[Funland] Thú vui chiết tự chữ Hán Nôm.

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,298
Động cơ
3,260,814 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,052
Động cơ
310,606 Mã lực
Cụ biết bài đó được đọc ở đâu không, và đọc cho ai nghe không?
Vì đọc tiếng "bồi" nên thằng nghe bên kia sông Như Nguyệt ko hiểu.
Còn mục đích đọc cho quân lính ta nghe thì cũng ko đạt nốt, vì có hiểu qué gì tiếng bồi đó đâu.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Vì đọc tiếng "bồi" nên thằng nghe bên kia sông Như Nguyệt ko hiểu.
Còn mục đích đọc cho quân lính ta nghe thì cũng ko đạt nốt, vì có hiểu qué gì tiếng bồi đó đâu.
Có vẻ cụ nói bừa!
Tuy nhiên nội dung này không đúng chủ đề, nên xin phép không bàn thêm!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thúy Kiều là một tài năng chiết tự ?

Phẩm tiên rơi đến tay hèn
Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai
Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung


Chữ chung (鍾) có thể chiết tự thành chữ kim (金) và chữ trọng (重).
Như vậy có thể hiểu là: Nhị đào thà bẻ cho người tình KIM TRỌNG.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Có vẻ cụ nói bừa!
Tuy nhiên nội dung này không đúng chủ đề, nên xin phép không bàn thêm!
Cái này không phải nói bừa đâu và cũng được bàn đến ở một số thớt. Đúng là ta chỉ có chữ Hán và chỉ viết được từ Hán Việt cho nên gần như tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, từ văn học cho đến khoa học kỹ thuật, không phát triển được.

Em ví dụ một câu đơn giản:

“Lấy hai mảnh gỗ xoan dài 03 tấc ghép lại với nhau rồi dùng đinh đóng lại”. Muốn ghi ra giấy bằng chữ Hán câu này thì phải dịch ra tiếng Hán (tức là ra tiếng nước ngoài) mới ghi được, mà các cụ nhà ta hàng nghìn năm chỉ học sách từ thời nhà Hán – Đường (có thêm 20 năm nhà Minh đô hộ chắc thêm được một ít sách Minh Nho, và chủ yếu về triết học và sử học, cùng lắm là y học và toán pháp chứ chắc là không có sách về các khoa học khác, ví dụ như khoa học về lịch sử hình thành tự nhiên (có lẽ cũng là tiền thân thuyết tiến hóa của Darwin, đã có ở Trung Quốc từ thời Bắc Tống, do nhà bác học Thẩm Quát phát triển).

Một câu đơn giản đã khó như vậy, nói gì đến lĩnh vực khoa học sâu hơn như luyện gang thép, làm đồ sứ hay cơ khí. Không ghi lại được thì bao nhiêu kinh nghiệm đời trước đến đời sau chỉ truyền miệng thì làm sao phát triển được.

Chữ Nôm thì quá phức tạp nên không phổ biến được. Cụ Nguyễn Du ngoài là thiên tài về mặt thơ ca cũng còn là thiên tài về ngôn ngữ, vì nhớ được từng đó mặt chữ Nôm không phải đơn giản.

Cũng đóng góp thêm 02 câu cho cháu Jochi (chiết tự thời chống Pháp)

Rút ruột vua, tam dân bình đẳng (bỏ nét sổ trong chữ Vương)

Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh (bỏ nét đầu của chữ Tây thành chữ Tứ)
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Cái này không phải nói bừa đâu và cũng được bàn đến ở một số thớt. Đúng là ta chỉ có chữ Hán và chỉ viết được từ Hán Việt cho nên gần như tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, từ văn học cho đến khoa học kỹ thuật, không phát triển được.

Em ví dụ một câu đơn giản:

“Lấy hai mảnh gỗ xoan dài 03 tấc ghép lại với nhau rồi dùng đinh đóng lại”. Muốn ghi ra giấy bằng chữ Hán câu này thì phải dịch ra tiếng Hán (tức là ra tiếng nước ngoài) mới ghi được, mà các cụ nhà ta hàng nghìn năm chỉ học sách từ thời nhà Hán – Đường (có thêm 20 năm nhà Minh đô hộ chắc thêm được một ít sách Minh Nho, chủ yếu về triết học và sử học, cùng lắm là y học và toán pháp chứ chắc là không có sách về các khoa học khác, ví dụ như khoa học về lịch sử hình thành tự nhiên (có lẽ cũng là tiền thân thuyết tiến hóa của Darwin, đã có ở Trung Quốc từ thời Bắc Tống, do nhà bác học Thẩm Quát phát triển).

Một câu đơn giản đã khó như vậy, nói gì đến lĩnh vực khoa học sâu hơn như luyện gang thép hay cơ khí.

Chữ Nôm thì quá phức tạp nên không phổ biến được. Cụ Nguyễn Du ngoài là thiên tài về mặt thơ ca cũng còn là thiên tài về ngôn ngữ, vì nhớ được từng đó mặt chữ Nôm không phải đơn giản.

Cũng đóng góp thêm 02 câu cho cháu Jochi (chiết tự thời chống Pháp)

Rút ruột vua, tam dân bình đẳng (bỏ nét sổ trong chữ Vương)

Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh (bỏ nét đầu của chữ Tây thành chữ Tứ)
Em đang nói với cụ ấy riêng về bản Nam quốc sơn hà với các hoàn cảnh và đối tượng của nó.
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
(13) Bài thơ Chiết tự của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm ơn bác comiki đã đóng góp bài này ạ.
Bài thơ Chiết tự (折字) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cháu xin tô đỏ những chữ được chiết tự để thấy cái hay và đẹp của bài thơ.

折字 (Chiết tự)
囚人出去或為國 (Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc)
患過頭時始見忠 (Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung)
人有憂愁優點大 (Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại)
籠開竹閂出真龍 (Lung khai trúc sản xuất chân long)

囚人出去 : chữ tù (囚) bỏ chữ nhân (人) bên trong, thay vào đó là chữ hoặc (或) để thành chữ quốc (國): người tù ra khỏi ngục dựng nên đất nước.
過頭時始見 : chữ hoạn (患) bớt phần trên đi thành chữ trung (忠): qua cơn hoạn nạn mới rõ lòng trung.
點大 : chữ nhân (人) ghép với chữ ưu sầu (憂) thành ưu điểm (優) : người biết lo âu (là) ưu điểm lớn.
閂出真 : chữ lung (籠) bỏ đi bộ trúc (竹) thành chữ long (龍) : nhà lao mở then cửa trúc, chân long sẽ bay ra.

Người tù ra khỏi ngục dựng nên đất nước
Qua cơn hoạn nạn mới rõ lòng trung
Người biết lo âu, ưu điểm lớn
Nhà lao mở then cửa trúc, chân long sẽ bay ra.
Tôi xin diễn giải theo cách hậu hiện đại, phù hợp hơn với tình trạng sau 2000:

囚人出去 : một người (人) thoát khỏi cảnh tù đày thân thể (囚) nhưng đưa nhiều người (或 còn là mỹ từ cổ dùng để chỉ nhóm người ) vào cảnh tù đày tinh thần --> đất nước mới (國)

過頭時始見 : trong cơn hoạn nạn (患) rối bời, người không suy nghĩ mà vứt bỏ đi cái đầu, cái lý trí phía trên đi thì thành ngu trung (忠)

點大 : chữ nhân (人) ghép với chữ ưu sầu (憂) thành ưu điểm (優): người biết lo âu (là) ưu điểm lớn ~ không thay đổi

閂出真 : quy định pháp luật như cái lồng chim (籠) vậy, khi nó không còn cấu trúc vững trải (竹) để giới hạn cái hành vi và bản ngã của con chim thì con chim đó sẽ ngông cuồng cho nó là con rồng (龍) hoặc con của rồng.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cũng đóng góp thêm 02 câu cho cháu Jochi (chiết tự thời chống Pháp)

Rút ruột vua, tam dân bình đẳng (bỏ nét sổ trong chữ Vương)
Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh (bỏ nét đầu của chữ Tây thành chữ Tứ)
Rút ruột vua (王) tức là bỏ đi nét sổ, thành chữ tam (三).
Chém đầu Tây (西), tức là bỏ đi phần đầu, thành chữ tứ (四).

Bác kiểm tra xem cháu hiểu có đúng không ạ, và cháu ghi vào #1.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Rút ruột vua (王) tức là bỏ đi nét sổ, thành chữ tam (三).
Chém đầu Tây (西), tức là bỏ đi phần đầu, thành chữ tứ (四).

Bác kiểm tra xem cháu hiểu có đúng không ạ, và cháu ghi vào #1.
Đúng rồi đấy cháu.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,737 Mã lực
Cái này không phải nói bừa đâu và cũng được bàn đến ở một số thớt. Đúng là ta chỉ có chữ Hán và chỉ viết được từ Hán Việt cho nên gần như tất cả các hoạt động của đời sống xã hội, từ văn học cho đến khoa học kỹ thuật, không phát triển được.

Em ví dụ một câu đơn giản:

“Lấy hai mảnh gỗ xoan dài 03 tấc ghép lại với nhau rồi dùng đinh đóng lại”. Muốn ghi ra giấy bằng chữ Hán câu này thì phải dịch ra tiếng Hán (tức là ra tiếng nước ngoài) mới ghi được, mà các cụ nhà ta hàng nghìn năm chỉ học sách từ thời nhà Hán – Đường (có thêm 20 năm nhà Minh đô hộ chắc thêm được một ít sách Minh Nho, và chủ yếu về triết học và sử học, cùng lắm là y học và toán pháp chứ chắc là không có sách về các khoa học khác, ví dụ như khoa học về lịch sử hình thành tự nhiên (có lẽ cũng là tiền thân thuyết tiến hóa của Darwin, đã có ở Trung Quốc từ thời Bắc Tống, do nhà bác học Thẩm Quát phát triển).

Một câu đơn giản đã khó như vậy, nói gì đến lĩnh vực khoa học sâu hơn như luyện gang thép, làm đồ sứ hay cơ khí. Không ghi lại được thì bao nhiêu kinh nghiệm đời trước đến đời sau chỉ truyền miệng thì làm sao phát triển được.

Chữ Nôm thì quá phức tạp nên không phổ biến được. Cụ Nguyễn Du ngoài là thiên tài về mặt thơ ca cũng còn là thiên tài về ngôn ngữ, vì nhớ được từng đó mặt chữ Nôm không phải đơn giản.

Cũng đóng góp thêm 02 câu cho cháu Jochi (chiết tự thời chống Pháp)

Rút ruột vua, tam dân bình đẳng (bỏ nét sổ trong chữ Vương)

Chém đầu Tây, tứ đẳng giai huynh (bỏ nét đầu của chữ Tây thành chữ Tứ)
Câu ví dụ của cụ thì nếu dùng kiểu “lục bản mộc, nhị lạng đinh” thì ghi dễ không “ nhị xoan bản, tam thốn trường, thiết đinh đột liên”. Thợ mộc xưa đã biết viết chữ Hán lên sào mực thì mấy động từ cơ bản trong nghề, thêm mấy con số với tên các loại gỗ (loanh quanh rữ thiết với tre trúc) thì không quá khó.
Khó vì vua quan xứ ta không cho dân đen học chữ thôi, các phường thợ bên Tàu đều có kinh sách cả, kể cả nghề đồ tể. Em xem truyện “đàn hương hình” em biết.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Bạn có thể chiết tự dùm mình chữ Thanh Thúy ra chữ Thập Nhị Nguyệt Vũ Tốt được không?
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Câu ví dụ của cụ thì nếu dùng kiểu “lục bản mộc, nhị lạng đinh” thì ghi dễ không “ nhị xoan bản, tam thốn trường, thiết đinh đột liên”. Thợ mộc xưa đã biết viết chữ Hán lên sào mực thì mấy động từ cơ bản trong nghề, thêm mấy con số với tên các loại gỗ (loanh quanh rữ thiết với tre trúc) thì không quá khó.
Khó vì vua quan xứ ta không cho dân đen học chữ thôi, các phường thợ bên Tàu đều có kinh sách cả, kể cả nghề đồ tể. Em xem truyện “đàn hương hình” em biết.
Với người Trung Quốc thì chữ Hán là chữ để ghi tiếng của họ, còn với người Việt là chữ để ghi tiếng nước ngoài. Tất nhiên là thợ Trung Quốc có sách, và sách rất chi tiết trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhưng các sách đó không truyền qua Việt Nam, và nếu giả dụ có truyền qua thì các cụ đồ cũng chưa chắc đọc được.

Viết vài câu đơn giản thì dễ, nhưng câu phức tạp hơn và cần có tính chính xác, lắt léo một chút thì không ghi được cụ ạ.

Hai câu truyện Kiều viết bằng chữ Nôm

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau


Nếu viết bằng chữ Hán thì sẽ thành (em dịch linh tinh với vốn tiếng Hán rất có hạn):

Bách niên nhân gian trung

Tài tự khắc mệnh tự


Thì còn ra gì nữa.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,718
Động cơ
422,060 Mã lực
Cụ nào mê món này thì tìm FB của Mợ Vu Nam Phuong.
Mợ này người VN nhưng sống ở Tàu lâu. Đam mê với văn minh Á Đông, cực ghét phương tây.
Mợ ấy hay có bài tìm hiểu về ngữ nghĩa của chữ theo Hán tự.

Nói thật với các cụ, tiếng Việt hiện nay là chữ ký âm (tượng thanh) do mấy ông giáo sĩ làm ra để dễ truyền bá Đạo.
Nên rất nhiều chữ hiện nay chúng ta dùng mà không hiểu rõ nguồn gốc ngữ nghĩa của nó. Tại sao lại gọi nó như vậy.
Di sản Chữ Vuông mất đi thật tai hại cho VN
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Với người Trung Quốc thì chữ Hán là chữ để ghi tiếng của họ, còn với người Việt là chữ để ghi tiếng nước ngoài. Tất nhiên là thợ Trung Quốc có sách, và sách rất chi tiết trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhưng các sách đó không truyền qua Việt Nam, và nếu giả dụ có truyền qua thì các cụ đồ cũng chưa chắc đọc được.

Viết vài câu đơn giản thì dễ, nhưng câu phức tạp hơn và cần có tính chính xác, lắt léo một chút thì không ghi được cụ ạ.

Hai câu truyện Kiều viết bằng chữ Nôm

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau


Nếu viết bằng chữ Hán thì sẽ thành (em dịch linh tinh với vốn tiếng Hán rất có hạn):

Bách niên nhân gian trung

Tài tự khắc mệnh tự


Thì còn ra gì nữa.
Dịch phải như này cụ ạ
Nhân sinh bất mãn bách,
Tài mệnh lưỡng tương phương.
Thương tang đa biến ảo,
Xúc mục sự kham thương.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,718
Động cơ
422,060 Mã lực
Mợ chủ thớt giải nghĩa cho cháu từ "Chiết Trung" với ạ.
Tại sao nói lý luận 3 phải, gió chiều nào che chiều đó là Chiết Trung ạ.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Mợ chủ thớt giải nghĩa cho cháu từ "Chiết Trung" với ạ.
Tại sao nói lý luận 3 phải, gió chiều nào che chiều đó là Chiết Trung ạ.
“chiết trung” .
Chiết là phán đoán.
Trung là trung dung ở giữa.
Chiết trung nghĩa gốc là phán đoán một cách hòa hợp không thiên lệch
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,470
Động cơ
577,549 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
À xin cãm ơn bạn.
Tôi chỉ chiết tự chữ Thanh ra thập nhị Nguyệt không chiết tự chữ Thúy được
Nhờ có bác cháu mới nhớ ra cái việc Thập Nhị Nguyệt Vũ Tốt của cụ Phùng Khắc Khoan.
 

Atlas23

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744733
Ngày cấp bằng
1/10/20
Số km
418
Động cơ
62,403 Mã lực
Tuổi
44
Nhờ có bác cháu mới nhớ ra cái việc Thập Nhị Nguyệt Vũ Tốt của cụ Phùng Khắc Khoan.
Tôi nghĩ đó chỉ là giai thoại.
Vì Thúy Kiều nhìn chữ Tích Việt cô ấy lập tức chiết tự ra ám hiệu ngày 21 giờ tuất.
Thế mà cả triều đình chiết tự chữ Thanh Thúy không ra phải nhờ Trạng Bùng ra tay thì vô lý quá
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top