[Funland] Tiêm kích thế hệ 5 FGFA

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Cái vụ máy bay đột nhập không phận hình như bên ta có vụ Lý Tống cướp máy bay của Thái bay vào rải truyền đơn năm 2000 làm 1 loạt tướng lĩnh bị cách chức thì phải, truyền thông hình như cũng giấu vụ cách chức này :D
Truyền thông chỉ giấu việc 1 loạt tướng lĩnh bị cách chức trong đó có ông tư lệnh PKKQ, tướng Sxxx
Thật ra không phải là không thể hạ được Mr. Tống khi đamg ném truyền đơn nhưng khi xin lệnh bắn thì cấp có thẩm quyền ra lệnh bận làm 1 việc gì đó không có tiện kể ra ở đây :P
Chính sau vụ đó, có hướng dẫn gửi về từng phường, xã về việc cho phép bắn hạ các phương tiện bay nghi vấn.
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Cái vụ máy bay đột nhập không phận hình như bên ta có vụ Lý Tống cướp máy bay của Thái bay vào rải truyền đơn năm 2000 làm 1 loạt tướng lĩnh bị cách chức thì phải, truyền thông hình như cũng giấu vụ cách chức này :D
Giấu cái gì. Lỗi này lỗi của tập thể đâu phải của riêng ai mà cắt chức, nhà ta ngày đó nghèo ko mua được radar bắt thấp nên thằng đó nó mới bay được. Chả biết nó khôn hay là "chó ngáp phải ruồi"

Em nghe dân tình đồn thổi T-50 kết hợp cả AESA và PESA, thế thì vô đối nhỉ?
Theo em hiểu thì PESA có ưu điểm là có thể tập trung năng lượng sóng qua 1 nguồn phát, do đó quét được xa hơn và tín hiệu rõ hơn, ít bị chế áp điện tử gây nhiễu nhưng nhược điểm là cồng kềnh tốn năng lượng nên việc tăng công suất PESA trên máy bay là rất khó (vì phải tăng công suất nguồn phát, cái radar sẽ to như cái nhà), và không dùng PESA đối đất được vì nó không có khả năng lập bản đồ địa hình. Còn AESA thì bản thân mỗi module là 1 máy thu phát độc lập, muốn tăng công suất thì chỉ cần phần mềm phù hợp và máy tính mạnh (cái này phương Tây có ưu điểm về công nghệ tin học). Thêm vào đó AESA có khả năng lập bản đồ địa hình vì nó quét chùm rộng, nhưng dễ bị gây nhiễu và không quét được xa vì năng lượng sóng phát tán.
Tưởng tượng PESA giống chip lõi đơn thì AESA giống chip lõi tứ của máy tính ấy nhỉ?
Thêm vào đó radar X-band dùng bước sóng cm để quét rõ & lọc nhiễu, radar L-band dùng bước sóng dm để quét xa, phát hiện tàng hình. Bạn Ngố tích hợp cả 2 loại radar này trên máy bay (đa tần) nên radar máy bay Ngố rất mạnh. Phương Tây chỉ dùng X-band, có lẽ vì thực tế chẳng có máy bay tàng hình nào đến thời điểm này làm đối trọng nên chưa phải dùng đến L-band chứ không phải người phương Tây chưa thể phát triển L-band trên máy bay? (Còn nếu để phát hiện tàng hình nó dùng AWACS)
Hình như trên Su hào xuất cho Việt mình có cả PESA và AESA thì phải, đối không đối đất được hết!
Với sự phát triển của công nghệ tin học như hiện nay thì tương lai sẽ thuộc về AESA vì chỉ cần máy tính mạnh để xử lý tín hiệu là có thể nâng công suất radar!
Radar AESA mới nhất đang được trang bị cho không quân Mỹ hình như là APG-82v1 thì phải?
Cụ nào chuyên gia radar cho anh em mở rộng kiến thức với ạ?
Nhầm!
PESA tăng công suất dễ còn AESA của Mĩ mới khó, AESA của Mĩ dùng bán dẫn trong khi đó PESA sử dụng các thiết kế kiểu đèn chân không. Hồi đầu lúc mới sinh ra AESA cũng sử dụng chân không, mấy cái chân ko đó to đùng nhét vào mô-đun ko hợp lên AESA hồi đó cực còi ko ai dùng, sau này bọn Mĩ sinh ra cái bán dẫn nhôm nitride gì đó đặt được điện áp cao hơn thì AESA mới bắt đầu lên ngôi. Vấn đề là thế này, AESA của Mĩ dùng mô-đun, nó cộng công suất của mỗi mô-đun ra công suất tổng. Muốn có công suất phát cao thì phải tập chung vào 1 mô-đun mà bán dẫn ko chịu được điện áp cao bằng đèn chân không + với hệ thống tản nhiệt cũng ko thể giải quyết được mức điện áp quá cao. Hơn nữa việc tập trung như thế sẽ làm giảm bớt điện áp của các mô-đun còn lại dẫn tới việc giảm đa chức năng, thế mạnh của AESA.
Để tăng công suất của AESA nó phải tăng công suất của toàn bộ các modul, cần tản nhiệt to hơn, đương nhiên tiêu thụ nhiều điện hơn. Trong khi PESA chỉ tản nhiệt khí thì AESA kiểu Mĩ phải cần tản nhiệt lỏng.
Radar PESA của Nga to vì cùng 1 kích cỡ thì PESA có phạm vi quét hẹp hơn do chỉ có 1 nguồn phát nên nó cần phải làm to để tăng phạm vi. Nhưng dĩ nhiên chả có cái AESA nào của Mĩ to bằng PESA của Nga cả (xét trên máy bay chiến đấu).
Để tăng công suất PESA người ta tăng điện áp. Còn để tăng AESA, để tăng điện áp bán dẫn thì kéo theo phải tăng mức độ tản nhiệt dẫn tới tăng khối lượng tăng điện. Dĩ nhiên là tăng điện áp trên bóng chân ko cũng chỉ có giới hạn nhưng cái giới hạn đó thì còn lâu bán dẫn + phần mềm mới đạt được. Mà muốn đi xa thì phụ thuộc vào công suất phát + bước sóng, cùng 1 bước sóng mà công suất phát lớn hơn thì đi xa hơn, tín hiệu rõ ràng hơn => bảo AESA đi xa hơn + tín hiệu rõ ràng hơn là ngớ ngẩn.
AESA nó lập được bản đồ địa hình ko phải chỉ vì quét chùm rộng mà còn do nó quét được nhiều chùm, mỗi chùm 1 tần số + với quét nhanh.
Về cái suy luận, ko làm L-band do ko có đối trọng là ngớ ngẩn. Cũng ngớ ngẩn như cái câu ko làm tên lửa siêu thanh do nó vô địch trên biển =)). Các bước sóng dm, m là bước sóng dài nên cần công suất phát lớn để đi xa. 2 thứ này nhà Tây ko làm được vì 1 là phải giữ tàng hình, 2 là ko làm được cái máy phát điện xịn, 3 là tính chất bán dẫn chỉ có thế.
AWACS nhà Mĩ dùng PESA, còn phát hiện được tàng hình hay ko thì Mĩ chưa công bố
Việc đánh đất nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ko phải chỉ mỗi radar. Bảo PESA ko đánh được đất là ngớ ngẩn. Su-30 là phiên bản đa năng đánh gì cũng được, nếu theo logic Pesa ko đánh được đất thì ko được trang bị PESA. AESA nó mới đang thử nghiệm trên máy bay nhà nó, VN còn lâu mới được dùng :))

Truyền thông chỉ giấu việc 1 loạt tướng lĩnh bị cách chức trong đó có ông tư lệnh PKKQ, tướng Sxxx
Thật ra không phải là không thể hạ được Mr. Tống khi đamg ném truyền đơn nhưng khi xin lệnh bắn thì cấp có thẩm quyền ra lệnh bận làm 1 việc gì đó không có tiện kể ra ở đây
Chính sau vụ đó, có hướng dẫn gửi về từng phường, xã về việc cho phép bắn hạ các phương tiện bay nghi vấn.
Chỉ được cái chém linh tinh. Về nghiên cứu lại đặc tính của sóng điện tử đi nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Về cái bản đồ địa hình, ko phải là PESA ko vẽ được. Mà theo lý thuyết cùng 1 chất lượng bản đồ, cùng 1 phạm vi bản đồ thì PESA sẽ vẽ lâu hơn do nó chỉ có 1 nguồn phát. Nhưng vấn đề là lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết thực tế thì những đột phá về công nghệ có thể làm cho PESA <=> AESA.
Như đã nói ở trên đánh đất nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu cứ ko lập được bản đồ địa hình là ko đánh được đất thì F-117 chắc thả bom ra ngoài vũ trụ
 
Chỉnh sửa cuối:

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Ờ em hiểu sai về radar! PESA oánh không oánh đất được hết nhưng muốn oánh cái nào phải hướng radar về hướng đó, chẳng hạn đối khống thì hướng radar lên, còn oánh đất thì chúc radar xuống vì thế không cùng lúc đối không và đối đất được đúng k ạ?
Còn AESA cùng lúc có thể làm 2 cái việc kia, phỏng ạ?
Với lại cái nào cũng có cái ưu cái nhược, khác nhau cơ bản giữa PESA và AESA chắc cũng như sự khác nhau giữa máy tính chip lõi đơn và máy tính chip lõi kép!
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Ờ em hiểu sai về radar! PESA oánh không oánh đất được hết nhưng muốn oánh cái nào phải hướng radar về hướng đó, chẳng hạn đối khống thì hướng radar lên, còn oánh đất thì chúc radar xuống vì thế không cùng lúc đối không và đối đất được đúng k ạ?
Còn AESA cùng lúc có thể làm 2 cái việc kia, phỏng ạ?
Với lại cái nào cũng có cái ưu cái nhược, khác nhau cơ bản giữa PESA và AESA chắc cũng như sự khác nhau giữa máy tính chip lõi đơn và máy tính chip lõi kép!
Ôi giời! Cụ đọc bài bên otofun hả?
Lật lại mấy trang trước, e đã nói: "Ở đây chúng ta nên phân biệt giữa lắc để quét, và quay để mở rộng phạm vi". Cái hướng radar ở đây cũng thế, để đánh đất nó hướng xuống mở rộng phạm vi hơn nhiều so với chĩa thẳng, cũng tương tự hướng lên trời sang phải sang trái.
Cái thằng AESA do độ mở góc của nó cao hơn PESA do vậy nó ko cần phải hướng cũng được. Đương nhiên nếu được hướng thì vẫn ngon hơn.
Cơ bản là thế này AESA kiểu Mĩ đa nhiệm nhưng chả chuyên cái nào.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
929
Động cơ
474,090 Mã lực
Giấu cái gì. Lỗi này lỗi của tập thể đâu phải của riêng ai mà cắt chức, nhà ta ngày đó nghèo ko mua được radar bắt thấp nên thằng đó nó mới bay được. Chả biết nó khôn hay là "chó ngáp phải ruồi"


Nhầm!
PESA tăng công suất dễ còn AESA của Mĩ mới khó, AESA của Mĩ dùng bán dẫn trong khi đó PESA sử dụng các thiết kế kiểu đèn chân không. Hồi đầu lúc mới sinh ra AESA cũng sử dụng chân không, mấy cái chân ko đó to đùng nhét vào mô-đun ko hợp lên AESA hồi đó cực còi ko ai dùng, sau này bọn Mĩ sinh ra cái bán dẫn nhôm nitride gì đó đặt được điện áp cao hơn thì AESA mới bắt đầu lên ngôi. Vấn đề là thế này, AESA của Mĩ dùng mô-đun, nó cộng công suất của mỗi mô-đun ra công suất tổng. Muốn có công suất phát cao thì phải tập chung vào 1 mô-đun mà bán dẫn ko chịu được điện áp cao bằng đèn chân không + với hệ thống tản nhiệt cũng ko thể giải quyết được mức điện áp quá cao. Hơn nữa việc tập trung như thế sẽ làm giảm bớt điện áp của các mô-đun còn lại dẫn tới việc giảm đa chức năng, thế mạnh của AESA.
Để tăng công suất của AESA nó phải tăng công suất của toàn bộ các modul, cần tản nhiệt to hơn, đương nhiên tiêu thụ nhiều điện hơn. Trong khi PESA chỉ tản nhiệt khí thì AESA kiểu Mĩ phải cần tản nhiệt lỏng.
Radar PESA của Nga to vì cùng 1 kích cỡ thì PESA có phạm vi quét hẹp hơn do chỉ có 1 nguồn phát nên nó cần phải làm to để tăng phạm vi. Nhưng dĩ nhiên chả có cái AESA nào của Mĩ to bằng PESA của Nga cả (xét trên máy bay chiến đấu).
Để tăng công suất PESA người ta tăng điện áp. Còn để tăng AESA, để tăng điện áp bán dẫn thì kéo theo phải tăng mức độ tản nhiệt dẫn tới tăng khối lượng tăng điện. Dĩ nhiên là tăng điện áp trên bóng chân ko cũng chỉ có giới hạn nhưng cái giới hạn đó thì còn lâu bán dẫn + phần mềm mới đạt được. Mà muốn đi xa thì phụ thuộc vào công suất phát + bước sóng, cùng 1 bước sóng mà công suất phát lớn hơn thì đi xa hơn, tín hiệu rõ ràng hơn => bảo AESA đi xa hơn + tín hiệu rõ ràng hơn là ngớ ngẩn.
AESA nó lập được bản đồ địa hình ko phải chỉ vì quét chùm rộng mà còn do nó quét được nhiều chùm, mỗi chùm 1 tần số + với quét nhanh.
Về cái suy luận, ko làm L-band do ko có đối trọng là ngớ ngẩn. Cũng ngớ ngẩn như cái câu ko làm tên lửa siêu thanh do nó vô địch trên biển =)). Các bước sóng dm, m là bước sóng dài nên cần công suất phát lớn để đi xa. 2 thứ này nhà Tây ko làm được vì 1 là phải giữ tàng hình, 2 là ko làm được cái máy phát điện xịn, 3 là tính chất bán dẫn chỉ có thế.
AWACS nhà Mĩ dùng PESA, còn phát hiện được tàng hình hay ko thì Mĩ chưa công bố
Việc đánh đất nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ko phải chỉ mỗi radar. Bảo PESA ko đánh được đất là ngớ ngẩn. Su-30 là phiên bản đa năng đánh gì cũng được, nếu theo logic Pesa ko đánh được đất thì ko được trang bị PESA. AESA nó mới đang thử nghiệm trên máy bay nhà nó, VN còn lâu mới được dùng :))


Chỉ được cái chém linh tinh. Về nghiên cứu lại đặc tính của sóng điện tử đi nhé!
Đọc xong cái cmt này thì nhà iem đoán được 90 % mợ phân bón là ai roài nhá:))
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Ôi giời! Cụ đọc bài bên otofun hả?
Lật lại mấy trang trước, e đã nói: "Ở đây chúng ta nên phân biệt giữa lắc để quét, và quay để mở rộng phạm vi". Cái hướng radar ở đây cũng thế, để đánh đất nó hướng xuống mở rộng phạm vi hơn nhiều so với chĩa thẳng, cũng tương tự hướng lên trời sang phải sang trái.
Cái thằng AESA do độ mở góc của nó cao hơn PESA do vậy nó ko cần phải hướng cũng được. Đương nhiên nếu được hướng thì vẫn ngon hơn.
Cơ bản là thế này AESA kiểu Mĩ đa nhiệm nhưng chả chuyên cái nào.
Em có nói cái radar Nga phải lắc đâu, và lắc hay không em chả quan tâm! Cái em nói là radar PESA không thể cùng 1 lúc đối không và đối đất, còn nó làm gì chả được!
Với lại cái vụ cách chức tướng lĩnh ấy là có thật! Ông bác em trong BQP confirm vụ này! Mà ta chả bàn việc này làm gì!
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Em có nói cái radar Nga phải lắc đâu, và lắc hay không em chả quan tâm! Cái em nói là radar PESA không thể cùng 1 lúc đối không và đối đất, còn nó làm gì chả được!
Với lại cái vụ cách chức tướng lĩnh ấy là có thật! Ông bác em trong BQP confirm vụ này! Mà ta chả bàn việc này làm gì!
Ai bảo thế? Cụ thử tìm xem cái lái chùm điện tử nó là gì thì sẽ biết PESA có cùng 1 lúc làm nhiều nhiệm vụ được ko.
Ko bàn thì nói ra làm quái gì? Ông bác cụ bảo thì kể luôn tên đi xem những ai bị cắt chức. Cắt đến tầm đại tá là đã kinh khủng rồi chứ đừng nói đến tướng. Lại còn 1 loạt nữa :|
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em thấy mấy chú Cà ri nâng cấp su hào lên AESA .. vậy không biết nó có tân tiến hơn loại thụ động đời trước không nhể ..
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Em thấy mấy chú Cà ri nâng cấp su hào lên AESA .. vậy không biết nó có tân tiến hơn loại thụ động đời trước không nhể ..
Đương nhiên công nghệ chủ động sẽ hơn bị động nhưng vấn đề là cách thực hiện cái sự chủ động ấy thế nào? Nếu theo thiết kế của Mĩ thì nó ko hơn PESA nhiều lắm so với so tiền bỏ ra để trang bị, gọi là hiệu năng/giá thành ế. Từ những năm 90 bọn Nga nó đã đẻ ra cái công nghệ radar kỹ thuật số cũng là AESA nhưng tân tiến hơn của MĨ nhiều, dĩ nhiên do ít tiền nên bọn nó mới làm ra radar mặt đất chưa ứng dụng được trên máy bay :|
 

tieudoan107

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-123864
Ngày cấp bằng
12/12/11
Số km
56
Động cơ
380,360 Mã lực
lái chiếc tiêm kích này đi dạo quanh bờ hồ chắc thích lắm
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
226
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
45
Bác Supe nên tham khảo qua cái này 1 chút trước khi phát biểu linh tinh về PESA cũng như AESA!
Thứ nhất là chất bán dẫn sử dụng trong AESA là Gallium Arsenide chứ ko phải nhôm nitride gì cả!
Thứ hai là AESA bản chất là phát giải chùm rộng (agile beam) nên nó không thể quét xa được, ko bao giờ dùng cho trạm mặt đất cũng như ko bao giờ có thể so sánh với với PESA về tầm quét được. Nhưng bù lại, do là agile beam nên nó có thể quét nhanh hơn cũng như nó quét 3D tốt hơn, đồng thời nó tốn ít năng lượng hơn rất nhiều lần PESA. Muốn tăng hiệu suất của AESA người ta phải tăng tốc độ xử lý tín hiệu chứ không phải tăng công suất cấp cho các phần tử trong AESA, do đó phải tăng tốc độ xử lý của máy tính cũng như phần mềm.
Tại thời điểm hiện nay, PESA của Nga đang có ưu thế hơn là do người Nga đã đi theo hướng PESA từ rất lâu, từ lúc người Mỹ còn đang xoay xoay cái đĩa cơ học trong radar của F15 thì người Nga đã xử dụng Electronically scanned rồi. Họ có nhiều kinh nghiệm hơn người Mỹ. Hiện họ gần như ứng dụng PESA trên mọi loại phi cơ, chỉ có MiG 35 là được ứng dụng AESA, nhưng có lẽ đây chỉ là do họ định chào hàng Ấn độ nên làm vậy!
Nhưng PESA tuy có ưu điểm lớn nhất là chỉ cần tăng công suất nguồn phát là có thể tăng hiệu suất của hệ thống, nhưng có lẽ đây cũng là nhược điểm lớn nhất của PESA trên phi cơ, bởi vì tăng CS là có giới hạn, tới 1 lúc nào đó ko thể tăng thêm được nữa, em nghĩ lúc đó người Nga sẽ chuyển qua AESA.
Tiện thể cũng nói thêm là người Nga họ có công nghệ cũng vào loại hàng đầu thế giới, có thể họ không có đủ tiền để phát triển toàn diện thôi, nhưng khi cần tập trung cho lĩnh vực nào thì họ hoàn toàn không thua kém người Mỹ 1 chút nào cả!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cháu vẫn nghĩ tại sao Mỹ lắm tiền thế mà nó không ngâm cứu PESA nhỉ chỉ duy nhất cái 2 máy bay mỹ mang PESA là B2 và E3
2 loại này thì to đùng ngã ngửa
trong khi các loại SU với Mig đều mang PESA :) có 2 loại dùg AESA là mig-35 và T-50
Mig-35 thì như bác royce nói ở trên còn T-50 thì nso dùng cả band -X thông dụng lẫn Band-L
tầm của AESA trên T-50 cũng lớn như vậy là Nga cũng đâu có kém về AESA
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
226
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
45
cháu vẫn nghĩ tại sao Mỹ lắm tiền thế mà nó không ngâm cứu PESA nhỉ chỉ duy nhất cái 2 máy bay mỹ mang PESA là B2 và E3
2 loại này thì to đùng ngã ngửa
trong khi các loại SU với Mig đều mang PESA :) có 2 loại dùg AESA là mig-35 và T-50
Mig-35 thì như bác royce nói ở trên còn T-50 thì nso dùng cả band -X thông dụng lẫn Band-L
tầm của AESA trên T-50 cũng lớn như vậy là Nga cũng đâu có kém về AESA
Nếu cụ để ý thì sẽ thấy phần mũi của các loại F của Mỹ luôn bé hơn mũi của MiG hoặc Su. Với phần mũi bé tý như thế sẽ ko thể lắp được 1 radar PESA có hiệu quả, nếu muốn sử dụng PESA, họ phải thiết kế lại phần mũi máy bay, điều này sẽ tốn kha khá $, hơn nữa, người Mỹ họ vẫn ưu tiên RCS còn người Nga họ ko đặt nặng RCS, thế nên Mỹ ko muốn cái mũi máy bay to, họ kiên trì xoay cái đĩa cơ, cho đến khi AESA ra đời họ mua bản quyền và chuyển qua sử dụng cho các loại F, nhưng cho đến nay, họ chưa thay đổi hết được, nên vẫn còn 1 số sử dụng phương pháp quay tay mechanically scanned! Mặc dù quay tay thì không thể cùng 1 lúc dẫn bắn cho 2 mục tiêu được, nhưng họ luôn quan niệm lấy số đông áp đảo nên nhược điểm này bị họ bỏ qua.
 

cunpi

Xe buýt
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
523
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Loại radar nào cũng có ưu, nhược điểm! Để bù đắp cho các radar của chiến đấu cơ thì người ta cần đến sự hỗ trợ của hệ thống radar mặt đất hay AWACS!
Với lại, radar máy bay càng lớn thì càng dễ bị phát hiện, đó là lý do radar máy bay Mỹ nhỏ!
Tiện thể, bàn về thế hệ 5 thì các cụ bàn luôn J-20, thằng con tạp chủng này mà có được 1/2 tính năng của T-50 hay F-22 khéo mấy em Su hào nhà ta nguy mất?
Em thì vẫn nghĩ nó nổ chứ chẳng có vẹo gì, giống cái vụ đưa người lên quỹ đạo ấy, bị phanh phui là một vở kịch, hài vãi!
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
220
Động cơ
381,790 Mã lực
Bác Supe nên tham khảo qua cái này 1 chút trước khi phát biểu linh tinh về PESA cũng như AESA!
Thứ nhất là chất bán dẫn sử dụng trong AESA là Gallium Arsenide chứ ko phải nhôm nitride gì cả!
Thứ hai là AESA bản chất là phát giải chùm rộng (agile beam) nên nó không thể quét xa được, ko bao giờ dùng cho trạm mặt đất cũng như ko bao giờ có thể so sánh với với PESA về tầm quét được. Nhưng bù lại, do là agile beam nên nó có thể quét nhanh hơn cũng như nó quét 3D tốt hơn, đồng thời nó tốn ít năng lượng hơn rất nhiều lần PESA. Muốn tăng hiệu suất của AESA người ta phải tăng tốc độ xử lý tín hiệu chứ không phải tăng công suất cấp cho các phần tử trong AESA, do đó phải tăng tốc độ xử lý của máy tính cũng như phần mềm.
Tại thời điểm hiện nay, PESA của Nga đang có ưu thế hơn là do người Nga đã đi theo hướng PESA từ rất lâu, từ lúc người Mỹ còn đang xoay xoay cái đĩa cơ học trong radar của F15 thì người Nga đã xử dụng Electronically scanned rồi. Họ có nhiều kinh nghiệm hơn người Mỹ. Hiện họ gần như ứng dụng PESA trên mọi loại phi cơ, chỉ có MiG 35 là được ứng dụng AESA, nhưng có lẽ đây chỉ là do họ định chào hàng Ấn độ nên làm vậy!
Nhưng PESA tuy có ưu điểm lớn nhất là chỉ cần tăng công suất nguồn phát là có thể tăng hiệu suất của hệ thống, nhưng có lẽ đây cũng là nhược điểm lớn nhất của PESA trên phi cơ, bởi vì tăng CS là có giới hạn, tới 1 lúc nào đó ko thể tăng thêm được nữa, em nghĩ lúc đó người Nga sẽ chuyển qua AESA.
Tiện thể cũng nói thêm là người Nga họ có công nghệ cũng vào loại hàng đầu thế giới, có thể họ không có đủ tiền để phát triển toàn diện thôi, nhưng khi cần tập trung cho lĩnh vực nào thì họ hoàn toàn không thua kém người Mỹ 1 chút nào cả!
Ừ e phát biểu linh tinh.
Cái chất bán dẫn e chả nhớ lắm, e ko có thời gian để đi search như các cụ, e nhớ theo những gì e đã đọc và e cũng ghi rõ là "gì gì đó"-1 cách biểu hiện sự nhớ ko rõ ràng. Vì cái đó chẳng quan trọng nên chả phải ghi nhớ kĩ làm gì, nhớ tàm tạm là bán dẫn cũ còi chịu được vài W, bán dẫn mới thì chục đến hơn chục W.
Agile beam là quét chùm nhanh nâu (no) phải quét chùm rộng, mà dù nhanh hay rộng thì cái này chả ảnh hưởng quái gì đến phạm vi quét. Bảo ko thể so sánh với PESA được là linh tinh, linh tinh ở đâu hồi sau sẽ rõ. Vấn đề ở đây là chúng ta đang đề cập đến công suất 1 khái niệm khác xa với hiệu suất. Cụ bảo tốn ít năng lượng hơn là cụ nhầm, cụ tìm hộ e bất cứ chất bán dẫn nào mà chịu được công suất vài kW, e đảm bảo cụ có giải Nobel.
PESA của Nga ko phải là ưu thế hơn mà là vô địch trong thời điểm hiện tại.
Ở đây ko ai đề cập đến hiệu suất hoạt động, cụ đưa vào là rất thừa :|. Việc tăng công suất cũng chỉ là 1 trong các yếu tố làm tăng hiệu suất hoạt động của PESA, ko phải chỉ có mỗi phương cách tăng công suất mới tăng được hiệu suất. Cụ lại đọc bài bên ô tô Sài Gòn chứ gì? Nghe quen lắm :))
Ở trên cụ nói AESA ko bao h dùng cho mặt đất là cụ phán bừa, chưa tìm hiểu về cái radar Nebu ở mấy trang trước e đưa. Nó là radar AESA mặt đất đầu tiên của Nga dựa trên công nghệ kỹ thuật số. Và nó là radar cảnh báo sớm, cụ bảo AESA ko đi xa được thì cảnh báo sơm kiểu chi?

Nếu cụ để ý thì sẽ thấy phần mũi của các loại F của Mỹ luôn bé hơn mũi của MiG hoặc Su. Với phần mũi bé tý như thế sẽ ko thể lắp được 1 radar PESA có hiệu quả, nếu muốn sử dụng PESA, họ phải thiết kế lại phần mũi máy bay, điều này sẽ tốn kha khá $, hơn nữa, người Mỹ họ vẫn ưu tiên RCS còn người Nga họ ko đặt nặng RCS, thế nên Mỹ ko muốn cái mũi máy bay to, họ kiên trì xoay cái đĩa cơ, cho đến khi AESA ra đời họ mua bản quyền và chuyển qua sử dụng cho các loại F, nhưng cho đến nay, họ chưa thay đổi hết được, nên vẫn còn 1 số sử dụng phương pháp quay tay mechanically scanned! Mặc dù quay tay thì không thể cùng 1 lúc dẫn bắn cho 2 mục tiêu được, nhưng họ luôn quan niệm lấy số đông áp đảo nên nhược điểm này bị họ bỏ qua.
Người ta ko sử dụng "dẫn bắn" cho "mục tiêu". Mà sử dụng "khóa", câu đấy chuẩn ra phải là ko thể cùng 1 lúc khóa 2 mục tiêu được.
 

bubibubi

Xe tải
Biển số
OF-130029
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
440
Động cơ
370,990 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top