn tiếp tục mua drone của Trung Quốc trong "tình huống cấp bách". Không quân và Hải quân Mỹ cũng đã mua máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất ngay cả sau khi Lầu Năm Góc ban hành lệnh cấm.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ hồi tháng 5 cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ về những mối nguy cơ mà drone do Trung Quốc sản xuất gây ra với dữ liệu của công ty. Trong thông báo "Hệ thống máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất", Bộ An ninh Nội địa Mỹ cảnh báo giới chức nước này quan ngại sâu sắc đối với bất kỳ sản phẩm công nghệ nào có thể lấy dữ liệu ở Mỹ chuyển đến quốc gia khác nhằm phục vụ cho các cơ quan tình báo.

DJI sau đó ra tuyên bố phản bác cáo buộc, khẳng định các cơ quan chính phủ cùng doanh nghiệp hàng đầu ở Mỹ đều đã xác thực độ bảo mật thông tin đối với công nghệ và thiết bị của tập đoàn này.

Sau những động thái của Washington, Tokyo cũng đang siết chặt hệ thống quản lý và quy định về đảm bảo an ninh kinh tế và động thái loại bỏ drone Trung Quốc của cảnh sát biển Nhật Bản là một phần trong nỗ lực này.

Ngành nông nghiệp và lĩnh vực giao hàng của Nhật Bản đang thử nghiệm dùng drone nhằm đối phó tình trạng thiếu nhân lực ngày càng nghiêm trọng ở nước này. Theo công ty Impress Corporation có trụ sở ở Tokyo, thị trường drone ở Nhật Bản dự kiến tăng 56% lên 145 tỷ yen (1,33 tỷ USD) trong năm tài khóa hiện nay, kết thúc vào tháng 3/2020, và đạt 507,3 tỷ yen trong năm tài khóa 2024.
https://vnexpress.net/the-gioi/canh-sat-bien-nhat-loai-bo-drone-trung-quoc-4025137.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
S400 Thổ phát hiện F16 cách xa 600km


F16C rcs = 1.1m2 => F35 bị S400 phát hiện cách gần 200km
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,142
Động cơ
138,330 Mã lực
Thua xa máy bay Nga

Hải quân Mỹ chi 3 triệu USD để ngăn phi công nhịn tiểu
Hải quân Mỹ đầu tư một triệu USD mua thiết bị, dự kiến chi thêm hai triệu USD để giúp phi công tiểu tiện trong nhiệm vụ dài nhiều giờ.

"Họ thường phải làm nhiệm vụ bay kéo dài ở nước ngoài. Ai muốn nhịn tiểu trong 4 tiếng liền đây?", trung tá Eddie Park, giám đốc chương trình đa dạng hóa nhân sự thuộc không quân hải quân Mỹ, phát biểu trước Ủy ban Cố vấn Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng này.

Hải quân Mỹ đã chi 800.000 USD để mua 160 bộ Thiết bị kéo dài nhiệm vụ tiên tiến (AMXDmax) từng được không quân Mỹ đưa vào sử dụng đầu năm nay để giúp phi công chiến đấu tiểu tiện dễ dàng hơn trên các tiêm kích có buồng lái chật hẹp. Khoảng 200.000 USD cũng được đầu tư cho các bộ quần áo bay hai mảnh, giúp tổ lái trực thăng dễ tiểu tiện hơn.


Một nữ phi công tiêm kích Mỹ trước khi làm nhiệm vụ hồi tháng 8. Ảnh: US Navy.

Lực lượng này đang đề xuất chi thêm 2 triệu USD để hoàn tất nỗ lực giúp phi công không phải nhịn tiểu khi làm nhiệm vụ, trong đó tập trung vào nữ giới.

Phi công Mỹ từng sử dụng các thiết bị dạng ống xả hay đi tiểu vào túi nhựa chứa hóa chất chuyên hấp thụ nước. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi họ cởi đồ bay và ảnh hưởng khả năng điều khiển phi cơ. Một số người chọn phương pháp đóng bỉm trước khi lên máy bay.

Nữ phi công còn gặp nhiều trở ngại hơn do đồ bay được thiết kế cho nam giới, không phù hợp với sinh lý phụ nữ. Điều đó buộc họ nhịn tiểu, đồng thời không uống nước trước và trong chuyến bay. Tuy nhiên, giải pháp này khiến phi công căng thẳng, mất tập trung hoặc giảm sức chịu đựng của cơ thể khi thực hiện các động tác cơ động phức tạp.


Thiết bị AMXDmax cho nam giới (trái) và nữ giới. Ảnh: Omni Medical.

AMXDmax có thiết kế giống như một chiếc quần đùi, ôm sát phần thân dưới của phi công. Phiên bản nam giới dùng ống nối đặc biệt, trong khi thiết bị cho nữ giới thu thập nước tiểu từ bộ phận tương tự băng vệ sinh. Thiết bị này hoạt động bằng pin, được mặc bên trong đồ bay và có thể tích trữ tối đa 1,7 lít nước.

Phát ngôn viên không quân hải quân Mỹ Ron Flanders cho biết lực lượng này muốn cung cấp thiết bị cho những phi công có nhu cầu. "Chúng tôi đang mua cả hai phiên bản cho nam giới và nữ giới theo đề xuất của từng cá nhân. Một số phi công đã tự trang bị, trong khi số khác không muốn sử dụng chúng", trung tá Flanders nói thêm.

https://vnexpress.net/the-gioi/hai-quan-my-chi-3-trieu-usd-de-ngan-phi-cong-nhin-tieu-4030713.html

Tiết lộ chuyện tế nhị của phi công Nga

11/10/2014 15:00

0


Chuyện đi tiểu với phi công lái chiến đấu cơ không hề đơn giản, vì vậy Nga đã phát triển loại quần lót đặc biệt PZh-1 có thể tiếp nhận chất lỏng.
Chuyện về người phi công “dao pha” của Không quân Việt Nam


Tờ Izvestia cho biết, bộ trang phục mới nhất cho phi công lái tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi PAK FA T-50 do hãng Zvezda đã được trang bị quần lót chuyên dụng có bộ phận tiếp nhận chất lỏng PZh-1.


Nhờ PZh-1 mà phi công không cần nới lỏng hệ thống treo (giữ phi công trên ghế lái), bộ áo liền quần và không rời bỏ việc điều khiển máy bay vẫn có thể “giải phóng” hoàn toàn bàng quang, sau đó nước tiểu sẽ được đưa ra khỏi máy bay. Quần lót này sẽ giúp cho phi công có thể bay liên tục 10-12 giờ mà không gặp khó khăn gì về sức khoẻ.

Phó Tổng công trình sư NPP Zvezda Nikolai Dergunov cho biết: “Bộ trang bị cho phi công lái máy bay Su T-50 đang được thử nghiệm và trong thời gian sắp tới sẽ được bàn giao cho Cục thiết kế OKB Sukhoi để lắp đặt lên máy bay Su T-50”.


Theo người đại diện Không quân Nga, hiện chỉ có các máy bay Su-27 và Su-34 được trang bị các hệ thống tương tự. Nhưng phi công muốn giải quyết nhu cầu tự nhiên sẽ buộc phải bỏ điều khiển máy bay và nới lỏng trang bị cũng như bộ áo liền quần, việc này có thể dẫn đến nguy cơ mất điều khiển máy bay.

Còn Su T-50 sẽ bay trên không trung đến 12 giờ khi có tiếp dầu, thực hiện những đoạn bay tốc độ rất mãnh liệt. Phi công không thể bỏ lái và nới lỏng trang bị, với 12 tiếng liền bàng quang luôn đầy ứ thì không một ai có thể chịu đựng được. Để phi công không bị hành hạ, chúng tôi đã đưa PZh-1 vào bộ trang bị đảm bảo cuộc sống”, quan chức cấp cao Bộ tư lệnh Không quân Nga cho biết.

Quần lót PZh-1 được nghiên cứu sản xuất đầu những năm 1990 cho máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31M có nhiệm vụ bay tuần tiễu hơn 10 giờ. Trong ảnh: Cường kích Su-34.

Theo một trong những nhà thiết kế quần lót cho phi công, chuyên gia chủ chốt của Zvezda Vladimir Ushinin nói rằng, PZh-1 có thể thích hợp với các tổ hợp duy trì sự sống không chỉ của MiG-31, Su-27, mà cả đối với Su-30. Trong ảnh: Chiến đấu cơ T-50.

“PZh-1 may bằng vải bông. Ở phần đũng quần có gắn một túi chứa chuyên dụng đựng chất lỏng. Túi chứa này được nối qua ống có van với hệ thống xử lý chất thải trên máy bay, hệ thống này sẽ đẩy nước tiểu ra khỏi máy bay nhờ vòi hút dùng không khí nóng được khởi động”, ông Ushinin nói.

Phi công thử nghiệm, anh hùng Nga Roman Taskaev - người đã thử PZh-1 năm 1990 trên MiG-31 cho biết, khi đó các công ty đã đề xuất với không quân lựa chọn hoặc bỉm đặc biệt dùng trong 10 giờ hoặc quần lót đưa được chất lỏng đi.

“Dùng bỉm rất không thuận tiện và khó chịu. Chúng tôi đã nói ngay là phi công quân sự sẽ không dùng bỉm khi bay. Còn với PZh-1 thì tôi và Sergei Khazov - hoa tiêu của tôi có thể đi tiểu rất đơn giản và thuận tiện. Sergei thậm chí đã làm việc đó ở tốc độ hơn 2.000km/h”, ông này nói.
https://soha.vn/quan-su/tiet-lo-chuyen-te-nhi-cua-phi-cong-nga-20141011114950489.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
NI: Tu-22M3 khiến thế mạnh tàu sân bay Mỹ không còn

(Vũ khí) - Tạp chí National Interest (NI) vừa có bài viết thừa nhận sức mạnh của máy bay Tu-22M3 của Nga có thể khiến thế mạnh tàu sân bay Mỹ không còn.

Bài viết được thực hiện bởi chuyên gia quân sự Charlie Gao. Theo bài viết, bất kỳ chiếc tàu sân bay nào của Mỹ, kể tàu tàu thế hệ mới nhất thuộc lớp Ford đều có nguy cơ trở nên lỗi thời dù chưa kịp bàn giao cho Hải quân.

"Tàu sân bay có sức chứa hơn 75 chiếc máy bay các loại, thời hạn phục vụ là 50 năm. Tổng chi phí đóng ba tàu sân bay lớp Ford khoảng 42 tỷ USD, tương đương với mỗi chiếc vào khoảng 14 tỷ USD. Tuy nhiên, những kỳ quan công nghệ và khoản đầu tư nhiều tỷ USD có nguy cơ trở nên bất lực trước công nghệ quân sự của Nga", Charlie Gao nói.

Tàu sân bay Mỹ.


Theo vị chuyên gia này, Nga - cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào tàu sân bay Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.

Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến các tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ thành bia tập bắn và chúng sẽ trở thành những nấm mồ khổng lồ cho hàng chục máy bay và vài ngàn binh sĩ Mỹ.

Cùng với thừa nhận của chuyên gia trên báo Mỹ, nhà phân tích Sergei Ischenko của báo Svobodnaya, Nga cũng cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, tàu sân bay mới nhất và lớn nhất của Mỹ có nguy cơ trở thành một nghĩa trang nổi khổng lồ.

"Siêu tàu sân bay khổng lồ này có khả năng chứa tới 90 máy bay bao gồm cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu F-35. Nó đã ca ngợi về mức độ tự động hóa cao và kỷ lục 14 tỷ USD chi phí chế tạo. Nhưng chỉ một đòn tấn công từ Tu-22M3 Nga, mọi thứ đều bị chìm xuống đáy biển", Sergei Ischenko.

Giới chuyên gia cho rằng, việc giới quân sự Mỹ coi Tu-22M3 là khắc tinh với tàu sân bay bởi khả năng của bản thân máy bay và loại vũ khí đáng sợ nó mang theo. Hiện nay Nga đã tích hợp thành công cho Tu-22M3 tên lửa có cánh, tốc độ siêu âm X-32. Mỗi máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire-C hiện có thể mang cùng lúc ba tên lửa X-32.

Dòng tên lửa này có kích cỡ rất lớn với chiều dài tới 11,65m, đường kính thân 181cm và nặng tới 5,8 tấn. Tên lửa được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu lỏng Isayev dùng nhiên liệu hydrazine và IRFNA giúp quả đạn bay với tốc độ gần gấp 2 lần vận tốc âm thanh và đạt tầm bay tới 600km.

Tên lửa X-32 thiết kế với 2 chế độ tấn công ở 2 độ cao khác nhau gồm: Chế độ độ cao lớn, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 27km rồi bổ nhào xuống mục tiêu với tốc độ lớn, ở pha cuối (giai đoạn tiếp cận mục tiêu) thì tốc độ của X-32 gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 3,4). Chế độ độ cao thấp, sau khi phóng thì quả đạn đạt tới trần bay 12km và bổ nhào xuống mục tiêu với vận tốc Mach 1,2 tại pha cuối.


Hệ thống dẫn đường tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động ở pha cuối (tự quét, tìm và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ máy bay phóng).



Tên lửa X-32 lắp đầu đạn thuốc nổ thường nặng tới 1 tấn (hoặc đầu đạn hạt nhân) cho phép tấn công đánh chìm các mục tiêu cỡ lớn. Theo tính toán qua các lần bắn thử nghiệm, với đầu đạn của đầu đạn X-32, tên lửa này có thể đánh chìm tàu sân bay cỡ lớn chỉ với 1 phát bắn.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ni-tu-22m3-khien-the-manh-tau-san-bay-my-khong-con-3393721/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hệ thống diệt hạm mini Mỹ diệt mục tiêu tại Vịnh Arap
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa công bố hình ảnh về cuộc thử nghiệm vũ khí chống hạm mini MK-60 Griffin tại Vịnh Arap.

Thử nghiệm được thực hiện trong khổ cuộc diễn tập nhằm tăng cường khả năng đối phó với những nguy cơ đến từ đội tàu chiến cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của Iran khi lực lượng Mỹ đi chuyển qua khu vực này.

"Hệ thống MK-60 Griffin có thể chống lại tất cả các mục tiêu cỡ nhỏ đến vài trăm tấn có tốc độ cao trên biển trong phạm vi chiến đấu. Qua thử nghiệm, vũ khí đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy rất cao. Vũ khí này sẽ được trang bị cho tất cả các tàu chiến của Mỹ hoạt động trong khu vực", Phó Đô đốc Jim Malloy thuộc Hải quân Mỹ cho biết.

Hệ thống MK-60 Griffin khai hỏa.
Hệ thống Mk60 với tên lửa AGM-176 Griffin được phát triển cho nhiệm vụ bảo vệ chiến hạm khỏi các mục tiêu nhỏ có tốc độ cao có thể chọc thủng con tàu. Mối đe dọa có thể đến từ các tàu thuyền chạy bằng động cơ hay bất cứ phương tiện mặt nước nào của đối phương được trang bị một thiết bị nổ mạnh mẽ.



Mk60 có thể tiêu diệt các mục tiêu trước khi mục tiêu bay vào tầm ngắm của các pháo hoặc súng máy nòng nhỏ gắn trên tàu. Như vậy, tổ hợp tên lửa Mk60 đảm bảo tạo ra một lá chắn cho con tàu chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.

Một tổ hợp Mk60 hoàn chỉnh bao gồm nhiều module có thể được lắp đặt trên bất kỳ tàu chiến hoặc ca nô nào. Hệ thống này bao gồm bệ phóng và bàn điều khiển được gắn trên tàu và các tên lửa AGM-176 Griffin được cung cấp bởi container vận chuyển - phóng.

Tên lửa Griffin trông rất giống với các tên lửa chống tăng có điều khiển do được kế thừa từ các dự án vũ khí tên lửa dẫn đường trước đó, bao gồm FGM-148 Javelin và AIM-9X Sidewinder. Ngoài phiên bản trên hạm, hiện tên lửa AGM-176 đang được trang bị trên các máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng tấn công và máy bay không người lái của Không quân Mỹ.

Các tên lửa dẫn đường AGM-176 có trọng lượng 15 kg và mang 6 kg đầu đạn nổ phá mảnh. Tên lửa được trang bị một động cơ mạnh mẽ và có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 5,6 km. Griffin sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp.

Tùy thuộc vào mục đích của hệ thống tên lửa mà có thể sử dụng hệ thống dẫn đường thích hợp nhất. Để tấn công các mục tiêu cố định, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính hay vệ tinh thu nhận tín hiệu từ vệ tinh GPS. Trong trường hợp tấn công mục tiêu di động, Griffin sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán chủ động.

Nhà sản xuất Mỹ khẳng định, việc sử dụng các tên lửa Mk60 sẽ đảm bảo cho các tàu chiến có thể chống lại tất cả các mối đe dọa từ mặt nước, kể cả những cuộc tấn công tự sát Mỹ có nguy cơ phải đối mặt khi di chuyển qua Vịnh Arap.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/he-thong-diet-ham-mini-my-diet-muc-tieu-tai-vinh-arap-3393653/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ankara tuyên bố S-400 phát hiện F-16 từ cự ly... 600 km

(Bình luận quân sự) - Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ thêm khả năng tuyệt vời của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf nhập khẩu từ Nga sau khi thử nghiệm.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết định tiết lộ thêm kết quả thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua của Nga, khi họ công khai dữ liệu màn hình radar của S-400 trong quá trình triển khai chiến đấu.

Khi radar cảnh giới được bật lên, máy bay chiến đấu F-16 hoàn toàn không phải được phát hiện trong phạm vi 200 km như phía Mỹ tuyên bố và cũng không phải là 350 km như các chuyên gia dự tính, con số này thực tế lên tới 600 km, tiến sát tới giới hạn khu vực phủ sóng radar của hệ thống phòng không này.

Thông tin khẳng định radar cảnh giới của S-400 Triumf phát hiện tiêm kích F-16 từ khoảng cách lên tới 600 km đã được ông Alexander Artamonov - một gia phân tích của tờ Zvezda cho biết, có đề cập đến dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.




Kết quả thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf được Thổ Nhĩ Kỳ đáng giá rất tích cực
Đáng chú ý là theo trang gazeta.ru, bài kiểm tra mà Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng cho hệ thống S-400 Triumf của mình có tính chất và các yêu cầu thậm chí còn khó khăn hơn cả bài kiểm tra cấp nhà nước của chính Nga.

Cụ thể trong cuộc thử nghiệm, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng 2 tiêm kích F-16, 1 tiêm kích F-4 và 1 trực thăng bay liên tục trong 8 giờ, chúng được tiếp nhiên liệu trên không và tiếp cận hệ thống S-400 từ nhiều hướng.

Theo báo cáo, các phương tiện đã cơ động ở các dải tốc độ và độ cao khác nhau, bao gồm cả độ cao rất nhỏ, thậm chí các phương tiện tiếp cận đã có lúc đưa tốc độ về bằng không nhưng radar của S-400 vẫn phát hiện và kết thúc bằng việc phóng tên lửa giả định (tín hiệu điện tử) tiêu diệt mục tiêu.


Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa công bố kết quả thử nghiệm khi F-16 bay thấp và mang khí tài tác chiến điện tử
Liên quan đến hiệu quả tác chiến, rõ ràng chúng ta đang nói về cơ hội duy nhất của S-400 Triumf để bắn vào mục tiêu ngay cả trước khi nó đi vào khu vực bị ảnh hưởng. Nói cách khác, máy bay chiến đấu F-16 mô phỏng cuộc tấn công sẽ bị bắn hạ bởi một tên lửa ở khoảng cách tối đa.

"Điều rõ ràng là đây là lý do tại sao Mỹ không muốn cho các máy bay chiến đấu F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm với S-400. Có thể đối với một chiếc máy bay tàng hình, khoảng cách phát hiện và phá hủy sẽ ít hơn, tuy nhiên rõ ràng từ khoảng cách 300 - 350 km, F-35 sẽ bị phá hủy", một nhà phân tích của Avia.pro cho biết.


Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng trong bài thử nghiệm trên, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay ở độ cao tối ưu và không mang khí tài tác chiến điện tử nên S-400 mới phát hiện được ở cự ly trên, số liệu sẽ giảm đi nhiều nếu nó bay thấp bám địa hình.



Ngoài ra cần làm rõ rằng tại thời điểm này, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẵn sàng mua một lô S-400 khác của Nga.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/ankara-tuyen-bo-s-400-phat-hien-f-16-tu-cu-ly-600-km-3393664/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tầm bắn mới của Iskander bao phủ 80% diện tích châu Âu

(Bình luận quân sự) - Sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và phát triển vũ khí mới, Nga cũng lập tức gia tăng tầm bắn cho tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander.

Hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander sẽ được trang bị một loại đạn tấn công tầm xa độc đáo có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2.000 km, mặc dù cho đến nay khả năng của hệ thống vũ khí này chỉ giới hạn trong phạm vi 500 km.

Những thông tin trên mới được Tập đoàn nhà nước Rostec trình bày trong một bản đồ họa, trong đó giới thiệu chung về tất cả các phiên bản hệ thống tên lửa Iskander của Nga, cả loại đã và sẽ được đưa vào trang bị trong tương lai.

Trong đó bao gồm biến thể cơ bản của hệ thống tên lửa Iskander là 9K720, một phiên bản hiện đại của Iskander-M và phiên bản trang bị 2 tên lửa hành trình Iskander-K có khả năng bao quát khoảng cách lên tới 2.000 km.




Infographic được Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga giới thiệu về các phiên bản tên lửa chiến thuật Iskander
Với khả năng mới của tổ hợp Iskander được trang bị tên lửa tầm xa, hệ thống vũ khí này khi được triển khai tại khu vực Kaliningrad sẽ đủ sức bắn trúng mục tiêu trên 80% diện tích châu Âu, chỉ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là ngoại lệ.

Cần làm rõ rằng có khá nhiều tranh cãi liên quan đến tầm bắn của tên lửa Nga đối với phiên bản Iskander-K, bởi vì phía Mỹ tin rằng đây không phải là tên lửa hành trình mà là tên lửa đạn đạo có mã định danh 9M729.

Đáng chú ý là sự xuất hiện của các tên lửa tầm xa trang bị cho tổ hợp Iskander-K đã được Bộ Quốc phòng Nga công khai vào năm 2018, tuy nhiên không rõ lý do vì sao những dữ liệu này không được báo chí phương Tây chú ý.


Tầm bắn mới của tên lửa Iskander sẽ bao trùm lên tới 80% diện tích châu Âu
Theo diễn biến kể trên, rất dễ nhận thấy Nga đã có bước đi rõ ràng nhằm đáp trả việc Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF và bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới.


Tuy nhiên như Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, Moskva sẽ chưa triển khai tên lửa mới có tầm bắn vượt ngoài phạm vi của Hiệp ước INF trong trường hợp Mỹ chưa thực hiện bước đi tương tự.



Nhưng trên hết, cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ sẽ khiến các quốc gia châu Âu thành viên của NATO cảm thấy lo ngại nhất, bởi họ sẽ trở thành đối tượng bị ảnh hưởng rõ ràng trong cuộc đua tranh giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tam-ban-moi-cua-iskander-bao-phu-80-dien-tich-chau-au-3393662/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nhắc lại, Tomahawk (TLAM) đã bị hủy bỏ sản xuất, hiện Mỹ ko còn tên lửa hành trình tầm xa mới nào , JASSM thì chỉ dùng được trên máy bay, ko lắp được vào VLS

Last month, the U.S. Navy placed its final order for 100 replacement Tomahawks, citing a new cruise missile under development as the reason for closing the production line. Well and good, but the new missiles are not expected to be available until 2030.

https://www.defensenews.com/opinion/commentary/2018/05/29/why-the-us-should-stock-up-on-tomahawks/


Janes

Raytheon receives last Tomahawk production contract from USN

The US Navy (USN) has placed a final order for newbuild Tomahawk land attack cruise missiles, ending a production history stretching back four decades.

https://www.janes.com/article/79689/raytheon-receives-last-tomahawk-production-contract-from-usn
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ trúng quả lừa áo - nón chống đạn "Made in China"

Mỹ Trinh | 20/12/2019 02:48 PM

9



Lính hải quân Mỹ thuộc hạm đội 5 sử dụng áo và nón chống đạn - Ảnh: Reuters


Chính phủ Mỹ đã mua phải một số áo chống đạn và mũ chống đạn sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại được khai báo là hàng sản xuất tại Mỹ. Lô hàng này trị giá 640.000 USD.
"Chân gỗ" - nữ điệp viên một chân khiến Đức Quốc xã điên đảo

Chính phủ Mỹ đã mua phải một số áo chống đạn và mũ chống đạn sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại được khai báo là hàng sản xuất tại Mỹ. Lô hàng này trị giá 640.000 USD.

Trang Quartz cho biết hôm 17.12, đặc vụ Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã bắt Arthur Morgan, nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiết bị Giám sát (SEG) về tội gian lận điện tử. Các nhà điều tra nói chủ tịch SEG Samuel Jian Chen cũng có vẻ dính líu vụ gian lận này.

SEG là một nhà thầu quốc phòng, đã bán cho chính phủ Mỹ lô hàng áo chống đạn, mũ chống đạn và phương tiện chống bạo loạn trị giá 64.000 USD. Lô hàng này bị khai man là “sản xuất tại Mỹ” nhưng thực chất là “made in China”.

Các công tố viên Mỹ nói SEG đã cung cấp phương tiện bảo vệ an ninh cho chính phủ Mỹ từ năm 2003. Trong ít nhất 10 lần, ông Morgan nộp bản khai có thề nói sự thật, rằng sản phẩm ông bán cho chính phủ là hãng sản xuất tại Mỹ hoặc các nước khác được Mỹ chấp thuận. Trung Quốc bị loại trừ khỏi danh sách các nước được phép này.

Theo cáo trạng, FBI bắt đầu điều tra SEG từ năm 2018. Hồi tháng 5.2018, một đặc vụ cùng Bộ binh Mỹ xem thấy ảnh chụp một chiếc nón chống đạn - do SEG đăng ký bán trên một trang web chính phủ Mỹ - có vẻ đã bị sửa. Đặc vụ tiến hành một cuộc tìm kiếm truy ngược hình ảnh, phát hiện ảnh của SEG đã bị xóa khỏi trang thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc).

Cáo trạng viết: “Danh mục này cho thấy chiếc nón được giới thiệu là do Tập đoàn xuất - nhập khẩu Trung Quốc Xinxing (CXXC) sản xuất. CXXC do Tổng cục Hậu cần của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) lập năm 1987, và nay do Chính phủ Trung ương Trung Quốc quản lý”.

Các nhà điều tra FBI kiểm tra biên bản giao - nhận hàng do Cơ quan Hải quan - Biên phòng Mỹ (CBP) lập, phát hiện 14 chuyến hàng nón và áo chống đạn do CXXC ở Bắc Kinh gởi đến SEG.

Thời hạn giao hàng trùng hợp với đơn mua nón và áo chống đạn mà Hải quân Mỹ và Bộ Ngoại giao Mỹ đặt với SEG. Biên bản giao - nhận hàng trong khung thời gian này “không chỉ ra việc SEG nhận các lô hàng nón và áo chống đạn từ bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc”, theo cáo trạng.

Khi các đặc vụ FBI tháo lớp mủ bên trong vài chiếc nón chống đạn, họ phát hiện chữ Trung Quốc viết tay trên nón. Một cuộc tìm kiếm truy ngược hình ảnh khác trên một áo chống đạn (do SEG giới thiệu) cũng được phát hiện do CXXC sản xuất.

Nhưng trong các thư điện tử gởi các sĩ quan ở Trung tâm Chiến tranh Hải quân, Morgan khai SEG sản xuất nón và áo chống đạn “tại xí nghiệp của chúng tôi ở phía nam bang Virginia”. Các nhà điều tra nói họ không tìm ra được bất kỳ xí nghiệp ở địa bàn này.

Theo một dữ liệu hợp đồng liên bang, FBI phát hiện SEG bán các phương tiện này cho 5 cơ quan liên bang - trong đó có 3 cơ quan được giấu tên trong cáo trạng - với tổng số tiền 640.000 USD.

Cáo trạng chống lại SEG diễn ra 6 tuần sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc một công ty (ở New York) lén giao ống nhòm nhìn ban đêm và máy quay cảm ứng thân nhiệt “made in China” cho quân đội Mỹ và khai man là hàng “made in USA”.

Và hồi tháng 9, một tay buôn vũ khí 82 tuổi đã bị bắt, vì tội “công khai bán các linh kiện thay thế cho các hệ thống vũ khí Mỹ” cho Lầu Năm Góc trong vòng 20 năm. Một số linh kiện này cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Mối nguy nhận các thiết bị, phương tiện quân sự từ Trung Quốc và các nơi khác này, là những mặt hàng không được phép bán cho chính phủ Mỹ này không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được ấn định, từ đó đặt quân nhân Mỹ và các nước đồng minh vào những nguy hiểm không cần thiết.

“Trường hợp này là một hiện tượng phổ biến rộng hơn so với những gì chúng ta thường thừa nhận”, ông Cedric Leighton, một cựu đại tá không quân Mỹ nói với trang Quartz.

Hiện làm việc cho một công ty tư vấn rủi ro tư nhân, ông Leighton đã điều tra nhiều sai phạm hợp đồng liên bang cho tổ chức phi vụ lợi Project on Government Oversight. Ông nói: “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều vụ gian lận này trong nhiều năm. Chính phủ Mỹ luôn không giám sát chặt chẽ các hợp đồng này, phần nào vì họ không có đủ nhân sự, hoặc họ đang vội mua hàng hóa hoặc dịch vụ”.

Vị cựu đại tá còn nói vụ SEG gian lận cho thấy ‘rào cản gia nhập thị trường này rất thấp. Nói chung, tất cả những gì bạn cần là một sự kết nối internet, một tài khoản ngân hàng, và đối tác sẵn sàng hợp tác ở một quốc gia như Trung Quốc và thế là bạn có riêng một doanh nghiệp bán lại các phương tiện’.

Nhà sáng lập SEG hiện bị giam giữ, nên Quartz không thể lấy được lời bình luận. Ông ta không có luật sư đăng ký trên cáo trạng. Hải quân Mỹ chưa trả lời đề nghị bình luận.

https://soha.vn/my-trung-qua-lua-ao-non-chong-dan-made-in-china-20191220143445295.htm
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
S-400 Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu bắt sống F-35 Mỹ

Bình luận quân sự - Theo báo cáo, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ đã bị tổ hợp phòng không S-400 Triumf của Thổ Nhĩ Kỳ "bắt sống".


Nằm trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, các hệ thống phòng không S-400 Triumf đã có thể bắt được tín hiệu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ bay trên biên giới Syria-Iraq vào ngày 17 tháng 12 năm 2019.

Đây chính là chuyến bay đầu tiên được biết đến của F-35 trong phạm vi radar cảnh giới của tổ hợp S-400 Triumf, sau khi công việc triển khai hệ thống phòng không này ở Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất.

Theo một số nguồn tin, tiêm kích F-35 của Mỹ đã bay ở khoảng cách 450 - 550 km từ vị trí triển khai hệ thống phòng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ và đây là nỗ lực đầu tiên được phía Ankara công bố về việc radar của S-400 nhận biết được chiến đấu cơ thế hệ năm.


Radar cảnh giới của S-400 Thổ Nhĩ Kỳ đã theo dõi được tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chưa bình luận về thông tin này, tuy nhiên vài ngày trước đó đã có thông báo tiêm kích F-16 bị radar S-400 nhìn thấy từ khoảng cách 600 km, tức là ở phạm vi tối đa của hệ thống phòng không này.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 có khả năng theo dõi tiêm kích tàng hình F-35 trong mọi dải độ cao cũng như cự ly và nó tỏ ra vượt trội so với Patriot cũng như THAAD do Mỹ sản xuất.





Các chuyên gia cũng chú ý đến thực tế là trong những tuần tới Thổ Nhĩ Kỳ có thể triển khai S-400 để theo dõi F-35 của Israel, khi các căn cứ không quân của Israel với tiêm kích F-35I Adir thường xuyên có hoạt động tại khu vực này.








00:00
/
00:00


Thông tin radar S-400 Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ thực chất không gây ngạc nhiên khi Nga từng làm được điều tương tự với F-35 của Anh bằng radar của tổ hợp Triumf triển khai tại căn cứ Hmeimim.



Tiêm kích F-35 luôn "giấu bài" trong các chuyến bay trinh sát và luyện tập
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự cũng lưu ý đến thực tế rằng trong các chuyến bay trinh sát hoặc luyện tập, tiêm kích tàng hình F-35 luôn bay ở độ cao lớn và đeo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar Luneburg Lens, khiến nó chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4.

Trong tác chiến thực tế, F-35 sẽ tháo bỏ thiết bị Luneburg, thực hiện đường bay thấp bám địa hình và mang theo thiết bị tác chiến điện tử, khi đó việc phát hiện ra nó là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Trong nhiều vụ oanh kích tại Syria, lực lượng phòng không chỉ nhận biết mình đã trở thành đối tượng tấn công của tiêm kích tàng hình F-35I Adir khi mảnh bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB được tìm thấy trong đống đổ nát, còn trên màn hình radar hoàn toàn không có tín hiệu của F-35.
https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/s-400-tho-nhi-ky-lan-dau-bat-song-f-35-my-3393767/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Trung Quốc sẽ hợp lực 2 tàu sân bay để cô lập Đài Loan, giành ưu thế trên Biển Đông
Huyền Chi Chủ Nhật, ngày 22/12/2019 - 11:12huyenchi@viettimes.vn
VietTimes -- Tàu sân bay mới của Trung Quốc có khả năng sẽ hợp đội cùng với chiếc tàu sân bay đầu tiên để hình thành một bộ đôi tác chiến trên biển, nhằm cắt đứt sự tiếp cận quân sự của các nước bên ngoài với Đài Loan trong viễn cảnh chiến sự xảy ra - theo một phân tích của một chuyên trang quân sự và giới chuyên gia quốc phòng.




Sơn Đông, Type 001A, tàu sân bay đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc (Ảnh: SCMP)

Theo phân tích của tạp chí Naval and Merchant Ships có trụ sở tại Bắc Kinh, thay vì chiến đấu đơn độc, tàu sân bay Sơn Đông - mới được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào chiều thứ Ba (17/12) - sẽ phối hợp với tàu Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm được cải biến từ tàu Varyag lớp Kuznetsov của Liên Xô, để hình thành một bộ đôi tác chiến đầy sức mạnh nhằm ngăn chặn các tàu của Mỹ hay Nhật Bản tiếp cận Đài Loan trong trường hợp Mỹ-Nhật cử lực lượng tới viện trợ cho hòn đảo này.

"Một nhiệm vụ quan trọng khác của nhóm tàu sân bay này là ngăn chặn các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ cất cánh từ một căn cứ hải quân ở đảo Guam. Điều này sẽ ngăn máy bay Mỹ nhằm vào các đội hình vận tại mặt đất và tàu ngầm của Trung Quốc" - phân tích trong bài viết đăng tải trên tạp chí trên có đoạn.

Ngoài 2 tàu sân bay Sơn Đông và Liêu Ninh, nhóm tác chiến này còn bao gồm 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055, tàu khi trục tối tân nhất khu vực, 4 tàu khu trục nhỏ lớp Type -54, 6 tàu khu trục nhỏ tên lửa dẫn đường, 1 con tàu hậu cần và 3 tàu ngầm hạt nhân lớp Type 093B.





Nhà bình luận về quân sự Song Zhongping của Hong Kong (Trung Quốc) nói rằng một nhóm tác chiến có bộ đôi tàu sân bay như vậy có thể giúp quân đội Trung Quốc mở rộng tầm tác chiến từ bờ biển của đại lục cho tới các vùng biển và không phận xung quanh Đài Loan.

"Chặn sự tiếp cận của hạm đội Mỹ và Nhật với Đài Loan là nhiệm vụ chính của quân đội Trung Quốc" - ông Song nói - "Tuy nhiên, để giành lợi thế lớn nhất trên biển và trên không, quân đội Trung Quốc cần phải điều phối không chỉ nhóm bộ đôi tàu sân bay này, mà cả hoạt động chung giữa các đơn vị chiến đấu khác nhau, như lực lượng tên lửa, binh sĩ đổ bộ lưỡng cư cùng nhiều nhóm khác".

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming cũng nhất trí với quan điểm trên, nói rằng một nhóm tác chiến 2 tàu sân bay sẽ tạo cho quân đội Trung Quốc một "tấm lá chắn lớn hơn" và cho phép họ ngăn chặn mọi hạm đội nước ngoài có ý định can thiệp ở Đài Loan.

"Cả 2 tàu sân bay này có khả năng phóng đi gần 30 chiến đấu cơ J-15 để nhắm vào mọi máy bay chiến đấu thuộc nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ, từ đó giảm thiểu sức mạnh về quân số của lực lượng Mỹ một cách hiệu quả" - ông Zhou nói.

Tuy nhiên, vị chuyên gia nói thêm: "Nhóm tác chiến 2 tàu sân bay đơn thuần là một đội hình chiến đấu phòng thủ - nó không đủ sức mạnh để tạo đòn tấn công nhằm vào các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt là trong lúc đang phải ứng chiến với các nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ".

Ông Zhou nói Bắc Kinh xem Đài Lam như một trong những "lợi ích cốt lõi của quốc gia", và sẽ "không dung thứ" nếu Đài Loan có hành động thực tế để tuyên bố độc lập.

Ngoài khu vực xung quanh Đài Loan, tàu Sơn Đông cũng sẽ tập trung vào khu vực Biển Đông - theo một bài xã luận đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của tờ Nhân dân Nhật báo hôm 18/12.
https://m.viettimes.vn/trung-quoc-se-hop-luc-2-tau-san-bay-de-co-lap-dai-loan-gianh-uu-the-tren-bien-dong-376503.html
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Su-25SM3 thoát đòn khi bị tấn công tại Idlib

(Vũ khí) - Với trang bị đỉnh cao, cường kích Su-25SM3 đã không hề hấn gì khi bị tấn công trong lúc thực hiện nhiệm vụ không kích phiến quân tại Idlib.

Hình ảnh trên nằm trong đoạn video vừa được truyền thông Nga công bố về cuộc không kích của Không quân Nga với sự tham gia của những cường kích Su-24 và Su-25SM3. Trong video, máy bay Nga đã thực hiện nhiệm vụ với trần bay rất thấp có thể nhìn rõ bằng mắt thường.

Su-25SM3 tác chiến tại Idlib.
Chọn chiến thuật tấn công kiểu tầm thấp, các cường kích Nga đã vấp phải sự phản kháng và tấn công đáp trả từ lực lượng phòng không phiến quân trong khu vực. Hàng loạt đạn từ súng phòng không được phóng lên nhằm về phía máy bay Nga nhưng Su-25SM3 vẫn tiến hành không kích như không có chuyện gì xảy ra.

Để Su-25SM3 có thể vượt qua trận mưa đạn là nhờ vào khả năng hoạt động rất hiệu quả của hệ thống tác chiến điện tử L370K25 Vitebsk cùng hàng loạt thiết bị tối tân khác được Nga trang bị trên dòng cường kích này.



Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29.

Chính vì vậy, Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời chế áp tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa địch.

Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov nói: "Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi. Tần số, phương pháp mã hoá tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại".

Chính những máy bay như Su-25SM3 hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công. Với tính năng đặc biệt của Su-25SM3, rõ ràng sự xuất hiện của Su-25SM3 tại Syria không chỉ tăng cường khả năng đối phó với mục tiêu của khủng bố dưới mặt đất mà còn thêm khả năng áp chế điện tử trên không với nhiều mục tiêu nếu chúng đe dọa đến sự an toàn của binh sĩ và căn cứ Nga tại Syria.

Đây chính là nguyên nhân khiến Nga vừa âm thầm điều thêm Su-25SM3 đến Syria dù tại đây đang có sự phục vụ của Su-34 cùng với Su-30 và Su-35. Căn cứ theo dữ liệu thu thập được, Công ty ImageSat International (ISI) của Israel cho biết, Nga đã điều thêm 2 chiếc Su-25SM3 đến Hmeymim.

Thông tin này cũng được vị đại diện cơ quan báo chí của Không quân Nga, ông Vadim Astafiev thừa nhận và cho biết, những chiếc Su-25SM3 xuất hiện tại căn cứ không quân Hmeymim nằm trong lô Su-25SM3 mới được Không quân Nga tiếp nhận hồi giữa tháng 4/2018.
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/su-25sm3-thoat-don-khi-bi-tan-cong-tai-idlib-3393831/

hoho sau vài năm ngã đau, Nga rút tỉa kinh nghiệm, nâng cấp Mi, Ka, Su, giờ bay ầm ầm bỏ bom bắn tên lửa vào đầu bọn khủng bố tha hồ mà ko sợ bị bắn hạ, đâu có như AH-64, F-15/16, A-10 bị bắn hạ liên tục
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hiện trường khủng khiếp tên lửa Kalibr tấn công phiến quân
(Vũ khí) - Truyền thông Nga vừa công bố đoạn video ghi lại hiện trường khủng khiếp sức công phá của tên lửa Kalibr khi tấn công phiến quân.

Hình ảnh hiện trường vụ tấn công do chiến hạm Nga thực hiện khi hiện diện bên ngoài căn cứ Tartus từ đầu tháng 11 nhưng đến nay mới được công bố. Không rõ số lượng tên lửa được phóng đi nhưng hình ảnh hiện trường cho thấy, tất cả mục tiêu trên diện tích vài trăm mét vuông đều đã bị phá hủy, mặt đất đã bị cày xới và khoét thành nhiều hố sâu.

Hiện trường vụ tấn công được cho là Kalibr thực hiện.
Ban đầu, người ta cho rằng đây là hiện trường tấn công bằng tên lửa đạn đạo Tochka do quân đội chính phủ Syria thực hiện. Tuy nhiên, tại hiện trường người ta đã thu được những mảnh vụn của tên lửa đã chứng minh, chính tên lửa từ chiến hạm Nga đã thực hiện vụ tấn công này.

Điểm đặc biệt đặc biệt đây chính là vụ tấn công của tàu Đô đốc Essen và tên lửa chỉ mất 137 giây để đánh trúng mục tiêu cách xa gần 300km. Ngay khi hình ảnh và thông tin về vụ tấn công được công bố, giới chuyên gia đã trầm trồ về tính năng cũng như sức mạnh của tên lửa Kalibr và tàu chiến Nga, nhưng sau đó, nhiều chi tiết đã được phân tích làm xuất hiện nhiều điểm
mới bất ngờ.

Nếu Kalibr sau khi phóng đi bay với vận tốc không đổi thì dễ dàng tính ra trong mỗi giây nó phải vượt qua được quãng đường hơn 1.800 m, tức là tốc độ tương đương Mach 5,5, vượt quá xa con số Mach 3 mà Nga công bố về vũ khí này.

Nhưng thực chất tên lửa Kalibr không phải là loại sử dụng động cơ dòng thẳng như Oniks, nó bay hành trình 2 giai đoạn với thời kỳ đầu chỉ giữ vận tốc Mach 0,8 rồi tiến sát mục tiêu mới đẩy tốc độ lên mức siêu âm.

Như vậy, theo lý thuyết thì không thể có chuyện tên lửa Kalibr vượt qua quãng đường 250 km chỉ trong vòng 137 giây, thậm chí con số này kể cả tên lửa thuộc các hệ thống phòng không như Shtil-1 hay Redut cũng chẳng thể nào đạt được.

Nhưng một khả năng khác cũng được nhắc tới đó là Nga đã thử không phải tên lửa 3M54 Kalibr mà là loại 3M22 Zircon mới được phát triển và bắt đầu trải qua quá trình thử nghiệm, nó hoàn toàn tương thích với bệ phóng trên tàu Đô đốc Essen.

Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon có khả năng đạt tới vận tốc lớn nhất vào khoảng Mach 7, như vậy nếu trừ đi quãng thời gian đạn lấy vận tốc tối ưu thì thời gian mà nó diệt mục tiêu cách xa 250 tỏ ra hợp lý hơn nhiều so với Kalibr. Và chỉ có giả thuyết này được cho là hợp lý với hình ảnh hiện trường bị tàn phá khủng khiếp tại Idlib vừa được công bố.

https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/hien-truong-khung-khiep-ten-lua-kalibr-tan-cong-phien-quan-3393821/
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nước Mỹ 2019: Hơn 400 vụ xả súng cướp đi sinh mạng gần 15.000 người

vietnamplus.vn/nuoc-my-2019-hon-400-vu-xa-sung-cuop-di-sinh-mang-gan-15000-nguoi/614696.vnp

Dân mỹ tự giết nhau còn hơn chiến tranh hoho
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top