[Funland] Thủy điện: Quy trình tích, xả nước?

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Lý thuyết là thế. Nhưng ra thực tế nó có nhiều biến số lắm

Giờ em cho cụ 1 ví dụ cụ thể luôn:

Bão số 4 dự kiến vào Quảng Ninh và TQ, thủy điện của cụ ở Hà Tĩnh cách xa 3 vạn chín nghìn dặm, cụ làm gì ạ. Xả hay trữ.
Quan trọng là cái DỰ BÁO lượng mưa ko chuẩn. Mấy hôm đầu nhìn cái hướng bão số 4 nó đi ngang HN, em đang nghĩ TĐ Hòa Bình sẽ xả lũ chờ mưa. TĐ Na Hang cũng được lệnh mở cửa xả đáy (ko phát điện được). Ôi thôi, bão vào tận Thanh Hóa, Tuyên Quang chỗ em mưa vớ vẩn, mấy hôm chưa được 100mm. Chắc mấy ông TĐ Na Hang xót ruột như bào :)):)):))
 
Chỉnh sửa cuối:

sieutoc123

Xe tải
Biển số
OF-138352
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
321
Động cơ
370,177 Mã lực
Thế để chỉ cho cụ kiến thức thực tế nhé.

Ngày xưa sông Hồng lũ rất dữ. Lịch sử đã nhiều trận lũ sông Hồng gây ra nhiều người chết, đỉnh cao như trận lụt 1971 nghe nói đến 100 nghìn người chết. Nhiều trận lụt đi vào văn học.

Từ sau khi có thuỷ điện hoà bình (1979), rồi Sơn La, cụ có thấy trận lụt nào nặng không? Hay toàn chết vì lũ ống, lở đất?

Em chỉ nói thế thôi đấy.
Chính nhà cháu cũng định nói cái này làm chuẩn chỉnh "như lý thuyết" và được vận hành bài bản nên thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La có chức năng cắt lũ rất tốt.
Nhà cháu gần sông Hồng, từ mấy chục năm trước khi nhỏ thấy lũ thế nào, nay không thấy lũ ra sao, cảm nhận rất rõ.
Chỉ có điều như đề cập ở trên. Thuỷ điện có nhiều loại, có loại cần hồ chứa lớn, có loại hồ chứa rất nhỏ, có thuỷ điện cao trình đập rất lớn nhưng có những thuỷ điện rất thấp, chủ yếu "hứng nước" chảy vào nhà máy (do dòng chảy hoặc do nhà máy ở trên - kiểu thuỷ điện bậc thang). Ở nước ta, các thuỷ điện thường xây dựng ở nhiều bậc thang trên sông suối. Nhiều nhà máy đầu tư tốt, nhiều nhà máy thuỷ điện được đầu tư xây dựng theo kiểu "phong trào", nhà đầu tư không nhiều năng lực tài chính, kinh nghiệm và vì lợi ích nên không ai đảm bảo tính an toàn tuyêth đối.
Thậm chí, có những câu chuyện làm thuỷ điện đầu tư vài trăm tỷ nhưng tiền chủ đầu tư bỏ ra chẳng đáng là bao vì có khoáng sản ở lòng hồ, có gỗ ở lòng hồ gánh và tiền ngân hàng. Khi vận hành thì đợi giờ cao điểm phát để bán giá cao, tích nước nhiều để khai thác... Nói chung rất phức tạp chứ không chỉ đơn giản kiểu "nước vào nước ra",...
Nhà cháu không banh vực hay bảo vệ ai cả và cũng không thù hằn ai, biết sao nói vậy...
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Kính mong được các cụ có am hiểu vào cho ý kiến.

Thủy điện, không phải công trình phúc lợi.
( Nó ếu cho không ai, như nhiều người vẫn yêu cầu phải mang ơn nó vì nó mang ánh sáng về cho ... )
Nó là khoản đầu tư kiếm lời cho các cá nhân, tập thể liên quan.

Hình ảnh thường được nhắc đến là các thủy điện xã lũ, khi hạ lưu lại đang có lũ, ngập.
Tạo ra cảnh lũ chồng lũ.
Thiệt hại xã hội là rất lớn.

Tuy nhiên hầu hết các đợt xã lũ đều " được thực hiện đúng quy trình "
Tức là đúng thời điểm, quy mô...

Vậy phải chăng cái " quy trình " đấy nó có vấn đề?
Khi mà lợi ích thì chủ thủy điện hưởng, còn tổn thất lại do xã hội chi trả?



Xin minh họa bằng tấm hình của FB Long Lê.
Đơn vị này chắc hết cửa hành quân cơ giới khi có tình huống chiến đấu phát sinh.



Thuỷ điện có nhiều cấp và chỉ có số ít thuỷ điện có "hồ chứa làm nhiệm vụ điều tiết " thôi cụ ạ. Các thuỷ điện khác vẫn có hồ chứa (để đề phòng các cụ bắt bẻ) nhưng ko thể điều tiết mà chỉ làm nhiệm vụ phát điện hoặc nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu thôi cụ ạ.
 

sieutoc123

Xe tải
Biển số
OF-138352
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
321
Động cơ
370,177 Mã lực
Sao nhiều vùng ở mình nắng quanh năm, gió rất to không đầu tư điện gió với điện mặt trời, lao hết vào thuỷ điện thế nhỉ. Cháu thấy thuỷ điện xả nước không khác gì anh em hứng nứớc mưa vào cái chậu rồi hắt một phát. Nếu không có thuỷ điện, vùng đó còn rừng cây thì nước nó còn giữ được nên có chảy xuống dưới cũng từ từ hơn.
Không phải không làm mà bây giờ đã làm đang bắt đầu làm mạnh, thưa cụ/mợ.
Thuỷ điện giờ hạn chế. Các nhà đầu tư giờ đang "đổ xô" vào làm điện gió, điện mặt trời... Bạc Liêu, Ninh Thuận, Quảng Trị đã có những nhà máy điện gió rất lớn. Quảng Bình cũng đang có mấy nhà máy điện gió (Tân Hoàn Cầu), điện mặt trời (Dowha-Hàn Quốc) rất to đang và sắp triển khai.
Rồi tới đây, các tỉnh ven biển có khi tỉnh nào cũng có điện gió...
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Cụ có biết thủy điện gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào không. Chắc lều báo éo bao giờ biết đâu =))
Cụ sinh năm 91 chắc biết cũng hạn chế thôi. Vậy nên đừng =)) mà hãy :) thì hợp lý hơn.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Kính mong được các cụ có am hiểu vào cho ý kiến.

Thủy điện, không phải công trình phúc lợi.
( Nó ếu cho không ai, như nhiều người vẫn yêu cầu phải mang ơn nó vì nó mang ánh sáng về cho ... )
Nó là khoản đầu tư kiếm lời cho các cá nhân, tập thể liên quan.

Hình ảnh thường được nhắc đến là các thủy điện xã lũ, khi hạ lưu lại đang có lũ, ngập.
Tạo ra cảnh lũ chồng lũ.
Thiệt hại xã hội là rất lớn.

Tuy nhiên hầu hết các đợt xã lũ đều " được thực hiện đúng quy trình "
Tức là đúng thời điểm, quy mô...

Vậy phải chăng cái " quy trình " đấy nó có vấn đề?
Cụ phải về học vật lý cơ bản đi đã, nước không do thủy điện tự nhiên sinh ra! Nếu thủy điện không xả thì nước cũng không tự nhiên mất đi mà nó rình để làm vỡ đập đấy!

Mấy ông thủy điện mà xả là mấy ông ấy xót tiền lắm chứ cụ không phải lo các cụ ấy xả bừa bãi!!
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Lý thuyết là thế. Nhưng ra thực tế nó có nhiều biến số lắm

Giờ em cho cụ 1 ví dụ cụ thể luôn:

Bão số 4 dự kiến vào Quảng Ninh và TQ, thủy điện của cụ ở Hà Tĩnh cách xa 3 vạn chín nghìn dặm, cụ làm gì ạ. Xả hay trữ.
các cụ phải biết là nếu xả là mất tiền, các ông thủy điện rất bất đắt dĩ mới xả, cho nên khỏi phải lo cho họ xã bừa bãi!
Chỉ có bà con làm nông là phải lo đòi xả vào mùa khô để lấy nước làm ruộng thôi!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Thì cụ cũng đang đóng đinh là cụ đúng đấy thôi. E dẫn chứng là dòng chảy dù có lũ nó cũng lên và giảm dần trong thời gian dài . Còn các cụ chặn rồi xả ồ ạt rồi nói lưu lượng y vậy thì nít nó cũng ko nghe đc.
Cụ có chút vấn đề về tư duy đấy. Vì khi thuỷ điện tích nước quá cao hf an toàn thì phải xin phép từ thủ tướng (em chỉ nói các thuỷ điện có khả năng điều tiết) vậy nên họ ko thể tích dồn đến cao điểm lớn nhất để rồi đề phòng lũ mà phải xả vội gây nên lũ to hơn tự nhiên được. Với những thuỷ điện lớn thì ngoài xả mặt còn có xả đáy nên chỉ đơn thuần là lũ về bao nhiêu xả bấy nhiêu thôi.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Sao nhiều vùng ở mình nắng quanh năm, gió rất to không đầu tư điện gió với điện mặt trời, lao hết vào thuỷ điện thế nhỉ. Cháu thấy thuỷ điện xả nước không khác gì anh em hứng nứớc mưa vào cái chậu rồi hắt một phát. Nếu không có thuỷ điện, vùng đó còn rừng cây thì nước nó còn giữ được nên có chảy xuống dưới cũng từ từ hơn.
có lợi thật thì cụ không nhắc bà con ta đã lao vào làm. Tuy nhiên vì Nhà Nước chơi ép giá điện quá nên mấy thứ điện gió, mặt trời không cạnh tranh được với nhà máy điện than- điện khí thừa mứa ở VN!

Thật ra mấy chổ ngon làm thủy điện công suất lớn hiệu suất cao thì Nhà nước đã chiếm hết rồi, chỉ còn lại mấy cái thủy điện nhỏ cho tư nhân. Thời trước khủng hoảng 2008 lãi suât cho vay thủy điện có thể được ưu đãi, và cho vay dễ nên nhà nhà làm thủy điện. Sau cũng hóc xương bớt dần rời. Về căn bản thì thủy điện tuy rẻ nhưng vốn đầu tư ban đầu lớn, nếu tính lãi suất cho vay tiền đồng sòng phẳng thì rất khó có lời.

Cũng do tư nhân vốn nhỏ làm, hiệu quả kinh tế bị bí bức nêu nhiều dự án thủy điện siêu nhỏ bị cắt cái này cái kia và không an toàn bằng mấy dự án khủng như Sông Đà, Sơn La, Thác Bà, Trị an....
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Cái này thi cụ nhầm lẫn khá nhiều.

1. Thủy điện là công trình đa chức năng. Ở những nước ôn đới ít mưa thì nó là phát điện, nhưng ở xứ nhiệt đới nó kiêm thêm điều tiết lũ

2. Kiếm lời từ thủy điện mới chỉ khoảng 15 năm gần đây, do anh người tốt học từ phương tây về (nơi mà thủy điện chỉ để phát điện). Còn định hướng XHCN luôn đặt mục tiêu là điều tiết thủy lợi (kiểu chọn cá chứ không chọn điện). Do vậy, khoảng hơn chục năm trước luôn thiếu điện mặc dù nước hồ Hòa Bình vẫn còn đầy, vì phải dự trữ nước cho mùa thu đông ít mưa phục vụ nông nghiệp.

3. "Lũ chồng lũ" là khái niệm do bọn báo với truyền thống 9 điểm 3 môn nghĩ ra, éo có trong từ điển VN.

Khi có lũ, thủy điện với công năng tích nước sẽ dẫn nước vào ==> cắt lũ

Khi có lũ, thủy điện đang đầy nước rồi éo tích được lũ vào ==> xả nguyên con lũ ra

Vậy thì lấy éo đâu ra lũ nào nữa mà "lũ chồng lũ". Chắc chỉ có lũ lều báo chồng lên con lũ thôi =))

4. Qui trình của thủy điện luôn luôn phải đảm bảo nghiêm ngặt về tích nước và xả nước, cái đấy dù đi bất cứ nước nào, Tây tàu đều thế cả.

Cái "Lũ" nguy hiểm nhất hiện nay của VN là "Lũ lều báo" với tiêu chuẩn 9 điểm 3 môn

Bonus cụ chủ với những hình ảnh ở những "dân chủ chuẩn mực"



Em dân thuỷ lợi mà ko thể trả lời rành rọt hơn cụ dc
 

Manminh89

Xe tải
Biển số
OF-582935
Ngày cấp bằng
3/8/18
Số km
267
Động cơ
139,680 Mã lực
Tuổi
36
Em học đại học điện lực đây. Ở việt nam chỉ 1 số thuỷ điện lớn có thể điều tiết lũ tốt như sơn la, hoà bình, tuyên quang, bản vẽ, trị an, thác mơ do dung tích hữu ích hồ chứa lớn. Ví dụ như năm nay mưa nhiều nhưng 3 thuỷ điện sơn la , hoà bình, tuyên quang cắt lũ được vì dung tích khủng khoảng hơn 7 tỷ m3 nhưng bản vẽ thì chỉ cắt được lần 1 lần 2 gần đây thì ko cắt được do dung tích có 1 tỷ m3. Còn miền trung tây nguyên thuỷ điện có hồ chứa nhỏ ko phòng lũ đuợc đáng kể.
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Đại loại Mùa khô thiếu nước thì nó chặn không xả, mùa mưa lũ không cần nước thì nó xả tất nhiên đều đúng quy trình.
Nhiều nước phá bỏ thủy điện để BVMT nhưng nước nghèo thì chắc điện quan trọng hơn nên vẫn phải dùng thủy điện.
Cụ nhầm rùi, nếu ko có hệ thống hồ chứa hoà bình, sơn la, lai châu thì cái đê sông hồng ở hà nội nó ko thấp bé như bây jo đâu và dân trong nội thành cũng có nguy cơ lên đê ngủ đấy cụ ạ.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Thủy điện nó làm ở thượng nguồn. Lòng hồ vốn là nơi sinh sống của các tộc ít người. Nay họ đi chỗ khác, lại bị lụt lội.

Nên nó lợi cho dân Kinh hạ lưu mà các sắc tộc ít người càng giảm dân số. Chết dần chết mòn.
Thủy điện có chặt phá rừng, gây ra lũ lụt và sạt lở núi, nhưng đồng bào cũng đốt nương làm rấy rất nhiều. Yên Bái tôi đi qua thấy núi nào cũng trọc lốc để trồng sắn, trồng ngô => lũ to.

Ho ho, cụ chắc người dân tộc thiểu số nhỉ. Cụ có biết người thiểu số tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn người kinh dưới xuôi ko (vì cho rằng trời sinh voi, trời sinh cỏ).
Họ lại còn kết hôn sớm (chưa đủ 18 tuổi), cận huyết, hay uống rượu=>suy thoái nòi giống ko?
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Chính nhà cháu cũng định nói cái này làm chuẩn chỉnh "như lý thuyết" và được vận hành bài bản nên thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La có chức năng cắt lũ rất tốt.
Nhà cháu gần sông Hồng, từ mấy chục năm trước khi nhỏ thấy lũ thế nào, nay không thấy lũ ra sao, cảm nhận rất rõ.
Chỉ có điều như đề cập ở trên. Thuỷ điện có nhiều loại, có loại cần hồ chứa lớn, có loại hồ chứa rất nhỏ, có thuỷ điện cao trình đập rất lớn nhưng có những thuỷ điện rất thấp, chủ yếu "hứng nước" chảy vào nhà máy (do dòng chảy hoặc do nhà máy ở trên - kiểu thuỷ điện bậc thang). Ở nước ta, các thuỷ điện thường xây dựng ở nhiều bậc thang trên sông suối. Nhiều nhà máy đầu tư tốt, nhiều nhà máy thuỷ điện được đầu tư xây dựng theo kiểu "phong trào", nhà đầu tư không nhiều năng lực tài chính, kinh nghiệm và vì lợi ích nên không ai đảm bảo tính an toàn tuyêth đối.
Thậm chí, có những câu chuyện làm thuỷ điện đầu tư vài trăm tỷ nhưng tiền chủ đầu tư bỏ ra chẳng đáng là bao vì có khoáng sản ở lòng hồ, có gỗ ở lòng hồ gánh và tiền ngân hàng. Khi vận hành thì đợi giờ cao điểm phát để bán giá cao, tích nước nhiều để khai thác... Nói chung rất phức tạp chứ không chỉ đơn giản kiểu "nước vào nước ra",...
Nhà cháu không banh vực hay bảo vệ ai cả và cũng không thù hằn ai, biết sao nói vậy...
Bán điện jo nào ko do thuỷ điện qđ cụ nhé, điện ở mình có cơ quan điều phối riêng. Quan hệ tốt mới bán đc giá cụ ạ.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Khi thủy điện nó xả thì bản thân nó đã mất chức năng điều tiết lưu lượng.

Thêm nữa, khi nó xả thì lưu lượng xả lớn + mạnh hơn lưu lượng lũ đầu nguồn, do còn bao gồm cả phần nước tích trữ tạo thế năng sinh điện, nên kết quả là lũ phía hạ lưu nặng hơn, dòng chảy mạnh hơn.

Vào mấy cv nước của a Vượng, có cái trò gầu nước, lúc nó đầy nó tự lật đổ ào xuống phía dưới, lúc đó lưu lượng nước lớn + mạnh hơn cái vòi chảy vào cái gầu đó. Tất nhiên, tổng lượng nước không đổi.
Cái này là cụ hiểu bị nhầm lẫn rồi. Khi xả lũ chính là đang điều tiết lũ.

Khi dự báo có mưa bão lũ lụt ở vùng nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện sẽ xả nước để đưa hồ về mực nước đón lũ. Khi có lũ thì thủy điện sẽ nhận nước lũ về hồ đồng thời cũng xả bớt nước ra. Ví dụ lũ về hồ với tốc độ 1000m3/s thì hồ sẽ xả ra 500m3/s hoặc 600m3/s tùy tính toán, đấy chính là điều tiết lũ. Tuy nhiên vì nhận vào nhiều hơn xả ra nên nước hồ vẫn đầy dần. nếu mưa không dứt nước hồ vẫn về với tốc độ 1000m3/s thì thủy điện bắt buộc phải xả ra với tốc độ 1000m3/s, để đảm bảo nước hồ không dâng lên nữa làm tràn đập hoặc vỡ đập. Như vậy là có xả cũng chỉ xả nguyên con lũ không có thêm con lũ nào nữa mà chồng lũ.

Không có chuyện nước lũ về hồ 1000m3/s mà hồ lại xả 2000m3/s cả, làm như thế thì hết lũ thì hồ cũng cạn sạch nước, lúc đấy thì lấy cái gì mà phát điện. Trừ mấy ông lều báo ngồi ôm bàn phím tưởng tượng ra thôi.

Về lý thuyết xong đến đoạn thực tế:

Dự báo mưa to nhưng không có mưa ==> thủy điện lỡ xả nước để đón lũ giờ không có nước ==> khóc ròng

Dư báo không mưa nhưng mưa to, thủy điện không đưa nước về cao trình đón lũ ==> đành xả nguyên con lũ ra không nhận nước vào hồ nữa.

Cuối cùng vẫn chỉ có 1 con lũ chẳng lấy đâu ra mà chồng cả
 
Chỉnh sửa cuối:

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Sao nhiều vùng ở mình nắng quanh năm, gió rất to không đầu tư điện gió với điện mặt trời, lao hết vào thuỷ điện thế nhỉ. Cháu thấy thuỷ điện xả nước không khác gì anh em hứng nứớc mưa vào cái chậu rồi hắt một phát. Nếu không có thuỷ điện, vùng đó còn rừng cây thì nước nó còn giữ được nên có chảy xuống dưới cũng từ từ hơn.
Cụ ko hiểu tí ji ve thuỷ điện cả. Em thật, còn điện gió với nl mặt trời thì cụ xác định luôn là hoá đơn tiền điện nhà cụ phải gấp vài lần jo
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top