[Funland] Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
(Tiếp tục)

5. Vấn đề cốt lõi – hệ thống khí tài trên máy bay

Một công trình sư chế tạo máy bay nổi tiếng đã nói rằng: “Từ nhu cầu phát hiện địch đã nảy sinh ra hệ thống theo dõi & ngắm bắn mục tiêu. Cần phải nhìn thấy đối phương. Cần phải có những hệ thống thiết bị với nguyên lý hoàn toàn mới trong dải định vị bằng ra-đa cũng như bằng hệ thống quang-điện tử”.

Cách tiếp cận vấn đề của Viện sỹ Fedosov còn “cách mạng” hơn: “Điểm nhấn chính của máy bay thế hệ 5 chính là hệ thống thiết bị khí tài của chúng. Nếu nói về những kinh nghiệm của Mỹ (mà hiện tại họ vẫn đang đang dẫn đầu) thì đầu tiên cần phải chỉ rõ rằng trong phạm vi những tiêu chí của họ, người Mỹ về nguyên tắc đã bước sang một nguyên lý hoàn toàn mới, đó là việc điều khiển các hệ thống khí tài, vũ khí trên máy bay bằng hệ thống gọi là “không gian ảo” - виртуальное пространство – virtual space. Tôi cho rằng hệ thống điều khiển máy bay kiểu “không gian ảo” này cần phải là một tiêu chí quan trọng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm”.

Không gian nói trên được tạo ra trên nền của một số thành phần như:

- Đối với mỗi chuyến bay, tất cả các thông số về tuyến bay, hình ảnh ba chiều (3D) của địa hình khu vực dự định tác chiến tại đó, tất cả các thông tin về mục tiêu, về phòng không đối phương.v.v...sẽ được nạp vào hệ thống qua thiết bị trung gian chẳng hạn như đĩa quang, đĩa từ, flash memory...
- Trong quá trình bay, các thông tin thực nhận được từ các hệ thống theo dõi, định vị, đẫn đường.v.v...được cập nhật và so sánh với những thông đã nạp từ trước.
- Các thông số chính về hình dạng các loại máy bay khác và thiết bị của chúng (đối với máy bay thế hệ 5).
- Tất cả các quá trình phát hiện và theo dõi mục tiêu được xem xét tổng thể trong sự phối hành động của một nhóm. Xuất hiện các yếu tố điều khiển đường bay trong không chiến (ví dụ: một máy bay có thể đóng vai trò trung tâm chỉ huy, các máy bay khác hành động theo chế độ tắt các thiết bị vô tuyến).

Một tập hợp tất cả các thành phần kể trên sẽ tạo thành không gian ảo cho phi công. Kết quả là người lái luôn luôn nhìn thấy trên một màn hình không gian ba chiều vị trí tương đối của mình đối với địa hình phía dưới và vị trí các điểm phòng không đối phương. Còn trên màn hình khác sẽ phản ánh hiện thực các thao tác chiến đấu. Nếu trong tình huống không chiến, phi công sẽ hình dung được một bức tranh tổng thể: vị trí của đối phương, đường bay của tên lửa.v.v...Sự kiện bắn rơi máy bay đối phương cũng sẽ được ghi lại trên hệ thống, một việc mà cho đến nay chưa có hệ thống nào làm được.

Về tần công các mục tiêu mặt đất từ các máy bay thế hệ 5 sẽ được hình dung như sau: những quả bom (tên lửa) ném xuống trên thực tế sẽ lùi về sau máy bay và phi công sẽ không nhìn thấy chúng. Mặt khác, họ sẽ nhận được thông tin về đường bay của bom (tên lửa) và độ chính xác vào mục tiêu của chúng qua hệ thống định vị vệ tinh truyền vào máy bay.

Ngoài ra, để có thể chế tạo máy bay thế hệ 5, một số công nghệ và kỹ thuật sau đây cần phải được áp dụng:

- Công nghệ tính toán cao cấp nhằm đảm bảo cho máy bay một hệ thống tính toán điều khiển hoàn toàn mới có cấu trúc không gian phân bố đều trên máy bay. Với một cấu trúc như vậy, thời gian thao tác chỉ huy, nhận và thực hành các lệnh sẽ giảm đi đáng kể, và đó là tiền đề cho sự chiến thắng trong trận chiến.
- Hệ thống vô tuyến định vị mới có khả năng quan sát bao quát xung quanh máy bay được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp khẩu độ. Nguyên tắc này dựa trên ý tưởng tích hợp tất cả các ăng-ten và các thiết bị phát tần số cao vào một cấu trúc thồng nhất nhằm giảm thiểu sự phát xạ radio, đảm bảo độ tàng hình cho máy bay, đảm bảo tính đa năng của máy bay.

6. Những thành tựu đã đạt được

Những phân tích ở trên cho thấy để triển khai thành công dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm người Nga cần phải có một sự liên kết các tổ hợp thiết kế - chế tạo lại với nhau (Sukhoi, Mikoyan, Yakovlev...) và gắn kết với các cơ quan chức năng của chính phủ để có thể huy động tối đa và tối ưu nguồn lực.

Một số quan chức như Tổng Giám đốc tổ hợp Su-khôi M. Pogosyan và Viện sỹ E. Fedosov còn nhận định xa hơn khi nói tới vấn đề hợp tác quốc tế để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5. Các ông nhận định rằng dự án máy bay thế hệ 5 JSF của Mỹ hiện cũng là một dự án “xuyên quốc gia” và nước Nga nếu muốn không bị đẩy ra khỏi thị trường mua bán vũ khí (ở đây là máy bay chiến đấu) thì vấn đề hợp tác quốc tế là không thể tránh khỏi.

Fedosov cho rằng tiềm năng hợp tác không chỉ giới hạn ở Ấn độ và Trung quốc (đối với Tổ hợp Su-khôi) mà còn có thể là các hãng chế tạo máy bay châu Âu bởi chính quyền lợi của họ cũng bị chương trình JSF “uy hiếp”, nhất là người Pháp và người Đức bởi họ cũng đang có tham vọng chế tạo một loại máy bay chiến đấu châu Âu Eurofighter thế hệ 5. Như vậy, một sự hợp tác dạng “ lấy công nghệ từ châu Âu, lấy tiền từ châu Á” dường như là phương án không tồi cho người Nga để phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 của mình.

Còn hiện tại, nước Nga đã có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện chương trình chế tạo máy bay thế 5 của mình. Vào tháng 2 năm 2006, theo sắc lệnh của Tổng thống V. Putin đã thành lập Liên hiệp Tập đoàn chế tạo máy bay United Aircraft Corporation (UAC) - Объединённая авиастроительная корпорация (OAK). Đó là tập đoàn nhà nước hiện lớn nhất nước Nga được lập trên cơ sở các tổ hợp thiết kế chế tạo máy bay thành viên như: Beriev, nhà máy Irkutsk Aviation, Russian Avionics Design Bureau, IRKUT AviaSTEP Design Bureau; BETA AIR; Mikoyan, Sukhoi, Ilyushin, Tupolev,Yakovlev, nhà máy TAPO-Tashkent, Uzbekistan.

Tập đoàn có chức năng đa dạng trong đó có thiết kế chế tạo các loại máy bay dân dụng, quân sự, vận tải, không người lái. Chủ tịch Tập đoàn là ông Sergei Ivanov – Phó TT, Bộ trưởng Quốc phòng Nga.

Sơ đồ máy bay thế hệ 5 hạng nặng - T50


Thừa kế các nghiên cứu trước đây của các Tổ hợp Sukhôi, Mig, Yakovlev..., hiện nay tại Tập đoàn các chương trình nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ 5 đang được tiến hành dưới một cái tên chung là “Hệ thống máy bay chiến đấu tiền tuyến tương lai – PAK FA” - Перспективный авиационный комплекс фронтовой авиации ПАК ФА. Nằm trong chương trình PAK FA là các dự án:

- Dự án máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ LFI với các mẫu S56, S57 (Sukhôi), Mig 1.27 (Hình như đã kết thúc)
- Dự án máy bay chiến đấu đa năng MFI với các mẫu Su 47, Mig 1.44 (Đã kết thúc)
- Dự án phối hợp cả Sukhoi và Mig vào để thiết kế mẫu tạm gọi là I21 (Истребитель – 21) - PAK FA: theo dự án này, Tổ hợp Sukhôi sẽ chủ trì việc chế tạo dòng máy bay hạng nặng có mã hiệu T50 (có trọng lượng tới 35 tấn) để đối với F22 Raptor, Tổ hợp Mig sẽ chủ trì đảm trách việc chế tạo dòng hạng nhẹ để đối với F35 Lightning. Vào ngày 6/4/2007 các tổ hợp đã bảo vệ thành công trước Bộ QP Nga mẫu máy bay thế hệ 5. Bộ trưởng QP nhận định các chuyến bay thử nghiệm sẽ bắt đầu vào năm 2009 trước khi sản xuất hàng loạt.

So sánh T50 với F22 Raptor của Mỹ


Tài liệu tham khảo:
1. http://aeronautics.ru/
2. http://www.aviapanorama.ru/
3. С.Сокут - "Независимого военного обозрения" Авиация и космонавтика № 1 2000 г.


(Hết)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Tại sao Nga chưa sản xuất G5. Tại sao Nga lại hợp tác với Ấn Độ.

Có một số lý giải, lô đầu tiên G5 cho Ấn Độ vì đó là kết quả của một hợp đồng từ khi Nga còn nghèo ?? Lý giải này không vững, dù nghèo, người ta cũng không đưa đi đồ vũ khí đỉnh nhất, nếu nó thật sự là đỉnh nhất. Nếu như Nga thấy G5 là đỉnh, thì họ có thể bán đi nhiều thứ khác, như Su-35. Còn chiếc Su-37 nữa, chuyên tiêm kích, Ấn Độ cũng cần, Nga cũng dừng do trước đây thiếu tiền, nay, thiết kế Su-37 chưa kịp làm thì đã có các chương trình trội hơn, như Su-47. Trong khi đó thì Su-35 đã tiến bộ khá nhiều và được sản xuất vì không cần nhiều thêm thời gian nghiên cứu, thử nghiệm nữa.

Như vậy, nếu lý giải đó là một hợp đồng cũ, thì Nga đã thỏa mãn điều mà Ấn Độ mơ ước từ lâu là Su-35, Su-37.



Giải thích như thế nào đây ??

Một là, Ấn Độ khác hẳn Tầu. Tầu từ cổ chí kim chỉ đi copy, từ ô tô cho đến súng trường, máy bay cũng vậy. Nhưng Ấn Độ có ô tô Nano độc đáo của họ. Điều này nghĩa là thế nào ?? Ấn Độ đủ kiến thức để hiểu được những gì cần cho họ, đương nhiên những điều đó khác với các nước đã phát triển. Họ phải dùng đồ giống Nga chỉ vì chưa tự thiết kế được máy bay. Nhưng ô tô thì khác. Như vậy, nếu đủ trình độ thì Ấn Độ cần một loại máy bay không giống Nga.

Hai là, máy bay thế hệ G5 Mỹ là chiếc F-22 đã thật sự ưu thế chưa ?? Nó có tốc độ rất thấp, M1,8-M2 cao nhất, thấp hơn MiG-31 hẳn một M. F-22 có thật sự tàng hình không ?? ồ, các trạm radar cổ được cải tiến có thể bắn nó từ 70km hình như anh Triều Tiên vẫn tuyên bố là theo dõi đc F-22 bay ở Nhật đấy cái này thì chắc là nó không nổ , và tác dụng tàng hình hoàn toàn vô dụng với các trạm radar dm của S-300, S-400 ở tầm 300km. Khi không chiến, F-22 nếu muốn tàng hình phải tắt radar. MiG-31 cũng có cả bước sóng dm và m, nên dẫm bắn vào F-22 ở khá xa, còn khi dùng radar khác như tín hiệu từ trạm S-300 thì MiG-31 không vấp phải vẫn đề gì với F-22 cả, khi đó, chỉ còn là chiếc F-22 bay quá chậm.
Như vậy, F-22 không phải là máy bay không chiến tốt.


Thật ra, những ưu thế trội nhất của F-22 là gì, là máy tính rất nhiều CPU (50 CPU) và radar AESA tạo chùm nhanh. Đặc điểm này cho phép nó quét và phân tích mặt đất tốt, còn trên không thì không cải thiện nhiều. Thậm chí, trong không chiến, radar AESA của F-22 còn phải bỏ một ưu thế truyền thống trong máy bay phương Tây trước máy bay Nga, là trước đây các radar phương Tây có bộ lọc sóng, dải tần rất hẹp, độ ồn thấp. Nga do dùng nhiều bước song, nên không dùng được kỹ thuật này, độ ồn cao.

Với khả năng lẩn tránh radar, không với nước mạnh thì cũng lẩn được radar nước yếu, không lẩn được ở gần thì lẩn ở xa, rõ ràng, F-22 có khả nănng luồn sâu. Ưu thế trội nhất của radar F-22 là quét đất, vậy nó là máy bay tấn công mặt đất đột kích. Điều này quá khó hiểu, nó ngược với những gì người ta quảng cáo về nó, nhưng lại dễ dàng giải nghĩa chuyện G5 Nga và Ấn Độ.



Khác với những quảng cáo của F-22 và giống với sự thật về nó, Nga đã thử nghiệm mẫu MiG-1.42 từ đầu thập niên 199x, khi F-22 chưa ổn định thiết kế, còn chương trình MFI bắt đầu từ 1983. Không những thế, lúc này cấu hình thân cánh máy bay đã hoàn chỉnh, còn đợi thiết bị, chứ cho đến nay mẫu này vẫn không thay đổi nhiều thân cánh. Việc thử nghiệm trên mặt đất giai đoạn cuối (trượt taxi trên đường băng) hoàn tất 1994 và máy bay xuất hiện trên không trước công chúng 1997 (MAKS 97). Thế tại sao Nga không tiếp tục chương trình này ?? Vì giống với sự thật trong tính năng của F-22, MiG-1.42 là MFI, máy bay đa năng tiền tuyến, tức là thiên đối đất.
http://www.airforce.ru/photogallery/...y1/mfi/mfi.htm
http://www.military-today.com/aircra...an_mig_mfi.htm
http://www.ctrl-c.liu.se/misc/ram/i-42.html
http://www.aviastar.org/air/russia/mig-142.php
http://aeroweb.lucia.it/~agretch/RAFAQ/MiG1.42.html
http://www.ausairpower.net/Analysis-MiG-MFI.html

Rõ ràng, áp dụng G5 trong không chiến cho đến nay chưa đạt yêu cầu, và các MiG-1.42 và F-22 đều thiên về khả năng đối đất. Mà theo truyền thống Nga, thì khi kinh tế khó khăn, người ta ưu tiên không chiến cho chiến lược đảm bảo tự vệ, như vậy, thu hẹp hợp đồng mua máy bay đối đất thường hay dùng trong tấn công.

MiG-1.42 (MiG-1.41, MiG-1.44) là một trong hai hướng G5 của MiG, trong khi hướng G5 của Sukhoy là S37, nay là Su-47. Hướng không chiến chuyên nghiệp của MiG G5 là MiG-7.1, máy bay MiG-7.1 không chiến không như máy bay không chiến truyền thống, tức là săn đuổi nhau. mà nó mang radar rất to, đạn lớn, hoặt động như một trạm SAM đất đối không, chỉ khác là trạm này bay trên không. Ưu tiên nhào lộn chuyển sang tầm xa mang nặng, khả năng phục hồi tốc độ (gia tốc) hy sinh để đổi lấy tốc độ bay đều tối đa. Tuy nhiên, các khí tài và vũ khí không đủ đáp ứng. Và người Nga không phải xấu hổ khi dừng chương trình này, vì chưa nước nào đáp ứng được các yêu cầu không chiến đó.

Một vài lý do nữa, MiG-1.42 có giá thành đắt, $70 triệu hồi 2003, gấp đôi Su-35.

Như vậy, việc Nga dừng chương trình này có lý do chủ yếu là nó không đáp ứng được yêu cầu không chiến, cái mà người Nga cần.



Còn Ấn Độ. Tất nhiên, họ rất khoái vỏ tàng hình, vì đối thủ tiềm tàng của họ có radar cổ lỗ chứ không phải AESA đủ các bước sóng cm, dm, m của Nga.
Ấn Độ từ lâu theo đuổi hai chương trình máy bay tầm trung và tầm ngắn, rất độc đáo, nhưng trong khi các tính toán khí động lý thuyết dễ đạt được thì kỹ thuật Ấn Độ chưa theo được. Đó là tầm trung Medium Combat Aircraft MCA và tầm ngắn LCA. Máy bay đa năng tầm ngắn Ấn Độ có yêu cầu nhiệm vụ rất giống MFI, là đa năng tiền tuyến. Chính vì thế, họ thích chương trình MiG-1.42. Điểm xa nhau nhất của MiG với Ấn là giá thành. Vì vậy, MiG đã phát triển riêng cho Ân Độ một phiên bản, chính là G5 Nga-Ấn. Máy bay này nhỏ hơn MiG-1.42, cũng giảm đi một số yêu cầu chiến đấu.

Như vậy, có những điều rất khó hiểu nhưng mà là thật. Một là, G5 đến nay chưa thỏa mãn yêu cầu không chiến. Hai là, Nga đúng là sản xuất cho Ấn Độ G5 nhưng lại giữ cho mình G4+. Hiện nay, chương trình F-22 được quảng cáo thái quá, dân PR cho nó quá nhiều, nên người ta không hơi đâu vã bọt mép đi cãi lằng nhằng với bọn này, vì vậy, chuyện G5 hiện nay chỉ thích hợp cho đối đất ít được nhắc đến. Nhưng đó lại là sự thật.

Trên kia có một số hình ảnh và video của chiếc MiG-1.42.





Không chỉ cải tiến để giảm giá, chương trình G5 Nga Ấn còn có nhiều nét thiết kế rất Ấn Độ, mặc dầu trước đó chỉ có trên bản vẽ là lý thuyết. Hai đặc tính của MiG và Ấn lai nhau.

Đặc trưng rất riêng của LCA Ấn Độ là máy bay chỉ có hai tấm cánh, không đuôi đứng đuối ngang, hình tam giác. Máy bay đổi hướng ngang bằng điều khiển nghiêng đi, rồi lên hay xuống đuôi.

Cái này thì về lý thuyết không có gì mới, tuy nhiên, người ta phải đợi máy tính rất lâu, vì quyết định lái phải tính toán lớn, mà người không đảm nhiệm được, phải dùng máy tính mạnh. Hơn nữa, các chương trình máy tính lái tự động lại phải đợi những nghiên cứu thử nghiệm lớn, chứ chuyện có một cái máy tính mạnh quá nhỏ. Máy bay thường có đuôi ngang và đứng vuông góc tạo ra sự thực tế, rõ ràng trong quyết định lái của phi công, tuy nhiên, cần ít nhất 3 tấm đuôi cho điều đó. Các máy bay chiến đấu cần tránh đuôi đứng khỏi vùng xoáy sau thân khi AoA lớn lại cần đến 4 hoặc 6 tấm đuôi, kèm theo là 4-6 thiết bị lái cho hai hướng lên xuống và sang ngang. Phần cánh cũng mỗi bên 2 hoặc 3 thiết bị điều khiển: một cánh cân bằng lớn, một cánh cân bằng nhỏ phản ứng nhanh và một cánh nâng phụ. Như vậy, một máy bay cổ điển lái bằng người cần 10-12 thiết bị lái, tổng diện tích lớn mà hiệu quả không cao, quá nhiều chi tiết phức tạp gây nguy hiểm .... tất cả chỉ để phục vụ phi công vốn tính toán quá chậm.

Do đó, khi có các chương trình khí động để nhồi vào máy tính lái tự động, thì tiến bộ lớn nhất đến với máy bay chiến đấu là chúng chỉ còn hai tấm. Thật ra, không đi đến 2 tấm tức thời, nhưng các máy bay châu Âu mà chính Ấn Độ cũng mua khá nhiều tiến dần dần đến đó. Đặc biệt với máy bay nhỏ, thì các thiết bị phức tạp trở nên nặng nề và hai tấm càng quý. Với yêu cầu tàng hình hấp thụ sóng radar thì giảm diện tích mặt ngoài cũng là lợi thế.

Nhưng để hai tấm thật sự hiệu quả, thì còn cần đến những thứ khác mà ngay cả các nước công nghệ-khoa học cao như Nga cũng còn đang thử nghiệm. Ví dụ, lái lực đẩy 3 chiều để thay thế đuôi lái. Ví dụ, radar và điện tử cần thích hợp với đường bay không "thẳng" chút nào...

Trong khi đó, theo truyền thống, máy bay Nga thường to lớn, nên việc giảm xuống 2 tấm không khắt khe lắm. Nhưng đến lúc đói, thì Nga cũng thích máy bay nhỏ. Và như vậy, nhập khẩu các tính toán lý thuyết có sẵn từ Ấn Độ là điều nên làm.

Thật ra, T-50 không hoàn toàn 2 tấm như LCA và MCA. Nhưng, nó cũng không quá rối rắm như MiG-1.42 và đặc biệt là Su-35. Trông T-50 na ná như F-22, nhưng đáng ra với kích thước to lớn của mình, F-22 nên làm phức tạp như Su cho mạnh mẽ. Có điều, F-22 phải mang cái vỏ quá nặng nên không thể có khí động hoàn thiện được.

T-50 Nga-Ấn có khả năng điều khiển rất lớn đuôi lái, đuôi đứng còn có thể gập theo trục song song với trục thân khi bay. Nó cũng có lái lực đẩy.

Có điều hài hước là, khi không chiến phải bật radar, mà khi đã bật radar thì không còn gì là tàng hình. Như vậy, máy bay tàng hình thì không không chiến. Đó là nguyên tắc cổ điển. Còn kỹ thuật mới thì người ta có radar đối không tàng hình, trong khi đó máy bay buộc phải bật radar on board của nó để săn tìm các xe cộ trên mặt đất. Radar tàng hình là loịa radar thụ động, trước đây được các nước XHCN cũ cùng nhàu nghiên cứu, sau này Sec, Ucraina chào bán một số đài. NHưng những đài chào bán này đương nhiên chỉ có một phần nhỏ trong nền tảng kỹ thuật lớn, mà chỉ có Nga sở hữu toàn bộ.

Nguyên lý của radar thụ động là nõ phân tích mẫu sóng thu được để nhận ra những tín hiệu phát đi từ cùng một nguồn. Khi đó, nếu đặt các đài thu trên mặt đất đồng bộ thời gian với nhau thì định vị được nguuồn phát, bằng việc tính toán chênh lệch thời gian thu. Việc phân tích nhận dạng mẫu khá đơn giản vì từ xưa đến nay và mai sau, các đài radar on board của máy bay phát ra những chùm tín hiệu rất đặc trưng, rất mạnh. Việc đồng bộ đồng hồ thời gian hiện nay dễ dàng đạt được ở quy mô toàn cầu bằng các máy thu JPS hết sức phổ biến. Như vậy, đài radar thụ động không cần phát tín hiệu gì cũng định vị được mục tiêu, cùng lúc rất nhiều mục tiêu. Thậm chí, khi mục tiêu không phát sóng thì người ta dễ dàng bắn lên những loại đạn dùng một lần mang theo máy phát đa tần xung rất mạnh, những đạn này không "tàng hình" được nhưng thoải mái bắn lên hàng đống đạn thay thế những đạn bị bắn hỏng hoặc hết thời gian phát sóng.


Trong khi radar thụ động còn bí mật thì việc dễ hiểu hơn là các radar truyền thống. Về nguyên tắc, lớp vỏ hấp thụ của máy bay tàng hình chỉ có thể hấp thụ được các bước sóng nhỏ hơn một mức nào đó, mức đó được xác định bởi chiều dầy lớp vỏ hấp thụ. Vì lớp vỏ hấp thụ không thể quá dầy đến 10cm nên người ta chỉ thiết kế nó hấp thụ được bước sóng phổ biến trong không chiến là 3cm. Như vậy, đương nhiên các trạm S300, S400 dùng chủ yếu bước sóng dm (dm=10cm, nói dùng dải dm là dùng các bước sóng từ 10cm đến 1 mét), thì đương nhiên không bị ảnh hưởng bởi tàng hình. Hơn nữa, các mục tiêu có tính tàng hình lại hiện rõ hơn trong máy tính của chúng, do đặc tính phản xạ quá chênh lệch giưac các dải sóng.

MiG31 và sau đó là các máy bay không chiến khác có trang bị dm và cả m. Đài AESA (antena mảng pha có phần tử tích cực) dùng cho MiG-31 sử dụng cả mét, dm, cm và mm. Chức năng phần tử tích cực sử dụng các bước song dm, cm và mm cho cả thông tin, điều khiển, tìm kiếm và theo dõi. Như vậy, khi không chiến thì máy bay tàng hình không có tác dụng với MiG-31 và các máy bay mang các đài có tính năng đó. Khi đó, vẫn đề hiệu quả là các máy bay tang hình rất nặng nề chậm chạm và mang vũ khi bé nhỏ, trong khi MiG-31 là máy bay bay nhanh nhất, mang vũ khí lớn nhất dùng cho không chiến.

Ngay cả các đài cổ không hề cải tiến cũng soi được tàng hình trong một mức nào đó, ví dụ, SAM-3 ở Nam Tư bắn rơi F-117A đấy thôi. Ở tầm xa, radar cổ này không định vị chính xác được mục tiêu tàng hình, nhưng dễ dàng phát hiện ra sự có mặt và định vị một cách không chính xác để cảnh báo sớm. Trận đánh tiêu diệt thực hiện khi tín hiệu rõ ràng, ở tầm 15km, là tầm đánh phấn lớn các phát đạn của SAM-3. Vấn đề ở chỗ, các đài cảnh báo sỡm vẫn dùng bước sóng dm thừ thời cổ lỗ, còn ở tâm trận đánh trên, thì cường độ của bước sóng cm thừa đủ để soi rõ F-117A. Không chỉ bắn rơi một chiếc F-117A, mà trận đánh này SAM-3 đã cho về vườn toàn bộ chương trình, vì nó chứng minh chương trình này vô dụng.

Nếu lột đi cái vỏ tàng hình, thì F-117A là một máy bay mang rất yếu, tốc độ chậm như MiG-17. F-22 cũng chậm hơn MiG-31 hẳn một lần tốc độ âm thanh và cũng chỉ mang được vũ khí nhỏ yếu.

Vậy tại sao Mỹ theo đuổi máy bay tàng hình ??

Vì sau Chiến tranh Việt Nam, các chương trình máy bay tiền tiến của Mỹ là các dạng F-12, F-4... đều vứt xó. Mỹ chỉ còn dạng F-111 là còn chứng minh được tính khả dụng song song với MiG-23. TRong khi dừng hết các hướng đặc trưng riêng của mình thì Mỹ đóng thế hệ máy bay mới theo các mấu Liên Xô. F-16 là bản hiện đại hóa một mẫu thử của MiG-21 là Ye-8, thiên về các tính chất nhỏ gọn, linh hoạt và rẻ. Trong khi đó F-15 là bản sao thu nhỏ tính năng bay từ MiG-25. Vì sao lại như vậy, nên kỹ thuật máy bay Mỹ luôn đi sau các tính năng nổi trội của Nga. CHính vì vậy, họ luôn mơ ước một cuộc cách mạng kỹ thuật xảy ra, để có phép mầu thay đổi vị thế này.


Sau năm 1991, khi F0-117A bị bắn rụng bằng radar cổ thì các niềm tin đặt vào tàng hình nguội hẳn, chương trình F-22 kéo dài. Thật ra, F-22 chỉ được sản xuất khi Bush lên năm 2000, như là một công cụ kiếm tiền khổng lồ, giá mỗi chiêc đẩy lên từ vài chục triệu ban đầu, lên 140 triệu, 200 triệu và nay là 250 triệu. Vì là công cụ kiếm tiền nên nó viển vông về khả năng thật sự nhưng lại được quảng cáo khủng khiếp. Giống như coca cola, phần lớn giá thành khủng khiếp của F-22 dành cho quảng cáo. Vậy nên mới có điều hài hước là máy bay không chiến ... không cần dùng radar.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực


Nhìn cái mũi của em F 22 thấy nóa toa hơn em T50 của Ngố => sẽ lắp được rada lớn hơn.
Buồng lái sẽ lớn hơn => bố trí nhiều TB hơn => mạnh về tác chiến ĐT hơn
Diện tích cánh iem thấy cũng lớn hơn => khả năng mang vác tốt hơn, tác chiến tầm xa tốt hơn.
Túm lại chú Ngố vẫn thủ cựu theo triết lý cổ xưa cận chiến, cắn trộm bỏ chạy.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Radar mạng pha chủ động băng X hiện đại do Viện NIIP Tikhomirov phát triển được cho có thể bắt bám đến 60 mục tiêu bay và bắn 16 mục tiêu, ở tầm xa tới 400 km.

Radar bổ trợ băng L cho phép tăng khả năng kháng nhiễu, khả năng sống còn và tăng hiệu quả phát hiện mục tiêu tàng hình.
Trạm định vị quang học (có thể là OLS-50М) cho phép phát hiện máy bay tàng hình ở tầm xa, tạo ra lợi thế khi không chiến với F-22 và F-35

mà bác nhìn bằng mắt rồi nói chuyện thế thì cũng vui đấy vì cá thông tin công bố đc nhiều ng công nhận là t-50 hơn F-22 1 tẹo
ít nhất là t-50 có 2 khoang vũ khí trong thân còn F-22 có 1 :)
 
Chỉnh sửa cuối:

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Radar mạng pha chủ động băng X hiện đại do Viện NIIP Tikhomirov phát triển được cho có thể bắt bám đến 60 mục tiêu bay và bắn 16 mục tiêu, ở tầm xa tới 400 km.

Radar bổ trợ băng L cho phép tăng khả năng kháng nhiễu, khả năng sống còn và tăng hiệu quả phát hiện mục tiêu tàng hình.
Trạm định vị quang học (có thể là OLS-50М) cho phép phát hiện máy bay tàng hình ở tầm xa, tạo ra lợi thế khi không chiến với F-22 và F-35

mà bác nhìn bằng mắt rồi nói chuyện thế thì cũng vui đấy vì cá thông tin công bố đc nhiều ng công nhận là t-50 hơn F-22 1 tẹo
ít nhất là t-50 có 2 khoang vũ khí trong thân còn F-22 có 1 :)
Thứ 1 là các thông số mợ nêu ra vữn còn nằm trên giấy:D
Thứ 2 là nếu mợ có đủ xiền, đủ quyền để quyết mua thì mua cái mô đây?
:D:D:D:D:D:D
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
thứ nhất là nó đã sx đc rồi ạ không trên giấy nữa
TỔNG QUAN TÍNH NĂNG KĨ CHIẾN THUẬT CỦA T-50 PAK FA
Thông số hệ thống radar trinh sát - dẫn bắn N050

Mẫu máy bay tiêm kích thử nghiệm T-50 phục vụ đề án PAK FA dự kiến được trang bị nhiều hệ thống radar hàng không, trong đó quan trọng nhất là hệ thống radar trinh sát dẫn bắn lắp ở phần mũi máy bay có tên gọi hệ thống radar hàng không N050 của Công ty cổ phần Viện nghiên cứu khoa học thiết kế công cụ mang tên Tikhomirov - NIIP (ОАО "Научно-исследовательский институт имени В.В.Тихомирова" - НИИП).

Ăng-ten của radar N050 (ảnh: NIIP)

Radar N050 có các thông số hoạt động như sau:
Tên: Radar hàng không N050 (БРЛС - Бортовая радиолокационная станция Н050)
Kiểu ăng ten (Тип антенны): ăng ten mảng pha chủ động (АФАР - Активная Фазированная Антенная Решётка)
Băng sóng (Длина волны): 3 cm
Đường kính ăng ten (Диаметр) 0.7 m
Chế độ bắt bám mục tiêu đồng thời (Одновременное обнаружение и сопровождение): 32 mục tiêu
Chế độ dẫn bắn mục tiêu đồng thời (Одновременный обстрел): 8 mục tiêu
Tầm quét (Дальность обнаружения): 400 km
Tầm phát hiện mục tiêu bay hướng vào có diện tích phản xạ radar bằng 3 m² (Дальность обнаружения, ЭПР=3 кв.м, ППС): 160 km
Tầm phát hiện mục tiêu bay hướng ra có diện tích phản xạ radar bằng 3 m² (Дальность обнаружения, ЭПР=3 кв.м, ЗПС): 70 km
Vùng quét theo góc phương vị /góc tà (Зона сопровождения, азимут/угол места): ±70 độ / ±60 độ
Công suất phát trung bình (Средняя мощность передатчика): 4000 W
Khối lượng ăng ten (Вес антенна): 65-80 kg
Độ tin cậy hay chu kì phát sinh lỗi vận hành (Надёжность): 100 giờ/lỗi
Số lượng phần tử thu phát của ăng ten (Количество приёмо-передающих модулей ППМ): 1526 phần tử
nếu có đủ tiền thì em mua 2 con thay vì 1 con có thông số kỹ thuật kém hơn :))
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
khú khú cụ Springsea ạ cụ tìm cho em cái tên lửa nào co skhar năng Kulbilt hay Cobra vấy!
độ cơ động của tên lửa có bao h bằng đc máy bay đâu ợ .
loại tầm gần thì khả năg cơ động lại cao hơn loại tầm xa tầm trung
loại dẫn bắn bằng Hồng Ngoại bám sát tốt hơn loại dẫn bằng Rada
loại dẫn bắn bằng mũ nhìn đâu bay đó như là cái eye control của máy ảnh ý
để có thêm chút vui và trải nghiệm tý teo thì các bác thử chơi BF3 đi có đoạn lái tên lửa bằng mũ đấy vui phết :P

Còn bạn xengheo ạ mình đưa laị đưa cái ảnh này cho bạn xem các bạn Úc nghĩ gì về BVR của Su-30 MK và F-35 nhá
Tên lửa chịu G load tốt hơn máy bay :D. Mà e có nói tên lửa nó Cobra khi nào đâu :(
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
chịu G tốt hơn không có nghĩa là nó cơ động hơn ạ
để đuổi đc máy bay thực hiện cobra thì cháu thiết nghĩ cái tên lửa nó cũng phải ngang ngang cơ động dư thế
chứ nếu không thì đương nhiên là chả bắn đc nếu máy bay tránh bằng Cobra chứ ạ :)
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
chịu G tốt hơn không có nghĩa là nó cơ động hơn ạ
để đuổi đc máy bay thực hiện cobra thì cháu thiết nghĩ cái tên lửa nó cũng phải ngang ngang cơ động dư thế
chứ nếu không thì đương nhiên là chả bắn đc nếu máy bay tránh bằng Cobra chứ ạ :)
1. Cũng phụ thuộc vào đầu nổ kích hoạt thế nào nếu kích nổ tiệm cận thì vẫn tèo.
Thứ 2. Đợi tên lửa lao đến và chọn thời điểm để thực hiện thao tác này đòi hỏi phi công phải thực sự lão luyện.
Thứ 3. Bắn đối đầu thì Cobra vô nghĩa
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
1. tên lửa không đối không nó không đc như tên lửa đất đối khôngđâu ạ nó chỉ chứa khoảng từ 4-11 cân thuốc nổ nên nó phải đâm hẳn vào máy bay hoặc nổ rất gần thì mới gây thiệt hại tthwujc sự nguy hiểm bác ạ
2. Để thực hiện đc Cobra thì cũng phải là phi công lão luyện ạ :)
3. Không phải lúc nào ng ta cũng dùng cobra để tránh =)) cụ cứng nhắc quá . Với loại dùng ra da tìm diệt thì có cách tránh khác với loại tầm nhiệt cái này cụ chắc biết rõ và chạy tên lửa đuổi cũng khác tránh tên lửa trực tiếp :)
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Cái hình của các bạn Úc nhợn diễn tả trường hợp head-on là trường hợp 2 bên lao thẳng vào nhau và là trường hợp bất lợi nhất cho F. Trong thực tế Mỹ luôn luôn phát huy sức mạnh tập thể cũng như tránh thương vong tối đa.

Như vậy Awacs sẽ được sử dụng để phát hiện các bạn Su từ xa. Thông tin sẽ được các bạn F cập nhật tọa độ để tiếp cận Su ở góc bất ngờ nhất như từ trên cao, từ sau lưng hoặc từ bên dưới. Chiến thuật dẫn đường kiểu này từng được các đài radar mặt đất của Bắc VN sử dụng để đưa Mig21 vào những vị trí thuận lợi nhất chống lại F4 hơn hẳn về radar và tên lửa.

Như vậy trong nhiều cách tiếp cận Su30 thì cách head-on la ngu nhất và sẽ kô được các bạn phi công F sử dụng vì các bạn ấy ko muốn tỏ ra nguy hiểm. Tuy nhiên ở xứ Vịt thì cái hình ví dụ (chỉ là 1 trường hợp) của các bạn Úc nhợn lại được hôn hít như bằng chứng về sự chiến thắng tuyệt đối của Su trước F khi chiến kiểu BVR

Cụ nào chưa hiểu thì em diễn nôm thế lày:
Có thằng vác AK đột nhập nhà các cụ để thịt các cụ. Cụ vác ngay cây M16A4 ra để thịt nó. Cụ hơn nó ở chỗ nhà cụ có camera mọi góc nên cụ biết nó đang ở chỗ nào vào bất cứ thời điểm nào vì người trực camera thông báo qua điện thoại cho cụ.
Cách 1: lựa chọn chỗ phục kích bắn hạ nó hay luồn ra sau lưng, bên sườn để bắn nó sao cho đảm bảo thịt nó mà mình an toàn 100%.
Cách 2: vác súng ra sân chờ bắn đối đầu với nó, chấp nhận ăn đạn vào đầu dể được tiếng dũng cảm hoặc rất nguy hiểm

Chắc đa số giống em chọn cách 1. Cụ pín sẽ chọn Cách 2
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Su oánh tay đôi thì trên cơ F, mỗi tội F đi đâu đều có AWAC. Nga phát triển tên lửa tầm xa mục đích là ăn vã được AWAC trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Su oánh tay đôi thì trên cơ F, mỗi tội F đi đâu đều có AWAC. Nga phát triển tên lửa tầm xa mục đích là ăn vã được AWAC trước.
thằng Nga nó biết AWAC nó yếu nên nó đành phát triển mỗi cái T-50 thành 1 cái Mini AWAC vậy nên mới có cách bố trí radar dư vầy
 

RoadStar

Xe tải
Biển số
OF-50098
Ngày cấp bằng
3/11/09
Số km
354
Động cơ
461,875 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chả có bên nào chiếm ưu thế tuyệt đối cả, nhưng ma cụ xengheo lý luận về chiến thuật trong chiến tranh nghe buồn cười quá. Cụ cứ làm như chú Ngố là ngố thật, đánh nhau chỉ biết lao hùng hục như nhà cụ nghĩ ấy
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Chả có bên nào chiếm ưu thế tuyệt đối cả, nhưng ma cụ xengheo lý luận về chiến thuật trong chiến tranh nghe buồn cười quá. Cụ cứ làm như chú Ngố là ngố thật, đánh nhau chỉ biết lao hùng hục như nhà cụ nghĩ ấy
Nghe như zậy mà kô có phải là zậy mà đúng ra là zậy :))

Su kô có điên mà lao vào bắn F khi F có AWAC đi cùng và tương tự F kô điên để solo với Su ở khoảng cách xa nếu kô có AWAC. Chiến thuật của Mẽo bao giờ cũng dựa vào mother ship còn anh Nga thì thường hay solo. Navy Mẽo có TSB, trên kô có AWAC...còn Nga tuy có nhưng rất rất hạn chế cho nên 2 thằng phát triển vũ khí theo cách hoàn toàn khác nhau. Nga tập trung vào phi đối xứng, làm tên lửa tầm xa hạng nặng để diệt AWAC và Carrier. Vũ khí Nga hợp với phòng thủ còn Mỹ thiên về tấn công.
 

sen

Xe tăng
Biển số
OF-84156
Ngày cấp bằng
31/1/11
Số km
1,456
Động cơ
425,210 Mã lực
Nơi ở
Bên cửa sổ
Theo cái tiêu chí của mợ Pín kia thì Euro F chỉ là thế hệ 3 thôi!
Mà chính con T50PAK xét chuẩn tiêu chí ấy thì kịch chim cũng chỉ 4!
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
F22 làm nhiệm vụ gì? AWACS làm nhiệm vụ gì mà AWACS đi theo hỗ trợ F22?
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Chả có bên nào chiếm ưu thế tuyệt đối cả, nhưng ma cụ xengheo lý luận về chiến thuật trong chiến tranh nghe buồn cười quá. Cụ cứ làm như chú Ngố là ngố thật, đánh nhau chỉ biết lao hùng hục như nhà cụ nghĩ ấy
Cụ dẫn chứng em nói thế bao giờ ạ?
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Tên lửa đối không thì dễ làm và hiệu quả nhất là nổ văng mảnh. Các bác cứ cảm tưởng đang bay với tộc độ vài M, nghìn mảnh vụn cũng tốc độ xấp xỉ đó bay thẳng vào mặt thì máy bay giời cũng ko đỡ được. Chứ máy bay nó lượn, tốc độ cao đâm vào nó là quá khó; nhất là trong khi bắn đuổi.
Tên lửa chịu G lớn nhưng các cánh lái của máy bay cơ động hơn, động cơ khỏe hơn => có các góc lượn hẹp, nhỏ hơn nhiều so với tên lửa => bảo tên lửa cơ động hơn máy bay là ngớ ngẩn (tất nhiên ko tính đến loại máy bay bà già hoặc thiết kế ko chú trọng tính cơ động)
Mĩ nó chú trọng tính đồng đội mà làm máy bay tàng hình đi 1 mình? Thậm chí còn ko liên lạc được với nhau? Loạn.
Nga nó cũng chiến thuật 3 cái máy bay nó hợp lại có thể thay thế cho 1 cái AWACS
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top