[Funland] Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Trên thế giới chắc chỉ có a Ngố mới thao thao chuyện dùng tiêm kích thay a oắc ... không có ó thì bắt mèo ăn mứt .. :D
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Trên thế giới chắc chỉ có a Ngố mới thao thao chuyện dùng tiêm kích thay a oắc ... không có ó thì bắt mèo ăn mứt .. :D
Ôi nhiều thằng muốn "bắt mèo ăn mứt" mà ko được đấy.
Còn bác bảo nó ko có thì mời bác đi search cụ gúc từ khóa Tu-142, Tu-126, IL-76...
Cái AWACS nhà Mẽo có phải lúc nào cũng thường trực trên giời đâu, lúc cấp bách thì lôi cái con mèo kia ra ăn mứt có phải hơn là bay về căn cứ chờ AWACS ko hả bác :))
Thậm chí như e đã bảo con F-22 nhà Mẽo có được đi cùng ai đâu bọn Mẽo bắt đi 1 mình mà sao bác cứ lôi AWACS vào lòe Mig, Su nhà e là sao? :|
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
211
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Trên thế giới chắc chỉ có a Ngố mới thao thao chuyện dùng tiêm kích thay a oắc ... không có ó thì bắt mèo ăn mứt .. :D
Để em giải thích cho Chã phát, nếu thấy đúng cho xin hớp diệu để còn chờ ngày được nhận quyền lợi đóng phí lưu hành phương tiện cá nhân!
Thế này nhé, AWACS thực chất là cái radar di động đặt ở tầm cao, bay lờ đờ đến nỗi bất cứ loại phản lực chiến đấu nào cũng có thể hạ được. Nó chủ yếu dùng giám sát không phận, xem có gì bất thường thì gọi mấy đại ca F15/F16 lên giải quyết, và do đó nó chủ yếu lưu hành bên trong địa phận của mình chứ ít khi dám đi vào địa phận nước khác (có thể là sợ phí lưu hành!) nếu ko có bảo kê trước!
Còn F22 thì lại khác, vì là stealth nên nhiệm vụ của nó là phải lưu hành mọi nơi, những nơi các bạn khác ko dám lưu hành vì bản chất nó ko sợ bất kỳ xxx nào (vì có thằng nào trông thấy nó đâu mà thu phí!) thường thì trong các phi vụ, bao giờ cũng có 1 chiếc bay cao bật radar, đám còn lại bay thấp hơn, tắt mọi thiết bị radar và chỉ dùng data-link. Như thế trong trường hợp bị Su hay MiG đánh chặn thì đám kia về mặt lý thuyết sẽ thịt các bạn Su, MiG dễ như ăn cháo cá, trong khi em F22 bay cao vẫn an toàn! Nhưng thực tế ko đơn giản như vậy, nhất là em AIM120 trang bị trên F22 vốn có tiếng là chuối cả nải, tụi nó định cải tiến để có tầm bắn xa hơn, nhưng khi đó thì lại ko lắp được trên F22. Thế mới khoai!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em ép ra đa của nó quét có được vài trăm cây 360 độ không nhể ... nếu chỉ chiếu tí ở đằng đầu thì thằng bay sau nó thịt mất .. ~X(.
Mà bật ra da lên thì tàng hình thế chóa lào được .. các loại rada thụ động nó định vị rồi tố mấy chú sam phụt lên cho chạy tóe khói ấy ..
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Cái mini awacs chẳng qua là trò lấp liếm của Nga để che dấu sự yếu kém trong tác chiến điện tử thôi các cụ ạ. Làm sao bằng được 1 con awacs sịn quét xa hàng trăm km 360 độ lại còn tuần tiễu 6h trên không?

Awacs luôn bay trong vòng vây bảo vệ của đàn diều hâu nhà và cách xa tầm với của máy bay, phòng không địch nên thịt được awacs khó lắm. Nhiệm vụ của awacs ngày nay ko còn chỉ là cảnh báo sớm như thời kỳ đầu nữa (E2A). Awacs bây giờ kiêm nhiều việc trong đó có cả chỉ huy. Tóm lại là C3I. Ví như trong kô chiến BVR thì Awacs có thể truyền vị trí mục tiêu cho máy bay chiến đấu để nạp vào tên lửa rồi phóng đi thậm chí radar của máy bay còn chưa nhìn thấy đối phương. Bản E3D năm 2007 còn dẫn bắn thành công 1 tên lửa phòng không SM.

Mấy cái radar gắn xung quanh máy bay thứ nhất là tầm rất ngắn. Thứ hai là Nga quảng cáo cho T50 thôi đã có trang bị đâu. Thứ ba là Su30 làm gì có mà mơ đánh nhau với F22?

Nếu bảo F22 bay vào ko phận Nga bị Su, Mig đánh chặn thì phải hỏi radar Nga có phát hiện được F22 bay vào hay ko, vào từ hướng nào... mà phái SU Mig lên chặn? Tất nhiên Nga và rồ Nga luôn tin rằng radar Nga xịn vẫn tóm được tàng hình Mỹ. Còn Mỹ thì bảo F22 chấp các hệ thống radar Nga. Tóm lại phải có thực chiến mới biết. Tuy nhiên việc F117 đột nhập Nam tư mà chỉ bị rơi 1 chiếc chứng tỏ kỹ thuật tàng hình cũng ko phải nói xuông. Tất nhiên chả có gì tuyệt đối 100% cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Em ép ra đa của nó quét có được vài trăm cây 360 độ không nhể ... nếu chỉ chiếu tí ở đằng đầu thì thằng bay sau nó thịt mất .. ~X(.
Mà bật ra da lên thì tàng hình thế chóa lào được .. các loại rada thụ động nó định vị rồi tố mấy chú sam phụt lên cho chạy tóe khói ấy ..
Thụ động bắt được nó cũng khó lắm, trong chiến tranh duy nhất có Nam tư bắn hạ được 1 chiếc F111 có phần hên xui vì bắt bài biết được đường bay để phục kích.
Kô chiến thì nó có AWAC dẫn đường, còn oanh kích đối đất thì chơi solo oánh như biệt kích thoai.

Trước Mig 17 kô có rada còn chơi được F4 nữa là :). Rada khủng trên máy bay kô phải là tất cả vì dẫn đường mặt đất, AWAC lợi hại hơn nhiều
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
dào ôi cháu chá biết nhưng chỉ biết F-22 nó nhảm từ thiết kế nhảm ra
Tàng hình với băng X còn băng L thì :D
Radar không có SAR EO/IR sensor cũng không thì đánh đất thế nào nhể
để không chiến thì có cái tên lửa tầm xa mới phát triển lại ứ nhét nổi vào lỗ bụng
radar chỉ nhõn 1 cái mà muốn tàng hình phải tắt :(
tất cả phụ thuộc vào 1 thằng to chậm ở đằng xa nó chỉ hộ địch
động cơ thì không cơ động và yếu
mà trong khi gia sthafnh thì đắt lòi mắt
hầy bản thân cháu thấy xót thay cho ng đóng thuế Mỹ .
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Sơ đồ cấu tạo tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50

Giới thiệu các đặc điểm thiết kế của máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga.

Sơ đồ cấu tạo của T-50​


  1. “Bướu” gồ lên bên trên máy bay là nắp rẽ dòng của kênh dẫn cơ cấu hút khí hình chữ S, có tác dụng che chắn các lá cánh turbine của máy nén động cơ trước radar đối phương.
  2. Các cánh lái phối hợp 2 ngăn đồng thời làm chức năng các cánh phụ và các cánh tà sau.
  3. Nắp thùng chứa dù phanh kép.
  4. Các loa phụt động cơ AL-41F-1 (izdelie 117) có thể gật gù theo phương thẳng đứng.
  5. Cánh ổn định ngang xoay toàn phần, kết cấu làm chủ yếu bằng titan.
  6. Khe bắn của pháo 30 mm.
  7. Hốc chứa cần hút dầu trên không khi ở tư thế thu vào được che bằng nắp đậy.
  8. Phần di động của bộ phận lắp thêm ở gốc cánh giữ vai trò cánh ổn định ngang phía trước (cánh phá ổn định) như trên các máy bay Su-30MKI.
  9. Nắp rẽ dòng trong suốt vô tuyến của anten radar tần số thấp băng L. Radar sóng dài dùng để phát hiện mục tiêu có độ bộc lộ thấp.
  10. Trạm định vị quang-điện tử thụ động phía trước (trên mẫu chế thử chỉ lắp maket).
  11. Nắp rẽ dòng trong suốt vô tuyến ở mũi máy bay của radar Sh121 cao tần băng X với anten mạng pha quét cơ-điện tử.
  12. Chót đuôi nhọn đặc trưng của họ máy bay Su-30. Đằng sau nắp rẽ dòng trên máy bay sản xuất loạt sẽ bố trí radar quan sát bán cầu sau, có khả năng dẫn tên lửa có điều khiển.
  13. Các cánh đứng đuôi xoay toàn phần lắp nghiêng 25 độ so với trục kết cấu của máy bay.
  14. Sensor bức xạ hồng ngoại.
  15. “Bí ẩn của T-50” - các nắp rẽ dòng dài 4,5 m. Phỏng đoán chúng dùng để che các khoang chứa tên lửa không-đối-không tầm gần/tầm trung. Có thể đó là các nắp rẽ dòng của anten radar quan sát cạnh (hoặc của các hệ thống điện tử khác) hoặc là các nắp rẽ dòng của các bộ dẫn động cơ khí của bộ càng hay của phần di động của bộ phận lắp thêm ở gốc cánh.
  16. Các điểm gắn các mấu treo hở bổ sung để treo vũ khí. Được lắp khi cần tăng nhiều tải trọng chiến đấu mang theo mà không cần lắm tính tàng hình.
  17. Các cửa khoang vũ khí bên trong máy bay, mặt gãy mép trước cửa khoang được tạo dáng theo công nghệ tàng hình. Dự đoán, trong 2 khoang vũ khí có thể bố trí 6-8 tên lửa không-đối-không, đến 1500 kg bom trong mỗi khoang hoặc các thùng dầu phụ bổ sung.
  18. Các nắp của các thùng phóng mồi bẫy.

  • Nguồn: Air et Cosmos, Vzglyad.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
dào ôi cháu chá biết nhưng chỉ biết F-22 nó nhảm từ thiết kế nhảm ra
Tàng hình với băng X còn băng L thì :D
Radar không có SAR EO/IR sensor cũng không thì đánh đất thế nào nhể
để không chiến thì có cái tên lửa tầm xa mới phát triển lại ứ nhét nổi vào lỗ bụng
radar chỉ nhõn 1 cái mà muốn tàng hình phải tắt :(
tất cả phụ thuộc vào 1 thằng to chậm ở đằng xa nó chỉ hộ địch
động cơ thì không cơ động và yếu
mà trong khi gia sthafnh thì đắt lòi mắt
hầy bản thân cháu thấy xót thay cho ng đóng thuế Mỹ .
Mỗi thằng có học thuyết riêng. Cụ kô thể chê súng thằng biệt kích MP5 uy lực kô bằng AK, tại sao nó chỉ mang tow mà kô vác maverick...Tại sao Mig 21 tên lửa, rada đều kém mà vẫn chơi lại được F4???

Chê động cơ F22 thì kô ổn lắm vì động cơ Liên Xô từ dân sự đến quân sự hiệu suất thua xa tư bản. Giải pháp của Nga luôn là make it bigger :D. Hiện giờ cái supercruise kô đốt *** vẫn là giấc mơ của Ngố
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Cái mini awacs chẳng qua là trò lấp liếm của Nga để che dấu sự yếu kém trong tác chiến điện tử thôi các cụ ạ. Làm sao bằng được 1 con awacs sịn quét xa hàng trăm km 360 độ lại còn tuần tiễu 6h trên không?

Awacs luôn bay trong vòng vây bảo vệ của đàn diều hâu nhà và cách xa tầm với của máy bay, phòng không địch nên thịt được awacs khó lắm. Nhiệm vụ của awacs ngày nay ko còn chỉ là cảnh báo sớm như thời kỳ đầu nữa (E2A). Awacs bây giờ kiêm nhiều việc trong đó có cả chỉ huy. Tóm lại là C3I. Ví như trong kô chiến BVR thì Awacs có thể truyền vị trí mục tiêu cho máy bay chiến đấu để nạp vào tên lửa rồi phóng đi thậm chí radar của máy bay còn chưa nhìn thấy đối phương. Bản E3D năm 2007 còn dẫn bắn thành công 1 tên lửa phòng không SM.

Mấy cái radar gắn xung quanh máy bay thứ nhất là tầm rất ngắn. Thứ hai là Nga quảng cáo cho T50 thôi đã có trang bị đâu. Thứ ba là Su30 làm gì có mà mơ đánh nhau với F22?

Nếu bảo F22 bay vào ko phận Nga bị Su, Mig đánh chặn thì phải hỏi radar Nga có phát hiện được F22 bay vào hay ko, vào từ hướng nào... mà phái SU Mig lên chặn? Tất nhiên Nga và rồ Nga luôn tin rằng radar Nga xịn vẫn tóm được tàng hình Mỹ. Còn Mỹ thì bảo F22 chấp các hệ thống radar Nga. Tóm lại phải có thực chiến mới biết. Tuy nhiên việc F117 đột nhập Nam tư mà chỉ bị rơi 1 chiếc chứng tỏ kỹ thuật tàng hình cũng ko phải nói xuông. Tất nhiên chả có gì tuyệt đối 100% cả.
E đã nhắc cụ đi search về IL-76, TU-142, TU-126... mà cụ vẫn kêu Nga lấp liếm là sao nhỉ?
Về cái AWACS thì nó bao gồm cả Cảnh báo sớm và chỉ huy (C-Control) rồi.
Tầm rất ngắn là bao nhiêu? So với F-22? Nga nào bảo ko trang bị? Tại sao Su-30 ko đánh được F-22?
Nam Tư đến radar còn ko dám bật vì sợ chế áp điện tử mà vẫn vít cổ 1 e F-117 thì đúng là ko phải nói suông
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Chê động cơ F22 thì kô ổn lắm vì động cơ Liên Xô từ dân sự đến quân sự hiệu suất thua xa tư bản. Giải pháp của Nga luôn là make it bigger :D. Hiện giờ cái supercruise kô đốt *** vẫn là giấc mơ của Ngố
hị hị mơ hay không cháu chả biết nhưng cái động cơ AL-41F nó đã bắt đầu đi vào SX đại trà từ năm 2004 nó có supercruise không thì cụ tự xem mơ mộng chi mô :D
Hiệu suất là bác tính như thế nào cháu chưa rõ
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
hị hị mơ hay không cháu chả biết nhưng cái động cơ AL-41F nó đã bắt đầu đi vào SX đại trà từ năm 2004 nó có supercruise không thì cụ tự xem mơ mộng chi mô :D
Hiệu suất là bác tính như thế nào cháu chưa rõ

Supercuise hay không thì nó không chỉ phụ thuộc vào động cơ mà nó còn phụ thuộc vào thiết kế hình dáng máy bay nữa cụ ợ. Động cơ của T-50 mạnh hơn của F-22, nhưng T-50 có supercruise đc hay không thì chưa biết, mà có lẽ là không? Hiện nay chỉ có F-22 và Typhoon là có khả năng này.

Thêm nữa là hệ số: Thrust/weight: (lực đẩy/trọng lượng) của F-22 là 1,09 còn của Su-35 là 1,1 vậy mà Su-35 vẫn líu supercruise được. Cái này thì Ngố thua Nato và Mẽo rồi còn giề nữa mà các cụ quạt Ngố vẫn còn cố lấp liếm?

Còn về cái mini AWACS, nếu có thể sử dụng các loại tiêm kích như Su-35, F-22, F-18, Typhoon.... làm chức năng mini AWACS có hiệu quả thì Mẽo với Nato nó cần gì phải làm ra cái AWACS, để rồi lại cần một đàn tiêm kích đi theo bảo vệ? Sao nó không dùng luôn cái đàn tiêm kích đi bảo vệ ấy làm mini AWACS luôn, có phải là đỡ tốn kém mà cũng dễ chuồn khi bị phát hiện không? Chắc là chúng nó ngu hơn mấy người đang ngồi đây chém gió?
 
Chỉnh sửa cuối:

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Supercuise hay không thì nó không chỉ phụ thuộc vào động cơ mà nó còn phụ thuộc vào thiết kế hình dáng máy bay nữa cụ ợ. Động cơ của T-50 mạnh hơn của F-22, nhưng T-50 có supercruise đc hay không thì chưa biết, mà có lẽ là không? Hiện nay chỉ có F-22 và Typhoon là có khả năng này.

Thêm nữa là hệ số: Thrust/weight: (lực đẩy/trọng lượng) của F-22 là 1,09 còn của Su-35 là 1,1 vậy mà Su-35 vẫn líu supercruise được. Cái này thì Ngố thua Nato và Mẽo rồi còn giề nữa mà các cụ quạt Ngố vẫn còn cố lấp liếm?

Còn về cái mini AWACS, nếu có thể sử dụng các loại tiêm kích như Su-35, F-22, F-18, Typhoon.... làm chức năng mini AWACS có hiệu quả thì Mẽo với Nato nó cần gì phải làm ra cái AWACS, để rồi lại cần một đàn tiêm kích đi theo bảo vệ? Sao nó không dùng luôn cái đàn tiêm kích đi bảo vệ ấy làm mini AWACS luôn, có phải là đỡ tốn kém mà cũng dễ chuồn khi bị phát hiện không? Chắc là chúng nó ngu hơn mấy người đang ngồi đây chém gió?
Cái supercruise là gì mà cao siêu thế? Tớ đoán chắc để tiết kiệm nhiên liệu khi đánh xa chứ gì? F-22 hay Typhoon cóc làm được cái lưng gù như Su, Mig nên mới cắm đầu cắm cổ vào cái supercruise chứ gì?
B đọc thử cái này xem xem nó có supercruise ko nhóe:

Ngồi đoán mò mệt lắm.
Về cái lực đẩy nếu chỉ lấy lực đẩy tối đa của động cơ chia cho trọng lượng máy bay rỗng thì chả có ý nghĩa quái gì, hay chính xác hơn để cho đẹp mắt. Đánh nhau thì phải có vũ khí. Lúc ấy + tổng trọng lượng vũ khí rồi chia ra sẽ khác. VD thế này: F-22 supercruise để đi đánh xa chứ gì? Tàng hình thì đeo vũ khí trong thân chứ gì? Vũ khí trong thân thì được 4 quả tên lửa tầm xa và 2 quả tầm gần chứ gì? So với Su, Mig xem nó đeo vũ khí ở cánh được bao nhiêu quả có gần gấp đôi F-22 ko? Gớm được mỗi cái supercruise vứt 3D, vứt hết vũ khí mà cũng đem ra khoe :))
Trời, sao bạn ko lôi trực thăng lên làm AWACS luôn đi lôi tiêm kích làm gì? Phải có điều kiện thế nào thì mới làm được mini AWACS chứ. Với cả ai lại so 1 cái mini AWACS với 1 cái AWACS thực thụ?
Để AEW thì phải có radar phải có bước sóng dài để soi xa chứ gì? Con Su-35 nó soi được gần 500km, ở F-16 chỉ là hơn 200km, ở F-18 mạnh mẽ hơn tí soi được gần 300km thì AEW bằng cái gì?
Su-35 cái đĩa của nó lắc lên lắc xuống, ngoáy phải, ngoáy trái đưa ra các góc ngoài lên đến 120 độ, dòng F có làm được trò ấy ko? Nguyên so cái bề mặt radar đã ko bằng rồi chứ đừng nói đến vấn đề lắc...
Còn nhiều thứ lắm
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Cụ Pin cho e cái nguồn AL-41F nó sản xuất đại trà từ 2004 với. Hiện Nga vẫn đang luẩn quẩn với cái động cơ cho 5th, T50 phải nằm đất đợt triển lãm vì động cơ cháy đó sao.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
động cơ T-50 cháy là vì lỗi của phần mềm máy tính phần phun xăng nó có lỗi kiểu như ô tô lỗi cái FI
còn AL-41F nó được đưa vfo sx đại trà từ năm 2004 ra mắt từ năm 1998 tuy nhiên vì bị cắt giảm ngân sách nên nó mới chỉ đc sx số lluowjng không lớn . đen thế.
và trc mắt là nó trang bị cho Su-34 fullback còn gì hả cụ
bộ đôi đầu tiên đc lắp trên MFi mig 1.42
và cháu nhơ slaf hệ số của Al-41 là 1.7 super cruise ở mach 1,5
cháu nghĩ cụ biết nhưng chắc cụ quên thôi
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
động cơ T-50 cháy là vì lỗi của phần mềm máy tính phần phun xăng nó có lỗi kiểu như ô tô lỗi cái FI
còn AL-41F nó được đưa vfo sx đại trà từ năm 2004 ra mắt từ năm 1998 tuy nhiên vì bị cắt giảm ngân sách nên nó mới chỉ đc sx số lluowjng không lớn . đen thế.
và trc mắt là nó trang bị cho Su-34 fullback còn gì hả cụ
bộ đôi đầu tiên đc lắp trên MFi mig 1.42
và cháu nhơ slaf hệ số của Al-41 là 1.7 super cruise ở mach 1,5
cháu nghĩ cụ biết nhưng chắc cụ quên thôi
Cái a Nga này lắm trò lắm cái AL-41F cho e Plasma là động cơ phát triển riêng còn AL-41F1A là bản nâng cấp của AL-31 trang bị cho Su35. AL41 có thrust ratio 11:1 khá cao nhưng e cũng chưa đọc thông tin về super cruise của nó. Đúng là AL-41F mới được sản xuất số lượng nhỏ lắp trên Su34 not since 2004 :P
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Supe quá nhảm mấy cái lưng gù công nghệ có gì đặc biệt mà nổ banh xác vậy. F15/F16 nó làm từ rất lâu rồi, giải pháp lưng gù là cách yêu thích của Nga khi kô giải quyết được vấn đề hiệu quả. Make it bigger...Pháo kô xuyên được thì tăng đường kính nòng :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hì hì bác không nghĩ là nso bắt đầu đưa vào sx từ năm 2004 vì wiki không đả động đến việc này :)
Su-34 đợt đầu đc sx với động cơ AL-35 đến năm 2000 bị dừng dự án vì thiếu kinh phí
đến năm 2004 thì dự án tiếp tục và đồng thời động cơ Al-41 cũng đã test
các Su-34 sx sau này đều đc lắp động cơ Al-41
loại Su-32 FN hàng xuất khẩu thì chỉ lắp độn cơ Al-35
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
hì hì bác không nghĩ là nso bắt đầu đưa vào sx từ năm 2004 vì wiki không đả động đến việc này :)
Su-34 đợt đầu đc sx với động cơ AL-35 đến năm 2000 bị dừng dự án vì thiếu kinh phí
đến năm 2004 thì dự án tiếp tục và đồng thời động cơ Al-41 cũng đã test
các Su-34 sx sau này đều đc lắp động cơ Al-41
loại Su-32 FN hàng xuất khẩu thì chỉ lắp độn cơ Al-35
Hehe Su34 mới được chính thức trang bị còn mấy phiên bản thử nghiệm ko ai tính hết cả
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top