[Funland] Thủy điện: Quy trình tích, xả nước?

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thủy điện nó làm ở thượng nguồn. Lòng hồ vốn là nơi sinh sống của các tộc ít người. Nay họ đi chỗ khác, lại bị lụt lội.

Nên nó lợi cho dân Kinh hạ lưu mà các sắc tộc ít người càng giảm dân số. Chết dần chết mòn.
Từ đầu đến bây giờ của thớt, cụ chẳng nói được ý kiến gì ra hồn mà toàn đâm bị thóc chọc bị gạo, giờ lại bịa đặt chuyện dân tộc ít người.

Cụ không đưa được ra bằng chứng cho đoạn bôi đỏ thì đừng trách em nặng lời
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Cái này là cụ hiểu bị nhầm lẫn rồi. Khi xả lũ chính là đang điều tiết lũ.

Khi dự báo có mưa bão lũ lụt ở vùng nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện sẽ xả nước để đưa hồ về mực nước đón lũ. Khi có lũ thì thủy điện sẽ nhận nước lũ về hồ đồng thời cũng xả bớt nước ra. Ví dụ lũ về hồ với tốc độ 100m3/s thì hồ sẽ xả ra 500m3/s hoặc 600m3/s tùy tính toán, đấy chính là điều tiết lũ. Tuy nhiên vì nhận vào nhiều hơn xả ra nên nước hồ vẫn đầy dần. nếu mưa không dứt nước hồ vẫn về với tốc độ 1000m3/s thì thủy điện bắt buộc phải xả ra với tốc độ 1000m3/s, để đảm bảo nước hồ không dâng lên nữa làm tràn đập hoặc vỡ đập. Như vậy là có xả cũng chỉ xả nguyên con lũ không có thêm con lũ nào nữa mà chồng lũ.

Không có chuyện nước lũ về hồ 1000m3/s mà hồ lại xả 2000m3/s cả, làm như thế thì hết lũ thì hồ cũng cạn sạch nước, lúc đấy thì lấy cái gì mà phát điện. Trừ mấy ông lều báo ngồi ôm bàn phím tưởng tượng ra thôi
Cụ mơ à, thủy điện nó xả lũ trước để đón lũ á, thực tế ko có đâu nó mới gây ra chuyện.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Cụ mơ à, thủy điện nó xả lũ trước để đón lũ á, thực tế ko có đâu nó mới gây ra chuyện.
Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy

Do thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô tiếp tục xuất hiện một đợt lũ nên thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm 1 cửa xả đáy.

Ngày 8/7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện về mở thêm cửa xả đáy do mưa lũ có diễn biến phức tạp. Theo nội dung công điện, hiện mực nước hồ Hòa Bình đang có xu hướng tăng. Cụ thể, hồi 13h ngày 8/7, mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 107,67 m, lưu lượng đến hồ 4.758 m3/s, tổng lưu lượng xả 3.970 m3/s.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 8 đến 9/7, ở Bắc Bộ mưa rào và dông diện rộng. Khu vực vùng núi và trung du mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái mưa rất to.


Thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm cửa xả đáy vào sáng 8/7. Ảnh: Việt Linh - Phạm Thắng.
Từ ngày 8 đến 10/7, thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên 2-3 m.

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc công ty thủy điện Hòa Bình: Mở thêm 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào hồi 8h ngày 9/7; tiếp tục phát tối đa các tổ máy. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy để đưa dần mực nước về theo quy định.

Công ty thủy điện Hòa Bình tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và các cơ quan có liên quan.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung tại Công điện số 07/CĐ-TW ngày 6/7 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Trước đó, vào lúc 8h ngày 7/7, Thủy điện Hòa Bình cũng đã bắt đầu mở 1 cửa xả đáy do mực nước hồ Hòa Bình cao hơn so với quy định, ở cao trình 107,03 m.
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Khi thủy điện nó xả thì bản thân nó đã mất chức năng điều tiết lưu lượng.

Thêm nữa, khi nó xả thì lưu lượng xả lớn + mạnh hơn lưu lượng lũ đầu nguồn, do còn bao gồm cả phần nước tích trữ tạo thế năng sinh điện, nên kết quả là lũ phía hạ lưu nặng hơn, dòng chảy mạnh hơn.

Vào mấy cv nước của a Vượng, có cái trò gầu nước, lúc nó đầy nó tự lật đổ ào xuống phía dưới, lúc đó lưu lượng nước lớn + mạnh hơn cái vòi chảy vào cái gầu đó. Tất nhiên, tổng lượng nước không đổi.
Cụ lại võ đoán rùi, ko bao jo có chuện lưu lượng xả của tđ lớn hơn lũ đến đc. Hồ chứa của nhà máy thuỷ điện thường là hồ điều tiết nhiều năm hoặc điều tiết năm nên chắc chắn nó cắt lũ tốt hơn nhiều hiện trạng.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,263
Động cơ
205,236 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Kính mong được các cụ có am hiểu vào cho ý kiến.
Thủy điện, không phải công trình phúc lợi.
( Nó ếu cho không ai, như nhiều người vẫn yêu cầu phải mang ơn nó vì nó mang ánh sáng về cho ... )
Nó là khoản đầu tư kiếm lời cho các cá nhân, tập thể liên quan.

Hình ảnh thường được nhắc đến là các thủy điện xã lũ, khi hạ lưu lại đang có lũ, ngập.
Tạo ra cảnh lũ chồng lũ.
Thiệt hại xã hội là rất lớn.
Tuy nhiên hầu hết các đợt xã lũ đều " được thực hiện đúng quy trình "
Tức là đúng thời điểm, quy mô...

Vậy phải chăng cái " quy trình " đấy nó có vấn đề?
Khi mà lợi ích thì chủ thủy điện hưởng, còn tổn thất lại do xã hội chi trả?
Xin minh họa bằng tấm hình của FB Long Lê.
Đơn vị này chắc hết cửa hành quân cơ giới khi có tình huống chiến đấu phát sinh.
Em ko đạt 9 điểm 3 môn như cụ gì trên đây.
Cũng không có chuyên môn về thủy lợi, thủy điện.
Nên chỉ hiểu nôm na:

Nếu tích nước và xả đón lũ khoa học thì nó có chức năng " Thủy lợi "
Tuy nhiên nếu tối đa hóa lợi nhuận.
Tích tối đa nước có thể.
( nếu ko có sự can thiệp khoa học nhà ĐT nào chả tìm mọi cách tối đa hóa lợi ích bản thân )
Đến khi có lũ lại phải xả khẩn cấp để cứu đập.
Lúc này nó thành "Thủy hại".
Và xã hội sẽ gánh chịu tổn thất cho cái lý luận " An toàn đập " của chủ ĐT và nhóm được hưởng lợi quanh thủy điện.
Hỏi luôn anh Tôn 1 câu đơn giản: không có cái đập thuỷ điện thì lượng nước về hồ ở thời điểm xả lũ nó có trôi thẳng luôn về hạ du, hay nó chờ nước hạ du rút bớt nó mới về? Và cớ tại làm sao người ta lại phải mở cửa xả ở những thời điểm khắc nghiệt như vậy?
Hỏi tức là trả lời:T.
Edit tag nốt anh này vào zả nhời 1 thể!
Nước đối với thuỷ điện nó là tiền. Có nước thì mới chạy máy phát điện được.

Vậy nên bọn nó ko bao giờ xả nuóc ( tức là vứt tiền đi), trừ khi đập của nó đầy và có khả năng vỡ.

Đau 1 cái là lúc nó xả thì đang có bão có lụt nên lũ chồng lũ. Ko có bão có lũ thì ko có khả năng vỡ đập, xả làm gì.

Bà con cứ xác định, ko ai can thiệp để bảo vệ cho bà con lúc nó xả lũ đâu. Cách duy nhất là phải tự cào mặt ăn vạ mấy thằng thuỷ điện ấy thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Thủy điện Hòa Bình tiếp tục mở cửa xả đáy

Do thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô tiếp tục xuất hiện một đợt lũ nên thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm 1 cửa xả đáy.

Ngày 8/7, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện về mở thêm cửa xả đáy do mưa lũ có diễn biến phức tạp. Theo nội dung công điện, hiện mực nước hồ Hòa Bình đang có xu hướng tăng. Cụ thể, hồi 13h ngày 8/7, mực nước hồ Hòa Bình ở cao trình 107,67 m, lưu lượng đến hồ 4.758 m3/s, tổng lưu lượng xả 3.970 m3/s.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 8 đến 9/7, ở Bắc Bộ mưa rào và dông diện rộng. Khu vực vùng núi và trung du mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và Yên Bái mưa rất to.


Thủy điện Hòa Bình sẽ mở thêm cửa xả đáy vào sáng 8/7. Ảnh: Việt Linh - Phạm Thắng.
Từ ngày 8 đến 10/7, thượng lưu sông Đà, sông Thao và sông Lô sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên 2-3 m.

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc công ty thủy điện Hòa Bình: Mở thêm 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình vào hồi 8h ngày 9/7; tiếp tục phát tối đa các tổ máy. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy để đưa dần mực nước về theo quy định.

Công ty thủy điện Hòa Bình tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và các cơ quan có liên quan.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung tại Công điện số 07/CĐ-TW ngày 6/7 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Trước đó, vào lúc 8h ngày 7/7, Thủy điện Hòa Bình cũng đã bắt đầu mở 1 cửa xả đáy do mực nước hồ Hòa Bình cao hơn so với quy định, ở cao trình 107,03 m.
Đang có lũ về nó chẳng phải xả thì sao hả cụ.
Em cũng nói thêm rằng tổ hợp Sơn La Hòa Bình thiết kế chống lũ 500 năm, vận hành chuẩn mực và nó còn phải cực kỳ cẩn thận do liên quan đến Hà Nội, người ta chửi những cái thủy điện vừa và nhỏ đầu tư vận hành bố láo các cụ cứ lôi cái chuẩn mực như Hòa Bình ra phản biện rằng rất tốt thì bó tay.
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Thuỷ điện có nhiều cấp và chỉ có số ít thuỷ điện có "hồ chứa làm nhiệm vụ điều tiết " thôi cụ ạ. Các thuỷ điện khác vẫn có hồ chứa (để đề phòng các cụ bắt bẻ) nhưng ko thể điều tiết mà chỉ làm nhiệm vụ phát điện hoặc nước về bao nhiêu xả bấy nhiêu thôi cụ ạ.
Tđ mà ko điều tiết thì năm trước năm sau đã phá sản luôn rùi cụ ạ
 

vykieu2011

Xe tăng
Biển số
OF-518020
Ngày cấp bằng
24/6/17
Số km
1,194
Động cơ
689,293 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà đông, hà nội.
Đang có lũ về nó chẳng phải xả thì sao hả cụ.
Em cũng nói thêm rằng tổ hợp Sơn La Hòa Bình thiết kế chống lũ 500 năm, vận hành chuẩn mực và nó còn phải cực kỳ cẩn thận do liên quan đến Hà Nội, người ta chửi những cái thủy điện vừa và nhỏ đầu tư vận hành bố láo các cụ cứ lôi cái chuẩn mực như Hòa Bình ra phản biện rằng rất tốt thì bó tay.
Bất cứ cái hồ chứa nào cũng ko làm tăng lũ cho hạ du trừ trường hợp vỡ đập.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đang có lũ về nó chẳng phải xả thì sao hả cụ.
Em cũng nói thêm rằng tổ hợp Sơn La Hòa Bình thiết kế chống lũ 500 năm, vận hành chuẩn mực và nó còn phải cực kỳ cẩn thận do liên quan đến Hà Nội, người ta chửi những cái thủy điện vừa và nhỏ đầu tư vận hành bố láo các cụ cứ lôi cái chuẩn mực như Hòa Bình ra phản biện rằng rất tốt thì bó tay.
Cách cụ nói sẽ dẫn đến cách em phản biện.

Cụ nói câu chỏng chơ

Cụ mơ à, thủy điện nó xả lũ trước để đón lũ á, thực tế ko có đâu nó mới gây ra chuyện.
Em nói thế là đúng rồi còn gì.

Giờ cụ lại quanh co sang thủy điện nhỏ.

Em cũng nói luôn với cụ là kể cả thủy điện nhỏ nó cũng không thể xả ra nhiều hơn nước lũ nó đang đón nhận. Cho nên không có chuyện "lũ chồng lũ", có chăng chỉ là không cắt lũ mà thôi.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,263
Động cơ
205,236 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Đại loại Mùa khô thiếu nước thì nó chặn không xả, mùa mưa lũ không cần nước thì nó xả tất nhiên đều đúng quy trình.
Nhiều nước phá bỏ thủy điện để BVMT nhưng nước nghèo thì chắc điện quan trọng hơn nên vẫn phải dùng thủy điện.
Vấn đề môi trường của thuỷ điện không nằm ở những con lũ anh lều ạ. Nó là sự biến đổi sinh thái và địa chất ảnh hưởng đến cân bằng đa dạng sinh học của vùng kia.
Mà không biết thánh nghe hơi nồi chõ ở đâu cái tin nhiều nước bỏ thuỷ điện để BVMT? Ít nhất tôi đi khắp nước Nhật thấy qua cả chục cái đập thủy điện nhưng chưa thấy nó đóng một cái nào, dù chúng nó đã vận hành ngót cả 7-8 chục năm nay:)). Mà bảo vệ môi trường thì đừng thằng nào bi bô mới cả bọn lùn.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Xả đáy thì nước sẽ bao gồm cả nước lũ + nước tích. Chồng là chồng cái nước tích này này.

Nếu thấy lũ to quá sợ xả ko kịp thì ước chừng mà xả, sợ vỡ đập nữa thì xả hết cho chắc.

Đó là lý thuyết, thực tế thì cụ lý luận cũng có lý 1 chút thôi.

Cái này là cụ hiểu bị nhầm lẫn rồi. Khi xả lũ chính là đang điều tiết lũ.

Khi dự báo có mưa bão lũ lụt ở vùng nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện sẽ xả nước để đưa hồ về mực nước đón lũ. Khi có lũ thì thủy điện sẽ nhận nước lũ về hồ đồng thời cũng xả bớt nước ra. Ví dụ lũ về hồ với tốc độ 100m3/s thì hồ sẽ xả ra 500m3/s hoặc 600m3/s tùy tính toán, đấy chính là điều tiết lũ. Tuy nhiên vì nhận vào nhiều hơn xả ra nên nước hồ vẫn đầy dần. nếu mưa không dứt nước hồ vẫn về với tốc độ 1000m3/s thì thủy điện bắt buộc phải xả ra với tốc độ 1000m3/s, để đảm bảo nước hồ không dâng lên nữa làm tràn đập hoặc vỡ đập. Như vậy là có xả cũng chỉ xả nguyên con lũ không có thêm con lũ nào nữa mà chồng lũ.

Không có chuyện nước lũ về hồ 1000m3/s mà hồ lại xả 2000m3/s cả, làm như thế thì hết lũ thì hồ cũng cạn sạch nước, lúc đấy thì lấy cái gì mà phát điện. Trừ mấy ông lều báo ngồi ôm bàn phím tưởng tượng ra thôi.

Về lý thuyết xong đến đoạn thực tế:

Dự báo mưa to nhưng không có mưa ==> thủy điện lỡ xả nước để đón lũ giờ không có nước ==> khóc ròng

Dư báo không mưa nhưng mưa to, thủy điện không đưa nước về cao trình đón lũ ==> đành xả nguyên con lũ ra không nhận nước vào hồ nữa.

Cuối cùng vẫn chỉ có 1 con lũ chẳng lấy đâu ra mà chồng cả
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Hỏi luôn anh Tôn 1 câu đơn giản: không có cái đập thuỷ điện thì lượng nước về hồ ở thời điểm xả lũ nó có trôi thẳng luôn về hạ du, hay nó chờ nước hạ du rút bớt nó mới về? Và cớ tại làm sao người ta lại phải mở cửa xả ở những thời điểm khắc nghiệt như vậy?
Hỏi tức là trả lời:T.
Edit tag nốt anh này vào zả nhời 1 thể!
Nếu ko có đập TĐ nó ko chờ nước hạ du rút bớt mới về nhưng có thể nó về bé hơn chút đấy cụ trong trường hợp toàn bộ cái hồ là cây rừng.

Tại sao lũ ở hạ lưu lại lớn hơn khi có TĐ:
khi có TĐ nó làm thay đổi dòng chảy sau đập và cắt được những trận lũ nhỏ, khi ít bị lũ dòng sông sau đập sẽ bị bồi lắng và kết cấu lòng sông thay đổi, ngoài ra còn do xây dựng và canh tác làm ngăn cản dòng chảy nên cùng trận lũ to như vậy nhưng giờ gây thiệt hại nặng hơn vì dòng sông nó không kịp chảy như ngày xưa nữa do đã bị biến đổi rồi.
Những nhà khoa học người ta phản đối TĐ nhỏ là vì thế, còn Sơn La Hòa Bình chống lũ 500 năm thì các cụ lại chẳng thấy tuyệt vời.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Lai châu, bản chát cũng phòng lũ được chút nhưng ko đáng kể. Dung tích hữu ích mỗi cái tầm 1 tỷ m3 thôi. Khủng nhất vẫn là sơn la.
Bản Chát thì quá nhỏ còn Lai Châu là 1200MW bằng nửa Sơn La rồi.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,096 Mã lực
Lý thuyết là thế. Nhưng ra thực tế nó có nhiều biến số lắm

Giờ em cho cụ 1 ví dụ cụ thể luôn:

Bão số 4 dự kiến vào Quảng Ninh và TQ, thủy điện của cụ ở Hà Tĩnh cách xa 3 vạn chín nghìn dặm, cụ làm gì ạ. Xả hay trữ.
Cụ cứ chém vù vù.

Mình cụ biết về quy trình xả lũ đấy đâu :D

Nhiều người học Thủy Điện rồi Thủy Lợi nghe cụ nói rét quá.

Bao giờ cũng tồn tại cạnh tranh lợi ích giữa phát điện và phòng lũ. Chứ không thì cái hồ Hòa Bình nó ngăn lũ quá đơn giản :))
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Tại sao lũ ở hạ lưu lại lớn hơn khi có TĐ:
khi có TĐ nó làm thay đổi dòng chảy sau đập và cắt được những trận lũ nhỏ, khi ít bị lũ dòng sông sau đập sẽ bị bồi lắng và kết cấu lòng sông thay đổi, ngoài ra còn do xây dựng và canh tác làm ngăn cản dòng chảy nên cùng trận lũ to như vậy nhưng giờ gây thiệt hại nặng hơn vì dòng sông nó không kịp chảy như ngày xưa nữa do đã bị biến đổi rồi.
Những nhà khoa học người ta phản đối TĐ nhỏ là vì thế, .
Cụ nói chán lắm. Cái chỗ tô đậm kia là do thủy điện gây ra à??

Em cũng nói luôn với cụ là kể cả thủy điện nhỏ nó cũng không thể xả ra nhiều hơn nước lũ nó đang đón nhận. Cho nên không có chuyện "lũ chồng lũ", có chăng chỉ là không cắt lũ mà thôi.
Cụ xem lại vụ TĐ Hố hô xả nước đi ạ.
Nếu ko có TĐ, dòng chảy tự nhiên VD là 100 m3/s. Nay TĐ chặn dòng còn độ 20 m3/s. Khi lũ về nhiều xả luôn 800 - 1200m3/s. Người dân ko kịp chạy lũ và cất đồ đạc cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
575,034 Mã lực
Em học đại học điện lực đây. Ở việt nam chỉ 1 số thuỷ điện lớn có thể điều tiết lũ tốt như sơn la, hoà bình, tuyên quang, bản vẽ, trị an, thác mơ do dung tích hữu ích hồ chứa lớn. Ví dụ như năm nay mưa nhiều nhưng 3 thuỷ điện sơn la , hoà bình, tuyên quang cắt lũ được vì dung tích khủng khoảng hơn 7 tỷ m3 nhưng bản vẽ thì chỉ cắt được lần 1 lần 2 gần đây thì ko cắt được do dung tích có 1 tỷ m3. Còn miền trung tây nguyên thuỷ điện có hồ chứa nhỏ ko phòng lũ đuợc đáng kể.
Cụ nói có vẻ đúng nhưng nếu xem kỹ thì không phải. \:D/ Hồ có khả năng điều tiết lũ tốt là hồ phải có dung tích phòng lũ lớn. Hồ có dung tích hữu ích lớn chưa chắc sẽ là hồ có khả năng điều tiết lũ tốt. Cụ xem lại giáo trình thuỷ văn công trình và tính toán điều tiết đơn hồ và liên hồ sẽ rõ. Ak mà bên Điện lực đâu có học mấy môn đó mà chém như đúng rồi. >:)
Một hồ chứa lớn phục vụ cho mục đích chính là tích nước phát điện và có thể rộng hơn là hồ chứa đa mục tiêu được thiết kế rất kỹ lưỡng theo đường đặc tính lòng hồ. Trong đó bổ ra các phần dung tích rất rõ ràng. :))
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,994
Động cơ
406,096 Mã lực
Cụ nói có vẻ đúng nhưng nếu xem kỹ thì không phải. \:D/ Hồ có khả năng điều tiết lũ tốt là hồ phải có dung tích phòng lũ lớn. Hồ có dung tích hữu ích lớn chưa chắc sẽ là hồ có khả năng điều tiết lũ tốt. Cụ xem lại giáo trình thuỷ văn công trình và tính toán điều tiết đơn hồ và liên hồ sẽ rõ. Ak mà bên Điện lực đâu có học mấy môn đó mà chém như đúng rồi. >:)
Một hồ chứa lớn phục vụ cho mục đích chính là tích nước phát điện và có thể rộng hơn là hồ chứa đa mục tiêu được thiết kế rất kỹ lưỡng theo đường đặc tính lòng hồ. Trong đó bổ ra các phần dung tích rất rõ ràng. :))
Điện lực nó chỉ quan tâm dung tích phát điện thôi, còn lại thì đấm quan teo :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top