[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tôi nghĩ đó chỉ là giai thoại.
Vì Thúy Kiều nhìn chữ Tích Việt cô ấy lập tức chiết tự ra ám hiệu ngày 21 giờ tuất.
Thế mà cả triều đình chiết tự chữ Thanh Thúy không ra phải nhờ Trạng Bùng ra tay thì vô lý quá
Vâng ạ, cháu cũng nghĩ là giai thoại.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Sẳn thớt chiết tự bạn nghiên cứu dùm mình câu này thử:
Lục Mộc Sum Sum Đào Mai Hạnh Bách Tùng Lý
Không có mặt chữ Hán nên bác diễn nghĩa được không ạ ?
Vì nếu chỉ có chữ quốc ngữ mà không diễn nghĩa thì cháu chịu chết.
 

Cứ phải cố

Xe buýt
Biển số
OF-537651
Ngày cấp bằng
18/10/17
Số km
778
Động cơ
173,669 Mã lực
Chiết tự chữ Hán Nôm là một thú vui của người xưa, có thể đơn giản chỉ là một cách học vui vui, chiết tự giúp cho việc nhớ mặt chữ dễ dàng hơn. Nhưng đôi khi, chiết tự cũng có thể dùng để ám chỉ những điều không thể nói thẳng ra (ngôn ngữ hiện đại gọi là code, như cách các cụ OF phải code khi viết còm). Cháu mở thớt này xin mời các cụ thích chiết tự vào chém gió cho vui. Chiết tự của các cụ sẽ luôn được cháu cập nhật ở #1.

Mở đầu cháu xin chiết tự chữ 大成 = đại thành.
Sự tích của chữ "đại thành": Ngày xưa, mỗi lần nhạc thay đổi điệu gọi là “nhất thành”, chín lần thay đổi là bản nhạc được hoàn thành và gọi là "đại thành", sau này "đại thành" mang ý nghĩa làm nên việc to lớn.
大成 có thể chiết tự ra là 一 人 万 戈 (nhất nhân vạn qua): một người trải qua vạn lưỡi mác (mà không chết).

(1) Dương Tu chiết tự (cảm ơn bác bTd_11711 đã đóng góp bài này ạ).
Dương Tu (mưu sĩ của Tào Tháo) là người có tài nhưng nhiều lúc quá thông minh khiến Tào Tháo khó chịu. Một lần Dương Tu phò Tào Tháo đi đánh trận ngoài biên ải, có người gửi cho Tào Tháo một hộp bơ, Tào Tháo viết lên đó mấy chữ 一 合 酥 (Nhất hợp tô - Một hộp bơ) rồi để ở bàn. Dương Tu thấy thế liền lấy ra đem chia cho mỗi người một miếng. Khi Tào Tháo tra hỏi, Dương Tu nói:
一 合 酥 (nhất hợp tô) là 一人一口酥 (nhất nhân nhất khẩu tô) - mỗi người một miếng bơ.

(2) Chiết tự chữ đức (德) cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
Chim chích mà đậu cành tre (彳), thập trên (十), tứ dưới (罒), nhất đè (一) chữ tâm (心).

(3) Chiết tự chữ gian (姦) cảm ơn bác doccocuukiem đã đóng góp bài này ạ.
Tam nữ (女) thành gian - nên bây giờ cứ nhìn thấy bộ thủ có chữ nữ là khiếp, toàn thấy gian tà nịnh bợ, nô lệ đố kỵ, tham lam yêu quái ma mị...

(4) Chiết tự chữ an (安) cảm ơn bác trauxanh đã đóng góp bài này ạ.
Chữ nữ (女) phải thêm "cái gông" trên đầu thì mới bình an được. Tóm lại là cứ phải nhanh lấy chồng.
Cháu nói đùa đấy, thực ra đó là chữ nữ (女) bên trên là bộ miên (宀)

(5) Cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy.
Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này.

(6) Chiết tự thơ Hồ Xuân Hương, cảm ơn vác kokuka đã đóng góp bài này ạ.
Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc (Phu là chồng)
Phận liễu sao đà nảy nét ngang (Tử là con)
Chưa chồng sao có con.

(7) Chiết tự Truyện Kiều, cảm ơn hai bác kokukacomiki đã cùng đóng góp bài này ạ.
Mở xem một bức tiên mai
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề
Lấy trong ý tứ mà suy
Ngày hai mươi mốt tuất thì phải chăng.

Tích: gồm 2 chữ thập ++, chữ nhất - và chữ nhật 日: ngày 21
Việt: leo qua, vượt qua
Ngày 21 leo tường trốn

(8) Chiết tự chữ hảo (好), cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
Phụ nữ, chữ nữ (女) mà có con, chữ tử (子) luôn là chuyện tốt lành, chữ hảo (好).

(9) Chiết tự chứ khoát (闊)
Một lần Tào Tháo sau khi đi thăm vườn cảnh của phủ mới được xây, lấy bút viết lên cổng chữ "hoạt" (括) Dương Tu trông thấy bèn sai thợ phá cái cổng để làm nhỏ hơn. Có người hỏi thì Dương Tu nói là làm theo lệnh Tháo. Hôm sau Tháo tra hỏi tại sao Dương Tu dám sửa cổng. Tu nói: thần làm theo lệnh của Chúa công, chữ hoạt (括) nằm trong cái cửa chữ môn (門), nghĩa là chữ khoát (闊) - rộng. Chúa công chê cửa rộng nên thần sửa hẹp lại ạ. Tháo không nói gì, nhưng trong lòng không thích vì Tu thông minh quá.

(10) Hào khí Đông A, cảm ơn bác trauxanh đã đóng góp bài này ạ.
Chữ Trần (陳) là ghép bởi chữ Đông (東) và chữ A (阿). Do đó thường thấy nói đến Hào khí Đông A (nghĩa là hào khí triều Trần).

(11) Chiết tự sấm Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Lê, cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
禾刀木落十八子成 (hòa đao mộc lạc thập bát tử thành).
Chữ Hòa (禾) + chữ Đao (刀) + chữ Mộc (木) ghép lại thành chữ Lê (黎).
Chữ Thập (十) + chữ Bát (八) + chữ Tử (子) ghép lại thành chữ Lý (李).

(12) Chiết tự thành câu đối, cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
千里重金鍾 (thiên lý trọng kim chung)
八刀分米粉 (bát đao phân mễ phấn)
Chữ thiên (千) chồng lên chữ lý (里) thành chữ trọng (重) chữ trọng (重) ghép với chữ kim (金) thành chữ chung (鍾).
Chữ bát (八) chồng lên chữ đao (刀) thành chữ phân (分) chữ phân (分) ghép với chữ mễ (米) thành chữ phấn (粉).

(13) Bài thơ Chiết tự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
Bài thơ Chiết tự (折字) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cháu xin tô đỏ những chữ được chiết tự để thấy cái hay và đẹp của bài thơ.

折字 (Chiết tự)
囚人出去或為國 (Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc)
患過頭時始見忠 (Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung)
人有憂愁優點大 (Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại)
籠開竹閂出真龍 (Lung khai trúc sản xuất chân long)

囚人出去 : chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人) bên trong, thay vào đó là chữ hoặc (或) để thành chữ quốc (國): người tù ra khỏi ngục dựng nên đất nước.
過頭時始見 : chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠): qua cơn hoạn nạn mới rõ lòng trung.
點大 : chữ nhân (人) ghép với chữ ưu sầu (憂) thành ưu điểm (優) : người biết lo âu (là) ưu điểm lớn.
閂出真 : chữ lung (籠) bỏ đi bộ trúc (竹) thành chữ long (龍) : nhà lao mở then cửa trúc, chân long sẽ bay ra.

Người tù ra khỏi ngục dựng nên đất nước
Qua cơn hoạn nạn mới rõ lòng trung
Người biết lo âu, ưu điểm lớn
Nhà lao mở then cửa trúc, chân long sẽ bay ra.

(14) Thúy Kiều là một tài năng chiết tự ?
Phẩm tiên rơi đến tay hèn
Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Chữ chung (鍾) có thể chiết tự thành chữ kim (金) và chữ trọng (重).
Như vậy có thể hiểu là: Nhị đào thà bẻ cho người tình KIM TRỌNG.

(15) Chiết tự tương truyền của cụ Nguyễn Sinh Cung (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), cảm ơn bác Buryat đã đóng góp bài này ạ.
Rút ruột vua, tam dân bình đẳng
Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh

Rút ruột vua (王) tức là bỏ đi nét sổ, thành chữ tam (三).
Chém đầu Tây (西), tức là bỏ đi phần đầu, thành chữ tứ (四).

(16) Giai thoại chiết tự của cụ Phùng Khắc Khoan, cảm ơn bác Atlas23 đã đóng góp bài này ạ.
Triều đình nhà Minh đã phái sứ giả sang ta thảo luận việc đánh phỉ ở biên giới. Điều tai ác là trước khi thảo luận cụ thể, vị sứ giả này chỉ trình thư của nhà Minh, trong thư cũng chỉ có hai chữ “Thanh Thúy” (清翠) . Cả triều đình không ai hiểu hai chữ “Thanh Thúy” có liên quan đến việc đánh phỉ như thế nào. Triều đình phải phái người vào tận xứ Mang Quạ triệu cụ Phùng về. Cụ về triều nghe xong đầu đuôi câu chuyện, liền nói: Đây là Minh triều muốn triều ta đến tháng mười hai ra quân, phối hợp với họ để đánh phỉ.
Thanh (清) = thập (十) + nhị (二) + nguyệt (月)
Thúy (翠) = vũ (羽) + tốt (卒)
Thập Nhị Nguyệt Vũ Tốt (tháng mười hai ra quân).
Em thấy Dương Tu chi chi đấy là loại hủ nho hợm hĩnh làm càn. Loại tầm ngôn trích cú chứ ko phải thông minh như Khổng Minh. Phượng xồ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy Dương Tu chi chi đấy là loại hủ nho hợm hĩnh làm càn. Loại tầm ngôn trích cú chứ ko phải thông minh như Khổng Minh. Phượng xồ.
Ông Dương Tu thích tầm ngôn trích cú mới xuất hiện trong thớt này với tần suất nhiều như vậy mà bác. Những người khác thỉnh thoảng mới chiết tự, đâu có rảnh như ông Dương Tu, chuyện gì cũng chiết.
 

Cứ phải cố

Xe buýt
Biển số
OF-537651
Ngày cấp bằng
18/10/17
Số km
778
Động cơ
173,669 Mã lực
Ông Dương Tu thích tầm ngôn trích cú mới xuất hiện trong thớt này với tần suất nhiều như vậy mà bác. Những người khác thỉnh thoảng mới chiết tự, đâu có rảnh như ông Dương Tu, chuyện gì cũng chiết.
Thực ra Tháo ko phạt là vì đại cục. Khen Tháo chữ nhẫn. Chứ phải em, em vả to mặt cho vui tay chứ ko giết :))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đây là một câu đối cổ.
Được xem là tử đối tức là câu đối chết không ai trên đời có thể đối chuẩn được câu này
Câu này đối sao nổi ạ.

= 6 chữ mộc ()
= 6 chữ mộc (mỗi chữ sâm do 3 chữ mộc () ghép thành).
= 6 chữ mộc (vì chữ nào cũng có chữ mộc ).

Làm sao tìm nổi vế đối có 18 chữ khác để đối với 18 chữ mộc ().
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Câu này đối sao nổi ạ.

= 6 chữ mộc ()
= 6 chữ mộc (mỗi chữ sâm do 3 chữ mộc () ghép thành).
= 6 chữ mộc (vì chữ nào cũng có chữ mộc ).

Làm sao tìm nổi vế đối có 18 chữ khác để đối với 18 chữ mộc ().
Câu đối này mình đọc trên chuyện đông chuyện tây của học giả An Chi từ rất lâu rồi. Do một độc giả hỏi ông An Chi và ông ấy nói câu này không thể đối được
Câu đối này nó thành tử đối tức câu đối không có lời giải chẳng qua vì chữ lục ở đầu câu đối thành khóa chết không thể đối được thôi.
Người ta có thể dùng tam thủy ghép thành Diểu Diểu hoặc tứ hỏa ghép thành viêm viêm nhưng vì chữ lục đầu câu khiến nó thành khóa chết không đối được
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
1. Vâng ạ, chữ lục ở đầu câu giữ nhịp điệu 6 + 6 + 6 = 18.
2. Muốn đối lại thì phải có nhịp điệu mà tổng bắt buộc là 18, cho nên chỉ có phương án (3 + 6 + 9 = 18).
3. Mộc thuộc ngũ hành, bắt buộc phải đối lại bằng Kim (hoặc thủy/hỏa/thổ).
Từ (1) (2) (3) chỉ còn phương án khả thi là thủy (水) và diểu (淼). Lúc này tạm thời có phương án:

三水淼淼 ABCDEF

三水= 3 chữ thủy (水)
淼淼 = 6 chữ thủy (vì mỗi chữ diểu do 3 chữ thủy 水 ghép thành)
ABCDEF = 9 chữ thủy (水) ???
Tam thủy ghép thành một chử Diểu thôi lấy đâu ra mà Diểu Diểu.
Phải lục thủy mới thành Diểu Diểu được.
Nhưng nó chết ở chử Lục đầu câu không thể dùng chử lục để đối lại chữ lục
Và gần như không thể tìm 6 câu có bộ thủy ở phía sau để đối 6 cây có bộ mộc phía trên.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Câu đối này mình đọc trên chuyện đông chuyện tây của học giả An Chi từ rất lâu rồi. Do một độc giả hỏi ông An Chi và ông ấy nói câu này không thể đối được
Câu đối này nó thành tử đối tức câu đối không có lời giải chẳng qua vì chữ lục ở đầu câu đối thành khóa chết không thể đối được thôi.
Người ta có thể dùng tam thủy ghép thành Diểu Diểu hoặc tứ hỏa ghép thành viêm viêm nhưng vì chữ lục đầu câu khiến nó thành khóa chết không đối được
1. Vâng ạ, chữ lục ở đầu câu giữ nhịp điệu 6 + 6 + 6 = 18.
2. Muốn đối lại thì phải có nhịp điệu mà tổng bắt buộc là 18, cho nên chỉ có phương án (3 + 6 + 9 = 18).
3. Mộc thuộc ngũ hành, bắt buộc phải đối lại bằng Kim (hoặc thủy/hỏa/thổ).
Từ (1) (2) (3) chỉ còn phương án khả thi là thủy (水) và diểu (淼). Lúc này tạm thời có phương án:

三水淼淼 ABCDEF

三水= 3 chữ thủy (水)
淼淼 = 6 chữ thủy (vì mỗi chữ diểu do 3 chữ thủy 水 ghép thành)
ABCDEF = 9 chữ thủy (水) ???

Có thể chia ABCDEF theo phương án, để vẫn có nhịp điệu mà tổng bằng 9 (1+2+1+2+1+2).
A = 1 chữ thủy
B = 2 chữ thủy
C = 1 chữ thủy
D = 2 chữ thủy
E = 1 chữ thủy
F = 2 chữ thủy.
Nói chung là sử dụng AI gò câu, ép chữ, chắc là được, nhưng như thế sẽ mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ.
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,052
Động cơ
310,606 Mã lực
Cái này không phải nói bừa đâu và cũng được bàn đến ở một số thớt. Đúng là ta chỉ có chữ Hán và chỉ viết được từ Hán Việt cho nên gần như tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, từ văn học cho đến khoa học kỹ thuật, không phát triển được.

Em ví dụ một câu đơn giản:

“Lấy hai mảnh gỗ xoan dài 03 tấc ghép lại với nhau rồi dùng đinh đóng lại”. Muốn ghi ra giấy bằng chữ Hán câu này thì phải dịch ra tiếng Hán (tức là ra tiếng nước ngoài) mới ghi được, mà các cụ nhà ta hàng nghìn năm chỉ học sách từ thời nhà Hán – Đường (có thêm 20 năm nhà Minh đô hộ chắc thêm được một ít sách Minh Nho, và chủ yếu về triết học và sử học, cùng lắm là y học và toán pháp chứ chắc là không có sách về các khoa học khác, ví dụ như khoa học về lịch sử hình thành tự nhiên (có lẽ cũng là tiền thân thuyết tiến hóa của Darwin, đã có ở Trung Quốc từ thời Bắc Tống, do nhà bác học Thẩm Quát phát triển).

Một câu đơn giản đã khó như vậy, nói gì đến lĩnh vực khoa học sâu hơn như luyện gang thép, làm đồ sứ hay cơ khí. Không ghi lại được thì bao nhiêu kinh nghiệm đời trước đến đời sau chỉ truyền miệng thì làm sao phát triển được.

Chữ Nôm thì quá phức tạp nên không phổ biến được. Cụ Nguyễn Du ngoài là thiên tài về mặt thơ ca cũng còn là thiên tài về ngôn ngữ, vì nhớ được từng đó mặt chữ Nôm không phải đơn giản.

Cũng đóng góp thêm 02 câu cho cháu Jochi (chiết tự thời chống Pháp)

Rút ruột vua, tam dân bình đẳng (bỏ nét sổ trong chữ Vương)

Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh (bỏ nét đầu của chữ Tây thành chữ Tứ)
Cụ ấy bí nên tóm cái ví dụ em nêu ra hòng che lấp cái ý chính của em về chữ Hán và tiếng Việt, nhưng cũng lại tiếp tục bí, nên ... thôi
 

Matchia

Xe tải
Biển số
OF-119602
Ngày cấp bằng
6/11/11
Số km
208
Động cơ
384,899 Mã lực
Chim chích mà đỗ cành tre
Thập trên tứ dưới, nhất đè chữ tâm

duc1.jpeg.jpg
Lâu quá rồi em đọc thì các cụ chiết tự thành 2 câu thơ
Cành cao chim chích vẫy vùng
Trăng mười tư còn rạng, hẹn một lòng khăng khăng.
 

Toyota Cresta

Xe hơi
Biển số
OF-192604
Ngày cấp bằng
5/5/13
Số km
132
Động cơ
330,077 Mã lực
(15) Chiết tự tương truyền của cụ Nguyễn Sinh Cung (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), cảm ơn bác Buryat đã đóng góp bài này ạ.
Rút ruột vua, tam dân bình đẳng
Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh

Rút ruột vua (王) tức là bỏ đi nét sổ, thành chữ tam (三).
Chém đầu Tây (西), tức là bỏ đi phần đầu, thành chữ tứ (四).
Ko biết bạn trẻ lấy thông tin về cụ Nguyễn Sinh Cung ở đâu ra, còn Google thì nói chuyện này liên quan đến vua Duy Tân.

CHẶT ĐẦU TÂY
Tương truyền, khi vua Duy Tân mới mười hai tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ cùng với viên cố đạo người Pháp.
Viên cố đạo này đã có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán.
Thấy nhà vua ít tuổi, nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối như sau:
- "Rút ruột VƯƠNG, tam phân thiên hạ "
Chữ VƯƠNG = 王, là VUA, nếu bỏ đi một nét đọc thì thành chữ TAM( 三), câu này có ý nhắc đến việc chánh phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu đối ngay:
- ”Chặt đầu TÂY , tứ hải giai huynh.
Chữ TÂY = 西, nếu bỏ đầu thì thành chữ TỨ(四 ) Qua vế đối, vua Duy Tân muốn khẳng định rõ: Chỉ có tiêu diệt cả bọn thực dân cướp nước thì bốn bể mới sum họp một nhà, coi nhau như anh em ruột thịt.
Tên quan Pháp nghe xong tái mặt vì bị cảnh cáo nghiêm khắc, nhưng vẫn phải giả bộ làm vui, khen tài đối đáp thông minh qua vế đối đầy khí phách anh hùng của nhà vua yêu nước.
(Theo báo Tri Tân số 196 )
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ko biết bạn trẻ lấy thông tin về cụ Nguyễn Sinh Cung ở đâu ra, còn Google thì nói chuyện này liên quan đến vua Duy Tân.

CHẶT ĐẦU TÂY
Tương truyền, khi vua Duy Tân mới mười hai tuổi, có dự ngự yến ở tòa Khâm Sứ cùng với viên cố đạo người Pháp.
Viên cố đạo này đã có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt và tiếng Hán.
Thấy nhà vua ít tuổi, nhưng có vẻ thông minh và tuấn tú, ông ta mới ra một vế câu đối như sau:
- "Rút ruột VƯƠNG, tam phân thiên hạ "
Chữ VƯƠNG = 王, là VUA, nếu bỏ đi một nét đọc thì thành chữ TAM( 三), câu này có ý nhắc đến việc chánh phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Vua Duy Tân nghe xong, liền ứng khẩu đối ngay:
- ”Chặt đầu TÂY , tứ hải giai huynh.
Chữ TÂY = 西, nếu bỏ đầu thì thành chữ TỨ(四 ) Qua vế đối, vua Duy Tân muốn khẳng định rõ: Chỉ có tiêu diệt cả bọn thực dân cướp nước thì bốn bể mới sum họp một nhà, coi nhau như anh em ruột thịt.
Tên quan Pháp nghe xong tái mặt vì bị cảnh cáo nghiêm khắc, nhưng vẫn phải giả bộ làm vui, khen tài đối đáp thông minh qua vế đối đầy khí phách anh hùng của nhà vua yêu nước.
(Theo báo Tri Tân số 196 )
Vâng ạ, để cháu sửa lại #1
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,374
Động cơ
761,267 Mã lực
Giai thoại chiết tự của Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 tại làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), Ông đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi (trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam). Vua Trần Thái Tông thấy ông nhỏ tuổi quá, nên cho về nhà ba năm tu dưỡng tiếp. Tương truyền thời đó sứ thần nhà Nguyên đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Bài thơ như sau và đố là chữ gì ?

兩 日 平 頭 日
四 山 蹎 倒 山
兩 王 爭 一 國
四 口 從 紘 間


Phiên âm:

Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành gian.


Dịch nghĩa:

Hai mặt trời bằng đầu,
Bốn trái núi điên đảo,
Hai vua tranh nhau một nước,
Bốn miệng ở trong khoảng dọc ngang.


Cả triều đình nhà Trần không ai giải nổi, Vua đành cho vời Nguyễn Hiền. Và đây là lời giải của ông:

Lưỡng nhật bình đầu nhật - hai chữ nhật xếp ngang nhau - 日日
Tứ sơn điên đảo sơn - bốn chữ sơn xoay ngược xuôi
Lưỡng vương tranh nhất quốc - hai chữ vương
王 quay 180o rồi xếp chồng lên nhau.
Tứ khẩu tung hoành gian - bốn chữ khẩu 口 xếp ngang dọc nhau

Kết quả của cả bốn câu đều là chữ "điền" 田 - có nghĩa là ruộng đất.
Em nhớ đã đọc chuyện này hồi nhỏ (báo TNTP) thì TH giải bằng hình thức là ngồi ăn bánh chưng rồi đem lên cái bánh chưng cắt 4 .....
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em nhớ đã đọc chuyện này hồi nhỏ (báo TNTP) thì TH giải bằng hình thức là ngồi ăn bánh chưng rồi đem lên cái bánh chưng cắt 4 .....
Có nên thêm vào chữ đất (bánh chưng + đất) cho rõ nghĩa chữ điền không ạ ?
Cháu nhớ mang máng là có địa phương nào đó bán bánh chưng đất.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top